SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Download to read offline
Toolbox Talks
Làm việc với Dung
môi 3
NHỮNG MỐI NGUY HIỂM
CHÍNH CỦA DUNG MÔI
CHÚNG TA SỬ DỤNG
Mối nguy chính của những dung môi:
1. NGUY CƠ CHÁY/NỔ
2. GÂY DỊ ỨNG MẮT, DA &
HÔ HẤP
3. TÁC DỤNG GÂY MÊ
4. ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE
1. CHÁY & NỔ
Các đặc tính dễ cháy và nổ của hầu hết dung môi hữu cơ thường được
biết đến. Dung môi rất khác nhau về độ rủi ro cháy/ nổ mà chúng chuyển
tới; điều này có thể được xác định chủ yếu bằng cách kiểm tra các đặc tính
vật lý như sau:
· điểm chớp cháy;
· giới hạn nổ (hay cháy); và
· nhiệt độ tự bắt cháy.
Một số hơi dung môi nặng hơn không khí, điều này có nghĩa
hơi có thể đi dọc theo mặt đất để đến những khu vực bất
ngờ mà nơi đó có thể có sự hiện diện của nguy cơ cháy.
Nó cũng có thể bắt cháy ngược trở lại nguồn.
Ngăn chặn tĩnh điện phát triển bằng cách “luôn luôn sử
dụng nối đất phù hợp" khi sang hay chiết qua thùng
chứa.
1. CHÁY & NỔ
Tối đa hóa hệ thống thông gió để giải phóng hơi dung môi.
Đảm bảo rằng bạn biết nơi có hệ thống báo cháy gần nhất và
bạn biết cách để sử dụng chúng. Và cũng biết nơi nào đặt
bình chữa cháy gần nhất trong trường hợp khẩn cấp nhưng
đừng cố gắng dập lửa, trừ khi bạn tự tin vào khả năng của
mình và luôn luôn kích hoạt hệ thống báo cháy đầu tiên.
Một loạt các nguồn có khả
năng bắt cháy hơi dung môi
trong không khí
ví dụ: ngọn lửa hở, bề mặt
nóng, tia lửa điện từ thiết bị,
máy nghiền…, tĩnh điện, dụng
cụ kim loại rơi & gây ra một
tia lửa.
2. KÍCH ỨNG
Hầu hết các dung môi gây kích ứng niêm mạc mắt, mũi
& cổ họng trong đó mắt là nhạy cảm nhất.
Luôn luôn mang đúng PPE ví dụ. Kính an toàn hay
kính phủ, găng tay chống thấm, tạp dề, mặt nạ hô hấp
(nếu hơi không thể kiểm soát bằng cách cơ học)...
Hít phải là con đường tiếp xúc quan trọng nhất với hầu
hết các dung môi. Khi hít vào, hơi phát sinh từ dung
môi có thể trực tiếp gây kích ứng đường hô hấp trên
(mũi, cổ họng và ống cuống phổi).
Hơi dung môi cũng có thể dễ dàng hấp thụ qua phổi
vào máu và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ
thể để gây thêm các tác động xấu. Các dung môi này
phải được lọc bởi gan và thân, con đường đầu tiên của
cơ thể để chống lại các chất độc.
Kích ứng
Tiếp xúc da. Dung môi có thể được hấp thu
qua da và di chuyển đến các bộ phận khác của
cơ thể. Dung môi cũng có thể phá vỡ các loại
dầu và chất béo tự nhiên bảo vệ da.
Điều này có thể gây da bị khô, nứt và bị sưng
tấy (phồng rộp) cũng có thể gây ra viêm da khi
tiếp xúc. Tiếp xúc lâu dài với da cũng có thể gây
bỏng hóa chất.
Điều quan trọng là phải thay quần áo nếu dung
môi văng bắn vào.
Tiếp xúc miệng. Dung môi có thể xâm nhập
vào cơ thể và máu thông qua đường miệng và
hệ thống tiêu hóa. Mặc dù không phải là con
đường xâm nhập thông dụng, miệng tiếp xúc
với tay, đồ ăn và thuốc lá bị nhiễm hóa chất có
thể xảy ra và gây nguy hiểm.
3. TÁC DỤNG
GÂY MÊ
Hơi dung môi có thể dễ dàng hít vào
và nếu đủ số lượng được hấp thụ
vào phổi, sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ
thần kinh trung ương gây ra triệu
chứng như say rượu hay gây mê mà
sau khi tiếp xúc kéo dài có thể gây
tác động vĩnh viễn đến các chức
năng bình thường.
Cố ý hít phải dung môi có thể gây
bất tỉnh và tử vong.
Tác dụng gây mê
Để tránh hít phải quá nhiều hơi dung môi chúng ta
cần tối đa hóa hệ thống thông gió để giải phóng hơi
dung môi tại nguồn.
Kiểm tra hệ thống thông gió cơ học ví dụ gắn cục lọc
vào, đang hoạt động một cách có hiệu quả.
Nếu hệ thống thông gió không đủ hoặc nó như là
biện pháp ngắn hạn, phải mang mặt nạ thích hợp
hay mặt nạ hoặc áo trùm đầu được cung cấp khí.
Dưới điều kiện khắc nghiệt như không gian hạn chế
thì cần mang thiết bị hô hấp thích hợp (thông thường
không khí được cung cấp).
4. RỦI RO VỀ SỨC KHỎE
CỦA DUNG MÔI
Tiếp xúc với các dung môi hữu cơ và các chất lỏng khác là một trong
những rủi ro về sức khỏe hóa chất phổ biến tại nơi làm việc.
Hơi dung môi cũng có thể tích lũy ở những không gian hạn chế và ở
lại đó trong một thời gian dài, gây rủi ro cho sức khỏe và tài sản.
Dung môi xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, nuốt phải và qua
da. Tác dụng phụ thuộc vào các nhân tố, như
• dung môi bay hơi ở nhiệt độ xung quanh một cách dễ dàng như
thế nào?
• các đặc tính của dung môi là gì; hòa tan nước hoặc có thể hòa tan
chất béo?
• nồng độ dung môi trong không khí tại nơi làm việc là gì?
• loại công việc nào liên quan, nặng hay nhẹ? (thở hổn hển làm tăng
lượng hít khí vào.)
• tiếp xúc kéo dài bao lâu?
4. RỦI RO VỀ SỨC
KHỎE CỦA DUNG MÔI
Dung môi, hơi và sương của chúng có tác động khác nhau đối với
sức khỏe của con người. Nhiều loại thì tác động gây mê, gây mệt
mỏi, chóng mặt và nhiễm độc.
Liều cao có thể dẫn đến bất tỉnh và tử vong.
Tiếp xúc với liều lượng lớn dung môi có thể làm chậm phản ứng và
ảnh hưởng đến sự phán đoán. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tai
nạn tại nơi làm việc và bên ngoài, ví dụ như giao thông trên đường
trở về nhà.
Dung môi gây kích ứng mắt và đường hô hấp.
Dung môi làm sạch và khử dầu mỡ không chỉ trên tấm kim loại
trong quá trình công nghiệp mà còn trên da. Đây là nguyên nhân rất
phổ biến của rối loạn da và viêm da. Một số dung môi ngấm vào da
và đi vào vòng tuần hoàn máu.
Dung môi có thể gây hại cho gan, thận, tim, mạch máu, tủy xương
và hệ thần kinh.
Biện pháp phòng
ngừa với dung môi
• Bạn biết càng nhiều về dung môi và các biện pháp
phòng ngừa hợp lý bạn nên làm, bạn sẽ càng an toàn
hơn. Đó là lý do tại sao nhận được thông tin và được
huấn luyện là rất quan trọng.
• Hãy chắc chắn rằng người quản lý của bạn cung cấp
cho bạn chi tiết về các mối nguy của các dung môi đặc
biệt mà bạn sử dụng, biện pháp phòng ngừa thực hiện
khi bạn sử dụng chúng và làm theo thủ tục trong trường
hợp khẩn cấp.
• Đọc tài liệu an toàn của nhà cung cấp và nhãn của thùng
chứa và làm theo lời khuyên dành cho chúng. Yêu cầu
người quản lý bạn giải thích chi tiết nếu bạn cần.
• Hãy sử dụng đầy đủ thiết bị thông gió mà công ty cung
cấp để loại bỏ hơi từ nơi làm việc của bạn.
Biện pháp phòng
ngừa với dung môi
• Báo cáo cho cấp quản lý của bạn về bất kỳ thiệt hại hay
hư hỏng của hệ thống thông gió của nhà máy hay thiết bị
an toàn.
• Mang bất kỳ thiết bị bảo vệ đường hô hấp nào mà quản lý
cung cấp cho bạn. Giữ thiết bị bảo vệ đường hô hấp sạch
sẽ để nó phù hợp khi sử dụng.
• Tận dụng tối đa hệ thống thông gió tự nhiên ở nơi thích
hợp, bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ.
• Ngăn chặn sự bốc hơi không cần thiết của dung môi bằng
cách sử dụng tối thiểu lượng dung môi cho công việc, giữ
nắp trên thùng chứa và sử dụng các thùng chứa đã siết
chặt nắp để chứa chất thải nhiễm dung môi.
• Đừng để các giẻ lau nhiễm dung môi ở nơi xung quanh.
Biện pháp phòng
ngừa với dung môi
TIẾP XÚC DA
• Tránh tiếp xúc da với dung môi và bất kỳ sản phẩm nào chứa dung
môi bằng cách mặc quần áo bảo hộ (găng tay, tạp dề, kính, hay tấm
che mặt…) khi cần thiết.
• Đừng sử dụng dung môi để loại bỏ sơn, dầu mỡ.. từ da của bạn.
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA KHÁC
• Không được ăn hay hút thuốc trong khu vực, nơi có chứa dung môi.
• Rửa sạch hoàn toàn sau khi làm việc với các dung môi trước khi ăn
hoặc hút thuốc.
• Không hút thuốc, hàn, đốt hay sử dụng bất kỳ đèn trần trong khu
vực mà có thể chứa hơi dung môi.

More Related Content

Similar to TBT33 - Làm việc với dung môi 3.ppt.pdf

An toàn lao động trong sản xuất hóa chất.pptx
An toàn lao động trong sản xuất hóa chất.pptxAn toàn lao động trong sản xuất hóa chất.pptx
An toàn lao động trong sản xuất hóa chất.pptx
SangL72
 
7 loi khuyen de phong tranh di ung theo mua
7 loi khuyen de phong tranh di ung theo mua7 loi khuyen de phong tranh di ung theo mua
7 loi khuyen de phong tranh di ung theo mua
LUONG NGUYEN
 
An toàn hoá chất
An toàn hoá chấtAn toàn hoá chất
An toàn hoá chất
Bảo Mơ
 
An toàn khi làm việc với hoá chất
An toàn khi làm việc với hoá chấtAn toàn khi làm việc với hoá chất
An toàn khi làm việc với hoá chất
Hữu Nghĩa Đặng
 

Similar to TBT33 - Làm việc với dung môi 3.ppt.pdf (20)

Baocao
BaocaoBaocao
Baocao
 
6-Methanol.pdf
6-Methanol.pdf6-Methanol.pdf
6-Methanol.pdf
 
An toàn lao động trong sản xuất hóa chất.pptx
An toàn lao động trong sản xuất hóa chất.pptxAn toàn lao động trong sản xuất hóa chất.pptx
An toàn lao động trong sản xuất hóa chất.pptx
 
ANTI FOAM_Chuẩn.pdf
ANTI FOAM_Chuẩn.pdfANTI FOAM_Chuẩn.pdf
ANTI FOAM_Chuẩn.pdf
 
7. (Tổng quan) bệnh ngoài da TQ1.ppt
7. (Tổng quan) bệnh ngoài da TQ1.ppt7. (Tổng quan) bệnh ngoài da TQ1.ppt
7. (Tổng quan) bệnh ngoài da TQ1.ppt
 
7 loi khuyen de phong tranh di ung theo mua
7 loi khuyen de phong tranh di ung theo mua7 loi khuyen de phong tranh di ung theo mua
7 loi khuyen de phong tranh di ung theo mua
 
An toàn hoá chất
An toàn hoá chấtAn toàn hoá chất
An toàn hoá chất
 
Msds Dầu Truyền Nhiệt Shell Heat Transfer Oil S2
Msds Dầu Truyền Nhiệt Shell Heat Transfer Oil S2Msds Dầu Truyền Nhiệt Shell Heat Transfer Oil S2
Msds Dầu Truyền Nhiệt Shell Heat Transfer Oil S2
 
LỜI THOẠI chương 1.docx
LỜI THOẠI chương 1.docxLỜI THOẠI chương 1.docx
LỜI THOẠI chương 1.docx
 
Môi trường không khí tại TP.HCM
Môi trường không khí tại TP.HCMMôi trường không khí tại TP.HCM
Môi trường không khí tại TP.HCM
 
Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc
Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc
Đề Tài Nghiên Cứu Bệnh Bụi Phổi Trong Ngành May Mặc
 
Bụi một vài điều cần biết
Bụi một vài điều cần biếtBụi một vài điều cần biết
Bụi một vài điều cần biết
 
Buimoitruong ld
Buimoitruong ldBuimoitruong ld
Buimoitruong ld
 
An toàn khi làm việc với hoá chất
An toàn khi làm việc với hoá chấtAn toàn khi làm việc với hoá chất
An toàn khi làm việc với hoá chất
 
MSDS--NH3.pdf
MSDS--NH3.pdfMSDS--NH3.pdf
MSDS--NH3.pdf
 
PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT.pdf
PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT.pdfPHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT.pdf
PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT.pdf
 
rong_san_x_9666.ppt
rong_san_x_9666.pptrong_san_x_9666.ppt
rong_san_x_9666.ppt
 
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.
 
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không KhíLuận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí
 
Khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5
Khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5Khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5
Khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5
 

TBT33 - Làm việc với dung môi 3.ppt.pdf

  • 1. Toolbox Talks Làm việc với Dung môi 3
  • 2. NHỮNG MỐI NGUY HIỂM CHÍNH CỦA DUNG MÔI CHÚNG TA SỬ DỤNG Mối nguy chính của những dung môi: 1. NGUY CƠ CHÁY/NỔ 2. GÂY DỊ ỨNG MẮT, DA & HÔ HẤP 3. TÁC DỤNG GÂY MÊ 4. ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE
  • 3. 1. CHÁY & NỔ Các đặc tính dễ cháy và nổ của hầu hết dung môi hữu cơ thường được biết đến. Dung môi rất khác nhau về độ rủi ro cháy/ nổ mà chúng chuyển tới; điều này có thể được xác định chủ yếu bằng cách kiểm tra các đặc tính vật lý như sau: · điểm chớp cháy; · giới hạn nổ (hay cháy); và · nhiệt độ tự bắt cháy. Một số hơi dung môi nặng hơn không khí, điều này có nghĩa hơi có thể đi dọc theo mặt đất để đến những khu vực bất ngờ mà nơi đó có thể có sự hiện diện của nguy cơ cháy. Nó cũng có thể bắt cháy ngược trở lại nguồn. Ngăn chặn tĩnh điện phát triển bằng cách “luôn luôn sử dụng nối đất phù hợp" khi sang hay chiết qua thùng chứa.
  • 4. 1. CHÁY & NỔ Tối đa hóa hệ thống thông gió để giải phóng hơi dung môi. Đảm bảo rằng bạn biết nơi có hệ thống báo cháy gần nhất và bạn biết cách để sử dụng chúng. Và cũng biết nơi nào đặt bình chữa cháy gần nhất trong trường hợp khẩn cấp nhưng đừng cố gắng dập lửa, trừ khi bạn tự tin vào khả năng của mình và luôn luôn kích hoạt hệ thống báo cháy đầu tiên. Một loạt các nguồn có khả năng bắt cháy hơi dung môi trong không khí ví dụ: ngọn lửa hở, bề mặt nóng, tia lửa điện từ thiết bị, máy nghiền…, tĩnh điện, dụng cụ kim loại rơi & gây ra một tia lửa.
  • 5. 2. KÍCH ỨNG Hầu hết các dung môi gây kích ứng niêm mạc mắt, mũi & cổ họng trong đó mắt là nhạy cảm nhất. Luôn luôn mang đúng PPE ví dụ. Kính an toàn hay kính phủ, găng tay chống thấm, tạp dề, mặt nạ hô hấp (nếu hơi không thể kiểm soát bằng cách cơ học)... Hít phải là con đường tiếp xúc quan trọng nhất với hầu hết các dung môi. Khi hít vào, hơi phát sinh từ dung môi có thể trực tiếp gây kích ứng đường hô hấp trên (mũi, cổ họng và ống cuống phổi). Hơi dung môi cũng có thể dễ dàng hấp thụ qua phổi vào máu và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể để gây thêm các tác động xấu. Các dung môi này phải được lọc bởi gan và thân, con đường đầu tiên của cơ thể để chống lại các chất độc.
  • 6. Kích ứng Tiếp xúc da. Dung môi có thể được hấp thu qua da và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Dung môi cũng có thể phá vỡ các loại dầu và chất béo tự nhiên bảo vệ da. Điều này có thể gây da bị khô, nứt và bị sưng tấy (phồng rộp) cũng có thể gây ra viêm da khi tiếp xúc. Tiếp xúc lâu dài với da cũng có thể gây bỏng hóa chất. Điều quan trọng là phải thay quần áo nếu dung môi văng bắn vào. Tiếp xúc miệng. Dung môi có thể xâm nhập vào cơ thể và máu thông qua đường miệng và hệ thống tiêu hóa. Mặc dù không phải là con đường xâm nhập thông dụng, miệng tiếp xúc với tay, đồ ăn và thuốc lá bị nhiễm hóa chất có thể xảy ra và gây nguy hiểm.
  • 7. 3. TÁC DỤNG GÂY MÊ Hơi dung môi có thể dễ dàng hít vào và nếu đủ số lượng được hấp thụ vào phổi, sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương gây ra triệu chứng như say rượu hay gây mê mà sau khi tiếp xúc kéo dài có thể gây tác động vĩnh viễn đến các chức năng bình thường. Cố ý hít phải dung môi có thể gây bất tỉnh và tử vong.
  • 8. Tác dụng gây mê Để tránh hít phải quá nhiều hơi dung môi chúng ta cần tối đa hóa hệ thống thông gió để giải phóng hơi dung môi tại nguồn. Kiểm tra hệ thống thông gió cơ học ví dụ gắn cục lọc vào, đang hoạt động một cách có hiệu quả. Nếu hệ thống thông gió không đủ hoặc nó như là biện pháp ngắn hạn, phải mang mặt nạ thích hợp hay mặt nạ hoặc áo trùm đầu được cung cấp khí. Dưới điều kiện khắc nghiệt như không gian hạn chế thì cần mang thiết bị hô hấp thích hợp (thông thường không khí được cung cấp).
  • 9. 4. RỦI RO VỀ SỨC KHỎE CỦA DUNG MÔI Tiếp xúc với các dung môi hữu cơ và các chất lỏng khác là một trong những rủi ro về sức khỏe hóa chất phổ biến tại nơi làm việc. Hơi dung môi cũng có thể tích lũy ở những không gian hạn chế và ở lại đó trong một thời gian dài, gây rủi ro cho sức khỏe và tài sản. Dung môi xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, nuốt phải và qua da. Tác dụng phụ thuộc vào các nhân tố, như • dung môi bay hơi ở nhiệt độ xung quanh một cách dễ dàng như thế nào? • các đặc tính của dung môi là gì; hòa tan nước hoặc có thể hòa tan chất béo? • nồng độ dung môi trong không khí tại nơi làm việc là gì? • loại công việc nào liên quan, nặng hay nhẹ? (thở hổn hển làm tăng lượng hít khí vào.) • tiếp xúc kéo dài bao lâu?
  • 10. 4. RỦI RO VỀ SỨC KHỎE CỦA DUNG MÔI Dung môi, hơi và sương của chúng có tác động khác nhau đối với sức khỏe của con người. Nhiều loại thì tác động gây mê, gây mệt mỏi, chóng mặt và nhiễm độc. Liều cao có thể dẫn đến bất tỉnh và tử vong. Tiếp xúc với liều lượng lớn dung môi có thể làm chậm phản ứng và ảnh hưởng đến sự phán đoán. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tai nạn tại nơi làm việc và bên ngoài, ví dụ như giao thông trên đường trở về nhà. Dung môi gây kích ứng mắt và đường hô hấp. Dung môi làm sạch và khử dầu mỡ không chỉ trên tấm kim loại trong quá trình công nghiệp mà còn trên da. Đây là nguyên nhân rất phổ biến của rối loạn da và viêm da. Một số dung môi ngấm vào da và đi vào vòng tuần hoàn máu. Dung môi có thể gây hại cho gan, thận, tim, mạch máu, tủy xương và hệ thần kinh.
  • 11. Biện pháp phòng ngừa với dung môi • Bạn biết càng nhiều về dung môi và các biện pháp phòng ngừa hợp lý bạn nên làm, bạn sẽ càng an toàn hơn. Đó là lý do tại sao nhận được thông tin và được huấn luyện là rất quan trọng. • Hãy chắc chắn rằng người quản lý của bạn cung cấp cho bạn chi tiết về các mối nguy của các dung môi đặc biệt mà bạn sử dụng, biện pháp phòng ngừa thực hiện khi bạn sử dụng chúng và làm theo thủ tục trong trường hợp khẩn cấp. • Đọc tài liệu an toàn của nhà cung cấp và nhãn của thùng chứa và làm theo lời khuyên dành cho chúng. Yêu cầu người quản lý bạn giải thích chi tiết nếu bạn cần. • Hãy sử dụng đầy đủ thiết bị thông gió mà công ty cung cấp để loại bỏ hơi từ nơi làm việc của bạn.
  • 12. Biện pháp phòng ngừa với dung môi • Báo cáo cho cấp quản lý của bạn về bất kỳ thiệt hại hay hư hỏng của hệ thống thông gió của nhà máy hay thiết bị an toàn. • Mang bất kỳ thiết bị bảo vệ đường hô hấp nào mà quản lý cung cấp cho bạn. Giữ thiết bị bảo vệ đường hô hấp sạch sẽ để nó phù hợp khi sử dụng. • Tận dụng tối đa hệ thống thông gió tự nhiên ở nơi thích hợp, bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ. • Ngăn chặn sự bốc hơi không cần thiết của dung môi bằng cách sử dụng tối thiểu lượng dung môi cho công việc, giữ nắp trên thùng chứa và sử dụng các thùng chứa đã siết chặt nắp để chứa chất thải nhiễm dung môi. • Đừng để các giẻ lau nhiễm dung môi ở nơi xung quanh.
  • 13. Biện pháp phòng ngừa với dung môi TIẾP XÚC DA • Tránh tiếp xúc da với dung môi và bất kỳ sản phẩm nào chứa dung môi bằng cách mặc quần áo bảo hộ (găng tay, tạp dề, kính, hay tấm che mặt…) khi cần thiết. • Đừng sử dụng dung môi để loại bỏ sơn, dầu mỡ.. từ da của bạn. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA KHÁC • Không được ăn hay hút thuốc trong khu vực, nơi có chứa dung môi. • Rửa sạch hoàn toàn sau khi làm việc với các dung môi trước khi ăn hoặc hút thuốc. • Không hút thuốc, hàn, đốt hay sử dụng bất kỳ đèn trần trong khu vực mà có thể chứa hơi dung môi.