SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Download to read offline
Số 1. Tháng 3.2021
Bản tin Quý I-2021 1
VUSTA NEWSLETTER
Ấn phẩm của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ VIII LIÊN HIỆP CÁC HỘI
KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT
NAM
Xem trang 2
116 KỸ SƯ VIỆT NAM ĐƯỢC TRAO
CHỨNG CHỈ KỸ SƯ CHUYÊN
NGHIỆP ASEAN
Xem trang 6
SỰ KIỆN GIAO LƯU VIỆT NAM –
NHẬT BẢN: GẶP GỠ TÀI NĂNG VÀ
DOANH NGHIỆP TOÀN CẦU LẦN
THỨ 14
Xem trang 10
HỘI NGHỊ CAFEO38 – THÀNH CÔNG
VANG DỘI TRONG CÔNG TÁC ĐỐI
NGOẠI NHÂN DÂN NĂM 2020 CỦA LIÊN
HIỆP HỘI VIỆT NAM
Xem trang 5
Số 1. Tháng 3.2021
2
Kể từ khi thành lập năm 1983 đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam luôn khẳng định được vị trí, vai trò quan
trọng, là nơi tập hợp và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức
khoa học và công nghệ Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, góp
phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học công nghệ
quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh.
Liên hiệp Hội Việt Nam được coi là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong
xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam; tập hợp, đoàn kết trí thức ở
trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh giáo
dục chính trị, tư tưởng để đội ngũ trí thức nhận thức sâu sắc trách
nhiệm đối với đất nước; làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó
giữa trí thức với Đảng, Nhà nước và nhân dân, tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân.
Số 1. Tháng 3.2021
3
TSKH Phan Xuân Dũng, SN 1960, quê quán tại xã Đại Lộc
(huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là Ủy viên Đảng đoàn
Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi
trường của Quốc hội và đã từng nắm giữ nhiều chức vụ
như Phó Vụ trưởng Ban Khoa giáo Trung ương; Bí thư
Đảng ủy, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ
Khoa học và Công nghệ.
Tiến sĩ là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV, Ủy viên
Đảng đoàn Quốc hội khóa XII, XIII, XIV, Ủy viên Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI,
XII; Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội
(khóa XII), Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội
(khóa XIII và XIV), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt
Nam – Hàn Quốc của Quốc hội khóa XII, XIII, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nga của Quốc hội khóa XIV,
Phó Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam khóa 2007-2012, nay là Chủ tịch danh dự của Tổng hội cơ khí Việt Nam,
Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận và nhiều Ban chỉ đạo khác.
Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khóa mới còn có PGS. TSKH Phạm Quang Thao và TS. Nguyễn
Hồng Diên, Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, ThS. Nguyễn Quyết Chiến, Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam
khóa VIII.
Giáo sư Đặng Vũ Minh được vinh danh và bầu là Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội Việt Nam.
Ngày sinh: 20/5/1960
Quê quán: Thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Dân tộc: Kinh
Chức vụ: Đại biểu Quốc hội XIV
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
2006-2010: Đại biểu Quốc hội khóa XII,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
2011-2016: Đại biểu Quốc hội khóa XIII,
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIII
2016: Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIV
Từ 2020: Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Số 1. Tháng 3.2021
4
Ngày sinh: 24/6/1976
Quê quán: Tam Dương, Vĩnh Phúc
Dân tộc: Kinh
Chức vụ: Tổng Thư ký Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam
Trình độ chuyên môn:
Thạc sĩ kinh tế
QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
2009-2010:
Phó Trưởng ban Đào tạo và Phổ
biến Kiến thức, Liên hiệp Hội Việt
Nam
2010–2015:
Phó Chánh Văn phòng Liên hiệp
Hội Việt Nam
2015– 2020:
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy viên, Ủy
ban Kiểm tra Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
2016 – 2020: Trưởng ban Tổ chức
và Chính sách Hội, Liên hiệp Hội
Việt Nam
Từ 2020: Tổng Thư ký
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam
ThS. NGUYỄN QUYẾT CHIẾN
Ngày sinh: 25/4/1961
Quê quán: Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Dân tộc: Kinh
Chức vụ:
Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Trình độ chuyên môn:
Phó Giáo sư, Tiến sĩ kinh tế
QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
1993-1999: Giám đốc điều hành
Trung tâm nghiên cứu tư vấn và
đào tạo kinh tế đối ngoại, Viện
kinh tế đối ngoại, Bộ Kinh tế Đối
ngoại
1999–2008: Phó Hiệu trưởng, Hiệu
trưởng Trường Cán bộ Thương
mại Trung ương, Bộ Thương mại
2008–2013: Phó Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân tỉnh Phú Thọ
Từ 2020:
Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
PGS. TS PHẠM QUANG THAO
Ngày sinh: 16/3/1965
Quê quán: Hưng Hà, Thái Bình
Dân tộc: Kinh
Chức vụ:
Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Trình độ chuyên môn:
Tiến sĩ quản lý hành chính công
QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
1991 - 1992:
Cán bộ Ban Tổ chức Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
1992 – 1996: Phó Bí thư Thường
trực tỉnh Đoàn Thái Bình khóa XII
1996 – 2000: Chủ tịch Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh
Thái Bình
2003 – 2015: Chủ tịch Hội đồng
Nhân dân tỉnh Thái Bình
2015 – 2018: Chủ tịch UBND tỉnh
Thái Bình
2018 – 2020: Chủ tịch Hội đồng
Nhân dân tỉnh Thái Bình
Từ 2020:
Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
TS. NGUYỄN HỒNG DIÊN
Số 1. Tháng 3.2021
5
Nhân dịp Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam vừa diễn ra và thành công tốt đẹp, các tổ chức quốc tế đã gửi điện chúc
mừng thành công của Đại hội và các đồng chí lãnh đạo của Liên hiệp Hội Việt Nam
nhiệm kỳ 2020 - 2025 được Đại hội tin tưởng bầu giữ các vị trí quan trọng. Các đối
tác quốc tế đặc biệt ghi nhận vai trò quan trọng của các thành viên lãnh đạo nhiệm
kỳ trước với những thành tựu hợp tác chung đồng thời cũng bày tỏ mong muốn
sẽ tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác bền vững và sâu sắc hơn nữa trong thời gian
tới.
Các đối tác gửi điện chúc mừng gồm Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc
(CAST), Liên đoàn các tổ chức kỹ sư Đông Nam Á (AFEO), Hội kỹ sư và Kiến trúc
sư Brunei Darussalam PUJA), Hội đồng kỹ sư Campuchia (BEC), Viện Kỹ sư
Malaysia (IEM), Liên đoàn Kỹ sư Myanmar – Federation of Engineers, Myanmar
(Fed.MES), Hội đồng Kỹ thuật Philippine (PTC), Viện Kỹ sư Singapore (IES) và
Viện Kỹ sư Thái Lan (EIT).
Với chủ đề “Phát huy Sáng kiến và Hành động của Liên đoàn Kỹ sư
ASEAN trong Xây dựng Cộng đồng ASEAN Bền vững và Thịnh
vượng”, Hội nghị CAFEO38 tiếp tục khẳng định cam kết của Liên đoàn
các Tổ chức Kỹ sư ASEAN trong việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng
ASEAN đến 2025 và Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về
Phát triển bền vững thông qua việc củng cố vai trò nòng cốt của các kỹ
sư trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, khởi xướng các
chương trình hợp tác kỹ thuật chất lượng cao, thúc đẩy việc sử dụng
công nghệ, kỹ thuật số để xây dựng cộng đồng ASEAN kết nối, công
bằng và thịnh vượng.
Các vấn đề thảo
luận chính của Hội nghị CAFEO38 gồm giao thông vận tải, kỹ thuật
môi trường, ứng phó thảm họa thiên tai, phát triển hệ thống năng
lượng ASEAN, vai trò của Kỹ sư ASEAN đối với các vấn đề phát
triển bền vững của ASEAN, vai trò của nữ kỹ sư, kỹ sư trẻ của
ASEAN, vinh danh các nhà khoa học có nhiều cống hiến trong lĩnh
vực kỹ thuật và trao chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN cho các
kỹ sư.
Phiên bế mạc và lễ chuyển giao cờ đăng cai CAFEO39 cho đại diện
Brunei Darussalam diễn ra vào chiều ngày 26/11/2020 tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Số 1. Tháng 3.2021
6
Tính đến nay, gần 3.000 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN được
đăng bạ, trong đó nhiều nhất là Malaysia với gần 1.000 kỹ sư,
Lào khiêm tốn nhất với 6 kỹ sư.
Để được công nhận là kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN, ứng viên
phải đáp ứng 4 tiêu chuẩn chính: tốt nghiệp đại học ngành kỹ
thuật, hoạt động liên tục trong lĩnh vực 7 năm, trong đó 2 năm
giữ vị trí chủ chốt (chủ nhiệm dự án, trưởng nhóm...) tham
gia quá trình đào tạo liên tục và có đạo đức nghề nghiệp, khả
năng tiếng Anh nhuần nhuyễn, tự nguyện tham gia hoạt động
của liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN.
Đây là một chứng chỉ có giá trị, uy tín quốc tế cao về chuyên
môn, các kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN được sử dụng chứng chỉ này trong quá trình hành nghề và được tham gia các khóa
đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp quản lý kinh tế, tài chính, nhân lực, vật tư, thiết bị... phục vụ công tác và đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi của công việc trong bối cảnh phát triển không ngừng như hiện nay.
Hàng năm, Hội đồng Đăng bạ kỹ sư ASEAN của Việt Nam đóng tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam tổ chức 2 đợt xét duyệt hồ sơ đăng bạ vào các tháng 4 và tháng 8 hàng năm.
ựán viện
trợ nước ngoài không hoàn lại do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới, Đức (The Bread for the World – BftW) tài trợ với tổng
kinh phí là 800.000 EUR, vốn đối ứng bằng tiền mặt từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau là 140.000 EUR và tổ chức thực hiện
là Trung tâm SRD với địa bàn Dựán là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, rừng phòng hộ Tam Giang, tỉnh Cà Mau từ tháng
01/2021 đến 31/12/2023. Với mục tiêu nhằm tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, thúc đẩy quá trình hấp thụ cacbonic,
tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu và đảm bảo sinh kế bền vững và hòa nhập xã hội cho các cộng đồng nghèo
và dễ bị tổn thương ở Đồng bằng Sông Cửu Long; phù hợp với chiến lược phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long
của Chính phủ.
o Tổ chức
Từ thiện Rockefeller (RPA) của Mỹ thông qua chương trình Ocean 5 sẽ được Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Sinh vật biển
và Phát triển Cộng đồng (MCD) triển khai tại các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hòa từ tháng 8/2020 đến tháng
11/2021 theo Quyết định số 85/QĐ – LHHVN ngày 08/02/2021 với tổng giá trị USD 351.000. Các hoạt động của Dựán sẽ
tập trung hỗ trợnâng cao năng lực cải thiện và phát triển nghề cá bền vững, công tác lập kế hoạch quản lý nghề cá thích
ứng và tăng cường năng lực và kết nối đội ngũ cán bộ hỗ trợ kỹ thuật tại các cấp quản lý.
Số 1. Tháng 3.2021
7
Liên hiệp Hội Việt Nam với lợi thế của một tổ chức tập hợp
đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với lĩnh vực
chuyên môn và đối tác đa dạng, gồm có 89 Hội/tổng hội khoa
học và kỹ thuật hoạt động trên phạm vi cả nước, 63 liên hiệp
các hội KH&KT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Liên
hiệp hội địa phương) và 570 tổ chức khoa học và công nghệ trực
thuộc. Hầu hết các hội thành viên và toàn bộ các tổ chức trực
thuộc hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự quản và
tự chịu trách nhiệm, vì vậy hoạt động đối ngoại của hệ thống
các tổ chức thuộc hệ thống khá phong phú, nội dung chủ yếu
tập trung vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ, phổ biến tri
thức và các hoạt động chuyên môn gắn liền với chức năng,
nhiệm vụ và thế mạnh của các tổ chức. Trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tiến
hành các biện pháp vừa đảm bảo quy định về phòng chống dịch của Chính phủ, vừa triển khai được các công việc được
giao theo kế hoạch đồng thời điều chỉnh kế hoạch và chuyển đổi phương thức tổ chức thực hiện hoạt động, tận dụng tối
đa các nền tảng kỹ thuật hiện đại trực tuyến để đảm bảo tổ chức hoạt động được thông suốt.
Năm 2020, Liên hiệp Hội Việt Nam đã triển khai tổ chức 6 trên 29 hoạt động trực tiếp và chuyển các hoạt động khác sang
hình thức trực tuyến hoặc kết hợp, đặc biệt là tổ chức chức thành công Hội nghị Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN lần
thứ 38 (CAFEO38) và các cuộc họp liên quan theo hình thức trực tuyến đối với quốc tế và trực tiếp tại Hà Nội với tổng số
đại biểu tham dự theo cả hai hình thức lên đến xấp xỉ 1000 người. Tại Diễn đàn nhân dân ASEAN 2020 (APF) do Liên hiệp
Hữu nghị (VUFO) chủ trì, Liên hiệp Hội Việt Nam đã cử cán bộ đảm nhận các vai trò quan trọng trong Ban tổ chức Khu
vực của Diễn đàn đồng thời huy động các tổ chức trực thuộc tham gia tổ chức các hội thảo và đảm nhận vai trò trưởng
các nhóm chuyên đề.
Sự tham gia và đóng góp tích cực và chủ động của Liên
hiệp Hội Việt Nam trong Diễn đàn đã góp phần cho
sự thành công của Diễn đàn, đặc biệt là nội dung của
Tuyên bố chung của Diễn đàn đã đạt được các yêu cầu
đề ra, góp phần nâng cao uy tín của các tổ chức nhân
dân Việt Nam, quảng bá thành tựu chống Covid và nỗ
lực bảo trợ xã hội, bảo vệ người dân và các nhóm yếu
thế ở Việt Nam trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh
Covid - 19.
Với mục tiêu vận dụng tối đa và thực hiện các nền
tảng kỹ thuật hiện đại trực tuyến để đảm bảo tổ chức
hoạt động được thông suốt. Liên hiệp Hội Việt Nam
cũng đã tiến hành tổ chức 4 lớp tập huấn, hướng dẫn thực hiện cho các tổ chức trực thuộc, cập nhật và hoàn thiện sổ tay
hướng dẫn hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế theo nội dung Hướng dẫn 07 của Ban Đối ngoại Trung ương về thực hiện
các quy định về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, Quyết định
số 06 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế và Nghị định 80 về quản lý viện trợ không thuộc
viện trợ phát triển chính thức.
Số 1. Tháng 3.2021
8
Về công tác tiếp nhận các nguồn viện trợ phi chính phủ
nước ngoài, trong bối cảnh các nguồn viện trợ nước
ngoài cắt giảm mạnh và với những khó khăn do đại dịch
Covid – 19 gây ra, các tổ chức khoa học và công nghệ trực
thuộc đã nỗ lực vận động từ nguồn tài trợ quốc tế, trong
đó, phần lớn các dự án tập trung vào các lĩnh vực phát
triển kinh tế tổng hợp, giảm nghèo bền vững, y tế, giáo
dục, giải quyết các vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả
chiến tranh, cứu trợ và phòng chống thiên tai, bảo vệ môi
trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
Các dự án được triển khai ở những khu vực còn nhiều
khó khăn, hỗ trợ cho nhóm yếu thế trong xã hội như
người có HIV, người khuyết tật, nạn nhân của buôn bán người, bạo lực giới. Tính đến hết năm 2020, 72 khoản viện trợ
dự án và phi dự án phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) với tổng giá trị viện trợ xấp xỉ 20 triệu USD được phê duyệt.
Có thể khách quan đánh giá rằng hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Liên hiệp Hội Việt Nam không chỉ góp phần
thực hiện trách nhiệm chính trị của tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam trong
việc triển khai đường lối đối ngoại nhân dân, tham gia đấu tranh, vận động bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vì hòa bình và
hợp tác trong khu vực, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế quốc gia, mà còn giúp huy động các nguồn lực quốc tế cho phát
triển đất nước, phát triển nền khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao, và tăng cường năng lực cán
bộ và chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu từ đó nâng cao hiệu quả và thực chất của hoạt động đối ngoại nhân dân.
Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) được thành lập vào năm 2018
từ sự hợp nhất của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ICSU, thành lập
năm 1931) và Hội đồng Khoa học Xã hội Quốc tế (ISSC, thành
lập năm 1952) và trở thành tổ chức phi chính phủ duy nhất với
các tổ chức thành viên trên toàn cầu, tập hợp 40 Liên đoàn và
Hiệp hội khoa học quốc tế và hơn 140 tổ chức khoa học quốc gia
và khu vực bao gồm các Học viện và Hội đồng Nghiên cứu.
Các hoạt động của ISC nhằm tạo cơ hội cho các tổ chức thành viên tham gia các cuộc thảo luận và hoạt động khoa học
quan trọng, thể hiện những đóng góp về mặt khoa học của các tổ chức thành viên ở cấp độ quốc tế, đồng thời kết nối với
nhau và với các mạng lưới có ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Với trụ sở chính tại Paris – CH Pháp, ISC có các Văn phòng khu vực tại Châu Phi (thành lập năm 2005), Châu Á - Thái
Bình Dương (2006) và Châu Mỹ Latinh và Caribe (2007), sứ mệnh của ISC là đưa tiếng nói của giới khoa học trên toàn cầu,
đề cao giá trị của việc ra quyết định dựa trên bằng chứng và cơ sở khoa học, khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu khoa học
quốc tế và học bổng về các vấn đề lớn được toàn cầu quan tâm.
Liên hiệp Hội Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ISC từ năm 1963 với tiền thân là Hội Phổ biến Tri thức Khoa
học và Công nghệ Việt Nam nhằm huy động các nhà khoa học, trí thức khoa học và kỹ thuật thực hiện công tác phổ biến
kiến thức khoa học và kỹ thuật cho công chúng.
Số 1. Tháng 3.2021
9
The 1st World Conference on Science Literacy was hosted in Beijing in 2018 by the China Association for Science and
Technology (CAST) and attended by high-ranking officials and representatives of 58 national S&T organizations and
agencies and 23 international S&T organizations from 38 countries and regions.
At the second Conference in 2019,
establishment of the World Organization for
Science Literacy (WOSL) was initiated
aiming to set up a cooperative organization
consisting of stakeholders from different
countries and regions, who are committed to
carrying out mutually beneficial
cooperation, strengthening interaction and
communication, jointly promoting the
robust and balanced development of public
science literacy and contributing to the
harmonious unity of science and technology
with culture, society and nature.
In 2020, CAST launched the establishment of the Preparatory Committee for World Organization for Science Literacy with
the participants from 18 science organizations worldwide. VUSTA's leadership has attended in this World Conference from
2018 at the invitation of CAST's Vice President and assigned the presentative from VUSTA to join the Preparatory
Committee. VUSTA will make the effective contribution to the establishment of WOSL.
Phát biểu tại hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho
biết, Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không (CHK),
sân bay toàn quốc cần dựa trên rất nhiều yếu tố như xác định
nhu cầu hành khách, nhu cầu vận tải, xác định quy mô, mạng
đường bay khai thác của hệ thống CHK, sân bay; xác định quy
hoạch phát triển đối với từng CHK, sân bay, khả năng trung
chuyển... Quy hoạch hàng không không chỉ tính đến hiệu quả
kinh tế xác hội (KTXH) mà còn phải tính đến sự phù hợp giữa
hàng không dân dụng và hàng không quân sự, đảm bảo an ninh
hàng không và an ninh quốc phòng.
Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, thời kỳ 2021- 2030 có 26 CHK, bao gồm 13 CHK quốc tế, 15 CHK nội địa với tổng công
suất thiết kế khoảng 654,5 triệu khách/năm. So với giai đoạn đến năm 2030, bổ sung thêm 4 CHK gồm: Lai Châu, Nà Sản,
Cao Bằng và quy hoạch thêm CHK thứ 2 cho vùng Thủ đô (vị trí sẽ được nghiên cứu, xác định cụ thể sau năm 2040).
Số 1. Tháng 3.2021
10
Các chuyên gia, nhà khoa học của Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng, phải có quy hoạch 2 hệ thống con là Dân sự và Quân
sự, sau đó tích hợp lại để làm rõ 2 hệ thống con và việc dùng chung các CHK, sân bay. Trên cơ sở này Nhà nước thống
nhất quản lý cả 2 hệ thống con và quy định chặt chẽ việc phối hợp giữa Quân sự và Dân sự trong hoạt động như vậy mới
có thể thống nhất quản lý sử dụng vùng trời và mặt đất thống nhất để bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh tế và an ninh
quốc phòng. Mặt khác, nếu không tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay toàn quốc thì không thể có
hoạt động hàng không chung. Đây là lỗ hổng rất lớn hiện nay của luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Hệ quả tiếp theo
là quỹ đất dành cho sự phát triển hệ thống sân bay sẽ rất hạn chế và bị động để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành
Hàng không Việt Nam trong tương lai gần.
Các nhà khoa học cũng cho rằng việc bản quy hoạch tổng thể đưa ra quyết tâm xây dựng các CHK Nội Bài, Canh Ranh,
Tân Sơn Nhất, Long Thành là các CHK, sân bay cửa ngõ quốc tế xem ra chưa đủ sức thuyết phục về lý luận và thực tiễn
cũng như chỉ ra những thiếu sót trong hồ sơ quy hoạch như: Thiếu phần phân tích tính toán định lượng yếu tố kinh tế và
chính trị xã hội đối với các CHK, phần dự báo nhu cầu vận tải trình bày còn sơ sài, chưa có phần đánh giá và phân tích ưu
nhược điểm của các lần quy hoạch trước đây, đặc biệt là nội dung đã từng được Thủ tướng phê duyệt.
TS. Trần Quang Châu, Chủ tịch VAAST cho biết từ gần 20 thành
viên ban đầu, qua 30 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ban Chấp
hành gồm 60 ủy viên, Hội có cơ quan tư vấn là Hội đồng Khoa
học công nghệ, Văn phòng Hội và 7 ban chuyên môn là các cơ quan
tham mưu giúp việc, 3 đơn vị trực thuộc Hội và 47 hội viên tập thể,
là những đơn vị chủ chốt của ngành HKVN và các ngành liên quan.
Với gần 451 hội viên cá nhân gồm những giáo sư, phó giáo sư, tiến
sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân công tác trên nhiều lĩnh vực của ngành
HKVN và các ngành liên quan trong cả nước.
Trong quá trình hoạt động, Hội gặp không ít khó khăn, thiếu thốn
về mọi mặt, tuy nhiên các thành viên của Hội đã gắn kết, tương trợ
lẫn nhau, vượt lên giành nhiều thành quả đáng khích lệ. Mọi ý kiến của Hội đều thể hiện sự khách quan, đúng đắn, trung
thực và kịp thời trong tư vấn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành, điển hình như tư vấn phản biện các dự
án: Quy hoạch, thiết kế mạng cảng hàng không, sân bay Việt Nam, quy hoạch, quản lý hiệu quả vùng trời hoạt động hàng
không dân dụng Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng công nghệ dẫn đường bằng vệ tinh GPS cho hoạt động quản lý điều hành
bay, nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam...
Thời gian gần đây, Hội đã tham gia công tác tư vấn để giải quyết các vấn đề “nóng” của ngành gồm: Dự án đầu tư xây dựng
Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Xây dựng Cảng Hàng không
quốc tế Vân Đồn... qua đó, tiếng nói của Hội được lắng nghe và ghi nhận.
Với những thành tích đã đạt được trong suốt quá trình hoạt động 30 năm qua, VAAST đã vinh dự được tặng huân chương
lao động hạng Ba.
Số 1. Tháng 3.2021
11
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Phạm Quang
Thao đánh giá cao những hoạt động hai bên đã
phối hợp trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác đã
ký năm 2016, cụ thể là các chương trình hội thảo
đóng góp chính sách trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Trong năm 2021 và giaiđoạn tiếp theo, trên
cơ sở những nhiệm vụ mới được Đảng và Nhà
nước giao, tình hình phát triển kinh tế-xã hội
trong nước cũng như trên thế giới, khẳng định
việc vận động, tập hợp đội ngũ trí thức khoa học
và công nghệ đóng góp cho sự phát triển chung
của đất nước càng trở nên quan trọng hơn bao
giờ hết, lãnh đạo hai bên đã thống nhất mở rộng
và bổ sung một số nội dung mới trong khuôn khổ
Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021-2026, gồm có
xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thành lập các tổ chức của trí thức khoa học công nghệ người Việt Nam tại nước ngoài;
xây dựng cơ sở dữ liệu trí thức Việt Kiều; thực hiện nghiên cứu và kết nội các nhóm chuyên gia trí thức theo từng nhu
cầu cụ thể tại địa phương; tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long với sự tham gia của các trí
thức tại nhiều nước.
Thỏa thuận hợp tác giữa Liên hiệp Hội Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dự kiến sẽ được
ký kết vào quý II năm nay. Trên cơ sở đó, hai bên sẽ xây dựng chương trình hành động cụ thể của từng năm.
Năm 2021, Liên hiệp Hội Việt Nam đã xây dựng kế hoạch làm việc của Đoàn công tác liên ngành tại 15 tổ chức trực thuộc,
trong đó có 13 tổ chức tại Hà Nội và 2 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và 3 địa bàn triển khai dự án của tổ chức tại các
khu vực từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Đây là các tổ chức đã tiếp nhận và triển khai nhiều chương trình, dự án
viện trợ nước ngoài trong những năm vừa qua hoặc đã triển khai dự án lớn từ các đối tác phát triển song phương, các cơ
quan của Liên hiệp quốc.
Nội dungcủa Đoàn công tác liên ngành dự kiến tập trung làm việc với các tổ chức tại 4 nhóm nội dung chính gồm (1) Công
tác tuân thủ các quy định liên quan của nhà nước trong việc phê duyệt các hoạt động hợp tác quốc tế; (2) Công tác triển
khai, tiếnđộ thực hiện và nộidungcáchoạt độnghợptácquốc tế theo đúng vănkiệnđã được phê duyệt;(3) Côngtác quản
lý tài chính đối với các hoạt động hợp tác quốc tế và (4) Công tác Quản lý tổ chức, hành chính và nhân sự của tổ chức.
Đoàn công tác bắt đầu Chương trình giám sát tại Trung tâm SCDI vào ngày 16/3/2021.
Số 1. Tháng 3.2021
12
Phát biểu khai mạc, TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Đại biểu
Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt
Nam đánh giá cao vai trò của Nhật Bản là đối tác quan
trọng hàng đầu của Việt Nam là nước cung cấp ODA
lớn nhất và là đối tác thương mại song phương lớn thứ
tư của Việt Nam và đã vươn lên trở thành nhà đầu tư
nước ngoài đứng đầu ở Việt Nam hiện nay với hơn
2.500 doanh nghiệp, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn
của Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 xuất hiện và lan
tràn trên toàn thế giới, cướp đi sinh mạng hành triệu
người và gây ra những tổn thất chưa từng có cho hầu
hết các quốc gia, châu lục, tuy nhiên COVID-19 đã không thể ngăn cản sự gắn kết giữa hai dân tộc trong thời đại Cách
mạng Công nghiệp 4.0, đây là nỗ lực đặc biệt của Học viện EHLE và các đơn vị liên quan từ Nhật Bản và Việt Nam khi tổ
chức Sự kiện lần thứ 14 theo hình thức trực tuyến lần đầu tiên nhằm vun đắp quan hệ giữa hai dân tộc.
Đây được coi là hoạt động giao lưu, gặp gỡ với ý nghĩa tích cực nhằm thúc đẩy tình hữu nghị và mối quan hệ đối tác chiến
lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản, tăng cường công tác đối ngoại nhân dân giữa hai nước đồng thời góp phần thúc đẩy
hợp tác khoa học và công nghệ, tạo cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm cho thanh niên Việt Nam tại các doanh nghiệp
của Nhật Bản tại Việt Nam và tại Nhật Bản.
Sự kiện giao lưu Việt Nam Nhật Bản: Gặp gỡ Tài năng và Doanh nghiệp Toàn cầu là hoạt động phối hợp hàng năm giữa
VUSTA và Viện Nhật ngữ EHLE Osaka và Nghiệp đoàn Kansai. Hoạt động này được diễn ra định kỳ vào thứ Bảy tuần thứ
3 của tháng 10 hàng năm.
một đơn vị khoa
học và công nghệ trực thuộc VUSTA được thành lập. Hoạt động trong lĩnh vực phát
triển của các cộng đồng nông thôn khó khăn, hỗ trợ họ nâng cao đời sống và quản lý
nguồn tài nguyên bền vững, hỗ trợ các cộng đồng nông thôn nghèo ở Việt Nam, SRD
có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và một văn phòng tại Huế. Trung tâm duy trì mối quan
hệ rộng khắp với các chuyên gia tư vấn và các cộng tác viên trong và ngoài nước.
SRD hiện là chủ tịch của 2 mạng lưới VNGO&CC và VNGO-FLEGT đồng thời là thành viên của Liên minh Môi trường
và Biến đổi Khí hậu (VECCA), Ban chỉ đạo Chương trình UNREDD giai đoạn 2, Phó chủ tịch mạng lưới Gencomnet và là
thành viên của một số mạng lưới trong nước như CCWG, CDG, GMO, PPWG, CIFPEN, EMWG, VRN… Ngoài ra, Trung
tâm còn là thành viên Ban điều hành APRN và thành viên của các mạng lưới khu vực ngoài nước như PAN AP, EARWG,
Aid Effectiveness, The Mekong Adaptation Forum, SEA Change, Reality of Aid Network…
Số 1. Tháng 3.2021
13
, một đơn vị
khoa học công nghệ trực thuộc và tích cực trong hệ thống của VUSTA được chính thức
thành lập. CENFORD hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ với sứ mệnh kết
nối, tập hợp các nguồn lực phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong
các lĩnh vực phát triển cộng đồng, môi trường, y tế và hỗ trợ doanh nghiệp.
Với phương châm nhằm kết nối để huy động đa dạng và tận dụng tối đa hiệu quả các nguồn lực, CENFORD xác định
trọng tâm là hợp tác, mở rộng mạng lưới với các tổ chức trong nước cũng như quốc tế.
Các hoạt động của CENFORD tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn: Thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, ứng
dụng công nghệ phát triển cộng đồng bền vững; y tế cộng đồng; môi trường; du lịch; khôi phục các giá trị truyền thống;
hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. (ii) Hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề, hội thảo và phổ biến kiến thức. (iii) Tư vấn
các vấn đề phát triển.
chính thức được thành
lập theo Quyết định của Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam. Với mục tiêu tìm kiếm những
giải pháp khả thi nhằm cân bằng mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đã và đang bị phá
vỡ bởi các áp lực từ các hoạt động phát triển kinh tế và các nhân tố thị trường, PanNature bắt
đầu Chương trình Nghiên cứu Chính sách, tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, phản biện,
đối thoại về các vấn đề ở cấp độ quốc gia
Trong hơn 10 năm qua, PanNature đã xây dựng nhiều mối quan hệ với các đối tác trong nước, khu vực và quốc tế. Ngoài
ra, chúng tôi còn tham gia với vai trò thành viên tích cực của nhiều mạng lưới, liên minh khác nhau. Dưới đây là một số
liên minh PanNature tham gia vớivai trò nòng cốt trong Liên minh khoáng sản Việt Nam, Mạng lướiĐất rừng (FORLAND),
Cứu sông Mê Công và Liên minh Môi trường và Biến đổi Khí hậu của VUSTA (VECCA).
Thời hạn thẩm định khoản viện trợ không hoàn lại tối đa 20 ngày
Ngày 08/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2020/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không
thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.
Cụ thể, tùy thuộc vào quy mô, tính chất và nội dung của khoản viện trợ, cơ quan chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định
bằng hình thức tổng hợp ý kiến hoặc tổ chức hội nghị thẩm định. Trường hợp khoản viện trợ không đủ điều kiện tiếp
nhận, cơ quan chủ quản thông báo cho bên cung cấp viện trợ về quyết định không tiếp nhận viện trợ. Thời hạn thẩm định
không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Số 1. Tháng 3.2021
14
Bên cạnh đó, việc tổ chức quản lý chương trình, dự án do cơ quan
chủ quản quyết định áp dụng 1 trong 3 hình thức sau: Sử dụng bộ máy
chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực quản lý và thực hiện
dự án đối với dự án quy mô dưới 200.000 USD, sử dụng Ban quản lý
đang hoạt động để quản lý chương trình, dự án mới; Thành lập Ban
quản lý riêng cho từng chương trình, dự án.
Ngoài ra, trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng trong
quá trình thực hiện chương trình, dự án, các bên có trách nhiệm
thương lượng giải quyết. Trường hợp không đạt được sự thỏa thuận
giữa các bên, việc giả quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa
giải, trọng tài hoặc tòa án.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020.
Về thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
 Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo
quốc tế sau:
a. Hội nghị, hội thảo quốc tế có thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương
đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế;
b. Hội nghị, hội thảo quốc tế có chủ đề nội dung liên quan đến các vấn đề về chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc
phòng, dân tộc, tôn giáo, quyền con người hoặc thuộc pham vi bí mật nhà nước theo quy định pháp luật về bảo vệ bí
mật nhà nước.
 Người có thẩm quyền quyết định về việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho
phép các đơn vị tổ chức sau đây được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế đối với trường hợp không thuộc quy định tại
khoản 1 Điều này;
a. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan của người có thẩm quyền;
b. Các cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài do cơ quan của người có thẩm quyền cho phép hoạt động, trừ
trường hợp nêu trên tại điểm c khoản này;
c. Đối với các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có thẩm
quyền la Thủ trưởng cơ quan nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo danh sách
do Bộ Nội vụ quy định.
Về quy trình xin phép và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
 Xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế:
a. Đơn vị tổ chức gửi đầy đủ hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cho cơ quan của người có thẩm quyền
ít nhất 40 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất
30 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của người có thẩm quyền.
Hồ sơ xin phép bao gồm:
- Công văn xin phép tổ chức;
- Đề án tổ chức theo Mẫu 01 (tại phần Phụ lục của Quyết định)
- Văn bản có ý kiến của các cơ quan liên quan trong trường hợp các quy định pháp luật khác có yêu cầu;
Số 1. Tháng 3.2021
15
- Văn bản đồng ý chủ trương đăng cai tổ chức hội nghị,
hội thảo quốc tế (nếu có).
b. Đối với các chương trình, dự án, phi dự án đã
được phê duyệtcó hợp phần là tổ chức hội nghị, hội thảo
quốc tế nhưng chưa có Đề án tổ chức theo mẩu kèm theo
Quyết định này hoặc cơ quan phê duyệt chương trình,
dự án, phi dự án không phải là cơ quan của người có
thẩm quyền theo Quyếtđịnh này, đơn vị tổ chức cần tiến
hành thực hiện theo quy trình được quy định tải khoản
1 của Điều này trước khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc
tế.
 Sau khi được người có thẩm quyền có phép, đơn
vị tổ chức có trách nhiệm sau đây:
a. Tiến hành hội nghị, hội thảo quốc tế theo nội
dung và Đề án đã được phê duyệt; thực hiện đúng các
quy định về tài chính hiện hành;
b. Chịu trách nhiệm về nội dung các tài liệu; báo cáo,
tham luận, tư liệu, số liệu liên quan phát hành trước,
trong và sau hội nghị, hội thảo quốc tế và bảo đảm thực
hiện quy định về bảo vệ bí mật nhà nước;
c. Báo cáo cơ quan của người có thẩm quyền kết
quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trong thời gian 15
ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo quốc tế, đồng
gửi cho Bộ Ngoại giao đối với các hội nghị, hội thảo quốc
tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ
để tổng hợp.
Về quy trình thẩm định, cho phép tổ chức hội nghị, hội
thảo quốc tế
 Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ, người có thẩm quyền
có trách nhiệm sau đây:
a. Lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; các cơ quan, đại phương liên quan. Cơ quan, địa phương
được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản
để nghị;
b. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c. Trả lời bằng văn bản cho đơn vị tổ chức, đồng gửi cho Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan, địa phương cí
liên quan để phối hợp quản lý.
 Đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ, người có thẩm
quyền có trách nhiệm sau đây:
a. Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan. Cơ quan, địa phương được lấy ý kiến có trách
nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị;
Trả lời bằng văn bản cho đơn vị tổ chức, đồng gửi cho các cơ quan, địa phương có liên quan để phối hợp quản lý.
Một số lưu ý:
* Họp báo quốc tế không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này.
* Quyết định hiệu lực từ ngày 15/04/2020.
Số 1. Tháng 3.2021
16
thông báo về khoản viện trợ
không hoàn lại trị giá 11,3 triệu USD trong lĩnh vực Giảm thiểu ô nhiễm.
Đây là khoản viện trợ không hoàn lại theo hình thức Thỏa thuận hợp tác;
với mục tiêu chung là giảm ô nhiễm môi trường tại các khu vực trọng điểm
thông qua cách tiếp cận liên kết các tổ chức liên quan, tạo rác tác động tập thể hiệu quả.
Các tổ chức trong lĩnh vực hoạt động trên, quan tâm đến khoản viện trợ, có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết để tham
gia nộp hồ sơ đề xuất dự án, xây dựng quan hệ hợp tác với USAID tại https://www.grants.gov/web/grants/view-
opportunity.html?oppId=331032
tìm kiếm công ty tư vấn trong nước -
Nâng cao năng lực thông tin về NLTT cho cán bộ tuyên giáo, thuộc
Tiểu hợp phần 1B của Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng
Việt Nam - EU (EVEF), Dự án “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
tuyên giáo các cấp trong công tác thông tin, định hướng tuyên truyền
về phát triển năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng ở Việt Nam”
đang tìm kiếm một hoặc các công ty tư vấn trong nước (bao gồm 3 chuyên gia cho 3 vị trí: Năng lượng Tái tạo, Hiệu quả
Năng lượng, Thông tin và Truyền thông) để xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể, lên nội dung chương trình, tài liệu
hướng dẫn, cũng như thực hiện các khóa đào tạo và đánh giá kết quả dự án.
The ISC’s members will have a critical role to play in developing the storylines for the series by identifying impactful,
solutions-oriented science that will allow the BBC StoryWorks team to create compelling content that activates emotions,
whilst delivering the key messages that advance public understanding of scientific research and practice, fortifying levels of
public trust in science.
The series will aim to tell diverse stories from across a range
of disciplines and research approaches that demonstrate the
transformative power of scientific innovation and progress.
Each story should showcase evidence-based actions towards
the UN’s Sustainable Development Goals or demonstrate
how lessons learned from the pandemic can be applied to
other critical global challenges.
Stories will also showcase the ways in which communities
engage with science and innovation to deliver
transformation, from practical solutions to shaping our
understanding of the problem. These stories also present a chance to explore the issues that frustrate science’s ability to be
transformative.
See more @https://council.science/current/news/bbc-science-stories/
Số 1. Tháng 3.2021
17
1. Giao lưu trực tuyến Việt Nam – Nhật Bản: Gặp gỡ Tài năng và Doanh nghiệp Toàn cầu
2. Chuỗi sựkiện hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ 18/5
3. Hội thảo Kinh tế Biển, tháng 8/2021
4. Diễn đàn Phát triển Bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, Quý II
5. Hội nghị giữa kỳ Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN lần thứ 20, tháng 8/2021 tại Johor Bahru –
Malaysia
6. Hưởng ứng các hoạt động hưởng ứng ngày Đa dạng Sinh học, ngày Môi trường Thế giới.
7. Chuỗi tập huấn hướng dẫn thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế dành cho các đơn vị khoa học và
công nghệ trực thuộc.
8. Hội nghị xúc tiến hợp tác giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với các cơ quan đại diện khoa học và
công nghệ, hợp tác và phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh
9. Hội thảo tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế dành cho các tỉnh miền Trung.
Số 1. Tháng 3.2021
18
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
53 phố Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
T: +84 24 39439911
E: htqtvusta@gmail.com
W: www.vusta.vn
F: htqtvusta@gmail.com
All photos © VUSTA

More Related Content

Similar to Vusta newsletter qi 2021

Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công ...
Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công ...Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công ...
Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
CommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-FinalCommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-FinalThanh411529
 
Luận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.docLuận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.docsividocz
 
International conference on tourism in Vietnam 2017
International conference on tourism in Vietnam 2017 International conference on tourism in Vietnam 2017
International conference on tourism in Vietnam 2017 Huyen Mecghi
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfHanaTiti
 
Profile book Kỷ niệm 10 năm thành lập USTH
Profile book Kỷ niệm 10 năm thành lập USTHProfile book Kỷ niệm 10 năm thành lập USTH
Profile book Kỷ niệm 10 năm thành lập USTHLBoAnh1
 
Kỷ niệm 10 năm thành lập USTH
Kỷ niệm 10 năm thành lập USTHKỷ niệm 10 năm thành lập USTH
Kỷ niệm 10 năm thành lập USTHMarketingteam50
 
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...sividocz
 

Similar to Vusta newsletter qi 2021 (20)

Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
 
184
184184
184
 
Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công ...
Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công ...Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công ...
Yếu tố khoa học trong lực lượng sản xuất với việc phát triển khoa học - công ...
 
CommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-FinalCommercializationGuide-Final
CommercializationGuide-Final
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử
Đề tài: Nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tửĐề tài: Nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử
Đề tài: Nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử
Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tửPhát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử
Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử
 
Luận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.docLuận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.doc
Luận Văn Khách Sạn Hòa Bình Tuyên Quang.doc
 
Tong ket vfossa 2012
Tong ket vfossa  2012Tong ket vfossa  2012
Tong ket vfossa 2012
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
International conference on tourism in Vietnam 2017
International conference on tourism in Vietnam 2017 International conference on tourism in Vietnam 2017
International conference on tourism in Vietnam 2017
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng HoáLuận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hàng Hoá
 
Chọn giống và kỹ thuật trồng cây Kháo vàng để trồng rừng gỗ lớn
Chọn giống và kỹ thuật trồng cây Kháo vàng để trồng rừng gỗ lớnChọn giống và kỹ thuật trồng cây Kháo vàng để trồng rừng gỗ lớn
Chọn giống và kỹ thuật trồng cây Kháo vàng để trồng rừng gỗ lớn
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
 
Profile book Kỷ niệm 10 năm thành lập USTH
Profile book Kỷ niệm 10 năm thành lập USTHProfile book Kỷ niệm 10 năm thành lập USTH
Profile book Kỷ niệm 10 năm thành lập USTH
 
Kỷ niệm 10 năm thành lập USTH
Kỷ niệm 10 năm thành lập USTHKỷ niệm 10 năm thành lập USTH
Kỷ niệm 10 năm thành lập USTH
 
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
Luận Văn Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Ởthành Phố Đà Nẵng Thời Kỳ Đẩy Mạnh Cô...
 

More from lhhhoabinh

Kế hoạch số 81/KH-UBND tỉnh Hòa Bình
Kế hoạch số 81/KH-UBND tỉnh Hòa BìnhKế hoạch số 81/KH-UBND tỉnh Hòa Bình
Kế hoạch số 81/KH-UBND tỉnh Hòa Bìnhlhhhoabinh
 
Tong ket-va-phat-dong-cuoc-thi-nam-2020
Tong ket-va-phat-dong-cuoc-thi-nam-2020Tong ket-va-phat-dong-cuoc-thi-nam-2020
Tong ket-va-phat-dong-cuoc-thi-nam-2020lhhhoabinh
 
Quyet dinh & danh sach
Quyet dinh & danh sachQuyet dinh & danh sach
Quyet dinh & danh sachlhhhoabinh
 
So681 quy che thi dua - khen thuong
So681 quy che thi dua - khen thuongSo681 quy che thi dua - khen thuong
So681 quy che thi dua - khen thuonglhhhoabinh
 
So680 huy chuong vi su nghiep
So680 huy chuong vi su nghiepSo680 huy chuong vi su nghiep
So680 huy chuong vi su nghieplhhhoabinh
 
Cv so 21/LHH-VP
Cv so 21/LHH-VPCv so 21/LHH-VP
Cv so 21/LHH-VPlhhhoabinh
 
Cuoc thi tw 2019
Cuoc thi tw 2019Cuoc thi tw 2019
Cuoc thi tw 2019lhhhoabinh
 
Xay dung mo hinh nuoi trong nam dtht tren gia the huu co tong hop
Xay dung mo hinh nuoi trong nam dtht tren gia the huu co tong hopXay dung mo hinh nuoi trong nam dtht tren gia the huu co tong hop
Xay dung mo hinh nuoi trong nam dtht tren gia the huu co tong hoplhhhoabinh
 
So 15 qd lhh ve viec khen thuong hoi thi
So 15 qd lhh ve viec khen thuong hoi thiSo 15 qd lhh ve viec khen thuong hoi thi
So 15 qd lhh ve viec khen thuong hoi thilhhhoabinh
 
Số 14/QĐ-LHH
Số 14/QĐ-LHHSố 14/QĐ-LHH
Số 14/QĐ-LHHlhhhoabinh
 
The le hoi thi lan 8
The le hoi thi lan 8The le hoi thi lan 8
The le hoi thi lan 8lhhhoabinh
 

More from lhhhoabinh (15)

Kế hoạch số 81/KH-UBND tỉnh Hòa Bình
Kế hoạch số 81/KH-UBND tỉnh Hòa BìnhKế hoạch số 81/KH-UBND tỉnh Hòa Bình
Kế hoạch số 81/KH-UBND tỉnh Hòa Bình
 
Tong ket-va-phat-dong-cuoc-thi-nam-2020
Tong ket-va-phat-dong-cuoc-thi-nam-2020Tong ket-va-phat-dong-cuoc-thi-nam-2020
Tong ket-va-phat-dong-cuoc-thi-nam-2020
 
Quyet dinh & danh sach
Quyet dinh & danh sachQuyet dinh & danh sach
Quyet dinh & danh sach
 
So681 quy che thi dua - khen thuong
So681 quy che thi dua - khen thuongSo681 quy che thi dua - khen thuong
So681 quy che thi dua - khen thuong
 
So680 huy chuong vi su nghiep
So680 huy chuong vi su nghiepSo680 huy chuong vi su nghiep
So680 huy chuong vi su nghiep
 
Dang
DangDang
Dang
 
Cv so 21/LHH-VP
Cv so 21/LHH-VPCv so 21/LHH-VP
Cv so 21/LHH-VP
 
Ke hoach110
Ke hoach110Ke hoach110
Ke hoach110
 
QĐ 281
QĐ 281QĐ 281
QĐ 281
 
Nghidinh
NghidinhNghidinh
Nghidinh
 
Cuoc thi tw 2019
Cuoc thi tw 2019Cuoc thi tw 2019
Cuoc thi tw 2019
 
Xay dung mo hinh nuoi trong nam dtht tren gia the huu co tong hop
Xay dung mo hinh nuoi trong nam dtht tren gia the huu co tong hopXay dung mo hinh nuoi trong nam dtht tren gia the huu co tong hop
Xay dung mo hinh nuoi trong nam dtht tren gia the huu co tong hop
 
So 15 qd lhh ve viec khen thuong hoi thi
So 15 qd lhh ve viec khen thuong hoi thiSo 15 qd lhh ve viec khen thuong hoi thi
So 15 qd lhh ve viec khen thuong hoi thi
 
Số 14/QĐ-LHH
Số 14/QĐ-LHHSố 14/QĐ-LHH
Số 14/QĐ-LHH
 
The le hoi thi lan 8
The le hoi thi lan 8The le hoi thi lan 8
The le hoi thi lan 8
 

Vusta newsletter qi 2021

  • 1. Số 1. Tháng 3.2021 Bản tin Quý I-2021 1 VUSTA NEWSLETTER Ấn phẩm của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM Xem trang 2 116 KỸ SƯ VIỆT NAM ĐƯỢC TRAO CHỨNG CHỈ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP ASEAN Xem trang 6 SỰ KIỆN GIAO LƯU VIỆT NAM – NHẬT BẢN: GẶP GỠ TÀI NĂNG VÀ DOANH NGHIỆP TOÀN CẦU LẦN THỨ 14 Xem trang 10 HỘI NGHỊ CAFEO38 – THÀNH CÔNG VANG DỘI TRONG CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN NĂM 2020 CỦA LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM Xem trang 5
  • 2. Số 1. Tháng 3.2021 2 Kể từ khi thành lập năm 1983 đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam luôn khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng, là nơi tập hợp và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững quốc phòng, an ninh. Liên hiệp Hội Việt Nam được coi là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam; tập hợp, đoàn kết trí thức ở trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng để đội ngũ trí thức nhận thức sâu sắc trách nhiệm đối với đất nước; làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa trí thức với Đảng, Nhà nước và nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
  • 3. Số 1. Tháng 3.2021 3 TSKH Phan Xuân Dũng, SN 1960, quê quán tại xã Đại Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội và đã từng nắm giữ nhiều chức vụ như Phó Vụ trưởng Ban Khoa giáo Trung ương; Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. Tiến sĩ là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội khóa XII, XIII, XIV, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII; Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội (khóa XII), Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội (khóa XIII và XIV), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc của Quốc hội khóa XII, XIII, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nga của Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam khóa 2007-2012, nay là Chủ tịch danh dự của Tổng hội cơ khí Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận và nhiều Ban chỉ đạo khác. Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khóa mới còn có PGS. TSKH Phạm Quang Thao và TS. Nguyễn Hồng Diên, Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, ThS. Nguyễn Quyết Chiến, Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam khóa VIII. Giáo sư Đặng Vũ Minh được vinh danh và bầu là Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội Việt Nam. Ngày sinh: 20/5/1960 Quê quán: Thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh Dân tộc: Kinh Chức vụ: Đại biểu Quốc hội XIV Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC 2006-2010: Đại biểu Quốc hội khóa XII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội 2011-2016: Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIII 2016: Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIV Từ 2020: Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • 4. Số 1. Tháng 3.2021 4 Ngày sinh: 24/6/1976 Quê quán: Tam Dương, Vĩnh Phúc Dân tộc: Kinh Chức vụ: Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ kinh tế QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC 2009-2010: Phó Trưởng ban Đào tạo và Phổ biến Kiến thức, Liên hiệp Hội Việt Nam 2010–2015: Phó Chánh Văn phòng Liên hiệp Hội Việt Nam 2015– 2020: Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy viên, Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam 2016 – 2020: Trưởng ban Tổ chức và Chính sách Hội, Liên hiệp Hội Việt Nam Từ 2020: Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ThS. NGUYỄN QUYẾT CHIẾN Ngày sinh: 25/4/1961 Quê quán: Vĩnh Bảo, Hải Phòng Dân tộc: Kinh Chức vụ: Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ kinh tế QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC 1993-1999: Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu tư vấn và đào tạo kinh tế đối ngoại, Viện kinh tế đối ngoại, Bộ Kinh tế Đối ngoại 1999–2008: Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thương mại Trung ương, Bộ Thương mại 2008–2013: Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ Từ 2020: Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam PGS. TS PHẠM QUANG THAO Ngày sinh: 16/3/1965 Quê quán: Hưng Hà, Thái Bình Dân tộc: Kinh Chức vụ: Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ quản lý hành chính công QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC 1991 - 1992: Cán bộ Ban Tổ chức Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 1992 – 1996: Phó Bí thư Thường trực tỉnh Đoàn Thái Bình khóa XII 1996 – 2000: Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thái Bình 2003 – 2015: Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình 2015 – 2018: Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình 2018 – 2020: Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình Từ 2020: Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam TS. NGUYỄN HỒNG DIÊN
  • 5. Số 1. Tháng 3.2021 5 Nhân dịp Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa diễn ra và thành công tốt đẹp, các tổ chức quốc tế đã gửi điện chúc mừng thành công của Đại hội và các đồng chí lãnh đạo của Liên hiệp Hội Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025 được Đại hội tin tưởng bầu giữ các vị trí quan trọng. Các đối tác quốc tế đặc biệt ghi nhận vai trò quan trọng của các thành viên lãnh đạo nhiệm kỳ trước với những thành tựu hợp tác chung đồng thời cũng bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác bền vững và sâu sắc hơn nữa trong thời gian tới. Các đối tác gửi điện chúc mừng gồm Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc (CAST), Liên đoàn các tổ chức kỹ sư Đông Nam Á (AFEO), Hội kỹ sư và Kiến trúc sư Brunei Darussalam PUJA), Hội đồng kỹ sư Campuchia (BEC), Viện Kỹ sư Malaysia (IEM), Liên đoàn Kỹ sư Myanmar – Federation of Engineers, Myanmar (Fed.MES), Hội đồng Kỹ thuật Philippine (PTC), Viện Kỹ sư Singapore (IES) và Viện Kỹ sư Thái Lan (EIT). Với chủ đề “Phát huy Sáng kiến và Hành động của Liên đoàn Kỹ sư ASEAN trong Xây dựng Cộng đồng ASEAN Bền vững và Thịnh vượng”, Hội nghị CAFEO38 tiếp tục khẳng định cam kết của Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN trong việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến 2025 và Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững thông qua việc củng cố vai trò nòng cốt của các kỹ sư trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, khởi xướng các chương trình hợp tác kỹ thuật chất lượng cao, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật số để xây dựng cộng đồng ASEAN kết nối, công bằng và thịnh vượng. Các vấn đề thảo luận chính của Hội nghị CAFEO38 gồm giao thông vận tải, kỹ thuật môi trường, ứng phó thảm họa thiên tai, phát triển hệ thống năng lượng ASEAN, vai trò của Kỹ sư ASEAN đối với các vấn đề phát triển bền vững của ASEAN, vai trò của nữ kỹ sư, kỹ sư trẻ của ASEAN, vinh danh các nhà khoa học có nhiều cống hiến trong lĩnh vực kỹ thuật và trao chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN cho các kỹ sư. Phiên bế mạc và lễ chuyển giao cờ đăng cai CAFEO39 cho đại diện Brunei Darussalam diễn ra vào chiều ngày 26/11/2020 tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
  • 6. Số 1. Tháng 3.2021 6 Tính đến nay, gần 3.000 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN được đăng bạ, trong đó nhiều nhất là Malaysia với gần 1.000 kỹ sư, Lào khiêm tốn nhất với 6 kỹ sư. Để được công nhận là kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN, ứng viên phải đáp ứng 4 tiêu chuẩn chính: tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật, hoạt động liên tục trong lĩnh vực 7 năm, trong đó 2 năm giữ vị trí chủ chốt (chủ nhiệm dự án, trưởng nhóm...) tham gia quá trình đào tạo liên tục và có đạo đức nghề nghiệp, khả năng tiếng Anh nhuần nhuyễn, tự nguyện tham gia hoạt động của liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN. Đây là một chứng chỉ có giá trị, uy tín quốc tế cao về chuyên môn, các kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN được sử dụng chứng chỉ này trong quá trình hành nghề và được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp quản lý kinh tế, tài chính, nhân lực, vật tư, thiết bị... phục vụ công tác và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc trong bối cảnh phát triển không ngừng như hiện nay. Hàng năm, Hội đồng Đăng bạ kỹ sư ASEAN của Việt Nam đóng tại trụ sở Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức 2 đợt xét duyệt hồ sơ đăng bạ vào các tháng 4 và tháng 8 hàng năm. ựán viện trợ nước ngoài không hoàn lại do tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới, Đức (The Bread for the World – BftW) tài trợ với tổng kinh phí là 800.000 EUR, vốn đối ứng bằng tiền mặt từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau là 140.000 EUR và tổ chức thực hiện là Trung tâm SRD với địa bàn Dựán là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, rừng phòng hộ Tam Giang, tỉnh Cà Mau từ tháng 01/2021 đến 31/12/2023. Với mục tiêu nhằm tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, thúc đẩy quá trình hấp thụ cacbonic, tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu và đảm bảo sinh kế bền vững và hòa nhập xã hội cho các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương ở Đồng bằng Sông Cửu Long; phù hợp với chiến lược phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long của Chính phủ. o Tổ chức Từ thiện Rockefeller (RPA) của Mỹ thông qua chương trình Ocean 5 sẽ được Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) triển khai tại các tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Khánh Hòa từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2021 theo Quyết định số 85/QĐ – LHHVN ngày 08/02/2021 với tổng giá trị USD 351.000. Các hoạt động của Dựán sẽ tập trung hỗ trợnâng cao năng lực cải thiện và phát triển nghề cá bền vững, công tác lập kế hoạch quản lý nghề cá thích ứng và tăng cường năng lực và kết nối đội ngũ cán bộ hỗ trợ kỹ thuật tại các cấp quản lý.
  • 7. Số 1. Tháng 3.2021 7 Liên hiệp Hội Việt Nam với lợi thế của một tổ chức tập hợp đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với lĩnh vực chuyên môn và đối tác đa dạng, gồm có 89 Hội/tổng hội khoa học và kỹ thuật hoạt động trên phạm vi cả nước, 63 liên hiệp các hội KH&KT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Liên hiệp hội địa phương) và 570 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc. Hầu hết các hội thành viên và toàn bộ các tổ chức trực thuộc hoạt động trên nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự quản và tự chịu trách nhiệm, vì vậy hoạt động đối ngoại của hệ thống các tổ chức thuộc hệ thống khá phong phú, nội dung chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ, phổ biến tri thức và các hoạt động chuyên môn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và thế mạnh của các tổ chức. Trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tiến hành các biện pháp vừa đảm bảo quy định về phòng chống dịch của Chính phủ, vừa triển khai được các công việc được giao theo kế hoạch đồng thời điều chỉnh kế hoạch và chuyển đổi phương thức tổ chức thực hiện hoạt động, tận dụng tối đa các nền tảng kỹ thuật hiện đại trực tuyến để đảm bảo tổ chức hoạt động được thông suốt. Năm 2020, Liên hiệp Hội Việt Nam đã triển khai tổ chức 6 trên 29 hoạt động trực tiếp và chuyển các hoạt động khác sang hình thức trực tuyến hoặc kết hợp, đặc biệt là tổ chức chức thành công Hội nghị Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN lần thứ 38 (CAFEO38) và các cuộc họp liên quan theo hình thức trực tuyến đối với quốc tế và trực tiếp tại Hà Nội với tổng số đại biểu tham dự theo cả hai hình thức lên đến xấp xỉ 1000 người. Tại Diễn đàn nhân dân ASEAN 2020 (APF) do Liên hiệp Hữu nghị (VUFO) chủ trì, Liên hiệp Hội Việt Nam đã cử cán bộ đảm nhận các vai trò quan trọng trong Ban tổ chức Khu vực của Diễn đàn đồng thời huy động các tổ chức trực thuộc tham gia tổ chức các hội thảo và đảm nhận vai trò trưởng các nhóm chuyên đề. Sự tham gia và đóng góp tích cực và chủ động của Liên hiệp Hội Việt Nam trong Diễn đàn đã góp phần cho sự thành công của Diễn đàn, đặc biệt là nội dung của Tuyên bố chung của Diễn đàn đã đạt được các yêu cầu đề ra, góp phần nâng cao uy tín của các tổ chức nhân dân Việt Nam, quảng bá thành tựu chống Covid và nỗ lực bảo trợ xã hội, bảo vệ người dân và các nhóm yếu thế ở Việt Nam trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid - 19. Với mục tiêu vận dụng tối đa và thực hiện các nền tảng kỹ thuật hiện đại trực tuyến để đảm bảo tổ chức hoạt động được thông suốt. Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã tiến hành tổ chức 4 lớp tập huấn, hướng dẫn thực hiện cho các tổ chức trực thuộc, cập nhật và hoàn thiện sổ tay hướng dẫn hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế theo nội dung Hướng dẫn 07 của Ban Đối ngoại Trung ương về thực hiện các quy định về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, Quyết định số 06 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế và Nghị định 80 về quản lý viện trợ không thuộc viện trợ phát triển chính thức.
  • 8. Số 1. Tháng 3.2021 8 Về công tác tiếp nhận các nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, trong bối cảnh các nguồn viện trợ nước ngoài cắt giảm mạnh và với những khó khăn do đại dịch Covid – 19 gây ra, các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc đã nỗ lực vận động từ nguồn tài trợ quốc tế, trong đó, phần lớn các dự án tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế tổng hợp, giảm nghèo bền vững, y tế, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, cứu trợ và phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Các dự án được triển khai ở những khu vực còn nhiều khó khăn, hỗ trợ cho nhóm yếu thế trong xã hội như người có HIV, người khuyết tật, nạn nhân của buôn bán người, bạo lực giới. Tính đến hết năm 2020, 72 khoản viện trợ dự án và phi dự án phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) với tổng giá trị viện trợ xấp xỉ 20 triệu USD được phê duyệt. Có thể khách quan đánh giá rằng hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Liên hiệp Hội Việt Nam không chỉ góp phần thực hiện trách nhiệm chính trị của tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam trong việc triển khai đường lối đối ngoại nhân dân, tham gia đấu tranh, vận động bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vì hòa bình và hợp tác trong khu vực, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế quốc gia, mà còn giúp huy động các nguồn lực quốc tế cho phát triển đất nước, phát triển nền khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao, và tăng cường năng lực cán bộ và chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu từ đó nâng cao hiệu quả và thực chất của hoạt động đối ngoại nhân dân. Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) được thành lập vào năm 2018 từ sự hợp nhất của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ICSU, thành lập năm 1931) và Hội đồng Khoa học Xã hội Quốc tế (ISSC, thành lập năm 1952) và trở thành tổ chức phi chính phủ duy nhất với các tổ chức thành viên trên toàn cầu, tập hợp 40 Liên đoàn và Hiệp hội khoa học quốc tế và hơn 140 tổ chức khoa học quốc gia và khu vực bao gồm các Học viện và Hội đồng Nghiên cứu. Các hoạt động của ISC nhằm tạo cơ hội cho các tổ chức thành viên tham gia các cuộc thảo luận và hoạt động khoa học quan trọng, thể hiện những đóng góp về mặt khoa học của các tổ chức thành viên ở cấp độ quốc tế, đồng thời kết nối với nhau và với các mạng lưới có ảnh hưởng trên toàn thế giới. Với trụ sở chính tại Paris – CH Pháp, ISC có các Văn phòng khu vực tại Châu Phi (thành lập năm 2005), Châu Á - Thái Bình Dương (2006) và Châu Mỹ Latinh và Caribe (2007), sứ mệnh của ISC là đưa tiếng nói của giới khoa học trên toàn cầu, đề cao giá trị của việc ra quyết định dựa trên bằng chứng và cơ sở khoa học, khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu khoa học quốc tế và học bổng về các vấn đề lớn được toàn cầu quan tâm. Liên hiệp Hội Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ISC từ năm 1963 với tiền thân là Hội Phổ biến Tri thức Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhằm huy động các nhà khoa học, trí thức khoa học và kỹ thuật thực hiện công tác phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật cho công chúng.
  • 9. Số 1. Tháng 3.2021 9 The 1st World Conference on Science Literacy was hosted in Beijing in 2018 by the China Association for Science and Technology (CAST) and attended by high-ranking officials and representatives of 58 national S&T organizations and agencies and 23 international S&T organizations from 38 countries and regions. At the second Conference in 2019, establishment of the World Organization for Science Literacy (WOSL) was initiated aiming to set up a cooperative organization consisting of stakeholders from different countries and regions, who are committed to carrying out mutually beneficial cooperation, strengthening interaction and communication, jointly promoting the robust and balanced development of public science literacy and contributing to the harmonious unity of science and technology with culture, society and nature. In 2020, CAST launched the establishment of the Preparatory Committee for World Organization for Science Literacy with the participants from 18 science organizations worldwide. VUSTA's leadership has attended in this World Conference from 2018 at the invitation of CAST's Vice President and assigned the presentative from VUSTA to join the Preparatory Committee. VUSTA will make the effective contribution to the establishment of WOSL. Phát biểu tại hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho biết, Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không (CHK), sân bay toàn quốc cần dựa trên rất nhiều yếu tố như xác định nhu cầu hành khách, nhu cầu vận tải, xác định quy mô, mạng đường bay khai thác của hệ thống CHK, sân bay; xác định quy hoạch phát triển đối với từng CHK, sân bay, khả năng trung chuyển... Quy hoạch hàng không không chỉ tính đến hiệu quả kinh tế xác hội (KTXH) mà còn phải tính đến sự phù hợp giữa hàng không dân dụng và hàng không quân sự, đảm bảo an ninh hàng không và an ninh quốc phòng. Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, thời kỳ 2021- 2030 có 26 CHK, bao gồm 13 CHK quốc tế, 15 CHK nội địa với tổng công suất thiết kế khoảng 654,5 triệu khách/năm. So với giai đoạn đến năm 2030, bổ sung thêm 4 CHK gồm: Lai Châu, Nà Sản, Cao Bằng và quy hoạch thêm CHK thứ 2 cho vùng Thủ đô (vị trí sẽ được nghiên cứu, xác định cụ thể sau năm 2040).
  • 10. Số 1. Tháng 3.2021 10 Các chuyên gia, nhà khoa học của Liên hiệp Hội Việt Nam cho rằng, phải có quy hoạch 2 hệ thống con là Dân sự và Quân sự, sau đó tích hợp lại để làm rõ 2 hệ thống con và việc dùng chung các CHK, sân bay. Trên cơ sở này Nhà nước thống nhất quản lý cả 2 hệ thống con và quy định chặt chẽ việc phối hợp giữa Quân sự và Dân sự trong hoạt động như vậy mới có thể thống nhất quản lý sử dụng vùng trời và mặt đất thống nhất để bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh tế và an ninh quốc phòng. Mặt khác, nếu không tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay toàn quốc thì không thể có hoạt động hàng không chung. Đây là lỗ hổng rất lớn hiện nay của luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Hệ quả tiếp theo là quỹ đất dành cho sự phát triển hệ thống sân bay sẽ rất hạn chế và bị động để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Hàng không Việt Nam trong tương lai gần. Các nhà khoa học cũng cho rằng việc bản quy hoạch tổng thể đưa ra quyết tâm xây dựng các CHK Nội Bài, Canh Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là các CHK, sân bay cửa ngõ quốc tế xem ra chưa đủ sức thuyết phục về lý luận và thực tiễn cũng như chỉ ra những thiếu sót trong hồ sơ quy hoạch như: Thiếu phần phân tích tính toán định lượng yếu tố kinh tế và chính trị xã hội đối với các CHK, phần dự báo nhu cầu vận tải trình bày còn sơ sài, chưa có phần đánh giá và phân tích ưu nhược điểm của các lần quy hoạch trước đây, đặc biệt là nội dung đã từng được Thủ tướng phê duyệt. TS. Trần Quang Châu, Chủ tịch VAAST cho biết từ gần 20 thành viên ban đầu, qua 30 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ban Chấp hành gồm 60 ủy viên, Hội có cơ quan tư vấn là Hội đồng Khoa học công nghệ, Văn phòng Hội và 7 ban chuyên môn là các cơ quan tham mưu giúp việc, 3 đơn vị trực thuộc Hội và 47 hội viên tập thể, là những đơn vị chủ chốt của ngành HKVN và các ngành liên quan. Với gần 451 hội viên cá nhân gồm những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân công tác trên nhiều lĩnh vực của ngành HKVN và các ngành liên quan trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, Hội gặp không ít khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, tuy nhiên các thành viên của Hội đã gắn kết, tương trợ lẫn nhau, vượt lên giành nhiều thành quả đáng khích lệ. Mọi ý kiến của Hội đều thể hiện sự khách quan, đúng đắn, trung thực và kịp thời trong tư vấn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành, điển hình như tư vấn phản biện các dự án: Quy hoạch, thiết kế mạng cảng hàng không, sân bay Việt Nam, quy hoạch, quản lý hiệu quả vùng trời hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng công nghệ dẫn đường bằng vệ tinh GPS cho hoạt động quản lý điều hành bay, nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam... Thời gian gần đây, Hội đã tham gia công tác tư vấn để giải quyết các vấn đề “nóng” của ngành gồm: Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn... qua đó, tiếng nói của Hội được lắng nghe và ghi nhận. Với những thành tích đã đạt được trong suốt quá trình hoạt động 30 năm qua, VAAST đã vinh dự được tặng huân chương lao động hạng Ba.
  • 11. Số 1. Tháng 3.2021 11 Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Phạm Quang Thao đánh giá cao những hoạt động hai bên đã phối hợp trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác đã ký năm 2016, cụ thể là các chương trình hội thảo đóng góp chính sách trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong năm 2021 và giaiđoạn tiếp theo, trên cơ sở những nhiệm vụ mới được Đảng và Nhà nước giao, tình hình phát triển kinh tế-xã hội trong nước cũng như trên thế giới, khẳng định việc vận động, tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, lãnh đạo hai bên đã thống nhất mở rộng và bổ sung một số nội dung mới trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021-2026, gồm có xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thành lập các tổ chức của trí thức khoa học công nghệ người Việt Nam tại nước ngoài; xây dựng cơ sở dữ liệu trí thức Việt Kiều; thực hiện nghiên cứu và kết nội các nhóm chuyên gia trí thức theo từng nhu cầu cụ thể tại địa phương; tổ chức Diễn đàn phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long với sự tham gia của các trí thức tại nhiều nước. Thỏa thuận hợp tác giữa Liên hiệp Hội Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dự kiến sẽ được ký kết vào quý II năm nay. Trên cơ sở đó, hai bên sẽ xây dựng chương trình hành động cụ thể của từng năm. Năm 2021, Liên hiệp Hội Việt Nam đã xây dựng kế hoạch làm việc của Đoàn công tác liên ngành tại 15 tổ chức trực thuộc, trong đó có 13 tổ chức tại Hà Nội và 2 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và 3 địa bàn triển khai dự án của tổ chức tại các khu vực từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Đây là các tổ chức đã tiếp nhận và triển khai nhiều chương trình, dự án viện trợ nước ngoài trong những năm vừa qua hoặc đã triển khai dự án lớn từ các đối tác phát triển song phương, các cơ quan của Liên hiệp quốc. Nội dungcủa Đoàn công tác liên ngành dự kiến tập trung làm việc với các tổ chức tại 4 nhóm nội dung chính gồm (1) Công tác tuân thủ các quy định liên quan của nhà nước trong việc phê duyệt các hoạt động hợp tác quốc tế; (2) Công tác triển khai, tiếnđộ thực hiện và nộidungcáchoạt độnghợptácquốc tế theo đúng vănkiệnđã được phê duyệt;(3) Côngtác quản lý tài chính đối với các hoạt động hợp tác quốc tế và (4) Công tác Quản lý tổ chức, hành chính và nhân sự của tổ chức. Đoàn công tác bắt đầu Chương trình giám sát tại Trung tâm SCDI vào ngày 16/3/2021.
  • 12. Số 1. Tháng 3.2021 12 Phát biểu khai mạc, TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá cao vai trò của Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam là nước cung cấp ODA lớn nhất và là đối tác thương mại song phương lớn thứ tư của Việt Nam và đã vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài đứng đầu ở Việt Nam hiện nay với hơn 2.500 doanh nghiệp, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 xuất hiện và lan tràn trên toàn thế giới, cướp đi sinh mạng hành triệu người và gây ra những tổn thất chưa từng có cho hầu hết các quốc gia, châu lục, tuy nhiên COVID-19 đã không thể ngăn cản sự gắn kết giữa hai dân tộc trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, đây là nỗ lực đặc biệt của Học viện EHLE và các đơn vị liên quan từ Nhật Bản và Việt Nam khi tổ chức Sự kiện lần thứ 14 theo hình thức trực tuyến lần đầu tiên nhằm vun đắp quan hệ giữa hai dân tộc. Đây được coi là hoạt động giao lưu, gặp gỡ với ý nghĩa tích cực nhằm thúc đẩy tình hữu nghị và mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản, tăng cường công tác đối ngoại nhân dân giữa hai nước đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác khoa học và công nghệ, tạo cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm cho thanh niên Việt Nam tại các doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam và tại Nhật Bản. Sự kiện giao lưu Việt Nam Nhật Bản: Gặp gỡ Tài năng và Doanh nghiệp Toàn cầu là hoạt động phối hợp hàng năm giữa VUSTA và Viện Nhật ngữ EHLE Osaka và Nghiệp đoàn Kansai. Hoạt động này được diễn ra định kỳ vào thứ Bảy tuần thứ 3 của tháng 10 hàng năm. một đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc VUSTA được thành lập. Hoạt động trong lĩnh vực phát triển của các cộng đồng nông thôn khó khăn, hỗ trợ họ nâng cao đời sống và quản lý nguồn tài nguyên bền vững, hỗ trợ các cộng đồng nông thôn nghèo ở Việt Nam, SRD có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và một văn phòng tại Huế. Trung tâm duy trì mối quan hệ rộng khắp với các chuyên gia tư vấn và các cộng tác viên trong và ngoài nước. SRD hiện là chủ tịch của 2 mạng lưới VNGO&CC và VNGO-FLEGT đồng thời là thành viên của Liên minh Môi trường và Biến đổi Khí hậu (VECCA), Ban chỉ đạo Chương trình UNREDD giai đoạn 2, Phó chủ tịch mạng lưới Gencomnet và là thành viên của một số mạng lưới trong nước như CCWG, CDG, GMO, PPWG, CIFPEN, EMWG, VRN… Ngoài ra, Trung tâm còn là thành viên Ban điều hành APRN và thành viên của các mạng lưới khu vực ngoài nước như PAN AP, EARWG, Aid Effectiveness, The Mekong Adaptation Forum, SEA Change, Reality of Aid Network…
  • 13. Số 1. Tháng 3.2021 13 , một đơn vị khoa học công nghệ trực thuộc và tích cực trong hệ thống của VUSTA được chính thức thành lập. CENFORD hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ với sứ mệnh kết nối, tập hợp các nguồn lực phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực phát triển cộng đồng, môi trường, y tế và hỗ trợ doanh nghiệp. Với phương châm nhằm kết nối để huy động đa dạng và tận dụng tối đa hiệu quả các nguồn lực, CENFORD xác định trọng tâm là hợp tác, mở rộng mạng lưới với các tổ chức trong nước cũng như quốc tế. Các hoạt động của CENFORD tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn: Thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ phát triển cộng đồng bền vững; y tế cộng đồng; môi trường; du lịch; khôi phục các giá trị truyền thống; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. (ii) Hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề, hội thảo và phổ biến kiến thức. (iii) Tư vấn các vấn đề phát triển. chính thức được thành lập theo Quyết định của Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam. Với mục tiêu tìm kiếm những giải pháp khả thi nhằm cân bằng mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đã và đang bị phá vỡ bởi các áp lực từ các hoạt động phát triển kinh tế và các nhân tố thị trường, PanNature bắt đầu Chương trình Nghiên cứu Chính sách, tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, phản biện, đối thoại về các vấn đề ở cấp độ quốc gia Trong hơn 10 năm qua, PanNature đã xây dựng nhiều mối quan hệ với các đối tác trong nước, khu vực và quốc tế. Ngoài ra, chúng tôi còn tham gia với vai trò thành viên tích cực của nhiều mạng lưới, liên minh khác nhau. Dưới đây là một số liên minh PanNature tham gia vớivai trò nòng cốt trong Liên minh khoáng sản Việt Nam, Mạng lướiĐất rừng (FORLAND), Cứu sông Mê Công và Liên minh Môi trường và Biến đổi Khí hậu của VUSTA (VECCA). Thời hạn thẩm định khoản viện trợ không hoàn lại tối đa 20 ngày Ngày 08/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2020/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam. Cụ thể, tùy thuộc vào quy mô, tính chất và nội dung của khoản viện trợ, cơ quan chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định bằng hình thức tổng hợp ý kiến hoặc tổ chức hội nghị thẩm định. Trường hợp khoản viện trợ không đủ điều kiện tiếp nhận, cơ quan chủ quản thông báo cho bên cung cấp viện trợ về quyết định không tiếp nhận viện trợ. Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • 14. Số 1. Tháng 3.2021 14 Bên cạnh đó, việc tổ chức quản lý chương trình, dự án do cơ quan chủ quản quyết định áp dụng 1 trong 3 hình thức sau: Sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực quản lý và thực hiện dự án đối với dự án quy mô dưới 200.000 USD, sử dụng Ban quản lý đang hoạt động để quản lý chương trình, dự án mới; Thành lập Ban quản lý riêng cho từng chương trình, dự án. Ngoài ra, trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng trong quá trình thực hiện chương trình, dự án, các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết. Trường hợp không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên, việc giả quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2020. Về thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế  Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế sau: a. Hội nghị, hội thảo quốc tế có thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế; b. Hội nghị, hội thảo quốc tế có chủ đề nội dung liên quan đến các vấn đề về chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, quyền con người hoặc thuộc pham vi bí mật nhà nước theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.  Người có thẩm quyền quyết định về việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của cơ quan, địa phương mình và cho phép các đơn vị tổ chức sau đây được tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này; a. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan của người có thẩm quyền; b. Các cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài do cơ quan của người có thẩm quyền cho phép hoạt động, trừ trường hợp nêu trên tại điểm c khoản này; c. Đối với các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, người có thẩm quyền la Thủ trưởng cơ quan nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo danh sách do Bộ Nội vụ quy định. Về quy trình xin phép và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế  Xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế: a. Đơn vị tổ chức gửi đầy đủ hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cho cơ quan của người có thẩm quyền ít nhất 40 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất 30 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của người có thẩm quyền. Hồ sơ xin phép bao gồm: - Công văn xin phép tổ chức; - Đề án tổ chức theo Mẫu 01 (tại phần Phụ lục của Quyết định) - Văn bản có ý kiến của các cơ quan liên quan trong trường hợp các quy định pháp luật khác có yêu cầu;
  • 15. Số 1. Tháng 3.2021 15 - Văn bản đồng ý chủ trương đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (nếu có). b. Đối với các chương trình, dự án, phi dự án đã được phê duyệtcó hợp phần là tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế nhưng chưa có Đề án tổ chức theo mẩu kèm theo Quyết định này hoặc cơ quan phê duyệt chương trình, dự án, phi dự án không phải là cơ quan của người có thẩm quyền theo Quyếtđịnh này, đơn vị tổ chức cần tiến hành thực hiện theo quy trình được quy định tải khoản 1 của Điều này trước khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.  Sau khi được người có thẩm quyền có phép, đơn vị tổ chức có trách nhiệm sau đây: a. Tiến hành hội nghị, hội thảo quốc tế theo nội dung và Đề án đã được phê duyệt; thực hiện đúng các quy định về tài chính hiện hành; b. Chịu trách nhiệm về nội dung các tài liệu; báo cáo, tham luận, tư liệu, số liệu liên quan phát hành trước, trong và sau hội nghị, hội thảo quốc tế và bảo đảm thực hiện quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; c. Báo cáo cơ quan của người có thẩm quyền kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trong thời gian 15 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo quốc tế, đồng gửi cho Bộ Ngoại giao đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ để tổng hợp. Về quy trình thẩm định, cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế  Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ, người có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây: a. Lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; các cơ quan, đại phương liên quan. Cơ quan, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản để nghị; b. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; c. Trả lời bằng văn bản cho đơn vị tổ chức, đồng gửi cho Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan, địa phương cí liên quan để phối hợp quản lý.  Đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ, người có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây: a. Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan. Cơ quan, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; Trả lời bằng văn bản cho đơn vị tổ chức, đồng gửi cho các cơ quan, địa phương có liên quan để phối hợp quản lý. Một số lưu ý: * Họp báo quốc tế không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này. * Quyết định hiệu lực từ ngày 15/04/2020.
  • 16. Số 1. Tháng 3.2021 16 thông báo về khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 11,3 triệu USD trong lĩnh vực Giảm thiểu ô nhiễm. Đây là khoản viện trợ không hoàn lại theo hình thức Thỏa thuận hợp tác; với mục tiêu chung là giảm ô nhiễm môi trường tại các khu vực trọng điểm thông qua cách tiếp cận liên kết các tổ chức liên quan, tạo rác tác động tập thể hiệu quả. Các tổ chức trong lĩnh vực hoạt động trên, quan tâm đến khoản viện trợ, có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết để tham gia nộp hồ sơ đề xuất dự án, xây dựng quan hệ hợp tác với USAID tại https://www.grants.gov/web/grants/view- opportunity.html?oppId=331032 tìm kiếm công ty tư vấn trong nước - Nâng cao năng lực thông tin về NLTT cho cán bộ tuyên giáo, thuộc Tiểu hợp phần 1B của Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam - EU (EVEF), Dự án “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tuyên giáo các cấp trong công tác thông tin, định hướng tuyên truyền về phát triển năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng ở Việt Nam” đang tìm kiếm một hoặc các công ty tư vấn trong nước (bao gồm 3 chuyên gia cho 3 vị trí: Năng lượng Tái tạo, Hiệu quả Năng lượng, Thông tin và Truyền thông) để xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể, lên nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, cũng như thực hiện các khóa đào tạo và đánh giá kết quả dự án. The ISC’s members will have a critical role to play in developing the storylines for the series by identifying impactful, solutions-oriented science that will allow the BBC StoryWorks team to create compelling content that activates emotions, whilst delivering the key messages that advance public understanding of scientific research and practice, fortifying levels of public trust in science. The series will aim to tell diverse stories from across a range of disciplines and research approaches that demonstrate the transformative power of scientific innovation and progress. Each story should showcase evidence-based actions towards the UN’s Sustainable Development Goals or demonstrate how lessons learned from the pandemic can be applied to other critical global challenges. Stories will also showcase the ways in which communities engage with science and innovation to deliver transformation, from practical solutions to shaping our understanding of the problem. These stories also present a chance to explore the issues that frustrate science’s ability to be transformative. See more @https://council.science/current/news/bbc-science-stories/
  • 17. Số 1. Tháng 3.2021 17 1. Giao lưu trực tuyến Việt Nam – Nhật Bản: Gặp gỡ Tài năng và Doanh nghiệp Toàn cầu 2. Chuỗi sựkiện hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ 18/5 3. Hội thảo Kinh tế Biển, tháng 8/2021 4. Diễn đàn Phát triển Bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, Quý II 5. Hội nghị giữa kỳ Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN lần thứ 20, tháng 8/2021 tại Johor Bahru – Malaysia 6. Hưởng ứng các hoạt động hưởng ứng ngày Đa dạng Sinh học, ngày Môi trường Thế giới. 7. Chuỗi tập huấn hướng dẫn thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế dành cho các đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc. 8. Hội nghị xúc tiến hợp tác giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với các cơ quan đại diện khoa học và công nghệ, hợp tác và phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh 9. Hội thảo tăng cường hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế dành cho các tỉnh miền Trung.
  • 18. Số 1. Tháng 3.2021 18 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam 53 phố Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam T: +84 24 39439911 E: htqtvusta@gmail.com W: www.vusta.vn F: htqtvusta@gmail.com All photos © VUSTA