SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
TÊN ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ
DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN MÃ SỐ SV:
CHUYÊN NGÀNH: LỚP:
NIÊN KHÓA:
Bình Dương, năm…..
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP..........2
1.1. Khái niệm doanh nghiệp...........................................................................................2
1.2. Các hình thức giải thể doanh nghiệp ........................................................................2
1.2.1. Hình thức giải thể tự nguyện .................................................................................2
1.2.2. Hình thức giải thể bắt buộc ...................................................................................2
1.3. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp ....................................................................3
1.3.1. Quyết định giải thể doanh nghiệp..........................................................................3
1.3.2. Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp ...........................4
1.3.3. Hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp..................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH
NGHIỆP TẠI CÔNG TY ................................................................................................6
2.1. Thực tiễn thi hành Pháp luật về giải thể tại Công ty hiện nay .................................6
2.1.1. Về áp dụng giải thể tự nguyện...............................................................................6
2.1.2. Về điều kiện giải thể..............................................................................................9
2.1.3. Về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp...........................................................10
2.1.3.1. Về quyết định giải thể doanh nghiệp................................................................11
2.1.3.2. Thanh lý tài sản của doanh nghiệp ...................................................................15
2.1.3.3 Hoàn tất thủ tục giải thể.....................................................................................17
2.2. Về hậu quả pháp lý sau khi giải thể doanh nghiệp.................................................17
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP.....................................19
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệpError! Bookmark not
defined.
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp
.......................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số giải pháp cụ thể áp dụng trong thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể giải
thể doanh nghiệp............................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp ............Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Thay đổi nhận thức của xã hội đối với việc giải thể doanh nghiệp............. Error!
Bookmark not defined.
3.3.3. Nâng cao nhận thức pháp luật giải thể của doanh nghiệpError! Bookmark not
defined.
3.3.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp ......Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................Error! Bookmark not defined.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
1
MỞ ĐẦU
Cũng giống như các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, doanh nghiệp có
“đời sống” riêng của nó. Doanh nghiệp ra đời, phát triển, thay đổi và cũng có thể sẽ
mất đi ở một thời điểm nhất định. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể phải
trải qua các giai đoạn giống nhau của một vòng đời, mặc dù thời gian của các giai
đoạn này có thể dài ngắn khác nhau. Hiểu biết pháp luật doanh nghiệp không chỉ bó
hẹp trong phạm vi lúc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động mà phải là hiểu biết toàn diện
bao gồm về thời kỳ chấm dứt số phận pháp lý doanh nghiệp bằng thủ tục giải thể, phá
sản…
Doanh nghiệp có thể chấm dứt sự tồn tại dưới nhiều cách thức trong đó chủ yếu là
hai hình thức giải thể hoặc phá sản. Giải thể doanh nghiệp được coi là việc “khai tử‟
doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng buộc phải giải thể làm nảy sinh nhiều
mối quan hệ phức tạp cần được giải quyết. Chẳng những quan hệ giữa các thành viên
trong doanh nghiệp, quan hệ nợ nần giữa các chủ nợ với doanh nghiệp, quan hệ giữa
doanh nghiệp giải thể với người lao động. Vì vậy, việc giải quyết kịp thời các vấn đề
của việc giải thể doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm thiết lập một trật tự cần
thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của các bên
liên quan.
Nhu cầu thực hiện thủ tục giải thể của các doanh nghiệp tăng lên đáng kể, trong
khi đó, việc thi hành pháp luật về giải thể doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm vướng
mắc. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, em chọn đề tài “Pháp luật về giải thể doanh
nghiệp” làm đề tài tốt nghiệp của mình
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục báo cáo được chia làm 3 chương: Chương
1: Những vấn đề lý luận về giải thể doanh nghiệp
Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật về giải thể doanh nghiệp
Chương 3: Một số giải pháp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện cho mọi người
cùng tham gia phát triển kinh tế của nhà nước, nhiều chủ thể kinh doanh đã tham gia
thực hiện hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Trong
đó, nhóm các chủ thể kinh doanh quan trọng nhất là các doanh nghiệp. Tùy cách tiếp
cận, khái niêm doanh nghiệp cũng được nhìn nhận khác nhau.
Theo Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”1
Định nghĩa này cho thấy chỉ
những chủ thể kinh doanh thoả mãn những điều kiện trên mới có tư cách doanh
nghiệp.
Như vậy, khái niệm “doanh nghiệp” được định nghĩa khác nhau trong các văn bản
pháp luật khác nhau, và được áp dụng phân biệt theo thành phần kinh tế. Trong khi
doanh nghiệp do tư nhân trong nước sở hữu lấy mục tiêu sinh lợi làm tiêu chí đặc
trưng hàng đầu, doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nước ngoài và khu vực kinh tế
nhà nước chủ yếu dựa vào tiêu chí sở hữu. Thậm chí, lợi nhuận không được coi là mục
tiêu chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước. Trong phạm vi đề tài báo cáo, ư tập trung
vào nghiên cứu các doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là mô hình công ty.
1.2. Các hình thức giải thể doanh nghiệp
1.2.1. Hình thức giải thể tự nguyện
Giải thể tự nguyện là việc giải thể mà do chính bản thân doanh nghiệp quyết định
trong quá trình hoạt động của mình. Hình thức này bao gồm các trường hợp giải thể
khi:
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
- Theo quyết định của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
- Theo quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên.
- Theo quyết định của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
1.2.2. Hình thức giải thể bắt buộc
Giải thể bắt buộc là việc giải thể do cơ quan nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải
tiến hành giải thể, bao gồm các trường hợp giải thể khi:
1
Khoản 10, điều 4 Luật doanh nghiệp 2014
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
3
- Kết thúc thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật
doanh nghiệp trong thời hạn sáu tháng liên tục;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư;
- Doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố giải thể.
1.3. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
1.3.1. Quyết định giải thể doanh nghiệp
Quyết định giải thể chính là tuyên bố chính thức của doanh nghiệp về việc doanh
nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động, là cơ sở pháp lý đầu tiên trong quá trình thực hiện thủ
tục giải thể doanh nghiệp. trên cơ sở quyết định giải thể, các bước tiếp theo của thủ tục
giải thể sẽ được tiến hành. Chính vì tính chất quan trọng như thế nên quyết định giải
thể phải chặt chẽ về hình thức, đầy đủ về nội dung. Quyết định giải thể phải có các nội
dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp ;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ thục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh
nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể
từ ngày thông qua quyết định giải thể.
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ nợ, các bên có liên quan nên kể từ khi có quyết
định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp
thực hiện các hoạt động sau đây:
- Cất giấu, tẩu tán tài sản
- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ
- Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng
tài sản của doanh nghiệp.
- Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh
nghiệp
- Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản,
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực.
- Huy động vốn dưới mọi hình thức khác
Để những người có liên quan biết thực hiện quyền của mình đối với doanh nghiệp
thì trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải
được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ
và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
4
khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.
Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể
doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số
liên tiếp.
Ngoài ra, quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về
phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn,
địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu
nại của chủ nợ.
1.3.2. Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
Sau khi ra quyết định giải thể, vấn đề quan trọng tiếp theo là thực hiện thanh lý tài
sản và thanh toán các khoản nợ. Khi thực hiện thanh lý tài sản và thanh toán nợ tức
hoàn thành các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thực tế. Chủ doanh nghiệp tư nhân,
Hội đồng thành viên, chủ sở hữu, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản
doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý
riêng. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây2
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp
đồng lao động đã ký kết.
- Nợ thuế
- Các khoản nợ khác.
- Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần
còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu
công ty.
1.3.3. Hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp
Như đã phân tích ở trên, thủ tục giải thể chỉ được xem là hoàn thành khi cơ quan
đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Để hoàn tất
thủ thục giải thể thì doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Các nghĩa
vụ đó bao gồm nghĩa vụ đối với nhà nước, nghĩa vụ theo hợp đồng, nghĩa vụ đối với
người lao động... Các nghĩa vụ này do chính doanh nghiệp chủ động tự thực hiện trên
cơ sở đảm bảo chứng minh với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thực hiện đó thông
qua hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành kiểm tra, nếu hồ
sơ hợp lệ sẽ xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh – khi đó doanh nghiệp
xem như giải thể.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của
doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể
2
10, khoản 3 Điều 158, Luật doanh nghiệp 2014
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
5
doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm3
- Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Tòa án tuyên
bố giải thể doanh nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ
về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải
quyết;
- Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;
- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ gồm đầy đủ các
giấy tờ trên và có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định, cơ quan đăng ký kinh
doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
3
4, khoản 3 Điều 40, Luật doanh nghiệp 2014
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
6
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI
THỂ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
2.1. Thực tiễn thi hành Pháp luật về giải thể tại Công ty hiện nay
2.1.1. Về áp dụng giải thể tự nguyện
Như đã nêu trên, việc giải thể tự nguyện đồng nghĩa với việc quyết định tiến hành
chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của nhà đầu tư khi xét thấy sự tồn tại của doanh không còn cần thiết. Công ty cổ
phần đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất đối với các vấn đề
về tổ chức lại, giải thể công ty. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, quyết định
giải thể công ty của Đại hội đồng cổ đông chỉ là hợp lệ khi đủ điều kiện về tỷ lệ cổ
đông dự cuộc họp và tỷ lệ biểu quyết.
Điều kiện về tỷ lệ số cổ đông dự họp: Đối với cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần
thứ nhất, được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; Trường hợp cuộc
họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần
thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi
có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ
cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không
đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản
2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ
ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ
đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có
quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp [10, Điều 102].
Cũng theo quy định của Luật doanh nghiệp, quyết định giải thể công ty phải được
Đại hội đồng cổ đông thông qua tại cuộc họp nếu điều lệ công ty không quy định khác.
Và quyết định giải thể phải đạt được tỷ lệ số cổ đông do Điều lệ công ty quy định
nhưng phải đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp chấp
thuận. Như vậy, pháp luật doanh nghiệp vẫn cho quyền doanh nghiệp được áp dụng
điều lệ - luật nội bộ của doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vấn đề liên quan tới
quản trị nội bộ của mình. Tuy nhiên, ngay từ khâu đăng ký kinh doanh, khi doanh
nghiệp đưa ra bản điều lệ có tỷ lệ quy định về tỷ lệ thông qua các quyết định trong quá
trình điều hành hoạt động kinh doanh thì không được cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư chấp thuận và yêu cầu doanh nghiệp
phải tuân thủ bản điều lệ mẫu theo quy định của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội. Kết quả
là doanh nghiệp đă không thể có được luật riêng của mình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
7
Mặt khác, Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại thời
điểm thành lập công ty là năm 2008, các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn đầu tư của nhà đầu
tư nước ngoài dưới 51% tổng vốn điều lệ được coi là doanh nghiệp Việt Nam và tiến
hành các thủ tục đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu
tư Hà Nội mà không phải là Phòng đầu tư nước ngoài – Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội và
đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan
điểm khác nhau về khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Luật Đầu tư 2014 quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam
là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế lần đầu tại Việt Nam” và
“nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động
đầu tư tại Việt Nam” [12, Điều 5]. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
Luật Đầu tư xác định là những doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để
thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước
ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện
như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51%
vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên. Trong Luật Đầu tư 2014 cũng như trong Nghị
định không đưa ra một tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp để
làm căn cứ xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nghị định 69/2007/NĐ-CP quy định, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm “tổ chức
nước ngoài” là “tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài và
hoạt động, kinh doanh tại nước ngoài hoặc/và tại Việt Nam” [6, khoản 1 Điều 3].
Thông tư 213/2012/TT-BTC xác định, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả “tổ chức
thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn góp nước ngoài và các
chi nhánh của tổ chức này. Quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ mà
bên nước ngoài được quyền sở hữu trên 49% vốn điều lệ theo quy định tại điều lệ quỹ,
điều lệ công ty đầu tư chứng khoán” [1, khoản 6 Điều 2]. Theo Quyết định số
55/2009/QĐ-TTg, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả “tổ chức thành lập và hoạt động
ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%” [17, khoản 2
Điều 1]. Nghị định 102/2010/NĐ-CP khẳng định: “Trừ trường hợp điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh
nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%
vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với Nhà đầu tư trong
nước…” [4, khoản 4 Điều 11]
“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành
lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau:
Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
8
và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp
luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư
đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là
sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập
doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư
trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong
nước”.
Như vậy, có ba quan điểm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Thứ nhất là, doanh nghiệp có trên 49% vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
Thứ hai là, doanh nghiệp có bất kỳ phần vốn góp nào do nhà đầu tư nước ngoài
góp và ngày càng nhiều cơ quan nhà nước áp dụng quan điểm này;
Thứ ba là, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là doanh nghiệp
Việt Nam. Hệ quả là, các khác biệt về thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký kinh doanh,
phạm vi kinh doanh, cũng như những rủi ro do áp dụng pháp luật không thống nhất.
Cũng ý kiến cho rằng, nên hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh
nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát.
Chính điều này dẫn tới, sự không thống nhất trong việc áp dụng thủ tục, điều kiện
đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài dưới 49%. Đương nhiên, hệ luỵ kéo theo là sự không thống nhất trong việc
thống kê, theo dõi, giám sát doanh nghiệp này. Và đối với trường hợp của công ty cổ
phần trên, không rõ là sẽ được giải quyết như thế nào?
Tương tự, quyết định giải thể doanh nghiệp của Công ty cổ phần được thông qua
với tỷ lệ số phiếu dự họp chấp thuận là 64%. Do có những mâu thuẫn nội bộ, các cổ
đông vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh việc giải thể Công ty cũng như giá trị hiệu lực
của Quyết định giải thể Công ty cổ phần. Trong khi đó, quy đinh về tỷ lệ biểu quyết
thông qua quyết định cũng được áp dụng khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong
nội bộ cơ quan nhà nước. Khi đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO,
Việt Nam cho phép một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền quy
định trong điều lệ tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định ở mức thấp hơn so với quy
định của Luật doanh nghiệp 2014. Tại Nghị quyết 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11
năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO (Nghị quyết
71/2006/NQ/QH11) về tỷ lệ thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông không rõ
ràng. Theo đó, cho phép áp dụng trực tiếp cam kết WTO, cụ thể là Đoạn 503 và Đoạn
504 trong Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập
Tổ chức thương mại thế giới [15]: …Công ty cổ phần được quyền quy định trong Điều
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
9
lệ công ty các nội dung sau: Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và hình thức
thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết
định của Đại hội đồng cổ đông; Tỷ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để
thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông. ..Chính vì những quy định như
thế nên việc thực hiện Nghị quyết 71/2006/QH11 về điều kiện họp và tỷ lệ biểu quyết
thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông gây nhiều tranh cãi bởi sự thiếu rõ
ràng của nó và tính bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
Trong khi đó, Luật doanh nghiệp 2014 lại quy định tỷ lệ là 65% hoặc 75%. Bộ Tài
chính ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết thì lại áp dụng tỷ lệ
65%. Công văn số 2217/NHNN-CNH yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần thực
hiện theo tỷ lệ 65%; nhưng ngày 24/20/2007, Ngân hàng Nhà nước lại có Công văn số
11388/NHNN-CNH hướng dẫn các ngân hàng thương mại cổ phần có thể áp dụng tỷ
lệ tối thiểu là 51%..... Có thể nhận thấy, tỷ lệ việc áp dụng tỷ lệ này tại các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền khác nhau là không giống nhau. Đây là sự không nhất quán
trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì vậy, cần có hướng dẫn rõ ràng và thống nhất về
vấn đề này, nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các cổ đông trong công ty cũng
như đảm bảo hoạt động của công ty.
2.1.2. Về điều kiện giải thể
Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo
đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Quy định về điều
kiện phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trước khi giải thể nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ nợ và các bên có liên quan.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp tất yếu phát sinh các
giao dịch với các bên liên quan. Các giao dịch này tất yếu cũng làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ của công ty với các bên. Về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của
các bên liên quan sẽ không được bảo đảm, quyền của bên này chính là nghĩa vụ của
bên kia. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp hoàn thành giải thể thì các quyền và nghĩa vụ
của công ty sẽ chấm dứt, các quyền lợi của các bên có liên quan sẽ không được bảo
đảm. Pháp luật đưa ra yêu cầu này là điều hợp lý, tránh trường hợp, một số công ty lợi
dụng kẽ hở của pháp luật để chiếm dụng vốn. Luật Công ty 1990 chỉ có quy định về
các trường hợp giải thể mà không đưa ra điều kiện rõ ràng. Khoản 2 Điều 22 Luật
Công ty 1990 quy định trường hợp giải thể khi “mục tiêu của công ty không thể thực
hiện được nữa hoặc không còn có lợi”. Điều này dẫn tới việc trên thực tế, nhiều công
ty không đủ điều kiện cũng xin giải thể mà thực chất là lợi dụng kẽ hở của pháp luật để
trục lợi.
Do vậy, điều kiện cần đối với Công ty cổ phần trên là phải thực hiện các nghĩa vụ
nợ trước khi tiến hành giải thể. Chỉ khi hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ nợ của Công ty
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
10
đối với các thành viên trong công ty, các bên liên quan Công ty mới có thể thực hiện
quyền giải thể của mình tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này cũng đồng nghĩa với
việc Công ty cổ phần trên phải xác định được toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại
trước thời điểm đưa ra quyết định giải thể Công ty.
Tuy nhiên, quyết định giải thể Công ty lại được Đại hội đồng cổ đông đưa ra khi
thấy tình trạng công ty làm ăn thua lỗ mà chưa thực hiện đánh giá chính xác tình trạng
tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Sau khi đưa ra quyết định giải thể, Công ty xác định giá trị doanh nghiệp cụ thể để
thực hiện thanh toán các khoản nợ, thanh lý các nghĩa vụ tài chính. Tổng giá trị tài sản
còn lại của Công ty, Công ty không đủ khả năng thanh lý các khoản nợ của doanh
nghiệp, trong đó chủ yếu là các khoản vay nợ của Công ty đối với cổ đông. Nhằm mục
đích nhanh chóng thực hiện giải thể Công ty cổ phần trên, các cổ đông sáng lập của
Công ty đành chấp nhận từ bỏ khoản nợ này.
Dù vậy, vấn đề đặt ra là trường hợp giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đã
không còn đủ để thanh toán các khoản nợ khác như nợ thuế, nợ khách hàng,.... Trong
khi thực tế, Công ty đã bắt đầu tiến trình giải thể và đang trong qúa trình giải thể. Và
thông thường ở giai đoạn này thì doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh, chỉ
còn thực hiện các hoạt động phục vụ cho công việc giải thể. Sau khi phát hiện ra tài
sản còn lại của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ còn lại của doanh
nghiệp thì liệu doanh nghiệp có được chuyển sang thủ tục phá sản hay không?
Hơn nữa, theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn thanh toán nợ, thanh
toán hợp đồng là không vượt quá 06 tháng. Tuy nhiên, do doanh nghiệp không đủ khả
năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính trong thời hạn đó nên
doanh nghiệp không thể hoàn thành thủ tục giải thể. Do vậy, không thể đặt ra vấn đề
tiếp tục giải thể, vậy, liệu có được xem xét áp dụng thủ tục phá sản hay không?
Việc quy định giới hạn thời hạn thanh toán các khoản nợ, thanh lý hợp đồng không
vượt quá 06 tháng cũng là không hợp lý. Ở đây, có thể hiểu thời hạn thanh toán các
nghĩa vụ nợ không được vượt quá 06 tháng tính kể từ thời điểm có quyết định giải thể.
Tuy nhiên, sau khi đưa ra quyết định giải thể, công ty còn phải tiến hành thanh lý tài
sản, thực hiện quyết toán thuế tại cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội để xác định chính xác
số nợ của doanh nghiệp. Thông thường thời gian này thường kéo dài trên 9 tháng.
Chưa kể đến, đối với những công ty có quy mô lớn, việc tất toán các khoản nợ thường
kéo dài và không thể kết thúc trong vòng 06 tháng như quy định của luật.
2.1.3. Về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Luật pháp nước ta quy định việc giải thể doanh nghiệp được tiến hành khi có
những nguyên nhân nhất định và phải thông qua một trình tự thủ tục nhất định. Việc
quy định về trình tự, thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
11
động tiến hành giải thể khi rơi vào các trường hợp giải thể. Đồng thời để nhà nước
có quyết sách đúng đắn trong việc điều chỉnh kinh tế vĩ mô.
2.1.3.1. Về quyết định giải thể doanh nghiệp
Quyết định giải thể của Công ty thể hiện ý chí trực tiếp của các chủ sở hữu doanh
nghiệp thông qua cơ quan đại diện là Đại hội đồng cổ đông, thể hiện mong muốn chấm
dứt sự tồn tại của Công ty. Khi nó được thông qua cũng là tuyên bố của doanh nghiệp
tới các bên liên quan như các cổ đông, đối tác, cơ quan quản lý rằng doanh nghiệp sẽ
chấm dứt sự tồn tại của mình trong một thời hạn nhất định.
Theo quy định tại khoản 3 điều 158 Luật doanh nghiệp: “Trong thời hạn bảy ngày
kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh
doanh, các chủ nợ, người lao động, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và phải
được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của Công ty. Đối với trường hợp
pháp luật yêu cầu đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất
trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Quyết định giải thể được
gửi kèm với thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo này phải ghi rõ tên, địa
chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó, cách
thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Thực tế tiến trình giải thể tại công ty cổ phần trên cho thấy, nhiều vấn đề cần xem
xét đối với quy định về quyết định giải thể khi áp dụng vào thực tế:
Thứ nhất, về nghĩa vụ thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ
nợ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người lao động trong doanh nghiệp. Quy
định nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tiến hành giải thể phải thông báo tới các bên liên
quan nhằm mục đích các chủ thể liên quan tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong
các mối liên hệ với doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành giải thể. Quy định này là cần thiết
và có ý nghĩa quan trọng. Bởi đứng từ phía doanh nghiệp chuẩn bị giải thể, lợi ích của
các bên liên quan sẽ ít được quan tâm. Các doanh nghiệp mong muốn rút gọn các thủ
tục giải thể, để có thể nhanh chóng “biến mất‟‟ trên thị trường trong trường hợp, và có
thể tránh được các nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ tài chính nhiều nhất có thể. Vì vậy, việc yêu
cầu gửi quyết định giải thể thì các bên liên quan mới
biết và thực hiện các quyền của mình, cũng như cơ quan đăng ký kinh doanh có
thể giám sát việc thực hiện các thủ tục giải thể tiếp theo của doanh nghiệp. Dù vậy,
trên thực tế, khi công ty cổ phần trên cũng như nhiều doanh nghiệp khác gửi thông báo
về việc giải thể doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh
doanh không tiếp nhận và yêu cầu các doanh nghiệp phải hoàn tất một bộ hồ sơ đầy
đủ thì lúc đó mới tiếp nhận hồ sơ giải thể của doanh nghiệp. Điều này, khiến cho các
doanh nghiệp không khỏi băn khỏi băn khoăn: pháp luật quy định phải thực hiện mà
doanh nghiệp không thể thực hiện được, liệu có ảnh hưởng tới việc giải thể doanh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
12
nghiệp sau này không và phải thực hiện các thủ tục giải thể theo trình tự như thế nào là
đúng. Quy định thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có còn đảm bảo được ý
nghĩa của nó, khi chính cơ quan có thẩm quyền lại không tiếp nhận.
Bên cạnh đó, pháp luật đặt ra nghĩa vụ gửi quyết định giải thể cũng như thông báo
về phương án giải quyết nợ cho các chủ nợ nhưng lại không đưa ra các chế tài kèm
theo. Hậu quả tất yếu là, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện nghĩa vụ này theo
quy định cũng không thể xử lý vì không có cơ sở pháp lý. Các doanh nghiệp nghiêm
chỉnh tuân thủ pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thông báo tới các chủ nợ thì lại phát sinh
thêm nghiều nghĩa vụ. Các doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu của pháp luật
thì lại rút ngắn được nhiều thời gian khi giải thể, hạn chế được nghĩa vụ thanh toán nợ.
Quy định mang tính hình thức không có chế tài kèm theo khiến cho việc thực hiện
pháp luật ở các doanh nghiệp cũng khác nhau.
Thứ hai, về nghĩa vụ đăng báo bố cáo việc giải thể của doanh nghiệp. Theo quy
định của Luật doanh nghiệp 2014, thì việc đăng báo chỉ bắt buộc khi pháp luật có yêu
cầu, điều này thể hiện quan điểm hướng về doanh nghiệp giảm thiểu những chi phí
không cần thiết trong quá trình giải thể. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2014 và các văn
bản hướng dẫn thi hành lại không quy định cụ thể các trường hợp buộc phải đăng báo.
Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp không biết mình có rơi vào trường hợp phải đăng
báo giải thể hay không. Và thực tế áp dụng, thì yêu cầu về ba số báo liên tiếp bố cáo
về việc giải thể doanh nghiệp là một trong những đầu hồ sơ bắt buộc phải có để doanh
nghiệp có thể thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Mục đích của
việc đăng báo là nhằm thông báo công khai cho các chủ nợ và các bên liên quan biết
doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể, tạo điều kiện để các bên có liên quan thực
hiện các quyền của mình đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào thực
sự không muốn công khai việc giải thể doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể đăng bố cáo
việc giải thể doanh nghiệp tại những tờ báo ít phổ biến hay trên báo địa phương thì các
bên liên quan cũng khó có cơ hội mà biết được thông tin về tình trạng giải thể của
doanh nghiệp. Như vậy, mục đích của việc đăng báo cũng khó có thể mà đạt được.
Theo ý kiến của ư, có thể yêu cầu việc đăng báo buộc phải thực hiện đăng trên các báo
trung ương. Bởi mối quan hệ của một doanh nghiệp với các bên liên quan không chỉ
bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, thành phố mà trải rộng ở phạm vi kháp các tỉnh thành
phố. Mặt khác, nên quy định về một số loại báo phổ thông để các bên liên quan có
điều kiện tiếp cận thông tin doanh nghiệp giải thể.
Hiện nay, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đang triển khai các hoạt động hướng
tới mục tiêu trọng tâm là đưa toàn bộ các pháp nhân hoạt động kinh doanh trong nền
kinh tế tập trung vào một hệ thống thông tin duy nhất là hệ thống thông tin đăng ký
doanh nghiệp quốc gia. trên cơ sở hệ thống này, một cổng thông tin đăng ký doanh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
13
nghiệp quốc gia cũng đang được xây dựng, nhằm cung cấp cho cộng đồng một trang
thông tin điện tử với đầy đủ các tính năng về đăng ký doanh nghiệp trực tuyến, kiểm
tra tên doanh nghiệp, rà soát, hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh và các dịch vụ
cung cấp thông tin doanh nghiệp và đăng bố cáo doanh nghiệp. Cần bổ sung thêm chỉ
tiêu quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp giải thể. Cụ thể, khi
cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được thông báo về quyết định giải thể doanh
nghiệp, thông tin này sẽ được cật nhập trên hệ thống thông tin quốc gia về doanh
nghiệp. Điều này là hoàn toàn hợp lý nếu đó là yêu cầu bắt buộc thì: Thông tin doanh
nghiệp giải thể sẽ được cập nhật tập trung tại cùng một hệ thống; Thông tin theo
chuyên đề nên các bên liên quan có thể dễ dàng sàng lọc thông tin; Mạng thông tin
được cung cấp trong phạm vi toàn quốc nên các bên có thể dễ dàng tiếp cận. Khi hệ
thống thông tin doanh nghiệp quốc gia chính thức đi vào hoạt động, thiết nghĩ, việc
quy định đăng đăng bố cáo giải thể doanh nghiệp trên ba số báo liên tiếp là không còn
cần thiết.
Thứ ba, về việc gửi thông báo giải thể kèm theo quyết định giải thể; thông báo giải
thể phải nêu rõ phương án giải quyết nợ; thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ, số
nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ. Cũng như quyết định giải thể,
pháp luật đưa ra yêu cầu này nhưng lại không đưa ra chế tài cụ thể, dẫn đến việc áp
dụng tùy tiện tại các doanh nghiệp. Chưa kể đến, việc thông báo cũng như quyết định
giải thể không được gửi đến địa chỉ chính xác của các chủ nợ. Trong quá trình hoạt
động kinh doanh, việc các doanh nghiệp có trụ sở tại một nơi, nhưng thực tế lại hoạt
động tại một nơi khác không phải là ít. Do vậy, để các chủ nợ, các bên liên quan có thể
nhận được các thông tin về doanh nghiệp giải thể cũng còn chứa đựng nhiều rủi ro.
Hơn nữa, các doanh nghiệp giải thể thường tự mình ấn định một khoảng thời gian cụ
thể, thông thường thời gian này thường ngắn, khoảng từ 15 ngày đến 2 tháng để các
bên liên quan có thể thực hiện các quyền đòi nợ của mình. Doanh nghiệp giải thể sẽ
không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về các vấn đề phát sinh sau thời hạn nêu trên.
Khoảng thời gian về việc thực hiện quyền đòi nợ cũng có nhiều vấn đề khiến nhiều
bên có liên quan không thể biết được thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp, đặc
biệt là khi một số doanh nghiệp cố tình thực hiện điều này, nên chủ nợ không thể thực
hiện được quyền đòi nợ chính đáng của mình trong giai đoạn này. Câu hỏi đặt ra là,
việc tuyên bố như trên của doanh nghiệp có được coi là hợp pháp không? Và trong
khoảng thời gian nêu trên bên liên quan không thực hiện đòi nợ và cũng không tuyên
bố từ bỏ quyền đòi nợ thì có được quyền tiếp tục truy đòi khoản nợ này hay không?
Doanh nghiệp giải thể có quyền từ chối không? Và trường hợp sau khi doanh nghiệp
đă hoàn tất thủ tục giải thể, các chủ nợ có được đòi nợ không, theo thủ tục nào, ai sẽ là
người chịu trách nhiệm giải quyết các khoản nợ này khi doanh nghiệp không còn tồn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
14
tại? Vấn đề này chưa được giải quyết trong Luật doanh nghiệp 2014 cũng như các văn
bản hướng dẫn thi hành. Quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 40 Nghị định
102/2010/NĐ-CP cũng có hướng dẫn trường hợp này như sau: “Thành viên Hội đồng
quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn,
chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành
viên hợp danh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh
nghiệp.
Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại
khoản 4 Điều 40 này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán,
số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách
nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ
ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.” Mặc dù quy định nêu trên đã đưa ra ràng
buộc về về trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng
thành viên, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, thành viên hợp danh về việc liên đới chịu trách nhiệm đối với số nợ chưa thanh
toán nhưng chỉ trong trường hợp chứng minh được có sự giả mạo, không chính xác.
Nhiều trường hợp, doanh nghiệp giải thể đã thực hiện nghĩa vụ gửi thông báo giải thể
đến các chủ nợ nhưng vì nhiều lý do như chuyển trụ sở, tạm ngừng hoạt động …nên
chủ nợ không thể biết được thông tin về sự giải thể doanh nghiệp, nên không thể thực
hiện quyền đòi nợ. Rõ ràng không thể xác định được hồ sơ giải thể là không chính xác,
giả mạo bởi thực tế doanh nghiệp có thông báo và chủ nợ không thực hiện quyền đòi
nợ. Do vậy, khoản nợ không được thanh toán nên đã được chia cho các cổ đông. Vậy,
trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào? Các đối tượng nêu trên có phải liên
đới chịu trách nhiệm hay không? Nếu không xác định trách nhiệm thanh toán số nợ
chưa thanh toán thì quyền lợi của chủ nợ lại không đảm bảo. Nếu buộc thành viên Hội
đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc, Tổng
giám đốc là không hợp lý. Bởi lẽ không chỉ mình họ là người hưởng lợi từ các khoản
nợ không đòi nêu trên. Đối với công ty đại chúng thì liệu có khả năng đòi lại không
khi khoản nợ đă được chia cho tất cả các cổ đông ở khắp mọi nơi.
Hơn nữa, quy định còn quá chung chung, khi không nêu rõ cụ thể ai sẽ là người bị
kiện trong trường hợp này và với tư cách như thế nào khi doanh nghiệp không còn tồn
tại: Giám đốc hay tổng giám đốc hay người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
giải thể. Giám đốc hay tổng giám đốc trong trường hợp là người làm công ăn lương,
được thuê bởi doanh nghiệp và việc họ thực hiện quyết định giải thể doanh nghiệp
theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì liệu họ có phải liên đới chịu trách nhiệm
hay không? Điều 148 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đại diện theo pháp luật hoặc đại
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
15
diện theo ủy quyền của pháp nhân cũng chấm dứt khi pháp nhân đó chấm dứt”. Ở đây,
quy định được nêu ra mà không có sự tương thích với các quy định của Luật tố tụng
dân sự. Do vậy, các chủ nợ hay người lao động cũng khó có điều kiện thực hiện quyền
đòi nợ, đòi lại quyền lợi của mình.
2.1.3.2. Thanh lý tài sản của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp giải thể, có nghĩa là không còn tồn tại nữa thì chủ sở hữu doanh
nghiệp có quyền nhận lại các tài sản của mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên,
trước khi nhận lại các tài sản của mình, doanh nghiệp cần phải hoàn tất các nghĩa vụ
nợ, các nghĩa vụ tài chính. Nguồn tài sản để thực hiện nghĩa vụ này chính là nguồn tài
sản từ việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp trên cơ sở xác định toàn bộ giá trị của
doanh nghiệp. Việc thanh toán các khoản nợ thường phức tạp vì liên quan đến quyền
lợi của nhiều người, do đó phải tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định. Một trong
các khoản nợ của công ty bao gồm nợ khách hàng, nợ thuế, đối tác, ...
Đặc biệt, là đối với các khoản nợ thuế. Để xác định được chính xác các khoản nợ
của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế, đòi hỏi doanh nghiệp phải làm thủ tục quyết
toán thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tuy vậy, khi doanh nghiệp gửi hồ sơ xin
giải thể tới cơ quan thuế thường phải đợi rất lâu mới được cơ quan thuế quyết toán.
Mặc dù thông tư 80/2012/TT-BTC, đã quy định cụ thể về thời hạn cơ quan thuế buộc
phải thực hiện quyết toán thuế cho doanh nghiệp: “... Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm
việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được Thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp
đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động hoặc người nộp
thuế về việc giải thể, chấm dứt hoạt động, sắp xếp lại doanh nghiệp, cơ quan thuế phải
thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu
lực mã số thuế.
Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế, người nộp thuế phải thực hiện nộp
các hồ sơ liên quan và quyết toán các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý
theo quy định.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ
liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế, cơ quan thuế tiến hành
kiểm tra quyết toán thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng
dẫn hiện hành.“[2, khoản 1 Điều 15 ]
Theo quy định này, thì doanh nghiệp chỉ mất khoảng thời gian là mười hai ngày
làm việc là có thể thực hiện xong thủ tục quyết toán thuế tại cơ quan thuế. Nếu cơ
quan thuế không thực hiện nghĩa vụ quyết toán thì doanh nghiệp có quyền căn cứ vào
Thông tư này mà khiếu nại rằng cơ quan thuế đã làm sai quy trình. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, rất ít có doanh nghiệp nào có thể hoàn tất thủ tục chấm dứt hiệu lực mă số
thuế trong vòng 12 ngày làm việc như quy định của luật này. Như trường hợp cụ thể
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
16
của công ty cổ phần trên, kể từ lúc gửi thông báo thuế tới cơ quan thuế. Doanh nghiệp
thường xuyên phải lên làm việc tại cơ quan thuế rất nhiều lần trong vòng hơn một năm
mới nhận được thông báo đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Thời hạn quyết toán
thuế trong vòng mười ngày làm việc chỉ áp dụng đối với trường hợp hồ sơ quyết toán
của doanh nghiệp đầy đủ. Và đây thường là lý do, để các cơ cơ quan thuế không thực
hiện quyết toán thuế cho doanh nghiệp theo đúng thời hạn quy định.
Như đã nêu trên, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng của người lao động
trong vòng 06 tháng kể từ ngày có quyết định giải thể. Quy định này dường như chỉ
mang tính hình thức khi không có cơ chế kiểm soát rõ ràng về thời hạn này và đảm
bảo thanh toán nợ trong thời hạn này cũng là không thể. Đối với các doanh nghiệp nhỏ
thì thời hạn này còn phù hợp, nhưng đối với doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, phát
sinh nhiều giao dịch, thì thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng trong vong 06
tháng thường là không phù hợp và dường như là không thể thực hiện được. Thời điểm
ban hành quyết định giải thể thông thường được doanh nghiệp chỉnh sửa so với thời
điểm thực tế để đáp ứng yêu cầu về thời hạn hợp lý về thanh toán nợ và thanh lý hợp
đồng. Việc chỉnh sửa này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ, khi việc
ban hành lại quyết định giải thể cũng không gặp khó khăn.
Một vấn đề khác cần làm rõ là sau khi thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
mà doanh nghiệp khác phát sinh tranh chấp khởi kiện tại Tòa án thì thời hạn có bị ảnh
hưởng không. Bởi khi doanh nghiệp chưa bị xóa tên trên sổ đăng ký doanh nghiệp thì
doanh nghiệp vẫn còn tồn tại, vẫn có tư cách pháp nhân, về nguyên tắc vẫn có thể bị
khởi kiện để thực hiện nghĩa vụ. Và khi Tòa án thụ lý giải quyết thì thời hạn được xác
định theo pháp luật tố tụng, thời hạn này có thể kéo dài. Do vậy, theo quan điểm của ư
thì trong thời gian Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp liên quan tới việc thanh toán nợ,
thanh lý hợp đồng thì thời hạn này sẽ không tính vào thời hạn sáu tháng. Pháp luật tố
tụng cho phép doanh nghiệp được phép giải thể trước khi giải quyết xong vụ án. Cụ
thể, theo quy định tại bộ luật Tố tụng dân sự: “Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt
động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì
cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng”
[14, điểm a, khoản 2 điều 62]. Theo đó, các quyền và nghĩa vụ tố tụng được kế thừa,
nhưng cách thức thực hiện ra sao, thực hiện như thế nào, cũng chưa được làm sáng tỏ,
trong phạm vi báo cáo không đi sâu phân tích vấn đề này.
Về việc tổ chức thanh lý tài sản: Theo Luật doanh nghiệp 2014, khoản 2 Điều 58
quy định: “Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty,
Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều
lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng”. Hoạt động thanh lý được đề cập
ở đây là hoạt động theo cơ chế nào khi điều lệ doanh nghiệp không nêu rõ ràng và thời
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
17
hạn hoạt động của nó là bao lâu? Nếu trong quá trình thanh lý tài sản mà Hội đồng
quản trị có sự vi phạm gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì sao? Ai sẽ phải chịu trách
nhiệm đối với những thiệt hại này. Thực tế thực hiện tại công ty cổ phần trên cho thấy,
các thành viên Hội đồng quản trị ủy quyền cho Giám đốc lập tổ thanh lý tài sản để tiến
hành thanh lý tài sản doanh nghiệp mà không thực hiện theo một quy trình, thủ tục
nào, trách nhiệm cụ thể ra sao.
Về trình tự thanh toán: Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về trình tự thủ tục
thanh toán. Quy định này nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi của các đối tượng ưu tiên
bảo vệ khi tham gia các giao dịch. Nguyên tắc khi thanh toán theo thứ tự ưu tiên là
đảm bảo thanh toán hết thứ tự ưu tiên phía trên thì mới được thanh toán các khoản nợ
tiếp theo, khi tài sản không đủ thì các khoản nợ tiếp theo sẽ không được thanh toán. Cụ
thể: ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người lao động trước tiên, kế tiếp là quyền lợi của
nhà nước, tiếp đó mới đến các khoản nợ khác. Chỉ sau khi thanh toán hết các khoản nợ
thì chi phí giải thể mới được thanh toán. Trong khi đó, thì chi phí giải thể doanh
nghiệp là chi phí thực tế doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các công việc giải thể.
Như đã nêu ở trên, khoản chi phí này không phải là nhỏ tuy nhiên khoản phí này lại
không được nêu trong thứ tự ưu tiên thanh toán.
2.1.3.3 Hoàn tất thủ tục giải thể
Một doanh nghiệp chỉ được xem là giải thể khi mà đã bị xóa tên trong sổ đăng ký
kinh doanh. Vấn đề là xác định doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh
khi nào? Theo khoản 5 Điều 158 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Trong thời hạn
bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ doanh nghiệp, người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ
quan đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên, theo khoản 3 điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-
CP lại quy định: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể
doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh
doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư...” là không hợp lý.
Bởi khi doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể tới cơ quan đăng ký kinh doanh thì việc giải
thể doanh nghiệp là chưa kết thúc, thời điểm thanh toán các khoản nợ khác với thời
điểm kết thúc việc giải thể. Thời điểm
kết thúc việc giải thể cần phải xác định là khi cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên
doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Cách quy định trên có thể gây ra những
hiểu lầm và rắc rối trong quá trình thực hiện.
2.2. Về hậu quả pháp lý sau khi giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp với các
chủ nợ của nó mà còn dẫn đến xung đột với lợi ích chung của xã hội, đến tình hình trật
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
18
tự an tại địa phương.
Các hậu quả pháp lý phát sinh sau khi doanh nghiệp giải thể chủ yếu là trách
nhiệm của doanh nghiệp đã bị giải thể đối với bên thứ ba. Khi doanh nghiệp giải thể
thì doanh nghiệp không còn tồn tại về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp sẽ chấm dứt. Vấn đề đặt ra là khi doanh nghiệp đă hoàn thành thủ tục giải thể
nhưng do có sai sót, gian dối thì quyền của bên thứ ba có được bảo đảm hay không,
bằng cách nào. Yêu cầu này xuất phát từ thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của
các bên khi tham gia vào các quan hệ. Vấn đề này được quy định hướng dẫn tại Nghị
định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật doanh nghiệp.
Đối với trường hợp hoàn thành thủ tục nhưng hồ sơ có sự sai sót, gian dối: Nhằm
bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba, quyền lợi của nhà nước khi doanh nghiệp giải thể, các
thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm
hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ
giải thể doanh nghiệp. Nếu hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thì các thành viên
Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn,
chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành
viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm, bao gồm thanh toán số nợ chưa thanh
toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết; và chịu
trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm,
kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể.
Tuy vậy, thời điểm ràng buộc trách nhiệm cho những đối tượng trên là ở thời điểm
nào, trước hay tại thời điểm giải thể, cũng không được xác định cụ thể. Cơ chế để
người có quyền đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản chưa thanh toán sẽ yêu
cầu ra sao đối với những người này? Theo trình tự thủ tục nào? Khi mà các quyền và
nghĩa vụ xác lập đối với doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không còn tồn tại.
Một điểm cần lưu ý nữa là đối với các công ty cổ phần đă niêm yết, có hàng chục,
hàng trăm cổ đông và khoản lợi nhuận còn lại sau khi tiến hành thanh lý tài sản công
ty giải thể đã được chia cho các cổ đông. Vậy liệu khả năng đòi lại quyền lợi của bên
thứ ba đối với trường hợp này có khả năng thi hành trên thực tế hay không?
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
19
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ
DOANH NGHIỆP
1.

More Related Content

Similar to Pháp luật về giải thể doanh nghiệp cổ phần, 9 điểm.docx

CONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANHCONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANH
Tran Huong
 
Cham dut hoat dong cua doanh nghiep
Cham dut hoat dong cua doanh nghiepCham dut hoat dong cua doanh nghiep
Cham dut hoat dong cua doanh nghiep
Việt Long Plaza
 
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docxBáo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 

Similar to Pháp luật về giải thể doanh nghiệp cổ phần, 9 điểm.docx (20)

LUẬT DÂN SỰ 1.docx
LUẬT DÂN SỰ 1.docxLUẬT DÂN SỰ 1.docx
LUẬT DÂN SỰ 1.docx
 
LUẬT DÂN SỰ 1.pdf
LUẬT DÂN SỰ 1.pdfLUẬT DÂN SỰ 1.pdf
LUẬT DÂN SỰ 1.pdf
 
Tiểu Luận Những Nội Dung Trong Điều Lệ Công Ty.docx
Tiểu Luận Những Nội Dung Trong Điều Lệ Công Ty.docxTiểu Luận Những Nội Dung Trong Điều Lệ Công Ty.docx
Tiểu Luận Những Nội Dung Trong Điều Lệ Công Ty.docx
 
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docxCơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
 
Tiểu Luận Pháp Luật Về Thu Hồi Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh.docx
Tiểu Luận Pháp Luật Về Thu Hồi Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh.docxTiểu Luận Pháp Luật Về Thu Hồi Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh.docx
Tiểu Luận Pháp Luật Về Thu Hồi Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công TyBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty
 
Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.doc
Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.docPháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.doc
Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.doc
 
Tiểu Luận Địa Vị Pháp Lý Của Doanh Nghiệp Tư Nhân.doc
Tiểu Luận Địa Vị Pháp Lý Của Doanh Nghiệp Tư Nhân.docTiểu Luận Địa Vị Pháp Lý Của Doanh Nghiệp Tư Nhân.doc
Tiểu Luận Địa Vị Pháp Lý Của Doanh Nghiệp Tư Nhân.doc
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.
 
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Công TyChuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Thực Trạng Quy Định Của Pháp Luật Về Công Ty
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phục Hồi Doanh Nghiệp Theo Luật Phá Sản 2014.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phục Hồi Doanh Nghiệp Theo Luật Phá Sản 2014.docLuận Văn Thạc Sĩ Phục Hồi Doanh Nghiệp Theo Luật Phá Sản 2014.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phục Hồi Doanh Nghiệp Theo Luật Phá Sản 2014.doc
 
CONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANHCONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANH
 
Thanh Lý Tài Sản Phá Sản Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Thanh Lý Tài Sản Phá Sản Theo Pháp Luật Việt Nam.docThanh Lý Tài Sản Phá Sản Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Thanh Lý Tài Sản Phá Sản Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
 
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
 
Cham dut hoat dong cua doanh nghiep
Cham dut hoat dong cua doanh nghiepCham dut hoat dong cua doanh nghiep
Cham dut hoat dong cua doanh nghiep
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty MTV Than Hạ Long – Vinaco...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty MTV Than Hạ Long – Vinaco...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty MTV Than Hạ Long – Vinaco...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty MTV Than Hạ Long – Vinaco...
 
BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ - THỦ TỤC PHÁ SẢN.docx
BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ - THỦ TỤC PHÁ SẢN.docxBÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ - THỦ TỤC PHÁ SẢN.docx
BÀI TẬP NHÓM MÔN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ - THỦ TỤC PHÁ SẢN.docx
 
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docxBáo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Chuyên Đề Ngành Luật Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh NghiệpLuận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
Luận Văn Thạc Sĩ Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
 
Chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp
Chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệpChấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp
Chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docxPhân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docxMột số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.docGiải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
 
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
 
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
 
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
 
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docxHoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
 
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
 
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
 
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
 
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
 
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
 
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.docHoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
 
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
 
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 

Pháp luật về giải thể doanh nghiệp cổ phần, 9 điểm.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TÊN ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN MÃ SỐ SV: CHUYÊN NGÀNH: LỚP: NIÊN KHÓA: Bình Dương, năm…..
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP..........2 1.1. Khái niệm doanh nghiệp...........................................................................................2 1.2. Các hình thức giải thể doanh nghiệp ........................................................................2 1.2.1. Hình thức giải thể tự nguyện .................................................................................2 1.2.2. Hình thức giải thể bắt buộc ...................................................................................2 1.3. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp ....................................................................3 1.3.1. Quyết định giải thể doanh nghiệp..........................................................................3 1.3.2. Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp ...........................4 1.3.3. Hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp..................................................................4 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY ................................................................................................6 2.1. Thực tiễn thi hành Pháp luật về giải thể tại Công ty hiện nay .................................6 2.1.1. Về áp dụng giải thể tự nguyện...............................................................................6 2.1.2. Về điều kiện giải thể..............................................................................................9 2.1.3. Về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp...........................................................10 2.1.3.1. Về quyết định giải thể doanh nghiệp................................................................11 2.1.3.2. Thanh lý tài sản của doanh nghiệp ...................................................................15 2.1.3.3 Hoàn tất thủ tục giải thể.....................................................................................17 2.2. Về hậu quả pháp lý sau khi giải thể doanh nghiệp.................................................17 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP.....................................19 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về giải thể doanh nghiệp .......................................................................................Error! Bookmark not defined. 3.3. Một số giải pháp cụ thể áp dụng trong thực tế nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể giải thể doanh nghiệp............................................................Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp ............Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Thay đổi nhận thức của xã hội đối với việc giải thể doanh nghiệp............. Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Nâng cao nhận thức pháp luật giải thể của doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 3.3.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp ......Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ...................................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................Error! Bookmark not defined.
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 1 MỞ ĐẦU Cũng giống như các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, doanh nghiệp có “đời sống” riêng của nó. Doanh nghiệp ra đời, phát triển, thay đổi và cũng có thể sẽ mất đi ở một thời điểm nhất định. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể phải trải qua các giai đoạn giống nhau của một vòng đời, mặc dù thời gian của các giai đoạn này có thể dài ngắn khác nhau. Hiểu biết pháp luật doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi lúc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động mà phải là hiểu biết toàn diện bao gồm về thời kỳ chấm dứt số phận pháp lý doanh nghiệp bằng thủ tục giải thể, phá sản… Doanh nghiệp có thể chấm dứt sự tồn tại dưới nhiều cách thức trong đó chủ yếu là hai hình thức giải thể hoặc phá sản. Giải thể doanh nghiệp được coi là việc “khai tử‟ doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng buộc phải giải thể làm nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp cần được giải quyết. Chẳng những quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp, quan hệ nợ nần giữa các chủ nợ với doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp giải thể với người lao động. Vì vậy, việc giải quyết kịp thời các vấn đề của việc giải thể doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm thiết lập một trật tự cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan. Nhu cầu thực hiện thủ tục giải thể của các doanh nghiệp tăng lên đáng kể, trong khi đó, việc thi hành pháp luật về giải thể doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm vướng mắc. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, em chọn đề tài “Pháp luật về giải thể doanh nghiệp” làm đề tài tốt nghiệp của mình Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục báo cáo được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải thể doanh nghiệp Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật về giải thể doanh nghiệp Chương 3: Một số giải pháp
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm doanh nghiệp Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia phát triển kinh tế của nhà nước, nhiều chủ thể kinh doanh đã tham gia thực hiện hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta. Trong đó, nhóm các chủ thể kinh doanh quan trọng nhất là các doanh nghiệp. Tùy cách tiếp cận, khái niêm doanh nghiệp cũng được nhìn nhận khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”1 Định nghĩa này cho thấy chỉ những chủ thể kinh doanh thoả mãn những điều kiện trên mới có tư cách doanh nghiệp. Như vậy, khái niệm “doanh nghiệp” được định nghĩa khác nhau trong các văn bản pháp luật khác nhau, và được áp dụng phân biệt theo thành phần kinh tế. Trong khi doanh nghiệp do tư nhân trong nước sở hữu lấy mục tiêu sinh lợi làm tiêu chí đặc trưng hàng đầu, doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nước ngoài và khu vực kinh tế nhà nước chủ yếu dựa vào tiêu chí sở hữu. Thậm chí, lợi nhuận không được coi là mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước. Trong phạm vi đề tài báo cáo, ư tập trung vào nghiên cứu các doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là mô hình công ty. 1.2. Các hình thức giải thể doanh nghiệp 1.2.1. Hình thức giải thể tự nguyện Giải thể tự nguyện là việc giải thể mà do chính bản thân doanh nghiệp quyết định trong quá trình hoạt động của mình. Hình thức này bao gồm các trường hợp giải thể khi: - Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân - Theo quyết định của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh - Theo quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. - Theo quyết định của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. 1.2.2. Hình thức giải thể bắt buộc Giải thể bắt buộc là việc giải thể do cơ quan nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành giải thể, bao gồm các trường hợp giải thể khi: 1 Khoản 10, điều 4 Luật doanh nghiệp 2014
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 3 - Kết thúc thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn sáu tháng liên tục; - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; - Doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố giải thể. 1.3. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp 1.3.1. Quyết định giải thể doanh nghiệp Quyết định giải thể chính là tuyên bố chính thức của doanh nghiệp về việc doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động, là cơ sở pháp lý đầu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp. trên cơ sở quyết định giải thể, các bước tiếp theo của thủ tục giải thể sẽ được tiến hành. Chính vì tính chất quan trọng như thế nên quyết định giải thể phải chặt chẽ về hình thức, đầy đủ về nội dung. Quyết định giải thể phải có các nội dung chủ yếu sau: - Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp ; - Lý do giải thể; - Thời hạn, thủ thục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể. - Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động - Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ nợ, các bên có liên quan nên kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây: - Cất giấu, tẩu tán tài sản - Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ - Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp. - Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp - Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản, - Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực. - Huy động vốn dưới mọi hình thức khác Để những người có liên quan biết thực hiện quyền của mình đối với doanh nghiệp thì trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 4 khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Ngoài ra, quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ. 1.3.2. Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp Sau khi ra quyết định giải thể, vấn đề quan trọng tiếp theo là thực hiện thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ. Khi thực hiện thanh lý tài sản và thanh toán nợ tức hoàn thành các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong thực tế. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây2 - Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. - Nợ thuế - Các khoản nợ khác. - Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. 1.3.3. Hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp Như đã phân tích ở trên, thủ tục giải thể chỉ được xem là hoàn thành khi cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Để hoàn tất thủ thục giải thể thì doanh nghiệp phải hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Các nghĩa vụ đó bao gồm nghĩa vụ đối với nhà nước, nghĩa vụ theo hợp đồng, nghĩa vụ đối với người lao động... Các nghĩa vụ này do chính doanh nghiệp chủ động tự thực hiện trên cơ sở đảm bảo chứng minh với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thực hiện đó thông qua hồ sơ đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh – khi đó doanh nghiệp xem như giải thể. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể 2 10, khoản 3 Điều 158, Luật doanh nghiệp 2014
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 5 doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm3 - Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố giải thể doanh nghiệp; - Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội; - Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết; - Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế; - Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu; - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ gồm đầy đủ các giấy tờ trên và có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. 3 4, khoản 3 Điều 40, Luật doanh nghiệp 2014
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 6 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY 2.1. Thực tiễn thi hành Pháp luật về giải thể tại Công ty hiện nay 2.1.1. Về áp dụng giải thể tự nguyện Như đã nêu trên, việc giải thể tự nguyện đồng nghĩa với việc quyết định tiến hành chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà đầu tư khi xét thấy sự tồn tại của doanh không còn cần thiết. Công ty cổ phần đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất đối với các vấn đề về tổ chức lại, giải thể công ty. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, quyết định giải thể công ty của Đại hội đồng cổ đông chỉ là hợp lệ khi đủ điều kiện về tỷ lệ cổ đông dự cuộc họp và tỷ lệ biểu quyết. Điều kiện về tỷ lệ số cổ đông dự họp: Đối với cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp [10, Điều 102]. Cũng theo quy định của Luật doanh nghiệp, quyết định giải thể công ty phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua tại cuộc họp nếu điều lệ công ty không quy định khác. Và quyết định giải thể phải đạt được tỷ lệ số cổ đông do Điều lệ công ty quy định nhưng phải đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp chấp thuận. Như vậy, pháp luật doanh nghiệp vẫn cho quyền doanh nghiệp được áp dụng điều lệ - luật nội bộ của doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vấn đề liên quan tới quản trị nội bộ của mình. Tuy nhiên, ngay từ khâu đăng ký kinh doanh, khi doanh nghiệp đưa ra bản điều lệ có tỷ lệ quy định về tỷ lệ thông qua các quyết định trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh thì không được cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư chấp thuận và yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ bản điều lệ mẫu theo quy định của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội. Kết quả là doanh nghiệp đă không thể có được luật riêng của mình.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 7 Mặt khác, Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại thời điểm thành lập công ty là năm 2008, các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài dưới 51% tổng vốn điều lệ được coi là doanh nghiệp Việt Nam và tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội mà không phải là Phòng đầu tư nước ngoài – Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư 2014 quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế lần đầu tại Việt Nam” và “nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam” [12, Điều 5]. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư xác định là những doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên. Trong Luật Đầu tư 2014 cũng như trong Nghị định không đưa ra một tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp để làm căn cứ xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị định 69/2007/NĐ-CP quy định, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm “tổ chức nước ngoài” là “tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài và hoạt động, kinh doanh tại nước ngoài hoặc/và tại Việt Nam” [6, khoản 1 Điều 3]. Thông tư 213/2012/TT-BTC xác định, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả “tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn góp nước ngoài và các chi nhánh của tổ chức này. Quỹ thành viên, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ mà bên nước ngoài được quyền sở hữu trên 49% vốn điều lệ theo quy định tại điều lệ quỹ, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán” [1, khoản 6 Điều 2]. Theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả “tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%” [17, khoản 2 Điều 1]. Nghị định 102/2010/NĐ-CP khẳng định: “Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với Nhà đầu tư trong nước…” [4, khoản 4 Điều 11] “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau: Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 8 và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước”. Như vậy, có ba quan điểm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Thứ nhất là, doanh nghiệp có trên 49% vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài; Thứ hai là, doanh nghiệp có bất kỳ phần vốn góp nào do nhà đầu tư nước ngoài góp và ngày càng nhiều cơ quan nhà nước áp dụng quan điểm này; Thứ ba là, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là doanh nghiệp Việt Nam. Hệ quả là, các khác biệt về thủ tục đầu tư và thủ tục đăng ký kinh doanh, phạm vi kinh doanh, cũng như những rủi ro do áp dụng pháp luật không thống nhất. Cũng ý kiến cho rằng, nên hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát. Chính điều này dẫn tới, sự không thống nhất trong việc áp dụng thủ tục, điều kiện đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dưới 49%. Đương nhiên, hệ luỵ kéo theo là sự không thống nhất trong việc thống kê, theo dõi, giám sát doanh nghiệp này. Và đối với trường hợp của công ty cổ phần trên, không rõ là sẽ được giải quyết như thế nào? Tương tự, quyết định giải thể doanh nghiệp của Công ty cổ phần được thông qua với tỷ lệ số phiếu dự họp chấp thuận là 64%. Do có những mâu thuẫn nội bộ, các cổ đông vẫn còn nhiều ý kiến xung quanh việc giải thể Công ty cũng như giá trị hiệu lực của Quyết định giải thể Công ty cổ phần. Trong khi đó, quy đinh về tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định cũng được áp dụng khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong nội bộ cơ quan nhà nước. Khi đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam cho phép một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền quy định trong điều lệ tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định ở mức thấp hơn so với quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Tại Nghị quyết 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO (Nghị quyết 71/2006/NQ/QH11) về tỷ lệ thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông không rõ ràng. Theo đó, cho phép áp dụng trực tiếp cam kết WTO, cụ thể là Đoạn 503 và Đoạn 504 trong Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới [15]: …Công ty cổ phần được quyền quy định trong Điều
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 9 lệ công ty các nội dung sau: Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và hình thức thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Tỷ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) để thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông. ..Chính vì những quy định như thế nên việc thực hiện Nghị quyết 71/2006/QH11 về điều kiện họp và tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông gây nhiều tranh cãi bởi sự thiếu rõ ràng của nó và tính bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Trong khi đó, Luật doanh nghiệp 2014 lại quy định tỷ lệ là 65% hoặc 75%. Bộ Tài chính ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết thì lại áp dụng tỷ lệ 65%. Công văn số 2217/NHNN-CNH yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện theo tỷ lệ 65%; nhưng ngày 24/20/2007, Ngân hàng Nhà nước lại có Công văn số 11388/NHNN-CNH hướng dẫn các ngân hàng thương mại cổ phần có thể áp dụng tỷ lệ tối thiểu là 51%..... Có thể nhận thấy, tỷ lệ việc áp dụng tỷ lệ này tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác nhau là không giống nhau. Đây là sự không nhất quán trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì vậy, cần có hướng dẫn rõ ràng và thống nhất về vấn đề này, nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các cổ đông trong công ty cũng như đảm bảo hoạt động của công ty. 2.1.2. Về điều kiện giải thể Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Quy định về điều kiện phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trước khi giải thể nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ nợ và các bên có liên quan. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp tất yếu phát sinh các giao dịch với các bên liên quan. Các giao dịch này tất yếu cũng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của công ty với các bên. Về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan sẽ không được bảo đảm, quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp hoàn thành giải thể thì các quyền và nghĩa vụ của công ty sẽ chấm dứt, các quyền lợi của các bên có liên quan sẽ không được bảo đảm. Pháp luật đưa ra yêu cầu này là điều hợp lý, tránh trường hợp, một số công ty lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chiếm dụng vốn. Luật Công ty 1990 chỉ có quy định về các trường hợp giải thể mà không đưa ra điều kiện rõ ràng. Khoản 2 Điều 22 Luật Công ty 1990 quy định trường hợp giải thể khi “mục tiêu của công ty không thể thực hiện được nữa hoặc không còn có lợi”. Điều này dẫn tới việc trên thực tế, nhiều công ty không đủ điều kiện cũng xin giải thể mà thực chất là lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi. Do vậy, điều kiện cần đối với Công ty cổ phần trên là phải thực hiện các nghĩa vụ nợ trước khi tiến hành giải thể. Chỉ khi hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ nợ của Công ty
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 10 đối với các thành viên trong công ty, các bên liên quan Công ty mới có thể thực hiện quyền giải thể của mình tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Công ty cổ phần trên phải xác định được toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại trước thời điểm đưa ra quyết định giải thể Công ty. Tuy nhiên, quyết định giải thể Công ty lại được Đại hội đồng cổ đông đưa ra khi thấy tình trạng công ty làm ăn thua lỗ mà chưa thực hiện đánh giá chính xác tình trạng tài sản còn lại của doanh nghiệp. Sau khi đưa ra quyết định giải thể, Công ty xác định giá trị doanh nghiệp cụ thể để thực hiện thanh toán các khoản nợ, thanh lý các nghĩa vụ tài chính. Tổng giá trị tài sản còn lại của Công ty, Công ty không đủ khả năng thanh lý các khoản nợ của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các khoản vay nợ của Công ty đối với cổ đông. Nhằm mục đích nhanh chóng thực hiện giải thể Công ty cổ phần trên, các cổ đông sáng lập của Công ty đành chấp nhận từ bỏ khoản nợ này. Dù vậy, vấn đề đặt ra là trường hợp giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp đã không còn đủ để thanh toán các khoản nợ khác như nợ thuế, nợ khách hàng,.... Trong khi thực tế, Công ty đã bắt đầu tiến trình giải thể và đang trong qúa trình giải thể. Và thông thường ở giai đoạn này thì doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh, chỉ còn thực hiện các hoạt động phục vụ cho công việc giải thể. Sau khi phát hiện ra tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ còn lại của doanh nghiệp thì liệu doanh nghiệp có được chuyển sang thủ tục phá sản hay không? Hơn nữa, theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn thanh toán nợ, thanh toán hợp đồng là không vượt quá 06 tháng. Tuy nhiên, do doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính trong thời hạn đó nên doanh nghiệp không thể hoàn thành thủ tục giải thể. Do vậy, không thể đặt ra vấn đề tiếp tục giải thể, vậy, liệu có được xem xét áp dụng thủ tục phá sản hay không? Việc quy định giới hạn thời hạn thanh toán các khoản nợ, thanh lý hợp đồng không vượt quá 06 tháng cũng là không hợp lý. Ở đây, có thể hiểu thời hạn thanh toán các nghĩa vụ nợ không được vượt quá 06 tháng tính kể từ thời điểm có quyết định giải thể. Tuy nhiên, sau khi đưa ra quyết định giải thể, công ty còn phải tiến hành thanh lý tài sản, thực hiện quyết toán thuế tại cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội để xác định chính xác số nợ của doanh nghiệp. Thông thường thời gian này thường kéo dài trên 9 tháng. Chưa kể đến, đối với những công ty có quy mô lớn, việc tất toán các khoản nợ thường kéo dài và không thể kết thúc trong vòng 06 tháng như quy định của luật. 2.1.3. Về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp Luật pháp nước ta quy định việc giải thể doanh nghiệp được tiến hành khi có những nguyên nhân nhất định và phải thông qua một trình tự thủ tục nhất định. Việc quy định về trình tự, thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 11 động tiến hành giải thể khi rơi vào các trường hợp giải thể. Đồng thời để nhà nước có quyết sách đúng đắn trong việc điều chỉnh kinh tế vĩ mô. 2.1.3.1. Về quyết định giải thể doanh nghiệp Quyết định giải thể của Công ty thể hiện ý chí trực tiếp của các chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua cơ quan đại diện là Đại hội đồng cổ đông, thể hiện mong muốn chấm dứt sự tồn tại của Công ty. Khi nó được thông qua cũng là tuyên bố của doanh nghiệp tới các bên liên quan như các cổ đông, đối tác, cơ quan quản lý rằng doanh nghiệp sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình trong một thời hạn nhất định. Theo quy định tại khoản 3 điều 158 Luật doanh nghiệp: “Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người lao động, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của Công ty. Đối với trường hợp pháp luật yêu cầu đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Quyết định giải thể được gửi kèm với thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo này phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó, cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ. Thực tế tiến trình giải thể tại công ty cổ phần trên cho thấy, nhiều vấn đề cần xem xét đối với quy định về quyết định giải thể khi áp dụng vào thực tế: Thứ nhất, về nghĩa vụ thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người lao động trong doanh nghiệp. Quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tiến hành giải thể phải thông báo tới các bên liên quan nhằm mục đích các chủ thể liên quan tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong các mối liên hệ với doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành giải thể. Quy định này là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Bởi đứng từ phía doanh nghiệp chuẩn bị giải thể, lợi ích của các bên liên quan sẽ ít được quan tâm. Các doanh nghiệp mong muốn rút gọn các thủ tục giải thể, để có thể nhanh chóng “biến mất‟‟ trên thị trường trong trường hợp, và có thể tránh được các nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ tài chính nhiều nhất có thể. Vì vậy, việc yêu cầu gửi quyết định giải thể thì các bên liên quan mới biết và thực hiện các quyền của mình, cũng như cơ quan đăng ký kinh doanh có thể giám sát việc thực hiện các thủ tục giải thể tiếp theo của doanh nghiệp. Dù vậy, trên thực tế, khi công ty cổ phần trên cũng như nhiều doanh nghiệp khác gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh không tiếp nhận và yêu cầu các doanh nghiệp phải hoàn tất một bộ hồ sơ đầy đủ thì lúc đó mới tiếp nhận hồ sơ giải thể của doanh nghiệp. Điều này, khiến cho các doanh nghiệp không khỏi băn khỏi băn khoăn: pháp luật quy định phải thực hiện mà doanh nghiệp không thể thực hiện được, liệu có ảnh hưởng tới việc giải thể doanh
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 12 nghiệp sau này không và phải thực hiện các thủ tục giải thể theo trình tự như thế nào là đúng. Quy định thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có còn đảm bảo được ý nghĩa của nó, khi chính cơ quan có thẩm quyền lại không tiếp nhận. Bên cạnh đó, pháp luật đặt ra nghĩa vụ gửi quyết định giải thể cũng như thông báo về phương án giải quyết nợ cho các chủ nợ nhưng lại không đưa ra các chế tài kèm theo. Hậu quả tất yếu là, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện nghĩa vụ này theo quy định cũng không thể xử lý vì không có cơ sở pháp lý. Các doanh nghiệp nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thông báo tới các chủ nợ thì lại phát sinh thêm nghiều nghĩa vụ. Các doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu của pháp luật thì lại rút ngắn được nhiều thời gian khi giải thể, hạn chế được nghĩa vụ thanh toán nợ. Quy định mang tính hình thức không có chế tài kèm theo khiến cho việc thực hiện pháp luật ở các doanh nghiệp cũng khác nhau. Thứ hai, về nghĩa vụ đăng báo bố cáo việc giải thể của doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, thì việc đăng báo chỉ bắt buộc khi pháp luật có yêu cầu, điều này thể hiện quan điểm hướng về doanh nghiệp giảm thiểu những chi phí không cần thiết trong quá trình giải thể. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không quy định cụ thể các trường hợp buộc phải đăng báo. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp không biết mình có rơi vào trường hợp phải đăng báo giải thể hay không. Và thực tế áp dụng, thì yêu cầu về ba số báo liên tiếp bố cáo về việc giải thể doanh nghiệp là một trong những đầu hồ sơ bắt buộc phải có để doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Mục đích của việc đăng báo là nhằm thông báo công khai cho các chủ nợ và các bên liên quan biết doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể, tạo điều kiện để các bên có liên quan thực hiện các quyền của mình đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào thực sự không muốn công khai việc giải thể doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể đăng bố cáo việc giải thể doanh nghiệp tại những tờ báo ít phổ biến hay trên báo địa phương thì các bên liên quan cũng khó có cơ hội mà biết được thông tin về tình trạng giải thể của doanh nghiệp. Như vậy, mục đích của việc đăng báo cũng khó có thể mà đạt được. Theo ý kiến của ư, có thể yêu cầu việc đăng báo buộc phải thực hiện đăng trên các báo trung ương. Bởi mối quan hệ của một doanh nghiệp với các bên liên quan không chỉ bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, thành phố mà trải rộng ở phạm vi kháp các tỉnh thành phố. Mặt khác, nên quy định về một số loại báo phổ thông để các bên liên quan có điều kiện tiếp cận thông tin doanh nghiệp giải thể. Hiện nay, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đang triển khai các hoạt động hướng tới mục tiêu trọng tâm là đưa toàn bộ các pháp nhân hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế tập trung vào một hệ thống thông tin duy nhất là hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. trên cơ sở hệ thống này, một cổng thông tin đăng ký doanh
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 13 nghiệp quốc gia cũng đang được xây dựng, nhằm cung cấp cho cộng đồng một trang thông tin điện tử với đầy đủ các tính năng về đăng ký doanh nghiệp trực tuyến, kiểm tra tên doanh nghiệp, rà soát, hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh và các dịch vụ cung cấp thông tin doanh nghiệp và đăng bố cáo doanh nghiệp. Cần bổ sung thêm chỉ tiêu quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp giải thể. Cụ thể, khi cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được thông báo về quyết định giải thể doanh nghiệp, thông tin này sẽ được cật nhập trên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp. Điều này là hoàn toàn hợp lý nếu đó là yêu cầu bắt buộc thì: Thông tin doanh nghiệp giải thể sẽ được cập nhật tập trung tại cùng một hệ thống; Thông tin theo chuyên đề nên các bên liên quan có thể dễ dàng sàng lọc thông tin; Mạng thông tin được cung cấp trong phạm vi toàn quốc nên các bên có thể dễ dàng tiếp cận. Khi hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia chính thức đi vào hoạt động, thiết nghĩ, việc quy định đăng đăng bố cáo giải thể doanh nghiệp trên ba số báo liên tiếp là không còn cần thiết. Thứ ba, về việc gửi thông báo giải thể kèm theo quyết định giải thể; thông báo giải thể phải nêu rõ phương án giải quyết nợ; thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ. Cũng như quyết định giải thể, pháp luật đưa ra yêu cầu này nhưng lại không đưa ra chế tài cụ thể, dẫn đến việc áp dụng tùy tiện tại các doanh nghiệp. Chưa kể đến, việc thông báo cũng như quyết định giải thể không được gửi đến địa chỉ chính xác của các chủ nợ. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc các doanh nghiệp có trụ sở tại một nơi, nhưng thực tế lại hoạt động tại một nơi khác không phải là ít. Do vậy, để các chủ nợ, các bên liên quan có thể nhận được các thông tin về doanh nghiệp giải thể cũng còn chứa đựng nhiều rủi ro. Hơn nữa, các doanh nghiệp giải thể thường tự mình ấn định một khoảng thời gian cụ thể, thông thường thời gian này thường ngắn, khoảng từ 15 ngày đến 2 tháng để các bên liên quan có thể thực hiện các quyền đòi nợ của mình. Doanh nghiệp giải thể sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về các vấn đề phát sinh sau thời hạn nêu trên. Khoảng thời gian về việc thực hiện quyền đòi nợ cũng có nhiều vấn đề khiến nhiều bên có liên quan không thể biết được thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp, đặc biệt là khi một số doanh nghiệp cố tình thực hiện điều này, nên chủ nợ không thể thực hiện được quyền đòi nợ chính đáng của mình trong giai đoạn này. Câu hỏi đặt ra là, việc tuyên bố như trên của doanh nghiệp có được coi là hợp pháp không? Và trong khoảng thời gian nêu trên bên liên quan không thực hiện đòi nợ và cũng không tuyên bố từ bỏ quyền đòi nợ thì có được quyền tiếp tục truy đòi khoản nợ này hay không? Doanh nghiệp giải thể có quyền từ chối không? Và trường hợp sau khi doanh nghiệp đă hoàn tất thủ tục giải thể, các chủ nợ có được đòi nợ không, theo thủ tục nào, ai sẽ là người chịu trách nhiệm giải quyết các khoản nợ này khi doanh nghiệp không còn tồn
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 14 tại? Vấn đề này chưa được giải quyết trong Luật doanh nghiệp 2014 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP cũng có hướng dẫn trường hợp này như sau: “Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 4 Điều 40 này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.” Mặc dù quy định nêu trên đã đưa ra ràng buộc về về trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh về việc liên đới chịu trách nhiệm đối với số nợ chưa thanh toán nhưng chỉ trong trường hợp chứng minh được có sự giả mạo, không chính xác. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp giải thể đã thực hiện nghĩa vụ gửi thông báo giải thể đến các chủ nợ nhưng vì nhiều lý do như chuyển trụ sở, tạm ngừng hoạt động …nên chủ nợ không thể biết được thông tin về sự giải thể doanh nghiệp, nên không thể thực hiện quyền đòi nợ. Rõ ràng không thể xác định được hồ sơ giải thể là không chính xác, giả mạo bởi thực tế doanh nghiệp có thông báo và chủ nợ không thực hiện quyền đòi nợ. Do vậy, khoản nợ không được thanh toán nên đã được chia cho các cổ đông. Vậy, trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào? Các đối tượng nêu trên có phải liên đới chịu trách nhiệm hay không? Nếu không xác định trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán thì quyền lợi của chủ nợ lại không đảm bảo. Nếu buộc thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc, Tổng giám đốc là không hợp lý. Bởi lẽ không chỉ mình họ là người hưởng lợi từ các khoản nợ không đòi nêu trên. Đối với công ty đại chúng thì liệu có khả năng đòi lại không khi khoản nợ đă được chia cho tất cả các cổ đông ở khắp mọi nơi. Hơn nữa, quy định còn quá chung chung, khi không nêu rõ cụ thể ai sẽ là người bị kiện trong trường hợp này và với tư cách như thế nào khi doanh nghiệp không còn tồn tại: Giám đốc hay tổng giám đốc hay người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giải thể. Giám đốc hay tổng giám đốc trong trường hợp là người làm công ăn lương, được thuê bởi doanh nghiệp và việc họ thực hiện quyết định giải thể doanh nghiệp theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì liệu họ có phải liên đới chịu trách nhiệm hay không? Điều 148 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đại diện theo pháp luật hoặc đại
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 15 diện theo ủy quyền của pháp nhân cũng chấm dứt khi pháp nhân đó chấm dứt”. Ở đây, quy định được nêu ra mà không có sự tương thích với các quy định của Luật tố tụng dân sự. Do vậy, các chủ nợ hay người lao động cũng khó có điều kiện thực hiện quyền đòi nợ, đòi lại quyền lợi của mình. 2.1.3.2. Thanh lý tài sản của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp giải thể, có nghĩa là không còn tồn tại nữa thì chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền nhận lại các tài sản của mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi nhận lại các tài sản của mình, doanh nghiệp cần phải hoàn tất các nghĩa vụ nợ, các nghĩa vụ tài chính. Nguồn tài sản để thực hiện nghĩa vụ này chính là nguồn tài sản từ việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp trên cơ sở xác định toàn bộ giá trị của doanh nghiệp. Việc thanh toán các khoản nợ thường phức tạp vì liên quan đến quyền lợi của nhiều người, do đó phải tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định. Một trong các khoản nợ của công ty bao gồm nợ khách hàng, nợ thuế, đối tác, ... Đặc biệt, là đối với các khoản nợ thuế. Để xác định được chính xác các khoản nợ của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế, đòi hỏi doanh nghiệp phải làm thủ tục quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tuy vậy, khi doanh nghiệp gửi hồ sơ xin giải thể tới cơ quan thuế thường phải đợi rất lâu mới được cơ quan thuế quyết toán. Mặc dù thông tư 80/2012/TT-BTC, đã quy định cụ thể về thời hạn cơ quan thuế buộc phải thực hiện quyết toán thuế cho doanh nghiệp: “... Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được Thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động hoặc người nộp thuế về việc giải thể, chấm dứt hoạt động, sắp xếp lại doanh nghiệp, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Sau khi nhận được thông báo của cơ quan thuế, người nộp thuế phải thực hiện nộp các hồ sơ liên quan và quyết toán các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo quy định. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế, cơ quan thuế tiến hành kiểm tra quyết toán thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.“[2, khoản 1 Điều 15 ] Theo quy định này, thì doanh nghiệp chỉ mất khoảng thời gian là mười hai ngày làm việc là có thể thực hiện xong thủ tục quyết toán thuế tại cơ quan thuế. Nếu cơ quan thuế không thực hiện nghĩa vụ quyết toán thì doanh nghiệp có quyền căn cứ vào Thông tư này mà khiếu nại rằng cơ quan thuế đã làm sai quy trình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất ít có doanh nghiệp nào có thể hoàn tất thủ tục chấm dứt hiệu lực mă số thuế trong vòng 12 ngày làm việc như quy định của luật này. Như trường hợp cụ thể
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 16 của công ty cổ phần trên, kể từ lúc gửi thông báo thuế tới cơ quan thuế. Doanh nghiệp thường xuyên phải lên làm việc tại cơ quan thuế rất nhiều lần trong vòng hơn một năm mới nhận được thông báo đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Thời hạn quyết toán thuế trong vòng mười ngày làm việc chỉ áp dụng đối với trường hợp hồ sơ quyết toán của doanh nghiệp đầy đủ. Và đây thường là lý do, để các cơ cơ quan thuế không thực hiện quyết toán thuế cho doanh nghiệp theo đúng thời hạn quy định. Như đã nêu trên, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng của người lao động trong vòng 06 tháng kể từ ngày có quyết định giải thể. Quy định này dường như chỉ mang tính hình thức khi không có cơ chế kiểm soát rõ ràng về thời hạn này và đảm bảo thanh toán nợ trong thời hạn này cũng là không thể. Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì thời hạn này còn phù hợp, nhưng đối với doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, phát sinh nhiều giao dịch, thì thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng trong vong 06 tháng thường là không phù hợp và dường như là không thể thực hiện được. Thời điểm ban hành quyết định giải thể thông thường được doanh nghiệp chỉnh sửa so với thời điểm thực tế để đáp ứng yêu cầu về thời hạn hợp lý về thanh toán nợ và thanh lý hợp đồng. Việc chỉnh sửa này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ, khi việc ban hành lại quyết định giải thể cũng không gặp khó khăn. Một vấn đề khác cần làm rõ là sau khi thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp mà doanh nghiệp khác phát sinh tranh chấp khởi kiện tại Tòa án thì thời hạn có bị ảnh hưởng không. Bởi khi doanh nghiệp chưa bị xóa tên trên sổ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn còn tồn tại, vẫn có tư cách pháp nhân, về nguyên tắc vẫn có thể bị khởi kiện để thực hiện nghĩa vụ. Và khi Tòa án thụ lý giải quyết thì thời hạn được xác định theo pháp luật tố tụng, thời hạn này có thể kéo dài. Do vậy, theo quan điểm của ư thì trong thời gian Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp liên quan tới việc thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng thì thời hạn này sẽ không tính vào thời hạn sáu tháng. Pháp luật tố tụng cho phép doanh nghiệp được phép giải thể trước khi giải quyết xong vụ án. Cụ thể, theo quy định tại bộ luật Tố tụng dân sự: “Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng” [14, điểm a, khoản 2 điều 62]. Theo đó, các quyền và nghĩa vụ tố tụng được kế thừa, nhưng cách thức thực hiện ra sao, thực hiện như thế nào, cũng chưa được làm sáng tỏ, trong phạm vi báo cáo không đi sâu phân tích vấn đề này. Về việc tổ chức thanh lý tài sản: Theo Luật doanh nghiệp 2014, khoản 2 Điều 58 quy định: “Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng”. Hoạt động thanh lý được đề cập ở đây là hoạt động theo cơ chế nào khi điều lệ doanh nghiệp không nêu rõ ràng và thời
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 17 hạn hoạt động của nó là bao lâu? Nếu trong quá trình thanh lý tài sản mà Hội đồng quản trị có sự vi phạm gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì sao? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại này. Thực tế thực hiện tại công ty cổ phần trên cho thấy, các thành viên Hội đồng quản trị ủy quyền cho Giám đốc lập tổ thanh lý tài sản để tiến hành thanh lý tài sản doanh nghiệp mà không thực hiện theo một quy trình, thủ tục nào, trách nhiệm cụ thể ra sao. Về trình tự thanh toán: Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về trình tự thủ tục thanh toán. Quy định này nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi của các đối tượng ưu tiên bảo vệ khi tham gia các giao dịch. Nguyên tắc khi thanh toán theo thứ tự ưu tiên là đảm bảo thanh toán hết thứ tự ưu tiên phía trên thì mới được thanh toán các khoản nợ tiếp theo, khi tài sản không đủ thì các khoản nợ tiếp theo sẽ không được thanh toán. Cụ thể: ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người lao động trước tiên, kế tiếp là quyền lợi của nhà nước, tiếp đó mới đến các khoản nợ khác. Chỉ sau khi thanh toán hết các khoản nợ thì chi phí giải thể mới được thanh toán. Trong khi đó, thì chi phí giải thể doanh nghiệp là chi phí thực tế doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các công việc giải thể. Như đã nêu ở trên, khoản chi phí này không phải là nhỏ tuy nhiên khoản phí này lại không được nêu trong thứ tự ưu tiên thanh toán. 2.1.3.3 Hoàn tất thủ tục giải thể Một doanh nghiệp chỉ được xem là giải thể khi mà đã bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh. Vấn đề là xác định doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh khi nào? Theo khoản 5 Điều 158 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên, theo khoản 3 điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ- CP lại quy định: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc giải thể doanh nghiệp và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư...” là không hợp lý. Bởi khi doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể tới cơ quan đăng ký kinh doanh thì việc giải thể doanh nghiệp là chưa kết thúc, thời điểm thanh toán các khoản nợ khác với thời điểm kết thúc việc giải thể. Thời điểm kết thúc việc giải thể cần phải xác định là khi cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Cách quy định trên có thể gây ra những hiểu lầm và rắc rối trong quá trình thực hiện. 2.2. Về hậu quả pháp lý sau khi giải thể doanh nghiệp Giải thể doanh nghiệp không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp với các chủ nợ của nó mà còn dẫn đến xung đột với lợi ích chung của xã hội, đến tình hình trật
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 18 tự an tại địa phương. Các hậu quả pháp lý phát sinh sau khi doanh nghiệp giải thể chủ yếu là trách nhiệm của doanh nghiệp đã bị giải thể đối với bên thứ ba. Khi doanh nghiệp giải thể thì doanh nghiệp không còn tồn tại về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ chấm dứt. Vấn đề đặt ra là khi doanh nghiệp đă hoàn thành thủ tục giải thể nhưng do có sai sót, gian dối thì quyền của bên thứ ba có được bảo đảm hay không, bằng cách nào. Yêu cầu này xuất phát từ thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi tham gia vào các quan hệ. Vấn đề này được quy định hướng dẫn tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật doanh nghiệp. Đối với trường hợp hoàn thành thủ tục nhưng hồ sơ có sự sai sót, gian dối: Nhằm bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba, quyền lợi của nhà nước khi doanh nghiệp giải thể, các thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Nếu hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thì các thành viên Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm, bao gồm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết; và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể. Tuy vậy, thời điểm ràng buộc trách nhiệm cho những đối tượng trên là ở thời điểm nào, trước hay tại thời điểm giải thể, cũng không được xác định cụ thể. Cơ chế để người có quyền đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản chưa thanh toán sẽ yêu cầu ra sao đối với những người này? Theo trình tự thủ tục nào? Khi mà các quyền và nghĩa vụ xác lập đối với doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không còn tồn tại. Một điểm cần lưu ý nữa là đối với các công ty cổ phần đă niêm yết, có hàng chục, hàng trăm cổ đông và khoản lợi nhuận còn lại sau khi tiến hành thanh lý tài sản công ty giải thể đã được chia cho các cổ đông. Vậy liệu khả năng đòi lại quyền lợi của bên thứ ba đối với trường hợp này có khả năng thi hành trên thực tế hay không?
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 19 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP 1.