SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
1
Câu 1 Anh/chị hãy nêu đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu thống kê kinh
tế?
Đáp án:
- Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh tế là mặt lượng của các hiện tượng và quá trình
kinh tế diễn ra trong quá trình sản xuất trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong điều kiện
thời gian và không gian cụ thể.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê kinh tế:
+ Nghiên cứu thống kê kinh tế đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý nhà nước,
hoạch định và thi hành các chính sách về kinh tế;
+ Đảm bảo thông tin kinh tế cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà quản trị
nghiên cứu về thị trường và phát triển trong từng lĩnh vực, từng ngành trong việc hoạch định và điều
hành sản xuất kinh doanh;
+ Đảm bảo thông tin vĩ mô cơ bản về xu hướng phát triển chủ yếu của các vấn đề kinh tế xã
hội cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê kinh tế: Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thống kê
kinh tế sử dụng các phương pháp cơ bản của lý thuyết thống kê về thu thập dữ liệu; phân tổ; bảng;
đồ thị và các phân tích thống kê như dãy số thời gian, phân tích hồi quy tương quan và phương pháp
phân tích chỉ số.
Câu 2: Anh/chị hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động sản xuất theo quan điểm của hệ
thống MPS và SNA?
Đáp án:
Đáp án chi tiết
So sánh sự khác nhau:
MPS SNA
- Nội dung tính toán - Hoạt động sản xuất là các
hoạt động sản xuất ra sản
phẩm vật chất (sản phẩm
hữu hình)
- Hoạt động sản xuất bao gồm các
hoạt động sản xuất vật chất (sản phẩm
hữu hình) và các hoạt động sản xuất
dịch vụ (hoạt động sản xuất phi vật
chất, sản xuất dịch vụ)
- Phạm vi tính toán - Phạm vi hẹp hơn: Kết quả
hoạt động sản xuất kinh
doanh tính theo lãnh thổ địa
lý: bao gồm kết quả sản xuất
của các tổ chức, cá nhân
đóng tại lãnh thổ Việt Nam
- Phạm vi rộng hơn: Kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh tính theo
nguyên tắc thường trú: bao gồm kết
quả sản xuất của các tổ chức, cá nhân
đóng tại lãnh thổ Việt nam và các tổ
chức cá nhân đóng tại nước ngoài, có
lợi ích kinh tế trung tâm tại Việt Nam.
2
Câu 3: Anh/chị hãy trình bày nội dung phân tổ theo khu vực thể chế của hệ thống tài
khoản quốc gia (SNA)?
Đáp án:
- Phân khu vực thể chế là phân chia nền kinh tế khác nhau thành các tổ khác dựa vào đặc
điểm về nguồn kinh phí hoạt động, mục đích hoạt động và lĩnh vực hoạt động của đơn vị thể chế.
- Đơn vị thể chế là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản, thực
hiện các hoạt động giao dịch tế với các thực thể kinh tế khác
- Có 2 loại đơn vị thể chế là: cá nhân hay nhóm cá nhân dạng hộ gia đình và các tổ chức
kinh tế, chính trị, xã hội được pháp luật thừa nhận.
- Ở Việt Nam có 5 loại đơn vị thể chế là: Hộ gia đình; Các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế; Cơ quan hành chính, sự nghiệp; Tổ chức chính trị, chính trị xã hội; Tổ chức không
vị lợi: hội từ thiện, tín ngưỡng, tôn giáo…
- Trong nền kinh tế, các đơn vị thể chế thường trú được phân chia thành 5 khu vực:
+ Khu vực phi tài chính là khu vực chiếm tỷ trọng lớn bao gồm các đơn vị có chức năng
sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ trên thị trường với mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí lấy từ kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Khu vực tài chính gồm các đơn vị có tư cách pháp nhân tham gia vào hoạt động trung
gian tài chính, hoạt động vì lợi nhuận, nguồn kinh phí dựa vào kết quả kinh doanh của mình.
+ Khu vực nhà nước gồm các cơ quan, đơn vị thuộc thuộc bộ máy nhà nước hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước.
+ Khu vực không vị lợi phục vụ lợi ích hộ gia đình gồm các cá nhân tổ chức có tư cách
pháp nhân sản xuất ra hàng hóa dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng không thu lợi nhuận, nguồn
kinh phí do cách thành viên tự đóng góp ủng hộ và sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước.
+ Khu vực hộ gia đình gồm các hộ gia đình vừa sản xuất vừa tiêu dùng và hộ sản xuất chỉ
tiêu dùng.
Câu 4: Anh/chị hãy trình bày khái niệm biến động cơ học, các chỉ tiêu biến động cơ
học của dân số? Cho ví dụ minh họa?
Đáp án:
Khái niệm: Biến động cơ học của dân số là sự biến động về quy mô và cơ cấu dân số của
một vùng lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định do sự chuyển đến và chuyển đi của dân cư.
- Các chỉ tiêu biến động cơ học:
Số đến là chỉ tiêu phản ánh số người chuyển đến sinh sống có tính chất lâu dài trên lãnh
thổ trong một thời kỳ nhất định (thường trên 1 năm)
 Hệ số đến: = (%)
Trong đó: là hệ số đến (%); Đ là số đến (người); là dân số trung bình
(người)
+ Số đi là chỉ tiêu phản ánh số người chuyển hẳn đi khỏi lãnh thổ sinh sống trong
một thời kỳ nhất định.
+ Hệ số đi: = (%)
3
Trong đó: là hệ số đến (%); đ là số đi (người); là dân số bình quân (người)
+ Mức biến động cơ học ( ) là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa số đến và số đi.
= Đ – đ (người)
+ Hệ số biến động cơ học
= (%)
Trong đó là hệ số biến động cơ học, là mức biến động cơ học, là dân số bình quân
(người)
Ví dụ: Dân số đầu năm 2009 của thành phố Hà Nội là 830.5 triệu người, dân số cuối năm là
833,34 triệu người. Trong năm có 870 nghìn người chuyển đến và có 655 nghìn người chuyển đi.
Tính các chỉ tiêu phản ánh mức biến động cơ học của Hà Nội trong năm 2009.
Dân số bình quân năm 2009 của Hà Nội là :
= = = 831.92 triệu người
1. Số dân đến năm 2009 là 870 nghìn người
2. Số dân đi năm 2009 là 655 nghìn người
3. Hệ số đến: = = = 0.105%
4. Hệ số đi: = = = 0.079%
5. Mức biến động cơ học = Đ – đ = 870 – 655 = 215 nghìn người
6. Hệ số biến động cơ học = = = 0.026%
Thí sinh có thể cho ví dụ khác
Câu 5: Anh/chị hãy trình bày khái niệm nguồn lao động và các chỉ tiêu thống kê biến
động lao động? Để nghiên cứu sự thay đổi lao động ta dùng chỉ tiêu gì?
Đáp án:
Khái niệm: Nguồn lao động là một bộ phận của dân số bao gồm những người nằm trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động và thực tế đang làm việc thường xuyên. Ở Việt Nam, độ tuổi lao
động đối với nữ là 15 – 55 tuổi, nam là 15 – 60 tuổi.
- Các chỉ tiêu thống kê biến động lao động:
+ Các chỉ tiêu thống kê biến động tuyệt đối:
1) Số lao động chuyển đến là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ phản ánh tổng số lao động chuyển đến
bao gồm tất cả các nguyên nhân như: tuyển mới, thuyên chuyển, đi học nước ngoài về…
2) Số lao động chuyển đi là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ phản ánh số lao động chuyển đi theo tất
cả các nguyên nhân như: nghỉ hưu, bị thôi việc, hết hợp đồng…
+ Các chỉ tiêu thống kê biến động tương đối:
1) Chỉ số biến động lao động là chỉ tiêu tương đối thời kỳ được tính bằng cách lấy số lao
động đầu kỳ chia cho số lao động cuối kỳ nghiên cứu
4
= x 100 (%)
2) Hệ số lao động chuyển đến (KĐ) là chỉ tiêu tương đối thời kỳ
= x 100 (%)
Trong đó: là số lao động chuyển đến trong kỳ nghiên cứu, là số lâo động bình quân kỳ
nghiên cứu.
3) Hệ số lao động chuyển đi (Kđ) là chỉ tiêu tương đối thời kỳ
= x 100 (%)
Trong đó: là số lao động chuyển đi trong kỳ nghiên cứu, là số lao động bình quân kỳ
nghiên cứu.
4) Hệ số lao động chu chuyển (KL) là chỉ tiêu tương đối thời kỳ
= x 100 (%)
Trong đó: là số lao động chuyển đến trong kỳ nghiên cứu, là số lao động chuyển đi trong
kỳ nghiên cứu, là số lâo động bình quân kỳ nghiên cứu.
Để nghiên cứu sự thay đổi của lao động ta dùng chỉ tiêu hệ số thay đổi lao động (KZ)
Hệ số thay đổi lao động là chỉ tiêu tương đối thời kỳ được tính bằng cách so sánh số lao động
chuyển đến với số lao động chuyển đi hoặc hệ số lao động chuyển đến và hệ sô lao động chuyển đi
= =
Nếu KZ =1: Không có sự thay đổi về lao động
Nếu KZ >1: Số lao động chuyển đến bù đủ vào số lao động chuyển đi và làm ở những
chỗ mới tạo lập.
Nếu KZ <1: Số lao động chuyển đi nhiều hơn số lao động chuyển đến. Nếu tính cho cả
nền kinh tế quốc dân thì nghĩa là số người thất nghiệp sẽ gia tăng.
Câu 6: Anh/chị Chi phí trung gian là gì? Hãy phân biệt chi phí trung gian và tiêu dùng
trung gian?
Đáp án: Chi phí trung gian (IC) là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao gồm
những chi phí vật chất và dịch vụ đã sử dụng trong quá trình sản xuất, không bao gồm chi phí nhân
công và mua sắm tài sản cố định.
Phân biệt chi phí trung gian và tiêu dùng trung gian:
Chi phí trung gian Tiêu dùng trung gian
- Theo quan điểm
vật chất
- Chi phí trung gian
phản ánh sản phẩm của
quá trình sản xuất tạo ra
- Là một bộ phận sản phẩm được
dùng làm đầu vào cho quá trình sản
xuất hay được tiêu dùng cho sản
5
đã được sử dụng thế nào phẩm
- Theo quan điểm
tài chính
Chi phí trung gian cho
biết để sản xuất ra sản
phẩm đã phải chi trả cho
sản phẩm vật chất và
dịch vụ bên ngoài là bao
nhiêu
- Giá trị - Theo phạm vi từng ngành chi phí tủng gian khác tiêu dùng
trung gian
- Theo toàn bộ nền kinh tế chi phí trung gian bằng tiêu dùng
trung gian
- Tác dụng - Chi phí trung gian là
cơ sở để tính giá trị tăng
thêm
- Tiêu dùng trung gian dùng trong
nghiên cứu mối quan hệ với tiêu dùng
cuối cùng và sử dụng cuối cùng của
nền kinh tế
Câu 7: Anh/chị hãy nêu khái niệm thu, chi ngân sách? Bội chi ngân sách nhà nước là gì
Đáp án:
Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần
nguồn tài chính quốc gia hình quỹ NSNN nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà nước.
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng
của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng khi tổng chi NSNN vượt quá các khoản thu không
mang tính hoàn trả của NSNN. Để phản ánh mức độ bội chi người ta dùng tỉ lệ bội chi so với GDP
hoặc so với tổng thu NSNN.
Câu 8: Anh/chị Hãy trình bày khái niệm và các phương pháp tính tổng sản phẩm trong
nước?
Đáp án:
Khái niệm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định.
Các phương pháp tính GDP: 3 phương pháp
- Phương pháp 1: Phương pháp sản xuất: GDP là tổng giá trị gia tăng (giá trị tăng thêm) của
toàn bộ nền kinh tế cộng với tổng thuế nhập khẩu
GDP = ∑VA + ∑ thuế nhập khẩu
Trong đó VA là giá trị gia tăng
- Phương pháp 2: Phương pháp phân phối:
GDP =
∑TN1 của
lao động
+
∑ thuế sản xuất
và nhập khẩu
+
∑ khấu hao
TSCĐ
+
∑ thặng dư
sản xuất
6
Trong đó: ∑TN1 của lao động là tổng thu nhập lần đầu của người lao động
- Phương pháp 3: Phương pháp sử dụng:
GDP = C + G + S + E – M
Trong đó: C là giá trị tiêu dùng cuối cùng của dân cư; G giá trị là tiêu dùng cuối cùng của
chính phủ; S là giá trị tiết kiệm; E là giá trị xuất khẩu và M là giá trị nhập khẩu.
Câu 9: Anh/chị Nêu khái niệm hiệu quả kinh tế, phân biệt năng suất và hiệu quả? Các
phương pháp tính hệ số ICOR
Đáp án:
Khái niệm: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo
chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các
mục tiêu tối đa hóa lợi ích thu được và tối thiểu hóa nguồn lực bỏ ra.
Có 4 quan điểm để đánh giá hiệu quả kinh tế:
+ Quan điểm 1 coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là kết quả tăng trưởng của GO,
VA, GDP hoặc lợi nhuận.
+ Quan điểm 2 coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là tăng năng suất lao động.
+ Quan điểm 3 coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là đạt mức hiệu quả tối đa trong
điều kiện cụ thể nhất định.
+ Quan điểm 4 coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là đạt được quan hệ tỉ lệ tối ưu
giữa kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Phân biệt hiệu quả và năng suất: Hiệu quả là làm đủ, không thừa thiếu, có thể sử dụng
tối đa hóa nguồn lực đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra. Còn năng suất chỉ đơn thuần phản ánh
quan hệ giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào của quá trình sản xuất.
+ Hệ số ICOR còn gọi là năng suất sử dụng vồn đầu tư hay hệ số sinh lời của vốn, đây là
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế.
+ Phương pháp 1: Hệ số ICOR cho biết để GDP tăng 1% đòi hỏi vốn đầu tư phát triển so
với GDP phải đạt bao nhiêu %
ICOR =
Trong đó: là tỉ lệ giữa vốn đầu tư phát triển so với GDP tính theo giá thực tế,
là tốc độ tăng GDP tính theo giá so sánh.
+ Phương pháp 2: Hệ số ICOR cho biết để tăng GDP tính theo giá hiện hành lên 1 đồng
cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
ICOR =
Trong đó: V là tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá hiện hành của năm nghiên cứu.
là lượng tăng GDP tính theo giá hiện hành của năm nghiên cứu so với năm
trước
+ Phương pháp 3: Hệ số ICOR cho biết để tăng GDP tính theo giá so sánh lên 1 đồng
cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
7
ICOR =
Trong đó: V là tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá so sánh của năm nghiên cứu.
là lượng tăng GDP tính theo giá so sánh của năm nghiên cứu so với năm trước
Câu 10: Anh/chị Hãy nêu khái niệm phát triển con người, công thức tính chỉ số phát
triển con người? Cho ví dụ minh họa?
Đáp án:
Khái niệm: Theo UNDP phát triển con người là quá trình làm tăng sự lựa chọn của con người
và mức độ đạt được phúc lợi của họ. Trong đó sự lựa chọn cốt yếu là cuộc sống trường thọ, khỏe
mạnh, được học hành và tận hưởng mức sống tử tế, ngoài ra còn được đảm bảo về nhân quyền và sự
tự do chính trị.
Công thức tính chỉ số phát triển con người:
=
Trong đó: HDI1 là chỉ số thu nhập bình quân đầu người (X1); HDI2 là chỉ số trình độ dân trí
(X2); HDI3 là chỉ số tuổi thọ bình quân (X3).
Hiện nay, từng chỉ số thành phần được tính như sau:
= =
Trong đó: X1 là GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương ($)
= = I1 + I2
Trong đó I1 là tỉ lệ % dân số từ 15 tuổi trở lên đi học
I2 là tỉ lệ % học sinh, sinh viên đi học (dưới 24 tuổi) với Xmax =100%; Xmin = 0%
= =
Trong đó: X3 là tuổi thọ bình quân (tuổi)
Kết luận: HDI ≥ 0.8 : nước phát triển
0.5 ≤ HDI < 0.8 : nước phát triển trung bình
HDI <0.5 : nước đang phát triển.
Ví dụ: Năm 2009, thu nhập bình quân đầu người của Lào là 1235,6$. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi
trở lên đi học là 51.7%, tỉ lệ học sinh, sinh viên đi học là 38%. Tuổi thọ bình quân năm 2009 là 72,8
tuổi. Tính chỉ số HDI?
Chỉ số thu nhập bình quân đầu người là :
8
= = = 0.4195
Chỉ số trình độ dân trí là : = I1 + I2 = * 0.517 + * 0.38 = 0.299
Chỉ số tuổi thọ bình quân là: = = = 0.7967
Chỉ số phát triển con người:
= = = 0.505
Vậy Lào ở mức nước phát triển trung bình
Câu 11: Anh/chị hãy cho biết để phân tích việc sử dụng lao động, thống kê thường sử dụng
chỉ tiêu gì? Cho ví dụ cụ thể?
Đáp án: Hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động khả dụng cao nhất: Chỉ tiêu này thường sử dụng ở
phạm vi doanh nghiệp hoặc các bộ phận của nó như phân xưởng, đội sản xuất…
Kmax = x100
Trong đó Kmax là hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động khả dụng cao nhất;
Fmax là quỹ thời gian lao động khả dụng cao nhất, là thời gian làm việc của người lao động mà
doanh nghiệp có thể huy động về mặt lý thuyết cho quá trình sản xuất.
Lthực tế là số lao động thực tế làm việc
- Hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động theo chế độ: Chỉ tiêu này thường sử dụng ở phạm vi so
sánh giữa các ngành, nhóm ngành
Kchế độ = x100
Trong đó Kchế độ là hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động theo chế độ;
Fchế độ là quỹ thời gian lao động theo chế độ, là thời gian làm việc theo quy định của luật pháp.
- Hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động theo lịch: Chỉ tiêu này thường sử dụng ở phạm vi doanh
nghiệp, ngành, toàn nền kinh tế và so sánh quốc tế.
Klịch= x100
Trong đó Klịch là hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động theo chế độ;
Flịch là quỹ thời gian lao động theo lịch, là tổng số thời gian tính theo giờ-người hay ngày-người của
đơn vị kinh tế
9
Câu 12: Anh/chị hãy nêu các chỉ tiêuphản ánh thu nhập?
Đáp án: Thu nhập lần đầu là thu nhập nhận được trực tiếp từ quá trình sản xuất bao gồm thu
nhập do lao động và lợi tức vốn.
Thu nhập do phân phối lại là thu nhập có được từ chuyển nhượng hiện hành
Tổng thu nhập =Thu nhập lần đầu + Thu nhập do phân phối lại
Thu nhập khả dụng (thu nhập cuối cùng) = Tổng thu nhập – Chi chuyển nhượng hiện hành
Ngoài ra để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát thu nhâph khả dụng còn được tính theo chỉ tiêu
thu nhập thực tế
Thu nhập thực tế = Thu nhập cuối cùng (danh nghĩa)/CPI
Chỉ tiêu thu nhập bình quân theo đầu người được tính bằng cách lấy giá trị GDP của năm
nghiên cứu chia cho dân số trung bình năm đó
GDP bình quân đầu
người
=
GDP theo giá hiện hành (hoặcPPP)
Dân số trung bình
Thu nhập còn được tính theo bình quân khẩu/ tháng hoặc năm cho từng vùng, địa phương,
nhóm người…
Câu 13: Anh/chị hãy nêu khái niệm, mục đích, tác dụng, nhiệm vụ và những khó khăn
khi thực hiện so sánh quốc tế?
Đáp án: Khái niệm: So sánh quốc tế (SSQT) là loại so sánh không gian đặc biệt, giữa quốc
gia này với quốc gia khác. Về bản chất đây là loại so sánh giữa hai tổng thể đồng chất.
- SSQT là nhu cầu khách quan của mỗi quốc gia nhằm xác định vị trí của mình trong bối
cảnh tòa cầu hóa, để phát huy lợi thế so sánh và hoạch định các mục tiêu trong kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội của mình
- SSQT có tác dụng:
+ Đánh giá đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó đề ra các chính sách
phát triển phù hợp.
+ Cung cấp các thông tin quan trọng cho cộng đồng quốc tế, từ đó mở rộng hợp tác quốc tế,
thu hút đầu tư…
+ Thúc đẩy công tác thống kê phát triển.
- Nhiệm vụ của SSQT là tiếp tục hoàn thiện phương pháp luận, phương pháp tính và hệ thống
chỉ tiêu thống kê SSQT
- Những khó khăn khi thực hiện SSQT
+ Trình độ phát triển thống kê mỗi nước khác nhau dẫn đến nội dung, phạm vi, phương pháp,
đơn vị tính và số lượng chỉ tiêu thống kê khác nhau
+ Hình thức so sánh cũng gây khó khăn
+ Sự không đồng nhất về thời gian và không gian ( như năm tài chính khác nhau…)
Câu 14: Anh/chị hãy trình bày các dạng của tiền tệ? Công thức tính chỉ tiêu tốc độ lưu
thông tiền tệ? cho ví dụ cụ thể
10
Đáp án: Tiền mặt (tiền ký hiệu) là tiền do NHTW phát hành có tính quy ước và tính pháp
định bao gồm tiền mặt trong hệ thống ngân hàng và tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng
Tiền gửi (tiền phi tiền mặt) là một bộ phận của lưu thông tiền tệ, trong đó tiền vận động theo
phương thức chuyển khoản giữa người mua và người bán với nhau mà không cần tiền mặt
Giấy tờ có giá trị (chứng từ có giá) là các tài sản tài chính có tính thanh khoản cao như các
loại trái phiếu ngắn hạn và tài sản dễ chuyển đổi thành tiền mặt.
Tiền quốc tế (phương tiện thanh toán quốc tế) đó là vàng dùng trong thanh toán, ngoại tệ
mạnh và SDRs – quyền rút tiền đặc biệt.
Tốc độ lưu thông tiền tệ là số vòng quay của một đơn vị tiền tệ với chức năng là phương tiện
thanh toán trên thị trường dịch vụ trong một thời kỳ nhất định
V =
GDP
M
Trong đó M là khối lượng tiền chuẩn, khối lượng tiền định mức
Ví dụ: Năm 2011 GDP của Việt Nam là 1895 nghìn tỷ đồng, M = 600 nghìn tỷ đồng.
Vậy tốc độ lưu thông tiền tệ của Việt Nam năm 2009 là
V =
GDP
M
=
1895
600
= 3.158 lần
Câu 15: Hãy nêu các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hệ thống tài khoản quốc gia(SNA)
và mối quan hệ của chúng .
Đáp án: a, Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hệ thống SNA
- Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp:
- Giá trị sản xuất (Grossnoutput- GO)
- Chi phí trung gian (Intermediat consumption-IC)
- Giá trị gia tăng (Value added –VA)
- Tổng sản phẩm trong nước (Gross domestic product-GDP)
- Tổng thu nhập quốc dân (Gross national income-GNI)
- Thu nhập quốc dân thuần (Net national income-NNI)
- Thu nhập quốc dân khả dụng (National disposable income-NDI)
- Tiêu dùng cuối cùng (Final consumption-C)
- Tiết kiệm hay để dành (Saving-S)
- Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (Export-E)
- Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (Import-M)
Và một số các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác như thu nhập, chuyển nhượng, .v..v
b, Các chỉ tiêu trên có mối quan hệ như sau:
- Giá trị gia tăng bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian: VA=GO-IC
- Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị gia tăng cộng tổng thuế nhập khẩu
GDP=∑VA + ∑ thuế nhập khẩu
11
- Tổng thu nhập quốc dân bằng tổng sản phẩm trong nước cộng thu nhập thuần nhân tố sản
xuất:
GNI=GDP + Thu nhập thuần nhân tố sản xuất
Trong đó thu nhập thuần nhân tố sản xuất bằng tổng thu trừ tổng chi nhân tố sản xuất.
- Thu nhập quốc dân thuần bằng tổng thu nhập quốc dân trừ tổng giá trị khấu hao TSCĐ:
NNI=GNI - ∑khấu hao TSCĐ
- Thu nhập quốc dân khả dụng bằng thu nhập quốc dân thuần cộng chuyển nhượng hiện hành
thuần:
NDI=NNI + chuyển nhượng hiện hành thuần
Trong đó chuyển nhượng hiện hành thuần bằng thu chuyển nhượng hiện hành trừ đi chi
chuyển hiện hành.
- Tiết kiệm hay để dành bằng thu nhập quốc dân khả dụng trừ đi tổng tiêu dùng cuối cùng:
S=NDI-C
Trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô, chỉ tiêu tiết kiệm thường được tính theo chỉ tiêu tổng đàu tư
toàn xã hội- I(Investment) vì vậy chỉ tiêu GDP có thể viết thành:
GDP=C+I+E-M
Câu 16: Hãy trình bày công thức tính chỉ tiêudân số trung bình.
Đáp án: Dân số trung bình là dân số tính bình quân cho một thời kỳ nghiên cứu nhất định,
thường là một năm.Có nhiều phương pháp tính dân số trung bình.Việc áp dụng phương pháp này
hay phương pháp khác phụ thuộc vào hiện trạng số liệu thu thập được và mức độ chính xác của số
liệu cần tính toán.
- Nếu chỉ có số liệu về dân số tại hai thời điểm cách nhau không xa, thường là một năm, ta có
thể giả thiết dân số biến đổi đều và dân số trung bình được tính theo công thức:
Trong đó: : Dân số trung bình
S1: Dân số đầu kỳ (đầu năm)
S2: Dân số cuối kỳ (cuối năm).
- Nếu chỉ có số liệu dân số tại một loạt thời điểm cách đều nhau trong kỳ thì dân số trung
bình được tính theo công thức:
Trong đó: n: Số thời điểm
S1, S2, ...,Sn: Dân số có đến n các thời điểm khác
nhau.
- Nếu các khoảng cách giữa các thời điểm trong kỳ không đều nhau, dân số trung bình sẽ
được tính theo công thức bình quân gia quyền:
12
Trong đó: i: Số thứ tự của các khoảng thời gian
ai: Khoảng cách thời gian có dân số trung bình
: Dân số trung bình của các thời kỳ thứ i.
Câu 17 :Trình bày ngắn gọn 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước.
Đáp án: Tổng sản phẩm trong nước là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của
toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước được tính
theo giá thực tế và giá so sánh. Có
3 phương pháp tính:
+ Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm của tất
cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
(Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh
lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian)
+ Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên từ các yếu tố
tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này,
tổng sản phẩm trong nước gồm
4 yếu tố: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật), thuế sản xuất, khấu
hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất.
+ Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: Tiêu dùng
cuối cùng của hộ gia đình và Nhà nước; tích lũy tài sản (cố định, lưu động và quý hiếm) và
chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh
tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần
huy động vào ngân sách.
Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh để loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua
các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng
hàng hóa và dịch vụ sản xuất.
Câu 18: Khái niệm và nguyên tắc lập, phân loại bảng cân đối liên ngành.
Đáp án: Khái niệm:
Bảng cân đối liên ngành (I/O): là trung tâm của SNA, cung cấp lược đồ phân tích chi tiết
và tổng hợp quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng hàng hóa và dịch vụ theo một số lớn ngành
kinh tế hoặc sản phẩm. Bảng I/O kết hợp hài hòa và chi tiết các khoản sản xuất và tài khoản tạo
thành thu nhập.
- Nguyên tắc thành lập:
+ Nguyên tắc chung:
1. Lập theo lãnh thổ kinh tế (nguyên tắc thường chú)
13
2. Theo thời kì (1năm)
3. Theo giá thị trường
4. Đảm bảo tính hệ thống
5. Đảm bảo tính cân đối
+ Nguyên tắc riêng:
Kết hợ phân tổ theo ngành kinh tế và ngành sản phẩm.
- Phân loại:
+ Theo đơn vị tính: Có thể lập theo đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị
+ Theo giá tính: Có thể lập theo giá cơ bản, giá sản xuất và giá sử dụng
+ Có thể phân bẳng I/O tĩnh (thực hiện) và bảng I/O động (kế hoạch)
+ Theo phạm vi: Chỉ được lập theo toàn bộ nền kinh tế (toàn quốc hoặc vùng hoặc lãnh
thổ)
+ Mức độ chi tiết: Tùy theo mục đích , điều kiện khả thi có hàng năm lập theo bảng I/O
gộp (gộp nhiều ngành lại), 5 -10 năm lập bảng I/O chi tiết.
Câu 19: Nêu những khái niệm về việc làm và thất nghiệp.
Đáp án: Nghiên cứu dân số về tình trạng việc làm người ta chia tổng thể dân số thành hai
nhóm: nhóm tham gia lao động vào quá trình sản xuất gọi là dân số hoạt động kinh tế , nhóm kia gọi
là nhóm không hoạt động kinh tế
- Dân sô hoạt động kinh tế :
+ Số dân tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Theo chuẩn mực quốc tế thuật
ngữ này được hiểu là những người làm việc có tính lâu dài trong nền kinh tế, hay còn được gọi theo
ngôn ngữ khác là “lực lượng lao động”
+ Quan hệ giữa dân số hoạt động kinh tế với tổng thể dân số của quốc gia được thể hiện qua
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, hệ số dân số hoạt động kinh tế ( ak
K ) như sau:
ak
K =
S
Sak
x100
Trong đó: ak
S là dân số hoạt động kinh tế tại thời điểm nghiên cứu
S là tổng số dân tại thời điểm nghiên cứu
Đơn vị tính của hoạt động kinh tế tại thời điểm nghiên cứu là %
+ Khái niệm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người đang làm việc và những
người thất nghiệp. Người lao động được coi là có việc làm khi họ đang làm 1 việc gì đó mang lại
thu nhập thường xuyên. Số người có việc làm nước ta gọi là số lao động việc làm hay số lao
động. Quan hệ giữa số lao động với số dân hoạt động kinh tế cho phép tính hệ số dân số có việc
làm ( L
K ) như sau:
LK =
akS
L
x100
14
Dân số không hoạt động kinh tế là bao gồm những người năm trong độ tuổi lao động , có
khả năng lao động nhưng không tham gia làm việc trong nền kinh quốc dân. Những người này
chủ yêu là đang đi học(học sinh, sinh viên,..), người nội trợ
- Thất nghiệp: Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế là tình trạng người lao động không có
việc làm ngoài ý muốn của họ vì vậy không có thu nhập
Thất nghiệp chỉ tính những ngườithuộc nguồn lao động nằm trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động tại thời điểm thống kê họ đang ở tình trạng: không có việc làm, đang tìm việc hoặc
đang trở lại làm việc
Phản ảnh mức độ thất nghiệp, thống kê lao động sử dụng hệ số thất nghiệp (thường gọi là
tỷ lệ thất nghiệp ULK
ULK =
akS
nghiepthatSo
x100
Đơn vị tính là %
Câu 20: Nêu các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh mức sống dân cư của Việt Nam
Đáp án: Năm 2002 xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức sống dân cư của Việt Nam gồm
159 chỉ tiêu và chia thành 10 nhóm như sau:
1. Nhân khẩu học gồm 10 chỉ tiêu
2. Giáo dục gồm 5 chỉ tiêu
3. Lao động việc làm và thu nhập từ tiền công, tiền lương gồm 13 chỉ tiêu
4. Y tế và chăm sóc sức khỏe ghồm 8 chỉ tiêu
5. Thu nhập gồm 20 chỉ tiêu
6. Chi tiêu và chi tiêu cho đời sống gồm 25 chỉ tiêu
7. Tài sản cố định và đồ dùng lâu bền gồm 11 chỉ tiêu
8. Nhà ở, điện nước và phương tiện vệ sinh gồm 20 chỉ tiêu
9. Tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo gồm 6 chỉ tiêu
10. Các đặc điểm chung của xã, phường gồm 25 chỉ tiêu
Câu 21 : Khái niệm và phân loại tài sản cố định
Đáp án: Bộ phận quan trọng nhất của của cải quốc dân tham gia vào hoạt động kinh tế cần
được đo lường toàn diện, chi tiết và chính xác đó là tài sản cố định
Khái niệm: Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động lớn, có thời gian sử dụng
dài, có hình thái hiện vật tự nhiên không thay đổi, tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất, giá
trị giảm dần và chuyển vào sản phẩm qua khấu hao. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam giá trị
TSCĐ 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng >1 năm. Tuy nhiên cũng có TSCĐ có giá trị <10
triệu, quy định này có tính tương đối phù hợp và để thuận tiện cho hạch toán kế toán. Quy mô
TSCĐ là chỉ tiêu thời điểm và có thể tính theo đơn vị hiện vật hoặc giá trị
Phân loại: Theo mục đích khác nhau tài sản cố định có thể được phân bổ theo các tiêu thức
sau:
15
+ Theo hình thái vật chất được phân thành 2 nhóm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
TSCĐ hữu hình bao gồm : nhà xưởng, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải,
vật truyền dẫn; thiết bị và dụng cụ quản lý ; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; các
TSCĐ khác
TSCĐ vô hình boa gồm : Chi phí thăm dò khoáng sản, phần mềm vi tính và cơ sở dữ liệu,
bản gốc của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, giải trí và các TSCĐ phi vật chất khác như quyền
sở hữu công nghiệp , phát minh, sáng chế.
+ Theo các tiêu thức khác nhau như: theo nguồn hình thành gồm TSCĐ tự có và đi thuê,
theo vai trò trong quá trình sản xuất gồm TSCĐ tích cực và thụ động
Câu 22 Nêu khái niệm, phân loại và đặc điểm của phương pháp chỉ số
Đáp án:
- Khái niệm
Trong thống kê khái niệm chỉ số được hiểu là số tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa hai
mức độ nào đó của cùng một hiện tượng nghiên cứu. Hai mức độ có thể khác nhau theo thời gian
(Chỉ số phát triển), theo không gian (Chỉ số không gian) hoặc là một giá trị thực tế so với kế hoạch,
mục tiêu (Chỉ số kế hoạch).
Ví dụ: Lợi nhuận của công ty A năm 2011 là 450 tỷ đồng, năm 2005 là 300 tỷ đồng, ta có chỉ
số phát triển lợi nhuận của công ty A năm 2011 so với 2005 là 450/300=1,5 lần hay 150%
- Phân loại:
Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể chia chỉ số thành nhiều loai, cụ thể
+ Theo phạm vi tính toán ta có chỉ số đơn và chỉ sô tổng hợp
Chỉ số đơn: Phản ánh biến động của từng phần tử, từng đơn vi cá biệt của hiện tượng phức
tạp
Chỉ số tổng hợp: Phản ánh biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng phức
tạp
+ Theo đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh: Có Chỉ số phát triển, chỉ số không gian, chỉ số kế
hoạch
+Theo tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu : Chỉ số của chỉ tiêu khố lượng và chỉ số của chỉ tiêu
chất lượng
+Theo đặc điểm cấu thành: Chỉ số cấu thành cố định và chỉ số cấu thành khả biến
Ngoài ra còn có thể nghiên cứu một số chỉ tiêu khác
- Đặc điểm của phương pháp chỉ số
Khi so sánh mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội bằng phương pháp chỉ số cần chú ý 2 đặc
điểm sau:
+ Khi so sánh mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội trước hết phải chuyển các phần tử có tính
chất khác nhau thành dạng đồng nhất để có thể cộng(tổng hợp) chúng lại với nhau. Ví dụ doanh
nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì quy về giá trị để tính tổng giá trị sản xuất
+ Khi có nhiều nhân tố tham gia vào việc tính toán chỉ số, phải giả định chỉ có một nhân tố
thay đổi còn các nhân tố khác không thay đổi nhằm laoij trừ ảnh hưởng của các nhân tố này tới kết
quả so sánh
16
Câu 23 Trình bày các nguyên tắc của phân tích và dự đoán thống kê
Đáp án: Phân tích và dự đoán thống kê phải dựa trên một cơ sở khoa học nhất định. Để đảm
bảo cơ sỏ khoa học này cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phân tích thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế- chính trị:
Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và
quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Vì vậy muốn vận dụng được
các phương pháp phân tích, dự đoán, muốn xác định các chỉ tiêu nói lên bản chất và quy luật phát
triển của hiện tượng, thống kê cần dựa trên cơ sở phân tích lý luận sâu sắc và toàn diện hiện tượng
nghiên cứu, thiếu sự lý luận thì việc xác định các chỉ tiêu chỉ đơn thuần là việc tính toán theo các
công thức toán học thuần túy mà không thấy rõ được ý nghĩa, nội dung kinh tế- xã hội của các chỉ
tiêu tính được.
Giữa phân tích thống kê và phân tích lý luận có quan hệ mật thiết với nhau. Phân tích lý luận
là cơ sở cho phân tích thống kê, ngược lại kết quả của phân tích thống kê lại là luận chứng cho sự
chính xác của phân tích lý luận và làm cho phân tích lý luận càng hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ.
Phương pháp phân tích lý luận và phân tích thống kê ,một về chât,một về lượng, cần vận dụng kết
hợp nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, tạo điều kiện, tiền để cho nhau phát triển.
- Phân tích thống kê căn cứ vào toàn bộ sự thật và phân tích trong sự liên hệ ràng buộc lần
nhau giữa các hiện tượng.
Khi nghiên cứu thống kê người ta dựa trên cơ sở nghiên cứu hiện tượng số lớn, do đó phải
dựa trên toàn bộ sự thật điều tra, tổng hợp, không tùy tiện lựa chọn một vài hiện tượng cá biệt, chỉ
khi đó các yếu tố ngẫu nhiên mới được bù trừ, triệt tiêu
Và phân tích thống kê phải sử dụng lớn các tài liệu, mà không chỉ tài liệu hiện tượng nghiên
cứu mà còn sử dụng các tài liệu khác có liên quan. Các hiện tượng thường là phức tạp và tồn tại
trong mối liên hệ tác động qua lại lần nhau, phải luôn đặt hiện tượng nghiên cứu trong mối liên hệ
các hiện tượng khác.
- Đối với các hiện tượng có tính chất và hình thức phát triển khác nhau phải áp dụng các
phương pháp phân tích thống kê khác nhau.
Các phương pháp phân tích thống kê đều có ưu điểm và nhược điểm, biết cách chọn phương
pháp sẽ hạn chế nhược điểm, phát huy được ưu điểm. Xác định được phương pháp phù hợp căn cứ
vào các yếu tố sau:
+ Mục đích, nội dung nghiên cứu. Chỉ khi đó ta mối tính toán sử dụng tài liệu nào, chỉ tiêu
nào và vận dụng phương pháp nào?
+ Đặc điểm, tính chất của hình thức phát triển.
+ Khả năng của nhà tổ chức nghiên cứu, người thực hiện phân tích.
Câu 24: Đối tượng nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu thống kê kinh tế
Đáp án: Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh tế là mặt lượng của các hiện tượng và quá
trình kinh tế diễn ra trong quá trình sản xuất trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong điều
kiện thời gian và không gian cụ thể.
Nhiệm vụ của thống kê kinh tế là:
-Đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý nhà nước, hoạch định và thi hành các
chính sách vè kinh tế.
17
-Đảm bảo thông tin kinh tế cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà quản trị
nghiên cứu về thị trường và phát triển trong từng lĩnh vực, từng ngành trong việc hoạch định và điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Đảm bảo thông tin vĩ mô cơ bản về xu hướng phát triển chủ yếu của các vấn đề kinh tế xã
hội cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân.
Để thực hiên được mục tiêu và nhiệm vụ của mình, thống kê kinh tế sử dụng các phương
pháp cơ bản của lý thuyết thống kê về thu thập dữ liệu, phân tổ, bảng, đồ thị và các phân tích thống
kê như phân tích dãy số thời gian, phân tích hồi quy tương quan và đặc biệt thống kê kinh tế sử dụng
rỗng rãi phương pháp chỉ số trong nghiên cứu và phân tích các vấn đề kinh tế thuộc đối tượng
nghiên cứu của mình. Thông tin thống kê kinh tế được thu thập từ các nguồn khác nhâu nư báo cáo
kế toán là một nguồn quan trọng, các báo cáo thống kê theo luật định, các cuộc điều tra chuyên môn
như điều tra dân số, điều tra mức sống dân cư, điều tra tài sản cố định…
Câu 25: Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế:
Đáp án: -Tính hướng đích nghĩa là hệ thống chỉ tiêu phai phù hợp và đáp ứng được mục đích
nghiên cứu. Theo nguyên tắc này, hệ thống chỉ tiêu phải phản ánh được các mặt, các khía cạnh khác
nhau của nền kinh tế, biểu hiện bằng các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu này không
chỉ biểu hiện bằng giá trị ( tiền tệ ) mà còn biểu hiện cả bằng hiện vật, không chỉ phản ánh khối
lượng mà phản ánh cả chất lượng ( tốc độ tăng, tỷ lệ,…). Nguyên tắc này giúp được các nhà hoạch
định chính sách, các nhà quản lý nhân thức được toàn diện và chính xác thực trạng kinh tế từ đó có
những quyết sách phù hợp.
- Tính hệ thống nghĩa là các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với
nhau và được sắp xếp một cách logic khoa học. Trong hệ thống phải có các chỉ tiêu chung mang tính
tổng hợp, phải có các chỉ tiêu riêng phản ánh các nhân tố tác động. Tức là cho phép nghiên cứu cái
chung và cái riêng một cách kết hợp và đặt chúng trong mối quan hệ tác động lẫn nhau tức là xác
định các chỉ tiêu là các nhân tố ảnh hưởng và xác định mức độ tác động cũng như hướng tác động
của các mối quan hệ đó.
- Tính hệ thống, đây là nguyên tắc rất quan trọng , nó phản ánh tính thực tiễn của hệ thống
chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, lựa
chọn các chỉ tiêu để xây dựng nên hệ thống không phải chỉ logic về mặt lý thuyết khoa học, tức là
theo các quan điểm của lý thuyết phát triển mà phải dựa vào thực tiễn phát triển của từng địa
phương, từng quốc gia. Từ đó xem xét, lựa chọn và xác định tính khả thi của các chỉ tiêu đưa vào hệ
thống.
- Tính hiệu quả nghĩa là phù hợp với điều kiện nhân tài vật lực, hệ thống chỉ tiêu cần được
xây dựng một cách có hiệu quả nhất, tức là với chi phí thấp nhất mà vẫn đạt được mục tiêu.Đây là
một trong các nguyên tắc cơ bản, đòi hỏi việc xây dựng phải tính đến hiệu quả, phải so sánh các
phương án khác nhau từ đó lựa chọn phương án tối ưu để xác định chỉ tiêu đưa vào hệ thống.
-Tính thích nghi, trong điều kiện toàn cầu hóa, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội đều
có tính động cao đòi hỏi các chỉ tiêu phải đáp ứng được yêu cầu đó. Tính thích nghi của hệ thống chỉ
tiêu thể hiện ở sự logic khoa học trong việc điều chỉnh các mức độ của chỉ tiêu theo thời gian mà
vẫn đáp ứng được yêu cầu của phát triển cũng như mục đích của các nhà quản lý.
Câu 26: Đối tượng nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu thống kê kinh tế
18
Đáp án: Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh tế là mặt lượng của các hiện tượng và quá
trình kinh tế diễn ra trong quá trình sản xuất trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong điều
kiện thời gian và không gian cụ thể.
Nhiệm vụ của thống kê kinh tế là:
- Đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý nhà nước, hoạch định và thi hành các
chính sách vè kinh tế.
- Đảm bảo thông tin kinh tế cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà quản trị
nghiên cứu về thị trường và phát triển trong từng lĩnh vực, từng ngành trong việc hoạch định và điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo thông tin vĩ mô cơ bản về xu hướng phát triển chủ yếu của các vấn đề kinh tế xã
hội cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân.
Để thực hiên được mục tiêu và nhiệm vụ của mình, thống kê kinh tế sử dụng các phương
pháp cơ bản của lý thuyết thống kê về thu thập dữ liệu, phân tổ, bảng, đồ thị và các phân tích thống
kê như phân tích dãy số thời gian, phân tích hồi quy tương quan và đặc biệt thống kê kinh tế sử dụng
rỗng rãi phương pháp chỉ số trong nghiên cứu và phân tích các vấn đề kinh tế thuộc đối tượng
nghiên cứu của mình. Thông tin thống kê kinh tế được thu thập từ các nguồn khác nhâu nư báo cáo
kế toán là một nguồn quan trọng, các báo cáo thống kê theo luật định, các cuộc điều tra chuyên môn
như điều tra dân số, điều tra mức sống dân cư, điều tra tài sản cố định…
Câu 27: Theo SNA hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế có thể được phân thành các nhóm
nào?
Đáp án:
1. Nhóm chỉ tiêu thống kê tài sản quốc dân bao gồm các tiểu nhóm: thống kê TSCĐ, thống kê
TSLĐ, thống kê trang bị tài sản và thống kê hiệu quả sử dụng nguồn lực.
2. Nhóm chỉ tiêu thống kê thu nhập quốc dân và GDP bao gồm các tiểu nhóm; thống kê các
ngành kinh tế, thống kê năng suất lao động và các nhân tố sản xuất khác.
3. Nhóm chỉ tiêu thống kê mức sống dân cư ao gồm các tiểu nhóm: tiêu dùng, thu nhập và chỉ
tiêu.
4. Nhóm chỉ tiêu thống kê tích lũy bao gồm các tiểu nhóm thống kê vốn đầu tư cơ bản và
thống kê vốn lưu động.
5. Nhóm chỉ tiêu thống kê tài chính bao gồm các tiểu nhóm: thống kê ngân sách nhà nước,
thống kê tài chính doanh nghiệp, thống kê thị trường chứng khoán, thống kê tiền tệ và tín dụng.
6. Nhóm chỉ tiêu thống kê quan hệ kinh tế với nước ngoài bao gồm các tiểu nhóm: thống kê
ngoại thương và thống kê thanh toán quốc tế.
7. Nhóm chỉ tiêu thống kê giá cả.
8. Nhóm chỉ tiêu thống kê lao động việc làm bao gồm các tiểu nhóm; thống kê dân số và
thống kê lao động.
Các chỉ tiêu trong hệ thống được trình bày dưới dạng các tài khoản, các bảng cân đối hợp
thành bức tranh toàn cảnh mô tả chi tiết và tổng hợp một cách khoa học, logic tất cả các hoạt động
của nền kinh tế quốc dân
Câu 28: Trình bày về Thống kê quy mô và cơ cấu lao động
19
Đáp án: Quy mô (số lượng) lao động của một quốc gia ( hay vùng địa phương) bao gồm tất
cả những người đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và có thể được phân loại theo các tiêu
thức: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, vùng địa phương hoặc thành phần kinh tế,…
Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ
gia đình thuộc các thành phần trong nền kinh tế ở khu vực chính thức hay phi chính thức.
Khu vực chính thức theo quan điểm của SNA là tổng thể các đơn vị kinh tế có tư cách pháp
nhân. Các đơn vị kinh tế này là các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp được pháp luật thừa
nhân.Nguồn thông tin thống kê từ khu vuecj bày có được thông qua các báo cáo thống kê theo luật
thống kê và các nguồn số liệu các báo cáo thống kê theo luật thống kê và các nguồn số liệu của các
đơn vị thể chế đó.
Khu vực phi chính thức bao gồm những đơn vị kinh tế dạng hộ gia đình sản xuất ra sản phẩm
vật chất và dịch vụ không đăng ký tư cách pháp nhân. Nguồn thông tin thống kê từ khu vực này có
được thông qua các điều tra chuyên môn, chủ yếu là điều tra chọn mẫu. Các đơn vị kinh tế ở khu
vực phi chính thức chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các cơ sở sản xuất
kinh doanh nhỏ lẻ không có hạch toán rõ ràng.
Câu 29: Trình bày khái niệm thống kê ngân sách nhà nước và phân loại ngân sách
Đáp án: Ngân sách nhà nước là bộ phận cơ bản của tài chính nhà nước. Ngân sách nhà nước
cũng là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Trong một ý nghĩa hẹp thì thống kê ngân
sách có thể gọi là thống kê tài chính nhà nước.
Thống kê ngân sách nhà nước nghiên cứu quá trình lập - hình thành và sử dụng quỹ ngân
sách. Nó nghiên cứu tất cả bộ phận của hệ thống ngân sách nhà nước, các cấp độ ngân sách từ TW
đến bộ ngành, tỉnh…
Phân loại ngân sách:
Phân loại ngân sách là tài liệu cơ bản cần thiết để thành lập và sử dụng ngân sách. Phân loại
ngân sách phục vụ việc dự thảo ngân sách và dự toán tổn hợp cũng như riêng rẽ của cơ quan ngân
sách.
Phân loại ngân sách có thể được xây dựng theo các tiêu thức khác nhau:
Theo cấp ngân sách có: ngân sách TW, ngân sách tỉnh, huyện xã.
Theo tiêu thức Bộ, Ngành và đối tượng.
Phân loại ngân sách cho phép hạch toán kinh tế chuẩn xác các khoản thu phí phù hợp với
bức tranh ngân sách đã được phê chuẩn và phân tích chúng.
-Phân tổ cơ bản của NSNN (theo tính chất) được chia thành các nhóm chỉ tiêu sau đây:
+ Nhóm chỉ tiêu thu ngân sách
+ Nhóm chỉ tiêu chi ngân sách
+ Nhóm chỉ tiêu tài trợ ngân sách
+ Nhóm chỉ tiêu nợ nhà nước
Câu 30: Trinh bày khái niệm và vai trò của SNA
Đáp án: SNA: là một hệ thống thông tin kinh tế, bao gồm các tài khoản kinh tế, các bảng
thống kê được xây dựng dựa trên những khái niệm, định nghĩa , quy tắc hạch toán thống nhất trên
phạm vi toàn cầu
20
Vai trò: Cung cấp hệ thống khái niệm, quy tắc hạch toán chung để xây dựng hệ thống thông
tin kinh tế vĩ mô nhằm mục đích đánh giá và phân tích kết quả hoạt động của nền kinh tế, tác dụng
trong xây dựng chính sách , ra quyết định về các vấn đề kinh tế xã hội.
Phản ánh thực trạng hoạt động của nền kinh tế, SNA cung cấp số liệu về sản xuất tiêu dùng,
xuất khẩu, nhập khẩu , đầu tư, v.v… trên bình diện toàn nền kinh tế và từng bộ phận của nó. So sánh
các thông tin bằng số này chỉ ra các cân đối, các tỷ lệ từ đó đánh giá thực trạng hoạt động của nền
kinh tế và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.
Thông tin tổng hợp thu được từ hệ thống SNA cho phép xây dựng và phân tích cá mô hình
kinh tế. Dựa trên các mô hình này công tác lập kế hoạch và dự báo kinh tế ở tầm vĩ mô, phân tích sự
ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả sản xuất như thế nào. Phân tích chính sách kinh tế, xây
dựng quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu của SNA không chỉ được các cơ quan chính phủ quan tâm
mà còn được cả các công ty lớn, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn chú
trọng nghiên cứu trong việc đầu tư và phát triển hoạt động của mình.
Câu 31 :Trình bày khái niệm Giá trị sản xuất
Đáp án: Khái niệm: giá trị sản xuất (GO-Gross Output) là chỉ tiêu phản ánh giá trị toàn bộ
sản phẩm là kết quả là kết quả hoạt động sản xuất của nên fkinh tế trong một thời kỹ nhất định.
Chỉ tiêu GO có thể tính cho đơn vị kinh tế, ngành kinh tế, khu vực kinh tế hoặc toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Thông thường chỉ tiêu này tính theeo phạm vi từng bộ phận của nền kinh tế tức
cho đơn vị kinh tế và ngành kinh tế, ví dụ: giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,v.v….
GO có 5 nguyên tắc tính chung như sau:
+Tính theo nguyên tác thường trú
+Tính theo thời điểm sản xuất, tức sản phẩm được sản xuất trong thời kỳ nào thì tính cho thời
kì đó.
+Tính theo giá hiện hành và giá so sánh, trong đó giá hiện hành là giá thực tế giao dịch của
thời kỳ nghiên cứu. Giá thực tế giao dịch tức giá thị trường, giá của người mua và người bán trao
đổi nhau trên thị trường. Theo SNA chỉ tiêu GO được tính theo giá cơ bản và giá sản xuất.
+Tính toàn bộ giá trị sản phẩm, theo nguyên tắc này chỉ tiêu GO có nhược điểm là tính trùng,
độ trùng lặp phụ thuộc vào trình độ phân công lao động, trình độ phát triển của nền kinh tế.
+Tính toàn bộ kết quả sản xuất, tức tính tất cả giá trị thành phẩm bán thành phẩm và sản
phẩm dở dang là kết quả sản xuất trong thời kỳ nghiên cứu.
Câu 32: Trình bày về năng suất
Đáp án: Năng suất( Productivity ) là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa kết quả đầu ra so với chi
phí đầu vào của quá trình sản xuất.
Thuật ngữ năng suất đầu tiên được nhà kinh tế học Adam Smith đưa ra khi viết về hiệu quả
sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao động và khả năng snar xuất của lao động. Sau đó được sử dụng
thường xuyên khi phân tích kinh tế ở cấp vi mô cũng như vĩ mô. Đó cũng là cách hiểu thông dụng
về năng suất- năng suất lao động. Theo quan điểm hiện đại năng suất có nghĩa rộng hơn bao gồm cả
năng suất các nhân tố tổng hợp.
- Phương pháp tính năng suất :
Công thức chung:
21
Năng suất
Trong đó :
+ Chi phí đầu vào bao gồm
_Lao động gồm các chỉ tiêu: số lao động, thời gian , tiền công lao động, v.v…
_Vốn bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định.
_Các nhân tố khác ( nhân tố tổng hợp) trình độ quản lý, cơ chế, chính sách,...
+Kết quả đầu ra bao gồm :
_ Đối với cấp vi mô có thể là các chỉ tiêu: GO, VA, doanh thi , sản lượng, lợi nhuận,….
_Đối với cấp vĩ mô nguwofi ta thường dùng chỉ tiêu GDP
Ngoài ra còn có các công thức tính năng suất sau đây, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu:
Năng suất cận biên =
Dạng nghịch:
Năng suất =
Năng suất cận biên=
Nghiên cứu sâu về năng suất, năm 1995 Tổ chức Năng suất châu Á đưa ra cách tiếp cận mới
về năng suất như sau:
_ Năng suất là giảm lãng phí ( chứ không phải là giảm đầu vào)
_ Năng suất là làm việc thông mình hơn chứ không phải vất vả hơn
_ Nguồn nhân lực và tri thức đống vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao năng suất.
_ Tăng năng suất đồng nghĩa với việc cải tiến và đổi mới liên tục.
_ Năng suất là biểu hiện của cả hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng nguồn lực để đạt
được mục tiêu.
_ Năng suất đi đôi với bảo vệ môi trường( năng suất xanh, sản xuất sạch), năng suất không
chỉ là vấn đề kinh tế mà cả là vấn đề xã hội.
Câu 33 : Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập
22
Đáp án: Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập bao gồm: thu nhập lần đầu, thu nhập, thu nhập khả
dụng( thu nhập cuối cùng), thu nhập bình quân đầu người.
- Thu nhập lần đầu là thu nhập nhận được trưc tiếp từ quá trình sản xuất bao gồm thu nhập do
lao động và lợi tức vốn.
- Thu nhập do phan phối lại là thu nhập có được từ chuyển nhượng hiện hành
- Tổng thu nhập = Thu nhập lần đầu + Thu nhập do phân phối lại
- Thu nhập khả dụng ( thu nhập cuối cùng) = Tổng thu nhập – chi phí chuyển nhượng hiện
hành.
Ngoài ra để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát thu nhập khả dụng còn được tính theo chỉ tiêu
thu nhập thực tế.
- Thu nhập thực tế = Thu nhập cuối cùng ( danh nghĩa )/ CPI
- Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người thường được tính theo GDP bằng cách lấy giá trị
GDP của năng nghiên cứu chia cho dân số trung bình năm đó.
GDP bình quân đầu người =
Thu nhập còn được tính theo bình quẩn khẩu / tháng hoặc năm cho từng vùng, địa phương,
từng nhóm người …. trong số liệu điều tra mức sống dân cư của cơ quan thống kê nhà nước.
Câu 34: Trình bày về khái niệm mức sống dân cư,điều kiện để đánh giá mức sống dân
cư ?
Đáp án: Mức sống dân cư là phạm trù kinh tế xã hội rất rộng , bao gồm nhiều nội dung, sự
thỏa mãn các nhu cầu không ngừng tăng lên của đời sống vaath chất và tinh thần. Các nhu cầu vật
chất thể hiên bằng khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ, nhu cầu tinh thần thể hiện sự nghỉ
ngơi, giải trí, học tập…Nhu cầu của dân cư luôn thay đổi theo thời gian và khác nhau trong không
gian, vì vậy mức sống dân cư là phạm trù có tính tương đối. Do mức sống liên quan đến nhu cầu, mà
nhu cầu thì luôn biến động , phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó lượng hóa.Mức sống dân cư có tính so
sánh, so sánh từng vùng, tùng dân tộc, từng nhóm xã hội.
Mức sống dân cư là trình độ thỏa mãn nhu cầu toàn diện về vật chất và tinh thần thường
xuyên tăng lên của dân cư.
Mức sống dân cư của một quốc gia cao thấp phụ thuộc vào hai điều kiên cơ bản là:
-Điều kiện kinh tế thể hiện ở trình độ phát triển sản xuất phản ánh qua chỉ tiêu tăng trưởng
GDP.
-Điều kiên kinh tế xã hội phản ánh quan hệ phân phối, phân phối lại thu nhập quốc dân.
Câu 35: Trình bày về chi phí trung gian?
Đáp án: Chi phí trung gian( IC- intermediat consumption) là một bộ phận cấu thành của giá
trị sản xuất, bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ đã sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Chi phí vật chất bao gồm: nguyên , nhiên, vật liệu, giá trị công cụ lao động là tài sản lưu
động , sửa chữa nhỏ TSCĐ, thiệt hại TSLĐ trong định mức,v.v…
23
- Chi phí dịch vụ bao gồm : cước vận tải , phí viễn thông, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chi
phí đào tạo, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường,…
Đối với doanh nghiệp IC là toàn bộ chi phí sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của bên ngoài
trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm của mình. Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân IC là toàn
bộ chi phí sản phẩm của các ngành khác nhau để sản xuất ra sản phẩm của một ngành.
Chi phí trung gian có phạm vi và giá cả tính thống nhất với phạm vi và giá cả tính giá trị sản
xuất và chỉ tính những chi phí thực tế đã sử dụng cho sản xuất. Chi phí trung gian không bao gồm
chi phí tiền nhân công, chi phí mua sắm TSCĐ.
Câu 36: Trình bày về khái niệm, tác dụng thống kê so sánh quốc tế?
Đáp án: Khái niệm: So sánh quốc tế là loại so sánh không gian đặc biệt , giữa quốc gia này
với quốc gia khác. Về bản chất đay là loại so sánh giữa hai tổng thể đồng chất. Thống kê mỗi nước
đều có nhiệm vụ định lượng các hiện tượng kinh tế, xã hội. Tuy nhiên chúng bao giwof cũng có
những khác biệt do những đặc điểm khách quan và chủ quan.
SSQT là nhu cầu khách quan của mỗi quốc gia nhằm xác định vị trí của mình trong bối cảnh
toàn cầu hóa, để phát huy lợi thế so sánh và hoạch định các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội của mình.
SSQT có tác dụng:
-Đánh giá đunhs trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước . Từ đó đề ra chính sách phát
triển phù hợp.
_Cung cấp các thông tin quan trọng cho cộng đồng quốc tế, từ đó mở rộng hợp tác quốc tế,
thu hút đàu tư,…
-Thúc đẩy công tác thống kê phát triển
Nhiệm vụ của SSQT là tiếp tục hoàn thiện phương pháp luận, phương phấp tính và hệ thong
chỉ tiêu thống kê SSQT
Câu 37: Phân biệt tài sản cố định và vốn cố định
Đáp án: + Khái niệm
- Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài, có
hình thái hiện vật tự nhiên không thay đổi, tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất, giá trị giảm
dần và chuyển vào sản phẩm qua khấu hao
- Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ
+Phân biệt
Mặc dù vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ nhưng có sự khác nhau về mặt giá trị
- Tư liệu lao động được coi là TSCĐ nếu có đầy đủ 4 tiêu chuẩn sau :
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
+ Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy
+ Có thời hạn sử dụng hữu dụng từ 1 năm trở lên
+ Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên
Những tư liệu lao động không đủ một trong bốn tiêu chuẩn trên được coi là tư liệu lao động
nhỏ và được đài thọ bằng vốn lưu động
24
- Vốn cố định là vốn ứng trước để xây dựng, mua sắm hay tạo lập ra TSCĐ: Chi phí đó bao
gồm : xây dựng mới, mở rộng và xây dựng lại và khôi phục( sửa chữa lớn, hiện đại hóa) TSCĐ
trong nền kinh tế.
Câu 38: Trình bày và phân tích tác dụng của các phương pháp tính GDP
Đáp án: + Khái niệm GDP: Là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kì nhất định.
+ Ba phương pháp tính GDP
* Phương pháp sản xuất:
- Công thức tính: GDP VA   thuế nhập khẩu
- Như vậy theo công thức tính này thì GDP là khái niệm của VA tính cho toàn bộ nền kinh tế cộng
với tổng thuế nhập khẩu. Công thức này sử dụng khi biết được chỉ tiêu VA. Do VA là chỉ tiêu được
tính cho từng đơn vi kinh tế, từng ngành kinh tế và có thể tổng hợp cho một nhóm ngành. Cho nên
GDP tính theo cách này cho phép đánh giá vai trò của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh
tế trong việc tạo ra GDP, cho phép nghiên cứu cân đối, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa
chúng và cho phép đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất.
* Phương pháp phân phối:
GDP bằng tổng thu nhập lần đầu của người lao động, tổng thu nhập lần đầu của doanh nghiệp, tổng
thuế sản xuất và nhập khẩu và tổng khấu hao TSCĐ
- Công thức:
GDP= 1TN của lao động +  thuế sản xuất và nhập khẩu + Khấu hao TSCĐ + thặng
dư sản xuất.
Trong đó:
Thu nhập lần đầu của người lao động gồm:
+ Tiền lương, tiền công (cả khoản người thu nhập nhận thù lao bằng hiện vật)
+Các khoản thu nhập có tính chất lương như: phụ cấp ngoài giờ; phụ cấp công việc
nặng nhọc,độc hại; phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu trú, phụ cấp đi đường khi đi công tác; tiền thưởng;
tiền phong bao hội họp
+ Tiền mà người lao động nộp cho người sử dụng lao động : bảo hiểm xã hội, bảo
hiêmt thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí hỗ trợ hoạt động công đoàn…
+ Thu nhập hỗn hợp trong kinh tế hộ gia đình
Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp
+ Lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp
25
+ Lãi trả tiền vay (Không kể chi phí dịch vụ ngân hàng vì đã tính vào IC)
Thuế sản xuất: bao gồm VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài…
- Như vậy việc tính GDP theo phương pháp phân phối cho phép nghiên cứu thu nhập, hoàn thiện
chính sách phân phối nhằm kết hợp hài hòa lợi ích giữa các nhóm thu nhập: thu nhập của người lao
động, thu nhập của doanh nghiệp và thu nhập của nhà nước . Thực ra phương pháp này chỉ là khai
triển của phương pháp sản xuất, khi mà VA được tính theo phương pháp phân phối.
* Phương pháp sử dụng:
GDP bằng tổng chi cho sử dụng cuối cùng, đó là TDCC của dân cư (C), TDCC của chính phủ (G);
tiết kiệm hay tích lũy (S) và xuất khẩu (E) trừ nhập khẩu( M)
- Công thức tính:
GDP=C+G+S+E - M
Chú ý: Trong nghiên cứu vĩ mô, số liệu tiết kiệm khó thu thập được nên người ta sử dụng số liệu
đầu tư (I) thay thế , công thức tính là
GDP=C+G+I+E - M
- GDP tính theo phương pháp sử dungcho phép tính các chỉ tiêu phân tích kinh tế vĩ mô
(MPS,MPC,ICOR), các cân đối lớn của nền kinh tế (cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiêu
dùng và tích lũy, xuất khẩu và nhập khẩu)
Câu 39: Anh/Chị hãy cho biết ưu nhược điểm, các trường hợp áp dụng của điều tra
chọn mẫu?
Đáp án: 1.1 Ưu nhược điểm của điều tra chọn mẫu
ưu điểm (8 điểm):
- Tiết kiệm về sức người và tiền của
- Tiến hành nhanh hơn so với điều tra toàn bộ
- Đơn vị điều tra thực tế không nhiều nên chất lượng tài liệu thu thập có mức độ chính xác
cao
- Cho phép mở rộng nội dung điều tra
Nhược điểm(4)
- Sai số điều tra chọn mẫu
1.2.Một số trường hợp áp dụng điều tra chọn mẫu (8 điểm)
- Khi đối tượng nghiên cứu vừa cho phép điều tra toàn bộ, vừa có thể điều tra chọn mẫu
- Khi đối tượng không cho phép điều tra toàn bộ
- Tiến hành điều tra chọn mẫu để phúc tra để kiểm tra kết quả của điều tra toàn bộ
- Để kiểm định giả thuyết thống kê
Câu 40: Anh/Chị Anh/ chị hãy trình bày về điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
trong thống kê; cho ví dụ minh họa.
Đáp án: Điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho các nghiên cứu thống
kê. Do tài liệu được thu thập trên toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu, nên nó vừa là cơ
sở để tính toán được các chỉ tiêu tổng hợp cho cả tổng thể, lại vừa cung caaaps số liệu chi tiết cho
từng đơn vị. Có thể nói điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, toàn diện và
trực tiếp, nên nó có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là điều tra năm
26
sbắt tình hình cơ bản về hiện tượng. Tuy nhiên với những hiện tượng lớn, phức tạp, điều tra toàn bộ
thường đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn, số người tham gia đông, thời gian dài. Vì vậy điều tra
toàn bộ ít được tiến hành thường xuyên và thường xuyên được giứoi hạn ở một số nội dung chủ yếu.
Ví dụ (4 điểm) Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019.
Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn
trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung.
Do chỉ tiến hành điều tra trên một số đơn vị của hiện tượng nghiên cứu, nên đièu tra không
toàn bộ có thể rút ngắn được thời gian, tiết kiệm công sức, giảm chi phí. Đặc biệt là loại điều tra này
vừa có điều kiện mở rộng nội dung điều tra, thu thập số liệu chi tiết trên nhiều mặt của hiện tượng,
vừa có thể kiểm tra, đánh giá độ chính xác của số liệu thu được một cách thuận lợi. Do những ưu
điểm trên, nên điều tra không toàn bộ được sử dụng ngày càng nhiều trong thực tế, đáp ứng yêu cầu
của công tác quản lý kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước.. Tuy nhiên điều tra không toàn bộ cũng có
những hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất của nó là luôn phát sinh sai số do chỉ dựa trên cơ sở số
liệu của một số ít đơn vị để nhận định, đánh giá cho toàn bộ hiện tượng nghiên cứu. Hạn chế này có
thể được khắc phục bằng cách áp dụng những phương pháp khoa học, phù hợp với hiện tượng
nghiên cứu trong quá trình tổ chức điều tra.
Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị điều tra có 3 loại điều tra không toàn bộ gồm:
Điều tra chọn mẫu; điều tra trọng điểm; điều tra chuyên đề.(9 điểm)
Ví dụ (4 điểm) Khảo sát mức sống dân cư 2018
Câu 41: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm điều tra thống kê; Tổng điều tra, kể tên 3
cuộc tổng điều tra của nước ta.
Đáp án: -Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất
việc thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian, địa điểm
cụ thể (5điểm).
+ Tổ chức khoa học theo kế hoạch thống nhất;
+ Thu thập ghi chép tài liệu ban đầu
+ Trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể
- Tổng điều tra thống kê để thu thập những thông tin cơ bản, trên phạm vi cả nước theo
chu kỳ dài, qui mô lớn, phạm vi rộng liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp, có sử dụng lực lượng và
kinh phí rất lớn (5 điểm)
- Tên 3 cuộc Tổng điều tra: Tổng điều tra cơ sở hành chính, kinh tế và sự nghiệp; Tổng
điều tra dân số và nhà ở; Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (5 điểm)
Câu 42: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, công thức tính tốc độ phát triển định gốc,
tốc độ phát triển liên hoàn. Mối quan hệ giữa chúng?
Đáp án:
Khái niệm và công thức tính tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn (10 điểm)
- Khái niệm và công thức tính tốc độ phát triển định gốc (5 điểm)
3
4
27
Tốc độ phát triển đinh gốc là phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời
gian những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau:
yi
Ti = --------------- (với i = 1, 2,…., n)
y1
Trong đó: Ti: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể
biểu hiện bằng số lần hoặc %.
Khái niệm và công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn (5 điểm)
Tốc độ phát triển liên hoàn là phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời
gian sau so với thời gian trước và được tính theo công thức sau:
yi
ti = --------------- (với i = 1, 2,…., n)
yi-1
Trong đó ti: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 của dãy số và có thể
biểu hiện bằng số lần hoặc %.
Mối quan hệ giữa chúng, ví dụ (5 điểm)
- Mối quan hệ :
Thứ nhất Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc, tức là:
t2.t3….tn = Tn
Thứ hai Thương của tốc độ phát triển định gốc ở thời gian i với tốc độ phát triển định gốc ở thời
gian i-1 bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó, tức là:
Ti
--------- = ti (với i = 2, 3,…,n)
Ti-1
Ví dụ
Câu 43: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, ý nghĩa của phân tổ thống kê?
Đáp án: Khái niệm (7điểm)
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiên shành phân chia các
đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau
Ý nghĩa (13 điểm):
- Thực hiện được việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp
- Là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê
- Là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận
dụng các phương pháp phân tích thống kê khác
- Còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê
5
28
Câu 44: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, công thức tính các loại số tương đối
Đáp án: - Số tương đối động thái
Khái niệm: số tương đối kết cấu được dùng để biểu hiện biến động về mức độ của hiện tượng
nghiên cứu qua một thời gian nào đó. Số tương đối này tính được bằng cách so sánh hai mức độ
cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay
số phần trăm. Mức độ được đem ra nghiên cứu gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ được dùng
làm cơ sở so sánh được gọi là mức độ kỳ gốc
Công thức tính, ví dụ
Mức độ kỳ nghiên cứu
Số tương đối động thái = ---------------------------- x 100
Mức độ kỳ gốc
Nếu gọi mức độ kỳ nghiên cứu là y1, mức độ kỳ gốc là y0, t là số tuơng đối động thái thì ta
có công thức sau:
y1
t = -------------
y0
-. Số tương đối kế hoạch: dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, có 2 loại số
tương đối kế hoạch
+ Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ kỳ kế hoạch (tức là mức độ
cần đạt được của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong kỳ kế hoạch) với mức độ thực tế của chỉ tiêu này
đạt được ở trước kỳ kế hoạch hoặc ở mọt kỳ nào đó được chọn làm gốc so sánh, thường được biểu
hiện bằng đơn vị phần trăm. Công thức tính như sau:
yk
Kn = --------
y0
Trong đó:
yk:Mức độ kỳ kế hoạch
y0: Mức độ thực tế ở một kỳ nào đó được chọn làm gốc so sánh
+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch: là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ thực tế đạt được trong kỳ kế
hoạch với mức độ kế hoạch đã đề ra về một chỉ tiêu này kinh tế nào đó, thường được biểu hiện bằng
đơn vị phần trăm. Công thức tính như sau:
y1
Kt = --------
yk
- Số tương đối kết cấu
Khái niệm: số tương đối kết cấu được dùng để xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành
trong một tổng thể. Số tương đối này thường thể hiện bằng số phần trăm và tính bằng cách so sánh
mức độ của từng bộ phận (tổ) dối với mức độ của cả tổng thể (5 điểm)
Công thức tính, ví dụ (5 điểm):
Mức độ của từng bộ phận
Số tương đối kết cấu = ------------------------------ x 100
Mức độ của tổng thể
2
2
2
29
-. Số tương đối cường độ (4 điểm): dùng để biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên
cứu trong một điều kiện lịch sử nhất định. Số tương đối này tính được bằng cách so sánh chỉ tiêu
của hai hiẹn tượng khác nhau nhưng có liên quan với nhau.
Mức độ của hiện tượng này
Số tương đối cường độ = --------------------------------------------- (đvkép)
Mức độ của hiện tượng khác có liên quan
-. Số tương đối không gian (2 điểm): là số tương đối biểu hiện so sánh về mức độ giữa hai bộ
phận trong một tổng thể hoặc giữa hai hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không
gian.
Câu 45: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê.
Đáp án:
Khái niệm, ý nghĩa của phân tổ thống kê:
Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành
phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau
Ý nghĩa:
- Thực hiện được việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp
- Là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê
- Là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận
dụng các phương pháp phân tích thống kê khác
- Còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê
Nhiệm vụ
- Thứ nhất phân tổ thực hiện phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu
- Thứ hai phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu
- Thứ ba phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức
Câu 46: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, cấu thành và phân loại dãy số thời gian?
Đáp án: Khái niệm (3 điểm): Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng
nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Cấu thành (8 điểm):
Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu.
Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quí, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là
khoảng cách thời gian..
Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số
tương đối, số bình quân và được gọi là mức độ của dãy số.
Phân loại (9 điểm):
2
2
2
7
30
Dựa vào mức độ của dãy số phản ánh qui mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian có
thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm (3 điểm)
Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh qui mô (khối
lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định.(3 điểm)
Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh qui mô
(khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. (3 điểm).
Câu 47: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, tên các chỉ tiêu phân tích của biến động cơ
học, biến động tự nhiên của dân số
Đáp án: Khái niệm (5 điểm): Biến động cơ học của dân số (còn gọi là thống kê di dân) là sự
biến động về qui mô và cơ cấu dân số của một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định do sự chuyển
đến và chuyển đi của dân cư.
Tên các chỉ tiêu phân tích biến động cơ học dân số (5 điểm):
Số đến (Đ); Hệ số đến (KĐ); Số đi (đ); Hệ số đi (Kđ); Mức biến động cơ học (Acn); Hệ số
biến động cơ học (KCH)
Khái niệm (5 điểm): Biến động tự nhiên của dân số là sự biến động về qui mô và cơ cấu dân
số của một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định do sinh, chết.
Tên các chỉ tiêu phân tích biến động tự nhiên dân số (5 điểm):
Số sinh (N-natility); Hệ số sinh (Kn); Só chết (M-Mortality); Hệ số chết (Km); Mức biến động
tự nhiên (Atn); Hệ số biến động tự nhiên (Ktn).
Câu 48: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, cấu thành và phân loại dãy số thời gian.
Đáp án:
Khái niệm (3 điểm): Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu
được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Cấu thành (8 điểm):
Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu.
Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quí, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là
khoảng cách thời gian..
Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số
tương đối, số bình quân và được gọi là mức độ của dãy số.
Phân loại (9 điểm):
Dựa vào mức độ của dãy số phản ánh qui mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian có
thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm (3 điểm)
Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh qui mô
(khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định.(3 điểm)
Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh qui mô
(khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. (3 điểm).
Câu 49: Anh/Chị hãy trình bày ngắn gọn 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong
nước
Đáp án:
3
3
3
3
3
31
Theo phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bằng tổng giá trị gia tăng
(VA) của toàn nền kinh tế cộng với thuế nhập khẩu thuần hàng hoá và dịch vụ
Công thức tính: GDP = Tổng VA + Tổng thuế nhập khẩu
Theo phương pháp phân phối: GDP bằng tổng thu nhập lần đầu của người lao động, tổng
thu nhập lần đầu của doanh nghiệp, tổng thuế sản xuất và nhập khẩu, và tổng khấu hao TSCĐ.
Công thức tính: GDP = Tổng TN của người LĐ + Tổng thuế sản xuất và nhập khẩu + Tổng
khấu hao TSCĐ + Tổng thặng dư sản xuất
Theo phương pháp sử dụng: GDP bằng tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng, đó là tiêu dùng
cuối cùng của dân cư (C) TDCC của chính phủ (G), Tiết kiệm hay tích luỹ (S) và chênh lệch xuất
(E) nhập khẩu (M).
Công thức tính: GDP = C + G + S + E – M

More Related Content

What's hot

Tổng quan chung về kinh tế học
Tổng quan chung về kinh tế họcTổng quan chung về kinh tế học
Tổng quan chung về kinh tế họcPhạm Nam
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1Mon Le
 
Cauhoionthikinhte vĩmo
Cauhoionthikinhte vĩmoCauhoionthikinhte vĩmo
Cauhoionthikinhte vĩmoGia Đình Ken
 
Kinh te vi mo
Kinh te vi moKinh te vi mo
Kinh te vi moAnh Thien
 
Tài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môTài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môDigiword Ha Noi
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môntzthanh
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Gia Đình Ken
 
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ môKinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ môViệt Long Plaza
 
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010hieu anh
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
05 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.001310721605 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.0013107216Yen Dang
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216Yen Dang
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 

What's hot (20)

Kinhtevimo
KinhtevimoKinhtevimo
Kinhtevimo
 
Tổng quan chung về kinh tế học
Tổng quan chung về kinh tế họcTổng quan chung về kinh tế học
Tổng quan chung về kinh tế học
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
Cauhoionthikinhte vĩmo
Cauhoionthikinhte vĩmoCauhoionthikinhte vĩmo
Cauhoionthikinhte vĩmo
 
Kinh te vi mo
Kinh te vi moKinh te vi mo
Kinh te vi mo
 
Tài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môTài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi mô
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ mô
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
 
Chương 1.
Chương 1.Chương 1.
Chương 1.
 
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ môKinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
Kinh te vi mo 1, kinh tế vĩ mô
 
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
 
Kinh te luong
Kinh te luongKinh te luong
Kinh te luong
 
Chg1
Chg1Chg1
Chg1
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Noel
NoelNoel
Noel
 
Kinh tế vi mô_Chuong 1
Kinh tế vi mô_Chuong 1Kinh tế vi mô_Chuong 1
Kinh tế vi mô_Chuong 1
 
05 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.001310721605 eco102 bai3_v2.0013107216
05 eco102 bai3_v2.0013107216
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Kinh tế học
Kinh tế họcKinh tế học
Kinh tế học
 

Similar to 2. thongkekinhte

Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.lethanhtung1007
 
Tiểu Luận Vận Dụng Phương Pháp Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh D...
Tiểu Luận Vận Dụng Phương Pháp Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh D...Tiểu Luận Vận Dụng Phương Pháp Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh D...
Tiểu Luận Vận Dụng Phương Pháp Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh D...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
chuong 1- Tổng quan chung_SV.pdf
chuong 1- Tổng quan chung_SV.pdfchuong 1- Tổng quan chung_SV.pdf
chuong 1- Tổng quan chung_SV.pdfAnNhin734740
 
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docluận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆLUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆOnTimeVitThu
 
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 
Bang thong ke va cac chi tieu thong ke
Bang thong ke va cac chi tieu thong keBang thong ke va cac chi tieu thong ke
Bang thong ke va cac chi tieu thong keĐẩu Chuso
 
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng nataliej4
 

Similar to 2. thongkekinhte (20)

Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAYLuận văn: Xuất khẩu lao động  Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
Luận văn: Xuất khẩu lao động Việt Nam - Thực trạng và triển vọng, HAY
 
Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.Kế toán quản trị tung.
Kế toán quản trị tung.
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Tiểu Luận Vận Dụng Phương Pháp Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh D...
Tiểu Luận Vận Dụng Phương Pháp Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh D...Tiểu Luận Vận Dụng Phương Pháp Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh D...
Tiểu Luận Vận Dụng Phương Pháp Chỉ Số Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh D...
 
chuong 1- Tổng quan chung_SV.pdf
chuong 1- Tổng quan chung_SV.pdfchuong 1- Tổng quan chung_SV.pdf
chuong 1- Tổng quan chung_SV.pdf
 
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docGiải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Kinh te vi mo chuong i
Kinh te vi mo  chuong iKinh te vi mo  chuong i
Kinh te vi mo chuong i
 
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
 
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docluận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
Phương trình hồi quy
Phương trình hồi quyPhương trình hồi quy
Phương trình hồi quy
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
 
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆLUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phát triển kinh tế quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
 
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình ĐịnhNghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
 
Bang thong ke va cac chi tieu thong ke
Bang thong ke va cac chi tieu thong keBang thong ke va cac chi tieu thong ke
Bang thong ke va cac chi tieu thong ke
 
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 

Recently uploaded

Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 

Recently uploaded (6)

Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 

2. thongkekinhte

  • 1. 1 Câu 1 Anh/chị hãy nêu đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu thống kê kinh tế? Đáp án: - Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh tế là mặt lượng của các hiện tượng và quá trình kinh tế diễn ra trong quá trình sản xuất trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. - Nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê kinh tế: + Nghiên cứu thống kê kinh tế đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý nhà nước, hoạch định và thi hành các chính sách về kinh tế; + Đảm bảo thông tin kinh tế cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà quản trị nghiên cứu về thị trường và phát triển trong từng lĩnh vực, từng ngành trong việc hoạch định và điều hành sản xuất kinh doanh; + Đảm bảo thông tin vĩ mô cơ bản về xu hướng phát triển chủ yếu của các vấn đề kinh tế xã hội cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân. - Phương pháp nghiên cứu thống kê kinh tế: Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thống kê kinh tế sử dụng các phương pháp cơ bản của lý thuyết thống kê về thu thập dữ liệu; phân tổ; bảng; đồ thị và các phân tích thống kê như dãy số thời gian, phân tích hồi quy tương quan và phương pháp phân tích chỉ số. Câu 2: Anh/chị hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động sản xuất theo quan điểm của hệ thống MPS và SNA? Đáp án: Đáp án chi tiết So sánh sự khác nhau: MPS SNA - Nội dung tính toán - Hoạt động sản xuất là các hoạt động sản xuất ra sản phẩm vật chất (sản phẩm hữu hình) - Hoạt động sản xuất bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất (sản phẩm hữu hình) và các hoạt động sản xuất dịch vụ (hoạt động sản xuất phi vật chất, sản xuất dịch vụ) - Phạm vi tính toán - Phạm vi hẹp hơn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính theo lãnh thổ địa lý: bao gồm kết quả sản xuất của các tổ chức, cá nhân đóng tại lãnh thổ Việt Nam - Phạm vi rộng hơn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính theo nguyên tắc thường trú: bao gồm kết quả sản xuất của các tổ chức, cá nhân đóng tại lãnh thổ Việt nam và các tổ chức cá nhân đóng tại nước ngoài, có lợi ích kinh tế trung tâm tại Việt Nam.
  • 2. 2 Câu 3: Anh/chị hãy trình bày nội dung phân tổ theo khu vực thể chế của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)? Đáp án: - Phân khu vực thể chế là phân chia nền kinh tế khác nhau thành các tổ khác dựa vào đặc điểm về nguồn kinh phí hoạt động, mục đích hoạt động và lĩnh vực hoạt động của đơn vị thể chế. - Đơn vị thể chế là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản, thực hiện các hoạt động giao dịch tế với các thực thể kinh tế khác - Có 2 loại đơn vị thể chế là: cá nhân hay nhóm cá nhân dạng hộ gia đình và các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội được pháp luật thừa nhận. - Ở Việt Nam có 5 loại đơn vị thể chế là: Hộ gia đình; Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Cơ quan hành chính, sự nghiệp; Tổ chức chính trị, chính trị xã hội; Tổ chức không vị lợi: hội từ thiện, tín ngưỡng, tôn giáo… - Trong nền kinh tế, các đơn vị thể chế thường trú được phân chia thành 5 khu vực: + Khu vực phi tài chính là khu vực chiếm tỷ trọng lớn bao gồm các đơn vị có chức năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ trên thị trường với mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí lấy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. + Khu vực tài chính gồm các đơn vị có tư cách pháp nhân tham gia vào hoạt động trung gian tài chính, hoạt động vì lợi nhuận, nguồn kinh phí dựa vào kết quả kinh doanh của mình. + Khu vực nhà nước gồm các cơ quan, đơn vị thuộc thuộc bộ máy nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước. + Khu vực không vị lợi phục vụ lợi ích hộ gia đình gồm các cá nhân tổ chức có tư cách pháp nhân sản xuất ra hàng hóa dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng không thu lợi nhuận, nguồn kinh phí do cách thành viên tự đóng góp ủng hộ và sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. + Khu vực hộ gia đình gồm các hộ gia đình vừa sản xuất vừa tiêu dùng và hộ sản xuất chỉ tiêu dùng. Câu 4: Anh/chị hãy trình bày khái niệm biến động cơ học, các chỉ tiêu biến động cơ học của dân số? Cho ví dụ minh họa? Đáp án: Khái niệm: Biến động cơ học của dân số là sự biến động về quy mô và cơ cấu dân số của một vùng lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định do sự chuyển đến và chuyển đi của dân cư. - Các chỉ tiêu biến động cơ học: Số đến là chỉ tiêu phản ánh số người chuyển đến sinh sống có tính chất lâu dài trên lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định (thường trên 1 năm)  Hệ số đến: = (%) Trong đó: là hệ số đến (%); Đ là số đến (người); là dân số trung bình (người) + Số đi là chỉ tiêu phản ánh số người chuyển hẳn đi khỏi lãnh thổ sinh sống trong một thời kỳ nhất định. + Hệ số đi: = (%)
  • 3. 3 Trong đó: là hệ số đến (%); đ là số đi (người); là dân số bình quân (người) + Mức biến động cơ học ( ) là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa số đến và số đi. = Đ – đ (người) + Hệ số biến động cơ học = (%) Trong đó là hệ số biến động cơ học, là mức biến động cơ học, là dân số bình quân (người) Ví dụ: Dân số đầu năm 2009 của thành phố Hà Nội là 830.5 triệu người, dân số cuối năm là 833,34 triệu người. Trong năm có 870 nghìn người chuyển đến và có 655 nghìn người chuyển đi. Tính các chỉ tiêu phản ánh mức biến động cơ học của Hà Nội trong năm 2009. Dân số bình quân năm 2009 của Hà Nội là : = = = 831.92 triệu người 1. Số dân đến năm 2009 là 870 nghìn người 2. Số dân đi năm 2009 là 655 nghìn người 3. Hệ số đến: = = = 0.105% 4. Hệ số đi: = = = 0.079% 5. Mức biến động cơ học = Đ – đ = 870 – 655 = 215 nghìn người 6. Hệ số biến động cơ học = = = 0.026% Thí sinh có thể cho ví dụ khác Câu 5: Anh/chị hãy trình bày khái niệm nguồn lao động và các chỉ tiêu thống kê biến động lao động? Để nghiên cứu sự thay đổi lao động ta dùng chỉ tiêu gì? Đáp án: Khái niệm: Nguồn lao động là một bộ phận của dân số bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và thực tế đang làm việc thường xuyên. Ở Việt Nam, độ tuổi lao động đối với nữ là 15 – 55 tuổi, nam là 15 – 60 tuổi. - Các chỉ tiêu thống kê biến động lao động: + Các chỉ tiêu thống kê biến động tuyệt đối: 1) Số lao động chuyển đến là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ phản ánh tổng số lao động chuyển đến bao gồm tất cả các nguyên nhân như: tuyển mới, thuyên chuyển, đi học nước ngoài về… 2) Số lao động chuyển đi là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ phản ánh số lao động chuyển đi theo tất cả các nguyên nhân như: nghỉ hưu, bị thôi việc, hết hợp đồng… + Các chỉ tiêu thống kê biến động tương đối: 1) Chỉ số biến động lao động là chỉ tiêu tương đối thời kỳ được tính bằng cách lấy số lao động đầu kỳ chia cho số lao động cuối kỳ nghiên cứu
  • 4. 4 = x 100 (%) 2) Hệ số lao động chuyển đến (KĐ) là chỉ tiêu tương đối thời kỳ = x 100 (%) Trong đó: là số lao động chuyển đến trong kỳ nghiên cứu, là số lâo động bình quân kỳ nghiên cứu. 3) Hệ số lao động chuyển đi (Kđ) là chỉ tiêu tương đối thời kỳ = x 100 (%) Trong đó: là số lao động chuyển đi trong kỳ nghiên cứu, là số lao động bình quân kỳ nghiên cứu. 4) Hệ số lao động chu chuyển (KL) là chỉ tiêu tương đối thời kỳ = x 100 (%) Trong đó: là số lao động chuyển đến trong kỳ nghiên cứu, là số lao động chuyển đi trong kỳ nghiên cứu, là số lâo động bình quân kỳ nghiên cứu. Để nghiên cứu sự thay đổi của lao động ta dùng chỉ tiêu hệ số thay đổi lao động (KZ) Hệ số thay đổi lao động là chỉ tiêu tương đối thời kỳ được tính bằng cách so sánh số lao động chuyển đến với số lao động chuyển đi hoặc hệ số lao động chuyển đến và hệ sô lao động chuyển đi = = Nếu KZ =1: Không có sự thay đổi về lao động Nếu KZ >1: Số lao động chuyển đến bù đủ vào số lao động chuyển đi và làm ở những chỗ mới tạo lập. Nếu KZ <1: Số lao động chuyển đi nhiều hơn số lao động chuyển đến. Nếu tính cho cả nền kinh tế quốc dân thì nghĩa là số người thất nghiệp sẽ gia tăng. Câu 6: Anh/chị Chi phí trung gian là gì? Hãy phân biệt chi phí trung gian và tiêu dùng trung gian? Đáp án: Chi phí trung gian (IC) là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ đã sử dụng trong quá trình sản xuất, không bao gồm chi phí nhân công và mua sắm tài sản cố định. Phân biệt chi phí trung gian và tiêu dùng trung gian: Chi phí trung gian Tiêu dùng trung gian - Theo quan điểm vật chất - Chi phí trung gian phản ánh sản phẩm của quá trình sản xuất tạo ra - Là một bộ phận sản phẩm được dùng làm đầu vào cho quá trình sản xuất hay được tiêu dùng cho sản
  • 5. 5 đã được sử dụng thế nào phẩm - Theo quan điểm tài chính Chi phí trung gian cho biết để sản xuất ra sản phẩm đã phải chi trả cho sản phẩm vật chất và dịch vụ bên ngoài là bao nhiêu - Giá trị - Theo phạm vi từng ngành chi phí tủng gian khác tiêu dùng trung gian - Theo toàn bộ nền kinh tế chi phí trung gian bằng tiêu dùng trung gian - Tác dụng - Chi phí trung gian là cơ sở để tính giá trị tăng thêm - Tiêu dùng trung gian dùng trong nghiên cứu mối quan hệ với tiêu dùng cuối cùng và sử dụng cuối cùng của nền kinh tế Câu 7: Anh/chị hãy nêu khái niệm thu, chi ngân sách? Bội chi ngân sách nhà nước là gì Đáp án: Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình quỹ NSNN nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà nước. Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng khi tổng chi NSNN vượt quá các khoản thu không mang tính hoàn trả của NSNN. Để phản ánh mức độ bội chi người ta dùng tỉ lệ bội chi so với GDP hoặc so với tổng thu NSNN. Câu 8: Anh/chị Hãy trình bày khái niệm và các phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước? Đáp án: Khái niệm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định. Các phương pháp tính GDP: 3 phương pháp - Phương pháp 1: Phương pháp sản xuất: GDP là tổng giá trị gia tăng (giá trị tăng thêm) của toàn bộ nền kinh tế cộng với tổng thuế nhập khẩu GDP = ∑VA + ∑ thuế nhập khẩu Trong đó VA là giá trị gia tăng - Phương pháp 2: Phương pháp phân phối: GDP = ∑TN1 của lao động + ∑ thuế sản xuất và nhập khẩu + ∑ khấu hao TSCĐ + ∑ thặng dư sản xuất
  • 6. 6 Trong đó: ∑TN1 của lao động là tổng thu nhập lần đầu của người lao động - Phương pháp 3: Phương pháp sử dụng: GDP = C + G + S + E – M Trong đó: C là giá trị tiêu dùng cuối cùng của dân cư; G giá trị là tiêu dùng cuối cùng của chính phủ; S là giá trị tiết kiệm; E là giá trị xuất khẩu và M là giá trị nhập khẩu. Câu 9: Anh/chị Nêu khái niệm hiệu quả kinh tế, phân biệt năng suất và hiệu quả? Các phương pháp tính hệ số ICOR Đáp án: Khái niệm: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu tối đa hóa lợi ích thu được và tối thiểu hóa nguồn lực bỏ ra. Có 4 quan điểm để đánh giá hiệu quả kinh tế: + Quan điểm 1 coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là kết quả tăng trưởng của GO, VA, GDP hoặc lợi nhuận. + Quan điểm 2 coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là tăng năng suất lao động. + Quan điểm 3 coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là đạt mức hiệu quả tối đa trong điều kiện cụ thể nhất định. + Quan điểm 4 coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là đạt được quan hệ tỉ lệ tối ưu giữa kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. + Phân biệt hiệu quả và năng suất: Hiệu quả là làm đủ, không thừa thiếu, có thể sử dụng tối đa hóa nguồn lực đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra. Còn năng suất chỉ đơn thuần phản ánh quan hệ giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào của quá trình sản xuất. + Hệ số ICOR còn gọi là năng suất sử dụng vồn đầu tư hay hệ số sinh lời của vốn, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế. + Phương pháp 1: Hệ số ICOR cho biết để GDP tăng 1% đòi hỏi vốn đầu tư phát triển so với GDP phải đạt bao nhiêu % ICOR = Trong đó: là tỉ lệ giữa vốn đầu tư phát triển so với GDP tính theo giá thực tế, là tốc độ tăng GDP tính theo giá so sánh. + Phương pháp 2: Hệ số ICOR cho biết để tăng GDP tính theo giá hiện hành lên 1 đồng cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. ICOR = Trong đó: V là tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá hiện hành của năm nghiên cứu. là lượng tăng GDP tính theo giá hiện hành của năm nghiên cứu so với năm trước + Phương pháp 3: Hệ số ICOR cho biết để tăng GDP tính theo giá so sánh lên 1 đồng cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
  • 7. 7 ICOR = Trong đó: V là tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá so sánh của năm nghiên cứu. là lượng tăng GDP tính theo giá so sánh của năm nghiên cứu so với năm trước Câu 10: Anh/chị Hãy nêu khái niệm phát triển con người, công thức tính chỉ số phát triển con người? Cho ví dụ minh họa? Đáp án: Khái niệm: Theo UNDP phát triển con người là quá trình làm tăng sự lựa chọn của con người và mức độ đạt được phúc lợi của họ. Trong đó sự lựa chọn cốt yếu là cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, được học hành và tận hưởng mức sống tử tế, ngoài ra còn được đảm bảo về nhân quyền và sự tự do chính trị. Công thức tính chỉ số phát triển con người: = Trong đó: HDI1 là chỉ số thu nhập bình quân đầu người (X1); HDI2 là chỉ số trình độ dân trí (X2); HDI3 là chỉ số tuổi thọ bình quân (X3). Hiện nay, từng chỉ số thành phần được tính như sau: = = Trong đó: X1 là GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương ($) = = I1 + I2 Trong đó I1 là tỉ lệ % dân số từ 15 tuổi trở lên đi học I2 là tỉ lệ % học sinh, sinh viên đi học (dưới 24 tuổi) với Xmax =100%; Xmin = 0% = = Trong đó: X3 là tuổi thọ bình quân (tuổi) Kết luận: HDI ≥ 0.8 : nước phát triển 0.5 ≤ HDI < 0.8 : nước phát triển trung bình HDI <0.5 : nước đang phát triển. Ví dụ: Năm 2009, thu nhập bình quân đầu người của Lào là 1235,6$. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đi học là 51.7%, tỉ lệ học sinh, sinh viên đi học là 38%. Tuổi thọ bình quân năm 2009 là 72,8 tuổi. Tính chỉ số HDI? Chỉ số thu nhập bình quân đầu người là :
  • 8. 8 = = = 0.4195 Chỉ số trình độ dân trí là : = I1 + I2 = * 0.517 + * 0.38 = 0.299 Chỉ số tuổi thọ bình quân là: = = = 0.7967 Chỉ số phát triển con người: = = = 0.505 Vậy Lào ở mức nước phát triển trung bình Câu 11: Anh/chị hãy cho biết để phân tích việc sử dụng lao động, thống kê thường sử dụng chỉ tiêu gì? Cho ví dụ cụ thể? Đáp án: Hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động khả dụng cao nhất: Chỉ tiêu này thường sử dụng ở phạm vi doanh nghiệp hoặc các bộ phận của nó như phân xưởng, đội sản xuất… Kmax = x100 Trong đó Kmax là hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động khả dụng cao nhất; Fmax là quỹ thời gian lao động khả dụng cao nhất, là thời gian làm việc của người lao động mà doanh nghiệp có thể huy động về mặt lý thuyết cho quá trình sản xuất. Lthực tế là số lao động thực tế làm việc - Hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động theo chế độ: Chỉ tiêu này thường sử dụng ở phạm vi so sánh giữa các ngành, nhóm ngành Kchế độ = x100 Trong đó Kchế độ là hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động theo chế độ; Fchế độ là quỹ thời gian lao động theo chế độ, là thời gian làm việc theo quy định của luật pháp. - Hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động theo lịch: Chỉ tiêu này thường sử dụng ở phạm vi doanh nghiệp, ngành, toàn nền kinh tế và so sánh quốc tế. Klịch= x100 Trong đó Klịch là hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động theo chế độ; Flịch là quỹ thời gian lao động theo lịch, là tổng số thời gian tính theo giờ-người hay ngày-người của đơn vị kinh tế
  • 9. 9 Câu 12: Anh/chị hãy nêu các chỉ tiêuphản ánh thu nhập? Đáp án: Thu nhập lần đầu là thu nhập nhận được trực tiếp từ quá trình sản xuất bao gồm thu nhập do lao động và lợi tức vốn. Thu nhập do phân phối lại là thu nhập có được từ chuyển nhượng hiện hành Tổng thu nhập =Thu nhập lần đầu + Thu nhập do phân phối lại Thu nhập khả dụng (thu nhập cuối cùng) = Tổng thu nhập – Chi chuyển nhượng hiện hành Ngoài ra để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát thu nhâph khả dụng còn được tính theo chỉ tiêu thu nhập thực tế Thu nhập thực tế = Thu nhập cuối cùng (danh nghĩa)/CPI Chỉ tiêu thu nhập bình quân theo đầu người được tính bằng cách lấy giá trị GDP của năm nghiên cứu chia cho dân số trung bình năm đó GDP bình quân đầu người = GDP theo giá hiện hành (hoặcPPP) Dân số trung bình Thu nhập còn được tính theo bình quân khẩu/ tháng hoặc năm cho từng vùng, địa phương, nhóm người… Câu 13: Anh/chị hãy nêu khái niệm, mục đích, tác dụng, nhiệm vụ và những khó khăn khi thực hiện so sánh quốc tế? Đáp án: Khái niệm: So sánh quốc tế (SSQT) là loại so sánh không gian đặc biệt, giữa quốc gia này với quốc gia khác. Về bản chất đây là loại so sánh giữa hai tổng thể đồng chất. - SSQT là nhu cầu khách quan của mỗi quốc gia nhằm xác định vị trí của mình trong bối cảnh tòa cầu hóa, để phát huy lợi thế so sánh và hoạch định các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của mình - SSQT có tác dụng: + Đánh giá đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó đề ra các chính sách phát triển phù hợp. + Cung cấp các thông tin quan trọng cho cộng đồng quốc tế, từ đó mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư… + Thúc đẩy công tác thống kê phát triển. - Nhiệm vụ của SSQT là tiếp tục hoàn thiện phương pháp luận, phương pháp tính và hệ thống chỉ tiêu thống kê SSQT - Những khó khăn khi thực hiện SSQT + Trình độ phát triển thống kê mỗi nước khác nhau dẫn đến nội dung, phạm vi, phương pháp, đơn vị tính và số lượng chỉ tiêu thống kê khác nhau + Hình thức so sánh cũng gây khó khăn + Sự không đồng nhất về thời gian và không gian ( như năm tài chính khác nhau…) Câu 14: Anh/chị hãy trình bày các dạng của tiền tệ? Công thức tính chỉ tiêu tốc độ lưu thông tiền tệ? cho ví dụ cụ thể
  • 10. 10 Đáp án: Tiền mặt (tiền ký hiệu) là tiền do NHTW phát hành có tính quy ước và tính pháp định bao gồm tiền mặt trong hệ thống ngân hàng và tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng Tiền gửi (tiền phi tiền mặt) là một bộ phận của lưu thông tiền tệ, trong đó tiền vận động theo phương thức chuyển khoản giữa người mua và người bán với nhau mà không cần tiền mặt Giấy tờ có giá trị (chứng từ có giá) là các tài sản tài chính có tính thanh khoản cao như các loại trái phiếu ngắn hạn và tài sản dễ chuyển đổi thành tiền mặt. Tiền quốc tế (phương tiện thanh toán quốc tế) đó là vàng dùng trong thanh toán, ngoại tệ mạnh và SDRs – quyền rút tiền đặc biệt. Tốc độ lưu thông tiền tệ là số vòng quay của một đơn vị tiền tệ với chức năng là phương tiện thanh toán trên thị trường dịch vụ trong một thời kỳ nhất định V = GDP M Trong đó M là khối lượng tiền chuẩn, khối lượng tiền định mức Ví dụ: Năm 2011 GDP của Việt Nam là 1895 nghìn tỷ đồng, M = 600 nghìn tỷ đồng. Vậy tốc độ lưu thông tiền tệ của Việt Nam năm 2009 là V = GDP M = 1895 600 = 3.158 lần Câu 15: Hãy nêu các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hệ thống tài khoản quốc gia(SNA) và mối quan hệ của chúng . Đáp án: a, Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của hệ thống SNA - Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: - Giá trị sản xuất (Grossnoutput- GO) - Chi phí trung gian (Intermediat consumption-IC) - Giá trị gia tăng (Value added –VA) - Tổng sản phẩm trong nước (Gross domestic product-GDP) - Tổng thu nhập quốc dân (Gross national income-GNI) - Thu nhập quốc dân thuần (Net national income-NNI) - Thu nhập quốc dân khả dụng (National disposable income-NDI) - Tiêu dùng cuối cùng (Final consumption-C) - Tiết kiệm hay để dành (Saving-S) - Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (Export-E) - Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (Import-M) Và một số các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác như thu nhập, chuyển nhượng, .v..v b, Các chỉ tiêu trên có mối quan hệ như sau: - Giá trị gia tăng bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian: VA=GO-IC - Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị gia tăng cộng tổng thuế nhập khẩu GDP=∑VA + ∑ thuế nhập khẩu
  • 11. 11 - Tổng thu nhập quốc dân bằng tổng sản phẩm trong nước cộng thu nhập thuần nhân tố sản xuất: GNI=GDP + Thu nhập thuần nhân tố sản xuất Trong đó thu nhập thuần nhân tố sản xuất bằng tổng thu trừ tổng chi nhân tố sản xuất. - Thu nhập quốc dân thuần bằng tổng thu nhập quốc dân trừ tổng giá trị khấu hao TSCĐ: NNI=GNI - ∑khấu hao TSCĐ - Thu nhập quốc dân khả dụng bằng thu nhập quốc dân thuần cộng chuyển nhượng hiện hành thuần: NDI=NNI + chuyển nhượng hiện hành thuần Trong đó chuyển nhượng hiện hành thuần bằng thu chuyển nhượng hiện hành trừ đi chi chuyển hiện hành. - Tiết kiệm hay để dành bằng thu nhập quốc dân khả dụng trừ đi tổng tiêu dùng cuối cùng: S=NDI-C Trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô, chỉ tiêu tiết kiệm thường được tính theo chỉ tiêu tổng đàu tư toàn xã hội- I(Investment) vì vậy chỉ tiêu GDP có thể viết thành: GDP=C+I+E-M Câu 16: Hãy trình bày công thức tính chỉ tiêudân số trung bình. Đáp án: Dân số trung bình là dân số tính bình quân cho một thời kỳ nghiên cứu nhất định, thường là một năm.Có nhiều phương pháp tính dân số trung bình.Việc áp dụng phương pháp này hay phương pháp khác phụ thuộc vào hiện trạng số liệu thu thập được và mức độ chính xác của số liệu cần tính toán. - Nếu chỉ có số liệu về dân số tại hai thời điểm cách nhau không xa, thường là một năm, ta có thể giả thiết dân số biến đổi đều và dân số trung bình được tính theo công thức: Trong đó: : Dân số trung bình S1: Dân số đầu kỳ (đầu năm) S2: Dân số cuối kỳ (cuối năm). - Nếu chỉ có số liệu dân số tại một loạt thời điểm cách đều nhau trong kỳ thì dân số trung bình được tính theo công thức: Trong đó: n: Số thời điểm S1, S2, ...,Sn: Dân số có đến n các thời điểm khác nhau. - Nếu các khoảng cách giữa các thời điểm trong kỳ không đều nhau, dân số trung bình sẽ được tính theo công thức bình quân gia quyền:
  • 12. 12 Trong đó: i: Số thứ tự của các khoảng thời gian ai: Khoảng cách thời gian có dân số trung bình : Dân số trung bình của các thời kỳ thứ i. Câu 17 :Trình bày ngắn gọn 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước. Đáp án: Tổng sản phẩm trong nước là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá thực tế và giá so sánh. Có 3 phương pháp tính: + Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. (Giá trị tăng thêm là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian) + Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trong nước bằng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước gồm 4 yếu tố: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật), thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất. + Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng của 3 yếu tố: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Nhà nước; tích lũy tài sản (cố định, lưu động và quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh để loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất. Câu 18: Khái niệm và nguyên tắc lập, phân loại bảng cân đối liên ngành. Đáp án: Khái niệm: Bảng cân đối liên ngành (I/O): là trung tâm của SNA, cung cấp lược đồ phân tích chi tiết và tổng hợp quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng hàng hóa và dịch vụ theo một số lớn ngành kinh tế hoặc sản phẩm. Bảng I/O kết hợp hài hòa và chi tiết các khoản sản xuất và tài khoản tạo thành thu nhập. - Nguyên tắc thành lập: + Nguyên tắc chung: 1. Lập theo lãnh thổ kinh tế (nguyên tắc thường chú)
  • 13. 13 2. Theo thời kì (1năm) 3. Theo giá thị trường 4. Đảm bảo tính hệ thống 5. Đảm bảo tính cân đối + Nguyên tắc riêng: Kết hợ phân tổ theo ngành kinh tế và ngành sản phẩm. - Phân loại: + Theo đơn vị tính: Có thể lập theo đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị + Theo giá tính: Có thể lập theo giá cơ bản, giá sản xuất và giá sử dụng + Có thể phân bẳng I/O tĩnh (thực hiện) và bảng I/O động (kế hoạch) + Theo phạm vi: Chỉ được lập theo toàn bộ nền kinh tế (toàn quốc hoặc vùng hoặc lãnh thổ) + Mức độ chi tiết: Tùy theo mục đích , điều kiện khả thi có hàng năm lập theo bảng I/O gộp (gộp nhiều ngành lại), 5 -10 năm lập bảng I/O chi tiết. Câu 19: Nêu những khái niệm về việc làm và thất nghiệp. Đáp án: Nghiên cứu dân số về tình trạng việc làm người ta chia tổng thể dân số thành hai nhóm: nhóm tham gia lao động vào quá trình sản xuất gọi là dân số hoạt động kinh tế , nhóm kia gọi là nhóm không hoạt động kinh tế - Dân sô hoạt động kinh tế : + Số dân tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Theo chuẩn mực quốc tế thuật ngữ này được hiểu là những người làm việc có tính lâu dài trong nền kinh tế, hay còn được gọi theo ngôn ngữ khác là “lực lượng lao động” + Quan hệ giữa dân số hoạt động kinh tế với tổng thể dân số của quốc gia được thể hiện qua chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, hệ số dân số hoạt động kinh tế ( ak K ) như sau: ak K = S Sak x100 Trong đó: ak S là dân số hoạt động kinh tế tại thời điểm nghiên cứu S là tổng số dân tại thời điểm nghiên cứu Đơn vị tính của hoạt động kinh tế tại thời điểm nghiên cứu là % + Khái niệm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người đang làm việc và những người thất nghiệp. Người lao động được coi là có việc làm khi họ đang làm 1 việc gì đó mang lại thu nhập thường xuyên. Số người có việc làm nước ta gọi là số lao động việc làm hay số lao động. Quan hệ giữa số lao động với số dân hoạt động kinh tế cho phép tính hệ số dân số có việc làm ( L K ) như sau: LK = akS L x100
  • 14. 14 Dân số không hoạt động kinh tế là bao gồm những người năm trong độ tuổi lao động , có khả năng lao động nhưng không tham gia làm việc trong nền kinh quốc dân. Những người này chủ yêu là đang đi học(học sinh, sinh viên,..), người nội trợ - Thất nghiệp: Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế là tình trạng người lao động không có việc làm ngoài ý muốn của họ vì vậy không có thu nhập Thất nghiệp chỉ tính những ngườithuộc nguồn lao động nằm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động tại thời điểm thống kê họ đang ở tình trạng: không có việc làm, đang tìm việc hoặc đang trở lại làm việc Phản ảnh mức độ thất nghiệp, thống kê lao động sử dụng hệ số thất nghiệp (thường gọi là tỷ lệ thất nghiệp ULK ULK = akS nghiepthatSo x100 Đơn vị tính là % Câu 20: Nêu các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh mức sống dân cư của Việt Nam Đáp án: Năm 2002 xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức sống dân cư của Việt Nam gồm 159 chỉ tiêu và chia thành 10 nhóm như sau: 1. Nhân khẩu học gồm 10 chỉ tiêu 2. Giáo dục gồm 5 chỉ tiêu 3. Lao động việc làm và thu nhập từ tiền công, tiền lương gồm 13 chỉ tiêu 4. Y tế và chăm sóc sức khỏe ghồm 8 chỉ tiêu 5. Thu nhập gồm 20 chỉ tiêu 6. Chi tiêu và chi tiêu cho đời sống gồm 25 chỉ tiêu 7. Tài sản cố định và đồ dùng lâu bền gồm 11 chỉ tiêu 8. Nhà ở, điện nước và phương tiện vệ sinh gồm 20 chỉ tiêu 9. Tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo gồm 6 chỉ tiêu 10. Các đặc điểm chung của xã, phường gồm 25 chỉ tiêu Câu 21 : Khái niệm và phân loại tài sản cố định Đáp án: Bộ phận quan trọng nhất của của cải quốc dân tham gia vào hoạt động kinh tế cần được đo lường toàn diện, chi tiết và chính xác đó là tài sản cố định Khái niệm: Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động lớn, có thời gian sử dụng dài, có hình thái hiện vật tự nhiên không thay đổi, tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất, giá trị giảm dần và chuyển vào sản phẩm qua khấu hao. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam giá trị TSCĐ 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng >1 năm. Tuy nhiên cũng có TSCĐ có giá trị <10 triệu, quy định này có tính tương đối phù hợp và để thuận tiện cho hạch toán kế toán. Quy mô TSCĐ là chỉ tiêu thời điểm và có thể tính theo đơn vị hiện vật hoặc giá trị Phân loại: Theo mục đích khác nhau tài sản cố định có thể được phân bổ theo các tiêu thức sau:
  • 15. 15 + Theo hình thái vật chất được phân thành 2 nhóm: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình TSCĐ hữu hình bao gồm : nhà xưởng, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, vật truyền dẫn; thiết bị và dụng cụ quản lý ; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; các TSCĐ khác TSCĐ vô hình boa gồm : Chi phí thăm dò khoáng sản, phần mềm vi tính và cơ sở dữ liệu, bản gốc của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, giải trí và các TSCĐ phi vật chất khác như quyền sở hữu công nghiệp , phát minh, sáng chế. + Theo các tiêu thức khác nhau như: theo nguồn hình thành gồm TSCĐ tự có và đi thuê, theo vai trò trong quá trình sản xuất gồm TSCĐ tích cực và thụ động Câu 22 Nêu khái niệm, phân loại và đặc điểm của phương pháp chỉ số Đáp án: - Khái niệm Trong thống kê khái niệm chỉ số được hiểu là số tương đối phản ánh quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của cùng một hiện tượng nghiên cứu. Hai mức độ có thể khác nhau theo thời gian (Chỉ số phát triển), theo không gian (Chỉ số không gian) hoặc là một giá trị thực tế so với kế hoạch, mục tiêu (Chỉ số kế hoạch). Ví dụ: Lợi nhuận của công ty A năm 2011 là 450 tỷ đồng, năm 2005 là 300 tỷ đồng, ta có chỉ số phát triển lợi nhuận của công ty A năm 2011 so với 2005 là 450/300=1,5 lần hay 150% - Phân loại: Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể chia chỉ số thành nhiều loai, cụ thể + Theo phạm vi tính toán ta có chỉ số đơn và chỉ sô tổng hợp Chỉ số đơn: Phản ánh biến động của từng phần tử, từng đơn vi cá biệt của hiện tượng phức tạp Chỉ số tổng hợp: Phản ánh biến động của tất cả các đơn vị, các phần tử của hiện tượng phức tạp + Theo đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh: Có Chỉ số phát triển, chỉ số không gian, chỉ số kế hoạch +Theo tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu : Chỉ số của chỉ tiêu khố lượng và chỉ số của chỉ tiêu chất lượng +Theo đặc điểm cấu thành: Chỉ số cấu thành cố định và chỉ số cấu thành khả biến Ngoài ra còn có thể nghiên cứu một số chỉ tiêu khác - Đặc điểm của phương pháp chỉ số Khi so sánh mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội bằng phương pháp chỉ số cần chú ý 2 đặc điểm sau: + Khi so sánh mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội trước hết phải chuyển các phần tử có tính chất khác nhau thành dạng đồng nhất để có thể cộng(tổng hợp) chúng lại với nhau. Ví dụ doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì quy về giá trị để tính tổng giá trị sản xuất + Khi có nhiều nhân tố tham gia vào việc tính toán chỉ số, phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác không thay đổi nhằm laoij trừ ảnh hưởng của các nhân tố này tới kết quả so sánh
  • 16. 16 Câu 23 Trình bày các nguyên tắc của phân tích và dự đoán thống kê Đáp án: Phân tích và dự đoán thống kê phải dựa trên một cơ sở khoa học nhất định. Để đảm bảo cơ sỏ khoa học này cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Phân tích thống kê phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế- chính trị: Thống kê nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Vì vậy muốn vận dụng được các phương pháp phân tích, dự đoán, muốn xác định các chỉ tiêu nói lên bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, thống kê cần dựa trên cơ sở phân tích lý luận sâu sắc và toàn diện hiện tượng nghiên cứu, thiếu sự lý luận thì việc xác định các chỉ tiêu chỉ đơn thuần là việc tính toán theo các công thức toán học thuần túy mà không thấy rõ được ý nghĩa, nội dung kinh tế- xã hội của các chỉ tiêu tính được. Giữa phân tích thống kê và phân tích lý luận có quan hệ mật thiết với nhau. Phân tích lý luận là cơ sở cho phân tích thống kê, ngược lại kết quả của phân tích thống kê lại là luận chứng cho sự chính xác của phân tích lý luận và làm cho phân tích lý luận càng hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ. Phương pháp phân tích lý luận và phân tích thống kê ,một về chât,một về lượng, cần vận dụng kết hợp nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, tạo điều kiện, tiền để cho nhau phát triển. - Phân tích thống kê căn cứ vào toàn bộ sự thật và phân tích trong sự liên hệ ràng buộc lần nhau giữa các hiện tượng. Khi nghiên cứu thống kê người ta dựa trên cơ sở nghiên cứu hiện tượng số lớn, do đó phải dựa trên toàn bộ sự thật điều tra, tổng hợp, không tùy tiện lựa chọn một vài hiện tượng cá biệt, chỉ khi đó các yếu tố ngẫu nhiên mới được bù trừ, triệt tiêu Và phân tích thống kê phải sử dụng lớn các tài liệu, mà không chỉ tài liệu hiện tượng nghiên cứu mà còn sử dụng các tài liệu khác có liên quan. Các hiện tượng thường là phức tạp và tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại lần nhau, phải luôn đặt hiện tượng nghiên cứu trong mối liên hệ các hiện tượng khác. - Đối với các hiện tượng có tính chất và hình thức phát triển khác nhau phải áp dụng các phương pháp phân tích thống kê khác nhau. Các phương pháp phân tích thống kê đều có ưu điểm và nhược điểm, biết cách chọn phương pháp sẽ hạn chế nhược điểm, phát huy được ưu điểm. Xác định được phương pháp phù hợp căn cứ vào các yếu tố sau: + Mục đích, nội dung nghiên cứu. Chỉ khi đó ta mối tính toán sử dụng tài liệu nào, chỉ tiêu nào và vận dụng phương pháp nào? + Đặc điểm, tính chất của hình thức phát triển. + Khả năng của nhà tổ chức nghiên cứu, người thực hiện phân tích. Câu 24: Đối tượng nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu thống kê kinh tế Đáp án: Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh tế là mặt lượng của các hiện tượng và quá trình kinh tế diễn ra trong quá trình sản xuất trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Nhiệm vụ của thống kê kinh tế là: -Đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý nhà nước, hoạch định và thi hành các chính sách vè kinh tế.
  • 17. 17 -Đảm bảo thông tin kinh tế cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà quản trị nghiên cứu về thị trường và phát triển trong từng lĩnh vực, từng ngành trong việc hoạch định và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. -Đảm bảo thông tin vĩ mô cơ bản về xu hướng phát triển chủ yếu của các vấn đề kinh tế xã hội cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân. Để thực hiên được mục tiêu và nhiệm vụ của mình, thống kê kinh tế sử dụng các phương pháp cơ bản của lý thuyết thống kê về thu thập dữ liệu, phân tổ, bảng, đồ thị và các phân tích thống kê như phân tích dãy số thời gian, phân tích hồi quy tương quan và đặc biệt thống kê kinh tế sử dụng rỗng rãi phương pháp chỉ số trong nghiên cứu và phân tích các vấn đề kinh tế thuộc đối tượng nghiên cứu của mình. Thông tin thống kê kinh tế được thu thập từ các nguồn khác nhâu nư báo cáo kế toán là một nguồn quan trọng, các báo cáo thống kê theo luật định, các cuộc điều tra chuyên môn như điều tra dân số, điều tra mức sống dân cư, điều tra tài sản cố định… Câu 25: Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế: Đáp án: -Tính hướng đích nghĩa là hệ thống chỉ tiêu phai phù hợp và đáp ứng được mục đích nghiên cứu. Theo nguyên tắc này, hệ thống chỉ tiêu phải phản ánh được các mặt, các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, biểu hiện bằng các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu này không chỉ biểu hiện bằng giá trị ( tiền tệ ) mà còn biểu hiện cả bằng hiện vật, không chỉ phản ánh khối lượng mà phản ánh cả chất lượng ( tốc độ tăng, tỷ lệ,…). Nguyên tắc này giúp được các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nhân thức được toàn diện và chính xác thực trạng kinh tế từ đó có những quyết sách phù hợp. - Tính hệ thống nghĩa là các chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau và được sắp xếp một cách logic khoa học. Trong hệ thống phải có các chỉ tiêu chung mang tính tổng hợp, phải có các chỉ tiêu riêng phản ánh các nhân tố tác động. Tức là cho phép nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp và đặt chúng trong mối quan hệ tác động lẫn nhau tức là xác định các chỉ tiêu là các nhân tố ảnh hưởng và xác định mức độ tác động cũng như hướng tác động của các mối quan hệ đó. - Tính hệ thống, đây là nguyên tắc rất quan trọng , nó phản ánh tính thực tiễn của hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, lựa chọn các chỉ tiêu để xây dựng nên hệ thống không phải chỉ logic về mặt lý thuyết khoa học, tức là theo các quan điểm của lý thuyết phát triển mà phải dựa vào thực tiễn phát triển của từng địa phương, từng quốc gia. Từ đó xem xét, lựa chọn và xác định tính khả thi của các chỉ tiêu đưa vào hệ thống. - Tính hiệu quả nghĩa là phù hợp với điều kiện nhân tài vật lực, hệ thống chỉ tiêu cần được xây dựng một cách có hiệu quả nhất, tức là với chi phí thấp nhất mà vẫn đạt được mục tiêu.Đây là một trong các nguyên tắc cơ bản, đòi hỏi việc xây dựng phải tính đến hiệu quả, phải so sánh các phương án khác nhau từ đó lựa chọn phương án tối ưu để xác định chỉ tiêu đưa vào hệ thống. -Tính thích nghi, trong điều kiện toàn cầu hóa, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội đều có tính động cao đòi hỏi các chỉ tiêu phải đáp ứng được yêu cầu đó. Tính thích nghi của hệ thống chỉ tiêu thể hiện ở sự logic khoa học trong việc điều chỉnh các mức độ của chỉ tiêu theo thời gian mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của phát triển cũng như mục đích của các nhà quản lý. Câu 26: Đối tượng nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu thống kê kinh tế
  • 18. 18 Đáp án: Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh tế là mặt lượng của các hiện tượng và quá trình kinh tế diễn ra trong quá trình sản xuất trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Nhiệm vụ của thống kê kinh tế là: - Đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý nhà nước, hoạch định và thi hành các chính sách vè kinh tế. - Đảm bảo thông tin kinh tế cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các nhà quản trị nghiên cứu về thị trường và phát triển trong từng lĩnh vực, từng ngành trong việc hoạch định và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đảm bảo thông tin vĩ mô cơ bản về xu hướng phát triển chủ yếu của các vấn đề kinh tế xã hội cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân. Để thực hiên được mục tiêu và nhiệm vụ của mình, thống kê kinh tế sử dụng các phương pháp cơ bản của lý thuyết thống kê về thu thập dữ liệu, phân tổ, bảng, đồ thị và các phân tích thống kê như phân tích dãy số thời gian, phân tích hồi quy tương quan và đặc biệt thống kê kinh tế sử dụng rỗng rãi phương pháp chỉ số trong nghiên cứu và phân tích các vấn đề kinh tế thuộc đối tượng nghiên cứu của mình. Thông tin thống kê kinh tế được thu thập từ các nguồn khác nhâu nư báo cáo kế toán là một nguồn quan trọng, các báo cáo thống kê theo luật định, các cuộc điều tra chuyên môn như điều tra dân số, điều tra mức sống dân cư, điều tra tài sản cố định… Câu 27: Theo SNA hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế có thể được phân thành các nhóm nào? Đáp án: 1. Nhóm chỉ tiêu thống kê tài sản quốc dân bao gồm các tiểu nhóm: thống kê TSCĐ, thống kê TSLĐ, thống kê trang bị tài sản và thống kê hiệu quả sử dụng nguồn lực. 2. Nhóm chỉ tiêu thống kê thu nhập quốc dân và GDP bao gồm các tiểu nhóm; thống kê các ngành kinh tế, thống kê năng suất lao động và các nhân tố sản xuất khác. 3. Nhóm chỉ tiêu thống kê mức sống dân cư ao gồm các tiểu nhóm: tiêu dùng, thu nhập và chỉ tiêu. 4. Nhóm chỉ tiêu thống kê tích lũy bao gồm các tiểu nhóm thống kê vốn đầu tư cơ bản và thống kê vốn lưu động. 5. Nhóm chỉ tiêu thống kê tài chính bao gồm các tiểu nhóm: thống kê ngân sách nhà nước, thống kê tài chính doanh nghiệp, thống kê thị trường chứng khoán, thống kê tiền tệ và tín dụng. 6. Nhóm chỉ tiêu thống kê quan hệ kinh tế với nước ngoài bao gồm các tiểu nhóm: thống kê ngoại thương và thống kê thanh toán quốc tế. 7. Nhóm chỉ tiêu thống kê giá cả. 8. Nhóm chỉ tiêu thống kê lao động việc làm bao gồm các tiểu nhóm; thống kê dân số và thống kê lao động. Các chỉ tiêu trong hệ thống được trình bày dưới dạng các tài khoản, các bảng cân đối hợp thành bức tranh toàn cảnh mô tả chi tiết và tổng hợp một cách khoa học, logic tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân Câu 28: Trình bày về Thống kê quy mô và cơ cấu lao động
  • 19. 19 Đáp án: Quy mô (số lượng) lao động của một quốc gia ( hay vùng địa phương) bao gồm tất cả những người đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và có thể được phân loại theo các tiêu thức: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, vùng địa phương hoặc thành phần kinh tế,… Lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình thuộc các thành phần trong nền kinh tế ở khu vực chính thức hay phi chính thức. Khu vực chính thức theo quan điểm của SNA là tổng thể các đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân. Các đơn vị kinh tế này là các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp được pháp luật thừa nhân.Nguồn thông tin thống kê từ khu vuecj bày có được thông qua các báo cáo thống kê theo luật thống kê và các nguồn số liệu các báo cáo thống kê theo luật thống kê và các nguồn số liệu của các đơn vị thể chế đó. Khu vực phi chính thức bao gồm những đơn vị kinh tế dạng hộ gia đình sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ không đăng ký tư cách pháp nhân. Nguồn thông tin thống kê từ khu vực này có được thông qua các điều tra chuyên môn, chủ yếu là điều tra chọn mẫu. Các đơn vị kinh tế ở khu vực phi chính thức chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ không có hạch toán rõ ràng. Câu 29: Trình bày khái niệm thống kê ngân sách nhà nước và phân loại ngân sách Đáp án: Ngân sách nhà nước là bộ phận cơ bản của tài chính nhà nước. Ngân sách nhà nước cũng là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Trong một ý nghĩa hẹp thì thống kê ngân sách có thể gọi là thống kê tài chính nhà nước. Thống kê ngân sách nhà nước nghiên cứu quá trình lập - hình thành và sử dụng quỹ ngân sách. Nó nghiên cứu tất cả bộ phận của hệ thống ngân sách nhà nước, các cấp độ ngân sách từ TW đến bộ ngành, tỉnh… Phân loại ngân sách: Phân loại ngân sách là tài liệu cơ bản cần thiết để thành lập và sử dụng ngân sách. Phân loại ngân sách phục vụ việc dự thảo ngân sách và dự toán tổn hợp cũng như riêng rẽ của cơ quan ngân sách. Phân loại ngân sách có thể được xây dựng theo các tiêu thức khác nhau: Theo cấp ngân sách có: ngân sách TW, ngân sách tỉnh, huyện xã. Theo tiêu thức Bộ, Ngành và đối tượng. Phân loại ngân sách cho phép hạch toán kinh tế chuẩn xác các khoản thu phí phù hợp với bức tranh ngân sách đã được phê chuẩn và phân tích chúng. -Phân tổ cơ bản của NSNN (theo tính chất) được chia thành các nhóm chỉ tiêu sau đây: + Nhóm chỉ tiêu thu ngân sách + Nhóm chỉ tiêu chi ngân sách + Nhóm chỉ tiêu tài trợ ngân sách + Nhóm chỉ tiêu nợ nhà nước Câu 30: Trinh bày khái niệm và vai trò của SNA Đáp án: SNA: là một hệ thống thông tin kinh tế, bao gồm các tài khoản kinh tế, các bảng thống kê được xây dựng dựa trên những khái niệm, định nghĩa , quy tắc hạch toán thống nhất trên phạm vi toàn cầu
  • 20. 20 Vai trò: Cung cấp hệ thống khái niệm, quy tắc hạch toán chung để xây dựng hệ thống thông tin kinh tế vĩ mô nhằm mục đích đánh giá và phân tích kết quả hoạt động của nền kinh tế, tác dụng trong xây dựng chính sách , ra quyết định về các vấn đề kinh tế xã hội. Phản ánh thực trạng hoạt động của nền kinh tế, SNA cung cấp số liệu về sản xuất tiêu dùng, xuất khẩu, nhập khẩu , đầu tư, v.v… trên bình diện toàn nền kinh tế và từng bộ phận của nó. So sánh các thông tin bằng số này chỉ ra các cân đối, các tỷ lệ từ đó đánh giá thực trạng hoạt động của nền kinh tế và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Thông tin tổng hợp thu được từ hệ thống SNA cho phép xây dựng và phân tích cá mô hình kinh tế. Dựa trên các mô hình này công tác lập kế hoạch và dự báo kinh tế ở tầm vĩ mô, phân tích sự ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả sản xuất như thế nào. Phân tích chính sách kinh tế, xây dựng quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu của SNA không chỉ được các cơ quan chính phủ quan tâm mà còn được cả các công ty lớn, đặc biệt là các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế lớn chú trọng nghiên cứu trong việc đầu tư và phát triển hoạt động của mình. Câu 31 :Trình bày khái niệm Giá trị sản xuất Đáp án: Khái niệm: giá trị sản xuất (GO-Gross Output) là chỉ tiêu phản ánh giá trị toàn bộ sản phẩm là kết quả là kết quả hoạt động sản xuất của nên fkinh tế trong một thời kỹ nhất định. Chỉ tiêu GO có thể tính cho đơn vị kinh tế, ngành kinh tế, khu vực kinh tế hoặc toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thông thường chỉ tiêu này tính theeo phạm vi từng bộ phận của nền kinh tế tức cho đơn vị kinh tế và ngành kinh tế, ví dụ: giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,v.v…. GO có 5 nguyên tắc tính chung như sau: +Tính theo nguyên tác thường trú +Tính theo thời điểm sản xuất, tức sản phẩm được sản xuất trong thời kỳ nào thì tính cho thời kì đó. +Tính theo giá hiện hành và giá so sánh, trong đó giá hiện hành là giá thực tế giao dịch của thời kỳ nghiên cứu. Giá thực tế giao dịch tức giá thị trường, giá của người mua và người bán trao đổi nhau trên thị trường. Theo SNA chỉ tiêu GO được tính theo giá cơ bản và giá sản xuất. +Tính toàn bộ giá trị sản phẩm, theo nguyên tắc này chỉ tiêu GO có nhược điểm là tính trùng, độ trùng lặp phụ thuộc vào trình độ phân công lao động, trình độ phát triển của nền kinh tế. +Tính toàn bộ kết quả sản xuất, tức tính tất cả giá trị thành phẩm bán thành phẩm và sản phẩm dở dang là kết quả sản xuất trong thời kỳ nghiên cứu. Câu 32: Trình bày về năng suất Đáp án: Năng suất( Productivity ) là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa kết quả đầu ra so với chi phí đầu vào của quá trình sản xuất. Thuật ngữ năng suất đầu tiên được nhà kinh tế học Adam Smith đưa ra khi viết về hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào số lượng lao động và khả năng snar xuất của lao động. Sau đó được sử dụng thường xuyên khi phân tích kinh tế ở cấp vi mô cũng như vĩ mô. Đó cũng là cách hiểu thông dụng về năng suất- năng suất lao động. Theo quan điểm hiện đại năng suất có nghĩa rộng hơn bao gồm cả năng suất các nhân tố tổng hợp. - Phương pháp tính năng suất : Công thức chung:
  • 21. 21 Năng suất Trong đó : + Chi phí đầu vào bao gồm _Lao động gồm các chỉ tiêu: số lao động, thời gian , tiền công lao động, v.v… _Vốn bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định. _Các nhân tố khác ( nhân tố tổng hợp) trình độ quản lý, cơ chế, chính sách,... +Kết quả đầu ra bao gồm : _ Đối với cấp vi mô có thể là các chỉ tiêu: GO, VA, doanh thi , sản lượng, lợi nhuận,…. _Đối với cấp vĩ mô nguwofi ta thường dùng chỉ tiêu GDP Ngoài ra còn có các công thức tính năng suất sau đây, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu: Năng suất cận biên = Dạng nghịch: Năng suất = Năng suất cận biên= Nghiên cứu sâu về năng suất, năm 1995 Tổ chức Năng suất châu Á đưa ra cách tiếp cận mới về năng suất như sau: _ Năng suất là giảm lãng phí ( chứ không phải là giảm đầu vào) _ Năng suất là làm việc thông mình hơn chứ không phải vất vả hơn _ Nguồn nhân lực và tri thức đống vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao năng suất. _ Tăng năng suất đồng nghĩa với việc cải tiến và đổi mới liên tục. _ Năng suất là biểu hiện của cả hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu. _ Năng suất đi đôi với bảo vệ môi trường( năng suất xanh, sản xuất sạch), năng suất không chỉ là vấn đề kinh tế mà cả là vấn đề xã hội. Câu 33 : Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập
  • 22. 22 Đáp án: Các chỉ tiêu phản ánh thu nhập bao gồm: thu nhập lần đầu, thu nhập, thu nhập khả dụng( thu nhập cuối cùng), thu nhập bình quân đầu người. - Thu nhập lần đầu là thu nhập nhận được trưc tiếp từ quá trình sản xuất bao gồm thu nhập do lao động và lợi tức vốn. - Thu nhập do phan phối lại là thu nhập có được từ chuyển nhượng hiện hành - Tổng thu nhập = Thu nhập lần đầu + Thu nhập do phân phối lại - Thu nhập khả dụng ( thu nhập cuối cùng) = Tổng thu nhập – chi phí chuyển nhượng hiện hành. Ngoài ra để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát thu nhập khả dụng còn được tính theo chỉ tiêu thu nhập thực tế. - Thu nhập thực tế = Thu nhập cuối cùng ( danh nghĩa )/ CPI - Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người thường được tính theo GDP bằng cách lấy giá trị GDP của năng nghiên cứu chia cho dân số trung bình năm đó. GDP bình quân đầu người = Thu nhập còn được tính theo bình quẩn khẩu / tháng hoặc năm cho từng vùng, địa phương, từng nhóm người …. trong số liệu điều tra mức sống dân cư của cơ quan thống kê nhà nước. Câu 34: Trình bày về khái niệm mức sống dân cư,điều kiện để đánh giá mức sống dân cư ? Đáp án: Mức sống dân cư là phạm trù kinh tế xã hội rất rộng , bao gồm nhiều nội dung, sự thỏa mãn các nhu cầu không ngừng tăng lên của đời sống vaath chất và tinh thần. Các nhu cầu vật chất thể hiên bằng khối lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ, nhu cầu tinh thần thể hiện sự nghỉ ngơi, giải trí, học tập…Nhu cầu của dân cư luôn thay đổi theo thời gian và khác nhau trong không gian, vì vậy mức sống dân cư là phạm trù có tính tương đối. Do mức sống liên quan đến nhu cầu, mà nhu cầu thì luôn biến động , phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó lượng hóa.Mức sống dân cư có tính so sánh, so sánh từng vùng, tùng dân tộc, từng nhóm xã hội. Mức sống dân cư là trình độ thỏa mãn nhu cầu toàn diện về vật chất và tinh thần thường xuyên tăng lên của dân cư. Mức sống dân cư của một quốc gia cao thấp phụ thuộc vào hai điều kiên cơ bản là: -Điều kiện kinh tế thể hiện ở trình độ phát triển sản xuất phản ánh qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP. -Điều kiên kinh tế xã hội phản ánh quan hệ phân phối, phân phối lại thu nhập quốc dân. Câu 35: Trình bày về chi phí trung gian? Đáp án: Chi phí trung gian( IC- intermediat consumption) là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ đã sử dụng trong quá trình sản xuất. - Chi phí vật chất bao gồm: nguyên , nhiên, vật liệu, giá trị công cụ lao động là tài sản lưu động , sửa chữa nhỏ TSCĐ, thiệt hại TSLĐ trong định mức,v.v…
  • 23. 23 - Chi phí dịch vụ bao gồm : cước vận tải , phí viễn thông, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chi phí đào tạo, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường,… Đối với doanh nghiệp IC là toàn bộ chi phí sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của bên ngoài trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm của mình. Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân IC là toàn bộ chi phí sản phẩm của các ngành khác nhau để sản xuất ra sản phẩm của một ngành. Chi phí trung gian có phạm vi và giá cả tính thống nhất với phạm vi và giá cả tính giá trị sản xuất và chỉ tính những chi phí thực tế đã sử dụng cho sản xuất. Chi phí trung gian không bao gồm chi phí tiền nhân công, chi phí mua sắm TSCĐ. Câu 36: Trình bày về khái niệm, tác dụng thống kê so sánh quốc tế? Đáp án: Khái niệm: So sánh quốc tế là loại so sánh không gian đặc biệt , giữa quốc gia này với quốc gia khác. Về bản chất đay là loại so sánh giữa hai tổng thể đồng chất. Thống kê mỗi nước đều có nhiệm vụ định lượng các hiện tượng kinh tế, xã hội. Tuy nhiên chúng bao giwof cũng có những khác biệt do những đặc điểm khách quan và chủ quan. SSQT là nhu cầu khách quan của mỗi quốc gia nhằm xác định vị trí của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa, để phát huy lợi thế so sánh và hoạch định các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mình. SSQT có tác dụng: -Đánh giá đunhs trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước . Từ đó đề ra chính sách phát triển phù hợp. _Cung cấp các thông tin quan trọng cho cộng đồng quốc tế, từ đó mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đàu tư,… -Thúc đẩy công tác thống kê phát triển Nhiệm vụ của SSQT là tiếp tục hoàn thiện phương pháp luận, phương phấp tính và hệ thong chỉ tiêu thống kê SSQT Câu 37: Phân biệt tài sản cố định và vốn cố định Đáp án: + Khái niệm - Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài, có hình thái hiện vật tự nhiên không thay đổi, tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất, giá trị giảm dần và chuyển vào sản phẩm qua khấu hao - Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ +Phân biệt Mặc dù vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ nhưng có sự khác nhau về mặt giá trị - Tư liệu lao động được coi là TSCĐ nếu có đầy đủ 4 tiêu chuẩn sau : + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó + Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy + Có thời hạn sử dụng hữu dụng từ 1 năm trở lên + Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên Những tư liệu lao động không đủ một trong bốn tiêu chuẩn trên được coi là tư liệu lao động nhỏ và được đài thọ bằng vốn lưu động
  • 24. 24 - Vốn cố định là vốn ứng trước để xây dựng, mua sắm hay tạo lập ra TSCĐ: Chi phí đó bao gồm : xây dựng mới, mở rộng và xây dựng lại và khôi phục( sửa chữa lớn, hiện đại hóa) TSCĐ trong nền kinh tế. Câu 38: Trình bày và phân tích tác dụng của các phương pháp tính GDP Đáp án: + Khái niệm GDP: Là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kì nhất định. + Ba phương pháp tính GDP * Phương pháp sản xuất: - Công thức tính: GDP VA   thuế nhập khẩu - Như vậy theo công thức tính này thì GDP là khái niệm của VA tính cho toàn bộ nền kinh tế cộng với tổng thuế nhập khẩu. Công thức này sử dụng khi biết được chỉ tiêu VA. Do VA là chỉ tiêu được tính cho từng đơn vi kinh tế, từng ngành kinh tế và có thể tổng hợp cho một nhóm ngành. Cho nên GDP tính theo cách này cho phép đánh giá vai trò của từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế trong việc tạo ra GDP, cho phép nghiên cứu cân đối, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa chúng và cho phép đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất. * Phương pháp phân phối: GDP bằng tổng thu nhập lần đầu của người lao động, tổng thu nhập lần đầu của doanh nghiệp, tổng thuế sản xuất và nhập khẩu và tổng khấu hao TSCĐ - Công thức: GDP= 1TN của lao động +  thuế sản xuất và nhập khẩu + Khấu hao TSCĐ + thặng dư sản xuất. Trong đó: Thu nhập lần đầu của người lao động gồm: + Tiền lương, tiền công (cả khoản người thu nhập nhận thù lao bằng hiện vật) +Các khoản thu nhập có tính chất lương như: phụ cấp ngoài giờ; phụ cấp công việc nặng nhọc,độc hại; phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu trú, phụ cấp đi đường khi đi công tác; tiền thưởng; tiền phong bao hội họp + Tiền mà người lao động nộp cho người sử dụng lao động : bảo hiểm xã hội, bảo hiêmt thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí hỗ trợ hoạt động công đoàn… + Thu nhập hỗn hợp trong kinh tế hộ gia đình Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp + Lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp
  • 25. 25 + Lãi trả tiền vay (Không kể chi phí dịch vụ ngân hàng vì đã tính vào IC) Thuế sản xuất: bao gồm VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài… - Như vậy việc tính GDP theo phương pháp phân phối cho phép nghiên cứu thu nhập, hoàn thiện chính sách phân phối nhằm kết hợp hài hòa lợi ích giữa các nhóm thu nhập: thu nhập của người lao động, thu nhập của doanh nghiệp và thu nhập của nhà nước . Thực ra phương pháp này chỉ là khai triển của phương pháp sản xuất, khi mà VA được tính theo phương pháp phân phối. * Phương pháp sử dụng: GDP bằng tổng chi cho sử dụng cuối cùng, đó là TDCC của dân cư (C), TDCC của chính phủ (G); tiết kiệm hay tích lũy (S) và xuất khẩu (E) trừ nhập khẩu( M) - Công thức tính: GDP=C+G+S+E - M Chú ý: Trong nghiên cứu vĩ mô, số liệu tiết kiệm khó thu thập được nên người ta sử dụng số liệu đầu tư (I) thay thế , công thức tính là GDP=C+G+I+E - M - GDP tính theo phương pháp sử dungcho phép tính các chỉ tiêu phân tích kinh tế vĩ mô (MPS,MPC,ICOR), các cân đối lớn của nền kinh tế (cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiêu dùng và tích lũy, xuất khẩu và nhập khẩu) Câu 39: Anh/Chị hãy cho biết ưu nhược điểm, các trường hợp áp dụng của điều tra chọn mẫu? Đáp án: 1.1 Ưu nhược điểm của điều tra chọn mẫu ưu điểm (8 điểm): - Tiết kiệm về sức người và tiền của - Tiến hành nhanh hơn so với điều tra toàn bộ - Đơn vị điều tra thực tế không nhiều nên chất lượng tài liệu thu thập có mức độ chính xác cao - Cho phép mở rộng nội dung điều tra Nhược điểm(4) - Sai số điều tra chọn mẫu 1.2.Một số trường hợp áp dụng điều tra chọn mẫu (8 điểm) - Khi đối tượng nghiên cứu vừa cho phép điều tra toàn bộ, vừa có thể điều tra chọn mẫu - Khi đối tượng không cho phép điều tra toàn bộ - Tiến hành điều tra chọn mẫu để phúc tra để kiểm tra kết quả của điều tra toàn bộ - Để kiểm định giả thuyết thống kê Câu 40: Anh/Chị Anh/ chị hãy trình bày về điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ trong thống kê; cho ví dụ minh họa. Đáp án: Điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho các nghiên cứu thống kê. Do tài liệu được thu thập trên toàn bộ các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu, nên nó vừa là cơ sở để tính toán được các chỉ tiêu tổng hợp cho cả tổng thể, lại vừa cung caaaps số liệu chi tiết cho từng đơn vị. Có thể nói điều tra toàn bộ là nguồn cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, toàn diện và trực tiếp, nên nó có thể đáp ứng được nhiều yêu cầu nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là điều tra năm
  • 26. 26 sbắt tình hình cơ bản về hiện tượng. Tuy nhiên với những hiện tượng lớn, phức tạp, điều tra toàn bộ thường đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn, số người tham gia đông, thời gian dài. Vì vậy điều tra toàn bộ ít được tiến hành thường xuyên và thường xuyên được giứoi hạn ở một số nội dung chủ yếu. Ví dụ (4 điểm) Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung. Do chỉ tiến hành điều tra trên một số đơn vị của hiện tượng nghiên cứu, nên đièu tra không toàn bộ có thể rút ngắn được thời gian, tiết kiệm công sức, giảm chi phí. Đặc biệt là loại điều tra này vừa có điều kiện mở rộng nội dung điều tra, thu thập số liệu chi tiết trên nhiều mặt của hiện tượng, vừa có thể kiểm tra, đánh giá độ chính xác của số liệu thu được một cách thuận lợi. Do những ưu điểm trên, nên điều tra không toàn bộ được sử dụng ngày càng nhiều trong thực tế, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước.. Tuy nhiên điều tra không toàn bộ cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất của nó là luôn phát sinh sai số do chỉ dựa trên cơ sở số liệu của một số ít đơn vị để nhận định, đánh giá cho toàn bộ hiện tượng nghiên cứu. Hạn chế này có thể được khắc phục bằng cách áp dụng những phương pháp khoa học, phù hợp với hiện tượng nghiên cứu trong quá trình tổ chức điều tra. Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị điều tra có 3 loại điều tra không toàn bộ gồm: Điều tra chọn mẫu; điều tra trọng điểm; điều tra chuyên đề.(9 điểm) Ví dụ (4 điểm) Khảo sát mức sống dân cư 2018 Câu 41: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm điều tra thống kê; Tổng điều tra, kể tên 3 cuộc tổng điều tra của nước ta. Đáp án: -Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian, địa điểm cụ thể (5điểm). + Tổ chức khoa học theo kế hoạch thống nhất; + Thu thập ghi chép tài liệu ban đầu + Trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể - Tổng điều tra thống kê để thu thập những thông tin cơ bản, trên phạm vi cả nước theo chu kỳ dài, qui mô lớn, phạm vi rộng liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp, có sử dụng lực lượng và kinh phí rất lớn (5 điểm) - Tên 3 cuộc Tổng điều tra: Tổng điều tra cơ sở hành chính, kinh tế và sự nghiệp; Tổng điều tra dân số và nhà ở; Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (5 điểm) Câu 42: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, công thức tính tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn. Mối quan hệ giữa chúng? Đáp án: Khái niệm và công thức tính tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn (10 điểm) - Khái niệm và công thức tính tốc độ phát triển định gốc (5 điểm) 3 4
  • 27. 27 Tốc độ phát triển đinh gốc là phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau: yi Ti = --------------- (với i = 1, 2,…., n) y1 Trong đó: Ti: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng số lần hoặc %. Khái niệm và công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn (5 điểm) Tốc độ phát triển liên hoàn là phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước và được tính theo công thức sau: yi ti = --------------- (với i = 1, 2,…., n) yi-1 Trong đó ti: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 của dãy số và có thể biểu hiện bằng số lần hoặc %. Mối quan hệ giữa chúng, ví dụ (5 điểm) - Mối quan hệ : Thứ nhất Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc, tức là: t2.t3….tn = Tn Thứ hai Thương của tốc độ phát triển định gốc ở thời gian i với tốc độ phát triển định gốc ở thời gian i-1 bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời gian đó, tức là: Ti --------- = ti (với i = 2, 3,…,n) Ti-1 Ví dụ Câu 43: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, ý nghĩa của phân tổ thống kê? Đáp án: Khái niệm (7điểm) Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiên shành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau Ý nghĩa (13 điểm): - Thực hiện được việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp - Là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê - Là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác - Còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê 5
  • 28. 28 Câu 44: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, công thức tính các loại số tương đối Đáp án: - Số tương đối động thái Khái niệm: số tương đối kết cấu được dùng để biểu hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó. Số tương đối này tính được bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Mức độ được đem ra nghiên cứu gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ được dùng làm cơ sở so sánh được gọi là mức độ kỳ gốc Công thức tính, ví dụ Mức độ kỳ nghiên cứu Số tương đối động thái = ---------------------------- x 100 Mức độ kỳ gốc Nếu gọi mức độ kỳ nghiên cứu là y1, mức độ kỳ gốc là y0, t là số tuơng đối động thái thì ta có công thức sau: y1 t = ------------- y0 -. Số tương đối kế hoạch: dùng để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, có 2 loại số tương đối kế hoạch + Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ kỳ kế hoạch (tức là mức độ cần đạt được của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong kỳ kế hoạch) với mức độ thực tế của chỉ tiêu này đạt được ở trước kỳ kế hoạch hoặc ở mọt kỳ nào đó được chọn làm gốc so sánh, thường được biểu hiện bằng đơn vị phần trăm. Công thức tính như sau: yk Kn = -------- y0 Trong đó: yk:Mức độ kỳ kế hoạch y0: Mức độ thực tế ở một kỳ nào đó được chọn làm gốc so sánh + Số tương đối hoàn thành kế hoạch: là quan hệ tỷ lệ giữa mức độ thực tế đạt được trong kỳ kế hoạch với mức độ kế hoạch đã đề ra về một chỉ tiêu này kinh tế nào đó, thường được biểu hiện bằng đơn vị phần trăm. Công thức tính như sau: y1 Kt = -------- yk - Số tương đối kết cấu Khái niệm: số tương đối kết cấu được dùng để xác định tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một tổng thể. Số tương đối này thường thể hiện bằng số phần trăm và tính bằng cách so sánh mức độ của từng bộ phận (tổ) dối với mức độ của cả tổng thể (5 điểm) Công thức tính, ví dụ (5 điểm): Mức độ của từng bộ phận Số tương đối kết cấu = ------------------------------ x 100 Mức độ của tổng thể 2 2 2
  • 29. 29 -. Số tương đối cường độ (4 điểm): dùng để biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu trong một điều kiện lịch sử nhất định. Số tương đối này tính được bằng cách so sánh chỉ tiêu của hai hiẹn tượng khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Mức độ của hiện tượng này Số tương đối cường độ = --------------------------------------------- (đvkép) Mức độ của hiện tượng khác có liên quan -. Số tương đối không gian (2 điểm): là số tương đối biểu hiện so sánh về mức độ giữa hai bộ phận trong một tổng thể hoặc giữa hai hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian. Câu 45: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tổ thống kê. Đáp án: Khái niệm, ý nghĩa của phân tổ thống kê: Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau Ý nghĩa: - Thực hiện được việc nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách kết hợp - Là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê - Là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác - Còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê Nhiệm vụ - Thứ nhất phân tổ thực hiện phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu - Thứ hai phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu - Thứ ba phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức Câu 46: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, cấu thành và phân loại dãy số thời gian? Đáp án: Khái niệm (3 điểm): Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Cấu thành (8 điểm): Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quí, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.. Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là mức độ của dãy số. Phân loại (9 điểm): 2 2 2 7
  • 30. 30 Dựa vào mức độ của dãy số phản ánh qui mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm (3 điểm) Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh qui mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định.(3 điểm) Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh qui mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. (3 điểm). Câu 47: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, tên các chỉ tiêu phân tích của biến động cơ học, biến động tự nhiên của dân số Đáp án: Khái niệm (5 điểm): Biến động cơ học của dân số (còn gọi là thống kê di dân) là sự biến động về qui mô và cơ cấu dân số của một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định do sự chuyển đến và chuyển đi của dân cư. Tên các chỉ tiêu phân tích biến động cơ học dân số (5 điểm): Số đến (Đ); Hệ số đến (KĐ); Số đi (đ); Hệ số đi (Kđ); Mức biến động cơ học (Acn); Hệ số biến động cơ học (KCH) Khái niệm (5 điểm): Biến động tự nhiên của dân số là sự biến động về qui mô và cơ cấu dân số của một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định do sinh, chết. Tên các chỉ tiêu phân tích biến động tự nhiên dân số (5 điểm): Số sinh (N-natility); Hệ số sinh (Kn); Só chết (M-Mortality); Hệ số chết (Km); Mức biến động tự nhiên (Atn); Hệ số biến động tự nhiên (Ktn). Câu 48: Anh/Chị hãy trình bày khái niệm, cấu thành và phân loại dãy số thời gian. Đáp án: Khái niệm (3 điểm): Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Cấu thành (8 điểm): Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quí, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.. Các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là mức độ của dãy số. Phân loại (9 điểm): Dựa vào mức độ của dãy số phản ánh qui mô (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm (3 điểm) Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh qui mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định.(3 điểm) Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh qui mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định. (3 điểm). Câu 49: Anh/Chị hãy trình bày ngắn gọn 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước Đáp án: 3 3 3 3 3
  • 31. 31 Theo phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bằng tổng giá trị gia tăng (VA) của toàn nền kinh tế cộng với thuế nhập khẩu thuần hàng hoá và dịch vụ Công thức tính: GDP = Tổng VA + Tổng thuế nhập khẩu Theo phương pháp phân phối: GDP bằng tổng thu nhập lần đầu của người lao động, tổng thu nhập lần đầu của doanh nghiệp, tổng thuế sản xuất và nhập khẩu, và tổng khấu hao TSCĐ. Công thức tính: GDP = Tổng TN của người LĐ + Tổng thuế sản xuất và nhập khẩu + Tổng khấu hao TSCĐ + Tổng thặng dư sản xuất Theo phương pháp sử dụng: GDP bằng tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng, đó là tiêu dùng cuối cùng của dân cư (C) TDCC của chính phủ (G), Tiết kiệm hay tích luỹ (S) và chênh lệch xuất (E) nhập khẩu (M). Công thức tính: GDP = C + G + S + E – M