SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG MIỀN NAM
TRUNG TÂM THIẾT KẾ & PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH
NHIỆM VỤ
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN
ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2017
NHIỆM VỤ
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG BÌNH THUẬN
ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060
Cơ quan phê duyệt: THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Cơ quan thẩm định: BỘ XÂY DỰNG
Cơ quan tổ chức lập Quy hoạch: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Cơ quan Chủ đầu tư: SỞ XÂY DỰNG TỈNH BÌNH THUẬN
Cơ quan lập Nhiệm vụ Quy hoạch:VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG MIỀN NAM
Cơ quan Chủ đầu tư:
SỞ XÂY DỰNG TỈNH BÌNH THUẬN
Cơ quan lập Nhiệm vụ Quy hoạch:
VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
MIỀN NAM
Viện trưởng
Nguyễn Thanh Hải
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
I.1 Tổng quan về tỉnh Bình Thuận.............................................................................1
I.2 Lý do, sự cần thiết lập Điều chỉnh Quy hoạch......................................................1
I.3 Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch:...........................................................................2
I.3.1 Mục tiêu tổng quát:........................................................................................2
I.3.2 Mục cụ thể:....................................................................................................2
I.4 Quan điểm điều chỉnh quy hoạch vùng.................................................................3
I.5 Các căn cứ lập điều chỉnh Quy hoạch...................................................................3
I.5.1 Căn cứ pháp lý...............................................................................................3
I.5.2 Các Quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành...4
I.5.3 Các Quyết định của tỉnh................................................................................6
I.5.4 Nguồn tài liệu, số liệu....................................................................................8
I.6 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch...........................................................8
I.6.1 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch trực tiếp......................................8
I.6.2 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mở rộng......................................9
I.7 Tính chất, chức năng vai trò của vùng................................................................10
I.7.1 Tính chất vùng.............................................................................................10
I.7.2 Chức năng vai trò của vùng.........................................................................10
II. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH VÙNG12
II.1 Đặc điểm tự nhiên:.............................................................................................12
II.1.1 Vị trí:............................................................................................................12
II.1.2 Địa hình:......................................................................................................13
II.1.3 Khí hậu:.......................................................................................................14
II.2 Tài nguyên thiên nhiên:......................................................................................15
II.2.1 Tài nguyên đất đai:......................................................................................15
II.2.2 Tài nguyên khoáng sản:...............................................................................17
II.2.3 Tài nguyên rừng...........................................................................................18
II.2.4 Tài nguyên biển............................................................................................18
II.3 Diện tích, dân số và các đơn vị hành chính:........................................................20
II.3.1 Hệ thống đô thị toàn tỉnh.............................................................................20
II.3.2 Hệ thống điểm dân cư nông thôn.................................................................21
II.3.3 Thực trạng phát triển kinh tế:......................................................................22
II.3.4 Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội:..........................................................23
II.3.5 Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật:.......................................................25
II.3.6 Dự án trọng điểm của Tỉnh..........................................................................33
III. ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH VÙNG BÌNH THUẬN 2010...............................36
III.1 Thực trạng triển khai Quy hoạch vùng 2010.......................................................36
III.2 So sánh, đánh giá Quy hoạch vùng 2010 với hiện trạng phát triển và định hướng
Quy hoạch kinh tế xã hội được duyệt 2016.................................................................36
IV. DỰ BÁO SƠ BỘ PHÁT TRIỂN VÙNG..........................................................39
IV.1 Tiền đề, động lực phát triển vùng.......................................................................39
IV.2 Sơ bộ dự báo phát triển vùng..............................................................................39
IV.2.1 Dự báo khung phát triển kinh tế...................................................................39
IV.2.2 Dự báo dân số.............................................................................................40
IV.2.3 Dự báo đất đai.............................................................................................40
IV.2.4 Đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng.............................40
V. CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
41
V.1 Yêu cầu về đánh giá hiện trạng vùng tỉnh Bình Thuận.......................................41
V.1.1 Đánh giá Về vị thế và mối liên hệ vùng........................................................41
V.1.2 Lịch sử phát triển đô thị:..............................................................................41
V.1.3 Về điều kiện tự nhiên và môi trường:...........................................................41
V.1.4 Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội............................................................42
V.1.5 Thực trạng phát triển đô thị - nông thôn :....................................................42
V.1.6 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội................................................42
V.1.7 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường...................................42
V.2 Yêu cầu về dự báo phát triển vùng tỉnh Bình Thuận...........................................44
V.2.1 Dự báo quy mô dân số, đất đai:...................................................................44
V.2.2 Xác định tầm nhìn và các mục tiêu phát triển vùng:....................................44
V.2.3 Đề xuất phân vùng phát triển.......................................................................44
V.2.4 Yêu cầu định hướng phát triển không gian vùng..........................................45
V.2.5 Định hướng bảo tồn và bảo vệ di sản...........................................................48
V.2.6 Định hướng bảo vệ rừng đầu nguồn............................................................48
V.2.7 Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên phát triển:....................................48
V.2.8 Đề xuất các cơ chế thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận...49
V.2.9 Kết luận và kiến nghị:..................................................................................49
VI. HỒ SƠ SẢN PHẨM..........................................................................................49
VII.1 Phần bản vẽ:..................................................................................................49
VII.2 Phần văn bản:................................................................................................50
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................50
IX. DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH........................................................50
I. MỞ ĐẦU
I.1 Tổng quan về tỉnh Bình Thuận
 Bình Thuận nằm cực Nam Trung bộ, là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ
(DHNTB), nằm liền kề vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (vùng TP.HCM).
 Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (TP. Phan Thiết); 1 thị
xã (thị xã La Gi); và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam,
Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Phú Quý).
 Thành phố Phan Thiết là đô thị loại 2 - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học của
tỉnh, đồng thời là đô thị trung chuyển giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, du lịch
giữa vùng thành phồ Hồ Chí Minh (TP.HCM) và vùng Duyên hải Nam Trung bộ
(DHNTB). Là đô thị hạt nhân trung tâm tiểu vùng phía Nam của vùng DHNTB.
I.2 Lý do, sự cần thiết lập Điều chỉnh Quy hoạch
 Trong thời gian thực hiện triển khai Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận từ năm
2010 đến nay, nhiều nội dung chủ yếu đã được thực hiện nhằm phát huy mọi tiềm năng,
lợi thế của tỉnh theo đúng mục tiêu đã được duyệt. Hiện tại, hầu hết các quy hoạch ngành
đều đã được tổ chức lập và phê duyệt, trong đó: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội tỉnh, Quy hoạch Giao thông vận tải và vận tải biển tỉnh, Điều chỉnh quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và Đề án xây dựng Bình Thuận
trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm Quốc gia… là những quy hoạch
quan trọng có tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội và tổ chức không gian vùng.
Tuy nhiên giai đoạn từ 2010 đến nay bối cảnh phát triển của cả nước, của vùng tỉnh
Bình Thuận có những thay đổi, điều chỉnh cũng như các tồn tại, hạn chế trong quá
trình thực hiện như sau:
- Các quy hoạch cấp Quốc gia, vùng liên tỉnh được điều chỉnh, lập mới. Đặc biệt năm
2016, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được duyệt với một số mục tiêu phát triển
được điều chỉnh về kinh tế xã hội cũng như phát triển không gian, hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội, có thay đổi, tác động đến định hướng Quy hoạch vùng đã được phê
duyệt năm 2010;
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, cho đến nay đã thực hiện được
07 năm Quy hoạch này đã tạo điều kiện để tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã phát triển
nhưng vẫn bộc lộ những bất cập như thiếu đầu tư đồng bộ, thiếu kết nối, chưa khai thác
được tiềm năng, thế mạnh, vị trí của tỉnh. Đồng thời các dự án động lực của vùng có sự
thay đổi so với tình hình thực tế như: dừng dự án cảng nước sâu Kê Gà, một số dự án ưu
đầu tư trong giai đoạn 2020 của tỉnh và Trung ương chưa được đầu tư kịp thời. Ngoài ra
một số chi tiêu dự báo trong giai đoạn này của quy hoạch năm 2010 khó có thể đạt yêu
cầu như dự báo trong bối cảnh thực tế hiện nay.
- Quy định pháp luật về xây dựng đã được điều chỉnh theo Luật Xây dựng năm 2014, Nghị
định số 44/2015/NĐ-CP và Thông tư số 12/2016/TT-BXD đã quy định cụ thể các nội
dung về cấp phê duyệt và nội dung của hồ sơ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Đồng thời,
Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/06/2015 quy
định rõ việc Quản lý hành lang bảo vệ bờ biển. Đây là những nội dung pháp lý có tác
1 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
động không nhỏ đến các nội dung Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và khu vực phát triển
kinh tế ven biển của Bình Thuận.
 Những thay đổi về pháp lý, những điều chỉnh định hướng phát triển trên phạm vi các
ngành lĩnh vực và thực tế tình hình thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được
duyệt như phân tích ở trên dẫn đến các tác động không nhỏ đến nội dung Quy hoạch xây
dựng vùng tỉnh. Chính vì vậy việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận
để đồng bộ các mục tiêu phát triển phù hợp cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh trong tương
lai là thật sự cần thiết.
I.3 Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch:
I.3.1 Mục tiêu tổng quát:
 Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2040 căn bản trở thành một tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại, có hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phủ hợp với yêu cầu phát triển kinh kế
xã hội trong từng thời kỳ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2532/2016/QĐ-TTg, ngày 28/12/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
I.3.2 Mục cụ thể:
 Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Tỉnh về định hướng tổ chức không gian vùng, không gian
cho hệ thống đô thị, nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo
lập môi trường sống thích hợp đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc
phòng, an ninh cho người dân tại các đô thị và điểm dân cư trong phạm vi Tỉnh; đồng thời
là cơ sở để tỉnh Bình Thuận xác định các định hướng không gian phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội một cách toàn diện trong giai đoạn đến 2040, đặc biệt là phát triển các hệ thống
đô thị.
 Cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu chính về phát triển kinh tế - xã hội, không gian đô
thị, không gian cho phát triển các ngành đối với vùng Duyện hải Nam Trung bộ nói chung
và vùng tỉnh Bình Thuận nói riêng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của vùng tỉnh Bình Thuận để phấn đấu đến năm 2040,
vùng Bình Thuận sẽ là một trong những trung tâm công nghiệp điện năng, công nghiệp
khai khoáng, dầu khí, du lịch của cả nước; giao thương thuận lợi với ba vùng kinh tế động
lực của quốc gia là: vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải
Nam Trung bộ; ứng dụng tốt các tiến độ khoa học – kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp,
đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng.
 Tập trung xây dựng 3 trung tâm mang tầm Quốc gia: trung tâm năng lượng; trung tâm du
lịch – thể thao biển; trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan.
 Đến năm 2040, hệ thống đô thị của tỉnh Bình Thuận phân bố hợp lý, trong đó thành phố
Phan Thiết là đô thị hạt nhân, động lực phát triển của vùng; có sức lan tỏa mạnh đến các
đô thị khác trong tỉnh, trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; Thị xã La Gi là đô thị trọng
điểm của vùng kinh tế Tây Nam. Các thị trấn huyện lỵ là đô thị động lực của vùng huyện;
Khu vực nông thôn phát triển bền vững theo mô hình nông thôn mới.
 Khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, các tiềm năng, thế mạnh về du lịch,
văn hóa, sinh thái và cảnh quan, dịch vụ, kinh tế biển đảo nhằm phát triển kinh tế, thực
2 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
hiện tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững
giữa đô thị và nông thôn.
 Bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo vệ các vùng cảnh quan thiên
nhiên, các vùng sản xuất, môi trường và sinh thái tự nhiên. Gắn phát triển kinh tế xã hội
với bảo vệ môi trường đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị, hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững.
 Làm công cụ để quản lý, kiểm soát phát triển không gian đô thị, nông thôn, các khu chức
năng đặc thù và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Là cơ sở triển
khai điều chỉnh, lập mới các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch
chuyên ngành, chương trình phát triển đô thị, ... trên địa bàn toàn tỉnh.
 Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn vùng tỉnh Bình Thuận.
I.4 Quan điểm điều chỉnh quy hoạch vùng
 Kế thừa, phát huy các kết quả tích cực của Đồ án Quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh Bình
Thuận đã được phê duyệt năm 2010 (QHXDVT năm2010). Đồng thời điều chỉnh các tồn
tại, hạn chế của QHXDVT năm2010 cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã thội của tỉnh
theo từng giai đoạn phát triển đã được phê duyệt tại Quyết định số 2532/2016/QĐ-TTg,
ngày 28/12/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (QHTTKT-XH năm 2016);
 Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận được đặt trong bối cảnh phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước; vùng TP. Hồ Chí Minh, vùng Duyên hải Nam Trung bộ,
vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (KTTĐMT);
 Điều chỉnh Quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận phát triển theo từng giai đoạn đảm bảo phù
hợp với Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai
đoạn 2012 - 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng vùng Duyên hải
Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch xây dựng vùng Duyên
hải Nam Trung bộ đến năm 2025, đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt;
 Đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ
thuật - xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng
mới; Xây dựng vùng có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong vùng
Bình Thuận và vùng Bình Thuận với Vùng khác có liên quan;
 Phù hợp với các quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng;
I.5 Các căn cứ lập điều chỉnh Quy hoạch
I.5.1 Căn cứ pháp lý
 Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
 Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 06 năm 2009;
 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014;
 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết
một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
3 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ
của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây
dựng khu chức năng đặc thù;
I.5.2 Các Quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành
 Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2050;
 Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;
 Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 2350/QĐ-TTg, ngày 24/12/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
 Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
 Quyết định số 2139 /QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;
 Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
 Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12 /2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm
nhìn sau năm 2020;
 Quyết định số 1327/2009/QĐ-TTg ngày 24/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2020 và định hướng đến
2030; Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2020 và định
hướng đến 2030;
 Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến
2020, tầm nhìn đến 2030;
 Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01 /2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030;
 Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
 Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
4 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
 Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
 Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/09/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn
đến năm 2020, có xét tới năm 2030;
 Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030;
 Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định
hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;
 Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 26/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020;
 Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định
hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;
 Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
 Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy
hoạch tổng thể và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
 Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020;
 Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Xây dựng Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn
2012-2020”;
 Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020,
định hướng đến năm 2030;
 Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;
 Quyết định số 1086/QĐ-TTg, ngày 12/00/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2025;
 Quyết định số 1114/QĐ-TTg, ngày 09/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung
đến năm 2020;
 Quyết định số 2532/QĐ-TTg, ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030;
5 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
 Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 04/05/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bình Thuận;
 Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020
được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3566/QĐ-BCT ngày 22/06/2012;
 Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ trưởng Giao thông vận tải phê
duyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy
nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
 Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015
có xét đến năm 2020 được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 7288/QĐ-BCT
ngày 15/08/2014.
I.5.3 Các Quyết định của tỉnh
 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020;
 Quyết định số 2567/QĐ-UBND, ngày 10/11/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Thuận về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030;
 Quyết định số1878/QĐ-UBND, ngày 12/08/2013của ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
Về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 ÷
2020 và định hướng đến năm 2030;
 Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 01/04/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2025;
 Quyết định số 1839/QĐ-UBND ngày 30/06/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê
duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận đến năm 2020;
 Quyết định số 1792/QĐ-UBND ngày 12/09/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030;
 Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt
Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 – 2020;
 Quyết định số 2383/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025;
 Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 18/02/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê
duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn
đến 2030;
 Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
 Quyết định số 3228/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
6 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
 Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 17/7/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê
duyệt kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận;
 Quyết định số 2248/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê
duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020;
 Quyết định số 3607/QĐ-UBND ngày 04/11/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc
thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Thuận;
 Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 30/08/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê
duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Thuận đến năm 2030;
 Quyết định số 2536QĐ-UBND ngày 31/08/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê
duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030;
 Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 15/01/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê
duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát trắng thạch anh
tỉnh Bình Thuận giai đoạn đến năm 2015, có xét tới năm 2020;
 Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc
Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
 Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc Phê
duyệt Quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận thời kỳ
2011 – 2020;
 Quyết định số 2662/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 – 2020;
 Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 22/3/2011 và Quyết định 4315/QĐ-UBND ngày
31/12/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh
Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020;
 Quyết định số 1603/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê
duyệt Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Bình Thuận phục vụ quá trình phát
triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 2289/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban
hành Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ, biển,
hải đảo tỉnh Bình Thuận;
 Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 07/8/2013 của Tỉnh ủy Bình Thuận về Chương trình hành
động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW
của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
7 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
 Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 19/6/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê
duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;
I.5.4 Nguồn tài liệu, số liệu
 Quy hoạch phát triển Bưu chính – Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bình Thuận
đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
 Quy hoạch phát triển Ngành y tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
 Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;
 Đề án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu tương đối đồng bộ, tạo thế liên
kết với khu vực cả nước đến năm 2020;
 Công văn số 535/TCTK-TKQG ngày 24/7/2015 của Tổng cục thống kê thông báo số liệu
GRDP năm 2011-2015 của tỉnh Bình Thuận;
 Các quy hoạch phát triển, các đề án, báo cáo khác có liên quan đến các ngành, lĩnh vực
của tỉnh Bình Thuận;
 Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận các năm từ 2010 đến 2016;
 Báo cáo Đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 và xây dựng Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020 của UBND tỉnh Bình Thuận.
 Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH do địa phương và các cơ quan liên quan
cung cấp.
 Bản đồ địa hình toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000, các bản đồ địa hình các huyện tỷ lệ 1/25.000.
 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000.
 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm liên quan.
I.6 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch
I.6.1 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch trực tiếp
 Phạm vi quy hoạch xây dựng Vùng trong phạm vi ranh giới toàn tỉnh Bình Thuận, tổng
diện tích tự nhiên 7.943,93 km2, bao gồm Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 8 huyện
(Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm
Tân, Phú Quý). Quy mô dân số năm 2016 : 1.222.696 người
8 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
.
Hình 1: Phạm vi nghiên cứu trực tiếp
I.6.2 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mở rộng
 Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận được nghiên cứu mở rộng với các
vùng sung quanh có tác động, ảnh hưởng qua lại gồm: Vùng DHNTB, Vùng TP.HCM,
vùng KTTĐMT và vùng Tây Nguyên.
9 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
Hình 2: Phạm nghiên cứu mở rộng
I.7 Tính chất, chức năng vai trò của vùng
I.7.1 Tính chất vùng
 Là trung tâm giao thương của ba vùng kinh tế động lực quốc gia Vùng TP. Hồ Chí Minh,
vùng Tây Nguyên, vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
 Là trung tâm kinh tế phía Nam của vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
 Là trung tâm công nghiệp điện năng, công nghiệp khai khoáng. Trung tâm phát triển
nông nghiệp công nghệ cao, Đánh bắt nuôi trồng thủy sản của vùng Duyên hải Nam
Trung bộ.
 Là trung tâm du lịch sinh thái rừng, sinh thái biển - đảo và du lịch văn hóa lịch sử đặc
trưng tầm quốc gia và quốc tế.

I.7.2 Chức năng vai trò của vùng
 Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với Quốc gia
10 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
- Có vai trò quan trọng về phát triển công nghiệp điện năng, khai khoáng và chế biến quặng
sa khoáng Titan, du lịch sinh thái biển - đảo.
- Có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng
 Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với vùng DHNTB
- Là động lực kinh tế của tiểu vùng phía Nam vùng DHNTB.
- Vị trí tiếp giáp vùng TP. HCM, tạo cơ hội cho Bình Thuận phát triển, sẽ góp phần thúc
đẩy phát triển vùng DHNTB.
- Liên kết các tỉnh trong vùng DHNTB phát triển du lịch biển.
 Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với vùng TP.HCM
- Hưởng lợi từ các công trình hạ tầng kỹ thuật của vùng TP. HCM như sân bay, cảng quốc
tế, các trục hành lang kinh tế quốc gia, quốc tế.
- Hợp tác khai thác phát triển du lịch, tạo mối liên kết khai thác các tour du lịch, đầu tư
phát triển du lịch, thương mại dịch vụ.
- Hỗ trợ, hợp tác trao đổi, tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.
- Tận dụng và đón đầu cơ hội đầu tư.
- Giao lưu trung tâm tài chính quốc tế.
- Tiếp nhận trung tâm giáo dục - đào tạo.
 Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với vùng Tây Nguyên
- Là cửa mở hướng ra thế giới của các huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh
Đắk Nông, các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan thông qua cửa khẩu Bu Prăng và Quốc
lộ 28.
- Hỗ trợ hợp tác phát triển công, nông, lâm nghiệp.
- Liên kết phát triển công nghiệp khai khoáng bôxít.
- Quan hệ phát triển du lịch rừng vùng Tây Nguyên đặc trưng với du lịch biển, đảo Bình
Thuận.
- Liên kết với Tây Nguyên bảo vệ nguồn nước và rừng phòng hộ đầu nguồn.
11 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
Hình 3: Sơ đồ phân tích chức năng và vai trò của tình Bình Thuận trong vùng DHMT, vùng TP.HCM và
vùng Tây Nguyên
II. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH VÙNG
II.1 Đặc điểm tự nhiên:
II.1.1 Vị trí:
 Tỉnh Bình Thuận có tọa độ địa lý từ 10º33’42’’ đến 11º33’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107º23’41’’
đến 108º52’42’’ kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông - Đông Nam : giáp biển Đông.
- Phía Tây : giáp tỉnh Đồng Nai.
- Phía Tây Nam : giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
12 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
- Phía Bắc : giáp tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận.
Hình 4: Vị trí địa lý vùng tỉnh Bình Thuận
II.1.2 Địa hình:
 Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc - Tây Nam khoảng 192 km
(chiều rộng 95 km, chỗ hẹp nhất là 32 km). Phía bắc giáp các sườn núi cuối cùng của dãy
Trường Sơn, phía Nam là các dải đồi cát (động cát) chạy dài; phần lớn lãnh thổ là đồi núi
thấp, đồng bằng ven biển. Địa hình phân chia phức tạp. Có thể chia địa hình của tỉnh
thành 4 loại sau:
- Vùng núi trung bình (>500m): chiếm 31,65% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung phía
Bắc và Tây bắc; Có độ dốc cao, địa hình phức tạp, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Vùng đồi núi thấp (cao độ Trung bình 200-500 m): chiếm 40,7% diện tích tự nhiên, chủ
yếu là đất lâm nghiệp và rừng.
- Vùng đồng bằng phù sa (cao độ khoảng 5-10 m): chiếm 9,43% diện tích, gồm các đồng
bằng Tuy Phong (Lòng Sông), Phan Rí, Sông Mao (Sông Lũy), Phan Thiết (Sông Quao,
Cà Ty), Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà).
- Vùng đồi, đụn cát ven biển (cao 100 m - < 200 m): gồm các đồi cát phân bố dọc bờ biển
từ Tuy Phong tới Hàm Tân có hình dạng gò đồi lượn sóng chiếm 18,22% diện tích tự
nhiên.
13 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
Hình 5: Sơ đồ phân tích địa hình
 Nhận xét: Đặc điểm địa hình nói trên tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng, nhưng
cũng gây khó khăn nhiều cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Địa hình nhiều khu vực bị
chia cắt mạnh do núi cao và sông suối vì vậy giao thông đi lại khó khăn, đầu tư hạ tầng
tốn kém đặc biệt là khu vực phía Bắc.
II.1.3 Khí hậu:
 Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nhiều nắng, nhiều gió và
là một trong những vùng khô hạn nhất cả nước. Có 2 loại gió chính ảnh hưởng đến khí
hậu là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 - tháng 4) và gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 - tháng
10). Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ra những khó
khăn cho sản xuất, đời sống, song là nguồn năng lượng sạch, tái sinh vô tận (sử dụng sức
gió để sản xuất điện).
 Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% lượng mưa cả năm.
Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam, với lượng mưa trung
bình từ 800-1.600 mm/năm tăng dần vào phía Nam.
 Số giờ nắng bình quân trong ngày giảm dần từ 9-10 giờ vào mùa khô và 7-8 giờ vào mùa
mưa. Tổng số giờ nắng trong năm lên đến 2.900-3.000giờ/ năm ở vùng ven biển và 2500-
2600 giờ/ năm đối với vùng trung du cùng với nhiệt độ trung bình khá cao (27-29oC) và
phân bố tương đối đều giữa các tháng trong năm là nguồn năng lượng sạch tái sinh (năng
lượng mặt trời).
14 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
 Độ ẩm: Lượng bốc hơi trung bình 1.250 -1.450mm/năm, lượng bốc hơi >4mm/ngày vào
mùa khô và 1,5 -2mm/ngày vào mùa mưa. Độ ẩm trung bình 75-85%.
 Hàng năm có 2 loại gió chính ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu Bình Thuận là:
- Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10.
 Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ra những khó khắn
cho sản xuất, đời sống, nhưng lại là nguồn năng lượng sạch, tái sinh vô tận (phát triển
phong điện)
 Theo số liệu trắc quan 1910 – 1994 (84 năm) chỉ có khoảng 20% số năm có bão và áp
thấp nhiệt đới đổ bộ vào Bình Thuận. Song những năm gần đây, số lượng bão và áp thấp
nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có xu hướng gia tăng, thường
có khả năng xuất hiện vào các tháng 10 -12 trong năm, kèm theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt
lở đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.
 Khí hậu Bình Thuận có thể chia thành 4 nhóm:
- Vùng núi Tây Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ thấp, lượng mưa cao tạo
thuận lợi cho sự phân hóa thổ nhưỡng.
- Vùng khí hậu khô hạn, thiếu ẩm, năng lượng bức xạ lớn.
- Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển thuận lợi cho cây công nghiệp ngắn ngày.
- Vùng khí hậu hải dương ven biển và đảo Phú Quý ôn hòa, mát mẻ,
 Nhận xét, đánh giá: Nhìn chung, đặc điểm khí hậu Bình Thuận rất thuận lợi cho các loại
cây trồng vật nuôi có năng suất cao, khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc lớn; nền
nhiệt độ cao, gió lớn quanh năm thuận lợi cho sấy khô các sản phẩm nông - lâm - ngư,
diêm nghiệp và phát triển năng lượng tái sinh, sạch (năng lượng mặt trời, điện gió). Tuy
nhiên, do lượng mưa phân bố theo mùa và thấp, thiếu nước vào mùa khô, địa hình dốc,
lượng bốc hơi cao, gió nắng nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất của dân
cư. Do đó, việc nâng cấp và xây dựng hệ thống thủy lợi, trồng rừng nâng độ che phủ và
chắn gió có vai trò rất quan trọng đối với phát triển của tỉnh.
II.2 Tài nguyên thiên nhiên:
II.2.1 Tài nguyên đất đai:
 Tài nguyên đất ở Bình Thuận khá đa dạng: đất cát, đất mặn, đất phù sa, đất xám, đất đen,
đất đỏ, đất mới biến đổi, đất xói mòn trơ sỏi đá, glay, phân bố trên 4 nền địa hình chính
của tỉnh, tạo sự phong phú và đa dạng về chủng loại. Đây là yếu tố thuận lợi để có thể đa
dạng hóa cây trồng, vật nuôi như lúa nước, hoa màu, các loại cây công nghiệp như điều,
cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, phần lớn đất Bình
Thuận nghèo dinh dưỡng, một số nơi còn bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng. Để khai thác
tốt tài nguyên đất đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt các công trình thủy lợi,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản
xuất nông - lâm nghiệp, sử dụng đất theo hướng bền vững.
15 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2016
Số
tt
Loại đất
Năm 2006 Năm 2016
Biến động
Tăng (+),
giảm (-)
D.tích
(ha)
%
D.tích
(ha)
% Diện tích (ha)
Tổng diện tích đất TN 783.243 100,00 794.393 100,00
I Đất nông nghiệp
680.08
7
86,83 710.496 89,44 30.409
1 Đất sản xuất nông nghiệp 282.887 36,12 361.786 45,54 78.899
1.1 Đất trồng cây hàng năm 136.840 17,23
- Đất trồng lúa 53.849 6,78
- Đất trồng cây h.năm khác 82.991 10,45
1.2 Đất trồng cây lâu năm 224.946 28,32
2 Đất lâm nghiệp có rừng
393.41
6
50,23 344.212 43,33 -49.204
- Rừng sản xuất 158.587 19,96
- Rừng pḥòng hộ 151.855 19,12
- Rừng đặc dụng 33.770 4,25
3 Đất nuôi trồng thủy sản 2.678 0,34 2.975 0,37 297
4 Đất làm muối 872 0,11 910 0,11 38
5 Đất nông nghiệp khác 234 0,03 613 0,08 379
II Đất phi nông nghiệp 48.410 6,18 72.068 9,07 23.658
1 Đất ở 7.383 0,94 8.789 1,11 1.406
- Đất ở đô thị 2.883 0,36
- Đất ở nông thôn 5.906 0,74
2 Đất chuyên dùng 20.594 3,63 49.153 6,19 28.559
-
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
211 0,03
- Đất quốc phòng, an ninh 22.225 2,80
-
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp
8.354 1,05
- Đất có mục đích công cộng 17.189 2,16
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp 1.174 0,15
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 200 0,03 331 0,04 131
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.136 2,73 2.688 0,34 552
5 Đất sông suối và MNCD 18.600 2,37 11.091 1,40 -7.509
6 Đất phi nông nghiệp khác 91 0,01 16 0,002 -75
III Đất chưa sử dụng 54.746 6,99 11.829 0,002 -42.917
16 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
1 Đất bằng chưa sử dụng 20.222 2,58 4.220 0,53 -16.002
2 Đất đồi chưa sử dụng 29.953 3,82 6.856 0,86 -23.097
3 Núi đá không có rừng cây 4.571 0,58 753 0,09 -3.818
Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận.
 Nhận xét, đánh giá: Tổng diện tích đất tự nhiên của Bình Thuận là 794.393 ha, bao gồm:
Đất nông nghiệp chiếm 89,94% Đất phi nông nghiệp chiếm 9,07%; đất chưa sử dụng
0,022%. So với thời kỳ năm 2006 đến nay có thể thấy đất nông nghiệp giảm nhẹ, chủ yếu
giảm đất lâm nghiệp để tăng đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tăng nhanh
nhất, chủ yếu là đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng đã và đang được đưa vào khai thác để
có thể sản xuất nông - lâm nghiệp.
Hình 6: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Thuận
II.2.2 Tài nguyên khoáng sản:
 Theo tài liệu điều tra, Bình Thuận có gần 100 mỏ với 30 nhóm khoáng sản đa dạng như:
vàng, chì, kẽm, nước khoáng... Trong đó, nước khoáng và các khoáng sản (sét, đá xây
dựng…) có giá trị thương mại và công nghiệp cao đang được đẩy mạnh khai thác trong
những năm gần đây.
 Những loại khoáng sản chính đã được khai thác:
- Sét Bentônit: Phân bổ ở Tuy Phong với trữ lượng khoảng 5,0 triệu tấn.
- Sa khoáng titan (ilmenit-zircon): Theo Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/09/2013 của
Thủ tường Chính Phủ thì trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng titan cả nước khoảng 650
triệu tấn khoáng vật nặng (trong đó khoảng 78 triệu tấn zircon); trữ lượng và tài nguyên
dự báo khu vực Bình Thuận khoảng 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng và tài
nguyên quặng titan cả nước. Trên địa bàn tỉnh có 26 điểm mỏ quặng titan, chủ yếu tập
17 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
trung ở các điểm mỏ: Tiểu khu Lương Sơn (huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Tuy
Phong), Nam Phan Thiết và Tuy Phong, Hòa Thắng (Bắc Bình), Suối Nhum (Hàm Thuận
Nam).
- Cát thủy tinh: Có 17 điểm phân bố dọc vùng Tây Nan từ Hàm Tân đến Tuy Phong. Hiện
nay, loại cát này đang được khai thác ở mỏ Hồng Liêm (Cây Táo) và một số mỏ khác với
sản lượng khoảng 25.000 tấn/năm.
- Đá ốp lát và đá xây dựng phong phú, chất lượng cao (đá granit, đá ardezit màu lục, đa xit
màu xám dùng để ốp lát xuất khẩu). Hiện tại, có 2 đơn vị kinh tế khai thác đá xây dựng ở
mỏ Tà Dôn, Núi Nạng, Núi Đất, Tân Hà, Núi Nhọn và một số cơ sở tư nhân sản xuất đá
chẻ trong tỉnh. Sản lượng khai thác đá các loại đạt khoảng 700.000 m3
/năm.
- Sét để sản xuất gạch ngói được tập trung khai thác ở Hàm Thuận Nam, Tánh Linh - Đức
Linh với sản lượng khai thác khoảng 500 triệu viên/năm.
- Nước khoáng đang được khai thác ở Vĩnh Hảo (công suất 30 triệu lít/năm) và Đa Kai
(công suất 25 triệu lít/năm).
 Những loại khoáng sản trên chủ yếu phân bố trên những vùng kết cấu hạ tầng kém phát
triển, thiếu đường giao thông. Để khai thác, cần phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khá
lớn, khó hấp dẫn các nhà đầu tư. Đồng thời việc khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất
lượng còn sơ bộ, nên chưa có cơ sở chắc chắn để kêu gọi đầu tư.
 Nhận xét, đánh giá: Bình Thuận có tài nguyên khoán sản phong phú, đặc biệt là trử
lượng sa khoáng titan lớn cả nước, có giá trị tạo điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh, tuy
nhiên cần có các giải pháp để tối ưu hóa trong công tác khai thác và chế biến quặng sa
khoán titan nhằm phát triển bền vững tránh chồng lấn, hạn chế phát triển của các lĩnh vực
du lịch, năng lượng..., bảo vệ môi trường.
II.2.3 Tài nguyên rừng
 Tổng diện tích đất rừng đến năm 2016 là 344.212 ha (chiếm 43,33% tổng diện tích tự
nhiên của tỉnh), trong đó rừng phòng hộ 151.855 ha, rừng đặc dụng 33.770 ha, rừng sản
xuất 158.587 ha. Rừng tự nhiên Bình Thuận khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ
quí có giá trị cao như: cẩm lai, giáng hương, sếu, gỗ đỏ, căm xe, sao đen, trắc,…
 Rừng tự nhiên bao gồm chủ yếu là rừng gỗ lá rộng, rừng lá kim; còn lại là rừng hỗn hợp,
rừng tre nứa và rừng đặc sản. Trữ lượng rừng tự nhiên tập trung nhiều nhất ở Tánh Linh,
tiếp đến là Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam..
 Động vật rừng ở Bình Thuận rất phong phú và đa dạng với các loài thú quí, hiếm...
Nhưng do rừng ở trạng thái rừng nghèo kiệt, rừng non với các loại cây đường kính nhỏ và
săn bắt bừa bãi nên hiện nay số lượng còn rất ít hoặc có loài không còn.
 Nhận xét, đánh giá: so với năm 2010 diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng năm 2016
tăng 6,9%. Nhìn chung, tổng trữ lượng rừng còn khá lớn nhưng phần lớn ở trạng thái rừng
nghèo kiệt, rừng non với các loại cây đường kính nhỏ và chất lượng không cao. Việc bảo
vệ và quản lý nghiêm ngặt việc khai thác rừng, săn bắt thú rừng là cấp bách.
II.2.4 Tài nguyên biển
 Bình Thuận là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng. Bờ
biển Bình Thuận dài 192 km chạy theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Ngoài khơi có đảo
Phú Quý với diện tích 17,91km2
(1.791ha) nằm cách Phan Thiết 56 hải lý về phía Đông -
18 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
Nam. Vùng biển Bình Thuận với diện tích 52.000 km2
là một trong những ngư trường lớn
của cả nước. Thềm lục địa thuộc tỉnh mở rộng dần từ Bắc đến Nam. Sườn bờ ngầm và
đáy biển thoải rộng, bằng phẳng rất thuận lợi các nghề đánh bắt cá đáy và cá nổi. Theo ý
kiến của các chuyên gia, vùng biển sâu 50 mét trở ra có trữ lượng hải sản rất lớn, song
chưa được điều tra đánh giá cụ thể. Nguồn lợi thủy sản không những lớn về trữ lượng mà
còn phong phú về chủng loại: về cá có trên 500 loài, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế
cao như cá thu, cá hồng, cá mú, mực, cá bạc má, cá ngừ… và nhiều đặc sản có giá trị cao
như tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai… Tuy chưa có số liệu điều tra cụ thể, nhưng sản
lượng khai thác hàng năm (năm 2016 là 203.679 tấn) cho thấy trữ lượng là rất đáng kể.
 Diện tích các bãi bồi, bãi triều ven sông biển và nằm sát cận với bờ biển có khả năng phát
triển nuôi tôm bán thâm canh khoảng 915ha (nước lợ). Dọc bờ biển và đảo Phú Quý có
thể phát triển nuôi cá lồng bè các loại hải đặc sản như cá mú, tôm hùm,…
 Những bãi biển thoai thoải, cát trắng mịn, phong cảnh đẹp là lợi thế để phát triển du lịch
tại Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (Tuy Phong); Đồi Dương, Hàm Tiến, Phú Hải, Mũi Né, Tiến
Thành (Phan Thiết); Tân Thành, Thuận Quý (Hàm Thuận Nam); Tân Hải (Hàm Tân);
ngoài ra còn một số đảo ven biển có thể đưa vào khai thác các tuyến du lịch đảo (các đảo
Cù Lao Câu, Phú Quý...).
 Dọc ven biển có những địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển lớn, cùng với
những diện tích đất rộng trên bờ có thể kết hợp để xây dựng những khu công nghiệp quy
mô lớn gắn với kinh tế biển, như Vĩnh Tân, Hòn Rơm, Hòn Hồng, Sơn Mỹ,...
 Biển Bình Thuận là nơi gặp nhau của hai dòng hải lưu; có hiện tượng nước trồi tạo nên
một trong những ngư trường lớn, đa dạng về chủng loại của cả nước. Biển Bình Thuận có
02 khu bảo tồn biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong Quy hoạch hệ thống
các khu bảo tồn biển Việt Nam đến 2020, đó là Khu bảo tồn biển Cù Lao Cau với 146 loài
san hô, 78 loài động vật phù du, 107 loài động vật đáy và loài cá rạn san hô và Khu bảo
tồn biển đảo Phú Quý đang trong giai đoạn nghiên cứu để thiết lập.
 Vùng biển ngoài khơi và vùng thềm lục địa của tỉnh nằm gần trọn trong bồn trũng Cửu
Long, nơi được đánh giá có triển vọng khá về trữ lượng dầu mỏ. Hiện nay đang khai thác
dầu tại mỏ Sư Tử Đen với sản lượng khoảng 80 ngàn thùng dầu/ng.đ. Ngoài nguồn khí
(Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng) đã được thẩm lượng với trữ lượng có thể thu hồi 1,97 tỉ m3
,
trong đó mỏ Sư Tử Đen (trữ lượng thu hồi cơ bản là 1,55 tỉ m3
) đã đi vào khai thác và đã
đưa vào bờ cung cấp cho khu vực Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào năm 2007, phát hiện
về khí ở mỏ Sư Tử Trắng dự kiến trữ lượng thu hồi tiềm năng khoảng 19,8 tỉ m3
. Đồng
thời, phát hiện được công bố (17/1/2007) về trữ lượng dầu đáng kể của Công ty năng
lượng Talisman (Canada) tại giếng thăm dò mỏ Sư Tử Trắng cho thấy có thể khai thác ở
mức khoảng 15 nghìn thùng dầu/ng.đ. Như vậy, tiềm năng dầu khí đã và sẽ tiếp tục được
thăm dò khai thác sẽ tạo điều kiện cho hình thành và phát triển công nghiệp dầu khí ở
Bình Thuận.
 Nhận xét, đánh giá: Tài nguyên biển Bình Thuận đa dạng và phong phú, có bờ biển dài
dọc hướng Đông của tỉnh. Thuận lợi phát triển KT-XH trong đó có du lịch biển, đảo, đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên vì là tỉnh có địa hình đặc trưng vùng Duyên hải
Miền trung (chiều rộng hẹp, chiều ngang dài theo bờ biển) bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí
hậu và nước biển dâng.
19 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
II.3 Thực trạng phát triển vùng tỉnh Bình Thuận:
II.3.1 Thực trạng phát triển dân số
 Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016, dân số toàn tỉnh Bình Thuận là
1.222.696 người trong đó:
- Dân số đô thị 480.620 người (chiếm 39,3%), dân số nông thôn 742.076 người chiếm
60,7%.
- Mật độ dân số toàn tỉnh: 154 người/km2
- Số người trong độ tuổi lao động: 716.300 người chiếm 58,6% dân số toàn tỉnh , tỷ lệ thất
nghiệp chiếm 2,81% tổng số người trong độ tuổi lao động của tỉnh.
Bảng tổng hợp diện tích, dân số và mật độ dân số trên toàn tỉnh
TT Tên đơn vị Diện Dân số Dân số Mật độ
hành chính tích TB đô thị dân số
(km2) (người) (người) (người/km2)
Toàn tỉnh 7.943,9 1.222.696 480.620 154
1 Thành phố Phan Thiết 210,9 225.897 196.857 1.071
2 Thị xã La Gi 185,4 109.039 70.646 588
3 Huyện Tuy Phong 773,7 148.010 69.505 191
4 Huyện Bắc Bình 1.868,8 122.700 26.935 66
5 Huyện Hàm Thuận Bắc 1.344,5 174.487 31.563 130
6 Huyện Hàm Thuận Nam 1.058,4 103.290 13.382 98
7 Huyện Tánh Linh 1.198,6 105.760 16.439 88
8 Huyện Đức Linh 546,6 132.284 37.480 242
9 Huyện Hàm Tân 739,1 73.219 17.813 99
10 Huyện Phú Quý 17,9 28.010 - 1564
Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận, phân tích tổng hợp.
II.3.2 Thực trạng phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh
Toàn tỉnh Bình Thuận năm 2016 có 15 đô thị trong đó có 1 đô thị loại II là thành phố
Phan Thiết, 2 đô thị loại IV là thị xã La Gi, thị trấn Phan Rí Cửa, 12 đô thị loại V là các
thị trấn huyện lỵ.
Bảng tổng hợp hệ thống độ thi, diện tích đô thị trên toàn tỉnh
TT Tên đô thị Trực thuộc Loại Tính chất
Diện tích
tự nhiên
(ha)
1 Thành phố Phan Thiết Tỉnh II Tỉnh lỵ 2.060,0
2 Thị xã La Gi Tỉnh IV 1.830,0
3 Thị trấn Liên Hương H. Tuy Phong V Huyện lỵ 101,0
20 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
TT Tên đô thị Trực thuộc Loại Tính chất
Diện tích
tự nhiên
(ha)
4 Thị trấn Phan Rí Cửa IV Huyện lỵ 270,0
5 Thị trấn Chợ Lầu H. Bắc Bình V Huyện lỵ 326,0
6 Thị trấn Lương Sơn V 299,0
7 Thị trấn Ma Lâm H. Hàm Thuận Bắc V Huyện lỵ 170,0
8 Thị trấn Phú Long V 225,0
9 Thị trấn Thuận Nam H. Hàm Thuận Nam V Huyện lỵ 287,0
10 Thị trấn Lạc Tánh H. Tánh Linh V Huyện lỵ 382,0
11 Thị trấn Võ Xu H. Đức Linh V Huyện lỵ 277,0
12 Thị trấn Đức Tài V Huyện lỵ 317,0
13 Thị trấn Tân Nghĩa H. Hàm Tân V Huyện lỵ 864,0
14 Thị trấn Tân Minh V Huyện lỵ 552,0
15
Trung tâm huyện lỵ Ngũ
Phụng
H. Phú Quý
V Trung tâm huyện
Tổng cộng 15 6.939,4
 Các đô thị phân bố không đồng đều giữa các huyện, mật độ phân bố đô thị toàn tỉnh là 1,8
đô thị/1000km2
; Thị trấn Phan Rí Cửa có mật độ cao nhất (>13.000 người/km2
), thị trấn
Tân Nghĩa có mật độ thấp nhất (200 - 250 người/km2
), các đô thị còn lại có mật độ trung
bình 500 – 1000 người/km2
.
 Mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh phân theo 2 khu vực với các hình thái phân bố khác
nhau:
- Dọc hành lang QL.1A và hành lang ven biển: Khu vực này có mật độ xây dựng đô thị
cao. Hình thái phân bố theo chuỗi, dọc QL.1A và các khu vực cửa sông, cửa biển, các khu
vực có quỹ đất phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch, khu vực này cũng bao gồm toàn
bộ các đô thị lớn như TP.Phan Thiết, TX.La Gi.
- Khu vực các huyện miền núi: Mật độ phân bố đô thị thưa, quy mô dân số khoảng 16 – 20
ngàn người. Đa số các thị trấn mới thành lập, khu vực trung tâm nhỏ, đất xây dựng đô thị
không tập trung, chủ yếu phát triển theo đường chính, từ trung tâm lan rộng ra xa.
II.3.3 Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn
Bảng tổng hợp thống kê dân số trung bình nông thôn phân theo huyện, thị xã, thành phố
ĐVT: Người - Unit: Pers.
2010 2013 2014 2015 Sơ bộ
Prel. 2016
TỔNG SỐ 714.084 725.965 732.791 737.419 742.076
Thành phố Phan Thiết 26.962 27.549 28.654 28.917 29.040
21 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
Thị xã La Gi 36.432 37.069 37.733 38.291 38.393
Huyện Tuy Phong 75.002 76.440 77.235 78.053 78.505
Huyện Bắc Bình 91.869 94.097 94.829 95.118 95.765
Huyện Hàm Thuận Bắc 137.954 140.004 141.058 141.710 142.924
Huyện Hàm Thuận Nam 86.839 88.219 88.855 89.450 89.908
Huyện Tánh Linh 86.228 87.554 88.122 88.765 89.321
Huyện Đức Linh 92.847 93.233 94.008 94.256 94.804
Huyện Hàm Tân 53.849 54.508 54.826 55.118 55.406
Huyện Phú Quý 26.102 27.292 27.471 27.741 28.010
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016.
II.3.4 Thực trạng phát triển kinh tế:
Để đánh giá quá trình phát triển kinh tế của tỉnh sát với thực tế, phù hợp với tăng trưởng
kinh tế chung của cả nước và cách tính mới về tổng sản phẩm địa phương GRDP, chúng
ta cần đánh giá lại tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015
dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê cân đối cho các tỉnh/thành để làm tiền đề cho xây
dựng kế hoạch 5 năm 2016-2020 và các năm tiếp theo đến 2030. Theo Chỉ thị số 22/CT-
TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Tổng sản phẩm (GRDP) (giá SS 2010)
quy đổi; Thông báo số 723/TCTK-TKQG ngày 23/9/2014 của Tổng cục thống kê về việc
thông báo kết quả rà soát số liệu GRDP năm 2011-2013 cho các tỉnh/thành (trong đó có
tỉnh Bình Thuận); Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn
tỉnh/thành trực thuộc TW; Thông báo số 535/TCTK-TKQG ngày 24/7/2015 của Tổng cục
thống kê về việc thông báo kết quả rà soát số liệu GRDP năm 2011-2015 cho các
tỉnh/thành. Để thống nhất và phù hợp với cả nước và thông lệ quốc tế, điều chỉnh Quy
hoạch lần này đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015
với số liệu đã được điều chỉnh từ Niên giám thống kê theo cách tính mới để làm cơ sở dự
báo sát với xu hướng phát triển cho các giai đoạn tới.
Bảng Hiện trạng kinh tế Bình Thuận
Năm Tổng số
Chia ra
Nông, lâm
nghiệp và thuỷ
sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Thuế sản
phẩm trừ
trợ cấp sản
phẩmTổng số
Trong đó:
Công nghiệp
Triệu đồng - Mill. Dongs
2010 23.130.196 7.239.345 5.728.332 3.608.578 9.017.948 1.144.571
2011 29.482.535 9.739.603 7.120.217 4.697.336 11.169.964 1.452.751
2012 32.652.427 10.038.347 8.032.255 5.516.536 12.839.567 1.742.258
2013 35.864.504 10.434.853 8.888.469 6.244.193 14.484.792 2.056.390
2014 40.068.832 12.387.886 10.476.507 7.953.433 15.562.157 1.642.282
22 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
2015 44.085.766 12.898.339 12.738.591 10.181.985 16.498.686 1.950.150
Sơ bộ 2016 48.801.774 13.293.786 14.210.409 11.520.968 18.042.444 3.255.135
Cơ cấu trong GRDP - Structure (%)
2010 100,0 31,30 24,77 15,60 38,99 4,95
2011 100,0 33,04 24,15 15,93 37,89 4,93
2012 100,0 30,74 24,60 16,89 39,32 5,34
2013 100,0 29,10 24,78 17,41 40,39 5,73
2014 100,0 30,92 26,15 19,85 38,84 4,10
2015 100,0 29,26 28,90 23,10 37,42 4,42
Sơ bộ 2016 100,0 27,24 29,12 23,61 36,97 6,67
Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận
Về tăng trưởng kinh tế và các yếu tố đóng góp tăng trưởng kinh tế
Quy mô tổng giá trị sản phẩm GRDP (giá hiện hành) của tỉnh Bình Thuận tăng liên tục
qua các năm: từ 32.652 tỷ đồng năm 2012 lên 48.801.774tỷ đồng vào năm 2016 (gấp gần
1,5 lần so với năm 2012). So sánh quy mô nền kinh tế năm 2015 thì Bình Thuận: bằng
74,5% tỉnh Lâm Đồng (58.007 tỷ đ), gấp 2,5 lần tỉnh Ninh Thuận (17.228 tỷ đ), bằng
22,5% tỉnh Đồng Nai (191.942 tỷ đ), bằng 15,3% tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (282.275 tỷ đ
tính cả dầu khí), và bằng khoảng 1% cả nước.
II.3.5 Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội:
II.3.5.1 Giáo dục và đào tạo:
 Hiện hệ thống mạng lưới cơ sở vật chất trường, lớp học và thiết bị được đầu tư ở tất cả
các cấp học trên địa bàn tỉnh. Đến năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có: 184 trường mầm
non; 278 trường tiểu học, 126 trường trung học cơ sở và 25 trường trung học phổ thông,
02 trường phổ thông cơ sở, 02 trường trung học (cấp 2, 3), 02 trường phổ thông và trung
học (cấp 1, 2, 3), 01 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 01 trường trung học chuyên
nghiệp, 02 trường cao đẳng nghề, 01 trường trung cấp nghề.
Bảng hiện trạng cơ sở vật chất giáo dục – đào tạo
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1. Trường mầm non: 170 170 174 181 184 188
TĐ: Công lập 156 156 157 159 161 162
- Số lớp (lớp) 1.631 1.710 1.693 1.755 1.827 1.929
- Số phòng (phòng) 1.266 1.395 1.253 1.595 1.753 1.843
2. Trường phổ thông: 431 432 435 437 435 436
- Tiểu học (trường) 281 279 280 280 277 277
Số lớp (lớp) 4.132 4.106 4.138 4.127 4.150 4.014
- THCS (trường) 122 123 125 125 126 127
Số lớp (lớp) 2.379 2.369 2.406 2.446 2.445 2.266
23 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
- THPT (trường) 26 26 26 26 25 25
Số lớp (lớp) 1.018 1.066 1.068 979 949 937
3. Trường cao đẳng: 2 3 3 3 3 3
TĐ: Công lập 2 3 3 3 3 3
4. Trường đại học: 1 1 1 1 1 1
TĐ: Ngoài công lập 1 1 1 1 1 1
Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận; Công văn góp ý của Sở GD&ĐT
 Đến năm 2016, tổng số lớp các cấp trên địa bàn tỉnh đạt (Mầm non có 1.929 lớp, Tiểu học
có 4..014 lớp, THCS có 2.266 lớp, THPT có 937 lớp), với tổng cộng 6.923 phòng học,
trong đó có 4.312 phòng học kiên cố.
 Nhờ huy động vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ và vốn xổ số kiến thiết thực hiện Đề án
kiên cố hóa giai đoạn 2008 – 2012 đã xóa phòng học tạm và ca 3 của các cấp học trên địa
bàn huyện, thị xã, thành phố; cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, đồng bộ… góp phần cho
ngành dạy tốt và học tốt. Bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn xã hội hóa, hệ
thống mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được đầu tư nâng cấp từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Đến
năm 2016, có 26 cơ sở dạy nghề, trong đó có 12 cơ sở công lập và 14 cơ sở ngoài công
lập.
 Quy mô các cấp học, bậc học tiếp tục được mở rộng; số trường lớp được đầu tư theo
hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa ngày càng tăng; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia
từ 6,48% (năm 2010) tăng lên 14,57% (năm 2013), 16,83% (năm 2014) và 25,67% (năm
2015); do đó đến năm 2016 trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập được quan tâm
đầu tư nhiều hơn. Hệ thống trường lớp ở các cấp học tiếp tục được sắp xếp hợp lý, tạo
điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân
dân trong tỉnh. Giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao, hải đảo tiếp
tục ổn định và phát triển. Việc củng cố và phát triển các trường chuyên nghiệp, trung tâm
dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp được quan tâm chỉ đạo.
II.3.5.2 Y tế:
 Năm 2016, toàn tỉnh có: 16 bệnh viện/2943 giường, 10 phòng khám đa khoa khu vực/310
giường và 117 trạm y tế xã/phường. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và phòng khám đa
khoa khu vực đều được đầu tư xây mới, nâng cấp. Trong đó, Bệnh viện huyện Bắc Bình
và Đức Linh đã được nâng cấp thành Bệnh viện Đa khoa khu vực của tỉnh. Bệnh viện
Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi với quy mô 100 giường bệnh được xây mới đưa vào sử
dụng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh xây mới năm 2005 với quy mô 800 giường, mới được đầu
tư bổ sung 50 giường cho Khoa Ung bướu. Các bệnh viện tuyến huyện đều được đầu tư
nâng cấp và xây mới, trong đó Bệnh viện huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Phú Quý
được đầu tư xây mới và đã đưa vào sử dụng. Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức
năng tỉnh đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng; nâng cấp Trung tâm Da liễu lên
thành Bệnh viện Da liễu tỉnh.
 Hệ thống y tế dự phòng tỉnh, huyện từng bước được đầu tư nâng cấp và xây mới, trong
đó: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các trung tâm y tế huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm
Thuận Nam, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết đã được xây dựng mới và đưa vào sử
dụng. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng; đã sửa
24 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
chữa và nâng cấp cơ sở Trung tâm y tế huyện Hàm Tân, Trung tâm y tế huyện Hàm
Thuận Bắc; đã hợp nhất Bệnh viện Quân dân y huyện Phú Quý và Trung tâm Y tế Phú
Quý thành Trung tâm Y tế quân dân Y huyện Phú Quý; đã hợp nhất Bệnh viện đa khoa
huyện Hàm Tân và Trung tâm Y tế huyện thành Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân.. Đến
nay, hầu hết các trạm y tế đều được xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp hàng năm,
trong đó trên 50% trạm y tế được đầu tư xây mới, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai
đoạn 2001 - 2010, đang tiếp tục củng cố và đầu tư xây dựng theo Bộ tiêu chí mới chuẩn
quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020.
II.3.6 Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật:
II.3.6.1 Giao thông:
a. Giao thông đường bộ
 Giao thông đối ngoại gồm các tuyến Quốc lộ:
- Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có 04 tuyến quốc lộ (QL.1A, QL.55, QL.28 và
QL.28B) đi qua với tổng chiều dài khoảng 428km. Đây là những tuyến giao thông đối
ngoại chính, kết nối tỉnh Bình Thuận với các tỉnh/thành khác; hiện đã được đầu tư nâng
cấp bước đầu tạo điều kiện giao lưu kinh tế - thương mại thông suốt và thúc đẩy phát triển
kinh tế của tỉnh.
- Quốc lộ 1A: Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 181,4 km (từ ranh Ninh Thuận đến ranh Đồng
Nai), đi qua hầu hết các huyện trong tỉnh (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc,
TP.Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân) đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (nền đường
rộng 12m, mặt đường bê tông nhựa rộng 11m), chất lượng khai thác cơ bản đáp ứng yêu
cầu. Đoạn qua tỉnh có 43 cầu tải trọng H30. Tuyến QL.1A hiện nay đang được đầu tư
nâng cấp, mở rộng (trong đó: đoạn từ ranh Ninh Thuận đến Km1720+800 mở rộng nền
mặt đường 4 làn xe cơ giới, giữa có giải phân cách; đoạn từ Km1720+800 đến giáp Đồng
Nai thảm tăng cường mặt đường cũ và cải tạo, mở rộng các đường cong, điểm đen nhằm
đảm bảo an toàn giao thông).
- Quốc lộ 28: Nối QL.1A tại TP.Phan Thiết (Bình Thuận) đi QL.20 tại Di Linh (Lâm
Đồng). Đoạn qua tỉnh Bình Thuận từ TP.Phan Thiết qua huyện Hàm Thuận Bắc đến ranh
Di Linh (Lâm Đồng) dài 42km. Đây là con đường nối Bình Thuận với các tỉnh Tây
Nguyên, đã được nâng cấp hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2007, mặt đường thảm bê
tông nhựa, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, hiện đang khai thác tốt.
- Quốc lộ 55: QL.55 nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tại QL.51) qua tỉnh Bình Thuận (giao
QL.1A) đi tỉnh Lâm Đồng (tại QL.20). Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận bắt đầu từ
Km52+640 (giáp Bà Rịa - Vũng Tàu) đến Km205+140 (giáp Bảo Lâm - Lâm Đồng), dài
152,5km, hiện trạng chủ yếu là đường cấp IV, một số đoạn đạt cấp III và còn một số đoạn
nhỏ còn là đường cấp V. Tuyến đường này được Bộ GTVT cho đầu tư nâng cấp, cải tạo
đoạn từ Km96+300 - Km205+140 từ năm 2009, đến nay đã hoàn thành công trình đưa
vào sử dụng.
- Quốc lộ 28B: Nối QL.1A tại ngã ba Lương Sơn (Km1657) đến hết xã Phan Sơn (giáp
ranh Lâm Đồng) dài 52,45km đạt tiêu chuẩn cấp V (nền đường rộng 7m, mặt đường đá
dăm rộng 5,5m). Đây là tuyến đường công vụ phục vụ cho thi công nhà máy thủy điện
Đại Ninh, nên tiêu chuẩn kỹ thuật thi công chưa đảm bảo yêu cầu, kể cả hệ thống báo
hiệu an toàn giao thông. Hiện tại trên tuyến đã có nhiều đoạn hư hỏng nặng, có đoạn xảy
25 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
ra hiện tượng sạt lở đất gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông, nhất là vào
mùa mưa. Hiện nay tuyến đường này đã được Bộ GTVT cho nâng lên thành Quốc lộ
(QL.28B) theo Quyết định số 701/QĐ-BGTVT ngày 12/3/2014 của Bộ Giao thông vận
tải.
- Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh chủ yếu dựa trên 4 tuyến quốc lộ và các tuyến
tỉnh lộ chủ yếu như QL.1A chạy xuyên suốt, đi qua hầu hết các huyện, thị trong tỉnh cùng
với QL.55, QL.28, QL.28B nối các trung tâm huyện lỵ với trung tâm tỉnh, cũng như nối
các huyện miền núi và ven biển của tỉnh với nhau. Ngoài ra còn có hệ thống đường
huyện, đường giao thông đô thị, đường xã tạo nên mạng lưới đường bộ có thể đi tới các
vùng trong tỉnh. Vẫn còn nhiều tuyến đường có chất lượng xấu, lưu thông khó khăn đặc
biệt là vào mùa mưa do lầy lội trơn trượt, đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất
của người dân. Do vậy, trong thời gian tới cần đầu tư phát triển hơn nữa cho xây dựng hệ
thống đường giao thông, cần chú trọng đến nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu
du lịch, các khu dân cư và kết nối giao thông liên hoàn đồng bộ giữa các địa phương và
với các tỉnh kế cận.
 Giao thông đối nội gồm các tuyến Tỉnh lộ: ĐT.716, ĐT.719, ĐT.720, ĐT.766, ĐT.712,
ĐT.714, ĐT.717,…. Kết nối các huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. . Chất lượng mặt
đường không đồng đều trên toàn tuyến, phần lớn là đường trung bình và xấu; trong đó có
một số tuyến mặt đường còn tốt là: ĐT.720, ĐT.766 vừa mới nâng cấp mở rộng hoàn
thành năm 2012, đường ĐT.706B, đường ĐT.716 đoạn từ Mũi Né đi Hòa Thắng,…
 Hệ thống bến - bãi
- Bến xe khách:
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có 10 bến xe đang hoạt động với tổng diện tích khoảng
45.866 m2
, đều do các Hợp tác xã vận tải quản lý với 51 tuyến vận tải hành khách liên
tỉnh và 19 tuyến vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách liên tỉnh và nội
tỉnh, chất lượng phục vụ của các bến xe khách trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Trung bình năm 2013 có tổng số khoảng 287 xe qua bến/ngày với 2246 hành khách qua
bến/ngày.
Bảng hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn tỉnh
Số
TT
Bến xe
Diện tích
(m2)
Xe qua bến/ngày
(Chiếc)
Khách qua bến
(HK/ngày)
1 Bến xe Bắc Phan Thiết 9.425,2 87 806
2 Bến xe Nam Phan Thiết 5.256,5 22 155
3 Bến xe Bắc Bình Bắc Bình 6.390 31 150
4 Bến xe Phan Rí Tuy Phong 2.840,2 17 198
5 Bến xe Liên Hương Tuy Phong 2.970 18 312
6 Bến xe La Gi TX.La Gi 3.500 18 108
7 Bến xe Đức Linh Võ Xu - Đức Linh 4.050 39 235
8 Bến xe Tánh Linh Lạc Tánh 4.382 23 120
9 Bến xe Bắc Ruộng Măng Tố 1.643 27 130
10 Bến xe Mũi Né Mũi Né 5.409 5 32
26 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
Tổng cộng 45.866 287 2.246
* Nguồn: Quy hoạch GTVT tỉnh Bình Thuận; Công văn góp ý của Sở GTVT tỉnh
- Bến và bãi đỗ xe tải:
Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có các bãi đỗ xe tải. Hàng hóa phục vụ tiêu dùng và sản xuất
thường được các xe tải chuyên chở trực tiếp đến các chợ và các điểm bán buôn. Do luồng
hàng này phân tán và khối lượng không lớn nên các xe tải đậu đỗ tại các bãi đỗ xe của
chợ, các bãi đỗ tư xe tư nhân hoặc đỗ trên đường để lên xuống hàng hóa.
 Mật độ mạng lưới giao thông đường bộ trung bình theo diện tích của tỉnh đạt khoảng
0,68km/Km2, mật độ đường bộ theo dân số đạt 4,42km/1.000 dân. Mật độ phân bố không
đồng đều giữa các khu vực; ở khu vực Phan Thiết là 1,53km/Km2, 1,42km/1.000dân; 02
huyện có tỷ lệ cao nhất là Đức Linh và Phú Quý với lần lượt là 2,13km/Km2,
8,77km/Km2, còn lại các khu vực khác đạt tỷ lệ thấp.
Bảng so sánh hiện trạng giao thông với một số tỉnh
Chỉ tiêu Bình Thuận Ninh Thuận Đồng Nai TP.Hồ Chí Minh
Km/km2
0,68 0,36 1,04 1,43
Km/1000 người 4,42 2,1 2,88 5,33
Nguồn: Quy hoạch GTVT tỉnh Bình Thuận; Công văn góp ý của Sở GTVT tỉnh
 Giao thông đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh với chiều dài khoảng 180 km, đi qua hầu hết
các huyện/thị/thành phố thuộc tỉnh. Đoạn qua địa bàn tỉnh có 14 ga đường sắt (từ ga Vĩnh
Hảo đến ga Gia Huynh), trong đó ga chính là ga Bình Thuận, còn lại là ga hỗn hợp chủ
yếu phục vụ cho các đoàn tàu khách và tàu hàng Bắc – Nam. Hiện mạng lưới đường bộ
nối đến các ga không được thuận lợi, chưa phát huy hết tiềm năng của giao thông đường
sắt. Tuyến nhánh đường sắt Bình Thuận - Phan Thiết dài khoảng 9 km chủ yếu phục vụ
hành khách tàu địa phương, du khách du lịch và một phần nhỏ hàng hóa thông qua. Ga
Phan Thiết được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2012 có ý nghĩa rất lớn và
góp phần quan trọng cho việc vận chuyển hành khách từ TP.Hồ Chí Minh đến Phan Thiết
và ngược lại, đặc biệt là phục vụ lượng khách du lịch khi có nhu cầu đến thăm quan du
lịch tại Phan Thiết, Bình Thuận.
 Giao thông đường biển
Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có tuyến vận tải đường biển từ cảng Phan Thiết – cảng Phú
Quý và ngược lại, đang được khai thác với tổng cộng 8 tàu với tổng sức chở 718 người và
2.211 tấn hàng.
- Cảng Phan Thiết được thiết kế tiếp nhận tàu dưới 1.000 DWT, với công suất khoảng 0,3
triệu tấn/năm; cảng chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Luồng vào cảng có chiều dài 1.100 m,
hiện chưa được đầu tư hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải.
- Cảng Phú Quý là cảng tổng hợp được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh (bến cập tàu, kè
bờ, đê chắn sóng, kho bãi,…), phục vụ cho nhu cầu vận tải và hậu cần nghề cá, là cửa ngõ
chính nối huyện đảo với đất liền và đi các nơi khác. Cảng Phú Quý có những ưu thế như
vị trí kín gió và mớn nước khá sâu có thể tiếp nhận các loại tàu vận tải có trọng tải đến
27 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
1.000 tấn; Bến cập tàu khách + cá 139m, bến cập tàu hàng 51m, luồng vào cảng dài
khoảng 3,2km đã đầu tư hệ thống phao báo hiệu hàng hải theo quy định.
Ngoài ra, còn có 1 phần cảng Vĩnh Tân được đưa vào khai thác phục vụ vận chuyển
nguyên vật liệu xây dựng cảng Vĩnh Tân và Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.
 Giao thông thủy nội địa
- Do điều kiện địa hình dốc, các sông có mực nước thấp chiếm phần lớn thời gian trong
năm, vì thế vận tải thủy nội địa của Bình Thuận phát triển chậm, chủ yếu chỉ vận tải tại
các cửa sông (Chiều dài tuyến chỉ khoảng 1 - 3 km). Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận có 88 phương tiện thủy nội địa đăng ký với tổng công suất 5.222 CV,
tổng sức chở 165 người. Trong đó, tàu kéo có công suất lớn nhất với 350 CV, tàu có sức
chở lớn nhất với 35 người.
- Ngoài ra, có một số tuyến đò ngang qua cửa sông như tuyến Sông Dinh, tuyến qua sông
La Ngà (Đức Linh - Tánh Linh),... Trên các tuyến này chủ yếu sử dụng phương tiện có
sức chứa 8 - 12 người, bến bãi phục vụ các tuyến đò ngang chưa được đầu tư, chỉ hoạt
động tạm thời trong thời gian chờ đầu tư xây dựng cầu.
 Giao thông hàng không
Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 sân bay dã chiến do quân đội quản lý, chủ yếu phục vụ hoạt
động quân sự và nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ:
- Sân bay Phú Quý nằm trên điạ bàn xã Ngũ Phụng (huyện Phú Quý) diện tích 25.736 m2;
đã cắm 02 biển báo, 19 cột mốc, đường băng ghi nhôm (rộng 80m, dài 200m), có 01 nhà
ga. Hiện sân bay được sử dụng làm bãi hạ cánh cho trực thăng thường xuyên thực hiện
nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập; phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, cứu hộ - cứu
nạn và các phương án tác chiến.
- Sân bay Căng Êsepic, Phan Thiết nằm trên địa bàn phường Đức Long và xã Tiến Thành
(TP.Phan Thiết) diện tích khoảng 97 ha, đã cắm 04 biển báo và 65 cột mốc. Hiện sân bay
có đường băng là nền nhựa đã xuống cấp (rộng 20m, dài 500m, phía cuối đường băng
rộng khoảng 60m), đang sử dụng làm bãi hạ cánh cho trực thăng khi thực hiện các nhiệm
vụ cho các đoàn công tác, khảo sát và cứu hộ, cứu nạn.
- Sân bay Hàm Tân: nằm trên địa bàn xã Tân Phước (TX.La Gi) và xã Tân Thuận (H.Hàm
Tân) diện tích 252.965 m2; đã cắm 04 biển báo, 46 cột mốc, đường băng là nền sỏi (rộng
20m, dài 1.010m), hiện không sử dụng, dự kiến sử dụng trong các phương án tác chiến và
cứu hộ, cứu nạn.
- Sân bay Võ Đắc, Đức Linh: nằm trên địa bàn Đức Tín (H.Đức Linh) diện tích
179.495m2; chưa cấm biển báo, cột mốc, đường bay là nền đất, phía Nam đường băng
Công ty cao su Đức Linh trồng cao su, phía Đông và phía Tây Nam dân trồng cây cao su,
phía Bắc các hộ dân trồng cây điều. Từ sau giải phóng đến nay sân bay chưa sử dụng làn
nào. Trong phương án sử dụng không có nhu cầu sử dụng cho tác chiến và cứu hộ, cứu
nạn.
- Sân bay Sông Mao, Bắc Bình: nằm trên địa bàn xã Hải Ninh (H.Bắc Bình) diện tích
2.978.294m2; đường băng là nền đất diện tích khoảng 96.000m2, đã cắm 04 biển báo và
50 cột mốc.
28 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
- Dự án điều chỉnh Quy hoạch nâng cấp sân bay Phan Thiết từ 4C lên 4E đã được triển
khai.
 Nhận xét, đánh giá: có ưu thế lớn, nằm trên trục giao lưu của 03 vùng kinh tế lớn là
miền Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tỉnh Bình Thuận nối liền với
TP.Hồ Chí Minh, TP.Nha Trang và các tỉnh khác bởi QL.1A và đường sắt Bắc - Nam.
Tỉnh nằm liền kề và có tác động ảnh hưởng qua lại trực tiếp với vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam bởi QL.1A và QL.55, nối với các tỉnh Nam Tây Nguyên bởi QL.28 và
QL.28B.
Trong những năm qua, hệ thống giao thông của tỉnh Bình Thuận chủ yếu tập trung phát
triển mạng lưới giao thông đường bộ. Giao thông đường sắt, đường biển, đường thủy nội
địa và đường hàng không còn nhiều hạn chế và chưa phát huy hết tiềm năng trong hệ
thống giao thông chung.
II.3.6.2 Thủy lợi:
 Hạ tầng thủy lợi thời gian tập trung đẩy mạnh đầu tư hệ thống thủy lợi nên tỉnh đã cơ bản
khắc phục được tình trạng khô hạn, thiếu nước, đảm bảo diện tích đất sản xuất được tưới
năm 2014 của cây lúa là 97.225 ha, cây màu 50.16 ha, cây thanh long 10.935 ha và nuôi
trồng thủy sản 493 ha.
 Bình Thuận là tỉnh có khó khăn về nguồn nước (phân bố nguồn nước không đồng đều
theo không gian và thời gian).
 Các công trình thủy lợi hiện có tuy nhiều nhưng phần lớn là đập dâng và ao bàu nhỏ, ít có
khả năng điều tiết dòng chảy. Hàng năm vào mùa khô khi sông suối khô cạn thì đa số các
công trình này cũng không còn nước
 Không có công trình điều tiết quy mô lớn tại các lưu vực sông sau khi có các công trình
thủy điện đã được đầu tư chuyển nước về hạ lưu thuộc địa phận của tỉnh
II.3.6.3 Cấp điện:
 Hiện nay, tỉnh Bình Thuận được cấp điện từ các nguồn điện thuộc hệ thống điện quốc gia:
- Nhà máy thủy điện Hàm Thuận, Nhà máy thủy điện Đa Mi, Nhà máy thủy điện Đại Ninh,
Nhà máy thủy điện Bắc Bình, Nhà máy điện gió Phong điện 1 Bình Thuận, Nhà máy
nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Nhà máy thủy điện Đan Sách. Tại huyện đảo Phú Quý có nhà máy
phát điện Diesel.
- Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận còn được cấp điện từ nhà máy thủy điện Đa Nhim thuộc tỉnh
Lâm Đồng có công suất 4x40MW.
 Lưới điện
- Lưới điện 500kV: Đường dây 500kV Vĩnh Tân - Sông Mây (236 km) nhằm truyền tải
công suất nguồn của trung tâm điện lực Vĩnh Tân (trước mắt, có nhiệm vụ truyền tải
1.244 MW của NM nhiệt điện Vĩnh Tân II).Trạm biến áp 500kV: Sân phân phối 500kV
TTĐL Vĩnh Tân: 02 MBA 500/220 kV - 600 MVA để tải công suất từ các tổ máy phát lên
cấp 500 kV.
- Lưới điện 220kV: Tổng chiều dài lưới điện 220kV trên địa bàn tỉnh hiện có 08 tuyến với
tổng chiều dài 559km, bao gồm các tuyến: Hàm Thuận – Phan Thiết (2 mạch) 55km,
Vĩnh Tân – Phan Thiết (2 mạch) 92,5km, Đại Ninh – Di Linh (2 mạch) 40km, Hàm
29 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
Thuận – Bảo Lộc (2 mạch) 29km, Hàm Thuận – Đa Mi 15km, Đa Mi – Long Thành
124km, Hàm Thuận – Long Thành 140km, Vĩnh Tân – Tháp Chàm (2 mạch) 63km; và 01
tuyến Phan Thiết – Hàm Tân – Phú Mỹ (Bà Rịa) (2 mạch) 140km đã hoàn thành. Trạm
biến áp 220kV: Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 trạm biến áp 220/110 kV với tổng công suất
526MVA (các trạm: TĐ Hàm Thuận 1x63MVA, Phan Thiết 2x250MVA, TĐ Đại Ninh
1x63MVA); và 01 trạm Hàm Tân 250MVA đã hoàn thành.
- Lưới điện 110kV: Tổng chiều dài lưới điện 110kV hiện có trên địa bàn tỉnh là 432 km,
bao gồm các tuyến: Ninh Phước – Phan Rí – Lương Sơn – Phan Thiết 123,5km, Hàm
Thuận – Phan Thiết 57km, Phan Thiết – Hàm Kiệm – Thuận Nam – Hàm Tân – Xuyên
Mộc 109,3km, Xuân Trường – Đức Linh 24,6km, Hàm Thuận – Đức Linh 53km, Phan
Thiết – Mũi Né 24,5km, Đại Ninh – Phan Rí 40 km; và tuyến Hàm Kiệm – Tân Thành
28,5km dự kiến hoàn thành trong năm 2017.
Trạm biến áp 110kV: Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 trạm biến áp 110/22 kV với tổng công
suất 822MVA (các trạm: Phan Thiết 2x63MVA, Hàm Tân 2x40MVA, Đức Linh (25 +
1x25MVA), Lương Sơn 1x63MVA, Phan Rí (1x25+1x63) MVA, Mũi Né 2x40MVA,
Thuận Nam 2x63MVA, Hàm Kiệm 2x63MVA, Ma Lâm 2x63MVA, Phong điện I Bình
Thuận 1x45MVA); và 01 trạm Tân Thành 1x63MVA dự kiến hoàn thành trong năm 2017.
 Lưới phân phối trung và hạ thế: Toàn tỉnh hiện có:
- Đường dây 22kV: Tổng chiều dài 5.202 km.
- Đường dây 0,4kV: Tổng chiều dài 2.978 km.
- Tổng công suất các trạm biến áp 22/0,4kV là 1.872 MVA.
 Một số chỉ tiêu ngành điện qua các năm
- Năm 2010 đạt công suất cực đại Pmax = 182 MW, điện thương phẩm 983,3 triệu kWh,
trong đó: nông - lâm - thủy sản chiếm 26,2% (chủ yếu là thắp sáng cho Thanh Long trái
vụ); công nghiệp - xây dựng chiếm 20,4%; thương mại - dịch vụ chiếm 6,7%; quản lý và
tiêu dùng dân cư chiếm 44,3%; hoạt động khác chiếm 2,3%.
- Đến năm 2017 đạt công suất Pmax = 546 MW, điện thương phẩm 2.055 triệu kWh; Tốc
độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là
16,1%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 17,8%/năm; nông - lâm - thủy sản
tăng 19,4%; thương mại - dịch vụ tăng 17,1%; quản lý và tiêu dùng dân cư tăng
11,7%/năm. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người đạt 1.622 kWh/người/năm. Tỷ
lệ hộ dùng điện của tỉnh hiện đạt khoảng 99,29%.
 Nhận xét, đánh giá: Trong những năm qua, ngành điện lực tỉnh Bình Thuận đã chú trọng
nhiều đến công tác phát triển lưới điện, cải tạo – nâng cấp các công trình lưới trạm, công
tác an toàn lưới điện, công tác kiểm tra sử dụng điện và đưa ra những biện pháp quyết liệt
nhằm giảm thiểu tỷ lệ điện năng tổn thất, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa
bàn. Tuy nhiên: Bình Thuận là một tỉnh có nhiều huyện vùng sâu, vùng xa, diện tích rộng
và phức tạp, dân cư phân bố không đều, trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu phát triển
cây trồng công nghiệp dài ngày. Điều này ảnh hưởng đến công tác vận hành lưới điện, an
toàn hành lang lưới điện.
II.3.6.4 Cấp nước:
 Cấp nước đô thị:
30 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060_08303412092019
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060_08303412092019
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060_08303412092019
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060_08303412092019
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060_08303412092019
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060_08303412092019
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060_08303412092019

More Related Content

What's hot

YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNGYẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
luongthuykhe
 
Lập dự án khu nghỉ dưỡng spa tắm bùn khoáng
Lập dự án khu nghỉ dưỡng spa   tắm bùn khoángLập dự án khu nghỉ dưỡng spa   tắm bùn khoáng
Lập dự án khu nghỉ dưỡng spa tắm bùn khoáng
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 

What's hot (20)

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM.pdf
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM.pdfTIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM.pdf
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM.pdf
 
Dự án đầu tư xây dựng khu căn hộ
Dự án đầu tư xây dựng khu căn hộDự án đầu tư xây dựng khu căn hộ
Dự án đầu tư xây dựng khu căn hộ
 
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơĐề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
 
DU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENGDU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENG
 
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận  | duanviet.com.v...Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận  | duanviet.com.v...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | duanviet.com.v...
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Bắc Giang - www.la...
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái thác bản ba | duanvie...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái thác bản ba | duanvie...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái thác bản ba | duanvie...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái thác bản ba | duanvie...
 
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia côngDự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi heo gia công
 
Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | ...
 Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn  | ... Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn  | ...
Thuyết minh dự án Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu macca tỉnh Lạng Sơn | ...
 
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNGYẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
 
Dự án Phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Trư...
Dự án Phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Trư...Dự án Phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Trư...
Dự án Phát triển du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Trư...
 
Dự án đầu tư khu dịch vụ du lịch đỉnh hương
Dự án đầu tư khu dịch vụ du lịch đỉnh hươngDự án đầu tư khu dịch vụ du lịch đỉnh hương
Dự án đầu tư khu dịch vụ du lịch đỉnh hương
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
 
Lập dự án khu nghỉ dưỡng spa tắm bùn khoáng
Lập dự án khu nghỉ dưỡng spa   tắm bùn khoángLập dự án khu nghỉ dưỡng spa   tắm bùn khoáng
Lập dự án khu nghỉ dưỡng spa tắm bùn khoáng
 
Thuyết minh dự án Khu biệt thự nghĩ dưỡng Lake view Becamex Bình Dương 091875...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự nghĩ dưỡng Lake view Becamex Bình Dương 091875...Thuyết minh dự án Khu biệt thự nghĩ dưỡng Lake view Becamex Bình Dương 091875...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự nghĩ dưỡng Lake view Becamex Bình Dương 091875...
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
 

Similar to ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060_08303412092019

Similar to ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060_08303412092019 (20)

Dự án thuyết minh khu dịch vụ Tân Việt Đức | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án thuyết minh khu dịch vụ Tân Việt Đức | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án thuyết minh khu dịch vụ Tân Việt Đức | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án thuyết minh khu dịch vụ Tân Việt Đức | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thành phố đồng xoà...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thành phố đồng xoà...Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thành phố đồng xoà...
Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2021 thành phố đồng xoà...
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
 
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂNDỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
 
Xây dựng công viên thế giới nước tỉnh Quảng Ngãi - www.duanviet.com.vn - 0918...
Xây dựng công viên thế giới nước tỉnh Quảng Ngãi - www.duanviet.com.vn - 0918...Xây dựng công viên thế giới nước tỉnh Quảng Ngãi - www.duanviet.com.vn - 0918...
Xây dựng công viên thế giới nước tỉnh Quảng Ngãi - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃI
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
 
PMT Mỹ An tỉnh Bình Định | duanviet.com.vn | 0918755356
PMT Mỹ An tỉnh Bình Định | duanviet.com.vn | 0918755356PMT Mỹ An tỉnh Bình Định | duanviet.com.vn | 0918755356
PMT Mỹ An tỉnh Bình Định | duanviet.com.vn | 0918755356
 
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂNDỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
 
Dự án phân lô 0918755356
Dự án phân lô 0918755356Dự án phân lô 0918755356
Dự án phân lô 0918755356
 
20210115 thuyet minh santory
20210115  thuyet minh santory20210115  thuyet minh santory
20210115 thuyet minh santory
 
Dự án đầu tư - Khu du lịch sinh thái Diêm Tiêu 9 điểm.doc
Dự án đầu tư - Khu du lịch sinh thái Diêm Tiêu 9 điểm.docDự án đầu tư - Khu du lịch sinh thái Diêm Tiêu 9 điểm.doc
Dự án đầu tư - Khu du lịch sinh thái Diêm Tiêu 9 điểm.doc
 
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...
Thuyết minh dự án Khu biệt thự Sandbay Lagi tỉnh Bình Thuận | lapduandautu.vn...
 
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docxDự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
Dự án sẩn xuất nông nghiệp hữu cơ và du lịch .docx
 
dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356
dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356
dự án khu dân cư đông hiệp 0918755356
 
Dự án khu dân cư 0918755356
Dự án khu dân cư 0918755356Dự án khu dân cư 0918755356
Dự án khu dân cư 0918755356
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa | duanviet.com.vn | 091...
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa  | duanviet.com.vn | 091...Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa  | duanviet.com.vn | 091...
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa | duanviet.com.vn | 091...
 
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Phước Gia An - Bà Rịa Vũng Tàu - www.lapduand...
 
Thuyết minh tổng hợp Đồ án QHXD vùng tỉnh Quảng Ninh
Thuyết minh tổng hợp Đồ án QHXD vùng tỉnh Quảng Ninh Thuyết minh tổng hợp Đồ án QHXD vùng tỉnh Quảng Ninh
Thuyết minh tổng hợp Đồ án QHXD vùng tỉnh Quảng Ninh
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
 

More from hanhha12

More from hanhha12 (20)

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060_08303412092019

  • 1. VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG MIỀN NAM TRUNG TÂM THIẾT KẾ & PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TÌNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 10 NĂM 2017
  • 2. NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060 Cơ quan phê duyệt: THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Cơ quan thẩm định: BỘ XÂY DỰNG Cơ quan tổ chức lập Quy hoạch: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Cơ quan Chủ đầu tư: SỞ XÂY DỰNG TỈNH BÌNH THUẬN Cơ quan lập Nhiệm vụ Quy hoạch:VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG MIỀN NAM Cơ quan Chủ đầu tư: SỞ XÂY DỰNG TỈNH BÌNH THUẬN Cơ quan lập Nhiệm vụ Quy hoạch: VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG MIỀN NAM Viện trưởng Nguyễn Thanh Hải
  • 3. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 I.1 Tổng quan về tỉnh Bình Thuận.............................................................................1 I.2 Lý do, sự cần thiết lập Điều chỉnh Quy hoạch......................................................1 I.3 Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch:...........................................................................2 I.3.1 Mục tiêu tổng quát:........................................................................................2 I.3.2 Mục cụ thể:....................................................................................................2 I.4 Quan điểm điều chỉnh quy hoạch vùng.................................................................3 I.5 Các căn cứ lập điều chỉnh Quy hoạch...................................................................3 I.5.1 Căn cứ pháp lý...............................................................................................3 I.5.2 Các Quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành...4 I.5.3 Các Quyết định của tỉnh................................................................................6 I.5.4 Nguồn tài liệu, số liệu....................................................................................8 I.6 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch...........................................................8 I.6.1 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch trực tiếp......................................8 I.6.2 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mở rộng......................................9 I.7 Tính chất, chức năng vai trò của vùng................................................................10 I.7.1 Tính chất vùng.............................................................................................10 I.7.2 Chức năng vai trò của vùng.........................................................................10 II. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH VÙNG12 II.1 Đặc điểm tự nhiên:.............................................................................................12 II.1.1 Vị trí:............................................................................................................12 II.1.2 Địa hình:......................................................................................................13 II.1.3 Khí hậu:.......................................................................................................14 II.2 Tài nguyên thiên nhiên:......................................................................................15 II.2.1 Tài nguyên đất đai:......................................................................................15 II.2.2 Tài nguyên khoáng sản:...............................................................................17 II.2.3 Tài nguyên rừng...........................................................................................18 II.2.4 Tài nguyên biển............................................................................................18 II.3 Diện tích, dân số và các đơn vị hành chính:........................................................20 II.3.1 Hệ thống đô thị toàn tỉnh.............................................................................20 II.3.2 Hệ thống điểm dân cư nông thôn.................................................................21 II.3.3 Thực trạng phát triển kinh tế:......................................................................22 II.3.4 Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội:..........................................................23 II.3.5 Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật:.......................................................25 II.3.6 Dự án trọng điểm của Tỉnh..........................................................................33 III. ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH VÙNG BÌNH THUẬN 2010...............................36 III.1 Thực trạng triển khai Quy hoạch vùng 2010.......................................................36 III.2 So sánh, đánh giá Quy hoạch vùng 2010 với hiện trạng phát triển và định hướng Quy hoạch kinh tế xã hội được duyệt 2016.................................................................36
  • 4. IV. DỰ BÁO SƠ BỘ PHÁT TRIỂN VÙNG..........................................................39 IV.1 Tiền đề, động lực phát triển vùng.......................................................................39 IV.2 Sơ bộ dự báo phát triển vùng..............................................................................39 IV.2.1 Dự báo khung phát triển kinh tế...................................................................39 IV.2.2 Dự báo dân số.............................................................................................40 IV.2.3 Dự báo đất đai.............................................................................................40 IV.2.4 Đề xuất lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng.............................40 V. CÁC NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 41 V.1 Yêu cầu về đánh giá hiện trạng vùng tỉnh Bình Thuận.......................................41 V.1.1 Đánh giá Về vị thế và mối liên hệ vùng........................................................41 V.1.2 Lịch sử phát triển đô thị:..............................................................................41 V.1.3 Về điều kiện tự nhiên và môi trường:...........................................................41 V.1.4 Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội............................................................42 V.1.5 Thực trạng phát triển đô thị - nông thôn :....................................................42 V.1.6 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội................................................42 V.1.7 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường...................................42 V.2 Yêu cầu về dự báo phát triển vùng tỉnh Bình Thuận...........................................44 V.2.1 Dự báo quy mô dân số, đất đai:...................................................................44 V.2.2 Xác định tầm nhìn và các mục tiêu phát triển vùng:....................................44 V.2.3 Đề xuất phân vùng phát triển.......................................................................44 V.2.4 Yêu cầu định hướng phát triển không gian vùng..........................................45 V.2.5 Định hướng bảo tồn và bảo vệ di sản...........................................................48 V.2.6 Định hướng bảo vệ rừng đầu nguồn............................................................48 V.2.7 Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên phát triển:....................................48 V.2.8 Đề xuất các cơ chế thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận...49 V.2.9 Kết luận và kiến nghị:..................................................................................49 VI. HỒ SƠ SẢN PHẨM..........................................................................................49 VII.1 Phần bản vẽ:..................................................................................................49 VII.2 Phần văn bản:................................................................................................50 VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................50 IX. DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH........................................................50
  • 5. I. MỞ ĐẦU I.1 Tổng quan về tỉnh Bình Thuận  Bình Thuận nằm cực Nam Trung bộ, là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB), nằm liền kề vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (vùng TP.HCM).  Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 1 thành phố (TP. Phan Thiết); 1 thị xã (thị xã La Gi); và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Phú Quý).  Thành phố Phan Thiết là đô thị loại 2 - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học của tỉnh, đồng thời là đô thị trung chuyển giao lưu kinh tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, du lịch giữa vùng thành phồ Hồ Chí Minh (TP.HCM) và vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB). Là đô thị hạt nhân trung tâm tiểu vùng phía Nam của vùng DHNTB. I.2 Lý do, sự cần thiết lập Điều chỉnh Quy hoạch  Trong thời gian thực hiện triển khai Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận từ năm 2010 đến nay, nhiều nội dung chủ yếu đã được thực hiện nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh theo đúng mục tiêu đã được duyệt. Hiện tại, hầu hết các quy hoạch ngành đều đã được tổ chức lập và phê duyệt, trong đó: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh, Quy hoạch Giao thông vận tải và vận tải biển tỉnh, Điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và Đề án xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm Quốc gia… là những quy hoạch quan trọng có tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội và tổ chức không gian vùng. Tuy nhiên giai đoạn từ 2010 đến nay bối cảnh phát triển của cả nước, của vùng tỉnh Bình Thuận có những thay đổi, điều chỉnh cũng như các tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện như sau: - Các quy hoạch cấp Quốc gia, vùng liên tỉnh được điều chỉnh, lập mới. Đặc biệt năm 2016, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được duyệt với một số mục tiêu phát triển được điều chỉnh về kinh tế xã hội cũng như phát triển không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, có thay đổi, tác động đến định hướng Quy hoạch vùng đã được phê duyệt năm 2010; - Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, cho đến nay đã thực hiện được 07 năm Quy hoạch này đã tạo điều kiện để tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã phát triển nhưng vẫn bộc lộ những bất cập như thiếu đầu tư đồng bộ, thiếu kết nối, chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh, vị trí của tỉnh. Đồng thời các dự án động lực của vùng có sự thay đổi so với tình hình thực tế như: dừng dự án cảng nước sâu Kê Gà, một số dự án ưu đầu tư trong giai đoạn 2020 của tỉnh và Trung ương chưa được đầu tư kịp thời. Ngoài ra một số chi tiêu dự báo trong giai đoạn này của quy hoạch năm 2010 khó có thể đạt yêu cầu như dự báo trong bối cảnh thực tế hiện nay. - Quy định pháp luật về xây dựng đã được điều chỉnh theo Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và Thông tư số 12/2016/TT-BXD đã quy định cụ thể các nội dung về cấp phê duyệt và nội dung của hồ sơ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Đồng thời, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/06/2015 quy định rõ việc Quản lý hành lang bảo vệ bờ biển. Đây là những nội dung pháp lý có tác 1 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 6. động không nhỏ đến các nội dung Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và khu vực phát triển kinh tế ven biển của Bình Thuận.  Những thay đổi về pháp lý, những điều chỉnh định hướng phát triển trên phạm vi các ngành lĩnh vực và thực tế tình hình thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được duyệt như phân tích ở trên dẫn đến các tác động không nhỏ đến nội dung Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Chính vì vậy việc điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận để đồng bộ các mục tiêu phát triển phù hợp cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh trong tương lai là thật sự cần thiết. I.3 Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch: I.3.1 Mục tiêu tổng quát:  Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2040 căn bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phủ hợp với yêu cầu phát triển kinh kế xã hội trong từng thời kỳ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2532/2016/QĐ-TTg, ngày 28/12/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. I.3.2 Mục cụ thể:  Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Tỉnh về định hướng tổ chức không gian vùng, không gian cho hệ thống đô thị, nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho người dân tại các đô thị và điểm dân cư trong phạm vi Tỉnh; đồng thời là cơ sở để tỉnh Bình Thuận xác định các định hướng không gian phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện trong giai đoạn đến 2040, đặc biệt là phát triển các hệ thống đô thị.  Cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu chính về phát triển kinh tế - xã hội, không gian đô thị, không gian cho phát triển các ngành đối với vùng Duyện hải Nam Trung bộ nói chung và vùng tỉnh Bình Thuận nói riêng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của vùng tỉnh Bình Thuận để phấn đấu đến năm 2040, vùng Bình Thuận sẽ là một trong những trung tâm công nghiệp điện năng, công nghiệp khai khoáng, dầu khí, du lịch của cả nước; giao thương thuận lợi với ba vùng kinh tế động lực của quốc gia là: vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ; ứng dụng tốt các tiến độ khoa học – kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng.  Tập trung xây dựng 3 trung tâm mang tầm Quốc gia: trung tâm năng lượng; trung tâm du lịch – thể thao biển; trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan.  Đến năm 2040, hệ thống đô thị của tỉnh Bình Thuận phân bố hợp lý, trong đó thành phố Phan Thiết là đô thị hạt nhân, động lực phát triển của vùng; có sức lan tỏa mạnh đến các đô thị khác trong tỉnh, trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; Thị xã La Gi là đô thị trọng điểm của vùng kinh tế Tây Nam. Các thị trấn huyện lỵ là đô thị động lực của vùng huyện; Khu vực nông thôn phát triển bền vững theo mô hình nông thôn mới.  Khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, các tiềm năng, thế mạnh về du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan, dịch vụ, kinh tế biển đảo nhằm phát triển kinh tế, thực 2 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 7. hiện tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và nông thôn.  Bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo vệ các vùng cảnh quan thiên nhiên, các vùng sản xuất, môi trường và sinh thái tự nhiên. Gắn phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.  Làm công cụ để quản lý, kiểm soát phát triển không gian đô thị, nông thôn, các khu chức năng đặc thù và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Là cơ sở triển khai điều chỉnh, lập mới các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành, chương trình phát triển đô thị, ... trên địa bàn toàn tỉnh.  Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên địa bàn vùng tỉnh Bình Thuận. I.4 Quan điểm điều chỉnh quy hoạch vùng  Kế thừa, phát huy các kết quả tích cực của Đồ án Quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đã được phê duyệt năm 2010 (QHXDVT năm2010). Đồng thời điều chỉnh các tồn tại, hạn chế của QHXDVT năm2010 cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã thội của tỉnh theo từng giai đoạn phát triển đã được phê duyệt tại Quyết định số 2532/2016/QĐ-TTg, ngày 28/12/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (QHTTKT-XH năm 2016);  Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; vùng TP. Hồ Chí Minh, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (KTTĐMT);  Điều chỉnh Quy hoạch vùng tỉnh Bình Thuận phát triển theo từng giai đoạn đảm bảo phù hợp với Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2025, đồng thời phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;  Đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới; Xây dựng vùng có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong vùng Bình Thuận và vùng Bình Thuận với Vùng khác có liên quan;  Phù hợp với các quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng; I.5 Các căn cứ lập điều chỉnh Quy hoạch I.5.1 Căn cứ pháp lý  Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;  Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 06 năm 2009;  Luật Xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014;  Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. 3 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 8.  Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù; I.5.2 Các Quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành  Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;  Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;  Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định số 2350/QĐ-TTg, ngày 24/12/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030;  Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;  Quyết định số 2139 /QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;  Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12 /2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;  Quyết định số 1327/2009/QĐ-TTg ngày 24/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2030; Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2030;  Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030;  Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01 /2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;  Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.  Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 9.  Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.  Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/09/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030;  Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;  Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;  Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 26/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020;  Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;  Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;  Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020;  Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012-2020”;  Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;  Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;  Quyết định số 1086/QĐ-TTg, ngày 12/00/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2025;  Quyết định số 1114/QĐ-TTg, ngày 09/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung đến năm 2020;  Quyết định số 2532/QĐ-TTg, ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; 5 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 10.  Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 04/05/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bình Thuận;  Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3566/QĐ-BCT ngày 22/06/2012;  Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ trưởng Giao thông vận tải phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.  Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 7288/QĐ-BCT ngày 15/08/2014. I.5.3 Các Quyết định của tỉnh  Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015-2020;  Quyết định số 2567/QĐ-UBND, ngày 10/11/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030;  Quyết định số1878/QĐ-UBND, ngày 12/08/2013của ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 ÷ 2020 và định hướng đến năm 2030;  Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 01/04/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;  Quyết định số 1839/QĐ-UBND ngày 30/06/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;  Quyết định số 1792/QĐ-UBND ngày 12/09/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 – 2020;  Quyết định số 2383/QĐ-UBND ngày 07/11/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;  Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 18/02/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030;  Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;  Quyết định số 3228/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020; 6 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 11.  Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 17/7/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;  Quyết định số 2248/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định số 2881/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;  Quyết định số 3607/QĐ-UBND ngày 04/11/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Thuận;  Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 30/08/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Thuận đến năm 2030;  Quyết định số 2536QĐ-UBND ngày 31/08/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;  Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 15/01/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cát trắng thạch anh tỉnh Bình Thuận giai đoạn đến năm 2015, có xét tới năm 2020;  Quyết định số 2670/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;  Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc Phê duyệt Quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 – 2020;  Quyết định số 2662/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2011 – 2020;  Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 22/3/2011 và Quyết định 4315/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020;  Quyết định số 1603/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ tỉnh Bình Thuận phục vụ quá trình phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  Quyết định số 2289/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ, biển, hải đảo tỉnh Bình Thuận;  Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 07/8/2013 của Tỉnh ủy Bình Thuận về Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; 7 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 12.  Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 19/6/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; I.5.4 Nguồn tài liệu, số liệu  Quy hoạch phát triển Bưu chính – Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;  Quy hoạch phát triển Ngành y tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;  Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;  Đề án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu tương đối đồng bộ, tạo thế liên kết với khu vực cả nước đến năm 2020;  Công văn số 535/TCTK-TKQG ngày 24/7/2015 của Tổng cục thống kê thông báo số liệu GRDP năm 2011-2015 của tỉnh Bình Thuận;  Các quy hoạch phát triển, các đề án, báo cáo khác có liên quan đến các ngành, lĩnh vực của tỉnh Bình Thuận;  Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận các năm từ 2010 đến 2016;  Báo cáo Đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020 của UBND tỉnh Bình Thuận.  Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH do địa phương và các cơ quan liên quan cung cấp.  Bản đồ địa hình toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000, các bản đồ địa hình các huyện tỷ lệ 1/25.000.  Bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh tỷ lệ 1/50.000.  Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm liên quan. I.6 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch I.6.1 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch trực tiếp  Phạm vi quy hoạch xây dựng Vùng trong phạm vi ranh giới toàn tỉnh Bình Thuận, tổng diện tích tự nhiên 7.943,93 km2, bao gồm Thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Phú Quý). Quy mô dân số năm 2016 : 1.222.696 người 8 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 13. . Hình 1: Phạm vi nghiên cứu trực tiếp I.6.2 Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mở rộng  Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận được nghiên cứu mở rộng với các vùng sung quanh có tác động, ảnh hưởng qua lại gồm: Vùng DHNTB, Vùng TP.HCM, vùng KTTĐMT và vùng Tây Nguyên. 9 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 14. Hình 2: Phạm nghiên cứu mở rộng I.7 Tính chất, chức năng vai trò của vùng I.7.1 Tính chất vùng  Là trung tâm giao thương của ba vùng kinh tế động lực quốc gia Vùng TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, vùng Duyên hải Nam Trung bộ.  Là trung tâm kinh tế phía Nam của vùng Duyên hải Nam Trung bộ.  Là trung tâm công nghiệp điện năng, công nghiệp khai khoáng. Trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Đánh bắt nuôi trồng thủy sản của vùng Duyên hải Nam Trung bộ.  Là trung tâm du lịch sinh thái rừng, sinh thái biển - đảo và du lịch văn hóa lịch sử đặc trưng tầm quốc gia và quốc tế.  I.7.2 Chức năng vai trò của vùng  Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với Quốc gia 10 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 15. - Có vai trò quan trọng về phát triển công nghiệp điện năng, khai khoáng và chế biến quặng sa khoáng Titan, du lịch sinh thái biển - đảo. - Có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng  Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với vùng DHNTB - Là động lực kinh tế của tiểu vùng phía Nam vùng DHNTB. - Vị trí tiếp giáp vùng TP. HCM, tạo cơ hội cho Bình Thuận phát triển, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển vùng DHNTB. - Liên kết các tỉnh trong vùng DHNTB phát triển du lịch biển.  Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với vùng TP.HCM - Hưởng lợi từ các công trình hạ tầng kỹ thuật của vùng TP. HCM như sân bay, cảng quốc tế, các trục hành lang kinh tế quốc gia, quốc tế. - Hợp tác khai thác phát triển du lịch, tạo mối liên kết khai thác các tour du lịch, đầu tư phát triển du lịch, thương mại dịch vụ. - Hỗ trợ, hợp tác trao đổi, tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. - Tận dụng và đón đầu cơ hội đầu tư. - Giao lưu trung tâm tài chính quốc tế. - Tiếp nhận trung tâm giáo dục - đào tạo.  Chức năng vai trò của vùng tỉnh Bình Thuận với vùng Tây Nguyên - Là cửa mở hướng ra thế giới của các huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông, các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan thông qua cửa khẩu Bu Prăng và Quốc lộ 28. - Hỗ trợ hợp tác phát triển công, nông, lâm nghiệp. - Liên kết phát triển công nghiệp khai khoáng bôxít. - Quan hệ phát triển du lịch rừng vùng Tây Nguyên đặc trưng với du lịch biển, đảo Bình Thuận. - Liên kết với Tây Nguyên bảo vệ nguồn nước và rừng phòng hộ đầu nguồn. 11 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 16. Hình 3: Sơ đồ phân tích chức năng và vai trò của tình Bình Thuận trong vùng DHMT, vùng TP.HCM và vùng Tây Nguyên II. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH VÙNG II.1 Đặc điểm tự nhiên: II.1.1 Vị trí:  Tỉnh Bình Thuận có tọa độ địa lý từ 10º33’42’’ đến 11º33’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107º23’41’’ đến 108º52’42’’ kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Đông - Đông Nam : giáp biển Đông. - Phía Tây : giáp tỉnh Đồng Nai. - Phía Tây Nam : giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 12 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 17. - Phía Bắc : giáp tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận. Hình 4: Vị trí địa lý vùng tỉnh Bình Thuận II.1.2 Địa hình:  Bình Thuận trải dài dọc bờ biển Đông theo hướng Đông Bắc - Tây Nam khoảng 192 km (chiều rộng 95 km, chỗ hẹp nhất là 32 km). Phía bắc giáp các sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía Nam là các dải đồi cát (động cát) chạy dài; phần lớn lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển. Địa hình phân chia phức tạp. Có thể chia địa hình của tỉnh thành 4 loại sau: - Vùng núi trung bình (>500m): chiếm 31,65% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung phía Bắc và Tây bắc; Có độ dốc cao, địa hình phức tạp, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn. - Vùng đồi núi thấp (cao độ Trung bình 200-500 m): chiếm 40,7% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất lâm nghiệp và rừng. - Vùng đồng bằng phù sa (cao độ khoảng 5-10 m): chiếm 9,43% diện tích, gồm các đồng bằng Tuy Phong (Lòng Sông), Phan Rí, Sông Mao (Sông Lũy), Phan Thiết (Sông Quao, Cà Ty), Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà). - Vùng đồi, đụn cát ven biển (cao 100 m - < 200 m): gồm các đồi cát phân bố dọc bờ biển từ Tuy Phong tới Hàm Tân có hình dạng gò đồi lượn sóng chiếm 18,22% diện tích tự nhiên. 13 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 18. Hình 5: Sơ đồ phân tích địa hình  Nhận xét: Đặc điểm địa hình nói trên tạo điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng, nhưng cũng gây khó khăn nhiều cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Địa hình nhiều khu vực bị chia cắt mạnh do núi cao và sông suối vì vậy giao thông đi lại khó khăn, đầu tư hạ tầng tốn kém đặc biệt là khu vực phía Bắc. II.1.3 Khí hậu:  Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nhiều nắng, nhiều gió và là một trong những vùng khô hạn nhất cả nước. Có 2 loại gió chính ảnh hưởng đến khí hậu là gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 - tháng 4) và gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 - tháng 10). Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ra những khó khăn cho sản xuất, đời sống, song là nguồn năng lượng sạch, tái sinh vô tận (sử dụng sức gió để sản xuất điện).  Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam, với lượng mưa trung bình từ 800-1.600 mm/năm tăng dần vào phía Nam.  Số giờ nắng bình quân trong ngày giảm dần từ 9-10 giờ vào mùa khô và 7-8 giờ vào mùa mưa. Tổng số giờ nắng trong năm lên đến 2.900-3.000giờ/ năm ở vùng ven biển và 2500- 2600 giờ/ năm đối với vùng trung du cùng với nhiệt độ trung bình khá cao (27-29oC) và phân bố tương đối đều giữa các tháng trong năm là nguồn năng lượng sạch tái sinh (năng lượng mặt trời). 14 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 19.  Độ ẩm: Lượng bốc hơi trung bình 1.250 -1.450mm/năm, lượng bốc hơi >4mm/ngày vào mùa khô và 1,5 -2mm/ngày vào mùa mưa. Độ ẩm trung bình 75-85%.  Hàng năm có 2 loại gió chính ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu Bình Thuận là: - Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau - Gió mùa Tây Nam: từ tháng 5 đến tháng 10.  Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ra những khó khắn cho sản xuất, đời sống, nhưng lại là nguồn năng lượng sạch, tái sinh vô tận (phát triển phong điện)  Theo số liệu trắc quan 1910 – 1994 (84 năm) chỉ có khoảng 20% số năm có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Bình Thuận. Song những năm gần đây, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có xu hướng gia tăng, thường có khả năng xuất hiện vào các tháng 10 -12 trong năm, kèm theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.  Khí hậu Bình Thuận có thể chia thành 4 nhóm: - Vùng núi Tây Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ thấp, lượng mưa cao tạo thuận lợi cho sự phân hóa thổ nhưỡng. - Vùng khí hậu khô hạn, thiếu ẩm, năng lượng bức xạ lớn. - Vùng khí hậu đồng bằng và ven biển thuận lợi cho cây công nghiệp ngắn ngày. - Vùng khí hậu hải dương ven biển và đảo Phú Quý ôn hòa, mát mẻ,  Nhận xét, đánh giá: Nhìn chung, đặc điểm khí hậu Bình Thuận rất thuận lợi cho các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc lớn; nền nhiệt độ cao, gió lớn quanh năm thuận lợi cho sấy khô các sản phẩm nông - lâm - ngư, diêm nghiệp và phát triển năng lượng tái sinh, sạch (năng lượng mặt trời, điện gió). Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố theo mùa và thấp, thiếu nước vào mùa khô, địa hình dốc, lượng bốc hơi cao, gió nắng nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất của dân cư. Do đó, việc nâng cấp và xây dựng hệ thống thủy lợi, trồng rừng nâng độ che phủ và chắn gió có vai trò rất quan trọng đối với phát triển của tỉnh. II.2 Tài nguyên thiên nhiên: II.2.1 Tài nguyên đất đai:  Tài nguyên đất ở Bình Thuận khá đa dạng: đất cát, đất mặn, đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mới biến đổi, đất xói mòn trơ sỏi đá, glay, phân bố trên 4 nền địa hình chính của tỉnh, tạo sự phong phú và đa dạng về chủng loại. Đây là yếu tố thuận lợi để có thể đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi như lúa nước, hoa màu, các loại cây công nghiệp như điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, phần lớn đất Bình Thuận nghèo dinh dưỡng, một số nơi còn bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng. Để khai thác tốt tài nguyên đất đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt các công trình thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông - lâm nghiệp, sử dụng đất theo hướng bền vững. 15 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 20. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2016 Số tt Loại đất Năm 2006 Năm 2016 Biến động Tăng (+), giảm (-) D.tích (ha) % D.tích (ha) % Diện tích (ha) Tổng diện tích đất TN 783.243 100,00 794.393 100,00 I Đất nông nghiệp 680.08 7 86,83 710.496 89,44 30.409 1 Đất sản xuất nông nghiệp 282.887 36,12 361.786 45,54 78.899 1.1 Đất trồng cây hàng năm 136.840 17,23 - Đất trồng lúa 53.849 6,78 - Đất trồng cây h.năm khác 82.991 10,45 1.2 Đất trồng cây lâu năm 224.946 28,32 2 Đất lâm nghiệp có rừng 393.41 6 50,23 344.212 43,33 -49.204 - Rừng sản xuất 158.587 19,96 - Rừng pḥòng hộ 151.855 19,12 - Rừng đặc dụng 33.770 4,25 3 Đất nuôi trồng thủy sản 2.678 0,34 2.975 0,37 297 4 Đất làm muối 872 0,11 910 0,11 38 5 Đất nông nghiệp khác 234 0,03 613 0,08 379 II Đất phi nông nghiệp 48.410 6,18 72.068 9,07 23.658 1 Đất ở 7.383 0,94 8.789 1,11 1.406 - Đất ở đô thị 2.883 0,36 - Đất ở nông thôn 5.906 0,74 2 Đất chuyên dùng 20.594 3,63 49.153 6,19 28.559 - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 211 0,03 - Đất quốc phòng, an ninh 22.225 2,80 - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 8.354 1,05 - Đất có mục đích công cộng 17.189 2,16 - Đất xây dựng công trình sự nghiệp 1.174 0,15 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 200 0,03 331 0,04 131 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.136 2,73 2.688 0,34 552 5 Đất sông suối và MNCD 18.600 2,37 11.091 1,40 -7.509 6 Đất phi nông nghiệp khác 91 0,01 16 0,002 -75 III Đất chưa sử dụng 54.746 6,99 11.829 0,002 -42.917 16 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 21. 1 Đất bằng chưa sử dụng 20.222 2,58 4.220 0,53 -16.002 2 Đất đồi chưa sử dụng 29.953 3,82 6.856 0,86 -23.097 3 Núi đá không có rừng cây 4.571 0,58 753 0,09 -3.818 Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận.  Nhận xét, đánh giá: Tổng diện tích đất tự nhiên của Bình Thuận là 794.393 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp chiếm 89,94% Đất phi nông nghiệp chiếm 9,07%; đất chưa sử dụng 0,022%. So với thời kỳ năm 2006 đến nay có thể thấy đất nông nghiệp giảm nhẹ, chủ yếu giảm đất lâm nghiệp để tăng đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tăng nhanh nhất, chủ yếu là đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng đã và đang được đưa vào khai thác để có thể sản xuất nông - lâm nghiệp. Hình 6: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Thuận II.2.2 Tài nguyên khoáng sản:  Theo tài liệu điều tra, Bình Thuận có gần 100 mỏ với 30 nhóm khoáng sản đa dạng như: vàng, chì, kẽm, nước khoáng... Trong đó, nước khoáng và các khoáng sản (sét, đá xây dựng…) có giá trị thương mại và công nghiệp cao đang được đẩy mạnh khai thác trong những năm gần đây.  Những loại khoáng sản chính đã được khai thác: - Sét Bentônit: Phân bổ ở Tuy Phong với trữ lượng khoảng 5,0 triệu tấn. - Sa khoáng titan (ilmenit-zircon): Theo Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/09/2013 của Thủ tường Chính Phủ thì trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng titan cả nước khoảng 650 triệu tấn khoáng vật nặng (trong đó khoảng 78 triệu tấn zircon); trữ lượng và tài nguyên dự báo khu vực Bình Thuận khoảng 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng và tài nguyên quặng titan cả nước. Trên địa bàn tỉnh có 26 điểm mỏ quặng titan, chủ yếu tập 17 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 22. trung ở các điểm mỏ: Tiểu khu Lương Sơn (huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc và Tuy Phong), Nam Phan Thiết và Tuy Phong, Hòa Thắng (Bắc Bình), Suối Nhum (Hàm Thuận Nam). - Cát thủy tinh: Có 17 điểm phân bố dọc vùng Tây Nan từ Hàm Tân đến Tuy Phong. Hiện nay, loại cát này đang được khai thác ở mỏ Hồng Liêm (Cây Táo) và một số mỏ khác với sản lượng khoảng 25.000 tấn/năm. - Đá ốp lát và đá xây dựng phong phú, chất lượng cao (đá granit, đá ardezit màu lục, đa xit màu xám dùng để ốp lát xuất khẩu). Hiện tại, có 2 đơn vị kinh tế khai thác đá xây dựng ở mỏ Tà Dôn, Núi Nạng, Núi Đất, Tân Hà, Núi Nhọn và một số cơ sở tư nhân sản xuất đá chẻ trong tỉnh. Sản lượng khai thác đá các loại đạt khoảng 700.000 m3 /năm. - Sét để sản xuất gạch ngói được tập trung khai thác ở Hàm Thuận Nam, Tánh Linh - Đức Linh với sản lượng khai thác khoảng 500 triệu viên/năm. - Nước khoáng đang được khai thác ở Vĩnh Hảo (công suất 30 triệu lít/năm) và Đa Kai (công suất 25 triệu lít/năm).  Những loại khoáng sản trên chủ yếu phân bố trên những vùng kết cấu hạ tầng kém phát triển, thiếu đường giao thông. Để khai thác, cần phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khá lớn, khó hấp dẫn các nhà đầu tư. Đồng thời việc khảo sát, đánh giá trữ lượng và chất lượng còn sơ bộ, nên chưa có cơ sở chắc chắn để kêu gọi đầu tư.  Nhận xét, đánh giá: Bình Thuận có tài nguyên khoán sản phong phú, đặc biệt là trử lượng sa khoáng titan lớn cả nước, có giá trị tạo điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh, tuy nhiên cần có các giải pháp để tối ưu hóa trong công tác khai thác và chế biến quặng sa khoán titan nhằm phát triển bền vững tránh chồng lấn, hạn chế phát triển của các lĩnh vực du lịch, năng lượng..., bảo vệ môi trường. II.2.3 Tài nguyên rừng  Tổng diện tích đất rừng đến năm 2016 là 344.212 ha (chiếm 43,33% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh), trong đó rừng phòng hộ 151.855 ha, rừng đặc dụng 33.770 ha, rừng sản xuất 158.587 ha. Rừng tự nhiên Bình Thuận khá đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quí có giá trị cao như: cẩm lai, giáng hương, sếu, gỗ đỏ, căm xe, sao đen, trắc,…  Rừng tự nhiên bao gồm chủ yếu là rừng gỗ lá rộng, rừng lá kim; còn lại là rừng hỗn hợp, rừng tre nứa và rừng đặc sản. Trữ lượng rừng tự nhiên tập trung nhiều nhất ở Tánh Linh, tiếp đến là Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam..  Động vật rừng ở Bình Thuận rất phong phú và đa dạng với các loài thú quí, hiếm... Nhưng do rừng ở trạng thái rừng nghèo kiệt, rừng non với các loại cây đường kính nhỏ và săn bắt bừa bãi nên hiện nay số lượng còn rất ít hoặc có loài không còn.  Nhận xét, đánh giá: so với năm 2010 diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng năm 2016 tăng 6,9%. Nhìn chung, tổng trữ lượng rừng còn khá lớn nhưng phần lớn ở trạng thái rừng nghèo kiệt, rừng non với các loại cây đường kính nhỏ và chất lượng không cao. Việc bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt việc khai thác rừng, săn bắt thú rừng là cấp bách. II.2.4 Tài nguyên biển  Bình Thuận là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng. Bờ biển Bình Thuận dài 192 km chạy theo phương Đông Bắc - Tây Nam. Ngoài khơi có đảo Phú Quý với diện tích 17,91km2 (1.791ha) nằm cách Phan Thiết 56 hải lý về phía Đông - 18 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 23. Nam. Vùng biển Bình Thuận với diện tích 52.000 km2 là một trong những ngư trường lớn của cả nước. Thềm lục địa thuộc tỉnh mở rộng dần từ Bắc đến Nam. Sườn bờ ngầm và đáy biển thoải rộng, bằng phẳng rất thuận lợi các nghề đánh bắt cá đáy và cá nổi. Theo ý kiến của các chuyên gia, vùng biển sâu 50 mét trở ra có trữ lượng hải sản rất lớn, song chưa được điều tra đánh giá cụ thể. Nguồn lợi thủy sản không những lớn về trữ lượng mà còn phong phú về chủng loại: về cá có trên 500 loài, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá hồng, cá mú, mực, cá bạc má, cá ngừ… và nhiều đặc sản có giá trị cao như tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai… Tuy chưa có số liệu điều tra cụ thể, nhưng sản lượng khai thác hàng năm (năm 2016 là 203.679 tấn) cho thấy trữ lượng là rất đáng kể.  Diện tích các bãi bồi, bãi triều ven sông biển và nằm sát cận với bờ biển có khả năng phát triển nuôi tôm bán thâm canh khoảng 915ha (nước lợ). Dọc bờ biển và đảo Phú Quý có thể phát triển nuôi cá lồng bè các loại hải đặc sản như cá mú, tôm hùm,…  Những bãi biển thoai thoải, cát trắng mịn, phong cảnh đẹp là lợi thế để phát triển du lịch tại Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (Tuy Phong); Đồi Dương, Hàm Tiến, Phú Hải, Mũi Né, Tiến Thành (Phan Thiết); Tân Thành, Thuận Quý (Hàm Thuận Nam); Tân Hải (Hàm Tân); ngoài ra còn một số đảo ven biển có thể đưa vào khai thác các tuyến du lịch đảo (các đảo Cù Lao Câu, Phú Quý...).  Dọc ven biển có những địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển lớn, cùng với những diện tích đất rộng trên bờ có thể kết hợp để xây dựng những khu công nghiệp quy mô lớn gắn với kinh tế biển, như Vĩnh Tân, Hòn Rơm, Hòn Hồng, Sơn Mỹ,...  Biển Bình Thuận là nơi gặp nhau của hai dòng hải lưu; có hiện tượng nước trồi tạo nên một trong những ngư trường lớn, đa dạng về chủng loại của cả nước. Biển Bình Thuận có 02 khu bảo tồn biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam đến 2020, đó là Khu bảo tồn biển Cù Lao Cau với 146 loài san hô, 78 loài động vật phù du, 107 loài động vật đáy và loài cá rạn san hô và Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý đang trong giai đoạn nghiên cứu để thiết lập.  Vùng biển ngoài khơi và vùng thềm lục địa của tỉnh nằm gần trọn trong bồn trũng Cửu Long, nơi được đánh giá có triển vọng khá về trữ lượng dầu mỏ. Hiện nay đang khai thác dầu tại mỏ Sư Tử Đen với sản lượng khoảng 80 ngàn thùng dầu/ng.đ. Ngoài nguồn khí (Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng) đã được thẩm lượng với trữ lượng có thể thu hồi 1,97 tỉ m3 , trong đó mỏ Sư Tử Đen (trữ lượng thu hồi cơ bản là 1,55 tỉ m3 ) đã đi vào khai thác và đã đưa vào bờ cung cấp cho khu vực Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào năm 2007, phát hiện về khí ở mỏ Sư Tử Trắng dự kiến trữ lượng thu hồi tiềm năng khoảng 19,8 tỉ m3 . Đồng thời, phát hiện được công bố (17/1/2007) về trữ lượng dầu đáng kể của Công ty năng lượng Talisman (Canada) tại giếng thăm dò mỏ Sư Tử Trắng cho thấy có thể khai thác ở mức khoảng 15 nghìn thùng dầu/ng.đ. Như vậy, tiềm năng dầu khí đã và sẽ tiếp tục được thăm dò khai thác sẽ tạo điều kiện cho hình thành và phát triển công nghiệp dầu khí ở Bình Thuận.  Nhận xét, đánh giá: Tài nguyên biển Bình Thuận đa dạng và phong phú, có bờ biển dài dọc hướng Đông của tỉnh. Thuận lợi phát triển KT-XH trong đó có du lịch biển, đảo, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên vì là tỉnh có địa hình đặc trưng vùng Duyên hải Miền trung (chiều rộng hẹp, chiều ngang dài theo bờ biển) bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 19 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 24. II.3 Thực trạng phát triển vùng tỉnh Bình Thuận: II.3.1 Thực trạng phát triển dân số  Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016, dân số toàn tỉnh Bình Thuận là 1.222.696 người trong đó: - Dân số đô thị 480.620 người (chiếm 39,3%), dân số nông thôn 742.076 người chiếm 60,7%. - Mật độ dân số toàn tỉnh: 154 người/km2 - Số người trong độ tuổi lao động: 716.300 người chiếm 58,6% dân số toàn tỉnh , tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,81% tổng số người trong độ tuổi lao động của tỉnh. Bảng tổng hợp diện tích, dân số và mật độ dân số trên toàn tỉnh TT Tên đơn vị Diện Dân số Dân số Mật độ hành chính tích TB đô thị dân số (km2) (người) (người) (người/km2) Toàn tỉnh 7.943,9 1.222.696 480.620 154 1 Thành phố Phan Thiết 210,9 225.897 196.857 1.071 2 Thị xã La Gi 185,4 109.039 70.646 588 3 Huyện Tuy Phong 773,7 148.010 69.505 191 4 Huyện Bắc Bình 1.868,8 122.700 26.935 66 5 Huyện Hàm Thuận Bắc 1.344,5 174.487 31.563 130 6 Huyện Hàm Thuận Nam 1.058,4 103.290 13.382 98 7 Huyện Tánh Linh 1.198,6 105.760 16.439 88 8 Huyện Đức Linh 546,6 132.284 37.480 242 9 Huyện Hàm Tân 739,1 73.219 17.813 99 10 Huyện Phú Quý 17,9 28.010 - 1564 Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận, phân tích tổng hợp. II.3.2 Thực trạng phát triển hệ thống đô thị toàn tỉnh Toàn tỉnh Bình Thuận năm 2016 có 15 đô thị trong đó có 1 đô thị loại II là thành phố Phan Thiết, 2 đô thị loại IV là thị xã La Gi, thị trấn Phan Rí Cửa, 12 đô thị loại V là các thị trấn huyện lỵ. Bảng tổng hợp hệ thống độ thi, diện tích đô thị trên toàn tỉnh TT Tên đô thị Trực thuộc Loại Tính chất Diện tích tự nhiên (ha) 1 Thành phố Phan Thiết Tỉnh II Tỉnh lỵ 2.060,0 2 Thị xã La Gi Tỉnh IV 1.830,0 3 Thị trấn Liên Hương H. Tuy Phong V Huyện lỵ 101,0 20 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 25. TT Tên đô thị Trực thuộc Loại Tính chất Diện tích tự nhiên (ha) 4 Thị trấn Phan Rí Cửa IV Huyện lỵ 270,0 5 Thị trấn Chợ Lầu H. Bắc Bình V Huyện lỵ 326,0 6 Thị trấn Lương Sơn V 299,0 7 Thị trấn Ma Lâm H. Hàm Thuận Bắc V Huyện lỵ 170,0 8 Thị trấn Phú Long V 225,0 9 Thị trấn Thuận Nam H. Hàm Thuận Nam V Huyện lỵ 287,0 10 Thị trấn Lạc Tánh H. Tánh Linh V Huyện lỵ 382,0 11 Thị trấn Võ Xu H. Đức Linh V Huyện lỵ 277,0 12 Thị trấn Đức Tài V Huyện lỵ 317,0 13 Thị trấn Tân Nghĩa H. Hàm Tân V Huyện lỵ 864,0 14 Thị trấn Tân Minh V Huyện lỵ 552,0 15 Trung tâm huyện lỵ Ngũ Phụng H. Phú Quý V Trung tâm huyện Tổng cộng 15 6.939,4  Các đô thị phân bố không đồng đều giữa các huyện, mật độ phân bố đô thị toàn tỉnh là 1,8 đô thị/1000km2 ; Thị trấn Phan Rí Cửa có mật độ cao nhất (>13.000 người/km2 ), thị trấn Tân Nghĩa có mật độ thấp nhất (200 - 250 người/km2 ), các đô thị còn lại có mật độ trung bình 500 – 1000 người/km2 .  Mạng lưới đô thị trên địa bàn tỉnh phân theo 2 khu vực với các hình thái phân bố khác nhau: - Dọc hành lang QL.1A và hành lang ven biển: Khu vực này có mật độ xây dựng đô thị cao. Hình thái phân bố theo chuỗi, dọc QL.1A và các khu vực cửa sông, cửa biển, các khu vực có quỹ đất phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch, khu vực này cũng bao gồm toàn bộ các đô thị lớn như TP.Phan Thiết, TX.La Gi. - Khu vực các huyện miền núi: Mật độ phân bố đô thị thưa, quy mô dân số khoảng 16 – 20 ngàn người. Đa số các thị trấn mới thành lập, khu vực trung tâm nhỏ, đất xây dựng đô thị không tập trung, chủ yếu phát triển theo đường chính, từ trung tâm lan rộng ra xa. II.3.3 Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn Bảng tổng hợp thống kê dân số trung bình nông thôn phân theo huyện, thị xã, thành phố ĐVT: Người - Unit: Pers. 2010 2013 2014 2015 Sơ bộ Prel. 2016 TỔNG SỐ 714.084 725.965 732.791 737.419 742.076 Thành phố Phan Thiết 26.962 27.549 28.654 28.917 29.040 21 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 26. Thị xã La Gi 36.432 37.069 37.733 38.291 38.393 Huyện Tuy Phong 75.002 76.440 77.235 78.053 78.505 Huyện Bắc Bình 91.869 94.097 94.829 95.118 95.765 Huyện Hàm Thuận Bắc 137.954 140.004 141.058 141.710 142.924 Huyện Hàm Thuận Nam 86.839 88.219 88.855 89.450 89.908 Huyện Tánh Linh 86.228 87.554 88.122 88.765 89.321 Huyện Đức Linh 92.847 93.233 94.008 94.256 94.804 Huyện Hàm Tân 53.849 54.508 54.826 55.118 55.406 Huyện Phú Quý 26.102 27.292 27.471 27.741 28.010 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2016. II.3.4 Thực trạng phát triển kinh tế: Để đánh giá quá trình phát triển kinh tế của tỉnh sát với thực tế, phù hợp với tăng trưởng kinh tế chung của cả nước và cách tính mới về tổng sản phẩm địa phương GRDP, chúng ta cần đánh giá lại tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê cân đối cho các tỉnh/thành để làm tiền đề cho xây dựng kế hoạch 5 năm 2016-2020 và các năm tiếp theo đến 2030. Theo Chỉ thị số 22/CT- TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Tổng sản phẩm (GRDP) (giá SS 2010) quy đổi; Thông báo số 723/TCTK-TKQG ngày 23/9/2014 của Tổng cục thống kê về việc thông báo kết quả rà soát số liệu GRDP năm 2011-2013 cho các tỉnh/thành (trong đó có tỉnh Bình Thuận); Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành trực thuộc TW; Thông báo số 535/TCTK-TKQG ngày 24/7/2015 của Tổng cục thống kê về việc thông báo kết quả rà soát số liệu GRDP năm 2011-2015 cho các tỉnh/thành. Để thống nhất và phù hợp với cả nước và thông lệ quốc tế, điều chỉnh Quy hoạch lần này đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 với số liệu đã được điều chỉnh từ Niên giám thống kê theo cách tính mới để làm cơ sở dự báo sát với xu hướng phát triển cho các giai đoạn tới. Bảng Hiện trạng kinh tế Bình Thuận Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩmTổng số Trong đó: Công nghiệp Triệu đồng - Mill. Dongs 2010 23.130.196 7.239.345 5.728.332 3.608.578 9.017.948 1.144.571 2011 29.482.535 9.739.603 7.120.217 4.697.336 11.169.964 1.452.751 2012 32.652.427 10.038.347 8.032.255 5.516.536 12.839.567 1.742.258 2013 35.864.504 10.434.853 8.888.469 6.244.193 14.484.792 2.056.390 2014 40.068.832 12.387.886 10.476.507 7.953.433 15.562.157 1.642.282 22 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 27. 2015 44.085.766 12.898.339 12.738.591 10.181.985 16.498.686 1.950.150 Sơ bộ 2016 48.801.774 13.293.786 14.210.409 11.520.968 18.042.444 3.255.135 Cơ cấu trong GRDP - Structure (%) 2010 100,0 31,30 24,77 15,60 38,99 4,95 2011 100,0 33,04 24,15 15,93 37,89 4,93 2012 100,0 30,74 24,60 16,89 39,32 5,34 2013 100,0 29,10 24,78 17,41 40,39 5,73 2014 100,0 30,92 26,15 19,85 38,84 4,10 2015 100,0 29,26 28,90 23,10 37,42 4,42 Sơ bộ 2016 100,0 27,24 29,12 23,61 36,97 6,67 Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận Về tăng trưởng kinh tế và các yếu tố đóng góp tăng trưởng kinh tế Quy mô tổng giá trị sản phẩm GRDP (giá hiện hành) của tỉnh Bình Thuận tăng liên tục qua các năm: từ 32.652 tỷ đồng năm 2012 lên 48.801.774tỷ đồng vào năm 2016 (gấp gần 1,5 lần so với năm 2012). So sánh quy mô nền kinh tế năm 2015 thì Bình Thuận: bằng 74,5% tỉnh Lâm Đồng (58.007 tỷ đ), gấp 2,5 lần tỉnh Ninh Thuận (17.228 tỷ đ), bằng 22,5% tỉnh Đồng Nai (191.942 tỷ đ), bằng 15,3% tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (282.275 tỷ đ tính cả dầu khí), và bằng khoảng 1% cả nước. II.3.5 Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội: II.3.5.1 Giáo dục và đào tạo:  Hiện hệ thống mạng lưới cơ sở vật chất trường, lớp học và thiết bị được đầu tư ở tất cả các cấp học trên địa bàn tỉnh. Đến năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có: 184 trường mầm non; 278 trường tiểu học, 126 trường trung học cơ sở và 25 trường trung học phổ thông, 02 trường phổ thông cơ sở, 02 trường trung học (cấp 2, 3), 02 trường phổ thông và trung học (cấp 1, 2, 3), 01 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 01 trường trung học chuyên nghiệp, 02 trường cao đẳng nghề, 01 trường trung cấp nghề. Bảng hiện trạng cơ sở vật chất giáo dục – đào tạo Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Trường mầm non: 170 170 174 181 184 188 TĐ: Công lập 156 156 157 159 161 162 - Số lớp (lớp) 1.631 1.710 1.693 1.755 1.827 1.929 - Số phòng (phòng) 1.266 1.395 1.253 1.595 1.753 1.843 2. Trường phổ thông: 431 432 435 437 435 436 - Tiểu học (trường) 281 279 280 280 277 277 Số lớp (lớp) 4.132 4.106 4.138 4.127 4.150 4.014 - THCS (trường) 122 123 125 125 126 127 Số lớp (lớp) 2.379 2.369 2.406 2.446 2.445 2.266 23 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 28. - THPT (trường) 26 26 26 26 25 25 Số lớp (lớp) 1.018 1.066 1.068 979 949 937 3. Trường cao đẳng: 2 3 3 3 3 3 TĐ: Công lập 2 3 3 3 3 3 4. Trường đại học: 1 1 1 1 1 1 TĐ: Ngoài công lập 1 1 1 1 1 1 Nguồn: NGTK năm 2016- Chi cục thống kê Bình Thuận; Công văn góp ý của Sở GD&ĐT  Đến năm 2016, tổng số lớp các cấp trên địa bàn tỉnh đạt (Mầm non có 1.929 lớp, Tiểu học có 4..014 lớp, THCS có 2.266 lớp, THPT có 937 lớp), với tổng cộng 6.923 phòng học, trong đó có 4.312 phòng học kiên cố.  Nhờ huy động vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ và vốn xổ số kiến thiết thực hiện Đề án kiên cố hóa giai đoạn 2008 – 2012 đã xóa phòng học tạm và ca 3 của các cấp học trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ, đồng bộ… góp phần cho ngành dạy tốt và học tốt. Bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn xã hội hóa, hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được đầu tư nâng cấp từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Đến năm 2016, có 26 cơ sở dạy nghề, trong đó có 12 cơ sở công lập và 14 cơ sở ngoài công lập.  Quy mô các cấp học, bậc học tiếp tục được mở rộng; số trường lớp được đầu tư theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa ngày càng tăng; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia từ 6,48% (năm 2010) tăng lên 14,57% (năm 2013), 16,83% (năm 2014) và 25,67% (năm 2015); do đó đến năm 2016 trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Hệ thống trường lớp ở các cấp học tiếp tục được sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng cao, hải đảo tiếp tục ổn định và phát triển. Việc củng cố và phát triển các trường chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp được quan tâm chỉ đạo. II.3.5.2 Y tế:  Năm 2016, toàn tỉnh có: 16 bệnh viện/2943 giường, 10 phòng khám đa khoa khu vực/310 giường và 117 trạm y tế xã/phường. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và phòng khám đa khoa khu vực đều được đầu tư xây mới, nâng cấp. Trong đó, Bệnh viện huyện Bắc Bình và Đức Linh đã được nâng cấp thành Bệnh viện Đa khoa khu vực của tỉnh. Bệnh viện Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi với quy mô 100 giường bệnh được xây mới đưa vào sử dụng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh xây mới năm 2005 với quy mô 800 giường, mới được đầu tư bổ sung 50 giường cho Khoa Ung bướu. Các bệnh viện tuyến huyện đều được đầu tư nâng cấp và xây mới, trong đó Bệnh viện huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Phú Quý được đầu tư xây mới và đã đưa vào sử dụng. Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng; nâng cấp Trung tâm Da liễu lên thành Bệnh viện Da liễu tỉnh.  Hệ thống y tế dự phòng tỉnh, huyện từng bước được đầu tư nâng cấp và xây mới, trong đó: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các trung tâm y tế huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết đã được xây dựng mới và đưa vào sử dụng. Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng; đã sửa 24 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 29. chữa và nâng cấp cơ sở Trung tâm y tế huyện Hàm Tân, Trung tâm y tế huyện Hàm Thuận Bắc; đã hợp nhất Bệnh viện Quân dân y huyện Phú Quý và Trung tâm Y tế Phú Quý thành Trung tâm Y tế quân dân Y huyện Phú Quý; đã hợp nhất Bệnh viện đa khoa huyện Hàm Tân và Trung tâm Y tế huyện thành Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân.. Đến nay, hầu hết các trạm y tế đều được xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp hàng năm, trong đó trên 50% trạm y tế được đầu tư xây mới, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010, đang tiếp tục củng cố và đầu tư xây dựng theo Bộ tiêu chí mới chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020. II.3.6 Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật: II.3.6.1 Giao thông: a. Giao thông đường bộ  Giao thông đối ngoại gồm các tuyến Quốc lộ: - Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có 04 tuyến quốc lộ (QL.1A, QL.55, QL.28 và QL.28B) đi qua với tổng chiều dài khoảng 428km. Đây là những tuyến giao thông đối ngoại chính, kết nối tỉnh Bình Thuận với các tỉnh/thành khác; hiện đã được đầu tư nâng cấp bước đầu tạo điều kiện giao lưu kinh tế - thương mại thông suốt và thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. - Quốc lộ 1A: Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 181,4 km (từ ranh Ninh Thuận đến ranh Đồng Nai), đi qua hầu hết các huyện trong tỉnh (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, TP.Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân) đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (nền đường rộng 12m, mặt đường bê tông nhựa rộng 11m), chất lượng khai thác cơ bản đáp ứng yêu cầu. Đoạn qua tỉnh có 43 cầu tải trọng H30. Tuyến QL.1A hiện nay đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng (trong đó: đoạn từ ranh Ninh Thuận đến Km1720+800 mở rộng nền mặt đường 4 làn xe cơ giới, giữa có giải phân cách; đoạn từ Km1720+800 đến giáp Đồng Nai thảm tăng cường mặt đường cũ và cải tạo, mở rộng các đường cong, điểm đen nhằm đảm bảo an toàn giao thông). - Quốc lộ 28: Nối QL.1A tại TP.Phan Thiết (Bình Thuận) đi QL.20 tại Di Linh (Lâm Đồng). Đoạn qua tỉnh Bình Thuận từ TP.Phan Thiết qua huyện Hàm Thuận Bắc đến ranh Di Linh (Lâm Đồng) dài 42km. Đây là con đường nối Bình Thuận với các tỉnh Tây Nguyên, đã được nâng cấp hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2007, mặt đường thảm bê tông nhựa, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, hiện đang khai thác tốt. - Quốc lộ 55: QL.55 nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tại QL.51) qua tỉnh Bình Thuận (giao QL.1A) đi tỉnh Lâm Đồng (tại QL.20). Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận bắt đầu từ Km52+640 (giáp Bà Rịa - Vũng Tàu) đến Km205+140 (giáp Bảo Lâm - Lâm Đồng), dài 152,5km, hiện trạng chủ yếu là đường cấp IV, một số đoạn đạt cấp III và còn một số đoạn nhỏ còn là đường cấp V. Tuyến đường này được Bộ GTVT cho đầu tư nâng cấp, cải tạo đoạn từ Km96+300 - Km205+140 từ năm 2009, đến nay đã hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. - Quốc lộ 28B: Nối QL.1A tại ngã ba Lương Sơn (Km1657) đến hết xã Phan Sơn (giáp ranh Lâm Đồng) dài 52,45km đạt tiêu chuẩn cấp V (nền đường rộng 7m, mặt đường đá dăm rộng 5,5m). Đây là tuyến đường công vụ phục vụ cho thi công nhà máy thủy điện Đại Ninh, nên tiêu chuẩn kỹ thuật thi công chưa đảm bảo yêu cầu, kể cả hệ thống báo hiệu an toàn giao thông. Hiện tại trên tuyến đã có nhiều đoạn hư hỏng nặng, có đoạn xảy 25 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 30. ra hiện tượng sạt lở đất gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông, nhất là vào mùa mưa. Hiện nay tuyến đường này đã được Bộ GTVT cho nâng lên thành Quốc lộ (QL.28B) theo Quyết định số 701/QĐ-BGTVT ngày 12/3/2014 của Bộ Giao thông vận tải. - Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh chủ yếu dựa trên 4 tuyến quốc lộ và các tuyến tỉnh lộ chủ yếu như QL.1A chạy xuyên suốt, đi qua hầu hết các huyện, thị trong tỉnh cùng với QL.55, QL.28, QL.28B nối các trung tâm huyện lỵ với trung tâm tỉnh, cũng như nối các huyện miền núi và ven biển của tỉnh với nhau. Ngoài ra còn có hệ thống đường huyện, đường giao thông đô thị, đường xã tạo nên mạng lưới đường bộ có thể đi tới các vùng trong tỉnh. Vẫn còn nhiều tuyến đường có chất lượng xấu, lưu thông khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa do lầy lội trơn trượt, đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Do vậy, trong thời gian tới cần đầu tư phát triển hơn nữa cho xây dựng hệ thống đường giao thông, cần chú trọng đến nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch, các khu dân cư và kết nối giao thông liên hoàn đồng bộ giữa các địa phương và với các tỉnh kế cận.  Giao thông đối nội gồm các tuyến Tỉnh lộ: ĐT.716, ĐT.719, ĐT.720, ĐT.766, ĐT.712, ĐT.714, ĐT.717,…. Kết nối các huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. . Chất lượng mặt đường không đồng đều trên toàn tuyến, phần lớn là đường trung bình và xấu; trong đó có một số tuyến mặt đường còn tốt là: ĐT.720, ĐT.766 vừa mới nâng cấp mở rộng hoàn thành năm 2012, đường ĐT.706B, đường ĐT.716 đoạn từ Mũi Né đi Hòa Thắng,…  Hệ thống bến - bãi - Bến xe khách: Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện có 10 bến xe đang hoạt động với tổng diện tích khoảng 45.866 m2 , đều do các Hợp tác xã vận tải quản lý với 51 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh và 19 tuyến vận tải hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách liên tỉnh và nội tỉnh, chất lượng phục vụ của các bến xe khách trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao. Trung bình năm 2013 có tổng số khoảng 287 xe qua bến/ngày với 2246 hành khách qua bến/ngày. Bảng hiện trạng các bến xe khách trên địa bàn tỉnh Số TT Bến xe Diện tích (m2) Xe qua bến/ngày (Chiếc) Khách qua bến (HK/ngày) 1 Bến xe Bắc Phan Thiết 9.425,2 87 806 2 Bến xe Nam Phan Thiết 5.256,5 22 155 3 Bến xe Bắc Bình Bắc Bình 6.390 31 150 4 Bến xe Phan Rí Tuy Phong 2.840,2 17 198 5 Bến xe Liên Hương Tuy Phong 2.970 18 312 6 Bến xe La Gi TX.La Gi 3.500 18 108 7 Bến xe Đức Linh Võ Xu - Đức Linh 4.050 39 235 8 Bến xe Tánh Linh Lạc Tánh 4.382 23 120 9 Bến xe Bắc Ruộng Măng Tố 1.643 27 130 10 Bến xe Mũi Né Mũi Né 5.409 5 32 26 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 31. Tổng cộng 45.866 287 2.246 * Nguồn: Quy hoạch GTVT tỉnh Bình Thuận; Công văn góp ý của Sở GTVT tỉnh - Bến và bãi đỗ xe tải: Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có các bãi đỗ xe tải. Hàng hóa phục vụ tiêu dùng và sản xuất thường được các xe tải chuyên chở trực tiếp đến các chợ và các điểm bán buôn. Do luồng hàng này phân tán và khối lượng không lớn nên các xe tải đậu đỗ tại các bãi đỗ xe của chợ, các bãi đỗ tư xe tư nhân hoặc đỗ trên đường để lên xuống hàng hóa.  Mật độ mạng lưới giao thông đường bộ trung bình theo diện tích của tỉnh đạt khoảng 0,68km/Km2, mật độ đường bộ theo dân số đạt 4,42km/1.000 dân. Mật độ phân bố không đồng đều giữa các khu vực; ở khu vực Phan Thiết là 1,53km/Km2, 1,42km/1.000dân; 02 huyện có tỷ lệ cao nhất là Đức Linh và Phú Quý với lần lượt là 2,13km/Km2, 8,77km/Km2, còn lại các khu vực khác đạt tỷ lệ thấp. Bảng so sánh hiện trạng giao thông với một số tỉnh Chỉ tiêu Bình Thuận Ninh Thuận Đồng Nai TP.Hồ Chí Minh Km/km2 0,68 0,36 1,04 1,43 Km/1000 người 4,42 2,1 2,88 5,33 Nguồn: Quy hoạch GTVT tỉnh Bình Thuận; Công văn góp ý của Sở GTVT tỉnh  Giao thông đường sắt Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh với chiều dài khoảng 180 km, đi qua hầu hết các huyện/thị/thành phố thuộc tỉnh. Đoạn qua địa bàn tỉnh có 14 ga đường sắt (từ ga Vĩnh Hảo đến ga Gia Huynh), trong đó ga chính là ga Bình Thuận, còn lại là ga hỗn hợp chủ yếu phục vụ cho các đoàn tàu khách và tàu hàng Bắc – Nam. Hiện mạng lưới đường bộ nối đến các ga không được thuận lợi, chưa phát huy hết tiềm năng của giao thông đường sắt. Tuyến nhánh đường sắt Bình Thuận - Phan Thiết dài khoảng 9 km chủ yếu phục vụ hành khách tàu địa phương, du khách du lịch và một phần nhỏ hàng hóa thông qua. Ga Phan Thiết được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2012 có ý nghĩa rất lớn và góp phần quan trọng cho việc vận chuyển hành khách từ TP.Hồ Chí Minh đến Phan Thiết và ngược lại, đặc biệt là phục vụ lượng khách du lịch khi có nhu cầu đến thăm quan du lịch tại Phan Thiết, Bình Thuận.  Giao thông đường biển Hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có tuyến vận tải đường biển từ cảng Phan Thiết – cảng Phú Quý và ngược lại, đang được khai thác với tổng cộng 8 tàu với tổng sức chở 718 người và 2.211 tấn hàng. - Cảng Phan Thiết được thiết kế tiếp nhận tàu dưới 1.000 DWT, với công suất khoảng 0,3 triệu tấn/năm; cảng chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Luồng vào cảng có chiều dài 1.100 m, hiện chưa được đầu tư hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải. - Cảng Phú Quý là cảng tổng hợp được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh (bến cập tàu, kè bờ, đê chắn sóng, kho bãi,…), phục vụ cho nhu cầu vận tải và hậu cần nghề cá, là cửa ngõ chính nối huyện đảo với đất liền và đi các nơi khác. Cảng Phú Quý có những ưu thế như vị trí kín gió và mớn nước khá sâu có thể tiếp nhận các loại tàu vận tải có trọng tải đến 27 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 32. 1.000 tấn; Bến cập tàu khách + cá 139m, bến cập tàu hàng 51m, luồng vào cảng dài khoảng 3,2km đã đầu tư hệ thống phao báo hiệu hàng hải theo quy định. Ngoài ra, còn có 1 phần cảng Vĩnh Tân được đưa vào khai thác phục vụ vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng cảng Vĩnh Tân và Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.  Giao thông thủy nội địa - Do điều kiện địa hình dốc, các sông có mực nước thấp chiếm phần lớn thời gian trong năm, vì thế vận tải thủy nội địa của Bình Thuận phát triển chậm, chủ yếu chỉ vận tải tại các cửa sông (Chiều dài tuyến chỉ khoảng 1 - 3 km). Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 88 phương tiện thủy nội địa đăng ký với tổng công suất 5.222 CV, tổng sức chở 165 người. Trong đó, tàu kéo có công suất lớn nhất với 350 CV, tàu có sức chở lớn nhất với 35 người. - Ngoài ra, có một số tuyến đò ngang qua cửa sông như tuyến Sông Dinh, tuyến qua sông La Ngà (Đức Linh - Tánh Linh),... Trên các tuyến này chủ yếu sử dụng phương tiện có sức chứa 8 - 12 người, bến bãi phục vụ các tuyến đò ngang chưa được đầu tư, chỉ hoạt động tạm thời trong thời gian chờ đầu tư xây dựng cầu.  Giao thông hàng không Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 sân bay dã chiến do quân đội quản lý, chủ yếu phục vụ hoạt động quân sự và nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ: - Sân bay Phú Quý nằm trên điạ bàn xã Ngũ Phụng (huyện Phú Quý) diện tích 25.736 m2; đã cắm 02 biển báo, 19 cột mốc, đường băng ghi nhôm (rộng 80m, dài 200m), có 01 nhà ga. Hiện sân bay được sử dụng làm bãi hạ cánh cho trực thăng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập; phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, cứu hộ - cứu nạn và các phương án tác chiến. - Sân bay Căng Êsepic, Phan Thiết nằm trên địa bàn phường Đức Long và xã Tiến Thành (TP.Phan Thiết) diện tích khoảng 97 ha, đã cắm 04 biển báo và 65 cột mốc. Hiện sân bay có đường băng là nền nhựa đã xuống cấp (rộng 20m, dài 500m, phía cuối đường băng rộng khoảng 60m), đang sử dụng làm bãi hạ cánh cho trực thăng khi thực hiện các nhiệm vụ cho các đoàn công tác, khảo sát và cứu hộ, cứu nạn. - Sân bay Hàm Tân: nằm trên địa bàn xã Tân Phước (TX.La Gi) và xã Tân Thuận (H.Hàm Tân) diện tích 252.965 m2; đã cắm 04 biển báo, 46 cột mốc, đường băng là nền sỏi (rộng 20m, dài 1.010m), hiện không sử dụng, dự kiến sử dụng trong các phương án tác chiến và cứu hộ, cứu nạn. - Sân bay Võ Đắc, Đức Linh: nằm trên địa bàn Đức Tín (H.Đức Linh) diện tích 179.495m2; chưa cấm biển báo, cột mốc, đường bay là nền đất, phía Nam đường băng Công ty cao su Đức Linh trồng cao su, phía Đông và phía Tây Nam dân trồng cây cao su, phía Bắc các hộ dân trồng cây điều. Từ sau giải phóng đến nay sân bay chưa sử dụng làn nào. Trong phương án sử dụng không có nhu cầu sử dụng cho tác chiến và cứu hộ, cứu nạn. - Sân bay Sông Mao, Bắc Bình: nằm trên địa bàn xã Hải Ninh (H.Bắc Bình) diện tích 2.978.294m2; đường băng là nền đất diện tích khoảng 96.000m2, đã cắm 04 biển báo và 50 cột mốc. 28 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 33. - Dự án điều chỉnh Quy hoạch nâng cấp sân bay Phan Thiết từ 4C lên 4E đã được triển khai.  Nhận xét, đánh giá: có ưu thế lớn, nằm trên trục giao lưu của 03 vùng kinh tế lớn là miền Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tỉnh Bình Thuận nối liền với TP.Hồ Chí Minh, TP.Nha Trang và các tỉnh khác bởi QL.1A và đường sắt Bắc - Nam. Tỉnh nằm liền kề và có tác động ảnh hưởng qua lại trực tiếp với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam bởi QL.1A và QL.55, nối với các tỉnh Nam Tây Nguyên bởi QL.28 và QL.28B. Trong những năm qua, hệ thống giao thông của tỉnh Bình Thuận chủ yếu tập trung phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. Giao thông đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không còn nhiều hạn chế và chưa phát huy hết tiềm năng trong hệ thống giao thông chung. II.3.6.2 Thủy lợi:  Hạ tầng thủy lợi thời gian tập trung đẩy mạnh đầu tư hệ thống thủy lợi nên tỉnh đã cơ bản khắc phục được tình trạng khô hạn, thiếu nước, đảm bảo diện tích đất sản xuất được tưới năm 2014 của cây lúa là 97.225 ha, cây màu 50.16 ha, cây thanh long 10.935 ha và nuôi trồng thủy sản 493 ha.  Bình Thuận là tỉnh có khó khăn về nguồn nước (phân bố nguồn nước không đồng đều theo không gian và thời gian).  Các công trình thủy lợi hiện có tuy nhiều nhưng phần lớn là đập dâng và ao bàu nhỏ, ít có khả năng điều tiết dòng chảy. Hàng năm vào mùa khô khi sông suối khô cạn thì đa số các công trình này cũng không còn nước  Không có công trình điều tiết quy mô lớn tại các lưu vực sông sau khi có các công trình thủy điện đã được đầu tư chuyển nước về hạ lưu thuộc địa phận của tỉnh II.3.6.3 Cấp điện:  Hiện nay, tỉnh Bình Thuận được cấp điện từ các nguồn điện thuộc hệ thống điện quốc gia: - Nhà máy thủy điện Hàm Thuận, Nhà máy thủy điện Đa Mi, Nhà máy thủy điện Đại Ninh, Nhà máy thủy điện Bắc Bình, Nhà máy điện gió Phong điện 1 Bình Thuận, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Nhà máy thủy điện Đan Sách. Tại huyện đảo Phú Quý có nhà máy phát điện Diesel. - Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận còn được cấp điện từ nhà máy thủy điện Đa Nhim thuộc tỉnh Lâm Đồng có công suất 4x40MW.  Lưới điện - Lưới điện 500kV: Đường dây 500kV Vĩnh Tân - Sông Mây (236 km) nhằm truyền tải công suất nguồn của trung tâm điện lực Vĩnh Tân (trước mắt, có nhiệm vụ truyền tải 1.244 MW của NM nhiệt điện Vĩnh Tân II).Trạm biến áp 500kV: Sân phân phối 500kV TTĐL Vĩnh Tân: 02 MBA 500/220 kV - 600 MVA để tải công suất từ các tổ máy phát lên cấp 500 kV. - Lưới điện 220kV: Tổng chiều dài lưới điện 220kV trên địa bàn tỉnh hiện có 08 tuyến với tổng chiều dài 559km, bao gồm các tuyến: Hàm Thuận – Phan Thiết (2 mạch) 55km, Vĩnh Tân – Phan Thiết (2 mạch) 92,5km, Đại Ninh – Di Linh (2 mạch) 40km, Hàm 29 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam
  • 34. Thuận – Bảo Lộc (2 mạch) 29km, Hàm Thuận – Đa Mi 15km, Đa Mi – Long Thành 124km, Hàm Thuận – Long Thành 140km, Vĩnh Tân – Tháp Chàm (2 mạch) 63km; và 01 tuyến Phan Thiết – Hàm Tân – Phú Mỹ (Bà Rịa) (2 mạch) 140km đã hoàn thành. Trạm biến áp 220kV: Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 trạm biến áp 220/110 kV với tổng công suất 526MVA (các trạm: TĐ Hàm Thuận 1x63MVA, Phan Thiết 2x250MVA, TĐ Đại Ninh 1x63MVA); và 01 trạm Hàm Tân 250MVA đã hoàn thành. - Lưới điện 110kV: Tổng chiều dài lưới điện 110kV hiện có trên địa bàn tỉnh là 432 km, bao gồm các tuyến: Ninh Phước – Phan Rí – Lương Sơn – Phan Thiết 123,5km, Hàm Thuận – Phan Thiết 57km, Phan Thiết – Hàm Kiệm – Thuận Nam – Hàm Tân – Xuyên Mộc 109,3km, Xuân Trường – Đức Linh 24,6km, Hàm Thuận – Đức Linh 53km, Phan Thiết – Mũi Né 24,5km, Đại Ninh – Phan Rí 40 km; và tuyến Hàm Kiệm – Tân Thành 28,5km dự kiến hoàn thành trong năm 2017. Trạm biến áp 110kV: Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 trạm biến áp 110/22 kV với tổng công suất 822MVA (các trạm: Phan Thiết 2x63MVA, Hàm Tân 2x40MVA, Đức Linh (25 + 1x25MVA), Lương Sơn 1x63MVA, Phan Rí (1x25+1x63) MVA, Mũi Né 2x40MVA, Thuận Nam 2x63MVA, Hàm Kiệm 2x63MVA, Ma Lâm 2x63MVA, Phong điện I Bình Thuận 1x45MVA); và 01 trạm Tân Thành 1x63MVA dự kiến hoàn thành trong năm 2017.  Lưới phân phối trung và hạ thế: Toàn tỉnh hiện có: - Đường dây 22kV: Tổng chiều dài 5.202 km. - Đường dây 0,4kV: Tổng chiều dài 2.978 km. - Tổng công suất các trạm biến áp 22/0,4kV là 1.872 MVA.  Một số chỉ tiêu ngành điện qua các năm - Năm 2010 đạt công suất cực đại Pmax = 182 MW, điện thương phẩm 983,3 triệu kWh, trong đó: nông - lâm - thủy sản chiếm 26,2% (chủ yếu là thắp sáng cho Thanh Long trái vụ); công nghiệp - xây dựng chiếm 20,4%; thương mại - dịch vụ chiếm 6,7%; quản lý và tiêu dùng dân cư chiếm 44,3%; hoạt động khác chiếm 2,3%. - Đến năm 2017 đạt công suất Pmax = 546 MW, điện thương phẩm 2.055 triệu kWh; Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 16,1%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 17,8%/năm; nông - lâm - thủy sản tăng 19,4%; thương mại - dịch vụ tăng 17,1%; quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 11,7%/năm. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người đạt 1.622 kWh/người/năm. Tỷ lệ hộ dùng điện của tỉnh hiện đạt khoảng 99,29%.  Nhận xét, đánh giá: Trong những năm qua, ngành điện lực tỉnh Bình Thuận đã chú trọng nhiều đến công tác phát triển lưới điện, cải tạo – nâng cấp các công trình lưới trạm, công tác an toàn lưới điện, công tác kiểm tra sử dụng điện và đưa ra những biện pháp quyết liệt nhằm giảm thiểu tỷ lệ điện năng tổn thất, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên: Bình Thuận là một tỉnh có nhiều huyện vùng sâu, vùng xa, diện tích rộng và phức tạp, dân cư phân bố không đều, trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu phát triển cây trồng công nghiệp dài ngày. Điều này ảnh hưởng đến công tác vận hành lưới điện, an toàn hành lang lưới điện. II.3.6.4 Cấp nước:  Cấp nước đô thị: 30 Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam