SlideShare a Scribd company logo
1 of 154
Download to read offline
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------  ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
SẢN XUẤT, SƠ CHẾ NÔNG NGHIỆP, DƯỢC
LIỆU VÀ KẾT HỢP DU LỊCH SƠN LA
Địa điểm: Vân Hồ, huyện Vân Hồ & thị trấn Nông trường huyện Mộc Châu, Sơn La.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Châu Ngọc Tây Bắc
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------  ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
SẢN XUẤT, SƠ CHẾ NÔNG NGHIỆP, DƯỢC
LIỆU VÀ KẾT HỢP DU LỊCH SƠN LA
CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
Tổng Giám đốc
NGUYỄN VĂN MAI
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 7
V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8
V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 8
V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 8
Chương II .............................................................................................................. 9
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................ 9
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án................................................................. 13
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 27
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................. 27
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 31
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 32
III.1. Địa điểm xây dựng............................................................................. 32
III.2. Hình thức đầu tư................................................................................. 32
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 32
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 32
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 33
Chương III........................................................................................................... 34
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 34
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 34
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 35
Chương IV........................................................................................................... 81
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 81
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng...................................................................................................................... 81
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 81
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 82
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 83
ChươngV............................................................................................................. 84
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ........................................................................................................... 84
I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 84
Giới thiệu chung:......................................................................................... 84
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 84
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ................................ 85
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ........................................... 85
II. Tác động của dự án tới môi trường........................................................ 85
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 85
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường...................................................... 87
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường... 88
II.4.Kết luận: ............................................................................................... 90
Chương VI........................................................................................................... 91
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ
ÁN ....................................................................................................................... 91
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 91
II. Tiến độ vốn đầu tư XDCB của dự án..................................................... 96
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án........................................ 99
1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư XDCB của dự án. ..................................... 99
2. Phương án vay vốn XDCB. .................................................................. 101
2. Các thông số tài chính của dự án....................................................... 101
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................. 101
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ........................ 101
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).................................... 103
KẾT LUẬN....................................................................................................... 104
I. Kết luận.................................................................................................. 104
II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................. 104
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ....... 105
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư :
Mã số thuế :
Đại diện pháp luật:
Địa chỉ trụ sở:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch
Sơn La.
Địa điểm xây dựng: Xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ và thị trấn Nông trường
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Hình thức quản lý:Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư của dự án
 Vốn huy động (tự có) :
 Vốn vay :
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam có thế mạnh về đất đai, khí hậu,
có nguồn rau củ quả an toàn dồi dào và được người tiêu dùng ưa chuộng, những
năm gần đây, Sơn La đã phát huy tiềm năng, tổ chức sản xuất nông sản theo
hướng bền vững. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Sơn La tập trung chỉ đạo thực hiện
Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp.
Tại Hội nghị toàn quốc của chính phủ về phát triển cây dược liệu Việt Nam
ngày 12 tháng 4 năm 2017 diễn ra tại Lào Cai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
nhấn mạnh : “Phát triển nguồn dược liệu và các vùng nuôi trồng dược liệu; bảo
tồn nguồn gen và phát triển các loài dược liệu, quý, hiếm, đặc hữu trở thành lĩnh
vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp dược, giúp tận dụng được tối đa thế
mạnh từ nguồn dược liệu trong nước, đồng thời phù hợp đối với năng lực thực
tại của ngành công nghiệp dược nước nhà đó là công nghiệp bào chế.”
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7
Bên cạnh đó, Mộc Châu và Vân Hồ là nơi tập trung nhiều tài nguyên du
lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc - Bắc Bộ, nằm trên vùng cao nguyên có
diện tích rộng nhất trong cả nước, với độ cao trung bình 1050 mét so với mặt
nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ bình quân 18 - 200
C, đất đai
màu mỡ, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, khí hậu thích hợp cho điều kiện nghỉ
dưỡng, phát triển du lịch trải nghiệm. Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện
nay, du lịch nông nghiệp sinh thái đang dần trở thành một "hướng đi mới", bên
cạnh các loại hình du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, khám phá... Chính vì vậy, việc
phát triển đầu tư xây dựng các điểm vệ tinh du lịch là hết sức cần thiết, dần từng
bước phát triển du lịch, dịch vụ trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật hiện trạng chưa
phát triển kịp thời đồng bộ, có thể huy động mọi nguồn vốn đầu tư đồng thời hỗ
trợ, thúc đẩy cho định hướng phát triển tổng thể du lịch, dịch vụ của Sơn La.
Vì vậy, Công ty chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư xây
dựng “ Đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn
La” với các hạng mục đầu tư như xây dựng vùng trồng cây dược liệu, cây ăn
quả vùng ôn đới, rau của quả theo tiêu chuẩn VietGap, nhà máy chế biến dược
liệu, rau củ quả theo thu hoạch kết hợp với du lịch trải nghiệm trình các Cơ quan
ban ngành, xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai thực hiện dự
án.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ
giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ Tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến 2020.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
- Góp phần xây dựng phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến
nông sản của tỉnh Sơn La;
- Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc
thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án.
- Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập
không chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người
dân trong việc canh tác các loại cây trồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế
biến của dự án.
- Tạo ra mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm, từ đó tuyên truyền tầm quan
trọng của bảo vệ cây thuốc quý và dược liệu đối với con người, đến khách du
lịch, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên trong toàn xã hội cũng nói
riêng và thiên nhiên nói chung.
- Tổ chức dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với du
lịch trải nghiệm.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đầu tư trồng khu trồng cây ăn quả, rau củ, quả và dược liệu kết hợp với
du lịch trải nghiệm.
- Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất
chế biến các sản phẩm nông sản như tinh bột , dầu sả, rượu mận,….
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9
Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
Vị trí địa lý
Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam trong khoảng
20º39" – 22º02" vĩ độ Bắc và 103º11" – 105º02" kinh độ Đông.
+Tỉnh Sơn La có 11 huyện và 1 Thành phố.
+ Phía Bắc giáp hai tỉnh: Yên Bái, Lai Châu.
+ Phía Đông giáp hai tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ.
+ Phía Tây giáp tỉnh: Điện Biên.
+ Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước CHDCND Lào
Sơn La có 250km đường biên giới với nước CHDCND Lào
Thành phố Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía tây bắc.
Diện tích tự nhiên 14.055 km², chiếm 4,27% diện tích cả nước.
Hình: Bản đồ hành chính Sơn La
Địa hình
Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh
thái khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu và Nà Sản. Cao nguyên
Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng
của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây
chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình
800 m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển
cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa…
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10
 Khí hậu
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu
vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong
phú. Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới.
Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới quanh năm.
Khí hậu Sơn La chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ
trung bình năm là 21,40C (trung bình tháng cao nhất 270C, tháng thấp nhất
160C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 – 1.600 mm, độ ẩm không khí
bình quân là 81%.
Địa chất - Khoáng sản
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.405.500 ha, trong đó đất đang sử dụng là
702.800 ha, chiếm 51% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng và sông, suối
còn rất lớn: 702.700 ha, chiếm 49% diện tích đất tự nhiên. Khi Công trình thuỷ
điện Sơn La hoàn thành có thêm khoảng 25.000 ha mặt nước hồ, là tiền đề để
Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và phát triển giao thông
đường thủy, du lịch.
Tài nguyên khoáng sản
Sơn La có trên 50 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó có những mỏ quý
như: niken, đồng ở bản Phúc ở Mường Khoa (Bắc Yên); bột tan ở Tà Phù (Mộc
Châu); manhêrit ở bản Phúng (Sông Mã); than Suối Báng (Mộc Châu), than
(Quỳnh Nhai) và những khoáng sản quý khác như vàng, thuỷ ngân, sắt có thể
khai thác, phát triển công nghiệp khai khoáng trong tương lai gần. Đặc biệt với
nguồn đá vôi, đất sét, cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép tỉnh phát
triển một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng có lợi thế như xi măng, cát chất
lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát…Nhìn chung các điểm mỏ
và khoáng sản của Sơn La đến nay vẫn chưa được khảo sát, đánh giá một cách
đầy đủ.
Rừng
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất
đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ
và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều loại
động, thực vật quý hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa
học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Diện tích rừng của tỉnh có
357.000 ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo
tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp 27.700 ha, Copia
(Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11
khoảng 37%, năm 2003. Về trữ lượng, toàn tỉnh có 87,053 triệu m3 gỗ và 554,9
triệu cây tre, nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có 154 nghìn
m³ gỗ và 221 nghìn cây tre, nứa.
Sinh vật
Sơn La có tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng, với nhiều loài
động thực vật quý.
Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và các khu rừng
đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học như Sốp Cộp, Xuân Nha (Mộc Châu),
Tà Xùa (Bắc Yên), Co Pia (Thuận Châu).
- Thực vật: Có 161 họ, 645 chi, 1.187 loài, bao gồm cả thực vật hạt kín, hạt
trần, nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Tiêu biểu có các họ như: lan, dẻ, tếch, sa
mu, tử vi, dâu...
+ Các họ có nhiều loài như: cúc, cói, đậu, ba mảnh vỏ, long não, hoa môi,
ráy, ngũ gia bì, dâu, cà phê, lan, cam na, bông, vang, dẻ,...
+ Các loài thực vật quý hiếm gồm có pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh,
nghiến, chò chỉ, du sam, thông hai lá, thông ba lá, dâu, dổi, trai, sến, đinh hương,
đinh thối, sa nhân, thiên niên kiện, ngũ gia bì, đẳng sâm, hà thủ ô...
+ Những loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng có: pơ mu,
thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, thông ba lá, dổi, đinh hương, đinh
thối, trai.
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12
- Động vật rừng: có 101 loài thú, trong 25 họ, thuộc 8 bộ; chim có 347 loài,
trong 47 họ, thuộc 17 bộ; bò sát có 64 loài, trong 15 họ thuộc 2 bộ, lưỡng thê có
28 loài, trong 5 họ, thuộc một bộ.
+ Các loài phát triển nhanh như dúi, nhím, don, chim, rắn.
+Những loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ như: voi, bò tót,
vượn đen, hổ, báo, gấu, cầy vằn, chó sói, sóc bay, cu li, chồn mực, dúi nâu, lượn
rừng...
 Nông nghiệp
Sơn La là một tỉnh có đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày, diện tích đất
trống đồi núi trọc chưa được khai thác còn lớn. Hiện toàn tỉnh còn 80 vạn ha đất
trống đồi núi trọc chưa được khai thác sử dụng. Trong đó có 13,7 vạn ha đất và
mặt nước có khả năng sản xuất nông nghiệp.
Điều kiện thiên nhiên ưu đãi tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản
phẩm nông, lâm nghiệp hàng hóa có lợi thế với quy mô lớn mà ít nơi có được ví
như sản phẩm Chè đặc sản chất lượng cao trên cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản;
phát triển cây cà phê, rau sạch, hoa và cây cảnh, trồng dâu, nuôi tằm…. Tỉnh
còn có tiềm năng chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là đàn bò sữa đã được phát
triển trên 40 năm và đang ngày càng mở rộng. Tiềm năng khí hậu đất đai cũng
cho phép Sơn La phát triển các loại cây ăn quả cận ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới
với quy mô trên 3 vạn ha.
Nằm ở vị trí đầu nguồn của 2 con sông lớn: Sông Đà, Sông Mã nên Sơn La
không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc bộ với 2 công
trình thủy điện lớn nhất nước mà còn là địa bàn có tiềm năng để phát triển rừng
nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha cung cấp nguyên liệu cho chế biến lâm
sản, chế biến giấy, bột giấy.
Tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa là tiền đề cho
tỉnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm sản như: Chế biến chè,
sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia súc ... tham gia vào thị trường trong
nước và xuất khẩu.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Nếu như điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai được coi là nền tảng để phát
triển kinh tế nông nghiệp thì tài nguyên, khoáng sản chính là động lực để thúc
đẩy công nghiệp Sơn La phát triển. Theo khảo sát, tỉnh hiện có trên 150 điểm
khoáng sản. Trong đó có những loại khoáng sản quý như Niken - đồng bản Phúc
- Mường khoa Bắc Yên; Ma nhê Zít - bản Phúng Sông Mã; Mỏ than suối Bàng
Mộc Châu; Than Quỳnh Nhai và nhiều khoáng sản quý khác như vàng, thủy
ngân.... Chủ trương của tỉnh là phát triển công nghiệp khai thác gắn với chế biến
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13
sâu các loại khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp địa phương. Dự kiến
sẽ đầu tư các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng như Nhà máy luyện đồng Phù
Yên, Nhà máy luyện gang thép Mường La, Nhà máy luyện đồng Tân Hợp Mộc
Châu…
Đặc biệt, nguồn đá vôi, sét cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép
Sơn La có thể phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
như: xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát ...
Hiện tỉnh đã có Nhà máy xi măng tại Nà Pát – Mai Sơn đang đi vào hoạt động
với công suất 2.500 tấn Clanke/ngày và các nhà máy gạch tuynen với tổng công
suất 87 triệu viên /năm.
Ngoài các công trình thủy điện lớn như Thủy điện Sơn La 2.400 MW, thủy
điện Huội Quảng 560 MW, Nậm Chiến I 210 MW, Nậm Chiến II 32 MW, trên
địa bàn đã và đang triển khai 56 công trình thủy điện vừa và nhỏ. Hiện đã đưa
vào vận hành phát điện với tổng công suất 193MW.
Các hồ thủy điện đều cần có hồ chứa để tích nước phát điện và đây trở
thành vùng nuôi trồng thủy sản rất lý tưởng. Có thể nói thủy điện cùng với nền
tảng nông nghiệp vững mạnh chính là cơ hội, động lực thúc đẩy cho ngành công
nghiệp chế biến của Sơn La phát triển. Hiện tỉnh đã từng bước hình thành mô
hình liên kết giữa doanh nghiệp - hộ nông dân; gắn kết vùng nguyên liệu chuyên
canh với các nhà máy chế biến như Nhà máy chế biến sữa Mộc Châu công suất
32 triệu lít/năm, các nhà máy chè công suất 6.000 tấn/năm, đường Mai Sơn công
suất 2.500 tấn mía cây/năm… . Ngoài ra còn rất nhiều các cơ sở sản xuất chế
biến rượu ngô, rượu chuối Yên Châu, mận Mộc Châu…. Sơn La còn đang
khuyến khích đầu tư chế biến các mặt hàng từ tre như ván ép, chiếu, đũa…
Thương mại, dịch vụ
Thương mại - dịch vụ và khách sạn nhà hàng tỉnh Sơn La phát triển tập
trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn và các huyện.Với một siêu thị, một trung tâm
thương mại cùng một số nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống giải khát
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
1. Sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt:
Sản xuất cây hàng năm 9 tháng năm 2017 tỉnh Sơn La không có biến động
lớn về diện tích, tổng diện tích gieo trồng đạt 255.032 ha, trong đó cây lương
thực có hạt 192.598 ha chiếm 75,5%; cây lấy củ có chất bột 36.130 ha chiếm
14,2%; cây mía 8.039 ha chiếm 3,2%; cây lấy sợi 31 ha chiếm 0,01%; cây có hạt
chứa dầu 2.839 ha chiếm 1,1%; cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 7.643 ha chiếm
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14
3,0%; cây gia vị, dược liệu 266 ha, chiếm 0,1%; cây hàng năm khác 7.486 ha
chiếm 2,9%. So với cùng kỳ năm trước diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm
2,7%, trong đó cây lương thực có hạt giảm 5,7%; cây lấy củ có chất bột tăng
1,3%; cây mía tăng 27,6%; cây lấy sợi giảm 75,4%; cây có hạt chứa dầu giảm
9,2%; cây rau đậu, hoa, cây cảnh tăng 5,4%; cây gia vị, dược liệu tăng 23,7%;
cây hàng năm khác tăng 45,3%.
Trong tổng diện tích cây lương thực có hạt, diện tích lúa gieo trồng 50.756
ha, trong đó lúa ruộng 30.906 ha chiếm 60,9%, lúa nương 19.850 ha chiếm
39,1%, so với cùng kỳ năm trước diện tích lúa giảm 1,9%, trong đó lúa ruộng
tăng 0,9%, lúa nương giảm 6,0% do trồng trên đất dốc, độ màu mỡ bị sói mòn,
đầu tư thâm canh hạn chế, hiệu quả kinh tế thấp; diện tích ngô gieo trồng
141.842 ha, giảm 7,0% so với cùng kỳ, do giá bán không ổn định, một số diện
tích bị bỏ hoang hoặc chuyển đổi sang trồng cây khác.
Trong tổng diện tích cây lấy củ có chất bột, diện tích sắn gieo trồng 32.558
ha, chiếm 90,1% và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, do giá bán không ổn
định và do không được đầu tư nên năng suất thấp.
Thu hoạch sản phẩm vụ đông xuân năm nay đạt 69.672 tấn thóc; 4.390 tấn
ngô; 529.842 tấn mía; 398 tấn đậu tương; 742 tấn lạc; 63.400 tấn rau, đậu các
loại. So với vụ đông xuân năm 2016 sản lượng lúa tăng 1,9%; ngô tăng 21,2%;
mía tăng 26,6%; đậu tương giảm 31,4%; lạc tăng 0,5%; rau, đậu các loại tăng
12,5%.
Thu hoạch sản phẩm vụ mùa tính đến trung tuần tháng 9 đạt 165.400 tấn
ngô; 118 tấn khoai lang; 32 tấn lạc; 5.809 tấn rau, đậu các loại. So với cùng kỳ
năm trước ngô tăng 34,0%; khoai lang tăng 8,3%, lạc giảm 3,0%; rau, đậu các
loại tăng 4,3%.
Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển, tổng diện tích cây lâu năm
hiện có 53.866 ha, trong đó cây ăn quả 29.506 ha chiếm 54,8%, cây lấy sản
phẩm cho công nghiệp chế biến 23.132 ha chiếm 42,9%. So với cùng kỳ năm
trước diện tích cây lâu năm tăng 18,7%, trong đó cây ăn quả tăng 38,3% do thực
hiện chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã trồng cây ăn quả, cây dược liệu theo
Nghị quyết số 17/2016/HĐND; chính sách hỗ trợ giống cây trồng theo Nghị
quyết 57/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và chủ trương hỗ trợ
giống cây trồng cho huyện Mường La sau thiệt hại lũ quét; cây lấy sản phẩm cho
công nghiệp chế biến tăng 1,0%.
Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh trồng mới 657 ha cà phê; 107 ha
chè; 6.371 ha cây ăn quả trong đó trồng trên đất dốc 4.890 ha (trên đất trồng lúa
nương 27 ha, đất trồng ngô 4.442 ha, đất trồng sắn 336 ha, đất trồng cà phê 85
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15
ha); 986 ha cây lâu năm lai ghép cho năng suất và chất lượng cao. Toàn tỉnh
hiện có 16.353 ha cây ăn quả trồng trên đất dốc; 6.815 ha cây lâu năm được
ghép lai; 91 ha rau các loại, 248 ha chè, 118 ha nhãn, 05 ha mận, 26 ha xoài, 08
ha chanh leo, 05 ha thanh long và 20 ha na theo tiêu chuẩn VietGap.
Đã thu hoạch được 35.087 tấn nhãn, tăng 2,6%; 11.828 tấn xoài, tăng
11,1%; 25.395 tấn mận, giảm 1,8%; 253 tấn na, giảm 2,7%; 18.624 tấn chuối,
tăng 17,0%; 2.108 tấn bơ, tăng 52,3%; 1.540 tấn chanh leo, tăng 3,9 lần; 756 tấn
sơn tra, giảm 3,4%; 33.501 tấn chè, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước; cao su
251 tấn.
Tháng 9/2017 trên địa bàn tỉnh xuất hiện dịch bệnh đối với một số cây
trồng: Lúa 884 ha; chè 32 ha; cà phê 297 ha; cây ăn quả 41 ha; cây hàng năm
khác 70 ha, tuy nhiên không có diện tích mất trắng, dự ước giá trị thiệt hại 306
triệu đồng.
b. Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm nhìn chung ổn định, ước tính tổng đàn trâu hiện
có 144.570 con, giảm 3,2%; đàn bò 276.214 con, tăng 9,0%; đàn lợn 587.578
con, giảm 1,8%; đàn gia cầm 5.845 nghìn con, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm
trước. 9 tháng năm nay tổng sản lượng sản phẩm thịt hơi xuất chuồng dự ước đạt
47.661 tấn, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 3.692 tấn, thịt bò 3.951 tấn, thịt lợn
30.651 tấn, thịt gia cầm 7.993 tấn. So với cùng kỳ năm trước tổng sản lượng thịt
hơi xuất chuồng tăng 6,0%, trong đó thịt trâu tăng 1,0%, thịt bò tăng 7,4%, thịt
lợn tăng 7,3%, thịt gia cầm tăng 1,0%. Sản lượng sữa tươi ước đạt 59.296 tấn,
tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số dịch bệnh trong 9 tháng: Dịch lở mồm
long móng ở huyện Mai Sơn làm 178 con gia súc mắc bệnh, chết 14 con; bệnh
tụ huyết trùng ở huyện Sốp Cộp, Vân Hồ, Mường La và Phù Yên làm chết 36
con gia súc; bệnh ung khí thán ở huyện Vân Hồ làm 73 con gia súc mắc bệnh,
chết 46 con, chữa khỏi 20 con, thiệt hại ước tính 509 triệu đồng.
Công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm từ đầu năm đến nay được
225.800 liều vắc xin THT; 74.805 liều vắc xin lở mồm long móng; 57.470 liều
vắc xin tả; 115.809 liều vắc xin dại; 32.400 liều vắc xin gia cầm; 3.300 liều vắc
xin niu cát xơn; 11.275 liều vắc xin đậu dê. Công tác kiểm dịch xuất và nhập gia
súc, gia cầm đuợc kiểm soát chặt chẽ đảm bảo kịp thời phát hiện và xử lý nhanh
các trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
c. Lâm nghiệp
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm Lâm, 9 tháng năm nay toàn tỉnh đã ươm
được 10.700 nghìn cây đạt tiêu chuẩn, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước;
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16
trồng mới 2.520 ha rừng trồng tập trung, giảm 45,9% (do không có vốn); 133
nghìn cây lâm nghiệp trồng phân tán, tăng 2,3%.
Diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 9.450 ha rừng các loại; rừng
trồng được khoanh nuôi tái sinh 100.200 ha; rừng được giao khoán, bảo vệ
598.200 ha. So với cùng kỳ năm trước diện tích rừng trồng được chăm sóc tăng
26,7%; rừng được khoanh nuôi tái sinh giảm 6,0%; rừng được giao khoán, bảo
vệ giảm 8,8%.
Sản lượng gỗ khai thác 9 tháng ước tính đạt 31.342 m³, tăng 3,4% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác từ rừng tự nhiên 23.031 m³, giảm 2,7%;
rừng trồng 8.311 m³, tăng 25,1%. Sản lượng củi khai thác ước tính đạt 929.185
ste, giảm 4,5% so với cùng kỳ.
Trong tháng toàn tỉnh xảy ra 14 vụ vi phạm lâm luật với tổng số tiền phạt
vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước 493 triệu đồng. Tính chung 9 tháng
xảy ra 435 vụ vi phạm lâm luật, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước; số tiền
phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước 2.976 triệu đồng, tăng 63,1%.
d. Thuỷ sản
Toàn tỉnh hiện có 2.713 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, 9.024 lồng bè
nuôi trồng thủy sản với thể tích 819.486 m³. So với cùng kỳ năm trước diện tích
nuôi trồng thuỷ sản tăng 7,1%, số lồng bè tăng 2,9 lần, thể tích tăng 3,3 lần.
Sản lượng thuỷ sản tháng 9/2017 ước tính đạt 901 tấn, trong đó sản lượng
nuôi trồng 881 tấn, khai thác 20 tấn. Tính chung 9 tháng, sản lượng thủy sản đạt
5.346 tấn, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng nuôi trồng
4.543 tấn tăng 8,1%, khai thác 803 tấn tăng 1,3%. Sản lượng giống thủy sản 9
tháng ước tính đạt 90 triệu con, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm trước.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2017 ổn định. Diện
tích cây hàng năm giảm so với cùng kỳ do một số diện tích trồng lúa nương, ngô
đã chuyển sang trồng cây khác và một số diện tích bị bỏ hoang. Diện tích các
cây lâu năm phần lớn tăng so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do trồng mới cuối
năm 2016 và do chuyển đổi từ một số diện tích hiệu quả kinh tế thấp sang trồng
cây ăn quả trên đất dốc. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tương đối ổn định, ít dịch
bệnh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Sản xuất lâm nghiệp được
duy trì, công tác chăm sóc và khoanh nuôi tái sinh được quan tâm. Sản xuất thuỷ
sản phát triển mạnh, nhất là nuôi cá lồng bè trên sông đà do có chính sách
khuyến khích phát triển nuôi cá lồng bè theo Nghị quyết số 88/NQ-HĐND ngày
17/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Về công nghiệp, đầu tư, xây dựng
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9/2017 ước tính giảm 12,4%
so với tháng trước và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng
chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:
Ngành khai khoáng giảm 93,4% (do công ty TNHH Mỏ Niken Bản Phúc ngừng
hoạt động); cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,8%; công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng 7,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 18,2%, chủ yếu do
sản lượng điện của nhà máy thủy điện Sơn La tăng mạnh từ tháng 7/2017 (tăng
gần gấp đôi so với những tháng trước, do nhu cầu sử dụng điện tăng). Trong 9
tháng, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất ra tăng so với cùng kỳ
năm trước: Đường tăng 34,9%; đá xây dựng các loại tăng 31,4%; điện sản xuất
tăng 21,3% (trong đó thủy điện Sơn La tăng 24,5%); sữa chua, sữa và kem lên
men hoặc axít hoá tăng 11,9%; sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường
và chất ngọt khác tăng 8,7%; cấu kiện làm sẵn cho xây dựng tăng 7,9%; chè
nguyên chất tăng 4,2%. Một số sản phẩm sản xuất ra giảm: Mật đường giảm
16,7%; xi măng giảm 12,3%; các sản phẩm có thành phần sữa tự nhiên chưa
phân vào đâu giảm 10,8%; gạch xây dựng giảm 9,9%; điện thương phẩm giảm
5,3%; nước uống được giảm 2,8%. 9 tháng năm nay trên địa bàn tỉnh có thêm
năng lực mới tăng là 02 nhà máy may sản xuất từ tháng 5/2017 của công ty
TNHH may Phù Yên với sản lượng ước tính đạt 566.000 sản phẩm quần áo,
900.000 chiếc túi và công ty CP May Tiên Sơn Mường La với 01 xưởng sản
xuất đã đưa vào hoạt động, sản lượng ước tính 18.000 chiếc áo xuất khẩu sang
Hàn Quốc và 35.000 sản phẩm quần áo các loại, 01 xưởng còn lại dự kiến sản
xuất vào đầu tháng 10/2017; công ty CP Khoáng sản Sơn La sản xuất trở lại từ
tháng 4/2017, sản lượng ước tính 6.892 tấn than đá. Các sản phẩm sản xuất ra
tiêu thụ thuận lợi, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng
8/2017 giảm 11,8% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 4,3% so với
cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: Chè nguyên chất tăng
23,0%; sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác tăng
10,4%; sữa chua, sữa và kem len men hoặc axit hóa tăng 8,7%; cấu kiện làm sẵn
cho xây dựng tăng 1,7%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: Các sản phẩm có
chứa thành phần sữa tự nhiên chưa phân vào đâu giảm 14,3%; gạch xây dựng
giảm 12,0%; đường giảm 10,9%; xi măng giảm 8,1%. Chỉ số tồn kho toàn
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/9/2017 tăng 384,5% so với
cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp
hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sữa chua, sữa và kem lên men hoặc axit hóa
tăng 347,9%; gạch xây dựng tăng 114,9%; cấu kiện làm sẵn cho xây dựng tăng
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 18
53,0%; sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác tăng
17,1%; chè nguyên chất giảm 39,7%; xi măng giảm 2,2%; riêng sản phẩm
đường và các sản phẩm có chứa thành phần sữa tự nhiên chưa phân vào đâu có
chỉ số tồn kho tăng cao so với mức tăng chung, tăng 569,4% và 541,7%. Số lao
động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2017
tăng 11,1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh
nghiệp nhà nước tăng 18,0%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 3,4%; doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 51,4% (giảm ở ngành khai
khoáng).
3. Về thương mại, giá cả, dịch vụ
a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động thương mại, dịch vụ 9 tháng năm nay khá sôi động, các cấp, các
ngành đã triển khai kịp thời các giải pháp quản lý điều hành bảo đảm cân đối
cung cầu, bình ổn giá cả trên thị trường; khuyến khích, động viên, hỗ trợ, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hàng hóa Việt
Nam có chất lượng, giá hợp lý; tăng cường tổ chức mạng lưới bán hàng tại các
huyện, thành phố; kết nối giữa nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tốt các
hội chợ, các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Tổ chức tuần hàng sản
phẩm nông sản an toàn tại nhà khách Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tổ chức
cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tư thương kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông
lâm sản tại các chợ đầu mối thành phố Hà Nội. Tổ chức các hội chợ, lễ hội và
các hoạt động kỷ niệm 55 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 40 năm ngày ký
hiệp ước hữu nghị Việt Nam - Lào… đã thu hút lượng lớn khách tham quan,
mua sắm hàng hóa và giao lưu văn hóa tại tỉnh, tác động đến sức mua, tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng tăng đáng kể.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 9/2017 ước tính đạt 1.372.831 triệu đồng,
tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Các
nhóm ngành hàng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước đều tăng, so với
tháng trước các nhóm ngành hàng tăng từ 0,7% đến 1,0%, so với cùng kỳ năm
trước tăng từ 11,4% đến 17,7%.
Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 12.499.416
triệu đồng, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm ngành hàng có
chỉ số tăng cao như: Ô tô các loại tăng 14,2%; xăng, dầu các loại tăng 14,2%;
vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 14,1%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,2%;
lương thực, thực phẩm tăng 12,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng
12,1%. Các nhóm ngành hàng khác tăng từ 8,9% đến 11,4%.
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 19
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2017 ước tính đạt 337.205 triệu đồng,
tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính
chung 9 tháng doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.940.435 triệu đồng, tăng
11,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Dịch vụ lưu trú tăng 23,8%; ăn uống
tăng 14,0%; du lịch lữ hành tăng 24,5%; dịch vụ khác tăng 8,5%.
b. Vận tải hành khách và hàng hoá
Vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn ổn định, đáp ứng nhu cầu vận
chuyển và đi lại của nhân dân, đặc biệt trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Đinh
Dậu, mùa Lễ hội năm 2017, nghỉ lễ 30/4, 01/5, 02/9 và kỳ thi THPT Quốc gia
năm 2017, khối lượng hành khách tăng cao ngành giao thông vận tải đã chỉ đạo
các đơn vị vận tải hành khách tăng cường xe chất lượng cao, quay vòng, tăng
chuyến, huy động tối đa phương tiện đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.
Vận tải hành khách tháng 9/2017 ước tính đạt 305 nghìn lượt khách vận
chuyển và 28.517 nghìn lượt khách.km luân chuyển, tăng 3,0% và tăng 4,0% so
với tháng trước. Tính chung 9 tháng, vận tải hành khách ước đạt 2.589 nghìn
lượt khách vận chuyển, tăng 5,7% và 253.731 nghìn lượt khách.km luân chuyển,
tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải hành khách đường bộ ước
đạt 2.347 nghìn lượt khách vận chuyển, tăng 5,6% và 251.098 nghìn lượt
khách.km luân chuyển, tăng 6,2%. Ước tính doanh thu vận tải hành khách 9
tháng đạt 227.728 triệu đồng, tăng 9,2%, trong đó doanh thu vận tải hành khách
đường bộ 220.291 triệu đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Vận tải hàng hóa tháng 9/2017 ước tính đạt 385 nghìn tấn vận chuyển và
41.174 nghìn tấn.km luân chuyển, tăng 2,1% và tăng 2,6% so với tháng trước.
Tính chung 9 tháng, vận tải hàng hóa ước đạt 3.330 nghìn tấn vận chuyển và
380.020 nghìn tấn.km luân chuyển. So với cùng kỳ năm trước khối lượng hàng
hóa vận chuyển tăng 6,5%, luân chuyển tăng 7,0%, trong đó vận tải hàng hóa
đường bộ ước đạt 3.289 nghìn tấn, tăng 6,5% và 378.774 nghìn tấn.km, tăng
7,0%. Ước tính doanh thu vận tải hàng hóa đạt 1.132.995 triệu đồng, tăng 9,5%,
trong đó doanh thu vận tải hàng hóa đường bộ 1.128.061 triệu đồng, tăng 9,5%
so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 9/2017 ước
tính đạt 3.191 triệu đồng, tăng 2,9% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng ước
đạt 31.377 triệu đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu
dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 30.959 triệu đồng, tăng 7,9%.
c. Bưu chính viễn thông
Hoạt động bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc luôn thông suốt, an toàn
và đảm bảo chất lượng. Doanh thu bưu chính viễn thông 9 tháng ước đạt
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 20
794.954 triệu đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số thuê bao điện
thoại có đến tháng 9/2017 ước tính đạt 1.017.681 thuê bao, tăng 10,5% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó thuê bao di động đạt 966.547 thuê bao, tăng 10,3%;
thuê bao cố định đạt 51.134 thuê bao, tăng 14,7%. Số thuê bao Internet ước đạt
69.188 thuê bao (trong đó phát triển mới 12.000 thuê bao), tăng 30,3% so với
cùng kỳ năm trước.
4.Về tài chính – tiền tệ
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 9 tháng ước tính đạt 9.011.867 triệu
đồng, đạt 66,8% kế hoạch năm và tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, bao
gồm: Vốn khu vực Nhà nước 3.579.847 triệu đồng, tăng 18,1%; khu vực ngoài
Nhà nước 5.432.020 triệu đồng, tăng 5,9%. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà
nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện 1.732.324 triệu đồng, tăng 15,2% so
với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn trung ương quản lý đạt 200.787 triệu
đồng, giảm 2,0%; vốn địa phương quản lý đạt 1.531.537 triệu đồng, tăng 18,0%,
trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 1.204.133 triệu đồng, tăng 14,7%;
vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 327.404 triệu đồng, tăng 31,6%. Trong vốn
đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài
Nhà nước 2.210.688 triệu đồng, tăng 4,8%; vốn đầu tư của dân cư 3.221.332
triệu đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo khoản mục đầu tư,
vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản đạt 6.700.162 triệu đồng, tăng 9,1%; vốn đầu tư
mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản
1.222.615 triệu đồng, tăng 7,6%; vốn sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định
698.983 triệu đồng, tăng 33,2%; vốn bổ sung vốn lưu động 247.622 triệu đồng,
tăng 11,7% và vốn đầu tư khác 142.485 triệu đồng, giảm 1,1%. Mặc dù chịu ảnh
hưởng của nhiều đợt mưa lớn kéo dài, gió lốc, lũ quét xảy ra gây ảnh hưởng đến
tiến độ xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh, song với sự chỉ đạo chặt chẽ,
quyết liệt của UBND tỉnh và sự cố gắng, nỗ lực của các địa phương, các sở, ban,
ngành trong quá trình tổ chức triển khai, các dự án trọng điểm được các chủ đầu
tư, nhà thầu tập trung thực hiện nên tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 9
tháng tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh
những tháng cuối năm tiếp tục tăng do UBND tỉnh đã tích cực huy động nguồn
lực của các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, triển khai nhiều chính
sách mời gọi, thu hút đầu tư, tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư năm
2017… dự kiến một số dự án trọng điểm được khởi công mới trong trong quý
IV/2017: Dự án đầu tư xây dựng trụ sở HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt
Nam Tỉnh và một số sở, ngành, đoàn thể tỉnh gắn với quảng trường Tây Bắc; dự
án Kè suối Nậm La giai đoạn 2; đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án trung tâm
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 21
thương mại Vincom shophouse, các dự án tập trung khắc phục hậu quả thiên tai
tại huyện Mường La...
Bên cạnh kết quả đạt được trong quá trình thực hiện còn một số hạn chế
như: Tiến độ thực hiện so với kế hoạch giao còn chậm; tỷ lệ giải ngân một số
nguồn vốn thấp, vốn trái phiếu chính phủ phân bổ chậm… Để đảm bảo tiến độ
các chương trình, dự án cần tiếp tục rà soát, điều chuyển vốn đối với các dự án
không còn khối lượng thanh toán, không có khả năng giải ngân, chậm tiến độ
thực hiện cho các dự án đã có khối lượng hoàn thành có nhu cầu vốn để thanh
toán; tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư và xây dựng gắn với xem xét
trách nhiệm quản lý của người đứng đầu; các chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các chương trình, dự án và giải ngân thanh toán các nguồn vốn được
giao theo đúng kế hoạch.
Công tác thu, chi ngân sách cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và tăng cường đối ngoại của tỉnh. Tổng thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 9/2017 ước tính đạt 1.293,9 tỷ đồng,
trong đó: Thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 550,0 tỷ đồng, thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên đạt 729,5 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 6,0 tỷ
đồng.
Tính chung 9 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 10.334,2
tỷ đồng, bằng 89,3% dự toán năm, trong đó: Thu cân đối ngân sách nhà nước đạt
2.959,1 tỷ đồng, bằng 73,1%; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đạt 5.689,9 tỷ
đồng, bằng 77,1%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 35,6 tỷ đồng, tăng 6,9 lần.
Trong thu cân đối ngân sách nhà nước, có 6 khoản thu đạt 89% trở lên so với dự
toán năm gồm: Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 214,8%; thu tiền sử
dụng đất đạt 147,1%; thuế thu nhập cá nhân đạt 108,3%; thu khác ngân sách đạt
113,0%; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 98,6%; thu phí, lệ phí đạt
95,8%.
Thu ngân sách đã triển khai thực hiện tốt Luật thuế mới, Luật thuế được
sửa đổi, bổ sung và các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và
UBND tỉnh đồng thời triển khai nhiều biện pháp kiên quyết, tháo gỡ kịp thời
khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế,
thanh tra và kiểm tra thuế. Tổng số nợ thuế tính đến 31/8/2017 là 351,6 tỷ đồng,
trong đó nợ khó thu 150,0 tỷ đồng; nợ có khả năng thu 201,6 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách nhà nước tháng 9/2017 ước tính đạt 1.321,2 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng, tổng chi ngân sách nhà nước đạt 8.548,5 tỷ đồng, bằng
73,7% dự toán năm, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai,
khôi phục sản xuất, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 22
an sinh xã hội, trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 1.416,4 tỷ đồng, bằng 105,2%;
chi thường xuyên đạt 6.204,9 tỷ đồng, bằng 72,5%, chi hỗ trợ thực hiện một số
nhiệm vụ, mục tiêu đạt 518,1 tỷ đồng, bằng 58,2% (trong đó chi khắc phục hậu
quả thiên tai trên địa bàn huyện Mường La 130,0 tỷ đồng).
Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn ổn định, thực
hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất huy động, lãi suất cho vay và các quy
định về kinh doanh vàng, ngoại tệ; tăng cường công tác huy động vốn, thực hiện
các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy
phát triển sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt các chính sách tín dụng về phát
triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, kinh tế tập thể, các đối
tượng chính sách... Tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng 9 tháng ước thực hiện
68.773 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt ước thực hiện 70.167 tỷ đồng, bội chi 1.394 tỷ
đồng. So với cùng kỳ năm trước tổng thu tiền mặt tăng 16,0%, tổng chi tiền mặt
tăng 14,1%. Dư nợ tín dụng ước đạt 27.600 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 11.800 tỷ đồng, tăng 24,1%; dư nợ
trung dài hạn đạt 15.800 tỷ đồng, tăng 18,6%. Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay
các đối tượng chính sách đến 31/8/2017 là 3.441 tỷ đồng chiếm 12,5%, nợ xấu
toàn địa bàn là 950 tỷ đồng chiếm 3,4%. Huy động vốn tại địa phương ước đến
hết tháng 9/2017 đạt 14.155 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó tiền gửi tiết kiệm 11.300 tỷ đồng, tăng 17,2%; tiền gửi các tổ chức kinh
tế 2.800 tỷ đồng, tăng 3,8%; tiền gửi giấy tờ có giá 55 tỷ đồng, tăng 24,3%.
5. Về văn hóa - xã hội
Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội: 9 tháng năm 2017 đời sống
công chức, viên chức và người hưởng bảo hiểm xã hội ổn định, thu nhập bình
quân hàng tháng của người lao động khu vực nhà nước 4.100 nghìn đồng, khu
vực doanh nghiệp nhà nước 4.000 nghìn đồng, khu vực doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài 3.886 nghìn đồng và doanh nghiệp ngoài Nhà nước 3.402
nghìn đồng. Đời sống dân cư nông thôn được cải thiện nhưng thiếu bền vững,
tình trạng đói giáp hạt vẫn xảy ra tại các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu,
Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sốp Cộp; các
hộ đói chủ yếu do thiếu gạo, không có đói gay gắt; các huyện đã hỗ trợ 207,4 tấn
gạo để cứu đói. Toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, thực
hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống người có công, gia đình
thương binh, liệt sĩ; quan tâm đầu tư cho dân cư các huyện nghèo, huy động các
nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất, hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo có điều
kiện tham gia học tập... nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 23
cho nhân dân, cụ thể: Đã cấp 765.365 thẻ BHYT cho người nghèo và người dân
tộc thiểu số, người sống ở vùng đặc biệt khó khăn; 168.835 thẻ BHYT cho trẻ
em dưới 6 tuổi. Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện các chương trình cho
vay đối với 22.949 lượt hộ với tổng số tiền 636.640 triệu đồng. Hỗ trợ 17.837
triệu đồng cho người dân tộc thuộc hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-
TTg; cấp 445.722 tờ báo và cuốn tạp chí cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi
theo Quyết định 2472/2011/QĐ-TTg và Quyết định 1977/2013/QĐ-TTg; tổ
chức 08 lớp tập huấn cho 376 người tham gia với nội dung tuyên truyền về luật
phòng chống ma túy, luật hôn nhân và gia đình, luật giao thông... theo Quyết
định 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hỗ trợ 4.938,2 tấn
gạo cho học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; 1.415 triệu
đồng cho học sinh phải qua sông hồ để đi học; 570,7 tấn gạo cứu đói trong dịp
Tết Nguyên đán. Trao tặng 53.462 suất quà trị giá 18.140 triệu đồng, 190 sổ tiết
kiệm trị giá 408 triệu đồng, xây dựng 01 nhà tình nghĩa và giúp đỡ 14.201 ngày
công lao động cho các đối tượng chính sách, người có công nhân dịp Tết cổ
truyền và kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ. Thực hiện chế độ chính sách đối với
26.593 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 149 đối tượng được
nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong và ngoài tỉnh đã tổ chức khám bệnh miễn phí, hỗ trợ xây dựng trường học,
nhà bán trú, trang thiết bị nấu ăn, xây dựng nhà đại đoàn kết, trao tặng bò, hỗ trợ
cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị
ảnh hưởng do thiệt hại thiên tai... với tổng giá trị hơn 143,2 tỷ đồng và 1,6 tấn
gạo. Công tác dạy nghề đã đào tạo cho 6.736 học viên; tư vấn chính sách lao
động, học nghề, việc làm cho hơn 6.510 lượt người, cung ứng lao động cho
1.635 người, thông tin thị trường lao động cho 188.107 người, cung cấp thông
tin việc tìm người lên Website cho 109 doanh nghiệp và người tìm việc cho 436
người. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có 28.574 người đã đi làm ăn xa tại
các đơn vị, doanh nghiệp… trong và ngoài tỉnh; 704 người được nhận quyết
định hưởng trợ cấp thất nghiệp, 32 người nhận quyết định hủy, chấm dứt hoặc
tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp... Đến thời điểm hiện tại đã có 10 lao động
tham gia xuất khẩu sang các thị trường lao động nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật
Bản, Malaysia). Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, số hộ nghèo năm 2016
trên địa bàn tỉnh Sơn La chiếm 31,91%, trong đó thành thị chiếm 3,98%, nông
thôn 37,11%; hộ cận nghèo chiếm 10,92%. Thực hiện chương trình nông thôn
mới trên địa bàn tỉnh có 188/188 xã, trong đó 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 04
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 24
xã đạt 15-18 tiêu chí; 27 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 135 xã đạt từ 5-9 tiêu chí; 13
xã đạt dưới 5 tiêu chí
Giáo dục và đào tạo: Trong 9 tháng ngành Giáo dục đã tập trung chỉ đạo,
tổ chức thực hiện và kết thúc các nhiệm vụ năm học 2016 - 2017; tổ chức thành
công các cuộc thi giáo viên dạy giỏi tiểu học, giáo viên làm tổng phụ trách Đội
giỏi cấp tỉnh, thi dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên trung học; thi học
sinh giỏi cấp tỉnh cho học sinh tiểu học, THCS, THPT; Hội thao Quốc phòng -
An ninh cho học sinh THPT; thi THPT Quốc gia năm 2017 (toàn tỉnh có 8.757
thí sinh tốt nghiệp/8.972 thí sinh dự thi, đạt 97,6%); thi cấp chứng chỉ nghề phổ
thông năm học 2016 - 2017 cho các trường THPT, các trường PTDTNT. Tham
gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia như: Thi học sinh giỏi lớp 12; thi Khoa
học - Kỹ thuật; thi giải Toán, Vật lý qua mạng Internet; thi Olympic tiếng Anh
trực tuyến; tham dự giao lưu "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" dành cho
giáo viên và học sinh tiểu học; cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày
mai" dành cho giáo viên và học sinh THPT; "Giao thông học đường"... Năm học
2016 - 2017 trên địa bàn tỉnh có 230 trường/122 xã có tổ chức nấu ăn tập trung
bán trú cho học sinh, bao gồm: 103 trường tiểu học, 118 trường THCS, 09
trường THPT; số học sinh được hưởng chế độ bán trú là 43.544 em, trong đó
tiểu học 15.232 em, THCS 20.203 em, THPT 8.109 em. Kết thúc năm học 2016
- 2017 toàn tỉnh có 1.922 học sinh bỏ học; 49.999 học sinh phổ thông và giáo
dục thường xuyên hoàn thành cấp học, trong đó: tiểu học 24.062 học sinh, trung
học cơ sở 17.179 học sinh; trung học phổ thông 7.612 học sinh, bổ túc trung học
phổ thông 1.146 người. Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018, tập
trung cho công tác khai giảng. Toàn tỉnh dự kiến huy động 358.500 học sinh các
cấp mầm non, phổ thông và bổ túc đến trường, bao gồm: 100.384 trẻ trong độ
tuổi đi học mầm non; 253.422 học sinh vào học phổ thông; 4.694 học sinh vào
học bổ túc. Các trường Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề và Trung cấp chuyên
nghiệp dự kiến tuyển mới 7.525 sinh viên, trong đó: Hệ đại học chính quy 2.380
sinh viên; hệ cao đẳng 2.165 sinh viên; hệ trung cấp 2.200 sinh viên; còn lại là
các hình thức đào tạo khác. Phục vụ cho năm học 2017 - 2018, công ty cổ phần
Sách và thiết bị trường học đã nhập về 1.400.413 bản sách các loại, đảm bảo đủ
nhu cầu sách cho giáo viên và học sinh các cấp học trong toàn tỉnh. Tổ chức
thành công kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT (đợt 1)
năm học 2017 - 2018, kết quả: 93 em được chọn vào đội tuyển.
Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Ngành y tế tiếp tục triển khai các
biện pháp phòng chống dịch bệnh, phát hiện sớm, khống chế kịp thời các bệnh
dịch, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, sởi, cúm gia cầm, cúm A(H7N9), tiêu chảy
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 25
cấp, tay chân miệng... 9 tháng năm 2017 trên địa bàn tỉnh xảy ra 07 vụ dịch với
tổng số 470 trường hợp mắc và tử vong 08 trường hợp (Trong đó: 04 ca mắc dại
và tử vong; 06 ca mắc uốn ván sơ sinh, 04 ca tử vong; 105 ca mắc quai bị; 15 ca
mắc đau mắt đỏ; 340 ca mắc cúm mùa); 387 người nhiễm HIV, 61 trường hợp tử
vong do AIDS; 971 trường hợp ngộ độc thức ăn (mắc theo vụ 05 với 97 trường
hợp), không có tử vong. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác thường trực
cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân: Tổng số lần khám bệnh tại các sở y tế
từ đầu năm đến nay là 1.096.806 lần; số bệnh nhân điều trị nội trú 143.889
người, điều trị ngoại trú (gồm cả kê đơn) 641.180 người; tổng số bệnh nhân
chuyển tuyến 74.176 người, trong đó chuyển về Trung ương 4.435 người. Đảm
bảo y tế đối với nhân dân vùng thiệt hại do thiên tai. Tiếp tục tổ chức triển khai
có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực y tế.
Văn hóa, thông tin, thể thao: Hoạt động văn hóa, thông tin từ đầu năm
đến nay tập trung tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị,
các ngày Lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước và của tỉnh; tuyên truyền
cho thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La năm 2017.... Trong 9
tháng, phục vụ chiếu phim đạt 3.819 buổi, 787.800 lượt người xem; phát hành
260 bản tài liệu, tổ chức 26 buổi biểu diễn tuyên truyền với 15.000 lượt người
xem; tổ chức các cuộc giáo dục tuyên truyền tại di tích lịch sử Nhà tù Sơn La;
phục vụ 355.410 lượt khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh và các điểm di tích. Tổ
chức thành công các lễ hội, chương trình nghệ thuật, triển lãm và các hoạt động
kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh như: Chương trình nghệ thuật
"Sơn La bản tình ca mùa xuân"; Lễ hội đua thuyền truyền thống tại huyện
Quỳnh Nhai; trưng bày triển lãm chủ đề "Triều đại Nhà Lê trong công cuộc bảo
vệ toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia"; chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm
vui"; Lễ hội Hoa ban dân tộc Thái huyện Vân Hồ; Lễ hội trà tại huyện Mộc
Châu; Ngày hội xoài tại huyện Yên Châu; Ngày hội nhãn tại huyện Sông Mã;
Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Sơn La năm 2017 tại huyện Quỳnh Nhai;
chương trình nghệ thuật "Niềm vui gia đình" hưởng ứng ngày gia đình Việt
Nam; Lễ tri ân tại Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi; Lễ tri ân người có công với
cách mạng vùng Tây Bắc (phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc) nhân kỷ niệm 70
năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tổ chức thành công Lễ đúc Bảo tượng Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại huyện Thuận Châu. Tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu
tư tỉnh Sơn La năm 2017; các nội dung hoạt động trong "Năm đoàn kết hữu nghị
Việt - Lào"; Chương trình nghệ thuật "Thắm tình hữu nghị Việt - Lào"; triển lãm
ảnh "Thành tựu hợp tác phát triển Việt Nam - Lào"; Hội chợ triển lãm thương
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 26
mại và du lịch Việt Nam - Lào 2017; khánh thành khu di tích lịch sử cách mạng
Việt Nam - Lào… Thể thao quần chúng: Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận
động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" với nhiệm vụ
trọng tâm là tổ chức "Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2017".
Tham mưu, chỉ đạo các huyện, thành phố tổ chức Đại hội thể dục thể thao các
cấp tiến tới Đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh năm 2018. Tổ chức thành công
ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch Việt - Lào năm 2017. Tổ chức
thành công các giải thể thao như: Quần vợt, điền kinh, kéo co, đẩy gậy... thu hút
lượng lớn các vận động viên tham gia. Thể thao thành tích cao được duy trì,
củng cố và phát triển các đội tuyển tỉnh (35 VĐV), đội tuyển trẻ (51 VĐV) và
đội tuyển năng khiếu (28 VĐV) tại Trung tâm đào tạo và huấn luyện VĐV thể
thao tỉnh. Tham gia thi đấu và đạt được nhiều thành tích tại các giải thể thao cấp
toàn quốc và khu vực: 21 HCV, 15 HCB, 38 HCĐ. Phát thanh tiếng phổ thông
833 chương trình, sử dụng 5.963 tin, bài, phóng sự, 988 chuyên đề, chuyên mục.
Tiếng dân tộc 1.092 chương trình, sử dụng 6.368 tin, bài, phóng sự, gương
người tốt, việc tốt, 972 chuyên đề, chuyên mục. Truyền hình tiếng phổ thông
thực hiện 2.474 chương trình, sử dụng 1.904 lượt chuyên đề, chuyên mục, 1.904
tin, bài, phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, gương người tốt, việc tốt, 273 trang
truyền hình cơ sở. Tiếng dân tộc thực hiện 619 chương trình, sử dụng 5.250 tin,
bài phóng sự, 455 lượt chuyên đề, chuyên mục. Cộng tác với VTV thực hiện 81
chương trình.
Công tác phòng chống ma tuý: Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 2968 đến
ngày 15/9/2017 toàn tỉnh có 8.599 người nghiện ma tuý đang trong diện quản lý,
trong đó có 1.652 người đang cai nghiện tập trung tại các Trung tâm giáo dục
lao động, 65 người đang quản lý tại cơ sở quản lý sau cai, 1.351 người đang điều
trị bằng Methadone. Hiện trên địa bàn tỉnh còn 12 điểm, 56 đối tượng có biểu
hiện bán lẻ, chứa chấp, tổ chức sử dụng ma túy ở 31 tổ, bản thuộc 18 xã, thị trấn.
An toàn giao thông: Năm 2017 toàn tỉnh quyết tâm phấn đấu kéo giảm tối
thiểu 5% cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương) về tai nạn
giao thông; tiếp tục củng cố, kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của
Ban ATGT các cấp, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác bảo
đảm TTATGT; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT; đồng thời
tăng cường lực lượng để thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm
minh các vi phạm về TTATGT. Trong tháng 9 trên địa bàn xảy ra 13 vụ tai nạn,
va chạm giao thông làm chết 10 người và bị thương 10 người. Lũy kế từ đầu
năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 101 vụ tai nạn, va chạm giao thông làm chết 55
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 27
người và bị thương 95 người. So với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giảm 09
vụ, số người chết giảm 14 người, số người bị thương giảm 01 người.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường
1. Đánh giá nhu cầu thị trường cây ăn quả:
Sản xuất rau, cây ăn trái hướng đến thị trường: Thị trường quốc tê và
trong nước ngày càng lớn, khả năng phát triển nhiều, vấn đề đặt ra là sản xuất ra
các loại rau quả có sức cạnh tranh bảo đảm áp dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về
thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và bảo đảm VSATTP, mặt khác phải tổ chức
lại sản xuất hình thành chuỗi sản xuất hợp lý phù hợp với tình hình thực tế ở
nước ta hiện nay mới có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất, tăng được thu
nhập cho người trồng rau quả. Cả 2 vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều
hạn chế, việc áp dụng GAP với các loại cây ăn quả mới chỉ dừng lại ở mức
hướng đến qui trình GAP, chưa áp dụng đầy đủ các qui trình GAP, nhà nhập
khẩu nước ngoài chưa tin nên họ thường trực tiếp kiểm tra và cấp số mã xuất
khẩu ví dụ tháng 7/2008 Mỹ công bố chấp nhận 117,7 ha thanh long ở Bình
Thuận đạt tiêu chuẩn Euro GAP được xuất khẩu vào Mỹ.
Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng trái cây rất lớn
nhưng hầu như chưa có công ty thu mua ở địa phương, hầu hết việc xuất khẩu
đều do các Nhà vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường do đó các nhà xuất khẩu
của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn, chỉ giải quyết
được các đơn hàng nhỏ bé. vì vậy các nhà nhập khẩu nước ngoài phải trực tiếp
đến nhà vườn thu mua rồi đóng gói, bảo quản và vận chuyển về nước.Đây là hạn
chế chính đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam.
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 28
Việc chế biến bảo quản rau quả sau thu hoạch cũng còn rất hạn chế. Cả
nước hiện có 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với cong suất
300.000 tấn/năm trong đố 50% là cơ sở chế biến đóng hộp. Hiên nay mới chí có
khoảng 30% sản lượng bưởi đáp ứng được tiêu chuẩn GP và VSATTP đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu.
Có thể nâng lên 70 – 80% nếu có đầu tư vốn cho việc chế biến bảo quản
trái cay sau thu hoạch. Công nghệ đóng gói bảo quản còn sơ sài lạc hậu so với
các nước trong vùng. Mặt khác sự liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa
nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên mất thế cạnh tranh. Ngoài ra, nông
dân sản xuất CĂQ còn phải đối mặt với cạnh tranh ngay tại sân nhà. Một số
người dân có thu nhập cao lại có tâm lý ưa chuộng dùng trái cây ngoại của Thái,
của Úc, Newsland do chất lượng VSATTP của họ bảo đảm hơn. Thêm vào đó
giá thành hợp lý hợp nhất lại là trái cây Trung Quốc.
Để rau quả Việt Nam có thể phát triển ra thị trường thế giới Nhà nước phải
có những sự trợ giúp tích cực để hình thành nên các HTX tổ chức sản xuất
chuyên canh và áp dụng kỹ thuật sản uất hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp thu mua, làm đầu mối giao nhận sản phẩm rau quả của nông dân.
Từ năm 2014 rau quả Việt Nam đã xuất khẩu vào 60 quốc gia, vùng lãnh
thổ Bộ Nông nghiệp & PTNT đã lập Ban chỉ đạo thị trường do 1 thứ trưởng phụ
trách, Cục BVTV là cơ quan thường trực. Ban đã rốt ráo cử nhiều đoàn ra nước
ngoài đàm phán, trao đổi, thương lượng với các cơ quan kiểm dịch thực vật quốc
tế kết quả nhiều thị trường khó tính cũng đã chấp nhận mở cửa cho rau quả Việt
Nam. Ngay cả thị trường khó tính nhất là Newsland cũng đã chấp nhận nhập
thanh long xoài của Việt Nam.
Mở được thị trường tuy khó nhưng giữ được thị trường còn khó hơn ngoài
việc phải áp dụng đúng quy trình sản xuất theo GAP còn phải khống chế được
một số sâu bệnh nhiệt đới. với sản xuất Thanh Long xuất khẩu là phải kiểm soát
được bệnh đốm nâu với nhãn phải kiểm soát được bệnh chổi rồng và kiểm soát
nhiễm dòi phương đông đối với các loại quả.
Mặt khác các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiểu thị hiếu thị trường
nước nào thích loại quả gì và biết hàng rào kỹ thuật của họ để xử lý thích ứng.
Việc này các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu qua cơ quan thương vụ của các sứ quán
sở tại.
2 Đánh giá nhu cầu thị trường rau:
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 29
Theo thống kê của FAO (2015): Năm 1980, toàn thế giới sản xuất được
375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn và năm
2001 đã lên tới 678 triệu tấn.
Bảng Sản lượng rau của một số nước sản xuất chính (triệu tấn)
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Trung Quốc 92 94 96 102 122 129 136 138 140 142
Italy 3 2 2 2 2 2 2 2 2 3
Mexico 181 197 250 300 400 450 500 560 560 560
Thái Lan 925 930 980 950 970 970 977 998 998 1015
Việt Nam 4 5 5 5 6 6 6 6 6 7
Nguồn : FAO
Mặt khác, theo FAO nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng
khoảng 3,6%/năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%/ năm có
nghĩa là cung chưa đủ cầu.
Theo Bộ Nông nghiệp bang New South Wales, Australia cho biết, rau, hoa,
quả là mặt hàng nông sản lớn nhất hàng năm nhập vào các quốc gia trong WTO,
với thị trường trị giá gần 103 tỷ USD, gấp 10 lần so với lúa gạo (khoảng 9,2 tỷ
USD).
Thế nhưng, cơ cấu lại rất bất hợp lý, lúa chiếm 74% diện tích canh tác; trái
cây, rau quả và hoa chỉ chiếm 15% diện tích. Mặt khác, mức độ đầu tư về nhân
lực, nghiên cứu, đất đai và lao động của ngành rau quả, hoa, trái cây cũng kém
xa so với lúa gạo.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị trường thương mại thế giới WTO với
số dân gần 5 tỷ người trị giá khoảng 635 tỷ USD/năm trong đó rau quả là mặt
hàng lớn nhất, chiếm thị phần 105 tỷ USD. Trong khi lúa gạo, cà phê, cao su
mỗi loại chỉ đạt 10 tỷ USD, mỗi năm thị trường EU nhập 80 triệu tấn trái cây
tươi và 60 triệu tấn rau tươi, trong đó nhập từ các nước đang phát triển như Việt
Nam khoảng 40%.
3. Thị trường đối với thị trường cây dược liệu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc
chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ
dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước
trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 30
có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.
Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu
đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD
(2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu
Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu
thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những
nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,
Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La
tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là
những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới.
Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD
dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là
Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.
Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm
bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,...
và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được
chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin,
Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông
Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dƣợc liệu, thuốc từ dược liệu trên thế
giới.
Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ
nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có
xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế
giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức
khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại
hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y
học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử
dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật
Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê
của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản
xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính
vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế
ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 31
4 Xu hướng của du lịch trải nghiệm
Trên thế giới hình thức "du lịch trải nghiệm" này được được khai thác và
phát triển khá lâu. Trong nhiều năm trở lại đây hình thức du lịch hấp dẫn này
cũng đang trở thành xu thế không chỉ của các bạn trẻ mà còn dành cho các gia
đình ở mọi lứa tuổi. Theo chia sẻ của các hướng dẫn viên du lịch thì du khách đi
du lịch theo hình thức du lịch trải nghiệm thích thú và lựa chọn nhiều hơn cả. Vì
du khách không chỉ được đến những địa điểm mới với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt
đẹp mà du khách còn được quan sát ở cự ly gần, được trực tiếp hòa mình vào
đời sống của người dân địa phương thông qua các hoạt động lao động như: bắt
cá, làm bánh, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch hoa màu và thậm chí là nấu ăn...,
ngủ nghỉ tại nơi khám phá.
Những chuyến đi như vậy thực sự mang lại những trải nghiệm vô cùng khó
quên đối với tất cả mọi người. Loại hình du lịch trải nghiệm này được nhiều
người yêu thích cũng bởi vì đi du lịch mà không bị gò bó theo một chương trình
khép kín hay đơn thuần là nghỉ dưỡng, ngủ và nghỉ như đi Tour du lịch truyền
thống. Không điều gì có thể tuyệt vời hơn khi bản thân chúng ta được nhìn,
được ngắm, được cầm, nắm, được tận mắt chứng kiến và kiểm chứng mọi thứ.
Và đặc biệt du lịch trải nghiệm còn mang đến cho du khách, đặc biệt là các lứa
tuổi học trò những bài học bổ ích mang lại, từ những hoạt động dân dã, mang
đến sự gần gũi với cuộc sống bình yên trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ như
hiện nay.
II.2. Quy mô đầu tư của dự án.
Dự án đầu tư ở hai huyện:
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 32
+ Huyện Vân Hồ : 40, 6 ha đầu tư xây dựng khu trồng cây ăn quả, rau củ
quả hữu cơ, dược liệu, khu du lịch trải nghiệm nghỉ dưỡng.
+ Huyện Mộc Châu: Xây dựng nàh máy sản xuất chế biến dược liệu, rau củ
quả sau thu hoạch như tinh bột nghệ, dầu sả, các sản phẩm rau củ, quả... trên
diện tích 5 ha.
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Địa điểm xây dựng: Xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ và thị trấn Nông trường
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
Bảng cơ cấu sử dụng đất
TT
Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ
(%)
I
Tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh
Sơn La
- Khu sản xuất nông sản và dược liệu
I.1 Khu trồng cây ăn quả
1.1 Hồng giòn 24.250 5,32
1.2 Bơ 24.250 5,32
1.3 Lê 24.250 5,32
1.4 Táo đỏ 24.250 5,32
2
Khu sản xuất rau, củ, quả theo tiêu
chuẩn VietGAP
10.000 2,19
3
Khu trồng thử nghiệm giống cây mới
( Cây Sa chi)
5.000 1,1
4 Vườn ươm giống 5.000 1,1
5 Khu trồng dược liệu các loại 175.000 38,38
6
Khu nhà điều nhà và nhà ăn, ở của
công nhân
5.000 1,1
7 Sân bãi và đường nội bộ 3.000 0,66
I.2 Khu đất rừng tái sinh
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 33
TT
Nội dung
Diện tích
(m²)
Tỷ lệ
(%)
1 Khu nhà nghỉ dưỡng 11.000 2,41
2 Nhà ăn và tổ chức sự kiện 5.000 1,1
3 Sân bãi và đường đi 6.500 1,43
4 Dược liệu dưới tán rừng 83.100 18,22
5
Khu nhà nghỉ sinh thái bản sắc dân
tộc địa phương
400 0,09
- Khu công nghệ cao Mộc Châu
I.3
Nhà máy chế biến dược liệu, rau củ
quả
1
Nhà điều hành và nhà ở cán bộ công
nhân viên
2.000 0,44
2 Nhà máy và kho bảo quản 6.000 1,32
3
Khu trưng bày và giới thiệu sản
phẩm
1.500 0,33
4
Sân phơi và nhà để xe khu tập kết
nguyên liệu
17.000 3,73
5 Khu xử lý nước thải và phế thải 16.000 3,51
6 Khu thể thao 500 0,11
7 Sân đường và khuôn viên cây xanh 7.000 1,54
Tổng cộng 456.000 100
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
 Giai đoạn xây dựng.
- Nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng được bán tại địa phương.
- Một số trang thiết bị và máy móc chuyên dụng được cung cấp từ địa
phương
 Giai đoạn hoạt động.
- Các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án sau
này tương đối thuận lợi, hầu hết đều được bán tại địa phương. Đồng thời, khu dự
án cũng tương đối gần Hà Nội nên rất thuận lợi cho việc mua máy móc, thiết bị
và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của dự án.
- Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình hạ tầng trong khu vực dự án sẽ
đáp ứng tốt các yêu cầu để dự án đi vào sản xuất. Nên việc vận chuyển nguyên
liệu và sản phẩm sẽ rất thuận lợi.
- Điều kiện cung cấp nhân lực trong giai đoạn sản xuất: Sử dụng chuyên gia
kết hợp với công tác đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động của khu sản xuất.
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 34
Chương III
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình.
Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án
STT Nội dung ĐVT Số lượng
I Xây dựng
- Tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
I.1 Khu sản xuất nông sản và dược liệu 30
1 Khu trồng cây ăn quả 9,700
1.1 Hồng giòn ha 2,425
1.2 Bơ ha 2,425
1.3 Lê ha 2,425
1.4 Táo đỏ ha 2,425
2
Khu sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn
VietGAP
ha 1,000
3
Khu trồng thử nghiệm giống cây mới ( Cây Sa
chi)
m² 0,5
4 Vườn ươm giống m² 5.000
5 Khu trồng dược liệu các loại ha 17,50
6 Khu nhà điều nhà và nhà ăn, ở của công nhân m² 5.000
7 Sân bãi và đường nội bộ m² 3.000
I.2 Khu đất rừng tái sinh
1 Khu nhà nghỉ dưỡng ha 1,1
2 Nhà ăn và tổ chức sự kiện m² 5.000
3 Sân bãi và đường đi m² 6.500
4 Dược liệu dưới tán rừng ha 8,3
5
Khu nhà nghỉ sinh thái bản sắc dân tộc địa
phương
m² 400
- Khu công nghệ cao Mộc Châu 5
I.3 Nhà máy chế biến dược liệu, rau củ quả
1 Nhà điều hành và nhà ở cán bộ công nhân viên m² 2.000
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 35
STT Nội dung ĐVT Số lượng
2 Nhà máy và kho bảo quản m² 6.000
3 Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm m² 1.500
4 Sân phơi và nhà để xe khu tập kết nguyên liệu ha 1,7
5 Khu xử lý nước thải và phế thải HT 1
6 Khu thể thao m² 500
7 Sân đường và khuôn viên cây xanh m² 7.000
I.4 Hạ tầng toàn khu
1 Hệ thống cấp điện HT 1
2 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1
3 Hệ thống thoát nước HT 1
4 Hàng rào bảo vệ md 2.701
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.
II.1 Kỹ thuật trồng cây
1. Kỹ thuật trồng cây ăn quả
a. Kỹ thuật trồng hồng giòn:
Hồng giòn có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật Bản, do
PGS-TS Đỗ Năng Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp và cộng
sự nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm tại Mộc Châu (Sơn La). Quả hồng được
dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Quả hồng còn dùng để làm thuốc.
Cây hồng (Diospyros kaki T.) là một trong những loại cây ăn quả quan trọng của
nước Châu á thuộc miền ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt
Nam,... và là một trong những cây ăn quả á nhiệt đới chịu rét nhất. Thích hợp
trồng ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam như: Sơn La, Lào Cai.
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 36
 Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Cây giống hồng giòn là cây ghép được trồng trong bầu PE hoặc ở dạng rễ
trần. Tiêu chuẩn cây giống cho trồng mới TT Chỉ tiêu Loại I Loại II 1 Chiều cao
cây tính từ mặt bầu hoặc mặt bầu đất (cm) > 60 50 - 60 2 Đường kính gốc ghép
đo cách mặt bầu hoặc mặt bầu đất 10cm (cm) 1 – 1,2 0,8 – 1,0 3 Đường kính
cành ghép đo cách vết ghép 2cm (cm) 0,8 – 1 0,6 – 0,8 4 Chiều dài cành ghép
tính từ vết ghép (cm) > 45 30 – 45.
 Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Thời vụ trồng Tốt nhất là trồng vào tháng 1 -2 dương lịch (trước và sau tết
nguyên đán). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự
trữ nhất nên dễ sống, khi trời bớt lạnh mầm mới bật ngay. Thiết lập vườn quả
trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3- 5m theo đường đồng mức.
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 37
+ Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 5 mét đối
với đất vườn.
+ Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 4 mét đối
với đất đồi. Trong điều kiện thâm canh cao, thiết kế vườn quả kiểu tán hình rẻ
quạt hoặc kiểu chữ Y có hệ thống dây thép chống đỡ, có thể áp dụng: Mật độ
trồng: 800 - 1000 cây/ha (2,5 - 3 x 5m).
 Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Phát quang: Dọn cỏ và cây bụi để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát
triển. - Thiết kế: Đất có độ dốc < 100 thiết kế như trên đất bằng (bố trí trồng cây
theo hình chữ nhật, hình vuông hay hình tam giác). Đất có độ dốc > 100 thì phải
thiết kế và trồng cây theo đường đồng mức (dùng thước chữ A). - Mật độ: Tùy
đất trồng mà khoảng cách giữa các cây có thể là: 4m x 4m; 5m x 5m hoặc 8m x
8m. - Đào hố: Đào hố kích thước 80cm x 80cm x 80cm.
 Phân Bón Lót:
Dùng 50 đến 100k phân chuồng hoai mục cùng với 1kg lân super, 0,5kg
kali clorua và 1kg vôi bột trộn đều với đất phù sa hoặc màu (tầng đất mặt), lấp
đất cao hơn mặt hố một chút (chuẩn bị trước khi trồng 1,2 tháng).
 Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Giòn:
Dùng cuốc bới tâm hố đã chuẩn bị trước 1,2 tháng, xé bỏ túi bầu PE, đặt
cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhấn chặt đều, dùng cọc đóng
chéo buộc cố định, tưới đẫm nước. Sau đó thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây.
Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 38
 Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hồng Giòn:
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái
đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây
phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ
xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một
năm xới gốc 2-3 lần.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Việc đốn tỉa giúp cây sự thông thoáng, các cành không bị che khuất lẫn
nhau. Do vậy, không những giúp cây quang hợp tốt mà còn dễ phòng trừ sâu
bệnh. Trong giai đoạn thiết kế cơ bản: Sau trồng 6 tháng – 1 năm, cây phát triển
được 50cm chúng ta tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung cấp. Sau khi cành
cấp 1 mọc được 40- 45cm đều ra các hướng chúng ta tiến hành cắt tiếp tạo ra
cành cấp 2. Thời gian đốn tỉa thích hợp nhất tỉa vào mùa đông cuối đông và mùa
xuân. Trong thời kỳ kinh doanh: đốn vào mùa đông và mùa hè. Hồng có 3 kiểu
đốn tỉa chính, kiểu hình phễu, hình chữ Y và tán rẻ quạt. Thông thường đốn tỉa
theo kiều hình phễu là dễ đốn tỉa nhất và cho năng suất ổn định hơn kiểu tán kia.
Kiểu tán hình phễu chúng ta tiến hành đốn như sau: Giữ một thân chính cao
0,5m sau đó cắt ngọn. Để 3 - 4 cành cấp 1 phân bố đều ra các phía. Đốn khống
chế các cành cấp 1 không dài quá 45 cm, tạo cành cấp 2. Giữ 4 - 6 cành cấp 2
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la
Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la

More Related Content

What's hot

DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAIDỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAILAM DIEM
 
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BADỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BAduan viet
 
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...duan viet
 
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án khu du lịch Homestay kết hợp trồng thủy sản rong nâu 0918755356
Dự án khu du lịch Homestay kết hợp trồng thủy sản rong nâu 0918755356Dự án khu du lịch Homestay kết hợp trồng thủy sản rong nâu 0918755356
Dự án khu du lịch Homestay kết hợp trồng thủy sản rong nâu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanhXay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
Xay dung nha so che rau cu qua tan quy tay binh chanh
 
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAIDỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
DỰ ÁN RÁC THẢI GIA LAI
 
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356
Dự án phát triển nông nghiệp sạch, thông minh 0918755356
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôiDự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
 
Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet....
 Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet.... Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet....
Dự án Nhà máy sản xuất nông sản hữu cơ đa năng tỉnh Kiên Giang www.duanviet....
 
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạoTư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
 
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BADỰ ÁN THÁC TẢN BA
DỰ ÁN THÁC TẢN BA
 
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
 
Lap du an chung cu - Thảo Nguyên Xanh
Lap du an chung cu - Thảo Nguyên XanhLap du an chung cu - Thảo Nguyên Xanh
Lap du an chung cu - Thảo Nguyên Xanh
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
 
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
 
Thuyet minh du an nha may bao che va uom giong duoc lieu tinh dak nong
Thuyet minh du an nha may bao che va uom giong duoc lieu tinh dak nongThuyet minh du an nha may bao che va uom giong duoc lieu tinh dak nong
Thuyet minh du an nha may bao che va uom giong duoc lieu tinh dak nong
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356
Du an du lich sinh thai ket hop nong nghiep 0918755356
 
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
 
Du an-nmsx-nuoc-yen
Du an-nmsx-nuoc-yenDu an-nmsx-nuoc-yen
Du an-nmsx-nuoc-yen
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng-  www.duanviet.com.vn 0918755356
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng- www.duanviet.com.vn 0918755356
 
Dự án khu du lịch Homestay kết hợp trồng thủy sản rong nâu 0918755356
Dự án khu du lịch Homestay kết hợp trồng thủy sản rong nâu 0918755356Dự án khu du lịch Homestay kết hợp trồng thủy sản rong nâu 0918755356
Dự án khu du lịch Homestay kết hợp trồng thủy sản rong nâu 0918755356
 
Nhà máy xử lý chất thải Bá Phát
Nhà máy xử lý chất thải Bá PhátNhà máy xử lý chất thải Bá Phát
Nhà máy xử lý chất thải Bá Phát
 
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
Dự án chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế 0918755356
 

Similar to Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la

Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNHDỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNHduan viet
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netDự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ PHÚ QUỐC HEALTH CARE
BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ PHÚ QUỐC HEALTH CAREBỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ PHÚ QUỐC HEALTH CARE
BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ PHÚ QUỐC HEALTH CARECong ty CP Du An Viet
 
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | la...
Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | la...Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | la...
Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | la...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
TRỒNG CÂY NGẮN NGÀY, CÂY ĂN QUẢ KẾT HỢP CHĂN NUÔI GIO LINH
TRỒNG CÂY NGẮN NGÀY, CÂY ĂN QUẢ KẾT HỢP CHĂN NUÔI GIO LINHTRỒNG CÂY NGẮN NGÀY, CÂY ĂN QUẢ KẾT HỢP CHĂN NUÔI GIO LINH
TRỒNG CÂY NGẮN NGÀY, CÂY ĂN QUẢ KẾT HỢP CHĂN NUÔI GIO LINHCong ty CP Du An Viet
 

Similar to Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la (20)

Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu 0918755356
 
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
Dự án Trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng nhà máy chế bi...
 
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNHDỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI TÂN MỸ HIỆP _ BÌNH ĐỊNH
 
Khu du lịch Homestay kết hợp
Khu du lịch Homestay kết hợp Khu du lịch Homestay kết hợp
Khu du lịch Homestay kết hợp
 
dự án cây trồng
dự án cây trồngdự án cây trồng
dự án cây trồng
 
Cong vien chuyen de ve bao ton cay thuoc quy va duoc lieu ket hop tham quan d...
Cong vien chuyen de ve bao ton cay thuoc quy va duoc lieu ket hop tham quan d...Cong vien chuyen de ve bao ton cay thuoc quy va duoc lieu ket hop tham quan d...
Cong vien chuyen de ve bao ton cay thuoc quy va duoc lieu ket hop tham quan d...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
Dự án đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng resort tân thuận đông | Lập dự án Việt | ...
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Nghỉ Dưỡng Reort Tân Thuận Đông | Dịch Vụ Lập Dự Án ...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.netDự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà sơ chế rau quả Phú Lộc - Lapduan.net
 
Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | ...
 Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn  | ... Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn  | ...
Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | ...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sơ chế sản xuất dược liệu và sản xuất thực p...
 
BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ PHÚ QUỐC HEALTH CARE
BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ PHÚ QUỐC HEALTH CAREBỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ PHÚ QUỐC HEALTH CARE
BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG QUỐC TẾ PHÚ QUỐC HEALTH CARE
 
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao Đăk Nông - PICC - www.lapdu...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi thủy sản, sản xuất cây giống chất lượng cao, mô...
 
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
Sản xuất giống nông lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản theo hướng hữu cơ sinh họ...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất chế biến nông sản chất lượng cao tỉnh Đăk ...
 
Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | la...
Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | la...Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | la...
Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | la...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
Thuyết minh dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu cây trồng Công nghệ cao tỉnh Ni...
 
TRỒNG CÂY NGẮN NGÀY, CÂY ĂN QUẢ KẾT HỢP CHĂN NUÔI GIO LINH
TRỒNG CÂY NGẮN NGÀY, CÂY ĂN QUẢ KẾT HỢP CHĂN NUÔI GIO LINHTRỒNG CÂY NGẮN NGÀY, CÂY ĂN QUẢ KẾT HỢP CHĂN NUÔI GIO LINH
TRỒNG CÂY NGẮN NGÀY, CÂY ĂN QUẢ KẾT HỢP CHĂN NUÔI GIO LINH
 

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt

More from Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt (20)

Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồngThuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
Thuyết minh dự án trung tâm sản xuất giống cây trồng
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thảiThuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
Thuyết minh dự án nhà máy xử lý rác thải
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆUTHUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU VÀ TRỒNG DƯỢC LIỆU
 
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VATDU AN NHA MAY DAU THUC VAT
DU AN NHA MAY DAU THUC VAT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
DU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNGDU AN GACH KHONG NUNG
DU AN GACH KHONG NUNG
 
dự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệpdự án cụm công nghiệp
dự án cụm công nghiệp
 
chăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ caochăn nuôi công nghệ cao
chăn nuôi công nghệ cao
 
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG TRỌT 0918755356
 
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
0918755356 DỰ ÁN DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP TRỒNG DƯỢC LIỆU.docx
 
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG 0918755356
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án khu trung tâm thương mại 0918755356
 
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh tháiDự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
Dự án trồng trọt kết hợp du lịch sinh thái
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
Khu Thương mại Dịch vụ Du lịch Nghỉ dưỡng Phú Gia tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duan...
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
Dự án bãi đậu xe tập kết phương tiện và trang thiết bị Tp.Hồ Chí Minh | duanv...
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp năng lượng mặt trời Đăk Nông | duanvi...
 

Du an san xuat so che nong nghiep duoc lieu va ket hop du lich son la

  • 1. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------  ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT, SƠ CHẾ NÔNG NGHIỆP, DƯỢC LIỆU VÀ KẾT HỢP DU LỊCH SƠN LA Địa điểm: Vân Hồ, huyện Vân Hồ & thị trấn Nông trường huyện Mộc Châu, Sơn La. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Châu Ngọc Tây Bắc
  • 2. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -----------  ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ NÔNG NGHIỆP, DƯỢC LIỆU VÀ KẾT HỢP DU LỊCH SƠN LA CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Tổng Giám đốc NGUYỄN VĂN MAI
  • 3. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................... 6 I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6 II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6 III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 6 IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 7 V. Mục tiêu dự án.......................................................................................... 8 V.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 8 V.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 8 Chương II .............................................................................................................. 9 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................ 9 I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án................................................ 9 I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án................................................................. 13 II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 27 II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường................................................................. 27 II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 31 III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án...................................... 32 III.1. Địa điểm xây dựng............................................................................. 32 III.2. Hình thức đầu tư................................................................................. 32 IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ........ 32 IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.......................................................... 32 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án... 33 Chương III........................................................................................................... 34 PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 34 I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình..................................... 34 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. .............................. 35 Chương IV........................................................................................................... 81
  • 4. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 4 CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 81 I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................................................................... 81 II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 81 III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 82 IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 83 ChươngV............................................................................................................. 84 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ........................................................................................................... 84 I. Đánh giá tác động môi trường................................................................. 84 Giới thiệu chung:......................................................................................... 84 I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................... 84 I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ................................ 85 I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ........................................... 85 II. Tác động của dự án tới môi trường........................................................ 85 II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ......................................................................... 85 II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường...................................................... 87 II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường... 88 II.4.Kết luận: ............................................................................................... 90 Chương VI........................................................................................................... 91 TỔNG VỐN ĐẦU TƯ –NGUỒN VỐN THỰC HIỆNVÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ....................................................................................................................... 91 I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 91 II. Tiến độ vốn đầu tư XDCB của dự án..................................................... 96 III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án........................................ 99 1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư XDCB của dự án. ..................................... 99 2. Phương án vay vốn XDCB. .................................................................. 101 2. Các thông số tài chính của dự án....................................................... 101 3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................. 101
  • 5. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 5 3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ........................ 101 3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).................................... 103 KẾT LUẬN....................................................................................................... 104 I. Kết luận.................................................................................................. 104 II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................. 104 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ....... 105
  • 6. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 6 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU I. Giới thiệu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư : Mã số thuế : Đại diện pháp luật: Địa chỉ trụ sở: II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. Tên dự án: Đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Địa điểm xây dựng: Xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ và thị trấn Nông trường huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Hình thức quản lý:Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án. Tổng mức đầu tư của dự án  Vốn huy động (tự có) :  Vốn vay : III. Sự cần thiết xây dựng dự án. Là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam có thế mạnh về đất đai, khí hậu, có nguồn rau củ quả an toàn dồi dào và được người tiêu dùng ưa chuộng, những năm gần đây, Sơn La đã phát huy tiềm năng, tổ chức sản xuất nông sản theo hướng bền vững. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Sơn La tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp. Tại Hội nghị toàn quốc của chính phủ về phát triển cây dược liệu Việt Nam ngày 12 tháng 4 năm 2017 diễn ra tại Lào Cai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh : “Phát triển nguồn dược liệu và các vùng nuôi trồng dược liệu; bảo tồn nguồn gen và phát triển các loài dược liệu, quý, hiếm, đặc hữu trở thành lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp dược, giúp tận dụng được tối đa thế mạnh từ nguồn dược liệu trong nước, đồng thời phù hợp đối với năng lực thực tại của ngành công nghiệp dược nước nhà đó là công nghiệp bào chế.”
  • 7. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 7 Bên cạnh đó, Mộc Châu và Vân Hồ là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc - Bắc Bộ, nằm trên vùng cao nguyên có diện tích rộng nhất trong cả nước, với độ cao trung bình 1050 mét so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ bình quân 18 - 200 C, đất đai màu mỡ, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, khí hậu thích hợp cho điều kiện nghỉ dưỡng, phát triển du lịch trải nghiệm. Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, du lịch nông nghiệp sinh thái đang dần trở thành một "hướng đi mới", bên cạnh các loại hình du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, khám phá... Chính vì vậy, việc phát triển đầu tư xây dựng các điểm vệ tinh du lịch là hết sức cần thiết, dần từng bước phát triển du lịch, dịch vụ trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật hiện trạng chưa phát triển kịp thời đồng bộ, có thể huy động mọi nguồn vốn đầu tư đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy cho định hướng phát triển tổng thể du lịch, dịch vụ của Sơn La. Vì vậy, Công ty chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư xây dựng “ Đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La” với các hạng mục đầu tư như xây dựng vùng trồng cây dược liệu, cây ăn quả vùng ôn đới, rau của quả theo tiêu chuẩn VietGap, nhà máy chế biến dược liệu, rau củ quả theo thu hoạch kết hợp với du lịch trải nghiệm trình các Cơ quan ban ngành, xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi triển khai thực hiện dự án. IV. Các căn cứ pháp lý. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
  • 8. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 8 Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp. Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến 2020. V. Mục tiêu dự án. V.1. Mục tiêu chung. - Góp phần xây dựng phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Sơn La; - Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án. - Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong việc canh tác các loại cây trồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự án. - Tạo ra mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm, từ đó tuyên truyền tầm quan trọng của bảo vệ cây thuốc quý và dược liệu đối với con người, đến khách du lịch, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên trong toàn xã hội cũng nói riêng và thiên nhiên nói chung. - Tổ chức dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với du lịch trải nghiệm. V.2. Mục tiêu cụ thể. - Đầu tư trồng khu trồng cây ăn quả, rau củ, quả và dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm. - Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất chế biến các sản phẩm nông sản như tinh bột , dầu sả, rượu mận,…. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • 9. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 9 Chương II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam trong khoảng 20º39" – 22º02" vĩ độ Bắc và 103º11" – 105º02" kinh độ Đông. +Tỉnh Sơn La có 11 huyện và 1 Thành phố. + Phía Bắc giáp hai tỉnh: Yên Bái, Lai Châu. + Phía Đông giáp hai tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ. + Phía Tây giáp tỉnh: Điện Biên. + Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước CHDCND Lào Sơn La có 250km đường biên giới với nước CHDCND Lào Thành phố Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía tây bắc. Diện tích tự nhiên 14.055 km², chiếm 4,27% diện tích cả nước. Hình: Bản đồ hành chính Sơn La Địa hình Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu và Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800 m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa…
  • 10. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 10  Khí hậu Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú. Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới quanh năm. Khí hậu Sơn La chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 21,40C (trung bình tháng cao nhất 270C, tháng thấp nhất 160C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 – 1.600 mm, độ ẩm không khí bình quân là 81%. Địa chất - Khoáng sản Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.405.500 ha, trong đó đất đang sử dụng là 702.800 ha, chiếm 51% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng và sông, suối còn rất lớn: 702.700 ha, chiếm 49% diện tích đất tự nhiên. Khi Công trình thuỷ điện Sơn La hoàn thành có thêm khoảng 25.000 ha mặt nước hồ, là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và phát triển giao thông đường thủy, du lịch. Tài nguyên khoáng sản Sơn La có trên 50 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó có những mỏ quý như: niken, đồng ở bản Phúc ở Mường Khoa (Bắc Yên); bột tan ở Tà Phù (Mộc Châu); manhêrit ở bản Phúng (Sông Mã); than Suối Báng (Mộc Châu), than (Quỳnh Nhai) và những khoáng sản quý khác như vàng, thuỷ ngân, sắt có thể khai thác, phát triển công nghiệp khai khoáng trong tương lai gần. Đặc biệt với nguồn đá vôi, đất sét, cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép tỉnh phát triển một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng có lợi thế như xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát…Nhìn chung các điểm mỏ và khoáng sản của Sơn La đến nay vẫn chưa được khảo sát, đánh giá một cách đầy đủ. Rừng Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Diện tích rừng của tỉnh có 357.000 ha, trong đó rừng trồng là 25.650 ha. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt
  • 11. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 11 khoảng 37%, năm 2003. Về trữ lượng, toàn tỉnh có 87,053 triệu m3 gỗ và 554,9 triệu cây tre, nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có 154 nghìn m³ gỗ và 221 nghìn cây tre, nứa. Sinh vật Sơn La có tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng, với nhiều loài động thực vật quý. Rừng Sơn La có nhiều nguồn gen động thực vật quí hiếm và các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học như Sốp Cộp, Xuân Nha (Mộc Châu), Tà Xùa (Bắc Yên), Co Pia (Thuận Châu). - Thực vật: Có 161 họ, 645 chi, 1.187 loài, bao gồm cả thực vật hạt kín, hạt trần, nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Tiêu biểu có các họ như: lan, dẻ, tếch, sa mu, tử vi, dâu... + Các họ có nhiều loài như: cúc, cói, đậu, ba mảnh vỏ, long não, hoa môi, ráy, ngũ gia bì, dâu, cà phê, lan, cam na, bông, vang, dẻ,... + Các loài thực vật quý hiếm gồm có pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, du sam, thông hai lá, thông ba lá, dâu, dổi, trai, sến, đinh hương, đinh thối, sa nhân, thiên niên kiện, ngũ gia bì, đẳng sâm, hà thủ ô... + Những loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng có: pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, thông ba lá, dổi, đinh hương, đinh thối, trai.
  • 12. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 12 - Động vật rừng: có 101 loài thú, trong 25 họ, thuộc 8 bộ; chim có 347 loài, trong 47 họ, thuộc 17 bộ; bò sát có 64 loài, trong 15 họ thuộc 2 bộ, lưỡng thê có 28 loài, trong 5 họ, thuộc một bộ. + Các loài phát triển nhanh như dúi, nhím, don, chim, rắn. +Những loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ như: voi, bò tót, vượn đen, hổ, báo, gấu, cầy vằn, chó sói, sóc bay, cu li, chồn mực, dúi nâu, lượn rừng...  Nông nghiệp Sơn La là một tỉnh có đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày, diện tích đất trống đồi núi trọc chưa được khai thác còn lớn. Hiện toàn tỉnh còn 80 vạn ha đất trống đồi núi trọc chưa được khai thác sử dụng. Trong đó có 13,7 vạn ha đất và mặt nước có khả năng sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp hàng hóa có lợi thế với quy mô lớn mà ít nơi có được ví như sản phẩm Chè đặc sản chất lượng cao trên cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản; phát triển cây cà phê, rau sạch, hoa và cây cảnh, trồng dâu, nuôi tằm…. Tỉnh còn có tiềm năng chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là đàn bò sữa đã được phát triển trên 40 năm và đang ngày càng mở rộng. Tiềm năng khí hậu đất đai cũng cho phép Sơn La phát triển các loại cây ăn quả cận ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới với quy mô trên 3 vạn ha. Nằm ở vị trí đầu nguồn của 2 con sông lớn: Sông Đà, Sông Mã nên Sơn La không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc bộ với 2 công trình thủy điện lớn nhất nước mà còn là địa bàn có tiềm năng để phát triển rừng nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha cung cấp nguyên liệu cho chế biến lâm sản, chế biến giấy, bột giấy. Tiềm năng phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa là tiền đề cho tỉnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm sản như: Chế biến chè, sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia súc ... tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Nếu như điều kiện tự nhiên về khí hậu, đất đai được coi là nền tảng để phát triển kinh tế nông nghiệp thì tài nguyên, khoáng sản chính là động lực để thúc đẩy công nghiệp Sơn La phát triển. Theo khảo sát, tỉnh hiện có trên 150 điểm khoáng sản. Trong đó có những loại khoáng sản quý như Niken - đồng bản Phúc - Mường khoa Bắc Yên; Ma nhê Zít - bản Phúng Sông Mã; Mỏ than suối Bàng Mộc Châu; Than Quỳnh Nhai và nhiều khoáng sản quý khác như vàng, thủy ngân.... Chủ trương của tỉnh là phát triển công nghiệp khai thác gắn với chế biến
  • 13. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 13 sâu các loại khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp địa phương. Dự kiến sẽ đầu tư các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng như Nhà máy luyện đồng Phù Yên, Nhà máy luyện gang thép Mường La, Nhà máy luyện đồng Tân Hợp Mộc Châu… Đặc biệt, nguồn đá vôi, sét cao lanh trữ lượng lớn, chất lượng tốt cho phép Sơn La có thể phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, cát chất lượng cao, đá xây dựng, gạch không nung, đá ốp lát ... Hiện tỉnh đã có Nhà máy xi măng tại Nà Pát – Mai Sơn đang đi vào hoạt động với công suất 2.500 tấn Clanke/ngày và các nhà máy gạch tuynen với tổng công suất 87 triệu viên /năm. Ngoài các công trình thủy điện lớn như Thủy điện Sơn La 2.400 MW, thủy điện Huội Quảng 560 MW, Nậm Chiến I 210 MW, Nậm Chiến II 32 MW, trên địa bàn đã và đang triển khai 56 công trình thủy điện vừa và nhỏ. Hiện đã đưa vào vận hành phát điện với tổng công suất 193MW. Các hồ thủy điện đều cần có hồ chứa để tích nước phát điện và đây trở thành vùng nuôi trồng thủy sản rất lý tưởng. Có thể nói thủy điện cùng với nền tảng nông nghiệp vững mạnh chính là cơ hội, động lực thúc đẩy cho ngành công nghiệp chế biến của Sơn La phát triển. Hiện tỉnh đã từng bước hình thành mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - hộ nông dân; gắn kết vùng nguyên liệu chuyên canh với các nhà máy chế biến như Nhà máy chế biến sữa Mộc Châu công suất 32 triệu lít/năm, các nhà máy chè công suất 6.000 tấn/năm, đường Mai Sơn công suất 2.500 tấn mía cây/năm… . Ngoài ra còn rất nhiều các cơ sở sản xuất chế biến rượu ngô, rượu chuối Yên Châu, mận Mộc Châu…. Sơn La còn đang khuyến khích đầu tư chế biến các mặt hàng từ tre như ván ép, chiếu, đũa… Thương mại, dịch vụ Thương mại - dịch vụ và khách sạn nhà hàng tỉnh Sơn La phát triển tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn và các huyện.Với một siêu thị, một trung tâm thương mại cùng một số nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống giải khát I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án. 1. Sản xuất nông nghiệp a. Trồng trọt: Sản xuất cây hàng năm 9 tháng năm 2017 tỉnh Sơn La không có biến động lớn về diện tích, tổng diện tích gieo trồng đạt 255.032 ha, trong đó cây lương thực có hạt 192.598 ha chiếm 75,5%; cây lấy củ có chất bột 36.130 ha chiếm 14,2%; cây mía 8.039 ha chiếm 3,2%; cây lấy sợi 31 ha chiếm 0,01%; cây có hạt chứa dầu 2.839 ha chiếm 1,1%; cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 7.643 ha chiếm
  • 14. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 14 3,0%; cây gia vị, dược liệu 266 ha, chiếm 0,1%; cây hàng năm khác 7.486 ha chiếm 2,9%. So với cùng kỳ năm trước diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm 2,7%, trong đó cây lương thực có hạt giảm 5,7%; cây lấy củ có chất bột tăng 1,3%; cây mía tăng 27,6%; cây lấy sợi giảm 75,4%; cây có hạt chứa dầu giảm 9,2%; cây rau đậu, hoa, cây cảnh tăng 5,4%; cây gia vị, dược liệu tăng 23,7%; cây hàng năm khác tăng 45,3%. Trong tổng diện tích cây lương thực có hạt, diện tích lúa gieo trồng 50.756 ha, trong đó lúa ruộng 30.906 ha chiếm 60,9%, lúa nương 19.850 ha chiếm 39,1%, so với cùng kỳ năm trước diện tích lúa giảm 1,9%, trong đó lúa ruộng tăng 0,9%, lúa nương giảm 6,0% do trồng trên đất dốc, độ màu mỡ bị sói mòn, đầu tư thâm canh hạn chế, hiệu quả kinh tế thấp; diện tích ngô gieo trồng 141.842 ha, giảm 7,0% so với cùng kỳ, do giá bán không ổn định, một số diện tích bị bỏ hoang hoặc chuyển đổi sang trồng cây khác. Trong tổng diện tích cây lấy củ có chất bột, diện tích sắn gieo trồng 32.558 ha, chiếm 90,1% và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, do giá bán không ổn định và do không được đầu tư nên năng suất thấp. Thu hoạch sản phẩm vụ đông xuân năm nay đạt 69.672 tấn thóc; 4.390 tấn ngô; 529.842 tấn mía; 398 tấn đậu tương; 742 tấn lạc; 63.400 tấn rau, đậu các loại. So với vụ đông xuân năm 2016 sản lượng lúa tăng 1,9%; ngô tăng 21,2%; mía tăng 26,6%; đậu tương giảm 31,4%; lạc tăng 0,5%; rau, đậu các loại tăng 12,5%. Thu hoạch sản phẩm vụ mùa tính đến trung tuần tháng 9 đạt 165.400 tấn ngô; 118 tấn khoai lang; 32 tấn lạc; 5.809 tấn rau, đậu các loại. So với cùng kỳ năm trước ngô tăng 34,0%; khoai lang tăng 8,3%, lạc giảm 3,0%; rau, đậu các loại tăng 4,3%. Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển, tổng diện tích cây lâu năm hiện có 53.866 ha, trong đó cây ăn quả 29.506 ha chiếm 54,8%, cây lấy sản phẩm cho công nghiệp chế biến 23.132 ha chiếm 42,9%. So với cùng kỳ năm trước diện tích cây lâu năm tăng 18,7%, trong đó cây ăn quả tăng 38,3% do thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã trồng cây ăn quả, cây dược liệu theo Nghị quyết số 17/2016/HĐND; chính sách hỗ trợ giống cây trồng theo Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và chủ trương hỗ trợ giống cây trồng cho huyện Mường La sau thiệt hại lũ quét; cây lấy sản phẩm cho công nghiệp chế biến tăng 1,0%. Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh trồng mới 657 ha cà phê; 107 ha chè; 6.371 ha cây ăn quả trong đó trồng trên đất dốc 4.890 ha (trên đất trồng lúa nương 27 ha, đất trồng ngô 4.442 ha, đất trồng sắn 336 ha, đất trồng cà phê 85
  • 15. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 15 ha); 986 ha cây lâu năm lai ghép cho năng suất và chất lượng cao. Toàn tỉnh hiện có 16.353 ha cây ăn quả trồng trên đất dốc; 6.815 ha cây lâu năm được ghép lai; 91 ha rau các loại, 248 ha chè, 118 ha nhãn, 05 ha mận, 26 ha xoài, 08 ha chanh leo, 05 ha thanh long và 20 ha na theo tiêu chuẩn VietGap. Đã thu hoạch được 35.087 tấn nhãn, tăng 2,6%; 11.828 tấn xoài, tăng 11,1%; 25.395 tấn mận, giảm 1,8%; 253 tấn na, giảm 2,7%; 18.624 tấn chuối, tăng 17,0%; 2.108 tấn bơ, tăng 52,3%; 1.540 tấn chanh leo, tăng 3,9 lần; 756 tấn sơn tra, giảm 3,4%; 33.501 tấn chè, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước; cao su 251 tấn. Tháng 9/2017 trên địa bàn tỉnh xuất hiện dịch bệnh đối với một số cây trồng: Lúa 884 ha; chè 32 ha; cà phê 297 ha; cây ăn quả 41 ha; cây hàng năm khác 70 ha, tuy nhiên không có diện tích mất trắng, dự ước giá trị thiệt hại 306 triệu đồng. b. Chăn nuôi Chăn nuôi gia súc, gia cầm nhìn chung ổn định, ước tính tổng đàn trâu hiện có 144.570 con, giảm 3,2%; đàn bò 276.214 con, tăng 9,0%; đàn lợn 587.578 con, giảm 1,8%; đàn gia cầm 5.845 nghìn con, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. 9 tháng năm nay tổng sản lượng sản phẩm thịt hơi xuất chuồng dự ước đạt 47.661 tấn, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 3.692 tấn, thịt bò 3.951 tấn, thịt lợn 30.651 tấn, thịt gia cầm 7.993 tấn. So với cùng kỳ năm trước tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 6,0%, trong đó thịt trâu tăng 1,0%, thịt bò tăng 7,4%, thịt lợn tăng 7,3%, thịt gia cầm tăng 1,0%. Sản lượng sữa tươi ước đạt 59.296 tấn, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số dịch bệnh trong 9 tháng: Dịch lở mồm long móng ở huyện Mai Sơn làm 178 con gia súc mắc bệnh, chết 14 con; bệnh tụ huyết trùng ở huyện Sốp Cộp, Vân Hồ, Mường La và Phù Yên làm chết 36 con gia súc; bệnh ung khí thán ở huyện Vân Hồ làm 73 con gia súc mắc bệnh, chết 46 con, chữa khỏi 20 con, thiệt hại ước tính 509 triệu đồng. Công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm từ đầu năm đến nay được 225.800 liều vắc xin THT; 74.805 liều vắc xin lở mồm long móng; 57.470 liều vắc xin tả; 115.809 liều vắc xin dại; 32.400 liều vắc xin gia cầm; 3.300 liều vắc xin niu cát xơn; 11.275 liều vắc xin đậu dê. Công tác kiểm dịch xuất và nhập gia súc, gia cầm đuợc kiểm soát chặt chẽ đảm bảo kịp thời phát hiện và xử lý nhanh các trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng. c. Lâm nghiệp Theo báo cáo của Chi cục Kiểm Lâm, 9 tháng năm nay toàn tỉnh đã ươm được 10.700 nghìn cây đạt tiêu chuẩn, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước;
  • 16. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 16 trồng mới 2.520 ha rừng trồng tập trung, giảm 45,9% (do không có vốn); 133 nghìn cây lâm nghiệp trồng phân tán, tăng 2,3%. Diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt 9.450 ha rừng các loại; rừng trồng được khoanh nuôi tái sinh 100.200 ha; rừng được giao khoán, bảo vệ 598.200 ha. So với cùng kỳ năm trước diện tích rừng trồng được chăm sóc tăng 26,7%; rừng được khoanh nuôi tái sinh giảm 6,0%; rừng được giao khoán, bảo vệ giảm 8,8%. Sản lượng gỗ khai thác 9 tháng ước tính đạt 31.342 m³, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác từ rừng tự nhiên 23.031 m³, giảm 2,7%; rừng trồng 8.311 m³, tăng 25,1%. Sản lượng củi khai thác ước tính đạt 929.185 ste, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Trong tháng toàn tỉnh xảy ra 14 vụ vi phạm lâm luật với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước 493 triệu đồng. Tính chung 9 tháng xảy ra 435 vụ vi phạm lâm luật, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước; số tiền phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước 2.976 triệu đồng, tăng 63,1%. d. Thuỷ sản Toàn tỉnh hiện có 2.713 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, 9.024 lồng bè nuôi trồng thủy sản với thể tích 819.486 m³. So với cùng kỳ năm trước diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 7,1%, số lồng bè tăng 2,9 lần, thể tích tăng 3,3 lần. Sản lượng thuỷ sản tháng 9/2017 ước tính đạt 901 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 881 tấn, khai thác 20 tấn. Tính chung 9 tháng, sản lượng thủy sản đạt 5.346 tấn, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng nuôi trồng 4.543 tấn tăng 8,1%, khai thác 803 tấn tăng 1,3%. Sản lượng giống thủy sản 9 tháng ước tính đạt 90 triệu con, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2017 ổn định. Diện tích cây hàng năm giảm so với cùng kỳ do một số diện tích trồng lúa nương, ngô đã chuyển sang trồng cây khác và một số diện tích bị bỏ hoang. Diện tích các cây lâu năm phần lớn tăng so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do trồng mới cuối năm 2016 và do chuyển đổi từ một số diện tích hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả trên đất dốc. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tương đối ổn định, ít dịch bệnh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Sản xuất lâm nghiệp được duy trì, công tác chăm sóc và khoanh nuôi tái sinh được quan tâm. Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh, nhất là nuôi cá lồng bè trên sông đà do có chính sách khuyến khích phát triển nuôi cá lồng bè theo Nghị quyết số 88/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh. 2. Về công nghiệp, đầu tư, xây dựng
  • 17. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 17 Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9/2017 ước tính giảm 12,4% so với tháng trước và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành khai khoáng giảm 93,4% (do công ty TNHH Mỏ Niken Bản Phúc ngừng hoạt động); cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 18,2%, chủ yếu do sản lượng điện của nhà máy thủy điện Sơn La tăng mạnh từ tháng 7/2017 (tăng gần gấp đôi so với những tháng trước, do nhu cầu sử dụng điện tăng). Trong 9 tháng, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất ra tăng so với cùng kỳ năm trước: Đường tăng 34,9%; đá xây dựng các loại tăng 31,4%; điện sản xuất tăng 21,3% (trong đó thủy điện Sơn La tăng 24,5%); sữa chua, sữa và kem lên men hoặc axít hoá tăng 11,9%; sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác tăng 8,7%; cấu kiện làm sẵn cho xây dựng tăng 7,9%; chè nguyên chất tăng 4,2%. Một số sản phẩm sản xuất ra giảm: Mật đường giảm 16,7%; xi măng giảm 12,3%; các sản phẩm có thành phần sữa tự nhiên chưa phân vào đâu giảm 10,8%; gạch xây dựng giảm 9,9%; điện thương phẩm giảm 5,3%; nước uống được giảm 2,8%. 9 tháng năm nay trên địa bàn tỉnh có thêm năng lực mới tăng là 02 nhà máy may sản xuất từ tháng 5/2017 của công ty TNHH may Phù Yên với sản lượng ước tính đạt 566.000 sản phẩm quần áo, 900.000 chiếc túi và công ty CP May Tiên Sơn Mường La với 01 xưởng sản xuất đã đưa vào hoạt động, sản lượng ước tính 18.000 chiếc áo xuất khẩu sang Hàn Quốc và 35.000 sản phẩm quần áo các loại, 01 xưởng còn lại dự kiến sản xuất vào đầu tháng 10/2017; công ty CP Khoáng sản Sơn La sản xuất trở lại từ tháng 4/2017, sản lượng ước tính 6.892 tấn than đá. Các sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ thuận lợi, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2017 giảm 11,8% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: Chè nguyên chất tăng 23,0%; sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác tăng 10,4%; sữa chua, sữa và kem len men hoặc axit hóa tăng 8,7%; cấu kiện làm sẵn cho xây dựng tăng 1,7%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm: Các sản phẩm có chứa thành phần sữa tự nhiên chưa phân vào đâu giảm 14,3%; gạch xây dựng giảm 12,0%; đường giảm 10,9%; xi măng giảm 8,1%. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/9/2017 tăng 384,5% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sữa chua, sữa và kem lên men hoặc axit hóa tăng 347,9%; gạch xây dựng tăng 114,9%; cấu kiện làm sẵn cho xây dựng tăng
  • 18. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 18 53,0%; sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác tăng 17,1%; chè nguyên chất giảm 39,7%; xi măng giảm 2,2%; riêng sản phẩm đường và các sản phẩm có chứa thành phần sữa tự nhiên chưa phân vào đâu có chỉ số tồn kho tăng cao so với mức tăng chung, tăng 569,4% và 541,7%. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2017 tăng 11,1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 18,0%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 3,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 51,4% (giảm ở ngành khai khoáng). 3. Về thương mại, giá cả, dịch vụ a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Hoạt động thương mại, dịch vụ 9 tháng năm nay khá sôi động, các cấp, các ngành đã triển khai kịp thời các giải pháp quản lý điều hành bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá cả trên thị trường; khuyến khích, động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hàng hóa Việt Nam có chất lượng, giá hợp lý; tăng cường tổ chức mạng lưới bán hàng tại các huyện, thành phố; kết nối giữa nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tốt các hội chợ, các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Tổ chức tuần hàng sản phẩm nông sản an toàn tại nhà khách Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tổ chức cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tư thương kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông lâm sản tại các chợ đầu mối thành phố Hà Nội. Tổ chức các hội chợ, lễ hội và các hoạt động kỷ niệm 55 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 40 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị Việt Nam - Lào… đã thu hút lượng lớn khách tham quan, mua sắm hàng hóa và giao lưu văn hóa tại tỉnh, tác động đến sức mua, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ làm cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng đáng kể. Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 9/2017 ước tính đạt 1.372.831 triệu đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm ngành hàng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước đều tăng, so với tháng trước các nhóm ngành hàng tăng từ 0,7% đến 1,0%, so với cùng kỳ năm trước tăng từ 11,4% đến 17,7%. Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 12.499.416 triệu đồng, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm ngành hàng có chỉ số tăng cao như: Ô tô các loại tăng 14,2%; xăng, dầu các loại tăng 14,2%; vật phẩm văn hóa giáo dục tăng 14,1%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 12,2%; lương thực, thực phẩm tăng 12,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 12,1%. Các nhóm ngành hàng khác tăng từ 8,9% đến 11,4%.
  • 19. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 19 Doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2017 ước tính đạt 337.205 triệu đồng, tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.940.435 triệu đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Dịch vụ lưu trú tăng 23,8%; ăn uống tăng 14,0%; du lịch lữ hành tăng 24,5%; dịch vụ khác tăng 8,5%. b. Vận tải hành khách và hàng hoá Vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn ổn định, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân, đặc biệt trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu, mùa Lễ hội năm 2017, nghỉ lễ 30/4, 01/5, 02/9 và kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, khối lượng hành khách tăng cao ngành giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị vận tải hành khách tăng cường xe chất lượng cao, quay vòng, tăng chuyến, huy động tối đa phương tiện đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn. Vận tải hành khách tháng 9/2017 ước tính đạt 305 nghìn lượt khách vận chuyển và 28.517 nghìn lượt khách.km luân chuyển, tăng 3,0% và tăng 4,0% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng, vận tải hành khách ước đạt 2.589 nghìn lượt khách vận chuyển, tăng 5,7% và 253.731 nghìn lượt khách.km luân chuyển, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải hành khách đường bộ ước đạt 2.347 nghìn lượt khách vận chuyển, tăng 5,6% và 251.098 nghìn lượt khách.km luân chuyển, tăng 6,2%. Ước tính doanh thu vận tải hành khách 9 tháng đạt 227.728 triệu đồng, tăng 9,2%, trong đó doanh thu vận tải hành khách đường bộ 220.291 triệu đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa tháng 9/2017 ước tính đạt 385 nghìn tấn vận chuyển và 41.174 nghìn tấn.km luân chuyển, tăng 2,1% và tăng 2,6% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng, vận tải hàng hóa ước đạt 3.330 nghìn tấn vận chuyển và 380.020 nghìn tấn.km luân chuyển. So với cùng kỳ năm trước khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 6,5%, luân chuyển tăng 7,0%, trong đó vận tải hàng hóa đường bộ ước đạt 3.289 nghìn tấn, tăng 6,5% và 378.774 nghìn tấn.km, tăng 7,0%. Ước tính doanh thu vận tải hàng hóa đạt 1.132.995 triệu đồng, tăng 9,5%, trong đó doanh thu vận tải hàng hóa đường bộ 1.128.061 triệu đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu hoạt động kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 9/2017 ước tính đạt 3.191 triệu đồng, tăng 2,9% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng ước đạt 31.377 triệu đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 30.959 triệu đồng, tăng 7,9%. c. Bưu chính viễn thông Hoạt động bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc luôn thông suốt, an toàn và đảm bảo chất lượng. Doanh thu bưu chính viễn thông 9 tháng ước đạt
  • 20. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 20 794.954 triệu đồng, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số thuê bao điện thoại có đến tháng 9/2017 ước tính đạt 1.017.681 thuê bao, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thuê bao di động đạt 966.547 thuê bao, tăng 10,3%; thuê bao cố định đạt 51.134 thuê bao, tăng 14,7%. Số thuê bao Internet ước đạt 69.188 thuê bao (trong đó phát triển mới 12.000 thuê bao), tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước. 4.Về tài chính – tiền tệ Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 9 tháng ước tính đạt 9.011.867 triệu đồng, đạt 66,8% kế hoạch năm và tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 3.579.847 triệu đồng, tăng 18,1%; khu vực ngoài Nhà nước 5.432.020 triệu đồng, tăng 5,9%. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện 1.732.324 triệu đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn trung ương quản lý đạt 200.787 triệu đồng, giảm 2,0%; vốn địa phương quản lý đạt 1.531.537 triệu đồng, tăng 18,0%, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh 1.204.133 triệu đồng, tăng 14,7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện 327.404 triệu đồng, tăng 31,6%. Trong vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước 2.210.688 triệu đồng, tăng 4,8%; vốn đầu tư của dân cư 3.221.332 triệu đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo khoản mục đầu tư, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản đạt 6.700.162 triệu đồng, tăng 9,1%; vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản 1.222.615 triệu đồng, tăng 7,6%; vốn sửa chữa lớn, nâng cấp tài sản cố định 698.983 triệu đồng, tăng 33,2%; vốn bổ sung vốn lưu động 247.622 triệu đồng, tăng 11,7% và vốn đầu tư khác 142.485 triệu đồng, giảm 1,1%. Mặc dù chịu ảnh hưởng của nhiều đợt mưa lớn kéo dài, gió lốc, lũ quét xảy ra gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh, song với sự chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt của UBND tỉnh và sự cố gắng, nỗ lực của các địa phương, các sở, ban, ngành trong quá trình tổ chức triển khai, các dự án trọng điểm được các chủ đầu tư, nhà thầu tập trung thực hiện nên tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 9 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh những tháng cuối năm tiếp tục tăng do UBND tỉnh đã tích cực huy động nguồn lực của các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, triển khai nhiều chính sách mời gọi, thu hút đầu tư, tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017… dự kiến một số dự án trọng điểm được khởi công mới trong trong quý IV/2017: Dự án đầu tư xây dựng trụ sở HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh và một số sở, ngành, đoàn thể tỉnh gắn với quảng trường Tây Bắc; dự án Kè suối Nậm La giai đoạn 2; đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án trung tâm
  • 21. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 21 thương mại Vincom shophouse, các dự án tập trung khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Mường La... Bên cạnh kết quả đạt được trong quá trình thực hiện còn một số hạn chế như: Tiến độ thực hiện so với kế hoạch giao còn chậm; tỷ lệ giải ngân một số nguồn vốn thấp, vốn trái phiếu chính phủ phân bổ chậm… Để đảm bảo tiến độ các chương trình, dự án cần tiếp tục rà soát, điều chuyển vốn đối với các dự án không còn khối lượng thanh toán, không có khả năng giải ngân, chậm tiến độ thực hiện cho các dự án đã có khối lượng hoàn thành có nhu cầu vốn để thanh toán; tiếp tục chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư và xây dựng gắn với xem xét trách nhiệm quản lý của người đứng đầu; các chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án và giải ngân thanh toán các nguồn vốn được giao theo đúng kế hoạch. Công tác thu, chi ngân sách cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và tăng cường đối ngoại của tỉnh. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 9/2017 ước tính đạt 1.293,9 tỷ đồng, trong đó: Thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 550,0 tỷ đồng, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đạt 729,5 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 6,0 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 10.334,2 tỷ đồng, bằng 89,3% dự toán năm, trong đó: Thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 2.959,1 tỷ đồng, bằng 73,1%; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên đạt 5.689,9 tỷ đồng, bằng 77,1%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 35,6 tỷ đồng, tăng 6,9 lần. Trong thu cân đối ngân sách nhà nước, có 6 khoản thu đạt 89% trở lên so với dự toán năm gồm: Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 214,8%; thu tiền sử dụng đất đạt 147,1%; thuế thu nhập cá nhân đạt 108,3%; thu khác ngân sách đạt 113,0%; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 98,6%; thu phí, lệ phí đạt 95,8%. Thu ngân sách đã triển khai thực hiện tốt Luật thuế mới, Luật thuế được sửa đổi, bổ sung và các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh đồng thời triển khai nhiều biện pháp kiên quyết, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, thanh tra và kiểm tra thuế. Tổng số nợ thuế tính đến 31/8/2017 là 351,6 tỷ đồng, trong đó nợ khó thu 150,0 tỷ đồng; nợ có khả năng thu 201,6 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước tháng 9/2017 ước tính đạt 1.321,2 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng, tổng chi ngân sách nhà nước đạt 8.548,5 tỷ đồng, bằng 73,7% dự toán năm, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách
  • 22. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 22 an sinh xã hội, trong đó: Chi đầu tư phát triển đạt 1.416,4 tỷ đồng, bằng 105,2%; chi thường xuyên đạt 6.204,9 tỷ đồng, bằng 72,5%, chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ, mục tiêu đạt 518,1 tỷ đồng, bằng 58,2% (trong đó chi khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Mường La 130,0 tỷ đồng). Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn ổn định, thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất huy động, lãi suất cho vay và các quy định về kinh doanh vàng, ngoại tệ; tăng cường công tác huy động vốn, thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt các chính sách tín dụng về phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, kinh tế tập thể, các đối tượng chính sách... Tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng 9 tháng ước thực hiện 68.773 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt ước thực hiện 70.167 tỷ đồng, bội chi 1.394 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước tổng thu tiền mặt tăng 16,0%, tổng chi tiền mặt tăng 14,1%. Dư nợ tín dụng ước đạt 27.600 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 11.800 tỷ đồng, tăng 24,1%; dư nợ trung dài hạn đạt 15.800 tỷ đồng, tăng 18,6%. Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay các đối tượng chính sách đến 31/8/2017 là 3.441 tỷ đồng chiếm 12,5%, nợ xấu toàn địa bàn là 950 tỷ đồng chiếm 3,4%. Huy động vốn tại địa phương ước đến hết tháng 9/2017 đạt 14.155 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm 11.300 tỷ đồng, tăng 17,2%; tiền gửi các tổ chức kinh tế 2.800 tỷ đồng, tăng 3,8%; tiền gửi giấy tờ có giá 55 tỷ đồng, tăng 24,3%. 5. Về văn hóa - xã hội Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội: 9 tháng năm 2017 đời sống công chức, viên chức và người hưởng bảo hiểm xã hội ổn định, thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động khu vực nhà nước 4.100 nghìn đồng, khu vực doanh nghiệp nhà nước 4.000 nghìn đồng, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3.886 nghìn đồng và doanh nghiệp ngoài Nhà nước 3.402 nghìn đồng. Đời sống dân cư nông thôn được cải thiện nhưng thiếu bền vững, tình trạng đói giáp hạt vẫn xảy ra tại các huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sốp Cộp; các hộ đói chủ yếu do thiếu gạo, không có đói gay gắt; các huyện đã hỗ trợ 207,4 tấn gạo để cứu đói. Toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống người có công, gia đình thương binh, liệt sĩ; quan tâm đầu tư cho dân cư các huyện nghèo, huy động các nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất, hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo có điều kiện tham gia học tập... nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
  • 23. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 23 cho nhân dân, cụ thể: Đã cấp 765.365 thẻ BHYT cho người nghèo và người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng đặc biệt khó khăn; 168.835 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện các chương trình cho vay đối với 22.949 lượt hộ với tổng số tiền 636.640 triệu đồng. Hỗ trợ 17.837 triệu đồng cho người dân tộc thuộc hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ- TTg; cấp 445.722 tờ báo và cuốn tạp chí cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi theo Quyết định 2472/2011/QĐ-TTg và Quyết định 1977/2013/QĐ-TTg; tổ chức 08 lớp tập huấn cho 376 người tham gia với nội dung tuyên truyền về luật phòng chống ma túy, luật hôn nhân và gia đình, luật giao thông... theo Quyết định 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hỗ trợ 4.938,2 tấn gạo cho học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; 1.415 triệu đồng cho học sinh phải qua sông hồ để đi học; 570,7 tấn gạo cứu đói trong dịp Tết Nguyên đán. Trao tặng 53.462 suất quà trị giá 18.140 triệu đồng, 190 sổ tiết kiệm trị giá 408 triệu đồng, xây dựng 01 nhà tình nghĩa và giúp đỡ 14.201 ngày công lao động cho các đối tượng chính sách, người có công nhân dịp Tết cổ truyền và kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ. Thực hiện chế độ chính sách đối với 26.593 đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 149 đối tượng được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong và ngoài tỉnh đã tổ chức khám bệnh miễn phí, hỗ trợ xây dựng trường học, nhà bán trú, trang thiết bị nấu ăn, xây dựng nhà đại đoàn kết, trao tặng bò, hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng do thiệt hại thiên tai... với tổng giá trị hơn 143,2 tỷ đồng và 1,6 tấn gạo. Công tác dạy nghề đã đào tạo cho 6.736 học viên; tư vấn chính sách lao động, học nghề, việc làm cho hơn 6.510 lượt người, cung ứng lao động cho 1.635 người, thông tin thị trường lao động cho 188.107 người, cung cấp thông tin việc tìm người lên Website cho 109 doanh nghiệp và người tìm việc cho 436 người. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh có 28.574 người đã đi làm ăn xa tại các đơn vị, doanh nghiệp… trong và ngoài tỉnh; 704 người được nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, 32 người nhận quyết định hủy, chấm dứt hoặc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp... Đến thời điểm hiện tại đã có 10 lao động tham gia xuất khẩu sang các thị trường lao động nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia). Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, số hộ nghèo năm 2016 trên địa bàn tỉnh Sơn La chiếm 31,91%, trong đó thành thị chiếm 3,98%, nông thôn 37,11%; hộ cận nghèo chiếm 10,92%. Thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh có 188/188 xã, trong đó 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 04
  • 24. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 24 xã đạt 15-18 tiêu chí; 27 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 135 xã đạt từ 5-9 tiêu chí; 13 xã đạt dưới 5 tiêu chí Giáo dục và đào tạo: Trong 9 tháng ngành Giáo dục đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kết thúc các nhiệm vụ năm học 2016 - 2017; tổ chức thành công các cuộc thi giáo viên dạy giỏi tiểu học, giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh, thi dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên trung học; thi học sinh giỏi cấp tỉnh cho học sinh tiểu học, THCS, THPT; Hội thao Quốc phòng - An ninh cho học sinh THPT; thi THPT Quốc gia năm 2017 (toàn tỉnh có 8.757 thí sinh tốt nghiệp/8.972 thí sinh dự thi, đạt 97,6%); thi cấp chứng chỉ nghề phổ thông năm học 2016 - 2017 cho các trường THPT, các trường PTDTNT. Tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia như: Thi học sinh giỏi lớp 12; thi Khoa học - Kỹ thuật; thi giải Toán, Vật lý qua mạng Internet; thi Olympic tiếng Anh trực tuyến; tham dự giao lưu "An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ" dành cho giáo viên và học sinh tiểu học; cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" dành cho giáo viên và học sinh THPT; "Giao thông học đường"... Năm học 2016 - 2017 trên địa bàn tỉnh có 230 trường/122 xã có tổ chức nấu ăn tập trung bán trú cho học sinh, bao gồm: 103 trường tiểu học, 118 trường THCS, 09 trường THPT; số học sinh được hưởng chế độ bán trú là 43.544 em, trong đó tiểu học 15.232 em, THCS 20.203 em, THPT 8.109 em. Kết thúc năm học 2016 - 2017 toàn tỉnh có 1.922 học sinh bỏ học; 49.999 học sinh phổ thông và giáo dục thường xuyên hoàn thành cấp học, trong đó: tiểu học 24.062 học sinh, trung học cơ sở 17.179 học sinh; trung học phổ thông 7.612 học sinh, bổ túc trung học phổ thông 1.146 người. Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018, tập trung cho công tác khai giảng. Toàn tỉnh dự kiến huy động 358.500 học sinh các cấp mầm non, phổ thông và bổ túc đến trường, bao gồm: 100.384 trẻ trong độ tuổi đi học mầm non; 253.422 học sinh vào học phổ thông; 4.694 học sinh vào học bổ túc. Các trường Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề và Trung cấp chuyên nghiệp dự kiến tuyển mới 7.525 sinh viên, trong đó: Hệ đại học chính quy 2.380 sinh viên; hệ cao đẳng 2.165 sinh viên; hệ trung cấp 2.200 sinh viên; còn lại là các hình thức đào tạo khác. Phục vụ cho năm học 2017 - 2018, công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học đã nhập về 1.400.413 bản sách các loại, đảm bảo đủ nhu cầu sách cho giáo viên và học sinh các cấp học trong toàn tỉnh. Tổ chức thành công kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT (đợt 1) năm học 2017 - 2018, kết quả: 93 em được chọn vào đội tuyển. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Ngành y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phát hiện sớm, khống chế kịp thời các bệnh dịch, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết, sởi, cúm gia cầm, cúm A(H7N9), tiêu chảy
  • 25. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 25 cấp, tay chân miệng... 9 tháng năm 2017 trên địa bàn tỉnh xảy ra 07 vụ dịch với tổng số 470 trường hợp mắc và tử vong 08 trường hợp (Trong đó: 04 ca mắc dại và tử vong; 06 ca mắc uốn ván sơ sinh, 04 ca tử vong; 105 ca mắc quai bị; 15 ca mắc đau mắt đỏ; 340 ca mắc cúm mùa); 387 người nhiễm HIV, 61 trường hợp tử vong do AIDS; 971 trường hợp ngộ độc thức ăn (mắc theo vụ 05 với 97 trường hợp), không có tử vong. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân: Tổng số lần khám bệnh tại các sở y tế từ đầu năm đến nay là 1.096.806 lần; số bệnh nhân điều trị nội trú 143.889 người, điều trị ngoại trú (gồm cả kê đơn) 641.180 người; tổng số bệnh nhân chuyển tuyến 74.176 người, trong đó chuyển về Trung ương 4.435 người. Đảm bảo y tế đối với nhân dân vùng thiệt hại do thiên tai. Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về lĩnh vực y tế. Văn hóa, thông tin, thể thao: Hoạt động văn hóa, thông tin từ đầu năm đến nay tập trung tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, các ngày Lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước và của tỉnh; tuyên truyền cho thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La năm 2017.... Trong 9 tháng, phục vụ chiếu phim đạt 3.819 buổi, 787.800 lượt người xem; phát hành 260 bản tài liệu, tổ chức 26 buổi biểu diễn tuyên truyền với 15.000 lượt người xem; tổ chức các cuộc giáo dục tuyên truyền tại di tích lịch sử Nhà tù Sơn La; phục vụ 355.410 lượt khách tham quan tại Bảo tàng tỉnh và các điểm di tích. Tổ chức thành công các lễ hội, chương trình nghệ thuật, triển lãm và các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh như: Chương trình nghệ thuật "Sơn La bản tình ca mùa xuân"; Lễ hội đua thuyền truyền thống tại huyện Quỳnh Nhai; trưng bày triển lãm chủ đề "Triều đại Nhà Lê trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia"; chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui"; Lễ hội Hoa ban dân tộc Thái huyện Vân Hồ; Lễ hội trà tại huyện Mộc Châu; Ngày hội xoài tại huyện Yên Châu; Ngày hội nhãn tại huyện Sông Mã; Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Sơn La năm 2017 tại huyện Quỳnh Nhai; chương trình nghệ thuật "Niềm vui gia đình" hưởng ứng ngày gia đình Việt Nam; Lễ tri ân tại Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi; Lễ tri ân người có công với cách mạng vùng Tây Bắc (phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc) nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tổ chức thành công Lễ đúc Bảo tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại huyện Thuận Châu. Tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La năm 2017; các nội dung hoạt động trong "Năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào"; Chương trình nghệ thuật "Thắm tình hữu nghị Việt - Lào"; triển lãm ảnh "Thành tựu hợp tác phát triển Việt Nam - Lào"; Hội chợ triển lãm thương
  • 26. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 26 mại và du lịch Việt Nam - Lào 2017; khánh thành khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào… Thể thao quần chúng: Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" với nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức "Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2017". Tham mưu, chỉ đạo các huyện, thành phố tổ chức Đại hội thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh năm 2018. Tổ chức thành công ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch Việt - Lào năm 2017. Tổ chức thành công các giải thể thao như: Quần vợt, điền kinh, kéo co, đẩy gậy... thu hút lượng lớn các vận động viên tham gia. Thể thao thành tích cao được duy trì, củng cố và phát triển các đội tuyển tỉnh (35 VĐV), đội tuyển trẻ (51 VĐV) và đội tuyển năng khiếu (28 VĐV) tại Trung tâm đào tạo và huấn luyện VĐV thể thao tỉnh. Tham gia thi đấu và đạt được nhiều thành tích tại các giải thể thao cấp toàn quốc và khu vực: 21 HCV, 15 HCB, 38 HCĐ. Phát thanh tiếng phổ thông 833 chương trình, sử dụng 5.963 tin, bài, phóng sự, 988 chuyên đề, chuyên mục. Tiếng dân tộc 1.092 chương trình, sử dụng 6.368 tin, bài, phóng sự, gương người tốt, việc tốt, 972 chuyên đề, chuyên mục. Truyền hình tiếng phổ thông thực hiện 2.474 chương trình, sử dụng 1.904 lượt chuyên đề, chuyên mục, 1.904 tin, bài, phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, gương người tốt, việc tốt, 273 trang truyền hình cơ sở. Tiếng dân tộc thực hiện 619 chương trình, sử dụng 5.250 tin, bài phóng sự, 455 lượt chuyên đề, chuyên mục. Cộng tác với VTV thực hiện 81 chương trình. Công tác phòng chống ma tuý: Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 2968 đến ngày 15/9/2017 toàn tỉnh có 8.599 người nghiện ma tuý đang trong diện quản lý, trong đó có 1.652 người đang cai nghiện tập trung tại các Trung tâm giáo dục lao động, 65 người đang quản lý tại cơ sở quản lý sau cai, 1.351 người đang điều trị bằng Methadone. Hiện trên địa bàn tỉnh còn 12 điểm, 56 đối tượng có biểu hiện bán lẻ, chứa chấp, tổ chức sử dụng ma túy ở 31 tổ, bản thuộc 18 xã, thị trấn. An toàn giao thông: Năm 2017 toàn tỉnh quyết tâm phấn đấu kéo giảm tối thiểu 5% cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương) về tai nạn giao thông; tiếp tục củng cố, kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của Ban ATGT các cấp, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác bảo đảm TTATGT; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT; đồng thời tăng cường lực lượng để thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh các vi phạm về TTATGT. Trong tháng 9 trên địa bàn xảy ra 13 vụ tai nạn, va chạm giao thông làm chết 10 người và bị thương 10 người. Lũy kế từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 101 vụ tai nạn, va chạm giao thông làm chết 55
  • 27. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 27 người và bị thương 95 người. So với cùng kỳ năm trước số vụ tai nạn giảm 09 vụ, số người chết giảm 14 người, số người bị thương giảm 01 người. II. Quy mô sản xuất của dự án. II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường 1. Đánh giá nhu cầu thị trường cây ăn quả: Sản xuất rau, cây ăn trái hướng đến thị trường: Thị trường quốc tê và trong nước ngày càng lớn, khả năng phát triển nhiều, vấn đề đặt ra là sản xuất ra các loại rau quả có sức cạnh tranh bảo đảm áp dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và bảo đảm VSATTP, mặt khác phải tổ chức lại sản xuất hình thành chuỗi sản xuất hợp lý phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay mới có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất, tăng được thu nhập cho người trồng rau quả. Cả 2 vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, việc áp dụng GAP với các loại cây ăn quả mới chỉ dừng lại ở mức hướng đến qui trình GAP, chưa áp dụng đầy đủ các qui trình GAP, nhà nhập khẩu nước ngoài chưa tin nên họ thường trực tiếp kiểm tra và cấp số mã xuất khẩu ví dụ tháng 7/2008 Mỹ công bố chấp nhận 117,7 ha thanh long ở Bình Thuận đạt tiêu chuẩn Euro GAP được xuất khẩu vào Mỹ. Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng trái cây rất lớn nhưng hầu như chưa có công ty thu mua ở địa phương, hầu hết việc xuất khẩu đều do các Nhà vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường do đó các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn, chỉ giải quyết được các đơn hàng nhỏ bé. vì vậy các nhà nhập khẩu nước ngoài phải trực tiếp đến nhà vườn thu mua rồi đóng gói, bảo quản và vận chuyển về nước.Đây là hạn chế chính đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam.
  • 28. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 28 Việc chế biến bảo quản rau quả sau thu hoạch cũng còn rất hạn chế. Cả nước hiện có 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với cong suất 300.000 tấn/năm trong đố 50% là cơ sở chế biến đóng hộp. Hiên nay mới chí có khoảng 30% sản lượng bưởi đáp ứng được tiêu chuẩn GP và VSATTP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Có thể nâng lên 70 – 80% nếu có đầu tư vốn cho việc chế biến bảo quản trái cay sau thu hoạch. Công nghệ đóng gói bảo quản còn sơ sài lạc hậu so với các nước trong vùng. Mặt khác sự liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên mất thế cạnh tranh. Ngoài ra, nông dân sản xuất CĂQ còn phải đối mặt với cạnh tranh ngay tại sân nhà. Một số người dân có thu nhập cao lại có tâm lý ưa chuộng dùng trái cây ngoại của Thái, của Úc, Newsland do chất lượng VSATTP của họ bảo đảm hơn. Thêm vào đó giá thành hợp lý hợp nhất lại là trái cây Trung Quốc. Để rau quả Việt Nam có thể phát triển ra thị trường thế giới Nhà nước phải có những sự trợ giúp tích cực để hình thành nên các HTX tổ chức sản xuất chuyên canh và áp dụng kỹ thuật sản uất hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, làm đầu mối giao nhận sản phẩm rau quả của nông dân. Từ năm 2014 rau quả Việt Nam đã xuất khẩu vào 60 quốc gia, vùng lãnh thổ Bộ Nông nghiệp & PTNT đã lập Ban chỉ đạo thị trường do 1 thứ trưởng phụ trách, Cục BVTV là cơ quan thường trực. Ban đã rốt ráo cử nhiều đoàn ra nước ngoài đàm phán, trao đổi, thương lượng với các cơ quan kiểm dịch thực vật quốc tế kết quả nhiều thị trường khó tính cũng đã chấp nhận mở cửa cho rau quả Việt Nam. Ngay cả thị trường khó tính nhất là Newsland cũng đã chấp nhận nhập thanh long xoài của Việt Nam. Mở được thị trường tuy khó nhưng giữ được thị trường còn khó hơn ngoài việc phải áp dụng đúng quy trình sản xuất theo GAP còn phải khống chế được một số sâu bệnh nhiệt đới. với sản xuất Thanh Long xuất khẩu là phải kiểm soát được bệnh đốm nâu với nhãn phải kiểm soát được bệnh chổi rồng và kiểm soát nhiễm dòi phương đông đối với các loại quả. Mặt khác các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiểu thị hiếu thị trường nước nào thích loại quả gì và biết hàng rào kỹ thuật của họ để xử lý thích ứng. Việc này các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu qua cơ quan thương vụ của các sứ quán sở tại. 2 Đánh giá nhu cầu thị trường rau:
  • 29. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 29 Theo thống kê của FAO (2015): Năm 1980, toàn thế giới sản xuất được 375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn. Bảng Sản lượng rau của một số nước sản xuất chính (triệu tấn) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Trung Quốc 92 94 96 102 122 129 136 138 140 142 Italy 3 2 2 2 2 2 2 2 2 3 Mexico 181 197 250 300 400 450 500 560 560 560 Thái Lan 925 930 980 950 970 970 977 998 998 1015 Việt Nam 4 5 5 5 6 6 6 6 6 7 Nguồn : FAO Mặt khác, theo FAO nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thị trường thế giới tăng khoảng 3,6%/năm trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%/ năm có nghĩa là cung chưa đủ cầu. Theo Bộ Nông nghiệp bang New South Wales, Australia cho biết, rau, hoa, quả là mặt hàng nông sản lớn nhất hàng năm nhập vào các quốc gia trong WTO, với thị trường trị giá gần 103 tỷ USD, gấp 10 lần so với lúa gạo (khoảng 9,2 tỷ USD). Thế nhưng, cơ cấu lại rất bất hợp lý, lúa chiếm 74% diện tích canh tác; trái cây, rau quả và hoa chỉ chiếm 15% diện tích. Mặt khác, mức độ đầu tư về nhân lực, nghiên cứu, đất đai và lao động của ngành rau quả, hoa, trái cây cũng kém xa so với lúa gạo. Kim ngạch xuất khẩu nông sản ở thị trường thương mại thế giới WTO với số dân gần 5 tỷ người trị giá khoảng 635 tỷ USD/năm trong đó rau quả là mặt hàng lớn nhất, chiếm thị phần 105 tỷ USD. Trong khi lúa gạo, cà phê, cao su mỗi loại chỉ đạt 10 tỷ USD, mỗi năm thị trường EU nhập 80 triệu tấn trái cây tươi và 60 triệu tấn rau tươi, trong đó nhập từ các nước đang phát triển như Việt Nam khoảng 40%. 3. Thị trường đối với thị trường cây dược liệu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm
  • 30. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 30 có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay ... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức. Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000 tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn, Hòe,... và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin, 16 Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác sang Đông Âu và Liên bang Nga. 2. Nhu cầu sử dụng dƣợc liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới. Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
  • 31. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 31 4 Xu hướng của du lịch trải nghiệm Trên thế giới hình thức "du lịch trải nghiệm" này được được khai thác và phát triển khá lâu. Trong nhiều năm trở lại đây hình thức du lịch hấp dẫn này cũng đang trở thành xu thế không chỉ của các bạn trẻ mà còn dành cho các gia đình ở mọi lứa tuổi. Theo chia sẻ của các hướng dẫn viên du lịch thì du khách đi du lịch theo hình thức du lịch trải nghiệm thích thú và lựa chọn nhiều hơn cả. Vì du khách không chỉ được đến những địa điểm mới với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà du khách còn được quan sát ở cự ly gần, được trực tiếp hòa mình vào đời sống của người dân địa phương thông qua các hoạt động lao động như: bắt cá, làm bánh, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch hoa màu và thậm chí là nấu ăn..., ngủ nghỉ tại nơi khám phá. Những chuyến đi như vậy thực sự mang lại những trải nghiệm vô cùng khó quên đối với tất cả mọi người. Loại hình du lịch trải nghiệm này được nhiều người yêu thích cũng bởi vì đi du lịch mà không bị gò bó theo một chương trình khép kín hay đơn thuần là nghỉ dưỡng, ngủ và nghỉ như đi Tour du lịch truyền thống. Không điều gì có thể tuyệt vời hơn khi bản thân chúng ta được nhìn, được ngắm, được cầm, nắm, được tận mắt chứng kiến và kiểm chứng mọi thứ. Và đặc biệt du lịch trải nghiệm còn mang đến cho du khách, đặc biệt là các lứa tuổi học trò những bài học bổ ích mang lại, từ những hoạt động dân dã, mang đến sự gần gũi với cuộc sống bình yên trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay. II.2. Quy mô đầu tư của dự án. Dự án đầu tư ở hai huyện:
  • 32. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 32 + Huyện Vân Hồ : 40, 6 ha đầu tư xây dựng khu trồng cây ăn quả, rau củ quả hữu cơ, dược liệu, khu du lịch trải nghiệm nghỉ dưỡng. + Huyện Mộc Châu: Xây dựng nàh máy sản xuất chế biến dược liệu, rau củ quả sau thu hoạch như tinh bột nghệ, dầu sả, các sản phẩm rau củ, quả... trên diện tích 5 ha. III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. III.1. Địa điểm xây dựng. Địa điểm xây dựng: Xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ và thị trấn Nông trường huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. III.2. Hình thức đầu tư. Dự án đầu tư theo hình thức xây dựng mới. IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. Bảng cơ cấu sử dụng đất TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) I Tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La - Khu sản xuất nông sản và dược liệu I.1 Khu trồng cây ăn quả 1.1 Hồng giòn 24.250 5,32 1.2 Bơ 24.250 5,32 1.3 Lê 24.250 5,32 1.4 Táo đỏ 24.250 5,32 2 Khu sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP 10.000 2,19 3 Khu trồng thử nghiệm giống cây mới ( Cây Sa chi) 5.000 1,1 4 Vườn ươm giống 5.000 1,1 5 Khu trồng dược liệu các loại 175.000 38,38 6 Khu nhà điều nhà và nhà ăn, ở của công nhân 5.000 1,1 7 Sân bãi và đường nội bộ 3.000 0,66 I.2 Khu đất rừng tái sinh
  • 33. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 33 TT Nội dung Diện tích (m²) Tỷ lệ (%) 1 Khu nhà nghỉ dưỡng 11.000 2,41 2 Nhà ăn và tổ chức sự kiện 5.000 1,1 3 Sân bãi và đường đi 6.500 1,43 4 Dược liệu dưới tán rừng 83.100 18,22 5 Khu nhà nghỉ sinh thái bản sắc dân tộc địa phương 400 0,09 - Khu công nghệ cao Mộc Châu I.3 Nhà máy chế biến dược liệu, rau củ quả 1 Nhà điều hành và nhà ở cán bộ công nhân viên 2.000 0,44 2 Nhà máy và kho bảo quản 6.000 1,32 3 Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm 1.500 0,33 4 Sân phơi và nhà để xe khu tập kết nguyên liệu 17.000 3,73 5 Khu xử lý nước thải và phế thải 16.000 3,51 6 Khu thể thao 500 0,11 7 Sân đường và khuôn viên cây xanh 7.000 1,54 Tổng cộng 456.000 100 IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.  Giai đoạn xây dựng. - Nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng được bán tại địa phương. - Một số trang thiết bị và máy móc chuyên dụng được cung cấp từ địa phương  Giai đoạn hoạt động. - Các máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án sau này tương đối thuận lợi, hầu hết đều được bán tại địa phương. Đồng thời, khu dự án cũng tương đối gần Hà Nội nên rất thuận lợi cho việc mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của dự án. - Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình hạ tầng trong khu vực dự án sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu để dự án đi vào sản xuất. Nên việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ rất thuận lợi. - Điều kiện cung cấp nhân lực trong giai đoạn sản xuất: Sử dụng chuyên gia kết hợp với công tác đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động của khu sản xuất.
  • 34. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 34 Chương III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án STT Nội dung ĐVT Số lượng I Xây dựng - Tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La I.1 Khu sản xuất nông sản và dược liệu 30 1 Khu trồng cây ăn quả 9,700 1.1 Hồng giòn ha 2,425 1.2 Bơ ha 2,425 1.3 Lê ha 2,425 1.4 Táo đỏ ha 2,425 2 Khu sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP ha 1,000 3 Khu trồng thử nghiệm giống cây mới ( Cây Sa chi) m² 0,5 4 Vườn ươm giống m² 5.000 5 Khu trồng dược liệu các loại ha 17,50 6 Khu nhà điều nhà và nhà ăn, ở của công nhân m² 5.000 7 Sân bãi và đường nội bộ m² 3.000 I.2 Khu đất rừng tái sinh 1 Khu nhà nghỉ dưỡng ha 1,1 2 Nhà ăn và tổ chức sự kiện m² 5.000 3 Sân bãi và đường đi m² 6.500 4 Dược liệu dưới tán rừng ha 8,3 5 Khu nhà nghỉ sinh thái bản sắc dân tộc địa phương m² 400 - Khu công nghệ cao Mộc Châu 5 I.3 Nhà máy chế biến dược liệu, rau củ quả 1 Nhà điều hành và nhà ở cán bộ công nhân viên m² 2.000
  • 35. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 35 STT Nội dung ĐVT Số lượng 2 Nhà máy và kho bảo quản m² 6.000 3 Khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm m² 1.500 4 Sân phơi và nhà để xe khu tập kết nguyên liệu ha 1,7 5 Khu xử lý nước thải và phế thải HT 1 6 Khu thể thao m² 500 7 Sân đường và khuôn viên cây xanh m² 7.000 I.4 Hạ tầng toàn khu 1 Hệ thống cấp điện HT 1 2 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1 3 Hệ thống thoát nước HT 1 4 Hàng rào bảo vệ md 2.701 II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. II.1 Kỹ thuật trồng cây 1. Kỹ thuật trồng cây ăn quả a. Kỹ thuật trồng hồng giòn: Hồng giòn có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật Bản, do PGS-TS Đỗ Năng Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp và cộng sự nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm tại Mộc Châu (Sơn La). Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Quả hồng còn dùng để làm thuốc. Cây hồng (Diospyros kaki T.) là một trong những loại cây ăn quả quan trọng của nước Châu á thuộc miền ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,... và là một trong những cây ăn quả á nhiệt đới chịu rét nhất. Thích hợp trồng ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam như: Sơn La, Lào Cai.
  • 36. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 36  Tiêu Chuẩn Chọn Giống: Cây giống hồng giòn là cây ghép được trồng trong bầu PE hoặc ở dạng rễ trần. Tiêu chuẩn cây giống cho trồng mới TT Chỉ tiêu Loại I Loại II 1 Chiều cao cây tính từ mặt bầu hoặc mặt bầu đất (cm) > 60 50 - 60 2 Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu hoặc mặt bầu đất 10cm (cm) 1 – 1,2 0,8 – 1,0 3 Đường kính cành ghép đo cách vết ghép 2cm (cm) 0,8 – 1 0,6 – 0,8 4 Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép (cm) > 45 30 – 45.  Thời Vụ và Mật Độ Trồng: Thời vụ trồng Tốt nhất là trồng vào tháng 1 -2 dương lịch (trước và sau tết nguyên đán). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi trời bớt lạnh mầm mới bật ngay. Thiết lập vườn quả trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3- 5m theo đường đồng mức.
  • 37. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 37 + Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 5 mét đối với đất vườn. + Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 4 mét đối với đất đồi. Trong điều kiện thâm canh cao, thiết kế vườn quả kiểu tán hình rẻ quạt hoặc kiểu chữ Y có hệ thống dây thép chống đỡ, có thể áp dụng: Mật độ trồng: 800 - 1000 cây/ha (2,5 - 3 x 5m).  Làm Đất Và Đào Hố Trồng: Phát quang: Dọn cỏ và cây bụi để cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển. - Thiết kế: Đất có độ dốc < 100 thiết kế như trên đất bằng (bố trí trồng cây theo hình chữ nhật, hình vuông hay hình tam giác). Đất có độ dốc > 100 thì phải thiết kế và trồng cây theo đường đồng mức (dùng thước chữ A). - Mật độ: Tùy đất trồng mà khoảng cách giữa các cây có thể là: 4m x 4m; 5m x 5m hoặc 8m x 8m. - Đào hố: Đào hố kích thước 80cm x 80cm x 80cm.  Phân Bón Lót: Dùng 50 đến 100k phân chuồng hoai mục cùng với 1kg lân super, 0,5kg kali clorua và 1kg vôi bột trộn đều với đất phù sa hoặc màu (tầng đất mặt), lấp đất cao hơn mặt hố một chút (chuẩn bị trước khi trồng 1,2 tháng).  Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Giòn: Dùng cuốc bới tâm hố đã chuẩn bị trước 1,2 tháng, xé bỏ túi bầu PE, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhấn chặt đều, dùng cọc đóng chéo buộc cố định, tưới đẫm nước. Sau đó thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây.
  • 38. Dự án đầu tư Sản xuất, sơ chế nông nghiệp, dược liệu kết hợp du lịch Sơn La. Đơn vị tư vấn: Dự án Việt 38  Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hồng Giòn: Kỹ thuật chăm sóc định kỳ: Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần. Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình: Việc đốn tỉa giúp cây sự thông thoáng, các cành không bị che khuất lẫn nhau. Do vậy, không những giúp cây quang hợp tốt mà còn dễ phòng trừ sâu bệnh. Trong giai đoạn thiết kế cơ bản: Sau trồng 6 tháng – 1 năm, cây phát triển được 50cm chúng ta tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung cấp. Sau khi cành cấp 1 mọc được 40- 45cm đều ra các hướng chúng ta tiến hành cắt tiếp tạo ra cành cấp 2. Thời gian đốn tỉa thích hợp nhất tỉa vào mùa đông cuối đông và mùa xuân. Trong thời kỳ kinh doanh: đốn vào mùa đông và mùa hè. Hồng có 3 kiểu đốn tỉa chính, kiểu hình phễu, hình chữ Y và tán rẻ quạt. Thông thường đốn tỉa theo kiều hình phễu là dễ đốn tỉa nhất và cho năng suất ổn định hơn kiểu tán kia. Kiểu tán hình phễu chúng ta tiến hành đốn như sau: Giữ một thân chính cao 0,5m sau đó cắt ngọn. Để 3 - 4 cành cấp 1 phân bố đều ra các phía. Đốn khống chế các cành cấp 1 không dài quá 45 cm, tạo cành cấp 2. Giữ 4 - 6 cành cấp 2