SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
1
ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG THƯƠNG TP.HCM THEO KHUNG KỸ NĂNG MỀM MALAYSIA
ThS. Nguyễn Kim Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá cảm nhận của sinh viên Trường Cao đẳng Công
Thương TP.HCM về kỹ năng mềm theo khung đánh giá của Bộ Giáo dục Đại học Malaysia. Kết
quả phân tích thống kê mô tả và phân tích phương sai cho thấy kỹ năng mềm của sinh viên
không chênh lệch nhiều so với trường đại học khác nhưng vẫn còn ở mức thấp, đặc biệt sinh
viên đánh giá thấp nhóm kỹ năng như: Kỹ năng kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo,
kỹ năng tư duy. Sinh viên đánh giá cao kỹ năng làm việc nhóm, trong đó sinh viên nữ đánh giá
kỹ năng này cao hơn sinh viên nam. Ngoài ra, khi so sánh với sinh viên Malaysia thì kỹ năng
mềm của sinh viên thấp hơn nhiều, đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng
học tập suốt đời. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng ngoài việc cải thiện kỹ năng cho sinh viên
thông qua các kênh chính khóa, kênh hỗ trợ, cuộc sống tại trường học thì nhà trường cũng cần
xác định các kỹ năng mềm cần thiết nhất để trang bị cho sinh viên.
Từ khóa: Kỹ năng mềm, kỹ năng, đánh giá, sinh viên.
1. GIỚI THIỆU
Đầu năm 2016 Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Việc trở
thành thành viên của AEC, Việt Nam vừa có nhiều cơ hội nhưng cũng vừa phải đối diện với
nhiều thách thức. Một trong những thách thức đó là phải cạnh tranh gay gắt với nguồn lao động
đến từ các quốc gia thành viên AEC. Nguồn lao động của Việt Nam không những phải cạnh
tranh về trình độ chuyên môn mà còn phải cạnh tranh với những kỹ năng mềm trong môi trường
làm việc quốc tế. McLaughlin (1995) cho rằng kỹ năng mềm đối với sinh viên mới tốt nghiệp
trong công việc là hết sức cần thiết. Chính vì thế các trường đại học trên thế giới đều chú trọng
đào tạo và huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên.
Các trường đại học Việt Nam gần đây cũng đã chú trọng nhiều về kỹ năng mềm của sinh
viên. Một số môn học kỹ năng được thiết kế riêng biệt để giảng dạy cho sinh viên. Tuy nhiên,
một số nhà nghiên cứu cũng như nhà tuyển dụng đều nhận định rằng kỹ năng mềm của sinh viên
mới tốt nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc đào tạo kỹ năng mềm tại các trường đại học, cao đẳng
hiện nay chưa được chú trọng toàn diện, dù được đưa vào đào tạo chính quy nhưng chưa đảm
bảo số lượng lẫn chất lượng. Dẫn chứng là chỉ có 45% các trường đưa kỹ năng mềm vào giảng
dạy như môn học chính quy, còn trong các trường có dạy môn học này thì tỷ lệ trung bình chỉ
chiếm 3% trong tổng chương trình đào tạo (Dân Trí, 2015). Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu,
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
2
mặc dù môn học kỹ năng mềm được đưa vào giảng dạy chính thức nhưng nội dung môn học lại
khác nhau giữa các trường, chưa có một khung nội dung chuẩn thống nhất về kỹ năng mềm cần
đào tạo.
Trong lúc đó, Malaysia là một quốc gia thành viên AEC đã xây dựng khung kỹ năng mềm
thống nhất để đánh giá kỹ năng mềm sinh viên đại học. Khung kỹ năng này được Bộ Giáo dục
Đại học Malaysia ban hành năm 2006. Malaysia là quốc gia có giáo dục đại học tốt hơn nhiều so
với Việt Nam. Theo xếp hạng của Webometrics năm 2016, trong khu vực Đông Nam Á thứ hạng
đại học tốt nhất của Việt Nam cũng chỉ đứng thứ 28 (Đại học quốc gia Hà Nội), trong khi
Malaysia đứng ở vị trí thứ 5 (Đại học Malaya). Với những lý do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành
đánh giá kỹ năng mềm của sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM theo khung kỹ
năng mềm do Bộ Giáo dục Đại học Malaysia đề xuất và tiến hành so sánh với kết quả khảo sát
tại một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM cũng như kết quả một nghiên cứu tại Malaysia.
2. KHUNG PHÂN TÍCH
Theo Georges (1988) thì kỹ năng con người được mô tả như là yếu tố quan trọng để có thể
chuyển đổi kiến thức thành hành vi nhằm đạt được sự thành công trong thực tế. Trong đó kỹ
năng thường được phân chia thành 2 loại là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong môi trường
làm việc, kỹ năng cứng thường liên quan đến quy trình kỹ thuật hoặc các công việc thực nghiệm,
nó dễ được quan sát, đánh giá và đo lường. Việc đào tạo kỹ năng cứng cho sinh viên mới ra
trường cũng khá dễ dàng khi hầu hết sinh viên đều đã nắm rõ khi còn học ở ghế nhà trường.
Ngược lại, kỹ năng mềm thì khó đào tạo mặc dù rất cần thiết cho công việc (Shakir, 2009).
Bennett và cộng sự (1999) cho rằng kỹ năng mềm đại diện cho các kỹ năng có thể cung cấp,
chuyển đổi theo các ngữ cảnh khác nhau trong giáo dục đại học hoặc nơi làm việc. Kỹ năng
mềm như là một thuật ngữ chung cho các kỹ năng thuộc ba yếu tố chính là kỹ năng con người,
kỹ năng xã hội và kỹ năng nghề nghiệp cá nhân. Khái niệm kỹ năng mềm được sử dụng trong
nhiều nghiên cứu trước dưới các tên gọi khác nhau như: kỹ năng chung, kỹ năng làm việc, kỹ
năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cốt lõi, kỹ năng quan trọng (Nikitina và Furuoka, 2012).
Bộ Giáo Dục đại học Malaysia đưa ra khái niệm về kỹ năng mềm như là một sự kết hợp các kỹ
năng chung bao gồm các kỹ năng phi học thuật như lãnh đạo, làm việc nhóm, giao tiếp, học hỏi
suốt đời và được cụ thể hóa bằng 7 nhóm kỹ năng khác nhau. Trong khi đó Shakir (2009) phân
chia kỹ năng mềm thành 3 loại kỹ năng chính đó là các kỹ năng liên quan đến thuộc tính cá
nhân, kỹ năng giao tiếp cá nhân; kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng ra quyết định. Những kỹ
năng liên quan đến thuộc tính cá nhân như sự trung thành, trung thực, khả năng đối phó với áp
lực, khả năng thích ứng không chỉ cần thiết để có được việc làm mà còn để nhận diện được tiềm
năng của sinh viên tốt nghiệp và đảm bảo công việc bền vững (Devadason và cộng sự, 2010).
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
3
Năm 2006, Bộ Giáo dục Đại học Malaysia đã ban hành khung kỹ năng mềm để áp dụng vào
việc giảng dạy cho sinh viên đại học. Bộ kỹ năng này bao gồm tổng cộng 34 kỹ năng mềm, trong
đó 16 kỹ năng là bắt buộc phải có và 18 kỹ năng nếu có được sẽ tốt hơn. Các kỹ năng được tách
thành bảy lĩnh vực, cụ thể là: (1) Kỹ năng giao tiếp (CS), (2) Kỹ năng tư duy phản biện và giải
quyết vấn đề (CT), (3) Kỹ năng làm việc theo nhóm (TS), (4) Kỹ năng học tập suốt đời và quản
lý thông tin (LL), (5) Kỹ năng kinh doanh (ES), (6) Kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức (PE), (7)
Kỹ năng lãnh đạo (LS).
Bảng 2.1 Khung kỹ năng mềm của Bộ Giáo dục Đại học Malaysia năm 2006
Nhóm
kỹ năng
Các kỹ năng cụ thể
Kỹ năng
giao tiếp
1 Khả năng để trình bày ý tưởng rõ ràng, hiệu quả và tự tin bằng hình thức nói và viết
2 Khả năng để lắng nghe và phản hồi một cách chủ động
3 Khả năng để thuyết trình rõ ràng, tự tin và phù hợp với trình độ của người nghe
4 Khả năng sử dụng công nghệ vào việc thuyết trình
5 Khả năng thương lượng và đạt được sự đồng thuận
6 Khả năng để giao tiếp với mọi người từ nhiều vùng miền khác nhau
7 Khả năng để phát triển kỹ năng giao tiếp bản than
8 Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể
Kỹ năng
Tư duy
phản
biện và
tìm kiếm
thông
tin
9 Khả năng nhận diện và phân tích, đánh giá vấn đề trong hoàn cảnh phức tạp
10 Khả năng phát triển và cải thiện kỹ năng tư duy như giải thích, phân tích,đánh giá
11 Khả năng để tìm kiếm ý tưởng và giải pháp
12 Khả năng tư duy đột phá
13 Khả năng đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng thuyết phục
14 Khả năng tập trung tối đa và kiên trì vào nhiệm vụ được giao
15 Khả năng thấu hiểu và hòa nhập với văn hóa của cộng đồng hoặc môi trường làm
việc mới
Kỹ năng
làm việc
nhóm
16 Khả năng xây dựng mối quan hệ tốt, tương tác với mọi người và làm việc hiệu quả
để cùng đạt được mục tiêu chung
17 Khả năng thấu hiểu và hoán đổi vị trí giữa trưởng nhóm và thành viên trong nhóm
18 Khả năng nhận biết và tôn trọng thái độ, hành vi và niềm tin của người khác
19 Khả năng đóng góp vào việc lập kế hoạch và phối hợp vào nỗ lực chung của cả
nhóm
20 Sẵn sàng chịu trách nhiệm về quyết định của cả nhóm
Kỹ năng
học tập
suốt đời
21 Khả năng tìm kiếm và quản lý thông tin có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau
22 Khả năng tự học
23 Khả năng phát triển trí tò mò và tìm kiếm tri thức
Kỹ
năng
kinh
doanh
24 Khả năng nhận diện được cơ hội kinh doanh
25 Khả năng phác thảo kế hoạch kinh doanh
26 Khả năng tạo lập và nắm bắt cơ hội công việc kinh doanh
27 Khả năng làm việc độc lập
Đạo đức
nghề
nghiệp
28 Khả năng nhận diện được sự ảnh hưởng của nền kinh tế, môi trường và văn hóa xã
hội trong thực tế
29 Khả năng phân tích và ra quyết định để giải quyết vấn đề liên quan đến đạo đức
30 Khả năng rèn luyện đạo đức, và chịu trách nhiệm với xã hội
Kỹ năng 31 Có kiến thức cơ bản về lý thuyết lãnh đạo
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
4
lãnh đạo 32 Khả năng lãnh đạo một dự án
33 Khả năng thấu hiểu các thành viên trong nhóm
34 Khả năng giám sát các thành viên trong nhóm
Nguồn: Bộ Giáo dục Đại học Malaysia (2006)
Bộ Giáo dục Đại học Malaysia cung cấp mô hình đào tạo kỹ năng mềm cho các trường đại
học ở Malaysia thông qua 3 kênh như Hình 2.1.
Hình 2.1 Mô hình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại Malaysia
Kênh thứ nhất là phát triển kỹ năng mềm thông qua các chương trình hỗ trợ chính thức và
không chính thức. Theo đó, các chương trình này cho phép sinh viên khám phá sở thích của họ
và có thể được bồi dưỡng bằng cách đăng kí thông qua các môn học tự chọn hoặc các khóa học
ngoại khóa mà sinh viên yêu thích. Các hoạt động chính thức như tổ chức các buổi hội thảo, hội
nghị, các khóa học ngắn hạn và các hoạt động phi chính thức như làm từ thiện, thăm trẻ mồ côi,
tham gia trò chơi giao lưu vào các dịp cuối tuần.
Kênh thứ hai là phát triển kỹ năng mềm dựa trên dạy và học chính khóa. Theo kênh này, kỹ
năng mềm của sinh viên được phát triển dựa vào các môn học độc lập trong chương trình và tích
hợp kỹ năng vào các môn học cụ thể. Những môn học độc lập sẽ tạo cho sinh viên cơ hội để phát
triển kỹ năng mềm trên một nền tảng chính thức. Kỹ năng mềm cũng có thể được cung cấp cho
sinh viên bằng cách tích hợp chúng trong khóa học hiện có. Đây có lẽ là một cách thiết thực nhất
trong việc cung cấp kỹ năng mềm cho sinh viên, trong khi hầu như không cần thay đổi hoặc thay
đổi rất ít cấu trúc khóa học hiện tại. Trong mô hình này, sinh viên phát triển kỹ năng mềm trong
Phát triển kỹ năng mềm
cho sinh viên đại học
Malaysia
Phát triển kỹ năng mềm
thông qua dạy và học
chính khóa
Phát triển kỹ năng mềm
thông qua các chương
trình hỗ trợ
Phát triển kỹ năng mềm
thông qua cuộc sống
hàng ngày trong môi
trường học
-Dựa trên các môn học độc lập
-Dựa vào sự tích hợp
-Các hoạt động chính thức
-Các hoạt động phi chính thức
-Các hoạt động ở ký túc xã
-Các hoạt động trong trường
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
5
suốt toàn bộ thời gian khóa học của họ, có thể chỉ là một số kỹ năng chứ không phải tất cả các kỹ
năng được tích hợp trong những môn học được dạy.
Kênh thứ ba là phát triển kỹ năng mềm thông qua cuộc sống của sinh viên ở trường đại học.
Lý do là có một số lượng đáng kể sinh viên sinh sống trong các kí túc xá đại học. Nhà trường có
thể nhân cơ hội này lên kế hoạch các hoạt động liên quan đến sự tham gia của tất cả các sinh
viên sống trong kí túc xá. Các hoạt động như các cuộc tranh luận, diễn kịch, ngày hội thể thao,
hội chợ từ thiện và các cuộc thi ca hát nhằm tăng sự tương tác xã hội giữa các sinh viên. Phẩm
chất lãnh đạo, làm việc nhóm, và khả năng làm chủ doanh nghiệp của sinh viên có thể được nuôi
dưỡng thông qua các hoạt động như vậy.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đầu tiên nhóm nghiên cứu dựa trên khung đánh giá kỹ năng mềm của Bộ Giáo dục đại học
Malaysia (Ministry of Higher Education Malaysia –MOHE) ban hành năm 2006 và dịch các mục
hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Sau đó đem thảo luận nhóm với sinh viên và giảng viên nhằm
hiệu chỉnh các mục hỏi cho phù hợp, dễ hiểu và rõ ràng nhất. Khi các mục hỏi đã hiệu chỉnh
xong, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng câu hỏi chính thức dùng cho giai đoạn nghiên
cứu chính thức (định lượng). Giai đoạn nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách thu
thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp với sinh viên. Câu hỏi được thiết kế dựa
theo nghiên cứu của Karim và Said (2012) với thang đo 10 điểm: điểm 0 là hoàn toàn không có
khả năng và điểm 10 là hoàn toàn có khả năng. Dựa trên một mẫu thuận tiện được thu thập từ
256 sinh viên từ 4 khoa chuyên ngành tại Trường Cao đẳng Công Thương Thành phố Hồ Chí
Minh bao gồm: Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng, Khoa Điện –
Điện tử, Khoa Cơ khí. Các thang đo và mục hỏi về kỹ năng mềm trong nghiên cứu này được dựa
trên bộ câu hỏi của MOHE (2006). Cụ thể thang đo kỹ năng giao tiếp trong nghiên cứu này bao
gồm 8 biến quan sát, thang đo kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề bao gồm 7 biến
quan sát, kỹ năng làm việc nhóm bao gồm 5 biến quan sát, kỹ năng học tập suốt đời và quản lý
thông tin bao gồm 3 biến quan sát, kỹ năng kinh doanh bao gồm 4 biến quan sát, kỹ năng đạo
đức nghề nghiệp bao gồm 3 biến quan sát, kỹ năng lãnh đạo bao gồm 4 biến quan sát. Sau khi
thu thập dữ liệu, nghiên cứu tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua công cụ
Cronbach’ alpha, phân tích thống kê mô tả, phân tích phương sai thông qua phần mềm SPSS 16.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích thống kê mô tả
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
6
Mẫu nghiên cứu bao gồm 256 sinh viên cao đẳng năm cuối từ 4 khoa chuyên ngành, trong
đó nam chiếm 60,5% và nữ chiếm 39,5%. Sinh viên khối ngành kinh tế chiếm 48 % và khối
ngành kỹ thuật chiếm 52%, trong đó phân theo khoa chuyên ngành gồm: Khoa Quản trị kinh
doanh 26,6%, Khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng 21,5%, Khoa Điện – Điện tử 28,1% và Khoa
Cơ khí 23,8% (Bảng 4.1). Như vậy, phân phối mẫu khá đồng đều giữa các khoa chuyên ngành
và khối ngành. Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’alpha. Kết quả
cho thấy hệ số Cronbach’alpha của các thang đo nằm trong khoảng 0,77 đến 0,90 và hệ số tương
quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên các thang đo đều đạt được độ tin cậy cho phép (Bảng 4.2).
Bảng 4.1 Thống kê theo giới tính và ngành học
Ngành
Kinh tế Kỹ thuật
QTKD KT-TCNH Tổng Cơ khí Điện-ĐT Tổng
Nam 14 15 29 58 68 126
Nữ 41 53 94 3 4 7
Tổng 55 68 123 61 72 133
Kết quả thống kê trung bình theo nhóm kỹ năng cho thấy nhóm kỹ năng được đánh giá thấp
nhất là Kỹ năng giao tiếp (CS) với trung bình là 6,46; thứ hai là nhóm Kỹ năng kinh doanh (ES)
với trung bình là 6,62; thứ ba là nhóm Kỹ năng tư duy phản biện (CT) với trung bình là 6,68; kế
đến là Kỹ năng lãnh đạo (LS) với trung bình là 6,83; Kỹ năng học tập suôt đời (LL) với trung
bình là 6,87; Đạo đức nghề nghiệp (PE) với trung bình là 7,10; cuối cùng là Kỹ năng làm việc
nhóm (TS) với trung bình là 7,11 (Bảng 2).
Bảng 4.2 Kết quả thống kê trung bình theo nhóm kỹ năng
Kỹ năng Trung bình Cronbach’alpha
Kỹ năng giao tiếp (CS) 6,46 0,90
Kỹ năng kinh doanh (ES) 6,62 0,86
Kỹ năng tư duy phản biện (CT) 6,68 0,89
Kỹ năng lãnh đạo (LS) 6,83 0,88
Kỹ năng học tập suốt đời (LL) 6,87 0,77
Đạo đức nghề nghiệp (PE) 7,10 0,83
Kỹ năng làm việc nhóm (TS) 7,11 0,87
Nhóm kỹ năng giao tiếp (CS):
Trung bình nhóm kỹ năng giao tiếp là 6,46 trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là biến CS6
với giá trị trung bình là 6,84 và đánh giá thấp nhất là biến CS1 với trung bình là 6,01 và CS3 với
trung bình là 6,21 (Bảng 4.3). Nhìn chung đánh giá về kỹ năng giao tiếp của sinh viên vẫn ở mức
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
7
thấp trong thang đo 10 điểm. Trong 7 nhóm kỹ năng thì nhóm kỹ năng giao tiếp được đánh giá
thấp nhất.
Bảng 4.3 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng giao tiếp
Ký hiệu Tên biến
Trung
Bình
CS1 Khả năng để trình bày ý tưởng rõ ràng, hiệu quả và tự tin bằng hình thức nói
và viết
6,01
CS2 Khả năng để lắng nghe và phản hồi một cách chủ động 6,48
CS3 Khả năng để thuyết trình rõ ràng, tự tin và phù hợp với trình độ của người
nghe
6,21
CS4 Khả năng sử dụng công nghệ vào việc thuyết trình 6,51
CS5 Khả năng thương lượng và đạt được sự đồng thuận 6,54
CS6 Khả năng để giao tiếp với mọi người từ nhiều vùng miền khác nhau 6,84
CS7 Khả năng để phát triển kỹ năng giao tiếp bản than 6,75
CS8 Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể 6,30
Nhóm kỹ năng kinh doanh (ES):
Nhóm kỹ năng kinh doanh được sinh viên đánh giá thấp thứ hai trong 7 nhóm kỹ năng. Giá
trị trung bình của nhóm kỹ năng này là 6,62 trong thang đo 10 điểm. Trong đó sinh viên đánh giá
thấp kỹ năng ES1, ES2 (Bảng 4.4).
Bảng 4.4 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng kinh doanh
Ký hiệu Tên biến Trung bình
ES1 Khả năng nhận diện được cơ hội kinh doanh 6,50
ES2 Khả năng phác thảo kế hoạch kinh doanh 6,45
ES3 Khả năng tạo lập và nắm bắt cơ hội công việc kinh doanh 6,56
ES4 Khả năng làm việc độc lập 6,94
Nhóm kỹ năng tư duy phản biện (CT):
Trung bình nhóm kỹ năng CT thấp thứ ba trong 7 nhóm kỹ năng, giá trị trung bình là 6,68
trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là biến CT6 và CT7 với giá trị trung bình là 7,03 và 7,23
nhưng lại đánh giá thấp biến CT1 và CT2 với trung bình là 6,32 và 6,46 (Bảng 5). Đánh giá về
kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên vẫn ở mức thấp đặc biệt là kỹ năng nhận diện và phân
tích, đánh giá vấn đề trong hoàn cảnh phức tạp.
Bảng 4.5 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng tư duy phản biện
Ký
hiệu
Tên biến
Trung
bình
CT1 Khả năng nhận diện và phân tích, đánh giá vấn đề trong hoàn cảnh phức tạp 6,32
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
8
CT2 Khả năng phát triển và cải thiện kỹ năng tư duy như giải thích, phân tích và
đánh giá
6,46
CT3 Khả năng để tìm kiếm ý tưởng và giải pháp 6,55
CT4 Khả năng tư duy đột phá 6,51
CT5 Khả năng đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng thuyết phục 6,64
CT6 Khả năng tập trung tối đa và kiên trì vào nhiệm vụ được giao 7,03
CT7 Khả năng thấu hiểu và hòa nhập với văn hóa của cộng đồng hoặc môi trường
làm việc mới
7,23
Nhóm kỹ năng lãnh đạo (LS):
Trung bình nhóm kỹ năng LS là 6,83 trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là biến LS4 với
giá trị trung bình là 6,95 và đánh giá thấp nhất là biến LS2 với trung bình là 6,45 (Bảng 4.6).
Nhìn chung đánh giá về kỹ năng lãnh đạo của sinh viên vẫn ở mức thấp trong thang đo 10 điểm.
Trong 7 nhóm kỹ năng thì nhóm kỹ năng lãnh đạo được đánh giá thấp thứ tư.
Bảng 4.6 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng lãnh đạo
Ký hiệu Tên biến Trung bình
LS1 Có kiến thức cơ bản về lý thuyết lãnh đạo 6,50
LS2 Khả năng lãnh đạo một dự án 6,45
LS3 Khả năng thấu hiểu các thành viên trong nhóm 6,56
LS4 Khả năng giám sát các thành viên trong nhóm 6,95
Nhóm kỹ năng học tập suốt đời (LL):
Trung bình thang đo LL là 6,87 trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là biến LL3 với giá trị
trung bình là 6,93 (Bảng 4.7). Nhìn chung sinh viên đánh giá kỹ năng này trung bình trong 7
nhóm kỹ năng.
Bảng 4.7 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng học tập suốt đời
Ký hiệu Tên biến Trung bình
LL1 Khả năng tìm kiếm và quản lý thông tin có liên quan từ nhiều
nguồn khác nhau
6,86
LL2 Khả năng tự học 6,82
LL3 Khả năng phát triển trí tò mò và tìm kiếm tri thức 6,93
Nhóm Đạo đức nghề nghiệp (PE):
Trung bình nhóm PE là 7,10 trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là biến PE2 với giá trị
trung bình là 7,27 nhưng lại đánh giá thấp biến PE1 tức là Khả năng nhận diện được sự ảnh
hưởng của nền kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội trong thực tế vẫn còn hạn chế (Bảng 4.8).
Nhìn chung sinh viên đánh giá cao vấn đề liên quan đến rèn luyện đạo đức và chịu trách nhiệm
với xã hội cũng như khả năng phân tích và ra quyết định để giải quyết vấn đề liên quan đến đạo
đức.
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
9
Bảng 4.8 Kết quả trung bình và Cronbach’alpha thang đo PE
Ký hiệu Tên biến Trung bình
PE1 Khả năng nhận diện được sự ảnh hưởng của nền kinh tế, môi
trường và văn hóa xã hội trong thực tế
6,79
PE2 Khả năng phân tích và ra quyết định để giải quyết vấn đề liên
quan đến đạo đức
7,27
PE3 Khả năng rèn luyện đạo đức, và chịu trách nhiệm với xã hội 7,25
Nhóm kỹ năng làm việc nhóm (TS):
Nhóm kỹ năng làm việc nhóm là nhóm kỹ năng được sinh viên đánh giá cao nhất trong 7
nhóm kỹ năng. Trung bình nhóm này là 7,11 trong đó sinh viên đánh giá cao các biến TS1, TS3,
TS4, TS5 với giá trị trung bình trên 7. Trong đó, kỹ năng thấu hiểu và hoán đổi vị trí giữa
trưởng nhóm và thành viên trong nhóm (TS2) thấp nhất trong thang đo (Bảng 4.9).
Bảng 4.9 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng làm việc nhóm
Ký
hiệu
Tên biến
Trung
bình
TS1 Khả năng xây dựng mối quan hệ tốt, tương tác với mọi người và làm việc hiệu quả để
cùng đạt được mục tiêu chung
7,07
TS2 Khả năng thấu hiểu và hoán đổi vị trí giữa trưởng nhóm và thành viên trong nhóm 6,85
TS3 Khả năng nhận biết và tôn trọng thái độ, hành vi và niềm tin của người khác 7,28
TS4 Khả năng đóng góp vào việc lập kế hoạch và phối hợp vào nỗ lực chung của cả nhóm 7,08
TS5 Sẵn sàng chịu trách nhiệm về quyết định của cả nhóm 7,28
Như vậy trong 7 nhóm kỹ năng thì sinh viên đánh giá thấp nhóm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
kinh doanh, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng lãnh đạo. Trong 7 nhóm kỹ năng này gồm 34 kỹ
năng cụ thể, trong đó có 14 kỹ năng cụ thể được sinh viên đánh giá thấp dưới mức 6 (Bảng
4.10). Các kỹ năng này nằm trong nhóm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng tư duy
và kỹ năng lãnh đạo.
Bảng 4.10 Kết quả trung bình theo các kỹ năng cụ thể
STT Kỹ năng Trung bình STT Kỹ năng Trung bình
1 CS1 6,01 18 LS1 6,79
2 CS3 6,21 19 LL2 6,82
3 CS8 6,30 20 CS6 6,84
4 CT1 6,32 21 TS2 6,85
5 ES2 6,45 22 LL1 6,86
6 CT2 6,46 23 LS3 6,91
7 CS2 6,48 24 LL3 6,93
8 ES1 6,50 25 ES4 6,95
9 CT4 6,51 26 CT6 7,03
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
10
10 CS4 6,51 27 LS4 7,06
11 CS5 6,54 28 TS1 7,07
12 CT3 6,55 29 TS4 7,08
13 ES3 6,56 30 CT7 7,23
14 LS2 6,59 31 PE3 7,25
15 CT5 6,64 32 PE2 7,27
16 CS7 6,75 33 TS3 7,28
17 PE1 6,79 34 TS5 7,28
4.2 Kết quả phân tích phương sai
Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích phương sai theo giới tính và theo ngành nghề với 7
nhóm kỹ năng. Kết quả phân tích cho thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và
nữ trong việc đánh giá các nhóm kỹ năng: CT, TS, LS, LL, ES. Trong đó, sinh viên nữ đánh giá
cao hơn sinh viên nam trong các nhóm kỹ năng trên. Kết quả phân tích phương sai theo ngành
học cho thấy có sự khác biệt trong việc đánh giá theo nhóm kỹ năng CT, CS, LS, LL, ES. Cụ
thể, sinh viên khối ngành kinh tế đánh giá cao hơn sinh viên khối ngành kỹ thuật trong các nhóm
kỹ năng trên. (Bảng 4.11).
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định phương sai theo ngành học và theo giới tính
Kỹ năng
Giới tính Ngành
Nam Nữ Kinh tế Kỹ thuật
Trung
Bình
Trung
bình
Trung
bình
Trung
Bình
Kỹ năng giao tiếp (CS) 6,36 6,60 6,65* 6,27*
Kỹ năng tư duy phản biện (CT) 6,53* 6,90* 6,91* 6,46*
Kỹ năng làm việc nhóm (TS) 6,86* 7,45* 7,52 6,73
Đạo đức nghề nghiệp (PE) 6,90 7,41 7,50 6,73
Kỹ năng lãnh đạo (LS) 6,62* 7,16* 7,12* 6,57*
Kỹ năng học tập suốt đời (LL) 6,70* 7,14* 7,14* 6,62*
Kỹ năng kinh doanh (ES) 6,44* 6,89* 6,90* 6,36*
Lưu ý: * Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Tiếp theo nhóm nghiên cứu thực hiện so sánh kỹ năng mềm của sinh viên Trường Cao đẳng
Công Thương TP.HCM với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường Đại học Kỹ
thuật Công nghệ TP.HCM, Trường đại học Giao thông Vận tải T.PHCM. Lý do là các trường
này đều có đào tạo cả khối ngành kinh tế và kỹ thuật. Nhìn chung kỹ năng mềm của sinh viên
Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM không chênh lệch nhiều so với sinh viên các trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, Trường đại
học Giao thông Vận tải T.PHCM. Thậm chí có những nhóm kỹ năng được sinh viên trường Cao
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
11
đẳng Công Thương TP.HCM đánh giá cao hơn. Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng so sánh với kỹ
năng mềm của Malaysia qua kết quả nghiên cứu của Karim và Said (2012).
Hình 4.1 Kỹ năng giữa Trường CĐ Công Thương TP.HCM với các trường ĐH khác
Từ kết quả phân tích thống kê mô tả và phân tích phương sai, nhóm nghiên cứu đưa ra một
số nhận định về kỹ năng của sinh viên tại Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM như sau:
Thứ nhất: Mặc dù kỹ năng mềm của sinh viên khá thấp nhưng đây là tình trạng chung của
các trường đại học ở Việt Nam. Nhìn chung kỹ năng mềm của sinh viên Trường Cao đẳng Công
Thương TP.HCM không chênh lệch nhiều so với sinh viên các trường khác như Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, Trường đại học Giao
thông Vận tải T.PHCM.
Thứ hai: Bốn nhóm kỹ năng được sinh viên đánh giá thấp nhất là kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng kinh doanh, kỹ năng tư duy và kỹ năng lãnh đạo. Trong đó đáng lưu ý là kỹ năng giao tiếp
là một trong nhóm kỹ năng mà hầu hết được các trường đại học quan tâm và đưa vào giảng dạy.
Tuy nhiên sinh viên đánh giá khá thấp về các kỹ năng như “Kỹ năng để trình bày ý tưởng rõ
ràng, hiệu quả và tự tin bằng hình thức nói và viết (CS1)”, “Kỹ năng để thuyết trình rõ ràng, tự
tin và phù hợp với trình độ của người nghe (CS3)”, “Kỹ năng lắng nghe và phản hồi một cách
chủ động (CS2)”, “Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể (CS8)”. Nhóm kỹ năng kinh doanh
và lãnh đạo ở các trường đại học Việt Nam vẫn chưa chú trọng đúng mức, sinh viên đánh giá
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
12
không cao nhóm kỹ năng này. Nhóm nghiên cứu so sánh với kỹ năng mềm của sinh viên
Malaysia thông qua kết quả nghiên cứu của Karim và Said (2012). Điểm số trung bình ở nhóm
kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo của sinh viên Malaysia là 7,82 và 7,81 cao hơn nhiều so
với mặt bằng chung của các trường đại học ở Việt Nam.
Thứ ba: Nhóm kỹ năng làm việc nhóm được sinh viên đánh giá cao nhất. Điều này cho
thấy sinh viên đang nhận thức cao tầm quan trọng trong việc phối hợp công việc theo đội nhóm.
Tuy nhiên, mặc dù điểm số trung bình cao nhưng trong đó “Khả năng thấu hiểu và hoán đổi vị trí
giữa trưởng nhóm và thành viên trong nhóm” chưa được đánh giá cao. Kết quả phân tích phương
sai cho thấy sinh viên nữ cho rằng kỹ năng làm việc nhóm của họ tốt hơn so với sinh viên nam.
Thứ tư: Nhóm kỹ năng liên quan đến học tập suốt đời nằm ở mức trung bình trong bảy kỹ
năng. Tuy nhiên so với sinh viên Malaysia thì nhóm này vẫn còn thấp hơn (6,87 so với 7,72).
Trong đó sinh viên đánh giá khả năng tự học cũng như khả năng năng phát triển trí tò mò và tìm
kiếm tri thức chưa cao.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá cảm nhận về kỹ năng mềm của sinh viên tại Trường Cao
đẳng Công Thương TP.HCM. Kết quả phân tích thống kê mô tả và phân tích phương sai cho
thấy: Nhìn chung kỹ năng mềm của sinh viên còn khá thấp, trong đó sinh viên đang đánh giá
thấp nhóm kỹ năng mềm như kỹ năng kinh doanh, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo, kỹ
năng tư duy. Kết quả này không chỉ riêng ở Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM mà còn
thể hiện ở nhiều trường khác. Nhóm kỹ năng giao tiếp là nhóm kỹ năng mà phần lớn các trường
đại học đều chú trọng. Tuy nhiên kết quả phân tích đã cho thấy cần phải cải thiện nhiều về nhóm
kỹ năng này. Ngoài ra sinh viên cũng cần được trang bị thêm các nhóm kỹ năng như Kỹ năng
lãnh đạo, Kỹ năng kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại Việt Nam chưa có khung
kỹ năng mềm thống nhất để giảng dạy và đánh giá, gần như các trường tự chủ động trong việc
thiết kế nội dung. Chính vì thế việc ban hành hoặc thống nhất một bộ kỹ năng mềm tối thiểu mà
sinh viên cần phải có như Bộ Giáo dục Đại học Malaysia đã làm là một gợi ý đáng quan tâm.
Với kết quả phân tích của nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện kỹ
năng mềm cho sinh viên tại Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM như sau:
Một là: Việc huấn luyện kỹ năng mềm của sinh viên thường được thực hiện thông qua 3
kênh: Thông qua dạy học chính khóa, thông qua chương trình hỗ trợ và thông qua môi trường
sinh sống của sinh viên tại trường đại học. Việc thiết kế tích hợp kỹ năng mềm vào các môn học
cụ thể như gợi ý của Shakir (2009) là rất cần thiết, đây là cách làm hiệu quả và mang tính lâu dài
Hội thảo khoa học
“Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD”
13
nhưng khá khó khăn để thực hiện do giảng viên cũng còn nhiều hạn chế về kỹ năng và phương
pháp giảng dạy.
Hai là: Việc tích hợp kỹ năng mềm vào các môn học mang tính lâu dài, vì vậy việc thiết kế
thêm các chương trình học hỗ trợ và các hoạt động thông qua cuộc sống sinh viên tại trường học
là cần thiết để hỗ trợ thêm cho sinh viên trong việc trang bị kỹ năng mềm của họ. Chẳng hạn như
thông qua các khóa học, chuyên đề ngắn hạn, tham quan doanh nghiệp...
Ba là: Trong các kỹ năng mềm, nhà Trường hoặc Khoa cần xác định những kỹ năng cần
thiết nhất và bắt buộc phải có đối với sinh viên tốt nghiệp. Để sinh viên ngoài việc theo học các
môn chính khóa, nếu thấy còn yếu có thể tham gia thông qua kênh hỗ trợ và các hoạt động trong
môi trường sống tại trường để tích lũy và hoàn thiện thêm.
Ngoài những kết quả đạt được nêu trên, nghiên cứu này cũng tồn tại nhiều hạn chế. Thứ
nhất, nghiên cứu chỉ tiến hành thực hiện với một mẫu thuận tiện với sinh viên 4 khoa tại Trường
Cao đẳng Công Thương TP.HCM nên tính đại diện có thể chưa cao. Thứ hai, nghiên cứu cũng
mới chỉ tập trung với hai khối đào tạo là kinh tế và kỹ thuật nên đặc điểm về mặt nhân khẩu học
chưa được đánh giá hết. Do đó các nghiên cứu sau có thể khắc phục những hạn chế nêu trên để
có được kết quả nghiên cứu đáng tin cậy hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bennett, N., Dunne, E., & Carre, C. (1999). Patterns of core and generic skill provision in
higher education. Higher Education, 37, 71–93.
Dân Trí (2015). Nhiều thách thức cho sinh viên Việt Nam vì thiếu kỹ năng, ngày 26 tháng 11.
Devadason, E. S., Subramaniam, T., & Daniel, E. G. S. (2010). Final year undergraduates’
perceptions of the integration of soft skills in the formal curriculum: a survey of Malaysian
public universities. Asia Pacific Education Review, 11(3), 321-348.
Georges, J.C. (1988). Why soft-skills training doesn’t take. Training, 25(4), 42–47.
Karim, A. M. A., Abdullah, N., Rahman, A. M. A., Noah, S. M., Jaafar, W. M. W., Othman, J.,
... & Said, H. (2012). A nationwide comparative study between private and public university
students’ soft skills. Asia Pacific Education Review, 13(3), 541-548.
McLaughlin, M. (1995). Employability skills profile: What are employers looking for?
http://www.ericdigests.org/1997-2/skills.htm
MOHE (Ministry of Higher Education Malaysia). (2006). Soft skills development module for
Malaysian institutions of higher learning. Serdang: Universiti Putra Malaysia Publishers.
Nikitina, L., & Furuoka, F. (2012). Sharp focus on soft skills: a case study of Malaysian
university students’ educational expectations. Educational Research for Policy and
Practice, 11(3), 207-224.
Shakir, R. (2009). Soft skills at the Malaysian institutes of higher learning. Asia Pacific
Education Review, 10(3), 309-315.
14

More Related Content

Similar to Mau bai tham luan hoi thao

Chủ đề 3_Võ Tâm Long Nguyễn Tiến Đạt
Chủ đề 3_Võ Tâm Long Nguyễn Tiến ĐạtChủ đề 3_Võ Tâm Long Nguyễn Tiến Đạt
Chủ đề 3_Võ Tâm Long Nguyễn Tiến ĐạtVõ Tâm Long
 
bai bao - xay dung khung Ky nang mem cho SV DH khoi nganh Kinh te - Lai The L...
bai bao - xay dung khung Ky nang mem cho SV DH khoi nganh Kinh te - Lai The L...bai bao - xay dung khung Ky nang mem cho SV DH khoi nganh Kinh te - Lai The L...
bai bao - xay dung khung Ky nang mem cho SV DH khoi nganh Kinh te - Lai The L...Lại Thế Luyện
 
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng TrẻGiới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng TrẻTon Duc Thang University
 
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Xuân Lan Nguyễn
 
48 KỸ NANG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN TẠI VN - FREE EBOOK- TS LẠI THẾ LUYỆN.pdf
48 KỸ NANG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN TẠI VN - FREE EBOOK- TS LẠI THẾ LUYỆN.pdf48 KỸ NANG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN TẠI VN - FREE EBOOK- TS LẠI THẾ LUYỆN.pdf
48 KỸ NANG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN TẠI VN - FREE EBOOK- TS LẠI THẾ LUYỆN.pdfLại Thế Luyện
 
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...NuioKila
 
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...NuioKila
 
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearning
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearningChủ đề 3 thiết kế một hệ elearning
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearningShinji Huy
 
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.University of Sport
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghề đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp - TS LAI T...
Nghề đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp - TS LAI T...Nghề đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp - TS LAI T...
Nghề đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp - TS LAI T...Lại Thế Luyện
 

Similar to Mau bai tham luan hoi thao (20)

Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề
Năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghềNăng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề
Năng lực chuyên môn của giảng viên các trường cao đẳng nghề
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docxKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ.docx
 
Chủ đề 3_Võ Tâm Long Nguyễn Tiến Đạt
Chủ đề 3_Võ Tâm Long Nguyễn Tiến ĐạtChủ đề 3_Võ Tâm Long Nguyễn Tiến Đạt
Chủ đề 3_Võ Tâm Long Nguyễn Tiến Đạt
 
bai bao - xay dung khung Ky nang mem cho SV DH khoi nganh Kinh te - Lai The L...
bai bao - xay dung khung Ky nang mem cho SV DH khoi nganh Kinh te - Lai The L...bai bao - xay dung khung Ky nang mem cho SV DH khoi nganh Kinh te - Lai The L...
bai bao - xay dung khung Ky nang mem cho SV DH khoi nganh Kinh te - Lai The L...
 
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng TrẻGiới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
Giới thiệu dự án Gắn Kết Khát Vọng Trẻ
 
Chude01-Nhom09
Chude01-Nhom09Chude01-Nhom09
Chude01-Nhom09
 
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
E-learning: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
 
48 KỸ NANG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN TẠI VN - FREE EBOOK- TS LẠI THẾ LUYỆN.pdf
48 KỸ NANG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN TẠI VN - FREE EBOOK- TS LẠI THẾ LUYỆN.pdf48 KỸ NANG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN TẠI VN - FREE EBOOK- TS LẠI THẾ LUYỆN.pdf
48 KỸ NANG CẦN THIẾT CHO SINH VIÊN TẠI VN - FREE EBOOK- TS LẠI THẾ LUYỆN.pdf
 
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG BỘ TIÊU CHUẨN CẤP CTĐT CỦA...
 
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...
[123doc] - xay-dung-va-thuc-hien-chuong-trinh-dao-tao-dap-ung-bo-tieu-chuan-c...
 
Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung c...
Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung c...Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung c...
Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung c...
 
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearning
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearningChủ đề 3 thiết kế một hệ elearning
Chủ đề 3 thiết kế một hệ elearning
 
giáo dục
giáo dụcgiáo dục
giáo dục
 
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.
Ho so cong tac cua giao vien dai hoc.
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
 
Nghề đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp - TS LAI T...
Nghề đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp - TS LAI T...Nghề đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp - TS LAI T...
Nghề đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân lực của các doanh nghiệp - TS LAI T...
 
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAOĐề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
 
Thiết kế tình huống dạy học chủ đề tích phân theo hướng phát triển năng lực g...
Thiết kế tình huống dạy học chủ đề tích phân theo hướng phát triển năng lực g...Thiết kế tình huống dạy học chủ đề tích phân theo hướng phát triển năng lực g...
Thiết kế tình huống dạy học chủ đề tích phân theo hướng phát triển năng lực g...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo DụcCơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục
 

Mau bai tham luan hoi thao

  • 1. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 1 ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM THEO KHUNG KỸ NĂNG MỀM MALAYSIA ThS. Nguyễn Kim Nam TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá cảm nhận của sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM về kỹ năng mềm theo khung đánh giá của Bộ Giáo dục Đại học Malaysia. Kết quả phân tích thống kê mô tả và phân tích phương sai cho thấy kỹ năng mềm của sinh viên không chênh lệch nhiều so với trường đại học khác nhưng vẫn còn ở mức thấp, đặc biệt sinh viên đánh giá thấp nhóm kỹ năng như: Kỹ năng kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy. Sinh viên đánh giá cao kỹ năng làm việc nhóm, trong đó sinh viên nữ đánh giá kỹ năng này cao hơn sinh viên nam. Ngoài ra, khi so sánh với sinh viên Malaysia thì kỹ năng mềm của sinh viên thấp hơn nhiều, đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng học tập suốt đời. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng ngoài việc cải thiện kỹ năng cho sinh viên thông qua các kênh chính khóa, kênh hỗ trợ, cuộc sống tại trường học thì nhà trường cũng cần xác định các kỹ năng mềm cần thiết nhất để trang bị cho sinh viên. Từ khóa: Kỹ năng mềm, kỹ năng, đánh giá, sinh viên. 1. GIỚI THIỆU Đầu năm 2016 Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Việc trở thành thành viên của AEC, Việt Nam vừa có nhiều cơ hội nhưng cũng vừa phải đối diện với nhiều thách thức. Một trong những thách thức đó là phải cạnh tranh gay gắt với nguồn lao động đến từ các quốc gia thành viên AEC. Nguồn lao động của Việt Nam không những phải cạnh tranh về trình độ chuyên môn mà còn phải cạnh tranh với những kỹ năng mềm trong môi trường làm việc quốc tế. McLaughlin (1995) cho rằng kỹ năng mềm đối với sinh viên mới tốt nghiệp trong công việc là hết sức cần thiết. Chính vì thế các trường đại học trên thế giới đều chú trọng đào tạo và huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Các trường đại học Việt Nam gần đây cũng đã chú trọng nhiều về kỹ năng mềm của sinh viên. Một số môn học kỹ năng được thiết kế riêng biệt để giảng dạy cho sinh viên. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cũng như nhà tuyển dụng đều nhận định rằng kỹ năng mềm của sinh viên mới tốt nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc đào tạo kỹ năng mềm tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay chưa được chú trọng toàn diện, dù được đưa vào đào tạo chính quy nhưng chưa đảm bảo số lượng lẫn chất lượng. Dẫn chứng là chỉ có 45% các trường đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy như môn học chính quy, còn trong các trường có dạy môn học này thì tỷ lệ trung bình chỉ chiếm 3% trong tổng chương trình đào tạo (Dân Trí, 2015). Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu,
  • 2. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 2 mặc dù môn học kỹ năng mềm được đưa vào giảng dạy chính thức nhưng nội dung môn học lại khác nhau giữa các trường, chưa có một khung nội dung chuẩn thống nhất về kỹ năng mềm cần đào tạo. Trong lúc đó, Malaysia là một quốc gia thành viên AEC đã xây dựng khung kỹ năng mềm thống nhất để đánh giá kỹ năng mềm sinh viên đại học. Khung kỹ năng này được Bộ Giáo dục Đại học Malaysia ban hành năm 2006. Malaysia là quốc gia có giáo dục đại học tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Theo xếp hạng của Webometrics năm 2016, trong khu vực Đông Nam Á thứ hạng đại học tốt nhất của Việt Nam cũng chỉ đứng thứ 28 (Đại học quốc gia Hà Nội), trong khi Malaysia đứng ở vị trí thứ 5 (Đại học Malaya). Với những lý do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá kỹ năng mềm của sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM theo khung kỹ năng mềm do Bộ Giáo dục Đại học Malaysia đề xuất và tiến hành so sánh với kết quả khảo sát tại một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM cũng như kết quả một nghiên cứu tại Malaysia. 2. KHUNG PHÂN TÍCH Theo Georges (1988) thì kỹ năng con người được mô tả như là yếu tố quan trọng để có thể chuyển đổi kiến thức thành hành vi nhằm đạt được sự thành công trong thực tế. Trong đó kỹ năng thường được phân chia thành 2 loại là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Trong môi trường làm việc, kỹ năng cứng thường liên quan đến quy trình kỹ thuật hoặc các công việc thực nghiệm, nó dễ được quan sát, đánh giá và đo lường. Việc đào tạo kỹ năng cứng cho sinh viên mới ra trường cũng khá dễ dàng khi hầu hết sinh viên đều đã nắm rõ khi còn học ở ghế nhà trường. Ngược lại, kỹ năng mềm thì khó đào tạo mặc dù rất cần thiết cho công việc (Shakir, 2009). Bennett và cộng sự (1999) cho rằng kỹ năng mềm đại diện cho các kỹ năng có thể cung cấp, chuyển đổi theo các ngữ cảnh khác nhau trong giáo dục đại học hoặc nơi làm việc. Kỹ năng mềm như là một thuật ngữ chung cho các kỹ năng thuộc ba yếu tố chính là kỹ năng con người, kỹ năng xã hội và kỹ năng nghề nghiệp cá nhân. Khái niệm kỹ năng mềm được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước dưới các tên gọi khác nhau như: kỹ năng chung, kỹ năng làm việc, kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cốt lõi, kỹ năng quan trọng (Nikitina và Furuoka, 2012). Bộ Giáo Dục đại học Malaysia đưa ra khái niệm về kỹ năng mềm như là một sự kết hợp các kỹ năng chung bao gồm các kỹ năng phi học thuật như lãnh đạo, làm việc nhóm, giao tiếp, học hỏi suốt đời và được cụ thể hóa bằng 7 nhóm kỹ năng khác nhau. Trong khi đó Shakir (2009) phân chia kỹ năng mềm thành 3 loại kỹ năng chính đó là các kỹ năng liên quan đến thuộc tính cá nhân, kỹ năng giao tiếp cá nhân; kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng ra quyết định. Những kỹ năng liên quan đến thuộc tính cá nhân như sự trung thành, trung thực, khả năng đối phó với áp lực, khả năng thích ứng không chỉ cần thiết để có được việc làm mà còn để nhận diện được tiềm năng của sinh viên tốt nghiệp và đảm bảo công việc bền vững (Devadason và cộng sự, 2010).
  • 3. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 3 Năm 2006, Bộ Giáo dục Đại học Malaysia đã ban hành khung kỹ năng mềm để áp dụng vào việc giảng dạy cho sinh viên đại học. Bộ kỹ năng này bao gồm tổng cộng 34 kỹ năng mềm, trong đó 16 kỹ năng là bắt buộc phải có và 18 kỹ năng nếu có được sẽ tốt hơn. Các kỹ năng được tách thành bảy lĩnh vực, cụ thể là: (1) Kỹ năng giao tiếp (CS), (2) Kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề (CT), (3) Kỹ năng làm việc theo nhóm (TS), (4) Kỹ năng học tập suốt đời và quản lý thông tin (LL), (5) Kỹ năng kinh doanh (ES), (6) Kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức (PE), (7) Kỹ năng lãnh đạo (LS). Bảng 2.1 Khung kỹ năng mềm của Bộ Giáo dục Đại học Malaysia năm 2006 Nhóm kỹ năng Các kỹ năng cụ thể Kỹ năng giao tiếp 1 Khả năng để trình bày ý tưởng rõ ràng, hiệu quả và tự tin bằng hình thức nói và viết 2 Khả năng để lắng nghe và phản hồi một cách chủ động 3 Khả năng để thuyết trình rõ ràng, tự tin và phù hợp với trình độ của người nghe 4 Khả năng sử dụng công nghệ vào việc thuyết trình 5 Khả năng thương lượng và đạt được sự đồng thuận 6 Khả năng để giao tiếp với mọi người từ nhiều vùng miền khác nhau 7 Khả năng để phát triển kỹ năng giao tiếp bản than 8 Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể Kỹ năng Tư duy phản biện và tìm kiếm thông tin 9 Khả năng nhận diện và phân tích, đánh giá vấn đề trong hoàn cảnh phức tạp 10 Khả năng phát triển và cải thiện kỹ năng tư duy như giải thích, phân tích,đánh giá 11 Khả năng để tìm kiếm ý tưởng và giải pháp 12 Khả năng tư duy đột phá 13 Khả năng đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng thuyết phục 14 Khả năng tập trung tối đa và kiên trì vào nhiệm vụ được giao 15 Khả năng thấu hiểu và hòa nhập với văn hóa của cộng đồng hoặc môi trường làm việc mới Kỹ năng làm việc nhóm 16 Khả năng xây dựng mối quan hệ tốt, tương tác với mọi người và làm việc hiệu quả để cùng đạt được mục tiêu chung 17 Khả năng thấu hiểu và hoán đổi vị trí giữa trưởng nhóm và thành viên trong nhóm 18 Khả năng nhận biết và tôn trọng thái độ, hành vi và niềm tin của người khác 19 Khả năng đóng góp vào việc lập kế hoạch và phối hợp vào nỗ lực chung của cả nhóm 20 Sẵn sàng chịu trách nhiệm về quyết định của cả nhóm Kỹ năng học tập suốt đời 21 Khả năng tìm kiếm và quản lý thông tin có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau 22 Khả năng tự học 23 Khả năng phát triển trí tò mò và tìm kiếm tri thức Kỹ năng kinh doanh 24 Khả năng nhận diện được cơ hội kinh doanh 25 Khả năng phác thảo kế hoạch kinh doanh 26 Khả năng tạo lập và nắm bắt cơ hội công việc kinh doanh 27 Khả năng làm việc độc lập Đạo đức nghề nghiệp 28 Khả năng nhận diện được sự ảnh hưởng của nền kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội trong thực tế 29 Khả năng phân tích và ra quyết định để giải quyết vấn đề liên quan đến đạo đức 30 Khả năng rèn luyện đạo đức, và chịu trách nhiệm với xã hội Kỹ năng 31 Có kiến thức cơ bản về lý thuyết lãnh đạo
  • 4. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 4 lãnh đạo 32 Khả năng lãnh đạo một dự án 33 Khả năng thấu hiểu các thành viên trong nhóm 34 Khả năng giám sát các thành viên trong nhóm Nguồn: Bộ Giáo dục Đại học Malaysia (2006) Bộ Giáo dục Đại học Malaysia cung cấp mô hình đào tạo kỹ năng mềm cho các trường đại học ở Malaysia thông qua 3 kênh như Hình 2.1. Hình 2.1 Mô hình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại Malaysia Kênh thứ nhất là phát triển kỹ năng mềm thông qua các chương trình hỗ trợ chính thức và không chính thức. Theo đó, các chương trình này cho phép sinh viên khám phá sở thích của họ và có thể được bồi dưỡng bằng cách đăng kí thông qua các môn học tự chọn hoặc các khóa học ngoại khóa mà sinh viên yêu thích. Các hoạt động chính thức như tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, các khóa học ngắn hạn và các hoạt động phi chính thức như làm từ thiện, thăm trẻ mồ côi, tham gia trò chơi giao lưu vào các dịp cuối tuần. Kênh thứ hai là phát triển kỹ năng mềm dựa trên dạy và học chính khóa. Theo kênh này, kỹ năng mềm của sinh viên được phát triển dựa vào các môn học độc lập trong chương trình và tích hợp kỹ năng vào các môn học cụ thể. Những môn học độc lập sẽ tạo cho sinh viên cơ hội để phát triển kỹ năng mềm trên một nền tảng chính thức. Kỹ năng mềm cũng có thể được cung cấp cho sinh viên bằng cách tích hợp chúng trong khóa học hiện có. Đây có lẽ là một cách thiết thực nhất trong việc cung cấp kỹ năng mềm cho sinh viên, trong khi hầu như không cần thay đổi hoặc thay đổi rất ít cấu trúc khóa học hiện tại. Trong mô hình này, sinh viên phát triển kỹ năng mềm trong Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên đại học Malaysia Phát triển kỹ năng mềm thông qua dạy và học chính khóa Phát triển kỹ năng mềm thông qua các chương trình hỗ trợ Phát triển kỹ năng mềm thông qua cuộc sống hàng ngày trong môi trường học -Dựa trên các môn học độc lập -Dựa vào sự tích hợp -Các hoạt động chính thức -Các hoạt động phi chính thức -Các hoạt động ở ký túc xã -Các hoạt động trong trường
  • 5. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 5 suốt toàn bộ thời gian khóa học của họ, có thể chỉ là một số kỹ năng chứ không phải tất cả các kỹ năng được tích hợp trong những môn học được dạy. Kênh thứ ba là phát triển kỹ năng mềm thông qua cuộc sống của sinh viên ở trường đại học. Lý do là có một số lượng đáng kể sinh viên sinh sống trong các kí túc xá đại học. Nhà trường có thể nhân cơ hội này lên kế hoạch các hoạt động liên quan đến sự tham gia của tất cả các sinh viên sống trong kí túc xá. Các hoạt động như các cuộc tranh luận, diễn kịch, ngày hội thể thao, hội chợ từ thiện và các cuộc thi ca hát nhằm tăng sự tương tác xã hội giữa các sinh viên. Phẩm chất lãnh đạo, làm việc nhóm, và khả năng làm chủ doanh nghiệp của sinh viên có thể được nuôi dưỡng thông qua các hoạt động như vậy. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đầu tiên nhóm nghiên cứu dựa trên khung đánh giá kỹ năng mềm của Bộ Giáo dục đại học Malaysia (Ministry of Higher Education Malaysia –MOHE) ban hành năm 2006 và dịch các mục hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Sau đó đem thảo luận nhóm với sinh viên và giảng viên nhằm hiệu chỉnh các mục hỏi cho phù hợp, dễ hiểu và rõ ràng nhất. Khi các mục hỏi đã hiệu chỉnh xong, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng câu hỏi chính thức dùng cho giai đoạn nghiên cứu chính thức (định lượng). Giai đoạn nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp với sinh viên. Câu hỏi được thiết kế dựa theo nghiên cứu của Karim và Said (2012) với thang đo 10 điểm: điểm 0 là hoàn toàn không có khả năng và điểm 10 là hoàn toàn có khả năng. Dựa trên một mẫu thuận tiện được thu thập từ 256 sinh viên từ 4 khoa chuyên ngành tại Trường Cao đẳng Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng, Khoa Điện – Điện tử, Khoa Cơ khí. Các thang đo và mục hỏi về kỹ năng mềm trong nghiên cứu này được dựa trên bộ câu hỏi của MOHE (2006). Cụ thể thang đo kỹ năng giao tiếp trong nghiên cứu này bao gồm 8 biến quan sát, thang đo kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề bao gồm 7 biến quan sát, kỹ năng làm việc nhóm bao gồm 5 biến quan sát, kỹ năng học tập suốt đời và quản lý thông tin bao gồm 3 biến quan sát, kỹ năng kinh doanh bao gồm 4 biến quan sát, kỹ năng đạo đức nghề nghiệp bao gồm 3 biến quan sát, kỹ năng lãnh đạo bao gồm 4 biến quan sát. Sau khi thu thập dữ liệu, nghiên cứu tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua công cụ Cronbach’ alpha, phân tích thống kê mô tả, phân tích phương sai thông qua phần mềm SPSS 16. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích thống kê mô tả
  • 6. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 6 Mẫu nghiên cứu bao gồm 256 sinh viên cao đẳng năm cuối từ 4 khoa chuyên ngành, trong đó nam chiếm 60,5% và nữ chiếm 39,5%. Sinh viên khối ngành kinh tế chiếm 48 % và khối ngành kỹ thuật chiếm 52%, trong đó phân theo khoa chuyên ngành gồm: Khoa Quản trị kinh doanh 26,6%, Khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng 21,5%, Khoa Điện – Điện tử 28,1% và Khoa Cơ khí 23,8% (Bảng 4.1). Như vậy, phân phối mẫu khá đồng đều giữa các khoa chuyên ngành và khối ngành. Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’alpha. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach’alpha của các thang đo nằm trong khoảng 0,77 đến 0,90 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên các thang đo đều đạt được độ tin cậy cho phép (Bảng 4.2). Bảng 4.1 Thống kê theo giới tính và ngành học Ngành Kinh tế Kỹ thuật QTKD KT-TCNH Tổng Cơ khí Điện-ĐT Tổng Nam 14 15 29 58 68 126 Nữ 41 53 94 3 4 7 Tổng 55 68 123 61 72 133 Kết quả thống kê trung bình theo nhóm kỹ năng cho thấy nhóm kỹ năng được đánh giá thấp nhất là Kỹ năng giao tiếp (CS) với trung bình là 6,46; thứ hai là nhóm Kỹ năng kinh doanh (ES) với trung bình là 6,62; thứ ba là nhóm Kỹ năng tư duy phản biện (CT) với trung bình là 6,68; kế đến là Kỹ năng lãnh đạo (LS) với trung bình là 6,83; Kỹ năng học tập suôt đời (LL) với trung bình là 6,87; Đạo đức nghề nghiệp (PE) với trung bình là 7,10; cuối cùng là Kỹ năng làm việc nhóm (TS) với trung bình là 7,11 (Bảng 2). Bảng 4.2 Kết quả thống kê trung bình theo nhóm kỹ năng Kỹ năng Trung bình Cronbach’alpha Kỹ năng giao tiếp (CS) 6,46 0,90 Kỹ năng kinh doanh (ES) 6,62 0,86 Kỹ năng tư duy phản biện (CT) 6,68 0,89 Kỹ năng lãnh đạo (LS) 6,83 0,88 Kỹ năng học tập suốt đời (LL) 6,87 0,77 Đạo đức nghề nghiệp (PE) 7,10 0,83 Kỹ năng làm việc nhóm (TS) 7,11 0,87 Nhóm kỹ năng giao tiếp (CS): Trung bình nhóm kỹ năng giao tiếp là 6,46 trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là biến CS6 với giá trị trung bình là 6,84 và đánh giá thấp nhất là biến CS1 với trung bình là 6,01 và CS3 với trung bình là 6,21 (Bảng 4.3). Nhìn chung đánh giá về kỹ năng giao tiếp của sinh viên vẫn ở mức
  • 7. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 7 thấp trong thang đo 10 điểm. Trong 7 nhóm kỹ năng thì nhóm kỹ năng giao tiếp được đánh giá thấp nhất. Bảng 4.3 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng giao tiếp Ký hiệu Tên biến Trung Bình CS1 Khả năng để trình bày ý tưởng rõ ràng, hiệu quả và tự tin bằng hình thức nói và viết 6,01 CS2 Khả năng để lắng nghe và phản hồi một cách chủ động 6,48 CS3 Khả năng để thuyết trình rõ ràng, tự tin và phù hợp với trình độ của người nghe 6,21 CS4 Khả năng sử dụng công nghệ vào việc thuyết trình 6,51 CS5 Khả năng thương lượng và đạt được sự đồng thuận 6,54 CS6 Khả năng để giao tiếp với mọi người từ nhiều vùng miền khác nhau 6,84 CS7 Khả năng để phát triển kỹ năng giao tiếp bản than 6,75 CS8 Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể 6,30 Nhóm kỹ năng kinh doanh (ES): Nhóm kỹ năng kinh doanh được sinh viên đánh giá thấp thứ hai trong 7 nhóm kỹ năng. Giá trị trung bình của nhóm kỹ năng này là 6,62 trong thang đo 10 điểm. Trong đó sinh viên đánh giá thấp kỹ năng ES1, ES2 (Bảng 4.4). Bảng 4.4 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng kinh doanh Ký hiệu Tên biến Trung bình ES1 Khả năng nhận diện được cơ hội kinh doanh 6,50 ES2 Khả năng phác thảo kế hoạch kinh doanh 6,45 ES3 Khả năng tạo lập và nắm bắt cơ hội công việc kinh doanh 6,56 ES4 Khả năng làm việc độc lập 6,94 Nhóm kỹ năng tư duy phản biện (CT): Trung bình nhóm kỹ năng CT thấp thứ ba trong 7 nhóm kỹ năng, giá trị trung bình là 6,68 trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là biến CT6 và CT7 với giá trị trung bình là 7,03 và 7,23 nhưng lại đánh giá thấp biến CT1 và CT2 với trung bình là 6,32 và 6,46 (Bảng 5). Đánh giá về kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên vẫn ở mức thấp đặc biệt là kỹ năng nhận diện và phân tích, đánh giá vấn đề trong hoàn cảnh phức tạp. Bảng 4.5 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng tư duy phản biện Ký hiệu Tên biến Trung bình CT1 Khả năng nhận diện và phân tích, đánh giá vấn đề trong hoàn cảnh phức tạp 6,32
  • 8. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 8 CT2 Khả năng phát triển và cải thiện kỹ năng tư duy như giải thích, phân tích và đánh giá 6,46 CT3 Khả năng để tìm kiếm ý tưởng và giải pháp 6,55 CT4 Khả năng tư duy đột phá 6,51 CT5 Khả năng đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng thuyết phục 6,64 CT6 Khả năng tập trung tối đa và kiên trì vào nhiệm vụ được giao 7,03 CT7 Khả năng thấu hiểu và hòa nhập với văn hóa của cộng đồng hoặc môi trường làm việc mới 7,23 Nhóm kỹ năng lãnh đạo (LS): Trung bình nhóm kỹ năng LS là 6,83 trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là biến LS4 với giá trị trung bình là 6,95 và đánh giá thấp nhất là biến LS2 với trung bình là 6,45 (Bảng 4.6). Nhìn chung đánh giá về kỹ năng lãnh đạo của sinh viên vẫn ở mức thấp trong thang đo 10 điểm. Trong 7 nhóm kỹ năng thì nhóm kỹ năng lãnh đạo được đánh giá thấp thứ tư. Bảng 4.6 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng lãnh đạo Ký hiệu Tên biến Trung bình LS1 Có kiến thức cơ bản về lý thuyết lãnh đạo 6,50 LS2 Khả năng lãnh đạo một dự án 6,45 LS3 Khả năng thấu hiểu các thành viên trong nhóm 6,56 LS4 Khả năng giám sát các thành viên trong nhóm 6,95 Nhóm kỹ năng học tập suốt đời (LL): Trung bình thang đo LL là 6,87 trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là biến LL3 với giá trị trung bình là 6,93 (Bảng 4.7). Nhìn chung sinh viên đánh giá kỹ năng này trung bình trong 7 nhóm kỹ năng. Bảng 4.7 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng học tập suốt đời Ký hiệu Tên biến Trung bình LL1 Khả năng tìm kiếm và quản lý thông tin có liên quan từ nhiều nguồn khác nhau 6,86 LL2 Khả năng tự học 6,82 LL3 Khả năng phát triển trí tò mò và tìm kiếm tri thức 6,93 Nhóm Đạo đức nghề nghiệp (PE): Trung bình nhóm PE là 7,10 trong đó sinh viên đánh giá cao nhất là biến PE2 với giá trị trung bình là 7,27 nhưng lại đánh giá thấp biến PE1 tức là Khả năng nhận diện được sự ảnh hưởng của nền kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội trong thực tế vẫn còn hạn chế (Bảng 4.8). Nhìn chung sinh viên đánh giá cao vấn đề liên quan đến rèn luyện đạo đức và chịu trách nhiệm với xã hội cũng như khả năng phân tích và ra quyết định để giải quyết vấn đề liên quan đến đạo đức.
  • 9. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 9 Bảng 4.8 Kết quả trung bình và Cronbach’alpha thang đo PE Ký hiệu Tên biến Trung bình PE1 Khả năng nhận diện được sự ảnh hưởng của nền kinh tế, môi trường và văn hóa xã hội trong thực tế 6,79 PE2 Khả năng phân tích và ra quyết định để giải quyết vấn đề liên quan đến đạo đức 7,27 PE3 Khả năng rèn luyện đạo đức, và chịu trách nhiệm với xã hội 7,25 Nhóm kỹ năng làm việc nhóm (TS): Nhóm kỹ năng làm việc nhóm là nhóm kỹ năng được sinh viên đánh giá cao nhất trong 7 nhóm kỹ năng. Trung bình nhóm này là 7,11 trong đó sinh viên đánh giá cao các biến TS1, TS3, TS4, TS5 với giá trị trung bình trên 7. Trong đó, kỹ năng thấu hiểu và hoán đổi vị trí giữa trưởng nhóm và thành viên trong nhóm (TS2) thấp nhất trong thang đo (Bảng 4.9). Bảng 4.9 Kết quả trung bình nhóm kỹ năng làm việc nhóm Ký hiệu Tên biến Trung bình TS1 Khả năng xây dựng mối quan hệ tốt, tương tác với mọi người và làm việc hiệu quả để cùng đạt được mục tiêu chung 7,07 TS2 Khả năng thấu hiểu và hoán đổi vị trí giữa trưởng nhóm và thành viên trong nhóm 6,85 TS3 Khả năng nhận biết và tôn trọng thái độ, hành vi và niềm tin của người khác 7,28 TS4 Khả năng đóng góp vào việc lập kế hoạch và phối hợp vào nỗ lực chung của cả nhóm 7,08 TS5 Sẵn sàng chịu trách nhiệm về quyết định của cả nhóm 7,28 Như vậy trong 7 nhóm kỹ năng thì sinh viên đánh giá thấp nhóm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng lãnh đạo. Trong 7 nhóm kỹ năng này gồm 34 kỹ năng cụ thể, trong đó có 14 kỹ năng cụ thể được sinh viên đánh giá thấp dưới mức 6 (Bảng 4.10). Các kỹ năng này nằm trong nhóm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng tư duy và kỹ năng lãnh đạo. Bảng 4.10 Kết quả trung bình theo các kỹ năng cụ thể STT Kỹ năng Trung bình STT Kỹ năng Trung bình 1 CS1 6,01 18 LS1 6,79 2 CS3 6,21 19 LL2 6,82 3 CS8 6,30 20 CS6 6,84 4 CT1 6,32 21 TS2 6,85 5 ES2 6,45 22 LL1 6,86 6 CT2 6,46 23 LS3 6,91 7 CS2 6,48 24 LL3 6,93 8 ES1 6,50 25 ES4 6,95 9 CT4 6,51 26 CT6 7,03
  • 10. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 10 10 CS4 6,51 27 LS4 7,06 11 CS5 6,54 28 TS1 7,07 12 CT3 6,55 29 TS4 7,08 13 ES3 6,56 30 CT7 7,23 14 LS2 6,59 31 PE3 7,25 15 CT5 6,64 32 PE2 7,27 16 CS7 6,75 33 TS3 7,28 17 PE1 6,79 34 TS5 7,28 4.2 Kết quả phân tích phương sai Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích phương sai theo giới tính và theo ngành nghề với 7 nhóm kỹ năng. Kết quả phân tích cho thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ trong việc đánh giá các nhóm kỹ năng: CT, TS, LS, LL, ES. Trong đó, sinh viên nữ đánh giá cao hơn sinh viên nam trong các nhóm kỹ năng trên. Kết quả phân tích phương sai theo ngành học cho thấy có sự khác biệt trong việc đánh giá theo nhóm kỹ năng CT, CS, LS, LL, ES. Cụ thể, sinh viên khối ngành kinh tế đánh giá cao hơn sinh viên khối ngành kỹ thuật trong các nhóm kỹ năng trên. (Bảng 4.11). Bảng 4.11 Kết quả kiểm định phương sai theo ngành học và theo giới tính Kỹ năng Giới tính Ngành Nam Nữ Kinh tế Kỹ thuật Trung Bình Trung bình Trung bình Trung Bình Kỹ năng giao tiếp (CS) 6,36 6,60 6,65* 6,27* Kỹ năng tư duy phản biện (CT) 6,53* 6,90* 6,91* 6,46* Kỹ năng làm việc nhóm (TS) 6,86* 7,45* 7,52 6,73 Đạo đức nghề nghiệp (PE) 6,90 7,41 7,50 6,73 Kỹ năng lãnh đạo (LS) 6,62* 7,16* 7,12* 6,57* Kỹ năng học tập suốt đời (LL) 6,70* 7,14* 7,14* 6,62* Kỹ năng kinh doanh (ES) 6,44* 6,89* 6,90* 6,36* Lưu ý: * Có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Tiếp theo nhóm nghiên cứu thực hiện so sánh kỹ năng mềm của sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, Trường đại học Giao thông Vận tải T.PHCM. Lý do là các trường này đều có đào tạo cả khối ngành kinh tế và kỹ thuật. Nhìn chung kỹ năng mềm của sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM không chênh lệch nhiều so với sinh viên các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, Trường đại học Giao thông Vận tải T.PHCM. Thậm chí có những nhóm kỹ năng được sinh viên trường Cao
  • 11. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 11 đẳng Công Thương TP.HCM đánh giá cao hơn. Ngoài ra nhóm nghiên cứu cũng so sánh với kỹ năng mềm của Malaysia qua kết quả nghiên cứu của Karim và Said (2012). Hình 4.1 Kỹ năng giữa Trường CĐ Công Thương TP.HCM với các trường ĐH khác Từ kết quả phân tích thống kê mô tả và phân tích phương sai, nhóm nghiên cứu đưa ra một số nhận định về kỹ năng của sinh viên tại Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM như sau: Thứ nhất: Mặc dù kỹ năng mềm của sinh viên khá thấp nhưng đây là tình trạng chung của các trường đại học ở Việt Nam. Nhìn chung kỹ năng mềm của sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM không chênh lệch nhiều so với sinh viên các trường khác như Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, Trường đại học Giao thông Vận tải T.PHCM. Thứ hai: Bốn nhóm kỹ năng được sinh viên đánh giá thấp nhất là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng tư duy và kỹ năng lãnh đạo. Trong đó đáng lưu ý là kỹ năng giao tiếp là một trong nhóm kỹ năng mà hầu hết được các trường đại học quan tâm và đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên sinh viên đánh giá khá thấp về các kỹ năng như “Kỹ năng để trình bày ý tưởng rõ ràng, hiệu quả và tự tin bằng hình thức nói và viết (CS1)”, “Kỹ năng để thuyết trình rõ ràng, tự tin và phù hợp với trình độ của người nghe (CS3)”, “Kỹ năng lắng nghe và phản hồi một cách chủ động (CS2)”, “Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể (CS8)”. Nhóm kỹ năng kinh doanh và lãnh đạo ở các trường đại học Việt Nam vẫn chưa chú trọng đúng mức, sinh viên đánh giá
  • 12. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 12 không cao nhóm kỹ năng này. Nhóm nghiên cứu so sánh với kỹ năng mềm của sinh viên Malaysia thông qua kết quả nghiên cứu của Karim và Said (2012). Điểm số trung bình ở nhóm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo của sinh viên Malaysia là 7,82 và 7,81 cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của các trường đại học ở Việt Nam. Thứ ba: Nhóm kỹ năng làm việc nhóm được sinh viên đánh giá cao nhất. Điều này cho thấy sinh viên đang nhận thức cao tầm quan trọng trong việc phối hợp công việc theo đội nhóm. Tuy nhiên, mặc dù điểm số trung bình cao nhưng trong đó “Khả năng thấu hiểu và hoán đổi vị trí giữa trưởng nhóm và thành viên trong nhóm” chưa được đánh giá cao. Kết quả phân tích phương sai cho thấy sinh viên nữ cho rằng kỹ năng làm việc nhóm của họ tốt hơn so với sinh viên nam. Thứ tư: Nhóm kỹ năng liên quan đến học tập suốt đời nằm ở mức trung bình trong bảy kỹ năng. Tuy nhiên so với sinh viên Malaysia thì nhóm này vẫn còn thấp hơn (6,87 so với 7,72). Trong đó sinh viên đánh giá khả năng tự học cũng như khả năng năng phát triển trí tò mò và tìm kiếm tri thức chưa cao. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá cảm nhận về kỹ năng mềm của sinh viên tại Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM. Kết quả phân tích thống kê mô tả và phân tích phương sai cho thấy: Nhìn chung kỹ năng mềm của sinh viên còn khá thấp, trong đó sinh viên đang đánh giá thấp nhóm kỹ năng mềm như kỹ năng kinh doanh, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy. Kết quả này không chỉ riêng ở Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM mà còn thể hiện ở nhiều trường khác. Nhóm kỹ năng giao tiếp là nhóm kỹ năng mà phần lớn các trường đại học đều chú trọng. Tuy nhiên kết quả phân tích đã cho thấy cần phải cải thiện nhiều về nhóm kỹ năng này. Ngoài ra sinh viên cũng cần được trang bị thêm các nhóm kỹ năng như Kỹ năng lãnh đạo, Kỹ năng kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tại Việt Nam chưa có khung kỹ năng mềm thống nhất để giảng dạy và đánh giá, gần như các trường tự chủ động trong việc thiết kế nội dung. Chính vì thế việc ban hành hoặc thống nhất một bộ kỹ năng mềm tối thiểu mà sinh viên cần phải có như Bộ Giáo dục Đại học Malaysia đã làm là một gợi ý đáng quan tâm. Với kết quả phân tích của nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên tại Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM như sau: Một là: Việc huấn luyện kỹ năng mềm của sinh viên thường được thực hiện thông qua 3 kênh: Thông qua dạy học chính khóa, thông qua chương trình hỗ trợ và thông qua môi trường sinh sống của sinh viên tại trường đại học. Việc thiết kế tích hợp kỹ năng mềm vào các môn học cụ thể như gợi ý của Shakir (2009) là rất cần thiết, đây là cách làm hiệu quả và mang tính lâu dài
  • 13. Hội thảo khoa học “Một số vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy nghề nghiệp cho sinh viên khoa QTKD” 13 nhưng khá khó khăn để thực hiện do giảng viên cũng còn nhiều hạn chế về kỹ năng và phương pháp giảng dạy. Hai là: Việc tích hợp kỹ năng mềm vào các môn học mang tính lâu dài, vì vậy việc thiết kế thêm các chương trình học hỗ trợ và các hoạt động thông qua cuộc sống sinh viên tại trường học là cần thiết để hỗ trợ thêm cho sinh viên trong việc trang bị kỹ năng mềm của họ. Chẳng hạn như thông qua các khóa học, chuyên đề ngắn hạn, tham quan doanh nghiệp... Ba là: Trong các kỹ năng mềm, nhà Trường hoặc Khoa cần xác định những kỹ năng cần thiết nhất và bắt buộc phải có đối với sinh viên tốt nghiệp. Để sinh viên ngoài việc theo học các môn chính khóa, nếu thấy còn yếu có thể tham gia thông qua kênh hỗ trợ và các hoạt động trong môi trường sống tại trường để tích lũy và hoàn thiện thêm. Ngoài những kết quả đạt được nêu trên, nghiên cứu này cũng tồn tại nhiều hạn chế. Thứ nhất, nghiên cứu chỉ tiến hành thực hiện với một mẫu thuận tiện với sinh viên 4 khoa tại Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM nên tính đại diện có thể chưa cao. Thứ hai, nghiên cứu cũng mới chỉ tập trung với hai khối đào tạo là kinh tế và kỹ thuật nên đặc điểm về mặt nhân khẩu học chưa được đánh giá hết. Do đó các nghiên cứu sau có thể khắc phục những hạn chế nêu trên để có được kết quả nghiên cứu đáng tin cậy hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bennett, N., Dunne, E., & Carre, C. (1999). Patterns of core and generic skill provision in higher education. Higher Education, 37, 71–93. Dân Trí (2015). Nhiều thách thức cho sinh viên Việt Nam vì thiếu kỹ năng, ngày 26 tháng 11. Devadason, E. S., Subramaniam, T., & Daniel, E. G. S. (2010). Final year undergraduates’ perceptions of the integration of soft skills in the formal curriculum: a survey of Malaysian public universities. Asia Pacific Education Review, 11(3), 321-348. Georges, J.C. (1988). Why soft-skills training doesn’t take. Training, 25(4), 42–47. Karim, A. M. A., Abdullah, N., Rahman, A. M. A., Noah, S. M., Jaafar, W. M. W., Othman, J., ... & Said, H. (2012). A nationwide comparative study between private and public university students’ soft skills. Asia Pacific Education Review, 13(3), 541-548. McLaughlin, M. (1995). Employability skills profile: What are employers looking for? http://www.ericdigests.org/1997-2/skills.htm MOHE (Ministry of Higher Education Malaysia). (2006). Soft skills development module for Malaysian institutions of higher learning. Serdang: Universiti Putra Malaysia Publishers. Nikitina, L., & Furuoka, F. (2012). Sharp focus on soft skills: a case study of Malaysian university students’ educational expectations. Educational Research for Policy and Practice, 11(3), 207-224. Shakir, R. (2009). Soft skills at the Malaysian institutes of higher learning. Asia Pacific Education Review, 10(3), 309-315.
  • 14. 14