SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Chương 1
Liên minh Châu Âu và những quy định pháp lý về chất lượng - nhãn
hiệu sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này
1.1 Khái quát về liên minh Châu Âu
1.1.1 Tổng quan về liên minh Châu Âu
Liên minh Châu Âu là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất, thành
công nhất trên thế giới và được coi là sự mẫu mực của xu thế hợp tác kinh tế quốc
tế. Một tổ chức thực hiện có kết quả quá trình hợp nhất về kinh tế giữa các quốc
gia độc lập về chính trị theo thiết chế thị trường thống nhất và chặt chẽ. Hiện nay
cùng với Mỹ, Nhật Bản Liên minh Châu Âu đang là một trong ba trung tâm kinh tế
hùng mạnh trên thế giới.
Để có được những thành tựu như ngày nay, EU đã phải trải qua một thời gian
dài hình thành và phát triển với những bước thăng trầm của nó, đặc biệt là cả quá
trình nghiên cứu và những nỗ lực to lớn của các nước thành viên trong liên kết
kinh tế.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, một mặt, trước yêu cầu cấp thiết
phải khôi phục và phát triển nền kinh tế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, các
nước Tây Âu nhận thấy cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước Tây Âu
với nhau để xây dựng và ngăn chặn chiến tranh sau này có thể nổ ra giữa các nước
Châu Âu, đặc biệt là phải đổi mới kinh tế, lấy sự hợp tác về sản xuất thay cho sự
đối địch về kinh tế. Mặt khác, quá trình khách quan xuất phát từ đòi hỏi phát triển
của lực lượng sản xuất do đời sống kinh tế quốc tế hoá ngày càng rộng rãi cùng với
sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng sâu
sắc tới sự phát triển của lực lượng sản xuất và đời sống kinh tế Tây Âu. Sự tiến
triển nhanh chóng về công nghệ, kỹ thuật trên thế giới đã tác động mạnh mẽ làm
cho Tây Âu cảm thấy cần phải có sự thay đổi gắn liền với tiến bộ về kinh tế.
Chính trong bối cảnh đó, việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa các nước Tây
Âu với nhau và thiết lập một tổ chức siêu quốc gia có sứ mạng điều hành phối hợp
hoạt động kinh tế của từng quốc gia càng trở nên bức xúc.
Để thống nhất Châu Âu, lúc này có hai hướng vận động:
- Hợp tác: Các quốc gia hợp tác với nhau nhưng mỗi quốc gia đều giữ trọn
chủ quyền dân tộc.
- Hoà nhập hay “nhất thể hoá”: Các quốc gia đều chấp nhận và tuân thủ theo
một cơ quan quyền lực siêu quốc gia. Cuối cùng nó sẽ dẫn tới việc hình
thành một tổ chức kiểu liên bang.
Lịch sử của sự hình thành và phát triển của Cộng Đồng kinh tế Châu Âu đã
được đánh dấu bởi bản tuyên bố vào ngày 09/05/1950 mà lúc đó ít người đánh giá
được tầm quan trọng của nó. Ngoại Trưởng Pháp Robert Struman theo sáng kiến
của nhà chính trị gia- nhà kinh tế học Pháp Jean Monet, đã đề xuất với Đức việc
thành lập một tổ chức hợp tác Châu Âu trong một tổ chức “mở cửa” để các nước
Châu Âu khác nếu có nguyện vọng cùng tham gia để nhằm thống nhất việc sản
xuất cũng như tiêu thụ các sản phẩm than-thép. Bản tuyên bố nêu rõ đề nghị trên
đây của Pháp nhằm đặt nền móng đầu tiên cho một “Liên bang Châu Âu” để gìn
giữ hoà bình. Sáng kiến này của Pháp có ý nghĩa to lớn đối với các nước Tây Âu,
nó vừa mở ra một kiểu quan hệ hoàn toàn mới đối với lĩnh vực kinh tế (lấy hợp tác
thay cho đối địch kinh tế), vừa bao hàm sự hoà giải giữa Pháp và Đức, tạo thành
khung cho sự thống nhất Châu Âu trong tương lai. Các nước Italia, Bỉ, Hà Lan
cũng lên tiếng ủng hộ cho sáng kiến này. Ngày 18/04/1951, tại Paris, sáu nước
Châu Âu đã ký hiệp ước thành lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu (ECSC) mở
ra một chương mới trong lịch sử quan hệ giữa các nước Tây Âu. Những thành tựu
về kinh tế và chính trị mà ECSC mang lại đã dẫn đến việc ngày 25/3/1957, tại
Rome sáu nước thành viên đã cùng nhau kí kết hiệp ước thiết lập Cộng đồng kinh
tế Châu Âu (EEC) và cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (EURATOM) với
nhiệm vụ đẩy mạnh sáng tạo phát triển công nghiệp nguyên tử, đảm bảo cung cấp
nguyên liêu và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự hoà nhập kinh tế, tiến tới một thị
trường thống nhất tạo ra sự tự do lưu thông hàng hoá và nguồn nhân lực trong toàn
khối. Năm 1967 các tổ chức trên hợp nhất thành một tổ chức chung có tên là Cộng
đồng Châu Âu (EC). Trên cơ sở những kết quả đã đạt được cả về mặt kinh tế cũng
như chính trị, ngày 1/1/1973 EC “mở cửa” đón ba thành viên mới: Anh, Ailen và
Đan Mạch. Sau lần “mở cửa” thứ nhất, với việc gia nhập của các nước Tây Bắc
Âu, Cộng đồng Châu Âu mở cửa lần thứ hai đón thêm ba nước Nam Âu: Hy Lạp
(1981), Tây Ban Nha (1986) và Bồ Đào Nha (1986). Nhờ những thành công đã đạt
được trên phương diện kinh tế và chính trị, Cộng đồng kinh tế Châu Âu tiếp tục
mở rộng các quá trình liên kết rộng rãi giữa các nước và các dân tộc. Đỉnh cao
những nỗ lực của quá trình thống nhất Châu Âu được thể hiện qua cuộc họp
thượng đỉnh các nước thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu tổ chức tại Maastricht (Hà
Lan) tháng 12 năm 1991. Hội nghị đã thông qua hiệp ước Maastricht với những nội
dung sau: xây dựng ngôi nhà chung Châu Âu, thành lập liên minh kinh tế tiền tệ
(EMU) và liên minh chính trị (EPU). Ngày1/1/1993, hiệp ước Maastricht chính
thức có hiệu lực.EC gồm 12 nước trở thành Liên Minh Châu Âu (EU). Cho đến
nay, EU gồm 15 nước thành viên, trong đó có 3 thành viên mới là áo, Phần Lan và
Thuỵ Điển (gia nhập năm 1995).
Có thể nói quá trình ra đời và phát triển của EU gần nửa thế kỷ qua là cả một
quá trình đấu tranh gay gắt, một quá trình tranh chấp và thoả hiệp. Song với nỗ lực
to lớn và cam kết thống nhất về mục tiêu của các nước thành viên, EU đã phát triển
vượt bậc, xúc tiến liên kết trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế,
tiền tệ với việc tạo lập thị trường chung và tiến đến thiết lập một khu vực tiền tệ ổn
định nhằm cạnh tranh với đồng đôla Mỹ trên thị trường quốc tế về lâu về dài để
hình thành một liên minh tiền tệ và kinh tế thống nhất tiến tới tăng cường liên kết
về mặt chính trị. Với tiềm năng to lớn về kinh tế, khoa học công nghệ của mình,
EU đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chi phối các quan hệ kinh tế quốc tế.
Liên minh Châu Âu ngay từ khi mới thành lập đã đặt vấn đề kinh tế lên hàng
đầu, hướng đến xây dựng một thị trường chung. Thị trường chung có thể được hiểu
là một không gian rộng lớn bao trùm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên mà
ở đó hàng hoá, lao động, dịch vụ và tư bản được lưu chuyển hoàn toàn tự do.
Mở đầu cho việc dẫn đến một thị trường chung là việc hoàn tất xây dựng Liên
Minh thuế quan của 6 nước vào tháng 07/1968. Liên minh thuế quan này bao hàm
việc xoá bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan và những hạn chế về số lượng đối với
hoạt động thương mại trong cộng đồng, đồng thời xây dựng một biểu thuế quan
chung duy nhất cho toàn cộng đồng, giành cho nhau những ưu đãi trong quan hệ
mậu dịch giữa các nước thành viên. Từ năm 1958 cho đến năm 1968, tỷ lệ khối
lượng xuất khẩu giữa các nước trong cộng đồng đã tăng từ 37% lên 50% tồng xuất
khẩu của cộng đồng, còn tỷ lệ nhập khẩu tăng từ 30% lên 47%. Tuy nhiên trong
một thời gian dài tiếp sau đó tiến trình xây dựng thị trường chung bị chậm lại do
các nước trong cộng đồng rơi vào cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 và sự sụp
đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods. Các nước quá lo lắng giải quyết vấn đề của
riêng mình nên không còn thực sự quan tâm đến việc xây dựng thị trường chung
nữa.
Phải đến giữa những năm 80, trước sự suy yếu của kinh tế thế giới, các nước
trong cộng đồng buộc phải xem xét lại các hoạt động liên kết kinh tế của mình
nhằm tìm cách khai thông tình trạng trì trệ và đem lại cho tiến trình nhất thể hoá
kinh tế một đà phát triển mới. Các nước này lại thấy được sự cần thiết phải có nỗ
lực mới để nhanh chóng hoàn tất việc xây dựng thị trường chung EU. Tháng
07/1987, việc ký kết Định ước Châu Âu thống nhất, tiến trình xây dựng thị trường
chung đã tiến thêm một bước quan trọng. Qua Định ước này các nước trong cộng
đồng đã nhấn mạnh đến việc xoá bỏ các đường biên giới nội bộ, tạo thị trường
chung cho sự lưu thông hàng hoá, lao động dịch vụ và vốn. Ngày 01/01/1993, sau
bảy năm tích cực chuẩn bị, toàn thể cộng đồng Châu Âu chính thức trở thành một
thị trường chung được giải phóng khỏi các đường biên giới nội bộ.
Một bước phát triển tất yếu trong tiến trình dẫn tới thị trường chung là việc
thống nhất các nước trong EU ở lĩnh vực tiền tệ. Nội dung chính ở đây là xây dựng
một liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu (EMU) và đồng tiền chung Châu Âu
(EURO). Các hoạt động đáng kể trên góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các nước
phát triển đồng đều, tăng sức cạnh tranh với hàng hoá của các nước khác. Tuy
nhiên để được tham gia vào Liên minh kinh tế tiền tệ, các nước trong khối EU phải
đạt được 5 tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Thiếu hụt ngân sách không được cao quá 3% GDP của nước mình;
- Nợ Nhà nước không được cao quá 60% GDP của nước mình;
- Lạm phát không đựợc cao quá 1,5% mức bình quân của các chỉ tiêu này ở
3 nước trong khối có nền kinh tế ổn định nhất;
- Lãi suất tín dụng không cao quá mức bình quân của các chỉ tiêu này ở ba
nước trong khối có nền kinh tế ổn định nhất;
- Trong hai năm gần đây đồng bản tệ không bị phá giá.
Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên thì hiện đã có 12 trong số 15 nước thành
viên EU đạt đủ tiêu chuẩn EMU.
Ngày 01/01/1999, đồng tiền chung Châu Âu đã chính thức có mặt trên thị
trường. Đồng EURO ra đời đã biến các nước EU thành một thực thể thương mại
duy nhất, một thị trường rộng lớn, nền kinh tế của các nước thành viên có thể ổn
định hơn và phát triển một cách đồng đều hơn, khả năng cạnh tranh so với Mỹ và
Nhật Bản cũng từ đó mà tăng lên. Có thể nói việc thiết lập thị trường chung là một
thành quả lớn nhất trong quá trình liên kết kinh tế Châu Âu, là nền tảng quan trọng
cho các giai đoạn tiếp theo của tiến trình nhất thể hoá EU.
1.1.2 Đặc điểm chung của thị trường EU
1.1.2.1 Những điểm tương đồng
EU là một thị trường rộng lớn, với dân số 382,5 triệu người tiêu dùng, năm
2002 thu nhập quốc dân khoảng 8.562 tỷ USD (khoảng 20% GDP toàn cầu), thu
nhập bình quân đầu người 32.028 USD/năm, hiện tại gồm 15 quốc gia thành viên.
(Nguồn: Tạp chí Thương mại số 31/2003). Thị trường này còn mở rộng sang các
nước thuộc “Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu” (EFTA) tạo thành một thị trường
rộng lớn khoảng 390 triệu người. EU là thị trường có nhiều thành viên mặc dầu
vậy đây vẫn là thị trường thống nhất trên nhiều khía cạnh.
Ngay từ cuối những năm 60 của thế kỷ 20, EU đã là thị trường có hệ thống
hải quan thống nhất trong cả khối với định mức chung ở các nước thành viên.
Từ khi hiệp định Maastricht có hiệu lực (01/01/1993), EU thành thị trường
chung thống nhất huỷ bỏ đường biên giới nội bộ trong liên minh (biên giới lãnh thổ
quốc gia và biên giới hải quan). Ngoài một thể chế thống nhất, liên minh còn có cơ
chế thống nhất trong việc ra quyết định và thực hiện trong phạm vi cộng đồng.
Những quyết định của cộng đồng phải được tuân thủ nghiêm túc ở mỗi quốc gia
thành viên.Điều này đựơc thể hiện trong nguyên tắc “Luật cộng đồng luôn cao hơn
luật quốc gia”.
Gắn liền với sự ra đời của thị trường chung Châu Âu là một chính sách
thương mại chung. Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá
dịch vụ trong nội bộ khối.EU ngày nay được xem như một đại quốc gia ở Châu
Âu. Bởi vậy chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách
thương mại của một quốc gia. Nó bao gồm chính sách thương mại nội khối và
chính sách ngoại thương. Chính sách thương mại nội bộ khối tập trung vào việc
xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên
giới lãnh thổ quốc gia và hải quan (xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan
thuế) để tự do lưu thông hàng hoá sức lao động, dịch vụ và vốn đồng thời điều hoà
các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Tất cả các nước thành
viên EU đều áp dụng một chính sách ngoại thương chung với các nước ngoài khối.
Uỷ ban Châu Âu (EC) là người đại diện duy nhất cho liên minh trong việc đàm
phán ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.
Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách ngoại thương của EU là
thuế quan, hạn ngạch hạn chế về chất lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá
và trợ cấp xuất khẩu.
Đối với hàng xuất khẩu theo hạn ngạch vào khối, mức thuế trung bình đánh
vào hàng dệt may là 9%, hàng nông sản là 18% còn hàng công nghiệp là 2%.
Chính sách ngoại thương của EU từ 1951 đến nay phân thành những nhóm
chủ yếu sau: Nhóm chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhóm chính sách thay thế
nhập khẩu, nhóm chính sách tự do hoá thương mại và nhóm chính sách hạn chế
xuất khẩu tự nguyện.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các
biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã
ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán
phá giá” để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với thế giới. Có thể kể
đến việc đánh thuế 30% đối với những sản phẩm điện tử của Hàn Quốc va
Singapore, giày dép của Trung Quốc, đánh thuế 50%-100% đối với các xí nghiệp
sản xuất camera truyền hình của Nhật Bản… trong khi đó các biện pháp chống
hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hoá đánh
cắp bản quyền. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành
mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại
với các nước đang và chậm phát triển.Đó là hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
(GSP).Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang phát triển (trong đó
có Việt Nam) và nhóm nước chậm phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của
mình. Sắp tới quốc hội EU sẽ thông qua hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập mới, hệ
thống này sẽ bao gồm 2 nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng
ưu đãi thuế quan phổ cập của EU thay vì 4 nhóm sản phẩm như đang áp dụng hiện
nay, đó là sản phẩm nhạy cảm và sản phẩm không nhạy cảm. Hàng của các nước
đang và chậm phát triển muốn được hưởng GSP khi nhập khẩu vào EU thì phải
tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng
nhận xuất xứ mẫu A do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP
cấp.
Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi và an toàn cho người tiêu dùng trong khối, EU
còn ban hành rất nhiều các đạo luật chủ yếu cấm buôn bán các sản phẩm được sản
xuất từ những nước có điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu
chuẩn của EU. Chẳng hạn như đạo luật 91/493/EC của hội đồng EC “những điều
kiện đối với sức khỏe đối với việc nhập khẩu kinh doanh hàng thuỷ sản trên thị
trường EU”.Theo điều 10 của đạo luật này, các tiêu chuẩn áp dụng ít nhất là tương
đương với những tiêu chuẩn chỉ đạo được áp dụng trên thị trường nội địa EU. Khái
niệm tương đương ở đây được hiểu là, tương đương về tổ chức chức năng của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn
HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point- điểm giới hạn kiểm tra mức nguy
hiểm) đối với hàng thực phẩm. EU cũng thông qua những quy định bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp
đồng quảng cáo, nhãn hiệu… Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho người
tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn Quốc Gia hoặc Châu Âu. Hiện nay ở
Châu Âu có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ Ban Châu
Âu về Định chuẩn điện tử, Viện Định chuẩn viễn thông Châu Âu. Đặc biệt EU có
quy chế về nhãn mác rất khắt khe nhất là đối với các hàng thực phẩm đồ uống,
thuốc men và vải lụa.Điều này chi phối rất lớn tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam.
Nhờ ứng dụng thành tựu về công nghệ thông tin, EU đã thiết lập hệ thống
chống gian lận về hạn ngạch trong toàn khối. Hải quan EU với những phương tiện
hiện đại nắm rất chắc các số liệu nhập khẩu của từng nước hàng ngày không cho
phép vượt số lượng giao hàng theo quy định dù chỉ là một đơn vị. Để giải quyết
những trường hợp này có khi phải thương lượng rất khó khăn.
EU có 15 thị trường quốc gia.Mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùng riêng,
do vậy có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về
hàng hoá. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng
nhưng 15 nước thành viên đều là những quốc gia nằm trong khu vực Tây và Bắc
Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa. Trình độ phát triển
kinh tế – xã hội của các nước khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối EU có
những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.
Người tiêu dùng Châu Âu có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có
nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng, những sản phẩm này gắn liền với
chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm mang
nhãn hiệu nổi tiếng sẽ an tâm về mặt chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Vì
vậy trong nhiều trường hợp mặc dù sản phẩm giá rất đắt nhưng họ vẫn mua mà
không thích chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù
giá rẻ hơn nhiều.
Người tiêu dùng EU thích sử dụng và có thói quen tiêu dùng một số hàng hoá
sau:
- Hàng may mặc và giày dép: Người dân áo, Đức, Hà Lan chỉ mua hàng may
mặc hoặc giày dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ (azo-dyes).
Khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của hai loại sản
phẩm này. Đối với hàng giày dép, người EU có xu hướng đi giầy vải. Xu hướng
này càng tăng lên tỷ lệ thuận với xu hướng tiêu dùng giày dép tăng hàng năm của
EU. Đối với mặt hàng này nhu cầu thay đổi nhanh chóng, nhất là về mẫu mốt.
- Thuỷ hải sản: Người tiêu dùng EU không mua những sản phẩm thuỷ hải sản
bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do các chất phụ gia không được
phép sử dụng. Đối với những sản phẩm thuỷ hải sản qua chế biến, người Châu Âu
chỉ dùng những sản phẩm đóng gói có ghi tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều
kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch. Họ tẩy chay các loại thuỷ sản nhập
khẩu có chứa khuẩn Salmonela, độc tố Lustamine, nhiễm V.Paraheamoliticus,
nhiễm V. Cholerea. Người Châu Âu ăn ngày càng nhiều thuỷ sản vì họ cho rằng sẽ
giảm được béo mà vẫn khoẻ mạnh.
EU là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới cũng chỉ như thị
trường Mỹ nhưng khác với thị trường Mỹ ở chỗ EU là một cộng đồng kinh tế
mạnh và là một trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại, do đó sở thích tiêu dùng
của người dân rất cao sang. Họ có thu nhập có mức sống khá đồng đều, yêu cầu
khắt khe về chất lượng và độ an toàn sản phẩm nói chung còn với thực phẩm thì
chất lượng và vệ sinh là hàng đầu. Yếu tố quyết định tiêu dùng của người Châu Âu
là chất lượng hàng hoá chứ không phải là giá cả đối với đại đa số các mặt hàng
được tiêu thụ trên thị trường này. Trong khi đó Mỹ là một xã hội đa văn hoá, đa
dân tộc nên sở thích tiêu dùng của người Mỹ rất đa dạng về chủng loại hàng hoá và
đòi hỏi về chất lượng không khắt khe như thị trường EU.
Xu hướng tiêu dùng trên thị trường EU đang có những thay đổi như: không
thích dùng đồ nhựa mà thích dùng đồ gỗ, thích ăn thuỷ sản hơn ăn thịt, yêu cầu về
mẫu mốt và kiểu dáng thay đổi nhanh đặc biệt đối với những mặt hàng thời trang
(giày dép, quần áo…). Sở thích và thói quen tiêu dùng trên thị trường này đang
thay đổi rất nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.Ngày
nay người Châu Âu cần nhiều chủng loại hàng hoá với số lượng lớn và những hàng
hoá có vòng đời ngắn. Không như trước kia họ chỉ thích dùng những hàng hoá có
chất lượng cao, giá đắt, vòng đời sản phẩm dài, hiện nay sở thích tiêu dùng lại là
những sản phẩm có chu trình sống ngắn hơn giá rẻ hơn và phương thức dịch vụ tốt
hơn. Thói quen này đối với tất cả hàng hoá tiêu dùng, kể cả hàng công nghệ
cao.Tuy có sự thay đổi về sở thích và thói quen tiêu dùng như vậy nhưng chất
lượng hàng hoá vẫn là yếu tố quyết định hàng đầu đối với phần lớn các hàng hoá
tiêu thụ trên thị trường này.
Một điểm tương đồng nữa mà chúng ta phải kể đến đó là văn hoá trong kinh
doanh của các doanh nhân EU. Với các đối tác trong khu vực này, nhiều khi đã
thoả thuận xong về chất lượng giá cả, nhưng họ vẫn đến tận nơi để xem xét tình
hình sản xuất môi trường rồi mới ký hợp đồng.Trong giao dịch các doanh nhân EU
rất coi trọng chữ tín.Họ không thể chấp nhận việc giao hàng không đúng thời hạn
quy định, không thoả mãn các yêu cầu về chất lượng hợp đồng. Các nhà nhập khẩu
Châu Âu rất cẩn trọng trong việc lựa chọn các nhà cung cấp, các doanh nghiệp
thường yêu cầu các nhà cung cấp ký quỹ 5% giá trị hợp đồng, khoản tiền này sẽ
mất nếu không giao hàng.
1.1.2.2 Những điểm khác biệt
EU một thị trường chung thống nhất trong đó, hàng hoá dịch vụ, vốn và sức
lao động được tự do lưu thông giữa 15 nước thành viên và đến nay đã lưu hành
đồng tiền chung Euro trong 12 trên 15 nước thành viên. Tuy nhiên dù không có rào
cản giữa các quốc gia thành viên, các quốc gia mở cửa cho các quốc gia thành viên
khác, các nền kinh tế thống nhất và hệ thống quy định, luật pháp hoà hợp, tuy
nhiên tính chất thị trường của các nước có những điểm khác biệt đáng kể do sự
khác biệt về dân số, diện tích tôn giáo, phong tục tập quán,văn hoá-xã hội, khí hậu,
tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, hệ thống kinh tế chính trị khác nhau. Mỗi
quốc gia đều có nguồn gốc dân tộc cơ bản có những giá trị truyền thống và những
đặc trưng văn hoá của riêng mình.Điều đó đã tạo nên những nét riêng biệt trong
tính cách và thị hiếu tiêu dùng EU. Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến yếu tố này khi
làm ăn buôn bán với từng nước trong khu vực này.
Để thiết lập được mối quan hệ với các thương nhân EU cần lưu ý một số tính
cách cá biệt: với thương nhân Anh mặc dù có sự quen biết lâu nhưng việc chọn bạn
hàng rất chậm chạp theo kiểu “phớt ăng lê”, ngược lại với các thương nhân Đức,
Tây Ban Nha thì ngay ở lần tiếp xúc đầu tiên cũng có thể thiết lập các mối quan hệ
buôn bán. Tuy nhiên với thương nhân Đức thì phải cung cấp cho họ đầy đủ các
thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm mà họ yêu cầu để họ nghiên cứu động thái
phát triển của doanh nghiệp một vài năm, còn đối với thương nhân Tây Ban Nha
chỉ cần đưa mẫu hàng và nội dung giao dịch là có thể bàn việc buôn bán. Doanh
nghiệp Pháp chủ yếu quan tâm đến giá cả và họ thích gán mác lên hàng hoá theo
kiểu Pháp. Doanh nghiệp Đức không chấp nhận mua hàng theo catalô trong khi các
doanh nghiệp Anh lại rất quan tâm đến chất lượng và sòng phẳng, luôn tuân theo
luật lệ một cách chính xác.
Khác với doanh nghiệp Mỹ thường hoạt động một mình, các doanh nghiệp
Đức đi đâu cũng có trợ lý đi cùng.Nếu mời họ đến thăm xí nghiệp sản xuất của
mình, họ thường đọc các tư liệu liên quan và xem xét sản phẩm. Về thời gian đến
thăm xí nghiệp họ cũng rất thận trọng: nếu thảo luận những vấn đề quan trọng họ
thường đến sớm hơn một chút. Kết thúc cuộc trao đổi “chúng tôi sẽ đến” thì nhất
định họ sẽ đến.Nếu hẹn gặp họ thì phải xác định ngày giờ cho chính xác.
Khi tranh luận mà đút tay vào túi quần hay túi áo sẽ gây ấn tượng không tốt
đối với người Pháp, Bỉ, Thuỵ Điển và Phần Lan; văn hoá ở các nước Phương Đông
coi việc sờ mó vào người khác là suồng sã, xúc phạm riêng tư trong khi đó các
nước Nam Âu hành động như vậy được coi là chứng tỏ sự nhiệt tình và bạn hữu.
Các nhà nhân chủng học tổng kết rằng: người Đức, Thuỵ Sỹ thường ăn nói thận
trọng chính xác, vừa đủ coi trọng tính lôgic khách quan, dựa vào nguyên văn
nguyên bản; người Italia thích nói nhiều, tranh luận bàn cãi một cách hiếu thắng.
Văn hóa mặc cũng cần phải chú ý: nhiều doanh nhân Pháp có quan niệm phân
tầng xã hội khi nhìn cách ăn mặc của người khác, họ có ấn tượng tốt, có cảm tình
đối với người ăn mặc sang trọng hợp mốt. Người Đức mến mộ trang phục vải lanh
mềm, cà vạt trang nhã, đồ trang sức sáng màu với các nhãn mác nổi tiếng, coi đó là
biểu hiện của sự cởi mở, nghiêm túc thông minh. Doanh nhân Hà Lan lại không
chú trọng đến cách ăn mặc cầu kì mà thích tự nhiên, tiện lợi…Doanh nhân Anh
không thích khi trò chuyện hoặc nói những lời đàm tiếu về Hoàng Gia Anh, đối với
người Pháp và đa số các nước Châu Âu khác không nên hỏi về đời tư và chuyện
gia đình vì coi đây là tọc mạch- trong khi đó ở Việt Nam lại coi là quan tâm đến
người khác. Doanh nhân Thuỵ Sỹ rất chú ý đến năm tháng ra đời của doanh nghiệp
đối tác và mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên thị trường quốc tế, coi đó là
thước đo tài năng, uy tín của chủ doanh nghiệp và công ty đối tác. Người Bắc Âu
rất thích nói đến chức vụ của mình trong quá trình đàm phán, thương thuyết.Doanh
nhân Đức, áo, hơi lạnh ít cười có thể bỏ qua một số nghi thức xã giao thăm hỏi mà
đi thẳng vào vấn đề, công việc.
Trong giao dịch quốc tế quan hệ cá nhân có tác dụng khá quan trọng, xuất
phát từ thiện cảm các bạn hàng EU có thể mời đối tác về nhà dự tiệc. Nhưng nên
nhớ: ở Đan Mạch, một nhà buôn được mời đến nhà đồng nghiệp thì nên nhớ mang
theo hoa tươi hoặc quà tặng; ở Na Uy nếu muốn được đối xử thật tốt thì ngay hôm
bữa tiệc người được mời nên tặng chủ nhà một món quà; ở Pháp trước hôm nhận
lời dự tiệc hay đến thăm cũng phải tặng hoa trước cho người chủ. Thương nhân
Pháp rất thích sau mỗi đợt buôn bán kết hợp tổ chức một cuộc vui đặc biệt, thậm
chí ngay cả trước khi đàm phán công việc.
Khi tặng hoa cũng cần chú ý đến ngôn ngữ văn hoá của hoa đối với phong tục
từng nước Châu Âu: ở Anh và Pháp, hoa loa kèn trắng chỉ dùng trong tang lễ; hoa
hồng đỏ thắm rất được ưu chuộng đối với phụ nữ Pháp và Italia nhưng ở Tây Ban
Nha thì ngược lại; ở Pháp hoa màu vàng gợi nên sự không chung thuỷ và không
dùng để tặng hoa ai cả; ở Châu Âu nên tặng hoa bông lẻ và nên tránh con số 13.
Đối với người tiêu dùng Châu Âu khác với Mỹ họ rất miễn cưỡng phải sử
dụng bằng thẻ tín dụng, họ cố gắng trả hết tiền sau một thời gian.Thói quen người
tiêu dùng EU đối với một số sản phẩm lưu thông trên thị trường cũng có phân biệt.
Chẳng hạn đối với sản phẩm thuỷ hải sản, những người tiêu dùng ở những quốc gia
Bắc Âu (Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch ) ưa thích các loại thuỷ hải sản vùng nước
lạnh hơn các loại thuỷ hải sản ở vùng nước ấm, vốn là sở thích tiêu dùng ở các
nước Nam Âu và vùng Địa Trung Hải, những sản phẩm dệt may đối với người tiêu
dùng EU, yếu tố mốt được đặt lên hàng đầu. Họ coi phần giá trị về mẫu mốt và
thời trang là chính.
Về hệ thống phân phối sản phẩm, trên thị trường EU cũng có những nét đặc
thù đối với từng nhóm quốc gia. Ví dụ ở Bắc Âu việc phân phối các sản phẩm tiêu
dùng có xu hướng tập trung cao, giảm bớt trung gian, rút ngắn đường đi của sản
phẩm tới người tiêu dùng, tập trung vào các cửa hàng bán lẻ lớn, các siêu thị.
Ngược lại ở các quốc gia Nam Âu, việc phân phối các sản phẩm tiêu dùng chủ yếu
vẫn do các cửa hàng bán lẻ nhỏ truyền thống thực hiện (Italia, Hy Lạp, Tây Ban
Nha...)
Để xuất khẩu đựơc hàng hoá vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam
không những cần phải nắm nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng và đảm bảo sản
phẩm có cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà còn phải thành thạo kênh
phân phối, hệ thống luật pháp của EU và hệ thống quản lý xuất nhập khẩu.
1.1.3 Quan hệ kinh tế Việt Nam-EU:
Hiện nay, EU có thể coi là một tổ chức có tiềm năng to lớn để hợp tác về mọi
mặt, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Do hoàn cảnh lịch sử nên đến trước 1975 quan hệ kinh tế-thương mại giữa
Việt Nam và EU còn rất hạn chế. Trong giai đoạn 1975-1979, EU đã giành cho
Việt Nam khoản viện trợ lên tới 109 triệu USD trong đó viện trợ trực tiếp là 68
triệu USD. Song từ tháng 7 năm 1979, do vấn đề Campuchia nên EU đã ngừng
viện trợ cho Việt Nam, kể cả khoản viện trợ 36 triệu USD đã được phê chuẩn. Từ
cuối năm 1984, EU bắt đầu nối lại viện trợ nhân đạo cho Việt Nam.
Quan hệ Việt Nam-EU bắt đầu ngay khi nước ta thống nhất hai miền Nam-
Bắc năm 1975, tuy nhiên mãi đến năm 1990 mối quan hệ hợp tác mới mở ra một
trang mới bắt đầu bằng Hội nghị Ngoại trưởng 12 nước thành viên Cộng đồng EC
quyết định lập quan hệ ngoại giao với chính thức với Việt Nam cấp đại sứ ngày 22
tháng 10 năm 1990. Từ đó đến nay các mối quan hệ song phương đã từng bước
phát triển cả về chất và về lượng. Các nước thành viên EU đã tăng cường hơn nữa
quan hệ hợp tác, đầu tư thương mại và viện trợ cho Việt Nam. Tháng 12 năm 1990,
đại diện Uỷ ban Châu Âu và Chính phủ Việt Nam đã kí thoả thuận về chương trình
giúp đỡ những người Việt Nam ra đi bất hợp pháp trở về tái hoà nhập trên nguyên
tắc hồi hương tự nguyện với khoản cho vay tín dụng lên tới 47 triệu USD. Ngoài
ra, EU còn giúp đào tạo nghề (mộc, may mặc, quản lý kinh tế…), cải thiện các
vùng nông thôn (làm đường giao thông, cải tạo môi trường, trồng rừng, lấn biển…)
và phát triển y tế (cấp thuốc, cải tạo bệnh viện, đào tạo cán bộ). EU cũng quan tâm
đến tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại, biểu hiện cụ thể là hiệp định về buôn
bán dệt may ngày 15/12/1992 tại Brucxen và có hiệu lực 5 năm bắt đầu từ 1/1/1993
đến nay đã qua hai lần gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch. Hiệp định đánh dấu
một bước chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa hai bên. Đây cũng là tiền đề
cho việc kí kết các hiệp định về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học- kỹ thuật
sau này.
Cũng cần nhắc lại rằng các nước thành viên EU (Bỉ, Pháp, Hà Lan, Thuỵ
Điển…) cũng tăng cường giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác khoa học-
kỹ thuật, đào tạo cán bộ chuyên gia cũng như tài trợ cho các sự án phát triển nông
thôn. Đỉnh cao của sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam và EU được đánh dấu
bằng sự kiện trọng đại diễn ra vào ngày 17 tháng 7 năm 1995 tại Brucxen (Bỉ).
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế có hiệu lực vào 01/01/1996 trong đó có quy
định hai bên dành cho nhau chế độ tối huệ quốc (MFN), cam kết mở cửa thị trường
hàng hoá của nhau tới mức tối đa có tính đến điều kiện đặc thù của mỗi bên, EU
cũng cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ cập
(GSP). Trên cơ sở khai thác các điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác giữa hai
bên, kết quả hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khối đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể, chỉ tính riêng trong giai đoạn 1991-1997, tổng kim
ngạch 2 chiều Việt Nam và EU đã tăng gấp 10 lần, trong đó thặng dư mậu dịch của
Việt Nam ngày càng lớn. Năm 1998, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam với EU đạt trên 4 tỷ USD; năm 1999 đạt 4,5 tỷ USD; năm 2000 đạt gần 5 tỷ
USD và năm 2001 đã vượt trên 5 tỷ USD. Tuy nhiên xuất nhập khẩu Việt Nam-EU
có sự tăng trưởng đều đặn, nhưng đến nay mới chỉ chiếm khoảng 0,12% tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của EU và chiếm 14 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam, trong đó từ năm 1998 Việt Nam luôn xuất siêu cho EU. Năm 2002,
nhiều nước mở rộng nhập khẩu với Việt Nam. Hầu hết các nước trong khối đều có
quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam (13 trên tổng số 15 nước). Đức là nước dẫn
đầu, chiếm 28,5 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU năm
2002, Pháp (20,7%), Anh (12,7%), Italia (9,6%). Thực tế nhìn một cách tổng quan
thì quan hệ thương mại Việt Nam-EU chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là những mặt hàng mà thị
trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng lớn là giày dép, hàng
may mặc, hàng nông sản, hàng thuỷ hải sản, cao su, than đá. Các mặt hàng này
chiếm từ 72-76% xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang EU tăng trung bình 50%/năm. Có thể nói EU là thị trường xuất khẩu
hàng hoá quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của
Việt Nam từ EU là máy móc thiết bị công nghệ cao như linh kiện điện tử và máy vi
tính, máy móc thiết bị phụ liệu dệt may, da, sắt thép các loại, phương tiện vận tải
như ô tô và phụ tùng ô tô và hoá chất, tân dược. Nhìn chung quan hệ thương mại
giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Về tài chính, các nước Pháp, Bỉ, Đức… tích cực xoá nợ, giảm nợ cho Việt
Nam. Pháp tích cực kêu gọi các nước khác cùng với mình giúp Việt Nam trả nợ
quốc tế trong khuôn khổ “Câu lạc bộ Paris”; và giúp nối lại mối quan hệ giữa
Việt Nam với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế. Đồng thời các nước EU còn
viện trợ phát triển (ODA) với lãi suất ưu đãi đặc biệt cho Việt Nam. Đến hết năm
1999, EU đã viện trợ cho Việt Nam 2,1 tỉ EURO được tập trung vào 4 lĩnh vực
quan trọng nhất của nền kinh tế: nông nghiệp, phát triển xã hội, y tế và giao thông.
Chương trình viện trợ cho hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam
sang EU rất đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh vực như nghiên cứu thị trường
(nghiên cứu thị hiếu, sản phẩm, hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm, phổ biến
ngôn ngữ và văn hoá Châu Âu…), phát triển thông tin, cấp tín dụng, cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ chuyên môn như lập kế hoạch, kinh doanh, marketing… Một số
chương trình đặc biệt như đầu tư châu á, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và
nhỏ (SMEDEF), Trung tâm thông tin thương mại Châu Âu (EBIC) có vai trò bổ
trợ cho các chính sách và hoạt động thương mại giữa hai bên.
Về đầu tư, cho đến nay, EU có tổng dự án là trên 400 dự án với tổng số vốn
đăng kí lên đến 6 tỷ USD. Hiện nay số vốn còn đang hoạt động là 288 dự án chiếm
9% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với số vốn đăng kí đạt
5,8 tỷ USD chiếm 15,26% tổng số vốn đăng kí vào Việt Nam. Đầu tư của EU
mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công cuộc hiện đại hoá của Việt
Nam, nhiều dự án tập trung vào lĩnh vực then chốt như thăm dò và khai thác dầu
khí, chế tạo ôtô, sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp.
Hiện nay đã có 11 trên 15 nước có các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam. Đứng đầu là Pháp (với 104 dự án, tổng số vốn đăng kí là 1,789 tỷ USD),
Anh (29 dự án, tổng số vốn đăng kí 1,047 tỷ USD), Hà Lan (36 dự án, 578 triệu
USD), Thuỵ Điển (8 dự án, 37 triệu USD).
Có thể nói rằng quan hệ kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và EU tuy chưa
dài nhưng những kết quả đạt được trong hơn 10 năm qua kể từ khi kí hiệp định
khung hợp tác Việt Nam-EU là hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với
cả hai bên. Cùng với nỗ lực của cả hai phía và những yếu tố thuận lợi bên ngoài,
chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng trong tương lai, quan hệ kinh tế-thương
mại Việt Nam-EU sẽ tiếp tục đẩy mạnh và phát triển lên một tầm cao mới.

More Related Content

What's hot

Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XITư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XIViệt Cường Nguyễn
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngSon Lã
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namKinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namCat Love
 
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...Joseph Hung
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầuNgo Thuy
 

What's hot (6)

Afta 3 (bo-tai_chinh)
Afta 3 (bo-tai_chinh)Afta 3 (bo-tai_chinh)
Afta 3 (bo-tai_chinh)
 
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XITư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
 
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trườngQuá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt namKinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
 
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
tư duy của đảng kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới. và phát triển sạch ...
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầu
 

Similar to Chương 111

Lien minh-chau-au-eu-la-to-chuc-gi
Lien minh-chau-au-eu-la-to-chuc-giLien minh-chau-au-eu-la-to-chuc-gi
Lien minh-chau-au-eu-la-to-chuc-gi24h Thông Tin
 
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.docVIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.docTrường ĐH Quốc gia Hà Nội
 
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quanToan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quanThủy Nguyễn
 
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...nataliej4
 
giao-trinh-luat-thuong-mai-quoc-te-phan-2.pdf
giao-trinh-luat-thuong-mai-quoc-te-phan-2.pdfgiao-trinh-luat-thuong-mai-quoc-te-phan-2.pdf
giao-trinh-luat-thuong-mai-quoc-te-phan-2.pdfTrnhnhNhK60CAF
 
Chuong5
Chuong5Chuong5
Chuong5Dan Ly
 
Chuong5
Chuong5Chuong5
Chuong5Dan Ly
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiHoàng Phúc
 
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file wordTiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file wordNguyen Thai Binh
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt namThư viện luận văn đại hoc
 
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Powerpoint case chương 5
Powerpoint case chương 5Powerpoint case chương 5
Powerpoint case chương 5Paparoti Cake
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docNguyễn Công Huy
 

Similar to Chương 111 (20)

Lien minh chau au.docx
Lien minh chau au.docxLien minh chau au.docx
Lien minh chau au.docx
 
Lien minh-chau-au-eu-la-to-chuc-gi
Lien minh-chau-au-eu-la-to-chuc-giLien minh-chau-au-eu-la-to-chuc-gi
Lien minh-chau-au-eu-la-to-chuc-gi
 
Case
CaseCase
Case
 
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.docVIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
 
123451
123451123451
123451
 
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quanToan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
Toan cu hoa_la_mt_xu_th_khach_quan
 
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
 
giao-trinh-luat-thuong-mai-quoc-te-phan-2.pdf
giao-trinh-luat-thuong-mai-quoc-te-phan-2.pdfgiao-trinh-luat-thuong-mai-quoc-te-phan-2.pdf
giao-trinh-luat-thuong-mai-quoc-te-phan-2.pdf
 
Chuong5
Chuong5Chuong5
Chuong5
 
Chuong5
Chuong5Chuong5
Chuong5
 
EU
EUEU
EU
 
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-maiDoko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
Doko.vn 43616-tac-dong-cua-gia-nhap-to-chuc-thuong-mai
 
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file wordTiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
Tiểu luận quan hệ kinh tế qt nhóm 1 - final file word
 
EU.pptx
EU.pptxEU.pptx
EU.pptx
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
 
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
 
Powerpoint case chương 5
Powerpoint case chương 5Powerpoint case chương 5
Powerpoint case chương 5
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
 
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altnaTaichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
Taichinhquocte nhom1-đhkt7 altna
 

Chương 111

  • 1. Chương 1 Liên minh Châu Âu và những quy định pháp lý về chất lượng - nhãn hiệu sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này 1.1 Khái quát về liên minh Châu Âu 1.1.1 Tổng quan về liên minh Châu Âu Liên minh Châu Âu là một tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn nhất, thành công nhất trên thế giới và được coi là sự mẫu mực của xu thế hợp tác kinh tế quốc tế. Một tổ chức thực hiện có kết quả quá trình hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia độc lập về chính trị theo thiết chế thị trường thống nhất và chặt chẽ. Hiện nay cùng với Mỹ, Nhật Bản Liên minh Châu Âu đang là một trong ba trung tâm kinh tế hùng mạnh trên thế giới. Để có được những thành tựu như ngày nay, EU đã phải trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển với những bước thăng trầm của nó, đặc biệt là cả quá trình nghiên cứu và những nỗ lực to lớn của các nước thành viên trong liên kết kinh tế. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, một mặt, trước yêu cầu cấp thiết phải khôi phục và phát triển nền kinh tế bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, các nước Tây Âu nhận thấy cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các nước Tây Âu với nhau để xây dựng và ngăn chặn chiến tranh sau này có thể nổ ra giữa các nước Châu Âu, đặc biệt là phải đổi mới kinh tế, lấy sự hợp tác về sản xuất thay cho sự đối địch về kinh tế. Mặt khác, quá trình khách quan xuất phát từ đòi hỏi phát triển của lực lượng sản xuất do đời sống kinh tế quốc tế hoá ngày càng rộng rãi cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của lực lượng sản xuất và đời sống kinh tế Tây Âu. Sự tiến
  • 2. triển nhanh chóng về công nghệ, kỹ thuật trên thế giới đã tác động mạnh mẽ làm cho Tây Âu cảm thấy cần phải có sự thay đổi gắn liền với tiến bộ về kinh tế. Chính trong bối cảnh đó, việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa các nước Tây Âu với nhau và thiết lập một tổ chức siêu quốc gia có sứ mạng điều hành phối hợp hoạt động kinh tế của từng quốc gia càng trở nên bức xúc. Để thống nhất Châu Âu, lúc này có hai hướng vận động: - Hợp tác: Các quốc gia hợp tác với nhau nhưng mỗi quốc gia đều giữ trọn chủ quyền dân tộc. - Hoà nhập hay “nhất thể hoá”: Các quốc gia đều chấp nhận và tuân thủ theo một cơ quan quyền lực siêu quốc gia. Cuối cùng nó sẽ dẫn tới việc hình thành một tổ chức kiểu liên bang. Lịch sử của sự hình thành và phát triển của Cộng Đồng kinh tế Châu Âu đã được đánh dấu bởi bản tuyên bố vào ngày 09/05/1950 mà lúc đó ít người đánh giá được tầm quan trọng của nó. Ngoại Trưởng Pháp Robert Struman theo sáng kiến của nhà chính trị gia- nhà kinh tế học Pháp Jean Monet, đã đề xuất với Đức việc thành lập một tổ chức hợp tác Châu Âu trong một tổ chức “mở cửa” để các nước Châu Âu khác nếu có nguyện vọng cùng tham gia để nhằm thống nhất việc sản xuất cũng như tiêu thụ các sản phẩm than-thép. Bản tuyên bố nêu rõ đề nghị trên đây của Pháp nhằm đặt nền móng đầu tiên cho một “Liên bang Châu Âu” để gìn giữ hoà bình. Sáng kiến này của Pháp có ý nghĩa to lớn đối với các nước Tây Âu, nó vừa mở ra một kiểu quan hệ hoàn toàn mới đối với lĩnh vực kinh tế (lấy hợp tác thay cho đối địch kinh tế), vừa bao hàm sự hoà giải giữa Pháp và Đức, tạo thành khung cho sự thống nhất Châu Âu trong tương lai. Các nước Italia, Bỉ, Hà Lan cũng lên tiếng ủng hộ cho sáng kiến này. Ngày 18/04/1951, tại Paris, sáu nước Châu Âu đã ký hiệp ước thành lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu (ECSC) mở
  • 3. ra một chương mới trong lịch sử quan hệ giữa các nước Tây Âu. Những thành tựu về kinh tế và chính trị mà ECSC mang lại đã dẫn đến việc ngày 25/3/1957, tại Rome sáu nước thành viên đã cùng nhau kí kết hiệp ước thiết lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (EURATOM) với nhiệm vụ đẩy mạnh sáng tạo phát triển công nghiệp nguyên tử, đảm bảo cung cấp nguyên liêu và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự hoà nhập kinh tế, tiến tới một thị trường thống nhất tạo ra sự tự do lưu thông hàng hoá và nguồn nhân lực trong toàn khối. Năm 1967 các tổ chức trên hợp nhất thành một tổ chức chung có tên là Cộng đồng Châu Âu (EC). Trên cơ sở những kết quả đã đạt được cả về mặt kinh tế cũng như chính trị, ngày 1/1/1973 EC “mở cửa” đón ba thành viên mới: Anh, Ailen và Đan Mạch. Sau lần “mở cửa” thứ nhất, với việc gia nhập của các nước Tây Bắc Âu, Cộng đồng Châu Âu mở cửa lần thứ hai đón thêm ba nước Nam Âu: Hy Lạp (1981), Tây Ban Nha (1986) và Bồ Đào Nha (1986). Nhờ những thành công đã đạt được trên phương diện kinh tế và chính trị, Cộng đồng kinh tế Châu Âu tiếp tục mở rộng các quá trình liên kết rộng rãi giữa các nước và các dân tộc. Đỉnh cao những nỗ lực của quá trình thống nhất Châu Âu được thể hiện qua cuộc họp thượng đỉnh các nước thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu tổ chức tại Maastricht (Hà Lan) tháng 12 năm 1991. Hội nghị đã thông qua hiệp ước Maastricht với những nội dung sau: xây dựng ngôi nhà chung Châu Âu, thành lập liên minh kinh tế tiền tệ (EMU) và liên minh chính trị (EPU). Ngày1/1/1993, hiệp ước Maastricht chính thức có hiệu lực.EC gồm 12 nước trở thành Liên Minh Châu Âu (EU). Cho đến nay, EU gồm 15 nước thành viên, trong đó có 3 thành viên mới là áo, Phần Lan và Thuỵ Điển (gia nhập năm 1995). Có thể nói quá trình ra đời và phát triển của EU gần nửa thế kỷ qua là cả một quá trình đấu tranh gay gắt, một quá trình tranh chấp và thoả hiệp. Song với nỗ lực to lớn và cam kết thống nhất về mục tiêu của các nước thành viên, EU đã phát triển
  • 4. vượt bậc, xúc tiến liên kết trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ với việc tạo lập thị trường chung và tiến đến thiết lập một khu vực tiền tệ ổn định nhằm cạnh tranh với đồng đôla Mỹ trên thị trường quốc tế về lâu về dài để hình thành một liên minh tiền tệ và kinh tế thống nhất tiến tới tăng cường liên kết về mặt chính trị. Với tiềm năng to lớn về kinh tế, khoa học công nghệ của mình, EU đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chi phối các quan hệ kinh tế quốc tế. Liên minh Châu Âu ngay từ khi mới thành lập đã đặt vấn đề kinh tế lên hàng đầu, hướng đến xây dựng một thị trường chung. Thị trường chung có thể được hiểu là một không gian rộng lớn bao trùm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên mà ở đó hàng hoá, lao động, dịch vụ và tư bản được lưu chuyển hoàn toàn tự do. Mở đầu cho việc dẫn đến một thị trường chung là việc hoàn tất xây dựng Liên Minh thuế quan của 6 nước vào tháng 07/1968. Liên minh thuế quan này bao hàm việc xoá bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan và những hạn chế về số lượng đối với hoạt động thương mại trong cộng đồng, đồng thời xây dựng một biểu thuế quan chung duy nhất cho toàn cộng đồng, giành cho nhau những ưu đãi trong quan hệ mậu dịch giữa các nước thành viên. Từ năm 1958 cho đến năm 1968, tỷ lệ khối lượng xuất khẩu giữa các nước trong cộng đồng đã tăng từ 37% lên 50% tồng xuất khẩu của cộng đồng, còn tỷ lệ nhập khẩu tăng từ 30% lên 47%. Tuy nhiên trong một thời gian dài tiếp sau đó tiến trình xây dựng thị trường chung bị chậm lại do các nước trong cộng đồng rơi vào cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 và sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods. Các nước quá lo lắng giải quyết vấn đề của riêng mình nên không còn thực sự quan tâm đến việc xây dựng thị trường chung nữa. Phải đến giữa những năm 80, trước sự suy yếu của kinh tế thế giới, các nước trong cộng đồng buộc phải xem xét lại các hoạt động liên kết kinh tế của mình nhằm tìm cách khai thông tình trạng trì trệ và đem lại cho tiến trình nhất thể hoá
  • 5. kinh tế một đà phát triển mới. Các nước này lại thấy được sự cần thiết phải có nỗ lực mới để nhanh chóng hoàn tất việc xây dựng thị trường chung EU. Tháng 07/1987, việc ký kết Định ước Châu Âu thống nhất, tiến trình xây dựng thị trường chung đã tiến thêm một bước quan trọng. Qua Định ước này các nước trong cộng đồng đã nhấn mạnh đến việc xoá bỏ các đường biên giới nội bộ, tạo thị trường chung cho sự lưu thông hàng hoá, lao động dịch vụ và vốn. Ngày 01/01/1993, sau bảy năm tích cực chuẩn bị, toàn thể cộng đồng Châu Âu chính thức trở thành một thị trường chung được giải phóng khỏi các đường biên giới nội bộ. Một bước phát triển tất yếu trong tiến trình dẫn tới thị trường chung là việc thống nhất các nước trong EU ở lĩnh vực tiền tệ. Nội dung chính ở đây là xây dựng một liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu (EMU) và đồng tiền chung Châu Âu (EURO). Các hoạt động đáng kể trên góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các nước phát triển đồng đều, tăng sức cạnh tranh với hàng hoá của các nước khác. Tuy nhiên để được tham gia vào Liên minh kinh tế tiền tệ, các nước trong khối EU phải đạt được 5 tiêu chuẩn cơ bản sau: - Thiếu hụt ngân sách không được cao quá 3% GDP của nước mình; - Nợ Nhà nước không được cao quá 60% GDP của nước mình; - Lạm phát không đựợc cao quá 1,5% mức bình quân của các chỉ tiêu này ở 3 nước trong khối có nền kinh tế ổn định nhất; - Lãi suất tín dụng không cao quá mức bình quân của các chỉ tiêu này ở ba nước trong khối có nền kinh tế ổn định nhất; - Trong hai năm gần đây đồng bản tệ không bị phá giá. Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên thì hiện đã có 12 trong số 15 nước thành viên EU đạt đủ tiêu chuẩn EMU.
  • 6. Ngày 01/01/1999, đồng tiền chung Châu Âu đã chính thức có mặt trên thị trường. Đồng EURO ra đời đã biến các nước EU thành một thực thể thương mại duy nhất, một thị trường rộng lớn, nền kinh tế của các nước thành viên có thể ổn định hơn và phát triển một cách đồng đều hơn, khả năng cạnh tranh so với Mỹ và Nhật Bản cũng từ đó mà tăng lên. Có thể nói việc thiết lập thị trường chung là một thành quả lớn nhất trong quá trình liên kết kinh tế Châu Âu, là nền tảng quan trọng cho các giai đoạn tiếp theo của tiến trình nhất thể hoá EU. 1.1.2 Đặc điểm chung của thị trường EU 1.1.2.1 Những điểm tương đồng EU là một thị trường rộng lớn, với dân số 382,5 triệu người tiêu dùng, năm 2002 thu nhập quốc dân khoảng 8.562 tỷ USD (khoảng 20% GDP toàn cầu), thu nhập bình quân đầu người 32.028 USD/năm, hiện tại gồm 15 quốc gia thành viên. (Nguồn: Tạp chí Thương mại số 31/2003). Thị trường này còn mở rộng sang các nước thuộc “Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu” (EFTA) tạo thành một thị trường rộng lớn khoảng 390 triệu người. EU là thị trường có nhiều thành viên mặc dầu vậy đây vẫn là thị trường thống nhất trên nhiều khía cạnh. Ngay từ cuối những năm 60 của thế kỷ 20, EU đã là thị trường có hệ thống hải quan thống nhất trong cả khối với định mức chung ở các nước thành viên. Từ khi hiệp định Maastricht có hiệu lực (01/01/1993), EU thành thị trường chung thống nhất huỷ bỏ đường biên giới nội bộ trong liên minh (biên giới lãnh thổ quốc gia và biên giới hải quan). Ngoài một thể chế thống nhất, liên minh còn có cơ chế thống nhất trong việc ra quyết định và thực hiện trong phạm vi cộng đồng. Những quyết định của cộng đồng phải được tuân thủ nghiêm túc ở mỗi quốc gia thành viên.Điều này đựơc thể hiện trong nguyên tắc “Luật cộng đồng luôn cao hơn luật quốc gia”.
  • 7. Gắn liền với sự ra đời của thị trường chung Châu Âu là một chính sách thương mại chung. Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nội bộ khối.EU ngày nay được xem như một đại quốc gia ở Châu Âu. Bởi vậy chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia. Nó bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương. Chính sách thương mại nội bộ khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia và hải quan (xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế) để tự do lưu thông hàng hoá sức lao động, dịch vụ và vốn đồng thời điều hoà các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Tất cả các nước thành viên EU đều áp dụng một chính sách ngoại thương chung với các nước ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu (EC) là người đại diện duy nhất cho liên minh trong việc đàm phán ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách ngoại thương của EU là thuế quan, hạn ngạch hạn chế về chất lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Đối với hàng xuất khẩu theo hạn ngạch vào khối, mức thuế trung bình đánh vào hàng dệt may là 9%, hàng nông sản là 18% còn hàng công nghiệp là 2%. Chính sách ngoại thương của EU từ 1951 đến nay phân thành những nhóm chủ yếu sau: Nhóm chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhóm chính sách thay thế nhập khẩu, nhóm chính sách tự do hoá thương mại và nhóm chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá” để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với thế giới. Có thể kể
  • 8. đến việc đánh thuế 30% đối với những sản phẩm điện tử của Hàn Quốc va Singapore, giày dép của Trung Quốc, đánh thuế 50%-100% đối với các xí nghiệp sản xuất camera truyền hình của Nhật Bản… trong khi đó các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hoá đánh cắp bản quyền. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang và chậm phát triển.Đó là hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) và nhóm nước chậm phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Sắp tới quốc hội EU sẽ thông qua hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập mới, hệ thống này sẽ bao gồm 2 nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU thay vì 4 nhóm sản phẩm như đang áp dụng hiện nay, đó là sản phẩm nhạy cảm và sản phẩm không nhạy cảm. Hàng của các nước đang và chậm phát triển muốn được hưởng GSP khi nhập khẩu vào EU thì phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp. Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi và an toàn cho người tiêu dùng trong khối, EU còn ban hành rất nhiều các đạo luật chủ yếu cấm buôn bán các sản phẩm được sản xuất từ những nước có điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU. Chẳng hạn như đạo luật 91/493/EC của hội đồng EC “những điều kiện đối với sức khỏe đối với việc nhập khẩu kinh doanh hàng thuỷ sản trên thị trường EU”.Theo điều 10 của đạo luật này, các tiêu chuẩn áp dụng ít nhất là tương đương với những tiêu chuẩn chỉ đạo được áp dụng trên thị trường nội địa EU. Khái niệm tương đương ở đây được hiểu là, tương đương về tổ chức chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn
  • 9. HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point- điểm giới hạn kiểm tra mức nguy hiểm) đối với hàng thực phẩm. EU cũng thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, nhãn hiệu… Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho người tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn Quốc Gia hoặc Châu Âu. Hiện nay ở Châu Âu có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ Ban Châu Âu về Định chuẩn điện tử, Viện Định chuẩn viễn thông Châu Âu. Đặc biệt EU có quy chế về nhãn mác rất khắt khe nhất là đối với các hàng thực phẩm đồ uống, thuốc men và vải lụa.Điều này chi phối rất lớn tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Nhờ ứng dụng thành tựu về công nghệ thông tin, EU đã thiết lập hệ thống chống gian lận về hạn ngạch trong toàn khối. Hải quan EU với những phương tiện hiện đại nắm rất chắc các số liệu nhập khẩu của từng nước hàng ngày không cho phép vượt số lượng giao hàng theo quy định dù chỉ là một đơn vị. Để giải quyết những trường hợp này có khi phải thương lượng rất khó khăn. EU có 15 thị trường quốc gia.Mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùng riêng, do vậy có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng nhưng 15 nước thành viên đều là những quốc gia nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nước khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng Châu Âu có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng, những sản phẩm này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ an tâm về mặt chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Vì
  • 10. vậy trong nhiều trường hợp mặc dù sản phẩm giá rất đắt nhưng họ vẫn mua mà không thích chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều. Người tiêu dùng EU thích sử dụng và có thói quen tiêu dùng một số hàng hoá sau: - Hàng may mặc và giày dép: Người dân áo, Đức, Hà Lan chỉ mua hàng may mặc hoặc giày dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ (azo-dyes). Khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của hai loại sản phẩm này. Đối với hàng giày dép, người EU có xu hướng đi giầy vải. Xu hướng này càng tăng lên tỷ lệ thuận với xu hướng tiêu dùng giày dép tăng hàng năm của EU. Đối với mặt hàng này nhu cầu thay đổi nhanh chóng, nhất là về mẫu mốt. - Thuỷ hải sản: Người tiêu dùng EU không mua những sản phẩm thuỷ hải sản bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do các chất phụ gia không được phép sử dụng. Đối với những sản phẩm thuỷ hải sản qua chế biến, người Châu Âu chỉ dùng những sản phẩm đóng gói có ghi tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch. Họ tẩy chay các loại thuỷ sản nhập khẩu có chứa khuẩn Salmonela, độc tố Lustamine, nhiễm V.Paraheamoliticus, nhiễm V. Cholerea. Người Châu Âu ăn ngày càng nhiều thuỷ sản vì họ cho rằng sẽ giảm được béo mà vẫn khoẻ mạnh. EU là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới cũng chỉ như thị trường Mỹ nhưng khác với thị trường Mỹ ở chỗ EU là một cộng đồng kinh tế mạnh và là một trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại, do đó sở thích tiêu dùng của người dân rất cao sang. Họ có thu nhập có mức sống khá đồng đều, yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn sản phẩm nói chung còn với thực phẩm thì chất lượng và vệ sinh là hàng đầu. Yếu tố quyết định tiêu dùng của người Châu Âu là chất lượng hàng hoá chứ không phải là giá cả đối với đại đa số các mặt hàng
  • 11. được tiêu thụ trên thị trường này. Trong khi đó Mỹ là một xã hội đa văn hoá, đa dân tộc nên sở thích tiêu dùng của người Mỹ rất đa dạng về chủng loại hàng hoá và đòi hỏi về chất lượng không khắt khe như thị trường EU. Xu hướng tiêu dùng trên thị trường EU đang có những thay đổi như: không thích dùng đồ nhựa mà thích dùng đồ gỗ, thích ăn thuỷ sản hơn ăn thịt, yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng thay đổi nhanh đặc biệt đối với những mặt hàng thời trang (giày dép, quần áo…). Sở thích và thói quen tiêu dùng trên thị trường này đang thay đổi rất nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.Ngày nay người Châu Âu cần nhiều chủng loại hàng hoá với số lượng lớn và những hàng hoá có vòng đời ngắn. Không như trước kia họ chỉ thích dùng những hàng hoá có chất lượng cao, giá đắt, vòng đời sản phẩm dài, hiện nay sở thích tiêu dùng lại là những sản phẩm có chu trình sống ngắn hơn giá rẻ hơn và phương thức dịch vụ tốt hơn. Thói quen này đối với tất cả hàng hoá tiêu dùng, kể cả hàng công nghệ cao.Tuy có sự thay đổi về sở thích và thói quen tiêu dùng như vậy nhưng chất lượng hàng hoá vẫn là yếu tố quyết định hàng đầu đối với phần lớn các hàng hoá tiêu thụ trên thị trường này. Một điểm tương đồng nữa mà chúng ta phải kể đến đó là văn hoá trong kinh doanh của các doanh nhân EU. Với các đối tác trong khu vực này, nhiều khi đã thoả thuận xong về chất lượng giá cả, nhưng họ vẫn đến tận nơi để xem xét tình hình sản xuất môi trường rồi mới ký hợp đồng.Trong giao dịch các doanh nhân EU rất coi trọng chữ tín.Họ không thể chấp nhận việc giao hàng không đúng thời hạn quy định, không thoả mãn các yêu cầu về chất lượng hợp đồng. Các nhà nhập khẩu Châu Âu rất cẩn trọng trong việc lựa chọn các nhà cung cấp, các doanh nghiệp thường yêu cầu các nhà cung cấp ký quỹ 5% giá trị hợp đồng, khoản tiền này sẽ mất nếu không giao hàng. 1.1.2.2 Những điểm khác biệt
  • 12. EU một thị trường chung thống nhất trong đó, hàng hoá dịch vụ, vốn và sức lao động được tự do lưu thông giữa 15 nước thành viên và đến nay đã lưu hành đồng tiền chung Euro trong 12 trên 15 nước thành viên. Tuy nhiên dù không có rào cản giữa các quốc gia thành viên, các quốc gia mở cửa cho các quốc gia thành viên khác, các nền kinh tế thống nhất và hệ thống quy định, luật pháp hoà hợp, tuy nhiên tính chất thị trường của các nước có những điểm khác biệt đáng kể do sự khác biệt về dân số, diện tích tôn giáo, phong tục tập quán,văn hoá-xã hội, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, hệ thống kinh tế chính trị khác nhau. Mỗi quốc gia đều có nguồn gốc dân tộc cơ bản có những giá trị truyền thống và những đặc trưng văn hoá của riêng mình.Điều đó đã tạo nên những nét riêng biệt trong tính cách và thị hiếu tiêu dùng EU. Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến yếu tố này khi làm ăn buôn bán với từng nước trong khu vực này. Để thiết lập được mối quan hệ với các thương nhân EU cần lưu ý một số tính cách cá biệt: với thương nhân Anh mặc dù có sự quen biết lâu nhưng việc chọn bạn hàng rất chậm chạp theo kiểu “phớt ăng lê”, ngược lại với các thương nhân Đức, Tây Ban Nha thì ngay ở lần tiếp xúc đầu tiên cũng có thể thiết lập các mối quan hệ buôn bán. Tuy nhiên với thương nhân Đức thì phải cung cấp cho họ đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm mà họ yêu cầu để họ nghiên cứu động thái phát triển của doanh nghiệp một vài năm, còn đối với thương nhân Tây Ban Nha chỉ cần đưa mẫu hàng và nội dung giao dịch là có thể bàn việc buôn bán. Doanh nghiệp Pháp chủ yếu quan tâm đến giá cả và họ thích gán mác lên hàng hoá theo kiểu Pháp. Doanh nghiệp Đức không chấp nhận mua hàng theo catalô trong khi các doanh nghiệp Anh lại rất quan tâm đến chất lượng và sòng phẳng, luôn tuân theo luật lệ một cách chính xác. Khác với doanh nghiệp Mỹ thường hoạt động một mình, các doanh nghiệp Đức đi đâu cũng có trợ lý đi cùng.Nếu mời họ đến thăm xí nghiệp sản xuất của
  • 13. mình, họ thường đọc các tư liệu liên quan và xem xét sản phẩm. Về thời gian đến thăm xí nghiệp họ cũng rất thận trọng: nếu thảo luận những vấn đề quan trọng họ thường đến sớm hơn một chút. Kết thúc cuộc trao đổi “chúng tôi sẽ đến” thì nhất định họ sẽ đến.Nếu hẹn gặp họ thì phải xác định ngày giờ cho chính xác. Khi tranh luận mà đút tay vào túi quần hay túi áo sẽ gây ấn tượng không tốt đối với người Pháp, Bỉ, Thuỵ Điển và Phần Lan; văn hoá ở các nước Phương Đông coi việc sờ mó vào người khác là suồng sã, xúc phạm riêng tư trong khi đó các nước Nam Âu hành động như vậy được coi là chứng tỏ sự nhiệt tình và bạn hữu. Các nhà nhân chủng học tổng kết rằng: người Đức, Thuỵ Sỹ thường ăn nói thận trọng chính xác, vừa đủ coi trọng tính lôgic khách quan, dựa vào nguyên văn nguyên bản; người Italia thích nói nhiều, tranh luận bàn cãi một cách hiếu thắng. Văn hóa mặc cũng cần phải chú ý: nhiều doanh nhân Pháp có quan niệm phân tầng xã hội khi nhìn cách ăn mặc của người khác, họ có ấn tượng tốt, có cảm tình đối với người ăn mặc sang trọng hợp mốt. Người Đức mến mộ trang phục vải lanh mềm, cà vạt trang nhã, đồ trang sức sáng màu với các nhãn mác nổi tiếng, coi đó là biểu hiện của sự cởi mở, nghiêm túc thông minh. Doanh nhân Hà Lan lại không chú trọng đến cách ăn mặc cầu kì mà thích tự nhiên, tiện lợi…Doanh nhân Anh không thích khi trò chuyện hoặc nói những lời đàm tiếu về Hoàng Gia Anh, đối với người Pháp và đa số các nước Châu Âu khác không nên hỏi về đời tư và chuyện gia đình vì coi đây là tọc mạch- trong khi đó ở Việt Nam lại coi là quan tâm đến người khác. Doanh nhân Thuỵ Sỹ rất chú ý đến năm tháng ra đời của doanh nghiệp đối tác và mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên thị trường quốc tế, coi đó là thước đo tài năng, uy tín của chủ doanh nghiệp và công ty đối tác. Người Bắc Âu rất thích nói đến chức vụ của mình trong quá trình đàm phán, thương thuyết.Doanh nhân Đức, áo, hơi lạnh ít cười có thể bỏ qua một số nghi thức xã giao thăm hỏi mà đi thẳng vào vấn đề, công việc.
  • 14. Trong giao dịch quốc tế quan hệ cá nhân có tác dụng khá quan trọng, xuất phát từ thiện cảm các bạn hàng EU có thể mời đối tác về nhà dự tiệc. Nhưng nên nhớ: ở Đan Mạch, một nhà buôn được mời đến nhà đồng nghiệp thì nên nhớ mang theo hoa tươi hoặc quà tặng; ở Na Uy nếu muốn được đối xử thật tốt thì ngay hôm bữa tiệc người được mời nên tặng chủ nhà một món quà; ở Pháp trước hôm nhận lời dự tiệc hay đến thăm cũng phải tặng hoa trước cho người chủ. Thương nhân Pháp rất thích sau mỗi đợt buôn bán kết hợp tổ chức một cuộc vui đặc biệt, thậm chí ngay cả trước khi đàm phán công việc. Khi tặng hoa cũng cần chú ý đến ngôn ngữ văn hoá của hoa đối với phong tục từng nước Châu Âu: ở Anh và Pháp, hoa loa kèn trắng chỉ dùng trong tang lễ; hoa hồng đỏ thắm rất được ưu chuộng đối với phụ nữ Pháp và Italia nhưng ở Tây Ban Nha thì ngược lại; ở Pháp hoa màu vàng gợi nên sự không chung thuỷ và không dùng để tặng hoa ai cả; ở Châu Âu nên tặng hoa bông lẻ và nên tránh con số 13. Đối với người tiêu dùng Châu Âu khác với Mỹ họ rất miễn cưỡng phải sử dụng bằng thẻ tín dụng, họ cố gắng trả hết tiền sau một thời gian.Thói quen người tiêu dùng EU đối với một số sản phẩm lưu thông trên thị trường cũng có phân biệt. Chẳng hạn đối với sản phẩm thuỷ hải sản, những người tiêu dùng ở những quốc gia Bắc Âu (Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch ) ưa thích các loại thuỷ hải sản vùng nước lạnh hơn các loại thuỷ hải sản ở vùng nước ấm, vốn là sở thích tiêu dùng ở các nước Nam Âu và vùng Địa Trung Hải, những sản phẩm dệt may đối với người tiêu dùng EU, yếu tố mốt được đặt lên hàng đầu. Họ coi phần giá trị về mẫu mốt và thời trang là chính. Về hệ thống phân phối sản phẩm, trên thị trường EU cũng có những nét đặc thù đối với từng nhóm quốc gia. Ví dụ ở Bắc Âu việc phân phối các sản phẩm tiêu dùng có xu hướng tập trung cao, giảm bớt trung gian, rút ngắn đường đi của sản phẩm tới người tiêu dùng, tập trung vào các cửa hàng bán lẻ lớn, các siêu thị.
  • 15. Ngược lại ở các quốc gia Nam Âu, việc phân phối các sản phẩm tiêu dùng chủ yếu vẫn do các cửa hàng bán lẻ nhỏ truyền thống thực hiện (Italia, Hy Lạp, Tây Ban Nha...) Để xuất khẩu đựơc hàng hoá vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam không những cần phải nắm nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả mà còn phải thành thạo kênh phân phối, hệ thống luật pháp của EU và hệ thống quản lý xuất nhập khẩu. 1.1.3 Quan hệ kinh tế Việt Nam-EU: Hiện nay, EU có thể coi là một tổ chức có tiềm năng to lớn để hợp tác về mọi mặt, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Do hoàn cảnh lịch sử nên đến trước 1975 quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và EU còn rất hạn chế. Trong giai đoạn 1975-1979, EU đã giành cho Việt Nam khoản viện trợ lên tới 109 triệu USD trong đó viện trợ trực tiếp là 68 triệu USD. Song từ tháng 7 năm 1979, do vấn đề Campuchia nên EU đã ngừng viện trợ cho Việt Nam, kể cả khoản viện trợ 36 triệu USD đã được phê chuẩn. Từ cuối năm 1984, EU bắt đầu nối lại viện trợ nhân đạo cho Việt Nam. Quan hệ Việt Nam-EU bắt đầu ngay khi nước ta thống nhất hai miền Nam- Bắc năm 1975, tuy nhiên mãi đến năm 1990 mối quan hệ hợp tác mới mở ra một trang mới bắt đầu bằng Hội nghị Ngoại trưởng 12 nước thành viên Cộng đồng EC quyết định lập quan hệ ngoại giao với chính thức với Việt Nam cấp đại sứ ngày 22 tháng 10 năm 1990. Từ đó đến nay các mối quan hệ song phương đã từng bước phát triển cả về chất và về lượng. Các nước thành viên EU đã tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác, đầu tư thương mại và viện trợ cho Việt Nam. Tháng 12 năm 1990, đại diện Uỷ ban Châu Âu và Chính phủ Việt Nam đã kí thoả thuận về chương trình giúp đỡ những người Việt Nam ra đi bất hợp pháp trở về tái hoà nhập trên nguyên
  • 16. tắc hồi hương tự nguyện với khoản cho vay tín dụng lên tới 47 triệu USD. Ngoài ra, EU còn giúp đào tạo nghề (mộc, may mặc, quản lý kinh tế…), cải thiện các vùng nông thôn (làm đường giao thông, cải tạo môi trường, trồng rừng, lấn biển…) và phát triển y tế (cấp thuốc, cải tạo bệnh viện, đào tạo cán bộ). EU cũng quan tâm đến tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại, biểu hiện cụ thể là hiệp định về buôn bán dệt may ngày 15/12/1992 tại Brucxen và có hiệu lực 5 năm bắt đầu từ 1/1/1993 đến nay đã qua hai lần gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch. Hiệp định đánh dấu một bước chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa hai bên. Đây cũng là tiền đề cho việc kí kết các hiệp định về hợp tác kinh tế- thương mại, khoa học- kỹ thuật sau này. Cũng cần nhắc lại rằng các nước thành viên EU (Bỉ, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển…) cũng tăng cường giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác khoa học- kỹ thuật, đào tạo cán bộ chuyên gia cũng như tài trợ cho các sự án phát triển nông thôn. Đỉnh cao của sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam và EU được đánh dấu bằng sự kiện trọng đại diễn ra vào ngày 17 tháng 7 năm 1995 tại Brucxen (Bỉ). Hiệp định khung về hợp tác kinh tế có hiệu lực vào 01/01/1996 trong đó có quy định hai bên dành cho nhau chế độ tối huệ quốc (MFN), cam kết mở cửa thị trường hàng hoá của nhau tới mức tối đa có tính đến điều kiện đặc thù của mỗi bên, EU cũng cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Trên cơ sở khai thác các điều kiện thuận lợi trong quan hệ hợp tác giữa hai bên, kết quả hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khối đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, chỉ tính riêng trong giai đoạn 1991-1997, tổng kim ngạch 2 chiều Việt Nam và EU đã tăng gấp 10 lần, trong đó thặng dư mậu dịch của Việt Nam ngày càng lớn. Năm 1998, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU đạt trên 4 tỷ USD; năm 1999 đạt 4,5 tỷ USD; năm 2000 đạt gần 5 tỷ USD và năm 2001 đã vượt trên 5 tỷ USD. Tuy nhiên xuất nhập khẩu Việt Nam-EU
  • 17. có sự tăng trưởng đều đặn, nhưng đến nay mới chỉ chiếm khoảng 0,12% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của EU và chiếm 14 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, trong đó từ năm 1998 Việt Nam luôn xuất siêu cho EU. Năm 2002, nhiều nước mở rộng nhập khẩu với Việt Nam. Hầu hết các nước trong khối đều có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam (13 trên tổng số 15 nước). Đức là nước dẫn đầu, chiếm 28,5 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU năm 2002, Pháp (20,7%), Anh (12,7%), Italia (9,6%). Thực tế nhìn một cách tổng quan thì quan hệ thương mại Việt Nam-EU chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng lớn là giày dép, hàng may mặc, hàng nông sản, hàng thuỷ hải sản, cao su, than đá. Các mặt hàng này chiếm từ 72-76% xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trung bình 50%/năm. Có thể nói EU là thị trường xuất khẩu hàng hoá quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ EU là máy móc thiết bị công nghệ cao như linh kiện điện tử và máy vi tính, máy móc thiết bị phụ liệu dệt may, da, sắt thép các loại, phương tiện vận tải như ô tô và phụ tùng ô tô và hoá chất, tân dược. Nhìn chung quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Về tài chính, các nước Pháp, Bỉ, Đức… tích cực xoá nợ, giảm nợ cho Việt Nam. Pháp tích cực kêu gọi các nước khác cùng với mình giúp Việt Nam trả nợ quốc tế trong khuôn khổ “Câu lạc bộ Paris”; và giúp nối lại mối quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế. Đồng thời các nước EU còn viện trợ phát triển (ODA) với lãi suất ưu đãi đặc biệt cho Việt Nam. Đến hết năm 1999, EU đã viện trợ cho Việt Nam 2,1 tỉ EURO được tập trung vào 4 lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế: nông nghiệp, phát triển xã hội, y tế và giao thông. Chương trình viện trợ cho hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam
  • 18. sang EU rất đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh vực như nghiên cứu thị trường (nghiên cứu thị hiếu, sản phẩm, hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm, phổ biến ngôn ngữ và văn hoá Châu Âu…), phát triển thông tin, cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chuyên môn như lập kế hoạch, kinh doanh, marketing… Một số chương trình đặc biệt như đầu tư châu á, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDEF), Trung tâm thông tin thương mại Châu Âu (EBIC) có vai trò bổ trợ cho các chính sách và hoạt động thương mại giữa hai bên. Về đầu tư, cho đến nay, EU có tổng dự án là trên 400 dự án với tổng số vốn đăng kí lên đến 6 tỷ USD. Hiện nay số vốn còn đang hoạt động là 288 dự án chiếm 9% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với số vốn đăng kí đạt 5,8 tỷ USD chiếm 15,26% tổng số vốn đăng kí vào Việt Nam. Đầu tư của EU mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công cuộc hiện đại hoá của Việt Nam, nhiều dự án tập trung vào lĩnh vực then chốt như thăm dò và khai thác dầu khí, chế tạo ôtô, sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp. Hiện nay đã có 11 trên 15 nước có các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đứng đầu là Pháp (với 104 dự án, tổng số vốn đăng kí là 1,789 tỷ USD), Anh (29 dự án, tổng số vốn đăng kí 1,047 tỷ USD), Hà Lan (36 dự án, 578 triệu USD), Thuỵ Điển (8 dự án, 37 triệu USD). Có thể nói rằng quan hệ kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và EU tuy chưa dài nhưng những kết quả đạt được trong hơn 10 năm qua kể từ khi kí hiệp định khung hợp tác Việt Nam-EU là hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với cả hai bên. Cùng với nỗ lực của cả hai phía và những yếu tố thuận lợi bên ngoài, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng trong tương lai, quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-EU sẽ tiếp tục đẩy mạnh và phát triển lên một tầm cao mới.