SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
Download to read offline
Nghiên cứu biến tính tro bay Phả Lại với
Polyme chức năng để tăng dung lượng hấp thụ
crom ứng dụng xử lý nước thải
Trần Thị Minh Huyền
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Hóa môi trường; Mã số: 60 44 41
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tuấn Dung
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tổng quan về tro bay, Crom và các phương pháp xử lý crom cũng như
ứng dụng tro bay làm vật liệu hấp phụ Cr(VI). Nghiên cứu quá trình biến tính tro
bay nhà máy nhiệt điện Phả Lại với polydiaminonaphtalen bằng phản ứng trùng hợp
in-situ, nghiên cứu các tính chất của vật liệu và khả năng hấp phụ ion Cr(VI) trong
môi trường nước. Đưa ra kết quả và thảo luận: Trùng hợp in-situ Pdan trên tro bay
xử lý axit; trùng hợp in-situ Pdan trên tro bay xử lý kiềm; nghiên cứu khả năng hấp
phụ Cr(VI) của TBK/PDAN.
Keywords. Hóa môi trường; Tro bay; Polyme; Xử lý nước thải
Content
MỞ ĐẦU
Hàng năm trên thế giới thải ra hơn 400 triệu tấn tro bay, phần lớn từ các nhà máy
nhiệt điện than. Cho đến nay, ngay ở các nước phát triển, lượng chất thải rắn này mới được
tái sử dụng rất ít, chủ yếu thải ra môi trường [20]. Do đó việc nghiên cứu phát triển các
hướng ứng dụng khác nhau của tro bay đang được các nhà khoa học hết sức quan tâm, đặc
biệt là hướng ứng dụng làm vật liệu hấp phụ xử lý nước thải [21].
Kim loại nặng là những chất ô nhiễm nước đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe con
người do khả năng tích tụ sinh học. Trong số đó ion Cr(VI) có độc tính thuộc hàng cao nhất.
Các nghiên cứu đều chứng tỏ dung lượng hấp phụ Cr(VI) của tro bay không cao nên phải sử
dụng với lượng lớn, do đó cần có các biện pháp biến tính để khắc phục yếu điểm này.
Polydiaminonaphtalen (PDAN) là sản phẩm trùng hợp ôxi hóa từ monomer là các dẫn
xuất của naphatalen có chứa hai nhóm chức amin trong phân tử. Các kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng liên kết trùng hợp diễn ra ở một nhóm amin, nhóm amin còn lại ở trạng thái tự do
tạo cho polyme khả năng phản ứng mạnh mẽ với các hợp chất “nhận điện tử” (electron
acceptor), ví dụ các cation kim loại.
Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi nghiên cứu quá trình biến tính tro bay nhà
máy nhiệt điện Phả Lại với polydiaminonaphtalen bằng phản ứng trùng hợp in-situ, nghiên
cứu các tính chất của vật liệu và khả năng hấp phụ ion Cr(VI) trong môi trường nước.
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. TRO BAY:
1.1.1. Giới thiệu về tro bay:
Tro bay là một loại chất thải rắn sinh ra từ quá trình đốt than từ các nhà máy nhiệt
điện. Người ta thường dùng luồng khí để phân loại tro: tro bay là loại nhỏ mịn, bay lên với
khói lò; loại không bay lên người ta gọi là tro cặn.
Ở nước ta, các nhà máy nhiệt điện ước tính hằng năm thải ra khoảng 1,3 triệu tấn tro
bay [2]. Riêng nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 (Hải Dương) trung bình mỗi ngày thải ra khoảng
3.000 tấn tro xỉ, trong đó 30% là than chưa cháy hết, còn lại là tro bay rất mịn. Theo dự báo,
đến năm 2020 sẽ có thêm 28 nhà máy nhiệt điện đốt than đi vào hoạt động [1], lúc đó lượng
tro xỉ thải ra hàng năm sẽ vào khoảng 12 triệu tấn, đó là chưa kể lượng tro bay khá lớn thải ra
từ hàng loạt các lò cao ở các khu công nghiệp gang thép sử dụng nhiên liệu than. Vì vậy việc
xử lí để tái sử dụng chất thải rắn này là vấn đề vô cùng cấp bách.
Trên thế giới, có nhiều công nghệ để xử lý tro (chủ yếu là để tách than chưa cháy ra
khỏi tro): phương pháp cơ học, phương pháp tách tĩnh điện, phương pháp tuyển nổi và phân
ly bằng ly tâm. Công ty Cổ phần Công nghiệp và Dịch vụ Cao Cường thị trấn Phả Lại - Chí
Linh - Hải Dương đã phối hợp với Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam thực hiện dự án Nhà máy Chế biến Tro bay Nhiệt điện sử dụng phương pháp tuyển
nổi [3]. DCông ty CP VLXD Sông Đáy, Dự án nhiệt điện Quảng Ninh I, II và các Nhà máy
bê tông trong nước.
1.1.2. Phân loại
Tro bay thường được phân ra thành hai loại tùy theo nguồn than đốt [24]:
 Loại C có hàm lượng CaO ≥ 5% và thường bằng 15-35%. Đó là sản phẩm đốt than
ligrit hoặc than chứa bitum; chứa ít than chưa cháy, thường < 2%.
 Loại F có hàm lượng CaO < 5%, thu được từ việc đốt than antraxit hoặc than chứa
bitum, có hàm lượng than chưa cháy nhiều hơn, khoảng 2-10%.
Tro bay Phả Lại thuộc loại F. Do đốt không tốt, nên hàm lượng than chưa cháy khá cao.
1.1.3. Thành phần và đặc điểm của tro bay:
Thành phần hóa học của tro bay chủ yếu là hỗn hợp các ôxit vô cơ như SiO2, Al2O3,
Fe2O3 , TiO3, MgO, CaO, K2O. Ngoài ra, có thể chứa một lượng than chưa cháy. Thành phần
hóa học mẫu tro bay thu được từ hồ chứa nhà máy nhiệt điện Phả Lại [4] và của một số loại
tro từ các quốc gia khác [26] được trình bày tại bảng 1.1 và 1.2.
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của tro bay Phả Lại
Thành phần hóa học Hàm lƣợng (%)
SiO2 62,75
Al2O3 13,20
Fe2O3 3,23
MgO 1,87
Na2O 0,08
K2O 1,98
ZnO 2,10
TiO2 1,70
Cacbon 12,10
Còn lại 1,19
Bảng 1.2: Thành phần hóa học của một số loại tro bay từ các quốc gia khác.
Thành phần hóa học
Tro bay sản xuất tại
Ấn độ Trung Quốc Cadactan
Hàm
lƣợng (%)
SiO2 55-65 >55 54-65
Al2O3 25-35 >31 21-39
Fe2O3 1-5 <3 1,6-3,8
MgO - >1 0,7-2,3
CaO - >2 -
K2O - >1 -
Na2O - 0,3-1,3
TiO2 0,5-1,5 >1 -
Tro bay là bột mịn có dạng hình cầu màu ghi hoặc ghi sáng, kích thước hạt nhỏ, trong
khoảng từ dưới 1 đến 100 μm. Diện tích bề mặt riêng dao động trong khoảng từ 0,5 đến 2
m2
/g [23, 27]. Các ưu điểm nổi bật của tro bay là nhẹ, tính chất cơ học cao, bền nhiệt, bền với
các loại hóa chất, giá thành rẻ.
Tro bay sinh ra từ quá trình đốt cháy than bột thì có tỉ trọng lớn nhất, độ ẩm tối ưu,
lượng cacbon không cháy hết hấp thụ nước làm độ ẩm của tro tăng lên. Tính thấm của tro bay
là một trong những tính chất quan trọng góp phần đánh giá ảnh hưởng của nó tới môi trường
và công đoạn xử lý.
1.1.4. Tình hình nghiên cứu tái sử dụng tro bay:
Hiện nay, việc nghiên cứu tái sử dụng tro bay đang được quan tâm và phát triển mạnh
mẽ để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu dồi dào này, đồng thời góp phần đáng kể cải tạo môi
trường sống. Cho đến nay, ngay cả tại các nước phát triển, lượng tro bay được tái sử dụng
vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Các hướng ứng dụng
khác đang được thế giới đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Các lĩnh vực ứng dụng
chính của tro bay có thể liệt kê như sau:
a) Ứng dụng trong sản xuất ximăng và bê tông:
Tro bay đang là một phụ gia đặc biệt cho bê tông, có thể thay thế tới 20% xi măng.
Do cấu trúc mịn, tro có thể làm tăng độ nhớt của vữa và giúp khử vôi trong xi măng (thành
phần vốn gây "nổ", làm giảm chất lượng bê tông).
b) Ứng dụng làm vật liệu xây dựng:
Người ta sử dụng tro bay để thay thế đất sét, cát, đá vôi và sỏi… làm vật liệu xây
dựng cầu đường. Sản xuất các loại gạch, tấm panen, sản xuất gạch cho sân phơi, đường nông
thôn, nhà tạm, hoặc dùng tro làm vật liệu nền đường.
c) Ứng dụng trong nông nghiệp:
Tro bay được ứng dụng làm chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng. Bên cạnh đó
việc kết hợp tro bay nhẹ với nước bùn thải có giá trị làm phân bón… Chuyển hóa tro bay
thành sản phẩm chứa zeolit có thể dùng để cải tạo đất, chống chua, khô cằn và bạc màu, nâng
cao hiệu quả sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo
quản một số nông sản sau khi thu hoạch, làm chất vi lượng trong thức ăn gia súc để tăng sức
đề kháng và chống bệnh tật, tẩy uế chuồng trại [7].
d) Ứng dụng tro bay làm vật liệu hấp phụ xử lý ô nhiễm nƣớc:
Tro bay ngoài các ứng dụng kể trên còn được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực xử lý
các chất ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu khả năng xử lý các chất ô
nhiễm nước bằng phương pháp hấp phụ sử dụng tro bay. Các chất ô nhiễm có thể là hữu cơ,
ví dụ như các dẫn xuất của phenol [28], các chất màu [29], hay các hợp chất vô cơ ví dụ các
ion kim loại nặng [8-10, 21, 30, 31].
Do khả năng hấp phụ kim loại nặng không cao, nhiều công trình đã nghiên cứu biến
tính tro bay, chủ yếu là chuyển hóa thành zeolit bằng cách trộn với xút rắn và nung ở nhiệt độ
cao, khoảng 500-600o
C [21]. Ở nước ta các nghiên cứu về tái sử dụng tro bay làm vật liệu
hấp phụ vẫn còn rất ít. Đáng kể nhất là công bố của Nguyễn Thị Thu và cộng sự đã nghiên
cứu chuyển hóa tro bay Phả Lại thành dạng zeolit định hướng xử lý chất thải gây ô nhiễm
[10].
1.2. CRÔM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ CRÔM:
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố crôm:
Crôm là một nguyên tố tương đối phổ biến trong thiên nhiên. Trong vỏ trái đất, crôm
chiếm 6.10-3 % tổng số nguyên tử (phong phú thứ 21 trên trái đất). Tên gọi crôm (chrome)
xuất phát từ tiếng Hi Lạp, chroma nghĩa là “màu sắc” vì các hợp chất của crôm đều có màu.
Crôm là một kim loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và nhiệt độ nóng chảy
cao. Nó là chất không mùi, không vị và dễ rèn [11].
Khoáng vật chính của crôm là sắt crômit [Fe(CrO2)2]. Hợp chất của crôm được tìm
thấy trong môi trường do sự xói mòn của crôm và trong các loại đá, có thể xuất hiện do núi
lửa phun trào. Nồng độ trong đất là khoảng từ 1- 3.000 mg/kg, trong nước biển từ 5- 800
µg/l, trong các sông hồ là 26 µg/l đến 5.2 mg/l và trong nước ngầm khoảng 100 g/l [12]. có
thể dễ dàng ngấm sâu vào trong đất hoặc đưa lên bề mặt nhờ quá trình trao đổi chất của thực
vật [13].
Vì vậy Cr+6
sẽ có mặt chủ yếu trong các ngành công nghiệp như ngành luyện kim,
công nghiệp chế biến kim loại, phóng xạ và trong chất nhuộm. Cr+3
có trong nước thải của
các ngành công nghiệp thuộc da, dệt may, trong nước thải công nghiệp mạ điện và mạ trang
trí.
1.2.2. Ứng dụng crôm trong công nghiệp:
Do có tính chất lí hóa đặc biệt như: bền ở nhiệt độ cao, khó oxi hóa, cứng và tạo màu
tốt …nên crôm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, đặc biệt trong ngành luyện kim.
Crôm là thành phần có vai trò góp phần tăng độ cứng và chống ăn mòn của hợp kim dưới tác
động cơ học hoặc dưới tác động của môi trường. Trong công nghiệp thuộc da, crôm được
dùng làm chất tẩy và chất làm bền da: Cr2(SO4)3 được sử dụng với tư cách là một hóa chất
chính, tương tác giữa Cr3+
và chất cullugen làm cho da bền và có khả năng chống co ngót
ngay cả ở nhiệt độ cao. Do có nhiều ứng dụng trong công nghiệp nên trong thành phần nước
thải công nghiệp chứa hàm lượng crôm tương đối lớn và ngày càng tăng.
1.2.3. Ảnh hƣởng của crôm đối với sức khỏe con ngƣời:
Trong nước crôm tồn tại chủ yếu ở dạng Cr(III) (CrO4
2-
) và Cr(VI) (Cr2O7
2-
). Độc tính
của crôm đối với cơ thể con người phụ thuộc vào trạng thái ôxi hóa và nồng độ của nó.
Cr(III) là trạng thái ổn định nhất, với hàm lượng thích hợp nó có vai trò như một chất dinh
dưỡng thiết yếu giúp cơ thể sử dụng các chất đường, protein và chất béo. Người ta đã tìm
thấy Cr(III) trong một số bộ phận của con người [14]. Sự thiếu hụt nó có thể sinh ra bệnh gọi
là thiếu hụt crôm, tuy nhiên khi vượt quá giới hạn cho phép, cơ thể sẽ nhiễm độc crôm ở mức
độ cấp tính hay mãn tính.
Bảng 1.3: Hàm lƣợng crôm trong cơ thể ngƣời
Các bộ phận Hàm lƣợng crôm
- Máu
- Phổi
- Nước tiểu
- Thận
- Gan
0 – 20 g/100g
0 – 33 g/100g
0 – 1,6 g/100g
0 – 9,6 g/100g
1 – 11 g/100g
Trong khi Cr(III) có một vai trò nhất định trong hoạt động của con người, Cr(VI) lại
rất độc và dễ dàng hấp thụ vào cơ thể người (nếu Cr(III) chỉ hấp phụ 1% thì lượng hấp phụ
của Cr(VI) lên tới 50%). Crôm xâm nhập vào cơ thể qua ba con đường: qua da, hô hấp, tiêu
hóa. Cr(VI) đi vào cơ thể sẽ liên kết với các nhóm –SH trong enzim và làm mất hoạt tính của
enzim, gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người [14
Với những tác hại nêu trên, crôm được xếp vào loại chất độc nhóm 1 (có khả năng
gây ung thư cho người và vật nuôi). Người ta đưa ra những tiêu chuẩn cho phép hàm lượng
an toàn của Cr(VI) và Cr(III) tồn tại trong nước [16].
1.2.4. Tình hình ô nhiễm crôm hiện nay:
Nguồn ô nhiễm crôm được xác định bao gồm lượng crôm có sẵn trong tự nhiên và
lượng crôm sinh ra trong công nghiệpNồng độ crôm trong đất tăng bắt nguồn từ đất bỏ hoang
và các bụi phóng xạ hoặc từ bùn thải công nghiệp. Hiện nay các nhà khoa học trong nước và
trên thế giới đã đưa ra nhiều công trình nghiên cứu tách loại kim loại nặng và đặc biệt là crôm
trong nước thải công nghiệp với nhiều phương xử lý khác nhau, sau đây là một số phương
pháp điển hình.
1.2.5. Các phƣơng pháp xử lí crôm:
1.2.5.1. Phương pháp khử - kết tủa:
Nguyên lý của phương pháp này là thêm vào nước thải các hóa chất để tiến hành các
phản ứng oxi hóa – khử, kết tủa để tách các chất độc hại có trong nước thải sau đó lắng, lọc, trung
hòa đến tiêu chuẩn cho phép.
- Ƣu điểm: Xử lý nước thải lưu lượng lớn, chi phí thấp, đơn giản, dễ vận hành.
- Hạn chế: Chuyển chất thải từ dạng này sang dạng khác, tạo lượng bùn crôm lớn.
1.2.5.2. Phương pháp trao đổi ion:
Phương pháp trao đổi ion: là quá trình trao đổi diễn ra giữa các ion có trong dung dịch
và các ion trong pha rắn. Khi các vật liệu này đạt trạng thái bão hòa, ta tiến hành tái sinh hoặc
thay chúng.
- Ƣu điểm: Nhu cầu năng lượng thấp, không gian xử lý nhỏ thích hợp với xử lý nước thải
chứa nhiều ion kim loại đồng thời có khả năng thu hồi các cấu tử có giá trị mà không tạo ra
các chất thứ cấp.
- Hạn chế: Giá thành xử lý cao, yêu cầu vận hành chặt chẽ, tái sinh vật liệu trao đổi.
1.2.5.3. Phương pháp sinh học:
Phương pháp sinh học xử lý kim loại nặng hiện có các phương pháp chính:
- Hấp thu sinh học
- Chuyển hóa sinh học
- Phương pháp xử lý bằng lau sậy
a) Phƣơng pháp hấp thu sinh học
Cơ sở của phương pháp là sử dụng các sinh vật trong tự nhiên hoặc các loại vật chất
có nguồn gốc sinh học có khả năng giữ lại trên bề mặt hoặc thu nhận vào bên trong các tế bào
của chúng các kim loại nặng khi đưa chúng vào môi trường nước thải chứa kim loại nặng.
b) Phƣơng pháp chuyển hóa sinh học:
Phương pháp có thể được thực hiện như sau:
- Các vi sinh vật sử dụng các enzim trực tiếp chuyển hóa các kim loại nặng ở dạng
độc về dạng ít độc hơn hoặc không độc.
- Chuyển hóa một chất phi kim loại khác về dạng có thể kết hợp với kim loại nặng
để tạo ra chất ít độc hơn hoặc dễ xử lý hơn.
c) Phƣơng pháp dùng lau sậy
Cơ chế của phương pháp rất phức tạp dựa trên sự tác động đồng thời của bộ rễ, thân
cây và hệ sinh thái có trong đất. Rễ cây cung cấp oxi cho vi sinh vật sống trong đất hoạt động
và phân hủy các hợp chất hữu cơ và một phần kim lọai nặng.
1.2.5.4. Phƣơng pháp hấp phụ:
Các phương pháp liệt kê ở trên đều có thể sử dụng để loại bỏ crôm trong nước thải.
- Hấp phụ vật lý: xảy ra nhờ lực tương tác giữa các phân tử chất hấp phụ và chất bị hấp phụ.
- Hấp phụ hóa học: xảy ra nhờ các liên kết hóa học giữa các phân tử chất hấp phụ và chất bị
hấp phụ.
1.3. ỨNG DỤNG TRO BAY LÀM VẬT LIỆU HẤP PHỤ Cr(VI):
PDAN là sản phẩm trùng hợp ôxi hóa từ diaminonaphalen - một trong các dẫn xuất
của naphatalen có hai nhóm chức amin trong phân tử. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng
tôi nghiên cứu biến tính tro bay Phả Lại với polydiaminonaphtalen trong điều kiện mềm,
nghiên cứu đặc trưng vật liệu biến tính, khảo sát khả năng hấp phụ Cr(VI) trong môi trường
nước.
CHƢƠNG II: CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Hóa chất và dụng cụ:
2.1.1. Hóa chất:
- Tro bay (TB) sử dụng loại mịn nhất (kích thước hạt <10m) của Nhà máy sản xuất tro bay
Phả Lại.
- Axit HCl đặc nồng độ 37% loại tinh khiết của Trung Quốc.
- NaOH loại tinh khiết của Trung Quốc.
- Amonipesunfat (APS) loại tinh khiết của Merck (Đức).
- 1,5-diaminonaphtalen (DAN) sử dụng làm monome là sản phẩm tinh khiết của Merck
(Đức).
- Axit HClO4 đặc (70%-75%, d = 1,68g/cm3
) loại tinh khiết của Merck (Đức).
- Dung dịch chuẩn Cr(VI) nồng độ 1000 mg/L (Đức).
- Thuốc thử hiện màu 1,5-diphenylcacbazit loại tinh khiết của Merck (Đức).
- Cồn tuyệt đối (99,95%) của Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang.
2.1.2. Dụng cụ:
- Bình định mức các loại.
- Cốc chịu nhiệt các loại.
- Pipet các loại.
- Đũa thủy tinh, thìa inox.
- Giấy lọc băng xanh.
2.1.3. Thiết bị:
- Máy khuấy từ gia nhiệt.
- Máy đo pH.
- Tủ sấy.
- Cân phân tích.
- Máy phân tích hồng ngoại.
- Máy phân tích nhiễu xạ tia X.
- Kính hiển vi điện tử quét.
- Máy đo quang.
- Thiết bị xác định diện tích bề mặt riêng.
2.2. Các phƣơng pháp thực nghiệm:
2.2.1. Biến tính tro bay bằng phương pháp trùng hợp oxi hóa in-situ:
Tro bay (TB) trước hết được tiến hành tiền xử lý bằng dung dịch axit (HCl 2M) hoặc
kiềm (NaOH 2M) tại nhiệt độ 50o
C trong 2 giờ, rửa sạch nhiều lần bằng nước cất rồi sấy khô ở
105o
C trong 24 giờ.
Tro bay đã xử lý axit (TBA) hoặc xử lý kiềm (TBK) tiếp tục được biến tính với
polydiaminonaphtalen (PDAN) theo quy trình như sau:
- Hòa tan 1,582 g monomer – 1,5-DAN trong 90 mL cồn tuyệt đối có chứa HClO4 nồng độ
1M được dung dịch (1).
- Cho vào dung dịch (1) 156,618 g tro bay, khuấy mạnh trong 1 giờ, được dung dịch (2). Tỷ
lệ giữa monomer và tro bay là 1% khối lượng.
- Hòa tan 2,282 g amonipesulphat (APS) trong 10mL cồn tuyệt đối, được dung dịch (3). Tỷ lệ
mol giữa monomer và chất ôxi hóa là 1:1.
- Cho từ từ (3) vào (2) (trong vòng 30 phút), khuấy mạnh, để phản ứng trùng hợp diễn ra
trong 4 giờ ở nhiệt độ phòng.
Kết thúc phản ứng, lọc và rửa kỹ sản phẩm bằng axeton, lần cuối cùng rửa bằng nước cất, sấy
trong tủ sấy chân không ở nhiệt độ 600
C trong 24 giờ.
2.2.2. Nghiên cứu tính chất đặc trưng của vật liệu:
2.2.2.1. Phương pháp phổ hồng ngoại:
Trong luận văn này các mẫu tro bay trước và sau khi biến tính được ép viên với KBr
và đo phổ hồng ngoại trên máy IMPACT 410 - NICOLET –FTIR tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới,
Viện KHCNVN.
2.2.2.2. Phương pháp nhiễu xạ tia X:
Trong luận văn này, các mẫu tro bay trước và sau khi biến tính được phân tích nhiễu
xạ tia X trên máy D8 Advance Brucker (CHLB Đức) tại Khoa Hóa học, TrườngĐH Khoa học Tự
nhiên – ĐHQGHN, với ống phát tia Cu Kα, λ= 1,54064 Å, góc quét 2θ thay đổi từ 1,5 ÷ 400
, tốc
độ 0,020
/s.
2.2.2.3. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét:
Hiện nay, kính hiển vi điện tử quét (SEM) đã được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên
cứu hình thái bề mặt vật liệu. Trong luận văn này, ảnh SEM của các mẫu tro bay trước và sau
khi biến tính được chụp trên thiết bị Hitachi 4800 (Nhật bản) tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện
KHCNVN.
2.2.2.4. Phương pháp đo diện tích bề mặt riêng (BET):
Diện tích bề mặt riêng được xác định trên thiết bị Micromeritics TriStar 3000, khoa
Hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội.
2.2.3. Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cr(VI):
2.2.3.1. Phương pháp phân tích trắc quang:
Sự giảm cường độ ấy tuân theo định luật hấp thụ ánh sáng Bouguer-Lambert-Beer:
Trong đó:
A : Độ hấp thụ quang
Io, I : Cường độ ánh sáng đi vào và đi ra khỏi dung dịch
L : Bề dày dung dịch ánh sáng đi qua
C : Nồng độ chất hấp thụ ánh sáng
ε : Hệ số hấp thụ quang phân tử, phụ thuộc và bản chất chất hấp thụ và bước sóng của
ánh sáng tới
Nồng độ dung dịch crôm (VI) được xác định bằng phương pháp trắc quang với thuốc
thử hiện màu 1,5-diphenylcarbazid (DPC) trên máy HACH DR 2010 tại Viện Kỹ thuật nhiệt
đới – Viện KHCNVN.
2.2.3.2. Khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu:
Dựa vào đường chuẩn sự phụthuộc của độhấp thụquang vào nồng độta xác đi ̣nh
được nồng độCr(VI) trong dung di ̣ch sau khi hấp thụ , từ đó tính toán các thông số hiệu suất
H (%) và dung lượng hấp phụ q (mg/g) theo các công thức sau:
Phần trăm Cr (VI) được tách loa ̣i:
H = (%)
Tổng dung lượng hấp phụCr (VI):
q = (mg/g)
Trong đó
q : dung lượng hấp phụta ̣i thời điểm cân bằng(mg/g chất hấp phụ)
H: hiê ̣u suất hấp phụ(%)
C0: nồng độCr(VI) ban đầu (mg/L)
Ce: nồng độCr(VI) tại thời điểm hấp phụ đạt cân bằng (mg/L)
V: thể tích dung di ̣ch Cr(VI) (mL)
m: khối lượng vâ ̣t liê ̣u hấp phụ(g)
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. TRÙNG HỢP in-situ PDAN TRÊN TRO BAY XỬ LÝ AXIT:
3.1.1. Phân tích phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR):
4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500
555
790
1066
1629.8
TBA/PDAN
TBA
Truyeànqua(%)
Soásoùng(cm
-1
)
TB
3438.7
Hình 3.1: Phổ FTIR của tro bay (TB), tro bay xử lý axit (TBA) và tro bay xử lý axit biến tính
PDAN (TBA/PDAN).
Quan sát hình 3.1 ta thấy phổ hồng ngoại của cả 3 mẫu đều tương tự nhau và thể hiện
các pic hấp thụ hồng ngoại đặc trưng của tro bay [40, 41]: 2 pic hấp thụ tại 3438,7 và 1639,8
cm-1
đặc trưng cho liên kết O–H trong tro bay; pic hấp thụ tại 1066 cm-1
đặc trưng cho liên
kết M–O (M là Si hoặc Al); pic tại 790 cm-1
chứng tỏ sự hiện diện của quartz; peak nhỏ với
cường độ yếu tại 555,3 cm-1
tương ứng với dao động của liên kết O–Fe. Như vậy, sau khi
biến tính TBA với PDAN, ta không quan sát thấy cấu trúc của PDAN, chứng tỏ quá trình
biến tính không xảy ra.
III.1.2. Phân tích nhiễu xạ tia X (XRD):
10 20 30 40 50
H
HH
Q
Q
Q M, HM, HM
Lin(Cps)
TBA/PDAN
TBA
TB
50
2-Theta-Scale
M
Hình 3.2: Giản đồ XRD của tro bay (TB), tro bay xử lý axit (TBA) và tro bay xử lý axit biến
tính PDAN (TBA/PDAN).
Ta thấy giản đồ XRD của mẫu TB trên hình 3.2 thể hiện cấu trúc tinh thể đặc trưng
của tro bay (quartz, mullite, hematite) phù hợp với các tài liệu đã công bố [31, 41]. Giản đồ
XRD của các mẫu TBA và TBA/PDAN hoàn toàn giống như trường hợp tro bay thô, như vậy
việc xử lý bằng dung dịch HCl và sau đó biến tính với PDAN không làm biến đổi cấu trúc
tinh thể của tro bay.
3.1.3. Phân tính kính hiển vi điện tử quét phát xạ trƣờng (FE-SEM):
Hình 3.3: Ảnh FE-SEM của các mẫu TB, TBA và TBA/PDAN.
Như vậy, các kết quả phân tích FTIR, XRD và FE-SEM đều tro thấy tro bay Phả Lại
sau khi xử lý axit không có các thay đổi đáng kể về cấu trúc và hình thái, sau khi biến tính
với PDAN không quan sát thấy cấu trúc composit, chứng tỏ quá trình biến tính với polymer
chức năng PDAN đã không thực hiện được. Chúng tôi tiếp tục tiến hành xử lý tro bay bằng
dung dịch NaOH và sau đó biến tính với PDAN.
3.2. TRÙNG HỢP in-situ PDAN TRÊN TRO BAY XỬ LÝ KIỀM:
TB TBA
TBA/PDAN
3.2.1. Phân tích phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR):
4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500
862
1119
1166
1465
1401
1629.8
3432.3
555790
1066
1629.8
TBK/PDAN
TBK
Truyeànqua(%)
Soásoùng(cm
-1
)
TB
3438.7
Hình 3.4: Phổ FTIR của tro bay (TB), tro bay xử lý kiềm (TBK) và tro bay xử lý kiềm biến
tính với 1% PDAN (TBK/PDAN).
Quan sát hình 3.4 ta thấy phổ hồng ngoại của tro bay sau khi xử lý kiềm hoàn toàn
không thay đổi. Tuy nhiên, khác với trường hợp tro bay xử lý axit, ở đây tro bay kiềm sau khi
biến tính với 1% PDAN đã thể hiện cấu trúc composit một cách rõ rệt trên phổ FTIR:
- pic hấp thụ tại 3438,7 cm-1
trở nên rất mạnh và rõ nét, chứng tỏ liên kết N–H của
PDAN [37, 42, 43];
- tương tự như vậy, pic hấp thụ yếu tại 1629,8 cm-1
của tro bay trở nên rất mạnh, đặc
trưng dao động của liên kết C=N của polymer [37, 42, 43]
- pic hấp thụ tại 1401, 1465 cm-1
đặc trưng cho dao động của nhân thơm [37, 42, 43].
- pic hấp thụ tại 1119 cm-1
đặc trưng cho dao động biến dạng của liên kết C-H trên mặt
phẳng, pic tại 862 cm-1
đặc trưng cho dao động C–H ngoài mặt phẳng [37, 42, 43].
3.2.2. Phân tích nhiễu xạ tia X (XRD):
10 20 30 40 50
M,H,NaP
NaP
NaP
NaP
H
H
H
Q
Q
Q M, HM, HM
Lin(Cps)
TBK
TBK/PDAN
TB
50
2-Theta-Scale
M
NaP
`Hình 3.5: Giản đồ XRD của tro bay (TB), tro bay xử lý kiềm (TBA) và tro bay xử lý kiềm
biến tính PDAN (TBA/PDAN).
3.2.3. Phân tính kính hiển vi điện tử quét phát xạ trƣờng (FE-SEM)
Tro bay xử lý kiềm
Tro bay xử lý kiềm biến tính PDAN
Hình 3.6: Ảnh FE-SEM của các mẫu TBK và TBK/PDAN.
Quan sát các ảnh FE – SEM trên hình 3.6 ta thấy, khác hẳn với trường hợp xử lý bằng
axit (hình 3.2), tro bay sau khi xử lý kiềm bề mặt trở nên rất nhám và sần sùi. Sau khi tiến
hành trùng hợp PDAN trên bề mặt TBK, ta có thể quan sát thấy polyme phát triển trên hầu
hết các hạt tro.
3.2.4. Xác định diện tích bề mặt riêng BET:
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
0
1
2
3
4
Giaûi haáp
TheåtíchkhíN2haápphuï(cm3/g)
P/PO
TB
Haápphuï
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
0
1
2
3
4
Giaûi haáp
TheåtíchkhíN2haápphuï(cm3/g)
P/PO
Haápphuï
TBA
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
20
40
60
80
100
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
Haápphuï
Giaûi haáp
TheåtíchkhíN2haápphuï(cm3/g)
P/PO
TBK
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
0
20
40
60
80
100
120
140
TheåtíchkhíN2haápphuï(cm3/g)
P/P0
Giaûi haáp
Haápphuï
TBK/PDAN
Hình 3.7: Đẳng nhiệt hấp phụ khí nitơ của các mẫu tro bay trƣớc và sau khi biến tính.
Thực nghiệm hấp phụ - giải hấp phụ khí nitơ cũng cho phép xác định sự phân bố thể tích
lỗ xốp theo kích thước, các kết quả trình bày trên hình 3.8.
0 10 20 30 40 50 60 70 80
0
10
20
30
40
50
60
70
TBK/PDAN
TBK
Theåtíchloãxoáp(10-4cm3/g.nm)
Ñöôøngkínhloãxoáp(nm)
TBA
Hình 3.8: Sự phân bố kích thƣớc lỗ xốp của các mẫu tro bay.
Bảng 3.1: Kết quả đo diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp.
Mẫu
Diện tích bề mặt riêng BET
(m2
/g)
Thể tích lỗ xốp
từ 1,7 đến 300 nm (cm3
/g)
TB 1,16 0,003
TBA 2,69 0,003
TBK 40,94 0,136
TBK/PDAN 44,23 0,141
Từ bảng 3.1 ta thấy sau khi xử lý kiềm, do tạo nên nhiều micropore, diện tích bề mặt
riêng của tro bay tăng mạnh, lớn gấp cỡ 40 lần so với mẫu chưa xử lý. Sau khi tiếp tục biến
tính TBK với PDAN, tuy kích thước lỗ xốp giảm, diện tích bề mặt riêng vẫn tăng nhẹ. Bởi
vì diện tích bề mặt riêng của vật liệu chính là tổng diện tích bề mặt bên ngoài và diện tích
các mao quản bên trong. TBK/PDAN tuy có lượng mao quản giảm nhưng polymer phát
triển bao quanh hạt tro bay đã làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc bên ngoài của vật liệu.
3.3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Cr(VI) CỦA TBK/PDAN:
3.3.1. Dựng đƣờng chuẩn xác định nồng độ Cr(VI):
Bảng 3.2: Số liệu dựng đƣờng chuẩn xác định Cr(VI)
Nồng độ Cr (VI) Độ hấp thụ quang (A)
0 0
0,05 0,072
0,1 0,147
0,15 0,235
0,2 0,313
0,25 0,392
0,3 0,471
0,35 0,556
0,4 0,62
0.0 0.1 0.2 0.3 0.4
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
Ñoähaápthuïquang
NoàngñoäCr(VI) (mg/L)
y = 1,579x - 0,00402
R
2
= 0,9995
Hình 3.9: Đƣờng chuẩn xác định nồng độ Cr(VI).
3.3.2. Khảo sát ảnh hƣởng của pH
Bảng 3.3: Số liệu hấp phụ Cr(VI) của mẫu TB và TBK/PDAN.
pH
C0
(mg/L)
TB TBK/ PDAN
Cf (mg/L) H (%) Cf (mg/L) H (%)
1 58,67 57,64 1,77 5,38 90,82
2
59,79 59,63 0,27 17,73 71,93
3 60,16 58,63 2,15 32,77 45,53
4 59,85 57,95 2,17 41,48 30,68
5 59,06 59,37 -0,54 43,38 26,54
6 59,53 59,21 0,53 47,66 19,95
7 60,01 59,37 1,06 50,66 15,57
0 1 2 3 4 5 6 7
0
20
40
60
80
100
TB
TBK/PDAN
H(%)
pH
Hình 3.10: Ảnh hƣởng của pH tới hiệu suất hấp phụ
3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc:
Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của thời gian tiếp xúc tới hiệu suất hấp phụ
Thời gian (giờ) Cf (mg/L) H (%)
0,5 43,22 19,23
1 33,72 36,98
2 28,34 47,04
3 25,49 52,37
5 20,89 60,95
7 18,68 65,09
14 8,86 83,43
22,5 6,49 87,86
0 5 10 15 20 25
0
20
40
60
80
H(%)
Thôøi gian(giôø)
Hình 3.11: Ảnh hƣởng của thời gian tiếp xúc tới hiệu suất hấp phụ.
3.3.4. Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ Cr(VI) ban đầu:
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của nồng độ Cr(VI) ban đầu tới khả năng hấp phụ của TBK/PDAN.
Co (mg/L) Cf (mg/L) C
(mg/L)
q (mg/g) H (%)
24,38 0,79 23,59 2,36 96,70
35,62 2,37 33,25 3,32 93,33
42,43 3,17 39,26 3,93 92,54
54,62 10,29 44,33 4,43 81,16
61,11 17,73 43,38 4,34 70,98
70,93 27,07 43,86 4,39 61,83
81,06 38,16 42,80 4,29 52,93
92,62 48,61 44,02 4,40 47,52
101,8 57,94 43,86 4,39 43,08
20 30 40 50 60 70 80 90 100 110
0
20
40
60
80
100
H(%)
0
1
2
3
4
5
q(mg/g)
NoàngñoäCr(VI) banñaàu(mg/L)
Hình 3.12: Ảnh hƣởng của nồng độ Cr(VI) ban đầu tới khả năng hấp phụ.
3.3.5. Nghiên cứu mô hình đẳng nhiệt hấp phụ:
0 10 20 30 40 50 60
0
2
4
6
8
10
12
14
Cf
/q
Cf (mg/L)
y = 0,22612x + 0.1061
R
2
= 0,9997
Hình 3.13: Đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.
-0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
y = 0,1195x + 0,4667
R
2
= 0,743
lgq
lg Cf
Hình 3.14: Đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich.
Từ các đồ thị trên hình 3.13 và 3.14 ta có thể xác định được hệ số tương quan của
phương trình hồi quy (R2
) và các thông số khác, kết quả trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6: Các thông số của hai mô hình đẳng nhiệt hấp phụ
Đẳng nhiệt Freundlich Đẳng nhiệt Langmuir
n KF R2
qmax (mg/g) KL R2
8,37 2,93 0,743 4,42 2,13 0,9997
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã tiến hành tiền xử lý tro bay nhà máy nhiệt điện Phả Lại bằng các dung
dịch HCl và NaOH nồng độ 2M ở nhiệt độ 50o
C. Các kết quả phân tích hồng ngoại FTIR,
nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM) đã chứng tỏ tro bay xử lý axit (TBA)
hầu như không thay đổi cấu trúc, thành phần pha cũng như hình dáng kích thước. Tuy nhiên,
trường hợp xử lý kiềm, NaOH khi tƣơng tác với tro bay đã hình thành hydrat natri
nhôm silicat – NaP (Na6Al6Si10O32.12H2O) có cấu trúc tinh thể giống zeolit (NaP). Hình
thái của tro bay xử lý kiềm (TBK) cũng thay đổi: bề mặt nhám và xốp hơn.
Tro bay sau khi xử lý axit và kiềm tiếp tục được biến tính với polydiaminonaphtalen
(PDAN) bằng phương pháp trùng hợp in-situ. Các kết quả phân tích đã chứng tỏ quá trình
biến tính chỉ thực hiện đƣợc trên TBK: phổ FTIR của TBK/PDAN thể hiện cấu trúc của cả
2 thành phần: tro bay và PDAN, ảnh FE-SEM cũng cho thấy PDAN đã phát triển trên các hạt
tro bay.
Các kết quả thực nghiệm hấp phụ-giải hấp khí nitơ cho thấy sau khi xử lý kiềm, diện
tích bề mặt riêng BET và lượng lỗ xốp nhỏ (micropore) của tro bay tăng mạnh, lớn gấp cỡ 40
lần so với ban đầu. Sau khi biến tính với PDAN, diện tích bề mặt riêng tăng nhẹ tuy lượng
micropore giảm. Như vậy polymer đã phát triển bao quanh hạt tro bay, che lấp bớt các lỗ xốp
nhưng lại làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc bên ngoài của vật liệu.
Các kết quả nghiên cứu quá trình hấp phụ Cr(VI) của TBK/PDAN cho thấy vật liệu
có khả năng hấp phụ tốt tại pH = 2, thời gian hấp phụ đạt cân bằng là sau 7 giờ. Thực nghiệm
nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ đã chứng tỏ quá trình này tuân theo thuyết hấp phụ
Langmuir, đây là quá trình hấp phụ đơn lớp trên bề mặt nhờ vào lực hút tĩnh điện và lực
Vandecvan. Dung lượng hấp phụ cực đại đạt 4,42 mg/g.
References
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020
http://www.baodientu.chinhphu.vn/.
2. Hoàng Trọng Minh, Dự án nhà máy chế biến tro bay nhiệt điện, Tạp chí Hoạt động
khoa học và công nghệ, số 4,(2007), 29-31.
3. Nguyễn Hồng Quyền , Nguyễn Quang Dần , Lê Tấn Minh , Nguyễn Thanh Hà , Nguyễn
Quý Thép, Tuyển tập báo cáo kỷ niệm 15 năm thành lập viện khoa học vật liệu, Hà Nội
6/2008, 214-222.
4. Đỗ Quang Huy, Đàm Quốc Khánh, Nghiêm Xuân Trường, Đỗ Đức Huệ, Chế tạo vật
liệu hấp phụ từ tro than bay sử dụng trong phân tích môi trường, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 23 (2007) 160-165.
5. Nguyễn Như Quí, Nghiên cứu ảnh hưởng chất phụ gia mịn bột đá vôi và tro bay nhiệt
điện đến tính chất của hỗn hợp bê tông bơm, Tạp chí Khoa học và công nghệ xây dựng,
số 1,(2007), 3-5.
6. Nguyễn Mạnh Thủy, Vũ Đức Tuấn, “Một số kết quả nghiên cứu gia cố vật liệu đất tại
chỗ bằng Ximăng - Tro bay làm móng trong kết cấu áo đường tại tỉnh Tây Ninh”, TP.
Hồ Chí Minh, (2007).
7. Lê Thanh Sơn, Trần Kông Tấu, Xử lí tro bay làm vật liệu hấp phụ cải tạo đất, Tạp chí
Khoa học đất, số 15, (2001), 64-68.
8. Nguyễn Văn Nội, Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ tro bay để xử lý các nguồn nước
bị ô nhiễm kim loại nặng, tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ ba ngành Hoá học,
Hà Nội, tháng 12,(2002), 185-188.
9. Nguyễn Văn Nội và nnk, Nghiên cứu khả năng sử dụng vật liệu hấp phụ chế tạo từ tro
bay để xử lý các nguồn nuớc bị ô nhiễm các kim loại nặng kẽm và niken, 2005. Tuyển
tập các công trình khoa học Hội nghị Khoa học Phân tích Hoá, Lý và Sinh học Việt
Nam lần thứ 2, Hà Nội, 12/2005, tr. 424-428.
10. Nguyễn Đức Chuy, Trần Thị Mây, Nguyễn Thị Thu, nghiên cứu tro bay phả lại thành
sản phẩm chứa zeolit và tính chất đặc trưng của chúng, Tạp chí Khoa học số 4 ,(2011),
160-165.
11. Nguyễn Đức Vận, Các kim loại điển hình, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, T2, 2004.
12. Trần Hồng Côn và cộng sự, Hội nghị Khoa học phân tích Hóa, Lý và Sinh học VN lần
thứ nhất, 2000.
13. Lê Lan Anh, Nguyễn Bích Diệp, Vũ Đức Lợi và CCs , “Phân tích dạng Cr (VI) trong
đất và trầm tích bằng phương pháp HTNT”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học,
12(1), (2008), 59-62.
14. Lê Huy Bá (chủ biên), Độc học môi trường, Nxb ĐH Quốc gia TP. HCM (2000).
15. Trịnh Thị Thanh, Độc học, môi trường và sức khoẻ con người, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội (2001).
16. Quy chuẩn kĩ thuật Việt Nam: QCVN -07:2009 /BTNMT : Quy chuẩn quốc gia về
ngưỡng chất thải nguy hại.
17. Lê Hữu Thiềng, Lê Huy Hoàng, Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong bèo
tây, rong đuôi chồn và rong xương cá tại ba nguồn nước ở thành phố Thái Nguyên, Tạp
chí Khoa học và công nghệ, số 11,(2011),28 - 31.
18. Nguyễn Tuấn Dung, Phan Thị Hà, Tô Thị Xuân Hằng, Chế tạo màng chọn lọc cation
Hg(II) trên điện cực cacbon thủy tinh bằng phương pháp điện hóa, Tạp chí Khoa học và
công nghệ, T.48, No 3A,( 2010), tr. 116-121.
19. Nguyễn Tuấn Dung, Dương Thị Hạnh, Vũ Xuân Minh, Nguyễn Lê Huy, Nghiên cứu
khả năng khử của Ag+
ở nồng độ thấp trên màng polydiaminonaphtalen trùng hợp điện
hóa trên nền thép không gỉ 304, Tạp chí Hóa học, T.49, 2011, tr.721-724.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
20. V.M. Malhotra, P.S. Valimbe, M.A. Wright, Fuel, 81 (2002) 235-244.
21. Shaobin Wang, Hongwei Wu, environmental – benign utilisation of fly as low – cost
adsorbents, Journal of Hazardous Materials B136, (2006),482 – 501.
22. M. Grover and M.S. Narayanaswamy, J Inst Eng (India) Part EN: Environ Eng Div 1 p.
36.(4), (1982).
23. S. Mattigod, D. Rai, L. Eary, and C. Ainsworth, Journal of Environmental Quality, 19,
188.(10), 1990.
24. R. Goodwin, Power, 134 (8), 55.(15), 1990.
25. G.P. Dasmahapatra, T.K. Pal, A.K. Bhadra, B. Bhattacharya, Separation Science and
Technology, 31 (1996),(16), 2001-2009.
26. Useful links: Fly ash, http://www.iflyash.com/quality.htlm.
27. A. Chang, L. Lund, A. Page, and J. Warneke (1977), Journal of Environmental Quality,
6 (3), 267,
28. M. Sarkar, K.P. Acharya, Waste Management, 26, (2006) 559-570.
29. S. Wang, Y. Boyjoo, and J. Zhu, Journals of Hazardous Materials, B126 (2005), 91-95.
30. M. Rao, A.V. Parwate and A.G. Bhole, Waste Manage, 22 (2002), p. 821-830.
31. A. Moutsatsou, E. Stamatakis, K. Hatzizotzia, V. Protonotarios, Fuel, 85 (2006), 657-
663.(27)
32. A.K. Bhattacharya, T.K. Naiya, S.N. Mandal and S.K. Das, Chem. Eng. J., 137 (3)
(2008), p. 529.
33. Y.C. Sharma, Uma, S.N. Upadhyay and C.H. Weng, Colloids Surf. A Physicochem.
Eng. Aspect, 317 (2008), p. 222.
34. B. Bayat, J. Hazard. Mater., B95 (2002), p. 275.
35. N.Gangoli, D.C. Markey, G.Thodos, Remover of heavy metal ions from aqueous
solutions with fly ash, in: Proceedings of the National Conference on complete
Wateruese, May 4-8, 1975,pp. 270 -275.
36. T. Viraraghavan, G.A.K. Rao, Adsoption of cadmium and chromium from wastewater
by flyash, J. Environ. Sci. Health, Part A: Environ. Sci. Eng. 26(1991) 721 – 753.
37. Minh Chau Pham, Mohamed Oulahyane, Malik Mostefai, Mohamed Mehdi Chehimi,
Multiple internal reflection FT-IR spectroscopy (MIRFTIRS) study of the
electrochemical synthesis and the redox process of poly(1,5-diaminonaphthalene),
Synthetic Metals 93 (1998) 89-96.
38. Dzung Tuan Nguyen, Lam Dai Tran, Huy Le Nguyen, Binh Hai Nguyen, Nguyen Van
Hieu, Modified interdigitated arrays by novel poly(1,8-diamino naphthalene)/carbon
nanotubes composite for selective detection of mercury(II), Talanta (ISSN: 0039-9140),
85 (2011), Issue5, pp. 2445–2450.
39. Xin-Gui Li, Mei Rong Wang, Sheng Xian Li, Facile synthesis of poly(1,8-
diaminonaphthalene) microparticales with a very high silver – ion adsorbability by a
chemical oxidative polymerization, Acta Materialia 52 (2004) 5363–5374.
40. S. Mohan, R. Gandhimathi, Removal of heavy metal ions from municipal solid waste
leachate using coal fly ash as an adsorbent, Journal of Hazardous Materials 169 (2009)
351-359.
41. C. D. Woolard, K. Petrus, M. van der Horst, Water SA, 26 (2000), 531-536.
42. K. Jackowska, J. Bukowska, M. Jamkowski, Synthesis, electroactivity and molecular
structure of poly(1,5-diaminonaphthalene), Journal of Electroanalytical Chemistry 388
(1995) 101-108.
43. Tuan Dung Nguyen, M.C. Pham, B. Piro, J. Aubard, H. Takenouti and M. Keddam,
Conducting Polymers and Corrosion. I- Poly(pyrrole)-poly (1,5-diaminonaphthalene)
composite films. Electrosynthesis and Characterization, J. of Electrochem. Soc., 151
(6), B325, 2004.
44. IUPAC, Pure Appl. Chem. 57 (1985), 603, IUPAC Report.

More Related Content

What's hot

Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíTan Nguyen Huu
 
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giaonx,+p bai+4-phan thanhsonnam-15 (2)
Giaonx,+p bai+4-phan thanhsonnam-15 (2)Giaonx,+p bai+4-phan thanhsonnam-15 (2)
Giaonx,+p bai+4-phan thanhsonnam-15 (2)Cà Phê Đá
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Chris2610
 
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...nataliej4
 
O nhiem dat12
O nhiem dat12O nhiem dat12
O nhiem dat12hien3sphh
 
o nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khio nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khiĐại Lê Vinh
 
Bài thuyết trình về đất sét
Bài thuyết trình về đất sétBài thuyết trình về đất sét
Bài thuyết trình về đất sétNguyễn Linh
 
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quangCong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quangNguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (19)

Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
 
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
 
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...
Xử lý phenol trong nước thải quá trình luyện cốc bằng ozon hóa - Gửi miễn phí...
 
Vong tuan hoan nito nguyen thi kim huong
Vong tuan hoan nito nguyen thi kim huongVong tuan hoan nito nguyen thi kim huong
Vong tuan hoan nito nguyen thi kim huong
 
Đề tài: Tổng hợp oxim từ dầu vỏ hạt điều Việt Nam, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp oxim từ dầu vỏ hạt điều Việt Nam, HAY, 9đĐề tài: Tổng hợp oxim từ dầu vỏ hạt điều Việt Nam, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng hợp oxim từ dầu vỏ hạt điều Việt Nam, HAY, 9đ
 
Đề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAY
Đề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAYĐề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAY
Đề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAY
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 
Qua trinh sinh hoc lo lung
Qua trinh sinh hoc lo lungQua trinh sinh hoc lo lung
Qua trinh sinh hoc lo lung
 
Giaonx,+p bai+4-phan thanhsonnam-15 (2)
Giaonx,+p bai+4-phan thanhsonnam-15 (2)Giaonx,+p bai+4-phan thanhsonnam-15 (2)
Giaonx,+p bai+4-phan thanhsonnam-15 (2)
 
Luận văn: Nghiên cứu, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng oxit kim loại
Luận văn: Nghiên cứu, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng oxit kim loạiLuận văn: Nghiên cứu, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng oxit kim loại
Luận văn: Nghiên cứu, biến tính vật liệu Cu3(BTC)2 bằng oxit kim loại
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
 
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
 
Luận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAY
Luận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAYLuận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAY
Luận án: Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2, HAY
 
O nhiem dat12
O nhiem dat12O nhiem dat12
O nhiem dat12
 
o nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khio nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khi
 
Nano bạc
Nano bạcNano bạc
Nano bạc
 
Bài thuyết trình về đất sét
Bài thuyết trình về đất sétBài thuyết trình về đất sét
Bài thuyết trình về đất sét
 
Đề tài: Xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, HAYĐề tài: Xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, HAY
 
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quangCong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
Cong nghe titandioxit ti o2 vat lieu xuc tac quang
 

Similar to 45907 nghien-cuu-bien-tinh-tro-bay-pha-lai

Kim loai nang_dinh_tram_4244
Kim loai nang_dinh_tram_4244Kim loai nang_dinh_tram_4244
Kim loai nang_dinh_tram_4244hainguyen204_pt4
 
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tai che chat thai cong nghiep vo co trong san xuat gom xay dung
Tai che chat thai cong nghiep vo co trong san xuat gom xay dungTai che chat thai cong nghiep vo co trong san xuat gom xay dung
Tai che chat thai cong nghiep vo co trong san xuat gom xay dungNguyen Thanh Tu Collection
 
o nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khio nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khiĐại Lê Vinh
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtNhung Lê
 
Đánh giá ảnh hưởng và mức độ tích lũy của đồng, kẽm, cacdimi trên cây bèo tấm...
Đánh giá ảnh hưởng và mức độ tích lũy của đồng, kẽm, cacdimi trên cây bèo tấm...Đánh giá ảnh hưởng và mức độ tích lũy của đồng, kẽm, cacdimi trên cây bèo tấm...
Đánh giá ảnh hưởng và mức độ tích lũy của đồng, kẽm, cacdimi trên cây bèo tấm...nataliej4
 
Ăn mòn và bảo vệ kim loại
Ăn mòn và bảo vệ kim loạiĂn mòn và bảo vệ kim loại
Ăn mòn và bảo vệ kim loạiYen Lu
 
Nhiệt phân xử lý nhựa phế thải
Nhiệt phân xử lý nhựa phế thảiNhiệt phân xử lý nhựa phế thải
Nhiệt phân xử lý nhựa phế thảiChrist Lee
 
Sản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiSản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiHữu Vịnh Nguyễn
 
Sản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiSản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiHữu Vịnh Nguyễn
 
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdfĐo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdfLinhNguyenTien3
 
Tio2- graphene
Tio2- grapheneTio2- graphene
Tio2- graphenenhuphung96
 
Gian mua thap lam thoang clo hoa so bo trao doi ion trong xu ly nuoc
Gian mua thap lam thoang clo hoa so bo trao doi ion trong xu ly nuocGian mua thap lam thoang clo hoa so bo trao doi ion trong xu ly nuoc
Gian mua thap lam thoang clo hoa so bo trao doi ion trong xu ly nuocNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 5 o nhiem moi truong
Chuong 5   o nhiem moi truongChuong 5   o nhiem moi truong
Chuong 5 o nhiem moi truongTra Nguyen
 
Chương 5 quang hop
Chương 5 quang hopChương 5 quang hop
Chương 5 quang hopdoivaban93
 
Btl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruongBtl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruongngocnganmonkey
 
Xu ly chat thai ran_1239345237035.doc
Xu ly chat thai ran_1239345237035.docXu ly chat thai ran_1239345237035.doc
Xu ly chat thai ran_1239345237035.docNguyenHoangHaiChau1
 
Hoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngHoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngNguyễn Quốc
 
Dh5 m4 nhóm10_xử-lý-đất-ô-nhiễm
Dh5 m4 nhóm10_xử-lý-đất-ô-nhiễmDh5 m4 nhóm10_xử-lý-đất-ô-nhiễm
Dh5 m4 nhóm10_xử-lý-đất-ô-nhiễmboygril
 

Similar to 45907 nghien-cuu-bien-tinh-tro-bay-pha-lai (20)

Kim loai nang_dinh_tram_4244
Kim loai nang_dinh_tram_4244Kim loai nang_dinh_tram_4244
Kim loai nang_dinh_tram_4244
 
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
Luận văn: Nghiên cứu điều chế than tre ứng dụng xử lý một số kim loại nặng tr...
 
Tai che chat thai cong nghiep vo co trong san xuat gom xay dung
Tai che chat thai cong nghiep vo co trong san xuat gom xay dungTai che chat thai cong nghiep vo co trong san xuat gom xay dung
Tai che chat thai cong nghiep vo co trong san xuat gom xay dung
 
o nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khio nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khi
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đất
 
Ô nhiễm tài nguyên đất.
Ô nhiễm tài nguyên đất.Ô nhiễm tài nguyên đất.
Ô nhiễm tài nguyên đất.
 
Đánh giá ảnh hưởng và mức độ tích lũy của đồng, kẽm, cacdimi trên cây bèo tấm...
Đánh giá ảnh hưởng và mức độ tích lũy của đồng, kẽm, cacdimi trên cây bèo tấm...Đánh giá ảnh hưởng và mức độ tích lũy của đồng, kẽm, cacdimi trên cây bèo tấm...
Đánh giá ảnh hưởng và mức độ tích lũy của đồng, kẽm, cacdimi trên cây bèo tấm...
 
Ăn mòn và bảo vệ kim loại
Ăn mòn và bảo vệ kim loạiĂn mòn và bảo vệ kim loại
Ăn mòn và bảo vệ kim loại
 
Nhiệt phân xử lý nhựa phế thải
Nhiệt phân xử lý nhựa phế thảiNhiệt phân xử lý nhựa phế thải
Nhiệt phân xử lý nhựa phế thải
 
Sản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiSản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thải
 
Sản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thảiSản xuất năng lượng từ chất thải
Sản xuất năng lượng từ chất thải
 
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdfĐo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
 
Tio2- graphene
Tio2- grapheneTio2- graphene
Tio2- graphene
 
Gian mua thap lam thoang clo hoa so bo trao doi ion trong xu ly nuoc
Gian mua thap lam thoang clo hoa so bo trao doi ion trong xu ly nuocGian mua thap lam thoang clo hoa so bo trao doi ion trong xu ly nuoc
Gian mua thap lam thoang clo hoa so bo trao doi ion trong xu ly nuoc
 
Chuong 5 o nhiem moi truong
Chuong 5   o nhiem moi truongChuong 5   o nhiem moi truong
Chuong 5 o nhiem moi truong
 
Chương 5 quang hop
Chương 5 quang hopChương 5 quang hop
Chương 5 quang hop
 
Btl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruongBtl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruong
 
Xu ly chat thai ran_1239345237035.doc
Xu ly chat thai ran_1239345237035.docXu ly chat thai ran_1239345237035.doc
Xu ly chat thai ran_1239345237035.doc
 
Hoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngHoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trường
 
Dh5 m4 nhóm10_xử-lý-đất-ô-nhiễm
Dh5 m4 nhóm10_xử-lý-đất-ô-nhiễmDh5 m4 nhóm10_xử-lý-đất-ô-nhiễm
Dh5 m4 nhóm10_xử-lý-đất-ô-nhiễm
 

45907 nghien-cuu-bien-tinh-tro-bay-pha-lai

  • 1. Nghiên cứu biến tính tro bay Phả Lại với Polyme chức năng để tăng dung lượng hấp thụ crom ứng dụng xử lý nước thải Trần Thị Minh Huyền Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS. ngành: Hóa môi trường; Mã số: 60 44 41 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tuấn Dung Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tổng quan về tro bay, Crom và các phương pháp xử lý crom cũng như ứng dụng tro bay làm vật liệu hấp phụ Cr(VI). Nghiên cứu quá trình biến tính tro bay nhà máy nhiệt điện Phả Lại với polydiaminonaphtalen bằng phản ứng trùng hợp in-situ, nghiên cứu các tính chất của vật liệu và khả năng hấp phụ ion Cr(VI) trong môi trường nước. Đưa ra kết quả và thảo luận: Trùng hợp in-situ Pdan trên tro bay xử lý axit; trùng hợp in-situ Pdan trên tro bay xử lý kiềm; nghiên cứu khả năng hấp phụ Cr(VI) của TBK/PDAN. Keywords. Hóa môi trường; Tro bay; Polyme; Xử lý nước thải Content MỞ ĐẦU Hàng năm trên thế giới thải ra hơn 400 triệu tấn tro bay, phần lớn từ các nhà máy nhiệt điện than. Cho đến nay, ngay ở các nước phát triển, lượng chất thải rắn này mới được tái sử dụng rất ít, chủ yếu thải ra môi trường [20]. Do đó việc nghiên cứu phát triển các hướng ứng dụng khác nhau của tro bay đang được các nhà khoa học hết sức quan tâm, đặc biệt là hướng ứng dụng làm vật liệu hấp phụ xử lý nước thải [21]. Kim loại nặng là những chất ô nhiễm nước đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe con người do khả năng tích tụ sinh học. Trong số đó ion Cr(VI) có độc tính thuộc hàng cao nhất. Các nghiên cứu đều chứng tỏ dung lượng hấp phụ Cr(VI) của tro bay không cao nên phải sử dụng với lượng lớn, do đó cần có các biện pháp biến tính để khắc phục yếu điểm này. Polydiaminonaphtalen (PDAN) là sản phẩm trùng hợp ôxi hóa từ monomer là các dẫn xuất của naphatalen có chứa hai nhóm chức amin trong phân tử. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng liên kết trùng hợp diễn ra ở một nhóm amin, nhóm amin còn lại ở trạng thái tự do tạo cho polyme khả năng phản ứng mạnh mẽ với các hợp chất “nhận điện tử” (electron acceptor), ví dụ các cation kim loại. Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi nghiên cứu quá trình biến tính tro bay nhà máy nhiệt điện Phả Lại với polydiaminonaphtalen bằng phản ứng trùng hợp in-situ, nghiên cứu các tính chất của vật liệu và khả năng hấp phụ ion Cr(VI) trong môi trường nước.
  • 2. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. TRO BAY: 1.1.1. Giới thiệu về tro bay: Tro bay là một loại chất thải rắn sinh ra từ quá trình đốt than từ các nhà máy nhiệt điện. Người ta thường dùng luồng khí để phân loại tro: tro bay là loại nhỏ mịn, bay lên với khói lò; loại không bay lên người ta gọi là tro cặn. Ở nước ta, các nhà máy nhiệt điện ước tính hằng năm thải ra khoảng 1,3 triệu tấn tro bay [2]. Riêng nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 (Hải Dương) trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 3.000 tấn tro xỉ, trong đó 30% là than chưa cháy hết, còn lại là tro bay rất mịn. Theo dự báo, đến năm 2020 sẽ có thêm 28 nhà máy nhiệt điện đốt than đi vào hoạt động [1], lúc đó lượng tro xỉ thải ra hàng năm sẽ vào khoảng 12 triệu tấn, đó là chưa kể lượng tro bay khá lớn thải ra từ hàng loạt các lò cao ở các khu công nghiệp gang thép sử dụng nhiên liệu than. Vì vậy việc xử lí để tái sử dụng chất thải rắn này là vấn đề vô cùng cấp bách. Trên thế giới, có nhiều công nghệ để xử lý tro (chủ yếu là để tách than chưa cháy ra khỏi tro): phương pháp cơ học, phương pháp tách tĩnh điện, phương pháp tuyển nổi và phân ly bằng ly tâm. Công ty Cổ phần Công nghiệp và Dịch vụ Cao Cường thị trấn Phả Lại - Chí Linh - Hải Dương đã phối hợp với Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện dự án Nhà máy Chế biến Tro bay Nhiệt điện sử dụng phương pháp tuyển nổi [3]. DCông ty CP VLXD Sông Đáy, Dự án nhiệt điện Quảng Ninh I, II và các Nhà máy bê tông trong nước. 1.1.2. Phân loại Tro bay thường được phân ra thành hai loại tùy theo nguồn than đốt [24]:  Loại C có hàm lượng CaO ≥ 5% và thường bằng 15-35%. Đó là sản phẩm đốt than ligrit hoặc than chứa bitum; chứa ít than chưa cháy, thường < 2%.  Loại F có hàm lượng CaO < 5%, thu được từ việc đốt than antraxit hoặc than chứa bitum, có hàm lượng than chưa cháy nhiều hơn, khoảng 2-10%. Tro bay Phả Lại thuộc loại F. Do đốt không tốt, nên hàm lượng than chưa cháy khá cao. 1.1.3. Thành phần và đặc điểm của tro bay: Thành phần hóa học của tro bay chủ yếu là hỗn hợp các ôxit vô cơ như SiO2, Al2O3, Fe2O3 , TiO3, MgO, CaO, K2O. Ngoài ra, có thể chứa một lượng than chưa cháy. Thành phần hóa học mẫu tro bay thu được từ hồ chứa nhà máy nhiệt điện Phả Lại [4] và của một số loại tro từ các quốc gia khác [26] được trình bày tại bảng 1.1 và 1.2. Bảng 1.1: Thành phần hóa học của tro bay Phả Lại Thành phần hóa học Hàm lƣợng (%) SiO2 62,75 Al2O3 13,20 Fe2O3 3,23 MgO 1,87 Na2O 0,08 K2O 1,98 ZnO 2,10 TiO2 1,70 Cacbon 12,10 Còn lại 1,19
  • 3. Bảng 1.2: Thành phần hóa học của một số loại tro bay từ các quốc gia khác. Thành phần hóa học Tro bay sản xuất tại Ấn độ Trung Quốc Cadactan Hàm lƣợng (%) SiO2 55-65 >55 54-65 Al2O3 25-35 >31 21-39 Fe2O3 1-5 <3 1,6-3,8 MgO - >1 0,7-2,3 CaO - >2 - K2O - >1 - Na2O - 0,3-1,3 TiO2 0,5-1,5 >1 - Tro bay là bột mịn có dạng hình cầu màu ghi hoặc ghi sáng, kích thước hạt nhỏ, trong khoảng từ dưới 1 đến 100 μm. Diện tích bề mặt riêng dao động trong khoảng từ 0,5 đến 2 m2 /g [23, 27]. Các ưu điểm nổi bật của tro bay là nhẹ, tính chất cơ học cao, bền nhiệt, bền với các loại hóa chất, giá thành rẻ. Tro bay sinh ra từ quá trình đốt cháy than bột thì có tỉ trọng lớn nhất, độ ẩm tối ưu, lượng cacbon không cháy hết hấp thụ nước làm độ ẩm của tro tăng lên. Tính thấm của tro bay là một trong những tính chất quan trọng góp phần đánh giá ảnh hưởng của nó tới môi trường và công đoạn xử lý. 1.1.4. Tình hình nghiên cứu tái sử dụng tro bay: Hiện nay, việc nghiên cứu tái sử dụng tro bay đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu dồi dào này, đồng thời góp phần đáng kể cải tạo môi trường sống. Cho đến nay, ngay cả tại các nước phát triển, lượng tro bay được tái sử dụng vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Các hướng ứng dụng khác đang được thế giới đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Các lĩnh vực ứng dụng chính của tro bay có thể liệt kê như sau: a) Ứng dụng trong sản xuất ximăng và bê tông: Tro bay đang là một phụ gia đặc biệt cho bê tông, có thể thay thế tới 20% xi măng. Do cấu trúc mịn, tro có thể làm tăng độ nhớt của vữa và giúp khử vôi trong xi măng (thành phần vốn gây "nổ", làm giảm chất lượng bê tông). b) Ứng dụng làm vật liệu xây dựng: Người ta sử dụng tro bay để thay thế đất sét, cát, đá vôi và sỏi… làm vật liệu xây dựng cầu đường. Sản xuất các loại gạch, tấm panen, sản xuất gạch cho sân phơi, đường nông thôn, nhà tạm, hoặc dùng tro làm vật liệu nền đường. c) Ứng dụng trong nông nghiệp: Tro bay được ứng dụng làm chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng. Bên cạnh đó việc kết hợp tro bay nhẹ với nước bùn thải có giá trị làm phân bón… Chuyển hóa tro bay thành sản phẩm chứa zeolit có thể dùng để cải tạo đất, chống chua, khô cằn và bạc màu, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo quản một số nông sản sau khi thu hoạch, làm chất vi lượng trong thức ăn gia súc để tăng sức đề kháng và chống bệnh tật, tẩy uế chuồng trại [7]. d) Ứng dụng tro bay làm vật liệu hấp phụ xử lý ô nhiễm nƣớc: Tro bay ngoài các ứng dụng kể trên còn được nghiên cứu rộng rãi trong lĩnh vực xử lý các chất ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu khả năng xử lý các chất ô nhiễm nước bằng phương pháp hấp phụ sử dụng tro bay. Các chất ô nhiễm có thể là hữu cơ, ví dụ như các dẫn xuất của phenol [28], các chất màu [29], hay các hợp chất vô cơ ví dụ các ion kim loại nặng [8-10, 21, 30, 31].
  • 4. Do khả năng hấp phụ kim loại nặng không cao, nhiều công trình đã nghiên cứu biến tính tro bay, chủ yếu là chuyển hóa thành zeolit bằng cách trộn với xút rắn và nung ở nhiệt độ cao, khoảng 500-600o C [21]. Ở nước ta các nghiên cứu về tái sử dụng tro bay làm vật liệu hấp phụ vẫn còn rất ít. Đáng kể nhất là công bố của Nguyễn Thị Thu và cộng sự đã nghiên cứu chuyển hóa tro bay Phả Lại thành dạng zeolit định hướng xử lý chất thải gây ô nhiễm [10]. 1.2. CRÔM VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ CRÔM: 1.2.1. Nguồn gốc và phân bố crôm: Crôm là một nguyên tố tương đối phổ biến trong thiên nhiên. Trong vỏ trái đất, crôm chiếm 6.10-3 % tổng số nguyên tử (phong phú thứ 21 trên trái đất). Tên gọi crôm (chrome) xuất phát từ tiếng Hi Lạp, chroma nghĩa là “màu sắc” vì các hợp chất của crôm đều có màu. Crôm là một kim loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và nhiệt độ nóng chảy cao. Nó là chất không mùi, không vị và dễ rèn [11]. Khoáng vật chính của crôm là sắt crômit [Fe(CrO2)2]. Hợp chất của crôm được tìm thấy trong môi trường do sự xói mòn của crôm và trong các loại đá, có thể xuất hiện do núi lửa phun trào. Nồng độ trong đất là khoảng từ 1- 3.000 mg/kg, trong nước biển từ 5- 800 µg/l, trong các sông hồ là 26 µg/l đến 5.2 mg/l và trong nước ngầm khoảng 100 g/l [12]. có thể dễ dàng ngấm sâu vào trong đất hoặc đưa lên bề mặt nhờ quá trình trao đổi chất của thực vật [13]. Vì vậy Cr+6 sẽ có mặt chủ yếu trong các ngành công nghiệp như ngành luyện kim, công nghiệp chế biến kim loại, phóng xạ và trong chất nhuộm. Cr+3 có trong nước thải của các ngành công nghiệp thuộc da, dệt may, trong nước thải công nghiệp mạ điện và mạ trang trí. 1.2.2. Ứng dụng crôm trong công nghiệp: Do có tính chất lí hóa đặc biệt như: bền ở nhiệt độ cao, khó oxi hóa, cứng và tạo màu tốt …nên crôm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, đặc biệt trong ngành luyện kim. Crôm là thành phần có vai trò góp phần tăng độ cứng và chống ăn mòn của hợp kim dưới tác động cơ học hoặc dưới tác động của môi trường. Trong công nghiệp thuộc da, crôm được dùng làm chất tẩy và chất làm bền da: Cr2(SO4)3 được sử dụng với tư cách là một hóa chất chính, tương tác giữa Cr3+ và chất cullugen làm cho da bền và có khả năng chống co ngót ngay cả ở nhiệt độ cao. Do có nhiều ứng dụng trong công nghiệp nên trong thành phần nước thải công nghiệp chứa hàm lượng crôm tương đối lớn và ngày càng tăng. 1.2.3. Ảnh hƣởng của crôm đối với sức khỏe con ngƣời: Trong nước crôm tồn tại chủ yếu ở dạng Cr(III) (CrO4 2- ) và Cr(VI) (Cr2O7 2- ). Độc tính của crôm đối với cơ thể con người phụ thuộc vào trạng thái ôxi hóa và nồng độ của nó. Cr(III) là trạng thái ổn định nhất, với hàm lượng thích hợp nó có vai trò như một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể sử dụng các chất đường, protein và chất béo. Người ta đã tìm thấy Cr(III) trong một số bộ phận của con người [14]. Sự thiếu hụt nó có thể sinh ra bệnh gọi là thiếu hụt crôm, tuy nhiên khi vượt quá giới hạn cho phép, cơ thể sẽ nhiễm độc crôm ở mức độ cấp tính hay mãn tính. Bảng 1.3: Hàm lƣợng crôm trong cơ thể ngƣời Các bộ phận Hàm lƣợng crôm - Máu - Phổi - Nước tiểu - Thận - Gan 0 – 20 g/100g 0 – 33 g/100g 0 – 1,6 g/100g 0 – 9,6 g/100g 1 – 11 g/100g
  • 5. Trong khi Cr(III) có một vai trò nhất định trong hoạt động của con người, Cr(VI) lại rất độc và dễ dàng hấp thụ vào cơ thể người (nếu Cr(III) chỉ hấp phụ 1% thì lượng hấp phụ của Cr(VI) lên tới 50%). Crôm xâm nhập vào cơ thể qua ba con đường: qua da, hô hấp, tiêu hóa. Cr(VI) đi vào cơ thể sẽ liên kết với các nhóm –SH trong enzim và làm mất hoạt tính của enzim, gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người [14 Với những tác hại nêu trên, crôm được xếp vào loại chất độc nhóm 1 (có khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi). Người ta đưa ra những tiêu chuẩn cho phép hàm lượng an toàn của Cr(VI) và Cr(III) tồn tại trong nước [16]. 1.2.4. Tình hình ô nhiễm crôm hiện nay: Nguồn ô nhiễm crôm được xác định bao gồm lượng crôm có sẵn trong tự nhiên và lượng crôm sinh ra trong công nghiệpNồng độ crôm trong đất tăng bắt nguồn từ đất bỏ hoang và các bụi phóng xạ hoặc từ bùn thải công nghiệp. Hiện nay các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã đưa ra nhiều công trình nghiên cứu tách loại kim loại nặng và đặc biệt là crôm trong nước thải công nghiệp với nhiều phương xử lý khác nhau, sau đây là một số phương pháp điển hình. 1.2.5. Các phƣơng pháp xử lí crôm: 1.2.5.1. Phương pháp khử - kết tủa: Nguyên lý của phương pháp này là thêm vào nước thải các hóa chất để tiến hành các phản ứng oxi hóa – khử, kết tủa để tách các chất độc hại có trong nước thải sau đó lắng, lọc, trung hòa đến tiêu chuẩn cho phép. - Ƣu điểm: Xử lý nước thải lưu lượng lớn, chi phí thấp, đơn giản, dễ vận hành. - Hạn chế: Chuyển chất thải từ dạng này sang dạng khác, tạo lượng bùn crôm lớn. 1.2.5.2. Phương pháp trao đổi ion: Phương pháp trao đổi ion: là quá trình trao đổi diễn ra giữa các ion có trong dung dịch và các ion trong pha rắn. Khi các vật liệu này đạt trạng thái bão hòa, ta tiến hành tái sinh hoặc thay chúng. - Ƣu điểm: Nhu cầu năng lượng thấp, không gian xử lý nhỏ thích hợp với xử lý nước thải chứa nhiều ion kim loại đồng thời có khả năng thu hồi các cấu tử có giá trị mà không tạo ra các chất thứ cấp. - Hạn chế: Giá thành xử lý cao, yêu cầu vận hành chặt chẽ, tái sinh vật liệu trao đổi. 1.2.5.3. Phương pháp sinh học: Phương pháp sinh học xử lý kim loại nặng hiện có các phương pháp chính: - Hấp thu sinh học - Chuyển hóa sinh học - Phương pháp xử lý bằng lau sậy a) Phƣơng pháp hấp thu sinh học Cơ sở của phương pháp là sử dụng các sinh vật trong tự nhiên hoặc các loại vật chất có nguồn gốc sinh học có khả năng giữ lại trên bề mặt hoặc thu nhận vào bên trong các tế bào của chúng các kim loại nặng khi đưa chúng vào môi trường nước thải chứa kim loại nặng. b) Phƣơng pháp chuyển hóa sinh học: Phương pháp có thể được thực hiện như sau: - Các vi sinh vật sử dụng các enzim trực tiếp chuyển hóa các kim loại nặng ở dạng độc về dạng ít độc hơn hoặc không độc. - Chuyển hóa một chất phi kim loại khác về dạng có thể kết hợp với kim loại nặng để tạo ra chất ít độc hơn hoặc dễ xử lý hơn. c) Phƣơng pháp dùng lau sậy Cơ chế của phương pháp rất phức tạp dựa trên sự tác động đồng thời của bộ rễ, thân cây và hệ sinh thái có trong đất. Rễ cây cung cấp oxi cho vi sinh vật sống trong đất hoạt động và phân hủy các hợp chất hữu cơ và một phần kim lọai nặng.
  • 6. 1.2.5.4. Phƣơng pháp hấp phụ: Các phương pháp liệt kê ở trên đều có thể sử dụng để loại bỏ crôm trong nước thải. - Hấp phụ vật lý: xảy ra nhờ lực tương tác giữa các phân tử chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. - Hấp phụ hóa học: xảy ra nhờ các liên kết hóa học giữa các phân tử chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. 1.3. ỨNG DỤNG TRO BAY LÀM VẬT LIỆU HẤP PHỤ Cr(VI): PDAN là sản phẩm trùng hợp ôxi hóa từ diaminonaphalen - một trong các dẫn xuất của naphatalen có hai nhóm chức amin trong phân tử. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi nghiên cứu biến tính tro bay Phả Lại với polydiaminonaphtalen trong điều kiện mềm, nghiên cứu đặc trưng vật liệu biến tính, khảo sát khả năng hấp phụ Cr(VI) trong môi trường nước. CHƢƠNG II: CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hóa chất và dụng cụ: 2.1.1. Hóa chất: - Tro bay (TB) sử dụng loại mịn nhất (kích thước hạt <10m) của Nhà máy sản xuất tro bay Phả Lại. - Axit HCl đặc nồng độ 37% loại tinh khiết của Trung Quốc. - NaOH loại tinh khiết của Trung Quốc. - Amonipesunfat (APS) loại tinh khiết của Merck (Đức). - 1,5-diaminonaphtalen (DAN) sử dụng làm monome là sản phẩm tinh khiết của Merck (Đức). - Axit HClO4 đặc (70%-75%, d = 1,68g/cm3 ) loại tinh khiết của Merck (Đức). - Dung dịch chuẩn Cr(VI) nồng độ 1000 mg/L (Đức). - Thuốc thử hiện màu 1,5-diphenylcacbazit loại tinh khiết của Merck (Đức). - Cồn tuyệt đối (99,95%) của Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang. 2.1.2. Dụng cụ: - Bình định mức các loại. - Cốc chịu nhiệt các loại. - Pipet các loại. - Đũa thủy tinh, thìa inox. - Giấy lọc băng xanh. 2.1.3. Thiết bị: - Máy khuấy từ gia nhiệt. - Máy đo pH. - Tủ sấy. - Cân phân tích. - Máy phân tích hồng ngoại. - Máy phân tích nhiễu xạ tia X. - Kính hiển vi điện tử quét. - Máy đo quang. - Thiết bị xác định diện tích bề mặt riêng. 2.2. Các phƣơng pháp thực nghiệm: 2.2.1. Biến tính tro bay bằng phương pháp trùng hợp oxi hóa in-situ: Tro bay (TB) trước hết được tiến hành tiền xử lý bằng dung dịch axit (HCl 2M) hoặc kiềm (NaOH 2M) tại nhiệt độ 50o C trong 2 giờ, rửa sạch nhiều lần bằng nước cất rồi sấy khô ở 105o C trong 24 giờ.
  • 7. Tro bay đã xử lý axit (TBA) hoặc xử lý kiềm (TBK) tiếp tục được biến tính với polydiaminonaphtalen (PDAN) theo quy trình như sau: - Hòa tan 1,582 g monomer – 1,5-DAN trong 90 mL cồn tuyệt đối có chứa HClO4 nồng độ 1M được dung dịch (1). - Cho vào dung dịch (1) 156,618 g tro bay, khuấy mạnh trong 1 giờ, được dung dịch (2). Tỷ lệ giữa monomer và tro bay là 1% khối lượng. - Hòa tan 2,282 g amonipesulphat (APS) trong 10mL cồn tuyệt đối, được dung dịch (3). Tỷ lệ mol giữa monomer và chất ôxi hóa là 1:1. - Cho từ từ (3) vào (2) (trong vòng 30 phút), khuấy mạnh, để phản ứng trùng hợp diễn ra trong 4 giờ ở nhiệt độ phòng. Kết thúc phản ứng, lọc và rửa kỹ sản phẩm bằng axeton, lần cuối cùng rửa bằng nước cất, sấy trong tủ sấy chân không ở nhiệt độ 600 C trong 24 giờ. 2.2.2. Nghiên cứu tính chất đặc trưng của vật liệu: 2.2.2.1. Phương pháp phổ hồng ngoại: Trong luận văn này các mẫu tro bay trước và sau khi biến tính được ép viên với KBr và đo phổ hồng ngoại trên máy IMPACT 410 - NICOLET –FTIR tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện KHCNVN. 2.2.2.2. Phương pháp nhiễu xạ tia X: Trong luận văn này, các mẫu tro bay trước và sau khi biến tính được phân tích nhiễu xạ tia X trên máy D8 Advance Brucker (CHLB Đức) tại Khoa Hóa học, TrườngĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, với ống phát tia Cu Kα, λ= 1,54064 Å, góc quét 2θ thay đổi từ 1,5 ÷ 400 , tốc độ 0,020 /s. 2.2.2.3. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét: Hiện nay, kính hiển vi điện tử quét (SEM) đã được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu hình thái bề mặt vật liệu. Trong luận văn này, ảnh SEM của các mẫu tro bay trước và sau khi biến tính được chụp trên thiết bị Hitachi 4800 (Nhật bản) tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện KHCNVN. 2.2.2.4. Phương pháp đo diện tích bề mặt riêng (BET): Diện tích bề mặt riêng được xác định trên thiết bị Micromeritics TriStar 3000, khoa Hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội. 2.2.3. Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cr(VI): 2.2.3.1. Phương pháp phân tích trắc quang: Sự giảm cường độ ấy tuân theo định luật hấp thụ ánh sáng Bouguer-Lambert-Beer: Trong đó: A : Độ hấp thụ quang Io, I : Cường độ ánh sáng đi vào và đi ra khỏi dung dịch L : Bề dày dung dịch ánh sáng đi qua C : Nồng độ chất hấp thụ ánh sáng ε : Hệ số hấp thụ quang phân tử, phụ thuộc và bản chất chất hấp thụ và bước sóng của ánh sáng tới Nồng độ dung dịch crôm (VI) được xác định bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử hiện màu 1,5-diphenylcarbazid (DPC) trên máy HACH DR 2010 tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới – Viện KHCNVN. 2.2.3.2. Khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu: Dựa vào đường chuẩn sự phụthuộc của độhấp thụquang vào nồng độta xác đi ̣nh được nồng độCr(VI) trong dung di ̣ch sau khi hấp thụ , từ đó tính toán các thông số hiệu suất H (%) và dung lượng hấp phụ q (mg/g) theo các công thức sau:
  • 8. Phần trăm Cr (VI) được tách loa ̣i: H = (%) Tổng dung lượng hấp phụCr (VI): q = (mg/g) Trong đó q : dung lượng hấp phụta ̣i thời điểm cân bằng(mg/g chất hấp phụ) H: hiê ̣u suất hấp phụ(%) C0: nồng độCr(VI) ban đầu (mg/L) Ce: nồng độCr(VI) tại thời điểm hấp phụ đạt cân bằng (mg/L) V: thể tích dung di ̣ch Cr(VI) (mL) m: khối lượng vâ ̣t liê ̣u hấp phụ(g) CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. TRÙNG HỢP in-situ PDAN TRÊN TRO BAY XỬ LÝ AXIT: 3.1.1. Phân tích phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR): 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 555 790 1066 1629.8 TBA/PDAN TBA Truyeànqua(%) Soásoùng(cm -1 ) TB 3438.7
  • 9. Hình 3.1: Phổ FTIR của tro bay (TB), tro bay xử lý axit (TBA) và tro bay xử lý axit biến tính PDAN (TBA/PDAN). Quan sát hình 3.1 ta thấy phổ hồng ngoại của cả 3 mẫu đều tương tự nhau và thể hiện các pic hấp thụ hồng ngoại đặc trưng của tro bay [40, 41]: 2 pic hấp thụ tại 3438,7 và 1639,8 cm-1 đặc trưng cho liên kết O–H trong tro bay; pic hấp thụ tại 1066 cm-1 đặc trưng cho liên kết M–O (M là Si hoặc Al); pic tại 790 cm-1 chứng tỏ sự hiện diện của quartz; peak nhỏ với cường độ yếu tại 555,3 cm-1 tương ứng với dao động của liên kết O–Fe. Như vậy, sau khi biến tính TBA với PDAN, ta không quan sát thấy cấu trúc của PDAN, chứng tỏ quá trình biến tính không xảy ra. III.1.2. Phân tích nhiễu xạ tia X (XRD): 10 20 30 40 50 H HH Q Q Q M, HM, HM Lin(Cps) TBA/PDAN TBA TB 50 2-Theta-Scale M Hình 3.2: Giản đồ XRD của tro bay (TB), tro bay xử lý axit (TBA) và tro bay xử lý axit biến tính PDAN (TBA/PDAN). Ta thấy giản đồ XRD của mẫu TB trên hình 3.2 thể hiện cấu trúc tinh thể đặc trưng của tro bay (quartz, mullite, hematite) phù hợp với các tài liệu đã công bố [31, 41]. Giản đồ XRD của các mẫu TBA và TBA/PDAN hoàn toàn giống như trường hợp tro bay thô, như vậy
  • 10. việc xử lý bằng dung dịch HCl và sau đó biến tính với PDAN không làm biến đổi cấu trúc tinh thể của tro bay. 3.1.3. Phân tính kính hiển vi điện tử quét phát xạ trƣờng (FE-SEM): Hình 3.3: Ảnh FE-SEM của các mẫu TB, TBA và TBA/PDAN. Như vậy, các kết quả phân tích FTIR, XRD và FE-SEM đều tro thấy tro bay Phả Lại sau khi xử lý axit không có các thay đổi đáng kể về cấu trúc và hình thái, sau khi biến tính với PDAN không quan sát thấy cấu trúc composit, chứng tỏ quá trình biến tính với polymer chức năng PDAN đã không thực hiện được. Chúng tôi tiếp tục tiến hành xử lý tro bay bằng dung dịch NaOH và sau đó biến tính với PDAN. 3.2. TRÙNG HỢP in-situ PDAN TRÊN TRO BAY XỬ LÝ KIỀM: TB TBA TBA/PDAN
  • 11. 3.2.1. Phân tích phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR): 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 862 1119 1166 1465 1401 1629.8 3432.3 555790 1066 1629.8 TBK/PDAN TBK Truyeànqua(%) Soásoùng(cm -1 ) TB 3438.7 Hình 3.4: Phổ FTIR của tro bay (TB), tro bay xử lý kiềm (TBK) và tro bay xử lý kiềm biến tính với 1% PDAN (TBK/PDAN). Quan sát hình 3.4 ta thấy phổ hồng ngoại của tro bay sau khi xử lý kiềm hoàn toàn không thay đổi. Tuy nhiên, khác với trường hợp tro bay xử lý axit, ở đây tro bay kiềm sau khi biến tính với 1% PDAN đã thể hiện cấu trúc composit một cách rõ rệt trên phổ FTIR: - pic hấp thụ tại 3438,7 cm-1 trở nên rất mạnh và rõ nét, chứng tỏ liên kết N–H của PDAN [37, 42, 43]; - tương tự như vậy, pic hấp thụ yếu tại 1629,8 cm-1 của tro bay trở nên rất mạnh, đặc trưng dao động của liên kết C=N của polymer [37, 42, 43] - pic hấp thụ tại 1401, 1465 cm-1 đặc trưng cho dao động của nhân thơm [37, 42, 43]. - pic hấp thụ tại 1119 cm-1 đặc trưng cho dao động biến dạng của liên kết C-H trên mặt phẳng, pic tại 862 cm-1 đặc trưng cho dao động C–H ngoài mặt phẳng [37, 42, 43].
  • 12. 3.2.2. Phân tích nhiễu xạ tia X (XRD): 10 20 30 40 50 M,H,NaP NaP NaP NaP H H H Q Q Q M, HM, HM Lin(Cps) TBK TBK/PDAN TB 50 2-Theta-Scale M NaP `Hình 3.5: Giản đồ XRD của tro bay (TB), tro bay xử lý kiềm (TBA) và tro bay xử lý kiềm biến tính PDAN (TBA/PDAN). 3.2.3. Phân tính kính hiển vi điện tử quét phát xạ trƣờng (FE-SEM) Tro bay xử lý kiềm
  • 13. Tro bay xử lý kiềm biến tính PDAN Hình 3.6: Ảnh FE-SEM của các mẫu TBK và TBK/PDAN. Quan sát các ảnh FE – SEM trên hình 3.6 ta thấy, khác hẳn với trường hợp xử lý bằng axit (hình 3.2), tro bay sau khi xử lý kiềm bề mặt trở nên rất nhám và sần sùi. Sau khi tiến hành trùng hợp PDAN trên bề mặt TBK, ta có thể quan sát thấy polyme phát triển trên hầu hết các hạt tro. 3.2.4. Xác định diện tích bề mặt riêng BET: 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 0 1 2 3 4 Giaûi haáp TheåtíchkhíN2haápphuï(cm3/g) P/PO TB Haápphuï 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 0 1 2 3 4 Giaûi haáp TheåtíchkhíN2haápphuï(cm3/g) P/PO Haápphuï TBA 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 20 40 60 80 100 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 Haápphuï Giaûi haáp TheåtíchkhíN2haápphuï(cm3/g) P/PO TBK 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 0 20 40 60 80 100 120 140 TheåtíchkhíN2haápphuï(cm3/g) P/P0 Giaûi haáp Haápphuï TBK/PDAN Hình 3.7: Đẳng nhiệt hấp phụ khí nitơ của các mẫu tro bay trƣớc và sau khi biến tính.
  • 14. Thực nghiệm hấp phụ - giải hấp phụ khí nitơ cũng cho phép xác định sự phân bố thể tích lỗ xốp theo kích thước, các kết quả trình bày trên hình 3.8. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 10 20 30 40 50 60 70 TBK/PDAN TBK Theåtíchloãxoáp(10-4cm3/g.nm) Ñöôøngkínhloãxoáp(nm) TBA Hình 3.8: Sự phân bố kích thƣớc lỗ xốp của các mẫu tro bay. Bảng 3.1: Kết quả đo diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp. Mẫu Diện tích bề mặt riêng BET (m2 /g) Thể tích lỗ xốp từ 1,7 đến 300 nm (cm3 /g) TB 1,16 0,003 TBA 2,69 0,003 TBK 40,94 0,136 TBK/PDAN 44,23 0,141 Từ bảng 3.1 ta thấy sau khi xử lý kiềm, do tạo nên nhiều micropore, diện tích bề mặt riêng của tro bay tăng mạnh, lớn gấp cỡ 40 lần so với mẫu chưa xử lý. Sau khi tiếp tục biến tính TBK với PDAN, tuy kích thước lỗ xốp giảm, diện tích bề mặt riêng vẫn tăng nhẹ. Bởi vì diện tích bề mặt riêng của vật liệu chính là tổng diện tích bề mặt bên ngoài và diện tích
  • 15. các mao quản bên trong. TBK/PDAN tuy có lượng mao quản giảm nhưng polymer phát triển bao quanh hạt tro bay đã làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc bên ngoài của vật liệu. 3.3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Cr(VI) CỦA TBK/PDAN: 3.3.1. Dựng đƣờng chuẩn xác định nồng độ Cr(VI): Bảng 3.2: Số liệu dựng đƣờng chuẩn xác định Cr(VI) Nồng độ Cr (VI) Độ hấp thụ quang (A) 0 0 0,05 0,072 0,1 0,147 0,15 0,235 0,2 0,313 0,25 0,392 0,3 0,471 0,35 0,556 0,4 0,62 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 Ñoähaápthuïquang NoàngñoäCr(VI) (mg/L) y = 1,579x - 0,00402 R 2 = 0,9995 Hình 3.9: Đƣờng chuẩn xác định nồng độ Cr(VI). 3.3.2. Khảo sát ảnh hƣởng của pH Bảng 3.3: Số liệu hấp phụ Cr(VI) của mẫu TB và TBK/PDAN. pH C0 (mg/L) TB TBK/ PDAN Cf (mg/L) H (%) Cf (mg/L) H (%) 1 58,67 57,64 1,77 5,38 90,82
  • 16. 2 59,79 59,63 0,27 17,73 71,93 3 60,16 58,63 2,15 32,77 45,53 4 59,85 57,95 2,17 41,48 30,68 5 59,06 59,37 -0,54 43,38 26,54 6 59,53 59,21 0,53 47,66 19,95 7 60,01 59,37 1,06 50,66 15,57 0 1 2 3 4 5 6 7 0 20 40 60 80 100 TB TBK/PDAN H(%) pH Hình 3.10: Ảnh hƣởng của pH tới hiệu suất hấp phụ 3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc: Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của thời gian tiếp xúc tới hiệu suất hấp phụ Thời gian (giờ) Cf (mg/L) H (%) 0,5 43,22 19,23 1 33,72 36,98 2 28,34 47,04 3 25,49 52,37 5 20,89 60,95 7 18,68 65,09 14 8,86 83,43 22,5 6,49 87,86
  • 17. 0 5 10 15 20 25 0 20 40 60 80 H(%) Thôøi gian(giôø) Hình 3.11: Ảnh hƣởng của thời gian tiếp xúc tới hiệu suất hấp phụ. 3.3.4. Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ Cr(VI) ban đầu: Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của nồng độ Cr(VI) ban đầu tới khả năng hấp phụ của TBK/PDAN. Co (mg/L) Cf (mg/L) C (mg/L) q (mg/g) H (%) 24,38 0,79 23,59 2,36 96,70 35,62 2,37 33,25 3,32 93,33 42,43 3,17 39,26 3,93 92,54 54,62 10,29 44,33 4,43 81,16 61,11 17,73 43,38 4,34 70,98 70,93 27,07 43,86 4,39 61,83 81,06 38,16 42,80 4,29 52,93 92,62 48,61 44,02 4,40 47,52 101,8 57,94 43,86 4,39 43,08
  • 18. 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 0 20 40 60 80 100 H(%) 0 1 2 3 4 5 q(mg/g) NoàngñoäCr(VI) banñaàu(mg/L) Hình 3.12: Ảnh hƣởng của nồng độ Cr(VI) ban đầu tới khả năng hấp phụ. 3.3.5. Nghiên cứu mô hình đẳng nhiệt hấp phụ: 0 10 20 30 40 50 60 0 2 4 6 8 10 12 14 Cf /q Cf (mg/L) y = 0,22612x + 0.1061 R 2 = 0,9997 Hình 3.13: Đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir.
  • 19. -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 y = 0,1195x + 0,4667 R 2 = 0,743 lgq lg Cf Hình 3.14: Đƣờng đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich. Từ các đồ thị trên hình 3.13 và 3.14 ta có thể xác định được hệ số tương quan của phương trình hồi quy (R2 ) và các thông số khác, kết quả trình bày trong bảng 3.6. Bảng 3.6: Các thông số của hai mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Đẳng nhiệt Freundlich Đẳng nhiệt Langmuir n KF R2 qmax (mg/g) KL R2 8,37 2,93 0,743 4,42 2,13 0,9997 KẾT LUẬN Chúng tôi đã tiến hành tiền xử lý tro bay nhà máy nhiệt điện Phả Lại bằng các dung dịch HCl và NaOH nồng độ 2M ở nhiệt độ 50o C. Các kết quả phân tích hồng ngoại FTIR, nhiễu xạ tia X (XRD), kính hiển vi điện tử quét (SEM) đã chứng tỏ tro bay xử lý axit (TBA) hầu như không thay đổi cấu trúc, thành phần pha cũng như hình dáng kích thước. Tuy nhiên, trường hợp xử lý kiềm, NaOH khi tƣơng tác với tro bay đã hình thành hydrat natri nhôm silicat – NaP (Na6Al6Si10O32.12H2O) có cấu trúc tinh thể giống zeolit (NaP). Hình thái của tro bay xử lý kiềm (TBK) cũng thay đổi: bề mặt nhám và xốp hơn. Tro bay sau khi xử lý axit và kiềm tiếp tục được biến tính với polydiaminonaphtalen (PDAN) bằng phương pháp trùng hợp in-situ. Các kết quả phân tích đã chứng tỏ quá trình biến tính chỉ thực hiện đƣợc trên TBK: phổ FTIR của TBK/PDAN thể hiện cấu trúc của cả 2 thành phần: tro bay và PDAN, ảnh FE-SEM cũng cho thấy PDAN đã phát triển trên các hạt tro bay. Các kết quả thực nghiệm hấp phụ-giải hấp khí nitơ cho thấy sau khi xử lý kiềm, diện tích bề mặt riêng BET và lượng lỗ xốp nhỏ (micropore) của tro bay tăng mạnh, lớn gấp cỡ 40 lần so với ban đầu. Sau khi biến tính với PDAN, diện tích bề mặt riêng tăng nhẹ tuy lượng micropore giảm. Như vậy polymer đã phát triển bao quanh hạt tro bay, che lấp bớt các lỗ xốp nhưng lại làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc bên ngoài của vật liệu. Các kết quả nghiên cứu quá trình hấp phụ Cr(VI) của TBK/PDAN cho thấy vật liệu có khả năng hấp phụ tốt tại pH = 2, thời gian hấp phụ đạt cân bằng là sau 7 giờ. Thực nghiệm
  • 20. nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ đã chứng tỏ quá trình này tuân theo thuyết hấp phụ Langmuir, đây là quá trình hấp phụ đơn lớp trên bề mặt nhờ vào lực hút tĩnh điện và lực Vandecvan. Dung lượng hấp phụ cực đại đạt 4,42 mg/g. References TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 http://www.baodientu.chinhphu.vn/. 2. Hoàng Trọng Minh, Dự án nhà máy chế biến tro bay nhiệt điện, Tạp chí Hoạt động khoa học và công nghệ, số 4,(2007), 29-31. 3. Nguyễn Hồng Quyền , Nguyễn Quang Dần , Lê Tấn Minh , Nguyễn Thanh Hà , Nguyễn Quý Thép, Tuyển tập báo cáo kỷ niệm 15 năm thành lập viện khoa học vật liệu, Hà Nội 6/2008, 214-222. 4. Đỗ Quang Huy, Đàm Quốc Khánh, Nghiêm Xuân Trường, Đỗ Đức Huệ, Chế tạo vật liệu hấp phụ từ tro than bay sử dụng trong phân tích môi trường, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 23 (2007) 160-165. 5. Nguyễn Như Quí, Nghiên cứu ảnh hưởng chất phụ gia mịn bột đá vôi và tro bay nhiệt điện đến tính chất của hỗn hợp bê tông bơm, Tạp chí Khoa học và công nghệ xây dựng, số 1,(2007), 3-5. 6. Nguyễn Mạnh Thủy, Vũ Đức Tuấn, “Một số kết quả nghiên cứu gia cố vật liệu đất tại chỗ bằng Ximăng - Tro bay làm móng trong kết cấu áo đường tại tỉnh Tây Ninh”, TP. Hồ Chí Minh, (2007). 7. Lê Thanh Sơn, Trần Kông Tấu, Xử lí tro bay làm vật liệu hấp phụ cải tạo đất, Tạp chí Khoa học đất, số 15, (2001), 64-68. 8. Nguyễn Văn Nội, Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ tro bay để xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng, tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học lần thứ ba ngành Hoá học, Hà Nội, tháng 12,(2002), 185-188. 9. Nguyễn Văn Nội và nnk, Nghiên cứu khả năng sử dụng vật liệu hấp phụ chế tạo từ tro bay để xử lý các nguồn nuớc bị ô nhiễm các kim loại nặng kẽm và niken, 2005. Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị Khoa học Phân tích Hoá, Lý và Sinh học Việt Nam lần thứ 2, Hà Nội, 12/2005, tr. 424-428. 10. Nguyễn Đức Chuy, Trần Thị Mây, Nguyễn Thị Thu, nghiên cứu tro bay phả lại thành sản phẩm chứa zeolit và tính chất đặc trưng của chúng, Tạp chí Khoa học số 4 ,(2011), 160-165. 11. Nguyễn Đức Vận, Các kim loại điển hình, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, T2, 2004. 12. Trần Hồng Côn và cộng sự, Hội nghị Khoa học phân tích Hóa, Lý và Sinh học VN lần thứ nhất, 2000. 13. Lê Lan Anh, Nguyễn Bích Diệp, Vũ Đức Lợi và CCs , “Phân tích dạng Cr (VI) trong đất và trầm tích bằng phương pháp HTNT”, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 12(1), (2008), 59-62. 14. Lê Huy Bá (chủ biên), Độc học môi trường, Nxb ĐH Quốc gia TP. HCM (2000). 15. Trịnh Thị Thanh, Độc học, môi trường và sức khoẻ con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2001). 16. Quy chuẩn kĩ thuật Việt Nam: QCVN -07:2009 /BTNMT : Quy chuẩn quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. 17. Lê Hữu Thiềng, Lê Huy Hoàng, Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong bèo tây, rong đuôi chồn và rong xương cá tại ba nguồn nước ở thành phố Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 11,(2011),28 - 31.
  • 21. 18. Nguyễn Tuấn Dung, Phan Thị Hà, Tô Thị Xuân Hằng, Chế tạo màng chọn lọc cation Hg(II) trên điện cực cacbon thủy tinh bằng phương pháp điện hóa, Tạp chí Khoa học và công nghệ, T.48, No 3A,( 2010), tr. 116-121. 19. Nguyễn Tuấn Dung, Dương Thị Hạnh, Vũ Xuân Minh, Nguyễn Lê Huy, Nghiên cứu khả năng khử của Ag+ ở nồng độ thấp trên màng polydiaminonaphtalen trùng hợp điện hóa trên nền thép không gỉ 304, Tạp chí Hóa học, T.49, 2011, tr.721-724. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 20. V.M. Malhotra, P.S. Valimbe, M.A. Wright, Fuel, 81 (2002) 235-244. 21. Shaobin Wang, Hongwei Wu, environmental – benign utilisation of fly as low – cost adsorbents, Journal of Hazardous Materials B136, (2006),482 – 501. 22. M. Grover and M.S. Narayanaswamy, J Inst Eng (India) Part EN: Environ Eng Div 1 p. 36.(4), (1982). 23. S. Mattigod, D. Rai, L. Eary, and C. Ainsworth, Journal of Environmental Quality, 19, 188.(10), 1990. 24. R. Goodwin, Power, 134 (8), 55.(15), 1990. 25. G.P. Dasmahapatra, T.K. Pal, A.K. Bhadra, B. Bhattacharya, Separation Science and Technology, 31 (1996),(16), 2001-2009. 26. Useful links: Fly ash, http://www.iflyash.com/quality.htlm. 27. A. Chang, L. Lund, A. Page, and J. Warneke (1977), Journal of Environmental Quality, 6 (3), 267, 28. M. Sarkar, K.P. Acharya, Waste Management, 26, (2006) 559-570. 29. S. Wang, Y. Boyjoo, and J. Zhu, Journals of Hazardous Materials, B126 (2005), 91-95. 30. M. Rao, A.V. Parwate and A.G. Bhole, Waste Manage, 22 (2002), p. 821-830. 31. A. Moutsatsou, E. Stamatakis, K. Hatzizotzia, V. Protonotarios, Fuel, 85 (2006), 657- 663.(27) 32. A.K. Bhattacharya, T.K. Naiya, S.N. Mandal and S.K. Das, Chem. Eng. J., 137 (3) (2008), p. 529. 33. Y.C. Sharma, Uma, S.N. Upadhyay and C.H. Weng, Colloids Surf. A Physicochem. Eng. Aspect, 317 (2008), p. 222. 34. B. Bayat, J. Hazard. Mater., B95 (2002), p. 275. 35. N.Gangoli, D.C. Markey, G.Thodos, Remover of heavy metal ions from aqueous solutions with fly ash, in: Proceedings of the National Conference on complete Wateruese, May 4-8, 1975,pp. 270 -275. 36. T. Viraraghavan, G.A.K. Rao, Adsoption of cadmium and chromium from wastewater by flyash, J. Environ. Sci. Health, Part A: Environ. Sci. Eng. 26(1991) 721 – 753. 37. Minh Chau Pham, Mohamed Oulahyane, Malik Mostefai, Mohamed Mehdi Chehimi, Multiple internal reflection FT-IR spectroscopy (MIRFTIRS) study of the electrochemical synthesis and the redox process of poly(1,5-diaminonaphthalene), Synthetic Metals 93 (1998) 89-96. 38. Dzung Tuan Nguyen, Lam Dai Tran, Huy Le Nguyen, Binh Hai Nguyen, Nguyen Van Hieu, Modified interdigitated arrays by novel poly(1,8-diamino naphthalene)/carbon nanotubes composite for selective detection of mercury(II), Talanta (ISSN: 0039-9140), 85 (2011), Issue5, pp. 2445–2450. 39. Xin-Gui Li, Mei Rong Wang, Sheng Xian Li, Facile synthesis of poly(1,8- diaminonaphthalene) microparticales with a very high silver – ion adsorbability by a chemical oxidative polymerization, Acta Materialia 52 (2004) 5363–5374. 40. S. Mohan, R. Gandhimathi, Removal of heavy metal ions from municipal solid waste leachate using coal fly ash as an adsorbent, Journal of Hazardous Materials 169 (2009) 351-359.
  • 22. 41. C. D. Woolard, K. Petrus, M. van der Horst, Water SA, 26 (2000), 531-536. 42. K. Jackowska, J. Bukowska, M. Jamkowski, Synthesis, electroactivity and molecular structure of poly(1,5-diaminonaphthalene), Journal of Electroanalytical Chemistry 388 (1995) 101-108. 43. Tuan Dung Nguyen, M.C. Pham, B. Piro, J. Aubard, H. Takenouti and M. Keddam, Conducting Polymers and Corrosion. I- Poly(pyrrole)-poly (1,5-diaminonaphthalene) composite films. Electrosynthesis and Characterization, J. of Electrochem. Soc., 151 (6), B325, 2004. 44. IUPAC, Pure Appl. Chem. 57 (1985), 603, IUPAC Report.