SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là
đơn vị trực tiếp tạo ra của cải vật chất, cung cấp sản phẩm lao vụ, dịch vụ cho nhu cầu
sản xất tiêu dùng của toàn xã hội.
Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quản lý sắc bén không thể thiếu
được trong quản lý kinh tế tài chính đối với các doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt là
hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương vì vậy cần phải có nhận thức đúng
đắn hơn về bản chất của tiền lương. Theo quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta:
Tiền lương phải được trả đúng giá trị sức lao động, sử dụng như một động lực thúc đẩy
cá nhân người lao động hăng say làm việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xét về hai
mặt kinh tế và chính trị xã hội tiền lương còn có vai trò:
Về kinh tế: Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển
kinh tế gia đình. Người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí trong gia
đình, phần còn lại để tích luỹ. Nếu tiền lương đảm bảo đủ trang trải và có phần tích luỹ
thì sẽ là động lực cho người lao động yên tâm làm việc.
Về chính trị xã hội: Tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến tâm tư của người lao
động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển tới xã hội vì:'' Dân có
giàu thì nước mới mạnh”.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một khoản trích theo lương nhằm trợ cấp cho người
lao động trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau thai sản, tai nạn lao động, nó có vai trò
hết sức quan trọng nhằm tạo cho công nhân viên và người lao động yên tâm, ổn định
cuộc sống, tích cực tham gia lao động sản xuất.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.381
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt đến các mục đích:
- Tìm hiểu công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ
phần TPS Tri – Vision.
- Phản ánh công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty.
- Các khoản bào hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm
thất nghiệp cuả công ty.
- Đưa ra một số kiến nghị và nhận xét nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và
các khoản trích theo lương của công ty.
3. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision , xuất phát từ ý nghĩa
thực tiễn và cơ sở lý luận của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, cùng
với sự tìm hiểu thực tế và áp dụng những kiến thức đã học của bản thân, và sự hướng dẫn nhiệt
tình của Th.s Nguyễn Đào Tùng và cán bộ công nhân viên phòng kế toán đã giúp em thấy rõ
được vai trò của hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp. Từ đó em đi sâu nghiên cứu tìm hiểu
và mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức Kế toán tiền lương và các khoản trích trích theo lương” tại
Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Chương 1: Những lý luận cơ bản về công tác tổ chức kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương
tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán lương và các
khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.382
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Chương 1: Những lý luận cơ bản về công tác tổ chức kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
1.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1. Ý nghĩa việc quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1.1. Lao động, ý nghĩa của việc quản lý lao động
Lao động là sự hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến đổi các vật
tự nhiên thành những vật phẩm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của con người. Để duy trì
đời sống, loài người phải luôn lao động để thu lấy tất cả những thứ trong tự nhiên cần
thiết vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp
thành ba yếu tố của quá trình sản xuất. Trong ba yếu tố đó thì lao động của con người
là yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động (như
công cụ sản xuất, ruộng đất, nhà cửa dùng vào sản xuất, phương tiện giao thông vận
tải, …) và đối tượng lao động (như nguyên liệu, vật liệu, …) chỉ là những vật vô dụng.
Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cải tiến công cụ. hợp tác
cùng nhau trong quá trình lao động để không ngừng nâng cao năng suất lao động (đó là
đặc tính vốn có của con người); cũng trong quá trình đó, trình độ kỹ thuật của người
lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng cao.
Chính động tác trên đã làm cho trình độ sản xuất ngày càng cao; một người
(nhóm người) lao động chỉ tham gia (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào một công đoạn sản
xuất ra sản phẩm; có nhiều loại lao động khác nhau, trên nhiều khâu (lĩnh vực) khác
nhau. Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao (tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần
hạ giá thành sản phẩm), việc phân công lao động hợp lý, phát huy sở trường của từng
(nhóm) người lao động là cần thiết và vô cùng quan trọng.
Quản lý lao động gồm nhiều vấn đề, song chủ yếu thể hiện trên một số nội dung sau:
- Quản lý số lượng lao động: Là quản lý về số lượng người lao động trên các
mặt: Giới tính, độ tuổi, chuyên môn, …
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.383
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
- Quản lý chất lượng lao động: Là quản lý năng lực mọi mặt của từng (nhóm)
người lao động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm (như: sức khỏe lao động, trình
độ kỹ năng – kỹ xảo, ý thức kỷ luật, …).
Chỉ có trên cơ sở nắm chắc số, chất lượng lao động trên thì việc tổ chức, sắp
xếp, bố trí các lao động mới hợp lý, làm cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoạt
động nhịp nhàng có hiệu quả cao. Ngược lại, không quan tâm đúng mức việc quản lý
lao động thì dẫn tới sức sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ, kém hiệu quả.
Đồng thời, quản lý lao động tốt là cơ sở cho việc đánh giá trả thù lao cho từng
lao động đúng: việc trả thù lao đúng sẽ kích thích được toàn bộ lao đông ttrong doanh
nghiệp lao động sáng tạo, nâng cao kỹ năng – kỹ xảo, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng
năng suất lao động, góp phần tăng lợi nhuận (nếu đánh giá sai, việc trả thù lao không
đúng thì kết quả ngược lại).
1.1.1.2. Ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao
động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản
xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để trả tiền lương cho người lao động đúng (hợp lý), doanh nghiệp phải đảm bảo
được các yêu cầu sau: Đúng với chế độ tiền lương của nhà nước; gắn với quản lý lao
động của doanh nghiệp. Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trên
cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương mới kích thích được người lao động trong nâng cao tay
nghề, nâng cao ý thức kỷ luật, thi đua lao động sản xuất thúc đẩy được sản xuất phát
triển (và ngược lại).
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, …, các khoản này cũng góp phần trợ giúp người lao
động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh
viễn mất sức lao động.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.384
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
1.1.2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ
liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt
động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình
hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước.
Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động
của người lao động, tính đúng và thanh toán hợp lý kịp thời tiền lương và các khoản
liên quan khác cho người lao động.
- Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản
trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho các
đối tượng sử dụng liên quan.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chỉ
tiêu quỹ tiền lương; cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan.
1.2. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.1. Các hình thức trả tiền lương
Việc tính lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo đặc
điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý. Trên thực tế,
thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:
* Hình thức tiền lương thời gian: Là hình thức tiền lương theo thời gian làm
việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền
lương thời gian, tiền lương phải trả được tính bằng: Thời gian làm việc thực tế nhan
với mức lương thời gian.
Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương thời gian
giản đơn. Tiền lương thời gian giản đơn có thế kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến
khích người lao động hăng hái làm việc, tạo nên tiền lương thời gian có thưởng.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.385
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Để áp dụng trả lương theo thời gian, doanh nghiệp phải theo dõi ghi chép thời
gian làm việc của người lao động và mức lương thời gian của họ.
Các doanh nghiệp chỉ áp dụng tiền lương thời gian cho những công việc chưa xây
dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm; thường áp dụng cho
lao động làm công tác văn phòng như hành chính, quản trị, thống kê, kế toán, tài vụ …
Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế là chưa gắn được tiền lương
với kết quản và chất lượng lao động.
* Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo số
lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và
đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương sản phẩm
phải trả tính bằng: Số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu
chuẩn chất lượng nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm.
Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán
kết quả lao động.
Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản
phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp, hoặc có thể áp dụng đối với người gián tiếp
phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp.
Để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
doanh nghiệp có thể áp dụng các đơn giá lương sản phẩm khác nhau.
Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cố định, gọi là tiền lương sản
phẩm giản đơn.
- Tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suất chất
lượng sản phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm có thưởng.
- Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần áp dụng theo
mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm lũy tiến.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.386
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Tiền lương sản phẩm khoán (thực chất là một dạng của hình thức tiền lương sản
phẩm): Hình thức này có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng,
khoán quỹ lương.
Ưu điểm của hình thức tiền lương sản phẩm: Đảm bảo nguyên tắc phân phối
theo số lượng, chất lượng lao động; khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả
và chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính theo người lao động
của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả.
- Quỹ tiền lương bao gồm:
+ Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán;
+ Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại …;
Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế
độ quy định;
Tiền lương trả cho thời gian người lao động ngừng sản xuất do nguyên nhân
khách quan như: Đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ phép năm …;
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên …
Trong doanh nghiệp, để phục vụ cho công tác hạch toán và phân tích tiền lương
có thể chia ra tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm nhiệm vụ
chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.
Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thười gian họ thực
hiện nhiệm vụ khác do doanh nghiệp điều động như: Hội họp, tập quân sự, nghỉ phép
năm theo chế độ, …
Tiền lương chính của người lao động trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình
sản xuất ra sản phẩm; tiền lương phụ của người lao động trực tiếp sản xuất không gắn
với quá trình sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy,việc phân chia tiền lương chính và tiền
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.387
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
lương phụ có ý nghĩa nhất định đối với công tác hạch toán và phân tích giá thành sản
phẩm. Tiền lương chính thường được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng tính giá
thành, có quan hệ chặt chẽ với năng suất lao động. Tiền lương phụ thường phải phân
bổ gián tiếp vào các đối tượng tính giá thành, không có mối quan hệ trực tiếp đến năng
suất lao động.
Để bảo đảm cho doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất thì
việc quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương phải hợp lý, tiết kiệm quỹ tiền lương nhằm phục
vụ tốt cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất
nghiệp
* Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định
trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, …) của người
lao động thực tế phát sinh trong tháng.
Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 22%, trong đó 16% do đơn
vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 6% còn lại do
người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của họ.
Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, quỹ này do cơ quan bảo
hiểm xã hội quản lý.
* Quỹ bảo hiểm y tế: được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa
bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phi, … cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ
… Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương
cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng.
Tỷ lệ trách bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 3% tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.388
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
* Kinh phí công đoàn: Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng,
tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. Số kinh phí công
đoàn doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên,
một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.
* Bảo hiểm thất nghiệp: là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những
người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định.
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do
lỗi của cá nhân họ. Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận
công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao
động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, chính sách bảo
hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với người lao động tham gia
bào hiểm thất nghiệp. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm
thất nghiệp được quy định như sau: người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng
1% tiền lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương,
tiền công tháng và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất
nghiệp.
Tiền lương phải trả cho người lao động cùng các khoản trích bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp hợp thành chi phí nhân công
trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp còn xây
dựng chế độ tiền thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tiền thưởng nhằm kích thích người lao động trong sản xuất kinh doanh gồm có:
thưởng thi đua, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, phát minh sang
kiến cải tiễn kỹ thuật …
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.389
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
1.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
1.3.1. Các chứng từ hạch toán lao động, tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội
1.3.1.1. Chứng từ hạch toán lao động
Ở các doanh nghiệp, tổ chức hạch toán về lao động thường do bộ phận tổ chức
lao động, nhân sự của doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, các chứng từ ban đầu về lao
động là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động; là tài
liệu quan trọng để dánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý lao động vận dụng ở doanh
nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải vận dụng các chứng từ ban đầu về lao động phù hợp
với các yêu cầu quản lý lao động, phản ánh rõ rang, đầy đủ số lượng, chất lượng lao
động.
Các chứng từ ban đầu gồm:
- Mẫu số: 01a - LDTL – Bảng chấm công: Bảng chấm công do các tổ sản xuất
hoặc các phòng ban lập, nhằm cung cấp chi tiết số ngày công của từng lao động theo
tháng, hoặc theo tuần (tùy theo cách chấm công và trả lương ở doanh nghiệp); Bảng
chấm công làm thêm giờ (Mẫu 01b – LDTL).
- Bảng thanh toán lương ( Mẫu 02 – LDTL)
- Mẫu số: 05 – LDTL – Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
Mục đích lập chứng từ này nhằm xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn
thành của đơn vị hoặc các nhân người lao động làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền
lương hoặc tiền công cho người lao động; phiếu này do người giao việc lập, phòng lao
động tiền lương thu nhận và ký duyệt trước khi chuyển đến kế toán làm chứng từ hợp
pháp để trả lương.
- Mẫu số: 06 – LDTL – Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ.
- Mẫu số: 08 – LDTL – Hợp đồng gioa khoán: Phiếu này là bản ký kết giữa
người giao khoán và người nhận giao khoán về khối lượng công việc, thời gian làm
việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó; đồng thời, là cơ sở
để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3810
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài – Mẫu 07- LDTL
- Bảng thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán – Mẫu 09 – LDTL
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương – Mẫu 10 - LDTL
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội – Mẫu 11 – LDTL
Ngoài ra, sử dụng một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác …
Trên cơ sở các chứng từ ban đầu, bộ phận lao động tiền lương thu thập, kiểm
tra, đối chiếu với chế độ của nhà nước, doanh nghiệp và thỏa thuận theo hợp đồng lao
động; sau đó ký xác nhận chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ lập các bảng thanh
toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội.
1.3.1.2. Chứng từ tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội
Hiện nay, Nhà nước cho phép doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo
tháng, hoặc tuần. Việc tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, kế toán phải
tính riêng cho từng người lao động, tổng hợp lương theo từng tổ sản xuất, từng phòng
ban quản lý.
Trường hợp trả lương khoán cho tập thể người lao động, kế toán phải tính
lương, trả lương cho từng việc khoán và hướng dẫn chia lương cho từng thành viên
trong nhóm (tập thể) đó theo các phương pháp chia lương nhất định, nhưng phải đảm
bảo công bằng hợp lý.
Căn cứ các chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã
hội được duyệt, kế toán lập các bẳng thanh toán sau:
- Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số: 02- LDTL)
Mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng (ban) quản lý mở một bảng thanh toán lương, trong
đó kê tên và các khoản lương được lĩnh của từng người trong đơn vị.
Danh sách lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Bảng này được mở để theo dõi cho cả doanh nghiệp về các chỉ tiêu: Họ tên và
nội dung từng khoản bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng trong tháng.
Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số: 03 – LDTL)
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3811
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Bảng này được lập cho từng tổ sản xuất, từng phòng, ban, bộ phận kinh doanh
…; các bản thanh toán này là căn cứ để trả lương và khấu trừ các khoản khác như bảo
hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, khoản bồi thường vật chất … đối với người lao động.
1.3.2. Tài khoản Kế toán sử dụng
Để tiến hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng
một số tái khoản sau:
* Tài khoản 334 – Phải trả người lao động: Tài khoản này phản ánh tiền lương,
các khoản thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng … và các khoản thanh toán
khác có liên quan đến thu nhập của người lao động.
Tài khoản này được mở chi tiết theo 2 Tài khoản cấp 2:
TK 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình
thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền
thưởng có tính chất lương. bảo hiểm xã hội và cấ khoản phải trả khác thuộc về thu
nhập của công nhân viên.
TK 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình
hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của
doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các
khoản khác thuộc về thu nhập của ngường lao động.
* Tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác: Tài khoản này phản ánh các khoản
phải trả, phải nộp cho các cơ quan pháp luật; cho các tổ chức đoàn thể xã hội; cho cấp
trên về kinh phí công đoàn; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản cho vay, cho
mượn tạm thời, giá trị tài sản thừa chờ xử lý …
TK 338 có các tài khoản cấp 2:
3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết.
3382 – Kinh phí công đoàn
3383 – Bảo hiểm xã hội
3384 – Bảo hiểm y tế
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3812
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
3385 – Phải trả về cổ phần hóa
3387 – Doanh thu chưa thực hiện
3388 – Phải trả, phải nộp khác
3389 – Bảo hiểm thất nghiệp
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 335 – Chi phí phải
trả, TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp; TK 627 – Chi phí sản xuất chung; TK 111,
112, 138, …
1.3.3. Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Hàng tháng kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả theo kỳ theo
từng đối tượng sử dụng và tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,
bảo hiểm thất nghiệp hang tháng tính vào chi phí kinh doanh theo mức lương quy định
của chế độ, tổng hợp các số liệu này kế toán tập “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm
xã hội”
Trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ngoài tiền lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp còn phản ánh khoản trích
trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (nếu có); bảng này được lập hàng
tháng trên cơ sở các bảng thanh toán lương đã lập theo các tổ, đội sản xuất, các phòng,
ban quản lý, các bộ phận kinh doanh và các chế độ trích lập bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, mức trích trước tiền lương nghỉ phép …
Căn cứ vào các bảng thanh toán lương; kế toán tổng hợp và phân loại tiền lương
phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo nội dung: lương trả trực tiếp cho
sản xuất hay phục vụ quản lý ở các bộ phận liên quan; đồng thời có phân biệt tiền
lương chính, tiền lương phụ; các khoản phụ cấp … để tổng hợp sso liệu ghi vào cột ghi
Có TK 334 “Phải trả người lao động” vào các dòng phù hợp.
Căn cứ vào tiền lương cấp bậc, tiền lương thực tế phải trả và các tỷ lệ trích bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, trích trước tiền
lương nghỉ phép …, kế toán tính và ghi số liệu vào các cột liên quan trong biểu.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3813
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Số liệu ở bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội do kế toán tiền lương lập,
được chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan làm căn cứ ghi sổ và đối chiếu.
1.3.4. Trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích
theo lương
Sơ đồ 1.1: Kế toán phải trả người lao độn
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3814
TK 138, 141
TK 333, 338
TK 334 TK 622, 627
TK 642
Các khoản khấu trừ vào lương và
Thu nhập của người lao động
Lương và các khoản mang tính
chất lương phải trả cho người lao
động
TK 111, 112
Ứng và thanh toán lương và
các khoản khác cho người lao
động
TK 335
Phải trả tiền lương nghỉ phép của
công nhân sản xuất nếu trích
trước
TK 512
Trả lương thưởng cho người lao
động bằng sản phẩm hảng hóa
TK 353
Tiền thưởng phải trả người lao
động
TK 33311
Thuế GTGT (nếu có)
TK 338
BHXH phải trả người lao động
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán lương và các khoản trích theo
lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
* Tên đơn vị: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
* Ngày thành lập: 07/2007
* Trụ sở chính: Phòng 707, Tòa nhà Sunrise - 123 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội.
* Điện thoại: (04) 3557-7926 Fax: (04) 3557-7926
*Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
* Vốn điều lệ: 2 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần PTS-Tri-Vision hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm
máy tính, Công ty được đổi tên từ Công ty Cổ Phần Tri-Vision.
Tháng 7 năm 2006, sau những khoảng thời gian làm việc cho các công ty của
Việt Nam, công ty của Nhật Bản ở Hà Nội và cả thời gian làm việc tại Nhật Bản, nhóm
ba thành viên sáng lập đã quyết định tự xây dựng hoài bão riêng với những nét văn hóa
riêng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, PTS Tri-Vision đã tập trung vào dịch vụ gia
công phần mềm cho thị trường Nhật Bản với các đối tác được xây dựng bền vững.
Bên cạnh đó, PTS-Tri-Vision đã xác định thị trường phần mềm trong nước cũng
có tiềm năng, vì vậy, PTS-Tri-Vision luôn để tâm và xây dựng nền móng cho việc phát
triển và cung cấp dịch vụ phần mềm trong nước.
Đến nay, với đội ngũ gồm 20 cán bộ PTS-Tri-Vision đã trở thành nhà cung cấp
phần mềm được biết đến với thế mạnh là đội ngữ nhân lực chuyên sâu về công nghệ,
vững vàng trong tư vấn - triển khai, luôn đảm bảo chất lượng và tiến độ với khách hàng
trong các dự án gia công từ Nhật Bản. Các giải pháp và phần mềm do PTS-Tri-Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3815
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
cung cấp cũng ngày càng được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Hơn nữa, các sản phẩm,
giải pháp và dịch vụ của Tri-Vision không chỉ được khách hàng đánh giá cao mà còn
được các đối tác công nghệ tin cậy.
Với chiến lược của mình, PTS-Tri-Vision đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí
trong ngành phần mềm Việt Nam.
Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, hoạt động kinh doanh của
công ty đã đi vào ổn định, phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và kinh
doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước, đời
sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao. Với
hướng đi đúng đắn trong kinh doanh, những năm vừa qua Công ty đã dần khẳng định
được vị trí của mình và kết quả kinh doanh là minh chứng rõ nét nhất.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3816
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Đơn vị tính: 1.000đ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2008 - 2009 2009 - 2010
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt Đối Tương đối
1. Doanh thu 2.801.346 3.622.946 5.138.913 861.600 129,33% 1.515.967 141,28%
2. Trị giá vốn đầu tư 2.722.410 3.532.155 5.003.101 809.745 129,74% 1.500.946 142,49%
3. Thuế TNDN phải nộp 22.102,08 25.421,48 29.627,36 3.319,4 115,02% 4.205,88 116,54%
4. Lợi nhuận kinh doanh 56.833,92 65.369,52 76.184,64 8.535,6 115,02% 10.815,12 116,54%
5. Thu nhập người LĐ bình
quân/tháng
5.360 6.780 8.578 1420 126.49% 1.798 126.52%
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Nhận xét:
- Trị giá vốn đầu tư tăng làm cho cho doanh thu tăng từ 2,8 tỷ năm 2008 tăng lên 3,6 tỷ năm 2009 và 5,1 tỷ là doanh
thu mà Doanh nghiệp đạt được trong năm 2010. Đây là một biểu hiện rất tốt.
- Trị giá vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng mạnh cụ thể năm 2009 tăng 29,74% so với năm 2008 tương ứng
với 809.745.000đ và năm 2010 tăng 42,49% so với năm 2009 tương ứng với 1.500.946.000đ.
- Lợi nhuận kinh doanh tăng 8.535.600đ tương ứng với tỷ lệ tăng 15,02% (năm 2009 so với năm 2008) và tăng
10.815.120đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,54% (năm 2010 so với năm 2009). Lợi nhuận tăng dẫn đến các khoản nộp ngân
sách Nhà nước cũng tăng theo, đời sống của người lao động nhờ đó cũng được cải thiện đáng kể.
Kết luận: Như vậy, có thể nói rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần TPS Tri – Vision ngày càng
phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3817
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
2.1.2.1. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Phát triển những sản phẩm và dịch vụ phần mềm
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức công ty
* Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty:
- Giám đốc là người phụ trách chung tình hình SXKD của Công ty. Giám đốc là
người đại diện của Công ty trước pháp luật, trong các quan hệ kinh tế phát sinh giữa
công ty với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước. Là người trực tiếp điều
hành hoạt động kinh doanh của Công ty, có quyền quyết định những phương kinh
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38
Đơn đặt
hàng
Thực hiện đơn
đặt hàng
Test chất
lượng
Bàn giao
sản phẩm
Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán Phòng hành
chính
Phòng kỹ thuậtPhòng kinh
doanh
18
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
doanh án cụ thể, tuyển dụng, bố trí, cho thôi việc đối với công nhân viên theo đúng luật
lao động.
- Phó giám đốc là người giúp việc đắc lực cho giám đốc, tham mưu cho Giám
đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc do Giám đốc giao.
- Phòng kế toán: đây là bộ phận quan trọng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám
đốc, tham mưu cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý toàn bộ tài sản, vốn liếng, nhằm
đảm bảo cho SXKD của công ty được cân đối, nhịp nhàng. Thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán theo quy định của pháp luật.
- Phòng kinh doanh: là bộ phận phụ trách tìm kiếm khách hàng và tổ chức các
dịch vụ hậu mãi.
- Phòng hành chính: phụ trách các vấn đè hành chính nhân sự của công ty.
- Phòng ký thuật: thực hiện các đơn đặt hàng.
2.1.2.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.2.4.1. Bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của công ty
Ghi chú: Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ chức năng
* Nhiệm vụ và chức năng của từng cán bộ trong bộ máy kế toán:
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính
và phần hành kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm, kế
toán nguồn vốn chủ sở hữu.
- Kế toán chi tiết: chịu trách nhiệm phần hành kế toán vật tư, kế toán tài sản cố
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp Kế toán chi tiết Thủ quỹ
19
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
định, kế toán công nợ, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
- Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về phần hành kế toán tiền mặt.
2.1.2.4.2. Hình thức kế toán
Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4: Hình thức kế toán nhật ký chung áp dụng tại
công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
20
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
2.1.2.4.3. Hệ thống báo cáo kế toán
- Bảng Cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.1.2.4.4. Một số chính sách kế toán áp dụng
Chế độ kế toán áp dung: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo
quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ tài chính.
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 (Tính theo năm dương lịch).
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo số dư giảm dần dựa vào thời gian
hữu dụng ước tính và dựa vào Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng
Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại
công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
2.2.1. Đặc điểm lao động tại Công ty
Tính đến ngày 31/12/2010, lực lượng lao động của công ty có 20 người (Giám
đốc, phó giám đốc và lao động trong các phòng ban: Hành chính, Kế toán, Kinh doanh
và Kỹ thuật). Công việc của Công ty chủ yếu là nhận gia công phần mềm cho các công
ty phần mềm. Đây là công việc có cường đọ làm việc cao, nhiều áp lực đòi hỏi một sức
khoẻ nhất định vì vậy mà tỉ lệ lao động nam chiếm phần lớn. Về cơ cấu lao động của
Công ty được phân loại cụ thể như sau:
STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1 Lao động quản lý 2 10
2 Lao động gián tiếp
(Không bao gồm lao động quản lý)
8 40
3 Lao động trực tiếp 10 50
Cộng 20 100
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp cơ cấu lao động
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3821
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lao động trực tiếp chiếm 50% là hợp lý vì phù hợp
với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty. Số lao động quản lý chiếm số ít, thể hiện
bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả.
Tuy nhiên, để hiểu một cách chi tiết về lao động của Công ty, ngoài việc quan
tâm tới số lượng lao động mà còn phải quan tâm tới chất lượng lao động:
Tất cả nhân viên của công ty đều có trình độ đại học và sau đại học. Điều đó đáp
ứng được yêu cầu ngành nghề sản xuất của công ty.
2.2.2. Kế toán số lượng, thời gian và kết quả lao động tại Công ty
2.2.2.1. Kế toán số lượng lao động tại Công ty
Để theo dõi về số lượng lao động, tại Công ty đã tiến hành phân loại lao động
theo trình độ cấp bậc kĩ thuật, theo tính chất công việc, theo nghề nghiệp của từng nhân
viên trong Công ty. Việc quản lý số lượng lao động được theo dõi trực tiếp trên các sổ
như: sổ danh sách lao động, báo cáo sử dụng lao động …
Thường xuyên nắm được tình hình biến động của lao động trong Công ty là rất
cần thiết. Căn cứ vào sự biến động đó để có kế hoạch phân công lao động hợp lý, thực
hiện việc tuyển dụng thêm lao động hay giảm bớt lượng lao động không cần thiết. Vì
vậy việc thực hiện quản lý lao động không chỉ do phòng tổ chức hành chính quản lý mà
cần kết hợp với sự theo dõi thường xuyên về lao động tại các tổ đội sản xuất. Các
chứng từ dùng để theo dõi sự biến động về số lượng lao động là: Quyết định tiếp nhận
lao động, Quyết định thôi việc, Quyết định nghỉ hưu, Giấy xin chuyển công tác. Các
chứng từ này được tập hợp vào cuối mỗi kỳ để gửi cho phòng tổ chức hành chính, căn
cứ vào đó để lập bảng “ Báo cáo tình hình sử dụng lao động” là cơ sở tính lương cho
công nhân viên.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3822
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Đơn vị
Tổng số lao
động có mặt
đầu kỳ
Số lao động tăng, giảm trong kỳ Tổng số lao động có mặt cuối kỳ
Số lao động
tăng
Số lao động giảm
Tổng
số
Lao
động
nữ
Hợp đồng lao động
Tổng
số
Số
lao
động
nữ
Tổng
số
Số lao
động
nữ
Tổng
số
Trong đó
Không xác
định thời
hạn
Thời hạn
từ 1-3
năm
Số lao động
thời vụ dưới 1
năm
Sa thải do
kỉ luật lao
động
Nghỉ
hưu
Thôi việc,
mất việc
làm
Lý do
khác
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Công ty Cổ
phần TPS Tri
– Vision
15 4 0 0 0 0 0 0 0 15 4 5 10 0
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng lao động của công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3823
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
2.2.2.2. Kế toán thời gian lao động
Tổ chức hạch toán thời gian lao động thực chất là theo dõi số ngày làm việc
trong tháng, số ngày làm việc thực tế của người lao động. Chứng từ sử dụng để theo dõi
thời gian lao động là “ Bảng chấm công”; được lập riêng cho từng phòng ban. Hàng
tháng bảng do trưởng phòng trực tiếp ghi và công khai cho người lao động tiện theo
dõi. Dựa vào bảng chấm công, biết được kết quả lao động của từng cá nhân người lao
động, để có biện pháp tính lương hợp lý. Để minh hoạ, ta có bảng chấm công tháng 10
năm 2010 của phòng Kỹ thuật như sau:
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3824
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Đơn vị: phòng Kỹ thuật
BẢNG CHẤM CÔNG
THÁNG 10 NĂM 2010
Stt Họ và tên
Lg.
CB
Ngày làm việc trong tháng
Số
công
sp
Số
công
tgian
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
1 Đặng Xuân Vinh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
2 Nguyễn Văn Vượng x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
3 Đỗ Danh Việt x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
4 Lê Văn Doanh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
5 Trần Đình Du x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
6 Phạm Đình Hải x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
7 Đinh Khắc Luật x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
8 Đặng Văn Đạo x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
9 Trần Duy x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
10 Phạm Văn Quang x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
Cộng 210
Bảng 2.3: Bảng chấm công phòng kỹ thuật Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3825
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Số ngày nghỉ và số ngày làm việc phải được ghi rõ ràng, cụ thể trên bảng chấm
công để từ đó làm cơ sở tính lương cho người lao động.
Hàng tháng, trưởng các phòng ban chịu trách nhiệm chấm công cho từng người
trong đơn vị mình phụ trách và gửi về Hành chính chậm nhất là ngày mùng 2 của tháng
sau. Thời gian chấm công được quy định từ ngày 01 đến tận ngày cuối cùng của tháng.
Phòng Kế toán chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh và cung
cấp số liệu cho phòng Hành chính để làm cơ sở định quỹ tiền lương thực tế cho cán bộ
công nhân viên chậm nhất là ngày mùng 2 của tháng sau.
Phòng Hành chính và phòng Kế toán căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh, chịu
trách nhiệm tính toán quỹ tiền lương được phép chi, quỹ tiền lương dự phòng, quỹ
thưởng đột xuất của Giám đốc và quỹ tiền lương thanh toán cho nhân viên; trong tháng
báo cáo Giám đốc duyệt và thanh toán cho nhân viên vào ngày mùng 5 của tháng sau.
Ngoài bảng chấm công, Công ty còn sử dụng các chứng từ như phiếu nghỉ
BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, bảng chấm công trả lương khoán…
2.2.2.3. Kế toán kết quả lao động
Kết quả lao động được thể hiện bằng việc hoàn thành công việc. Công ty chủ yếu
là thực hiện các hợp đồng gia công phầm mềm. Với đặc thù ngành nghề kinh doanh của
Công ty, chứng từ sử dụng cho việc hạch toán kết quả kinh doanh là: Giấy kiểm định
chất lượng (Biên bản test sản phẩm), biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành, hóa đơn
giá trị gia tăng. Trong đó chứng từ quan trọng nhất làm cơ sở tính lương là biên bản bàn
giao sản phẩm hoàn thành. Biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành xác minh hàng hóa
đã được trao cho bên đặt hàng.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3826
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
CÔNG TY CỔ PHẦN FPT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
BIÊN BẢN GIAO NHẬN GÓI THẦU TPS - 0125
Số: 01
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Đơn vị nhận hàng: Công ty Cổ phần FPT
Hoá đơn số: 0042319
Ngày 05 tháng 10 năm 2010 của: Phòng kỹ thuật
Người giao hàng: Đặng Xuân Vinh Chức vụ: Trưởng phòng
Người nhận hàng: Trần Văn Thắng
Đã nhất trí số liệu giao nhận: Hoàn thành gói thầu TPS - 0125
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2010
Người giao sản phẩm Người nhận sản phẩm
2.2.3. Tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
* Quy định việc trả lương tại Công ty căn cứ vào đặc thù kinh doanh của Công ty
mà có các nguyên tắc sau:
- Việc trả lương theo đúng quy định của Nhà nước, phù hợp với kết quả sản xuất kinh
doanh tại Công ty, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
- Cơ chế trả lương không những đảm bảo quy định của Nhà nước mà còn phải có
tác dụng khuyến khích người lao động, nhằm phát huy được năng lực của mỗi lao động
trong công việc mà họ được giao. Lương trả cho người lao động phải phù hợp với năng
suất lao động, chất lượng và kết quả công việc.
- Có những chính sách cụ thể đối với lao động làm thêm giờ
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3827
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
- Cán bộ công nhân viên làm công việc gì thì hưởng lương khoán theo công việc
đó; việc tính toán lương cũng phải chính xác người làm nhiều phải được hưởng nhiều,
người làm ít lương sẽ ít.
* Công ty áp dụng các hình thức trả lương sau:
- Hình thức thả lương theo thời gian: Việc trả lương theo hình thức này sẽ dựa
vào thời gian lao động thực tế trong tháng để làm căn cứ tính lương cho người lao động
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh
tại Công ty nên Công ty đã lựa chọn theo hình thức trả lương khoán. Tiền lương tính
theo hình thức này sẽ căn cứ vào vị trí công tác, kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi
cán bộ công nhân viên (đối với các phòng ban: kế toán, kinh doanh, hành chính) và dựa
vào kết quả khối lượng công việc hoàn thành (đối với phòng kỹ thuật)
Công ty xây dựng quy chế trả lương dựa trên nguyên tắc người làm nhiều, hiệu
quả công việc cho kết quả cao sẽ được thanh toán mức lương cao; đồng thời cũng căn
cứ trên trình độ, mức độ cống hiến của mỗi cá nhân vì vậy quy chế trả lương đảm bảo
được tính chính xác và công bằng cho từng lao động trong đơn vị.
2.2.3.1. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động
Vào cuối mỗi tháng, căn cứ vào quy chế trả lương mà Công ty đã quy định kết
hợp với những số liệu hạch toán về thời gian lao động, kết quả lao động của từng nhân
viên, kế toán sẽ tiến hành tính tiền lương và các khoản trợ cấp BHXH phải trả cho công
nhân viên.
Công ty tính lương hàng tháng cho công nhân viên trong đơn vị, được cụ thể cho
từng đối tượng. Quy chế trả lương áp dụng phù hợp với những quy định hiện hành. Các
chứng từ làm cơ sở trả lương và các khoản phải trả cho người lao động là: bảng chấm
công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, giấy vận chuyển, giấy biên bản bàn giao sản phẩm
hoàn thành ….
Để hiểu rõ cách tính lương, ta cần tìm hiểu về cách tính lương của từng bộ phận
đối tượng sẽ được trình bày dưới đây.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3828
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
* Tính lương cho lập trình viên
Căn cứ vào biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành, đồng thời căn cứ vào bảng
chấm công để xác định tổng mức lương của lập trình viên tham gia hoàn thiện hợp
đồng, sau đó phân bổ tổng mức lương cho từng lập trình viên. Thông qua mẫu biên bản
bàn giao sản phẩm hoàn thành ta xác định được khối lượng công việc hoàn thành.
Phòng kế toán căn cứ vào giá trị của đơn đặt hàng và chi phí kinh doanh để tính
mức lương khoán cho mỗi ngày công cho từng nhân viên.
Căn cứ vào bảng chấm công của phòng kỹ thuật, kế toán xác định đơn giá một
công và tiền lương mỗi lập trình viên được hưởng. Lương thời gian đuợc tính là
50.000đ/ 1 ngày công cho mỗi lập trình viên.
Đơn giá 1 ngày công được kế toán căn cứ vào tình hình doanh thu và chi phí sản
xuất kinh doanh của năm trước và kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm nay để tiến
hành định mức lương khoán, đảm bảo thu nhập ổn định cho mỗi lập trình viên.
Đơn giá một công =
Tổng số lương khoán
Tổng số công
Lương 1 lập
trình viên
= Đơn giá 1
công
* Số công
Ngoài mức lương chính nhận được các lập trình viên còn được khoản phụ cấp
(ăn trưa: 600.000 đ/ người/ tháng, xăng xe: 200.000 đ/ người/ tháng). Trưởng, phó
phòng được nhận thêm phụ cấp trách nhiệm. Trưởng phòng là 10% lương thực tế, phó
phòng là 5%.
Minh hoạ cho cách tính lương trên, sau đây là cách tính lương tháng 10/2010 của
phòng kỹ thuật.
Tiền lương được phân bổ trong năm 2010 của bộ phận kỹ thuật là
1.100.000.000đ (đã bao gồm tiền phụ cấp ăn trưa và xăng xe, chưa bao gồm phụ cấp
trách nhiệm). Nên tiền công 1 tháng sẽ là:
= 1.100.000.000/12 = 91.666.667 đ
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3829
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Đơn giá một công =
Đơn giá một công này đã bao gồm lương thời gian (50.000 đ/người/ ngày).
Tổng số công của lập trình viên trong tháng 10/2010 là 210 công.
Như vậy 91.666.667 – 10x(600.000 + 200.000)
Đơn giá 1 công =
210
= 398.412 đ
Ví dụ: Tính lương cho trưởng phòng Đặng Xuân Vinh.
Lương tháng 10/2010 = (398.412 x 21 + 800.000) x (1 + 10%) = 10.083.317 đ
Hệ số lương theo quy định trưởng phòng Vinh là 2.34 nên khoản BHXH, BHYT và
BHTN khấu trừ là: 2.34 * 780.000 * 7.5% + 10.083.317* 1% = 236.923 đ
Vậy số tiền lương trưởng phòng Vinh được hưởng là :
10.083.317 – 236.923 = 9.766.394 đ
Dựa trên cách tính như vậy kế toán đơn vị sẽ tiến hành lập bảng thanh toán
lương tháng 10/2010 cho Phòng kỹ thuật như sau:
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38
Tổng tiền lương tháng – Tổng chi phí ăn trưa, xăng xe
Tổng số công 1 tháng
30
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Đơn vị: Công ty Cổ phần TPS
Tri – Vision
Bộ phận: Phòng Kỹ thuật
Mẫu số C02a - HD
(Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 10 năm 2010 ĐVT: Đồng
STT Họ tên
Chức
vụ
Hệ số
lương
Số
công
Tiền lương
1 công
Tiền lương Phụ cấp
Tiền BHXH
phải nộp
Tiền BHTN
phải nộp
Tiền lương
thực nhận
Ký nhận
1 Đặng Xuân Vinh TP 2.34 21 398.412 9.203.317 800.000 136.890 100.033 9.766.394
2 Nguyễn Văn Vượng PP 2.34 21 398.412 8.784.984 800.000 136.890 95.849 9.352.245
3 Đỗ Danh Việt LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095
4 Lê Văn Doanh LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095
5 Trần Đình Du LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095
6 Phạm Đình Hải LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095
7 Đinh Khắc Luật LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095
8 Đặng Văn Đạo LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095
9 Trần Duy LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095
10 Phạm Văn Quang LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095
Cộng 84.921.518 8.000.000 1.368.900 929.215 90.623.403
.Tổng số tiền (Viết bằng chữ):Chín mươi triệu sáu trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm linh ba đồng./.
Ngày 05 tháng 11 năm 2010
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.4: Bảng thanh toán tiền lương phòng kỹ thuật Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3831
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
* Lương cho bộ phận quản lý
Thực hiện quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý và sử dụng tiền lương
trong các doanh nghiệp, để từng bước hoàn thiện qui chế trả lương cho cán bộ công
nhân viên cơ quan Công ty, phù hợp với yêu cầu của tổ chức, quản lý sản xuất và
nguyên tắc chung trong phân phối tiền lương là: tiền lương trả cho người lao động trên
cơ sở làm việc gì hưởng lương việc đó, phù hợp với cống hiến của từng người về số
lượng chất lượng , hiệu quả công việc và trình độ nghiệp vụ.
Tiền lương của cán bộ quản lý được trả theo thỏa thuận khi ký kết hợp đồng lao
động. Tùy vị trí và yêu cầu của công việc mà phòng Hành chính đưa ra mức lương dưới
sự đồng ý của Giám đốc.
Hiện nay công ty áp dụng mức công quy định là 22 ngày trong tháng. Có tháng
có thể là 21 ngày công (nếu tháng đó có 28 ngày), có tháng có thể là 23 ngày công (nếu
tháng đó có 31 ngày).
Ngoài ra phần lương phụ cấp trách nhiệm chỉ tính cho trưởng phòng các phòng
ban là 10%, phụ cấp cho phó phòng là 5%, tiền phụ cấp ăn trưa cũng được tính như lập
trình viên là 600.000 đ/ người/ tháng và tiền xăng xe là 200.000 đ/ người/ tháng.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3832
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Đơn vị: Phòng Kinh doanh
BẢNG CHẤM CÔNG
THÁNG 10 NĂM 2010
Stt Họ và tên
Lg.
CB
Ngày làm việc trong tháng
Số
công
sp
Số
công
tgian
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
1 Nguyễn Hải Anh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
2 Nguyễn Văn Nam x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
Cộng 42
Bảng 2.5: Bảng chấm công phòng Kinh Doanh Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3833
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Đơn vị: Phòng Kế toán
BẢNG CHẤM CÔNG
THÁNG 10 NĂM 2010
Stt Họ và tên
Lg.
CB
Ngày làm việc trong tháng
Số
công
sp
Số
công
tgian
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
1 Đỗ Thị Thu Huyền x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
2 Nguyễn Hải Linh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
3 Phạm Thị Minh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
Cộng 63
Bảng 2.6: Bảng chấm công phòng Ké toán Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3834
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Đơn vị: Phòng Hành chính
BẢNG CHẤM CÔNG
THÁNG 10 NĂM 2010
Stt Họ và tên
Lg.
CB
Ngày làm việc trong tháng
Số
công
sp
Số
công
tgian
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
1 Nguyễn Thị Ánh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
2 Phạm Thị Ngọc x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
3 Ngô Phương Linh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
Cộng 63
Bảng 2.7: Bảng chấm công phòng Hành chính Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3835
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Đơn vị: Ban giám đốc
BẢNG CHẤM CÔNG
THÁNG 10 NĂM 2010
Stt Họ và tên
Lg.
CB
Ngày làm việc trong tháng
Số
công
sp
Số
công
tgian
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
1 Phạm Hoàng Cường x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
2 Nguyễn Văn Vinh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21
Cộng 42
Bảng 2.8: Bảng chấm công Ban giám đốc Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3836
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Ví dụ: Tính lương cho trưởng phòng Kinh doanh Nguyễn Hải Anh tháng 10/2010.
Lương thỏa thuận khi ký hợp đồng lao động là 7.000.000 đ. Trong tháng chị Hải Anh
làm đủ 23 công.
Tiền lương bao gồm phụ cấp trách nhiệm
= (1 + 10%) * 7.000.000 = 7.700.000 đ
Hệ số lương theo quy định trưởng phòng Anh là 2.34 nên khoản BHXH, BHYT và
BHTN khấu trừ là: 2.34 * 780.000 * 7.5% + (7.700.000 + 800.000) * 1% = 221.890đ
Vậy số tiền lương trưởng phòng Anh được hưởng là
= 7.700.000 + 800.000 – 221.890 = 8.278.110 đ
Với cách tính trên ta tính được tổng số lương tháng 10/2010 của Phòng Kinh
doanh. Tiền lương của phòng kinh doanh thể hiện qua bảng tính lương của phòng kinh
doanh.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3837
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Đơn vị: Công ty Cổ phần
TPS Tri – Vision
Bộ phận: Phòng Kinh doanh
Mã đơn vị SDNS:......
Mẫu số C02a - HD
(Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 10 năm 2010
ĐVT: Đồng
ST
T
Họ tên
Chức
vụ
Hệ số
lương
Số
công
Tiền lương Phụ cấp
Tiền BHXH
phải nộp
Tiền BHTN
phải nộp
Tiền lương
thực nhận
Ký nhận
1 Nguyễn Hải Anh TP 2.34 21 7.000.000 1.500.000 136.890 85.000 8.278.110
2 Nguyễn Văn Nam NV 2.34 21 5.000.000 800.000 136.890 58.000 5.605.110
Cộng 42 12.000.000 2.300.000 273.780 143.000 13.883.220
.
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Mười ba triệu tám trăm tám mươi ba nghìn hai trăm hai mươi đồng./.
Ngày 05 tháng 11 năm 2010
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.9: Bảng thanh toán tiền lương phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3838
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Đơn vị: Công ty Cổ phần TPS
Tri – Vision
Bộ phận: Phòng Kế toán
Mẫu số C02a - HD
(Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 10 năm 2010 ĐVT: Đồng
STT Họ tên
Chức
vụ
Hệ số
lương
Số
công
Tiền lương Phụ cấp
Tiền BHXH
phải nộp
Tiền BHTN
phải nộp
Tiền lương
thực nhận
Ký nhận
1 Đỗ Thu Huyền TP 2.34 21 7.000.000 1.500.000 136.890 85.000 8.278.110
2 Nguyễn Hải Linh PP 2.34 21 6.000.000 1.100.000 136.890 71.000 6.892.110
3 Phạm Thị Minh NV 2.34 21
5.000.000 800.000 136.890 58.000 5.605.110
Cộng 63 18.000.000 3.400.000 410.670 214.000 20.775.330
.Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai mươi triệu bảy trăm bảy mươi bảy đồng ba trăm ba mươi đồng./.
Ngày 05 tháng 11 năm 2010
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.10: Bảng thanh toán tiền lương phòng Kế toán Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3839
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Đơn vị: Công ty Cổ phần TPS
Tri – Vision
Bộ phận: Phòng hành chính
Mẫu số C02a - HD
(Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 10 năm 2010 ĐVT: Đồng
STT Họ tên
Chức
vụ
Hệ số
lương
Số
công
Tiền lương Phụ cấp
Tiền BHXH
phải nộp
Tiền BHTN
phải nộp
Tiền lương
thực nhận
Ký nhận
1 Nguyễn Thị Ánh TP 2.34 21 7.000.000 1.500.000 136.890 853.000 8.278.110
2 Phạm Thị Ngọc PP 2.34 21 6.000.000 1.100.000 136.890 71.000 6.892.110
3 Ngô Phương Linh NV 2.34 21
5.000.000 800.000 136.890 58.000 5.605.110
Cộng 63 18.000.000 3.400.000 410.670 214.000 20.775.330
.Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai mươi triệu bảy trăm bảy mươi bảy đồng ba trăm ba mươi đồng./.
Ngày 05 tháng 11 năm 2010
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.11: Bảng thanh toán tiền lương phòng Hành chính Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3840
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Đơn vị: Công ty Cổ phần TPS
Tri – Vision
Bộ phận: Ban Giám đốc
Mẫu số C02a - HD
(Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 10 năm 2010 ĐVT: Đồng
STT Họ tên
Chức
vụ
Hệ số
lương
Số
công
Tiền lương Phụ cấp
Tiền BHXH
phải nộp
Tiền BHTN
phải nộp
Tiền lương
thực nhận
Ký nhận
1 Phạm Hoàng Cường GD 2.34 21 10.000.000 800.000 136.890 108.000 10.555.110
2 Nguyễn Văn Vinh PGD 2.34 21 8.000.000 800.000 136.890 88.000 8.575.110
Cộng 42 18.000.000 1.600.000 273.780 196.000 19.130.220
.Tổng số tiền (Viết bằng chữ):Mười chín triệu một trăm ba mươi nghìn hai trăm hia mươi đồng./.
Ngày 05 tháng 11 năm 2010
Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.12: Bảng thanh toán tiền lương Ban giám đốc Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3841
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
2.2.3.2. Tính phụ cấp BHXH phải trả cho người lao động
Trong quá trình làm việc, nếu cán bộ công nhân viên bị ốm đau, thai sản hoặc
không may bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đi làm được; thì những ngày
nhân viên nghỉ sẽ không được hưởng lương trả cho hàng tháng thay vào đó sẽ được
hưởng một khoản trợ cấp BHXH do bộ phận cấp trên chi trả. Tổng công ty sẽ tiến hành
ứng trước và quyết toán sau. Số ngày nhân viên nghỉ để điều trị sẽ được theo dõi chi tiết
và ghi vào bảng chấm công của từng tháng. Kết thúc mỗi tháng, kế toán sẽ căn cứ vào
bảng chấm công để tính lương , ta có cách tính khoản BHXH trả cho người lao động là:
Số tiền nhận được =
Lương cơ bản +Các khoản phụ cấp
*
Số ngày nhân
viên nghỉ
22 (Ngày)
Kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ: biên lai thu viện phí, sổ khám chữa bệnh,
giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng lương BHXH đồng thời căn cứ vào bảng chấm công,
để lập “ Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH ” cho công nhân viên.
Ví dụ: Trong tháng 09/2010, phòng Kế toán nhận được giấy chứng nhận nghỉ
hưởng BHXH của Nguyễn Thị Ánh – nhân viên phòng Hành chính.
Để có thể nhận được tiền thưởng BHXH, thì chị Ánh phải có giấy chứng nhận
chị đang bị ốm có sự xác nhận của cơ quan y tế. Dưới đây là một chứng từ phản ánh lý
do và số ngày nghỉ của chị:
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3842
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Bệnh viện E
GIẤY CHỨNG NHẬN
Quyển sổ: 153
Số: 35
Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh
Đơn vị công tác: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Lý do nghỉ viêc: cảm sốt
Số ngày nghỉ: 4 ngày (từ ngày 13/09/2010 đến hết ngày 18/09/2010)
Xác nhận của phụ trách đơn vị
Số ngày thực nghỉ là 4 ngày
Ngày 18/09/2010
Thủ trưởng đơn vị Bác sĩ khám chữa bệnh
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Trên cơ sở “Giấy chứng nhận” của chị Nguyễn Thị Ánh, kế toán sẽ tính mức trợ cấp
BHXH mà chị được hưởng sau đó chuyển cho Ban chấp hành công đoàn và thủ trưởng
kí duyệt
Vậy khoản trợ cấp BHXH mà chị Ánh được tính là:
Mức hưởng trợ
cấp BHXH
=
Hệ số lương cấp bậc * mức lương tối thiểu
* Số ngày nghỉ
22 (ngày)
= 780.000*2,34/22*4 = 331.854 đ
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3843
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH
Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh
Nghề nghiệp: Nhân viên phòng Hành chính
Đơn vị công tác: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Thời gian đóng BHXH : 4 năm
Thời gian nghỉ: 4 ngày
Mức trợ cấp : 331.854 đồng
(Ba trăm ba mươi mốt nghìn tám trăm năm mươi bốn đồng)
Người lĩnh tiền Kế toán BCH công đoàn Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên) (Ký tên) (TM ký tên) (Ký tên và đóng dấu)
Theo quy định chung của công ty, hàng tháng Phòng Kế toán căn cứ vào
danh sách cán bộ công nhân viên tham gia đóng bảo hiểm do phòng Hành chính lập và
đăng ký với cơ quan bảo hiểm để xác định mức trích BHXH vào chi phí sản xuất kinh
doanh là 22%, còn số tiền BHXH 8.5% thu của cán bộ công nhân viên được khấu trừ
vào tiền lương hàng tháng, hàng quý. Sau đó kế toán tiền lương sẽ tiến hành kiểm tra
đối chiếu, quyết toán số tiền tham gia đóng BHXH của cán bộ công nhân viên với cơ
quan bảo hiểm.
2.2.3.3. Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Theo quy định hiện nay hàng tháng Công ty căn cứ vào tiền lương cơ bản của
công nhân viên để trích 26.5% lương cơ bản nộp cho quỹ BHXH cấp trên. Trước kia
BHXH chỉ tính 17% trên lương cơ bản, còn BHYT tính 3.5% trên lương cơ bản; nhưng
theo quy định hiện nay, công ty sẽ khấu trừ vào lương tháng của công nhân viên là
8.5% và tính vào chi phí sản xuất trong tháng mà công ty chịu là 22%; thực chất công ty
tính gộp quỹ BHXH và BHYT như trước đây thành quỹ BHXH.
Còn KPCĐ, hàng tháng được kế toán căn cứ vào tiền lương thực tế của công
nhân viên để trích 2% KPCĐ trên tiền lương thực tế của công nhân viên trong tháng,
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3844
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
trong đó 0,8% công ty giữ lại để phục vụ cho việc chi tiêu hoạt động công đoàn tại
doanh nghiệp: chi phí cho kỷ niệm những ngày lễ tết; tổ chức thăm hỏi nhân viên khi
ốm đau, bệnh tật hay tổ chức cho cán bộ đi tham quan…
2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty
2.3.1. Chứng từ và các tài khoản sử dụng
Sổ kế toán của công ty Cổ phần TPS Tri – Vision được sử dụng là hình thức
Nhật ký chung, để tính lương phải trả cho người lao động trước hết căn cứ vào các
chứng từ chủ yếu sau:
- Sổ sách theo dõi lao động
- Bảng chấm công
- Biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành
- Phiếu thanh toán BHXH
Từ các chứng từ ban đầu, kế toán đã thu thập, kiểm tra đối chiếu với chế độ quy
định của Nhà nước, và những quy định áp dụng riêng cho công ty cùng những thoả
thuận trong hợp đồng lao động; kế toán tiến hành xác nhận các chứng từ sau đó chuyển
cho kế toán tiền lương làm căn cứ lập “ Bảng thanh toán tiền lương”, “ Bảng thanh toán
BHXH”
Trên cơ sở đó, kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính ra số lương phải trả cho
người lao động. Sau đó , căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán tổng hợp tiền
lương chi trả theo từng đối tượng sử dụng, các khoản trích theo lương tương ứng với tỷ
lệ quy định vào chi phí của các bộ phận sử dụng lao động và phản ánh trên “ Bảng phân
bổ tiền lương và BHXH”.
Công tác kế toán tiền lương tại Công ty vẫn được tính và lập, phân bổ tiền
lương theo phương pháp thủ công. Việc tính lương cho công nhân viên do phòng Hành
chính thực hiện.
Trong việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,
KPCĐ), kế toán mở các loại tài khoản tổng hợp và chi tiết. Cụ thể có các tài khoản sau:
- TK 334: Phải trả công nhân viên
- TK 338: Phải trả, phải nộp khác
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3845
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Trong đó chi tiết:
TK 3382: Kinh phí công đoàn
TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 3384: Bảo hiểm y tế
TK 3389: Bảo hiểm xã hội
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 627: Chi phí sản xuất chung
- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó chi tiết:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6427: Chi bằng tiền khác
2.3.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương: BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ. Vì vậy, đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với
công ty Cổ phần TPS Tri – Vision nói riêng tiền lương phải trả là một khoản chi phí
luôn có trong bất kỳ bộ phận tính giá thành nào. Thấy được tầm quan trọng của tiền
lương trong khoản mục chi phí sản xuất, yêu cầu đặt ra đối với mỗi kế toán tiền lương
là phải tính lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN
một cách chính xác, đầy đủ đảm bảo đúng chi phí tiền lương trong chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ, giúp cho các nhà quản lý của công ty tính ra được đúng giá thành sản
phẩm của mình làm ra. Từ đó có những quyết định quan trọng cho việc đổi mới phát
triển sản xuất kinh doanh tại công ty phù hợp với điều kiện thực tại.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38
Bảng thanh toán
tiền lương
Bảng thanh toán
tiền thưởng
Bảng tổng
hợp tiền
lương, tiền
thưởng
Chế độ tính, trích các
khoản theo lương
Bảng phân bổ tiền
lương & BHXH
Sổ kế toán chi phí
46
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Sơ đồ 2.5: Quy trình lập chứng từ về chi phí lao động
Cuối mỗi tháng, điều mà bất kể người lao động nào đều muốn biết thành quả lao
động mình sẽ được hưởng là bao nhiêu tức tiền lương trả cho họ là bao nhiêu. Để đáp
ứng nhu cầu này và cũng là nhu cầu của các nhà quản lý, kế toán tiền lương sẽ tiến hành
lập “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” trên cơ sở các bảng thanh toán tiền lương của
toàn công ty. “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cung cấp những thông tin đầy đủ về
mức lương nhân viên được hưởng.
Để có được “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” thì kế toán tiền lương căn cứ
vào bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận để lập. Dưới đây là bảng phân bổ tiền
lương tháng 10/2010 của công ty.
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3847
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG THÁNG 10/2010
S
T
T
Ghi có TK
Ghi nợ TK
Lương
cơ bản
TK 334
Phải trả
CNV
TK 338 Tổng
cộng
BHXH
16%
BHYT
3%
KPCĐ
2%
BHTN
1%
Tổng
cộng
1 Chi phí QLDN
( TK 642 )
7.800.0
00
74.564.100 2.920.320 547.560 1.491.2
82
745.64
1
5.704.8
03
80.268.9
03
2 Chi phí nhân công
trực tiếp (TK 622)
6.240.0
00
71.504.764 2.336.256 438.048 1.430.0
95
715.04
8
4.919.4
47
76.424.2
11
3 Chi phí sản xuất
chung
(TK 627 )
1.560.0
00
19.118.639 584.064 109.512 382.37
3
191.18
7
1.267.1
36
20.385.7
75
4
Tổng cộng
15.600.
000
165.187.50
3
5.840.640 1.095.120
3.303.7
50
1.651.876
11.891.
386
177.078.
889
Bảng 2.13: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3848
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2010
Ngày
tháng
ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang
nhật
ký
Đã
ghi
sổ
cái
Số
hiệu
tài
khoản
Số phát sinh
Số Ngày
tháng
Nợ Có
.................
01/11 PT
120
01/11 Rút tiền mặt về nhập quỹ 111 200.000.000
112 200.000.000
05/11 05/11 Phân bổ tiền lương và BHXH 01 x
* Lương công nhân SX trực tiếp 622 71.504.764
334 71.504.764
- Kinh phí công đoàn ( 2% ) 622 1.430.095
338(2) 1.430.095
- BHXH ( 16% ) 622 2.920.320
338(3) 2.920.320
- BHYT ( 3% ) 622 438.048
338(4) 438.048
- BHTN (1%) 622 715.048
338(9) 715.048
* Lương của bộ phận quản lý
DN
642 74.564.100 74.564.100
334
- KPCĐ ( 2% ) 642 1.491.282
338(2) 1.491.282
- BHXH ( 16% ) 642 2.920.320
338(3) 2.920.320
- BHYT ( 3% ) 642 547.560
338(4) 547.560
- BHTN (1%) 642 745.641
338(9) 745.641
* Lương của bộ phận SX chung 02 627 19.118.639
334 19.118.639
- KPCĐ ( 2% ) 627 382.373
338(2) 382.373
- BHXH ( 16% ) 627 584.064
338(3) 584.064
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3849
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
- BHYT ( 3% ) 627 109.512
338(4) 109.512
- BHTN (1%) 627 191.187
338(9) 191.187
05/11 PC
105
05/11 Trả lương CNV bằng tiền mặt 334 165.187.503
111 165.187.503
10/11 GB
C58
10/11 Nộp BHXH 02 x 338(3) 8.030.880
112 8.030.880
Nộp BHYT 02 x 338(4) 1.642.680
112 1.642.680
Nộp KPCĐ 02 x 338(2) 3.303.750
112 3.303.750
Nộp BHTN 338(9) 3.303.750
112 3.303.750
..................
Cộng
Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng giám đốc
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
SỔ CÁI
Năm 2010
TÀI KHOẢN 334
NT
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang
sổ
Nhật ký
chung
Số hiệu
TK đối
ứng
Số nợ phát sinh
SH NT
Nợ Có
Dư đầu kỳ -
05/11 05/11 - Phân bổ tiền lương phải trả:
+ Lương CNSX trực tiếp
(10/2010 )
71.504.764 71.504.764
+ Lương của bộ phận SX
chung
19.118.639 19.118.639
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3850
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
+ Lương của bộ phận quản lý
DN
74.564.100 74.564.100
Chi tiền mặt thanh toán lương
tháng 10/2010
165.187.503 165.187.503
Dư cuối kỳ -
Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng giám đốc
(Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SỔ CÁI
TÀI KHOẢN 622
Năm 2010
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải
Trang sổ
nhật ký
chung
Tài
khoản
đối ứng
Số phát sinh
Số Ngày
tháng
Nợ Có
10/11 10/11 Phân bổ tiền lương
phải trả CNV sản
xuất trực tiếp
01 334 71.504.764
Cộng phát sinh 71.504.764
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3851
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
SỔ CÁI
Năm 2010
Tên Tài khoản 338
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang
sổ nhật
ký
chung
Số
liệu
TK
đối
ứng
Số phát sinh
Số
hiệu
Ngày
tháng Nợ Có
Dư đầu kỳ
.............
10/11 GB
C58
10/11 - Nộp BHXH 112 8.030.880
- Nộp BHYT 112 1.642.680
- Nộp KPCĐ 112 3.303.750
- Nộp BHTN 112 3.303.750
..........
Cộng phát sinh
Dư cuối
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên)
*Nội dung:
- Trừ vào lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN........
Nợ TK 334 4.634.371 đ
Có TK 338 4.634.371 đ
- Nộp BHXH lên cấp trên
Tổng nộp = 2.34 x 780.000 x 20 x 22% = 8.030.880 đ
Nợ TK 338(3): 8.030.880 đ
Có TK 112: 8.030.880 đ
- Nộp BHYT lên cấp trên
Tổng nộp = 2.34 x 780000 x 20 x 4.5% = 1.642.680 đ
Nợ TK 338(4): 1.642.680 đ
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3852
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Có TK 112: 1.642.680 đ
- Nộp KPCĐ: Công ty nộp lên cấp trên 60% (Tức 60% tổng trích thực tế)
Tổng trích: 165.187.503 x 2% = 3.303.750đ
Nộp lên cấp trên: 3.303.750 x 60% = 1.982.250 đ
Nợ TK 338(2) 1.982.250 đ
Có TK 112 1.982.250 đ
- Nộp BHTN
Tổng nộp: 165.187.503 x 2% = 3.303.750đ
Nợ TK 338(9) 3.303.750đ
Có TK 112 3.303.750đ
* Thanh toán lương: Sau khi lập xong “Bảng chấm công”, kế toán tiền lương sẽ
bắt đầu lấy xác nhận. Thủ tục thực hiện được minh hoạ qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ thanh toán lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision tiền lương được thanh toán cho cán bộ
công nhân viên vào cuối tháng, chậm nhất cũng thanh toán trước ngày mùng 5 của
tháng sau. Việc thanh toán lương được tiến hành như sau:
Cuối mỗi tháng, kế toán tiền lương sẽ lập bảng chấm công cho toàn công ty sau
đó chuyển đến phòng tổ chức hành chính xác nhận đồng thời phải có sự ký duyệt của
giám đốc. Sau đó kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương, căn cứ vào đó tiến hành
trả lương, lập phiếu chi
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38
Thủ quỹThủ quỹ
phát tiền
Kế toán
tổng hợp
Phòng HC Giám đốc
duyệt chi
Bảng chấm
công
53
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
* Chi trả BHXH cho người lao động:
Kế toán căn cứ vào Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH để lập vào bảng phân bổ
ghi giảm trừ khoản phải nộp cho cơ quan BHXH theo định khoản:
Nợ TK 338: 331.854 đ
Có TK 334: 331.854 đ
Căn cứ vào phiếu chi kế toán nhập liệu vào máy phản ánh khoản chi trợ cấp
BHXH cho CNV theo định khoản:
Nợ TK 334: 331.854 đ
Có TK1111: 331.854 đ
* Thanh toán BHXH với cơ quan BHXH có liên quan
Thông thường công ty Cổ phần TPS Tri – Vision sẽ thanh toán BHXH với cơ
quan BHXH quận Cầu Giấy – Hà Nội. Việc thanh toán với cơ quan này tiến hành theo
tháng. Sau đây là Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH trong tháng 10/2010:
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3854
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU NỘP BHXH
Tháng 10 năm 2010
Cơ quan BHXH: Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Đơn vị: công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
TK: 0451001310153
Ngân hàng: Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cầu Giấy.
Đối chiếu số liệu thu, nộp BHXH:
Chỉ tiêu Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch
1. Số lao động
(người)
20
2. Tổng quỹ lương 165.187.503 165.187.503
3. BHXH phải nộp
trong tháng
8.030.880 8.030.880
4. Số quý trước
mang sang
- Thừa
- Thiếu 0 0
5. Số đã nộp trong
tháng
8.030.880 8.030.880
6. Số đã chuyển kỳ
sau
- Thừa
- Thiếu
8.030.880 8.030.880
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3855
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Khi thanh toán BHXH, kế toán tổng hợp căn cứ vào phiếu chi hay uỷ nhiệm chi để định
khoản:
Nợ TK 3383: 8.030.880 đ
Có TK 1121: 8.030.880 đ
* Thanh toán KPCĐ với cơ quan cấp trên (Tháng 10/2010)
Khi thanh toán khoản KPCĐ phải nộp cho cơ quan cấp trên, kế toán tổng hợp
căn cứ vào phiếu chi hay uỷ nhiệm chi để định khoản:
Nợ TK 3382: 1.982.250 đ
Có TK1121: 1.982.250 đ
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3856
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán lương và
các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
3.1. Đánh giá chung thực trạng hạch toán công tác kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision
Nhìn chung bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập
trung với đội ngũ kế toán viên có trình độ, có kinh nghiệm sáng tạo trong việc vận dụng
chế độ kế toán vào tình hình thực tế của công ty. Việc sử dụng chứng từ, trình tự luân
chuyển, ghi chép chứng từ đã đảm bảo các chứng từ kế toán được lập ra có cơ sở thực
tế và cơ sở pháp lý. Các mẫu biểu đúng quy định của Bộ tài chính, mặt khác để phù hợp
với tình hình thực tế tại công ty, kế toán viên đã lập những biểu riêng rất thuận lợi cho
quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty.Trên cơ sở nghiên cứu về
đặc điểm tình hình chung, về thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của công ty, báo cáo đưa ra một số đánh giá sau
* Những ưu điểm
- Về tình hình lao động
Tính đến thời điểm hiện nay, công ty đang ngày càng phát triển mạnh quy mô mở
rộng, đã tạo niềm tin cho người lao động. Đây là một ưu điểm thuận lợi cho công ty.
Khi người lao động tin tưởng, họ sẽ làm việc một cách nỗ lực nghiêm túc tiến độ công
việc được giao sẽ hoàn thành đúng thời hạn, góp phần khẳng định vị trí của công ty trên
thị trường. Do đó, bên cạnh đội ngũ cán bộ lâu năm làm việc có kinh nghiệm thì công ty
đã thu hút được đông đảo đội ngũ cán bộ lao động trẻ năng động, có kiến thức và trình
độ nghiệp vụ cao phù hợp với bước tiến của công nghệ kỹ thuật mới hiện đại, đáp ứng
đòi hỏi khắt khe của thị trường cạnh tranh hiện nay. Mặt khác, công ty luôn chú trọng
tới việc nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Cụ thể, công ty chú trọng tới
việc mở các lớp đào tạo nghiệp vụ nhằm giúp người lao động có chuyên môn vững
vàng để đối phó với những vấn đề trong công việc đảm bảo mọi quyền lợi cho người
lao động.
- Về công tác tổ chức bộ máy kế toán:
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3857
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức mang tính chuyên sâu cao với một đội
ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ đồng đều thống nhất, am hiểu chuyên môn.
Hiện nay, đội ngũ nhân viên kế toán của công ty đều đã tốt nghiệp Đại học, chuyên
ngành kế toán, luôn có những sáng tạo mới trong công tác đảm bảo mang lại hiệu quả
làm việc cao. Công việc tại phòng kế toán được phân công rõ ràng. Mỗi nhân viên kế
toán chịu trách nhiệm về một lĩnh vực, đảm bảo tính chủ động và thành thạo trong công
việc, biết phối hợp nhịp nhàng giữa phòng Hành chính với các phòng ban khác tạo điều
kiện giúp cho quá trình tính và hạch toán lương và các khoản trích theo lương đúng thời
gian quy định, và chính xác; phục vụ hoạt động khác của công ty đồng thời hoàn thành
tốt yêu cầu báo cáo định kỳ với công ty và nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Các báo
cáo về tiền lương và các khoản trích theo lương là cơ sở để lên báo cáo có liên quan:
báo cáo về giá thành, báo cáo kết quả…từ đó là căn cứ cho các nhà quản trị ra các quyết
định quản lý và các chính sách về nhân sự, về tiền lương…
- Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện một
cách linh hoạt, phù hợp với quy chế trả lương của công ty cũng như phù hợp với các
quy định chung của Nhà nước và công ty. Tiền lương và các khoản mà người lao động
được hưởng luôn đảm bảo tương xứng với đóng góp của người lao động Công ty đã áp
dụng phương thức trả lương cho cán bộ công nhân viên hợp lý, việc tính toán tiền lương
đã phản ánh chính xác được kết quả lao động của từng người lao động.
Công tác tính lương và thanh toán lương được tiến hành nhanh gọn và kịp thời
không gây khó khăn phiền hà, cứ định kỳ cuối tháng sẽ thanh toán lương cho nhân viên,
chậm nhất cũng không quá ngày thứ 5 của tháng tiếp theo vì vậy đã giải quyết về tinh
thần cho người lao động. Hệ thống sổ sách có liên quan đến các phần hành kế toán nói
chung, và kế toán tiền lương nói riêng được công ty trang bị đầy đủ, áp dụng thống nhất
theo chế độ kế toán hiện hành
Việc tính lương được kế toán tiền lương thực hiện tính lương và các khoản trích
theo lương một cách rõ ràng, khoa học. Giúp người lao động dễ dàng theo dõi cách tính
lương và các khoản thu nhập của bản thân cũng như của đồng nghiệp. Qua đó đánh giá
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3858
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
được kết quả lao động của bản thân và phương pháp tính lương có đáp ứng đúng yêu
cầu mà công ty đặt ra “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động” hay không; từ đó thúc
đẩy sự cố gắng của người lao động trong việc hoàn thành tốt công việc của mình.
* Những tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty vẫn còn có những nhược điểm và hạn chế
nhất định trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, đó là:
- Hiện nay việc tính lương và các khoản trích theo lương cho người lao động vẫn
còn tiến hành thủ công. Công việc này do phòng Hành chính tính lương sau đó chuyển
cho phòng kế toán kết chuyển vào các sổ, để tính giá thành hoặc để thu được các số liệu
khác như chi phí sản xuất. Như vậy công tác kế toán tiền lương vẫn phải thực hiện thủ
công, chứng tỏ công ty vẫn chưa phát huy được công dụng của công nghệ thông tin, do
đó kế toán tiền lương chưa được tiến hành một cách gọn nhẹ đòi hỏi phải có giải pháp
cụ thể nhằm khắc phục vấn đề này. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đơn giản bởi
kế toán tiền lương còn gắn với việc theo dõi quá trình lao động của nhân viên, những
yếu tố phát sinh trong quá trình theo dõi.
- Công ty không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân viên,
khoản chi phí này khi tiến hành chi là không lớn tuy nhiên nếu thực hiện sẽ đảm bảo
đúng quy định sử dụng lao động tại công ty, tạo tâm lý tốt cho người lao động, đồng
thời cũng không ảnh hưởng nhiều tới các khâu khác trong quá trình hạch toán lương.
- Việc trả lương cho lập trình viên phòng kỹ thuật của công ty được tiến hành
theo phương thức khoán gọn công việc theo hợp đồng tức là căn cứ vào khối lượng
công việc hoàn thành và đơn giá tính lương khoán. Lập trình viên dựa trên khoản lương
đó cùng với số công của mỗi người mà chia lương. Khi đó không phản ánh hết được
quá trình tham gia lao động của mỗi người, không khuyến khích mỗi cá nhân làm việc
tích cực bởi nếu sau khi hoàn thành xong công việc đúng tiến độ mặc dù còn thừa thời
gian họ cũng không còn việc gì làm vì đã hoàn thành xong. Hơn nữa nếu căn cứ vào
ngày công lao động thực tế để tính lương, không phản ánh hết hao phí lao động mà lập
trình viên đã bỏ ra, chưa phản ánh chính xác năng suất lao động của từng người lao
động.Vì vậy cách tính này chưa hợp lý, còn có hiện tượng người lao động làm ít nhưng
SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3859
Chuyên ð  t t nghi_p sua (1)
Chuyên ð  t t nghi_p sua (1)
Chuyên ð  t t nghi_p sua (1)
Chuyên ð  t t nghi_p sua (1)
Chuyên ð  t t nghi_p sua (1)
Chuyên ð  t t nghi_p sua (1)

More Related Content

What's hot

Kế toán và các khoản trích theo lương
Kế toán và các khoản trích theo lươngKế toán và các khoản trích theo lương
Kế toán và các khoản trích theo lươnghungmia
 
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01Bình Yên Nhé
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngCông ty TNHH Nhân thành
 
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...lâm Ngọc
 
Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở việt nam trong giai đoạ...
Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở việt nam trong giai đoạ...Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở việt nam trong giai đoạ...
Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở việt nam trong giai đoạ...Cat Love
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty TNHH Nhân thành
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươnggiangnham
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014Dương Hà
 
Đề tài: Kế toán tiền lương ở xí nghiệp thoát nước số 3, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán tiền lương ở xí nghiệp thoát nước số 3, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kế toán tiền lương ở xí nghiệp thoát nước số 3, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán tiền lương ở xí nghiệp thoát nước số 3, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngYuukiTrinh123
 
Hoàn thiện các hình thức trả lương tại chi nhánh xăng dầu vĩnh phúc
Hoàn thiện các hình thức trả lương tại chi nhánh xăng dầu vĩnh phúcHoàn thiện các hình thức trả lương tại chi nhánh xăng dầu vĩnh phúc
Hoàn thiện các hình thức trả lương tại chi nhánh xăng dầu vĩnh phúclehoido
 
“Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty...
  “Hoàn thiện các hình thức trả lương  trả thưởng tại công ty...  “Hoàn thiện các hình thức trả lương  trả thưởng tại công ty...
“Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty...Viện Quản Trị Ptdn
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...sighted
 
Skkn nguyễn thị liệu kế toán
Skkn nguyễn thị liệu kế toánSkkn nguyễn thị liệu kế toán
Skkn nguyễn thị liệu kế toánhoang nguyen
 

What's hot (18)

Kế toán và các khoản trích theo lương
Kế toán và các khoản trích theo lươngKế toán và các khoản trích theo lương
Kế toán và các khoản trích theo lương
 
Phucbc
PhucbcPhucbc
Phucbc
 
Kế toán lao động tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty May
Kế toán lao động tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty MayKế toán lao động tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty May
Kế toán lao động tiền lương và khoản trích theo lương tại Công ty May
 
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
 Báo cáo thực tập kế toán tiền lương Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
 
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...
đồ áN tốt nghiệp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...
 
Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở việt nam trong giai đoạ...
Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở việt nam trong giai đoạ...Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở việt nam trong giai đoạ...
Kiến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở việt nam trong giai đoạ...
 
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
Khóa luận tốt nghiệp tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích nawmn 2014
 
Đề tài: Kế toán tiền lương ở xí nghiệp thoát nước số 3, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán tiền lương ở xí nghiệp thoát nước số 3, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kế toán tiền lương ở xí nghiệp thoát nước số 3, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kế toán tiền lương ở xí nghiệp thoát nước số 3, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lươngBáo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán lương và các khoản trích theo lương
 
Hoàn thiện các hình thức trả lương tại chi nhánh xăng dầu vĩnh phúc
Hoàn thiện các hình thức trả lương tại chi nhánh xăng dầu vĩnh phúcHoàn thiện các hình thức trả lương tại chi nhánh xăng dầu vĩnh phúc
Hoàn thiện các hình thức trả lương tại chi nhánh xăng dầu vĩnh phúc
 
“Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty...
  “Hoàn thiện các hình thức trả lương  trả thưởng tại công ty...  “Hoàn thiện các hình thức trả lương  trả thưởng tại công ty...
“Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty...
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, 9đ - Gửi miễn...
 
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
Kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương của công ty phát triển ...
 
Skkn nguyễn thị liệu kế toán
Skkn nguyễn thị liệu kế toánSkkn nguyễn thị liệu kế toán
Skkn nguyễn thị liệu kế toán
 

Viewers also liked

MoneyTrac CPG: Loading a prepaid discover card
MoneyTrac CPG: Loading a prepaid discover cardMoneyTrac CPG: Loading a prepaid discover card
MoneyTrac CPG: Loading a prepaid discover cardGlobal Payout
 
Presentacion planeta namek
Presentacion planeta namekPresentacion planeta namek
Presentacion planeta nameksuco1996
 
MoneyTrac CPG: New community transfer
MoneyTrac CPG: New community transferMoneyTrac CPG: New community transfer
MoneyTrac CPG: New community transferGlobal Payout
 
MoneyTrac CPG: Adding a community member
MoneyTrac CPG: Adding a community memberMoneyTrac CPG: Adding a community member
MoneyTrac CPG: Adding a community memberGlobal Payout
 
MoneyTrac CPG: Adding a new debit credit card
MoneyTrac CPG: Adding a new debit credit cardMoneyTrac CPG: Adding a new debit credit card
MoneyTrac CPG: Adding a new debit credit cardGlobal Payout
 
MoneyTrac CPG: Depositing to a debit credit card
MoneyTrac CPG: Depositing to a debit credit cardMoneyTrac CPG: Depositing to a debit credit card
MoneyTrac CPG: Depositing to a debit credit cardGlobal Payout
 
MoneyTrac CPG: Prepaid discover card application and activation
MoneyTrac CPG: Prepaid discover card application and activationMoneyTrac CPG: Prepaid discover card application and activation
MoneyTrac CPG: Prepaid discover card application and activationGlobal Payout
 
Bao cao thuc tap tot nghiep
Bao cao thuc tap tot nghiepBao cao thuc tap tot nghiep
Bao cao thuc tap tot nghiepdoquyen9292
 
Presentación proyecto sustentable
Presentación proyecto sustentablePresentación proyecto sustentable
Presentación proyecto sustentableYahaira Padilla
 
Universidad tecnologica antonio jose de sucre
Universidad tecnologica antonio jose de sucreUniversidad tecnologica antonio jose de sucre
Universidad tecnologica antonio jose de sucrepablo-24jose
 
Power point Hiperemesis Gravidarum
Power point Hiperemesis GravidarumPower point Hiperemesis Gravidarum
Power point Hiperemesis Gravidarumsyaripinsiti
 

Viewers also liked (15)

Calatogue apps
Calatogue appsCalatogue apps
Calatogue apps
 
MoneyTrac CPG: Loading a prepaid discover card
MoneyTrac CPG: Loading a prepaid discover cardMoneyTrac CPG: Loading a prepaid discover card
MoneyTrac CPG: Loading a prepaid discover card
 
Presentacion planeta namek
Presentacion planeta namekPresentacion planeta namek
Presentacion planeta namek
 
MoneyTrac CPG: New community transfer
MoneyTrac CPG: New community transferMoneyTrac CPG: New community transfer
MoneyTrac CPG: New community transfer
 
MoneyTrac CPG: Adding a community member
MoneyTrac CPG: Adding a community memberMoneyTrac CPG: Adding a community member
MoneyTrac CPG: Adding a community member
 
MoneyTrac CPG: Adding a new debit credit card
MoneyTrac CPG: Adding a new debit credit cardMoneyTrac CPG: Adding a new debit credit card
MoneyTrac CPG: Adding a new debit credit card
 
Método de caso
Método de casoMétodo de caso
Método de caso
 
MoneyTrac CPG: Depositing to a debit credit card
MoneyTrac CPG: Depositing to a debit credit cardMoneyTrac CPG: Depositing to a debit credit card
MoneyTrac CPG: Depositing to a debit credit card
 
MoneyTrac CPG: Prepaid discover card application and activation
MoneyTrac CPG: Prepaid discover card application and activationMoneyTrac CPG: Prepaid discover card application and activation
MoneyTrac CPG: Prepaid discover card application and activation
 
INFOGRAFIAS
INFOGRAFIASINFOGRAFIAS
INFOGRAFIAS
 
Bao cao thuc tap tot nghiep
Bao cao thuc tap tot nghiepBao cao thuc tap tot nghiep
Bao cao thuc tap tot nghiep
 
Presentación proyecto sustentable
Presentación proyecto sustentablePresentación proyecto sustentable
Presentación proyecto sustentable
 
Pablo urbano
Pablo urbanoPablo urbano
Pablo urbano
 
Universidad tecnologica antonio jose de sucre
Universidad tecnologica antonio jose de sucreUniversidad tecnologica antonio jose de sucre
Universidad tecnologica antonio jose de sucre
 
Power point Hiperemesis Gravidarum
Power point Hiperemesis GravidarumPower point Hiperemesis Gravidarum
Power point Hiperemesis Gravidarum
 

Similar to Chuyên ð t t nghi_p sua (1)

Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013Công ty TNHH Nhân thành
 
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản theo lương tại...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản theo lương tại...Khoá luận tốt nghiệp Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản theo lương tại...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản theo lương tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
báo cóa thực hành
báo cóa thực  hànhbáo cóa thực  hành
báo cóa thực hànhPi Trần
 
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01Nhật Long
 
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01Nguyen Loan
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THEO LƯƠNGKHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THEO LƯƠNGOnTimeVitThu
 
Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...
Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...
Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bctt 12 ckt1lt5 02
Bctt 12 ckt1lt5 02Bctt 12 ckt1lt5 02
Bctt 12 ckt1lt5 02mylinh0430
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập ssuser499fca
 
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán và các khoản trích theo lương Công ty du lịch Tây Bắc - Gửi miễn phí ...
Kế toán và các khoản trích theo lương Công ty du lịch Tây Bắc - Gửi miễn phí ...Kế toán và các khoản trích theo lương Công ty du lịch Tây Bắc - Gửi miễn phí ...
Kế toán và các khoản trích theo lương Công ty du lịch Tây Bắc - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Chuyên ð t t nghi_p sua (1) (20)

Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013Báo cáo thực tập  tiền lương năm 2013
Báo cáo thực tập tiền lương năm 2013
 
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản theo lương tại...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản theo lương tại...Khoá luận tốt nghiệp Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản theo lương tại...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán hạch toán tiền lương và các khoản theo lương tại...
 
báo cóa thực hành
báo cóa thực  hànhbáo cóa thực  hành
báo cóa thực hành
 
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty xây dựng Minh Vũ
Đề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty xây dựng Minh VũĐề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty xây dựng Minh Vũ
Đề tài: Hoàn thiện kế toán tiền lương tại công ty xây dựng Minh Vũ
 
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
Baocaothuctaptienluongvacackhoanphaitrichtheoluong 121013063641-phpapp01
 
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THEO LƯƠNGKHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG
 
Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...
Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...
Hoàn thiện các hình thức trả lương trả thưởng tại công ty tnh...
 
Bctt 12 ckt1lt5 02
Bctt 12 ckt1lt5 02Bctt 12 ckt1lt5 02
Bctt 12 ckt1lt5 02
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Đề tài: Tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí, HAY
Đề tài: Tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí, HAYĐề tài: Tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí, HAY
Đề tài: Tăng cường quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí, HAY
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY - ...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG  CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY  - ...MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG  CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY  - ...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY - ...
 
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...Đề tài  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Tân...
 
Kế toán và các khoản trích theo lương Công ty du lịch Tây Bắc - Gửi miễn phí ...
Kế toán và các khoản trích theo lương Công ty du lịch Tây Bắc - Gửi miễn phí ...Kế toán và các khoản trích theo lương Công ty du lịch Tây Bắc - Gửi miễn phí ...
Kế toán và các khoản trích theo lương Công ty du lịch Tây Bắc - Gửi miễn phí ...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY DU LỊCH XANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY DU LỊCH XANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY DU LỊCH XANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY DU LỊCH XANH - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, HAY
 
Hạch toán và khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244
Hạch toán và khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244 Hạch toán và khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244
Hạch toán và khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244
 
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty  (TẢI...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty  (TẢI...Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty  (TẢI...
Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty  (TẢI...
 
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Cô...
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại  Cô...Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại  Cô...
Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại Cô...
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tạ...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tạ...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tạ...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tạ...
 

Chuyên ð t t nghi_p sua (1)

  • 1. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là đơn vị trực tiếp tạo ra của cải vật chất, cung cấp sản phẩm lao vụ, dịch vụ cho nhu cầu sản xất tiêu dùng của toàn xã hội. Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quản lý sắc bén không thể thiếu được trong quản lý kinh tế tài chính đối với các doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt là hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương vì vậy cần phải có nhận thức đúng đắn hơn về bản chất của tiền lương. Theo quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta: Tiền lương phải được trả đúng giá trị sức lao động, sử dụng như một động lực thúc đẩy cá nhân người lao động hăng say làm việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Xét về hai mặt kinh tế và chính trị xã hội tiền lương còn có vai trò: Về kinh tế: Tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí trong gia đình, phần còn lại để tích luỹ. Nếu tiền lương đảm bảo đủ trang trải và có phần tích luỹ thì sẽ là động lực cho người lao động yên tâm làm việc. Về chính trị xã hội: Tiền lương không chỉ ảnh hưởng đến tâm tư của người lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển tới xã hội vì:'' Dân có giàu thì nước mới mạnh”. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một khoản trích theo lương nhằm trợ cấp cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau thai sản, tai nạn lao động, nó có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo cho công nhân viên và người lao động yên tâm, ổn định cuộc sống, tích cực tham gia lao động sản xuất. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.381
  • 2. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm đạt đến các mục đích: - Tìm hiểu công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision. - Phản ánh công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty. - Các khoản bào hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp cuả công ty. - Đưa ra một số kiến nghị và nhận xét nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty. 3. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision , xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và cơ sở lý luận của công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, cùng với sự tìm hiểu thực tế và áp dụng những kiến thức đã học của bản thân, và sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.s Nguyễn Đào Tùng và cán bộ công nhân viên phòng kế toán đã giúp em thấy rõ được vai trò của hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp. Từ đó em đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức Kế toán tiền lương và các khoản trích trích theo lương” tại Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Chương 1: Những lý luận cơ bản về công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.382
  • 3. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Chương 1: Những lý luận cơ bản về công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision 1.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1. Ý nghĩa việc quản lý lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1.1. Lao động, ý nghĩa của việc quản lý lao động Lao động là sự hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của con người. Để duy trì đời sống, loài người phải luôn lao động để thu lấy tất cả những thứ trong tự nhiên cần thiết vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp thành ba yếu tố của quá trình sản xuất. Trong ba yếu tố đó thì lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động (như công cụ sản xuất, ruộng đất, nhà cửa dùng vào sản xuất, phương tiện giao thông vận tải, …) và đối tượng lao động (như nguyên liệu, vật liệu, …) chỉ là những vật vô dụng. Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cải tiến công cụ. hợp tác cùng nhau trong quá trình lao động để không ngừng nâng cao năng suất lao động (đó là đặc tính vốn có của con người); cũng trong quá trình đó, trình độ kỹ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng cao. Chính động tác trên đã làm cho trình độ sản xuất ngày càng cao; một người (nhóm người) lao động chỉ tham gia (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào một công đoạn sản xuất ra sản phẩm; có nhiều loại lao động khác nhau, trên nhiều khâu (lĩnh vực) khác nhau. Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao (tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ giá thành sản phẩm), việc phân công lao động hợp lý, phát huy sở trường của từng (nhóm) người lao động là cần thiết và vô cùng quan trọng. Quản lý lao động gồm nhiều vấn đề, song chủ yếu thể hiện trên một số nội dung sau: - Quản lý số lượng lao động: Là quản lý về số lượng người lao động trên các mặt: Giới tính, độ tuổi, chuyên môn, … SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.383
  • 4. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA - Quản lý chất lượng lao động: Là quản lý năng lực mọi mặt của từng (nhóm) người lao động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm (như: sức khỏe lao động, trình độ kỹ năng – kỹ xảo, ý thức kỷ luật, …). Chỉ có trên cơ sở nắm chắc số, chất lượng lao động trên thì việc tổ chức, sắp xếp, bố trí các lao động mới hợp lý, làm cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả cao. Ngược lại, không quan tâm đúng mức việc quản lý lao động thì dẫn tới sức sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ, kém hiệu quả. Đồng thời, quản lý lao động tốt là cơ sở cho việc đánh giá trả thù lao cho từng lao động đúng: việc trả thù lao đúng sẽ kích thích được toàn bộ lao đông ttrong doanh nghiệp lao động sáng tạo, nâng cao kỹ năng – kỹ xảo, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, góp phần tăng lợi nhuận (nếu đánh giá sai, việc trả thù lao không đúng thì kết quả ngược lại). 1.1.1.2. Ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để trả tiền lương cho người lao động đúng (hợp lý), doanh nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Đúng với chế độ tiền lương của nhà nước; gắn với quản lý lao động của doanh nghiệp. Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trên cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương mới kích thích được người lao động trong nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật, thi đua lao động sản xuất thúc đẩy được sản xuất phát triển (và ngược lại). Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, …, các khoản này cũng góp phần trợ giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.384
  • 5. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước. Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán hợp lý kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động. - Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng liên quan. - Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chỉ tiêu quỹ tiền lương; cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. 1.2. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 1.2.1. Các hình thức trả tiền lương Việc tính lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý. Trên thực tế, thường áp dụng các hình thức tiền lương sau: * Hình thức tiền lương thời gian: Là hình thức tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình thức này, tiền lương thời gian, tiền lương phải trả được tính bằng: Thời gian làm việc thực tế nhan với mức lương thời gian. Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương thời gian giản đơn. Tiền lương thời gian giản đơn có thế kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, tạo nên tiền lương thời gian có thưởng. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.385
  • 6. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Để áp dụng trả lương theo thời gian, doanh nghiệp phải theo dõi ghi chép thời gian làm việc của người lao động và mức lương thời gian của họ. Các doanh nghiệp chỉ áp dụng tiền lương thời gian cho những công việc chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm; thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính, quản trị, thống kê, kế toán, tài vụ … Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế là chưa gắn được tiền lương với kết quản và chất lượng lao động. * Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương sản phẩm phải trả tính bằng: Số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm. Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động. Tiền lương sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp, hoặc có thể áp dụng đối với người gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp. Để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể áp dụng các đơn giá lương sản phẩm khác nhau. Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cố định, gọi là tiền lương sản phẩm giản đơn. - Tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suất chất lượng sản phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm có thưởng. - Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần áp dụng theo mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm, gọi là tiền lương sản phẩm lũy tiến. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.386
  • 7. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Tiền lương sản phẩm khoán (thực chất là một dạng của hình thức tiền lương sản phẩm): Hình thức này có thể khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương. Ưu điểm của hình thức tiền lương sản phẩm: Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo số lượng, chất lượng lao động; khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng sản phẩm. 1.2.2. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính theo người lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả. - Quỹ tiền lương bao gồm: + Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán; + Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại …; Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định; Tiền lương trả cho thời gian người lao động ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan như: Đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ phép năm …; - Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên … Trong doanh nghiệp, để phục vụ cho công tác hạch toán và phân tích tiền lương có thể chia ra tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo. Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thười gian họ thực hiện nhiệm vụ khác do doanh nghiệp điều động như: Hội họp, tập quân sự, nghỉ phép năm theo chế độ, … Tiền lương chính của người lao động trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm; tiền lương phụ của người lao động trực tiếp sản xuất không gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy,việc phân chia tiền lương chính và tiền SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.387
  • 8. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA lương phụ có ý nghĩa nhất định đối với công tác hạch toán và phân tích giá thành sản phẩm. Tiền lương chính thường được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng tính giá thành, có quan hệ chặt chẽ với năng suất lao động. Tiền lương phụ thường phải phân bổ gián tiếp vào các đối tượng tính giá thành, không có mối quan hệ trực tiếp đến năng suất lao động. Để bảo đảm cho doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất thì việc quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương phải hợp lý, tiết kiệm quỹ tiền lương nhằm phục vụ tốt cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp * Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, …) của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 22%, trong đó 16% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 6% còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của họ. Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. * Quỹ bảo hiểm y tế: được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phi, … cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ … Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trách bảo hiểm y tế hiện hành là 4,5%, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.388
  • 9. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA * Kinh phí công đoàn: Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%. Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. * Bảo hiểm thất nghiệp: là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định. Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với người lao động tham gia bào hiểm thất nghiệp. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tiền lương phải trả cho người lao động cùng các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp còn xây dựng chế độ tiền thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng nhằm kích thích người lao động trong sản xuất kinh doanh gồm có: thưởng thi đua, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, phát minh sang kiến cải tiễn kỹ thuật … SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.389
  • 10. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA 1.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 1.3.1. Các chứng từ hạch toán lao động, tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội 1.3.1.1. Chứng từ hạch toán lao động Ở các doanh nghiệp, tổ chức hạch toán về lao động thường do bộ phận tổ chức lao động, nhân sự của doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, các chứng từ ban đầu về lao động là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động; là tài liệu quan trọng để dánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý lao động vận dụng ở doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải vận dụng các chứng từ ban đầu về lao động phù hợp với các yêu cầu quản lý lao động, phản ánh rõ rang, đầy đủ số lượng, chất lượng lao động. Các chứng từ ban đầu gồm: - Mẫu số: 01a - LDTL – Bảng chấm công: Bảng chấm công do các tổ sản xuất hoặc các phòng ban lập, nhằm cung cấp chi tiết số ngày công của từng lao động theo tháng, hoặc theo tuần (tùy theo cách chấm công và trả lương ở doanh nghiệp); Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu 01b – LDTL). - Bảng thanh toán lương ( Mẫu 02 – LDTL) - Mẫu số: 05 – LDTL – Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Mục đích lập chứng từ này nhằm xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc các nhân người lao động làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động; phiếu này do người giao việc lập, phòng lao động tiền lương thu nhận và ký duyệt trước khi chuyển đến kế toán làm chứng từ hợp pháp để trả lương. - Mẫu số: 06 – LDTL – Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ. - Mẫu số: 08 – LDTL – Hợp đồng gioa khoán: Phiếu này là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận giao khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó; đồng thời, là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3810
  • 11. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài – Mẫu 07- LDTL - Bảng thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán – Mẫu 09 – LDTL - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương – Mẫu 10 - LDTL - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội – Mẫu 11 – LDTL Ngoài ra, sử dụng một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác … Trên cơ sở các chứng từ ban đầu, bộ phận lao động tiền lương thu thập, kiểm tra, đối chiếu với chế độ của nhà nước, doanh nghiệp và thỏa thuận theo hợp đồng lao động; sau đó ký xác nhận chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ lập các bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội. 1.3.1.2. Chứng từ tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội Hiện nay, Nhà nước cho phép doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo tháng, hoặc tuần. Việc tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, kế toán phải tính riêng cho từng người lao động, tổng hợp lương theo từng tổ sản xuất, từng phòng ban quản lý. Trường hợp trả lương khoán cho tập thể người lao động, kế toán phải tính lương, trả lương cho từng việc khoán và hướng dẫn chia lương cho từng thành viên trong nhóm (tập thể) đó theo các phương pháp chia lương nhất định, nhưng phải đảm bảo công bằng hợp lý. Căn cứ các chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội được duyệt, kế toán lập các bẳng thanh toán sau: - Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu số: 02- LDTL) Mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng (ban) quản lý mở một bảng thanh toán lương, trong đó kê tên và các khoản lương được lĩnh của từng người trong đơn vị. Danh sách lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Bảng này được mở để theo dõi cho cả doanh nghiệp về các chỉ tiêu: Họ tên và nội dung từng khoản bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng trong tháng. Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số: 03 – LDTL) SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3811
  • 12. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Bảng này được lập cho từng tổ sản xuất, từng phòng, ban, bộ phận kinh doanh …; các bản thanh toán này là căn cứ để trả lương và khấu trừ các khoản khác như bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, khoản bồi thường vật chất … đối với người lao động. 1.3.2. Tài khoản Kế toán sử dụng Để tiến hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng một số tái khoản sau: * Tài khoản 334 – Phải trả người lao động: Tài khoản này phản ánh tiền lương, các khoản thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng … và các khoản thanh toán khác có liên quan đến thu nhập của người lao động. Tài khoản này được mở chi tiết theo 2 Tài khoản cấp 2: TK 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương. bảo hiểm xã hội và cấ khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. TK 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của ngường lao động. * Tài khoản 338 – Phải trả phải nộp khác: Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho các cơ quan pháp luật; cho các tổ chức đoàn thể xã hội; cho cấp trên về kinh phí công đoàn; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản cho vay, cho mượn tạm thời, giá trị tài sản thừa chờ xử lý … TK 338 có các tài khoản cấp 2: 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết. 3382 – Kinh phí công đoàn 3383 – Bảo hiểm xã hội 3384 – Bảo hiểm y tế SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3812
  • 13. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA 3385 – Phải trả về cổ phần hóa 3387 – Doanh thu chưa thực hiện 3388 – Phải trả, phải nộp khác 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 335 – Chi phí phải trả, TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp; TK 627 – Chi phí sản xuất chung; TK 111, 112, 138, … 1.3.3. Tổng hợp, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Hàng tháng kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả theo kỳ theo từng đối tượng sử dụng và tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp hang tháng tính vào chi phí kinh doanh theo mức lương quy định của chế độ, tổng hợp các số liệu này kế toán tập “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội” Trên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ngoài tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp còn phản ánh khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (nếu có); bảng này được lập hàng tháng trên cơ sở các bảng thanh toán lương đã lập theo các tổ, đội sản xuất, các phòng, ban quản lý, các bộ phận kinh doanh và các chế độ trích lập bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, mức trích trước tiền lương nghỉ phép … Căn cứ vào các bảng thanh toán lương; kế toán tổng hợp và phân loại tiền lương phải trả theo từng đối tượng sử dụng lao động, theo nội dung: lương trả trực tiếp cho sản xuất hay phục vụ quản lý ở các bộ phận liên quan; đồng thời có phân biệt tiền lương chính, tiền lương phụ; các khoản phụ cấp … để tổng hợp sso liệu ghi vào cột ghi Có TK 334 “Phải trả người lao động” vào các dòng phù hợp. Căn cứ vào tiền lương cấp bậc, tiền lương thực tế phải trả và các tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, trích trước tiền lương nghỉ phép …, kế toán tính và ghi số liệu vào các cột liên quan trong biểu. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3813
  • 14. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Số liệu ở bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội do kế toán tiền lương lập, được chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan làm căn cứ ghi sổ và đối chiếu. 1.3.4. Trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương Sơ đồ 1.1: Kế toán phải trả người lao độn SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3814 TK 138, 141 TK 333, 338 TK 334 TK 622, 627 TK 642 Các khoản khấu trừ vào lương và Thu nhập của người lao động Lương và các khoản mang tính chất lương phải trả cho người lao động TK 111, 112 Ứng và thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động TK 335 Phải trả tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất nếu trích trước TK 512 Trả lương thưởng cho người lao động bằng sản phẩm hảng hóa TK 353 Tiền thưởng phải trả người lao động TK 33311 Thuế GTGT (nếu có) TK 338 BHXH phải trả người lao động
  • 15. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision 2.1. Tổng quan về công ty Cổ phần TPS Tri – Vision 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển * Tên đơn vị: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision * Ngày thành lập: 07/2007 * Trụ sở chính: Phòng 707, Tòa nhà Sunrise - 123 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội. * Điện thoại: (04) 3557-7926 Fax: (04) 3557-7926 *Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. * Vốn điều lệ: 2 tỷ đồng. Công ty Cổ phần PTS-Tri-Vision hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm máy tính, Công ty được đổi tên từ Công ty Cổ Phần Tri-Vision. Tháng 7 năm 2006, sau những khoảng thời gian làm việc cho các công ty của Việt Nam, công ty của Nhật Bản ở Hà Nội và cả thời gian làm việc tại Nhật Bản, nhóm ba thành viên sáng lập đã quyết định tự xây dựng hoài bão riêng với những nét văn hóa riêng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, PTS Tri-Vision đã tập trung vào dịch vụ gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản với các đối tác được xây dựng bền vững. Bên cạnh đó, PTS-Tri-Vision đã xác định thị trường phần mềm trong nước cũng có tiềm năng, vì vậy, PTS-Tri-Vision luôn để tâm và xây dựng nền móng cho việc phát triển và cung cấp dịch vụ phần mềm trong nước. Đến nay, với đội ngũ gồm 20 cán bộ PTS-Tri-Vision đã trở thành nhà cung cấp phần mềm được biết đến với thế mạnh là đội ngữ nhân lực chuyên sâu về công nghệ, vững vàng trong tư vấn - triển khai, luôn đảm bảo chất lượng và tiến độ với khách hàng trong các dự án gia công từ Nhật Bản. Các giải pháp và phần mềm do PTS-Tri-Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3815
  • 16. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA cung cấp cũng ngày càng được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Hơn nữa, các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ của Tri-Vision không chỉ được khách hàng đánh giá cao mà còn được các đối tác công nghệ tin cậy. Với chiến lược của mình, PTS-Tri-Vision đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí trong ngành phần mềm Việt Nam. Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, hoạt động kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao. Với hướng đi đúng đắn trong kinh doanh, những năm vừa qua Công ty đã dần khẳng định được vị trí của mình và kết quả kinh doanh là minh chứng rõ nét nhất. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3816
  • 17. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Đơn vị tính: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2008 - 2009 2009 - 2010 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt Đối Tương đối 1. Doanh thu 2.801.346 3.622.946 5.138.913 861.600 129,33% 1.515.967 141,28% 2. Trị giá vốn đầu tư 2.722.410 3.532.155 5.003.101 809.745 129,74% 1.500.946 142,49% 3. Thuế TNDN phải nộp 22.102,08 25.421,48 29.627,36 3.319,4 115,02% 4.205,88 116,54% 4. Lợi nhuận kinh doanh 56.833,92 65.369,52 76.184,64 8.535,6 115,02% 10.815,12 116,54% 5. Thu nhập người LĐ bình quân/tháng 5.360 6.780 8.578 1420 126.49% 1.798 126.52% Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Nhận xét: - Trị giá vốn đầu tư tăng làm cho cho doanh thu tăng từ 2,8 tỷ năm 2008 tăng lên 3,6 tỷ năm 2009 và 5,1 tỷ là doanh thu mà Doanh nghiệp đạt được trong năm 2010. Đây là một biểu hiện rất tốt. - Trị giá vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng mạnh cụ thể năm 2009 tăng 29,74% so với năm 2008 tương ứng với 809.745.000đ và năm 2010 tăng 42,49% so với năm 2009 tương ứng với 1.500.946.000đ. - Lợi nhuận kinh doanh tăng 8.535.600đ tương ứng với tỷ lệ tăng 15,02% (năm 2009 so với năm 2008) và tăng 10.815.120đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,54% (năm 2010 so với năm 2009). Lợi nhuận tăng dẫn đến các khoản nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng theo, đời sống của người lao động nhờ đó cũng được cải thiện đáng kể. Kết luận: Như vậy, có thể nói rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần TPS Tri – Vision ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3817
  • 18. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần TPS Tri – Vision 2.1.2.1. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty 2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Phát triển những sản phẩm và dịch vụ phần mềm 2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức công ty * Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty: - Giám đốc là người phụ trách chung tình hình SXKD của Công ty. Giám đốc là người đại diện của Công ty trước pháp luật, trong các quan hệ kinh tế phát sinh giữa công ty với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước. Là người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty, có quyền quyết định những phương kinh SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38 Đơn đặt hàng Thực hiện đơn đặt hàng Test chất lượng Bàn giao sản phẩm Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng hành chính Phòng kỹ thuậtPhòng kinh doanh 18
  • 19. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA doanh án cụ thể, tuyển dụng, bố trí, cho thôi việc đối với công nhân viên theo đúng luật lao động. - Phó giám đốc là người giúp việc đắc lực cho giám đốc, tham mưu cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc do Giám đốc giao. - Phòng kế toán: đây là bộ phận quan trọng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, tham mưu cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý toàn bộ tài sản, vốn liếng, nhằm đảm bảo cho SXKD của công ty được cân đối, nhịp nhàng. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán theo quy định của pháp luật. - Phòng kinh doanh: là bộ phận phụ trách tìm kiếm khách hàng và tổ chức các dịch vụ hậu mãi. - Phòng hành chính: phụ trách các vấn đè hành chính nhân sự của công ty. - Phòng ký thuật: thực hiện các đơn đặt hàng. 2.1.2.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.2.4.1. Bộ máy kế toán Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của công ty Ghi chú: Mối quan hệ trực tuyến Mối quan hệ chức năng * Nhiệm vụ và chức năng của từng cán bộ trong bộ máy kế toán: - Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính và phần hành kế toán tiền lương, kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm, kế toán nguồn vốn chủ sở hữu. - Kế toán chi tiết: chịu trách nhiệm phần hành kế toán vật tư, kế toán tài sản cố SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán chi tiết Thủ quỹ 19
  • 20. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA định, kế toán công nợ, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về phần hành kế toán tiền mặt. 2.1.2.4.2. Hình thức kế toán Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Trình tự ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.4: Hình thức kế toán nhật ký chung áp dụng tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38 Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chi tiết 20
  • 21. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA 2.1.2.4.3. Hệ thống báo cáo kế toán - Bảng Cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Thuyết minh báo cáo tài chính. 2.1.2.4.4. Một số chính sách kế toán áp dụng Chế độ kế toán áp dung: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ tài chính. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 (Tính theo năm dương lịch). Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo số dư giảm dần dựa vào thời gian hữu dụng ước tính và dựa vào Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision 2.2.1. Đặc điểm lao động tại Công ty Tính đến ngày 31/12/2010, lực lượng lao động của công ty có 20 người (Giám đốc, phó giám đốc và lao động trong các phòng ban: Hành chính, Kế toán, Kinh doanh và Kỹ thuật). Công việc của Công ty chủ yếu là nhận gia công phần mềm cho các công ty phần mềm. Đây là công việc có cường đọ làm việc cao, nhiều áp lực đòi hỏi một sức khoẻ nhất định vì vậy mà tỉ lệ lao động nam chiếm phần lớn. Về cơ cấu lao động của Công ty được phân loại cụ thể như sau: STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Lao động quản lý 2 10 2 Lao động gián tiếp (Không bao gồm lao động quản lý) 8 40 3 Lao động trực tiếp 10 50 Cộng 20 100 Bảng 2.1: Bảng tổng hợp cơ cấu lao động SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3821
  • 22. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Nhìn vào bảng trên ta thấy số lao động trực tiếp chiếm 50% là hợp lý vì phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty. Số lao động quản lý chiếm số ít, thể hiện bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả. Tuy nhiên, để hiểu một cách chi tiết về lao động của Công ty, ngoài việc quan tâm tới số lượng lao động mà còn phải quan tâm tới chất lượng lao động: Tất cả nhân viên của công ty đều có trình độ đại học và sau đại học. Điều đó đáp ứng được yêu cầu ngành nghề sản xuất của công ty. 2.2.2. Kế toán số lượng, thời gian và kết quả lao động tại Công ty 2.2.2.1. Kế toán số lượng lao động tại Công ty Để theo dõi về số lượng lao động, tại Công ty đã tiến hành phân loại lao động theo trình độ cấp bậc kĩ thuật, theo tính chất công việc, theo nghề nghiệp của từng nhân viên trong Công ty. Việc quản lý số lượng lao động được theo dõi trực tiếp trên các sổ như: sổ danh sách lao động, báo cáo sử dụng lao động … Thường xuyên nắm được tình hình biến động của lao động trong Công ty là rất cần thiết. Căn cứ vào sự biến động đó để có kế hoạch phân công lao động hợp lý, thực hiện việc tuyển dụng thêm lao động hay giảm bớt lượng lao động không cần thiết. Vì vậy việc thực hiện quản lý lao động không chỉ do phòng tổ chức hành chính quản lý mà cần kết hợp với sự theo dõi thường xuyên về lao động tại các tổ đội sản xuất. Các chứng từ dùng để theo dõi sự biến động về số lượng lao động là: Quyết định tiếp nhận lao động, Quyết định thôi việc, Quyết định nghỉ hưu, Giấy xin chuyển công tác. Các chứng từ này được tập hợp vào cuối mỗi kỳ để gửi cho phòng tổ chức hành chính, căn cứ vào đó để lập bảng “ Báo cáo tình hình sử dụng lao động” là cơ sở tính lương cho công nhân viên. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3822
  • 23. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Đơn vị Tổng số lao động có mặt đầu kỳ Số lao động tăng, giảm trong kỳ Tổng số lao động có mặt cuối kỳ Số lao động tăng Số lao động giảm Tổng số Lao động nữ Hợp đồng lao động Tổng số Số lao động nữ Tổng số Số lao động nữ Tổng số Trong đó Không xác định thời hạn Thời hạn từ 1-3 năm Số lao động thời vụ dưới 1 năm Sa thải do kỉ luật lao động Nghỉ hưu Thôi việc, mất việc làm Lý do khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision 15 4 0 0 0 0 0 0 0 15 4 5 10 0 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng lao động của công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3823
  • 24. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA 2.2.2.2. Kế toán thời gian lao động Tổ chức hạch toán thời gian lao động thực chất là theo dõi số ngày làm việc trong tháng, số ngày làm việc thực tế của người lao động. Chứng từ sử dụng để theo dõi thời gian lao động là “ Bảng chấm công”; được lập riêng cho từng phòng ban. Hàng tháng bảng do trưởng phòng trực tiếp ghi và công khai cho người lao động tiện theo dõi. Dựa vào bảng chấm công, biết được kết quả lao động của từng cá nhân người lao động, để có biện pháp tính lương hợp lý. Để minh hoạ, ta có bảng chấm công tháng 10 năm 2010 của phòng Kỹ thuật như sau: SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3824
  • 25. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Đơn vị: phòng Kỹ thuật BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 10 NĂM 2010 Stt Họ và tên Lg. CB Ngày làm việc trong tháng Số công sp Số công tgian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Đặng Xuân Vinh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 2 Nguyễn Văn Vượng x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 3 Đỗ Danh Việt x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 4 Lê Văn Doanh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 5 Trần Đình Du x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 6 Phạm Đình Hải x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 7 Đinh Khắc Luật x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 8 Đặng Văn Đạo x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 9 Trần Duy x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 10 Phạm Văn Quang x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 Cộng 210 Bảng 2.3: Bảng chấm công phòng kỹ thuật Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3825
  • 26. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Số ngày nghỉ và số ngày làm việc phải được ghi rõ ràng, cụ thể trên bảng chấm công để từ đó làm cơ sở tính lương cho người lao động. Hàng tháng, trưởng các phòng ban chịu trách nhiệm chấm công cho từng người trong đơn vị mình phụ trách và gửi về Hành chính chậm nhất là ngày mùng 2 của tháng sau. Thời gian chấm công được quy định từ ngày 01 đến tận ngày cuối cùng của tháng. Phòng Kế toán chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh và cung cấp số liệu cho phòng Hành chính để làm cơ sở định quỹ tiền lương thực tế cho cán bộ công nhân viên chậm nhất là ngày mùng 2 của tháng sau. Phòng Hành chính và phòng Kế toán căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm tính toán quỹ tiền lương được phép chi, quỹ tiền lương dự phòng, quỹ thưởng đột xuất của Giám đốc và quỹ tiền lương thanh toán cho nhân viên; trong tháng báo cáo Giám đốc duyệt và thanh toán cho nhân viên vào ngày mùng 5 của tháng sau. Ngoài bảng chấm công, Công ty còn sử dụng các chứng từ như phiếu nghỉ BHXH, phiếu báo làm thêm giờ, bảng chấm công trả lương khoán… 2.2.2.3. Kế toán kết quả lao động Kết quả lao động được thể hiện bằng việc hoàn thành công việc. Công ty chủ yếu là thực hiện các hợp đồng gia công phầm mềm. Với đặc thù ngành nghề kinh doanh của Công ty, chứng từ sử dụng cho việc hạch toán kết quả kinh doanh là: Giấy kiểm định chất lượng (Biên bản test sản phẩm), biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành, hóa đơn giá trị gia tăng. Trong đó chứng từ quan trọng nhất làm cơ sở tính lương là biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành. Biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành xác minh hàng hóa đã được trao cho bên đặt hàng. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3826
  • 27. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc BIÊN BẢN GIAO NHẬN GÓI THẦU TPS - 0125 Số: 01 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Đơn vị nhận hàng: Công ty Cổ phần FPT Hoá đơn số: 0042319 Ngày 05 tháng 10 năm 2010 của: Phòng kỹ thuật Người giao hàng: Đặng Xuân Vinh Chức vụ: Trưởng phòng Người nhận hàng: Trần Văn Thắng Đã nhất trí số liệu giao nhận: Hoàn thành gói thầu TPS - 0125 Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2010 Người giao sản phẩm Người nhận sản phẩm 2.2.3. Tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty * Quy định việc trả lương tại Công ty căn cứ vào đặc thù kinh doanh của Công ty mà có các nguyên tắc sau: - Việc trả lương theo đúng quy định của Nhà nước, phù hợp với kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. - Cơ chế trả lương không những đảm bảo quy định của Nhà nước mà còn phải có tác dụng khuyến khích người lao động, nhằm phát huy được năng lực của mỗi lao động trong công việc mà họ được giao. Lương trả cho người lao động phải phù hợp với năng suất lao động, chất lượng và kết quả công việc. - Có những chính sách cụ thể đối với lao động làm thêm giờ SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3827
  • 28. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA - Cán bộ công nhân viên làm công việc gì thì hưởng lương khoán theo công việc đó; việc tính toán lương cũng phải chính xác người làm nhiều phải được hưởng nhiều, người làm ít lương sẽ ít. * Công ty áp dụng các hình thức trả lương sau: - Hình thức thả lương theo thời gian: Việc trả lương theo hình thức này sẽ dựa vào thời gian lao động thực tế trong tháng để làm căn cứ tính lương cho người lao động - Hình thức trả lương theo sản phẩm: Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty nên Công ty đã lựa chọn theo hình thức trả lương khoán. Tiền lương tính theo hình thức này sẽ căn cứ vào vị trí công tác, kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ công nhân viên (đối với các phòng ban: kế toán, kinh doanh, hành chính) và dựa vào kết quả khối lượng công việc hoàn thành (đối với phòng kỹ thuật) Công ty xây dựng quy chế trả lương dựa trên nguyên tắc người làm nhiều, hiệu quả công việc cho kết quả cao sẽ được thanh toán mức lương cao; đồng thời cũng căn cứ trên trình độ, mức độ cống hiến của mỗi cá nhân vì vậy quy chế trả lương đảm bảo được tính chính xác và công bằng cho từng lao động trong đơn vị. 2.2.3.1. Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động Vào cuối mỗi tháng, căn cứ vào quy chế trả lương mà Công ty đã quy định kết hợp với những số liệu hạch toán về thời gian lao động, kết quả lao động của từng nhân viên, kế toán sẽ tiến hành tính tiền lương và các khoản trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên. Công ty tính lương hàng tháng cho công nhân viên trong đơn vị, được cụ thể cho từng đối tượng. Quy chế trả lương áp dụng phù hợp với những quy định hiện hành. Các chứng từ làm cơ sở trả lương và các khoản phải trả cho người lao động là: bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, giấy vận chuyển, giấy biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành …. Để hiểu rõ cách tính lương, ta cần tìm hiểu về cách tính lương của từng bộ phận đối tượng sẽ được trình bày dưới đây. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3828
  • 29. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA * Tính lương cho lập trình viên Căn cứ vào biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành, đồng thời căn cứ vào bảng chấm công để xác định tổng mức lương của lập trình viên tham gia hoàn thiện hợp đồng, sau đó phân bổ tổng mức lương cho từng lập trình viên. Thông qua mẫu biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành ta xác định được khối lượng công việc hoàn thành. Phòng kế toán căn cứ vào giá trị của đơn đặt hàng và chi phí kinh doanh để tính mức lương khoán cho mỗi ngày công cho từng nhân viên. Căn cứ vào bảng chấm công của phòng kỹ thuật, kế toán xác định đơn giá một công và tiền lương mỗi lập trình viên được hưởng. Lương thời gian đuợc tính là 50.000đ/ 1 ngày công cho mỗi lập trình viên. Đơn giá 1 ngày công được kế toán căn cứ vào tình hình doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh của năm trước và kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm nay để tiến hành định mức lương khoán, đảm bảo thu nhập ổn định cho mỗi lập trình viên. Đơn giá một công = Tổng số lương khoán Tổng số công Lương 1 lập trình viên = Đơn giá 1 công * Số công Ngoài mức lương chính nhận được các lập trình viên còn được khoản phụ cấp (ăn trưa: 600.000 đ/ người/ tháng, xăng xe: 200.000 đ/ người/ tháng). Trưởng, phó phòng được nhận thêm phụ cấp trách nhiệm. Trưởng phòng là 10% lương thực tế, phó phòng là 5%. Minh hoạ cho cách tính lương trên, sau đây là cách tính lương tháng 10/2010 của phòng kỹ thuật. Tiền lương được phân bổ trong năm 2010 của bộ phận kỹ thuật là 1.100.000.000đ (đã bao gồm tiền phụ cấp ăn trưa và xăng xe, chưa bao gồm phụ cấp trách nhiệm). Nên tiền công 1 tháng sẽ là: = 1.100.000.000/12 = 91.666.667 đ SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3829
  • 30. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Đơn giá một công = Đơn giá một công này đã bao gồm lương thời gian (50.000 đ/người/ ngày). Tổng số công của lập trình viên trong tháng 10/2010 là 210 công. Như vậy 91.666.667 – 10x(600.000 + 200.000) Đơn giá 1 công = 210 = 398.412 đ Ví dụ: Tính lương cho trưởng phòng Đặng Xuân Vinh. Lương tháng 10/2010 = (398.412 x 21 + 800.000) x (1 + 10%) = 10.083.317 đ Hệ số lương theo quy định trưởng phòng Vinh là 2.34 nên khoản BHXH, BHYT và BHTN khấu trừ là: 2.34 * 780.000 * 7.5% + 10.083.317* 1% = 236.923 đ Vậy số tiền lương trưởng phòng Vinh được hưởng là : 10.083.317 – 236.923 = 9.766.394 đ Dựa trên cách tính như vậy kế toán đơn vị sẽ tiến hành lập bảng thanh toán lương tháng 10/2010 cho Phòng kỹ thuật như sau: SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38 Tổng tiền lương tháng – Tổng chi phí ăn trưa, xăng xe Tổng số công 1 tháng 30
  • 31. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Đơn vị: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Bộ phận: Phòng Kỹ thuật Mẫu số C02a - HD (Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 10 năm 2010 ĐVT: Đồng STT Họ tên Chức vụ Hệ số lương Số công Tiền lương 1 công Tiền lương Phụ cấp Tiền BHXH phải nộp Tiền BHTN phải nộp Tiền lương thực nhận Ký nhận 1 Đặng Xuân Vinh TP 2.34 21 398.412 9.203.317 800.000 136.890 100.033 9.766.394 2 Nguyễn Văn Vượng PP 2.34 21 398.412 8.784.984 800.000 136.890 95.849 9.352.245 3 Đỗ Danh Việt LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095 4 Lê Văn Doanh LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095 5 Trần Đình Du LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095 6 Phạm Đình Hải LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095 7 Đinh Khắc Luật LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095 8 Đặng Văn Đạo LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095 9 Trần Duy LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095 10 Phạm Văn Quang LTV 2.34 21 398.412 8.366.652 800.000 136.890 91.666 8.938.095 Cộng 84.921.518 8.000.000 1.368.900 929.215 90.623.403 .Tổng số tiền (Viết bằng chữ):Chín mươi triệu sáu trăm hai mươi ba nghìn bốn trăm linh ba đồng./. Ngày 05 tháng 11 năm 2010 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 2.4: Bảng thanh toán tiền lương phòng kỹ thuật Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3831
  • 32. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA * Lương cho bộ phận quản lý Thực hiện quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý và sử dụng tiền lương trong các doanh nghiệp, để từng bước hoàn thiện qui chế trả lương cho cán bộ công nhân viên cơ quan Công ty, phù hợp với yêu cầu của tổ chức, quản lý sản xuất và nguyên tắc chung trong phân phối tiền lương là: tiền lương trả cho người lao động trên cơ sở làm việc gì hưởng lương việc đó, phù hợp với cống hiến của từng người về số lượng chất lượng , hiệu quả công việc và trình độ nghiệp vụ. Tiền lương của cán bộ quản lý được trả theo thỏa thuận khi ký kết hợp đồng lao động. Tùy vị trí và yêu cầu của công việc mà phòng Hành chính đưa ra mức lương dưới sự đồng ý của Giám đốc. Hiện nay công ty áp dụng mức công quy định là 22 ngày trong tháng. Có tháng có thể là 21 ngày công (nếu tháng đó có 28 ngày), có tháng có thể là 23 ngày công (nếu tháng đó có 31 ngày). Ngoài ra phần lương phụ cấp trách nhiệm chỉ tính cho trưởng phòng các phòng ban là 10%, phụ cấp cho phó phòng là 5%, tiền phụ cấp ăn trưa cũng được tính như lập trình viên là 600.000 đ/ người/ tháng và tiền xăng xe là 200.000 đ/ người/ tháng. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3832
  • 33. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Đơn vị: Phòng Kinh doanh BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 10 NĂM 2010 Stt Họ và tên Lg. CB Ngày làm việc trong tháng Số công sp Số công tgian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Nguyễn Hải Anh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 2 Nguyễn Văn Nam x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 Cộng 42 Bảng 2.5: Bảng chấm công phòng Kinh Doanh Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3833
  • 34. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Đơn vị: Phòng Kế toán BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 10 NĂM 2010 Stt Họ và tên Lg. CB Ngày làm việc trong tháng Số công sp Số công tgian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Đỗ Thị Thu Huyền x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 2 Nguyễn Hải Linh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 3 Phạm Thị Minh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 Cộng 63 Bảng 2.6: Bảng chấm công phòng Ké toán Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3834
  • 35. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Đơn vị: Phòng Hành chính BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 10 NĂM 2010 Stt Họ và tên Lg. CB Ngày làm việc trong tháng Số công sp Số công tgian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Nguyễn Thị Ánh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 2 Phạm Thị Ngọc x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 3 Ngô Phương Linh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 Cộng 63 Bảng 2.7: Bảng chấm công phòng Hành chính Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3835
  • 36. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Đơn vị: Ban giám đốc BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 10 NĂM 2010 Stt Họ và tên Lg. CB Ngày làm việc trong tháng Số công sp Số công tgian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Phạm Hoàng Cường x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 2 Nguyễn Văn Vinh x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 21 Cộng 42 Bảng 2.8: Bảng chấm công Ban giám đốc Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3836
  • 37. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Ví dụ: Tính lương cho trưởng phòng Kinh doanh Nguyễn Hải Anh tháng 10/2010. Lương thỏa thuận khi ký hợp đồng lao động là 7.000.000 đ. Trong tháng chị Hải Anh làm đủ 23 công. Tiền lương bao gồm phụ cấp trách nhiệm = (1 + 10%) * 7.000.000 = 7.700.000 đ Hệ số lương theo quy định trưởng phòng Anh là 2.34 nên khoản BHXH, BHYT và BHTN khấu trừ là: 2.34 * 780.000 * 7.5% + (7.700.000 + 800.000) * 1% = 221.890đ Vậy số tiền lương trưởng phòng Anh được hưởng là = 7.700.000 + 800.000 – 221.890 = 8.278.110 đ Với cách tính trên ta tính được tổng số lương tháng 10/2010 của Phòng Kinh doanh. Tiền lương của phòng kinh doanh thể hiện qua bảng tính lương của phòng kinh doanh. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3837
  • 38. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Đơn vị: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Bộ phận: Phòng Kinh doanh Mã đơn vị SDNS:...... Mẫu số C02a - HD (Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 10 năm 2010 ĐVT: Đồng ST T Họ tên Chức vụ Hệ số lương Số công Tiền lương Phụ cấp Tiền BHXH phải nộp Tiền BHTN phải nộp Tiền lương thực nhận Ký nhận 1 Nguyễn Hải Anh TP 2.34 21 7.000.000 1.500.000 136.890 85.000 8.278.110 2 Nguyễn Văn Nam NV 2.34 21 5.000.000 800.000 136.890 58.000 5.605.110 Cộng 42 12.000.000 2.300.000 273.780 143.000 13.883.220 . Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Mười ba triệu tám trăm tám mươi ba nghìn hai trăm hai mươi đồng./. Ngày 05 tháng 11 năm 2010 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 2.9: Bảng thanh toán tiền lương phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3838
  • 39. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Đơn vị: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Bộ phận: Phòng Kế toán Mẫu số C02a - HD (Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 10 năm 2010 ĐVT: Đồng STT Họ tên Chức vụ Hệ số lương Số công Tiền lương Phụ cấp Tiền BHXH phải nộp Tiền BHTN phải nộp Tiền lương thực nhận Ký nhận 1 Đỗ Thu Huyền TP 2.34 21 7.000.000 1.500.000 136.890 85.000 8.278.110 2 Nguyễn Hải Linh PP 2.34 21 6.000.000 1.100.000 136.890 71.000 6.892.110 3 Phạm Thị Minh NV 2.34 21 5.000.000 800.000 136.890 58.000 5.605.110 Cộng 63 18.000.000 3.400.000 410.670 214.000 20.775.330 .Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai mươi triệu bảy trăm bảy mươi bảy đồng ba trăm ba mươi đồng./. Ngày 05 tháng 11 năm 2010 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 2.10: Bảng thanh toán tiền lương phòng Kế toán Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3839
  • 40. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Đơn vị: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Bộ phận: Phòng hành chính Mẫu số C02a - HD (Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 10 năm 2010 ĐVT: Đồng STT Họ tên Chức vụ Hệ số lương Số công Tiền lương Phụ cấp Tiền BHXH phải nộp Tiền BHTN phải nộp Tiền lương thực nhận Ký nhận 1 Nguyễn Thị Ánh TP 2.34 21 7.000.000 1.500.000 136.890 853.000 8.278.110 2 Phạm Thị Ngọc PP 2.34 21 6.000.000 1.100.000 136.890 71.000 6.892.110 3 Ngô Phương Linh NV 2.34 21 5.000.000 800.000 136.890 58.000 5.605.110 Cộng 63 18.000.000 3.400.000 410.670 214.000 20.775.330 .Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai mươi triệu bảy trăm bảy mươi bảy đồng ba trăm ba mươi đồng./. Ngày 05 tháng 11 năm 2010 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 2.11: Bảng thanh toán tiền lương phòng Hành chính Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3840
  • 41. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Đơn vị: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Bộ phận: Ban Giám đốc Mẫu số C02a - HD (Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 10 năm 2010 ĐVT: Đồng STT Họ tên Chức vụ Hệ số lương Số công Tiền lương Phụ cấp Tiền BHXH phải nộp Tiền BHTN phải nộp Tiền lương thực nhận Ký nhận 1 Phạm Hoàng Cường GD 2.34 21 10.000.000 800.000 136.890 108.000 10.555.110 2 Nguyễn Văn Vinh PGD 2.34 21 8.000.000 800.000 136.890 88.000 8.575.110 Cộng 42 18.000.000 1.600.000 273.780 196.000 19.130.220 .Tổng số tiền (Viết bằng chữ):Mười chín triệu một trăm ba mươi nghìn hai trăm hia mươi đồng./. Ngày 05 tháng 11 năm 2010 Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 2.12: Bảng thanh toán tiền lương Ban giám đốc Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3841
  • 42. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA 2.2.3.2. Tính phụ cấp BHXH phải trả cho người lao động Trong quá trình làm việc, nếu cán bộ công nhân viên bị ốm đau, thai sản hoặc không may bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đi làm được; thì những ngày nhân viên nghỉ sẽ không được hưởng lương trả cho hàng tháng thay vào đó sẽ được hưởng một khoản trợ cấp BHXH do bộ phận cấp trên chi trả. Tổng công ty sẽ tiến hành ứng trước và quyết toán sau. Số ngày nhân viên nghỉ để điều trị sẽ được theo dõi chi tiết và ghi vào bảng chấm công của từng tháng. Kết thúc mỗi tháng, kế toán sẽ căn cứ vào bảng chấm công để tính lương , ta có cách tính khoản BHXH trả cho người lao động là: Số tiền nhận được = Lương cơ bản +Các khoản phụ cấp * Số ngày nhân viên nghỉ 22 (Ngày) Kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ: biên lai thu viện phí, sổ khám chữa bệnh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng lương BHXH đồng thời căn cứ vào bảng chấm công, để lập “ Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH ” cho công nhân viên. Ví dụ: Trong tháng 09/2010, phòng Kế toán nhận được giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH của Nguyễn Thị Ánh – nhân viên phòng Hành chính. Để có thể nhận được tiền thưởng BHXH, thì chị Ánh phải có giấy chứng nhận chị đang bị ốm có sự xác nhận của cơ quan y tế. Dưới đây là một chứng từ phản ánh lý do và số ngày nghỉ của chị: SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3842
  • 43. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Bệnh viện E GIẤY CHỨNG NHẬN Quyển sổ: 153 Số: 35 Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Đơn vị công tác: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Lý do nghỉ viêc: cảm sốt Số ngày nghỉ: 4 ngày (từ ngày 13/09/2010 đến hết ngày 18/09/2010) Xác nhận của phụ trách đơn vị Số ngày thực nghỉ là 4 ngày Ngày 18/09/2010 Thủ trưởng đơn vị Bác sĩ khám chữa bệnh (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Trên cơ sở “Giấy chứng nhận” của chị Nguyễn Thị Ánh, kế toán sẽ tính mức trợ cấp BHXH mà chị được hưởng sau đó chuyển cho Ban chấp hành công đoàn và thủ trưởng kí duyệt Vậy khoản trợ cấp BHXH mà chị Ánh được tính là: Mức hưởng trợ cấp BHXH = Hệ số lương cấp bậc * mức lương tối thiểu * Số ngày nghỉ 22 (ngày) = 780.000*2,34/22*4 = 331.854 đ SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3843
  • 44. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Nghề nghiệp: Nhân viên phòng Hành chính Đơn vị công tác: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Thời gian đóng BHXH : 4 năm Thời gian nghỉ: 4 ngày Mức trợ cấp : 331.854 đồng (Ba trăm ba mươi mốt nghìn tám trăm năm mươi bốn đồng) Người lĩnh tiền Kế toán BCH công đoàn Thủ trưởng đơn vị (Ký tên) (Ký tên) (TM ký tên) (Ký tên và đóng dấu) Theo quy định chung của công ty, hàng tháng Phòng Kế toán căn cứ vào danh sách cán bộ công nhân viên tham gia đóng bảo hiểm do phòng Hành chính lập và đăng ký với cơ quan bảo hiểm để xác định mức trích BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh là 22%, còn số tiền BHXH 8.5% thu của cán bộ công nhân viên được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng, hàng quý. Sau đó kế toán tiền lương sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu, quyết toán số tiền tham gia đóng BHXH của cán bộ công nhân viên với cơ quan bảo hiểm. 2.2.3.3. Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Theo quy định hiện nay hàng tháng Công ty căn cứ vào tiền lương cơ bản của công nhân viên để trích 26.5% lương cơ bản nộp cho quỹ BHXH cấp trên. Trước kia BHXH chỉ tính 17% trên lương cơ bản, còn BHYT tính 3.5% trên lương cơ bản; nhưng theo quy định hiện nay, công ty sẽ khấu trừ vào lương tháng của công nhân viên là 8.5% và tính vào chi phí sản xuất trong tháng mà công ty chịu là 22%; thực chất công ty tính gộp quỹ BHXH và BHYT như trước đây thành quỹ BHXH. Còn KPCĐ, hàng tháng được kế toán căn cứ vào tiền lương thực tế của công nhân viên để trích 2% KPCĐ trên tiền lương thực tế của công nhân viên trong tháng, SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3844
  • 45. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA trong đó 0,8% công ty giữ lại để phục vụ cho việc chi tiêu hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp: chi phí cho kỷ niệm những ngày lễ tết; tổ chức thăm hỏi nhân viên khi ốm đau, bệnh tật hay tổ chức cho cán bộ đi tham quan… 2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 2.3.1. Chứng từ và các tài khoản sử dụng Sổ kế toán của công ty Cổ phần TPS Tri – Vision được sử dụng là hình thức Nhật ký chung, để tính lương phải trả cho người lao động trước hết căn cứ vào các chứng từ chủ yếu sau: - Sổ sách theo dõi lao động - Bảng chấm công - Biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành - Phiếu thanh toán BHXH Từ các chứng từ ban đầu, kế toán đã thu thập, kiểm tra đối chiếu với chế độ quy định của Nhà nước, và những quy định áp dụng riêng cho công ty cùng những thoả thuận trong hợp đồng lao động; kế toán tiến hành xác nhận các chứng từ sau đó chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ lập “ Bảng thanh toán tiền lương”, “ Bảng thanh toán BHXH” Trên cơ sở đó, kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính ra số lương phải trả cho người lao động. Sau đó , căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán tổng hợp tiền lương chi trả theo từng đối tượng sử dụng, các khoản trích theo lương tương ứng với tỷ lệ quy định vào chi phí của các bộ phận sử dụng lao động và phản ánh trên “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”. Công tác kế toán tiền lương tại Công ty vẫn được tính và lập, phân bổ tiền lương theo phương pháp thủ công. Việc tính lương cho công nhân viên do phòng Hành chính thực hiện. Trong việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), kế toán mở các loại tài khoản tổng hợp và chi tiết. Cụ thể có các tài khoản sau: - TK 334: Phải trả công nhân viên - TK 338: Phải trả, phải nộp khác SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3845
  • 46. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Trong đó chi tiết: TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Bảo hiểm y tế TK 3389: Bảo hiểm xã hội - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - TK 627: Chi phí sản xuất chung - TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó chi tiết: TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý TK 6427: Chi bằng tiền khác 2.3.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với công ty Cổ phần TPS Tri – Vision nói riêng tiền lương phải trả là một khoản chi phí luôn có trong bất kỳ bộ phận tính giá thành nào. Thấy được tầm quan trọng của tiền lương trong khoản mục chi phí sản xuất, yêu cầu đặt ra đối với mỗi kế toán tiền lương là phải tính lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN một cách chính xác, đầy đủ đảm bảo đúng chi phí tiền lương trong chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, giúp cho các nhà quản lý của công ty tính ra được đúng giá thành sản phẩm của mình làm ra. Từ đó có những quyết định quan trọng cho việc đổi mới phát triển sản xuất kinh doanh tại công ty phù hợp với điều kiện thực tại. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38 Bảng thanh toán tiền lương Bảng thanh toán tiền thưởng Bảng tổng hợp tiền lương, tiền thưởng Chế độ tính, trích các khoản theo lương Bảng phân bổ tiền lương & BHXH Sổ kế toán chi phí 46
  • 47. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Sơ đồ 2.5: Quy trình lập chứng từ về chi phí lao động Cuối mỗi tháng, điều mà bất kể người lao động nào đều muốn biết thành quả lao động mình sẽ được hưởng là bao nhiêu tức tiền lương trả cho họ là bao nhiêu. Để đáp ứng nhu cầu này và cũng là nhu cầu của các nhà quản lý, kế toán tiền lương sẽ tiến hành lập “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” trên cơ sở các bảng thanh toán tiền lương của toàn công ty. “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cung cấp những thông tin đầy đủ về mức lương nhân viên được hưởng. Để có được “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” thì kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận để lập. Dưới đây là bảng phân bổ tiền lương tháng 10/2010 của công ty. SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3847
  • 48. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG THÁNG 10/2010 S T T Ghi có TK Ghi nợ TK Lương cơ bản TK 334 Phải trả CNV TK 338 Tổng cộng BHXH 16% BHYT 3% KPCĐ 2% BHTN 1% Tổng cộng 1 Chi phí QLDN ( TK 642 ) 7.800.0 00 74.564.100 2.920.320 547.560 1.491.2 82 745.64 1 5.704.8 03 80.268.9 03 2 Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) 6.240.0 00 71.504.764 2.336.256 438.048 1.430.0 95 715.04 8 4.919.4 47 76.424.2 11 3 Chi phí sản xuất chung (TK 627 ) 1.560.0 00 19.118.639 584.064 109.512 382.37 3 191.18 7 1.267.1 36 20.385.7 75 4 Tổng cộng 15.600. 000 165.187.50 3 5.840.640 1.095.120 3.303.7 50 1.651.876 11.891. 386 177.078. 889 Bảng 2.13: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3848
  • 49. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2010 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang nhật ký Đã ghi sổ cái Số hiệu tài khoản Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có ................. 01/11 PT 120 01/11 Rút tiền mặt về nhập quỹ 111 200.000.000 112 200.000.000 05/11 05/11 Phân bổ tiền lương và BHXH 01 x * Lương công nhân SX trực tiếp 622 71.504.764 334 71.504.764 - Kinh phí công đoàn ( 2% ) 622 1.430.095 338(2) 1.430.095 - BHXH ( 16% ) 622 2.920.320 338(3) 2.920.320 - BHYT ( 3% ) 622 438.048 338(4) 438.048 - BHTN (1%) 622 715.048 338(9) 715.048 * Lương của bộ phận quản lý DN 642 74.564.100 74.564.100 334 - KPCĐ ( 2% ) 642 1.491.282 338(2) 1.491.282 - BHXH ( 16% ) 642 2.920.320 338(3) 2.920.320 - BHYT ( 3% ) 642 547.560 338(4) 547.560 - BHTN (1%) 642 745.641 338(9) 745.641 * Lương của bộ phận SX chung 02 627 19.118.639 334 19.118.639 - KPCĐ ( 2% ) 627 382.373 338(2) 382.373 - BHXH ( 16% ) 627 584.064 338(3) 584.064 SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3849
  • 50. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA - BHYT ( 3% ) 627 109.512 338(4) 109.512 - BHTN (1%) 627 191.187 338(9) 191.187 05/11 PC 105 05/11 Trả lương CNV bằng tiền mặt 334 165.187.503 111 165.187.503 10/11 GB C58 10/11 Nộp BHXH 02 x 338(3) 8.030.880 112 8.030.880 Nộp BHYT 02 x 338(4) 1.642.680 112 1.642.680 Nộp KPCĐ 02 x 338(2) 3.303.750 112 3.303.750 Nộp BHTN 338(9) 3.303.750 112 3.303.750 .................. Cộng Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng giám đốc (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) SỔ CÁI Năm 2010 TÀI KHOẢN 334 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số nợ phát sinh SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ - 05/11 05/11 - Phân bổ tiền lương phải trả: + Lương CNSX trực tiếp (10/2010 ) 71.504.764 71.504.764 + Lương của bộ phận SX chung 19.118.639 19.118.639 SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3850
  • 51. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA + Lương của bộ phận quản lý DN 74.564.100 74.564.100 Chi tiền mặt thanh toán lương tháng 10/2010 165.187.503 165.187.503 Dư cuối kỳ - Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng giám đốc (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622 Năm 2010 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ nhật ký chung Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày tháng Nợ Có 10/11 10/11 Phân bổ tiền lương phải trả CNV sản xuất trực tiếp 01 334 71.504.764 Cộng phát sinh 71.504.764 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3851
  • 52. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA SỔ CÁI Năm 2010 Tên Tài khoản 338 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ nhật ký chung Số liệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Dư đầu kỳ ............. 10/11 GB C58 10/11 - Nộp BHXH 112 8.030.880 - Nộp BHYT 112 1.642.680 - Nộp KPCĐ 112 3.303.750 - Nộp BHTN 112 3.303.750 .......... Cộng phát sinh Dư cuối Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) *Nội dung: - Trừ vào lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN........ Nợ TK 334 4.634.371 đ Có TK 338 4.634.371 đ - Nộp BHXH lên cấp trên Tổng nộp = 2.34 x 780.000 x 20 x 22% = 8.030.880 đ Nợ TK 338(3): 8.030.880 đ Có TK 112: 8.030.880 đ - Nộp BHYT lên cấp trên Tổng nộp = 2.34 x 780000 x 20 x 4.5% = 1.642.680 đ Nợ TK 338(4): 1.642.680 đ SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3852
  • 53. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Có TK 112: 1.642.680 đ - Nộp KPCĐ: Công ty nộp lên cấp trên 60% (Tức 60% tổng trích thực tế) Tổng trích: 165.187.503 x 2% = 3.303.750đ Nộp lên cấp trên: 3.303.750 x 60% = 1.982.250 đ Nợ TK 338(2) 1.982.250 đ Có TK 112 1.982.250 đ - Nộp BHTN Tổng nộp: 165.187.503 x 2% = 3.303.750đ Nợ TK 338(9) 3.303.750đ Có TK 112 3.303.750đ * Thanh toán lương: Sau khi lập xong “Bảng chấm công”, kế toán tiền lương sẽ bắt đầu lấy xác nhận. Thủ tục thực hiện được minh hoạ qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.6: Sơ đồ thanh toán lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision tiền lương được thanh toán cho cán bộ công nhân viên vào cuối tháng, chậm nhất cũng thanh toán trước ngày mùng 5 của tháng sau. Việc thanh toán lương được tiến hành như sau: Cuối mỗi tháng, kế toán tiền lương sẽ lập bảng chấm công cho toàn công ty sau đó chuyển đến phòng tổ chức hành chính xác nhận đồng thời phải có sự ký duyệt của giám đốc. Sau đó kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương, căn cứ vào đó tiến hành trả lương, lập phiếu chi SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.38 Thủ quỹThủ quỹ phát tiền Kế toán tổng hợp Phòng HC Giám đốc duyệt chi Bảng chấm công 53
  • 54. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA * Chi trả BHXH cho người lao động: Kế toán căn cứ vào Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH để lập vào bảng phân bổ ghi giảm trừ khoản phải nộp cho cơ quan BHXH theo định khoản: Nợ TK 338: 331.854 đ Có TK 334: 331.854 đ Căn cứ vào phiếu chi kế toán nhập liệu vào máy phản ánh khoản chi trợ cấp BHXH cho CNV theo định khoản: Nợ TK 334: 331.854 đ Có TK1111: 331.854 đ * Thanh toán BHXH với cơ quan BHXH có liên quan Thông thường công ty Cổ phần TPS Tri – Vision sẽ thanh toán BHXH với cơ quan BHXH quận Cầu Giấy – Hà Nội. Việc thanh toán với cơ quan này tiến hành theo tháng. Sau đây là Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH trong tháng 10/2010: SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3854
  • 55. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU NỘP BHXH Tháng 10 năm 2010 Cơ quan BHXH: Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Đơn vị: công ty Cổ phần TPS Tri – Vision TK: 0451001310153 Ngân hàng: Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cầu Giấy. Đối chiếu số liệu thu, nộp BHXH: Chỉ tiêu Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch 1. Số lao động (người) 20 2. Tổng quỹ lương 165.187.503 165.187.503 3. BHXH phải nộp trong tháng 8.030.880 8.030.880 4. Số quý trước mang sang - Thừa - Thiếu 0 0 5. Số đã nộp trong tháng 8.030.880 8.030.880 6. Số đã chuyển kỳ sau - Thừa - Thiếu 8.030.880 8.030.880 SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3855
  • 56. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Khi thanh toán BHXH, kế toán tổng hợp căn cứ vào phiếu chi hay uỷ nhiệm chi để định khoản: Nợ TK 3383: 8.030.880 đ Có TK 1121: 8.030.880 đ * Thanh toán KPCĐ với cơ quan cấp trên (Tháng 10/2010) Khi thanh toán khoản KPCĐ phải nộp cho cơ quan cấp trên, kế toán tổng hợp căn cứ vào phiếu chi hay uỷ nhiệm chi để định khoản: Nợ TK 3382: 1.982.250 đ Có TK1121: 1.982.250 đ SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3856
  • 57. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision 3.1. Đánh giá chung thực trạng hạch toán công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Nhìn chung bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung với đội ngũ kế toán viên có trình độ, có kinh nghiệm sáng tạo trong việc vận dụng chế độ kế toán vào tình hình thực tế của công ty. Việc sử dụng chứng từ, trình tự luân chuyển, ghi chép chứng từ đã đảm bảo các chứng từ kế toán được lập ra có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý. Các mẫu biểu đúng quy định của Bộ tài chính, mặt khác để phù hợp với tình hình thực tế tại công ty, kế toán viên đã lập những biểu riêng rất thuận lợi cho quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty.Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm tình hình chung, về thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty, báo cáo đưa ra một số đánh giá sau * Những ưu điểm - Về tình hình lao động Tính đến thời điểm hiện nay, công ty đang ngày càng phát triển mạnh quy mô mở rộng, đã tạo niềm tin cho người lao động. Đây là một ưu điểm thuận lợi cho công ty. Khi người lao động tin tưởng, họ sẽ làm việc một cách nỗ lực nghiêm túc tiến độ công việc được giao sẽ hoàn thành đúng thời hạn, góp phần khẳng định vị trí của công ty trên thị trường. Do đó, bên cạnh đội ngũ cán bộ lâu năm làm việc có kinh nghiệm thì công ty đã thu hút được đông đảo đội ngũ cán bộ lao động trẻ năng động, có kiến thức và trình độ nghiệp vụ cao phù hợp với bước tiến của công nghệ kỹ thuật mới hiện đại, đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường cạnh tranh hiện nay. Mặt khác, công ty luôn chú trọng tới việc nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Cụ thể, công ty chú trọng tới việc mở các lớp đào tạo nghiệp vụ nhằm giúp người lao động có chuyên môn vững vàng để đối phó với những vấn đề trong công việc đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động. - Về công tác tổ chức bộ máy kế toán: SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3857
  • 58. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức mang tính chuyên sâu cao với một đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ đồng đều thống nhất, am hiểu chuyên môn. Hiện nay, đội ngũ nhân viên kế toán của công ty đều đã tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành kế toán, luôn có những sáng tạo mới trong công tác đảm bảo mang lại hiệu quả làm việc cao. Công việc tại phòng kế toán được phân công rõ ràng. Mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về một lĩnh vực, đảm bảo tính chủ động và thành thạo trong công việc, biết phối hợp nhịp nhàng giữa phòng Hành chính với các phòng ban khác tạo điều kiện giúp cho quá trình tính và hạch toán lương và các khoản trích theo lương đúng thời gian quy định, và chính xác; phục vụ hoạt động khác của công ty đồng thời hoàn thành tốt yêu cầu báo cáo định kỳ với công ty và nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Các báo cáo về tiền lương và các khoản trích theo lương là cơ sở để lên báo cáo có liên quan: báo cáo về giá thành, báo cáo kết quả…từ đó là căn cứ cho các nhà quản trị ra các quyết định quản lý và các chính sách về nhân sự, về tiền lương… - Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với quy chế trả lương của công ty cũng như phù hợp với các quy định chung của Nhà nước và công ty. Tiền lương và các khoản mà người lao động được hưởng luôn đảm bảo tương xứng với đóng góp của người lao động Công ty đã áp dụng phương thức trả lương cho cán bộ công nhân viên hợp lý, việc tính toán tiền lương đã phản ánh chính xác được kết quả lao động của từng người lao động. Công tác tính lương và thanh toán lương được tiến hành nhanh gọn và kịp thời không gây khó khăn phiền hà, cứ định kỳ cuối tháng sẽ thanh toán lương cho nhân viên, chậm nhất cũng không quá ngày thứ 5 của tháng tiếp theo vì vậy đã giải quyết về tinh thần cho người lao động. Hệ thống sổ sách có liên quan đến các phần hành kế toán nói chung, và kế toán tiền lương nói riêng được công ty trang bị đầy đủ, áp dụng thống nhất theo chế độ kế toán hiện hành Việc tính lương được kế toán tiền lương thực hiện tính lương và các khoản trích theo lương một cách rõ ràng, khoa học. Giúp người lao động dễ dàng theo dõi cách tính lương và các khoản thu nhập của bản thân cũng như của đồng nghiệp. Qua đó đánh giá SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3858
  • 59. HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA được kết quả lao động của bản thân và phương pháp tính lương có đáp ứng đúng yêu cầu mà công ty đặt ra “ làm theo năng lực, hưởng theo lao động” hay không; từ đó thúc đẩy sự cố gắng của người lao động trong việc hoàn thành tốt công việc của mình. * Những tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty vẫn còn có những nhược điểm và hạn chế nhất định trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, đó là: - Hiện nay việc tính lương và các khoản trích theo lương cho người lao động vẫn còn tiến hành thủ công. Công việc này do phòng Hành chính tính lương sau đó chuyển cho phòng kế toán kết chuyển vào các sổ, để tính giá thành hoặc để thu được các số liệu khác như chi phí sản xuất. Như vậy công tác kế toán tiền lương vẫn phải thực hiện thủ công, chứng tỏ công ty vẫn chưa phát huy được công dụng của công nghệ thông tin, do đó kế toán tiền lương chưa được tiến hành một cách gọn nhẹ đòi hỏi phải có giải pháp cụ thể nhằm khắc phục vấn đề này. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đơn giản bởi kế toán tiền lương còn gắn với việc theo dõi quá trình lao động của nhân viên, những yếu tố phát sinh trong quá trình theo dõi. - Công ty không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân viên, khoản chi phí này khi tiến hành chi là không lớn tuy nhiên nếu thực hiện sẽ đảm bảo đúng quy định sử dụng lao động tại công ty, tạo tâm lý tốt cho người lao động, đồng thời cũng không ảnh hưởng nhiều tới các khâu khác trong quá trình hạch toán lương. - Việc trả lương cho lập trình viên phòng kỹ thuật của công ty được tiến hành theo phương thức khoán gọn công việc theo hợp đồng tức là căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tính lương khoán. Lập trình viên dựa trên khoản lương đó cùng với số công của mỗi người mà chia lương. Khi đó không phản ánh hết được quá trình tham gia lao động của mỗi người, không khuyến khích mỗi cá nhân làm việc tích cực bởi nếu sau khi hoàn thành xong công việc đúng tiến độ mặc dù còn thừa thời gian họ cũng không còn việc gì làm vì đã hoàn thành xong. Hơn nữa nếu căn cứ vào ngày công lao động thực tế để tính lương, không phản ánh hết hao phí lao động mà lập trình viên đã bỏ ra, chưa phản ánh chính xác năng suất lao động của từng người lao động.Vì vậy cách tính này chưa hợp lý, còn có hiện tượng người lao động làm ít nhưng SVTH: Trần Lệ Thanh Lớp: LC12.21.3859