SlideShare a Scribd company logo
1 of 13
Download to read offline
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
1
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬN TIỀN GỬI
Giả thiết: Ngân hàng xác định thời hạn tính lãi từ ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày
thanh toán hết khoản tiền gửi (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác
định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
BÀI 1:
Tình hình số dư Tài khoản tiền gửi của công ty A tại ngân hàng thương mại X (ĐVT: đồng):
Ngày Số dư đầu ngày Số ngày tồn tại số dư Số tiền lãi
28/09/N 150.000.000
30/09/N 720.000.000
05/10/N 850.000.000
13/10/N 900.000.000
14/10/N 530.000.000
21/10/N 650.000.000
27/10/N 830.000.000
Cộng
Yêu cầu: Tính và hạch toán lãi tháng 10 trên tài khoản tiền gửi công ty A, biết ngân hàng
quy định ngày tính lãi hàng tháng là ngày 27, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,2%/năm.
BÀI 2: Tài khoản thanh toán của khách hàng A có biến động trong tháng như sau:
- Ngày 26/4/N, tài khoản có số dư đầu ngày 4.535.500 đồng.
- Ngày 28/4/N, khách hàng B chuyển tiền cho A, số tiền 65.000.000 đồng.
- Ngày 5/5/N, ngân hàng thu phí dịch vụ 20.000 đồng, đã bao gồm thuế GTGT 10%.
- Ngày 8/5/N, khách hàng A thanh toán bằng thẻ số tiền 2.750.000 đồng.
- Ngày 13/5/N, khách hàng A rút tiền mặt tại quầy giao dịch với số tiền 40.000.000 đồng.
- Ngày 19/5/N, khách hàng A chuyển khoản thanh toán cho công ty Y số tiền 15.670.000
đồng, phí chuyển tiền 11.000 đồng, đã bao gồm thuế GTGT 10%.
- Ngày 23/5/N, khách hàng A nộp tiền mặt vào tài khoản số tiền 32.000.000 đồng.
Yêu cầu:
- Phản ánh các nghiệp vụ vào sổ tài khoản của khách hàng A tại ngân hàng.
- Lập bảng tính lãi và hạch toán lãi tháng 5 của tài khoản của khách hàng A, biết ngân
hàng tính lãi vào ngày 25 hàng tháng, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,2%/năm
BÀI 3:
1. Ngày 5/3/N, ngân hàng nhận 70 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt của khách
hàng A, kỳ hạn gửi 4 tháng, lãi suất 3,6%/năm, lãi trả 1 lần khi đáo hạn. Ngày 5/7/N, khách
hàng đến ngân hàng yêu cầu tất toán số tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt.
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
2
2. Ngày 10/6/N, ngân hàng nhận 100 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm 3 tháng bằng tiền mặt
của khách hàng B, lãi suất 3,5%/năm, lãi trả sau. Ngày 4/9/N, khách hàng đến ngân hàng
yêu cầu rút toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm.
3. Ngày 11/8/N, ngân hàng nhận từ khách hàng C 60 triệu đồng tiền mặt để mở sổ tiền
gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 3,5%/năm, khách hàng nhận lãi khi đáo hạn. Ngày
25/11/N, khách hàng đến ngân hàng yêu cầu rút toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm.
4. Ngày 20/7/N, khách hàng X yêu cầu ngân hàng tất toán sổ tiền gửi tiết kiệm 40 triệu
đồng, kỳ hạn 2 tháng, lãi suất 3,4%/năm, lãi trả sau, ngày mở sổ tiết kiệm 10/3/N. Khách
hàng đã nhận đủ gốc và lãi bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh từ khi khách hàng gửi tiền cho đến khi
tất toán sổ tiền gửi; Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 0,2%/năm
a) Ngân hàng dự trả lãi vào ngày 28 hàng tháng.
b) Ngân hàng dự trả lãi vào ngày khách hàng gửi tiền ở các tháng kế tiếp.
BÀI 4: Ngày 25/9/N, ngân hàng thương mại Y có phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Khách hàng A đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm 150 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng,
gửi vào ngày 20/2/N, lãi suất 5,0%/năm. Khách hàng đã nhận đủ gốc và lãi bằng tiền mặt.
2. Khách hàng B đến ngân hàng làm thủ tục mở tài khoản tiền gửi thanh toán bằng
VND. Khách hàng nộp vào tài khoản 80 triệu đồng tiền mặt. Ngân hàng kiểm nhận và hoàn
tất thủ tục cho khách hàng.
3. Khách hàng C đem đến ngân hàng 40 triệu đồng bằng tiền mặt và yêu cầu chuyển số
tiền này cùng toàn bộ tiền gốc 60 triệu trước đây đã gửi (kỳ hạn 6 tháng gửi ngày 10/3/N, lãi
suất 5,0%/năm) sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng lãi suất 5,7%/năm. Toàn
bộ lãi của sổ cũ khách hàng đã nhận bằng tiền mặt.
4. Khách hàng D yêu cầu ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán 230 triệu
đồng để chuyển sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 13 tháng, lãi suất 6,5%/năm, lãi
trả định kỳ ngày 25 hàng tháng vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày 25/9/N trong các
trường hợp: a) Ngân hàng dự trả lãi vào ngày 25 hàng tháng
b) Ngân hàng dự trả lãi vào ngày cuối của hàng tháng
Biết: Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 0,2%/năm.
BÀI 5: Ngày 30/9/N tại ngân hàng thương mại X có phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Khách hàng A đến yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm kỳ hạn 5 tháng, nhận tiền mặt toàn bộ
số tiền tiết kiệm 120 triệu đồng, ngày gửi 12/3/N, lãi suất 3,8%/năm. Ngân hàng thực hiện
theo yêu cầu của khách hàng.
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
3
2. Khách hàng B đem 50 triệu đồng tiền mặt đến yêu cầu chuyển số tiền này cùng với
số tiền gốc ban đầu của sổ tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng, số tiền 170 triệu ngày gửi 21/5/N, lãi
suất 5,3%/năm sang tiền gửi tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 6,0%/năm, ngân hàng đồng ý làm
sổ mới và trả lãi bằng tiền mặt cho khách hàng.
3. Khách hàng C nộp sổ tiền gửi tiết kiệm 3 tháng, số tiền 200 triệu đồng, ngày gửi
20/5/N, trả lãi sau, lãi suất 3,7%/năm. Ngân hàng đồng ý thực hiện theo yêu cầu tất toán sổ
của khách hàng như sau:
- Chuyển 170 triệu đồng sang tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 4,0%/năm
- Chuyển 30 triệu đồng sang tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- Lãi lĩnh bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế trong ngày 30/9/N. Biết: Ngân hàng dự
trả lãi vào ngày cuối tháng; Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 0,2%/năm.
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ
BÀI 6:
Ngày 15/8/N tại ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Phát hành kỳ phiếu thu bằng tiền mặt, tổng mệnh giá 1.000 triệu đồng, lãi suất
0,9%/tháng, thời hạn 12 tháng.
a. Trả lãi cuối kỳ khi đáo hạn
b. Trả lãi trước
2. Phát hành 5.000 trái phiếu đợt 2, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn 3 năm, loại
trả lãi sau, lãi suất 12%/năm, số tiền thu về bằng tiền mặt là:
a. 4.970 triệu đồng
b. 5.060 triệu đồng
3. Phát hành kỳ phiếu kỳ hạn 18 tháng, tổng mệnh giá 800 triệu đồng, loại trả lãi trước,
lãi suất 0,8%/tháng, số tiền thu về bằng tiền mặt theo các trường hơp:
a. Chiết khấu 1% mệnh giá
b. Phụ trội 1% mệnh giá
4. Khách hàng B đến ngân hàng thanh toán kỳ phiếu, kỳ hạn 12 tháng, tổng mệnh giá là
200 triệu đồng, lãi suất 0,9%/tháng, trả lãi sau, ngày phát hành là 15/7/N-1.
5. Thanh toán kỳ phiếu bằng tiền mặt, kỳ hạn 12 tháng, tổng mệnh giá 2.000 triệu đồng,
lãi suất 0,8%/tháng, ngày phát hành là 15/8/N-1, trả lãi trước.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
Biết: Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
0,25%/tháng.
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
4
BÀI 7:
Ngân hàng thương mại X có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Ngày 10/6/N, nhằm huy động vốn cho đầu tư xây dựng một số trường học mới Ngân
hàng phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 1 triệu đồng lãi suất 0,85%/tháng, trả lãi
sau. Số trái phiếu đã phát hành 50.000.
2. Ngày 15/6/N, ngân hàng phát hành kỳ phiếu 12 tháng với lãi suất 0,7%/tháng mệnh
giá 1 triệu đồng, trả lãi trước. Số kỳ phiếu đã phát hành là 30.000.
3. Ngày 30/6/N, ngân hàng phân bổ lãi và giá trị chiết khấu cho số trái phiếu có tổng
mệnh giá 1000 triệu đồng, số tiền thu về khi phát hành là 708 triệu đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi
suất 0,75%/tháng.
4. Ngày 30/6/N, ngân hàng phát hành 10.000 chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, lãi suất
0,55%/tháng. Mệnh giá 1 triệu đồng. Lãi thanh toán 3 tháng 1 lần.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ tại các thời điểm: phát sinh nghiệp vụ và
30/6/N; 30/9/N. Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng.
BÀI 8:
Ngày 30/10/N, Ngân hàng thương mại X hoàn thành phát hành một đợt trái phiếu: 1000 trái
phiếu; mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu; lãi suất 12%/năm; kỳ hạn 2 năm.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại các thời điểm: 30/10/N, 31/12/N,
30/10/N+1, 31/12/N+1, 30/10/N+2 trong các trường hợp sau:
1. Phát hành theo hình thức trả lãi trước; số tiền thu về là 760 triệu đồng.
2. Phát hành theo hình thức trả lãi trước; số tiền thu về là 736 triệu đồng.
3. Phát hành theo hình thức trả lãi sau; số tiền thu về là 1.000 triệu đồng.
4. Phát hành theo hình thức trả lãi sau; số tiền thu về là 976 triệu đồng.
5. Phát hành theo hình thức trả lãi sau; số tiền thu về là 1048 triệu đồng.
Biết: Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng.
----------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY
Giả thiết: Ngân hàng xác định thời hạn tính lãi từ ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín dụng
đến hết ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi)
và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
BÀI 9:
1. Hợp đồng tín dụng (cho vay) trị giá 100 triệu đồng, ngân hàng giải ngân bằng tiền
mặt vào ngày 12/3/N, thời hạn vay 3 tháng, lãi suất 5%/năm. Tài sản thế chấp trị giá
250 triệu đồng. Nợ gốc và lãi trả cuối kỳ. Khách hàng đã thực hiện đúng cam kết.
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
5
2. Hợp đồng tín dụng (cho vay) trị giá 150 triệu đồng, ngân hàng giải ngân vào ngày
25/3/N, thời hạn 3 tháng, lãi suất 5%/năm. Tài sản thế chấp trị giá 200 triệu đồng. Lãi
trả ngày 25 hàng tháng trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng và bắt
đầu từ tháng 4. Nợ gốc trả cuối kỳ. Khách hàng đã thực hiện đúng cam kết.
3. Hợp đồng tín dụng (cho vay) trị giá 240 triệu đồng, ngân hàng giải ngân bằng tiền
mặt vào ngày 28/3/N, thời hạn vay 6 tháng. Thanh toán nợ gốc và lãi định kỳ 2
tháng/lần vào ngày 28 bằng tiền mặt, lãi suất 6,5%/năm. Tài sản thế chấp trị giá 200
triệu đồng. Khách hàng đã thực hiện đúng cam kết.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi ngân hàng thực hiện giải ngân
đến khi khách hàng hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Ngân hàng dự thu lãi vào
ngày cuối tháng.
BÀI 10: Ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Ngày 15/10/N, khách hàng B đem tiền mặt đến thanh toán lãi và nợ gốc lần thứ 2 của
khoản vay 600 triệu đồng, giải ngân ngày 15/4/N, kỳ hạn 9 tháng, lãi suất
1,2%/tháng, trả nợ lãi và trả nợ gốc đều định kỳ 3 tháng/lần.
2. Ngày 25/10/N, NH dự thu lãi định kỳ của khoản vay 350 triệu đồng, của khách hàng
A, kỳ hạn 12 tháng từ 3/8/N, tài sản thế chấp 750 triệu đồng, lãi suất 1,2%/tháng.
3. Ngày 29/10/N, khoản cho vay của khách hàng C kỳ hạn 9 tháng, trả lãi theo định kỳ
3 tháng một lần, đã đến hạn thanh toán lãi lần 3. Nợ gốc 200 triệu đồng lãi suất
1,2%/tháng. Khoản vay được giải ngân từ ngày 26/1/N. Khách hàng không trả được
lãi. Ngân hàng không cho phép điều chỉnh kỳ hạn trả lãi và chuyển sang theo dõi ở
nhóm nợ quá hạn.
4. Ngày 29/10/N, khách hàng D đến vay 150 triệu đồng, thời hạn 9 tháng, khách hàng
thế chấp tài sản trị giá 200 triệu, thủ tục vay vốn hợp lệ và ngân hàng đồng ý cho
vay, đã tiến hành giải ngân bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tại thời điểm phát sinh trong tháng 10.
Ngân hàng dự thu, dự trả lãi vào ngày 25 hàng tháng.
BÀI 11: Thông tin tại ngân hàng thương mại X như sau:
- Ngày 10/3/N, khách hàng A mở sổ tiết kiệm trị giá 250 triệu đồng, kỳ hạn 4 tháng, lãi
suất 4,5%/năm. Khách hàng đã nộp đủ tiền mặt và nhận sổ tiết kiệm.
- Ngày 2/7/N, khách hàng ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, trị giá 200 triệu đồng,
thời hạn vay từ 2/7/N đến 10/7/N, trả lãi 1 lần vào cuối kỳ, lãi suất cho vay cố định
6,5%/năm. Khách hàng thế chấp bằng sổ tiết kiệm 250 triệu đồng. Ngân hàng giải ngân
bằng chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của khách hàng.
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
6
- Ngày 10/7/N, khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, yêu cầu ngân hàng tất
toán sổ tiết kiệm như sau: Nhận bằng tiền mặt 30 triệu đồng; Số tiền còn lại chuyển
khoản vào tài khoản thanh toán của khách hàng.
- Ngân hàng dự thu, dự trả lãi vào đầu ngày cuối cùng hàng tháng.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
BÀI 12: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1. Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay, biết:
- Tổng dự phòng đã trích tính đến đầu quý III là 1.300 triệu đồng, trong đó dự phòng
cụ thể 1.000 triệu đồng. Trong quý III, ngân hàng đã xử lý 6 hợp đồng tín dụng đối
với nợ nhóm 5. Tổng số tiền dự phòng đã sử dụng để bù đắp tổn thất tín dụng là 400
triệu đồng, trong đó 350 triệu đồng dự phòng cụ thể.
- Tổng dự phòng cần được trích theo trạng thái nợ đầu quý IV là 1.400 triệu đồng bao
gồm 1.200 triệu đồng dự phòng cụ thể.
2. Ngân hàng thực hiện xử lý một hợp đồng tín dụng thuộc “Nợ có khả năng mất vốn”
của khách hàng A, 200 triệu đồng. Ngân hàng gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu tài sản
cầm cố với giá trị thỏa thuận 190 triệu đồng. Khi ký hợp đồng tín dụng, ngân hàng chấp
nhận tài sản đảm bảo trị giá 300 triệu đồng, giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo 190 triệu
đồng. Ngân hàng phát mại tài sản thế chấp, thu bằng tiền mặt số tiền là:
a. 173 triệu đồng.
b. 190 triệu đồng.
c. 195 triệu đồng.
3. Khoản vay của khách hàng C 200 triệu đồng được chuyển vào nhóm “Nợ có khả
năng mất vốn” và được xử lý như sau:
- Gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu TSBĐ cho ngân hàng với giá trị thỏa thuận là 185
triệu đồng. Tài sản này trước đây được ngân hàng thẩm định giá trị 280 triệu đồng
khi cho vay.
- NH phát mại tài sản thế chấp, thu 193 triệu đồng bằng tiền mặt.
- Số còn lại ngân hàng sử dụng dự phòng cụ thể để bù đắp.
4. Ngân hàng có một khoản tín dụng còn dư nợ gốc là 120 triệu đồng. Khi cho vay,
ngân hàng đánh giá giá trị của tài sản đảm bảo là 180 triệu đồng. Khoản nợ đã bị chuyển
sang nợ nhóm 5. Khi trích lập dự phòng cụ thể, ngân hàng thẩm định giá trị có thể thu
hồi của tài sản này là 120 triệu đồng. Nay ngân hàng đã thỏa thuận nhận gán nợ tài sản
này với giá 120 triệu đồng. Sau đó, ngân hàng đã phát mại tài sản và thu về bằng tiền
mặt 125 triệu đồng.
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
7
BÀI 13: Cho các thông tin về 1 khoản vay tại ngân hàng X như sau:
- Ngày 6/6/N, ngân hàng giải ngân cho khách hàng A khoản vay 1,2 tỷ đồng. Khách
hàng yêu cầu chuyển khoản vay này vào tài khoản của công ty M mở tại ngân hàng.
Kỳ hạn vay 3 tháng, lãi suất 8%/năm. Khách hàng thế chấp tài sản có giá trị 2,5 tỷ
đồng (ngân hàng đã định giá). Theo hợp đồng vay vốn, khách hàng trả lãi mỗi tháng
bằng tiền mặt vào ngày 6 hàng tháng, nợ gốc hoàn trả vào ngày đáo hạn.
- Khách hàng đã thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ lãi lần 1 và 2.
- Ngày 6/9/N, khách hàng chưa thanh toán lãi lần 3 và chưa hoàn trả số vốn gốc.
Khách hàng đã làm đơn đề nghị ngân hàng gia hạn và cam kết sẽ hoàn trả vào 2
tháng sau. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của khách hàng và quyết định chuyển
nợ của khách hàng này sang nợ nhóm 3 và tính lãi phạt gấp 150% lãi suất đã thoả
thuận ban đầu với khách hàng (tính từ ngày 6/9/N về sau)
- Đến ngày 6/11/N, khách hàng chưa trả nợ được và đề nghị gán nợ bằng tài sản thế
chấp trước đây. Ngân hàng và khách hàng đồng ý định giá lại tài sản, với giá trị thẩm
định là 2,2 tỷ đồng.
- Ngày 23/11/N, ngân hàng phát mãi tài sản gán nợ và thu được 2,25 tỷ đồng. Người
mua đã thanh toán qua tài khoản thanh toán của mình tại ngân hàng.
- Ngân hàng hoàn tất các thủ tục để tất toán hợp đồng tín dụng với khách hàng A.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ có thể phát sinh từ thời điểm giải ngân đến khi
tất toán hợp đồng tín dụng cho khách hàng A.
--------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ
BÀI 14: Ngày 5/10/N, tại ngân hàng thương mại Y có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Khách hàng B đến ngân hàng bán 1.000 USD. Giao dịch được thực hiện ngay bằng
tiền mặt.
2. Ngân hàng thực hiện cam kết bán 10.000 USD để chuyển vào Tài khoản tiền gửi
ngoại tệ của công ty A, thanh toán qua tài khoản tiền gửi VND của công ty tại ngân
hàng.
3. Khách hàng D đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm bằng USD, kỳ hạn 6 tháng, lãi trả
sau. Biết lãi suất 1%/năm, thủ quỹ đã kiểm đếm và nhận đủ số tiền 10.000 USD.
4. Công ty H ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, trị giá 150.000 USD, kỳ hạn 6 tháng,
trả lãi sau, lãi suất vay 2%/năm. Công ty đã thế chấp bằng lô hàng trị giá 200.000
USD. Ngân hàng đã giải ngân vào tài khoản tiền gửi thanh toán của công ty H.
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
8
5. Ngân hàng thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng C: chuyển đổi 2000
USD tiền mặt sang VND để mở sổ tiền gửi tiết kiệm trị giá 40 triệu đồng, kỳ hạn 12
tháng, lãi suất 7,5%/năm. Số tiền còn lại khách hàng đã nhận đủ bằng tiền mặt.
6. Khách hàng M đến xin rút sổ tiền gửi tiết kiệm 100.000 USD có kỳ hạn 6 tháng, trả
lãi sau, ngày gửi 5/4/N, lãi suất 1%/năm để gửi lại số gốc vào sổ tiết kiệm có kỳ hạn
12 tháng, trả lãi sau, lãi suất 1,5%/năm. Khách hàng yêu cầu nhận lãi bằng VND. Lãi
suất tiền gửi USD không kỳ hạn là 0,05%/năm. Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày
khách hàng gửi tiền.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán nghiệp vụ nêu trên vào tài khoản thích hợp.
Biết: Tỷ giá mua bán USD của ngân hàng trong ngày như sau:
Ngoại tệ
Tỷ giá mua
Tỷ giá bán
Tiền mặt Chuyển khoản
USD 23.450 23.510 23.650
BÀI 15: Ngày 31/5/N, tại ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Công ty A thực hiện cam kết bán cho ngân hàng 10.000 EUR qua tài khoản tiền gửi
EUR của công ty tại ngân hàng để nhận và chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi USD
của công ty.
2. Ngân hàng thực hiện theo hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ với Công ty C: chuyển đổi
từ USD sang 20.000 EUR. Giao dịch thực hiện thông qua các tài khoản tiền gửi
thanh toán bằng ngoại tệ của công ty mở tại ngân hàng.
3. Khách hàng B muốn mua 3.000 EUR tiền mặt cho mục đích du lịch. Ngân hàng đồng
ý và thực hiện giao dịch bằng tiền mặt cho khách hàng.
4. Ngân hàng xác định kết quả kinh doanh EUR biết:
- Đầu tháng: TK 4711-EUR: dư Có 150.000 EUR
TK 4712-EUR: dư Nợ 4.275.000.000 đồng.
- Trong tháng:
+ TK 4711-EUR: phát sinh Nợ 120.000 EUR, phát sinh Có 90.000 EUR
+ TK 4712-EUR: phát sinh Nợ 2.435.000.000 đồng, phát sinh Có 3.352.000.000 đồng.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Biết: Tỷ giá VND/USD: 22.600 – 22.710 – 22.860
VND/EUR: 26.500 – 26.650 – 27.020
BÀI 16: Ngân hàng thương mại X có thông tin đầu tháng về các tài khoản như sau:
- TK 4711: Dư Có_USD 50.000 USD; Dư Có_EUR 250.000 EUR
- TK 4712: Dư Nợ_USD 1.058.900.000 VND; Dư Nợ_EUR: 6.529.000.000 VND
Trong tháng có các nghiệp vụ mua - bán ngoại tệ như sau:
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
9
Ngoại tệ
Mua Bán
Số lượng Tỷ giá Số lượng Tỷ giá
USD 14.000 23.230 20.000 23.370
30.000 23.340 5.000 23.480
EUR 90.000 25.880 120.000 26.560
100.000 25.930 70.000 26.710
Trong tháng, ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi cho khách hàng từ EUR sang 25.000 USD.
Giao dịch thực hiện qua các tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ của khách hàng, tỷ giá tại
thời điểm giao dịch: VND/USD: 23.300 – 23.410; VND/EUR: 25.840 – 26.650.
Yêu cầu:
1. Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phát sinh trong tháng. Các
giao dịch đều được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán VND/ngoại tệ của
khách hàng.
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản T của các tài khoản kinh
doanh ngoại tệ.
3. Xác định và hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ của tháng.
4. Xác định và hạch toán đánh giá lại giá trị VND của ngoại tệ tồn quỹ. Biết tỷ giá
ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng ngày cuối tháng là 23.350 VND/USD và
26.150 VND/EUR.
----------------------------------------------------------------------------------
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN
BÀI 17:
Ngày 20/2/N tại ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ sau:
1. Công ty A nộp vào các chứng từ sau:
a. UNC 250 triệu đồng trả tiền hàng đã nhận cho công ty G, có tài khoản mở tại ngân
hàng thương mại Y.
b. UNC 100 triệu đồng trả tiền hàng đã giao cho công ty B có tài khoản tại ngân hàng
thương mại X.
2. Nhận được các lệnh chuyển tiền trong thanh toán bù trừ như sau:
a. Lệnh chuyển có thanh toán UNC 150 triệu đồng, người thụ hưởng là công ty A.
b. Lệnh chuyển có, nội dung chuyển tiền UNC 30 triệu đồng cho người thụ hưởng là
khách hàng M. Trong ngày khách hàng M đã đến xin rút bằng tiền mặt số tiền trên.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên biết các TK liên quan có đủ khả năng thanh
toán. Phí chuyển tiền 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%).
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
10
BÀI 18: Ngày 20/3/N tại ngân hàng thương mại Y có các nghiệp vụ sau:
1. Công ty A nộp bộ chứng từ gồm UNT và bộ chứng từ bán hàng giá trị 260 triệu đồng
đòi tiền hàng đã giao cho người mua có tài khoản tại ngân hàng thương mại X. Phí thu hộ
0,03% (chưa bao gồm VAT 10%).
2. Công ty B nộp UNT và bộ chứng từ đòi tiền hàng hóa đã giao cho công ty C có tài
khoản tại ngân hàng thương mại Y, số tiền 25 triệu đồng. Phí thu hộ 0,03% (chưa bao gồm
VAT 10%)
3. Nhận được bộ chứng từ UNT từ ngân hàng thương mại Z chuyển sang, số tiền 100
triệu đồng, nội dung người bán đòi tiền hàng đã giao cho công ty A. Phí thanh toán 0,02%
(chưa bao gồm VAT 10%)
4. Nhận được lệnh chuyển Nợ từ ngân hàng thương mại T, nội dung đòi tiền hàng hóa
theo UNT, số tiền 120 triệu từ công ty B. Phí thanh toán 0,02% (chưa bao gồm VAT 10%)
5. Nhận được lệnh chuyển Có từ ngân hàng thương mại S, thanh toán UNT, số tiền 35
triệu đồng. UNT này trước đây do công ty C nộp vào.
6. Công ty C nộp vào các liên UNT yêu cầu ngân hàng thu hộ tiền dịch vụ đã cung cấp
cho khách hàng M có tài khoản tại ngân hàng thương mại V, số tiền 35 triệu đồng. Phí thu
hộ 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%)
7. Nhận được Bảng kê thanh toán bù trừ từ ngân hàng thương mại X, nội dung thanh
toán UNT do công ty K trả 40 triệu đồng tiền hàng cho công ty B.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên. Biết các tài khoản tiền gửi thah toán đảm
bảo khả năng thanh toán.
BÀI 19: Ngày 15/8/N, tại ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ phát sinh:
1. Công ty A nộp vào ngân hàng các bảng kê nộp séc, kèm các tờ sec:
a. Séc chuyển khoản 150 triệu đồng. Séc được ký phát bởi công ty G có tài khoản tiền
gửi mở tại ngân hàng thương mại Y. Phí thu hộ 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%).
b. Sec chuyển khoản 45 triệu đồng do công ty B (TK mở tại ngân hàng thương mại X
phát hành ngày 1/6/N. Phí thu hộ 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%). Số dư trên tài khoản
tiền gửi thanh toán của công ty B là 40 triệu đồng. Hai công ty thỏa thuận thanh toán 30
triệu đồng.
c. Séc chuyển khoản 100 triệu đồng do công ty H phát hành ngày 15/7/N. Công ty H có
tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng thương mại V. Phí thu hộ 0,03% (chưa bao gồm VAT
10%).
2. Nhận được các chứng từ trong thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng như sau:
a. Bảng kê nộp sec kèm tờ sec do công ty B phát hành ngày 20/6/N, số tiền 80 triệu
đồng. Biết 1/8/N, ngân hàng đã nhận được yêu cầu ngừng thanh toán tờ sec từ công ty B.
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
11
b. Bảng kê nộp sec kèm tờ sec 50 triệu đồng, sec này do công ty A phát hành ngày
26/7/N. Phí thanh toán 0,02% (chưa bao gồm VAT 10%).
c. Bảng kê nộp séc kèm tờ séc, số tiền 90 triệu đồng do công ty D phát hành ngày
20/7/N, biết tài khoản của công ty hiện dư 60 triệu đồng.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ. Biết các Tài khoản tiền gửi liên quan đảm bảo
khả năng thanh toán.
BÀI 20: Ngày 15/7/N, ngân hàng thương mại X nhận được các chứng từ sau:
1. Lệnh chuyển Nợ từ ngân hàng thương mại Y, nội dung thanh toán sec chuyển khoản
số tiền 170 triệu đồng, sec này do công ty A phát hành ngày 5/7/N.
2. Thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ từ ngân hàng thương mại Z về thanh toán tờ
sec chuyển khoản số tiền 10 triệu đồng, đơn vị nộp sec vào ngân hàng trước đây là công ty
B.
3. Lệnh chuyển Có nội dung thanh toán UNT, số tiền 30 triệu đồng – do công ty B đòi
tiền hàng đã giao cho công ty K, có tài khoản tại ngân hàng thương mại V.
4. Lệnh chuyển Nợ từ ngân hàng thương mại S, nội dung thanh toán sec chuyển khoản,
số tiền 150 triệu đồng do công ty C phát hành ngày 24/6/N.
5. Lệnh Chuyển Có số tiền 20 triệu nội dung thanh toán UNT từ ngân hàng thương mại
Y, đơn vị nộp UNT vào ngân hàng trước đây là công ty C.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, biết các tài khoản tiền gửi liên quan
đảm bảo số dư để thanh toán. Phí thanh toán 0,02% (chưa bao gồm VAT 10%).
BÀI 21: Thông tin trong tháng 6 tại ngân hàng thương mại X- Hà Nội:
- Ngày 3/6/N, công ty A mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng với số tiền
150.000.000 đồng.
- Ngày 5/6/N, ngân hàng nhận được Uỷ nhiệm Chi của công ty A với nội dung ứng
trước cho Công ty D có tài khoản mở tại ngân hàng thương mại Z 120.000.000 đồng
để mua hàng hóa. Phí chuyển tiền 0,02% trên số tiền chuyển (chưa bao gồm VAT
10%).
- Ngày 10/6/N, ngân hàng nhận được lệnh chuyển Có từ ngân hàng thương mại Y với
nội dung, Công ty B chuyển tiền thanh toán lô hàng mua cho Công ty A, số tiền
245.000.000 đồng.
- Ngày 14/6/N, kế toán Công ty A đem tờ séc lĩnh tiền mặt do công ty A ký phát để rút
240.000.000 đồng.
- Ngày 17/6/N, ngân hàng thanh toán theo Ủy nhiệm chi của công ty D: thanh toán tiền
hàng cho công ty A 300.000.000 đồng. Công ty D có tài khoản tại ngân hàng thương
mại X.
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
12
- Ngày 20/6/N, ngân hàng nhận từ ngân hàng thương mại V tờ Séc chuyển khoản do
công ty A ký phát ngày 13/6/N kèm theo bộ chứng từ, số tiền 220.000.000 đồng. Ngân
hàng đã thực hiện thanh toán tờ séc này. Phí chuyển tiền 0,02% trên số tiền chuyển
(chưa bao gồm VAT 10%).
- Ngày 23/6/N, ngân hàng thực hiện cam kết bán cho Công ty A 2.000 EUR bằng tiền
mặt. Công ty A đồng ý thanh toán qua tài khoản tại ngân hàng. Tỷ giá VND/EUR:
25.880 – 26.650.
- Ngày 26/6/N, kế toán Công ty A nộp giấy rút tiền 25.000.000 đồng. Ngân hàng đã
thực hiện giao dịch cho khách hàng.
- Ngày 28/6/N, ngân hàng tính lãi tài khoản tiền gửi. Lãi suất tiền gửi thanh toán
1%/năm.
Yêu cầu:
1. Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ tài khoản tiền gửi của công ty A.
BÀI 22: Ngày 1/10/N, tại ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Nhận được giấy uỷ nhiệm chuyển tiền của công ty A số tiền 20.000 USD yêu cầu
trích tài khoản tiền gửi của công ty để chuyển sang Trung Quốc. NH chấp nhận và thu phí
dịch vụ 0,2% trên số tiền chuyển.
2. Nhận được Lệnh chuyển có từ nước ngoài, số tiền 30.000 CAD, nội dung Ông B,
Việt kiều tại Canada chuyển tiền về cho bà H. NH đã báo cho bà H đến lĩnh tiền trong ngày
và thu phí là 0,05% tổng số tiền.
3. Bà H xin chuyển đổi 20.000 CAD sang USD để gửi tiết kiệm loại trả lãi sau, kì hạn 6
tháng. Số còn lại đề nghị bán cho NH để nhận tiền mặt VND.
4. Nhận được Lệnh chuyển có từ nước ngoài, số tiền 25.000 USD, nội dung, nhà nhập
khẩu Nhật Bản thanh toán tiền hàng đã nhận cho Công ty C (phương thức thanh toán theo
HĐ là thanh toán chuyển tiền). NH thanh toán vào tài khoản tiền gửi thanh toán bằng USD
của công ty và thu phí 0,1% tổng giá trị báo có.
5. Nhận được bộ chứng từ nhờ thu tiền hàng đã xuất khẩu cho 1 công ty ở Hồng Kông
của Công ty D với tổng số tiền 150.000 USD, phí nhận chứng từ nhờ thu của NH là 5USD/1
bộ chứng từ. Công ty D trả phí bằng VND từ tài khoản tiền gửi thanh toán.
6. Nhận bộ chứng từ nhờ thu (loại trả tiền ngay) từ nước ngoài chuyển đến nội dung thu
tiền từ nhà nhập khẩu E số tiền 50.000 USD, tài khoản của nhà nhập khẩu đủ khả năng
thanh toán và nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán ngay. NH làm thủ tục thanh toán và thu
phí 0,2% từ tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ của KH.
BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423
13
7. Ngân hàng đại lý tại Malaysia thông báo từ chối thanh toán bộ chứng từ nhờ thu của
công ty G với lý do người nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán. Biết bộ chứng từ này
công ty nộp vào ngày 15/9/N, số tiền nhờ thu là 10.000 USD.
8. Nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ Thái Lan gửi đến, nhờ thu hộ tiền hàng từ nhà
nhập khẩu là công ty H, số tiền 50.000 USD. Số dư có trên TK tiền gửi thanh toán của công
ty H hiện là 20.000 USD.
9. Công ty K xin mở L/C để nhập khẩu hàng từ Hàn Quốc. Tổng trị giá lô hàng là
200.000 USD, NH chấp nhận và yêu cầu công ty ký quỹ 50% tổng giá trị lô hàng, TS thế
chấp chính là lô hàng nhập khẩu. Đồng thời NH thu phí mở L/C là 0,1% giá trị L/C.
10.Công ty K đã đề nghị được mua của NH toàn bộ số ngoại tệ cần thiết để ký quỹ và
nộp phí cho NH, thanh toán VND từ TK tiền gửi thanh toán. NH thực hiện giao dịch.
11.NH đồng ý chuyển đổi số lượng USD cần thiết từ TK tiền gửi thanh toán ngoại tệ ra
200.000 EUR cho tổng công ty N để thanh toán L/C nhập khẩu cho đối tác tại Đức. Trị giá
L/C là 350.000 EUR, trước đây công ty đã ký quỹ 150.000 EUR.
12.Nhận được thông báo từ ngân hàng Hồng Kông về việc nhà nhập khẩu đã mở L/C
theo hợp đồng đã ký với công ty P, số tiền của L/C là 150.000 USD. NH đã thông báo cho
công ty và thu phí thông báo L/C là 20USD từ TK tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ của
công ty.
13.Nhận bộ chứng từ hàng xuất của Công ty M, đề nghị thanh toán theo L/C đã được
nhà nhập khẩu mở trước đây tại HSBC Ấn Độ, Ngân hàng X là ngân hàng thông báo. Số
tiền theo L/C là 200.000USD. NH kiểm tra thấy bộ chứng từ hợp lệ và gửi đi nước ngoài
yêu cầu thanh toán.
14.Nhận được bộ chứng từ hàng nhập từ Đài Loan, yêu cầu thanh toán theo L/C NH đã
mở trước đây cho công ty L, số tiền là 250.000 USD. NH đã kiểm tra và xác định bộ chứng
từ là đầy đủ và hợp lệ. Biết trứơc đây công ty đã ký quỹ là 150.000 USD, TK tiền gửi thanh
toán bằng USD của công ty có số dư có là 100.000 USD. Số còn lại công ty chưa thanh toán
được và NH đồng ý trả thay.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Biết: Các khoản thu và chi của NH được hạch toán trực tiếp vào tiểu khoản thu nhập, chi
phí bằng ngoại tệ; Các khoản phí NH thu chưa bao gồm VAT 10%; Tỷ giá NH công bố
trong ngày như sau:
Ngoại tệ
Tỉ giá mua
Tỉ giá bán
Tiền mặt Chuyển khoản
EUR 24.450 24.700 26.050
USD 22.470 22.500 22.780
CAD 17.210 17.380 18.070

More Related Content

Similar to bài tập kế toán NHTM.pdf

De thi ke toan vao nh bac a 9 2009
De thi ke toan vao nh bac a 9 2009De thi ke toan vao nh bac a 9 2009
De thi ke toan vao nh bac a 9 2009
Hạnh Ngọc
 
Bài tập c3 + c4
Bài tập c3 + c4   Bài tập c3 + c4
Bài tập c3 + c4
Loncon Xauxi
 
De thi ke toan cua nh bac a 2009
De thi ke toan cua nh bac a 2009De thi ke toan cua nh bac a 2009
De thi ke toan cua nh bac a 2009
Hạnh Ngọc
 
Cac dang toan lai xuat
Cac dang toan lai xuatCac dang toan lai xuat
Cac dang toan lai xuat
Lan Ngọc
 

Similar to bài tập kế toán NHTM.pdf (20)

chuong 2 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM.pptx
chuong 2 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM.pptxchuong 2 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM.pptx
chuong 2 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM.pptx
 
De thi ke toan vao nh bac a 9 2009
De thi ke toan vao nh bac a 9 2009De thi ke toan vao nh bac a 9 2009
De thi ke toan vao nh bac a 9 2009
 
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàngĐề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
Đề thi đầu vào ngân hàng. Tổng hợp các ngân hàng
 
DAP AN CHI TIET DE THI KE TOAN - GIAO DICH VIEN VIETINBANK
DAP AN CHI TIET DE THI KE TOAN - GIAO DICH VIEN VIETINBANKDAP AN CHI TIET DE THI KE TOAN - GIAO DICH VIEN VIETINBANK
DAP AN CHI TIET DE THI KE TOAN - GIAO DICH VIEN VIETINBANK
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệpLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng với khách hàng doanh nghiệp
 
Bài tập c3 + c4
Bài tập c3 + c4   Bài tập c3 + c4
Bài tập c3 + c4
 
De thi ke toan cua nh bac a 2009
De thi ke toan cua nh bac a 2009De thi ke toan cua nh bac a 2009
De thi ke toan cua nh bac a 2009
 
Baoviet bank khcn
Baoviet bank khcnBaoviet bank khcn
Baoviet bank khcn
 
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
THE MARKETING MIX STRATEGY OF HD BANK (HO CHI MINH DEVELOPMENT JOINT STOCK CO...
 
Đề thi nghiệp vụ tín dụng
Đề thi nghiệp vụ tín dụngĐề thi nghiệp vụ tín dụng
Đề thi nghiệp vụ tín dụng
 
Cac dang toan lai xuat
Cac dang toan lai xuatCac dang toan lai xuat
Cac dang toan lai xuat
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chínhBài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
Bài tập kế toán tài chính 2: đầu tư tài chính
 
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NGÀNH NGÂN HÀNG
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NGÀNH NGÂN HÀNGNGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NGÀNH NGÂN HÀNG
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NGÀNH NGÂN HÀNG
 
Viet capital tai khoan
Viet capital tai khoanViet capital tai khoan
Viet capital tai khoan
 
Hong ha tongquan
Hong ha tongquanHong ha tongquan
Hong ha tongquan
 
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳCác câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
 
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
Báo Cáo Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Sà...
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-công
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

bài tập kế toán NHTM.pdf

  • 1. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 1 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬN TIỀN GỬI Giả thiết: Ngân hàng xác định thời hạn tính lãi từ ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán hết khoản tiền gửi (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi. BÀI 1: Tình hình số dư Tài khoản tiền gửi của công ty A tại ngân hàng thương mại X (ĐVT: đồng): Ngày Số dư đầu ngày Số ngày tồn tại số dư Số tiền lãi 28/09/N 150.000.000 30/09/N 720.000.000 05/10/N 850.000.000 13/10/N 900.000.000 14/10/N 530.000.000 21/10/N 650.000.000 27/10/N 830.000.000 Cộng Yêu cầu: Tính và hạch toán lãi tháng 10 trên tài khoản tiền gửi công ty A, biết ngân hàng quy định ngày tính lãi hàng tháng là ngày 27, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,2%/năm. BÀI 2: Tài khoản thanh toán của khách hàng A có biến động trong tháng như sau: - Ngày 26/4/N, tài khoản có số dư đầu ngày 4.535.500 đồng. - Ngày 28/4/N, khách hàng B chuyển tiền cho A, số tiền 65.000.000 đồng. - Ngày 5/5/N, ngân hàng thu phí dịch vụ 20.000 đồng, đã bao gồm thuế GTGT 10%. - Ngày 8/5/N, khách hàng A thanh toán bằng thẻ số tiền 2.750.000 đồng. - Ngày 13/5/N, khách hàng A rút tiền mặt tại quầy giao dịch với số tiền 40.000.000 đồng. - Ngày 19/5/N, khách hàng A chuyển khoản thanh toán cho công ty Y số tiền 15.670.000 đồng, phí chuyển tiền 11.000 đồng, đã bao gồm thuế GTGT 10%. - Ngày 23/5/N, khách hàng A nộp tiền mặt vào tài khoản số tiền 32.000.000 đồng. Yêu cầu: - Phản ánh các nghiệp vụ vào sổ tài khoản của khách hàng A tại ngân hàng. - Lập bảng tính lãi và hạch toán lãi tháng 5 của tài khoản của khách hàng A, biết ngân hàng tính lãi vào ngày 25 hàng tháng, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,2%/năm BÀI 3: 1. Ngày 5/3/N, ngân hàng nhận 70 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt của khách hàng A, kỳ hạn gửi 4 tháng, lãi suất 3,6%/năm, lãi trả 1 lần khi đáo hạn. Ngày 5/7/N, khách hàng đến ngân hàng yêu cầu tất toán số tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt.
  • 2. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 2 2. Ngày 10/6/N, ngân hàng nhận 100 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm 3 tháng bằng tiền mặt của khách hàng B, lãi suất 3,5%/năm, lãi trả sau. Ngày 4/9/N, khách hàng đến ngân hàng yêu cầu rút toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm. 3. Ngày 11/8/N, ngân hàng nhận từ khách hàng C 60 triệu đồng tiền mặt để mở sổ tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 3,5%/năm, khách hàng nhận lãi khi đáo hạn. Ngày 25/11/N, khách hàng đến ngân hàng yêu cầu rút toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm. 4. Ngày 20/7/N, khách hàng X yêu cầu ngân hàng tất toán sổ tiền gửi tiết kiệm 40 triệu đồng, kỳ hạn 2 tháng, lãi suất 3,4%/năm, lãi trả sau, ngày mở sổ tiết kiệm 10/3/N. Khách hàng đã nhận đủ gốc và lãi bằng tiền mặt. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh từ khi khách hàng gửi tiền cho đến khi tất toán sổ tiền gửi; Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 0,2%/năm a) Ngân hàng dự trả lãi vào ngày 28 hàng tháng. b) Ngân hàng dự trả lãi vào ngày khách hàng gửi tiền ở các tháng kế tiếp. BÀI 4: Ngày 25/9/N, ngân hàng thương mại Y có phát sinh các nghiệp vụ sau: 1. Khách hàng A đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm 150 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng, gửi vào ngày 20/2/N, lãi suất 5,0%/năm. Khách hàng đã nhận đủ gốc và lãi bằng tiền mặt. 2. Khách hàng B đến ngân hàng làm thủ tục mở tài khoản tiền gửi thanh toán bằng VND. Khách hàng nộp vào tài khoản 80 triệu đồng tiền mặt. Ngân hàng kiểm nhận và hoàn tất thủ tục cho khách hàng. 3. Khách hàng C đem đến ngân hàng 40 triệu đồng bằng tiền mặt và yêu cầu chuyển số tiền này cùng toàn bộ tiền gốc 60 triệu trước đây đã gửi (kỳ hạn 6 tháng gửi ngày 10/3/N, lãi suất 5,0%/năm) sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng lãi suất 5,7%/năm. Toàn bộ lãi của sổ cũ khách hàng đã nhận bằng tiền mặt. 4. Khách hàng D yêu cầu ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán 230 triệu đồng để chuyển sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 13 tháng, lãi suất 6,5%/năm, lãi trả định kỳ ngày 25 hàng tháng vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày 25/9/N trong các trường hợp: a) Ngân hàng dự trả lãi vào ngày 25 hàng tháng b) Ngân hàng dự trả lãi vào ngày cuối của hàng tháng Biết: Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 0,2%/năm. BÀI 5: Ngày 30/9/N tại ngân hàng thương mại X có phát sinh các nghiệp vụ sau: 1. Khách hàng A đến yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm kỳ hạn 5 tháng, nhận tiền mặt toàn bộ số tiền tiết kiệm 120 triệu đồng, ngày gửi 12/3/N, lãi suất 3,8%/năm. Ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
  • 3. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 3 2. Khách hàng B đem 50 triệu đồng tiền mặt đến yêu cầu chuyển số tiền này cùng với số tiền gốc ban đầu của sổ tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng, số tiền 170 triệu ngày gửi 21/5/N, lãi suất 5,3%/năm sang tiền gửi tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 6,0%/năm, ngân hàng đồng ý làm sổ mới và trả lãi bằng tiền mặt cho khách hàng. 3. Khách hàng C nộp sổ tiền gửi tiết kiệm 3 tháng, số tiền 200 triệu đồng, ngày gửi 20/5/N, trả lãi sau, lãi suất 3,7%/năm. Ngân hàng đồng ý thực hiện theo yêu cầu tất toán sổ của khách hàng như sau: - Chuyển 170 triệu đồng sang tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 4,0%/năm - Chuyển 30 triệu đồng sang tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn - Lãi lĩnh bằng tiền mặt. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế trong ngày 30/9/N. Biết: Ngân hàng dự trả lãi vào ngày cuối tháng; Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 0,2%/năm. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ BÀI 6: Ngày 15/8/N tại ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 1. Phát hành kỳ phiếu thu bằng tiền mặt, tổng mệnh giá 1.000 triệu đồng, lãi suất 0,9%/tháng, thời hạn 12 tháng. a. Trả lãi cuối kỳ khi đáo hạn b. Trả lãi trước 2. Phát hành 5.000 trái phiếu đợt 2, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn 3 năm, loại trả lãi sau, lãi suất 12%/năm, số tiền thu về bằng tiền mặt là: a. 4.970 triệu đồng b. 5.060 triệu đồng 3. Phát hành kỳ phiếu kỳ hạn 18 tháng, tổng mệnh giá 800 triệu đồng, loại trả lãi trước, lãi suất 0,8%/tháng, số tiền thu về bằng tiền mặt theo các trường hơp: a. Chiết khấu 1% mệnh giá b. Phụ trội 1% mệnh giá 4. Khách hàng B đến ngân hàng thanh toán kỳ phiếu, kỳ hạn 12 tháng, tổng mệnh giá là 200 triệu đồng, lãi suất 0,9%/tháng, trả lãi sau, ngày phát hành là 15/7/N-1. 5. Thanh toán kỳ phiếu bằng tiền mặt, kỳ hạn 12 tháng, tổng mệnh giá 2.000 triệu đồng, lãi suất 0,8%/tháng, ngày phát hành là 15/8/N-1, trả lãi trước. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên Biết: Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 0,25%/tháng.
  • 4. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 4 BÀI 7: Ngân hàng thương mại X có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau: 1. Ngày 10/6/N, nhằm huy động vốn cho đầu tư xây dựng một số trường học mới Ngân hàng phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 1 triệu đồng lãi suất 0,85%/tháng, trả lãi sau. Số trái phiếu đã phát hành 50.000. 2. Ngày 15/6/N, ngân hàng phát hành kỳ phiếu 12 tháng với lãi suất 0,7%/tháng mệnh giá 1 triệu đồng, trả lãi trước. Số kỳ phiếu đã phát hành là 30.000. 3. Ngày 30/6/N, ngân hàng phân bổ lãi và giá trị chiết khấu cho số trái phiếu có tổng mệnh giá 1000 triệu đồng, số tiền thu về khi phát hành là 708 triệu đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 0,75%/tháng. 4. Ngày 30/6/N, ngân hàng phát hành 10.000 chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,55%/tháng. Mệnh giá 1 triệu đồng. Lãi thanh toán 3 tháng 1 lần. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ tại các thời điểm: phát sinh nghiệp vụ và 30/6/N; 30/9/N. Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng. BÀI 8: Ngày 30/10/N, Ngân hàng thương mại X hoàn thành phát hành một đợt trái phiếu: 1000 trái phiếu; mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu; lãi suất 12%/năm; kỳ hạn 2 năm. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại các thời điểm: 30/10/N, 31/12/N, 30/10/N+1, 31/12/N+1, 30/10/N+2 trong các trường hợp sau: 1. Phát hành theo hình thức trả lãi trước; số tiền thu về là 760 triệu đồng. 2. Phát hành theo hình thức trả lãi trước; số tiền thu về là 736 triệu đồng. 3. Phát hành theo hình thức trả lãi sau; số tiền thu về là 1.000 triệu đồng. 4. Phát hành theo hình thức trả lãi sau; số tiền thu về là 976 triệu đồng. 5. Phát hành theo hình thức trả lãi sau; số tiền thu về là 1048 triệu đồng. Biết: Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng. ---------------------------------------------------------------------------------------------- KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY Giả thiết: Ngân hàng xác định thời hạn tính lãi từ ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín dụng đến hết ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi. BÀI 9: 1. Hợp đồng tín dụng (cho vay) trị giá 100 triệu đồng, ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt vào ngày 12/3/N, thời hạn vay 3 tháng, lãi suất 5%/năm. Tài sản thế chấp trị giá 250 triệu đồng. Nợ gốc và lãi trả cuối kỳ. Khách hàng đã thực hiện đúng cam kết.
  • 5. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 5 2. Hợp đồng tín dụng (cho vay) trị giá 150 triệu đồng, ngân hàng giải ngân vào ngày 25/3/N, thời hạn 3 tháng, lãi suất 5%/năm. Tài sản thế chấp trị giá 200 triệu đồng. Lãi trả ngày 25 hàng tháng trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng và bắt đầu từ tháng 4. Nợ gốc trả cuối kỳ. Khách hàng đã thực hiện đúng cam kết. 3. Hợp đồng tín dụng (cho vay) trị giá 240 triệu đồng, ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt vào ngày 28/3/N, thời hạn vay 6 tháng. Thanh toán nợ gốc và lãi định kỳ 2 tháng/lần vào ngày 28 bằng tiền mặt, lãi suất 6,5%/năm. Tài sản thế chấp trị giá 200 triệu đồng. Khách hàng đã thực hiện đúng cam kết. Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khi ngân hàng thực hiện giải ngân đến khi khách hàng hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Ngân hàng dự thu lãi vào ngày cuối tháng. BÀI 10: Ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Ngày 15/10/N, khách hàng B đem tiền mặt đến thanh toán lãi và nợ gốc lần thứ 2 của khoản vay 600 triệu đồng, giải ngân ngày 15/4/N, kỳ hạn 9 tháng, lãi suất 1,2%/tháng, trả nợ lãi và trả nợ gốc đều định kỳ 3 tháng/lần. 2. Ngày 25/10/N, NH dự thu lãi định kỳ của khoản vay 350 triệu đồng, của khách hàng A, kỳ hạn 12 tháng từ 3/8/N, tài sản thế chấp 750 triệu đồng, lãi suất 1,2%/tháng. 3. Ngày 29/10/N, khoản cho vay của khách hàng C kỳ hạn 9 tháng, trả lãi theo định kỳ 3 tháng một lần, đã đến hạn thanh toán lãi lần 3. Nợ gốc 200 triệu đồng lãi suất 1,2%/tháng. Khoản vay được giải ngân từ ngày 26/1/N. Khách hàng không trả được lãi. Ngân hàng không cho phép điều chỉnh kỳ hạn trả lãi và chuyển sang theo dõi ở nhóm nợ quá hạn. 4. Ngày 29/10/N, khách hàng D đến vay 150 triệu đồng, thời hạn 9 tháng, khách hàng thế chấp tài sản trị giá 200 triệu, thủ tục vay vốn hợp lệ và ngân hàng đồng ý cho vay, đã tiến hành giải ngân bằng tiền mặt. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tại thời điểm phát sinh trong tháng 10. Ngân hàng dự thu, dự trả lãi vào ngày 25 hàng tháng. BÀI 11: Thông tin tại ngân hàng thương mại X như sau: - Ngày 10/3/N, khách hàng A mở sổ tiết kiệm trị giá 250 triệu đồng, kỳ hạn 4 tháng, lãi suất 4,5%/năm. Khách hàng đã nộp đủ tiền mặt và nhận sổ tiết kiệm. - Ngày 2/7/N, khách hàng ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, trị giá 200 triệu đồng, thời hạn vay từ 2/7/N đến 10/7/N, trả lãi 1 lần vào cuối kỳ, lãi suất cho vay cố định 6,5%/năm. Khách hàng thế chấp bằng sổ tiết kiệm 250 triệu đồng. Ngân hàng giải ngân bằng chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của khách hàng.
  • 6. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 6 - Ngày 10/7/N, khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi, yêu cầu ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm như sau: Nhận bằng tiền mặt 30 triệu đồng; Số tiền còn lại chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của khách hàng. - Ngân hàng dự thu, dự trả lãi vào đầu ngày cuối cùng hàng tháng. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. BÀI 12: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 1. Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay, biết: - Tổng dự phòng đã trích tính đến đầu quý III là 1.300 triệu đồng, trong đó dự phòng cụ thể 1.000 triệu đồng. Trong quý III, ngân hàng đã xử lý 6 hợp đồng tín dụng đối với nợ nhóm 5. Tổng số tiền dự phòng đã sử dụng để bù đắp tổn thất tín dụng là 400 triệu đồng, trong đó 350 triệu đồng dự phòng cụ thể. - Tổng dự phòng cần được trích theo trạng thái nợ đầu quý IV là 1.400 triệu đồng bao gồm 1.200 triệu đồng dự phòng cụ thể. 2. Ngân hàng thực hiện xử lý một hợp đồng tín dụng thuộc “Nợ có khả năng mất vốn” của khách hàng A, 200 triệu đồng. Ngân hàng gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu tài sản cầm cố với giá trị thỏa thuận 190 triệu đồng. Khi ký hợp đồng tín dụng, ngân hàng chấp nhận tài sản đảm bảo trị giá 300 triệu đồng, giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo 190 triệu đồng. Ngân hàng phát mại tài sản thế chấp, thu bằng tiền mặt số tiền là: a. 173 triệu đồng. b. 190 triệu đồng. c. 195 triệu đồng. 3. Khoản vay của khách hàng C 200 triệu đồng được chuyển vào nhóm “Nợ có khả năng mất vốn” và được xử lý như sau: - Gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu TSBĐ cho ngân hàng với giá trị thỏa thuận là 185 triệu đồng. Tài sản này trước đây được ngân hàng thẩm định giá trị 280 triệu đồng khi cho vay. - NH phát mại tài sản thế chấp, thu 193 triệu đồng bằng tiền mặt. - Số còn lại ngân hàng sử dụng dự phòng cụ thể để bù đắp. 4. Ngân hàng có một khoản tín dụng còn dư nợ gốc là 120 triệu đồng. Khi cho vay, ngân hàng đánh giá giá trị của tài sản đảm bảo là 180 triệu đồng. Khoản nợ đã bị chuyển sang nợ nhóm 5. Khi trích lập dự phòng cụ thể, ngân hàng thẩm định giá trị có thể thu hồi của tài sản này là 120 triệu đồng. Nay ngân hàng đã thỏa thuận nhận gán nợ tài sản này với giá 120 triệu đồng. Sau đó, ngân hàng đã phát mại tài sản và thu về bằng tiền mặt 125 triệu đồng.
  • 7. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 7 BÀI 13: Cho các thông tin về 1 khoản vay tại ngân hàng X như sau: - Ngày 6/6/N, ngân hàng giải ngân cho khách hàng A khoản vay 1,2 tỷ đồng. Khách hàng yêu cầu chuyển khoản vay này vào tài khoản của công ty M mở tại ngân hàng. Kỳ hạn vay 3 tháng, lãi suất 8%/năm. Khách hàng thế chấp tài sản có giá trị 2,5 tỷ đồng (ngân hàng đã định giá). Theo hợp đồng vay vốn, khách hàng trả lãi mỗi tháng bằng tiền mặt vào ngày 6 hàng tháng, nợ gốc hoàn trả vào ngày đáo hạn. - Khách hàng đã thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ lãi lần 1 và 2. - Ngày 6/9/N, khách hàng chưa thanh toán lãi lần 3 và chưa hoàn trả số vốn gốc. Khách hàng đã làm đơn đề nghị ngân hàng gia hạn và cam kết sẽ hoàn trả vào 2 tháng sau. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của khách hàng và quyết định chuyển nợ của khách hàng này sang nợ nhóm 3 và tính lãi phạt gấp 150% lãi suất đã thoả thuận ban đầu với khách hàng (tính từ ngày 6/9/N về sau) - Đến ngày 6/11/N, khách hàng chưa trả nợ được và đề nghị gán nợ bằng tài sản thế chấp trước đây. Ngân hàng và khách hàng đồng ý định giá lại tài sản, với giá trị thẩm định là 2,2 tỷ đồng. - Ngày 23/11/N, ngân hàng phát mãi tài sản gán nợ và thu được 2,25 tỷ đồng. Người mua đã thanh toán qua tài khoản thanh toán của mình tại ngân hàng. - Ngân hàng hoàn tất các thủ tục để tất toán hợp đồng tín dụng với khách hàng A. Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ có thể phát sinh từ thời điểm giải ngân đến khi tất toán hợp đồng tín dụng cho khách hàng A. -------------------------------------------------------------------------------------------- KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ BÀI 14: Ngày 5/10/N, tại ngân hàng thương mại Y có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 1. Khách hàng B đến ngân hàng bán 1.000 USD. Giao dịch được thực hiện ngay bằng tiền mặt. 2. Ngân hàng thực hiện cam kết bán 10.000 USD để chuyển vào Tài khoản tiền gửi ngoại tệ của công ty A, thanh toán qua tài khoản tiền gửi VND của công ty tại ngân hàng. 3. Khách hàng D đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm bằng USD, kỳ hạn 6 tháng, lãi trả sau. Biết lãi suất 1%/năm, thủ quỹ đã kiểm đếm và nhận đủ số tiền 10.000 USD. 4. Công ty H ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, trị giá 150.000 USD, kỳ hạn 6 tháng, trả lãi sau, lãi suất vay 2%/năm. Công ty đã thế chấp bằng lô hàng trị giá 200.000 USD. Ngân hàng đã giải ngân vào tài khoản tiền gửi thanh toán của công ty H.
  • 8. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 8 5. Ngân hàng thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng C: chuyển đổi 2000 USD tiền mặt sang VND để mở sổ tiền gửi tiết kiệm trị giá 40 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 7,5%/năm. Số tiền còn lại khách hàng đã nhận đủ bằng tiền mặt. 6. Khách hàng M đến xin rút sổ tiền gửi tiết kiệm 100.000 USD có kỳ hạn 6 tháng, trả lãi sau, ngày gửi 5/4/N, lãi suất 1%/năm để gửi lại số gốc vào sổ tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng, trả lãi sau, lãi suất 1,5%/năm. Khách hàng yêu cầu nhận lãi bằng VND. Lãi suất tiền gửi USD không kỳ hạn là 0,05%/năm. Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày khách hàng gửi tiền. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán nghiệp vụ nêu trên vào tài khoản thích hợp. Biết: Tỷ giá mua bán USD của ngân hàng trong ngày như sau: Ngoại tệ Tỷ giá mua Tỷ giá bán Tiền mặt Chuyển khoản USD 23.450 23.510 23.650 BÀI 15: Ngày 31/5/N, tại ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Công ty A thực hiện cam kết bán cho ngân hàng 10.000 EUR qua tài khoản tiền gửi EUR của công ty tại ngân hàng để nhận và chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi USD của công ty. 2. Ngân hàng thực hiện theo hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ với Công ty C: chuyển đổi từ USD sang 20.000 EUR. Giao dịch thực hiện thông qua các tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ của công ty mở tại ngân hàng. 3. Khách hàng B muốn mua 3.000 EUR tiền mặt cho mục đích du lịch. Ngân hàng đồng ý và thực hiện giao dịch bằng tiền mặt cho khách hàng. 4. Ngân hàng xác định kết quả kinh doanh EUR biết: - Đầu tháng: TK 4711-EUR: dư Có 150.000 EUR TK 4712-EUR: dư Nợ 4.275.000.000 đồng. - Trong tháng: + TK 4711-EUR: phát sinh Nợ 120.000 EUR, phát sinh Có 90.000 EUR + TK 4712-EUR: phát sinh Nợ 2.435.000.000 đồng, phát sinh Có 3.352.000.000 đồng. Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Biết: Tỷ giá VND/USD: 22.600 – 22.710 – 22.860 VND/EUR: 26.500 – 26.650 – 27.020 BÀI 16: Ngân hàng thương mại X có thông tin đầu tháng về các tài khoản như sau: - TK 4711: Dư Có_USD 50.000 USD; Dư Có_EUR 250.000 EUR - TK 4712: Dư Nợ_USD 1.058.900.000 VND; Dư Nợ_EUR: 6.529.000.000 VND Trong tháng có các nghiệp vụ mua - bán ngoại tệ như sau:
  • 9. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 9 Ngoại tệ Mua Bán Số lượng Tỷ giá Số lượng Tỷ giá USD 14.000 23.230 20.000 23.370 30.000 23.340 5.000 23.480 EUR 90.000 25.880 120.000 26.560 100.000 25.930 70.000 26.710 Trong tháng, ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi cho khách hàng từ EUR sang 25.000 USD. Giao dịch thực hiện qua các tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ của khách hàng, tỷ giá tại thời điểm giao dịch: VND/USD: 23.300 – 23.410; VND/EUR: 25.840 – 26.650. Yêu cầu: 1. Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ phát sinh trong tháng. Các giao dịch đều được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán VND/ngoại tệ của khách hàng. 2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản T của các tài khoản kinh doanh ngoại tệ. 3. Xác định và hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ của tháng. 4. Xác định và hạch toán đánh giá lại giá trị VND của ngoại tệ tồn quỹ. Biết tỷ giá ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng ngày cuối tháng là 23.350 VND/USD và 26.150 VND/EUR. ---------------------------------------------------------------------------------- KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN BÀI 17: Ngày 20/2/N tại ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ sau: 1. Công ty A nộp vào các chứng từ sau: a. UNC 250 triệu đồng trả tiền hàng đã nhận cho công ty G, có tài khoản mở tại ngân hàng thương mại Y. b. UNC 100 triệu đồng trả tiền hàng đã giao cho công ty B có tài khoản tại ngân hàng thương mại X. 2. Nhận được các lệnh chuyển tiền trong thanh toán bù trừ như sau: a. Lệnh chuyển có thanh toán UNC 150 triệu đồng, người thụ hưởng là công ty A. b. Lệnh chuyển có, nội dung chuyển tiền UNC 30 triệu đồng cho người thụ hưởng là khách hàng M. Trong ngày khách hàng M đã đến xin rút bằng tiền mặt số tiền trên. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên biết các TK liên quan có đủ khả năng thanh toán. Phí chuyển tiền 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%).
  • 10. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 10 BÀI 18: Ngày 20/3/N tại ngân hàng thương mại Y có các nghiệp vụ sau: 1. Công ty A nộp bộ chứng từ gồm UNT và bộ chứng từ bán hàng giá trị 260 triệu đồng đòi tiền hàng đã giao cho người mua có tài khoản tại ngân hàng thương mại X. Phí thu hộ 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%). 2. Công ty B nộp UNT và bộ chứng từ đòi tiền hàng hóa đã giao cho công ty C có tài khoản tại ngân hàng thương mại Y, số tiền 25 triệu đồng. Phí thu hộ 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%) 3. Nhận được bộ chứng từ UNT từ ngân hàng thương mại Z chuyển sang, số tiền 100 triệu đồng, nội dung người bán đòi tiền hàng đã giao cho công ty A. Phí thanh toán 0,02% (chưa bao gồm VAT 10%) 4. Nhận được lệnh chuyển Nợ từ ngân hàng thương mại T, nội dung đòi tiền hàng hóa theo UNT, số tiền 120 triệu từ công ty B. Phí thanh toán 0,02% (chưa bao gồm VAT 10%) 5. Nhận được lệnh chuyển Có từ ngân hàng thương mại S, thanh toán UNT, số tiền 35 triệu đồng. UNT này trước đây do công ty C nộp vào. 6. Công ty C nộp vào các liên UNT yêu cầu ngân hàng thu hộ tiền dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng M có tài khoản tại ngân hàng thương mại V, số tiền 35 triệu đồng. Phí thu hộ 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%) 7. Nhận được Bảng kê thanh toán bù trừ từ ngân hàng thương mại X, nội dung thanh toán UNT do công ty K trả 40 triệu đồng tiền hàng cho công ty B. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên. Biết các tài khoản tiền gửi thah toán đảm bảo khả năng thanh toán. BÀI 19: Ngày 15/8/N, tại ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ phát sinh: 1. Công ty A nộp vào ngân hàng các bảng kê nộp séc, kèm các tờ sec: a. Séc chuyển khoản 150 triệu đồng. Séc được ký phát bởi công ty G có tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng thương mại Y. Phí thu hộ 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%). b. Sec chuyển khoản 45 triệu đồng do công ty B (TK mở tại ngân hàng thương mại X phát hành ngày 1/6/N. Phí thu hộ 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%). Số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của công ty B là 40 triệu đồng. Hai công ty thỏa thuận thanh toán 30 triệu đồng. c. Séc chuyển khoản 100 triệu đồng do công ty H phát hành ngày 15/7/N. Công ty H có tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng thương mại V. Phí thu hộ 0,03% (chưa bao gồm VAT 10%). 2. Nhận được các chứng từ trong thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng như sau: a. Bảng kê nộp sec kèm tờ sec do công ty B phát hành ngày 20/6/N, số tiền 80 triệu đồng. Biết 1/8/N, ngân hàng đã nhận được yêu cầu ngừng thanh toán tờ sec từ công ty B.
  • 11. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 11 b. Bảng kê nộp sec kèm tờ sec 50 triệu đồng, sec này do công ty A phát hành ngày 26/7/N. Phí thanh toán 0,02% (chưa bao gồm VAT 10%). c. Bảng kê nộp séc kèm tờ séc, số tiền 90 triệu đồng do công ty D phát hành ngày 20/7/N, biết tài khoản của công ty hiện dư 60 triệu đồng. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ. Biết các Tài khoản tiền gửi liên quan đảm bảo khả năng thanh toán. BÀI 20: Ngày 15/7/N, ngân hàng thương mại X nhận được các chứng từ sau: 1. Lệnh chuyển Nợ từ ngân hàng thương mại Y, nội dung thanh toán sec chuyển khoản số tiền 170 triệu đồng, sec này do công ty A phát hành ngày 5/7/N. 2. Thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ từ ngân hàng thương mại Z về thanh toán tờ sec chuyển khoản số tiền 10 triệu đồng, đơn vị nộp sec vào ngân hàng trước đây là công ty B. 3. Lệnh chuyển Có nội dung thanh toán UNT, số tiền 30 triệu đồng – do công ty B đòi tiền hàng đã giao cho công ty K, có tài khoản tại ngân hàng thương mại V. 4. Lệnh chuyển Nợ từ ngân hàng thương mại S, nội dung thanh toán sec chuyển khoản, số tiền 150 triệu đồng do công ty C phát hành ngày 24/6/N. 5. Lệnh Chuyển Có số tiền 20 triệu nội dung thanh toán UNT từ ngân hàng thương mại Y, đơn vị nộp UNT vào ngân hàng trước đây là công ty C. Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, biết các tài khoản tiền gửi liên quan đảm bảo số dư để thanh toán. Phí thanh toán 0,02% (chưa bao gồm VAT 10%). BÀI 21: Thông tin trong tháng 6 tại ngân hàng thương mại X- Hà Nội: - Ngày 3/6/N, công ty A mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng với số tiền 150.000.000 đồng. - Ngày 5/6/N, ngân hàng nhận được Uỷ nhiệm Chi của công ty A với nội dung ứng trước cho Công ty D có tài khoản mở tại ngân hàng thương mại Z 120.000.000 đồng để mua hàng hóa. Phí chuyển tiền 0,02% trên số tiền chuyển (chưa bao gồm VAT 10%). - Ngày 10/6/N, ngân hàng nhận được lệnh chuyển Có từ ngân hàng thương mại Y với nội dung, Công ty B chuyển tiền thanh toán lô hàng mua cho Công ty A, số tiền 245.000.000 đồng. - Ngày 14/6/N, kế toán Công ty A đem tờ séc lĩnh tiền mặt do công ty A ký phát để rút 240.000.000 đồng. - Ngày 17/6/N, ngân hàng thanh toán theo Ủy nhiệm chi của công ty D: thanh toán tiền hàng cho công ty A 300.000.000 đồng. Công ty D có tài khoản tại ngân hàng thương mại X.
  • 12. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 12 - Ngày 20/6/N, ngân hàng nhận từ ngân hàng thương mại V tờ Séc chuyển khoản do công ty A ký phát ngày 13/6/N kèm theo bộ chứng từ, số tiền 220.000.000 đồng. Ngân hàng đã thực hiện thanh toán tờ séc này. Phí chuyển tiền 0,02% trên số tiền chuyển (chưa bao gồm VAT 10%). - Ngày 23/6/N, ngân hàng thực hiện cam kết bán cho Công ty A 2.000 EUR bằng tiền mặt. Công ty A đồng ý thanh toán qua tài khoản tại ngân hàng. Tỷ giá VND/EUR: 25.880 – 26.650. - Ngày 26/6/N, kế toán Công ty A nộp giấy rút tiền 25.000.000 đồng. Ngân hàng đã thực hiện giao dịch cho khách hàng. - Ngày 28/6/N, ngân hàng tính lãi tài khoản tiền gửi. Lãi suất tiền gửi thanh toán 1%/năm. Yêu cầu: 1. Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ tài khoản tiền gửi của công ty A. BÀI 22: Ngày 1/10/N, tại ngân hàng thương mại X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Nhận được giấy uỷ nhiệm chuyển tiền của công ty A số tiền 20.000 USD yêu cầu trích tài khoản tiền gửi của công ty để chuyển sang Trung Quốc. NH chấp nhận và thu phí dịch vụ 0,2% trên số tiền chuyển. 2. Nhận được Lệnh chuyển có từ nước ngoài, số tiền 30.000 CAD, nội dung Ông B, Việt kiều tại Canada chuyển tiền về cho bà H. NH đã báo cho bà H đến lĩnh tiền trong ngày và thu phí là 0,05% tổng số tiền. 3. Bà H xin chuyển đổi 20.000 CAD sang USD để gửi tiết kiệm loại trả lãi sau, kì hạn 6 tháng. Số còn lại đề nghị bán cho NH để nhận tiền mặt VND. 4. Nhận được Lệnh chuyển có từ nước ngoài, số tiền 25.000 USD, nội dung, nhà nhập khẩu Nhật Bản thanh toán tiền hàng đã nhận cho Công ty C (phương thức thanh toán theo HĐ là thanh toán chuyển tiền). NH thanh toán vào tài khoản tiền gửi thanh toán bằng USD của công ty và thu phí 0,1% tổng giá trị báo có. 5. Nhận được bộ chứng từ nhờ thu tiền hàng đã xuất khẩu cho 1 công ty ở Hồng Kông của Công ty D với tổng số tiền 150.000 USD, phí nhận chứng từ nhờ thu của NH là 5USD/1 bộ chứng từ. Công ty D trả phí bằng VND từ tài khoản tiền gửi thanh toán. 6. Nhận bộ chứng từ nhờ thu (loại trả tiền ngay) từ nước ngoài chuyển đến nội dung thu tiền từ nhà nhập khẩu E số tiền 50.000 USD, tài khoản của nhà nhập khẩu đủ khả năng thanh toán và nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán ngay. NH làm thủ tục thanh toán và thu phí 0,2% từ tài khoản tiền gửi thanh toán ngoại tệ của KH.
  • 13. BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – KQ03423 13 7. Ngân hàng đại lý tại Malaysia thông báo từ chối thanh toán bộ chứng từ nhờ thu của công ty G với lý do người nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán. Biết bộ chứng từ này công ty nộp vào ngày 15/9/N, số tiền nhờ thu là 10.000 USD. 8. Nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ Thái Lan gửi đến, nhờ thu hộ tiền hàng từ nhà nhập khẩu là công ty H, số tiền 50.000 USD. Số dư có trên TK tiền gửi thanh toán của công ty H hiện là 20.000 USD. 9. Công ty K xin mở L/C để nhập khẩu hàng từ Hàn Quốc. Tổng trị giá lô hàng là 200.000 USD, NH chấp nhận và yêu cầu công ty ký quỹ 50% tổng giá trị lô hàng, TS thế chấp chính là lô hàng nhập khẩu. Đồng thời NH thu phí mở L/C là 0,1% giá trị L/C. 10.Công ty K đã đề nghị được mua của NH toàn bộ số ngoại tệ cần thiết để ký quỹ và nộp phí cho NH, thanh toán VND từ TK tiền gửi thanh toán. NH thực hiện giao dịch. 11.NH đồng ý chuyển đổi số lượng USD cần thiết từ TK tiền gửi thanh toán ngoại tệ ra 200.000 EUR cho tổng công ty N để thanh toán L/C nhập khẩu cho đối tác tại Đức. Trị giá L/C là 350.000 EUR, trước đây công ty đã ký quỹ 150.000 EUR. 12.Nhận được thông báo từ ngân hàng Hồng Kông về việc nhà nhập khẩu đã mở L/C theo hợp đồng đã ký với công ty P, số tiền của L/C là 150.000 USD. NH đã thông báo cho công ty và thu phí thông báo L/C là 20USD từ TK tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ của công ty. 13.Nhận bộ chứng từ hàng xuất của Công ty M, đề nghị thanh toán theo L/C đã được nhà nhập khẩu mở trước đây tại HSBC Ấn Độ, Ngân hàng X là ngân hàng thông báo. Số tiền theo L/C là 200.000USD. NH kiểm tra thấy bộ chứng từ hợp lệ và gửi đi nước ngoài yêu cầu thanh toán. 14.Nhận được bộ chứng từ hàng nhập từ Đài Loan, yêu cầu thanh toán theo L/C NH đã mở trước đây cho công ty L, số tiền là 250.000 USD. NH đã kiểm tra và xác định bộ chứng từ là đầy đủ và hợp lệ. Biết trứơc đây công ty đã ký quỹ là 150.000 USD, TK tiền gửi thanh toán bằng USD của công ty có số dư có là 100.000 USD. Số còn lại công ty chưa thanh toán được và NH đồng ý trả thay. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Biết: Các khoản thu và chi của NH được hạch toán trực tiếp vào tiểu khoản thu nhập, chi phí bằng ngoại tệ; Các khoản phí NH thu chưa bao gồm VAT 10%; Tỷ giá NH công bố trong ngày như sau: Ngoại tệ Tỉ giá mua Tỉ giá bán Tiền mặt Chuyển khoản EUR 24.450 24.700 26.050 USD 22.470 22.500 22.780 CAD 17.210 17.380 18.070