SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Download to read offline
2017
FBA CRAZY SHARE
Scott Voelker – Amazon Selling
Blueprint
Phần 2: Case study & Hỏi đáp
[AMAZON FBA FREEDOM]
Facebook group: https://www.facebook.com/groups/709250012569366/
2
CASE STUDY: THÁCH THỨC 500$
Chris Gastin là người đầu tiên đăng trên Group FB “The Amazing Seller”. Anh ấy đã cho phép tôi được
chia sẻ trong cuốn sách này. Tôi cũng đã phỏng vấn anh trên chương trình phát thanh của tôi. Câu chuyện
của anh đã truyền động lực cho tất cả cộng đồng của chúng ta vì thế tôi muốn bạn đọc nó và hiểu được
sức mạnh của việc hành động.
Scott, một vài tuần trước tôi nghe số 35( chương trình phát thanh), khi mà anh nói về việc thử nghiệm một
sản phẩm với số lượng đặt hàng rất nhỏ trên Aliexpress. Tôi đã rất hưng phấn, và coi nó gần như là 1
thách thức, bởi vì tôi gọi chiến lược này là “Thách thức Người bán hàng Tuyệt vời”. Tôi đã cho phép
mình đầu tư 1 khoản tiền là 500$, số tiền này bao gồm mọi thứ: đặt hàng, chuyển hàng từ Trung Quốc và
chuẩn bị mọi việc cho FBA, đưa hàng vào kho, và chạy chiến dịch PPC.
Tôi tìm thấy 1 sp đang bán trên Amazon khá ngon. Tôi đã đặt 50 sp từ Aliexpress và chuyển vào kho
Amazon với giá khoảng 4$/ cái( giá sp + chi phí ship từ China, chuẩn bị cho FBA và ship đến kho AMZ).
Tôi tạo ra lợi nhuận 10$ mỗi cái, điều đó có nghĩa là 200$ đầu tư cho tôi 500$ lợi nhuận. Do đây là 1 sp
mới đăng nên tôi đặt mục tiêu ban đầu chỉ bán 1-2sp/ ngày có nghĩa là tôi sẽ bán hết trong 25-50 ngày.
Sau đó tôi thay đổi mục tiêu phải bán hết trong 30 ngày.
Tôi tối ưu hóa listing và khi hàng đến tôi tự dán nhãn và gửi vào FBA. Tôi quyết định tự mình dán nhãn
vì 50sp ko mất quá nhiều thời gian và bởi vì ngân sách nhỏ nên tôi muốn dành số tiền đó để cho chiến
dịch PPC. Tôi biết feedback và reviews rất quan trọng nên tôi tiến tới xây dựng 1 quy trình chăm sóc
email qua trang Feedback Genius và đặt ra kế hoạch 100 email free trong vòng 1 tháng.
Tôi thay đổi chuỗi email của bạn 1 chút để phù hợp với ngân sách nhỏ bé bởi vì Feedback Genius chỉ cho
phép gửi 100 email free mỗi tháng. Tôi đã ghép email số 1 và số 2 thành cùng 1 email và gửi nó trong khi
sp đang trong quá trình vận chuyển và email cảm ơn 2 ngày sau đó, khi hàng đã chuyển đến tay khách
hàng. Tất nhiên nếu feedback của khách tích cực thì tôi sẽ hỏi họ để lại đánh giá cho tôi về sp.
Kho hàng đã sẵn sàng từ Chủ nhật tuần trước bởi vậy tôi bật quảng cáo PPC thế nhưng chả có cái reviews
nào. Tôi đã có thể xin một vài đánh giá từ người thân và bạn bè, tuy nhiên tôi cố tình làm vậy để xem sp
có bán được hay ko, hoặc có bán được mà ko có reviews nào thì càng tốt, vì nó có nghĩa rằng nếu có thêm
reviews thì sẽ bán được tốt hơn.
Tôi bật quảng cáo PPC tự động và trong vòng 5 ngày, tôi bán được 8 sp. Tôi sẽ nghiên cứu số liệu PPC
cuối tuần này và tạo 1 chiến dịch PPC dùng những keywords( từ khóa) có tỉ lệ chuyển đổi cao. Tôi đã
chứng minh sp này có thể bán được và kho hàng của tôi có thể bán hết trong thời gian 25-30 ngày.
Bởi vậy tôi bắt đầu tìm kiếm cho mình 1 nhà cung cấp dài lâu. Tôi đã tìm thấy 1 nhà cung cấp sản xuất sp
giống hệt như tôi đã đăng bán mà tôi đã mua từ AliExpress. Tôi đã đặt 2 mẫu đêm đó, để chắc chắn là sp
đó có cùng chất lượng. Nếu như chúng có chất lượng tốt, thì tôi sẽ đặt hàng mang thương hiệu cá nhân
của tôi và yêu cầu 1 số lượng lớn hơn vào tuần sau. Đơn hàng đó mất 25-30 ngày để đến nơi. Tuy nhiên
nhà cung cấp cũng có 1 số sp làm sẵn, vì thế tôi cứ đặt 50 cái liên tục và chờ tới khi đơn hàng lớn của tôi
sẵn sàng.
ĐÂY LÀ NGÂN SÁCH BAN ĐẦU CỦA TÔI:
3
- Đưa hàng sang FBA: 200$
- Chiến dịch PPC: 300$
- Chiến dịch email follow 100 email: 0$
Tôi lời 10$ mỗi sp vì thế tôi kiếm được 500$, coi như là hòa vốn. Nhưng bạn phải nhìn vào những gì đã
xảy ra.
1. Tôi chứng minh được 1 sp có thể bán được mà ko tốn 1 đồng chi phí nào.
2. Sp này trước đó còn chưa được xếp hạng và giờ thì nó đứng thứ 50,000 BSR, trong danh mục của
nó sau khi bán được 8 sp trong vòng 5 ngày. Nếu như tôi có đủ hàng trong kho, tôi có thể đẩy
sales lên và chạy PPC để tăng BSR.
3. Tôi có lợi nhuận, và dùng nó để đặt nhiều hàng hơn trên Aliexpress( 100 sp thay vì 50sp như
trước)
4. Bởi vì tôi biết sp đó bán được, tôi có thể kiếm lợi nhuận đủ cho 50% chi phí của 500sp nên tôi đặt
hàng theo thương hiệu riêng.
ĐIỀU NÀY HOÀN TOÀN CÓ THỂ XẢY RA.
Giờ đây tôi đưa ra “Thách thức người bán hàng Cừ khôi” cho bất kì ai muốn bắt đầu bán hàng trên AMZ
nhưng chưa hề bắt tay hành động.
Hãy dành ra ngân sách 500$, tìm 1 sp đang bán trên AMZ và cố gắng tìm kiếm nguồn trên AliExpress
với chi phí 200-250$. Chi phí này nên bao gồm cả phí ship từ Trung Quốc, chuẩn bị cho FBA, và giao
hàng vào kho FBA. Tôi chọn dịch vụ ship rẻ nhất từ TQ hết khoảng 25$ hay là 0.50$/ sp. Nó có thể mất
thêm chút thời gian nhưng vì tôi làm trên 1 ngân sách nhỏ. Bạn sẽ cần 250$-300$ cho việc chạy PPC.
Đối với ai đang đưa ra sự trì hoãn rằng họ ko thể có được 500$, tôi ko biết tình trạng của bạn như thế nào,
nhưng tìm được thứ mà có thể đầu tư vào mà ko cần nghĩ nhiều, và hòa vốn trong vòng 1-2 tháng. Nếu
bạn uống cafe Starbuck mỗi ngày, bạn cũng mất cmn 150$-300$ mỗi tháng cho tiền cafe rồi. Nếu bạn ăn
tiệm 3 lần/ tuần thì bạn cũng mất 120$-240$ mỗi tháng. Nếu bạn là 1 người hút thuốc thì sao? Hãy giảm
1-2 gói thuốc mỗi tuần và bạn có thể để dành ra 22-44$ mỗi tháng. Tôi nghĩ là bạn đã hiểu ra vấn đề rồi
đấy.
ĐÂY LÀ THỜI ĐIỂM MẤU CHỐT! TIẾN LÊN VÀ CHIẾN THÔI ANH EM.
CẬP NHẬT NGÀY 6/7/2015:
Tôi đã bán sp này 3 tuần rồi, và tôi đã bán được 50sp, tôi chỉ còn 5 sp trong kho. Tôi vẫn còn hơn 30 ngày
cho tới khi đơn hàng có thương hiệu riêng của tôi tới nơi. Tôi tăng giá lên 2$ mỗi sp để làm chậm việc
bán hàng khiến cho tôi rỗng kho và tôi có 1 ngày tuyệt vời khi tôi bán được 5 sp trong ngày hôm đó. Khi
hàng hóa trong kho của tôi giảm xuống dưới 10 sp tôi lại tăng giá lên 2$/ sp và ngừng chạy PPC, và lại
bán được 5sp nữa và tôi phải nói chuyện với nhà cung cấp ship cho tôi 100 sp ko có nhãn để giúp tôi duy
trì cho tới khi lô hàng kia tới nơi.
CẬP NHẬT NGÀY 16/7/2015:
Tôi nghe Scott nói về điều này trong chương trình TAS( The Amazing Seller) số 68 và tôi kết thúc việc
lắng nghe một vài phút trước khi tôi lên chuyến bay của hãng American Airline từ DFW tới Orlando. Tôi
4
đã bán hết hàng ko lâu sau khi tôi cập nhật vào ngày 6/7, và tôi đã tăng hơn 8$ so với giá từ khi tôi bắt
đầu bán để làm chậm việc đặt hàng, nhưng điều đó chỉ khiến việc đơn hàng tăng lên.
Tôi đã đặt thêm 100sp ko nhãn và đưa vào kho FBA thứ Ba vừa rồi, tôi có 1 vài rắc rối nhỏ với nhà cung
cấp, vì thế đơn hàng 1000 sp đến muộn hơn so với dự kiến. Nhưng đó có vẻ như là chuyện thường ngày
với 1 FBA seller, vì thế tôi cứ kệ cmn luôn.
Như tôi đã nói ban đầu, tôi rất phấn khích khi chia sẻ kết quả đã xảy ra với tôi. Tôi không hi vọng là nó
tạo ra sức thu hút đến thế, bởi vậy tôi chỉ đặt lợi nhuận là 10$ từ khi bán ban đầu. Tôi có thể tiết lộ với
bạn, để bạn ko bị ảo tưởng, lợi nhuận của tôi ban đầu thực tế là từ 8.63$-12.55$. Sau khi nhìn vào kết quả
bán hàng và tăng giá bán lên thì tôi có lợi nhuận trung bình là 9.63$. Tôi bị trả lại 2sp, và tôi tiêu hơi quá
tay cho PPC. Tuy nhiên sau cùng tôi kiếm được 278.67$. Nó ko ngon như kì vọng, nhưng tôi mừng là tôi
đã hạ cánh an toàn. Đây là 1 quá trình thử sai. ĐỪNG BỎ CUỘC!
CẬP NHẬT NGÀY 28/7/2015:
Tôi đã phá kỉ lục của chính mình ngày hôm nay. Tôi bán được 7 sp chỉ trong vòng 1 ngày. Đây là con số
lớn nhất mà tôi đã bán được trong 1 ngày kể từ khi bắt đầu bán vào ngày 15/6/2015. Tôi đã bán được 69sp
kể từ khi bắt đầu.
Một điều thú vị là sp này đã lọt vào top 1 trong danh sách “những sp mới đăng” trong danh mục của nó.
Sp này là sp xuất sắc nhất của tôi vì tôi đã bỏ ra hàng tháng trời để nghiên cứu và hàng đống tiền nhập
hàng. Bài học rút ra từ kinh nghiệm này có thể giúp bạn trong việc hành động đó là: hãy làm mọi thứ đơn
giản. Đừng làm mọi thứ trở nên phức tạp và ngăn cản việc bạn lựa chọn 1 sp. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ và
xây dựng business đó.
CẬP NHẬT NGÀY 3/8/2015:
Hôm nay là tuần thứ 7 kể từ khi tôi bán được sp đầu tiên, trong thử thách 500$. Tôi đã đặt 50 sp ban đầu,
100 sp lần thứ 2, và tới giờ tôi đã bán 83 sp trong số 78 đơn hàng khác nhau. Tôi nhận ra rằng hôm nay
tôi đã lọt vào trang thứ 2 hoặc 3 của từ khóa tìm kiếm tự nhiên đối với 1 vài từ khóa. Tôi lựa chọn 1 số
mẹo tuyệt vời từ Scott Voelker, Chris Shaffer, Danny Brewer, và một vài thành viên TAS tại cuộc họp
FortWorth cuối tuần trước, điều đó khá hữu ích cho việc chạy chiến dịch khuyến mãi lớn khi 1000sp
thương hiệu riêng của tôi đến nơi. Tôi nhận được thông báo của nhà cung cấp là hàng đến ngày
14/8/2015. Khi tôi nhận được đơn hàng này, nó sẽ là đòn bẩy cho phép tôi vươn tới trang 1 và ko điều gì
có thể ngăn cản tôi khỏi điều đó.
CẬP NHẬT NGÀY 8/9/2015:
Điều khiến tôi ngạc nhiên là về tâm lí người mua hàng khi giá bán cao hơn. Tôi đang bán đơn hàng thứ 2.
Lần này là 100 sp. Tôi chỉ đặt 1 đơn hàng nhỏ trong lúc chờ đợi đơn hàng to tới nơi. Tuy nhiên, theo
thông báo của AMZ thì tôi sẽ hết hàng trong vòng 10 ngày tới( 18/8/2014), tức là chỉ trong vòng 4 tuần
sau khi tôi ship thêm 100 sp vào kho. Tôi đã bán hết 50sp ban đầu chỉ trong vòng 3 tuần.
1000 sp thương hiệu riêng của tôi tới Mĩ ngày 14/8/2015, vì thế với tốc độ này thì tôi sẽ hết kho trước khi
1000 sp này tới nơi.
5
Trong 1 nỗ lực để giảm lượng sales, tối hôm đó tôi đã tăng giá bán lên 2$. Chủ nhật thường là ngày tôi
bán được ít nhất, tôi mong chỉ bán 1-2 sp. Tuy nhiên việc tăng 2$ chả giảm được cái vẹo gì. Tôi vẫn bán
5sp ngày hôm đấy, giống như tốc độ bán đều đặn của tuần trước đó. Giờ thì AMZ thông báo số lượng
hàng chỉ còn đủ cho khoảng 8 ngày( 17/8/2015). Tôi lại tăng giá tiếp 4$ trên giá thông thường để giảm
sales. Tôi hi vọng là điều đó sẽ có hiệu quả. Tôi có thể giảm PPC để giảm ngân sách mỗi ngày xuống,
nhưng tôi không thể ngăn nổi bản thân làm như vậy. Tuy nó là 1 vấn đề khá đau đầu nhưng thực tế đây là
1 loại vấn đề TUYỆT VỜI khi phải đối mặt.
CẬP NHẬT NGÀY 15/8/2015:
Đơn hàng 1000 sp của tôi tới ngày hôm nay. Tôi sẽ đăng hình ảnh trong phần comment. Tôi chắc chắn là
mừng phát điên vì hàng tới rồi. Tôi chỉ còn dưới 5-8sp trong kho. Cuối cùng thì tôi phải tắt cmn PPC để
giảm sales xuống. Thế mà vẫn có 1-2 đơn tự nhiên. 1000 sp này thực sự là 1 cú bước ngoặt. Tôi cuối cùng
cũng có thể chạy chương trình khuyến mãi và có 1 vài reviews chất. TÔI ĐÃ SẴN SÀNG LÊN ĐỈNH
RỒI ĐÂY !
CÂU HỎI: Dịch vụ ship nào mà bạn sử dụng để ship hàng từ TQ sang Mĩ? Bạn xoay sở ra sao để
ship 50sp với ngân sách chỉ 25$?
Chris: Người bán trên AliExpress đề nghị dùng EMS với dịch vụ tracking( tra soát tình trạng đơn hàng)
giá $25 thông qua China Post( từ TQ ) và USPS( tại Mĩ). Tôi có thể kiểm tra tình trạng hàng hóa trên
trang của China POST và USPS thông qua tracking number mà người bán trên AliExpress cung cấp.
Phương pháp này mất 2 tuần mới nhận được hàng. Tôi ko khuyến cáo sử dụng dịch vụ này với đơn hàng
lớn, nhưng tôi chỉ có một ngân sách nhỏ nên tôi ko thể đủ chi phí cho dịch vụ DHL hay là FedEx với chi
phí x5 lần cao hơn thế.
Hỏi: Khi bạn nói lợi nhuận là 10$/sp thì đó là sau khi trừ phí FBA hay là đó bao gồm cả phí FBA? Tôi
hỏi vì thấy là thật khó có được lợi nhuận ròng 10$ cho 1 sp rẻ tiền.
Chris: vâng, nó bao gồm phí FBA. Tôi đưa hết cả vào trong phép tính khi tính lợi nhuận. Giá sp, vận
chuyển tới chỗ tôi, chuẩn bị FBA như chi phí dán nhãn, chi phí đưa hàng vào kho và tất cả phí FBA.
Đừng để con số lợi nhuận ròng( net profit) 10$ ngăn cản bạn. Tôi nghĩ tôi thực sự gặp may với sp này.
Nếu bạn có thể kiếm 5$-7$ hay 9$ lợi nhuận ròng thì cứ làm tới đi. Chiến dịch này là để bắt đầu với chỉ 1
chút ít tiền đầu tư ban đầu. Khi bạn đặt hàng với số lượng nhiều, 500 hay 1000 sp thì chi phí trên 1sp của
bạn giảm đi và do đó lợi nhuận kiếm được cũng tăng lên.
Hỏi: Anh có thể nói 1 chút về làm cách nào anh tìm được sp ưng ý?
Chris: Tôi lấy đại 1 danh mục trên AMZ. Ví dụ như Kitchen hay Sport& Outdoors. Và thấy rằng sản
phẩm nào đang là Best seller. Hãy lắng nghe Scott về tìm kiếm sp. Ví dụ như tôi chọn sp : “Dụng cụ ép
tỏi”. Tôi sau đó đã thử kiếm nguồn trên Alibaba và AliExpress. Tôi có ngân sách nhỏ $500 và ko thể đặt
500 hay 1000sp bởi thế tôi tìm tới AliExpress. Tôi tìm thấy 1 sp tương tự “dụng cụ ép tỏi” trên AliExpress
và đặt 50 cái, và thế là tôi bắt đầu chiến thôi. Xin nói thêm là, sp của tôi không phải là “Dụng cụ ép tỏi”.
Tôi ví dụ như thế thôi.
6
Hỏi: Sp nào là sp bán chạy nhất khi anh lựa chon sp của mình? Nó có bao nhiêu reviews vào lúc đó?
Có bao nhiêu sellers anh tìm thấy trên kết quả tìm kiếm khi anh nghiên cứu về từ khóa?
Chris: Tôi theo rất nhiều chỉ dẫn của Scott về nghiên cứu sp. Tuy nhiên, riêng sp này thì BSR của nó là
1300 và 25000. Top 3 Sellers thì BSR từ 1300-6700 và theo như camelcamelcamel.com, khi #1 seller đã
chiếm giữ vị trí (+/- 2000) trong vòng 6 tháng, #2 seller ko có lịch sử trên camelcamelcamel.com, nghĩa là
ko có ai đã kiểm tra nó trên camelcamelcamel.com. #3 seller đã ở vị trí đó trong vòng 2-3 tháng. Có
khoảng 10-15 seller của chính sp này với những PL( Product Listings) khác nhau rải rác suốt 3 trang đầu
tiên của kết quả tìm kiếm. Số lượt reviews từ 0-437 lượt.
Hỏi: Thật là câu chuyện giàu cảm hứng. Tôi có 50 sp đã đăng bán trên FBA. Tôi chỉ kiếm được 1
sales trong suốt 2 tuần vừa rồi. Tôi ko dùng tài khoản pro vì thế tôi ko thể chạy PPC. Anh có đăng kí
tài khoản pro ko? Tôi không phải là công dân Mĩ nên tôi ko có nhiều bạn bè để nhờ vả reviews sp.
Anh có giải pháp nào ko? Cảm ơn.
Chris: Tôi có tài khoản pro. Tôi không quan tâm tới chi phí cho từng sp tôi bán được bởi vì tôi coi nó là
chi phí cho việc làm kinh doanh, và khi tôi đặt hàng càng nhiều thì chi phí trên từng sp sẽ giảm xuống chỉ
còn vài xu. Bạn nên đăng kí tài khoản pro và chạy PPC. Tôi bật nó ngay từ ngày thứ nhất và có 8 sales
trong tuần đầu tiên. Tôi chứng minh được sp có thể bán được nếu mọi người nhìn thấy nó, và bắt đầu
chạy quảng cáo từ khóa. Tôi đã ở trang thứ 5 trong kết quả tìm kiếm tự nhiên và đó là sau khi bán hết 50
sp đầu tiên. Khi tôi có đơn hàng to hơn tôi có thể nâng thứ hạng của mình cao hơn.
Đối với reviews, bạn có thể dùng các trang như Tomoson.com hay một vài trang khác để đẩy reviews lên.
Bạn sẽ phải dùng 1-2$ để tạo coupon code. Tôi đã làm một số thứ tương tự với sp của tôi. Tôi chạy chiến
dịch cho đi 1$ đối với 10sp, điều đó đẩy sales lên và giúp cho mọi việc dễ dàng hơn.
Hỏi: Anh có chiến thắng trong buy-box ko( buy-box: nơi đấu giá giữa các seller của cùng 1 sp với
nhau) khi anh bắt đầu bán sp này ko? Nếu như vậy, làm thế nào anh thắng buybox trong khi mới bắt
đầu? Tôi có thể hơi sai nhưng dưới áp lực rằng chạy PPC sẽ ko tạo ra lợi nhuận nếu như ai đó chiếm
mất buybox. Cảm ơn anh đã chia sẻ.
Chris: Tôi tạo ra listing của sp, vì thế tôi sở hữu trang listing sp. Tôi không cõng sp nào khác trong listing
cả. Thôi ko chiến đấu tranh giành buybox.
Hỏi tiếp: Cảm ơn Chris. Tôi hỏi bởi vì tôi suy nghĩ mãi về chuyện này. Amazon có cho phép anh tạo ra
1 trang riêng để listing 1 sp đã đang được bán trên AMZ? Làm thế nào?( Có phải là anh cứ đưa đại 1
thương hiệu vào sp của mình?) Cảm ơn vì anh đã đóng góp.
Chris: Tôi đóng nhãn riêng cho sp của mình. Tôi ko mất thời gian đóng nhãn cho nó cho tới khi tôi biết
rằng nó có thể bán được. 1000 sp sau đó của tôi sắp đến vào tháng sau thì tôi mới dán nhãn riêng.
Hỏi: Thế thì tôi đã hiểu rồi. Anh dành 500$ đầu tư và anh kiếm về 500$ vốn + có lợi nhuận 500$ nữa?
Như vậy doanh thu của anh là 1000$? Xin lỗi vì hỏi chi tiết 1 chút nhưng tôi chỉ muốn hiểu thật kĩ
vấn đề này.
Chris: Chính xác, anh nói đúng chỉ lệch +/- 100$. Tôi đã chạy PPC hơi quá nên lợi nhuận của tôi có hơi
kém hơn 1 chút.
7
Hỏi: Anh có đặt mẫu trước ko hay là cứ đi 50 cái luôn? Tôi ví dụ anh tự chụp ảnh. Khi sp của anh
sang tới nơi với nhãn riêng thì anh có update ( cập nhật) lại ảnh của mình ko? Cảm ơn anh đã chia sẻ
rất hay. Sp đầu tiên của tôi đã tới Amz và tôi đang cố gắng đi thêm 1 sp nữa.
Chris: Tôi tự chụp ảnh. Tôi ko đặt hàng mẫu. Tôi tính toán 200-250$ bao gồm phí ship là con số tôi dành
để mua sp mẫu. Khi tôi tìm ra nhà cung cấp lâu dài, tôi đặt 2 mẫu từ họ và đảm bảo rằng chất lượng giống
như loại tôi đang bán.
Hỏi: Làm thế nào anh tìm được 1 thứ gì đó trên AliExpress mà anh có thể hòa vốn ? Nó rẻ hơn trên
Amazon 10-20% bao gồm phí FBA ... Có ai đó gặp may với đơn hàng sỉ trên Ali ko?
Chris: Có một số mỏ vàng trên AliExpress. Không phải tất cả mọi sp đều ngon. Một thứ tôi tìm ra là
người bán trên AliExpress cũng chính là người bán trên Alibaba với số lượng nhỏ 50-100 cái. Nếu bạn
tìm được 1 sp trên AliExpress và với cùng người bán như trên Alibaba, sau đó hãy liên lạc với họ và hỏi
xem liệu họ có chấp nhận giá thấp hơn hay MOQ( Minimum Order Quantity – số lượng đặt hàng tối
thiểu) ít hơn hay ko. Tôi tìm được 1 sp họ đăng chỉ 3.5$ trên AliExpress nhưng khi tôi hỏi giá trên
Alibaba họ chào tôi 2.5$ với MOQ là 100 cái. Sau đó họ cho tôi thanh toán qua AliExpress link, và thay
đổi giá. Cái hay của việc giao dịch qua AliExpress là bạn có thể mua đảm bảo. Nếu bạn ko hài lòng với
đơn hàng, bạn có thể được hoàn tiền. Hãy xem chi tiết trên website của họ.
Hỏi: Tôi khá tò mò về sự cạnh tranh của anh như thế nào? Tôi đã tìm thấy 1 sp mà tôi nghĩ tôi sẽ ứng
dụng chiến lược thách thức của anh, tuy nhiên, số lượt reviews cho top 16 sp đầu có vẻ như khá cao.
Chắc chắn là có nhu cầu đối với sp, và biên độ lợi nhuận có vẻ ngon nhưng với từng đó lượt
reviews...thì liệu sp của tôi có thể bán nổi ko? Nó có thể coi là 1 lá cờ đỏ( ý nói sp hot) hay là nên hoãn
sự sung sướng lại? Mong anh giải đáp để tôi có thể chiến.
Chris: Tôi có thể nói theo kinh nghiệm của mình. Đối thủ số #1 của tôi có 400-500 reviews và xếp hạng
1000 BSR. Khi tôi đăng 50 sp đầu tiên lên, họ có 600-700 reviews. Hôm nay họ đã có hơn 1000 reviews.
Khi tôi bắt đầu, tôi đặt PPC tự động hết $2.5 mỗi click mà chả có reviews nào và vẫn có đơn hàng trong
ngày đầu tiên tôi chạy PPC. Đến cuối tuần đó tôi có 8 sales, vì thế nó rơi vào 1 sales/ ngày trung bình.
Khi tôi bắt đầu có reviews, tôi bắt đầu có nhiều sales hơn. Tôi muốn nói là cứ lấy vài sp và bán đi. Rõ
ràng là nên đặt giá cạnh tranh khi bạn ko có reviews. Bạn có thể tăng giá lên khi bạn có nhiều reviews
hơn. Một điều mà tôi vẫn tự hỏi chính mình là nếu như sp này ko bán được thì tôi có thể thu hồi vốn ko?
Chi phí cho 1 sp của bạn là bao nhiêu? Giá sp + giá ship tới bạn + phí chuẩn bị cho FBA + phí gửi hàng
sang kho AMZ + phí FBA và bất cứ chi phí nào bạn phải trả cho sp đó. Bạn có thể bán nó và bạn thu hồi
vốn ngay cả khi bạn ko mất tiền? Hoặc là ko mất quá nhiều? Nếu bạn có thể, hãy dẹp lo lắng sang 1 bên
và nhảy vào mà làm. Bạn chỉ phải học cái nào làm được và cái nào ko làm được.
Hỏi và Đáp với Scott:
Hỏi: BSR là gì và tôi sử dụng nó như thế nào?
BSR là con số thể hiện thứ hạng của sp đó trên Amazon. Nó là chỉ số AMZ dùng để nói cho bạn biết liệu
sp của bạn có độ thông dụng như thế nào. Ví dụ nếu sp có BSR là #1 thì nó là sp thông dụng nhất trong
danh mục đó. Nếu nó có BSR là 1000 thì nó là sp thông dụng thứ 1000 trong danh mục đó.
8
BSR thực chất chỉ là 1 cách đánh giá. Ví dụ 1 sp BSR 3000 trong danh mục Home and Kitchen có thể đạt
25 sales mỗi ngày hiện nay nhưng trong 3 tháng nữa thì sp có BSR tương tự trong cùng danh mục có thể
đạt 40 sales mỗi ngày bởi vì cả danh mục đang bán tốt. BSR ko thể cho bạn biết chính xác số lượt sales-
con số này thay đổi mỗi lúc nhưng nó có thể cho bạn biết 1 chút xem sp đó bán tốt như thế nào.
Một công cụ nữa có thể cho bạn nhiều thông tin hơn là JungleScout. CÔng cụ này dùng hệ thống xếp
hạng để đánh giá lượt sales của sp. Ví dụ, JungleScout có thể chỉ ra 1 sp bán được doanh thu $25,000 hay
là 1500 sp tháng trước đó.
Lại nữa, con số này có thế ước lượng nhưng bạn có thể dùng chúng để xem liệu 1 sp có đang bán tốt ko
trước khi bạn lao vào bán. Bởi vậy bạn có thể dùng nó để nghiên cứu sp tiềm năng và cố gắng xác định
xem nên làm sp nào. Tôi khuyến cáo nên chọn 1 sp với BSR từ 6000 trở xuống bởi vì với BSR đó, bạn có
thể kiếm 10 sales/ngày.
Hỏi: Nếu như AMZ đang bán 1 vài sp trong danh mục của bạn, đó có phải là điều làm bạn lo lắng
ko? Anh có tránh những sp mà có thể khiến anh phải cạnh tranh trực tiếp với AMZ?
Tôi nghĩ điều này tùy thuộc vào việc có bao nhiêu sp đang bán cạnh tranh với bạn. Nếu chỉ là 1sp, tôi sẽ
ko lo lắng lắm, nhưng nếu họ đang bán 5 sp thì bạn có thể hơi xoắn đấy. Điều bạn cần cân nhắc là độ sâu
của thị trường. Một seller trong cộng đồng của chúng ta, Greg Mercer đã nói như này: “Tất cả việc tôi
đang cố gắng làm là kiếm 10% (thị trường)”
Khi bạn nhìn vào sp này, liệu có còn đất cho bạn nhảy vào vào và chiếm 10% thị trường hay ko? Thậm
chí nếu AMZ đang bạn 20 listings trong danh mục của bạn, nếu như 5 vị trí tiếp theo đang bán hơn 10 sp
mỗi ngày, cơ hội nào cho bạn nhảy vào chiếm 1 vị trí trong số 5 vị trí đó? Nếu bạn làm tốt, thậm chí bạn
còn có thể đá đít AMZ .
Để cụ thể hơn, hãy ví dụ bạn có số liệu 10 listings cho sp bạn đang cân nhắc. Có thể sp đầu tiên là của
AMZ, và nó có BSR trong top 100. Nhưng nếu sp tiếp theo chỉ là 1 sp thông thường( chả có brand gì) và
nó có BRS 800. Và sp tiếp theo cũng là sp thông thường và có BSR 1000-15000. Đó vẫn là 1 thị trường
tốt để nhảy vào, đặc biệt là nếu như các sp đang bán trong ngách đó ko có cả tấn reviews.
Cũng như vậy, đừng xoắn lên nếu trông thấy sp private label. Một số người nghĩ rằng nếu như có ai đó đã
làm sp private label rồi thì chả có cửa gì để nhảy vào ngách đó. Nhưng thực tế là nếu như họ làm được thì
chứng tỏ bạn cũng làm được. Tất cả việc bạn cần làm là nghĩ xem “Tôi có thể làm gì để cạnh tranh trực
tiếp với 1 seller cụ thể nào đó, hay nhảy vào vị trí đó, hoặc tiến tới gần vị trí đó?” Sau đó thì bạn nghiên
cứu listing của họ.
Bạn có thể thấy rằng họ có 300 reviews và listing nhìn khá ngon. Bạn có thể tối ưu ảnh sp. Có thể bạn tối
ưu listings, và có thể chi nhiều hơn cho PPC. Nếu bạn nhìn thấy cửa làm như thế, thì đó là cơ hội cho bạn
làm tốt hơn và kiếm được tiền.
Ko quan trọng là ngách đấy có sp private label hay là đang bán bởi AMZ, điều quan trọng là tiềm năng thị
trường có lớn ko và độ sâu của ngách đó. Nếu bạn cảm thấy có thể nhảy vào và chiếm 10% thị trường và
nó tạo ra cho bạn 10 sales mỗi ngày thì chẳng sợ là có bao nhiêu sellers hay là họ đang bán cái vẹo gì ko
quan trọng.
9
Hỏi: Khi test( thử nghiệm) thị trường với phương pháp “thách thức 500$” nếu như chứng minh
được rằng 1 sp thông thường bán được và sau đó anh chuyển sang làm sp thương hiệu cá nhân(
private label product) thì anh có tạo listing mới ko? Hay là anh chỉnh sửa listing cũ? Anh có khiến
cho 2 sp đó cạnh tranh với nhau hay ko?
Tốt hơn hết là giữ nguyên listing hiện tại và chỉnh sửa nó thôi bởi vì nó đã có lịch sử ra đơn hàng rồi và hi
vọng là có vài reviews. Bạn vẫn bán đúng sp đó, chỉ là thêm vào nhãn hiệu riêng và có thể thêm đóng gói
bao bì. Làm việc theo cách đó sẽ giảm bớt phiền phức và giảm bớt khối lượng công việc bạn phải làm bởi
vì bạn ko phải tạo ra 1 listing mới. Bạn chỉ tận dụng lợi thế của công việc bạn đã hoàn thành xong.
Hỏi: Về phần chiến lược ban đầu để launching sp, theo anh thì cái nào tốt hơn: đặt giá để bán và
hòa vốn( hoặc chịu lỗ 1 tí) để tăng tỉ lệ chuyển đổi hay là đặt giá cao hơn và trải nghiệm việc ra đơn
chậm hơn?
Trong thời gian đầu tôi thích để giá thấp hơn nhằm mục đích có 1 vài sales dễ dàng sớm. Sau đó tôi sẽ
tăng giá từ từ. Tôi nghĩ làm theo cách đó, bạn sẽ có nhiều sales tự nhiên hơn.
Tôi ví dụ nhé: tôi đã làm điều đó đối với sp đầu tiên của tôi, sp đó bán khá tốt nhưng sau đó bắt đầu thoi
thóp. Khi tôi giảm giá xuống 2$, tôi đang có 45 sales 1 ngày tăng vọt lên 81 sales ngày hôm sau. Điều tôi
thay đổi duy nhất chỉ là giảm giá xuống 2$.
Một số người sẽ nói: “Ừ nhưng mà anh đánh mất 2$ lợi nhuận trên mỗi sp rồi”. Bạn có thể nhìn theo cách
đó, nhưng thực tế là việc tôi làm đã tăng thứ hạng cho keywords của tôi đối với các đơn hàng đó, bởi vậy
giờ đây việc có thêm nhiều sales hơn trong tương lai lại trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Và thế là tôi lại
có thêm nhiều reviews hơn từ những sales đó, và nhiều reviews hơn đồng nghĩa với việc có nhiều sales
hơn.
Tôi nghĩ bạn nên đặt giá như nào cho dễ bán trong thời điểm ban đầu. Khi bạn mới đăng sp, bạn thực sự
ko biết giá bán chính xác là bao nhiêu. Bạn chỉ có một ý tưởng rằng đối thủ của bạn đang bán sp tương tự
và bạn biết sp của bạn chất như thế nào và so sánh listing của bạn với đối thủ. Tuy nhiên, giá sp ban đầu
thực sự chỉ là 1 sự phỏng đoán có nhận thức.
Cá nhân mà nói tôi sẽ khởi đầu giá thấp và nâng dần lên. Ryan Moran – 1 siêu nhân FBA, chỉ ra rằng anh
thà có sales mà ko có lợi nhuận còn hơn là ko có sales nào và cũng ko có lợi nhuận. Nếu bạn có sales, ít
nhất bạn cũng xây dựng được ranking( thứ hạng) và bạn lại có thêm cơ hội để có thêm vài reviews nữa.
Tôi sẽ chọn có sales mà ko lợi nhuận còn hơn là ko có sales nào suốt cả tuần. Tôi thà bán sp với giá hòa
vốn còn và bôi trơn cho bánh xe bán hàng đó còn hơn.
Một việc đáng cân nhắc là tăng giá lên bao giờ cũng dễ hơn giảm giá xuống, đặc biệt là khi bạn bán thứ gì
đó kiểu như là thực phẩm bổ sung- dầu cá chẳng hạn. Nếu người ta mua 1 giá và sau đó bạn hạ giá xuống,
một số người sẽ nổi điên lên và đòi trả lại hàng. Chẳng ai nổi điên nếu bạn tăng giá ngay sau khi họ vừa
mua xong.
Hỏi: Khi anh tìm thấy 1 sp ngon và anh chuẩn bị làm ra 1 thương hiệu khác biệt, lời khuyên của
anh là gì để tạo nên sự khác biệt cho sp đó? Anh có thể làm gì để khiến nó nổi bật hơn so với đối
thủ?
10
Có một vài chiến lược khác nhau trong chuyện này. Đầu tiên là nếu bạn có thể tìm thấy 1 sp có thể bổ
sung cho nó. Bạn ko cần thiết phải chỉnh sửa sp đó, bạn chỉ cần sửa cách đóng gói. Trong rất nhiều trường
hợp, điều đó là đủ để tạo nên sự khác biệt của sp. Tôi nghĩ đó là cách dễ nhất bởi vì bạn ko phải lo lắng
chỉnh sửa sp như thế nào, phải nhuộm màu nó ra sao hoặc là chế tạo nó khác đi.
Bạn cũng có thể yêu cầu nhà cung cấp xem có lựa chọn nào khác mà họ có thể làm được hay ko. Họ có
thể có các tiêu chuẩn khác mà họ có thể làm để tạo cho sp sự khác biệt. Nhưng hãy nhớ, làm nó khác biệt
ko có nghĩa là khiến nó tốt hơn. Đừng chỉ nghĩ đến việc làm nó khác biệt chỉ để khác biệt- mà hãy nghĩ
xem làm cách nào để khiến nó tốt hơn.
Một cách tuyệt vời để có những ý tưởng là nhìn quanh tất cả những đánh giá của các đối thủ cạnh tranh,
thậm chí cả những đối thủ ko bán sp giống hệt của bạn. Nhìn xem họ nói gì, đặc biệt là những reviews
xấu, và lắng nghe họ phàn nàn về điều gì.
Họ có thể nói “Nó rất cứng khi cầm trên tay”. Bạn có thể làm nó mềm hơn ko? Bạn có thể nghe họ kêu
ca: “Sp có mùi gì khắm lắm”. Bạn có thể hạn chế bớt mùi của sp ko?
Đó là những thứ mà bạn có thể chú ý tới để cải thiện trên sp của mình. Và sau đó bạn có thể gọi tên chúng
ra trong listing và mô tả sp của bạn, chỉ ra những điểm tốt hơn của bạn so với đối thủ.
Hỏi: Bạn vừa nói về cách mà bạn chạy chiến dịch PPC rằng bạn bắt đầu với chế độ tự động và theo
dõi xem nó diễn biến như thế nào. Nhưng sau 7 tới 10 ngày khi bạn dừng chiến dịch và bắt đầu lôi
các từ khóa ra để xây dựng chiến dịch quay tay thì bạn có còn chạy chiến dịch tự động nữa ko?
Điều đó tùy thuộc vào chiến dịch của bạn chạy như thế nào. Nếu chiến dịch đó ko hoạt động tốt lắm ví dụ
như 1 AcoS là 50% hoặc hơn thế, thì khả năng là tôi sẽ bỏ nó. Nhưng nếu nó chỉ là 30% hay thấp hơn, tôi
sẽ vẫn chạy tiếp. Ví dụ, tôi có 2 chiến dịch tự động đang chạy hiện nay. Một chiến dịch đã chạy từ tháng
12 và tôi không hề để mắt tới, vì lần cuối tôi xem thì AcoS của nó chỉ đâu đó 28%. Tôi chỉ dành ngân
sách 25$/ ngày nhưng nó chạy tự động và mang lại lợi nhuận nhiều hơn thế. Quyết định của bạn ko thực
sự phụ thuộc vào việc nó là chiến dịch tự động hay quay tay mà nó tùy thuộc vào con số.
Cũng như vậy, đừng quá vội vàng khi đưa ra quyết định. Đợi 7-10 ngày bởi vì nó mất thời gian cho PPC
thể hiện kết quả thông qua những con số. Hãy nhớ, những con số này ko phải số thực theo ngày. Một
chiến dịch có vẻ khá tệ nhưng đột nhiên sales tới liên tục và nó lại trở nên NGON.
Hỏi: Tôi đã tìm trong suốt 4 giờ/ ngày và suốt 2 tuần nhưng tôi vẫn ko thể tìm ra 1 sp mà tôi thích
hoặc là nghĩ sẽ thành công. Việc tìm sp có mất nhiều thời gian đến thế ko, hay là do tôi quá tệ trong
việc tìm sp?
Cũng tùy. Đối với vài người, việc đó tốn thời gian. Đôi khi, vấn đề ở đây là bạn quá đắm đuối vào 1
ngách cụ thể và ko thể tìm ra được sp trong ngách đó. Nếu như bạn ko thể tìm được sp trong ngách đó thì
đừng để việc đó ngăn cản bạn. Hãy tìm kiếm 1 sp khác, 1 ngách khác.
Thông thường, để thực sự hiệu quả trong việc tìm kiếm sp bạn nên dành 40-80 giờ làm việc. Đừng nôn
nóng, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn tìm được sp đầu tiên.
Hỏi: Việc xây dựng FB fanpage hay email list có quan trọng ko? Tôi có bắt buộc làm điều đó hay là
có thể bỏ qua nó?
11
Bạn có thể bỏ qua, nhưng sau đó bạn sẽ phải tìm 1 cách nào khác để lấy reviews và sales ban đầu. Bạn có
thể phải trả tiền để có được sp của bạn giao đến cho những người reviews và để nó được quảng bá trên
các nền tảng khác nữa.
Về lâu dài mà nói, bạn sẽ muốn tạo nên một danh sách email của riêng bạn để bạn có thể quảng bá tới
những người này hết lần này tới lần khác, nhưng bạn có thể bỏ qua việc đó bây giờ. Bạn sẽ phải dành
thêm 1 số tiền nếu bạn ko có FB page hoặc là 1 danh sách email.
Nếu như bạn xây dựng 1 FB page, có thể bạn sẽ tốn 300$ để tạo nên 1 đội fan chừng 3000 người. Sau đó
bạn phải dành 5-10$ mỗi ngày để tiếp cận với họ. Nếu bạn xây dựng 1 danh sách email thay vào đó, bạn
sẽ phải xây dựng 1 phần mềm gửi thư tự động và tạo nên 1 landing page, nhưng nếu bạn có thể liên hệ với
những người này bất kì lúc nào bạn muốn mà ko phải trả tiền thêm cho quảng cáo. Hoặc là bạn có thể trả
tiền cho dịch vụ kiểu như Tomoson.com để sử dụng danh sách của họ. Điều đó tùy vào bạn. Điều quan
trọng là có sales sớm dễ dàng và có review.
Hỏi: chi phí ship hàng từ TQ bằng đường hàng ko gần như cao bằng tiền chi phí mua hàng. Có
cách nào tốt hơp để vận chuyển ko, hay chi phí đó là bình thường?
Chi phí vận chuyển tùy thuộc vào việc hàng hóa của bạn to và nặng như nào. Nhưng đừng có quá lo về
điều đó. Điều duy nhất bạn nên quan tâm là tỉ lệ lợi nhuận như nào.
Tôi cho bạn 1 ví dụ như này. Tôi đang tìm kiếm 1 sp hôm nay và tôi có 1 số báo giá. Lúc đó tôi nghĩ là
giá sp là 2$/ cái và nó sẽ mất thêm khoảng 2$ nữa cho mỗi sp khi chuyển hàng từ TQ sang. Nhưng tôi biết
là tôi có thể bán được với giá $20, vì thế bạn có nghĩ rằng tôi thật sự quan tâm đến việc chi phí vận
chuyển bằng giá sp hay ko? Tôi chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng. Tôi sẽ mất chi phí bao nhiêu để đưa hàng
vào FBA và sau đó chi phí FBA sẽ là bao nhiêu?
Tôi biết đó là 1 sp đáng giá 20$, tôi sẽ mất phí FBA là $5. Nếu sp đó tốn của tôi 4$ để sản xuất và vận
chuyển từ TQ, thì tổng chi phí của tôi là $9. Như vậy tôi có 11$ lợi nhuận. Nếu tôi chạy quảng cáo PPC
và nó tốn của tôi $1 để bán 1 sp thì tôi vẫn có thể kiếm được 10$ mỗi cái. Đó chính là điều tôi tìm kiếm.
Nói chung là, chi phí ship hàng sẽ rơi vào tầm $6-$7 mỗi kg ( tức là 2.2 pounds). Cứ gọi cho là $3.50 mỗi
pound. Khi bạn nhìn vào con số này, sẽ rất dễ nghĩ là “Tôi sẽ tốn $4000 tiền hàng và $2500 tiền vận
chuyên. Phải có cách nào đó để cắt giảm chi phí này xuống!” Nhưng khi bạn giảm xuống thì cũng chỉ
giảm thêm được $1.50 hay $2 mỗi sp.
Nếu như vận chuyển bằng máy bay, tôi sẽ có sp trong vòng 3 ngày. Tôi có thể đưa hàng sang bằng tàu và
tiết kiệm $1 mỗi sp? Có thể nhưng tôi ko thích chờ đợi điều đó. Tôi ko thích gặp vô số phiền toái với việc
khai hải quan và dịch vụ cảng, để hàng nằm chờ ở bến tới 10 ngày và đi trên biển mất cmn 3 tuần, và sau
đó là việc đàm phán với các cty gom hàng lẻ. Tôi biết 1 số người ở đây đã thành công với việc đó, nhưng
tôi ko muốn gặp rắc rối. Tôi muốn đặt hàng, muốn nó được sản xuất và giao cho tôi trong vòng 3 ngày
thôi. Tôi sẽ trả thêm tiền vận chuyển bằng máy bay nếu nó có hiệu quả. Nếu nó ko hiệu quả, thì sp đó
cũng chẳng kiếm ra tiền cho tôi.
Khi bạn đã đạt tới cảnh giới bán được 30 sp mỗi ngày, và bạn có cảm nhận sp đó bán được như thế nào
qua 1 thời gian thì sau đó bạn hãy có thể quay lại và tìm cách tối ưu để kiếm thêm 1$ mỗi sp. Nhưng đó
12
ko phải là ngay bây giờ, hãy cứ tìm 1 sp có hiệu quả nhất, vận chuyển nó bằng máy bay và giữ cho mọi
thứ thật là đơn giản thôi.
Hỏi: Nếu tôi có 1 thứ hạng tốt cho 1 sp nhà bếp bởi vì tôi có nhiều sales reviews nhưng tôi lại muốn
bắt đầu 1 sp ví dụ như là đồ làm vườn, thì liệu lịch sử bán hàng kia của tôi có giúp được gì ko?
Nó cũng có thể có ích trong 1 số mặt đấy. Bạn sẽ ko thể có được 1 sự thay thế hoàn toàn tự động trong
ngách sp làm vườn bởi vì bạn đã bán 1 cái gì đó, nhưng bạn có những feedback( phản hồi) tốt của khách
hàng và bạn được nhìn nhận như là 1 seller tin cậy. Điều đó là hữu ích.
Lí do để tôi khuyến khích bán nhiều sp trong cùng 1 ngách là bởi vì khi đó bạn có thể tạo nên 1 thương
hiệu sp. Nếu ai đó mua sp ép tỏi của bạn và thích nó, thì khả năng cao là họ sẽ quay lại và mua nạo cà rốt.
Nhưng nếu sp thứ 2 của bạn lại là 1 cái xẻng xúc đất, thì hiệu quả thương hiệu của bạn chẳng có ý nghĩa
gì mấy. Thậm chí nếu như họ yêu sp ép tỏi của bạn, thì gian hàng của bạn cũng ko phải là số 1 trong tâm
trí họ về sp làm vườn.
Hỏi: Anh có gợi ý nào cho việc chụp ảnh sp? Anh tự chụp hình hay là anh thuê ngoài?
Cá nhân tôi tự chụp hình bởi vì đó là nghề của tôi rồi. Nhưng thực ra thì tốt nhất bạn nên tìm 1 thợ ảnh địa
phương, nếu có thể. Đây là 1 việc dễ dàng đối với 1 thợ ảnh chuyên nghiệp bởi vì họ có tất cả đồ chơi để
chụp ảnh rồi. Họ có thể làm nhanh mà lại còn đẹp.
Nếu bạn ko thể tìm thấy thợ ảnh nào ở gần, thì có thể cân nhắc thuê online trên các trang như Fiverr.com
và Upwork.com( trước đây là oDesk). Nhưng sẽ dễ làm việc với ai đó ở địa phương bạn vì bạn chỉ cần
mang sp đến cho họ chụp thôi.
Hỏi: Nếu anh phải chọn các loại khác nhau của cùng 1 sp ví dụ như là thức uống dạng bột mà có
nhiều hương vị khác nhau, thì anh sẽ đăng 1 listing dạng mẹ-con( kiểu đăng 1 sp chính và có các
nhánh con bên dưới) hay là anh sẽ tạo ra nhiều listing cho mỗi hương vị đó?
Chắc chắn là tôi sẽ đăng kiểu listing mẹ-con trong đó các hương vị là những biến thể khác nhau trong
cùng 1 listing tổng. Theo cách đó thì tất cả các reviews sẽ gộp cùng nhau nhờ vậy thì tất cả các hương vị
khách nhau sẽ nâng sales của nhau lên. Ví dụ, nếu bạn có 1 hương vị chanh màu hồng ko bán tốt lắm,
người mua vẫn nhìn thấy tất cả đánh giá cho vị dâu trên trang đó. Bởi vậy bạn vẫn có những bằng chứng
thực tế để giúp cho người mua lựa chọn sp chanh hồng.
Việc đó cũng đúng đối với kích cỡ và màu sắc. Ko quan trọng là bạn có bao nhiêu loại, tôi khuyến khích
bạn đăng listing kiểu mẹ-con. Đó là cách Amazon muốn bạn làm theo, và điều đó đem lại lợi ích cho bạn.
Tất cả các biến thể đó cũng như là những listing độc lập. Chúng cũng có hình ảnh riêng. Chúng cũng có
tên riêng. Tất cả chúng đều có mô tả riêng. Chúng cũng có từ khóa riêng. Bởi vậy bạn có thể xây dựng
listing đó như là một pháo đài của cỗ máy tìm kiếm thần thánh bởi vì bạn có tất cả những thứ đó trỏ về
cùng 1 trang.
Một việc khác cũng có tác dụng đó là đa dạng hóa số lượng . Ví dụ bạn có gói 2sp và gói 5sp. Bạn có thể
quảng cáo gói 5sp bởi vì bạn biết rằng đó là gói có lợi nhiều nhất. Nhưng nếu ai đó chưa quyết định mua
5sp thì họ có thể mua gói 2sp thay vì chẳng mua cái nào cả. Bằng việc chào bán hai gói sp trong cùng 1
listing, bạn có thể tăng tỉ lệ chuyển đổi.
13
Nói chung là bất kì khi nào bạn có những cách đa dạng hóa như thế và bạn đăng listing kiểu mẹ-con thì
bạn sẽ nhận thấy 1 sự tăng nhẹ về tỉ lệ chuyển đổi bởi vì khách hàng tiềm năng có thể có nhiều lựa chọn
cùng lúc.
Hỏi: Nếu như anh dùng AliExpress và theo phương pháp “Thách thức 500$”, thì việc dán nhãn
riêng của sp ngay lập tức có đúng là một việc đáng quan tâm hay anh cho rằng đó là việc anh có thể
làm sau?
Bạn có thể làm việc đó sau. Đó chính xác là cách truyền thống mà những người thực hiện phương pháp
“Thách thức 500$” vẫn làm.
Bạn sẽ muốn đưa thương hiệu của bạn vào listing và tiêu đề ngay khi bạn đăng sp, ngay cả khi trên bao bì
chẳng có in gì cả, bởi vì bạn có thể bắt đầu xây dựng sự nhận diện cho sp đó. Nếu sp của bạn được đựng
trong túi hay hộp, bạn cũng có thể tự mình dán 1 cái nhãn đơn giản trên đó khi bạn nhận được sp. Cũng
ko có nhiều sp lắm nên việc đó bạn có thể làm mà ko tốn quá nhiều thời gian. Hoặc là bạn cứ việc ship
hàng chẳng cần nhãn mác gì cả trong khi bạn kiểm tra xem sp đó có hiệu quả ko, và thêm nhãn hiệu cho
nó vào bao bì sau này.
Khi bạn thêm thương hiệu vào thì bạn cần thay hình ảnh để thể hiện bao bì mới, nhưng bạn vẫn sẽ giữ
nguyên listing. Đó vẫn là cùng 1 sp.
Hỏi: Anh xử lí với nhà cung cấp bên TQ như nào nếu họ cuối cùng lại bán sp giống hệt như anh,
hay đó là 1 điều ko thực sự làm anh lo lắng?
Đầu tiên là đừng lo lắng về cái điều giả sử. Cứ làm thôi. Chúng ta có thể ngồi đây cả ngày và chỉ nói về
các nhà cung cấp TQ và Ấn Độ và tất cả những người khác đang làm hàng private label có khả năng bán
sp giống hệt của bạn ở ngoài đó, nhưng đó ko phải là bây giờ, vì thế đừng có mà lo lắng làm gì.
Cũng thế, nếu bạn làm mọi việc 1 cách đúng đắn- tạo 1 listing tốt, có feedback và review chất, cung cấp
dịch vụ khách hàng tuyệt vời, đối xử với nó như là 1 business thật sự thì bạn chả có gì phải lo lắng. Hãy
nhớ, bạn đang cố gắng có 10 sales mỗi ngày đối với sp đó. Bạn ko cần kiếm cả triệu $ từ chỉ 1 sp. Vì thế
nếu mọi người và cả mẹ của họ có nhảy vào bán sp giống như bạn thì chừng nào anh vẫn đạt được mốc
mà anh đặt ra thì chả có quái gì phải lo.
Câu hỏi kiểu như này tôi nghe nhiều lắm rồi, nhưng sự thật là chúng ta ko thể kiểm soát tương lai, chúng
ta ko thể kiểm soát việc người ta làm gì. Tất cả chúng ta kiểm soát được là việc chúng ta làm, bởi vậy hãy
hành động đi và tạo ra listing đẹp nhất có thể.
Tôi ko thể đảm bảo rằng sp đầu tiên của bạn sẽ là 1 phi vụ ngon, nhưng tôi có thể đảm bảo rằng nếu bạn
chẳng làm việc gì thì bạn sẽ chẳng nhận được bất kì cái gì. Nếu làm việc gì đó, thì sẽ có điều gì đó sẽ xảy
ra. Nó có thể ko phải là cái bạn muốn, nhưng bạn sẽ học hỏi được điều gì đó.
Tôi cho bạn 1 ví dụ. Tôi đã ko đạt được điều tôi đặt ra ở sp thứ hai mà tôi bán. Tôi nghĩ là tôi sẽ bán được
20 sales mỗi ngày, nhưng hóa ra sp đó nó lại có tính thời vụ hơn là tôi nghĩ, thế nên tôi chẳng đạt được
bất kì con số nào gần với số lượng tôi đặt ra. Tôi cảm thấy như là 1 sự thất bại, nhưng sự thật là tôi vẫn
bán được 3-5 sp mỗi ngày dù cho quá mùa. Đó ko phải là điều tôi mong đợi, nhưng tôi vẫn kiếm được $
14
từ nó, thế thì sao phải coi đó là 1 thất bại? Một số sp có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi vốn – có thể
chỉ bán được 5 thay vì 10 sp –nhưng thật khó để thất bại hoàn toàn trên Amazon.
Mặt khác, bạn ko thể hi vọng mọi thứ hoàn hảo ngay từ đầu. Sẽ có những cú vấp ngã trên hành trình.
Nhưng nếu bạn lo lắng mất 1000$ đã đầu tư thì có thể đây ko phải là thời điểm hợp lí để bạn bước vào
business này. Đừng đánh cược 1000$ cuối cùng của bạn vào việc này. Tập trung chi trả hóa đơn của bạn
và kiếm thêm 1 ít tiền, sau đó dùng số tiền đó trải nghiệm business này nếu bạn thực sự muốn.
Hỏi: nếu tối ko thể tìm thấy sp tôi muốn trên Alibaba, thì đó là 1 việc tốt hay là 1 việc xấu? Tôi có
thể tìm kiếm sp ở chỗ nào nữa?
Nếu bạn ko thể tìm được chính xác sp trên Alibaba, cố gắng tìm 1sp khác tương tự. Cơ hội là nếu như họ
đã sản xuất 1 sp thương tự hoặc 1 sp trong cùng danh mục đó, thì họ cũng có thể làm được sp mà bạn tìm
kiếm.
Một phương pháp khác là tìm kiếm trên danh bạ như Thomas-Net, với nhiều nhà cung cấp từ Mĩ và
Canada. Hãy nhớ rằng bạn thường ko tìm được 1 giao dịch giá tốt cho những sp này bởi vì chi phí nhân
công ở đây cao hơn. Nhưng hãy tiếp cận với những nhà cung cấp đang sản xuất sp tương tự, cho họ biết
bạn muốn gì, và khả năng cao là họ sẽ có thể làm nó. Hãy bảo họ làm 1 sp mẫu và gửi cho bạn, và đó là
cách chúng ta bắt đầu.
Hỏi: Anh nói 1 chút về Jungle Scout và Feedback Genius. Anh có dùng công cụ nào đó khác ngay
lúc này ko và anh thích dùng công cụ nào?
Luôn có các công cụ, nhưng tôi là người tin rằng chỉ nên dùng công cụ bạn cần trong thời điểm đó. Tôi đã
liệt kê 1 danh sách các công cụ ở trong cuốn sách này, nhưng công cụ tôi thường dùng nhất là Jungle
Scout, AmaSuite , Feedback Genius và Camelcamelcamel.
Bạn có thể đăng sp đầu tiên mà chỉ sử dụng công cụ miễn phí. JungleScout khiến cho việc nghiên cứu sp
thực sự nhanh và dễ dàng nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể lấy số liệu từ Amazon, nó chỉ mất thời gian
hơn 1 tí thôi.
Hỏi: Tôi có cần 1 địa chỉ email với tên miền riêng của tôi để liên hệ với những nhà cung cấp tiềm
năng ko? Hay là chỉ cần Gmail/ Yahoo?
Bạn ko cần email với tên miền riêng. Tôi thực ra chỉ tạo 1 Gmail riêng để liên hệ với nhà cung cấp. Nó ko
cần thiết phải gắn với business của tôi bởi vì tôi ko muốn có hàng tấn email của Alibaba trong tài khoản
email chính của mình.
Khi bạn tạo 1 tài khoản trên Alibaba, bạn sẽ phải gửi và nhận thư của họ thông qua hệ thống email của
Alibaba. Nhà cung cấp thậm chí còn ko biết email của bạn ngay lần đầu tiên họ nhìn thấy tin nhắn của
bạn.
Hỏi: nếu tôi đã chạy PPC và vẫn ko ra được đơn hàng, tôi nên làm gì để tăng sales?
Thật khó để nói xem điều gì đã sai mà ko biết vào sp riêng biệt của bạn là gì, nhưng có 1 số gợi ý giúp
bạn có thể cân nhắc.
15
Nếu bạn đang chỉ chạy 1 chiến dịch tự động, hãy kiểm tra xem bạn đã tối đa chi phí trong ngân sách của
bạn chưa? Nếu ngân sách vẫn chưa chạy hết thì khả năng là bạn chưa gây được đủ ấn tượng. Bạn có thể
cần phải đặt giá mua cao hơn mỗi click để quảng cáo của bạn hiển thị nhiều hơn. Nếu bạn đã chạy hết
ngân sách rồi, bạn có thể tăng ngân sách lên một chút để quảng cáo của bạn hiển thị nhiều hơn.
Nếu cả 2 việc đó bạn đều làm rồi mà ko kết quả thì bạn có thể chưa nhắm đúng từ khóa cần thiết. Tôi sẽ
tạo 1 chiến dịch hoàn toàn mới và trả phí như đề xuất. Amazon có thể gợi ý 100 từ khóa mới cho bạn dựa
trên những gì họ nhận thấy có thể liên quan tới listing của bạn. Hãy dùng những gợi ý đó và xem liệu nó
có khả thi hơn ko.
Điều thứ 3 mà tôi sẽ làm đó là dùng Google Keyword Planner. Có 1 ô trống ghi là “website”. Bạn có thể
điền URL đối thủ của bạn trên Amazon vào đó, và nó sẽ nói cho bạn biết tất cả những từ khóa nó tìm thấy
liên quan tới listing đó. Sẽ có hàng tấn, 400 hay 500 gì đó. Tôi sẽ lấy hết các từ khóa đó và tạo 1 chiến
dịch mới, dùng ngân sách hàng ngày 25$ và đặt giá 75 cent mỗi click để bắt đầu. Bạn sẽ luôn tìm kiếm
những từ khóa ko rõ ràng mà người khác ko lựa chọn. Mỗi người có thể chỉ cho bạn 1 sales 1 tuần nhưng
nếu như bạn có 100 người của những từ khóa đó thì đó là 1 con số đáng kể đấy.
Bạn cũng có thể tìm trong Google Trends để thấy thị trường của bạn đang đi lên xuống như thế nào. Có
thể đó ko phải vì sp của bạn. Ví dụ, Amazon có xu hướng bán chậm vào tháng 7 và 8, bất kể là bạn bán
hàng gì.
Hỏi: Anh nghĩ thế nào về việc gom hết các sp khác nhau mà có cùng 1 kết quả tìm kiếm? Ví dụ, tôi
có thể gom sp ép tỏi, sp túi đựng tỏi, sp thái tỏi vào cùng 1 listing, trong khi tất cả mọi người khác
chỉ bán riêng lẻ từng sp.
Tôi thích điều đó. Nếu bạn làm như vậy tôi gợi ý nên chào bán từng sp theo cách riêng. Tạo 1 listing mẹ-
con để mọi người có thể nhìn thấy từng sp riêng biệt và nhìn thấy cả một mớ sp đó. Bạn sẽ muốn quảng
cáo cho cả tập sp đó, nhưng làm theo cách này thì bạn cũng có thể nhặt được sales nhiều hơn từ những
người chỉ muốn mua ép tỏi hay thái tỏi.
Hỏi: JungleScout có cho anh biết kết quả sales mỗi tháng ko?
JungleScout cho bạn thứ tự BSR và số lượng reviews gần như sát với thực tế. Nó cũng cho bạn số lượng
sales dự kiến theo tháng – con số ước lượng dựa trên các chỉ số.
Hỏi: Làm như nào Chúng ta biết rằng cách thanh toán FOB hay TT là thuận lợi hơn?
FOB là viết tắt của “Free On Board”. Nó chỉ ra nơi mà trách nhiệm của người bán đối với hàng hóa kết
thúc và trách nhiệm của bạn bắt đầu. Ví dụ, “FOB( tên cảng TQ, Shenzen chẳng hạn)” nghĩa là người bán
sẽ trả tiền để đưa hàng tới cảng Shenzen và xếp hàng lên tàu. Sau đó, bạn có trách nhiệm đối với việc vận
chuyển, khai hải quan và bất kì nghĩa vụ nào khác tới tận khi hàng hóa tới tay bạn.
TT là một loại hình thanh toán đặc biệt của Điện chuyển khoản. Nếu đó là cách mà nhà cung cấp yêu cầu
thì bạn sẽ phải gửi tiền theo cách đó. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn ko thích thanh toán theo cách này, đặc biệt
là khi mới bát đầu. Tôi sẽ dùng bên thứ 3 nếu họ cho phép. Nếu ko thì tôi dùng Paypal, rất nhiều nhà cung
cấp ko muốn dùng Paypal nhưng họ sẽ chấp nhận nếu như bạn chịu phí giao dịch. Hãy đảm bảo rằng nhà
cung cấp có chính sách “Đảm bảo thương mại”( bạn sẽ được hoàn tiền nếu có vấn đề) để bảo vệ bạn.
16
Hỏi: nếu như tôi ở Mexico hay là 1 quốc gia khác, đây có phải business tôi vẫn có thể làm hay ko?
Hay là tôi nên cân nhắc bán hàng trên 1 nền tảng khác?
Bạn hoàn toàn có thể làm business này. Có một số rào cản hơn đối với nó nếu bạn ko sống ở Mĩ, nhưng
FBA là một nền tảng tuyệt vời ngay cả khi bạn ở nước ngoài. Rất nhiều người trong chương trình Private
Labal Classroom của tôi đang bán hàng từ Thái Lan, TQ, Úc, Đức, Anh và có nhiều quốc gia khác. Họ có
điểm chung là bán hàng trên Amazon.com, ko phải Amazon Thailand hay là Amazon UK. Một số họ cũng
đang bán trên các trang đó, nhưng Amazon.com là thị trường to nhất. Nếu bạn ở ngoài nước Mĩ, thì tôi
cũng khuyến khích bạn bắt đầu với Amazon.com và sau đó suy nghĩ về thị trường trong nước của bạn.
Hỏi: Điều gì là quan trọng nhất mọi người phải ghi nhớ?
Tôi luôn nói điều này cuối clip trong mỗi lần tôi lên sóng: HÃY HÀNH ĐỘNG! Tôi ở bên cạnh bạn, tôi
tin tưởng bạn, tôi nâng đỡ bạn và tôi muốn bạn thành công. Để làm được điều đó, bạn phải hành động đi.
BẢNG CHÚ GIẢI
$500 Challenge (Thử thách 500$) – Một lời thách đố xuất phát từ Chris Gastin- thành viên nhóm
Facebook The Amazing Seller. Ý tưởng là đặt ra ngân sách ban đầu 500$ và sử dụng số tiền đó đưa sản
phẩm lên Amazon và chạy quảng cáo. Đây là cách tuyệt vời tốn ít chi phí để thử xem sản phẩm đó có
phải là một trong những sản phẩm bạn muốn cung cấp hay không.
AcoS (Advertising Cost of Sales – Chi phí quảng cáo bán hàng): Khi bạn chạy quảng cáo, một phần
doanh thu bán hàng sẽ được chi trả cho quảng cáo của bạn, một số thì ko. Chi phí bạn đã tiêu tốn cho
quảng cáo, được phân chia bởi doanh thu mà bạn đã tạo ra từ các quảng cáo đó. Nó thể hiển dưới dạng
phần trăm. Đối với một chiến dịch đang chạy tốt, chi phí quảng cáo bán hàng AcoS sẽ thấp hơn hoặc bằng
30%.
Arbitrage ( Kiếm lời dựa vào bán chênh lệch giá) – Sản phẩm mua trực tuyến hoặc trong các cửa hàng
để bán lẻ thông qua Amazon FBA.
ASIN (Amazon Standard Identification Number – Mã số định danh chuẩn Amazon): Mã số của
Amazon được sử dụng để xác định từng sản phẩm trong danh mục sản phẩm.
BSR (Best Seller Rank – Xếp hạng người bán tốt nhất): số liệu mà Amazon sử dụng để chỉ cho bạn
biết 1 sản phẩm phổ biển như thế nào. Nếu một sản phẩm có ghi BSR #1 thì nó là sản phẩm phổ biến nhất
trong danh mục đó. Nếu nó có BSR #1000 thì đây là sản phẩm phổ biến thứ 1000 trong thể loại đó.
Bullet point( những điểm chính của sp): Bạn có 5 dòng để liệt kê các tính năng sản phẩm của bạn,
được trình bày dưới dạng một danh sách. Chúng gọi là những điểm mấu chốt của sp.
Bundle( chùm, bó)– Một sản phẩm được định dạng bởi quy cách đóng gói hơn 1 món cùng nhau thành
một đơn vị thống nhất. Bó sp đó sẽ trở thành 1 sản phẩm mới, vì vậy nó cần mã UPC riêng và nó cần
được vận chuyển đến Amazon trong một kiện hàng với một nhãn hiển thị rằng nó là một bộ.
Buy Box – Một phần của trang bán hàng nơi mà hiển thị nút “Thêm vào giỏ hàng”. Nếu sản phẩm của
bạn chiến thắng trong Buybox đó, điều đó đồng nghĩa bạn là người bán mặc định cho mặt hàng đó. Nếu
người mua nhấp vào "Thêm vào giỏ hàng", bạn sẽ là người bán mặt hàng đó. (Những người bán khác có
thể đăng listing dưới Buybox, nhưng hầu hết người mua sẽ chỉ đơn giản nhấp vào "Thêm vào giỏ hàng"
để mua một sản phẩm). Amazon xác định người chiến thắng trong Buybox dựa trên sự tổng hợp giữa mức
giá thấp, lượng hàng tồn kho, các lựa chọn gửi hàng được cung cấp, và ghi chép về dịch vụ khách hàng.
17
Nếu bạn không chiến thắng trong Buybox, Amazon sẽ không chạy quảng cáo của bạn, vì vậy sẽ tăng khó
khăn gấp đôi khi bán hàng.
Conversion – Một thuật ngữ bán hàng thường dùng để chỉ người mua sản phẩm của bạn. (Tại thời điểm
bán, bạn đang chuyển đổi một người mua sắm hoặc khách hàng tiềm năng sang người mua hàng). Người
ta nói về sự chuyển đổi trong quảng cáo; đó là tỷ lệ phần trăm những người đã xem quảng cáo của bạn
(hoặc nhấp vào quảng cáo của bạn) người mà sẽ tiếp tục làm những việc mà bạn đang cố gắng dẫn dắt họ
hành động- đó có thể là mua sp của bạn, đăng kí danh sách email của bạn, hay làm việc gì đó khác. Nó là
một cách đánh giá mức độ quảng cáo của bạn thành công như thế nào.
CTA- Call To Action( kêu gọi sự hành động): một thuật ngữ marketing ám chỉ việc yêu cầu người đọc
làm điều gì đó. Ví dụ: “Buy now!”( Mua ngay) hay “Click the button” ( Bấm vào nút này để mua gì đó)
FBA- Fulfillment By Amazon: một dịch vụ của Amazon mà ở đó Amazon lưu kho hàng hóa của bạn và
giao hàng đến cho khách hàng để hoàn thành giao dịch. Amazon cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc khách
hàng như là 1 phần của chương trình này.
FBA _ Fulfillment By Merchant: có nghĩa là người bán tự giao hàng hóa trực tiếp đến người mua. Họ
ko dùng FBA.
Feedback: những phản hồi của người mua về việc bạn đã làm như thế nào trong tư cách là người bán
hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới xếp hạng người bán của bạn. Hãy nhớ rằng nó ko giống như review, vốn
liên quan tới sp chứ ko liên quan tới người bán.
FNSKU- Fulfillment Network Stock Keeping Unit: mã số định dạng đặc thù của Amazon, thể hiện cho
sp và người sẽ bán nó.
FOB- Free On Board: Chỉ ra điểm mà ở đó trách nhiệm của người cung cấp chấm dứt và trách nhiệm
của bạn bắt đầu. Ví dụ, nếu nó là FOB Philadenphia, thì trách nhiệm của người cung cấp là đưa hàng tới
cảng hay sân bay ở Philadenphia, và sau đó bạn phải nhận hàng tại đấy và chịu trách nhiệm cho tới tận
kho của bạn.
Impression: thuật ngữ này liên quan tới mỗi lần một quảng cáo của bạn được hiển thị. Nếu nó được hiển
thị hai lần, thì nó sẽ tạo ra ấn tượng gấp đôi.
Keywords: thuật ngữ ai đó sử dụng để tìm kiếm sp của bạn. Đây có thể là 1 từ, hoặc đó là 1 cụm từ. Ví
dụ, “garlic press” hoặc là “Acrylic compact organizer”
Keyword stuffing- gom hết càng nhiều từ khóa có thể vào một tiêu đề hay 1 mô tả trong hi vọng là sẽ
nâng cao xếp hạng cho những từ khóa đó. Việc này có tác dụng trên Google cách đấy vài năm, và có thể
một vài người vẫn thử làm, nhưng nó ko có hiệu quả trên Amazon và nó còn dập tắt luôn cả những khách
hàng tiềm năng.
Listing: bài đăng sp của bạn trên Amazon. Nó bao gồm tiêu đề hay là dòng tít, tranh ảnh về sp của bạn,
mô tả về sp và bất kì đánh giá nào mà người mua đã viết về sp đó.
MOQ – Minimum Order Quantity: số lượng nhỏ nhất mà một nhà cung cấp chấp nhận sản xuất cho
bạn. Ví dụ, một nhà cung cấp có thể yêu cầu bạn đặt hàng ít nhất 1000 sp mỗi lần.
18
PPC – Pay Per Click: một hình thức quảng cáo khi mà bạn sẽ tốn tiền mỗi khi ai đó bấm vào quảng cáo
của bạn. Nếu như quảng cáo được hiển thị mà ko ai bấm thì bạn sẽ ko mất tiền.
Private Label – tung ra 1 sp với nhãn hiệu riêng của bạn vì thế bạn có thể kiểm soát listing và sự cung
cấp sp đó.
Reviews: những đánh giá hay bình luận được đưa ra bởi người mua sp của bạn( Verified reviews nghĩa là
các đánh giá đã được chứng nhận có giao dịch thực tế).
SKU – Stock Keeping Unit: một mã định dạng bằng con số và chữ của sp được sử dụng để kiểm kê sp
đó trong các mục đích lưu giữ hàng hóa. Tại Amazon bạn có thế tạo một SKU cho mỗi sp bạn bán, hoặc
là Amazon sẽ tạo ra cho bạn. Những SKU này áp dụng chỉ cho bạn. Nếu ai đó bắt đầu bán sp tương tự
như của bạn thì họ sẽ có SKU khác.
CÔNG CỤ VÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN:
NGHIÊN CỨU SP:
1. JUNGLE SCOUT.
2. CAMEL CAMEL CAMEL
3. GOOGLE TRENDS
4. AMASUITE 4
NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA:
1. GOOGLE KEYWORD PLANNER
2. MERCHANT WORDS
3. SIMPLE KEYWORD INSPECTOR
4. AMZ SHARK
5. AMASUITE 4
NGUỒN TÀI NGUYÊN SẢN PHẨM:
1. ALIEXPRESS
2. ALIBABA
3. THOMASNET
CHỤP ẢNH SP – THIẾT KẾ
1. UP GRADED IMAGE
2. FIVERR
3. UPWORK
4. 99DESIGNS
5. CANVA
EMAIL FOLLOW UP:
1. SALES BACKER
2. FEEDBACK GENIUS
19
3. AWEBER
4. LEADPAGES
ĐÁNH GIÁ SP:
1. TOMOSON.COM
2. VIRAL LAUNCH
3. FACEBOOK REVIEW GROUP
4. SNAG SHOUT
GỬI LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH TỚI NHỮNG ĐỒNG ĐỘI ĐÃ HỖ TRỢ VÀ THAM GIA
DỊCH SÁCH: TONY TRIỆU, DIEU TONG, TUAN NGUYEN, HA KHANH HOP.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG VỚI AMAZON FBA.
TRẦN QUÝ HIẾN – FBA FREEDOM & TEAM FBA CRAZY SHARE.
Follow Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/709250012569366/

More Related Content

What's hot

Tai lieu tong hop trieumarketing.com
Tai lieu tong hop trieumarketing.comTai lieu tong hop trieumarketing.com
Tai lieu tong hop trieumarketing.com
DAVID TRIEU
 
Ky nang dien thoai
Ky nang dien thoaiKy nang dien thoai
Ky nang dien thoai
Hoàng Rù
 
Kỹ năng giao tiếp và bán hàng qua điện thoại | Telesales
Kỹ năng giao tiếp và bán hàng qua điện thoại | TelesalesKỹ năng giao tiếp và bán hàng qua điện thoại | Telesales
Kỹ năng giao tiếp và bán hàng qua điện thoại | Telesales
Duy Khánh
 

What's hot (20)

Kỹ Năng Bán Hàng Qua Điện Thoại - Trường Đào Tạo Doanh Nhân PTI
Kỹ Năng Bán Hàng Qua Điện Thoại - Trường Đào Tạo Doanh Nhân PTIKỹ Năng Bán Hàng Qua Điện Thoại - Trường Đào Tạo Doanh Nhân PTI
Kỹ Năng Bán Hàng Qua Điện Thoại - Trường Đào Tạo Doanh Nhân PTI
 
[SB MEDIA] Kỹ năng bán hàng qua telesale - Cập nhật năm 2014
[SB MEDIA] Kỹ năng bán hàng qua telesale - Cập nhật năm 2014[SB MEDIA] Kỹ năng bán hàng qua telesale - Cập nhật năm 2014
[SB MEDIA] Kỹ năng bán hàng qua telesale - Cập nhật năm 2014
 
Tai lieu tong hop trieumarketing.com
Tai lieu tong hop trieumarketing.comTai lieu tong hop trieumarketing.com
Tai lieu tong hop trieumarketing.com
 
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpKỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
 
Kỹ năng giao tiếp Dùng ngôn ngữ tích cực trong Bán hàng và chăm sóc khách hàng
Kỹ năng giao tiếp Dùng ngôn ngữ tích cực trong Bán hàng và chăm sóc khách hàngKỹ năng giao tiếp Dùng ngôn ngữ tích cực trong Bán hàng và chăm sóc khách hàng
Kỹ năng giao tiếp Dùng ngôn ngữ tích cực trong Bán hàng và chăm sóc khách hàng
 
Doc vi khach hang - Michael Wilkinson
Doc vi khach hang -  Michael WilkinsonDoc vi khach hang -  Michael Wilkinson
Doc vi khach hang - Michael Wilkinson
 
Action Coach - Người bán hàng xuất sắc
Action Coach - Người bán hàng xuất sắcAction Coach - Người bán hàng xuất sắc
Action Coach - Người bán hàng xuất sắc
 
Bí mật Dotcom
Bí mật DotcomBí mật Dotcom
Bí mật Dotcom
 
Slide ky nang mem
Slide ky nang memSlide ky nang mem
Slide ky nang mem
 
Ky nang-ban-hang-telesale-141214215434-conversion-gate02
Ky nang-ban-hang-telesale-141214215434-conversion-gate02Ky nang-ban-hang-telesale-141214215434-conversion-gate02
Ky nang-ban-hang-telesale-141214215434-conversion-gate02
 
Kỹ năng nghe điện thoại
Kỹ năng nghe điện thoạiKỹ năng nghe điện thoại
Kỹ năng nghe điện thoại
 
Bán hàng qua điện thoại
Bán hàng qua điện thoạiBán hàng qua điện thoại
Bán hàng qua điện thoại
 
Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)
Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)
Cẩm Nang Bán Hàng Thành Công ( Free)
 
Theo đuổi Tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing KHÓ hay DỄ?
Theo đuổi Tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing KHÓ hay DỄ?Theo đuổi Tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing KHÓ hay DỄ?
Theo đuổi Tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing KHÓ hay DỄ?
 
Ky nang dien thoai
Ky nang dien thoaiKy nang dien thoai
Ky nang dien thoai
 
My life plan
My life plan My life plan
My life plan
 
Đi tìm ý tưởng kinh doanh
Đi tìm ý tưởng kinh doanhĐi tìm ý tưởng kinh doanh
Đi tìm ý tưởng kinh doanh
 
Kỹ năng Telesales - Telesale là gì? Kỹ năng bán hàng qua điện thoại
Kỹ năng Telesales - Telesale là gì? Kỹ năng bán hàng qua điện thoạiKỹ năng Telesales - Telesale là gì? Kỹ năng bán hàng qua điện thoại
Kỹ năng Telesales - Telesale là gì? Kỹ năng bán hàng qua điện thoại
 
Kỹ năng giao tiếp và bán hàng qua điện thoại | Telesales
Kỹ năng giao tiếp và bán hàng qua điện thoại | TelesalesKỹ năng giao tiếp và bán hàng qua điện thoại | Telesales
Kỹ năng giao tiếp và bán hàng qua điện thoại | Telesales
 
Tailieu amz
Tailieu amzTailieu amz
Tailieu amz
 

Similar to Amazon FBA Selling Blueprint Case Study

Bai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qthBai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qth
Giang Hậu
 

Similar to Amazon FBA Selling Blueprint Case Study (16)

Bi mat-dotcom
Bi mat-dotcomBi mat-dotcom
Bi mat-dotcom
 
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
9 bí quyết kinh doanh thời trang hiệu quả
 
Kinh doanh-mua-tet
Kinh doanh-mua-tetKinh doanh-mua-tet
Kinh doanh-mua-tet
 
Bí Mật Dotcom pdf
Bí Mật Dotcom pdfBí Mật Dotcom pdf
Bí Mật Dotcom pdf
 
Ebook bimatdotcom
Ebook bimatdotcomEbook bimatdotcom
Ebook bimatdotcom
 
[TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads
[TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads[TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads
[TinhND - PM MediaZ] Chia sẻ kinh nghiệm Facebook Ads
 
Bi quyet ban hang xuat sac
Bi quyet ban hang xuat sacBi quyet ban hang xuat sac
Bi quyet ban hang xuat sac
 
Bai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qthBai tap tinh_huong_moi_qth
Bai tap tinh_huong_moi_qth
 
Cách vận hành traffic để kiếm 200 đô la đều đặn hàng ngày
Cách vận hành traffic để kiếm 200 đô la đều đặn hàng ngàyCách vận hành traffic để kiếm 200 đô la đều đặn hàng ngày
Cách vận hành traffic để kiếm 200 đô la đều đặn hàng ngày
 
7 Bí mật để trở thành người bán hàng xuất sắc
7 Bí mật để trở thành người bán hàng xuất sắc7 Bí mật để trở thành người bán hàng xuất sắc
7 Bí mật để trở thành người bán hàng xuất sắc
 
7 Bí mật để trở thành người bán hàng xuất sắc
7 Bí mật để trở thành người bán hàng xuất sắc7 Bí mật để trở thành người bán hàng xuất sắc
7 Bí mật để trở thành người bán hàng xuất sắc
 
Hướng dẫn bán hàng online tết kiếm vài chục triệu
Hướng dẫn bán hàng online tết kiếm vài chục triệuHướng dẫn bán hàng online tết kiếm vài chục triệu
Hướng dẫn bán hàng online tết kiếm vài chục triệu
 
Bí Mật Tay Trắng Thành Triệu Phú $ - Đa Cấp MMO - Chuyên Gia Chém Gió
Bí Mật Tay Trắng Thành Triệu Phú $ - Đa Cấp MMO - Chuyên Gia Chém GióBí Mật Tay Trắng Thành Triệu Phú $ - Đa Cấp MMO - Chuyên Gia Chém Gió
Bí Mật Tay Trắng Thành Triệu Phú $ - Đa Cấp MMO - Chuyên Gia Chém Gió
 
Bí Mật Kiếm Tiền Tay Trắng Thành Triệu Phú $ - Biến Tướng Đa Cấp Sang MMO
Bí Mật Kiếm Tiền Tay Trắng Thành Triệu Phú $ - Biến Tướng Đa Cấp Sang MMOBí Mật Kiếm Tiền Tay Trắng Thành Triệu Phú $ - Biến Tướng Đa Cấp Sang MMO
Bí Mật Kiếm Tiền Tay Trắng Thành Triệu Phú $ - Biến Tướng Đa Cấp Sang MMO
 
Bí mật tay trắng để trở thành triệu phú MMO
Bí mật tay trắng để trở thành triệu phú MMOBí mật tay trắng để trở thành triệu phú MMO
Bí mật tay trắng để trở thành triệu phú MMO
 
Trích dẫn Cẩm nang Marketing
Trích dẫn Cẩm nang MarketingTrích dẫn Cẩm nang Marketing
Trích dẫn Cẩm nang Marketing
 

Amazon FBA Selling Blueprint Case Study

  • 1. 2017 FBA CRAZY SHARE Scott Voelker – Amazon Selling Blueprint Phần 2: Case study & Hỏi đáp [AMAZON FBA FREEDOM] Facebook group: https://www.facebook.com/groups/709250012569366/
  • 2. 2 CASE STUDY: THÁCH THỨC 500$ Chris Gastin là người đầu tiên đăng trên Group FB “The Amazing Seller”. Anh ấy đã cho phép tôi được chia sẻ trong cuốn sách này. Tôi cũng đã phỏng vấn anh trên chương trình phát thanh của tôi. Câu chuyện của anh đã truyền động lực cho tất cả cộng đồng của chúng ta vì thế tôi muốn bạn đọc nó và hiểu được sức mạnh của việc hành động. Scott, một vài tuần trước tôi nghe số 35( chương trình phát thanh), khi mà anh nói về việc thử nghiệm một sản phẩm với số lượng đặt hàng rất nhỏ trên Aliexpress. Tôi đã rất hưng phấn, và coi nó gần như là 1 thách thức, bởi vì tôi gọi chiến lược này là “Thách thức Người bán hàng Tuyệt vời”. Tôi đã cho phép mình đầu tư 1 khoản tiền là 500$, số tiền này bao gồm mọi thứ: đặt hàng, chuyển hàng từ Trung Quốc và chuẩn bị mọi việc cho FBA, đưa hàng vào kho, và chạy chiến dịch PPC. Tôi tìm thấy 1 sp đang bán trên Amazon khá ngon. Tôi đã đặt 50 sp từ Aliexpress và chuyển vào kho Amazon với giá khoảng 4$/ cái( giá sp + chi phí ship từ China, chuẩn bị cho FBA và ship đến kho AMZ). Tôi tạo ra lợi nhuận 10$ mỗi cái, điều đó có nghĩa là 200$ đầu tư cho tôi 500$ lợi nhuận. Do đây là 1 sp mới đăng nên tôi đặt mục tiêu ban đầu chỉ bán 1-2sp/ ngày có nghĩa là tôi sẽ bán hết trong 25-50 ngày. Sau đó tôi thay đổi mục tiêu phải bán hết trong 30 ngày. Tôi tối ưu hóa listing và khi hàng đến tôi tự dán nhãn và gửi vào FBA. Tôi quyết định tự mình dán nhãn vì 50sp ko mất quá nhiều thời gian và bởi vì ngân sách nhỏ nên tôi muốn dành số tiền đó để cho chiến dịch PPC. Tôi biết feedback và reviews rất quan trọng nên tôi tiến tới xây dựng 1 quy trình chăm sóc email qua trang Feedback Genius và đặt ra kế hoạch 100 email free trong vòng 1 tháng. Tôi thay đổi chuỗi email của bạn 1 chút để phù hợp với ngân sách nhỏ bé bởi vì Feedback Genius chỉ cho phép gửi 100 email free mỗi tháng. Tôi đã ghép email số 1 và số 2 thành cùng 1 email và gửi nó trong khi sp đang trong quá trình vận chuyển và email cảm ơn 2 ngày sau đó, khi hàng đã chuyển đến tay khách hàng. Tất nhiên nếu feedback của khách tích cực thì tôi sẽ hỏi họ để lại đánh giá cho tôi về sp. Kho hàng đã sẵn sàng từ Chủ nhật tuần trước bởi vậy tôi bật quảng cáo PPC thế nhưng chả có cái reviews nào. Tôi đã có thể xin một vài đánh giá từ người thân và bạn bè, tuy nhiên tôi cố tình làm vậy để xem sp có bán được hay ko, hoặc có bán được mà ko có reviews nào thì càng tốt, vì nó có nghĩa rằng nếu có thêm reviews thì sẽ bán được tốt hơn. Tôi bật quảng cáo PPC tự động và trong vòng 5 ngày, tôi bán được 8 sp. Tôi sẽ nghiên cứu số liệu PPC cuối tuần này và tạo 1 chiến dịch PPC dùng những keywords( từ khóa) có tỉ lệ chuyển đổi cao. Tôi đã chứng minh sp này có thể bán được và kho hàng của tôi có thể bán hết trong thời gian 25-30 ngày. Bởi vậy tôi bắt đầu tìm kiếm cho mình 1 nhà cung cấp dài lâu. Tôi đã tìm thấy 1 nhà cung cấp sản xuất sp giống hệt như tôi đã đăng bán mà tôi đã mua từ AliExpress. Tôi đã đặt 2 mẫu đêm đó, để chắc chắn là sp đó có cùng chất lượng. Nếu như chúng có chất lượng tốt, thì tôi sẽ đặt hàng mang thương hiệu cá nhân của tôi và yêu cầu 1 số lượng lớn hơn vào tuần sau. Đơn hàng đó mất 25-30 ngày để đến nơi. Tuy nhiên nhà cung cấp cũng có 1 số sp làm sẵn, vì thế tôi cứ đặt 50 cái liên tục và chờ tới khi đơn hàng lớn của tôi sẵn sàng. ĐÂY LÀ NGÂN SÁCH BAN ĐẦU CỦA TÔI:
  • 3. 3 - Đưa hàng sang FBA: 200$ - Chiến dịch PPC: 300$ - Chiến dịch email follow 100 email: 0$ Tôi lời 10$ mỗi sp vì thế tôi kiếm được 500$, coi như là hòa vốn. Nhưng bạn phải nhìn vào những gì đã xảy ra. 1. Tôi chứng minh được 1 sp có thể bán được mà ko tốn 1 đồng chi phí nào. 2. Sp này trước đó còn chưa được xếp hạng và giờ thì nó đứng thứ 50,000 BSR, trong danh mục của nó sau khi bán được 8 sp trong vòng 5 ngày. Nếu như tôi có đủ hàng trong kho, tôi có thể đẩy sales lên và chạy PPC để tăng BSR. 3. Tôi có lợi nhuận, và dùng nó để đặt nhiều hàng hơn trên Aliexpress( 100 sp thay vì 50sp như trước) 4. Bởi vì tôi biết sp đó bán được, tôi có thể kiếm lợi nhuận đủ cho 50% chi phí của 500sp nên tôi đặt hàng theo thương hiệu riêng. ĐIỀU NÀY HOÀN TOÀN CÓ THỂ XẢY RA. Giờ đây tôi đưa ra “Thách thức người bán hàng Cừ khôi” cho bất kì ai muốn bắt đầu bán hàng trên AMZ nhưng chưa hề bắt tay hành động. Hãy dành ra ngân sách 500$, tìm 1 sp đang bán trên AMZ và cố gắng tìm kiếm nguồn trên AliExpress với chi phí 200-250$. Chi phí này nên bao gồm cả phí ship từ Trung Quốc, chuẩn bị cho FBA, và giao hàng vào kho FBA. Tôi chọn dịch vụ ship rẻ nhất từ TQ hết khoảng 25$ hay là 0.50$/ sp. Nó có thể mất thêm chút thời gian nhưng vì tôi làm trên 1 ngân sách nhỏ. Bạn sẽ cần 250$-300$ cho việc chạy PPC. Đối với ai đang đưa ra sự trì hoãn rằng họ ko thể có được 500$, tôi ko biết tình trạng của bạn như thế nào, nhưng tìm được thứ mà có thể đầu tư vào mà ko cần nghĩ nhiều, và hòa vốn trong vòng 1-2 tháng. Nếu bạn uống cafe Starbuck mỗi ngày, bạn cũng mất cmn 150$-300$ mỗi tháng cho tiền cafe rồi. Nếu bạn ăn tiệm 3 lần/ tuần thì bạn cũng mất 120$-240$ mỗi tháng. Nếu bạn là 1 người hút thuốc thì sao? Hãy giảm 1-2 gói thuốc mỗi tuần và bạn có thể để dành ra 22-44$ mỗi tháng. Tôi nghĩ là bạn đã hiểu ra vấn đề rồi đấy. ĐÂY LÀ THỜI ĐIỂM MẤU CHỐT! TIẾN LÊN VÀ CHIẾN THÔI ANH EM. CẬP NHẬT NGÀY 6/7/2015: Tôi đã bán sp này 3 tuần rồi, và tôi đã bán được 50sp, tôi chỉ còn 5 sp trong kho. Tôi vẫn còn hơn 30 ngày cho tới khi đơn hàng có thương hiệu riêng của tôi tới nơi. Tôi tăng giá lên 2$ mỗi sp để làm chậm việc bán hàng khiến cho tôi rỗng kho và tôi có 1 ngày tuyệt vời khi tôi bán được 5 sp trong ngày hôm đó. Khi hàng hóa trong kho của tôi giảm xuống dưới 10 sp tôi lại tăng giá lên 2$/ sp và ngừng chạy PPC, và lại bán được 5sp nữa và tôi phải nói chuyện với nhà cung cấp ship cho tôi 100 sp ko có nhãn để giúp tôi duy trì cho tới khi lô hàng kia tới nơi. CẬP NHẬT NGÀY 16/7/2015: Tôi nghe Scott nói về điều này trong chương trình TAS( The Amazing Seller) số 68 và tôi kết thúc việc lắng nghe một vài phút trước khi tôi lên chuyến bay của hãng American Airline từ DFW tới Orlando. Tôi
  • 4. 4 đã bán hết hàng ko lâu sau khi tôi cập nhật vào ngày 6/7, và tôi đã tăng hơn 8$ so với giá từ khi tôi bắt đầu bán để làm chậm việc đặt hàng, nhưng điều đó chỉ khiến việc đơn hàng tăng lên. Tôi đã đặt thêm 100sp ko nhãn và đưa vào kho FBA thứ Ba vừa rồi, tôi có 1 vài rắc rối nhỏ với nhà cung cấp, vì thế đơn hàng 1000 sp đến muộn hơn so với dự kiến. Nhưng đó có vẻ như là chuyện thường ngày với 1 FBA seller, vì thế tôi cứ kệ cmn luôn. Như tôi đã nói ban đầu, tôi rất phấn khích khi chia sẻ kết quả đã xảy ra với tôi. Tôi không hi vọng là nó tạo ra sức thu hút đến thế, bởi vậy tôi chỉ đặt lợi nhuận là 10$ từ khi bán ban đầu. Tôi có thể tiết lộ với bạn, để bạn ko bị ảo tưởng, lợi nhuận của tôi ban đầu thực tế là từ 8.63$-12.55$. Sau khi nhìn vào kết quả bán hàng và tăng giá bán lên thì tôi có lợi nhuận trung bình là 9.63$. Tôi bị trả lại 2sp, và tôi tiêu hơi quá tay cho PPC. Tuy nhiên sau cùng tôi kiếm được 278.67$. Nó ko ngon như kì vọng, nhưng tôi mừng là tôi đã hạ cánh an toàn. Đây là 1 quá trình thử sai. ĐỪNG BỎ CUỘC! CẬP NHẬT NGÀY 28/7/2015: Tôi đã phá kỉ lục của chính mình ngày hôm nay. Tôi bán được 7 sp chỉ trong vòng 1 ngày. Đây là con số lớn nhất mà tôi đã bán được trong 1 ngày kể từ khi bắt đầu bán vào ngày 15/6/2015. Tôi đã bán được 69sp kể từ khi bắt đầu. Một điều thú vị là sp này đã lọt vào top 1 trong danh sách “những sp mới đăng” trong danh mục của nó. Sp này là sp xuất sắc nhất của tôi vì tôi đã bỏ ra hàng tháng trời để nghiên cứu và hàng đống tiền nhập hàng. Bài học rút ra từ kinh nghiệm này có thể giúp bạn trong việc hành động đó là: hãy làm mọi thứ đơn giản. Đừng làm mọi thứ trở nên phức tạp và ngăn cản việc bạn lựa chọn 1 sp. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ và xây dựng business đó. CẬP NHẬT NGÀY 3/8/2015: Hôm nay là tuần thứ 7 kể từ khi tôi bán được sp đầu tiên, trong thử thách 500$. Tôi đã đặt 50 sp ban đầu, 100 sp lần thứ 2, và tới giờ tôi đã bán 83 sp trong số 78 đơn hàng khác nhau. Tôi nhận ra rằng hôm nay tôi đã lọt vào trang thứ 2 hoặc 3 của từ khóa tìm kiếm tự nhiên đối với 1 vài từ khóa. Tôi lựa chọn 1 số mẹo tuyệt vời từ Scott Voelker, Chris Shaffer, Danny Brewer, và một vài thành viên TAS tại cuộc họp FortWorth cuối tuần trước, điều đó khá hữu ích cho việc chạy chiến dịch khuyến mãi lớn khi 1000sp thương hiệu riêng của tôi đến nơi. Tôi nhận được thông báo của nhà cung cấp là hàng đến ngày 14/8/2015. Khi tôi nhận được đơn hàng này, nó sẽ là đòn bẩy cho phép tôi vươn tới trang 1 và ko điều gì có thể ngăn cản tôi khỏi điều đó. CẬP NHẬT NGÀY 8/9/2015: Điều khiến tôi ngạc nhiên là về tâm lí người mua hàng khi giá bán cao hơn. Tôi đang bán đơn hàng thứ 2. Lần này là 100 sp. Tôi chỉ đặt 1 đơn hàng nhỏ trong lúc chờ đợi đơn hàng to tới nơi. Tuy nhiên, theo thông báo của AMZ thì tôi sẽ hết hàng trong vòng 10 ngày tới( 18/8/2014), tức là chỉ trong vòng 4 tuần sau khi tôi ship thêm 100 sp vào kho. Tôi đã bán hết 50sp ban đầu chỉ trong vòng 3 tuần. 1000 sp thương hiệu riêng của tôi tới Mĩ ngày 14/8/2015, vì thế với tốc độ này thì tôi sẽ hết kho trước khi 1000 sp này tới nơi.
  • 5. 5 Trong 1 nỗ lực để giảm lượng sales, tối hôm đó tôi đã tăng giá bán lên 2$. Chủ nhật thường là ngày tôi bán được ít nhất, tôi mong chỉ bán 1-2 sp. Tuy nhiên việc tăng 2$ chả giảm được cái vẹo gì. Tôi vẫn bán 5sp ngày hôm đấy, giống như tốc độ bán đều đặn của tuần trước đó. Giờ thì AMZ thông báo số lượng hàng chỉ còn đủ cho khoảng 8 ngày( 17/8/2015). Tôi lại tăng giá tiếp 4$ trên giá thông thường để giảm sales. Tôi hi vọng là điều đó sẽ có hiệu quả. Tôi có thể giảm PPC để giảm ngân sách mỗi ngày xuống, nhưng tôi không thể ngăn nổi bản thân làm như vậy. Tuy nó là 1 vấn đề khá đau đầu nhưng thực tế đây là 1 loại vấn đề TUYỆT VỜI khi phải đối mặt. CẬP NHẬT NGÀY 15/8/2015: Đơn hàng 1000 sp của tôi tới ngày hôm nay. Tôi sẽ đăng hình ảnh trong phần comment. Tôi chắc chắn là mừng phát điên vì hàng tới rồi. Tôi chỉ còn dưới 5-8sp trong kho. Cuối cùng thì tôi phải tắt cmn PPC để giảm sales xuống. Thế mà vẫn có 1-2 đơn tự nhiên. 1000 sp này thực sự là 1 cú bước ngoặt. Tôi cuối cùng cũng có thể chạy chương trình khuyến mãi và có 1 vài reviews chất. TÔI ĐÃ SẴN SÀNG LÊN ĐỈNH RỒI ĐÂY ! CÂU HỎI: Dịch vụ ship nào mà bạn sử dụng để ship hàng từ TQ sang Mĩ? Bạn xoay sở ra sao để ship 50sp với ngân sách chỉ 25$? Chris: Người bán trên AliExpress đề nghị dùng EMS với dịch vụ tracking( tra soát tình trạng đơn hàng) giá $25 thông qua China Post( từ TQ ) và USPS( tại Mĩ). Tôi có thể kiểm tra tình trạng hàng hóa trên trang của China POST và USPS thông qua tracking number mà người bán trên AliExpress cung cấp. Phương pháp này mất 2 tuần mới nhận được hàng. Tôi ko khuyến cáo sử dụng dịch vụ này với đơn hàng lớn, nhưng tôi chỉ có một ngân sách nhỏ nên tôi ko thể đủ chi phí cho dịch vụ DHL hay là FedEx với chi phí x5 lần cao hơn thế. Hỏi: Khi bạn nói lợi nhuận là 10$/sp thì đó là sau khi trừ phí FBA hay là đó bao gồm cả phí FBA? Tôi hỏi vì thấy là thật khó có được lợi nhuận ròng 10$ cho 1 sp rẻ tiền. Chris: vâng, nó bao gồm phí FBA. Tôi đưa hết cả vào trong phép tính khi tính lợi nhuận. Giá sp, vận chuyển tới chỗ tôi, chuẩn bị FBA như chi phí dán nhãn, chi phí đưa hàng vào kho và tất cả phí FBA. Đừng để con số lợi nhuận ròng( net profit) 10$ ngăn cản bạn. Tôi nghĩ tôi thực sự gặp may với sp này. Nếu bạn có thể kiếm 5$-7$ hay 9$ lợi nhuận ròng thì cứ làm tới đi. Chiến dịch này là để bắt đầu với chỉ 1 chút ít tiền đầu tư ban đầu. Khi bạn đặt hàng với số lượng nhiều, 500 hay 1000 sp thì chi phí trên 1sp của bạn giảm đi và do đó lợi nhuận kiếm được cũng tăng lên. Hỏi: Anh có thể nói 1 chút về làm cách nào anh tìm được sp ưng ý? Chris: Tôi lấy đại 1 danh mục trên AMZ. Ví dụ như Kitchen hay Sport& Outdoors. Và thấy rằng sản phẩm nào đang là Best seller. Hãy lắng nghe Scott về tìm kiếm sp. Ví dụ như tôi chọn sp : “Dụng cụ ép tỏi”. Tôi sau đó đã thử kiếm nguồn trên Alibaba và AliExpress. Tôi có ngân sách nhỏ $500 và ko thể đặt 500 hay 1000sp bởi thế tôi tìm tới AliExpress. Tôi tìm thấy 1 sp tương tự “dụng cụ ép tỏi” trên AliExpress và đặt 50 cái, và thế là tôi bắt đầu chiến thôi. Xin nói thêm là, sp của tôi không phải là “Dụng cụ ép tỏi”. Tôi ví dụ như thế thôi.
  • 6. 6 Hỏi: Sp nào là sp bán chạy nhất khi anh lựa chon sp của mình? Nó có bao nhiêu reviews vào lúc đó? Có bao nhiêu sellers anh tìm thấy trên kết quả tìm kiếm khi anh nghiên cứu về từ khóa? Chris: Tôi theo rất nhiều chỉ dẫn của Scott về nghiên cứu sp. Tuy nhiên, riêng sp này thì BSR của nó là 1300 và 25000. Top 3 Sellers thì BSR từ 1300-6700 và theo như camelcamelcamel.com, khi #1 seller đã chiếm giữ vị trí (+/- 2000) trong vòng 6 tháng, #2 seller ko có lịch sử trên camelcamelcamel.com, nghĩa là ko có ai đã kiểm tra nó trên camelcamelcamel.com. #3 seller đã ở vị trí đó trong vòng 2-3 tháng. Có khoảng 10-15 seller của chính sp này với những PL( Product Listings) khác nhau rải rác suốt 3 trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Số lượt reviews từ 0-437 lượt. Hỏi: Thật là câu chuyện giàu cảm hứng. Tôi có 50 sp đã đăng bán trên FBA. Tôi chỉ kiếm được 1 sales trong suốt 2 tuần vừa rồi. Tôi ko dùng tài khoản pro vì thế tôi ko thể chạy PPC. Anh có đăng kí tài khoản pro ko? Tôi không phải là công dân Mĩ nên tôi ko có nhiều bạn bè để nhờ vả reviews sp. Anh có giải pháp nào ko? Cảm ơn. Chris: Tôi có tài khoản pro. Tôi không quan tâm tới chi phí cho từng sp tôi bán được bởi vì tôi coi nó là chi phí cho việc làm kinh doanh, và khi tôi đặt hàng càng nhiều thì chi phí trên từng sp sẽ giảm xuống chỉ còn vài xu. Bạn nên đăng kí tài khoản pro và chạy PPC. Tôi bật nó ngay từ ngày thứ nhất và có 8 sales trong tuần đầu tiên. Tôi chứng minh được sp có thể bán được nếu mọi người nhìn thấy nó, và bắt đầu chạy quảng cáo từ khóa. Tôi đã ở trang thứ 5 trong kết quả tìm kiếm tự nhiên và đó là sau khi bán hết 50 sp đầu tiên. Khi tôi có đơn hàng to hơn tôi có thể nâng thứ hạng của mình cao hơn. Đối với reviews, bạn có thể dùng các trang như Tomoson.com hay một vài trang khác để đẩy reviews lên. Bạn sẽ phải dùng 1-2$ để tạo coupon code. Tôi đã làm một số thứ tương tự với sp của tôi. Tôi chạy chiến dịch cho đi 1$ đối với 10sp, điều đó đẩy sales lên và giúp cho mọi việc dễ dàng hơn. Hỏi: Anh có chiến thắng trong buy-box ko( buy-box: nơi đấu giá giữa các seller của cùng 1 sp với nhau) khi anh bắt đầu bán sp này ko? Nếu như vậy, làm thế nào anh thắng buybox trong khi mới bắt đầu? Tôi có thể hơi sai nhưng dưới áp lực rằng chạy PPC sẽ ko tạo ra lợi nhuận nếu như ai đó chiếm mất buybox. Cảm ơn anh đã chia sẻ. Chris: Tôi tạo ra listing của sp, vì thế tôi sở hữu trang listing sp. Tôi không cõng sp nào khác trong listing cả. Thôi ko chiến đấu tranh giành buybox. Hỏi tiếp: Cảm ơn Chris. Tôi hỏi bởi vì tôi suy nghĩ mãi về chuyện này. Amazon có cho phép anh tạo ra 1 trang riêng để listing 1 sp đã đang được bán trên AMZ? Làm thế nào?( Có phải là anh cứ đưa đại 1 thương hiệu vào sp của mình?) Cảm ơn vì anh đã đóng góp. Chris: Tôi đóng nhãn riêng cho sp của mình. Tôi ko mất thời gian đóng nhãn cho nó cho tới khi tôi biết rằng nó có thể bán được. 1000 sp sau đó của tôi sắp đến vào tháng sau thì tôi mới dán nhãn riêng. Hỏi: Thế thì tôi đã hiểu rồi. Anh dành 500$ đầu tư và anh kiếm về 500$ vốn + có lợi nhuận 500$ nữa? Như vậy doanh thu của anh là 1000$? Xin lỗi vì hỏi chi tiết 1 chút nhưng tôi chỉ muốn hiểu thật kĩ vấn đề này. Chris: Chính xác, anh nói đúng chỉ lệch +/- 100$. Tôi đã chạy PPC hơi quá nên lợi nhuận của tôi có hơi kém hơn 1 chút.
  • 7. 7 Hỏi: Anh có đặt mẫu trước ko hay là cứ đi 50 cái luôn? Tôi ví dụ anh tự chụp ảnh. Khi sp của anh sang tới nơi với nhãn riêng thì anh có update ( cập nhật) lại ảnh của mình ko? Cảm ơn anh đã chia sẻ rất hay. Sp đầu tiên của tôi đã tới Amz và tôi đang cố gắng đi thêm 1 sp nữa. Chris: Tôi tự chụp ảnh. Tôi ko đặt hàng mẫu. Tôi tính toán 200-250$ bao gồm phí ship là con số tôi dành để mua sp mẫu. Khi tôi tìm ra nhà cung cấp lâu dài, tôi đặt 2 mẫu từ họ và đảm bảo rằng chất lượng giống như loại tôi đang bán. Hỏi: Làm thế nào anh tìm được 1 thứ gì đó trên AliExpress mà anh có thể hòa vốn ? Nó rẻ hơn trên Amazon 10-20% bao gồm phí FBA ... Có ai đó gặp may với đơn hàng sỉ trên Ali ko? Chris: Có một số mỏ vàng trên AliExpress. Không phải tất cả mọi sp đều ngon. Một thứ tôi tìm ra là người bán trên AliExpress cũng chính là người bán trên Alibaba với số lượng nhỏ 50-100 cái. Nếu bạn tìm được 1 sp trên AliExpress và với cùng người bán như trên Alibaba, sau đó hãy liên lạc với họ và hỏi xem liệu họ có chấp nhận giá thấp hơn hay MOQ( Minimum Order Quantity – số lượng đặt hàng tối thiểu) ít hơn hay ko. Tôi tìm được 1 sp họ đăng chỉ 3.5$ trên AliExpress nhưng khi tôi hỏi giá trên Alibaba họ chào tôi 2.5$ với MOQ là 100 cái. Sau đó họ cho tôi thanh toán qua AliExpress link, và thay đổi giá. Cái hay của việc giao dịch qua AliExpress là bạn có thể mua đảm bảo. Nếu bạn ko hài lòng với đơn hàng, bạn có thể được hoàn tiền. Hãy xem chi tiết trên website của họ. Hỏi: Tôi khá tò mò về sự cạnh tranh của anh như thế nào? Tôi đã tìm thấy 1 sp mà tôi nghĩ tôi sẽ ứng dụng chiến lược thách thức của anh, tuy nhiên, số lượt reviews cho top 16 sp đầu có vẻ như khá cao. Chắc chắn là có nhu cầu đối với sp, và biên độ lợi nhuận có vẻ ngon nhưng với từng đó lượt reviews...thì liệu sp của tôi có thể bán nổi ko? Nó có thể coi là 1 lá cờ đỏ( ý nói sp hot) hay là nên hoãn sự sung sướng lại? Mong anh giải đáp để tôi có thể chiến. Chris: Tôi có thể nói theo kinh nghiệm của mình. Đối thủ số #1 của tôi có 400-500 reviews và xếp hạng 1000 BSR. Khi tôi đăng 50 sp đầu tiên lên, họ có 600-700 reviews. Hôm nay họ đã có hơn 1000 reviews. Khi tôi bắt đầu, tôi đặt PPC tự động hết $2.5 mỗi click mà chả có reviews nào và vẫn có đơn hàng trong ngày đầu tiên tôi chạy PPC. Đến cuối tuần đó tôi có 8 sales, vì thế nó rơi vào 1 sales/ ngày trung bình. Khi tôi bắt đầu có reviews, tôi bắt đầu có nhiều sales hơn. Tôi muốn nói là cứ lấy vài sp và bán đi. Rõ ràng là nên đặt giá cạnh tranh khi bạn ko có reviews. Bạn có thể tăng giá lên khi bạn có nhiều reviews hơn. Một điều mà tôi vẫn tự hỏi chính mình là nếu như sp này ko bán được thì tôi có thể thu hồi vốn ko? Chi phí cho 1 sp của bạn là bao nhiêu? Giá sp + giá ship tới bạn + phí chuẩn bị cho FBA + phí gửi hàng sang kho AMZ + phí FBA và bất cứ chi phí nào bạn phải trả cho sp đó. Bạn có thể bán nó và bạn thu hồi vốn ngay cả khi bạn ko mất tiền? Hoặc là ko mất quá nhiều? Nếu bạn có thể, hãy dẹp lo lắng sang 1 bên và nhảy vào mà làm. Bạn chỉ phải học cái nào làm được và cái nào ko làm được. Hỏi và Đáp với Scott: Hỏi: BSR là gì và tôi sử dụng nó như thế nào? BSR là con số thể hiện thứ hạng của sp đó trên Amazon. Nó là chỉ số AMZ dùng để nói cho bạn biết liệu sp của bạn có độ thông dụng như thế nào. Ví dụ nếu sp có BSR là #1 thì nó là sp thông dụng nhất trong danh mục đó. Nếu nó có BSR là 1000 thì nó là sp thông dụng thứ 1000 trong danh mục đó.
  • 8. 8 BSR thực chất chỉ là 1 cách đánh giá. Ví dụ 1 sp BSR 3000 trong danh mục Home and Kitchen có thể đạt 25 sales mỗi ngày hiện nay nhưng trong 3 tháng nữa thì sp có BSR tương tự trong cùng danh mục có thể đạt 40 sales mỗi ngày bởi vì cả danh mục đang bán tốt. BSR ko thể cho bạn biết chính xác số lượt sales- con số này thay đổi mỗi lúc nhưng nó có thể cho bạn biết 1 chút xem sp đó bán tốt như thế nào. Một công cụ nữa có thể cho bạn nhiều thông tin hơn là JungleScout. CÔng cụ này dùng hệ thống xếp hạng để đánh giá lượt sales của sp. Ví dụ, JungleScout có thể chỉ ra 1 sp bán được doanh thu $25,000 hay là 1500 sp tháng trước đó. Lại nữa, con số này có thế ước lượng nhưng bạn có thể dùng chúng để xem liệu 1 sp có đang bán tốt ko trước khi bạn lao vào bán. Bởi vậy bạn có thể dùng nó để nghiên cứu sp tiềm năng và cố gắng xác định xem nên làm sp nào. Tôi khuyến cáo nên chọn 1 sp với BSR từ 6000 trở xuống bởi vì với BSR đó, bạn có thể kiếm 10 sales/ngày. Hỏi: Nếu như AMZ đang bán 1 vài sp trong danh mục của bạn, đó có phải là điều làm bạn lo lắng ko? Anh có tránh những sp mà có thể khiến anh phải cạnh tranh trực tiếp với AMZ? Tôi nghĩ điều này tùy thuộc vào việc có bao nhiêu sp đang bán cạnh tranh với bạn. Nếu chỉ là 1sp, tôi sẽ ko lo lắng lắm, nhưng nếu họ đang bán 5 sp thì bạn có thể hơi xoắn đấy. Điều bạn cần cân nhắc là độ sâu của thị trường. Một seller trong cộng đồng của chúng ta, Greg Mercer đã nói như này: “Tất cả việc tôi đang cố gắng làm là kiếm 10% (thị trường)” Khi bạn nhìn vào sp này, liệu có còn đất cho bạn nhảy vào vào và chiếm 10% thị trường hay ko? Thậm chí nếu AMZ đang bạn 20 listings trong danh mục của bạn, nếu như 5 vị trí tiếp theo đang bán hơn 10 sp mỗi ngày, cơ hội nào cho bạn nhảy vào chiếm 1 vị trí trong số 5 vị trí đó? Nếu bạn làm tốt, thậm chí bạn còn có thể đá đít AMZ . Để cụ thể hơn, hãy ví dụ bạn có số liệu 10 listings cho sp bạn đang cân nhắc. Có thể sp đầu tiên là của AMZ, và nó có BSR trong top 100. Nhưng nếu sp tiếp theo chỉ là 1 sp thông thường( chả có brand gì) và nó có BRS 800. Và sp tiếp theo cũng là sp thông thường và có BSR 1000-15000. Đó vẫn là 1 thị trường tốt để nhảy vào, đặc biệt là nếu như các sp đang bán trong ngách đó ko có cả tấn reviews. Cũng như vậy, đừng xoắn lên nếu trông thấy sp private label. Một số người nghĩ rằng nếu như có ai đó đã làm sp private label rồi thì chả có cửa gì để nhảy vào ngách đó. Nhưng thực tế là nếu như họ làm được thì chứng tỏ bạn cũng làm được. Tất cả việc bạn cần làm là nghĩ xem “Tôi có thể làm gì để cạnh tranh trực tiếp với 1 seller cụ thể nào đó, hay nhảy vào vị trí đó, hoặc tiến tới gần vị trí đó?” Sau đó thì bạn nghiên cứu listing của họ. Bạn có thể thấy rằng họ có 300 reviews và listing nhìn khá ngon. Bạn có thể tối ưu ảnh sp. Có thể bạn tối ưu listings, và có thể chi nhiều hơn cho PPC. Nếu bạn nhìn thấy cửa làm như thế, thì đó là cơ hội cho bạn làm tốt hơn và kiếm được tiền. Ko quan trọng là ngách đấy có sp private label hay là đang bán bởi AMZ, điều quan trọng là tiềm năng thị trường có lớn ko và độ sâu của ngách đó. Nếu bạn cảm thấy có thể nhảy vào và chiếm 10% thị trường và nó tạo ra cho bạn 10 sales mỗi ngày thì chẳng sợ là có bao nhiêu sellers hay là họ đang bán cái vẹo gì ko quan trọng.
  • 9. 9 Hỏi: Khi test( thử nghiệm) thị trường với phương pháp “thách thức 500$” nếu như chứng minh được rằng 1 sp thông thường bán được và sau đó anh chuyển sang làm sp thương hiệu cá nhân( private label product) thì anh có tạo listing mới ko? Hay là anh chỉnh sửa listing cũ? Anh có khiến cho 2 sp đó cạnh tranh với nhau hay ko? Tốt hơn hết là giữ nguyên listing hiện tại và chỉnh sửa nó thôi bởi vì nó đã có lịch sử ra đơn hàng rồi và hi vọng là có vài reviews. Bạn vẫn bán đúng sp đó, chỉ là thêm vào nhãn hiệu riêng và có thể thêm đóng gói bao bì. Làm việc theo cách đó sẽ giảm bớt phiền phức và giảm bớt khối lượng công việc bạn phải làm bởi vì bạn ko phải tạo ra 1 listing mới. Bạn chỉ tận dụng lợi thế của công việc bạn đã hoàn thành xong. Hỏi: Về phần chiến lược ban đầu để launching sp, theo anh thì cái nào tốt hơn: đặt giá để bán và hòa vốn( hoặc chịu lỗ 1 tí) để tăng tỉ lệ chuyển đổi hay là đặt giá cao hơn và trải nghiệm việc ra đơn chậm hơn? Trong thời gian đầu tôi thích để giá thấp hơn nhằm mục đích có 1 vài sales dễ dàng sớm. Sau đó tôi sẽ tăng giá từ từ. Tôi nghĩ làm theo cách đó, bạn sẽ có nhiều sales tự nhiên hơn. Tôi ví dụ nhé: tôi đã làm điều đó đối với sp đầu tiên của tôi, sp đó bán khá tốt nhưng sau đó bắt đầu thoi thóp. Khi tôi giảm giá xuống 2$, tôi đang có 45 sales 1 ngày tăng vọt lên 81 sales ngày hôm sau. Điều tôi thay đổi duy nhất chỉ là giảm giá xuống 2$. Một số người sẽ nói: “Ừ nhưng mà anh đánh mất 2$ lợi nhuận trên mỗi sp rồi”. Bạn có thể nhìn theo cách đó, nhưng thực tế là việc tôi làm đã tăng thứ hạng cho keywords của tôi đối với các đơn hàng đó, bởi vậy giờ đây việc có thêm nhiều sales hơn trong tương lai lại trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Và thế là tôi lại có thêm nhiều reviews hơn từ những sales đó, và nhiều reviews hơn đồng nghĩa với việc có nhiều sales hơn. Tôi nghĩ bạn nên đặt giá như nào cho dễ bán trong thời điểm ban đầu. Khi bạn mới đăng sp, bạn thực sự ko biết giá bán chính xác là bao nhiêu. Bạn chỉ có một ý tưởng rằng đối thủ của bạn đang bán sp tương tự và bạn biết sp của bạn chất như thế nào và so sánh listing của bạn với đối thủ. Tuy nhiên, giá sp ban đầu thực sự chỉ là 1 sự phỏng đoán có nhận thức. Cá nhân mà nói tôi sẽ khởi đầu giá thấp và nâng dần lên. Ryan Moran – 1 siêu nhân FBA, chỉ ra rằng anh thà có sales mà ko có lợi nhuận còn hơn là ko có sales nào và cũng ko có lợi nhuận. Nếu bạn có sales, ít nhất bạn cũng xây dựng được ranking( thứ hạng) và bạn lại có thêm cơ hội để có thêm vài reviews nữa. Tôi sẽ chọn có sales mà ko lợi nhuận còn hơn là ko có sales nào suốt cả tuần. Tôi thà bán sp với giá hòa vốn còn và bôi trơn cho bánh xe bán hàng đó còn hơn. Một việc đáng cân nhắc là tăng giá lên bao giờ cũng dễ hơn giảm giá xuống, đặc biệt là khi bạn bán thứ gì đó kiểu như là thực phẩm bổ sung- dầu cá chẳng hạn. Nếu người ta mua 1 giá và sau đó bạn hạ giá xuống, một số người sẽ nổi điên lên và đòi trả lại hàng. Chẳng ai nổi điên nếu bạn tăng giá ngay sau khi họ vừa mua xong. Hỏi: Khi anh tìm thấy 1 sp ngon và anh chuẩn bị làm ra 1 thương hiệu khác biệt, lời khuyên của anh là gì để tạo nên sự khác biệt cho sp đó? Anh có thể làm gì để khiến nó nổi bật hơn so với đối thủ?
  • 10. 10 Có một vài chiến lược khác nhau trong chuyện này. Đầu tiên là nếu bạn có thể tìm thấy 1 sp có thể bổ sung cho nó. Bạn ko cần thiết phải chỉnh sửa sp đó, bạn chỉ cần sửa cách đóng gói. Trong rất nhiều trường hợp, điều đó là đủ để tạo nên sự khác biệt của sp. Tôi nghĩ đó là cách dễ nhất bởi vì bạn ko phải lo lắng chỉnh sửa sp như thế nào, phải nhuộm màu nó ra sao hoặc là chế tạo nó khác đi. Bạn cũng có thể yêu cầu nhà cung cấp xem có lựa chọn nào khác mà họ có thể làm được hay ko. Họ có thể có các tiêu chuẩn khác mà họ có thể làm để tạo cho sp sự khác biệt. Nhưng hãy nhớ, làm nó khác biệt ko có nghĩa là khiến nó tốt hơn. Đừng chỉ nghĩ đến việc làm nó khác biệt chỉ để khác biệt- mà hãy nghĩ xem làm cách nào để khiến nó tốt hơn. Một cách tuyệt vời để có những ý tưởng là nhìn quanh tất cả những đánh giá của các đối thủ cạnh tranh, thậm chí cả những đối thủ ko bán sp giống hệt của bạn. Nhìn xem họ nói gì, đặc biệt là những reviews xấu, và lắng nghe họ phàn nàn về điều gì. Họ có thể nói “Nó rất cứng khi cầm trên tay”. Bạn có thể làm nó mềm hơn ko? Bạn có thể nghe họ kêu ca: “Sp có mùi gì khắm lắm”. Bạn có thể hạn chế bớt mùi của sp ko? Đó là những thứ mà bạn có thể chú ý tới để cải thiện trên sp của mình. Và sau đó bạn có thể gọi tên chúng ra trong listing và mô tả sp của bạn, chỉ ra những điểm tốt hơn của bạn so với đối thủ. Hỏi: Bạn vừa nói về cách mà bạn chạy chiến dịch PPC rằng bạn bắt đầu với chế độ tự động và theo dõi xem nó diễn biến như thế nào. Nhưng sau 7 tới 10 ngày khi bạn dừng chiến dịch và bắt đầu lôi các từ khóa ra để xây dựng chiến dịch quay tay thì bạn có còn chạy chiến dịch tự động nữa ko? Điều đó tùy thuộc vào chiến dịch của bạn chạy như thế nào. Nếu chiến dịch đó ko hoạt động tốt lắm ví dụ như 1 AcoS là 50% hoặc hơn thế, thì khả năng là tôi sẽ bỏ nó. Nhưng nếu nó chỉ là 30% hay thấp hơn, tôi sẽ vẫn chạy tiếp. Ví dụ, tôi có 2 chiến dịch tự động đang chạy hiện nay. Một chiến dịch đã chạy từ tháng 12 và tôi không hề để mắt tới, vì lần cuối tôi xem thì AcoS của nó chỉ đâu đó 28%. Tôi chỉ dành ngân sách 25$/ ngày nhưng nó chạy tự động và mang lại lợi nhuận nhiều hơn thế. Quyết định của bạn ko thực sự phụ thuộc vào việc nó là chiến dịch tự động hay quay tay mà nó tùy thuộc vào con số. Cũng như vậy, đừng quá vội vàng khi đưa ra quyết định. Đợi 7-10 ngày bởi vì nó mất thời gian cho PPC thể hiện kết quả thông qua những con số. Hãy nhớ, những con số này ko phải số thực theo ngày. Một chiến dịch có vẻ khá tệ nhưng đột nhiên sales tới liên tục và nó lại trở nên NGON. Hỏi: Tôi đã tìm trong suốt 4 giờ/ ngày và suốt 2 tuần nhưng tôi vẫn ko thể tìm ra 1 sp mà tôi thích hoặc là nghĩ sẽ thành công. Việc tìm sp có mất nhiều thời gian đến thế ko, hay là do tôi quá tệ trong việc tìm sp? Cũng tùy. Đối với vài người, việc đó tốn thời gian. Đôi khi, vấn đề ở đây là bạn quá đắm đuối vào 1 ngách cụ thể và ko thể tìm ra được sp trong ngách đó. Nếu như bạn ko thể tìm được sp trong ngách đó thì đừng để việc đó ngăn cản bạn. Hãy tìm kiếm 1 sp khác, 1 ngách khác. Thông thường, để thực sự hiệu quả trong việc tìm kiếm sp bạn nên dành 40-80 giờ làm việc. Đừng nôn nóng, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn tìm được sp đầu tiên. Hỏi: Việc xây dựng FB fanpage hay email list có quan trọng ko? Tôi có bắt buộc làm điều đó hay là có thể bỏ qua nó?
  • 11. 11 Bạn có thể bỏ qua, nhưng sau đó bạn sẽ phải tìm 1 cách nào khác để lấy reviews và sales ban đầu. Bạn có thể phải trả tiền để có được sp của bạn giao đến cho những người reviews và để nó được quảng bá trên các nền tảng khác nữa. Về lâu dài mà nói, bạn sẽ muốn tạo nên một danh sách email của riêng bạn để bạn có thể quảng bá tới những người này hết lần này tới lần khác, nhưng bạn có thể bỏ qua việc đó bây giờ. Bạn sẽ phải dành thêm 1 số tiền nếu bạn ko có FB page hoặc là 1 danh sách email. Nếu như bạn xây dựng 1 FB page, có thể bạn sẽ tốn 300$ để tạo nên 1 đội fan chừng 3000 người. Sau đó bạn phải dành 5-10$ mỗi ngày để tiếp cận với họ. Nếu bạn xây dựng 1 danh sách email thay vào đó, bạn sẽ phải xây dựng 1 phần mềm gửi thư tự động và tạo nên 1 landing page, nhưng nếu bạn có thể liên hệ với những người này bất kì lúc nào bạn muốn mà ko phải trả tiền thêm cho quảng cáo. Hoặc là bạn có thể trả tiền cho dịch vụ kiểu như Tomoson.com để sử dụng danh sách của họ. Điều đó tùy vào bạn. Điều quan trọng là có sales sớm dễ dàng và có review. Hỏi: chi phí ship hàng từ TQ bằng đường hàng ko gần như cao bằng tiền chi phí mua hàng. Có cách nào tốt hơp để vận chuyển ko, hay chi phí đó là bình thường? Chi phí vận chuyển tùy thuộc vào việc hàng hóa của bạn to và nặng như nào. Nhưng đừng có quá lo về điều đó. Điều duy nhất bạn nên quan tâm là tỉ lệ lợi nhuận như nào. Tôi cho bạn 1 ví dụ như này. Tôi đang tìm kiếm 1 sp hôm nay và tôi có 1 số báo giá. Lúc đó tôi nghĩ là giá sp là 2$/ cái và nó sẽ mất thêm khoảng 2$ nữa cho mỗi sp khi chuyển hàng từ TQ sang. Nhưng tôi biết là tôi có thể bán được với giá $20, vì thế bạn có nghĩ rằng tôi thật sự quan tâm đến việc chi phí vận chuyển bằng giá sp hay ko? Tôi chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng. Tôi sẽ mất chi phí bao nhiêu để đưa hàng vào FBA và sau đó chi phí FBA sẽ là bao nhiêu? Tôi biết đó là 1 sp đáng giá 20$, tôi sẽ mất phí FBA là $5. Nếu sp đó tốn của tôi 4$ để sản xuất và vận chuyển từ TQ, thì tổng chi phí của tôi là $9. Như vậy tôi có 11$ lợi nhuận. Nếu tôi chạy quảng cáo PPC và nó tốn của tôi $1 để bán 1 sp thì tôi vẫn có thể kiếm được 10$ mỗi cái. Đó chính là điều tôi tìm kiếm. Nói chung là, chi phí ship hàng sẽ rơi vào tầm $6-$7 mỗi kg ( tức là 2.2 pounds). Cứ gọi cho là $3.50 mỗi pound. Khi bạn nhìn vào con số này, sẽ rất dễ nghĩ là “Tôi sẽ tốn $4000 tiền hàng và $2500 tiền vận chuyên. Phải có cách nào đó để cắt giảm chi phí này xuống!” Nhưng khi bạn giảm xuống thì cũng chỉ giảm thêm được $1.50 hay $2 mỗi sp. Nếu như vận chuyển bằng máy bay, tôi sẽ có sp trong vòng 3 ngày. Tôi có thể đưa hàng sang bằng tàu và tiết kiệm $1 mỗi sp? Có thể nhưng tôi ko thích chờ đợi điều đó. Tôi ko thích gặp vô số phiền toái với việc khai hải quan và dịch vụ cảng, để hàng nằm chờ ở bến tới 10 ngày và đi trên biển mất cmn 3 tuần, và sau đó là việc đàm phán với các cty gom hàng lẻ. Tôi biết 1 số người ở đây đã thành công với việc đó, nhưng tôi ko muốn gặp rắc rối. Tôi muốn đặt hàng, muốn nó được sản xuất và giao cho tôi trong vòng 3 ngày thôi. Tôi sẽ trả thêm tiền vận chuyển bằng máy bay nếu nó có hiệu quả. Nếu nó ko hiệu quả, thì sp đó cũng chẳng kiếm ra tiền cho tôi. Khi bạn đã đạt tới cảnh giới bán được 30 sp mỗi ngày, và bạn có cảm nhận sp đó bán được như thế nào qua 1 thời gian thì sau đó bạn hãy có thể quay lại và tìm cách tối ưu để kiếm thêm 1$ mỗi sp. Nhưng đó
  • 12. 12 ko phải là ngay bây giờ, hãy cứ tìm 1 sp có hiệu quả nhất, vận chuyển nó bằng máy bay và giữ cho mọi thứ thật là đơn giản thôi. Hỏi: Nếu tôi có 1 thứ hạng tốt cho 1 sp nhà bếp bởi vì tôi có nhiều sales reviews nhưng tôi lại muốn bắt đầu 1 sp ví dụ như là đồ làm vườn, thì liệu lịch sử bán hàng kia của tôi có giúp được gì ko? Nó cũng có thể có ích trong 1 số mặt đấy. Bạn sẽ ko thể có được 1 sự thay thế hoàn toàn tự động trong ngách sp làm vườn bởi vì bạn đã bán 1 cái gì đó, nhưng bạn có những feedback( phản hồi) tốt của khách hàng và bạn được nhìn nhận như là 1 seller tin cậy. Điều đó là hữu ích. Lí do để tôi khuyến khích bán nhiều sp trong cùng 1 ngách là bởi vì khi đó bạn có thể tạo nên 1 thương hiệu sp. Nếu ai đó mua sp ép tỏi của bạn và thích nó, thì khả năng cao là họ sẽ quay lại và mua nạo cà rốt. Nhưng nếu sp thứ 2 của bạn lại là 1 cái xẻng xúc đất, thì hiệu quả thương hiệu của bạn chẳng có ý nghĩa gì mấy. Thậm chí nếu như họ yêu sp ép tỏi của bạn, thì gian hàng của bạn cũng ko phải là số 1 trong tâm trí họ về sp làm vườn. Hỏi: Anh có gợi ý nào cho việc chụp ảnh sp? Anh tự chụp hình hay là anh thuê ngoài? Cá nhân tôi tự chụp hình bởi vì đó là nghề của tôi rồi. Nhưng thực ra thì tốt nhất bạn nên tìm 1 thợ ảnh địa phương, nếu có thể. Đây là 1 việc dễ dàng đối với 1 thợ ảnh chuyên nghiệp bởi vì họ có tất cả đồ chơi để chụp ảnh rồi. Họ có thể làm nhanh mà lại còn đẹp. Nếu bạn ko thể tìm thấy thợ ảnh nào ở gần, thì có thể cân nhắc thuê online trên các trang như Fiverr.com và Upwork.com( trước đây là oDesk). Nhưng sẽ dễ làm việc với ai đó ở địa phương bạn vì bạn chỉ cần mang sp đến cho họ chụp thôi. Hỏi: Nếu anh phải chọn các loại khác nhau của cùng 1 sp ví dụ như là thức uống dạng bột mà có nhiều hương vị khác nhau, thì anh sẽ đăng 1 listing dạng mẹ-con( kiểu đăng 1 sp chính và có các nhánh con bên dưới) hay là anh sẽ tạo ra nhiều listing cho mỗi hương vị đó? Chắc chắn là tôi sẽ đăng kiểu listing mẹ-con trong đó các hương vị là những biến thể khác nhau trong cùng 1 listing tổng. Theo cách đó thì tất cả các reviews sẽ gộp cùng nhau nhờ vậy thì tất cả các hương vị khách nhau sẽ nâng sales của nhau lên. Ví dụ, nếu bạn có 1 hương vị chanh màu hồng ko bán tốt lắm, người mua vẫn nhìn thấy tất cả đánh giá cho vị dâu trên trang đó. Bởi vậy bạn vẫn có những bằng chứng thực tế để giúp cho người mua lựa chọn sp chanh hồng. Việc đó cũng đúng đối với kích cỡ và màu sắc. Ko quan trọng là bạn có bao nhiêu loại, tôi khuyến khích bạn đăng listing kiểu mẹ-con. Đó là cách Amazon muốn bạn làm theo, và điều đó đem lại lợi ích cho bạn. Tất cả các biến thể đó cũng như là những listing độc lập. Chúng cũng có hình ảnh riêng. Chúng cũng có tên riêng. Tất cả chúng đều có mô tả riêng. Chúng cũng có từ khóa riêng. Bởi vậy bạn có thể xây dựng listing đó như là một pháo đài của cỗ máy tìm kiếm thần thánh bởi vì bạn có tất cả những thứ đó trỏ về cùng 1 trang. Một việc khác cũng có tác dụng đó là đa dạng hóa số lượng . Ví dụ bạn có gói 2sp và gói 5sp. Bạn có thể quảng cáo gói 5sp bởi vì bạn biết rằng đó là gói có lợi nhiều nhất. Nhưng nếu ai đó chưa quyết định mua 5sp thì họ có thể mua gói 2sp thay vì chẳng mua cái nào cả. Bằng việc chào bán hai gói sp trong cùng 1 listing, bạn có thể tăng tỉ lệ chuyển đổi.
  • 13. 13 Nói chung là bất kì khi nào bạn có những cách đa dạng hóa như thế và bạn đăng listing kiểu mẹ-con thì bạn sẽ nhận thấy 1 sự tăng nhẹ về tỉ lệ chuyển đổi bởi vì khách hàng tiềm năng có thể có nhiều lựa chọn cùng lúc. Hỏi: Nếu như anh dùng AliExpress và theo phương pháp “Thách thức 500$”, thì việc dán nhãn riêng của sp ngay lập tức có đúng là một việc đáng quan tâm hay anh cho rằng đó là việc anh có thể làm sau? Bạn có thể làm việc đó sau. Đó chính xác là cách truyền thống mà những người thực hiện phương pháp “Thách thức 500$” vẫn làm. Bạn sẽ muốn đưa thương hiệu của bạn vào listing và tiêu đề ngay khi bạn đăng sp, ngay cả khi trên bao bì chẳng có in gì cả, bởi vì bạn có thể bắt đầu xây dựng sự nhận diện cho sp đó. Nếu sp của bạn được đựng trong túi hay hộp, bạn cũng có thể tự mình dán 1 cái nhãn đơn giản trên đó khi bạn nhận được sp. Cũng ko có nhiều sp lắm nên việc đó bạn có thể làm mà ko tốn quá nhiều thời gian. Hoặc là bạn cứ việc ship hàng chẳng cần nhãn mác gì cả trong khi bạn kiểm tra xem sp đó có hiệu quả ko, và thêm nhãn hiệu cho nó vào bao bì sau này. Khi bạn thêm thương hiệu vào thì bạn cần thay hình ảnh để thể hiện bao bì mới, nhưng bạn vẫn sẽ giữ nguyên listing. Đó vẫn là cùng 1 sp. Hỏi: Anh xử lí với nhà cung cấp bên TQ như nào nếu họ cuối cùng lại bán sp giống hệt như anh, hay đó là 1 điều ko thực sự làm anh lo lắng? Đầu tiên là đừng lo lắng về cái điều giả sử. Cứ làm thôi. Chúng ta có thể ngồi đây cả ngày và chỉ nói về các nhà cung cấp TQ và Ấn Độ và tất cả những người khác đang làm hàng private label có khả năng bán sp giống hệt của bạn ở ngoài đó, nhưng đó ko phải là bây giờ, vì thế đừng có mà lo lắng làm gì. Cũng thế, nếu bạn làm mọi việc 1 cách đúng đắn- tạo 1 listing tốt, có feedback và review chất, cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời, đối xử với nó như là 1 business thật sự thì bạn chả có gì phải lo lắng. Hãy nhớ, bạn đang cố gắng có 10 sales mỗi ngày đối với sp đó. Bạn ko cần kiếm cả triệu $ từ chỉ 1 sp. Vì thế nếu mọi người và cả mẹ của họ có nhảy vào bán sp giống như bạn thì chừng nào anh vẫn đạt được mốc mà anh đặt ra thì chả có quái gì phải lo. Câu hỏi kiểu như này tôi nghe nhiều lắm rồi, nhưng sự thật là chúng ta ko thể kiểm soát tương lai, chúng ta ko thể kiểm soát việc người ta làm gì. Tất cả chúng ta kiểm soát được là việc chúng ta làm, bởi vậy hãy hành động đi và tạo ra listing đẹp nhất có thể. Tôi ko thể đảm bảo rằng sp đầu tiên của bạn sẽ là 1 phi vụ ngon, nhưng tôi có thể đảm bảo rằng nếu bạn chẳng làm việc gì thì bạn sẽ chẳng nhận được bất kì cái gì. Nếu làm việc gì đó, thì sẽ có điều gì đó sẽ xảy ra. Nó có thể ko phải là cái bạn muốn, nhưng bạn sẽ học hỏi được điều gì đó. Tôi cho bạn 1 ví dụ. Tôi đã ko đạt được điều tôi đặt ra ở sp thứ hai mà tôi bán. Tôi nghĩ là tôi sẽ bán được 20 sales mỗi ngày, nhưng hóa ra sp đó nó lại có tính thời vụ hơn là tôi nghĩ, thế nên tôi chẳng đạt được bất kì con số nào gần với số lượng tôi đặt ra. Tôi cảm thấy như là 1 sự thất bại, nhưng sự thật là tôi vẫn bán được 3-5 sp mỗi ngày dù cho quá mùa. Đó ko phải là điều tôi mong đợi, nhưng tôi vẫn kiếm được $
  • 14. 14 từ nó, thế thì sao phải coi đó là 1 thất bại? Một số sp có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi vốn – có thể chỉ bán được 5 thay vì 10 sp –nhưng thật khó để thất bại hoàn toàn trên Amazon. Mặt khác, bạn ko thể hi vọng mọi thứ hoàn hảo ngay từ đầu. Sẽ có những cú vấp ngã trên hành trình. Nhưng nếu bạn lo lắng mất 1000$ đã đầu tư thì có thể đây ko phải là thời điểm hợp lí để bạn bước vào business này. Đừng đánh cược 1000$ cuối cùng của bạn vào việc này. Tập trung chi trả hóa đơn của bạn và kiếm thêm 1 ít tiền, sau đó dùng số tiền đó trải nghiệm business này nếu bạn thực sự muốn. Hỏi: nếu tối ko thể tìm thấy sp tôi muốn trên Alibaba, thì đó là 1 việc tốt hay là 1 việc xấu? Tôi có thể tìm kiếm sp ở chỗ nào nữa? Nếu bạn ko thể tìm được chính xác sp trên Alibaba, cố gắng tìm 1sp khác tương tự. Cơ hội là nếu như họ đã sản xuất 1 sp thương tự hoặc 1 sp trong cùng danh mục đó, thì họ cũng có thể làm được sp mà bạn tìm kiếm. Một phương pháp khác là tìm kiếm trên danh bạ như Thomas-Net, với nhiều nhà cung cấp từ Mĩ và Canada. Hãy nhớ rằng bạn thường ko tìm được 1 giao dịch giá tốt cho những sp này bởi vì chi phí nhân công ở đây cao hơn. Nhưng hãy tiếp cận với những nhà cung cấp đang sản xuất sp tương tự, cho họ biết bạn muốn gì, và khả năng cao là họ sẽ có thể làm nó. Hãy bảo họ làm 1 sp mẫu và gửi cho bạn, và đó là cách chúng ta bắt đầu. Hỏi: Anh nói 1 chút về Jungle Scout và Feedback Genius. Anh có dùng công cụ nào đó khác ngay lúc này ko và anh thích dùng công cụ nào? Luôn có các công cụ, nhưng tôi là người tin rằng chỉ nên dùng công cụ bạn cần trong thời điểm đó. Tôi đã liệt kê 1 danh sách các công cụ ở trong cuốn sách này, nhưng công cụ tôi thường dùng nhất là Jungle Scout, AmaSuite , Feedback Genius và Camelcamelcamel. Bạn có thể đăng sp đầu tiên mà chỉ sử dụng công cụ miễn phí. JungleScout khiến cho việc nghiên cứu sp thực sự nhanh và dễ dàng nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể lấy số liệu từ Amazon, nó chỉ mất thời gian hơn 1 tí thôi. Hỏi: Tôi có cần 1 địa chỉ email với tên miền riêng của tôi để liên hệ với những nhà cung cấp tiềm năng ko? Hay là chỉ cần Gmail/ Yahoo? Bạn ko cần email với tên miền riêng. Tôi thực ra chỉ tạo 1 Gmail riêng để liên hệ với nhà cung cấp. Nó ko cần thiết phải gắn với business của tôi bởi vì tôi ko muốn có hàng tấn email của Alibaba trong tài khoản email chính của mình. Khi bạn tạo 1 tài khoản trên Alibaba, bạn sẽ phải gửi và nhận thư của họ thông qua hệ thống email của Alibaba. Nhà cung cấp thậm chí còn ko biết email của bạn ngay lần đầu tiên họ nhìn thấy tin nhắn của bạn. Hỏi: nếu tôi đã chạy PPC và vẫn ko ra được đơn hàng, tôi nên làm gì để tăng sales? Thật khó để nói xem điều gì đã sai mà ko biết vào sp riêng biệt của bạn là gì, nhưng có 1 số gợi ý giúp bạn có thể cân nhắc.
  • 15. 15 Nếu bạn đang chỉ chạy 1 chiến dịch tự động, hãy kiểm tra xem bạn đã tối đa chi phí trong ngân sách của bạn chưa? Nếu ngân sách vẫn chưa chạy hết thì khả năng là bạn chưa gây được đủ ấn tượng. Bạn có thể cần phải đặt giá mua cao hơn mỗi click để quảng cáo của bạn hiển thị nhiều hơn. Nếu bạn đã chạy hết ngân sách rồi, bạn có thể tăng ngân sách lên một chút để quảng cáo của bạn hiển thị nhiều hơn. Nếu cả 2 việc đó bạn đều làm rồi mà ko kết quả thì bạn có thể chưa nhắm đúng từ khóa cần thiết. Tôi sẽ tạo 1 chiến dịch hoàn toàn mới và trả phí như đề xuất. Amazon có thể gợi ý 100 từ khóa mới cho bạn dựa trên những gì họ nhận thấy có thể liên quan tới listing của bạn. Hãy dùng những gợi ý đó và xem liệu nó có khả thi hơn ko. Điều thứ 3 mà tôi sẽ làm đó là dùng Google Keyword Planner. Có 1 ô trống ghi là “website”. Bạn có thể điền URL đối thủ của bạn trên Amazon vào đó, và nó sẽ nói cho bạn biết tất cả những từ khóa nó tìm thấy liên quan tới listing đó. Sẽ có hàng tấn, 400 hay 500 gì đó. Tôi sẽ lấy hết các từ khóa đó và tạo 1 chiến dịch mới, dùng ngân sách hàng ngày 25$ và đặt giá 75 cent mỗi click để bắt đầu. Bạn sẽ luôn tìm kiếm những từ khóa ko rõ ràng mà người khác ko lựa chọn. Mỗi người có thể chỉ cho bạn 1 sales 1 tuần nhưng nếu như bạn có 100 người của những từ khóa đó thì đó là 1 con số đáng kể đấy. Bạn cũng có thể tìm trong Google Trends để thấy thị trường của bạn đang đi lên xuống như thế nào. Có thể đó ko phải vì sp của bạn. Ví dụ, Amazon có xu hướng bán chậm vào tháng 7 và 8, bất kể là bạn bán hàng gì. Hỏi: Anh nghĩ thế nào về việc gom hết các sp khác nhau mà có cùng 1 kết quả tìm kiếm? Ví dụ, tôi có thể gom sp ép tỏi, sp túi đựng tỏi, sp thái tỏi vào cùng 1 listing, trong khi tất cả mọi người khác chỉ bán riêng lẻ từng sp. Tôi thích điều đó. Nếu bạn làm như vậy tôi gợi ý nên chào bán từng sp theo cách riêng. Tạo 1 listing mẹ- con để mọi người có thể nhìn thấy từng sp riêng biệt và nhìn thấy cả một mớ sp đó. Bạn sẽ muốn quảng cáo cho cả tập sp đó, nhưng làm theo cách này thì bạn cũng có thể nhặt được sales nhiều hơn từ những người chỉ muốn mua ép tỏi hay thái tỏi. Hỏi: JungleScout có cho anh biết kết quả sales mỗi tháng ko? JungleScout cho bạn thứ tự BSR và số lượng reviews gần như sát với thực tế. Nó cũng cho bạn số lượng sales dự kiến theo tháng – con số ước lượng dựa trên các chỉ số. Hỏi: Làm như nào Chúng ta biết rằng cách thanh toán FOB hay TT là thuận lợi hơn? FOB là viết tắt của “Free On Board”. Nó chỉ ra nơi mà trách nhiệm của người bán đối với hàng hóa kết thúc và trách nhiệm của bạn bắt đầu. Ví dụ, “FOB( tên cảng TQ, Shenzen chẳng hạn)” nghĩa là người bán sẽ trả tiền để đưa hàng tới cảng Shenzen và xếp hàng lên tàu. Sau đó, bạn có trách nhiệm đối với việc vận chuyển, khai hải quan và bất kì nghĩa vụ nào khác tới tận khi hàng hóa tới tay bạn. TT là một loại hình thanh toán đặc biệt của Điện chuyển khoản. Nếu đó là cách mà nhà cung cấp yêu cầu thì bạn sẽ phải gửi tiền theo cách đó. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn ko thích thanh toán theo cách này, đặc biệt là khi mới bát đầu. Tôi sẽ dùng bên thứ 3 nếu họ cho phép. Nếu ko thì tôi dùng Paypal, rất nhiều nhà cung cấp ko muốn dùng Paypal nhưng họ sẽ chấp nhận nếu như bạn chịu phí giao dịch. Hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp có chính sách “Đảm bảo thương mại”( bạn sẽ được hoàn tiền nếu có vấn đề) để bảo vệ bạn.
  • 16. 16 Hỏi: nếu như tôi ở Mexico hay là 1 quốc gia khác, đây có phải business tôi vẫn có thể làm hay ko? Hay là tôi nên cân nhắc bán hàng trên 1 nền tảng khác? Bạn hoàn toàn có thể làm business này. Có một số rào cản hơn đối với nó nếu bạn ko sống ở Mĩ, nhưng FBA là một nền tảng tuyệt vời ngay cả khi bạn ở nước ngoài. Rất nhiều người trong chương trình Private Labal Classroom của tôi đang bán hàng từ Thái Lan, TQ, Úc, Đức, Anh và có nhiều quốc gia khác. Họ có điểm chung là bán hàng trên Amazon.com, ko phải Amazon Thailand hay là Amazon UK. Một số họ cũng đang bán trên các trang đó, nhưng Amazon.com là thị trường to nhất. Nếu bạn ở ngoài nước Mĩ, thì tôi cũng khuyến khích bạn bắt đầu với Amazon.com và sau đó suy nghĩ về thị trường trong nước của bạn. Hỏi: Điều gì là quan trọng nhất mọi người phải ghi nhớ? Tôi luôn nói điều này cuối clip trong mỗi lần tôi lên sóng: HÃY HÀNH ĐỘNG! Tôi ở bên cạnh bạn, tôi tin tưởng bạn, tôi nâng đỡ bạn và tôi muốn bạn thành công. Để làm được điều đó, bạn phải hành động đi. BẢNG CHÚ GIẢI $500 Challenge (Thử thách 500$) – Một lời thách đố xuất phát từ Chris Gastin- thành viên nhóm Facebook The Amazing Seller. Ý tưởng là đặt ra ngân sách ban đầu 500$ và sử dụng số tiền đó đưa sản phẩm lên Amazon và chạy quảng cáo. Đây là cách tuyệt vời tốn ít chi phí để thử xem sản phẩm đó có phải là một trong những sản phẩm bạn muốn cung cấp hay không. AcoS (Advertising Cost of Sales – Chi phí quảng cáo bán hàng): Khi bạn chạy quảng cáo, một phần doanh thu bán hàng sẽ được chi trả cho quảng cáo của bạn, một số thì ko. Chi phí bạn đã tiêu tốn cho quảng cáo, được phân chia bởi doanh thu mà bạn đã tạo ra từ các quảng cáo đó. Nó thể hiển dưới dạng phần trăm. Đối với một chiến dịch đang chạy tốt, chi phí quảng cáo bán hàng AcoS sẽ thấp hơn hoặc bằng 30%. Arbitrage ( Kiếm lời dựa vào bán chênh lệch giá) – Sản phẩm mua trực tuyến hoặc trong các cửa hàng để bán lẻ thông qua Amazon FBA. ASIN (Amazon Standard Identification Number – Mã số định danh chuẩn Amazon): Mã số của Amazon được sử dụng để xác định từng sản phẩm trong danh mục sản phẩm. BSR (Best Seller Rank – Xếp hạng người bán tốt nhất): số liệu mà Amazon sử dụng để chỉ cho bạn biết 1 sản phẩm phổ biển như thế nào. Nếu một sản phẩm có ghi BSR #1 thì nó là sản phẩm phổ biến nhất trong danh mục đó. Nếu nó có BSR #1000 thì đây là sản phẩm phổ biến thứ 1000 trong thể loại đó. Bullet point( những điểm chính của sp): Bạn có 5 dòng để liệt kê các tính năng sản phẩm của bạn, được trình bày dưới dạng một danh sách. Chúng gọi là những điểm mấu chốt của sp. Bundle( chùm, bó)– Một sản phẩm được định dạng bởi quy cách đóng gói hơn 1 món cùng nhau thành một đơn vị thống nhất. Bó sp đó sẽ trở thành 1 sản phẩm mới, vì vậy nó cần mã UPC riêng và nó cần được vận chuyển đến Amazon trong một kiện hàng với một nhãn hiển thị rằng nó là một bộ. Buy Box – Một phần của trang bán hàng nơi mà hiển thị nút “Thêm vào giỏ hàng”. Nếu sản phẩm của bạn chiến thắng trong Buybox đó, điều đó đồng nghĩa bạn là người bán mặc định cho mặt hàng đó. Nếu người mua nhấp vào "Thêm vào giỏ hàng", bạn sẽ là người bán mặt hàng đó. (Những người bán khác có thể đăng listing dưới Buybox, nhưng hầu hết người mua sẽ chỉ đơn giản nhấp vào "Thêm vào giỏ hàng" để mua một sản phẩm). Amazon xác định người chiến thắng trong Buybox dựa trên sự tổng hợp giữa mức giá thấp, lượng hàng tồn kho, các lựa chọn gửi hàng được cung cấp, và ghi chép về dịch vụ khách hàng.
  • 17. 17 Nếu bạn không chiến thắng trong Buybox, Amazon sẽ không chạy quảng cáo của bạn, vì vậy sẽ tăng khó khăn gấp đôi khi bán hàng. Conversion – Một thuật ngữ bán hàng thường dùng để chỉ người mua sản phẩm của bạn. (Tại thời điểm bán, bạn đang chuyển đổi một người mua sắm hoặc khách hàng tiềm năng sang người mua hàng). Người ta nói về sự chuyển đổi trong quảng cáo; đó là tỷ lệ phần trăm những người đã xem quảng cáo của bạn (hoặc nhấp vào quảng cáo của bạn) người mà sẽ tiếp tục làm những việc mà bạn đang cố gắng dẫn dắt họ hành động- đó có thể là mua sp của bạn, đăng kí danh sách email của bạn, hay làm việc gì đó khác. Nó là một cách đánh giá mức độ quảng cáo của bạn thành công như thế nào. CTA- Call To Action( kêu gọi sự hành động): một thuật ngữ marketing ám chỉ việc yêu cầu người đọc làm điều gì đó. Ví dụ: “Buy now!”( Mua ngay) hay “Click the button” ( Bấm vào nút này để mua gì đó) FBA- Fulfillment By Amazon: một dịch vụ của Amazon mà ở đó Amazon lưu kho hàng hóa của bạn và giao hàng đến cho khách hàng để hoàn thành giao dịch. Amazon cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng như là 1 phần của chương trình này. FBA _ Fulfillment By Merchant: có nghĩa là người bán tự giao hàng hóa trực tiếp đến người mua. Họ ko dùng FBA. Feedback: những phản hồi của người mua về việc bạn đã làm như thế nào trong tư cách là người bán hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới xếp hạng người bán của bạn. Hãy nhớ rằng nó ko giống như review, vốn liên quan tới sp chứ ko liên quan tới người bán. FNSKU- Fulfillment Network Stock Keeping Unit: mã số định dạng đặc thù của Amazon, thể hiện cho sp và người sẽ bán nó. FOB- Free On Board: Chỉ ra điểm mà ở đó trách nhiệm của người cung cấp chấm dứt và trách nhiệm của bạn bắt đầu. Ví dụ, nếu nó là FOB Philadenphia, thì trách nhiệm của người cung cấp là đưa hàng tới cảng hay sân bay ở Philadenphia, và sau đó bạn phải nhận hàng tại đấy và chịu trách nhiệm cho tới tận kho của bạn. Impression: thuật ngữ này liên quan tới mỗi lần một quảng cáo của bạn được hiển thị. Nếu nó được hiển thị hai lần, thì nó sẽ tạo ra ấn tượng gấp đôi. Keywords: thuật ngữ ai đó sử dụng để tìm kiếm sp của bạn. Đây có thể là 1 từ, hoặc đó là 1 cụm từ. Ví dụ, “garlic press” hoặc là “Acrylic compact organizer” Keyword stuffing- gom hết càng nhiều từ khóa có thể vào một tiêu đề hay 1 mô tả trong hi vọng là sẽ nâng cao xếp hạng cho những từ khóa đó. Việc này có tác dụng trên Google cách đấy vài năm, và có thể một vài người vẫn thử làm, nhưng nó ko có hiệu quả trên Amazon và nó còn dập tắt luôn cả những khách hàng tiềm năng. Listing: bài đăng sp của bạn trên Amazon. Nó bao gồm tiêu đề hay là dòng tít, tranh ảnh về sp của bạn, mô tả về sp và bất kì đánh giá nào mà người mua đã viết về sp đó. MOQ – Minimum Order Quantity: số lượng nhỏ nhất mà một nhà cung cấp chấp nhận sản xuất cho bạn. Ví dụ, một nhà cung cấp có thể yêu cầu bạn đặt hàng ít nhất 1000 sp mỗi lần.
  • 18. 18 PPC – Pay Per Click: một hình thức quảng cáo khi mà bạn sẽ tốn tiền mỗi khi ai đó bấm vào quảng cáo của bạn. Nếu như quảng cáo được hiển thị mà ko ai bấm thì bạn sẽ ko mất tiền. Private Label – tung ra 1 sp với nhãn hiệu riêng của bạn vì thế bạn có thể kiểm soát listing và sự cung cấp sp đó. Reviews: những đánh giá hay bình luận được đưa ra bởi người mua sp của bạn( Verified reviews nghĩa là các đánh giá đã được chứng nhận có giao dịch thực tế). SKU – Stock Keeping Unit: một mã định dạng bằng con số và chữ của sp được sử dụng để kiểm kê sp đó trong các mục đích lưu giữ hàng hóa. Tại Amazon bạn có thế tạo một SKU cho mỗi sp bạn bán, hoặc là Amazon sẽ tạo ra cho bạn. Những SKU này áp dụng chỉ cho bạn. Nếu ai đó bắt đầu bán sp tương tự như của bạn thì họ sẽ có SKU khác. CÔNG CỤ VÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN: NGHIÊN CỨU SP: 1. JUNGLE SCOUT. 2. CAMEL CAMEL CAMEL 3. GOOGLE TRENDS 4. AMASUITE 4 NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA: 1. GOOGLE KEYWORD PLANNER 2. MERCHANT WORDS 3. SIMPLE KEYWORD INSPECTOR 4. AMZ SHARK 5. AMASUITE 4 NGUỒN TÀI NGUYÊN SẢN PHẨM: 1. ALIEXPRESS 2. ALIBABA 3. THOMASNET CHỤP ẢNH SP – THIẾT KẾ 1. UP GRADED IMAGE 2. FIVERR 3. UPWORK 4. 99DESIGNS 5. CANVA EMAIL FOLLOW UP: 1. SALES BACKER 2. FEEDBACK GENIUS
  • 19. 19 3. AWEBER 4. LEADPAGES ĐÁNH GIÁ SP: 1. TOMOSON.COM 2. VIRAL LAUNCH 3. FACEBOOK REVIEW GROUP 4. SNAG SHOUT GỬI LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH TỚI NHỮNG ĐỒNG ĐỘI ĐÃ HỖ TRỢ VÀ THAM GIA DỊCH SÁCH: TONY TRIỆU, DIEU TONG, TUAN NGUYEN, HA KHANH HOP. CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG VỚI AMAZON FBA. TRẦN QUÝ HIẾN – FBA FREEDOM & TEAM FBA CRAZY SHARE. Follow Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/709250012569366/