SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
1
DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
STT Họ và tên Học hàm, học vị,
chuyên môn
Cơ quan công
tác
Chữ ký
1 Trần Văn Cừ Trưởng nhóm KTPM5-k9
HaUI
Cừ
2 Trịnh Đình Hiền Thành Viên KTPM5-k9
HaUI
Hiền
3 Nguyễn Văn Dương Thành Viên KTPM5-k9
HaUI
Dương
4 Nguyễn Thị Ngọc Ngà Thành Viên KTPM5-k9
HaUI
Ngà
5 Nguyễn Anh Văn Thành Viên KTPM5-k9
HaUI
Văn
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
2
MỤCLỤC
I - Chuỗi cung ứng thông minh (Intelligent Supply Chain) của các quốc gia trên
thế giới.
1. Đặt vấn đề...................................................................................................5
2. Chuỗi cung ứng Coca cola. ..........................................................................5
2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành.................................................................5
2.2. Tổng quan Coca –cola...........................................................................6
Giới thiệu về tập đoàn coca-cola.......................................................6
Các mốc phát triển của Coca-cola:...................................................7
Giới thiệu về Coca-Cola Việt Nam .................................................8
Các mốc phát triển của Coca-cola Việt Nam ....................................9
2.3. Tìm hiểu về hoạt động logistics của công ty Coca Cola.........................11
Mô hình chuỗi logistics của công ty Coca Cola ViệtNam................11
Mô hình Scor của Coca Cola :.......................................................12
2.4. Đánh giá chuỗi logistics Coca Cola......................................................18
Những điểm tốt, ưu điểm của chuỗi logistics..................................18
Những điểm hạn chế trong chuỗi logistics công tyCoca-Cola:.........20
2.5. Kiến nghị giải pháp cho Coca Cola......................................................23
Thiết lập 1 chuỗi cung ứng mới cho công ty Coca Cola VN:...........23
Chiến lược phát triển môi trường bền vững của Coca Cola: ............24
Làm “xanh” các khâu trong chuỗicung ứng:..................................27
2.6. Kết luận:.............................................................................................32
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
3
3. Chuỗi cung ứng của công ty cố phần sữa Việt Nam (VINAMILK) ..............33
3.1. Vài nét khái quát về côngty Vinamilk và chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của
Vinamilk.......................................................................................................33
3.2. Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk .........37
Khâu cung ứng đầu vào.................................................................38
Khâu sản xuất của Công ty Vinamilk.............................................41
Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinamilk .................................47
Bộ phận logistisc ..........................................................................51
Việc nghiên cứu thị trường............................................................52
3.3. Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk
.....................................................................................................................52
3.4. Bài học rút ra từ thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của
Vinamilk.......................................................................................................57
3.5. Phần tổng kết ....................................................................................59
II- Phân tích các mô hình cung ứng
1. Chuỗi cung ứng Coca cola. ........................................................................60
1.1. Mạng phức hợp trên Gephi..................................................................60
1.2. Phân tích tính modularity, K-core của mạng lưới..................................60
2. Chuỗi cung ứng của công ty cố phần sữa Việt Nam (VINAMILK) ..............61
2.1. Mạng phức hợp trên Gephi..................................................................61
2.2. Phân tích tính modularity, K-core của mạng lưới..................................62
3. Tài liệu tham khảo.....................................................................................63
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
4
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
5
I. Chuỗi cung ứng thông minh (Intelligent Supply Chain) của các quốc gia trên
thế giới.
1. Đặt vấn đề
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cảcác doanh nghiệp tham gia, một cáchtrực tiếp hay
gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên
vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.
Chúng ta tìm hiểu và phân tíchvề chuỗi cung ứng Cocacola, chuỗi cung ứng sản
phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk
2. Chuỗi cung ứng Coca cola.
2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành
Coca-colalà côngty xản suấtnước giải khát có gas số 1 trên thế giới. Ngàynày
tên nước giải khát Cocacolagần như được coilà một biểu tượng của nướcMỹ, không
chỉ ở Mỹ mà ở gần 200 nước trên thế giới. Công ty phấn đấu làm tươimới thị trường
,làm phong phú nơi làm việc,bảo vệ môitrường và củng cố truyền thống côngchúng.
Trên thế giới Coca-cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ:Bắc Mỹ,MỹLatinh
,Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi
Ở Châu Á công ty hoạt động tại 6 khu vực:
 Trung Quốc
 Ấn Độ
 Nhật Bản
 Philipin
 Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc
 Khu vực Tây và Đông Nam Á
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
6
2.2. Tổng quan Coca –cola
Giới thiệu về tập đoàn coca-cola
Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày thành lập, Coca-Colavẫn luôn phản chiếunhững
bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những đổithay chưa từngthấy của toàn
cầu. Từ Châu Âu, nơi một thị trường hợp nhất đang mang đến nhữngcơ hội hết sức
hấp dẫn, đến Châu Mỹ La-tinh, nơi những nền kinh tế đang
hồi phục cho phép khai thác những tiềm năng đầy hứa hẹn, Coca-Cola luôn thể
hiệnsự lôi cuốn tuyệt vời. Thế kỷ trước đã chứng kiến những bước tiến ngoạn
mụctrong lịch sử nhân loại. Thế kỷ này tiếp tục hứa hẹn những phát triển trọng đại
hơnnữa. Và trong những giai đoạn biến chuyển đó, vẫn luôn luôn có một sự bất
biếnrằng nhu cầu giản đơn của mọi người “được giải khát cho sảng khoái” đã, đang
vàsẽ được Coca-Colađáp ứng tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào khác từng được tạo ra.Tự
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
7
tin bước tới thế kỷ mới, Coca-Colavẫn sẽ là biểu tượng trường tồn, một biểu tượng
về chất lượng, sự chính trực, giá trị, sảng khoái và nhiều hơn thế nữa.
Các mốc phát triển của Coca-cola:
Vào ngày 08/05/1886, dược sĩ John Stith Pemberton đã chế ra một loại sirôsữa và
bán nó cho một cửa hàng dược phẩm lớn nhất Atlanta (Mỹ). Nhưng sau 5năm kinh
doanh loại sirô này chỉ với 9 sản phẩm bình quân được bán trong mộtngày,
Pemberton đã không thể nhìn thấy sự thành công của sản phẩm do chính ông tạo ra.
Ông mất vào năm 1888, cùng năm với sự xuất hiện của nhà doanh nghiệpAsa G.
Candler mua lại cổ phần của Coca-Cola.
Trong 3 năm, Candler và hiệp hội của ông ta quản lý công ty với nguồn đầutư là
2,300 nghìn USD. Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “Coca-Cola”với văn phòng U.S
Patent vào năm 1893 và đổi mới nó bằt đầu từ lúc đó.
Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở cửa tạicác
bang như Dallas, Texas, Chicago, California, Illinois và Los Angeles của nướcMỹ.
Ông Candler đã báo cáo cho các cổ đông rằng Coca-Cola đang được bán tại“mỗi
bang và mỗi vùng trên toàn nước Mỹ.”
Năm 1911, một nhóm đầu tư mà người dẫn đầu là Ernest Woodruff, chủngân
hàng Atlanta, đã mua lại Công ty Coca-Cola từ các cổ đông của Candler.Bốn năm
sau, Robert W.woodruff, con trai 33 tuổi của Ernest trở thành chủ tịch tập đoàn và
dẫn dắt công ty đi vào thời kì mới của sự phát triển trong và ngoàinước qua hơn 6
thập kỷ sau đó.
Trong 5 năm gần đây, Coca-Cola đã dành 1 tỉ USDcho việc đa dạnghoá
thông qua sự giao phó toàn quyền và các chương trình cho các bộ phận nhân sự
đãtạo ra nhiều cơ hội cho các cá nhân và các nhà kinh doanh nhỏ.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
8
Giới thiệu về Coca-Cola Việt Nam
Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, hoạt động
trên200quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản
xuấtkinh doanh trên 10 năm với những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola,
Fanta,Sprite, nước cam ép Splash, nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực
Samurai,Schweppes, bột giải khát Samurai, bột Sunfill với các hương Cam, dứa,
dâu.
 Tên giao dịch:Công ty TNHH NƯỚC GIẢIKHÁT COCA-COLA VIỆT
NAM
 Tên nước giao dịch nước ngoài:Coca-ColaIndochine Pte.Ltd., Singapore
 Tên viết tắt: Coca-cola
 Ngành nghề kinh doanh:Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang
nhãn hiệu coca-cola
 Địa chỉ: Phường Linh Trung-Quận Thủ Đức-Tp Hồ Chí Minh
 Website : www.coca-cola.com.vn
 Điện thoại:84 8961 000
 Fax:84 (8) 8963016
 Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
 Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD
 Vốn pháp định: 163.836.600 USD
 Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta,Sprite...
 Vốn đầu tư thực hiện: 399.058.438 USD
 Đại diện: Ông David Wiggleswort, Tổng giám đốc
 Doanh thu năm 2009: 70.492.065 USD
 Doanh thu năm 2010: 75.213.927 USD
 Nộp ngân sách nhà nước năm 2009: 7.752.552 USD
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
9
 Nộp ngân sách nhà nước năm 2010: 9.167.110 USD
 Số lao động: 976 người.
Các mốc phát triển của Coca-cola Việt Nam
 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
 Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh
doanh lâu dài.
 Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương
vàcông ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
 Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tênCông
ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên
kếtgiữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.
 Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung-
Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
10
Cola ĐôngDương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty
Nước Giải KhátĐà Nẵng.
 Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty
LiênDoanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên
Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn
toàn của Coca-Cola ĐôngDương, và sự thay đổi này đã được thực hiện
trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
 Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội
cũngchuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
 Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công
ty nước giải khát Coca-Colatạibamiền đã hợp nhất thành một và có chung
sựquản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành
Phố Hồ Chí Minh.
 Từngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-ColaViệt Nam đãđược chuyển giaocho
Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola
trên thế giới
 Coca-cola Việt nam hiện có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây-
Đà Nẵng-Hồ Chí Minh vơi tổng vốn đầu tư trên 163 triệu USD
Tìm hiểu về hoạt động logistics của công ty Coca Cola
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
11
2.3. Tìm hiểu về hoạt động logistics của công ty Coca Cola
Mô hình chuỗi logistics của công ty Coca Cola ViệtNam
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
12
Mô hình Scor của Coca Cola :
Mô hình Scorbao gồm hệ thống các định nghĩa quy trình được sử dụng đểchuẩn
hoá các quy trình liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng. Các quy trìnhchuẩn được
phân chia thành 4 cấp độ: loại quy trình, hạng quy trình, các yếu tố vàtriển khai..
Mô hình SCOR của công ty COCA COLA
 Hoạch Định
Để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả thì việc lên kế hoạch sản xuất
kinh doanh là điều rất quan trọng. Đóng góp vào sự thành côngcủa cocacola không
thể không nói tới những kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.Như chúng ta đã
biết, hoạch định chuỗi cung ứng là một quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu vào của
hoạch định chiến lược là thông tin về chiến lược, nhu cầu, nguồn lực hiện tại chuỗi
cung ứng.Còn đầu ra là một bản hoạch định cung ứng khả thi có thể đáp ứng nhu
cầu phát triển chiến lược kinh doanh.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
13
Nhờ có kế hoạchkinh doanh dàihạn mà cocacolacóthểtận dụng được mọinguồn
lực về dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách
hiệu quả nhất. Chính sáchkinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường đáp ứng
mong mỏi của người tiêu dùng. Hạn chế những rủi ro khôngnhững cho doanhnghiệp
trung tâm mà cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
 Một số công tác hoạch định gồm:
 Hoạch định chiến lược nguồn cung
 Hoạch định chiến lược sản xuất
 Hoạch định chiến lược logistisc và giao hàng
 Hoạch định việc hoàn trả sản phẩm
 Qua việc hoạch định trên sẽ trả lời được những câu hỏi:
 Liệu có cần phát triển thêm nguồn cung mới?
 Liệu có nên mở hay đóng cửa các trng tâm nhà máy và trung tâm phân
phối?
 Liệu có nên thay đổi công suất vận hành?
 Có nên thay đổi danh mục sản phẩm?
 Tự sản xuất hay thuê ngoài?
 Có nên thuê ngoài hoạt động logistisc?
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
14
 Dòng inbound logistics :
Với một sản phẩm bất kỳ,điều quan trọng đầu tiên đó là nguyên liệu để sản xuất.
Nguyên liệu đó bao gồm những gì,số lượng bao nhiêu,chất lượng ra sao,và được
cung cấp bởi ai?
Các công ty cung cấp nguyên vật liệu để tạo lên sản phẩm coca cola bao gồm:
 Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca
để dùng cho sản xuất nước Coke.
 Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging ( Việt Nam ) cung cấp
vỏ chai chất lượng cao cho coca cola.
 Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty
cocacola. (công ty Stepan chuyên thu mua và chế biến lá cocadùng để sản
xuất nước coca cola).
 Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu sovicung cấp các thùng carton
 hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát
coca cola Việt Nam.
 thực hiện
Sau khi đã chọn được các nhà cung cấp, Công ty sẽ lập lịch trình sản xuấtvà sản
xuất. Việc lập lịch trình sản xuất sẽ được lập theo tuần, mỗi tuần sẽ sản xuấtra bao
nhiêu thùng coca qua việc dựa vào nhu cầu tinh về sản phẩm này ( nhu cầutinh là
nhu cầu thực tế của sản phẩm, nó có được qua việc dự báo và số liệu về đặthàng của
khách hàng)
Sau đây nhóm chúng em xin giới thiệu sơ qua về qui trình sản xuất sản phẩm coca
cola :
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
15
Các vỏ chai được vận chuyển bởi băng chuyền từ giá kê đến nhà máy, tạiđây các
chai được tháo ra và phân loại dựa vào tuổi thọ và loại nước chứa bên
trong sau này.
Sau khi được mở nắp và “quan sát”, chai sẽ được gửi đến máy rửa. Thiết bị
“quansát” này sẽ kiểm tra chất độc trong chai sử dùng thiết bị đo lường độ dẫn
xuất,màu sắc điều khiển bằng laser, hồng ngoại. Một chu trình được tiến hành
nhằmkiểm tra độ vệ sinh tuyệt đối của chai. Bộ phận sau máy rửa được điều
khiển bởimột PLC thứ hai cung cấp các tín hiệu điều khiển thông qua PROFIBUS-
DP và điều khiển vận tốc của băng tải sửdụng bộ truyền độngthay đổivận tốc được.
Saukhi được làm sạch, “bộ phận kiểm tra” kiểm tra chúng có đúng kích cỡ, độ
biếndạng, rò rỉ, hỏngren, màu sắc và các hỏng hóc khác. Mỗi chai được kiểm tra
trongkhi di chuyển sử dụng hệ thống xử lý ảnh và đèn chớp báo hiệu. “bộ phận
điềnđầy”, là trung tâm của nhà máy và điều khiển vận tốc chu trình của toàn bộ
nhàmáy, cho ra 50,000 chai một giờ. Nó được sử dụng 1 băng chuyền với 154 trạm
điền đầy, ở đây các chai lần đầu tiên được điền đầy với cacbon đioxit để làm giảm
thời gian điền đầy. Sự cân bằng áp suất trong chai đảm bảo chai được điền đầy mà
không bị dòng xoáy, mực chất lỏng trong chai được điều khiển bằng điện từ độdẫn
xuất của sản phẩm.
Sau đó các chai được đưa đidán nhãn với các dữ liệu sản xuất. Sau khi được đóng
gói, sản phẩm hoàn chỉnh có thể được cất trong kho giao cho khách hàng.Sản phẩm
chất lượng cao được bảo đảm bởi nhà máy xử lý nước hiện đại, mộtthiết bị pha trộn
thông minh, một nhà máy các bon hóa cho việc làm giàu CO2
và bộ thu thập dữ liệu sản xuất trung tâm(PDA). Sau khi xử lý nước bằng màn lọc(
lọc cacbonhoặc tính) và làm giàu với cacbonđioxit, tất cả thức uống được thêmvào
si rô hoặc đường được trực tiếp pha trộn và điều khiển xử dụng phương pháp “trực
tiếp” để tránh việc lưu trữ trung gian các thức uống thành phẩm.Tất cả các dữliệu
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
16
sản xuất được gửi đến bộ PDA và có thể được xem xét tại một PC tại phòng giám
sát chất lượng bởi người quản lý.
 Dòng outbound logistics ( Phân phối )
Năm qua hoạt động coca cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của cocacola
đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn,1500 nhân viên, hàng
nghìn đại lý phụcvụ người tiêu dùng Việt Nam.
Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanhkhoảng
15% một năm. Riêng coca cola có mức tăng trưởng nhanh hơn.
Sản phẩm của cocacola được sản xuất tại ba nhà máy lớn đặt ở TP Hồ ChíMinh,
Đà Nẵng và Hà Nội. Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công tymở rộng
mạng lưới phân phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lýở các khu
vực này. Đốivới nước giải khát khâu phân phốilà rất quan trọng. Việc pepsivào thị
trường Việt Nam trước lên lắm giữ nhiều thị phần hơn coca cola. Vìthế coca cola
vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quáncafe, nước giải
khát nhà hàng…. Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ cácđại lý như :tặng
dù, hỗ trợ trangtrí cửa hàng, hỗ trợ tài chính.
Sản phẩm cocacola được bày bán tại các điểm bán trên khắp cả nước cásiêu thị,
các cửa hàng nhỏ lẻ.
Trên thế giới cá khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm coca cola và mỗi
ngày trên thế giới có khoảng 1 tỷ suất cocacola được tiêu thụ. Ở Việt Nam có 3 nhà
máy đóngtrai trên toàn quốc và số điểm bán hiện có trên thi trường khoảng 130 000
điểm bán.( năm 2008).
Tại BIG C nếu đặt chân vào gian hàng bày bánnước giải khát bạn sẽ thấy sự hiện
hữu của sản phẩm cocacola với những vị trí bày bán rất có lợi thế. Sản phẩm coca
cola bao giờ cũng được bày ngang tầm mắt hoặc ngày trước và giữa hành lang hay
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
17
ở những nơi bắt mắt nhất. Tất nhiên để có được vị trí ưu thế như vậy cocacola cũng
phải bỏ ra một hoản chi phí không nhỏ chút nào
 Dòng return Logistics
Để có những thành cônglớn của Coca-colatrên thị trường Việt Nam hiệnnay, thì
những nhà làm marketing đã thực sự tạo được hiệu quả trong việc sử dụngcông cụ
truyền thông của mình. Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, Coca-cola không
quên rằng hoạt động khuyến mãi là một trong những công cụ tốt nhất đểq quảng bá
hình ảnh của sản phẩm đến với người tiêu dùng. Công ty Coca-Cola
Việt Nam vừa khởi động chương trình khuyến mãi trên toàn quốc dành cho giới tR
ẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời”. Điểm khác biệt của chương trình
này với các chương trình khuyến mãi thông thường là tinh thần chủ đạo
“Chunghưởng niềm vui” dành cho nhóm bạnhơn là mộtcá nhân. Tinh thần này được
thểhiện từ cách thức trúng thưởng: ghép đôi các nắp chai hay khoen lon để
trúngthưởng đến những giải thưởng mà giới trẻ yêu thích. Khách hàng khi uống các
sản phẩm chai và lon nước giải khát được sản xuất bởi Coca-Cola Việt Nam
nhưCoca-Cola, Fanta Cam, Sprite, Samurai, Thums Up sẽ có cơ hội trúng thưởng
cácgiải hấp dẫn như xe Piaggio LXV 125, điện thoại di động Sony Ericsson
W700i,đồng hồ và áo thun Coca-Cola…Các giải thưởng không đơn thuần là các vật
dụngmà còn là cách để giới trẻ thể hiện cá tính cũng như phong cách thưởng thức
cuộcsống của họ. Các bạn trẻ khi uống chai hoặc lon các sản phẩm của Coca-Cola
Việt Nam sẽ có được những nắp chai hoặc khoen lon có hình một nửa của
giải thưởng. Nếu ghép 2 nắp chai hoặc 2 khoen lon có những ký hiệu tương ứng nh
au như trong điều lệ thì sẽ trúng giải. Như vậy cơ hội trúng giải sẽ cao hơn nếu các
kháchhàng trẻ từ 2 người trở lên cùng nhau phối hợp và sưu tầm các thông tin may
mắnnày! Việc sử dụng các hình thức khuyến mãi không chỉ giúp cho doanh số
củacông ty tăng lên, mà nó còn thể hiện giá trị mà công ty mang lại cho các khách
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
18
hàng của mình. Đây là một công cụ truyền thông đắc lực không chỉ riêng Coca-cola
sử dụng mà hầu như các công ty khi đivào hoạt độngcũng xem đây là mộtcáchthức
để phát triển thị phần của mình.
Ngoài ra, Coca cola Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích,đầy ý
nghĩa với khách hàng, đặc biệt là các chương trình dành cho giới trẻ. Các hoạt động
này tạo cho cocamộthình ảnh đổimới, sáng tạo, đầy năng động, lạcquan, hạnh phúc
và đầy cuốn hút. Các hoạt động này tạo sự thân thuộc và gần gũi hơn giữa Coca-
Cola và người tiêu dùng bằng những hoạt động đầy bất ngờ và sáng tạo như:
2.4. Đánh giá chuỗi logistics Coca Cola
Những điểm tốt, ưu điểm của chuỗi logistics
 Coca cola Việt Nam đã xây dựngmột chuỗi cung ứng, logisticsthành
công.
Mặc dù vào thị trường Việt Namsau pepsi nhưng công ty TNHH CocaCola Việt
Nam đã xây dựng rất tốt chuỗicung ứng của mình.
Điều đó được minh chứng bởi sản lượng tiêu thụ sản phẩm của coca colađứng
nhất, nhì trong thị trường giải khát của Việt Nam. Vào Việt Nam với nhữngthiếu
thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như sự nghèo làn lạc hậu nhưng CocaColaVN
cũng từng bước khắc phục khó khăn để phát triển một cách lớn mạnh vàchiếm được
sự tin yêu của người tiêu dùng Việt Nam.
Có được thành quả trên nhờ vào sự vận dụng, quản lý tốt của chuỗi cungứng.
Thực hiện đổimới một cách đồng bộ, thống nhất. Để có được những chiếnlược kinh
doanh lâu dài như vậy đòi hỏi sựăn ý và hợp tác một cáchtối ưu giữacác khâu trong
chuỗi cung ứng như : nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp , vậnchuyển kho bãi, các
nhà phân phối bán buôn bán lẻ…và nhiều yêu tố khác.
 Nắm bắt, xử lý thông tin một cáchnhanh nhạy.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
19
Nắm bắt và xử lý thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong chuỗicun
g ứng. Chuỗi cung ứng có thành công và trơn chu được hay không phụ thuộcvào sự
tương tác về thông tin của các thành viên trong chuỗi.
Trong cuộc đấu giữa coca cola và pepsi để giữ vững được thị phần củamình
thì các bộ phận trong chuỗi cung ứng của cocađã phối hợp rất nhịp nhành đểcó thể
đáp trả lại các hành động của pepsi trên thị trường.
Ví dụ: khi pepsi có ý định giảm giá hay khuyến mại thì ngay lặp tức cácnhà
phân phối đại lý của coca cũng đồng loạt giảm giá khuyến mãi…
Để làm được điều này đòi hỏi họ phải thiết lặp mạng lưới thông tin xuyên xuốt
chính xác và nhanh nhạy.
Bắt kịp với thời đại coca cola Việt Nam cũng đã có những chiêu thức
trào bán hàng trên mạng đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ đam mê internet và sự
tiệndụng mà cuộc sống hiện đại đem lại. Hiện nay sản phẩm của coca cola đã
đượctrào bán, giới thiệu trên một số mạng xã hội và diễn đàn.
 Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi logistics
Đó là nguồn cung về nguyên liệu nhiên liệu giá rẻ và sẵn có. Nguồn cunglao động
dồi dào và có tay nghề cao, người lao động cần cù chịu khó, sang tạo …
 Quản lý và lặp kế hoạchsản xuất kinh doanh
Để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả thì việc lên kế hoạch sảnxuất
kinh doanh là điều tối quan trọng.
Đóng góp vào sự thành công của coca cola không thể không nói tới nhữngkế
hoạch sản xuất kinh doanh của côngty. Đó là những tiền đề cơ bản để công tycó thể
đứng vững trên thị trường cũng như chủ động trong sản xuất kinh doanh vàvận hành
chuỗi cung ứng của mình. Nhờ có kế hoạch kinh doanh dài hạn mà cocacolacó thể
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
20
tận dụng được mọi nguồn lực về dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tàichính chặt chẽ để
có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất. Chính sách kinh doanh giúp điều tiết cung cầu
trên thị trường đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng.Hạn chế những rủi ro không
những cho doanh nghiệp trung tâm mà cho toàn bộchuỗi cung ứng.
 Phát triển quan hệ kháchhàng và quản lí tốt nhân sự cũng là một thành
công của coca cola
Mặc dù có mặt ở Việt Nam sau pepsi nhưng cocacola Việt Nam đã khôngngừng
mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng.
Coca cola dần dần đã chiếm được vị thế rất lớn trong lòng người tiêu dùngViệt
Nam. Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của từng cá nhân và từng
gia đình Việt.
Để có được thành công ấy cocacola đã không ngừng tung ra các chiêuquảng cáo,
tiếp thị đặc sắc phù hợp với nét văn hóa người Việt. Cùng với một loạtcác chương
trình khuyến mại , giảm giá…hấp dẫn.
Những điểm hạn chế trong chuỗi logistics công tyCoca-Cola:
 Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗicung
ứng.
Đó là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng, logistics và rất tiếc cocacola
Việt Nam cũng mắc phải tình trạng này. Họ chưa thống nhất được thông tingiữa các
yếu tố trong chuỗi cung ứng với nhau và chưa thật sự liên kết một cáchchặt chẽ dẫn
đến những bất đồng quan điểm, lợi ích. Điển hình là vụ việc coca cola Việt Nam
kiện các đại lý của mình năm 2005.
Coca-Colathu hút các đạilý độc quyền bằng những chínhsáchưu đãi hấpdẫn, tạo
sự gắn bó giữa công ty và đại lý: Các đại lý không được bán các sản phẩmcủa các
đối thủ cạnh tranh, bù lại Coca-Cola sẽ trả cho các đại lý tiền chiết khấuđộc quyền
1.000 đồng/két.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
21
Nhưng trong quá trình giao nhận hàng, việc ghi hóa đơn rất sơ sài. Các đạilý hầu
như không có một giấy tờ nào có giá trị pháp lý để ràng buộc. Ngược lại,công ty căn
cứvào giấy xác nhận công nợ kiện theo thủ dân sự. Chỉ riêng 10 đại lýđang là bị đơn
trong các vụ kiện đòi nợ của Coca-Cola mà TAND TPHCM đangthụ lý giải quyết,
số tiền nợ hàng đã lên đến gần 6 tỉ đồng, chưa kể lãi suất quá hạnvà gần 70.000 két
vỏ chai quy thành tiền.
Vụ việc này đã gây ra không íttổn hại cho cocacola Việt Nam và làm mấtđi hình
tượng của coca cola trong lòng những người tiêu dùng.
 Phát triển và quản lý nhân sự chưa thật sự mang lại hiệu quả tối ưu
Cuộc chiến giữa coca cola và pepsi là một ví dụ minh chứng dõ dàng cho nhận
định trên.
Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu thì lượng tiêu thụ của coca cola bao giờcũng
nhỉnh hơn pepsi nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Tại sao lại như vậy?
Trên “sân chơi” toàn cầu, Coca-cola chiếm thế “thượng phong” so vớiPepsi nhờ
chiến lược tiếp thị và quảng cáo của họ. Riêng thị trường Việt Nam,Pepsi không
những có được một hệ thống phân phối tốt trên toàn xứ Việt Nam(nhờ tới trước) mà
họ còn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi có thể vínhư những “tướng
quân”.
Họ là những người Việt không những am hiểu “côngnghệ tiếp thị” màđồng thời
họ cũng rất am hiểu tâm lý của người Việt – điều này rất quan trọng. Nhờ vậy, Pepsi
luôn đẩy lui bất cứ đợt “phản công” giành giật thị trường nào của
Coca-cola. Đây là điều mà coca cola vẫn còn thiếu và yếu.
 Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản
xuất chưa có sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
22
Do chưa thực hiện tốt công tác vận chuyển và kho bãi đã dẫn tới một số sản phẩm
của coca cola bị khách hàng phàn làn chưa hết hạn sử dụng đã bị mốc hỏng.Có thể
nguyên nhân do vỏ trai bị hở trong quá trình vận chuyển.
Công tác giám sát sản xuất không tốt dẫn tới lỗi trong các sản phẩm nhưxuất hiện
pin trong nước coca cola.
Điều này cho thấy sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với với cácnhà
phân phối, các đại lý của mình. Mới để xảy ra hiện tượng đáng tiếc sản phẩmđến tay
người tiêu dùng mang những lỗi không thể chối cãi được.
 Các mắt xích trong chuỗi chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.
Năm 2005 coca cola Việt Nam đã bị lên án vì sử dụng nguyên liệu quá hạn sử
dụng.
Điều đó cho thấy rằng ý thức trách nhiệm của nhà cung cấp nguyên vật
liệuchưa tốt ý thức về quản lý luồng hàng dự trữ( cụ thể là nguyên vật liệu sản
xuấtcoca cola) còn thiếu và yếu. Đồng thời cũng cho thấy sự yếu kém trong công
tácchuyển tải, lắm bắt thông tin của các thành viên trong mắt xích, giữa nhà sản
xuấtvà nhà cung cấp nguyên vật liệu.
 Chuỗi logistics chưa linh hoạt:
CocaCola chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi trên toàn thế gới. Sản
phẩm coca cola là sản phẩm đồ uống có ga, khi uống có vị ngọt, nhất là khi uống
cùng với đá sẽ tạo cho người uống có cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Nếu trong bữa
ăn có một món ăn khó tiêu hóa thì tốt nhất nên dùng kèm với Cocacolasẽ giúp ta có
cảm giác không bị khó chịu, đầy bụng. Tuy nhiên, để dùng làm một lọai nước uống
giải khát lâu dài thì không nên vì không tốt cho sức khỏe vì nhất là không tốt cho
người bị bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ. Vì thế mà Cocacola cần phải thích nghi
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
23
được với 1 “thị trường người bệnh” như thế, nhìn thấy đc nhu cầu của người tiêu
dùng để đảm bảo giữ vững được thị trường của mình đồng thời khuếch trương được
thị phần hơn nữa.
2.5. Kiến nghị giải pháp cho Coca Cola
Thiết lập 1 chuỗi cung ứng mới cho công ty Coca Cola VN:
 Môhình Chuỗi cung ứng , logistics xanh ( Green Logistics )
Một chuỗi logistics hoàn hảo không chỉ dừng lại ở mục tiêu tạo ra các giá trị tăng
thêm mà còn phải hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững, nghĩa là cần
xem xét trên phương diện môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Trong vài năm trở lại đây, các công ty đa quốc gia đã và đang nỗ lực hoàn thiện
chuỗi cung ứng của mình thông qua việc xây dựng những chuỗi cung ứng thân thiện
với môi trường – Chuỗi cung ứng xanh (The Green Supply Chain). Không chỉ bảo
vệ môi trường, chuỗi cung ứng xanh còn được xem là một lợi thế cạnh tranh của các
công ty trong việc mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận.
Tổ chức SCC (The Supply-Chain Council), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên
cung cấp các phương pháp và công cụ chuẩn nhằm giúp các công ty xây dựng và
phát triển chuỗi cung ứng, đã đưa ra mô hình chuẩn về chuỗi cung ứng xanh Green
SCOR Model sau đây:
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
24
SCOR Model là một mô hình chuỗi cung ứng khép kín, mô tả một hệ thống bao
gồm các quá trình được liên kết chặt chẽ thông qua việc trao đổi thông tin thường
xuyên giữa các đối tác trong chuỗi, đó là:
Lập kế hoạch cho cả chuỗi và cho từng giai đoạn trong chuỗi (Plan);
 Khai thác nguồn nguyên vật liệu để sản xuất (Source);
 Chế tạo sản phẩm (Make);
 Phân phối sản phẩm (Deliver);
 Thu hồi sản phẩm (Return Deliver);
 Thu hồi nguồn nguyên vật liệu đã được tái chế (Return Source).
Xuất phát từ mô hình trên, SCC đã xây dựng nên mô hình mới GreenSCOR
Model. Đây là một mô hình chuỗi cung ứng khép kín được bổ sung vào đó là
những hoạt động liên quan đến việc quản lý môi trường, hay nói cách khác đấy là
những hoạt động làm xanh chuỗi cung ứng.
Chiến lược phát triển môi trường bền vững của Coca Cola:
Chiến lược phát triển bền vững của COCA-COLA bao phủ toàn bộ chuỗi giá trị,
được thực hiện thông qua bốn chương trình trọng tâm:
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
25
 Thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường.
 Những hoạt động tiến hành ở giai đoạn cuối của chu kì
 Quản lý mạng lưới các nhà cung ứng.
 Hệ thống quản lý môi trường.
Với sựhỗ trợ của những chương trình này, COCA-COLAđã nỗ lực loại bỏ những
rủi ro, nhằm đạt được sựđồngthuận của các cổ đôngvà gia tăng lợi nhuận..Mục tiêu
của COCA-COLA là phát triển công nghệ tiên tiến, những sản phẩm không gây ảnh
hưởng đến môi trường và có thể được tái sử dụng, tái sản xuất hay tiêu hủy được.
Những nhân tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của COCA-COLA là
sựlinh động, sự phát triển và chất lượng. Chiến lược môi trường của côngty có quan
hệ mật thiết đến các chiến lược kinh doanh ở một số mặt sau:
Trong các quyết định và hành động của mình, COCA-COLA luôn tính đến một
thực tế là các vấn đề về môi trường đang có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn đến dự án
phát triển toàn cầu. COCA-COLA nhận thấy được tầm quan trọng của việc hợp tác
để trao đổi các vấn đề toàn cầu cũng như vấn đề về sử dụng nguồn tài nguyên và khí
thải CO2. COCA-COLA tham gia vào các chương trình hợp tác nghiên cứu để đưa
ra các sang kiến thông qua các Hiệp hội công nghiệp và những tổ chức toàn cầu.
Đồng thời, COCA-COLA cũng đang nỗ lực để giảm sự tiêu thụ năng lượng trong
các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao gồm: những nguồn năng lượng
phục vụ làm lạnh, sưởi ấm và thắp sáng không gian. Trong vận tải, việc tăng cường
cắt giảm chi phí đã tạo ra một tác động tích cực đối môi trường.
Giảm lượng chất thải là một mục tiêu môi trường có liên quan mật thiết đến chất
lượng sản phẩm, bao gồm: chất lượng thiết kế, chất lượng sản phẩm, chất lượng dây
chuyền sản xuất và chất lượng củacông việc tiến hành trong giai đoạn sản xuất.
Thông qua hệ thống quản lý môi trường: Các nhà cung ứng sẽ được hướng dẫn
bằng chương trình quản lý môi trường để đảm bảo hiệu quả cho việc lập kế hoạch,
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
26
thực hiện và kiểm soát môi trường. Hệ thống quản lý môi trường sẽ đáp ứng được
những quy định của ISO 14001, hoặc những tiêu chuẩn quốc tế khác. Những nỗ lực
cải tiến thường xuyên của các nhà cung ứng sẽ được chỉ dẫn trong Hệ thống quản
lý.
Việc thu hồi các vật liệu vào cuối giai đoạn sau bán hàng để tái sản xuất cũng
phải đảm bảo xử lý an toàn các chất gây hại cho con người và môi trường.
Trọng tâm của chương trình này là:
 Tái sản xuất lại những phế liệu phế phẩm đã qua sử dụng;
 Giám sát và so sánh các hệ thống tái sản xuất với nhau;
 Hợp tác với các nhà táisản xuất để phát triển qui trình tái sản xuất.
COCA-COLA ủng hộ mục tiêu thiết lập các phương pháp đáng tin cậymang lại
hiệu quả sinh thái cho vòng đời sản phẩm và tiếp tục nghiên cứu giải pháp thay thế.
Việc tiêu thụ năng lượng và tái sản xuất sản phẩmở giai đoạn cuối của chu kì
sốngcủa sản phẩm là một trong số những phương diện môi trường quan trọng
nhất.Mối quan tâm toàn cầu về khí thải CO2từ quá trình sử dụng các nhiên liệu hữu
cơđã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tại những giai đoạn
kháctrong chu kỳ sốngcủa sản phẩm kể cả giai đoạnsử dụng sản phẩm. Lượng CO2
thải ra trong quá trình vận tải và logistics cũng đang là một mối quan tâm
lớn vìnhững tác động của nó đối với khí hậu. Vì vậy, COCA- COLA đang làm việc
cùngvới những nhà cung cấp dịch vụ logistics của mình với mục tiêu thiết lập các
dữliệu đáng tin cậy về khí thải CO2 có liên quan đến logistics..
Các mục tiêu của cần đạt được:
 Phù hợp với các quy định về môi trường về hiện tại và trong tương lai;
nhưgiới hạn trong việc sử dụng các chất và nhu cầu tái sản xuất.
 Sựphù hợp giữa hoạt độngcủa các nhà cung ứng của COCA-COLAvớicác
tiêu chuẩn môi trường mà COCA-COLA đã đề ra
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
27
 Quản lý chặt chẽ việc thu hồi các sản phẩm của COCA-COLA ở giai
đoạncuối sản phẩm.
 Thông tin sản phẩm: COCA-COLA đã đưa ra những thông tin về sinh
tháivào trong các sản phẩm di động mới nhất của mình như: thông tin về
việctiêu thụ năng lượng, sử dụng nguyên liệu, đóng gói và tái sản xuất.
Làm “xanh” các khâu trong chuỗi cung ứng:
 Tác động của các khâutrong chuỗi logistics đến môi trường:
Hiểu được những tác động đối với môi trường, COCA-COLA đã đưa ramột số
giải pháp cụ thể trong từng khâu nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đó.
Trong tất cả các khâu, sản xuất có tác động nhiều nhất. Do đó, COCA-COLA
rấtchú trọng đến việc cắt giảm lượng ảnh hưởng của quá trình sản xuất trong
chuỗicung ứng.
 Các giải pháp COCA-COLA thực hiện nhằm làm “xanh” trongt ừng
khâu của chuỗilogistics:a.
Trong quá trình sản xuất:
Quá trình sản xuất ra nước uống đóng chai COCA-COLA trải qua nhiềukhâu từ
việc thu thập vật liệu thô, đên việc sản xuất đónggói để có mộtsản phẩmhoàn chỉnh.
Để thực hiện mục tiêu đề ra trong quá trình sản xuất, COCA-COLAđãđưa ra các
giải pháp sau:
Quản lý nhà cung ứng:
Đánh giá tổng thể
COCA-COLA có thể thực hiện các đánh giá tổng thể thông qua việc xemxét một
cách có hệ thống quá trình thực hiện và hệ thống quản lý các nhà cungứng để đảm
bảo phù hợp với các yêu cầu của COCA-COLA. Việc đánh giá nàyđược thực hiện
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
28
bởi các chuyên gia của COCA-COLA. Các chuyên gia có tráchnhiệm lên kế hoạch,
điều phối, chuẩn bị, sau đó thực hiện đánh giá. Một đội baogồm ít nhất 2 người và
thời gian đánh giá thông thường là hai ngày. Kết quả đánhgiá sẽ được thông báo tới
các nhà cung ứng trong các cuộc họp và đạt được sựnhất trí của cả hai bên. Tất cả
các đánh giá đều được đưa vào hệ thống cơ sở dữliệu của COCA-COLAđể tránh sự
đánh giá trùng lắp.
Đánh giá chuyên sâu:
Bên cạnh đánh giá tổng thể, COCA-COLAcòn thực hiện các đánh giáchuyên sâu
về điều kiện lao độngvà môi trường. Các đánh giá dựa trên quy địnhcủa chính quyền
địa phương, tiêu chuẩn SA8000, và những yêu cầu của COCA-COLA. Mục tiêu của
COCA-COLA là mỗi năm tiến hành 5-10 cuộc đánh giá
Phương pháp đánh giá bao gồm các công việc:
 Tham quan cơ sở sản xuất ( bao gồm tất cả cơ sở vật chất, kể cả khu nộitrú,
căng -tin, và các kho hóa chất).
 Phỏng vấn ban quản lý.
 Phỏng vấn công nhân.
 Kiểm tra những tài liệu liên quan ( như là bảng lương, lịch làm
việc).COCA-COLA đã đưa ra hệ thống đánh giá đối với nhà cung ứng
thông quakiểm soátviệc đáp ứng các yêu cầu mà COCA-COLAđưara liên
quan đến việcchế tạo sản phẩm.
 COCA-COLA cần yêu cầu nhà cung ứng phải lưu danh mục các bánthành
phẩm cung cấp cho COCA-COLA. Những tài liệu này phải có thểsử dụng
được theo yêu cầu đã đề ra.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
29
 Các nhà cung ứng cần kết hợp việc xem xét các vấn đề môi trường trongquá
trình thiết kế và đảm bảo việc thảo luận về vấn đề môi trường đượclưu tâm
trong chuỗi cung ứng của chính họ.
 COCA-COLA cũng kiểm tra sự phù hợp với những yêu cầu của mìnhcũng
như với các tiêu chuẩn xã hội thông qua việc việc kiểm tra sổ sáchvà thanh
tra. Nếu phát hiện có nhà cung ứng nào không đáp ứng,COCA-COLA sẽ
yêu cầu họ sữa chữa và tiếp tục kiểm tra.
 COCA-COLAhợp tác với các nhà cung ứng để phát triển khẩu hiệu vềviệc
thực hiện vấn đề môi trường của các thành phần và nguyên liệutrên các sản
phẩm.
Xử lý các chất thải và khí gây ô nhiễm
Trong khi vấn đề sử dụng năng lượng một cách hiệu quả là lĩnh vựcquantrọng
nhất giúp COCA-COLA có thể phát triển các hoạt động môi trường, thì Tậpđoàn
này còn tiếp tục quản lý những vấn đề quan trọng khác.
Vấn đề sử dụng nước
Nước được sử dụng phần lớn tại các cơ sở sản xuất của COCA-COLA để phục
cho việc xử lý nguyên vật liệu.
Chất thải
Mục tiêu của COCA-COLA là giảm đến mức thấp nhất các chất thải, đặc biệt
là các chất thải bị thải vào đất mà không được xử lý. Mặc dù khối lượng sản xuất
ngày càng tăng làm cho tổng lượng chất thải không thể giảm xuống, nhưng COCA-
COLA có thể tăng tỷ lệ tái sử dụng các chất thải này từ. Tỷ lệ này bao gồmcác chất
rắn được tái sử dụng và tái chế để dùng làm nguyên vật liệu, hay được sửdụng làm
nguồn năng lượng năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất
Đóng gói
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
30
Khâu đóng gói có mộtchức năng quan trọng là bảo quản sản phẩm trong quá trình
vận chuyển hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Những ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường trong quá trình đóng gói phụ thuộc vào loại và khối lượng
nguyên vật liệu được sử dụng, cũng như số phận của các hộp đóng gói này sau khi
người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm. Sở dĩ việc đóng gói có tác động gián tiếp đến
môi trường vì trọng lượng và kích cỡ của nó ảnh hưởng đến nguồn năng lượng cần
thiết để vận chuyển và tồn trữ hàng hóa. Hộp đóng gói càng nhỏ càng nhẹ thì lượng
năng lượng tiêu thụ tính trên một sản phẩm càng ít.
COCA-COLA có thể tiến hành các cải tiến ở một số khu vực với việc giảm khối
lượng đóng gói trên một sản phẩm và sử dụng nhiều hơn các nguyên vật liệu được
tái sản xuất lại. Nhờ việc giảm đi kíchcỡ bao bì đóng gói mà trọng lượng kiện hàng
giảm xuống, đồng thời nhiều sản phẩm hơn sẽ được đưa vào trong một không gian
như trước để vận chuyển đi. Do đó, tiết kiệm được năng lượng trong quá trình dự trữ
vận chuyển, và cắt giảm một lượng chi phí đáng kể cho việc vận chuyển hàng hóa.
Thu hồi và tái chế
Tại sao phải thu hồi và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng?
COCA-COLA nhấn mạnh giá trị của môi trường với nỗ lực thu lại nhiều nhất
lượng nguyên liệu trong sản phẩm đã qua lưu thông. Làm được điều này họ sẽ giảm
được nhiều năng lượng và chất hóa học sử dụng để sản xuất nguyên liệu mới cho
sản phẩm. Với việc biết rõ sự lựa chọn trong thiết kế và thực hiện việc tái chế một
cách tốt nhất, họ đã giảm được các tác động xấu đối với môi trường.
Việc thiết kế sản phẩm và mạng lưới bảo hành giúp kéo dài thời gian tồn tại của
sản phẩm. Việc tái sinh này mang lại nhiều lợi ích. Quá trình tái sinh bắt đầu bằng
việc thu hồi sản phẩm, điều phối, phân loại, xử lý lại nhằm tối đa hóa hiệu quảviệc
tái sinh. Đây là lý do tại sao COCA-COLArất quan tâm đến việc thu hồi vàlựa chọn
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
31
nhà tái sản xuất ( để đảm bảo hiệu quả thực hiện và các tiêu chuẩn về antoàn, sức
khỏe và môi trường cao nhất).
COCA-COLA nhận thấy trách nhiệm của mình là thu hồi lại các sản phẩmquá
hạn hoặc không còn sử dụng được và xử lý một cách có trách nhiệm là tái chếnó
ngay khi có thể và xem đó là nghĩa vụ của mình đối với môi trường. Để thựchiện
được nghĩa vụ đó, COCA-COLA thiết kế các mạng lưới tái chế trên khắp thếgiới
phù hợp với các tiêu chuẩn mà COCA-COLA đề ra.COCA-COLA đã thựchiện thu
hồi trên 200 quốc gia, với các điểm thu hồi tại hơn 130.000 trung tâmdịch vụ. Hơn
nữa, tất cả các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống của COCA-COLA
đều thực hiện thu hồi thiết bị cũ. Các sản phẩm cũ được thu hồi từ các kênh
bánhàng lẻ khác nhau hay được tái chế tại các quốc gia khác. Sự kết hợp các
kênhkhác nhau này làm cho khả năng vứt bỏ các sản phẩm không được sử dụng là
hầun hư không có.
Các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu thu hồi và tái chế:
Xây dựng ý thức – một chiến lược thu hồi.
Ý thức người tiêu dùng rất quan trọng để thu hồi lại sản phẩm, vì vậy
COCA-COLA đang thúc đẩy việc thực hiên bằng nhiều cách. Thách thức lớn
nhấtlà nâng cao ý thức tiềm năng của người tiêu dùng để thu hồi những phế phẩm
cũvà thúc đẩy mọi người làm theo.
COCA-COLAcần thực hiện một vài chiến lược nâng cao ý thức thu hồi và tiếptục
tìm ra nhiều cách hiệu quả và phổ biến hơn.
Quá trình sử dụng sản phẩm
Là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới có mạng lưới trên 200 quốcgia,
điều đó vừa mang đến cho COCA-COLAnhững lợi thế cũng như trách nhiệmto lớn
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
32
trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu trước các tác độngcủa hoạt
động thượng mại. Sợi dây liên hệ chính giữa các hoạt động kinh doanh với khí thải
gây hiệu ứng nhà kính nằm ở giai đoạn sử dụng sản phẩm. COCA-COLA đã ước
tính rằng các hoạt động sản xuất riêng lẻ của nó chỉ tạo ra lượng khíthải chiếm 10%
tổng lượng khí tạo ra trong suốt chu kì sống của sản phẩm, 90% còn lại đến từ các
nhà cung ứng nguyên vật liệu, các nhà sản xuất linh kiện, quátrình phân phối.
2.6. Kết luận:
Tuy tình trạng khó khăn của nền kinh kế đã tạm đi qua, tỷ lệ lạm phát ổnđịnh ở
mức một con số ; một doanh nghiệp ,công ty muốn tồn tại và phát triển làđiều không
phải dễ dàng và cần có những chính sách xử lý tình huống thật tốt.Vídụ như việc sử
dụng ngân sách hiệu quả hơn,việc lập những kế hoạch chomarketing….Việt Nam
cũng như các nước khác,đangchịu ảnh hưởng nặng nề từsuy thoái kinh tế toàn cầu.Vì
vậy công ty Coca-Cola Việt Nam sẽ phải đề ra nhữngchính sách cho năm 2014 để
giữ vững được thị phần,lợi nhuận … Một điều tất yếutrong khủng hoảng kinh tế là
người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi phí dành cho muasắm,tiêu dùng … để tiết kiệm vậy
điều đó tất ảnh hưởng đến việc giảm sút doanhthu của Coca-Cola. Hơn nữa,đối thủ
lớn của Coca-Cola là PepsiCo sẽ có nhữngđộng thái để thu hút thị phần của chúng
ta. Điều đó không những ảnh hưởng đếndoanh thu ,thị phần trong thời gian khủng
hoảng mà còn dẫn đến hậu quả lâu dài. Với rất nhiều thách thức như vậy,Coca-Cola
phải đưa ra một chiến dịchmarketing ngắn hạn (cũng như tiếp nối những chiến dịch
sau đó) để duy trì, pháttriển hình ảnh, thị phần, doanh thu của Coca-Cola tại Việt
Nam.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
33
Qua những nghiên cứu về sản phẩm Coca-colacủa công ty Coca-cola
Việt Nam chúng ta có thể thấy đây là một sản phẩm đang phát triển mạnh trên thịtr
ường Việt Nam cũng như thế giới. Nguyên nhân chính là do quản trị chuỗi giá trịcủa
Coca-colacủa công ty có hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế củachuỗi
cung ứng chưa được chúý, xong chuỗicung ứng của cocacolaViệt Nam đãđạt được
nhiều thành công nhất định, đó là nhờ vào sự liên kết chặt chẽ có hệthống của các
thành viên trong chuỗi. Vì thế cần tận dụng tối đa để nâng cao hiệuquả của quản
trị chuỗi cung ứng của Côngty. Từ việc phân tíchtìm hiểu trên, những côngty nước
giải khát của Việt Nam cần rút ra bài học cho mình để có
thể phát triển mạnh hơn. Đặc biệt trong điều kiện gia nhập WTO, thị trường mở cử
arộng lớn và những hãng nước ngọt nội địa vẫn chưa đủsức cạnhtranh. Với nhữngcố
gắng nỗ lực không ngừng nghỉ của từng thành viên trong chuỗi cung ứng trong
tương lai chắc chắn coca cola Việt Nam sẽ phát triển lớn mạnh hơn nữa.
3. Chuỗi cung ứng của công ty cố phần sữa Việt Nam (VINAMILK)
3.1. Vài nét kháiquát về công ty Vinamilk và chuỗi cung ứng sảnphẩm sữa của
Vinamilk
Côngty có tên đầy đủ là: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Tên viết tắt: VINAMILK
Tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products Joint – Stock Company.
Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ
cũ để lại . Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận
7, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơnvị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổngsố CBCNV 4.500
người. Chức năng chính: Sản xuấtsữa và các chế phẩm từSữa. Nhiều năm qua, với
những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp
hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt. Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích
cực vào sự phát triển sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
34
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt
Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và
sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống,
kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản
phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3
năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm
1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm
đònbẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng
chai và café cho thị trường
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương
hiệu“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng”
và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn
năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam
chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng
trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ
năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng
công suất khoảng
570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên
cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưasản phẩm đến số lượng lớn người
tiêu dùng.
Tổng doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 35% qua 5 năm:
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
35
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh
nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh khoảng 40%
thị phần sữa Việt Nam.Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới nhà
phân phối dày đặc, tính đến hết năm 2011, Vinamikl 232 có nhà phân phối phân bố
trên tất cả các tỉnh thành trong nước và 178.000 điểm bán lẻ, sản phẩm Vinamilk
còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực
Trung Đông, Đông Nam Á…
Vinamilk luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon
miệng nhất cho sức khoẻ của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm của
Vinamilk. Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự
hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết
sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Biết bao
conngười làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chắt chiu, gửi gắm
trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏecộngđồng, cho tương
lai thế hệ mai sau. Đạt được được những thành tựu to lớn và vị trí đặc biệt cùng
thương hiệu nổi bật Vinamilk trong nước và trên trường quốc tế như ngày nay, lãnh
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
36
đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty đã thể hiện đầy đủ bản lĩnh chính trị và
trình độ chuyên môn cùng những kiến thức được kiểm nghiệm trên thương trường
là những đặc điểm tạo nên giá trị của một thương hiệu nổi tiếng suốt 35 năm
qua.Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam
với nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen
thuộc nổi tiếng trong và ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vị
kinh tế đốivới Nhà nước, trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội
nhập WTO. Bản lĩnh của côngty là luôn năng động, sáng tạo, độtphá tìmmột hướng
đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất nhưng không đi chệch
hướng chủ trương của Đảng. Đó chính là thành tựu lớn nhất mà tập thể cán bộ công
nhân viên Công ty tự khẳng định và tự hào. Đó là sức mạnh, niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và toàn Công ty Cổ phần sữa
Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục dày công vun đắp, thực hiện, phát huy .
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
37
3.2. Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk
Phân tích các thành viên và vai trò trong chuỗi cung ứng
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
38
Khâu cung ứng đầu vào
Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập
khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò
trong nước.
Đây là thành viên đầu tiên trong chuỗi cung ứng. Các hộ nông dân nuôi bò, nông
trại nuôi bò có vai trò cung cấp nguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm
thu gom sữa. Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn
về chất lượng được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa. Sữa
tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra gắt gao khi tiếp nhận các chỉ tiêu
sau:
- Cảm quan: thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có bất kỳ mùi vị
nào.
- Đảm bảo chất khô chất béo lớn hơn
- Độ tươi
- Độ acid
- Chỉ tiêu vi sinh
- Hàm lượng kim loại nặng
- Thuốc trừ sâu, thuốc thú y
- Nguồn gốc (không sử dụng sữa của bò bệnh).
Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tuơi phải đảm bảo nghiêm ngặt về độ
tươi, không bị tủa bởi cồn 75 độ.
*Đối với nguyên liệu sữa tươi từ các nông trại nuôi bò thì quy
trình thu muasữa của công ty Vinamilk diễn ra như sau:
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
39
Các trang trại lớn, như: trang trại của công ty cổ phần DELTA (Tp.HCM) quy
mô đàn:1000 con, doanh nghiệp thương mại chăn nuôi bò sữa Phương Bình quy mô
đàn: 120 con….
Công ty có 4 trang trại bò sữatai Tuyên Quang, Lầm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An
với hệ thống trang thiết bị kĩ thuật hiện đại. Mỗi con bò được đeo chip điện tử để
kiểm tra sản lượng sữa chính xác từng cá thể.
Và rất nhiều các hộ chăn nuôi, hợp tác xã nuôi bò ở Bình ĐỊnh, HCM, Lâm ĐỒng,
Long An cung cấp nguồn sữa tươi cho công ty.
Trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nông
dân, nông trại nuôi bò, thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa,
bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Từtrung tâm có thể thông tin cho hộ
nông dân về chất lượng, giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng thời
trung tâm thu mua sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò.
Trong năm 2011, Vinamilk đã thu mua 144 nghìn tấn sữa tươi, tăng 11% so với
năm 2010. Trong đó, thu mua trong dân tăng 8% và thu mua trang trại của Vinimilk
tăng 52%. Tháng 12/2011, tổng đàn bò sữa giao cho Vinamilk là 61 nghìn con, tăng
1.100 con so với tháng 12/2010, trong đó bò vắt sữa chiếm 49% tổng đàn bò.
Đốivới nguyên liệu sữanhập khẩu thì có thể được nhập thông qua trung gian hoặc
tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất. Một số nhà
cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu cho công ty Vinamilk như:
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
40
- Fonterra là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về
sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng
mua bán trên toàn thế giới.
- Hoogwegt International là một đốitác lớn chuyên cung cấp bộtsữacho nhà
sản xuất và người tiêu dùng ở châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói
chung cũng như công ty Vinamilk
- Ngoài ra Perstima Bình Dương Việt Nam, cùng với nhiều công ty khác
trong nướccũng là nhà cung cấp chiến lược cho Vinamilk trong hơn 10 năm
qua.
Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Cty Vinamilk
Name of Supplier Product(s) Supplied
Fonterra (SEA) Pte Ltd Milk powder
Hoogwegt International BV Milk powder
Perstima Binh Duong, Tins
Tetra Pak Indochina Carton packaging and packaging
machines
Chuỗi cung ứng đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên
một sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính vì vậy
xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến
lược nsw trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn
cung cấp nguyên liệu thô không ngừng ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá
cả rất cạnh tranh.
Như vậy,
* Ưu điểm của khâu cung ứng đầu vào:
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
41
Sữa bò được thu mua từ nông dân Việt Nam, qua nhiều khâu kiểm tra tại các trạm
thu mua, trung chuyển. Có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật
nuôi bò, thức ăn, vệ sinh chuồng trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua
sữa…Sữa tươi nguyên liệu sau khi được thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi
đến nhà máy lại được kiểm tra nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối không
chấp nhận sữa có chất lượng kém, chứa kháng sinh…
* Hạn chế của chuỗi cung ứng đầu vào:
Bột sữa, chất béo sữa…(sử dụng trong sản xuất sữa hồn nguyên, sữa tiệt trùng,
sữa chua…và các loại sản phẩm khác): được nhập khẩu từ nguồn sản xuật hàng đầu
và có uy tín trên thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand… chính vì vậy mà giá thành rất
cao.
Khâu sản xuất của Công ty Vinamilk
Sau khi sữa được vận chuyển về các nhà máy chế biến các nhà máy chế biến sữa,
và được kiểm tra nhiều lần mới cho sữa vào dây chuyền sản xuất.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
42
Qui trình sản xuất sữa Vinamilk
Tại nhà máy sản xuất: Có vai trò tiếp nhận nguyên liệu sữa từ trung tâm thu mua
sữa hoặc từ các nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu và thực hiện các giai đoạn
sản xuất. Nguyên liệu sữa được trải qua một quá trình chuẩn hóa, bài khí, đồng hóa
và thanh trùng được đóng gói tạo ra sữa thành phẩm.
Chuẩn hóa:
+ Mục đích: Điều chỉnh hàm lượng chất béo. Do nhu cầu khách hàng ngày càng
nâng cao, hị đòi hỏi sự an toàn khi tiêu dùng sản phẩm, hàm lượng béo là một trong
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
43
những điều mà họ quan tâm hàng đầu, nếu hàm lượng chất béo trong cơ thể quá
nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em.
+ Nguyên tắc thực hiện: Nếu hàm lượng béo thấp thì tiến hành tính toán và bổ
sung thêm cream. Nếu hàm lượng béo cao thì tiến hành tính toán và tách bớt cream
ra.
Bài khí:
+ Mục đích: Trong sữa có nhiều khí lạ cần được loại trừ nếu không sẽ vỡ mùi
hươngđặc trưng của sữa. Khi trong sữacó nhiều khí nó sẽ làm giảm khả năng truyền
nhiệt nghĩa là làm tăng chi phí cho quá trình sản xuất như bước thanh trùng, đồng
hóa… Trong trường hợp thanh trùng sau khi đã đóng hộp, tại nhiệt độ thanh trùng
thể tích của khí sẽ tăng lên làm vỡ hộp.
+ Nguyên tắc thực hiện: Kết hợp giữa nhiệt độ với áp lực chân không.
+ Thông số kỹ thuật: T= 70oC, áp suất tương ứng.
+ Thiệt bị gia nhiệt: Ống lồng ống, bản mỏng tác nhân gia nhiệt là hơi nước.
Phối trộn:
+ Mục đích: Tạo ra các sản phẩm có hương vị khác nhau
+ Nguyên tắc thực hiện: Phối trộn với hàm lượng vừa đủ, đảm bảo chất lượng,
hương vị tự nhiên của các sản phẩm
Đồng hóa:
+ Mục đích: ổn định hệ nhủ tương, hạn chế hiện tượng tách pha.
+ Nguyên tắc thực hiện: sử dụng áp lực ca.
+ Thông số kỹ thuật: T= 55-70oC, P= 100-200 bar.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
44
+ Phương pháp thực hiện: đồng hóa toàn phần: 1 cấp hoặc 2 cấp, đồng hóa một
phần: dòng cream (10% max), dòng sữa gầy.
+ Thiệt bị: rất đơngiản chỉ cần có sự thay đổitiết diện độtngột tạo nên sự va đập,
hiện tượng chảy rối, hiện tượng xâm thực.
Thanh trùng:
+ Mục đích:tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và ức chế hoạt động của các vi sinh
vật khác
+ Phương pháp thực hiện: HTST (high temperate shorttime): 72-75oC trong vòng
15-20s
+ Thiết bị thanh trùng: ống lồng ống, bản mỏng
Rót sản phẩm:
+ Bao bì thường được sử dụng: nhựa, giấy, bao bì Tetre Pak và Combibloc nổi
tiếng thế
giới về độ an toàn thực phẩm.
+ Yêu cầu bao bì:
- Kín
- phải vô trùng
+ Thiết bị rót: cũng phải vô trùng.
Bảo quản:
+ Mục đích: bảo quản tốt được chất lượng sản phẩm
+ Yêu cầu: sản phẩm sau khi đóng gói được chuyển vào nơi bảo quản theo đúng
tiêu chuẩn chất lượng.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
45
Điểm nổi bật về quy trình sản xuất của Vinamilk: dây truyền sản xuất kín, từ lâu
Vinamilk đã triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ISO và an toàn thực phẩm
HACCP tại tất cả các nhà máy trong hệ thống. Quá trình xử lý nhiệt được theo dõi
nghiêm ngặt. Các chế độ xửlý nhiệt được lựa chọn, cân nhắc để đảm bảo chất lượng,
an toàn thực phẩm đồng thời giữ gìn giá trị dinh dưỡng của sữa ở mức cao nhất. Ưu
tiên chọn các chế
độ xử lý nhiệt cao trong thời gian cực ngắn, đây là những công nghệ tiên tiến trên
thế giới.
* Nhà máy chế biến sữa:
Sau 30 năm ra mắt người tiêu đung, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà
máy và 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, gồm:
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
46
- Nhà máy sữaDIELAC, khu Công nghiệp Biên Hòa- TỉnhĐồng Nai, chyên
sản xuất: sữa bộtdành cho trẻ em và người lớn, bộtdinh dưỡng cho trẻ em.
- Nhà máy sữa Trường Thọ, 32 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí
Minh. Chuyên sản xuất: Sữa đặc có đường, Sữa tươi tiệt trùng, Sữa đậu
nành, Sữa chua, Nước ép trái cây, Phô mai.
- Nhà máy sữa Thồng Nhất, 12 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí
Minh, chuyên sản xuất: sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, kem, sữa
chua, sữa chua uống.
- Nhà máy sữa Hà Nội, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chuyên sản
xuất: sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, Kem, sữa đậu nành, sữa chua,
sữa chua uống.
- Nhà máy sữa Bình Định, 09 Phan Chu Trinh, Tp. Qui Nhơn, chuyên sản
xuất: sữa tươi tiệt trùng, kem, sữa chua, sữa chua uống.
- Nhà máy sữa Nghệ An, đường Sào Nam, xã Nghi Thu, Thi xã Cửa Lò,
Nghệ An, chuyên sản xuất: sữa đặc, sữa tươi, sữa chua.
- Nhà máy sữa Sài Gòn, khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, Q.12, Tp. HCM,
chuyên sản xuất: sữa tươi, sữa chua, sữa chua uống.
- Nhà máy sữa Cần Thơ, khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ, chuyên sản
xuất: sữa tươi, sữa chua, kem bánh.
Xí nghiệp Kho Vận, 32 Đặc Văn Bi, quận ThủĐức, tp HCM, chuyên: vận chuyển,
giao nhận
Tất cả các phòng thí nghiệm tại các nhà máy của Vinamilk đều đạt chứng nhận
ISO 17025 cho lĩnh vực hóa học và sinh học. Toànbộ 10 nhà máy đang hoạt động
trong khối sản xuất của Vinamilk đều có hệ thống quản lý môi trường được chứng
nhận đạt chuẩn ISO 14001:2004
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
47
Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinamilk
Công ty Vinamilk phân phối hàng hóa thông qua tập đoàn Phú Thái đến các đại
lý, cửa hàng rồi đến người tiêu dùng là nhân tố cuối cùng trong chuỗi phân phốiđầu
ra – tiêu dùng- Người tiêu dùng là người trực tiếp tiêu thụ sữa.
- Các đại lý, cửa hàng, siêu thị có vai trò nhận sữa từ nhà phân phốivà cung
ứng sữa tươi đến người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng là những người trực tiếp tiêu thụ sữa. Người
tiêu dùng có thể mua sữa từ các đại lý, hệ thống siêu thị, cửa
hàng bán buôn hoặc bán lẻ đồng thời thanh toán tiền sữa tại nơi
mua hàng.
Hệ thồng đại lý của công ty phân thành hai loại: nhóm các sản phẩm về sữa gồm
có sữa đặc, sữa bột… và nhóm sản phẩm kem, sữa chua, sữa tươi
- Với nhóm sản phẩm về sữa (sữa đặc, sữa bột…):Vinamilk đặt ra điều kiện
thiết yếu là phải giữ cam kết không bán bất kỳ sản phẩm sữa nào khác đối
với đại lý cho các sản phẩm này.
- Với nhóm sản phẩm kem, sữa chua, sữa tươi…: công ty chủ trương mở
rộng rãi và không hạn chế ngặt nghèo về các điều kiện của đại lý. Bởi đây
là các mặt hàng bántrực tiếp đền tay người tiêu dùng, tính cạnh tranh không
cao, không phải là mặt hàng chiến lược của công ty nên càng mở rộng hệ
thống phân phối thì sản phẩm càng được phổ biến.
- Thường đối với đại lý, tùy thuộc vào vị trí, địa điểm bán hàng mà công ty
quy định doanh số và thường cho đại lý theo quý, theo tháng.
Hiện công ty có 2 kênh phân phối:
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
48
Phân phốiqua kênh truyền thống (232 nhà phân phốiđộc lập và hơn 178.000 điểm
bán lẻ), thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty. Để hỗ trợ mạng lưới
phân phối của mình, Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành
phố lớn như Hà Nội. Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Để trở thành nhà phân phối của Vinamilk thì đơn vị kinh doanh đó phải đáp ứng
được các điều kiện do Vinamilk đưa ra để tuyển chọn nhà phân phối. Sau khi được
chọnlà nhà phân phối của Vinamilk, công ty sẽ cử1 supervisor xuống để hướng dẫn
và giám sát. Công ty đánh giá NPP dựa trên rất nhiều chỉ tiêu, một số chỉ tiêu như:
o Độ bao phủ
o Doanh số
o Phân phối
o Hàng tồn kho
o Nhân viên bán hàng
o Khả năng cạnh tranh
o Năng lực tài chính
o Cở sở vật chất
o Trưng bày
Phân phối qua kênh hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro…). Lợi thế của
Vinamilk thông qua hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở nhiều địa
phương trong cả nước. Với hơn 1400 đại lý cấp 1 cũng như mạng lưới phân phốitrải
đều khắp toàn quốc với hơn 5000 đại lý và 178.000 điểm bán lẻ có kinh doanh sản
phẩm của Vinamilk cũng như tại các kênh phân phối trực tiếp khác như trường học,
bệnh viện, siêu thị… Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các
công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
49
Mô hình phân phối nội địa:
Quản lý kênh phân phối
Để quản lý hiệu quả các kênh phân phối trên thị trường Vinamilk đã và đang sử
dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tiêu biểu nhất đó là chương trình
quản lý thông tin tích hợp Oracle E Business Suite 11i; hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp- Enterprisec ResourcePlanning (ERP) và ứng dụng giải pháp quản
trị mối quan hệ với khách hàng ( customer relationship management- CRM)
Hệ thống Oracle E Business Suitr 11i: được chính thức đưa vào hoạt động từ
tháng 1- 2007. Hệ thống này kết nối đến 13 địa điểm gồm các trụ sở, nhà máy, kho
hàng trên toàn quốc. Hạ tầng CNTT đã được đồng bộ hóa, chuẩn hóa và củng cố.
Ứng dụng giảipháp quản trịmốiquan hệvớikhách hàng (CustomerRelationship
Management –CRM): qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viên
bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và khách hàng có thể trao
đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng thích, vào bất cứ thời
điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào,… Đây là
một giải pháp tiếp cận rất hiệu quả đối với chính những khách hàng của Vinamilk,
giúp công ty có thể thu thập được đầy đủ thông tin và nhu cầu của khách hàng từ đó
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
50
có thể đưa ra các chính sách xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối cho phù
hợp.
Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp – Enterprise Resource Planning
(ERP): là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phối
Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cả hai tình huống
online hoặc offline. Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các xử lý kip thời
cũng như hỗ chính xác việc lập kế hoạch. Việc thu thập và quản lý các thông tin bán
hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở
cấp độ cao hơn. Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyên
nghiệp và khả năn nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các thông tin
được chia sẻ trên toàn hệ thống. Vinamilk cũng quản lý xuyên suốt các chính sách
giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối. Trong khi đó, đốitượng quan trọng của
doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ
ngày càng đực cảithiện.
Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, vinamilk đã quản lý có hiệu quả các kênh phân
phối sản phẩm, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho nhân viên, đáp ứng kịp thời và
ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Kết quả 2011, các chỉ tiêu về doanh số
và lợi nhuận mà Vinamilk đặt ra đều vượt. Doanh thu tiếp tục tăng cao 37% so với
cùng kỳ năm 2010, vượt 7% so với kế hoạch, tổng doanh thu năm 2011 là 22.071 tỷ
đồng,tăng cao hơn năm 2010 là 5.989 tỷ đồng, cao hơn mức tăng 5.261 tỷ đồng của
tổng doanh thu 2010 so với năm 2009.
Cho đến nay hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của công ty khi xây
dựng dự án. Sau khi triển khai và vận hành tại 48 nhà phân phối, Vinamilk đã mở
rộng hệ thống đến toàn bộ 187 nhà phân phối.
Hiện công ty đang đầu tiên chiều sâu, phấn đấu đến năm 2017 sẽ đạt doanh thu 3
tỷ USD một năm và có tên trong danh sách 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
51
Như vậy:
 Ưu điểm khâu phân phối đầu ra của công ty:
Bằng chínhsách quản lý hiệu quả và khuyến khíchcác đại lý trong mạng lưới của
mình, hệ thống đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền
Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức, thậm chí có tỉnh có
tới 7 đại lý chính thức. Ngoài ra, công ty cònthực hiện chính sáchthưởng theo doanh
số bán hàng của các đại lý, đã làm khuyến khích việc mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán
lẻ,…
 Hạn chế trong khâu phân phối của công ty:
Do công ty có hệ thống đại lý lớn nhưng việc quản lý các đại lý này, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa lại là một khó khăn đối với công ty. Mặc khác, những quầy tập
hóa, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” công ty cũng khó kiểm soát được hết.
Hạn chế trong việc vân chuyển: theo quy định vận chuyển sữa thì chỉ được tối đa
8 thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất
đến 15 thùng, và không cẩn thận trong việc vận chuyển, điều này ảnh hưởng nhiều
đến sản phẩm.
Hạn chế trong bảo quản: do sản phẩm của công ty có mặt ở khắp nơi, đối với một
số sản phẩm sữa tươi phải đảm bảo bảo quản dưới 6oC thì bảo quản được 45 ngày,
còn 15 độ C thì được 20 ngày. Ở nhiệt độ thường thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua
mà các cửa hàng không có máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh là điều rất hạn chế trong
việc bảo quản những sản phẩm có yếu cầu phai bảo quản lạnh.
Bộ phận logistisc
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
52
Hiện nay, Công ty vẫn tự làm logistics vậy nên trong cấu thành giá sản phẩm của
Vinamilk, logistics chiếm khoảng 15%. Nếu muốn giảm chiphí này xuống 13%, hay
thấp hơn nữa, Vinamilk phải cần đến những doanh nghiệp chuyên về logistics.
Việc nghiên cứu thị trường
Công ty có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác
định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực
tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường
xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng. Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu
của trẻ em từ 6 đến 12 tuối đã giúp công ty đưa ra thành công chiến lược tiếp thị
mang tên Vinamilk Kid vào tháng 5 năm 2007. Kêt quả của chiến lược này là
Vinamilk Kid thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6
đến 12 tuổi vào năm 2007.
Ngoài ra, Vinamilk còncó khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan
điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sảnphẩm cho người tiêu dùng.
Côngty có độingũ nghiên cứuvà phát triển gồm 10 kỹ sưvà một nhân viên kỹ thuật.
các nhân sựlàm công tác nghiên cứu phốihợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận
này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác địn xu hướng và
thị hiếu tiêu dùng.
3.3. Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk
a) Thành công
Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 140 triệu USD, tăng 67,4%, tổng doanh
thu vượt mốc 1 tỷ đô la Mỹ.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
53
Ngoài tập trung ở thị trường nội địa là chủ yếu, công ty cũng xuất khẩu sản phẩm
ra nước ngoài đến các nước: Úc, Cam-pu-chia, Iraq, Philippin,…
Vùng Số lượng thị trường
ASEAN 3 (Cambodia, Phiippnes, Việt Nam )
Trung đông 3 (Iraq, Kuwait, UAE)
Phần còn lại 4 (chủ yếu là Úc, Maldives, Suriname, Mỹ)
Tổng 10
Như đã nói ở phần đầu, sự thành công của Vinamilk ngày hôm nay là nhờ một
phần lớn ở khâu quản trị chuỗi cung ứng. Vậy điều gì đã làm nên thành công trong
chuỗi cung ứng sản phẩm sũa nói riêng và các sản phẩm của Vinamilk nói chung?
 Chính sách 3 Đúng
Đó là Đúng sản phẩm, Đúng số lượng và Đúng lúc. Việc xác định đúng sản phẩm
thị trường cần giúp Vinamilk đảm bảo bán được sản phẩm, tạo đà cho sự thông suốt
trong việc cung ứng hàng hóa ra thị trường. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng ý thức được
tầm quan trọng của việc cung ứng đúng số lượng và đúng lúc. Đúng số lượng tức là
không nhiều quá, cũng không ít quá, làm sao cho cung cầu cân bằng ở mức tốt nhất
có thể. Đúng lúc để tránh chi phí lư trữ, tồn kho.
 Tốc độ
Với đặc thù của sản phẩm thực phẩm nói chung và sản phẩm sữanói riêng thì thời
gian như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Các nhà sản xuất hàng thực
phẩm hiểu rõ điều đó và Vinamilk cũng không phải ngoại lệ. Giữa các công đoạn
trong chuỗi cung ứng của mình, Vinamilk luôn tận dụng tối đa thời gian, hạn chế
đến mức thấp nhất những khoảng thời gian chết.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
54
Cụ thể:
Sữa nguyên liệu sau khi thu hoạch hoặc mua từ người dân sẽ được chuyển ngay
vào bình lọc, bồn trung gian, sau đó được đưa vào bồnlạnh ở nhiệt 40C để bảo quản
sữa. Nguồn sữa này sẽ được xe có hệ thống giữ nhiệt chuyển về nhà máy trong ngày,
nhiệt độ sữa không quá 60C. Tại các nhà máy chế biến, sữa tươi tiệt trùng được xử
lý ở nhiệt độ cao (tự 140 – 143oC) trong thời gian 3 – 4 giây, nên dễ bảo quản, có
thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường với thời hạn sử dụng khá dài (từ 6 tháng đến 1
năm), còn sữa tươi thanh trùng được xử lý phức tạp hơn nhưng ở nhiệt độ thấp hơn
75 độ C, trong khoảng 30 giây, sau đó nhanh chóng làm lạnh ở 4 độ C. Để đảm bảo
chất lượng cho sũa nguyên liệu, các nhà máy sản xuất được bố trí trải đều khắp cả
nước, bên cạnh các trang trại chăn nuôi, có điều kiện giao thông thuận lợi.
Sữa thành phẩm cũng nhanh chóng được chuyển từ các nhà sản xuất đến các đại
lý bán buôn và bán lẻ trên cả nước, từ đó chuyển đến tay người tiêu dùng.
 Phân tán rủi ro
Để đảmbảo luôn có đủsữatươi nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động, Vinamilk
đã tiến hành xây dựng nhiều trang trại nuôi bò và các trang trại ngày càng được mở
rộng về quy mô cũng như hiện đại về công nghệ. Việc này giúp Vinamilk tránh được
tình trạng khan hiếm nguyên liệu khi có sự cố bất ngờ xảy ra, giảm rủi ro trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
Việc phân tán rủi ro cũng được Vinamilk áp dụng đối với nguồn sũa bột nguên
liệu khi công ty đã sử dụng chiến lược nhiều nhà cung cấp (Fonterra và Hoogwegt
International) thay vì chỉ chọn một nhà cung cấp duy nhất.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
55
 Kết chặt thành viên trong chuỗi
Chuỗi cung ứng của Vinamilk là một chuỗi thống nhất và gắn kết. Các thành viên
trong chuỗi phụ thuộc vào nhau, dựa vào nhau để phát triển.
Ví dụ:Nhà máy sản xuất của Vinamilk thường chỉ có thể sản xuất ra các sản phẩm
từ sữa chứ không thể sản xuất ra các loại sản phẩm khác. Vì vậy, các nhà máy phải
có mối liên hệ mật thiết với cá trạng trại nuôi bò vì nếu không có các trang trại, nếu
không có sữa thì các nhà máy sẽphải dừng hoạt động. Để tạo và giữ mối liên hệ mật
thiết đó (đặc biệt là với các hộ chăn nuôi cá thể), Vinamilk không chỉ hỗ trợ về giá,
về tính ổn định trong thu mua mà còn hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật…
 Đảm bảo song hành giữa dòng thông tin và dòng sản phẩm
Dòng thông tin và dòng sản phẩm tuy hai mà môt. Hai dòng này tồn tại dựa vào
nhau và hỗ trợ cho nhau. Các sản phẩm ra đời được thông tin cho các đơn vị có liên
quan và cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Khi cho ra đờimột dòngsản phẩm mới, ban giám đốc công ty Vinamilk sẽ
phải cung cấp cho hội đồngquản trị và đại hội đông cổ đông các thông tin liên quan
đến sản phẩm như Tên, Tính chất, Khả năng cạnh tranh… đồngthời phaair thông tin
cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm thông qua quảng cáo, giới thiệu, trưng bày…
Các thông tin từ phía thị trường và trong nội bộ doanh nghiệp sẽ định hướng cho
quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm.
Ví dụ: Khi biết được thị trường đang cầnmột loại sảnphẩm sữa đảm bảo đủ thành
phần dinh dưỡng, tươi ngon với giá rẻ và tiện dụng, Vinamilk đã tiến hành nghiên
cứu và cho ra đời dòng sẩn phẩm sữa thanh trùng gói giấy 200ml tiện dụng.
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
56
Hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu được tầm quan trọng của thông tin nhưng lại
ít có doanh nghiệp nào lại dám đầu tư cho hệ thống thông tin như Vinamilk và chính
vì lẽ đó mà rất ít doanh nghiệp Việt Nam đạt được thành công như Vinamilk.
 Đảm bảo 3 chữ A
Đó là :
- Agile (nhanh nhẹn)
- Adaptable (thích nghi)
- Align (thích hợp)
Còncó rất nhiều nguyên nhân tạo nên thành côngtrong chuỗi cung ứng sản phẩm
sữa của Vinamilk nhưng quan trọng hơn cả là việc Vinamilk đã nhận thức rõ tầm
quan trọng của chuỗi cung ứng và đã không ngừng hoàn thiện chuỗi cung ứng của
mình (Hiện nay Vinamilk là một trong số ít công ty ở Việt Nam có giám đốc điều
hành chuỗi cung ứng: Bà Nguyến Thị Thanh Hòa).
b) Hạn chế chung:
Theo những hạn chế trong mỗi khâu, mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng, tóm lại
chuỗi có các hạn chế chung sau:
 Mạng lưới cung ứng vẫn còn nhiều nấc trung gian, do đó làm tăng chi phí
giao dịch, tăng giá bán. Thị trường rộng nên chưa bao quát hết
 Thiếu công ty cung cấp dịch vụ logistics trọn gói để tiết kiệm chi phí vận
chuyển và vận chuyển một cách hiệu quả. Ngay cả trong quá trình vận
chuyển sản phẩm cũng chưa đảm bảo được các yêu cầu
 Công ty vẫn chưa tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các cửa hàng, siêu thị.
 Các hạn chế trong bản quản sản phẩm,
 Nhiều nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài nên giá thành cao
Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa
57
3.4. Bài học rút ra từ thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của
Vinamilk
Thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk là không thể phủ
nhận và chúngta có thể rút ra được nhiều bài học từ thành công này
Bài học 1 : Luôn xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp
Yếu tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các công ty hàng đầu là sở hữu được
một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn đối thủ. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng
không còn là một chức năng mang tính hoạt động của các công ty hàng đầu mà trở
thành một bộ phận chiến lược của công ty. Trong trường hợp của Vinamilk, công ty
đã xác định, xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng của mình thành một lợi thế cạnh
tranh. Với việc đầu tư vào xây dựng chuỗi cung ứng thành một lợi thế, Vinamilk
mong muốn giảm được thờigian từ lúc nhận đơnđặt hàng cho đến khi giao sản phẩm
cuốicùng
đến nhà bán lẻ. Hơn thế nữa, việc đầu tư này sẽ giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn
nhẹ (lean supply chain) và có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.
Bài học 2 : Đầu tư và xây dựng hệ thống thông tin mới để hỗ trợ cho chuỗi cung
ứng
Vinamilk mạnh dạn đầu tư tái cấu trúc lại hệ thống thông tin vốn là “xương sườn”
của chuỗi cung ứng. Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin làm cho việc sản xuất và
Tiểu luận mô hình hóa
Tiểu luận mô hình hóa
Tiểu luận mô hình hóa
Tiểu luận mô hình hóa
Tiểu luận mô hình hóa
Tiểu luận mô hình hóa

More Related Content

What's hot

bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkNang Vang
 
Bai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-finalBai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-finalNhư Ngọc
 
Thành công của Coca Cola
Thành công của Coca ColaThành công của Coca Cola
Thành công của Coca ColaCuong Tran
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkbjkaboy
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt NamQuản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt NamSương Tuyết
 
Bai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luongBai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luongxuanduong92
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkndthien23
 
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...Bui Hau
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkYenPhuong16
 
Công ty TNHH Coca-cola Việt Nam
Công ty TNHH Coca-cola Việt NamCông ty TNHH Coca-cola Việt Nam
Công ty TNHH Coca-cola Việt Namtuoi phan
 
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-anTideviet Nguyen
 
đề Kiểm tra cuối kỳ qtcl cô trang
đề Kiểm tra cuối kỳ qtcl cô trangđề Kiểm tra cuối kỳ qtcl cô trang
đề Kiểm tra cuối kỳ qtcl cô trangPhan Cong
 
Giới thiệu về samsung qth
Giới thiệu về samsung   qthGiới thiệu về samsung   qth
Giới thiệu về samsung qthkieu thai
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Đàm Thế Ngọc
 

What's hot (20)

bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
 
Bai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-finalBai tap quan tri van hanh 09-final
Bai tap quan tri van hanh 09-final
 
Thành công của Coca Cola
Thành công của Coca ColaThành công của Coca Cola
Thành công của Coca Cola
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Chuoi cung ung vnm
Chuoi cung ung vnmChuoi cung ung vnm
Chuoi cung ung vnm
 
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt NamQuản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
 
Bai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luongBai tap quan tri chat luong
Bai tap quan tri chat luong
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilk
 
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
phân tích chiến lược cạnh tranh sản phẩm của công ty cocacola nhằm cung ứng g...
 
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty VinamilkThực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
Thực trạng chính sách và kế hoạch nhân lực tại công ty Vinamilk
 
Công ty TNHH Coca-cola Việt Nam
Công ty TNHH Coca-cola Việt NamCông ty TNHH Coca-cola Việt Nam
Công ty TNHH Coca-cola Việt Nam
 
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
 
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an[123doc.vn]   on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
[123doc.vn] on-tap-mon-quan-tri-san-xuat-theo-de-thi-co-dap-an
 
đề Kiểm tra cuối kỳ qtcl cô trang
đề Kiểm tra cuối kỳ qtcl cô trangđề Kiểm tra cuối kỳ qtcl cô trang
đề Kiểm tra cuối kỳ qtcl cô trang
 
Giới thiệu về samsung qth
Giới thiệu về samsung   qthGiới thiệu về samsung   qth
Giới thiệu về samsung qth
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
 
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Chiến lược marketing của công ty Unilever, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Tiểu luận mô hình hóa

Kinh tế vi mô 2020.doc
Kinh tế vi mô 2020.docKinh tế vi mô 2020.doc
Kinh tế vi mô 2020.docPHNGHTHBCH
 
Cocacola pepsi
Cocacola  pepsiCocacola  pepsi
Cocacola pepsiTên Lửa
 
QTRI CHIEN LUOC - cocacola.d hjgđsjdsbjsđsdsdocx
QTRI CHIEN LUOC - cocacola.d  hjgđsjdsbjsđsdsdocxQTRI CHIEN LUOC - cocacola.d  hjgđsjdsbjsđsdsdocx
QTRI CHIEN LUOC - cocacola.d hjgđsjdsbjsđsdsdocxnguyenthanhthu241220
 
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận quản trị marketing.
Tiểu luận quản trị marketing.Tiểu luận quản trị marketing.
Tiểu luận quản trị marketing.ssuser499fca
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAVisla Team
 
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt NamChính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt NamTrangTrangvuc
 
Quảng bá thương hiệu coca cola
Quảng bá thương hiệu coca colaQuảng bá thương hiệu coca cola
Quảng bá thương hiệu coca colayamiyugi92
 
Bai bao cao co hong
Bai bao cao co hongBai bao cao co hong
Bai bao cao co hongthang07788
 
Phát triển sản phẩm 1
Phát triển sản phẩm 1Phát triển sản phẩm 1
Phát triển sản phẩm 1qtruong2803
 
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...luanvantrust
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Tiểu luận mô hình hóa (20)

Tct
TctTct
Tct
 
Tct
TctTct
Tct
 
1320 126
1320 1261320 126
1320 126
 
Kinh tế vi mô 2020.doc
Kinh tế vi mô 2020.docKinh tế vi mô 2020.doc
Kinh tế vi mô 2020.doc
 
Nhom 2 cocacola
Nhom 2 cocacolaNhom 2 cocacola
Nhom 2 cocacola
 
Cocacola pepsi
Cocacola  pepsiCocacola  pepsi
Cocacola pepsi
 
QTRI CHIEN LUOC - cocacola.d hjgđsjdsbjsđsdsdocx
QTRI CHIEN LUOC - cocacola.d  hjgđsjdsbjsđsdsdocxQTRI CHIEN LUOC - cocacola.d  hjgđsjdsbjsđsdsdocx
QTRI CHIEN LUOC - cocacola.d hjgđsjdsbjsđsdsdocx
 
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
 
Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola
Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca ColaPhân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola
Phân tích hệ thống kênh phân phối của Coca Cola
 
Tiểu luận quản trị marketing.
Tiểu luận quản trị marketing.Tiểu luận quản trị marketing.
Tiểu luận quản trị marketing.
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
 
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt NamChính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
Chính sách phân phối của công ty coca-cola Việt Nam
 
Quảng bá thương hiệu coca cola
Quảng bá thương hiệu coca colaQuảng bá thương hiệu coca cola
Quảng bá thương hiệu coca cola
 
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công tyTiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
 
Bai bao cao co hong
Bai bao cao co hongBai bao cao co hong
Bai bao cao co hong
 
Phát triển sản phẩm 1
Phát triển sản phẩm 1Phát triển sản phẩm 1
Phát triển sản phẩm 1
 
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Bánh...
 
Tiểu luận về công ty nước giải khát coca-cola [Mới].doc
Tiểu luận về công ty nước giải khát coca-cola [Mới].docTiểu luận về công ty nước giải khát coca-cola [Mới].doc
Tiểu luận về công ty nước giải khát coca-cola [Mới].doc
 
Baocao chocolate
Baocao chocolateBaocao chocolate
Baocao chocolate
 
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
 

Tiểu luận mô hình hóa

  • 1. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 1 DANH SÁCH CÁN BỘ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ STT Họ và tên Học hàm, học vị, chuyên môn Cơ quan công tác Chữ ký 1 Trần Văn Cừ Trưởng nhóm KTPM5-k9 HaUI Cừ 2 Trịnh Đình Hiền Thành Viên KTPM5-k9 HaUI Hiền 3 Nguyễn Văn Dương Thành Viên KTPM5-k9 HaUI Dương 4 Nguyễn Thị Ngọc Ngà Thành Viên KTPM5-k9 HaUI Ngà 5 Nguyễn Anh Văn Thành Viên KTPM5-k9 HaUI Văn
  • 2. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 2 MỤCLỤC I - Chuỗi cung ứng thông minh (Intelligent Supply Chain) của các quốc gia trên thế giới. 1. Đặt vấn đề...................................................................................................5 2. Chuỗi cung ứng Coca cola. ..........................................................................5 2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành.................................................................5 2.2. Tổng quan Coca –cola...........................................................................6 Giới thiệu về tập đoàn coca-cola.......................................................6 Các mốc phát triển của Coca-cola:...................................................7 Giới thiệu về Coca-Cola Việt Nam .................................................8 Các mốc phát triển của Coca-cola Việt Nam ....................................9 2.3. Tìm hiểu về hoạt động logistics của công ty Coca Cola.........................11 Mô hình chuỗi logistics của công ty Coca Cola ViệtNam................11 Mô hình Scor của Coca Cola :.......................................................12 2.4. Đánh giá chuỗi logistics Coca Cola......................................................18 Những điểm tốt, ưu điểm của chuỗi logistics..................................18 Những điểm hạn chế trong chuỗi logistics công tyCoca-Cola:.........20 2.5. Kiến nghị giải pháp cho Coca Cola......................................................23 Thiết lập 1 chuỗi cung ứng mới cho công ty Coca Cola VN:...........23 Chiến lược phát triển môi trường bền vững của Coca Cola: ............24 Làm “xanh” các khâu trong chuỗicung ứng:..................................27 2.6. Kết luận:.............................................................................................32
  • 3. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 3 3. Chuỗi cung ứng của công ty cố phần sữa Việt Nam (VINAMILK) ..............33 3.1. Vài nét khái quát về côngty Vinamilk và chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk.......................................................................................................33 3.2. Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk .........37 Khâu cung ứng đầu vào.................................................................38 Khâu sản xuất của Công ty Vinamilk.............................................41 Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinamilk .................................47 Bộ phận logistisc ..........................................................................51 Việc nghiên cứu thị trường............................................................52 3.3. Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk .....................................................................................................................52 3.4. Bài học rút ra từ thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk.......................................................................................................57 3.5. Phần tổng kết ....................................................................................59 II- Phân tích các mô hình cung ứng 1. Chuỗi cung ứng Coca cola. ........................................................................60 1.1. Mạng phức hợp trên Gephi..................................................................60 1.2. Phân tích tính modularity, K-core của mạng lưới..................................60 2. Chuỗi cung ứng của công ty cố phần sữa Việt Nam (VINAMILK) ..............61 2.1. Mạng phức hợp trên Gephi..................................................................61 2.2. Phân tích tính modularity, K-core của mạng lưới..................................62 3. Tài liệu tham khảo.....................................................................................63
  • 4. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 4
  • 5. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 5 I. Chuỗi cung ứng thông minh (Intelligent Supply Chain) của các quốc gia trên thế giới. 1. Đặt vấn đề Chuỗi cung ứng bao gồm tất cảcác doanh nghiệp tham gia, một cáchtrực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng. Chúng ta tìm hiểu và phân tíchvề chuỗi cung ứng Cocacola, chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk 2. Chuỗi cung ứng Coca cola. 2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành Coca-colalà côngty xản suấtnước giải khát có gas số 1 trên thế giới. Ngàynày tên nước giải khát Cocacolagần như được coilà một biểu tượng của nướcMỹ, không chỉ ở Mỹ mà ở gần 200 nước trên thế giới. Công ty phấn đấu làm tươimới thị trường ,làm phong phú nơi làm việc,bảo vệ môitrường và củng cố truyền thống côngchúng. Trên thế giới Coca-cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ:Bắc Mỹ,MỹLatinh ,Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi Ở Châu Á công ty hoạt động tại 6 khu vực:  Trung Quốc  Ấn Độ  Nhật Bản  Philipin  Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc  Khu vực Tây và Đông Nam Á
  • 6. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 6 2.2. Tổng quan Coca –cola Giới thiệu về tập đoàn coca-cola Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày thành lập, Coca-Colavẫn luôn phản chiếunhững bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những đổithay chưa từngthấy của toàn cầu. Từ Châu Âu, nơi một thị trường hợp nhất đang mang đến nhữngcơ hội hết sức hấp dẫn, đến Châu Mỹ La-tinh, nơi những nền kinh tế đang hồi phục cho phép khai thác những tiềm năng đầy hứa hẹn, Coca-Cola luôn thể hiệnsự lôi cuốn tuyệt vời. Thế kỷ trước đã chứng kiến những bước tiến ngoạn mụctrong lịch sử nhân loại. Thế kỷ này tiếp tục hứa hẹn những phát triển trọng đại hơnnữa. Và trong những giai đoạn biến chuyển đó, vẫn luôn luôn có một sự bất biếnrằng nhu cầu giản đơn của mọi người “được giải khát cho sảng khoái” đã, đang vàsẽ được Coca-Colađáp ứng tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào khác từng được tạo ra.Tự
  • 7. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 7 tin bước tới thế kỷ mới, Coca-Colavẫn sẽ là biểu tượng trường tồn, một biểu tượng về chất lượng, sự chính trực, giá trị, sảng khoái và nhiều hơn thế nữa. Các mốc phát triển của Coca-cola: Vào ngày 08/05/1886, dược sĩ John Stith Pemberton đã chế ra một loại sirôsữa và bán nó cho một cửa hàng dược phẩm lớn nhất Atlanta (Mỹ). Nhưng sau 5năm kinh doanh loại sirô này chỉ với 9 sản phẩm bình quân được bán trong mộtngày, Pemberton đã không thể nhìn thấy sự thành công của sản phẩm do chính ông tạo ra. Ông mất vào năm 1888, cùng năm với sự xuất hiện của nhà doanh nghiệpAsa G. Candler mua lại cổ phần của Coca-Cola. Trong 3 năm, Candler và hiệp hội của ông ta quản lý công ty với nguồn đầutư là 2,300 nghìn USD. Công ty đăng kí tên nhãn hiệu là “Coca-Cola”với văn phòng U.S Patent vào năm 1893 và đổi mới nó bằt đầu từ lúc đó. Năm 1895, những nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài Atlanta được mở cửa tạicác bang như Dallas, Texas, Chicago, California, Illinois và Los Angeles của nướcMỹ. Ông Candler đã báo cáo cho các cổ đông rằng Coca-Cola đang được bán tại“mỗi bang và mỗi vùng trên toàn nước Mỹ.” Năm 1911, một nhóm đầu tư mà người dẫn đầu là Ernest Woodruff, chủngân hàng Atlanta, đã mua lại Công ty Coca-Cola từ các cổ đông của Candler.Bốn năm sau, Robert W.woodruff, con trai 33 tuổi của Ernest trở thành chủ tịch tập đoàn và dẫn dắt công ty đi vào thời kì mới của sự phát triển trong và ngoàinước qua hơn 6 thập kỷ sau đó. Trong 5 năm gần đây, Coca-Cola đã dành 1 tỉ USDcho việc đa dạnghoá thông qua sự giao phó toàn quyền và các chương trình cho các bộ phận nhân sự đãtạo ra nhiều cơ hội cho các cá nhân và các nhà kinh doanh nhỏ.
  • 8. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 8 Giới thiệu về Coca-Cola Việt Nam Tập đoàn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, hoạt động trên200quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản xuấtkinh doanh trên 10 năm với những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta,Sprite, nước cam ép Splash, nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai,Schweppes, bột giải khát Samurai, bột Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu.  Tên giao dịch:Công ty TNHH NƯỚC GIẢIKHÁT COCA-COLA VIỆT NAM  Tên nước giao dịch nước ngoài:Coca-ColaIndochine Pte.Ltd., Singapore  Tên viết tắt: Coca-cola  Ngành nghề kinh doanh:Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang nhãn hiệu coca-cola  Địa chỉ: Phường Linh Trung-Quận Thủ Đức-Tp Hồ Chí Minh  Website : www.coca-cola.com.vn  Điện thoại:84 8961 000  Fax:84 (8) 8963016  Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài  Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD  Vốn pháp định: 163.836.600 USD  Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta,Sprite...  Vốn đầu tư thực hiện: 399.058.438 USD  Đại diện: Ông David Wiggleswort, Tổng giám đốc  Doanh thu năm 2009: 70.492.065 USD  Doanh thu năm 2010: 75.213.927 USD  Nộp ngân sách nhà nước năm 2009: 7.752.552 USD
  • 9. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 9  Nộp ngân sách nhà nước năm 2010: 9.167.110 USD  Số lao động: 976 người. Các mốc phát triển của Coca-cola Việt Nam  1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.  Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.  Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương vàcông ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.  Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tênCông ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kếtgiữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.  Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung- Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-
  • 10. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 10 Cola ĐôngDương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải KhátĐà Nẵng.  Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty LiênDoanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola ĐôngDương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.  Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũngchuyển sang hình thức sở hữu tương tự.  Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty nước giải khát Coca-Colatạibamiền đã hợp nhất thành một và có chung sựquản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.  Từngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-ColaViệt Nam đãđược chuyển giaocho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới  Coca-cola Việt nam hiện có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: Hà Tây- Đà Nẵng-Hồ Chí Minh vơi tổng vốn đầu tư trên 163 triệu USD Tìm hiểu về hoạt động logistics của công ty Coca Cola
  • 11. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 11 2.3. Tìm hiểu về hoạt động logistics của công ty Coca Cola Mô hình chuỗi logistics của công ty Coca Cola ViệtNam
  • 12. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 12 Mô hình Scor của Coca Cola : Mô hình Scorbao gồm hệ thống các định nghĩa quy trình được sử dụng đểchuẩn hoá các quy trình liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng. Các quy trìnhchuẩn được phân chia thành 4 cấp độ: loại quy trình, hạng quy trình, các yếu tố vàtriển khai.. Mô hình SCOR của công ty COCA COLA  Hoạch Định Để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả thì việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh là điều rất quan trọng. Đóng góp vào sự thành côngcủa cocacola không thể không nói tới những kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.Như chúng ta đã biết, hoạch định chuỗi cung ứng là một quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu vào của hoạch định chiến lược là thông tin về chiến lược, nhu cầu, nguồn lực hiện tại chuỗi cung ứng.Còn đầu ra là một bản hoạch định cung ứng khả thi có thể đáp ứng nhu cầu phát triển chiến lược kinh doanh.
  • 13. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 13 Nhờ có kế hoạchkinh doanh dàihạn mà cocacolacóthểtận dụng được mọinguồn lực về dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất. Chính sáchkinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng. Hạn chế những rủi ro khôngnhững cho doanhnghiệp trung tâm mà cho toàn bộ chuỗi cung ứng.  Một số công tác hoạch định gồm:  Hoạch định chiến lược nguồn cung  Hoạch định chiến lược sản xuất  Hoạch định chiến lược logistisc và giao hàng  Hoạch định việc hoàn trả sản phẩm  Qua việc hoạch định trên sẽ trả lời được những câu hỏi:  Liệu có cần phát triển thêm nguồn cung mới?  Liệu có nên mở hay đóng cửa các trng tâm nhà máy và trung tâm phân phối?  Liệu có nên thay đổi công suất vận hành?  Có nên thay đổi danh mục sản phẩm?  Tự sản xuất hay thuê ngoài?  Có nên thuê ngoài hoạt động logistisc?
  • 14. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 14  Dòng inbound logistics : Với một sản phẩm bất kỳ,điều quan trọng đầu tiên đó là nguyên liệu để sản xuất. Nguyên liệu đó bao gồm những gì,số lượng bao nhiêu,chất lượng ra sao,và được cung cấp bởi ai? Các công ty cung cấp nguyên vật liệu để tạo lên sản phẩm coca cola bao gồm:  Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng cho sản xuất nước Coke.  Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging ( Việt Nam ) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho coca cola.  Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty cocacola. (công ty Stepan chuyên thu mua và chế biến lá cocadùng để sản xuất nước coca cola).  Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu sovicung cấp các thùng carton  hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát coca cola Việt Nam.  thực hiện Sau khi đã chọn được các nhà cung cấp, Công ty sẽ lập lịch trình sản xuấtvà sản xuất. Việc lập lịch trình sản xuất sẽ được lập theo tuần, mỗi tuần sẽ sản xuấtra bao nhiêu thùng coca qua việc dựa vào nhu cầu tinh về sản phẩm này ( nhu cầutinh là nhu cầu thực tế của sản phẩm, nó có được qua việc dự báo và số liệu về đặthàng của khách hàng) Sau đây nhóm chúng em xin giới thiệu sơ qua về qui trình sản xuất sản phẩm coca cola :
  • 15. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 15 Các vỏ chai được vận chuyển bởi băng chuyền từ giá kê đến nhà máy, tạiđây các chai được tháo ra và phân loại dựa vào tuổi thọ và loại nước chứa bên trong sau này. Sau khi được mở nắp và “quan sát”, chai sẽ được gửi đến máy rửa. Thiết bị “quansát” này sẽ kiểm tra chất độc trong chai sử dùng thiết bị đo lường độ dẫn xuất,màu sắc điều khiển bằng laser, hồng ngoại. Một chu trình được tiến hành nhằmkiểm tra độ vệ sinh tuyệt đối của chai. Bộ phận sau máy rửa được điều khiển bởimột PLC thứ hai cung cấp các tín hiệu điều khiển thông qua PROFIBUS- DP và điều khiển vận tốc của băng tải sửdụng bộ truyền độngthay đổivận tốc được. Saukhi được làm sạch, “bộ phận kiểm tra” kiểm tra chúng có đúng kích cỡ, độ biếndạng, rò rỉ, hỏngren, màu sắc và các hỏng hóc khác. Mỗi chai được kiểm tra trongkhi di chuyển sử dụng hệ thống xử lý ảnh và đèn chớp báo hiệu. “bộ phận điềnđầy”, là trung tâm của nhà máy và điều khiển vận tốc chu trình của toàn bộ nhàmáy, cho ra 50,000 chai một giờ. Nó được sử dụng 1 băng chuyền với 154 trạm điền đầy, ở đây các chai lần đầu tiên được điền đầy với cacbon đioxit để làm giảm thời gian điền đầy. Sự cân bằng áp suất trong chai đảm bảo chai được điền đầy mà không bị dòng xoáy, mực chất lỏng trong chai được điều khiển bằng điện từ độdẫn xuất của sản phẩm. Sau đó các chai được đưa đidán nhãn với các dữ liệu sản xuất. Sau khi được đóng gói, sản phẩm hoàn chỉnh có thể được cất trong kho giao cho khách hàng.Sản phẩm chất lượng cao được bảo đảm bởi nhà máy xử lý nước hiện đại, mộtthiết bị pha trộn thông minh, một nhà máy các bon hóa cho việc làm giàu CO2 và bộ thu thập dữ liệu sản xuất trung tâm(PDA). Sau khi xử lý nước bằng màn lọc( lọc cacbonhoặc tính) và làm giàu với cacbonđioxit, tất cả thức uống được thêmvào si rô hoặc đường được trực tiếp pha trộn và điều khiển xử dụng phương pháp “trực tiếp” để tránh việc lưu trữ trung gian các thức uống thành phẩm.Tất cả các dữliệu
  • 16. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 16 sản xuất được gửi đến bộ PDA và có thể được xem xét tại một PC tại phòng giám sát chất lượng bởi người quản lý.  Dòng outbound logistics ( Phân phối ) Năm qua hoạt động coca cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của cocacola đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn,1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý phụcvụ người tiêu dùng Việt Nam. Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanhkhoảng 15% một năm. Riêng coca cola có mức tăng trưởng nhanh hơn. Sản phẩm của cocacola được sản xuất tại ba nhà máy lớn đặt ở TP Hồ ChíMinh, Đà Nẵng và Hà Nội. Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công tymở rộng mạng lưới phân phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lýở các khu vực này. Đốivới nước giải khát khâu phân phốilà rất quan trọng. Việc pepsivào thị trường Việt Nam trước lên lắm giữ nhiều thị phần hơn coca cola. Vìthế coca cola vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quáncafe, nước giải khát nhà hàng…. Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ cácđại lý như :tặng dù, hỗ trợ trangtrí cửa hàng, hỗ trợ tài chính. Sản phẩm cocacola được bày bán tại các điểm bán trên khắp cả nước cásiêu thị, các cửa hàng nhỏ lẻ. Trên thế giới cá khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm coca cola và mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1 tỷ suất cocacola được tiêu thụ. Ở Việt Nam có 3 nhà máy đóngtrai trên toàn quốc và số điểm bán hiện có trên thi trường khoảng 130 000 điểm bán.( năm 2008). Tại BIG C nếu đặt chân vào gian hàng bày bánnước giải khát bạn sẽ thấy sự hiện hữu của sản phẩm cocacola với những vị trí bày bán rất có lợi thế. Sản phẩm coca cola bao giờ cũng được bày ngang tầm mắt hoặc ngày trước và giữa hành lang hay
  • 17. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 17 ở những nơi bắt mắt nhất. Tất nhiên để có được vị trí ưu thế như vậy cocacola cũng phải bỏ ra một hoản chi phí không nhỏ chút nào  Dòng return Logistics Để có những thành cônglớn của Coca-colatrên thị trường Việt Nam hiệnnay, thì những nhà làm marketing đã thực sự tạo được hiệu quả trong việc sử dụngcông cụ truyền thông của mình. Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, Coca-cola không quên rằng hoạt động khuyến mãi là một trong những công cụ tốt nhất đểq quảng bá hình ảnh của sản phẩm đến với người tiêu dùng. Công ty Coca-Cola Việt Nam vừa khởi động chương trình khuyến mãi trên toàn quốc dành cho giới tR ẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời”. Điểm khác biệt của chương trình này với các chương trình khuyến mãi thông thường là tinh thần chủ đạo “Chunghưởng niềm vui” dành cho nhóm bạnhơn là mộtcá nhân. Tinh thần này được thểhiện từ cách thức trúng thưởng: ghép đôi các nắp chai hay khoen lon để trúngthưởng đến những giải thưởng mà giới trẻ yêu thích. Khách hàng khi uống các sản phẩm chai và lon nước giải khát được sản xuất bởi Coca-Cola Việt Nam nhưCoca-Cola, Fanta Cam, Sprite, Samurai, Thums Up sẽ có cơ hội trúng thưởng cácgiải hấp dẫn như xe Piaggio LXV 125, điện thoại di động Sony Ericsson W700i,đồng hồ và áo thun Coca-Cola…Các giải thưởng không đơn thuần là các vật dụngmà còn là cách để giới trẻ thể hiện cá tính cũng như phong cách thưởng thức cuộcsống của họ. Các bạn trẻ khi uống chai hoặc lon các sản phẩm của Coca-Cola Việt Nam sẽ có được những nắp chai hoặc khoen lon có hình một nửa của giải thưởng. Nếu ghép 2 nắp chai hoặc 2 khoen lon có những ký hiệu tương ứng nh au như trong điều lệ thì sẽ trúng giải. Như vậy cơ hội trúng giải sẽ cao hơn nếu các kháchhàng trẻ từ 2 người trở lên cùng nhau phối hợp và sưu tầm các thông tin may mắnnày! Việc sử dụng các hình thức khuyến mãi không chỉ giúp cho doanh số củacông ty tăng lên, mà nó còn thể hiện giá trị mà công ty mang lại cho các khách
  • 18. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 18 hàng của mình. Đây là một công cụ truyền thông đắc lực không chỉ riêng Coca-cola sử dụng mà hầu như các công ty khi đivào hoạt độngcũng xem đây là mộtcáchthức để phát triển thị phần của mình. Ngoài ra, Coca cola Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích,đầy ý nghĩa với khách hàng, đặc biệt là các chương trình dành cho giới trẻ. Các hoạt động này tạo cho cocamộthình ảnh đổimới, sáng tạo, đầy năng động, lạcquan, hạnh phúc và đầy cuốn hút. Các hoạt động này tạo sự thân thuộc và gần gũi hơn giữa Coca- Cola và người tiêu dùng bằng những hoạt động đầy bất ngờ và sáng tạo như: 2.4. Đánh giá chuỗi logistics Coca Cola Những điểm tốt, ưu điểm của chuỗi logistics  Coca cola Việt Nam đã xây dựngmột chuỗi cung ứng, logisticsthành công. Mặc dù vào thị trường Việt Namsau pepsi nhưng công ty TNHH CocaCola Việt Nam đã xây dựng rất tốt chuỗicung ứng của mình. Điều đó được minh chứng bởi sản lượng tiêu thụ sản phẩm của coca colađứng nhất, nhì trong thị trường giải khát của Việt Nam. Vào Việt Nam với nhữngthiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như sự nghèo làn lạc hậu nhưng CocaColaVN cũng từng bước khắc phục khó khăn để phát triển một cách lớn mạnh vàchiếm được sự tin yêu của người tiêu dùng Việt Nam. Có được thành quả trên nhờ vào sự vận dụng, quản lý tốt của chuỗi cungứng. Thực hiện đổimới một cách đồng bộ, thống nhất. Để có được những chiếnlược kinh doanh lâu dài như vậy đòi hỏi sựăn ý và hợp tác một cáchtối ưu giữacác khâu trong chuỗi cung ứng như : nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp , vậnchuyển kho bãi, các nhà phân phối bán buôn bán lẻ…và nhiều yêu tố khác.  Nắm bắt, xử lý thông tin một cáchnhanh nhạy.
  • 19. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 19 Nắm bắt và xử lý thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong chuỗicun g ứng. Chuỗi cung ứng có thành công và trơn chu được hay không phụ thuộcvào sự tương tác về thông tin của các thành viên trong chuỗi. Trong cuộc đấu giữa coca cola và pepsi để giữ vững được thị phần củamình thì các bộ phận trong chuỗi cung ứng của cocađã phối hợp rất nhịp nhành đểcó thể đáp trả lại các hành động của pepsi trên thị trường. Ví dụ: khi pepsi có ý định giảm giá hay khuyến mại thì ngay lặp tức cácnhà phân phối đại lý của coca cũng đồng loạt giảm giá khuyến mãi… Để làm được điều này đòi hỏi họ phải thiết lặp mạng lưới thông tin xuyên xuốt chính xác và nhanh nhạy. Bắt kịp với thời đại coca cola Việt Nam cũng đã có những chiêu thức trào bán hàng trên mạng đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ đam mê internet và sự tiệndụng mà cuộc sống hiện đại đem lại. Hiện nay sản phẩm của coca cola đã đượctrào bán, giới thiệu trên một số mạng xã hội và diễn đàn.  Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi logistics Đó là nguồn cung về nguyên liệu nhiên liệu giá rẻ và sẵn có. Nguồn cunglao động dồi dào và có tay nghề cao, người lao động cần cù chịu khó, sang tạo …  Quản lý và lặp kế hoạchsản xuất kinh doanh Để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả thì việc lên kế hoạch sảnxuất kinh doanh là điều tối quan trọng. Đóng góp vào sự thành công của coca cola không thể không nói tới nhữngkế hoạch sản xuất kinh doanh của côngty. Đó là những tiền đề cơ bản để công tycó thể đứng vững trên thị trường cũng như chủ động trong sản xuất kinh doanh vàvận hành chuỗi cung ứng của mình. Nhờ có kế hoạch kinh doanh dài hạn mà cocacolacó thể
  • 20. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 20 tận dụng được mọi nguồn lực về dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tàichính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất. Chính sách kinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng.Hạn chế những rủi ro không những cho doanh nghiệp trung tâm mà cho toàn bộchuỗi cung ứng.  Phát triển quan hệ kháchhàng và quản lí tốt nhân sự cũng là một thành công của coca cola Mặc dù có mặt ở Việt Nam sau pepsi nhưng cocacola Việt Nam đã khôngngừng mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng. Coca cola dần dần đã chiếm được vị thế rất lớn trong lòng người tiêu dùngViệt Nam. Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của từng cá nhân và từng gia đình Việt. Để có được thành công ấy cocacola đã không ngừng tung ra các chiêuquảng cáo, tiếp thị đặc sắc phù hợp với nét văn hóa người Việt. Cùng với một loạtcác chương trình khuyến mại , giảm giá…hấp dẫn. Những điểm hạn chế trong chuỗi logistics công tyCoca-Cola:  Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗicung ứng. Đó là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng, logistics và rất tiếc cocacola Việt Nam cũng mắc phải tình trạng này. Họ chưa thống nhất được thông tingiữa các yếu tố trong chuỗi cung ứng với nhau và chưa thật sự liên kết một cáchchặt chẽ dẫn đến những bất đồng quan điểm, lợi ích. Điển hình là vụ việc coca cola Việt Nam kiện các đại lý của mình năm 2005. Coca-Colathu hút các đạilý độc quyền bằng những chínhsáchưu đãi hấpdẫn, tạo sự gắn bó giữa công ty và đại lý: Các đại lý không được bán các sản phẩmcủa các đối thủ cạnh tranh, bù lại Coca-Cola sẽ trả cho các đại lý tiền chiết khấuđộc quyền 1.000 đồng/két.
  • 21. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 21 Nhưng trong quá trình giao nhận hàng, việc ghi hóa đơn rất sơ sài. Các đạilý hầu như không có một giấy tờ nào có giá trị pháp lý để ràng buộc. Ngược lại,công ty căn cứvào giấy xác nhận công nợ kiện theo thủ dân sự. Chỉ riêng 10 đại lýđang là bị đơn trong các vụ kiện đòi nợ của Coca-Cola mà TAND TPHCM đangthụ lý giải quyết, số tiền nợ hàng đã lên đến gần 6 tỉ đồng, chưa kể lãi suất quá hạnvà gần 70.000 két vỏ chai quy thành tiền. Vụ việc này đã gây ra không íttổn hại cho cocacola Việt Nam và làm mấtđi hình tượng của coca cola trong lòng những người tiêu dùng.  Phát triển và quản lý nhân sự chưa thật sự mang lại hiệu quả tối ưu Cuộc chiến giữa coca cola và pepsi là một ví dụ minh chứng dõ dàng cho nhận định trên. Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu thì lượng tiêu thụ của coca cola bao giờcũng nhỉnh hơn pepsi nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Tại sao lại như vậy? Trên “sân chơi” toàn cầu, Coca-cola chiếm thế “thượng phong” so vớiPepsi nhờ chiến lược tiếp thị và quảng cáo của họ. Riêng thị trường Việt Nam,Pepsi không những có được một hệ thống phân phối tốt trên toàn xứ Việt Nam(nhờ tới trước) mà họ còn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi có thể vínhư những “tướng quân”. Họ là những người Việt không những am hiểu “côngnghệ tiếp thị” màđồng thời họ cũng rất am hiểu tâm lý của người Việt – điều này rất quan trọng. Nhờ vậy, Pepsi luôn đẩy lui bất cứ đợt “phản công” giành giật thị trường nào của Coca-cola. Đây là điều mà coca cola vẫn còn thiếu và yếu.  Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa có sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng.
  • 22. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 22 Do chưa thực hiện tốt công tác vận chuyển và kho bãi đã dẫn tới một số sản phẩm của coca cola bị khách hàng phàn làn chưa hết hạn sử dụng đã bị mốc hỏng.Có thể nguyên nhân do vỏ trai bị hở trong quá trình vận chuyển. Công tác giám sát sản xuất không tốt dẫn tới lỗi trong các sản phẩm nhưxuất hiện pin trong nước coca cola. Điều này cho thấy sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với với cácnhà phân phối, các đại lý của mình. Mới để xảy ra hiện tượng đáng tiếc sản phẩmđến tay người tiêu dùng mang những lỗi không thể chối cãi được.  Các mắt xích trong chuỗi chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý. Năm 2005 coca cola Việt Nam đã bị lên án vì sử dụng nguyên liệu quá hạn sử dụng. Điều đó cho thấy rằng ý thức trách nhiệm của nhà cung cấp nguyên vật liệuchưa tốt ý thức về quản lý luồng hàng dự trữ( cụ thể là nguyên vật liệu sản xuấtcoca cola) còn thiếu và yếu. Đồng thời cũng cho thấy sự yếu kém trong công tácchuyển tải, lắm bắt thông tin của các thành viên trong mắt xích, giữa nhà sản xuấtvà nhà cung cấp nguyên vật liệu.  Chuỗi logistics chưa linh hoạt: CocaCola chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi trên toàn thế gới. Sản phẩm coca cola là sản phẩm đồ uống có ga, khi uống có vị ngọt, nhất là khi uống cùng với đá sẽ tạo cho người uống có cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Nếu trong bữa ăn có một món ăn khó tiêu hóa thì tốt nhất nên dùng kèm với Cocacolasẽ giúp ta có cảm giác không bị khó chịu, đầy bụng. Tuy nhiên, để dùng làm một lọai nước uống giải khát lâu dài thì không nên vì không tốt cho sức khỏe vì nhất là không tốt cho người bị bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ. Vì thế mà Cocacola cần phải thích nghi
  • 23. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 23 được với 1 “thị trường người bệnh” như thế, nhìn thấy đc nhu cầu của người tiêu dùng để đảm bảo giữ vững được thị trường của mình đồng thời khuếch trương được thị phần hơn nữa. 2.5. Kiến nghị giải pháp cho Coca Cola Thiết lập 1 chuỗi cung ứng mới cho công ty Coca Cola VN:  Môhình Chuỗi cung ứng , logistics xanh ( Green Logistics ) Một chuỗi logistics hoàn hảo không chỉ dừng lại ở mục tiêu tạo ra các giá trị tăng thêm mà còn phải hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững, nghĩa là cần xem xét trên phương diện môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong vài năm trở lại đây, các công ty đa quốc gia đã và đang nỗ lực hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình thông qua việc xây dựng những chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường – Chuỗi cung ứng xanh (The Green Supply Chain). Không chỉ bảo vệ môi trường, chuỗi cung ứng xanh còn được xem là một lợi thế cạnh tranh của các công ty trong việc mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận. Tổ chức SCC (The Supply-Chain Council), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các phương pháp và công cụ chuẩn nhằm giúp các công ty xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng, đã đưa ra mô hình chuẩn về chuỗi cung ứng xanh Green SCOR Model sau đây:
  • 24. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 24 SCOR Model là một mô hình chuỗi cung ứng khép kín, mô tả một hệ thống bao gồm các quá trình được liên kết chặt chẽ thông qua việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa các đối tác trong chuỗi, đó là: Lập kế hoạch cho cả chuỗi và cho từng giai đoạn trong chuỗi (Plan);  Khai thác nguồn nguyên vật liệu để sản xuất (Source);  Chế tạo sản phẩm (Make);  Phân phối sản phẩm (Deliver);  Thu hồi sản phẩm (Return Deliver);  Thu hồi nguồn nguyên vật liệu đã được tái chế (Return Source). Xuất phát từ mô hình trên, SCC đã xây dựng nên mô hình mới GreenSCOR Model. Đây là một mô hình chuỗi cung ứng khép kín được bổ sung vào đó là những hoạt động liên quan đến việc quản lý môi trường, hay nói cách khác đấy là những hoạt động làm xanh chuỗi cung ứng. Chiến lược phát triển môi trường bền vững của Coca Cola: Chiến lược phát triển bền vững của COCA-COLA bao phủ toàn bộ chuỗi giá trị, được thực hiện thông qua bốn chương trình trọng tâm:
  • 25. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 25  Thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường.  Những hoạt động tiến hành ở giai đoạn cuối của chu kì  Quản lý mạng lưới các nhà cung ứng.  Hệ thống quản lý môi trường. Với sựhỗ trợ của những chương trình này, COCA-COLAđã nỗ lực loại bỏ những rủi ro, nhằm đạt được sựđồngthuận của các cổ đôngvà gia tăng lợi nhuận..Mục tiêu của COCA-COLA là phát triển công nghệ tiên tiến, những sản phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường và có thể được tái sử dụng, tái sản xuất hay tiêu hủy được. Những nhân tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của COCA-COLA là sựlinh động, sự phát triển và chất lượng. Chiến lược môi trường của côngty có quan hệ mật thiết đến các chiến lược kinh doanh ở một số mặt sau: Trong các quyết định và hành động của mình, COCA-COLA luôn tính đến một thực tế là các vấn đề về môi trường đang có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn đến dự án phát triển toàn cầu. COCA-COLA nhận thấy được tầm quan trọng của việc hợp tác để trao đổi các vấn đề toàn cầu cũng như vấn đề về sử dụng nguồn tài nguyên và khí thải CO2. COCA-COLA tham gia vào các chương trình hợp tác nghiên cứu để đưa ra các sang kiến thông qua các Hiệp hội công nghiệp và những tổ chức toàn cầu. Đồng thời, COCA-COLA cũng đang nỗ lực để giảm sự tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao gồm: những nguồn năng lượng phục vụ làm lạnh, sưởi ấm và thắp sáng không gian. Trong vận tải, việc tăng cường cắt giảm chi phí đã tạo ra một tác động tích cực đối môi trường. Giảm lượng chất thải là một mục tiêu môi trường có liên quan mật thiết đến chất lượng sản phẩm, bao gồm: chất lượng thiết kế, chất lượng sản phẩm, chất lượng dây chuyền sản xuất và chất lượng củacông việc tiến hành trong giai đoạn sản xuất. Thông qua hệ thống quản lý môi trường: Các nhà cung ứng sẽ được hướng dẫn bằng chương trình quản lý môi trường để đảm bảo hiệu quả cho việc lập kế hoạch,
  • 26. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 26 thực hiện và kiểm soát môi trường. Hệ thống quản lý môi trường sẽ đáp ứng được những quy định của ISO 14001, hoặc những tiêu chuẩn quốc tế khác. Những nỗ lực cải tiến thường xuyên của các nhà cung ứng sẽ được chỉ dẫn trong Hệ thống quản lý. Việc thu hồi các vật liệu vào cuối giai đoạn sau bán hàng để tái sản xuất cũng phải đảm bảo xử lý an toàn các chất gây hại cho con người và môi trường. Trọng tâm của chương trình này là:  Tái sản xuất lại những phế liệu phế phẩm đã qua sử dụng;  Giám sát và so sánh các hệ thống tái sản xuất với nhau;  Hợp tác với các nhà táisản xuất để phát triển qui trình tái sản xuất. COCA-COLA ủng hộ mục tiêu thiết lập các phương pháp đáng tin cậymang lại hiệu quả sinh thái cho vòng đời sản phẩm và tiếp tục nghiên cứu giải pháp thay thế. Việc tiêu thụ năng lượng và tái sản xuất sản phẩmở giai đoạn cuối của chu kì sốngcủa sản phẩm là một trong số những phương diện môi trường quan trọng nhất.Mối quan tâm toàn cầu về khí thải CO2từ quá trình sử dụng các nhiên liệu hữu cơđã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tại những giai đoạn kháctrong chu kỳ sốngcủa sản phẩm kể cả giai đoạnsử dụng sản phẩm. Lượng CO2 thải ra trong quá trình vận tải và logistics cũng đang là một mối quan tâm lớn vìnhững tác động của nó đối với khí hậu. Vì vậy, COCA- COLA đang làm việc cùngvới những nhà cung cấp dịch vụ logistics của mình với mục tiêu thiết lập các dữliệu đáng tin cậy về khí thải CO2 có liên quan đến logistics.. Các mục tiêu của cần đạt được:  Phù hợp với các quy định về môi trường về hiện tại và trong tương lai; nhưgiới hạn trong việc sử dụng các chất và nhu cầu tái sản xuất.  Sựphù hợp giữa hoạt độngcủa các nhà cung ứng của COCA-COLAvớicác tiêu chuẩn môi trường mà COCA-COLA đã đề ra
  • 27. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 27  Quản lý chặt chẽ việc thu hồi các sản phẩm của COCA-COLA ở giai đoạncuối sản phẩm.  Thông tin sản phẩm: COCA-COLA đã đưa ra những thông tin về sinh tháivào trong các sản phẩm di động mới nhất của mình như: thông tin về việctiêu thụ năng lượng, sử dụng nguyên liệu, đóng gói và tái sản xuất. Làm “xanh” các khâu trong chuỗi cung ứng:  Tác động của các khâutrong chuỗi logistics đến môi trường: Hiểu được những tác động đối với môi trường, COCA-COLA đã đưa ramột số giải pháp cụ thể trong từng khâu nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đó. Trong tất cả các khâu, sản xuất có tác động nhiều nhất. Do đó, COCA-COLA rấtchú trọng đến việc cắt giảm lượng ảnh hưởng của quá trình sản xuất trong chuỗicung ứng.  Các giải pháp COCA-COLA thực hiện nhằm làm “xanh” trongt ừng khâu của chuỗilogistics:a. Trong quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất ra nước uống đóng chai COCA-COLA trải qua nhiềukhâu từ việc thu thập vật liệu thô, đên việc sản xuất đónggói để có mộtsản phẩmhoàn chỉnh. Để thực hiện mục tiêu đề ra trong quá trình sản xuất, COCA-COLAđãđưa ra các giải pháp sau: Quản lý nhà cung ứng: Đánh giá tổng thể COCA-COLA có thể thực hiện các đánh giá tổng thể thông qua việc xemxét một cách có hệ thống quá trình thực hiện và hệ thống quản lý các nhà cungứng để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của COCA-COLA. Việc đánh giá nàyđược thực hiện
  • 28. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 28 bởi các chuyên gia của COCA-COLA. Các chuyên gia có tráchnhiệm lên kế hoạch, điều phối, chuẩn bị, sau đó thực hiện đánh giá. Một đội baogồm ít nhất 2 người và thời gian đánh giá thông thường là hai ngày. Kết quả đánhgiá sẽ được thông báo tới các nhà cung ứng trong các cuộc họp và đạt được sựnhất trí của cả hai bên. Tất cả các đánh giá đều được đưa vào hệ thống cơ sở dữliệu của COCA-COLAđể tránh sự đánh giá trùng lắp. Đánh giá chuyên sâu: Bên cạnh đánh giá tổng thể, COCA-COLAcòn thực hiện các đánh giáchuyên sâu về điều kiện lao độngvà môi trường. Các đánh giá dựa trên quy địnhcủa chính quyền địa phương, tiêu chuẩn SA8000, và những yêu cầu của COCA-COLA. Mục tiêu của COCA-COLA là mỗi năm tiến hành 5-10 cuộc đánh giá Phương pháp đánh giá bao gồm các công việc:  Tham quan cơ sở sản xuất ( bao gồm tất cả cơ sở vật chất, kể cả khu nộitrú, căng -tin, và các kho hóa chất).  Phỏng vấn ban quản lý.  Phỏng vấn công nhân.  Kiểm tra những tài liệu liên quan ( như là bảng lương, lịch làm việc).COCA-COLA đã đưa ra hệ thống đánh giá đối với nhà cung ứng thông quakiểm soátviệc đáp ứng các yêu cầu mà COCA-COLAđưara liên quan đến việcchế tạo sản phẩm.  COCA-COLA cần yêu cầu nhà cung ứng phải lưu danh mục các bánthành phẩm cung cấp cho COCA-COLA. Những tài liệu này phải có thểsử dụng được theo yêu cầu đã đề ra.
  • 29. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 29  Các nhà cung ứng cần kết hợp việc xem xét các vấn đề môi trường trongquá trình thiết kế và đảm bảo việc thảo luận về vấn đề môi trường đượclưu tâm trong chuỗi cung ứng của chính họ.  COCA-COLA cũng kiểm tra sự phù hợp với những yêu cầu của mìnhcũng như với các tiêu chuẩn xã hội thông qua việc việc kiểm tra sổ sáchvà thanh tra. Nếu phát hiện có nhà cung ứng nào không đáp ứng,COCA-COLA sẽ yêu cầu họ sữa chữa và tiếp tục kiểm tra.  COCA-COLAhợp tác với các nhà cung ứng để phát triển khẩu hiệu vềviệc thực hiện vấn đề môi trường của các thành phần và nguyên liệutrên các sản phẩm. Xử lý các chất thải và khí gây ô nhiễm Trong khi vấn đề sử dụng năng lượng một cách hiệu quả là lĩnh vựcquantrọng nhất giúp COCA-COLA có thể phát triển các hoạt động môi trường, thì Tậpđoàn này còn tiếp tục quản lý những vấn đề quan trọng khác. Vấn đề sử dụng nước Nước được sử dụng phần lớn tại các cơ sở sản xuất của COCA-COLA để phục cho việc xử lý nguyên vật liệu. Chất thải Mục tiêu của COCA-COLA là giảm đến mức thấp nhất các chất thải, đặc biệt là các chất thải bị thải vào đất mà không được xử lý. Mặc dù khối lượng sản xuất ngày càng tăng làm cho tổng lượng chất thải không thể giảm xuống, nhưng COCA- COLA có thể tăng tỷ lệ tái sử dụng các chất thải này từ. Tỷ lệ này bao gồmcác chất rắn được tái sử dụng và tái chế để dùng làm nguyên vật liệu, hay được sửdụng làm nguồn năng lượng năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất Đóng gói
  • 30. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 30 Khâu đóng gói có mộtchức năng quan trọng là bảo quản sản phẩm trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trong quá trình đóng gói phụ thuộc vào loại và khối lượng nguyên vật liệu được sử dụng, cũng như số phận của các hộp đóng gói này sau khi người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm. Sở dĩ việc đóng gói có tác động gián tiếp đến môi trường vì trọng lượng và kích cỡ của nó ảnh hưởng đến nguồn năng lượng cần thiết để vận chuyển và tồn trữ hàng hóa. Hộp đóng gói càng nhỏ càng nhẹ thì lượng năng lượng tiêu thụ tính trên một sản phẩm càng ít. COCA-COLA có thể tiến hành các cải tiến ở một số khu vực với việc giảm khối lượng đóng gói trên một sản phẩm và sử dụng nhiều hơn các nguyên vật liệu được tái sản xuất lại. Nhờ việc giảm đi kíchcỡ bao bì đóng gói mà trọng lượng kiện hàng giảm xuống, đồng thời nhiều sản phẩm hơn sẽ được đưa vào trong một không gian như trước để vận chuyển đi. Do đó, tiết kiệm được năng lượng trong quá trình dự trữ vận chuyển, và cắt giảm một lượng chi phí đáng kể cho việc vận chuyển hàng hóa. Thu hồi và tái chế Tại sao phải thu hồi và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng? COCA-COLA nhấn mạnh giá trị của môi trường với nỗ lực thu lại nhiều nhất lượng nguyên liệu trong sản phẩm đã qua lưu thông. Làm được điều này họ sẽ giảm được nhiều năng lượng và chất hóa học sử dụng để sản xuất nguyên liệu mới cho sản phẩm. Với việc biết rõ sự lựa chọn trong thiết kế và thực hiện việc tái chế một cách tốt nhất, họ đã giảm được các tác động xấu đối với môi trường. Việc thiết kế sản phẩm và mạng lưới bảo hành giúp kéo dài thời gian tồn tại của sản phẩm. Việc tái sinh này mang lại nhiều lợi ích. Quá trình tái sinh bắt đầu bằng việc thu hồi sản phẩm, điều phối, phân loại, xử lý lại nhằm tối đa hóa hiệu quảviệc tái sinh. Đây là lý do tại sao COCA-COLArất quan tâm đến việc thu hồi vàlựa chọn
  • 31. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 31 nhà tái sản xuất ( để đảm bảo hiệu quả thực hiện và các tiêu chuẩn về antoàn, sức khỏe và môi trường cao nhất). COCA-COLA nhận thấy trách nhiệm của mình là thu hồi lại các sản phẩmquá hạn hoặc không còn sử dụng được và xử lý một cách có trách nhiệm là tái chếnó ngay khi có thể và xem đó là nghĩa vụ của mình đối với môi trường. Để thựchiện được nghĩa vụ đó, COCA-COLA thiết kế các mạng lưới tái chế trên khắp thếgiới phù hợp với các tiêu chuẩn mà COCA-COLA đề ra.COCA-COLA đã thựchiện thu hồi trên 200 quốc gia, với các điểm thu hồi tại hơn 130.000 trung tâmdịch vụ. Hơn nữa, tất cả các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống của COCA-COLA đều thực hiện thu hồi thiết bị cũ. Các sản phẩm cũ được thu hồi từ các kênh bánhàng lẻ khác nhau hay được tái chế tại các quốc gia khác. Sự kết hợp các kênhkhác nhau này làm cho khả năng vứt bỏ các sản phẩm không được sử dụng là hầun hư không có. Các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu thu hồi và tái chế: Xây dựng ý thức – một chiến lược thu hồi. Ý thức người tiêu dùng rất quan trọng để thu hồi lại sản phẩm, vì vậy COCA-COLA đang thúc đẩy việc thực hiên bằng nhiều cách. Thách thức lớn nhấtlà nâng cao ý thức tiềm năng của người tiêu dùng để thu hồi những phế phẩm cũvà thúc đẩy mọi người làm theo. COCA-COLAcần thực hiện một vài chiến lược nâng cao ý thức thu hồi và tiếptục tìm ra nhiều cách hiệu quả và phổ biến hơn. Quá trình sử dụng sản phẩm Là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới có mạng lưới trên 200 quốcgia, điều đó vừa mang đến cho COCA-COLAnhững lợi thế cũng như trách nhiệmto lớn
  • 32. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 32 trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu trước các tác độngcủa hoạt động thượng mại. Sợi dây liên hệ chính giữa các hoạt động kinh doanh với khí thải gây hiệu ứng nhà kính nằm ở giai đoạn sử dụng sản phẩm. COCA-COLA đã ước tính rằng các hoạt động sản xuất riêng lẻ của nó chỉ tạo ra lượng khíthải chiếm 10% tổng lượng khí tạo ra trong suốt chu kì sống của sản phẩm, 90% còn lại đến từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu, các nhà sản xuất linh kiện, quátrình phân phối. 2.6. Kết luận: Tuy tình trạng khó khăn của nền kinh kế đã tạm đi qua, tỷ lệ lạm phát ổnđịnh ở mức một con số ; một doanh nghiệp ,công ty muốn tồn tại và phát triển làđiều không phải dễ dàng và cần có những chính sách xử lý tình huống thật tốt.Vídụ như việc sử dụng ngân sách hiệu quả hơn,việc lập những kế hoạch chomarketing….Việt Nam cũng như các nước khác,đangchịu ảnh hưởng nặng nề từsuy thoái kinh tế toàn cầu.Vì vậy công ty Coca-Cola Việt Nam sẽ phải đề ra nhữngchính sách cho năm 2014 để giữ vững được thị phần,lợi nhuận … Một điều tất yếutrong khủng hoảng kinh tế là người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi phí dành cho muasắm,tiêu dùng … để tiết kiệm vậy điều đó tất ảnh hưởng đến việc giảm sút doanhthu của Coca-Cola. Hơn nữa,đối thủ lớn của Coca-Cola là PepsiCo sẽ có nhữngđộng thái để thu hút thị phần của chúng ta. Điều đó không những ảnh hưởng đếndoanh thu ,thị phần trong thời gian khủng hoảng mà còn dẫn đến hậu quả lâu dài. Với rất nhiều thách thức như vậy,Coca-Cola phải đưa ra một chiến dịchmarketing ngắn hạn (cũng như tiếp nối những chiến dịch sau đó) để duy trì, pháttriển hình ảnh, thị phần, doanh thu của Coca-Cola tại Việt Nam.
  • 33. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 33 Qua những nghiên cứu về sản phẩm Coca-colacủa công ty Coca-cola Việt Nam chúng ta có thể thấy đây là một sản phẩm đang phát triển mạnh trên thịtr ường Việt Nam cũng như thế giới. Nguyên nhân chính là do quản trị chuỗi giá trịcủa Coca-colacủa công ty có hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế củachuỗi cung ứng chưa được chúý, xong chuỗicung ứng của cocacolaViệt Nam đãđạt được nhiều thành công nhất định, đó là nhờ vào sự liên kết chặt chẽ có hệthống của các thành viên trong chuỗi. Vì thế cần tận dụng tối đa để nâng cao hiệuquả của quản trị chuỗi cung ứng của Côngty. Từ việc phân tíchtìm hiểu trên, những côngty nước giải khát của Việt Nam cần rút ra bài học cho mình để có thể phát triển mạnh hơn. Đặc biệt trong điều kiện gia nhập WTO, thị trường mở cử arộng lớn và những hãng nước ngọt nội địa vẫn chưa đủsức cạnhtranh. Với nhữngcố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ của từng thành viên trong chuỗi cung ứng trong tương lai chắc chắn coca cola Việt Nam sẽ phát triển lớn mạnh hơn nữa. 3. Chuỗi cung ứng của công ty cố phần sữa Việt Nam (VINAMILK) 3.1. Vài nét kháiquát về công ty Vinamilk và chuỗi cung ứng sảnphẩm sữa của Vinamilk Côngty có tên đầy đủ là: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Tên viết tắt: VINAMILK Tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế độ cũ để lại . Công ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơnvị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổngsố CBCNV 4.500 người. Chức năng chính: Sản xuấtsữa và các chế phẩm từSữa. Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt. Thành tựu của Công ty đã đóng góp tích cực vào sự phát triển sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
  • 34. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 34 Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đònbẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007 Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưasản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. Tổng doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 35% qua 5 năm:
  • 35. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 35 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh khoảng 40% thị phần sữa Việt Nam.Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới nhà phân phối dày đặc, tính đến hết năm 2011, Vinamikl 232 có nhà phân phối phân bố trên tất cả các tỉnh thành trong nước và 178.000 điểm bán lẻ, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Vinamilk luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khoẻ của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng khi dùng sản phẩm của Vinamilk. Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Biết bao conngười làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chắt chiu, gửi gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏecộngđồng, cho tương lai thế hệ mai sau. Đạt được được những thành tựu to lớn và vị trí đặc biệt cùng thương hiệu nổi bật Vinamilk trong nước và trên trường quốc tế như ngày nay, lãnh
  • 36. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 36 đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty đã thể hiện đầy đủ bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn cùng những kiến thức được kiểm nghiệm trên thương trường là những đặc điểm tạo nên giá trị của một thương hiệu nổi tiếng suốt 35 năm qua.Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam với nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen thuộc nổi tiếng trong và ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vị kinh tế đốivới Nhà nước, trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội nhập WTO. Bản lĩnh của côngty là luôn năng động, sáng tạo, độtphá tìmmột hướng đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất nhưng không đi chệch hướng chủ trương của Đảng. Đó chính là thành tựu lớn nhất mà tập thể cán bộ công nhân viên Công ty tự khẳng định và tự hào. Đó là sức mạnh, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và toàn Công ty Cổ phần sữa Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục dày công vun đắp, thực hiện, phát huy .
  • 37. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 37 3.2. Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk Phân tích các thành viên và vai trò trong chuỗi cung ứng
  • 38. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 38 Khâu cung ứng đầu vào Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò trong nước. Đây là thành viên đầu tiên trong chuỗi cung ứng. Các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò có vai trò cung cấp nguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa. Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa. Sữa tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra gắt gao khi tiếp nhận các chỉ tiêu sau: - Cảm quan: thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có bất kỳ mùi vị nào. - Đảm bảo chất khô chất béo lớn hơn - Độ tươi - Độ acid - Chỉ tiêu vi sinh - Hàm lượng kim loại nặng - Thuốc trừ sâu, thuốc thú y - Nguồn gốc (không sử dụng sữa của bò bệnh). Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tuơi phải đảm bảo nghiêm ngặt về độ tươi, không bị tủa bởi cồn 75 độ. *Đối với nguyên liệu sữa tươi từ các nông trại nuôi bò thì quy trình thu muasữa của công ty Vinamilk diễn ra như sau:
  • 39. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 39 Các trang trại lớn, như: trang trại của công ty cổ phần DELTA (Tp.HCM) quy mô đàn:1000 con, doanh nghiệp thương mại chăn nuôi bò sữa Phương Bình quy mô đàn: 120 con…. Công ty có 4 trang trại bò sữatai Tuyên Quang, Lầm Đồng, Thanh Hóa, Nghệ An với hệ thống trang thiết bị kĩ thuật hiện đại. Mỗi con bò được đeo chip điện tử để kiểm tra sản lượng sữa chính xác từng cá thể. Và rất nhiều các hộ chăn nuôi, hợp tác xã nuôi bò ở Bình ĐỊnh, HCM, Lâm ĐỒng, Long An cung cấp nguồn sữa tươi cho công ty. Trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nông dân, nông trại nuôi bò, thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Từtrung tâm có thể thông tin cho hộ nông dân về chất lượng, giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng thời trung tâm thu mua sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò. Trong năm 2011, Vinamilk đã thu mua 144 nghìn tấn sữa tươi, tăng 11% so với năm 2010. Trong đó, thu mua trong dân tăng 8% và thu mua trang trại của Vinimilk tăng 52%. Tháng 12/2011, tổng đàn bò sữa giao cho Vinamilk là 61 nghìn con, tăng 1.100 con so với tháng 12/2010, trong đó bò vắt sữa chiếm 49% tổng đàn bò. Đốivới nguyên liệu sữanhập khẩu thì có thể được nhập thông qua trung gian hoặc tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất. Một số nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu cho công ty Vinamilk như:
  • 40. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 40 - Fonterra là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế giới. - Hoogwegt International là một đốitác lớn chuyên cung cấp bộtsữacho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung cũng như công ty Vinamilk - Ngoài ra Perstima Bình Dương Việt Nam, cùng với nhiều công ty khác trong nướccũng là nhà cung cấp chiến lược cho Vinamilk trong hơn 10 năm qua. Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Cty Vinamilk Name of Supplier Product(s) Supplied Fonterra (SEA) Pte Ltd Milk powder Hoogwegt International BV Milk powder Perstima Binh Duong, Tins Tetra Pak Indochina Carton packaging and packaging machines Chuỗi cung ứng đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên một sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính vì vậy xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược nsw trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không ngừng ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh. Như vậy, * Ưu điểm của khâu cung ứng đầu vào:
  • 41. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 41 Sữa bò được thu mua từ nông dân Việt Nam, qua nhiều khâu kiểm tra tại các trạm thu mua, trung chuyển. Có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật nuôi bò, thức ăn, vệ sinh chuồng trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua sữa…Sữa tươi nguyên liệu sau khi được thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi đến nhà máy lại được kiểm tra nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối không chấp nhận sữa có chất lượng kém, chứa kháng sinh… * Hạn chế của chuỗi cung ứng đầu vào: Bột sữa, chất béo sữa…(sử dụng trong sản xuất sữa hồn nguyên, sữa tiệt trùng, sữa chua…và các loại sản phẩm khác): được nhập khẩu từ nguồn sản xuật hàng đầu và có uy tín trên thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand… chính vì vậy mà giá thành rất cao. Khâu sản xuất của Công ty Vinamilk Sau khi sữa được vận chuyển về các nhà máy chế biến các nhà máy chế biến sữa, và được kiểm tra nhiều lần mới cho sữa vào dây chuyền sản xuất.
  • 42. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 42 Qui trình sản xuất sữa Vinamilk Tại nhà máy sản xuất: Có vai trò tiếp nhận nguyên liệu sữa từ trung tâm thu mua sữa hoặc từ các nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu và thực hiện các giai đoạn sản xuất. Nguyên liệu sữa được trải qua một quá trình chuẩn hóa, bài khí, đồng hóa và thanh trùng được đóng gói tạo ra sữa thành phẩm. Chuẩn hóa: + Mục đích: Điều chỉnh hàm lượng chất béo. Do nhu cầu khách hàng ngày càng nâng cao, hị đòi hỏi sự an toàn khi tiêu dùng sản phẩm, hàm lượng béo là một trong
  • 43. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 43 những điều mà họ quan tâm hàng đầu, nếu hàm lượng chất béo trong cơ thể quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em. + Nguyên tắc thực hiện: Nếu hàm lượng béo thấp thì tiến hành tính toán và bổ sung thêm cream. Nếu hàm lượng béo cao thì tiến hành tính toán và tách bớt cream ra. Bài khí: + Mục đích: Trong sữa có nhiều khí lạ cần được loại trừ nếu không sẽ vỡ mùi hươngđặc trưng của sữa. Khi trong sữacó nhiều khí nó sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt nghĩa là làm tăng chi phí cho quá trình sản xuất như bước thanh trùng, đồng hóa… Trong trường hợp thanh trùng sau khi đã đóng hộp, tại nhiệt độ thanh trùng thể tích của khí sẽ tăng lên làm vỡ hộp. + Nguyên tắc thực hiện: Kết hợp giữa nhiệt độ với áp lực chân không. + Thông số kỹ thuật: T= 70oC, áp suất tương ứng. + Thiệt bị gia nhiệt: Ống lồng ống, bản mỏng tác nhân gia nhiệt là hơi nước. Phối trộn: + Mục đích: Tạo ra các sản phẩm có hương vị khác nhau + Nguyên tắc thực hiện: Phối trộn với hàm lượng vừa đủ, đảm bảo chất lượng, hương vị tự nhiên của các sản phẩm Đồng hóa: + Mục đích: ổn định hệ nhủ tương, hạn chế hiện tượng tách pha. + Nguyên tắc thực hiện: sử dụng áp lực ca. + Thông số kỹ thuật: T= 55-70oC, P= 100-200 bar.
  • 44. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 44 + Phương pháp thực hiện: đồng hóa toàn phần: 1 cấp hoặc 2 cấp, đồng hóa một phần: dòng cream (10% max), dòng sữa gầy. + Thiệt bị: rất đơngiản chỉ cần có sự thay đổitiết diện độtngột tạo nên sự va đập, hiện tượng chảy rối, hiện tượng xâm thực. Thanh trùng: + Mục đích:tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và ức chế hoạt động của các vi sinh vật khác + Phương pháp thực hiện: HTST (high temperate shorttime): 72-75oC trong vòng 15-20s + Thiết bị thanh trùng: ống lồng ống, bản mỏng Rót sản phẩm: + Bao bì thường được sử dụng: nhựa, giấy, bao bì Tetre Pak và Combibloc nổi tiếng thế giới về độ an toàn thực phẩm. + Yêu cầu bao bì: - Kín - phải vô trùng + Thiết bị rót: cũng phải vô trùng. Bảo quản: + Mục đích: bảo quản tốt được chất lượng sản phẩm + Yêu cầu: sản phẩm sau khi đóng gói được chuyển vào nơi bảo quản theo đúng tiêu chuẩn chất lượng.
  • 45. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 45 Điểm nổi bật về quy trình sản xuất của Vinamilk: dây truyền sản xuất kín, từ lâu Vinamilk đã triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ISO và an toàn thực phẩm HACCP tại tất cả các nhà máy trong hệ thống. Quá trình xử lý nhiệt được theo dõi nghiêm ngặt. Các chế độ xửlý nhiệt được lựa chọn, cân nhắc để đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đồng thời giữ gìn giá trị dinh dưỡng của sữa ở mức cao nhất. Ưu tiên chọn các chế độ xử lý nhiệt cao trong thời gian cực ngắn, đây là những công nghệ tiên tiến trên thế giới. * Nhà máy chế biến sữa: Sau 30 năm ra mắt người tiêu đung, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy và 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, gồm:
  • 46. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 46 - Nhà máy sữaDIELAC, khu Công nghiệp Biên Hòa- TỉnhĐồng Nai, chyên sản xuất: sữa bộtdành cho trẻ em và người lớn, bộtdinh dưỡng cho trẻ em. - Nhà máy sữa Trường Thọ, 32 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Chuyên sản xuất: Sữa đặc có đường, Sữa tươi tiệt trùng, Sữa đậu nành, Sữa chua, Nước ép trái cây, Phô mai. - Nhà máy sữa Thồng Nhất, 12 Đặng Văn Bi, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, chuyên sản xuất: sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, kem, sữa chua, sữa chua uống. - Nhà máy sữa Hà Nội, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chuyên sản xuất: sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, Kem, sữa đậu nành, sữa chua, sữa chua uống. - Nhà máy sữa Bình Định, 09 Phan Chu Trinh, Tp. Qui Nhơn, chuyên sản xuất: sữa tươi tiệt trùng, kem, sữa chua, sữa chua uống. - Nhà máy sữa Nghệ An, đường Sào Nam, xã Nghi Thu, Thi xã Cửa Lò, Nghệ An, chuyên sản xuất: sữa đặc, sữa tươi, sữa chua. - Nhà máy sữa Sài Gòn, khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, Q.12, Tp. HCM, chuyên sản xuất: sữa tươi, sữa chua, sữa chua uống. - Nhà máy sữa Cần Thơ, khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ, chuyên sản xuất: sữa tươi, sữa chua, kem bánh. Xí nghiệp Kho Vận, 32 Đặc Văn Bi, quận ThủĐức, tp HCM, chuyên: vận chuyển, giao nhận Tất cả các phòng thí nghiệm tại các nhà máy của Vinamilk đều đạt chứng nhận ISO 17025 cho lĩnh vực hóa học và sinh học. Toànbộ 10 nhà máy đang hoạt động trong khối sản xuất của Vinamilk đều có hệ thống quản lý môi trường được chứng nhận đạt chuẩn ISO 14001:2004
  • 47. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 47 Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinamilk Công ty Vinamilk phân phối hàng hóa thông qua tập đoàn Phú Thái đến các đại lý, cửa hàng rồi đến người tiêu dùng là nhân tố cuối cùng trong chuỗi phân phốiđầu ra – tiêu dùng- Người tiêu dùng là người trực tiếp tiêu thụ sữa. - Các đại lý, cửa hàng, siêu thị có vai trò nhận sữa từ nhà phân phốivà cung ứng sữa tươi đến người tiêu dùng. - Người tiêu dùng là những người trực tiếp tiêu thụ sữa. Người tiêu dùng có thể mua sữa từ các đại lý, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán buôn hoặc bán lẻ đồng thời thanh toán tiền sữa tại nơi mua hàng. Hệ thồng đại lý của công ty phân thành hai loại: nhóm các sản phẩm về sữa gồm có sữa đặc, sữa bột… và nhóm sản phẩm kem, sữa chua, sữa tươi - Với nhóm sản phẩm về sữa (sữa đặc, sữa bột…):Vinamilk đặt ra điều kiện thiết yếu là phải giữ cam kết không bán bất kỳ sản phẩm sữa nào khác đối với đại lý cho các sản phẩm này. - Với nhóm sản phẩm kem, sữa chua, sữa tươi…: công ty chủ trương mở rộng rãi và không hạn chế ngặt nghèo về các điều kiện của đại lý. Bởi đây là các mặt hàng bántrực tiếp đền tay người tiêu dùng, tính cạnh tranh không cao, không phải là mặt hàng chiến lược của công ty nên càng mở rộng hệ thống phân phối thì sản phẩm càng được phổ biến. - Thường đối với đại lý, tùy thuộc vào vị trí, địa điểm bán hàng mà công ty quy định doanh số và thường cho đại lý theo quý, theo tháng. Hiện công ty có 2 kênh phân phối:
  • 48. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 48 Phân phốiqua kênh truyền thống (232 nhà phân phốiđộc lập và hơn 178.000 điểm bán lẻ), thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng của công ty. Để hỗ trợ mạng lưới phân phối của mình, Vinamilk đã mở 14 phòng trưng bày sản phẩm tại các thành phố lớn như Hà Nội. Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Để trở thành nhà phân phối của Vinamilk thì đơn vị kinh doanh đó phải đáp ứng được các điều kiện do Vinamilk đưa ra để tuyển chọn nhà phân phối. Sau khi được chọnlà nhà phân phối của Vinamilk, công ty sẽ cử1 supervisor xuống để hướng dẫn và giám sát. Công ty đánh giá NPP dựa trên rất nhiều chỉ tiêu, một số chỉ tiêu như: o Độ bao phủ o Doanh số o Phân phối o Hàng tồn kho o Nhân viên bán hàng o Khả năng cạnh tranh o Năng lực tài chính o Cở sở vật chất o Trưng bày Phân phối qua kênh hiện đại (như hệ thống siêu thị, Metro…). Lợi thế của Vinamilk thông qua hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở nhiều địa phương trong cả nước. Với hơn 1400 đại lý cấp 1 cũng như mạng lưới phân phốitrải đều khắp toàn quốc với hơn 5000 đại lý và 178.000 điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm của Vinamilk cũng như tại các kênh phân phối trực tiếp khác như trường học, bệnh viện, siêu thị… Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận.
  • 49. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 49 Mô hình phân phối nội địa: Quản lý kênh phân phối Để quản lý hiệu quả các kênh phân phối trên thị trường Vinamilk đã và đang sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tiêu biểu nhất đó là chương trình quản lý thông tin tích hợp Oracle E Business Suite 11i; hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp- Enterprisec ResourcePlanning (ERP) và ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng ( customer relationship management- CRM) Hệ thống Oracle E Business Suitr 11i: được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 1- 2007. Hệ thống này kết nối đến 13 địa điểm gồm các trụ sở, nhà máy, kho hàng trên toàn quốc. Hạ tầng CNTT đã được đồng bộ hóa, chuẩn hóa và củng cố. Ứng dụng giảipháp quản trịmốiquan hệvớikhách hàng (CustomerRelationship Management –CRM): qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viên bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và khách hàng có thể trao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng thích, vào bất cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào,… Đây là một giải pháp tiếp cận rất hiệu quả đối với chính những khách hàng của Vinamilk, giúp công ty có thể thu thập được đầy đủ thông tin và nhu cầu của khách hàng từ đó
  • 50. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 50 có thể đưa ra các chính sách xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối cho phù hợp. Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp – Enterprise Resource Planning (ERP): là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cả hai tình huống online hoặc offline. Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các xử lý kip thời cũng như hỗ chính xác việc lập kế hoạch. Việc thu thập và quản lý các thông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn. Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năn nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống. Vinamilk cũng quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối. Trong khi đó, đốitượng quan trọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ ngày càng đực cảithiện. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, vinamilk đã quản lý có hiệu quả các kênh phân phối sản phẩm, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho nhân viên, đáp ứng kịp thời và ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Kết quả 2011, các chỉ tiêu về doanh số và lợi nhuận mà Vinamilk đặt ra đều vượt. Doanh thu tiếp tục tăng cao 37% so với cùng kỳ năm 2010, vượt 7% so với kế hoạch, tổng doanh thu năm 2011 là 22.071 tỷ đồng,tăng cao hơn năm 2010 là 5.989 tỷ đồng, cao hơn mức tăng 5.261 tỷ đồng của tổng doanh thu 2010 so với năm 2009. Cho đến nay hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của công ty khi xây dựng dự án. Sau khi triển khai và vận hành tại 48 nhà phân phối, Vinamilk đã mở rộng hệ thống đến toàn bộ 187 nhà phân phối. Hiện công ty đang đầu tiên chiều sâu, phấn đấu đến năm 2017 sẽ đạt doanh thu 3 tỷ USD một năm và có tên trong danh sách 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.
  • 51. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 51 Như vậy:  Ưu điểm khâu phân phối đầu ra của công ty: Bằng chínhsách quản lý hiệu quả và khuyến khíchcác đại lý trong mạng lưới của mình, hệ thống đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức, thậm chí có tỉnh có tới 7 đại lý chính thức. Ngoài ra, công ty cònthực hiện chính sáchthưởng theo doanh số bán hàng của các đại lý, đã làm khuyến khích việc mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ,…  Hạn chế trong khâu phân phối của công ty: Do công ty có hệ thống đại lý lớn nhưng việc quản lý các đại lý này, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa lại là một khó khăn đối với công ty. Mặc khác, những quầy tập hóa, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” công ty cũng khó kiểm soát được hết. Hạn chế trong việc vân chuyển: theo quy định vận chuyển sữa thì chỉ được tối đa 8 thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất đến 15 thùng, và không cẩn thận trong việc vận chuyển, điều này ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm. Hạn chế trong bảo quản: do sản phẩm của công ty có mặt ở khắp nơi, đối với một số sản phẩm sữa tươi phải đảm bảo bảo quản dưới 6oC thì bảo quản được 45 ngày, còn 15 độ C thì được 20 ngày. Ở nhiệt độ thường thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua mà các cửa hàng không có máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh là điều rất hạn chế trong việc bảo quản những sản phẩm có yếu cầu phai bảo quản lạnh. Bộ phận logistisc
  • 52. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 52 Hiện nay, Công ty vẫn tự làm logistics vậy nên trong cấu thành giá sản phẩm của Vinamilk, logistics chiếm khoảng 15%. Nếu muốn giảm chiphí này xuống 13%, hay thấp hơn nữa, Vinamilk phải cần đến những doanh nghiệp chuyên về logistics. Việc nghiên cứu thị trường Công ty có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng. Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuối đã giúp công ty đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Kid vào tháng 5 năm 2007. Kêt quả của chiến lược này là Vinamilk Kid thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào năm 2007. Ngoài ra, Vinamilk còncó khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sảnphẩm cho người tiêu dùng. Côngty có độingũ nghiên cứuvà phát triển gồm 10 kỹ sưvà một nhân viên kỹ thuật. các nhân sựlàm công tác nghiên cứu phốihợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác địn xu hướng và thị hiếu tiêu dùng. 3.3. Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk a) Thành công Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 140 triệu USD, tăng 67,4%, tổng doanh thu vượt mốc 1 tỷ đô la Mỹ.
  • 53. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 53 Ngoài tập trung ở thị trường nội địa là chủ yếu, công ty cũng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài đến các nước: Úc, Cam-pu-chia, Iraq, Philippin,… Vùng Số lượng thị trường ASEAN 3 (Cambodia, Phiippnes, Việt Nam ) Trung đông 3 (Iraq, Kuwait, UAE) Phần còn lại 4 (chủ yếu là Úc, Maldives, Suriname, Mỹ) Tổng 10 Như đã nói ở phần đầu, sự thành công của Vinamilk ngày hôm nay là nhờ một phần lớn ở khâu quản trị chuỗi cung ứng. Vậy điều gì đã làm nên thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm sũa nói riêng và các sản phẩm của Vinamilk nói chung?  Chính sách 3 Đúng Đó là Đúng sản phẩm, Đúng số lượng và Đúng lúc. Việc xác định đúng sản phẩm thị trường cần giúp Vinamilk đảm bảo bán được sản phẩm, tạo đà cho sự thông suốt trong việc cung ứng hàng hóa ra thị trường. Bên cạnh đó, Vinamilk cũng ý thức được tầm quan trọng của việc cung ứng đúng số lượng và đúng lúc. Đúng số lượng tức là không nhiều quá, cũng không ít quá, làm sao cho cung cầu cân bằng ở mức tốt nhất có thể. Đúng lúc để tránh chi phí lư trữ, tồn kho.  Tốc độ Với đặc thù của sản phẩm thực phẩm nói chung và sản phẩm sữanói riêng thì thời gian như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Các nhà sản xuất hàng thực phẩm hiểu rõ điều đó và Vinamilk cũng không phải ngoại lệ. Giữa các công đoạn trong chuỗi cung ứng của mình, Vinamilk luôn tận dụng tối đa thời gian, hạn chế đến mức thấp nhất những khoảng thời gian chết.
  • 54. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 54 Cụ thể: Sữa nguyên liệu sau khi thu hoạch hoặc mua từ người dân sẽ được chuyển ngay vào bình lọc, bồn trung gian, sau đó được đưa vào bồnlạnh ở nhiệt 40C để bảo quản sữa. Nguồn sữa này sẽ được xe có hệ thống giữ nhiệt chuyển về nhà máy trong ngày, nhiệt độ sữa không quá 60C. Tại các nhà máy chế biến, sữa tươi tiệt trùng được xử lý ở nhiệt độ cao (tự 140 – 143oC) trong thời gian 3 – 4 giây, nên dễ bảo quản, có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường với thời hạn sử dụng khá dài (từ 6 tháng đến 1 năm), còn sữa tươi thanh trùng được xử lý phức tạp hơn nhưng ở nhiệt độ thấp hơn 75 độ C, trong khoảng 30 giây, sau đó nhanh chóng làm lạnh ở 4 độ C. Để đảm bảo chất lượng cho sũa nguyên liệu, các nhà máy sản xuất được bố trí trải đều khắp cả nước, bên cạnh các trang trại chăn nuôi, có điều kiện giao thông thuận lợi. Sữa thành phẩm cũng nhanh chóng được chuyển từ các nhà sản xuất đến các đại lý bán buôn và bán lẻ trên cả nước, từ đó chuyển đến tay người tiêu dùng.  Phân tán rủi ro Để đảmbảo luôn có đủsữatươi nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động, Vinamilk đã tiến hành xây dựng nhiều trang trại nuôi bò và các trang trại ngày càng được mở rộng về quy mô cũng như hiện đại về công nghệ. Việc này giúp Vinamilk tránh được tình trạng khan hiếm nguyên liệu khi có sự cố bất ngờ xảy ra, giảm rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc phân tán rủi ro cũng được Vinamilk áp dụng đối với nguồn sũa bột nguên liệu khi công ty đã sử dụng chiến lược nhiều nhà cung cấp (Fonterra và Hoogwegt International) thay vì chỉ chọn một nhà cung cấp duy nhất.
  • 55. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 55  Kết chặt thành viên trong chuỗi Chuỗi cung ứng của Vinamilk là một chuỗi thống nhất và gắn kết. Các thành viên trong chuỗi phụ thuộc vào nhau, dựa vào nhau để phát triển. Ví dụ:Nhà máy sản xuất của Vinamilk thường chỉ có thể sản xuất ra các sản phẩm từ sữa chứ không thể sản xuất ra các loại sản phẩm khác. Vì vậy, các nhà máy phải có mối liên hệ mật thiết với cá trạng trại nuôi bò vì nếu không có các trang trại, nếu không có sữa thì các nhà máy sẽphải dừng hoạt động. Để tạo và giữ mối liên hệ mật thiết đó (đặc biệt là với các hộ chăn nuôi cá thể), Vinamilk không chỉ hỗ trợ về giá, về tính ổn định trong thu mua mà còn hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật…  Đảm bảo song hành giữa dòng thông tin và dòng sản phẩm Dòng thông tin và dòng sản phẩm tuy hai mà môt. Hai dòng này tồn tại dựa vào nhau và hỗ trợ cho nhau. Các sản phẩm ra đời được thông tin cho các đơn vị có liên quan và cho người tiêu dùng. Ví dụ: Khi cho ra đờimột dòngsản phẩm mới, ban giám đốc công ty Vinamilk sẽ phải cung cấp cho hội đồngquản trị và đại hội đông cổ đông các thông tin liên quan đến sản phẩm như Tên, Tính chất, Khả năng cạnh tranh… đồngthời phaair thông tin cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm thông qua quảng cáo, giới thiệu, trưng bày… Các thông tin từ phía thị trường và trong nội bộ doanh nghiệp sẽ định hướng cho quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm. Ví dụ: Khi biết được thị trường đang cầnmột loại sảnphẩm sữa đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, tươi ngon với giá rẻ và tiện dụng, Vinamilk đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời dòng sẩn phẩm sữa thanh trùng gói giấy 200ml tiện dụng.
  • 56. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 56 Hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu được tầm quan trọng của thông tin nhưng lại ít có doanh nghiệp nào lại dám đầu tư cho hệ thống thông tin như Vinamilk và chính vì lẽ đó mà rất ít doanh nghiệp Việt Nam đạt được thành công như Vinamilk.  Đảm bảo 3 chữ A Đó là : - Agile (nhanh nhẹn) - Adaptable (thích nghi) - Align (thích hợp) Còncó rất nhiều nguyên nhân tạo nên thành côngtrong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk nhưng quan trọng hơn cả là việc Vinamilk đã nhận thức rõ tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và đã không ngừng hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình (Hiện nay Vinamilk là một trong số ít công ty ở Việt Nam có giám đốc điều hành chuỗi cung ứng: Bà Nguyến Thị Thanh Hòa). b) Hạn chế chung: Theo những hạn chế trong mỗi khâu, mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng, tóm lại chuỗi có các hạn chế chung sau:  Mạng lưới cung ứng vẫn còn nhiều nấc trung gian, do đó làm tăng chi phí giao dịch, tăng giá bán. Thị trường rộng nên chưa bao quát hết  Thiếu công ty cung cấp dịch vụ logistics trọn gói để tiết kiệm chi phí vận chuyển và vận chuyển một cách hiệu quả. Ngay cả trong quá trình vận chuyển sản phẩm cũng chưa đảm bảo được các yêu cầu  Công ty vẫn chưa tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các cửa hàng, siêu thị.  Các hạn chế trong bản quản sản phẩm,  Nhiều nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài nên giá thành cao
  • 57. Tiểu luận môn Các phương pháp mô hình hóa 57 3.4. Bài học rút ra từ thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk Thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của Vinamilk là không thể phủ nhận và chúngta có thể rút ra được nhiều bài học từ thành công này Bài học 1 : Luôn xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Yếu tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các công ty hàng đầu là sở hữu được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn đối thủ. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng mang tính hoạt động của các công ty hàng đầu mà trở thành một bộ phận chiến lược của công ty. Trong trường hợp của Vinamilk, công ty đã xác định, xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng của mình thành một lợi thế cạnh tranh. Với việc đầu tư vào xây dựng chuỗi cung ứng thành một lợi thế, Vinamilk mong muốn giảm được thờigian từ lúc nhận đơnđặt hàng cho đến khi giao sản phẩm cuốicùng đến nhà bán lẻ. Hơn thế nữa, việc đầu tư này sẽ giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn nhẹ (lean supply chain) và có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Bài học 2 : Đầu tư và xây dựng hệ thống thông tin mới để hỗ trợ cho chuỗi cung ứng Vinamilk mạnh dạn đầu tư tái cấu trúc lại hệ thống thông tin vốn là “xương sườn” của chuỗi cung ứng. Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin làm cho việc sản xuất và