SlideShare a Scribd company logo
1 of 146
Download to read offline
1
ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐÔ THỊ
Ở HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hà Nội, tháng 9 - 2010
2
3
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được soạn thảo
trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh” do Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tài trợ với cơ quan
chủ quản là Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh, và cơ quan thực hiện dự án là Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, và Cục Thống kê
Thành phố Hồ Chí Minh.
Báo cáo này do bà Lê Thị Thanh Loan (Quyền Cục trưởng Cục Thống kê Thành
phố Hồ Chí Minh), ông Đỗ ngọc Khải (Phó Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội) và bà
Nguyễn Bùi Linh (Phòng Giảm nghèo và Phát triển xã hội, UNDP) biên tập với sự tham
gia viết của ông Jonathan Haugton (Đại học Suffolk- Hoa kỳ), bà Lê Thị Thanh Loan, bà
Nguyễn Bùi Linh và các chuyên gia trong nước bao gồm ông Ngô Doãn Gác, bà Đặng Thị
Hồng Hà, ông Nguyễn Việt Dũng, bà Nguyễn Thúy Chinh, bà Lê Thị Kim Chi, bà Nguyễn
Thị Hồng Loan và ông Nguyễn Xuân Tường. Xử lý, tổng hợp các chỉ tiêu, các bảng do ông
Ngô Thanh Yên và bà Lộ thị Đức thực hiện. Hỗ trợ biên tập, thiết kế và xuất bản do ông
Nguyễn Ngọc Đỉnh và bà Trần Thị Triêu Nhật.
Báo cáo cũng đã nhận được đóng góp ý kiến tích cực của các thành viên Ban Chỉ
đạo và các chuyên gia trong nước và quốc tế bao gồm: Ông Đào Văn Bình, nguyên Phó
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Tiên Phong (UNDP), ông Alex
Warren (UNDP), ông Nguyễn Phong (Tổng cục Thống kê), ông Lê Tuấn Hữu (Sở Lao
động Thương binh xã hội thành phố Hà Nội), ông Nguyễn Văn Xê (Sở Lao động Thương
binh Xã hội thành phố Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Thắng (Trung tâm Phân tích và Dự báo
thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), ông Nguyễn Văn Quang (Viện Nghiên cứu Phát
triển thành phố Hồ Chí Minh), và các cán bộ phụ trách trong lĩnh vực văn hóa xã hội của
hai thành phố.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tổ chức và cá nhân trên đã giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành báo cáo này.
BAN BIÊN TẬP
4
5
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 3
Giới thiệu 19
Tóm tắt tổng quan 21
Phần I: Phương pháp điều tra
1. Mục đích điều tra 35
2. Chọn mẫu và tổ chức điều tra 35
Phần II: Kết quả điều tra
3. Đặc điểm của dân số đô thị 42
4. Tiếp cận giáo dục 49
5. Sử dụng dịch vụ y tế 54
6. Việc làm 61
7. Thu nhập và chi tiêu 76
8. Nhà ở 81
9. Tài sản lâu bền của hộ gia đình 93
10. Nghèo 100
11. Đối phó với các cú sốc/rủi ro 117
12. Tham gia quan hệ xã hội 126
13. Dân di cư và dân thường trú 132
14. Các giải pháp của Nhà nước và nghèo đô thị 142
Phụ lục Thống kê
6
Phụ lục Thống kê
NHÂN KHẨU HỌC
1.1 Nhân khẩu bình quân hộ chia theo tình trạng hộ khẩu, giới tính chủ
hộ, thành phố và 5 nhóm thu nhập
151
1.2 Cơ cấu nhân khẩu chia theo giới tính, thành phố và nhóm tuổi 152
1.3 Cơ cấu nhân khẩu chia theo giới tính, thành phố và nhóm tuổi 153
1.4 Cơ cấu nhân khẩu chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu, thành phố,
giới tính và 5 nhóm thu nhập
154
1.5 Tình trạng hôn nhân của dân số từ 13 tuổi trở lên chia theo 5 nhóm
thu nhập, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và trình
độ học vấn.
155
1.6 Giới tính chủ hộ chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, tình trạng hộ
khẩu và trình độ học vấn của chủ hộ
157
1.7 Số lao động bình quân hộ chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, giới
tính, tình trạng hộ khẩu và trình độ học vấn của chủ hộ
158
1.8 Tỷ lệ phụ thuộc lao động chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, giới
tính, tình trạng hộ khẩu và trình độ học vấn của chủ hộ
159
1.9 Thời gian sống tại hộ/nơi ở trong 12 tháng qua chia theo thời gian,
thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi
và trình độ học vấn
160
Nhân khẩu không có đăng ký hộ khẩu (tại thành phố khảo sát)
1.10 Thời gian chuyển đến thành phố lần đầu tiên chia theo thời gian,
thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi
và trình độ học vấn
162
1.11 Tình trạng có mặt tại thành phố trong 12 tháng qua chia theo tháng,
thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi
và trình độ học vấn
164
1.12 Thời gian chuyển đến nơi ở hiện tại chia theo thời gian, thành phố,
giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ
học vấn
168
1.13 Nơi sống trước khi chuyển đến nơi đang ở chia theo nơi ở, thành phố,
giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ
học vấn
170
1.14 Tình trạng thay đổi chổ ở thường xuyên chia theo lý do, thành phố,
giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ
học vấn
172
7
GIÁO DỤC
2.1 Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc biết viết chia theo thành phố,
nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
177
2.2 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp giáo dục cao nhất,
thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nh ập
178
2.3 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn, thành
phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
179
2.4 Tỷ lệ dân số đang đi học chia theo cấp học, thành phố, giới tính,
nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
181
2.5 Loại trường đang theo học chia theo loại hình, thành phố, giới tính,
cấp học, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
183
2.6 Tỷ lệ đi học đúng tuổi của dân số 18 tuổi trở xuống chia theo cấp học
phổ thông, thành phố, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, giới tính
và nhóm tuổi
185
2.7 Tỷ lệ dân số dưới 18 tuổi đang đi học được miễn/ giảm học phí hoặc
các khoản đóng góp chia theo khoản được miễn giảm, thành phố,
giới tính, cấp học, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập và nhóm tuổi
186
2.8 Tỷ lệ dân số hiện không đi học chia theo lý do, thành phố, giới tính,
nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
187
2.9 Tỷ lệ dân số hiện không đi học chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu,
thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
189
Y TẾ
3.1 Tỷ lệ dân số bị bệnh trong 12 tháng qua chia theo loại bệnh, thành
phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập,
193
3.2a Tỷ lệ dân số đi khám bệnh khi bị ốm hay bị chấn thương trong 12
tháng qua chia theo mức độ đi khám bệnh, thành phố, giới tính, nhóm
tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập,
194
3.2b Tỷ lệ dân số đi khám bệnh nếu bị ốm hay bị chấn thương trong 12
tháng qua chia theo mức độ đi khám bệnh, thành phố, giới tính, nhóm
tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập,
195
3.3 Nơi đến khám chữa bệnh chia theo nơi khám, thành phố, tình trạng
hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, giới tính và nhóm tuổi
196
3.4 Lý do không đi khám bệnh (khi bị ốm/chấn thương) trong 12 tháng
qua chia theo lý do, thành phố, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập,
giới tính và nhóm tuổi
197
3.5 Tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế chia theo loại bảo hiểm y tế, thành phố,
giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
198
8
3.6 Cơ cấu dân số có bảo hiểm y tế chia theo loại bảo hiểm y tế, thành
phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
200
3.7 Lý do không có bảo hiểm y tế chia theo lý do, thành phố, giới tính và
nhóm tuổi. tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập,
202
VIỆC LÀM
4.1 Dân số hoạt động kinh tế từ 6 tuổi trở lên chia theo nhóm tuối, thành
phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
207
4.1.a Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế từ 6 tuổi trở lên chia theo nhóm
tuối, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
209
4.2 Cơ cấu dân số từ 6 tuổi trở lên có làm việc trong 12 tháng qua chia
theo trình độ học vấn, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học
vấn, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập
211
4.3 Dân số không làm việc trong 12 tháng qua chia theo lý do, thành phố,
giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu
nhập,
213
4.4 Tỷ lệ dân số từ 6 tuổi trở lên có làm công việc chiếm nhiều thời gian
nhất trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới
tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập, loại hợp đồng
công việc
217
4.4a Cơ cấu dân số từ 6 tuổi trở lên có làm công việc chiếm nhiều thời
gian nhất trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, loại hợp
đồng công việc
218
4.5 Tỷ lệ dân số từ 6 tuổi trở lên có làm công việc chiếm nhiều thời gian
nhất trong 12 tháng qua chia theo tháng, thành phố, giới tính, nhóm
tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
219
4.6 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất
trong 12 tháng qua chia theo loại công việc, thành phố, giới tính,
nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập,
223
4.7 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất
trong 12 tháng qua chia theo loại nghề, thành phố, giới tính, nhóm
tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
225
4.8 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất
trong 12 tháng qua chia theo ngành kinh tế, thành phố, giới tính,
nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
229
4.9 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất
trong 12 tháng qua chia theo thành phần kinh tế, thành phố, giới tính,
nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập
231
4.10 Số tháng làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng
qua của dân số từ 6 tuổi trở lên chia theo tình trạng hộ khẩu, thành
phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập và loại
233
9
hợp đồng công việc
4.11 Số giờ làm việc trung bình 1 người/1 tuần của dân số từ 6 tuổi trở lên
làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia
theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học
vấn, 5 nhóm thu nhập và loại hợp đồng công việc
235
4.12 Loại hợp đồng công việc của dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc
chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo loại hợp
đồng, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, trình độ
học vấn, 5 nhóm thu nhập
237
4.13 Quyền lợi được hưởng của dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc
chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo quyền lợi,
thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, trình độ học vấn,
5 nhóm thu nhập, loại công việc, Loại hợp đồng công việc
239
4.14 Lương bình quân tháng của lao động làm công ăn lương làm công
việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo tình
trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5
nhóm thu nhập, Loại hợp đồng công việc
242
ĐỒ DÙNG LÂU BỀN
5.1 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chia theo thành phố, giới tính của chủ
hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập,
247
5.2 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chủ yếu chia theo loại đồ dùng, thành
phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm
thu nhập,
248
5.3 Một số đồ dùng lâu bền chủ yếu tính trên 100 hộ chia theo loại đồ
dùng, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ
và 5 nhóm thu nhập,
252
NHÀ Ở VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG
6.1 Tỷ lệ hộ chia theo số ngôi nhà/căn hộ/nơi ở hộ đang ở, thành phố, 5
nhóm thu nh ập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ
257
6.2 Tỷ lệ hộ chia theo diện tích ở bình quân nhân khẩu (*) chia theo
thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và loại nhà
258
6.3 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập,
giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và trình độ học
vấn của chủ hộ
260
6.5 Tỷ lệ hộ có người ở chung chia theo loại nhà, thành phố, 5 nhóm thu
nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và trình độ
học vấn của chủ hộ
262
10
6.6 Tỷ lệ hộ có người ở chung chia theo hình thức sở hữu nhà, thành
phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của
chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ
264
6.6a Cơ cấu hộ có người ở chung chia theo hình thức sở hữu nhà, thành
phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của
chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ
265
6.7 Số người ở chung với hộ bình quân chia theo loại nhà, thành phố, 5
nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ
và trình độ học vấn của chủ hộ
266
6.9 Nhà ở của hộ chia theo vật liệu chính của mái nhà, thành phố, 5 nhóm
thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại
nhà
268
6.10 Nhà ở của hộ chia theo vật liệu chính của tường/vách ngăn, thành
phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của
chủ hộ và loại nhà
269
6.11 Nhà ở của hộ chia theo vật liệu chính của sàn nhà, thành phố, 5 nhóm
thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại
nhà
270
6.12 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo hình thức sở hữu nhà, thành phố, 5 nhóm
thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ,và trình
độ học vấn của chủ hộ và loại nhà
271
6.13 Tỷ lệ hộ có trả tiền cho việc sử dụng nhà ở chia theo hình thức sở hữu
nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ và loại nhà
273
6.14 Tỷ lệ hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính của hộ, thành phố, 5
nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ,
loại nhà và hình thư`c sở hữu nhà
275
6.15 Tỷ lệ hộ có sử dụng bể lọc hoặc hóa chất để lọc nước uống chia theo
nguồn nước ăn uống chính của hộ, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới
tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà
279
6.16 Tỷ lệ hộ có sử dụng nhà vệ sinh chia theo loại nhà vệ sinh, thành phố,
5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ,
loại nhà, hình thức sở hữu nhà và nhà vệ sinh chung/riêng
281
6.17 Tỷ lệ hộ sử dụng nhà vệ sinh chia theo loại nhà vệ sinh chung/riêng,
thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và loại nhà
283
6.18 Tỷ lệ hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của hộ, thành phố, 5 nhóm thu
nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà
284
6.19 Tỷ lệ hộ chia theo nguồn nhiên liệu/năng lượng thường dùng để nấu
ăn của hộ, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình
trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà
285
11
6.20 Tỷ lệ hộ kết nối với điện lưới quốc gia chia theo cách thức kết nối,
thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và loại nhà
286
6.21 Tỷ lệ hộ chia theo hình thức xử lý rác thải, thành phố, 5 nhóm thu
nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà
287
6.22 Tỷ lệ hộ chia theo hình thức xử nước thải, thành phố, 5 nhóm thu
nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà
288
6.23 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn khi sống tại nơi cư trú chia theo loại khó khăn,
thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ và tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ
289
THU NHẬP
7.1 Thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo 5 nhóm
thu nhập, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng
hộ khẩu của chủ hộ
293
7.2 Thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo nguồn
thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ
hộ và nhóm thu nhập
294
7.3 Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo
nguồn thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và nhóm thu nhập
296
7.4 Thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo nguồn
thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ
hộ và nhóm thu nhập
298
7.5 Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo
nguồn thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và nhóm thu nhập
299
7.6a Tiền lương, tiền công bình quân người lao động làm công ăn lương
tháng của công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua
chia theo loại nghề, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng
hộ khẩu
300
7.6b Tiền lương, tiền công bình quân người lao động làm công ăn lương
tháng của công việc thứ hai trong 12 tháng qua chia theo loại nghề,
thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
302
7.7 Tiền lương, tiền công bình quân người lao động làm công ăn lương
tháng trong 12 tháng qua chia theo loại hợp đồng công việc, thành
phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
304
CHI TIÊU
8.1 Chi tiêu bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo 5 nhóm 307
12
thu nhập, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng
hộ khẩu của chủ hộ
8.2 Chi tiêu bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo mục đích,
thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ
và nhóm thu nhập
308
8.3 Cơ cấu chi tiêu bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo
mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và nhóm thu nhập
309
8.4 Chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân nhân khẩu trong 12 tháng
qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình
trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập
310
8.5 Cơ cấu chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân nhân khẩu trong 12
tháng qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn,
tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập
311
8.6 Chi tiêu cho nhàở bì nh quân hộ trong 12 tháng qua chia theo mục
đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của
chủ hộ và nhóm thu nhập
312
8.7 Cơ cấu chi tiêu cho nhà ở bình quân hộ trong 12 tháng qua chia theo
mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và nhóm thu nhập
313
8.8 Chi tiêu phi LTTP bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo
mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và nhóm thu nhập
314
8.9 Cơ cấu chi tiêu phi LTTP bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua
chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng
hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập
315
8.10 Tỷ lệ hộ có gởi tiền về nhà trong 12 tháng qua chia theo thành phố,
giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm
thu nhập
316
ĐỐI PHÓ VỚI CÚ SỐC VÀ RỦI RO
9.1 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn,
thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập
319
9.1a Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn,
thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập (Hộ không có hộ khẩu)
323
9.2 Tỷ lệ hộ giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo cách
thức, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn
325
13
9.2a Tỷ lệ hộ giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo cách
thức, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn (Hộ không có hộ
khẩu)
327
9.3 Tỷ lệ hộ vay tiền để giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia
theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình
trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn
328
9.3a Tỷ lệ hộ vay tiền để giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia
theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình
trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn (Hộ
không có hộ khẩu)
332
9.4 Tỷ lệ hộ giảm chi tiêu giáo dục để giải quyết khó khăn trong 12
tháng qua chia theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ
học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó
khăn
334
9.4a Tỷ lệ hộ giảm chi tiêu giáo dục để giải quyết khó khăn trong 12
tháng qua chia theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ
học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó
khăn (Hộ không có hộ khẩu)
336
9.5 Tỷ lệ thành viên bị ảnh hưởng do giảm chi tiêu giáo dục để giải quyết
khó khăn trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố,
giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập
337
9.6 Tỷ lệ thành viên phải làm thêm giờ/thêm việc để giải quyết khó khăn
trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính,
nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập
339
9.7 Tỷ lệ hộ có nhận trợ giúp do gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia
theo tổ chức/cá nhân trợ giúp, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình
độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập
341
QUAN HỆ XÃ HỘI
10.1 Tỷ lệ hộ có thành viên tham gia các tổ chức chính trị-xã hội chia theo
loại tổ chức tham gia, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập,
347
10.2 Tỷ lệ hộ không có thành viên tham gia các tổ chức chính trị-xã hội
chia theo lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu
của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập, loại tổ chức tham gia.
349
10.3 Tỷ lệ hộ có tham gia các hoạt động xã hội trong khu vực sinh sống
chia theo các hoạt động, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập,
350
10.4 Tỷ lệ hộ không có tham gia các hoạt động xã hội trong khu vực sinh
sống chia theo lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
351
14
khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại hoạt động xã hội
10.5 Tỷ lệ hộ được cung cấp các dịch vụ xã hội trong khu vực sinh sống
chia theo loại dịch vụ, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập,
352
10.6 Tỷ lệ hộ không được cung cấp các dịch vụ xã hội trong khu vực sinh
sống chia theo lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ
khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại dịch vụ xã hội
353
10.7 Tỷ lệ hộ có quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống chia theo các
quan hệ, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ
hộ và 5 nhóm thu nhập,
354
10.8 Tỷ lệ hộ không có quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống chia theo
lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ,
5 nhóm thu nhập và loại quan hệ xã hội
355
Bảng
ES1 Dân số của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 chia theo tuổi và tình trạng
hộ khẩu
21
ES2 Tóm tắt các đặc điểm của việc làm 27
ES3 Tóm tắt về quyền sở hữu đồ dùng lâu bền (các đồ dùng được chọn) 28
ES4 Tóm tắt về đặc điểm nhà ở và môi trường sống 29
ES5 Các đặc điểm của thu nhập và chi tiêu 30
ES6 Tóm tắt khó khăn mà các hộ gia đình gặp phải và cách giải quyết các
khó khăn
33
ES7 Tóm tắt các giải pháp tham gia hoạt động xã hội 34
1.1 Số hộ, cá nhân điều tra thực tế trong khảo sát nghèo đô thị 2009 38
3.1 Nhân khẩu bình quân hộ của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 42
3.2 Dân số chia theo giới tính 44
3.3 Cơ cấu dân số theo tình trạng đăng ký hộ khẩu 45
3.4 Dân số chia theo tình trạng hôn nhân 46
3.5 Tỷ lệ phụ thuộc lao động chia theo 5 nhóm thu nhập 47
3.6 Thời gian sống tại hộ hay nơi ở trong 12 tháng qua 48
3.7 Tỷ lệ dân số không có hộ khẩu tại thành phố theo thời gian chuyển đến
thành phố lần đầu tiên
48
3.8 Tỷ lệ dân số có mặt tại thành phố theo tháng 49
4.1 Dân số chia theo trình độ văn hóa, thành phố và trình trạng đăng ký hộ
khẩu
50
15
4.2 Dân số chia theo trình độ văn hóa và 5 nhóm thu nhập chung 51
4.3 Dân số chia theo trình độ chuyên môn, thành phố, tình trạng đăng ký
hộ khẩu và nhóm thu nhập
52
5.1 Tỷ lệ người đi khám bệnh khi ốm đau chia theo mức độ đi khám 57
5.2 Tỷ lệ người đi khám bệnh khi ốm đau chia theo nơi khám bệnh 59
6.1 Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số từ 6 tuổi trở lên chia theo
độ tuổi, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu
62
6.2 Dân số tham gia hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn 63
6.3 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua
chia theo loại nghề
65
6.4 Công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo
thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập
66
6.5 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua
chia theo thành phần kinh tế, thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký
hộ khẩu và nhóm thu nhập
66
6.6 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua
chia theo ngành kinh tế, thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký hộ
khẩu và nhóm thu nhập
67
6.7 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua
chia theo hợp đồng công việc
69
6.8 Tỷ lệ lao động hiện không làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất
trong 12 tháng qua
71
6.9 Số công việc làm trong năm chia theo thành phố, tình trạng đăng ký hộ
khẩu và nhóm thu nhập
72
6.10 Tỷ lệ làm việc theo từng tháng của lao động trong công việc chiếm
nhiều thời gian nhất trong năm
73
6.11 Tiền lương bình quân tháng của lao động trong công việc chiếm nhiều
thời gian nhất trong năm
74
7.1 Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập 76
7.2 Cơ cấu thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo nguồn thu 77
7.3 Tự đánh giá tình trạng thu nhập của hộ 78
7.4 Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo khoản chi 79
7.5 Cơ cấu chi tiêu cho nhà ở bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng 80
7.6 Hệ số Gini qua các năm 81
8.1 Dân số chia theo diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu 83
8.2 Tình trạng thuê nhà và chi phí thuê nhà của hộ 86
16
8.3 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo hình thức sở hữu nhà 87
8.4 Tỷ lệ hộ theo nguồn nước ăn uống chính của hộ 88
8.5 Tỷ lệ hộ theo hình thức kết nối với điện lưới quốc gia 90
8.6 Tỷ lệ hộ theo hình thức xử lý nước thải 91
9.1 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền 94
9.2 Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện vận tải 96
9.3 Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện giải trí 97
9.4 Tỷ lệ hộ sở hữu các loại đồ dùng gia dụng 98
9.5 Tỷ lệ hộ sở hữu các loại thiết bị kết nối với bên ngoài 99
10.1 Tỷ lệ nghèo (thu nhập) theo các chuẩn nghèo khác nhau (%) UPS 2009 102
10.2 Tỷ số nghèo đếm đầu và Tỷ số đếm đầu đìều chỉnh theo thành phố 110
10.3 Đóng góp vào chỉ số Mo của các chiều nghèo (%) 114
10.4 Hệ số tương quan Kendall Tau b 115
11.1 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn và
số người sống trong hộ
120
11.2 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn và
số người sống phụ thuộc tại hộ
121
11.3 Tỷ lệ hộ không có hộ khẩu ở Hà Nội và TP HCM gặp khó khăn chia
theo thời gian sống tại thành phố trong 12 tháng qua
122
11.4 Tỷ lệ hộ vay tiền để giải quyết khó khăn chia theo nơi vay và tình trạng
đăng ký hộ khẩu của hộ
124
11.5 Tỷ lệ thành viên trong hộ phải làm thêm giờ, thêm việc chia theo giới
tính và tình trạng đăng ký hộ khẩu của hộ
126
12.1 Tỷ lệ hộ dân được cung cấp các dịch vụ xã hội chia theo tình trạng
đăng ký hộ khẩu
129
12.2 Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động xã hội chia theo hộ khẩu thường trú,
giới tính của chủ hộ và theo 5 nhóm thu nhập
129
12.3 Lý do không tham gia vào các hoạt động xã hội của người không có hộ
khẩu tại TP khảo sát
130
13.1 Một số chỉ tiêu đặc điểm nhân khẩu học 133
13.2 Dân số 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn 134
13.3 Dân số chia theo trình độ chuyên môn của dân số 15 tuổi trở lên 134
13.4 Tỷ lệ dân số đang đi học 135
13.5 Loại trường mẫu giáo và phổ thông đang theo học 135
13.6 Mức độ khám chữa bệnh của dân thường trú và dân di cư 136
17
13.7 Tỷ lệ khám chữa bệnh của dân thường trú và dân di cư theo loại hình
cơ sở y tế
136
13.8 Dân số tham gia hoạt động kinh tế 12 tháng qua chia theo nhóm tuổi 137
13.9 Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng 139
13.10 Tình trạng nhà ở của dân cư chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu 140
Đồ thị
ES1 Dân số của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 chia theo tuổi và tình trạng
hộ khẩu
23
ES2 Tỷ lệ ốm đau, mắc bệnh mãn tính theo độ tuổi 24
ES3 Tham gia lực lượng lao động theo tuổi và tình trạng hộ khẩu 26
3.1 Dân số Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chia theo tình trạng đăng ký
hộ khẩu và nhóm tuổi
43
3.2 Tỷ lệ nam, nữ của dân số đăng ký hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác
theo nhóm tuổi
44
5.1 Tỷ lệ người bị ốm đau trong thời gian 12 tháng qua chia theo độ tuổi 56
10.1 Hàm phân phối cộng dồn (CDF) của thu nhập, UPS 2009 103
10.2 Chỉ số nghèo đếm đầu (H) theo từng chiều thiếu hụt (%) theo thành phố 107
10.3.a Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo tình trạng hộ khẩu TP Hà Nội 108
10.3.b Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo tình trạng hộ khẩu TP Hồ Chí Minh 108
10.4.a Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo nông thôn/thành thị TP Hà Nội 109
10.4.b Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo nông thôn/thành thị TP Hồ Chí Minh 109
10.5 Chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh (Mo) theo các giá trị k 111
10.6 Đóng góp của các chiều thiếu hụt và chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh
Mo, theo thành phố
112
10.7 Đóng góp của các chiều thiếu hụt và chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh
Mo, theo tình trạng hộ khẩu
113
11.1 Các khó khăn 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu của chủ hộ 119
11.2 Các khó khăn 12 tháng qua chia theo thành phố nơi hộ sinh sống 119
11.3 Cách thức đối phó với khó khăn chia theo nhóm thu nhập chung 123
11.4 Tỷ lệ thành viên bị ảnh hưởng do giảm chi tiêu giáo dục
chia theo giới tính và tình trạng hộ khẩu của chủ hộ
125
12.1 Các loại hình tham gia hoạt động xã hội theo thành phố 127
18
12.2 Các loại hình tham gia hoạt động xã hội chia theo tình trạng hộ khẩu 128
12.3 Hộ trả lời không có thời gian tham gia các hoạt động xã hội chia theo 5
nhóm thu nhập chung
131
12.4 Hộ trả lời không được tham gia các hoạt động xã hội chia theo 5 nhóm
thu nhập chung
132
19
Giới thiệu
Một trong những thách thức đối với công tác giám sát và đánh giá nghèo tại Việt Nam hiện
nay là nắm bắt được thông tin toàn diện về mức độ và đặc điểm nghèo của tất cả các đối
tượng dân cư trong đó có bộ phận dân di cư không có đăng ký hộ khẩu và cư trú tạm thời,
đặc biệt là ở khu vực thành thị.
Điều tra Mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) là nguồn số liệu chính thống và phổ
biến nhất được sử dụng trong đo lường nghèo đói. Tuy nhiên, mẫu khảo sát VHLSS cho
đến năm 2008 đã không bao trùm được bộ phận dân di cư này. Điều tra VHLSS 2010 cũng
đã có một số cải tiến nhưng vẫn chưa đảm bảo khảo sát được hết bộ phận dân di cư.
Để phục vụ cho thực hiện các chính sách giảm nghèo, Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh
đã có những nỗ lực và sáng kiến để nhận diện được các hộ nghèo, trong đó có các hộ di cư.
Sở Lao động Thương binh Xã hội của Hà Nội đã tiến hành các đợt ‘rà soát’ danh sách các
hộ gia đình nghèo trong số các hộ gia đình có đăng ký thường trú1
1
Trước Luật cư trú, dân số chia theo 4 dạng cư trú: người dân ở tại nơi đăng ký hộ khẩu (KT1), người dân
đăng ký hộ khẩu ở một quận, huyện nhưng thực tế ở tại quận, huyện khác trong cùng tỉnh (KT2), người dân
đăng ký tại một tỉnh nhưng thực tế thường trú tại một tỉnh khác (KT3) và những công nhân mùa vụ và sinh
viên tạm trú tại một tỉnh khác so với nơi mà họ đăng ký (KT4).
(diện KT1 và KT2)
thống nhất với các quy định hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và chuẩn
nghèo thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những nỗ lực nhằm nắm bắt không
những các hộ gia đình thường trú mà còn cả các hộ gia đình đăng ký tạm trú (KT3). Tuy
nhiên, vẫn chưa có sáng kiến nào trong việc xác định những lao động thời vụ (KT4) hoặc
những người dân di cư ngắn hạn và dài hạn không đăng ký.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt về số liệu phục vụ giám sát và đánh giá nghèo một cách toàn
diện nêu trên, Dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh”
được thành lập, trong đó Điều tra Nghèo đô thị (UPS -09) là một trong những hoạt động
chính. Đặc biệt, điều tra này là nguồn thông tin duy nhất về nghèo và tình trạng sống của
dân di cư của hai thành phố.
Về tổ chức dự án, theo Thông tư 04/2007/TT-BKH, Uỷ ban Nhân dân (UBND) Thành phố
Hà Nội với tư cách cơ quan chủ quản dự án đã quyết định giao cho Cục Thống kê Hà Nội
thay mặt UBND thành phố làm chủ dự án ô kiêm chủ dự án thành phần ở Hà Nội. UBND
TP. Hồ Chí Minh, với tư cách là cơ quan chủ quản dự án thành phần ở TP. HCM cũng đã
quyết định giao Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh làm chủ dự án thành phần ở TP. Hồ Chí
Minh.
. Hồ Chí Minh); Trung tâm Phân tích và Dự báo (CAF) thuộc
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) ở Hà Nội và Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ
Chí Minh (HIDR) là các cơ quan đồng thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu của dự án. Sở
Lao động Thương binh Xã hội của hai thành phố là cơ quan phối hợp thực hiện trong suốt
thời gian dự án.
20
Dự án nhằm hỗ trợ thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh trong việc xác định phạm vi, chiều
sâu, các đặc điểm và các vấn đề của tình trạng nghèo đô thị, với mục đích giúp chính
quyền hai thành phố xây dựng các cơ chế của riêng mình để
. Đặc biệt,
cuộc điều tra nghèo đô thị UPS-09 đã được tiến hành điều tra thực địa vào tháng 10-
11/2009 với các mục tiêu chính sau:
(i) Đánh giá mức độ nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với trọng tâm là
thu thập thông tin từ tất cả các nhóm dân cư bao gồm cả dân có hộ khẩu và dân
di cư không có hộ khẩu hoặc di cư tạm thời;
(ii) Phân tích đặc điểm của người nghèo đô thị, chú trọng đặc biệt đến việc làm, thu
nhập cũng như sở hữu các đồ dùng lâu bền và khả năng giải quyết khó khăn
của những người dân; và
(iii) Nhận diện các vấn đề chính của nghèo đô thị và lý giải nguyên nhân nghèo.
Báo cáo “Đánh giá nghèo đô thị ở Hà N ội và Thành phố Hồ Chí Minh” này mô tả phương
pháp luận thiết kế và thực hiện cuộc điều tra cùng những kết quả và phát hiện chính. Báo
cáo được trình bày với hai phần chính như sau:
Phần I: Phương pháp điều tra
Phần này thể hiện mục đích của cuộc điều tra UPS-2009 đồng thời cung cấp những thông
tin chi tiết về phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, triển khai thực hiện điều tra cũng
như quá trình xử lý, phân tích số liệu.
Phần II: Kết quả điều tra
Phần này phân tích mô tả các kết quả và phát hiện chính của cuộc điều tra về đặc điểm của
dân số đô thị, tình hình tiếp cận giáo dục và sử dụng dịch vụ y tế, thực trạng việc làm, thu
nhập và chi tiêu, nhà ở, tài sản lâu bền của hộ gia đình, đối phó với các cú sốc/rủi ro v.v...
Đặc biệt báo cáo có một mục phân tích tình trạng nghèo với cách tiếp cận mới là cách tiếp
cận nghèo đa chiều. Đồng thời, báo cáo dành riêng một mục để phân tích về tình trạng
sống của dân cư hai thành phố theo hai nhóm dân di cư và dân thường trú2
2
Xem định nghĩa về dân di cư và thường trú được áp dụng trong báo cáo này ở phần sau
. Như đã nói ở
trên, thông tin về dân di cư của cuộc điều tra này là duy nhất và rất có giá trị trong thời
điểm hiện nay. Cuối cùng báo cáo cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho công tác giảm
nghèo đô thị của hai thành phố.
Tiếp theo báo cáo này, Dự án cũng sẽ công bố những kết quả nghiên cứu sâu hơn về các
khía cạnh nghèo tại hai thành phố thông qua kết quả cuộc điều tra UPS-2009.
21
TÓM TẮT TỔNG QUAN
Theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008 (VHLSS-08), có 13,4% dân số cả
nước sống dưới chuẩn nghèo3
nhưng tỷ lệ nghèo ở Hà Nội (cũ) chỉ có 2,4% và ở thành phố
Hồ Chí Minh chỉ có 0,3%. Một câu hỏi đặt ra là, liệu các tỷ lệ nghèo thấp này đã phản ánh
chính xác mức độ nghèo ở hai thành phố hay chưa do thiết kế VHLSS đã bỏ qua hoặc khảo
sát rất ít đối tượng dân di cư không có đăng ký thường trú hoặc những đối tượng cư trú tạm
thời.
Điều tra nghèo đô thị (UPS-09) được thiết kế để khắc phục những hạn chế trong thiết kế
mẫu của VHLSS, tức là bao hàm cả bộ phận dân di cư, và nhằm đánh giá chính xác hơn
mức độ nghèo đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh . Điều tra tập trung thu thập
thông tin về tình trạng sinh sống của người di cư và những hộ gia đình không có hộ khẩu
bên cạnh những thông tin về dân số có hộ khẩu. Ngoài ra, điều tra còn phân tích các đặc
điểm của người nghèo đô thị với chú trọng đặc biệt vào việc làm và thu nhập cũng như
quyền sở hữu tài sản lâu bền và khả năng giải quyết vấn đề và khó khăn mà người dân gặp
phải, đồng thời xác định các đặc tính chính và nguyên nhân của nghèo đô thị.
Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 10 - tháng 11/2009 tại thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội (Hà Nội cũ theo quy định ranh giới của thành phố trước khi mở rộng vào năm
2008). Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy dân số của Hà Nội (cũ) là 3,6
triệu và ở thành phố Hồ Chí Minh là 7,1 triệu. Trong Điều tra nghèo đô thị UPS-09, tổng
số 3.349 hộ gia đình và cá nhân được điều tra thì có sự phân chia khá đồng đều giữa hai
thành phố như trong Bảng ES1. Gần một nửa các bảng hỏi được dùng để phỏng vấn hộ gia
đình; phần còn lại được dành phỏng vấn cá nhân sống ở thành phố một mình hoặc người
giúp việc, hoặc cá nhân ở trên các công trường xây dựng hoặc trong các xưởng sản xuất,
hoặc sống trong từng nhóm ở khu tập thể.
Điều tra được hoàn thành trong một lần phỏng vấn trực tiếp. Bảng hỏi của Điều tra nghèo
đô thị UPS-09 được thiết kế ngắn gọn nhưng khá toàn diện để phản ánh mức sống dân đô
thị. Bảng câu hỏi đã được thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa vào thực hiện chính thức.
Bảng ES1. Số hộ gia đình, cá nhân được phỏng vấn trong Điều tra nghèo đô thị UPS-09
Tổng
Thành phố Tình trạng hộ khẩu
Hà Nội HCM
Tại thành
phố khảo sát
Ở tỉnh/ thành
phố khác(*)
Tổng số bảng câu hỏi 3.349 1.637 1.712 1.610 1.739
Bảng hỏi cho hộ gia đình 1.748 875 873 1.479 269
Bảng hỏi cho cá nhân 1.601 762 839 131 1.470
Ghi chú: Tổng số người 8.208 4.197 4.011 5.859 2.349
(*) Bao gồm cả 6 cá nhân không có hộ khẩu ở bất kỳ đâu
3
Chuẩn nghèo Chính phủ 2006 -2010: nông thôn 200 nghìn đ ồng/người/tháng, thành thị 260 nghìn đồng/
người/tháng
22
Chọn mẫu
Điều tra nghèo đô thị UPS-09 sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng hai giai đoạn. Ở
giai đoạn đầu tiên, các phường/xã của mỗi thành phố được chia ra thành hai tầng ưu tiên và
không ưu tiên. Tầng ưu tiên gồm các phường/xã có tỷ lệ nghèo cao, có đông dân KT4
(không có hộ khẩu), tỷ lệ tăng dân số cao và có nhiều doanh nghiệp lớn; tầng không ưu
tiên gồm những phường/xã còn lại. Trong mỗi tầng, các dàn chọn mẫu bao gồm danh sách
các địa bàn điều tra (EAs) của Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Mỗi thành phố sau
đó sẽ chọn 80 địa bàn điều tra với số lượng bằng nhau từ mỗi tầng ưu tiên và không ưu
tiên; các địa bàn điều tra được chọn ở mỗi tầng dựa trên phương pháp xác suất tỷ lệ với qui
mô.
Ở giai đoạn hai, dàn chọn mẫu gồm danh sách các hộ gia đình và cá nhân trong các địa bàn
điều tra được lập ngay trước khi tiến hành điều tra để tránh mất mẫu giữa thời điểm lập dàn
chọn mẫu và tiến hành khảo sát. Các điều tra viên được yêu cầu tiếp xúc trực tiếp với hộ
gia đình hoặc cá nhân khi tiến hành lập danh sách và đảm bảo danh sách phải có đủ tất cả
các hộ gia đình sống hợp pháp hay không hợp pháp trong khu vực. Các cá nhân được định
nghĩa là những người sống trong cùng một phòng hoặc một nhà nhưng độc lập về kinh tế,
có nghĩa là họ không chung thu nhập và chi tiêu. Cá nhân bao gồm những người sống ở ký
túc xá, khu tập thể, các công trường xây dựng, nhà thuê hoặc nhà tự sở hữu hoặc ở trong
các nơi ở tạm hoặc nơi ở bất hợp pháp.
Các mẫu hộ gia đình và cá nhân được chọn ngẫu nhiên từ dàn chọn mẫu; có 11 hộ gia đình
và 11 cá nhân được chọn ở mỗi địa bàn điều tra. Ngoài ra, người giúp việc sống trong bất
kỳ hộ mẫu nào cũng được trả lời bảng hỏi dành cho cá nhân.
Do thiết kế mẫu nhằm lấy tăng mẫu lên cho bộ phận dân di cư không có hộ khẩu , do vậy
quá trình phân tích số liệu sẽ sử dụng các quyền số chọn mẫu. Các quyền số này là nghịch
đảo xác suất chọn hộ gia đình và cá nhân, có tính đến tỷ lệ trả lời.
Các đặc điểm nhân khẩu học
Trong phạm vi báo cáo này những hộ gia đình và cá nhân có hộ khẩu ở thành phố khảo sát
(KT1 và KT2) được gọi chung là “dân thường trú” và những hộ gia đình và cá nhân có hộ
khẩu ở thành phố hoặc tỉnh khác nhưng đang sống ở thành phố khảo sát được gọi là “dân
di cư”.
Điều tra cho thấy 17,4% những người được phỏng vấn là người di cư với tỷ lệ cao gần như
gấp đôi ở thành phố Hồ Chí Minh (20,6%) so với Hà Nội (11,4%).
Về nhân khẩu học, dân di cư về mặt nào đó có khác so với dân thường trú. Nhóm dân số
này hầu hết tập trung trong nhóm tuổi từ 15-34, như được chỉ ra trong Hình ES1. Số liệu
cũng cho thấy tỷ trọng nữ trong dân di cư nhiều hơn một chút so với dân thường trú và số
lượng người kết hôn thì ít hơn nhiều so với dân thành thị có hộ khẩu (44% so với 61%
trong số những người cùng độ tuổi từ 13 tuổi trở lên). Dân di cư cũng thay đổi chỗ ở nhiều
hơn trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra (26,7% so với 4,4%).
23
Đồ thị ES1. Dân số của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 chia theo tuổi và tình trạng hộ khẩu
Sự khác biệt nhân khẩu học giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là khá nhỏ: các hộ gia
đình có quy mô gần như nhau (3.4 so với 3.1 người), cả hai thành phố đều có tỷ lệ nữ
nhiều hơn nam (52% dân số là nữ ở Hà Nội, 53% dân số là nữ ở thành phố Hồ Chí Minh),
số lượng người phụ thuộc vào mỗi một người lớn có làm việc là tương tự (1.2 ở Hà Nội,
1.0 ở HCM), và 10% dân số sống ở Hà Nội thay đổi chỗ ở trong vòng 12 tháng trước cuộc
điều tra trong khi số này ở thành phố Hồ Chí Minh là 8%.
Một sự khác biệt khá nổi bật là: trong khi 64% dân số người lớn ở Hà Nội chính thức kết
hôn thì con số đó ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 54%. Điều này phần nào là do tỷ trọng
dân di cư chưa kết hôn ở TP Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
Giáo dục
Điều tra UPS-09 cho thấy, nhìn chung Hà Nội đạt được kết quả về giáo dục ở mức cao hơn
TP Hồ Chí Minh, thể hiện ở tỷ lệ biết chữ, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của
người dân, và tỷ lệ đi học đúng tuổi. Không có sự khác biệt lắm về tỷ lệ biết chữ giữa hai
nhóm nam và nữ nhưng nam giới lại có bằng cấp cao hơn nữ giới.
Nếu phân tổ theo tình trạng hộ khẩu, có thể thấy dân di cư nhìn chung có trình độ học vấn
thấp hơn so với dân thường trú. Dân di cư học ở trường công lập thấp hơn dân thường trú
(64,6% so với 82,4%) đồng thời được hưởng chế độ miễn giảm học phí, các khoản đóng
góp xây dựng cơ sở vật chất và các khoản đóng góp khác ít hơn so với dân thường trú
(21% so với 27%).
Đáng chú ý, chỉ có 97,3% trẻ em 10- 14 tuổi (là các em trong độ tuổi học trung học cơ sở)
biết chữ. Chứng tỏ rằng vẫn còn một tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi này hoặc chưa được đi học,
hoặc chưa đạt phổ cập giáo dục tiểu học.
%
0
4
8
12
16
20
0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+
Dân thường trú Dân di cư
Nhóm tuối
24
Hơn nữa tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động không có bằng cấp chiếm gần 10%
trong tổng số người lao động. Trình độ học vấn thấp của người lao động ở trình độ tiểu
học, trung học cơ sở vẫn có thể trở thành người làm công ăn lương ở thành phố, nhưng
hầu hểt làm công việc lao động chân tay, khó có cơ hội kiếm nhiều tiền và có thu nhập cao.
Kết quả điều tra UPS-09 cũng cho thấy mối tương quan thuận giữa trình độ học vấn và chi
phí cho giáo dục với mức sống của hộ gia đình.
Y tế
Có 2/3 những người được khảo sát gặp phải một số dạng ốm đau trong vòng một năm
trước cuộc điều tra, trong đó tỷ lệ này ở Hà Nội (72%) cao hơn ở thành phố Hồ Chí Minh
(63%); đồng thời tỷ lệ này ở phụ nữ (68%) cao hơn so với nam giới (64%). Bệnh mãn tính
ít phổ biến hơn, chỉ trong khoảng 20% dân số. Có sự khác biệt nổi bật trong tỷ lệ ốm đau
giữa các nhóm tuổi như chỉ ra trong Đồ thị ES2: bệnh mãn tính rất hiếm gặp trong giới trẻ,
nhưng lại dần dần tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, và nó ảnh hưởng đến hơn một nửa dân số từ
độ tuổi 55 trở lên. Mặt khác, ốm đau thường phổ biến ở trẻ em và giảm dần ở độ tuổi
trưởng thành.
Đồ thị ES2. Tỷ lệ ốm đau, mắc bệnh mãn tính theo độ tuổi
Điều tra nghèo đô thị UPS-09 cho thấy 63% dân số bị ốm có chăm sóc y tế chuyên môn
với tần suất là “thường xuyên” hoặc “thỉnh thoảng”, còn lại là đều tự chữa bệnh. Người
dân có xu hướng tìm sự giúp đỡ y tế cho trẻ nhỏ - khoảng 80% số trẻ dưới 10 tuổi khi bị
ốm đều có sự chăm sóc của bác sĩ. Hộ gia đình và cá nhân ở Hà Nội đến bác sĩ khám bệnh
khi họ ốm xấp xỉ với người dân ở thành phố Hồ Chí Minh (62% và 63%). Phụ nữ có xu
hướng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhiều hơn nam giới (66% so với 59%). Dân số thường
trú có xu hướng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhiều hơn dân di cư khi họ bị ốm (65% và
53%).
0
20
40
60
80
100
0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+
Các loại ốm đau Bệnh mãn tính
%
Nhóm tuổi
25
Cũng có mối tương quan giữa thu nhập và tiếp cận dịch vụ y tế: 69% người dân trong
nhóm thu nhập cao nhất đi khám khi bị ốm so với 58% dân số trong nhóm thu nhập thấp
nhất. Khi được hỏi lí do tại sao không tìm bác sĩ khám bệnh, hầu hết các câu trả lời (96%)
đưa ra làốm không nghiêm trọng nên không cần khám bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có những
nhân tố khác như 5% dân số cho rằng họ không có thời gian; 3% cho rằng họ không có đủ
tiền. Đối với người dân di cư, 8% cho rằng họ không có thời gian và 6% trả lời rằng họ
không đủ tiền đi khám bệnh.
Một người nào đó khi ốm thì có nhiều lựa chọn nơi khám bệnh – trạm y tế phường/xã;
bệnh viện huyện, thành phố hoặc trung ương; bệnh viện tư hoặc phòng khám tư. Sự lựa
chọn của người dân không khác nhau lắm giữa nam và nữ. Tuy nhiên, có sự khác n hau
giữa hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, người dân ở Hà Nội sử dụng cơ sở
y tế nhà nước nhiều hơn người dân ở thành phố Hồ Chí Minh (67% so với 48%). Dân di
cư cũng ít đến các cơ sở y tế nhà nước so với dân thường trú.
Hơn 3/5 (62%) dân số có một số hình thức bảo hiểm y tế với sự khác biệt rõ ràng giữa dân
số ở Hà Nội (72%) và thành phố Hồ Chí Minh (57%), và giữa dân thường trú (66%) và dân
di cư (43%). Khi những người dân không có bảo hiểm được hỏi lý do tại sao không có bảo
hiểm y tế, 3/5 tổng số người trả lời cho biết họ không muốn hoặc không cần, khoảng 1
trong 6 người trả lời rằng họ không đủ tiền, và có 1 trong 10 người nói rằng họ không biết
mua ở đâu. Đối với dân di cư không có bảo hiểm thì cứ 6 người được hỏi có 1 người trả
lời rằng do thiếu hộ khẩu nên họ không mua được thẻ bảo hiểm y tế, điều này trái ngược
hẳn với dân thường trú vì đối với họ hộ khẩu không phải là một rào cản.
Việc làm
Điều tra nghèo đô thị UPS-09 thu thập được một thông tin khá phong phú về việc làm.
Ước tí
. Các độ tuổi được thể hiện trong Hình ES3: rất ít lao
động trẻ em - chỉ 2,3% số trẻ trong độ tuổi 10-14 có hoạt động kinh tế và nhiều em là dân
di cư. Sau khi hoàn thành việc học, nhiều người tham gia lực lượng lao động, và có 90%
dân số trong độ tuổi 25 – 50 thuộc lực lượng lao động. Một số người không tham gia lao
động khi bước vào độ tuổi 50 - độ tuổi nghỉ hưu chính thức đối với phụ nữ trong các cơ
quan nhà nước là 55 tuổi – và gần ¼ tổng số phụ nữ từ 60 trở lên vẫn còn làm việc. Trong
số những người không làm việc, chỉ có 1,7% nêu lý do là họ “không thể tìm được một
công việc,” mặc dù tỷ lệ những người có bằng trung cấp nghề và trung học chuyên nghiệp
cho rằng họ không thể tìm được việc cao hơn gấp 5 lần so với con số này.
Có một số đặc điểm thú vị trong dữ liệu này. Nam giới làm việc nhiều hơn nữ giới (68% so
với 60%); những người ở nhóm thu nhập cao nhất tham gia vào lực lượng lao động nhiều
hơn dân số ở nhóm thu nhập thấp nhất (68% so với 60%) – Trong thực tế, những hộ gia
đình có thu nhập cao hơn có cuộc sống khá giả hơn một phần do họ có việc làm. Và dân di
cư làm việc nhiều hơn so với dân th ường trú (85% so với 59%), một phần là do họ tập
trung vào độ tuổi l ao động chủ yếu nhưng cũng do họ làm việc ở mọi lứa tuổi như trong
hình ES3.
26
Đồ thị ES3. Tham gia lực lượng lao động theo tuổi và tình trạng hộ khẩu
Một số lượng lớn các thông tin về đặc điểm của việc làm được tóm tắt trong Bảng ES2.
Hầu như cứ năm người được phỏng vấn trong Điều tra nghèo đô thị UPS-09 thì có một
người có bằng đại học với các vị trí tương đương cho nam và nữ.
Có sự khác biệt đáng kể giữa hai thành phố. Số lao động ở Hà Nội có bằng đại học gần như
gấp đôi so với Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này phản ánh tầm quan trọng của các công
việc của Chính phủ cũng như công việc hành chính ở Hà Nội có vẻ lớn hơn ở thành phố
Hồ Chí Minh. Các công việc bàn giấy bao gồm cả vị trí văn phòng cũng như vị trí chuyên
môn ở Hà Nội nhiều hơn đáng kể (34% lao động) so với thành phố Hồ Chí Minh (24% lao
động); và các việc làm cho nhà nước bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội (29%)
nhiều gấp hai lần so với thành phố Hồ Chí Minh (13%). Kết quả là khi so sánh với thành
phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ người lao động ở Hà Nội có hợp đồng làm việc không xác định
thời hạn nhiều gấp hai lần và người lao động ở Hà Nội nhận được nhiều quyền lợi liên
quan đến công việc hơn như nghỉ phép có lương và bảo hiểm y tế. Mặt khác, thành phố Hồ
Chí Minh với vị thế là thành phố dẫn đầu về công nghiệp nên lao động ở đây có xu hướng
làm việc cho ngành công nghiệp hoặc cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn.
Có sự khác biệt rõ rệt giữa dân thường trú và dân di cư. Số lao động di cư có bằng đại học
ít hơn nhiều so với dân thành thị có hộ khẩu (7% so với 22%) hoặc trong các công việc bàn
giấy (15% so với 32%), hoặc các công việc nhà nước (5% so với 22%) hoặc có hợp đồng
không xác định thời hạn (8% so với 27%). Ngược lại, lao động di cư có xu hướng làm các
công việc làm công ăn lương nhiều hơn so với dân thường trú (80% so với 62%), hoặc làm
trong ngành công nghiệp (50% so với 30%), hoặc làm cho các doanh nghiệp nước ngoài
(15% so với 7%). Trên thực tế, một sự thật có cơ sở mạnh mẽ về hình ảnh của các lao động
di cư làm công việc làm công ăn lương trong các nhà máy mà không có bảo hiểm lao động.
0
20
40
60
80
100
10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+
% economically active
Dân thường trú Dân di cư
Nhóm tuổi
27
Bảng ES2 cũng nêu bật sự khác biệt hoàn toàn giữa những người trong nhóm thu nhập thấp
nhất và những người ở nhóm thu nhập cao nhất. Rất hiếm có người có bằng đại học hoặc
sở hữu một công việc kinh doanh thuộc các hộ gia đình nghèo; có rất ít làm công việc bàn
giấy hoặc làm việc cho nhà nước hoặc có hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và cứ
năm người thì chỉ có một người nhận được các quyền lợi liên quan đến công việc.
Bảng ES2. Tóm tắt các đặc điểm của việc làm Đvt: %
Trình
độ học
vấn đại
học trở
lên
Công
việc
bàn
giấy
Người
sử dụng
lao
động/
chủ sở
hữu
Công
việc
làm
công
ăn
lương
Ngành
Công
nghiệp
Làm
việc
cho
nhà
nước
Làm
việc cho
công ty
có vốn
đầu tư
nước
ngoài
Có hợp
đồng
không
xác
định
thời
hạn
Nhận
được các
quyền
lợi liên
quan đến
công việc
Tỷ lệ của mỗi dòng tổng
Tổng 18 28 5 66 35 18 9 22 41
Hà Nội 26 34 5 67 28 29 7 34 45
HCM 14 24 5 66 38 13 10 17 39
Nam 19 28 6 70 39 20 6 24 42
Nữ 17 28 4 63 30 16 12 21 40
Dân thường
trú
22 32 6 62 30 22 7 27 42
Dân di cư 7 15 3 80 50 5 15 8 38
Nhóm 1
(nghèo)
1 5 1 61 38 8 8 9 21
Nhóm 5 (giàu) 46 60 13 67 27 28 8 39 56
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09
Tiền lương trung bình hàng tháng mà lao động làm công ăn lương nhận được từ công việc
chính trong một năm trước cuộc điều tra là 2,2 triệu đồng. Có sự khác biệt nhỏ giữa Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh (2,3 triệu đồng so với 2,1 triệu đồng), nhưng quan trọng
hơn là khoảng cách khác biệt giữa nam (2,5 triệu đồng) và nữ (1,8 triệu đồng).
Có lẽ đáng ngạc nhiên hơn cả là sự khác biệt rất nhỏ giữa lương tháng của dân thường trú
(2,2 triệu đồng) và dân di cư (2,0 triệu đồng), mặc dù ở phía trên có thảo luận đến trình độ
học vấn khá khiêm tốn của dân di cư. Một phần có thể là do dân di cư làm việc nhiều hơn
dân thường trú đến 10 giờ/tuần (58 giờ so với 48 giờ), do đó có thể có thêm chi tiết cho
bức tranh của các lao động di cư làm việc vất vả.
Đồ dùng lâu bền
Điều tra nghèo đô thị UPS-09 đưa ra một danh sách với 19 đồ dùng lâu bền để hỏi các cá
nhân và hộ gia đình về số lượng đồ dùng mà họ sở hữu. Mặc dù thông tin về giá trị bằng
tiền của đồ dùng không được hỏi nhưng số liệu thống kê về quyền sở hữu đồ dùng lâu bền
vẫn cung cấp một chỉ dẫn hữu ích về mức sống của hộ gia đình (và cá nhân).
28
Hầu hết mọi người (96% hộ gia đình và cá nhân) đều có ít nhất một đồ dùng lâu bền mặc
dù số lượng có giảm xuống 88% cho dân di cư và xuống 89% cho dân số thuộc nhóm thu
nhập thấp nhất.
Tóm tắt phân theo các loại hình sở hữu đồ dùng lâu bền được thể hiện trong Bảng ES3. Có
sự khác biệt đáng kể giữa dân thường trú và dân di cư. Dân di cư nhìn chung là trẻ hơn và
do đó chưa có nhiều thời gian và cơ hội để tích lũy tài sản; về mặt nào đó họ nghèo hơn
(Xem phần về thu nhập/chi tiêu dưới đây); họ di chuyển nhiều nên không thuận lợi nếu sở
hữu một số lượng lớn đồ dùng lâu bền cố định; hơn nữa, qui mô gia đình của họ nhỏ hơn.
Bảng ES3. Tóm tắt về quyền sở hữu đồ dùng lâu bền (các đồ dùng được chọn) Đvt: %
Xe
máy
Xe
đạp
Vô
tuyến
màu
Máy
tính
Kết nối
Internet
Điều
hòa
nhiệt
độ
Máy
giặt/máy
sấy
Nồi
cơm
điện
Điện
thoại
di
động
Tỷ lệ của mỗi dòng tổng
Tổng 78 42 79 37 25 25 42 83 87
Hà Nội 77 52 80 42 31 35 45 84 87
HCM 78 37 79 34 22 20 41 83 88
Nam 85 44 84 40 26 25 45 85 92
Nữ 69 40 73 33 24 25 37 80 81
Dân thường
trú
91 52 96 48 33 34 57 95 90
Dân di cư 47 20 40 12 7 3 7 55 81
Nhóm 1
(nghèo)
64 51 70 14 5 5 19 73 71
Nhóm 5 (giàu) 91 29 86 68 53 54 68 89 97
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.
Nhà ở
Tính trung bình, hộ gia đình và cá nhân ở Hà Nội có 15,7 m2
không gian sống trên một đầu
người, so với 17,7m2
ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh có tỷ
lệ cao hơn Hà Nội về dân số phải sống trong tình trạng chật chội - được định nghĩa là ít
hơn 7m2
cho một người (31% so với 26%) như được thể hiện trong Bảng ES4.
Phần lớn dân di cư (62%) đang sống trong tình trạng chật chội, trái ngược hoàn toàn với
dân thường trú tại hai thành phố (17%). Hầu hết dân di cư thuê nơi ở (64% tổng số so với
8% của dân thường trú), và số lượng người có nước máy riêng cũng ít hơn (40%so với
65%). Mặt khác, dân di cư ít cho là họ phải đối mặt với các khó khăn liên quan đến tiếng
ồn, khói bụi, thiếu điện, lũ lụt hoặc trộm cướp. Điều này có thể do yếu tố chủ quan rằng
dân di cư không quan tâm lắm đến các điều kiện không thuận lợi nên ít phàn nàn hơn.
Một vài đặc điểm thú vị ở trong Bảng ES4 rất đáng chú ý. Mặc dù hầu hết các hộ gia đình
đều nấu bằng ga nhưng cứ 7 hộ gia đình ở Hà Nội thì 1 hộ vẫn nấu ăn bằng dầu, củi hoặc
than. Những nhiên liệu này vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình nghèo.
29
Chỗ ở trọ/thuê (hơn là sở hữu) ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn so với ở Hà Nội (26%
so với 16%), và một số lượng đáng kể hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh không có
nước máy riêng trong nhà so với Hà Nội (49% so với 30%), do đó họ phải dùng nước
giếng khoan hoặc mua nước để sử dụng. Đáng chú ý là việc thiếu/mất điện vẫn là một vấn
đề nghiêm trọng hơn ở Hà Nội (27%) so với ở thành phố Hồ Chí Minh (7%).
Bảng ES4. Tóm tắt về đặc điểm nhà ở và môi trường sống Đvt: %
Không
gian sống
dưới 7m2
một người
Nhà
trọ/nhà
thuê
Nước
máy
riêng
Nấu ăn
bằng
dầu, củi
hoặc
than
Khó khăn mà hộ gia đình gặp phải
Tiếng
ồn
Khói
bụi
Mất/
cắt
điện
Ngập
lụt
Trộm/
cướp
Tỷ lệ của mỗi dòng tổng
Tổng 29 23 57 7 22 23 14 15 14
Hà Nội 26 16 70 14 22 26 27 14 11
HCM 31 26 51 4 22 21 7 16 16
Nam 22 57 7 22 23 15 15 14
Nữ 25 60 7 21 22 11 16 15
Dân
thường trú
17 8 65 8 24 25 15 16 14
Dân di cư 62 64 40 6 18 17 10 14 13
Nhóm 1
(nghèo)
35 15 42 16 18 19 18 15 14
Nhóm 5
(giàu)
17 24 74 2 23 21 13 10 13
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.
Thu nhập và Chi tiêu
Các hộ gia đình cho biết thu nhập bình quân một người một tháng là 2,40 triệu đồng. Điều
tra nghèo đô thị UPS-09 cho thấy rất ít sự khác biệt trong thu nhập bình quân giữa Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh như thể hiện trong Bảng ES5. Đây là điều bất ngờ vì nhiều
người tin rằng thành phố Hồ Chí Minh giàu hơn và tiền lương trả cho lao động phổ thông
cao hơn (1,70 triệu đồng/tháng so với 1,38 triệu đồng/tháng tại Hà Nội). Lời giải thích cho
vấn đề này nằm ở cấu trúc việc làm ở Hà Nội đòi hỏi trình độ nhiều hơn và có tính chất
thiên về hành chính và quản lý.
Thu nhập bình quân một người một tháng của dân di cư vào khoảng 5/6 mức thu nhập của
dân thường trú. Điều này cũng là một phát hiện ngạc nhiên vì nó đi ngược lại với quan
điểm thường thấy là dân di cư không có hộ khẩu là nhóm người nghèo. Mặt khác, dân di
cư thường trẻ, chịu khó làm việc và có ít người phụ thuộc hơn. Những điểm này bù lại cho
sự thiếu hụt về trình độ và sự vắng mặt tương đối của lao động di cư trong những công
việc tự làm.
30
Bảng ES5. Các đặc điểm của thu nhập và chi tiêu Đvt: 1000 đồng
Thu
nhập
người/
tháng
% thu
nhập từ
lương
Thu
nhập
không
đủ (%)
Lao động
làm công
ăn lương/
lao động
giản đơn
Chi tiêu/người/tháng
Chung
Lương
thực thực
phầm
Nhà ở
Giáo
dục
Y tế
Tổng 2.404 57 23 1.606 1.853 1.010 287 118 78
Hà Nội 2.321 57 22 1.381 1.841 950 268 122 85
HCM 2.445 56 23 1.703 1.859 1.040 296 116 74
Nam 2.523 57 21 1.857 1.957 1.076 297 141 78
Nữ 2.244 56 24 1.437 1.714 921 273 86 78
Dân thường trú 2.509 49 22 1.429 1.871 1.075 266 150 95
Dân di cư 2.162 77 23 2.367 1.812 858 334 43 38
Nhóm 1 (nghèo) 805 62 44 1.185 - 520 121 41 46
Nhóm 5 (giàu) 5.219 51 6 2.978 - 1.671 554 302 138
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.
Chi tiêu được điều tra trong Điều tra nghèo đô thị UPS-09 là 1,85 triệu đồng/người/tháng
thấp hơn so mức thu nhập được báo cáo. Do điều tra nghèo đô thị UPS-09 không thu thập
toàn bộ chi tiêu của hộ, chỉ nghiên cứu chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng cho
nhà ở và một số khoản chủ yếu trong tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm. Một phần là do
số câu hỏi về chi tiêu khá hạn chế. Khi các câu hỏi chi tiết hơn thì người được phỏng vấn
sẽ gợi nhớ được nhiều hơn những chi tiêu của họ.
Hơn một nửa tiêu dùng là chi cho lương thực thực phẩm, ngoại trừ dân di cư. Dân di cư chi
ít hơn cho giáo dục và y tế - họ trẻ hơn và có ít con hơn – nhưng lại chi tiêu nhiều hơn cho
nhà ở vì họ thường là những người phải thuê nhà. Ba phần năm số dân di cư gởi tiền về
quê; trung bình, số tiền gởi này chiếm một phần sáu chi tiêu của họ so với chỉ 0,5% chi cho
gởi tiền của dân thường trú (296.000 đồng/tháng so với 9.000 đồng/tháng).
Nghèo và bất bình đẳng
Áp dụng chuẩn nghèo quốc gia hiện nay - như được sử dụng trong Điều tra mức sống hộ
gia đình VHLSS 2008 vàđiều chỉnh giá cả tương đương với năm 2009 - cho dữ liệu của
Điều tra nghèo đô thị UPS-09 và thấy rằng 1,27% dân số Hà Nội và 0,31% dân số HCM
đang sống trong tình trạng nghèo vào năm 2009. Tỷ lệ nghèo của dân số có hộ khẩu tại
thành phố khảo sát là 0,54% và dân di cư là 1,16%, tình trạng nghèo của dân di cư cao hơn
dân có hộ khẩu nhưng những tỷ lệ này vẫn là tỷ lệ nghèo thấp theo bất kỳ tiêu chuẩn nào.
Cuối năm 2009, thành phố Hồ Chí Minh công bố mức chuẩn nghèo là 12 triệu
đồng/người/năm. Nếu sử dụng chuẩn nghèo này, tỷ lệ nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ
là 13,9%. Chuẩn nghèo ở Hà Nội bằng một nửa chuẩn nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh và
nếu theo chuẩn này thì tỷ lệ nghèo ở Hà Nội là 1,56 % vào năm 2009.
Bất bình đẳng thường được đo bằng hệ số Gini, trong khoảng từ 0 (bình đẳng hoàn toàn)
đến 1 (hoàn toàn bất bình đẳng). Theo Điều tra mức sống hộ gia đình 2008 VHLSS, hệ số
31
Gini của thu nhập bình quân trên đầu người là 0,35 ở Hà Nội và 0,34 ở thành phố Hồ Chí
Minh; dữ liệu điều tra Nghèo đô thị UPS-09 ước tính những con số này là 0,37 ở cả Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho sự bất bẳng trung bình. Sự thay đổi trong các hệ số
Gini là rất nhỏ và sự khác biệt trong thiết kế bảng hỏi lại quá lớn để có thể kết luận rằng sự
bất bình đẳng có tăng trong năm 2009 so với năm 2008. Nhưng cũng cần lưu ý rằng việc
gộp cả dân di cư vào - bộ phận dân cư bị bỏ sót trong mẫu của Điều tra mức sống hộ gia
đình và đã được đưa vào một cách hợp lý trong Điều tra nghèo đô thị UPS - 09 - không
làm tăng đáng kể sự bất bình đẳng lượng hóa được (điều này có thể xảy ra nếu dân di cư
phần lớn là nghèo).
Nghèo đa chiều
Phương pháp đo lường truyền thống và phổ biến về nghèo dựa trên khía cạnh kinh tế: thu
nhập và chi tiêu. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ mức sống ngoài khía cạnh kinh tế còn cần
phải phản ánh khía cạnh xã hội trong đời sống dân cư. Cách tiếp cận nghèo đa chiều ngày
càng được áp dụng phổ biến. Bên cạnh chiều kinh tế, nghèo đa chiều còn bao gồm một loạt
các thiếu hụt mà dân cư có thể gánh chịu như giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, an ninh,…
Việc lựa chọn các chiều và chỉ tiêu thể hiện các chiều thiếu hụt phụ thuộc vào mục đích và
đối tượng đánh giá.
Báo cáo Phát triển con người (HDR) năm 2010 của Liên hợp quốc sử dụng một chỉ số mới
được gọi là Chỉ số nghèo đa chiều (MPI). Chỉ số này do Viện nghiên cứu vấn đề nghèo đói
và sáng kiến phát triển con người của đạ i học Oxford (OPHI) và Cơ quan báo cáo phát
triển con người của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xây dựng dựa trên
phương pháp đo lường nghèo đa chiều của Alkire và Foster (2007) 4
Ở cả hai thành phố, người dân ở khu vực nông thôn và người dân di cư chịu thiếu hụt ở tất cả
các chiều nhiều hơn người dân thành thị và dân có hộ khẩu. Đáng chú ý là thiếu hụt về tham
gia các hoạt động xã hội của người di cư rất cao và chênh lệch nhiều so với dân có hộ khẩu.
. Do một số ưu điểm
của phương pháp Alkire và Foster (2007) như có thể phân tích chia theo từng nhóm dân
cư, từng chiều/chỉ tiêu thiếu hụt, khả năng so sánh theo thời gian, v.v…
Áp dụng tính toán Chỉ số MPI dựa trên kết quả Điều tra Nghèo đô thị với 8 chiều đói
nghèo là: thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích
nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an toàn xã hội đã cho thấy bức tranh
đầy đủ hơn về tình trạng nghèo ở hai thành phố.
Mặc dù có tỷ lệ nghèo thu nhập thấp hơn Hà Nội nhưng TP Hồ Chí Minh lại có tỷ lệ nghèo
cao hơn đối với tất cả các chiều thiếu hụt khía cạnh xã hội.
Ở cả hai thành phố, ba lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, tiếp
cận các dịch vụ nhà ở phù hợp (bao gồm dịch vụ điện, nước, nước và rác thải), và tiếp cận nhà
ở có chất lượng và diện tích phù hợp. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, không có thẻ bảo hiểm
y tế cũng là một vấn đề cần quan tâm với tỷ lệ người không có bảo hiểm y tế là 42,8%.
4
MPI gồm 3 chiều thiếu hụt (giáo dục, y tế và mức sống) và 10 chỉ số đo lường. Tham khảo thêm trong
www.ophi.org.uk và http://hdr.undp.org/en/
32
Chỉ số nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội, nông thôn cao hơn thành
thị và người di cư cao hơn người có hộ khẩu. Đặc biệt, chỉ số nghèo đa chiều rất cao
(Mo=0,26) đối với nhóm dân di cư đang có ít nhất một thiếu hụt. Hơn nữa, khi số chiều
thiếu hụt càng tăng thì tỷ trọng dân di cư càng tăng lên.
Ở cả hai thành phố, 3 chiều đóng góp nhiều nhất vào chỉ số nghèo Mo là thiếu hụt về tiếp
cận hệ thống an sinh xã hội, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ nhà ở (điện, nước, thoát nước,
rác thải, …) và thiếu hụt về chất lượng và diện tích nhà ở.
Yếu tố thu nhập hoàn toàn không phải là yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng nghèo đa
chiều ở TP Hồ Chí Minh vì yếu tố này có tỷ lệ nghèo thấp, đóng góp thấp vào chỉ số nghèo
đa chiều và không thay đổi khi số chiều thiếu hụt tăng lên.
Đối với dân di cư, an sinh xã hội vẫn là yếu tố đóng góp hàng đầu vào chỉ số nghèo đa
chiều, tiếp đó là chất lượng/diện tích nhà ở. Đáng chú ý, người di cư không hộ khẩu đang
thực sự gặp phải vấn đề khó khăn trong tham gia các tổ chức và hoạt động xã hội. Vấn đề
thiếu hụt về y tế cũng cần chú trọng.
Đối với cư dân có hộ khẩu, ba đóng góp lớn nhất vào chỉ số nghèo đa chiều lần lượt là an
sinh xã hội, dịch vụ nhà ở, và chất lượng/diện tích nhà ở. Tham gia vào các tổ chức và hoạt
động xã hội hầu như không đóng góp gì mấy vào chỉ số nghèo.
Những kết quả rút ra từ nghiên cứu nghèo đa chiều càng làm rõ thêm nhận định ban đầu
rằng, đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, công tác giảm nghèo chỉ dựa trên tiêu chí kinh tế
(thu nhập/chi tiêu) là chưa đủ. Cách tiếp cận đa chiều giúp đánh giá đời sống của dân cư
toàn diện hơn và các chính sách giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân cần dựa trên
cách đánh giá nhiều chiều này. Kết quả điều tra khuyến nghị một số lĩnh vực cả hai thành
phố cần quan tâm đó là tăng cường tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, cải thiện các dịch vụ
liên quan đến nhà ở, nâng cao chất lượng và cải thiện diện tích nhà ở. Bộ phận dân di cư ở
thành phố chiếm một phần lớn trong số những người nghèo của hai thành phố; cần có
những chính sách dài hạn nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt những điều kiện
sống cơ bản.
Rủi ro và đối phó với rủi ro
Mọi người đều phải đối mặt với một vài loại rủi ro như mất việc, tăng giá lương thực thực
phẩm, ốm đau bất thường, hay thiên tai. Điều tra nghèo đô thị UPS-09 đã hỏi người được
phỏng vấn về khó khăn mà họ gặp phải và cách mà họ giải quyết khó khăn.
Mối quan tâm lớn nhất là tăng giá lương thực thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác
như trong Bảng ES6 đã chỉ rõ. Tại thời điểm điều tra tháng 10 – tháng 11 năm 2009, giá
lương thực thực phẩm tăng cận mức cao nhất tronglịch sử và nhiều người đã cảm thấy
mức tăng chóng mặt của nó. Khó khăn lớn thứ hai được người dân đưa ra là vấn đề về sức
khỏe, được 25% dân số ở Hà Nội và 19% dân số ở thành phố Hồ Chí Minh đề cập đến
(nhưng chỉ được 11% dân di cư đề cập đến). Các khó khăn khác như chậm trả lương/tiền
công (3%), thiên tai (2%), hoặc vấn đề gia đình (5%) đều là không thường xuyên.
33
Khi phải đối mặt với khó khăn, cách ứng phó chính là lấy tiền tiết kiệm hoặc bán tài sản; tỷ
lệ là 1 trên 6 hộ gia đình được hỏi mượn tiền để giải quyết khó khăn và 1 trên 7 hộ gia đình
chọn cách làm thêm giờ. Các lựa chọn trả lời hầu như không thay đổi giữa các thành phố,
giữa chủ hộ là nam và nữ hay giữa dân di cư và dân thành phố có hộ khẩu. Hộ gia đình ở
nhóm thu nhập thấp nhất thường đi vay, bán tài sản và làm thêm giờ nhiều hơn là những
người ở nhóm thu nhập cao nhất.
Bảng ES6. Tóm tắt khó khăn mà các hộ gia đình gặp phải và cách giải quyết các khó khăn
Đvt: %
Các loại khó khăn
Cách giải quyết khó khăn (của những người gặp
khó khăn)
Tăng giá
các mặt
hàng thiết
yếu
Mất
việc
Kinh
doanh
thua lỗ
Sức
khỏe
Vay/
mượn tiền
Bán tài
sản/ sử
dụng tiền
tiết kiệm
Giảm chi
tiêu cho
giáo dục
Làm
việc
thêm
giờ
Khác
Tỷ lệ của mỗi dòng tổng
Tổng 65 5 11 21 17 55 4 14 3
Hà Nội 75 4 6 25 14 54 4 15 3
HCM 60 6 14 19 18 56 3 14 3
Chủ hộ là nam 65 6 11 20 18 56 5 16 3
Chủ hộ là nữ 64 5 11 22 16 54 2 12 3
Dân thường trú 69 5 12 25 17 55 5 15 3
Dân di cư 56 6 8 11 17 54 1 13 1
Nhóm 1 (nghèo) 69 8 9 27 27 57 7 21 8
Nhóm 5 (giàu) 55 3 14 14 11 47 2 10 1
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.
Tham gia hoạt động xã hội
Điều tra nghèo đô thị UPS-09 bao gồm một bộ các câu hỏi ít được thực hiện trước đây về
sự tham gia các hoạt động xã hội. Một quan tâm đặc biệt ở đây là câu hỏi liệu dân di cư có
tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội hay không và có tạo mối quan hệ với láng giềng
của họ không.
Những hoạt động xã hội này được chia thành 4 nhóm:
(i) Tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội như đoàn thanh niên, công đoàn,
hoặc hội phụ nữ, hội cựu chiến binh hoặc hội người cao tuổi.
(ii) Tham gia vào các hoạt động x ã hội trong khu vực sinh sống, bao gồm tham gia
các cuộc họp liên quan đến kế hoạch hóa gia đình hay đóng góp cho quỹ xã hội.
(iii) Thông tin về các dịch vụ xã hội được cung cấp bao gồm thông tin liên quan
đến các chính sách, thông tin liên quan đến chăm sóc y tế, tiêm chủng, hoặc
dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản,...
(iv) Các mối quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống, bao gồm tham gia vào các sự
kiện quanh khu vực như đám cưới hay chuyện trò với hàng xóm.
34
Người dân ở Hà Nội tham gia vào tất cả những hoạt động này nhiều hơn ở thành phố Hồ
Chí Minh nhưng đặc biệt có một khoảng cách lớn trong việc tham gia các tổ chức chính trị
- xã hội. Những người không tham gia chủ yếu cho là hoạt động này không liên quan đến
công việc hoặc nhu cầu của họ. Nhưng một số người cho rằng họ không có thời gian và chỉ
một tỷ lệ nhỏ đơn giản cho rằng họ không thấy thích thú.
Dữ liệu trong Bảng ES7 chỉ rõ là người dân di cư tham gia vào các hoạt động xã hội ít hơn
nhiều so với dân thường trú; chỉ bằng một nửa so với dân thường trú tham gia vào các tổ
chức chính trị - xã hội (32% so với 69%) hoặc tiếp cận các dịch vụ xã hội (48% so với
89%). Điều này không hoàn toàn đáng ngạc nhiên do dân di cư mới chuyển đến sống ở
thành phố trong thời gian ngắn và xu hướng chuyển chỗ ở trong thành phố. Hơn nữa, cũng
có thể dân di cư chưa được hòa nhập với cộng đồng xung quanh hoặc chưa được chú ý
nhiều trong các hoạt động xã hội. Đáng chú ý là 1 trên 10 người dân di cư cho rằng thiếu
hộ khẩu là nguyên nhân hạn chế họ tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội.
Bảng ES7. Tóm tắt mức độ tham gia hoạt động xã hội và lý do không tham gia Đvt: %
Người dân được hỏi tham gia vào:
Người dân được hỏi không tham gia vào các
tổ chức chính trị - xã hội do:
Tổ chức
chính trị
- xã hội
Các hoạt
động
trong
khu vực
sinh
sống
Được
cung
cấp các
dịch vụ
xã hội
Các mối
quan hệ xã
hội trong
khu vực
sinh sống
Không
quan
tâm
Không
được
tham gia
Không
liên
quan
Không
có hộ
khẩu
Không
có
thời
gian
Tỷ lệ của mỗi dòng tổng
Tổng 58 75 77 93 6 5 39 3 14
Hà Nội 73 80 84 95 3 3 24 3 5
HCM 50 73 74 92 7 7 46 4 17
Chủ hộ là nam 60 79 79 93 5 5 36 3 12
Chủ hộ là nữ 54 70 74 93 7 7 42 4 14
Dân thường trú 69 95 89 98 6 3 28 0 10
Dân di cư 32 30 48 81 5 11 63 10 21
Nhóm 1 (nghèo) 48 71 75 90 7 9 47 5 13
Nhóm 5 (giàu) 57 81 76 95 5 3 40 3 16
Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.
35
Phần I: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
1. Mục tiêu điều tra
Khảo sát nghèo đô thị giúp hai thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh có nguồn
thông tin đầy đủ để đánh giá mức sống, đánh giá tình tr ạng nghèo đói và phân hóa giàu
nghèo, các khía cạnh khác nhau của hiện tượng nghèo ở thành phố để phục vụ công tác
hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình m ục tiêu của thành phố nhằm
không ngừng nâng cao mức sống dân cư đảm bảo việc phát triển bền vững ở hai thành phố.
Khảo sát nghèo đô thị sẽ bổ sung cho kết quả điều tra Mức sống hộ gia đình ở hai thành
phố được thực hiện 2 năm/lần theo Chương trình Thống kê Quốc gia nhằm tối ưu hóa việc
sử dụng trong phân tích các số liệu được thu thập từ hai cuộc điều tra.
Các cuộc điều tra Mức sống hộ gia đình trước đây đã không lấy đủ mẫu của một số nhóm
dân số đô thị quan trọng, đáng chú ý nhất là nhóm dân di cư. Năm 2004, thành phố Hồ Chí
Minh đã tiến hành cuộc điều tra toàn bộ dân số giữa kỳ, theo kết quả cuộc điều tra này thì
71% dân số thuộc khu vực KT1, KT2 (dân số đăng ký hộ khẩu tại thành phố) nhưng theo
điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2004 lại là 98% và 91% theo điều tra mức sống hộ gia
đình 2006. Thông tin về việc làm cũng chưa đầy đủ đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng do số
công nhân xây dựng ở tại các lán trại của công trường xây dựng trên địa bàn cũng chưa được
phản ánh trong mẫu vì họ không thuộc đối tượng điều tra Mức sống hộ gia đình. Dân di cư
rất đa dạng có thể có một số người có kỹ năng, tay nghề cao nhưng cũng có những người
không có tay nghề chỉ là lao động phổ thông; có nam và nữ; có trẻ và già; họ có thể là người
nghèo hoặc có thể dễ bị tổn thương hơn. Dân di cư chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số đô
thị hiện nay do đó cần tìm hiểu, cần có đầy đủ thông tin hơn về nhóm dân cư này.
Để phản ánh đầy đủ hơn về mức độ nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
ngoài những hộ gia đình có hộ khẩu tại thành phố, khảo sát nghèo đô thị còn tập trung thu
thập thông tin về người di cư, hộ gia đình không có hộ khẩu và những cá nhân không hình
thành hộ gia đình như nh ững người ở tại các khu tập thể của nhà máy, công nhân xây dựng
sống ở các lán trại, người không nhà ở nhưng có nơi ở cố định, những người ở tại các khu xây
cất trái phép,...
2. Chọn mẫu và tổ chức điều tra
2.1. Phạm vi điều tra
Cuộc khảo sát được tiến hành ở tất cả các quận, huyện thuộc Hà Nội 5
5
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, Thủ đô Hà Nội bao gồm: Thủ đô Hà Nội cũ; toàn bộ tỉnh Hà Tây; huyện Mê
Linh-Tỉnh Vĩnh phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
(cũ) và thành phố Hồ
Chí Minh.
36
2.2. Đối tượng điều tra
Đối tượng khảo sát bao gồm cả hộ gia đình và các cá nhân không hình thành hộ gia đình.
Hộ gia đình bao gồm những người cùng ở chung nhà, chung căn hộ hay chung nơi ở; Có
chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp vào
ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó.
Một người cũng được tính là thành viên trong hộ nếu được hộ gia đình cho là thành viên
của hộ. Ví dụ như trường hợp những người tạm vắng, sinh viên, người di cư tạm trú,...
Cá nhân là những người sống trong cùng phòng, nhà,… nhưng không có qu ỹ thu chi
chung, không hình thành hộ gia đình. Ví dụ như những người thuê nhà trọ, người giúp việc
gia đình, công nhân sống trong khu tập thể của nhà máy, công nhân xây dựng sống ở các
lán trại, người không nhà ở nhưng có nơi ở cố định,... Tuy nhiên cuộc khảo sát này không
bao gồm cá nhân là sinh viên từ các tỉnh, thành phố khác đến thành phố học tập.
Khảo sát nghèo đô thị được thiết kế bao phủ hết toàn bộ dân số đang sinh sống ở Hà nội
và thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm khảo sát, bao gồm cả dân số di động/thường
xuyên di chuyển hay nhóm dân số thường không được kể đến trong VHLSS. Tuy nhiên
khảo sát nghèo đô thị không bao gồm những người đang bị giam giữ, bệnh nhân đang ở
bệnh viện, bộ đội sống ở doanh trại và sinh viên ở ký túc xá, sinh viênđ ến thành phổ để
học tập toàn thời gian.
Những điểm giống và khác nhau khi chọn mẫu của điều tra mức sống hộ gia đình 2006 và
khảo sát nghèo đô thị năm 2009 được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Khảo sát mức sống hộ gia đình năm
2006
Điều tra nghèo đô thị năm 2009
Hộ bao gồm những người:
(1) Cùng ở chung nhà, chung căn hộ
hay chung nơi ở;
(2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi
khoản thu nhập của thành viên đều
được đóng góp vào ngân sách chung
của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ
đều lấy từ ngân sách đó. Những người
này có thể có hoặc không có quan hệ
ruột thịt.
Hộ bao gồm những người:
(1) Cùng ở chung nhà, chung căn hộ hay
chung nơi ở;
(2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản
thu nhập của thành viên đều được đóng gó p
vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi
tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó. Những
người này có thể có hoặc không có quan hệ
ruột thịt.
Thời gian ở tại địa bàn của hộ từ 6
tháng trở lên
Tất cả các hộ/cá nhân đang sinh sống tại địa
bàn không kể thời gian bao lâu.
37
Khảo sát mức sống hộ gia đình năm
2006
Điều tra nghèo đô thị năm 2009
Không khảo sát người di cư đến thành
phố một mình, không có gia đình.
Khảo sát cả những người di cư là cá nhân đến
thành phố một mình không có gia đình đi
cùng.
- Hộ/cá nhân ở tại công trình xây dựng, nhà
tạm và công trình trái phép trong địa bàn;
- Hộ/cá nhân ngủ tại các doanh nghiệp, cửa
hàng, nhà hàng, khách sạn hoặc các tụ điểm
vui chơi giải trí trong địa bàn.
2.3. Thiết kế mẫu
Để nâng cao tính hiệu quả, mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tổ
hai giai đoạn và được chọn riêng cho từng thành phố. Hai giai đoạn chọn mẫu như sau:
Giai ðoạn 1: Dùng địa bàn điều tra trong tổng điều tra dân số và nhà ở nãm 2009 là đơn vị
chọn mẫu cấp một. Địa bàn điều tra mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tổ
theo xác suất tỷ lệ với qui mô (PPS). Toàn bộ phường/xã của từng thành phố được chia
thành 2 tổ: tổ ưu tiên gồm những phường/xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, tỷ lệ dân số KT4 cao,
có tỷ lệ tăng dân số cao và có nhiều xí nghiệp với số lao động từ 300 lao động trở lên; tổ
không ưu tiên gồm những phường/xã còn lại. Dàn chọn mẫu của mỗi tổ là danh sách địa
bàn điều tra của các phường/xã trong tổ. Mỗi thành phố chọn ra 80 địa bàn mẫu gồm 40
địa bàn thuộc tổ ưu tiên và 40 địa bàn thuộc tổ không ưu tiên.
Giai đoạn 2: Hộ gia đình và cá nhân là đơn vị chọn mẫu cấp hai được chọn theo phương
pháp chọn mẫu hệ thống ngẫu nhiên. Dàn chọn mẫu là danh sách hộ gia đình và cá nhân
trong địa bàn mẫu được lập ngay trước khi tiến hành khảo sát. Hộ/cá nhân mẫu được chọn
ra từ danh sách theo bảng số ngẫu nhiên đã lập sẵn. Mỗi địa bàn mẫu chọn 11 hộ và 11 cá
nhân để khảo sát.
Ngoài ra, người giúp việc gia đình sống tại hộ mẫu cũng sẽ trả lời phiếu phỏng vấn cá
nhân.
b. Cỡ mẫu:
Dựa trên dữ liệu khu vực thành thị của các vùng tương ứng trong khảo sát mức sống hộ gia
đình năm 2004, với giả định tỷ lệ không trả lời là 10%, cỡ mẫu đã xác định cho từng thành
phố, từng nhóm đối tượng hộ, cá nhân với khoảng tin cậy là 95% (α=0.05). Tổng số mẫu
đã khảo sát ở mỗi thành phố và từng nhóm như sau:
38
Bảng 1.1: Số hộ, cá nhân điều tra thực tế trong khảo sát nghèo đô thị 2009
Tổng số
Thành phố Tình trạng đãng ký hộ khẩu
Hà Nội
TP Hồ
Chí Minh
Tại thành
phố khảo
sát
Thành
phố/Tỉnh
khác
Không
có hộ
khẩu
Tổng số phiếu điều tra
tổng hợp (phiếu)
3,349 1,637 1,712 1,610 1,733 6
Phiếu hộ gia đình 1,748 875 873 1,479 269 0
Phiếu cá nhân 1,601 762 839 131 1,464 6
Chia ra:
Cá nhân trong mẫu 1,515 697 818 131 1,378 6
Cá nhân là người giúp việc 86 65 21 0 86 0
Tổng số nhân khẩu tổng
hợp (người)
8,208 4,197 4,011 5,859 2,337 12
Hộ gia đình 6,607 3,435 3,172 5,728 873 6
Cá nhân 1,601 762 839 131 1,464 6
2.4. Lập bảng kê
Khảo sát nghèo đô thị chọn địa bàn điều tra mẫu từ danh sách địa bàn điều tra của tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Dàn chọn mẫu này cung cấp ước lượng về qui mô và
phân bố dân cư thành thị theo phường, xã và theođ ịa bàn điều tra tin cậy hơn các cuộc
điều tra trước đây sử dụng dàn chọn mẫu cũ từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1999. Một
số phường, xã trong vài năm qua có t ỷ lệ tăng dân số rất cao do dân di cư nên việc chọn
mẫu khảo sát cần phản ánh được những thay đổi ấn tượng về qui mô và phân bố dân số đô
thị rất quan trọng.
Các bảng kê/danh sách hộ gia đình và bảng kê/danh sách cá nhân được lập ở từng địa bàn
điều tra là dàn chọn mẫu để chọn ra hộ gia đình và cá nhân phỏng vấn, thu thập thông tin.
Công tác lập bảng kê được tiến hành trực tiếp, điều tra viên đến từng nhà/phòng trọ/nơi ở
của địa bàn để hỏi và lập bảng kê. Điều tra viên không được lập bảng kê cá nhân qua thu
thập thông tin gián tiếp mà phải gặp trực tiếp người sống trong nhà/phòng trọ/nơi ở để hỏi
và thu thập thông tin đầy đủ, chính xác của hộ và cá nhân. Nếu không gặp được người ở
nhà/phòng trọ/nơi ở điều tra viên phải trở lại để hỏi và ghi vào bảng kê.
Lập bảng kê hộ
Những hộ được đưa vào bảng kê hộ của địa bàn khảo sát gồm:
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi
29458 baocao ngheo_do_thi

More Related Content

Viewers also liked

Snap Chicago May 2016 3
Snap Chicago May 2016 3Snap Chicago May 2016 3
Snap Chicago May 2016 3Paul Ramoie
 
Manual de Comunicaciones
Manual de ComunicacionesManual de Comunicaciones
Manual de ComunicacionesLu Esqueche
 
ICICI bank experiance crtificate[1]
ICICI  bank experiance crtificate[1]ICICI  bank experiance crtificate[1]
ICICI bank experiance crtificate[1]Nishant Sharma
 
Coastal Features Created By Erosion Sherry
Coastal Features Created By Erosion SherryCoastal Features Created By Erosion Sherry
Coastal Features Created By Erosion SherryMalia Damit
 
Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010Phi Phi
 

Viewers also liked (8)

Snap Chicago May 2016 3
Snap Chicago May 2016 3Snap Chicago May 2016 3
Snap Chicago May 2016 3
 
Manual de Comunicaciones
Manual de ComunicacionesManual de Comunicaciones
Manual de Comunicaciones
 
ICICI bank experiance crtificate[1]
ICICI  bank experiance crtificate[1]ICICI  bank experiance crtificate[1]
ICICI bank experiance crtificate[1]
 
Mobile - Marketing Digital
Mobile  -  Marketing DigitalMobile  -  Marketing Digital
Mobile - Marketing Digital
 
Seminario seis,estadística.
Seminario seis,estadística.Seminario seis,estadística.
Seminario seis,estadística.
 
Resume
ResumeResume
Resume
 
Coastal Features Created By Erosion Sherry
Coastal Features Created By Erosion SherryCoastal Features Created By Erosion Sherry
Coastal Features Created By Erosion Sherry
 
Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010
 

Similar to 29458 baocao ngheo_do_thi

Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinhMột số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinhnataliej4
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢNGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢNOnTimeVitThu
 
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021TBFTTH
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...nataliej4
 
DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM
DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM
DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM nataliej4
 
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.com
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.comChien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.com
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.comBinhThang
 
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt nam
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt namHướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt nam
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt namjackjohn45
 
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.com
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.comChien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.com
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.comBinhThang
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...luanvantrust
 
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02Lê Tô Hoàng Hải
 

Similar to 29458 baocao ngheo_do_thi (20)

Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinhMột số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Một số chính sách hiện hành liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢNGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
 
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đChính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
 
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
Đề Cương Dân Số Học - Y Khoa Vinh VMU 2021
 
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú NinhLuận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
Luận văn: Thực hiện chính sách Dân số và phát triển huyện Phú Ninh
 
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đSắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
 
DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM
DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM
DI CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM
 
Nghiên Cứu Biến Động Dân Số Thành Phố Đà Nẵng.doc
Nghiên Cứu Biến Động Dân Số Thành Phố Đà Nẵng.docNghiên Cứu Biến Động Dân Số Thành Phố Đà Nẵng.doc
Nghiên Cứu Biến Động Dân Số Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Chính sách Dân số và phát triển tại thị xã Điện Bàn, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.com
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.comChien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.com
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.com
 
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt nam
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt namHướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt nam
Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở việt nam
 
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.com
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.comChien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.com
Chien luoc dan so 2011 2020 - ytecongcong.com
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Sinh chet vn final
Sinh chet vn finalSinh chet vn final
Sinh chet vn final
 
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Kinh...
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Kinh...Luận văn: Giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Kinh...
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại huyện Kinh...
 
Cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số, dân tộc.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số, dân tộc.docxCơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số, dân tộc.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số, dân tộc.docx
 
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02
 

29458 baocao ngheo_do_thi

  • 1. 1 ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hà Nội, tháng 9 - 2010
  • 2. 2
  • 3. 3 LỜI CẢM ƠN Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được soạn thảo trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” do Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tài trợ với cơ quan chủ quản là Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, và cơ quan thực hiện dự án là Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, và Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo này do bà Lê Thị Thanh Loan (Quyền Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh), ông Đỗ ngọc Khải (Phó Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội) và bà Nguyễn Bùi Linh (Phòng Giảm nghèo và Phát triển xã hội, UNDP) biên tập với sự tham gia viết của ông Jonathan Haugton (Đại học Suffolk- Hoa kỳ), bà Lê Thị Thanh Loan, bà Nguyễn Bùi Linh và các chuyên gia trong nước bao gồm ông Ngô Doãn Gác, bà Đặng Thị Hồng Hà, ông Nguyễn Việt Dũng, bà Nguyễn Thúy Chinh, bà Lê Thị Kim Chi, bà Nguyễn Thị Hồng Loan và ông Nguyễn Xuân Tường. Xử lý, tổng hợp các chỉ tiêu, các bảng do ông Ngô Thanh Yên và bà Lộ thị Đức thực hiện. Hỗ trợ biên tập, thiết kế và xuất bản do ông Nguyễn Ngọc Đỉnh và bà Trần Thị Triêu Nhật. Báo cáo cũng đã nhận được đóng góp ý kiến tích cực của các thành viên Ban Chỉ đạo và các chuyên gia trong nước và quốc tế bao gồm: Ông Đào Văn Bình, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Tiên Phong (UNDP), ông Alex Warren (UNDP), ông Nguyễn Phong (Tổng cục Thống kê), ông Lê Tuấn Hữu (Sở Lao động Thương binh xã hội thành phố Hà Nội), ông Nguyễn Văn Xê (Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phố Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Thắng (Trung tâm Phân tích và Dự báo thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), ông Nguyễn Văn Quang (Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh), và các cán bộ phụ trách trong lĩnh vực văn hóa xã hội của hai thành phố. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tổ chức và cá nhân trên đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành báo cáo này. BAN BIÊN TẬP
  • 4. 4
  • 5. 5 MỤC LỤC Lời cảm ơn 3 Giới thiệu 19 Tóm tắt tổng quan 21 Phần I: Phương pháp điều tra 1. Mục đích điều tra 35 2. Chọn mẫu và tổ chức điều tra 35 Phần II: Kết quả điều tra 3. Đặc điểm của dân số đô thị 42 4. Tiếp cận giáo dục 49 5. Sử dụng dịch vụ y tế 54 6. Việc làm 61 7. Thu nhập và chi tiêu 76 8. Nhà ở 81 9. Tài sản lâu bền của hộ gia đình 93 10. Nghèo 100 11. Đối phó với các cú sốc/rủi ro 117 12. Tham gia quan hệ xã hội 126 13. Dân di cư và dân thường trú 132 14. Các giải pháp của Nhà nước và nghèo đô thị 142 Phụ lục Thống kê
  • 6. 6 Phụ lục Thống kê NHÂN KHẨU HỌC 1.1 Nhân khẩu bình quân hộ chia theo tình trạng hộ khẩu, giới tính chủ hộ, thành phố và 5 nhóm thu nhập 151 1.2 Cơ cấu nhân khẩu chia theo giới tính, thành phố và nhóm tuổi 152 1.3 Cơ cấu nhân khẩu chia theo giới tính, thành phố và nhóm tuổi 153 1.4 Cơ cấu nhân khẩu chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu, thành phố, giới tính và 5 nhóm thu nhập 154 1.5 Tình trạng hôn nhân của dân số từ 13 tuổi trở lên chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và trình độ học vấn. 155 1.6 Giới tính chủ hộ chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, tình trạng hộ khẩu và trình độ học vấn của chủ hộ 157 1.7 Số lao động bình quân hộ chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu và trình độ học vấn của chủ hộ 158 1.8 Tỷ lệ phụ thuộc lao động chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu và trình độ học vấn của chủ hộ 159 1.9 Thời gian sống tại hộ/nơi ở trong 12 tháng qua chia theo thời gian, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ học vấn 160 Nhân khẩu không có đăng ký hộ khẩu (tại thành phố khảo sát) 1.10 Thời gian chuyển đến thành phố lần đầu tiên chia theo thời gian, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ học vấn 162 1.11 Tình trạng có mặt tại thành phố trong 12 tháng qua chia theo tháng, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ học vấn 164 1.12 Thời gian chuyển đến nơi ở hiện tại chia theo thời gian, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ học vấn 168 1.13 Nơi sống trước khi chuyển đến nơi đang ở chia theo nơi ở, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ học vấn 170 1.14 Tình trạng thay đổi chổ ở thường xuyên chia theo lý do, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, nhóm tuổi và trình độ học vấn 172
  • 7. 7 GIÁO DỤC 2.1 Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc biết viết chia theo thành phố, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập 177 2.2 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp giáo dục cao nhất, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nh ập 178 2.3 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập 179 2.4 Tỷ lệ dân số đang đi học chia theo cấp học, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập 181 2.5 Loại trường đang theo học chia theo loại hình, thành phố, giới tính, cấp học, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập 183 2.6 Tỷ lệ đi học đúng tuổi của dân số 18 tuổi trở xuống chia theo cấp học phổ thông, thành phố, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, giới tính và nhóm tuổi 185 2.7 Tỷ lệ dân số dưới 18 tuổi đang đi học được miễn/ giảm học phí hoặc các khoản đóng góp chia theo khoản được miễn giảm, thành phố, giới tính, cấp học, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập và nhóm tuổi 186 2.8 Tỷ lệ dân số hiện không đi học chia theo lý do, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập 187 2.9 Tỷ lệ dân số hiện không đi học chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập 189 Y TẾ 3.1 Tỷ lệ dân số bị bệnh trong 12 tháng qua chia theo loại bệnh, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, 193 3.2a Tỷ lệ dân số đi khám bệnh khi bị ốm hay bị chấn thương trong 12 tháng qua chia theo mức độ đi khám bệnh, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập, 194 3.2b Tỷ lệ dân số đi khám bệnh nếu bị ốm hay bị chấn thương trong 12 tháng qua chia theo mức độ đi khám bệnh, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập, 195 3.3 Nơi đến khám chữa bệnh chia theo nơi khám, thành phố, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, giới tính và nhóm tuổi 196 3.4 Lý do không đi khám bệnh (khi bị ốm/chấn thương) trong 12 tháng qua chia theo lý do, thành phố, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, giới tính và nhóm tuổi 197 3.5 Tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế chia theo loại bảo hiểm y tế, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập 198
  • 8. 8 3.6 Cơ cấu dân số có bảo hiểm y tế chia theo loại bảo hiểm y tế, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập 200 3.7 Lý do không có bảo hiểm y tế chia theo lý do, thành phố, giới tính và nhóm tuổi. tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập, 202 VIỆC LÀM 4.1 Dân số hoạt động kinh tế từ 6 tuổi trở lên chia theo nhóm tuối, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập 207 4.1.a Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế từ 6 tuổi trở lên chia theo nhóm tuối, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập 209 4.2 Cơ cấu dân số từ 6 tuổi trở lên có làm việc trong 12 tháng qua chia theo trình độ học vấn, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu và 5 nhóm thu nhập 211 4.3 Dân số không làm việc trong 12 tháng qua chia theo lý do, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, 213 4.4 Tỷ lệ dân số từ 6 tuổi trở lên có làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập, loại hợp đồng công việc 217 4.4a Cơ cấu dân số từ 6 tuổi trở lên có làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, loại hợp đồng công việc 218 4.5 Tỷ lệ dân số từ 6 tuổi trở lên có làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo tháng, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập 219 4.6 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo loại công việc, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập, 223 4.7 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo loại nghề, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập 225 4.8 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo ngành kinh tế, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập 229 4.9 Dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo thành phần kinh tế, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu, 5 nhóm thu nhập 231 4.10 Số tháng làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua của dân số từ 6 tuổi trở lên chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập và loại 233
  • 9. 9 hợp đồng công việc 4.11 Số giờ làm việc trung bình 1 người/1 tuần của dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập và loại hợp đồng công việc 235 4.12 Loại hợp đồng công việc của dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo loại hợp đồng, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập 237 4.13 Quyền lợi được hưởng của dân số từ 6 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo quyền lợi, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hộ khẩu, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập, loại công việc, Loại hợp đồng công việc 239 4.14 Lương bình quân tháng của lao động làm công ăn lương làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập, Loại hợp đồng công việc 242 ĐỒ DÙNG LÂU BỀN 5.1 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chia theo thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập, 247 5.2 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền chủ yếu chia theo loại đồ dùng, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập, 248 5.3 Một số đồ dùng lâu bền chủ yếu tính trên 100 hộ chia theo loại đồ dùng, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập, 252 NHÀ Ở VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG 6.1 Tỷ lệ hộ chia theo số ngôi nhà/căn hộ/nơi ở hộ đang ở, thành phố, 5 nhóm thu nh ập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ 257 6.2 Tỷ lệ hộ chia theo diện tích ở bình quân nhân khẩu (*) chia theo thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 258 6.3 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ 260 6.5 Tỷ lệ hộ có người ở chung chia theo loại nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ 262
  • 10. 10 6.6 Tỷ lệ hộ có người ở chung chia theo hình thức sở hữu nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ 264 6.6a Cơ cấu hộ có người ở chung chia theo hình thức sở hữu nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ 265 6.7 Số người ở chung với hộ bình quân chia theo loại nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ 266 6.9 Nhà ở của hộ chia theo vật liệu chính của mái nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 268 6.10 Nhà ở của hộ chia theo vật liệu chính của tường/vách ngăn, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 269 6.11 Nhà ở của hộ chia theo vật liệu chính của sàn nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 270 6.12 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo hình thức sở hữu nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ,và trình độ học vấn của chủ hộ và loại nhà 271 6.13 Tỷ lệ hộ có trả tiền cho việc sử dụng nhà ở chia theo hình thức sở hữu nhà, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ và loại nhà 273 6.14 Tỷ lệ hộ chia theo nguồn nước ăn uống chính của hộ, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, loại nhà và hình thư`c sở hữu nhà 275 6.15 Tỷ lệ hộ có sử dụng bể lọc hoặc hóa chất để lọc nước uống chia theo nguồn nước ăn uống chính của hộ, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 279 6.16 Tỷ lệ hộ có sử dụng nhà vệ sinh chia theo loại nhà vệ sinh, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, loại nhà, hình thức sở hữu nhà và nhà vệ sinh chung/riêng 281 6.17 Tỷ lệ hộ sử dụng nhà vệ sinh chia theo loại nhà vệ sinh chung/riêng, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 283 6.18 Tỷ lệ hộ chia theo nguồn thắp sáng chính của hộ, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 284 6.19 Tỷ lệ hộ chia theo nguồn nhiên liệu/năng lượng thường dùng để nấu ăn của hộ, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 285
  • 11. 11 6.20 Tỷ lệ hộ kết nối với điện lưới quốc gia chia theo cách thức kết nối, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 286 6.21 Tỷ lệ hộ chia theo hình thức xử lý rác thải, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 287 6.22 Tỷ lệ hộ chia theo hình thức xử nước thải, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và loại nhà 288 6.23 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn khi sống tại nơi cư trú chia theo loại khó khăn, thành phố, 5 nhóm thu nhập, giới tính của chủ hộ và tình trạng hộ khẩu của chủ hộ 289 THU NHẬP 7.1 Thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo 5 nhóm thu nhập, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ 293 7.2 Thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo nguồn thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 294 7.3 Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo nguồn thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 296 7.4 Thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo nguồn thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 298 7.5 Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo nguồn thu, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 299 7.6a Tiền lương, tiền công bình quân người lao động làm công ăn lương tháng của công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo loại nghề, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu 300 7.6b Tiền lương, tiền công bình quân người lao động làm công ăn lương tháng của công việc thứ hai trong 12 tháng qua chia theo loại nghề, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu 302 7.7 Tiền lương, tiền công bình quân người lao động làm công ăn lương tháng trong 12 tháng qua chia theo loại hợp đồng công việc, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu 304 CHI TIÊU 8.1 Chi tiêu bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo 5 nhóm 307
  • 12. 12 thu nhập, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ 8.2 Chi tiêu bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 308 8.3 Cơ cấu chi tiêu bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 309 8.4 Chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 310 8.5 Cơ cấu chi tiêu lương thực thực phẩm bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 311 8.6 Chi tiêu cho nhàở bì nh quân hộ trong 12 tháng qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 312 8.7 Cơ cấu chi tiêu cho nhà ở bình quân hộ trong 12 tháng qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 313 8.8 Chi tiêu phi LTTP bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 314 8.9 Cơ cấu chi tiêu phi LTTP bình quân nhân khẩu trong 12 tháng qua chia theo mục đích, thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 315 8.10 Tỷ lệ hộ có gởi tiền về nhà trong 12 tháng qua chia theo thành phố, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và nhóm thu nhập 316 ĐỐI PHÓ VỚI CÚ SỐC VÀ RỦI RO 9.1 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập 319 9.1a Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập (Hộ không có hộ khẩu) 323 9.2 Tỷ lệ hộ giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo cách thức, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn 325
  • 13. 13 9.2a Tỷ lệ hộ giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo cách thức, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn (Hộ không có hộ khẩu) 327 9.3 Tỷ lệ hộ vay tiền để giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn 328 9.3a Tỷ lệ hộ vay tiền để giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn (Hộ không có hộ khẩu) 332 9.4 Tỷ lệ hộ giảm chi tiêu giáo dục để giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn 334 9.4a Tỷ lệ hộ giảm chi tiêu giáo dục để giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo nơi vay, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại khó khăn (Hộ không có hộ khẩu) 336 9.5 Tỷ lệ thành viên bị ảnh hưởng do giảm chi tiêu giáo dục để giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập 337 9.6 Tỷ lệ thành viên phải làm thêm giờ/thêm việc để giải quyết khó khăn trong 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, 5 nhóm thu nhập 339 9.7 Tỷ lệ hộ có nhận trợ giúp do gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo tổ chức/cá nhân trợ giúp, thành phố, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập 341 QUAN HỆ XÃ HỘI 10.1 Tỷ lệ hộ có thành viên tham gia các tổ chức chính trị-xã hội chia theo loại tổ chức tham gia, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập, 347 10.2 Tỷ lệ hộ không có thành viên tham gia các tổ chức chính trị-xã hội chia theo lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập, loại tổ chức tham gia. 349 10.3 Tỷ lệ hộ có tham gia các hoạt động xã hội trong khu vực sinh sống chia theo các hoạt động, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập, 350 10.4 Tỷ lệ hộ không có tham gia các hoạt động xã hội trong khu vực sinh sống chia theo lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ 351
  • 14. 14 khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại hoạt động xã hội 10.5 Tỷ lệ hộ được cung cấp các dịch vụ xã hội trong khu vực sinh sống chia theo loại dịch vụ, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập, 352 10.6 Tỷ lệ hộ không được cung cấp các dịch vụ xã hội trong khu vực sinh sống chia theo lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại dịch vụ xã hội 353 10.7 Tỷ lệ hộ có quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống chia theo các quan hệ, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ và 5 nhóm thu nhập, 354 10.8 Tỷ lệ hộ không có quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống chia theo lý do, thành phố, giới tính của chủ hộ, tình trạng hộ khẩu của chủ hộ, 5 nhóm thu nhập và loại quan hệ xã hội 355 Bảng ES1 Dân số của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 chia theo tuổi và tình trạng hộ khẩu 21 ES2 Tóm tắt các đặc điểm của việc làm 27 ES3 Tóm tắt về quyền sở hữu đồ dùng lâu bền (các đồ dùng được chọn) 28 ES4 Tóm tắt về đặc điểm nhà ở và môi trường sống 29 ES5 Các đặc điểm của thu nhập và chi tiêu 30 ES6 Tóm tắt khó khăn mà các hộ gia đình gặp phải và cách giải quyết các khó khăn 33 ES7 Tóm tắt các giải pháp tham gia hoạt động xã hội 34 1.1 Số hộ, cá nhân điều tra thực tế trong khảo sát nghèo đô thị 2009 38 3.1 Nhân khẩu bình quân hộ của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 42 3.2 Dân số chia theo giới tính 44 3.3 Cơ cấu dân số theo tình trạng đăng ký hộ khẩu 45 3.4 Dân số chia theo tình trạng hôn nhân 46 3.5 Tỷ lệ phụ thuộc lao động chia theo 5 nhóm thu nhập 47 3.6 Thời gian sống tại hộ hay nơi ở trong 12 tháng qua 48 3.7 Tỷ lệ dân số không có hộ khẩu tại thành phố theo thời gian chuyển đến thành phố lần đầu tiên 48 3.8 Tỷ lệ dân số có mặt tại thành phố theo tháng 49 4.1 Dân số chia theo trình độ văn hóa, thành phố và trình trạng đăng ký hộ khẩu 50
  • 15. 15 4.2 Dân số chia theo trình độ văn hóa và 5 nhóm thu nhập chung 51 4.3 Dân số chia theo trình độ chuyên môn, thành phố, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập 52 5.1 Tỷ lệ người đi khám bệnh khi ốm đau chia theo mức độ đi khám 57 5.2 Tỷ lệ người đi khám bệnh khi ốm đau chia theo nơi khám bệnh 59 6.1 Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của dân số từ 6 tuổi trở lên chia theo độ tuổi, thành phố, giới tính, tình trạng hộ khẩu 62 6.2 Dân số tham gia hoạt động kinh tế chia theo trình độ chuyên môn 63 6.3 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo loại nghề 65 6.4 Công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập 66 6.5 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo thành phần kinh tế, thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập 66 6.6 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo ngành kinh tế, thành phố, giới tính, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập 67 6.7 Lao động làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo hợp đồng công việc 69 6.8 Tỷ lệ lao động hiện không làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua 71 6.9 Số công việc làm trong năm chia theo thành phố, tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập 72 6.10 Tỷ lệ làm việc theo từng tháng của lao động trong công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong năm 73 6.11 Tiền lương bình quân tháng của lao động trong công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong năm 74 7.1 Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập 76 7.2 Cơ cấu thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo nguồn thu 77 7.3 Tự đánh giá tình trạng thu nhập của hộ 78 7.4 Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo khoản chi 79 7.5 Cơ cấu chi tiêu cho nhà ở bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng 80 7.6 Hệ số Gini qua các năm 81 8.1 Dân số chia theo diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu 83 8.2 Tình trạng thuê nhà và chi phí thuê nhà của hộ 86
  • 16. 16 8.3 Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo hình thức sở hữu nhà 87 8.4 Tỷ lệ hộ theo nguồn nước ăn uống chính của hộ 88 8.5 Tỷ lệ hộ theo hình thức kết nối với điện lưới quốc gia 90 8.6 Tỷ lệ hộ theo hình thức xử lý nước thải 91 9.1 Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền 94 9.2 Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện vận tải 96 9.3 Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện giải trí 97 9.4 Tỷ lệ hộ sở hữu các loại đồ dùng gia dụng 98 9.5 Tỷ lệ hộ sở hữu các loại thiết bị kết nối với bên ngoài 99 10.1 Tỷ lệ nghèo (thu nhập) theo các chuẩn nghèo khác nhau (%) UPS 2009 102 10.2 Tỷ số nghèo đếm đầu và Tỷ số đếm đầu đìều chỉnh theo thành phố 110 10.3 Đóng góp vào chỉ số Mo của các chiều nghèo (%) 114 10.4 Hệ số tương quan Kendall Tau b 115 11.1 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn và số người sống trong hộ 120 11.2 Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn và số người sống phụ thuộc tại hộ 121 11.3 Tỷ lệ hộ không có hộ khẩu ở Hà Nội và TP HCM gặp khó khăn chia theo thời gian sống tại thành phố trong 12 tháng qua 122 11.4 Tỷ lệ hộ vay tiền để giải quyết khó khăn chia theo nơi vay và tình trạng đăng ký hộ khẩu của hộ 124 11.5 Tỷ lệ thành viên trong hộ phải làm thêm giờ, thêm việc chia theo giới tính và tình trạng đăng ký hộ khẩu của hộ 126 12.1 Tỷ lệ hộ dân được cung cấp các dịch vụ xã hội chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu 129 12.2 Tỷ lệ hộ tham gia các hoạt động xã hội chia theo hộ khẩu thường trú, giới tính của chủ hộ và theo 5 nhóm thu nhập 129 12.3 Lý do không tham gia vào các hoạt động xã hội của người không có hộ khẩu tại TP khảo sát 130 13.1 Một số chỉ tiêu đặc điểm nhân khẩu học 133 13.2 Dân số 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn 134 13.3 Dân số chia theo trình độ chuyên môn của dân số 15 tuổi trở lên 134 13.4 Tỷ lệ dân số đang đi học 135 13.5 Loại trường mẫu giáo và phổ thông đang theo học 135 13.6 Mức độ khám chữa bệnh của dân thường trú và dân di cư 136
  • 17. 17 13.7 Tỷ lệ khám chữa bệnh của dân thường trú và dân di cư theo loại hình cơ sở y tế 136 13.8 Dân số tham gia hoạt động kinh tế 12 tháng qua chia theo nhóm tuổi 137 13.9 Chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng 139 13.10 Tình trạng nhà ở của dân cư chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu 140 Đồ thị ES1 Dân số của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 chia theo tuổi và tình trạng hộ khẩu 23 ES2 Tỷ lệ ốm đau, mắc bệnh mãn tính theo độ tuổi 24 ES3 Tham gia lực lượng lao động theo tuổi và tình trạng hộ khẩu 26 3.1 Dân số Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm tuổi 43 3.2 Tỷ lệ nam, nữ của dân số đăng ký hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác theo nhóm tuổi 44 5.1 Tỷ lệ người bị ốm đau trong thời gian 12 tháng qua chia theo độ tuổi 56 10.1 Hàm phân phối cộng dồn (CDF) của thu nhập, UPS 2009 103 10.2 Chỉ số nghèo đếm đầu (H) theo từng chiều thiếu hụt (%) theo thành phố 107 10.3.a Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo tình trạng hộ khẩu TP Hà Nội 108 10.3.b Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo tình trạng hộ khẩu TP Hồ Chí Minh 108 10.4.a Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo nông thôn/thành thị TP Hà Nội 109 10.4.b Tỷ lệ nghèo đếm đầu (%) theo nông thôn/thành thị TP Hồ Chí Minh 109 10.5 Chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh (Mo) theo các giá trị k 111 10.6 Đóng góp của các chiều thiếu hụt và chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh Mo, theo thành phố 112 10.7 Đóng góp của các chiều thiếu hụt và chỉ số nghèo đếm đầu điều chỉnh Mo, theo tình trạng hộ khẩu 113 11.1 Các khó khăn 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu của chủ hộ 119 11.2 Các khó khăn 12 tháng qua chia theo thành phố nơi hộ sinh sống 119 11.3 Cách thức đối phó với khó khăn chia theo nhóm thu nhập chung 123 11.4 Tỷ lệ thành viên bị ảnh hưởng do giảm chi tiêu giáo dục chia theo giới tính và tình trạng hộ khẩu của chủ hộ 125 12.1 Các loại hình tham gia hoạt động xã hội theo thành phố 127
  • 18. 18 12.2 Các loại hình tham gia hoạt động xã hội chia theo tình trạng hộ khẩu 128 12.3 Hộ trả lời không có thời gian tham gia các hoạt động xã hội chia theo 5 nhóm thu nhập chung 131 12.4 Hộ trả lời không được tham gia các hoạt động xã hội chia theo 5 nhóm thu nhập chung 132
  • 19. 19 Giới thiệu Một trong những thách thức đối với công tác giám sát và đánh giá nghèo tại Việt Nam hiện nay là nắm bắt được thông tin toàn diện về mức độ và đặc điểm nghèo của tất cả các đối tượng dân cư trong đó có bộ phận dân di cư không có đăng ký hộ khẩu và cư trú tạm thời, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Điều tra Mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) là nguồn số liệu chính thống và phổ biến nhất được sử dụng trong đo lường nghèo đói. Tuy nhiên, mẫu khảo sát VHLSS cho đến năm 2008 đã không bao trùm được bộ phận dân di cư này. Điều tra VHLSS 2010 cũng đã có một số cải tiến nhưng vẫn chưa đảm bảo khảo sát được hết bộ phận dân di cư. Để phục vụ cho thực hiện các chính sách giảm nghèo, Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã có những nỗ lực và sáng kiến để nhận diện được các hộ nghèo, trong đó có các hộ di cư. Sở Lao động Thương binh Xã hội của Hà Nội đã tiến hành các đợt ‘rà soát’ danh sách các hộ gia đình nghèo trong số các hộ gia đình có đăng ký thường trú1 1 Trước Luật cư trú, dân số chia theo 4 dạng cư trú: người dân ở tại nơi đăng ký hộ khẩu (KT1), người dân đăng ký hộ khẩu ở một quận, huyện nhưng thực tế ở tại quận, huyện khác trong cùng tỉnh (KT2), người dân đăng ký tại một tỉnh nhưng thực tế thường trú tại một tỉnh khác (KT3) và những công nhân mùa vụ và sinh viên tạm trú tại một tỉnh khác so với nơi mà họ đăng ký (KT4). (diện KT1 và KT2) thống nhất với các quy định hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh Xã hội và chuẩn nghèo thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những nỗ lực nhằm nắm bắt không những các hộ gia đình thường trú mà còn cả các hộ gia đình đăng ký tạm trú (KT3). Tuy nhiên, vẫn chưa có sáng kiến nào trong việc xác định những lao động thời vụ (KT4) hoặc những người dân di cư ngắn hạn và dài hạn không đăng ký. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt về số liệu phục vụ giám sát và đánh giá nghèo một cách toàn diện nêu trên, Dự án “Hỗ trợ đánh giá sâu về nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh” được thành lập, trong đó Điều tra Nghèo đô thị (UPS -09) là một trong những hoạt động chính. Đặc biệt, điều tra này là nguồn thông tin duy nhất về nghèo và tình trạng sống của dân di cư của hai thành phố. Về tổ chức dự án, theo Thông tư 04/2007/TT-BKH, Uỷ ban Nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội với tư cách cơ quan chủ quản dự án đã quyết định giao cho Cục Thống kê Hà Nội thay mặt UBND thành phố làm chủ dự án ô kiêm chủ dự án thành phần ở Hà Nội. UBND TP. Hồ Chí Minh, với tư cách là cơ quan chủ quản dự án thành phần ở TP. HCM cũng đã quyết định giao Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh làm chủ dự án thành phần ở TP. Hồ Chí Minh. . Hồ Chí Minh); Trung tâm Phân tích và Dự báo (CAF) thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) ở Hà Nội và Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HIDR) là các cơ quan đồng thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu của dự án. Sở Lao động Thương binh Xã hội của hai thành phố là cơ quan phối hợp thực hiện trong suốt thời gian dự án.
  • 20. 20 Dự án nhằm hỗ trợ thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh trong việc xác định phạm vi, chiều sâu, các đặc điểm và các vấn đề của tình trạng nghèo đô thị, với mục đích giúp chính quyền hai thành phố xây dựng các cơ chế của riêng mình để . Đặc biệt, cuộc điều tra nghèo đô thị UPS-09 đã được tiến hành điều tra thực địa vào tháng 10- 11/2009 với các mục tiêu chính sau: (i) Đánh giá mức độ nghèo đô thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với trọng tâm là thu thập thông tin từ tất cả các nhóm dân cư bao gồm cả dân có hộ khẩu và dân di cư không có hộ khẩu hoặc di cư tạm thời; (ii) Phân tích đặc điểm của người nghèo đô thị, chú trọng đặc biệt đến việc làm, thu nhập cũng như sở hữu các đồ dùng lâu bền và khả năng giải quyết khó khăn của những người dân; và (iii) Nhận diện các vấn đề chính của nghèo đô thị và lý giải nguyên nhân nghèo. Báo cáo “Đánh giá nghèo đô thị ở Hà N ội và Thành phố Hồ Chí Minh” này mô tả phương pháp luận thiết kế và thực hiện cuộc điều tra cùng những kết quả và phát hiện chính. Báo cáo được trình bày với hai phần chính như sau: Phần I: Phương pháp điều tra Phần này thể hiện mục đích của cuộc điều tra UPS-2009 đồng thời cung cấp những thông tin chi tiết về phương pháp chọn mẫu, thiết kế bảng hỏi, triển khai thực hiện điều tra cũng như quá trình xử lý, phân tích số liệu. Phần II: Kết quả điều tra Phần này phân tích mô tả các kết quả và phát hiện chính của cuộc điều tra về đặc điểm của dân số đô thị, tình hình tiếp cận giáo dục và sử dụng dịch vụ y tế, thực trạng việc làm, thu nhập và chi tiêu, nhà ở, tài sản lâu bền của hộ gia đình, đối phó với các cú sốc/rủi ro v.v... Đặc biệt báo cáo có một mục phân tích tình trạng nghèo với cách tiếp cận mới là cách tiếp cận nghèo đa chiều. Đồng thời, báo cáo dành riêng một mục để phân tích về tình trạng sống của dân cư hai thành phố theo hai nhóm dân di cư và dân thường trú2 2 Xem định nghĩa về dân di cư và thường trú được áp dụng trong báo cáo này ở phần sau . Như đã nói ở trên, thông tin về dân di cư của cuộc điều tra này là duy nhất và rất có giá trị trong thời điểm hiện nay. Cuối cùng báo cáo cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho công tác giảm nghèo đô thị của hai thành phố. Tiếp theo báo cáo này, Dự án cũng sẽ công bố những kết quả nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh nghèo tại hai thành phố thông qua kết quả cuộc điều tra UPS-2009.
  • 21. 21 TÓM TẮT TỔNG QUAN Theo Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008 (VHLSS-08), có 13,4% dân số cả nước sống dưới chuẩn nghèo3 nhưng tỷ lệ nghèo ở Hà Nội (cũ) chỉ có 2,4% và ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 0,3%. Một câu hỏi đặt ra là, liệu các tỷ lệ nghèo thấp này đã phản ánh chính xác mức độ nghèo ở hai thành phố hay chưa do thiết kế VHLSS đã bỏ qua hoặc khảo sát rất ít đối tượng dân di cư không có đăng ký thường trú hoặc những đối tượng cư trú tạm thời. Điều tra nghèo đô thị (UPS-09) được thiết kế để khắc phục những hạn chế trong thiết kế mẫu của VHLSS, tức là bao hàm cả bộ phận dân di cư, và nhằm đánh giá chính xác hơn mức độ nghèo đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh . Điều tra tập trung thu thập thông tin về tình trạng sinh sống của người di cư và những hộ gia đình không có hộ khẩu bên cạnh những thông tin về dân số có hộ khẩu. Ngoài ra, điều tra còn phân tích các đặc điểm của người nghèo đô thị với chú trọng đặc biệt vào việc làm và thu nhập cũng như quyền sở hữu tài sản lâu bền và khả năng giải quyết vấn đề và khó khăn mà người dân gặp phải, đồng thời xác định các đặc tính chính và nguyên nhân của nghèo đô thị. Cuộc điều tra được tiến hành vào tháng 10 - tháng 11/2009 tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (Hà Nội cũ theo quy định ranh giới của thành phố trước khi mở rộng vào năm 2008). Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy dân số của Hà Nội (cũ) là 3,6 triệu và ở thành phố Hồ Chí Minh là 7,1 triệu. Trong Điều tra nghèo đô thị UPS-09, tổng số 3.349 hộ gia đình và cá nhân được điều tra thì có sự phân chia khá đồng đều giữa hai thành phố như trong Bảng ES1. Gần một nửa các bảng hỏi được dùng để phỏng vấn hộ gia đình; phần còn lại được dành phỏng vấn cá nhân sống ở thành phố một mình hoặc người giúp việc, hoặc cá nhân ở trên các công trường xây dựng hoặc trong các xưởng sản xuất, hoặc sống trong từng nhóm ở khu tập thể. Điều tra được hoàn thành trong một lần phỏng vấn trực tiếp. Bảng hỏi của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 được thiết kế ngắn gọn nhưng khá toàn diện để phản ánh mức sống dân đô thị. Bảng câu hỏi đã được thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa vào thực hiện chính thức. Bảng ES1. Số hộ gia đình, cá nhân được phỏng vấn trong Điều tra nghèo đô thị UPS-09 Tổng Thành phố Tình trạng hộ khẩu Hà Nội HCM Tại thành phố khảo sát Ở tỉnh/ thành phố khác(*) Tổng số bảng câu hỏi 3.349 1.637 1.712 1.610 1.739 Bảng hỏi cho hộ gia đình 1.748 875 873 1.479 269 Bảng hỏi cho cá nhân 1.601 762 839 131 1.470 Ghi chú: Tổng số người 8.208 4.197 4.011 5.859 2.349 (*) Bao gồm cả 6 cá nhân không có hộ khẩu ở bất kỳ đâu 3 Chuẩn nghèo Chính phủ 2006 -2010: nông thôn 200 nghìn đ ồng/người/tháng, thành thị 260 nghìn đồng/ người/tháng
  • 22. 22 Chọn mẫu Điều tra nghèo đô thị UPS-09 sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, các phường/xã của mỗi thành phố được chia ra thành hai tầng ưu tiên và không ưu tiên. Tầng ưu tiên gồm các phường/xã có tỷ lệ nghèo cao, có đông dân KT4 (không có hộ khẩu), tỷ lệ tăng dân số cao và có nhiều doanh nghiệp lớn; tầng không ưu tiên gồm những phường/xã còn lại. Trong mỗi tầng, các dàn chọn mẫu bao gồm danh sách các địa bàn điều tra (EAs) của Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Mỗi thành phố sau đó sẽ chọn 80 địa bàn điều tra với số lượng bằng nhau từ mỗi tầng ưu tiên và không ưu tiên; các địa bàn điều tra được chọn ở mỗi tầng dựa trên phương pháp xác suất tỷ lệ với qui mô. Ở giai đoạn hai, dàn chọn mẫu gồm danh sách các hộ gia đình và cá nhân trong các địa bàn điều tra được lập ngay trước khi tiến hành điều tra để tránh mất mẫu giữa thời điểm lập dàn chọn mẫu và tiến hành khảo sát. Các điều tra viên được yêu cầu tiếp xúc trực tiếp với hộ gia đình hoặc cá nhân khi tiến hành lập danh sách và đảm bảo danh sách phải có đủ tất cả các hộ gia đình sống hợp pháp hay không hợp pháp trong khu vực. Các cá nhân được định nghĩa là những người sống trong cùng một phòng hoặc một nhà nhưng độc lập về kinh tế, có nghĩa là họ không chung thu nhập và chi tiêu. Cá nhân bao gồm những người sống ở ký túc xá, khu tập thể, các công trường xây dựng, nhà thuê hoặc nhà tự sở hữu hoặc ở trong các nơi ở tạm hoặc nơi ở bất hợp pháp. Các mẫu hộ gia đình và cá nhân được chọn ngẫu nhiên từ dàn chọn mẫu; có 11 hộ gia đình và 11 cá nhân được chọn ở mỗi địa bàn điều tra. Ngoài ra, người giúp việc sống trong bất kỳ hộ mẫu nào cũng được trả lời bảng hỏi dành cho cá nhân. Do thiết kế mẫu nhằm lấy tăng mẫu lên cho bộ phận dân di cư không có hộ khẩu , do vậy quá trình phân tích số liệu sẽ sử dụng các quyền số chọn mẫu. Các quyền số này là nghịch đảo xác suất chọn hộ gia đình và cá nhân, có tính đến tỷ lệ trả lời. Các đặc điểm nhân khẩu học Trong phạm vi báo cáo này những hộ gia đình và cá nhân có hộ khẩu ở thành phố khảo sát (KT1 và KT2) được gọi chung là “dân thường trú” và những hộ gia đình và cá nhân có hộ khẩu ở thành phố hoặc tỉnh khác nhưng đang sống ở thành phố khảo sát được gọi là “dân di cư”. Điều tra cho thấy 17,4% những người được phỏng vấn là người di cư với tỷ lệ cao gần như gấp đôi ở thành phố Hồ Chí Minh (20,6%) so với Hà Nội (11,4%). Về nhân khẩu học, dân di cư về mặt nào đó có khác so với dân thường trú. Nhóm dân số này hầu hết tập trung trong nhóm tuổi từ 15-34, như được chỉ ra trong Hình ES1. Số liệu cũng cho thấy tỷ trọng nữ trong dân di cư nhiều hơn một chút so với dân thường trú và số lượng người kết hôn thì ít hơn nhiều so với dân thành thị có hộ khẩu (44% so với 61% trong số những người cùng độ tuổi từ 13 tuổi trở lên). Dân di cư cũng thay đổi chỗ ở nhiều hơn trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra (26,7% so với 4,4%).
  • 23. 23 Đồ thị ES1. Dân số của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 chia theo tuổi và tình trạng hộ khẩu Sự khác biệt nhân khẩu học giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là khá nhỏ: các hộ gia đình có quy mô gần như nhau (3.4 so với 3.1 người), cả hai thành phố đều có tỷ lệ nữ nhiều hơn nam (52% dân số là nữ ở Hà Nội, 53% dân số là nữ ở thành phố Hồ Chí Minh), số lượng người phụ thuộc vào mỗi một người lớn có làm việc là tương tự (1.2 ở Hà Nội, 1.0 ở HCM), và 10% dân số sống ở Hà Nội thay đổi chỗ ở trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra trong khi số này ở thành phố Hồ Chí Minh là 8%. Một sự khác biệt khá nổi bật là: trong khi 64% dân số người lớn ở Hà Nội chính thức kết hôn thì con số đó ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 54%. Điều này phần nào là do tỷ trọng dân di cư chưa kết hôn ở TP Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội. Giáo dục Điều tra UPS-09 cho thấy, nhìn chung Hà Nội đạt được kết quả về giáo dục ở mức cao hơn TP Hồ Chí Minh, thể hiện ở tỷ lệ biết chữ, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người dân, và tỷ lệ đi học đúng tuổi. Không có sự khác biệt lắm về tỷ lệ biết chữ giữa hai nhóm nam và nữ nhưng nam giới lại có bằng cấp cao hơn nữ giới. Nếu phân tổ theo tình trạng hộ khẩu, có thể thấy dân di cư nhìn chung có trình độ học vấn thấp hơn so với dân thường trú. Dân di cư học ở trường công lập thấp hơn dân thường trú (64,6% so với 82,4%) đồng thời được hưởng chế độ miễn giảm học phí, các khoản đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và các khoản đóng góp khác ít hơn so với dân thường trú (21% so với 27%). Đáng chú ý, chỉ có 97,3% trẻ em 10- 14 tuổi (là các em trong độ tuổi học trung học cơ sở) biết chữ. Chứng tỏ rằng vẫn còn một tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi này hoặc chưa được đi học, hoặc chưa đạt phổ cập giáo dục tiểu học. % 0 4 8 12 16 20 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+ Dân thường trú Dân di cư Nhóm tuối
  • 24. 24 Hơn nữa tỷ lệ người lao động trong độ tuổi lao động không có bằng cấp chiếm gần 10% trong tổng số người lao động. Trình độ học vấn thấp của người lao động ở trình độ tiểu học, trung học cơ sở vẫn có thể trở thành người làm công ăn lương ở thành phố, nhưng hầu hểt làm công việc lao động chân tay, khó có cơ hội kiếm nhiều tiền và có thu nhập cao. Kết quả điều tra UPS-09 cũng cho thấy mối tương quan thuận giữa trình độ học vấn và chi phí cho giáo dục với mức sống của hộ gia đình. Y tế Có 2/3 những người được khảo sát gặp phải một số dạng ốm đau trong vòng một năm trước cuộc điều tra, trong đó tỷ lệ này ở Hà Nội (72%) cao hơn ở thành phố Hồ Chí Minh (63%); đồng thời tỷ lệ này ở phụ nữ (68%) cao hơn so với nam giới (64%). Bệnh mãn tính ít phổ biến hơn, chỉ trong khoảng 20% dân số. Có sự khác biệt nổi bật trong tỷ lệ ốm đau giữa các nhóm tuổi như chỉ ra trong Đồ thị ES2: bệnh mãn tính rất hiếm gặp trong giới trẻ, nhưng lại dần dần tăng tỷ lệ thuận với độ tuổi, và nó ảnh hưởng đến hơn một nửa dân số từ độ tuổi 55 trở lên. Mặt khác, ốm đau thường phổ biến ở trẻ em và giảm dần ở độ tuổi trưởng thành. Đồ thị ES2. Tỷ lệ ốm đau, mắc bệnh mãn tính theo độ tuổi Điều tra nghèo đô thị UPS-09 cho thấy 63% dân số bị ốm có chăm sóc y tế chuyên môn với tần suất là “thường xuyên” hoặc “thỉnh thoảng”, còn lại là đều tự chữa bệnh. Người dân có xu hướng tìm sự giúp đỡ y tế cho trẻ nhỏ - khoảng 80% số trẻ dưới 10 tuổi khi bị ốm đều có sự chăm sóc của bác sĩ. Hộ gia đình và cá nhân ở Hà Nội đến bác sĩ khám bệnh khi họ ốm xấp xỉ với người dân ở thành phố Hồ Chí Minh (62% và 63%). Phụ nữ có xu hướng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhiều hơn nam giới (66% so với 59%). Dân số thường trú có xu hướng tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhiều hơn dân di cư khi họ bị ốm (65% và 53%). 0 20 40 60 80 100 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+ Các loại ốm đau Bệnh mãn tính % Nhóm tuổi
  • 25. 25 Cũng có mối tương quan giữa thu nhập và tiếp cận dịch vụ y tế: 69% người dân trong nhóm thu nhập cao nhất đi khám khi bị ốm so với 58% dân số trong nhóm thu nhập thấp nhất. Khi được hỏi lí do tại sao không tìm bác sĩ khám bệnh, hầu hết các câu trả lời (96%) đưa ra làốm không nghiêm trọng nên không cần khám bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có những nhân tố khác như 5% dân số cho rằng họ không có thời gian; 3% cho rằng họ không có đủ tiền. Đối với người dân di cư, 8% cho rằng họ không có thời gian và 6% trả lời rằng họ không đủ tiền đi khám bệnh. Một người nào đó khi ốm thì có nhiều lựa chọn nơi khám bệnh – trạm y tế phường/xã; bệnh viện huyện, thành phố hoặc trung ương; bệnh viện tư hoặc phòng khám tư. Sự lựa chọn của người dân không khác nhau lắm giữa nam và nữ. Tuy nhiên, có sự khác n hau giữa hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, người dân ở Hà Nội sử dụng cơ sở y tế nhà nước nhiều hơn người dân ở thành phố Hồ Chí Minh (67% so với 48%). Dân di cư cũng ít đến các cơ sở y tế nhà nước so với dân thường trú. Hơn 3/5 (62%) dân số có một số hình thức bảo hiểm y tế với sự khác biệt rõ ràng giữa dân số ở Hà Nội (72%) và thành phố Hồ Chí Minh (57%), và giữa dân thường trú (66%) và dân di cư (43%). Khi những người dân không có bảo hiểm được hỏi lý do tại sao không có bảo hiểm y tế, 3/5 tổng số người trả lời cho biết họ không muốn hoặc không cần, khoảng 1 trong 6 người trả lời rằng họ không đủ tiền, và có 1 trong 10 người nói rằng họ không biết mua ở đâu. Đối với dân di cư không có bảo hiểm thì cứ 6 người được hỏi có 1 người trả lời rằng do thiếu hộ khẩu nên họ không mua được thẻ bảo hiểm y tế, điều này trái ngược hẳn với dân thường trú vì đối với họ hộ khẩu không phải là một rào cản. Việc làm Điều tra nghèo đô thị UPS-09 thu thập được một thông tin khá phong phú về việc làm. Ước tí . Các độ tuổi được thể hiện trong Hình ES3: rất ít lao động trẻ em - chỉ 2,3% số trẻ trong độ tuổi 10-14 có hoạt động kinh tế và nhiều em là dân di cư. Sau khi hoàn thành việc học, nhiều người tham gia lực lượng lao động, và có 90% dân số trong độ tuổi 25 – 50 thuộc lực lượng lao động. Một số người không tham gia lao động khi bước vào độ tuổi 50 - độ tuổi nghỉ hưu chính thức đối với phụ nữ trong các cơ quan nhà nước là 55 tuổi – và gần ¼ tổng số phụ nữ từ 60 trở lên vẫn còn làm việc. Trong số những người không làm việc, chỉ có 1,7% nêu lý do là họ “không thể tìm được một công việc,” mặc dù tỷ lệ những người có bằng trung cấp nghề và trung học chuyên nghiệp cho rằng họ không thể tìm được việc cao hơn gấp 5 lần so với con số này. Có một số đặc điểm thú vị trong dữ liệu này. Nam giới làm việc nhiều hơn nữ giới (68% so với 60%); những người ở nhóm thu nhập cao nhất tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn dân số ở nhóm thu nhập thấp nhất (68% so với 60%) – Trong thực tế, những hộ gia đình có thu nhập cao hơn có cuộc sống khá giả hơn một phần do họ có việc làm. Và dân di cư làm việc nhiều hơn so với dân th ường trú (85% so với 59%), một phần là do họ tập trung vào độ tuổi l ao động chủ yếu nhưng cũng do họ làm việc ở mọi lứa tuổi như trong hình ES3.
  • 26. 26 Đồ thị ES3. Tham gia lực lượng lao động theo tuổi và tình trạng hộ khẩu Một số lượng lớn các thông tin về đặc điểm của việc làm được tóm tắt trong Bảng ES2. Hầu như cứ năm người được phỏng vấn trong Điều tra nghèo đô thị UPS-09 thì có một người có bằng đại học với các vị trí tương đương cho nam và nữ. Có sự khác biệt đáng kể giữa hai thành phố. Số lao động ở Hà Nội có bằng đại học gần như gấp đôi so với Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này phản ánh tầm quan trọng của các công việc của Chính phủ cũng như công việc hành chính ở Hà Nội có vẻ lớn hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. Các công việc bàn giấy bao gồm cả vị trí văn phòng cũng như vị trí chuyên môn ở Hà Nội nhiều hơn đáng kể (34% lao động) so với thành phố Hồ Chí Minh (24% lao động); và các việc làm cho nhà nước bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội (29%) nhiều gấp hai lần so với thành phố Hồ Chí Minh (13%). Kết quả là khi so sánh với thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ người lao động ở Hà Nội có hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nhiều gấp hai lần và người lao động ở Hà Nội nhận được nhiều quyền lợi liên quan đến công việc hơn như nghỉ phép có lương và bảo hiểm y tế. Mặt khác, thành phố Hồ Chí Minh với vị thế là thành phố dẫn đầu về công nghiệp nên lao động ở đây có xu hướng làm việc cho ngành công nghiệp hoặc cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Có sự khác biệt rõ rệt giữa dân thường trú và dân di cư. Số lao động di cư có bằng đại học ít hơn nhiều so với dân thành thị có hộ khẩu (7% so với 22%) hoặc trong các công việc bàn giấy (15% so với 32%), hoặc các công việc nhà nước (5% so với 22%) hoặc có hợp đồng không xác định thời hạn (8% so với 27%). Ngược lại, lao động di cư có xu hướng làm các công việc làm công ăn lương nhiều hơn so với dân thường trú (80% so với 62%), hoặc làm trong ngành công nghiệp (50% so với 30%), hoặc làm cho các doanh nghiệp nước ngoài (15% so với 7%). Trên thực tế, một sự thật có cơ sở mạnh mẽ về hình ảnh của các lao động di cư làm công việc làm công ăn lương trong các nhà máy mà không có bảo hiểm lao động. 0 20 40 60 80 100 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60+ % economically active Dân thường trú Dân di cư Nhóm tuổi
  • 27. 27 Bảng ES2 cũng nêu bật sự khác biệt hoàn toàn giữa những người trong nhóm thu nhập thấp nhất và những người ở nhóm thu nhập cao nhất. Rất hiếm có người có bằng đại học hoặc sở hữu một công việc kinh doanh thuộc các hộ gia đình nghèo; có rất ít làm công việc bàn giấy hoặc làm việc cho nhà nước hoặc có hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và cứ năm người thì chỉ có một người nhận được các quyền lợi liên quan đến công việc. Bảng ES2. Tóm tắt các đặc điểm của việc làm Đvt: % Trình độ học vấn đại học trở lên Công việc bàn giấy Người sử dụng lao động/ chủ sở hữu Công việc làm công ăn lương Ngành Công nghiệp Làm việc cho nhà nước Làm việc cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài Có hợp đồng không xác định thời hạn Nhận được các quyền lợi liên quan đến công việc Tỷ lệ của mỗi dòng tổng Tổng 18 28 5 66 35 18 9 22 41 Hà Nội 26 34 5 67 28 29 7 34 45 HCM 14 24 5 66 38 13 10 17 39 Nam 19 28 6 70 39 20 6 24 42 Nữ 17 28 4 63 30 16 12 21 40 Dân thường trú 22 32 6 62 30 22 7 27 42 Dân di cư 7 15 3 80 50 5 15 8 38 Nhóm 1 (nghèo) 1 5 1 61 38 8 8 9 21 Nhóm 5 (giàu) 46 60 13 67 27 28 8 39 56 Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09 Tiền lương trung bình hàng tháng mà lao động làm công ăn lương nhận được từ công việc chính trong một năm trước cuộc điều tra là 2,2 triệu đồng. Có sự khác biệt nhỏ giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (2,3 triệu đồng so với 2,1 triệu đồng), nhưng quan trọng hơn là khoảng cách khác biệt giữa nam (2,5 triệu đồng) và nữ (1,8 triệu đồng). Có lẽ đáng ngạc nhiên hơn cả là sự khác biệt rất nhỏ giữa lương tháng của dân thường trú (2,2 triệu đồng) và dân di cư (2,0 triệu đồng), mặc dù ở phía trên có thảo luận đến trình độ học vấn khá khiêm tốn của dân di cư. Một phần có thể là do dân di cư làm việc nhiều hơn dân thường trú đến 10 giờ/tuần (58 giờ so với 48 giờ), do đó có thể có thêm chi tiết cho bức tranh của các lao động di cư làm việc vất vả. Đồ dùng lâu bền Điều tra nghèo đô thị UPS-09 đưa ra một danh sách với 19 đồ dùng lâu bền để hỏi các cá nhân và hộ gia đình về số lượng đồ dùng mà họ sở hữu. Mặc dù thông tin về giá trị bằng tiền của đồ dùng không được hỏi nhưng số liệu thống kê về quyền sở hữu đồ dùng lâu bền vẫn cung cấp một chỉ dẫn hữu ích về mức sống của hộ gia đình (và cá nhân).
  • 28. 28 Hầu hết mọi người (96% hộ gia đình và cá nhân) đều có ít nhất một đồ dùng lâu bền mặc dù số lượng có giảm xuống 88% cho dân di cư và xuống 89% cho dân số thuộc nhóm thu nhập thấp nhất. Tóm tắt phân theo các loại hình sở hữu đồ dùng lâu bền được thể hiện trong Bảng ES3. Có sự khác biệt đáng kể giữa dân thường trú và dân di cư. Dân di cư nhìn chung là trẻ hơn và do đó chưa có nhiều thời gian và cơ hội để tích lũy tài sản; về mặt nào đó họ nghèo hơn (Xem phần về thu nhập/chi tiêu dưới đây); họ di chuyển nhiều nên không thuận lợi nếu sở hữu một số lượng lớn đồ dùng lâu bền cố định; hơn nữa, qui mô gia đình của họ nhỏ hơn. Bảng ES3. Tóm tắt về quyền sở hữu đồ dùng lâu bền (các đồ dùng được chọn) Đvt: % Xe máy Xe đạp Vô tuyến màu Máy tính Kết nối Internet Điều hòa nhiệt độ Máy giặt/máy sấy Nồi cơm điện Điện thoại di động Tỷ lệ của mỗi dòng tổng Tổng 78 42 79 37 25 25 42 83 87 Hà Nội 77 52 80 42 31 35 45 84 87 HCM 78 37 79 34 22 20 41 83 88 Nam 85 44 84 40 26 25 45 85 92 Nữ 69 40 73 33 24 25 37 80 81 Dân thường trú 91 52 96 48 33 34 57 95 90 Dân di cư 47 20 40 12 7 3 7 55 81 Nhóm 1 (nghèo) 64 51 70 14 5 5 19 73 71 Nhóm 5 (giàu) 91 29 86 68 53 54 68 89 97 Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09. Nhà ở Tính trung bình, hộ gia đình và cá nhân ở Hà Nội có 15,7 m2 không gian sống trên một đầu người, so với 17,7m2 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ cao hơn Hà Nội về dân số phải sống trong tình trạng chật chội - được định nghĩa là ít hơn 7m2 cho một người (31% so với 26%) như được thể hiện trong Bảng ES4. Phần lớn dân di cư (62%) đang sống trong tình trạng chật chội, trái ngược hoàn toàn với dân thường trú tại hai thành phố (17%). Hầu hết dân di cư thuê nơi ở (64% tổng số so với 8% của dân thường trú), và số lượng người có nước máy riêng cũng ít hơn (40%so với 65%). Mặt khác, dân di cư ít cho là họ phải đối mặt với các khó khăn liên quan đến tiếng ồn, khói bụi, thiếu điện, lũ lụt hoặc trộm cướp. Điều này có thể do yếu tố chủ quan rằng dân di cư không quan tâm lắm đến các điều kiện không thuận lợi nên ít phàn nàn hơn. Một vài đặc điểm thú vị ở trong Bảng ES4 rất đáng chú ý. Mặc dù hầu hết các hộ gia đình đều nấu bằng ga nhưng cứ 7 hộ gia đình ở Hà Nội thì 1 hộ vẫn nấu ăn bằng dầu, củi hoặc than. Những nhiên liệu này vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình nghèo.
  • 29. 29 Chỗ ở trọ/thuê (hơn là sở hữu) ở thành phố Hồ Chí Minh nhiều hơn so với ở Hà Nội (26% so với 16%), và một số lượng đáng kể hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh không có nước máy riêng trong nhà so với Hà Nội (49% so với 30%), do đó họ phải dùng nước giếng khoan hoặc mua nước để sử dụng. Đáng chú ý là việc thiếu/mất điện vẫn là một vấn đề nghiêm trọng hơn ở Hà Nội (27%) so với ở thành phố Hồ Chí Minh (7%). Bảng ES4. Tóm tắt về đặc điểm nhà ở và môi trường sống Đvt: % Không gian sống dưới 7m2 một người Nhà trọ/nhà thuê Nước máy riêng Nấu ăn bằng dầu, củi hoặc than Khó khăn mà hộ gia đình gặp phải Tiếng ồn Khói bụi Mất/ cắt điện Ngập lụt Trộm/ cướp Tỷ lệ của mỗi dòng tổng Tổng 29 23 57 7 22 23 14 15 14 Hà Nội 26 16 70 14 22 26 27 14 11 HCM 31 26 51 4 22 21 7 16 16 Nam 22 57 7 22 23 15 15 14 Nữ 25 60 7 21 22 11 16 15 Dân thường trú 17 8 65 8 24 25 15 16 14 Dân di cư 62 64 40 6 18 17 10 14 13 Nhóm 1 (nghèo) 35 15 42 16 18 19 18 15 14 Nhóm 5 (giàu) 17 24 74 2 23 21 13 10 13 Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09. Thu nhập và Chi tiêu Các hộ gia đình cho biết thu nhập bình quân một người một tháng là 2,40 triệu đồng. Điều tra nghèo đô thị UPS-09 cho thấy rất ít sự khác biệt trong thu nhập bình quân giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như thể hiện trong Bảng ES5. Đây là điều bất ngờ vì nhiều người tin rằng thành phố Hồ Chí Minh giàu hơn và tiền lương trả cho lao động phổ thông cao hơn (1,70 triệu đồng/tháng so với 1,38 triệu đồng/tháng tại Hà Nội). Lời giải thích cho vấn đề này nằm ở cấu trúc việc làm ở Hà Nội đòi hỏi trình độ nhiều hơn và có tính chất thiên về hành chính và quản lý. Thu nhập bình quân một người một tháng của dân di cư vào khoảng 5/6 mức thu nhập của dân thường trú. Điều này cũng là một phát hiện ngạc nhiên vì nó đi ngược lại với quan điểm thường thấy là dân di cư không có hộ khẩu là nhóm người nghèo. Mặt khác, dân di cư thường trẻ, chịu khó làm việc và có ít người phụ thuộc hơn. Những điểm này bù lại cho sự thiếu hụt về trình độ và sự vắng mặt tương đối của lao động di cư trong những công việc tự làm.
  • 30. 30 Bảng ES5. Các đặc điểm của thu nhập và chi tiêu Đvt: 1000 đồng Thu nhập người/ tháng % thu nhập từ lương Thu nhập không đủ (%) Lao động làm công ăn lương/ lao động giản đơn Chi tiêu/người/tháng Chung Lương thực thực phầm Nhà ở Giáo dục Y tế Tổng 2.404 57 23 1.606 1.853 1.010 287 118 78 Hà Nội 2.321 57 22 1.381 1.841 950 268 122 85 HCM 2.445 56 23 1.703 1.859 1.040 296 116 74 Nam 2.523 57 21 1.857 1.957 1.076 297 141 78 Nữ 2.244 56 24 1.437 1.714 921 273 86 78 Dân thường trú 2.509 49 22 1.429 1.871 1.075 266 150 95 Dân di cư 2.162 77 23 2.367 1.812 858 334 43 38 Nhóm 1 (nghèo) 805 62 44 1.185 - 520 121 41 46 Nhóm 5 (giàu) 5.219 51 6 2.978 - 1.671 554 302 138 Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09. Chi tiêu được điều tra trong Điều tra nghèo đô thị UPS-09 là 1,85 triệu đồng/người/tháng thấp hơn so mức thu nhập được báo cáo. Do điều tra nghèo đô thị UPS-09 không thu thập toàn bộ chi tiêu của hộ, chỉ nghiên cứu chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm, tiêu dùng cho nhà ở và một số khoản chủ yếu trong tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm. Một phần là do số câu hỏi về chi tiêu khá hạn chế. Khi các câu hỏi chi tiết hơn thì người được phỏng vấn sẽ gợi nhớ được nhiều hơn những chi tiêu của họ. Hơn một nửa tiêu dùng là chi cho lương thực thực phẩm, ngoại trừ dân di cư. Dân di cư chi ít hơn cho giáo dục và y tế - họ trẻ hơn và có ít con hơn – nhưng lại chi tiêu nhiều hơn cho nhà ở vì họ thường là những người phải thuê nhà. Ba phần năm số dân di cư gởi tiền về quê; trung bình, số tiền gởi này chiếm một phần sáu chi tiêu của họ so với chỉ 0,5% chi cho gởi tiền của dân thường trú (296.000 đồng/tháng so với 9.000 đồng/tháng). Nghèo và bất bình đẳng Áp dụng chuẩn nghèo quốc gia hiện nay - như được sử dụng trong Điều tra mức sống hộ gia đình VHLSS 2008 vàđiều chỉnh giá cả tương đương với năm 2009 - cho dữ liệu của Điều tra nghèo đô thị UPS-09 và thấy rằng 1,27% dân số Hà Nội và 0,31% dân số HCM đang sống trong tình trạng nghèo vào năm 2009. Tỷ lệ nghèo của dân số có hộ khẩu tại thành phố khảo sát là 0,54% và dân di cư là 1,16%, tình trạng nghèo của dân di cư cao hơn dân có hộ khẩu nhưng những tỷ lệ này vẫn là tỷ lệ nghèo thấp theo bất kỳ tiêu chuẩn nào. Cuối năm 2009, thành phố Hồ Chí Minh công bố mức chuẩn nghèo là 12 triệu đồng/người/năm. Nếu sử dụng chuẩn nghèo này, tỷ lệ nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ là 13,9%. Chuẩn nghèo ở Hà Nội bằng một nửa chuẩn nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh và nếu theo chuẩn này thì tỷ lệ nghèo ở Hà Nội là 1,56 % vào năm 2009. Bất bình đẳng thường được đo bằng hệ số Gini, trong khoảng từ 0 (bình đẳng hoàn toàn) đến 1 (hoàn toàn bất bình đẳng). Theo Điều tra mức sống hộ gia đình 2008 VHLSS, hệ số
  • 31. 31 Gini của thu nhập bình quân trên đầu người là 0,35 ở Hà Nội và 0,34 ở thành phố Hồ Chí Minh; dữ liệu điều tra Nghèo đô thị UPS-09 ước tính những con số này là 0,37 ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho sự bất bẳng trung bình. Sự thay đổi trong các hệ số Gini là rất nhỏ và sự khác biệt trong thiết kế bảng hỏi lại quá lớn để có thể kết luận rằng sự bất bình đẳng có tăng trong năm 2009 so với năm 2008. Nhưng cũng cần lưu ý rằng việc gộp cả dân di cư vào - bộ phận dân cư bị bỏ sót trong mẫu của Điều tra mức sống hộ gia đình và đã được đưa vào một cách hợp lý trong Điều tra nghèo đô thị UPS - 09 - không làm tăng đáng kể sự bất bình đẳng lượng hóa được (điều này có thể xảy ra nếu dân di cư phần lớn là nghèo). Nghèo đa chiều Phương pháp đo lường truyền thống và phổ biến về nghèo dựa trên khía cạnh kinh tế: thu nhập và chi tiêu. Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ mức sống ngoài khía cạnh kinh tế còn cần phải phản ánh khía cạnh xã hội trong đời sống dân cư. Cách tiếp cận nghèo đa chiều ngày càng được áp dụng phổ biến. Bên cạnh chiều kinh tế, nghèo đa chiều còn bao gồm một loạt các thiếu hụt mà dân cư có thể gánh chịu như giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, an ninh,… Việc lựa chọn các chiều và chỉ tiêu thể hiện các chiều thiếu hụt phụ thuộc vào mục đích và đối tượng đánh giá. Báo cáo Phát triển con người (HDR) năm 2010 của Liên hợp quốc sử dụng một chỉ số mới được gọi là Chỉ số nghèo đa chiều (MPI). Chỉ số này do Viện nghiên cứu vấn đề nghèo đói và sáng kiến phát triển con người của đạ i học Oxford (OPHI) và Cơ quan báo cáo phát triển con người của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xây dựng dựa trên phương pháp đo lường nghèo đa chiều của Alkire và Foster (2007) 4 Ở cả hai thành phố, người dân ở khu vực nông thôn và người dân di cư chịu thiếu hụt ở tất cả các chiều nhiều hơn người dân thành thị và dân có hộ khẩu. Đáng chú ý là thiếu hụt về tham gia các hoạt động xã hội của người di cư rất cao và chênh lệch nhiều so với dân có hộ khẩu. . Do một số ưu điểm của phương pháp Alkire và Foster (2007) như có thể phân tích chia theo từng nhóm dân cư, từng chiều/chỉ tiêu thiếu hụt, khả năng so sánh theo thời gian, v.v… Áp dụng tính toán Chỉ số MPI dựa trên kết quả Điều tra Nghèo đô thị với 8 chiều đói nghèo là: thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an toàn xã hội đã cho thấy bức tranh đầy đủ hơn về tình trạng nghèo ở hai thành phố. Mặc dù có tỷ lệ nghèo thu nhập thấp hơn Hà Nội nhưng TP Hồ Chí Minh lại có tỷ lệ nghèo cao hơn đối với tất cả các chiều thiếu hụt khía cạnh xã hội. Ở cả hai thành phố, ba lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ nhà ở phù hợp (bao gồm dịch vụ điện, nước, nước và rác thải), và tiếp cận nhà ở có chất lượng và diện tích phù hợp. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, không có thẻ bảo hiểm y tế cũng là một vấn đề cần quan tâm với tỷ lệ người không có bảo hiểm y tế là 42,8%. 4 MPI gồm 3 chiều thiếu hụt (giáo dục, y tế và mức sống) và 10 chỉ số đo lường. Tham khảo thêm trong www.ophi.org.uk và http://hdr.undp.org/en/
  • 32. 32 Chỉ số nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội, nông thôn cao hơn thành thị và người di cư cao hơn người có hộ khẩu. Đặc biệt, chỉ số nghèo đa chiều rất cao (Mo=0,26) đối với nhóm dân di cư đang có ít nhất một thiếu hụt. Hơn nữa, khi số chiều thiếu hụt càng tăng thì tỷ trọng dân di cư càng tăng lên. Ở cả hai thành phố, 3 chiều đóng góp nhiều nhất vào chỉ số nghèo Mo là thiếu hụt về tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ nhà ở (điện, nước, thoát nước, rác thải, …) và thiếu hụt về chất lượng và diện tích nhà ở. Yếu tố thu nhập hoàn toàn không phải là yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng nghèo đa chiều ở TP Hồ Chí Minh vì yếu tố này có tỷ lệ nghèo thấp, đóng góp thấp vào chỉ số nghèo đa chiều và không thay đổi khi số chiều thiếu hụt tăng lên. Đối với dân di cư, an sinh xã hội vẫn là yếu tố đóng góp hàng đầu vào chỉ số nghèo đa chiều, tiếp đó là chất lượng/diện tích nhà ở. Đáng chú ý, người di cư không hộ khẩu đang thực sự gặp phải vấn đề khó khăn trong tham gia các tổ chức và hoạt động xã hội. Vấn đề thiếu hụt về y tế cũng cần chú trọng. Đối với cư dân có hộ khẩu, ba đóng góp lớn nhất vào chỉ số nghèo đa chiều lần lượt là an sinh xã hội, dịch vụ nhà ở, và chất lượng/diện tích nhà ở. Tham gia vào các tổ chức và hoạt động xã hội hầu như không đóng góp gì mấy vào chỉ số nghèo. Những kết quả rút ra từ nghiên cứu nghèo đa chiều càng làm rõ thêm nhận định ban đầu rằng, đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, công tác giảm nghèo chỉ dựa trên tiêu chí kinh tế (thu nhập/chi tiêu) là chưa đủ. Cách tiếp cận đa chiều giúp đánh giá đời sống của dân cư toàn diện hơn và các chính sách giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân cần dựa trên cách đánh giá nhiều chiều này. Kết quả điều tra khuyến nghị một số lĩnh vực cả hai thành phố cần quan tâm đó là tăng cường tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, cải thiện các dịch vụ liên quan đến nhà ở, nâng cao chất lượng và cải thiện diện tích nhà ở. Bộ phận dân di cư ở thành phố chiếm một phần lớn trong số những người nghèo của hai thành phố; cần có những chính sách dài hạn nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt những điều kiện sống cơ bản. Rủi ro và đối phó với rủi ro Mọi người đều phải đối mặt với một vài loại rủi ro như mất việc, tăng giá lương thực thực phẩm, ốm đau bất thường, hay thiên tai. Điều tra nghèo đô thị UPS-09 đã hỏi người được phỏng vấn về khó khăn mà họ gặp phải và cách mà họ giải quyết khó khăn. Mối quan tâm lớn nhất là tăng giá lương thực thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác như trong Bảng ES6 đã chỉ rõ. Tại thời điểm điều tra tháng 10 – tháng 11 năm 2009, giá lương thực thực phẩm tăng cận mức cao nhất tronglịch sử và nhiều người đã cảm thấy mức tăng chóng mặt của nó. Khó khăn lớn thứ hai được người dân đưa ra là vấn đề về sức khỏe, được 25% dân số ở Hà Nội và 19% dân số ở thành phố Hồ Chí Minh đề cập đến (nhưng chỉ được 11% dân di cư đề cập đến). Các khó khăn khác như chậm trả lương/tiền công (3%), thiên tai (2%), hoặc vấn đề gia đình (5%) đều là không thường xuyên.
  • 33. 33 Khi phải đối mặt với khó khăn, cách ứng phó chính là lấy tiền tiết kiệm hoặc bán tài sản; tỷ lệ là 1 trên 6 hộ gia đình được hỏi mượn tiền để giải quyết khó khăn và 1 trên 7 hộ gia đình chọn cách làm thêm giờ. Các lựa chọn trả lời hầu như không thay đổi giữa các thành phố, giữa chủ hộ là nam và nữ hay giữa dân di cư và dân thành phố có hộ khẩu. Hộ gia đình ở nhóm thu nhập thấp nhất thường đi vay, bán tài sản và làm thêm giờ nhiều hơn là những người ở nhóm thu nhập cao nhất. Bảng ES6. Tóm tắt khó khăn mà các hộ gia đình gặp phải và cách giải quyết các khó khăn Đvt: % Các loại khó khăn Cách giải quyết khó khăn (của những người gặp khó khăn) Tăng giá các mặt hàng thiết yếu Mất việc Kinh doanh thua lỗ Sức khỏe Vay/ mượn tiền Bán tài sản/ sử dụng tiền tiết kiệm Giảm chi tiêu cho giáo dục Làm việc thêm giờ Khác Tỷ lệ của mỗi dòng tổng Tổng 65 5 11 21 17 55 4 14 3 Hà Nội 75 4 6 25 14 54 4 15 3 HCM 60 6 14 19 18 56 3 14 3 Chủ hộ là nam 65 6 11 20 18 56 5 16 3 Chủ hộ là nữ 64 5 11 22 16 54 2 12 3 Dân thường trú 69 5 12 25 17 55 5 15 3 Dân di cư 56 6 8 11 17 54 1 13 1 Nhóm 1 (nghèo) 69 8 9 27 27 57 7 21 8 Nhóm 5 (giàu) 55 3 14 14 11 47 2 10 1 Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09. Tham gia hoạt động xã hội Điều tra nghèo đô thị UPS-09 bao gồm một bộ các câu hỏi ít được thực hiện trước đây về sự tham gia các hoạt động xã hội. Một quan tâm đặc biệt ở đây là câu hỏi liệu dân di cư có tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội hay không và có tạo mối quan hệ với láng giềng của họ không. Những hoạt động xã hội này được chia thành 4 nhóm: (i) Tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội như đoàn thanh niên, công đoàn, hoặc hội phụ nữ, hội cựu chiến binh hoặc hội người cao tuổi. (ii) Tham gia vào các hoạt động x ã hội trong khu vực sinh sống, bao gồm tham gia các cuộc họp liên quan đến kế hoạch hóa gia đình hay đóng góp cho quỹ xã hội. (iii) Thông tin về các dịch vụ xã hội được cung cấp bao gồm thông tin liên quan đến các chính sách, thông tin liên quan đến chăm sóc y tế, tiêm chủng, hoặc dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản,... (iv) Các mối quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống, bao gồm tham gia vào các sự kiện quanh khu vực như đám cưới hay chuyện trò với hàng xóm.
  • 34. 34 Người dân ở Hà Nội tham gia vào tất cả những hoạt động này nhiều hơn ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng đặc biệt có một khoảng cách lớn trong việc tham gia các tổ chức chính trị - xã hội. Những người không tham gia chủ yếu cho là hoạt động này không liên quan đến công việc hoặc nhu cầu của họ. Nhưng một số người cho rằng họ không có thời gian và chỉ một tỷ lệ nhỏ đơn giản cho rằng họ không thấy thích thú. Dữ liệu trong Bảng ES7 chỉ rõ là người dân di cư tham gia vào các hoạt động xã hội ít hơn nhiều so với dân thường trú; chỉ bằng một nửa so với dân thường trú tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội (32% so với 69%) hoặc tiếp cận các dịch vụ xã hội (48% so với 89%). Điều này không hoàn toàn đáng ngạc nhiên do dân di cư mới chuyển đến sống ở thành phố trong thời gian ngắn và xu hướng chuyển chỗ ở trong thành phố. Hơn nữa, cũng có thể dân di cư chưa được hòa nhập với cộng đồng xung quanh hoặc chưa được chú ý nhiều trong các hoạt động xã hội. Đáng chú ý là 1 trên 10 người dân di cư cho rằng thiếu hộ khẩu là nguyên nhân hạn chế họ tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội. Bảng ES7. Tóm tắt mức độ tham gia hoạt động xã hội và lý do không tham gia Đvt: % Người dân được hỏi tham gia vào: Người dân được hỏi không tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội do: Tổ chức chính trị - xã hội Các hoạt động trong khu vực sinh sống Được cung cấp các dịch vụ xã hội Các mối quan hệ xã hội trong khu vực sinh sống Không quan tâm Không được tham gia Không liên quan Không có hộ khẩu Không có thời gian Tỷ lệ của mỗi dòng tổng Tổng 58 75 77 93 6 5 39 3 14 Hà Nội 73 80 84 95 3 3 24 3 5 HCM 50 73 74 92 7 7 46 4 17 Chủ hộ là nam 60 79 79 93 5 5 36 3 12 Chủ hộ là nữ 54 70 74 93 7 7 42 4 14 Dân thường trú 69 95 89 98 6 3 28 0 10 Dân di cư 32 30 48 81 5 11 63 10 21 Nhóm 1 (nghèo) 48 71 75 90 7 9 47 5 13 Nhóm 5 (giàu) 57 81 76 95 5 3 40 3 16 Nguồn: Điều tra nghèo đô thị UPS-09.
  • 35. 35 Phần I: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 1. Mục tiêu điều tra Khảo sát nghèo đô thị giúp hai thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh có nguồn thông tin đầy đủ để đánh giá mức sống, đánh giá tình tr ạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo, các khía cạnh khác nhau của hiện tượng nghèo ở thành phố để phục vụ công tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình m ục tiêu của thành phố nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư đảm bảo việc phát triển bền vững ở hai thành phố. Khảo sát nghèo đô thị sẽ bổ sung cho kết quả điều tra Mức sống hộ gia đình ở hai thành phố được thực hiện 2 năm/lần theo Chương trình Thống kê Quốc gia nhằm tối ưu hóa việc sử dụng trong phân tích các số liệu được thu thập từ hai cuộc điều tra. Các cuộc điều tra Mức sống hộ gia đình trước đây đã không lấy đủ mẫu của một số nhóm dân số đô thị quan trọng, đáng chú ý nhất là nhóm dân di cư. Năm 2004, thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành cuộc điều tra toàn bộ dân số giữa kỳ, theo kết quả cuộc điều tra này thì 71% dân số thuộc khu vực KT1, KT2 (dân số đăng ký hộ khẩu tại thành phố) nhưng theo điều tra Mức sống hộ gia đình năm 2004 lại là 98% và 91% theo điều tra mức sống hộ gia đình 2006. Thông tin về việc làm cũng chưa đầy đủ đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng do số công nhân xây dựng ở tại các lán trại của công trường xây dựng trên địa bàn cũng chưa được phản ánh trong mẫu vì họ không thuộc đối tượng điều tra Mức sống hộ gia đình. Dân di cư rất đa dạng có thể có một số người có kỹ năng, tay nghề cao nhưng cũng có những người không có tay nghề chỉ là lao động phổ thông; có nam và nữ; có trẻ và già; họ có thể là người nghèo hoặc có thể dễ bị tổn thương hơn. Dân di cư chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số đô thị hiện nay do đó cần tìm hiểu, cần có đầy đủ thông tin hơn về nhóm dân cư này. Để phản ánh đầy đủ hơn về mức độ nghèo đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ngoài những hộ gia đình có hộ khẩu tại thành phố, khảo sát nghèo đô thị còn tập trung thu thập thông tin về người di cư, hộ gia đình không có hộ khẩu và những cá nhân không hình thành hộ gia đình như nh ững người ở tại các khu tập thể của nhà máy, công nhân xây dựng sống ở các lán trại, người không nhà ở nhưng có nơi ở cố định, những người ở tại các khu xây cất trái phép,... 2. Chọn mẫu và tổ chức điều tra 2.1. Phạm vi điều tra Cuộc khảo sát được tiến hành ở tất cả các quận, huyện thuộc Hà Nội 5 5 Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, Thủ đô Hà Nội bao gồm: Thủ đô Hà Nội cũ; toàn bộ tỉnh Hà Tây; huyện Mê Linh-Tỉnh Vĩnh phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình (cũ) và thành phố Hồ Chí Minh.
  • 36. 36 2.2. Đối tượng điều tra Đối tượng khảo sát bao gồm cả hộ gia đình và các cá nhân không hình thành hộ gia đình. Hộ gia đình bao gồm những người cùng ở chung nhà, chung căn hộ hay chung nơi ở; Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó. Một người cũng được tính là thành viên trong hộ nếu được hộ gia đình cho là thành viên của hộ. Ví dụ như trường hợp những người tạm vắng, sinh viên, người di cư tạm trú,... Cá nhân là những người sống trong cùng phòng, nhà,… nhưng không có qu ỹ thu chi chung, không hình thành hộ gia đình. Ví dụ như những người thuê nhà trọ, người giúp việc gia đình, công nhân sống trong khu tập thể của nhà máy, công nhân xây dựng sống ở các lán trại, người không nhà ở nhưng có nơi ở cố định,... Tuy nhiên cuộc khảo sát này không bao gồm cá nhân là sinh viên từ các tỉnh, thành phố khác đến thành phố học tập. Khảo sát nghèo đô thị được thiết kế bao phủ hết toàn bộ dân số đang sinh sống ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm khảo sát, bao gồm cả dân số di động/thường xuyên di chuyển hay nhóm dân số thường không được kể đến trong VHLSS. Tuy nhiên khảo sát nghèo đô thị không bao gồm những người đang bị giam giữ, bệnh nhân đang ở bệnh viện, bộ đội sống ở doanh trại và sinh viên ở ký túc xá, sinh viênđ ến thành phổ để học tập toàn thời gian. Những điểm giống và khác nhau khi chọn mẫu của điều tra mức sống hộ gia đình 2006 và khảo sát nghèo đô thị năm 2009 được tóm tắt trong bảng dưới đây: Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006 Điều tra nghèo đô thị năm 2009 Hộ bao gồm những người: (1) Cùng ở chung nhà, chung căn hộ hay chung nơi ở; (2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó. Những người này có thể có hoặc không có quan hệ ruột thịt. Hộ bao gồm những người: (1) Cùng ở chung nhà, chung căn hộ hay chung nơi ở; (2) Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng gó p vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó. Những người này có thể có hoặc không có quan hệ ruột thịt. Thời gian ở tại địa bàn của hộ từ 6 tháng trở lên Tất cả các hộ/cá nhân đang sinh sống tại địa bàn không kể thời gian bao lâu.
  • 37. 37 Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006 Điều tra nghèo đô thị năm 2009 Không khảo sát người di cư đến thành phố một mình, không có gia đình. Khảo sát cả những người di cư là cá nhân đến thành phố một mình không có gia đình đi cùng. - Hộ/cá nhân ở tại công trình xây dựng, nhà tạm và công trình trái phép trong địa bàn; - Hộ/cá nhân ngủ tại các doanh nghiệp, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn hoặc các tụ điểm vui chơi giải trí trong địa bàn. 2.3. Thiết kế mẫu Để nâng cao tính hiệu quả, mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tổ hai giai đoạn và được chọn riêng cho từng thành phố. Hai giai đoạn chọn mẫu như sau: Giai ðoạn 1: Dùng địa bàn điều tra trong tổng điều tra dân số và nhà ở nãm 2009 là đơn vị chọn mẫu cấp một. Địa bàn điều tra mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tổ theo xác suất tỷ lệ với qui mô (PPS). Toàn bộ phường/xã của từng thành phố được chia thành 2 tổ: tổ ưu tiên gồm những phường/xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, tỷ lệ dân số KT4 cao, có tỷ lệ tăng dân số cao và có nhiều xí nghiệp với số lao động từ 300 lao động trở lên; tổ không ưu tiên gồm những phường/xã còn lại. Dàn chọn mẫu của mỗi tổ là danh sách địa bàn điều tra của các phường/xã trong tổ. Mỗi thành phố chọn ra 80 địa bàn mẫu gồm 40 địa bàn thuộc tổ ưu tiên và 40 địa bàn thuộc tổ không ưu tiên. Giai đoạn 2: Hộ gia đình và cá nhân là đơn vị chọn mẫu cấp hai được chọn theo phương pháp chọn mẫu hệ thống ngẫu nhiên. Dàn chọn mẫu là danh sách hộ gia đình và cá nhân trong địa bàn mẫu được lập ngay trước khi tiến hành khảo sát. Hộ/cá nhân mẫu được chọn ra từ danh sách theo bảng số ngẫu nhiên đã lập sẵn. Mỗi địa bàn mẫu chọn 11 hộ và 11 cá nhân để khảo sát. Ngoài ra, người giúp việc gia đình sống tại hộ mẫu cũng sẽ trả lời phiếu phỏng vấn cá nhân. b. Cỡ mẫu: Dựa trên dữ liệu khu vực thành thị của các vùng tương ứng trong khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004, với giả định tỷ lệ không trả lời là 10%, cỡ mẫu đã xác định cho từng thành phố, từng nhóm đối tượng hộ, cá nhân với khoảng tin cậy là 95% (α=0.05). Tổng số mẫu đã khảo sát ở mỗi thành phố và từng nhóm như sau:
  • 38. 38 Bảng 1.1: Số hộ, cá nhân điều tra thực tế trong khảo sát nghèo đô thị 2009 Tổng số Thành phố Tình trạng đãng ký hộ khẩu Hà Nội TP Hồ Chí Minh Tại thành phố khảo sát Thành phố/Tỉnh khác Không có hộ khẩu Tổng số phiếu điều tra tổng hợp (phiếu) 3,349 1,637 1,712 1,610 1,733 6 Phiếu hộ gia đình 1,748 875 873 1,479 269 0 Phiếu cá nhân 1,601 762 839 131 1,464 6 Chia ra: Cá nhân trong mẫu 1,515 697 818 131 1,378 6 Cá nhân là người giúp việc 86 65 21 0 86 0 Tổng số nhân khẩu tổng hợp (người) 8,208 4,197 4,011 5,859 2,337 12 Hộ gia đình 6,607 3,435 3,172 5,728 873 6 Cá nhân 1,601 762 839 131 1,464 6 2.4. Lập bảng kê Khảo sát nghèo đô thị chọn địa bàn điều tra mẫu từ danh sách địa bàn điều tra của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Dàn chọn mẫu này cung cấp ước lượng về qui mô và phân bố dân cư thành thị theo phường, xã và theođ ịa bàn điều tra tin cậy hơn các cuộc điều tra trước đây sử dụng dàn chọn mẫu cũ từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1999. Một số phường, xã trong vài năm qua có t ỷ lệ tăng dân số rất cao do dân di cư nên việc chọn mẫu khảo sát cần phản ánh được những thay đổi ấn tượng về qui mô và phân bố dân số đô thị rất quan trọng. Các bảng kê/danh sách hộ gia đình và bảng kê/danh sách cá nhân được lập ở từng địa bàn điều tra là dàn chọn mẫu để chọn ra hộ gia đình và cá nhân phỏng vấn, thu thập thông tin. Công tác lập bảng kê được tiến hành trực tiếp, điều tra viên đến từng nhà/phòng trọ/nơi ở của địa bàn để hỏi và lập bảng kê. Điều tra viên không được lập bảng kê cá nhân qua thu thập thông tin gián tiếp mà phải gặp trực tiếp người sống trong nhà/phòng trọ/nơi ở để hỏi và thu thập thông tin đầy đủ, chính xác của hộ và cá nhân. Nếu không gặp được người ở nhà/phòng trọ/nơi ở điều tra viên phải trở lại để hỏi và ghi vào bảng kê. Lập bảng kê hộ Những hộ được đưa vào bảng kê hộ của địa bàn khảo sát gồm: