SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Download to read offline
CƠ HỘI LÀM GIÀU VỚI ĐẤT LÀNG NGHỀ ĐA SỸ-
                   KIẾN HƯNG
lúc 17h06' | 06/05/10kt

Hiện tại dự án đất Làng Nghề Đã Sỹ Kiến Hưng đã được phê duyệt và đang san lấp mặt bằng.

Danh sách các hộ dân đủ điều kiện được cấp đất Làng Nghề đã được Hiệp hội Làng nghề,
Phường Kiến Hưng phê duyệt và đang trình Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, chờ duyệt phương
thức cấp đất (chưa rõ số m2/ suất đất)

Chỉ cần khoảng 300 triệu đồng/ suất đất, bạn sẽ có cơ hội sở hữu khoảng 30m2 đất. Giá đất Đa
Sỹ, Kiến Hưng mặt bằng xung quanh giờ giao dịch khoảng 60-70 triệu đồng/m2; trong làng 30-
40 triệu đồng/m2.

Làng nghề Vạn Phúc hiện đang giao dịch 30-32 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ Mậu Lương đang
giao dịch 20-22tr/m2.

Dự kiến giá giao dịch của Làng nghề Đa Sỹ sẽ lên khoảng 30 triệu đồng/m2 do địa thế đẹp, cách
chợ Hà Đông 1,5km; thông đường sang dự án Khu đô thị Văn Phú, cách khoảng 1km; thông
đường sang dự án khu đô thị Xa La, gần dự án Thanh Hà , gần đường Lê Trọng Tấn , đường
Vành đai 4....

Ở đây có thể xây nhà ở, kinh doanh...

Nhược điểm: Quyền sử dụng đất 30-50 năm; Xây nhà 2 tầng.

MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ ĐA SỸ KIẾN HƯNG

Hà Tây - Làng nghề rèn Đa Sỹ

                   Làng nghề rèn Đa Sỹ

                 Làng Đa Sỹ thị xã Hà Đông có nghề rèn truyền thống đã hình thành và phát
                 triển hàng trăm năm nay cùng với làng Vũ Ngoại huyện Ứng Hoà. Trước
                 năm 1996, c làng chỉ có hơn 300 lò rèn, làm ra hơn 2 triệu sản phẩm một
                              ả
                 năm.
                 Đến năm 2000, số lò rèn trong thôn đã phát triển lên đến 500 lò. Đa số các lò
                 đã đưa máy móc vào s n xuất, nâng sản phẩm lên trên 6 triệu một năm. Sản
                                       ả
                 phẩm của làng chủ yếu là dao kéo...Nói đến làng Đa Sỹ không thể nhắc tới
                 chiếc kéo phục vụ trong may mặc- một sản phẩm có chất lượng cao được
                 người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm được tiêu thụ trên khắp đất nước và
                 một phần được xuất khẩu. Nhờ vậy đời sống nhân dân được cải thiện, nhân
dân càng gắn bó với nghề rèn truyền thống.
Làng Đa Sỹ (xã Kiến Hưng, thị xã Hà Đông, Hà Tây) tự hào rằng: "Từ mũi Cà Mau tới địa đầu
Móng Cái đâu đâu cũng có dao, kéo của làng. Tiếng lành đồn xa, người Lào, người Campuchia
cũng tìm về tận Đa Sỹ để mua hàng". Cũng bởi vậy, hàng trăm năm nay, trong làng không lúc
nào ngớt tiếng đe, tiếng búa, tiếng xe...
Thời gian này, làng rèn Đa S đang rậm rịch chuẩn bị cho ngày giỗ ông tổ làng nghề (27 -3).
                               ỹ
Cờ, hoa đã được treo phấp phới ngay từ cổng làng. Bà Nguyễn Thị Tìm - Chủ tịch Hội ND xã
khoe ngay: "Hiệp hội làng nghề đang phối hợp với Sở Du lịch Hà Tây để mở tour du lịch làng
nghề. Năm nay giỗ tổ chắc lớn lắm. Các tay thợ cả đang gấp rút tập dượt để đua tài".
Cả làng tham gia Hiệp hội
Dù không quy đnh nhưng từ nhiều năm nay, người làng Đa Sỹ thường làm việc theo giờ...
                 ị
hành chính. Sáng, hơn 7 gi các tay búa, tay bễ mới bắt đ ầu quai. Từ 5 giờ chiều, cả làng không
                           ờ
còn tiếng đập, tiếng chát. Ông Hoàng Văn Lâu - Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề cho hay: "Bà
con còn tránh tiếng ồn, ảnh hưởng tới hàng xóm vào những lúc nghỉ ngơi". Trong giờ làm việc,
cả làng như một đại công xưởng. Hầu như nhà nào cũng làm rèn. Sản phẩm chủ yếu nhất vẫn là
dao và kéo. Một số hộ còn mở rộng làm các mặt hàng khác như sắt mỹ nghệ, cầu thang, cửa xếp
nhưng không nhiều. Ông Lâu cho hay: "Chỉ làm dao, làm kéo đã không hết việc. Sản phẩm làm
ra chừng nào hết chừng ấy. Cuối giờ chiều, các "cánh nhà buôn" đi từng hộ để thu gom".
Theo l i ông Lâu, trước đây dân làng quy định không được truyền nghề cho người ngoài.
       ờ
Nhưng nay, công vi c nhiều, người ta phải thuê thêm thợ từ các nơi khác về. Để sản phẩm đạt
                     ệ
chất lượng, họ buộc phải truyền bí quyết cho người lạ. Nhà nhiều nhất thuê 4 - 5 lao đ      ộng
thường xuyên. Những đợt cao điểm giáp Tết, họ thuê đến hàng chục lao động. Gia đình ông
Lâu có 2 lao đ  ộng chính làm nghề rèn là vợ chồng anh con trai cả. Vợ chồng ông Lâu t uổi đã
cao (cả hai ông bà đều ngoài 70) phụ trách "công tác" cố vấn và giao dịch với khách hàng. Mỗi
ngày, gia đình ông làmđược từ 80 - 120 dao con các loại. Giá bán buôn cho thương lái 2.000
đồng/con, trừ chi phí ông lãi 120 nghìn đồng.
Làng Đa Sỹ hiện c ó tới gần 90% số hộ theo đuổi nghề rèn. Số còn lại không trực tiếp sản xuất
nhưng đứng ra tổ chức các dịch vụ phục vụ nghề như mở dịch vụ thu gom hàng, cung cấp than,
sắt nguyên liệu. Bà Nguyễn Thị Tìm - Chủ tịch Hội ND xã cho biết: "Hầu như cả làng tham gia
Hiệp hội nghề rèn. Quy định bắt buộc đối với các thành viên là không được làm hàng dối, hàng
kém chất lượng. Bù lại, các sản phẩm của họ sẽ được hiệp hội giúp quảng bá trên các phương
tiện thông tin đại chúng và giúp tiêu thụ khi cần thiết. Hộ nào khó khăn, thiếu vốn sản xuất sẽ
được hiệp hội đứng ra bảo lãnh để được vay vốn phát triển sản xuất".
Mở website giới thiệu sản phẩm
Ông Lương Công Đoán - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề cho hay: Để hội nhập với cơ chế thị
trường, làng nghề cũng có những thay đổi cơ bản. Hiệp hội đã đưa các sản phẩm của làng đi
giới thiệu tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, người dân trong làng cũng tự
"vận động" đi tìm các mối tiêu thụ hàng ở trong nam, ngoài bắc và xuất tiểu ngạch sang Lào,
Campuchia. Ngay trong hiệp hội đã hình thành những đầu mối thu gom hàng giao cho đại lý tại
chợ Đồng Xuân (Hà Nội) và xuất vào thành phố Hồ Chí Minh. Trung bình mỗi tháng, các đầu
mối xuất vào miền nam từ 3 - 5 xe tải hàng. "Hiện, chúng tôi đã cố gắng xây dựng thương hiệu
và lập website giới thiệu sản phẩm của làng" - ông Đoán cho hay.
Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ đã bình chọn và làm hồ sơ gửi Hiệp hội Văn nghệ dân gian công
nhận sáu nghệ nhân nghề rèn. Ông Hoàng Văn Lâu - một trong những nghệ nhân cao tuổi cho
hay: "Không cầm được búa, được đe nhưng chúng tôi cố gắng truyền lại cho con cháu những bí
kíp của làng nghề, hướng dẫn chúng không vì đồng tiền, vì lợi nhuận mà vi phạm những điều
cấm của làng".
Hiện, UBND xã Kiến Hưng đang quy hoạch một khu vực rộng 15ha để chuyển "công xưởng"
của các hộ gia đình ra đó làm tập trung.

Ông Trịnh Văn Bình - Trưởng thôn Đa Sỹ cho hay: "Mục tiêu của chúng tôi là gắn sản xuất của
làng nghề với phát triển du lịch. Chúng tôi đã liên hệ với Sở Du lịch, Sở Công nghiệp mở tour
du lịch làng nghề, vừ a để giới thiệu, quảng bá sản phẩm vừa đa dạng hóa ngành nghề nông
thôn, để nâng cao đời sống cho nhân dân
 (Cinet)



       UBND TỈNH HÀ TÂY                           CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
                                                              NAM

                                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
        Số: 486/2002/QĐ/UB
                                                                ----- o0o -----

                                                             Ngày 23 Tháng 04 năm 2002



                QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY

        Ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung

  Thị Xã Hà Đông được phê duyệt tại Quyết định số 492/2001/QĐ-UB ngày 24/4/2001 của
                                     UBND Tỉnh

                          UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY

Căn cứ Nghị định số 52/1999NĐ-CP ngày 8/7/1999. Nghị định số 12/2000/NĐ - CP ngày
5/5/2000 của chính phủ ban hành sửa đổi và bổ xung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994. Của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý
quy hoạch đô thị;

Căn cứ quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về
việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;

Xét đề nghị của UBND Thị xã Hà Đông tại văn bản số 185TT/UB ngày12/4/2002 của Sở Xây
dựng tại văn bản số 129TT/XD ngày 22/4/2002;
QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án điều chỉnh
quy hoạch chung Thị Xã Hà Đông được phê duyệt tại Quyết định số 492/2001/QĐ-UB ngày
24/4/2001 của UBND Tỉnh.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký .

Điều 3: Chánh văn phòng HĐND-UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông Vận tải,
Địa chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính vật giá, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công
nghiệp, Khoa học công nghệ môi trường, Thương mại, Điện Lực, Chủ tịch UBND Thị xã Hà
Đông-UBND Huyện Thanh Oai-UBND Huyện Hoài Đức và các Sở ngành có liên quan căn cứ
Quyết định thi hành./.

               BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO ĐỒ ÁN

                ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỊ XÃ HÀ ĐÔNG

        (Ban hành kèm theo Quyết định số 486/QĐ-UB ngày 23/4/2001 của UBND Tỉnh)

                                           Chương I

                                     QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi áp dụng:

1. Bản điều lệ Quản lý điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Đông quy định việc sử dụng đất
đai, cải tạo, xây dựng và sử dụng các công trình trong đô thị theo đúng với đồ án điều chỉnh quy
hoạch chung thị xã Hà Đông đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt tại quyết định số
492/2002/QĐ-UB ngày 24/4/2002.

2. Hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã Hà Đông và các quy định tại điều lệ này là
căn cứ để Sở Xây dựng giới thiệu địa điểm cấp chứng chỉ quy hoạch và thoả thuận các giải pháp
kiến trúc, quy hoạch đảm bảo cho các công trình xây dựng trong đô thị theo đúng quy hoạch và
pháp luật, đồng thời để UBND thị xã Hà Đông chỉ đạo xây dựng theo đúng quy hoạch được
duyệt.

Điều 2: Phân vùng quản lý quy hoạch:

1. Ranh giới quy hoạch chung thị xã Hà Đông được xác định như sau:

Phía Bắc giáp xã Đại Mỗ, Trung Văn thuộc huyện Từ Liêm Hà Nội.

Phía Nam giáp xã Phú Lương huyện Thanh Oai - Hà Tây.

Phía Tây giáp xã Dương Nội, Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức.
Phía Đông giáp xã Thanh Liệt, Tân Triều, Hữu Hoà huyện Thanh Trì Hà Nội.

Thị xã Hà Đông nằm dọc theo quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình và dọc theo ngã ba sông Nhuệ và
sông La Khê.

2. Tổng diện tích nằm trong vùng quy hoạch 2520 ha được phân thành các khu chức năng chủ
yếu sau:

2.1. Khu công nghiệp kho tàng: 137ha

2.2. Các khu ở: 572ha

2.3. Các khu trung tâm: 90ha

2.4. Các khu công viên, cây xanh- TDTT: 135ha

2.5. Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (ga đường sắt, nhà máy nước, trạm điện, khu xử lý
nước bẩn, bãi xử lý rác, nghĩa địa…..): 30ha

2.6. Lộ giới và các vùng cấm xây dựng

2.7. Các khu đất dự trữ phát triển: 250ha

2.10. Các loại đất khác: 610ha

                                            Chương II

                                     QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3: Công nghiệp thị xã Hà Đông được phân bố làm 3 cụm công nghiệp chính và một số cơ
sở công nghiệp và TTCN nằm rải rác trong nội thị:

1. Cụm công nghiệp La Khê:

Diện tích đất: 89ha

Tầng cao trung bình: 2-3 tầng.

Tính chất: Sản xuất xe máy, đại tu ô tô, sản xuất thuốc, cơ khí, đá ốp lát, bao bì…

2. Cụm công nghiệp Vạn Phúc (dọc trục đường 430)

Diện tích đất: 22ha

Mật độ xây dựng: 35%
Tầng cao trung bình: 2 tầng

Tính chất: Sản xuất máy kéo nông nghiệp, may, vật tư nông nghiệp, thực phẩm, giày da, giải
khát, sản xuất đồ hộp…

3. Cụm công nghiệp Cầu Bươu:

Diện tích đất : 16,3ha

Mật độ xây dựng: 35%

Tầng cao trung bình: 2 tầng

Tính chất: Sản xuất nội thất, điện, VLXD, cơ khí…

4. Các xí nghiệp- TTCN ven sông Nhuệ và nằm rải rác trong nội thị.

Diện tích đất: 9,7ha

Mật độ xây dựng: 35%

Tầng cao trung bình: 1,5 tầng

Tính chất: Công nghiệp sạch, thực phẩm, may, chế biến lâm sản, đồ gỗ…

Riêng cụm công nghiệp của huyện Hoài Đức tại xã Yên Nghĩa nằm trong vùng quy hoạch chung
thị xã Hà Đông đã được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân huyện Hoài Đức đã triển khai gọi đối tác
đầu tư; Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Sở xây dựng chủ trì cùng UBND huyện Hoài Đức xem xét,
nghiên cứu tiến hành các thủ tục trình duyệt để điều chỉnh quy hoạch cho hợp lý.

Các yêu cầu và kiến trúc quy hoạch cho cụm công nghiệp trên:

a. Đối với cụm công nghiệp mới:

Giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư phải có rải cách ly vệ sinh. Chiều rộng tối thiểu
của dải cách ly là 100m. Trong dải cách ly vệ sinh, tối thiểu 40% diện tích đất phải được trồng
cây xanh và không quá 30% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí trạm cứu hoả, bãi xe ô tô,
kho, cơ sở, dịch vụ.

Bãi phế liệu, phế phẩm công nghiệp phải được rào chắn và không làm ảnh hưởng xấu tới điều
kiện vệ sinh của các xí nghiệp xung quanh và không làm nhiễm bẩn môi trường (không làm bẩn
nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm, không khí đất đai).

Bãi chứa các phế liệu nguy hiểm (dễ gây cháy, nổ, dịch bệnh..) phải đặt xa khu dân cư, phải có
biện pháp xử lí các chất độc hại và ngăn không cho người qua lại.
Hình thức kiến trúc: Hiện đại, văn minh, không làm ảnh hưởng đến mỹ quan chung của đô thị.

b. Đối với các cơ sở trong khu phố cũ.

Các xí nghiệp trong khu phố cũ gây ô nhiễm môi trường, từng bước di chuyển tập chung vào 3
cụm công nghiệp chính.

Đảm bảo tiêu chuẩn VSMT.

Hình thức kiến trúc: Hài hoà, với các khu vực xung quanh, các cơ sở công nghiệp - TTCN quá
cũ, xuống cấp cần cải tạo, nâng cấp theo đúng các quy định về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của
Nhà nước quy định.

Quy định về hạ tầng kỹ thuật:

Cao độ nên các cụm công nghiệp tối thiểu phải đạt là + 6,0m

Nước thải các cụm công nghiệp phải xử lí trước khi thải vào hệ thống thoát chung, chất thải rắn
công nghiệp phải được tập chung xử lí riêng.

Các cụm công nghiệp phải đảm bảo khoảng cách li theo tiêu chuẩn quy định bằng dải cây xanh
với khu dân dụng đô thị.

Bãi đỗ xe tổ chức trong từng nhà máy,xí nghiệp, cụm công nghiệp.

Điều 4: Các khu ở: Thị xã Hà Đông cải tạo và phát triển với 3 khu nhà ở:

1. Khu ở phía Bắc sông Nhuệ:

Diện tích đất :120,5ha

Dân số đến 2002: 37.680 người

Mật độ xây dựng: 30%

Tầng cao trung bình: 2-2,5 tầng.

Tính chất: Đây là khu đô thị xây dựng hiện đại kết hợp với các khu làng xóm đô thị hoá. Bao
gồm 4 đơn vị ở:

Quy định kiến trúc:

Đối với các lô đất nằm dọc các trục đường chính, đặc biệt trục Quốc lộ số 6 chỉ được phép xây
dựng nhà cao tầng.

Đối với các lô đất chia lô, nhà thấp tầng nhất thiết phải phải được thiết kế xây dựng theo các mô
hình nhà liên k hợp khối tối đa, tạo thành công trình lớn, tránh các hiện tượng xây dựng đơn
               ế,
chiếc không đồng bộ.

2. Khu ở trung tâm phía nam sông Nhuệ:

Diện tích đất: 316ha

Dân số đến 2020: 94.870 người.

Mật độ xây dựng: 35-45%

Tầng cao trung bình: 2,3- 2.7 tầng

Tính chất: Đây là khu vực đô thị hoá + cải tạo+ bảo tồn làng nghề truyền thống. Bao gồm 9 đơn
vị ở.

Quy định về kiến trúc:

Đối với các lô đất nằm dọc các trục đường chính, đặc biệt là trục Quốc lộ 6 chỉ được phép xây
dựng nhà cao tầng, chung cư hoặc ghép hộ (tối thiểu 5 hộ) tạo thành các tổ hợp nhà ở. Hạn chế
tối đa xây dựng các nhà ở đơn chiếc không đồng bộ về kiến trúc cũng như đầu tư xây dựng.

Đối với các lô đất xây dựng thấp tầng, nhất thiết phải được thiết kế xây dựng theo các mô hình
nhà liên kế hoặc biệt thự.

3. Khu phía Nam đường sắt.

Diện tích đất: 80,5ha

Dân số đến 2020: 17.450 người

Mật độ xây dựng: 25 á 30%

Tầng cao trung bình: 1,3 á 1,7 tầng

Tính chất: Khu làng xóm đô thị hoá. Bao gồm 2 đơn vị ở.

Quy định về kiến trúc:

Các công trình chỉ được phép xây dựng sau khoảng cách li 100m so với chỉ giới đường đỏ của
trục Quốc lộ số 6.

Khuyến khích xây dựng nhà vườn, biệt thự, hộ liên kế.

Các quy định khác cho các khu nhà ở:
Mật độ xây dựng của nhóm công trình hoặc ô phố phải đảm bảo khoảng cách vệ sinh (thông gió
và chiếu sáng tự nhiên) giữa các dãy nhà theo bảng sau:

 Số tầng nhà                                   1            5          10           15

 Khoảg cách L giữa các dãy nhà (m)             5            20         30           45

 Khoảng cách giữa các cạnh dài của 2
                                            (L=1,5h)    (L=1,3 h)   (L=1,0 h)   ( L=1,0h)
 dãy nhà

Bán kính phục vụ của các công trình công cộng không lớn quá 500m. Đường giao thông từ cấp
khu vực trở lên không cắt qua đơn vị ở.

Đất cây xanh trong các khu ở phải đảm bảo từ 4-5m2/ người.

Điều 5: Các khu trung tâm:

1. Khu trung tâm hành chính, chính trị của Tỉnh - Thị xã:

Giữ nguyên vị trí cũ tại khu vực phía Bắc sông Nhuệ, bao gồm UBND Tỉnh, Tỉnh Uỷ, và khối
các cơ quan trụ sơ cấp Tỉnh hiện có 16,7ha, năm 2020 lên 20ha.

Khu trung tâm chính trị của thị xã: Vị trí hiện có ở phía Nam sông Nhuệ. Quy mô 0,5ha (UBND
thị xã và thị Uỷ), khối các cơ quan trụ sở của thị xã 12,8ha, dự kiến 15ha vào năm 2020.

2. Trung tâm thương mại: 20ha, bao gồm: 3 khu vực chính:

Khu Văn Quán: 3ha.

Khu trung tâm và dọc trục đường 6: 14ha

Khu dọc Quốc lộ 21 B: 3ha

3. Trung tâm dịch vụ du lịch: 5ha: Tại khu vực trung tâm mới (xã Kiến Hưng), trong đó 2,1ha
đất xây dựng khách sạn tại Cầu Trắng.

4. Trung tâm đào tạo: nâng cấp, cải tạo các trường hiện có tại khu vực giáp Thanh Xuân và các
khu vực khác trong nội thị (19,7ha). Dự kiến xây dựng mới một số trường đào tạo dạy nghề tại
khu vực phía Nam đường sắt (quy mô 25,3ha). Công trình cao 3-5 tầng.

5. Trung tâm văn hoá: Cấp Tỉnh và thị xã:

Giữ nguyên vị trí hiện có ở phía Nam sông Nhuệ, diện tích gần 3ha. Bổ sung trung tâm văn hoá
mới cấp Tỉnh tại khu vực xã Kiến Hưng, quy mô 5ha.
Bổ sung một trung tâm văn hoá phía Bắc sông Nhuệ tại Văn Quán, quy mô 1ha.

6. Trung tâm T.D.T.T: Quy mô 30ha, trong đó:

Cấp Tỉnh: 15ha- kết hợp với công viên mới tại Xã Kiến Hưng.

Cấp thị xã: Hiện có 1,35ha- bổ sung 13,65ha trong các khu ở.

7. Trung tâm y tế: Nâng cấp, cải tạo các cơ sở y tế hiện có trong khu vực nội thị (quy mô
1,68ha), hoàn thiện cơ sở bền vững, hiện đại đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển y tế.

Các trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, TDTT, Văn hoá… trong các khu vực trung tâm mới
là một tổ hợp các công trình kiến trúc hiện đại. Đây là bộ mặt mới của đô thị, vì vậy các công
trình nhất thiết phải được thiết kế tạo thành một tổ hợp thống nhất.

Điều 6: Công viên- Cây xanh: Tổ chức thành 5 khu vực chính:

1. Công viên vui chơi giải trí Văn Quán: 16ha.

2. Công viên vui chơi giải trí: 50ha.

3. Công viên thiếu nhi, công viên Nguyễn Trãi: 2,2ha

4. Cây xanh dọc hai bên sông Nhuệ và sông La Khê. Quy mô: 22ha.

5. Cây xanh cách ly: 15ha

Diện tích cây xanh trong đô thị phải gắn kết với nhau bằng các đường phố có trồng cây và các
dải cây để hình thành hệ thống xanh liên tục. Tận dụng đất ven hồ, kênh mương, mọi khoảng
trống có thể được cho cây xanh.

Việc trồng cây phải không ảnh hưởng đến tới ATGT, không làm hư hại móng nhà và các công
trình ngầm, không gây nguy hiểm, không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường (không trồng
các cây có tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng).

Điều 7: Các vùng cảnh quan và làng nghề truyền thống

Dọc hai bên bờ sông Nhuệ và sông La Khê cần được kè đá, trồng cây xanh, xây dựng
đường dạo ven sông. Cấm tuyệt đối xây dựng các công trình trong phạm vi hành lang bảo
vệ công trình thuỷ lợi.

Các làng nghề Vạn Phúc, La Khê,Văn Khê, Đa Sĩ… được xây dựng theo hướng bảo tồn các
giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các làng nghề, tầng cao xây dựng từ 1-2 tầng, mật
độ xây dựng 25-30%, kiến trúc mái dốc, khôi phục các ao hồ, các công trình mang tính
cộng đồng trong mỗi cụm dân cư cũng như trong toàn làng.
Điều 8: Khu quân sự: Giữ nguyên vị trí như hiện nay

Điều 9: Các khu đất dự trữ phát triển đô thị: 250 ha

Các khu đất dự trữ dùng cho phát triển xây dựng khu dân dụng của đô thị theo quy hoạch, không
được xây dựng bất kì công trình kiên cố nào khi chưa có phép của Cơ quan quản lí xây dựng đô
thị.

Điều 10: Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Ga đường sắt, các công trình và tuyến kỹ
thuật chính.

1. Giao thông:

a. Giao thông đối ngoại:

Đường sắt - Ga: Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên hướng không thay đổi và sẽ trở thành
tuyến chính quốc gia. Ga Hà Đông cần được thiết kế theo tiêu chuẩn một ga hành khách và hàng
hoá của đô thị loại ba, đảm bảo năng lực vận tải theo quy hoạch phát triển của ngành đường săt.

Hành lang bảo vệ đường sắt; 6m từ mép ngoài cùng của đường sắt về mỗi phía.

Đường bộ: Quốc lộ 6 hiện nay đã và đang được cải tạo mở rộng mặt cắt theo thiết kế của Bộ
Giao Thông vận tải.

Đường vành đai 4 Hà Nội chạy song song với đường sắt tạo thành một hành lang kỹ thuật đô thị.
Quy mô mặt cắt dự kiến lấy theo quy hoạch của Hà Nội đã được chính phủ phê duyệt. Tuyến
đường 430 kiến nghị không đi qua trung tâm hành chính - chính trị của đô thị mà sẽ vào đô thị từ
các đường bao.

Bến xe ở trong tương lai sẽ được bố trí gần ngã ba Ba La và ga đường sắt với diện tích khoảng
1,5 ha. Bến xe cũ phục vụ cho các tuyến nội tỉnh cũng như giao thông công cộng.

b. Giao thông đối nội:

Xây dựng trục trung tâm văn hoá, từ ngã tư liên hiệp thực phẩm hướng tới khu vui chơi giải chí
mới của đô thị trong tương lai.

Các đường bao của đô thị được kết nối chặt chẽ với mạng lưới đường của vùng phụ cận. Ngoài
các đường kể trên đô thị còn có một mạng lưới gồm các loại đường liên khu vực, đường khu vực
được thiết kế cải tạo, mở rộng và cải tạo, mở rộng và xây dựng mới theo dạng ô cờ với khoảng
cách hợp lý lấy theo quy chuẩn.

c. Bãi đỗ xe công cộng và nút giao thông:

Nút giao thông: Giao cắt giữa quốc lộ 6 với tuyến đường sắt và đường vành đai số 4 sẽ được
thiết kế nút tập thể dạng hoa thị diện tích khoảng 12-16 ha.
Bãi đỗ xe công cộng bố trí đưa vào các khu trung tâm thể thao, các khu thương mại dịch vụ
chính của đô thị. Diện tích từng bãi đỗ phụ thuộc vào quy mô từng công trình cụ thể. Tổng diện
tích bãi đỗ ước tính bằng 3- 5% đất dành cho giao thông.

d. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu:

Mật độ lưới đường chính khoảng 2-3 km/km2

Diện tích đất dành cho giao thông từ 15- 20% diện tích đất xây dựng đô thị.

2. Chuẩn bị kỹ thuật:

Cốt khống chế xây dựng cho thị xã Hà Đông >+6,0m

Tại các khu vực đã có mật độ xây dựng lớn, khi xen cấy công trình mới chỉ cần san gạt cục bộ để
phù hợp với công trình hiện có.

Hướng tiêu thoát nước mưa chính của Hà Đông là ra sông Nhuệ và sông La Khê.

3. Cấp nước:

Nguồn nước cấp cho thị xã Hà Đông trong giai đoạn trước mắt cũng như giai đoạn 2020 là
nguồn nước ngầm, lấy từ các giếng khoan. Nhà máy nước và nguồn nước được khoanh vùng bảo
vệ theo quy định của các chuyên ngành.

Cấm xây dựng, đào hố phân, rác, hố vôi, chăn nuôi, đổ rác xung quanh giếng khoan với bán kính
25m

4. Cấp điện

Lưới 22KV đi trong thị xã sẽ đi ngầm dùng loại cáp XLPE. Tiết diện đường trục chọn XLPE
240. Đường nhánh chọn 120. Điều kiện kinh tế không cho phép, trước mắt có thể đi nổi nhưng
phải dùng dây bọc.

Ở những vùng ven thị xã có thể đi nổi nhưng phải dùng dây bọc không được dùng dây trần.

Trạm biến áp 22/0,4KV dùng các gam máy 160,250,400KVA, với các công trình công cộng, khu
công nghiệp, có thể dùng các gam máy lớn hơn.

Tất cả các trạm biến áp 22/0,4 KV phải xây dựng kín, không được đặt trên cột và phải thiết kế có
dầu phân áp 6KVvà 22KV để sử dụng ở giai đoạn qua độ.

Hành lang bảo vệ tuyến điện:

Tuyến 220 KV là 6m về mỗi phía tính từ dây ngoài cùng khi không có gió.
Tuyến110 KV là 4m về mỗi phía tính từ dây ngoài cùng khi không có gió.

5. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

Xây dựng hệ thống cống chung cho thị xã Hà Đông vào giai đoạn đầu để thoát chung cả nước
bẩn sinh hoạt và nước mưa.

Sau năm 2005 sẽ xây dựng hệ thống cống riêng và nửa riêng để thoát nước bẩn.

Giữa trạm làm sạch nước thải với khu dân dụng, xí nghiệp thực phẩm phải có khoảng cách ly tối
thiểu 200-300m. Trong khoảng cách ly này phải có giải cây xanh cách ly với chiều rộng không
dưới 10m.

Nước thải công nghiệp phải được xử lý, đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 1945-1995( Giới hạn B),
trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

Khoảng cách tối thiểu giữa bãi rác đến các công trình dân dụng, công nghiệp là 1000m.

Trong đợt đầu đến năm 2010 vẫn sử dụng nghĩa trang thị xã tại cánh đồng làng Vạn Phúc, diện
tích hiện nay là 2ha. Dự kiến mở rộng diện tích nghĩa trang lên 3ha... Kết hợp sử dụng lò điện
táng của nghĩa trang Văn Điển để phục vụ cho nhân dân thị xã trong đợt đầu. Về lâu dài nghiên
cứu quy hoạch khu nghĩa trang mới của thị xã Hà Đông kết hợp với khu nghĩa trang chung của
đô thị Hoà Lạc – Miếu Môn.

Điều 11: Lộ giới và các vùng cấm xây dựng:

1. Lộ giới:

Lộ giới các tuyến đường đô thị hiện có trong nội thị và khu xây dựng phía Nam đường sắt cần
được cải tạo, nâng cấp với các mặt cắt đường đỏ theo thông báo của UBND thị xã Hà Đông số
289 CV/UB và thông báo của UBND tỉnh Hà Tây số 1410 QĐ/UB.

Lộ giới các tuyến đường dự kiến xây dựng trong khu đô thị được quy định trong bản đồ quy
hoạch giao thông.

2. Các vùng cấm xây dựng:

Khu vực hành lang đường sắt và đường vành đai, hành lang bảo vệ tuyến điện trung, cao áp,
vành đai bảo vệ nguồn nước, trạm xử lý nước thải, khu xử lý rác, nghĩa trang nhân dân.

                                           Chương III

                                 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12: Sở Xây dựng chủ trì cùng UBND thị xã Hà Đông nghiên cứu hướng dẫn chi tiết các
quy định thực hiện Điều lệ quản lý xây dựng theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà
Đông để làm căn cứ thống nhất quản lý xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt.

Điều 13:

Quy định này được thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng
mắc, đề nghị phản ảnh về UBND tỉnh để xem xét quyết định./.

                                                                    UBND TỈNH HÀ TÂY
                                                                       CHỦ TỊCH

                                                                            (Đã ký)




Sức sống của một làng nghề - làng rèn Đa Sĩ




Hàng trăm năm nay, làng Ða Sĩ, phường Kiến Hưng,
quận Hà Ðông, không chỉ nổi tiếng vì là nơi có nhiều
người học giỏi, đỗ cao, mà còn là nơi có nghề rèn truyền thống.


Nay làng Ða Sĩ có hơn 900 hộ dân làm nghề rèn, cung ứng sản phẩm cho thị
trường cả nước. Tuy nhiên, người dân làng nghề hiện đang đối mặt nhiều
vấn đề bức xúc về an toàn vệ sinh lao động, ô nhiễm môi trường.

Ðất học, đất nghề


Nằm bên dòng sông Nhuệ, cách trung tâm quận Hà Ðông hơn 1km về phía
hạ lưu, có một ngôi làng nổi tiếng của xứ Ðoài văn hiến - làng Ða Sĩ.


Trải hơn một nghìn năm biến đổi, nay Ða Sĩ còn giữ được đầy đủ thiết chế
của một làng Việt cổ gồm đình, chùa, đền với đủ các nghi thức của lễ hội văn
hóa dân gian.


Theo truyền thuyết của nhân dân trong vùng, đất Ða Sĩ là đất tứ linh, có
hình dáng một con rồng ngậm ngọc nên quanh năm mưa thuận gió hòa, dân
làng làm ăn thịnh đạt.


Trước thế kỷ XVI, làng có tên gọi Ðan Khê, sau đổi là Ða Sĩ, vì có nhiều
người học hành đỗ đạt. Ða Sĩ là quê của một Trạng nguyên, 11 tiến sĩ đã
được ghi vào sử sách. Thành hoàng làng Ða Sĩ là danh y Hoàng Ðôn Hòa,
dưới thời Lê đã được tôn vinh là "Lương y dược đại vương".


Lâu nay, Ða Sĩ không chỉ nổi tiếng vì làng có nhiều người học giỏi đỗ cao, mà
còn là nơi có nghề rèn nổi tiếng. Tương truyền, nghề rèn Ða Sĩ có từ đời
Hùng Vương thứ 18, là nơi cung cấp vũ khí cho các lạc hầu, lạc tướng giữ
yên bờ cõi và sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất, lao động.


Nhưng làng Ða Sĩ chính thức có được nghề rèn độc đáo như ngày nay là nhờ
có hai vị tổ nghề là cụ Nguyễn Thuật và cụ Nguyễn Thuấn, khi đóng quân
trên đất làng Sẽ xưa đã truyền những "bí quyết" nghề rèn cho người dân.
Trải qua những biến thiên của lịch sử, nghề rèn ở Ða Sĩ vẫn tồn tại và ngày
càng phát triển.


Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề rèn Ða Sĩ Ðinh Công Ðoán, thời kỳ
trước và sau Cách mạng Tháng Tám, làng là nơi s ản xuất nhiều giáo mác,
dao kéo, quân dụng... phục vụ kháng chiến.


Từ năm 1960, làng thành lập hai hợp tác xã rèn là hợp tác xã Tiền Phong và
hợp tác xã Ða Tiến. Chuyển sang cơ chế thị trường, do thiếu nguồn tiêu thụ
và nguyên li ệu, hợp tác xã bị giải thể. Các hộ dân tự tìm cách khôi phục
nghề dưới hình thức sản xuất cá thể quy mô nhỏ ở từng gia đình.


Trước năm 1996, cả làng có hơn 300 lò rèn, làm ra hơn hai triệu sản phẩm
một năm. Ðến năm 2000, trong thôn có 500 lò rèn, sản xuất hơn sáu triệu
sản phẩm/năm. Cho đến nay, làng có khoảng 900 hộ làm nghề rèn truyền
thống, 200 hộ cung ứng than sắt, gỗ và thu mua sản phẩm, chiếm 90% số
hộ dân trong làng.


Sản phẩm rèn Ða Sĩ phong phú về chủng loại, kiểu dáng, kích thước. Ngoài
những sản phẩm thông dụng, truyền thống, thợ rèn Ða Sĩ còn tìm cách sản
xuất các loại hàng chuyên dùng phục vụ công tác khảo cổ, ngành may, chế
biến thực phẩm...


Mỗi tháng, có hàng trăm tấn sản phẩm rèn Ða Sĩ được mang đi tiêu thụ tại
thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia...


Ở Ða Sĩ, người đàn ông chủ gia đình là trưởng lò rèn, những thành viên khác
trong gia đình đều tham gia công việc, tùy theo sức lực và lứa tuổi. Nam giới
thường đảm nhiệm việc nặng như quai búa, chặt sắt, còn phụ nữ thì lo thu
mua nguyên vật liệu, bán sản phẩm và làm một số việc nhẹ nhàng hơn.


Ngày nay, nghề rèn đã đỡ vất vả hơn, năng suất cao gấp đôi do các hộ gia
đình đã tự đầu tư thêm máy cắt sắt, máy cắt hơi, hàn điện, búa máy.


Người thợ chỉ trực tiếp làm các công đoạn như tạo phôi, tạo hình, tạo dáng.
Khó nhất là khâu tôi thép. Người tôi thép phải nhìn được nước thép và ước
lượng được độ già non trong khi tôi. Ðây chính là bí quyết quyết định chất
lượng sản phẩm.


Sản phẩm ở cơ sở sản xuất của nghệ nhân Ðinh Công Ðoán cũng chỉ dùng
nguyên liệu là các loại sắt phế liệu, nhưng nhờ bí quyết riêng mà gia đình
ông sản xuất nhiều mặt hàng dao, kéo cao cấp phục vụ các nhà hàng và cơ
sở làm giày da, may công nghiệp, với chất lượng, giá cả ngang các loại hàng
nhập khẩu.

Ông Ðoán cho biết các sản phẩm do xưởng nhà ông sản xuất đều được đặt
hàng từ trước, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của thị trường.


Nghề rèn ở Ða Sĩ phát triển không chỉ giải quyết việc làm cho lao động địa
phương, giúp các hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu mà c òn giải quyết
nhiều lao động thời vụ của các địa phương khác.


Trước đây, người Ða Sĩ rất hạn chế thuê các lao động bên ngoài để giữ bí
quyết nghề truyền thống, nhưng nay do nhu cầu mở rộng sản xuất, để đáp
ứng các đơn hàng lớn, các xưởng sản xuất trong làng còn thu hút khoảng
hơn 200 lao động từ các địa phương, thu nhập bình quân 50.000 đồng/ngày.


Vẫn trăn trở những nỗi lo


Sản phẩm rèn Ða Sĩ có tiếng trên thị trường từ nhiều năm nay vì chất lượng
tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập đông đảo hộ dân, nhất là các hộ dân
ở nông thôn nước ta.


Tuy nhiên, trừ một số hộ gia đình các nghệ nhân sản xuất những sản phẩm
chất lượng cao, phần lớn các hộ còn lại trong làng vẫn sản xuất các sản
phẩm bình dân, mẫu mã, hình thức của sản phẩm còn hạn chế, chưa cạnh
tranh được về chất lượng, giá cả, mẫu mã với hàng sản xuất tại nước ngoài
nên chưa thâm nhập vào phân khúc thị trường hàng gia dụng cao cấp, ít bày
bán trong hệ thống các cửa hàng lớn, trung tâm thương mại uy tín.


Nguyên liệu chủ yếu từ sắt phế thải là loại thép đen, vì vậy chất lượng sản
phẩm còn thấp nên khi tiêu thụ tại thị trường các đô thị hay xuất khẩu rất
khó khăn.


Chị Hà, chủ một lò rèn cho biết hiện nay, ngoài những mặt hàng làm theo
đơn đặt hàng, những sản phẩm bán lẻ không tiêu thụ được nhiều, việc thu
hồi vốn rất khó khăn. Nhiều hộ gia đình đã không thể tiếp tục duy trì việc
làm rèn, mà phải chuyển sang những ngành nghề khác để bảo đảm cuộc
sống.

Một thực tế đáng lo ngại là phần đông lớp thợ trẻ vì chạy theo năng suất,
nên rút ngắn một số công đoạn sản xuất, nguyên liệu hầu hết là thép tái
sinh, nên chất lượng sản phẩm giảm.


Mấy năm trước, Hiệp hội làng nghề rèn Ða Sĩ được thành lập nhằm hỗ trợ
các hộ sản xuất phát triển nghề truyền thống. Hiệp hội đã mở những lớp đào
tạo nghề cho con em trong làng, trao đổi kinh nghiệm làm hàng chất lượng
cao.


Tuy nhiên, trong khâu ti ếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm vẫn
chưa có giải pháp, khiến cho phần lớn các hộ sản xuất phải tự xoay xở, chưa
tìm được hướng đi mới, khả quan.


Vấn đề môi trường làng nghề và vệ sinh an toàn lao động cũng là một thực
trạng bức xúc ở Ða Sĩ trong những năm gần đây, ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe, chất lượng sống của người dân địa phương.


Chúng tôi về Ða Sĩ vào cuối giờ làm việc buổi sáng. Tuy chỉ đi ngoài đường
nhưng âm thanh chát chúa v ẫn xoáy vào màng tai từng hồi, từng hồi.


Con đường chạy sâu vào làng nồng nặc mùi hôi thối bốc lên từ các kênh
mương thoát nước. Ðó là nước thải sinh hoạt, nước mài đá và váng dầu phát
sinh trong quá trình sản xuất.


Một nhân viên y tế phường cho biết, người dân ở đây thường bị các bệnh về
phổi và mắt do khí than, bụi sắt. Ở Ða Sĩ, khó có nhà nào có khuôn viên thật
ngăn nắp, vì xưởng sản xuất của các gia đình đặt ngay trong khu vực sinh
hoạt, chỉ cách phòng ở chừng vài mét, ngồi trong nhà nói chuyện phải nói
thật to, mà từng viên gạch dưới chân cứ rung lên theo nhịp đập.


Các bức tường quanh nhà đều bị nứt toác vì tiếng dập của búa máy. Ðể giảm
bớt mức độ ồn, cán bộ Hiệp hội làng nghề đã vận động các hộ sản xuất nên
vận hành máy theo giờ quy định và làm hệ thống chống rung, nhưng điều đó
xem ra rất khó thực hiện bởi ai cũng muốn tranh thủ để tăng thu nhập.

Ðể giải quyết những vấn đề bức xúc nêu trên, chính quyền địa phương đã đề
xuất việc xây dựng, quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề. Theo đó, điểm
công nghiệp làng nghề rộng khoảng 14ha, cách khu dân cư 400-500 m.


Dự án được lập từ năm 2003, đã được phê duyệt, nhưng đến thời điểm này
vẫn chỉ dừng lại ở khâu chuẩn bị giải phóng mặt bằng, chưa biết khi nào mới
khởi công.


Người dân Ða Sĩ rất mong các cấp chính quyền và các ngành chức năng của
thành phố nhanh chóng có những giải pháp giúp địa phương tháo gỡ những
khó khăn, để phát triển nghề rèn truyền thống, đồng thời bảo vệ môi trường
sống cho nhân dân làng cổ ven sông Nhuệ./.

(Báo Nhân dân/Vietnam+)

More Related Content

Similar to Thong tin dat da sy kien hung

Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLap Du An A Chau
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac NinhKhu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninhtranbinhkb
 
đề áN chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng thị trấn đầm hà huyện đầm hà - tỉnh qu...
đề áN chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng thị trấn đầm hà   huyện đầm hà - tỉnh qu...đề áN chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng thị trấn đầm hà   huyện đầm hà - tỉnh qu...
đề áN chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng thị trấn đầm hà huyện đầm hà - tỉnh qu...nataliej4
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...jackjohn45
 
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninhtranbinhkb
 
Luận án: Nghề làm giầy da ở hai làng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghề làm giầy da ở hai làng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Nghề làm giầy da ở hai làng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghề làm giầy da ở hai làng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa Luận Về Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Làng Nghề Phục Vụ Hoạt Động Du Lịch Vĩ...
Khóa Luận Về Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Làng Nghề Phục Vụ Hoạt Động Du Lịch Vĩ...Khóa Luận Về Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Làng Nghề Phục Vụ Hoạt Động Du Lịch Vĩ...
Khóa Luận Về Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Làng Nghề Phục Vụ Hoạt Động Du Lịch Vĩ...mokoboo56
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Trịnh Minh Tâm
 
Cung cấp xi măng tại Hà Nội
Cung cấp xi măng tại Hà NộiCung cấp xi măng tại Hà Nội
Cung cấp xi măng tại Hà NộiLouis Nguyen
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Võ Tâm Long
 

Similar to Thong tin dat da sy kien hung (20)

Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.netLập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
Lập dự án phát triển ngành nghề sinh vật cảnh xã long thọ - lapduan.net
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
 
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac NinhKhu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
Khu nha o thon My Thon - Xuan Lai - Gia Binh - Bac Ninh
 
đề áN chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng thị trấn đầm hà huyện đầm hà - tỉnh qu...
đề áN chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng thị trấn đầm hà   huyện đầm hà - tỉnh qu...đề áN chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng thị trấn đầm hà   huyện đầm hà - tỉnh qu...
đề áN chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng thị trấn đầm hà huyện đầm hà - tỉnh qu...
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
 
Quyet-dinh-so-6013-qd-ubnd
Quyet-dinh-so-6013-qd-ubndQuyet-dinh-so-6013-qd-ubnd
Quyet-dinh-so-6013-qd-ubnd
 
Những Vấn Đề Chung Về Cnh – Hdh Ở Nông Thôn Nước Ta Hiện Nay.doc
Những Vấn Đề Chung Về Cnh – Hdh Ở Nông Thôn Nước Ta Hiện Nay.docNhững Vấn Đề Chung Về Cnh – Hdh Ở Nông Thôn Nước Ta Hiện Nay.doc
Những Vấn Đề Chung Về Cnh – Hdh Ở Nông Thôn Nước Ta Hiện Nay.doc
 
Thực Trạng Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá Nông Thôn.doc
Thực Trạng Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá Nông Thôn.docThực Trạng Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá Nông Thôn.doc
Thực Trạng Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá Nông Thôn.doc
 
Bảng Giá Đất Hưng Yên 2014
Bảng Giá Đất Hưng Yên 2014Bảng Giá Đất Hưng Yên 2014
Bảng Giá Đất Hưng Yên 2014
 
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac NinhThuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
Thuyet Minh QHCT Khu do thi phia Tay duong DT 280 Luong Tai Bac Ninh
 
Luận án: Nghề làm giầy da ở hai làng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghề làm giầy da ở hai làng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Nghề làm giầy da ở hai làng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghề làm giầy da ở hai làng Giẽ Thượng và Giẽ Hạ, HAY - Gửi miễn phí...
 
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.docPhát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Việc Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hội An.doc
 
Khóa Luận Về Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Làng Nghề Phục Vụ Hoạt Động Du Lịch Vĩ...
Khóa Luận Về Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Làng Nghề Phục Vụ Hoạt Động Du Lịch Vĩ...Khóa Luận Về Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Làng Nghề Phục Vụ Hoạt Động Du Lịch Vĩ...
Khóa Luận Về Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Làng Nghề Phục Vụ Hoạt Động Du Lịch Vĩ...
 
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển làng nghề huyện Thường Tín, TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị_ Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, ...
 
Cung cấp xi măng tại Hà Nội
Cung cấp xi măng tại Hà NộiCung cấp xi măng tại Hà Nội
Cung cấp xi măng tại Hà Nội
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
 

Thong tin dat da sy kien hung

  • 1. CƠ HỘI LÀM GIÀU VỚI ĐẤT LÀNG NGHỀ ĐA SỸ- KIẾN HƯNG lúc 17h06' | 06/05/10kt Hiện tại dự án đất Làng Nghề Đã Sỹ Kiến Hưng đã được phê duyệt và đang san lấp mặt bằng. Danh sách các hộ dân đủ điều kiện được cấp đất Làng Nghề đã được Hiệp hội Làng nghề, Phường Kiến Hưng phê duyệt và đang trình Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, chờ duyệt phương thức cấp đất (chưa rõ số m2/ suất đất) Chỉ cần khoảng 300 triệu đồng/ suất đất, bạn sẽ có cơ hội sở hữu khoảng 30m2 đất. Giá đất Đa Sỹ, Kiến Hưng mặt bằng xung quanh giờ giao dịch khoảng 60-70 triệu đồng/m2; trong làng 30- 40 triệu đồng/m2. Làng nghề Vạn Phúc hiện đang giao dịch 30-32 triệu đồng/m2. Đất dịch vụ Mậu Lương đang giao dịch 20-22tr/m2. Dự kiến giá giao dịch của Làng nghề Đa Sỹ sẽ lên khoảng 30 triệu đồng/m2 do địa thế đẹp, cách chợ Hà Đông 1,5km; thông đường sang dự án Khu đô thị Văn Phú, cách khoảng 1km; thông đường sang dự án khu đô thị Xa La, gần dự án Thanh Hà , gần đường Lê Trọng Tấn , đường Vành đai 4.... Ở đây có thể xây nhà ở, kinh doanh... Nhược điểm: Quyền sử dụng đất 30-50 năm; Xây nhà 2 tầng. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ ĐA SỸ KIẾN HƯNG Hà Tây - Làng nghề rèn Đa Sỹ Làng nghề rèn Đa Sỹ Làng Đa Sỹ thị xã Hà Đông có nghề rèn truyền thống đã hình thành và phát triển hàng trăm năm nay cùng với làng Vũ Ngoại huyện Ứng Hoà. Trước năm 1996, c làng chỉ có hơn 300 lò rèn, làm ra hơn 2 triệu sản phẩm một ả năm. Đến năm 2000, số lò rèn trong thôn đã phát triển lên đến 500 lò. Đa số các lò đã đưa máy móc vào s n xuất, nâng sản phẩm lên trên 6 triệu một năm. Sản ả phẩm của làng chủ yếu là dao kéo...Nói đến làng Đa Sỹ không thể nhắc tới chiếc kéo phục vụ trong may mặc- một sản phẩm có chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm được tiêu thụ trên khắp đất nước và một phần được xuất khẩu. Nhờ vậy đời sống nhân dân được cải thiện, nhân dân càng gắn bó với nghề rèn truyền thống.
  • 2. Làng Đa Sỹ (xã Kiến Hưng, thị xã Hà Đông, Hà Tây) tự hào rằng: "Từ mũi Cà Mau tới địa đầu Móng Cái đâu đâu cũng có dao, kéo của làng. Tiếng lành đồn xa, người Lào, người Campuchia cũng tìm về tận Đa Sỹ để mua hàng". Cũng bởi vậy, hàng trăm năm nay, trong làng không lúc nào ngớt tiếng đe, tiếng búa, tiếng xe... Thời gian này, làng rèn Đa S đang rậm rịch chuẩn bị cho ngày giỗ ông tổ làng nghề (27 -3). ỹ Cờ, hoa đã được treo phấp phới ngay từ cổng làng. Bà Nguyễn Thị Tìm - Chủ tịch Hội ND xã khoe ngay: "Hiệp hội làng nghề đang phối hợp với Sở Du lịch Hà Tây để mở tour du lịch làng nghề. Năm nay giỗ tổ chắc lớn lắm. Các tay thợ cả đang gấp rút tập dượt để đua tài". Cả làng tham gia Hiệp hội Dù không quy đnh nhưng từ nhiều năm nay, người làng Đa Sỹ thường làm việc theo giờ... ị hành chính. Sáng, hơn 7 gi các tay búa, tay bễ mới bắt đ ầu quai. Từ 5 giờ chiều, cả làng không ờ còn tiếng đập, tiếng chát. Ông Hoàng Văn Lâu - Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề cho hay: "Bà con còn tránh tiếng ồn, ảnh hưởng tới hàng xóm vào những lúc nghỉ ngơi". Trong giờ làm việc, cả làng như một đại công xưởng. Hầu như nhà nào cũng làm rèn. Sản phẩm chủ yếu nhất vẫn là dao và kéo. Một số hộ còn mở rộng làm các mặt hàng khác như sắt mỹ nghệ, cầu thang, cửa xếp nhưng không nhiều. Ông Lâu cho hay: "Chỉ làm dao, làm kéo đã không hết việc. Sản phẩm làm ra chừng nào hết chừng ấy. Cuối giờ chiều, các "cánh nhà buôn" đi từng hộ để thu gom". Theo l i ông Lâu, trước đây dân làng quy định không được truyền nghề cho người ngoài. ờ Nhưng nay, công vi c nhiều, người ta phải thuê thêm thợ từ các nơi khác về. Để sản phẩm đạt ệ chất lượng, họ buộc phải truyền bí quyết cho người lạ. Nhà nhiều nhất thuê 4 - 5 lao đ ộng thường xuyên. Những đợt cao điểm giáp Tết, họ thuê đến hàng chục lao động. Gia đình ông Lâu có 2 lao đ ộng chính làm nghề rèn là vợ chồng anh con trai cả. Vợ chồng ông Lâu t uổi đã cao (cả hai ông bà đều ngoài 70) phụ trách "công tác" cố vấn và giao dịch với khách hàng. Mỗi ngày, gia đình ông làmđược từ 80 - 120 dao con các loại. Giá bán buôn cho thương lái 2.000 đồng/con, trừ chi phí ông lãi 120 nghìn đồng. Làng Đa Sỹ hiện c ó tới gần 90% số hộ theo đuổi nghề rèn. Số còn lại không trực tiếp sản xuất nhưng đứng ra tổ chức các dịch vụ phục vụ nghề như mở dịch vụ thu gom hàng, cung cấp than, sắt nguyên liệu. Bà Nguyễn Thị Tìm - Chủ tịch Hội ND xã cho biết: "Hầu như cả làng tham gia Hiệp hội nghề rèn. Quy định bắt buộc đối với các thành viên là không được làm hàng dối, hàng kém chất lượng. Bù lại, các sản phẩm của họ sẽ được hiệp hội giúp quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng và giúp tiêu thụ khi cần thiết. Hộ nào khó khăn, thiếu vốn sản xuất sẽ được hiệp hội đứng ra bảo lãnh để được vay vốn phát triển sản xuất". Mở website giới thiệu sản phẩm Ông Lương Công Đoán - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề cho hay: Để hội nhập với cơ chế thị trường, làng nghề cũng có những thay đổi cơ bản. Hiệp hội đã đưa các sản phẩm của làng đi giới thiệu tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, người dân trong làng cũng tự "vận động" đi tìm các mối tiêu thụ hàng ở trong nam, ngoài bắc và xuất tiểu ngạch sang Lào, Campuchia. Ngay trong hiệp hội đã hình thành những đầu mối thu gom hàng giao cho đại lý tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội) và xuất vào thành phố Hồ Chí Minh. Trung bình mỗi tháng, các đầu mối xuất vào miền nam từ 3 - 5 xe tải hàng. "Hiện, chúng tôi đã cố gắng xây dựng thương hiệu và lập website giới thiệu sản phẩm của làng" - ông Đoán cho hay. Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ đã bình chọn và làm hồ sơ gửi Hiệp hội Văn nghệ dân gian công nhận sáu nghệ nhân nghề rèn. Ông Hoàng Văn Lâu - một trong những nghệ nhân cao tuổi cho hay: "Không cầm được búa, được đe nhưng chúng tôi cố gắng truyền lại cho con cháu những bí kíp của làng nghề, hướng dẫn chúng không vì đồng tiền, vì lợi nhuận mà vi phạm những điều
  • 3. cấm của làng". Hiện, UBND xã Kiến Hưng đang quy hoạch một khu vực rộng 15ha để chuyển "công xưởng" của các hộ gia đình ra đó làm tập trung. Ông Trịnh Văn Bình - Trưởng thôn Đa Sỹ cho hay: "Mục tiêu của chúng tôi là gắn sản xuất của làng nghề với phát triển du lịch. Chúng tôi đã liên hệ với Sở Du lịch, Sở Công nghiệp mở tour du lịch làng nghề, vừ a để giới thiệu, quảng bá sản phẩm vừa đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, để nâng cao đời sống cho nhân dân (Cinet) UBND TỈNH HÀ TÂY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 486/2002/QĐ/UB ----- o0o ----- Ngày 23 Tháng 04 năm 2002 QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY Ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thị Xã Hà Đông được phê duyệt tại Quyết định số 492/2001/QĐ-UB ngày 24/4/2001 của UBND Tỉnh UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TÂY Căn cứ Nghị định số 52/1999NĐ-CP ngày 8/7/1999. Nghị định số 12/2000/NĐ - CP ngày 5/5/2000 của chính phủ ban hành sửa đổi và bổ xung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994. Của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị; Căn cứ quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị; Xét đề nghị của UBND Thị xã Hà Đông tại văn bản số 185TT/UB ngày12/4/2002 của Sở Xây dựng tại văn bản số 129TT/XD ngày 22/4/2002;
  • 4. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thị Xã Hà Đông được phê duyệt tại Quyết định số 492/2001/QĐ-UB ngày 24/4/2001 của UBND Tỉnh. Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký . Điều 3: Chánh văn phòng HĐND-UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Địa chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính vật giá, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công nghiệp, Khoa học công nghệ môi trường, Thương mại, Điện Lực, Chủ tịch UBND Thị xã Hà Đông-UBND Huyện Thanh Oai-UBND Huyện Hoài Đức và các Sở ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THỊ XÃ HÀ ĐÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 486/QĐ-UB ngày 23/4/2001 của UBND Tỉnh) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Phạm vi áp dụng: 1. Bản điều lệ Quản lý điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Đông quy định việc sử dụng đất đai, cải tạo, xây dựng và sử dụng các công trình trong đô thị theo đúng với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Đông đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt tại quyết định số 492/2002/QĐ-UB ngày 24/4/2002. 2. Hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã Hà Đông và các quy định tại điều lệ này là căn cứ để Sở Xây dựng giới thiệu địa điểm cấp chứng chỉ quy hoạch và thoả thuận các giải pháp kiến trúc, quy hoạch đảm bảo cho các công trình xây dựng trong đô thị theo đúng quy hoạch và pháp luật, đồng thời để UBND thị xã Hà Đông chỉ đạo xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt. Điều 2: Phân vùng quản lý quy hoạch: 1. Ranh giới quy hoạch chung thị xã Hà Đông được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã Đại Mỗ, Trung Văn thuộc huyện Từ Liêm Hà Nội. Phía Nam giáp xã Phú Lương huyện Thanh Oai - Hà Tây. Phía Tây giáp xã Dương Nội, Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức.
  • 5. Phía Đông giáp xã Thanh Liệt, Tân Triều, Hữu Hoà huyện Thanh Trì Hà Nội. Thị xã Hà Đông nằm dọc theo quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình và dọc theo ngã ba sông Nhuệ và sông La Khê. 2. Tổng diện tích nằm trong vùng quy hoạch 2520 ha được phân thành các khu chức năng chủ yếu sau: 2.1. Khu công nghiệp kho tàng: 137ha 2.2. Các khu ở: 572ha 2.3. Các khu trung tâm: 90ha 2.4. Các khu công viên, cây xanh- TDTT: 135ha 2.5. Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (ga đường sắt, nhà máy nước, trạm điện, khu xử lý nước bẩn, bãi xử lý rác, nghĩa địa…..): 30ha 2.6. Lộ giới và các vùng cấm xây dựng 2.7. Các khu đất dự trữ phát triển: 250ha 2.10. Các loại đất khác: 610ha Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3: Công nghiệp thị xã Hà Đông được phân bố làm 3 cụm công nghiệp chính và một số cơ sở công nghiệp và TTCN nằm rải rác trong nội thị: 1. Cụm công nghiệp La Khê: Diện tích đất: 89ha Tầng cao trung bình: 2-3 tầng. Tính chất: Sản xuất xe máy, đại tu ô tô, sản xuất thuốc, cơ khí, đá ốp lát, bao bì… 2. Cụm công nghiệp Vạn Phúc (dọc trục đường 430) Diện tích đất: 22ha Mật độ xây dựng: 35%
  • 6. Tầng cao trung bình: 2 tầng Tính chất: Sản xuất máy kéo nông nghiệp, may, vật tư nông nghiệp, thực phẩm, giày da, giải khát, sản xuất đồ hộp… 3. Cụm công nghiệp Cầu Bươu: Diện tích đất : 16,3ha Mật độ xây dựng: 35% Tầng cao trung bình: 2 tầng Tính chất: Sản xuất nội thất, điện, VLXD, cơ khí… 4. Các xí nghiệp- TTCN ven sông Nhuệ và nằm rải rác trong nội thị. Diện tích đất: 9,7ha Mật độ xây dựng: 35% Tầng cao trung bình: 1,5 tầng Tính chất: Công nghiệp sạch, thực phẩm, may, chế biến lâm sản, đồ gỗ… Riêng cụm công nghiệp của huyện Hoài Đức tại xã Yên Nghĩa nằm trong vùng quy hoạch chung thị xã Hà Đông đã được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân huyện Hoài Đức đã triển khai gọi đối tác đầu tư; Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Sở xây dựng chủ trì cùng UBND huyện Hoài Đức xem xét, nghiên cứu tiến hành các thủ tục trình duyệt để điều chỉnh quy hoạch cho hợp lý. Các yêu cầu và kiến trúc quy hoạch cho cụm công nghiệp trên: a. Đối với cụm công nghiệp mới: Giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư phải có rải cách ly vệ sinh. Chiều rộng tối thiểu của dải cách ly là 100m. Trong dải cách ly vệ sinh, tối thiểu 40% diện tích đất phải được trồng cây xanh và không quá 30% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí trạm cứu hoả, bãi xe ô tô, kho, cơ sở, dịch vụ. Bãi phế liệu, phế phẩm công nghiệp phải được rào chắn và không làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện vệ sinh của các xí nghiệp xung quanh và không làm nhiễm bẩn môi trường (không làm bẩn nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm, không khí đất đai). Bãi chứa các phế liệu nguy hiểm (dễ gây cháy, nổ, dịch bệnh..) phải đặt xa khu dân cư, phải có biện pháp xử lí các chất độc hại và ngăn không cho người qua lại.
  • 7. Hình thức kiến trúc: Hiện đại, văn minh, không làm ảnh hưởng đến mỹ quan chung của đô thị. b. Đối với các cơ sở trong khu phố cũ. Các xí nghiệp trong khu phố cũ gây ô nhiễm môi trường, từng bước di chuyển tập chung vào 3 cụm công nghiệp chính. Đảm bảo tiêu chuẩn VSMT. Hình thức kiến trúc: Hài hoà, với các khu vực xung quanh, các cơ sở công nghiệp - TTCN quá cũ, xuống cấp cần cải tạo, nâng cấp theo đúng các quy định về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước quy định. Quy định về hạ tầng kỹ thuật: Cao độ nên các cụm công nghiệp tối thiểu phải đạt là + 6,0m Nước thải các cụm công nghiệp phải xử lí trước khi thải vào hệ thống thoát chung, chất thải rắn công nghiệp phải được tập chung xử lí riêng. Các cụm công nghiệp phải đảm bảo khoảng cách li theo tiêu chuẩn quy định bằng dải cây xanh với khu dân dụng đô thị. Bãi đỗ xe tổ chức trong từng nhà máy,xí nghiệp, cụm công nghiệp. Điều 4: Các khu ở: Thị xã Hà Đông cải tạo và phát triển với 3 khu nhà ở: 1. Khu ở phía Bắc sông Nhuệ: Diện tích đất :120,5ha Dân số đến 2002: 37.680 người Mật độ xây dựng: 30% Tầng cao trung bình: 2-2,5 tầng. Tính chất: Đây là khu đô thị xây dựng hiện đại kết hợp với các khu làng xóm đô thị hoá. Bao gồm 4 đơn vị ở: Quy định kiến trúc: Đối với các lô đất nằm dọc các trục đường chính, đặc biệt trục Quốc lộ số 6 chỉ được phép xây dựng nhà cao tầng. Đối với các lô đất chia lô, nhà thấp tầng nhất thiết phải phải được thiết kế xây dựng theo các mô
  • 8. hình nhà liên k hợp khối tối đa, tạo thành công trình lớn, tránh các hiện tượng xây dựng đơn ế, chiếc không đồng bộ. 2. Khu ở trung tâm phía nam sông Nhuệ: Diện tích đất: 316ha Dân số đến 2020: 94.870 người. Mật độ xây dựng: 35-45% Tầng cao trung bình: 2,3- 2.7 tầng Tính chất: Đây là khu vực đô thị hoá + cải tạo+ bảo tồn làng nghề truyền thống. Bao gồm 9 đơn vị ở. Quy định về kiến trúc: Đối với các lô đất nằm dọc các trục đường chính, đặc biệt là trục Quốc lộ 6 chỉ được phép xây dựng nhà cao tầng, chung cư hoặc ghép hộ (tối thiểu 5 hộ) tạo thành các tổ hợp nhà ở. Hạn chế tối đa xây dựng các nhà ở đơn chiếc không đồng bộ về kiến trúc cũng như đầu tư xây dựng. Đối với các lô đất xây dựng thấp tầng, nhất thiết phải được thiết kế xây dựng theo các mô hình nhà liên kế hoặc biệt thự. 3. Khu phía Nam đường sắt. Diện tích đất: 80,5ha Dân số đến 2020: 17.450 người Mật độ xây dựng: 25 á 30% Tầng cao trung bình: 1,3 á 1,7 tầng Tính chất: Khu làng xóm đô thị hoá. Bao gồm 2 đơn vị ở. Quy định về kiến trúc: Các công trình chỉ được phép xây dựng sau khoảng cách li 100m so với chỉ giới đường đỏ của trục Quốc lộ số 6. Khuyến khích xây dựng nhà vườn, biệt thự, hộ liên kế. Các quy định khác cho các khu nhà ở:
  • 9. Mật độ xây dựng của nhóm công trình hoặc ô phố phải đảm bảo khoảng cách vệ sinh (thông gió và chiếu sáng tự nhiên) giữa các dãy nhà theo bảng sau: Số tầng nhà 1 5 10 15 Khoảg cách L giữa các dãy nhà (m) 5 20 30 45 Khoảng cách giữa các cạnh dài của 2 (L=1,5h) (L=1,3 h) (L=1,0 h) ( L=1,0h) dãy nhà Bán kính phục vụ của các công trình công cộng không lớn quá 500m. Đường giao thông từ cấp khu vực trở lên không cắt qua đơn vị ở. Đất cây xanh trong các khu ở phải đảm bảo từ 4-5m2/ người. Điều 5: Các khu trung tâm: 1. Khu trung tâm hành chính, chính trị của Tỉnh - Thị xã: Giữ nguyên vị trí cũ tại khu vực phía Bắc sông Nhuệ, bao gồm UBND Tỉnh, Tỉnh Uỷ, và khối các cơ quan trụ sơ cấp Tỉnh hiện có 16,7ha, năm 2020 lên 20ha. Khu trung tâm chính trị của thị xã: Vị trí hiện có ở phía Nam sông Nhuệ. Quy mô 0,5ha (UBND thị xã và thị Uỷ), khối các cơ quan trụ sở của thị xã 12,8ha, dự kiến 15ha vào năm 2020. 2. Trung tâm thương mại: 20ha, bao gồm: 3 khu vực chính: Khu Văn Quán: 3ha. Khu trung tâm và dọc trục đường 6: 14ha Khu dọc Quốc lộ 21 B: 3ha 3. Trung tâm dịch vụ du lịch: 5ha: Tại khu vực trung tâm mới (xã Kiến Hưng), trong đó 2,1ha đất xây dựng khách sạn tại Cầu Trắng. 4. Trung tâm đào tạo: nâng cấp, cải tạo các trường hiện có tại khu vực giáp Thanh Xuân và các khu vực khác trong nội thị (19,7ha). Dự kiến xây dựng mới một số trường đào tạo dạy nghề tại khu vực phía Nam đường sắt (quy mô 25,3ha). Công trình cao 3-5 tầng. 5. Trung tâm văn hoá: Cấp Tỉnh và thị xã: Giữ nguyên vị trí hiện có ở phía Nam sông Nhuệ, diện tích gần 3ha. Bổ sung trung tâm văn hoá mới cấp Tỉnh tại khu vực xã Kiến Hưng, quy mô 5ha.
  • 10. Bổ sung một trung tâm văn hoá phía Bắc sông Nhuệ tại Văn Quán, quy mô 1ha. 6. Trung tâm T.D.T.T: Quy mô 30ha, trong đó: Cấp Tỉnh: 15ha- kết hợp với công viên mới tại Xã Kiến Hưng. Cấp thị xã: Hiện có 1,35ha- bổ sung 13,65ha trong các khu ở. 7. Trung tâm y tế: Nâng cấp, cải tạo các cơ sở y tế hiện có trong khu vực nội thị (quy mô 1,68ha), hoàn thiện cơ sở bền vững, hiện đại đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển y tế. Các trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, TDTT, Văn hoá… trong các khu vực trung tâm mới là một tổ hợp các công trình kiến trúc hiện đại. Đây là bộ mặt mới của đô thị, vì vậy các công trình nhất thiết phải được thiết kế tạo thành một tổ hợp thống nhất. Điều 6: Công viên- Cây xanh: Tổ chức thành 5 khu vực chính: 1. Công viên vui chơi giải trí Văn Quán: 16ha. 2. Công viên vui chơi giải trí: 50ha. 3. Công viên thiếu nhi, công viên Nguyễn Trãi: 2,2ha 4. Cây xanh dọc hai bên sông Nhuệ và sông La Khê. Quy mô: 22ha. 5. Cây xanh cách ly: 15ha Diện tích cây xanh trong đô thị phải gắn kết với nhau bằng các đường phố có trồng cây và các dải cây để hình thành hệ thống xanh liên tục. Tận dụng đất ven hồ, kênh mương, mọi khoảng trống có thể được cho cây xanh. Việc trồng cây phải không ảnh hưởng đến tới ATGT, không làm hư hại móng nhà và các công trình ngầm, không gây nguy hiểm, không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường (không trồng các cây có tiết ra chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng). Điều 7: Các vùng cảnh quan và làng nghề truyền thống Dọc hai bên bờ sông Nhuệ và sông La Khê cần được kè đá, trồng cây xanh, xây dựng đường dạo ven sông. Cấm tuyệt đối xây dựng các công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi. Các làng nghề Vạn Phúc, La Khê,Văn Khê, Đa Sĩ… được xây dựng theo hướng bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các làng nghề, tầng cao xây dựng từ 1-2 tầng, mật độ xây dựng 25-30%, kiến trúc mái dốc, khôi phục các ao hồ, các công trình mang tính cộng đồng trong mỗi cụm dân cư cũng như trong toàn làng.
  • 11. Điều 8: Khu quân sự: Giữ nguyên vị trí như hiện nay Điều 9: Các khu đất dự trữ phát triển đô thị: 250 ha Các khu đất dự trữ dùng cho phát triển xây dựng khu dân dụng của đô thị theo quy hoạch, không được xây dựng bất kì công trình kiên cố nào khi chưa có phép của Cơ quan quản lí xây dựng đô thị. Điều 10: Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Ga đường sắt, các công trình và tuyến kỹ thuật chính. 1. Giao thông: a. Giao thông đối ngoại: Đường sắt - Ga: Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên hướng không thay đổi và sẽ trở thành tuyến chính quốc gia. Ga Hà Đông cần được thiết kế theo tiêu chuẩn một ga hành khách và hàng hoá của đô thị loại ba, đảm bảo năng lực vận tải theo quy hoạch phát triển của ngành đường săt. Hành lang bảo vệ đường sắt; 6m từ mép ngoài cùng của đường sắt về mỗi phía. Đường bộ: Quốc lộ 6 hiện nay đã và đang được cải tạo mở rộng mặt cắt theo thiết kế của Bộ Giao Thông vận tải. Đường vành đai 4 Hà Nội chạy song song với đường sắt tạo thành một hành lang kỹ thuật đô thị. Quy mô mặt cắt dự kiến lấy theo quy hoạch của Hà Nội đã được chính phủ phê duyệt. Tuyến đường 430 kiến nghị không đi qua trung tâm hành chính - chính trị của đô thị mà sẽ vào đô thị từ các đường bao. Bến xe ở trong tương lai sẽ được bố trí gần ngã ba Ba La và ga đường sắt với diện tích khoảng 1,5 ha. Bến xe cũ phục vụ cho các tuyến nội tỉnh cũng như giao thông công cộng. b. Giao thông đối nội: Xây dựng trục trung tâm văn hoá, từ ngã tư liên hiệp thực phẩm hướng tới khu vui chơi giải chí mới của đô thị trong tương lai. Các đường bao của đô thị được kết nối chặt chẽ với mạng lưới đường của vùng phụ cận. Ngoài các đường kể trên đô thị còn có một mạng lưới gồm các loại đường liên khu vực, đường khu vực được thiết kế cải tạo, mở rộng và cải tạo, mở rộng và xây dựng mới theo dạng ô cờ với khoảng cách hợp lý lấy theo quy chuẩn. c. Bãi đỗ xe công cộng và nút giao thông: Nút giao thông: Giao cắt giữa quốc lộ 6 với tuyến đường sắt và đường vành đai số 4 sẽ được thiết kế nút tập thể dạng hoa thị diện tích khoảng 12-16 ha.
  • 12. Bãi đỗ xe công cộng bố trí đưa vào các khu trung tâm thể thao, các khu thương mại dịch vụ chính của đô thị. Diện tích từng bãi đỗ phụ thuộc vào quy mô từng công trình cụ thể. Tổng diện tích bãi đỗ ước tính bằng 3- 5% đất dành cho giao thông. d. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu: Mật độ lưới đường chính khoảng 2-3 km/km2 Diện tích đất dành cho giao thông từ 15- 20% diện tích đất xây dựng đô thị. 2. Chuẩn bị kỹ thuật: Cốt khống chế xây dựng cho thị xã Hà Đông >+6,0m Tại các khu vực đã có mật độ xây dựng lớn, khi xen cấy công trình mới chỉ cần san gạt cục bộ để phù hợp với công trình hiện có. Hướng tiêu thoát nước mưa chính của Hà Đông là ra sông Nhuệ và sông La Khê. 3. Cấp nước: Nguồn nước cấp cho thị xã Hà Đông trong giai đoạn trước mắt cũng như giai đoạn 2020 là nguồn nước ngầm, lấy từ các giếng khoan. Nhà máy nước và nguồn nước được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của các chuyên ngành. Cấm xây dựng, đào hố phân, rác, hố vôi, chăn nuôi, đổ rác xung quanh giếng khoan với bán kính 25m 4. Cấp điện Lưới 22KV đi trong thị xã sẽ đi ngầm dùng loại cáp XLPE. Tiết diện đường trục chọn XLPE 240. Đường nhánh chọn 120. Điều kiện kinh tế không cho phép, trước mắt có thể đi nổi nhưng phải dùng dây bọc. Ở những vùng ven thị xã có thể đi nổi nhưng phải dùng dây bọc không được dùng dây trần. Trạm biến áp 22/0,4KV dùng các gam máy 160,250,400KVA, với các công trình công cộng, khu công nghiệp, có thể dùng các gam máy lớn hơn. Tất cả các trạm biến áp 22/0,4 KV phải xây dựng kín, không được đặt trên cột và phải thiết kế có dầu phân áp 6KVvà 22KV để sử dụng ở giai đoạn qua độ. Hành lang bảo vệ tuyến điện: Tuyến 220 KV là 6m về mỗi phía tính từ dây ngoài cùng khi không có gió.
  • 13. Tuyến110 KV là 4m về mỗi phía tính từ dây ngoài cùng khi không có gió. 5. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Xây dựng hệ thống cống chung cho thị xã Hà Đông vào giai đoạn đầu để thoát chung cả nước bẩn sinh hoạt và nước mưa. Sau năm 2005 sẽ xây dựng hệ thống cống riêng và nửa riêng để thoát nước bẩn. Giữa trạm làm sạch nước thải với khu dân dụng, xí nghiệp thực phẩm phải có khoảng cách ly tối thiểu 200-300m. Trong khoảng cách ly này phải có giải cây xanh cách ly với chiều rộng không dưới 10m. Nước thải công nghiệp phải được xử lý, đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 1945-1995( Giới hạn B), trước khi xả ra môi trường bên ngoài. Khoảng cách tối thiểu giữa bãi rác đến các công trình dân dụng, công nghiệp là 1000m. Trong đợt đầu đến năm 2010 vẫn sử dụng nghĩa trang thị xã tại cánh đồng làng Vạn Phúc, diện tích hiện nay là 2ha. Dự kiến mở rộng diện tích nghĩa trang lên 3ha... Kết hợp sử dụng lò điện táng của nghĩa trang Văn Điển để phục vụ cho nhân dân thị xã trong đợt đầu. Về lâu dài nghiên cứu quy hoạch khu nghĩa trang mới của thị xã Hà Đông kết hợp với khu nghĩa trang chung của đô thị Hoà Lạc – Miếu Môn. Điều 11: Lộ giới và các vùng cấm xây dựng: 1. Lộ giới: Lộ giới các tuyến đường đô thị hiện có trong nội thị và khu xây dựng phía Nam đường sắt cần được cải tạo, nâng cấp với các mặt cắt đường đỏ theo thông báo của UBND thị xã Hà Đông số 289 CV/UB và thông báo của UBND tỉnh Hà Tây số 1410 QĐ/UB. Lộ giới các tuyến đường dự kiến xây dựng trong khu đô thị được quy định trong bản đồ quy hoạch giao thông. 2. Các vùng cấm xây dựng: Khu vực hành lang đường sắt và đường vành đai, hành lang bảo vệ tuyến điện trung, cao áp, vành đai bảo vệ nguồn nước, trạm xử lý nước thải, khu xử lý rác, nghĩa trang nhân dân. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 12: Sở Xây dựng chủ trì cùng UBND thị xã Hà Đông nghiên cứu hướng dẫn chi tiết các quy định thực hiện Điều lệ quản lý xây dựng theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà
  • 14. Đông để làm căn cứ thống nhất quản lý xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt. Điều 13: Quy định này được thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ảnh về UBND tỉnh để xem xét quyết định./. UBND TỈNH HÀ TÂY CHỦ TỊCH (Đã ký) Sức sống của một làng nghề - làng rèn Đa Sĩ Hàng trăm năm nay, làng Ða Sĩ, phường Kiến Hưng, quận Hà Ðông, không chỉ nổi tiếng vì là nơi có nhiều người học giỏi, đỗ cao, mà còn là nơi có nghề rèn truyền thống. Nay làng Ða Sĩ có hơn 900 hộ dân làm nghề rèn, cung ứng sản phẩm cho thị trường cả nước. Tuy nhiên, người dân làng nghề hiện đang đối mặt nhiều vấn đề bức xúc về an toàn vệ sinh lao động, ô nhiễm môi trường. Ðất học, đất nghề Nằm bên dòng sông Nhuệ, cách trung tâm quận Hà Ðông hơn 1km về phía hạ lưu, có một ngôi làng nổi tiếng của xứ Ðoài văn hiến - làng Ða Sĩ. Trải hơn một nghìn năm biến đổi, nay Ða Sĩ còn giữ được đầy đủ thiết chế của một làng Việt cổ gồm đình, chùa, đền với đủ các nghi thức của lễ hội văn hóa dân gian. Theo truyền thuyết của nhân dân trong vùng, đất Ða Sĩ là đất tứ linh, có hình dáng một con rồng ngậm ngọc nên quanh năm mưa thuận gió hòa, dân
  • 15. làng làm ăn thịnh đạt. Trước thế kỷ XVI, làng có tên gọi Ðan Khê, sau đổi là Ða Sĩ, vì có nhiều người học hành đỗ đạt. Ða Sĩ là quê của một Trạng nguyên, 11 tiến sĩ đã được ghi vào sử sách. Thành hoàng làng Ða Sĩ là danh y Hoàng Ðôn Hòa, dưới thời Lê đã được tôn vinh là "Lương y dược đại vương". Lâu nay, Ða Sĩ không chỉ nổi tiếng vì làng có nhiều người học giỏi đỗ cao, mà còn là nơi có nghề rèn nổi tiếng. Tương truyền, nghề rèn Ða Sĩ có từ đời Hùng Vương thứ 18, là nơi cung cấp vũ khí cho các lạc hầu, lạc tướng giữ yên bờ cõi và sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất, lao động. Nhưng làng Ða Sĩ chính thức có được nghề rèn độc đáo như ngày nay là nhờ có hai vị tổ nghề là cụ Nguyễn Thuật và cụ Nguyễn Thuấn, khi đóng quân trên đất làng Sẽ xưa đã truyền những "bí quyết" nghề rèn cho người dân. Trải qua những biến thiên của lịch sử, nghề rèn ở Ða Sĩ vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề rèn Ða Sĩ Ðinh Công Ðoán, thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám, làng là nơi s ản xuất nhiều giáo mác, dao kéo, quân dụng... phục vụ kháng chiến. Từ năm 1960, làng thành lập hai hợp tác xã rèn là hợp tác xã Tiền Phong và hợp tác xã Ða Tiến. Chuyển sang cơ chế thị trường, do thiếu nguồn tiêu thụ và nguyên li ệu, hợp tác xã bị giải thể. Các hộ dân tự tìm cách khôi phục nghề dưới hình thức sản xuất cá thể quy mô nhỏ ở từng gia đình. Trước năm 1996, cả làng có hơn 300 lò rèn, làm ra hơn hai triệu sản phẩm một năm. Ðến năm 2000, trong thôn có 500 lò rèn, sản xuất hơn sáu triệu sản phẩm/năm. Cho đến nay, làng có khoảng 900 hộ làm nghề rèn truyền thống, 200 hộ cung ứng than sắt, gỗ và thu mua sản phẩm, chiếm 90% số hộ dân trong làng. Sản phẩm rèn Ða Sĩ phong phú về chủng loại, kiểu dáng, kích thước. Ngoài những sản phẩm thông dụng, truyền thống, thợ rèn Ða Sĩ còn tìm cách sản
  • 16. xuất các loại hàng chuyên dùng phục vụ công tác khảo cổ, ngành may, chế biến thực phẩm... Mỗi tháng, có hàng trăm tấn sản phẩm rèn Ða Sĩ được mang đi tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia... Ở Ða Sĩ, người đàn ông chủ gia đình là trưởng lò rèn, những thành viên khác trong gia đình đều tham gia công việc, tùy theo sức lực và lứa tuổi. Nam giới thường đảm nhiệm việc nặng như quai búa, chặt sắt, còn phụ nữ thì lo thu mua nguyên vật liệu, bán sản phẩm và làm một số việc nhẹ nhàng hơn. Ngày nay, nghề rèn đã đỡ vất vả hơn, năng suất cao gấp đôi do các hộ gia đình đã tự đầu tư thêm máy cắt sắt, máy cắt hơi, hàn điện, búa máy. Người thợ chỉ trực tiếp làm các công đoạn như tạo phôi, tạo hình, tạo dáng. Khó nhất là khâu tôi thép. Người tôi thép phải nhìn được nước thép và ước lượng được độ già non trong khi tôi. Ðây chính là bí quyết quyết định chất lượng sản phẩm. Sản phẩm ở cơ sở sản xuất của nghệ nhân Ðinh Công Ðoán cũng chỉ dùng nguyên liệu là các loại sắt phế liệu, nhưng nhờ bí quyết riêng mà gia đình ông sản xuất nhiều mặt hàng dao, kéo cao cấp phục vụ các nhà hàng và cơ sở làm giày da, may công nghiệp, với chất lượng, giá cả ngang các loại hàng nhập khẩu. Ông Ðoán cho biết các sản phẩm do xưởng nhà ông sản xuất đều được đặt hàng từ trước, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của thị trường. Nghề rèn ở Ða Sĩ phát triển không chỉ giải quyết việc làm cho lao động địa phương, giúp các hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu mà c òn giải quyết nhiều lao động thời vụ của các địa phương khác. Trước đây, người Ða Sĩ rất hạn chế thuê các lao động bên ngoài để giữ bí quyết nghề truyền thống, nhưng nay do nhu cầu mở rộng sản xuất, để đáp ứng các đơn hàng lớn, các xưởng sản xuất trong làng còn thu hút khoảng
  • 17. hơn 200 lao động từ các địa phương, thu nhập bình quân 50.000 đồng/ngày. Vẫn trăn trở những nỗi lo Sản phẩm rèn Ða Sĩ có tiếng trên thị trường từ nhiều năm nay vì chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với thu nhập đông đảo hộ dân, nhất là các hộ dân ở nông thôn nước ta. Tuy nhiên, trừ một số hộ gia đình các nghệ nhân sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, phần lớn các hộ còn lại trong làng vẫn sản xuất các sản phẩm bình dân, mẫu mã, hình thức của sản phẩm còn hạn chế, chưa cạnh tranh được về chất lượng, giá cả, mẫu mã với hàng sản xuất tại nước ngoài nên chưa thâm nhập vào phân khúc thị trường hàng gia dụng cao cấp, ít bày bán trong hệ thống các cửa hàng lớn, trung tâm thương mại uy tín. Nguyên liệu chủ yếu từ sắt phế thải là loại thép đen, vì vậy chất lượng sản phẩm còn thấp nên khi tiêu thụ tại thị trường các đô thị hay xuất khẩu rất khó khăn. Chị Hà, chủ một lò rèn cho biết hiện nay, ngoài những mặt hàng làm theo đơn đặt hàng, những sản phẩm bán lẻ không tiêu thụ được nhiều, việc thu hồi vốn rất khó khăn. Nhiều hộ gia đình đã không thể tiếp tục duy trì việc làm rèn, mà phải chuyển sang những ngành nghề khác để bảo đảm cuộc sống. Một thực tế đáng lo ngại là phần đông lớp thợ trẻ vì chạy theo năng suất, nên rút ngắn một số công đoạn sản xuất, nguyên liệu hầu hết là thép tái sinh, nên chất lượng sản phẩm giảm. Mấy năm trước, Hiệp hội làng nghề rèn Ða Sĩ được thành lập nhằm hỗ trợ các hộ sản xuất phát triển nghề truyền thống. Hiệp hội đã mở những lớp đào tạo nghề cho con em trong làng, trao đổi kinh nghiệm làm hàng chất lượng cao. Tuy nhiên, trong khâu ti ếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm vẫn
  • 18. chưa có giải pháp, khiến cho phần lớn các hộ sản xuất phải tự xoay xở, chưa tìm được hướng đi mới, khả quan. Vấn đề môi trường làng nghề và vệ sinh an toàn lao động cũng là một thực trạng bức xúc ở Ða Sĩ trong những năm gần đây, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng sống của người dân địa phương. Chúng tôi về Ða Sĩ vào cuối giờ làm việc buổi sáng. Tuy chỉ đi ngoài đường nhưng âm thanh chát chúa v ẫn xoáy vào màng tai từng hồi, từng hồi. Con đường chạy sâu vào làng nồng nặc mùi hôi thối bốc lên từ các kênh mương thoát nước. Ðó là nước thải sinh hoạt, nước mài đá và váng dầu phát sinh trong quá trình sản xuất. Một nhân viên y tế phường cho biết, người dân ở đây thường bị các bệnh về phổi và mắt do khí than, bụi sắt. Ở Ða Sĩ, khó có nhà nào có khuôn viên thật ngăn nắp, vì xưởng sản xuất của các gia đình đặt ngay trong khu vực sinh hoạt, chỉ cách phòng ở chừng vài mét, ngồi trong nhà nói chuyện phải nói thật to, mà từng viên gạch dưới chân cứ rung lên theo nhịp đập. Các bức tường quanh nhà đều bị nứt toác vì tiếng dập của búa máy. Ðể giảm bớt mức độ ồn, cán bộ Hiệp hội làng nghề đã vận động các hộ sản xuất nên vận hành máy theo giờ quy định và làm hệ thống chống rung, nhưng điều đó xem ra rất khó thực hiện bởi ai cũng muốn tranh thủ để tăng thu nhập. Ðể giải quyết những vấn đề bức xúc nêu trên, chính quyền địa phương đã đề xuất việc xây dựng, quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề. Theo đó, điểm công nghiệp làng nghề rộng khoảng 14ha, cách khu dân cư 400-500 m. Dự án được lập từ năm 2003, đã được phê duyệt, nhưng đến thời điểm này vẫn chỉ dừng lại ở khâu chuẩn bị giải phóng mặt bằng, chưa biết khi nào mới khởi công. Người dân Ða Sĩ rất mong các cấp chính quyền và các ngành chức năng của thành phố nhanh chóng có những giải pháp giúp địa phương tháo gỡ những
  • 19. khó khăn, để phát triển nghề rèn truyền thống, đồng thời bảo vệ môi trường sống cho nhân dân làng cổ ven sông Nhuệ./. (Báo Nhân dân/Vietnam+)