SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Download to read offline
Vững vàng tin cậy

      BÁO CÁO KINH TẾ TÀI CHÍNH VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
                                  DỰ BÁO 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011

                                                          TỔNG QUAN KINH TẾ 6 THÁNG NĂM 2011
Các nội dung trong báo cáo


 Tổng quan kinh tế 6 tháng đầu năm
                                                Tốc độ tăng trưởng GDP trong 2 quý đầu năm đều thấp hơn so với cùng
                                         2
     GDP                                 2       kỳ năm 2010. GDP quý I/2011 tăng 5,43%; quý II tăng 5,73%.
     Cán cân thương mại và VĐT NN        3      Thâm hụt cán cân thương mại tăng mạnh từ đầu năm nhưng giảm trở lại
     Chỉ số CPI                          5       trong tháng 6/2011 nhờ xuất khẩu vàng tăng đột biến. Nhập siêu 6 tháng
 Các chính sách điều hành                7
                                                 đầu năm là -6,41 tỷ USD.
 Thị trường tiền tệ: Lãi suất VND        8
     Lãi suất điều hành và tỷ lệ DTBB    8      Các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng chậm lại. FDI
     Hoạt động thị trường mở và TCV      9       giảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ. kiều hối tăng khoảng 10%.
     Lãi suất VND interbank             10
     Lãi suất VND thị trường 1          11      Chỉ số CPI tăng cao do ảnh hưởng từ việc tăng giá một loạt các hàng hóa
 Thị trường tiền tệ: Lãi suất USD       13       đầu vào thiết yếu và ảnh hưởng từ giá thế giới. CPI tháng 6/2011 tăng
     Lãi suất USD interbank             13       13,29% so với tháng 12/2011 và tăng 20,82% so với cùng kỳ năm ngoái.
     Lãi suất USD thị trường 1          14
 Thị trường trái phiếu                  15      Lãi suất VND tăng cao do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
     Thị trường sơ cấp                  15       để kiềm chế lạm phát. Lãi suất huy động thỏa thuận kỳ hạn từ 1 đến 3
     Thị trường thứ cấp                 16       tháng tăng từ 16 – 20%, cao hơn so với lãi suất trần. Lãi suất interbank
 Thị trường ngoại hối                   17       kỳ hạn 1 tuần sau một thời gian dài giữ ở mặt bằng lãi suất trên 20% đã
 Triển vọng 6 tháng cuối năm 2011       19       từ từ giảm về mặt bằng 13 – 15% nhờ NHNN thực hiện tái cấp vốn và
 Bảng tổng kết các chỉ số kinh tế       23       mua vào ngoại tệ với số lượng lớn.
                                                Lãi suất huy động bằng USD giảm dần do NHNN áp trần lãi suất. Lãi
                                                 suất huy động dân cư còn 2%, tổ chức kinh tế còn 0,5%. Nhưng lãi suất
                                                 USD interbank lại tăng trở lại do dự trữ bắt buộc tăng và các NHTM lo
                                                 ngại thanh khoản về nguồn vốn ngoại tệ.
                                                Thị trường trái phiếu sau gần 3 tháng ít giao dịch từ giữa tháng 2/2011
                                                 đến giữa tháng 5/2011 đã sôi động trở lại do tín hiệu tích cực từ lãi suất
                                                 interbank giảm dần. Lượng TPCP và TPCPBL phát hành được hơn 70%
                                                 kế hoạch.
Đinh Tuấn Minh                                  Tỷ giá tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm nhưng sau đó đã giảm dần khi
+84.4.6266.1088  Ext: 547                        Chính phủ và NHNN đưa ra các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ thị
Minhdt1.ho@mbbank.com.vn                         trường ngoại hối. NHNN đã mua vào được 3 tỷ USD trong tháng 5 và
                                                 nửa đầu tháng 6/2011.
Hoa Hùng Cường
+84.4.6266.1088  Ext: 547
Cuonghh@mbbank.com.vn                                   DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ CUỐI NĂM 2011

Hà Phú Nguyên
                                                  Tăng trưởng M2 (YTD)                               11,5%
+84.4.6266.1088 Ext: 547
Nguyenhp@mbbank.com.vn                            GDP cả năm                                          5,7%
                                                  CPI (YTD)                                          19,19%
Nguyễn Thu Trang
+84.4.6266.1088  Ext: 547                         Lãi suất huy động VND 3M                            16%
Trangnt2.ho@mbbank.com.vn                         Lãi suất huy động USD 3M                             3%
                                                  Tỷ giá USDVND                                  21.200 – 21.500



                                                                                                                              1
Ngày công bố: 30.06.2011


KINH TẾ VIỆT NAM - TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NỬA ĐẦU NĂM 2011


Các chỉ số kinh tế 6 tháng năm     GDP CÓ XU HƯỚNG TĂNG CHẬM LẠI SO VỚI CÙNG KỲ NĂM TRƯỚC
             2011                                          Tăng trưởng GDP từ QI.2009 – QII.2011 (%)

    Chỉ số kinh tế       Giá trị            8%
                                                                                                           7.34%
                                                                                                   7.18%
                                                                           6.90%
                                            7%                                             6.44%
 GDP Quý I (%)             5,43                                    6.04%
                                                                                   5.84%                                   5.73%
 GDP Quý II (%)            5,73             6%                                                                     5.43%
 Hai quý đầu (%)           5,57             5%             4.46%

                                            4%
 FDI giải ngân (tỷ $)        5,3                   3.14%
 ODA (tỷ $)                  1,5            3%
 Kiều hối (tỷ $)               4
                                            2%

 Xuất khẩu (tỷ $)         42,33
 Nhập khẩu (tỷ $)         48,98
 Nhập siêu (tỷ $)         -6,65
                                                                     Nguồn: Tổng cục Thống kê
 CPI tháng 6 (mom)       1,09%     Theo Tổng cục Thống kê, GDP trong 6 tháng đầu năm 2011 tăng 5,57% so với cùng
 CPI tháng 6 (yoy)       20,8%     kỳ năm 2010. Mức tăng này thấp hơn cùng kỳ năm 2010 là 0,59%.
 CPI tháng 6 (YTD)       13,3%
                                      Khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%.
                                      Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,49%.
                                      Khu vực dịch vụ tăng 6,12%.
                                   Tính chung trong 6 tháng đầu năm:
                                      Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2010.
                                      Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,6%.
                                   Nguyên nhân khiến GDP trong 2 quý đầu năm 2011 tăng trưởng chậm hơn so với
     Tỷ trọng tổng đầu tư xã hội   cùng kỳ năm 2010 do chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm tổng cầu và thắt chặt
       trên GDP, 2005-2011         tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô.
                                      Chính phủ dự kiến cắt giảm tổng mức đầu tư của toàn xã hội xuống từ mức 40%
                                       dự kiến xuống còn 38 – 39%. Trong các năm trước, tổng đầu tư toàn xã hội đều ở
                                       mức trên 40%. Giá trị công bố cắt giảm mà các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn
                                       kinh tế và Tổng công ty nhà nước công bố đến cuối tháng 5/2011 là 80.550 tỷ
                                       đồng.
                                      Mục tiêu của chính phủ trong năm nay cố gắng giảm bội chi ngân sách xuống dưới
                                       mức 5%. Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương chấm dứt tình trạng ứng vốn ngân
         Nguồn: GSO                    sách. Điều này đồng nghĩa với việc chi ngân sách sẽ tăng chậm lại, làm giảm chi
                                       tiêu chính phủ (G), vốn đóng góp một vị trí quan trọng vào tăng trưởng GDP.
                                      Chính sách thắt chặt tiền tệ khiến cho mặt bằng lãi suất huy động tăng cao. Kỳ hạn
                                       1 tháng – 3 tháng, lãi suất huy động ở mức 16 – 20%. Lãi suất cho vay sản xuất
                                       dao động từ 20 – 24% khiến các DN phải cắt giảm chi tiêu, đầu tư (I).
                                      Lãi suất tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho chi tiêu (C) trong nền kinh
                                       tế giảm:
                                           o     Trong 5 tháng đầu năm 2011, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch
                                                 vụ tiêu dùng tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá
                                                 thì tăng 6,4%.
                                           o     Trong 5 tháng đầu năm 2010, tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu tăng
                                                                                                                                   2
26,9% so với cùng kỳ năm 2009, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng
                                                 16,7%.
                                             o   Như vậy, có thể nhận thấy, tốc độ hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
                                                 tiêu dùng 5 tháng năm 2011 tăng chậm hơn so với 5 năm 2010. Điều này
                                                 cho thấy chi tiêu (C) trong nền kinh tế tăng chậm lại, ảnh hưởng đến GDP.
                                        Nhập siêu (EX – IM) tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 6 tháng
                                         đầu năm 2011 ở mức 7 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (6,7 tỷ USD).
                                     CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIA TĂNG THÂM HỤT TRONG KHI VỐN ĐẦU
                                     TƯ NƯỚC NGOÀI TĂNG CHẬM
                                     Cán cân thương mại
                                              Cán cân thương mại của Việt Nam từ 1/2010 đến 6/2011 (triệu USD)




                                                                  Nguồn: Tổng cục Thống kê.
                                     Trong tháng 6/2011, xuất khẩu ước đạt 7,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 8,2 tỷ USD. Như
                                     vậy, nhập siêu trong tháng 6 ở mức 400 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các tháng
Tỷ trọng XK của KV FDI và
      trong nước (%)
                                     trước. Nguyên nhân khiến cho nhập siêu của tháng 6/2011 thấp hơn nhiều so với
                                     những tháng trước là do Việt Nam đã xuất khẩu hơn 630 triệu USD kim loại quý và đá
                                     quý trong tháng 6/2011, tăng đột biến so với những tháng trước.
        FDI      Trong nuoc

100%                                 Tính lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng 6 thì:
90%
80%                                     Xuất khẩu đạt 42,33 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2010.
70%    53.68%             54.16%

60%                                     Nhập khẩu đạt 48,987 tỷ USD, tăng 25,80% so với cùng kỳ năm 2010.
50%
40%                                     Cán cân thương mại là – 6,654 tỷ USD, bằng 15,71% giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu
30%
       46.32%             45.84%
                                         năm 2011. Mục tiêu của chính phủ đưa tỷ lệ này xuống 16% vào cuối năm.
20%
10%                                  Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực:
 0%
        2011                  2010      Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực trong nước có đều giảm so với tỷ
                                         trọng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài do tốc độ tăng
Tỷ trọng NK của KV FDI và                trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực FDI tăng cao hơn, đặc biệt là đối với
      trong nước (%)                     hoạt động nhập khẩu.
                                        Tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng năm 2011 của khu vực FDI là 34,01% trong khi
        FDI      Trong nuoc
                                         của khu vực trong nước là 31,45%.
100%
 90%
                                        Tăng trưởng nhập khẩu 6 tháng năm 2011 của khu vực FDI là 33,20% trong khi
 80%
 70%    56.51%           58.20%          của khu vực trong nước là 24,32%.
 60%
 50%                                    Cán cân thương mại khu vực FDI là - 1,719 tỷ USD, khu vực trong nước là – 4,742
 40%                                     tỷ USD.
 30%
 20%    43.49%           41.80%
 10%
  0%
        2011              2010

 Nguồn: Tổng cục Hải quan
                                                                                                                             3
Cơ cấu xuất khẩu theo các nhóm hàng hóa
                                      Tỷ trọng các hàng hóa có giá trị xuất khẩu lớn nhất nhất từ đầu năm đến 15/6/2011 (%)


Một số nước Việt Nam nhập khẩu
  và nhập siêu lớn đến 5/2011

             (tỷ USD)

                 Nhập         Nhập
                 khẩu         siêu
 Trung Quốc        -9         -5,34
 Hàn Quốc        -4,96        -3,11
 Nhật Bản        -3,85        -0,18
 Đài Loan        -3,68        -3,02       Tỷ trọng các hàng hóa có giá trị nhập khẩu lớn nhất từ đầu năm đến 15/6/2011 (%)
 Singapore       -2,84        -1,86
 Thái Lan        -2,48        -1,84
 Hoa Kỳ          -1,77         n/a
 Malaisia        -1,60         n/a
 Ấn Độ           -1,06         a/a

   Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các gói thầu EPC quan trọng mà
các nhà thầu Trung Quốc đảm
nhận thường ở trong các lĩnh vực
nhà máy điện, nhà máy đạm, xi
măng, hạ tầng, khai thác khoáng                       Nguồn: Tổng cục hải qua, tính toán của Phòng Phân tích
sản. Một số dự án:
 Nhiệt điện Hải Phòng 1, 2           Các thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2011
 Nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2          05 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu khẩu lớn nhất bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc,
 Đạm Cà Mau                          Nhật Bản, Đài Loan và Singapore (chi tiết xem biểu bên cạnh).
 Dây chuyền 2 xi măng Nghi
     Sơn & xi măng Công Thanh         Nguyên nhân:
 Bô xít Tây Nguyên                       Trung Quốc là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn nhất cũng như nhập siêu
 Đường sắt nội đô gói thầu                nhiều nhất. Mặc dù tỷ giá USD/CNY có xu hướng giảm trong thời gian qua do
     350 triệu USD.
                                           CNY mạnh lên, trong khi tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng do VND mất giá, tức
FDI (triệu USD) các nước đầu tư            là VND mất giá mạnh so với CNY nhưng nhập khẩu cũng như nhập siêu của Việt
  lớn nhất từ 1/1 – 20/6/2011              Nam với Trung Quốc không vì thế mà giảm. Điều này là do 3 nguyên nhân:
                                                Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa hợp lý. Việt Nam nhập khẩu
               Vốn đký cấp mới                   một phần lớn các hàng hóa đầu vào để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu
   Nước
                và tăng thêm
                                                 như nguyên liệu dệt may, xăng dầu, chất dẻo, cao su, gỗ, hóa chất. Khoảng
 Singapore          1.132                        cách địa lý gần giúp giảm chi phí cho việc nhập khẩu.
 Hongkong               627                     Công nghệ của Trung Quốc không quá đắt và phù hợp với tài chính của
 Hàn Quốc               522                      các doanh nghiệp trong nước.

 Malaysia               416                     Liên tục trong 3 năm qua (từ 2008), các nhà thầu Trung Quốc thường
                                                 trúng thầu lớn các công trình thực hiện theo hình thức đấu thầu EPC, tức là
 Nhật                   375                      nhà thầu Trung Quốc làm trọn gói từ khâu thiết kế đến mua sắm thiết bị và
 BVI*                   286                      xây dựng. Đồng thời, các nhà thầu này đã mang cả nhân công sang Việt
                                                 Nam để thực hiện và sử dụng máy móc thiết bị từ Trung Quốc. Vì vậy,
 Samoa                  252                      nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng mạnh.
 Thụy Sĩ                240               Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore: Đây là những nước có nguồn vốn FDI
 Đài Loan               204                vào Việt Nam tương đối lớn. Do vậy, các nhà máy của các nước này có xu hướng
                                           nhập khẩu trở lại các nguyên liệu từ nước đầu tư hoặc từ chính công ty mẹ của các
 Hoa Kỳ                 152                công ty này.

BVI*: British Virgin Islands
                                                                                                                               4
Các dòng vốn đầu tư nước ngoài
         Biểu đồ dòng vốn đầu tư nước ngoài qua các năm (Đơn vị: triệu USD)




          Nguồn: ADB, Bộ kế hoạch đầu tư, tính toán của Phòng Phân tích
FDI thực hiện trong 6 tháng đầu năm tăng cao hơn so với FDI đăng ký, đạt mức 5,3 tỷ
USD. So với cùng kỳ năm 2010, FDI thực hiện giảm nhẹ 1,9%.
Trong khi đó, theo Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (bộ Kế hoạch đầu tư), trong năm
2011, vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài dự kiến đạt 1,5 - 1,7 tỷ USD, vốn thực hiện
đạt khoảng 700 – 900 triệu USD. Như vậy, trong nửa đầu năm 2011, dự kiến vốn đầu
tư ra nước ngoài của Việt Nam có thể đạt 300 – 500 triệu USD. Vốn FDI ròng ở mức
4,8 – 5 tỷ USD.
ODA trong 5 tháng đầu năm đạt 1,26 tỷ USD, bằng 52,5% kế hoạch năm. Ước tính của
Phòng Phân tích trong 6 tháng đầu năm, ODA thực hiện đạt 1,5 tỷ USD.
Kiều hối: Theo Thống đốc NHNN, kiều hối chảy về Việt Nam trong 5 tháng đầu năm
2011 tăng xấp xỉ 10%. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, lượng kiều hối về Việt Nam
theo ước tính của NHNN là 3,6 tỷ USD. Như vậy, giả sử trong 6 tháng đầu năm nay,
lượng kiều hối vẫn tăng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm ngoái thì kiều hối chuyển về
trong nửa đầu năm 2011 đạt khoảng 4 tỷ USD.
FII: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động ngân hàng của NHNN cũng cho biết, dòng
vốn đầu tư nước ngoài đang tăng nhưng không đưa ra số liệu cụ thể. Theo ước tính của
Phòng Phân tích, giá trị FII 6 tháng đầu năm ở mức 500 triệu USD – 1 tỷ USD.


CHỈ SỐ CPI TĂNG CAO TRONG NỬA ĐẦU NĂM 2011
Chỉ số CPI tháng 6/2011 tính theo tháng (mom) tăng ở mức thấp nhất so với các tháng
từ đầu năm đến nay. CPI tháng 6 tăng 1,09% so với tháng 5.
Các nhóm hàng hóa có tốc độ tăng cao nhất trong tháng 6 bao gồm:
   Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,79%.
   Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng 0,56%.
   Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,76%.
   Nhóm hàng may mặc tăng 0,62%.
   Nhóm giao thông tăng 0,39%.




                                                                                       5
Chỉ số CPI từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2011 (%)




                                                                 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thời điểm điều chỉnh giá các hàng   So với cùng kỳ năm trước, chỉ số CPI tăng 20,82%, trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ
       hóa đầu vào thiết yếu        ăn uống tăng tới 30,1%, giáo dục tăng 25,2% và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng
Giá xăng:                           21,7%. Đây là những nhóm hàng hóa có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng chung
 Lần 1: 24/2/2011: tăng từ         của giỏ hàng hóa. Riêng nhóm bưu chính viễn thông, chỉ số giá của nhóm hàng hóa
    16.400 lên 21.300 đồng/lít.     này giảm 6,4%.
 Lần 2: 29/3/2011: tăng từ
    19.300 lên 21.300 đồng/lít      Trong khi đó, so với tháng 12/2010, chỉ số CPI tháng 6/2011 tăng 13,29% trong đó,
Giá điện:                           các nhóm hàng hóa có tốc độ tăng cao nhất là nhóm giao thông tăng cao nhất với mức
 1/3/2011, tăng giá điện           tăng 18,74%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,68%, nhóm nhà ở và vật liệu
    15,28%.                         xây dựng tăng 14,7%.
Giá than
 1/4/2011, tăng giá than 20 –          Tốc độ thay đổi giá của từng nhóm hàng hóa so với tháng 12/2010 (Đơn vị: %)
    40%.
Giá xi măng
 1/4/2011, giá xi măng tăng
    100.000 – 150.000 đồng/tấn.




                                                                 Nguồn: Tổng cục Thống kê
                                    Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến chỉ số CPI 6 tháng đầu năm 2011 tăng mạnh:
                                       Giá xăng dầu tăng 2 lần vào cuối tháng 2 và tháng 3/2011. Giá xăng dầu tăng ảnh
                                        hưởng lớn đến chỉ số giá của nhóm giao thông.
                                       Giá điện điều chỉnh tăng 15,28%. Mặc dù giá điện chỉ được tính trong nhóm nhà ở
                                        và vật liệu xây dựng (bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây
                                        dựng) nhưng giá điện nằm trong chi phí đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất và
                                        tác động mạnh đến chi phí hàng hóa sản xuất ra.
                                       Tỷ giá USDVND được NHNN điều chỉnh tăng 7,17% từ mức 19.500 đồng lên
                                        20.900 đồng vào ngày 11/2/2011. Tỷ giá tăng đã khiến Việt Nam bị sức ép nhập
                                        khẩu lạm phát từ bên ngoài.
                                       Giá hàng hóa thế giới cũng có xu hướng liên tục tăng trong quý I và nửa đầu quý II
                                        năm 2011, đặc biệt là đối với các hàng hóa nông sản như gạo, cao su, café. Điều
                                                                                                                             6
này làm cho giá lương thực trong nước cũng tăng cao. Giá gạo trong nước bình
                               quân từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2011 đã tăng từ 20 – 40%. Giá café tăng hơn
                               30% từ xấp xỉ 39 triệu đồng/tấn lên hơn 50 triệu đồng/tấn.
                              Giá thực phẩm cũng tăng do dịch bệnh và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc
                               khiến cho chỉ số giá tiêu dùng của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao hơn
                               nhiều so với mức tăng trung bình của các nhóm hàng hóa khác trên thị trường.
                       Sau khi CPI tính theo tháng đạt đỉnh vào tháng 4/2011 thì tốc độ tăng CPI cũng đã
                       giảm dần và tháng 6/2011 là tháng có tốc độ tăng CPI thấp nhất từ đầu năm đến nay.
                       Nguyên nhân là do:
                              Đà tăng giá các hàng hóa đã phản ánh dần vào các tháng trước đó.
                              Chính phủ và NHNN vẫn kiên quyết thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với việc
                               hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức 20% trong năm nay và duy trì mặt bằng lãi
                               suất cao. Tín dụng tính đến 10/6/2011 mới tăng 7,05% so với cuối năm 2010.
                               NHNN duy trì mức lãi suất tái cấp vốn ở mức 14% cho kỳ hạn 2 – 3 tháng, lãi suất
                               cho vay thị trường mở ở mức 15%/năm cho kỳ hạn 1 tuần.
                              Giá hàng hóa thế giới bắt đầu hạ nhiệt từ cuối tháng 5. Giá dầu tính đến ngày
                               27/06/2011 đã giảm về mức 91 USD/thùng.
                              Tỷ giá USDVND giảm mạnh từ sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên
                               ngân hàng vào giữa tháng 2. Tỷ giá thực tế trên interbank giảm từ mức 21.500 về
                               dao động quanh mức 20.600. Tỷ giá trên thị trường tự do giảm từ mức 22.500 về
                               quanh mức 20.600.



KINH TẾ VIỆT NAM | CÁC CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH 6 THÁNG NĂM 2011


                           o    Nghị quyết 11/NQ – CP về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ
                                trọng tâm, cấp bách hiện nay gồm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm
                                bảo an sinh xã hội.
                           o    Nghị định 22/2011/NĐ-CP quy định tăng lương tối thiểu từ 730.000 lên 830.000
                                đồng/tháng từ 1/5/2011
                           o    Thủ tướng kết luận về một số chính sách điều hành tỷ giá: trần lãi suất tiền gửi
        CHÍNH PHỦ               ngoại tệ ở mức 3%, DTBB ngoại tệ tăng thêm 2%, mức ngoại tệ tiền mặt tối đa
                                được mang ra nước ngoài không phải khai báo ngoại quan là 5.000 USD, giảm
                                2.000 USD so với trước kia, yêu cầu NHNN nhanh chóng ban hành các quy định
                                quản lý ngoại hối.
                           o    Cho phép EVN điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường từ ngày 1/6. Thời
                                gian giữa 2 lần điều chỉnh liên tiếp tối thiểu là 3 tháng.



                           o    24/2, cho phép các doanh nghiệp tăng giá xăng dầu. Giá xăng tăng 2.900 đồng/lít
                                lên 19.300 đồng/lít, diezel tăng 3.550 đồng/lít lên 18.300 đồng, dầu hỏa tăng 2.900
                                đồng/lít lên 18.200 đồng, dầu mazuts tăng 2.110 đồng/lít lên 14.800 đồng/lít.
                           o    29/3, cho phép các DN tăng giá bán xăng và dầu thêm 2.000 – 2.800 đồng/lít

     BỘ TÀI CHÍNH          o    1/4, Bộ Tài chính chấp thuận phương án tăng giá than, bước 1 điều chỉnh tăng từ 20
                                - 40% tùy từng loại than.
                           o    14/4, Bộ Tài chính gửi công văn tới các Bộ, ngành, hiệp hội về dự kiến điều chỉnh
                                thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với một số mặt hàng không khuyến khích nhập
                                khẩu. Theo đó, 11 dòng thuế có cam kết thấp hơn cam kết WTO năm 2011 sẽ tăng
                                kịch trần.

                                                                                                                  7
o   10/2, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 và thu
                         hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống 1% áp dụng từ ngày 11/2. Đồng thời NHNN tiến
                         hành điều chỉnh linh hoạt tỷ giá BQ LNH để đảm bảo thanh khoản cho thị trường.
                     o   17/2, NHNN thay đổi 1 số mức lãi suất. LS tái cấp vốn tăng từ 9% lên 11%, lãi suát
                         cho vay qua đêm trong thanh toán điện tư liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu
                         hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NHTM là 11%.
                     o   1/3, NHNN ban hành chỉ thị 01/NHNN về thực hiện các giải pháp ổn định thị
                         trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô.
                     o   4/3, NHNN ban hành thông tư 02 yêu cầu các TCTD công khai lãi suất huy động
                         vốn và đưa ra mức trần lãi suất huy động VND với TCTD là 14%, với quỹ TD nhân
                         dân là 14,5%.
                     o   8/3, NHNN nâng các mức lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng. Lãi suất tái chiết
                         khấu tăng từ mức 7% lên 12%, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 11% lên 12%/năm, lãi
                         suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 11 lên
                         12%/năm.
                     o   10/3, NHNN ban hành thông tư 04 quy định mức lãi suất đối với các khoản tiền gửi
                         rút trước hạn
                     o   24/3, NHNN ban hành thông tư 07 quy định đối tượng vay ngoại tệ.
                     o   1/4, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện
                         tử liên ngân hàng và lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ NH
                         lên 13%.
                     o   9/4, NHNN quy định lãi suất huy động USD tối đa đối với cá nhân là 3%/năm, đối
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
                         với tổ chức là 1%/năm. Mức lãi suất này bao gồm các khoản khuyến mãi dưới mọi
                         hình thức và áp dụng cho trả lãi cuối kỳ.
                     o   9/4, NHNN tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ của các NHTM. Đối với
                         tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, DTBB tăng từ 4% lên 6%. Còn với tiền gửi có kỳ
                         hạn trên 12 tháng, DTBB tăng từ 2% lên 4%.
                     o   18/4, NHNN yêu cầu các TCTD phải xây dựng kế hoạch và thực hiện tốc độ tăng
                         trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20% bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá. Các
                         TCTD cũng phải giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất đến 30/6 về mức tối đa 22% và
                         đến 31/12 về mức tối đa 16%.
                     o   29/4, NHNN ban hành thông tư 11/2011/TT-NNN quy định về việc chấm dứt huy
                         động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD.
                     o   29/4, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm và cho vay trên thị
                         trường mở lên mức 14%/năm.
                     o   1/6, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ của các NHTM.
                         DTBB với tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 6% lên 7%. DTBB với tiền gửi
                         kỳ hạn trên 12 tháng tăng từ 4% lên 5%.
                     o   1/6. NHNN ban hành văn bản áp trần lãi suất huy động ngoại tệ với cá nhân ở mức
                         2%/năm, với TCTK ở mức 0,5%/năm.
                     o   1/6. NHNN ban hành thông tư số 13 quy định về việc bán ngoại tệ của các tập đoàn
                         và Tổng công ty nhà nước.
                     o   28/6: NHNN công bố dự thảo thu hẹp trạng thái ngoại tệ, giảm từ 30% xuống còn
                         20%.




                                                                                                          8
KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ – LÃI SUẤT VND


                                LÃI SUẤT VÀ TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC CỦA NHNN
                                Chính sách điều hành thị trường tiền tệ của NHNN được nêu rõ trong chỉ thị 01 về việc
                                thực hiện các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn
                                định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
                                “Năm 2011 thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ
                                tăng trưởng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán
                                khoảng 15 – 16%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý”
                                Vì vậy, các mức lãi suất điều hành và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN đều nhằm mục
                                đích phục vụ cho chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng.
                                                Lãi suất điều hành của NHNN từ 1/2011 – 6/2011 (%)

                                                         LSCB        LSCK         LS TCV         OMO

                                    16%
                                    15%
                      T6/2011       14%

LSCB                     9%         13%
                                    12%
LS tái CK               13%
                                    11%
LS tái cấp vốn          14%
                                    10%
LS CV qua đêm           14%         9%
LS CV OMO               15%         8%
                                    7%
                                    6%




                                                                Nguồn: Phòng Phân tích
                                NHNN giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 9% và điều hành thị trường tiền tệ thông qua 4
                                mức lãi suất khác:
                                   Lãi suất tái cấp vốn được nâng từ mức 9% lên mức 14%/năm.
                                   Lãi suất tái chiết khấu được nâng từ mức 7% lên mức 13%/năm.
                                   Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán bù trừ.
   Lãi suất trần với tiền gửi
                                   Lãi suất cho vay trên thị trường mở được nâng dần lần lượt từ mức 10% lên mức
                      T6/2011       15% và là mức lãi suất điều hành cho vay cao nhất của NHNN.

VND                     14%     NHNN cũng duy trì mức lãi suất trần đối với thị trường tiền tệ
USD (cá nhân)            2%        Tiền gửi VND: Lãi suất trần đối với tiền gửi VND được NHNN duy trì từ đầu năm
                                    ở mức 14%/năm áp dụng đối với các khoản tiền huy động khách hàng cá nhân và tổ
USD (TCKT)              0,5%
                                    chức kinh tế trên thị trường 1.
     Tỷ lệ dự trữ bắt buộc         Tiền gửi USD: Cuối tháng 4/2011, NHNN mới bắt đầu áp trần lãi suất USD huy
                                    động từ khách hàng cá nhân. Mức lãi suất áp trần là 3%/năm. Sau đó, lãi suất trần
                      T6/2011       tiếp tục giảm xuống còn 2%/năm.
VND < 12 tháng           3%         Lãi suất tiền gửi đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (TCKT) được NHNN duy trì
                                    ở mức 1% từ đầu năm, giảm xuống mức 0,5% vào cuối tháng 5/2011.
VND > 12 tháng           1%
                                Song song với đó, NHNN cũng nâng dần tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ. Tuy
USD < 12 tháng           7%
                                nhiên, NHNN chỉ nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ.
USD > 12 tháng           5%
                                   Tỷ lệ DTBB với tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn dưới 12 tháng nâng từ 4% lên 7%.
                                   Tỷ lệ DTBB với tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn trên 12 tháng nâng từ 2% lên 5%.


                                                                                                                    9
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ năm 7/1999 đến tháng 6/2011 (%)




                              Nguồn: SBV, Phòng Phân tích


HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ VÀ HOẠT ĐỘNG TÁI CẤP VỐN
            Số dư hàng ngày trên thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011 (tỷ đồng)

                                     OMO      T? ng nhu c?u
       180000

       160000

       140000

       120000

       100000

        80000

        60000

        40000

        20000

           0




                              Nguồn: SBV, Phòng Phân tích
Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến trước Tết âm lịch
Giá trị cho vay trên thị trường mở tăng dần từ mức 100.000 tỷ đầu năm lên mức cao
nhất 156.000 tỷ đồng đến trước tết âm lịch để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các
NHTM vào cuối năm.
Giai đoạn 2: Từ sau tết âm lịch đến cuối tháng 4/2011
Giá trị cho vay trên thị trường mở giảm dần từ sau tết âm lịch và duy trì trong khoảng
80.000 – 120.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 5/2011 đến cuối tháng 6/2011
NHNN giảm dần giá trị cho vay qua thị trường mở từ 120.000 tỷ xuống còn hơn 15.000
tỷ. Song song với đó, NHNN tăng lượng tiền thực hiện tái cấp vốn ra thị trường từ đầu
tháng 4/2011 và mua vào ngoại tệ từ cuối tháng 4/2011.
         Giá trị tái cấp vốn NHNN đã thực hiện vào khoảng 80.000 – 100.000 tỷ đồng.
         Lượng ngoại tệ mà NHNN đã mua vào khoảng 3 tỷ USD tương ứng với 60.000
          tỷ đồng.

                                                                                       10
LÃI SUẤT VNĐ INTERBANK BIẾN ĐỘNG MẠNH TRONG NỬA ĐẦU NĂM
                                                      Lãi suất VND interbank tháng 1 đến tháng 6 năm 2011(%)

                                                                   O/N (T)       1W (T)       OMO Index (P)
                                       24                                                                                  20
                                                                                                                           18
                                       22
                                                                                                                           16
                                       20                                                                                  14

                                       18                                                                                  12
                                                                                                                           10
                                       16
                                                                                                                           8
                                       14                                                                                  6
                                                                                                                           4
                                       12
                                                                                                                           2
                                       10                                                                                  0




                                                                        Nguồn: Phòng Phân tích
Huy động hệ thống NHTM đến
ngày 21/1/2011 giảm 2,46% so       Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến trước Tết âm lịch
với tháng trước, trong đó:                 Lãi suất tăng mạnh trong giai đoạn này. Lãi suất kỳ hạn O/N – 1 tuần tăng từ 11 –
 Tiền gửi VND giảm 4,12%                   14% lên mức 20 – 24%/năm. Kỳ hạn 2 tuần – 1 tháng, lãi suất tăng lên mức 22 –
 Tiền gửi ngoại tệ tăng 4,43%              26%/năm.
                                           Nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng mạnh là do các NHTM cổ phần, đặc biệt là các
                                            NH nhỏ tăng đi vay để đáp ứng cho thanh khoản vào dịp Tết âm lịch khi lượng tiền
                                            bị rút ra tăng mạnh. Trong khi đó, các NHTM có nguồn tốt hơn thì chào ra với lãi
                                            suất tăng cao hơn.
                                           Để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường, NHNN đã tăng lượng tiền cho vay ra qua thị
                                            trường mở từ lên mức cao nhất là 156.000 tỷ. Lãi suất những ngày cuối năm âm lịch
                                            bắt đầu hạ dần.
                                   Giai đoạn 2: Từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 4/2011
                                           Lãi suất giảm mạnh từ sau Tết về lại mức lãi suất như thời điểm đầu năm do áp lực
                                            đáp ứng thanh khoản trong dịp Tết âm lịch đã qua. Nguồn tiền gửi tăng mạnh trở lại
                                            từ sau Tết. Kỳ hạn O/N – 1 tuần, lãi suất dao động từ 12 – 14%.
                                           Lãi suất bắt đầu tăng trở lại từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 khi NHNN ban hành
                                            chỉ thị 01 và ngày 1/3/2011 về việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và ngày
                                            8/3, NHNN tăng lãi suất tái chiết khẩu từ mức 7% lên 12%, lãi suất tái cấp vốn và
                                            lãi suất cho vay qua đêm tăng từ 11 lên 12%.
                                           Trong giai đoạn từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5/2011, xu hướng lãi suất đi ngang
                                            nhưng dao động trong biên độ mạnh ở mặt bằng lãi suất khá cao. Lãi suất O/N chủ
                                            yếu dao động từ 16 – 20%. Lãi suất 1 tuần dao động từ 18 – 22%. Lãi suất kỳ hạn 1
                                            tháng dao động từ 20 – 24%/năm.
                                            Nguyên nhân khiến lãi suất tăng mạnh do NHNN tăng lần lượt các mức lãi suất tái
                                            cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất thị trường mở từ mức 12 lên mức 13 – 15%/năm
                                            làm tăng mặt bằng lãi suất interbank. NHNN duy trì lượng tiền cho vay qua thị
NHNN thực hiện tái cấp vốn
khoảng 80.000 – 100.000 tỷ đồng             trường mở dao động từ 100.000 – 120.000 tỷ đồng, tăng từ 20.000 – 40.000 tỷ so
kỳ hạn 3 – 6 tháng, lãi suất 14%            với cuối tháng 2/2011 để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống NHTM.
thấp hơn lãi suất thị trường mở    Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 6/2011
15% (kỳ hạn 1 tuần)
NHNN mua vào khoảng 3 tỷ USD               Lãi suất trên thị trường interbank bắt đầu giảm dần và tốc độ giảm khá nhanh từ mặt
ngoại tệ ~ trên 60.000 tỷ VND.              bằng lãi suất trên 20% về còn dao động quanh mức 12 – 15%/năm. Sau đó, lãi suất
NHNN rút về 100.000 tỷ đồng                 đi ngang trong khoảng này từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6/2011. Lãi suất kỳ hạn
qua thị trường mở.                          O/N dao động từ 11 – 13,5%. Lãi suất kỳ hạn 1 tuần dao động từ 13,5 – 15,5%. Lãi
Như vậy ước tính NHNN cung
                                            suất kỳ hạn 1 tháng dao động từ 15 – 16%/năm.
ròng ra thị trường khoảng 20.000
– 60.000 tỷ.
                                                                                                                               11
   Lãi suất giảm mạnh trong giai đoạn này do NHNN tăng dần lượng tiền thực hiện tái
                                     cấp vốn cho các NHTM. Đồng thời, NHNN cũng mua ngoại tệ vào làm 2 đợt trên
                                     thị trường, đợt 1 từ 29/4 đến 10/5, đợt 2 từ 26/5 đến 15/6/2011 với giá trị mua vào
                                     ước tính khoảng 3 tỷ USD (hơn 60.000 tỷ đồng). Mặc dù NHNN cũng rút bớt lượng
                                     tiền về thông qua thị trường mở nhưng theo đánh giá của Phòng Phân tích, tổng
                                     lượng tiền cung ra lớn hơn nhiều so với lượng tiền rút về nên khiến cho lãi suất
Lãi suất huy động VND niêm yết       interbank giảm nhanh chóng.
    T6/2011 của các NHTM            Trong thời điểm này, lạm phát kỳ vọng cũng giảm dần nên lãi suất trên thị trường
           (đơn vị: %)
                                     cũng có xu hướng giảm.
 KH     VCB     CTG     MB
 1M     14%     14%     14%      LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND ĐỐI VỚI DÂN CƯ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
 2M     14%     14%     14%
 3M     14%     14%     14%
                                 Lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận kỳ hạn 1 tháng cho các khoản tiền dưới 1 tỷ (%)
 KH     ACB     TCB     STB
 1M     13,9%    14%    14%
 2M     13,9%    14%    14%
 3M     13,9%    14%    14%

 KH     MSB      EIB    HBB
 1M     14%      14%    14%
 2M     14%      14%    14%
 3M     14%      14%    14%

 KH     OCB      PGB    VIB
 1M     14%      14%    14%
 2M     14%      14%    14%
 3M     14%      14%    14%                                      Nguồn: Phòng Phân tích
                                 Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến cuối tháng 4/2011
Nguồn: website của các NHTM
                                    Lãi suất VND thỏa thuận tăng dần và giữ ở mức cao. Trước Tết, lãi suất tăng do các
                                     NHTM tăng lãi suất thỏa thuận để đảm bảo thanh khoản vào dịp Tết. Sau tết, lãi
                                     suất giảm nhẹ nhưng lại tăng cao khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
                                    Lãi suất VND niêm yết vẫn ở mức 14%.
                                    Trong tháng 3, tháng 4, lãi suất trên thị trường interbank ở mức cao hơn lãi suất huy
                                     động trên thị trường 1. Các NHTM đã rút dần các khoản tiền gửi ủy thác thông qua
                                     các công ty con về để đảm bảo thanh khoản trên thị trường 2.
                                    Kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng, lãi suất thỏa thuận dao động 18 – 22%/năm cho các
                                     khoản tiền từ 100 triệu trở lên.


                                 Giai đoạn 2: Từ giữa tháng 5/2011 đến cuối tháng 6/2011
                                    Lãi suất VND có xu hướng giảm dần. Kỳ hạn dài giảm nhanh hơn. Lãi suất kỳ hạn
                                     1 tháng dao động từ 16 – 18,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng dao động từ 16 –
                                     17,5%/năm.
                                    Các khoản tiền lớn nhận được mức lãi suất tốt hơn, chủ yếu từ 500 triệu trở lên. Các
                                     NHTM ít nhận các kỳ hạn dài trên 3 tháng với mức lãi suất cao.
                                    Lãi suất tiền đồng trên thị trường 1 giảm một phần nhờ ảnh hưởng từ lãi suất
                                     interbank giảm. Đồng thời, lạm phát tính theo tháng cũng bắt đầu có xu hướng giảm
                                     dần.
                                    Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất vẫn tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt là so với lãi suất
                                     niêm yết là 14%. Nguyên nhân là do lạm phát tính theo năm vẫn ở mức cao và
                                     chênh lệch giữa huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng tiếp tục gia tăng.

                                                                                                                       12
Chênh lệch huy động và cho vay của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (tỷ VND)

               Nội dung        M12 2010        M3 2011        M6 2011
            Huy động VND        1,696,950      1,643,418      1,679,648
             GTCG VND           106,511        117,011         127,511
            Tín dụng VND      2,002,410.76   2,067,830.28    2,111,666.00
             DTBB VND            54,104         52,813         54,215
           Chênh lệch VND       (253,054)      (360,215)      (358,722)

  Nguồn: Số liệu tính toán của Phòng Phân tích dựa trên công bố của IMF và NHNN
Chênh lệch khoảng 358.722 tỷ tiền VND được tài trợ bởi các nguồn:
   -   Nguồn tiền cho vay ra qua thị trường mở của NHNN và nguồn tái cấp vốn từ
       100.000 – 150.000 tỷ.
   -   Phần còn lại được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu của hệ thống NHTM và đi vay
       nước ngoài. Từ nguồn số liệu của IMF thì tổng nguồn vốn của hệ thống NHTM
       và ước tính tốc độ tăng vốn hàng năm khoảng 25% thì tổng vốn chủ sở hữu của
       hệ thống ngân hàng sẽ vào khoảng 424.425 tỷ đồng. Dựa trên, BCTC quý I, tỷ
       lệ đầu tư tài chính dài hạn và TSCĐ trên vốn chủ sở hữu của VCB vào khoảng
       20%, CTG là 25%, ACB là 36%, STB là 27%, EIB là 18% …. nên ước tính tỷ
       lệ VCSH dành cho đầu tư tài chính dài hạn và TSCĐ là khoảng 25%. Như vậy,
       giá trị VCSH của hệ thống NHTM tài trợ cho vay sẽ khoảng 75% tương ứng
       với 318.319 tỷ đồng.




                                                                                   13
KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ – LÃI SUẤT USD


                                    LÃI SUẤT USD TRÊN THỊ TRƯỜNG INTERBANK
                                                      Lãi suất USD interbank tháng 1/2011 - 6/2011(%)

                                                           USD ON (T)       USD 1W (T)     SiborUSD 1M (P)
                                         1.80                                                                   0.30

                                         1.60
                                                                                                                0.25
                                         1.40
                                         1.20                                                                   0.20
                                         1.00
                                                                                                                0.15
                                         0.80
                                         0.60                                                                   0.10

                                         0.40
                                                                                                                0.05
                                         0.20
                                         0.00                                                                   0.00




                                                                   Nguồn: Phòng Phân tích
                                    Giai đoạn 1: Lãi suất interbank từ đầu năm đến cuối tháng 4/2011 khá ổn định do
                                    lãi suất USD thế giới thấp, đồng thời dự trữ bắt buộc ở mức thấp
                                       Kỳ hạn O/N lãi suất dao động quanh mức 0,6%.
                                       Kỳ hạn 1 tuần, lãi suất dao động quanh mức 0,8%.
                                       Trong khi đó, lãi suất SiborUSD kỳ hạn 1 tháng chỉ ở mức 0,2 – 0,27%/tháng, thấp
                                        hơn nhiều so với lãi suất trong nước.
9/4/2011: NHNN ban hành quyết
định 750/QĐ - NHNN tăng tỷ lệ          Do nguồn USD huy động của các NHTM, bao gồm cả tiền gửi và phát hành giấy tờ
dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 2%        có giá vẫn cân bằng được với cho vay nên mặc dù NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
đối với TCTD. Tuy nhiên, lãi suất       bằng ngoại tệ lên thêm 2% vào ngày 9/4 nhưng lãi suất USD interbank vẫn không
USD interbank vẫn ổn định.              thay đổi đáng kể cho tới cuối tháng 4/2011.
                                    Giai đoạn 2: Lãi suất USD bắt đầu tăng trở lại vào cuối tháng 4/2011 cho đến cuối
                                    tháng 6/2011.
                                       Lãi suất kỳ hạn O/N tăng từ 0,6% lên 1,2% - 1,5%
                                       Lãi suất kỳ hạn 1 tuần tăng từ mức 0,8% lên mức 1,7 – 1,9%
                                       Lãi suất kỳ hạn 2 tuần tăng lên mức 2 – 2,5%
                                       Kỳ hạn 1 tháng, lãi suất tăng từ mức 1,5% lên 3 - 3,5%.
9/4/2011,NHNN áp trần lãi suất
huy động USD tối đa đối với cá      Nguyên nhân lãi suất USD tăng trở lại
nhân là 3%/năm, đối với tổ chức
là 1%/năm.
                                       Ảnh hưởng lớn nhất là do các NHTM phải đảm bảo thanh khoản đối với tiền gửi
                                        ngoại tệ khi các khách hàng cá nhân bắt đầu bán ngoại tệ khi đến hạn từ tháng
1/6/2011. NHNN ban hành quyết           4/2011
định 1209/QĐ – NHNN tăng
DTBB với tiền gửi KH 12 tháng               -   NHNN áp trần lãi suất huy động USD ở mức 3% khiến cho lãi suất USD
trở xuống tăng từ 6% lên 7%.                    giảm từ 2 – 2,5% so với lúc trước. Chênh lệch lãi suất huy động VND và
DTBB với tiền gửi KH 12 tháng                   USD tăng lên, đồng thời tỷ giá lại đang có xu hướng giảmkhiến các khách
trở lên tăng từ 4% lên 5%.                      hàng cá nhân đáo hạn tiền gửi ngoại tệ là bắt đầu bán ra. Sau đó, NHNN
                                                tiếp tục giảm trần lãi suất huy động USD dành cho cá nhân xuống mức
1/6/2011, NHNN áp trần lãi suất                 2%/năm.
huy động ngoại tệ với cá nhân ở
mức 2%/năm, với TCTK ở mức                  -   Không chỉ với khách hàng cá nhân mà cả với các Tổ chức kinh tế, khi tỷ giá
0,5%/năm.                                       giảm mạnh, các tổ chức này cũng đã dần bán bớt ngoại tệ tiền gửi cho
                                                                                                                       14
NHTM. Để đảm bảo thanh khoản, nhu cầu đi vay ngoại tệ trên thị trường
                                                  interbank tăng lên khiến cho lãi suất USD interbank tăng mạnh từ cuối
                                                  tháng 4/2011.
                                            -     Huy động ngoại tệ liên tục tăng trong các tháng đầu năm nhưng đã giảm
                                                  trong tháng 5/2011 do nguồn tiền gửi ngoại tệ bị rút ra chuyển sang VND.
                                                  Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/5/2011
                                                  ước tăng 0,56% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng
                                                  1,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 1,96%.
                                       NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ. Lần đầu tiên từ 9/4/2011, lần
  Lãi suất huy động USD (%)             tiếp theo từ ngày 1/6/2011. Tổng cộng mức tăng DTBB cho cả 2 lần tăng là 3%.
            niêm yết                    Điều này đã bắt đầu ảnh hưởng lớn đến dự trữ bắt buộc của các NHTM.

 KH      VCB     CTG      MB
  1M      2%      2%      2%        LÃI SUẤT HUY ĐỘNG USD DÂN CƯ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ
  2M      2%      2%      2%            Lãi suất huy động USD của các NHTM từ 1/2011 – 6/2011 kỳ hạn 1 tháng (%)
  3M      2%      2%      2%

 KH      ACB      TCB     STB
  1M      2%       2%     2%
  2M      2%       2%     2%
  3M      2%       2%     2%

                          HB
 KH      MSB      EIB
                           B
  1M      2%       2%     2%
  2M      2%       2%     2%
  3M      2%       2%     2%

 KH      OCB      PGB     VIB
  1M      2%       2%     2%
                                                                          Nguồn: Phòng Phân tích
  2M      2%       2%     2%
  3M      2%       2%     2%        Lãi suất huy động USD duy trì ở mức cao từ đầu năm đến đầu tháng 4/2011
                                       Đối với cá nhân, lãi suất ở mức 4,5 – 5,5% kỳ hạn 1 – 3 tháng.
 Nguồn: website của các NHTM           Đối với tổ chức kinh tế, lãi suất ở mức 1%/năm áp dụng cho tất cả các kỳ hạn
                                    Lãi suất huy động USD giảm mạnh khi NHNN áp trần lãi suất từ đầu tháng 4 đến tháng
                                    6/2011

                                       Đối với cá nhân, sau khi NHNN áp mức lãi suất trần 3% từ đầu tháng 4 và 2% từ
                                        đầu tháng 6/2011, lãi suất huy động cũng lần lượt giảm mạnh.
Phát hành giấy tờ có giá bằng          Đối với tổ chức kinh tế, lãi suất trần giảm từ mức 1% xuống 0,5%/năm.
ngoại tệ (vàng, USD, các ngoại tệ
khác..) của các ngân hàng đến
31/3/2011:                          Mặc dù NHNN áp trần nhưng lãi suất tiền gửi ngoại tệ vẫn tạm thời ổn định và và giảm
                                    xuống do huy động và cho vay ngoại tệ của hệ thống ngân hàng vẫn đang tạm cân bằng
ACB: 33.343 tỷ; STB: 17.320 tỷ,
EIB: 13.430 tỷ – chủ yếu là chứng   chứ không bị mất cân đối như đối với tiền VND.
chỉ tiền gửi vàng.
Các NHTM nhỏ khác như Đông                  Chênh lệch huy động và cho vay ngoại tệ toàn hệ thốngcác tổ chức tín dụng
Á, Việt Á, Phương Nam, Phương                   Nội dung                          M12 2010     M3 2011     M6 2011
Đông …ước tính có giá trị phát
phát hành giấy tờ có giá vào                    Huy động ngoại tệ (tỷ USD)          20.00          21.85       20.00
khoảng 10.000 tỷ đồng.                          GTCG ngoại tệ (tỷ USD)              5.63           5.65        6.19
Tổng giá trị phát hành giấy tờ có               Tín dụng USD (tỷ USD)               24.87          26.03       27.92
giá bằng ngoại tệ ước tính vào
                                                DTBB ngoại tệ (tỷ USD)              1.025          1.203       1.996
khoảng 120.000 tỷ đồng tương
đương với khoảng 5 – 6 tỷ USD.                  Chênh lệch USD (tỷ USD)             (0.27)         0.37        (3.56)
                                                           Nguồn: SBV, số liệu tính toán của Phòng Phân tích


                                                                                                                         15
KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU


                                     THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP
                                     Theo kế hoạch phát hành mới năm nay, lượng TPCP (bao gồm TPCP do Kho bạc nhà
                                     nước phát hành và TPCP do VDB, NHCSXH, VEC.. phát hành được chính phủ bảo
                                     lãnh) sẽ được phát hành bổ sung là 45.000 tỷ. Như vậy, với lượng TPCP sẽ đáo hạn năm
Giá trị TPCP phát hành sơ cấp
 và đáo hạn trong năm 2011
                                     nay là 52.710 tỷ đồng thì tổng giá trị TPCP phát hành cả năm là 97.571 tỷ đồng.
                                     Giá trị TPCP và TPCPBL đã phát hành và đáo hạn từng tháng trong năm 2011 (tỷ đồng)
                     Tổng
 TPCP
           Đáo hạn     Phát hành

  Quý I    16.814           44.754

 Quý II    10.534           26.470

 Quý III   14.835             0

 Quý IV    10.388             0

  Tổng     52.5710          71.224


    Nguồn: Phòng Phân tích




                                                          Nguồn: HNX, tính toán của Phòng Phân tích
                                     Sau hai tháng đầu năm sôi động thì giá trị TPCP và TPCPBL phát hành trong tháng 3,
                                     tháng 4 và nửa dầu tháng 5 đã sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là do lãi suất trên thị trường
                                     tăng cao trong khi lãi suất TPCP thấp khiến cho các NHTM không mặn mà với việc
                                     mua trái phiếu.
                                     Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 5/2011, giá trị TPCP phát hành thành công tăng mạnh sau
                                     khi KBNN, VDB, NHCSXH và các đơn vị phát hành khác nâng lãi suất. Lãi suất TPCP
                                     kỳ hạn 3 năm đã nâng từ mức 11% vào giữa tháng 4/2011 lên mức 13,3% vào cuối
                                     tháng 5/2011. Thêm vào đó, những tín hiệu về lạm phát tính theo tháng có xu hướng
                                     giảm đã khuyến khích các NHTM mua TPCP.
                                         Lợi tức TPCP kỳ hạn 3 năm do KBNN phát hành từ tháng 1 – tháng 6/2011 (%)




Tính từ đầu năm đến ngày
29/6/2011, tổng giá trị TPCP và
TPCP bảo lãnh phát hành được là
71.224 tỷ đồng, cao hơn gần
20.000 tỷ so với lượng đáo hạn
năm nay và bằng 72,99% kế
hoạch phát hành năm nay.




                                                                    Nguồn: Phòng Phân tích
                                     Giá trị TPCP phát hành thành công tăng cao đã khiến cho các đơn vị phát hành tiếp tục
                                     hạ lãi suất phát hành xuống trong thời gian từ cuối tháng 5 đến đàu tháng 6/2011.
                                        Lãi suất TPCP do KBNN phát hành kỳ hạn 3 năm giảm từ 13,3% xuống 12,3%.

                                                                                                                         16
   Lãi suất TPCP do KBNN phát hành kỳ hạn 5 năm giảm từ 13,2% xuống 12,3%.
Các NHTM có thể lỗ về lãi suất       Mặc dù lãi suất đã bắt đầu có tín hiệu giảm nhưng các công cụ lãi suất điều hành trên thị
khi mua TPCP tại thời điểm này       trường của NHNN vẫn giữ ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất của TPCP. Điều này
nhưng sẽ lãi trong dài hạn           đồng nghĩa với việc, mua TPCP tại thời điểm này, các NHTM có thể đang lỗ. Tuy
                                     nhiên, nhu cầu mua TPCP vẫn tăng cao do:
                                        Có TPCP, các NHTM sẽ được thực hiện tái cấp vốn tại NHNN với mức lãi suất
                                         14% thấp hơn so với việc vay trên thị trường mở là 15%. Do vậy, mức độ lỗ sẽ
                                         không quá lớn trong ngắn hạn.
                                        Lạm phát kỳ vọng giảm sẽ khiến cho các NHTM kỳ vọng lãi suât sẽ sớm hạ xuống.
                                         Như vậy, lợi tức TPCP sẽ tiếp tục giảm. Đến thời điểm lạm phát ổn định, NHNN có
                                         thể giảm mức lãi suất tái cấp vốn xuống thấp hơn và đây là cơ hội thu lợi nhuận cho
                                         các NHTM.
                                        NHNN đang có xu hướng hạn chế hoạt động ủy thác trên thị trường nhằm hạn chế
                                         sự dịch chuyển của dòng vốn trên thị trường 2 sang thị trường 1. Do vậy, nguồn trên
                                         thị trường 2 sẽ có thể bị dư thừa trong thời gian tới do dự trữ bắt buộc tiền đồng
                                         hiện đang ở mức thấp 3%. Trong khi đó, NHTM không được sử dụng quá 80% vốn
                                         huy động trên thị trường 1 để cho vay. Do vậy, đầu tư vào TPCP tại thời điểm hiện
                                         tại là một trong những kênh đầu tư hiệu quả và an toàn nhất.


                                     GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRÊN THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP
    Giao dịch TPCP trên thị trường
               thứ cấp
                                     Giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp từ đầu năm đến nay khá sôi động. Tổng giá trị
                                     giao dịch TPCP 128.233 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là giao dịch TPCP outright (mua
                                     đứt – bán đoạn) với giá trị giao dịch chiếm 87,03% giá trị toàn thị trường. Tiếp đén là
                                     giá trị giao dịch TPCPBL outright chiếm 12,47%. Còn lại giao dịch TPCP và TPCPBL
                                     repos không đáng kể.
                                     Tuy nhiên, một phần lớn giao dịch repos được tách làm 2 giao dịch outright và thực tế,
                                     trên thị trường trong 6 tháng đầu năm, giá trị TPCP và TPCPBL giao dịch mua đứt bán
                                     đoạn là không nhiều.
                                                          Lợi suất TPCP các kỳ hạn 1 năm – 5 năm (%)

                                                   31/12/2010          28/2/2011          30/4/2011          30/6/2011

.                                        14.50
                                         14.00
                                         13.50
                                         13.00
                                         12.50
                                         12.00
                                         11.50
                                         11.00
                                         10.50
                                         10.00
                                                       1 na m            2 na m             3 na m            5 nam

                                                                     Nguồn: Phòng Phân tích




                                                                                                                           17
KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI


                                                         Tỷ giá USD/VND interbank 6 tháng đầu năm 2011
                                                          T? giá Interba nk (T)            TGBQLNH (T)   Chênh giá bá n - m ua (P)
                                             22000                                                                                   250

                                             21500
                                                                                                                                     200
                                             21000

                                             20500
                                                                                                                                     150

                                             20000                                Ngân hàng
                                                                                  Nhà nước
                                             19500                                nâng tỷ giá                                        100
                                                                                  tham chiếu
                                             19000                                thêm 9,3%.
                                                                                                                                     50
                                             18500

                                             18000                                                                                   0




                                                                              Nguồn: Phòng Phân tích
                                         Giai đoạn 1: Tỷ giá interbank từ đầu năm đến 21/2/2011.
10/2/2011: NHNN điều chỉnh tăng tỷ
giá bình quân liên ngân hàng lên mức         Tỷ giá tăng mạnh từ mức 20.500 lên 21.500, đặc biệt là sau khi NHNN điều
20.693 và thu hẹp biên độ giao dịch           chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng và điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 3%
từ 3% xuống 1% áp dụng từ ngày                xuống 1% từ ngày 10/2/2011, áp dụng vào ngày 11/2/2011.
11/2.
                                             Tỷ giá tăng mạnh khiến cho các khách hàng vay ngoại tệ phải mua vào để trả nợ
                                              do lo ngại tỷ giá tiếp tục tăng cao. Đồng thời, các NHTM đã short trạng thái
                                              ngoại tệ trước đó cũng phải mua về trạng thái ngoại tệ để tránh tình trạng thua lỗ
                                              do việc tỷ giá USDVND tăng trên thị trường.
                                             Sức ép mua ngoại tệ nhập khẩu vàng tăng cao khi giá vàng trong nước cao hơn
                                              so với giá vàng thế giới, phổ biến từ 500.000 – 1.500.000 đồng/lượng. Đặc biệt
                                              trong giai đoạn này, đã có lúc giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới hơn 2
                                              triệu đồng/lượng khi vàng trong nước tăng 38,2 – 38,4 triệu đồng/lượng. NHNN
                                              đã cấp phép nhập khẩu vàng cho các NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng
                                              đến cuối tháng 2/2011.
                                         Giai đoạn 2: Tỷ giá giảm mạnh từ 21.500 về còn 20.500 vào cuối tháng 4/2011
                                             Tỷ giá điều chỉnh sau khi lên mạnh. Một số NHTM đã nắm giữ trạng thái ngoại
                                              tệ dương lớn trước đó đã bán ra. Nhu cầu mua ngoại tệ của các khách hàng giảm
Các thông tin về việc quản lý chặt thị
trường ngoại hối dần được công bố
                                              mạnh khi tỷ giá bắt dầu giảm.
                                             Chính phủ và NHNN ban hành các văn bản để ổn định lại thị trường ngoại hối.
                                              Chính sách tiền tệ thắt chặt được NHNN sử dụng đã khiến lãi suất VND tăng trở
                                              lại, giúp cho VND tăng giá. Những thông tin bắt đầu xuất hiên về bình ổn thị
                                              trường ngoại hối như yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ,
                                              hạn chế lượng ngoại tệ nắm giữ khi được mang ra nước ngoài, giảm trạng thái
                                              ngoại hối của các NHTM…
9/4/2011: NHNN áp trần lãi suất huy          Xu hướng ngoại tệ giảm mạnh chỉ thực sự giảm mạnh khi các cá nhân bán ngoại
động tiền gửi ngoại tệ với cá nhân là
                                              tệ ra do ảnh hưởng từ việc NHNN khống chế trần lãi suất huy động ở mức 2%.
3%
                                              Liên tiếp trong tháng 4 và tháng 5, nhiều khách hàng gửi ngoại tệ khi đến hạn đã
                                              bán ngoại tệ lại cho ngân hàng lấy VND gửi hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn.
                                              Mức chênh lệch lãi suất tiền gửi VND và USD từ 13 – 15% tăng lên 15 – 17%.
                                             NHNN và các cơ quan chức năng thực hiện quản lý chặt chẽ thị trường tự do với
                                              những cửa hàng kinh doanh ngoại tệ không được phép. Điều này khiến cho
                                              người dân không bán ngoại tệ ở tự do mà chuyển sang bán lại cho các NHTM.
                                                                                                                                           18
Hơn nữa, tỷ giá từ giữa tháng 4/2011 đã bắt đầu giảm về trong biên độ. Các
                                             khách hàng cá nhân đã chuyển hướng bán ngoại tệ cho NHTM khiến nguồn cung
                                             tăng mạnh. Tỷ giá giảm thấp nhất về gần mức tỷ giá sàn, xấp xỉ 20.500.


                                       Giai đoạn 3: Tỷ giá dao động quanh mức 20.600 từ đầu tháng 5/2011 đến cuối
NHNN mua vào 3 tỷ USD ngoại tệ tháng 6/2011
trong giai đoạn này qua 2 đợt: từ 29/4  Tỷ giá trong giai đoạn này khá ổn định, chủ yếu dao động từ 20.550 đến 20.650.
đến 10/5 và từ 25/5 đến 10/6
                                            NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá mua vào từ 20.491 lên 20.700 rồi giảm xuống
                                             20.650 và 20.600. Trong giai đoạn này, NHNN đã mua vào được 3 tỷ USD ngoại
                                             tệ. Nhờ lực mua từ NHNN nên tỷ giá không giảm mạnh dù nguồn cung tăng
                                             nhiều. Các NHTM mua ngoại tệ về và bán lại cho NHNN để hưởng chênh lệch.
                                            Cũng có thời điểm, tỷ giá tăng mạnh trở lại và lên gần mức trần do các NHTM
                                             mua về trạng thái do khi bán ngoại tệ cho NHNN, NHNN chỉ mua vào tối đa đến
                                             -2% trạng thái ngoại tệ của các NHTM. Để có thể bán được khối lượng ngoại tệ
NHNN ban hành văn bản yêu cầu các            lớn cho NHNN, nhiều NHTM đã nhờ gửi trạng thái ngoại tệ. để làm tăng trạng
TĐ, TCT bán ngoại tệ từ 1/7 sau khi          thái ngoại tệ dương danh nghĩa lên cao. Do vậy, khi tỷ giá tăng mạnh, các
cân đối. Đồng thời NHNN áp trần lãi
                                             NHTM này phải mua về trạng thái khiến tỷ giá bị đẩy lên nhanh. Tuy nhiên, áp
suất tiền gửi ngoại tệ với cá nhân là
2%, với TCKT là 0,5%.                        lực bán ngoại tệ vẫn lớn kéo tỷ giá giảm trở lại về quanh mức 20.600.
                                            NHNN đã ban hành văn bản yêu cấu các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán
                                             ngoại tệ từ 1/7. Thông tin này cùng với việc NHNN tiếp tục áp trần lãi suất tiền
                                             gửi ngoại tệ giúp cho tỷ giá tiếp tục nằm dưới mức tỷ giá mua vào của NHNN
                                             cho đến giữa tháng 6/2011.
                                            Nguồn cung ngoại tệ tăng mạnh trong giai đoạn này còn có sự đóng góp từ
                                             nguồn ngoại tệ do hoạt động xuất khẩu đá quý, kim loại quý. Trong tháng 6, giá
                                             trị xuất khẩu tăng đột biến lên 630 triệu USD nhờ giá vàng trong nước thấp hơn
                                             giá vàng thế giới quy đổi từ 300.000 – 500.000. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, giá
                                             vàng thế giới giảm mạnh đã khiến giá vàng trong nước giữ ở mức cao hơn giá
                                             vàng thế giới quy đổi. Điều này gây ra sức ép nhập khẩu vàng trở lại và có thể
                                             tác động lớn đến tỷ giá trong thời gian tới.
                                                Diễn biến giá vàng SJC và tỷ giá USDVND tự do 6 tháng đầu năm 2011
                                                                   Đơn vị: Tỷ giá USDVND (đồng)
                                                                               Giá vàng (1.000 đồng/chỉ)

                                                                  [Vàng TG qd?i - Vàng SJC] (P)   T? giá t? do (T)

                                            22,500                                                                     250
                                                                                                                       200
                                            22,000                                                                     150
                                                                                                                       100
                                            21,500                                                                    50
                                                                                                                      -
                                            21,000                                                                     (50)
                                                                                                                      (100)
                                            20,500                                                                    (150)
                                                                                                                      (200)
                                            20,000                                                                    (250)




                                                                                 Nguồn: SJC
                                            NHNN cũng công bố dự thảo về việc giảm trạng thái ngoại tệ của NHTM không
                                             vượt quá 20% vốn tự có từ mức 30%. Việc này sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ
                                             ngoại tệ của các NHTM giúp cho thị trường ngoại hối ổn định hơn, tránh những
                                             đợt tăng giá mạnh, nhanh và đột biến.



                                                                                                                              19
KINH TẾ VIỆT NAM | TRIỂN VỌNG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011




                                                      20
Mục tiêu điều hành chính sách trong nửa cuối năm 2011 của chính phủ
                                      Trong phiên họp thường kỳ tháng 5/2011, chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và các
                                      địa phương kiên định thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra trong nghị quyết
                                      11/NQ-CP về việc tập trung chỉ đạo, điều hành để thực hiện các mục tiêu:
                                         Kiểm soát lạm phát năm 2011 ở mức khoảng 15%
                                         Tăng trưởng GDP đạt 6%
                                      Theo mục tiêu này thì rõ ràng chính phủ vẫn tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát. Tuy
                                      nhiên, chính phủ cũng không muốn tăng trưởng bị sụt giảm, ảnh hưởng đến an sinh
                                      xã hội. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mức lạm phát 15% và tỷ lệ tăng trưởng 6% là
                                      mâu thuẫn nhau. Chính phủ sẽ không thể đạt được cả hai mục tiêu này trong năm
                                      2011.
                                      Dự báo tổng phương tiện thanh toán M2
                                      Trong 6 tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán mới chỉ tăng ở mức 2,45% tính
                                      đến ngày 20/6, thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán từ
                                      15 – 16% trong năm 2011 của NHNN rất nhiều. Tuy nhiên, tốc độ này đã tăng khá
                                      mạnh so với các tháng trước đó, như tháng tư mới chỉ tăng 1,1% và tháng 5 là
                                      1,75%.
                                      Nếu NHNN tiếp tục kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát để giảm xuống 15%
                                      đến cuối 2011 thì việc tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán sẽ bị giới hạn.
                                      Nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng, NHNN bắt buộc phải giảm cung tiền do chênh
                                      lệch huy động và cho vay hiện đang được tài trợ bởi cung tiền từ NHNN. Mỗi động
                                      thái của NHNN sẽ tác động tới hành vi cung tín dụng của các TCTD Việt Nam.
                                      Trong khi đó, tổng cung tiền so với GDP được ước khoảng 125%, điều này cho
                                      thấy, tiếp tục cung tiền sẽ tạo cơ hội cho lạm phát tăng cao và phá đi các thành quả
                                      mà Chính phủ đã theo đuổi trong 6 tháng đầu năm 2011. Theo phương án này, tổng
                                      phương tiện thanh toán trong năm 2011 từ 9% đến 12%.
                                      Tuy nhiên, nếu NHNN thực hiện mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng GDP để đưa GDP năm
                                      2011 ở mức 6% thì lượng cung tiền sẽ phải tăng mạnh. Điều này đồng nghĩa với
                                      việc lạm phát sẽ tăng trở lại vào cuối năm. Với mục tiêu này, M2 sẽ tăng trưởng
                                      khoảng 15 - 16% theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, với
                                      mức cung tiền còn lại khoảng 12% đến 13% cho 6 tháng cuối năm thì sẽ tạo áp lực
                                      lớn cho lạm phát của 6 tháng đầu năm 2012 và cả năm 2012.
                                      Dự báo GDP trong quý III và quý IV/2011
                                      GDP trong 2 quý cuối năm dựa trên 2 kịch bản:
                                         Kịch bản 1 là nếu NHNN tiếp tục thắt chặt tiền tệ thì tăng trưởng trong 2 quý
                                          cuối năm sẽ chậm lại. Tốc độ tăng trung bình của 2 quý này ở mức 5,8 – 6,0%.
                                          Điều này đồng nghĩa với việc GDP cả năm 2011 sẽ chỉ ở mức 5,6% - 5,7%.
                                         Kịch bản 2 là nếu NHNN nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Tốc
Dự báo CPI các tháng của quý III sẽ       độ tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn do yếu tố nội tai của nền kinh tế. Theo kịch
giảm dần.                                 bản này tăng trưởng GDP trung bình của 2 quý cuối năm ở mức 6,0 – 6,4%.
   CPI T7 ở mức 0,7 – 1%/năm.            Điều này đồng nghĩa với việc GDP cả năm 2011 sẽ ở mức 5,8% - 6,0%.

   CPI T8 ở mức 0,3 – 0,6%/năm.      Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chính phủ sẽ rút kinh nghiệm từ năm 2009 và 2010. Theo
                                      hướng này, tăng trưởng kinh tế năm 2011 có khả năng cao sẽ rơi vào khoảng 5,7%.
   CPI T9 ở mức 0,1 – 0,4%/năm.
                                      Dự báo chỉ số CPI các tháng cuối năm 2011
Dự báo CPI các tháng quý IV/2011
sẽ tăng trở lại                  Chỉ số CPI sẽ được dự báo dựa trên 2 kịch bản:
   CPI T10 từ 0,3 – 0,5%/năm.           Kịch bản 1 là NHNN tiếp tục thắt chặt cung tiền để kiềm chế lạm phát. Khi đó,
   CPI T11 từ 0,5 – 0,8%/năm.
                                          CPI sẽ tăng chậm hơn do chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất
                                          trên thị trường vẫn sẽ giữ ở mức cao. Khi đó, CPI cuối năm 2011 sẽ dao động ở
   CPI T12 từ 0,7 – 1%/năm.              mức 18,5 – 19,1%/năm.
                                         Kịch bản 2 là NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ hơn để hỗ trợ cho tăng trưởng.
                                          Theo kịch bản này, lãi suất VND sẽ được NHNN điều hành giữ ở mức thấp hơn,
                                          lượng cung tiền tăng nhanh trong những tháng cuối năm kéo CPI tăng mạnh trở
                                          lại vào thời điểm cuối năm. Khi đó, CPI cuối năm 2011 sẽ dao động ở mức 19 –
                                                                                                                         21
19,5%/năm. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của việc nới lỏng chính sách tiền tệ
   đến CPI trong năm 2011 sẽ không lớn bằng năm 2012 do chính sách tiền tệ
   thường có độ trễ khoảng 6 tháng.
Dự báo CPI trên còn chịu ảnh hưởng từ giá hàng hóa thế giới và khả năng tăng giá
điện của chính phủ vào cuối năm. Nếu giá hàng hóa giảm thì CPI có thể giảm nhanh
hơn. Trong trường hợp chính phủ điều chỉnh giá điện thì CPI sẽ có thể bị ảnh hưởng
trong một vài tháng sau đó.
                           Dự báo CPI đến cuối năm 2011
                                        CPI mom     CPI yoy
                          1.2011            1.74%       12.17%
                          2.2011           2.09%       12.31%
                          3.2011           2.17%       13.89%
                          4.2011           3.32%       17.51%
                          5.2011           2.21%       19.78%
                          6.2011           1.09%       20.82%
                          7.2011           0.70%       21.60%
                          8.2011           0.40%       21.80%
                          9.2011           0.50%       20.83%
                          10.2011          1.00%       20.77%
                          11.2011          1.20%       19.99%
                          12.2011          1.30%       19.19%
Tổng hợp các yếu tố chúng tôi cho rằng CPI của Việt Nam năm 2011 có khả năng
cao rơi vào khoảng 18,5 – 19,1%
                  Dự báo xu hướng CPI những tháng cuối năm (%)




Lãi suất VNĐ và lãi suất USD sẽ có xu hướng biến động ngược chiều nhau
Hoạt động huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng năm 2011
                                                       2010 (sơ bộ)   Cả năm 2011
 Tăng trưởng GDP                                         6.78%          5.70%
 GDP danh nghĩa                                          1951.17        2436.8
 Lạm phát (YTD)                                          11.75%         19.19%
 M2 (nghìn tỷ VND)                                       2621.8         2923.3
 Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2)
                                                         25.30%         11.50%
 (YTD)
 Tiền ngoài ngân hàng                                     333.2          383.6
 Tỷ lệ tiền ngoài ngân hàng so với M2                    12.71%         13.12%
 Tổng huy động từ nền kinh tế                            2288.6         2540.4
                                                                                    22
Tốc độ tăng huy động từ nền kinh tế                    27.20%         11.00%
 Tổng tín dụng nội địa                                  2648.2         3032.2
 Tốc độ tăng tín dụng nội địa                           29.80%         14.50%
 Tổng huy động khả vay (đã khấu trừ tiền giữ tại
                                                        2092.11        2271.7
 ngân hàng, tín phiếu bắt buộc, và dự trữ bắt buộc)
 Chênh lệch giữa tổng tín dụng và tổng huy động
                                                        556.09          760.5
 khả vay
 % chênh lệch giữa tổng tín dụng và tổng huy động
                                                        26.58%         33.48%
 khả vay so với tổng huy động khả vay (%)
 Bù đắp chênh lệch bằng nguồn của NHNN                  180.00         150.00
     qua OMO                                             86.10          90.00
     qua tái chiết khấu, tái cấp vốn, swap               93.90          60.00
 Bù đắp bằng vốn chủ sở hữu, vay nước ngoài, và
                                                        376.09         610.50
 các nguồn khác
 Lãi suất huy động 3M VND                             10,5% - 15%       16.0%
 Lãi suất huy động 3M USD                             3,8%-4,5%         3.00%

Lãi suất VND
Do lạm phát có dấu hiệu giảm trong quí III nên lãi suất huy động VND sẽ có xu
hướng giảm theo. Tuy nhiên, chúng tôi nhận định rằng mức giảm sẽ không lớn do
chủ trương kiềm chế lạm phát của chính phủ đòi hỏi lãi suất phải được duy trì ở
mức cao trong một thời gian đủ dài. Nếu như chính phủ kiểm soát lạm phát quyết
liệt thì lãi suất sẽ có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ tiếp trong quí IV. Còn nếu không
lãi suất sẽ tăng trở lại vào cuối quý IV.
Cụ thể chúng tôi cho rằng lãi suất huy động thỏa thuận kỳ hạn 3 tháng sẽ giảm từ
mức 17% hiện nay xuống mức 16,5% vào cuối quí III và đến cuối quí IV sẽ ở mức
16%-16,5%.
Do chúng tôi kỳ vọng NHNN tiếp tục duy trì các mức lãi suất chính sách ở mức
14% - 15% như hiện nay nên chúng tôi cho rằng lãi suất interbank cho kỳ hạn 1 tuần
sẽ vẫn tiếp tục ổn định trong xung quanh mức 13%-14% trong quí III như hiện tại.
Tuy nhiên lãi suất interbank có thể sẽ giảm mạnh trong quý III nếu như NHNN giới
hạn hoạt động của thị trường liên ngân hàng và hạn chế các hoạt động ủy thác.
Trong trường hợp này, lãi suất interbank có thể sẽ dao động xung quanh mức 11 –
12% với kỳ hạn 1 tuần.
Lãi suất interbank sẽ tăng trở lại từ đầu quý IV khi NHNN thu về các khoản tái chiết
khấu. Nhu cầu vay interbank cuối năm đáp ứng thanh khoản tăng cao.
      Dự báo xu hướng lãi suất VND interbank 1 tuần đến cuối năm 2011 (%)

                                              1W
           24

           22

           20

           18

           16

           14

           12

           10




Lãi suất USD
Sự mất cân đối huy động và cho vay USD khiến cho lãi suất USD huy động sẽ có
                                                                                   23
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

More Related Content

What's hot

Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3lovelycat1416
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinhLe Thuy Hanh
 
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Duong Tien
 
18. dienbienlamphat phan thicuc
18. dienbienlamphat phan thicuc18. dienbienlamphat phan thicuc
18. dienbienlamphat phan thicucdungnguyen6236
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...Phan Minh Trí
 
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâylạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâyQuỳnh Trọng
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...Jenny Hương
 
Báo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướngBáo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướngHán Nhung
 
1. trinh bay tai cau truc 29 92011-final
1. trinh bay tai cau truc 29 92011-final1. trinh bay tai cau truc 29 92011-final
1. trinh bay tai cau truc 29 92011-finalPhung Loan
 
q2.2018
 q2.2018 q2.2018
q2.2018hero_hn
 
Nới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QENới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QETrung Phạm Quang
 
Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1Nhu Lai
 

What's hot (20)

Lam phat 3059
Lam phat 3059Lam phat 3059
Lam phat 3059
 
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
 
xzB bien3.10
xzB bien3.10xzB bien3.10
xzB bien3.10
 
18. dienbienlamphat phan thicuc
18. dienbienlamphat phan thicuc18. dienbienlamphat phan thicuc
18. dienbienlamphat phan thicuc
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
 
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đâylạm phát việt nam trong những năm gần đây
lạm phát việt nam trong những năm gần đây
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
Báo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướngBáo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướng
 
Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013Bcvtvn q4 2013
Bcvtvn q4 2013
 
1. trinh bay tai cau truc 29 92011-final
1. trinh bay tai cau truc 29 92011-final1. trinh bay tai cau truc 29 92011-final
1. trinh bay tai cau truc 29 92011-final
 
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
 
q2.2018
 q2.2018 q2.2018
q2.2018
 
Bcvtvn q2 2014
Bcvtvn q2 2014Bcvtvn q2 2014
Bcvtvn q2 2014
 
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Bcvtvn q2 2015
Bcvtvn q2 2015Bcvtvn q2 2015
Bcvtvn q2 2015
 
Nới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QENới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng QE
 
Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1
 

Similar to Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

slide q3.2018 out
slide q3.2018 outslide q3.2018 out
slide q3.2018 outhero_hn
 
VietinBank IR Presentation 2Q2019
VietinBank IR Presentation 2Q2019VietinBank IR Presentation 2Q2019
VietinBank IR Presentation 2Q2019ngothithungan1
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07letmeflly
 
2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 outhero_hn
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinhDat Nguyen
 
Download reportview
Download reportviewDownload reportview
Download reportviewNgoc Dep
 
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bscTong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bscnewlife9x225
 
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Toan Bach Quang Bao
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018ngothithungan1
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018ngothithungan1
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankraucan163
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoaDat Nguyen
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoaLe Thuy Hanh
 
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021Nguyen Ngoc
 
Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017BIEN HOC
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThaoNguyenXanh_MT
 

Similar to Report On Economic Potentials Later Half Of 2011 (20)

slide q3.2018 out
slide q3.2018 outslide q3.2018 out
slide q3.2018 out
 
VietinBank IR Presentation 2Q2019
VietinBank IR Presentation 2Q2019VietinBank IR Presentation 2Q2019
VietinBank IR Presentation 2Q2019
 
Tổng hợp thông tin số 01 07
Tổng hợp thông tin số 01   07Tổng hợp thông tin số 01   07
Tổng hợp thông tin số 01 07
 
2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Download reportview
Download reportviewDownload reportview
Download reportview
 
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bscTong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
Tong ket ttck_2010-trien_vong_2011_22012011_bsc
 
Bcvtvn q3 2014
Bcvtvn q3 2014Bcvtvn q3 2014
Bcvtvn q3 2014
 
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBank
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2   rui ro tham hut tai khoaChuong 2   rui ro tham hut tai khoa
Chuong 2 rui ro tham hut tai khoa
 
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
 
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
Triển vọng kinh tế vĩ mô việt nam 2 quý cuối năm 2021
 
Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp Kiềm C...
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 

More from Nam Viet Gifts & Promotions

More from Nam Viet Gifts & Promotions (10)

Đề xuất sản phẩm USB quà tặng
Đề xuất sản phẩm USB quà tặngĐề xuất sản phẩm USB quà tặng
Đề xuất sản phẩm USB quà tặng
 
11 mẫu bút ký sang trọng làm quà tặng doanh nghiệp
11 mẫu bút ký sang trọng làm quà tặng doanh nghiệp11 mẫu bút ký sang trọng làm quà tặng doanh nghiệp
11 mẫu bút ký sang trọng làm quà tặng doanh nghiệp
 
Quà tặng đại lý ô tô quà tặng nam việt
Quà tặng đại lý ô tô    quà tặng nam việtQuà tặng đại lý ô tô    quà tặng nam việt
Quà tặng đại lý ô tô quà tặng nam việt
 
Quà tặng Nam Việt – Quà tặng gỗ - Top 9 quà tặng thân thiện môi trường năm 2017
Quà tặng Nam Việt – Quà tặng gỗ - Top 9 quà tặng thân thiện môi trường năm 2017Quà tặng Nam Việt – Quà tặng gỗ - Top 9 quà tặng thân thiện môi trường năm 2017
Quà tặng Nam Việt – Quà tặng gỗ - Top 9 quà tặng thân thiện môi trường năm 2017
 
Nam viet Catalogue
Nam viet CatalogueNam viet Catalogue
Nam viet Catalogue
 
Vietnam handicraft products
Vietnam handicraft productsVietnam handicraft products
Vietnam handicraft products
 
Xu hướng quà tặng quảng cáo năm 2016 - Sản phẩm thân thiện môi trường
Xu hướng quà tặng quảng cáo năm 2016 - Sản phẩm thân thiện môi trườngXu hướng quà tặng quảng cáo năm 2016 - Sản phẩm thân thiện môi trường
Xu hướng quà tặng quảng cáo năm 2016 - Sản phẩm thân thiện môi trường
 
Top 10 san pham qua tang Q4.2015
Top 10 san pham qua tang Q4.2015Top 10 san pham qua tang Q4.2015
Top 10 san pham qua tang Q4.2015
 
Bds Nghi Duong.Ppt
Bds Nghi Duong.PptBds Nghi Duong.Ppt
Bds Nghi Duong.Ppt
 
The Art of Resort
The Art of ResortThe Art of Resort
The Art of Resort
 

Report On Economic Potentials Later Half Of 2011

  • 1. Vững vàng tin cậy BÁO CÁO KINH TẾ TÀI CHÍNH VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 DỰ BÁO 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011 TỔNG QUAN KINH TẾ 6 THÁNG NĂM 2011 Các nội dung trong báo cáo Tổng quan kinh tế 6 tháng đầu năm  Tốc độ tăng trưởng GDP trong 2 quý đầu năm đều thấp hơn so với cùng 2 GDP 2 kỳ năm 2010. GDP quý I/2011 tăng 5,43%; quý II tăng 5,73%. Cán cân thương mại và VĐT NN 3  Thâm hụt cán cân thương mại tăng mạnh từ đầu năm nhưng giảm trở lại Chỉ số CPI 5 trong tháng 6/2011 nhờ xuất khẩu vàng tăng đột biến. Nhập siêu 6 tháng Các chính sách điều hành 7 đầu năm là -6,41 tỷ USD. Thị trường tiền tệ: Lãi suất VND 8 Lãi suất điều hành và tỷ lệ DTBB 8  Các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng chậm lại. FDI Hoạt động thị trường mở và TCV 9 giảm nhẹ 1,9% so với cùng kỳ. kiều hối tăng khoảng 10%. Lãi suất VND interbank 10 Lãi suất VND thị trường 1 11  Chỉ số CPI tăng cao do ảnh hưởng từ việc tăng giá một loạt các hàng hóa Thị trường tiền tệ: Lãi suất USD 13 đầu vào thiết yếu và ảnh hưởng từ giá thế giới. CPI tháng 6/2011 tăng Lãi suất USD interbank 13 13,29% so với tháng 12/2011 và tăng 20,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi suất USD thị trường 1 14 Thị trường trái phiếu 15  Lãi suất VND tăng cao do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt Thị trường sơ cấp 15 để kiềm chế lạm phát. Lãi suất huy động thỏa thuận kỳ hạn từ 1 đến 3 Thị trường thứ cấp 16 tháng tăng từ 16 – 20%, cao hơn so với lãi suất trần. Lãi suất interbank Thị trường ngoại hối 17 kỳ hạn 1 tuần sau một thời gian dài giữ ở mặt bằng lãi suất trên 20% đã Triển vọng 6 tháng cuối năm 2011 19 từ từ giảm về mặt bằng 13 – 15% nhờ NHNN thực hiện tái cấp vốn và Bảng tổng kết các chỉ số kinh tế 23 mua vào ngoại tệ với số lượng lớn.  Lãi suất huy động bằng USD giảm dần do NHNN áp trần lãi suất. Lãi suất huy động dân cư còn 2%, tổ chức kinh tế còn 0,5%. Nhưng lãi suất USD interbank lại tăng trở lại do dự trữ bắt buộc tăng và các NHTM lo ngại thanh khoản về nguồn vốn ngoại tệ.  Thị trường trái phiếu sau gần 3 tháng ít giao dịch từ giữa tháng 2/2011 đến giữa tháng 5/2011 đã sôi động trở lại do tín hiệu tích cực từ lãi suất interbank giảm dần. Lượng TPCP và TPCPBL phát hành được hơn 70% kế hoạch. Đinh Tuấn Minh  Tỷ giá tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm nhưng sau đó đã giảm dần khi +84.4.6266.1088 Ext: 547 Chính phủ và NHNN đưa ra các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ thị Minhdt1.ho@mbbank.com.vn trường ngoại hối. NHNN đã mua vào được 3 tỷ USD trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6/2011. Hoa Hùng Cường +84.4.6266.1088 Ext: 547 Cuonghh@mbbank.com.vn DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ CUỐI NĂM 2011 Hà Phú Nguyên Tăng trưởng M2 (YTD) 11,5% +84.4.6266.1088 Ext: 547 Nguyenhp@mbbank.com.vn GDP cả năm 5,7% CPI (YTD) 19,19% Nguyễn Thu Trang +84.4.6266.1088 Ext: 547 Lãi suất huy động VND 3M 16% Trangnt2.ho@mbbank.com.vn Lãi suất huy động USD 3M 3% Tỷ giá USDVND 21.200 – 21.500 1
  • 2. Ngày công bố: 30.06.2011 KINH TẾ VIỆT NAM - TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NỬA ĐẦU NĂM 2011 Các chỉ số kinh tế 6 tháng năm GDP CÓ XU HƯỚNG TĂNG CHẬM LẠI SO VỚI CÙNG KỲ NĂM TRƯỚC 2011 Tăng trưởng GDP từ QI.2009 – QII.2011 (%) Chỉ số kinh tế Giá trị 8% 7.34% 7.18% 6.90% 7% 6.44% GDP Quý I (%) 5,43 6.04% 5.84% 5.73% GDP Quý II (%) 5,73 6% 5.43% Hai quý đầu (%) 5,57 5% 4.46% 4% FDI giải ngân (tỷ $) 5,3 3.14% ODA (tỷ $) 1,5 3% Kiều hối (tỷ $) 4 2% Xuất khẩu (tỷ $) 42,33 Nhập khẩu (tỷ $) 48,98 Nhập siêu (tỷ $) -6,65 Nguồn: Tổng cục Thống kê CPI tháng 6 (mom) 1,09% Theo Tổng cục Thống kê, GDP trong 6 tháng đầu năm 2011 tăng 5,57% so với cùng CPI tháng 6 (yoy) 20,8% kỳ năm 2010. Mức tăng này thấp hơn cùng kỳ năm 2010 là 0,59%. CPI tháng 6 (YTD) 13,3%  Khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%.  Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,49%.  Khu vực dịch vụ tăng 6,12%. Tính chung trong 6 tháng đầu năm:  Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2010.  Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,6%. Nguyên nhân khiến GDP trong 2 quý đầu năm 2011 tăng trưởng chậm hơn so với Tỷ trọng tổng đầu tư xã hội cùng kỳ năm 2010 do chính phủ thực hiện chính sách cắt giảm tổng cầu và thắt chặt trên GDP, 2005-2011 tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô.  Chính phủ dự kiến cắt giảm tổng mức đầu tư của toàn xã hội xuống từ mức 40% dự kiến xuống còn 38 – 39%. Trong các năm trước, tổng đầu tư toàn xã hội đều ở mức trên 40%. Giá trị công bố cắt giảm mà các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước công bố đến cuối tháng 5/2011 là 80.550 tỷ đồng.  Mục tiêu của chính phủ trong năm nay cố gắng giảm bội chi ngân sách xuống dưới mức 5%. Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương chấm dứt tình trạng ứng vốn ngân Nguồn: GSO sách. Điều này đồng nghĩa với việc chi ngân sách sẽ tăng chậm lại, làm giảm chi tiêu chính phủ (G), vốn đóng góp một vị trí quan trọng vào tăng trưởng GDP.  Chính sách thắt chặt tiền tệ khiến cho mặt bằng lãi suất huy động tăng cao. Kỳ hạn 1 tháng – 3 tháng, lãi suất huy động ở mức 16 – 20%. Lãi suất cho vay sản xuất dao động từ 20 – 24% khiến các DN phải cắt giảm chi tiêu, đầu tư (I).  Lãi suất tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt khiến cho chi tiêu (C) trong nền kinh tế giảm: o Trong 5 tháng đầu năm 2011, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,4%. o Trong 5 tháng đầu năm 2010, tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu tăng 2
  • 3. 26,9% so với cùng kỳ năm 2009, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 16,7%. o Như vậy, có thể nhận thấy, tốc độ hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng năm 2011 tăng chậm hơn so với 5 năm 2010. Điều này cho thấy chi tiêu (C) trong nền kinh tế tăng chậm lại, ảnh hưởng đến GDP.  Nhập siêu (EX – IM) tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Nhập siêu 6 tháng đầu năm 2011 ở mức 7 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (6,7 tỷ USD). CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIA TĂNG THÂM HỤT TRONG KHI VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TĂNG CHẬM Cán cân thương mại Cán cân thương mại của Việt Nam từ 1/2010 đến 6/2011 (triệu USD) Nguồn: Tổng cục Thống kê. Trong tháng 6/2011, xuất khẩu ước đạt 7,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 8,2 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu trong tháng 6 ở mức 400 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các tháng Tỷ trọng XK của KV FDI và trong nước (%) trước. Nguyên nhân khiến cho nhập siêu của tháng 6/2011 thấp hơn nhiều so với những tháng trước là do Việt Nam đã xuất khẩu hơn 630 triệu USD kim loại quý và đá quý trong tháng 6/2011, tăng đột biến so với những tháng trước. FDI Trong nuoc 100% Tính lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng 6 thì: 90% 80%  Xuất khẩu đạt 42,33 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2010. 70% 53.68% 54.16% 60%  Nhập khẩu đạt 48,987 tỷ USD, tăng 25,80% so với cùng kỳ năm 2010. 50% 40%  Cán cân thương mại là – 6,654 tỷ USD, bằng 15,71% giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu 30% 46.32% 45.84% năm 2011. Mục tiêu của chính phủ đưa tỷ lệ này xuống 16% vào cuối năm. 20% 10% Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực: 0% 2011 2010  Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực trong nước có đều giảm so với tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài do tốc độ tăng Tỷ trọng NK của KV FDI và trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực FDI tăng cao hơn, đặc biệt là đối với trong nước (%) hoạt động nhập khẩu.  Tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng năm 2011 của khu vực FDI là 34,01% trong khi FDI Trong nuoc của khu vực trong nước là 31,45%. 100% 90%  Tăng trưởng nhập khẩu 6 tháng năm 2011 của khu vực FDI là 33,20% trong khi 80% 70% 56.51% 58.20% của khu vực trong nước là 24,32%. 60% 50%  Cán cân thương mại khu vực FDI là - 1,719 tỷ USD, khu vực trong nước là – 4,742 40% tỷ USD. 30% 20% 43.49% 41.80% 10% 0% 2011 2010 Nguồn: Tổng cục Hải quan 3
  • 4. Cơ cấu xuất khẩu theo các nhóm hàng hóa Tỷ trọng các hàng hóa có giá trị xuất khẩu lớn nhất nhất từ đầu năm đến 15/6/2011 (%) Một số nước Việt Nam nhập khẩu và nhập siêu lớn đến 5/2011 (tỷ USD) Nhập Nhập khẩu siêu Trung Quốc -9 -5,34 Hàn Quốc -4,96 -3,11 Nhật Bản -3,85 -0,18 Đài Loan -3,68 -3,02 Tỷ trọng các hàng hóa có giá trị nhập khẩu lớn nhất từ đầu năm đến 15/6/2011 (%) Singapore -2,84 -1,86 Thái Lan -2,48 -1,84 Hoa Kỳ -1,77 n/a Malaisia -1,60 n/a Ấn Độ -1,06 a/a Nguồn: Tổng cục Hải quan Các gói thầu EPC quan trọng mà các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận thường ở trong các lĩnh vực nhà máy điện, nhà máy đạm, xi măng, hạ tầng, khai thác khoáng Nguồn: Tổng cục hải qua, tính toán của Phòng Phân tích sản. Một số dự án:  Nhiệt điện Hải Phòng 1, 2 Các thị trường nhập khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2011  Nhiệt điện Quảng Ninh 1, 2 05 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu khẩu lớn nhất bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc,  Đạm Cà Mau Nhật Bản, Đài Loan và Singapore (chi tiết xem biểu bên cạnh).  Dây chuyền 2 xi măng Nghi Sơn & xi măng Công Thanh Nguyên nhân:  Bô xít Tây Nguyên  Trung Quốc là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lớn nhất cũng như nhập siêu  Đường sắt nội đô gói thầu nhiều nhất. Mặc dù tỷ giá USD/CNY có xu hướng giảm trong thời gian qua do 350 triệu USD. CNY mạnh lên, trong khi tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng do VND mất giá, tức FDI (triệu USD) các nước đầu tư là VND mất giá mạnh so với CNY nhưng nhập khẩu cũng như nhập siêu của Việt lớn nhất từ 1/1 – 20/6/2011 Nam với Trung Quốc không vì thế mà giảm. Điều này là do 3 nguyên nhân:  Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa hợp lý. Việt Nam nhập khẩu Vốn đký cấp mới một phần lớn các hàng hóa đầu vào để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu Nước và tăng thêm như nguyên liệu dệt may, xăng dầu, chất dẻo, cao su, gỗ, hóa chất. Khoảng Singapore 1.132 cách địa lý gần giúp giảm chi phí cho việc nhập khẩu. Hongkong 627  Công nghệ của Trung Quốc không quá đắt và phù hợp với tài chính của Hàn Quốc 522 các doanh nghiệp trong nước. Malaysia 416  Liên tục trong 3 năm qua (từ 2008), các nhà thầu Trung Quốc thường trúng thầu lớn các công trình thực hiện theo hình thức đấu thầu EPC, tức là Nhật 375 nhà thầu Trung Quốc làm trọn gói từ khâu thiết kế đến mua sắm thiết bị và BVI* 286 xây dựng. Đồng thời, các nhà thầu này đã mang cả nhân công sang Việt Nam để thực hiện và sử dụng máy móc thiết bị từ Trung Quốc. Vì vậy, Samoa 252 nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng mạnh. Thụy Sĩ 240  Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore: Đây là những nước có nguồn vốn FDI Đài Loan 204 vào Việt Nam tương đối lớn. Do vậy, các nhà máy của các nước này có xu hướng nhập khẩu trở lại các nguyên liệu từ nước đầu tư hoặc từ chính công ty mẹ của các Hoa Kỳ 152 công ty này. BVI*: British Virgin Islands 4
  • 5. Các dòng vốn đầu tư nước ngoài Biểu đồ dòng vốn đầu tư nước ngoài qua các năm (Đơn vị: triệu USD) Nguồn: ADB, Bộ kế hoạch đầu tư, tính toán của Phòng Phân tích FDI thực hiện trong 6 tháng đầu năm tăng cao hơn so với FDI đăng ký, đạt mức 5,3 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2010, FDI thực hiện giảm nhẹ 1,9%. Trong khi đó, theo Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (bộ Kế hoạch đầu tư), trong năm 2011, vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài dự kiến đạt 1,5 - 1,7 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 700 – 900 triệu USD. Như vậy, trong nửa đầu năm 2011, dự kiến vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có thể đạt 300 – 500 triệu USD. Vốn FDI ròng ở mức 4,8 – 5 tỷ USD. ODA trong 5 tháng đầu năm đạt 1,26 tỷ USD, bằng 52,5% kế hoạch năm. Ước tính của Phòng Phân tích trong 6 tháng đầu năm, ODA thực hiện đạt 1,5 tỷ USD. Kiều hối: Theo Thống đốc NHNN, kiều hối chảy về Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2011 tăng xấp xỉ 10%. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, lượng kiều hối về Việt Nam theo ước tính của NHNN là 3,6 tỷ USD. Như vậy, giả sử trong 6 tháng đầu năm nay, lượng kiều hối vẫn tăng xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm ngoái thì kiều hối chuyển về trong nửa đầu năm 2011 đạt khoảng 4 tỷ USD. FII: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động ngân hàng của NHNN cũng cho biết, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang tăng nhưng không đưa ra số liệu cụ thể. Theo ước tính của Phòng Phân tích, giá trị FII 6 tháng đầu năm ở mức 500 triệu USD – 1 tỷ USD. CHỈ SỐ CPI TĂNG CAO TRONG NỬA ĐẦU NĂM 2011 Chỉ số CPI tháng 6/2011 tính theo tháng (mom) tăng ở mức thấp nhất so với các tháng từ đầu năm đến nay. CPI tháng 6 tăng 1,09% so với tháng 5. Các nhóm hàng hóa có tốc độ tăng cao nhất trong tháng 6 bao gồm:  Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,79%.  Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng 0,56%.  Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,76%.  Nhóm hàng may mặc tăng 0,62%.  Nhóm giao thông tăng 0,39%. 5
  • 6. Chỉ số CPI từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2011 (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê Thời điểm điều chỉnh giá các hàng So với cùng kỳ năm trước, chỉ số CPI tăng 20,82%, trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ hóa đầu vào thiết yếu ăn uống tăng tới 30,1%, giáo dục tăng 25,2% và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng Giá xăng: 21,7%. Đây là những nhóm hàng hóa có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng chung  Lần 1: 24/2/2011: tăng từ của giỏ hàng hóa. Riêng nhóm bưu chính viễn thông, chỉ số giá của nhóm hàng hóa 16.400 lên 21.300 đồng/lít. này giảm 6,4%.  Lần 2: 29/3/2011: tăng từ 19.300 lên 21.300 đồng/lít Trong khi đó, so với tháng 12/2010, chỉ số CPI tháng 6/2011 tăng 13,29% trong đó, Giá điện: các nhóm hàng hóa có tốc độ tăng cao nhất là nhóm giao thông tăng cao nhất với mức  1/3/2011, tăng giá điện tăng 18,74%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,68%, nhóm nhà ở và vật liệu 15,28%. xây dựng tăng 14,7%. Giá than  1/4/2011, tăng giá than 20 – Tốc độ thay đổi giá của từng nhóm hàng hóa so với tháng 12/2010 (Đơn vị: %) 40%. Giá xi măng  1/4/2011, giá xi măng tăng 100.000 – 150.000 đồng/tấn. Nguồn: Tổng cục Thống kê Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến chỉ số CPI 6 tháng đầu năm 2011 tăng mạnh:  Giá xăng dầu tăng 2 lần vào cuối tháng 2 và tháng 3/2011. Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá của nhóm giao thông.  Giá điện điều chỉnh tăng 15,28%. Mặc dù giá điện chỉ được tính trong nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng) nhưng giá điện nằm trong chi phí đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất và tác động mạnh đến chi phí hàng hóa sản xuất ra.  Tỷ giá USDVND được NHNN điều chỉnh tăng 7,17% từ mức 19.500 đồng lên 20.900 đồng vào ngày 11/2/2011. Tỷ giá tăng đã khiến Việt Nam bị sức ép nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài.  Giá hàng hóa thế giới cũng có xu hướng liên tục tăng trong quý I và nửa đầu quý II năm 2011, đặc biệt là đối với các hàng hóa nông sản như gạo, cao su, café. Điều 6
  • 7. này làm cho giá lương thực trong nước cũng tăng cao. Giá gạo trong nước bình quân từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2011 đã tăng từ 20 – 40%. Giá café tăng hơn 30% từ xấp xỉ 39 triệu đồng/tấn lên hơn 50 triệu đồng/tấn.  Giá thực phẩm cũng tăng do dịch bệnh và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc khiến cho chỉ số giá tiêu dùng của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao hơn nhiều so với mức tăng trung bình của các nhóm hàng hóa khác trên thị trường. Sau khi CPI tính theo tháng đạt đỉnh vào tháng 4/2011 thì tốc độ tăng CPI cũng đã giảm dần và tháng 6/2011 là tháng có tốc độ tăng CPI thấp nhất từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân là do:  Đà tăng giá các hàng hóa đã phản ánh dần vào các tháng trước đó.  Chính phủ và NHNN vẫn kiên quyết thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với việc hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức 20% trong năm nay và duy trì mặt bằng lãi suất cao. Tín dụng tính đến 10/6/2011 mới tăng 7,05% so với cuối năm 2010. NHNN duy trì mức lãi suất tái cấp vốn ở mức 14% cho kỳ hạn 2 – 3 tháng, lãi suất cho vay thị trường mở ở mức 15%/năm cho kỳ hạn 1 tuần.  Giá hàng hóa thế giới bắt đầu hạ nhiệt từ cuối tháng 5. Giá dầu tính đến ngày 27/06/2011 đã giảm về mức 91 USD/thùng.  Tỷ giá USDVND giảm mạnh từ sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng vào giữa tháng 2. Tỷ giá thực tế trên interbank giảm từ mức 21.500 về dao động quanh mức 20.600. Tỷ giá trên thị trường tự do giảm từ mức 22.500 về quanh mức 20.600. KINH TẾ VIỆT NAM | CÁC CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH 6 THÁNG NĂM 2011 o Nghị quyết 11/NQ – CP về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay gồm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. o Nghị định 22/2011/NĐ-CP quy định tăng lương tối thiểu từ 730.000 lên 830.000 đồng/tháng từ 1/5/2011 o Thủ tướng kết luận về một số chính sách điều hành tỷ giá: trần lãi suất tiền gửi CHÍNH PHỦ ngoại tệ ở mức 3%, DTBB ngoại tệ tăng thêm 2%, mức ngoại tệ tiền mặt tối đa được mang ra nước ngoài không phải khai báo ngoại quan là 5.000 USD, giảm 2.000 USD so với trước kia, yêu cầu NHNN nhanh chóng ban hành các quy định quản lý ngoại hối. o Cho phép EVN điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường từ ngày 1/6. Thời gian giữa 2 lần điều chỉnh liên tiếp tối thiểu là 3 tháng. o 24/2, cho phép các doanh nghiệp tăng giá xăng dầu. Giá xăng tăng 2.900 đồng/lít lên 19.300 đồng/lít, diezel tăng 3.550 đồng/lít lên 18.300 đồng, dầu hỏa tăng 2.900 đồng/lít lên 18.200 đồng, dầu mazuts tăng 2.110 đồng/lít lên 14.800 đồng/lít. o 29/3, cho phép các DN tăng giá bán xăng và dầu thêm 2.000 – 2.800 đồng/lít BỘ TÀI CHÍNH o 1/4, Bộ Tài chính chấp thuận phương án tăng giá than, bước 1 điều chỉnh tăng từ 20 - 40% tùy từng loại than. o 14/4, Bộ Tài chính gửi công văn tới các Bộ, ngành, hiệp hội về dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với một số mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu. Theo đó, 11 dòng thuế có cam kết thấp hơn cam kết WTO năm 2011 sẽ tăng kịch trần. 7
  • 8. o 10/2, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 và thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống 1% áp dụng từ ngày 11/2. Đồng thời NHNN tiến hành điều chỉnh linh hoạt tỷ giá BQ LNH để đảm bảo thanh khoản cho thị trường. o 17/2, NHNN thay đổi 1 số mức lãi suất. LS tái cấp vốn tăng từ 9% lên 11%, lãi suát cho vay qua đêm trong thanh toán điện tư liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NHTM là 11%. o 1/3, NHNN ban hành chỉ thị 01/NHNN về thực hiện các giải pháp ổn định thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô. o 4/3, NHNN ban hành thông tư 02 yêu cầu các TCTD công khai lãi suất huy động vốn và đưa ra mức trần lãi suất huy động VND với TCTD là 14%, với quỹ TD nhân dân là 14,5%. o 8/3, NHNN nâng các mức lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng. Lãi suất tái chiết khấu tăng từ mức 7% lên 12%, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 11% lên 12%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng từ 11 lên 12%/năm. o 10/3, NHNN ban hành thông tư 04 quy định mức lãi suất đối với các khoản tiền gửi rút trước hạn o 24/3, NHNN ban hành thông tư 07 quy định đối tượng vay ngoại tệ. o 1/4, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ NH lên 13%. o 9/4, NHNN quy định lãi suất huy động USD tối đa đối với cá nhân là 3%/năm, đối NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC với tổ chức là 1%/năm. Mức lãi suất này bao gồm các khoản khuyến mãi dưới mọi hình thức và áp dụng cho trả lãi cuối kỳ. o 9/4, NHNN tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ của các NHTM. Đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, DTBB tăng từ 4% lên 6%. Còn với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, DTBB tăng từ 2% lên 4%. o 18/4, NHNN yêu cầu các TCTD phải xây dựng kế hoạch và thực hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20% bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá. Các TCTD cũng phải giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất đến 30/6 về mức tối đa 22% và đến 31/12 về mức tối đa 16%. o 29/4, NHNN ban hành thông tư 11/2011/TT-NNN quy định về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD. o 29/4, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm và cho vay trên thị trường mở lên mức 14%/năm. o 1/6, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ của các NHTM. DTBB với tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 6% lên 7%. DTBB với tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng từ 4% lên 5%. o 1/6. NHNN ban hành văn bản áp trần lãi suất huy động ngoại tệ với cá nhân ở mức 2%/năm, với TCTK ở mức 0,5%/năm. o 1/6. NHNN ban hành thông tư số 13 quy định về việc bán ngoại tệ của các tập đoàn và Tổng công ty nhà nước. o 28/6: NHNN công bố dự thảo thu hẹp trạng thái ngoại tệ, giảm từ 30% xuống còn 20%. 8
  • 9. KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ – LÃI SUẤT VND LÃI SUẤT VÀ TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC CỦA NHNN Chính sách điều hành thị trường tiền tệ của NHNN được nêu rõ trong chỉ thị 01 về việc thực hiện các giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. “Năm 2011 thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% và tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý” Vì vậy, các mức lãi suất điều hành và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN đều nhằm mục đích phục vụ cho chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng. Lãi suất điều hành của NHNN từ 1/2011 – 6/2011 (%) LSCB LSCK LS TCV OMO 16% 15% T6/2011 14% LSCB 9% 13% 12% LS tái CK 13% 11% LS tái cấp vốn 14% 10% LS CV qua đêm 14% 9% LS CV OMO 15% 8% 7% 6% Nguồn: Phòng Phân tích NHNN giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 9% và điều hành thị trường tiền tệ thông qua 4 mức lãi suất khác:  Lãi suất tái cấp vốn được nâng từ mức 9% lên mức 14%/năm.  Lãi suất tái chiết khấu được nâng từ mức 7% lên mức 13%/năm.  Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán bù trừ. Lãi suất trần với tiền gửi  Lãi suất cho vay trên thị trường mở được nâng dần lần lượt từ mức 10% lên mức T6/2011 15% và là mức lãi suất điều hành cho vay cao nhất của NHNN. VND 14% NHNN cũng duy trì mức lãi suất trần đối với thị trường tiền tệ USD (cá nhân) 2%  Tiền gửi VND: Lãi suất trần đối với tiền gửi VND được NHNN duy trì từ đầu năm ở mức 14%/năm áp dụng đối với các khoản tiền huy động khách hàng cá nhân và tổ USD (TCKT) 0,5% chức kinh tế trên thị trường 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Tiền gửi USD: Cuối tháng 4/2011, NHNN mới bắt đầu áp trần lãi suất USD huy động từ khách hàng cá nhân. Mức lãi suất áp trần là 3%/năm. Sau đó, lãi suất trần T6/2011 tiếp tục giảm xuống còn 2%/năm. VND < 12 tháng 3% Lãi suất tiền gửi đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (TCKT) được NHNN duy trì ở mức 1% từ đầu năm, giảm xuống mức 0,5% vào cuối tháng 5/2011. VND > 12 tháng 1% Song song với đó, NHNN cũng nâng dần tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ. Tuy USD < 12 tháng 7% nhiên, NHNN chỉ nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ. USD > 12 tháng 5%  Tỷ lệ DTBB với tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn dưới 12 tháng nâng từ 4% lên 7%.  Tỷ lệ DTBB với tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn trên 12 tháng nâng từ 2% lên 5%. 9
  • 10. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ năm 7/1999 đến tháng 6/2011 (%) Nguồn: SBV, Phòng Phân tích HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ VÀ HOẠT ĐỘNG TÁI CẤP VỐN Số dư hàng ngày trên thị trường mở 6 tháng đầu năm 2011 (tỷ đồng) OMO T? ng nhu c?u 180000 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 Nguồn: SBV, Phòng Phân tích Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến trước Tết âm lịch Giá trị cho vay trên thị trường mở tăng dần từ mức 100.000 tỷ đầu năm lên mức cao nhất 156.000 tỷ đồng đến trước tết âm lịch để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các NHTM vào cuối năm. Giai đoạn 2: Từ sau tết âm lịch đến cuối tháng 4/2011 Giá trị cho vay trên thị trường mở giảm dần từ sau tết âm lịch và duy trì trong khoảng 80.000 – 120.000 tỷ đồng. Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 5/2011 đến cuối tháng 6/2011 NHNN giảm dần giá trị cho vay qua thị trường mở từ 120.000 tỷ xuống còn hơn 15.000 tỷ. Song song với đó, NHNN tăng lượng tiền thực hiện tái cấp vốn ra thị trường từ đầu tháng 4/2011 và mua vào ngoại tệ từ cuối tháng 4/2011.  Giá trị tái cấp vốn NHNN đã thực hiện vào khoảng 80.000 – 100.000 tỷ đồng.  Lượng ngoại tệ mà NHNN đã mua vào khoảng 3 tỷ USD tương ứng với 60.000 tỷ đồng. 10
  • 11. LÃI SUẤT VNĐ INTERBANK BIẾN ĐỘNG MẠNH TRONG NỬA ĐẦU NĂM Lãi suất VND interbank tháng 1 đến tháng 6 năm 2011(%) O/N (T) 1W (T) OMO Index (P) 24 20 18 22 16 20 14 18 12 10 16 8 14 6 4 12 2 10 0 Nguồn: Phòng Phân tích Huy động hệ thống NHTM đến ngày 21/1/2011 giảm 2,46% so Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến trước Tết âm lịch với tháng trước, trong đó:  Lãi suất tăng mạnh trong giai đoạn này. Lãi suất kỳ hạn O/N – 1 tuần tăng từ 11 –  Tiền gửi VND giảm 4,12% 14% lên mức 20 – 24%/năm. Kỳ hạn 2 tuần – 1 tháng, lãi suất tăng lên mức 22 –  Tiền gửi ngoại tệ tăng 4,43% 26%/năm.  Nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng mạnh là do các NHTM cổ phần, đặc biệt là các NH nhỏ tăng đi vay để đáp ứng cho thanh khoản vào dịp Tết âm lịch khi lượng tiền bị rút ra tăng mạnh. Trong khi đó, các NHTM có nguồn tốt hơn thì chào ra với lãi suất tăng cao hơn.  Để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường, NHNN đã tăng lượng tiền cho vay ra qua thị trường mở từ lên mức cao nhất là 156.000 tỷ. Lãi suất những ngày cuối năm âm lịch bắt đầu hạ dần. Giai đoạn 2: Từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 4/2011  Lãi suất giảm mạnh từ sau Tết về lại mức lãi suất như thời điểm đầu năm do áp lực đáp ứng thanh khoản trong dịp Tết âm lịch đã qua. Nguồn tiền gửi tăng mạnh trở lại từ sau Tết. Kỳ hạn O/N – 1 tuần, lãi suất dao động từ 12 – 14%.  Lãi suất bắt đầu tăng trở lại từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 khi NHNN ban hành chỉ thị 01 và ngày 1/3/2011 về việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và ngày 8/3, NHNN tăng lãi suất tái chiết khẩu từ mức 7% lên 12%, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm tăng từ 11 lên 12%.  Trong giai đoạn từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5/2011, xu hướng lãi suất đi ngang nhưng dao động trong biên độ mạnh ở mặt bằng lãi suất khá cao. Lãi suất O/N chủ yếu dao động từ 16 – 20%. Lãi suất 1 tuần dao động từ 18 – 22%. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng dao động từ 20 – 24%/năm. Nguyên nhân khiến lãi suất tăng mạnh do NHNN tăng lần lượt các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất thị trường mở từ mức 12 lên mức 13 – 15%/năm làm tăng mặt bằng lãi suất interbank. NHNN duy trì lượng tiền cho vay qua thị NHNN thực hiện tái cấp vốn khoảng 80.000 – 100.000 tỷ đồng trường mở dao động từ 100.000 – 120.000 tỷ đồng, tăng từ 20.000 – 40.000 tỷ so kỳ hạn 3 – 6 tháng, lãi suất 14% với cuối tháng 2/2011 để đảm bảo thanh khoản cho hệ thống NHTM. thấp hơn lãi suất thị trường mở Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 6/2011 15% (kỳ hạn 1 tuần) NHNN mua vào khoảng 3 tỷ USD  Lãi suất trên thị trường interbank bắt đầu giảm dần và tốc độ giảm khá nhanh từ mặt ngoại tệ ~ trên 60.000 tỷ VND. bằng lãi suất trên 20% về còn dao động quanh mức 12 – 15%/năm. Sau đó, lãi suất NHNN rút về 100.000 tỷ đồng đi ngang trong khoảng này từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 6/2011. Lãi suất kỳ hạn qua thị trường mở. O/N dao động từ 11 – 13,5%. Lãi suất kỳ hạn 1 tuần dao động từ 13,5 – 15,5%. Lãi Như vậy ước tính NHNN cung suất kỳ hạn 1 tháng dao động từ 15 – 16%/năm. ròng ra thị trường khoảng 20.000 – 60.000 tỷ. 11
  • 12. Lãi suất giảm mạnh trong giai đoạn này do NHNN tăng dần lượng tiền thực hiện tái cấp vốn cho các NHTM. Đồng thời, NHNN cũng mua ngoại tệ vào làm 2 đợt trên thị trường, đợt 1 từ 29/4 đến 10/5, đợt 2 từ 26/5 đến 15/6/2011 với giá trị mua vào ước tính khoảng 3 tỷ USD (hơn 60.000 tỷ đồng). Mặc dù NHNN cũng rút bớt lượng tiền về thông qua thị trường mở nhưng theo đánh giá của Phòng Phân tích, tổng lượng tiền cung ra lớn hơn nhiều so với lượng tiền rút về nên khiến cho lãi suất Lãi suất huy động VND niêm yết interbank giảm nhanh chóng. T6/2011 của các NHTM  Trong thời điểm này, lạm phát kỳ vọng cũng giảm dần nên lãi suất trên thị trường (đơn vị: %) cũng có xu hướng giảm. KH VCB CTG MB 1M 14% 14% 14% LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND ĐỐI VỚI DÂN CƯ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ 2M 14% 14% 14% 3M 14% 14% 14% Lãi suất niêm yết và lãi suất thỏa thuận kỳ hạn 1 tháng cho các khoản tiền dưới 1 tỷ (%) KH ACB TCB STB 1M 13,9% 14% 14% 2M 13,9% 14% 14% 3M 13,9% 14% 14% KH MSB EIB HBB 1M 14% 14% 14% 2M 14% 14% 14% 3M 14% 14% 14% KH OCB PGB VIB 1M 14% 14% 14% 2M 14% 14% 14% 3M 14% 14% 14% Nguồn: Phòng Phân tích Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến cuối tháng 4/2011 Nguồn: website của các NHTM  Lãi suất VND thỏa thuận tăng dần và giữ ở mức cao. Trước Tết, lãi suất tăng do các NHTM tăng lãi suất thỏa thuận để đảm bảo thanh khoản vào dịp Tết. Sau tết, lãi suất giảm nhẹ nhưng lại tăng cao khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.  Lãi suất VND niêm yết vẫn ở mức 14%.  Trong tháng 3, tháng 4, lãi suất trên thị trường interbank ở mức cao hơn lãi suất huy động trên thị trường 1. Các NHTM đã rút dần các khoản tiền gửi ủy thác thông qua các công ty con về để đảm bảo thanh khoản trên thị trường 2.  Kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng, lãi suất thỏa thuận dao động 18 – 22%/năm cho các khoản tiền từ 100 triệu trở lên. Giai đoạn 2: Từ giữa tháng 5/2011 đến cuối tháng 6/2011  Lãi suất VND có xu hướng giảm dần. Kỳ hạn dài giảm nhanh hơn. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng dao động từ 16 – 18,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng dao động từ 16 – 17,5%/năm.  Các khoản tiền lớn nhận được mức lãi suất tốt hơn, chủ yếu từ 500 triệu trở lên. Các NHTM ít nhận các kỳ hạn dài trên 3 tháng với mức lãi suất cao.  Lãi suất tiền đồng trên thị trường 1 giảm một phần nhờ ảnh hưởng từ lãi suất interbank giảm. Đồng thời, lạm phát tính theo tháng cũng bắt đầu có xu hướng giảm dần.  Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất vẫn tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt là so với lãi suất niêm yết là 14%. Nguyên nhân là do lạm phát tính theo năm vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng tiếp tục gia tăng. 12
  • 13. Chênh lệch huy động và cho vay của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (tỷ VND) Nội dung M12 2010 M3 2011 M6 2011 Huy động VND 1,696,950 1,643,418 1,679,648 GTCG VND 106,511 117,011 127,511 Tín dụng VND 2,002,410.76 2,067,830.28 2,111,666.00 DTBB VND 54,104 52,813 54,215 Chênh lệch VND (253,054) (360,215) (358,722) Nguồn: Số liệu tính toán của Phòng Phân tích dựa trên công bố của IMF và NHNN Chênh lệch khoảng 358.722 tỷ tiền VND được tài trợ bởi các nguồn: - Nguồn tiền cho vay ra qua thị trường mở của NHNN và nguồn tái cấp vốn từ 100.000 – 150.000 tỷ. - Phần còn lại được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu của hệ thống NHTM và đi vay nước ngoài. Từ nguồn số liệu của IMF thì tổng nguồn vốn của hệ thống NHTM và ước tính tốc độ tăng vốn hàng năm khoảng 25% thì tổng vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng sẽ vào khoảng 424.425 tỷ đồng. Dựa trên, BCTC quý I, tỷ lệ đầu tư tài chính dài hạn và TSCĐ trên vốn chủ sở hữu của VCB vào khoảng 20%, CTG là 25%, ACB là 36%, STB là 27%, EIB là 18% …. nên ước tính tỷ lệ VCSH dành cho đầu tư tài chính dài hạn và TSCĐ là khoảng 25%. Như vậy, giá trị VCSH của hệ thống NHTM tài trợ cho vay sẽ khoảng 75% tương ứng với 318.319 tỷ đồng. 13
  • 14. KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ – LÃI SUẤT USD LÃI SUẤT USD TRÊN THỊ TRƯỜNG INTERBANK Lãi suất USD interbank tháng 1/2011 - 6/2011(%) USD ON (T) USD 1W (T) SiborUSD 1M (P) 1.80 0.30 1.60 0.25 1.40 1.20 0.20 1.00 0.15 0.80 0.60 0.10 0.40 0.05 0.20 0.00 0.00 Nguồn: Phòng Phân tích Giai đoạn 1: Lãi suất interbank từ đầu năm đến cuối tháng 4/2011 khá ổn định do lãi suất USD thế giới thấp, đồng thời dự trữ bắt buộc ở mức thấp  Kỳ hạn O/N lãi suất dao động quanh mức 0,6%.  Kỳ hạn 1 tuần, lãi suất dao động quanh mức 0,8%.  Trong khi đó, lãi suất SiborUSD kỳ hạn 1 tháng chỉ ở mức 0,2 – 0,27%/tháng, thấp hơn nhiều so với lãi suất trong nước. 9/4/2011: NHNN ban hành quyết định 750/QĐ - NHNN tăng tỷ lệ  Do nguồn USD huy động của các NHTM, bao gồm cả tiền gửi và phát hành giấy tờ dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 2% có giá vẫn cân bằng được với cho vay nên mặc dù NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với TCTD. Tuy nhiên, lãi suất bằng ngoại tệ lên thêm 2% vào ngày 9/4 nhưng lãi suất USD interbank vẫn không USD interbank vẫn ổn định. thay đổi đáng kể cho tới cuối tháng 4/2011. Giai đoạn 2: Lãi suất USD bắt đầu tăng trở lại vào cuối tháng 4/2011 cho đến cuối tháng 6/2011.  Lãi suất kỳ hạn O/N tăng từ 0,6% lên 1,2% - 1,5%  Lãi suất kỳ hạn 1 tuần tăng từ mức 0,8% lên mức 1,7 – 1,9%  Lãi suất kỳ hạn 2 tuần tăng lên mức 2 – 2,5%  Kỳ hạn 1 tháng, lãi suất tăng từ mức 1,5% lên 3 - 3,5%. 9/4/2011,NHNN áp trần lãi suất huy động USD tối đa đối với cá Nguyên nhân lãi suất USD tăng trở lại nhân là 3%/năm, đối với tổ chức là 1%/năm.  Ảnh hưởng lớn nhất là do các NHTM phải đảm bảo thanh khoản đối với tiền gửi ngoại tệ khi các khách hàng cá nhân bắt đầu bán ngoại tệ khi đến hạn từ tháng 1/6/2011. NHNN ban hành quyết 4/2011 định 1209/QĐ – NHNN tăng DTBB với tiền gửi KH 12 tháng - NHNN áp trần lãi suất huy động USD ở mức 3% khiến cho lãi suất USD trở xuống tăng từ 6% lên 7%. giảm từ 2 – 2,5% so với lúc trước. Chênh lệch lãi suất huy động VND và DTBB với tiền gửi KH 12 tháng USD tăng lên, đồng thời tỷ giá lại đang có xu hướng giảmkhiến các khách trở lên tăng từ 4% lên 5%. hàng cá nhân đáo hạn tiền gửi ngoại tệ là bắt đầu bán ra. Sau đó, NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất huy động USD dành cho cá nhân xuống mức 1/6/2011, NHNN áp trần lãi suất 2%/năm. huy động ngoại tệ với cá nhân ở mức 2%/năm, với TCTK ở mức - Không chỉ với khách hàng cá nhân mà cả với các Tổ chức kinh tế, khi tỷ giá 0,5%/năm. giảm mạnh, các tổ chức này cũng đã dần bán bớt ngoại tệ tiền gửi cho 14
  • 15. NHTM. Để đảm bảo thanh khoản, nhu cầu đi vay ngoại tệ trên thị trường interbank tăng lên khiến cho lãi suất USD interbank tăng mạnh từ cuối tháng 4/2011. - Huy động ngoại tệ liên tục tăng trong các tháng đầu năm nhưng đã giảm trong tháng 5/2011 do nguồn tiền gửi ngoại tệ bị rút ra chuyển sang VND. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/5/2011 ước tăng 0,56% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng 1,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 1,96%.  NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ. Lần đầu tiên từ 9/4/2011, lần Lãi suất huy động USD (%) tiếp theo từ ngày 1/6/2011. Tổng cộng mức tăng DTBB cho cả 2 lần tăng là 3%. niêm yết Điều này đã bắt đầu ảnh hưởng lớn đến dự trữ bắt buộc của các NHTM. KH VCB CTG MB 1M 2% 2% 2% LÃI SUẤT HUY ĐỘNG USD DÂN CƯ VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ 2M 2% 2% 2% Lãi suất huy động USD của các NHTM từ 1/2011 – 6/2011 kỳ hạn 1 tháng (%) 3M 2% 2% 2% KH ACB TCB STB 1M 2% 2% 2% 2M 2% 2% 2% 3M 2% 2% 2% HB KH MSB EIB B 1M 2% 2% 2% 2M 2% 2% 2% 3M 2% 2% 2% KH OCB PGB VIB 1M 2% 2% 2% Nguồn: Phòng Phân tích 2M 2% 2% 2% 3M 2% 2% 2% Lãi suất huy động USD duy trì ở mức cao từ đầu năm đến đầu tháng 4/2011  Đối với cá nhân, lãi suất ở mức 4,5 – 5,5% kỳ hạn 1 – 3 tháng. Nguồn: website của các NHTM  Đối với tổ chức kinh tế, lãi suất ở mức 1%/năm áp dụng cho tất cả các kỳ hạn Lãi suất huy động USD giảm mạnh khi NHNN áp trần lãi suất từ đầu tháng 4 đến tháng 6/2011  Đối với cá nhân, sau khi NHNN áp mức lãi suất trần 3% từ đầu tháng 4 và 2% từ đầu tháng 6/2011, lãi suất huy động cũng lần lượt giảm mạnh. Phát hành giấy tờ có giá bằng  Đối với tổ chức kinh tế, lãi suất trần giảm từ mức 1% xuống 0,5%/năm. ngoại tệ (vàng, USD, các ngoại tệ khác..) của các ngân hàng đến 31/3/2011: Mặc dù NHNN áp trần nhưng lãi suất tiền gửi ngoại tệ vẫn tạm thời ổn định và và giảm xuống do huy động và cho vay ngoại tệ của hệ thống ngân hàng vẫn đang tạm cân bằng ACB: 33.343 tỷ; STB: 17.320 tỷ, EIB: 13.430 tỷ – chủ yếu là chứng chứ không bị mất cân đối như đối với tiền VND. chỉ tiền gửi vàng. Các NHTM nhỏ khác như Đông Chênh lệch huy động và cho vay ngoại tệ toàn hệ thốngcác tổ chức tín dụng Á, Việt Á, Phương Nam, Phương Nội dung M12 2010 M3 2011 M6 2011 Đông …ước tính có giá trị phát phát hành giấy tờ có giá vào Huy động ngoại tệ (tỷ USD) 20.00 21.85 20.00 khoảng 10.000 tỷ đồng. GTCG ngoại tệ (tỷ USD) 5.63 5.65 6.19 Tổng giá trị phát hành giấy tờ có Tín dụng USD (tỷ USD) 24.87 26.03 27.92 giá bằng ngoại tệ ước tính vào DTBB ngoại tệ (tỷ USD) 1.025 1.203 1.996 khoảng 120.000 tỷ đồng tương đương với khoảng 5 – 6 tỷ USD. Chênh lệch USD (tỷ USD) (0.27) 0.37 (3.56) Nguồn: SBV, số liệu tính toán của Phòng Phân tích 15
  • 16. KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP Theo kế hoạch phát hành mới năm nay, lượng TPCP (bao gồm TPCP do Kho bạc nhà nước phát hành và TPCP do VDB, NHCSXH, VEC.. phát hành được chính phủ bảo lãnh) sẽ được phát hành bổ sung là 45.000 tỷ. Như vậy, với lượng TPCP sẽ đáo hạn năm Giá trị TPCP phát hành sơ cấp và đáo hạn trong năm 2011 nay là 52.710 tỷ đồng thì tổng giá trị TPCP phát hành cả năm là 97.571 tỷ đồng. Giá trị TPCP và TPCPBL đã phát hành và đáo hạn từng tháng trong năm 2011 (tỷ đồng) Tổng TPCP Đáo hạn Phát hành Quý I 16.814 44.754 Quý II 10.534 26.470 Quý III 14.835 0 Quý IV 10.388 0 Tổng 52.5710 71.224 Nguồn: Phòng Phân tích Nguồn: HNX, tính toán của Phòng Phân tích Sau hai tháng đầu năm sôi động thì giá trị TPCP và TPCPBL phát hành trong tháng 3, tháng 4 và nửa dầu tháng 5 đã sụt giảm mạnh. Nguyên nhân là do lãi suất trên thị trường tăng cao trong khi lãi suất TPCP thấp khiến cho các NHTM không mặn mà với việc mua trái phiếu. Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 5/2011, giá trị TPCP phát hành thành công tăng mạnh sau khi KBNN, VDB, NHCSXH và các đơn vị phát hành khác nâng lãi suất. Lãi suất TPCP kỳ hạn 3 năm đã nâng từ mức 11% vào giữa tháng 4/2011 lên mức 13,3% vào cuối tháng 5/2011. Thêm vào đó, những tín hiệu về lạm phát tính theo tháng có xu hướng giảm đã khuyến khích các NHTM mua TPCP. Lợi tức TPCP kỳ hạn 3 năm do KBNN phát hành từ tháng 1 – tháng 6/2011 (%) Tính từ đầu năm đến ngày 29/6/2011, tổng giá trị TPCP và TPCP bảo lãnh phát hành được là 71.224 tỷ đồng, cao hơn gần 20.000 tỷ so với lượng đáo hạn năm nay và bằng 72,99% kế hoạch phát hành năm nay. Nguồn: Phòng Phân tích Giá trị TPCP phát hành thành công tăng cao đã khiến cho các đơn vị phát hành tiếp tục hạ lãi suất phát hành xuống trong thời gian từ cuối tháng 5 đến đàu tháng 6/2011.  Lãi suất TPCP do KBNN phát hành kỳ hạn 3 năm giảm từ 13,3% xuống 12,3%. 16
  • 17. Lãi suất TPCP do KBNN phát hành kỳ hạn 5 năm giảm từ 13,2% xuống 12,3%. Các NHTM có thể lỗ về lãi suất Mặc dù lãi suất đã bắt đầu có tín hiệu giảm nhưng các công cụ lãi suất điều hành trên thị khi mua TPCP tại thời điểm này trường của NHNN vẫn giữ ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất của TPCP. Điều này nhưng sẽ lãi trong dài hạn đồng nghĩa với việc, mua TPCP tại thời điểm này, các NHTM có thể đang lỗ. Tuy nhiên, nhu cầu mua TPCP vẫn tăng cao do:  Có TPCP, các NHTM sẽ được thực hiện tái cấp vốn tại NHNN với mức lãi suất 14% thấp hơn so với việc vay trên thị trường mở là 15%. Do vậy, mức độ lỗ sẽ không quá lớn trong ngắn hạn.  Lạm phát kỳ vọng giảm sẽ khiến cho các NHTM kỳ vọng lãi suât sẽ sớm hạ xuống. Như vậy, lợi tức TPCP sẽ tiếp tục giảm. Đến thời điểm lạm phát ổn định, NHNN có thể giảm mức lãi suất tái cấp vốn xuống thấp hơn và đây là cơ hội thu lợi nhuận cho các NHTM.  NHNN đang có xu hướng hạn chế hoạt động ủy thác trên thị trường nhằm hạn chế sự dịch chuyển của dòng vốn trên thị trường 2 sang thị trường 1. Do vậy, nguồn trên thị trường 2 sẽ có thể bị dư thừa trong thời gian tới do dự trữ bắt buộc tiền đồng hiện đang ở mức thấp 3%. Trong khi đó, NHTM không được sử dụng quá 80% vốn huy động trên thị trường 1 để cho vay. Do vậy, đầu tư vào TPCP tại thời điểm hiện tại là một trong những kênh đầu tư hiệu quả và an toàn nhất. GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRÊN THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP Giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp Giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp từ đầu năm đến nay khá sôi động. Tổng giá trị giao dịch TPCP 128.233 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là giao dịch TPCP outright (mua đứt – bán đoạn) với giá trị giao dịch chiếm 87,03% giá trị toàn thị trường. Tiếp đén là giá trị giao dịch TPCPBL outright chiếm 12,47%. Còn lại giao dịch TPCP và TPCPBL repos không đáng kể. Tuy nhiên, một phần lớn giao dịch repos được tách làm 2 giao dịch outright và thực tế, trên thị trường trong 6 tháng đầu năm, giá trị TPCP và TPCPBL giao dịch mua đứt bán đoạn là không nhiều. Lợi suất TPCP các kỳ hạn 1 năm – 5 năm (%) 31/12/2010 28/2/2011 30/4/2011 30/6/2011 . 14.50 14.00 13.50 13.00 12.50 12.00 11.50 11.00 10.50 10.00 1 na m 2 na m 3 na m 5 nam Nguồn: Phòng Phân tích 17
  • 18. KINH TẾ VIỆT NAM | THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Tỷ giá USD/VND interbank 6 tháng đầu năm 2011 T? giá Interba nk (T) TGBQLNH (T) Chênh giá bá n - m ua (P) 22000 250 21500 200 21000 20500 150 20000 Ngân hàng Nhà nước 19500 nâng tỷ giá 100 tham chiếu 19000 thêm 9,3%. 50 18500 18000 0 Nguồn: Phòng Phân tích Giai đoạn 1: Tỷ giá interbank từ đầu năm đến 21/2/2011. 10/2/2011: NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức  Tỷ giá tăng mạnh từ mức 20.500 lên 21.500, đặc biệt là sau khi NHNN điều 20.693 và thu hẹp biên độ giao dịch chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng và điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 3% từ 3% xuống 1% áp dụng từ ngày xuống 1% từ ngày 10/2/2011, áp dụng vào ngày 11/2/2011. 11/2.  Tỷ giá tăng mạnh khiến cho các khách hàng vay ngoại tệ phải mua vào để trả nợ do lo ngại tỷ giá tiếp tục tăng cao. Đồng thời, các NHTM đã short trạng thái ngoại tệ trước đó cũng phải mua về trạng thái ngoại tệ để tránh tình trạng thua lỗ do việc tỷ giá USDVND tăng trên thị trường.  Sức ép mua ngoại tệ nhập khẩu vàng tăng cao khi giá vàng trong nước cao hơn so với giá vàng thế giới, phổ biến từ 500.000 – 1.500.000 đồng/lượng. Đặc biệt trong giai đoạn này, đã có lúc giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới hơn 2 triệu đồng/lượng khi vàng trong nước tăng 38,2 – 38,4 triệu đồng/lượng. NHNN đã cấp phép nhập khẩu vàng cho các NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng đến cuối tháng 2/2011. Giai đoạn 2: Tỷ giá giảm mạnh từ 21.500 về còn 20.500 vào cuối tháng 4/2011  Tỷ giá điều chỉnh sau khi lên mạnh. Một số NHTM đã nắm giữ trạng thái ngoại tệ dương lớn trước đó đã bán ra. Nhu cầu mua ngoại tệ của các khách hàng giảm Các thông tin về việc quản lý chặt thị trường ngoại hối dần được công bố mạnh khi tỷ giá bắt dầu giảm.  Chính phủ và NHNN ban hành các văn bản để ổn định lại thị trường ngoại hối. Chính sách tiền tệ thắt chặt được NHNN sử dụng đã khiến lãi suất VND tăng trở lại, giúp cho VND tăng giá. Những thông tin bắt đầu xuất hiên về bình ổn thị trường ngoại hối như yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ, hạn chế lượng ngoại tệ nắm giữ khi được mang ra nước ngoài, giảm trạng thái ngoại hối của các NHTM… 9/4/2011: NHNN áp trần lãi suất huy  Xu hướng ngoại tệ giảm mạnh chỉ thực sự giảm mạnh khi các cá nhân bán ngoại động tiền gửi ngoại tệ với cá nhân là tệ ra do ảnh hưởng từ việc NHNN khống chế trần lãi suất huy động ở mức 2%. 3% Liên tiếp trong tháng 4 và tháng 5, nhiều khách hàng gửi ngoại tệ khi đến hạn đã bán ngoại tệ lại cho ngân hàng lấy VND gửi hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn. Mức chênh lệch lãi suất tiền gửi VND và USD từ 13 – 15% tăng lên 15 – 17%.  NHNN và các cơ quan chức năng thực hiện quản lý chặt chẽ thị trường tự do với những cửa hàng kinh doanh ngoại tệ không được phép. Điều này khiến cho người dân không bán ngoại tệ ở tự do mà chuyển sang bán lại cho các NHTM. 18
  • 19. Hơn nữa, tỷ giá từ giữa tháng 4/2011 đã bắt đầu giảm về trong biên độ. Các khách hàng cá nhân đã chuyển hướng bán ngoại tệ cho NHTM khiến nguồn cung tăng mạnh. Tỷ giá giảm thấp nhất về gần mức tỷ giá sàn, xấp xỉ 20.500. Giai đoạn 3: Tỷ giá dao động quanh mức 20.600 từ đầu tháng 5/2011 đến cuối NHNN mua vào 3 tỷ USD ngoại tệ tháng 6/2011 trong giai đoạn này qua 2 đợt: từ 29/4  Tỷ giá trong giai đoạn này khá ổn định, chủ yếu dao động từ 20.550 đến 20.650. đến 10/5 và từ 25/5 đến 10/6  NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá mua vào từ 20.491 lên 20.700 rồi giảm xuống 20.650 và 20.600. Trong giai đoạn này, NHNN đã mua vào được 3 tỷ USD ngoại tệ. Nhờ lực mua từ NHNN nên tỷ giá không giảm mạnh dù nguồn cung tăng nhiều. Các NHTM mua ngoại tệ về và bán lại cho NHNN để hưởng chênh lệch.  Cũng có thời điểm, tỷ giá tăng mạnh trở lại và lên gần mức trần do các NHTM mua về trạng thái do khi bán ngoại tệ cho NHNN, NHNN chỉ mua vào tối đa đến -2% trạng thái ngoại tệ của các NHTM. Để có thể bán được khối lượng ngoại tệ NHNN ban hành văn bản yêu cầu các lớn cho NHNN, nhiều NHTM đã nhờ gửi trạng thái ngoại tệ. để làm tăng trạng TĐ, TCT bán ngoại tệ từ 1/7 sau khi thái ngoại tệ dương danh nghĩa lên cao. Do vậy, khi tỷ giá tăng mạnh, các cân đối. Đồng thời NHNN áp trần lãi NHTM này phải mua về trạng thái khiến tỷ giá bị đẩy lên nhanh. Tuy nhiên, áp suất tiền gửi ngoại tệ với cá nhân là 2%, với TCKT là 0,5%. lực bán ngoại tệ vẫn lớn kéo tỷ giá giảm trở lại về quanh mức 20.600.  NHNN đã ban hành văn bản yêu cấu các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ từ 1/7. Thông tin này cùng với việc NHNN tiếp tục áp trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ giúp cho tỷ giá tiếp tục nằm dưới mức tỷ giá mua vào của NHNN cho đến giữa tháng 6/2011.  Nguồn cung ngoại tệ tăng mạnh trong giai đoạn này còn có sự đóng góp từ nguồn ngoại tệ do hoạt động xuất khẩu đá quý, kim loại quý. Trong tháng 6, giá trị xuất khẩu tăng đột biến lên 630 triệu USD nhờ giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi từ 300.000 – 500.000. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, giá vàng thế giới giảm mạnh đã khiến giá vàng trong nước giữ ở mức cao hơn giá vàng thế giới quy đổi. Điều này gây ra sức ép nhập khẩu vàng trở lại và có thể tác động lớn đến tỷ giá trong thời gian tới. Diễn biến giá vàng SJC và tỷ giá USDVND tự do 6 tháng đầu năm 2011 Đơn vị: Tỷ giá USDVND (đồng) Giá vàng (1.000 đồng/chỉ) [Vàng TG qd?i - Vàng SJC] (P) T? giá t? do (T) 22,500 250 200 22,000 150 100 21,500 50 - 21,000 (50) (100) 20,500 (150) (200) 20,000 (250) Nguồn: SJC  NHNN cũng công bố dự thảo về việc giảm trạng thái ngoại tệ của NHTM không vượt quá 20% vốn tự có từ mức 30%. Việc này sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ của các NHTM giúp cho thị trường ngoại hối ổn định hơn, tránh những đợt tăng giá mạnh, nhanh và đột biến. 19
  • 20. KINH TẾ VIỆT NAM | TRIỂN VỌNG 6 THÁNG CUỐI NĂM 2011 20
  • 21. Mục tiêu điều hành chính sách trong nửa cuối năm 2011 của chính phủ Trong phiên họp thường kỳ tháng 5/2011, chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và các địa phương kiên định thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra trong nghị quyết 11/NQ-CP về việc tập trung chỉ đạo, điều hành để thực hiện các mục tiêu:  Kiểm soát lạm phát năm 2011 ở mức khoảng 15%  Tăng trưởng GDP đạt 6% Theo mục tiêu này thì rõ ràng chính phủ vẫn tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, chính phủ cũng không muốn tăng trưởng bị sụt giảm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mức lạm phát 15% và tỷ lệ tăng trưởng 6% là mâu thuẫn nhau. Chính phủ sẽ không thể đạt được cả hai mục tiêu này trong năm 2011. Dự báo tổng phương tiện thanh toán M2 Trong 6 tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán mới chỉ tăng ở mức 2,45% tính đến ngày 20/6, thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán từ 15 – 16% trong năm 2011 của NHNN rất nhiều. Tuy nhiên, tốc độ này đã tăng khá mạnh so với các tháng trước đó, như tháng tư mới chỉ tăng 1,1% và tháng 5 là 1,75%. Nếu NHNN tiếp tục kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát để giảm xuống 15% đến cuối 2011 thì việc tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán sẽ bị giới hạn. Nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng, NHNN bắt buộc phải giảm cung tiền do chênh lệch huy động và cho vay hiện đang được tài trợ bởi cung tiền từ NHNN. Mỗi động thái của NHNN sẽ tác động tới hành vi cung tín dụng của các TCTD Việt Nam. Trong khi đó, tổng cung tiền so với GDP được ước khoảng 125%, điều này cho thấy, tiếp tục cung tiền sẽ tạo cơ hội cho lạm phát tăng cao và phá đi các thành quả mà Chính phủ đã theo đuổi trong 6 tháng đầu năm 2011. Theo phương án này, tổng phương tiện thanh toán trong năm 2011 từ 9% đến 12%. Tuy nhiên, nếu NHNN thực hiện mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng GDP để đưa GDP năm 2011 ở mức 6% thì lượng cung tiền sẽ phải tăng mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ tăng trở lại vào cuối năm. Với mục tiêu này, M2 sẽ tăng trưởng khoảng 15 - 16% theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, với mức cung tiền còn lại khoảng 12% đến 13% cho 6 tháng cuối năm thì sẽ tạo áp lực lớn cho lạm phát của 6 tháng đầu năm 2012 và cả năm 2012. Dự báo GDP trong quý III và quý IV/2011 GDP trong 2 quý cuối năm dựa trên 2 kịch bản:  Kịch bản 1 là nếu NHNN tiếp tục thắt chặt tiền tệ thì tăng trưởng trong 2 quý cuối năm sẽ chậm lại. Tốc độ tăng trung bình của 2 quý này ở mức 5,8 – 6,0%. Điều này đồng nghĩa với việc GDP cả năm 2011 sẽ chỉ ở mức 5,6% - 5,7%.  Kịch bản 2 là nếu NHNN nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Tốc Dự báo CPI các tháng của quý III sẽ độ tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn do yếu tố nội tai của nền kinh tế. Theo kịch giảm dần. bản này tăng trưởng GDP trung bình của 2 quý cuối năm ở mức 6,0 – 6,4%.  CPI T7 ở mức 0,7 – 1%/năm. Điều này đồng nghĩa với việc GDP cả năm 2011 sẽ ở mức 5,8% - 6,0%.  CPI T8 ở mức 0,3 – 0,6%/năm. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chính phủ sẽ rút kinh nghiệm từ năm 2009 và 2010. Theo hướng này, tăng trưởng kinh tế năm 2011 có khả năng cao sẽ rơi vào khoảng 5,7%.  CPI T9 ở mức 0,1 – 0,4%/năm. Dự báo chỉ số CPI các tháng cuối năm 2011 Dự báo CPI các tháng quý IV/2011 sẽ tăng trở lại Chỉ số CPI sẽ được dự báo dựa trên 2 kịch bản:  CPI T10 từ 0,3 – 0,5%/năm.  Kịch bản 1 là NHNN tiếp tục thắt chặt cung tiền để kiềm chế lạm phát. Khi đó,  CPI T11 từ 0,5 – 0,8%/năm. CPI sẽ tăng chậm hơn do chịu ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất trên thị trường vẫn sẽ giữ ở mức cao. Khi đó, CPI cuối năm 2011 sẽ dao động ở  CPI T12 từ 0,7 – 1%/năm. mức 18,5 – 19,1%/năm.  Kịch bản 2 là NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ hơn để hỗ trợ cho tăng trưởng. Theo kịch bản này, lãi suất VND sẽ được NHNN điều hành giữ ở mức thấp hơn, lượng cung tiền tăng nhanh trong những tháng cuối năm kéo CPI tăng mạnh trở lại vào thời điểm cuối năm. Khi đó, CPI cuối năm 2011 sẽ dao động ở mức 19 – 21
  • 22. 19,5%/năm. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của việc nới lỏng chính sách tiền tệ đến CPI trong năm 2011 sẽ không lớn bằng năm 2012 do chính sách tiền tệ thường có độ trễ khoảng 6 tháng. Dự báo CPI trên còn chịu ảnh hưởng từ giá hàng hóa thế giới và khả năng tăng giá điện của chính phủ vào cuối năm. Nếu giá hàng hóa giảm thì CPI có thể giảm nhanh hơn. Trong trường hợp chính phủ điều chỉnh giá điện thì CPI sẽ có thể bị ảnh hưởng trong một vài tháng sau đó. Dự báo CPI đến cuối năm 2011 CPI mom CPI yoy 1.2011 1.74% 12.17% 2.2011 2.09% 12.31% 3.2011 2.17% 13.89% 4.2011 3.32% 17.51% 5.2011 2.21% 19.78% 6.2011 1.09% 20.82% 7.2011 0.70% 21.60% 8.2011 0.40% 21.80% 9.2011 0.50% 20.83% 10.2011 1.00% 20.77% 11.2011 1.20% 19.99% 12.2011 1.30% 19.19% Tổng hợp các yếu tố chúng tôi cho rằng CPI của Việt Nam năm 2011 có khả năng cao rơi vào khoảng 18,5 – 19,1% Dự báo xu hướng CPI những tháng cuối năm (%) Lãi suất VNĐ và lãi suất USD sẽ có xu hướng biến động ngược chiều nhau Hoạt động huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng năm 2011 2010 (sơ bộ) Cả năm 2011 Tăng trưởng GDP 6.78% 5.70% GDP danh nghĩa 1951.17 2436.8 Lạm phát (YTD) 11.75% 19.19% M2 (nghìn tỷ VND) 2621.8 2923.3 Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) 25.30% 11.50% (YTD) Tiền ngoài ngân hàng 333.2 383.6 Tỷ lệ tiền ngoài ngân hàng so với M2 12.71% 13.12% Tổng huy động từ nền kinh tế 2288.6 2540.4 22
  • 23. Tốc độ tăng huy động từ nền kinh tế 27.20% 11.00% Tổng tín dụng nội địa 2648.2 3032.2 Tốc độ tăng tín dụng nội địa 29.80% 14.50% Tổng huy động khả vay (đã khấu trừ tiền giữ tại 2092.11 2271.7 ngân hàng, tín phiếu bắt buộc, và dự trữ bắt buộc) Chênh lệch giữa tổng tín dụng và tổng huy động 556.09 760.5 khả vay % chênh lệch giữa tổng tín dụng và tổng huy động 26.58% 33.48% khả vay so với tổng huy động khả vay (%) Bù đắp chênh lệch bằng nguồn của NHNN 180.00 150.00 qua OMO 86.10 90.00 qua tái chiết khấu, tái cấp vốn, swap 93.90 60.00 Bù đắp bằng vốn chủ sở hữu, vay nước ngoài, và 376.09 610.50 các nguồn khác Lãi suất huy động 3M VND 10,5% - 15% 16.0% Lãi suất huy động 3M USD 3,8%-4,5% 3.00% Lãi suất VND Do lạm phát có dấu hiệu giảm trong quí III nên lãi suất huy động VND sẽ có xu hướng giảm theo. Tuy nhiên, chúng tôi nhận định rằng mức giảm sẽ không lớn do chủ trương kiềm chế lạm phát của chính phủ đòi hỏi lãi suất phải được duy trì ở mức cao trong một thời gian đủ dài. Nếu như chính phủ kiểm soát lạm phát quyết liệt thì lãi suất sẽ có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ tiếp trong quí IV. Còn nếu không lãi suất sẽ tăng trở lại vào cuối quý IV. Cụ thể chúng tôi cho rằng lãi suất huy động thỏa thuận kỳ hạn 3 tháng sẽ giảm từ mức 17% hiện nay xuống mức 16,5% vào cuối quí III và đến cuối quí IV sẽ ở mức 16%-16,5%. Do chúng tôi kỳ vọng NHNN tiếp tục duy trì các mức lãi suất chính sách ở mức 14% - 15% như hiện nay nên chúng tôi cho rằng lãi suất interbank cho kỳ hạn 1 tuần sẽ vẫn tiếp tục ổn định trong xung quanh mức 13%-14% trong quí III như hiện tại. Tuy nhiên lãi suất interbank có thể sẽ giảm mạnh trong quý III nếu như NHNN giới hạn hoạt động của thị trường liên ngân hàng và hạn chế các hoạt động ủy thác. Trong trường hợp này, lãi suất interbank có thể sẽ dao động xung quanh mức 11 – 12% với kỳ hạn 1 tuần. Lãi suất interbank sẽ tăng trở lại từ đầu quý IV khi NHNN thu về các khoản tái chiết khấu. Nhu cầu vay interbank cuối năm đáp ứng thanh khoản tăng cao. Dự báo xu hướng lãi suất VND interbank 1 tuần đến cuối năm 2011 (%) 1W 24 22 20 18 16 14 12 10 Lãi suất USD Sự mất cân đối huy động và cho vay USD khiến cho lãi suất USD huy động sẽ có 23