SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
B. Câu hỏi trắc nghiệm chọn một phương án đúng nhất
1. Theo Thuyết thần học, nhà nước ra đời do:
a. Sự sáng tạo của thượng đế.
b. Do Giáo hội trao quyền cai trị dân chúng cho nhà Vua.
c. Do sự thỏa thuận của người dân trong xã hội.
d. Do tâm lý của người nguyên thủy muốn tôn sùng các thủ lĩnh làm
Vua.
2. Theo Thuyết gia trưởng, nhà nước ra đời do:
a. Kết quả phát triển của gia đình và quyền gia trưởng.
b. Kết quả của đấu tranh giai cấp.
c. Thượng đế sáng tạo ra.
d. Tập quán cai trị hình thành.
3. Theo Thuyết bạo lực, nhà nước ra đời do:
a. Các dũng sỹ đấu võ để tìm ra người giỏi nhất đứng đầu nhà nước.
b. Mọi người luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh.
c. Kết quả sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác. Thị tộc
chiến thắng tổ chức xây dựng nhà nước để cai trị.
d. Thượng đế trao quyền cho các võ sỹ tổ chức nên nhà nước.
4. Theo Thuyết khế ước xã hội, nhà nước ra đời do:
a. Kết quả ký kết một hợp đồng giữa các thành viên của một xã hội
không có nhà nước.
b. Do Giáo hội trao quyền cai trị dân chúng cho Nhà Vua.
c. Thượng đế trao cho nhà Vua.
d. Thượng đế trao cho nhân dân.
5. Theo học thuyết Mác - Lê nin, nguyên nhân ra đời nhà nước do:
a. Thượng đế ban tặng cho loài người.
b. Chế độ tư hữu tài sản xuất hiện.
c. Phân hóa xã hội thành giai cấp, các giai cấp, tầng lớp có lợi ích
đối lập và mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
d. Cả hai nguyên nhân b và c.
6. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nguyên nhân dẫn đến sự
ra đời của nhà nước nảy sinh trong xã hội:
a. Cộng sản nguyên thủy.
b. Chiếm hữu nô lệ.
c. Phong kiến.
d. Tư bản chủ nghĩa.
7. Cơ sở kinh tế của chế độ Cộng sản nguyên thủy là:
a. Công hữu về tư liệu sản xuất.
b. Tư hữu của chủ nô về tư liệu sản xuất.
c. Tư hữu của địa chủ về tư liệu sản xuất.
d. Tư hữu của tư sản về tư liệu sản xuất.
8. Tế bào cơ sở của xã hội Cộng sản nguyên thủy là:
a. Gia đình.
b. Bộ lạc.
c. Thị tộc.
d. Dòng họ.
9. Thị tộc là một cộng đồng lao động và sản xuất được tổ chức theo:
a. Lãnh thổ.
b. Huyết thống.
c. Tôn giáo.
d. Giới tính.
10. Công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc là:
a. Pháp luật và tập quán.
b. Tín điều tôn giáo.
c. Tập quán.
d. Tập quán và tín điều tôn giáo.
11. Phương án nào dưới đây sai khi nói về xã hội Cộng sản nguyên thủy:
a. Chưa có pháp luật.
b. Chưa có giai cấp.
c. Có những quy tắc xử sự chung.
d. Không có tín điều tôn giáo.
12. Quyền lực và hệ thống tổ chức quyền lực trong xã hội Cộng sản
nguyên thủy:
a. Hòa nhập vào xã hội và phục vụ lợi ích của các thành viên trong xã
hội.
b. Đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội và phục vụ lợi ích cho các thành
viên trong xã hội.
c. Đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội và phục vụ lợi ích cho Hội đồng
thị tộc, tù trưởng, các thủ lĩnh tôn giáo.
d. Hòa nhập vào xã hội và phục vụ lợi ích cho Hội đồng thị tộc, tù
trưởng, các thủ lĩnh tôn giáo.
13. Nhận định nào sau đây đúng:
a. Xã hội Công xã nguyên thủy chưa có nhà nước và do đó không
có quyền lực và tổ chức quyền lực.
b. Xã hội Công xã nguyên thủy đã có nhà nước và có quyền lực và
tổ chức quyền lực.
c. Xã hội Công xã nguyên thủy chưa có nhà nước nhưng có quyền
lực và tổ chức quyền lực.
d. Xã hội Công xã nguyên thủy đã có nhà nước nhưng chưa có quyền
lực và tổ chức quyền lực.
14. Bản chất nhà nước thể hiện ở:
a. Tính giai cấp.
b. Tính xã hội.
c. Tính giai cấp và tính xã hội.
d. Tính giai cấp hoặc tính xã hội.
15. Tính giai cấp của nhà nước thể hiện:
a. Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp.
b. Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác.
c. Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
d. Cả a, b và c.
16. Tính xã hội của nhà nước thể hiện:
a. Chức năng và nhiệm vụ bảo vệ lợi ích giai cấp.
b. Những hoạt động bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
c. Việc không bảo vệ những lợi ích khác nhau trong xã hội.
d. Bảo vệ và thể hiện ý chí và lợi ích chung của xã hội.
17. Nhà nước là:
a. Sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp.
b. Do giai cấp thống trị tổ chức ra và lãnh đạo.
c. Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt.
d. Một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý nhằm duy trì trật
tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có
giai cấp.
18. Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước được hiểu là:
a. Khả năng sử dụng sức mạnh vũ lực.
b. Khả năng sử dụng biện pháp thuyết phục, giáo dục.
c. Có thể sử dụng quyền lực kinh tế, chính trị hoặc tư tưởng.
d. Việc sử dụng sức mạnh cưỡng chế là độc quyền.
19. Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo:
a. Huyết thống.
b. Tôn giáo.
c. Đơn vị hành chính - lãnh thổ.
d. Giới tính.
20. Nhà nước phân chia cư dân và lãnh thổ nhằm:
a. Thực hiện quyền lực.
b. Thực hiện chức năng.
c. Quản lý xã hội.
d. Trấn áp giai cấp.
21. Nhà nước có chủ quyền quốc gia là:
a. Nhà nước có quyền tối cao trong đối nội và độc lập trong đối
ngoại.
b. Nhà nước có quyền lực.
c. Nhà nước có quyền tối cao trong đối ngoại.
d. Nhà nước được nhân dân trao quyền lực.
22. Trong đối nội, chủ quyền quốc gia thể hiện:
a. Quyền tối cao của nhà nước trong việc lựa chọn phương hướng
phát triển đất nước.
b. Quyền tối cao của nhà nước trong việc quyết định chế độ chính trị
- kinh tế - văn hoá - xã hội.
c. Quyền tối cao của nhà nước trong việc việc tổ chức và thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
d. Cả a, b, c đều đúng.
23. Trong quan hệ đối ngoại, chủ quyền quốc gia thể hiện:
a. Sự tự do tuyệt đối trong hành động.
b. Sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia.
c. Quyền tối cao trong việc trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực
nhà nước.
d. Cả a, b, c đều đúng.
24. Các nhà nước phải tôn trọng và không can thiệp lẫn nhau vì:
a. Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt.
b. Nhà nước có chủ quyền.
c. Mỗi nhà nước có hệ thống pháp luật riêng.
d. Nhà nước phân chia và quản lý cư dân của mình theo đơn vị hành
chính - lãnh thổ.
25. Để quản lý bắt buộc với công dân, nhà nước ban hành:
a. Phong tục tập quán.
b. Chuẩn mực đạo đức.
c. Pháp luật.
d. Tín điều tôn giáo.
26. Nhà nước thu thuế để:
a. Bảo đảm lợi ích vật chất của giai cấp bóc lột.
b. Đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
c. Đảm bảo nguồn lực cho sự tồn tại của nhà nước.
d. Bảo vệ lợi ích cho người nghèo.
27. Nhà nước quy định và thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc vì:
a. Nhà nước thực hiện quyền lực công cộng của mình.
b. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình.
c. Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
d. Nhà nước không tự bảo đảm nguồn tài chính.
28. Chức năng nhà nước là:
a. Những thuộc tính cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà
nước.
b. Những mục tiêu mà nhà nước cần đạt tới, là những vấn đề đặt ra
mà nhà nước cần giải quyết.
c. Những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực
hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
d. Cả a, b, c đều đúng.
29. Chức năng nhà nước do:
a. Giai cấp thống trị quy định.
b. Nhiệm vụ của nhà nước quy định.
c. Bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội và nhiệm vụ của nhà nước quyết
định.
d. Cả a, b và c.
30. Chức năng nhà nước được thực hiện bởi:
a. Cơ quan nhà nước.
b. Nhiệm vụ nhà nước.
c. Công dân.
d. Cả a, b, c đều đúng.
31. Chức năng nhà nước bao gồm:
a. Chức năng đối nội.
b. Chức năng đối ngoại.
c. Hoặc a hoặc b.
d. Cả a và b.
32. Nhà nước thực hiện chức năng của mình thông qua các hình thức:
a. Xây dựng pháp luật.
b. Tổ chức thực hiện pháp luật.
c. Bảo vệ pháp luật.
d. Cả a, b, c đều đúng.
33. Các phương pháp chính mà nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng
nhà nước là:
a. Phương pháp hành chính.
b. Phương pháp dân sự.
c. Phương pháp hình sự.
d. Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế.
34. Nhận định nào dưới đây là đúng:
a. Bản chất của nhà nước sẽ quyết định chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước.
b. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội
dung, hình thức thực hiện các chức năng của nhà nước.
c. Chức năng nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ cơ bản
của nhà nước.
d. Cả a, b và c.
35. Bộ máy nhà nước là:
a. Công cụ để giai cấp thống trị thực hiện quyền lực của mình.
b. Sự tập hợp của các cơ quan nhà nước.
c. Cách thức để tổ chức và quản lý xã hội.
d. Hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
được tổ chức theo những nguyên tắc chung và thống nhất nhằm thực hiện
những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
36. Kiểu nhà nước là: thuật ngữ dùng để chỉ những NN cùng có chung
những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước
và những điều kiện KTXH của sự tồn tại của nhà nước.
a. Những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực
hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
b. Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, và phương thức chuyển ý
chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước.
c. Tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù thể hiện bản chất giai
cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của
nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
d. Cả a, b, c đều sai.
37. Sự thay thế kiểu nhà nước cũ bằng kiểu nhà nước mới được thực hiện
bằng:
a. Khởi nghĩa nông dân.
b. Cách mạng tư sản.
c. Cách mạng xã hội.
d. Bạo lực.
38. Đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước chủ nô là:
a. Quyền lực nhà nước tập trung trong tay Nhà vua.
b. Bảo vệ chế độ sở hữu của giai cấp chủ nô đối với tư liệu sản xuất
và người nô lệ.
c. Bộ máy tổ chức nhà nước phức tạp.
d. Nô lệ là công cụ biết nói.
39. Đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước phong kiến là:
a. Bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và người nông
dân của giai cấp phong kiến.
b. Bảo vệ chế độ sở hữu của giai cấp phong kiến đối với tư liệu sản
xuất - chủ yếu là ruộng đất.
c. Nô dịch các tầng lớp lao động khác bằng hệ tư tưởng tôn giáo.
d. Giai cấp địa chủ có quyền định đoạt tính mạng của người nông
dân.
40. Đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước tư sản là:
a. Bảo vệ chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất (chủ yếu là công
xưởng, hầm mỏ, nhà xưởng...) và bóc lột chế độ thặng dư.
b. Người lao động được tự do - sức lao động xã hội được giải phóng.
c. Tín ngưỡng là công việc của cá nhân - nhà thờ tách khỏi nhà nước
và tôn giáo không còn là quốc giáo.
d. Cả a, b và c.
41. Đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chống chiến tranh xâm lược.
b. Bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân.
c. Thiết lập các mối quan hệ hợp tác, hoà bình, hữu nghị, cùng phát
triển với các nhà nước khác.
d. Bảo vệ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của
đa số công nhân và những người lao động chân chính trong xã hội đối với
thiểu số những phần tử bóc lột, phản cách mạng trong xã hội.
42. Hình thức nhà nước bao gồm:
a. Hình thức đối nội, hình thức đối ngoại, chế độ chính trị.
b. Hình thức giai cấp, hình thức xã hội, chế độ chính trị.
c. Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc (NN đơn nhất, liên bang,
liên minh), chế độ chính trị.
d. Hình thức bên trong, hình thức bên ngoài, chế độ chính trị.
43. Hình thức chính thể là: Chính thể là hình thức tổ chức nhà nước do
hiến pháp định ra thông qua việc quy định của hiến pháp về cách thức
thành lập các cơ quan NN ở trung ương và qhệ giữa chúng vs nhau, và
mức độ tham giá của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước.
a. Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương thức chuyển ý
chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước.
b. Cách thức tổ chức nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa
các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan nhà nước địa phương.
c. Cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, cơ cấu,
trình tự thành lập, mối liên hệ giữa chúng với nhau cũng như mức độ tham
gia của nhân dân vào việc thành lập những cơ quan này.
d. Cả a, b, c đều sai.
44. Hình thức chính thể của nhà nước bao gồm hai loại cơ bản là:
a. Chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế.
b. Chính thể cộng hoà dân chủ và chính thể quân chủ hạn chế.
c. Chính thể cộng hoà quý tộc và chính thể cộng hoà dân chủ.
d. Chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
45. Nhà nước quân chủ là nhà nước:
a. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung vào người đứng đầu nhà
nước và được hình thành do bầu cử.
b. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người hay thuộc về một
tập thể và được hình thành do bầu cử.
c. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần chủ
yếu vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
d. Cả a,b và c.
46. Trong nhà nước quân chủ tuyệt đối:
a. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể do bầu
cử mà ra.
b. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người và được hình
thành do bầu cử.
c. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người và được hình
thành theo nguyên tắc thừa kế.
d. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một tập thể và được hình
thành theo phương thức thừa kế.
47. Ở hình thức nhà nước nào sau đây, quyền lực nhà nước tối cao tập
trung toàn bộ trong tay người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế...) theo
nguyên tắc thừa kế:
a. Chính thể quân chủ tuyệt đối.
b. Chính thể quân chủ hạn chế.
c. Chính thể cộng hoà quý tộc.
d. Chính thể cộng hoà dân chủ.
48. Ở hình thức nhà nước nào sau đây quyền lực nhà nước tối cao được
trao một phần cho người đứng đầu nhà nước và một phần thuộc về một
cơ quan quyền lực nhà nước khác:
a. Chính thể cộng hoà dân chủ.
b. Chính thể quân chủ hạn chế.
c. Chính thể quân chủ tuyệt đối.
d. Cả b và c.
49. Trong nhà nước quân chủ hạn chế:
a. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được
hình thành theo phương thức thừa kế.
b. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể do bầu
cử mà ra.
c. Quyền lực nhà nước được phân chia một phần cho người đứng
đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế và một phần cho một cơ quan quyền
lực nhà nước khác.
d. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người do truyền ngôi
và một cơ quan tập thể được hình thành do bầu cử trong một thời hạn nhất
định.
50. Nhà nước cộng hòa là nhà nước:
a. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung vào người đứng đầu nhà
nước và được hình thành do bầu cử.
b. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được
hình thành do bầu ra trong một thời hạn nhất định.
c. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần chủ
yếu vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
d. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người do truyền ngôi
và một cơ quan tập thể được hình thành do bầu cử trong một thời hạn nhất
định.
51. Trong chính thể cộng hoà quý tộc, quyền tham gia bầu cử để thành lập
nên cơ quan quyền lực nhà nước tối cao thuộc về:
a. Quý tộc.
b. Nhân dân.
c. Tăng lữ.
d. Vua chúa.
52. Trong chính thể cộng hoà dân chủ, quyền tham gia bầu cử để thành
lập nên cơ quan quyền lực nhà nước tối cao thuộc về:
a. Quý tộc.
b. Nhân dân.
c. Tăng lữ.
d. Vua chúa.
53. Hình thức cấu trúc nhà nước là:
a. Sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và tính
chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ
quan nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương.
b. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể được
bầu ra trong một thời gian nhất định.
c. Cách thức tổ chức, trình tự thành lập và quan hệ giữa các cơ quan
quyền lực nhà nước tối cao cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào
các cơ quan này.
d. Là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước.
54. Hình thức cấu trúc nhà nước bao gồm:
a. Nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang.
b. Nhà nước liên bang, nhà nước liên minh.
c. Nhà nước liên minh, nhà nước đơn nhất.
d. Nhà nước liên minh.
55. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức chính
thể là:
a. Quân chủ tuyệt đối.
b. Quân chủ hạn chế.
c. Cộng hoà quý tộc.
d. Cộng hoà dân chủ.
56. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc
là:
a. Nhà nước đơn nhất.
b. Nhà nước liên bang.
c. Nhà nước liên minh.
d. Cả, a,b và c.
57. Vương quốc Campuchia có hình thức chính thể là:
a. Quân chủ tuyệt đối.
b. Quân chủ hạn chế.
c. Cộng hoà quý tộc.
d. Cộng hoà dân chủ.
58. Hình thức chính thể của Vương quốc Thái Lan hiện nay là:
a. Cộng hòa quý tộc.
b. Cộng hòa dân chủ nhân dân.
c. Quân chủ tuyệt đối.
d. Quân chủ hạn chế.
59. Hình thức cấu trúc của Vương quốc Thái Lan hiện nay là:
a. Nhà nước liên bang.
b. Nhà nước liên minh.
c. Nhà nước đơn nhất.
d. Nhà nước hỗn hợp.
60. Hình thức cấu trúc của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hiện nay là:
a. Nhà nước liên bang.
b. Nhà nước liên minh.
c. Nhà nước đơn nhất.
d. Nhà nước hỗn hợp.
61. Hình thức chính thể của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay là:
a. Cộng hòa quý tộc.
b. Cộng hòa dân chủ.
c. Quân chủ tuyệt đối.
d. Quân chủ hạn chế.
62. Quốc gia nào sau đây là nhà nước đơn nhất:
a. Cộng hoà Liên bang Đức.
b. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
c. Liên bang Nga.
d. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
63. Quốc gia nào sau đây tổ chức nhà nước theo hình thức chính thể quân
chủ:
a. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
b. Vương quốc Anh.
c. Liên bang Nga.
d. Cộng hoà Liên bang Đức.
64. Quốc gia nào sau đây tổ chức nhà nước theo hình thức chính thể cộng
hòa:
a. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. Công quốc Monaco
c. Vương quốc Campuchia.
d. Vương quốc Anh.
65. Tổng thống, Chủ tịch nước, nhà vua phù hợp với nhận định nào sau
đây:
a. Do cơ quan lập pháp bầu ra.
b. Đứng đầu cơ quan hành pháp.
c. Đứng đầu cơ quan tư pháp.
d. Là nguyên thủ quốc gia.
66. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
a. Là nhà nước đơn nhất.
b. Là nhà nước cộng hoà.
c. Là nhà nước dân chủ.
d. Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân.
67. Đặc trưng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
a. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, là
một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi.
b. Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết dân tộc, thể
hiện tính xã hội rộng lớn.
c. Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu
nghị.
d. Cả a, b, c đều đúng.
68. Đặc điểm của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là:
a. Được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân.
b. Được tổ chức theo theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống
nhất, nhưng có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
c. Bộ máy Nhà nước được hợp thành từ những cơ quan, tổ chức Nhà
nước từ Trung ương tới địa phương.
d. Cả a, b, c đều đúng.
69. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được
tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào dưới đây:
a. Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
b. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước.
c. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
d. Nguyên tắc tam quyền phân lập.
70. Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
xác định:
a. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước.
b. Quyền lực nhà nước là thống nhất giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
c. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
d. Quyền lực nhà nước được phân chia cho ba cơ quan đảm nhận
chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp và ba cơ quan này kiềm chế, đối
trọng lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
71. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ
quan:
a. Cơ quan quyền lực nhà nước; Cơ quan hành chính nhà nước; Cơ
quan xét xử; Cơ quan kiểm sát, Chủ tịch nước.
b. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; Chính phủ; Toà án nhân dân
các cấp; Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
c. Cơ quan đại diện; Cơ quan chấp hành - điều hành; Cơ quan xét xử;
cơ quan kiểm sát.
d. Cả a, b, c đều đúng.
72. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
a. Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân.
b. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
c. Cơ quan quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
d. Cả a, b, c đều đúng.
73. Ở Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc thực hiện
quyền lập hiến, quyền lập pháp thuộc về:
a. Quốc hội.
b. Chính phủ.
c. Chủ tịch nước.
d. Toà án nhân dân tối cao.
74. Nhiệm kỳ của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
a. 4 năm.
b. 5 năm.
c. 6 năm.
d. 7 năm.
75. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam do:
a. Nhân dân bầu ra.
b. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu ra.
c. Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu ra.
d. Đảng cộng sản Việt Nam bầu ra.
76. Cơ quan thường trực của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là:
a. Hội đồng dân tộc.
b. Ủy ban Quốc hội.
c. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
d. Cả a, b và c.
77. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam họp thường kỳ
mỗi năm:
a. 1 kỳ
b. 2 kỳ.
c. 3 kỳ.
d. Không có quy định cụ thể.
78. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm:
a. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
b. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc
hội.
c. Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc
gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc
hội thành lập.
d. Cả a, b, c đều đúng.
79. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền phê
chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức:
a. Phó Thủ tướng Chính phủ.
b. Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
c. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. (quyền của chủ tịch nước)
d. Cả a, b, c đều đúng.
80. Phương án nào sau đây không thể hiện thẩm quyền của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
a. Quyền lập hiến, lập pháp.
b. Quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
c. Thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
d. Quyền giám sát tối cao đối với các cơ quan trong bộ máy nhà
nước.
81. Nội dung nào sau đây KHÔNG thể hiện địa vị pháp lý của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
a. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất;
b. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân;
c. Cơ quan quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp;
d. Cơ quan quản lý nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
82. Chức vụ nào sau đây không do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam bầu ra:
a. Chủ tịch Quốc hội.
b. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
c. Đại biểu Quốc hội.
d. Chủ tịch nước.
83. Người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về đối nội và đối ngoại là:
a. Chủ tịch Quốc hội.
b. Thủ tướng Chính phủ.
c. Chủ tịch nước.
d. Tổng Bí thư.
84. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do:
a. Chính phủ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
b. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
c. Uỷ ban thường vụ Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
d. Đảng Cộng sản Việt Nam bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
85. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền:
a. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước,
Thủ tướng Chính phủ.
b. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
c. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính
phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác,
Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
d. Cả a, b, c đều đúng.
86. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có quyền:
a. Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc
tước quốc tịch Việt Nam.
b. Quyết định đặc xá.
c. Quyết định đại xá.
d. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải
thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.
87. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời là:
a. Chủ tịch Quốc hội.
b. Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
c. Chủ tịch Hội đồng dân tộc.
d. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
88. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là:
a. Quốc hội.
b. Chủ tịch nước.
c. Chính phủ.
d. Uỷ ban nhân dân.
89. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan:
a. Chấp hành của Quốc hội.
b. Thường trực của Quốc hội.
c. Điều hành Quốc hội.
d. Quản lý Quốc hội.
90. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện:
a. Quyền lập pháp.
b. Quyền hành pháp.
c. Quyền tư pháp.
d. Quyền kiểm sát.
91. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
a. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ.
b. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng.
c. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
d. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ.
92. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do:
a. Chính phủ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
b. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
c. Uỷ ban thường vụ Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
d. Nhân dân trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
93. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
không có quyền:
a. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính
sách và tổ chức thi hành pháp luật.
b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
c. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương
đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
d. Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách
chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
94. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính
phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do:
a. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
b. Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
c. Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (căn cứ vào nghị
quyết của Quốc hội).
d. Nhân dân bầu cử trực tiếp.
95. Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
a. Viện kiểm sát nhân dân.
b. Toà án nhân dân.
c. Công an.
d. Chính phủ.
96. Toà án nhân dân là cơ quan thực hiện:
a. Quyền lập pháp.
b. Quyền hành pháp.
c. Quyền tư pháp.
d. Quyền kiểm sát.
97. Chánh án Toà án nhân dân tối cao do:
a. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
b. Toà án nhân dân tối cao bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
c. Chính phủ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
d. Chủ tịch nước bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
98. Viện kiểm sát nhân dân là:
a. Cơ quan quyền lực nhà nước.
b. Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
c. Cơ quan hành chính và thực hiện quyền công tố.
d. Cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt
động của bộ máy nhà nước.
99. Tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gồm:
a. Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân 3 cấp: tỉnh, huyện, xã.
b. Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân 2 cấp: tỉnh, huyện.
c. Tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm.
d. Cả a, b và c.
100. Tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam gồm:
a. Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân 3 cấp:
tỉnh, huyện, xã.
b. Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp:
tỉnh, huyện.
c. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự.
d. Cả a, b và c.
101. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được phân định thành:
a. Nước chia thành tỉnh; tỉnh chia thành huyện; huyện chia thành xã;
xã chia thành làng; làng chia thành thôn, bản.
b. Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia
thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung
ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương
đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia
thành phường và xã; quận chia thành phường.
c. Nước chia thành tỉnh; tỉnh chia thành các sở - ban - ngành; sở chia
thành phòng; phòng chia thành các ban.
d. Cả a, b và c không đúng.
102. Cấp chính quyền địa phương bao gồm:
a. Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân.
b. Toà án nhân dân, Hội đồng nhân dân.
c. Viện kiểm sát nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
d. Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã
105. Hội đồng nhân dân là:
a. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương
bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước
cấp trên.
b. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương do chi bộ đảng
cấp cơ sở giới thiệu và nhân dân địa phương bầu, chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương và đảng bộ cơ sở.
c. Cơ quan quản lý nhà nước cấp cơ sở, thực hiện các nhiệm vụ mà
Chính phủ giao cho.
d. Cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan
trọng của địa phương, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
104. Uỷ ban nhân dân do:
a. Nhân dân địa phương trực tiếp bầu.
b. Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.
c. Chính phủ chỉ định.
d. Đảng Cộng sản Việt Nam bầu.
105. Uỷ ban nhân dân là:
a. Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân.
b. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
c. Cơ quan tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, thực hiện
các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao và chịu trách nhiệm trước
Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
d. Cả a, b, c đều đúng.
106. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức thành:
a. Bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã.
b. Ba cấp: tỉnh, huyện, xã.
c. Hai cấp: tỉnh, huyện.
d. Hai cấp: huyện, xã.

More Related Content

Similar to BT PLĐC - CHƯƠNG 1.docx

NganhangCauhoiTracnghiemPhapluatdaicuongIUH-1 (1).pdf
NganhangCauhoiTracnghiemPhapluatdaicuongIUH-1 (1).pdfNganhangCauhoiTracnghiemPhapluatdaicuongIUH-1 (1).pdf
NganhangCauhoiTracnghiemPhapluatdaicuongIUH-1 (1).pdfNgnNK
 
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuonglinhvan021088
 
Phap luat dai cuong on tap
Phap luat dai cuong on tapPhap luat dai cuong on tap
Phap luat dai cuong on tapssuser9c21bd1
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNVinh Phêrô
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongDaochi Vu
 
cnxhkh-xep-abc-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc.pdf
cnxhkh-xep-abc-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc.pdfcnxhkh-xep-abc-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc.pdf
cnxhkh-xep-abc-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc.pdfhinhgiaminh2004
 
TRẮC NGHIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.docx
TRẮC NGHIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.docxTRẮC NGHIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.docx
TRẮC NGHIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.docxThoChuNgcHnh
 
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp ánMyLan2014
 
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-pl
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-plCh tracnghiem-1-vd-chung-nn-pl
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-plAnh Lâm
 
Bai10
Bai10Bai10
Bai10ctt
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptxMinhHi89
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướccuongnd11
 
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh Nhân Hoàng Trường
 
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxChương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxVnTrungL4
 

Similar to BT PLĐC - CHƯƠNG 1.docx (20)

NganhangCauhoiTracnghiemPhapluatdaicuongIUH-1 (1).pdf
NganhangCauhoiTracnghiemPhapluatdaicuongIUH-1 (1).pdfNganhangCauhoiTracnghiemPhapluatdaicuongIUH-1 (1).pdf
NganhangCauhoiTracnghiemPhapluatdaicuongIUH-1 (1).pdf
 
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuongDe cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
 
Phap luat dai cuong on tap
Phap luat dai cuong on tapPhap luat dai cuong on tap
Phap luat dai cuong on tap
 
11
1111
11
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCN
 
Giao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuongGiao an phap luat dai cuong
Giao an phap luat dai cuong
 
cnxhkh-xep-abc-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc.pdf
cnxhkh-xep-abc-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc.pdfcnxhkh-xep-abc-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc.pdf
cnxhkh-xep-abc-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc.pdf
 
TRẮC NGHIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.docx
TRẮC NGHIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.docxTRẮC NGHIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.docx
TRẮC NGHIỆM CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.docx
 
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
 
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-pl
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-plCh tracnghiem-1-vd-chung-nn-pl
Ch tracnghiem-1-vd-chung-nn-pl
 
Bai10
Bai10Bai10
Bai10
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
11
1111
11
 
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
 
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
 
TTHCM.pptx
TTHCM.pptxTTHCM.pptx
TTHCM.pptx
 
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
 
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxChương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 

Recently uploaded

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 

Recently uploaded (15)

Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 

BT PLĐC - CHƯƠNG 1.docx

  • 1. B. Câu hỏi trắc nghiệm chọn một phương án đúng nhất 1. Theo Thuyết thần học, nhà nước ra đời do: a. Sự sáng tạo của thượng đế. b. Do Giáo hội trao quyền cai trị dân chúng cho nhà Vua. c. Do sự thỏa thuận của người dân trong xã hội. d. Do tâm lý của người nguyên thủy muốn tôn sùng các thủ lĩnh làm Vua. 2. Theo Thuyết gia trưởng, nhà nước ra đời do: a. Kết quả phát triển của gia đình và quyền gia trưởng. b. Kết quả của đấu tranh giai cấp. c. Thượng đế sáng tạo ra. d. Tập quán cai trị hình thành. 3. Theo Thuyết bạo lực, nhà nước ra đời do: a. Các dũng sỹ đấu võ để tìm ra người giỏi nhất đứng đầu nhà nước. b. Mọi người luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh. c. Kết quả sử dụng bạo lực của thị tộc này với thị tộc khác. Thị tộc chiến thắng tổ chức xây dựng nhà nước để cai trị. d. Thượng đế trao quyền cho các võ sỹ tổ chức nên nhà nước. 4. Theo Thuyết khế ước xã hội, nhà nước ra đời do: a. Kết quả ký kết một hợp đồng giữa các thành viên của một xã hội không có nhà nước. b. Do Giáo hội trao quyền cai trị dân chúng cho Nhà Vua. c. Thượng đế trao cho nhà Vua.
  • 2. d. Thượng đế trao cho nhân dân. 5. Theo học thuyết Mác - Lê nin, nguyên nhân ra đời nhà nước do: a. Thượng đế ban tặng cho loài người. b. Chế độ tư hữu tài sản xuất hiện. c. Phân hóa xã hội thành giai cấp, các giai cấp, tầng lớp có lợi ích đối lập và mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được. d. Cả hai nguyên nhân b và c. 6. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước nảy sinh trong xã hội: a. Cộng sản nguyên thủy. b. Chiếm hữu nô lệ. c. Phong kiến. d. Tư bản chủ nghĩa. 7. Cơ sở kinh tế của chế độ Cộng sản nguyên thủy là: a. Công hữu về tư liệu sản xuất. b. Tư hữu của chủ nô về tư liệu sản xuất. c. Tư hữu của địa chủ về tư liệu sản xuất. d. Tư hữu của tư sản về tư liệu sản xuất. 8. Tế bào cơ sở của xã hội Cộng sản nguyên thủy là: a. Gia đình. b. Bộ lạc. c. Thị tộc. d. Dòng họ.
  • 3. 9. Thị tộc là một cộng đồng lao động và sản xuất được tổ chức theo: a. Lãnh thổ. b. Huyết thống. c. Tôn giáo. d. Giới tính. 10. Công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc là: a. Pháp luật và tập quán. b. Tín điều tôn giáo. c. Tập quán. d. Tập quán và tín điều tôn giáo. 11. Phương án nào dưới đây sai khi nói về xã hội Cộng sản nguyên thủy: a. Chưa có pháp luật. b. Chưa có giai cấp. c. Có những quy tắc xử sự chung. d. Không có tín điều tôn giáo. 12. Quyền lực và hệ thống tổ chức quyền lực trong xã hội Cộng sản nguyên thủy: a. Hòa nhập vào xã hội và phục vụ lợi ích của các thành viên trong xã hội. b. Đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội và phục vụ lợi ích cho các thành viên trong xã hội. c. Đứng trên xã hội, tách khỏi xã hội và phục vụ lợi ích cho Hội đồng thị tộc, tù trưởng, các thủ lĩnh tôn giáo.
  • 4. d. Hòa nhập vào xã hội và phục vụ lợi ích cho Hội đồng thị tộc, tù trưởng, các thủ lĩnh tôn giáo. 13. Nhận định nào sau đây đúng: a. Xã hội Công xã nguyên thủy chưa có nhà nước và do đó không có quyền lực và tổ chức quyền lực. b. Xã hội Công xã nguyên thủy đã có nhà nước và có quyền lực và tổ chức quyền lực. c. Xã hội Công xã nguyên thủy chưa có nhà nước nhưng có quyền lực và tổ chức quyền lực. d. Xã hội Công xã nguyên thủy đã có nhà nước nhưng chưa có quyền lực và tổ chức quyền lực. 14. Bản chất nhà nước thể hiện ở: a. Tính giai cấp. b. Tính xã hội. c. Tính giai cấp và tính xã hội. d. Tính giai cấp hoặc tính xã hội. 15. Tính giai cấp của nhà nước thể hiện: a. Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp. b. Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác. c. Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp. d. Cả a, b và c. 16. Tính xã hội của nhà nước thể hiện: a. Chức năng và nhiệm vụ bảo vệ lợi ích giai cấp.
  • 5. b. Những hoạt động bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. c. Việc không bảo vệ những lợi ích khác nhau trong xã hội. d. Bảo vệ và thể hiện ý chí và lợi ích chung của xã hội. 17. Nhà nước là: a. Sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp. b. Do giai cấp thống trị tổ chức ra và lãnh đạo. c. Một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt. d. Một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp. 18. Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước được hiểu là: a. Khả năng sử dụng sức mạnh vũ lực. b. Khả năng sử dụng biện pháp thuyết phục, giáo dục. c. Có thể sử dụng quyền lực kinh tế, chính trị hoặc tư tưởng. d. Việc sử dụng sức mạnh cưỡng chế là độc quyền. 19. Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo: a. Huyết thống. b. Tôn giáo. c. Đơn vị hành chính - lãnh thổ. d. Giới tính. 20. Nhà nước phân chia cư dân và lãnh thổ nhằm: a. Thực hiện quyền lực.
  • 6. b. Thực hiện chức năng. c. Quản lý xã hội. d. Trấn áp giai cấp. 21. Nhà nước có chủ quyền quốc gia là: a. Nhà nước có quyền tối cao trong đối nội và độc lập trong đối ngoại. b. Nhà nước có quyền lực. c. Nhà nước có quyền tối cao trong đối ngoại. d. Nhà nước được nhân dân trao quyền lực. 22. Trong đối nội, chủ quyền quốc gia thể hiện: a. Quyền tối cao của nhà nước trong việc lựa chọn phương hướng phát triển đất nước. b. Quyền tối cao của nhà nước trong việc quyết định chế độ chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội. c. Quyền tối cao của nhà nước trong việc việc tổ chức và thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. d. Cả a, b, c đều đúng. 23. Trong quan hệ đối ngoại, chủ quyền quốc gia thể hiện: a. Sự tự do tuyệt đối trong hành động. b. Sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia. c. Quyền tối cao trong việc trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. d. Cả a, b, c đều đúng.
  • 7. 24. Các nhà nước phải tôn trọng và không can thiệp lẫn nhau vì: a. Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt. b. Nhà nước có chủ quyền. c. Mỗi nhà nước có hệ thống pháp luật riêng. d. Nhà nước phân chia và quản lý cư dân của mình theo đơn vị hành chính - lãnh thổ. 25. Để quản lý bắt buộc với công dân, nhà nước ban hành: a. Phong tục tập quán. b. Chuẩn mực đạo đức. c. Pháp luật. d. Tín điều tôn giáo. 26. Nhà nước thu thuế để: a. Bảo đảm lợi ích vật chất của giai cấp bóc lột. b. Đảm bảo sự công bằng trong xã hội. c. Đảm bảo nguồn lực cho sự tồn tại của nhà nước. d. Bảo vệ lợi ích cho người nghèo. 27. Nhà nước quy định và thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc vì: a. Nhà nước thực hiện quyền lực công cộng của mình. b. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. c. Nhà nước có chủ quyền quốc gia. d. Nhà nước không tự bảo đảm nguồn tài chính. 28. Chức năng nhà nước là:
  • 8. a. Những thuộc tính cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước. b. Những mục tiêu mà nhà nước cần đạt tới, là những vấn đề đặt ra mà nhà nước cần giải quyết. c. Những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. d. Cả a, b, c đều đúng. 29. Chức năng nhà nước do: a. Giai cấp thống trị quy định. b. Nhiệm vụ của nhà nước quy định. c. Bản chất, cơ sở kinh tế - xã hội và nhiệm vụ của nhà nước quyết định. d. Cả a, b và c. 30. Chức năng nhà nước được thực hiện bởi: a. Cơ quan nhà nước. b. Nhiệm vụ nhà nước. c. Công dân. d. Cả a, b, c đều đúng. 31. Chức năng nhà nước bao gồm: a. Chức năng đối nội. b. Chức năng đối ngoại. c. Hoặc a hoặc b. d. Cả a và b.
  • 9. 32. Nhà nước thực hiện chức năng của mình thông qua các hình thức: a. Xây dựng pháp luật. b. Tổ chức thực hiện pháp luật. c. Bảo vệ pháp luật. d. Cả a, b, c đều đúng. 33. Các phương pháp chính mà nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng nhà nước là: a. Phương pháp hành chính. b. Phương pháp dân sự. c. Phương pháp hình sự. d. Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế. 34. Nhận định nào dưới đây là đúng: a. Bản chất của nhà nước sẽ quyết định chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. b. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, hình thức thực hiện các chức năng của nhà nước. c. Chức năng nhà nước là phương tiện thực hiện nhiệm vụ cơ bản của nhà nước. d. Cả a, b và c. 35. Bộ máy nhà nước là: a. Công cụ để giai cấp thống trị thực hiện quyền lực của mình. b. Sự tập hợp của các cơ quan nhà nước. c. Cách thức để tổ chức và quản lý xã hội.
  • 10. d. Hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung và thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. 36. Kiểu nhà nước là: thuật ngữ dùng để chỉ những NN cùng có chung những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện KTXH của sự tồn tại của nhà nước. a. Những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. b. Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, và phương thức chuyển ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước. c. Tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. d. Cả a, b, c đều sai. 37. Sự thay thế kiểu nhà nước cũ bằng kiểu nhà nước mới được thực hiện bằng: a. Khởi nghĩa nông dân. b. Cách mạng tư sản. c. Cách mạng xã hội. d. Bạo lực. 38. Đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước chủ nô là: a. Quyền lực nhà nước tập trung trong tay Nhà vua.
  • 11. b. Bảo vệ chế độ sở hữu của giai cấp chủ nô đối với tư liệu sản xuất và người nô lệ. c. Bộ máy tổ chức nhà nước phức tạp. d. Nô lệ là công cụ biết nói. 39. Đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước phong kiến là: a. Bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và người nông dân của giai cấp phong kiến. b. Bảo vệ chế độ sở hữu của giai cấp phong kiến đối với tư liệu sản xuất - chủ yếu là ruộng đất. c. Nô dịch các tầng lớp lao động khác bằng hệ tư tưởng tôn giáo. d. Giai cấp địa chủ có quyền định đoạt tính mạng của người nông dân. 40. Đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước tư sản là: a. Bảo vệ chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất (chủ yếu là công xưởng, hầm mỏ, nhà xưởng...) và bóc lột chế độ thặng dư. b. Người lao động được tự do - sức lao động xã hội được giải phóng. c. Tín ngưỡng là công việc của cá nhân - nhà thờ tách khỏi nhà nước và tôn giáo không còn là quốc giáo. d. Cả a, b và c. 41. Đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là: a. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chống chiến tranh xâm lược. b. Bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân.
  • 12. c. Thiết lập các mối quan hệ hợp tác, hoà bình, hữu nghị, cùng phát triển với các nhà nước khác. d. Bảo vệ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của đa số công nhân và những người lao động chân chính trong xã hội đối với thiểu số những phần tử bóc lột, phản cách mạng trong xã hội. 42. Hình thức nhà nước bao gồm: a. Hình thức đối nội, hình thức đối ngoại, chế độ chính trị. b. Hình thức giai cấp, hình thức xã hội, chế độ chính trị. c. Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc (NN đơn nhất, liên bang, liên minh), chế độ chính trị. d. Hình thức bên trong, hình thức bên ngoài, chế độ chính trị. 43. Hình thức chính thể là: Chính thể là hình thức tổ chức nhà nước do hiến pháp định ra thông qua việc quy định của hiến pháp về cách thức thành lập các cơ quan NN ở trung ương và qhệ giữa chúng vs nhau, và mức độ tham giá của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước. a. Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương thức chuyển ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước. b. Cách thức tổ chức nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan nhà nước địa phương. c. Cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập, mối liên hệ giữa chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thành lập những cơ quan này.
  • 13. d. Cả a, b, c đều sai. 44. Hình thức chính thể của nhà nước bao gồm hai loại cơ bản là: a. Chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. b. Chính thể cộng hoà dân chủ và chính thể quân chủ hạn chế. c. Chính thể cộng hoà quý tộc và chính thể cộng hoà dân chủ. d. Chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà. 45. Nhà nước quân chủ là nhà nước: a. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung vào người đứng đầu nhà nước và được hình thành do bầu cử. b. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người hay thuộc về một tập thể và được hình thành do bầu cử. c. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần chủ yếu vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế. d. Cả a,b và c. 46. Trong nhà nước quân chủ tuyệt đối: a. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể do bầu cử mà ra. b. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người và được hình thành do bầu cử. c. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người và được hình thành theo nguyên tắc thừa kế. d. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế.
  • 14. 47. Ở hình thức nhà nước nào sau đây, quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ trong tay người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế...) theo nguyên tắc thừa kế: a. Chính thể quân chủ tuyệt đối. b. Chính thể quân chủ hạn chế. c. Chính thể cộng hoà quý tộc. d. Chính thể cộng hoà dân chủ. 48. Ở hình thức nhà nước nào sau đây quyền lực nhà nước tối cao được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước và một phần thuộc về một cơ quan quyền lực nhà nước khác: a. Chính thể cộng hoà dân chủ. b. Chính thể quân chủ hạn chế. c. Chính thể quân chủ tuyệt đối. d. Cả b và c. 49. Trong nhà nước quân chủ hạn chế: a. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế. b. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể do bầu cử mà ra. c. Quyền lực nhà nước được phân chia một phần cho người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế và một phần cho một cơ quan quyền lực nhà nước khác.
  • 15. d. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người do truyền ngôi và một cơ quan tập thể được hình thành do bầu cử trong một thời hạn nhất định. 50. Nhà nước cộng hòa là nhà nước: a. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung vào người đứng đầu nhà nước và được hình thành do bầu cử. b. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được hình thành do bầu ra trong một thời hạn nhất định. c. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần chủ yếu vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế. d. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người do truyền ngôi và một cơ quan tập thể được hình thành do bầu cử trong một thời hạn nhất định. 51. Trong chính thể cộng hoà quý tộc, quyền tham gia bầu cử để thành lập nên cơ quan quyền lực nhà nước tối cao thuộc về: a. Quý tộc. b. Nhân dân. c. Tăng lữ. d. Vua chúa. 52. Trong chính thể cộng hoà dân chủ, quyền tham gia bầu cử để thành lập nên cơ quan quyền lực nhà nước tối cao thuộc về: a. Quý tộc. b. Nhân dân.
  • 16. c. Tăng lữ. d. Vua chúa. 53. Hình thức cấu trúc nhà nước là: a. Sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương. b. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một cơ quan tập thể được bầu ra trong một thời gian nhất định. c. Cách thức tổ chức, trình tự thành lập và quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước tối cao cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào các cơ quan này. d. Là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước. 54. Hình thức cấu trúc nhà nước bao gồm: a. Nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang. b. Nhà nước liên bang, nhà nước liên minh. c. Nhà nước liên minh, nhà nước đơn nhất. d. Nhà nước liên minh. 55. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức chính thể là: a. Quân chủ tuyệt đối. b. Quân chủ hạn chế. c. Cộng hoà quý tộc. d. Cộng hoà dân chủ.
  • 17. 56. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc là: a. Nhà nước đơn nhất. b. Nhà nước liên bang. c. Nhà nước liên minh. d. Cả, a,b và c. 57. Vương quốc Campuchia có hình thức chính thể là: a. Quân chủ tuyệt đối. b. Quân chủ hạn chế. c. Cộng hoà quý tộc. d. Cộng hoà dân chủ. 58. Hình thức chính thể của Vương quốc Thái Lan hiện nay là: a. Cộng hòa quý tộc. b. Cộng hòa dân chủ nhân dân. c. Quân chủ tuyệt đối. d. Quân chủ hạn chế. 59. Hình thức cấu trúc của Vương quốc Thái Lan hiện nay là: a. Nhà nước liên bang. b. Nhà nước liên minh. c. Nhà nước đơn nhất. d. Nhà nước hỗn hợp. 60. Hình thức cấu trúc của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hiện nay là: a. Nhà nước liên bang.
  • 18. b. Nhà nước liên minh. c. Nhà nước đơn nhất. d. Nhà nước hỗn hợp. 61. Hình thức chính thể của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay là: a. Cộng hòa quý tộc. b. Cộng hòa dân chủ. c. Quân chủ tuyệt đối. d. Quân chủ hạn chế. 62. Quốc gia nào sau đây là nhà nước đơn nhất: a. Cộng hoà Liên bang Đức. b. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ c. Liên bang Nga. d. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. 63. Quốc gia nào sau đây tổ chức nhà nước theo hình thức chính thể quân chủ: a. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. b. Vương quốc Anh. c. Liên bang Nga. d. Cộng hoà Liên bang Đức. 64. Quốc gia nào sau đây tổ chức nhà nước theo hình thức chính thể cộng hòa: a. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. b. Công quốc Monaco
  • 19. c. Vương quốc Campuchia. d. Vương quốc Anh. 65. Tổng thống, Chủ tịch nước, nhà vua phù hợp với nhận định nào sau đây: a. Do cơ quan lập pháp bầu ra. b. Đứng đầu cơ quan hành pháp. c. Đứng đầu cơ quan tư pháp. d. Là nguyên thủ quốc gia. 66. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: a. Là nhà nước đơn nhất. b. Là nhà nước cộng hoà. c. Là nhà nước dân chủ. d. Là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 67. Đặc trưng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: a. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi. b. Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết dân tộc, thể hiện tính xã hội rộng lớn. c. Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị. d. Cả a, b, c đều đúng.
  • 20. 68. Đặc điểm của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: a. Được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. b. Được tổ chức theo theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. c. Bộ máy Nhà nước được hợp thành từ những cơ quan, tổ chức Nhà nước từ Trung ương tới địa phương. d. Cả a, b, c đều đúng. 69. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào dưới đây: a. Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. b. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước. c. Nguyên tắc tập trung dân chủ. d. Nguyên tắc tam quyền phân lập. 70. Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: a. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. b. Quyền lực nhà nước là thống nhất giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
  • 21. c. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. d. Quyền lực nhà nước được phân chia cho ba cơ quan đảm nhận chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp và ba cơ quan này kiềm chế, đối trọng lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. 71. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan: a. Cơ quan quyền lực nhà nước; Cơ quan hành chính nhà nước; Cơ quan xét xử; Cơ quan kiểm sát, Chủ tịch nước. b. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; Chính phủ; Toà án nhân dân các cấp; Viện kiểm sát nhân dân các cấp. c. Cơ quan đại diện; Cơ quan chấp hành - điều hành; Cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát. d. Cả a, b, c đều đúng. 72. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: a. Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. b. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. c. Cơ quan quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. d. Cả a, b, c đều đúng. 73. Ở Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp thuộc về:
  • 22. a. Quốc hội. b. Chính phủ. c. Chủ tịch nước. d. Toà án nhân dân tối cao. 74. Nhiệm kỳ của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: a. 4 năm. b. 5 năm. c. 6 năm. d. 7 năm. 75. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam do: a. Nhân dân bầu ra. b. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu ra. c. Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu ra. d. Đảng cộng sản Việt Nam bầu ra. 76. Cơ quan thường trực của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: a. Hội đồng dân tộc. b. Ủy ban Quốc hội. c. Ủy ban thường vụ Quốc hội. d. Cả a, b và c. 77. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam họp thường kỳ mỗi năm: a. 1 kỳ
  • 23. b. 2 kỳ. c. 3 kỳ. d. Không có quy định cụ thể. 78. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm: a. Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước. b. Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội. c. Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập. d. Cả a, b, c đều đúng. 79. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức: a. Phó Thủ tướng Chính phủ. b. Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. c. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. (quyền của chủ tịch nước) d. Cả a, b, c đều đúng. 80. Phương án nào sau đây không thể hiện thẩm quyền của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: a. Quyền lập hiến, lập pháp.
  • 24. b. Quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. c. Thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. d. Quyền giám sát tối cao đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước. 81. Nội dung nào sau đây KHÔNG thể hiện địa vị pháp lý của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: a. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; b. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân; c. Cơ quan quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; d. Cơ quan quản lý nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 82. Chức vụ nào sau đây không do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bầu ra: a. Chủ tịch Quốc hội. b. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. c. Đại biểu Quốc hội. d. Chủ tịch nước. 83. Người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là: a. Chủ tịch Quốc hội. b. Thủ tướng Chính phủ. c. Chủ tịch nước. d. Tổng Bí thư. 84. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do: a. Chính phủ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. b. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
  • 25. c. Uỷ ban thường vụ Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. d. Đảng Cộng sản Việt Nam bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. 85. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền: a. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. b. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. c. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. d. Cả a, b, c đều đúng. 86. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có quyền: a. Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam. b. Quyết định đặc xá. c. Quyết định đại xá. d. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước. 87. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời là: a. Chủ tịch Quốc hội. b. Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
  • 26. c. Chủ tịch Hội đồng dân tộc. d. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. 88. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: a. Quốc hội. b. Chủ tịch nước. c. Chính phủ. d. Uỷ ban nhân dân. 89. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan: a. Chấp hành của Quốc hội. b. Thường trực của Quốc hội. c. Điều hành Quốc hội. d. Quản lý Quốc hội. 90. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện: a. Quyền lập pháp. b. Quyền hành pháp. c. Quyền tư pháp. d. Quyền kiểm sát. 91. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: a. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ. b. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng.
  • 27. c. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. d. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. 92. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do: a. Chính phủ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. b. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. c. Uỷ ban thường vụ Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. d. Nhân dân trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. 93. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có quyền: a. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật. b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. c. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. d. Phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 94. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do:
  • 28. a. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. b. Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. c. Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội). d. Nhân dân bầu cử trực tiếp. 95. Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: a. Viện kiểm sát nhân dân. b. Toà án nhân dân. c. Công an. d. Chính phủ. 96. Toà án nhân dân là cơ quan thực hiện: a. Quyền lập pháp. b. Quyền hành pháp. c. Quyền tư pháp. d. Quyền kiểm sát. 97. Chánh án Toà án nhân dân tối cao do: a. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. b. Toà án nhân dân tối cao bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. c. Chính phủ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. d. Chủ tịch nước bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. 98. Viện kiểm sát nhân dân là: a. Cơ quan quyền lực nhà nước. b. Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
  • 29. c. Cơ quan hành chính và thực hiện quyền công tố. d. Cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. 99. Tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: a. Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. b. Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân 2 cấp: tỉnh, huyện. c. Tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm. d. Cả a, b và c. 100. Tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: a. Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. b. Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân 2 cấp: tỉnh, huyện. c. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự. d. Cả a, b và c. 101. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định thành: a. Nước chia thành tỉnh; tỉnh chia thành huyện; huyện chia thành xã; xã chia thành làng; làng chia thành thôn, bản. b. Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung
  • 30. ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. c. Nước chia thành tỉnh; tỉnh chia thành các sở - ban - ngành; sở chia thành phòng; phòng chia thành các ban. d. Cả a, b và c không đúng. 102. Cấp chính quyền địa phương bao gồm: a. Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. b. Toà án nhân dân, Hội đồng nhân dân. c. Viện kiểm sát nhân dân, Uỷ ban nhân dân. d. Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã 105. Hội đồng nhân dân là: a. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. b. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương do chi bộ đảng cấp cơ sở giới thiệu và nhân dân địa phương bầu, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và đảng bộ cơ sở. c. Cơ quan quản lý nhà nước cấp cơ sở, thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho.
  • 31. d. Cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. 104. Uỷ ban nhân dân do: a. Nhân dân địa phương trực tiếp bầu. b. Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu. c. Chính phủ chỉ định. d. Đảng Cộng sản Việt Nam bầu. 105. Uỷ ban nhân dân là: a. Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân. b. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. c. Cơ quan tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. d. Cả a, b, c đều đúng. 106. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức thành: a. Bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã. b. Ba cấp: tỉnh, huyện, xã. c. Hai cấp: tỉnh, huyện. d. Hai cấp: huyện, xã.