SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ
MÔN : ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG 2
ĐỀ TÀI : THỦY TRIỀU
Họ và tên SV : NGUYỄN THỊ HIỀN - 22S6050180 / NGÔ THỊ MỸ VI - 22S6050147
Lớp : Sử - Địa 1A
Giảng Viên : TRẦN THỊ TUYẾT MAI
I/ THUỶ TRIỀU LÀ GÌ ?
Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời
gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước,
còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt
Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm
bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước dâng
(triều lên thường gọi là "nước lớn") và nước rút (triều xuống tức "nước ròng") vào
những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
II/ NGUYÊN NHÂN TẠO RA THỦY TRIỀU
Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở
hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực
diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra.
Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái
Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc
góc (tốc độ quay) của Trái Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán
kính quay lớn nhất khi đó là miền xích đạo của Trái Đất. Tuy nhiên bán kính quay
chưa hẳn là bán kính Trái Đất tại xích đạo, vì Trái Đất không hoàn toàn quay quanh
trục của nó, cũng như Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ
Trái Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của
Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng
nằm trong lòng Trái Đất, trên đường nối tâm của chúng ở khoảng cách 0.73 bán kính
của Trái Đất (4650.83 km). Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc.
Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với
Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.
Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch tương tác
hấp dẫn tác động lên các vật thể nằm trong tương tác hấp dẫn.
III / GIẢI THÍCH
Luật hấp dẫn vũ trụ: Mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau. Chẳng hạn như chuyện trái ...mít
rơi. Trái mít bị Trái Đất hút về nó, nhưng trái mít cũng hút Trái Đất về phía nó, nhưng
vì khối lượng trái mít quá nhỏ so với khối lượng Trái Đất nên Trái Đất hầu như không
dịch chuyển mà ta chỉ thấy trái mít rơi .
Ta có công thức:
Với:
 F : Lực hấp dẫn (N)
 K : Hằng số hấp dẫn = 6,67×10−11
 d : Khoảng cách (mét)
khối lượng Trái Đất 5,97×1024 kg, của Mặt Trăng: 0,073 × 1024 kg
Mặt Trời: khối lượng bằng 330 000 lần Trái Đất
Khoảng cách Đất-Trời : d2 = 149,6 triệu km, từ Đất - Trăng: d1 = 0,384 triệu km
Fđất-trăng = K × mđất × mtrăng/d1² (1)
F đất-trời = K × mđất × mtrời/d2² (2)
Fđất-trăng /F đất-trời = 2,5
Tuy mặt, Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách
giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động
bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần.
IV / ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI
1- Những biến đổi thủy triều trải qua các giai đoạn sau:
 Triều dâng (flood tide): xảy ra khi mực nước biển dâng lên trong vài giờ, làm
ngập vùng gian triều.
 Triều cao (high tide): nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó.
 Triều xuống (ebb tide): mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng
gian triều.
 Triều thấp : nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó.
Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng triều hay triều lưu. Thời
điểm mà dòng triều ngừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước
đứng (slack water).
Sau đó, thủy triều đổi hướng, tạo ra sự biến đổi ngược lại. Nước đứng thường xuất
hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp; nhưng tại một số nơi, thời gian
nước đứng là khác biệt đáng kể so với thời gian triều cao hoặc triều thấp.
Tuần trăng và thủy triều: New moon = trăng mới. Full moon = trăng rằm. First quarter moon = trăng thượng tuần.
Third quarter moon = trăng hạ tuần. Spring tide = triều cường. Neap tide= triều kém.
2 - Phân loại
Hiện tượng thủy triều phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều
a) Nhật triều
Nhật triều là một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống (với chu kỳ là
24h52'), ví dụ ngày 12/03/2010 tại địa điểm A thuỷ triều lên lúc 5h chiều thì ngày
13/03/2010 tại địa điểm A thuỷ triều sẽ lên lúc 5h52'. (Do Trái Đất quay quanh trục
và Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất nên để đạt được vị trí lúc ban đầu phải cần
mất 52 phút nữa=> nên thời gian chênh lệch của thuỷ triều của ngày hôm trước và
ngày hôm sau là 52 phút)
+Nhật triều đều: Trong một ngày mặt trăng có một lần triều lên và một lần triều
xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút.
+Nhật triều không đều: trong chu kỳ nửa tháng, số ngày nhật triều không quá 7
ngày, những ngày còn lại là bán nhật triều.
b) Bán nhật triều
Cặp Trái Đất-Mặt Trăng quay và chịu một lực ly tâm. Khoảng cách Trái Đất-Mặt
Trăng lớn nhất ở phía đối bên kia nơi không có Mặt Trăng, sẽ bằng 61 r thay vì 59 r (r
là bán kính Trái Đất).Theo công thức tính lực hấp dẫn, lực yếu khi khoảng cách tăng.
Nghĩa là phía gần Mặt Trăng (zénith), lực hấp dẫn sẽ lớn hơn phía đối xứng bên kia
(Nadir). Do đó nơi gần Mặt Trăng, lực hấp dẫn sẽ lớn hơn lực ly tâm.
Trong trung tâm quả đất hai lực triệt tiêu lẫn nhau (ly tâm = - hấp dẫn). Bên kia quả
đất, vì lực hấp dẫn yếu hơn nên lực ly tâm thắng thế. Do đó mà cùng một thời điểm,
ta có hai lực FM hướng từ tâm ra ngoài, gây sự biến dạng mặt nước, do đó có 2 lần
thủy triều lên trong một ngày. Lực FM sinh ra thủy triều
Mặt trời cũng có ảnh hưởng trên lực sinh ra thủy triều, tuy rằng lực hấp dẫn của mặt
trời nhỏ hơn của Mặt Trăng, nhưng khi cả ba thiên thể thẳng hàng (Trái Đất không
nằm giữa) thì lực tạo thủy triều sẽ lớn hay còn gọi là triều cường vì là tổng của hai
lực hấp dẫn Mặt Trời và Mặt Trăng thay vì chỉ có một lực hấp dẫn của Trăng như
thông thường. Nhưng nếu mặt trời thẳng hàng với Mặt Trăng ngay trên vùng xích
đạo, thì thủy triều lớn tối đa.
Bán nhật triều là con nước lên xuống 2 lần trong một ngày, những vùng chịu ảnh
hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo.
+Bán nhật triều đều: Trong một ngày mặt trăng (24 giờ 50 phút) có hai lần triều lên
và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ
triều gần bằng 12 giờ 25 phút.
+Bán nhật triều không đều: trong một ngày mặt trăng, có hai lần triều lên và hai lần
triều xuống. Song đỉnh và chân triều trong hai lần liên tiếp có sự chênh lệch khá lớn.
V / SỰ CHÊNH LỆCH THỦY TRIỀU
Vì sao chúng ta lại phải đo thủy triều?
 Việc xác định thủy triều giúp điều hướng trong ngành giao thông, vận tải
hàng hải.
 Khả năng dự báo của thủy triều, sự chuyển động nhanh của nước trong dòng
chảy có thể cung cấp một nguồn năng lượng cho các cộng đồng sống dọc
theo bờ biển bằng các nhà máy thủy điện.
 Thủy triều cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh vật biển, chúng cung cấp
thức ăn, môi trường sống cho một số động vật ven bờ.
 Việc thu thập số liệu thủy văn còn giúp chung ta nghiên cứu, đưa ra cảnh báo
và bảo tồn các hệ sinh thái ven biển.
* ĐẶC ĐIỂM CHÊNH LỆCH
Nước biển giữ lại trên Trái Đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt Trăng và Mặt Trời cũng có
lực hấp dẫn đối với Trái Đất. Đặc biệt, Mặt Trăng hút một khối lượng nước trên bề
đại dương.
- Hằng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày, thủy triều lại
xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt Trăng
phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng
bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ.Biên độ của thủy triều (độ chênh
lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất khác nhau. Ở các đại dương, biên
độ này là 1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn: khoảng 30cm, nhưng ở các cửa sông
và eo biển có thể lên tới 17m.
VI/ ĐẶC ĐIỂM THỦY TRIỀU Ở VIỆT NAM
a) Thủy triều vùng biển:
Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km bờ biển có đủ
các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật
triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. Đặc biệt, nhật triều ở
đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn) là điển hình trên thế giới.
1) Vùng bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hoá: nhật triều. Hòn Gai, Hải Phòng thuộc nhật
triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng
3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều.
2) Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày
nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m.
3) Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ
lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m.
4) Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều.
5) Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều
khoảng 1,2 - 0,8 m.
6) Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 -
1,2 m.
7) Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 -
2,0 m.
8) Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1
m.
b) Chế độ thuỷ triều sông: Nằm kề bên biển Đông, những con sông Bến Tre không
những tiếp nhận nguồn nước từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp
nhận nguồn nước biển do thủy triều đẩy vào.
Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác nhau, song ở bất kỳ chỗ nào, từ
Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ, mực nước các sông hằng ngày đều
có dao động theo sự chi phối của thủy triều.
Ứng dụng thủy triều: Người xưa, sống bao đời gần sông và biển. chủ yếu là họ tính theo con nước,
theo chu kì của nó (nuớc triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều,
nên con nguời sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá...
Thủy triều còn đóng góp môt phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938
của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến
ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện),
ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.
VIII / CHẾ ĐỘ THỦY TRIỀU THỪA THIÊN HUẾ
Bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài khoảng 120km, thủy triều vùng biển này khá phức tạp,
với chế độ bán nhật triều không đều chiếm hầu hết số ngày trong tháng. Tuy nhiên, khu vực cửa
Thuận An lại có chế độ bán nhật triều đều. Nơi đây có dao động thủy triều nhỏ nhất so với toàn
dải ven bờ nước ta. Khu vực phía nam tỉnh (tại vịnh Đà Nẵng), chế độ bán nhật triều không đều
chiếm ưu thế, trung bình trong mỗi tháng chiếm khoảng 2/3 số ngày trong tháng với sự chênh lệch
nhau rõ rệt về độ lớn giữa 2 đỉnh, 2 chân triều trong ngày. Khu vực phía bắc (tại Cửa Việt - Quảng
Trị), chế độ bán nhật triều chiếm hầu như toàn bộ số ngày trong tháng, chênh lệch độ lớn giữa 2
đỉnh, 2 chân triều không lớn (hình 15.1, 15.2).
Biên độ triều vùng biển ven bờ Thừa Thiên Huế dao động trong khoảng 0,35-1,0m. Khu vực
Thuận An có biên độ triều trong ngày nhỏ nhất - chỉ khoảng 0,35-0,50m. Từ Thuận An trở ra hai
phía, biên độ triều tăng dần, nhưng về phía nam có xu hướng tăng mạnh hơn. Tại khu vực cửa
Tư Hiền, biên độ triều đạt 0,55-1,00m; tại khu vực Chân Mây, biên độ triều trung bình là 0,70m,
biên độ cực đại 1,45m và biên độ cực tiểu 0,20m.
Mực nước triều trung bình là 0,00m, mực nước cực đại là 1,26m và cực tiểu là -0,72m.
Quá trình mực nước triều tại Thừa Thiên Huế
Quá trình mực nước triều tại vùng biển lân cận Thừa Thiên Huế

More Related Content

Similar to VANHIENN DLTNDC2.docx

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT nataliej4
 
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT nataliej4
 
Thiết kế chế tạo hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
Thiết kế chế tạo hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trờiThiết kế chế tạo hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
Thiết kế chế tạo hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trờinataliej4
 
nhật thực nguyệt thực slide jwdoiajwdoiajwoiajdoiajwodijadaoidjaoiwdjaidjoawi...
nhật thực nguyệt thực slide jwdoiajwdoiajwoiajdoiajwodijadaoidjaoiwdjaidjoawi...nhật thực nguyệt thực slide jwdoiajwdoiajwoiajdoiajwodijadaoidjaoiwdjaidjoawi...
nhật thực nguyệt thực slide jwdoiajwdoiajwoiajdoiajwodijadaoidjaoiwdjaidjoawi...luugiahuy8a8lhp
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Khái quát về sóng cơ học - Lý 12
Khái quát về sóng cơ học - Lý 12Khái quát về sóng cơ học - Lý 12
Khái quát về sóng cơ học - Lý 12VuKirikou
 
Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 10 Bài 16: “ Sóng. Thủy triều. Dòng biển"
Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 10 Bài 16: “ Sóng. Thủy triều. Dòng biển" Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 10 Bài 16: “ Sóng. Thủy triều. Dòng biển"
Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 10 Bài 16: “ Sóng. Thủy triều. Dòng biển" nataliej4
 
THUYETTRINH.pptx
THUYETTRINH.pptxTHUYETTRINH.pptx
THUYETTRINH.pptxQunon17
 
Năng lượng đại dương
Năng lượng đại dươngNăng lượng đại dương
Năng lượng đại dươngTan Nguyen Huu
 
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụNhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụDoan Huy
 
Lý thuyết dòng chảy biển và đại dương
Lý thuyết dòng chảy biển và đại dươngLý thuyết dòng chảy biển và đại dương
Lý thuyết dòng chảy biển và đại dươngnataliej4
 
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...jackjohn45
 
Bien doi khi hau33
Bien doi khi hau33Bien doi khi hau33
Bien doi khi hau33Phi Phi
 
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi ppt
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi pptĐại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi ppt
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi pptVan Tuan Le
 

Similar to VANHIENN DLTNDC2.docx (20)

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT
 
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT
Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT
 
Thiết kế chế tạo hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
Thiết kế chế tạo hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trờiThiết kế chế tạo hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
Thiết kế chế tạo hệ thống đun nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
 
nhật thực nguyệt thực slide jwdoiajwdoiajwoiajdoiajwodijadaoidjaoiwdjaidjoawi...
nhật thực nguyệt thực slide jwdoiajwdoiajwoiajdoiajwodijadaoidjaoiwdjaidjoawi...nhật thực nguyệt thực slide jwdoiajwdoiajwoiajdoiajwodijadaoidjaoiwdjaidjoawi...
nhật thực nguyệt thực slide jwdoiajwdoiajwoiajdoiajwodijadaoidjaoiwdjaidjoawi...
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa Kinh Tế Và Phát Triển.
Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa Kinh Tế Và Phát Triển.Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa Kinh Tế Và Phát Triển.
Cơ Sở Lý Luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa Kinh Tế Và Phát Triển.
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Khái quát về sóng cơ học - Lý 12
Khái quát về sóng cơ học - Lý 12Khái quát về sóng cơ học - Lý 12
Khái quát về sóng cơ học - Lý 12
 
Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 10 Bài 16: “ Sóng. Thủy triều. Dòng biển"
Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 10 Bài 16: “ Sóng. Thủy triều. Dòng biển" Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 10 Bài 16: “ Sóng. Thủy triều. Dòng biển"
Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 10 Bài 16: “ Sóng. Thủy triều. Dòng biển"
 
THUYETTRINH.pptx
THUYETTRINH.pptxTHUYETTRINH.pptx
THUYETTRINH.pptx
 
Năng lượng đại dương
Năng lượng đại dươngNăng lượng đại dương
Năng lượng đại dương
 
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụNhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
 
he mat troi
he mat troihe mat troi
he mat troi
 
Lý thuyết dòng chảy biển và đại dương
Lý thuyết dòng chảy biển và đại dươngLý thuyết dòng chảy biển và đại dương
Lý thuyết dòng chảy biển và đại dương
 
Ngày ấy
Ngày ấy Ngày ấy
Ngày ấy
 
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long & dự án th...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng thích ứng với lũ lụt trong bối cảnh bi...
 
Bien doi khi hau33
Bien doi khi hau33Bien doi khi hau33
Bien doi khi hau33
 
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi ppt
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi pptĐại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi ppt
Đại cương về sông ngòi và sự hình thành dòng chảy sông ngòi ppt
 

VANHIENN DLTNDC2.docx

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ MÔN : ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG 2 ĐỀ TÀI : THỦY TRIỀU Họ và tên SV : NGUYỄN THỊ HIỀN - 22S6050180 / NGÔ THỊ MỸ VI - 22S6050147 Lớp : Sử - Địa 1A Giảng Viên : TRẦN THỊ TUYẾT MAI
  • 2. I/ THUỶ TRIỀU LÀ GÌ ? Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước dâng (triều lên thường gọi là "nước lớn") và nước rút (triều xuống tức "nước ròng") vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
  • 3. II/ NGUYÊN NHÂN TẠO RA THỦY TRIỀU Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Trái Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khi đó là miền xích đạo của Trái Đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Trái Đất tại xích đạo, vì Trái Đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ Trái Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất, trên đường nối tâm của chúng ở khoảng cách 0.73 bán kính của Trái Đất (4650.83 km). Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc. Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu. Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch tương tác hấp dẫn tác động lên các vật thể nằm trong tương tác hấp dẫn.
  • 4. III / GIẢI THÍCH Luật hấp dẫn vũ trụ: Mọi vật đều hấp dẫn lẫn nhau. Chẳng hạn như chuyện trái ...mít rơi. Trái mít bị Trái Đất hút về nó, nhưng trái mít cũng hút Trái Đất về phía nó, nhưng vì khối lượng trái mít quá nhỏ so với khối lượng Trái Đất nên Trái Đất hầu như không dịch chuyển mà ta chỉ thấy trái mít rơi . Ta có công thức: Với:  F : Lực hấp dẫn (N)  K : Hằng số hấp dẫn = 6,67×10−11  d : Khoảng cách (mét) khối lượng Trái Đất 5,97×1024 kg, của Mặt Trăng: 0,073 × 1024 kg Mặt Trời: khối lượng bằng 330 000 lần Trái Đất Khoảng cách Đất-Trời : d2 = 149,6 triệu km, từ Đất - Trăng: d1 = 0,384 triệu km Fđất-trăng = K × mđất × mtrăng/d1² (1) F đất-trời = K × mđất × mtrời/d2² (2) Fđất-trăng /F đất-trời = 2,5 Tuy mặt, Khối lượng Mặt Trời lớn hơn Trái Đất 333.000 lần nhưng vì khoảng cách giữa Trái Đất - Mặt Trăng nhỏ hơn giữa Trái Đất - Mặt Trời nên lực hấp dẫn tác động bởi Mặt Trăng lớn hơn lực hấp dẫn của mặt Trời gấp 2,5 lần.
  • 5. IV / ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI 1- Những biến đổi thủy triều trải qua các giai đoạn sau:  Triều dâng (flood tide): xảy ra khi mực nước biển dâng lên trong vài giờ, làm ngập vùng gian triều.  Triều cao (high tide): nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó.  Triều xuống (ebb tide): mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng gian triều.  Triều thấp : nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó. Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng triều hay triều lưu. Thời điểm mà dòng triều ngừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước đứng (slack water). Sau đó, thủy triều đổi hướng, tạo ra sự biến đổi ngược lại. Nước đứng thường xuất hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp; nhưng tại một số nơi, thời gian nước đứng là khác biệt đáng kể so với thời gian triều cao hoặc triều thấp. Tuần trăng và thủy triều: New moon = trăng mới. Full moon = trăng rằm. First quarter moon = trăng thượng tuần. Third quarter moon = trăng hạ tuần. Spring tide = triều cường. Neap tide= triều kém. 2 - Phân loại Hiện tượng thủy triều phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều
  • 6. a) Nhật triều Nhật triều là một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống (với chu kỳ là 24h52'), ví dụ ngày 12/03/2010 tại địa điểm A thuỷ triều lên lúc 5h chiều thì ngày 13/03/2010 tại địa điểm A thuỷ triều sẽ lên lúc 5h52'. (Do Trái Đất quay quanh trục và Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất nên để đạt được vị trí lúc ban đầu phải cần mất 52 phút nữa=> nên thời gian chênh lệch của thuỷ triều của ngày hôm trước và ngày hôm sau là 52 phút) +Nhật triều đều: Trong một ngày mặt trăng có một lần triều lên và một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút. +Nhật triều không đều: trong chu kỳ nửa tháng, số ngày nhật triều không quá 7 ngày, những ngày còn lại là bán nhật triều. b) Bán nhật triều Cặp Trái Đất-Mặt Trăng quay và chịu một lực ly tâm. Khoảng cách Trái Đất-Mặt Trăng lớn nhất ở phía đối bên kia nơi không có Mặt Trăng, sẽ bằng 61 r thay vì 59 r (r là bán kính Trái Đất).Theo công thức tính lực hấp dẫn, lực yếu khi khoảng cách tăng. Nghĩa là phía gần Mặt Trăng (zénith), lực hấp dẫn sẽ lớn hơn phía đối xứng bên kia (Nadir). Do đó nơi gần Mặt Trăng, lực hấp dẫn sẽ lớn hơn lực ly tâm. Trong trung tâm quả đất hai lực triệt tiêu lẫn nhau (ly tâm = - hấp dẫn). Bên kia quả đất, vì lực hấp dẫn yếu hơn nên lực ly tâm thắng thế. Do đó mà cùng một thời điểm, ta có hai lực FM hướng từ tâm ra ngoài, gây sự biến dạng mặt nước, do đó có 2 lần thủy triều lên trong một ngày. Lực FM sinh ra thủy triều Mặt trời cũng có ảnh hưởng trên lực sinh ra thủy triều, tuy rằng lực hấp dẫn của mặt trời nhỏ hơn của Mặt Trăng, nhưng khi cả ba thiên thể thẳng hàng (Trái Đất không nằm giữa) thì lực tạo thủy triều sẽ lớn hay còn gọi là triều cường vì là tổng của hai lực hấp dẫn Mặt Trời và Mặt Trăng thay vì chỉ có một lực hấp dẫn của Trăng như thông thường. Nhưng nếu mặt trời thẳng hàng với Mặt Trăng ngay trên vùng xích đạo, thì thủy triều lớn tối đa. Bán nhật triều là con nước lên xuống 2 lần trong một ngày, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo. +Bán nhật triều đều: Trong một ngày mặt trăng (24 giờ 50 phút) có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút. +Bán nhật triều không đều: trong một ngày mặt trăng, có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Song đỉnh và chân triều trong hai lần liên tiếp có sự chênh lệch khá lớn.
  • 7.
  • 8. V / SỰ CHÊNH LỆCH THỦY TRIỀU Vì sao chúng ta lại phải đo thủy triều?  Việc xác định thủy triều giúp điều hướng trong ngành giao thông, vận tải hàng hải.  Khả năng dự báo của thủy triều, sự chuyển động nhanh của nước trong dòng chảy có thể cung cấp một nguồn năng lượng cho các cộng đồng sống dọc theo bờ biển bằng các nhà máy thủy điện.  Thủy triều cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh vật biển, chúng cung cấp thức ăn, môi trường sống cho một số động vật ven bờ.  Việc thu thập số liệu thủy văn còn giúp chung ta nghiên cứu, đưa ra cảnh báo và bảo tồn các hệ sinh thái ven biển. * ĐẶC ĐIỂM CHÊNH LỆCH Nước biển giữ lại trên Trái Đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt Trăng và Mặt Trời cũng có lực hấp dẫn đối với Trái Đất. Đặc biệt, Mặt Trăng hút một khối lượng nước trên bề đại dương. - Hằng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày, thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt Trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái Đất nên Mặt Trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ.Biên độ của thủy triều (độ chênh lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất khác nhau. Ở các đại dương, biên độ này là 1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn: khoảng 30cm, nhưng ở các cửa sông và eo biển có thể lên tới 17m.
  • 9. VI/ ĐẶC ĐIỂM THỦY TRIỀU Ở VIỆT NAM a) Thủy triều vùng biển: Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. Đặc biệt, nhật triều ở đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn) là điển hình trên thế giới. 1) Vùng bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hoá: nhật triều. Hòn Gai, Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều. 2) Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m. 3) Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m. 4) Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều. 5) Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8 m. 6) Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2 m. 7) Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 - 2,0 m. 8) Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1 m. b) Chế độ thuỷ triều sông: Nằm kề bên biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều đẩy vào. Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác nhau, song ở bất kỳ chỗ nào, từ Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ, mực nước các sông hằng ngày đều có dao động theo sự chi phối của thủy triều. Ứng dụng thủy triều: Người xưa, sống bao đời gần sông và biển. chủ yếu là họ tính theo con nước, theo chu kì của nó (nuớc triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng thủy triều, nên con nguời sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá... Thủy triều còn đóng góp môt phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.
  • 10. VIII / CHẾ ĐỘ THỦY TRIỀU THỪA THIÊN HUẾ Bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều dài khoảng 120km, thủy triều vùng biển này khá phức tạp, với chế độ bán nhật triều không đều chiếm hầu hết số ngày trong tháng. Tuy nhiên, khu vực cửa Thuận An lại có chế độ bán nhật triều đều. Nơi đây có dao động thủy triều nhỏ nhất so với toàn dải ven bờ nước ta. Khu vực phía nam tỉnh (tại vịnh Đà Nẵng), chế độ bán nhật triều không đều chiếm ưu thế, trung bình trong mỗi tháng chiếm khoảng 2/3 số ngày trong tháng với sự chênh lệch nhau rõ rệt về độ lớn giữa 2 đỉnh, 2 chân triều trong ngày. Khu vực phía bắc (tại Cửa Việt - Quảng Trị), chế độ bán nhật triều chiếm hầu như toàn bộ số ngày trong tháng, chênh lệch độ lớn giữa 2 đỉnh, 2 chân triều không lớn (hình 15.1, 15.2). Biên độ triều vùng biển ven bờ Thừa Thiên Huế dao động trong khoảng 0,35-1,0m. Khu vực Thuận An có biên độ triều trong ngày nhỏ nhất - chỉ khoảng 0,35-0,50m. Từ Thuận An trở ra hai phía, biên độ triều tăng dần, nhưng về phía nam có xu hướng tăng mạnh hơn. Tại khu vực cửa Tư Hiền, biên độ triều đạt 0,55-1,00m; tại khu vực Chân Mây, biên độ triều trung bình là 0,70m, biên độ cực đại 1,45m và biên độ cực tiểu 0,20m. Mực nước triều trung bình là 0,00m, mực nước cực đại là 1,26m và cực tiểu là -0,72m. Quá trình mực nước triều tại Thừa Thiên Huế Quá trình mực nước triều tại vùng biển lân cận Thừa Thiên Huế