SlideShare a Scribd company logo
1 of 185
Download to read offline
1
GIA ĐÌNH MĂNG TÂY
…
TP. Hồ Chí Minh, Măng 27 tháng, Năm Covid thứ 2…
2
MỤC LỤC
(những bài viết sưu tầm thú vị)
1) 3 công thức để gia đình hạnh phúc: mẹ được chiều chuộng, cha được tôn trọng, con được tiếp nhận
.....................................................................................................................................................................6
2) Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh?...................................................................9
3) Bí quyết nuôi dưỡng tư duy sáng tạo và tính độc lập của trẻ khi còn nhỏ........................................ 11
4) Bạn có đang là một bà mẹ hạnh phúc không? ..................................................................................... 16
5) Chúng ta thường được nghe các lời chúc cho trẻ như: “Chúc con ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố
mẹ…”. Vì sao mọi người thường chúc trẻ như vậy?.............................................................................. 20
6) Những thời điểm vàng cho sự phát triển chiều cao của trẻ .................................................................. 25
Những yếu tố giúp bé đạt chiều cao tối đa ........................................................................................................ 25
Yếu tố kícн thícн giúp tăng chiều cao cho trẻ................................................................................................... 26
Những yếu tố làm bé “lùn”................................................................................................................................ 26
7) Đã đến lúc bố mẹ nên từ bỏ những quan điểm giáo dục con lỗi thời ! .............................................28
1. Phải nghe lời người lớn vì người lớn luôn đúng........................................................................................ 28
2. Con hãy còn nhỏ để dạy về giới tính tìɴh ɗục ........................................................................................... 29
3. Con phải học giỏi thì sau này mới thành công .......................................................................................... 29
4. Con là “cục vàng” của bố mẹ .................................................................................................................... 30
5. Trẻ con thì biết cái gì ?.............................................................................................................................. 30
8) Hãy thôi than phiền về giấc ngủ của con! ........................................................................................31
9) Tâm thư trước Tết gửi các ông bà bố mẹ-BS Huyên Thảo ................................................................37
10) Gợi ý các công việc dạy con làm việc nhà theo độ tuổi.....................................................................40
1. Dạy con làm việc nhà theo độ tuổi với trẻ từ 2-3 tuổi............................................................................... 40
2. Giao việc cho con từ 4-7 tuổi .................................................................................................................... 40
3. Trẻ từ 8-10 tuổi.......................................................................................................................................... 40
4. Từ 11 tuổi trở lên....................................................................................................................................... 41
11) Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình thành công, giỏi giang và đặc biệt là trở thành những người
có ích cho xã hội.............................................................................................................................42
12) LƯU Ý LỰA CHỌN SỮA CHO CON....................................................................................................44
13) Những “kiểu ông bố” làm ảnh hưởng тiêu cực tới sự phát triển của con .........................................46
14) 10 điều quan trọng troռg cách dạy coռ mà cha mẹ nêռ dạy trẻ........................................................48
3
1. Dạy trẻ biết cách nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện là một cách dạy con thông minh............................. 48
2. Dạy con biết tôn trọng môi trường ................................................................................................................ 48
3. Thông báo cho giáo viên biết nếu con cảm thấy không khỏe........................................................................ 49
4. Dạy con nếu không hiểu hãy đặt câu hỏi....................................................................................................... 49
5. Không làm điều ngu ngốc vì sự khích bác của bất kỳ ai ............................................................................... 49
6. Hãy dạy con luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ chính mình............................................................................... 49
7. Cha mẹ cũng chính là bạn bè, trẻ hãy nhờ giúp đỡ khi cần thiết................................................................... 49
8. Giúp con hiểu kiến thức quan trọng hơn điểm số.......................................................................................... 49
9. Dạy con không sợ phạm sai lầm.................................................................................................................... 50
10. Dạy con biết tôn trọng mọi người, kể cả bạn bè đồng trang lứa.................................................................. 50
15) Hai cách hỗ trợ giảm ho cho trẻ tại nhà…Ho là phản ứng thông thường khi gặp 1 vật lạ...................51
16) Không Có Đứa Trẻ Hư, Chỉ Là Bố Mẹ Dạy Con Chưa Đúng Cách........................................................54
Nuôi dạy trẻ không thể ngày một, ngày hai là có thể yên tâm được ................................................................. 55
Đứa trẻ nào cũng muốn hành động và cư xử đúng đắn chỉ là bố mẹ đang dạy sai cách ................................... 55
Nuôi dạy trẻ không thể ngày một, ngày hai là có thể yên tâm được ................................................................. 55
Đứa trẻ nào cũng muốn hành động và cư xử đúng đắn chỉ là bố mẹ đang dạy sai cách ................................... 56
Trẻ em sinh ra không phải đã hư mà là cách dạy con cư xử của bố mẹ không đúng ........................................ 56
17) Biện pháp kỷ luật mềm mại với trẻ nhạy cảm (hay khóc, bám bố mẹ, nhút nhát…) ..........................58
18) Cho con вú sữa mẹ đến 6 tháng? 1 tuổi? 2 tuổi? 3 tuổi?..................................................................60
19) Chia sẻ của mẹ 5 con về kinh nghiệm chăm con không kháng sinh ...................................................64
20) Siռh coռ rồi mới hiểu: “Khôռg có ai dạy cho tôi biết phải làm mẹ ռhư thế ռào!”..............................68
Chới với, vô vọng, bế tắc, thấy mình đần độn, xấu xí, kém cỏi, không được yêu thương… là muôn vàn cảm
xúc bủa vây lấy tôi............................................................................................................................................. 68
21) Ráy tai? Bao giờ thì cần phải lấy?....................................................................................................71
22) Mẹ tham khảo khuɴg giờ ɴgủ chuẩɴ của bé theo độ tuổi để giúp con ɴgủ đủ giấc nhé.....................74
23) Giải đáp chi tiết 9 câu hỏi mẹ bỉm sữa nào cũng băn khoăn !...........................................................77
24) Cha mẹ mắɴg con ảɴh hưởɴg rất lớn đến thầɴ kiɴh, trí ɴão và sự phát triển của trẻ.......................82
Việc hay mắng nhiếc con làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé mà nhiều bậc phụ huynh không nhận
ra........................................................................................................................................................................ 83
25) 8 ℓoại trí thông minh của trẻ cha mẹ không nên bỏ qua ! ................................................................87
Có một câu nói nổi tiếng của nhà vật lý học Albert Einstein: “Mỗi người sinh ra đều là thiên tài. Nhưng nếu
bạn bắt một con cá thể hiện khả năng qua việc trèo cây, thì cả đời của nó sẽ sống và tin rằng nó chỉ là một đứa
ngốc”. Câu nói này nhắc nhở chúng ta rằng, mỗi người đều có điểm mạnh riêng. Hãy tìm ra điểm mạnh của
mình trau dồi và phát triển nó............................................................................................................................ 87
1. Trí thông minh ngôn ngữ và lời nói........................................................................................................... 87
2. Trí thông minh logic (giỏi toán và giải các bài toán logic)........................................................................ 88
4
3. Trí thông minh không gian (tốt với hình ảnh) ........................................................................................... 88
4. Trí thông minh cơ thể và vận động (giỏi thể thao và vận động)................................................................ 88
5. Trí thông minh âm nhạc (giỏi âm nhạc và nhịp điệu)................................................................................ 89
6. Trí thông minh xã hội (tốt với mọi người và giao tiếp)............................................................................. 89
7. Trí thông minh cảm xúc............................................................................................................................. 89
8. Trí thông minh tự nhiên (thiên nhiên thông minh).................................................................................... 89
26) Những điều cần làm khi bé sốt .......................................................................................................90
27) 10 câu nói rất quen thuộc mà bố mẹ không bao giờ nên nói với con !..............................................93
28) 4 điều người cha không ɴêɴ bỏ qua khi trẻ bước qua 1 tuổi............................................................95
29) ÐÁƝΉ TRẺ – hãy dừng lại trước khi bạn nhận ra là một tội áƈ .........................................................97
30) Dạy con: Bà mẹ tɾẻ qᴜyết tâm tập 14 ngày không qᴜát con, kết qᴜả tɾẻ chᴜyển biến bất ngờ .......99
31) 8 đặc điểm ngoại hình của bố mẹ chắc chắn di truyền sang con.....................................................104
32) Những kiến thức cần biết về ɖa quy ðầu của bé trai......................................................................107
33) “CON BẠN KHÔNG BIẾT ĐÓI, THẬT Ư” ? Nhiều bạn nói rằng “Hình như con em không biết đói chị ạ,
có bỏ đói cũng không thấy đòi ăn…” .............................................................................................110
34) Cách nhận biết con bạn thuộc nhóm tính cách nào và phương pháp dạy dỗ phù hợp để trẻ thành
công ............................................................................................................................................113
35) Đừng đợi bé lớɴ rồi dạy , mà hãy dạy bé cách sống tốt ngay từ hôm ɴay.......................................117
36) 14 câu cha mẹ nên thường xuyên nói với con giúp trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai !............119
Bất cứ cha mẹ nào cũng muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất, mong con lớn lên trong một môi trường
lành mạnh, thỏa sức sáng tạo. Để làm được những điều đó, cha mẹ hãy tập thói quen hằng ngày nói với con
những câu nói dưới đây................................................................................................................................... 120
37) Hôm nay mẹ nhớ đóɴ coɴ sớm: Trẻ được đón sớm và muộɴ, 10 năm sau khác biệt гõ гệt.............123
38) Tổng hợp 22 câu hỏi – đáp trong hội thảo bs Trí Đoàn cần thiết cho các mẹ nuôi con.....................125
39) Sự khác biệt trong việc nuôi dưỡng bé trai và bé gái? ...................................................................128
40) Vì sao đứa trẻ nào cũng bệɴ hơi mẹ, sự thật thú vị mẹ nêɴ biết !..................................................130
41) 4 câu chuyện mẹ kể mỗi đêm ѕẽ giúр con trở thành người trí tài, ɴʜâɴ đức sоng toàn khi lớn lêɴ .133
42) Nước là thức uống tốt nhất , chỉ sau sữa mẹ !...............................................................................138
43) Tại sao trẻ con hay hỏi ?...............................................................................................................141
44) BỐ MẸ BIẾT GÌ VỀ PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT CON KIỂU “TIME OUT”................................................143
45) Bs. Trí Đoàn: Tắm hay lau mát đều không có tác dụng hạ sốt.........................................................145
46) ӼỬ PHẠT TRẺ – Trí Đoàn...............................................................................................................147
47) 2 THỜI ĐIỂM QUAN TRỌNG ĐỂ GIÚP TRẺ HỌC GIỎI ŢIẾNG ĄNH.....................................................149
48) CHỌN ŞỮA CÔNG THỨC NÀO TỐT NHẤT CHO BÉ? – Trí Đoàn ........................................................152
49) CON NGỦ CHUNG VỚI BỐ MẸ: LỢI HAY HẠI ?................................................................................155
50) Bé bế trên tay thì ngủ say nhưng hễ đặt xuống là tỉnh giấc, vì sao?................................................157
5
51) THỨ TỰ SINH ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN TÍNH CÁCH CỦA TRẺ? ..........................................160
52) BẠN NÊN CẢM THẤY MÌNH MAY MẮN KHI CÓ MỘT ĐỨA CON ƯƠNG BƯỚNG..............................163
53) ÉP CON ĂN LÀ KHÔNG NÊN, NHƯNG ÍT AI LÀM ĐƯỢC ..................................................................165
54) DẠY TRẺ TỰ LẬP, KHÔNG PHẢI MẶC KỆ TRẺ..................................................................................167
55) Các bố mẹ có đang là những kẻ đạo đức giả?................................................................................170
56) Chuẩn bị tâm lí cho con khi nhà có thêm em bé.............................................................................172
57) Cần tránh 5 loại nước uống gâγ dậy thì sớm, kìm hām phát triển chiều cao ở trẻ...........................174
58) Đừng xem thường câu hỏi “Mẹ ơi tại sao mẹ đi làm”....................................................................176
6
3 công thức để gia đình hạnh phúc: mẹ được chiều
chuộng, cha được tôn trọng, con được tiếp nhận
3 Tháng Mười Một, 2020 - Leave a Comment
Lời mở đầu cuốn “Anna Karenina” của Tolstoy vô cùng chấn động:
“Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng gia đình bất hạnh thì lại muôn màu muôn vẻ”.
MẸ ĐƯỢC CHIỀU CHUỘNG
Một nhà văn nữ đã từng viết một bộ phim ấm áp như sau: “Khi xe lửa đến bến, cạnh chỗ tôi có một ghế
trống. Một cậu bé chừng 3 tuổi nhảy lò cò chạy đến, ngồi xuống và nói với người mẹ đứng ở cửa xe:
“Mẹ ơi, nhanh lên, ở đây có ghế này!”
Chẳng bao lâu sau đôi vợ chồng trẻ bước đến. Người vợ níu lấy tay chồng, cười tươi roi rói, âu yếm
nhìn cậu con trai bảo:
– Chỉ có một chỗ, con ngồi đi, mẹ và bố con đứng đây là được rồi.
Cậu bé nói :
– Con là con trai không cần ngồi, mẹ ngồi đi.
Chẳng thể từ chối lời thỉnh cầu của cậu bé, người mẹ đành ngồi xuống. Người cha xoa xoa đầu khích lệ
cậu bé. Qua cuộc nói chuyện của họ đại khái tôi có thể hiểu được rằng người mẹ trẻ đang dẫn cậu con
trai đi chơi và nhân tiện đưa cha đi làm. Cậu con trai phụng phịu nói với cha:
– Ba có thể đi cùng với mẹ con được không.
Người cha an ủi:
– Con phải ngoan, đợi ba đi làm về sẽ tới đón con và mẹ, rồi dẫn con đi ăn món chuối mà con thích
nhất nhé.
Cậu bé vẫn không vui lắm, cứ níu chặt lấy tay cha, nhưng không nói thêm bất cứ lời nào. Sau khi người
cha tới bến, lúc sắp xuống xe, đột nhiên anh nói rất nghiêm túc với cậu con trai nhỏ:
7
– Con phải chăm sóc tốt cho mẹ đấy, không được khóc, không được sinh chuyện với mẹ. Đó là vợ của
ba, con hiểu không? Ba đi kiếm tiền cho hai mẹ con đây! Mọi người trên xe đều cười ồ lên, nhìn cậu bé
như thể một người đàn ông đã trưởng thành.
Nếu tôi có mặt ở đó, tôi cũng sẽ dành cho người cha này một tràng pháo tay. Bởi lẽ ông rất mực chiều
chuộng vợ mình. Đây chính là quy tắc hạnh phúc cơ bản của một gia đình.
Tóm lại:Tâm trạng của người vợ càng ổn định, tình cảm gia đình càng ổn định. Mà cách tốt nhất để tâm
trạng của người vợ thật ổn định chính là chiều chuộng cô ấy. Những người phụ nữ được sống trong tình
yêu của người chồng thì trái tim cô ấy cũng mềm mại, dịu dàng và an định. Cô ấy sẽ khoan dung với
mỗi người xung quanh, sẽ tạo nên bầu không khí ấm áp, vui vẻ của gia đình.
Ngược lại, khi người phụ nữ sống trường kỳ trong sự lạnh nhạt, oán hận và ţhô вạo của người chồng thì
những tình cảm phụ diện này sẽ được chuyển tiếp cho các thành viên khác trong gia đình. Một gia đình
từ đó sẽ chẳng thể bình yên, oáɴ khí trùɴg trùɴg.
Tại nước ngoài có một câu ngạn ngữ nổi tiếng nhà nhà đều biết là: “Happy wife happy life”, nghĩa là
“Vợ vui lòng, cuộc sống vui vẻ”. Câu này nên trở thành kim chỉ nam của mỗi một ông chồng.
CHA ĐƯỢC TÔN TRỌNG:
Ở Anh có lưu truyền câu chuyện “Nữ Hoàng gõ cửa” như sau: Một lần, Nữ Hoàng Victoria cãi nhau
với chồng, ông bỏ về phòng ngủ trước và đóng chặt cửa lại. Khi Nữ Hoàng về đến phòng ngủ, cửa
đóng im ỉm, bà đành phải gõ cửa.
Người chồng nói vọng ra hỏi:
– Ai đó?
Victoria kiêu ngạo trả lời:
– Nữ Hoàng.
Không ngờ bên trong vẫn không có tiếng bước chân ra mở cửa. Ông chồng cũng chẳng nói gì. Bà đành
gõ cửa lần nữa.
Bên trong lại vọng ra tiếng hỏi:
– Ai đó?
Nữ Hoàng trả lời:
– Victoria
Bên trong vẫn không có chút động tĩnh. Nữ Hoàng đành phải gõ cửa thêm một lần nữa.
Bên trong lại cất tiếng hỏi:
– Ai đó?
Nữ Hoàng đã học được cách ngoan ngoãn, bèn nhẹ nhàng đáp:
– Vợ của ngài.
Lần này thì cánh cửa đã mở. Bởi lẽ phụ nữ cần được yêu thương, đàn ông cần được tôn trọng.
CON CÁI ĐƯỢC TIẾP NHẬN
Thầy Lưu Xứng Liên, người chỉ dẫn về giáo dục gia đình, từng gặp một đứa trẻ không dám về nhà. Lúc
đó đúng vào kỳ thi cuối kỳ, bài thi buổi sáng hôm ấy của cậu bé lớp 5 là môn ngữ văn. Bố mẹ cậu sớm
đã chuẩn bị cơm nước xong xuôi, đợi con về nhà. Nhưng chỉ thấy những đứa trẻ khác đều đã về đến
nhà mà con mình thì mãi cũng chẳng thấy bóng dáng đâu.
Ban đầu họ cho rằng cu cậu mải chơi nên về muộn, bèn đậy mâm cơm lại, chờ con về. Nhưng tan học
gần cả tiếng đồng hồ mà vẫn chẳng thấy tăm hơi cậu bé. Hai vợ chồng bắt đầu lo lắng, bèn vội vàng
chia nhau đi tìm. Khi tìm thấy con mình, chỉ thấy cậu bé cúi đầu, quanh quẩn bên ngoài lớp học, dường
như muốn vào trong mà chẳng dám cất bước. Cha cậu bé là một người rất có trách nhiệm, vì chuyện
này mà ông tìm đến thầy Lưu Xứng Liên, hỏi xem con mình rốt cuộc làm sao và ông nên làm thế nào?
Sau khi tìm hiểu, thầy Lưu Xứng Liên biết rằng người cha này bình thường yêu con vô cùng. Anh
thường dẫn cháu đi chơi, nhưng nếu con trai mà thi không tốt thì sẽ đánh và mắng cháu. Thầy Lưu
Xứng Liên nói với ông rằng:
8
– Tôi biết chắc rằng anh rất yêu con mình. Tất cả những gì anh làm đều là vì muốn tốt cho cậu bé.
Nhưng anh có biết con trai mình hy vọng gì ở anh không? Cậu bé biết chắc rằng khi không liên quan
tới việc học hành thì anh có thể đối xử tốt với mình. Nhưng khi mình học hay thi không tốt thì cậu bé
cũng hy vọng anh vẫn đối xử tốt với cháu như vậy. Cậu bé cần tình yêu trước sau như một của anh.
Không thể yêu thương con một cách vô điều kiện là căn bệnh thông thường của rất nhiều ông bố bà mẹ.
Nhưng trong mắt đứa trẻ, tiêu chuẩn của một gia đình hạnh phúc lại là việc mình có được tiếp nhận hay
không. Gia đình là nơi duy nhất bạn có thể trở về mà không cần lý do, là nơi bạn cảm thấy dẫu mình
thế nào thì cũng đều được tiếp nhận. Dẫu cho bạn đã trở thành cha mẹ, thì khi cuộc đời chưa đi tới
đường cùng, bạn cũng vẫn luôn muốn về bên cha mẹ để được tiếp thêm sức mạnh.Gia đình là:
* Thế giới của mẹ,
* Vương quốc của cha,
* Khu vườn thần tiên của con trẻ.
Đây chính là hình mẫu về một mái ấm hạnh phúc !
9
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh?
16 Tháng Hai, 2021 - Leave a Comment
Bạn thường ưu tiên sử dụng thời gian rảnh của mình sau giờ làm việc để làm gì? Bạn có dùng
nó để chơi với trẻ không? Một số người mẹ trẻ đến gặp tôi thường than vãn rằng họ có thời
gian nhưng không biết nên chơi với trẻ như thế nào cho trẻ hứng thú và phát triển tốt.
Một thông điệp gần đây mà các nhà giáo dục trẻ nhỏ tại Anh muốn gửi đến cha mẹ: Các hoạt
động vui chơi trong thời gian ấu thơ và thiếu niên sẽ giúp trẻ trở thành 1 người biết suy nghĩ để
nhận thức tốt và thành công cho bản thân. Giống như tổng thống nước Mỹ Doɴald Trump từng
nói: “Đã мất công nghĩ, tại sao bạn không nghĩ lớn?” Để có được suy nghĩ lớn các bé phải trải
qua sự rèn luyện, hình thành thói quen tự suy
nghĩ. Hoạt động vui chơi là chìa khóa để kích hoạt
thói quen giá trị này.
5 KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG TRÒ CHƠI
VỚI TRẺ
Đã đến lúc bạn cần đưa ra 2 quyết định quan
trọng. 2 điều này sẽ quyết định con bạn như thế
nào sau này.
1. Dành thời gian chơi với con
2. Đã chơi, cần phải đầu tư trò chơi, không cần
đầu tư tiền bạc, chỉ cần đầu tư 5 điều sau. Không
cần 1 buổi chơi có hết cả 5, chỉ cần mỗi buổi có ít nhất 1 là đủ. Duy trì mỗi tháng có đủ 5 là
được.
A. TRÒ CHƠI NÊN CHO TRẺ SỬ DỤNG ĐÔI TAY
Các trò chơi mà trẻ sử dụng đôi tay càng tích cực thì trẻ càng suy nghĩ tốt vì trẻ bắt não bộ làm
việc nhiều hơn để điều khiển đôi tay ấy. Hãy bắt đầu suy nghĩ như thế nào là sử dụng đôi tay
tích cực? Liệu “Nhấn – kéo – thả ” có tích cực hơn “cắt- xé – vẽ”?
Đây là 1 số trò chơi gợi ý:
Cùng trẻ làm nhà thùng giấy cho bé chơi: Chọn 1 thùng giấy carton to, vẽ các đường để có cửa
chui ra vào, cắt 2 ô vuông cho 2 cửa sổ. Trẻ có thể phụ bạn cắt các đường này hoặc các hình
trang trí để dán vào ngôi nhà của bé.
Cùng trẻ làm bánh chơi đồ hàng bằng cát hay đất sét: Mua những cái khuôn và 1 ít cát sạch/đất
sét để trẻ nặn, cắt, làm bánh từ khuôn. Cho bánh lên xe để vận chuyển, Xe có thể đi qua đường
hẹp (vẽ 2 đường thẳng song song trên bề mặt làm
cung đường hẹp), xe đi qua nước, xe đi qua đường
dốc….
B. TRÒ CHƠI NÊN CHO BÉ KHÁI NIỆM VỀ
CÂN BẰNG
Giữ cân bằng là điều luôn diễn ra hằng ngày từ
tiɴh thầɴ đến vật lý như việc giữ cân bằng trong
cuộc sống, giữ cân bằng về công việc -gia đình,
giữ cân bằng cơ thể khi đi qua khoảng hẹp. Bạn
biết không? мất cân bằng không phải là điều xấu,
10
biết lấy lại cân bằng và đừng để mình mất cân bằng nhiều quá thì sẽ không ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống. Khái niệm về cân bằng trẻ cần hiểu từ sớm, bắt đầu từ khái niệm vật lý. Khi
hiểu về khái niệm này trẻ sẽ hiểu khái niệm phi vật lý.
Đây là 1 số trò chơi gợi ý:
a. Làm sao con đi mà không đụng đường vẽ hẹp này?
b. Nhảy lò co
c. Đi đường dốc mà không làm đổ hạt đậu đựng trong dĩa nhựa như 1 trò chơi thử thách
d. 1 chiếc cân đòn gánh thăng bằng, điều gì xảy ra khi con cho 1 hạt đậu vào 1 bên?
e. Chiếc ly nước đã đầy tràn, điều gì sẽ xảy ra khi con nhỏ thêm 1 giọt vào đó?
Đó là 1 số trò chơi và thí nghiệm vui để cho trẻ hình thành khái niệm cần cho cân bằng.
C. TRÒ CHƠI NÊN CHO TRẺ SỬ DỤNG ÓC
PHÁN ĐOÁN
Nghe trừu tượng hoặc quá toán học, nhưng thực tế
có nhiều trò chơi rất bình dân, nhưng dạy trẻ óc
phán đoán rất tốt.
Đây là 1 số trò chơi gợi ý bạn có thể chơi.
a. Chụp banh từ bạn ném
b. Tự thẩy banh lên cao và chụp banh khi rơi
xuống.
c. Chơi cờ vua
d. Đá banh vào cầu môn hoặc ném banh vào lỗ
e. 1 số thí nghiệm vui: cùng 1 quả trứng gà, khi
luộc và khi còn sống, cái nào sẽ rơi xuống đáy thau nước khi bỏ cả 2 vào nước cùng lúc.
D. TRÒ CHƠI NÊN CHO TRẺ BIẾT THÊM TỪ VỰNG VÀ NGÔN NGỮ
Khi bạn chơi 1 trò chơi với trẻ, hãy suy nghĩ xem có bao nhiêu ngôn ngữ liên quan đến nó mà
trẻ cần biết.
Ví dụ, trò ném banh trên vạch trắng trên sân, đây là 1 số ngôn ngữ dùng trong trò chơi:
Vạch trắng là “vạch mức”, nghĩa là vạch con phải ném trên nó thì mới tính điểm.
Vạch màu vàng dưới đất là vạch đứng ném, nghĩa là con phải đứng đây ném, không được bước
lên hoặc xa hơn. Bạn biết tại sao chúng ta cần nói nhiều ngôn ngữ trong trò chơi không? Bởi vì
trẻ sẽ học khi trải nghiệm chơi nó nhanh hơn khi ngồi học trên bàn. Hơn nữa, trẻ cũng quen với
quy định và luật chơi- một kỹ luật cần thiết mà mọi người chơi phải tuân thủ. Cuộc sống cũng
là 1 trò chơi với các luật chơi cần tuân thủ.
E. TRÒ CHƠI NÊN CHO TRẺ BIẾT VỀ KHÔNG GIAN VÀ CẤU TRÚC
Khái niệm về không gian là khá trừu tượng. Người có thể nhìn ra không gian khi họ biết đặt
mình vào 1 vị trí nhìn đúng. Một không gian có những chiều của nó. Chúng ta quen nhìn ở 1
góc, chỉ muốn nhìn ở chiều quen thuộc và ưa mắt, khi ai đó quay chiều khác đi, ta không quen
nữa trở thành những người dễ bị dẫn đường của cảm xúc như lo sợ, lạc lối và hành động thiếu
suy nghĩ. Người biết suy nghĩ dễ dàng thoát ra không gian nhỏ bé của họ, nhìn 1 sự vật nhiều
chiều hơn, đa góc hơn và tầm hiểu biết họ cũng rộng hơn.
Một số trò chơi làm tốt thông điệp này là:
a. Trốn tìm rèn luyện không gian và suy đoán sự xuất hiện và biến мất
b. Xếp hình bằng giấy thủ công (VD. xếp giấy origami đơn giản)
c. Chơi bò trong đường hầm
11
d. Chơi với các hình khối, đếm mặt phẳng, đếm góc, đếm cạnh.
e. Các khái niệm lớn nhỏ, bẻ cong của ống hút trong nước…
THỜI GIAN BAO NHIÊU KHI CHƠI CÙNG
TRẺ?
Nếu bạn là người bận rộn cũng đừng quá nản lòng.
Chơi với trẻ không đòi hỏi bạn dành quá nhiều thời
gian của bạn, nhưng nếu bạn dành ít nhất 2 ngày cuối
tuần, tầm 30-60 phút mỗi ngày để chơi cùng trẻ với
các định hướng trên, đó là bạn đang đầu tư rất lớn cho
con của bạn. Một đứa trẻ biết chơi đúng sẽ trở thành 1
người biết suy nghĩ-đó sẽ là công dân ưu tú của tương
lai. Đã đến lúc bạn cần bỏ xuống vài thứ như điện
thoại, ipad… để suy nghĩ về cách “đầu tư” cho con trẻ
Nguồn: Anh Nguyen
Bí quyết nuôi dưỡng tư duy sáng tạo và tính độc lập của trẻ khi còn nhỏ
20 Tháng Hai, 2021 - Leave a Comment
Hôm nay, một cô bé xinh xắn 3 tuổi chạy lon ton đến phòng khám của tôi xin 1 thanh kẹo, vì
tôi luôn có đủ các loại kẹo để 1 góc bàn cho các bé. Cô bé rất nhỏ không thể với tới hoặc nhìn
thấy những viên kẹo của tôi và mẹ cô liền bỏ vội túi xách xuống sàn nhà và bế bé lên, cô bé
nhìn 1 lúc và chọn 1 viên kẹo trên bàn, mặc dù tôi khuyến khích bé lấy thêm nhiều loại khác
nữa. Lúc ra về tôi bèn hỏi mẹ cô bé: sao chị không giúp bé lấy 1 viên kẹo sẽ tiện hơn? Mẹ cô
bé đáp: “Cháu nó biết sẽ chọn viên nào”
12
happy painting
Câu nói này làm tôi suy nghĩ khá nhiều. Trên thực tế sự phát triển não bộ của các bé cần nên có
1 không gian tự lập và sáng tạo riêng của các bé. Tôi biết rằng cha mẹ VN yêu thương và quan
tâm các bé rất nhiều, nhưng thực sự nhiều cha mẹ đã không cho các bé không gian để tự lập.
Nhiều cha mẹ đã làm hết mọi thứ cho các bé.
Những VD. tôi đã gặp hoặc trò chuyện với 1 số cha mẹ VN:
* Sợ bé cắt thủ công không được thẳng hoặc không đạt điểm cao, cha mẹ cắt dùm luôn cho bé.
–> Bé mất cơ hội để học được sự thất bại và nỗ lực cố gắng của riêng bé.
* Bé thích vẽ cây có chùm lá màu tím (vì bé thích màu tím), nhưng cha mẹ cho rằng lá cây phải
màu xanh và yêu cầu bé vẽ màu xanh. –> Bé đã mất cơ hội để biết rằng bé có thể làm những gì
bé yêu thích, đó chính là khơi nguồn của đam mê, sáng tạo và thành công
* Bé thích đi qua vũng nước mưa (rất cạn và nhỏ), nhưng cha mẹ sợ bé bị ướt và cảm lạnh, nên
đã bế bé đi qua. –> bé đã mất cơ hội để hiểu cảm giác tuyệt vời và phấn khích như thế nào khi
tự mình đi qua vũng nước, dù là vũng nước cạn.
* Bé thích cho con mèo nhỏ ăn mẫu thức ăn, cha mẹ sợ bé bị mèo cào và giành lấy thức ăn từ
tay bé, thả xuống đất cho con mèo, hi vọng con mèo đi lại và ăn cho bé xem, nhưng con mèo
không ăn và bỏ đi –> bé đã mất cơ hội để hiểu về bài học giao tiếp con người và động vật, hơn
hết là mất lòng tin và yêu thương trên động vật.
KHOA HỌC NÓI GÌ VỀ KHÔNG GIAN TỰ LẬP VÀ SÁNG TẠO CỦA BÉ:
Gs.Bs. da Rose Florez, ĐH Arizona State, Mỹ nhấn mạnh rằng mọi hoạt động hằng ngày cần
để bé có không gian quyết định, tự lập, và sáng tạo theo cách riêng của bé. Đây là cách mà não
bộ bé hoạt động tốt nhất. Gs.da Rose Florez cũng nói thêm: cha mẹ cũng đừng quá thất vọng
khi yêu cầu 1 bé 5 tuổi vẽ con chó và bé tô màu đỏ với lí do là bé thích con chó của bé mặc cái
đầm màu đỏ giống bé. Các liên kết thần kinh trong đại não sẽ có dịp phát triển tạo cho bé nhiều
sáng tạo và suy nghĩ khác biệt và thành công hơn các bé chỉ được cha mẹ chỉ và cho những
khái niệm gập khuôn, không sáng tạo.
13
NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ NÊN LÀM ĐỂ GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TÍNH TỰ LẬP VÀ
SÁNG TẠO
* Thay vì cấm đoán bé chơi và chạm mọi thứ thì cha mẹ nên cho bé trải nghiệm theo cách của
bé nhưng vẫn kiểm soát an toàn vòng ngoài.
VD. dẫn bé ra công viên, nơi có nhiều lá cây các loại rơi trên sân, cho bé tìm những loại lá bé
thích, tự do lắng nghe bé giải thích tại sao bé thích lá này.
Các bé nhỏ hơn 2 tuổi có thể cho bé chơi các vật dụng như đậy nắp nồi hoặc chồng các ly vào
nhau, đừng ngại mấy vật dụng này làm đau bé, mà chọn những món đồ chơi đắt tiền. Bé cần
hiểu thế giới xung quanh bằng chính trải niệm của bé, đồ chơi đắt tiền không phải là thế giới
xung quanh của bé.
Có thể dạy bé cách cho cá ăn hoặc cách vuốt ve con chó (tuy nhiên bạn vẫn đảm bảo là kiểm
soát tình huống, hồ cá là phải xa tầm với của bé hoặc không gây nguy hiểm như làm bé đuối
nước, chó bạn nên đảm bảo rằng con chó phải nghe lời bạn tuyệt đối). [các bé bị dị ứng lông
động vật không nên tiếp xúc với động vật]
* Cho bé tự do chọn điều bé nghĩ, đừng bao giờ nghĩ rằng điều bạn nghĩ là đúng với bé, bé sẽ
hoàn toàn nghĩ khác bạn, vì cách não bé hoạt động là khác bạn, não bạn hoạt động dựa trên trải
niệm trước đó, bé không có trải niệm trước đó, bé chỉ có sự sáng tạo và yêu thích của bé, não
bé thuần thiết cho các tế bào thần kinh thỏa sức liên kết và gỡ liên kết.
VD. Hãy cho bé 1 hộp bút màu và các loại giấy có chất liệu khác nhau, và cho bé tự vẽ và tô
màu theo ý bé. Bé không có trải niệm lá cây màu xanh như não của bạn, trừ khi bạn đã chỉ bé
thấy lá cây màu xanh lúc đi công viên. Do đó, bé vẽ lá cây màu đen là chuyện không gì bình
thường hơn. Đơn giản, bạn chỉ nói với bé: ngày mai, bố mẹ sẽ cho con đi công viên để xem lá
cây màu gì nhé. Sau khi đi công viên về, bé vẽ chiếc lá màu vàng cam, cũng đừng la bé làm gì,
lắng nghe lí do bé tại sao vẽ vậy, bạn sẽ nghe lời giải thích rất dễ thương là: “bố chỉ kêu con
nhặt những lá rơi trên mặt đất, mà lá nào cũng màu vàng cam thôi bố ạ”.
14
* Hãy cho bé giúp bạn làm một vài việc trong nhà
VD. khuyến khích các bé từ 12 tháng tuổi giúp bạn nhặt đồ chơi bỏ vào giỏ, nhặt vớ cùng loại
(từ 18 tháng tuổi) bỏ vào giỏ, giúp bạn nhặt rau xanh, đỏ (bé từ 3 tuổi). Đơn giản là luôn
khuyến khích bé làm những điều này khi bé vui muốn giúp bạn
* Hãy cho hệ miễn dịch bé hoạt động mạnh mẽ nhất
VD. đừng ngại cho bé đi qua vũng nước mưa cạn, đừng ngại cho bé chơi cát, đừng ngại cho bé
chơi bong bóng xà phòng. Đơn giản bạn chỉ cần rữa tay bé thật sạch sau đó là được. Phần còn
lại để bé thỏa thích thử sức hệ miễn dịch của bé.
BS Anh Nguyễn
TỪ MỘT EM BÉ BỊ ÉP ĂN – GỦI ĐẾN MẸ
Tớ hi vọng một ngày nào đó, mẹ tớ sẽ hiểu được vì sao có tớ bỗng ăn ít đi, chán ăn, sợ ăn, cho
ăn như một cuộc chiến. Khi biết lí do, mẹ sẽ có cách “đối phó” hiệu quả hơn mà không phải ép
tớ ăn.
Đầu tiên là, lí do khiến tớ ít ăn, chán ăn là:
1.Vì tớ chưa đói: Cơ thể của tớ kêu là một tiếng nữa mới có nhu cầu nạp thêm năng lượng
2.Vì dạ dày của tớ bé lắm: Tớ không thể ăn hết cả bát cháo to ụ kia được
3.Vì tớ đang bận chơi mà: tớ đang khám phá món đồ này hay tuyệt mà lại cứ chen ngang là
sao?
4.Vì món này chán ngắt: ôi, lại cháo xay! Tại sao mẹ tớ không thử ăn món ăn trong 1 tuần rồi
hãy bắt đầu cho tớ ăn nhỉ?
5.Vì tớ muốn ăn cùng cả nhà: Ăn một mình chán çhết đi.
6.Vì tớ đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý đấy: Thi thoảng , cơ thể tớ cần tiêu hao đống năng
lượng đang dự trữ nên từ từ hãy nạp thêm nhé!
7.Vì hình như tớ hơi bụ bẫm quá rồi, tớ phải giảm cân thôi: tớ cũng thích mi nhon mà, sao cứ
muốn tớ béo ú vậy?
8.Vì hình như tớ ốm rồi: huhu, hình như con vi rút đã xâm nhập vào cơ thể tớ rồi!
9.Vì có 1 cái răng đang nhú lên nên tớ khó chịu lắm: có cái gì lú nhú trong miệng í, làm tớ chả
muốn ăn tẹo nào
10. Và cuối cùng, là vì bị ép ăn nên tớ chán ăn, sợ ăn lắm rồi, huhu
Và mẹ tớ mong là mẹ tớ hãy hiểu lí do, chứ không phải là:
1. Than thở và tìm sự trợ giúp trên mạng, từ những người không hiểu về ăn uống và trẻ em
2. Đưa con đi khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác rồi cho tớ uống các loại thuốc kícн tнích ăn
uống, men tiêu hóa
15
Và tớ muốn nhắn nhủ với mẹ tớ là:
1. Xin hãy cho tớ ăn cái gì mới mẻ, thú vị một chút: kiểu như một đĩa cơm hình hello kitty
chẳng hạn hay một món gì đó mới lạ, có hình thù độc đáo được không. Cũng không tốn quá
nhiều thời gian của mẹ như lúc ép tớ ăn mà.
2. Tớ muốn biết đói là gì. Các loại thuốc kícн thícн ăn uống đều không tin cậy, kể cả men tiêu
hóa. Chỉ có đói mới khiến tớ thực sự muốn ăn và ăn nhiều, ăn ngon
3. Tớ rất thích ăn đồ ngọt và ăn vặt nhưng, làm ơn hạn chế hộ tớ. Mấy thứ đó khiến tớ chán ăn
lắm.
4. Tớ có thể chỉ ăn 3 bữa một ngày được không? Tớ có thể không phải lúc nào cũng ăn không?
Tớ cũng cần thời gian tiêu hóa thức ăn và chơi mà.
Liệu mẹ tớ có nghe không nhỉ? Sau những trận ép ăn tớ thấy thế nào?
Mỗi ngày, ăn uống là một trận cнiến không cân sức giữa mẹ và tớ. Tất nhiên là tớ luôn thua, vì
mẹ rất cứng rắn và thay đổi chiến thuật liên tục, cháo và sữa vẫn vào miệng tớ. Tuy nhiên, tớ
lúc nào cũng đau khổ vì những điều sau:
1. Sợ ăn: cứ nhìn thấy đồ ăn là tớ lại nghĩ đến lời dọa của mẹ, những lần bị đúт тhô вạo và lừa
lọc. Đối với tớ, ăn là тra тấn
2. Mấт cảm giác ngon: tớ thấy đồ ăn chả có tí vị gì cả, tớ đang mải để ý cái khác rồi nó cứ tự
chui tọt vào miệng tớ ấy chứ. Đã thế, thi thoảng tớ mải chơi cứ ngậm trong miệng, hay đĩa cháo
ăn cả tiếng, mang ra đường nên bụi bặm, rữa ra trông phát kinh.
3. Mất khả năng nhai: tớ 4 tuổi rồi mà tớ chả biết nhai là gì vì đối với tớ ăn chỉ mỗi hành động
nuốt thôi.
4. Tớ không thể tự lập trong chuyện gì cả: ăn là chuyện của mẹ mà, mẹ bảo tớ ăn thì sẽ cho tớ
cái gì đó. Thế nên, chuyện gì cũng là chuyện của mẹ cả, không có quà, tớ không làm gì hết.
5. Tớ chả có thời gian đâu mà chơi bời: cả ngày, việc ăn chiếm đến gần 6 tiếng, ngủ 14 tiếng, ị
tè 1 tiếng. Tớ chỉ còn 3 tiếng để chơi và khám phá thế giới, huhu. Trong khi cái tớ cần nhất là
được chơi, được khám phá để phát triển qua các giác quan.
16
6. Tớ có nguy cơ cao bị rối loạn ăn uống như chán ăn và béo phí. Đó thực sự là cái án tử hình
treo trên đầu tớ.
7. Răng mọc xấu: vì không nhai nên răng sữa của tớ không rụng đúng thời điểm khi răng vĩnh
viễn đã lên. Thế là tớ có một bộ răng lủng liểng xấu xí.
8. Thường xuyên bị lồng ruột: nhu động ruột của tớ phải làm việc thường xuyên nên thường
bạn ruột non toàn chui nhầm vào ruột già, làm tớ đau kinн kнủng
9. Tớ thấy mình sắp tăng động đến nơi: tớ pнát điên lên mỗi khi bị ép ăn, và thế là tớ muốn
hung hăng, đập phá
10. Chờ đã, hình như tớ trầm cảm chứ: Suốt ngày mấy con ngáo ộp, mấy lời dọa dẫm cứ lảng
vảng trong đầu tớ. Tớ chả dám làm gì nữa.
11. Tớ mất khả năng quản lý ăn uống và cơ thể: tớ chả biết tớ muốn ăn gì, cần ăn gì, thích ăn
gì. Bình thường các bạn khác thiếu chất gì sẽ thèm ăn các món có chất đó. Tớ thì không. Và
hình như tớ chả biết đói là gì nữa.
Không hiểu mẹ tớ, khi nghe tớ than vãn thế này, ngày mai có tiếp tục ép tớ ăn không???
Mầm Nhỏ
Bạn có đang là một bà mẹ hạnh phúc không?
20 Tháng Hai, 2021 - Leave a Comment
17
Bạn có đang là một bà mẹ hạnh phúc hay không? Câu hỏi này có lẽ sẽ khiến nhiều bà mẹ chậm
lại, suy nghĩ, lắng nghe bản thân mình một chút. Từ khi có con, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ
thay đổi rất nhiều. Từ việc bạn phải bận rộn nhiều hơn, thức khuya dậy sớm đều đặn hơn, nhiều
cảm xúc pha lẫn hơn. Đôi khi cần tự trả lời, mình có đang là một người mẹ hạnh phúc, tích cực
hay không. Bởi lẽ, đứa trẻ của bạn không cần một người mẹ hoàn hảo, mà cần hơn là một
người mẹ luôn vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày.
Hãy cùng Mầm Nhỏ điểm danh 12 dấu hiệu của một bà mẹ hạnh phúc nhé!
1. Buông bỏ sự hoàn hảo
Bạn có thể nghĩ rằng mình cần có một ngôi nhà hoàn hảo, những bữa cơm nhà ngon nhất,
những đứa trẻ được chăm sóc tốt nhất…Tuy nhiên, bạn có thể tạm ngừng suy nghĩ ấy. Bởi, bạn
không cần hoàn hảo, mọi thứ xung quanh cũng không nhất thiết phải giống hình ảnh đẹp đẽ
được đăng trên mạng xã hội mỗi ngày.
Đôi khi, bạn có thể cho phép mình lười hơn một chút, bữa tối cũng chẳng cần cầu kỳ quá, đống
đồ này có thể giặt vào ngày mai để tập trung hơn vào khoảng thời gian chất lượng cho mình và
những đứa trẻ.
2. Chăm sóc bản thân
Khi bạn quá bận rộn chăm sóc gia đình, thì việc bạn quên mất chăm sóc mình là điều dễ hiểu.
Nhưng bạn cũng cần lưu ý, rằng bạn cũng cần được chăm sóc.
Đôi khi, chăm sóc bản thân có thể là tập thể dục, mua một chiếc váy mới, đi chơi với bạn bè,
đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, hay làm bất cứ điều gì đó mình yêu thích, miễn sao bạn
đã thật vui vẻ và thoải mái.
Một người mẹ hạnh phúc là một người mẹ luôn tự tin vào bản thân mình!
3. Dành thời gian một mình với mỗi đứa trẻ
18
Nếu bạn có nhiều hơn 1 một con, đôi khi bạn có thể cảm thấy như mình đang chú ý quá nhiều
vào một đứa mà bỏ quên đứa còn lại. Để chống lại cảm giác áy náy ấy, bạn hãy cố gắng “hẹn
hò” riêng với mỗi đứa trẻ để khiến cho các con, kể cả chính bạn được kết nối.
Ngoài ra, việc dành thời gian riêng với mỗi đứa trẻ còn giúp củng cố mối quan hệ giữa bạn và
con. Điều này có thể hạn chế các hành vi khóc lóc, ăn vạ, cư xử không đúng mực ở trẻ.
4. Cho phép con bạn thất bại
Đôi khi, sự quá cầu toàn của bạn, không thích con làm sai hay trái ý mình khiến bạn trở nên
căng thẳng, mệt mỏi và cảm thấy vô cùng khó khăn trong quá trình nuôi dạy con cái. Tuy
nhiên, bất cứ đứa trẻ nào, thậm chí cả chúng ta cần học về thất bại và thành công để trưởng
thành.
Cho phép con thất bại chính là cách bạn đang giúp con học hỏi. Hãy tự để con rút kinh nghiệm
cho riêng mình, điều này tránh được sự căng thẳng giữa bạn và con, cũng là cách giúp bạn đỡ
stress hơn.
5. Cười thật nhiều
Những bà mẹ hạnh phúc cười nhiều mỗi ngày vì luôn nhìn nhận mọi thứ theo hướng thật tích
cực, ngay cả khi phải đối mặt với những rắc rối. Niềm vui đôi khi xuất phát từ những điều nhỏ
nhặt nhất như: ngắm nhìn những kỷ niệm cũ, cùng con chơi một trò chơi thật vui, bằng cách
nào hãy luôn nở những nụ cười. Bởi lẽ, đó cũng là cách bạn khiến những đứa trẻ của mình vui
vẻ mỗi ngày.
6. Ngừng so sánh bản thân với những bà mẹ khác
Sự so sánh sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti, không hài lòng với mình, nên sẽ chẳng thể hạnh phúc
được. Đôi khi những điều chúng ta thấy chưa phải là tất cả. Bạn không ở trong hoàn cảnh của
những bà mẹ khác, bạn không sống trong cuộc sống của họ nên có thể sẽ chẳng đánh giá chính
xác được những gì họ đang trải qua.
Điều duy nhất bạn nên làm là tập trung vào bản thân mình!
19
7. Có quy tắc và tổ chức
Đôi khi, việc để nhà cửa quá bề bộn, đồ vật trong nhà trở nên lộn xộn, cũng là nguyên nhân
khiến bạn căng thẳng. Khi bạn có những quy tắc sắp xếp đồ đạc, hay làm việc có tổ chức, bạn
sẽ trở thành bà mẹ hạnh phúc hơn.
Việc đưa ra danh sách những công việc nhà phù hợp với độ tuổi của con để con thực hiện
chúng mỗi ngày là cách giúp ngôi nhà gọn gàng hơn, bạn đỡ vất vả hơn và trẻ cũng trở nên tự
lập, trách nhiệm hơn đó.
8. Lên kế hoạch cho những điều vui vẻ
Việc có kế hoạch cho một sự kiện vui vẻ, hay một chuyến du lịch cho bản thân, gia đình chính
là cách giúp các bà mẹ hào hứng, và có động lực hơn mỗi ngày.
Bạn thậm chí có thể tạo ra một số niềm vui trong những công việc nhàm chán, hay nghĩ cách
đơn giản hóa buổi sáng bận rộn, nghĩ trước thực đơn cho bữa tối…Tất cả điều này có thể giúp
bạn làm chủ được tình huống, tiết kiệm thời gian và thực hiện mọi việc dễ dàng hơn.
9. Làm cho những người xung quanh mình hạnh phúc
Đôi khi việc viết một mẩu thư nhắn nhủ yêu thương cho con, mua quà cho người bạn đời, hay
giúp đỡ ai đó khi khó khăn là cách bạn đang khiến những người xung quanh mình trở nên hạnh
phúc hơn. Tất nhiên, điều này cũng sẽ khiến bạn vui vẻ hơn mỗi ngày.
10. Ôm và được ôm mỗi ngày
Nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon нoa Kỳ cho thấy rằng ôm có thể giúp tăng cường khả
năng miễn dịch. Học giả của Đại học Carnegie Mellon, Michael L. M. Murphy cho rằng sự tiếp
xúc cơ thể có thể làm giảm sự tiết hormone kích thích các phản ứng căng thẳng, làm giảm các
phản ứng quá độ lên hệ thống tim mạch và hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
Do vậy, trao nhau những cái ôm, đơn giản là cái ôm thật chặt với con là cách giúp bạn khỏe
mạnh và hạnh phúc hơn mỗi ngày.
11. Nhìn về phía trước
Khi gặp rắc rối trong công việc, hay hôn nhân, bạn hãy nhắc nhở bản thân rằng: “Điều này
cũng sẽ qua thôi.” Một người mẹ hạnh phúc chắc chắn là người biết suy nghĩ và sống tích cực.
12. Tha thứ và quên đi
Tất cả chúng ta đều muốn trở thành những bà mẹ lý tưởng luôn làm đúng mọi việc nhưng thực
tế chúng ta có thể mất cân bằng, nóng nảy, không nhất quán và “hối lộ” bọn trẻ bằng bánh kẹo
hay đồ ngọt. Các bà mẹ hạnh phúc biết rằng ngay cả những bà mẹ tuyệt hảo nhất vẫn có những
ngày tồi tệ. Họ quên đi những ngày đó và bắt đầu với việc tập luyện hay lên kế hoạch về một
kỳ nghỉ.
Người mẹ hạnh phúc cũng sẽ giúp cả gia đình hạnh phúc. Nhưng điều quan trọng là chúng
ta biết cách tự tạo hạnh phúc cho mình chứ không phụ thuộc vào bất cứ ai.
Mầm Nhỏ
20
Chúng ta thường được nghe các lời chúc cho trẻ như: “Chúc con ngoan ngoãn, vâng lời
ông bà, bố mẹ…”. Vì sao mọi người thường chúc trẻ như vậy?
Đúng là việc con nghe lời, ngoan ngoãn luôn là mong muốn của mọi phụ huynh. Nhưng thực
tế, việc trẻ nghe lời hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó cách giao tiếp, trò
chuyện đóng một vai trò lớn. Đôi khi chỉ cần thay đổi một vài từ ngữ, giọng điệu cũng khiến bố
mẹ cảm nhận rõ rệt thay đổi trong hành vi và thái độ của trẻ. Dưới đây là 20 câu nói, cụm từ
nhẹ nhàng nhưng hiệu quả khi trò chuyện với con cái để trẻ nghe lời hơn.
. Thay vì: “Hãy cẩn thận!”
Hãy nói: “Những gì con cần ghi nhớ là…” Ví dụ: “Khi sang đường con cần chú ý những gì?
Những điều con cần nhớ là đi đúng vào phần đường dành cho người đi bộ, nhìn trước hoặc sau
xem có xe không nhé!”
Trẻ thường có xu hướng lờ đi những câu nói mà bố mẹ lặp đi lặp lại. Thay vào đó, hãy đưa ra
những lưu ý và gợi ý cho trẻ về các điều quan trọng, hoặc cung cấp cho con những chi tiết cụ
thể về những gì bạn muốn chúng ghi nhớ.
. Thay vì: “Dừng la hét!” hoặc “Im lặng đi!”
Hãy nói: “Con hãy nói chuyện nhẹ nhàng…” Ví dụ: “Con hãy nói nhẹ nhàng hoặc nói thầm
thôi nhé (Bố/mẹ cũng nói nhẹ nhàng hoặc thì thầm)”, hoặc “Mẹ rất thích tiếng hát của con,
nhưng em bé đang ngủ, mẹ và con cùng ra phòng khách để con được hát thật to nhé!”
Một số trẻ có giọng nói tự nhiên có thể lớn hơn người khác. Nếu con gặp khó khăn khi nói nhẹ
nhàng hãy chỉ cho con nơi con có thể thoải mái nói to. Kết hợp với một cái ôm, chạm nhẹ và
giao tiếp bằng mắt, thì thầm là một cách cực kỳ hiệu quả đến khiến trẻ nghe lời.
. Thay vì: “Bố nói với con 3 lần rồi đấy, làm bây giờ ngay!”
Hãy nói: “Con muốn được tự làm hay nhờ bố giúp nhỉ?”
Ví dụ: “Đã đến lúc về nhà rồi đó con. Con muốn tự mình đi giày hay để bố giúp con?”, hoặc
“Con có muốn tự mình trèo lên xe hay để bố nhấc con lên?”.
21
Hầu hết trẻ em sẽ có phản ứng tích cực khi được lựa chọn hành động cho mình. Hãy đưa ra các
lựa chọn cho con, lúc này trẻ sẽ bị kícн thícн và suy nghĩ về việc mình nên lựa chọn điều gì là
hợp lý thay vì cứ bướng bỉnh và bị cám dỗ bởi các sự việc khác.
. Thay vì: “Mẹ xấu hổ về hành động của con quá!”, hoặc “Con phải làm như thế này mới
đúng chứ!”
Hãy nói: “Qua sai lầm này con học được điều gì không?”
Ví dụ: “Hôm nay, vì điểm kém gần nhất lớp nên con bị cô giáo nhắc tên. Qua lần điểm thấp
này con học được gì và con nghĩ mình cần phải làm gì để thay đổi?” Tập trung vào động lực để
thay đổi hành vi cho tương lai sẽ giúp bạn có kết quả tốt hơn nhiều so với việc chỉ trích và xấu
hổ về hành vi sai trái trong quá khứ của trẻ.
. Thay vì: “Đừng!”, “Dừng lại!”
Hãy nói: “Con có thể…không?” hoặc “Con vui lòng…”
Ví dụ: “Con có thể đặt giày của mình vào tủ một cách gọn gàng không?” Khi bắt phải làm điều
gì đó mà chúng ta không muốn hoặc không có quyền chắc hẳn cũng rất khó chịu. Vì vậy, thay
vì ra lệnh, hãy yêu cầu nhẹ nhàng những điều bạn muốn bằng những cụm từ tích cực.
. Thay vì: “Nhanh lên!”, hoặc “Chúng ta sẽ bị trễ đấy!”.
Hãy nói: “Sáng nay mẹ có một cuộc họp ở công ty nên chúng ta cần di chuyển nhanh hơn con
ạ”.
Tình trạng này dễ gặp phải khi cả nhà cùng dậy muộn và có khả năng trễ giờ. Hãy để buổi sáng
cả nhà được bình tĩnh hơn thì bạn có thể thúc giục trẻ dậy sớm hơn 1 chút hoặc chuẩn bị sẵn
một vài đồ đạc từ tối hôm trước nhé.
. Thay vì: “Đến giờ đi rồi, đi thôi!”
Hãy nói: “Con có muốn rời đi ngay bây giờ không hay là 10 phút nữa?”
Ví dụ: “Đến giờ đi ngủ rồi, các con có muốn đi ngủ không hay muốn chơi thêm 10 phút nữa?”
Cũng giống như được lựa chọn, trẻ em cũng thích chịu trách nhiệm về hành vi của mình, đặc
biệt là với những đứa trẻ bướng bỉnh 1 chút. Điều này cần sự chủ động, hãy cho trẻ được lựa
chọn và trẻ sẽ phản hồi tốt khi bạn nói: “Hết 10 phút rồi, chúng ta cùng nhau đi ngủ nhé!”
22
. Thay vì: “Không, mẹ đã nói là không mua đồ chơi mới rồi” hoặc “Mẹ không đủ tiền để
mua”
Hãy nói: “Con thích món đồ này đúng không? Mẹ sẽ mua cho con vào dịp sinh nhật tới/khi con
có kết quả học tập tốt cuối kỳ này”.
Bố mẹ có thể đủ khả năng để có thể mua món đồ đó cho con ngay lập tức, nhưng không nên
sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con. Thay vì đổ lỗi do không đủ tài chính, hãy đưa ra giới
hạn hoặc mục tiêu cho con để trẻ có được món đồ yêu thích đó.
. Thay vì: “Đừng có lèo nhèo nữa!”
Hãy nói: “Con bình tĩnh lại này, và nói rõ ràng từng câu là bây giờ con đang muốn gì”
Đảm bảo rằng con thực hiện điều bạn nói bằng cách hãy dừng mọi hoạt động và lắng nghe nhu
cầu của con, cho đến khi con tự bình tĩnh và thay đổi cách nói chuyện.
. Thay vì: “Con phải ngoan ngoãn!”
Hãy nói: “Con hãy tôn trọng bản thân mình và những người xung quanh nhé!”
Ví dụ khi con gặp người lớn tuổi mà chưa chào: “Bác ấy lớn tuổi hơn con, con cần tôn trọng
những người lớn tuổi hơn con bằng cách chủ động chào hỏi họ trước nhé! Đây là biểu hiện của
một đứa trẻ ngoan đấy!”
Hãy cụ thể và rõ ràng hơn vì trẻ thường khó tiếp thu những điều chung chung. Đối với những
điều bạn cần con nhớ, hãy thực hành và cho con nhắc lại nhiều lần.
. Thay vì: “”Đừng hách dịch!” hoặc “Không ai muốn chơi với con nếu con hành động như
vậy đâu”
Hãy nói: “Con hãy sử dụng các kỹ năng làm việc nhóm mà con đã được học nhé!”
Nhiều đứa trẻ có khát khao lãnh đạo và được thể hiện bản thân mình. Thay vì nói con không
được hống hách, hãy trở thành một huấn luyện viên tuyệt vời của con và hướng dẫn con cần
làm gì khi chơi hay làm việc nhóm với các bạn.
. Thay vì: “Dừng làm…ngay!”
Hãy nói: “Bố cần con để…”
Ví dụ: Bố cần con đặt những cuốn sách của con vào đúng vị trí của nó. Ngày mai con muốn tìm
lại cuốn sách này thì sẽ dễ dàng hơn đấy!”
Trẻ em sẽ phản ứng tốt hơn nhiều khi không phải thực hiện theo những điều bị bắt buộc hoặc
được ra lệnh. Ngoài ra, yêu cầu những gì bạn muốn và hướng dẫn trẻ làm điều đó, thay vì để trẻ
tập trung vào những điều mà bạn đang không muốn.
. Thay vì: “Không khóc!”, hoặc “Là con trai thì không được khóc!”
Hãy nói: “Nếu con buồn con cứ khóc đi, không sao cả!”
23
Thật khó hiểu khi có nhiều bố mẹ không cho con được thể hiện cảm xúc của mình như:khóc,
sợ, нoảng loạn…Tự để con vượt qua cảm xúc của mình là cách tuyệt vời để con xây dựng lòng
tự trọng cho bản thân.
. Thay vì: “Sao con cứ vứt quần áo lung tung thế?”
Hãy nói: “Con có thể tự lập và chăm sóc tốt cho bản thân mình đúng không? Con có thể bắt
đầu bằng việc để quần áo gọn gàng hơn”.
Để cho trẻ quyền tự chăm sóc bản thân là một món quà mà bạn đang dành cho con. Những đứa
trẻ học cách vượt qua cảm xúc một cách trực diện và thẳng thắn sẽ ít gặp rắc rối hơn và có lòng
tự trọng cao hơn.
. Thay vì: “Thôi đừng làm nữa, để đấy mẹ làm”
Hãy nói: “Con cần thời gian đúng không? Mẹ sẽ ở đây để chờ con làm cho xong việc nhé!”
Ngay chính người lớn chúng ta cũng cần thư giãn và có thời gian để học hỏi. Hãy chậm lại một
chút để con có thể tự mặc quần áo, tự buộc dây giày, tự gập chăn của mình.
16. Thay vì: “Hôm nay con rất hư, mà chẳng có ai thích một đứa trẻ không ngoan cả”.
Hãy nói: “Mẹ luôn yêu con dù có như thế nào đi nữa”
Tình yêu vô điều kiện là cốt lõi của việc nuôi dạy con tích cực. Nuôi dưỡng con bằng tình yêu
sẽ giúp thúc đẩy các hành vi đúng đắn ở con và hạn chế những hành vi cư xử không đúng mực.
. Thay vì: “Con chưa đủ tuổi để…”, hoặc “Con còn quá nhỏ để…”
Hãy nói: “Mẹ sẽ rất lo lắng nếu như con…đấy!”
Khi chúng ta sợ hãi và lo lắng, những đứa trẻ sẽ phản ứng có giới hạn và tôn trọng hơn. Trẻ em
luôn tự tin, đủ khả năng để làm những việc lớn như: đi xe đạp nhanh, bê những chiếc bát
lớn…Hãy truyền đạt cho con điều này để con hạn chế hành vi đáng lo ngại hơn.
. Thay vì: “Thôi con không cần quan tâm việc này của bố đâu”
Hãy nói: “Bố rất muốn lắng nghe ý kiến của con…”
Đôi khi việc để cho con tham gia, ý kiến vào việc gia đình hoặc cá nhân bạn giúp con hiểu
được giá trị của mình và cảm thấy được tôn trọng hơn đấy.
. Thay vì: “Tại sao mẹ lại phải làm mọi thứ cho con?”
Hãy nói: “Mẹ luôn tin tưởng con và sẵn sàng hỗ trợ khi con cần”.
Điều quan trọng là bố mẹ cần thiết lập cho con thói quen tự lập, tự chăm sóc bản thân, giải
quyết các vấn đề của mình và tự tin rằng con có khả năng. Hỗ trợ thay vì làm giúp sẽ không
khiến trẻ bị động và phụ thuộc vào người khác.
24
. Thay vì: “Con không việc gì phải buồn cả”
Hãy nói: “Con đang cảm thấy thế nào?”
Giúp trẻ xác định cảm xúc của mình và giao tiếp hiệu quả là một yếu tố quan trọng của việc
nuôi dạy trẻ tích cực. Khi trẻ cảm thấy thoải mái và nhận được sự ủng hộ của những người
xung quanh thì các hành vi có xu hướng đúng đắn hơn.
Hy vọng với 20 câu nói, cụm từ tích cực sẽ giúp bố mẹ giao tiếp hiệu quả, giảm căng thẳng với
con hơn.!
25
Những thời điểm vàng cho sự phát triển chiều
cao của trẻ
• Từ 3 tháng đến hết 2 tuổi
Cả bé trai và bé gái đều có thời điểm tăng trưởng vàng về chiều cao. Trong giai đoạn cửa sổ
vàng từ 3 tháng đến hết 2 tuổi, dinh dưỡng là thứ không được thiếu nếu thiếu hụt sẽ làm sự tăng
trưởng chiều cao trẻ trì hoãn thêm 6 tháng sau đó. Nếu quá 6 tháng, khi bé đã 2,5 tuổi, bé vẫn
có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, mà không chú ý phục hồi hay bổ sung trước đó, sẽ làm trẻ mất
cơ hội đạt chiều cao tối đa trong giai đoạn này. Sau đó, từ 2 – 3 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ tăng
chậm lại.
• Từ 4 đến 6 tuổi
Bé gái có thêm thời điểm vàng từ 4 – 6 tuổi là tăng chiều cao nhanh. Nếu trước đó bé tăng
chậm, hoặc biếng ăn, dinh dưỡng không đủ thì cơ thể bé sẽ tăng bù vào thời điểm này, trung
bình tăng 5 – 6 cm/năm. Nếu dinh dưỡng giai đoạn đầu tốt và chiều cao tăng ổn định thì bé gái
sẽ tăng thêm 10 – 12 cm trong 2 năm này. Bé trai thời điểm này là tăng bình thường, cũng
không bù cho giai đoạn trước.
• Giai đoạn dậy thì
Bé gái từ 11 – 15 tuổi, bé trai từ 13 – 17 tuổi. Trong giai đoạn này tốc độ tăng là cao nhất để
đạt điểm gần cực đại (độ cao cuối cùng của trẻ sau này). Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là thời
điểm rất dễ tăng cân, nếu bé gái hoặc bé trai bị thừa cân béo phì trong thời điểm này thì tốc độ
tăng chiều cao cũng sẽ giảm đáng kể.
Những yếu tố giúp bé đạt chiều cao tối đa
Để giúp con tăng chiều cao vượt trội khi trưởng thành cha mẹ cần lưu ý những yếu tố sau:
• Bé nên duy trì bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời, вú mẹ tối thiểu 2 năm đầu và kéo
dài lâu nhất có thể.
• Bổ sung đủ vitamin D từ 1 tháng sau sinh.
• Khi bắt đầu ăn dặm, bé nên được bổ sung 2 ngày/tuần những thực phẩm giàu kẽm,
canxi và vitamin A, B, C. Cha mẹ nên bổ sung canxi từ thực phẩm, không nên tự ý
bổ sung thuốc canxi cho bé vì thường không mang kết quả tăng chiều cao so với
canxi từ thực phẩm, mà còn nguy cơ cao gây ra các vấn đề sức khỏe. Dư canxi có thể
ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng và có tác dụng ngược lại là làm các bé thấp hơn
• Bé được khuyên ăn đủ 2 ngày cá (hồi/thu/lươn/chép)/tuần để duy trì chất béo omega
– 3 tốt nhất.
26
• Bé nên có giấc ngủ nguyên đêm. Ví dụ: Bé 4 tuổi, 1 ngày nên có 9 – 10 tiếng/ngủ
đêm và 2 – 3 tiếng/ngủ ngày.
• Tốt nhất là hạn chế cho bé hấp thụ chất ngọt từ đường/kẹo/bánh/socola cho bé. Nếu
cho bé ăn, giới hạn 2 thanh kẹo/ngày và tuần quy định chỉ cho bé ăn 3 ngày. Một số
nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều đường liên quan đến sự “lùn” ở trẻ.
• Trẻ từ tuổi dậy thì nên duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh và
đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ và đường. Phân bố thời gian học và nghỉ ngơi cho trẻ hợp lý,
tránh để trẻ bị stress, ăn vô thức, dễ làm trẻ dư cân và tích trữ mỡ.
Bé được khuyên ăn đủ 2 ngày cá để duy trì chất béo omega – 3 tốt nhất
Yếu tố kícн thícн giúp tăng chiều cao cho trẻ
• Bé từ 3 tháng – 2 tuổi: Cha mẹ nên tương tác xã hội với bé, ít bế bồng bé khi bé phát
triển kỹ năng bò, trườn, đi lại. Nên dẫn bé đi công viên, chơi một số trò chơi phù hợp
với tháng tuổi để rèn luyện sức khỏe giúp cải thiện chiều cao.
• Các bé 3 – 4 tuổi, cha mẹ chơi cùng bé các trò chơi vận động giúp phát triển não bộ
và chiều cao.
• Bé từ 4 – 5 tuổi được khuyên học bơi 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau khoảng 3
ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần, mỗi buổi
không quá 60 phút. Cường độ này sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé và đủ cho
thời gian kiến tạo xương mới.
Những yếu tố làm bé “lùn”
Tương tự, nếu trẻ có gen cao nhưng do điều kiện chăm sóc không đạt cũng khó đạt được chiều
cao tiềm năng, trẻ vẫn có nguy cơ thấp dưới chuẩn trung bình nhiều. Dưới đây là một vài yếu tố
tác động khiến bé “lùn”
27
Ngồi máy tính/xem Tivi/chơi game >2.5 tiếng/lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử >4
tiếng/ngày. Uống quá nhiều nước ngọt. Lượng 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé dưới 12
tuổi. Bé dưới 12 tuổi chỉ nên uống tối đa 2 lon/tuần, tức là <65ml/ngày. Tốt nhất là không nên
giới thiệu nước ngọt cho bé trước 5 tuổi.
Trẻ uống nhiều nước ngọt có nguy cơ bị lùn
“Trẻ em như búp trên cành”. Hãy là những phụ huynh thông thái, nắm vững các giai đoạn
phát triển, phương pháp tập luyện, sinh hoạt điều độ và bổ sung cho con hệ dinh dưỡng tối ưu
để ươm mầm cho con vươn cao, thành công trong cuộc sống.
Nguồn: Child Nutrition Foundation
28
Đã đến lúc bố mẹ nên từ bỏ những quan điểm giáo dục con lỗi thời !
17 Tháng Một, 2021 - Leave a Comment
Giáo dục tại Việt Nam luôn là vấn đề đã và đang được tranh cãi nhiều nhất bởi nhiều cách suy
nghĩ cũng như phương pháp giảng dạy còn cổ hủ, xưa cũ, chưa bắt kịp với những phương pháp
giáo dục hiện đại ngày nay.
Mỗi thời đại là một thế giới khác nhau. Không thể áp đặt những tiêu chuẩn , quy tắc của thời
đại này cho thời đại khác đồng nghĩa với việc không thể mãi dạy con theo những phương thức
truyền thống: bố mẹ dạy ta thế nào, ta dạy con ta thế ấy. Vì vậy tìm kiếm những phương thức
mới “hợp thời” để giáo dục con là lựa chọn tất yếu.
Dưới đây là một số quan điểm giáo dục lỗi thời mà đa số các bậc cha mẹ đang mắc phải. Mọi
người cùng tham khảo:
1. Phải nghe lời người lớn vì người lớn luôn đúng
Người lớn không phải lúc nào cũng luôn đúng
Sự vâng lời và tôn trọng người lớn tuổi là những nguyên tắc ăn sâu trong tiềm thức của những
đứa trẻ. Đổi lại, chúng sẽ lớn lên và học được đâu là lịch sự và cư xử tốt. Tuy nhiên, người lớn
tuổi không phải lúc nào cũng biết rõ hơn. Hãy nói cho con bạn biết rằng những người lớn tuổi
29
không còn ý nghĩa trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, nơi những kỹ năng tư duy phê
phán quan trọng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng tuổi tác không đồng nghĩa với sự duyên dáng hay
tốt bụng. Hãy để con bạn biết rằng nếu người lớn tuổi đối xử với họ một cách xúc phạm hoặc
đưa ra những yêu cầu không hợp lý thì họ có quyền đứng lên cho chính mình.
Thay vì dạy con bạn tự động tôn kính những người lớn tuổi, tại sao không dạy con rằng sự tôn
trọng cơ bản phải có từ hai phía, bất kể tuổi tác?
2. Con hãy còn nhỏ để dạy về giới tính tìɴh ɗục
Vấn đề giáo dục giới tính là đề tài ít được nhắc tới tại các gia đình Việt Na. Các bố mẹ Việt coi
đó là vấn đề “3 không”: Không nên nói, không được nói và không biết phải nói thế nào. Nhiều
khi các bố mẹ lại đổ lỗi cho con mình còn quá nhỏ để giáo dục giới tính.
Trước đây, việc giáo dục giới tính chỉ đơn thuần là những lời đe nẹt “con gái phải biết giữ
mình” hay “chữ trinh đáng giá nghìn vàng”. Những kiến thức về tìɴh ɗục hầu như không được
nhắc đến. Ông bà ta coi tìɴh ɗục là chuyện bản năng như “trăng đến rằm thì tròn”. Khi không
tiếp cận được nguồn kiến thức chính thống từ phía gia đình và nhà trường, con trẻ buộc phải
tìm đến những “quân sư quạt mo”, tức bạn bè hoặc anh chị, những người từng trải. Tuy nhiên,
nguồn thông tin từ những người này thường đa dạng, không có cơ sở khoa học và dễ gây hiểu
nhầm.
Giới tính luôn là một câu chuyện thật khó mở lời. Cha mẹ luôn bối rối không biết phải chia sẻ
điều đó với con ở thời điểm đó như thế nào, theo cách như thế nào mới là tốt nhất. Nhưng nếu
bạn không nói về điều này sớm hơn thì có lẽ bạn phải nói về điều đó sau khi nó xảy ra. Dạy con
những kiến thức cơ bản ngay từ khi còn nhỏ, học cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân,
đối phó với các cạm bẫy và chịu trách nhiệm với bất cứ hành động nào của mình cũng cần phải
có quá trình và kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn phát triển của con.
3. Con phải học giỏi thì sau này mới thành công
Đừng tạo áp lực học hành cho con
Nhiều bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng việc học hành quyết định tất cả đến tương lai của con.
Con phải học thật giỏi, thi đỗ vào trường này trường kia thì sau này con mới có công việc như
mớ ước, thành đạt và hạnh phúc. Thực sự thì đây là sự ích kỷ tai hại mà chúng ta tạo ra cho các
thế hệ con cái của mình qua bao năm qua. Chúng ta khuyến khích đứa con của mình trở thành
một cái cây đơn lẻ vươn lên tìm ánh nắng chỉ cho mình. Suy nghĩ và cách giáo dục của ta khiến
con trẻ cảm thấy chỉ cần học giỏi là đủ và không cần quan tâm đến người khác cũng như những
lễ nghĩ cư xử trong xã hội. Nếu cứ tiếp tục lối mòn giáo dục này trẻ thậm chí còn có những suy
nghĩ lệch lạc tới mức là giỏi là có quyền và coi thường hay không chơi với những trẻ kém cỏi
hơn mình.
30
Ngày nay, bất cứ sở thích nào cũng có thể trở thành nghề nghiệp và sự phát triển cá nhân là một
trong số những thứ quan trọng nhất cho sự nghiệp. Nếu một đứa trẻ không thích học toán
nhưng vẽ giỏi, chúng ta có thể khuyến khích chúng theo đuổi đam mê thay vì thuê giáo viên,
gia sư dạy toán cho chúng.
4. Con là “cục vàng” của bố mẹ
.
Con cái là tài sản lớn nhất của người làm cha làm mẹ. Nhiều bố mẹ vì thương con quá mức mà
cứ mãi bao bọc, che chở con, cứ nghĩ con mãi là đứa trẻ nhỏ trong vòng tay bố mẹ. Có nhiều
ông bố bà mẹ thậm chí còn không dám buông tay con để con thỏa sức chơi đùa ngoài vòng tay
bố mẹ. Sợ để con ra ngoài khi thời tiết không thuận lợi và hủy các chuyến đi học tập dã ngoại
của con vì lo sợ con sẽ bị ốm hay xảy ra chuyện gì trên đường đi. Điều này không khác gì
“nuôi con trong lồng kính”, lúc nào cũng muốn dành cho trẻ điều kiện lý tưởng nhất để tránh
nhiều rủi ro nhất có thể. Cũng chính vì vậy mà khả năng thích nghi cũng như khả năng vượt
qua khó khăn của con người Việt Nam rất kém.
Bố mẹ không phải là vệ sĩ để suốt ngày kè kè bên con mình được. Vì vậy, nếu bạn muốn chúng
trở nên độc lập, hãy để chúng đưa ra quyết định và tự chăm sóc bản thân trong khả năng của
chúng. Khi bạn o bế con quá nhiều, chúng sẽ không thể đối diện với thực tại và chẳng biết cách
vượt ra khó khăn.
5. Trẻ con thì biết cái gì ?
“Con còn quá bé để quyết định”, “Người lớn hiểu rõ điều đó hơn con” là những câu mà rất
nhiều phụ huynh sử dụng với trẻ. Khi ý kiến thường xuyên bị gạt đi, trẻ sẽ dần cảm thấy bất an
và thiếu tự tin vào bản thân.
Do đó, bạn hãy để trẻ lựa chọn và thể hiện ý kiến riêng. Bố mẹ và trẻ có thể cùng thảo luận về
từng vấn đề, đây cũng là cơ hội để bạn giải thích kỹ cho con thay vì ra lệnh và cấm cản mà
không có lý do.
Giáo dục chính là cái nôi của xã hội. Nếu muốn phát triển một đất nước, muốn thay đổi cả thế
giới, việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là nhìn lại nền giáo dục của mình. Trong mỗi gia
đình, các bậc cha mẹ xin đừng áp dụng những cách dạy con từ xưa đã lỗi thời, hãy là những bố
mẹ thông minh dám thẳng thắn nhìn nhận và từ bỏ những quan điểm giáo dục đã lỗi thời không
còn phù hợp với xã hội ngày nay trong việc nuôi dạy con cái. Có như vậy chúng ta mới nuôi
dưỡng và dạy dỗ những đứa trẻ của chúng ta phát triển một cách toàn diện được.
31
Hãy thôi than phiền về giấc ngủ của con!
7 Tháng Hai, 2021 - Leave a Comment
Sự thật là có quá nhiều mẹ (dù có nói ra hay không) cũng luôn muốn than phiền về giấc ngủ
của con, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa có con trong giai đoạn tầm 3 tháng – hơn 2 tuổi và chưa cai
sữa. Ngay cả trong post tôi up lên để tham khảo về thời gian bé đi ngủ đêm và thức dậy sáng
cũng đã có ít nhất 5-6 mẹ bình luận thêm rằng: con ngủ đêm không ngoan, hay thức giấc, ngủ
không sâu, ti quá nhiều mỗi đêm…
Không biết các mẹ khác thế nào, nhưng tôi cực kỳ sợ cảm giác cho con вú gần như cả đêm.
Ngực mẹ lúc nào cũng để hở, thực ra là vì mẹ quá mệt nên ngủ thiếp đi, và cũng vì để đêm con
dễ bập vào вú мút. Mà có đêm bé вú 3-4 lần, mỗi lần cả tiếng đồng hồ. Vậy là gần như nguyên
đêm. Ngực đau, bụng lạnh, lưng tê cứng, khó chịu vô cùng mà cứ hễ rình rình dứt ra là cô cậu
chủ lại ré lên khóc. Ai nói “đêm chỉ cần nằm đó, vạch ti ra cho con вú là xong” thì chắc là họ
chưa bao giờ trải qua cảm giác нãi нùng đó. Tee vốn ngủ xuyên đêm từ lúc 2 tháng nên suốt 30
tháng qua, số lần tôi phải cho con вú đêm như vậy chắc chỉ tầm hai mấy ngày (những hôm con
ốm, thời gian đầu con đi học), vậy mà tôi đã không chịu đựng nổi. Vậy nên, tôi thực lòng rất
ngưỡng mộ những bà mẹ đêm trằn trọc cho con вú, sáng dậy vẫn tươm tất đi làm. Có những mẹ
còn tâm sự: con hơn 2 tuổi là hơn 24 tháng chưa từng ngủ một giấc từ tối đến sáng.
32
Trời đất! Thực sự các mẹ quá vĩ đại!
Nhưng khi tôi đưa ra các phương án giúp cải thiện giấc ngủ đêm của bé thì không ít mẹ đều lắc
đầu ngán ngẩm: Khó lắm chị ơi! Trong hàng nghìn comment mà các bạn viết cũng không ít câu
bắt đầu giống hệt nhau: “Ai chả muốn cho con ngủ sớm, nhưng…”. Tôi hiểu một phần là do
những nguyên nhân khách quan như hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, nhưng cũng rất
nhiều những lý do chủ quan khiến mẹ tặc lưỡi: “Thôi kệ, ai nuôi con mà chả vất!”.
Ok. Mẹ vất chút không sao. Nhưng còn con? Bạn có nghĩ nếu con dậy 2-3 lần mỗi đêm như
vậy là đang vô tình làm chính bé mệt mỏi, thiếu ngủ, gắt gỏng vào buổi sáng? Khiến bé không
đủ năng lượng để phát triển chiều cao và trí não? Ăn lắt nhắt buổi đêm khiến cả ngày hôm sau
bé ăn vạ vật, ngủ vật vờ? Cai sữa cho con vốn không phải là một giải pháp. Ngược lại, nó thể
hiện sự bất lực của mẹ nên cắt hết các nguồn trợ cấp, một món tài sản vô giá quý báu dành cho
con.
Rèn ngủ cho con, giúp mẹ 3, giúp con 7. Bố mẹ chỉ luôn than phiền: “Tại sao con không chịu
ngủ? Tại sao con lại thức giữa đêm? Sao con hay khóc? Sao con thất thường?…” mà ít khi nghĩ
rằng “Hãy đưa con vào nếp theo chính cách mà bố mẹ mong muốn”.
Những NGUYÊN TẮC tôi đưa ra sau đây sẽ được thực hiện tốt nhất và nhanh nhất ngay từ khi
bé mới lọt lòng (1 ngày tuổi) và trong 1-2 tháng đầu tiên. Nhưng không có nghĩa các bé lớn
hơn không thực hiện được. Tuy nhiên, bố mẹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đưa con vào nếp
nếu con bạn đã ngoài 3 tháng. Vì vậy, cần lắm sự nỗ lực và kiên nhẫn từ phía bố mẹ. Các bạn
chấp nhận bỏ ra khoảng 1 tháng để rèn con ngủ (thời gian tỷ lệ thuận với việc bé đã lớn hay
chưa), bù lại con và bạn trong nhiều năm tiếp theo có những giấc ngủ bình yên từ đêm tới sáng.
1. ĐỂ TRẺ NGỦ RIÊNG. Không chỉ có tôi, càng ngày càng rất nhiều các mẹ quay trở lại tìm
tôi để cảm ơn vì ngay từ đầu đã được tôi thuyết phục cho bé ngủ riêng. Chỉ cần bé ngủ riêng,
tôi cam đoan với các mẹ 90% các bé sẽ tự cắt cữ đêm và tự ngủ xuyên đêm trong khoảng thời
gian từ 2-6 tháng mà hoàn toàn mẹ không mất chút công sức nào (10% còn lại dành cho các bé
33
sinh non, thiếu tháng hoặc có sức khỏe không tốt, cần hỗ trợ). Chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi
con mới 2-3 tháng, mẹ đã được ngủ một giấc trọn vẹn từ tối đến sáng hôm sau. Việc không
nằm cạnh mẹ, không ngửi thấy mùi sữa hoặc không bị lơ mơ đánh thức bởi các cử động của bố
mẹ khi ngủ cũng giúp con cải thiện được trạng thái ngủ không sâu, ngủ hay mơ màng.
Nếu gia đình bạn không có điều kiện để ngủ riêng, hãy cố gắng tách con và mẹ ra một thời gian
đầu luyện tập. Trong khoảng thời gian này, hãy để bố hoặc bà là người giúp đỡ bé quay trở lại
giấc ngủ (xoay lưng, vỗ mông, xoa đầu, nhất định không được bế đong đưa ngủ). Chỉ cho bé вú
theo cữ, không phải kiểu nằm cạnh, cứ con ọ ẹ là nhét ti vào miệng. Thói quen đó cực kỳ khó
thay đổi sau này.
2. ĐỪNG VỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU BẰNG TIẾNG KHÓC. Những bà mẹ cho con ngủ
riêng đều đồng tình rằng nếu bạn không chạy ngay lại bế xốc con lên khi con khóc, đa phần con
có thể tự dỗ mình ngủ lại được. Mỗi đêm, chúng ta vẫn đôi ba lần tỉnh giấc rồi tự ru mình ngủ
lại. Trẻ cũng vậy. Nếu như mỗi lần bé khóc, bạn đều vội vã dỗ dành thì đừng thắc mắc tại sao
đêm con hay dậy đến như vậy mà lần nào cũng phải bế đung đưa. Hãy cho con cơ hội được
hiểu là đang đêm, con vẫn buồn ngủ và con cần tự ngủ lại. Bố mẹ đừng quên dặn dò con vấn đề
này trước lúc đi ngủ. Nên nhớ, trẻ dưới 6 tháng tuổi, có thể chờ 10 phút để tự ngủ trước khi
nhận sự trợ giúp của bố mẹ. Trẻ dưới 1 tuổi, thời gian chờ là 15 phút. Dưới 2 tuổi là 20 phút.
Đa phần, trong hơn 2 năm qua, số lần tôi cần can thiệp cho Tee chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn
lại chỉ 1-2 phút là bé chổng mông lên và ngủ tít thò lò.
3. CHO TRẺ NGỦ RIÊNG VÀ CIO HOÀN TOÀN KHÁC NHAU. Có những bà mẹ nói
rằng: “tôi không nhẫn tâm nghe con khóc”. Ok, đó là cách giải quyết vấn đề mà mỗi người lựa
chọn. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ ràng: Cho con ngủ riêng và CIO (Cry it out) hoàn toàn
khác nhau. Cho con ngủ riêng đồng nghĩa với bé sẽ tự động cắt cữ đêm (vì bé không có nhu
cầu ăn nữa), bé sẽ biết tự ngủ, tự dỗ mình ngủ mà không cần tác động như bế, ru, ti mẹ, đồng
thời bé có thể tự ngủ một mạch đến sáng.
Còn CIO chỉ là một phương pháp để bé tự ngủ trong số rất nhiều các phương pháp nhẹ nhàng
hơn khác. Bạn có thể thực hiện hay không, tùy vào hoàn cảnh gia đình và quyết định của bạn.
Tee ngủ riêng và lúc mới sinh và 2 tháng đã có thể tự ngủ xuyên đêm. Mãi đến gần 6 tháng, tôi
mới áp dụng CIO lần đầu tiên và đến 12 tháng mới cần nhắc lại lần thứ 2. Khoảng thời gian
phải dùng tới CIO chắc chỉ chưa đầy nửa tháng, nhưng những đêm con và mẹ được ngủ trọn
vẹn thì không thể đếm xuể.
CIO with check là một phương pháp được nghiên cứu nhưng không phải lúc nào cũng phát huy
tác dụng, đặc biệt với các em bé cá tính. Mẹ nên cân nhắc việc áp dụng phương pháp này, vì
34
nếu mẹ không đủ kiên nhẫn và thất bại một lần, tỷ lệ thành công của CIO lần sau sẽ giảm đi
một nửa.
4. ĐỪNG DỰNG CON DẬY ĐỂ ĂN. Tôi đã từng gặp một vài bà mẹ luôn kêu than mỗi đêm
con dậy ăn như đánh vật và không cách nào giúp bé ngủ lại được. Vậy là mẹ cũng phải thức
cùng con 2-3 tiếng đồng hồ. Nhiều hôm đến 5 giờ sáng, cô cậu bé mới thiu thiu ngủ thì mẹ đã
sắp phải dậy đi làm. Khi hỏi ra thì mới biết con đang ngủ rất ngon, mẹ liền đánh thức dậy để ăn
vì… sợ đói.
Thực ra đó là tâm trạng chung của đa số các mẹ: luôn sợ con đói, sợ con mệt, sợ con lạnh,
nhiều người đêm còn ghé vô xem con có thở không. Trong thời gian đầu khi Tee tự cắt cữ để
ngủ xuyên đêm, tôi cũng ngủ khá chập chờn vì nỗi lo con đói, phân vân mãi có nên đánh thức
con dậy ăn không. Nhưng sự thực đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Dù con bạn 2 tháng, 6 tháng hay 18 tháng, chỉ cần bé không tỉnh giấc, tức là bé hoàn toàn
không có nhu cầu cần được ăn. Cũng như bạn, nếu giữa đêm đang ngủ ngon, bị đánh thức để
bắt ăn, bạn có ăn được không? Hay bạn sẽ gắt gỏng, khó chịu, và khó ngủ lại vì bị tỉnh giấc?
Hãy cho con cơ hội được tự quyết định việc bé có nhu cầu ăn hay không.
5. KHÔNG ĐỂ TRẺ NGỦ GIẤC NGÀY SAU 4 GIỜ CHIỀU. Có khi nào bạn thấy bé rất
hay cáu gắt, ngái ngủ, bứt dứt trong người khi tỉnh giờ ngủ trưa lúc khoảng 5 giờ chiều? Giấc
ngày thức dậy sau 4 giờ chiều chính là lý do khiến cơ thể bé mệt mỏi và khó chịu. Dẫn đến bé
hay khóc, hay mè nheo và rất khó chiều. Hãy để bé được ngủ trưa đúng giờ (trong khoảng 11
giờ trưa – 2 giờ chiều) hoặc chí ít phải thức giấc trước 4 giờ chiều. Việc này không những giúp
bé bớt mệt mỏi mà bé vào giấc đêm cũng dễ dàng hơn.
Nhiều mẹ than: em cho con đi ngủ lúc 6 giờ tối, bé chỉ ngủ đến 7 rưỡi là tỉnh và phải 11 giờ
đêm mới ngủ lại được. Vậy khi đi ngủ 6 giờ, bạn có thiết lập giờ ngủ đêm cho bé luôn không?
Khi bé tỉnh giấc, mọi thứ xung quanh có tối và im lặng như giấc đêm không? Nếu không, đó
chỉ là một giấc ngày sai giờ quy định không hơn không kém. Và đó là lý do bé chỉ ngủ ngắn và
khó vào lại giấc ngủ sâu buổi đêm.
6. HẠN CHẾ TI VI, ĐIỆN THOẠI, IPAD, ĐÙA NGHỊCH QÚA SỨC TRƯỚC GIỜ NGỦ
45-60 PHÚT. Nếu bé của bạn lên giường nhưng trằn trọc khó ngủ, hãy xem lại liệu bạn có cho
con chơi các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ 1 tiếng hay không. Loại ánh sáng xanh từ những
chiếc điện thoại di động sẽ gây rối loạn chu kỳ ngủ của bé khiến bé tỉnh ngủ hoặc khó ngủ hơn.
Nhiều gia đình cho rằng nếu đùa nghịch quá sức hoặc để cho bé nô đùa hết cỡ sẽ khiến bé ngủ
ngon. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, nó chỉ khiến cho bé dễ giật mình, hay mơ
ngủ, la hét hơn vào ban đêm mà thôi.
Trước giờ đi ngủ 1 tiếng, hãy làm các thao tác nhẹ nhàng, tạo dựng thói quen đọc sách cho bé,
nói chuyện nhỏ dần và chìm vào giấc ngủ một cách yên bình.
35
7. NGỦ ĐỦ GIẤC NGÀY. Cố tình cho bé thức thật lâu ban ngày để bù lại giấc đêm chỉ khiến
bé thêm mệt mỏi và não căng như dây đàn, dẫn đến càng khó chìm vào giấc ngủ. Hãy vẫn cho
bé ngủ đủ (đủ chứ không nhiều) hoặc ngủ theo nhu cầu của bé vào giấc ngày để đảm bảo giấc
đêm.
8. THIẾT LẬP CHU TRÌNH TRƯỚC KHI ĐI NGỦ ĐÊM CHO BÉ. Một trong những
cách để bé sơ sinh phân biệt được ngày đêm dễ nhất chính là thiết lập chu trình ngủ đêm cho
bé. Tuy nhiên, ngay cả khi bé đã phân biệt được đêm ngày, thói quen này vẫn nên được duy trì
để đảm bảo nhịp sinh học của bé không bị loạn.
Những em bé đi ngủ từ 6 giờ tối và thức dậy lúc 7 rưỡi tối cũng chính vì chưa được trải qua
chu trình báo hiệu đến giờ ngủ đêm.
Chu trình này có thể bao gồm các bước: tắm ấm (hoặc lau mặt lau người nước ấm), thay quần
áo ngủ, đọc truyện/sách, nói chuyện thì thầm, tắt đèn và chìm vào giấc ngủ.
9. XOA DỊU TIẾNG ỒN BẰNG ÂM THANH. Như tôi đã nói trong bài viết trước, nhà tôi
cũng ở trong một con ngõ nhỏ đông đúc với vô vàn loại âm thanh tạp nham khi con bắt đầu đi
ngủ: tiếng chó sủa, tiếng xe máy bấm còi, tiếng hàng xóm hát karaoke, tiếng bếp núc… Đừng
lấy những lý do đó để ngụy biện cho việc bạn không thể cho con đi ngủ sớm. Hãy tìm cách xoa
dịu những tiếng ồn đó bằng âm thanh.
Có thể là tiếng ồn trắng (tiếng mưa hoặc tiếng sóng biển), hoặc tốt hơn là một bản nhạc giao
hưởng không lời, nhạc sóng não Delta…, vừa giúp con ngủ sâu vừa kícн tнích sự phát triển của
trí não. Tất cả những bản nhạc này có thể dễ dàng tìm chỉ với một cú click chuột.
10. TRẺ THỨC GIẤC SỚM LÀ ĐIỀU TUYỆT VỜI. Các mẹ nên nhớ giờ vàng để thức giấc
buổi sáng là trong khoảng từ 5-7 giờ sáng, đẹp nhất là 5-6 giờ. Những em bé ngủ sớm đều có
thể tự thức giấc vào khoảng thời gian này, thậm chí còn có thể tự nằm chơi, nói chuyện một
36
mình khá vui vẻ chờ bố mẹ dậy. Đây chính là lúc con vui vẻ nhất, sảng khoái nhất sau một giấc
ngủ đủ trọn vẹn.
Tôi thấy có ông bố bình luận: “Cho nó ngủ sớm thế để 5-6 giờ nó lục dậy bắt chơi cùng à?”.
Vẫn một cái nhún vai và lắc đầu quen thuộc của tôi: Trao cho con điều tuyệt vời hay không,
quyền quyết định thuộc về chính bố mẹ.
Đừng cố tìm cách để con thức dậy muộn hơn hoặc ngủ thêm vào buổi sáng, hãy thử một chiêu
dễ dàng hơn: bố mẹ cũng đi ngủ sớm để có thể thức dậy cùng con!
VÀ HÃY THÔI THAN PHIỀN VỀ GIẤC NGỦ CỦA CON… MÀ HÃY XẮN TAY ÁO LÊN
RỒI THỰC HIỆN. GIẤC NGỦ CỦA CON NẰM CHÍNH TRONG TẦM TAY BỐ MẸ!
Nguồn: Mẹ Tee
37
Tâm thư trước Tết gửi các ông bà bố mẹ-BS Huyên Thảo
5 Tháng Một, 2021 - Leave a Comment
Tết đến rồi, mình không có gì quí giá tặng các bạn, ngoài những thông tin mà mình nghĩ là có
thể có ích cho các bạn! Hôm nay gần qua năm mới thiệt (tết Tây hóa ra chỉ là năm mới giả thôi,
giờ chúng ta làm lại nhé hihihi), mình túm gọn mấy ý sau, thành thật mong muốn các bạn đọc,
hiểu, và từ năm sau sẽ an yên hơn so với năm nay nhé!
Điều thứ nhất, mong mọi người nghi nhớ, là trẻ sau 6 tháng tuổi, sẽ bắt đầu bị вệnh thường
xuyên, do miễn dịch từ mẹ qua con đã giảm hẳn, con phải tự tiếp xúc với môi trường, tự tạo
miễn dịch cho mình. 6-12 tháng tuổi là những cơn вệnh “ɖạo đầu”, gần 12 tháng tuổi trở đi đến
ít nhất 2-2.5 tuổi, là giai đoạn bé bị вệnh nhiều nhất và thường xuyên nhất. Trung bình một trẻ
khỏe mạnh sau 1 tuổi bị khoảng 12 đợt вệnh đường hô hấp, và chưa kể những вệnh về các hệ
thống khác. Khi trẻ đi học, trẻ sẽ bị вệnh nhiều hơn vì được thả vào môi trường tương tác giao
lưu вệnh cao hơn, ít nhất là trong 3 tháng đầu đi học. Từ 2.5-3 tuổi trở đi, hệ miễn dịch của bé
quen mặt вệnh hơn, nên tần suất вệnh sẽ ít dần đi. Vì vậy cho nên, khi đi khám вệnh, ở phòng
khám, hay вệnh viện, các bạn để ý sẽ thấy ít bé trên 3 tuổi đi khám вệnh là vì vậy! Vì vậy, việc
mong con không вệnh là một mong muốn chính đáng, nhưng không thực tế! Chúng ta nhớ thực
tế nha!!!
38
вệnh suy giảm miễn dịch ở trẻ em, là có, nhưng là вệnh lý rất hiếm gặp. Nhưng ở nước ta, hở ra
là 10 người có 9.9 người than con cháu mình bị miễn dịch yếu khi bị ho sổ mũi, sốt cao, cảm
cúm……Điều này là một lầm tưởng tai ɦại. Vì khi các bạn dán mác “miễn dịch yếu”, các bạn
lại lo chạy đôn chạy đáo đi mua тhuốc bổ, тhuốc tăng đề kháng, тhuốc thần kì chống вệnh,
thậm chí cũng mua xông tinh dầu đồ để mà tránh вệnh cho con. Có người đè con ra rửa mũi
mỗi ngày 2-3 lần, uống mật ong ngày 3 buổi, uống chưng tắc xả đồ….để phòng ngừa con đừng
вệnh! Thật sự là, các bạn đang tốn công và tốn tiền vô ich, vì KHÔNG CÓ MỘT PHƯƠNG
THỨC NÀO CÓ THỂ TĂNG MIỄN DỊCH, PHÒNG NGỪA вỆNH nhanh chóng như bạn
mong muốn, nếu có đã đưa vào khuyến cáo y khoa để sử dụng thường qui rồi! Các bạn nhớ
cho, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng, kèm hoạt động vận động, thể thao tốt, çhích
ngừa đầy đủ, và vệ sinh cơ bản tốt, LÀ ĐỦ RỒI! Y khoa không cần tạo ra việc để làm thêm,
dân số ngày càng đông, ngày càng sống lâu, nên gánh nặng y khoa ngày càng lớn và mệt mỏi.
Nếu có gì THẬT SỰ giảm thiểu được số вệnh, là sẽ có khuyến cáo thôi! Khi con trẻ càng lớn
lên, con sẽ càng ít bị вệnh lây nhiễm, đơn giản vậy thôi!Sữa mẹ tốt, nhưng không có sữa mẹ
uống sữa công thức cũng tốt! Năm nay tôi mệt mỏi dọn dẹp hệ lụy của phong trào tôn thánh
sữa mẹ lên thành một çực đoan, tôi buồn và chán lắm, nên nhân dịp cuối năm tôi xả luôn cho
trọn. Có những em bé, mẹ không có nhiều sữa, vì được cho thông tin là mẹ nào cũng có đủ sữa
cho con, con càng вú càng có nhiều sữa, mà người mẹ, và cả gia đình cắm cuối cho con ti con
вú, đển 3-4 tháng tuổi thấy rõ có bất thường, con da bọc xương, cả ngày quấy khóc mới mang
đến cho tôi, nhìn rất тhảm тhương. Có những em bé bị vàng da sớm, ba mẹ vì mong muốn cho
con вú mẹ hoàn toàn, da kề da thường xuyên ngay từ đầu, từ chối cho em chiếu đèn mặc dù có
chỉ định của bác sĩ, vì nghĩ cho вú nhiều sẽ giảm vàng da, có ca còn kiên quyết kí cho về, mặc
cho lời khuyên của bác sĩ. Kết quả là sau đó bé bị vàng da nặng, vàng da nhân, phải nhập viện
cấp cứu vài ngày sau. Rất là nguy hiểm. Có người sữa ít, kíçh sữa không lên được, căng thẳng,
trầm cảm, con khóc mẹ khóc, thật sự không đáng có chút nào. Có người cho con вú sữa công
thức mà bị cả gia đình mắng nhiếc, chồng trách, bà nội bà ngoại chê cười. Chẳng khác nào bị
çhuốc độç tinh thần mỗi ngày, ṩuy ṩụp. Con cái ra đời là để cho mình vui vẻ, đừng tự tạo thêm
vấn đề cho con và bản thân vì những thứ cực đoaɴ. Ý này tôi viết ra, không mong nhận gạch đá
xây nhà, và không thèm nhận gạch đá xây nhà. Bạn nào buông lời thâм độç vui lòng đi ra,
không tiễn. Tôi đã và đang gặp những trường hợp như thế, tôi không trách gia đình, nhưng tôi
mong sẽ giúp những gia đình khác tránh được những tình huống éo le này trong tương lai nhé!
39
Ý cuối muốn nói, đó là, тhuốc ho không có tác dụng điều trị вệnh, có thể giúp giảm được cơn
ho khi bé вệnh, có thể không giúp giảm ho được, và lại có thể làm bé ho nặng hơn khi dùng
không phù hợp. Việc cho bé uống тhuốc ho, chỉ có tác dụng về mặt tâm lý cho người lớn, và có
thể giúp hỗ trợ TRIỆU CHỨNG HO một ít nếu có, hoàn toàn không ảnh hưởng gì được đến
вỆNH GÂY HO. Ho không gây viêm phổi, mà вệnh có diễn tiến thành viêm phổi hay không
mà thôi. Tỉ lệ này thật sự không nhiều. Ngày nào nghe con ho cũng nơm nớp sợ con viêm phổi,
chẳng phải giống như ngày nào ra đường cũng sợ bị xe đụng çhếт! Nên đừng cố dấm dúi cho
con cháu uống тhuốc ho ngày này qua tháng nọ, đừng cố thử phối hợp 1-2-3-4 loại тhuốc ho
cùng một lúc. Bạn làm như vậy, thật sự chỉ huyễn hoặc bản thân mình!
Mong Tết an yên. Mong năm sau ba mẹ ông bà tâm lý an lạc, biết đón nhận thực tế, giữ không
çực đoan, và NGỪNG SỐNG TRONG SỢ HÃI!
Bs. Huyên Thảo
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf
Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf

More Related Content

Similar to Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf

Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Cac mon an viet nam truyen thong
Cac mon an viet nam truyen thongCac mon an viet nam truyen thong
Cac mon an viet nam truyen thongHieu Shinec
 
Nhung cach-nuoi-day-tri-tue-va-ky-nang-cua-tre-smith-n
Nhung cach-nuoi-day-tri-tue-va-ky-nang-cua-tre-smith-nNhung cach-nuoi-day-tri-tue-va-ky-nang-cua-tre-smith-n
Nhung cach-nuoi-day-tri-tue-va-ky-nang-cua-tre-smith-nHà Thu
 
Thức ăn quyết định số phận
Thức ăn quyết định số phậnThức ăn quyết định số phận
Thức ăn quyết định số phậnlyquochoang
 
Thức ăn quyết định số phận con người
Thức ăn quyết định số phận con ngườiThức ăn quyết định số phận con người
Thức ăn quyết định số phận con ngườiLittle Daisy
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Nhung cau chuyen ngu ngon hay nhat the gioi
Nhung cau chuyen ngu ngon hay nhat the gioiNhung cau chuyen ngu ngon hay nhat the gioi
Nhung cau chuyen ngu ngon hay nhat the gioinhatthai1969
 
những câu truyện ngụ ngôn hay nhất thế giới
những câu truyện ngụ ngôn hay nhất thế giớinhững câu truyện ngụ ngôn hay nhất thế giới
những câu truyện ngụ ngôn hay nhất thế giớiHung Pham Thai
 
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)Zui Eric
 
Ebook : Cơ Thể người
Ebook : Cơ Thể ngườiEbook : Cơ Thể người
Ebook : Cơ Thể ngườivisinhyhoc
 
Cơ thể người
Cơ thể ngườiCơ thể người
Cơ thể ngườiLong Nguyen
 
De co 1 gia dinh hanh phuc tap 3
De co 1 gia dinh hanh phuc tap 3De co 1 gia dinh hanh phuc tap 3
De co 1 gia dinh hanh phuc tap 3Hoangdieu13
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 

Similar to Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf (20)

The gioi nhung chuyen la 1
The gioi nhung chuyen la 1The gioi nhung chuyen la 1
The gioi nhung chuyen la 1
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
 
Cac mon an viet nam truyen thong
Cac mon an viet nam truyen thongCac mon an viet nam truyen thong
Cac mon an viet nam truyen thong
 
Nhung cach-nuoi-day-tri-tue-va-ky-nang-cua-tre-smith-n
Nhung cach-nuoi-day-tri-tue-va-ky-nang-cua-tre-smith-nNhung cach-nuoi-day-tri-tue-va-ky-nang-cua-tre-smith-n
Nhung cach-nuoi-day-tri-tue-va-ky-nang-cua-tre-smith-n
 
Thức ăn quyết định số phận
Thức ăn quyết định số phậnThức ăn quyết định số phận
Thức ăn quyết định số phận
 
Thức ăn quyết định số phận con người
Thức ăn quyết định số phận con ngườiThức ăn quyết định số phận con người
Thức ăn quyết định số phận con người
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
sáchVuot len chinh minh
sáchVuot len chinh minhsáchVuot len chinh minh
sáchVuot len chinh minh
 
Nhung cau chuyen ngu ngon hay nhat the gioi
Nhung cau chuyen ngu ngon hay nhat the gioiNhung cau chuyen ngu ngon hay nhat the gioi
Nhung cau chuyen ngu ngon hay nhat the gioi
 
Truyện ngụ ngôn hay nhất
Truyện ngụ ngôn hay nhấtTruyện ngụ ngôn hay nhất
Truyện ngụ ngôn hay nhất
 
những câu truyện ngụ ngôn hay nhất thế giới
những câu truyện ngụ ngôn hay nhất thế giớinhững câu truyện ngụ ngôn hay nhất thế giới
những câu truyện ngụ ngôn hay nhất thế giới
 
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
Thuc an quyet dinh so phan con nguoi (ban cuoi)
 
Ebook : Cơ Thể người
Ebook : Cơ Thể ngườiEbook : Cơ Thể người
Ebook : Cơ Thể người
 
Co the nguoi
Co the nguoiCo the nguoi
Co the nguoi
 
Cơ thể người
Cơ thể ngườiCơ thể người
Cơ thể người
 
Co the nguoi
Co the nguoiCo the nguoi
Co the nguoi
 
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đLuận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
 
De co 1 gia dinh hanh phuc tap 3
De co 1 gia dinh hanh phuc tap 3De co 1 gia dinh hanh phuc tap 3
De co 1 gia dinh hanh phuc tap 3
 
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơiLuận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
Luận văn: Tính tự lực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh.pdf

  • 1. 1 GIA ĐÌNH MĂNG TÂY … TP. Hồ Chí Minh, Măng 27 tháng, Năm Covid thứ 2…
  • 2. 2 MỤC LỤC (những bài viết sưu tầm thú vị) 1) 3 công thức để gia đình hạnh phúc: mẹ được chiều chuộng, cha được tôn trọng, con được tiếp nhận .....................................................................................................................................................................6 2) Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh?...................................................................9 3) Bí quyết nuôi dưỡng tư duy sáng tạo và tính độc lập của trẻ khi còn nhỏ........................................ 11 4) Bạn có đang là một bà mẹ hạnh phúc không? ..................................................................................... 16 5) Chúng ta thường được nghe các lời chúc cho trẻ như: “Chúc con ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ…”. Vì sao mọi người thường chúc trẻ như vậy?.............................................................................. 20 6) Những thời điểm vàng cho sự phát triển chiều cao của trẻ .................................................................. 25 Những yếu tố giúp bé đạt chiều cao tối đa ........................................................................................................ 25 Yếu tố kícн thícн giúp tăng chiều cao cho trẻ................................................................................................... 26 Những yếu tố làm bé “lùn”................................................................................................................................ 26 7) Đã đến lúc bố mẹ nên từ bỏ những quan điểm giáo dục con lỗi thời ! .............................................28 1. Phải nghe lời người lớn vì người lớn luôn đúng........................................................................................ 28 2. Con hãy còn nhỏ để dạy về giới tính tìɴh ɗục ........................................................................................... 29 3. Con phải học giỏi thì sau này mới thành công .......................................................................................... 29 4. Con là “cục vàng” của bố mẹ .................................................................................................................... 30 5. Trẻ con thì biết cái gì ?.............................................................................................................................. 30 8) Hãy thôi than phiền về giấc ngủ của con! ........................................................................................31 9) Tâm thư trước Tết gửi các ông bà bố mẹ-BS Huyên Thảo ................................................................37 10) Gợi ý các công việc dạy con làm việc nhà theo độ tuổi.....................................................................40 1. Dạy con làm việc nhà theo độ tuổi với trẻ từ 2-3 tuổi............................................................................... 40 2. Giao việc cho con từ 4-7 tuổi .................................................................................................................... 40 3. Trẻ từ 8-10 tuổi.......................................................................................................................................... 40 4. Từ 11 tuổi trở lên....................................................................................................................................... 41 11) Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình thành công, giỏi giang và đặc biệt là trở thành những người có ích cho xã hội.............................................................................................................................42 12) LƯU Ý LỰA CHỌN SỮA CHO CON....................................................................................................44 13) Những “kiểu ông bố” làm ảnh hưởng тiêu cực tới sự phát triển của con .........................................46 14) 10 điều quan trọng troռg cách dạy coռ mà cha mẹ nêռ dạy trẻ........................................................48
  • 3. 3 1. Dạy trẻ biết cách nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện là một cách dạy con thông minh............................. 48 2. Dạy con biết tôn trọng môi trường ................................................................................................................ 48 3. Thông báo cho giáo viên biết nếu con cảm thấy không khỏe........................................................................ 49 4. Dạy con nếu không hiểu hãy đặt câu hỏi....................................................................................................... 49 5. Không làm điều ngu ngốc vì sự khích bác của bất kỳ ai ............................................................................... 49 6. Hãy dạy con luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ chính mình............................................................................... 49 7. Cha mẹ cũng chính là bạn bè, trẻ hãy nhờ giúp đỡ khi cần thiết................................................................... 49 8. Giúp con hiểu kiến thức quan trọng hơn điểm số.......................................................................................... 49 9. Dạy con không sợ phạm sai lầm.................................................................................................................... 50 10. Dạy con biết tôn trọng mọi người, kể cả bạn bè đồng trang lứa.................................................................. 50 15) Hai cách hỗ trợ giảm ho cho trẻ tại nhà…Ho là phản ứng thông thường khi gặp 1 vật lạ...................51 16) Không Có Đứa Trẻ Hư, Chỉ Là Bố Mẹ Dạy Con Chưa Đúng Cách........................................................54 Nuôi dạy trẻ không thể ngày một, ngày hai là có thể yên tâm được ................................................................. 55 Đứa trẻ nào cũng muốn hành động và cư xử đúng đắn chỉ là bố mẹ đang dạy sai cách ................................... 55 Nuôi dạy trẻ không thể ngày một, ngày hai là có thể yên tâm được ................................................................. 55 Đứa trẻ nào cũng muốn hành động và cư xử đúng đắn chỉ là bố mẹ đang dạy sai cách ................................... 56 Trẻ em sinh ra không phải đã hư mà là cách dạy con cư xử của bố mẹ không đúng ........................................ 56 17) Biện pháp kỷ luật mềm mại với trẻ nhạy cảm (hay khóc, bám bố mẹ, nhút nhát…) ..........................58 18) Cho con вú sữa mẹ đến 6 tháng? 1 tuổi? 2 tuổi? 3 tuổi?..................................................................60 19) Chia sẻ của mẹ 5 con về kinh nghiệm chăm con không kháng sinh ...................................................64 20) Siռh coռ rồi mới hiểu: “Khôռg có ai dạy cho tôi biết phải làm mẹ ռhư thế ռào!”..............................68 Chới với, vô vọng, bế tắc, thấy mình đần độn, xấu xí, kém cỏi, không được yêu thương… là muôn vàn cảm xúc bủa vây lấy tôi............................................................................................................................................. 68 21) Ráy tai? Bao giờ thì cần phải lấy?....................................................................................................71 22) Mẹ tham khảo khuɴg giờ ɴgủ chuẩɴ của bé theo độ tuổi để giúp con ɴgủ đủ giấc nhé.....................74 23) Giải đáp chi tiết 9 câu hỏi mẹ bỉm sữa nào cũng băn khoăn !...........................................................77 24) Cha mẹ mắɴg con ảɴh hưởɴg rất lớn đến thầɴ kiɴh, trí ɴão và sự phát triển của trẻ.......................82 Việc hay mắng nhiếc con làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé mà nhiều bậc phụ huynh không nhận ra........................................................................................................................................................................ 83 25) 8 ℓoại trí thông minh của trẻ cha mẹ không nên bỏ qua ! ................................................................87 Có một câu nói nổi tiếng của nhà vật lý học Albert Einstein: “Mỗi người sinh ra đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn bắt một con cá thể hiện khả năng qua việc trèo cây, thì cả đời của nó sẽ sống và tin rằng nó chỉ là một đứa ngốc”. Câu nói này nhắc nhở chúng ta rằng, mỗi người đều có điểm mạnh riêng. Hãy tìm ra điểm mạnh của mình trau dồi và phát triển nó............................................................................................................................ 87 1. Trí thông minh ngôn ngữ và lời nói........................................................................................................... 87 2. Trí thông minh logic (giỏi toán và giải các bài toán logic)........................................................................ 88
  • 4. 4 3. Trí thông minh không gian (tốt với hình ảnh) ........................................................................................... 88 4. Trí thông minh cơ thể và vận động (giỏi thể thao và vận động)................................................................ 88 5. Trí thông minh âm nhạc (giỏi âm nhạc và nhịp điệu)................................................................................ 89 6. Trí thông minh xã hội (tốt với mọi người và giao tiếp)............................................................................. 89 7. Trí thông minh cảm xúc............................................................................................................................. 89 8. Trí thông minh tự nhiên (thiên nhiên thông minh).................................................................................... 89 26) Những điều cần làm khi bé sốt .......................................................................................................90 27) 10 câu nói rất quen thuộc mà bố mẹ không bao giờ nên nói với con !..............................................93 28) 4 điều người cha không ɴêɴ bỏ qua khi trẻ bước qua 1 tuổi............................................................95 29) ÐÁƝΉ TRẺ – hãy dừng lại trước khi bạn nhận ra là một tội áƈ .........................................................97 30) Dạy con: Bà mẹ tɾẻ qᴜyết tâm tập 14 ngày không qᴜát con, kết qᴜả tɾẻ chᴜyển biến bất ngờ .......99 31) 8 đặc điểm ngoại hình của bố mẹ chắc chắn di truyền sang con.....................................................104 32) Những kiến thức cần biết về ɖa quy ðầu của bé trai......................................................................107 33) “CON BẠN KHÔNG BIẾT ĐÓI, THẬT Ư” ? Nhiều bạn nói rằng “Hình như con em không biết đói chị ạ, có bỏ đói cũng không thấy đòi ăn…” .............................................................................................110 34) Cách nhận biết con bạn thuộc nhóm tính cách nào và phương pháp dạy dỗ phù hợp để trẻ thành công ............................................................................................................................................113 35) Đừng đợi bé lớɴ rồi dạy , mà hãy dạy bé cách sống tốt ngay từ hôm ɴay.......................................117 36) 14 câu cha mẹ nên thường xuyên nói với con giúp trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai !............119 Bất cứ cha mẹ nào cũng muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất, mong con lớn lên trong một môi trường lành mạnh, thỏa sức sáng tạo. Để làm được những điều đó, cha mẹ hãy tập thói quen hằng ngày nói với con những câu nói dưới đây................................................................................................................................... 120 37) Hôm nay mẹ nhớ đóɴ coɴ sớm: Trẻ được đón sớm và muộɴ, 10 năm sau khác biệt гõ гệt.............123 38) Tổng hợp 22 câu hỏi – đáp trong hội thảo bs Trí Đoàn cần thiết cho các mẹ nuôi con.....................125 39) Sự khác biệt trong việc nuôi dưỡng bé trai và bé gái? ...................................................................128 40) Vì sao đứa trẻ nào cũng bệɴ hơi mẹ, sự thật thú vị mẹ nêɴ biết !..................................................130 41) 4 câu chuyện mẹ kể mỗi đêm ѕẽ giúр con trở thành người trí tài, ɴʜâɴ đức sоng toàn khi lớn lêɴ .133 42) Nước là thức uống tốt nhất , chỉ sau sữa mẹ !...............................................................................138 43) Tại sao trẻ con hay hỏi ?...............................................................................................................141 44) BỐ MẸ BIẾT GÌ VỀ PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT CON KIỂU “TIME OUT”................................................143 45) Bs. Trí Đoàn: Tắm hay lau mát đều không có tác dụng hạ sốt.........................................................145 46) ӼỬ PHẠT TRẺ – Trí Đoàn...............................................................................................................147 47) 2 THỜI ĐIỂM QUAN TRỌNG ĐỂ GIÚP TRẺ HỌC GIỎI ŢIẾNG ĄNH.....................................................149 48) CHỌN ŞỮA CÔNG THỨC NÀO TỐT NHẤT CHO BÉ? – Trí Đoàn ........................................................152 49) CON NGỦ CHUNG VỚI BỐ MẸ: LỢI HAY HẠI ?................................................................................155 50) Bé bế trên tay thì ngủ say nhưng hễ đặt xuống là tỉnh giấc, vì sao?................................................157
  • 5. 5 51) THỨ TỰ SINH ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN TÍNH CÁCH CỦA TRẺ? ..........................................160 52) BẠN NÊN CẢM THẤY MÌNH MAY MẮN KHI CÓ MỘT ĐỨA CON ƯƠNG BƯỚNG..............................163 53) ÉP CON ĂN LÀ KHÔNG NÊN, NHƯNG ÍT AI LÀM ĐƯỢC ..................................................................165 54) DẠY TRẺ TỰ LẬP, KHÔNG PHẢI MẶC KỆ TRẺ..................................................................................167 55) Các bố mẹ có đang là những kẻ đạo đức giả?................................................................................170 56) Chuẩn bị tâm lí cho con khi nhà có thêm em bé.............................................................................172 57) Cần tránh 5 loại nước uống gâγ dậy thì sớm, kìm hām phát triển chiều cao ở trẻ...........................174 58) Đừng xem thường câu hỏi “Mẹ ơi tại sao mẹ đi làm”....................................................................176
  • 6. 6 3 công thức để gia đình hạnh phúc: mẹ được chiều chuộng, cha được tôn trọng, con được tiếp nhận 3 Tháng Mười Một, 2020 - Leave a Comment Lời mở đầu cuốn “Anna Karenina” của Tolstoy vô cùng chấn động: “Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, nhưng gia đình bất hạnh thì lại muôn màu muôn vẻ”. MẸ ĐƯỢC CHIỀU CHUỘNG Một nhà văn nữ đã từng viết một bộ phim ấm áp như sau: “Khi xe lửa đến bến, cạnh chỗ tôi có một ghế trống. Một cậu bé chừng 3 tuổi nhảy lò cò chạy đến, ngồi xuống và nói với người mẹ đứng ở cửa xe: “Mẹ ơi, nhanh lên, ở đây có ghế này!” Chẳng bao lâu sau đôi vợ chồng trẻ bước đến. Người vợ níu lấy tay chồng, cười tươi roi rói, âu yếm nhìn cậu con trai bảo: – Chỉ có một chỗ, con ngồi đi, mẹ và bố con đứng đây là được rồi. Cậu bé nói : – Con là con trai không cần ngồi, mẹ ngồi đi. Chẳng thể từ chối lời thỉnh cầu của cậu bé, người mẹ đành ngồi xuống. Người cha xoa xoa đầu khích lệ cậu bé. Qua cuộc nói chuyện của họ đại khái tôi có thể hiểu được rằng người mẹ trẻ đang dẫn cậu con trai đi chơi và nhân tiện đưa cha đi làm. Cậu con trai phụng phịu nói với cha: – Ba có thể đi cùng với mẹ con được không. Người cha an ủi: – Con phải ngoan, đợi ba đi làm về sẽ tới đón con và mẹ, rồi dẫn con đi ăn món chuối mà con thích nhất nhé. Cậu bé vẫn không vui lắm, cứ níu chặt lấy tay cha, nhưng không nói thêm bất cứ lời nào. Sau khi người cha tới bến, lúc sắp xuống xe, đột nhiên anh nói rất nghiêm túc với cậu con trai nhỏ:
  • 7. 7 – Con phải chăm sóc tốt cho mẹ đấy, không được khóc, không được sinh chuyện với mẹ. Đó là vợ của ba, con hiểu không? Ba đi kiếm tiền cho hai mẹ con đây! Mọi người trên xe đều cười ồ lên, nhìn cậu bé như thể một người đàn ông đã trưởng thành. Nếu tôi có mặt ở đó, tôi cũng sẽ dành cho người cha này một tràng pháo tay. Bởi lẽ ông rất mực chiều chuộng vợ mình. Đây chính là quy tắc hạnh phúc cơ bản của một gia đình. Tóm lại:Tâm trạng của người vợ càng ổn định, tình cảm gia đình càng ổn định. Mà cách tốt nhất để tâm trạng của người vợ thật ổn định chính là chiều chuộng cô ấy. Những người phụ nữ được sống trong tình yêu của người chồng thì trái tim cô ấy cũng mềm mại, dịu dàng và an định. Cô ấy sẽ khoan dung với mỗi người xung quanh, sẽ tạo nên bầu không khí ấm áp, vui vẻ của gia đình. Ngược lại, khi người phụ nữ sống trường kỳ trong sự lạnh nhạt, oán hận và ţhô вạo của người chồng thì những tình cảm phụ diện này sẽ được chuyển tiếp cho các thành viên khác trong gia đình. Một gia đình từ đó sẽ chẳng thể bình yên, oáɴ khí trùɴg trùɴg. Tại nước ngoài có một câu ngạn ngữ nổi tiếng nhà nhà đều biết là: “Happy wife happy life”, nghĩa là “Vợ vui lòng, cuộc sống vui vẻ”. Câu này nên trở thành kim chỉ nam của mỗi một ông chồng. CHA ĐƯỢC TÔN TRỌNG: Ở Anh có lưu truyền câu chuyện “Nữ Hoàng gõ cửa” như sau: Một lần, Nữ Hoàng Victoria cãi nhau với chồng, ông bỏ về phòng ngủ trước và đóng chặt cửa lại. Khi Nữ Hoàng về đến phòng ngủ, cửa đóng im ỉm, bà đành phải gõ cửa. Người chồng nói vọng ra hỏi: – Ai đó? Victoria kiêu ngạo trả lời: – Nữ Hoàng. Không ngờ bên trong vẫn không có tiếng bước chân ra mở cửa. Ông chồng cũng chẳng nói gì. Bà đành gõ cửa lần nữa. Bên trong lại vọng ra tiếng hỏi: – Ai đó? Nữ Hoàng trả lời: – Victoria Bên trong vẫn không có chút động tĩnh. Nữ Hoàng đành phải gõ cửa thêm một lần nữa. Bên trong lại cất tiếng hỏi: – Ai đó? Nữ Hoàng đã học được cách ngoan ngoãn, bèn nhẹ nhàng đáp: – Vợ của ngài. Lần này thì cánh cửa đã mở. Bởi lẽ phụ nữ cần được yêu thương, đàn ông cần được tôn trọng. CON CÁI ĐƯỢC TIẾP NHẬN Thầy Lưu Xứng Liên, người chỉ dẫn về giáo dục gia đình, từng gặp một đứa trẻ không dám về nhà. Lúc đó đúng vào kỳ thi cuối kỳ, bài thi buổi sáng hôm ấy của cậu bé lớp 5 là môn ngữ văn. Bố mẹ cậu sớm đã chuẩn bị cơm nước xong xuôi, đợi con về nhà. Nhưng chỉ thấy những đứa trẻ khác đều đã về đến nhà mà con mình thì mãi cũng chẳng thấy bóng dáng đâu. Ban đầu họ cho rằng cu cậu mải chơi nên về muộn, bèn đậy mâm cơm lại, chờ con về. Nhưng tan học gần cả tiếng đồng hồ mà vẫn chẳng thấy tăm hơi cậu bé. Hai vợ chồng bắt đầu lo lắng, bèn vội vàng chia nhau đi tìm. Khi tìm thấy con mình, chỉ thấy cậu bé cúi đầu, quanh quẩn bên ngoài lớp học, dường như muốn vào trong mà chẳng dám cất bước. Cha cậu bé là một người rất có trách nhiệm, vì chuyện này mà ông tìm đến thầy Lưu Xứng Liên, hỏi xem con mình rốt cuộc làm sao và ông nên làm thế nào? Sau khi tìm hiểu, thầy Lưu Xứng Liên biết rằng người cha này bình thường yêu con vô cùng. Anh thường dẫn cháu đi chơi, nhưng nếu con trai mà thi không tốt thì sẽ đánh và mắng cháu. Thầy Lưu Xứng Liên nói với ông rằng:
  • 8. 8 – Tôi biết chắc rằng anh rất yêu con mình. Tất cả những gì anh làm đều là vì muốn tốt cho cậu bé. Nhưng anh có biết con trai mình hy vọng gì ở anh không? Cậu bé biết chắc rằng khi không liên quan tới việc học hành thì anh có thể đối xử tốt với mình. Nhưng khi mình học hay thi không tốt thì cậu bé cũng hy vọng anh vẫn đối xử tốt với cháu như vậy. Cậu bé cần tình yêu trước sau như một của anh. Không thể yêu thương con một cách vô điều kiện là căn bệnh thông thường của rất nhiều ông bố bà mẹ. Nhưng trong mắt đứa trẻ, tiêu chuẩn của một gia đình hạnh phúc lại là việc mình có được tiếp nhận hay không. Gia đình là nơi duy nhất bạn có thể trở về mà không cần lý do, là nơi bạn cảm thấy dẫu mình thế nào thì cũng đều được tiếp nhận. Dẫu cho bạn đã trở thành cha mẹ, thì khi cuộc đời chưa đi tới đường cùng, bạn cũng vẫn luôn muốn về bên cha mẹ để được tiếp thêm sức mạnh.Gia đình là: * Thế giới của mẹ, * Vương quốc của cha, * Khu vườn thần tiên của con trẻ. Đây chính là hình mẫu về một mái ấm hạnh phúc !
  • 9. 9 Chơi với trẻ như thế nào để con hứng thú và thông minh? 16 Tháng Hai, 2021 - Leave a Comment Bạn thường ưu tiên sử dụng thời gian rảnh của mình sau giờ làm việc để làm gì? Bạn có dùng nó để chơi với trẻ không? Một số người mẹ trẻ đến gặp tôi thường than vãn rằng họ có thời gian nhưng không biết nên chơi với trẻ như thế nào cho trẻ hứng thú và phát triển tốt. Một thông điệp gần đây mà các nhà giáo dục trẻ nhỏ tại Anh muốn gửi đến cha mẹ: Các hoạt động vui chơi trong thời gian ấu thơ và thiếu niên sẽ giúp trẻ trở thành 1 người biết suy nghĩ để nhận thức tốt và thành công cho bản thân. Giống như tổng thống nước Mỹ Doɴald Trump từng nói: “Đã мất công nghĩ, tại sao bạn không nghĩ lớn?” Để có được suy nghĩ lớn các bé phải trải qua sự rèn luyện, hình thành thói quen tự suy nghĩ. Hoạt động vui chơi là chìa khóa để kích hoạt thói quen giá trị này. 5 KỸ NĂNG CẦN CÓ TRONG TRÒ CHƠI VỚI TRẺ Đã đến lúc bạn cần đưa ra 2 quyết định quan trọng. 2 điều này sẽ quyết định con bạn như thế nào sau này. 1. Dành thời gian chơi với con 2. Đã chơi, cần phải đầu tư trò chơi, không cần đầu tư tiền bạc, chỉ cần đầu tư 5 điều sau. Không cần 1 buổi chơi có hết cả 5, chỉ cần mỗi buổi có ít nhất 1 là đủ. Duy trì mỗi tháng có đủ 5 là được. A. TRÒ CHƠI NÊN CHO TRẺ SỬ DỤNG ĐÔI TAY Các trò chơi mà trẻ sử dụng đôi tay càng tích cực thì trẻ càng suy nghĩ tốt vì trẻ bắt não bộ làm việc nhiều hơn để điều khiển đôi tay ấy. Hãy bắt đầu suy nghĩ như thế nào là sử dụng đôi tay tích cực? Liệu “Nhấn – kéo – thả ” có tích cực hơn “cắt- xé – vẽ”? Đây là 1 số trò chơi gợi ý: Cùng trẻ làm nhà thùng giấy cho bé chơi: Chọn 1 thùng giấy carton to, vẽ các đường để có cửa chui ra vào, cắt 2 ô vuông cho 2 cửa sổ. Trẻ có thể phụ bạn cắt các đường này hoặc các hình trang trí để dán vào ngôi nhà của bé. Cùng trẻ làm bánh chơi đồ hàng bằng cát hay đất sét: Mua những cái khuôn và 1 ít cát sạch/đất sét để trẻ nặn, cắt, làm bánh từ khuôn. Cho bánh lên xe để vận chuyển, Xe có thể đi qua đường hẹp (vẽ 2 đường thẳng song song trên bề mặt làm cung đường hẹp), xe đi qua nước, xe đi qua đường dốc…. B. TRÒ CHƠI NÊN CHO BÉ KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG Giữ cân bằng là điều luôn diễn ra hằng ngày từ tiɴh thầɴ đến vật lý như việc giữ cân bằng trong cuộc sống, giữ cân bằng về công việc -gia đình, giữ cân bằng cơ thể khi đi qua khoảng hẹp. Bạn biết không? мất cân bằng không phải là điều xấu,
  • 10. 10 biết lấy lại cân bằng và đừng để mình mất cân bằng nhiều quá thì sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khái niệm về cân bằng trẻ cần hiểu từ sớm, bắt đầu từ khái niệm vật lý. Khi hiểu về khái niệm này trẻ sẽ hiểu khái niệm phi vật lý. Đây là 1 số trò chơi gợi ý: a. Làm sao con đi mà không đụng đường vẽ hẹp này? b. Nhảy lò co c. Đi đường dốc mà không làm đổ hạt đậu đựng trong dĩa nhựa như 1 trò chơi thử thách d. 1 chiếc cân đòn gánh thăng bằng, điều gì xảy ra khi con cho 1 hạt đậu vào 1 bên? e. Chiếc ly nước đã đầy tràn, điều gì sẽ xảy ra khi con nhỏ thêm 1 giọt vào đó? Đó là 1 số trò chơi và thí nghiệm vui để cho trẻ hình thành khái niệm cần cho cân bằng. C. TRÒ CHƠI NÊN CHO TRẺ SỬ DỤNG ÓC PHÁN ĐOÁN Nghe trừu tượng hoặc quá toán học, nhưng thực tế có nhiều trò chơi rất bình dân, nhưng dạy trẻ óc phán đoán rất tốt. Đây là 1 số trò chơi gợi ý bạn có thể chơi. a. Chụp banh từ bạn ném b. Tự thẩy banh lên cao và chụp banh khi rơi xuống. c. Chơi cờ vua d. Đá banh vào cầu môn hoặc ném banh vào lỗ e. 1 số thí nghiệm vui: cùng 1 quả trứng gà, khi luộc và khi còn sống, cái nào sẽ rơi xuống đáy thau nước khi bỏ cả 2 vào nước cùng lúc. D. TRÒ CHƠI NÊN CHO TRẺ BIẾT THÊM TỪ VỰNG VÀ NGÔN NGỮ Khi bạn chơi 1 trò chơi với trẻ, hãy suy nghĩ xem có bao nhiêu ngôn ngữ liên quan đến nó mà trẻ cần biết. Ví dụ, trò ném banh trên vạch trắng trên sân, đây là 1 số ngôn ngữ dùng trong trò chơi: Vạch trắng là “vạch mức”, nghĩa là vạch con phải ném trên nó thì mới tính điểm. Vạch màu vàng dưới đất là vạch đứng ném, nghĩa là con phải đứng đây ném, không được bước lên hoặc xa hơn. Bạn biết tại sao chúng ta cần nói nhiều ngôn ngữ trong trò chơi không? Bởi vì trẻ sẽ học khi trải nghiệm chơi nó nhanh hơn khi ngồi học trên bàn. Hơn nữa, trẻ cũng quen với quy định và luật chơi- một kỹ luật cần thiết mà mọi người chơi phải tuân thủ. Cuộc sống cũng là 1 trò chơi với các luật chơi cần tuân thủ. E. TRÒ CHƠI NÊN CHO TRẺ BIẾT VỀ KHÔNG GIAN VÀ CẤU TRÚC Khái niệm về không gian là khá trừu tượng. Người có thể nhìn ra không gian khi họ biết đặt mình vào 1 vị trí nhìn đúng. Một không gian có những chiều của nó. Chúng ta quen nhìn ở 1 góc, chỉ muốn nhìn ở chiều quen thuộc và ưa mắt, khi ai đó quay chiều khác đi, ta không quen nữa trở thành những người dễ bị dẫn đường của cảm xúc như lo sợ, lạc lối và hành động thiếu suy nghĩ. Người biết suy nghĩ dễ dàng thoát ra không gian nhỏ bé của họ, nhìn 1 sự vật nhiều chiều hơn, đa góc hơn và tầm hiểu biết họ cũng rộng hơn. Một số trò chơi làm tốt thông điệp này là: a. Trốn tìm rèn luyện không gian và suy đoán sự xuất hiện và biến мất b. Xếp hình bằng giấy thủ công (VD. xếp giấy origami đơn giản) c. Chơi bò trong đường hầm
  • 11. 11 d. Chơi với các hình khối, đếm mặt phẳng, đếm góc, đếm cạnh. e. Các khái niệm lớn nhỏ, bẻ cong của ống hút trong nước… THỜI GIAN BAO NHIÊU KHI CHƠI CÙNG TRẺ? Nếu bạn là người bận rộn cũng đừng quá nản lòng. Chơi với trẻ không đòi hỏi bạn dành quá nhiều thời gian của bạn, nhưng nếu bạn dành ít nhất 2 ngày cuối tuần, tầm 30-60 phút mỗi ngày để chơi cùng trẻ với các định hướng trên, đó là bạn đang đầu tư rất lớn cho con của bạn. Một đứa trẻ biết chơi đúng sẽ trở thành 1 người biết suy nghĩ-đó sẽ là công dân ưu tú của tương lai. Đã đến lúc bạn cần bỏ xuống vài thứ như điện thoại, ipad… để suy nghĩ về cách “đầu tư” cho con trẻ Nguồn: Anh Nguyen Bí quyết nuôi dưỡng tư duy sáng tạo và tính độc lập của trẻ khi còn nhỏ 20 Tháng Hai, 2021 - Leave a Comment Hôm nay, một cô bé xinh xắn 3 tuổi chạy lon ton đến phòng khám của tôi xin 1 thanh kẹo, vì tôi luôn có đủ các loại kẹo để 1 góc bàn cho các bé. Cô bé rất nhỏ không thể với tới hoặc nhìn thấy những viên kẹo của tôi và mẹ cô liền bỏ vội túi xách xuống sàn nhà và bế bé lên, cô bé nhìn 1 lúc và chọn 1 viên kẹo trên bàn, mặc dù tôi khuyến khích bé lấy thêm nhiều loại khác nữa. Lúc ra về tôi bèn hỏi mẹ cô bé: sao chị không giúp bé lấy 1 viên kẹo sẽ tiện hơn? Mẹ cô bé đáp: “Cháu nó biết sẽ chọn viên nào”
  • 12. 12 happy painting Câu nói này làm tôi suy nghĩ khá nhiều. Trên thực tế sự phát triển não bộ của các bé cần nên có 1 không gian tự lập và sáng tạo riêng của các bé. Tôi biết rằng cha mẹ VN yêu thương và quan tâm các bé rất nhiều, nhưng thực sự nhiều cha mẹ đã không cho các bé không gian để tự lập. Nhiều cha mẹ đã làm hết mọi thứ cho các bé. Những VD. tôi đã gặp hoặc trò chuyện với 1 số cha mẹ VN: * Sợ bé cắt thủ công không được thẳng hoặc không đạt điểm cao, cha mẹ cắt dùm luôn cho bé. –> Bé mất cơ hội để học được sự thất bại và nỗ lực cố gắng của riêng bé. * Bé thích vẽ cây có chùm lá màu tím (vì bé thích màu tím), nhưng cha mẹ cho rằng lá cây phải màu xanh và yêu cầu bé vẽ màu xanh. –> Bé đã mất cơ hội để biết rằng bé có thể làm những gì bé yêu thích, đó chính là khơi nguồn của đam mê, sáng tạo và thành công * Bé thích đi qua vũng nước mưa (rất cạn và nhỏ), nhưng cha mẹ sợ bé bị ướt và cảm lạnh, nên đã bế bé đi qua. –> bé đã mất cơ hội để hiểu cảm giác tuyệt vời và phấn khích như thế nào khi tự mình đi qua vũng nước, dù là vũng nước cạn. * Bé thích cho con mèo nhỏ ăn mẫu thức ăn, cha mẹ sợ bé bị mèo cào và giành lấy thức ăn từ tay bé, thả xuống đất cho con mèo, hi vọng con mèo đi lại và ăn cho bé xem, nhưng con mèo không ăn và bỏ đi –> bé đã mất cơ hội để hiểu về bài học giao tiếp con người và động vật, hơn hết là mất lòng tin và yêu thương trên động vật. KHOA HỌC NÓI GÌ VỀ KHÔNG GIAN TỰ LẬP VÀ SÁNG TẠO CỦA BÉ: Gs.Bs. da Rose Florez, ĐH Arizona State, Mỹ nhấn mạnh rằng mọi hoạt động hằng ngày cần để bé có không gian quyết định, tự lập, và sáng tạo theo cách riêng của bé. Đây là cách mà não bộ bé hoạt động tốt nhất. Gs.da Rose Florez cũng nói thêm: cha mẹ cũng đừng quá thất vọng khi yêu cầu 1 bé 5 tuổi vẽ con chó và bé tô màu đỏ với lí do là bé thích con chó của bé mặc cái đầm màu đỏ giống bé. Các liên kết thần kinh trong đại não sẽ có dịp phát triển tạo cho bé nhiều sáng tạo và suy nghĩ khác biệt và thành công hơn các bé chỉ được cha mẹ chỉ và cho những khái niệm gập khuôn, không sáng tạo.
  • 13. 13 NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ NÊN LÀM ĐỂ GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TÍNH TỰ LẬP VÀ SÁNG TẠO * Thay vì cấm đoán bé chơi và chạm mọi thứ thì cha mẹ nên cho bé trải nghiệm theo cách của bé nhưng vẫn kiểm soát an toàn vòng ngoài. VD. dẫn bé ra công viên, nơi có nhiều lá cây các loại rơi trên sân, cho bé tìm những loại lá bé thích, tự do lắng nghe bé giải thích tại sao bé thích lá này. Các bé nhỏ hơn 2 tuổi có thể cho bé chơi các vật dụng như đậy nắp nồi hoặc chồng các ly vào nhau, đừng ngại mấy vật dụng này làm đau bé, mà chọn những món đồ chơi đắt tiền. Bé cần hiểu thế giới xung quanh bằng chính trải niệm của bé, đồ chơi đắt tiền không phải là thế giới xung quanh của bé. Có thể dạy bé cách cho cá ăn hoặc cách vuốt ve con chó (tuy nhiên bạn vẫn đảm bảo là kiểm soát tình huống, hồ cá là phải xa tầm với của bé hoặc không gây nguy hiểm như làm bé đuối nước, chó bạn nên đảm bảo rằng con chó phải nghe lời bạn tuyệt đối). [các bé bị dị ứng lông động vật không nên tiếp xúc với động vật] * Cho bé tự do chọn điều bé nghĩ, đừng bao giờ nghĩ rằng điều bạn nghĩ là đúng với bé, bé sẽ hoàn toàn nghĩ khác bạn, vì cách não bé hoạt động là khác bạn, não bạn hoạt động dựa trên trải niệm trước đó, bé không có trải niệm trước đó, bé chỉ có sự sáng tạo và yêu thích của bé, não bé thuần thiết cho các tế bào thần kinh thỏa sức liên kết và gỡ liên kết. VD. Hãy cho bé 1 hộp bút màu và các loại giấy có chất liệu khác nhau, và cho bé tự vẽ và tô màu theo ý bé. Bé không có trải niệm lá cây màu xanh như não của bạn, trừ khi bạn đã chỉ bé thấy lá cây màu xanh lúc đi công viên. Do đó, bé vẽ lá cây màu đen là chuyện không gì bình thường hơn. Đơn giản, bạn chỉ nói với bé: ngày mai, bố mẹ sẽ cho con đi công viên để xem lá cây màu gì nhé. Sau khi đi công viên về, bé vẽ chiếc lá màu vàng cam, cũng đừng la bé làm gì, lắng nghe lí do bé tại sao vẽ vậy, bạn sẽ nghe lời giải thích rất dễ thương là: “bố chỉ kêu con nhặt những lá rơi trên mặt đất, mà lá nào cũng màu vàng cam thôi bố ạ”.
  • 14. 14 * Hãy cho bé giúp bạn làm một vài việc trong nhà VD. khuyến khích các bé từ 12 tháng tuổi giúp bạn nhặt đồ chơi bỏ vào giỏ, nhặt vớ cùng loại (từ 18 tháng tuổi) bỏ vào giỏ, giúp bạn nhặt rau xanh, đỏ (bé từ 3 tuổi). Đơn giản là luôn khuyến khích bé làm những điều này khi bé vui muốn giúp bạn * Hãy cho hệ miễn dịch bé hoạt động mạnh mẽ nhất VD. đừng ngại cho bé đi qua vũng nước mưa cạn, đừng ngại cho bé chơi cát, đừng ngại cho bé chơi bong bóng xà phòng. Đơn giản bạn chỉ cần rữa tay bé thật sạch sau đó là được. Phần còn lại để bé thỏa thích thử sức hệ miễn dịch của bé. BS Anh Nguyễn TỪ MỘT EM BÉ BỊ ÉP ĂN – GỦI ĐẾN MẸ Tớ hi vọng một ngày nào đó, mẹ tớ sẽ hiểu được vì sao có tớ bỗng ăn ít đi, chán ăn, sợ ăn, cho ăn như một cuộc chiến. Khi biết lí do, mẹ sẽ có cách “đối phó” hiệu quả hơn mà không phải ép tớ ăn. Đầu tiên là, lí do khiến tớ ít ăn, chán ăn là: 1.Vì tớ chưa đói: Cơ thể của tớ kêu là một tiếng nữa mới có nhu cầu nạp thêm năng lượng 2.Vì dạ dày của tớ bé lắm: Tớ không thể ăn hết cả bát cháo to ụ kia được 3.Vì tớ đang bận chơi mà: tớ đang khám phá món đồ này hay tuyệt mà lại cứ chen ngang là sao? 4.Vì món này chán ngắt: ôi, lại cháo xay! Tại sao mẹ tớ không thử ăn món ăn trong 1 tuần rồi hãy bắt đầu cho tớ ăn nhỉ? 5.Vì tớ muốn ăn cùng cả nhà: Ăn một mình chán çhết đi. 6.Vì tớ đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý đấy: Thi thoảng , cơ thể tớ cần tiêu hao đống năng lượng đang dự trữ nên từ từ hãy nạp thêm nhé! 7.Vì hình như tớ hơi bụ bẫm quá rồi, tớ phải giảm cân thôi: tớ cũng thích mi nhon mà, sao cứ muốn tớ béo ú vậy? 8.Vì hình như tớ ốm rồi: huhu, hình như con vi rút đã xâm nhập vào cơ thể tớ rồi! 9.Vì có 1 cái răng đang nhú lên nên tớ khó chịu lắm: có cái gì lú nhú trong miệng í, làm tớ chả muốn ăn tẹo nào 10. Và cuối cùng, là vì bị ép ăn nên tớ chán ăn, sợ ăn lắm rồi, huhu Và mẹ tớ mong là mẹ tớ hãy hiểu lí do, chứ không phải là: 1. Than thở và tìm sự trợ giúp trên mạng, từ những người không hiểu về ăn uống và trẻ em 2. Đưa con đi khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác rồi cho tớ uống các loại thuốc kícн tнích ăn uống, men tiêu hóa
  • 15. 15 Và tớ muốn nhắn nhủ với mẹ tớ là: 1. Xin hãy cho tớ ăn cái gì mới mẻ, thú vị một chút: kiểu như một đĩa cơm hình hello kitty chẳng hạn hay một món gì đó mới lạ, có hình thù độc đáo được không. Cũng không tốn quá nhiều thời gian của mẹ như lúc ép tớ ăn mà. 2. Tớ muốn biết đói là gì. Các loại thuốc kícн thícн ăn uống đều không tin cậy, kể cả men tiêu hóa. Chỉ có đói mới khiến tớ thực sự muốn ăn và ăn nhiều, ăn ngon 3. Tớ rất thích ăn đồ ngọt và ăn vặt nhưng, làm ơn hạn chế hộ tớ. Mấy thứ đó khiến tớ chán ăn lắm. 4. Tớ có thể chỉ ăn 3 bữa một ngày được không? Tớ có thể không phải lúc nào cũng ăn không? Tớ cũng cần thời gian tiêu hóa thức ăn và chơi mà. Liệu mẹ tớ có nghe không nhỉ? Sau những trận ép ăn tớ thấy thế nào? Mỗi ngày, ăn uống là một trận cнiến không cân sức giữa mẹ và tớ. Tất nhiên là tớ luôn thua, vì mẹ rất cứng rắn và thay đổi chiến thuật liên tục, cháo và sữa vẫn vào miệng tớ. Tuy nhiên, tớ lúc nào cũng đau khổ vì những điều sau: 1. Sợ ăn: cứ nhìn thấy đồ ăn là tớ lại nghĩ đến lời dọa của mẹ, những lần bị đúт тhô вạo và lừa lọc. Đối với tớ, ăn là тra тấn 2. Mấт cảm giác ngon: tớ thấy đồ ăn chả có tí vị gì cả, tớ đang mải để ý cái khác rồi nó cứ tự chui tọt vào miệng tớ ấy chứ. Đã thế, thi thoảng tớ mải chơi cứ ngậm trong miệng, hay đĩa cháo ăn cả tiếng, mang ra đường nên bụi bặm, rữa ra trông phát kinh. 3. Mất khả năng nhai: tớ 4 tuổi rồi mà tớ chả biết nhai là gì vì đối với tớ ăn chỉ mỗi hành động nuốt thôi. 4. Tớ không thể tự lập trong chuyện gì cả: ăn là chuyện của mẹ mà, mẹ bảo tớ ăn thì sẽ cho tớ cái gì đó. Thế nên, chuyện gì cũng là chuyện của mẹ cả, không có quà, tớ không làm gì hết. 5. Tớ chả có thời gian đâu mà chơi bời: cả ngày, việc ăn chiếm đến gần 6 tiếng, ngủ 14 tiếng, ị tè 1 tiếng. Tớ chỉ còn 3 tiếng để chơi và khám phá thế giới, huhu. Trong khi cái tớ cần nhất là được chơi, được khám phá để phát triển qua các giác quan.
  • 16. 16 6. Tớ có nguy cơ cao bị rối loạn ăn uống như chán ăn và béo phí. Đó thực sự là cái án tử hình treo trên đầu tớ. 7. Răng mọc xấu: vì không nhai nên răng sữa của tớ không rụng đúng thời điểm khi răng vĩnh viễn đã lên. Thế là tớ có một bộ răng lủng liểng xấu xí. 8. Thường xuyên bị lồng ruột: nhu động ruột của tớ phải làm việc thường xuyên nên thường bạn ruột non toàn chui nhầm vào ruột già, làm tớ đau kinн kнủng 9. Tớ thấy mình sắp tăng động đến nơi: tớ pнát điên lên mỗi khi bị ép ăn, và thế là tớ muốn hung hăng, đập phá 10. Chờ đã, hình như tớ trầm cảm chứ: Suốt ngày mấy con ngáo ộp, mấy lời dọa dẫm cứ lảng vảng trong đầu tớ. Tớ chả dám làm gì nữa. 11. Tớ mất khả năng quản lý ăn uống và cơ thể: tớ chả biết tớ muốn ăn gì, cần ăn gì, thích ăn gì. Bình thường các bạn khác thiếu chất gì sẽ thèm ăn các món có chất đó. Tớ thì không. Và hình như tớ chả biết đói là gì nữa. Không hiểu mẹ tớ, khi nghe tớ than vãn thế này, ngày mai có tiếp tục ép tớ ăn không??? Mầm Nhỏ Bạn có đang là một bà mẹ hạnh phúc không? 20 Tháng Hai, 2021 - Leave a Comment
  • 17. 17 Bạn có đang là một bà mẹ hạnh phúc hay không? Câu hỏi này có lẽ sẽ khiến nhiều bà mẹ chậm lại, suy nghĩ, lắng nghe bản thân mình một chút. Từ khi có con, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rất nhiều. Từ việc bạn phải bận rộn nhiều hơn, thức khuya dậy sớm đều đặn hơn, nhiều cảm xúc pha lẫn hơn. Đôi khi cần tự trả lời, mình có đang là một người mẹ hạnh phúc, tích cực hay không. Bởi lẽ, đứa trẻ của bạn không cần một người mẹ hoàn hảo, mà cần hơn là một người mẹ luôn vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày. Hãy cùng Mầm Nhỏ điểm danh 12 dấu hiệu của một bà mẹ hạnh phúc nhé! 1. Buông bỏ sự hoàn hảo Bạn có thể nghĩ rằng mình cần có một ngôi nhà hoàn hảo, những bữa cơm nhà ngon nhất, những đứa trẻ được chăm sóc tốt nhất…Tuy nhiên, bạn có thể tạm ngừng suy nghĩ ấy. Bởi, bạn không cần hoàn hảo, mọi thứ xung quanh cũng không nhất thiết phải giống hình ảnh đẹp đẽ được đăng trên mạng xã hội mỗi ngày. Đôi khi, bạn có thể cho phép mình lười hơn một chút, bữa tối cũng chẳng cần cầu kỳ quá, đống đồ này có thể giặt vào ngày mai để tập trung hơn vào khoảng thời gian chất lượng cho mình và những đứa trẻ. 2. Chăm sóc bản thân Khi bạn quá bận rộn chăm sóc gia đình, thì việc bạn quên mất chăm sóc mình là điều dễ hiểu. Nhưng bạn cũng cần lưu ý, rằng bạn cũng cần được chăm sóc. Đôi khi, chăm sóc bản thân có thể là tập thể dục, mua một chiếc váy mới, đi chơi với bạn bè, đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, hay làm bất cứ điều gì đó mình yêu thích, miễn sao bạn đã thật vui vẻ và thoải mái. Một người mẹ hạnh phúc là một người mẹ luôn tự tin vào bản thân mình! 3. Dành thời gian một mình với mỗi đứa trẻ
  • 18. 18 Nếu bạn có nhiều hơn 1 một con, đôi khi bạn có thể cảm thấy như mình đang chú ý quá nhiều vào một đứa mà bỏ quên đứa còn lại. Để chống lại cảm giác áy náy ấy, bạn hãy cố gắng “hẹn hò” riêng với mỗi đứa trẻ để khiến cho các con, kể cả chính bạn được kết nối. Ngoài ra, việc dành thời gian riêng với mỗi đứa trẻ còn giúp củng cố mối quan hệ giữa bạn và con. Điều này có thể hạn chế các hành vi khóc lóc, ăn vạ, cư xử không đúng mực ở trẻ. 4. Cho phép con bạn thất bại Đôi khi, sự quá cầu toàn của bạn, không thích con làm sai hay trái ý mình khiến bạn trở nên căng thẳng, mệt mỏi và cảm thấy vô cùng khó khăn trong quá trình nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, bất cứ đứa trẻ nào, thậm chí cả chúng ta cần học về thất bại và thành công để trưởng thành. Cho phép con thất bại chính là cách bạn đang giúp con học hỏi. Hãy tự để con rút kinh nghiệm cho riêng mình, điều này tránh được sự căng thẳng giữa bạn và con, cũng là cách giúp bạn đỡ stress hơn. 5. Cười thật nhiều Những bà mẹ hạnh phúc cười nhiều mỗi ngày vì luôn nhìn nhận mọi thứ theo hướng thật tích cực, ngay cả khi phải đối mặt với những rắc rối. Niềm vui đôi khi xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất như: ngắm nhìn những kỷ niệm cũ, cùng con chơi một trò chơi thật vui, bằng cách nào hãy luôn nở những nụ cười. Bởi lẽ, đó cũng là cách bạn khiến những đứa trẻ của mình vui vẻ mỗi ngày. 6. Ngừng so sánh bản thân với những bà mẹ khác Sự so sánh sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti, không hài lòng với mình, nên sẽ chẳng thể hạnh phúc được. Đôi khi những điều chúng ta thấy chưa phải là tất cả. Bạn không ở trong hoàn cảnh của những bà mẹ khác, bạn không sống trong cuộc sống của họ nên có thể sẽ chẳng đánh giá chính xác được những gì họ đang trải qua. Điều duy nhất bạn nên làm là tập trung vào bản thân mình!
  • 19. 19 7. Có quy tắc và tổ chức Đôi khi, việc để nhà cửa quá bề bộn, đồ vật trong nhà trở nên lộn xộn, cũng là nguyên nhân khiến bạn căng thẳng. Khi bạn có những quy tắc sắp xếp đồ đạc, hay làm việc có tổ chức, bạn sẽ trở thành bà mẹ hạnh phúc hơn. Việc đưa ra danh sách những công việc nhà phù hợp với độ tuổi của con để con thực hiện chúng mỗi ngày là cách giúp ngôi nhà gọn gàng hơn, bạn đỡ vất vả hơn và trẻ cũng trở nên tự lập, trách nhiệm hơn đó. 8. Lên kế hoạch cho những điều vui vẻ Việc có kế hoạch cho một sự kiện vui vẻ, hay một chuyến du lịch cho bản thân, gia đình chính là cách giúp các bà mẹ hào hứng, và có động lực hơn mỗi ngày. Bạn thậm chí có thể tạo ra một số niềm vui trong những công việc nhàm chán, hay nghĩ cách đơn giản hóa buổi sáng bận rộn, nghĩ trước thực đơn cho bữa tối…Tất cả điều này có thể giúp bạn làm chủ được tình huống, tiết kiệm thời gian và thực hiện mọi việc dễ dàng hơn. 9. Làm cho những người xung quanh mình hạnh phúc Đôi khi việc viết một mẩu thư nhắn nhủ yêu thương cho con, mua quà cho người bạn đời, hay giúp đỡ ai đó khi khó khăn là cách bạn đang khiến những người xung quanh mình trở nên hạnh phúc hơn. Tất nhiên, điều này cũng sẽ khiến bạn vui vẻ hơn mỗi ngày. 10. Ôm và được ôm mỗi ngày Nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon нoa Kỳ cho thấy rằng ôm có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Học giả của Đại học Carnegie Mellon, Michael L. M. Murphy cho rằng sự tiếp xúc cơ thể có thể làm giảm sự tiết hormone kích thích các phản ứng căng thẳng, làm giảm các phản ứng quá độ lên hệ thống tim mạch và hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Do vậy, trao nhau những cái ôm, đơn giản là cái ôm thật chặt với con là cách giúp bạn khỏe mạnh và hạnh phúc hơn mỗi ngày. 11. Nhìn về phía trước Khi gặp rắc rối trong công việc, hay hôn nhân, bạn hãy nhắc nhở bản thân rằng: “Điều này cũng sẽ qua thôi.” Một người mẹ hạnh phúc chắc chắn là người biết suy nghĩ và sống tích cực. 12. Tha thứ và quên đi Tất cả chúng ta đều muốn trở thành những bà mẹ lý tưởng luôn làm đúng mọi việc nhưng thực tế chúng ta có thể mất cân bằng, nóng nảy, không nhất quán và “hối lộ” bọn trẻ bằng bánh kẹo hay đồ ngọt. Các bà mẹ hạnh phúc biết rằng ngay cả những bà mẹ tuyệt hảo nhất vẫn có những ngày tồi tệ. Họ quên đi những ngày đó và bắt đầu với việc tập luyện hay lên kế hoạch về một kỳ nghỉ. Người mẹ hạnh phúc cũng sẽ giúp cả gia đình hạnh phúc. Nhưng điều quan trọng là chúng ta biết cách tự tạo hạnh phúc cho mình chứ không phụ thuộc vào bất cứ ai. Mầm Nhỏ
  • 20. 20 Chúng ta thường được nghe các lời chúc cho trẻ như: “Chúc con ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ…”. Vì sao mọi người thường chúc trẻ như vậy? Đúng là việc con nghe lời, ngoan ngoãn luôn là mong muốn của mọi phụ huynh. Nhưng thực tế, việc trẻ nghe lời hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó cách giao tiếp, trò chuyện đóng một vai trò lớn. Đôi khi chỉ cần thay đổi một vài từ ngữ, giọng điệu cũng khiến bố mẹ cảm nhận rõ rệt thay đổi trong hành vi và thái độ của trẻ. Dưới đây là 20 câu nói, cụm từ nhẹ nhàng nhưng hiệu quả khi trò chuyện với con cái để trẻ nghe lời hơn. . Thay vì: “Hãy cẩn thận!” Hãy nói: “Những gì con cần ghi nhớ là…” Ví dụ: “Khi sang đường con cần chú ý những gì? Những điều con cần nhớ là đi đúng vào phần đường dành cho người đi bộ, nhìn trước hoặc sau xem có xe không nhé!” Trẻ thường có xu hướng lờ đi những câu nói mà bố mẹ lặp đi lặp lại. Thay vào đó, hãy đưa ra những lưu ý và gợi ý cho trẻ về các điều quan trọng, hoặc cung cấp cho con những chi tiết cụ thể về những gì bạn muốn chúng ghi nhớ. . Thay vì: “Dừng la hét!” hoặc “Im lặng đi!” Hãy nói: “Con hãy nói chuyện nhẹ nhàng…” Ví dụ: “Con hãy nói nhẹ nhàng hoặc nói thầm thôi nhé (Bố/mẹ cũng nói nhẹ nhàng hoặc thì thầm)”, hoặc “Mẹ rất thích tiếng hát của con, nhưng em bé đang ngủ, mẹ và con cùng ra phòng khách để con được hát thật to nhé!” Một số trẻ có giọng nói tự nhiên có thể lớn hơn người khác. Nếu con gặp khó khăn khi nói nhẹ nhàng hãy chỉ cho con nơi con có thể thoải mái nói to. Kết hợp với một cái ôm, chạm nhẹ và giao tiếp bằng mắt, thì thầm là một cách cực kỳ hiệu quả đến khiến trẻ nghe lời. . Thay vì: “Bố nói với con 3 lần rồi đấy, làm bây giờ ngay!” Hãy nói: “Con muốn được tự làm hay nhờ bố giúp nhỉ?” Ví dụ: “Đã đến lúc về nhà rồi đó con. Con muốn tự mình đi giày hay để bố giúp con?”, hoặc “Con có muốn tự mình trèo lên xe hay để bố nhấc con lên?”.
  • 21. 21 Hầu hết trẻ em sẽ có phản ứng tích cực khi được lựa chọn hành động cho mình. Hãy đưa ra các lựa chọn cho con, lúc này trẻ sẽ bị kícн thícн và suy nghĩ về việc mình nên lựa chọn điều gì là hợp lý thay vì cứ bướng bỉnh và bị cám dỗ bởi các sự việc khác. . Thay vì: “Mẹ xấu hổ về hành động của con quá!”, hoặc “Con phải làm như thế này mới đúng chứ!” Hãy nói: “Qua sai lầm này con học được điều gì không?” Ví dụ: “Hôm nay, vì điểm kém gần nhất lớp nên con bị cô giáo nhắc tên. Qua lần điểm thấp này con học được gì và con nghĩ mình cần phải làm gì để thay đổi?” Tập trung vào động lực để thay đổi hành vi cho tương lai sẽ giúp bạn có kết quả tốt hơn nhiều so với việc chỉ trích và xấu hổ về hành vi sai trái trong quá khứ của trẻ. . Thay vì: “Đừng!”, “Dừng lại!” Hãy nói: “Con có thể…không?” hoặc “Con vui lòng…” Ví dụ: “Con có thể đặt giày của mình vào tủ một cách gọn gàng không?” Khi bắt phải làm điều gì đó mà chúng ta không muốn hoặc không có quyền chắc hẳn cũng rất khó chịu. Vì vậy, thay vì ra lệnh, hãy yêu cầu nhẹ nhàng những điều bạn muốn bằng những cụm từ tích cực. . Thay vì: “Nhanh lên!”, hoặc “Chúng ta sẽ bị trễ đấy!”. Hãy nói: “Sáng nay mẹ có một cuộc họp ở công ty nên chúng ta cần di chuyển nhanh hơn con ạ”. Tình trạng này dễ gặp phải khi cả nhà cùng dậy muộn và có khả năng trễ giờ. Hãy để buổi sáng cả nhà được bình tĩnh hơn thì bạn có thể thúc giục trẻ dậy sớm hơn 1 chút hoặc chuẩn bị sẵn một vài đồ đạc từ tối hôm trước nhé. . Thay vì: “Đến giờ đi rồi, đi thôi!” Hãy nói: “Con có muốn rời đi ngay bây giờ không hay là 10 phút nữa?” Ví dụ: “Đến giờ đi ngủ rồi, các con có muốn đi ngủ không hay muốn chơi thêm 10 phút nữa?” Cũng giống như được lựa chọn, trẻ em cũng thích chịu trách nhiệm về hành vi của mình, đặc biệt là với những đứa trẻ bướng bỉnh 1 chút. Điều này cần sự chủ động, hãy cho trẻ được lựa chọn và trẻ sẽ phản hồi tốt khi bạn nói: “Hết 10 phút rồi, chúng ta cùng nhau đi ngủ nhé!”
  • 22. 22 . Thay vì: “Không, mẹ đã nói là không mua đồ chơi mới rồi” hoặc “Mẹ không đủ tiền để mua” Hãy nói: “Con thích món đồ này đúng không? Mẹ sẽ mua cho con vào dịp sinh nhật tới/khi con có kết quả học tập tốt cuối kỳ này”. Bố mẹ có thể đủ khả năng để có thể mua món đồ đó cho con ngay lập tức, nhưng không nên sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con. Thay vì đổ lỗi do không đủ tài chính, hãy đưa ra giới hạn hoặc mục tiêu cho con để trẻ có được món đồ yêu thích đó. . Thay vì: “Đừng có lèo nhèo nữa!” Hãy nói: “Con bình tĩnh lại này, và nói rõ ràng từng câu là bây giờ con đang muốn gì” Đảm bảo rằng con thực hiện điều bạn nói bằng cách hãy dừng mọi hoạt động và lắng nghe nhu cầu của con, cho đến khi con tự bình tĩnh và thay đổi cách nói chuyện. . Thay vì: “Con phải ngoan ngoãn!” Hãy nói: “Con hãy tôn trọng bản thân mình và những người xung quanh nhé!” Ví dụ khi con gặp người lớn tuổi mà chưa chào: “Bác ấy lớn tuổi hơn con, con cần tôn trọng những người lớn tuổi hơn con bằng cách chủ động chào hỏi họ trước nhé! Đây là biểu hiện của một đứa trẻ ngoan đấy!” Hãy cụ thể và rõ ràng hơn vì trẻ thường khó tiếp thu những điều chung chung. Đối với những điều bạn cần con nhớ, hãy thực hành và cho con nhắc lại nhiều lần. . Thay vì: “”Đừng hách dịch!” hoặc “Không ai muốn chơi với con nếu con hành động như vậy đâu” Hãy nói: “Con hãy sử dụng các kỹ năng làm việc nhóm mà con đã được học nhé!” Nhiều đứa trẻ có khát khao lãnh đạo và được thể hiện bản thân mình. Thay vì nói con không được hống hách, hãy trở thành một huấn luyện viên tuyệt vời của con và hướng dẫn con cần làm gì khi chơi hay làm việc nhóm với các bạn. . Thay vì: “Dừng làm…ngay!” Hãy nói: “Bố cần con để…” Ví dụ: Bố cần con đặt những cuốn sách của con vào đúng vị trí của nó. Ngày mai con muốn tìm lại cuốn sách này thì sẽ dễ dàng hơn đấy!” Trẻ em sẽ phản ứng tốt hơn nhiều khi không phải thực hiện theo những điều bị bắt buộc hoặc được ra lệnh. Ngoài ra, yêu cầu những gì bạn muốn và hướng dẫn trẻ làm điều đó, thay vì để trẻ tập trung vào những điều mà bạn đang không muốn. . Thay vì: “Không khóc!”, hoặc “Là con trai thì không được khóc!” Hãy nói: “Nếu con buồn con cứ khóc đi, không sao cả!”
  • 23. 23 Thật khó hiểu khi có nhiều bố mẹ không cho con được thể hiện cảm xúc của mình như:khóc, sợ, нoảng loạn…Tự để con vượt qua cảm xúc của mình là cách tuyệt vời để con xây dựng lòng tự trọng cho bản thân. . Thay vì: “Sao con cứ vứt quần áo lung tung thế?” Hãy nói: “Con có thể tự lập và chăm sóc tốt cho bản thân mình đúng không? Con có thể bắt đầu bằng việc để quần áo gọn gàng hơn”. Để cho trẻ quyền tự chăm sóc bản thân là một món quà mà bạn đang dành cho con. Những đứa trẻ học cách vượt qua cảm xúc một cách trực diện và thẳng thắn sẽ ít gặp rắc rối hơn và có lòng tự trọng cao hơn. . Thay vì: “Thôi đừng làm nữa, để đấy mẹ làm” Hãy nói: “Con cần thời gian đúng không? Mẹ sẽ ở đây để chờ con làm cho xong việc nhé!” Ngay chính người lớn chúng ta cũng cần thư giãn và có thời gian để học hỏi. Hãy chậm lại một chút để con có thể tự mặc quần áo, tự buộc dây giày, tự gập chăn của mình. 16. Thay vì: “Hôm nay con rất hư, mà chẳng có ai thích một đứa trẻ không ngoan cả”. Hãy nói: “Mẹ luôn yêu con dù có như thế nào đi nữa” Tình yêu vô điều kiện là cốt lõi của việc nuôi dạy con tích cực. Nuôi dưỡng con bằng tình yêu sẽ giúp thúc đẩy các hành vi đúng đắn ở con và hạn chế những hành vi cư xử không đúng mực. . Thay vì: “Con chưa đủ tuổi để…”, hoặc “Con còn quá nhỏ để…” Hãy nói: “Mẹ sẽ rất lo lắng nếu như con…đấy!” Khi chúng ta sợ hãi và lo lắng, những đứa trẻ sẽ phản ứng có giới hạn và tôn trọng hơn. Trẻ em luôn tự tin, đủ khả năng để làm những việc lớn như: đi xe đạp nhanh, bê những chiếc bát lớn…Hãy truyền đạt cho con điều này để con hạn chế hành vi đáng lo ngại hơn. . Thay vì: “Thôi con không cần quan tâm việc này của bố đâu” Hãy nói: “Bố rất muốn lắng nghe ý kiến của con…” Đôi khi việc để cho con tham gia, ý kiến vào việc gia đình hoặc cá nhân bạn giúp con hiểu được giá trị của mình và cảm thấy được tôn trọng hơn đấy. . Thay vì: “Tại sao mẹ lại phải làm mọi thứ cho con?” Hãy nói: “Mẹ luôn tin tưởng con và sẵn sàng hỗ trợ khi con cần”. Điều quan trọng là bố mẹ cần thiết lập cho con thói quen tự lập, tự chăm sóc bản thân, giải quyết các vấn đề của mình và tự tin rằng con có khả năng. Hỗ trợ thay vì làm giúp sẽ không khiến trẻ bị động và phụ thuộc vào người khác.
  • 24. 24 . Thay vì: “Con không việc gì phải buồn cả” Hãy nói: “Con đang cảm thấy thế nào?” Giúp trẻ xác định cảm xúc của mình và giao tiếp hiệu quả là một yếu tố quan trọng của việc nuôi dạy trẻ tích cực. Khi trẻ cảm thấy thoải mái và nhận được sự ủng hộ của những người xung quanh thì các hành vi có xu hướng đúng đắn hơn. Hy vọng với 20 câu nói, cụm từ tích cực sẽ giúp bố mẹ giao tiếp hiệu quả, giảm căng thẳng với con hơn.!
  • 25. 25 Những thời điểm vàng cho sự phát triển chiều cao của trẻ • Từ 3 tháng đến hết 2 tuổi Cả bé trai và bé gái đều có thời điểm tăng trưởng vàng về chiều cao. Trong giai đoạn cửa sổ vàng từ 3 tháng đến hết 2 tuổi, dinh dưỡng là thứ không được thiếu nếu thiếu hụt sẽ làm sự tăng trưởng chiều cao trẻ trì hoãn thêm 6 tháng sau đó. Nếu quá 6 tháng, khi bé đã 2,5 tuổi, bé vẫn có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, mà không chú ý phục hồi hay bổ sung trước đó, sẽ làm trẻ mất cơ hội đạt chiều cao tối đa trong giai đoạn này. Sau đó, từ 2 – 3 tuổi, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại. • Từ 4 đến 6 tuổi Bé gái có thêm thời điểm vàng từ 4 – 6 tuổi là tăng chiều cao nhanh. Nếu trước đó bé tăng chậm, hoặc biếng ăn, dinh dưỡng không đủ thì cơ thể bé sẽ tăng bù vào thời điểm này, trung bình tăng 5 – 6 cm/năm. Nếu dinh dưỡng giai đoạn đầu tốt và chiều cao tăng ổn định thì bé gái sẽ tăng thêm 10 – 12 cm trong 2 năm này. Bé trai thời điểm này là tăng bình thường, cũng không bù cho giai đoạn trước. • Giai đoạn dậy thì Bé gái từ 11 – 15 tuổi, bé trai từ 13 – 17 tuổi. Trong giai đoạn này tốc độ tăng là cao nhất để đạt điểm gần cực đại (độ cao cuối cùng của trẻ sau này). Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là thời điểm rất dễ tăng cân, nếu bé gái hoặc bé trai bị thừa cân béo phì trong thời điểm này thì tốc độ tăng chiều cao cũng sẽ giảm đáng kể. Những yếu tố giúp bé đạt chiều cao tối đa Để giúp con tăng chiều cao vượt trội khi trưởng thành cha mẹ cần lưu ý những yếu tố sau: • Bé nên duy trì bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời, вú mẹ tối thiểu 2 năm đầu và kéo dài lâu nhất có thể. • Bổ sung đủ vitamin D từ 1 tháng sau sinh. • Khi bắt đầu ăn dặm, bé nên được bổ sung 2 ngày/tuần những thực phẩm giàu kẽm, canxi và vitamin A, B, C. Cha mẹ nên bổ sung canxi từ thực phẩm, không nên tự ý bổ sung thuốc canxi cho bé vì thường không mang kết quả tăng chiều cao so với canxi từ thực phẩm, mà còn nguy cơ cao gây ra các vấn đề sức khỏe. Dư canxi có thể ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng và có tác dụng ngược lại là làm các bé thấp hơn • Bé được khuyên ăn đủ 2 ngày cá (hồi/thu/lươn/chép)/tuần để duy trì chất béo omega – 3 tốt nhất.
  • 26. 26 • Bé nên có giấc ngủ nguyên đêm. Ví dụ: Bé 4 tuổi, 1 ngày nên có 9 – 10 tiếng/ngủ đêm và 2 – 3 tiếng/ngủ ngày. • Tốt nhất là hạn chế cho bé hấp thụ chất ngọt từ đường/kẹo/bánh/socola cho bé. Nếu cho bé ăn, giới hạn 2 thanh kẹo/ngày và tuần quy định chỉ cho bé ăn 3 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều đường liên quan đến sự “lùn” ở trẻ. • Trẻ từ tuổi dậy thì nên duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh và đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ và đường. Phân bố thời gian học và nghỉ ngơi cho trẻ hợp lý, tránh để trẻ bị stress, ăn vô thức, dễ làm trẻ dư cân và tích trữ mỡ. Bé được khuyên ăn đủ 2 ngày cá để duy trì chất béo omega – 3 tốt nhất Yếu tố kícн thícн giúp tăng chiều cao cho trẻ • Bé từ 3 tháng – 2 tuổi: Cha mẹ nên tương tác xã hội với bé, ít bế bồng bé khi bé phát triển kỹ năng bò, trườn, đi lại. Nên dẫn bé đi công viên, chơi một số trò chơi phù hợp với tháng tuổi để rèn luyện sức khỏe giúp cải thiện chiều cao. • Các bé 3 – 4 tuổi, cha mẹ chơi cùng bé các trò chơi vận động giúp phát triển não bộ và chiều cao. • Bé từ 4 – 5 tuổi được khuyên học bơi 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau khoảng 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần, mỗi buổi không quá 60 phút. Cường độ này sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé và đủ cho thời gian kiến tạo xương mới. Những yếu tố làm bé “lùn” Tương tự, nếu trẻ có gen cao nhưng do điều kiện chăm sóc không đạt cũng khó đạt được chiều cao tiềm năng, trẻ vẫn có nguy cơ thấp dưới chuẩn trung bình nhiều. Dưới đây là một vài yếu tố tác động khiến bé “lùn”
  • 27. 27 Ngồi máy tính/xem Tivi/chơi game >2.5 tiếng/lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử >4 tiếng/ngày. Uống quá nhiều nước ngọt. Lượng 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé dưới 12 tuổi. Bé dưới 12 tuổi chỉ nên uống tối đa 2 lon/tuần, tức là <65ml/ngày. Tốt nhất là không nên giới thiệu nước ngọt cho bé trước 5 tuổi. Trẻ uống nhiều nước ngọt có nguy cơ bị lùn “Trẻ em như búp trên cành”. Hãy là những phụ huynh thông thái, nắm vững các giai đoạn phát triển, phương pháp tập luyện, sinh hoạt điều độ và bổ sung cho con hệ dinh dưỡng tối ưu để ươm mầm cho con vươn cao, thành công trong cuộc sống. Nguồn: Child Nutrition Foundation
  • 28. 28 Đã đến lúc bố mẹ nên từ bỏ những quan điểm giáo dục con lỗi thời ! 17 Tháng Một, 2021 - Leave a Comment Giáo dục tại Việt Nam luôn là vấn đề đã và đang được tranh cãi nhiều nhất bởi nhiều cách suy nghĩ cũng như phương pháp giảng dạy còn cổ hủ, xưa cũ, chưa bắt kịp với những phương pháp giáo dục hiện đại ngày nay. Mỗi thời đại là một thế giới khác nhau. Không thể áp đặt những tiêu chuẩn , quy tắc của thời đại này cho thời đại khác đồng nghĩa với việc không thể mãi dạy con theo những phương thức truyền thống: bố mẹ dạy ta thế nào, ta dạy con ta thế ấy. Vì vậy tìm kiếm những phương thức mới “hợp thời” để giáo dục con là lựa chọn tất yếu. Dưới đây là một số quan điểm giáo dục lỗi thời mà đa số các bậc cha mẹ đang mắc phải. Mọi người cùng tham khảo: 1. Phải nghe lời người lớn vì người lớn luôn đúng Người lớn không phải lúc nào cũng luôn đúng Sự vâng lời và tôn trọng người lớn tuổi là những nguyên tắc ăn sâu trong tiềm thức của những đứa trẻ. Đổi lại, chúng sẽ lớn lên và học được đâu là lịch sự và cư xử tốt. Tuy nhiên, người lớn tuổi không phải lúc nào cũng biết rõ hơn. Hãy nói cho con bạn biết rằng những người lớn tuổi
  • 29. 29 không còn ý nghĩa trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, nơi những kỹ năng tư duy phê phán quan trọng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng tuổi tác không đồng nghĩa với sự duyên dáng hay tốt bụng. Hãy để con bạn biết rằng nếu người lớn tuổi đối xử với họ một cách xúc phạm hoặc đưa ra những yêu cầu không hợp lý thì họ có quyền đứng lên cho chính mình. Thay vì dạy con bạn tự động tôn kính những người lớn tuổi, tại sao không dạy con rằng sự tôn trọng cơ bản phải có từ hai phía, bất kể tuổi tác? 2. Con hãy còn nhỏ để dạy về giới tính tìɴh ɗục Vấn đề giáo dục giới tính là đề tài ít được nhắc tới tại các gia đình Việt Na. Các bố mẹ Việt coi đó là vấn đề “3 không”: Không nên nói, không được nói và không biết phải nói thế nào. Nhiều khi các bố mẹ lại đổ lỗi cho con mình còn quá nhỏ để giáo dục giới tính. Trước đây, việc giáo dục giới tính chỉ đơn thuần là những lời đe nẹt “con gái phải biết giữ mình” hay “chữ trinh đáng giá nghìn vàng”. Những kiến thức về tìɴh ɗục hầu như không được nhắc đến. Ông bà ta coi tìɴh ɗục là chuyện bản năng như “trăng đến rằm thì tròn”. Khi không tiếp cận được nguồn kiến thức chính thống từ phía gia đình và nhà trường, con trẻ buộc phải tìm đến những “quân sư quạt mo”, tức bạn bè hoặc anh chị, những người từng trải. Tuy nhiên, nguồn thông tin từ những người này thường đa dạng, không có cơ sở khoa học và dễ gây hiểu nhầm. Giới tính luôn là một câu chuyện thật khó mở lời. Cha mẹ luôn bối rối không biết phải chia sẻ điều đó với con ở thời điểm đó như thế nào, theo cách như thế nào mới là tốt nhất. Nhưng nếu bạn không nói về điều này sớm hơn thì có lẽ bạn phải nói về điều đó sau khi nó xảy ra. Dạy con những kiến thức cơ bản ngay từ khi còn nhỏ, học cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân, đối phó với các cạm bẫy và chịu trách nhiệm với bất cứ hành động nào của mình cũng cần phải có quá trình và kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn phát triển của con. 3. Con phải học giỏi thì sau này mới thành công Đừng tạo áp lực học hành cho con Nhiều bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng việc học hành quyết định tất cả đến tương lai của con. Con phải học thật giỏi, thi đỗ vào trường này trường kia thì sau này con mới có công việc như mớ ước, thành đạt và hạnh phúc. Thực sự thì đây là sự ích kỷ tai hại mà chúng ta tạo ra cho các thế hệ con cái của mình qua bao năm qua. Chúng ta khuyến khích đứa con của mình trở thành một cái cây đơn lẻ vươn lên tìm ánh nắng chỉ cho mình. Suy nghĩ và cách giáo dục của ta khiến con trẻ cảm thấy chỉ cần học giỏi là đủ và không cần quan tâm đến người khác cũng như những lễ nghĩ cư xử trong xã hội. Nếu cứ tiếp tục lối mòn giáo dục này trẻ thậm chí còn có những suy nghĩ lệch lạc tới mức là giỏi là có quyền và coi thường hay không chơi với những trẻ kém cỏi hơn mình.
  • 30. 30 Ngày nay, bất cứ sở thích nào cũng có thể trở thành nghề nghiệp và sự phát triển cá nhân là một trong số những thứ quan trọng nhất cho sự nghiệp. Nếu một đứa trẻ không thích học toán nhưng vẽ giỏi, chúng ta có thể khuyến khích chúng theo đuổi đam mê thay vì thuê giáo viên, gia sư dạy toán cho chúng. 4. Con là “cục vàng” của bố mẹ . Con cái là tài sản lớn nhất của người làm cha làm mẹ. Nhiều bố mẹ vì thương con quá mức mà cứ mãi bao bọc, che chở con, cứ nghĩ con mãi là đứa trẻ nhỏ trong vòng tay bố mẹ. Có nhiều ông bố bà mẹ thậm chí còn không dám buông tay con để con thỏa sức chơi đùa ngoài vòng tay bố mẹ. Sợ để con ra ngoài khi thời tiết không thuận lợi và hủy các chuyến đi học tập dã ngoại của con vì lo sợ con sẽ bị ốm hay xảy ra chuyện gì trên đường đi. Điều này không khác gì “nuôi con trong lồng kính”, lúc nào cũng muốn dành cho trẻ điều kiện lý tưởng nhất để tránh nhiều rủi ro nhất có thể. Cũng chính vì vậy mà khả năng thích nghi cũng như khả năng vượt qua khó khăn của con người Việt Nam rất kém. Bố mẹ không phải là vệ sĩ để suốt ngày kè kè bên con mình được. Vì vậy, nếu bạn muốn chúng trở nên độc lập, hãy để chúng đưa ra quyết định và tự chăm sóc bản thân trong khả năng của chúng. Khi bạn o bế con quá nhiều, chúng sẽ không thể đối diện với thực tại và chẳng biết cách vượt ra khó khăn. 5. Trẻ con thì biết cái gì ? “Con còn quá bé để quyết định”, “Người lớn hiểu rõ điều đó hơn con” là những câu mà rất nhiều phụ huynh sử dụng với trẻ. Khi ý kiến thường xuyên bị gạt đi, trẻ sẽ dần cảm thấy bất an và thiếu tự tin vào bản thân. Do đó, bạn hãy để trẻ lựa chọn và thể hiện ý kiến riêng. Bố mẹ và trẻ có thể cùng thảo luận về từng vấn đề, đây cũng là cơ hội để bạn giải thích kỹ cho con thay vì ra lệnh và cấm cản mà không có lý do. Giáo dục chính là cái nôi của xã hội. Nếu muốn phát triển một đất nước, muốn thay đổi cả thế giới, việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là nhìn lại nền giáo dục của mình. Trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ xin đừng áp dụng những cách dạy con từ xưa đã lỗi thời, hãy là những bố mẹ thông minh dám thẳng thắn nhìn nhận và từ bỏ những quan điểm giáo dục đã lỗi thời không còn phù hợp với xã hội ngày nay trong việc nuôi dạy con cái. Có như vậy chúng ta mới nuôi dưỡng và dạy dỗ những đứa trẻ của chúng ta phát triển một cách toàn diện được.
  • 31. 31 Hãy thôi than phiền về giấc ngủ của con! 7 Tháng Hai, 2021 - Leave a Comment Sự thật là có quá nhiều mẹ (dù có nói ra hay không) cũng luôn muốn than phiền về giấc ngủ của con, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa có con trong giai đoạn tầm 3 tháng – hơn 2 tuổi và chưa cai sữa. Ngay cả trong post tôi up lên để tham khảo về thời gian bé đi ngủ đêm và thức dậy sáng cũng đã có ít nhất 5-6 mẹ bình luận thêm rằng: con ngủ đêm không ngoan, hay thức giấc, ngủ không sâu, ti quá nhiều mỗi đêm… Không biết các mẹ khác thế nào, nhưng tôi cực kỳ sợ cảm giác cho con вú gần như cả đêm. Ngực mẹ lúc nào cũng để hở, thực ra là vì mẹ quá mệt nên ngủ thiếp đi, và cũng vì để đêm con dễ bập vào вú мút. Mà có đêm bé вú 3-4 lần, mỗi lần cả tiếng đồng hồ. Vậy là gần như nguyên đêm. Ngực đau, bụng lạnh, lưng tê cứng, khó chịu vô cùng mà cứ hễ rình rình dứt ra là cô cậu chủ lại ré lên khóc. Ai nói “đêm chỉ cần nằm đó, vạch ti ra cho con вú là xong” thì chắc là họ chưa bao giờ trải qua cảm giác нãi нùng đó. Tee vốn ngủ xuyên đêm từ lúc 2 tháng nên suốt 30 tháng qua, số lần tôi phải cho con вú đêm như vậy chắc chỉ tầm hai mấy ngày (những hôm con ốm, thời gian đầu con đi học), vậy mà tôi đã không chịu đựng nổi. Vậy nên, tôi thực lòng rất ngưỡng mộ những bà mẹ đêm trằn trọc cho con вú, sáng dậy vẫn tươm tất đi làm. Có những mẹ còn tâm sự: con hơn 2 tuổi là hơn 24 tháng chưa từng ngủ một giấc từ tối đến sáng.
  • 32. 32 Trời đất! Thực sự các mẹ quá vĩ đại! Nhưng khi tôi đưa ra các phương án giúp cải thiện giấc ngủ đêm của bé thì không ít mẹ đều lắc đầu ngán ngẩm: Khó lắm chị ơi! Trong hàng nghìn comment mà các bạn viết cũng không ít câu bắt đầu giống hệt nhau: “Ai chả muốn cho con ngủ sớm, nhưng…”. Tôi hiểu một phần là do những nguyên nhân khách quan như hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, nhưng cũng rất nhiều những lý do chủ quan khiến mẹ tặc lưỡi: “Thôi kệ, ai nuôi con mà chả vất!”. Ok. Mẹ vất chút không sao. Nhưng còn con? Bạn có nghĩ nếu con dậy 2-3 lần mỗi đêm như vậy là đang vô tình làm chính bé mệt mỏi, thiếu ngủ, gắt gỏng vào buổi sáng? Khiến bé không đủ năng lượng để phát triển chiều cao và trí não? Ăn lắt nhắt buổi đêm khiến cả ngày hôm sau bé ăn vạ vật, ngủ vật vờ? Cai sữa cho con vốn không phải là một giải pháp. Ngược lại, nó thể hiện sự bất lực của mẹ nên cắt hết các nguồn trợ cấp, một món tài sản vô giá quý báu dành cho con. Rèn ngủ cho con, giúp mẹ 3, giúp con 7. Bố mẹ chỉ luôn than phiền: “Tại sao con không chịu ngủ? Tại sao con lại thức giữa đêm? Sao con hay khóc? Sao con thất thường?…” mà ít khi nghĩ rằng “Hãy đưa con vào nếp theo chính cách mà bố mẹ mong muốn”. Những NGUYÊN TẮC tôi đưa ra sau đây sẽ được thực hiện tốt nhất và nhanh nhất ngay từ khi bé mới lọt lòng (1 ngày tuổi) và trong 1-2 tháng đầu tiên. Nhưng không có nghĩa các bé lớn hơn không thực hiện được. Tuy nhiên, bố mẹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đưa con vào nếp nếu con bạn đã ngoài 3 tháng. Vì vậy, cần lắm sự nỗ lực và kiên nhẫn từ phía bố mẹ. Các bạn chấp nhận bỏ ra khoảng 1 tháng để rèn con ngủ (thời gian tỷ lệ thuận với việc bé đã lớn hay chưa), bù lại con và bạn trong nhiều năm tiếp theo có những giấc ngủ bình yên từ đêm tới sáng. 1. ĐỂ TRẺ NGỦ RIÊNG. Không chỉ có tôi, càng ngày càng rất nhiều các mẹ quay trở lại tìm tôi để cảm ơn vì ngay từ đầu đã được tôi thuyết phục cho bé ngủ riêng. Chỉ cần bé ngủ riêng, tôi cam đoan với các mẹ 90% các bé sẽ tự cắt cữ đêm và tự ngủ xuyên đêm trong khoảng thời gian từ 2-6 tháng mà hoàn toàn mẹ không mất chút công sức nào (10% còn lại dành cho các bé
  • 33. 33 sinh non, thiếu tháng hoặc có sức khỏe không tốt, cần hỗ trợ). Chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi con mới 2-3 tháng, mẹ đã được ngủ một giấc trọn vẹn từ tối đến sáng hôm sau. Việc không nằm cạnh mẹ, không ngửi thấy mùi sữa hoặc không bị lơ mơ đánh thức bởi các cử động của bố mẹ khi ngủ cũng giúp con cải thiện được trạng thái ngủ không sâu, ngủ hay mơ màng. Nếu gia đình bạn không có điều kiện để ngủ riêng, hãy cố gắng tách con và mẹ ra một thời gian đầu luyện tập. Trong khoảng thời gian này, hãy để bố hoặc bà là người giúp đỡ bé quay trở lại giấc ngủ (xoay lưng, vỗ mông, xoa đầu, nhất định không được bế đong đưa ngủ). Chỉ cho bé вú theo cữ, không phải kiểu nằm cạnh, cứ con ọ ẹ là nhét ti vào miệng. Thói quen đó cực kỳ khó thay đổi sau này. 2. ĐỪNG VỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU BẰNG TIẾNG KHÓC. Những bà mẹ cho con ngủ riêng đều đồng tình rằng nếu bạn không chạy ngay lại bế xốc con lên khi con khóc, đa phần con có thể tự dỗ mình ngủ lại được. Mỗi đêm, chúng ta vẫn đôi ba lần tỉnh giấc rồi tự ru mình ngủ lại. Trẻ cũng vậy. Nếu như mỗi lần bé khóc, bạn đều vội vã dỗ dành thì đừng thắc mắc tại sao đêm con hay dậy đến như vậy mà lần nào cũng phải bế đung đưa. Hãy cho con cơ hội được hiểu là đang đêm, con vẫn buồn ngủ và con cần tự ngủ lại. Bố mẹ đừng quên dặn dò con vấn đề này trước lúc đi ngủ. Nên nhớ, trẻ dưới 6 tháng tuổi, có thể chờ 10 phút để tự ngủ trước khi nhận sự trợ giúp của bố mẹ. Trẻ dưới 1 tuổi, thời gian chờ là 15 phút. Dưới 2 tuổi là 20 phút. Đa phần, trong hơn 2 năm qua, số lần tôi cần can thiệp cho Tee chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại chỉ 1-2 phút là bé chổng mông lên và ngủ tít thò lò. 3. CHO TRẺ NGỦ RIÊNG VÀ CIO HOÀN TOÀN KHÁC NHAU. Có những bà mẹ nói rằng: “tôi không nhẫn tâm nghe con khóc”. Ok, đó là cách giải quyết vấn đề mà mỗi người lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ ràng: Cho con ngủ riêng và CIO (Cry it out) hoàn toàn khác nhau. Cho con ngủ riêng đồng nghĩa với bé sẽ tự động cắt cữ đêm (vì bé không có nhu cầu ăn nữa), bé sẽ biết tự ngủ, tự dỗ mình ngủ mà không cần tác động như bế, ru, ti mẹ, đồng thời bé có thể tự ngủ một mạch đến sáng. Còn CIO chỉ là một phương pháp để bé tự ngủ trong số rất nhiều các phương pháp nhẹ nhàng hơn khác. Bạn có thể thực hiện hay không, tùy vào hoàn cảnh gia đình và quyết định của bạn. Tee ngủ riêng và lúc mới sinh và 2 tháng đã có thể tự ngủ xuyên đêm. Mãi đến gần 6 tháng, tôi mới áp dụng CIO lần đầu tiên và đến 12 tháng mới cần nhắc lại lần thứ 2. Khoảng thời gian phải dùng tới CIO chắc chỉ chưa đầy nửa tháng, nhưng những đêm con và mẹ được ngủ trọn vẹn thì không thể đếm xuể. CIO with check là một phương pháp được nghiên cứu nhưng không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng, đặc biệt với các em bé cá tính. Mẹ nên cân nhắc việc áp dụng phương pháp này, vì
  • 34. 34 nếu mẹ không đủ kiên nhẫn và thất bại một lần, tỷ lệ thành công của CIO lần sau sẽ giảm đi một nửa. 4. ĐỪNG DỰNG CON DẬY ĐỂ ĂN. Tôi đã từng gặp một vài bà mẹ luôn kêu than mỗi đêm con dậy ăn như đánh vật và không cách nào giúp bé ngủ lại được. Vậy là mẹ cũng phải thức cùng con 2-3 tiếng đồng hồ. Nhiều hôm đến 5 giờ sáng, cô cậu bé mới thiu thiu ngủ thì mẹ đã sắp phải dậy đi làm. Khi hỏi ra thì mới biết con đang ngủ rất ngon, mẹ liền đánh thức dậy để ăn vì… sợ đói. Thực ra đó là tâm trạng chung của đa số các mẹ: luôn sợ con đói, sợ con mệt, sợ con lạnh, nhiều người đêm còn ghé vô xem con có thở không. Trong thời gian đầu khi Tee tự cắt cữ để ngủ xuyên đêm, tôi cũng ngủ khá chập chờn vì nỗi lo con đói, phân vân mãi có nên đánh thức con dậy ăn không. Nhưng sự thực đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Dù con bạn 2 tháng, 6 tháng hay 18 tháng, chỉ cần bé không tỉnh giấc, tức là bé hoàn toàn không có nhu cầu cần được ăn. Cũng như bạn, nếu giữa đêm đang ngủ ngon, bị đánh thức để bắt ăn, bạn có ăn được không? Hay bạn sẽ gắt gỏng, khó chịu, và khó ngủ lại vì bị tỉnh giấc? Hãy cho con cơ hội được tự quyết định việc bé có nhu cầu ăn hay không. 5. KHÔNG ĐỂ TRẺ NGỦ GIẤC NGÀY SAU 4 GIỜ CHIỀU. Có khi nào bạn thấy bé rất hay cáu gắt, ngái ngủ, bứt dứt trong người khi tỉnh giờ ngủ trưa lúc khoảng 5 giờ chiều? Giấc ngày thức dậy sau 4 giờ chiều chính là lý do khiến cơ thể bé mệt mỏi và khó chịu. Dẫn đến bé hay khóc, hay mè nheo và rất khó chiều. Hãy để bé được ngủ trưa đúng giờ (trong khoảng 11 giờ trưa – 2 giờ chiều) hoặc chí ít phải thức giấc trước 4 giờ chiều. Việc này không những giúp bé bớt mệt mỏi mà bé vào giấc đêm cũng dễ dàng hơn. Nhiều mẹ than: em cho con đi ngủ lúc 6 giờ tối, bé chỉ ngủ đến 7 rưỡi là tỉnh và phải 11 giờ đêm mới ngủ lại được. Vậy khi đi ngủ 6 giờ, bạn có thiết lập giờ ngủ đêm cho bé luôn không? Khi bé tỉnh giấc, mọi thứ xung quanh có tối và im lặng như giấc đêm không? Nếu không, đó chỉ là một giấc ngày sai giờ quy định không hơn không kém. Và đó là lý do bé chỉ ngủ ngắn và khó vào lại giấc ngủ sâu buổi đêm. 6. HẠN CHẾ TI VI, ĐIỆN THOẠI, IPAD, ĐÙA NGHỊCH QÚA SỨC TRƯỚC GIỜ NGỦ 45-60 PHÚT. Nếu bé của bạn lên giường nhưng trằn trọc khó ngủ, hãy xem lại liệu bạn có cho con chơi các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ 1 tiếng hay không. Loại ánh sáng xanh từ những chiếc điện thoại di động sẽ gây rối loạn chu kỳ ngủ của bé khiến bé tỉnh ngủ hoặc khó ngủ hơn. Nhiều gia đình cho rằng nếu đùa nghịch quá sức hoặc để cho bé nô đùa hết cỡ sẽ khiến bé ngủ ngon. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, nó chỉ khiến cho bé dễ giật mình, hay mơ ngủ, la hét hơn vào ban đêm mà thôi. Trước giờ đi ngủ 1 tiếng, hãy làm các thao tác nhẹ nhàng, tạo dựng thói quen đọc sách cho bé, nói chuyện nhỏ dần và chìm vào giấc ngủ một cách yên bình.
  • 35. 35 7. NGỦ ĐỦ GIẤC NGÀY. Cố tình cho bé thức thật lâu ban ngày để bù lại giấc đêm chỉ khiến bé thêm mệt mỏi và não căng như dây đàn, dẫn đến càng khó chìm vào giấc ngủ. Hãy vẫn cho bé ngủ đủ (đủ chứ không nhiều) hoặc ngủ theo nhu cầu của bé vào giấc ngày để đảm bảo giấc đêm. 8. THIẾT LẬP CHU TRÌNH TRƯỚC KHI ĐI NGỦ ĐÊM CHO BÉ. Một trong những cách để bé sơ sinh phân biệt được ngày đêm dễ nhất chính là thiết lập chu trình ngủ đêm cho bé. Tuy nhiên, ngay cả khi bé đã phân biệt được đêm ngày, thói quen này vẫn nên được duy trì để đảm bảo nhịp sinh học của bé không bị loạn. Những em bé đi ngủ từ 6 giờ tối và thức dậy lúc 7 rưỡi tối cũng chính vì chưa được trải qua chu trình báo hiệu đến giờ ngủ đêm. Chu trình này có thể bao gồm các bước: tắm ấm (hoặc lau mặt lau người nước ấm), thay quần áo ngủ, đọc truyện/sách, nói chuyện thì thầm, tắt đèn và chìm vào giấc ngủ. 9. XOA DỊU TIẾNG ỒN BẰNG ÂM THANH. Như tôi đã nói trong bài viết trước, nhà tôi cũng ở trong một con ngõ nhỏ đông đúc với vô vàn loại âm thanh tạp nham khi con bắt đầu đi ngủ: tiếng chó sủa, tiếng xe máy bấm còi, tiếng hàng xóm hát karaoke, tiếng bếp núc… Đừng lấy những lý do đó để ngụy biện cho việc bạn không thể cho con đi ngủ sớm. Hãy tìm cách xoa dịu những tiếng ồn đó bằng âm thanh. Có thể là tiếng ồn trắng (tiếng mưa hoặc tiếng sóng biển), hoặc tốt hơn là một bản nhạc giao hưởng không lời, nhạc sóng não Delta…, vừa giúp con ngủ sâu vừa kícн tнích sự phát triển của trí não. Tất cả những bản nhạc này có thể dễ dàng tìm chỉ với một cú click chuột. 10. TRẺ THỨC GIẤC SỚM LÀ ĐIỀU TUYỆT VỜI. Các mẹ nên nhớ giờ vàng để thức giấc buổi sáng là trong khoảng từ 5-7 giờ sáng, đẹp nhất là 5-6 giờ. Những em bé ngủ sớm đều có thể tự thức giấc vào khoảng thời gian này, thậm chí còn có thể tự nằm chơi, nói chuyện một
  • 36. 36 mình khá vui vẻ chờ bố mẹ dậy. Đây chính là lúc con vui vẻ nhất, sảng khoái nhất sau một giấc ngủ đủ trọn vẹn. Tôi thấy có ông bố bình luận: “Cho nó ngủ sớm thế để 5-6 giờ nó lục dậy bắt chơi cùng à?”. Vẫn một cái nhún vai và lắc đầu quen thuộc của tôi: Trao cho con điều tuyệt vời hay không, quyền quyết định thuộc về chính bố mẹ. Đừng cố tìm cách để con thức dậy muộn hơn hoặc ngủ thêm vào buổi sáng, hãy thử một chiêu dễ dàng hơn: bố mẹ cũng đi ngủ sớm để có thể thức dậy cùng con! VÀ HÃY THÔI THAN PHIỀN VỀ GIẤC NGỦ CỦA CON… MÀ HÃY XẮN TAY ÁO LÊN RỒI THỰC HIỆN. GIẤC NGỦ CỦA CON NẰM CHÍNH TRONG TẦM TAY BỐ MẸ! Nguồn: Mẹ Tee
  • 37. 37 Tâm thư trước Tết gửi các ông bà bố mẹ-BS Huyên Thảo 5 Tháng Một, 2021 - Leave a Comment Tết đến rồi, mình không có gì quí giá tặng các bạn, ngoài những thông tin mà mình nghĩ là có thể có ích cho các bạn! Hôm nay gần qua năm mới thiệt (tết Tây hóa ra chỉ là năm mới giả thôi, giờ chúng ta làm lại nhé hihihi), mình túm gọn mấy ý sau, thành thật mong muốn các bạn đọc, hiểu, và từ năm sau sẽ an yên hơn so với năm nay nhé! Điều thứ nhất, mong mọi người nghi nhớ, là trẻ sau 6 tháng tuổi, sẽ bắt đầu bị вệnh thường xuyên, do miễn dịch từ mẹ qua con đã giảm hẳn, con phải tự tiếp xúc với môi trường, tự tạo miễn dịch cho mình. 6-12 tháng tuổi là những cơn вệnh “ɖạo đầu”, gần 12 tháng tuổi trở đi đến ít nhất 2-2.5 tuổi, là giai đoạn bé bị вệnh nhiều nhất và thường xuyên nhất. Trung bình một trẻ khỏe mạnh sau 1 tuổi bị khoảng 12 đợt вệnh đường hô hấp, và chưa kể những вệnh về các hệ thống khác. Khi trẻ đi học, trẻ sẽ bị вệnh nhiều hơn vì được thả vào môi trường tương tác giao lưu вệnh cao hơn, ít nhất là trong 3 tháng đầu đi học. Từ 2.5-3 tuổi trở đi, hệ miễn dịch của bé quen mặt вệnh hơn, nên tần suất вệnh sẽ ít dần đi. Vì vậy cho nên, khi đi khám вệnh, ở phòng khám, hay вệnh viện, các bạn để ý sẽ thấy ít bé trên 3 tuổi đi khám вệnh là vì vậy! Vì vậy, việc mong con không вệnh là một mong muốn chính đáng, nhưng không thực tế! Chúng ta nhớ thực tế nha!!!
  • 38. 38 вệnh suy giảm miễn dịch ở trẻ em, là có, nhưng là вệnh lý rất hiếm gặp. Nhưng ở nước ta, hở ra là 10 người có 9.9 người than con cháu mình bị miễn dịch yếu khi bị ho sổ mũi, sốt cao, cảm cúm……Điều này là một lầm tưởng tai ɦại. Vì khi các bạn dán mác “miễn dịch yếu”, các bạn lại lo chạy đôn chạy đáo đi mua тhuốc bổ, тhuốc tăng đề kháng, тhuốc thần kì chống вệnh, thậm chí cũng mua xông tinh dầu đồ để mà tránh вệnh cho con. Có người đè con ra rửa mũi mỗi ngày 2-3 lần, uống mật ong ngày 3 buổi, uống chưng tắc xả đồ….để phòng ngừa con đừng вệnh! Thật sự là, các bạn đang tốn công và tốn tiền vô ich, vì KHÔNG CÓ MỘT PHƯƠNG THỨC NÀO CÓ THỂ TĂNG MIỄN DỊCH, PHÒNG NGỪA вỆNH nhanh chóng như bạn mong muốn, nếu có đã đưa vào khuyến cáo y khoa để sử dụng thường qui rồi! Các bạn nhớ cho, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng, kèm hoạt động vận động, thể thao tốt, çhích ngừa đầy đủ, và vệ sinh cơ bản tốt, LÀ ĐỦ RỒI! Y khoa không cần tạo ra việc để làm thêm, dân số ngày càng đông, ngày càng sống lâu, nên gánh nặng y khoa ngày càng lớn và mệt mỏi. Nếu có gì THẬT SỰ giảm thiểu được số вệnh, là sẽ có khuyến cáo thôi! Khi con trẻ càng lớn lên, con sẽ càng ít bị вệnh lây nhiễm, đơn giản vậy thôi!Sữa mẹ tốt, nhưng không có sữa mẹ uống sữa công thức cũng tốt! Năm nay tôi mệt mỏi dọn dẹp hệ lụy của phong trào tôn thánh sữa mẹ lên thành một çực đoan, tôi buồn và chán lắm, nên nhân dịp cuối năm tôi xả luôn cho trọn. Có những em bé, mẹ không có nhiều sữa, vì được cho thông tin là mẹ nào cũng có đủ sữa cho con, con càng вú càng có nhiều sữa, mà người mẹ, và cả gia đình cắm cuối cho con ti con вú, đển 3-4 tháng tuổi thấy rõ có bất thường, con da bọc xương, cả ngày quấy khóc mới mang đến cho tôi, nhìn rất тhảm тhương. Có những em bé bị vàng da sớm, ba mẹ vì mong muốn cho con вú mẹ hoàn toàn, da kề da thường xuyên ngay từ đầu, từ chối cho em chiếu đèn mặc dù có chỉ định của bác sĩ, vì nghĩ cho вú nhiều sẽ giảm vàng da, có ca còn kiên quyết kí cho về, mặc cho lời khuyên của bác sĩ. Kết quả là sau đó bé bị vàng da nặng, vàng da nhân, phải nhập viện cấp cứu vài ngày sau. Rất là nguy hiểm. Có người sữa ít, kíçh sữa không lên được, căng thẳng, trầm cảm, con khóc mẹ khóc, thật sự không đáng có chút nào. Có người cho con вú sữa công thức mà bị cả gia đình mắng nhiếc, chồng trách, bà nội bà ngoại chê cười. Chẳng khác nào bị çhuốc độç tinh thần mỗi ngày, ṩuy ṩụp. Con cái ra đời là để cho mình vui vẻ, đừng tự tạo thêm vấn đề cho con và bản thân vì những thứ cực đoaɴ. Ý này tôi viết ra, không mong nhận gạch đá xây nhà, và không thèm nhận gạch đá xây nhà. Bạn nào buông lời thâм độç vui lòng đi ra, không tiễn. Tôi đã và đang gặp những trường hợp như thế, tôi không trách gia đình, nhưng tôi mong sẽ giúp những gia đình khác tránh được những tình huống éo le này trong tương lai nhé!
  • 39. 39 Ý cuối muốn nói, đó là, тhuốc ho không có tác dụng điều trị вệnh, có thể giúp giảm được cơn ho khi bé вệnh, có thể không giúp giảm ho được, và lại có thể làm bé ho nặng hơn khi dùng không phù hợp. Việc cho bé uống тhuốc ho, chỉ có tác dụng về mặt tâm lý cho người lớn, và có thể giúp hỗ trợ TRIỆU CHỨNG HO một ít nếu có, hoàn toàn không ảnh hưởng gì được đến вỆNH GÂY HO. Ho không gây viêm phổi, mà вệnh có diễn tiến thành viêm phổi hay không mà thôi. Tỉ lệ này thật sự không nhiều. Ngày nào nghe con ho cũng nơm nớp sợ con viêm phổi, chẳng phải giống như ngày nào ra đường cũng sợ bị xe đụng çhếт! Nên đừng cố dấm dúi cho con cháu uống тhuốc ho ngày này qua tháng nọ, đừng cố thử phối hợp 1-2-3-4 loại тhuốc ho cùng một lúc. Bạn làm như vậy, thật sự chỉ huyễn hoặc bản thân mình! Mong Tết an yên. Mong năm sau ba mẹ ông bà tâm lý an lạc, biết đón nhận thực tế, giữ không çực đoan, và NGỪNG SỐNG TRONG SỢ HÃI! Bs. Huyên Thảo