SlideShare a Scribd company logo
1 of 2
Download to read offline
Vietnamese - Number 100b
July 2013
Các Cơ Sở Chăm Sóc Người Lớn An Toàn về Dị Ứng
Allergy Safe Adult Care Facilities
Các chứng dị ứng với thực phẩm ảnh hưởng đến khoảng 3
đến 4 người lớn trong mỗi 100 người. Muốn được an toàn về
dị ứng, người chăm sóc phải biết dị ứng với thực phẩm là gì,
phản ứng vì dị ứng trông như thế nào, cách điều trị, và cần áp
dụng những bước nào để ngừa phản ứng vì dị ứng.
Khi có một người nội trú mới đến một cơ sở chăm sóc, điều
quan trọng là phải:
• Soạn một Kế Hoạch Chăm Sóc Dinh Dưỡng trong kế
hoạch chăm sóc tổng quát của người đó.
• Liệt kê tất cả các loại thực phẩm gây phản ứng vì dị ứng.
• Hãy chắc chắn là vấn đề ăn uống của người nội trú không
có bất cứ chất nào được biết là gây dị ứng cho họ.
• Soạn Kế Hoạch Đối Phó với Phản Ứng Nặng có ý kiến
của một bác sĩ chuyên về dị ứng, cho những người có rủi
ro bị phản ứng nặng vì dị ứng.
Tất cả nhân viên của cơ sở và toán chăm sóc sức khỏe phải:
• Biết rõ và dễ lấy Kế Hoạch Chăm Sóc Dinh Dưỡng và Kế
Hoạch Đối Phó với Phản Ứng Nặng.
• Được huấn luyện về cách đáp ứng nếu có người nội trú
nào bị phản ứng vì dị ứng.
Người nội trú bị dị ứng với thực phẩm cần đeo vòng
MedicAlert® ở tay hoặc ở cổ.
Dị ứng với thực phẩm là gì?
Dị ứng với thực phẩm là khi cơ thể lầm tưởng một loại thực
phẩm nào đó là có hại. Thực phẩm gây phản ứng được gọi là
một chất gây dị ứng. Phản ứng vì dị ứng là khi hệ thống miễn
nhiễm của cơ thể chống lại. Khi một người bị dị ứng với thực
phẩm, họ phải tránh ăn chất gây dị ứng dù chỉ rất ít để phòng
ngừa phản ứng vì dị ứng. Phản ứng nặng vì dị ứng được gọi
là anaphylaxis (an-nah-fil-axe-is). Phản ứng này có thể xảy ra
nhanh chóng và có thể đe dọa đến tính mạng.
Làm thế nào để biết người nào đó đang bị
phản ứng nặng vì dị ứng với thực phẩm?
Các triệu chứng khi bị phản ứng nặng vì dị ứng có thể bắt
đầu trong vòng vài phút sau khi ăn hoặc tiếp xúc với thực
phẩm đó, nhưng thường xảy ra trong vòng 2 tiếng. Có thể
nhiều giờ sau đó mới thấy xuất hiện triệu chứng, nhưng
không thường xảy ra sau một thời gian lâu như vậy. Khi bắt
đầu thấy có phản ứng, điều quan trọng là phải đối phó ngay.
Các triệu chứng của phản ứng nặng vì dị ứng có thể khác
nhau tùy theo người. Một người có thể có các triệu chứng
khác nhau mỗi lần họ bị phản ứng nặng vì dị ứng. Các triệu
chứng có thể gồm bất cứ triệu chứng nào sau đây:
• Da: nổi ban, sưng (gồm cả cổ họng, lưỡi, môi hoặc mắt),
ngứa, nóng, tấy đỏ, da nổi đỏ, da tái hoặc xanh.
• Hô hấp: ho, thở khò khè, hụt hơi, đau hoặc tức ngực,
nghẹt cổ họng, khàn tiếng, nghẹt mũi hoặc các triệu chứng
như bị dị ứng với cỏ khô (chẳng hạn như chảy nước mũi,
ngứa mũi, chảy nước mắt và nhảy mũi), khó nuốt.
• Bao tử: ói mửa, buồn nôn, đau bụng dưới, hoặc tiêu chảy.
• Tim: nhịp đập yếu, bất tỉnh, chóng mặt hoặc váng đầu, sốc.
• Triệu chứng khác: lo âu, cảm thấy như “tai họa sắp
giáng xuống”, nhức đầu, đau bụng dưới ở phụ nữ, miệng
có vị tanh kim loại.
Có thể bị phản ứng nặng mà không làm nổi ban, do đó hãy
nhớ để ý tất cả các dấu hiệu của phản ứng vì dị ứng.
Nếu người bị dị ứng với thực phẩm lo ngại là họ đang bị
phản ứng, hãy dành ưu tiên cho trường hơp này. Đừng lơ là
các triệu chứng ban đầu.
Phần trên được phỏng theo: Anaphylaxis in Schools and Other Settings,
Copyright 2005-2009 Canadian Society of Allergy and Clinical
Immunology.
Tôi điều trị phản ứng nặng vì dị ứng như thế
nào?
Khi bắt đầu bị phản ứng, điều quan trọng là phải đối phó
ngay. Đừng để lâu. Hãy điều trị phản ứng nặng vì dị ứng
bằng một loại thuốc có tên là epinephrine (eh-puh-NEH-
fren). Epinephrine được đựng sẵn trong một ống tiêm được
gọi là ống tiêm tự động.
Những bước điều trị phản ứng nặng vì dị ứng:
1. Dùng ngay ống tiêm tự động. Tiêm epinephrine vào
bắp thịt đùi ngoài, tiêm xuyên qua quần áo nếu cần.
2. Gọi số 9-1-1 hoặc số điện thoại cấp cứu địa phương
ngay lập tức.
3. Đặt người nội trú nằm xuống và gác chân cao lên một
chút, trừ phi người đó đang ói mửa hoặc khó thở. Cho
người đó nằm nghiêng, nếu đang ói mửa. Cho người đó
ngồi dậy nếu khó thở.
4. Đừng để người nội trú một mình.
5. Nếu phản ứng không bớt hoặc tái diễn, hãy tiêm thêm
một liều epinephrine từ 5 đến 15 phút sau mũi tiêm đầu.
6. Đưa người nội trú đến bệnh viện.
Xem Kế Hoạch Đối Phó với Phản Ứng Nặng của người nội
trú để biết thêm chi tiết hoặc chỉ dẫn.
Các chứng dị ứng với thực phẩm thông
thường nhất ở người lớn gồm có gì?
Các loại thực phẩm thường gây phản ứng vì dị ứng nhất cho
người lớn là hải sản vỏ cứng, cá, lạc và các loại hạnh.
Nếu người nội trú bị dị ứng với một món ăn trong thực đơn,
hoặc bị dị ứng với nhiều món, chuyên viên ăn uống có ghi
danh có thể giúp cơ sở hoạch định các bữa ăn bổ dưỡng mà
tránh được các loại thực phẩm người nội trú không ăn được.
Có thể làm gì để có một cơ sở an toàn về dị ứng?
Ống tiêm tự động
• Cất ống tiêm tự động của mỗi người nội trú tại một chỗ
an ninh không khóa và dễ lấy đối với tất cả nhân viên.
• Nếu có thể làm được an toàn, hãy yêu cầu người nội trú
đem theo ống tiêm tự động trong bao đeo ngang lưng
hoặc trong túi đựng nào khác.
• Thay ống tiêm trước ngày hết hạn và ngay sau khi dùng.
• Người nội trú bị dị ứng nặng với thực phẩm nên tránh ăn
nếu không có ống tiêm tự động của họ.
Mua, nấu và bày dọn thức ăn
• Hãy cho những nơi cung cấp thực phẩm biết về các loại
dị ứng với thực phẩm tại cơ sở quý vị.
• Nếu quý vị có nhân viên khác mua, cất giữ, chuẩn bị thức
ăn và cho ăn, hãy chắc chắn là tất cả nhân viên:
o Biết về tất cả các loại dị ứng với thực phẩm và để ý
đến những gì trong danh sách nguyên liệu.
o Đọc danh sách nguyên liệu mỗi lần họ mua, cất giữ,
nấu và bày dọn thức ăn. Nguyên liệu có thể thay đổi
mà không báo trước. Đừng mặc nhiên xem là một loại
thực phẩm nào đó đã được tiêu thụ trước đây vẫn còn
an toàn.
o Dán nhãn rõ ràng tất cả các loại thức ăn đã nấu và cất
tại chỗ trước khi dọn ra ăn.
o Phòng ngừa ô nhiễm lẫn nhau bằng cách rửa tay, dụng
cụ, và các bề mặt dùng để chuẩn bị thức ăn mỗi khi
làm thức ăn khác.
• Đừng cho người nội trú ăn các loại thực phẩm có nhãn đề
phòng nếu người đó bị dị ứng với loại thực phẩm đó. Thí
dụ về nhãn đề phòng là ‘Có thể có dính chút ít lạc (đậu
phọng)’ hoặc ‘được chế tạo tại một cơ sở làm các loại
hạnh’. Muốn biết thêm chi tiết về nhãn dị ứng, hãy đến
website của Cơ Quan Thanh Tra Thực Phẩm Canada tại
www.inspection.gc.ca/english/fssa/labeti/allerg/allerge.sh
tml.
• Đừng liều lĩnh. Nếu quý vị không biết chắc một loại thực
phẩm nào đó có an toàn cho người nội trú bị dị ứng với
thực phẩm thì cho họ dùng thực phẩm khác.
• Nhắc nhở nhân viên phải biết về các loại dị ứng với thực
phẩm bất cứ khi nào cơ sở có cho ăn, chứ không phải chỉ
vào bữa ăn thường lệ và giờ ăn vặt. Các buổi ăn mừng,
biểu diễn, và sinh hoạt thủ công có thể có thức ăn và thức
ăn có thể do khách đến thăm đem tới.
Trong giờ ăn của người nội trú
• Nhắc nhở tất cả người nội trú không dùng chung thức ăn,
dụng cụ, ly tách, hoặc khăn lau tay với người khác, nhất
là những người bị dị ứng với thực phẩm.
• Muốn biết thêm chi tiết về việc tránh những chất gây dị
ứng trong thực phẩm như lạc (đậu phọng), các loại hạnh,
cá và hải sản vỏ cứng, hãy đến Các Cộng Đồng An Toàn
về Dị Ứng (Allergy Safe Communities) tại
www.allergysafecommunities.ca
• Giám thị bất cứ người nội trú nào bị dị ứng với thực
phẩm trong khi ăn nếu người đó không thể theo đúng chỉ
dẫn về những gì họ có thể hoặc không thể ăn.
• Nhắc tất cả những người nội trú và nhân viên rửa tay
bằng xà bông và nước trước và sau khi ăn. Làm như vậy
giúp cho thức ăn không dính vào đồ vật, quần áo, hoặc
các bề mặt khác. Thuốc khử trùng tay hoặc chỉ rửa bằng
nước sẽ kém hiệu quả hơn.
• Chùi rửa đúng mức tất cả bàn và các bề mặt để ăn khác
trước và sau khi ăn.
Trong những buổi đi chơi và khi đi ăn ở ngoài
• Trong những buổi sinh hoạt ngoài trời như picnic, hãy gói
theo bữa ăn đặc biệt cho người nội trú.
• Gọi cho nhà hàng để hỏi xem họ có thể nấu bữa ăn mà
không có những chất gây dị ứng cho người nội trú hay
không. Không phải nhà hàng nào cũng có nhân viên được
huấn luyện để đối phó với các loại dị ứng với thực phẩm.
Nếu nghi ngờ, hãy chọn một nhà hàng khác.
• Đem theo Kế Hoạch Đối Phó với Phản Ứng Nặng của
người nội trú và (các) ống tiêm epinephrine tự động trong
tất cả mọi chuyến đi.
Hội chứng dị ứng miệng là gì?
Nhiều người bị dị ứng với phấn cây hoặc cỏ cũng bị dị ứng
nhẹ với các loại rau trái sống nào đó. Trường hợp này được
gọi là Hội Chứng Dị Ứng Miệng (OAS). OAS có thể làm
ngứa và sưng môi, và trong miệng. Ít khi các phản ứng liên
quan đến OAS trở nên nặng. Người lớn bị OAS thường có thể
ăn rau trái nếu nấu chín. Nếu nghi ngờ, hãy nhờ bác sĩ của
người nội trú tham gia soạn kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng.
Muốn Biết Thêm Chi Tiết
Nếu quý vị có thắc mắc về các chứng dị ứng với thực phẩm,
hãy gọi số 8-1-1 để nói chuyện với một chuyên viên ăn uống
có ghi danh.
• Muốn biết thêm chi tiết về kiểm soát phản ứng nặng như
sốc, hãy đến Anaphylaxis Canada tại
www.anaphylaxis.ca
• Muốn biết thêm chi tiết về chương trình MedicAlert®
hãy đến www.medicalert.ca/en/index.asp
Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC
vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc
đến phòng y tế công cộng tại địa phương
quý vị.
Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số
8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe
không cấp thiết tại B.C.
Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm
thính, gọi số 7-1-1 tại B.C.
Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ
khi có yêu cầu của quý vị.

More Related Content

More from Yhoccongdong.com

Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng ĐồngKế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnYhoccongdong.com
 
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnYhoccongdong.com
 
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnYhoccongdong.com
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biếtU xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biếtYhoccongdong.com
 
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng ĐồngSổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Yhoccongdong.com
 
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19Yhoccongdong.com
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngYhoccongdong.com
 
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19Yhoccongdong.com
 
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19Yhoccongdong.com
 
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt Yhoccongdong.com
 
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹSổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹYhoccongdong.com
 
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Yhoccongdong.com
 
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...Yhoccongdong.com
 
Con là siêu nhân của mẹ
Con là siêu nhân của mẹ Con là siêu nhân của mẹ
Con là siêu nhân của mẹ Yhoccongdong.com
 
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDE
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDENội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDE
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDEYhoccongdong.com
 

More from Yhoccongdong.com (20)

Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng ĐồngKế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
 
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
 
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biếtU xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
 
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng ĐồngSổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
 
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
 
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
 
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
 
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
 
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
 
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹSổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
 
Loét tì đè
Loét tì đè Loét tì đè
Loét tì đè
 
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
 
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
 
Con là siêu nhân của mẹ
Con là siêu nhân của mẹ Con là siêu nhân của mẹ
Con là siêu nhân của mẹ
 
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDE
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDENội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDE
Nội soi tiêu hóa trong mùa dịch CODIV-19 - APSDE
 

Recently uploaded

SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chấn thương bụng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
 

Các Cơ Sở Chăm Sóc Người Lớn An Toàn về Dị Ứng

  • 1. Vietnamese - Number 100b July 2013 Các Cơ Sở Chăm Sóc Người Lớn An Toàn về Dị Ứng Allergy Safe Adult Care Facilities Các chứng dị ứng với thực phẩm ảnh hưởng đến khoảng 3 đến 4 người lớn trong mỗi 100 người. Muốn được an toàn về dị ứng, người chăm sóc phải biết dị ứng với thực phẩm là gì, phản ứng vì dị ứng trông như thế nào, cách điều trị, và cần áp dụng những bước nào để ngừa phản ứng vì dị ứng. Khi có một người nội trú mới đến một cơ sở chăm sóc, điều quan trọng là phải: • Soạn một Kế Hoạch Chăm Sóc Dinh Dưỡng trong kế hoạch chăm sóc tổng quát của người đó. • Liệt kê tất cả các loại thực phẩm gây phản ứng vì dị ứng. • Hãy chắc chắn là vấn đề ăn uống của người nội trú không có bất cứ chất nào được biết là gây dị ứng cho họ. • Soạn Kế Hoạch Đối Phó với Phản Ứng Nặng có ý kiến của một bác sĩ chuyên về dị ứng, cho những người có rủi ro bị phản ứng nặng vì dị ứng. Tất cả nhân viên của cơ sở và toán chăm sóc sức khỏe phải: • Biết rõ và dễ lấy Kế Hoạch Chăm Sóc Dinh Dưỡng và Kế Hoạch Đối Phó với Phản Ứng Nặng. • Được huấn luyện về cách đáp ứng nếu có người nội trú nào bị phản ứng vì dị ứng. Người nội trú bị dị ứng với thực phẩm cần đeo vòng MedicAlert® ở tay hoặc ở cổ. Dị ứng với thực phẩm là gì? Dị ứng với thực phẩm là khi cơ thể lầm tưởng một loại thực phẩm nào đó là có hại. Thực phẩm gây phản ứng được gọi là một chất gây dị ứng. Phản ứng vì dị ứng là khi hệ thống miễn nhiễm của cơ thể chống lại. Khi một người bị dị ứng với thực phẩm, họ phải tránh ăn chất gây dị ứng dù chỉ rất ít để phòng ngừa phản ứng vì dị ứng. Phản ứng nặng vì dị ứng được gọi là anaphylaxis (an-nah-fil-axe-is). Phản ứng này có thể xảy ra nhanh chóng và có thể đe dọa đến tính mạng. Làm thế nào để biết người nào đó đang bị phản ứng nặng vì dị ứng với thực phẩm? Các triệu chứng khi bị phản ứng nặng vì dị ứng có thể bắt đầu trong vòng vài phút sau khi ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm đó, nhưng thường xảy ra trong vòng 2 tiếng. Có thể nhiều giờ sau đó mới thấy xuất hiện triệu chứng, nhưng không thường xảy ra sau một thời gian lâu như vậy. Khi bắt đầu thấy có phản ứng, điều quan trọng là phải đối phó ngay. Các triệu chứng của phản ứng nặng vì dị ứng có thể khác nhau tùy theo người. Một người có thể có các triệu chứng khác nhau mỗi lần họ bị phản ứng nặng vì dị ứng. Các triệu chứng có thể gồm bất cứ triệu chứng nào sau đây: • Da: nổi ban, sưng (gồm cả cổ họng, lưỡi, môi hoặc mắt), ngứa, nóng, tấy đỏ, da nổi đỏ, da tái hoặc xanh. • Hô hấp: ho, thở khò khè, hụt hơi, đau hoặc tức ngực, nghẹt cổ họng, khàn tiếng, nghẹt mũi hoặc các triệu chứng như bị dị ứng với cỏ khô (chẳng hạn như chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt và nhảy mũi), khó nuốt. • Bao tử: ói mửa, buồn nôn, đau bụng dưới, hoặc tiêu chảy. • Tim: nhịp đập yếu, bất tỉnh, chóng mặt hoặc váng đầu, sốc. • Triệu chứng khác: lo âu, cảm thấy như “tai họa sắp giáng xuống”, nhức đầu, đau bụng dưới ở phụ nữ, miệng có vị tanh kim loại. Có thể bị phản ứng nặng mà không làm nổi ban, do đó hãy nhớ để ý tất cả các dấu hiệu của phản ứng vì dị ứng. Nếu người bị dị ứng với thực phẩm lo ngại là họ đang bị phản ứng, hãy dành ưu tiên cho trường hơp này. Đừng lơ là các triệu chứng ban đầu. Phần trên được phỏng theo: Anaphylaxis in Schools and Other Settings, Copyright 2005-2009 Canadian Society of Allergy and Clinical Immunology. Tôi điều trị phản ứng nặng vì dị ứng như thế nào? Khi bắt đầu bị phản ứng, điều quan trọng là phải đối phó ngay. Đừng để lâu. Hãy điều trị phản ứng nặng vì dị ứng bằng một loại thuốc có tên là epinephrine (eh-puh-NEH- fren). Epinephrine được đựng sẵn trong một ống tiêm được gọi là ống tiêm tự động. Những bước điều trị phản ứng nặng vì dị ứng: 1. Dùng ngay ống tiêm tự động. Tiêm epinephrine vào bắp thịt đùi ngoài, tiêm xuyên qua quần áo nếu cần. 2. Gọi số 9-1-1 hoặc số điện thoại cấp cứu địa phương ngay lập tức. 3. Đặt người nội trú nằm xuống và gác chân cao lên một chút, trừ phi người đó đang ói mửa hoặc khó thở. Cho người đó nằm nghiêng, nếu đang ói mửa. Cho người đó ngồi dậy nếu khó thở. 4. Đừng để người nội trú một mình. 5. Nếu phản ứng không bớt hoặc tái diễn, hãy tiêm thêm một liều epinephrine từ 5 đến 15 phút sau mũi tiêm đầu. 6. Đưa người nội trú đến bệnh viện. Xem Kế Hoạch Đối Phó với Phản Ứng Nặng của người nội trú để biết thêm chi tiết hoặc chỉ dẫn. Các chứng dị ứng với thực phẩm thông thường nhất ở người lớn gồm có gì? Các loại thực phẩm thường gây phản ứng vì dị ứng nhất cho người lớn là hải sản vỏ cứng, cá, lạc và các loại hạnh.
  • 2. Nếu người nội trú bị dị ứng với một món ăn trong thực đơn, hoặc bị dị ứng với nhiều món, chuyên viên ăn uống có ghi danh có thể giúp cơ sở hoạch định các bữa ăn bổ dưỡng mà tránh được các loại thực phẩm người nội trú không ăn được. Có thể làm gì để có một cơ sở an toàn về dị ứng? Ống tiêm tự động • Cất ống tiêm tự động của mỗi người nội trú tại một chỗ an ninh không khóa và dễ lấy đối với tất cả nhân viên. • Nếu có thể làm được an toàn, hãy yêu cầu người nội trú đem theo ống tiêm tự động trong bao đeo ngang lưng hoặc trong túi đựng nào khác. • Thay ống tiêm trước ngày hết hạn và ngay sau khi dùng. • Người nội trú bị dị ứng nặng với thực phẩm nên tránh ăn nếu không có ống tiêm tự động của họ. Mua, nấu và bày dọn thức ăn • Hãy cho những nơi cung cấp thực phẩm biết về các loại dị ứng với thực phẩm tại cơ sở quý vị. • Nếu quý vị có nhân viên khác mua, cất giữ, chuẩn bị thức ăn và cho ăn, hãy chắc chắn là tất cả nhân viên: o Biết về tất cả các loại dị ứng với thực phẩm và để ý đến những gì trong danh sách nguyên liệu. o Đọc danh sách nguyên liệu mỗi lần họ mua, cất giữ, nấu và bày dọn thức ăn. Nguyên liệu có thể thay đổi mà không báo trước. Đừng mặc nhiên xem là một loại thực phẩm nào đó đã được tiêu thụ trước đây vẫn còn an toàn. o Dán nhãn rõ ràng tất cả các loại thức ăn đã nấu và cất tại chỗ trước khi dọn ra ăn. o Phòng ngừa ô nhiễm lẫn nhau bằng cách rửa tay, dụng cụ, và các bề mặt dùng để chuẩn bị thức ăn mỗi khi làm thức ăn khác. • Đừng cho người nội trú ăn các loại thực phẩm có nhãn đề phòng nếu người đó bị dị ứng với loại thực phẩm đó. Thí dụ về nhãn đề phòng là ‘Có thể có dính chút ít lạc (đậu phọng)’ hoặc ‘được chế tạo tại một cơ sở làm các loại hạnh’. Muốn biết thêm chi tiết về nhãn dị ứng, hãy đến website của Cơ Quan Thanh Tra Thực Phẩm Canada tại www.inspection.gc.ca/english/fssa/labeti/allerg/allerge.sh tml. • Đừng liều lĩnh. Nếu quý vị không biết chắc một loại thực phẩm nào đó có an toàn cho người nội trú bị dị ứng với thực phẩm thì cho họ dùng thực phẩm khác. • Nhắc nhở nhân viên phải biết về các loại dị ứng với thực phẩm bất cứ khi nào cơ sở có cho ăn, chứ không phải chỉ vào bữa ăn thường lệ và giờ ăn vặt. Các buổi ăn mừng, biểu diễn, và sinh hoạt thủ công có thể có thức ăn và thức ăn có thể do khách đến thăm đem tới. Trong giờ ăn của người nội trú • Nhắc nhở tất cả người nội trú không dùng chung thức ăn, dụng cụ, ly tách, hoặc khăn lau tay với người khác, nhất là những người bị dị ứng với thực phẩm. • Muốn biết thêm chi tiết về việc tránh những chất gây dị ứng trong thực phẩm như lạc (đậu phọng), các loại hạnh, cá và hải sản vỏ cứng, hãy đến Các Cộng Đồng An Toàn về Dị Ứng (Allergy Safe Communities) tại www.allergysafecommunities.ca • Giám thị bất cứ người nội trú nào bị dị ứng với thực phẩm trong khi ăn nếu người đó không thể theo đúng chỉ dẫn về những gì họ có thể hoặc không thể ăn. • Nhắc tất cả những người nội trú và nhân viên rửa tay bằng xà bông và nước trước và sau khi ăn. Làm như vậy giúp cho thức ăn không dính vào đồ vật, quần áo, hoặc các bề mặt khác. Thuốc khử trùng tay hoặc chỉ rửa bằng nước sẽ kém hiệu quả hơn. • Chùi rửa đúng mức tất cả bàn và các bề mặt để ăn khác trước và sau khi ăn. Trong những buổi đi chơi và khi đi ăn ở ngoài • Trong những buổi sinh hoạt ngoài trời như picnic, hãy gói theo bữa ăn đặc biệt cho người nội trú. • Gọi cho nhà hàng để hỏi xem họ có thể nấu bữa ăn mà không có những chất gây dị ứng cho người nội trú hay không. Không phải nhà hàng nào cũng có nhân viên được huấn luyện để đối phó với các loại dị ứng với thực phẩm. Nếu nghi ngờ, hãy chọn một nhà hàng khác. • Đem theo Kế Hoạch Đối Phó với Phản Ứng Nặng của người nội trú và (các) ống tiêm epinephrine tự động trong tất cả mọi chuyến đi. Hội chứng dị ứng miệng là gì? Nhiều người bị dị ứng với phấn cây hoặc cỏ cũng bị dị ứng nhẹ với các loại rau trái sống nào đó. Trường hợp này được gọi là Hội Chứng Dị Ứng Miệng (OAS). OAS có thể làm ngứa và sưng môi, và trong miệng. Ít khi các phản ứng liên quan đến OAS trở nên nặng. Người lớn bị OAS thường có thể ăn rau trái nếu nấu chín. Nếu nghi ngờ, hãy nhờ bác sĩ của người nội trú tham gia soạn kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng. Muốn Biết Thêm Chi Tiết Nếu quý vị có thắc mắc về các chứng dị ứng với thực phẩm, hãy gọi số 8-1-1 để nói chuyện với một chuyên viên ăn uống có ghi danh. • Muốn biết thêm chi tiết về kiểm soát phản ứng nặng như sốc, hãy đến Anaphylaxis Canada tại www.anaphylaxis.ca • Muốn biết thêm chi tiết về chương trình MedicAlert® hãy đến www.medicalert.ca/en/index.asp Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị.