SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
Download to read offline
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt



Quả Trứng Phục Sinh


  Ngày 1-12

  Chỉ còn một tuần lễ nữa đến ngày Phục Sinh thì rađiô bắt đầu phát thông báo. Ngày nào Ashley -

con gái năm tuổi của tôi - và tôi cũng lắng nghe các thông tin cập nhật về cuộc thi tìn kiếm quả trứng

Phục Sinh sắp diễn ra tại các công viên nhỏ trong khu vực chúng tôi.
  Sau khi nghe thông báo nhiều lần, Ashley bắt đầu van nài tôi dẫn nó đi tham gia cuộc thi tìm kiếm

trứng vào cuối tuần tới. Trong thâm tâm, tôi biết những cuộc thi như thế này có thể làm cho bọn trẻ thất

vọng. Trong cuộc thi, có quá nhiều đứa trẻ giành nhau tìm kiếm những quả trứng, thì việc Ashley không

tìm ra quả trứng nào là điều dễ hiểu thôi. Tuy nhiên, tôi không muốn mình là nguyên nhân làm con bé

thất vọng, nên tôi mỉm cười, đồng ý dẫn nó đi với hy vọng rằng Ashley có thể tìm ra được ít nhất là một

quả trứng.
  Thứ Bảy đến, chúng tôi lái xe tới công viên và Ashley tuyên bố nó sẽ là đứa giỏi nhất. Trong bãi đậu

xe, đám trẻ tham gia cuộc thi đứng lố nhố. Hoảng hốt trước cảnh hỗn loạn đó, tôi chợt nghĩ tới việc

quay xe trở về nhà trong lúc Ashley hớn hở nhảy ra khỏi chỗ ngồi. Tay cầm cái rổ, con bé hăng hái

bước vào cuộc thi. Hầu như nó chẳng ngã lòng chút nào trước đám đông đang nhốn nháo.
  Trong khu vực tổ chức cuộc thi có tiếng loa thông báo. Họ nói rằng, sáng hôm đó, Chú Thỏ Phục

Sinh đã giấu hàng trăm quả trứng, và bên trong mỗi quả trứng chứa đựng một sự bất ngờ. Ánh mắt

Ashley sáng ngời lên khi nó tưởng tượng tới kho báu mà nó tìm thấy trong những quả trứng đặc biệt đó.
  Tôi nhìn quanh bãi đất trống được căng dây thừng - dành riêng cho cuộc thi - và dễ dàng nhìn thấy

nhiều quả trứng nằm lăn lóc trên mặt đất. Để đảo bảo cuộc thi hoàn toàn công bằng, bãi đất trống được

chăng dây thừng và chia thành nhiều ô khác nhau, mỗi ô dành cho một độ tuổi riêng biệt. Khi tiếng còi

cất lên và sợi dây thừng được hạ xuống, đám trẻ chạy vào bãi đất trống và lượm thật nhanh những quả

trứng mà chúng có thể nhìn thấy. Sau khi cuộc thi chấm dứt, bọn trẻ lại băng qua bãi đất trống để trở về

chỗ cũ.
  Nét thất vọng hiện rõ trên gương mặt của những đứa trẻ không lượm được quả trứng nào. Nhiều nụ

cười rạng rỡ xuất hiện trên gương mặt của nhựng đứa trẻ lượm được trứng. Tôi tìm kiếm Ashley trong


                                                        Page 1
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
đám đông, tự hỏi có phải nó đang nhập bọn cùng với đám trẻ ra về với cái rổ không. Tôi hy vọng trái

tim nó không cảm thấy đau khổ lắm trước điều đó.
   Thế rồi tôi bắt gặp Ashley đang tung tăng chạy về phía tôi. Cái rổ vẫn không rời khỏi tay nó. Tôi thở

ra nhẹ nhõm vì thấy nó nhe răng cười thật tươi. Nó chìa cái rổ ra khoe, và tôi đếm được ba quả trứng ở

trong rổ. Con bé ngồi phịch xuống bãi cỏ, cầm lên một quả trứng và vặn mở nó ra.
   Trong quả trứng cái là vé tặng một bữa ăn tại cửa tiệm McDonald. Ashley sung sướng reo lên, không

cần biết điều gì nằm trong hai quả trứng còn lại. Thế rồi mẹ con tôi quyết định lái xa tới cửa tiệm đó ăn

trưa.
   Khi Ashley lắc quả trứng thứ hai, nó kêu lóc ca lóc cóc. Và bí ẩn được giải đáp ngay khi vài đồng xu

bằng vàng của cửa tiệm Pizza lăn ra khỏi quả trứng bằng nhựa. Ashley ngước cặp mắt van nài lên nhìn

tôi và hỏi rằng chúng tôi có thể tới đó sau khi kết thúc bữa ăn tại McDonald được không. Tôi gật đầu

đồng ý, và nó hớn hở mở tiếp quả trứng thứ ba.
  Tôi nghĩ, sẽ không còn điều gì tuyệt vời hơn hai bất ngờ trên cho tới khi tôi tận mắt nhìn một vật nằm

trong quả trứng thứ ba. Đó là cái vé mua đồ chơi miễn phí trị giá năm mươi đô la tại cửa tiệm Toys "R"

Us!
  Ashley đã thắng giải độc đắc!
  Con bé nhảy loi choi lên vì xúc động - đúng như tôi dự đoán. Nhưng cho tới khi chúng tôi ngồi vào

trong xe, tôi mới biết rằng niềm vui của con gái tôi chẳng phải là do nó trúng thưởng đâu.
   Ashley hỏi tôi:
   - Mẹ ơi, trên đường về nhà. mẹ ghé vào khu thương mại được không?
   Tôi cho rằng nó muốn sử dụng cái vé mua đồ chơi miễn phí nên gật đầu đồng ý. Vừa gài dây lưng an

toàn cho nó, tôi vừa hỏi nó mua món đồ chơi gì.
   Ashley trả lời:
   - Mẹ ơi, con không muốn mua đồ chơi cho con đâu. Con muốn mua đồ chơi cho một thiên thần.
  Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
  - Một thiên thần à?
  Tôi không hiểu con bé muốn nói gì. Và ngay lúc đó, tôi nhớ đến điều đã xảy ra trong suốt mùa Giáng

Sinhn trước.
  Mùa Giáng Sinh năm ngoái, Ashley và tôi cùng đi mua sắm tại một khu thương mại. Chúng tôi tới gần

một cây thông khổng lồ đứng sừng sững giữa đại sảnh, với những thiên thần bằng giấy treo trên các

cành cây. Trên mỗi thiên thần có viết tên của một đứa trẻ. Ashley hỏi tôi, những cái tên đó để làm gì.

Tôi giải thích rằng, đôi khi ông già Nô-en không thể đến thăm hết các đứa trẻ được, ông bèn gởi tên

những đứa trẻ đó tới Đội quân Cứu tế. Họ viết tên của chúng lên các thiên thần rồi treo trên cây thông


                                                         Page 2
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
đặc biệt này. Bằng cách đó, mọi người có thể giúp đỡ ông già Nô-en và gởi quà đến cho những đứa trẻ

có tên trên các thiên thần. Cây thông này được gọi là Cây Thiên Thần.
  Ashley nghe giải thích xong, cứ đứng chôn chân nhìn thân cây khổng lồ với những cái tên được treo

lủng lẳng trên đó. Nghĩ rằng mình đã thỏa mãn sự tò mò của con bé, tôi lôi nó đi chỗ khác để tôi có thể

nhanh chóng tìm kiếm những món đồ cần thiết đã được tôi ghi đầy đủ trong tờ giấy nhỏ.
  Tối hôm đó, trước khi lên giường ngủ, Ashley muốn biết chuyện gì xảy ra cho những thiên thần không

được bất cứ ai tặng quà.
  Tôi giải thích rằng, Đội quân Cứu tế sẽ cố gắng tìm mọi cách để mỗi đứa trẻ đều được ông già Nô-

en đến thăm vào đêm Giáng Sinh. Con bé nhắm mắt lại rồi thiếp dần vào giấc ngủ.
  Tôi cứ tưởng mọi chuyện đã chấm dứt, thế mà giờ đây, nhiều tháng sau, tôi mới biết con gái tôi

không hề quên chuyện những cái tên trên Cây Thiên Thần. Tôi tấp xe vào lề đường và nhìn sâu vào đôi

mắt của đứa con gái nhỏ đang ngồi bên cạnh tôi. Dẫu hình hài bé nhỏ, lòng thương cảm của nó đối với

người khác thật lớn lao. Tôi giải thích cho nó biết rằng Cây Thiên Thần chỉ xuất hiện vào mùa Giáng

Sinh mà thôi, còn lúc này mới chỉ là Phục Sinh. Không có thiên thần nào vào mùa này trong năm cả.
  Ashley ngồi lặng thinh trong giây lát rồi nhìn tôi, hỏi:
  - Mẹ ơi, chúng ta có thể để dành số tiền này cho tới Giáng Sinh được không?
  Tôi trả lời:
  - Được. Và chúng ta sẽ làm cho một đứa trẻ nào đó vô cùng sung sướng!
  Tôi nhìn vẻ kích động trên gương mặt Ashley và nhận ra rằng, từ bấy lâu nay, tôi có thói quen là ngày

Giáng Sinh chỉ biết mua quà tặng cho gia đình và bạn bè, trang hoàng nhà cửa, chế biến món ăn lạ cho

bữa tối Giáng Sinh mà thôi. Giờ đây, đứa con gái năm tuổi của tôi cho tôi biết rằng, Giáng Sinh còn là

dịp để giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Lòng thương cảm của nó giúp tôi nhận ra ý nghĩa thật

sự của tinh thần ngày Giáng Sinh
  Mùa Giáng Sinh tới, tôi và Ashley lái xe tới khu thương mại vào đúng ngày đầu tiên Đội quân Cứu tế

dựng Cây Thiên Thần khổng lồ giữa đại sảnh. Chúng tôi nhanh chóng chọn hai thiên thần - một cho

Ashley và một cho tôi - và với nụ cười tươi rói nở trên gương mặt, chúng tôi bắt đầu chuyến mua sắm

đặc biệt.
  Kể từ tháng Mười Hai năm đó, chúng tôi khởi xướng lên một truyền thống về Giáng Sinh. Và truyền

thống đó được bắt nguồn bởi cuộc thi tìm quả trứng Phục Sinh, bởi đứa con gái nhỏ có tấm lòng thương

người bao la rộng lớn.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------


                                                                   Page 3
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

Dây Đèn Giáng Sinh Cho Lena

  Ngày 2-12


  Tối hôm đó đúng là một buổi tối mùa đông tuyệt vời để lang thang chiêm ngưỡng các dây đèn Giáng

Sinh. Tôi hét lên bầu trời với hai đứa con tôi:
  - Nhanh lên các con! Ba ra ngoài rồi! Ba đang làm nóng chiếc xe đấy!
  Lập tức, những âm thanh láo nháo đáp lời tôi. Abigail, đứa con gái sáu tuổi của tôi trượt mông xuống

tay vịn cầu thang và hỏi:
   - Mẹ ơi! Mẹ ơi! Sôcôla nóng có chưa?
   Tôi vừa mỉm cười với Simeon - thằng con trai hai tuổi - vừa trả lời:
   - Có rồi. Ở trong xe đấy.
   Tất cả chúng tôi đều mặc đồ ngủ để ra ngoài. Rốt lại thì đây là truyền thống Giáng Sinh mà! Mỗi

năm, trước ngày lễ Giáng Sinh, chúng tôi mặc đồ ngủ vào người, mang theo một bao đầy bánh snack và

chất nhau lên chiếc xe tải nhỏ để đi ngắm nghía cách trang trí dây đèn của các nhà hàng xóm.
  Chúng tôi vừa bước ra khỏi cửa thì Abigail làm tôi bất ngờ bằng câu hỏi:
  - Mẹ ơi, khi con làm việc nhà, mẹ có thể cho con thêm tiền được không? Con muốn mua tặng ba,

mẹ, em Simeon những món quà Giáng Sinh đẹp nhất!
 Tôi mỉm cười nói với nó:
 - Món quà đẹp nhất là món quà xuất phát từ trái tim.
 Tôi nhớ lại bức tranh cầu vồng mà con bé vẽ tặng tôi vào hôm trước, sau khi nó biết rằng tôi không

được khỏe lắm.
  - Có phả mẹ muốn nói rằng, thay vì đi mua đồ ở tiệm, vẫn còn những cách khác tặng quà cho người

ta?
   Tôi cài dây lưng an toàn cho nó, gật đầu:
   - Phải, mọi người chỉ cần soi vào trái tim của họ là họ có thể thấy nhiều món quà tốt đẹp nhất để trao

tặng.
   Ổn định chỗ ngồi xong, chúng tôi mở gói snack ra và chiếc xe bắt đầu lăn bánh. Hai đứa trẻ reo hò

lên khi nhìn thấy chúng tôi đi từ nhà này sang nhà kia, nhìn thấy nào người tuyết, nào ông già Nô-en và

chiếc xe hươu... Khung cảnh trước mặt chúng tôi mờ mờ ảo ảo và lung linh ánh sáng với những dây đèn

Giáng Sinh.
  Đột nhiên, tuyết bắt đầu rơi nhẹ khi chúng tôi lái xe vòng quanh góc đường dẫn tới khu xóm cũ mà vợ

chồng tôi từng sống cách đây nhiều năm. Ánh đèn pha chiếu vào ngôi nhà gạch nằm ở đầu đường. Ngôi

nhà có vẻ tăm tối so với nhiều chùm dây đèn rực rỡ của hàng xóm chung quanh.
  Từ phía sau, Abigail nói vọng lên:
  - Mẹ ơi, những người sống trong ngôi nhà đó chắc họ không thích Giáng Sinh lắm.
                                                        Page 4
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
  Chồng tôi dừng xe lại bên lề đường và trả lời:
  - Không phải đâu, con. Thật ra, ngôi nhà của họ từng được khen ngợi là có cách trang trí đẹp nhất

vùng.
  Jeff vỗ vỗ lên tay tôi, và tôi thở dài khi nhớ tới ông bà Lena. Họ đã vui sướng như thế nào khi cố

trang trí ngôi nhà thật đẹp trước ngày Giáng Sinh. Họ nói với tôi: "Chúng tôi cố gắng vì bọn trẻ đấy.

Chúng tôi thường tưởng tượng ra cảnh chúng ngồi nơi băng ghế sau trong xe hơi, nét mặt của chúng ngời

sáng lên khi chiêm ngưỡng ngôi nhà của chúng tôi".
  Abigail thức tỉnh tôi trở về hiện tại bằng câu hỏi:
  - Tại sao họ không trang trí ngôi nhà của họ nữa?
  Tôi lựa lời, trong đầu tôi nghĩ tới những ngày đen tối khi chồng bà Lena nằm trong bệnh viện:
  - À... chồng bà Lena chết cách đây vài năm rồi. Lúc này bà Lena già lắm. Bà chỉ có một người con

trai và anh ấy là quân nhân đang sống ở một nơi rất xa.
   Abigail yêu cầu:
   - Nói cho con biết về bà Lena đi.
   Thế là tôi và Jeff thay nhau kể cho con bé nghe về người hàng xóm cũ, về những công việc mà bà ấy

hay làm. Jeff kết luận:
  - Mỗi Chủ Nhật, sau khi tang lễ nhà thờ ra, bà ấy thường nướng bánh quy và mời ba mẹ ghé nhà

chơi. Bà ấy là con người rất tuyệt vời.
  Abigail ngước đôi mắt xanh biếc lên nói:
  - Chúng ta đến thăm bà ấy lúc này được không?
  Simeon ủng hộ yêu cầu của Abigail bằng một tiếng reo hô hăng hái. Nghe vậy, Jeff và tôi cùng nhìn

xuống bộ đồ ngủ. Chồng tôi xoa xoa cái trán và nói:
  - Anh biết một ngày nào đó, chuyện này thể nào cũng xảy ra. Đầu tiên, anh để em thuyết phục anh

mặc đồ ngủ ra đường, còn bây giờ em muốn anh vào thăm nhà bà Lena, phải không?
 Tôi sung sướng hôn lên má Jeff.
 Một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi rời khỏi nhà bà Lena và hai đứa con của tôi ôm khư khư và món

đồ trang trí mà bà ấy tặng chúng một cách thân tình.
  Abigail vẫy tay về phía bà lão đang đứng nơi khung cửa. Nó nói:
  - Ước gì con có thể tặng bà ấy một món quà...
  Sáng hôm sau, hai đứa con tôi ra lệnh cấm không cho tôi lên lầu. Chúng nói điều gì đó về một nhiệm

vụ bí mật của Giáng Sinh. Sau khi lục lọi hết các ngăn tủ và các thùng đồ chơi, chúng đi xuống lầu, đội

mũ công nhân bằng đồ chơi, mang ủng lội tuyết và đeo thắt lưng của Simeon.
 Tôi cười ngặt nghẽo:
 - Cái gì thế này? Tụi con định đi sửa cái gì quanh đây à?
 Abigail nhe răng cười:
 - Không ạ. Tụi con sẽ tặng một món quà cho bà Lena. Vì bà ấy già quá, lại chẳng có ai giúp đỡ, tụi

con định đi trang trí ngôi nhà bà ấy để bà ấy mừng đón Giáng Sinh.
  Câu nói của Abigail làm lệ trào ra khỏi mắt tôi. Tôi nói:
                                                        Page 5
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
   - Một ý kiến hay đấy. Nhưng mẹ nghĩ các con sẽ cần ba mẹ giúp đỡ. Các con cho phép ba mẹ tham

gia vào nhiệm vụ bí mật của các con được không?
   - Được ạ.
   Hai đứa cùng trả lời.
   Rất nhiều giờ sau đó, chúng tôi đứng trên lề đường, bên cạnh Lena, phía trước ngôi nhà chói chang

ánh đèn rực rỡ của bà ấy. Nhiều chùm dây đèn - mà chúng tôi tìm thấy trong tầng hầm của bà ấy - đang

chiếu sáng lên hàng hiên mái vòm phủ đầy tuyết với niềm tự hào vô biên. Những cây kẹo hình gậy phô

ra đủ màu sắc, để chào mừng khách bộ hành đi ngang qua khung cảnh huyền ảo bên trên bãi cỏ xanh

phủ đầy tuyết trắng.
  Một chiếc xe hơi giảm bớt tốc độ khi bắt gặp cảnh tượng đẹp đẽ đó. Hai đứa trẻ thò đầu ra khỏi

khung cửa kính phía sau, mét mặt chúng tỏ vẻ kích động thật sự. Lena nhìn chúng, đôi mắt bà ấy ngân

ngấn nước.
  Với chúng tôi, hôm đó là một ngày lao động vất vả, nhưng nó xứng đáng đến từng giây từng phút khi

chúng tôi bắt gặp niềm vui sướng trên gương mặt bà Lena. Đột nhiên, bà biến mất vào trong nhà, rồi sau

đó trở ra với một khay bánh quy giòn rụm mới nướng.
  Aibigail nắm những ngón tay lạnh cóng của tôi. Nó nói sau một tiếng thở dài:
  - Mẹ ơi, mẹ nói đúng đấy.
  - Đúng về chuyện gì hả con?
  Con bé dựa đầu vào cánh tay tôi, nói tiếp:
  - Món quà đẹp nhất là món quà xuất phát từ trái tim.
  Tôi cúi xuống, hôm lên đỉnh đầu nó, lòng cảm thấy tự hào vì con gái tôi đã suy nghĩ ra điều này bằng

cả tấm lòng của nó. Tôi quay sang nhìn Jeff. Ánh mắt chúng tôi gặp nhau và anh ấy mỉm cười.
  Sau đó, Jeff thông báo:
  - Hình như việc trang trí cho ngôi nhà của bà Lena có thể được thêm vào danh sách truyền thống

Giáng Sinh của chúng ta đấy!
  Nghe vậy, hai đứa trẻ reo hò lên đồng ý.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Điều Ước Giáng Sinh Của Tôi


   3-12


   Năm đó, chúng tôi đón một mùa Giáng Sinh thật buồnkhi phát hiện ra nguyên nhân tại sao ông ngoại

bệnh nặng. Bác sĩ gọi đến gia đình tôi và báo rằng ông ngoại bị ung thư. Không chỉ vậy, chúng tôi còn

biết rằng không thể mừng lễ cùng ông ngoại tại nhà vì ông phải nằm lại bệnh viện để điều trị. Thế là
                                                                   Page 6
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

chúng tôi kéo nhau đến bệnh viện thăm ông vào đúng ngày Giáng Sinh, nhưng ông yếu ớt đến nỗi không

thể ngồi dậy để cùng vui với chúng tôi được.
  Suốt chín tháng tiếp theo, ông ngoại được đưa vào nhiều bệnh viện khác nhau, và được chuyển tới

nhiều phòng điều trị khác nhau. Hầu như tôi không thể nhớ nổi những nơi mà ông đã đi qua.
  Một ngày nọ, trong lúc đang nằm trên giường bệnh xem tivi, ông ngoại thấy một đoạn phim quảng

cáo với con chó Jack Rusell đang bay qua bầu trời, tiếp theo là khẩu hiệu "Cuộc đời là một chuyến du

hành - hãy hưởng chuyến đi đó." Ông ngoại mê tít ngay. Khi cậu Shane tới thăm, ông không ngừng bàn

tán về "con chó nhỏ xinh xắn trên quảng cáo". Để chiều ý ông, cậu Shane đi tìm tấm hình con chó Jack

Rusell giống y hệt con chó trên quảng cáo. Cậu mang nó vào bệnh viện và treo nó trên bức tường trắng

trước mặt ông ngoại. Mỗi khi ông ngoại được chuyển sang phòng khác, ông lại cầm tấm hình đi theo.
   Tháng Mười Hai, sức khỏe của ông ngoại không tiến triển như bác sĩ mong ước, họ khuyên ông nên

đến gặp một bác sĩ đặc biệt ở Dallas. Mọi người đồng ý. Thế là ông ngoại được bay bằng máy bay cứu

thương để tới một bệnh viện khác ở Texas.
  Một ngày nọ, qua điện thoại, giọng ông trầm trầm nói với chúng tôi:
  - Ông muốn nuôi một con chó Jack Rusell. Khi nào ông khỏe hơn, ông sẽ mau ngay một con.
  Nghe vậy, chúng tôi biết rằng ý tưởng nuôi một con chó đang động viên ông tiếp tục đấu tranh, và

đang cho ông niềm hy vọng.
  Nhiều tháng trôi qua, ông ngoại phải chịu đựng thêm hàng chục ca mổ nữa để giúp ông chống lại ung

thư. Lúc đó ông vẫn còn yếu lắm, nên tôi tự hỏi không biết ông có thể về nhà mừng Giáng Sinh được

không. Tháng Mười Hai tới, mỗi buổi tối, lời cầu nguyện duy nhất của tôi là xin cho ông ngoại được về

nhà. Tối nào tôi cũng cầu cho điều ước của tôi thành sự thật.
  Rồi, ngay trước ngày Giáng Sinh, các bác sĩ nói ông ngoại có thể về nhà. Có sự giúp đỡ của cậu

Shane, ông ngoại có thể ra bệnh viện và bắt đầu chuyến hành trình trở về.
  Gia đình tôi rất xúc động khi nhận được tin này. Năm qua đúng là một năm rất khó khăn đối với

chúng tôi. Vì ông ngoại sẽ có mặt ở nhà vào đêm trước Giáng Sinh, mọi người đều muốn làm một điều

gì thật đặc biệt dành cho ông.
   Ngay sau khi cái tên con chó Jack Rusell được nhắc tới, chúng tôi biết đó sẽ là một bất ngờ làm ông

ngoại vui sướng. Nó là con chó trên bức tường trắng của bệnh viện mà ông ngoại ngắm suốt ngày. Nó

là con chó giúp ông ngoại có được hy vọng sẽ bình phục. Thế là mẹ tôi, các cậu, các dì dò những trang

quảng cáo trên báo để tìm kiếm một con chó Jack Rusell chính cống - làm quà cho ông ngoại.
  Cuối cùng, ngay trước ngày Giáng Sinh, chúng tôi tìm ra một ngôi nhà có bán giống chó con Jack
                                                       Page 7
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

Rusell. Tôi quan sát bầy chó và chọn một con mà tôi tin rằng nó sẽ làm ông ngoại hài lòng.
  Tối hôm sau, khi chúng tôi đang ngồi bên lò sưởi chơi đùa với con chó nhỏ, thì nhận được điện thoại

của cậu Shane, báo rằng cậu và ông ngoại đang bị kẹt ở thành phố New York vì một cơn bão tuyết. Họ

không thể về nhà vào tối hôm đó được. Tất cả chúng tôi đều thất vọng. Trước khi đi ngủ, tôi cầu

nguyện một lần nữa, xin cho ông ngoại về nhà kịp Giáng Sinh. Ông đang ở gần chúng tôi quá mà!
  Vào buổi sáng 25 tháng Mười Hai, tôi thức dậy và mở những gói quà nằm nơi gốc cây thông ra xem.

Mặc dù chúng là những món quà tôi ưa thích, chúng không thể đền bù cho việc vắng mặt ông ngoại

được. Suốt ngày hôm đó, gia đình chúng tôi sốt ruột và lo lắng chờ đợi tin tức của cậu Shane. Cuối

cùng, không chịu đựng được nữa, chúng tôi quyết định sang nhà ông ngoại và chờ đợi ở đó. Chúng tôi

chơi game, chơi ô chữ, cố gắng vui vẻ cho qua thời gian, nhưng càng về chiều chúng tôi càng cảm thấy

buồn nản.
  Rồi đột nhiên, có tiếng người bước lên bậc thang trước nhà. Tôi thò đầu ra xem, thấy cậu Shane

đang ẵm ông ngoại bước vào nhà. Cậu phải ẵm vì ông yếu quá, đi không nổi sau cuộc hành trình dài

đằng đẵng.
  Chúng tôi hét toáng lên, reo hò khi hai người đàn ông bước vào bên trong. Cuối cùng thì họ cũng về

tới nhà! Bất chợt, tiếng chó con sủa ăng ẳng lấn át cả sự kích động của chúng tôi. Trời, chúng tôi sẽ

không bao giờ quên nét mặt của ông ngoại vào lúc đó. Hình như tôi chưa từng nhìn thấy ông toét miệng

ra và cười tươi như vậy. Ông đang vui sướng quá mà! Thế là suốt đêm đó, ông ngoại và con chó Tara -

tên mới của nó - cứ quấn lấy nhau trên chiếc ghế yêu thích của ông.
   Trước khi ngày Giáng Sinh chấm dứt, điều duy nhất tôi mong ước đã trở thành sự thật. Ông ngoại

của tôi đã về nhà.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh


   Ngày 4-12


   Thay cho sự rộn ràng và những tiếng cười giòn giã, cậu bé Frank Wilson mười ba tuổi không hề thấy

vui vẻ chút nào. Sự thật là Frank nhận được đầy đủ những món quà mà cậu mong muốn, và cậu rất

thích không khí gia đình sum họp truyền thống trong đêm trước Giáng Sinh - năm nay được tổ chức tại
                                                                   Page 8
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

nhà cô Susan. Buổi họp mặt không ngoài mục đích để mọi người trao đổi quà tặng cũng như những lời

chúc tốt đẹp nhất.
  Nhưng Frank không vui, vì đây là mùa Giáng Sinh đầu tiên cậu đón mà không có mặt anh trai của

cậu. Anh trai Frank đã mất vì tai nạn giao thông trong năm. Frank rất nhớ anh ấy, nhớ mối quan hệ thân

thiết mà hai anh em từng có với nhau.
   Frank tạm biệt mọi người và giải thích với ba mẹ rằng cậu phải về sớm để gặp một người bạn. Rồi từ

nhà người bạn, cậu có thể cuốc bộ về nhà. Vì trời bên ngoài lạnh giá, Frank mặc chiếc áo khoác ca-rô

mới vào người. Đó là món quà mà cậu thích nhất. Còn những món quà khác cậu nhét chúng vào chiếc

xe trượt tuyết - cũng là quà mới được tặng.
  Rồi Frank bước ra đường, hy vọng có thể tìm ra anh đội trưởng đội tuần tra Hướng Đạo Sinh của

cậu. Dù có kiến thức rộng, người đội trưởng ấy sống ở khu Flats - một khu vực dành cho những người

nghèo nhất của thị trấn - và anh ấy làm nhiều công việc kỳ quặc để kiếm tiền giúo đỡ gia đình. Nhưng

Frank đã thất vọng, anh đội trưởng không có nhà.
  Khi Frank đang cuốc bộ dọc theo con phố để về nhà, cậu thoáng thấy vài cây thông Giáng Sinh và

dây đèn trang trí trong nhiều căn nhà nhỏ. Rồi, qua một ô cửa sổ phía trước, cậu thấy một căn phòng tồi

tàn với những chiếc tất mòn xùi đang treo lủng lẳng trên cái lò sưởi trống rỗng. Một phụ nữ ngồi gần đó

đang khóc rấm rứt.
  Mấy chiếc tất nhắc Frank nhớ đến những năm trước, hai anh em cậu luôn treo tất bên cạnh nhau. Và

sáng hôm sau, chúng căng phồng ra vì những món quà tặng. Một ý nghĩ thoáng qua đầu Frank, cậu vẫn

chưa thực hiện "việc tốt" cho ngày hôm nay.
  Frank gõ nhẹ cánh cửa. Giọng nói buồn bã của một phụ nữ vọng ra:
  - Vâng?
  - Cháu vào được không ạ?
  Người phụ nữ vừa mở cửa vừa nói:
  - Mời cháu vào...
  Nhưng khi nhìn thấy chiếc xe trượt chất đầy quà, bà ấy tưởng Frank đi quyên đồ đặc nên nói nhanh:
  - Nhưng tôi không có thức ăn hay quà gì cho cháu đâu. Thậm chí tôi chẳng còn gì cho lũ trẻ nhà tôi

nữa.
  Frank trả lời:
  - Đó không phải là lý do để cháu đến đây. Xin bà cứ chọn và lấy ra khỏi chiếc xe những món quà

nào bà muốn tặng các con bà.
  Người phụ nữ kinh ngạc thốt lên với vẻ biết ơn:
  - Chúa ơi! Xin Chúa phù hộ cho cháu!
  Bà ấy lực vài gói kẹo, một thiết bị chơi game, một máy bay đồ chơi và một hộp ô chữ. Khi bà ấy
                                                       Page 9
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

cầm cái đèn Hướng Đạo Sinh mới toanh, Frank suýt buột miệng kêu lên. Cuối cùng, mấy chiếc tất đã

căng phồng.
  Khi Frank chuẩn bị ra đi, người phụ nữ vội hỏi:
  - Cháu không cho cô biết tên ư?
  Frank trả lời:
  - Bà cứ gọi cháu là Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh.
  Chuyến thăm viếng để lại trong tim cậu bé một cảm giác ấm áp. Cậu hiểu rằng nỗi đau của cậu không

phải là nỗi đau duy nhất trên đời này. Trước khi Frank rời khu Flats, cậu đã kịp phân phát hết những gói

quà con lại. Cái áo khoác ca-rô mới toanh đã nằm gọn trên người một đứa trẻ đang rét run vì lạnh.
  Cuối cùng Frank mệt nhọc lê bước trên con đường lạnh lẽo để về nhà. Cho đi hết cả một chiếc xe

đầy quà, giờ đây Frank không thể nghĩ ra bất cứ lý do gì để giải thích với ba mẹ. Frank tự hỏi làm sao

cậu có thể làm cho họ hiểu được.
  Khi Frank vừa bước vào nhà, ba cậu hỏi ngay:
  - Quà của con đâu hết rồi, con trai?
  - Con đem cho hết rồi ạ.
  - Cái gì? Chiếc máy bay của cô Susan? Cái áo khoác ca-rô của bà nội? Cây đèn pin Hướng Đạo

Sinh của con? Ba mẹ tưởng con rất vui với những món quà đó.
  Frank rụt rè trả lời:
  - Con đã... rất vui ạ.
  Mẹ cậu lên tiếng hỏi:
  - Nhưng Frank à, sao con có thể bốc đồng như vậy? Ba mẹ sẽ giải thích ra sao với mọi người đây?

Họ vì yêu thương con mà dành ra nhiều thời gian để đi mua sắm cho con!
  Giọng ba cậu cứng rắn:
  - Frank, đó là sự lựa chọn của con. Ba mẹ không có đủ tiền để mua quà cho con đâu.
  Anh trai thì đi xa mãi, ba mẹ thì thất vọng về cậu, đột nhiên Frank cảm thấy hoàn toàn cô độc. Cậu

không hề mong đợi phần thưởng cho sự rộng rãi của cậu. Vì cậu biết bản thân của một việc làm tốt luôn

là phần thưởng cho cậu. Nó đáng giá hơn bất cứ điều gì khác. Vì vậy cậu không muốn lấy lại những gói

quà đó, tuy nhiên, cậu tự hỏi, trong đời cậu, liệu cậu có còn nhận thêm một niềm vui thật sự nào nữa

không.
  Frank tưởng cậu có được một buổi tối trọn vẹn, nhưng nó trượt đi mất. Frank nghĩ về anh trai và

thiếp ngủ trong nước mắt.
   Sáng hôm sau, Frank bước xuống cầu thang thì thấy ba mẹ cậu đang nghe chương trình nhạc Giáng

Sinh qua ra-đi-ô. Thế rồi một giọng thông báo cắt ngang chương trình:
  - Chào quý vị, chúc mừng Giáng Sinh Vui Vẻ! Câu chuyện Giáng Sinh hay nhất mà sáng nay chúng

tôi sẽ kể đến từ khu Flats. Sáng nay, một cậu bé tàn tật ở khu Flats đang có chiếc xe trượt tuyết mới,


                                                        Page 10
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
một cậu bé khác đang có một chiếc áo khoác ca-rô mới nguyên... Và nhiều gia đình ở đó kể lại rằng

đêm qua con cái của họ rất vui vì nhận được quà từ một cậu trai trẻ tuổi, người đã khiêm tốn tự giới

thiệu là một Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh. Không ai có thể nhận ra lý lịch của cậu, nhưng bọn trẻ ở

khu Flats tuyên bố rằng người Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh chính là đại diện của ông già Nô-en.
  Frank cảm thấy cánh tay ba cậu quàng quanh vai cậu, và cậu thấy mẹ cậu mỉm cười qua làn nước

mắt. Bà âu yếm nói:
  - Sao con không nói cho ba mẹ biết? Ba mẹ đã không hiểu điều đó. Con trai à, ba mẹ thật sự hãnh

diện về con.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------


Món Quà Giáng Sinh


   Ngày 5-12


   Người ta nói rằng có quá nhiều bạn bè đôi khi cũng gây phiền phức, và điều đó xảy ra trong trường

hợp của tôi.
  Một tuần lễ nữa là đến Giáng Sinh rồi, thế mà tên năm người thân trong danh sách của tôi vẫn chưa

được tôi mua quà. Bởi vì bạn tin được không, trong túi tôi chỉ còn đúng ba đôla! Làm sao tôi mở miệng

nói với ba mẹ tôi và ba người bạn của tôi rằng tôi chỉ có thể chi cho
  mỗi người sáu mươi xu thôi?
  Tôi đề nghị với Joanie, bạn thân của tôi:
  - Năm nay tụi mình nên đặt ra giới hạn cho từng món quà đi.
  Joanie đồng ý ngay:
  - Hay đấy. THế thì mỗi món không được quá năm đôla nhé?
  Tôi cảm thấy mình đúng là "trùm sò" khi kỳ kèo với nó:
  - Nếu mỗi món không được quá sáu mươi xu thì cậu nghĩ sao?
  Joanie mỉm cười:
  - Mình cho rằng đây là lúc mình cần phải nhấn mạnh: quà cáp không quan trọng, chỉ có tình cảm mới

quan trọng. Nhưng đừng trách mình nếu cậu sẽ nhận toàn là kẹo cao su!
  Hoàn toàn không dễ dàng khi tôi cần lựa mua mỗi món quà với giá sáu mươi xu. Cho nên nó phải là

những món quà nhỏ xíu với ý tưởng rất lớn lao. Chưa bao giờ tôi mất nhiều thời gian cho công việc suy

nghĩ này, làm sao để tặng quà cho đúng người.
  Cuối cùng, ngày Giánh Sinh cũng tới. Tôi lo lắng lắm, không biết người ta sẽ nghĩ gì sau khi nhận món

quà "rẻ tiền" của tôi.
  Tôi tặng mẹ một cây nến thơm cùng với dòng chữ "Mẹ là ánh sáng rực rỡ nhất trong đời con." Mẹ tôi
                                                                  Page 11
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

suýt khóc khi đọc hàng chữ đó.
  Tôi tặng anh tôi một cây thước gỗ. Trên mặt sau cây thước, tôi viết "Trên đời này, không người anh

trai nào có thể so sánh được với anh". Anh tôi tặng lại tôi gói đường với dòng chữ "Em thật ngọt ngào".

Tôi xúc động lắm. Anh tôi chưa từng nói câu đó với tôi bao giờ.
  Phần Joanie, tôi sơn phết một đôi giày cũ, đính những bông hoa ép khô lên trên đó và kèm theo

mảnh giấy nhỏ viết rằng "Không ai có thể chất đầy đôi giày của cậu." Nó tặng lại tôi một cái lông gà và

một băng cá nhân. Nó nói rằng tôi thường cù lét vào sườn nó, làm nó cười lăn lộn cho tới khi nó bị xốc

hông.
  Và hai người bạn kia, một đứa thì tôi tặng cây quạt giấy, và viết trên đó hàng chữ "Mình là một fan

cuồng nhiệt nhất của cậu." Còn đứa kia, tôi tặng cái máy tính giá một đôla và viết "Bạn luôn có thể tin

cậy nơi mình." Tụi nó tặng lại tôi một cái móng ngựa rỉ sét để lấy hên, và một bó que được cột chặt

bằng sợi dây đỏ, bởi vì "bạn bè phải luôn sát cánh bên nhau".
  Trong mùa Giáng Sinh năm đó, những món quà "rẻ tiền" là thứ mà tôi nhớ nhất. Anh tôi nghĩ rằng tôi

ngọt ngào. Mẹ tôi biết bà ấy là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Joanie nghĩ tôi luôn làm nó tức

cười - và điều đó thật cần thiết, vì ba nó mới bỏ đi và nó nhớ ba nó lắm.
  Trước Giáng Sinh, tôi lo mình không có đủ tiền mua quà cho mọi người, thế mà tôi vẫn mua đủ và

còn dư lại những hai mươi xu! Giờ đây, chúng tôi thường nhắc lại những món quà "rẻ tiền" đó, giá cả chỉ

tính bằng vài chục xu, nhưng chúng tôi thật sự thổ lộ tình cảm ra cho nhau biết.
   Trên kệ sách, tôi còn giữ lại một gói đường, một cái lông gà, một móng ngựa và một bó que... Và

chúng hoàn toàn vô giá.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Giúp Đỡ Lauren


   Ngày 6-12


   Tôi hoàn toàn thành thật khi nói rằng mình chẳng hề mong ngóng đến mùa Giáng Sinh đầu tiên - sau

khi gia đình tôi dọn đến chỗ ở mới, xa rời sự thân ái của họ hàng và bạn bè. Tất nhiên tôi cũng có nghĩ

tới quà cáp, nhưng mặc cho niềm vui mùa lễ mỗi lúc một tới gần, tôi vẫn giữ thái độ hoài nghi. Tôi nhớ

quay quắt thời tiết lạnh lẽo ở đó, ca sôcôla nóng bốc khói thơm lừng, tiệc Giáng Sinh hàng năm tại nhà


                                                                  Page 12
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
đứa bạn thân, gian phòng khách nhà tôi bừng sáng lên với những dây đèn trên cây thông, và trên tất cả,

là lễ Giáng Sinh ở nhà bà ngoại...
   Sau chuyến đi dài khoảng hai giờ, cả sáu người trong gia đình tôi kéo thốc vào căn bếp ấm áp của bà

ngoại. Mùi thơm ngọt ngào của bánh quy mới nướng và mùi thơm lừng của thịt gà tây trong lò luôn khiến

tôi chảy nước miếng. Bà ngoại hối hả bộn rộn với chiếc tạp dề dính đầy bột, miệng cười tươi và phân

phát cho mỗi đứa chúng tôi một cái hôn. Bà than vãn về thời tiết lạnh lẽo, rồi xoa đầu chúng tôi và đẩy

chúng tôi sang phòng khác chơi. Bốn chị em tôi nôn nao ngồi chờ đám anh em họ - con của dì tôi hoặc

cậu tôi. Cuối cùng, khi chúng kéo ùa tới. Tất cả chúng tôi nháy mắt cho nhau và lao xuống tầng hầm, bí

mật bàn tán về món quà Giáng Sinh.
  Theo tôi nhớ được, hầu như Giáng Sinh nào chúng tôi cũng làm giống hệt như vậy. Nhưng từ khi gia

đình tôi dọn nhà đi, truyền thống Giáng Sinh đó không còn nữa. Tôi cảm thấy mình tuyệt vọng trước

một mùa Giáng Sinh hoàn toàn đổi khác. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của một con bé năm tuổi tên

Lauren, tôi biết rốt lại thì mình cũng không đến nỗi bất hạnh như thế.
  Trường học bắt đầu nghĩ lễ, và chúng tôi chuẩn bị đi mua sắm Giáng Sinh - không phải cho chúng tôi,

không phải cho bạn bè, mà cho một con bé có tên Lauren. Con bé sống trong một gia đình nghèo xác

nghèo xơ, và chúng tôi định mua những món quà Giáng Sinh mà gia đình nó không thể mua nổi.
  Tôi vừa đi vừa nghĩ: Một con bé năm tuổi thích đồ chơi gì há? Nhưng khi tôi nhìn xuống danh sách

mà mẹ nó gửi cho chúng tôi - thông qua nhà trường - thì tôi chẳng thấy đồ chơi đồ chiếc nào cả. Lauren

chỉ xin ông già Nô-en bít tất, đồ lót, quần áo và giày... Trời, những món quà mà tôi luôn tỏ ra thất vọng

khi nhận được. Tôi nhớ mình đã hăm hở chộp lấy cái hộp có dán nhãn "Ông già Nô-en tặng Maddy" và

xé toạc tờ giấy bọc sặc sỡ sáng chói, để rồi nhìn thấy... quần áo. Tôi nhăn nhó đẩy nó sang một bên.

Tôi không hề nghĩ rằng sẽ có người cần thiết những món đồ đó. Và chính xác con bé Lauren chỉ xin có

thế thôi.
  Bốn chị em tôi vui vẻ chọn lực quần áo cho Lauren. Tuy nhiên, công việc đi giao những món quà làm

chúng tôi hơi bị sốc.
  Chúng tôi ra đi rất sớm, khoảng bảy giờ sáng, để tránh làm bà mẹ của Lauren bị bối rối. Cả con

đường còn yên ngủ, , thậm chí chẳng có tiếng chó sủa khi chúng tôi tới gần. Chúng tôi lái xe ngang qua

các cửa hiệu bị bỏ hoang, các căn nhà và các xe lưu động điêu tàn. Nhiều nhà không có bảng số, khiến

cho việc tìm nhà Lauren còn khó hơn. Cuối cùng, xe lưu động của Lauren nằm trên một rẻo đất nhỏ xíu
                                                        Page 13
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

bằng cái lỗ mũi. Rải đất này thật ra là một bãi bùn giữa đống rác và đống đồ gỗ hư hại.
  Lối vào đã không có, mà hộp thư cũng chẳng có luôn. Mẹ tôi phải xoay sở dữ lắm mới tìm ra được

chỗ đậu xe. Rồi, những bậc gỗ bị mục - dẫn mẹ con tôi tới cánh cửa cái - hình như chỉ muốn sập xuống

dưới sức nặng của bà và bao quà kềnh càng. Toàn bộ khung cảnh nhuốm một vẻ tối tăm, u ám và tồi

tàn. Đống quà xanh đỏ của mẹ tôi nổi bật lên trên phông nền đen đúa đó.
   Mẹ tôi thận trọng bước lên bậc thềm gỗ, bà chậm rãi đặt bao đựng quà xuống sàn và gõ của vài cái.

Khi mẹ tôi quay trở về xe thì cánh cửa bật mở. Một phụ nữ bước ra, vẻ mặt cau có và giận dữ.
  Mẹ tôi thò đầu ra khỏi cửa xe, tươi cươi giải thích:
  - Chúng tôi có quà cho Lauren.
  Người phụ nữ không nghe rõ câu nói của mẹ tôi nên cứ đứng đó nhìn bằng cặp mắt vô cảm. Bà ấy

không để ý tới bao đựng quà nằm nơi chân. Tôi vội chồm người tới và tắt động cơ đi. Mẹ tôi bước ra

khỏi xe và giải thích một lần nữa:
  - Chúng tôi có vài món quà Giáng Sinh tặng cho Lauren.
  Ánh mắt tối tăm của bà ấy dịu xuống và bà ấy mỉm cười. Hình như bà ấy lúng túng tới nỗi không thể

thốt thành lời. Tất cả chúng tôi đồng thanh nói to: "Chúc mừng Giáng Sinh!" rồi mẹ tôi lái xe đi - để lại

phía sau lưng người phụ nữ vẫn còn đứng nơi ô cửa và mỉm cười nhìn theo.
  Giáng Sinh năm đó, khi ngồi nhìn những gói quà bọc giấy sặc sỡ, nhìn cây thông chiếu ánh sáng lấp

lánh, nhìn gia đình vui vẻ hạnh phúc, tôi nhớ đến Lauren. Tôi hy vọng nó cũng đang đón một ngày Giáng

Sinh tuyệt vời cùng gia đình. Tôi nghĩ, hình như chúng tôi cũng góp phần vào để con bé năm tuổi vẫn

còn tin rằng ồng già Nô-en là có thật.
  Ngược lại, Lauren cũng giúp tôi nhận ra bản thân mình thật sự may mắn. Nhờ có con bé, tôi thật sự

hiểu hết ý nghỉa của Giánh Sinh, đó là trao tặng và yêu thương. Với tôi, Giáng Sinh năm đó là ngày nghỉ

lễ thật đáng nhớ. Dù Lauren đang ở đâu, tôi hy vọng nó cũng có ý nghĩ như vậy.
   Maddy Lincoln, 13 tuổi.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------


Món quà của các nhà thông thái .

Ngày 7-12


Tất cả chỉ có một đô la và tám mươi bảy xu. Trong đó có sáu mươi xu làm bằng kim loại. Những đồng

xu này được dành giụm từ việc mặc cả với những người bán tạp hóa, bán rau, bán thịt đến nỗi má đỏ


                                                                  Page 14
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
bừng vì bị cho là keo kiệt. Della đã đếm đi đếm lại số tiền đó ba lần và chỉ có một đô la và tám mươi

bảy xu không thể lẫn lộn vào đâu được. Ngày tới là lễ Giáng Sinh.

Dalla không biết làm gì, cô đã ngồi xuống chiếc ghế dài và gào thét lên. Điều gì đã kiến cho sự nhạy

cảm của tâm lý con người trong cuộc sống tạo nên những tiếng nức nở, tiếng khóc và tiếng cười, nhưng

dường như tiếng khóc chiếm ưu thế hơn.
Trong khi bà chủ nhà từ từ bước xuống từ bậc thang thứ nhất sang bậc thang thứ hai và quan sát căn

nhà. Chi phí thuê căn hộ là tám đô la cho một tuần. Miêu tả căn hộ như chỗ ở của những người ăn xin

thì hơi quá nhưng thực ra nó chỉ hơn như thế một chút mà thôi.

Ngoài sảnh bên dưới có một một hộp thư mà chẳng có lá thư nào, một nút chuông điện nhưng không

một bàn tay nào ấn vào và một tấm biển mang tên “Ông Dillingham Young”.

Gia đình Dillingham đã vui vẻ trong suốt thời kỳ thịnh vượng trước đó với thu nhập ba mươi đô la một

tuần. Nhưng bây giờ mức thu nhập hàng tuần chỉ còn hai mươi đô la và họ phải khéo léo chi tiêu với

mức thu nhập này. Nhưng bất cứ khi nào ông James trở về nhà, ông luôn nhận được những tiếng gọi với

cái tên trìu mến là Jim và vòng tay âu yếm từ người vợ yêu dấu của mình, đó là Della. Điều này làm cho

cuộc sống của họ thật tuyệt vời.

Della ngừng khóc và lấy miếng bông phấn chăm chút đôi gò má của mình. Cô đứng cạnh cửa sổ và nhìn

ra ngoài, cảm giác một khung cảnh màu xám bao trùm, có một con mèo đang đi qua hàng rào trong một

cái sân. Ngày mai là lễ Giáng Sinh nhưng cô chỉ có một đô la và tám mươi bảy xu để mua quà cho Jim.

Đây là số tiền mà cô đã tiết kiệm từng xu trong vòng mấy tháng trời để lên kế hoạch mua một thứ gì đó

thật đáng yêu cho chồng mình, thứ tốt đẹp và có giá trị để thể hiện lòng thương yêu của cô dành cho

chồng.

Một chiếc gương lớn nằm giữa những cửa sổ của căn phòng. Có lẽ bạn cũng đã từng nhìn thấy một tấm

gương lớn như thế trong căn hộ tám đô la. Một người nhanh nhẹn, mảnh mai có thể quan sát được sở

thích của anh ấy trong một cái nhìn rất nhanh. Della trở nên khéo léo với tầm nhìn nghệ thuật.

Đột nhiên, cô rời cửa sổ lại đứng trước gương, đôi mắt cô sáng lên nhưng hai mươi giây sau mặt của cô

bỗng xuống sắc. Cô kéo mái tóc và xóa xuống lưng.


                                                       Page 15
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
Hiện nay, vợ chồng cô có hai thứ quý giá đó là: chiếc đồng hồ của ông, cha chồng cô để lại và mái tóc

của cô. Mái tóc mà cả nữ hoàng Sheba cũng phải ganh tị nếu một ngày nào đó bà sống trong căn hộ

đối diện và nhìn thấy Della hong tóc bên cửa sổ. Khi đó tất cả những trang sức của bà đều trở nên tầm

thường. Ngay cả quốc vương Solomon, người đã thuê rất nhiều đầy tớ để trông coi những núi châu báu

của mình dưới tầng hầm, cũng phải vuốt râu ngưỡng mộ khi đi ngang và nhìn thấy Jim ngắm nghía chiếc

đồng hồ của anh ấy.

Nhưng bây giờ, mái tóc của Della đang xõa xuống với những gợn sóng long lanh như một thác nước

màu nâu. Nó dài xuống đầu gối và giống như trang phục của cô đang mặc. Cô bối tóc lên và đứng dậy

trong khi nước mắt còn rơi trên tấm thảm cũ sờn.

Cô bước ra ngoài với trang phục một chiếc áo khoác nâu cũ kỹ, bên trong là chiếc váy sáng rực và một

chiếc nón màu nâu cũ.

Cô dừng lại trước cửa hiệu có tấm biển “Mne. Sofronie: Nhiều loại sản phẩm tóc”. Cô đi nhanh đến

chỗ bà chủ Madame, một người phụ nữ to con, với nước da trắng ngần, dáng vẻ lạnh lùng và cứng rắn

trông giống như Sofronie.

Della hỏi: “Cô có mua tóc của cháu không?”
Madamne trả lời: “ Có. Bỏ nón ra và xõa tóc xuống cho cô xem nào.”
Mái tóc cô buông xuống như một thác nước màu nâu.
Madame nâng mái tóc lên và nói: “Hai mươi đô la nhé.”
Della nói: “Cô cắt đi và đưa tiền cho cháu nhanh lên.”

Hai giờ trôi qua, cô cảm thấy như lạc quan hơn và cô đã quên đi những việc khác, cô chạy nhanh đến

cửa hiệu để mua quà cho Jim. Và cuối cùng cô đã tìm thấy một thứ mà cô chắc chắn nó làm ra để dành

cho Jim. Nó là thứ độc quyền không cửa hiệu nào có và cô đã lật đi lật lại để xem cả bên trong lẫn bên

ngoài. Đó là sợi dây đồng hồ bằng bạch kim với thiết kế đơn giản, giá trị của nó được thể hiện ở nguyên

liệu chứ không phải mẫu mã cầu kỳ. Thậm chí nó có giá trị như chiếc đồng hồ, lần đầu tiên nhìn thấy nó

thì cô đã chắc chắn nó thuộc về Jim. Nó sẽ làm cho anh ta thích thú. Giá trị thực sự và đắn đo suy nghĩ

– đặt vào cả hai yếu tố đó. Cuối cùng, cô đã mua nó với giá hai mươ mốt đô la và còn lại tám mươi bảy

xu mang về nhà. Có sợi dây để đeo đồng hồ thì Jim không cần phải lo âu về thời gian làm việc. Chiếc

đồng hồ rất quan trọng khiến thỉnh thoảng Jim đã nhìn nó kín đáo với một sợi dây vải cũ kỹ thay cho sợi
                                                       Page 16
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

dây đồng hồ. Khi Della trở về nhà niềm lạc quan của cô tan biến thay vào đó là sự bồn chồn và lo lắng.

Cô đã lấy chảo ra, bật bếp ga và nấu ăn để vun đắp vào hương vị tình yêu.
Trong vòng bốn mươi phút, đầu tóc cô được cắt gọn gàng, những sợi tóc quăn nằm gọn trông ngố như

một cô bé trốn học. Cô ngắm mình trong gương và tự nhủ rằng: “ Nếu Jim không thích mình, trước khi

anh ấy có cái nhìn thứ hai về mình, anh ấy sẽ bảo mình giống như một cô đào hát ở đảo Coney. Nhưng

mình có thể làm gì đây khi mình chỉ có một đô la và tám mươi bảy xu?”
Vào lúc bảy giờ, cà phê đã pha sẵn, cái chảo rán đã được để trên bếp lò sẵn sàng cho món sườn ram.
Jim chưa bao giờ về trễ. Della gấp đôi sợi dây đồng hồ để trong lòng bàn tay và ngồi cạnh cửa, nơi mà

Jim thường xuyên bước vào. Khuôn mặt của cô bỗng tái nhợt khi nghe những bước chân của anh lên

cầu thang. Mỗi ngày cô có thói quen cầu nguyện những điều đơn giản nhất và bây giờ cô thì thầm: “ Xin

chúa ban cho anh nghĩ rằng con vẫn luôn xinh đẹp.”

Cánh cửa mở ra và Jim bước vào, anh nhẹ nhàng kép cửa lại, trông anh gầy gò và chững chạc. Anh

thật đáng thương, mới chỉ hai mươi hai tuổi nhưng anh phải mang trên vai gánh nặng gia đình. Anh cần

một áo khoác mới nhưng anh lại không thể mua nổi đôi găng tay.

Jim ngừng lại sau cánh cửa như một pho tượng. Mắt anh nhìn chằm chằm vào Della, có điều gì đó trong

mắt anh nhưng cô không biết được. Điều này đã làm cho cô lo lắng. Không phải đôi mắt của sự tức

giận, sự ngạc nhiên, sự phản đối, sự kinh sợ hay bất kỳ sự đa cảm nào mà cô đã chuẩn bị để đối phó.

Anh nhìn cô với vẻ mặt khác thường.

Della vội đến bên chồng.
Cô nói trong nước mắt: “Jim, anh yêu à! Đừng nhìn em như thế. Em đã cắt tóc và bán đi rồi. Vì em

không thể sống qua mùa Giáng Sinh này nếu không có quà cho anh. Tóc em sẽ mọc ra nhanh thôi mà,

anh đừng buồn có được không? Em phải làm như thế thôi. Tóc em sẽ mọc ra rất nhanh. Mình hãy nói

Giáng Sinh vui vẻ và hạnh phúc đi anh. Anh không biết được em có món quà dễ thương và xinh đẹp

như thế nào dành cho anh đâu.”
Jim hỏi: “ Em cắt tóc à?” Anh hỏi như chưa thấy gì sau ngày làm việc mệt nhọc trở về.
Della trả lời: “Em đã cắt bán nó rồi anh ạ. Anh vẫn yêu em chứ? Em vẫn là em, cho dù bây giờ em

không còn mái tóc dài nữa phải không anh?”
Jim nhìn quanh căn phòng và ngớ người ra và hỏi tiếp: “ Em đã bán tóc rồi sao?”
Della trả lời: “ Đừng tìm nữa anh. Em đã cắt và bán nó đi rồi. Hôm nay là đêm Giáng Sinh. Em thật là


                                                      Page 17
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
hạnh phúc khi nó ra đi vì anh. Những sợi tóc trên đầu em có thể đếm được, nhưng không có gì có thể

đo lường được tình yêu của em dành cho anh. Mình chuẩn bị dùng bữa tối nhé?”

Jim đã dường như nhanh chóng thức tỉnh, anh ôm chầm lấy Della. Chúng ta có thể quan sát những điều

bình thường trong những chiều hướng khác nhau trong vòng mười giây, tám đô la trong một tuần hay

một triệu đô la trong một năm thì cũng có khác gì nhau đâu. Các nhà toán học hay những người tài dí

dỏm cũng không thể cho bạn câu trả lời chính xác được. Trong số những người thông thái sẽ mang đến

cho bạn những món quà có giá trị. Trời sẽ sáng bừng lên sau đêm tối.

Jim lấy từ trong túi áo ra một gói nhỏ đặt lên bàn và nói: “Della ạ! Em không có lỗi gì cả. Dù em có cắt

tóc hay làm bất kỳ việc gì thì cũng không làm cho tình yêu của anh dành cho em thay đổi. Em sẽ hiểu tại

sao lúc nãy anh nhìn em như thế khi em mở chiếc hộp ra.”

Những ngón tay thon thả của Della nhanh nhẹn gỡ dây cột và giấy bọc ra. Tiếng reo mừng của cô thốt

ra và nó bỗng nghẹn thành tiếng nấc, từng giọt nước mắt chảy dài và dường như cần sự dỗ dành.

Cô để bộ kẹp tóc xuống và ngắm nhìn nó. Bộ kẹp tóc rất đẹp, được thiết kế chất liệu vỏ sò dễ thương

với phần viền được tạo bởi những viên đá xinh nhỏ để trang điểm và tôn vinh thêm vẻ đẹp cho mái tóc.

Đó là những chiếc kẹp đắt tiền, cô biết điều đó, và cô đã từng mơ ước sở hữu nó. Và giờ đây, nó đã

thuộc đã về cô nhưng mái tóc lại không còn nữa.

Cô nâng niu món quà và một lúc sau cô mở mắt lim dim và nói: “Jim ạ! Tóc của em sẽ nhanh dài ra thôi

mà.”

Và rồi Della nắm lấy như một chú mèo con và reo lên: “Ô, ô!”
Jim vẫn chưa nhìn thấy món quà xinh đẹp dành cho anh. Della háo hức cầm món quà trong lòng bàn tay

ra, món quà kim loại quý giá ấy dường như tiếp thêm sức mạnh cho cô.
“Nó tuyệt vời anh nhỉ? Em đã tìm khắp thị trấn đó. Hằng ngày anh nhớ nhìn nó hàng trăm lần nhé! Hãy

đưa chiếc đồng hồ cho em, em muốn xem nó vừa vặn và xinh xắn như thế nào.”
Jim không đi lấy đồng hồ mà ngồi xuống ghế, tay chống cằm, cười gượng và nói:
“Della ạ! Em hãy cất những món quà này đi. Chúng rất đẹp nhưng không thể sử dụng bây giờ. Anh đã

bán chiếc đồng hồ để mua kẹp tóc cho em rồi. Và bây giờ chúng ta hãy ăn tối nhé!”

Như chúng ta đã biết, các nhà thông thái là những người khôn ngoan, sáng suốt. Họ đã mang những

món quà dâng tặng cho Chúa Hài Đồng khi Người được sinh ra trong máng cỏ và họ cũng sáng tạo ra
                                                       Page 18
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

nghệ thuật tặng quà Giáng Sinh. Những người khôn ngoan dĩ nhiên được biết đến qua những món quà

của họ, có lẽ nó liên quan đến sự thay đổi những đặc ân trong trường hợp giống hệt nhau. Và giờ đây

tôi tóm lược cho bạn biết rằng không có một biến cố nào được ghi lại hai đứa trẻ ngốc sống trong một

căn hộ mà họ đã hy sinh cho nhau những món quà quý giá nhất của nhà họ một cách không khôn ngoan.

Những lời cuối cùng của những người sáng suốt trong những ngày này là dành tặng cho tất cả những ai

nhận được món quà này, họ thực sự là những người sáng suốt nhất. Cho dù bất cứ nơi đâu, những

người nhận và người cho đều là người sáng suốt nhất. Họ là những nhà thông thái.

Nhóm dịch: Hoàng Thị Chung, Đặng Thị Như Chi, Trần Thị Kim Loan
Instructor: Phạm Vũ Phi Hổ

-------------------------------------------------------------------------------------------------------


Chú Bé Đánh Trống


   Ngày 8-12


   Tôi không thể nào kích động hơn nữa. Mục sư và vợ ông ấy sẽ đến nhà tôi dùng bữa tối! Trong đời,

tôi chỉ yêu thích có vài người - và một trong số đó chính là mục sư Shick. Mỗi lần tôi gặp ông, không

cần biết chúng tôi đang ở đâu ông đền giang rộng hai cánh tay to lớn mà thân thiết ôm tôi.
  Khi ba mẹ báo sẽ có ông bà mục sư đến dùng bữa tối, tôi nhảy nhót loi choi với niềm vui sướng ma

chỉ có đứa trẻ bảy tuổi mới biểu hiện như vậy. Ngay sau đó, tôi chợt nhớ mình chẳng có món quà nào

đó để tặng ông ấy, mà không hơn 10 ngày nữa là đến Giáng Sinh rồi.
  Quỳ xuống gần những gói quà được chất đống quanh gốc cây, tôi bới bới lên, hy vọng ba tôi hoặc

mẹ tôi dành riêng một món quà nào cho ông ấy. Nhưng không có ói quànào dánnhãn "Mục sư Shick"

cả.
  Lúc thẳng người lên, ánh mắt tôi bắt gặp một món đồ trang trí trên cành thông. Đó là một chu` bée

đánh trống bằng gỗ, cao khoảng tám cm. Tôi nghĩ bụng: Tố qua tại nhà thờ, James, con trai của mục sư

Shick, đã đánh trong khi một thiếu niên khác đứng hát bài "Chú Bé Đánh Trống". Hẳn mục sư thích bài

hát lắm nên mới cho con trai ông diễn cảnh đó vào mùa Giáng Sinh.
  Tôi vội vàng giật hình người bằng gỗ ra khỏi cành cây, chộp lấy một mảnh giấy màu sặc sỡ và hối hả


                                                                  Page 19
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
chạy về phòng ngủ của mẹ. Tôi nhanh tay gói hình người trong mớ giấy màu và bọc nguyên cái gói nhỏ

với nguyên cuộn băng keo.
  Chẳng bao lâu, mục sư và vợ ông ấy bước vào trong nhà. Chúng tôi cùng ngồi xuống bàn ăn, và tôi

bắt đâu ăn món thịt băm với mì ống spaghetti trong khi người lớn trò chuyện. Thức ăn ngon tuyệt và

cuộc nói chuyệ cực kỳ ấp dẫn tới nổi tôi suýt quên mất món quà. Mãi khi món tráng miện được dọn lên,

tôi mới nhớ.
   Thò tay dưới ghế, tôi chộp lấy món quà, bất ngờ giơ cái gói giấy dán chằng chịt băng keo lên mà

chẳng mào đầu gì cả:
  - Đây ạ. Chúc Mừng Giáng Sinh.
  Mặt ba mẹ tôi xanh lè xanh lét. Họ hoàn toàn không biết tội tặng cho mục sư cái gì.
  Mục sư cầm lấy món quà nhỏ và mỉm cười:
  - Michele, con thật là tử tế.
  Ông ấy mất nhiều phút để mở gói quà ra, nhưng không được. Ông ấy đành quay sang ba tôi và nói:
  - Có lẽ tôi phải mượn ông bà một cây kéo. Ông bà có sẵn không ạ?
  Ba tôi đứng lên, lấy một cây kéo trong ngăn tủ đưa cho mục sư.
  Với vài nhát kéo và một cái giật thật mạnh, mục sư Shick phát hiện ra cái gì nằm dưới lớp băng keo

chằng chịt đó: một chú bé đánh trống bằng gỗ. Lúc này, trông hình hài chú ta nhỏ bé hơn va thảm hại

hơn.
  Mục sư hả to miệng và thở mạnh:
  - Chúa ơi! Món quà này hay vô cùng, con gái à.
  Tôi mỉm cười e thẹn:
  - Nó làm con nhớ cảnh tối qua, khi James đứng đánh trống. Con thích bài hát "Chú Bé Đánh Trống"

lắm!
  Sau khi chúng tôi ăn kem xong, mụs sư thân thiết ôm tôi và hai vợ chồng ông ấy ra về. Tôi không

chắc ông ấy có thích món quà của tôi không, nhưng tôi sung sướng là mình vẫn nhớ đến ông ấy theo

một cách đặc biệt nào đó.
 Mục sư Shick vừa khuất dạng ngoài kia thì ba tôi quay sang tôi và tra hỏi ngay:
 - Tại sao con tặng mục sư món đồ trang trí cũ xì đó>
 Tôi lắp bắp:
 - Con tưởng mục sư thích nó.
 Ba tôi cảnh cáo:
 - Lần sau, muốn lấy cái gì ra khỏi cây Giáng Sinh là phải hỏi, nghe chưa? Nếu con muốn tặng mục sư

món đồ trang trí, con nên tặng một trong những thứ pha lê xinh đẹp này.
 Bây giờ tôi mới biết rằng món quà của tôi không được ai hoan hô, và mắt tôi dán chặt xuống nền nhà:
 - Con xin lỗi.
 Chủ Nhật tới, tôi cảm thấy "quê độ" đến nỗi không muốn bước chân vào nhà thờ. Tôi nghĩ, có lẽ ba

nói đúng. Lẽ ra tôi nên tặng mục sư một vật trang trí to lớn hơn, một vật nhiều màu sắc và lấp lánh lên

khi có ánh sáng. Rốt phải, chẳng phải mục sư Shick là một nhân vật quan trọng sao?
                                                       Page 20
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
   Như thường lệ, chúng tôi ngồi ở dãy ghế đầu tiên. Mặt tôi cùi gầm xuống và không tài nào ngước lên

được. Tới giờ giảng, tôi bắt đầu rục rịch trên ghế và chân nọ đá chân kia.
  Mục sư giơ vật trang trí chú bé đánh trống quen thuộc lên và nói:
  - Hôm nay tôi muốn nói với mọi người về một món quà Giáng Sinh tuyệt vời mà tôi nhận được hồi

tuần trước. Món quà cho thấy, thậm chí một đứa trẻ bảy tuổi cũng biết lý do tại sao chúng ta tặng quà

cho nhau và ngày Giáng Sinh. Trong số những món quà mà tôi nhận được trong năm nay, món quà này

có ý nghĩa rất nhiều đối với tôi. Và tôi xin giải thích với mọi người tại sao... Với những ai không tham dự

buổi nhạc thánh ca, thì hôm đó, con trai đã diễn cảnh đánh trống trong bài "Chú Bé Đánh Trống". Và

hôm qua, con trai tôi quay trở lại trường đại học rồi.Tôi sẽ để vật này trên bàn làm việc của tôi, nó nhắc

nhở tôi rằng dù con trai tôi đang ở đâu, nó vẫn là chú bé đanh trống của tôi.
  Cả hội trường vỗ tay rào rào lên.
  Cặp mắt mục sư rân rấn nước. Ông ấy nói mạnh mẽ hơn:
  - Cháu bé nhắc tôi nhớ rằng món quà không hẳn là quan trọng, mà tình thương yêu mới là quan trọng.

Tận đáy lòng, tôi muốn nói lời cảm ơn cháu bé.
  Sau buổi lễ, tôi tới gặp mục sư và nhận được một cái ôm hôn thân thiết vào ngày Chủ Nhật. Mục sư

cảm ơn tôi lần nữa về món quà giản dị đó. Những người đứng chung quanh biết tôi là cháu gái đã tặng

món quà chú bé đánh trống, họ đều mỉm cười với tôi.
 Cuối cùng, tôi lên tiếng được và lắp bắp:
 - Khi con tặng nó cho mục sư, con lo lắng quá, không biết mục sư có thích không, vì nó quá nhỏ bé.
 Mục sư trìu mến nhìn tôi:
 - À, con cũng nhỏ vậy, và mục sư rất yêu con.
 - Nhưng nó không đẹp. Nó không chiếu sáng lấp lánh.
 - Nhưng với ta, nó lại rất đẹp như chính tấm lòng con vậy.
 Cho tới tận hôm nay, vào mỗi mùa Giáng Sinh, khi tôi nghe bài hát "Chú Bé Đánh Trống" tôi đều nhớ

tới gia đình mục sư Shick. Với tôi, vật trang trí bằng gỗ đó quá bé nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó rộng lớn

hơn cả cuộc sống. Từ lúc bảy tuổi, tôi đã biết rằng bản thân món quà không quan trọng; mà việc nó

đem lại niềm vui cho người khác, nó biểu lộ yêu thương và chia sẻ với người khác, mới đúng là tinh thần

của trao tặng.
  Michele Wallace Campanelt

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thiên Thần Đôi


   Ngày 9-12


                                                                  Page 21
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

  Tỉnh dậy sau khi nghe tiếng chuông đồng hồ báo thức, tôi mỉm cười và vui thích khi nghĩ rằng... chỉ

còn một ngày nữa thôi. Tôi rời khỏi giường, thong thả mặc quầ áo vào. Lục lọi vài phút trong bếp, tôi tự

làm cho mình một chen bột ngũ cốc và một miếng pizza còn dư của tối qua. Sau khi xem bộ phim hoạt

hình, chơi vài trò chơi và chat qua mạng với bạn bè, tôi chợt nhớ mình chưa mua quà cho mẹ! Mà hôm

nay là ngày trước Giáng Sinh và các cửa hiệu cũng sắp đóng cửa rồi! Thế là tôi xỏ vội chân vào giày,

chộp lấy tấm ván trượt patin và lao vun vút tới khu thương mại gần nhà.
  Tôi đẩy cánh cửa khổng lồ bằng kính, bước vào bên trong , để rồi nhìn thấy một cảnh tượng không

thể tin được. Khắp nơi, người ta chạy đi chạy lại, mặt mũi căng thẳng, cố tìm cho được những món quà

tuyệt vời để tặng người thân. Đúng là cảnh tượng điên loạn trước mặt tôi. Khi tôi đang tìm cách chen

qua đám đông thì một người đàn ông - mặc áo khoác đen - bước lại gần tôi và nói bằng giọng tuyệt

vọng, rằng ông ta bị mất cái bóp da màu nâu.
  Trong khi tôi mở miệng, ông ta díu một tấm cạc vào tay tôi và nói tiếp:
  - Làm ơn gọi cho tôi tại số này nếu tình cờ cháu tìm thấy nó.
  Tôi nhìn ông ta, nhún vai và trả lời:
  - Vâng. Không sao. Cháu sẽ gọi.
  Ông ta quay đi, còn tôi tiếp tục chen qua đám người đông đúc để tìm một món quà cho mẹ.
  Tôi tìm kiếm khắp nơi, cửa hiệu nào cũng bước vào, phóng ba bậc lên lầu rồi phóng hai bậc xuống

đất, nhưng hầu như tôi chẳng gặp may mắn gì cả. Cuối cùng, khi tới khu vực điêu tàn cuối khu thương

mại, tôi nhìn thấy một cửa hiệu bán đồ sứ và đồ pha lê. Hình như nó vẫn còn một số mặt hàng có giá trị.

Tôi nghĩ, vào xem cũng chẳng mất gì nên tôi bước vào trong luôn.
  Những người mua quà Giáng Sinh đan bới tung các thùng đựng hàng để tìm một món ưng ý. Họ bày

bừa chúng đầy trên sàn và chẳng ai buồn ra tay dọn dẹp lại. Khung cảnh thật kinh khủng. Nó giống như

căn phòng ngủ dơ bẩn với hàng trăm bộ quần áo bốc mùi bị quăng bừa bãi khắp nơi.
  Khi tôi cố len lỏi qua các thùng giấy, tôi vấp phải một thùng hàng nhỏ để ngay giữa lối đi, thí là tôi té

dập mặt xuống đất. Vừa thất vọng, vừa mệt mỏi sau hàng giờ đồng hồ tìm kiếm, tôi đứng lên, hét to một

tiếng và đá mạnh vào cai thùng - thủ phạm khiến tôi bị té. Nó bay lên cao rồi va phải bức tượng thạch

cao khiến bức tượng nghiêng ngả. Đúng là "giận quá hóa ngu", nhưng may là tôi chưa làm đổ bể đồ đạc

của cửa tiệm.
  Khi tôi lượ cái thùng lên để trả nó về chỗ cũ, tôi để ý thấy một hộp giấy màu xanh, dẹp lép, bị mấy tờ

giấy gói hàng che lấp. Tôi mở cái hộp ra, bên trong là một cái dĩa thủy tinh màu xanh tuyệt đẹp, có vẽ


                                                         Page 22
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
cảnh Chúa Giáng Sinh. Trời! Đúng là nó rồi! Một món quà hoàn hảo, đang nằm lăn lóc dưới mớ rác

rưởi để chờ tôi đến mua! Tôi sung sướng bật cười to, cầm nó lên và xăm xăm đi tới phòng thu ngân.
  Khi cô thu ngân rung chuông gọi tới phiên tôi, tôi thò tay vào túi để lấy tiền. Nhưng túi quần của tôi

hoàn toàn trống rỗng! Tôi bắt đầu lay hoay lục tìm cái bóp thì mới hay là đã để quên nó ở nhà! Trời, đây

là cơ hội cuối cùng để tôi mua món quà Giáng Sinh tặn vì, vì chỉ mười phút nữa là khu thương mại đóng

cửa rồi! Mà hôm nay là ngày trước Giáng Sinh! Nếu tôi trượt patin về nhà rồi qusy trở lại cũng mất hai

mươi phút! Tôi biết làm sao đây?
 Thế là tôi hành động. Tôi làm điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra: là chạy ra ngoài tiền sảnh và xin tiền

mọi người. Một số người nhìn tôi, tưởng tôi điên. Một số khác phớt lờ, không thèm để ý. Cuối cùng, tôi

chịu thua, bèn ngồi phịch xuống một băng ghế lạnh lẽo, cảm thấy mình chỉ là kẻ hậu đậu. Tôi gục mặt

xuống, tự hỏi bây giờ mình làm gì đây?
  Trong lúc suy nghĩ, tôi để ý thấy một sợi dây giày bị tuột ra. Ồ hay thật! Lúc này, tôi chỉ cần vấp lên

sợi dây giày của mình và té gãy cổ nữa là đủ bộ! Đó sẽ là kết thúc tuyệt hảo cho chuyến đi vô ích này!
  Khi tôi khom người cột lại sợi dây giày, tôi nhìn thấy một cái bóp da màu nâu đang nằm nơi chân ghế.

Tôi không biết đây có phải là cái bóp mà người đàn ông mặc áo khoác đen bị mất hay không. Tôi mở

bóp ra. Đúng rồi. Tấm hình dán trên bằng lái xe đúng là khuôn mặt của ông ta. Rồi miệng tiô há hốc ra

khi tôi phát hiện có ba trăm đô la trong ngăn đựng tiền.
  Không cần suy nghĩ thêm, tôi biết mình phải lam điều đúng đắn. Tôi chạy đi tìm buồng điện thoại công

cộng, dùng dịch vụ "người nghe trả tiền" để gọi tới con số in trên tấm cạc. Người đàn ông trả lời ngay,

nói rằng ông ta vẫn còn ở trong khu thương mại. Giọng ông ta vui vẻ và nhẹ nhõm hẳn. Ông ta hỏi tôi có

thể tới gặp ông ở cửa hiệu giày được không - ngẫu nhiên sao, cửa hiệu giày nằm gần cửa hiệu bán đồ

sứ và pha lê! Khi tôi tới đó, người đàn ông xúc động tới nỗi cứ cảm ơn tôi hàng chục lần trong khi ông

ta kiểm tra xem tiền bạc và thẻ tín dụng có còn không.
   Tôi quay đi, lê bước ra khỏi khu thương mại và thiểu não trở về nhà. Chợt, có người chụp lấy vai tôi.

Té ra là ông ta. Đứng đối mặt với ông ta, tôi khẳng định rằng tôi không lấy thứ gì trong bóp cả. Ông ta

thành thật trả lời:
   - Vâng. Tôi đã thấy điều đó. Thế mà tôi cứ không tin rằng trên đời này sẽ có một đứa trẻ trả lại toàn

bộ số tiền mà nó lượm được, khi nó có thể lấy đi một ít mà không ai biết.
  Rồi ông mở bóp ra, đưa tôi bốn tờ giấy hai mươi đô la và cảm ơn tôi một lần nữa.
  Sung sướng cực độ, tôi nhảy vọt lên trời, hét to một tiếng. Lần này tới phiên tôi cảm ơn ông, nói rằng


                                                        Page 23
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
tôi phải nhanh chân chạy vào trong kia, mua một món quàa để tặng mẹ tôi trước khi khu thương mại

đóng cửa. Một phụ nữ rất tử tế, đồng ý cho tôi lách vào.
  Tôi mua được cái dĩa bằng thủy tinh, và lao như gió trên tấm trượt patin để về nhà. Tâm hồn tôi khoai

khoái vì mọi việc đã được giải quyết xong xuôi. Tôi thấy mình đang huýt sáo nhiều lần một điệu thánh ca

mà tôi đã nghe tối hôm trước. Đột nhiên, tôi nhận ra một điều thú vị. Hình như tôi là thiên thần Giáng

Sinh của người đàn ông khi ông ta bị mất cái bóp, ngược lại, ông ta là thiên thần Giáng Sinh của tôi khi

tôi để quên bóp ở nhà. Tôi nghĩ: Đúng là thiên thần đôi! Và tôi biết mình sẽ nhớ mãi kỷ niệm của ngày

hôm nay, ngày trước ngày Giáng Sinh.
  Sáng hôm sau, mẹ tôi mở món quà của tôi ra. Vẻ mặt bà đã cho tôi biết rằng bà rất yêu thích món

quà dễ thương đó. Rồi tôi kể cho mẹ nghe về các biến cố đã xảy ra khi tôi tìm cách mua cho được món

quà. Điều đó khiến cái dĩa thủy tinh càng có ý nghĩa đặc biệt đối với mẹ tôi hơn.
  Cho tới hôm nay, mẹ tôi vẫn cất cái dĩa thủy tinh màu xanh trong tủ búp-phê. Tất nhiên là nó nhắc mẹ

tôi nhớ tới tôi, đồng thời, nó cũng nhắc tôi nhớ rằng những điều kỳ diệu có thể xảy ra dù ta không hề

mong đợi. Đặc biệt trong khoảng thời gian màu nhiệm có cái tên là Giáng Sinh.
 David Scott. 16 tuổi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chiếc Xe Đạp

   Ngày 10-12


   Năm lên chín tuổi, tôi cần kiếm tiền túi nên hỏi ông Miceli - đại lý của tờ báo Herald-American, sống

ở gần nhà tôi - xem thử tôi có giao báo ngoài giờ đi học được không. Ông Miceli nói nếu tôi có chiếc xe

đạp, ông ấy sẽ đồng
  ý.
  Lúc đó ba tôi đang làm tới bốn công việc lận. Vào ban ngày, ông lắp đặt bảng hiệu bằng đèn neon tại

một cửa hiệu trang trí. Sau đó, ông đi giao hoa tận nhà khách hàng cho tới tám giờ tối. Rồi ông lái xe

taxi tới tận nửa đêm. Vào ngày cuối tuần, ông gõ cửa từng nhà để bán bảo hiểm. Ông mua cho tôi một

chiếc xe đạp cũ, nhưng ngay sau đó, ông phải nhập viện vì bệnh viêm phổi và chưa có dịp nào tập tôi

chạy xe.
  Nhưng ông Miceli không yêu cầu xem tôi chạy xe. Ông ấy chỉ yêu cầu thấy chiếc xe. Thế là tôi dắt


                                                                  Page 24
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
nó tới gara của ông ấy, để ông ấy nhìn nó một cái, rồi tôi được nhận công việc giao báo.
  Ngày đầu tiên, tôi quàng cái túi vải đựng đầy những tờ báo cuộn tròn lên tay lái rồi dắt chiếc xe đi

dọc lề đường. Nhưng việc đẩy môt chiếc xe đựng đầy báo không phải là việc dễ dàng. Vài ngày sau,

tôi dựng chiếc xe ở nhà, và mượn chiếc xe đẩy hàng bằng kim loại của mẹ tôi.
   Cần phải khéo tay mới có thể giao báo bằng xe đạp được. Mỗi tờ báo tôi chỉ được phép ném một

lần, nếu quăng tờ báo lên hàng hiên mà quăng hụt hoặc quăng thấp quá, thì thật là tệ hại. Thế nên tôi để

chiếc xe đẩy của mẹ nơi lề đường và đem từng tờ báo bên trong khung cửa lưới của mội ngôi nhà. Nếu

là tòa nhà tập thể, thì tôi quăng báo vào các hành lang. Gặp lúc mưa rào hoặc tuyết rơi, tôi mượn áo

mưa của ba, trùm kín chiếc xe đẩy để giữ cho báo được khô ráo.
 Dĩ nhiên giao báo bằng chiếc xe đẩy mất thời gian hơn giao báo bằng xe đạp, nhưng tôi chẳng ngại

điều đó. Tôi có dịp gặp gỡ mọi người trong khu vực nhà tôi, những người lao động nói tiếng Ý, tiếng

Đức hoặc tiếng Ba Lan. Họ đều tử tế với tôi - mỗi người theo một kiểu khác nhau. Trê đường giao báo,

nếu tôi nhìn thấy điều gì hay hay, thí dụ như một con chó mẹ với bầy chó con hoặc một cầu vồng nhiều

sắc màu, tôi có thể dừng lại để xem.
  Khi ba tôi xuất viện, ông tiếp tục công việc ban ngày, nhưng vì ông còn quá yếu sức nên đành phải

bỏ hết những công việc kia. Bây giờ thì gia đình tôi cần từng xu một để trả tiền các chi phí, nên ba mẹ

quyết định bán chiếc xe đạp đi. Vì tôi vẫn chưa biết cách cưỡi xe, tôi chẳng hề lên tiếng phản đối.
  Hẳng ông Miceli biết chuyện tôi không sử dụng chiếc xe đạp, nhưng ông ấy chẳng nó gì với tôi cả.

Thật ra, ít khi ông ấy nói chuyện với đám trẻ giao báo chúng tôi, trừ phi ông cần la rầy chúng tôi vì quên

giao báo cho một khách hàng nào đó hoặc vì quăng báo xuống một vũng nước...
   Trong vòng tám tháng, tôi nâng số người đăng ký báo từ ba mươi sáu lên năm mươi chín - phần lớn

là do các khách hàng giới thiệu tôi với hàng xóm của họ. Đôi khi cũng có người chặn tôi giữa đường,

bảo tôi ghi tên họ vào danh sách giao báo. Mỗi tối thứ Năm tôi đều đi gom tiền báo, và vì hần hết

khách hàng đều đưa dư chút đỉnh, nên chẳng bao lâu tôi có thể kiếm được số tiền "boa" nhiều bằng số

tiền mà ông Miceli trả cho tôi. Điều này rất hay, vì ba tôi vẫn chưa thể làm thêm ngoài giờ nên tôi phải

đưa cho mẹ hết số tiền công.
  Vào buổi tối thứ Năm trước ngày Giáng Sinh, tôi nhấn chuông cửa ngôi nhà người khách hàng đầu

tiên. Mặc dù trong nhà sáng đèn, không ai đi ra mở cửa nên tôi sang ngôi nhà kế tiếp. Cũng không ai trả

lời. Chuyện xảy ra y hệt như vậy với ngôi nhà thứ ba, thứ tư... Chẳng bao lâu, tôi đã tới hầu hết các


                                                        Page 25
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
khách hàng đăng ký báo của tôi, nhưng không một ai có mặt ở nhà. Trong lòng tôi lo lắng lắm; bởi mỗi

thứ Sáu tôi phải đi nộp tiền báo cho ông Miceli rồi! Dù chỉ còn vài hôm là Giáng Sinh, tôi không tin mọi

người lại rủ nhau đi mua sắm cùng một lúc. Tới ngôi nhà cuối cùng là nhà của gia đình Gordon, tôi mừng

rỡ vô cùng khi nghe tiếng nhạc và tiếng cười nói vọng ra. Tôi liền nhấn chuông.
   Cánh cửa bật mở ngay lập tức và hầu như ông Gordon lôi sềnh sệch tôi vào bên trong. Chen chúc

trong gia hòng khách của ông ấy là năm mươi chín người khách hàng của tôi. Và ở giữa gian phòng và

chiếc xe đạp hiệu Schwinn mới toanh. Chiếc xe đạp màu đỏ ửng của kẹo táo, nó có cái đèn pha chạy

bằng đy-na-mô và có cả chuông leng keng. Một cái túi vải căng phồng lên với các phong thư đủ màu

được quàng nơi ghi đông xe.
  Bà Gordon nói:
  - Đây là món quà tặng cháu. Tất cả chúng tôi đều hùn vào đó.
  Trong mỗi chiếc phong thư đựng một thiệp mừng Giáng Sinh, kèm theo số tiền đăng ký báo hàng

tuần. Hầu như ai cũng tính dư thêm dăm bảy xu cho tôi. Tôi cảm thấy mình cứ đứng đờ người ra đó,

không biết phải nói gì. Cuối cùng, một phụ nữ yêu cầu tất cả im lặng và bà ấy dịu dàng dẫn tôi tới giữa

phòng.
  Bà ấy nói với tôi:
  - Cháu là người giao báo giỏi nhất mà chúng tôi từng biết. Cháu chưa hề giao báo thiếu một ngày

nào, và chưa hề để báo ướt một tờ nào. Tất cả chúng tôi đền nhìn thấy cháu đi giữa trời mưa hoặc giữa

cơn tuyết, với chiếc xe đẩy nhỏ bé. Bởi thế, chúng tôi nghĩ cháu cần phải có một chiếc xe đạp.
  Tôi chỉ có thể thốt ra hai chữ "cảm ơn" Và tôi cứ nói đi nói lại hai chữ đó mãi.
  Về tới nhà, tôi đếm được hơn môt trăm đô la tiền "boa" - nó khiến tôi trở thành người hùng của gia

đình và nó làm cho cả nhà có được một mùa nghỉ lễ thật tuyệt vời.
  Hẳn có ai đó đã gọi điện và kể cho ông Miceli biết, nên hôm sau, khi tôi tới gara của ông ây để lấy

báo, tôi thấy ông ấy đang đứng đợi tôi ở bên ngoài cửa. Ông nói với tôi:
  - Ngày mai, lúc mười giờ, chú mày mang chiếc xe đạp mới lại đây. Ta sẽ tập cho chú mày cưỡi xe

đạp.
  Và tôi làm đúng điều ông Miceli bảo.
  Trong ngày Giáng Sinh năm đó, các khách hàng của tôi còn cho tôi thêm một món quà nữa: Đó là bài

học về lòng tự hào ngay cả với công việc hèn kém của mình - một món quà Giáng Sinh mà tôi cố gắng

sử dụng thường xuyên, mỗi khi tôi nhớ tới lòng tốt mà mọi người đã tặng cho tôi.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Gấp Bội Lần
                                                                  Page 26
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt


  Ngày 11-12


  Hôm đó là một ngày lạnh lẽo của đầu tháng Mười Hai. Quanh quẩn mãi trong nhà khiến tôi phát chán

lên. Ti vi chẳng có gì để xem, bạn bè chẳng đứa nào có mặt ở nhà, nên tôi đành ngồi ngốn ngấu mọi

cuốn tại chí mà tôi có về lướt ván, về trượt tuyết hoặc về những sở thích khác của tôi. Tôi sắp bắt đầu

nổi khùng lên thì dì Mary - vừa ghé vào thăm - hỏi tôi có muốn đi mua hàng với dì không.
  Tôi nghĩ: Đây đúng là dịp để mình mua một cuốn tạp chí mới. Tuy nhiên, có một vấn đề nảy ra: tiền

tuần của tôi cạn sạch rồi. Thế là tôi quyết định dùng lời lẽ ngon ngọt nhất để xin mẹ tôi ứng trước năm

đôla - trong số tiền tuần đợt tới - để mua cuốn tạp chí mà tôi rất thèm muốn. Tôi nhẹ nhõm cả người khi

mẹ đồng ý. Có tiền rồi, hai dì cháu lên đường đi mua sắm.
 Khi chúng tôi tới gần cửa hiệu, tôi thấy một phụ nữ nghèo, vô gia cư, đang ngồi ngoài cửa xin tiền

các khách hàng. Tôi nghĩ: Chà, vậy mà mình cứ tuởng một ngày của mình rất tồi tệ vì buồn chán. Tôi

kiểm tra lại năm đô la ở trong túi và nghĩ tới cuốn tạp chí đang chờ đợi tôi ở bên trong. Dì tôi tách ra để

mua sắm hàng hóa, còn tôi tiến thẳng đến quầy bán tạp chí. Trong lúc lật những cuốn tạp chí mới để tìm

cuốn có bài báo mà thằng bạn giới thiệu, tôi cứ nghĩ miên man tới người phụ nữ ngồi ngoài gió lạn,

không có một mái nhà ấm áp. Rồi tôi cất những cuốn tạp chí và đi về hướng người phụ nữ không nhà.

Tôi biết bà ấy cần có tiền hơn là tôi cần một cuốn tạp chí mới.
  Khi đi ngang chỗ dì Mary đang lực rau quả, tôi dừng lại báo cho dì biết tôi sẽ chờ dì ở quầy tính tiền.

Không đợi dì hỏi thêm, tôi quay đi, chạy về phía cánh cửa ra vào trước cửa tiệm.
  Tôi bước ra ngoài trời lạnh giá và nhìn sang bên phải. Tất nhiên người phụ nữ vẫn còn ngồi ở chỗ cũ

như lúc chúng tôi bước vào. Tôi cho tay vào túi quần, lấy ra năm đô la và đưa cho người phụ nữ. Vẻ

cảm kích trên mặt bà ấy còn đáng giá hơn năm đô la của tôi. Bà ấy cảm động tới nỗi đứng bật dậy, ôm

chặt tôi, và nói bằng giọng run rẩy:
  - Cám ơn cậu bé. Tôi không ngờ là cậu quay trở lại đây để cho tôi tiền.
  Tôi đáp lại cho bà an lòng:
  - Không có gì đâu... À, chúc bà Giáng Sinh Vui Vẻ.
  Tôi mỉm cười và quay vào tìm dì Mary.
  Khi về tới nhà, mẹ tôi cho biết tôi có thư. Cậu tôi gửi cho tôi một tiệp mừng Giáng Sinh - bên trong

có tờ hai mươi đô la!
  Tôi nghe nói rằng nếu mình cho tiền người khác, xuất phát từ tấm lòng, không vị kỷ, vô điều kiện,


                                                         Page 27
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
mình sẽ nhận lại gấp bội lần.
  Vào ngày lạnh lẽo tháng Mười Hai đó, tôi biết đó không chỉ là một câu nói suông. Làm việc thiện bao

giờ cũng được đền đáp.
  Nick Montavon, 13 tuổi

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thiên Thần Ở Giữa Chúng Ta


   Ngày 12-12


   Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc, gồm chín anh chị em, và chúng tôi ai nấy đều có gia đình, có

con cái. Vào mỗi tối Giáng Sinh, tất cả gia đình chúng tôi tụ họp ở nhà người chị cả, tặng quà cho nhau,

xem bọn trẻ diễn kịch vui về ngày Giáng Sinh, ăn uống, ca hát và đón mừng ông già Nô-en đến thăm.
  Vào Giáng Sinh năm 1988, vợ chồng tôi có bốn đứa con. Peter mười một tuổi, Leigh-Ann chín tuổi,

Laura sáu tuổi và Matthew hai tuổi. Khi ông già Nô-en tới, Matthew sà vào lòng ông ấy, và suốt buổi

tối, nó không nhường chỗ cho ai cả. Tối đó, bất cứ ai chụp hình chung với ông già Nô-en đều phải chụp

chung với bé Matthew.
  Hầu như không ai trong số chúng tôi biết rằng những tấm hình chụp với ông Nô-en và Matthew sẽ

quý giá đến ngần nào. Năm ngày sau Giáng Sinh, bé Matthew dễ thương của chúng tôi chết vì một tai

nạn ở nhà. Chúng tôi hoàn toàn tuyệt vọng. May mắn thay, chúng tôi nhận được nhiều sự nâng đỡ - từ

gia đình và bạn bè - mới có thể vượt qua đau khổ đó.
   Tôi biết năm đầu tiên sau cái chết của người thân là năm khó khăn nhất. Ta phải chịu đựng nhiều điều

khi vắng mặt người thân yêu đó. Tôi cũng vậy. Sinh nhật và những ngày lễ đặc biệt trở nên buồn bã thay

cho niềm vui. Khi chúng tôi đón mừng Giáng Sinh đầu tiên không có Matthew, tôi cảm thấy khó hòa

nhập vào tinh thần ngày lễ. Và rồi, vào ngày 13 tháng Mười Hai, một chuyện kỳ diệu xảy ra, nâng đỡ

tinh thần chúng tôi khi chúng tôi nghĩ rằng đó là điều không tưởng.
   Chúng tôi vừa dùng xong bữa tối thì tiếng gõ cốc cốc nơi cửa trước. Khi ra mở cửa, chúng tôi không

thấy ai. Tuy vậy, trên hàng hiên có một tấm thiệp mừng và một gói quà. Chúng tôi mở thiệp ra đọc, biết

rằng người gửi quà muốn ẩn danh và muốn động viên chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này.
  Trong gói quà là cuộn băng cát sét với những bài hát Giáng Sinh được yêu thích nhất. Cuộn băng

được bỏ trong một cây thông Giáng Sinh nhỏ bằng giấy bồi. Tấm thiệp giới thiệu rằng đó là "cây thông


                                                                  Page 28
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt
giấy", một biến tấu của "cây lê giấy" trong bài hát "Mười Hai Ngày Giáng Sinh".
   Chúng tôi nhìn nhau nghĩ: món quà này thật tinh tế, và sự ân cần của "chú lùn nhỏ" khiến tôi vô cùng

xúc động. Chúng tôi bỏ băng vào máy cát-sét, và từng bài hát vang lên, tinh thần Giáng Sinh bắt đầu

sưởi ấm tâm hồn chúng tôi.
  Từ đó, hàng loạt các món quà từ người ẩn danh gửi đến chúng tôi - mỗi ngày một món quà cho đến

tản ngày Giáng Sinh. Mỗi món quà đều tuân theo chủ đề "Mười Hai Ngày Giáng Sinh" một cách sáng

tạo. Bọn trẻ nhà tôi rất thích món quà "bảy con chim thiên nga đang bơi." Đó là một cái gỗ đững những

cục xà bông có hình dạng thiên nga, cùng với xấp vé vào cửa một hồ bơi địa phương - khiến bọn trẻ có

thứ để mong đợi khi những ngày xuân ấm áp đến. Trong món quà "tám cô gái vắt sữa" có tám chai sữa

sôcôla được dán những gương mặt bằng giấy, quấn tạp dề và đội mũ. Mỗi ngày là một món quà đặc

biệt. Món quà "năm chiếc nhẫn vàng" được gửi đến đúng lúc chúng tôi dọn điểm tâm - đó là năm cái

bánh vòng có màu vàng mật lấp lánh với vẻ mời gọi.
  Ngày nào chúng tôi cũng nhận được nhiều cú điện thoại của gia đình, của hàng xóm, của bạn bè... hỏi

han xem hôm đó chúng tôi nhận được món quà gì. Chúng tôi cùng kinh ngạc, cùng cười khúc khích

trước tình sáng tạo và vẻ kỳ diệu mỗi khi nhận món quà ân cần đó. Bị thu hút vào niềm phấn khích và

sự tò mò muốn biết món quà cùa ngày hôm sau là gì, hình như chúng tôi đã dần quên đi nỗi buồn đau.

Điều mà chú lùn nhỏ đã làm thật là diệu kỳ.
  Từ đó, mỗi năm, khi chúng tôi trang trí cho cây thông Giáng Sinh, chúng tôi treo lên đó các món quà

đã nhận được, và cùng nghe lại bài hát "Mười Hai Ngày Giáng Sinh". Chúng tôi gởi lời cám ơn "chú lùn

nhỏ" - người mà chúng tôi nhận ra đó là Thiên Thần Giáng Sinh của chúng tôi. Chúng tôi không phát

hiện được người đó là ai, mặc dù cũng có những nghi vấn. Thật ra chúng tôi thích như vậy hơn. Nó mãi

mãi là một điều diệu kỳ - mãi mãi bí ẩn và thiêng liêng như lần Giáng Sinh đầu tiên.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tinh Thần Thật Sự Của Giáng Sinh


   Ngày 13-12


   Một tiếng nữa, tôi nghĩ thầm như vậy. Chỉ một tiếng nữa thôi và tôi sẽ được tự do. Hôm đó là ngày

trước Giáng Sinh, thế mà tôi phải mắc kẹt lại trong phòng dạy làm đầu và trang điểm. Thật không công
                                                                  Page 29
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt

bằng. Tôi còn nhiều công việc cần làm hơn là phục dịch cho một bà già nhặng xị với mái tóc màu xanh

này. Tôi đã cố gắng cần cù hết sức và nhanh tay hết mức để hoàn thành bốn ca gội đầu và một ca cắt

móng tay trước giờ ăn trưa. Nếu không còn cuộc hẹn nào đượclên lịch, tôi có thể ra về lúc hai giờ

chiều. Chỉ một tiếng nữa thôi...
  - Số bảy mươi mốt. Carolyn, số bảy mươi mốt.
  Giọng cô tiếp tân vang qua hệ thống loa nội bộ khiến tim tôi như rớt bịch xuống đất.
  - Carolyn, chị có điện thoại kìa.
  À, một cuộc điện thoại. Tôi thở một hơi nhẹ nhõm và bước ra phía trước để nghe điện thoại. Khi với

tay lấy ống nghe, tôi liếc nhanh qua số ghi hẹn như để khẳng định sự tự do của mình. Chúa ơi, thật

không thể tin được. Tôi có cuộc hẹn lúc 4:30. Người có tinh thần minh mẫn không ai đi làm đầu tóc vào

ngày trước Giáng Sinh như thế! Không ai lại thiếu suy nghĩ đến vậy!
  Tôi liếc nhìn cô tiếp tân đằng sau quầy, giọng hờn dỗi:
  - Sao chị có thể làm thế với tôi?
  Cô ấy bước lùi một bước và thì thào:
  - Cô Weiman xếp giờ cho chị đó.
  Cô Weiman là giáo viên cao cấp, là người "làm luật" ở đây. Bất cứ điều gì cô ấy nói, đố ai dám cãi

lại.
   Tôi rít lên khe khẽ:
   - Vậy thì tốt thôi.
   Xong, tôi quay sang máy điện thoại. Anh Grant gọi tới. Bà ngoại anh mới tôi đến ăn bữa tối của đêm

trước Giáng Sinh, và anh hỏi liệu tôi có thể rảnh rang vào ba giờ chiều được không? Tôi đưa ngón tay

mân mê cái mặt dây chuyền kim cương hình bông tuyết mà Grant đã tặng tôi buổi tối hôm trước. Khẽ

nuốt "cục tức" xuống cổ, tôi giải thích hoàn cảnh với anh. Sau một khoảng lặng tưởng như vô tận, anh

nói chúng tôi có thể đến nhà bà ngoại vào một lúc khác, rồi anh bỏ máy. Nước mắt cay xè khi tôi nện

ống nghe xuống "rầm" một cái và nhốt mình lại đằng sau bàn làm việc.
  Buổi chiều hôm đó ảm đạm và xám xịt, phản ánh đúng tâm trạng của tôi. Hầu hết các học viên đều

đã về hết. Vì mãi tới 4:30 mới có giờ hẹn nên tôi dành suốt thời gian trống trải đó để gặm nhấm nỗi

buồn.
  Khoảng 4:15, cô Weiman chìa bộ mặt nhăm nhúm của cô ấy quanh cái gương soi mặt của tôi và

khuyên tôi bằng chất giọng ôn hòa đến vô nghĩa:
  - Em nên đổi cái bộ mặt đưa đám của em trước khi bà ấy đến.
  Nói xong cô ấy yên ắng rút đi.
  Được thôi. Thay đổi thì thay đổi. Tâm trạng của tôi chuyển ngay từ giận dữ sang căm thù. Tôi chộp

lấy một miếng khăn giấy và lau sạch mấy giọt nước mắt vừa trào ra.
                                                       Page 30
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS
CCGS

More Related Content

Similar to CCGS

Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christLong Do Hoang
 
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)Non Mầm
 
365 giáng sinh t5 + t6
365 giáng sinh   t5 + t6365 giáng sinh   t5 + t6
365 giáng sinh t5 + t6mcbooksjsc
 
100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắnAlolove Nguyễn
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Mai PM
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Mai PM
 
Phong lan về trời
Phong lan về trờiPhong lan về trời
Phong lan về trờiPhmVitLong1
 
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.netBài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.netThùy Linh
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2Mai PM
 
Bông Hồng Nhỏ tập 12
Bông Hồng Nhỏ tập 12Bông Hồng Nhỏ tập 12
Bông Hồng Nhỏ tập 12Mục Đồng
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2Đặng Phương Nam
 
Chủ nhật, ngày 12 thang 5
Chủ nhật, ngày 12 thang 5Chủ nhật, ngày 12 thang 5
Chủ nhật, ngày 12 thang 5DONXUAN
 

Similar to CCGS (20)

Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
[Sách] Nghệ thuật sống 1
[Sách] Nghệ thuật sống 1[Sách] Nghệ thuật sống 1
[Sách] Nghệ thuật sống 1
 
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
Tuần 4 tháng 12 lớp gấu Pooh ( 4 - 5 tuổi)
 
365 giáng sinh t5 + t6
365 giáng sinh   t5 + t6365 giáng sinh   t5 + t6
365 giáng sinh t5 + t6
 
100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn
 
Nhóc nicolas
Nhóc nicolasNhóc nicolas
Nhóc nicolas
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 4
 
Phong lan về trời
Phong lan về trờiPhong lan về trời
Phong lan về trời
 
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.netBài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
Bài viết số 2 lớp 9 (văn tự sự) - vanmau.net
 
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2
Điểm Tựa Niềm Tin Phần 2
 
Bông Hồng Nhỏ tập 12
Bông Hồng Nhỏ tập 12Bông Hồng Nhỏ tập 12
Bông Hồng Nhỏ tập 12
 
[Sách] Nghệ thuật sống 3
[Sách] Nghệ thuật sống 3[Sách] Nghệ thuật sống 3
[Sách] Nghệ thuật sống 3
 
So 120
So 120So 120
So 120
 
So 120
So 120So 120
So 120
 
Diem tua cua niem tin 04
Diem tua cua niem tin 04Diem tua cua niem tin 04
Diem tua cua niem tin 04
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 2
 
[Sách] Quà tặng diệu kỳ
[Sách] Quà tặng diệu kỳ[Sách] Quà tặng diệu kỳ
[Sách] Quà tặng diệu kỳ
 
Diem tua cua niem tin 02
Diem tua cua niem tin 02Diem tua cua niem tin 02
Diem tua cua niem tin 02
 
Chủ nhật, ngày 12 thang 5
Chủ nhật, ngày 12 thang 5Chủ nhật, ngày 12 thang 5
Chủ nhật, ngày 12 thang 5
 

More from cohtran

1581535876767
15815358767671581535876767
1581535876767cohtran
 
Wolfram alpha developer portal coth widgets
Wolfram alpha developer portal coth widgetsWolfram alpha developer portal coth widgets
Wolfram alpha developer portal coth widgetscohtran
 
Nanh trang
Nanh trangNanh trang
Nanh trangcohtran
 
Tam tinh hien dang - R. Tagore
Tam tinh hien dang - R. Tagore Tam tinh hien dang - R. Tagore
Tam tinh hien dang - R. Tagore cohtran
 
Laplace1 8merged
Laplace1 8mergedLaplace1 8merged
Laplace1 8mergedcohtran
 
Lap inv1 9-merged
Lap inv1 9-mergedLap inv1 9-merged
Lap inv1 9-mergedcohtran
 
SKC-CNLS
SKC-CNLSSKC-CNLS
SKC-CNLScohtran
 
Wiles-Fermat's theorem
Wiles-Fermat's theoremWiles-Fermat's theorem
Wiles-Fermat's theoremcohtran
 
Pham duy va ban tho
Pham duy va ban thoPham duy va ban tho
Pham duy va ban thocohtran
 
LIFE OF PI
LIFE OF PILIFE OF PI
LIFE OF PIcohtran
 

More from cohtran (20)

1581535876767
15815358767671581535876767
1581535876767
 
Wolfram alpha developer portal coth widgets
Wolfram alpha developer portal coth widgetsWolfram alpha developer portal coth widgets
Wolfram alpha developer portal coth widgets
 
Nanh trang
Nanh trangNanh trang
Nanh trang
 
Tycvth
Tycvth Tycvth
Tycvth
 
Tam tinh hien dang - R. Tagore
Tam tinh hien dang - R. Tagore Tam tinh hien dang - R. Tagore
Tam tinh hien dang - R. Tagore
 
AN-KA
AN-KAAN-KA
AN-KA
 
Laplace1 8merged
Laplace1 8mergedLaplace1 8merged
Laplace1 8merged
 
Lap inv1 9-merged
Lap inv1 9-mergedLap inv1 9-merged
Lap inv1 9-merged
 
SKC-CNLS
SKC-CNLSSKC-CNLS
SKC-CNLS
 
SH-HL
SH-HLSH-HL
SH-HL
 
Wiles-Fermat's theorem
Wiles-Fermat's theoremWiles-Fermat's theorem
Wiles-Fermat's theorem
 
Pham duy va ban tho
Pham duy va ban thoPham duy va ban tho
Pham duy va ban tho
 
LIFE OF PI
LIFE OF PILIFE OF PI
LIFE OF PI
 
LSTH
LSTHLSTH
LSTH
 
LSHH
LSHHLSHH
LSHH
 
LSDS
LSDSLSDS
LSDS
 
C.T
C.TC.T
C.T
 
M-L s
M-L sM-L s
M-L s
 
CLVT
CLVTCLVT
CLVT
 
Ctcg05
Ctcg05Ctcg05
Ctcg05
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

CCGS

  • 1. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt Quả Trứng Phục Sinh Ngày 1-12 Chỉ còn một tuần lễ nữa đến ngày Phục Sinh thì rađiô bắt đầu phát thông báo. Ngày nào Ashley - con gái năm tuổi của tôi - và tôi cũng lắng nghe các thông tin cập nhật về cuộc thi tìn kiếm quả trứng Phục Sinh sắp diễn ra tại các công viên nhỏ trong khu vực chúng tôi. Sau khi nghe thông báo nhiều lần, Ashley bắt đầu van nài tôi dẫn nó đi tham gia cuộc thi tìm kiếm trứng vào cuối tuần tới. Trong thâm tâm, tôi biết những cuộc thi như thế này có thể làm cho bọn trẻ thất vọng. Trong cuộc thi, có quá nhiều đứa trẻ giành nhau tìm kiếm những quả trứng, thì việc Ashley không tìm ra quả trứng nào là điều dễ hiểu thôi. Tuy nhiên, tôi không muốn mình là nguyên nhân làm con bé thất vọng, nên tôi mỉm cười, đồng ý dẫn nó đi với hy vọng rằng Ashley có thể tìm ra được ít nhất là một quả trứng. Thứ Bảy đến, chúng tôi lái xe tới công viên và Ashley tuyên bố nó sẽ là đứa giỏi nhất. Trong bãi đậu xe, đám trẻ tham gia cuộc thi đứng lố nhố. Hoảng hốt trước cảnh hỗn loạn đó, tôi chợt nghĩ tới việc quay xe trở về nhà trong lúc Ashley hớn hở nhảy ra khỏi chỗ ngồi. Tay cầm cái rổ, con bé hăng hái bước vào cuộc thi. Hầu như nó chẳng ngã lòng chút nào trước đám đông đang nhốn nháo. Trong khu vực tổ chức cuộc thi có tiếng loa thông báo. Họ nói rằng, sáng hôm đó, Chú Thỏ Phục Sinh đã giấu hàng trăm quả trứng, và bên trong mỗi quả trứng chứa đựng một sự bất ngờ. Ánh mắt Ashley sáng ngời lên khi nó tưởng tượng tới kho báu mà nó tìm thấy trong những quả trứng đặc biệt đó. Tôi nhìn quanh bãi đất trống được căng dây thừng - dành riêng cho cuộc thi - và dễ dàng nhìn thấy nhiều quả trứng nằm lăn lóc trên mặt đất. Để đảo bảo cuộc thi hoàn toàn công bằng, bãi đất trống được chăng dây thừng và chia thành nhiều ô khác nhau, mỗi ô dành cho một độ tuổi riêng biệt. Khi tiếng còi cất lên và sợi dây thừng được hạ xuống, đám trẻ chạy vào bãi đất trống và lượm thật nhanh những quả trứng mà chúng có thể nhìn thấy. Sau khi cuộc thi chấm dứt, bọn trẻ lại băng qua bãi đất trống để trở về chỗ cũ. Nét thất vọng hiện rõ trên gương mặt của những đứa trẻ không lượm được quả trứng nào. Nhiều nụ cười rạng rỡ xuất hiện trên gương mặt của nhựng đứa trẻ lượm được trứng. Tôi tìm kiếm Ashley trong Page 1
  • 2. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt đám đông, tự hỏi có phải nó đang nhập bọn cùng với đám trẻ ra về với cái rổ không. Tôi hy vọng trái tim nó không cảm thấy đau khổ lắm trước điều đó. Thế rồi tôi bắt gặp Ashley đang tung tăng chạy về phía tôi. Cái rổ vẫn không rời khỏi tay nó. Tôi thở ra nhẹ nhõm vì thấy nó nhe răng cười thật tươi. Nó chìa cái rổ ra khoe, và tôi đếm được ba quả trứng ở trong rổ. Con bé ngồi phịch xuống bãi cỏ, cầm lên một quả trứng và vặn mở nó ra. Trong quả trứng cái là vé tặng một bữa ăn tại cửa tiệm McDonald. Ashley sung sướng reo lên, không cần biết điều gì nằm trong hai quả trứng còn lại. Thế rồi mẹ con tôi quyết định lái xa tới cửa tiệm đó ăn trưa. Khi Ashley lắc quả trứng thứ hai, nó kêu lóc ca lóc cóc. Và bí ẩn được giải đáp ngay khi vài đồng xu bằng vàng của cửa tiệm Pizza lăn ra khỏi quả trứng bằng nhựa. Ashley ngước cặp mắt van nài lên nhìn tôi và hỏi rằng chúng tôi có thể tới đó sau khi kết thúc bữa ăn tại McDonald được không. Tôi gật đầu đồng ý, và nó hớn hở mở tiếp quả trứng thứ ba. Tôi nghĩ, sẽ không còn điều gì tuyệt vời hơn hai bất ngờ trên cho tới khi tôi tận mắt nhìn một vật nằm trong quả trứng thứ ba. Đó là cái vé mua đồ chơi miễn phí trị giá năm mươi đô la tại cửa tiệm Toys "R" Us! Ashley đã thắng giải độc đắc! Con bé nhảy loi choi lên vì xúc động - đúng như tôi dự đoán. Nhưng cho tới khi chúng tôi ngồi vào trong xe, tôi mới biết rằng niềm vui của con gái tôi chẳng phải là do nó trúng thưởng đâu. Ashley hỏi tôi: - Mẹ ơi, trên đường về nhà. mẹ ghé vào khu thương mại được không? Tôi cho rằng nó muốn sử dụng cái vé mua đồ chơi miễn phí nên gật đầu đồng ý. Vừa gài dây lưng an toàn cho nó, tôi vừa hỏi nó mua món đồ chơi gì. Ashley trả lời: - Mẹ ơi, con không muốn mua đồ chơi cho con đâu. Con muốn mua đồ chơi cho một thiên thần. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: - Một thiên thần à? Tôi không hiểu con bé muốn nói gì. Và ngay lúc đó, tôi nhớ đến điều đã xảy ra trong suốt mùa Giáng Sinhn trước. Mùa Giáng Sinh năm ngoái, Ashley và tôi cùng đi mua sắm tại một khu thương mại. Chúng tôi tới gần một cây thông khổng lồ đứng sừng sững giữa đại sảnh, với những thiên thần bằng giấy treo trên các cành cây. Trên mỗi thiên thần có viết tên của một đứa trẻ. Ashley hỏi tôi, những cái tên đó để làm gì. Tôi giải thích rằng, đôi khi ông già Nô-en không thể đến thăm hết các đứa trẻ được, ông bèn gởi tên những đứa trẻ đó tới Đội quân Cứu tế. Họ viết tên của chúng lên các thiên thần rồi treo trên cây thông Page 2
  • 3. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt đặc biệt này. Bằng cách đó, mọi người có thể giúp đỡ ông già Nô-en và gởi quà đến cho những đứa trẻ có tên trên các thiên thần. Cây thông này được gọi là Cây Thiên Thần. Ashley nghe giải thích xong, cứ đứng chôn chân nhìn thân cây khổng lồ với những cái tên được treo lủng lẳng trên đó. Nghĩ rằng mình đã thỏa mãn sự tò mò của con bé, tôi lôi nó đi chỗ khác để tôi có thể nhanh chóng tìm kiếm những món đồ cần thiết đã được tôi ghi đầy đủ trong tờ giấy nhỏ. Tối hôm đó, trước khi lên giường ngủ, Ashley muốn biết chuyện gì xảy ra cho những thiên thần không được bất cứ ai tặng quà. Tôi giải thích rằng, Đội quân Cứu tế sẽ cố gắng tìm mọi cách để mỗi đứa trẻ đều được ông già Nô- en đến thăm vào đêm Giáng Sinh. Con bé nhắm mắt lại rồi thiếp dần vào giấc ngủ. Tôi cứ tưởng mọi chuyện đã chấm dứt, thế mà giờ đây, nhiều tháng sau, tôi mới biết con gái tôi không hề quên chuyện những cái tên trên Cây Thiên Thần. Tôi tấp xe vào lề đường và nhìn sâu vào đôi mắt của đứa con gái nhỏ đang ngồi bên cạnh tôi. Dẫu hình hài bé nhỏ, lòng thương cảm của nó đối với người khác thật lớn lao. Tôi giải thích cho nó biết rằng Cây Thiên Thần chỉ xuất hiện vào mùa Giáng Sinh mà thôi, còn lúc này mới chỉ là Phục Sinh. Không có thiên thần nào vào mùa này trong năm cả. Ashley ngồi lặng thinh trong giây lát rồi nhìn tôi, hỏi: - Mẹ ơi, chúng ta có thể để dành số tiền này cho tới Giáng Sinh được không? Tôi trả lời: - Được. Và chúng ta sẽ làm cho một đứa trẻ nào đó vô cùng sung sướng! Tôi nhìn vẻ kích động trên gương mặt Ashley và nhận ra rằng, từ bấy lâu nay, tôi có thói quen là ngày Giáng Sinh chỉ biết mua quà tặng cho gia đình và bạn bè, trang hoàng nhà cửa, chế biến món ăn lạ cho bữa tối Giáng Sinh mà thôi. Giờ đây, đứa con gái năm tuổi của tôi cho tôi biết rằng, Giáng Sinh còn là dịp để giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Lòng thương cảm của nó giúp tôi nhận ra ý nghĩa thật sự của tinh thần ngày Giáng Sinh Mùa Giáng Sinh tới, tôi và Ashley lái xe tới khu thương mại vào đúng ngày đầu tiên Đội quân Cứu tế dựng Cây Thiên Thần khổng lồ giữa đại sảnh. Chúng tôi nhanh chóng chọn hai thiên thần - một cho Ashley và một cho tôi - và với nụ cười tươi rói nở trên gương mặt, chúng tôi bắt đầu chuyến mua sắm đặc biệt. Kể từ tháng Mười Hai năm đó, chúng tôi khởi xướng lên một truyền thống về Giáng Sinh. Và truyền thống đó được bắt nguồn bởi cuộc thi tìm quả trứng Phục Sinh, bởi đứa con gái nhỏ có tấm lòng thương người bao la rộng lớn. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Page 3
  • 4. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt Dây Đèn Giáng Sinh Cho Lena Ngày 2-12 Tối hôm đó đúng là một buổi tối mùa đông tuyệt vời để lang thang chiêm ngưỡng các dây đèn Giáng Sinh. Tôi hét lên bầu trời với hai đứa con tôi: - Nhanh lên các con! Ba ra ngoài rồi! Ba đang làm nóng chiếc xe đấy! Lập tức, những âm thanh láo nháo đáp lời tôi. Abigail, đứa con gái sáu tuổi của tôi trượt mông xuống tay vịn cầu thang và hỏi: - Mẹ ơi! Mẹ ơi! Sôcôla nóng có chưa? Tôi vừa mỉm cười với Simeon - thằng con trai hai tuổi - vừa trả lời: - Có rồi. Ở trong xe đấy. Tất cả chúng tôi đều mặc đồ ngủ để ra ngoài. Rốt lại thì đây là truyền thống Giáng Sinh mà! Mỗi năm, trước ngày lễ Giáng Sinh, chúng tôi mặc đồ ngủ vào người, mang theo một bao đầy bánh snack và chất nhau lên chiếc xe tải nhỏ để đi ngắm nghía cách trang trí dây đèn của các nhà hàng xóm. Chúng tôi vừa bước ra khỏi cửa thì Abigail làm tôi bất ngờ bằng câu hỏi: - Mẹ ơi, khi con làm việc nhà, mẹ có thể cho con thêm tiền được không? Con muốn mua tặng ba, mẹ, em Simeon những món quà Giáng Sinh đẹp nhất! Tôi mỉm cười nói với nó: - Món quà đẹp nhất là món quà xuất phát từ trái tim. Tôi nhớ lại bức tranh cầu vồng mà con bé vẽ tặng tôi vào hôm trước, sau khi nó biết rằng tôi không được khỏe lắm. - Có phả mẹ muốn nói rằng, thay vì đi mua đồ ở tiệm, vẫn còn những cách khác tặng quà cho người ta? Tôi cài dây lưng an toàn cho nó, gật đầu: - Phải, mọi người chỉ cần soi vào trái tim của họ là họ có thể thấy nhiều món quà tốt đẹp nhất để trao tặng. Ổn định chỗ ngồi xong, chúng tôi mở gói snack ra và chiếc xe bắt đầu lăn bánh. Hai đứa trẻ reo hò lên khi nhìn thấy chúng tôi đi từ nhà này sang nhà kia, nhìn thấy nào người tuyết, nào ông già Nô-en và chiếc xe hươu... Khung cảnh trước mặt chúng tôi mờ mờ ảo ảo và lung linh ánh sáng với những dây đèn Giáng Sinh. Đột nhiên, tuyết bắt đầu rơi nhẹ khi chúng tôi lái xe vòng quanh góc đường dẫn tới khu xóm cũ mà vợ chồng tôi từng sống cách đây nhiều năm. Ánh đèn pha chiếu vào ngôi nhà gạch nằm ở đầu đường. Ngôi nhà có vẻ tăm tối so với nhiều chùm dây đèn rực rỡ của hàng xóm chung quanh. Từ phía sau, Abigail nói vọng lên: - Mẹ ơi, những người sống trong ngôi nhà đó chắc họ không thích Giáng Sinh lắm. Page 4
  • 5. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt Chồng tôi dừng xe lại bên lề đường và trả lời: - Không phải đâu, con. Thật ra, ngôi nhà của họ từng được khen ngợi là có cách trang trí đẹp nhất vùng. Jeff vỗ vỗ lên tay tôi, và tôi thở dài khi nhớ tới ông bà Lena. Họ đã vui sướng như thế nào khi cố trang trí ngôi nhà thật đẹp trước ngày Giáng Sinh. Họ nói với tôi: "Chúng tôi cố gắng vì bọn trẻ đấy. Chúng tôi thường tưởng tượng ra cảnh chúng ngồi nơi băng ghế sau trong xe hơi, nét mặt của chúng ngời sáng lên khi chiêm ngưỡng ngôi nhà của chúng tôi". Abigail thức tỉnh tôi trở về hiện tại bằng câu hỏi: - Tại sao họ không trang trí ngôi nhà của họ nữa? Tôi lựa lời, trong đầu tôi nghĩ tới những ngày đen tối khi chồng bà Lena nằm trong bệnh viện: - À... chồng bà Lena chết cách đây vài năm rồi. Lúc này bà Lena già lắm. Bà chỉ có một người con trai và anh ấy là quân nhân đang sống ở một nơi rất xa. Abigail yêu cầu: - Nói cho con biết về bà Lena đi. Thế là tôi và Jeff thay nhau kể cho con bé nghe về người hàng xóm cũ, về những công việc mà bà ấy hay làm. Jeff kết luận: - Mỗi Chủ Nhật, sau khi tang lễ nhà thờ ra, bà ấy thường nướng bánh quy và mời ba mẹ ghé nhà chơi. Bà ấy là con người rất tuyệt vời. Abigail ngước đôi mắt xanh biếc lên nói: - Chúng ta đến thăm bà ấy lúc này được không? Simeon ủng hộ yêu cầu của Abigail bằng một tiếng reo hô hăng hái. Nghe vậy, Jeff và tôi cùng nhìn xuống bộ đồ ngủ. Chồng tôi xoa xoa cái trán và nói: - Anh biết một ngày nào đó, chuyện này thể nào cũng xảy ra. Đầu tiên, anh để em thuyết phục anh mặc đồ ngủ ra đường, còn bây giờ em muốn anh vào thăm nhà bà Lena, phải không? Tôi sung sướng hôn lên má Jeff. Một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi rời khỏi nhà bà Lena và hai đứa con của tôi ôm khư khư và món đồ trang trí mà bà ấy tặng chúng một cách thân tình. Abigail vẫy tay về phía bà lão đang đứng nơi khung cửa. Nó nói: - Ước gì con có thể tặng bà ấy một món quà... Sáng hôm sau, hai đứa con tôi ra lệnh cấm không cho tôi lên lầu. Chúng nói điều gì đó về một nhiệm vụ bí mật của Giáng Sinh. Sau khi lục lọi hết các ngăn tủ và các thùng đồ chơi, chúng đi xuống lầu, đội mũ công nhân bằng đồ chơi, mang ủng lội tuyết và đeo thắt lưng của Simeon. Tôi cười ngặt nghẽo: - Cái gì thế này? Tụi con định đi sửa cái gì quanh đây à? Abigail nhe răng cười: - Không ạ. Tụi con sẽ tặng một món quà cho bà Lena. Vì bà ấy già quá, lại chẳng có ai giúp đỡ, tụi con định đi trang trí ngôi nhà bà ấy để bà ấy mừng đón Giáng Sinh. Câu nói của Abigail làm lệ trào ra khỏi mắt tôi. Tôi nói: Page 5
  • 6. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt - Một ý kiến hay đấy. Nhưng mẹ nghĩ các con sẽ cần ba mẹ giúp đỡ. Các con cho phép ba mẹ tham gia vào nhiệm vụ bí mật của các con được không? - Được ạ. Hai đứa cùng trả lời. Rất nhiều giờ sau đó, chúng tôi đứng trên lề đường, bên cạnh Lena, phía trước ngôi nhà chói chang ánh đèn rực rỡ của bà ấy. Nhiều chùm dây đèn - mà chúng tôi tìm thấy trong tầng hầm của bà ấy - đang chiếu sáng lên hàng hiên mái vòm phủ đầy tuyết với niềm tự hào vô biên. Những cây kẹo hình gậy phô ra đủ màu sắc, để chào mừng khách bộ hành đi ngang qua khung cảnh huyền ảo bên trên bãi cỏ xanh phủ đầy tuyết trắng. Một chiếc xe hơi giảm bớt tốc độ khi bắt gặp cảnh tượng đẹp đẽ đó. Hai đứa trẻ thò đầu ra khỏi khung cửa kính phía sau, mét mặt chúng tỏ vẻ kích động thật sự. Lena nhìn chúng, đôi mắt bà ấy ngân ngấn nước. Với chúng tôi, hôm đó là một ngày lao động vất vả, nhưng nó xứng đáng đến từng giây từng phút khi chúng tôi bắt gặp niềm vui sướng trên gương mặt bà Lena. Đột nhiên, bà biến mất vào trong nhà, rồi sau đó trở ra với một khay bánh quy giòn rụm mới nướng. Aibigail nắm những ngón tay lạnh cóng của tôi. Nó nói sau một tiếng thở dài: - Mẹ ơi, mẹ nói đúng đấy. - Đúng về chuyện gì hả con? Con bé dựa đầu vào cánh tay tôi, nói tiếp: - Món quà đẹp nhất là món quà xuất phát từ trái tim. Tôi cúi xuống, hôm lên đỉnh đầu nó, lòng cảm thấy tự hào vì con gái tôi đã suy nghĩ ra điều này bằng cả tấm lòng của nó. Tôi quay sang nhìn Jeff. Ánh mắt chúng tôi gặp nhau và anh ấy mỉm cười. Sau đó, Jeff thông báo: - Hình như việc trang trí cho ngôi nhà của bà Lena có thể được thêm vào danh sách truyền thống Giáng Sinh của chúng ta đấy! Nghe vậy, hai đứa trẻ reo hò lên đồng ý. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Điều Ước Giáng Sinh Của Tôi 3-12 Năm đó, chúng tôi đón một mùa Giáng Sinh thật buồnkhi phát hiện ra nguyên nhân tại sao ông ngoại bệnh nặng. Bác sĩ gọi đến gia đình tôi và báo rằng ông ngoại bị ung thư. Không chỉ vậy, chúng tôi còn biết rằng không thể mừng lễ cùng ông ngoại tại nhà vì ông phải nằm lại bệnh viện để điều trị. Thế là Page 6
  • 7. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt chúng tôi kéo nhau đến bệnh viện thăm ông vào đúng ngày Giáng Sinh, nhưng ông yếu ớt đến nỗi không thể ngồi dậy để cùng vui với chúng tôi được. Suốt chín tháng tiếp theo, ông ngoại được đưa vào nhiều bệnh viện khác nhau, và được chuyển tới nhiều phòng điều trị khác nhau. Hầu như tôi không thể nhớ nổi những nơi mà ông đã đi qua. Một ngày nọ, trong lúc đang nằm trên giường bệnh xem tivi, ông ngoại thấy một đoạn phim quảng cáo với con chó Jack Rusell đang bay qua bầu trời, tiếp theo là khẩu hiệu "Cuộc đời là một chuyến du hành - hãy hưởng chuyến đi đó." Ông ngoại mê tít ngay. Khi cậu Shane tới thăm, ông không ngừng bàn tán về "con chó nhỏ xinh xắn trên quảng cáo". Để chiều ý ông, cậu Shane đi tìm tấm hình con chó Jack Rusell giống y hệt con chó trên quảng cáo. Cậu mang nó vào bệnh viện và treo nó trên bức tường trắng trước mặt ông ngoại. Mỗi khi ông ngoại được chuyển sang phòng khác, ông lại cầm tấm hình đi theo. Tháng Mười Hai, sức khỏe của ông ngoại không tiến triển như bác sĩ mong ước, họ khuyên ông nên đến gặp một bác sĩ đặc biệt ở Dallas. Mọi người đồng ý. Thế là ông ngoại được bay bằng máy bay cứu thương để tới một bệnh viện khác ở Texas. Một ngày nọ, qua điện thoại, giọng ông trầm trầm nói với chúng tôi: - Ông muốn nuôi một con chó Jack Rusell. Khi nào ông khỏe hơn, ông sẽ mau ngay một con. Nghe vậy, chúng tôi biết rằng ý tưởng nuôi một con chó đang động viên ông tiếp tục đấu tranh, và đang cho ông niềm hy vọng. Nhiều tháng trôi qua, ông ngoại phải chịu đựng thêm hàng chục ca mổ nữa để giúp ông chống lại ung thư. Lúc đó ông vẫn còn yếu lắm, nên tôi tự hỏi không biết ông có thể về nhà mừng Giáng Sinh được không. Tháng Mười Hai tới, mỗi buổi tối, lời cầu nguyện duy nhất của tôi là xin cho ông ngoại được về nhà. Tối nào tôi cũng cầu cho điều ước của tôi thành sự thật. Rồi, ngay trước ngày Giáng Sinh, các bác sĩ nói ông ngoại có thể về nhà. Có sự giúp đỡ của cậu Shane, ông ngoại có thể ra bệnh viện và bắt đầu chuyến hành trình trở về. Gia đình tôi rất xúc động khi nhận được tin này. Năm qua đúng là một năm rất khó khăn đối với chúng tôi. Vì ông ngoại sẽ có mặt ở nhà vào đêm trước Giáng Sinh, mọi người đều muốn làm một điều gì thật đặc biệt dành cho ông. Ngay sau khi cái tên con chó Jack Rusell được nhắc tới, chúng tôi biết đó sẽ là một bất ngờ làm ông ngoại vui sướng. Nó là con chó trên bức tường trắng của bệnh viện mà ông ngoại ngắm suốt ngày. Nó là con chó giúp ông ngoại có được hy vọng sẽ bình phục. Thế là mẹ tôi, các cậu, các dì dò những trang quảng cáo trên báo để tìm kiếm một con chó Jack Rusell chính cống - làm quà cho ông ngoại. Cuối cùng, ngay trước ngày Giáng Sinh, chúng tôi tìm ra một ngôi nhà có bán giống chó con Jack Page 7
  • 8. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt Rusell. Tôi quan sát bầy chó và chọn một con mà tôi tin rằng nó sẽ làm ông ngoại hài lòng. Tối hôm sau, khi chúng tôi đang ngồi bên lò sưởi chơi đùa với con chó nhỏ, thì nhận được điện thoại của cậu Shane, báo rằng cậu và ông ngoại đang bị kẹt ở thành phố New York vì một cơn bão tuyết. Họ không thể về nhà vào tối hôm đó được. Tất cả chúng tôi đều thất vọng. Trước khi đi ngủ, tôi cầu nguyện một lần nữa, xin cho ông ngoại về nhà kịp Giáng Sinh. Ông đang ở gần chúng tôi quá mà! Vào buổi sáng 25 tháng Mười Hai, tôi thức dậy và mở những gói quà nằm nơi gốc cây thông ra xem. Mặc dù chúng là những món quà tôi ưa thích, chúng không thể đền bù cho việc vắng mặt ông ngoại được. Suốt ngày hôm đó, gia đình chúng tôi sốt ruột và lo lắng chờ đợi tin tức của cậu Shane. Cuối cùng, không chịu đựng được nữa, chúng tôi quyết định sang nhà ông ngoại và chờ đợi ở đó. Chúng tôi chơi game, chơi ô chữ, cố gắng vui vẻ cho qua thời gian, nhưng càng về chiều chúng tôi càng cảm thấy buồn nản. Rồi đột nhiên, có tiếng người bước lên bậc thang trước nhà. Tôi thò đầu ra xem, thấy cậu Shane đang ẵm ông ngoại bước vào nhà. Cậu phải ẵm vì ông yếu quá, đi không nổi sau cuộc hành trình dài đằng đẵng. Chúng tôi hét toáng lên, reo hò khi hai người đàn ông bước vào bên trong. Cuối cùng thì họ cũng về tới nhà! Bất chợt, tiếng chó con sủa ăng ẳng lấn át cả sự kích động của chúng tôi. Trời, chúng tôi sẽ không bao giờ quên nét mặt của ông ngoại vào lúc đó. Hình như tôi chưa từng nhìn thấy ông toét miệng ra và cười tươi như vậy. Ông đang vui sướng quá mà! Thế là suốt đêm đó, ông ngoại và con chó Tara - tên mới của nó - cứ quấn lấy nhau trên chiếc ghế yêu thích của ông. Trước khi ngày Giáng Sinh chấm dứt, điều duy nhất tôi mong ước đã trở thành sự thật. Ông ngoại của tôi đã về nhà. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh Ngày 4-12 Thay cho sự rộn ràng và những tiếng cười giòn giã, cậu bé Frank Wilson mười ba tuổi không hề thấy vui vẻ chút nào. Sự thật là Frank nhận được đầy đủ những món quà mà cậu mong muốn, và cậu rất thích không khí gia đình sum họp truyền thống trong đêm trước Giáng Sinh - năm nay được tổ chức tại Page 8
  • 9. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt nhà cô Susan. Buổi họp mặt không ngoài mục đích để mọi người trao đổi quà tặng cũng như những lời chúc tốt đẹp nhất. Nhưng Frank không vui, vì đây là mùa Giáng Sinh đầu tiên cậu đón mà không có mặt anh trai của cậu. Anh trai Frank đã mất vì tai nạn giao thông trong năm. Frank rất nhớ anh ấy, nhớ mối quan hệ thân thiết mà hai anh em từng có với nhau. Frank tạm biệt mọi người và giải thích với ba mẹ rằng cậu phải về sớm để gặp một người bạn. Rồi từ nhà người bạn, cậu có thể cuốc bộ về nhà. Vì trời bên ngoài lạnh giá, Frank mặc chiếc áo khoác ca-rô mới vào người. Đó là món quà mà cậu thích nhất. Còn những món quà khác cậu nhét chúng vào chiếc xe trượt tuyết - cũng là quà mới được tặng. Rồi Frank bước ra đường, hy vọng có thể tìm ra anh đội trưởng đội tuần tra Hướng Đạo Sinh của cậu. Dù có kiến thức rộng, người đội trưởng ấy sống ở khu Flats - một khu vực dành cho những người nghèo nhất của thị trấn - và anh ấy làm nhiều công việc kỳ quặc để kiếm tiền giúo đỡ gia đình. Nhưng Frank đã thất vọng, anh đội trưởng không có nhà. Khi Frank đang cuốc bộ dọc theo con phố để về nhà, cậu thoáng thấy vài cây thông Giáng Sinh và dây đèn trang trí trong nhiều căn nhà nhỏ. Rồi, qua một ô cửa sổ phía trước, cậu thấy một căn phòng tồi tàn với những chiếc tất mòn xùi đang treo lủng lẳng trên cái lò sưởi trống rỗng. Một phụ nữ ngồi gần đó đang khóc rấm rứt. Mấy chiếc tất nhắc Frank nhớ đến những năm trước, hai anh em cậu luôn treo tất bên cạnh nhau. Và sáng hôm sau, chúng căng phồng ra vì những món quà tặng. Một ý nghĩ thoáng qua đầu Frank, cậu vẫn chưa thực hiện "việc tốt" cho ngày hôm nay. Frank gõ nhẹ cánh cửa. Giọng nói buồn bã của một phụ nữ vọng ra: - Vâng? - Cháu vào được không ạ? Người phụ nữ vừa mở cửa vừa nói: - Mời cháu vào... Nhưng khi nhìn thấy chiếc xe trượt chất đầy quà, bà ấy tưởng Frank đi quyên đồ đặc nên nói nhanh: - Nhưng tôi không có thức ăn hay quà gì cho cháu đâu. Thậm chí tôi chẳng còn gì cho lũ trẻ nhà tôi nữa. Frank trả lời: - Đó không phải là lý do để cháu đến đây. Xin bà cứ chọn và lấy ra khỏi chiếc xe những món quà nào bà muốn tặng các con bà. Người phụ nữ kinh ngạc thốt lên với vẻ biết ơn: - Chúa ơi! Xin Chúa phù hộ cho cháu! Bà ấy lực vài gói kẹo, một thiết bị chơi game, một máy bay đồ chơi và một hộp ô chữ. Khi bà ấy Page 9
  • 10. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt cầm cái đèn Hướng Đạo Sinh mới toanh, Frank suýt buột miệng kêu lên. Cuối cùng, mấy chiếc tất đã căng phồng. Khi Frank chuẩn bị ra đi, người phụ nữ vội hỏi: - Cháu không cho cô biết tên ư? Frank trả lời: - Bà cứ gọi cháu là Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh. Chuyến thăm viếng để lại trong tim cậu bé một cảm giác ấm áp. Cậu hiểu rằng nỗi đau của cậu không phải là nỗi đau duy nhất trên đời này. Trước khi Frank rời khu Flats, cậu đã kịp phân phát hết những gói quà con lại. Cái áo khoác ca-rô mới toanh đã nằm gọn trên người một đứa trẻ đang rét run vì lạnh. Cuối cùng Frank mệt nhọc lê bước trên con đường lạnh lẽo để về nhà. Cho đi hết cả một chiếc xe đầy quà, giờ đây Frank không thể nghĩ ra bất cứ lý do gì để giải thích với ba mẹ. Frank tự hỏi làm sao cậu có thể làm cho họ hiểu được. Khi Frank vừa bước vào nhà, ba cậu hỏi ngay: - Quà của con đâu hết rồi, con trai? - Con đem cho hết rồi ạ. - Cái gì? Chiếc máy bay của cô Susan? Cái áo khoác ca-rô của bà nội? Cây đèn pin Hướng Đạo Sinh của con? Ba mẹ tưởng con rất vui với những món quà đó. Frank rụt rè trả lời: - Con đã... rất vui ạ. Mẹ cậu lên tiếng hỏi: - Nhưng Frank à, sao con có thể bốc đồng như vậy? Ba mẹ sẽ giải thích ra sao với mọi người đây? Họ vì yêu thương con mà dành ra nhiều thời gian để đi mua sắm cho con! Giọng ba cậu cứng rắn: - Frank, đó là sự lựa chọn của con. Ba mẹ không có đủ tiền để mua quà cho con đâu. Anh trai thì đi xa mãi, ba mẹ thì thất vọng về cậu, đột nhiên Frank cảm thấy hoàn toàn cô độc. Cậu không hề mong đợi phần thưởng cho sự rộng rãi của cậu. Vì cậu biết bản thân của một việc làm tốt luôn là phần thưởng cho cậu. Nó đáng giá hơn bất cứ điều gì khác. Vì vậy cậu không muốn lấy lại những gói quà đó, tuy nhiên, cậu tự hỏi, trong đời cậu, liệu cậu có còn nhận thêm một niềm vui thật sự nào nữa không. Frank tưởng cậu có được một buổi tối trọn vẹn, nhưng nó trượt đi mất. Frank nghĩ về anh trai và thiếp ngủ trong nước mắt. Sáng hôm sau, Frank bước xuống cầu thang thì thấy ba mẹ cậu đang nghe chương trình nhạc Giáng Sinh qua ra-đi-ô. Thế rồi một giọng thông báo cắt ngang chương trình: - Chào quý vị, chúc mừng Giáng Sinh Vui Vẻ! Câu chuyện Giáng Sinh hay nhất mà sáng nay chúng tôi sẽ kể đến từ khu Flats. Sáng nay, một cậu bé tàn tật ở khu Flats đang có chiếc xe trượt tuyết mới, Page 10
  • 11. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt một cậu bé khác đang có một chiếc áo khoác ca-rô mới nguyên... Và nhiều gia đình ở đó kể lại rằng đêm qua con cái của họ rất vui vì nhận được quà từ một cậu trai trẻ tuổi, người đã khiêm tốn tự giới thiệu là một Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh. Không ai có thể nhận ra lý lịch của cậu, nhưng bọn trẻ ở khu Flats tuyên bố rằng người Hướng Đạo Sinh Đêm Giáng Sinh chính là đại diện của ông già Nô-en. Frank cảm thấy cánh tay ba cậu quàng quanh vai cậu, và cậu thấy mẹ cậu mỉm cười qua làn nước mắt. Bà âu yếm nói: - Sao con không nói cho ba mẹ biết? Ba mẹ đã không hiểu điều đó. Con trai à, ba mẹ thật sự hãnh diện về con. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Món Quà Giáng Sinh Ngày 5-12 Người ta nói rằng có quá nhiều bạn bè đôi khi cũng gây phiền phức, và điều đó xảy ra trong trường hợp của tôi. Một tuần lễ nữa là đến Giáng Sinh rồi, thế mà tên năm người thân trong danh sách của tôi vẫn chưa được tôi mua quà. Bởi vì bạn tin được không, trong túi tôi chỉ còn đúng ba đôla! Làm sao tôi mở miệng nói với ba mẹ tôi và ba người bạn của tôi rằng tôi chỉ có thể chi cho mỗi người sáu mươi xu thôi? Tôi đề nghị với Joanie, bạn thân của tôi: - Năm nay tụi mình nên đặt ra giới hạn cho từng món quà đi. Joanie đồng ý ngay: - Hay đấy. THế thì mỗi món không được quá năm đôla nhé? Tôi cảm thấy mình đúng là "trùm sò" khi kỳ kèo với nó: - Nếu mỗi món không được quá sáu mươi xu thì cậu nghĩ sao? Joanie mỉm cười: - Mình cho rằng đây là lúc mình cần phải nhấn mạnh: quà cáp không quan trọng, chỉ có tình cảm mới quan trọng. Nhưng đừng trách mình nếu cậu sẽ nhận toàn là kẹo cao su! Hoàn toàn không dễ dàng khi tôi cần lựa mua mỗi món quà với giá sáu mươi xu. Cho nên nó phải là những món quà nhỏ xíu với ý tưởng rất lớn lao. Chưa bao giờ tôi mất nhiều thời gian cho công việc suy nghĩ này, làm sao để tặng quà cho đúng người. Cuối cùng, ngày Giánh Sinh cũng tới. Tôi lo lắng lắm, không biết người ta sẽ nghĩ gì sau khi nhận món quà "rẻ tiền" của tôi. Tôi tặng mẹ một cây nến thơm cùng với dòng chữ "Mẹ là ánh sáng rực rỡ nhất trong đời con." Mẹ tôi Page 11
  • 12. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt suýt khóc khi đọc hàng chữ đó. Tôi tặng anh tôi một cây thước gỗ. Trên mặt sau cây thước, tôi viết "Trên đời này, không người anh trai nào có thể so sánh được với anh". Anh tôi tặng lại tôi gói đường với dòng chữ "Em thật ngọt ngào". Tôi xúc động lắm. Anh tôi chưa từng nói câu đó với tôi bao giờ. Phần Joanie, tôi sơn phết một đôi giày cũ, đính những bông hoa ép khô lên trên đó và kèm theo mảnh giấy nhỏ viết rằng "Không ai có thể chất đầy đôi giày của cậu." Nó tặng lại tôi một cái lông gà và một băng cá nhân. Nó nói rằng tôi thường cù lét vào sườn nó, làm nó cười lăn lộn cho tới khi nó bị xốc hông. Và hai người bạn kia, một đứa thì tôi tặng cây quạt giấy, và viết trên đó hàng chữ "Mình là một fan cuồng nhiệt nhất của cậu." Còn đứa kia, tôi tặng cái máy tính giá một đôla và viết "Bạn luôn có thể tin cậy nơi mình." Tụi nó tặng lại tôi một cái móng ngựa rỉ sét để lấy hên, và một bó que được cột chặt bằng sợi dây đỏ, bởi vì "bạn bè phải luôn sát cánh bên nhau". Trong mùa Giáng Sinh năm đó, những món quà "rẻ tiền" là thứ mà tôi nhớ nhất. Anh tôi nghĩ rằng tôi ngọt ngào. Mẹ tôi biết bà ấy là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Joanie nghĩ tôi luôn làm nó tức cười - và điều đó thật cần thiết, vì ba nó mới bỏ đi và nó nhớ ba nó lắm. Trước Giáng Sinh, tôi lo mình không có đủ tiền mua quà cho mọi người, thế mà tôi vẫn mua đủ và còn dư lại những hai mươi xu! Giờ đây, chúng tôi thường nhắc lại những món quà "rẻ tiền" đó, giá cả chỉ tính bằng vài chục xu, nhưng chúng tôi thật sự thổ lộ tình cảm ra cho nhau biết. Trên kệ sách, tôi còn giữ lại một gói đường, một cái lông gà, một móng ngựa và một bó que... Và chúng hoàn toàn vô giá. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Giúp Đỡ Lauren Ngày 6-12 Tôi hoàn toàn thành thật khi nói rằng mình chẳng hề mong ngóng đến mùa Giáng Sinh đầu tiên - sau khi gia đình tôi dọn đến chỗ ở mới, xa rời sự thân ái của họ hàng và bạn bè. Tất nhiên tôi cũng có nghĩ tới quà cáp, nhưng mặc cho niềm vui mùa lễ mỗi lúc một tới gần, tôi vẫn giữ thái độ hoài nghi. Tôi nhớ quay quắt thời tiết lạnh lẽo ở đó, ca sôcôla nóng bốc khói thơm lừng, tiệc Giáng Sinh hàng năm tại nhà Page 12
  • 13. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt đứa bạn thân, gian phòng khách nhà tôi bừng sáng lên với những dây đèn trên cây thông, và trên tất cả, là lễ Giáng Sinh ở nhà bà ngoại... Sau chuyến đi dài khoảng hai giờ, cả sáu người trong gia đình tôi kéo thốc vào căn bếp ấm áp của bà ngoại. Mùi thơm ngọt ngào của bánh quy mới nướng và mùi thơm lừng của thịt gà tây trong lò luôn khiến tôi chảy nước miếng. Bà ngoại hối hả bộn rộn với chiếc tạp dề dính đầy bột, miệng cười tươi và phân phát cho mỗi đứa chúng tôi một cái hôn. Bà than vãn về thời tiết lạnh lẽo, rồi xoa đầu chúng tôi và đẩy chúng tôi sang phòng khác chơi. Bốn chị em tôi nôn nao ngồi chờ đám anh em họ - con của dì tôi hoặc cậu tôi. Cuối cùng, khi chúng kéo ùa tới. Tất cả chúng tôi nháy mắt cho nhau và lao xuống tầng hầm, bí mật bàn tán về món quà Giáng Sinh. Theo tôi nhớ được, hầu như Giáng Sinh nào chúng tôi cũng làm giống hệt như vậy. Nhưng từ khi gia đình tôi dọn nhà đi, truyền thống Giáng Sinh đó không còn nữa. Tôi cảm thấy mình tuyệt vọng trước một mùa Giáng Sinh hoàn toàn đổi khác. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của một con bé năm tuổi tên Lauren, tôi biết rốt lại thì mình cũng không đến nỗi bất hạnh như thế. Trường học bắt đầu nghĩ lễ, và chúng tôi chuẩn bị đi mua sắm Giáng Sinh - không phải cho chúng tôi, không phải cho bạn bè, mà cho một con bé có tên Lauren. Con bé sống trong một gia đình nghèo xác nghèo xơ, và chúng tôi định mua những món quà Giáng Sinh mà gia đình nó không thể mua nổi. Tôi vừa đi vừa nghĩ: Một con bé năm tuổi thích đồ chơi gì há? Nhưng khi tôi nhìn xuống danh sách mà mẹ nó gửi cho chúng tôi - thông qua nhà trường - thì tôi chẳng thấy đồ chơi đồ chiếc nào cả. Lauren chỉ xin ông già Nô-en bít tất, đồ lót, quần áo và giày... Trời, những món quà mà tôi luôn tỏ ra thất vọng khi nhận được. Tôi nhớ mình đã hăm hở chộp lấy cái hộp có dán nhãn "Ông già Nô-en tặng Maddy" và xé toạc tờ giấy bọc sặc sỡ sáng chói, để rồi nhìn thấy... quần áo. Tôi nhăn nhó đẩy nó sang một bên. Tôi không hề nghĩ rằng sẽ có người cần thiết những món đồ đó. Và chính xác con bé Lauren chỉ xin có thế thôi. Bốn chị em tôi vui vẻ chọn lực quần áo cho Lauren. Tuy nhiên, công việc đi giao những món quà làm chúng tôi hơi bị sốc. Chúng tôi ra đi rất sớm, khoảng bảy giờ sáng, để tránh làm bà mẹ của Lauren bị bối rối. Cả con đường còn yên ngủ, , thậm chí chẳng có tiếng chó sủa khi chúng tôi tới gần. Chúng tôi lái xe ngang qua các cửa hiệu bị bỏ hoang, các căn nhà và các xe lưu động điêu tàn. Nhiều nhà không có bảng số, khiến cho việc tìm nhà Lauren còn khó hơn. Cuối cùng, xe lưu động của Lauren nằm trên một rẻo đất nhỏ xíu Page 13
  • 14. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt bằng cái lỗ mũi. Rải đất này thật ra là một bãi bùn giữa đống rác và đống đồ gỗ hư hại. Lối vào đã không có, mà hộp thư cũng chẳng có luôn. Mẹ tôi phải xoay sở dữ lắm mới tìm ra được chỗ đậu xe. Rồi, những bậc gỗ bị mục - dẫn mẹ con tôi tới cánh cửa cái - hình như chỉ muốn sập xuống dưới sức nặng của bà và bao quà kềnh càng. Toàn bộ khung cảnh nhuốm một vẻ tối tăm, u ám và tồi tàn. Đống quà xanh đỏ của mẹ tôi nổi bật lên trên phông nền đen đúa đó. Mẹ tôi thận trọng bước lên bậc thềm gỗ, bà chậm rãi đặt bao đựng quà xuống sàn và gõ của vài cái. Khi mẹ tôi quay trở về xe thì cánh cửa bật mở. Một phụ nữ bước ra, vẻ mặt cau có và giận dữ. Mẹ tôi thò đầu ra khỏi cửa xe, tươi cươi giải thích: - Chúng tôi có quà cho Lauren. Người phụ nữ không nghe rõ câu nói của mẹ tôi nên cứ đứng đó nhìn bằng cặp mắt vô cảm. Bà ấy không để ý tới bao đựng quà nằm nơi chân. Tôi vội chồm người tới và tắt động cơ đi. Mẹ tôi bước ra khỏi xe và giải thích một lần nữa: - Chúng tôi có vài món quà Giáng Sinh tặng cho Lauren. Ánh mắt tối tăm của bà ấy dịu xuống và bà ấy mỉm cười. Hình như bà ấy lúng túng tới nỗi không thể thốt thành lời. Tất cả chúng tôi đồng thanh nói to: "Chúc mừng Giáng Sinh!" rồi mẹ tôi lái xe đi - để lại phía sau lưng người phụ nữ vẫn còn đứng nơi ô cửa và mỉm cười nhìn theo. Giáng Sinh năm đó, khi ngồi nhìn những gói quà bọc giấy sặc sỡ, nhìn cây thông chiếu ánh sáng lấp lánh, nhìn gia đình vui vẻ hạnh phúc, tôi nhớ đến Lauren. Tôi hy vọng nó cũng đang đón một ngày Giáng Sinh tuyệt vời cùng gia đình. Tôi nghĩ, hình như chúng tôi cũng góp phần vào để con bé năm tuổi vẫn còn tin rằng ồng già Nô-en là có thật. Ngược lại, Lauren cũng giúp tôi nhận ra bản thân mình thật sự may mắn. Nhờ có con bé, tôi thật sự hiểu hết ý nghỉa của Giánh Sinh, đó là trao tặng và yêu thương. Với tôi, Giáng Sinh năm đó là ngày nghỉ lễ thật đáng nhớ. Dù Lauren đang ở đâu, tôi hy vọng nó cũng có ý nghĩ như vậy. Maddy Lincoln, 13 tuổi. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Món quà của các nhà thông thái . Ngày 7-12 Tất cả chỉ có một đô la và tám mươi bảy xu. Trong đó có sáu mươi xu làm bằng kim loại. Những đồng xu này được dành giụm từ việc mặc cả với những người bán tạp hóa, bán rau, bán thịt đến nỗi má đỏ Page 14
  • 15. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt bừng vì bị cho là keo kiệt. Della đã đếm đi đếm lại số tiền đó ba lần và chỉ có một đô la và tám mươi bảy xu không thể lẫn lộn vào đâu được. Ngày tới là lễ Giáng Sinh. Dalla không biết làm gì, cô đã ngồi xuống chiếc ghế dài và gào thét lên. Điều gì đã kiến cho sự nhạy cảm của tâm lý con người trong cuộc sống tạo nên những tiếng nức nở, tiếng khóc và tiếng cười, nhưng dường như tiếng khóc chiếm ưu thế hơn. Trong khi bà chủ nhà từ từ bước xuống từ bậc thang thứ nhất sang bậc thang thứ hai và quan sát căn nhà. Chi phí thuê căn hộ là tám đô la cho một tuần. Miêu tả căn hộ như chỗ ở của những người ăn xin thì hơi quá nhưng thực ra nó chỉ hơn như thế một chút mà thôi. Ngoài sảnh bên dưới có một một hộp thư mà chẳng có lá thư nào, một nút chuông điện nhưng không một bàn tay nào ấn vào và một tấm biển mang tên “Ông Dillingham Young”. Gia đình Dillingham đã vui vẻ trong suốt thời kỳ thịnh vượng trước đó với thu nhập ba mươi đô la một tuần. Nhưng bây giờ mức thu nhập hàng tuần chỉ còn hai mươi đô la và họ phải khéo léo chi tiêu với mức thu nhập này. Nhưng bất cứ khi nào ông James trở về nhà, ông luôn nhận được những tiếng gọi với cái tên trìu mến là Jim và vòng tay âu yếm từ người vợ yêu dấu của mình, đó là Della. Điều này làm cho cuộc sống của họ thật tuyệt vời. Della ngừng khóc và lấy miếng bông phấn chăm chút đôi gò má của mình. Cô đứng cạnh cửa sổ và nhìn ra ngoài, cảm giác một khung cảnh màu xám bao trùm, có một con mèo đang đi qua hàng rào trong một cái sân. Ngày mai là lễ Giáng Sinh nhưng cô chỉ có một đô la và tám mươi bảy xu để mua quà cho Jim. Đây là số tiền mà cô đã tiết kiệm từng xu trong vòng mấy tháng trời để lên kế hoạch mua một thứ gì đó thật đáng yêu cho chồng mình, thứ tốt đẹp và có giá trị để thể hiện lòng thương yêu của cô dành cho chồng. Một chiếc gương lớn nằm giữa những cửa sổ của căn phòng. Có lẽ bạn cũng đã từng nhìn thấy một tấm gương lớn như thế trong căn hộ tám đô la. Một người nhanh nhẹn, mảnh mai có thể quan sát được sở thích của anh ấy trong một cái nhìn rất nhanh. Della trở nên khéo léo với tầm nhìn nghệ thuật. Đột nhiên, cô rời cửa sổ lại đứng trước gương, đôi mắt cô sáng lên nhưng hai mươi giây sau mặt của cô bỗng xuống sắc. Cô kéo mái tóc và xóa xuống lưng. Page 15
  • 16. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt Hiện nay, vợ chồng cô có hai thứ quý giá đó là: chiếc đồng hồ của ông, cha chồng cô để lại và mái tóc của cô. Mái tóc mà cả nữ hoàng Sheba cũng phải ganh tị nếu một ngày nào đó bà sống trong căn hộ đối diện và nhìn thấy Della hong tóc bên cửa sổ. Khi đó tất cả những trang sức của bà đều trở nên tầm thường. Ngay cả quốc vương Solomon, người đã thuê rất nhiều đầy tớ để trông coi những núi châu báu của mình dưới tầng hầm, cũng phải vuốt râu ngưỡng mộ khi đi ngang và nhìn thấy Jim ngắm nghía chiếc đồng hồ của anh ấy. Nhưng bây giờ, mái tóc của Della đang xõa xuống với những gợn sóng long lanh như một thác nước màu nâu. Nó dài xuống đầu gối và giống như trang phục của cô đang mặc. Cô bối tóc lên và đứng dậy trong khi nước mắt còn rơi trên tấm thảm cũ sờn. Cô bước ra ngoài với trang phục một chiếc áo khoác nâu cũ kỹ, bên trong là chiếc váy sáng rực và một chiếc nón màu nâu cũ. Cô dừng lại trước cửa hiệu có tấm biển “Mne. Sofronie: Nhiều loại sản phẩm tóc”. Cô đi nhanh đến chỗ bà chủ Madame, một người phụ nữ to con, với nước da trắng ngần, dáng vẻ lạnh lùng và cứng rắn trông giống như Sofronie. Della hỏi: “Cô có mua tóc của cháu không?” Madamne trả lời: “ Có. Bỏ nón ra và xõa tóc xuống cho cô xem nào.” Mái tóc cô buông xuống như một thác nước màu nâu. Madame nâng mái tóc lên và nói: “Hai mươi đô la nhé.” Della nói: “Cô cắt đi và đưa tiền cho cháu nhanh lên.” Hai giờ trôi qua, cô cảm thấy như lạc quan hơn và cô đã quên đi những việc khác, cô chạy nhanh đến cửa hiệu để mua quà cho Jim. Và cuối cùng cô đã tìm thấy một thứ mà cô chắc chắn nó làm ra để dành cho Jim. Nó là thứ độc quyền không cửa hiệu nào có và cô đã lật đi lật lại để xem cả bên trong lẫn bên ngoài. Đó là sợi dây đồng hồ bằng bạch kim với thiết kế đơn giản, giá trị của nó được thể hiện ở nguyên liệu chứ không phải mẫu mã cầu kỳ. Thậm chí nó có giá trị như chiếc đồng hồ, lần đầu tiên nhìn thấy nó thì cô đã chắc chắn nó thuộc về Jim. Nó sẽ làm cho anh ta thích thú. Giá trị thực sự và đắn đo suy nghĩ – đặt vào cả hai yếu tố đó. Cuối cùng, cô đã mua nó với giá hai mươ mốt đô la và còn lại tám mươi bảy xu mang về nhà. Có sợi dây để đeo đồng hồ thì Jim không cần phải lo âu về thời gian làm việc. Chiếc đồng hồ rất quan trọng khiến thỉnh thoảng Jim đã nhìn nó kín đáo với một sợi dây vải cũ kỹ thay cho sợi Page 16
  • 17. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt dây đồng hồ. Khi Della trở về nhà niềm lạc quan của cô tan biến thay vào đó là sự bồn chồn và lo lắng. Cô đã lấy chảo ra, bật bếp ga và nấu ăn để vun đắp vào hương vị tình yêu. Trong vòng bốn mươi phút, đầu tóc cô được cắt gọn gàng, những sợi tóc quăn nằm gọn trông ngố như một cô bé trốn học. Cô ngắm mình trong gương và tự nhủ rằng: “ Nếu Jim không thích mình, trước khi anh ấy có cái nhìn thứ hai về mình, anh ấy sẽ bảo mình giống như một cô đào hát ở đảo Coney. Nhưng mình có thể làm gì đây khi mình chỉ có một đô la và tám mươi bảy xu?” Vào lúc bảy giờ, cà phê đã pha sẵn, cái chảo rán đã được để trên bếp lò sẵn sàng cho món sườn ram. Jim chưa bao giờ về trễ. Della gấp đôi sợi dây đồng hồ để trong lòng bàn tay và ngồi cạnh cửa, nơi mà Jim thường xuyên bước vào. Khuôn mặt của cô bỗng tái nhợt khi nghe những bước chân của anh lên cầu thang. Mỗi ngày cô có thói quen cầu nguyện những điều đơn giản nhất và bây giờ cô thì thầm: “ Xin chúa ban cho anh nghĩ rằng con vẫn luôn xinh đẹp.” Cánh cửa mở ra và Jim bước vào, anh nhẹ nhàng kép cửa lại, trông anh gầy gò và chững chạc. Anh thật đáng thương, mới chỉ hai mươi hai tuổi nhưng anh phải mang trên vai gánh nặng gia đình. Anh cần một áo khoác mới nhưng anh lại không thể mua nổi đôi găng tay. Jim ngừng lại sau cánh cửa như một pho tượng. Mắt anh nhìn chằm chằm vào Della, có điều gì đó trong mắt anh nhưng cô không biết được. Điều này đã làm cho cô lo lắng. Không phải đôi mắt của sự tức giận, sự ngạc nhiên, sự phản đối, sự kinh sợ hay bất kỳ sự đa cảm nào mà cô đã chuẩn bị để đối phó. Anh nhìn cô với vẻ mặt khác thường. Della vội đến bên chồng. Cô nói trong nước mắt: “Jim, anh yêu à! Đừng nhìn em như thế. Em đã cắt tóc và bán đi rồi. Vì em không thể sống qua mùa Giáng Sinh này nếu không có quà cho anh. Tóc em sẽ mọc ra nhanh thôi mà, anh đừng buồn có được không? Em phải làm như thế thôi. Tóc em sẽ mọc ra rất nhanh. Mình hãy nói Giáng Sinh vui vẻ và hạnh phúc đi anh. Anh không biết được em có món quà dễ thương và xinh đẹp như thế nào dành cho anh đâu.” Jim hỏi: “ Em cắt tóc à?” Anh hỏi như chưa thấy gì sau ngày làm việc mệt nhọc trở về. Della trả lời: “Em đã cắt bán nó rồi anh ạ. Anh vẫn yêu em chứ? Em vẫn là em, cho dù bây giờ em không còn mái tóc dài nữa phải không anh?” Jim nhìn quanh căn phòng và ngớ người ra và hỏi tiếp: “ Em đã bán tóc rồi sao?” Della trả lời: “ Đừng tìm nữa anh. Em đã cắt và bán nó đi rồi. Hôm nay là đêm Giáng Sinh. Em thật là Page 17
  • 18. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt hạnh phúc khi nó ra đi vì anh. Những sợi tóc trên đầu em có thể đếm được, nhưng không có gì có thể đo lường được tình yêu của em dành cho anh. Mình chuẩn bị dùng bữa tối nhé?” Jim đã dường như nhanh chóng thức tỉnh, anh ôm chầm lấy Della. Chúng ta có thể quan sát những điều bình thường trong những chiều hướng khác nhau trong vòng mười giây, tám đô la trong một tuần hay một triệu đô la trong một năm thì cũng có khác gì nhau đâu. Các nhà toán học hay những người tài dí dỏm cũng không thể cho bạn câu trả lời chính xác được. Trong số những người thông thái sẽ mang đến cho bạn những món quà có giá trị. Trời sẽ sáng bừng lên sau đêm tối. Jim lấy từ trong túi áo ra một gói nhỏ đặt lên bàn và nói: “Della ạ! Em không có lỗi gì cả. Dù em có cắt tóc hay làm bất kỳ việc gì thì cũng không làm cho tình yêu của anh dành cho em thay đổi. Em sẽ hiểu tại sao lúc nãy anh nhìn em như thế khi em mở chiếc hộp ra.” Những ngón tay thon thả của Della nhanh nhẹn gỡ dây cột và giấy bọc ra. Tiếng reo mừng của cô thốt ra và nó bỗng nghẹn thành tiếng nấc, từng giọt nước mắt chảy dài và dường như cần sự dỗ dành. Cô để bộ kẹp tóc xuống và ngắm nhìn nó. Bộ kẹp tóc rất đẹp, được thiết kế chất liệu vỏ sò dễ thương với phần viền được tạo bởi những viên đá xinh nhỏ để trang điểm và tôn vinh thêm vẻ đẹp cho mái tóc. Đó là những chiếc kẹp đắt tiền, cô biết điều đó, và cô đã từng mơ ước sở hữu nó. Và giờ đây, nó đã thuộc đã về cô nhưng mái tóc lại không còn nữa. Cô nâng niu món quà và một lúc sau cô mở mắt lim dim và nói: “Jim ạ! Tóc của em sẽ nhanh dài ra thôi mà.” Và rồi Della nắm lấy như một chú mèo con và reo lên: “Ô, ô!” Jim vẫn chưa nhìn thấy món quà xinh đẹp dành cho anh. Della háo hức cầm món quà trong lòng bàn tay ra, món quà kim loại quý giá ấy dường như tiếp thêm sức mạnh cho cô. “Nó tuyệt vời anh nhỉ? Em đã tìm khắp thị trấn đó. Hằng ngày anh nhớ nhìn nó hàng trăm lần nhé! Hãy đưa chiếc đồng hồ cho em, em muốn xem nó vừa vặn và xinh xắn như thế nào.” Jim không đi lấy đồng hồ mà ngồi xuống ghế, tay chống cằm, cười gượng và nói: “Della ạ! Em hãy cất những món quà này đi. Chúng rất đẹp nhưng không thể sử dụng bây giờ. Anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp tóc cho em rồi. Và bây giờ chúng ta hãy ăn tối nhé!” Như chúng ta đã biết, các nhà thông thái là những người khôn ngoan, sáng suốt. Họ đã mang những món quà dâng tặng cho Chúa Hài Đồng khi Người được sinh ra trong máng cỏ và họ cũng sáng tạo ra Page 18
  • 19. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt nghệ thuật tặng quà Giáng Sinh. Những người khôn ngoan dĩ nhiên được biết đến qua những món quà của họ, có lẽ nó liên quan đến sự thay đổi những đặc ân trong trường hợp giống hệt nhau. Và giờ đây tôi tóm lược cho bạn biết rằng không có một biến cố nào được ghi lại hai đứa trẻ ngốc sống trong một căn hộ mà họ đã hy sinh cho nhau những món quà quý giá nhất của nhà họ một cách không khôn ngoan. Những lời cuối cùng của những người sáng suốt trong những ngày này là dành tặng cho tất cả những ai nhận được món quà này, họ thực sự là những người sáng suốt nhất. Cho dù bất cứ nơi đâu, những người nhận và người cho đều là người sáng suốt nhất. Họ là những nhà thông thái. Nhóm dịch: Hoàng Thị Chung, Đặng Thị Như Chi, Trần Thị Kim Loan Instructor: Phạm Vũ Phi Hổ ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chú Bé Đánh Trống Ngày 8-12 Tôi không thể nào kích động hơn nữa. Mục sư và vợ ông ấy sẽ đến nhà tôi dùng bữa tối! Trong đời, tôi chỉ yêu thích có vài người - và một trong số đó chính là mục sư Shick. Mỗi lần tôi gặp ông, không cần biết chúng tôi đang ở đâu ông đền giang rộng hai cánh tay to lớn mà thân thiết ôm tôi. Khi ba mẹ báo sẽ có ông bà mục sư đến dùng bữa tối, tôi nhảy nhót loi choi với niềm vui sướng ma chỉ có đứa trẻ bảy tuổi mới biểu hiện như vậy. Ngay sau đó, tôi chợt nhớ mình chẳng có món quà nào đó để tặng ông ấy, mà không hơn 10 ngày nữa là đến Giáng Sinh rồi. Quỳ xuống gần những gói quà được chất đống quanh gốc cây, tôi bới bới lên, hy vọng ba tôi hoặc mẹ tôi dành riêng một món quà nào cho ông ấy. Nhưng không có ói quànào dánnhãn "Mục sư Shick" cả. Lúc thẳng người lên, ánh mắt tôi bắt gặp một món đồ trang trí trên cành thông. Đó là một chu` bée đánh trống bằng gỗ, cao khoảng tám cm. Tôi nghĩ bụng: Tố qua tại nhà thờ, James, con trai của mục sư Shick, đã đánh trong khi một thiếu niên khác đứng hát bài "Chú Bé Đánh Trống". Hẳn mục sư thích bài hát lắm nên mới cho con trai ông diễn cảnh đó vào mùa Giáng Sinh. Tôi vội vàng giật hình người bằng gỗ ra khỏi cành cây, chộp lấy một mảnh giấy màu sặc sỡ và hối hả Page 19
  • 20. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt chạy về phòng ngủ của mẹ. Tôi nhanh tay gói hình người trong mớ giấy màu và bọc nguyên cái gói nhỏ với nguyên cuộn băng keo. Chẳng bao lâu, mục sư và vợ ông ấy bước vào trong nhà. Chúng tôi cùng ngồi xuống bàn ăn, và tôi bắt đâu ăn món thịt băm với mì ống spaghetti trong khi người lớn trò chuyện. Thức ăn ngon tuyệt và cuộc nói chuyệ cực kỳ ấp dẫn tới nổi tôi suýt quên mất món quà. Mãi khi món tráng miện được dọn lên, tôi mới nhớ. Thò tay dưới ghế, tôi chộp lấy món quà, bất ngờ giơ cái gói giấy dán chằng chịt băng keo lên mà chẳng mào đầu gì cả: - Đây ạ. Chúc Mừng Giáng Sinh. Mặt ba mẹ tôi xanh lè xanh lét. Họ hoàn toàn không biết tội tặng cho mục sư cái gì. Mục sư cầm lấy món quà nhỏ và mỉm cười: - Michele, con thật là tử tế. Ông ấy mất nhiều phút để mở gói quà ra, nhưng không được. Ông ấy đành quay sang ba tôi và nói: - Có lẽ tôi phải mượn ông bà một cây kéo. Ông bà có sẵn không ạ? Ba tôi đứng lên, lấy một cây kéo trong ngăn tủ đưa cho mục sư. Với vài nhát kéo và một cái giật thật mạnh, mục sư Shick phát hiện ra cái gì nằm dưới lớp băng keo chằng chịt đó: một chú bé đánh trống bằng gỗ. Lúc này, trông hình hài chú ta nhỏ bé hơn va thảm hại hơn. Mục sư hả to miệng và thở mạnh: - Chúa ơi! Món quà này hay vô cùng, con gái à. Tôi mỉm cười e thẹn: - Nó làm con nhớ cảnh tối qua, khi James đứng đánh trống. Con thích bài hát "Chú Bé Đánh Trống" lắm! Sau khi chúng tôi ăn kem xong, mụs sư thân thiết ôm tôi và hai vợ chồng ông ấy ra về. Tôi không chắc ông ấy có thích món quà của tôi không, nhưng tôi sung sướng là mình vẫn nhớ đến ông ấy theo một cách đặc biệt nào đó. Mục sư Shick vừa khuất dạng ngoài kia thì ba tôi quay sang tôi và tra hỏi ngay: - Tại sao con tặng mục sư món đồ trang trí cũ xì đó> Tôi lắp bắp: - Con tưởng mục sư thích nó. Ba tôi cảnh cáo: - Lần sau, muốn lấy cái gì ra khỏi cây Giáng Sinh là phải hỏi, nghe chưa? Nếu con muốn tặng mục sư món đồ trang trí, con nên tặng một trong những thứ pha lê xinh đẹp này. Bây giờ tôi mới biết rằng món quà của tôi không được ai hoan hô, và mắt tôi dán chặt xuống nền nhà: - Con xin lỗi. Chủ Nhật tới, tôi cảm thấy "quê độ" đến nỗi không muốn bước chân vào nhà thờ. Tôi nghĩ, có lẽ ba nói đúng. Lẽ ra tôi nên tặng mục sư một vật trang trí to lớn hơn, một vật nhiều màu sắc và lấp lánh lên khi có ánh sáng. Rốt phải, chẳng phải mục sư Shick là một nhân vật quan trọng sao? Page 20
  • 21. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt Như thường lệ, chúng tôi ngồi ở dãy ghế đầu tiên. Mặt tôi cùi gầm xuống và không tài nào ngước lên được. Tới giờ giảng, tôi bắt đầu rục rịch trên ghế và chân nọ đá chân kia. Mục sư giơ vật trang trí chú bé đánh trống quen thuộc lên và nói: - Hôm nay tôi muốn nói với mọi người về một món quà Giáng Sinh tuyệt vời mà tôi nhận được hồi tuần trước. Món quà cho thấy, thậm chí một đứa trẻ bảy tuổi cũng biết lý do tại sao chúng ta tặng quà cho nhau và ngày Giáng Sinh. Trong số những món quà mà tôi nhận được trong năm nay, món quà này có ý nghĩa rất nhiều đối với tôi. Và tôi xin giải thích với mọi người tại sao... Với những ai không tham dự buổi nhạc thánh ca, thì hôm đó, con trai đã diễn cảnh đánh trống trong bài "Chú Bé Đánh Trống". Và hôm qua, con trai tôi quay trở lại trường đại học rồi.Tôi sẽ để vật này trên bàn làm việc của tôi, nó nhắc nhở tôi rằng dù con trai tôi đang ở đâu, nó vẫn là chú bé đanh trống của tôi. Cả hội trường vỗ tay rào rào lên. Cặp mắt mục sư rân rấn nước. Ông ấy nói mạnh mẽ hơn: - Cháu bé nhắc tôi nhớ rằng món quà không hẳn là quan trọng, mà tình thương yêu mới là quan trọng. Tận đáy lòng, tôi muốn nói lời cảm ơn cháu bé. Sau buổi lễ, tôi tới gặp mục sư và nhận được một cái ôm hôn thân thiết vào ngày Chủ Nhật. Mục sư cảm ơn tôi lần nữa về món quà giản dị đó. Những người đứng chung quanh biết tôi là cháu gái đã tặng món quà chú bé đánh trống, họ đều mỉm cười với tôi. Cuối cùng, tôi lên tiếng được và lắp bắp: - Khi con tặng nó cho mục sư, con lo lắng quá, không biết mục sư có thích không, vì nó quá nhỏ bé. Mục sư trìu mến nhìn tôi: - À, con cũng nhỏ vậy, và mục sư rất yêu con. - Nhưng nó không đẹp. Nó không chiếu sáng lấp lánh. - Nhưng với ta, nó lại rất đẹp như chính tấm lòng con vậy. Cho tới tận hôm nay, vào mỗi mùa Giáng Sinh, khi tôi nghe bài hát "Chú Bé Đánh Trống" tôi đều nhớ tới gia đình mục sư Shick. Với tôi, vật trang trí bằng gỗ đó quá bé nhỏ, nhưng ý nghĩa của nó rộng lớn hơn cả cuộc sống. Từ lúc bảy tuổi, tôi đã biết rằng bản thân món quà không quan trọng; mà việc nó đem lại niềm vui cho người khác, nó biểu lộ yêu thương và chia sẻ với người khác, mới đúng là tinh thần của trao tặng. Michele Wallace Campanelt ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thiên Thần Đôi Ngày 9-12 Page 21
  • 22. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt Tỉnh dậy sau khi nghe tiếng chuông đồng hồ báo thức, tôi mỉm cười và vui thích khi nghĩ rằng... chỉ còn một ngày nữa thôi. Tôi rời khỏi giường, thong thả mặc quầ áo vào. Lục lọi vài phút trong bếp, tôi tự làm cho mình một chen bột ngũ cốc và một miếng pizza còn dư của tối qua. Sau khi xem bộ phim hoạt hình, chơi vài trò chơi và chat qua mạng với bạn bè, tôi chợt nhớ mình chưa mua quà cho mẹ! Mà hôm nay là ngày trước Giáng Sinh và các cửa hiệu cũng sắp đóng cửa rồi! Thế là tôi xỏ vội chân vào giày, chộp lấy tấm ván trượt patin và lao vun vút tới khu thương mại gần nhà. Tôi đẩy cánh cửa khổng lồ bằng kính, bước vào bên trong , để rồi nhìn thấy một cảnh tượng không thể tin được. Khắp nơi, người ta chạy đi chạy lại, mặt mũi căng thẳng, cố tìm cho được những món quà tuyệt vời để tặng người thân. Đúng là cảnh tượng điên loạn trước mặt tôi. Khi tôi đang tìm cách chen qua đám đông thì một người đàn ông - mặc áo khoác đen - bước lại gần tôi và nói bằng giọng tuyệt vọng, rằng ông ta bị mất cái bóp da màu nâu. Trong khi tôi mở miệng, ông ta díu một tấm cạc vào tay tôi và nói tiếp: - Làm ơn gọi cho tôi tại số này nếu tình cờ cháu tìm thấy nó. Tôi nhìn ông ta, nhún vai và trả lời: - Vâng. Không sao. Cháu sẽ gọi. Ông ta quay đi, còn tôi tiếp tục chen qua đám người đông đúc để tìm một món quà cho mẹ. Tôi tìm kiếm khắp nơi, cửa hiệu nào cũng bước vào, phóng ba bậc lên lầu rồi phóng hai bậc xuống đất, nhưng hầu như tôi chẳng gặp may mắn gì cả. Cuối cùng, khi tới khu vực điêu tàn cuối khu thương mại, tôi nhìn thấy một cửa hiệu bán đồ sứ và đồ pha lê. Hình như nó vẫn còn một số mặt hàng có giá trị. Tôi nghĩ, vào xem cũng chẳng mất gì nên tôi bước vào trong luôn. Những người mua quà Giáng Sinh đan bới tung các thùng đựng hàng để tìm một món ưng ý. Họ bày bừa chúng đầy trên sàn và chẳng ai buồn ra tay dọn dẹp lại. Khung cảnh thật kinh khủng. Nó giống như căn phòng ngủ dơ bẩn với hàng trăm bộ quần áo bốc mùi bị quăng bừa bãi khắp nơi. Khi tôi cố len lỏi qua các thùng giấy, tôi vấp phải một thùng hàng nhỏ để ngay giữa lối đi, thí là tôi té dập mặt xuống đất. Vừa thất vọng, vừa mệt mỏi sau hàng giờ đồng hồ tìm kiếm, tôi đứng lên, hét to một tiếng và đá mạnh vào cai thùng - thủ phạm khiến tôi bị té. Nó bay lên cao rồi va phải bức tượng thạch cao khiến bức tượng nghiêng ngả. Đúng là "giận quá hóa ngu", nhưng may là tôi chưa làm đổ bể đồ đạc của cửa tiệm. Khi tôi lượ cái thùng lên để trả nó về chỗ cũ, tôi để ý thấy một hộp giấy màu xanh, dẹp lép, bị mấy tờ giấy gói hàng che lấp. Tôi mở cái hộp ra, bên trong là một cái dĩa thủy tinh màu xanh tuyệt đẹp, có vẽ Page 22
  • 23. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt cảnh Chúa Giáng Sinh. Trời! Đúng là nó rồi! Một món quà hoàn hảo, đang nằm lăn lóc dưới mớ rác rưởi để chờ tôi đến mua! Tôi sung sướng bật cười to, cầm nó lên và xăm xăm đi tới phòng thu ngân. Khi cô thu ngân rung chuông gọi tới phiên tôi, tôi thò tay vào túi để lấy tiền. Nhưng túi quần của tôi hoàn toàn trống rỗng! Tôi bắt đầu lay hoay lục tìm cái bóp thì mới hay là đã để quên nó ở nhà! Trời, đây là cơ hội cuối cùng để tôi mua món quà Giáng Sinh tặn vì, vì chỉ mười phút nữa là khu thương mại đóng cửa rồi! Mà hôm nay là ngày trước Giáng Sinh! Nếu tôi trượt patin về nhà rồi qusy trở lại cũng mất hai mươi phút! Tôi biết làm sao đây? Thế là tôi hành động. Tôi làm điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra: là chạy ra ngoài tiền sảnh và xin tiền mọi người. Một số người nhìn tôi, tưởng tôi điên. Một số khác phớt lờ, không thèm để ý. Cuối cùng, tôi chịu thua, bèn ngồi phịch xuống một băng ghế lạnh lẽo, cảm thấy mình chỉ là kẻ hậu đậu. Tôi gục mặt xuống, tự hỏi bây giờ mình làm gì đây? Trong lúc suy nghĩ, tôi để ý thấy một sợi dây giày bị tuột ra. Ồ hay thật! Lúc này, tôi chỉ cần vấp lên sợi dây giày của mình và té gãy cổ nữa là đủ bộ! Đó sẽ là kết thúc tuyệt hảo cho chuyến đi vô ích này! Khi tôi khom người cột lại sợi dây giày, tôi nhìn thấy một cái bóp da màu nâu đang nằm nơi chân ghế. Tôi không biết đây có phải là cái bóp mà người đàn ông mặc áo khoác đen bị mất hay không. Tôi mở bóp ra. Đúng rồi. Tấm hình dán trên bằng lái xe đúng là khuôn mặt của ông ta. Rồi miệng tiô há hốc ra khi tôi phát hiện có ba trăm đô la trong ngăn đựng tiền. Không cần suy nghĩ thêm, tôi biết mình phải lam điều đúng đắn. Tôi chạy đi tìm buồng điện thoại công cộng, dùng dịch vụ "người nghe trả tiền" để gọi tới con số in trên tấm cạc. Người đàn ông trả lời ngay, nói rằng ông ta vẫn còn ở trong khu thương mại. Giọng ông ta vui vẻ và nhẹ nhõm hẳn. Ông ta hỏi tôi có thể tới gặp ông ở cửa hiệu giày được không - ngẫu nhiên sao, cửa hiệu giày nằm gần cửa hiệu bán đồ sứ và pha lê! Khi tôi tới đó, người đàn ông xúc động tới nỗi cứ cảm ơn tôi hàng chục lần trong khi ông ta kiểm tra xem tiền bạc và thẻ tín dụng có còn không. Tôi quay đi, lê bước ra khỏi khu thương mại và thiểu não trở về nhà. Chợt, có người chụp lấy vai tôi. Té ra là ông ta. Đứng đối mặt với ông ta, tôi khẳng định rằng tôi không lấy thứ gì trong bóp cả. Ông ta thành thật trả lời: - Vâng. Tôi đã thấy điều đó. Thế mà tôi cứ không tin rằng trên đời này sẽ có một đứa trẻ trả lại toàn bộ số tiền mà nó lượm được, khi nó có thể lấy đi một ít mà không ai biết. Rồi ông mở bóp ra, đưa tôi bốn tờ giấy hai mươi đô la và cảm ơn tôi một lần nữa. Sung sướng cực độ, tôi nhảy vọt lên trời, hét to một tiếng. Lần này tới phiên tôi cảm ơn ông, nói rằng Page 23
  • 24. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt tôi phải nhanh chân chạy vào trong kia, mua một món quàa để tặng mẹ tôi trước khi khu thương mại đóng cửa. Một phụ nữ rất tử tế, đồng ý cho tôi lách vào. Tôi mua được cái dĩa bằng thủy tinh, và lao như gió trên tấm trượt patin để về nhà. Tâm hồn tôi khoai khoái vì mọi việc đã được giải quyết xong xuôi. Tôi thấy mình đang huýt sáo nhiều lần một điệu thánh ca mà tôi đã nghe tối hôm trước. Đột nhiên, tôi nhận ra một điều thú vị. Hình như tôi là thiên thần Giáng Sinh của người đàn ông khi ông ta bị mất cái bóp, ngược lại, ông ta là thiên thần Giáng Sinh của tôi khi tôi để quên bóp ở nhà. Tôi nghĩ: Đúng là thiên thần đôi! Và tôi biết mình sẽ nhớ mãi kỷ niệm của ngày hôm nay, ngày trước ngày Giáng Sinh. Sáng hôm sau, mẹ tôi mở món quà của tôi ra. Vẻ mặt bà đã cho tôi biết rằng bà rất yêu thích món quà dễ thương đó. Rồi tôi kể cho mẹ nghe về các biến cố đã xảy ra khi tôi tìm cách mua cho được món quà. Điều đó khiến cái dĩa thủy tinh càng có ý nghĩa đặc biệt đối với mẹ tôi hơn. Cho tới hôm nay, mẹ tôi vẫn cất cái dĩa thủy tinh màu xanh trong tủ búp-phê. Tất nhiên là nó nhắc mẹ tôi nhớ tới tôi, đồng thời, nó cũng nhắc tôi nhớ rằng những điều kỳ diệu có thể xảy ra dù ta không hề mong đợi. Đặc biệt trong khoảng thời gian màu nhiệm có cái tên là Giáng Sinh. David Scott. 16 tuổi ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chiếc Xe Đạp Ngày 10-12 Năm lên chín tuổi, tôi cần kiếm tiền túi nên hỏi ông Miceli - đại lý của tờ báo Herald-American, sống ở gần nhà tôi - xem thử tôi có giao báo ngoài giờ đi học được không. Ông Miceli nói nếu tôi có chiếc xe đạp, ông ấy sẽ đồng ý. Lúc đó ba tôi đang làm tới bốn công việc lận. Vào ban ngày, ông lắp đặt bảng hiệu bằng đèn neon tại một cửa hiệu trang trí. Sau đó, ông đi giao hoa tận nhà khách hàng cho tới tám giờ tối. Rồi ông lái xe taxi tới tận nửa đêm. Vào ngày cuối tuần, ông gõ cửa từng nhà để bán bảo hiểm. Ông mua cho tôi một chiếc xe đạp cũ, nhưng ngay sau đó, ông phải nhập viện vì bệnh viêm phổi và chưa có dịp nào tập tôi chạy xe. Nhưng ông Miceli không yêu cầu xem tôi chạy xe. Ông ấy chỉ yêu cầu thấy chiếc xe. Thế là tôi dắt Page 24
  • 25. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt nó tới gara của ông ấy, để ông ấy nhìn nó một cái, rồi tôi được nhận công việc giao báo. Ngày đầu tiên, tôi quàng cái túi vải đựng đầy những tờ báo cuộn tròn lên tay lái rồi dắt chiếc xe đi dọc lề đường. Nhưng việc đẩy môt chiếc xe đựng đầy báo không phải là việc dễ dàng. Vài ngày sau, tôi dựng chiếc xe ở nhà, và mượn chiếc xe đẩy hàng bằng kim loại của mẹ tôi. Cần phải khéo tay mới có thể giao báo bằng xe đạp được. Mỗi tờ báo tôi chỉ được phép ném một lần, nếu quăng tờ báo lên hàng hiên mà quăng hụt hoặc quăng thấp quá, thì thật là tệ hại. Thế nên tôi để chiếc xe đẩy của mẹ nơi lề đường và đem từng tờ báo bên trong khung cửa lưới của mội ngôi nhà. Nếu là tòa nhà tập thể, thì tôi quăng báo vào các hành lang. Gặp lúc mưa rào hoặc tuyết rơi, tôi mượn áo mưa của ba, trùm kín chiếc xe đẩy để giữ cho báo được khô ráo. Dĩ nhiên giao báo bằng chiếc xe đẩy mất thời gian hơn giao báo bằng xe đạp, nhưng tôi chẳng ngại điều đó. Tôi có dịp gặp gỡ mọi người trong khu vực nhà tôi, những người lao động nói tiếng Ý, tiếng Đức hoặc tiếng Ba Lan. Họ đều tử tế với tôi - mỗi người theo một kiểu khác nhau. Trê đường giao báo, nếu tôi nhìn thấy điều gì hay hay, thí dụ như một con chó mẹ với bầy chó con hoặc một cầu vồng nhiều sắc màu, tôi có thể dừng lại để xem. Khi ba tôi xuất viện, ông tiếp tục công việc ban ngày, nhưng vì ông còn quá yếu sức nên đành phải bỏ hết những công việc kia. Bây giờ thì gia đình tôi cần từng xu một để trả tiền các chi phí, nên ba mẹ quyết định bán chiếc xe đạp đi. Vì tôi vẫn chưa biết cách cưỡi xe, tôi chẳng hề lên tiếng phản đối. Hẳng ông Miceli biết chuyện tôi không sử dụng chiếc xe đạp, nhưng ông ấy chẳng nó gì với tôi cả. Thật ra, ít khi ông ấy nói chuyện với đám trẻ giao báo chúng tôi, trừ phi ông cần la rầy chúng tôi vì quên giao báo cho một khách hàng nào đó hoặc vì quăng báo xuống một vũng nước... Trong vòng tám tháng, tôi nâng số người đăng ký báo từ ba mươi sáu lên năm mươi chín - phần lớn là do các khách hàng giới thiệu tôi với hàng xóm của họ. Đôi khi cũng có người chặn tôi giữa đường, bảo tôi ghi tên họ vào danh sách giao báo. Mỗi tối thứ Năm tôi đều đi gom tiền báo, và vì hần hết khách hàng đều đưa dư chút đỉnh, nên chẳng bao lâu tôi có thể kiếm được số tiền "boa" nhiều bằng số tiền mà ông Miceli trả cho tôi. Điều này rất hay, vì ba tôi vẫn chưa thể làm thêm ngoài giờ nên tôi phải đưa cho mẹ hết số tiền công. Vào buổi tối thứ Năm trước ngày Giáng Sinh, tôi nhấn chuông cửa ngôi nhà người khách hàng đầu tiên. Mặc dù trong nhà sáng đèn, không ai đi ra mở cửa nên tôi sang ngôi nhà kế tiếp. Cũng không ai trả lời. Chuyện xảy ra y hệt như vậy với ngôi nhà thứ ba, thứ tư... Chẳng bao lâu, tôi đã tới hầu hết các Page 25
  • 26. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt khách hàng đăng ký báo của tôi, nhưng không một ai có mặt ở nhà. Trong lòng tôi lo lắng lắm; bởi mỗi thứ Sáu tôi phải đi nộp tiền báo cho ông Miceli rồi! Dù chỉ còn vài hôm là Giáng Sinh, tôi không tin mọi người lại rủ nhau đi mua sắm cùng một lúc. Tới ngôi nhà cuối cùng là nhà của gia đình Gordon, tôi mừng rỡ vô cùng khi nghe tiếng nhạc và tiếng cười nói vọng ra. Tôi liền nhấn chuông. Cánh cửa bật mở ngay lập tức và hầu như ông Gordon lôi sềnh sệch tôi vào bên trong. Chen chúc trong gia hòng khách của ông ấy là năm mươi chín người khách hàng của tôi. Và ở giữa gian phòng và chiếc xe đạp hiệu Schwinn mới toanh. Chiếc xe đạp màu đỏ ửng của kẹo táo, nó có cái đèn pha chạy bằng đy-na-mô và có cả chuông leng keng. Một cái túi vải căng phồng lên với các phong thư đủ màu được quàng nơi ghi đông xe. Bà Gordon nói: - Đây là món quà tặng cháu. Tất cả chúng tôi đều hùn vào đó. Trong mỗi chiếc phong thư đựng một thiệp mừng Giáng Sinh, kèm theo số tiền đăng ký báo hàng tuần. Hầu như ai cũng tính dư thêm dăm bảy xu cho tôi. Tôi cảm thấy mình cứ đứng đờ người ra đó, không biết phải nói gì. Cuối cùng, một phụ nữ yêu cầu tất cả im lặng và bà ấy dịu dàng dẫn tôi tới giữa phòng. Bà ấy nói với tôi: - Cháu là người giao báo giỏi nhất mà chúng tôi từng biết. Cháu chưa hề giao báo thiếu một ngày nào, và chưa hề để báo ướt một tờ nào. Tất cả chúng tôi đền nhìn thấy cháu đi giữa trời mưa hoặc giữa cơn tuyết, với chiếc xe đẩy nhỏ bé. Bởi thế, chúng tôi nghĩ cháu cần phải có một chiếc xe đạp. Tôi chỉ có thể thốt ra hai chữ "cảm ơn" Và tôi cứ nói đi nói lại hai chữ đó mãi. Về tới nhà, tôi đếm được hơn môt trăm đô la tiền "boa" - nó khiến tôi trở thành người hùng của gia đình và nó làm cho cả nhà có được một mùa nghỉ lễ thật tuyệt vời. Hẳn có ai đó đã gọi điện và kể cho ông Miceli biết, nên hôm sau, khi tôi tới gara của ông ây để lấy báo, tôi thấy ông ấy đang đứng đợi tôi ở bên ngoài cửa. Ông nói với tôi: - Ngày mai, lúc mười giờ, chú mày mang chiếc xe đạp mới lại đây. Ta sẽ tập cho chú mày cưỡi xe đạp. Và tôi làm đúng điều ông Miceli bảo. Trong ngày Giáng Sinh năm đó, các khách hàng của tôi còn cho tôi thêm một món quà nữa: Đó là bài học về lòng tự hào ngay cả với công việc hèn kém của mình - một món quà Giáng Sinh mà tôi cố gắng sử dụng thường xuyên, mỗi khi tôi nhớ tới lòng tốt mà mọi người đã tặng cho tôi. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Gấp Bội Lần Page 26
  • 27. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt Ngày 11-12 Hôm đó là một ngày lạnh lẽo của đầu tháng Mười Hai. Quanh quẩn mãi trong nhà khiến tôi phát chán lên. Ti vi chẳng có gì để xem, bạn bè chẳng đứa nào có mặt ở nhà, nên tôi đành ngồi ngốn ngấu mọi cuốn tại chí mà tôi có về lướt ván, về trượt tuyết hoặc về những sở thích khác của tôi. Tôi sắp bắt đầu nổi khùng lên thì dì Mary - vừa ghé vào thăm - hỏi tôi có muốn đi mua hàng với dì không. Tôi nghĩ: Đây đúng là dịp để mình mua một cuốn tạp chí mới. Tuy nhiên, có một vấn đề nảy ra: tiền tuần của tôi cạn sạch rồi. Thế là tôi quyết định dùng lời lẽ ngon ngọt nhất để xin mẹ tôi ứng trước năm đôla - trong số tiền tuần đợt tới - để mua cuốn tạp chí mà tôi rất thèm muốn. Tôi nhẹ nhõm cả người khi mẹ đồng ý. Có tiền rồi, hai dì cháu lên đường đi mua sắm. Khi chúng tôi tới gần cửa hiệu, tôi thấy một phụ nữ nghèo, vô gia cư, đang ngồi ngoài cửa xin tiền các khách hàng. Tôi nghĩ: Chà, vậy mà mình cứ tuởng một ngày của mình rất tồi tệ vì buồn chán. Tôi kiểm tra lại năm đô la ở trong túi và nghĩ tới cuốn tạp chí đang chờ đợi tôi ở bên trong. Dì tôi tách ra để mua sắm hàng hóa, còn tôi tiến thẳng đến quầy bán tạp chí. Trong lúc lật những cuốn tạp chí mới để tìm cuốn có bài báo mà thằng bạn giới thiệu, tôi cứ nghĩ miên man tới người phụ nữ ngồi ngoài gió lạn, không có một mái nhà ấm áp. Rồi tôi cất những cuốn tạp chí và đi về hướng người phụ nữ không nhà. Tôi biết bà ấy cần có tiền hơn là tôi cần một cuốn tạp chí mới. Khi đi ngang chỗ dì Mary đang lực rau quả, tôi dừng lại báo cho dì biết tôi sẽ chờ dì ở quầy tính tiền. Không đợi dì hỏi thêm, tôi quay đi, chạy về phía cánh cửa ra vào trước cửa tiệm. Tôi bước ra ngoài trời lạnh giá và nhìn sang bên phải. Tất nhiên người phụ nữ vẫn còn ngồi ở chỗ cũ như lúc chúng tôi bước vào. Tôi cho tay vào túi quần, lấy ra năm đô la và đưa cho người phụ nữ. Vẻ cảm kích trên mặt bà ấy còn đáng giá hơn năm đô la của tôi. Bà ấy cảm động tới nỗi đứng bật dậy, ôm chặt tôi, và nói bằng giọng run rẩy: - Cám ơn cậu bé. Tôi không ngờ là cậu quay trở lại đây để cho tôi tiền. Tôi đáp lại cho bà an lòng: - Không có gì đâu... À, chúc bà Giáng Sinh Vui Vẻ. Tôi mỉm cười và quay vào tìm dì Mary. Khi về tới nhà, mẹ tôi cho biết tôi có thư. Cậu tôi gửi cho tôi một tiệp mừng Giáng Sinh - bên trong có tờ hai mươi đô la! Tôi nghe nói rằng nếu mình cho tiền người khác, xuất phát từ tấm lòng, không vị kỷ, vô điều kiện, Page 27
  • 28. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt mình sẽ nhận lại gấp bội lần. Vào ngày lạnh lẽo tháng Mười Hai đó, tôi biết đó không chỉ là một câu nói suông. Làm việc thiện bao giờ cũng được đền đáp. Nick Montavon, 13 tuổi ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thiên Thần Ở Giữa Chúng Ta Ngày 12-12 Tôi sinh ra trong một gia đình đông đúc, gồm chín anh chị em, và chúng tôi ai nấy đều có gia đình, có con cái. Vào mỗi tối Giáng Sinh, tất cả gia đình chúng tôi tụ họp ở nhà người chị cả, tặng quà cho nhau, xem bọn trẻ diễn kịch vui về ngày Giáng Sinh, ăn uống, ca hát và đón mừng ông già Nô-en đến thăm. Vào Giáng Sinh năm 1988, vợ chồng tôi có bốn đứa con. Peter mười một tuổi, Leigh-Ann chín tuổi, Laura sáu tuổi và Matthew hai tuổi. Khi ông già Nô-en tới, Matthew sà vào lòng ông ấy, và suốt buổi tối, nó không nhường chỗ cho ai cả. Tối đó, bất cứ ai chụp hình chung với ông già Nô-en đều phải chụp chung với bé Matthew. Hầu như không ai trong số chúng tôi biết rằng những tấm hình chụp với ông Nô-en và Matthew sẽ quý giá đến ngần nào. Năm ngày sau Giáng Sinh, bé Matthew dễ thương của chúng tôi chết vì một tai nạn ở nhà. Chúng tôi hoàn toàn tuyệt vọng. May mắn thay, chúng tôi nhận được nhiều sự nâng đỡ - từ gia đình và bạn bè - mới có thể vượt qua đau khổ đó. Tôi biết năm đầu tiên sau cái chết của người thân là năm khó khăn nhất. Ta phải chịu đựng nhiều điều khi vắng mặt người thân yêu đó. Tôi cũng vậy. Sinh nhật và những ngày lễ đặc biệt trở nên buồn bã thay cho niềm vui. Khi chúng tôi đón mừng Giáng Sinh đầu tiên không có Matthew, tôi cảm thấy khó hòa nhập vào tinh thần ngày lễ. Và rồi, vào ngày 13 tháng Mười Hai, một chuyện kỳ diệu xảy ra, nâng đỡ tinh thần chúng tôi khi chúng tôi nghĩ rằng đó là điều không tưởng. Chúng tôi vừa dùng xong bữa tối thì tiếng gõ cốc cốc nơi cửa trước. Khi ra mở cửa, chúng tôi không thấy ai. Tuy vậy, trên hàng hiên có một tấm thiệp mừng và một gói quà. Chúng tôi mở thiệp ra đọc, biết rằng người gửi quà muốn ẩn danh và muốn động viên chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trong gói quà là cuộn băng cát sét với những bài hát Giáng Sinh được yêu thích nhất. Cuộn băng được bỏ trong một cây thông Giáng Sinh nhỏ bằng giấy bồi. Tấm thiệp giới thiệu rằng đó là "cây thông Page 28
  • 29. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt giấy", một biến tấu của "cây lê giấy" trong bài hát "Mười Hai Ngày Giáng Sinh". Chúng tôi nhìn nhau nghĩ: món quà này thật tinh tế, và sự ân cần của "chú lùn nhỏ" khiến tôi vô cùng xúc động. Chúng tôi bỏ băng vào máy cát-sét, và từng bài hát vang lên, tinh thần Giáng Sinh bắt đầu sưởi ấm tâm hồn chúng tôi. Từ đó, hàng loạt các món quà từ người ẩn danh gửi đến chúng tôi - mỗi ngày một món quà cho đến tản ngày Giáng Sinh. Mỗi món quà đều tuân theo chủ đề "Mười Hai Ngày Giáng Sinh" một cách sáng tạo. Bọn trẻ nhà tôi rất thích món quà "bảy con chim thiên nga đang bơi." Đó là một cái gỗ đững những cục xà bông có hình dạng thiên nga, cùng với xấp vé vào cửa một hồ bơi địa phương - khiến bọn trẻ có thứ để mong đợi khi những ngày xuân ấm áp đến. Trong món quà "tám cô gái vắt sữa" có tám chai sữa sôcôla được dán những gương mặt bằng giấy, quấn tạp dề và đội mũ. Mỗi ngày là một món quà đặc biệt. Món quà "năm chiếc nhẫn vàng" được gửi đến đúng lúc chúng tôi dọn điểm tâm - đó là năm cái bánh vòng có màu vàng mật lấp lánh với vẻ mời gọi. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được nhiều cú điện thoại của gia đình, của hàng xóm, của bạn bè... hỏi han xem hôm đó chúng tôi nhận được món quà gì. Chúng tôi cùng kinh ngạc, cùng cười khúc khích trước tình sáng tạo và vẻ kỳ diệu mỗi khi nhận món quà ân cần đó. Bị thu hút vào niềm phấn khích và sự tò mò muốn biết món quà cùa ngày hôm sau là gì, hình như chúng tôi đã dần quên đi nỗi buồn đau. Điều mà chú lùn nhỏ đã làm thật là diệu kỳ. Từ đó, mỗi năm, khi chúng tôi trang trí cho cây thông Giáng Sinh, chúng tôi treo lên đó các món quà đã nhận được, và cùng nghe lại bài hát "Mười Hai Ngày Giáng Sinh". Chúng tôi gởi lời cám ơn "chú lùn nhỏ" - người mà chúng tôi nhận ra đó là Thiên Thần Giáng Sinh của chúng tôi. Chúng tôi không phát hiện được người đó là ai, mặc dù cũng có những nghi vấn. Thật ra chúng tôi thích như vậy hơn. Nó mãi mãi là một điều diệu kỳ - mãi mãi bí ẩn và thiêng liêng như lần Giáng Sinh đầu tiên. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tinh Thần Thật Sự Của Giáng Sinh Ngày 13-12 Một tiếng nữa, tôi nghĩ thầm như vậy. Chỉ một tiếng nữa thôi và tôi sẽ được tự do. Hôm đó là ngày trước Giáng Sinh, thế mà tôi phải mắc kẹt lại trong phòng dạy làm đầu và trang điểm. Thật không công Page 29
  • 30. CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH.txt bằng. Tôi còn nhiều công việc cần làm hơn là phục dịch cho một bà già nhặng xị với mái tóc màu xanh này. Tôi đã cố gắng cần cù hết sức và nhanh tay hết mức để hoàn thành bốn ca gội đầu và một ca cắt móng tay trước giờ ăn trưa. Nếu không còn cuộc hẹn nào đượclên lịch, tôi có thể ra về lúc hai giờ chiều. Chỉ một tiếng nữa thôi... - Số bảy mươi mốt. Carolyn, số bảy mươi mốt. Giọng cô tiếp tân vang qua hệ thống loa nội bộ khiến tim tôi như rớt bịch xuống đất. - Carolyn, chị có điện thoại kìa. À, một cuộc điện thoại. Tôi thở một hơi nhẹ nhõm và bước ra phía trước để nghe điện thoại. Khi với tay lấy ống nghe, tôi liếc nhanh qua số ghi hẹn như để khẳng định sự tự do của mình. Chúa ơi, thật không thể tin được. Tôi có cuộc hẹn lúc 4:30. Người có tinh thần minh mẫn không ai đi làm đầu tóc vào ngày trước Giáng Sinh như thế! Không ai lại thiếu suy nghĩ đến vậy! Tôi liếc nhìn cô tiếp tân đằng sau quầy, giọng hờn dỗi: - Sao chị có thể làm thế với tôi? Cô ấy bước lùi một bước và thì thào: - Cô Weiman xếp giờ cho chị đó. Cô Weiman là giáo viên cao cấp, là người "làm luật" ở đây. Bất cứ điều gì cô ấy nói, đố ai dám cãi lại. Tôi rít lên khe khẽ: - Vậy thì tốt thôi. Xong, tôi quay sang máy điện thoại. Anh Grant gọi tới. Bà ngoại anh mới tôi đến ăn bữa tối của đêm trước Giáng Sinh, và anh hỏi liệu tôi có thể rảnh rang vào ba giờ chiều được không? Tôi đưa ngón tay mân mê cái mặt dây chuyền kim cương hình bông tuyết mà Grant đã tặng tôi buổi tối hôm trước. Khẽ nuốt "cục tức" xuống cổ, tôi giải thích hoàn cảnh với anh. Sau một khoảng lặng tưởng như vô tận, anh nói chúng tôi có thể đến nhà bà ngoại vào một lúc khác, rồi anh bỏ máy. Nước mắt cay xè khi tôi nện ống nghe xuống "rầm" một cái và nhốt mình lại đằng sau bàn làm việc. Buổi chiều hôm đó ảm đạm và xám xịt, phản ánh đúng tâm trạng của tôi. Hầu hết các học viên đều đã về hết. Vì mãi tới 4:30 mới có giờ hẹn nên tôi dành suốt thời gian trống trải đó để gặm nhấm nỗi buồn. Khoảng 4:15, cô Weiman chìa bộ mặt nhăm nhúm của cô ấy quanh cái gương soi mặt của tôi và khuyên tôi bằng chất giọng ôn hòa đến vô nghĩa: - Em nên đổi cái bộ mặt đưa đám của em trước khi bà ấy đến. Nói xong cô ấy yên ắng rút đi. Được thôi. Thay đổi thì thay đổi. Tâm trạng của tôi chuyển ngay từ giận dữ sang căm thù. Tôi chộp lấy một miếng khăn giấy và lau sạch mấy giọt nước mắt vừa trào ra. Page 30