SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
6.2.1 Châu Âu
Hoạt động thử nghiệm, tiến tới ứng dụng IPv6 diễn ra rất tích cực. Uỷ ban Châu
Âu (Euro Commission - EC) thành lập Uỷ ban thúc đẩy phát triển IPv6 (IPv6 Task
Force), nhằm mục đích theo dõi và đẩy mạng các hoạt động về IPv6 của Châu Âu.
Tại hàng loạt các quốc gia Châu Âu, các Uỷ ban thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia
được thành lập, hoạt động trao đổi thông tin với nhau rất phổ biến. Ủy ban thúc đẩy phát
triển IPv6 Châu Âu là đầu mối tập hợp mọi hoạt động tại các quốc gia để thiết lập nên
quá trình IPv6 của toàn bộ Châu Âu.
Các Ủy ban thúc đẩy tổ chức rất nhiều hội thảo, diễn đàn công nghệ và chính
sách IPv6. Sự hợp tác và trao đổi thông tin cũng như truyền bá cho cộng đồng là vô cùng
quan trọng và rất được chú trọng. Có thể thấy một số kết quả điển hình từ những hoạt
động đó tại Châu Âu như sau:
- Triển khai các dự án thiết lập nhiều mạng IPv6: 6NET, Euro6IX (European
IPv6 Internet Exchange Backbone), GEANT.
- 6NET là một dự án của Châu Âu kéo dài 3 năm (1/2/2002 đến 31/12/2004)
được đầu tư 32 triệu Euro để thiết lập một mạng thuần IPv6 kết nối 16 nước, cho thấy các
yêu cầu phát triển công nghệ có thể được thỏa mãn với IPv6 và
nhằm đảm bảo các tổ chức nghiên cứu cũng như nền công nghiệp Châu Âu sẽ
đóng vai trò đi đầu trong phát triển công nghệ mạng.
- GEANT (European Research Network Backbone - Mạng trục kết nối các mạng
nghiên cứu cấp quốc gia Châu Âu) hiện nay đã hoàn toàn sử dụng IPv6 và là
mạng nghiên cứu IPv6 lớn nhất hiện nay trên thế giới. Nó cung cấp kết nối cho
một vùng địa lý rộng lớn, từ Iceland đến Caucasus. Mạng GEANT hiện nay
không ngừng được nâng cao (185 G), Nó cung cấp kênh 14.5 G kết nối tới Bắc
Mỹ và Nhật Bản, kết nối tới Mỹ Latinh và Địa Trung Hải đang được thiết lập
và các đường liên lục địa sẽ sớm hỗ trợ IPv6. Hiện nay, 26 mạng nghiên cứu
quốc gia tại Châu Âu (National Research and Education Networks – NRENs)
đang là đối tác trong dự án GEANT. Mạng backbone Geant cung cấp đường
kết nối giữa các NREN này. Các quốc gia Châu Âu đang đầu tư nhiều hơn nữa
để kết nối các mạng NREN với GEANT.
Bên cạnh các hoạt động thử nghiệm và nghiên cứu rộng rãi, Châu Âu đang thúc
đẩy nhanh các hoạt động về cung cấp dịch vụ thương mại và công nghiệp. Có nhiều ISP
đã sẵn sàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến IPv6: Web Hosting, Internet Exchange,
các dịch vụ tiền thương mại. các nhà cung cấp viễn thông hàng đầu Châu Âu đều rất tích
cực trong việc đặt kế hoạch tích hợp IPv6 trong các sản phẩm mạng của họ.
6.2.2 Châu Mỹ
Tại Châu Mỹ, sự quan tâm và phát triển IPv6 tuy có tốc độ thấp hơn nhưng đều
đặn (tại khu vực châu Mỹ do đã sở hữu rất nhiều không gian địa chỉ IPv4 và chưa sử
dụng hết). Uỷ ban thúc đẩy phát triển IPv6 Bắc Mỹ NAv6TF được thành lập, tập trung
vào ứng dụng IPv6 tại mạng chính phủ và mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ (US Department
of Defense – US DoD) đã dành được sự ủng hộ của Nhà Trắng. Ngày 13/6/2003, Bộ
Quốc phòng Mỹ công bố đã ứng dụng IPv6 và sẽ hoàn thành ứng dụng IPv6 vào 2007,
triển khai IPv6 tới từng binh lính và các thiết bị quân trang.
Từ trước đến nay, Nam Mỹ vẫn là khu vực thiếu những quan tâm to tớn đến
IPv6, Tuy nhiên, việc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố ứng dụng IPv6 cũng như việc tăng
cường phát triển các thủ tục, hỗ trợ từ công nghiệp thông tin đã thúc đẩy để IPv6 trở
thành mối quan tâm đúng mức.
6.2.3 Châu Á - Thái Bình Dương :
IPv6 tiếp tục dành được sự quan tâm nhanh chóng trong khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương. Một phần cũng là do sự hạn chế về địa chỉ IPv4 đã đặt một cản trở nhất
định đối với sự phát triển của Internet tại những khu vực kinh tế quan trọng của Châu lục
này: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Các quốc gia này có một mối liên hệ hợp tác chặt chẽ trong việc thúc đẩy phát
triển IPv6 nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Ngày 8/9/2003 Trung Quốc- Nhật
Bản, Hàn Quốc đã tổ chức hội thảo cấp Bộ trưởng về công nghệ thông tin. Trong đó có
ký kết hiệp ước giữa các nước này về quan hệ tương hỗ trong thúc đẩy công nghệ Châu
Á: Hệ thống mobile 3G, tiến tới 4G, broadband, IPv6. Đồng thời, Trung Quốc và Nhật
Bản có hội thảo song phương về hợp tác phát triển IPv6, công nghệ thông tin 3G. Bao
gồm: trao đổi thông tin và cùng hợp tác tổ chức các hội thảo về IPv6, hợp tác trong việc
nghiên cứu, phát triển và tiêu chuẩn hóa về IPv6, thúc đẩy các ứng dụng dịch vụ IPv6,
trao đổi các chính sách cũng như chuyên gia trong lĩnh vực IPv6, thiết lập nhóm phụ
trách (working group) nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác nói trên.
Các hoạt động hợp tác liên lục địa cũng được tiến hành: EU đồng ý làm việc
cùng với Hàn Quốc trong việc phát triển ứng dụng cho IPv6. Các hoạt động liên kết
mạng giữa Châu Á- Thái Bình Dương và Châu Âu cũng được phát triển. Mở đầu cho sự
hợp tác toàn diện trên phạm vi quốc tế.
Trong khi tại Châu Âu, các hoạt động và dự án thúc đẩy ứng dụng IPv6 được
thực hiện bởi các hãng, các tổ chức nghiên cứu thì tại các quốc gia Châu Á-Thái Bình
Dương, được hỗ trợ và định hướng từ chính phủ nên được triển khai rất toàn diện và hiệu
quả.
6.2.3.a Nhật Bản
Nhật Bản dự đoán số lượng người sử dụng Internet sẽ vượt quá 80 triệu vào
năm 2005 và sẽ không lâu nữa, vô tuyến, các thiết bị thông tin, thiết bị dụng cụ gia
đình có thể được điều khiển thông qua mạng Internet . Quá trình cung cấp dịch vụ
Internet giai đoạn mới sẽ ảnh hưởng rất nhiều lĩnh vực, từ vận tải, thương mại đến
giáo dục. Do vậy, IPv6 gắn liền với Internet thế hệ mới. Nhật Bản tiến hành nghiên cứu
phát triển IPv6 từ 2000 và là quốc gia rất tích cực trong lĩnh vực phát triển IPv6.
Chương trình phát triển thông tin Nhật Bản (e-Japan Priority Policy Program) từ
tháng 3 năm 2001 đã chỉ rõ môi trường Internet với IPv6 sẽ đáp ứng được các yêu cầu về
công nghệ. Tháng 9 năm 2000, chính phủ Nhật Bản thông báo đặt mục tiêu phát triển
IPv6 trong định hướng công nghệ. Sau đó áp dụng một chính sách rõ ràng, đồng đều, trên
nhiều lĩnh vực, đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ IPv6 phổ cập vào 2005.
Uỷ ban phát triển IPv6 Nhật Bản (IPv6 Promotion Council) được thành lập,
được tài trợ bởi chính phủ, chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động và thúc đẩy ứng dụng
IPv6 có sự tham gia thống nhất của mọi thành phần:
- Chính phủ: Lên kế hoạch chiến lược và quỹ tài trợ. Chính phủ đầu tư 2 tỉ Yên
(khoảng 18 triệu USD) cho quỹ nghiên cứu và thử nghiệm IPv6.
- Uỷ ban phát triển IPv6: Hoạt động theo tài trợ Chính phủ và thực hiện các
công tác trong nước cũng như hợp tác quốc tế (Nhật Bản có nhiều dự án hợp
tác với Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan). Thực hiện thúc đẩy nhận
thức trong nước qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Xuất bản tạp chí
IPv6. Thực hiện thu thập phản hồi từ mọi đối tượng và người sử dụng.
- Các nhà sản xuất phần cứng: Nghiên cứu sản xuất thiết bị phần cứng hỗ trợ
IPv6. Các hàng sản xuất thiết bị mạng đều tham gia: Hitachi, Fujitsu, NEC,
Yamaha… Các nhà sản xuất phần cứng cho các dịch vụ ứng dụng: Nokia, Sharp
(wireless), Sony (Game), Toshiba, Panasonic, Sanyo (vật dụng gia đình),
Canon, NEC (Web camera)…
- Công nghệ phần mềm: Phát triển thử nghiệm các phần mềm, các ứng dụng.
Có sự tham gia của rất nhiều đối tượng trên mọi lĩnh vực.
- Các ISP: Cung cấp các dịch vụ ứng dụng. Nhật Bản ứng dụng IPv6 vào những
dịch vụ mới. Dịch vụ đầu tiên được cung cấp rộng rãi dựa trên nền IPv6 là hệ
thống truy cập Internet không dây trên tàu (WLAN Access on train). Mạng y
tế, mạng game hiện nay đã ứng dụng IPv6.
Hiện nay việc ứng dụng IPv6 tại Nhật Bản đã trở nên thông thường, các dịch vụ
cơ bản đều được cung cấp với IPv6. Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển các ứng
dụng mới của thị trường Internet sử dụng IPv6, đặt định hướng đến năm 2005, IPv6 sẽ
được sử dụng phổ thông như IPv4.
6.2.3.b Trung Quốc
Cũng như Nhật Bản, Trung Quốc là quốc gia ứng dụng rất mạnh địa chỉ IPv6.
Việc nghiên cứu triển khai IPv6 được thực hiện từ 1998 với các mốc thời gian như sau:
- Năm 1998, Mạng nghiên cứu và giáo dục Trung Quốc (China Education and
Research network - CERNET) thực hiện một dự án kết nối thử nghiệm IPv6
vào mạng 6BONE và trở thành một Node của mạng 6BONE (sử dụng tunnel).
- Cuối năm 2000, theo một dự án của Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc, dựa
trên mạng thử nghiệm này, Trung Quốc cung cấp các ứng dụng Internet thông
thường: Root DNS, FTP, WWW, Email. Thực hiện các nghiên cứu chuyển đổi
IPv4 thành IPv6, quản lý mạng, bảo mật, QoS trên môi trường IPv6.
- Đồng thời CERNET kết hợp với Nokia, sử dụng thiết bị mạng hỗ trợ IPv6 của
Nokia thiết lập một mạng MAN giữa 3 trường đại học (kết nối thuần IPv6 bằng
cáp quang). Phát triển các công cụ tìm kiếm (Search) hỗ trợ cả IPv4 và IPv6.
- Năm 2002, chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc tài trợ một dự án kéo dài 3
năm thiết lập mạng IPv6 kết nối Nhật Bản, Trung Quốc đồng thời nghiên cứu
nhiều lĩnh vực:
Xây dựng mạng IPv6.
Phát triển các thiết bị mạng chủ chốt: Router, Server, Terminal.
Các ứng dụng IPv6.
Sự phát triển IPv6 tại Trung Quốc tuân thủ chặt chẽ theo định hướng của chính
phủ, nhằm tạo một động lực mới cho Trung Quốc trong phát triển công nghệ thông tin.
Năm 2003, Trung Quốc đã thông qua triển khai dự án CNGI (China Next Generation
Internet). Dự án được sự chỉ đạo bởi Hội đồng quốc gia Trung Quốc (China’s state
Council), tham gia có Bộ Công nghiệp Thông tin (Ministry of Information Industry), Bộ
Khoa học Công nghệ (Ministry of Science and Technology), Học viện Khoa học Trung
Quốc (Chinese Academy of Engineering), Uỷ ban Phát triển dự án quốc gia (State
Development Planning Commission), là một sự thừa nhận chính thức đối với IPv6.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung Quốc, năm nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông hàng đầu Trung Quốc là China Telecom, China Unicom, China
Netcom/CSTNET, China mobile, China Railcom và CERNET (China Education and
Research Network) sẽ tham gia dự án và xây dựng mạng kết nối IPv6 nội địa độc lập tốc
độ cao, kết nối tới ít nhất hai điểm trung chuyển IPv6 của Trung Quốc (IPv6 IX). Tới
2005, dự án CNGI sẽ phải có một phạm vi gồm 39 Giga POP và hơn 300 mạng khách
hàng và thực sự bao phủ toàn Bộ Quốc gia. Dựa trên mạng cơ sở hạ tầng này, các học
viện, các hãng sẽ phát triển các công nghệ và ứng dụng then chốt của IPv6 và thử nghiệm
thương mại. Dự án CNGI là động lực mới của Trung Quốc trong nền công nghiệp thông
tin, là cơ hội để Trung Quốc bắt kịp sự phát triển của phương Tây trong lĩnh vực Internet.
Tới 2005, tổng lượng kinh phí của chính phủ đầu tư vào dự án này sẽ là 1,4 tỉ USD và đặt
mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đi đầu trên thế giới trong triển khai IPv6 và
có mạng IPv6 lớn nhất trên thế giới tới 2005, hoàn thiện mạng lưới vào 2010.
Trung Quốc rất coi trọng việc hợp tác quốc tế, rất tích cực tham gia các diễn
đàn công nghệ quốc tế. Hội nghị toàn cầu về IPv6 (Global IPv6 Summit) được tổ chức
đều đặn tại Trung Quốc.
6.2.3.c Hàn Quốc:
Tháng 11/2003, Bộ Thông tin Liên lạc Hàn Quốc (Ministry of Information and
Communication) công bố kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mạng băng rộng
(Broadband convergence Network - BcN). Trong đó chỉ định rõ để thực hiện thành
công mạng BcN, nó cần phải cung cấp chất lượng truy cập cao, tính bảo mật, hiệu quả sử
dụng IPv6.
Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 83,6 tỉ Won (tương đương 72 triệu USD) cho kế
hoạch tích hợp thủ tục của thế hệ địa chỉ mới IPv6 vào mạng cơ sở hạ tầng sẵn có hiện
nay của Hàn Quốc. Đồng thời, Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực
cũng như liên lục địa. Có thể thấy sự hợp tác đầu tiên là EU đã chấp nhận làm việc cùng
với Hàn Quốc trong việc phát triển ứng dụng cho IPv6. Hàn Quốc đặt mục tiêu sẽ áp
dụng các công nghệ và cung cấp toàn bộ các dịch vụ IPv6 trước năm 2011.
6.2.3.d Đài Loan:
Với nỗ lực của NIR tại Đài Loan (TWNIC), Uỷ ban Thúc đẩy hoạt động IPv6
tại Đài Loan (IPv6 Steering Committee) đã được thành lập chịu trách nhiệm giám sát các
hoạt động IPv6 tại Đài Loan vào tháng 10 năm 2001 và thành lập một diễn đàn về IPv6.
Đài Loan đã có ISP thử nghiệm cung cấp dịch vụ IPv6 từ 7/2001. Hiện nay Đài Loan
đang thực hiện dự án e-Taiwan, đảm bảo đến năm 2008, IPv6 sẽ được sử dụng phổ thông
trong mọi dịch vụ viễn thông: IP phone, kết nối không dây, các mạng công cộng, chính
phủ, giáo dục. Chính phủ Đài Loan cũng đầu tư hơn 78 triệu USD cho thử nghiệm và
phát triển IPv6. Các dịch vụ IPv6 tại Đài Loan sẽ được đưa ra cung cấp cho thị trường
vào 2007.
6.2.4 Thực trạng thử nghiệm IPv6 tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, những năm qua đã có một số hoạt động thử nghiệm trong lĩnh
vực IPv6. Công ty Điện toán và Truyền số liệu Việt Nam (VDC) và công ty Netnam đã
tham gia một nhánh của đề tài cấp nhà nước (đề tài nhánh: Triển khai thử nghiệm mạng
IPv6 ở Việt Nam và kết nối mạng IPv6 quốc tế). Mạng thử nghiệm kết nối với 6BONE
đã được triển khai trên thực tế nhưng mới chỉ là mạng thử nghiệm cỡ nhỏ kết nối thông
qua mạng IPv6 của đối tác Singapore (được cấp một vùng địa chỉ IPv6 kích cỡ /48), chưa
xây dựng được các tuyến kết nối thuần IPv6 (IPv6 native) kết nối với cộng đồng mạng
6BONE. Đặc biệt chưa có các thử nghiệm diện rộng đánh giá tính tương thích, khả năng
hỗ trợ đa dịch vụ IPv4/IPv6, chưa có kết quả đo năng lực hệ thống lớn khi áp dụng IPv6.
Với vai trò là một tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên Internet, Trung tâm
Internet Việt Nam đã thực hiện một số hoạt động nghiên cứu về công nghệ và chính sách
IPv6 của khu vực và quốc tế. Từ năm 2000, Trung tâm VNNIC đã xây dựng bản kế
hoạch thiết lập mạng thử nghiệm IPv6 tại Việt Nam tương tự như bản kế hoạch xây dựng
mạng thử nghiệm 6BONE-JP ở Nhật.
Năm 2003, VNNIC đã có một đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Phối hợp với các IXP,
ISP thử nghiệm mạng IPv6 trên cơ sở hạ tầng mạng lưới của VNNIC”. Việc kết nối IPv6
đã được thử nghiệm thực hiện trong khuôn khổ mạng lưới của VNNIC giữa hai chi nhánh
Nam, Bắc.
Để cập nhật thông tin về công nghệ, chính sách quản lý và cấp phát địa chỉ
IPv6 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và quốc tế, sẵn sàng cung cấp tài nguyên
cho hoạt động mạng tại Việt Nam khi cần thiết, VNNIC vẫn đang tích cực tham gia các
diễn đàn, hội thảo khu vực và quốc tế về thế hệ địa chỉ mới IPv6. Trong nước, VNNIC
chủ động hợp tác với VNPT và các ISP khác về thử nghiệm IPv6 tại Việt Nam. Trong kế
hoạch xây dựng chương trình đào tạo và hội thảo về chính sách và công nghệ, đã có các
nội dung về hội thảo về định tuyến, đào tạo về IPv6 và các thông tin khác. Trung tâm
Internet Việt Nam đang tích cực tìm hiểu và hỗ trợ các tổ chức trong nước khi yêu cầu
địa chỉ IPv6 và thúc đẩy sự hợp tác trong nước về triển khai thử nghiệm và nghiên cứu
thế hệ địa chỉ IPv6.
Hiện nay tại Việt Nam, VNPT là đơn vị duy nhất được cấp địa chỉ IPv6. VNPT
được cấp khoảng địa chỉ /32 .
Hiện nay tại Việt Nam, VNPT là đơn vị duy nhất được cấp địa chỉ IPv6. VNPT
được cấp khoảng địa chỉ /32 .

More Related Content

Viewers also liked

Aino heiska & Samuli Airaksinen cmadfi 2015
Aino heiska & Samuli Airaksinen cmadfi 2015Aino heiska & Samuli Airaksinen cmadfi 2015
Aino heiska & Samuli Airaksinen cmadfi 2015Aino Heiska
 
Lab 7 cấu hình thực hiện cuộc gọi giữa 2 vùng được quản lý bởi 2 gatekeeper (...
Lab 7 cấu hình thực hiện cuộc gọi giữa 2 vùng được quản lý bởi 2 gatekeeper (...Lab 7 cấu hình thực hiện cuộc gọi giữa 2 vùng được quản lý bởi 2 gatekeeper (...
Lab 7 cấu hình thực hiện cuộc gọi giữa 2 vùng được quản lý bởi 2 gatekeeper (...VNG
 
ANALISIS PROYECTO aprender a crecer con el arePresentación1
ANALISIS PROYECTO aprender a crecer con el arePresentación1ANALISIS PROYECTO aprender a crecer con el arePresentación1
ANALISIS PROYECTO aprender a crecer con el arePresentación1Carmina Rubio Iniesta
 
Ubuntu guia do_iniciante-2-0
Ubuntu guia do_iniciante-2-0Ubuntu guia do_iniciante-2-0
Ubuntu guia do_iniciante-2-0Simba Samuel
 
Capitulo1. CENGEL
Capitulo1. CENGELCapitulo1. CENGEL
Capitulo1. CENGELMayra Leal
 
Rios-Decision-12-11-13
Rios-Decision-12-11-13Rios-Decision-12-11-13
Rios-Decision-12-11-13Daniel Lehmann
 
Dimecres, 28 de març de 2012
Dimecres, 28 de març de 2012Dimecres, 28 de març de 2012
Dimecres, 28 de març de 2012Águeda Escalera
 
Ibr śniadanie czwartkowe łukasz martyniec 20150122
Ibr śniadanie czwartkowe łukasz martyniec 20150122Ibr śniadanie czwartkowe łukasz martyniec 20150122
Ibr śniadanie czwartkowe łukasz martyniec 20150122Instytut Biznesu Rodzinnego
 
18 estudos bíblicos para jovens e obreiros - 24-07-10
18   estudos bíblicos para jovens e obreiros - 24-07-1018   estudos bíblicos para jovens e obreiros - 24-07-10
18 estudos bíblicos para jovens e obreiros - 24-07-10Marcos Mendes
 
Mobitel katalog reklama Matej
Mobitel katalog reklama MatejMobitel katalog reklama Matej
Mobitel katalog reklama MatejMatej Kljun
 
Com onet ม.6
Com onet ม.6Com onet ม.6
Com onet ม.6greatncr
 
Pemanfaatan ICT
Pemanfaatan ICT Pemanfaatan ICT
Pemanfaatan ICT suep_x
 
Kylätalo Kestävä paikallisyhteisö - kunta kokoavana voimana
Kylätalo Kestävä paikallisyhteisö - kunta kokoavana voimanaKylätalo Kestävä paikallisyhteisö - kunta kokoavana voimana
Kylätalo Kestävä paikallisyhteisö - kunta kokoavana voimanaInnokyla
 

Viewers also liked (20)

Catfish 23.07
Catfish 23.07Catfish 23.07
Catfish 23.07
 
Aino heiska & Samuli Airaksinen cmadfi 2015
Aino heiska & Samuli Airaksinen cmadfi 2015Aino heiska & Samuli Airaksinen cmadfi 2015
Aino heiska & Samuli Airaksinen cmadfi 2015
 
Lab 7 cấu hình thực hiện cuộc gọi giữa 2 vùng được quản lý bởi 2 gatekeeper (...
Lab 7 cấu hình thực hiện cuộc gọi giữa 2 vùng được quản lý bởi 2 gatekeeper (...Lab 7 cấu hình thực hiện cuộc gọi giữa 2 vùng được quản lý bởi 2 gatekeeper (...
Lab 7 cấu hình thực hiện cuộc gọi giữa 2 vùng được quản lý bởi 2 gatekeeper (...
 
8 fattori della creatività
8 fattori della creatività8 fattori della creatività
8 fattori della creatività
 
ANALISIS PROYECTO aprender a crecer con el arePresentación1
ANALISIS PROYECTO aprender a crecer con el arePresentación1ANALISIS PROYECTO aprender a crecer con el arePresentación1
ANALISIS PROYECTO aprender a crecer con el arePresentación1
 
Ceu27062011
Ceu27062011Ceu27062011
Ceu27062011
 
Ubuntu guia do_iniciante-2-0
Ubuntu guia do_iniciante-2-0Ubuntu guia do_iniciante-2-0
Ubuntu guia do_iniciante-2-0
 
Capitulo1. CENGEL
Capitulo1. CENGELCapitulo1. CENGEL
Capitulo1. CENGEL
 
Rios-Decision-12-11-13
Rios-Decision-12-11-13Rios-Decision-12-11-13
Rios-Decision-12-11-13
 
Dimecres, 28 de març de 2012
Dimecres, 28 de març de 2012Dimecres, 28 de març de 2012
Dimecres, 28 de març de 2012
 
Estadisticas osteoporosis
Estadisticas osteoporosisEstadisticas osteoporosis
Estadisticas osteoporosis
 
Rpc tv 10.03
Rpc tv 10.03Rpc tv 10.03
Rpc tv 10.03
 
Ibr śniadanie czwartkowe łukasz martyniec 20150122
Ibr śniadanie czwartkowe łukasz martyniec 20150122Ibr śniadanie czwartkowe łukasz martyniec 20150122
Ibr śniadanie czwartkowe łukasz martyniec 20150122
 
18 estudos bíblicos para jovens e obreiros - 24-07-10
18   estudos bíblicos para jovens e obreiros - 24-07-1018   estudos bíblicos para jovens e obreiros - 24-07-10
18 estudos bíblicos para jovens e obreiros - 24-07-10
 
Mobitel katalog reklama Matej
Mobitel katalog reklama MatejMobitel katalog reklama Matej
Mobitel katalog reklama Matej
 
Com onet ม.6
Com onet ม.6Com onet ม.6
Com onet ม.6
 
Pemanfaatan ICT
Pemanfaatan ICT Pemanfaatan ICT
Pemanfaatan ICT
 
ΜΙΚΡΟΛΙΜΑΝΟ
ΜΙΚΡΟΛΙΜΑΝΟΜΙΚΡΟΛΙΜΑΝΟ
ΜΙΚΡΟΛΙΜΑΝΟ
 
Kylätalo Kestävä paikallisyhteisö - kunta kokoavana voimana
Kylätalo Kestävä paikallisyhteisö - kunta kokoavana voimanaKylätalo Kestävä paikallisyhteisö - kunta kokoavana voimana
Kylätalo Kestävä paikallisyhteisö - kunta kokoavana voimana
 
Ciudado con red bull juanita y panchito
Ciudado con red bull   juanita  y  panchitoCiudado con red bull   juanita  y  panchito
Ciudado con red bull juanita y panchito
 

Similar to Hoạt động chuyển giao i pv6 trên toàn cầu

tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xHate To Love
 
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xNghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xHate To Love
 
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xNghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xHate To Love
 
Bảng báo cáo tài nguyên internet Việt Nam năm 2018
Bảng báo cáo tài nguyên internet Việt Nam năm 2018Bảng báo cáo tài nguyên internet Việt Nam năm 2018
Bảng báo cáo tài nguyên internet Việt Nam năm 2018HOSTVN
 
Nhap mon-internet-va-e-learning
Nhap mon-internet-va-e-learningNhap mon-internet-va-e-learning
Nhap mon-internet-va-e-learningntlinh
 
Foss in-e gov-august-2014
Foss in-e gov-august-2014Foss in-e gov-august-2014
Foss in-e gov-august-2014nghia le trung
 
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xHate To Love
 
Sự hình thành và phát triển của internet
Sự hình thành và phát triển của internetSự hình thành và phát triển của internet
Sự hình thành và phát triển của internetthuyhang-gcevn-tn
 
BaFoss in-e gov-october-2014
BaFoss in-e gov-october-2014BaFoss in-e gov-october-2014
BaFoss in-e gov-october-2014nghia le trung
 
Dinh huong phat trien ha tang vien thong VNPT
Dinh huong phat trien ha tang vien thong VNPTDinh huong phat trien ha tang vien thong VNPT
Dinh huong phat trien ha tang vien thong VNPTCat Van Khoi
 
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]bookbooming1
 
Luận văn Quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố Đà N...
Luận văn Quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố Đà N...Luận văn Quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố Đà N...
Luận văn Quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố Đà N...sividocz
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.docBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.docsividocz
 
Tóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệuTóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệuvanliemtb
 
DO AN TOT NGHIEP V6 .docx
DO AN TOT NGHIEP V6 .docxDO AN TOT NGHIEP V6 .docx
DO AN TOT NGHIEP V6 .docxHngLi31
 

Similar to Hoạt động chuyển giao i pv6 trên toàn cầu (20)

tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xNghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6xNghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
Nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 
Bảng báo cáo tài nguyên internet Việt Nam năm 2018
Bảng báo cáo tài nguyên internet Việt Nam năm 2018Bảng báo cáo tài nguyên internet Việt Nam năm 2018
Bảng báo cáo tài nguyên internet Việt Nam năm 2018
 
Nhap mon-internet-va-e-learning
Nhap mon-internet-va-e-learningNhap mon-internet-va-e-learning
Nhap mon-internet-va-e-learning
 
Foss in-e gov-august-2014
Foss in-e gov-august-2014Foss in-e gov-august-2014
Foss in-e gov-august-2014
 
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
tailieutonghop com nghien cuu ipv6 va thuc nghiem vpn tren ipv6x
 
World foss-status
World foss-statusWorld foss-status
World foss-status
 
Sự hình thành và phát triển của internet
Sự hình thành và phát triển của internetSự hình thành và phát triển của internet
Sự hình thành và phát triển của internet
 
BaFoss in-e gov-october-2014
BaFoss in-e gov-october-2014BaFoss in-e gov-october-2014
BaFoss in-e gov-october-2014
 
Dinh huong phat trien ha tang vien thong VNPT
Dinh huong phat trien ha tang vien thong VNPTDinh huong phat trien ha tang vien thong VNPT
Dinh huong phat trien ha tang vien thong VNPT
 
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]
Bài giảng môn học internet và e learning[bookbooming.com]
 
Internet
InternetInternet
Internet
 
Luận văn Quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố Đà N...
Luận văn Quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố Đà N...Luận văn Quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố Đà N...
Luận văn Quản lý Nhà nước về hoạt động viễn thông trên địa bàn thành phố Đà N...
 
LV: Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ FTTH của viễn thông Quảng Trị
LV: Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ FTTH của viễn thông Quảng TrịLV: Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ FTTH của viễn thông Quảng Trị
LV: Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ FTTH của viễn thông Quảng Trị
 
QT140.doc
QT140.docQT140.doc
QT140.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.docBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.doc
 
Tóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệuTóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệu
 
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ lte - Advanced trong thông tin di động
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ lte - Advanced trong thông tin di độngĐề tài: Nghiên cứu công nghệ lte - Advanced trong thông tin di động
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ lte - Advanced trong thông tin di động
 
DO AN TOT NGHIEP V6 .docx
DO AN TOT NGHIEP V6 .docxDO AN TOT NGHIEP V6 .docx
DO AN TOT NGHIEP V6 .docx
 

More from VNG

Adsl lab
Adsl labAdsl lab
Adsl labVNG
 
Configuring i pv6
Configuring i pv6Configuring i pv6
Configuring i pv6VNG
 
Ipv6 trien khai
Ipv6 trien khaiIpv6 trien khai
Ipv6 trien khaiVNG
 
Ipv6
Ipv6Ipv6
Ipv6VNG
 
Cong nghe frame relay - chuong 4
Cong nghe frame relay - chuong 4Cong nghe frame relay - chuong 4
Cong nghe frame relay - chuong 4VNG
 
Cong nghe frame relay - chuong 3
Cong nghe frame relay - chuong 3Cong nghe frame relay - chuong 3
Cong nghe frame relay - chuong 3VNG
 
Cong nghe frame relay - chuong 2
Cong nghe frame relay - chuong 2Cong nghe frame relay - chuong 2
Cong nghe frame relay - chuong 2VNG
 
Tổng quan về vpn
Tổng quan về vpnTổng quan về vpn
Tổng quan về vpnVNG
 
Thiết lập i pv6 trên pc
Thiết lập i pv6 trên pcThiết lập i pv6 trên pc
Thiết lập i pv6 trên pcVNG
 
Chuyen mach trong wan2
Chuyen mach trong wan2Chuyen mach trong wan2
Chuyen mach trong wan2VNG
 
Cấu hình osp fv3 cơ bản
Cấu hình osp fv3 cơ bảnCấu hình osp fv3 cơ bản
Cấu hình osp fv3 cơ bảnVNG
 
Cấu trúc mở rộng của internet
Cấu trúc mở rộng của internetCấu trúc mở rộng của internet
Cấu trúc mở rộng của internetVNG
 
Rtp
RtpRtp
RtpVNG
 
QOs
QOsQOs
QOsVNG
 
Chapter4
Chapter4Chapter4
Chapter4VNG
 
Chapter3(CAC BIEN PHAP BAO DAM CHAT LUONG DICH VU
Chapter3(CAC BIEN PHAP BAO DAM CHAT LUONG DICH VUChapter3(CAC BIEN PHAP BAO DAM CHAT LUONG DICH VU
Chapter3(CAC BIEN PHAP BAO DAM CHAT LUONG DICH VUVNG
 
Chapter2
Chapter2Chapter2
Chapter2VNG
 
Chapter1(TONG QUAN VE VOIP)
Chapter1(TONG QUAN VE VOIP)Chapter1(TONG QUAN VE VOIP)
Chapter1(TONG QUAN VE VOIP)VNG
 
Mega wan
Mega wanMega wan
Mega wanVNG
 
Ccip tổng quan mpls
Ccip tổng quan mplsCcip tổng quan mpls
Ccip tổng quan mplsVNG
 

More from VNG (20)

Adsl lab
Adsl labAdsl lab
Adsl lab
 
Configuring i pv6
Configuring i pv6Configuring i pv6
Configuring i pv6
 
Ipv6 trien khai
Ipv6 trien khaiIpv6 trien khai
Ipv6 trien khai
 
Ipv6
Ipv6Ipv6
Ipv6
 
Cong nghe frame relay - chuong 4
Cong nghe frame relay - chuong 4Cong nghe frame relay - chuong 4
Cong nghe frame relay - chuong 4
 
Cong nghe frame relay - chuong 3
Cong nghe frame relay - chuong 3Cong nghe frame relay - chuong 3
Cong nghe frame relay - chuong 3
 
Cong nghe frame relay - chuong 2
Cong nghe frame relay - chuong 2Cong nghe frame relay - chuong 2
Cong nghe frame relay - chuong 2
 
Tổng quan về vpn
Tổng quan về vpnTổng quan về vpn
Tổng quan về vpn
 
Thiết lập i pv6 trên pc
Thiết lập i pv6 trên pcThiết lập i pv6 trên pc
Thiết lập i pv6 trên pc
 
Chuyen mach trong wan2
Chuyen mach trong wan2Chuyen mach trong wan2
Chuyen mach trong wan2
 
Cấu hình osp fv3 cơ bản
Cấu hình osp fv3 cơ bảnCấu hình osp fv3 cơ bản
Cấu hình osp fv3 cơ bản
 
Cấu trúc mở rộng của internet
Cấu trúc mở rộng của internetCấu trúc mở rộng của internet
Cấu trúc mở rộng của internet
 
Rtp
RtpRtp
Rtp
 
QOs
QOsQOs
QOs
 
Chapter4
Chapter4Chapter4
Chapter4
 
Chapter3(CAC BIEN PHAP BAO DAM CHAT LUONG DICH VU
Chapter3(CAC BIEN PHAP BAO DAM CHAT LUONG DICH VUChapter3(CAC BIEN PHAP BAO DAM CHAT LUONG DICH VU
Chapter3(CAC BIEN PHAP BAO DAM CHAT LUONG DICH VU
 
Chapter2
Chapter2Chapter2
Chapter2
 
Chapter1(TONG QUAN VE VOIP)
Chapter1(TONG QUAN VE VOIP)Chapter1(TONG QUAN VE VOIP)
Chapter1(TONG QUAN VE VOIP)
 
Mega wan
Mega wanMega wan
Mega wan
 
Ccip tổng quan mpls
Ccip tổng quan mplsCcip tổng quan mpls
Ccip tổng quan mpls
 

Hoạt động chuyển giao i pv6 trên toàn cầu

  • 1. 6.2.1 Châu Âu Hoạt động thử nghiệm, tiến tới ứng dụng IPv6 diễn ra rất tích cực. Uỷ ban Châu Âu (Euro Commission - EC) thành lập Uỷ ban thúc đẩy phát triển IPv6 (IPv6 Task Force), nhằm mục đích theo dõi và đẩy mạng các hoạt động về IPv6 của Châu Âu. Tại hàng loạt các quốc gia Châu Âu, các Uỷ ban thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được thành lập, hoạt động trao đổi thông tin với nhau rất phổ biến. Ủy ban thúc đẩy phát triển IPv6 Châu Âu là đầu mối tập hợp mọi hoạt động tại các quốc gia để thiết lập nên quá trình IPv6 của toàn bộ Châu Âu. Các Ủy ban thúc đẩy tổ chức rất nhiều hội thảo, diễn đàn công nghệ và chính sách IPv6. Sự hợp tác và trao đổi thông tin cũng như truyền bá cho cộng đồng là vô cùng quan trọng và rất được chú trọng. Có thể thấy một số kết quả điển hình từ những hoạt động đó tại Châu Âu như sau: - Triển khai các dự án thiết lập nhiều mạng IPv6: 6NET, Euro6IX (European IPv6 Internet Exchange Backbone), GEANT. - 6NET là một dự án của Châu Âu kéo dài 3 năm (1/2/2002 đến 31/12/2004) được đầu tư 32 triệu Euro để thiết lập một mạng thuần IPv6 kết nối 16 nước, cho thấy các yêu cầu phát triển công nghệ có thể được thỏa mãn với IPv6 và nhằm đảm bảo các tổ chức nghiên cứu cũng như nền công nghiệp Châu Âu sẽ đóng vai trò đi đầu trong phát triển công nghệ mạng. - GEANT (European Research Network Backbone - Mạng trục kết nối các mạng nghiên cứu cấp quốc gia Châu Âu) hiện nay đã hoàn toàn sử dụng IPv6 và là mạng nghiên cứu IPv6 lớn nhất hiện nay trên thế giới. Nó cung cấp kết nối cho một vùng địa lý rộng lớn, từ Iceland đến Caucasus. Mạng GEANT hiện nay không ngừng được nâng cao (185 G), Nó cung cấp kênh 14.5 G kết nối tới Bắc Mỹ và Nhật Bản, kết nối tới Mỹ Latinh và Địa Trung Hải đang được thiết lập và các đường liên lục địa sẽ sớm hỗ trợ IPv6. Hiện nay, 26 mạng nghiên cứu quốc gia tại Châu Âu (National Research and Education Networks – NRENs) đang là đối tác trong dự án GEANT. Mạng backbone Geant cung cấp đường kết nối giữa các NREN này. Các quốc gia Châu Âu đang đầu tư nhiều hơn nữa để kết nối các mạng NREN với GEANT. Bên cạnh các hoạt động thử nghiệm và nghiên cứu rộng rãi, Châu Âu đang thúc đẩy nhanh các hoạt động về cung cấp dịch vụ thương mại và công nghiệp. Có nhiều ISP đã sẵn sàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến IPv6: Web Hosting, Internet Exchange, các dịch vụ tiền thương mại. các nhà cung cấp viễn thông hàng đầu Châu Âu đều rất tích cực trong việc đặt kế hoạch tích hợp IPv6 trong các sản phẩm mạng của họ. 6.2.2 Châu Mỹ Tại Châu Mỹ, sự quan tâm và phát triển IPv6 tuy có tốc độ thấp hơn nhưng đều đặn (tại khu vực châu Mỹ do đã sở hữu rất nhiều không gian địa chỉ IPv4 và chưa sử dụng hết). Uỷ ban thúc đẩy phát triển IPv6 Bắc Mỹ NAv6TF được thành lập, tập trung vào ứng dụng IPv6 tại mạng chính phủ và mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ (US Department of Defense – US DoD) đã dành được sự ủng hộ của Nhà Trắng. Ngày 13/6/2003, Bộ
  • 2. Quốc phòng Mỹ công bố đã ứng dụng IPv6 và sẽ hoàn thành ứng dụng IPv6 vào 2007, triển khai IPv6 tới từng binh lính và các thiết bị quân trang. Từ trước đến nay, Nam Mỹ vẫn là khu vực thiếu những quan tâm to tớn đến IPv6, Tuy nhiên, việc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố ứng dụng IPv6 cũng như việc tăng cường phát triển các thủ tục, hỗ trợ từ công nghiệp thông tin đã thúc đẩy để IPv6 trở thành mối quan tâm đúng mức. 6.2.3 Châu Á - Thái Bình Dương : IPv6 tiếp tục dành được sự quan tâm nhanh chóng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Một phần cũng là do sự hạn chế về địa chỉ IPv4 đã đặt một cản trở nhất định đối với sự phát triển của Internet tại những khu vực kinh tế quan trọng của Châu lục này: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Các quốc gia này có một mối liên hệ hợp tác chặt chẽ trong việc thúc đẩy phát triển IPv6 nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Ngày 8/9/2003 Trung Quốc- Nhật Bản, Hàn Quốc đã tổ chức hội thảo cấp Bộ trưởng về công nghệ thông tin. Trong đó có ký kết hiệp ước giữa các nước này về quan hệ tương hỗ trong thúc đẩy công nghệ Châu Á: Hệ thống mobile 3G, tiến tới 4G, broadband, IPv6. Đồng thời, Trung Quốc và Nhật Bản có hội thảo song phương về hợp tác phát triển IPv6, công nghệ thông tin 3G. Bao gồm: trao đổi thông tin và cùng hợp tác tổ chức các hội thảo về IPv6, hợp tác trong việc nghiên cứu, phát triển và tiêu chuẩn hóa về IPv6, thúc đẩy các ứng dụng dịch vụ IPv6, trao đổi các chính sách cũng như chuyên gia trong lĩnh vực IPv6, thiết lập nhóm phụ trách (working group) nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác nói trên. Các hoạt động hợp tác liên lục địa cũng được tiến hành: EU đồng ý làm việc cùng với Hàn Quốc trong việc phát triển ứng dụng cho IPv6. Các hoạt động liên kết mạng giữa Châu Á- Thái Bình Dương và Châu Âu cũng được phát triển. Mở đầu cho sự hợp tác toàn diện trên phạm vi quốc tế. Trong khi tại Châu Âu, các hoạt động và dự án thúc đẩy ứng dụng IPv6 được thực hiện bởi các hãng, các tổ chức nghiên cứu thì tại các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, được hỗ trợ và định hướng từ chính phủ nên được triển khai rất toàn diện và hiệu quả. 6.2.3.a Nhật Bản Nhật Bản dự đoán số lượng người sử dụng Internet sẽ vượt quá 80 triệu vào năm 2005 và sẽ không lâu nữa, vô tuyến, các thiết bị thông tin, thiết bị dụng cụ gia đình có thể được điều khiển thông qua mạng Internet . Quá trình cung cấp dịch vụ Internet giai đoạn mới sẽ ảnh hưởng rất nhiều lĩnh vực, từ vận tải, thương mại đến giáo dục. Do vậy, IPv6 gắn liền với Internet thế hệ mới. Nhật Bản tiến hành nghiên cứu phát triển IPv6 từ 2000 và là quốc gia rất tích cực trong lĩnh vực phát triển IPv6. Chương trình phát triển thông tin Nhật Bản (e-Japan Priority Policy Program) từ tháng 3 năm 2001 đã chỉ rõ môi trường Internet với IPv6 sẽ đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ. Tháng 9 năm 2000, chính phủ Nhật Bản thông báo đặt mục tiêu phát triển IPv6 trong định hướng công nghệ. Sau đó áp dụng một chính sách rõ ràng, đồng đều, trên
  • 3. nhiều lĩnh vực, đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ IPv6 phổ cập vào 2005. Uỷ ban phát triển IPv6 Nhật Bản (IPv6 Promotion Council) được thành lập, được tài trợ bởi chính phủ, chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động và thúc đẩy ứng dụng IPv6 có sự tham gia thống nhất của mọi thành phần: - Chính phủ: Lên kế hoạch chiến lược và quỹ tài trợ. Chính phủ đầu tư 2 tỉ Yên (khoảng 18 triệu USD) cho quỹ nghiên cứu và thử nghiệm IPv6. - Uỷ ban phát triển IPv6: Hoạt động theo tài trợ Chính phủ và thực hiện các công tác trong nước cũng như hợp tác quốc tế (Nhật Bản có nhiều dự án hợp tác với Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan). Thực hiện thúc đẩy nhận thức trong nước qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Xuất bản tạp chí IPv6. Thực hiện thu thập phản hồi từ mọi đối tượng và người sử dụng. - Các nhà sản xuất phần cứng: Nghiên cứu sản xuất thiết bị phần cứng hỗ trợ IPv6. Các hàng sản xuất thiết bị mạng đều tham gia: Hitachi, Fujitsu, NEC, Yamaha… Các nhà sản xuất phần cứng cho các dịch vụ ứng dụng: Nokia, Sharp (wireless), Sony (Game), Toshiba, Panasonic, Sanyo (vật dụng gia đình), Canon, NEC (Web camera)… - Công nghệ phần mềm: Phát triển thử nghiệm các phần mềm, các ứng dụng. Có sự tham gia của rất nhiều đối tượng trên mọi lĩnh vực. - Các ISP: Cung cấp các dịch vụ ứng dụng. Nhật Bản ứng dụng IPv6 vào những dịch vụ mới. Dịch vụ đầu tiên được cung cấp rộng rãi dựa trên nền IPv6 là hệ thống truy cập Internet không dây trên tàu (WLAN Access on train). Mạng y tế, mạng game hiện nay đã ứng dụng IPv6. Hiện nay việc ứng dụng IPv6 tại Nhật Bản đã trở nên thông thường, các dịch vụ cơ bản đều được cung cấp với IPv6. Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển các ứng dụng mới của thị trường Internet sử dụng IPv6, đặt định hướng đến năm 2005, IPv6 sẽ được sử dụng phổ thông như IPv4. 6.2.3.b Trung Quốc Cũng như Nhật Bản, Trung Quốc là quốc gia ứng dụng rất mạnh địa chỉ IPv6. Việc nghiên cứu triển khai IPv6 được thực hiện từ 1998 với các mốc thời gian như sau: - Năm 1998, Mạng nghiên cứu và giáo dục Trung Quốc (China Education and Research network - CERNET) thực hiện một dự án kết nối thử nghiệm IPv6 vào mạng 6BONE và trở thành một Node của mạng 6BONE (sử dụng tunnel). - Cuối năm 2000, theo một dự án của Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc, dựa trên mạng thử nghiệm này, Trung Quốc cung cấp các ứng dụng Internet thông thường: Root DNS, FTP, WWW, Email. Thực hiện các nghiên cứu chuyển đổi IPv4 thành IPv6, quản lý mạng, bảo mật, QoS trên môi trường IPv6. - Đồng thời CERNET kết hợp với Nokia, sử dụng thiết bị mạng hỗ trợ IPv6 của Nokia thiết lập một mạng MAN giữa 3 trường đại học (kết nối thuần IPv6 bằng cáp quang). Phát triển các công cụ tìm kiếm (Search) hỗ trợ cả IPv4 và IPv6. - Năm 2002, chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc tài trợ một dự án kéo dài 3 năm thiết lập mạng IPv6 kết nối Nhật Bản, Trung Quốc đồng thời nghiên cứu
  • 4. nhiều lĩnh vực: Xây dựng mạng IPv6. Phát triển các thiết bị mạng chủ chốt: Router, Server, Terminal. Các ứng dụng IPv6. Sự phát triển IPv6 tại Trung Quốc tuân thủ chặt chẽ theo định hướng của chính phủ, nhằm tạo một động lực mới cho Trung Quốc trong phát triển công nghệ thông tin. Năm 2003, Trung Quốc đã thông qua triển khai dự án CNGI (China Next Generation Internet). Dự án được sự chỉ đạo bởi Hội đồng quốc gia Trung Quốc (China’s state Council), tham gia có Bộ Công nghiệp Thông tin (Ministry of Information Industry), Bộ Khoa học Công nghệ (Ministry of Science and Technology), Học viện Khoa học Trung Quốc (Chinese Academy of Engineering), Uỷ ban Phát triển dự án quốc gia (State Development Planning Commission), là một sự thừa nhận chính thức đối với IPv6. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung Quốc, năm nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Trung Quốc là China Telecom, China Unicom, China Netcom/CSTNET, China mobile, China Railcom và CERNET (China Education and Research Network) sẽ tham gia dự án và xây dựng mạng kết nối IPv6 nội địa độc lập tốc độ cao, kết nối tới ít nhất hai điểm trung chuyển IPv6 của Trung Quốc (IPv6 IX). Tới 2005, dự án CNGI sẽ phải có một phạm vi gồm 39 Giga POP và hơn 300 mạng khách hàng và thực sự bao phủ toàn Bộ Quốc gia. Dựa trên mạng cơ sở hạ tầng này, các học viện, các hãng sẽ phát triển các công nghệ và ứng dụng then chốt của IPv6 và thử nghiệm thương mại. Dự án CNGI là động lực mới của Trung Quốc trong nền công nghiệp thông tin, là cơ hội để Trung Quốc bắt kịp sự phát triển của phương Tây trong lĩnh vực Internet. Tới 2005, tổng lượng kinh phí của chính phủ đầu tư vào dự án này sẽ là 1,4 tỉ USD và đặt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đi đầu trên thế giới trong triển khai IPv6 và có mạng IPv6 lớn nhất trên thế giới tới 2005, hoàn thiện mạng lưới vào 2010. Trung Quốc rất coi trọng việc hợp tác quốc tế, rất tích cực tham gia các diễn đàn công nghệ quốc tế. Hội nghị toàn cầu về IPv6 (Global IPv6 Summit) được tổ chức đều đặn tại Trung Quốc. 6.2.3.c Hàn Quốc: Tháng 11/2003, Bộ Thông tin Liên lạc Hàn Quốc (Ministry of Information and Communication) công bố kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mạng băng rộng (Broadband convergence Network - BcN). Trong đó chỉ định rõ để thực hiện thành công mạng BcN, nó cần phải cung cấp chất lượng truy cập cao, tính bảo mật, hiệu quả sử dụng IPv6. Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 83,6 tỉ Won (tương đương 72 triệu USD) cho kế hoạch tích hợp thủ tục của thế hệ địa chỉ mới IPv6 vào mạng cơ sở hạ tầng sẵn có hiện nay của Hàn Quốc. Đồng thời, Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực cũng như liên lục địa. Có thể thấy sự hợp tác đầu tiên là EU đã chấp nhận làm việc cùng với Hàn Quốc trong việc phát triển ứng dụng cho IPv6. Hàn Quốc đặt mục tiêu sẽ áp dụng các công nghệ và cung cấp toàn bộ các dịch vụ IPv6 trước năm 2011.
  • 5. 6.2.3.d Đài Loan: Với nỗ lực của NIR tại Đài Loan (TWNIC), Uỷ ban Thúc đẩy hoạt động IPv6 tại Đài Loan (IPv6 Steering Committee) đã được thành lập chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động IPv6 tại Đài Loan vào tháng 10 năm 2001 và thành lập một diễn đàn về IPv6. Đài Loan đã có ISP thử nghiệm cung cấp dịch vụ IPv6 từ 7/2001. Hiện nay Đài Loan đang thực hiện dự án e-Taiwan, đảm bảo đến năm 2008, IPv6 sẽ được sử dụng phổ thông trong mọi dịch vụ viễn thông: IP phone, kết nối không dây, các mạng công cộng, chính phủ, giáo dục. Chính phủ Đài Loan cũng đầu tư hơn 78 triệu USD cho thử nghiệm và phát triển IPv6. Các dịch vụ IPv6 tại Đài Loan sẽ được đưa ra cung cấp cho thị trường vào 2007. 6.2.4 Thực trạng thử nghiệm IPv6 tại Việt Nam: Tại Việt Nam, những năm qua đã có một số hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực IPv6. Công ty Điện toán và Truyền số liệu Việt Nam (VDC) và công ty Netnam đã tham gia một nhánh của đề tài cấp nhà nước (đề tài nhánh: Triển khai thử nghiệm mạng IPv6 ở Việt Nam và kết nối mạng IPv6 quốc tế). Mạng thử nghiệm kết nối với 6BONE đã được triển khai trên thực tế nhưng mới chỉ là mạng thử nghiệm cỡ nhỏ kết nối thông qua mạng IPv6 của đối tác Singapore (được cấp một vùng địa chỉ IPv6 kích cỡ /48), chưa xây dựng được các tuyến kết nối thuần IPv6 (IPv6 native) kết nối với cộng đồng mạng 6BONE. Đặc biệt chưa có các thử nghiệm diện rộng đánh giá tính tương thích, khả năng hỗ trợ đa dịch vụ IPv4/IPv6, chưa có kết quả đo năng lực hệ thống lớn khi áp dụng IPv6. Với vai trò là một tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên Internet, Trung tâm Internet Việt Nam đã thực hiện một số hoạt động nghiên cứu về công nghệ và chính sách IPv6 của khu vực và quốc tế. Từ năm 2000, Trung tâm VNNIC đã xây dựng bản kế hoạch thiết lập mạng thử nghiệm IPv6 tại Việt Nam tương tự như bản kế hoạch xây dựng mạng thử nghiệm 6BONE-JP ở Nhật. Năm 2003, VNNIC đã có một đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Phối hợp với các IXP, ISP thử nghiệm mạng IPv6 trên cơ sở hạ tầng mạng lưới của VNNIC”. Việc kết nối IPv6 đã được thử nghiệm thực hiện trong khuôn khổ mạng lưới của VNNIC giữa hai chi nhánh Nam, Bắc. Để cập nhật thông tin về công nghệ, chính sách quản lý và cấp phát địa chỉ IPv6 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và quốc tế, sẵn sàng cung cấp tài nguyên cho hoạt động mạng tại Việt Nam khi cần thiết, VNNIC vẫn đang tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo khu vực và quốc tế về thế hệ địa chỉ mới IPv6. Trong nước, VNNIC chủ động hợp tác với VNPT và các ISP khác về thử nghiệm IPv6 tại Việt Nam. Trong kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo và hội thảo về chính sách và công nghệ, đã có các nội dung về hội thảo về định tuyến, đào tạo về IPv6 và các thông tin khác. Trung tâm Internet Việt Nam đang tích cực tìm hiểu và hỗ trợ các tổ chức trong nước khi yêu cầu địa chỉ IPv6 và thúc đẩy sự hợp tác trong nước về triển khai thử nghiệm và nghiên cứu thế hệ địa chỉ IPv6.
  • 6. Hiện nay tại Việt Nam, VNPT là đơn vị duy nhất được cấp địa chỉ IPv6. VNPT được cấp khoảng địa chỉ /32 .
  • 7. Hiện nay tại Việt Nam, VNPT là đơn vị duy nhất được cấp địa chỉ IPv6. VNPT được cấp khoảng địa chỉ /32 .