SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
BÀI DỰ THI
Tìm hiểu 45 năm Ngày thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và 60 năm ngày truyền
thống ngành điện, 85 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
*
* *
Họ và tên: Hoàng Thanh Bình
Đơn vị Công tác: Ban CNTT – Tổng Công ty Điện lực miền Bắc
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng của Bác Hồ đối với
ngành Điện Việt Nam?
Ngày 21/12/1954, hơn hai tháng sau ngày tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã đến thăm Nhà máy
điện Yên Phụ và Nhà máy đèn Bờ Hồ. Tại buổi gặp mặt thân tình này, Bác nói: “Nhà máy này
bây giờ là của nhân dân, của Chính phủ, của các cô, các chú. Các cô, các chú là chủ thì phải
giữ gìn nhà máy, làm cho nó phát triển hơn nữa. Muốn thế, trước hết phải đoàn kết một lòng,
thi đua lao động, sáng tạo nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu… góp phần
vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Chi tiết lời căn dặn của Bác: “Trong lúc quân Pháp sắp rút lui, các cô, các chú, từ cán bộ đến
công nhân, đã ra sức đấu tranh giữ nhà máy tương đối được hoàn toàn. Đấy là một điều rất tốt.
Sau khi Chính phủ ta về tiếp quản Thủ đô, các cô, các chú đã cố gắng sản xuất điện đều, làm
cho sinh hoạt của đồng bào trong thành phố được tiếp tục như thường. Bác thay mặt Chính
phủ khen ngợi và cảm ơn các cô, các chú.
Trong nhà máy có lao động trí óc và lao động chân tay, cán bộ kỹ thuật và công nhân, nam có,
nữ có. Tuy khác nhau nhưng cùng chung một mục đích. Ngày trước chúng ta là người nô lệ.
Vì muốn thoát vòng nô lệ mà chúng ta kháng chiến. Trước chúng ta làm cho thực dân Pháp,
nay chúng ta làm cho nhân dân. Nhà máy này bây giờ là của nhân dân, của Chính phủ, của
các cô, các chú. Các cô, các chú là chủ thì phải gìn giữ nhà máy làm cho nó phát triển hơn
nữa.
Muốn thế, trước hết phải đoàn kết một lòng. Trong thời kỳ thuộc Pháp, chúng chia nhân viên
kỹ thuật ra một hạng, cai xếp một hạng, công nhân một hạng, chia để trị, làm cho ba hạng
không đoàn kết và đều phải làm nô lệ. Bây giờ tất cả chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ.
Mỗi người đều có sáng kiến hay, nhưng cũng đều có khuyết điểm. Sáng kiến là tính thần của
dân tộc ta, khuyết điểm là kết quả của chế độ cũ. Ai có cái hay thì truyền bá cho nhau học,
thấy khuyết điểm gì thì lấy tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau mà phê bình, giúp nhau sửa
chữa. Phê bình không phải để mỉa mai, nói xấu. Phê bình là để giúp nhau tiến bộ. Học nhau
điều hay, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, thế là đoàn kết thật sự.
Chúng ta đoàn kết để thi đua. Thi đua phải có tổ chức, có kế hoạch. Thi đua không phải là
ganh đua, giấu nghề. Thi đua có nghĩa là mọi người phát triển tài nǎng, sáng kiến của mình,
học hỏi điều hay lẫn nhau, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ, Thi đua
nhằm:
l. Tǎng nǎng suất,
2. Tiết kiệm nguyên ìiệu, vật liệu. Đồng thời phải tuyên truyền cho nhân dân và các cơ quan ý
thức tiết kiệm điện.
Người này thi đua với người khác, tổ này thi đua với tổ khác, nhà máy này thi đua với nhà
máy khác.
Các cô, các chú giống như một bộ máy. Nếu có một bộ phận, một người nào mắc khuyết điểm
mà không sửa chữa thì ảnh hưởng xấu đến cả guồng máy chung. Vì thế, các cô, các chú, lao
động trí óc và lao động chân tay, phải đoàn kết chặt chẽ thi đua làm cho nhà máy phát triển.
- Hiện nay nước ta còn nghèo, đời sống của anh chị em công nhân còn chưa được đầy đủ.
Đảng, Chính phủ và Bác đều lo nghĩ đến điều đó. Nhưng chúng ta cần nhận rõ giai cấp lao
động là giai cấp lãnh đạo, nghĩa là giai cấp chịu khổ trước hết, đấu tranh mạnh hơn hết.
Nay trong hoàn cảnh hoà bình, muốn cải thiện sinh hoạt thì giai cấp lao động ta phải tǎng
nǎng suất. ở nhà máy, công nhân phải thi đua chế tạo. ở nông thôn, nông dân phải thi đua sản
xuất lúa gạo. Sản xuất tǎng thì mức sống sẽ được nâng cao. Muốn ǎn quả thì trước phải chịu
khó trồng cây.
- Hiện nay miền Nam chưa được giải phóng, đế quốc Mỹ còn lǎm le phá hoại hoà bình, chúng
ta phải chống đế quốc Mỹ một cách thiết thực bằng thi đua tǎng nǎng suất. Tiết kiệm được
một cân than, tǎng được một kilôoát điện là góp thêm một phần lực lượng đánh vào đế quốc
Mỹ.
Chúng ta có quyết tâm, chúng ta nhất định khôi phục được kinh tế, nâng cao được đời sống
của toàn dân. Chúng ta tin chắc là chúng ta làm được vì dân ta tốt, công nhân ta oanh liệt,
đường lối lãnh đạo của Đảng và Chính phủ ta đúng, lại có thêm sự giúp đỡ nhiệt tình, cao cả
của nhân dân các nước bạn.
Chúc các cô, các chú mạnh khoẻ, vui vẻ, đoàn kết thi đua cho tốt”.
Từ đó, ngày 21/12 hằng năm được coi là ngày Truyền thống của ngành Điện lực Việt Nam.
Câu hỏi 2: Đồng chí hãy cho biết ngày, tháng nào là ngày truyền thống ngành Điện Việt
Nam?
Ngày 21/12 hàng năm là Ngày Truyền thống ngành Điện Việt Nam để kỷ niệm ngày
21/12/1954 Bác Hồ về thăm Nhà máy điện Yên Phụ và Nhà máy đèn Bờ Hồ.
Ngày 12/10/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1594/QĐ-TTg chính thức công
nhận ngày 21/12 hàng năm là “Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam”.
Thủ tướng yêu cầu việc tổ chức ngày Truyền thống phải đảm bảo tiết kiệm, giáo dục truyền
thống của ngành Điện lực Việt Nam, động viện phong trào thi đua lao động sản xuất vì sự
phát triển của ngành và đất nước. Đến nay, trải qua hơn nửa thế kỷ, các thế hệ CBCNV ngành
Điện vẫn luôn thực hiện đúng lời Bác dặn 55 năm trước, khi về thăm 2 nhà máy điện Yên Phụ
và Bờ Hồ vào ngày 21/12/1954, gìn giữ và phát huy những thành quả các thế hệ đi trước để
lại, không ngừng phát triển sản xuất, thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành an toàn hệ thống
điện quốc gia, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi 3: Đồng chí hãy cho biết ngày, tháng, năm thành lập Công ty Điện lực trước đây, số
quyết định, do ai ký và các lần đổi tên của Công ty. Hãy kể tên các đồng chí Giám đốc Công
ty qua các thời kỳ.
Ngày 6/10/1969, Bộ Điện và Than ra Quyết định số 106/QĐ/TC do ông Nguyễn Hữu Mai Bộ
trưởng ký thành lập Công ty Điện lực (nay là Công ty Điện lực 1) trực thuộc Bộ Điện và Than
với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng và hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế.
Các lần đổi tên của Công ty:
1. Ngày 6-10-1969, Công ty điện lực ra đời (thuộc Bộ Điện và Than).
2. Năm 1975, Công ty đổi tên là Công ty điện lực miền Bắc (thuộc Bộ Điện và Than).
3. Năm 1981, Công ty đổi tên thành Công ty điện lực I (lúc đầu thuộc Bộ Điện lực, sau đó
thuộc Bộ Năng lượng; từ ngày 01-1-1995 trực thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam).
4. Từ ngày 05/2/2010 Theo Quyết định số 0789/QĐ-BCT của Bộ Công thương về việc
thành lập Công ty mẹ - Công ty điện lực I đổi tên thành Tổng Công ty Điện lực miền Bắc
Trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Các đồng chí Giám đốc Công ty qua các thời kỳ:
1. Kỹ sư Phạm Khai – GĐ Công ty Điện lực (1969-1973).
2. Kỹ sư Lê Ba – Thứ trưởng bộ Điện Than kiêm GĐ Công ty Điện lực (1/1974-4/1974).
3. Kỹ sư Cao Thành Tài – GĐ Công ty Điện lực (5/1974-9/1975).
4. Kỹ sư Vũ Hiền – GĐ Công ty Điện lực Miền Bắc (10/1975-2/1981).
5. Kỹ sư Vũ Ngọc Hải – GĐ Công ty Điện lực 1 (03/1981-10/1985).
6. Kỹ sư Đỗ Hữu Thăng – GĐ Công ty Điện lực 1 (11/1985-01/1991).
7. Kỹ sư Lê Nhân Vĩnh – GĐ Công ty Điện lực 1 (02/1991-04/1995).
8. Kỹ sư Đặng Đức Hà – GĐ Công ty Điện lực 1 (05/1995-04/1998).
9. Kỹ sư Đỗ Văn Lộc – GĐ Công ty Điện lực 1 (05/1998-06/2003).
10. ThS Nguyễn Phúc Vinh – GĐ Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng Công ty Điện lực Miền
Bắc) (07/2003-nay).
Câu hỏi 4: Đồng chí hãy cho biết ngày thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam và sau đổi
tên thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam là ngày nào, số quyết định, hãy kể tên các đồng chí
Chủ tịch, Tổng Giám đốc qua các thời kỳ.
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày
10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng;
tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của
Chính phủ.
Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề
án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về
việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc
chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2013/NĐ-CP về Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 03/02/2014)
* Tên gọi:
- Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.
- Tên gọi tắt: EVN.
* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân
phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân
phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và
quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo,
nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và
phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN
hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng
công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc
(EVN NPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực miền
Trung (EVN CPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện
lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT), được thành lập trên
cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án
(Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam).
Địa chỉ liên hệ:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
- Trụ sở chính: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội..
Các đồng chí Chủ tịch, Tổng Giám đốc qua các thời kỳ:
1) Ông: Thái Phụng Nê: Chủ tịch Hội đồng quản lý (sau là Hội đồng quản trị) Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam (10-1994 -7/1998)
2) Ông: Lê Liêm: Tổng Giám đốc EVN (10/1994 - 4/1998)
3) Ông: Hoàng Trung Hải: Tổng Giám đốc EVN (5/1998 – 7/2000 )
4) Ông: Đặng Hùng: Chủ tịch HĐQT EVN (7/2000 – 9/2005 )
5) Ông: Nguyễn Mậu Chung: Ủy viên HĐQT phụ trách điều hành HĐQT EVN (11/2005 –
9/2006 )
6) Ông: Đào Văn Hưng: Chủ tịch HĐQT EVN (8/1998 – 6/2000)
Tổng Giám đốc EVN (7/2000 – 9/2006)
Chủ tịch HĐQT EVN (9/2006- 1/2011) ( Quyết định chính thức ngày 04/10/2006 )
Từ tháng 2/2011 đến tháng 8/2012 là chủ tịch HĐTV
7) Ông: Phạm Lê Thanh: Tổng Giám đốc từ năm 2006 đến nay (Quyền Tổng Giám đốc
EVN từ tháng 9/2006; Quyết định chính thức ngày 4/12/2006 )
8) Ông: Hoàng Quốc Vượng: Chủ tịch HĐTV EVN từ 9/2012 đến nay.
Câu hỏi 5: Đồng chí hãy cho biết ngày thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Số quyết
định, do ai ký? Hãy kể tên các đồng chí Chủ tịch, Tổng Giám đốc, phó Tổng giám đốc Tổng
Công ty qua các thời kỳ.
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc được thành lập ngày 05/02/2010 theo Quyết định số
0789/QĐ-BCT của Bộ Công thương do thứ trưởng Đỗ Hữu Hào ký về việc thành lập Công ty
mẹ - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở tổ
chức lại Công ty Điện lực 1 và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của tập
đoàn Điện lực Việt Nam tại các công ty TNHH MTC Điện lực Hải Phòng, Hải Dương, Ninh
Bình, hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con.
Trụ sở chính: số 20 Trần Nguyên Hãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Các đồng chí là chủ tịch, Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám đốc qua các qua các thời kỳ:
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Phúc Vinh
Phó Tổng Giám đốc:
Ông Thiều Kim Quỳnh,
Ông Dư Cao Minh,
Bà Đỗ Nguyệt Ánh
Ông Nguyễn Thành Lê (đã nghỉ hưu từ tháng 5/2014)
Ông Lê Minh Tuấn.
Câu hỏi 6: Đồng chí hãy cho biết hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, mục tiêu và ngành
nghề kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Tính đến ngày 31/12/2013 sản lượng
điện thương phẩm toàn Tổng Công ty là bao nhiêu kWh.
Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân: Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực miền Bắc là
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu 100%
vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng,
điều lệ tổ chức và hoạt động, có chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật,
được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các ngân hàng; có trách nhiệm kế thừa các quyền
và nghĩa vụ pháp lý của Công ty Điện lực 1; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất - kinh
doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát
triển vốn nhà nước tại Tổng công ty và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết.
Mục tiêu: EVNNPC luôn nỗ lực hết mình để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện năng và các
dịch vụ tiện ích khác cho mọi đối tượng khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt
hơn, đảm bảo mang lại sự yên tâm, hài lòng cho khách hàng. Khẩu hiệu của EVNNPC
là: “EVNNPC vì sự phát triển cộng đồng”
Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Điện lực miền Bắc
Quyết định số 0789/QĐ-BCT ngày 05/2/2010 của Bộ Công thương về việc thành lập
Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc:
+ Sản xuất, phân phối, kinh doanh mua bán điện năng;
+ Xuất nhập khẩu điện năng;
+ Tổ chức các hoạt động tư vấn;
+ Khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp: Công trình lưới điện đến cấp điện áp 500kV;
công trình công nghiệp và dân dụng; công trình thủy điện vừa và nhỏ; mạng truyền hình cáp;
+ Lập dự án đầu tư; quản lý các dự án đầu tư; giám sát, kiểm tra và quản lý chất lượng
các dự án đầu tư xây dựng;
+ Công nghiệp cơ khí – điện lực;
+ Sửa chữa, thí nghiệm và hiệu chỉnh trang thiết bị điện và các phụ kiện;
+ Kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin;
+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh: Vật tư thiết bị ngành điện, sản phẩm cơ khí điện,
mạng truyền tín hiệu cáp; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cao su, xăng, dầu diezen, dầu mỡ,
ga và vật tư, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành điện, công nghệ thông tin;
+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, cách nhiệt, các sản
phẩm compozits, polime, PVC, vật liệu xây dựng;
+ Sản xuất cấu kiện cho xây dựng và các sản phẩm từ thép;
+ Sản xuất dây cáp điện và dây điện;
+ Sản xuất phần mềm, thiết kế trang website, dịch vụ cung cấp tin trên Internet;
+ Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
về các lĩnh vực: hoạt động điện lực, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
+ Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn
phòng, nhà ở; cung cấp, lắp đặt hệ thống các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh và thiết bị dẫn ga,
khí;
+ Kinh doanh khách sạn, du lịch;
+ Đầu tư tài chính;
+ Xuất khẩu lao động;
+ Mua bán, cho thuê văn phòng và kinh doanh bất động sản;
+ Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
Tính đến ngày 31/12/2013 sản lượng điện thương phẩm toàn Tổng Công ty là
33,578,934,246 kWh, tổn thất điện năng đạt 7,74%, giá bán bình quân đạt 1392 đ/kWh.
Câu số 7: Đồng chí hãy cho biết Công đoàn Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào,
các lần đổi tên và họ tên đầy đủ các thế hệ Chủ tịch. Công đoàn Việt Nam trải qua mấy nhiệm
kỳ Đại hội.
Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn
cứu quốc toàn quốc đă quyết định đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn” và
thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Trần Danh Tuyên làm Tổng thư
ký.
Tên gọi của Tổ chức công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ.
Họ tên đầy đủ của các thế hệ chủ tịch Công đoàn Việt Nam
- Nhiệm kỳ I ( 1950 -1961): Đ/c Hoàng Quốc Việt
- Nhiệm kỳ II ( 1961-1974): Đ/c Hoàng Quốc Việt
- Nhiệm kỳ III ( 1974- 1978): Đ/c Hoàng Quốc Việt
- Nhiệm kỳ IV ( 1978- 1983 ): Đ/c Nguyễn Văn Linh
- Nhiệm kỳ V ( 1983-1988) : Đ/c Nguyễn Đức Thuận
- Nhiệm kỳ VI ( 1988- 1993 ): Đ/c Nguyễn Văn Tư
- Nhiệm kỳ VII ( 1993- 1998 ) : Đ/c Nguyễn Văn Tư
- Nhiệm kỳ VIII ( 1998 - 2003 ) : Đ/c Cù Thị Hậu
- Nhiệm kỳ IX ( 2003-2008 ): Đ/c Cù Thị Hậu
- Nhiệm kỳ X ( 2008- 2013 ): Đ/c Đặng Ngọc Tùng
Công hội Đỏ (1929 - 1935)
Nghiệp đoàn Ái hữu (1935 - 1939)
Hội Công nhân Phản đế (1939 - 1941)
Hội công nhân Cứu quốc (1941 - 1946)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961)
Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay)
- Nhiệm kỳ XI ( 2013-2018): Đ/c Đặng Ngọc Tùng
Công đoàn Việt Nam đã trải qua 11 kỳ đại hội
1. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 và làm việc đến
hết ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Về dự Đại hội có
trên 200 đại biểu thay - mặt cho khoảng 350.000 công nhân, viên chức, lao động.
2. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II họp từ ngày 23 – 27/2/1961, tại Trường Thương
nghiệp - Hà Nội. Tổng số đại biểu về dự Đại hội có 752 người, trong đó có 666 đại biểu
chính thức và 86 đại biểu dự khuyết. Đại hội vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh
đến dự và phát biểu ý kiến.
3. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III họp từ ngày 11 – 14/2/1974, tại Hội trường Ba
Đ́ nh - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 600 đại biểu (100 đại biểu dự khuyết) thay mặt cho
hơn 1 triệu đoàn viên công đoàn và công nhân, viên chức cả nước.
4. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV được tiến hành sớm hơn một năm trong điều
kiện cách mạng Việt Nam đă chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn đất nước thống nhất,
cả nước cùng đi lên CNXH. Ngày 8/5/1978 Đại hội lần thứ IV Công đoàn Việt Nam khai
mạc tại Hội trường Ba Đ́ nh - Hà Nội. Đại hội diễn ra trong 4 ngày (từ 8/5 đến 11/5/1978).
Tham dự Đại hội có 926 đại biểu thay mặt cho trên 3 triệu đoàn viên công đoàn, công
nhân, viên chức trong cả nước.
5. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V họp từ ngày 16/11 đến 18/11/1983 tại Hội trường
Ba Đình - Hà Nội . Đại hội gồm 949 đại biểu thay mặt cho gần 4 triệu đoàn viên công
đoàn trong cả nước về dự.
6. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI tổ chức trọng thể từ ngày 17 - 20/10/1988, tại
Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đại hội gồm có 834 đại biểu thay mặt cho hơn 3 triệu đoàn
viên công đoàn.
7. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII họp từ 9 - 12.11.1993 tại Hội trường Ba Đình,
Hà Nội với hơn 600 đại biểu đại diện cho CNVCLĐ cả nước. Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ
Mười; các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công - cố vấn Ban Chấp
hành Trung ương Đảng - đã tới dự đại hội.
8. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII họp từ ngày 3 đến 6/11/1998, được tổ chức
trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại
hội gồm 898 đại biểu của 80 đoàn (61 LĐLĐ tỉnh, thành phố và 18 Công đoàn ngành
nghề toàn quốc về dự và 1 đoàn của cơ quan TLĐ), 31 đoàn đại biểu quốc tế, đại diện Tổ
chức Liên hiệp công đoàn Thế giới, đại biểu công đoàn các nước trong khu vực và các
đoàn ngoại giao.
9. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần IX họp từ ngày 10 – 13/10/2003, tại Cung văn hóa lao
động Hữu nghị Việt - Xô, thủ đô Hà Nội. 900 đại biểu ưu tú, đại diện cho hơn 4,2 triệu
đoàn viên đă về dự Đại hội.
10. Đại hội X Công đoàn Việt Nam diễn ra từ ngày 02-5/11/2008 tại Cung Văn hoá lao động
Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 985 đại biểu chính thức.
11. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2013 - 2018 diễn ra từ ngày 27 -
30/7/2013, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Tham dự
Đại hội có 944 đại biểu triệu tập thuộc 83 đoàn đại biểu; 07 đoàn đại biểu quốc tế, trong
đó 04 đoàn đại biểu Công đoàn quốc tế từ nước ngoài vào và 03 đại diện tổ chức quốc tế
tại Việt Nam.
Câu số 8: Đồng chí hãy cho biết Công đoàn Tổng công ty đã trải qua mấy nhiệm kỳ đại hội.
Hãy nêu họ tên các đồng chí Chủ tịch qua các nhiệm kỳ đại hội
Công đoàn NPC đã trải qua 10 nhiệm kỳ Đại hội.
Họ tên các chủ tịch Công đoàn qua các thời kỳ:
- ( 1971-1978): Ông Lê Quang Minh
- ( 1978 - 1984): Ông Đào Văn Thóa
- ( 1984 -1988): Ông Nguyễn Đức Đạo
- ( 1988 - 1998): Ông Mai Thanh Lâm
- ( 1998-2002): Ông Phạm Thanh Chước
- ( 2002-2003) : Bà Nguyễn Thị Nhạn
- ( 2003 đến nay) Ông Nguyễn Văn Tiệp
Câu số 9: Đồng chí hãy cho biết các danh hiệu cao quý của Tổng Công ty và Công đoàn Tổng
Công ty trong 45 năm qua.
- Danh hiệu của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc:
- Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới ( 2002)
- Huân chương độc lập hạng Hai ( 2009)
- Huân chương độc lập hạng Ba ( 1999)
- Danh hiệu của Công đoàn Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc
- Huân chương lao động hạng Ba ( 2009)
Câu số 10: Đồng chí hãy việt một bài không quá 1500 từ về kỷ niệm sâu sắc nhất trong thời
gian đống chí đã và đang công tác tại đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc hoặc
gương đồng nghiệp, tập thể tiêu biểu.
Đó là chuyến đi công tác đầu tiên của tôi khi tôi vào NPC. Tôi vẫn còn nhớ rõ đó là vào
khoảng thời gian đàu tháng 5 năm 2011, tôi được sếp giao nhiệm vụ đi kiểm tra các tuyến cáp
quang phục vụ cho công tác vận hành CNTT mà điện lực Quảng Ninh đang triển khai. Rất
háo hức và hồi hộp kèm chút lo lắng vì đây là chuyến đi đầu tiên của tôi. Tôi được giao đi
cùng anh Lương – chuyên viên ban CNTT, người anh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong chuyến
công tác đó. Chuyện còn rất nhiều điều ly kỳ và thú vị nhưng tôi sắp bị thu bài mất rồi, hẹn
mọi người ở bài dự thi tiếp theo vậy.
Người dự thi
Hoàng Thanh Bình

More Related Content

Similar to Bai du thi nganh dien

Đồ Án Về Nghiên Cứu Và Tính Toán Phần Điện Cho Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí 2 C...
Đồ Án Về Nghiên Cứu Và Tính Toán Phần Điện Cho Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí 2 C...Đồ Án Về Nghiên Cứu Và Tính Toán Phần Điện Cho Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí 2 C...
Đồ Án Về Nghiên Cứu Và Tính Toán Phần Điện Cho Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí 2 C...mokoboo56
 
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdf
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdfPhần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdf
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdfMan_Ebook
 
EVN và chiến lược 4P
EVN và chiến lược 4PEVN và chiến lược 4P
EVN và chiến lược 4PPhan Trang
 
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAYLUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAYOnTimeVitThu
 
Độc Quyền Điện Ở Việt Nam
Độc Quyền Điện Ở Việt NamĐộc Quyền Điện Ở Việt Nam
Độc Quyền Điện Ở Việt NamVietcuong Le
 
Thiết kế máy ép than tổ ong.pdf
Thiết kế máy ép than tổ ong.pdfThiết kế máy ép than tổ ong.pdf
Thiết kế máy ép than tổ ong.pdfMan_Ebook
 
Đề tài: Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí - Quy trình công nghệ, lò hơi...
Đề tài: Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí - Quy trình công nghệ, lò hơi...Đề tài: Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí - Quy trình công nghệ, lò hơi...
Đề tài: Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí - Quy trình công nghệ, lò hơi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kế toán vốn bằng tiền và Kế toán lưu chuyển hàng hóa - Nhận bài free tại zalo...
Kế toán vốn bằng tiền và Kế toán lưu chuyển hàng hóa - Nhận bài free tại zalo...Kế toán vốn bằng tiền và Kế toán lưu chuyển hàng hóa - Nhận bài free tại zalo...
Kế toán vốn bằng tiền và Kế toán lưu chuyển hàng hóa - Nhận bài free tại zalo...OnTimeVitThu
 
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pDoko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pThanhxuan Pham
 
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908Giang Nguyen
 

Similar to Bai du thi nganh dien (20)

Tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suất
Tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suấtTính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suất
Tính toán phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 công suất
 
Đề tài: Nghiên cứu phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, HAY
Đề tài: Nghiên cứu phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, HAYĐề tài: Nghiên cứu phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, HAY
Đề tài: Nghiên cứu phần điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, HAY
 
Đồ Án Về Nghiên Cứu Và Tính Toán Phần Điện Cho Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí 2 C...
Đồ Án Về Nghiên Cứu Và Tính Toán Phần Điện Cho Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí 2 C...Đồ Án Về Nghiên Cứu Và Tính Toán Phần Điện Cho Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí 2 C...
Đồ Án Về Nghiên Cứu Và Tính Toán Phần Điện Cho Nhà Máy Nhiệt Điện Uông Bí 2 C...
 
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdf
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdfPhần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdf
Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp.pdf
 
EVN và chiến lược 4P
EVN và chiến lược 4PEVN và chiến lược 4P
EVN và chiến lược 4P
 
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAYLUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
 
Đề tài: Thực trạng tổn thất điện năng tại địa phương, HAY
Đề tài: Thực trạng tổn thất điện năng tại địa phương, HAYĐề tài: Thực trạng tổn thất điện năng tại địa phương, HAY
Đề tài: Thực trạng tổn thất điện năng tại địa phương, HAY
 
Độc Quyền Điện Ở Việt Nam
Độc Quyền Điện Ở Việt NamĐộc Quyền Điện Ở Việt Nam
Độc Quyền Điện Ở Việt Nam
 
Thiết kế máy ép than tổ ong.pdf
Thiết kế máy ép than tổ ong.pdfThiết kế máy ép than tổ ong.pdf
Thiết kế máy ép than tổ ong.pdf
 
Đề tài: Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí - Quy trình công nghệ, lò hơi...
Đề tài: Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí - Quy trình công nghệ, lò hơi...Đề tài: Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí - Quy trình công nghệ, lò hơi...
Đề tài: Thực tập tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí - Quy trình công nghệ, lò hơi...
 
Kế toán vốn bằng tiền và Kế toán lưu chuyển hàng hóa - Nhận bài free tại zalo...
Kế toán vốn bằng tiền và Kế toán lưu chuyển hàng hóa - Nhận bài free tại zalo...Kế toán vốn bằng tiền và Kế toán lưu chuyển hàng hóa - Nhận bài free tại zalo...
Kế toán vốn bằng tiền và Kế toán lưu chuyển hàng hóa - Nhận bài free tại zalo...
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại công ty Điện cơ Thống Nhất.doc
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại công ty Điện cơ Thống Nhất.docThực trạng công tác hạch toán kế toán tại công ty Điện cơ Thống Nhất.doc
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại công ty Điện cơ Thống Nhất.doc
 
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
 
Đề tài: Tình hình của Công ty Nhà nước Điện cơ Thống nhất, 9đ
Đề tài: Tình hình của Công ty Nhà nước Điện cơ Thống nhất, 9đĐề tài: Tình hình của Công ty Nhà nước Điện cơ Thống nhất, 9đ
Đề tài: Tình hình của Công ty Nhà nước Điện cơ Thống nhất, 9đ
 
Đề tài: Tình hình kế toán của Công ty Điện cơ Thống nhất, HAY
Đề tài: Tình hình kế toán của Công ty Điện cơ Thống nhất, HAYĐề tài: Tình hình kế toán của Công ty Điện cơ Thống nhất, HAY
Đề tài: Tình hình kế toán của Công ty Điện cơ Thống nhất, HAY
 
Đề tài: Quy trình vận hành an toàn cho một số thiết bị điện, HAY
Đề tài: Quy trình vận hành an toàn cho một số thiết bị điện, HAYĐề tài: Quy trình vận hành an toàn cho một số thiết bị điện, HAY
Đề tài: Quy trình vận hành an toàn cho một số thiết bị điện, HAY
 
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pDoko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
 
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908
Bang tong hop_moi_truong_kd_va_ma_tran_swot_cua_viettel_1908
 
Đề tài: Tổng quan hệ thống cung cấp điện của công ty nhựa, HAY
Đề tài: Tổng quan hệ thống cung cấp điện của công ty nhựa, HAYĐề tài: Tổng quan hệ thống cung cấp điện của công ty nhựa, HAY
Đề tài: Tổng quan hệ thống cung cấp điện của công ty nhựa, HAY
 
Đề tài: Tổng quan hệ thống cung cấp điện của công ty nhựa, HOT
Đề tài: Tổng quan hệ thống cung cấp điện của công ty nhựa, HOTĐề tài: Tổng quan hệ thống cung cấp điện của công ty nhựa, HOT
Đề tài: Tổng quan hệ thống cung cấp điện của công ty nhựa, HOT
 

Bai du thi nganh dien

  • 1. BÀI DỰ THI Tìm hiểu 45 năm Ngày thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và 60 năm ngày truyền thống ngành điện, 85 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam * * * Họ và tên: Hoàng Thanh Bình Đơn vị Công tác: Ban CNTT – Tổng Công ty Điện lực miền Bắc Câu hỏi 1: Đồng chí hãy cho biết sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng của Bác Hồ đối với ngành Điện Việt Nam? Ngày 21/12/1954, hơn hai tháng sau ngày tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã đến thăm Nhà máy điện Yên Phụ và Nhà máy đèn Bờ Hồ. Tại buổi gặp mặt thân tình này, Bác nói: “Nhà máy này bây giờ là của nhân dân, của Chính phủ, của các cô, các chú. Các cô, các chú là chủ thì phải giữ gìn nhà máy, làm cho nó phát triển hơn nữa. Muốn thế, trước hết phải đoàn kết một lòng, thi đua lao động, sáng tạo nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu… góp phần vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.” Chi tiết lời căn dặn của Bác: “Trong lúc quân Pháp sắp rút lui, các cô, các chú, từ cán bộ đến công nhân, đã ra sức đấu tranh giữ nhà máy tương đối được hoàn toàn. Đấy là một điều rất tốt. Sau khi Chính phủ ta về tiếp quản Thủ đô, các cô, các chú đã cố gắng sản xuất điện đều, làm cho sinh hoạt của đồng bào trong thành phố được tiếp tục như thường. Bác thay mặt Chính phủ khen ngợi và cảm ơn các cô, các chú. Trong nhà máy có lao động trí óc và lao động chân tay, cán bộ kỹ thuật và công nhân, nam có, nữ có. Tuy khác nhau nhưng cùng chung một mục đích. Ngày trước chúng ta là người nô lệ. Vì muốn thoát vòng nô lệ mà chúng ta kháng chiến. Trước chúng ta làm cho thực dân Pháp, nay chúng ta làm cho nhân dân. Nhà máy này bây giờ là của nhân dân, của Chính phủ, của các cô, các chú. Các cô, các chú là chủ thì phải gìn giữ nhà máy làm cho nó phát triển hơn nữa. Muốn thế, trước hết phải đoàn kết một lòng. Trong thời kỳ thuộc Pháp, chúng chia nhân viên kỹ thuật ra một hạng, cai xếp một hạng, công nhân một hạng, chia để trị, làm cho ba hạng không đoàn kết và đều phải làm nô lệ. Bây giờ tất cả chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ. Mỗi người đều có sáng kiến hay, nhưng cũng đều có khuyết điểm. Sáng kiến là tính thần của dân tộc ta, khuyết điểm là kết quả của chế độ cũ. Ai có cái hay thì truyền bá cho nhau học, thấy khuyết điểm gì thì lấy tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau mà phê bình, giúp nhau sửa chữa. Phê bình không phải để mỉa mai, nói xấu. Phê bình là để giúp nhau tiến bộ. Học nhau điều hay, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, thế là đoàn kết thật sự. Chúng ta đoàn kết để thi đua. Thi đua phải có tổ chức, có kế hoạch. Thi đua không phải là ganh đua, giấu nghề. Thi đua có nghĩa là mọi người phát triển tài nǎng, sáng kiến của mình, học hỏi điều hay lẫn nhau, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ, Thi đua nhằm: l. Tǎng nǎng suất, 2. Tiết kiệm nguyên ìiệu, vật liệu. Đồng thời phải tuyên truyền cho nhân dân và các cơ quan ý thức tiết kiệm điện. Người này thi đua với người khác, tổ này thi đua với tổ khác, nhà máy này thi đua với nhà máy khác.
  • 2. Các cô, các chú giống như một bộ máy. Nếu có một bộ phận, một người nào mắc khuyết điểm mà không sửa chữa thì ảnh hưởng xấu đến cả guồng máy chung. Vì thế, các cô, các chú, lao động trí óc và lao động chân tay, phải đoàn kết chặt chẽ thi đua làm cho nhà máy phát triển. - Hiện nay nước ta còn nghèo, đời sống của anh chị em công nhân còn chưa được đầy đủ. Đảng, Chính phủ và Bác đều lo nghĩ đến điều đó. Nhưng chúng ta cần nhận rõ giai cấp lao động là giai cấp lãnh đạo, nghĩa là giai cấp chịu khổ trước hết, đấu tranh mạnh hơn hết. Nay trong hoàn cảnh hoà bình, muốn cải thiện sinh hoạt thì giai cấp lao động ta phải tǎng nǎng suất. ở nhà máy, công nhân phải thi đua chế tạo. ở nông thôn, nông dân phải thi đua sản xuất lúa gạo. Sản xuất tǎng thì mức sống sẽ được nâng cao. Muốn ǎn quả thì trước phải chịu khó trồng cây. - Hiện nay miền Nam chưa được giải phóng, đế quốc Mỹ còn lǎm le phá hoại hoà bình, chúng ta phải chống đế quốc Mỹ một cách thiết thực bằng thi đua tǎng nǎng suất. Tiết kiệm được một cân than, tǎng được một kilôoát điện là góp thêm một phần lực lượng đánh vào đế quốc Mỹ. Chúng ta có quyết tâm, chúng ta nhất định khôi phục được kinh tế, nâng cao được đời sống của toàn dân. Chúng ta tin chắc là chúng ta làm được vì dân ta tốt, công nhân ta oanh liệt, đường lối lãnh đạo của Đảng và Chính phủ ta đúng, lại có thêm sự giúp đỡ nhiệt tình, cao cả của nhân dân các nước bạn. Chúc các cô, các chú mạnh khoẻ, vui vẻ, đoàn kết thi đua cho tốt”. Từ đó, ngày 21/12 hằng năm được coi là ngày Truyền thống của ngành Điện lực Việt Nam. Câu hỏi 2: Đồng chí hãy cho biết ngày, tháng nào là ngày truyền thống ngành Điện Việt Nam? Ngày 21/12 hàng năm là Ngày Truyền thống ngành Điện Việt Nam để kỷ niệm ngày 21/12/1954 Bác Hồ về thăm Nhà máy điện Yên Phụ và Nhà máy đèn Bờ Hồ. Ngày 12/10/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1594/QĐ-TTg chính thức công nhận ngày 21/12 hàng năm là “Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam”. Thủ tướng yêu cầu việc tổ chức ngày Truyền thống phải đảm bảo tiết kiệm, giáo dục truyền thống của ngành Điện lực Việt Nam, động viện phong trào thi đua lao động sản xuất vì sự phát triển của ngành và đất nước. Đến nay, trải qua hơn nửa thế kỷ, các thế hệ CBCNV ngành Điện vẫn luôn thực hiện đúng lời Bác dặn 55 năm trước, khi về thăm 2 nhà máy điện Yên Phụ và Bờ Hồ vào ngày 21/12/1954, gìn giữ và phát huy những thành quả các thế hệ đi trước để lại, không ngừng phát triển sản xuất, thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu hỏi 3: Đồng chí hãy cho biết ngày, tháng, năm thành lập Công ty Điện lực trước đây, số quyết định, do ai ký và các lần đổi tên của Công ty. Hãy kể tên các đồng chí Giám đốc Công ty qua các thời kỳ. Ngày 6/10/1969, Bộ Điện và Than ra Quyết định số 106/QĐ/TC do ông Nguyễn Hữu Mai Bộ trưởng ký thành lập Công ty Điện lực (nay là Công ty Điện lực 1) trực thuộc Bộ Điện và Than với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng và hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế. Các lần đổi tên của Công ty: 1. Ngày 6-10-1969, Công ty điện lực ra đời (thuộc Bộ Điện và Than). 2. Năm 1975, Công ty đổi tên là Công ty điện lực miền Bắc (thuộc Bộ Điện và Than). 3. Năm 1981, Công ty đổi tên thành Công ty điện lực I (lúc đầu thuộc Bộ Điện lực, sau đó thuộc Bộ Năng lượng; từ ngày 01-1-1995 trực thuộc Tổng Công ty điện lực Việt Nam).
  • 3. 4. Từ ngày 05/2/2010 Theo Quyết định số 0789/QĐ-BCT của Bộ Công thương về việc thành lập Công ty mẹ - Công ty điện lực I đổi tên thành Tổng Công ty Điện lực miền Bắc Trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Các đồng chí Giám đốc Công ty qua các thời kỳ: 1. Kỹ sư Phạm Khai – GĐ Công ty Điện lực (1969-1973). 2. Kỹ sư Lê Ba – Thứ trưởng bộ Điện Than kiêm GĐ Công ty Điện lực (1/1974-4/1974). 3. Kỹ sư Cao Thành Tài – GĐ Công ty Điện lực (5/1974-9/1975). 4. Kỹ sư Vũ Hiền – GĐ Công ty Điện lực Miền Bắc (10/1975-2/1981). 5. Kỹ sư Vũ Ngọc Hải – GĐ Công ty Điện lực 1 (03/1981-10/1985). 6. Kỹ sư Đỗ Hữu Thăng – GĐ Công ty Điện lực 1 (11/1985-01/1991). 7. Kỹ sư Lê Nhân Vĩnh – GĐ Công ty Điện lực 1 (02/1991-04/1995). 8. Kỹ sư Đặng Đức Hà – GĐ Công ty Điện lực 1 (05/1995-04/1998). 9. Kỹ sư Đỗ Văn Lộc – GĐ Công ty Điện lực 1 (05/1998-06/2003). 10. ThS Nguyễn Phúc Vinh – GĐ Công ty Điện lực 1 (nay là Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc) (07/2003-nay). Câu hỏi 4: Đồng chí hãy cho biết ngày thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam và sau đổi tên thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam là ngày nào, số quyết định, hãy kể tên các đồng chí Chủ tịch, Tổng Giám đốc qua các thời kỳ. Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước. Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014) * Tên gọi: - Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM. - Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM. - Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY. - Tên gọi tắt: EVN. * Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo,
  • 4. nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện. Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam). Địa chỉ liên hệ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - Trụ sở chính: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.. Các đồng chí Chủ tịch, Tổng Giám đốc qua các thời kỳ: 1) Ông: Thái Phụng Nê: Chủ tịch Hội đồng quản lý (sau là Hội đồng quản trị) Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (10-1994 -7/1998) 2) Ông: Lê Liêm: Tổng Giám đốc EVN (10/1994 - 4/1998) 3) Ông: Hoàng Trung Hải: Tổng Giám đốc EVN (5/1998 – 7/2000 ) 4) Ông: Đặng Hùng: Chủ tịch HĐQT EVN (7/2000 – 9/2005 ) 5) Ông: Nguyễn Mậu Chung: Ủy viên HĐQT phụ trách điều hành HĐQT EVN (11/2005 – 9/2006 ) 6) Ông: Đào Văn Hưng: Chủ tịch HĐQT EVN (8/1998 – 6/2000) Tổng Giám đốc EVN (7/2000 – 9/2006) Chủ tịch HĐQT EVN (9/2006- 1/2011) ( Quyết định chính thức ngày 04/10/2006 ) Từ tháng 2/2011 đến tháng 8/2012 là chủ tịch HĐTV 7) Ông: Phạm Lê Thanh: Tổng Giám đốc từ năm 2006 đến nay (Quyền Tổng Giám đốc EVN từ tháng 9/2006; Quyết định chính thức ngày 4/12/2006 ) 8) Ông: Hoàng Quốc Vượng: Chủ tịch HĐTV EVN từ 9/2012 đến nay. Câu hỏi 5: Đồng chí hãy cho biết ngày thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Số quyết định, do ai ký? Hãy kể tên các đồng chí Chủ tịch, Tổng Giám đốc, phó Tổng giám đốc Tổng Công ty qua các thời kỳ. Tổng Công ty Điện lực miền Bắc được thành lập ngày 05/02/2010 theo Quyết định số 0789/QĐ-BCT của Bộ Công thương do thứ trưởng Đỗ Hữu Hào ký về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện lực 1 và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các công ty TNHH MTC Điện lực Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con. Trụ sở chính: số 20 Trần Nguyên Hãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội Các đồng chí là chủ tịch, Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám đốc qua các qua các thời kỳ: Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Phúc Vinh Phó Tổng Giám đốc:
  • 5. Ông Thiều Kim Quỳnh, Ông Dư Cao Minh, Bà Đỗ Nguyệt Ánh Ông Nguyễn Thành Lê (đã nghỉ hưu từ tháng 5/2014) Ông Lê Minh Tuấn. Câu hỏi 6: Đồng chí hãy cho biết hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Tính đến ngày 31/12/2013 sản lượng điện thương phẩm toàn Tổng Công ty là bao nhiêu kWh. Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân: Công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực miền Bắc là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động, có chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các ngân hàng; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Công ty Điện lực 1; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại Tổng công ty và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết. Mục tiêu: EVNNPC luôn nỗ lực hết mình để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện năng và các dịch vụ tiện ích khác cho mọi đối tượng khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn, đảm bảo mang lại sự yên tâm, hài lòng cho khách hàng. Khẩu hiệu của EVNNPC là: “EVNNPC vì sự phát triển cộng đồng” Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Điện lực miền Bắc Quyết định số 0789/QĐ-BCT ngày 05/2/2010 của Bộ Công thương về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc: + Sản xuất, phân phối, kinh doanh mua bán điện năng; + Xuất nhập khẩu điện năng; + Tổ chức các hoạt động tư vấn; + Khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp: Công trình lưới điện đến cấp điện áp 500kV; công trình công nghiệp và dân dụng; công trình thủy điện vừa và nhỏ; mạng truyền hình cáp; + Lập dự án đầu tư; quản lý các dự án đầu tư; giám sát, kiểm tra và quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng; + Công nghiệp cơ khí – điện lực; + Sửa chữa, thí nghiệm và hiệu chỉnh trang thiết bị điện và các phụ kiện; + Kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin; + Xuất nhập khẩu và kinh doanh: Vật tư thiết bị ngành điện, sản phẩm cơ khí điện, mạng truyền tín hiệu cáp; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cao su, xăng, dầu diezen, dầu mỡ, ga và vật tư, thiết bị, phụ tùng chuyên ngành điện, công nghệ thông tin; + Sản xuất và kinh doanh vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, cách nhiệt, các sản phẩm compozits, polime, PVC, vật liệu xây dựng; + Sản xuất cấu kiện cho xây dựng và các sản phẩm từ thép; + Sản xuất dây cáp điện và dây điện; + Sản xuất phần mềm, thiết kế trang website, dịch vụ cung cấp tin trên Internet;
  • 6. + Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực: hoạt động điện lực, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; + Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở; cung cấp, lắp đặt hệ thống các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh và thiết bị dẫn ga, khí; + Kinh doanh khách sạn, du lịch; + Đầu tư tài chính; + Xuất khẩu lao động; + Mua bán, cho thuê văn phòng và kinh doanh bất động sản; + Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Tính đến ngày 31/12/2013 sản lượng điện thương phẩm toàn Tổng Công ty là 33,578,934,246 kWh, tổn thất điện năng đạt 7,74%, giá bán bình quân đạt 1392 đ/kWh. Câu số 7: Đồng chí hãy cho biết Công đoàn Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào, các lần đổi tên và họ tên đầy đủ các thế hệ Chủ tịch. Công đoàn Việt Nam trải qua mấy nhiệm kỳ Đại hội. Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn cứu quốc toàn quốc đă quyết định đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn” và thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do đồng chí Trần Danh Tuyên làm Tổng thư ký. Tên gọi của Tổ chức công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ. Họ tên đầy đủ của các thế hệ chủ tịch Công đoàn Việt Nam - Nhiệm kỳ I ( 1950 -1961): Đ/c Hoàng Quốc Việt - Nhiệm kỳ II ( 1961-1974): Đ/c Hoàng Quốc Việt - Nhiệm kỳ III ( 1974- 1978): Đ/c Hoàng Quốc Việt - Nhiệm kỳ IV ( 1978- 1983 ): Đ/c Nguyễn Văn Linh - Nhiệm kỳ V ( 1983-1988) : Đ/c Nguyễn Đức Thuận - Nhiệm kỳ VI ( 1988- 1993 ): Đ/c Nguyễn Văn Tư - Nhiệm kỳ VII ( 1993- 1998 ) : Đ/c Nguyễn Văn Tư - Nhiệm kỳ VIII ( 1998 - 2003 ) : Đ/c Cù Thị Hậu - Nhiệm kỳ IX ( 2003-2008 ): Đ/c Cù Thị Hậu - Nhiệm kỳ X ( 2008- 2013 ): Đ/c Đặng Ngọc Tùng Công hội Đỏ (1929 - 1935) Nghiệp đoàn Ái hữu (1935 - 1939) Hội Công nhân Phản đế (1939 - 1941) Hội công nhân Cứu quốc (1941 - 1946) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961) Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay)
  • 7. - Nhiệm kỳ XI ( 2013-2018): Đ/c Đặng Ngọc Tùng Công đoàn Việt Nam đã trải qua 11 kỳ đại hội 1. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 và làm việc đến hết ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Về dự Đại hội có trên 200 đại biểu thay - mặt cho khoảng 350.000 công nhân, viên chức, lao động. 2. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II họp từ ngày 23 – 27/2/1961, tại Trường Thương nghiệp - Hà Nội. Tổng số đại biểu về dự Đại hội có 752 người, trong đó có 666 đại biểu chính thức và 86 đại biểu dự khuyết. Đại hội vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu ý kiến. 3. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III họp từ ngày 11 – 14/2/1974, tại Hội trường Ba Đ́ nh - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 600 đại biểu (100 đại biểu dự khuyết) thay mặt cho hơn 1 triệu đoàn viên công đoàn và công nhân, viên chức cả nước. 4. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV được tiến hành sớm hơn một năm trong điều kiện cách mạng Việt Nam đă chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước cùng đi lên CNXH. Ngày 8/5/1978 Đại hội lần thứ IV Công đoàn Việt Nam khai mạc tại Hội trường Ba Đ́ nh - Hà Nội. Đại hội diễn ra trong 4 ngày (từ 8/5 đến 11/5/1978). Tham dự Đại hội có 926 đại biểu thay mặt cho trên 3 triệu đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức trong cả nước. 5. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V họp từ ngày 16/11 đến 18/11/1983 tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội . Đại hội gồm 949 đại biểu thay mặt cho gần 4 triệu đoàn viên công đoàn trong cả nước về dự. 6. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI tổ chức trọng thể từ ngày 17 - 20/10/1988, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đại hội gồm có 834 đại biểu thay mặt cho hơn 3 triệu đoàn viên công đoàn. 7. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII họp từ 9 - 12.11.1993 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội với hơn 600 đại biểu đại diện cho CNVCLĐ cả nước. Đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười; các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công - cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng - đã tới dự đại hội. 8. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII họp từ ngày 3 đến 6/11/1998, được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội gồm 898 đại biểu của 80 đoàn (61 LĐLĐ tỉnh, thành phố và 18 Công đoàn ngành nghề toàn quốc về dự và 1 đoàn của cơ quan TLĐ), 31 đoàn đại biểu quốc tế, đại diện Tổ chức Liên hiệp công đoàn Thế giới, đại biểu công đoàn các nước trong khu vực và các đoàn ngoại giao. 9. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần IX họp từ ngày 10 – 13/10/2003, tại Cung văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô, thủ đô Hà Nội. 900 đại biểu ưu tú, đại diện cho hơn 4,2 triệu đoàn viên đă về dự Đại hội. 10. Đại hội X Công đoàn Việt Nam diễn ra từ ngày 02-5/11/2008 tại Cung Văn hoá lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 985 đại biểu chính thức. 11. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2013 - 2018 diễn ra từ ngày 27 - 30/7/2013, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 944 đại biểu triệu tập thuộc 83 đoàn đại biểu; 07 đoàn đại biểu quốc tế, trong đó 04 đoàn đại biểu Công đoàn quốc tế từ nước ngoài vào và 03 đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Câu số 8: Đồng chí hãy cho biết Công đoàn Tổng công ty đã trải qua mấy nhiệm kỳ đại hội. Hãy nêu họ tên các đồng chí Chủ tịch qua các nhiệm kỳ đại hội
  • 8. Công đoàn NPC đã trải qua 10 nhiệm kỳ Đại hội. Họ tên các chủ tịch Công đoàn qua các thời kỳ: - ( 1971-1978): Ông Lê Quang Minh - ( 1978 - 1984): Ông Đào Văn Thóa - ( 1984 -1988): Ông Nguyễn Đức Đạo - ( 1988 - 1998): Ông Mai Thanh Lâm - ( 1998-2002): Ông Phạm Thanh Chước - ( 2002-2003) : Bà Nguyễn Thị Nhạn - ( 2003 đến nay) Ông Nguyễn Văn Tiệp Câu số 9: Đồng chí hãy cho biết các danh hiệu cao quý của Tổng Công ty và Công đoàn Tổng Công ty trong 45 năm qua. - Danh hiệu của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc: - Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới ( 2002) - Huân chương độc lập hạng Hai ( 2009) - Huân chương độc lập hạng Ba ( 1999) - Danh hiệu của Công đoàn Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc - Huân chương lao động hạng Ba ( 2009) Câu số 10: Đồng chí hãy việt một bài không quá 1500 từ về kỷ niệm sâu sắc nhất trong thời gian đống chí đã và đang công tác tại đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc hoặc gương đồng nghiệp, tập thể tiêu biểu. Đó là chuyến đi công tác đầu tiên của tôi khi tôi vào NPC. Tôi vẫn còn nhớ rõ đó là vào khoảng thời gian đàu tháng 5 năm 2011, tôi được sếp giao nhiệm vụ đi kiểm tra các tuyến cáp quang phục vụ cho công tác vận hành CNTT mà điện lực Quảng Ninh đang triển khai. Rất háo hức và hồi hộp kèm chút lo lắng vì đây là chuyến đi đầu tiên của tôi. Tôi được giao đi cùng anh Lương – chuyên viên ban CNTT, người anh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong chuyến công tác đó. Chuyện còn rất nhiều điều ly kỳ và thú vị nhưng tôi sắp bị thu bài mất rồi, hẹn mọi người ở bài dự thi tiếp theo vậy. Người dự thi Hoàng Thanh Bình