SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
DI DÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
PGS. TS. NGÔ VĂN LỆ(*)
Di dân là một vấn đề phức tạp trong lịch sử của các dân tộc. Muốn nghiên cứu
vấn đề di dân một cách toàn diện và đầy đủ phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành
khoa học xã hội và nhân văn như xã hội học, dân tộc học, dân số học, sử học và các
ngành khác. Mỗi một ngành khoa học vừa kể trên trong giới hạn đối tượng nghiên cứu
của mình cũng chỉ nghiên cứu từng khía cạnh của vấn đề di dân ở một dân tộc, một khu
vực cụ thể nào đó. Tập hợp các kết qủa nghiên cứu của các bộ phận đó lại, chúng ta sẽ
có bức tranh toàn cảnh về lịch sử di dân cũng như những khía cạnh khác của di dân.
Trong báo cáo khoa học này, chúng tôi không có tham vọng gì hơn ngoài việc nêu
lên một số suy nghĩ xung quanh vấn đề di dân đã và đang diễn ra trong phạm vi rộng
lớn với quy mô và với những nguyên nhân cũng hết sức khác nhau ở từng khu vực, ở
từng quốc gia.
1. Qua các tài liệu mà chúng tôi có dịp tiếp cận khi nghiên cứu về những qúa
trình di dân, thì các nhà khoa học Liên Xô (cũ), Pháp, Tiệp Khắc (cũ) đều khẳng định di
dân (migration) là một hiện tượng xã hội. Di dân xảy ra trong suốt qúa trình phát triển
của lịch sử nhân loại. Không có một quốc gia nào trên thế giới trong suốt qúa trình tồn
tại và phát triển của mình lại không diễn ra những chuyển động dân cư (di dân) với
những quy mô và cường độ khác nhau. Di dân xảy ra hầu như hoặc chịu tác động rất ít
bởi các yếu tố như độ lớn của quốc gia, số lượng dân cư đông hay ít, quốc gia đó được
thành lập từ lâu hay mới được hình thành trong thời cận hiện đại. Di dân cũng không
mấy phụ thuộc vào trình độ phát triển về mọi mặt của một quốc gia như cho rằng, di dân
chỉ xảy ra ở những quốc gia chậm phát triển, còn các quốc gia có trình độ phát triển cao
hơn thì không xảy ra di dân. Nhưng, di dân lại chịu tác động của các yếu tố khác như
thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hay xung đột sắc tộc, tôn giáo. Các nguyên nhân đó lại
tác động không đồng đều (không giống nhau) trong qúa trình di dân và những kết qủa
do chúng gây ra cũng không giống nhau ở các vùng, các quốc gia khác nhau.
Khi nghiên cứu những qúa trình di dân, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến
những nguyên nhân xã hội và coi đây là những tác nhân chủ yếu đến qúa trình di dân.
Hay nói cách khác “ nguyên nhân chính dẫn đến di dân là những biến động xã hội ở
mức độ này hay mức độ khác giữa một vai trò quan trọng tác động đến các khía
cạnh khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cộng đồng cư
dân đó”. Bởi vậy, trong tiến trình phát triển của một dân tộc dù muốn hay không thì
những tác động xã hội vẫn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình đó. Một khi có
những tác động đến xã hội của một dân tộc (tộc người) sẽ xảy ra qúa trình di dân ở mức
độ này hay mức độ khác. Hay nói một cách khác di dân xảy ra trong suốt chiều dài của
(*)
Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh.
1
lịch sử nhân loại với những mức độ và nguyên nhân khác nhau. Vì đơn giản di dân
(migration) là sự di chuyển cư dân theo hướng bất kỳ. Hiện tượng này khác với những
đợt di dân có định hướng từ một quốc gia ra khỏi lãnh thổ của nó - xuất dương
(emigration) và nhập cư, tức di cư từ nước ngoài vào (immigration).
2. Cho đến nay, chúng ta không có trong tay những thông tin đủ và đáng tin
cậy để có thể xác định chính xác vào thời gian nào xuất hiện hiện tượng di dân. Xác
định mốc thời gian trên bình diện thế giới lại càng khó khăn gấp bội phần. Bằng các tư
liệu có được, nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng di dân xuất hiện rất sớm, xưa như
chính lịch sử của con người hiện đại- người thông minh Homo sapiens, mà theo các
khai quật mới nhất thì cách ngày nay chừng 50 - 60 ngàn năm. Cũng theo các nhà khoa
học thì do các đợt di dân của người thông minh Homo - sapiens - mà cách ngày nay 16 -
15 ngàn năm con người đã cư trú về cơ bản tương tự như ngày nay. Tức vào thời điểm
đó con người đã cư trú phần lớn ở Châu Á, toàn bộ Châu Phi, gần như toàn bộ Châu Âu
(trừ vùng phía Bắc). Cũng vào thời gian này bắt đầu có các cuộc di cư đến Châu Úc từ
hướng qua Đông Nam Á lục địa đến Đông Nam Á hải đảo để tới vùng đất hoang sơ này.
Còn ở châu Mỹ có các nhóm di dân đầu tiên xuất phát từ Đông Bắc Á qua eo biển
Bêrinh.
Tuy nhiên, trải qua một khoảng thời gian dài với những đợt di dân lớn nhỏ khác
nhau, cho đến nay không phải chỗ nào trên trái đất cũng đều có cư dân sinh sống. Quan
sát bản đồ phân bố dân cư trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy chỉ có những nơi
nào, mà những điều kiện địa lý, môi sinh thuận lợi cho sự phát triển đời sống cộng
đồng, thì nơi đó có mật độ dân tập trung dân số cao. Ngược lại, ở những vùng không
thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng thì mật độ tập trung dân số thấp, thậm chí, có
những vùng trên thế giới cho đến nay vẫn chưa có người ở.
Theo những tư liệu có được, các nhà khoa học khẳng định rằng các cuộc di dân
nguyên thủy bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ. Qúa trình di dân liên tục là hiện tượng tự
nhiên và bình thường trong sinh hoạt kinh tế, xã hội của những bộ lạc săn bắt, đánh cá.
Ở trình độ thấp kém của sự phát triển lực lượng sản xuất, trước nhu cầu thiết yếu phải
tìm những miền đất rộng lớn để nuôi sống những người đi săn, hái lượm, đánh cá của
thời đại đồ đá cũ, do sự phát triển cư dân một cách tự nhiên ở những vùng thuận lợi hơn
đã dẫn đến các đợt di dân của người nguyên thủy. Điều này cũng rất phù hợp với những
qúa trình phát triển tộc người thời nguyên thủy. Đó là những qúa trình phân ly tộc người
(divergence) chủ yếu xảy ra ở thời nguyên thủy, dấu ấn của những đợt di dân nguyên
thủy cho đến nay chỉ còn lưu lại trong mối liên hệ về ngôn ngữ giữa các dân tộc. Bằng
phương pháp so sánh ngôn ngữ lịch sử các nhà ngôn ngữ học đã tìm ra những mối liên
hệ đó. Bởi ngôn ngữ là yếu tố tương đối bền vững, là vũ khí sắc bén chống chọi với
những dòng văn hóa ngoại nhập, bảo tồn sự tồn tại của một dân tộc (một tộc người).
Trong các đặc trưng của dân tộc (tộc người) ngôn ngữ thể hiện tính ít biến đổi nhất.
Từ xa xưa các nhà sử học đã luôn quan tâm đến hiện tượng di dân và được phản
ánh trong các công trình sử học. Trong các tác phẩm của các học giả sử học cổ đại như
Hêrodot, Tasic, Cesaer đã cho chúng ta những tư liệu về các đợt di dân ở Châu Âu thời
cổ đại. Đó là các đợt di dân của người Hy Lạp đến vùng Địa Trung Hải, vùng biển Đen
vào thế kỷ thứ VIII trước công nguyên. Có những đợt di dân lớn lao bao gồm nhiều bộ
2
lạc khác nhau mà trên bước đường thiên di đã làm thay đổi diện mạo cả một khu vực.
Việc hình thành dân tộc Pháp ngày nay là một thí dụ điển hình. Chính các cuộc thiên di
của những bộ lạc Đức và những bộ lạc dã man khác đã đe dọa sự tồn tại của đế quốc La
Mã cổ đại. Vào những thế kỷ đầu công nguyên cũng ghi nhận các đợt đi dân của các tộc
người từ Đông đến Trung tâm Châu Âu.
Ở Phương Đông những đợt di dân thường xuyên với những thời gian và cường độ
khác nhau đã làm thay đổi về lãnh thổ tộc người (dân tộc) và cơ cấu dân cư. Một khi
xảy ra những cuộc di dân lớn có thể làm nảy sinh ra những cộng đồng tộc người mới với
những lãnh thổ tộc người cũng được tổ hợp lại. Sự đ dân lâu dài của người Hán từ
phương Bắc xuống phía Nam và trải qua hàng ngàn năm bành trướng, mở rộng cùng với
các chính sách đồng hóa họ đã có một đường biên giới quốc gia gần giống với cương
vực của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ngày nay. Sự bành trướng của người Hán
làm cho nhiều quốc gia nhỏ bé bị mất đi trên bản đồ thế giới và cư dân của những quốc
gia này trải qua hàng ngàn năm sống xen kẽ với người Hán vốn có trình độ phát triển
kinh tế vănhóa, xã hội cao hơn, lại là những người chiến thắng đã đồng hóa những cư
dân bản địa.
Trong lịch sử nhân loại cuộc thiên di của người Thái về phương Nam đã làm thay
đổi cơ cấu tộc người và địa bàn cư trú của cư dân bản địa. Cuộc thiên di lớn lao của
người Thái, một mặt đã xé nhỏ cộng đồng người Thái phân tán họ thành nhiều bộ phận
khác nhau, mặt khác chính cuộc thiên di này đã xé nhỏ địa bàn cư trú của các cộng đồng
tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer bản địa. Khi xảy ra những cuộc di dân
mà những người nhập cư không đông đảo so với cư dân bản địa thì lãnh thổ tộc người
của cư dân bản địa không bị phá vỡ. Tuy nhiên, sự không bị phá vỡ lãnh thổ tộc người ở
đây cũng chỉ mang tính tương đối. Bởi vì, giữa cư dân bản địa và cư dân mới đến đã xảy
ra một qúa trình giao lưu văn hóa và kinh tế. Tuỳ theo tỷ lệ tương quan giữa dân di cư
với dân bản địa có thể xảy ra qúa trình đồng hóa (asilimisation), nêu số lượng nhập cư
qúa ít, hoặc qúa xích lại gần nhau, qúa trình tích tụ, liên kết (integration). Nhưng cũng
không ít những trường hợp những nhóm di dân đến nơi mới định cư lại cố kết thành
những ốc đảo “dị ứng” với những ảnh hưởng của môi trường tộc người xung quanh.
Tình hình này có thể quan sát ở những nhóm cư dân Ấn Độ, A rập, và người Hoa trong
các nước Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, như chúng ta đều biết, lãnh thổ đầu tiên của người Việt chỉ giới hạn
trong một không gian không gian không rộng lớn. Nhưng trải qua một qúa trình lâu dài,
lãnh thổ tộc người Việt (dân tộc Việt) ngày một mở rộng. Qúa trình mở rộng lãnh thổ
của tộc người Việt diễn ra vừa trong hoà bình, vừa làø kết qủa của những cuộc chiến
tranh, dẫn đến giao lưu văn hóa giữa người Việt với các tộc người khác. Việc mở rộng
lãnh thổ quốc gia mà hạt nhân chính là tộc người Việt, đã đưa đến việc di dân ồ ạt của
người Việt vào những vùngg đất nơi phía Nam của tổ quốc. Và do sinh sống ở các vùng
có những yếu tố địa lý tự nhiên khác nhau, đặc biệt do qúa trình tiếp xúc tộc người, nên
đã hình thành những nét văn hóa riêng của người Việt.
3. Thời kỳ cận đại gắn với các đợt di dân to lớn là sự bàng trướng của các
cường quốc tư bản Châu Âu. Kết qủa của sự di dân này là một loạt các quốc gia lớn
mạnh ra đời như Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Canađa, Úc, Tân Tây Lan ... Cư dân của
3
các quốc gia di dân từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, nhưng chủ yếu là từ Châu
Âu, mà hạt nhân chính của những quốc gia này là người Anh. Trong những quốc gia
này, cư dân bản địa vốn là chủ nhân của một vùng lãnh thổ rộng lớn, do cuộc bành
trướng của người Châu Âu, nay trở thành cư dân thiểu số, lãnh thổ của họ bị thu hẹp lại
và bị đẩy ra xa trung tâm đến những vùng xa xôi hẻo lánh, cách biệt với các trung tâm
văn hóa, kinh tế, chính trị. Về sự kiện này có thể viện dẫn rất nhiều, thí dụ. Chẳng hạn
như trường hợp cư dân bản địa ở Châu Úc. Châu Úc trước khi người Châu Âu xuất hiện
thì vùng đất này là nơi cứ trú của cư dân bản địa, tức 100% lãnh thổ. Nhưng trải qua
một thời gian dài, do những chính sách cai trị của thực dân Anh làm cho lãnh thổ của cư
dân bản địa ngày một thu hẹp lại và họ buộc phải sống ở những nơi khô cằn, không
thuận lợi cho sự phát triển. Cho đến nay, cư dân bản địa chỉ còn sinh sống trên một
vùng lãnh thổ chỉ chiếm khoảng 1,1% lãnh thổ toàn nước Úc. Số phận của cư dân bản
địa ở nước Mỹ cũng không khác gì cư dân bản địa ở Úc. Vào thế kỷ thứ XVI cư dân bản
địa Úc chừng 750 ngàn người. Nhưng trải qua hơn 300 năm dưới ách đô hộ của thực
dân Anh, dân số của cư dân bản địa không những không tăng, mà trái lại ngày một suy
giảm. Vào đầu thế kỷ XX cư dân bản địa Úc vào khoảng trên dưới 100 ngàn người.
Nhiều dân tộc bản địa trước sự bành trướng của người da trắng đã không còn đủ sức để
trụ vững, dẫn đến tiêu vong. Vào năm 1876 người phụ nữ Tasmanie cuối cùng đã bị
chết, cũng là dấu chấm hết về sự tồn tại của một dân tộc trên hòn đảo này. Nếu chúng ta
biết rằng, cũng trong khoảng thời gian đó (chừng 300 năm), dân số Châu Âu đã tăng lên
hơn 4 lần, mới thấy hết tính dã man trong chính sách đối với các thuộc địa của các
cường quốc thực dân Châu Âu.
Hoạt động di dân thời thực dân với quy mô và cường độ khác nhau đã ảnh hưởng
đến đời sống của hàng chục triệu người. Chính những cuộc di dân đó đã làm thay đổi
hình thái cư trú ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, tạo nên sự giao lưu văn hóa
(echanges culturelles) theo nhiều chiều, đa dạng giữa các dân tộc trên thế giới. Ngoài
những cuộc di dân từ chính quốc đến các thuộc địa (theo chiều hướng này chủ yếu là
các quan cai trị) còn có các cuộc di dân từ các nước thuộc địa sang các nước thuộc địa
(như trường hợp người Việt Nam di cư sang Tân Đảo), hoặc từc các thuộc địa di dân
đến các chính quốc (có thể thấy người Việt Nam sang Pháp, người Ấn Độ sang Anh...).
Trong các đợt di dân này, những nguyên nhân cơ bản ( nguyên nhân chính ) là các yếu
tố kinh tế, chính trị. Tuy nhiên, cũng không ít những đợt di dân lại do những nguyên
nhân khác chi phối như các xung đột sắc tộc hay xung đột tôn giáo.
Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX làn sóng di dân có phần nào giảm đi so
với các thời gian trước. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc thì trong khoảng thời gian từ
1981 đến 1985 có trên 15 triệu người rời quê hương, bản quán của mình đến định cư lâu
dài ở các nước khác nhau. Trong những năm gần đâ, do tình hình chính trị bất ổn ở một
số nơi, xung đột vũ trang giữa các nhóm chính trị với lợi ích khác nhau đã làm gia tăng
làn sóng di dân ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Có một thực tế là, do qúa trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, sự phát triển kinh tế không đồng
đều giữa các vùng trong một quốc gia, tạo nên sự chênh lệch về cuộc sống giữa các
vùng cũng làm cho làn sóng di dân tăng lên. Ở những quốc gia đang phát triển qúa trình
4
đô thị hoá đã làm gia tăng làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị. Sự gia tăng dân số
cơ học trong các thành phố lớn đã làm bùng nổ vấn đề dân số, làm trầm trọng thêm
những vấn đề xã hội vốn đã phát sinh từ trước mà chưa có những biện pháp giải quyết.
4. Vấn đề di dân là một vấn đề phức tạp xảy ra trong suốt chiều dài của lịch
sử nhân loại. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có những quan niệm khác nhau về
vấn đề di dân và những khía cạnh có liên quan đến di dân cũng chưa được quan tâm
đúng mức. Ngay cả trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất vần đề di dân và những khía
cạnh có liên quan đến di dân cũng chưa được quan tâm đúng mức (cả trong nhận thức
và trong thực tế). Có lã, vấn đề di dân vào thời điểm đó chưa phải là vấn đề cấp bách
trong đời sống xã hội đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết như những vấn đề khác.
Nhưng sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, vấn đề di dân và những khía cạnh có liên
quan đến di dân thường là những đề tài của các cuộc hội đàm giữa các quốc gia và trở
thành đề tài thảo luận của nhiều Hội nghị quốc tế. Chính sách di dân hay nhập cư là một
bộ phận quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II hệ thống những vấn đề di dân ở mọi hình thức
khác nhau trên thế giới được quan tâm nghiên cứu với những mức độ khác nhau tùy
thuộc vào tính cấp bách của những khía cạnh kinh tế, văn hóa, chính trị do di dân tạo ra
cho từng quốc gia, khu vực. Vấn đề di dân cùng với nó là những vấn đề có liên quan
đến vấn đề dân tộc thiểu số, cũng như việc thích ứng và hoà nhập vào môi trường mới
của các nhóm dân cư, cả trường hợp đồng hóa vào cộng đồng dân tộc đa số, rồi những
xung đột nảy sinh trong những qúa trình trên đây được nhiều trung tâm khoa học trên
thế giới quan tâm. Vấn đề di dân hiện nay không phải là vấn đề riêng rẽ của một quốc
gia hay một khu vực, mà trái lại, nó đã trở thành vấn đề có tính chất toàn cầu. Vấn đề di
dân (trong đó có cả vấn đề liên quan đến người tị nạn) tác động đến hầu hết các quốc
gia trên thế giới với những mức độ quan tâm và những chính sách cũng hết sức khác
nhau ở từng quốc gia. Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến người di dân trên
bình diện thế giới, Liên Hiệp Quốc đã hình thành một tổ chức chuyên lo giúp đỡ những
người di dân (cả người tỵ nạn). Đó là Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn. Mỗi
quốc gia lại có những chính sách và những thái độ hết sức khác nhau về di dân, có
những nước sẵn sàng cưu mang những người di dân, cho phép họ tới cư trú, giúp đỡ họ
hoà nhập vào cuộc sống nơi sở tại. Nhưng cũng không ít những trường hợp vì lợi ích
cục bộ hay vì một lý do nào đó đã không làm dịu đi vấn đề di cư, mà trái lại, bằng nhiều
thủ đoạn như kích động, lừa bịp lôi kéo .... tạo nên sự căng thẳng trong nội bộ quốc gia,
làm gia tăng mâu thuẫn giữa các cộng đồng dân cư trong một quốc gia hay trong một
khu vực. Những sự kiện xảy ra ở Việt Nam trong năm 1978 - 1979 có liên quan tới bộ
phận người Hoa ở Việt Nam, hay những gì đang diễn ra ở các nước Châu Phi cho chúng
ta một thí dụ hết sức sống động về thái độ của các quốc gia có ảnh hưởng như thế nào
đến di dân.
5. Di dân diễn ra trong suốt tiến trình lịch phát triển của các dân tộc trên thế
giới. Ở thời kỳ tiền giai cấp và ở cả nhưng giai đoạn tiếp theo, hình như vai trò của nhà
nước ít tác động và cho phối đến những quá trình di dân. Hay nói cách khác trong một
giai đoạn dài của lịch sử di dân chủ yếu xảy ra tự phát, nhà nước chưa thể hiện vai trò
quyền lực và tổ chứ của mình trong lĩnh vực này. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II
5
cùng với sự phát triển kinh tế và qúa trình đô thị hóa, việc tổ chức lại đời sống dân cư
đã được các nhà nước chú ý. Vài trò của tổ chức nhà nước được thể hiện trong định
hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong phân bố lại dân cư, trong việc hợp tác
với nước ngoài. Những chính sách đó tác động mạnh mẽ đến chuyển động dân cư trong
phạm vi cả nước và từng khu vực. Trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước, một
trong những vấn đề được quan tâm là điều chỉnh dân cư sao cho hợp lý để có thể khai
thác tối đa va có hiệu qủa sức lao động của cộng đồng.
Mặc dầu vậy, cho đến nay khuynh hướng di dân tự phát vẫn diễn ra ở các quốc
gia, các khu vực trong một quốc gia. Trong thế giới hiện nay di dân chịu tác động của
nhiều yếu tố. Và đương nhiên tùy thuộc vào tình hình cụ thể các yếu tố đó lại tác động
không giống nhau. Nhưng, ở hầu hết các quốc gia, các khu vực, yếu tố quyết định nhất
đến qúa trình di dân là yếu tố kinh tế. Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các
vùng trong một quốc gia, sự hình thành các trung tâm kinh tế và qúa trình đô thị hóa
diễn ra mạnh mẽ càng làm gia tăng cách biệt giữa các vùng. Nếu như trước đây, di dân
chủ yếu diễn ra ở các vùng nông thôn, tức di chuyển dân cư từ vùng nông nghiệp này
đến vùng nông nghiệp khác, di cư từ vùng đồng bằng lên miền núi, từ Bắc xuống Nam.
Trong điều kiện hiện nay, khuynh hướng di dân từ Bắc xuống Nam vẫn quan sát thấy
rõ. Bên cạnh đó khuynh hướng di dân từ nông thôn ra thành thị, từ miền núi đến miền
núi. Di dân trong thời hiện đại làm nảy sinh một loạt những vấn đề cần được nghiên cứu
kỹ để có những giải pháp hữu hiệu.
Do sự phát triển của thành phố về mọi mặt, mà trước hết là sự phát triển kinh tế,
đã làm thiếu hụt nguồn nhân lực, dẫn đến việc di dân từ nông thôn vào thành thị. Nhưng
những người từ nông thôn di cư vào thành phố phần đông là không có nghề nghiệp. Để
có thể tồn tại, những người này phải làm các nghề khác nhau với mức lương thấp,
không ổn định. Thêm nữa, điều kiện sinh hoạt cô cùng khó khăn, không có chỗ ở ổn
định. Lực lượng di cư từ nông thôn vào thành phố không kiếm được công ăn, việc làm
cùng với đội quân thất nghiệp vốn có ở hầu hết các đô thị, thành phố tạo thành đội quân
thất nghiệp đông đảo, trở thành gánh nặng cho chính quyền sở tại. Và trong tình hình đó
có thể phát sinh ra nhiều vấn đề làm khó khăn thêm cho việc giải quyết những vấn đề xã
hội của một thành phố. Mặt khác, những người di cư ra thành phố thường là thanh niên
- lực lượng lao động chủ yếu ở các vùng nông thôn. Tình hình này kéo dài, làm giảm
lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và cư dân trở nên già nua, làm cho hoạt
động kinh tế vùng nông thôn kém hiệu qủa. Đó là chưa kể những vấn đề những vấn đề
xã hội khác có thể nay sinh do lực lượng thanh niên di cư ra thành phố, cũng do quá
trình di cư từ nông thôn ra thành phố làm tăng dân số cơ học, tạo nên áp lực làm bùng
nổ dân số ở các thành phố lớn, vốn đã chật hẹp do quá trình tăng dân số tự nhiên.
Di dân cũng tác động đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Do những
người di cư từ nông thôn lên kiếm công ăn, việc làm ở các thành phố nên phần đông
những người nhập cư là không có nhà ở. Để có thể ở lại thành phố, những người mới
nhập cư sống tạm bợ, cảnh màn trời, chiếu đất, tạo nên những khu định cư mới, nhưng
không nằm trong chương trình quy hoạch. Việc hình thành những khu định cư mới,
nhưng không nằm trong chương trình quy hoạch. Việc hình thành những khu định cư
mang tính tự phát tạo nên sự thay đổi rất lớn hệ sinh thái môi trường thành phố, phá vỡ
6
những cảnh quan thiên nhiên vốn có của một địa bàn dân cư. Trong thành phố hình
thành những cụm dân cư sống dưới mức nghèo khó, thiếu mọi cơ sở và tiện nghi tối
thiểu cho đời sống cư dân thành thị. Tình hình đó không loại trừ thành phố nào, nhất là
những thành phố lớn.
Miền núi là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số, thông thường dân cư không
đông, lại tập trung ở những nơi thuận lợi cho việc đi lại và các hoạt động kinh tế. Ở hầu
hết các khu vực trên thế giới do nhu cầu của sự phát triển kinh tế đều có sự điều chỉnh
lại địa bàn dân cư. Ở Việt Nam cũng xảy ra qúa trình đó. Sau năm 1954 và đặc biệt sau
năm 1975 nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm giải quyết vấn đề dân số.
Việc đi khai hoang và việc hình thành những khu kinh tế mới đã đưa đến việc gia tăng
rất nhanh số lượng người Việt ở các tỉnh miền núi, tạo nên di dân từ xa. Mặt khác, do
qúa trình tăng nhanh của người Việt tại các vùng dân tộc thiểu số đã tạo nên di cư nội
vùng. Trong những năm gần đây lại xảy ra qúa trình di dân từ xa của đồng bào dân tộc
dân tộc thiểu số ở những tỉnh miền núi phía Bắc vào các tỉnh miền Đông Nam Bộ hay
vào các tỉnh Tây Nguyên. Các dân tộc thiểu số dù di cư với cự ly gần hay xa thì vẫn là
sự di chuyển từ vùng núi này đến vùng núi khác, phương thức canh tác vẫn là đốt rừng
làm rẫy. Nhu cầu và cách khai phá đất rừng làm nương rẫy ở mỗi dân tộc có khác nhau,
nhưng nhìn chung là không khoa học, thiếu tính toán. Chính việc khai thác đó đã dẫn
đến hủy hoại môi trường sinh thái, đất rừng và tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Do
đó, hơn lúc nào hết (khi chưa muộn) cần phải có những biện pháp hữu hiệu hạn chế tối
đa tình trạng khai thác rừng rừng và đất rừng một cách bừa bãi. Việc bảo vệ rừng và đất
rừng nguồn tài nguyên vô giá của đất nước cần sớm được thể chế hóa.
Nhưng cuộc di dân ngoài việc tác động đến hệ sinh thái nơi các tộc người sinh
sống còn làm nảy sinh những vấn đề xã hội như vấn đề giáo dục, tổ chức cuộc sống
cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ... Những vân đề này vốn được quan tâm giải quyết ở
miền núi. Nhưng cho đến nay, không phải nơi nào cũng đã giải quyết được. Do đó ở hầu
hết các địa phương gặp rất nhiều khó khăn khi cùng một lúc phải triển khai giải quyết
những vấn đề đã tồn tại từ trước và những vấn đề mới do di dân làm nảy sinh tại địa
phương.
Di dân là một hiện tượng xã hội xảy ra trong suốt qúa trình phát triển lịch sử của
nhân loại dưới tác động của những nguyên nhân kinh tế, xã hội khác nhau qua các thời
kỳ và những nguyên nhân đó tác động cũng không đồng đều trong các thời kỳ. Trong
các nguyên nhân đó thì nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân quyết định.
Mỗi một quốc gia có thái độ khác nhau trong vấn đề di dân. Muốn giải quyết vấn
đề di dân phải quan tâm giải quyết những vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Đó
là những nguyên nhân tác động trực tiếp hay gián tiếp đến qúa trình di dân. Vấn đề cơ
bản nhất là tạo nên sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia
dân tộc. Mặt khác, hạn chế tới mức tối đa sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa
các vùng, các dân tộc. Các chính sách nhằm hạn chế qúa trình di dân muốn có hiệu qủa
phải hướng tới tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các dân tộc.
Trong thế giới hiện đại hiện tượng di dân vẫn xảy ra ở các khu vực, các quốc gia
trên thế giới với những mức độ và nguyên nhân khác nhau. Vấn đề di dân vẫn chưa giải
quyết một cách triệt để khi vẫn còn những xung đột dân tộc, khi vẫn còn có sự chênh
7
lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các khu vực, giữa các quốc gia và giữa
các dân tộc. Để có thể giải quyết vấn đề di dân phải hiểu bản chất của hiện tượng mang
tính xã hội này. Mà từ xưa đến nay một khi phải giải quyết một vấn đề mang tính xã hội
cần có sự hợp tác của nhiều lĩnh vực mới hy vọng tìm ra những giải pháp đúng và hữu
hiệu. Mọi suy nghĩ và hành động đơn lẻ không thể đem đến một kết qủa tốt.
8

More Related Content

Featured

Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationErica Santiago
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellSaba Software
 

Featured (20)

Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
 

DI DÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

  • 1. DI DÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA PGS. TS. NGÔ VĂN LỆ(*) Di dân là một vấn đề phức tạp trong lịch sử của các dân tộc. Muốn nghiên cứu vấn đề di dân một cách toàn diện và đầy đủ phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành khoa học xã hội và nhân văn như xã hội học, dân tộc học, dân số học, sử học và các ngành khác. Mỗi một ngành khoa học vừa kể trên trong giới hạn đối tượng nghiên cứu của mình cũng chỉ nghiên cứu từng khía cạnh của vấn đề di dân ở một dân tộc, một khu vực cụ thể nào đó. Tập hợp các kết qủa nghiên cứu của các bộ phận đó lại, chúng ta sẽ có bức tranh toàn cảnh về lịch sử di dân cũng như những khía cạnh khác của di dân. Trong báo cáo khoa học này, chúng tôi không có tham vọng gì hơn ngoài việc nêu lên một số suy nghĩ xung quanh vấn đề di dân đã và đang diễn ra trong phạm vi rộng lớn với quy mô và với những nguyên nhân cũng hết sức khác nhau ở từng khu vực, ở từng quốc gia. 1. Qua các tài liệu mà chúng tôi có dịp tiếp cận khi nghiên cứu về những qúa trình di dân, thì các nhà khoa học Liên Xô (cũ), Pháp, Tiệp Khắc (cũ) đều khẳng định di dân (migration) là một hiện tượng xã hội. Di dân xảy ra trong suốt qúa trình phát triển của lịch sử nhân loại. Không có một quốc gia nào trên thế giới trong suốt qúa trình tồn tại và phát triển của mình lại không diễn ra những chuyển động dân cư (di dân) với những quy mô và cường độ khác nhau. Di dân xảy ra hầu như hoặc chịu tác động rất ít bởi các yếu tố như độ lớn của quốc gia, số lượng dân cư đông hay ít, quốc gia đó được thành lập từ lâu hay mới được hình thành trong thời cận hiện đại. Di dân cũng không mấy phụ thuộc vào trình độ phát triển về mọi mặt của một quốc gia như cho rằng, di dân chỉ xảy ra ở những quốc gia chậm phát triển, còn các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn thì không xảy ra di dân. Nhưng, di dân lại chịu tác động của các yếu tố khác như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hay xung đột sắc tộc, tôn giáo. Các nguyên nhân đó lại tác động không đồng đều (không giống nhau) trong qúa trình di dân và những kết qủa do chúng gây ra cũng không giống nhau ở các vùng, các quốc gia khác nhau. Khi nghiên cứu những qúa trình di dân, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến những nguyên nhân xã hội và coi đây là những tác nhân chủ yếu đến qúa trình di dân. Hay nói cách khác “ nguyên nhân chính dẫn đến di dân là những biến động xã hội ở mức độ này hay mức độ khác giữa một vai trò quan trọng tác động đến các khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân đó”. Bởi vậy, trong tiến trình phát triển của một dân tộc dù muốn hay không thì những tác động xã hội vẫn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình đó. Một khi có những tác động đến xã hội của một dân tộc (tộc người) sẽ xảy ra qúa trình di dân ở mức độ này hay mức độ khác. Hay nói một cách khác di dân xảy ra trong suốt chiều dài của (*) Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 1
  • 2. lịch sử nhân loại với những mức độ và nguyên nhân khác nhau. Vì đơn giản di dân (migration) là sự di chuyển cư dân theo hướng bất kỳ. Hiện tượng này khác với những đợt di dân có định hướng từ một quốc gia ra khỏi lãnh thổ của nó - xuất dương (emigration) và nhập cư, tức di cư từ nước ngoài vào (immigration). 2. Cho đến nay, chúng ta không có trong tay những thông tin đủ và đáng tin cậy để có thể xác định chính xác vào thời gian nào xuất hiện hiện tượng di dân. Xác định mốc thời gian trên bình diện thế giới lại càng khó khăn gấp bội phần. Bằng các tư liệu có được, nhiều nhà khoa học cho rằng hiện tượng di dân xuất hiện rất sớm, xưa như chính lịch sử của con người hiện đại- người thông minh Homo sapiens, mà theo các khai quật mới nhất thì cách ngày nay chừng 50 - 60 ngàn năm. Cũng theo các nhà khoa học thì do các đợt di dân của người thông minh Homo - sapiens - mà cách ngày nay 16 - 15 ngàn năm con người đã cư trú về cơ bản tương tự như ngày nay. Tức vào thời điểm đó con người đã cư trú phần lớn ở Châu Á, toàn bộ Châu Phi, gần như toàn bộ Châu Âu (trừ vùng phía Bắc). Cũng vào thời gian này bắt đầu có các cuộc di cư đến Châu Úc từ hướng qua Đông Nam Á lục địa đến Đông Nam Á hải đảo để tới vùng đất hoang sơ này. Còn ở châu Mỹ có các nhóm di dân đầu tiên xuất phát từ Đông Bắc Á qua eo biển Bêrinh. Tuy nhiên, trải qua một khoảng thời gian dài với những đợt di dân lớn nhỏ khác nhau, cho đến nay không phải chỗ nào trên trái đất cũng đều có cư dân sinh sống. Quan sát bản đồ phân bố dân cư trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy chỉ có những nơi nào, mà những điều kiện địa lý, môi sinh thuận lợi cho sự phát triển đời sống cộng đồng, thì nơi đó có mật độ dân tập trung dân số cao. Ngược lại, ở những vùng không thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng thì mật độ tập trung dân số thấp, thậm chí, có những vùng trên thế giới cho đến nay vẫn chưa có người ở. Theo những tư liệu có được, các nhà khoa học khẳng định rằng các cuộc di dân nguyên thủy bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ. Qúa trình di dân liên tục là hiện tượng tự nhiên và bình thường trong sinh hoạt kinh tế, xã hội của những bộ lạc săn bắt, đánh cá. Ở trình độ thấp kém của sự phát triển lực lượng sản xuất, trước nhu cầu thiết yếu phải tìm những miền đất rộng lớn để nuôi sống những người đi săn, hái lượm, đánh cá của thời đại đồ đá cũ, do sự phát triển cư dân một cách tự nhiên ở những vùng thuận lợi hơn đã dẫn đến các đợt di dân của người nguyên thủy. Điều này cũng rất phù hợp với những qúa trình phát triển tộc người thời nguyên thủy. Đó là những qúa trình phân ly tộc người (divergence) chủ yếu xảy ra ở thời nguyên thủy, dấu ấn của những đợt di dân nguyên thủy cho đến nay chỉ còn lưu lại trong mối liên hệ về ngôn ngữ giữa các dân tộc. Bằng phương pháp so sánh ngôn ngữ lịch sử các nhà ngôn ngữ học đã tìm ra những mối liên hệ đó. Bởi ngôn ngữ là yếu tố tương đối bền vững, là vũ khí sắc bén chống chọi với những dòng văn hóa ngoại nhập, bảo tồn sự tồn tại của một dân tộc (một tộc người). Trong các đặc trưng của dân tộc (tộc người) ngôn ngữ thể hiện tính ít biến đổi nhất. Từ xa xưa các nhà sử học đã luôn quan tâm đến hiện tượng di dân và được phản ánh trong các công trình sử học. Trong các tác phẩm của các học giả sử học cổ đại như Hêrodot, Tasic, Cesaer đã cho chúng ta những tư liệu về các đợt di dân ở Châu Âu thời cổ đại. Đó là các đợt di dân của người Hy Lạp đến vùng Địa Trung Hải, vùng biển Đen vào thế kỷ thứ VIII trước công nguyên. Có những đợt di dân lớn lao bao gồm nhiều bộ 2
  • 3. lạc khác nhau mà trên bước đường thiên di đã làm thay đổi diện mạo cả một khu vực. Việc hình thành dân tộc Pháp ngày nay là một thí dụ điển hình. Chính các cuộc thiên di của những bộ lạc Đức và những bộ lạc dã man khác đã đe dọa sự tồn tại của đế quốc La Mã cổ đại. Vào những thế kỷ đầu công nguyên cũng ghi nhận các đợt đi dân của các tộc người từ Đông đến Trung tâm Châu Âu. Ở Phương Đông những đợt di dân thường xuyên với những thời gian và cường độ khác nhau đã làm thay đổi về lãnh thổ tộc người (dân tộc) và cơ cấu dân cư. Một khi xảy ra những cuộc di dân lớn có thể làm nảy sinh ra những cộng đồng tộc người mới với những lãnh thổ tộc người cũng được tổ hợp lại. Sự đ dân lâu dài của người Hán từ phương Bắc xuống phía Nam và trải qua hàng ngàn năm bành trướng, mở rộng cùng với các chính sách đồng hóa họ đã có một đường biên giới quốc gia gần giống với cương vực của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ngày nay. Sự bành trướng của người Hán làm cho nhiều quốc gia nhỏ bé bị mất đi trên bản đồ thế giới và cư dân của những quốc gia này trải qua hàng ngàn năm sống xen kẽ với người Hán vốn có trình độ phát triển kinh tế vănhóa, xã hội cao hơn, lại là những người chiến thắng đã đồng hóa những cư dân bản địa. Trong lịch sử nhân loại cuộc thiên di của người Thái về phương Nam đã làm thay đổi cơ cấu tộc người và địa bàn cư trú của cư dân bản địa. Cuộc thiên di lớn lao của người Thái, một mặt đã xé nhỏ cộng đồng người Thái phân tán họ thành nhiều bộ phận khác nhau, mặt khác chính cuộc thiên di này đã xé nhỏ địa bàn cư trú của các cộng đồng tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer bản địa. Khi xảy ra những cuộc di dân mà những người nhập cư không đông đảo so với cư dân bản địa thì lãnh thổ tộc người của cư dân bản địa không bị phá vỡ. Tuy nhiên, sự không bị phá vỡ lãnh thổ tộc người ở đây cũng chỉ mang tính tương đối. Bởi vì, giữa cư dân bản địa và cư dân mới đến đã xảy ra một qúa trình giao lưu văn hóa và kinh tế. Tuỳ theo tỷ lệ tương quan giữa dân di cư với dân bản địa có thể xảy ra qúa trình đồng hóa (asilimisation), nêu số lượng nhập cư qúa ít, hoặc qúa xích lại gần nhau, qúa trình tích tụ, liên kết (integration). Nhưng cũng không ít những trường hợp những nhóm di dân đến nơi mới định cư lại cố kết thành những ốc đảo “dị ứng” với những ảnh hưởng của môi trường tộc người xung quanh. Tình hình này có thể quan sát ở những nhóm cư dân Ấn Độ, A rập, và người Hoa trong các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, như chúng ta đều biết, lãnh thổ đầu tiên của người Việt chỉ giới hạn trong một không gian không gian không rộng lớn. Nhưng trải qua một qúa trình lâu dài, lãnh thổ tộc người Việt (dân tộc Việt) ngày một mở rộng. Qúa trình mở rộng lãnh thổ của tộc người Việt diễn ra vừa trong hoà bình, vừa làø kết qủa của những cuộc chiến tranh, dẫn đến giao lưu văn hóa giữa người Việt với các tộc người khác. Việc mở rộng lãnh thổ quốc gia mà hạt nhân chính là tộc người Việt, đã đưa đến việc di dân ồ ạt của người Việt vào những vùngg đất nơi phía Nam của tổ quốc. Và do sinh sống ở các vùng có những yếu tố địa lý tự nhiên khác nhau, đặc biệt do qúa trình tiếp xúc tộc người, nên đã hình thành những nét văn hóa riêng của người Việt. 3. Thời kỳ cận đại gắn với các đợt di dân to lớn là sự bàng trướng của các cường quốc tư bản Châu Âu. Kết qủa của sự di dân này là một loạt các quốc gia lớn mạnh ra đời như Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Canađa, Úc, Tân Tây Lan ... Cư dân của 3
  • 4. các quốc gia di dân từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, nhưng chủ yếu là từ Châu Âu, mà hạt nhân chính của những quốc gia này là người Anh. Trong những quốc gia này, cư dân bản địa vốn là chủ nhân của một vùng lãnh thổ rộng lớn, do cuộc bành trướng của người Châu Âu, nay trở thành cư dân thiểu số, lãnh thổ của họ bị thu hẹp lại và bị đẩy ra xa trung tâm đến những vùng xa xôi hẻo lánh, cách biệt với các trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị. Về sự kiện này có thể viện dẫn rất nhiều, thí dụ. Chẳng hạn như trường hợp cư dân bản địa ở Châu Úc. Châu Úc trước khi người Châu Âu xuất hiện thì vùng đất này là nơi cứ trú của cư dân bản địa, tức 100% lãnh thổ. Nhưng trải qua một thời gian dài, do những chính sách cai trị của thực dân Anh làm cho lãnh thổ của cư dân bản địa ngày một thu hẹp lại và họ buộc phải sống ở những nơi khô cằn, không thuận lợi cho sự phát triển. Cho đến nay, cư dân bản địa chỉ còn sinh sống trên một vùng lãnh thổ chỉ chiếm khoảng 1,1% lãnh thổ toàn nước Úc. Số phận của cư dân bản địa ở nước Mỹ cũng không khác gì cư dân bản địa ở Úc. Vào thế kỷ thứ XVI cư dân bản địa Úc chừng 750 ngàn người. Nhưng trải qua hơn 300 năm dưới ách đô hộ của thực dân Anh, dân số của cư dân bản địa không những không tăng, mà trái lại ngày một suy giảm. Vào đầu thế kỷ XX cư dân bản địa Úc vào khoảng trên dưới 100 ngàn người. Nhiều dân tộc bản địa trước sự bành trướng của người da trắng đã không còn đủ sức để trụ vững, dẫn đến tiêu vong. Vào năm 1876 người phụ nữ Tasmanie cuối cùng đã bị chết, cũng là dấu chấm hết về sự tồn tại của một dân tộc trên hòn đảo này. Nếu chúng ta biết rằng, cũng trong khoảng thời gian đó (chừng 300 năm), dân số Châu Âu đã tăng lên hơn 4 lần, mới thấy hết tính dã man trong chính sách đối với các thuộc địa của các cường quốc thực dân Châu Âu. Hoạt động di dân thời thực dân với quy mô và cường độ khác nhau đã ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục triệu người. Chính những cuộc di dân đó đã làm thay đổi hình thái cư trú ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, tạo nên sự giao lưu văn hóa (echanges culturelles) theo nhiều chiều, đa dạng giữa các dân tộc trên thế giới. Ngoài những cuộc di dân từ chính quốc đến các thuộc địa (theo chiều hướng này chủ yếu là các quan cai trị) còn có các cuộc di dân từ các nước thuộc địa sang các nước thuộc địa (như trường hợp người Việt Nam di cư sang Tân Đảo), hoặc từc các thuộc địa di dân đến các chính quốc (có thể thấy người Việt Nam sang Pháp, người Ấn Độ sang Anh...). Trong các đợt di dân này, những nguyên nhân cơ bản ( nguyên nhân chính ) là các yếu tố kinh tế, chính trị. Tuy nhiên, cũng không ít những đợt di dân lại do những nguyên nhân khác chi phối như các xung đột sắc tộc hay xung đột tôn giáo. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX làn sóng di dân có phần nào giảm đi so với các thời gian trước. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc thì trong khoảng thời gian từ 1981 đến 1985 có trên 15 triệu người rời quê hương, bản quán của mình đến định cư lâu dài ở các nước khác nhau. Trong những năm gần đâ, do tình hình chính trị bất ổn ở một số nơi, xung đột vũ trang giữa các nhóm chính trị với lợi ích khác nhau đã làm gia tăng làn sóng di dân ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Có một thực tế là, do qúa trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng trong một quốc gia, tạo nên sự chênh lệch về cuộc sống giữa các vùng cũng làm cho làn sóng di dân tăng lên. Ở những quốc gia đang phát triển qúa trình 4
  • 5. đô thị hoá đã làm gia tăng làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị. Sự gia tăng dân số cơ học trong các thành phố lớn đã làm bùng nổ vấn đề dân số, làm trầm trọng thêm những vấn đề xã hội vốn đã phát sinh từ trước mà chưa có những biện pháp giải quyết. 4. Vấn đề di dân là một vấn đề phức tạp xảy ra trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có những quan niệm khác nhau về vấn đề di dân và những khía cạnh có liên quan đến di dân cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ngay cả trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất vần đề di dân và những khía cạnh có liên quan đến di dân cũng chưa được quan tâm đúng mức (cả trong nhận thức và trong thực tế). Có lã, vấn đề di dân vào thời điểm đó chưa phải là vấn đề cấp bách trong đời sống xã hội đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết như những vấn đề khác. Nhưng sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, vấn đề di dân và những khía cạnh có liên quan đến di dân thường là những đề tài của các cuộc hội đàm giữa các quốc gia và trở thành đề tài thảo luận của nhiều Hội nghị quốc tế. Chính sách di dân hay nhập cư là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II hệ thống những vấn đề di dân ở mọi hình thức khác nhau trên thế giới được quan tâm nghiên cứu với những mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính cấp bách của những khía cạnh kinh tế, văn hóa, chính trị do di dân tạo ra cho từng quốc gia, khu vực. Vấn đề di dân cùng với nó là những vấn đề có liên quan đến vấn đề dân tộc thiểu số, cũng như việc thích ứng và hoà nhập vào môi trường mới của các nhóm dân cư, cả trường hợp đồng hóa vào cộng đồng dân tộc đa số, rồi những xung đột nảy sinh trong những qúa trình trên đây được nhiều trung tâm khoa học trên thế giới quan tâm. Vấn đề di dân hiện nay không phải là vấn đề riêng rẽ của một quốc gia hay một khu vực, mà trái lại, nó đã trở thành vấn đề có tính chất toàn cầu. Vấn đề di dân (trong đó có cả vấn đề liên quan đến người tị nạn) tác động đến hầu hết các quốc gia trên thế giới với những mức độ quan tâm và những chính sách cũng hết sức khác nhau ở từng quốc gia. Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến người di dân trên bình diện thế giới, Liên Hiệp Quốc đã hình thành một tổ chức chuyên lo giúp đỡ những người di dân (cả người tỵ nạn). Đó là Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn. Mỗi quốc gia lại có những chính sách và những thái độ hết sức khác nhau về di dân, có những nước sẵn sàng cưu mang những người di dân, cho phép họ tới cư trú, giúp đỡ họ hoà nhập vào cuộc sống nơi sở tại. Nhưng cũng không ít những trường hợp vì lợi ích cục bộ hay vì một lý do nào đó đã không làm dịu đi vấn đề di cư, mà trái lại, bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lừa bịp lôi kéo .... tạo nên sự căng thẳng trong nội bộ quốc gia, làm gia tăng mâu thuẫn giữa các cộng đồng dân cư trong một quốc gia hay trong một khu vực. Những sự kiện xảy ra ở Việt Nam trong năm 1978 - 1979 có liên quan tới bộ phận người Hoa ở Việt Nam, hay những gì đang diễn ra ở các nước Châu Phi cho chúng ta một thí dụ hết sức sống động về thái độ của các quốc gia có ảnh hưởng như thế nào đến di dân. 5. Di dân diễn ra trong suốt tiến trình lịch phát triển của các dân tộc trên thế giới. Ở thời kỳ tiền giai cấp và ở cả nhưng giai đoạn tiếp theo, hình như vai trò của nhà nước ít tác động và cho phối đến những quá trình di dân. Hay nói cách khác trong một giai đoạn dài của lịch sử di dân chủ yếu xảy ra tự phát, nhà nước chưa thể hiện vai trò quyền lực và tổ chứ của mình trong lĩnh vực này. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II 5
  • 6. cùng với sự phát triển kinh tế và qúa trình đô thị hóa, việc tổ chức lại đời sống dân cư đã được các nhà nước chú ý. Vài trò của tổ chức nhà nước được thể hiện trong định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong phân bố lại dân cư, trong việc hợp tác với nước ngoài. Những chính sách đó tác động mạnh mẽ đến chuyển động dân cư trong phạm vi cả nước và từng khu vực. Trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước, một trong những vấn đề được quan tâm là điều chỉnh dân cư sao cho hợp lý để có thể khai thác tối đa va có hiệu qủa sức lao động của cộng đồng. Mặc dầu vậy, cho đến nay khuynh hướng di dân tự phát vẫn diễn ra ở các quốc gia, các khu vực trong một quốc gia. Trong thế giới hiện nay di dân chịu tác động của nhiều yếu tố. Và đương nhiên tùy thuộc vào tình hình cụ thể các yếu tố đó lại tác động không giống nhau. Nhưng, ở hầu hết các quốc gia, các khu vực, yếu tố quyết định nhất đến qúa trình di dân là yếu tố kinh tế. Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng trong một quốc gia, sự hình thành các trung tâm kinh tế và qúa trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ càng làm gia tăng cách biệt giữa các vùng. Nếu như trước đây, di dân chủ yếu diễn ra ở các vùng nông thôn, tức di chuyển dân cư từ vùng nông nghiệp này đến vùng nông nghiệp khác, di cư từ vùng đồng bằng lên miền núi, từ Bắc xuống Nam. Trong điều kiện hiện nay, khuynh hướng di dân từ Bắc xuống Nam vẫn quan sát thấy rõ. Bên cạnh đó khuynh hướng di dân từ nông thôn ra thành thị, từ miền núi đến miền núi. Di dân trong thời hiện đại làm nảy sinh một loạt những vấn đề cần được nghiên cứu kỹ để có những giải pháp hữu hiệu. Do sự phát triển của thành phố về mọi mặt, mà trước hết là sự phát triển kinh tế, đã làm thiếu hụt nguồn nhân lực, dẫn đến việc di dân từ nông thôn vào thành thị. Nhưng những người từ nông thôn di cư vào thành phố phần đông là không có nghề nghiệp. Để có thể tồn tại, những người này phải làm các nghề khác nhau với mức lương thấp, không ổn định. Thêm nữa, điều kiện sinh hoạt cô cùng khó khăn, không có chỗ ở ổn định. Lực lượng di cư từ nông thôn vào thành phố không kiếm được công ăn, việc làm cùng với đội quân thất nghiệp vốn có ở hầu hết các đô thị, thành phố tạo thành đội quân thất nghiệp đông đảo, trở thành gánh nặng cho chính quyền sở tại. Và trong tình hình đó có thể phát sinh ra nhiều vấn đề làm khó khăn thêm cho việc giải quyết những vấn đề xã hội của một thành phố. Mặt khác, những người di cư ra thành phố thường là thanh niên - lực lượng lao động chủ yếu ở các vùng nông thôn. Tình hình này kéo dài, làm giảm lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và cư dân trở nên già nua, làm cho hoạt động kinh tế vùng nông thôn kém hiệu qủa. Đó là chưa kể những vấn đề những vấn đề xã hội khác có thể nay sinh do lực lượng thanh niên di cư ra thành phố, cũng do quá trình di cư từ nông thôn ra thành phố làm tăng dân số cơ học, tạo nên áp lực làm bùng nổ dân số ở các thành phố lớn, vốn đã chật hẹp do quá trình tăng dân số tự nhiên. Di dân cũng tác động đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Do những người di cư từ nông thôn lên kiếm công ăn, việc làm ở các thành phố nên phần đông những người nhập cư là không có nhà ở. Để có thể ở lại thành phố, những người mới nhập cư sống tạm bợ, cảnh màn trời, chiếu đất, tạo nên những khu định cư mới, nhưng không nằm trong chương trình quy hoạch. Việc hình thành những khu định cư mới, nhưng không nằm trong chương trình quy hoạch. Việc hình thành những khu định cư mang tính tự phát tạo nên sự thay đổi rất lớn hệ sinh thái môi trường thành phố, phá vỡ 6
  • 7. những cảnh quan thiên nhiên vốn có của một địa bàn dân cư. Trong thành phố hình thành những cụm dân cư sống dưới mức nghèo khó, thiếu mọi cơ sở và tiện nghi tối thiểu cho đời sống cư dân thành thị. Tình hình đó không loại trừ thành phố nào, nhất là những thành phố lớn. Miền núi là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số, thông thường dân cư không đông, lại tập trung ở những nơi thuận lợi cho việc đi lại và các hoạt động kinh tế. Ở hầu hết các khu vực trên thế giới do nhu cầu của sự phát triển kinh tế đều có sự điều chỉnh lại địa bàn dân cư. Ở Việt Nam cũng xảy ra qúa trình đó. Sau năm 1954 và đặc biệt sau năm 1975 nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm giải quyết vấn đề dân số. Việc đi khai hoang và việc hình thành những khu kinh tế mới đã đưa đến việc gia tăng rất nhanh số lượng người Việt ở các tỉnh miền núi, tạo nên di dân từ xa. Mặt khác, do qúa trình tăng nhanh của người Việt tại các vùng dân tộc thiểu số đã tạo nên di cư nội vùng. Trong những năm gần đây lại xảy ra qúa trình di dân từ xa của đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số ở những tỉnh miền núi phía Bắc vào các tỉnh miền Đông Nam Bộ hay vào các tỉnh Tây Nguyên. Các dân tộc thiểu số dù di cư với cự ly gần hay xa thì vẫn là sự di chuyển từ vùng núi này đến vùng núi khác, phương thức canh tác vẫn là đốt rừng làm rẫy. Nhu cầu và cách khai phá đất rừng làm nương rẫy ở mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng nhìn chung là không khoa học, thiếu tính toán. Chính việc khai thác đó đã dẫn đến hủy hoại môi trường sinh thái, đất rừng và tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Do đó, hơn lúc nào hết (khi chưa muộn) cần phải có những biện pháp hữu hiệu hạn chế tối đa tình trạng khai thác rừng rừng và đất rừng một cách bừa bãi. Việc bảo vệ rừng và đất rừng nguồn tài nguyên vô giá của đất nước cần sớm được thể chế hóa. Nhưng cuộc di dân ngoài việc tác động đến hệ sinh thái nơi các tộc người sinh sống còn làm nảy sinh những vấn đề xã hội như vấn đề giáo dục, tổ chức cuộc sống cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ... Những vân đề này vốn được quan tâm giải quyết ở miền núi. Nhưng cho đến nay, không phải nơi nào cũng đã giải quyết được. Do đó ở hầu hết các địa phương gặp rất nhiều khó khăn khi cùng một lúc phải triển khai giải quyết những vấn đề đã tồn tại từ trước và những vấn đề mới do di dân làm nảy sinh tại địa phương. Di dân là một hiện tượng xã hội xảy ra trong suốt qúa trình phát triển lịch sử của nhân loại dưới tác động của những nguyên nhân kinh tế, xã hội khác nhau qua các thời kỳ và những nguyên nhân đó tác động cũng không đồng đều trong các thời kỳ. Trong các nguyên nhân đó thì nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân quyết định. Mỗi một quốc gia có thái độ khác nhau trong vấn đề di dân. Muốn giải quyết vấn đề di dân phải quan tâm giải quyết những vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Đó là những nguyên nhân tác động trực tiếp hay gián tiếp đến qúa trình di dân. Vấn đề cơ bản nhất là tạo nên sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia dân tộc. Mặt khác, hạn chế tới mức tối đa sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng, các dân tộc. Các chính sách nhằm hạn chế qúa trình di dân muốn có hiệu qủa phải hướng tới tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các dân tộc. Trong thế giới hiện đại hiện tượng di dân vẫn xảy ra ở các khu vực, các quốc gia trên thế giới với những mức độ và nguyên nhân khác nhau. Vấn đề di dân vẫn chưa giải quyết một cách triệt để khi vẫn còn những xung đột dân tộc, khi vẫn còn có sự chênh 7
  • 8. lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các khu vực, giữa các quốc gia và giữa các dân tộc. Để có thể giải quyết vấn đề di dân phải hiểu bản chất của hiện tượng mang tính xã hội này. Mà từ xưa đến nay một khi phải giải quyết một vấn đề mang tính xã hội cần có sự hợp tác của nhiều lĩnh vực mới hy vọng tìm ra những giải pháp đúng và hữu hiệu. Mọi suy nghĩ và hành động đơn lẻ không thể đem đến một kết qủa tốt. 8