SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
Phân tích chi phí lợi ích của xét nghiệm CRP trong việc giảm kê đơn kháng
sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em
Tôn Quang Chánh, Phạm Thế Mỹ, Huỳnh Trần Bích Ngọc, Đặng Ngọc Thạch
Mục tiêu: Chúng tôi đánh giá ý nghĩa lợi ích chi phí của xét nghiệm protein phản ứng C (CRP)
trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ em, bằng cách so sánh chi phí gia tăng của
xét nghiệm CRP so với chi phí kinh tế của kháng kháng sinh trong việc giảm kê đơn kháng sinh
ban đầu. Phương pháp: sử dụng thiết kế nghiên cứu quan sát tiến cứu, trong đó dữ liệu được
lấy từ dữ liệu thứ cấp có trong hồ sơ y tế từ tháng 03/2019 đến tháng 07/2020. Đối tượng: các
bệnh nhân nhập viện tại khoa Nội nhi của Bệnh viện Sản Nhi An Giang, gồm: 510 bệnh nhân
có xét nghiệm CRP và 255 bệnh nhân không làm xét nghiệm CRP ở trẻ em từ 2 tháng đến dưới
16 tuổi được đưa vào phân tích. Kết quả: Các bệnh nhân trong nhóm làm xét nghiệm CRP có
hiệu quả điều trị cao hơn và tổng chi phí trực tiếp thấp hơn nhưng không khác nhau đáng kể.
Dựa trên phân tích mô hình trước đó, việc giảm 2,7% kê đơn kháng sinh ban đầu với p = 0,045,
thì lợi ích ròng là dương (201.689,84 đồng) đã có lợi về tiền tệ trong điều trị nhiễm khuẩn hô
hấp dưới ở trẻ em. Kết luận: Với mức độ tuân thủ kê đơn kháng sinh ban đầu thấp đối với kết
quả xét nghiệm CRP, nhưng xét nghiệm CRP sẽ vẫn có lợi ích về chi phí cũng như quản lý
AMR, trong điểu trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em.
Cost-Benefit Analysis CRP test in reducing antibiotic prescriptions for
lower respiratory tract infections in children
Objective: We assess the cost-benefit of C-reactive protein (CRP) testing in the treatment of
lower respiratory tract infections in children, by comparing the increased cost of the CRP test
with the cost of treatment of antibiotic resistance in reducing initial antibiotic prescription.
Method: using a prospective observational study design, in which data is takenfrom secondary
data contained in medical records from March 2019 to July 2020. Subjects: patients in the
Department of Pediatrics and Pediatrics Department in An Giang hospital of obstetrics,
Gynecology and Pediatric, including: 510 patients of taking CRP test and 255 patients without
CRP test whom are in the age from 2 month to 16 year chosing to analysis. Results: Patients
in the CRP group have higher efficacy and lower total direct costs, but no significant
differences. Based on previous paradigm analysis, a 2.7% reduction in initial antibiotic
prescribing with p = 0.045, then a positive net benefit (VND 201,689.84) has monetary benefits
in treating respiratory infections. lower autoclave in children. Conclusion: Given the low
initial antibiotic prescribing compliance for CRP test results, but CRP testing will still have the
cost benefits as well as AMR management, in the treatment of lower respiratory tract infections
children.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người ta ước tính rằng 80-90% thuốc kê đơn kháng sinh xảy ra trong chăm sóc sức khỏe ban
đầu, trong đó một nửa là do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) [8,27]. Việc kê đơn và
bán kháng sinh cho ARI cũng như việc sử dụng kháng sinh không bị hạn chế ở Việt Nam là rất
phổ biến tại trong và ngoài các cơ sở y tế [15], mặc dù nguyên nhân chủ yếu là do virus [7].
Khoảng 70% bệnh nhân ở Việt Nam được kê đơn thuốc kháng sinh và ARI là lý do cho 51%
trong số này [5]. Quyết định điều trị kháng sinh ở bệnh viện là tốt nhất nếu dựa vào cận lâm
sàng trong việc quyết định khi nào cần dùng kháng sinh nhưng thường không được thực hiện
đầy đủ [1,6,15].
Sự tương tác giữa tiêu thụ kháng sinh và kháng kháng sinh (AMR) rất phức tạp; tuy nhiên,
người ta chấp nhận rộng rãi rằng việc giảm tiêu thụ kháng sinh sẽ an toàn hơn và có tác dụng
giảm thiểu gánh nặng AMR [10]. Một nghiên cứu mô hình gần đây đã ước tính chi phí kinh tế
của AMR cho mỗi loại kháng sinh được tiêu thụ, tương đương với mức tăng xã hội cho mỗi đợt
điều trị kháng sinh. Ví dụ, trong bối cảnh Thái Lan, việc tiêu thụ một lượng beta-lactam đầy đủ
có liên quan đến chi phí kinh tế là 10,8 đô la do AMR [30]. Một thử nghiệm đối chứng ngẫu
nhiên ở Việt Nam đã so sánh xét nghiệm CRP với quản lý ARI trong chăm sóc ban đầu, đã tìm
ra sự giảm đáng kể trong việc kê đơn kháng sinh mà không ảnh hưởng đến sự phục hồi và sự
hài lòng của bệnh nhân [20].
Để xác định xem chi phí gia tăng của xét nghiệm CRP có hợp lý về mặt kinh tế hay không, điều
này cần phải được so sánh với chi phí xã hội của AMR mà các xét nghiệm có thể tránh được.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích chi phí lợi ích của xét nghiệm CRP trong việc giảm
kê đơn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em; nhằm rút ra những ưu nhược điểm
góp phần thúc đẩy sự hình thành những can thiệp trong việc sử dụng kháng sinh ở trẻ em trong
thời gian tới.
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích chi phí lợi ích của xét nghiệm CRP trong việc giảm kê đơn kháng sinh điều trị nhiễm
khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em nhập viện tại khoa Nội nhi - Bệnh viện Sản Nhi An Giang.
2. Mục tiêu cụ thể :
a. Phân tích chi phí lợi ích của xét nghiệm CRP trong điều trị khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em.
b. Đánh giá chi phí gia tăng của xét nghiệm CRP so với chi phí quản lý AMR trong việc giảm
kê đơn kháng sinh ban đầu.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
 Quan sát tiến cứu thời gian từ tháng 03/2019 đến tháng 07/2020.
 Loại hình nghiên cứu: phân tích lợi ích chi phí (CBA).
 Cỡ mẫu: sử dụng công thức so sánh hai giá trị trung bình.
𝑛1= Cỡ mẫu nhóm 1; 𝑛2= Cỡ mẫu nhóm 2. 𝜎1
2
= Độ lệch chuẩn nhóm 1= 64.532,1; 𝜎2
2
= Độ lệch
chuẩn nhóm 2 =149.358; Δ= Chênh lệch giữa 2 trị số trung bình: 21.727,5 [22];  = Tỷ lệ 𝑛1/𝑛1
= 2 (khảo sát thực tế). 𝑍1−𝛼/2 = Z score tương ứng với mức ý nghĩa thống kê mong muốn, với
KTC 95%, 2-side test, Z = 1.96; 𝑍1−𝛽 = Z score tương ứng với lực mẫu. Lực mẫu = 80%, 2-
side test, Z = 0.83. Sử dụng phần mềm Openepi tính được: 𝑛1= 255; 𝑛2= 510.
 Cách lấy mẫu: thuận tiện.
3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Các Hồ sơ y tế của bệnh nhi được điều trị nội trú tại khoa Nội nhi của Bệnh viện Sản Nhi An
Giang.
 Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp dưới.
 Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có hai lần xét nghiệm CRP trở lên.
4. Các chỉ số đánh giá và đo lường các biến
a. Các chỉ số đánh giá
 Đánh giá hiệu quả điều trị:
 Thời gian nằm viện (LOS);
 Thời gian lưu trú liên quan đến kháng sinh (LOSAR);
 Hiệu quả điều trị:khỏi, đở/giảm, chuyển viện, tử vong.
 Các chi phí được xem xét như: kháng sinh, thuốc khác, xét nghiệm, X- quang, vật tư y tế,
giường bệnh, chi phí khác và tổng chi phí chi trả. Tổng chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân
điều trị sẽ được tính toán theo tỷ lệ hiệu quả chi phí trung bình (ACER), bằng cách phản ánh
tổng chi phí y tế trực tiếp chia cho tỷ lệ thành công (khỏi bệnh):
ACER = Tổng chi phí y tế trực tiếp/Tỉ lệ thành công
 Phân tích lợi ích chi phí (CBA):
 Ước tính chi phí kinh tế của kháng kháng sinh (AMR) cho mỗi loại kháng sinh kê đơn được
lấy từ một phân tích mô hình theo tính toán trong bối cảnh của Hoa Kỳ và Thái Lan [9]. Chi
phí sẽ được điều chỉnh theo hệ số 0,38 sử dụng tỷ lệ GDP bình quân đầu người (PPP) tại Việt
Nam năm 2017 so với Thái Lan (0,38 * 10,8$ = 4,1 USD). Do đó, chúng tôi sử dụng chi phí
kinh tế của AMR là 4,1 đô la cho mỗi đợt điều trị đầy đủ beta-lactam phổ rộng đây là nhóm
thuốc thường được kê đơn trong nghiên cứu.
 Lợi ích ròng( tiền tệ) của thử nghiệm CRP được tính như sau:
NMBcrp = ∆pAB *cAMR - (∆DC + Ct).
Trong đó: NMB là lợi ích ròng (tiền tệ) của xét nghiệm CRP, ∆pAB là phần trăm chênh
lệch trong việc kê đơn giữa các bệnh nhân trong nhóm CRP và Non-CRP; cAMR là chi phí
AMR cho mỗi lần sử dụng kháng sinh; ∆DC là sự khác biệt trong chi phí y tế trực tiếp và Ct là
chi phí trực tiếp của các xét nghiệm CRP. Tất cả các chi phí được giả định là phát sinh tại thời
điểm bệnh nhân có mặt tại bệnh viện, do đó không áp dụng giảm giá. Lợi ích ròng dương thì
thử nghiệm CRP có lợi về chi phí, nếu âm thì ngược lai.
b. Đo lường các biến:
 Nhập số liệu và xử lý thống kê: bằng phần mềm Epi InfoTM 7.2, CDC, USA.
 Biến định tính: tính tỷ lệ %.
 So sánh 2 tỷ lệ: kiểm định bằng test Chi bình phương (Chi square) một phía.
 So sánh nhiều hơn hai tỷ lệ: dùng phép kiểm Chi bình phương hai phía.
 Biến định lượng:
 Có độ lệch chuẩn: tính giá trị trung bình;
 Không có độ lệch chuẩn: tính trung vị và khoảng tứ phân vị.
 Kết quả dựa vào kiểm định Barlett để quyết định chọn test thống kê:
 Nếu p<0,05: sử dụng kiểm định Kruskal-Wallis với hai phương sai khác nhau.
 Nếu p>0,05: sử dụng kiểm định ANOVA với giả định hai phương sai đồng nhất;
III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm về mẫu nghiên cứu được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .
Đặc điểm CRP (510); n,(%) Non-CRP (255);n,(%) p
Giới tính
Nam 308 (60,4) 151 (59,2)
0,4
Nữ 202 (39,6) 104 (40,8)
Nhóm tuổi
Dưới 5 tuổi 460 (90,2) 216 (84,8)
0,03
6-16 tuổi 50 (9,8) 39 (15,3)
Vào viện
Đúng tuyến 225 (44,12) 123 (48,24)
0,9
Cấp cứu 146 (28,63) 54 (21,18)
Trái tuyến 139 (27,25) 78 (30,59)
Bệnh kèm
Có 269 (52,75) 144 (56,47)
0,18
Không 241 (47,25) 111 (43,53)
Số ngày điều trị
Dưới 7 ngày 390 (76,47) 201 (78,82)
0,52
Trên 7 ngày 120 (25,53) 54 (21,18)
Kháng sinh ban
đầu
Có 492(96,5) 253(99,2)
0,045
Không 18(3,5) 2(0,8)
Hầu hết các biến nền đều không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Phần lớn xét nghiệm CRP được
thực hiện ở trẻ dưới 5 tuổi và có sự khác biệt với p = 0,03. Đối với chỉ số sử dụng kháng sinh
ban đầu giữa hai nhóm điều trị có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, đây cũng là mục tiêu nghiên
cứu của đề tài sẽ được phân tích chi phí lợi ích về tiền tệ.
2. Hiệu quả điều trị khi có hỗ trợ xét nghiệm CRP
Hiệu quả điều trị của nhóm có và không làm xét nghiệm CRP được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Hiệu quả điều trị của hai nhóm.
Kết quả điều trị CRP Non-CRP p
Thời gian lưu trú
(LOS), ngày
Trung bình (SD) 6,04 (2,8) 6,07 (2,9)
0,9
Trung vị (IQR) 5 (4,5-7,5) 5 (4,5-7)
TGLT liên quan
đến KS (LOSAR)
Trung bình (SD) 5,3 (2,7) 5,4 (2,6)
0,66
Trung vị (IQR) 5 (4-7,3) 5 (4-6,5)
Hiệu quả điều trị
Khỏi (%) 507 (99,4) 253 (99,2)
0,38
Đỡ/Giảm (%) 3 (0,6) 2 (0,8)
Không có sự khác biệt về thời gian lưu trú, thời gian lưu trú liên quan đến sử dụng kháng sinh
và hiệu quả điều trị của hai nhóm; tuy nhiên, trung bình thời gian lưu trú của các bệnh nhi có
hỗ trợ xét nghiệm CRP ít hơn 0,03 ngày và hiệu quả điều trị cao hơn 0,2% có ảnh hưởng ít
nhiều đến chất lượng cuộc sống (QALY) cũng như lợi ích chi phí sẽ được phân tích sâu hơn.
3. Kết quả về các chi phí y tế trực tiếp
Kết quả về các chi phí y tế trực tiếp của hai nhóm sau khi ra viện được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Kết quả về chi phí y tế trực tiếp của hai nhóm.
Chi phí (VNĐ) CRP (n = 510); TB (SD) Non-CRP (n = 255); TB (SD) p
Kháng sinh ban đầu 135.925,4 (124.614,01) 170.762,36 (199.565,9) 0,026
X-quang 58.309,22 (77.832,3) 48.295,3 (68.077,2) 0,002
Xét nghiệm 164.766,65 (146.674,3) 156.250,59 (614330,3) 0,00
Tổng tiền thuốc 249.254,5 (183518,7) 303.068,3 (293695,4) 0,04
VTYT 98.901,6 (98.387,7) 108.067,5 (164.294,2) 0,98
Khác 1.361.606,4 (1162708,9) 1.319.465,8 (1035911,2) 0,5
Tổng cộng: 1.932.838,34 (1.353.611,5) 1.935.147,4 (1684059,1) 0,18
Các bệnh nhân ở nhóm có xét nghiệm CRP đều có cận lâm sàng như: X-quang, xét nghiệm và
chi phí khác cao hơn có ý nghĩa thông kê, nhưng tổng chi phí ra viện lại thấp hơn nhóm Non-
CRP. Có thể nói rằng chi phí cho cận lâm sàng càng cao sẽ làm giảm chi phí sử dụng thuốc có
sự khác biệt với p=0,04, đặc biệt là giảm kê đơn kháng sinh ban đầu (p=0,026); điều này làm
giảm đề kháng kháng sinh (AMR) trong môi trường bệnh viện cũng như cộng đồng.
4. Kết quả chi phí lợi ích ròng khi có xét nghiệm CRP
Giá trị ACER của nhóm có xét nghiệm CRP là 194.431 VNĐ, thấp hơn giá trị ACER của nhóm
Non-CRP (195.036 VNĐ). Do đó, nhóm có xét nghiệm CRP có thể được coi là có giá trị tỷ lệ
hiệu quả chi phí (C/E) thấp hơn so với nhóm Non-CRP. Giá trị thu được từ hai nhóm điều trị
có kết quả là chi phí càng thấp, hiệu quả càng cao thì tỷ lệ C/E càng thấp sẽ có hiệu quả hơn.
Bảng 4. Kết quả chi phí lợi ích của xét nghiệm CRP
Chi phí – lợi ích (VNĐ) CRP (n=510) Non- CRP (n=255)
Chi phí (C) 1.932.838,34 1.935.147,4
Hiệu quả (E) 99,41 99,22
ACER (C/E) 194.431 195.036
Tỷ lệ kê đơn KS ban đầu (pAB) 96,5 99,2
Giá Test CRP (Ct) 53.600 0
NMBcrp = ∆pAB * cAMR(*) - (∆DC+Ct) 201.689,84
(*
) cAMR = 4,1$ * 23.270 VNĐ = 95.407 đồng (5/8/2020-NHNT).
Kết quả tính toán trong bảng 4 cho thấy mô hình lợi ích ròng (tiền tệ) của xét nghiệm CRP thu
được là dương (201.600 đồng). Có thể nói rằng xét nghiệm CRP sẽ có lợi ích chi phí trong việc
quyết định giảm kê đơn cũng như quản lý AMR trong điểu trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ
em tại bệnh viện.
BÀN LUẬN
Trong phân tích này, có lẽ không ngạc nhiên với các xét nghiệm CRP có nhiều khả năng được
dùng cho bệnh nhi dưới 5 tuổi, điều này cũng phù hợp với thực tiễn lâm sàng tại bệnh viện.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những bệnh nhân LRTI đã được thực hiện xét nghiệm CRP
trong điều trị LRTI có các chi phí xét nghiệm cao hơn, xác suất kê đơn thuốc kháng sinh thấp
hơn nhưng kết quả điều trị cao hơn không đáng kể. Tuy, những kết quả này không khác biệt có
ý nghĩa thống kê và do đó trực giác có thể kết luận rằng xét nghiệm CRP chưa cho hiệu quả
hơn. Nhưng, trong mô hình hiện tại, việc phân tích phải đối mặt với một nghiên cứu không
được chấp nhận cho sự tương đương nên cần tiến hành phân tích chi phí-hiệu quả trong mọi
trường hợp vì vậy cần phải tập trung vào việc ước tính chi phí và lợi ích.
Kết quả phân tích chỉ ra rằng xét nghiệm CRP có liên quan đến việc giảm kê đơn kháng sinh
với chi phí 34.837 đồng và chi phí quản lý AMR là 95.407 đồng cho mỗi đợt điều trị kháng
sinh, đồng thời chi phí lợi ích ròng khi có xét nghiệm CRP có lợi ích về chi phí là 201.689 đồng.
Tạp chí Wellcome Trust AMR đánh giá rằng vào năm 2050, thiệt hại kinh tế toàn cầu do AMR
có thể tích lũy tới 124 nghìn tỷ $ [17]. Vì vậy, ai nên được tài trợ can thiệp để giảm thiểu sự lây
lan của AMR là một câu hỏi đầy thách thức. Tạp chí AMR đã nhấn mạnh một cách thích hợp
sự cần thiết của một cơ chế tài trợ toàn cầu, tương tự như Quỹ toàn cầu về AIDS, Lao và Sốt
rét, dành riêng cho việc phát triển và mở rộng quy mô chẩn đoán và các can thiệp khác giúp
giảm thiểu một cách an toàn tiêu thụ kháng sinh.
Nghiên cứu đã thu thập các dữ liệu chi phí y tế và phi y tế liên quan đến việc quản lý bệnh nhân
vào ngày ra viện, đã chứng minh được xét nghiệm CRP có thể giảm chi phí và kê đơn thuốc
kháng sinh một cách an toàn và hợp lý. Trong phân tích này được hưởng lợi từ dữ liệu chi phí
chính chi tiết từ một thử nghiệm lâm sàng lớn ở Việt Nam đánh giá can thiệp để giải quyết nhu
cầu cấp thiết về việc giảm an toàn trong kê đơn thuốc kháng sinh trong chăm sóc sức khỏe ban
đầu. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là những dữ liệu duy nhất như vậy có được từ các nước
thu nhập thấp và trung bình (LMIC), việc sử dụng các chi phí kinh tế của AMR được chuyển
sang phân tích lợi ích chi phí của CRP cũng thể hiện sự tiến bộ trong khả năng của chúng tôi
trong việc thực hiện các đánh giá kinh tế đối với AMR. Tuy vậy, nghiên cứu còn nhiều hạn chế
như phân tích chưa đề cập đến chi phí của nhóm bệnh nhân có xét nghiệm CRP đã xuất viện
sớm hơn 0,03 ngày hay tương ứng 43 phút cho mỗi lần đạt chất lượng cuộc sống (QALY).
Thước đo chính về hiệu quả trong thử nghiệm là tỷ lệ đơn thuốc kháng sinh còn quá cao và hiệu
quả điều trị chưa có sự khác biệt. Ngoài ra, việc điều chỉnh chi phí AMR được tính toán trong
bối cảnh Thái Lan với bối cảnh Việt Nam cũng cho rằng Việt Nam và Thái Lan có hồ sơ dịch
tễ học tương tự về tỷ lệ nhiễm trùng, kháng thuốc có thể không xảy ra. Cùng với việc trước khi
xét nghiệm CRP có nên kê đơn kháng sinh hay không, cũng có thể ảnh hưởng đến việc kê đơn
về mặt lựa chọn kháng sinh và thời gian điều trị, có liên quan đến chi phí, kết quả sức khỏe và
AMR; vì không có bằng chứng về điều này xảy ra trong nghiên cứu nên các vấn đề này không
được đưa vào phân tích. Ngoài tác động lên AMR là các chi phí có thể khác và các tác động
sức khỏe liên quan đến xét nghiệm CRP không được tính đến. Thứ nhất, phản ứng bất lợi xảy
ra trong một tỷ lệ nhỏ các nhóm kháng sinh, nhưng tần suất sử dụng kháng sinh khiến chúng
chiếm khoảng một phần tư của tất cả các tác dụng phụ được ghi nhận tại bệnh viện [9,28]; một
nghiên cứu về các phản ứng có hại của thuốc trong các lần khám tại khoa cấp cứu cho thấy
kháng sinh có liên quan đến 1/5 trường hợp [29]. Thứ hai, trong khi sử dụng quá mức kháng
sinh trong LMIC để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp nếu bị hạn chế sử dụng kháng sinh sẽ
gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong rất lớn [16,19]. Do đó, xét nghiệm CRP có thể có tác động
trực tiếp đến kết quả sức khỏe, thông qua việc xác định bệnh nhân cần điều trị bằng kháng sinh
hay không đây là một thách thức trong tất cả các cơ sở y tế [17].
Trong phân tích này cho thấy rằng chỉ định xét nghiệm CRP trong bối cảnh hiện tại của bệnh
viện, đã có lợi về chi phí, cung cấp sự tuân thủ kết quả của xét nghiệm trong việc quyết định sử
dụng kháng sinh là phù hợp. Một số xét nghiệm sinh học và CRP để đánh giá ARI trong chăm
sóc ban đầu đã được chứng minh là có khả năng cao trong việc phân biệt giữa nhiễm virut và
vi khuẩn trong khoảng 85-95% độ nhạy và độ đặc hiệu 50-75% [13,18,26]. Một phân tích tổng
hợp các thử nghiệm lâm sàng đã kết luận rằng xét nghiệm CRP có thể giảm kê đơn kháng sinh
một cách an toàn và hợp lý [2]. Tuy nhiên, như được chỉ ra bởi các kết quả nghiên cứu và phân
tích lợi ích chi phí này, việc tuân thủ xét nghiệm cao là rất quan trọng để đảm bảo tác động đối
với hiệu quả chi phí của xét nghiệm CRP. Để đạt được điều này, việc giới thiệu các xét nghiệm
CRP có thể được tích hợp vào một chiến dịch y tế công cộng rộng lớn hơn bao gồm đào tạo
nhân viên y tế và tư vấn cho cả bệnh nhân; nhằm tối đa hóa lợi ích biện pháp can thiệp của CRP
và đạt được sự thay đổi hành vi từ việc sử dụng kháng sinh rộng rãi ở trẻ em [25]. Các test xét
nghiệm CRP có sẵn trên thị trường và có thể được thực hiện trong chăm sóc chính bằng cách
sử dụng mẫu máu mao mạch, với kết quả có sẵn trong vòng vài phút [3,23]; cách tiếp cận này
đã được thực hiện ở một số quốc gia có thu nhập cao như Na Uy, Thụy Điển [11] cũng như
được khuyến nghị bởi Public Health England và NICE [4]. Ở LMIC và đặc biệt ở châu Á, chưa
được thực hiện thường xuyên và việc phân phối kháng sinh thường không được kiểm soát hoặc
kê đơn được thực thi kém dẫn đến mức độ kháng thuốc cao và tăng [12,14,21,24]. Nếu được
triển khai trong chăm sóc định kỳ, điều này cần được bổ sung bằng cách đào tạo liên tục cho
nhân viên y tế và tư vấn cho bệnh nhân để đảm bảo tuân thủ tốt hơn các xét nghiệm, nhằm cải
thiện sự tuân thủ kết quả xét nghiệm CRP có thể có hiệu quả về chi phí.
Kết luận: Với mức độ tuân thủ kê đơn kháng sinh ban đầu thấp đối với kết quả xét nghiệm
CRP, nhưng xét nghiệm CRP sẽ vẫn có lợi ích về chi phí cũng như quản lý AMR, trong điểu
trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em.
Kiến nghị: Với xét nghiệm chi phí thấp sẵn có và được chứng minh, việc triển khai quy mô lớn
các xét nghiệm CRP là khả thi trong toàn bệnh viện, trước khi quyết định sử dụng kháng sinh
ở trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arnold SR, To T, McIsaac WJ,Wang EE. Antibiotic prescribing for upper respiratory tract infection:
the importance of diagnostic uncertainty. J Pediatr. 2005;146(2):222–226. doi:
10.1016/j.jpeds.2004.09.020.
2. Aabenhus R, Jensen JU,Jorgensen KJ, Hrobjartsson A, Bjerrum L. Biomarkers as point-of-care tests
to guide prescription of antibiotics in patients with acute respiratory infections in primary care. The
Cochrane database of systematic reviews. 2014;11:CD010130.
3. Brouwer N, van Pelt J. Validation and evaluation of eight commercially available point of care CRP
methods. Clin Chim Acta. 2014.
4. Cooke J, Butler C, Hopstaken R, Dryden MS, McNulty C, Hurding S, et al. Narrative review of
primary care point-of-care testing (POCT) and antibacterial use in respiratory tract infection (RTI) BMJ
open respiratory research. 2015;2(1):e000086. doi: 10.1136/bmjresp-2015-000086.
5. Chalker J. Improving antibiotic prescribing in Hai Phong Province, Viet Nam: the "antibiotic-dose"
indicator. Bull World Health Organ. 2001;79(4):313–320.
6. Chandler CI, Nadjm B,Boniface G, Juma K, Reyburn H, Whitty CJ.Assessmentof children for acute
respiratory infections in hospital outpatients in Tanzania: what drives good practice? Am J Trop Med
Hyg. 2008;79(6):925–932. doi: 10.4269/ajtmh.2008.79.925.
7. Do AH, van Doorn HR, Nghiem MN, Bryant JE, Hoang TH, Do QH, et al. Viral etiologies of acute
respiratory infections among hospitalized Vietnamese children in Ho Chi Minh City, 2004-2008. PLoS
One. 2011;6(3):e18176. doi: 10.1371/journal.pone.0018176.
8. Goossens H,FerechM, VanderStichele R, Elseviers M, Group EP Outpatient antibiotic use in Europe
and association with resistance: a cross-national database study. Lancet. 2005;365(9459):579–587.
9. Granowitz EVBR.Antibiotic adverse reactionsand drug interactions. Crit Care Clin. 2008;24(2):421–
442. doi: 10.1016/j.ccc.2007.12.011.
10. Holmes AH, Moore LS, Sundsfjord A, Steinbakk M, Regmi S, Karkey A, et al. Understanding the
mechanisms and drivers of antimicrobial resistance. Lancet. 2016;387(10014):176–187.
11. Jakobsen KA,Melbye H, Kelly MJ, Ceynowa C, Molstad S, Hood K,et al. Influence of CRP testing
and clinical findings on antibiotic prescribing in adults presenting with acute cough in primary care.
Scand J Prim Health Care. 2010;28(4):229–236. doi: 10.3109/02813432.2010.506995.
12. Kang CI,Song JH. Antimicrobial resistance in Asia: current epidemiology and clinical implications.
Infection & chemotherapy. 2013;45(1):22–31. doi: 10.3947/ic.2013.45.1.22.
13. Lubell Y BS, Dunachie S, Tanganuchitcharnchai A, Watthanaworawit W,Paris D, Mayxay M, Peto
TJ, Dondorp A,White NJ, et al. Performance of C-reactive protein and Procalcitonin to distinguish viral
from bacterial and malarial causes of fever in Southeast Asia.
14. Laxminarayan R, Van BoeckelTP. The value of tracking antibiotic consumption. Lancet Infect Dis.
2014;14(5):360–361. doi: 10.1016/S1473-3099(14)70701-7.
15. Larsson M, Falkenberg T, DardashtiA,Ekman T, Tornquist S, Kim Chuc NT, etal. Overprescribing
of antibiotics to children in ruralVietnam. Scand JInfect Dis.2005;37(6–7):442–448. 16. Laxminarayan
R, Matsoso P,Pant S, Brower C, Rottingen JA,Klugman K, et al. Access to effective antimicrobials: a
worldwide challenge. Lancet. 2015.
17. Lubell Y, Althaus T,Blacksell SD, Paris DH,Mayxay M, Pan-Ngum W, et al. Modelling the impact
and cost-effectiveness of biomarker tests as compared with pathogen-specific diagnostics in the
Management of Undifferentiated Fever in remote tropical settings. PLoS One. 2016;11(3):e0152420.
18. Minnaard MC, van de Pol AC, de Groot JA, De Wit NJ, Hopstaken RM, van Delft S, et al. The
added diagnostic value of five different C-reactive protein point-of-care test devices in detecting
pneumonia in primary care: a nested case-control study. Scand J Clin Lab Invest. 2015;75(4):291–295.
19. Mendelson M,Røttingen J-A,Gopinathan U,HamerDH,Wertheim H, BasnyatB,et al. Maximising
access to achieve appropriate human antimicrobial use in low-income and middle-income countries.
Lancet. 2016;387(10014):188–198.
20. Nga DTT NT, Ninh Tran, Hung TM, Bich VTN, Long HB, et.al. Point-of-care C-reactive protein
testing to reduce inappropriate use of antibiotics for acute respiratory infections in adults and childre n
in the Vietnamese primary health care setting: a multi-Centre randomised controlled trial. Lancet Glob
Health 2016;4(9):e633-ee41
21.Van Boeckel TP, Gandra S, Ashok A, Caudron Q, Grenfell BT, Levin SA, et al. Global antibiotic
consumption 2000 to 2010: an analysis of national pharmaceutical sales data. Lancet Infect Dis.
2014;14(8):742–750. doi: 10.1016/S1473-3099(14)70780-7
22. NT Dang. Cost-effective analysis of cefotaxime and ceftriaxone in the treatment of pneumonia in
children from 2 months to under 5 yearsold. An Giang hospital of obstetrics,Gynecology and Pediatric.
Proceedings of science and technology conference 2019.
23. Phommasone K,Althaus T, Souvanthong P,Phakhounthong K, Soyvienvong L, Malapheth P, et al.
Accuracy of commercially available c-reactive protein rapid tests in the context of undifferentiated
fevers in rural Laos. BMC Infect Dis. 2016;16:61. doi: 10.1186/s12879-016-1360-2.
24. Phu VD, Wertheim HF, Larsson M, Nadjm B, Dinh QD, Nilsson LE, et al. Burden of hospital
acquired infections and antimicrobial use in Vietnamese adult intensive care units. PLoS One.
2016;11(1):e0147544. doi: 10.1371/journal.pone.0147544.
25. Rune Aabenhus J-USJ. Biomarker-guided antibiotic use in primary care in resource-constrained
environments. Lancet Glob Health. 2016. [PubMed]
26. Srugo Isaac,Klein Adi, Stein Michal, Golan-Shany Orit, Kerem Nogah, Chistyakov Irina, Genizi
Jacob,Glazer Oded, Yaniv Liat, German Alina, Miron Dan,Shachor-Meyouhas Yael,Bamberger Ellen,
Oved Kfir, Gottlieb Tanya M., Navon Roy, Paz Meital, Etshtein Liat, Boico Olga, Kronenfeld Gali,
Eden Eran, Cohen Robert, Chappuy Helène, Angoulvant François, Lacroix Laurence, Gervaix Alain.
Validation of a Novel Assay to Distinguish Bacterial and Viral Infections. Pediatrics.
2017;140(4):e20163453.
27. Shallcross LJ, Davies DSC. Antibiotic overuse: a key driver of antimicrobial resistance. Br J Gen
Pract. 2014;64(629):604–605. doi: 10.3399/bjgp14X682561.
28. Stavreva G, DP A,Pandurska R. Marev. Detection of adverse drug reactions to antimicrobial drugs
in hospitalized patients. Trakia Journal of Sciences. 2008;6:7–9.
29 .Shehab N, Patel PR, Srinivasan A, Budnitz DS. Emergency department visits for antibiotic-
associated adverse events. Clin Infect Dis. 2008;47(6):735–743.
30. Shrestha P,Cooper BS, Coast J, Oppong R, Thuy NDT,Phodha T, et al. Enumerating the economic
cost of antimicrobial resistance per antibiotic consumed to inform the evaluation of interventions
affecting their use. Antimicrob Resist Infect Control. 2018;7(1):98.

More Related Content

Similar to Chi philoiich crp-2020

Pharmacoeconomics1
Pharmacoeconomics1Pharmacoeconomics1
Pharmacoeconomics1jinender16
 
Development and validation of a novel diagnostic nomogram to differentiate be...
Development and validation of a novel diagnostic nomogram to differentiate be...Development and validation of a novel diagnostic nomogram to differentiate be...
Development and validation of a novel diagnostic nomogram to differentiate be...Hidert Chusi Huamani
 
Correlation between Anti-infliximab and Anti-CCP Antibodies Development in Pa...
Correlation between Anti-infliximab and Anti-CCP Antibodies Development in Pa...Correlation between Anti-infliximab and Anti-CCP Antibodies Development in Pa...
Correlation between Anti-infliximab and Anti-CCP Antibodies Development in Pa...iosrjce
 
Wisconsin hospital - Healthcare Cost Prediction
Wisconsin hospital - Healthcare Cost PredictionWisconsin hospital - Healthcare Cost Prediction
Wisconsin hospital - Healthcare Cost PredictionPrasann Prem
 
Medical Students 2011 - J.B. Vermorken - INTRODUCTION TO CANCER TREATMENT - I...
Medical Students 2011 - J.B. Vermorken - INTRODUCTION TO CANCER TREATMENT - I...Medical Students 2011 - J.B. Vermorken - INTRODUCTION TO CANCER TREATMENT - I...
Medical Students 2011 - J.B. Vermorken - INTRODUCTION TO CANCER TREATMENT - I...European School of Oncology
 
A quicker tzanck smear with methylene blue stain in diagnosis of
A quicker tzanck smear with methylene blue stain in diagnosis ofA quicker tzanck smear with methylene blue stain in diagnosis of
A quicker tzanck smear with methylene blue stain in diagnosis ofEva Yustiana
 
NY Prostate Cancer Conference - T. Rancati - Session 7: Predicting radio-indu...
NY Prostate Cancer Conference - T. Rancati - Session 7: Predicting radio-indu...NY Prostate Cancer Conference - T. Rancati - Session 7: Predicting radio-indu...
NY Prostate Cancer Conference - T. Rancati - Session 7: Predicting radio-indu...European School of Oncology
 
Beating the Beast: Best Current Pharmacological Modalities for Treating Covid...
Beating the Beast: Best Current Pharmacological Modalities for Treating Covid...Beating the Beast: Best Current Pharmacological Modalities for Treating Covid...
Beating the Beast: Best Current Pharmacological Modalities for Treating Covid...Imad Hassan
 
Medical Students 2010 - Slide 5 - J.B. Vermorken - Introduction to Clincial T...
Medical Students 2010 - Slide 5 - J.B. Vermorken - Introduction to Clincial T...Medical Students 2010 - Slide 5 - J.B. Vermorken - Introduction to Clincial T...
Medical Students 2010 - Slide 5 - J.B. Vermorken - Introduction to Clincial T...European School of Oncology
 
Project Presentation
Project PresentationProject Presentation
Project PresentationZeyang Zhang
 
Consider the following hypothet-ical scenario and results .docx
Consider the following hypothet-ical scenario and results .docxConsider the following hypothet-ical scenario and results .docx
Consider the following hypothet-ical scenario and results .docxdonnajames55
 
Impact of Antidepressant Medication Adherence on Health Services Utilization ...
Impact of Antidepressant Medication Adherence on Health Services Utilization ...Impact of Antidepressant Medication Adherence on Health Services Utilization ...
Impact of Antidepressant Medication Adherence on Health Services Utilization ...M. Christopher Roebuck
 
CML: What's New at EHA? Tim Brümmendorf, EHA Capacity Building Session, EHA c...
CML: What's New at EHA? Tim Brümmendorf, EHA Capacity Building Session, EHA c...CML: What's New at EHA? Tim Brümmendorf, EHA Capacity Building Session, EHA c...
CML: What's New at EHA? Tim Brümmendorf, EHA Capacity Building Session, EHA c...jangeissler
 
Epidemiological Approaches for Evaluation of diagnostic tests.pptx
Epidemiological Approaches for Evaluation of diagnostic tests.pptxEpidemiological Approaches for Evaluation of diagnostic tests.pptx
Epidemiological Approaches for Evaluation of diagnostic tests.pptxBhoj Raj Singh
 
Medical Statistics used in Oncology
Medical Statistics used in OncologyMedical Statistics used in Oncology
Medical Statistics used in OncologyNamrata Das
 

Similar to Chi philoiich crp-2020 (20)

International Journal of Hepatology & Gastroenterology
International Journal of Hepatology & GastroenterologyInternational Journal of Hepatology & Gastroenterology
International Journal of Hepatology & Gastroenterology
 
Pharmacoeconomics1
Pharmacoeconomics1Pharmacoeconomics1
Pharmacoeconomics1
 
Development and validation of a novel diagnostic nomogram to differentiate be...
Development and validation of a novel diagnostic nomogram to differentiate be...Development and validation of a novel diagnostic nomogram to differentiate be...
Development and validation of a novel diagnostic nomogram to differentiate be...
 
Correlation between Anti-infliximab and Anti-CCP Antibodies Development in Pa...
Correlation between Anti-infliximab and Anti-CCP Antibodies Development in Pa...Correlation between Anti-infliximab and Anti-CCP Antibodies Development in Pa...
Correlation between Anti-infliximab and Anti-CCP Antibodies Development in Pa...
 
Wisconsin hospital - Healthcare Cost Prediction
Wisconsin hospital - Healthcare Cost PredictionWisconsin hospital - Healthcare Cost Prediction
Wisconsin hospital - Healthcare Cost Prediction
 
Medical Students 2011 - J.B. Vermorken - INTRODUCTION TO CANCER TREATMENT - I...
Medical Students 2011 - J.B. Vermorken - INTRODUCTION TO CANCER TREATMENT - I...Medical Students 2011 - J.B. Vermorken - INTRODUCTION TO CANCER TREATMENT - I...
Medical Students 2011 - J.B. Vermorken - INTRODUCTION TO CANCER TREATMENT - I...
 
A quicker tzanck smear with methylene blue stain in diagnosis of
A quicker tzanck smear with methylene blue stain in diagnosis ofA quicker tzanck smear with methylene blue stain in diagnosis of
A quicker tzanck smear with methylene blue stain in diagnosis of
 
PMED Opening Workshop - FDA Panel - Issues in Trial Design & Analysis of CBER...
PMED Opening Workshop - FDA Panel - Issues in Trial Design & Analysis of CBER...PMED Opening Workshop - FDA Panel - Issues in Trial Design & Analysis of CBER...
PMED Opening Workshop - FDA Panel - Issues in Trial Design & Analysis of CBER...
 
Advance concepts in screening
Advance concepts in screeningAdvance concepts in screening
Advance concepts in screening
 
NY Prostate Cancer Conference - T. Rancati - Session 7: Predicting radio-indu...
NY Prostate Cancer Conference - T. Rancati - Session 7: Predicting radio-indu...NY Prostate Cancer Conference - T. Rancati - Session 7: Predicting radio-indu...
NY Prostate Cancer Conference - T. Rancati - Session 7: Predicting radio-indu...
 
Beating the Beast: Best Current Pharmacological Modalities for Treating Covid...
Beating the Beast: Best Current Pharmacological Modalities for Treating Covid...Beating the Beast: Best Current Pharmacological Modalities for Treating Covid...
Beating the Beast: Best Current Pharmacological Modalities for Treating Covid...
 
Medical Students 2010 - Slide 5 - J.B. Vermorken - Introduction to Clincial T...
Medical Students 2010 - Slide 5 - J.B. Vermorken - Introduction to Clincial T...Medical Students 2010 - Slide 5 - J.B. Vermorken - Introduction to Clincial T...
Medical Students 2010 - Slide 5 - J.B. Vermorken - Introduction to Clincial T...
 
Project Presentation
Project PresentationProject Presentation
Project Presentation
 
Consider the following hypothet-ical scenario and results .docx
Consider the following hypothet-ical scenario and results .docxConsider the following hypothet-ical scenario and results .docx
Consider the following hypothet-ical scenario and results .docx
 
Impact of Antidepressant Medication Adherence on Health Services Utilization ...
Impact of Antidepressant Medication Adherence on Health Services Utilization ...Impact of Antidepressant Medication Adherence on Health Services Utilization ...
Impact of Antidepressant Medication Adherence on Health Services Utilization ...
 
The Lachman Test
The Lachman TestThe Lachman Test
The Lachman Test
 
CML: What's New at EHA? Tim Brümmendorf, EHA Capacity Building Session, EHA c...
CML: What's New at EHA? Tim Brümmendorf, EHA Capacity Building Session, EHA c...CML: What's New at EHA? Tim Brümmendorf, EHA Capacity Building Session, EHA c...
CML: What's New at EHA? Tim Brümmendorf, EHA Capacity Building Session, EHA c...
 
Pharmacoeconomics
PharmacoeconomicsPharmacoeconomics
Pharmacoeconomics
 
Epidemiological Approaches for Evaluation of diagnostic tests.pptx
Epidemiological Approaches for Evaluation of diagnostic tests.pptxEpidemiological Approaches for Evaluation of diagnostic tests.pptx
Epidemiological Approaches for Evaluation of diagnostic tests.pptx
 
Medical Statistics used in Oncology
Medical Statistics used in OncologyMedical Statistics used in Oncology
Medical Statistics used in Oncology
 

Recently uploaded

VIP ℂall Girls Delhi 9873777170 WhatsApp: Me All Time Serviℂe Available Day a...
VIP ℂall Girls Delhi 9873777170 WhatsApp: Me All Time Serviℂe Available Day a...VIP ℂall Girls Delhi 9873777170 WhatsApp: Me All Time Serviℂe Available Day a...
VIP ℂall Girls Delhi 9873777170 WhatsApp: Me All Time Serviℂe Available Day a...simrankaur #v08
 
Understanding Metabolic Syndrome in PCOS: Symptoms, Risks, and Management
Understanding Metabolic Syndrome in PCOS: Symptoms, Risks, and ManagementUnderstanding Metabolic Syndrome in PCOS: Symptoms, Risks, and Management
Understanding Metabolic Syndrome in PCOS: Symptoms, Risks, and ManagementDr.Laxmi Agrawal Shrikhande
 
Communication disorder and it's management
Communication disorder and it's managementCommunication disorder and it's management
Communication disorder and it's managementkeerti Gour (PT) Shakya
 
The 2024 Outlook for Older Adults: Healthcare Consumer Survey
The 2024 Outlook for Older Adults: Healthcare Consumer SurveyThe 2024 Outlook for Older Adults: Healthcare Consumer Survey
The 2024 Outlook for Older Adults: Healthcare Consumer SurveyMedia Logic
 
Session-5-Birthing-Practices-Breastfeeding (1).ppt
Session-5-Birthing-Practices-Breastfeeding (1).pptSession-5-Birthing-Practices-Breastfeeding (1).ppt
Session-5-Birthing-Practices-Breastfeeding (1).pptMedidas Medical Center INC
 
Leading large scale change: a life at the interface between theory and practice
Leading large scale change: a life at the interface between theory and practiceLeading large scale change: a life at the interface between theory and practice
Leading large scale change: a life at the interface between theory and practiceHelenBevan4
 
clostridiumbotulinum- BY Muzammil Ahmed Siddiqui.pptx
clostridiumbotulinum- BY Muzammil Ahmed Siddiqui.pptxclostridiumbotulinum- BY Muzammil Ahmed Siddiqui.pptx
clostridiumbotulinum- BY Muzammil Ahmed Siddiqui.pptxMuzammil Ahmed Siddiqui
 
Unlock the Secrets to Optimizing Ambulatory Operations Efficiency and Change ...
Unlock the Secrets to Optimizing Ambulatory Operations Efficiency and Change ...Unlock the Secrets to Optimizing Ambulatory Operations Efficiency and Change ...
Unlock the Secrets to Optimizing Ambulatory Operations Efficiency and Change ...Health Catalyst
 
mHealth Israel_Healthcare Finance and M&A- What Comes Next
mHealth Israel_Healthcare Finance and M&A- What Comes NextmHealth Israel_Healthcare Finance and M&A- What Comes Next
mHealth Israel_Healthcare Finance and M&A- What Comes NextLevi Shapiro
 
Famous Indian Vedic Astrologer | Best Astrological Solutions UK
Famous Indian Vedic Astrologer | Best Astrological Solutions UKFamous Indian Vedic Astrologer | Best Astrological Solutions UK
Famous Indian Vedic Astrologer | Best Astrological Solutions UKdarmandersingh4580
 
The Power of Technology and Collaboration in Research - Rheumatology Research...
The Power of Technology and Collaboration in Research - Rheumatology Research...The Power of Technology and Collaboration in Research - Rheumatology Research...
The Power of Technology and Collaboration in Research - Rheumatology Research...Paul Sufka
 
An overview of Muir Wood Adolescent and Family Services teen treatment programs.
An overview of Muir Wood Adolescent and Family Services teen treatment programs.An overview of Muir Wood Adolescent and Family Services teen treatment programs.
An overview of Muir Wood Adolescent and Family Services teen treatment programs.pdamico1
 
Anthony Edwards We Want Dallas T-shirtsAnthony Edwards We Want Dallas T-shirts
Anthony Edwards We Want Dallas T-shirtsAnthony Edwards We Want Dallas T-shirtsAnthony Edwards We Want Dallas T-shirtsAnthony Edwards We Want Dallas T-shirts
Anthony Edwards We Want Dallas T-shirtsAnthony Edwards We Want Dallas T-shirtsrahman018755
 
Mike Lowe’s cancer fight lowe strong shirt
Mike Lowe’s cancer fight lowe strong shirtMike Lowe’s cancer fight lowe strong shirt
Mike Lowe’s cancer fight lowe strong shirtrahman018755
 
Session-1-MBFHI-A-part-of-the-Global-Strategy.ppt
Session-1-MBFHI-A-part-of-the-Global-Strategy.pptSession-1-MBFHI-A-part-of-the-Global-Strategy.ppt
Session-1-MBFHI-A-part-of-the-Global-Strategy.pptMedidas Medical Center INC
 
Healthcare Market Overview, May 2024: Funding, Financing and M&A, from Oppenh...
Healthcare Market Overview, May 2024: Funding, Financing and M&A, from Oppenh...Healthcare Market Overview, May 2024: Funding, Financing and M&A, from Oppenh...
Healthcare Market Overview, May 2024: Funding, Financing and M&A, from Oppenh...Levi Shapiro
 

Recently uploaded (20)

VIP ℂall Girls Delhi 9873777170 WhatsApp: Me All Time Serviℂe Available Day a...
VIP ℂall Girls Delhi 9873777170 WhatsApp: Me All Time Serviℂe Available Day a...VIP ℂall Girls Delhi 9873777170 WhatsApp: Me All Time Serviℂe Available Day a...
VIP ℂall Girls Delhi 9873777170 WhatsApp: Me All Time Serviℂe Available Day a...
 
Cara menggugurkan kandungan paling ampuh 08561234742
Cara menggugurkan kandungan paling ampuh 08561234742Cara menggugurkan kandungan paling ampuh 08561234742
Cara menggugurkan kandungan paling ampuh 08561234742
 
Understanding Metabolic Syndrome in PCOS: Symptoms, Risks, and Management
Understanding Metabolic Syndrome in PCOS: Symptoms, Risks, and ManagementUnderstanding Metabolic Syndrome in PCOS: Symptoms, Risks, and Management
Understanding Metabolic Syndrome in PCOS: Symptoms, Risks, and Management
 
Communication disorder and it's management
Communication disorder and it's managementCommunication disorder and it's management
Communication disorder and it's management
 
The 2024 Outlook for Older Adults: Healthcare Consumer Survey
The 2024 Outlook for Older Adults: Healthcare Consumer SurveyThe 2024 Outlook for Older Adults: Healthcare Consumer Survey
The 2024 Outlook for Older Adults: Healthcare Consumer Survey
 
Session-5-Birthing-Practices-Breastfeeding (1).ppt
Session-5-Birthing-Practices-Breastfeeding (1).pptSession-5-Birthing-Practices-Breastfeeding (1).ppt
Session-5-Birthing-Practices-Breastfeeding (1).ppt
 
Leading large scale change: a life at the interface between theory and practice
Leading large scale change: a life at the interface between theory and practiceLeading large scale change: a life at the interface between theory and practice
Leading large scale change: a life at the interface between theory and practice
 
Abortion pills in Abu Dhabi ௵+918133066128௹Un_wandted Pregnancy Kit in Dubai UAE
Abortion pills in Abu Dhabi ௵+918133066128௹Un_wandted Pregnancy Kit in Dubai UAEAbortion pills in Abu Dhabi ௵+918133066128௹Un_wandted Pregnancy Kit in Dubai UAE
Abortion pills in Abu Dhabi ௵+918133066128௹Un_wandted Pregnancy Kit in Dubai UAE
 
clostridiumbotulinum- BY Muzammil Ahmed Siddiqui.pptx
clostridiumbotulinum- BY Muzammil Ahmed Siddiqui.pptxclostridiumbotulinum- BY Muzammil Ahmed Siddiqui.pptx
clostridiumbotulinum- BY Muzammil Ahmed Siddiqui.pptx
 
Unlock the Secrets to Optimizing Ambulatory Operations Efficiency and Change ...
Unlock the Secrets to Optimizing Ambulatory Operations Efficiency and Change ...Unlock the Secrets to Optimizing Ambulatory Operations Efficiency and Change ...
Unlock the Secrets to Optimizing Ambulatory Operations Efficiency and Change ...
 
Session-10-Infants-with-Special-meeds.ppt
Session-10-Infants-with-Special-meeds.pptSession-10-Infants-with-Special-meeds.ppt
Session-10-Infants-with-Special-meeds.ppt
 
LTM Session-8-Practices-that-assist-BF..ppt
LTM Session-8-Practices-that-assist-BF..pptLTM Session-8-Practices-that-assist-BF..ppt
LTM Session-8-Practices-that-assist-BF..ppt
 
mHealth Israel_Healthcare Finance and M&A- What Comes Next
mHealth Israel_Healthcare Finance and M&A- What Comes NextmHealth Israel_Healthcare Finance and M&A- What Comes Next
mHealth Israel_Healthcare Finance and M&A- What Comes Next
 
Famous Indian Vedic Astrologer | Best Astrological Solutions UK
Famous Indian Vedic Astrologer | Best Astrological Solutions UKFamous Indian Vedic Astrologer | Best Astrological Solutions UK
Famous Indian Vedic Astrologer | Best Astrological Solutions UK
 
The Power of Technology and Collaboration in Research - Rheumatology Research...
The Power of Technology and Collaboration in Research - Rheumatology Research...The Power of Technology and Collaboration in Research - Rheumatology Research...
The Power of Technology and Collaboration in Research - Rheumatology Research...
 
An overview of Muir Wood Adolescent and Family Services teen treatment programs.
An overview of Muir Wood Adolescent and Family Services teen treatment programs.An overview of Muir Wood Adolescent and Family Services teen treatment programs.
An overview of Muir Wood Adolescent and Family Services teen treatment programs.
 
Anthony Edwards We Want Dallas T-shirtsAnthony Edwards We Want Dallas T-shirts
Anthony Edwards We Want Dallas T-shirtsAnthony Edwards We Want Dallas T-shirtsAnthony Edwards We Want Dallas T-shirtsAnthony Edwards We Want Dallas T-shirts
Anthony Edwards We Want Dallas T-shirtsAnthony Edwards We Want Dallas T-shirts
 
Mike Lowe’s cancer fight lowe strong shirt
Mike Lowe’s cancer fight lowe strong shirtMike Lowe’s cancer fight lowe strong shirt
Mike Lowe’s cancer fight lowe strong shirt
 
Session-1-MBFHI-A-part-of-the-Global-Strategy.ppt
Session-1-MBFHI-A-part-of-the-Global-Strategy.pptSession-1-MBFHI-A-part-of-the-Global-Strategy.ppt
Session-1-MBFHI-A-part-of-the-Global-Strategy.ppt
 
Healthcare Market Overview, May 2024: Funding, Financing and M&A, from Oppenh...
Healthcare Market Overview, May 2024: Funding, Financing and M&A, from Oppenh...Healthcare Market Overview, May 2024: Funding, Financing and M&A, from Oppenh...
Healthcare Market Overview, May 2024: Funding, Financing and M&A, from Oppenh...
 

Chi philoiich crp-2020

  • 1. Phân tích chi phí lợi ích của xét nghiệm CRP trong việc giảm kê đơn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em Tôn Quang Chánh, Phạm Thế Mỹ, Huỳnh Trần Bích Ngọc, Đặng Ngọc Thạch Mục tiêu: Chúng tôi đánh giá ý nghĩa lợi ích chi phí của xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ em, bằng cách so sánh chi phí gia tăng của xét nghiệm CRP so với chi phí kinh tế của kháng kháng sinh trong việc giảm kê đơn kháng sinh ban đầu. Phương pháp: sử dụng thiết kế nghiên cứu quan sát tiến cứu, trong đó dữ liệu được lấy từ dữ liệu thứ cấp có trong hồ sơ y tế từ tháng 03/2019 đến tháng 07/2020. Đối tượng: các bệnh nhân nhập viện tại khoa Nội nhi của Bệnh viện Sản Nhi An Giang, gồm: 510 bệnh nhân có xét nghiệm CRP và 255 bệnh nhân không làm xét nghiệm CRP ở trẻ em từ 2 tháng đến dưới 16 tuổi được đưa vào phân tích. Kết quả: Các bệnh nhân trong nhóm làm xét nghiệm CRP có hiệu quả điều trị cao hơn và tổng chi phí trực tiếp thấp hơn nhưng không khác nhau đáng kể. Dựa trên phân tích mô hình trước đó, việc giảm 2,7% kê đơn kháng sinh ban đầu với p = 0,045, thì lợi ích ròng là dương (201.689,84 đồng) đã có lợi về tiền tệ trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em. Kết luận: Với mức độ tuân thủ kê đơn kháng sinh ban đầu thấp đối với kết quả xét nghiệm CRP, nhưng xét nghiệm CRP sẽ vẫn có lợi ích về chi phí cũng như quản lý AMR, trong điểu trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em. Cost-Benefit Analysis CRP test in reducing antibiotic prescriptions for lower respiratory tract infections in children Objective: We assess the cost-benefit of C-reactive protein (CRP) testing in the treatment of lower respiratory tract infections in children, by comparing the increased cost of the CRP test with the cost of treatment of antibiotic resistance in reducing initial antibiotic prescription. Method: using a prospective observational study design, in which data is takenfrom secondary data contained in medical records from March 2019 to July 2020. Subjects: patients in the Department of Pediatrics and Pediatrics Department in An Giang hospital of obstetrics, Gynecology and Pediatric, including: 510 patients of taking CRP test and 255 patients without CRP test whom are in the age from 2 month to 16 year chosing to analysis. Results: Patients in the CRP group have higher efficacy and lower total direct costs, but no significant differences. Based on previous paradigm analysis, a 2.7% reduction in initial antibiotic prescribing with p = 0.045, then a positive net benefit (VND 201,689.84) has monetary benefits in treating respiratory infections. lower autoclave in children. Conclusion: Given the low initial antibiotic prescribing compliance for CRP test results, but CRP testing will still have the cost benefits as well as AMR management, in the treatment of lower respiratory tract infections children. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Người ta ước tính rằng 80-90% thuốc kê đơn kháng sinh xảy ra trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó một nửa là do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) [8,27]. Việc kê đơn và bán kháng sinh cho ARI cũng như việc sử dụng kháng sinh không bị hạn chế ở Việt Nam là rất phổ biến tại trong và ngoài các cơ sở y tế [15], mặc dù nguyên nhân chủ yếu là do virus [7]. Khoảng 70% bệnh nhân ở Việt Nam được kê đơn thuốc kháng sinh và ARI là lý do cho 51% trong số này [5]. Quyết định điều trị kháng sinh ở bệnh viện là tốt nhất nếu dựa vào cận lâm sàng trong việc quyết định khi nào cần dùng kháng sinh nhưng thường không được thực hiện đầy đủ [1,6,15]. Sự tương tác giữa tiêu thụ kháng sinh và kháng kháng sinh (AMR) rất phức tạp; tuy nhiên, người ta chấp nhận rộng rãi rằng việc giảm tiêu thụ kháng sinh sẽ an toàn hơn và có tác dụng giảm thiểu gánh nặng AMR [10]. Một nghiên cứu mô hình gần đây đã ước tính chi phí kinh tế của AMR cho mỗi loại kháng sinh được tiêu thụ, tương đương với mức tăng xã hội cho mỗi đợt điều trị kháng sinh. Ví dụ, trong bối cảnh Thái Lan, việc tiêu thụ một lượng beta-lactam đầy đủ
  • 2. có liên quan đến chi phí kinh tế là 10,8 đô la do AMR [30]. Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên ở Việt Nam đã so sánh xét nghiệm CRP với quản lý ARI trong chăm sóc ban đầu, đã tìm ra sự giảm đáng kể trong việc kê đơn kháng sinh mà không ảnh hưởng đến sự phục hồi và sự hài lòng của bệnh nhân [20]. Để xác định xem chi phí gia tăng của xét nghiệm CRP có hợp lý về mặt kinh tế hay không, điều này cần phải được so sánh với chi phí xã hội của AMR mà các xét nghiệm có thể tránh được. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân tích chi phí lợi ích của xét nghiệm CRP trong việc giảm kê đơn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em; nhằm rút ra những ưu nhược điểm góp phần thúc đẩy sự hình thành những can thiệp trong việc sử dụng kháng sinh ở trẻ em trong thời gian tới. II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1. Mục tiêu tổng quát Phân tích chi phí lợi ích của xét nghiệm CRP trong việc giảm kê đơn kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em nhập viện tại khoa Nội nhi - Bệnh viện Sản Nhi An Giang. 2. Mục tiêu cụ thể : a. Phân tích chi phí lợi ích của xét nghiệm CRP trong điều trị khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em. b. Đánh giá chi phí gia tăng của xét nghiệm CRP so với chi phí quản lý AMR trong việc giảm kê đơn kháng sinh ban đầu. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu  Quan sát tiến cứu thời gian từ tháng 03/2019 đến tháng 07/2020.  Loại hình nghiên cứu: phân tích lợi ích chi phí (CBA).  Cỡ mẫu: sử dụng công thức so sánh hai giá trị trung bình. 𝑛1= Cỡ mẫu nhóm 1; 𝑛2= Cỡ mẫu nhóm 2. 𝜎1 2 = Độ lệch chuẩn nhóm 1= 64.532,1; 𝜎2 2 = Độ lệch chuẩn nhóm 2 =149.358; Δ= Chênh lệch giữa 2 trị số trung bình: 21.727,5 [22];  = Tỷ lệ 𝑛1/𝑛1 = 2 (khảo sát thực tế). 𝑍1−𝛼/2 = Z score tương ứng với mức ý nghĩa thống kê mong muốn, với KTC 95%, 2-side test, Z = 1.96; 𝑍1−𝛽 = Z score tương ứng với lực mẫu. Lực mẫu = 80%, 2- side test, Z = 0.83. Sử dụng phần mềm Openepi tính được: 𝑛1= 255; 𝑛2= 510.  Cách lấy mẫu: thuận tiện. 3. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu Các Hồ sơ y tế của bệnh nhi được điều trị nội trú tại khoa Nội nhi của Bệnh viện Sản Nhi An Giang.  Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp dưới.  Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có hai lần xét nghiệm CRP trở lên. 4. Các chỉ số đánh giá và đo lường các biến a. Các chỉ số đánh giá  Đánh giá hiệu quả điều trị:  Thời gian nằm viện (LOS);  Thời gian lưu trú liên quan đến kháng sinh (LOSAR);  Hiệu quả điều trị:khỏi, đở/giảm, chuyển viện, tử vong.  Các chi phí được xem xét như: kháng sinh, thuốc khác, xét nghiệm, X- quang, vật tư y tế, giường bệnh, chi phí khác và tổng chi phí chi trả. Tổng chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân
  • 3. điều trị sẽ được tính toán theo tỷ lệ hiệu quả chi phí trung bình (ACER), bằng cách phản ánh tổng chi phí y tế trực tiếp chia cho tỷ lệ thành công (khỏi bệnh): ACER = Tổng chi phí y tế trực tiếp/Tỉ lệ thành công  Phân tích lợi ích chi phí (CBA):  Ước tính chi phí kinh tế của kháng kháng sinh (AMR) cho mỗi loại kháng sinh kê đơn được lấy từ một phân tích mô hình theo tính toán trong bối cảnh của Hoa Kỳ và Thái Lan [9]. Chi phí sẽ được điều chỉnh theo hệ số 0,38 sử dụng tỷ lệ GDP bình quân đầu người (PPP) tại Việt Nam năm 2017 so với Thái Lan (0,38 * 10,8$ = 4,1 USD). Do đó, chúng tôi sử dụng chi phí kinh tế của AMR là 4,1 đô la cho mỗi đợt điều trị đầy đủ beta-lactam phổ rộng đây là nhóm thuốc thường được kê đơn trong nghiên cứu.  Lợi ích ròng( tiền tệ) của thử nghiệm CRP được tính như sau: NMBcrp = ∆pAB *cAMR - (∆DC + Ct). Trong đó: NMB là lợi ích ròng (tiền tệ) của xét nghiệm CRP, ∆pAB là phần trăm chênh lệch trong việc kê đơn giữa các bệnh nhân trong nhóm CRP và Non-CRP; cAMR là chi phí AMR cho mỗi lần sử dụng kháng sinh; ∆DC là sự khác biệt trong chi phí y tế trực tiếp và Ct là chi phí trực tiếp của các xét nghiệm CRP. Tất cả các chi phí được giả định là phát sinh tại thời điểm bệnh nhân có mặt tại bệnh viện, do đó không áp dụng giảm giá. Lợi ích ròng dương thì thử nghiệm CRP có lợi về chi phí, nếu âm thì ngược lai. b. Đo lường các biến:  Nhập số liệu và xử lý thống kê: bằng phần mềm Epi InfoTM 7.2, CDC, USA.  Biến định tính: tính tỷ lệ %.  So sánh 2 tỷ lệ: kiểm định bằng test Chi bình phương (Chi square) một phía.  So sánh nhiều hơn hai tỷ lệ: dùng phép kiểm Chi bình phương hai phía.  Biến định lượng:  Có độ lệch chuẩn: tính giá trị trung bình;  Không có độ lệch chuẩn: tính trung vị và khoảng tứ phân vị.  Kết quả dựa vào kiểm định Barlett để quyết định chọn test thống kê:  Nếu p<0,05: sử dụng kiểm định Kruskal-Wallis với hai phương sai khác nhau.  Nếu p>0,05: sử dụng kiểm định ANOVA với giả định hai phương sai đồng nhất; III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Đặc điểm về mẫu nghiên cứu được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu . Đặc điểm CRP (510); n,(%) Non-CRP (255);n,(%) p Giới tính Nam 308 (60,4) 151 (59,2) 0,4 Nữ 202 (39,6) 104 (40,8) Nhóm tuổi Dưới 5 tuổi 460 (90,2) 216 (84,8) 0,03 6-16 tuổi 50 (9,8) 39 (15,3) Vào viện Đúng tuyến 225 (44,12) 123 (48,24) 0,9 Cấp cứu 146 (28,63) 54 (21,18) Trái tuyến 139 (27,25) 78 (30,59) Bệnh kèm Có 269 (52,75) 144 (56,47) 0,18 Không 241 (47,25) 111 (43,53) Số ngày điều trị Dưới 7 ngày 390 (76,47) 201 (78,82) 0,52 Trên 7 ngày 120 (25,53) 54 (21,18) Kháng sinh ban đầu Có 492(96,5) 253(99,2) 0,045 Không 18(3,5) 2(0,8) Hầu hết các biến nền đều không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Phần lớn xét nghiệm CRP được
  • 4. thực hiện ở trẻ dưới 5 tuổi và có sự khác biệt với p = 0,03. Đối với chỉ số sử dụng kháng sinh ban đầu giữa hai nhóm điều trị có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, đây cũng là mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ được phân tích chi phí lợi ích về tiền tệ. 2. Hiệu quả điều trị khi có hỗ trợ xét nghiệm CRP Hiệu quả điều trị của nhóm có và không làm xét nghiệm CRP được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Hiệu quả điều trị của hai nhóm. Kết quả điều trị CRP Non-CRP p Thời gian lưu trú (LOS), ngày Trung bình (SD) 6,04 (2,8) 6,07 (2,9) 0,9 Trung vị (IQR) 5 (4,5-7,5) 5 (4,5-7) TGLT liên quan đến KS (LOSAR) Trung bình (SD) 5,3 (2,7) 5,4 (2,6) 0,66 Trung vị (IQR) 5 (4-7,3) 5 (4-6,5) Hiệu quả điều trị Khỏi (%) 507 (99,4) 253 (99,2) 0,38 Đỡ/Giảm (%) 3 (0,6) 2 (0,8) Không có sự khác biệt về thời gian lưu trú, thời gian lưu trú liên quan đến sử dụng kháng sinh và hiệu quả điều trị của hai nhóm; tuy nhiên, trung bình thời gian lưu trú của các bệnh nhi có hỗ trợ xét nghiệm CRP ít hơn 0,03 ngày và hiệu quả điều trị cao hơn 0,2% có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống (QALY) cũng như lợi ích chi phí sẽ được phân tích sâu hơn. 3. Kết quả về các chi phí y tế trực tiếp Kết quả về các chi phí y tế trực tiếp của hai nhóm sau khi ra viện được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả về chi phí y tế trực tiếp của hai nhóm. Chi phí (VNĐ) CRP (n = 510); TB (SD) Non-CRP (n = 255); TB (SD) p Kháng sinh ban đầu 135.925,4 (124.614,01) 170.762,36 (199.565,9) 0,026 X-quang 58.309,22 (77.832,3) 48.295,3 (68.077,2) 0,002 Xét nghiệm 164.766,65 (146.674,3) 156.250,59 (614330,3) 0,00 Tổng tiền thuốc 249.254,5 (183518,7) 303.068,3 (293695,4) 0,04 VTYT 98.901,6 (98.387,7) 108.067,5 (164.294,2) 0,98 Khác 1.361.606,4 (1162708,9) 1.319.465,8 (1035911,2) 0,5 Tổng cộng: 1.932.838,34 (1.353.611,5) 1.935.147,4 (1684059,1) 0,18 Các bệnh nhân ở nhóm có xét nghiệm CRP đều có cận lâm sàng như: X-quang, xét nghiệm và chi phí khác cao hơn có ý nghĩa thông kê, nhưng tổng chi phí ra viện lại thấp hơn nhóm Non- CRP. Có thể nói rằng chi phí cho cận lâm sàng càng cao sẽ làm giảm chi phí sử dụng thuốc có sự khác biệt với p=0,04, đặc biệt là giảm kê đơn kháng sinh ban đầu (p=0,026); điều này làm giảm đề kháng kháng sinh (AMR) trong môi trường bệnh viện cũng như cộng đồng. 4. Kết quả chi phí lợi ích ròng khi có xét nghiệm CRP Giá trị ACER của nhóm có xét nghiệm CRP là 194.431 VNĐ, thấp hơn giá trị ACER của nhóm Non-CRP (195.036 VNĐ). Do đó, nhóm có xét nghiệm CRP có thể được coi là có giá trị tỷ lệ hiệu quả chi phí (C/E) thấp hơn so với nhóm Non-CRP. Giá trị thu được từ hai nhóm điều trị có kết quả là chi phí càng thấp, hiệu quả càng cao thì tỷ lệ C/E càng thấp sẽ có hiệu quả hơn. Bảng 4. Kết quả chi phí lợi ích của xét nghiệm CRP Chi phí – lợi ích (VNĐ) CRP (n=510) Non- CRP (n=255) Chi phí (C) 1.932.838,34 1.935.147,4 Hiệu quả (E) 99,41 99,22 ACER (C/E) 194.431 195.036 Tỷ lệ kê đơn KS ban đầu (pAB) 96,5 99,2 Giá Test CRP (Ct) 53.600 0 NMBcrp = ∆pAB * cAMR(*) - (∆DC+Ct) 201.689,84 (* ) cAMR = 4,1$ * 23.270 VNĐ = 95.407 đồng (5/8/2020-NHNT). Kết quả tính toán trong bảng 4 cho thấy mô hình lợi ích ròng (tiền tệ) của xét nghiệm CRP thu được là dương (201.600 đồng). Có thể nói rằng xét nghiệm CRP sẽ có lợi ích chi phí trong việc
  • 5. quyết định giảm kê đơn cũng như quản lý AMR trong điểu trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em tại bệnh viện. BÀN LUẬN Trong phân tích này, có lẽ không ngạc nhiên với các xét nghiệm CRP có nhiều khả năng được dùng cho bệnh nhi dưới 5 tuổi, điều này cũng phù hợp với thực tiễn lâm sàng tại bệnh viện. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những bệnh nhân LRTI đã được thực hiện xét nghiệm CRP trong điều trị LRTI có các chi phí xét nghiệm cao hơn, xác suất kê đơn thuốc kháng sinh thấp hơn nhưng kết quả điều trị cao hơn không đáng kể. Tuy, những kết quả này không khác biệt có ý nghĩa thống kê và do đó trực giác có thể kết luận rằng xét nghiệm CRP chưa cho hiệu quả hơn. Nhưng, trong mô hình hiện tại, việc phân tích phải đối mặt với một nghiên cứu không được chấp nhận cho sự tương đương nên cần tiến hành phân tích chi phí-hiệu quả trong mọi trường hợp vì vậy cần phải tập trung vào việc ước tính chi phí và lợi ích. Kết quả phân tích chỉ ra rằng xét nghiệm CRP có liên quan đến việc giảm kê đơn kháng sinh với chi phí 34.837 đồng và chi phí quản lý AMR là 95.407 đồng cho mỗi đợt điều trị kháng sinh, đồng thời chi phí lợi ích ròng khi có xét nghiệm CRP có lợi ích về chi phí là 201.689 đồng. Tạp chí Wellcome Trust AMR đánh giá rằng vào năm 2050, thiệt hại kinh tế toàn cầu do AMR có thể tích lũy tới 124 nghìn tỷ $ [17]. Vì vậy, ai nên được tài trợ can thiệp để giảm thiểu sự lây lan của AMR là một câu hỏi đầy thách thức. Tạp chí AMR đã nhấn mạnh một cách thích hợp sự cần thiết của một cơ chế tài trợ toàn cầu, tương tự như Quỹ toàn cầu về AIDS, Lao và Sốt rét, dành riêng cho việc phát triển và mở rộng quy mô chẩn đoán và các can thiệp khác giúp giảm thiểu một cách an toàn tiêu thụ kháng sinh. Nghiên cứu đã thu thập các dữ liệu chi phí y tế và phi y tế liên quan đến việc quản lý bệnh nhân vào ngày ra viện, đã chứng minh được xét nghiệm CRP có thể giảm chi phí và kê đơn thuốc kháng sinh một cách an toàn và hợp lý. Trong phân tích này được hưởng lợi từ dữ liệu chi phí chính chi tiết từ một thử nghiệm lâm sàng lớn ở Việt Nam đánh giá can thiệp để giải quyết nhu cầu cấp thiết về việc giảm an toàn trong kê đơn thuốc kháng sinh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là những dữ liệu duy nhất như vậy có được từ các nước thu nhập thấp và trung bình (LMIC), việc sử dụng các chi phí kinh tế của AMR được chuyển sang phân tích lợi ích chi phí của CRP cũng thể hiện sự tiến bộ trong khả năng của chúng tôi trong việc thực hiện các đánh giá kinh tế đối với AMR. Tuy vậy, nghiên cứu còn nhiều hạn chế như phân tích chưa đề cập đến chi phí của nhóm bệnh nhân có xét nghiệm CRP đã xuất viện sớm hơn 0,03 ngày hay tương ứng 43 phút cho mỗi lần đạt chất lượng cuộc sống (QALY). Thước đo chính về hiệu quả trong thử nghiệm là tỷ lệ đơn thuốc kháng sinh còn quá cao và hiệu quả điều trị chưa có sự khác biệt. Ngoài ra, việc điều chỉnh chi phí AMR được tính toán trong bối cảnh Thái Lan với bối cảnh Việt Nam cũng cho rằng Việt Nam và Thái Lan có hồ sơ dịch tễ học tương tự về tỷ lệ nhiễm trùng, kháng thuốc có thể không xảy ra. Cùng với việc trước khi xét nghiệm CRP có nên kê đơn kháng sinh hay không, cũng có thể ảnh hưởng đến việc kê đơn về mặt lựa chọn kháng sinh và thời gian điều trị, có liên quan đến chi phí, kết quả sức khỏe và AMR; vì không có bằng chứng về điều này xảy ra trong nghiên cứu nên các vấn đề này không được đưa vào phân tích. Ngoài tác động lên AMR là các chi phí có thể khác và các tác động sức khỏe liên quan đến xét nghiệm CRP không được tính đến. Thứ nhất, phản ứng bất lợi xảy ra trong một tỷ lệ nhỏ các nhóm kháng sinh, nhưng tần suất sử dụng kháng sinh khiến chúng chiếm khoảng một phần tư của tất cả các tác dụng phụ được ghi nhận tại bệnh viện [9,28]; một nghiên cứu về các phản ứng có hại của thuốc trong các lần khám tại khoa cấp cứu cho thấy kháng sinh có liên quan đến 1/5 trường hợp [29]. Thứ hai, trong khi sử dụng quá mức kháng sinh trong LMIC để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp nếu bị hạn chế sử dụng kháng sinh sẽ gây ra tỷ lệ mắc bệnh và tử vong rất lớn [16,19]. Do đó, xét nghiệm CRP có thể có tác động trực tiếp đến kết quả sức khỏe, thông qua việc xác định bệnh nhân cần điều trị bằng kháng sinh hay không đây là một thách thức trong tất cả các cơ sở y tế [17]. Trong phân tích này cho thấy rằng chỉ định xét nghiệm CRP trong bối cảnh hiện tại của bệnh viện, đã có lợi về chi phí, cung cấp sự tuân thủ kết quả của xét nghiệm trong việc quyết định sử dụng kháng sinh là phù hợp. Một số xét nghiệm sinh học và CRP để đánh giá ARI trong chăm
  • 6. sóc ban đầu đã được chứng minh là có khả năng cao trong việc phân biệt giữa nhiễm virut và vi khuẩn trong khoảng 85-95% độ nhạy và độ đặc hiệu 50-75% [13,18,26]. Một phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng đã kết luận rằng xét nghiệm CRP có thể giảm kê đơn kháng sinh một cách an toàn và hợp lý [2]. Tuy nhiên, như được chỉ ra bởi các kết quả nghiên cứu và phân tích lợi ích chi phí này, việc tuân thủ xét nghiệm cao là rất quan trọng để đảm bảo tác động đối với hiệu quả chi phí của xét nghiệm CRP. Để đạt được điều này, việc giới thiệu các xét nghiệm CRP có thể được tích hợp vào một chiến dịch y tế công cộng rộng lớn hơn bao gồm đào tạo nhân viên y tế và tư vấn cho cả bệnh nhân; nhằm tối đa hóa lợi ích biện pháp can thiệp của CRP và đạt được sự thay đổi hành vi từ việc sử dụng kháng sinh rộng rãi ở trẻ em [25]. Các test xét nghiệm CRP có sẵn trên thị trường và có thể được thực hiện trong chăm sóc chính bằng cách sử dụng mẫu máu mao mạch, với kết quả có sẵn trong vòng vài phút [3,23]; cách tiếp cận này đã được thực hiện ở một số quốc gia có thu nhập cao như Na Uy, Thụy Điển [11] cũng như được khuyến nghị bởi Public Health England và NICE [4]. Ở LMIC và đặc biệt ở châu Á, chưa được thực hiện thường xuyên và việc phân phối kháng sinh thường không được kiểm soát hoặc kê đơn được thực thi kém dẫn đến mức độ kháng thuốc cao và tăng [12,14,21,24]. Nếu được triển khai trong chăm sóc định kỳ, điều này cần được bổ sung bằng cách đào tạo liên tục cho nhân viên y tế và tư vấn cho bệnh nhân để đảm bảo tuân thủ tốt hơn các xét nghiệm, nhằm cải thiện sự tuân thủ kết quả xét nghiệm CRP có thể có hiệu quả về chi phí. Kết luận: Với mức độ tuân thủ kê đơn kháng sinh ban đầu thấp đối với kết quả xét nghiệm CRP, nhưng xét nghiệm CRP sẽ vẫn có lợi ích về chi phí cũng như quản lý AMR, trong điểu trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới ở trẻ em. Kiến nghị: Với xét nghiệm chi phí thấp sẵn có và được chứng minh, việc triển khai quy mô lớn các xét nghiệm CRP là khả thi trong toàn bệnh viện, trước khi quyết định sử dụng kháng sinh ở trẻ em. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arnold SR, To T, McIsaac WJ,Wang EE. Antibiotic prescribing for upper respiratory tract infection: the importance of diagnostic uncertainty. J Pediatr. 2005;146(2):222–226. doi: 10.1016/j.jpeds.2004.09.020. 2. Aabenhus R, Jensen JU,Jorgensen KJ, Hrobjartsson A, Bjerrum L. Biomarkers as point-of-care tests to guide prescription of antibiotics in patients with acute respiratory infections in primary care. The Cochrane database of systematic reviews. 2014;11:CD010130. 3. Brouwer N, van Pelt J. Validation and evaluation of eight commercially available point of care CRP methods. Clin Chim Acta. 2014. 4. Cooke J, Butler C, Hopstaken R, Dryden MS, McNulty C, Hurding S, et al. Narrative review of primary care point-of-care testing (POCT) and antibacterial use in respiratory tract infection (RTI) BMJ open respiratory research. 2015;2(1):e000086. doi: 10.1136/bmjresp-2015-000086. 5. Chalker J. Improving antibiotic prescribing in Hai Phong Province, Viet Nam: the "antibiotic-dose" indicator. Bull World Health Organ. 2001;79(4):313–320. 6. Chandler CI, Nadjm B,Boniface G, Juma K, Reyburn H, Whitty CJ.Assessmentof children for acute respiratory infections in hospital outpatients in Tanzania: what drives good practice? Am J Trop Med Hyg. 2008;79(6):925–932. doi: 10.4269/ajtmh.2008.79.925. 7. Do AH, van Doorn HR, Nghiem MN, Bryant JE, Hoang TH, Do QH, et al. Viral etiologies of acute respiratory infections among hospitalized Vietnamese children in Ho Chi Minh City, 2004-2008. PLoS One. 2011;6(3):e18176. doi: 10.1371/journal.pone.0018176. 8. Goossens H,FerechM, VanderStichele R, Elseviers M, Group EP Outpatient antibiotic use in Europe and association with resistance: a cross-national database study. Lancet. 2005;365(9459):579–587. 9. Granowitz EVBR.Antibiotic adverse reactionsand drug interactions. Crit Care Clin. 2008;24(2):421– 442. doi: 10.1016/j.ccc.2007.12.011. 10. Holmes AH, Moore LS, Sundsfjord A, Steinbakk M, Regmi S, Karkey A, et al. Understanding the mechanisms and drivers of antimicrobial resistance. Lancet. 2016;387(10014):176–187. 11. Jakobsen KA,Melbye H, Kelly MJ, Ceynowa C, Molstad S, Hood K,et al. Influence of CRP testing and clinical findings on antibiotic prescribing in adults presenting with acute cough in primary care. Scand J Prim Health Care. 2010;28(4):229–236. doi: 10.3109/02813432.2010.506995. 12. Kang CI,Song JH. Antimicrobial resistance in Asia: current epidemiology and clinical implications. Infection & chemotherapy. 2013;45(1):22–31. doi: 10.3947/ic.2013.45.1.22.
  • 7. 13. Lubell Y BS, Dunachie S, Tanganuchitcharnchai A, Watthanaworawit W,Paris D, Mayxay M, Peto TJ, Dondorp A,White NJ, et al. Performance of C-reactive protein and Procalcitonin to distinguish viral from bacterial and malarial causes of fever in Southeast Asia. 14. Laxminarayan R, Van BoeckelTP. The value of tracking antibiotic consumption. Lancet Infect Dis. 2014;14(5):360–361. doi: 10.1016/S1473-3099(14)70701-7. 15. Larsson M, Falkenberg T, DardashtiA,Ekman T, Tornquist S, Kim Chuc NT, etal. Overprescribing of antibiotics to children in ruralVietnam. Scand JInfect Dis.2005;37(6–7):442–448. 16. Laxminarayan R, Matsoso P,Pant S, Brower C, Rottingen JA,Klugman K, et al. Access to effective antimicrobials: a worldwide challenge. Lancet. 2015. 17. Lubell Y, Althaus T,Blacksell SD, Paris DH,Mayxay M, Pan-Ngum W, et al. Modelling the impact and cost-effectiveness of biomarker tests as compared with pathogen-specific diagnostics in the Management of Undifferentiated Fever in remote tropical settings. PLoS One. 2016;11(3):e0152420. 18. Minnaard MC, van de Pol AC, de Groot JA, De Wit NJ, Hopstaken RM, van Delft S, et al. The added diagnostic value of five different C-reactive protein point-of-care test devices in detecting pneumonia in primary care: a nested case-control study. Scand J Clin Lab Invest. 2015;75(4):291–295. 19. Mendelson M,Røttingen J-A,Gopinathan U,HamerDH,Wertheim H, BasnyatB,et al. Maximising access to achieve appropriate human antimicrobial use in low-income and middle-income countries. Lancet. 2016;387(10014):188–198. 20. Nga DTT NT, Ninh Tran, Hung TM, Bich VTN, Long HB, et.al. Point-of-care C-reactive protein testing to reduce inappropriate use of antibiotics for acute respiratory infections in adults and childre n in the Vietnamese primary health care setting: a multi-Centre randomised controlled trial. Lancet Glob Health 2016;4(9):e633-ee41 21.Van Boeckel TP, Gandra S, Ashok A, Caudron Q, Grenfell BT, Levin SA, et al. Global antibiotic consumption 2000 to 2010: an analysis of national pharmaceutical sales data. Lancet Infect Dis. 2014;14(8):742–750. doi: 10.1016/S1473-3099(14)70780-7 22. NT Dang. Cost-effective analysis of cefotaxime and ceftriaxone in the treatment of pneumonia in children from 2 months to under 5 yearsold. An Giang hospital of obstetrics,Gynecology and Pediatric. Proceedings of science and technology conference 2019. 23. Phommasone K,Althaus T, Souvanthong P,Phakhounthong K, Soyvienvong L, Malapheth P, et al. Accuracy of commercially available c-reactive protein rapid tests in the context of undifferentiated fevers in rural Laos. BMC Infect Dis. 2016;16:61. doi: 10.1186/s12879-016-1360-2. 24. Phu VD, Wertheim HF, Larsson M, Nadjm B, Dinh QD, Nilsson LE, et al. Burden of hospital acquired infections and antimicrobial use in Vietnamese adult intensive care units. PLoS One. 2016;11(1):e0147544. doi: 10.1371/journal.pone.0147544. 25. Rune Aabenhus J-USJ. Biomarker-guided antibiotic use in primary care in resource-constrained environments. Lancet Glob Health. 2016. [PubMed] 26. Srugo Isaac,Klein Adi, Stein Michal, Golan-Shany Orit, Kerem Nogah, Chistyakov Irina, Genizi Jacob,Glazer Oded, Yaniv Liat, German Alina, Miron Dan,Shachor-Meyouhas Yael,Bamberger Ellen, Oved Kfir, Gottlieb Tanya M., Navon Roy, Paz Meital, Etshtein Liat, Boico Olga, Kronenfeld Gali, Eden Eran, Cohen Robert, Chappuy Helène, Angoulvant François, Lacroix Laurence, Gervaix Alain. Validation of a Novel Assay to Distinguish Bacterial and Viral Infections. Pediatrics. 2017;140(4):e20163453. 27. Shallcross LJ, Davies DSC. Antibiotic overuse: a key driver of antimicrobial resistance. Br J Gen Pract. 2014;64(629):604–605. doi: 10.3399/bjgp14X682561. 28. Stavreva G, DP A,Pandurska R. Marev. Detection of adverse drug reactions to antimicrobial drugs in hospitalized patients. Trakia Journal of Sciences. 2008;6:7–9. 29 .Shehab N, Patel PR, Srinivasan A, Budnitz DS. Emergency department visits for antibiotic- associated adverse events. Clin Infect Dis. 2008;47(6):735–743. 30. Shrestha P,Cooper BS, Coast J, Oppong R, Thuy NDT,Phodha T, et al. Enumerating the economic cost of antimicrobial resistance per antibiotic consumed to inform the evaluation of interventions affecting their use. Antimicrob Resist Infect Control. 2018;7(1):98.