SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
NGÀNH THỊT 2018
Hà nội, 2018
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) - Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT (IPSARD), Bộ Nông nghiệp & PTNT xin gửi tới Quý độc giả lời chào trân
trọng nhất.
Trung tâm Thông tin PTNNNT công bố Báo cáo ngành Thịt Việt Nam năm
2018 và triển vọng 2019. Báo cáo được thực hiện dựa trên những phân tích toàn diện
và cập nhật nhất tình hình thị trường thịt trong nước, thế giới năm 2018.
Báo cáo đề cập tới các vấn đề chính sau:
 Thị trường thịt thế giới: Tình hình sản xuất, tiêu thụ, thương mại một số
mặt hàng thịt chính trên thế giới (như thịt lợn, thịt bò, thịt gà) năm 2018 và
triển vọng năm 2019.
 Thị trường thịt Việt Nam: Tổng quan ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2018;
Diễn biến cung cầu, thương mại, giá cả một số loại thịt thiết yếu tại Việt Nam
năm 2018 và Dự báo triển vọng thịt trường thịt Việt Nam năm 2019.
Chúng tôi kỳ vọng Báo cáo ngành Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng
2019 sẽ là tư liệu hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách cấp trung ương và địa
phương, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và cộng đồng doanh nghiệp trong công tác
hoạch định chính sách và thông tin tham khảo. Các số liệu trong báo cáo được thu thập
từ các nguồn thông tin đã công bố công khai của các tổ chức nghiên cứu có uy tín như
Tổ chức lương thực thế giới (FAO), Ban Nông nghiệp nước ngoài (FAS) của Bộ Nông
nghiệp Mỹ (USDA), Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan.
Trân trọng,
Ban phân tích và dự báo
Trung tâm Thông tin PT NNNT
3
MỤC LỤC
I.  THỊ TRƯỜNG THỊT THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG 2019..........6 
1.1.  Tình hình sản xuất và tiêu thụ.............................................................................. 6 
1.1.1.  Thịt lợn............................................................................................................................ 6 
1.1.2.  Thịt bò ............................................................................................................................. 7 
1.1.3.  Thịt gà ............................................................................................................................. 8 
1.2.  Thương mại ............................................................................................................ 9 
1.2.1.  Thịt lợn............................................................................................................................ 9 
1.2.2.  Thịt bò ........................................................................................................................... 11 
1.2.3.  Thịt gà ........................................................................................................................... 13 
1.3.  Triển vọng năm 2019............................................................................................ 14 
1.3.1.  Thịt lợn.......................................................................................................................... 14 
1.3.2.  Thịt bò ........................................................................................................................... 15 
1.3.3.  Thịt gà ........................................................................................................................... 16 
II.  THỊ TRƯỜNG THỊT VIỆT NAM NĂM 2018.............................................18 
2.1.  Tình hình sản xuất chăn nuôi ............................................................................. 18 
2.1.1.  Chăn nuôi lợn................................................................................................................ 18 
2.1.2.  Chăn nuôi gia cầm ........................................................................................................ 21 
2.1.3.  Chăn nuôi trâu bò ......................................................................................................... 23 
2.2.  Tình hình tiêu thụ thịt tại Việt Nam .................................................................. 25 
2.2.1.  Nhu cầu ......................................................................................................................... 25 
2.2.2.  Thị hiếu, thói quen tiêu dùng thịt thực phẩm ................................................................ 27 
2.3.  Thương mại .......................................................................................................... 28 
2.3.1.  Xuất khẩu ...................................................................................................................... 28 
2.3.2.  Nhập khẩu ..................................................................................................................... 30 
2.4.  Diễn biến giá thịt năm 2018................................................................................. 32 
2.4.1.  Giá thịt lợn .................................................................................................................... 32 
2.4.2.  Giá thịt gà ..................................................................................................................... 34 
III.  TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THỊT VIỆT NAM NĂM 2019 ..................36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................39 
PHỤ LỤC ....................................................................................................................40 
4
Danh mục hình
Hình 1: Các nước sản xuất thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%) ......................................6
Hình 2: Các nước tiêu thụ thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%) .......................................6
Hình 3: Các nước sản xuất thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) .......................................7
Hình 4: Các nước tiêu thụ thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) ........................................7
Hình 5: Các nước sản xuất thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%)........................................8
Hình 6: Các nước tiêu thụ thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%).........................................8
Hình 7: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%)..............10
Hình 8: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%).............11
Hình 9: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) ...............12
Hình 10: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) ............12
Hình 11: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%) .............13
Hình 12: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%).............14
Hình 13: Số lượng lợn tại Việt Nam qua các năm (triệu con)......................................18
Hình 14: Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm (triệu tấn)..............................................19
Hình 15: Cơ cấu số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi theo vùng sinh thái năm 2018
(%).........................................................................................................................21
Hình 16: Số lượng và sản lượng thịt gia cầm của Việt Nam qua các năm ....................22
Hình 17: Cơ cấu số lượng gia cầm theo vùng sinh thái (%)..........................................23
Hình 18: Số lượng trâu, bò cả nước qua các năm (triệu con).......................................24
Hình 19: Sản lượng thịt trâu bò hơi qua các năm (nghìn tấn)......................................24
Hình 20: Cơ cấu số lượng trâu, bò theo vùng sinh thái năm 2018 (%)..........................25
Hình 21: Tiêu thụ thịt hơi các loại bình quân đầu người giai đoạn 2010-2017
(kg/người/năm)......................................................................................................26
Hình 22: Tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam qua các năm (nghìn tấn)................................27
Hình 23: Cơ cấu giá trị xuất khẩu động vật sống và thịt các loại năm 2018 (%).........28
Hình 24: Cơ cấu thị phần của các quốc gia nhập khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn
được sau giết mổ (HS02) lớn của Việt Nam trong năm 2018 (%)........................29
Hình 25: Cơ cấu giá trị nhập khẩu động vật sống và thịt các loại năm 2018 (%)........31
Hình 26: Cơ cấu thị phần của các quốc gia xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn
được sau giết mổ (HS02) lớn vào Việt Nam trong năm 2018 (%) .......................31
Hình 27:Diễn biến giá lợn hơi xuất chuồng bình quân cả nước năm 2018..................34
Hình 28: Diễn biến giá thu mua gà công nghiệp bình quân cả nước (đồng/kg)...........34
5
Danh mục bảng
Bảng 1: Danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất ngành chăn nuôi năm 2018.30
Bảng 2: Danh sách 10 doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất ngành chăn nuôi năm 2018 32
Bảng 3: Sản lượng thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) .........40
Bảng 4: Lượng tiêu thụ thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018.....................40
Bảng 5: Lượng nhập khẩu thịt lợn của các nước trên thế giới 2014– 2018 .................41
Bảng 6: Lượng xuất khẩu thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018.................42
Bảng 7: Sản lượng thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn)...........42
Bảng 8: Lượng tiêu thụ thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn)...43
Bảng 9: Lượng nhập khẩu thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 .................44
Bảng 10: Lượng xuất khẩu thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 ................44
Bảng 11: Sản lượng thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn).........45
Bảng 12: Lượng tiêu thụ thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018....................46
Bảng 13: Lượng nhập khẩu thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018................46
Bảng 14: Lượng xuất khẩu thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018.................47
Bảng 15: Số lượng gia súc gia cầm tại Việt Nam 2000 – 2018 (triệu con)..................48
Bảng 16: Sản lượng thịt hơi tại Việt Nam 2001 – 2018 (nghìn tấn) ............................49
 
6
I. THỊ TRƯỜNG THỊT THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG 2019
1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
1.1.1. Thịt lợn
Theo Báo cáo “Livestock and Poultry - World Markets and Trade” được Bộ
Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố vào tháng 10/2018, sản lượng thịt lợn toàn cầu tăng
1,73% so với năm 2017, đạt 112,96 triệu tấn trong năm 2018.
Dữ liệu từ USDA cho thấy năm 2018, trong 10 quốc gia/khu vực sản xuất thịt
lợn hàng đầu thế giới thì chỉ có Brazil và Việt Nam ghi nhận sản lượng thịt lợn giảm so
với năm 2017, giảm lần lượt 1,34% và 2,41%, trong khi những quốc gia/khu vực còn
lại đều dự kiến sản lượng tăng. Trong đó, Canada là quốc gia có mức tăng trưởng về
sản lượng thấp nhất khoảng 0,05% lên 1,96 triệu tấn trong năm 2018, theo sau là Nhật
Bản với tăng trưởng 0,23% lên 1,29 triệu tấn. Còn sản lượng tại Nga ghi nhận mức tăng
trưởng lớn nhất, 7,8% lên 3,24 triệu tấn. Ngành chăn nuôi lợn của Nga dự kiến tăng
công suất sản xuất thêm 900.000 tấn trong vòng 4 năm tới dù đã gần đạt được mức tự
cung tự cấp thịt lợn.
Hình 1: Các nước sản xuất thịt lợn lớn
trên thế giới 2018 (%)
Hình 2: Các nước tiêu thụ thịt lợn lớn
trên thế giới 2018 (%)
Nguồn: USDA
Nhìn chung, 2018 là năm không mấy thuận lợi với ngành chăn nuôi lợn toàn cầu
khi phải đối mặt với các vấn đề về dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao và tác
động từ cuộc tranh chấp giữa Mỹ với các đối tác lớn như Trung Quốc, Mexico hay
7
Canada. Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến
ngày 28/12/2018, đã có 19 quốc gia báo cáo phát hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF),
khiến hơn 1 triệu con lợn các loại buộc phải tiêu hủy, ảnh hưởng tới tình hình sản xuất
và tiêu thụ thịt lợn toàn cầu.
Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu cũng tăng 1,67% so với năm 2017, đạt 112,43 triệu tấn
trong năm 2018, với hầu hết các quốc gia đóng góp cho sự gia tăng ngoại trừ Nga và
Việt Nam. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thịt lợn tại Nga và Việt Nam lần lượt giảm 2,64%
và 1,59% so với năm 2017 xuống 3,25 triệu tấn và 2,66 triệu tấn.
Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới với 55,73 triệu tấn,
chiếm tỷ trọng gần 50% tổng thịt lợn tiêu thụ toàn cầu. EU và Mỹ vẫn là những nhà tiêu
thụ thịt lợn hàng đầu thế giới với khối lượng lần lượt đạt 21,07 triệu tấn và 9,76 triệu
tấn. Như vậy, các nước sản xuất lớn cũng chính là những nơi tiêu thụ hàng đầu.
1.1.2. Thịt bò
Theo USDA, sản xuất thịt bò toàn cầu đạt 62,88 triệu tấn trong năm 2018, tăng
2,03% so với năm 2017. Trong năm 2018, sản lượng thịt bò đều tăng lên tại 10 nước
sản xuất thịt bò lớn nhất thế giới, như Mỹ (2,87%, 12,29 triệu tấn), Brazil (3,66%, 9,9
triệu tấn), EU (0,66%, 7,92 triệu tấn), Trung Quốc (0,9%, 7,33 triệu tấn)...
Hình 3: Các nước sản xuất thịt bò lớn
trên thế giới 2018 (%)
Hình 4: Các nước tiêu thụ thịt bò lớn trên
thế giới 2018 (%)
Nguồn: USDA
8
Tổng lượng tiêu thụ thịt bò toàn cầu năm 2018 đạt khoảng 60,72 triệu tấn, tăng
1,76% so với năm 2017. Trong đó, Mỹ là nước tiêu thụ thịt bò lớn nhất thế giới, với
12,21 triệu tấn, tăng 1,28% so với năm 2017. Tiếp đến là Trung Quốc (8,53 triệu tấn,
tăng 3,68%) và khu vực EU (7,94 triệu tấn, tăng 1,32%).
1.1.3. Thịt gà
Năm 2018, sản lượng thịt gà toàn cầu đạt 95,59 triệu tấn, tăng 1,94% so với năm
2017. Sản lượng thịt gà tăng tại hầu hết các nước top 10, ngoại trừ Brazil (giảm 0,46%
so với năm 2017 xuống 13,55 triệu tấn). Các nước tăng gồm: Mỹ (2,18%, 19,35 triệu
tấn), EU (2,11%, 12,32 triệu tấn), Trung Quốc (0,86%, 11,7 triệu tấn), Ấn Độ (4,63%,
4,86 triệu tấn), Nga (1,44%, 4,73 triệu tấn), Mexico (2,94%, 3,5 triệu tấn), Argentina
(1,16%, 2,18 triệu tấn), Thái Lan (4,35%, 3,12 triệu tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (2,83%, 2,25 triệu
tấn). Tại Brazil, sản lượng giảm trong năm 2018 sẽ hỗ trợ cho sự phục hồi giá thịt nửa
đầu năm 2019. Các nước khác như Nga, Nam Phi, Indonesia và Ấn Độ hiện đang hưởng
lợi nhờ chiến lược nguồn cung có kỷ luật hơn và đang báo cáo các mức lợi nhuận lớn.
Hình 5: Các nước sản xuất thịt gà
lớn trên thế giới 2018 (%)
Hình 6: Các nước tiêu thụ thịt gà lớn
trên thế giới 2018 (%)
Nguồn: USDA
Theo USDA, tiêu thụ thịt gà toàn cầu năm 2018 đạt 93,79 triệu tấn, tăng 1,9%
so với năm trước. Các nước tiêu thụ thịt gà lớn nhất lần lượt là Mỹ (16,24 triệu tấn),
Trung Quốc (11,59 triệu tấn), EU (11,54 triệu tấn), Brazil (9,87 triệu tấn)...
9
1.2. Thương mại
1.2.1. Thịt lợn
Trong năm 2018, các luồng thương mại thịt lợn toàn cầu bị gián đoạn chủ yếu
do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số quốc gia trên thế giới, cùng với
cuộc tranh chấp giữa Mỹ với các đối tác lớn như Trung Quốc, Mexico hay Canada.
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ gặp khó khăn do chính sách áp thuế đối với mặt hàng
thịt lợn nhập từ Mỹ của Trung Quốc, khiến thịt lợn nước này phải gánh mức thuế nhập
khẩu lên tới 71% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%). Đầu tháng 6/2018, Mexico
đã tuyên bố áp mức thuế 20% đối với chân và thịt lợn vai, các sản phẩm thịt lợn tươi và
đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ. Đến 30/9/2018, mặc dù thỏa thuận NAFTA mới giữa 3
quốc gia lớn nhất Bắc Mỹ được thống nhất là một bước tiến tích cực trong việc giải
quyết căng thẳng thương mại nói chung giữa ba bên, thuế quan Mexico đánh lên thịt
lợn nhập khẩu từ Mỹ vẫn được duy trì. Do Mexico và Trung Quốc là 2 thị trường xuất
khẩu thịt lợn lớn nhất của Mỹ, cùng với việc nguồn cung thịt lợn Mỹ đang tăng vượt
nhu cầu nội địa, lợi nhuận của một số nhà chế biến thịt lợn Mỹ đã giảm xuống mức thấp
nhất trong 3 năm qua. Tuy nhiên, trong khi lượng thịt lợn sang Mexico và Trung Quốc
giảm, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ đã được bù đắp nhờ nhu cầu lớn từ Hàn Quốc, Nhật
Bản, Philippines, Australia và Colombia. Nhờ đó, theo USDA, trong năm 2018, xuất
khẩu thịt lợn Mỹ đạt 2,72 triệu tấn, tăng 6,3% so với năm 2017.
Đầu tháng 12/2018, một sự kiện đáng mừng với ngành chăn nuôi lợn Mỹ là việc
Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm ngừng chiến tranh thương mại trong 90
ngày. Điều này sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Trung
Quốc trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tại Trung Quốc, nguồn cung thịt lợn
đang thiếu hụt do dịch ASF ngày càng nghiêm trọng và nhu cầu tăng khi dịp tết Nguyên
đán đang tới gần.
Theo dữ liệu từ tổ chức thương mại ABPA công bố ngày 3/1/2019, xuất khẩu
thịt lợn của Brazil giảm 7,4% trong năm 2018 xuống còn 549.000 tấn. Giá trị xuất khẩu
thịt lợn giảm 24% so với năm 2017 xuống 1,11 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu thịt lợn
của Brazil trong thời gian tới dự báo sẽ tích cực hơn vì vào cuối tháng 10/2018, chính
phủ Nga đã quyết định nhập khẩu trở lại thịt lợn của Brazil sau lệnh cấm áp dụng từ
tháng 12 năm 2017 do phát hiện có chất tăng trọng, tạo nạc ractopamine trong một số
lô hàng thịt xuất khẩu sang nước này.
10
Theo USDA, xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2018 dự báo đạt 8,54 triệu tấn,
tăng khoảng 2,89% so với năm 2017. EU vẫn là nhà xuất khẩu hàng đầu vì nhu cầu tăng
cao ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, lượng thịt lợn xuất khẩu năm 2018 ước đạt khoảng
3,05 triệu tấn, tăng 6,64% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 35,73% tổng lượng thịt lợn
xuất khẩu toàn cầu. Sau EU, các quốc gia xuất khẩu thịt lợn chính trên thế giới là Mỹ,
Canada, Brazil, Mexico.
Hình 7: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%)
Nguồn: USDA
Tại Châu Âu, việc dịch tả lợn xảy ra ở Hungary, Ba Lan và Bỉ, gây ra những lo
ngại nghiêm trọng rằng dịch bệnh sẽ lây lan sang các nước xuất khẩu thịt lợn lớn như
Pháp hoặc Đức, từ đó ảnh hưởng lớn đến thương mại lợn toàn cầu. Nhằm ngăn chặn sự
xâm nhiễm của dịch ASF, một số nước như Lào, Thái Lan, Philippines, Việt Nam,
Malaysia, Nhật Bản đã tạm ngừng nhập khẩu thịt lợnvà các sản phẩm thịt lợn từ Trung
Quốc, và các quốc gia đã phát hiện có dịch tả lợn. Động thái này của các nước đã làm
gián đoạn đáng kể các luồng thương mại sản phẩm thịt lợn toàn cầu.
Trong năm 2018, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới
với 1,75 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 21,59% tổng lượng nhập khẩu thịt lợn toàn cầu), tăng
8,02% so với năm 2017, trái ngược với xu hướng giảm lượng nhập khẩu vào năm 2017.
Nguyên nhân chủ yếu là do dịch ASF lây lan nghiêm trọng trên đàn lợn tại Trung Quốc
khiến nguồn cung thịt lợn thiếu hụt tại quốc gia này. Theo USDA, hồi cuối tháng
11/2018, bất chấp tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung
Quốc tiếp tục thu mua thịt lợn Mỹ. Cụ thể, trong tuần tính đến hết ngày 22/11/2018,
Trung Quốc
2.05
EU
35.73
Canada
15.81
Chile
2.17
Mỹ
31.83
Brazil
8.02
Nga
0.53
Việt Nam
0.41
Mexico
2.11
Khác
1.35
11
Trung Quốc đã mua 3.348 tấn thịt lợn, được vận chuyển trong năm nay. Các thị trường
nhập khẩu thịt lợn chính trên thế giới sau Trung Quốc là Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc,
Hồng Kông.
Hình 8: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%)
Nguồn: USDA
1.2.2. Thịt bò
Năm 2018, xuất khẩu thịt bò toàn cầu đạt 10,56 triệu tấn, tăng khoảng 5,93% so
với năm 2017. Nguồn cung cấp thịt bò chính của thế giới tập trung vào 4 quốc gia là
Brazil (19,89%), Ấn Độ (15,77%), Úc (15,44%), Mỹ (13,59%). Theo Rabobank, dịch
ASF tiếp tục lây lan trên đàn lợn tại Trung Quốc gây thiếu hụt nguồn cung thịt lợn,
mang tới cho các quốc gia khác cơ hội gia tăng xuất khẩu những sản phẩm protein động
vật khác, trong đó có thịt bò sang thị trường này. Thực tế cũng cho thấy nhập khẩu thịt
bò của Trung Quốc năm 2018 đã tăng 226 nghìn tấn, tương đương tăng 23,2% so với
năm 2017 lên 1,2 triệu tấn. New Zealand là 1 trong những nước đã tăng đáng kể kim
ngạch xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc trong thời gian gần đây, cụ thể tăng 34% về
lượng và 38% về giá trị trong niên vụ 2017/2018.
Mỹ
5.96
Trung Quốc
21.59
Nhật Bản
18.63
Mexico
14.50
Hàn Quốc
9.07
Hong Kong
5.86
Philippines
3.33
Canada
2.84
Khác
2.78
12
Hình 9: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%)
Nguồn: USDA
Về nhập khẩu, Mỹ tiếp tục là nước nhập khẩu thịt bò lớn nhất thế giới với 1,37
triệu tấn, chiếm tỷ trọng 16,38% tổng lượng nhập khẩu thịt bò toàn cầu. Tại Châu Á,
nhu cầu tiêu thụ thịt bò cũng ngày càng tăng, đặc biệt là tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho xuất khẩu thịt bò của Mỹ. Theo chủ tịch kiêm
CEO Liên hiệp Xuất khẩu thịt Mỹ (USMEF) Dan Halstrom, các dịch chuyển nhân khẩu
học và văn hóa đang giúp thay đổi sở thích tiêu dùng tại các nước châu Á này và Mỹ
đang nắm lấy cơ hội tại cả các thị trường truyền thống lẫn mới nổi. Xuất khẩu thịt bò
Mỹ năm 2018 tăng 138 nghìn tấn, tương đương tăng 10,64% so với năm 2017.
Hình 10: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%)
Nguồn: USDA
Mỹ
13.59
Brazil
19.89
Ấn Độ
15.77
Úc
15.44
New Zealand
5.71
Argentina
4.74
EU
3.32
Khác
21.55
Mỹ
16.38
Trung 
Quốc
14.32
Nhật Bản
9.96
Hong Kong
6.68
Hàn Quốc
6.68
Nga
5.91
EU
4.42
Khác
35.64
13
1.2.3. Thịt gà
Năm 2018, lượng xuất khẩu thịt gà toàn cầu ước đạt khoảng 11,15 triệu tấn, tăng
1,03% so với năm 2017. Brazil và Mỹ tiếp tục là hai nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế
giới, với thị phần lần lượt là 33,04% và 28,32%. Tại Mỹ, lượng thịt gà xuất khẩu năm
2018 ước đạt khoảng 3,16 triệu tấn, tăng 18 nghìn tấn, tương đương tăng 0,57% so với
năm 2017. Những thỏa thuận của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa
đổi sẽ là yếu tố hỗ trợ xuất khẩu thịt gà của Mỹ sang Mexico và Canada trong thời gian
tới. Tuy nhiên, việc đồng Real của Brazil yếu đi sẽ làm Mỹ phải đối mặt với sự cạnh
tranh lớn hơn từ quốc gia xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới này.
Trong khi đó, lượng thịt gà xuất khẩu của Brazil năm 2018 dự báo giảm khoảng
162 nghìn tấn, tương đương giảm 4,21% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do
tác động của lệnh cấm nhập khẩu đối với 20 nhà máy chế biến thịt của Brazil mà EU
ban hành hồi tháng 4/2018 (thị trường EU chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu gia cầm của Brazil), cùng với những thách thức Brazil phải vượt qua để đáp
ứng những tiêu chuẩn mới của Ả Rập Xê-út về giết mổ theo nghi thức đạo Hồi nếu
muốn xuất khẩu gia cầm sang thị trường này1
.
Hình 11: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%)
Nguồn: USDA
1
Do những tiêu chuẩn mới này, mà lượng gà Brazil xuất khẩu sang Ả Rập Xê-út trong tháng 8/2018 đã giảm 27%
so với tháng 1/2018, tương đương hơn 105.000 tấn.
Hoa Kỳ
28.32
Brazil
33.04
EU
12.78
Trung Quốc
4.12
Thái Lan
7.62
Thổ Nhĩ Kỳ
3.41 Khác
10.71
14
Sau Brazil và Mỹ, ba thị trường xuất khẩu thịt gà lớn tiếp theo là EU, Thái Lan,
Trung Quốc. Lượng thịt gà xuất khẩu của 3 thị trường này trong năm 2018 đều có xu
hướng tăng so với năm trước, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là Thái Lan (12,29%),
sau đó là EU (6,74%) và Trung Quốc (5,5%).
Về nhập khẩu, nhập khẩu thịt gà toàn cầu đạt khoảng 9,36 triệu tấn, tăng 12 nghìn
tấn, tương đương tăng 0,13% so với năm 2017. Nhật Bản tiếp tục là quốc gia nhập khẩu
thịt gà lớn nhất thế giới với 1,14 triệu tấn trong năm 2018, tăng 7,95% so với năm 2017.
Một số thị trường lớn sau Nhật Bản lần lượt là Mexico (845 nghìn tấn), EU (650 nghìn
tấn), Ả Rập Xê út (575 nghìn tấn)…
Hình 12: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%)
Nguồn: USDA
1.3. Triển vọng năm 2019
1.3.1. Thịt lợn
USDA dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2019 đạt khoảng 114,59 triệu tấn,
tăng 1,44% so với năm 2018, với sự đóng góp lớn của Trung Quốc và Mỹ. Nền kinh tế
toàn cầu tiếp tục phát triển sẽ là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thịt lợn ở hầu hết các
nước. Trung Quốc sẽ vẫn là quốc gia sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới. Nhờ tăng quy
mô đàn lợn nái và cải thiện năng suất làm tăng nguồn cung lợn, sản lượng thịt lợn của
Trung Quốc năm 2019 được dự báo đạt 54,8 triệu tấn, tăng 1,2% so với năm 2018, song
vẫn thấp hơn mức tăng 1,4% năm 2018, do dịch ASF bùng phát và ngày càng lan rộng
ở Trung Quốc. Đứng thứ 2 về sản lượng là Liên minh châu Âu (EU). Đây là khu vực
Mỹ
0.67
Nhật Bản
12.18
Mexico
9.02
Ả Rập Xê Út
6.14
EU
6.94
I rắc
6.62Nam Phi
5.71
Trung Quốc
3.74
Khác
48.97
15
duy nhất có sản lượng dự báo giảm nhẹ 0,4% so với năm 2018 xuống 24 triệu tấn trong
năm 2019, do giá lợn hơi duy trì ở mức thấp và chi phí thức ăn tăng cao. Mỹ xếp vị trí
thứ 3 thế giới với sản lượng dự báo đạt 12,62 triệu tấn trong năm 2019, tăng 629 nghìn
tấn, tương đương tăng 5,25% so với năm 2018. Brazil là nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ 4
thế giới, theo sau là Nga và Việt Nam.
USDA dự báo tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2019 tăng 1,58% so với năm 2018
lên 114,21 triệu tấn. Trung Quốc tiếp tục là nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới
trong năm 2019, dự báo lượng thịt lợn tiêu thụ tăng 1,4% so với năm 2018 lên 56,53
triệu tấn. Hàn Quốc là quốc gia ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhu cầu lớn nhất là 5,57%,
khi tăng từ 2,01 triệu tấn lên 2,12 triệu tấn trong năm 2019. Mỹ xếp thứ hai và theo sau
là Mexico, với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 5,26% và 4,34%. EU là khu vực duy nhất
được dự báo lượng tiêu thụ giảm trong năm 2019, giảm 0,9% xuống 20,87 triệu tấn.
USDA dự báo xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2019 sẽ tăng gần 3% so với năm
2018 nhờ nhu cầu tiêu dùng trên thế giới tăng mạnh. EU vẫn là nước xuất khẩu hàng
đầu vì nhu cầu tại châu Á tăng cao, đặc biệt là Trung Quốc. Xuất khẩu thịt lợn của
Brazil sẽ phục hồi nhờ tăng trưởng thị phần tại Trung Quốc và Hồng Kông bù đắp sự
suy giảm từ thị trường xuất khẩu hàng đầu là Nga.
Nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ mạnh lên tại châu Mỹ Latinh, vì giá bán ở mức hấp
dẫn và sự thay đổi sở thích sẽ thúc đẩy tăng tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người. Nhập
khẩu thịt lợn của Mexico dự báo tăng 5,11%, trong khi Colombia tăng đến 29% nhờ
nhu cầu mạnh. Tại Trung Quốc, USDA dự báo lượng nhập khẩu của nước này năm
2019 sẽ tăng 7,15% so với năm 2018 lên 1,88 triệu tấn. Nguyên nhân là do người tiêu
dùng cuối cùng phản ứng với mức giá lợn thấp trên toàn cầu, gián đoạn thương mại và
sự thiếu hụt lợn theo khu vực vì dịch ASF. Chung quan điểm với Rabobank, USDA cho
rằng với thuế quan Trung Quốc vẫn áp lên thịt heo Mỹ sau khi hai nước đạt được thỏa
thuận đình chiến vào đầu tháng 12/2018, Trung Quốc sẽ gia tăng nhập khẩu từ các thị
trường EU, Brazil và Canada. Tuy nhiên, nhập khẩu có thể giảm nếu nhu cầu thịt heo
nội địa yếu. Hàn Quốc là quốc gia duy nhất được dự báo sẽ giảm lượng nhập khẩu thịt
lợn do lượng mua vào trong năm 2018 gần đạt mức kỷ lục đã dẫn đến lượng dự trữ ở
mức cao.
1.3.2. Thịt bò
USDA dự báo sản lượng thịt bò toàn cầu năm 2019 sẽ đạt 63,6 triệu tấn, tăng
nhẹ 1,2% so với năm 2018, chủ yếu nhờ sự gia tăng sản lượng tại Brazil, Mỹ và
16
Argentina. Mỹ sẽ vẫn là nước sản xuất thịt bò lớn nhất thế giới. Sản lượng thịt bò của
Mỹ sẽ tăng 3,57% trong năm 2019, lên mức kỷ lục 12,73 triệu tấn, nhờ tiếp tục mở rộng
quy mô đàn. Tại Brazil, sản lượng thịt bò cũng sẽ tăng 3,03% so với năm 2018 lên mức
10,2 triệu tấn nhờ được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước ổn định và xuất khẩu tăng
trưởng bền vững sang các thị trường trọng điểm tại châu Á. Trong khi đó, điều kiện thời
tiết khô hạn kéo dài ở Úc đã buộc nhiều nhà sản xuất phải xuất bán bò sớm hơn do giá
ngũ cốc tăng cao và nguồn nước khan hiếm. Do số lượng gia súc vào đầu năm 2019 sẽ
giảm, sản lượng thịt bò của Úc năm 2019 được dự báo sẽ giảm 5,22% so với năm 2018
xuống còn 2,18 triệu tấn.
Tiêu thụ thịt bò toàn cầu năm 2019 được dự báo tăng 1,66% so với năm 2018
lên 61,73 triệu tấn. Mỹ sẽ tiếp tục là nước tiêu thụ thịt bò lớn nhất thế giới với 12,66
triệu tấn vào năm 2019, tăng 3,69% so với năm 2018. Trung Quốc đứng thứ 2 và tiếp
theo là Brazil với mức tăng trưởng lượng thịt bò tiêu thụ lần lượt là 2,05% và 2,48%.
Trong khi đó, lượng tiêu thụ thịt bò của EU được dự báo giảm 1,45% so với năm 2018,
xuống 7,82 triệu tấn vào năm 2019.
USDA dự báo xuất khẩu thịt bò toàn cầu sẽ tăng 18 nghìn tấn so với năm 2018,
lên 10,58 triệu tấn vào năm 2019 khi lượng xuất khẩu gia tăng của Brazil, Argentina và
Mỹ sẽ bù đắp cho lượng xuất khẩu sụt giảm của Úc và Ấn Độ. Trong năm 2019, nỗ lực
xây dựng lại đàn bò sẽ trở thành ưu tiên của Chính phủ Úc. Điều này có thể đem đến cơ
hội cho những nhà xuất khẩu lớn tăng thị phần khi nhu cầu thịt bò toàn cầu đang ngày
càng tăng, đặc biệt là tại Trung Quốc và Hồng Kông. Tại Mỹ, xuất khẩu thịt bò dự báo
sẽ tăng 2,58% so với năm 2018, lên mức kỷ lục 1,47 triệu tấn vào năm 2019. Nguồn
cung dồi dào, giá thịt bò cạnh tranh cùng với sản lượng thịt bò của Úc sụt giảm sẽ hỗ
trợ hoạt động xuất khẩu thịt bò của Mỹ sang các thị trường Mexico, Canada, Nhật Bản
và Hàn Quốc.
Trung Quốc và Hồng Kông là hai nước có nhu cầu nhập khẩu thịt bò tăng mạnh
nhất trong năm 2019, với mức tăng trưởng lần lượt là 10% và 7,14%, chủ yếu do sản
xuât trong nước đình trệ, trong khi nguy cơ xảy ra dịch bệnh với các nguồn protein khác
vẫn cao sẽ thúc đẩy tiêu thụ thịt bò.
1.3.3. Thịt gà
Sản lượng thịt gà toàn cầu năm 2019 được dự báo tăng 2,31% so với năm 2018
lên mức kỷ lục 97,8 triệu tấn. Tất cả các nhà sản xuất thịt gà lớn nhất thế giới đều tiếp
tục có được những điều kiện phát triển khá thuận lợi trong năm 2019 như nguồn cung
17
nguyên liệu TACN khá dồi dào với mức giá tương đối thấp, cúm gia cầm độc lực cao
(HPAI) không xuất hiện. Mỹ, quốc gia sản xuất thịt gà lớn nhất thế giới dự báo sẽ sản
xuất khoảng 19,71 triệu tấn, tăng 1,86% vào năm 2019. Brazil sẽ đạt mức sản lượng kỷ
lục 13,8 triệu tấn, tăng 1,85% so với năm 2018, nhờ xuất khẩu phục hồi và nhu cầu
trong nước tăng mạnh khi kinh tế phát triển. Sản lượng thịt gà của EU sẽ tăng 1,26% so
với năm 2018, lên mức kỷ lục 12,47 triệu tấn vào năm 2019. Trung Quốc hiện vẫn bị
ảnh hưởng do để bùng phát cúm gia cầm độc lực cao (HPAI), do vậy sẽ bị hạn chế việc
nhập giống gốc gia cầm. Tuy nhiên sản lượng thịt gà của quốc gia này năm 2019 vẫn
được dự báo sẽ tăng 2,56% so với năm 2018 lên 12 triệu tấn.
Xuất khẩu toàn cầu được dự báo sẽ tăng mạnh 4,18% trong năm 2019 lên mức
kỷ lục 11,62 triệu tấn. Brazil vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới với lượng thịt gà
xuất khẩu dự báo đạt 3,78 triệu tấn trong năm 2019, tăng 2,44% so với năm 2018. Khả
năng thích ứng với các điều kiện mới của thị trường Ả Rập Xê út sẽ giúp Brazil được
hưởng lợi từ nhu cầu tiêu dùng lớn tại thị trường trọng điểm của khu vực Trung Đông
này. Nhu cầu của châu Á cũng rất mạnh, đặc biệt là Hồng Kông, Nhật Bản và
Philippines sẽ có lợi cho nhiều nước xuất khẩu. Tiêu dùng thịt gà tại các thị trường đang
phát triển như Angola, Cuba và Ghana tiếp tục tăng, cũng thúc đẩy các luồng thương
mại thịt gà toàn cầu.
18
II. THỊ TRƯỜNG THỊT VIỆT NAM NĂM 2018
2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi
2.1.1. Chăn nuôi lợn
a. Tình hình chung
Chăn nuôi lợn năm 2018 tăng trưởng tốt cả về quy mô đầu con và sản lượng.
Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tính đến 1/10/2018, tổng đàn lợn cả nước
có khoảng 28,15 triệu con, tăng 745.209 con, tương đương tăng 2,7% so với cùng thời
điểm năm 2017.
Hình 13: Số lượng lợn tại Việt Nam qua các năm (triệu con)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ năm 2013 đến giữa năm 2016, giá lợn hơi thường xuyên nằm trên mức 40.000
đồng/kg, mức giá mà người chăn nuôi có lãi nên người chăn nuôi đã ồ ạt tăng đàn từ
26,26 triệu con vào năm 2013 lên 29,08 triệu con vào năm 2016, dẫn đến nguồn cung
vượt cầu. Song sau khi Trung Quốc đột ngột ngừng nhập khẩu lợn thịt vào tháng 5/2016,
thị trường trong nước khủng hoảng thừa đã khiến giá lợn hơi giảm mạnh, đến tháng
5/2017 chỉ còn 25.000 đồng/kg. Từ đầu năm 2017 đến cuối tháng 3/2018, giá lợn hơi
luôn nằm dưới mức giá thành sản xuất, đã làm người chăn nuôi thua lỗ nghiêm trọng,
nhiều trang trại buộc phải treo chuồng hoặc giảm đàn. Đến tháng 4/2018, giá lợn hơi
bắt đầu tăng chủ yếu do nguồn cung chưa phục hồi sau đợt khủng hoảng giá 2017, và
đến cuối năm 2018 vẫn duy trì ở mức cao đã khuyến khích các trang trại, gia trại chăn
26.7
27.63
27.37
27.06
26.49
26.26
26.76
27.75
29.08
27.41
28.15
24.5
25
25.5
26
26.5
27
27.5
28
28.5
29
29.5
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
19
nuôi đẩy mạnh đầu tư tăng đàn. Nhờ đó, số lượng đầu con đã tăng từ 27,41 triệu con
năm 2017 lên 28,15 triệu con năm 2018.
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng không ngừng tăng trong những năm
qua. Tính cả năm 2018, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,8 triệu tấn, tăng 2,2%
so với cùng kỳ năm 2017 và vượt so với kế hoạch năm 2018 đề ra (kế hoạch năm 2018
là 3,77 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2017). Trong giai đoạn 2008-2018, sản lượng thịt
lợn hơi tăng trưởng với tốc độ bình quân 3,31%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng sản
lượng thịt hơi nhanh hơn nhiều tốc độ tăng số lượng đầu con (0,57%/năm trong giai
đoạn 2008-2018). Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy chăn nuôi lợn Việt Nam
đang phát triển mạnh về thâm canh hơn.
Hình 14: Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm (triệu tấn)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Chăn nuôi lợn đang chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ, phân tán sang
chăn nuôi trang trại, tập trung và hình thành chuỗi giá trị chăn nuôi. Số lượng hộ chăn
nuôi lợn của cả nước giảm từ trên 4,13 triệu hộ năm 2011 xuống còn 3,4 triệu hộ năm
2016, và sau đợt khủng hoảng về giá thịt lợn năm 2017 số hộ chăn nuôi lợn đến nay đã
giảm nhiều, ước tính chỉ còn khoảng 2,5 triệu hộ. Trong khi đó, chăn nuôi lợn theo mô
hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác có xu hướng
tăng lên trong những năm gần đây. Quý I/2018 số lượng chuỗi liên kết là 1.105 chuỗi
2.78
3.04 3.04 3.1 3.16 3.23
3.35
3.49
3.66
3.73 3.8
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
20
(tăng 13,6% so với năm 2017) với tổng đầu con là 1.237.272 con chiếm tỷ lệ 4,3%.2
Theo số liệu thống kê sơ bộ, năm 2018, tỉnh Đồng Nai có khoảng 94% tổng đàn lợn
được nuôi tại trang trại; tỉnh Thái Nguyên có 789 trang trại, tăng gần 10% so với năm
2017.
Về tình hình dịch bệnh, theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời
điểm 31/12/2018, cả nước không có dịch bệnh tai xanh trên lợn. Trong khi đó, bệnh lở
mồm long móng (LMLM) tiếp tục lây lan với 23 ổ dịch xảy ra tại 05 tỉnh, thành phố
gồm Hà Nội (04 ổ dịch), Hòa Bình (02 ổ dịch), Bắc Ninh (09 ổ dịch), Hà Nam (02 ổ
dịch), Hà Tĩnh (06 ổ dịch) chưa qua 21 ngày; các ổ dịch khác không phát sinh gia súc
mắc bệnh. Do đây là những địa phương chăn nuôi lợn quan trọng của cả nước, nên việc
dịch LMLM xảy ra đã đe dọa đến nguồn cung lợn tại miền Bắc, khiến giá lợn sống tại
miền Bắc giảm vì nông dân đẩy mạnh bán ra để tránh dịch bệnh lan tới đàn vật nuôi của
họ. Cục thú y cảnh báo có nguy cơ cao bùng phát các đợt dịch bệnh tại các khu vực
chưa bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi và vấn đề tái dịch tại các vùng bị dịch trước đây.
Trong thời gian tới, các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có
đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng
con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch,
tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý
giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Cùng với đó, mặc dù dịch ASF chưa lan sang Việt Nam song nguy cơ là rất cao
do dịch ASF tại Trung Quốc hiện chỉ cách biên giới Việt Nam khoảng 150 km. Trước
tình hình này, các địa phương giáp biên giới cần kiểm soát chặt chẽ, không cho phép
buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm thịt lợn bất hợp pháp, đồng thời tăng cường giám
sát đàn lợn tại địa phương.
b. Phân bố vùng chăn nuôi lợn
Hai vùng sinh thái chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng và
Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm hơn 50% tổng đàn. Nhờ có được những điều
kiện thuận lợi nên Đồng bằng sông Hồng tiếp tục đứng đầu cả nước về số lượng đàn và
sản lượng thịt lợn hơi, chiếm tỷ trọng 25,42% tổng đàn và 31,04% tổng sản lượng cả
nước, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Nam Định.
Đứng thứ 2 về số lượng lợn là Trung du và miền núi phía Bắc với 7,12 triệu con,
chiếm 25,29% tổng đàn. Mặc dù có quy mô đàn gần bằng Đồng bằng sông Hồng nhưng
sản lượng thịt lợn hơi của khu vực này lại thấp hơn hẳn, chỉ chiếm 16,08% tổng sản
2
Tiến sĩ Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam (31/10/2018), “Chăn nuôi lợn tại Việt Nam:
Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam.
21
lượng cả nước, xếp thứ 3 về sản lượng thịt cung ứng. Điều này cho thấy năng suất chăn
nuôi lợn ở khu vực này thấp hơn so với các vùng khác khi chiếm tỷ trọng cao trong tổng
đàn nhưng sản lượng lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn.
Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đứng thứ 3 về quy mô đàn với
5,15 triệu con, chiếm 18,31% tổng đàn và xếp thứ 2 về sản lượng thịt lợn hơi (18,28%).
Tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12,28% tổng đàn và 15,22% tổng sản
lượng thịt lợn hơi. Tây Nguyên là vùng có quy mô đàn nhỏ nhất với 1,84 triệu con,
chiếm 6,54% tổng đàn và 5,81% tổng sản lượng thịt lợn hơi cả nước.
Hình 15: Cơ cấu số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi theo vùng sinh thái năm
2018 (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.1.2. Chăn nuôi gia cầm
a. Tình hình chung
Trong năm 2018, dịch cúm gia cầm được kiểm soát tương đối tốt, giá bán nhìn
chung ổn định ở mức có lãi cho người chăn nuôi là những yếu tố khiến chăn nuôi gia
cầm tiếp tục phát triển. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 1/10/2018, đàn gia cầm cả
nước có khoảng 408,97 triệu con, tăng 6,09% so với cùng thời điểm năm 2017, trong
đó đàn gà có 316,92 triệu con, tăng 7,35%. So với năm 2008, tổng đàn gia cầm năm
2018 đã tăng 160,67 triệu con, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 – 2018
đạt 5,62%/năm.
22
Hình 16: Số lượng và sản lượng thịt gia cầm của Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong năm 2018, sản lượng thịt gia cầm đạt khá với 1,1 triệu tấn, tăng 6,4% so
với năm 2017, và tăng 145% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân
giai đoạn 2008 – 2018 đạt 10,9%/năm, cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng trưởng số lượng
gia cầm, chứng tỏ năng suất chăn nuôi gia cầm ngày càng được nâng cao. Không chỉ
tăng về số lượng đầu con, cơ cấu giống và phương thức sản xuất đã thay đổi theo hướng
tích cực, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến được hình
thành; sản phẩm gia cầm đã xuất khẩu được sang một số thị trường khó tính.
b. Phân bố vùng chăn nuôi gia cầm
Trong năm 2018, quy mô đàn gia cầm tại 6 vùng sinh thái nông nghiệp của Việt
Nam đều được mở rộng so với năm 2017. Trong đó, gia cầm tập trung nhiều nhất ở các
tỉnh Đồng bằng sông Hồng (102,76 triệu con, chiếm 25,13% tổng đàn gia cầm cả nước),
tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc (87,29 triệu con, chiếm 21,34%), Bắc Trung
Bộ và duyên hải Miền Trung (84,07 triệu con, chiếm 20,56%). Tây Nguyên là vùng
chăn nuôi gia cầm ít nhất với 19,94 triệu con, chiếm chưa đến 5% tổng số gia cầm cả
nước. So với cùng kỳ năm 2017, 2 trên 6 vùng sinh thái có tỷ trọng so với tổng đàn cả
nước giảm trong năm 2018 là Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ và duyên hải
Miền Trung, trong khi tỷ trọng của 4 vùng sinh thái còn lại tăng.
0
200
400
600
800
1000
1200
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Số lượng gia cầm (triệu con) Sản lượng thịt gia cầm (nghìn tấn)
23
Hình 17: Cơ cấu số lượng gia cầm theo vùng sinh thái (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.1.3. Chăn nuôi trâu bò
a. Tình hình chung
Trong năm 2018, chăn nuôi bò phát triển ổn định. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, tính đến 01/10/2018, cả nước có 5,8 triệu con bò, tăng 2,6% so với cùng thời
điểm năm 2017. Đàn bò sữa tiếp tục phát triển tốt ở một số địa phương như Phú Yên,
Thanh Hóa, Lâm Đồng, Hà Giang..., do một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư và mở
rộng quy mô chăn nuôi cùng với những ảnh hưởng của Chương trình sữa học đường
Quốc gia.
Trong khi đó, chăn nuôi trâu vẫn gặp khó khăn do thời gian nuôi kéo dài, môi
trường chăn thả bị thu hẹp, hiệu quả kinh tế không cao, dẫn đến số lượng đầu con cả
nước tiếp tục xu hướng giảm. Thời điểm 01/10/2018, đàn trâu cả nước có 2,43 triệu
con, giảm 2,41% so với cùng thời điểm năm 2017.
24
Hình 18: Số lượng trâu, bò cả nước qua các năm (triệu con)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sản lượng thịt trâu bò đều có xu hướng tăng trong năm 2018. Cụ thể, sản lượng
thịt bò hơi xuất chuồng năm 2018 ước đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ
2017; sản lượng thịt trâu đạt 92,1 nghìn tấn, tăng 4,7% so với năm 2017.
Hình 19: Sản lượng thịt trâu bò hơi qua các năm (nghìn tấn)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
b. Phân bổ vùng chăn nuôi trâu bò
2.9 2.89 2.88 2.71 2.63 2.56 2.52 2.52 2.52 2.49 2.43
6.34
6.1
5.81
5.44
5.19 5.16 5.23 5.37 5.5 5.65 5.8
0
1
2
3
4
5
6
7
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Trâu Bò
71.5 79.1 83.6 87.8 88.5 85.5 85.7 85.8 86.6 87.9 92.1
226.7
263.4 278.9 287.2 293.9 285.4 293.1 299.7 308.6 321.7 334.5
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Thịt bò Thịt trâu
25
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng sinh thái tập trung chủ yếu số
lượng đàn bò của cả nước, chiếm hơn 40% tổng đàn. Tiếp đến là Trung du và miền núi
phía Bắc (chiếm 17,62% tổng đàn) và Tây Nguyên (chiếm 13,29% tổng đàn). Đông
Nam Bộ là vùng có số lượng bò ít nhất cả nước khi chiếm có 6,81% tổng đàn.
Hình 20: Cơ cấu số lượng trâu, bò theo vùng sinh thái năm 2018 (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 2
vùng sinh thái chăn nuôi trâu lớn nhất cả nước với số lượng trâu chiếm gần 90% tổng
đàn trâu cả nước. Trong đó, đứng thứ nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với 1,37
triệu con, chiếm 56,37% tổng đàn. Đứng thứ 2 là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung, chiếm 32,36% tổng đàn. 4 vùng sinh thái còn lại chỉ chiếm từ 5% tổng đàn trở
xuống, trong đó vùng có quy mô đàn nhỏ nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (1,08%
tổng đàn).
2.2. Tình hình tiêu thụ thịt tại Việt Nam
2.2.1. Nhu cầu
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, mức tiêu thụ thịt hơi bình quân đầu
người của Việt Nam có xu hướng tăng dần, từ mức 46,2 kg/người/năm vào năm 2010
lên mức 54,2 kg/người/năm vào năm 2017. Nguyên nhân chính là do thu nhập và mức
sống người dân được cải thiện, sở thích tiêu dùng thay đổi dần theo hướng giảm lượng
gạo, tăng các sản phẩm có dinh dưỡng cao hơn như thịt, trứng, sữa, hải sản.
ĐB Sông 
Hồng, 
8.61
Trung du 
và miền 
núi phía 
Bắc , 
17.62
Bắc Trung 
Bộ & 
DHMT, 
40.77
Tây 
Nguyên, 
13.29
Đông 
Nam Bộ, 
6.81
ĐB sông 
Cửu Long, 
12.9
Bò
ĐB Sông 
Hồng, 5
Trung du 
và miền 
núi phía 
Bắc , 
56.37
Bắc Trung 
Bộ & 
DHMT, 
32.36
Tây 
Nguyên, 
3.6
Đông 
Nam Bộ, 
1.6
ĐB sông 
Cửu Long, 
1.08
Trâu
26
Bộ dữ liệu VHLSS khảo sát mức sống dân cư Việt Nam hai năm một lần của
Tổng cục Thống kê cũng cho thấy tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi như thịt và trứng
có xu hướng tăng trong 10 năm qua. Cụ thể, khối lượng tiêu thụ thịt bình quân đầu
người mỗi tháng của Việt Nam đã tăng dần từ mức 1,5 kg/người/tháng năm 2006 lên
mức 2,12 kg/người/tháng năm 2016. Trong đó, sự gia tăng tiêu thụ thịt chủ yếu đến từ
khu vực nông thôn với khối lượng thịt tiêu thụ tăng khoảng 0,69 kg/người/tháng, trong
khi khu vực thành thị chỉ tăng khoảng 0,39 kg/người/tháng trong giai đoạn 2006-2016.
Mức tiêu thụ trứng gia cầm bình quân đầu người/tháng cũng tăng khoảng 1,69 quả trong
giai đoạn 2006 – 2016, từ 2,46 quả/người/tháng lên 4,15 quả/người/tháng.
Hình 21: Tiêu thụ thịt hơi các loại bình quân đầu người giai đoạn 2010-2017
(kg/người/năm)
Nguồn: Cục chăn nuôi
Trong số các loại thịt, thịt lợn là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất, với 38,9 kg
thịt lợn hơi/người/năm, chiếm tỷ trọng 71,77% trong tổng mức thịt tiêu thụ bình quân
đầu người năm 2017. Thịt gia cầm và thịt trâu bò được tiêu thụ ít hơn, bình quân mỗi
người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 10,8 kg thịt gia cầm/người/năm và 4,3 kg thịt trâu
bò/người/năm vào năm 2017.
Theo số liệu của USDA, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về tiêu thụ thịt lợn, sau
Trung Quốc, EU, Mỹ, Nga, Brazil và Nhật Bản. Việt Nam tiêu thụ khoảng 2,66 triệu
tấn thịt lợn trong năm 2018, giảm 1,59% so với năm 2017 song vẫn tăng tới 10% so với
năm 2014. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2014 – 2018 đạt khoảng 2,61%/năm.
34.9 35.5 35.6 36.2 36.9 37.9 39.1 38.9
7.1 8.3 8.4 8.5 9.6 9.9 10.2 10.84.2
4.5 4.5 4.6 4.2 4.2 4.5 4.3
0
10
20
30
40
50
60
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Thịt trâu bò Thịt gia cầm Thịt lợn
27
Hình 22: Tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam qua các năm (nghìn tấn)
Nguồn: USDA
2.2.2. Thị hiếu, thói quen tiêu dùng thịt thực phẩm
Hầu hết người tiêu dùng tại Việt Nam ưa thích thịt tươi sống hơn là các sản phẩm
đông lạnh, nên kênh phân phối thịt chính vẫn là các chợ cố định, chợ tạm. Từ lâu, thói
quen tiêu dùng thịt tươi sống này đã được coi là hàng rào kỹ thuật tự nhiên đối với các
sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu từ các nước chăn nuôi phát triển trên thế giới, tuy
nhiên thói quen này đang có xu hướng chuyển dịch dần.
Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng thịt ngoại đông lạnh không chỉ ở
các suất ăn công nghiệp mà người dân ở các thành phố lớn cũng thường đi siêu thị mua
thịt một lần dùng cả tuần. Điều quan trọng là người tiêu dùng thành thị đã quan tâm
nhiều hơn đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ rất sẵn lòng chi trả cho các sản
phẩm có xác nhận và truy xuất nguồn gốc. Do đó, các sản phẩm thịt đông lạnh được sản
xuất theo quy trình thịt sạch đã dần được nhiều người dùng thành thị lựa chọn. Bên cạnh
chất lượng tốt, giá bán các sản phẩm thịt ngoại này còn khá rẻ so với các sản phẩm thịt
nội địa, chủ yếu do giá thành sản xuất thịt ở châu Âu và châu Mỹ thấp hơn Việt Nam
khoảng 25 - 30%. Biểu hiện rõ nhất của sự chuyển dịch thói quen này là ở sự gia tăng
của số lượng doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép để đưa thịt vào Việt Nam và khối
lượng thịt nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây.
Bên cạnh đó, việc Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức ban hành Quyết định
3087/QĐ-BKHCN công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát ngày 16/10/2018 sẽ
2414
2526
2647
2703
2660
2250
2300
2350
2400
2450
2500
2550
2600
2650
2700
2750
2014 2015 2016 2017 2018
28
không chỉ tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy doanh nghiệp tham gia sản xuất thịt an toàn, chất
lượng cho thị trường, mà còn hướng người tiêu dùng thay đổi dần thói quen sang tiêu
dùng thịt mát, thịt đông lạnh trong thời gian tới.
2.3. Thương mại
2.3.1. Xuất khẩu
a. Tình hình chung
Trong năm 2018, tình hình xuất khẩu động vật sống và thịt các loại của Việt Nam
đã đạt được một số kết quả tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch
xuất khẩu động vật sống và thịt các loại trong tháng 12/2018 đã đạt 13,42 triệu USD,
qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 130,59 triệu USD.
Về cơ cấu xuất khẩu, thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02)
xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 101,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao nhất (77,96%) trong
tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó chủ yếu là xuất khẩu thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc
đông lạnh với kim ngạch đạt 45,15 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim
ngạch xuất khẩu thịt mã HS02 (44,35%), tiếp theo là xuất khẩu thịt và phụ phẩm ăn
được sau giết mổ của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 29,02 triệu USD, chiếm
tỷ trọng 28,51%.
Kim ngạch xuất khẩu thịt chế biến là 18,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14,24%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu động vật sống đạt kim ngạch 10,19 triệu
USD, chiếm tỷ trọng 7,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu lợn
sống, trâu bò sống và gia cầm sống lần lượt đạt giá trị là 0,76 triệu USD; 0,6 triệu USD
và 1,19 triệu USD.
Hình 23: Cơ cấu giá trị xuất khẩu động vật sống và thịt các loại năm 2018 (%)
Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
Trong năm 2018, ngành chăn nuôi đã ghi nhận nhiều sự kiện đáng mừng. Vào
cuối tháng 6/2018, lần đầu tiên thịt lợn tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch
Động vật sống
7.80
Thịt và phụ
phẩm dạng thịt
ăn được sau
giết mổ
77.96
Thịt chế biến
14.24
29
ra thị trường quốc tế. Cụ thể, tập đoàn Mavin đã xuất khẩu chính ngạch lô hàng thịt lợn
đầu tiên (bao gồm thịt thăn lưng, thăn chuột, thịt vai, thịt ba chỉ, sườn, thịt mông) sang
Myanmar. Tiếp đó, tính đến cuối tháng 10/2018, Cục thú y Nhật Bản đã có các thông
báo cho phép nhập khẩu vào thị trường nước này các sản phẩm thịt gà chế biến và vỏ
xúc xích làm từ ruột động vật của Việt Nam. Điều này cho thấy sản phẩm chăn nuôi
Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính, mở ra
nhiều cơ hội cho xuất khẩu gia cầm trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc Quốc Hội
thông qua Luật Chăn nuôi tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 vào ngày 19/11/2018 được
kỳ vọng sẽ giúp ngành chăn nuôi thời gian tới phát triển theo hướng nền chăn nuôi công
nghiệp, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinch thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các
tiêu chuẩn để xuất khẩu.
b. Các thị trường xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02) lớn
nhất của Việt Nam
Trong năm 2018, Hồng Kông tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt mã HS02 lớn
nhất của Việt Nam với kim ngạch 39,48 triệu USD, chiếm gần 39% thị phần. Hồng
Kông nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, chiếm
tới hơn 99% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt từ Việt Nam. Trung Quốc xếp thứ 2 với
kim ngạch 35,3 triệu USD, chiếm 34,68% thị phần. Ba thị trường lớn tiếp theo là Mỹ,
Malaysia, Bỉ chiếm thị phần tương ứng là 8,39%, 5,05% và 4,18%.
Hình 24: Cơ cấu thị phần của các quốc gia nhập khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt
ăn được sau giết mổ (HS02) lớn của Việt Nam trong năm 2018 (%)
Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
c. Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất
Trong năm 2018, công ty TNHH Thắng Lợi tiếp tục khẳng định vị trí là đơn vị
xuất khẩu lớn nhất ngành chăn nuôi khi đạt kim ngạch 21,61 triệu USD, chiếm 16,55%
thị phần. Công ty xuất khẩu sang 2 thị trường chính là Hồng Kông và Malaysia các sản
Hồng Kông
38.78
Trung Quốc
34.68
Mỹ
8.39
Malaysia
5.05
Bỉ 
4.18
Nhật Bản
2.69
Canada
1.2
Khác
5.03
30
phẩm thịt lợn đông lạnh. Công ty cổ phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Hải
Phòng vẫn đứng vị trí thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,63 triệu USD, chiếm 10,43%
thị phần. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là chân gà/vịt làm sạch đông lạnh và
chân gà chín đông lạnh/rút xương đông lạnh sang 2 thị trường chính là Trung Quốc và
Hồng Kông.
Bảng 1: Danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất ngành chăn nuôi năm
2018
STT Tên doanh nghiệp
Thị phần nhập khẩu
(%)
1 Công ty TNHH Thắng Lợi
16,55
2
Công ty cổ phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thuỷ
Sản Hải Phòng
10,43
3
Công ty TNHH Chế Biến và Xuất Khẩu Thuỷ
Sản Quảng Ninh
8,26
4 Công ty cổ phần Hương Quỳnh Đăng
6,48
5 Công ty TNHH KOYU & UNITEK
4,01
6 Công ty TNHH Công Danh
3,81
7 Công ty cổ phần Indeco
3,60
8
Công ty TNHH chế biến thực phẩm thương mại
Ngọc Hà
3,18
9
Công ty liên doanh nuôi và phát triển khỉ Việt
Nam
3,16
10 Công ty TNHH Hoa Mai
2,55
Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
2.3.2. Nhập khẩu
a. Tình hình chung
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu
động vật sống và thịt các loại trong tháng 12/2018 đã đạt 115,86 triệu USD, đưa kim
ngạch nhập khẩu năm 2018 đạt 949,19 triệu USD.
Về cơ cấu nhập khẩu, giá trị nhập khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau
giết mổ (HS02) đạt 536,98 triệu USD, chiếm 56,57% tổng giá trị nhập khẩu. Thịt trâu
bò đông lạnh là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, chiếm tỷ trọng gần 50% trong tổng kim
31
ngạch nhập khẩu thịt mã HS02. Kim ngạch nhập khẩu động vật sống đạt 407,27 triệu
USD, chiếm 42,91% tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam vẫn nhập khẩu rất ít thịt chế
biến, kim ngạch năm 2018 của loại thịt này chỉ có 4,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng rất
nhỏ, bằng 0,52% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2018.
Hình 25: Cơ cấu giá trị nhập khẩu động vật sống và thịt các loại năm 2018 (%)
Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
b. Các quốc gia xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02) lớn
vào Việt Nam
Trong năm 2018, Mỹ vẫn là quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam với giá
trị xuất khẩu đạt 171,34 triệu USD, chiếm tới 31,91% thị phần, trong đó chủ yếu là các
sản phẩm thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm. Ấn Độ vẫn tiếp tục đứng
vị trí thứ 2 với kim ngạch 88,31 triệu USD, chiếm 16,45% thị phần, trong đó sản phẩm
xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ vào Việt Nam là thịt trâu, bò đông lạnh. Úc giữ vững vị
trí thứ 3với 85,28 triệu USD, chiếm 15,88% thị phần.
Hình 26: Cơ cấu thị phần của các quốc gia xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt
ăn được sau giết mổ (HS02) lớn vào Việt Nam trong năm 2018 (%)
Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
Động vật sống
42.91
Thịt và phụ
phẩm dạng
thịt ăn được
sau giết mổ
56.57
Thịt chế biến
0.52
Mỹ
31.91
Ấn Độ
16.45
Úc
15.88
Ba Lan
7.34
Brazil
5.79
Hàn Quốc
3.82
Tây Ban Nha
2.35
Đức
2.11
Khác
14.35
32
c. Các doanh nghiệp nhập khẩu ngành chăn nuôi lớn nhất Việt Nam
Trong năm 2018, Công ty TNHH thương mại Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu về kim
ngạch nhập khẩu với 116,14 triệu USD, chiếm 12,24% thị phần. Đứng vị trí thứ 2 là
Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội với kim ngạch nhập khẩu đạt 68,58 triệu USD,
chiếm 7,23% thị phần. Cả 2 công ty này đều chỉ nhập khẩu từ thị trường Úc và sản
phẩm nhập khẩu đều là bò. Đứng thứ 3 là Công ty cổ phần Đầu Tư -Sản Xuất -Thương
Mại Dịch Vụ Kết Phát Thịnh với kim ngạch nhập khẩu đạt 44,92triệu USD, chiếm
4,73% thị phần.
Bảng 2: Danh sách 10 doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất ngành chăn nuôi
năm 2018
STT Tên doanh nghiệp
Thị phần nhập khẩu
(%)
1 Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát 12,24
2 Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội 7,23
3
Công ty cổ phần Đầu Tư -Sản Xuất -Thương Mại
Dịch Vụ Kết Phát Thịnh
4,73
4
Công ty TNHH Một Thành Viên Xuất Nhập Khẩu
Thực Phẩm Hạ Long
4,64
5 Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh 3,73
6 Công ty TNHH Nhiêu Lộc 2,90
7 Công ty cổ phần Chăn Nuôi Bá Thước 2,08
8 Công Ty TNHH CJ Freshway Việt Nam 1,78
9 Công Ty TNHH một thành viên Nam Trần Vũ
1,71
10
Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Chăn Nuôi
Nông Nghiệp Việt - Úc
1,64
Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan
2.4. Diễn biến giá thịt năm 2018
2.4.1. Giá thịt lợn
Trong nước, thịt lợn là sản phẩm chăn nuôi có nhiều biến động nhất trong năm
2018. Sau hơn 1 năm giá lợn hơi ở mức thấp khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ lớn,
đến tháng 4/2018, giá lợn hơi xuất chuồng mới bắt đầu hồi phục và tăng từ mức 31.000-
34.000 đồng/kg trong tháng 3 lên mức 36.000-40.000 đồng/kg trong tháng 4. Đây là kết
33
quả của việc giảm đàn và tạm dừng nuôi lợn của các hộ sản xuất, cùng với việc Bộ NN-
PTNT đã tích cực chỉ đạo các địa phương giảm cung, tăng cầu với chính sách giảm đàn
nái, giảm nhập từ các nước khác.
Sau đó, giá lợn hơi đã tăng cao lên 50.000-53.000 đ/kg trong suốt Quý III, gây
tác động lớn đến việc tăng chỉ số CPI. Đầu tháng 8/2018, giá lợn hơi ở một số tỉnh miền
Bắc đã tăng đến đỉnh điểm là 56.000 đồng/kg, đây là mức giá cao kỷ lục trong nhiều
năm qua, tăng gấp đôi so với mức giá bình quân của năm 2017. Nguyên nhân là do
nguồn cung khan hiếm cùng với thời tiết mưa lũ ảnh hưởng tới việc giết mổ và hoạt
động vận chuyển tiêu thụ. Tính chung quý III/2018, giá lợn hơi trên cả nước có xu
hướng tăng do tác động của thông tin về dịch ASF, các trang trại có xu hướng giữ đàn
lợn, hạn chế bán ra. Bên cạnh đó, lợn hơi tới lứa xuất bán trong các trang trại không
nhiều, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung cục bộ, đẩy giá lợn hơi tăng. Trước tình hình này,
Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT phải khẩn trương
tìm biện pháp kiểm soát giá lợn thịt trong nước.
Cục Chăn nuôi đã tham mưu kịp thời cho Bộ trưởng chỉ đạo triển khai quyết liệt
đồng bộ các biện pháp giảm giá và tăng nguồn cung lợn thịt ổn định thị trường, trong
đó chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra nắm sát nguồn cung và thông tin đầy
đủ, kịp thời cho người chăn nuôi, người kinh doanh thực phẩm biết để điều chỉnh sản
xuất, thị trường, bán lợn đúng tuổi, tránh đầu cơ gây khan hiếm nguồn cung cục bộ làm
tăng giá ảo trên thị trường. Đặc biệt là việc Bộ trưởng cho họp với 12 doanh nghiệp có
thị phần chi phối đến thị trường lợn thịt trong nước thời điểm tháng 8/2018, trong đó đề
nghị các doanh nghiệp đồng thuận giảm giá bán và tăng lượng lợn thịt cung ứng cho thị
trường nhằm ổn định ngành hàng thịt lợn, hạn chế nguy cơ nhập khẩu ồ ạt lợn thịt vào
thị trường nước ta đã được các doanh nghiệp đồng tình. Nhờ đó, giá lợn thịt từng bước
được kiềm chế theo chiều hướng giảm dần kể từ tháng 10 /2018, song vẫn giữ ở mức
có lãi cho người chăn nuôi.
Đến tháng 12/2018, tại miền Bắc, giá lợn hơi giảm 1.000 - 3.000 đ/kgso với
tháng trước, dao động phổ biến trong khoảng 42.000 – 44.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại khu
vực miền Trung cũng biến động giảm với mức giảm 2.000 – 3.000 đ/kg, dao động từ
48.000 – 50.000 đ/kg. Khu vực miền Nam đang có giá lợn hơi tốt nhất cả nước khi giao
dịch trong khoảng 48.000 – 54.000 đ/kg, trong đó chỉ có Trà Vinh ghi nhận giá giảm
1.000 đ/kg xuống còn 51.000 đ/kg, các địa phương khác giá không đổi.
Nhìn chung trong cả năm 2018, giá lợn hơi biến động tăng trong 9 tháng đầu
năm và giảm trong 3 tháng cuối năm. So với thời điểm cuối năm 2017, giá lợn hơi tại
34
miền Bắc tăng 9.000 – 15.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên tăng
16.000 – 17.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Nam tăng 22.000 – 25.000 đ/kg.
Hình 27: Diễn biến giá lợn hơi xuất chuồng bình quân cả nước năm 2018
Nguồn: AGROINFO
2.4.2. Giá thịt gà
Giá thịt gia cầm các loại, nhất là gà công nghiệp lông trắng trong tháng 3 và
tháng 4/2018 đã giảm so với tháng 01 và 02/2018 cũng như với cùng kỳ năm 2017. Tuy
nhiên, đối với gà lông màu nuôi thả vườn, thì giá cao hơn so với cùng kỳ 2017, riêng
thời điểm tháng 3 đã tăng cao hơn tới 34%. Thời điểm tháng 5/2018 giá gà công nghiệp
lông trắng đã tăng trở lại, bình quân dao động quanh mức 32.000-36.000 đg/kg ở miền
Bắc và 26.000-29.000 đg/kg ở miền Nam. Tháng 12/2018, tại miền Nam giá gà lông
màu nuôi công nghiệp bình quân dao động từ 40.000-41.000 đg/kg, tại miền Bắc giá
bình quân từ 35.000-37.000 đg/kg.
Hình 28: Diễn biến giá thu mua gà công nghiệp bình quân cả nước
Nguồn: AGROINFO
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đồng/kg
15000
20000
25000
30000
35000
40000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đồng/kg
35
Tại các siêu thị, một số mặt hàng gà nhập khẩu có giá rẻ hơn nhiều so với gà nội.
Hiện 3 thị trường cung cấp thịt gà chủ yếu cho Việt Nam là Mỹ, Brazil, Hàn Quốc.
Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm đến 54% tổng sản lượng nhập khẩu của cả
nước. Điều đáng chú ý là bình quân mỗi kg thịt gần nhập khẩu có giá gần 1 USD (chưa
tính thuế), tương đương khoảng 23.000 đồng/kg. Đây là mức giá rẻ hơn rất nhiều so với
mức giá trung bình của thịt gà trong nước. Tình hình này đặt ra thách thức lớn cho ngành
chăn nuôi gà Việt Nam khi nhiều người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thịt gà ngoại
vì giá rẻ, phù hợp với thu nhập của họ.
36
III. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THỊT VIỆT NAM NĂM 2019
Sản xuất thịt lợn vẫn sẽ là ngành hàng thịt chủ lực và là thế mạnh của ngành chăn
nuôi nước ta. Việt Nam sẽ tiếp tục nằm trong 10 nước đứng đầu thế giới về sản xuất và
tiêu thụ thịt lợn trong năm 2019. Thịt lợn vẫn sẽ là loại thịt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
bữa ăn của người Việt. Theo USDA, sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2019 dự báo
đạt 2,74 triệu tấn, tăng 60 nghìn tấn so với năm 2018, tương đương tăng 2,24%. Việt
Nam vẫn sẽ tiếp tục là quốc gia sản xuất thịt lợn lớn thứ 6 thế giới, chiếm tỷ trọng 2,39%
tổng sản lượng thịt lợn toàn cầu, sau Trung Quốc (54,8 triệu tấn), EU (24 triệu tấn), Mỹ
(12,62 triệu tấn), Brazil (3,78 triệu tấn) và Nga (3,31 triệu tấn). Tiêu thụ thịt lợn của
Việt Nam năm 2019 dự báo sẽ đạt 2,73 triệu tấn, tăng 70 nghìn tấn, tương đương tăng
2,63% so với năm 2018. Nguồn cung thịt lợn cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu. Việt Nam
cũng sẽ xuất khẩu khoảng 30 nghìn tấn thịt lợn trong năm 2019.
Trong năm 2019, xuất khẩu sản phẩm thịt của Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng
tích cực nhờ một số yếu tố thuận lợi sau:
- Bộ NN&PTNT đã ký thỏa thuận với Tổ chức Thú y thế giới để hỗ trợ các
doanh nghiệp chăn nuôi sản xuất theo chuỗi đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu,
trước hết sẽ tập trung hỗ trợ tìm kiếm thị trường, đồng thời xây dựng các vùng nguyên
liệu, chế biến xuất khẩu.
- Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức ban hành Quyết định 3087/QĐ-
BKHCN năm 2018 công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát ngày 16/10/2018. Đây
là sự kiện quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến tới xuất khẩu
thịt lợn Việt Nam ra thị trường thế giới.
- Luật Chăn nuôi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14
vào ngày 19/11/2018.
- Trong năm 2018, một số doanh nghiệp lớn đã tiến hành đầu tư phát triển ngành
hàng lợn theo hướng công nghệ cao, chuỗi khép kín an toàn, kết nối thị trường phục vụ
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như:
+ Posco Deawoo, Tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực thép, xây dựng Hàn Quốc
hợp tác với Tập đoàn Tân Long trong việc cung cấp nguyên liệu TACN, nuôi lợn, chế
biến thịt, xuất khẩu tại Việt Nam.
+ Tập đoàn Tân Long đã ký thỏa thuận hợp tác với 6 công ty của Đan Mạch đầu
tư công nghệ cao nuôi lợn quy mô lớn và hiện đại tại Việt Nam. Hiện tại, trang trại chăn
nuôi heo của Tân Long đã đạt tới quy mô 350,000 con nái sinh sản với định hướng nâng
số lượng heo bán ra thị trường lên tới 1 triệu con thời gian tới. Ngoài thị trường nội địa,
37
Tân Long đang đầu tư xây dựng các trang trại quy mô lớn tại Myanmar, với kế hoạch
cung ứng khoảng 100.000 con heo thịt cho thị trường này trong năm 2019.
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Koyu & Unitek (liên doanh giữa Úc và Nhật
Bản) đang xây dựng một nhà máy mới trị giá 20 triệu USD tại tỉnh Đồng Nai với dự
kiến sản xuất 550 tấn thịt gà chế biến hàng tháng khi đi vào hoạt động từ năm 2019;
+ Công ty Cổ phần Thực phẩm Mavin đã thiết lập một nhà máy mới tại khu
công nghiệp Đồng Văn II. Mavin có kế hoạch xuất khẩu các sản phẩm thịt sang Nhật
Bản, Singapore và Hàn Quốc;
+ Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (DOFICO) và Công ty CP
GreenFeed trong tháng 10/2018 đã khánh thành nhà máy giết mổ và sản xuất thực phẩm
từ thịt lợn đạt tiêu chuẩn Châu Âu, công suất 250.000 đến 300.000 con lợn/năm;
+ Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Biển Đông đã khánh thành Nhà máy
giết mổ công suất 250 - 300 con lợn/giờ tại Nam Định bằng thiết bị hiện đại của Hàn
Quốc vào ngày 4/11/2018.
+ Tập đoàn Hòa Phát dầu tư trên 3000 tỷ đồng cho sản xuất TACN, nuôi lợn và
gà.
+ Với sự kiện Công ty Cổ phần Masan Nutri-Science (MNS) chính thức khánh
thành Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam theo công nghệ thịt mát từ châu Âu vào
ngày 23/12/2018, dự báo năm 2019, sản phẩm thịt lợn của Việt Nam có nhiều khả năng
xuất khẩu chính ngạch thành công sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật
Bản và các quốc gia phát triển khác. Điều này là hoàn toàn khả thi vì nhà máy sản xuất
với công nghệ của châu Âu, quy trình kiểm soát châu Âu. Nếu nguồn nguyên liệu tổ
chức tốt theo tiêu chuẩn VietGAp hay GlobalGAP, thịt lợn của Việt Nam hoàn toàn
cũng giống như thịt của châu Âu.
- Nhu cầu nhập khẩu thịt, chủ yếu từ các nước châu Á, vẫn cao. Riêng với Trung
Quốc, tình hình xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam sang thị trường này dự báo sẽ diễn biến
thuận lợi trong thời gian tới, do tác động của dịch ASF đang lan rộng ở Trung Quốc
trong khi nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người dân Trung Quốc sẽ tăng cao vào dịp Tết
Nguyên đán. Bên cạnh đó, mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận đình chiến
vào đầu tháng 12/2018, điều này sẽ thúc đẩy Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt lợn Mỹ,
song thịt lợn tươi sống của Việt Nam vẫn sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng hơn thịt
lợn đông lạnh của Mỹ. Với thịt gia cầm, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng
khi nước này hiện có nhu cầu của nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn/năm. Đây là cơ hội để
Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
38
Về giá thịt lợn trong nước, do rủi ro xâm nhiễm dịch ASF từ Trung Quốc và
lượng thịt heo nhập khẩu gia tăng khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện
và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), giá thịt lợn có thể diễn biến khó lường
trong năm 2019.
Trong năm 2019, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành chăn nuôi là
tập trung phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, dần loại bỏ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Đồng thời, tập trung ổn định thị trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng tới
xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Ngành chăn nuôi sẽ theo dõi sát về giá cả và nguồn cung
thị trường của các sản phẩm chăn nuôi, nhất là mặt hàng thịt lợn và thông tin trên các
phương tiện thông tin truyền thông để các cơ quan quản lý, người chăn nuôi, người tiêu
dùng nắm bắt đầy đủ, kịp thời; tăng cường quản lý giá thức ăn, giảm giá thịt lợn. Theo
đó, duy trì giá thịt lợn hơi ở mức 40.000 - 45.000 đồng/kg, giá thành xuống dưới 35.000
đồng/kg. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong
vụ Thu Đông 2018 - 2019, nhất là triển khai các giải pháp ngăn chặn xâm nhiễm bệnh
dịch tả lợn châu Phi vào nước ta. Đồng thời, thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở,
vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; giết mổ, chế biến tập trung
công nghiệp và xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi...3
3
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 do Cục chăn nuôi tổ chức ngày
25/12/2018.
39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agroinfo, http://agro.gov.vn/vn/default.aspx
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, https://www.mard.gov.vn/
3. Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA),https://apps.fas.usda.gov/psdonline/app/index.html#/app/home
4. Rabobank, https://research.rabobank.com
5. Tổng cục Hải quan, https://www.customs.gov.vn/default.aspx
6. Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
7. Trang web Chăn nuôi Việt Nam http://channuoivietnam.com/
8. Trang thông tin nông sản toàn cầu http://gappingworld.com/
40
PHỤ LỤC
Bảng 3: Sản lượng thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trung Quốc 56.710 54.870 52.990 53.400 54.150
EU 22.540 23.249 23.866 23.663 24.100
Mỹ 10.368 11.121 11.320 11.611 11.992
Brazil 3.400 3.519 3.700 3.725 3.675
Nga 2.510 2.615 2.870 3.000 3.235
Việt Nam 2.431 2.548 2.701 2.741 2.675
Canada 1.805 1.899 1.914 1.959 1.960
Philippines 1.402 1.463 1.540 1.563 1.600
Hàn Quốc 1.200 1.217 1.266 1.280 1.375
Mexico 1.135 1.164 1.211 1.267 1.310
Tổng 110.498 110.422 110.139 111.038 112.958
Nguồn: USDA, 2018
Bảng 4: Lượng tiêu thụ thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018
(nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trung Quốc 57.194 55.668 54.980 54.812 55.725
EU 20.390 20.871 20.747 20.817 21.065
Mỹ 8.544 9.341 9.475 9.540 9.760
Nga 3.021 3.016 3.192 3.338 3.250
Brazil 2.846 2.893 2.870 2.941 2.992
41
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nhật Bản 2.543 2.568 2.626 2.741 2.785
Việt Nam 2.414 2.526 2.647 2.703 2.660
Mexico 1.836 2.017 2.091 2.180 2.305
Hàn Quốc 1.660 1.813 1.894 1.926 2.010
Philippines 1.600 1.637 1.734 1.803 1.869
Tổng 109.812 109.941 109.818 110.584 112.433
Nguồn: USDA, 2018
Bảng 5: Lượng nhập khẩu thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018
(nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mỹ 459 506 495 506 483
Trung Quốc 761 1.029 2.181 1.620 1.750
Nhật Bản 1.332 1.270 1.361 1.475 1.510
Mexico 818 981 1.021 1.083 1.175
Hàn Quốc 480 599 615 645 735
Hong Kong 347 397 429 463 475
Philippines 199 175 195 241 270
Canada 214 216 215 222 230
Úc 191 220 210 215 225
Tổng 6.341 6.719 7.988 7.890 8.104
Nguồn: USDA, 2018
42
Bảng 6: Lượng xuất khẩu thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018
(nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
EU 2.164 2.390 3.131 2.860 3.050
Canada 1.220 1.239 1.320 1.336 1.350
Brazil 556 627 832 786 685
Chile 163 178 173 171 185
Mexico 117 128 141 170 180
Trung Quốc 277 231 191 208 175
Nga 5 7 25 37 45
Úc 37 36 38 43 49
Việt Nam 21 30 65 50 35
Mỹ 2.310 2.272 2.377 2.556 2.717
Tổng 6.989 7.237 8.357 8.297 8.537
Nguồn: USDA, 2018
Bảng 7: Sản lượng thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mỹ 11.075 10.817 11.507 11.943 12.286
Brazil 9.723 9.425 9.284 9.550 9.900
EU 7.443 7.684 7.880 7.863 7.915
Trung Quốc 6.890 6.700 7.000 7.260 7.325
Ấn Độ 4.100 4.100 4.200 4.250 4.300
43
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Argentina 2.700 2.720 2.650 2.840 2.950
Úc 2.595 2.547 2.125 2.149 2.300
Mexico 1.827 1.850 1.879 1.925 1.960
Pakistan 1.685 1.710 1.750 1.780 1.800
Tổng 60.814 59.710 60.478 61.624 62.878
Nguồn: USDA, 2018
Bảng 8: Lượng tiêu thụ thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mỹ 11.241 11.275 11.676 12.052 12.206
Trung Quốc 7.277 7.339 7.759 8.227 8.530
Brazil 7.896 7.781 7.652 7.750 7.850
EU 7.514 7.742 7.898 7.832 7.935
Ấn Độ 2.018 2.294 2.436 2.401 2.635
Argentina 2.503 2.534 2.434 2.547 2.450
Mexico 1.839 1.797 1.809 1.841 1.865
Nga 2.297 1.967 1.849 1.840 1.823
Pakistan 1.627 1.636 1.685 1.722 1.741
Thổ Nhĩ Kỳ 1.247 1.455 1.495 1.424 1.489
Tổng 58.766 57.812 58.756 59.674 60.724
Nguồn: USDA, 2018
44
Bảng 9: Lượng nhập khẩu thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018
(nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mỹ 1.337 1.528 1.366 1.358 1.373
Trung Quốc 417 663 812 974 1.200
Nhật Bản 739 707 719 817 835
Hong Kong 646 339 453 543 560
Hàn Quốc 392 414 513 531 560
Nga 932 622 524 516 495
EU 372 363 368 338 370
Ai Cập 270 360 340 250 300
Chile 241 245 298 281 310
Canada 272 269 243 229 240
Mexico 206 175 188 196 210
Tổng 7.909 7.654 7.704 7.953 8.380
Nguồn: USDA, 2018
Bảng 10: Lượng xuất khẩu thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018
(nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mỹ 1.167 1.028 1.160 1.297 1.435
Brazil 1.909 1.705 1.698 1.856 2.100
Ấn Độ 2.082 1.806 1.764 1.849 1.665
Úc 1.851 1.854 1.480 1.485 1.630
45
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
New Zealand 579 639 587 593 603
Argentina 197 186 216 293 500
Canada 378 397 441 465 500
EU 301 305 350 369 350
Tổng 9.998 9.586 9.428 9.967 10.558
Nguồn: USDA, 2018
Bảng 11: Sản lượng thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mỹ 17.542 18.208 18.510 18.938 19.350
Brazil 12.946 13.547 13.523 13.612 13.550
EU 10.450 10.890 11.560 12.060 12.315
Trung Quốc 13.156 13.561 12.448 11.600 11.700
Ấn Độ 3.930 4.115 4.427 4.640 4.855
Nga 3.958 4.222 4.328 4.658 4.725
Mexico 3.025 3.175 3.275 3.400 3.500
Thái Lan 2.499 2.692 2.813 2.990 3.120
Thổ Nhĩ Kỳ 1.942 1.961 1.925 2.188 2.250
Argentina 2.110 2.085 2.119 2.150 2.175
Tổng 87.851 91.337 92.276 93.779 95.594
Nguồn: USDA, 2018
46
Bảng 12: Lượng tiêu thụ thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018
(nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mỹ 14.233 15.265 15.510 15.823 16.241
Trung Quốc 12.986 13.428 12.492 11.475 11.590
EU 10.029 10.441 11.047 11.418 11.540
Brazil 9.391 9.710 9.637 9.768 9.866
Ấn Độ 3.921 4.107 4.423 4.636 4.850
Nga 4.358 4.427 4.451 4.759 4.800
Mexico 3.738 3.960 4.061 4.198 4.339
Nhật Bản 2.461 2.510 2.587 2.688 2.826
Thái Lan 1.979 2.072 2.129 2.226 2.279
Argentina 1.833 1.899 1.969 1.978 2.060
Tổng 85.937 89.587 90.740 92.034 93.787
Nguồn: USDA, 2018
Bảng 13: Lượng nhập khẩu thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018
(nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mỹ 54 60 61 59 63
Nhật Bản 888 936 973 1.056 1.140
Mexico 722 790 791 804 845
EU 712 730 763 693 650
Ả Rập Xê Út 762 863 886 790 575
47
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
I rắc 698 625 661 656 620
Nam Phi 369 457 528 524 535
Trung Quốc 260 268 430 311 350
Angola 365 221 205 267 310
Philippines 199 205 244 267 310
Tổng 8.590 8.641 9.173 9.351 9.363
Nguồn: USDA, 2018
Bảng 14: Lượng xuất khẩu thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018
(nghìn tấn)
Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mỹ 3.359 2.932 3.086 3.140 3.158
Brazil 3.558 3.841 3.889 3.847 3.685
EU 1.133 1.179 1.276 1.335 1.425
Thái Lan 546 622 690 757 850
Trung Quốc 430 401 386 436 460
Thổ Nhĩ Kỳ 348 292 263 357 380
Nga 50 71 104 124 150
Argentina 278 187 158 178 125
Canada 137 133 134 134 125
Tổng 10.472 10.308 10.725 11.039 11.153
Nguồn: USDA, 2018
48
Bảng 15: Số lượng gia súc gia cầm tại Việt Nam 2000 – 2018 (triệu con)
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm
2000 2,9 4,13 20,19 196,1
2001 2,81 3,9 21,8 218,1
2002 2,81 4,06 23,17 233,3
2003 2,83 4,39 24,88 254,6
2004 2,87 4,91 26,14 218,2
2005 2,92 5,54 27,44 219,9
2006 2,92 6,51 26,86 214,6
2007 3 6,72 26,56 226
2008 2,9 6,34 26,7 248,3
2009 2,89 6,1 27,63 280,2
2010 2,88 5,81 27,37 300,5
2011 2,71 5,44 27,06 322,6
2012 2,63 5,19 26,49 308,5
2013 2,56 5,16 26,26 317,7
2014 2,52 5,23 26,76 327,7
2015 2,52 5,37 27,75 341,9
2016 2,52 5,5 29,08 361,7
2017 2,49 5,65 27,41 385,5
2018 2,43 5,8 28,15 408,97
Nguồn: Tổng cục Thống kê
49
Bảng 16: Sản lượng thịt hơi tại Việt Nam 2000 – 2018 (nghìn tấn)
Năm Thịt lợn Thịt gia cầm Thịt trâu Thịt bò
2000 1418,1 292,9 48,4 93,8
2001 1515,3 308 49,2 97,8
2002 1653,6 338,4 51,8 102,5
2003 1795 372,7 53,1 107,5
2004 2012 316,4 57,5 119,8
2005 2288,3 321,9 59,8 142,2
2006 2505 344,4 64,3 159,5
2007 2662,7 358,8 67,5 206,1
2008 2782,8 448,2 71,5 226,7
2009 3035,9 528,5 79,1 263,4
2010 3036,4 615,2 83,6 278,9
2011 3098,9 696 87,8 287,2
2012 3160 729,4 88,5 293,9
2013 3228,7 774,7 85,5 285,4
2014 3351,2 874,5 85,7 293,1
2015 3491,6 908,1 85,8 299,7
2016 3664,6 961,6 86,6 308,6
2017 3733,3 1031,9 87,9 321,7
2018 3800 1100 92,1 334,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê

More Related Content

What's hot

Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019PinkHandmade
 
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...nataliej4
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượngQuy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượngYume Do
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmTiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmdai phuc
 
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trìnhđề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trìnhNắng Sân Trường
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655nataliej4
 
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đôtieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đôtrietav
 
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đụcKej Ry
 
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đườngNhung Nguyen
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoFood chemistry-09.1800.1595
 

What's hot (20)

Đánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩmĐánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩm
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
 
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...
BÀI DỰ THI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP Dự án: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ N...
 
Đề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngưĐề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngư
 
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia laiDự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
Dự án xây dựng nhà máy bột giấy gia lai
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
 
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượngQuy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
Quy trình sản xuất bánh biscuit định hướng chất lượng - Quản lý chất lượng
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
 
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩmTiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
 
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trìnhđề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
 
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đôtieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
 
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
Đề tài: Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm tr...
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đục
 
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
 

Similar to Báo cáo về thị trường thit 2018 2019

Thị trường chăn nuôi việt nam thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranhThị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranhnataliej4
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga nataliej4
 
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...NuioKila
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...jackjohn45
 
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docxDU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO
TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO
TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO ThaoNguyenXanh2
 
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdfPhát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdfMan_Ebook
 
BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019
BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019
BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019hieupham236
 
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdf
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdftailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdf
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdfPadiseranch
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Báo cáo về thị trường thit 2018 2019 (20)

Thị trường chăn nuôi việt nam thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranhThị trường chăn nuôi việt nam  thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
Thị trường chăn nuôi việt nam thay đổi cấu trúc để nâng cao cạnh tranh
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
Thực Trạng Và Giải Pháp Xuất Khẩu Mặt Hàng Thuỷ Sản Của Việt Nam Vào Nga
 
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...
PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN...
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
 
0918755356 Du an lua gao
0918755356  Du an lua gao0918755356  Du an lua gao
0918755356 Du an lua gao
 
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docxDU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
DU AN NHA MAY SAN XUAT THUC AN GIA SUC.docx
 
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
 
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...
Thuyết minh dự án Đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo - www.lap...
 
TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO
TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO
TRẠI HEO GIỐNG CÔNG NGHỆ CAO
 
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
 
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdfPhát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
 
BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019
BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019
BÁO CÁO CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP NĂM 2016_10453212092019
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại
Luận án: Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đạiLuận án: Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại
Luận án: Phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng hiện đại
 
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
Luận án: Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt...
 
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdf
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdftailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdf
tailieuxanh_chan_nuoi_gia_cam_2371.pdf
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam ĐịnhLuận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
Luận án: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Nam Định
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
 
Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAYYếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAY
 
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái NguyênBiện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên
 
Đề tài: Chọn tạo và đánh giá sức sản xuất của tổ hợp đực lai, HAY
Đề tài: Chọn tạo và đánh giá sức sản xuất của tổ hợp đực lai, HAYĐề tài: Chọn tạo và đánh giá sức sản xuất của tổ hợp đực lai, HAY
Đề tài: Chọn tạo và đánh giá sức sản xuất của tổ hợp đực lai, HAY
 

Báo cáo về thị trường thit 2018 2019

  • 1.
  • 2. BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NGÀNH THỊT 2018 Hà nội, 2018
  • 3. 2 LỜI NÓI ĐẦU Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD), Bộ Nông nghiệp & PTNT xin gửi tới Quý độc giả lời chào trân trọng nhất. Trung tâm Thông tin PTNNNT công bố Báo cáo ngành Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019. Báo cáo được thực hiện dựa trên những phân tích toàn diện và cập nhật nhất tình hình thị trường thịt trong nước, thế giới năm 2018. Báo cáo đề cập tới các vấn đề chính sau:  Thị trường thịt thế giới: Tình hình sản xuất, tiêu thụ, thương mại một số mặt hàng thịt chính trên thế giới (như thịt lợn, thịt bò, thịt gà) năm 2018 và triển vọng năm 2019.  Thị trường thịt Việt Nam: Tổng quan ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2018; Diễn biến cung cầu, thương mại, giá cả một số loại thịt thiết yếu tại Việt Nam năm 2018 và Dự báo triển vọng thịt trường thịt Việt Nam năm 2019. Chúng tôi kỳ vọng Báo cáo ngành Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019 sẽ là tư liệu hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách cấp trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và cộng đồng doanh nghiệp trong công tác hoạch định chính sách và thông tin tham khảo. Các số liệu trong báo cáo được thu thập từ các nguồn thông tin đã công bố công khai của các tổ chức nghiên cứu có uy tín như Tổ chức lương thực thế giới (FAO), Ban Nông nghiệp nước ngoài (FAS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan. Trân trọng, Ban phân tích và dự báo Trung tâm Thông tin PT NNNT
  • 4. 3 MỤC LỤC I.  THỊ TRƯỜNG THỊT THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG 2019..........6  1.1.  Tình hình sản xuất và tiêu thụ.............................................................................. 6  1.1.1.  Thịt lợn............................................................................................................................ 6  1.1.2.  Thịt bò ............................................................................................................................. 7  1.1.3.  Thịt gà ............................................................................................................................. 8  1.2.  Thương mại ............................................................................................................ 9  1.2.1.  Thịt lợn............................................................................................................................ 9  1.2.2.  Thịt bò ........................................................................................................................... 11  1.2.3.  Thịt gà ........................................................................................................................... 13  1.3.  Triển vọng năm 2019............................................................................................ 14  1.3.1.  Thịt lợn.......................................................................................................................... 14  1.3.2.  Thịt bò ........................................................................................................................... 15  1.3.3.  Thịt gà ........................................................................................................................... 16  II.  THỊ TRƯỜNG THỊT VIỆT NAM NĂM 2018.............................................18  2.1.  Tình hình sản xuất chăn nuôi ............................................................................. 18  2.1.1.  Chăn nuôi lợn................................................................................................................ 18  2.1.2.  Chăn nuôi gia cầm ........................................................................................................ 21  2.1.3.  Chăn nuôi trâu bò ......................................................................................................... 23  2.2.  Tình hình tiêu thụ thịt tại Việt Nam .................................................................. 25  2.2.1.  Nhu cầu ......................................................................................................................... 25  2.2.2.  Thị hiếu, thói quen tiêu dùng thịt thực phẩm ................................................................ 27  2.3.  Thương mại .......................................................................................................... 28  2.3.1.  Xuất khẩu ...................................................................................................................... 28  2.3.2.  Nhập khẩu ..................................................................................................................... 30  2.4.  Diễn biến giá thịt năm 2018................................................................................. 32  2.4.1.  Giá thịt lợn .................................................................................................................... 32  2.4.2.  Giá thịt gà ..................................................................................................................... 34  III.  TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THỊT VIỆT NAM NĂM 2019 ..................36  TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................39  PHỤ LỤC ....................................................................................................................40 
  • 5. 4 Danh mục hình Hình 1: Các nước sản xuất thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%) ......................................6 Hình 2: Các nước tiêu thụ thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%) .......................................6 Hình 3: Các nước sản xuất thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) .......................................7 Hình 4: Các nước tiêu thụ thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) ........................................7 Hình 5: Các nước sản xuất thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%)........................................8 Hình 6: Các nước tiêu thụ thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%).........................................8 Hình 7: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%)..............10 Hình 8: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%).............11 Hình 9: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) ...............12 Hình 10: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) ............12 Hình 11: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%) .............13 Hình 12: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%).............14 Hình 13: Số lượng lợn tại Việt Nam qua các năm (triệu con)......................................18 Hình 14: Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm (triệu tấn)..............................................19 Hình 15: Cơ cấu số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi theo vùng sinh thái năm 2018 (%).........................................................................................................................21 Hình 16: Số lượng và sản lượng thịt gia cầm của Việt Nam qua các năm ....................22 Hình 17: Cơ cấu số lượng gia cầm theo vùng sinh thái (%)..........................................23 Hình 18: Số lượng trâu, bò cả nước qua các năm (triệu con).......................................24 Hình 19: Sản lượng thịt trâu bò hơi qua các năm (nghìn tấn)......................................24 Hình 20: Cơ cấu số lượng trâu, bò theo vùng sinh thái năm 2018 (%)..........................25 Hình 21: Tiêu thụ thịt hơi các loại bình quân đầu người giai đoạn 2010-2017 (kg/người/năm)......................................................................................................26 Hình 22: Tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam qua các năm (nghìn tấn)................................27 Hình 23: Cơ cấu giá trị xuất khẩu động vật sống và thịt các loại năm 2018 (%).........28 Hình 24: Cơ cấu thị phần của các quốc gia nhập khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02) lớn của Việt Nam trong năm 2018 (%)........................29 Hình 25: Cơ cấu giá trị nhập khẩu động vật sống và thịt các loại năm 2018 (%)........31 Hình 26: Cơ cấu thị phần của các quốc gia xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02) lớn vào Việt Nam trong năm 2018 (%) .......................31 Hình 27:Diễn biến giá lợn hơi xuất chuồng bình quân cả nước năm 2018..................34 Hình 28: Diễn biến giá thu mua gà công nghiệp bình quân cả nước (đồng/kg)...........34
  • 6. 5 Danh mục bảng Bảng 1: Danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất ngành chăn nuôi năm 2018.30 Bảng 2: Danh sách 10 doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất ngành chăn nuôi năm 2018 32 Bảng 3: Sản lượng thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) .........40 Bảng 4: Lượng tiêu thụ thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018.....................40 Bảng 5: Lượng nhập khẩu thịt lợn của các nước trên thế giới 2014– 2018 .................41 Bảng 6: Lượng xuất khẩu thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018.................42 Bảng 7: Sản lượng thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn)...........42 Bảng 8: Lượng tiêu thụ thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn)...43 Bảng 9: Lượng nhập khẩu thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 .................44 Bảng 10: Lượng xuất khẩu thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 ................44 Bảng 11: Sản lượng thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn).........45 Bảng 12: Lượng tiêu thụ thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018....................46 Bảng 13: Lượng nhập khẩu thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018................46 Bảng 14: Lượng xuất khẩu thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018.................47 Bảng 15: Số lượng gia súc gia cầm tại Việt Nam 2000 – 2018 (triệu con)..................48 Bảng 16: Sản lượng thịt hơi tại Việt Nam 2001 – 2018 (nghìn tấn) ............................49  
  • 7. 6 I. THỊ TRƯỜNG THỊT THẾ GIỚI NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG 2019 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ 1.1.1. Thịt lợn Theo Báo cáo “Livestock and Poultry - World Markets and Trade” được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố vào tháng 10/2018, sản lượng thịt lợn toàn cầu tăng 1,73% so với năm 2017, đạt 112,96 triệu tấn trong năm 2018. Dữ liệu từ USDA cho thấy năm 2018, trong 10 quốc gia/khu vực sản xuất thịt lợn hàng đầu thế giới thì chỉ có Brazil và Việt Nam ghi nhận sản lượng thịt lợn giảm so với năm 2017, giảm lần lượt 1,34% và 2,41%, trong khi những quốc gia/khu vực còn lại đều dự kiến sản lượng tăng. Trong đó, Canada là quốc gia có mức tăng trưởng về sản lượng thấp nhất khoảng 0,05% lên 1,96 triệu tấn trong năm 2018, theo sau là Nhật Bản với tăng trưởng 0,23% lên 1,29 triệu tấn. Còn sản lượng tại Nga ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất, 7,8% lên 3,24 triệu tấn. Ngành chăn nuôi lợn của Nga dự kiến tăng công suất sản xuất thêm 900.000 tấn trong vòng 4 năm tới dù đã gần đạt được mức tự cung tự cấp thịt lợn. Hình 1: Các nước sản xuất thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%) Hình 2: Các nước tiêu thụ thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%) Nguồn: USDA Nhìn chung, 2018 là năm không mấy thuận lợi với ngành chăn nuôi lợn toàn cầu khi phải đối mặt với các vấn đề về dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao và tác động từ cuộc tranh chấp giữa Mỹ với các đối tác lớn như Trung Quốc, Mexico hay
  • 8. 7 Canada. Theo thông tin cập nhật từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 28/12/2018, đã có 19 quốc gia báo cáo phát hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF), khiến hơn 1 triệu con lợn các loại buộc phải tiêu hủy, ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn toàn cầu. Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu cũng tăng 1,67% so với năm 2017, đạt 112,43 triệu tấn trong năm 2018, với hầu hết các quốc gia đóng góp cho sự gia tăng ngoại trừ Nga và Việt Nam. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thịt lợn tại Nga và Việt Nam lần lượt giảm 2,64% và 1,59% so với năm 2017 xuống 3,25 triệu tấn và 2,66 triệu tấn. Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới với 55,73 triệu tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% tổng thịt lợn tiêu thụ toàn cầu. EU và Mỹ vẫn là những nhà tiêu thụ thịt lợn hàng đầu thế giới với khối lượng lần lượt đạt 21,07 triệu tấn và 9,76 triệu tấn. Như vậy, các nước sản xuất lớn cũng chính là những nơi tiêu thụ hàng đầu. 1.1.2. Thịt bò Theo USDA, sản xuất thịt bò toàn cầu đạt 62,88 triệu tấn trong năm 2018, tăng 2,03% so với năm 2017. Trong năm 2018, sản lượng thịt bò đều tăng lên tại 10 nước sản xuất thịt bò lớn nhất thế giới, như Mỹ (2,87%, 12,29 triệu tấn), Brazil (3,66%, 9,9 triệu tấn), EU (0,66%, 7,92 triệu tấn), Trung Quốc (0,9%, 7,33 triệu tấn)... Hình 3: Các nước sản xuất thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) Hình 4: Các nước tiêu thụ thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) Nguồn: USDA
  • 9. 8 Tổng lượng tiêu thụ thịt bò toàn cầu năm 2018 đạt khoảng 60,72 triệu tấn, tăng 1,76% so với năm 2017. Trong đó, Mỹ là nước tiêu thụ thịt bò lớn nhất thế giới, với 12,21 triệu tấn, tăng 1,28% so với năm 2017. Tiếp đến là Trung Quốc (8,53 triệu tấn, tăng 3,68%) và khu vực EU (7,94 triệu tấn, tăng 1,32%). 1.1.3. Thịt gà Năm 2018, sản lượng thịt gà toàn cầu đạt 95,59 triệu tấn, tăng 1,94% so với năm 2017. Sản lượng thịt gà tăng tại hầu hết các nước top 10, ngoại trừ Brazil (giảm 0,46% so với năm 2017 xuống 13,55 triệu tấn). Các nước tăng gồm: Mỹ (2,18%, 19,35 triệu tấn), EU (2,11%, 12,32 triệu tấn), Trung Quốc (0,86%, 11,7 triệu tấn), Ấn Độ (4,63%, 4,86 triệu tấn), Nga (1,44%, 4,73 triệu tấn), Mexico (2,94%, 3,5 triệu tấn), Argentina (1,16%, 2,18 triệu tấn), Thái Lan (4,35%, 3,12 triệu tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (2,83%, 2,25 triệu tấn). Tại Brazil, sản lượng giảm trong năm 2018 sẽ hỗ trợ cho sự phục hồi giá thịt nửa đầu năm 2019. Các nước khác như Nga, Nam Phi, Indonesia và Ấn Độ hiện đang hưởng lợi nhờ chiến lược nguồn cung có kỷ luật hơn và đang báo cáo các mức lợi nhuận lớn. Hình 5: Các nước sản xuất thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%) Hình 6: Các nước tiêu thụ thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%) Nguồn: USDA Theo USDA, tiêu thụ thịt gà toàn cầu năm 2018 đạt 93,79 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm trước. Các nước tiêu thụ thịt gà lớn nhất lần lượt là Mỹ (16,24 triệu tấn), Trung Quốc (11,59 triệu tấn), EU (11,54 triệu tấn), Brazil (9,87 triệu tấn)...
  • 10. 9 1.2. Thương mại 1.2.1. Thịt lợn Trong năm 2018, các luồng thương mại thịt lợn toàn cầu bị gián đoạn chủ yếu do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số quốc gia trên thế giới, cùng với cuộc tranh chấp giữa Mỹ với các đối tác lớn như Trung Quốc, Mexico hay Canada. Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ gặp khó khăn do chính sách áp thuế đối với mặt hàng thịt lợn nhập từ Mỹ của Trung Quốc, khiến thịt lợn nước này phải gánh mức thuế nhập khẩu lên tới 71% (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%). Đầu tháng 6/2018, Mexico đã tuyên bố áp mức thuế 20% đối với chân và thịt lợn vai, các sản phẩm thịt lợn tươi và đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ. Đến 30/9/2018, mặc dù thỏa thuận NAFTA mới giữa 3 quốc gia lớn nhất Bắc Mỹ được thống nhất là một bước tiến tích cực trong việc giải quyết căng thẳng thương mại nói chung giữa ba bên, thuế quan Mexico đánh lên thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ vẫn được duy trì. Do Mexico và Trung Quốc là 2 thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất của Mỹ, cùng với việc nguồn cung thịt lợn Mỹ đang tăng vượt nhu cầu nội địa, lợi nhuận của một số nhà chế biến thịt lợn Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua. Tuy nhiên, trong khi lượng thịt lợn sang Mexico và Trung Quốc giảm, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ đã được bù đắp nhờ nhu cầu lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines, Australia và Colombia. Nhờ đó, theo USDA, trong năm 2018, xuất khẩu thịt lợn Mỹ đạt 2,72 triệu tấn, tăng 6,3% so với năm 2017. Đầu tháng 12/2018, một sự kiện đáng mừng với ngành chăn nuôi lợn Mỹ là việc Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm ngừng chiến tranh thương mại trong 90 ngày. Điều này sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Trung Quốc trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tại Trung Quốc, nguồn cung thịt lợn đang thiếu hụt do dịch ASF ngày càng nghiêm trọng và nhu cầu tăng khi dịp tết Nguyên đán đang tới gần. Theo dữ liệu từ tổ chức thương mại ABPA công bố ngày 3/1/2019, xuất khẩu thịt lợn của Brazil giảm 7,4% trong năm 2018 xuống còn 549.000 tấn. Giá trị xuất khẩu thịt lợn giảm 24% so với năm 2017 xuống 1,11 tỷ USD. Tuy nhiên, xuất khẩu thịt lợn của Brazil trong thời gian tới dự báo sẽ tích cực hơn vì vào cuối tháng 10/2018, chính phủ Nga đã quyết định nhập khẩu trở lại thịt lợn của Brazil sau lệnh cấm áp dụng từ tháng 12 năm 2017 do phát hiện có chất tăng trọng, tạo nạc ractopamine trong một số lô hàng thịt xuất khẩu sang nước này.
  • 11. 10 Theo USDA, xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2018 dự báo đạt 8,54 triệu tấn, tăng khoảng 2,89% so với năm 2017. EU vẫn là nhà xuất khẩu hàng đầu vì nhu cầu tăng cao ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, lượng thịt lợn xuất khẩu năm 2018 ước đạt khoảng 3,05 triệu tấn, tăng 6,64% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 35,73% tổng lượng thịt lợn xuất khẩu toàn cầu. Sau EU, các quốc gia xuất khẩu thịt lợn chính trên thế giới là Mỹ, Canada, Brazil, Mexico. Hình 7: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%) Nguồn: USDA Tại Châu Âu, việc dịch tả lợn xảy ra ở Hungary, Ba Lan và Bỉ, gây ra những lo ngại nghiêm trọng rằng dịch bệnh sẽ lây lan sang các nước xuất khẩu thịt lợn lớn như Pháp hoặc Đức, từ đó ảnh hưởng lớn đến thương mại lợn toàn cầu. Nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của dịch ASF, một số nước như Lào, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản đã tạm ngừng nhập khẩu thịt lợnvà các sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc, và các quốc gia đã phát hiện có dịch tả lợn. Động thái này của các nước đã làm gián đoạn đáng kể các luồng thương mại sản phẩm thịt lợn toàn cầu. Trong năm 2018, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới với 1,75 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 21,59% tổng lượng nhập khẩu thịt lợn toàn cầu), tăng 8,02% so với năm 2017, trái ngược với xu hướng giảm lượng nhập khẩu vào năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch ASF lây lan nghiêm trọng trên đàn lợn tại Trung Quốc khiến nguồn cung thịt lợn thiếu hụt tại quốc gia này. Theo USDA, hồi cuối tháng 11/2018, bất chấp tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc tiếp tục thu mua thịt lợn Mỹ. Cụ thể, trong tuần tính đến hết ngày 22/11/2018, Trung Quốc 2.05 EU 35.73 Canada 15.81 Chile 2.17 Mỹ 31.83 Brazil 8.02 Nga 0.53 Việt Nam 0.41 Mexico 2.11 Khác 1.35
  • 12. 11 Trung Quốc đã mua 3.348 tấn thịt lợn, được vận chuyển trong năm nay. Các thị trường nhập khẩu thịt lợn chính trên thế giới sau Trung Quốc là Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Hồng Kông. Hình 8: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt lợn lớn trên thế giới 2018 (%) Nguồn: USDA 1.2.2. Thịt bò Năm 2018, xuất khẩu thịt bò toàn cầu đạt 10,56 triệu tấn, tăng khoảng 5,93% so với năm 2017. Nguồn cung cấp thịt bò chính của thế giới tập trung vào 4 quốc gia là Brazil (19,89%), Ấn Độ (15,77%), Úc (15,44%), Mỹ (13,59%). Theo Rabobank, dịch ASF tiếp tục lây lan trên đàn lợn tại Trung Quốc gây thiếu hụt nguồn cung thịt lợn, mang tới cho các quốc gia khác cơ hội gia tăng xuất khẩu những sản phẩm protein động vật khác, trong đó có thịt bò sang thị trường này. Thực tế cũng cho thấy nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc năm 2018 đã tăng 226 nghìn tấn, tương đương tăng 23,2% so với năm 2017 lên 1,2 triệu tấn. New Zealand là 1 trong những nước đã tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc trong thời gian gần đây, cụ thể tăng 34% về lượng và 38% về giá trị trong niên vụ 2017/2018. Mỹ 5.96 Trung Quốc 21.59 Nhật Bản 18.63 Mexico 14.50 Hàn Quốc 9.07 Hong Kong 5.86 Philippines 3.33 Canada 2.84 Khác 2.78
  • 13. 12 Hình 9: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) Nguồn: USDA Về nhập khẩu, Mỹ tiếp tục là nước nhập khẩu thịt bò lớn nhất thế giới với 1,37 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 16,38% tổng lượng nhập khẩu thịt bò toàn cầu. Tại Châu Á, nhu cầu tiêu thụ thịt bò cũng ngày càng tăng, đặc biệt là tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho xuất khẩu thịt bò của Mỹ. Theo chủ tịch kiêm CEO Liên hiệp Xuất khẩu thịt Mỹ (USMEF) Dan Halstrom, các dịch chuyển nhân khẩu học và văn hóa đang giúp thay đổi sở thích tiêu dùng tại các nước châu Á này và Mỹ đang nắm lấy cơ hội tại cả các thị trường truyền thống lẫn mới nổi. Xuất khẩu thịt bò Mỹ năm 2018 tăng 138 nghìn tấn, tương đương tăng 10,64% so với năm 2017. Hình 10: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt bò lớn trên thế giới 2018 (%) Nguồn: USDA Mỹ 13.59 Brazil 19.89 Ấn Độ 15.77 Úc 15.44 New Zealand 5.71 Argentina 4.74 EU 3.32 Khác 21.55 Mỹ 16.38 Trung  Quốc 14.32 Nhật Bản 9.96 Hong Kong 6.68 Hàn Quốc 6.68 Nga 5.91 EU 4.42 Khác 35.64
  • 14. 13 1.2.3. Thịt gà Năm 2018, lượng xuất khẩu thịt gà toàn cầu ước đạt khoảng 11,15 triệu tấn, tăng 1,03% so với năm 2017. Brazil và Mỹ tiếp tục là hai nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới, với thị phần lần lượt là 33,04% và 28,32%. Tại Mỹ, lượng thịt gà xuất khẩu năm 2018 ước đạt khoảng 3,16 triệu tấn, tăng 18 nghìn tấn, tương đương tăng 0,57% so với năm 2017. Những thỏa thuận của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa đổi sẽ là yếu tố hỗ trợ xuất khẩu thịt gà của Mỹ sang Mexico và Canada trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc đồng Real của Brazil yếu đi sẽ làm Mỹ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn hơn từ quốc gia xuất khẩu thịt gà lớn nhất thế giới này. Trong khi đó, lượng thịt gà xuất khẩu của Brazil năm 2018 dự báo giảm khoảng 162 nghìn tấn, tương đương giảm 4,21% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của lệnh cấm nhập khẩu đối với 20 nhà máy chế biến thịt của Brazil mà EU ban hành hồi tháng 4/2018 (thị trường EU chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gia cầm của Brazil), cùng với những thách thức Brazil phải vượt qua để đáp ứng những tiêu chuẩn mới của Ả Rập Xê-út về giết mổ theo nghi thức đạo Hồi nếu muốn xuất khẩu gia cầm sang thị trường này1 . Hình 11: Các quốc gia/khu vực xuất khẩu thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%) Nguồn: USDA 1 Do những tiêu chuẩn mới này, mà lượng gà Brazil xuất khẩu sang Ả Rập Xê-út trong tháng 8/2018 đã giảm 27% so với tháng 1/2018, tương đương hơn 105.000 tấn. Hoa Kỳ 28.32 Brazil 33.04 EU 12.78 Trung Quốc 4.12 Thái Lan 7.62 Thổ Nhĩ Kỳ 3.41 Khác 10.71
  • 15. 14 Sau Brazil và Mỹ, ba thị trường xuất khẩu thịt gà lớn tiếp theo là EU, Thái Lan, Trung Quốc. Lượng thịt gà xuất khẩu của 3 thị trường này trong năm 2018 đều có xu hướng tăng so với năm trước, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là Thái Lan (12,29%), sau đó là EU (6,74%) và Trung Quốc (5,5%). Về nhập khẩu, nhập khẩu thịt gà toàn cầu đạt khoảng 9,36 triệu tấn, tăng 12 nghìn tấn, tương đương tăng 0,13% so với năm 2017. Nhật Bản tiếp tục là quốc gia nhập khẩu thịt gà lớn nhất thế giới với 1,14 triệu tấn trong năm 2018, tăng 7,95% so với năm 2017. Một số thị trường lớn sau Nhật Bản lần lượt là Mexico (845 nghìn tấn), EU (650 nghìn tấn), Ả Rập Xê út (575 nghìn tấn)… Hình 12: Các quốc gia/khu vực nhập khẩu thịt gà lớn trên thế giới 2018 (%) Nguồn: USDA 1.3. Triển vọng năm 2019 1.3.1. Thịt lợn USDA dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2019 đạt khoảng 114,59 triệu tấn, tăng 1,44% so với năm 2018, với sự đóng góp lớn của Trung Quốc và Mỹ. Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phát triển sẽ là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng thịt lợn ở hầu hết các nước. Trung Quốc sẽ vẫn là quốc gia sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới. Nhờ tăng quy mô đàn lợn nái và cải thiện năng suất làm tăng nguồn cung lợn, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc năm 2019 được dự báo đạt 54,8 triệu tấn, tăng 1,2% so với năm 2018, song vẫn thấp hơn mức tăng 1,4% năm 2018, do dịch ASF bùng phát và ngày càng lan rộng ở Trung Quốc. Đứng thứ 2 về sản lượng là Liên minh châu Âu (EU). Đây là khu vực Mỹ 0.67 Nhật Bản 12.18 Mexico 9.02 Ả Rập Xê Út 6.14 EU 6.94 I rắc 6.62Nam Phi 5.71 Trung Quốc 3.74 Khác 48.97
  • 16. 15 duy nhất có sản lượng dự báo giảm nhẹ 0,4% so với năm 2018 xuống 24 triệu tấn trong năm 2019, do giá lợn hơi duy trì ở mức thấp và chi phí thức ăn tăng cao. Mỹ xếp vị trí thứ 3 thế giới với sản lượng dự báo đạt 12,62 triệu tấn trong năm 2019, tăng 629 nghìn tấn, tương đương tăng 5,25% so với năm 2018. Brazil là nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ 4 thế giới, theo sau là Nga và Việt Nam. USDA dự báo tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2019 tăng 1,58% so với năm 2018 lên 114,21 triệu tấn. Trung Quốc tiếp tục là nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới trong năm 2019, dự báo lượng thịt lợn tiêu thụ tăng 1,4% so với năm 2018 lên 56,53 triệu tấn. Hàn Quốc là quốc gia ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhu cầu lớn nhất là 5,57%, khi tăng từ 2,01 triệu tấn lên 2,12 triệu tấn trong năm 2019. Mỹ xếp thứ hai và theo sau là Mexico, với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 5,26% và 4,34%. EU là khu vực duy nhất được dự báo lượng tiêu thụ giảm trong năm 2019, giảm 0,9% xuống 20,87 triệu tấn. USDA dự báo xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2019 sẽ tăng gần 3% so với năm 2018 nhờ nhu cầu tiêu dùng trên thế giới tăng mạnh. EU vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu vì nhu cầu tại châu Á tăng cao, đặc biệt là Trung Quốc. Xuất khẩu thịt lợn của Brazil sẽ phục hồi nhờ tăng trưởng thị phần tại Trung Quốc và Hồng Kông bù đắp sự suy giảm từ thị trường xuất khẩu hàng đầu là Nga. Nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ mạnh lên tại châu Mỹ Latinh, vì giá bán ở mức hấp dẫn và sự thay đổi sở thích sẽ thúc đẩy tăng tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người. Nhập khẩu thịt lợn của Mexico dự báo tăng 5,11%, trong khi Colombia tăng đến 29% nhờ nhu cầu mạnh. Tại Trung Quốc, USDA dự báo lượng nhập khẩu của nước này năm 2019 sẽ tăng 7,15% so với năm 2018 lên 1,88 triệu tấn. Nguyên nhân là do người tiêu dùng cuối cùng phản ứng với mức giá lợn thấp trên toàn cầu, gián đoạn thương mại và sự thiếu hụt lợn theo khu vực vì dịch ASF. Chung quan điểm với Rabobank, USDA cho rằng với thuế quan Trung Quốc vẫn áp lên thịt heo Mỹ sau khi hai nước đạt được thỏa thuận đình chiến vào đầu tháng 12/2018, Trung Quốc sẽ gia tăng nhập khẩu từ các thị trường EU, Brazil và Canada. Tuy nhiên, nhập khẩu có thể giảm nếu nhu cầu thịt heo nội địa yếu. Hàn Quốc là quốc gia duy nhất được dự báo sẽ giảm lượng nhập khẩu thịt lợn do lượng mua vào trong năm 2018 gần đạt mức kỷ lục đã dẫn đến lượng dự trữ ở mức cao. 1.3.2. Thịt bò USDA dự báo sản lượng thịt bò toàn cầu năm 2019 sẽ đạt 63,6 triệu tấn, tăng nhẹ 1,2% so với năm 2018, chủ yếu nhờ sự gia tăng sản lượng tại Brazil, Mỹ và
  • 17. 16 Argentina. Mỹ sẽ vẫn là nước sản xuất thịt bò lớn nhất thế giới. Sản lượng thịt bò của Mỹ sẽ tăng 3,57% trong năm 2019, lên mức kỷ lục 12,73 triệu tấn, nhờ tiếp tục mở rộng quy mô đàn. Tại Brazil, sản lượng thịt bò cũng sẽ tăng 3,03% so với năm 2018 lên mức 10,2 triệu tấn nhờ được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước ổn định và xuất khẩu tăng trưởng bền vững sang các thị trường trọng điểm tại châu Á. Trong khi đó, điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài ở Úc đã buộc nhiều nhà sản xuất phải xuất bán bò sớm hơn do giá ngũ cốc tăng cao và nguồn nước khan hiếm. Do số lượng gia súc vào đầu năm 2019 sẽ giảm, sản lượng thịt bò của Úc năm 2019 được dự báo sẽ giảm 5,22% so với năm 2018 xuống còn 2,18 triệu tấn. Tiêu thụ thịt bò toàn cầu năm 2019 được dự báo tăng 1,66% so với năm 2018 lên 61,73 triệu tấn. Mỹ sẽ tiếp tục là nước tiêu thụ thịt bò lớn nhất thế giới với 12,66 triệu tấn vào năm 2019, tăng 3,69% so với năm 2018. Trung Quốc đứng thứ 2 và tiếp theo là Brazil với mức tăng trưởng lượng thịt bò tiêu thụ lần lượt là 2,05% và 2,48%. Trong khi đó, lượng tiêu thụ thịt bò của EU được dự báo giảm 1,45% so với năm 2018, xuống 7,82 triệu tấn vào năm 2019. USDA dự báo xuất khẩu thịt bò toàn cầu sẽ tăng 18 nghìn tấn so với năm 2018, lên 10,58 triệu tấn vào năm 2019 khi lượng xuất khẩu gia tăng của Brazil, Argentina và Mỹ sẽ bù đắp cho lượng xuất khẩu sụt giảm của Úc và Ấn Độ. Trong năm 2019, nỗ lực xây dựng lại đàn bò sẽ trở thành ưu tiên của Chính phủ Úc. Điều này có thể đem đến cơ hội cho những nhà xuất khẩu lớn tăng thị phần khi nhu cầu thịt bò toàn cầu đang ngày càng tăng, đặc biệt là tại Trung Quốc và Hồng Kông. Tại Mỹ, xuất khẩu thịt bò dự báo sẽ tăng 2,58% so với năm 2018, lên mức kỷ lục 1,47 triệu tấn vào năm 2019. Nguồn cung dồi dào, giá thịt bò cạnh tranh cùng với sản lượng thịt bò của Úc sụt giảm sẽ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu thịt bò của Mỹ sang các thị trường Mexico, Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc và Hồng Kông là hai nước có nhu cầu nhập khẩu thịt bò tăng mạnh nhất trong năm 2019, với mức tăng trưởng lần lượt là 10% và 7,14%, chủ yếu do sản xuât trong nước đình trệ, trong khi nguy cơ xảy ra dịch bệnh với các nguồn protein khác vẫn cao sẽ thúc đẩy tiêu thụ thịt bò. 1.3.3. Thịt gà Sản lượng thịt gà toàn cầu năm 2019 được dự báo tăng 2,31% so với năm 2018 lên mức kỷ lục 97,8 triệu tấn. Tất cả các nhà sản xuất thịt gà lớn nhất thế giới đều tiếp tục có được những điều kiện phát triển khá thuận lợi trong năm 2019 như nguồn cung
  • 18. 17 nguyên liệu TACN khá dồi dào với mức giá tương đối thấp, cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) không xuất hiện. Mỹ, quốc gia sản xuất thịt gà lớn nhất thế giới dự báo sẽ sản xuất khoảng 19,71 triệu tấn, tăng 1,86% vào năm 2019. Brazil sẽ đạt mức sản lượng kỷ lục 13,8 triệu tấn, tăng 1,85% so với năm 2018, nhờ xuất khẩu phục hồi và nhu cầu trong nước tăng mạnh khi kinh tế phát triển. Sản lượng thịt gà của EU sẽ tăng 1,26% so với năm 2018, lên mức kỷ lục 12,47 triệu tấn vào năm 2019. Trung Quốc hiện vẫn bị ảnh hưởng do để bùng phát cúm gia cầm độc lực cao (HPAI), do vậy sẽ bị hạn chế việc nhập giống gốc gia cầm. Tuy nhiên sản lượng thịt gà của quốc gia này năm 2019 vẫn được dự báo sẽ tăng 2,56% so với năm 2018 lên 12 triệu tấn. Xuất khẩu toàn cầu được dự báo sẽ tăng mạnh 4,18% trong năm 2019 lên mức kỷ lục 11,62 triệu tấn. Brazil vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới với lượng thịt gà xuất khẩu dự báo đạt 3,78 triệu tấn trong năm 2019, tăng 2,44% so với năm 2018. Khả năng thích ứng với các điều kiện mới của thị trường Ả Rập Xê út sẽ giúp Brazil được hưởng lợi từ nhu cầu tiêu dùng lớn tại thị trường trọng điểm của khu vực Trung Đông này. Nhu cầu của châu Á cũng rất mạnh, đặc biệt là Hồng Kông, Nhật Bản và Philippines sẽ có lợi cho nhiều nước xuất khẩu. Tiêu dùng thịt gà tại các thị trường đang phát triển như Angola, Cuba và Ghana tiếp tục tăng, cũng thúc đẩy các luồng thương mại thịt gà toàn cầu.
  • 19. 18 II. THỊ TRƯỜNG THỊT VIỆT NAM NĂM 2018 2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi 2.1.1. Chăn nuôi lợn a. Tình hình chung Chăn nuôi lợn năm 2018 tăng trưởng tốt cả về quy mô đầu con và sản lượng. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tính đến 1/10/2018, tổng đàn lợn cả nước có khoảng 28,15 triệu con, tăng 745.209 con, tương đương tăng 2,7% so với cùng thời điểm năm 2017. Hình 13: Số lượng lợn tại Việt Nam qua các năm (triệu con) Nguồn: Tổng cục Thống kê Từ năm 2013 đến giữa năm 2016, giá lợn hơi thường xuyên nằm trên mức 40.000 đồng/kg, mức giá mà người chăn nuôi có lãi nên người chăn nuôi đã ồ ạt tăng đàn từ 26,26 triệu con vào năm 2013 lên 29,08 triệu con vào năm 2016, dẫn đến nguồn cung vượt cầu. Song sau khi Trung Quốc đột ngột ngừng nhập khẩu lợn thịt vào tháng 5/2016, thị trường trong nước khủng hoảng thừa đã khiến giá lợn hơi giảm mạnh, đến tháng 5/2017 chỉ còn 25.000 đồng/kg. Từ đầu năm 2017 đến cuối tháng 3/2018, giá lợn hơi luôn nằm dưới mức giá thành sản xuất, đã làm người chăn nuôi thua lỗ nghiêm trọng, nhiều trang trại buộc phải treo chuồng hoặc giảm đàn. Đến tháng 4/2018, giá lợn hơi bắt đầu tăng chủ yếu do nguồn cung chưa phục hồi sau đợt khủng hoảng giá 2017, và đến cuối năm 2018 vẫn duy trì ở mức cao đã khuyến khích các trang trại, gia trại chăn 26.7 27.63 27.37 27.06 26.49 26.26 26.76 27.75 29.08 27.41 28.15 24.5 25 25.5 26 26.5 27 27.5 28 28.5 29 29.5 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
  • 20. 19 nuôi đẩy mạnh đầu tư tăng đàn. Nhờ đó, số lượng đầu con đã tăng từ 27,41 triệu con năm 2017 lên 28,15 triệu con năm 2018. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng không ngừng tăng trong những năm qua. Tính cả năm 2018, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,8 triệu tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2017 và vượt so với kế hoạch năm 2018 đề ra (kế hoạch năm 2018 là 3,77 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2017). Trong giai đoạn 2008-2018, sản lượng thịt lợn hơi tăng trưởng với tốc độ bình quân 3,31%/năm. Như vậy, tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt hơi nhanh hơn nhiều tốc độ tăng số lượng đầu con (0,57%/năm trong giai đoạn 2008-2018). Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy chăn nuôi lợn Việt Nam đang phát triển mạnh về thâm canh hơn. Hình 14: Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm (triệu tấn) Nguồn: Tổng cục Thống kê Chăn nuôi lợn đang chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, tập trung và hình thành chuỗi giá trị chăn nuôi. Số lượng hộ chăn nuôi lợn của cả nước giảm từ trên 4,13 triệu hộ năm 2011 xuống còn 3,4 triệu hộ năm 2016, và sau đợt khủng hoảng về giá thịt lợn năm 2017 số hộ chăn nuôi lợn đến nay đã giảm nhiều, ước tính chỉ còn khoảng 2,5 triệu hộ. Trong khi đó, chăn nuôi lợn theo mô hình chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Quý I/2018 số lượng chuỗi liên kết là 1.105 chuỗi 2.78 3.04 3.04 3.1 3.16 3.23 3.35 3.49 3.66 3.73 3.8 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
  • 21. 20 (tăng 13,6% so với năm 2017) với tổng đầu con là 1.237.272 con chiếm tỷ lệ 4,3%.2 Theo số liệu thống kê sơ bộ, năm 2018, tỉnh Đồng Nai có khoảng 94% tổng đàn lợn được nuôi tại trang trại; tỉnh Thái Nguyên có 789 trang trại, tăng gần 10% so với năm 2017. Về tình hình dịch bệnh, theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 31/12/2018, cả nước không có dịch bệnh tai xanh trên lợn. Trong khi đó, bệnh lở mồm long móng (LMLM) tiếp tục lây lan với 23 ổ dịch xảy ra tại 05 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội (04 ổ dịch), Hòa Bình (02 ổ dịch), Bắc Ninh (09 ổ dịch), Hà Nam (02 ổ dịch), Hà Tĩnh (06 ổ dịch) chưa qua 21 ngày; các ổ dịch khác không phát sinh gia súc mắc bệnh. Do đây là những địa phương chăn nuôi lợn quan trọng của cả nước, nên việc dịch LMLM xảy ra đã đe dọa đến nguồn cung lợn tại miền Bắc, khiến giá lợn sống tại miền Bắc giảm vì nông dân đẩy mạnh bán ra để tránh dịch bệnh lan tới đàn vật nuôi của họ. Cục thú y cảnh báo có nguy cơ cao bùng phát các đợt dịch bệnh tại các khu vực chưa bị ảnh hưởng do thời tiết bất lợi và vấn đề tái dịch tại các vùng bị dịch trước đây. Trong thời gian tới, các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch. Cùng với đó, mặc dù dịch ASF chưa lan sang Việt Nam song nguy cơ là rất cao do dịch ASF tại Trung Quốc hiện chỉ cách biên giới Việt Nam khoảng 150 km. Trước tình hình này, các địa phương giáp biên giới cần kiểm soát chặt chẽ, không cho phép buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm thịt lợn bất hợp pháp, đồng thời tăng cường giám sát đàn lợn tại địa phương. b. Phân bố vùng chăn nuôi lợn Hai vùng sinh thái chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm hơn 50% tổng đàn. Nhờ có được những điều kiện thuận lợi nên Đồng bằng sông Hồng tiếp tục đứng đầu cả nước về số lượng đàn và sản lượng thịt lợn hơi, chiếm tỷ trọng 25,42% tổng đàn và 31,04% tổng sản lượng cả nước, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Nam Định. Đứng thứ 2 về số lượng lợn là Trung du và miền núi phía Bắc với 7,12 triệu con, chiếm 25,29% tổng đàn. Mặc dù có quy mô đàn gần bằng Đồng bằng sông Hồng nhưng sản lượng thịt lợn hơi của khu vực này lại thấp hơn hẳn, chỉ chiếm 16,08% tổng sản 2 Tiến sĩ Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam (31/10/2018), “Chăn nuôi lợn tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam.
  • 22. 21 lượng cả nước, xếp thứ 3 về sản lượng thịt cung ứng. Điều này cho thấy năng suất chăn nuôi lợn ở khu vực này thấp hơn so với các vùng khác khi chiếm tỷ trọng cao trong tổng đàn nhưng sản lượng lại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đứng thứ 3 về quy mô đàn với 5,15 triệu con, chiếm 18,31% tổng đàn và xếp thứ 2 về sản lượng thịt lợn hơi (18,28%). Tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12,28% tổng đàn và 15,22% tổng sản lượng thịt lợn hơi. Tây Nguyên là vùng có quy mô đàn nhỏ nhất với 1,84 triệu con, chiếm 6,54% tổng đàn và 5,81% tổng sản lượng thịt lợn hơi cả nước. Hình 15: Cơ cấu số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi theo vùng sinh thái năm 2018 (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2.1.2. Chăn nuôi gia cầm a. Tình hình chung Trong năm 2018, dịch cúm gia cầm được kiểm soát tương đối tốt, giá bán nhìn chung ổn định ở mức có lãi cho người chăn nuôi là những yếu tố khiến chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 1/10/2018, đàn gia cầm cả nước có khoảng 408,97 triệu con, tăng 6,09% so với cùng thời điểm năm 2017, trong đó đàn gà có 316,92 triệu con, tăng 7,35%. So với năm 2008, tổng đàn gia cầm năm 2018 đã tăng 160,67 triệu con, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 – 2018 đạt 5,62%/năm.
  • 23. 22 Hình 16: Số lượng và sản lượng thịt gia cầm của Việt Nam qua các năm Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong năm 2018, sản lượng thịt gia cầm đạt khá với 1,1 triệu tấn, tăng 6,4% so với năm 2017, và tăng 145% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân giai đoạn 2008 – 2018 đạt 10,9%/năm, cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng trưởng số lượng gia cầm, chứng tỏ năng suất chăn nuôi gia cầm ngày càng được nâng cao. Không chỉ tăng về số lượng đầu con, cơ cấu giống và phương thức sản xuất đã thay đổi theo hướng tích cực, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến được hình thành; sản phẩm gia cầm đã xuất khẩu được sang một số thị trường khó tính. b. Phân bố vùng chăn nuôi gia cầm Trong năm 2018, quy mô đàn gia cầm tại 6 vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam đều được mở rộng so với năm 2017. Trong đó, gia cầm tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (102,76 triệu con, chiếm 25,13% tổng đàn gia cầm cả nước), tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc (87,29 triệu con, chiếm 21,34%), Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung (84,07 triệu con, chiếm 20,56%). Tây Nguyên là vùng chăn nuôi gia cầm ít nhất với 19,94 triệu con, chiếm chưa đến 5% tổng số gia cầm cả nước. So với cùng kỳ năm 2017, 2 trên 6 vùng sinh thái có tỷ trọng so với tổng đàn cả nước giảm trong năm 2018 là Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung, trong khi tỷ trọng của 4 vùng sinh thái còn lại tăng. 0 200 400 600 800 1000 1200 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng gia cầm (triệu con) Sản lượng thịt gia cầm (nghìn tấn)
  • 24. 23 Hình 17: Cơ cấu số lượng gia cầm theo vùng sinh thái (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê 2.1.3. Chăn nuôi trâu bò a. Tình hình chung Trong năm 2018, chăn nuôi bò phát triển ổn định. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 01/10/2018, cả nước có 5,8 triệu con bò, tăng 2,6% so với cùng thời điểm năm 2017. Đàn bò sữa tiếp tục phát triển tốt ở một số địa phương như Phú Yên, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Hà Giang..., do một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi cùng với những ảnh hưởng của Chương trình sữa học đường Quốc gia. Trong khi đó, chăn nuôi trâu vẫn gặp khó khăn do thời gian nuôi kéo dài, môi trường chăn thả bị thu hẹp, hiệu quả kinh tế không cao, dẫn đến số lượng đầu con cả nước tiếp tục xu hướng giảm. Thời điểm 01/10/2018, đàn trâu cả nước có 2,43 triệu con, giảm 2,41% so với cùng thời điểm năm 2017.
  • 25. 24 Hình 18: Số lượng trâu, bò cả nước qua các năm (triệu con) Nguồn: Tổng cục Thống kê Sản lượng thịt trâu bò đều có xu hướng tăng trong năm 2018. Cụ thể, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 2018 ước đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ 2017; sản lượng thịt trâu đạt 92,1 nghìn tấn, tăng 4,7% so với năm 2017. Hình 19: Sản lượng thịt trâu bò hơi qua các năm (nghìn tấn) Nguồn: Tổng cục Thống kê b. Phân bổ vùng chăn nuôi trâu bò 2.9 2.89 2.88 2.71 2.63 2.56 2.52 2.52 2.52 2.49 2.43 6.34 6.1 5.81 5.44 5.19 5.16 5.23 5.37 5.5 5.65 5.8 0 1 2 3 4 5 6 7 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Trâu Bò 71.5 79.1 83.6 87.8 88.5 85.5 85.7 85.8 86.6 87.9 92.1 226.7 263.4 278.9 287.2 293.9 285.4 293.1 299.7 308.6 321.7 334.5 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thịt bò Thịt trâu
  • 26. 25 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là vùng sinh thái tập trung chủ yếu số lượng đàn bò của cả nước, chiếm hơn 40% tổng đàn. Tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc (chiếm 17,62% tổng đàn) và Tây Nguyên (chiếm 13,29% tổng đàn). Đông Nam Bộ là vùng có số lượng bò ít nhất cả nước khi chiếm có 6,81% tổng đàn. Hình 20: Cơ cấu số lượng trâu, bò theo vùng sinh thái năm 2018 (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 2 vùng sinh thái chăn nuôi trâu lớn nhất cả nước với số lượng trâu chiếm gần 90% tổng đàn trâu cả nước. Trong đó, đứng thứ nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với 1,37 triệu con, chiếm 56,37% tổng đàn. Đứng thứ 2 là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, chiếm 32,36% tổng đàn. 4 vùng sinh thái còn lại chỉ chiếm từ 5% tổng đàn trở xuống, trong đó vùng có quy mô đàn nhỏ nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (1,08% tổng đàn). 2.2. Tình hình tiêu thụ thịt tại Việt Nam 2.2.1. Nhu cầu Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, mức tiêu thụ thịt hơi bình quân đầu người của Việt Nam có xu hướng tăng dần, từ mức 46,2 kg/người/năm vào năm 2010 lên mức 54,2 kg/người/năm vào năm 2017. Nguyên nhân chính là do thu nhập và mức sống người dân được cải thiện, sở thích tiêu dùng thay đổi dần theo hướng giảm lượng gạo, tăng các sản phẩm có dinh dưỡng cao hơn như thịt, trứng, sữa, hải sản. ĐB Sông  Hồng,  8.61 Trung du  và miền  núi phía  Bắc ,  17.62 Bắc Trung  Bộ &  DHMT,  40.77 Tây  Nguyên,  13.29 Đông  Nam Bộ,  6.81 ĐB sông  Cửu Long,  12.9 Bò ĐB Sông  Hồng, 5 Trung du  và miền  núi phía  Bắc ,  56.37 Bắc Trung  Bộ &  DHMT,  32.36 Tây  Nguyên,  3.6 Đông  Nam Bộ,  1.6 ĐB sông  Cửu Long,  1.08 Trâu
  • 27. 26 Bộ dữ liệu VHLSS khảo sát mức sống dân cư Việt Nam hai năm một lần của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi như thịt và trứng có xu hướng tăng trong 10 năm qua. Cụ thể, khối lượng tiêu thụ thịt bình quân đầu người mỗi tháng của Việt Nam đã tăng dần từ mức 1,5 kg/người/tháng năm 2006 lên mức 2,12 kg/người/tháng năm 2016. Trong đó, sự gia tăng tiêu thụ thịt chủ yếu đến từ khu vực nông thôn với khối lượng thịt tiêu thụ tăng khoảng 0,69 kg/người/tháng, trong khi khu vực thành thị chỉ tăng khoảng 0,39 kg/người/tháng trong giai đoạn 2006-2016. Mức tiêu thụ trứng gia cầm bình quân đầu người/tháng cũng tăng khoảng 1,69 quả trong giai đoạn 2006 – 2016, từ 2,46 quả/người/tháng lên 4,15 quả/người/tháng. Hình 21: Tiêu thụ thịt hơi các loại bình quân đầu người giai đoạn 2010-2017 (kg/người/năm) Nguồn: Cục chăn nuôi Trong số các loại thịt, thịt lợn là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất, với 38,9 kg thịt lợn hơi/người/năm, chiếm tỷ trọng 71,77% trong tổng mức thịt tiêu thụ bình quân đầu người năm 2017. Thịt gia cầm và thịt trâu bò được tiêu thụ ít hơn, bình quân mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 10,8 kg thịt gia cầm/người/năm và 4,3 kg thịt trâu bò/người/năm vào năm 2017. Theo số liệu của USDA, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về tiêu thụ thịt lợn, sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Nga, Brazil và Nhật Bản. Việt Nam tiêu thụ khoảng 2,66 triệu tấn thịt lợn trong năm 2018, giảm 1,59% so với năm 2017 song vẫn tăng tới 10% so với năm 2014. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2014 – 2018 đạt khoảng 2,61%/năm. 34.9 35.5 35.6 36.2 36.9 37.9 39.1 38.9 7.1 8.3 8.4 8.5 9.6 9.9 10.2 10.84.2 4.5 4.5 4.6 4.2 4.2 4.5 4.3 0 10 20 30 40 50 60 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Thịt trâu bò Thịt gia cầm Thịt lợn
  • 28. 27 Hình 22: Tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam qua các năm (nghìn tấn) Nguồn: USDA 2.2.2. Thị hiếu, thói quen tiêu dùng thịt thực phẩm Hầu hết người tiêu dùng tại Việt Nam ưa thích thịt tươi sống hơn là các sản phẩm đông lạnh, nên kênh phân phối thịt chính vẫn là các chợ cố định, chợ tạm. Từ lâu, thói quen tiêu dùng thịt tươi sống này đã được coi là hàng rào kỹ thuật tự nhiên đối với các sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu từ các nước chăn nuôi phát triển trên thế giới, tuy nhiên thói quen này đang có xu hướng chuyển dịch dần. Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng thịt ngoại đông lạnh không chỉ ở các suất ăn công nghiệp mà người dân ở các thành phố lớn cũng thường đi siêu thị mua thịt một lần dùng cả tuần. Điều quan trọng là người tiêu dùng thành thị đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ rất sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm có xác nhận và truy xuất nguồn gốc. Do đó, các sản phẩm thịt đông lạnh được sản xuất theo quy trình thịt sạch đã dần được nhiều người dùng thành thị lựa chọn. Bên cạnh chất lượng tốt, giá bán các sản phẩm thịt ngoại này còn khá rẻ so với các sản phẩm thịt nội địa, chủ yếu do giá thành sản xuất thịt ở châu Âu và châu Mỹ thấp hơn Việt Nam khoảng 25 - 30%. Biểu hiện rõ nhất của sự chuyển dịch thói quen này là ở sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép để đưa thịt vào Việt Nam và khối lượng thịt nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây. Bên cạnh đó, việc Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức ban hành Quyết định 3087/QĐ-BKHCN công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát ngày 16/10/2018 sẽ 2414 2526 2647 2703 2660 2250 2300 2350 2400 2450 2500 2550 2600 2650 2700 2750 2014 2015 2016 2017 2018
  • 29. 28 không chỉ tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy doanh nghiệp tham gia sản xuất thịt an toàn, chất lượng cho thị trường, mà còn hướng người tiêu dùng thay đổi dần thói quen sang tiêu dùng thịt mát, thịt đông lạnh trong thời gian tới. 2.3. Thương mại 2.3.1. Xuất khẩu a. Tình hình chung Trong năm 2018, tình hình xuất khẩu động vật sống và thịt các loại của Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu động vật sống và thịt các loại trong tháng 12/2018 đã đạt 13,42 triệu USD, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 130,59 triệu USD. Về cơ cấu xuất khẩu, thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02) xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 101,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao nhất (77,96%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó chủ yếu là xuất khẩu thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh với kim ngạch đạt 45,15 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu thịt mã HS02 (44,35%), tiếp theo là xuất khẩu thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 29,02 triệu USD, chiếm tỷ trọng 28,51%. Kim ngạch xuất khẩu thịt chế biến là 18,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu động vật sống đạt kim ngạch 10,19 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu lợn sống, trâu bò sống và gia cầm sống lần lượt đạt giá trị là 0,76 triệu USD; 0,6 triệu USD và 1,19 triệu USD. Hình 23: Cơ cấu giá trị xuất khẩu động vật sống và thịt các loại năm 2018 (%) Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan Trong năm 2018, ngành chăn nuôi đã ghi nhận nhiều sự kiện đáng mừng. Vào cuối tháng 6/2018, lần đầu tiên thịt lợn tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch Động vật sống 7.80 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ 77.96 Thịt chế biến 14.24
  • 30. 29 ra thị trường quốc tế. Cụ thể, tập đoàn Mavin đã xuất khẩu chính ngạch lô hàng thịt lợn đầu tiên (bao gồm thịt thăn lưng, thăn chuột, thịt vai, thịt ba chỉ, sườn, thịt mông) sang Myanmar. Tiếp đó, tính đến cuối tháng 10/2018, Cục thú y Nhật Bản đã có các thông báo cho phép nhập khẩu vào thị trường nước này các sản phẩm thịt gà chế biến và vỏ xúc xích làm từ ruột động vật của Việt Nam. Điều này cho thấy sản phẩm chăn nuôi Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính, mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu gia cầm trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc Quốc Hội thông qua Luật Chăn nuôi tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 vào ngày 19/11/2018 được kỳ vọng sẽ giúp ngành chăn nuôi thời gian tới phát triển theo hướng nền chăn nuôi công nghiệp, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinch thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu. b. Các thị trường xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02) lớn nhất của Việt Nam Trong năm 2018, Hồng Kông tiếp tục là thị trường xuất khẩu thịt mã HS02 lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 39,48 triệu USD, chiếm gần 39% thị phần. Hồng Kông nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, chiếm tới hơn 99% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt từ Việt Nam. Trung Quốc xếp thứ 2 với kim ngạch 35,3 triệu USD, chiếm 34,68% thị phần. Ba thị trường lớn tiếp theo là Mỹ, Malaysia, Bỉ chiếm thị phần tương ứng là 8,39%, 5,05% và 4,18%. Hình 24: Cơ cấu thị phần của các quốc gia nhập khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02) lớn của Việt Nam trong năm 2018 (%) Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan c. Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất Trong năm 2018, công ty TNHH Thắng Lợi tiếp tục khẳng định vị trí là đơn vị xuất khẩu lớn nhất ngành chăn nuôi khi đạt kim ngạch 21,61 triệu USD, chiếm 16,55% thị phần. Công ty xuất khẩu sang 2 thị trường chính là Hồng Kông và Malaysia các sản Hồng Kông 38.78 Trung Quốc 34.68 Mỹ 8.39 Malaysia 5.05 Bỉ  4.18 Nhật Bản 2.69 Canada 1.2 Khác 5.03
  • 31. 30 phẩm thịt lợn đông lạnh. Công ty cổ phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Hải Phòng vẫn đứng vị trí thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,63 triệu USD, chiếm 10,43% thị phần. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là chân gà/vịt làm sạch đông lạnh và chân gà chín đông lạnh/rút xương đông lạnh sang 2 thị trường chính là Trung Quốc và Hồng Kông. Bảng 1: Danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất ngành chăn nuôi năm 2018 STT Tên doanh nghiệp Thị phần nhập khẩu (%) 1 Công ty TNHH Thắng Lợi 16,55 2 Công ty cổ phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Hải Phòng 10,43 3 Công ty TNHH Chế Biến và Xuất Khẩu Thuỷ Sản Quảng Ninh 8,26 4 Công ty cổ phần Hương Quỳnh Đăng 6,48 5 Công ty TNHH KOYU & UNITEK 4,01 6 Công ty TNHH Công Danh 3,81 7 Công ty cổ phần Indeco 3,60 8 Công ty TNHH chế biến thực phẩm thương mại Ngọc Hà 3,18 9 Công ty liên doanh nuôi và phát triển khỉ Việt Nam 3,16 10 Công ty TNHH Hoa Mai 2,55 Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan 2.3.2. Nhập khẩu a. Tình hình chung Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu động vật sống và thịt các loại trong tháng 12/2018 đã đạt 115,86 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu năm 2018 đạt 949,19 triệu USD. Về cơ cấu nhập khẩu, giá trị nhập khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02) đạt 536,98 triệu USD, chiếm 56,57% tổng giá trị nhập khẩu. Thịt trâu bò đông lạnh là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, chiếm tỷ trọng gần 50% trong tổng kim
  • 32. 31 ngạch nhập khẩu thịt mã HS02. Kim ngạch nhập khẩu động vật sống đạt 407,27 triệu USD, chiếm 42,91% tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam vẫn nhập khẩu rất ít thịt chế biến, kim ngạch năm 2018 của loại thịt này chỉ có 4,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ, bằng 0,52% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2018. Hình 25: Cơ cấu giá trị nhập khẩu động vật sống và thịt các loại năm 2018 (%) Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan b. Các quốc gia xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02) lớn vào Việt Nam Trong năm 2018, Mỹ vẫn là quốc gia xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 171,34 triệu USD, chiếm tới 31,91% thị phần, trong đó chủ yếu là các sản phẩm thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm. Ấn Độ vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ 2 với kim ngạch 88,31 triệu USD, chiếm 16,45% thị phần, trong đó sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ vào Việt Nam là thịt trâu, bò đông lạnh. Úc giữ vững vị trí thứ 3với 85,28 triệu USD, chiếm 15,88% thị phần. Hình 26: Cơ cấu thị phần của các quốc gia xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ (HS02) lớn vào Việt Nam trong năm 2018 (%) Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan Động vật sống 42.91 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ 56.57 Thịt chế biến 0.52 Mỹ 31.91 Ấn Độ 16.45 Úc 15.88 Ba Lan 7.34 Brazil 5.79 Hàn Quốc 3.82 Tây Ban Nha 2.35 Đức 2.11 Khác 14.35
  • 33. 32 c. Các doanh nghiệp nhập khẩu ngành chăn nuôi lớn nhất Việt Nam Trong năm 2018, Công ty TNHH thương mại Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu với 116,14 triệu USD, chiếm 12,24% thị phần. Đứng vị trí thứ 2 là Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội với kim ngạch nhập khẩu đạt 68,58 triệu USD, chiếm 7,23% thị phần. Cả 2 công ty này đều chỉ nhập khẩu từ thị trường Úc và sản phẩm nhập khẩu đều là bò. Đứng thứ 3 là Công ty cổ phần Đầu Tư -Sản Xuất -Thương Mại Dịch Vụ Kết Phát Thịnh với kim ngạch nhập khẩu đạt 44,92triệu USD, chiếm 4,73% thị phần. Bảng 2: Danh sách 10 doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất ngành chăn nuôi năm 2018 STT Tên doanh nghiệp Thị phần nhập khẩu (%) 1 Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát 12,24 2 Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội 7,23 3 Công ty cổ phần Đầu Tư -Sản Xuất -Thương Mại Dịch Vụ Kết Phát Thịnh 4,73 4 Công ty TNHH Một Thành Viên Xuất Nhập Khẩu Thực Phẩm Hạ Long 4,64 5 Công ty TNHH Thương mại Lê Dũng Linh 3,73 6 Công ty TNHH Nhiêu Lộc 2,90 7 Công ty cổ phần Chăn Nuôi Bá Thước 2,08 8 Công Ty TNHH CJ Freshway Việt Nam 1,78 9 Công Ty TNHH một thành viên Nam Trần Vũ 1,71 10 Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Chăn Nuôi Nông Nghiệp Việt - Úc 1,64 Nguồn: AGROINFO, Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải Quan 2.4. Diễn biến giá thịt năm 2018 2.4.1. Giá thịt lợn Trong nước, thịt lợn là sản phẩm chăn nuôi có nhiều biến động nhất trong năm 2018. Sau hơn 1 năm giá lợn hơi ở mức thấp khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ lớn, đến tháng 4/2018, giá lợn hơi xuất chuồng mới bắt đầu hồi phục và tăng từ mức 31.000- 34.000 đồng/kg trong tháng 3 lên mức 36.000-40.000 đồng/kg trong tháng 4. Đây là kết
  • 34. 33 quả của việc giảm đàn và tạm dừng nuôi lợn của các hộ sản xuất, cùng với việc Bộ NN- PTNT đã tích cực chỉ đạo các địa phương giảm cung, tăng cầu với chính sách giảm đàn nái, giảm nhập từ các nước khác. Sau đó, giá lợn hơi đã tăng cao lên 50.000-53.000 đ/kg trong suốt Quý III, gây tác động lớn đến việc tăng chỉ số CPI. Đầu tháng 8/2018, giá lợn hơi ở một số tỉnh miền Bắc đã tăng đến đỉnh điểm là 56.000 đồng/kg, đây là mức giá cao kỷ lục trong nhiều năm qua, tăng gấp đôi so với mức giá bình quân của năm 2017. Nguyên nhân là do nguồn cung khan hiếm cùng với thời tiết mưa lũ ảnh hưởng tới việc giết mổ và hoạt động vận chuyển tiêu thụ. Tính chung quý III/2018, giá lợn hơi trên cả nước có xu hướng tăng do tác động của thông tin về dịch ASF, các trang trại có xu hướng giữ đàn lợn, hạn chế bán ra. Bên cạnh đó, lợn hơi tới lứa xuất bán trong các trang trại không nhiều, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung cục bộ, đẩy giá lợn hơi tăng. Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT phải khẩn trương tìm biện pháp kiểm soát giá lợn thịt trong nước. Cục Chăn nuôi đã tham mưu kịp thời cho Bộ trưởng chỉ đạo triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp giảm giá và tăng nguồn cung lợn thịt ổn định thị trường, trong đó chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra nắm sát nguồn cung và thông tin đầy đủ, kịp thời cho người chăn nuôi, người kinh doanh thực phẩm biết để điều chỉnh sản xuất, thị trường, bán lợn đúng tuổi, tránh đầu cơ gây khan hiếm nguồn cung cục bộ làm tăng giá ảo trên thị trường. Đặc biệt là việc Bộ trưởng cho họp với 12 doanh nghiệp có thị phần chi phối đến thị trường lợn thịt trong nước thời điểm tháng 8/2018, trong đó đề nghị các doanh nghiệp đồng thuận giảm giá bán và tăng lượng lợn thịt cung ứng cho thị trường nhằm ổn định ngành hàng thịt lợn, hạn chế nguy cơ nhập khẩu ồ ạt lợn thịt vào thị trường nước ta đã được các doanh nghiệp đồng tình. Nhờ đó, giá lợn thịt từng bước được kiềm chế theo chiều hướng giảm dần kể từ tháng 10 /2018, song vẫn giữ ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Đến tháng 12/2018, tại miền Bắc, giá lợn hơi giảm 1.000 - 3.000 đ/kgso với tháng trước, dao động phổ biến trong khoảng 42.000 – 44.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung cũng biến động giảm với mức giảm 2.000 – 3.000 đ/kg, dao động từ 48.000 – 50.000 đ/kg. Khu vực miền Nam đang có giá lợn hơi tốt nhất cả nước khi giao dịch trong khoảng 48.000 – 54.000 đ/kg, trong đó chỉ có Trà Vinh ghi nhận giá giảm 1.000 đ/kg xuống còn 51.000 đ/kg, các địa phương khác giá không đổi. Nhìn chung trong cả năm 2018, giá lợn hơi biến động tăng trong 9 tháng đầu năm và giảm trong 3 tháng cuối năm. So với thời điểm cuối năm 2017, giá lợn hơi tại
  • 35. 34 miền Bắc tăng 9.000 – 15.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên tăng 16.000 – 17.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Nam tăng 22.000 – 25.000 đ/kg. Hình 27: Diễn biến giá lợn hơi xuất chuồng bình quân cả nước năm 2018 Nguồn: AGROINFO 2.4.2. Giá thịt gà Giá thịt gia cầm các loại, nhất là gà công nghiệp lông trắng trong tháng 3 và tháng 4/2018 đã giảm so với tháng 01 và 02/2018 cũng như với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, đối với gà lông màu nuôi thả vườn, thì giá cao hơn so với cùng kỳ 2017, riêng thời điểm tháng 3 đã tăng cao hơn tới 34%. Thời điểm tháng 5/2018 giá gà công nghiệp lông trắng đã tăng trở lại, bình quân dao động quanh mức 32.000-36.000 đg/kg ở miền Bắc và 26.000-29.000 đg/kg ở miền Nam. Tháng 12/2018, tại miền Nam giá gà lông màu nuôi công nghiệp bình quân dao động từ 40.000-41.000 đg/kg, tại miền Bắc giá bình quân từ 35.000-37.000 đg/kg. Hình 28: Diễn biến giá thu mua gà công nghiệp bình quân cả nước Nguồn: AGROINFO 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đồng/kg 15000 20000 25000 30000 35000 40000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đồng/kg
  • 36. 35 Tại các siêu thị, một số mặt hàng gà nhập khẩu có giá rẻ hơn nhiều so với gà nội. Hiện 3 thị trường cung cấp thịt gà chủ yếu cho Việt Nam là Mỹ, Brazil, Hàn Quốc. Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm đến 54% tổng sản lượng nhập khẩu của cả nước. Điều đáng chú ý là bình quân mỗi kg thịt gần nhập khẩu có giá gần 1 USD (chưa tính thuế), tương đương khoảng 23.000 đồng/kg. Đây là mức giá rẻ hơn rất nhiều so với mức giá trung bình của thịt gà trong nước. Tình hình này đặt ra thách thức lớn cho ngành chăn nuôi gà Việt Nam khi nhiều người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thịt gà ngoại vì giá rẻ, phù hợp với thu nhập của họ.
  • 37. 36 III. TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THỊT VIỆT NAM NĂM 2019 Sản xuất thịt lợn vẫn sẽ là ngành hàng thịt chủ lực và là thế mạnh của ngành chăn nuôi nước ta. Việt Nam sẽ tiếp tục nằm trong 10 nước đứng đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trong năm 2019. Thịt lợn vẫn sẽ là loại thịt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt. Theo USDA, sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2019 dự báo đạt 2,74 triệu tấn, tăng 60 nghìn tấn so với năm 2018, tương đương tăng 2,24%. Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là quốc gia sản xuất thịt lợn lớn thứ 6 thế giới, chiếm tỷ trọng 2,39% tổng sản lượng thịt lợn toàn cầu, sau Trung Quốc (54,8 triệu tấn), EU (24 triệu tấn), Mỹ (12,62 triệu tấn), Brazil (3,78 triệu tấn) và Nga (3,31 triệu tấn). Tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam năm 2019 dự báo sẽ đạt 2,73 triệu tấn, tăng 70 nghìn tấn, tương đương tăng 2,63% so với năm 2018. Nguồn cung thịt lợn cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu. Việt Nam cũng sẽ xuất khẩu khoảng 30 nghìn tấn thịt lợn trong năm 2019. Trong năm 2019, xuất khẩu sản phẩm thịt của Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng tích cực nhờ một số yếu tố thuận lợi sau: - Bộ NN&PTNT đã ký thỏa thuận với Tổ chức Thú y thế giới để hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi sản xuất theo chuỗi đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu, trước hết sẽ tập trung hỗ trợ tìm kiếm thị trường, đồng thời xây dựng các vùng nguyên liệu, chế biến xuất khẩu. - Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức ban hành Quyết định 3087/QĐ- BKHCN năm 2018 công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát ngày 16/10/2018. Đây là sự kiện quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến tới xuất khẩu thịt lợn Việt Nam ra thị trường thế giới. - Luật Chăn nuôi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 vào ngày 19/11/2018. - Trong năm 2018, một số doanh nghiệp lớn đã tiến hành đầu tư phát triển ngành hàng lợn theo hướng công nghệ cao, chuỗi khép kín an toàn, kết nối thị trường phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như: + Posco Deawoo, Tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực thép, xây dựng Hàn Quốc hợp tác với Tập đoàn Tân Long trong việc cung cấp nguyên liệu TACN, nuôi lợn, chế biến thịt, xuất khẩu tại Việt Nam. + Tập đoàn Tân Long đã ký thỏa thuận hợp tác với 6 công ty của Đan Mạch đầu tư công nghệ cao nuôi lợn quy mô lớn và hiện đại tại Việt Nam. Hiện tại, trang trại chăn nuôi heo của Tân Long đã đạt tới quy mô 350,000 con nái sinh sản với định hướng nâng số lượng heo bán ra thị trường lên tới 1 triệu con thời gian tới. Ngoài thị trường nội địa,
  • 38. 37 Tân Long đang đầu tư xây dựng các trang trại quy mô lớn tại Myanmar, với kế hoạch cung ứng khoảng 100.000 con heo thịt cho thị trường này trong năm 2019. + Công ty Trách nhiệm hữu hạn Koyu & Unitek (liên doanh giữa Úc và Nhật Bản) đang xây dựng một nhà máy mới trị giá 20 triệu USD tại tỉnh Đồng Nai với dự kiến sản xuất 550 tấn thịt gà chế biến hàng tháng khi đi vào hoạt động từ năm 2019; + Công ty Cổ phần Thực phẩm Mavin đã thiết lập một nhà máy mới tại khu công nghiệp Đồng Văn II. Mavin có kế hoạch xuất khẩu các sản phẩm thịt sang Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc; + Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai (DOFICO) và Công ty CP GreenFeed trong tháng 10/2018 đã khánh thành nhà máy giết mổ và sản xuất thực phẩm từ thịt lợn đạt tiêu chuẩn Châu Âu, công suất 250.000 đến 300.000 con lợn/năm; + Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Biển Đông đã khánh thành Nhà máy giết mổ công suất 250 - 300 con lợn/giờ tại Nam Định bằng thiết bị hiện đại của Hàn Quốc vào ngày 4/11/2018. + Tập đoàn Hòa Phát dầu tư trên 3000 tỷ đồng cho sản xuất TACN, nuôi lợn và gà. + Với sự kiện Công ty Cổ phần Masan Nutri-Science (MNS) chính thức khánh thành Tổ hợp chế biến thịt MNS Meat Hà Nam theo công nghệ thịt mát từ châu Âu vào ngày 23/12/2018, dự báo năm 2019, sản phẩm thịt lợn của Việt Nam có nhiều khả năng xuất khẩu chính ngạch thành công sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia phát triển khác. Điều này là hoàn toàn khả thi vì nhà máy sản xuất với công nghệ của châu Âu, quy trình kiểm soát châu Âu. Nếu nguồn nguyên liệu tổ chức tốt theo tiêu chuẩn VietGAp hay GlobalGAP, thịt lợn của Việt Nam hoàn toàn cũng giống như thịt của châu Âu. - Nhu cầu nhập khẩu thịt, chủ yếu từ các nước châu Á, vẫn cao. Riêng với Trung Quốc, tình hình xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam sang thị trường này dự báo sẽ diễn biến thuận lợi trong thời gian tới, do tác động của dịch ASF đang lan rộng ở Trung Quốc trong khi nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người dân Trung Quốc sẽ tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận đình chiến vào đầu tháng 12/2018, điều này sẽ thúc đẩy Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt lợn Mỹ, song thịt lợn tươi sống của Việt Nam vẫn sẽ được người tiêu dùng ưa chuộng hơn thịt lợn đông lạnh của Mỹ. Với thịt gia cầm, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng khi nước này hiện có nhu cầu của nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn/năm. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
  • 39. 38 Về giá thịt lợn trong nước, do rủi ro xâm nhiễm dịch ASF từ Trung Quốc và lượng thịt heo nhập khẩu gia tăng khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), giá thịt lợn có thể diễn biến khó lường trong năm 2019. Trong năm 2019, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành chăn nuôi là tập trung phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, dần loại bỏ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đồng thời, tập trung ổn định thị trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Ngành chăn nuôi sẽ theo dõi sát về giá cả và nguồn cung thị trường của các sản phẩm chăn nuôi, nhất là mặt hàng thịt lợn và thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông để các cơ quan quản lý, người chăn nuôi, người tiêu dùng nắm bắt đầy đủ, kịp thời; tăng cường quản lý giá thức ăn, giảm giá thịt lợn. Theo đó, duy trì giá thịt lợn hơi ở mức 40.000 - 45.000 đồng/kg, giá thành xuống dưới 35.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát tốt dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong vụ Thu Đông 2018 - 2019, nhất là triển khai các giải pháp ngăn chặn xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào nước ta. Đồng thời, thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp và xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi...3 3 Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 do Cục chăn nuôi tổ chức ngày 25/12/2018.
  • 40. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agroinfo, http://agro.gov.vn/vn/default.aspx 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, https://www.mard.gov.vn/ 3. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA),https://apps.fas.usda.gov/psdonline/app/index.html#/app/home 4. Rabobank, https://research.rabobank.com 5. Tổng cục Hải quan, https://www.customs.gov.vn/default.aspx 6. Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 7. Trang web Chăn nuôi Việt Nam http://channuoivietnam.com/ 8. Trang thông tin nông sản toàn cầu http://gappingworld.com/
  • 41. 40 PHỤ LỤC Bảng 3: Sản lượng thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trung Quốc 56.710 54.870 52.990 53.400 54.150 EU 22.540 23.249 23.866 23.663 24.100 Mỹ 10.368 11.121 11.320 11.611 11.992 Brazil 3.400 3.519 3.700 3.725 3.675 Nga 2.510 2.615 2.870 3.000 3.235 Việt Nam 2.431 2.548 2.701 2.741 2.675 Canada 1.805 1.899 1.914 1.959 1.960 Philippines 1.402 1.463 1.540 1.563 1.600 Hàn Quốc 1.200 1.217 1.266 1.280 1.375 Mexico 1.135 1.164 1.211 1.267 1.310 Tổng 110.498 110.422 110.139 111.038 112.958 Nguồn: USDA, 2018 Bảng 4: Lượng tiêu thụ thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trung Quốc 57.194 55.668 54.980 54.812 55.725 EU 20.390 20.871 20.747 20.817 21.065 Mỹ 8.544 9.341 9.475 9.540 9.760 Nga 3.021 3.016 3.192 3.338 3.250 Brazil 2.846 2.893 2.870 2.941 2.992
  • 42. 41 Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nhật Bản 2.543 2.568 2.626 2.741 2.785 Việt Nam 2.414 2.526 2.647 2.703 2.660 Mexico 1.836 2.017 2.091 2.180 2.305 Hàn Quốc 1.660 1.813 1.894 1.926 2.010 Philippines 1.600 1.637 1.734 1.803 1.869 Tổng 109.812 109.941 109.818 110.584 112.433 Nguồn: USDA, 2018 Bảng 5: Lượng nhập khẩu thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Mỹ 459 506 495 506 483 Trung Quốc 761 1.029 2.181 1.620 1.750 Nhật Bản 1.332 1.270 1.361 1.475 1.510 Mexico 818 981 1.021 1.083 1.175 Hàn Quốc 480 599 615 645 735 Hong Kong 347 397 429 463 475 Philippines 199 175 195 241 270 Canada 214 216 215 222 230 Úc 191 220 210 215 225 Tổng 6.341 6.719 7.988 7.890 8.104 Nguồn: USDA, 2018
  • 43. 42 Bảng 6: Lượng xuất khẩu thịt lợn của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 EU 2.164 2.390 3.131 2.860 3.050 Canada 1.220 1.239 1.320 1.336 1.350 Brazil 556 627 832 786 685 Chile 163 178 173 171 185 Mexico 117 128 141 170 180 Trung Quốc 277 231 191 208 175 Nga 5 7 25 37 45 Úc 37 36 38 43 49 Việt Nam 21 30 65 50 35 Mỹ 2.310 2.272 2.377 2.556 2.717 Tổng 6.989 7.237 8.357 8.297 8.537 Nguồn: USDA, 2018 Bảng 7: Sản lượng thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Mỹ 11.075 10.817 11.507 11.943 12.286 Brazil 9.723 9.425 9.284 9.550 9.900 EU 7.443 7.684 7.880 7.863 7.915 Trung Quốc 6.890 6.700 7.000 7.260 7.325 Ấn Độ 4.100 4.100 4.200 4.250 4.300
  • 44. 43 Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Argentina 2.700 2.720 2.650 2.840 2.950 Úc 2.595 2.547 2.125 2.149 2.300 Mexico 1.827 1.850 1.879 1.925 1.960 Pakistan 1.685 1.710 1.750 1.780 1.800 Tổng 60.814 59.710 60.478 61.624 62.878 Nguồn: USDA, 2018 Bảng 8: Lượng tiêu thụ thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Mỹ 11.241 11.275 11.676 12.052 12.206 Trung Quốc 7.277 7.339 7.759 8.227 8.530 Brazil 7.896 7.781 7.652 7.750 7.850 EU 7.514 7.742 7.898 7.832 7.935 Ấn Độ 2.018 2.294 2.436 2.401 2.635 Argentina 2.503 2.534 2.434 2.547 2.450 Mexico 1.839 1.797 1.809 1.841 1.865 Nga 2.297 1.967 1.849 1.840 1.823 Pakistan 1.627 1.636 1.685 1.722 1.741 Thổ Nhĩ Kỳ 1.247 1.455 1.495 1.424 1.489 Tổng 58.766 57.812 58.756 59.674 60.724 Nguồn: USDA, 2018
  • 45. 44 Bảng 9: Lượng nhập khẩu thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Mỹ 1.337 1.528 1.366 1.358 1.373 Trung Quốc 417 663 812 974 1.200 Nhật Bản 739 707 719 817 835 Hong Kong 646 339 453 543 560 Hàn Quốc 392 414 513 531 560 Nga 932 622 524 516 495 EU 372 363 368 338 370 Ai Cập 270 360 340 250 300 Chile 241 245 298 281 310 Canada 272 269 243 229 240 Mexico 206 175 188 196 210 Tổng 7.909 7.654 7.704 7.953 8.380 Nguồn: USDA, 2018 Bảng 10: Lượng xuất khẩu thịt bò của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Mỹ 1.167 1.028 1.160 1.297 1.435 Brazil 1.909 1.705 1.698 1.856 2.100 Ấn Độ 2.082 1.806 1.764 1.849 1.665 Úc 1.851 1.854 1.480 1.485 1.630
  • 46. 45 Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 New Zealand 579 639 587 593 603 Argentina 197 186 216 293 500 Canada 378 397 441 465 500 EU 301 305 350 369 350 Tổng 9.998 9.586 9.428 9.967 10.558 Nguồn: USDA, 2018 Bảng 11: Sản lượng thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Mỹ 17.542 18.208 18.510 18.938 19.350 Brazil 12.946 13.547 13.523 13.612 13.550 EU 10.450 10.890 11.560 12.060 12.315 Trung Quốc 13.156 13.561 12.448 11.600 11.700 Ấn Độ 3.930 4.115 4.427 4.640 4.855 Nga 3.958 4.222 4.328 4.658 4.725 Mexico 3.025 3.175 3.275 3.400 3.500 Thái Lan 2.499 2.692 2.813 2.990 3.120 Thổ Nhĩ Kỳ 1.942 1.961 1.925 2.188 2.250 Argentina 2.110 2.085 2.119 2.150 2.175 Tổng 87.851 91.337 92.276 93.779 95.594 Nguồn: USDA, 2018
  • 47. 46 Bảng 12: Lượng tiêu thụ thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Mỹ 14.233 15.265 15.510 15.823 16.241 Trung Quốc 12.986 13.428 12.492 11.475 11.590 EU 10.029 10.441 11.047 11.418 11.540 Brazil 9.391 9.710 9.637 9.768 9.866 Ấn Độ 3.921 4.107 4.423 4.636 4.850 Nga 4.358 4.427 4.451 4.759 4.800 Mexico 3.738 3.960 4.061 4.198 4.339 Nhật Bản 2.461 2.510 2.587 2.688 2.826 Thái Lan 1.979 2.072 2.129 2.226 2.279 Argentina 1.833 1.899 1.969 1.978 2.060 Tổng 85.937 89.587 90.740 92.034 93.787 Nguồn: USDA, 2018 Bảng 13: Lượng nhập khẩu thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Mỹ 54 60 61 59 63 Nhật Bản 888 936 973 1.056 1.140 Mexico 722 790 791 804 845 EU 712 730 763 693 650 Ả Rập Xê Út 762 863 886 790 575
  • 48. 47 Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 I rắc 698 625 661 656 620 Nam Phi 369 457 528 524 535 Trung Quốc 260 268 430 311 350 Angola 365 221 205 267 310 Philippines 199 205 244 267 310 Tổng 8.590 8.641 9.173 9.351 9.363 Nguồn: USDA, 2018 Bảng 14: Lượng xuất khẩu thịt gà của các nước trên thế giới 2014 – 2018 (nghìn tấn) Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Mỹ 3.359 2.932 3.086 3.140 3.158 Brazil 3.558 3.841 3.889 3.847 3.685 EU 1.133 1.179 1.276 1.335 1.425 Thái Lan 546 622 690 757 850 Trung Quốc 430 401 386 436 460 Thổ Nhĩ Kỳ 348 292 263 357 380 Nga 50 71 104 124 150 Argentina 278 187 158 178 125 Canada 137 133 134 134 125 Tổng 10.472 10.308 10.725 11.039 11.153 Nguồn: USDA, 2018
  • 49. 48 Bảng 15: Số lượng gia súc gia cầm tại Việt Nam 2000 – 2018 (triệu con) Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm 2000 2,9 4,13 20,19 196,1 2001 2,81 3,9 21,8 218,1 2002 2,81 4,06 23,17 233,3 2003 2,83 4,39 24,88 254,6 2004 2,87 4,91 26,14 218,2 2005 2,92 5,54 27,44 219,9 2006 2,92 6,51 26,86 214,6 2007 3 6,72 26,56 226 2008 2,9 6,34 26,7 248,3 2009 2,89 6,1 27,63 280,2 2010 2,88 5,81 27,37 300,5 2011 2,71 5,44 27,06 322,6 2012 2,63 5,19 26,49 308,5 2013 2,56 5,16 26,26 317,7 2014 2,52 5,23 26,76 327,7 2015 2,52 5,37 27,75 341,9 2016 2,52 5,5 29,08 361,7 2017 2,49 5,65 27,41 385,5 2018 2,43 5,8 28,15 408,97 Nguồn: Tổng cục Thống kê
  • 50. 49 Bảng 16: Sản lượng thịt hơi tại Việt Nam 2000 – 2018 (nghìn tấn) Năm Thịt lợn Thịt gia cầm Thịt trâu Thịt bò 2000 1418,1 292,9 48,4 93,8 2001 1515,3 308 49,2 97,8 2002 1653,6 338,4 51,8 102,5 2003 1795 372,7 53,1 107,5 2004 2012 316,4 57,5 119,8 2005 2288,3 321,9 59,8 142,2 2006 2505 344,4 64,3 159,5 2007 2662,7 358,8 67,5 206,1 2008 2782,8 448,2 71,5 226,7 2009 3035,9 528,5 79,1 263,4 2010 3036,4 615,2 83,6 278,9 2011 3098,9 696 87,8 287,2 2012 3160 729,4 88,5 293,9 2013 3228,7 774,7 85,5 285,4 2014 3351,2 874,5 85,7 293,1 2015 3491,6 908,1 85,8 299,7 2016 3664,6 961,6 86,6 308,6 2017 3733,3 1031,9 87,9 321,7 2018 3800 1100 92,1 334,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê