SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
MỤC LỤC
3.2.1. Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược marketing hiệu
quả...............................................................................................................53
3.2.2. Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên....55
3.2.3. Gắn liền với công tác huy động vốn, cần phải nâng cao chất lượng sử
dụng vốn huy động......................................................................................55
3.2..4. Đổi mới tổ chức quản lý cho phù hợp, hiệu quả hơn.........................56
3.2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng............................................57
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể.......................................................................58
3.2.2.1. Có định hướng phát triển nguồn vốn phù hợp.................................58
3.2.2.2. Đơn giản hóa các thủ tục gửi tiền và cho vay..................................59
3.2.2.3. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt..............................................59
3.2.2.4. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.......................................59
3.3.1. Kiến nghị với NHNN Việt Nam.........................................................66
3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước...............................................................67
3.3.2.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô...................................................68
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
TCTD – Tổ chức tín dụng
QTNH – Quản trị ngân hàng
NHTW – Ngân hàng trung ương
NHNN – Ngân hàng nhà nước
NHTM – Ngân hàng thương mại
ATM – Máy trả tiền tự động
TTCK – Thị trường chứng khoán
LPB – LienVietPostbank – Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
LVS – Công ty chứng khoán Liên Việt
CN – Chi nhánh
CBNV – Cán bộ nhân viên
ĐHCĐ – Đại hội cổ đông
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Hệ thống ngân hàng thương mại với chiến lược huy động vốn trong và
ngoài nước đang là vấn đề hết sức quan trọng. Kinh tế Việt Nam trong tương lai
sẽ là một bộ phận của chiến lược kinh tế toàn cầu, đối với các nhà kinh tế - đặc
biệt là các nhà kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng không thể không nghiên cứu,
nhận thức và vận dụng các vấn đề về vốn, các hình thức tạo vốn, thị trường vốn
trong các nền kinh tế vào thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở đó xác lập một chiến
lược huy động vốn qua hệ thống ngân hàng nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho sự
nghiệp phát triển đất nước.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hệ
thống ngân hàng thương mại nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và
trở thành “kênh dẫn vốn quan trọng” đóng vai trò chủ chốt trong nhu cầu giao
lưu vốn của nền kinh tế, thực hiện huy động một khối lượng đáng kể vốn
trong và ngoài nước, thúc đẩy đầu tư cho sản xuất của các thành phần kinh tế
phát triển, coi trọng đầu tư tín dụng ưu đãi để phục vụ xoá đói giảm nghèo và
thực hiện một số chính sách của xã hội. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại
Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình vì nguồn vốn huy
động được còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn của xã hội, chất
lượng tín dụng còn thấp, tỷ lệ nợ xấu tương đối lớn, tình hình tài chính của
một số ngân hàng thương mại gặp khó khăn, bên cạnh đó thị trường vốn của
nước ta phát triển chậm, tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn lớn, các loại dịch vụ ngân
hàng chưa đa dạng, nguồn vốn trong dân cư chưa được huy động nhiều. Trong
điều kiện như vậy, chúng ta không thể không có những biện pháp, chính sách
hợp lý để huy động, khai thác hết mọi nguồn vốn tiềm năng trong dân cư và
trong các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội, đồng thời mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng.
1
2.Đối tượng, mục đích , phạm vi nghiên cứu.
Trong thời gian làm việc tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, em đã
tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Thực tế trong hơn 4 năm
chính thức đi vào hoạt động, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã tập chung
rất nhiều công sức vào công tác mở rộng huy động vốn, coi thị trường huy động
vốn là động lực của kinh doanh, tổ chức tốt công tác huy động vốn, đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng, có những biện pháp ứng xử phù hợp với sự thay
đổi của vốn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, nên Ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt đã và đang phát triển mạnh mẽ, có nguồn vốn huy
động tương đối lớn, có kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng cao, đời sống
của người lao động ngày càng được cải thiện, đồng thời góp phần cho nền kinh
tế xã hội trên địa bàn ổn định và phát triển.
Tuy nhiên, những thành công đó vẫn chưa thể đảm bảo cho sự thành công
trong tương lai Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Vì vậy việc tìm hiểu,
nghiên cứu để mở rộng thị trường huy động vốn sẽ giúp Ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt giành được ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần của
mình. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn
tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt” .
3. Nội dung nghiên cứu.
Chuyên đề này, nhằm nêu lên những thực trạng và giải pháp để mở rộng
huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, với nội dung chính
gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Bưu điện Liên Việt
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt
2
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
1. Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà
hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
và làm phương tiện thanh toán.
Với sự ra đời của các NHTMCP cùng các NHTMQD vào năm 1991 đã góp
phần rất lớn vào công cuộc phát triển đất nước. Luật “Tổ chức tín dụng” của Việt
Nam ban hành vào ngày 12/12/1997 đã định nghĩa NHTM như sau: “NHTM là
một TCTD thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử
dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
Qua đây chúng ta có thể nói rõ hơn: NHTM là TCKT có chức năng kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ và nghiệp vụ chủ yếu là huy động các khoản tiền
nhàn rỗi từ dân chúng và tiến hành chuyển chúng thành vốn đầu tư phát triển sản
xuất thông qua các nghiệp vụ tín dụng. Ngoài ra, với chức năng của một trung
gian tài chính, NHTM còn thực hiện chức năng trung gian thanh toán, giúp cho
sự vận động của các luồng tiền trong nền kinh tế thêm nhanh chóng, linh hoạt.
Do đó mà hoạt động của NHTM luôn nằm trong vòng kiểm soát chặt chẽ của
NHTW, sự phát triển của hệ thống NHTM là bộ mặt đại diện cho sự phát triển
của cả nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng.
3
1.2.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Hoạt động của ngân hàng thương mại đang ngày một phát triển về số
lượng, quy mô hoạt động đa dạng và phong phú,hoạt động đan xen lẫn
nhau.Hoạt động của NHTM gồm:
1.2.1.Nghiệp vụ tài sản nợ
1.2.2. .Ngiệp vụ huy động vốn
Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh
doanh của NHTM.
•Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động của ngân
hàng trong việc nhận tiền gửi từ các tổ chức doanh nghiệp vào để thanh toán hay
nhằm để bảo quản tài sản. Ngoài ra còn có thêm hoạt động nhận tiền gửi nhàn rỗi
có được từ hộ gia đình,cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc
hưởng lãi từ số tiền gửi trên.
•Ngiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ
này để thu hút các khoản vốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm
bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp các khoản tín dụng mang tính trung và dài
hạn vào nền kinh tế. Đặc biệt nghiệp vụ này còn giúp NHTM giảm thiểu rủi ro và
tăng cường ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh.
1.2.3. .Nghiệp vụ đi vay
Nghiệp vụ này được NHTM sử dụng thường xuyên thông qua hình thức tái
chiết khấu hay vay có bảo đảm. Ngân hàng thực hiện đi vay từ dân cư, tổ chức
kinh tế, vay từ các NHTM khác, vay từ các tổ chức tín dụng, vay của
NHTW.Việc đi vay này tạo cho ngân hàng sự cân đối trong điều hành vốn, phục
vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
1.2.4. Nghiệp vụ tạo vốn khác
Nghiệp vụ này giúp ngân hàng tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc
nhận đại lý hay ủy thác vốn cho các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước.Đây là
khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM,thường để nhận được các
4
khoản vốn thì các ngân hàng phải lên kế hoạch dự án phù hợp với từng đối tượng
hoặc nhóm đối tượng .Ngoài ra thông qua việc sử dụng các phương tiện thanh
toán, đòi hỏi khách hàng phải ký quỹ gửi một bộ phận tiền tại ngân hàng.Trên cơ
sở đó ,ngân hàng có thể sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi trên tài khoản để đưa
vào hoạt động kinh doanh.
1.2.5. Vốn tự có
Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM.. Lượng vốn này chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc
khi mới thành lập ngân hàng. Do tính ổn định mà nguồn vốn này được sử dụng
vào nhiều mục đích phục vụ cho bản thân ngân hàng, cho góp vốn liên
doanh.Trong thực tế lượng vốn này không ngừng tăng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng,thể hiện ở kết quả của nó.
1.2.6. Ngiệp vụ tài sản có
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục
đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi
nhuận .Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:
* Nghiệp vụ ngân quỹ:
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với mục
đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh
toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do ngân hàng
nhà nước đề ra.
* Nghiệp vụ cho vay:
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. NH
thương mại đi vay để cho vay, do đó có cho vay được hay không là vấn đề mà
mọi NH thương mại đều phải tìm cách giải quyết. Thông thường lợi nhuận từ
hoạt động cho vay này chiếm tới 65- 70% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng.
Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách: theo thời gian có cho
vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn, theo hình thức đảm bảo có cho vay
5
có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo, theo mục đích có cho vay bất động sản,
cho vay thương mại, cho vay cá nhân, cho vay nông nghiệp, cho vay thuê mua...
* Nghiệp vụ đầu tư tài chính:
Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy động được
từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình
thức như : hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường... và trực
tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó.
* Nghiệp vụ khác:
Ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động king doanh như: kinh doanh
ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân
quỹ; nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; king doanh và dịch vụ bảo hiểm...
*Nghiệp vụ ngoại bảng:
Là những khoản phản ánh các khoản tạm thời để tại ngân hàng nhưng không
thuộc sở hữu của ngân hàng. Ngoài ra các khoản này cũng phản ảnh một số chỉ tiêu
kinh tế đó phản ảnh trên các tài khoản trong bảng cân đối kế toán những đơn vị cần
theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý nợ khó đòi và cần xử lý.
1.2.7. Các dịch vụ ngân hàng khác.
* Dich vụ trong thanh toán:
Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế. Các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán hàng hoá và dịch vụ
bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện một cách nhanh chóng và chính
xác.
* Dịch vụ tư vấn, môi giới:
Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán, tư vấn cho
người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản...
*Các dịch vụ khác:
Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữ hộ vàng, tiền; cho thuê két
sắt, bảo mật...
6
1.2.2. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Vai trò của nguồn vốn
Trước hết, Nguồn vốn là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của
Ngân hàng. Bất kì một ngân hàng nào muốn tiến hành các hoạt động cho vay hay
cung cấp các dịch vụ đều phải có một số lượng vốn đủ lớn đảm bảo. Số vốn đó
giúp ngân hàng ban đầu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, thực hiện
hoạt động tín dụng và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ khác như : bảo lãnh,
mua bán ngoại tệ… Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của ngân hàng không
ngừng tăng lên, vượt xa số vốn tự có của ngân hàng nhờ hoạt động huy động vốn
được thực hiện song song với các hoạt động trên. Ngân hàng huy động vốn từ
nhiều nguồn khác nhau: từ dân cư, từ các doanh nghiệp hay trên thị trường vốn.
Quy mô vốn của một ngân hàng càng lớn thì càng khẳng định được sức mạnh và
uy tín của nó trên thị trường tài chính, tạo ra điều kiện tốt nhất cho sự hoạt động
và phát triển của nó. Chính vì thế các ngân hàng không ngừng cạnh tranh nhau
để thu hút được lượng vốn lớn trên thị trường bằng nhiều chiến lược khác nhau.
Mỗi một ngân hàng có những lợi thế và chiến lược riêng trong việc huy động
vốn dẫn tới cơ cấu các thành phần trong nguồn vốn của chúng khác nhau. Cơ cấu
này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động cho vay và đầu tư của Ngân hàng,
chẳng hạn : một ngân hàng có nguồn vốn trung và dài hạn lớn hơn nguồn vốn
ngắn hạn thì sẽ có cơ hội cho vay đầu tư cho các dự án trung và dài hạn nhiều
hơn. Mặc dù hiện nay các ngân hàng vẫn lấy cả những nguồn ngắn hạn đem cho
vay trung và dài hạn nhưng hoạt động đó luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tóm lại,
nguồn vốn đóng vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả
các ngân hàng
Nghiệp vụ huy động vốn, do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với các đối
tượng sau:
 Đối với nền kinh tế, huy động vốn có vai trò khuyến khích tiết kiệm
bằng các biện pháp thu hút và huy động vốn thông qua các dạng tài khoản khác
nhau trên một mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Huy động vốn còn giúp cho
7
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được tập trung về một mối, thuận tiện cho việc
phân phối lại chúng, tránh tình trạng người thừa vốn thì không sử dụng, người
cần vốn thì lại không có. Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, huy động
vốn giúp nó phát triển liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả hơn.
 Đối với Ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn
vốn cho Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp
vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình.
Huy động vốn càng nhiều thì Ngân hàng càng có khả năng cung ứng vốn kịp
thời cho nền kinh tế, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng cũng như gia tăng lợi nhuận
cho Ngân hàng. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo
lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Từ
đó NHTM có biện pháp không ngừng cải thiện hoạt động huy động vốn để giữ
vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Như vậy, chỉ với nguồn vốn huy động
Ngân hàng mới thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng – chức năng quyết
định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, đồng thời cũng là cơ sở để Ngân
hàng thực hiện các chức năng khác. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp
phần giải quyết “đầu vào” cho Ngân hàng.
 Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách
hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội
cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động
vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi tương đối an toàn để cất giữ và tích
trữ vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách
hàng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ khác của Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ
thanh toán qua Ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần cho sản xuất,
kinh doanh hoặc tiêu dung.
 Đối với nhà nước, hoạt động huy động vốn là một công cụ để
NHNN thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Vì thế đẩy mạnh công tác huy động
vốn ở NHTM có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế.
8
2. Phân loại vốn của ngân hàng thương mại
Hình thức phân loại được các ngân hàng thương mại sử dụng hiện nay là
phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ, hình thức này tạo sự thuận tiện cho
ngân hàng khi tiến hành huy động. Các hình thức huy động bao gồm:
2.1. Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi
a. Huy động tiền gửi không kỳ hạn
Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có
tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao. Mục đích của các khoản tiền gửi này
không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán. Khách hàng gửi tiền
phần lớn là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn
bán phải thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ liên tục. Người gửi tiền có thể rút tiền
ra bất cứ lúc nào hoặc để trả cho người thứ ba. Hình thức rút có thể là tiền mặt
hay lấy qua hình thức thanh toàn bằng séc. Đặc biệt người gửi tiền có thể không
cần trực tiếp đến ngân hàng lấy mà có thể rút qua các máy rút tiền tự động ( máy
ATM ). Ngân hàng thường bảo quản loại tiền gửi này trên hai tài khoản: tài
khoản thanh toán và tài khoản vãng lai:
+ Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toàn
quyền sử dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi.
Loại tài khoản này luôn luôn có số dư có.
+ Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sử
dụng cho các tổ chức kinh tế. Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng còn số
dư nợ thể hiện khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng vay.
Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên
mức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí không
phải trả lãi. Tuy nhiên ở nhiều nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp
( trong đó có Việt Nam ) và để tăng mức động viên tiền gửi, ngân hàng vẫn trả
lãi cho tiền gửi này ( có những thời điểm được trả ngang bằng với lãi suất tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn ). Tỷ lệ huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu
ngân hàng có các dịch vụ đa dạng, sản phẩm ngân hàng chất lượng cao, hệ thống
9
mạng lưới rộng rãi đáp ứng tốt các nhu cầu của người gửi tiền.
b. Huy động tiền gửi có kỳ hạn
Là các tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng và rút ra
sau một thời hạn nhất định. Khoản này thường gắn với các tổ chức kinh tế có
chu kỳ kinh doanh gần như xác định, thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự
biến động. Phần tiền gửi này ngân hàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất mà
ngân hàng phải trả cũng cao hơn. Người gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các
dịch vụ ngân hàng còn có mục đích kiếm lời. Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có
tác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồn vốn huy động của ngân hàng. Ở Việt
Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi ( mà chúng ta vẫn
gọi là kỳ phiếu ngân hàng có mục đích ) với các thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 1
năm, 2 năm... ngày càng phổ biến, đã và đang phát huy vai trò hay việc tạo vốn
cho các ngân hàng.
c. Huy động tiền gửi tiết kiệm
Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các ngân hàng thương mại.
Bao gồm các loại sau:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Hình thức này gần giống như huy động tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên
so với tiền gửi không kỳ hạn thì số dư của phần này ổn định hơn, ít biến động
hơn nên ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn.
-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Đây là loại hình tiết kiệm phổ biến nhất, quen thuộc nhất ở nước ta. Người
gửi tiền gửi vào ngân hàng và rút ra sau những thời hạn xác định: 3 tháng, 6
tháng... Người gửi không được rút trước, nếu rút trước hạn thì sẽ bị phạt. Đây là
những khoản tiền có tính ổn định rất cao nên ngân hàng phải trả khách hàng với
lãi suất gần như là cao nhất. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, để tăng sức cạnh
tranh, thu hút được vốn các ngân hàng đã rất linh hoạt trong việc khách hàng rút
ra trước thời hạn. Có ngân hàng thì tính lãi cho khách hàng với lãi suất không kỳ
hạn, có ngân hàng vẫn tính với lãi suất đó với số ngày gửi thực tế...
10
- Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài.
Loại hình này khá phổ biến ở những nước phát triển nhưng ở nước ta còn
khá mới mẻ. Người gửi có thể gửi tiền vào bất cứ lúc nào và chỉ được rút ra khi
đến hạn ( thời hạn tương đối dài ). Loại hình này giúp cho ngân hàng có nguồn
vốn ổn định để có thể đầu tư trung và dài hạn.
Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinh
doanh đầy biến động như hiện nay. Các ngân hàng thương mại có thể vay từ
nhiều nguồn:
a. Vay từ các tổ chức tín dụng
Đó là các khoản vay thông thường mà các ngân hàng vay lẫn nhau trên thị
trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ. Các ngân hàng thường xây dựng
các mối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ không vay ngân
hàng trung ương.
b. Vay từ ngân hàng trung ương
Khi ngân hàng thương mại xảy ra tình trạng thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay mất
khả năng thanh toán thì người cuối cùng mà các ngân hàng có thể cầu cứu là ngân
hàng trung ương. Ngân hàng trung ương cho vay dưới hình thức tái chiết khấu
thương phiếu. Các ngân hàng thương mại có thể mang các thương phiếu lên ngân
hàng trung ương để vay. Tuy nhiên việc vay này cũng có một số khó khăn do ngân
hàng trung ương chỉ cho ngân hàng thương mại một hạn mức tái chiết khấu và việc
cho vay này lại nằm trong định hướng của chính sách tài chính quốc gia. Dẫu sao
đây cũng là một hình thức bổ sung vốn cho ngân hàng thương mại cực kỳ quan
trọng trong những thời điểm nhất định.
2.2. Huy động qua phát hành các công cụ nợ
Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các ngân hàng
thương mại. Trong qúa trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng
thấy cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn.
Điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu
ra mới tính đầu vào. Ngân hàng xác định rõ quy mô vốn huy động, loại tiền huy
11
động và đưa ra các mức chi phí hợp lý làm cho việc tạo vốn của ngân hàng thành
công nhanh chóng. Để vay trên thị trường, ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu
và trái phiếu.
Trái phiếu ngân hàng là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của khách
hàng đối với người chủ ngân hàng với những cam kết như thanh toán một số tiền
xác định vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước.
Trái phiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, chủ yếu là để huy
động vốn trung và dài hạn.
Kỳ phiếu: kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân
hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụ cho những
kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình
kinh tế...
2.3. Huy động vốn qua các hình thức khác.
Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các
doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại còn sử dụng các hình thức khác về dịch
vụ xã hội: làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh
toán, đầu mối trong hợp đồng đồng tài trợ... Nền kinh tế càng phát triển, các dịch
vụ trên càng mang lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân
hàng có thể kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả.
3. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
3.1. Khái niệm
Hiệu quả huy động vốn là việc thỏa mãn một cách kịp thời đầy đủ vốn cho
hoạt động kinh doanh Ngân hàng cả về số lượng và cơ cấu sử dụng, với chi phí
thấp, ổn định nhất và hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
- Về mặt lượng: hiệu quả huy động vốn biểu hiện giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra.
- Về mặt chất: hiệu quả huy động vốn phản ánh năng lực và trình độ quản
lý của Ngân hàng.
12
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn
3.2.1.Đối với toàn bộ nền kinh tế
Tiết kiệm và đầu tư là những cơ sở nền tảng của nền kinh tế. Tiết kiệm và
đầu tư có mối quan hệ nhân quả, tiết kiệm góp phần thúc đẩy, mở rộng phát triển
sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư và đầu tư cũng góp phần khuyến khích
tiết kiệm. Nhưng trong nền kinh tế các khoản tiết kiệm thường nhỏ, lẻ và người
tiên phong trong việc tập hợp vốn hiệu quả nhất chính là các ngân hàng thương
mại. Thông qua các kênh huy động vốn, các khoản tiết kiệm chuyển thành đầu tư
góp phần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Đối với những người có vốn nhàn rỗi: Việc huy động vốn của ngân hàng
trước hết sẽ giúp cho họ những khoản tiền lãi hay có được các dịch vụ thanh toán
đồng thời các khoản tiền không bị chết, luôn được vận động, quay vòng.
Đối với những người cần vốn: Họ sẽ có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển
sản xuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối
về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các cơ hội đầu tư luôn có điều kiện để
thực hiện. Quá trình tái sản xuất mở rộng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn với việc
huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy việc huy động vốn có thể thực
hiện bằng nhiều kênh: thị trường chứng khoán, ngân sách nhà nước...nhưng
trong điều kiện nước ta hiện nay thì huy động vốn qua các ngân hàng thương mại
vẫn là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất.
3.2.2. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
a. Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Để bước vào hoạt động kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải cần có vốn.
Ngoài lượng vốn bắt buộc phải có, ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác.
Ngân hàng đi vay để cho vay. Vậy để có hoạt động cho vay thì phải có thứ để mà
cho vay. Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng. Đối với
những ngân hàng lớn, việc tham gia tài trợ cho những dự án lớn luôn dễ dàng
hơn các ngân hàng nhỏ. Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối
13
tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Nói cách khác, không có
vốn thì ngân hàng không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh của mình.
b. Vốn uy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng
quyết định.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng. Ngân
hàng có nhiều vốn sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với ngân hàng ít vốn. Có được
nhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đưa ra các hình thức tín dụng linh hoạt, có
điều kiện để hạ lãi suất từ đó sẽ làm tăng quy mô tín dụng. Các ngân hàng lớn,
nhiều vốn thường có rất nhiều các dịch vụ ngân hàng. Phạm vi hoạt động kinh
doanh của họ sẽ rộng hơn nhiều các ngân hàng nhỏ. Chính vì vậy càng khẳng định
rõ tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
c. Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng
trên thương trường
Các ngân hàng lớn trên thế giới là các ngân hàng có uy tín, luôn được ca
ngợi và nể trọng. Điều kiện đầu tiên để xây dựng được uy tín của ngân hàng
chính là vốn của ngân hàng. Có nhiều vốn, khả năng thanh toán của ngân hàng
luôn được đảm bảo, các khách hàng luôn cảm thấy yên tâm khi giao thiệp với
ngân hàng. Trong nên kinh tế bất ổn hiện nay, khả năng thanh toán luôn được
các ngân hàng ưu tiên hàng đầu và để được như vậy thì các ngân hàng luôn tìm
cách huy động được nhiều vốn hơn.
d. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vốn là điều kiện
để các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Nó giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô
hoạt động, tăng cường quan hệ với các đối tác. Đồng thời nó lôi kéo khách hàng
mới, giữ chân các khách hàng truyền thống. Doanh số của ngân hàng tăng lên
đồng thời làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Vốn của ngân hàng lớn giúp cho
ngân hàng có khả năng tài chính dồi dào để cạnh tranh với các ngân hàng khác:
hạ lãi suất, linh hoạt về thời hạn tín dụng, hình thức trả lãi...Các dịch vụ ngân
hàng sẽ ngày càng được cải tiến, phát triển và được thực hiện tốt hơn.
14
3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng, được đánh giá là có hiệu quả khi :
quy mô, cơ cấu NVHĐ tăng trưởng ổn định và đủ lớn để tài trợ cho các nhu cầu
vốn của ngân hàng. Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh
khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
huy động vốn cũng nhiều loại khác nhau. Hiệu quả huy động vốn dựa trên mối
quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn, khả năng sử dụng vốn và chi phí của
đồng vốn. Vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn là:
3.3.1.Quy mô NVHĐ và tốc độ tăng trưởng của NVHĐ
Quy mô nguồn vốn huy động là tổng khối lượng vốn huy động mà ngân
hàng huy động được trong một thời gian nhất định.
Quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng là một trong những chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Điều đó cho thấy ngân hàng đã
thành công khi thu hút được nhiều khách hàng biết tới ngân hàng, tin tưởng và
gửi tiền vào ngân hàng.
Trước khi thực hiện một chiến lược huy động vốn thì ngân hàng cần có kế
hoạc đề ra xem liệu nguồn vốn mà ngân hàng cần cho họat động kinh doanh là
bao nhiêu, liệu có mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không.Tuy nhiên trong
điều kiện nguồn vốn khan hiếm như hiện nay thì quy mô NVHĐ càng lớn trên cơ
sở chi phí hợp lý phản ánh hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của ngân
hàng. Quy mô nguồn vốn lớn cho phép ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho vay vốn
của ngân hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để từ đó giảm rủi ro,
giảm chi phí phụ cho một đồng vốn huy động, tăng khả năng thanh toán, khả
năng cạnh tranh, Những lợi ích mà quy mô lớn mang lại cho Ngân hàng khả
năng sinh lời cao cũng như tăng vị thế ngân hàng trên thương trường.
Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian: Đánh giá qua
mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng vốn huy động có kỳ hạn .
Nguồn vốn tăng đều qua các năm ( 1năm sau - trước > 0 ) đạt mục tiêu về nguồn
vốn đặt ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng ổn định . Nguồn vốn
15
có số lượng vốn kỳ hạn lớn chứng tỏ sự ổn định về thời gian của nguồn vốn cao.
Nguồn vốn có khả năng đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng :Đánh giá qua việc so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu
tíndụng , thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động đã đáp
ứng bao nhiêu. Ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thoả mãn nhu cầu đó Khi
huy động với quy mô và cơ cấu hợp lí, Ngân hàng sẽ tạo lập được nguồn vốn
tăng trưởng có tính ổn định kết hợp với chi phí vốn huy động hợp lí sẽ tạo điều
kiện cho ngân hàng hoạt động hiệu quả.
Chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động thường
được đánh giá quá:
Ý nghía:
Chỉ tiêu này đánh giá sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Nếu tỷ lệ
này >100% cho thấy nguồn vốn huy động kì này tăng hơn so với kì trước, chứng
tỏ ngân hàng đã mở rộng quy mô hay nâng cao chất lượng công tác huy động
vốn.Có thể sử dụng chỉ tiêu này đề đánh giá, so sánh với tốc độ tăng nguồn vốn
của các chi nhánh khác trong cùng hệ thống một ngân hàng, hoặc so sánh với các
ngân hàng khác trong cả nước.
3.3.2. Cơ cấu huy động vốn.
Cơ cấu NVHĐ ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân
hàng.Cơ cấu huy dộng vốn phải phù hợp vói cơ cấu sử dụng. Nếu cơ cấu NVHĐ
không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng thì sẽ không tối đa được
dư nợ tín dụng và đầu tư, ngược lại cơ cấu huy động nhiều mà sử dụng không
hết thì hoạt động không hiệu quả, ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất trên phần huy
động thừa. Nhìn chung, cơ cấu vốn được xem là hợp lý nếu các thành phần của
nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn, đồng thời với chi phí biến động thấp
nhất. Ngân hàng có thể huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau nhưng
NVHĐ ổn định nhất vẫn là nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư,
do đó nguồn vốn của ngân hàng được coi là ổn định khi nguồn huy động từ tiền
gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, ít nhất là 50%.
16
Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng cần phát triển nguồn huy động từ tiển gửi thanh
toán vì nguồn này mặc dù không ổn định nhưng có chi phí thấp và mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng thông qua dịch vụ thanh toán hộ. Còn nếu xét về mặt thời
gian thì nguồn vốn của ngân hàng được coi là ổn định khi nguồn vốn trung và
dài hạn chiếm tỷ trọng lớn bởi vì ngân hàng có thể mang nguồn vốn trung dài
hạn đi đầu tư trung và dài hạn gặp nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động huy động vốn. Nếu ngân hàng thu hút được một lượng vốn đủ lớn nhưng
lại thường xuyên không ổn định, thường xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra
thì lượng vốn danhd cho đầu tư cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động không
cao, thường xuyên đối đầu với vấn đề thanh khoản. Khi huy động với quy mô và
cơ cấu hợp lý, ngân hàng sẽ tạo lập được nguồn vốn tăng trưởng có tính ổn định
kết hợp với chi phí vốn huy động hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng họat
động hiệu quả.
Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn được đánh giá thông qua chỉ tiêu:
Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn nào mà ngân hàng huy động được nhiều
nhất, ít nhất.Từ đó ngân hàng tìm ra được nguyên nhân và biện pháp để đựa ra
cơ cấu huy động hợp lý nhất.
3.3.3. Chi phí huy động vốn.
Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra để được hưởng
quyền sử dụng một đồng vốn trong một thời gian nhất định.
Chi phí huy động bao gồm hai phần: Chi phí trả lãi ( trả lãi huy động) và
chi phí phi lãi ( chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí cơ sở vật
chất, chi phí marketing, quảng cáo, in ấn…)
Trong đó, lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ
thể kinh tế: Người gửi tiền luôn muốn lãi suất cao, còn người vay tiền lại muốn
lãi suất vay thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người gửi tiền và người
vay tiền, NHTM cần đảm bảo đa dạng hóa lợi ích các bên, trong đó quan trọng
nhất là đảm bảo lợi ích cho ngân hàng.
Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá là có chất lượng và
17
hiệu quả cao vè phương diện chi phí khi nó đạt được các yêu cầu sau:
_ Tìm kiếm được nguồn vốn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay
và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động vốn và
sử dụng vốn về phương diện quy mô, tính ổn định.
_ Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết là phải chấp nhận
những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản
sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng
cách tăng thu nhập( thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với
rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn. Việc xác định
chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng
chính sách kinh doanh có hiệu quả.
Hầu hết các ngân hàng xác định chi phí huy động vốn thông qua:
Chi phí bình quân gia quyền theo nguyên giá
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí trả lãi cho một đồng vốn huy động của ngân
hàng.Đó là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất.Phương pháp này chú trọng vào
cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem
xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đã áp đặt ngân hàng phải trả cho mỗi
nguồn vốn đi vay.
3.3.4. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động.
Hệ số biến động của NVHĐ
Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh sự cân đối giữa NVHĐ được với hoạt động
tín dụng, đầu tư của ngân hàng.
_ Nếu hệ số này > 1thì hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, có thể diễn ra tình
trạng ứ đọng vốn hoặc ngân hàng phải điều chuyển vốn trong hệ thống với mức
lãi suất thấp hơn mức lãi suất ngân hàng trực tiếp cho vay và đầu tư. Ngân hàng
cần phải tìm ra nguyên nhân của tình hình đó để có biện pháp kịp thời trong họat
động giải quyết đầu ra cho NVHĐ được, tránh tình trạng lãng phí, đồng thời phải
thực hiện công tác huy động vốn một cách phù hợp với nhu cầu của thị trường.
18
_Nếu hệ số này < 1thì hiệu quả hoạt động huy động vốn chưa tốt không đáp
ứng đủ nhu cầu của thị trường, ngân hàng cần có biện pháp tăng cường huy động
vốn, bên cạnh đó ngân hàng cũng cần phải kiểm tra dữ trữ, thanh khoản của ngân
hàng đề tránh rủi ro thiếu vốn khả dụng.
_Nếu hiệu số này = 1 cho thấy hiệu quả hoạt động huy động vốn đã đáp
ứng đủ nhu cầu thị trường. Đây là biểu hiện hoạt động có hiệu quả của ngân
hàng không chỉ trên mặt huy động mà còn trên mặt sử dụng vốn.
3.3.5. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
Họat động huy động vốn của NHTM không thể tách rời với hoạt động sử
dụng vốn và hoạt động sử dụng vốn là mục tiêu của hoạt động huy động
vốn.NHTM huy động vốn bằng nhiều hình thức với các kì hạn khác nhau.Tuy
nhiên tính tự chủ của NHTM đối với mỗi nguồn vốn có quan hệ tỷ lệ thuận với
chi phí trả lãi để có được quyền sự dụng nguồn vốn đó.Một chiến lược huy động
vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kì sẽ tạo điều
kiện cho các ngân hàng đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa và tăng trưởng nguồn
vốn kinh doanh. Sự hài hòa giữa huy động vốn và sử dụng vốn chính là công tác
cân đối vốn giữa các ngân hàng. Đó là biện pháp nghiệp vụ, là một công cụ quản
lý của nhà lãnh đạo ngân hàng, thông qua bảng cân đối vốn đã lập, các cán bộ
ngân hàng xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồn và từng khoản sử dụng
để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tương lai, từ đó có chính sách huy động
vốn thích hợp.
Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn phản ánh hiệu quả huy động
vón thông qua 3 khía cạnh sau:
_ Về quy mô: quy mô huy động vốn phải đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu
về tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
_ Về kỳ hạn: Chính sách về kỳ hạn là tất cả các quy định của ngân hàng ấn
định các mức kỳ hạn thời gian, số lượng, mức độ nhât định của mỗi loại nguồn
vốn , mỗi hình thức huy động vốn và các hoạt động kinh doanh khác của ngân
hàng trong hệ thống các chính sách của ngân hàng nhằm đạt được các mục đích
19
đã đề ra của ngân hàng.
Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để
đầu tư vào tài sản có thời hạn dài hơn, nhưng ở một tỷ lệ nhất định vì nếu lớn
hơn nữa thì tưc là sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì đến một thời
điểm nào đó các ngân hàng phải chịu sức ép về khả năng thanh toán. Ngược lại
nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì khó đảm bảo
chênh lệch lãi suất và không hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chi phí huy động
cao hơn, trong khi cho vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn cho vay trung
dài hạn.
Do đó, dựa vào mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp ngân hàng phân tích sự phù
hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Qua đó, ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn
vốn và danh mục tài sản để nâng cao hiểu quả huy động vốn, sử dụng vốn, tăng
doanh lợi, duy trì khả năng thanh toán.
_ Về lãi suất: Từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị
trường, chính sách cho vay và các hoạt động cho vay là những vấn đề phức
tạp. chính sách lãi suất phải thực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích sự phát
triển chung của nền kinh tế, đồng thời phải là công cụ đấu tranh chống cho
vay nặng lãi và hạn chế những tiêu cực trong hoạt động cho vay. Chúng ta
biết hai chức năng cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng và
cho khách hàng vay vốn mặc dù các dịch vụ kinh doanh mà ngân hàng cung
cấp cho khách hàng rất đa dạng nhưng rõ ràng hoạt động kinh doanh chính
của ngân hàng vẫn là những hoạt động với vai trò như một trung gian tài
chính, thanh toán lãi suất cho phần tiền gửi của khách hàng và tính lãi suất đối
với những khoản tiền cho khách hàng vay.
Với lãi suất cho vay quá cao : Tạo ra sự ngưng đọng vốn do doanh nghiệp
không chịu được mức chi phí cao đó nên họ ngừng xin việc vay vốn. Trong một
khoản thời gian tương đối dài như vậy những biến động tiêu cực lẫn tích cực,
ngân hàng không thể dự đoán trước chắc chắn về khả năng sinh lời của mình
trong tương lai. Do đó, sẽ phát sinh hiện tượng vốn vẫn đọng trong két của ngân
20
hàng trong khi đó ở bên ngoài, các doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn đang cố tìm
kiến những khoản vốn vay với mức chi phí tối thiểu. Bên cạnh đó, ngân hàng
vẫn phải thường xuyên phải trả lãi cho những khoản tiền gửi, những khoản đi
vay của mình. Vì vậy, lãi suất cho vay quá cao sẽ gây “ ách tắc” trong hoạt động
cho vay.
Lãi suất cho vay quá thấp : Xảy ra hiện tượng nhu cầu về các khoản vay
của các doanh nghiệp, hộ gia đình trở nên tăng. Với điều kiện nền kinh tế còn
nhiều biến động, tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn / Tổng nguồn vốn huy động
của các ngân hàng là thấp, ngân hàng phải tăng cường các hình thức huy động
vốn, “ đi vay để cho vay ” để có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu vay vốn
trên. Chính vì vậy, hoạt động cho vay sẽ trở nên khó khan nếu một mắt xích nào
đó trong qú trình lưu chuyển vốn bị đứt hay đột ngột chững lại. Lúc đó khả năng
thanh toán của ngân hàng sẽ không thể đáp ứng, gây lên phản ứng lan truyền “
khủng hoảng ngân hàng” và mất đi độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân
hàng đó.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn
4.1. Các nhân tố chủ quan
4.1.1. Yếu tố tâm lý, tập quán
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì thói quen sử dụng tiền mặt là
rất lớn. Trong những năm gần đây tuy nền kinh tế đã phát triển và đạt được
những bước tiến nhất định, việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế
cũng dần được thay thế bằng các hình thức chuyển khoản nhưng vẫn chưa đáng
kể, lượng tiền mặt trong lưu thông vẫn chiếm tới 80%.
Dân ta luôn có tư tưởng ăn chắc sợ mạo hiểm, họ sẽ không gửi tiền vào
Ngân hàng nếu có một chút thông tin không tốt về Ngân hàng đó. Các Ngân
hàng cần nắm bắt được điều này để không ngừng nâng cao uy tín, quảng bá
thương hiệu, hình ảnh của mình và tạo niềm tin nơi khách hàng về sự an toàn của
các khoản tiền gửi khi họ gửi tại Ngân hàng.
21
Khách hàng gửi tiền với mục đích thu được một khoản lợi nhuận trong
tương lai nhưng do phát sinh những nhu cầu chi tiêu bất thường buộc họ phải
thay đổi kế hoạch ... Do đó Ngân hàng cần phải áp dụng linh hoạt một phương
sách là “ Gửi vào thuận lợi, rút ra dễ dàng”.
4.1.2. Mức thu nhập của dân cư
Có thể khẳng định một điều, những người có thu nhập thấp, mức sống chưa
cao thì sẽ không bao giờ có ý định gửi tiền vào Ngân hàng. Tư tưởng ấy có lẽ chỉ
có trong đầu của những người có mức thu nhập cao và ổn định.
Khi người dân chưa có thói quen thanh toán qua Ngân hàng thì nếu thu
nhập của người dân hay tổ chức kinh tế mà thấp họ sẽ có rất ít phần tiền tiết
kiệm và sẽ giữ lại hầu như toàn bộ phần thu nhập của mình để chi tiêu cho gia
đình. Ngược lại khi thu nhập của dân cư hay tổ chức kinh tế mà cao họ sẽ có
phần tiết kiệm lớn hơn và lúc này có thể xuất hiện nhu cầu gửi tiền vào Ngân
hàng ( nếu như họ không có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay đầu tư
vào các loại chứng khoán). Như vậy, mức tiền gửi vào Ngân hàng tỷ lệ thuận với
thu nhập dân cư. Điều này thể hiện rõ qua việc xem xét nguồn vốn mà Ngân
hàng huy động được trong các thời kỳ kinh tế khác nhau. Khi nền kinh tế hưng
thịnh, các doanh nghiệp trong nền kinh tế sẽ hình thành nhiều khoản ký thác tại
Ngân hàng để trao đổi, tiến hành thanh toán với các bên đối tác. Khi nền kinh tế
suy thoái, quy mô cũng như tốc độ của các giao dịch kinh tế chiều hướng giảm
xuống dẫn đến nguồn tiền gửi thanh toán cũng giảm theo.
4.1.3 Yếu tố lạm phát
Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát hay biến động mạnh đồng tiền bị mất giá,
không còn thực hiện được đầy đủ chức năng của nó gây nên những khó khăn về
tài chính cho đất nước. Điều này khiến cho việc huy động vốn trong dân cư rất
khó khăn vì không ai muốn bỏ tiền ra để rồi về sau thu lại những đồng tiền mất
giá hay giảm giá trị. Do đó họ sẽ chuyển hướng sang các hình thức đầu tư khác
đảm bảo mang lại những giá trị cao hơn và an toàn hơn trong tương lai như đầu
22
tư vào thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản hoặc chứng khoán hay đưa vào sản
xuất kinh doanh.
4.1.4 Tỷ giá hối đoái
Là yếu tố có tác động trực tiếp đến công tác huy động vốn của Ngân hàng
thương mại từ dân cư. Khi tỷ giá hối đoái thấp có tác dụng khuyến khích nhập
khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu và bất lợi cho việc chuyển dịch ngoại tệ từ nước
ngoài về trong nước cũng như việc lựa chọn đồng tiền nào để thực hiện cất trữ,
tiết kiệm, đầu tư của mỗi cá nhân, khiến cho khả năng huy động vốn từ các tổ
chức nước ngoài, từ các kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài bị hạn chế.
Ngược lại khi tỷ giá hối đoái cao sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại khuyến
khích xuất khẩu, làm tăng luồng tiền ngoại tệ chuyển dịch về trong nước, từ đó
mở rộng khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn ngoại tệ của các tổ chức tín
dụng đồng thời làm tăng khả năng chuyển đổi từ nội tệ sang ngoại tệ tạo điều
kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh tế quốc tế giữa nước ta với các nền kinh tế
của các quốc gia trên thế giới. Như vậy, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ là
yếu tố gây tác động trực tiếp đến việc huy động vốn trong dân cư, đặc biệt là
nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.
4.1.5 Điều kiện về môi trường cạnh tranh
Trên một địa bàn mà cùng có nhiều Ngân hàng hoạt động thì hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng sẽ vấp
phải sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác, điều này đặc biệt diễn ra
mạnh mẽ trong sự ra đời và ngày càng phát triển của các Ngân hàng thương mại
cổ phần ngoài quốc doanh trong những năm gần đây. Để có thể tồn tại và phát
triển, Ngân hàng cần phải định ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể giành
phần thắng trong cuộc cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Trong quá trình cạnh
tranh với đối thủ, Ngân hàng buộc phải cải tiến và đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ, tiện ích ngân hàng, thực hiện mức lãi suất hợp lý, nghiên cứu kỹ thị trường
và thực hiện tốt công tác Marketing và thị trường. Ngân hàng phải bồi dưỡng đội
23
ngũ cán bộ để có thể đáp ứng tốt nhất các mục tiêu mà Ngân hàng đặt ra. Có thể
nói rằng cạnh tranh vừa là thách thức đồng thời là khởi điểm của những cơ hội
giúp Ngân hàng phát triển cả về thế và lực trong đó có hoạt động huy động vốn.
4.2. Nhân tố chủ quan
4.2.1 Các hình thức huy động vốn
Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn là tiêu chí hàng đầu để tạo
nên sự tăng trưởng nguồn vốn huy động cả về quy mô và khối lượng; đồng thời
chi phí huy động cũng sẽ có xu hướng giảm xuống. Để có thể huy động được
nhiều nguồn vốn trong xã hội thì Ngân hàng phải đưa ra nhiều hình thức huy
động vốn khác nhau để người gửi tiền có thể lựa chọn hình thức phù hợp với
mình nhất. Họ có thể chọn một hoặc nhiều hình thức với mục tiêu bảo toàn được
vốn và tăng thêm thu nhập, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Mỗi Ngân hàng cần tìm cho mình những hình thức huy động vốn phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội, tâm lý dân cư địa phương nhưng phải phù hợp với
yêu cầu sử dụng và quản lý nguồn vốn huy động. Khi đưa ra hình thức huy động
mới, Ngân hàng phải chú ý đến hàng loạt các điều kiện như: Kỳ hạn gửi, lãi suất
huy động, hình thức chuyển gốc và lãi, điều kiện chuyển đổi thành tiền mặt, khả
năng chuyển nhượng, mua bán của các công cụ huy động trên thị trường, và
ngày nay trong điều kiện cạnh tranh gay gắt có thêm các hình thức gửi tiền tiết
kiệm hấp dẫn như tiết kiệm bằng vàng, trả lãi trước, tiết kiệm bậc thang, gửi tiết
kiệm có thưởng …
4.2.2 Chính sách lãi suất
Tâm lý chung của những người gửi tiền khi gửi khoản tiền nhàn rỗi của
mình vào Ngân hàng là sau một thời gian sẽ thu được càng nhiều lợi nhuận thì
càng tốt. Điều này khiến việc lựa chọn một mức lãi suất cao và hợp lý là việc mà
họ quan tâm đầu tiên. Thứ đó họ mới quan tâm đến các yếu tố khác như : Kỳ
hạn, mức độ rủi ro, điều kiện thanh toán, uy tín, địa điểm của Ngân hàng. Tuy
nhiên, không phải cứ lãi suất cao thì sẽ huy động được nhiều vì lãi suất là yếu tố
quan trọng nhưng chưa phải là duy nhất. Một Ngân hàng thực hiện công tác huy
24
động vốn tốt sẽ là Ngân hàng biết xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, linh
hoạt vừa đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền đồng thời cũng đảm bảo hiệu quả
kinh doanh của Ngân hàng.
Lãi suất có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng tiền gửi tiết kiệm vì khách hàng
chọn tiền gửi theo phương thức này thường có mục đích hưởng lãi.
Việc duy trì mức lãi suất mang tính cạnh tranh có vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc thu hút thêm khoản tiền gửi mới cũng như duy trì những nguồn tiền
gửi hiện có. Sự biến động về lãi suất sẽ khiến người gửi tiền hay nhà đầu tư
quyết định sẽ đầu tư hay gửi tiền vào Ngân hàng, từ Ngân hàng này sang Ngân
hàng khác.
4.2.3 Dịch vụ Ngân hàng cung ứng
Dịch vụ Ngân hàng chính là các tiện ích mà Ngân hàng mang lại cho khách
hàng (gồm cả người gửi tiền và người sử dụng dịch vụ). Danh mục dịch vụ Ngân
hàng càng đa dạng và phong phú chứng tỏ Ngân hàng ấy rất quan tâm và coi
trọng chiến lược chăm sóc khách hàng điều này có ảnh hưởng rất tích cực và
hiệu quả tới việc thu hút các nguồn vốn từ phía các khách hàng được sử dụng
trực tiếp các tiện ích mà Ngân hàng mang lại. Với những điều kiện như nhau
người ta tất nhiên sẽ chọn Ngân hàng nào phục vụ tốt nhất và làm hài lòng nhất.
Do vậy tùy thuộc vào điều kiện và năng lực mỗi Ngân hàng có thể chọn lựa và
phát triển các sản phẩm dịch vụ: Hệ thống rút tiền tự động, quầy thu ngân cạnh
đường, máy ATM,Phone banking, Internet banking, kết nối thanh toán CMS,
POS, dịch vụ Ngân hàng qua thư, giao dịch ngoài giờ làm việc chính thức, dịch
vụ tư vấn tài chính, dịch vụ ký thác nhanh gọn, tiện lợi...
4.2.4 Chiến lược kinh doanh
Cũng giống như các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động Ngân hàng
cũng cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược huy động vốn là
một bộ phận cấu thành chiến lược kinh doanh. Trong từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào
đặc điểm hoạt động của bản thân Ngân hàng và điều kiện môi trường kinh doanh
Ngân hàng sẽ đưa ra các chiến lược huy động vốn cho phù hợp với chiến lược tín
25
dụng và đầu tư của mình: Khi chính sách của Ngân hàng là mở rộng tín dụng thì
tương ứng sẽ là một chính sách mở rộng huy động vốn; ngược lại khi chính sách
tín dụng là thu hẹp hạn chế cho vay thì tương ứng sẽ là sự thu hẹp các hình thức
huy động vốn. Nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng đắn phù hợp với
điều kiện bản thân Ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tối đa và hợp lý thì
công tác huy động vốn là có hiệu quả. Để có thể làm tốt điều này thì Ngân hàng
cần xác định rõ Chiến lược khách hàng là cái cốt lõi, ngành ngân hàng là người
đứng sau các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn, quan hệ rộng cần phải quan tâm
nhiều hơn đến khách hàng. Không thể thờ ơ kiểu ai có tiền thì đến gửi, ai cần
vốn thì đến vay.
4.3. Các nhân tố khác
4.3.1 Uy tín của Ngân hàng
Quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng được xây dựng trên cơ sở niềm tin.
Một Ngân hàng lớn, có thâm niên lâu đời sẽ có ưu thế hơn trong việc thu hút các
nguồn vốn nhàn rỗi từ xã hội bởi lẽ họ cho rằng gửi tiền vào đó thì rủi ro sẽ thấp,
khả năng thanh toán cao hơn, đồng vốn của họ sẽ tuyệt đối an toàn.
4. 3.2 Trình độ công nghệ Ngân hàng
Bao gồm các loại hình dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng, cơ sở vật chất
trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh. Tâm lý chung của mỗi người là
mong muốn tiến hành các giao dịch tại một Ngân hàng có trụ sở kiên cố, sang
trọng, trang thiết bị hiện đại; Trình độ công nghệ ngày càng cao, khách hàng sẽ
càng cảm thấy hài lòng và yên tâm hơn khi gửi tiền vào. Ngày nay, các Ngân
hàng đang ra sức tạo dựng và phát triển công nghệ trong cuộc đua tranh gay gắt
dành thị phần.
4.3.3 Địa điểm Ngân hàng
Ngân hàng có vị trí thuận lợi như trung tâm thành phố, nằm ở mặt phố
chính, điều kiện đi lại thuận tiện, có bãi đỗ xe, khu vực xung quanh an toàn cho
việc giao dịch sẽ gây được chú ý và thu hút khách hàng về phía mình.
26
Những khách hàng gửi tiền tiết kiệm thường chú ý đến các Ngân hàng ở
gần nhà, thuận tiện cho việc đi lại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa vì lượng tiền
nhàn rỗi nằm trong dân cư là rất lớn. Ngân hàng nằm giữa khu vực, địa bàn dân
cư đông đúc, kinh tế phát triển sẽ có lợi thế hơn trong viêc thu hút khách hàng và
lượng tiền gửi.
4.3.4 Đội ngũ cán bộ công nhân viên
Thành công trong công tác nguồn vốn phải nói đến sự nhạy bén của Ban
lãnh đạo. Quán triệt sâu đến cán bộ công nhân viên thực thi thì mới có kết quả
tốt. Xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên niềm nở, nhiệt tình, hiểu biết,
trình độ nghiệp vụ cao. Đội ngũ này chính là hình ảnh, là diện mạo của Ngân
hàng. Do vậy, trong chiến lược phát triển Ngân hàng cần không ngừng chú trọng
đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ và thái độ ứng xử của mỗi nhân viên với
khách hàng.
27
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
1.Khái quát về ngân hàng Bưu điện Liên Việt
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)
tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép
thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam. Với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn
vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và
bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu
chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam,
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không
sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6010 tỷ đồng,
LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất
tại Việt Nam.
Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài
chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng
Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle
Financial Services Software Limited…
LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát
huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
28
1.2. Ngành nghề kinh doanh
Các nghiệp vụ về kinh doanh ngân hàng như:
(i) Nghiệp vụ huy động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng
chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay
vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước và hình thức huy động vốn khác theo
quy định.
(ii) Nghiệp vụ về cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức như
cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài
chính và các hình thức cấp tín dụng theo quy định.
(iii) Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
(iv) Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp,
tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh, thành lập công ty trực thuộc, hoạt động
ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động
ngân hàng, cung ứng dịch vụ bảo hiểm,…
Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh trên, Ngân hàng Liên Việt còn được Ngân
hàng nhà nước cho phép kinh doanh trong các hoạt động: Hoạt động cung ứng
dịch vụ ngoại hối (bao gồm: cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế; thực hiện
các giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường nước ngoài); Hoạt động đầu tư
phái sinh gắn với rủi ro tín dụng quốc gia dựa trên Trái phiếu ngoại tệ của Chính
phủ Việt Nam phát hành trên thị trường quốc tế,…
29
2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
2.1Mô hình tổ chức Chi nhánh, Sở giao dịch
30
2.2 Mô hình tổ chức Chi nhánh, Sở giao dịch
31
32
2.3. Mạng lưới:
Hệ thống mạng lưới
Năm
Hội sở
chính
Sở giao
dịch
Chi
nhánh
PGD
Số lượng
điểm giao
dịch
2008 1 1 5 6 12
2009 1 1 8 12 21
2010 1 1 15 29 45
2011 1 1 28 32 50
Ngân hàng Liên Việt không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, tính
đến thời điểm tháng 3/2012 Ngân hàng Liên Việt đã thiết lập được mạng
lưới hoạt động rộng với 50 điểm giao dịch và chi nhánh trải rộng khắp cả
nước, gồm Hội sở chính, 01 Sở Giao dịch đặt tại tỉnh Hậu Giang, 28 Chi
nhánh và 32 Phòng giao dịch. Hệ thống mạng lưới ngày càng mở rộng là cơ
hội để các khách hàng ở các vùng miền tới giao dịch và biết đến ngân hàng
nhiều hơn, giúp mở rộng thị phần, tăng cường uy tín và năng lực cạnh tranh
cho Ngân hàng Liên Việt.
Việc mở rộng mạng lưới giúp Ngân hàng Liên Việt tiếp cận được
những địa bàn kinh tế mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhất là
trong hoạt động thanh toán và cung cấp các tiện ích ngân hàng cho người
dân đia phương với chi phí hợp lý.
Cùng với mục tiêu mở rộng hoạt động, Ngân hàng Liên Việt luôn quan
tâm vấn đề cơ cấu, tổ chức, tự đổi mới mình thông qua đổi mới mô hình
hoạt động trong năm 2011 trong đó ý tưởng chỉ đạo của HĐQT được thực
hiện xuyên suốt và sát sao tới từng mảng hoạt động kinh doanh của Ngân
33
hàng trên toàn quốc, tăng cường một bước cơ chế quản lý giám sát và điều
hành tập trung, tăng cường hiệu quả hoạt động đồng thời đảm bảo an toàn
cho hệ thống.
3. Tình hình kinh doanh của ngân hàng
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍNH ĐẾN NĂM 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
2009 2010 2011
Tổng tài sản 17.367 34.985 56.132
Vốn chủ sở hữu 3.828 4.105 6.594
Trong đó: Vốn điều lệ 3.650 3.650 6.010
Tổng huy động và vay vốn từ các
nguồn
13.399 30.421 48.148
Tổmg Dư nợ tín dụng 5.983 10.114 12.757
Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước trích
DPRR tín dụng
569 816
1.16
1
Lợi nhuận trước thuế 540 759 1.086
Lợi nhuận sau thuế 540 682 977
Đơn vị tính: %
2. MỘT SỐ TỶ LỆ QUAN
TRỌNG
2009 2010 2011
Tỷ lệ LNST / TTS bình quân
(ROAA)
4,35% 2,61% 2,14%
Tỷ lệ LNST / VCSH bình quân
(ROAE)
14,85% 17,21% 18,26%
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 0,28% 0,42% 2,14%
Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 13,00% 15,00% 15%
Năm 2011, với sự ra đời của Thông tư 13, thông tư 19, và việc ban
hành các quy định kiểm soát chặt chẽ hơn về các tỷ lệ an toàn, tỷ lệ khả
năng chi trả cùng với các chính sách tài chính tiền tệ của Ngân hàng Nhà
34
nước nhằm hạ mặt bằng lãi suất, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô ít nhiều
ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường trong nước, cùng với
các ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường quốc tế, việc duy trì và phát triển hoạt
động của các tổ chức tín dụng gặp nhiều bất lợi về cả huy động vốn, dư nợ,
phát triển dịch vụ và cơ sở khách hàng. Tuy nhiên với nỗ lực vượt qua thách
thức bằng các giải pháp linh hoạt, Ngân hàng Liên Việt vẫn có mức tăng
trưởng ấn tượng về cả quy mô hoạt động và lợi nhuận, đồng thời kiểm soát
tốt rủi ro tín dụng, khống chế nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp.
35
TĂNG TRƯỞNG VỀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Đến thời điểm
31/12/2011, tổng tài
sản của Ngân hàng
Bưu Điện Liên Việt
đạt 56.132 tỷ đồng,
tăng 22.147 tỷ đồng
tương đương tăng
60% so với thời điểm
31/12/2010. Có thể
nói chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, quy mô
hoạt động của Ngân hàng Liên Việt đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với
sự mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các hoạt động ngân hàng, đa dạng
hóa sản phẩm, dịch vụ.
Ngân hàng được thành lập với 3300 tỷ đồng vốn điều lệ. Qua các năm,
mức vốn điều lệ và vốn chủ sở
hữu đều có sự tăng trưởng đều
đặn. Mặc dù mức vốn chủ sở
hữu không tăng mạnh, nhưng
tổng tài sản lại có sự phát triển
khá ấn tượng chứng tỏ nguồn
vốn đầu tư ban đầu đã được
khai thác có hiệu quả trong
việc mở rộng hoạt động của
ngân hàng.
36
DOANH LỢI
Năm 2011,
LienVietPostBank đạt 1.086 tỷ
đồng lợi nhuận, tăng 43,08% so
với năm 2010.
Mức tăng trưởng lợi nhuận
năm 2010 so với năm 2009 là con
số ấn tượng, cao hơn mức tăng của
năm 2009 so với năm 2008 và là
nỗ lực rất lớn của Ngân hàng Liên Việt trong bối cảnh thị trường không thực
sự thuận lợi.
Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân
(ROAA) là 2,61%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân
(ROAE) là 17,21%. Mặc dù ROAE có giảm đi, nhưng ROAE và EPS lại
tiếp tục tăng lên so với năm 2009, thể hiện sự thay đổi khá mạnh mẽ về hoạt
động khiến cho mức hiệu quả theo quy mô có sự pha loãng nhưng kết quả
cuối cùng vẫn đáp ứng tốt quyền lợi cho các cổ đông.
2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Bưu điện
Liên Việt
37
2.1 Thực trạng nguồn vốn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Đến thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của Ngân hàng Bưu Điện Liên
Việt đạt 56.132 tỷ đồng, tăng 22.147 tỷ đồng tương đương tăng 60% so với
thời điểm 31/12/2010. Có thể nói chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi chính thức
đi vào hoạt động, quy mô hoạt động của Ngân hàng Liên Việt đã có sự tăng
trưởng mạnh mẽ, cùng với sự mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các hoạt
động ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
2.2 Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
2.2.1. Năm 2010:
Sự ra đời Thông tư 15/2009/TT-NHNN quy định giảm tỷ lệ tối đa
nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn từ 40% xuống 30%
cùng với việc hệ thống ngân hàng Việt Nam rơi vào tình trạng khan hiếm
nguồn vốn và thiếu tính thanh khoản vào thời điểm cuối năm 2009 đã góp
phần làm cuộc đua lãi suất đối với các ngân hàng thương mại nóng lên. Các
ngân hàng không ngừng gia tăng lãi suất tiền gửi với mức kịch trần và với
các chiêu huy động thông qua các hình thức như khuyến mại, tặng quà…
Trước tình hình đó, Hội đồng quản trị và Ban Điều hành đã chủ động triển
khai đồng bộ, áp dụng nhiều giải pháp nhanh nhạy phù hợp với thực tế thị
trường, tiến hành triển khai các sản phẩm và dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu
cầu của dân cư, Tổ chức kinh tế và các Tổ chức tín dụng bằng cả nội tệ và
ngoại tệ. Vì vậy, ngân hàng Liên Việt đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác
cân đối và điều hòa vốn, luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, tỷ lệ về đảm
bảo an toàn vốn theo đúng quy định của NHNN. Đặc biệt, ngân hàng Liên
Việt đã tận dụng được tối đa thế mạnh về nguồn vốn trong điều kiện khó
khăn để tạo nguồn lợi cho mình, đảm bảo duy trì ổn định hoat động của
ngân hàng năm 2009.
Đến 31/12/2009, tổng số dư huy động vốn của Ngân hàng Liên Việt
đạt 13.399 tỷ đồng, tăng 9.598 tỷ đồng tương đương với tăng 253% so với
thời điểm 31/12/2008, đạt 141% kế hoạch đề ra. Trong đó, nguồn vốn huy
38
động thị trường 1 đạt 8.309 tỷ đồng chiếm trên 62% tổng nguồn vốn huy
động và liên tục tăng trong thời gian qua:
Biểu đồ biến động tăng trưởng Huy động vốn:
Đơn vị: tỷ đồng
Cơ cấu nguồn vốn theo Khách hà
- TCKT : 6.729 tỷ
(50%)
- Dân cư : 1.608 tỷ
(12%)
- TCTD : 5.092 tỷ
(38%)
Năm 2010:
39
Đến hết ngày 31/12/2011, tổng số dư huy động
vốn toàn ngân hàng đạt 48.148 tỷ đồng, tăng 17.727
tỷ đồng tương đương 58% so với thời điểm
31/12/2010. Trong đó, huy động từ thị trường 1 (tổ
chức kinh tế và dân cư) đạt 26.663 tỷ đồng chiếm
55,38% tổng huy động vốn . Huy động từ thị
trường 2 (nguồn vay từ NHNH và TCTD khác) đạt
21.485 tỷ đồng, chiếm 44,62% tổng huy động vốn .
Nguồn vốn tăng mạnh qua các năm, và có sự
tăng trưởng đều đặn của nguồn huy động từ 2 thị
trường thể hiện rõ nét sự phát triển của cả cơ sở
khách hàng tổ chức kinh tế, dân cư và sự mở rộng
các quan hệ hợp tác thị trường ngân hàng
40
4 năm hoạt động của Ngân hàng Liên Việt
cũng là 4 năm diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trong
việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Trong
năm 2010, vượt qua những khó khăn, phức tạp của
thị trường bằng các giải pháp phù hợp, Ngân hàng
Liên Việt đã nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động huy
động vốn từ đối tượng khách hàng là tổ chức kinh
tế và cá nhân thông qua mở rộng hệ thống mạng
lưới giao dịch tại các địa bàn trọng điểm và liên tục
cải tiến dịch vụ khách hàng.Ngoài ra, công tác phát
triển sản phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng
được quan tâm đầu tư thích đáng đã góp phần duy
trì ổn định và phát triển nguồn vốn, phục vụ tốt cho
nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.
Xét về cơ cấu nguồn huy động tiền gửi khách
hàng theo đối tượng, chiếm tỷ trọng lớn là từ tiền
gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) 10.648 tỷ đồng
chiếm 86,47% còn lại là 1.666 tỷ đồng chiếm
13,53%. Trong năm 2011 khi có thêm thế mạnh về
mạng lưới thông qua việc sáp nhập Tiết kiệm Bưu
điện, bên cạnh việc duy trì nguồn tiền dồi dào từ
41
các TCKT, Ngân hàng Liên Việt sẽ tiếp tục mở
rộng để đẩy mạnh hơn doanh số và tỷ lệ đóng góp
của nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư trong tổng huy
động vốn, tiếp tục hiện thực hóa định hướng trở
thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất.
a) Kết quả Huy động vốn toàn hệ thống
Năm 2009: HĐV tăng lên chủ yếu là thị trường 1, đạt 12.610 tỷ đồng
chiếm 64% tổng HĐV và tăng 4.295 tỷ đồng. HĐV thị trường 2 là 7.129 tỷ
đồng, chiếm 36% tổng HĐV và tăng 2.045 tỷ đồng so với 31/12/2009. Nếu
tách riêng 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi và 600 tỷ đồng vay thêm từ
NHNN để phục vụ dự án phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn thì huy
42
động thực tế của Ngân hàng Liên Việt ở mức không nhiều (tăng 3.741 tỷ
đồng tương đương tăng 28% so với 31/12/2009).
- Đặc điểm đáng chú ý là tính thiếu bền vững và mất cân đối trong cơ
cấu nguồn vốn vì nguồn vốn ngắn hạn (bao gồm KKH + CKH dưới 12
tháng) chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng HĐV chiếm tới 74% (nếu tách 2000
tỷ đồng TPCĐ có kỳ hạn 1 năm thì con số này chiếm tới 82%); phần lớn
nguồn vốn là từ các tổ chức kinh tế và tập trung vào nhóm khoảng 10 khách
hàng lớn; tỷ trọng huy động từ dân cư còn rất thấp.
b) Kết quả huy động vốn từng Chi nhánh/ SGD
-Nhìn chung, HĐV của hầu hết các Chi nhánh đều tăng tương đối đồng
đều 04 chi nhánh có số dư huy động trên mức 1.000 tỷ đồng như chi nhánh
TP.Hồ Chí Minh (1.440 tỷ đồng), chi nhánh Đông Đô (1.402 tỷ đồng), chi
nhánh Chợ Lớn (1.168 tỷ đồng), chi nhánh Dung Quất (1.058 tỷ đồng). Tuy
nhiên so với con số tại thời điểm 31/12/2009 thì một số chi nhánh lại có sự
sụt giảm đáng kể như CN Hà Nội giảm 864 tỷ đồng (-32%); SGD Hậu
Giang giảm 146 tỷ đồng (-42%), CN TP.Hồ Chí Minh giảm 61 tỷ đồng (-
4%).
2.3. Đánh giá về hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bưu điện
Liên Việt
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.1.1 Năm 2009
a) Kết quả Huy động vốn toàn hệ thống
Năm 2009: HĐV tăng lên chủ yếu là thị trường 1, đạt 12.610 tỷ đồng
chiếm 64% tổng HĐV và tăng 4.295 tỷ đồng. HĐV thị trường 2 là 7.129 tỷ
đồng, chiếm 36% tổng HĐV và tăng 2.045 tỷ đồng so với 31/12/2009. Nếu
tách riêng 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi và 600 tỷ đồng vay thêm từ
NHNN để phục vụ dự án phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn thì huy
động thực tế của Ngân hàng Liên Việt ở mức không nhiều (tăng 3.741 tỷ
đồng tương đương tăng 28% so với 31/12/2009).
43
-Đặc điểm đáng chú ý là tính thiếu bền vững và mất cân đối trong cơ
cấu nguồn vốn vì nguồn vốn ngắn hạn (bao gồm KKH + CKH dưới 12
tháng) chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng HĐV chiếm tới 74% (nếu tách 2000
tỷ đồng TPCĐ có kỳ hạn 1 năm thì con số này chiếm tới 82%); phần lớn
nguồn vốn là từ các tổ chức kinh tế và tập trung vào nhóm khoảng 10 khách
hàng lớn; tỷ trọng huy động từ dân cư còn rất thấp.
b) Kết quả huy động vốn từng Chi nhánh/ SGD
-Nhìn chung, HĐV của hầu hết các Chi nhánh đều tăng tương đối đồng
đều 04 chi nhánh có số dư huy động trên mức 1.000 tỷ đồng như chi nhánh
TP.Hồ Chí Minh (1.440 tỷ đồng), chi nhánh Đông Đô (1.402 tỷ đồng), chi
nhánh Chợ Lớn (1.168 tỷ đồng), chi nhánh Dung Quất (1.058 tỷ đồng). Tuy
nhiên so với con số tại thời điểm 31/12/2009 thì một số chi nhánh lại có sự
sụt giảm đáng kể như CN Hà Nội giảm 864 tỷ đồng (-32%); SGD Hậu
Giang giảm 146 tỷ đồng (-42%), CN TP.Hồ Chí Minh giảm 61 tỷ đồng (-
4%).
-Xét về mức độ thực hiện kế hoạch, hầu hết các chi nhánh đều có tỷ lệ
% thực hiện kế hoạch HĐV ở mức cao. Đặc biệt có 3 chi nhánh hiện đã vượt
kế hoạch năm đề ra như chi nhánh Dung Quất (đạt 176% kế hoạch), chi
nhánh Chợ Lớn (117%),. Một số chi nhánh có tỷ lệ % thực hiện kế hoạch
đều là các chi nhánh mới đi vào hoạt động.
-Đặc điểm chung đáng chú ý là trong cơ cấu nguồn vốn của các chi
nhánh như đã phân tích ở trên thì nguồn vốn không kỳ hạn và ngắn hạn vẫn
chiếm tỷ trọng lớn; đồng thời tập trung chủ yếu ở các TCKT, tỷ lệ huy động
tiết kiệm từ dân cư vẫn còn rất thấp.
2.3.1.2 Năm 2010
Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân
(ROAA) là 2,61%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân
(ROAE) là 17,21%. Mặc dù ROAE có giảm đi, nhưng ROAE và EPS lại
tiếp tục tăng lên so với năm 2009, thể hiện sự thay đổi khá mạnh mẽ về hoạt
44
động khiến cho mức hiệu quả theo quy mô có sự pha loãng nhưng kết quả
cuối cùng vẫn đáp ứng tốt quyền lợi cho các cổ đông.
Đến hết ngày 31/12/2010, tổng huy động vốn toàn ngân hàng đạt
30.421 tỷ đồng, tăng 17.022 tỷ đồng tương 127,04% so với thời điểm
31/12/2009. Trong đó, huy động từ thị trường 1 (tổ chức kinh tế và dân cư)
đạt 15.439 tỷ đồng chiếm 50,75% tổng huy động vốn và tăng 7.124 tỷ đồng
so với 31/12/2009. Huy động từ thị trường 2 (nguồn vay từ NHNH và
TCTD khác) đạt 14.982 tỷ đồng, chiếm 49,25% tổng huy động vốn và tăng
9.898 tỷ đồng so với 31/12/2009.
Nguồn vốn tăng mạnh qua các năm, và có sự tăng trưởng đều đặn của
nguồn huy động từ 2 thị trường thể hiện rõ nét sự phát triển của cả cơ sở
khách hàng tổ chức kinh tế, dân cư và sự mở rộng các quan hệ hợp tác trên
thị trường ngân hàng.
2.3.2. Hạn chế
4 năm hoạt động của Ngân hàng Liên Việt cũng là 4 năm diễn ra sự
cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Trong
năm 2010, vượt qua những khó khăn, phức tạp của thị trường bằng các giải
pháp phù hợp, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã nỗ lực đẩy mạnh các hoạt
động huy động vốn từ đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân
thông qua mở rộng hệ thống mạng lưới giao dịch tại các địa bàn trọng điểm
và liên tục cải tiến dịch vụ khách hàng.Ngoài ra, công tác phát triển sản
phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng được quan tâm đầu tư thích đáng đã
góp phần duy trì ổn định và phát triển nguồn vốn, phục vụ tốt cho nhu cầu
sử dụng vốn của khách hàng.
Xét về cơ cấu nguồn huy động tiền gửi khách hàng theo đối tượng,
chiếm tỷ trọng lớn là từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) 10.648 tỷ
đồng chiếm 86,47% còn lại là 1.666 tỷ đồng chiếm 13,53%.
45
2.3.3. Nguyên nhân
 Nguyên nhân chủ quan
- Các công cụ huy động vốn chưa thực sự đa dạng, nguồn huy động
chủ yếu thông qua hình thức nhận tiền gửi, uỷ thác đầu tư và phát hành giấy
tờ có giá. Tuy nhiên phương thức nhận tiền gửi còn đơn giản, nên cơ cấu
vốn chưa hợp lý giữa kỳ hạn, loại đồng tiền gửi. Mặc dù đã áp dụng hình
thức tiết kiệm có thưởng, và tiết kiệm bậc thang nhưng kêt quả thu được
chưa thực sự cao, nguồn chủ yếu là nguồn ngắn hạn và nội tệ. Chi nhánh
chưa quan tâm tới phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.
- Công nghệ ngân hàng mặc dù được ứng dụng đầu tư, Chi nhánh đã
triển khai lắp và cài đặt các phần mềm phục cụ cho việc thanh toán, chuyển
tiền điện tử, thanh toán liên hàng, cùng một số phần mềm khác đáp ứng nhu
cầu sử dụng của khách hàng như nhập lương vào tài khoản, thanh toán các
loại phí, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Chính sách khách hàng chưa phù hợp, công tác quảng cáo, tiếp thị để
thu hút khách hàng, tạo uy tín và mở rộng thị phần trên thị trường. Chi
nhánh chưa có dịch vụ chăm sóc khách hàng mà mới chỉ có quầy khách
hàng, do vậy chưa tạo được ấn tượng cho khách hàng.
- Mức lãi suất vẫn chưa thật sự hợp lý , hấp dẫn người gửi tiền .
- Trình độ cán bộ nhân viên ở một số bộ phận chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ.
 Nguyên nhân khách quan
- Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang
trong giai đoạn hồi phục sau sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cuối năm
2007 đầu 2008 vừa qua nên còn nhiều nhân tố chưa được ổn định, giá dầu
thô, vàng, cũng như sự biến động của tỷ giá, sự mất ổn định của thị trường
chứng khoán… trong thời gian qua đã làm giảm đáng kể việc mở rộng thị
trường tín dụng, bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, hoặc thiếu những dự án có tính khả thi cao. Thị trường tín
dụng không mở rộng được sẽ gây ứ đọng vốn và làm ảnh hưởng tới việc
46
thực hiện chính sách huy động vốn các ngân hàng thương mại trong đó có
Chi nhánh Láng Hạ. Hơn nữa tình hình kinh tế như vậy gây tác động không
nhỏ tới tâm lý khách hàng, và do đó họ một là gửi tiền ngắn hạn, hai là tích
trữ tiền mặt hoặc ngoại tệ, như vậy làm ảnh huớng tới cơ cấu nguồn tiền gửi.
- Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và nhất quán, các văn bản luật
và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nó còn nhiều bất
cập, nhiều chồng chéo, nhiều khi không phù hợp với thực tế.
- Thị trường tài chính trong nước chưa thực sự phát triển, hiện nay tuy
đã có thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường chứng khoán nhưng quy
mô và hiệu quả của nó mang lại cho nền kinh tế chưa cao, nhất là thị trường
chứng khoán chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế.
- Với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các NHTM, các TCTD, TCTC ngày
càng quyết liệt, nên phần nào gây khó khăn tới hoạt động của Chi nhánh, khi
mà tuổi đời của Chi nhánh còn non trẻ, nhất là trong việc cung cấp dịch vụ,
công cụ phương thức thanh toán (thanh toán không dùng tiền mặt).
47
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bưu điện
Liên Việt
3.1.1. Định hướng chung
LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở
phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. Số 1
Việt Nam về hiện đại hóa, chuyên nghiệp, năng động, đổi mới và chữ Tín
trong hoạt động.
Trong 5 năm kể từ khi thành lập, chính thức hoạt động,
LienVietPostBank sẽ phấn đấu trở thành một trong 10 Ngân hàng Thương
mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam.
Sau 5 năm phấn đấu trở thành Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ngân hàng
hàng đầu Việt Nam.
Chiến lược: Trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam
Phát triển thương hiệu:
Với lợi thế từ việc góp vốn của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam vào
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt bằng giá trị công ty dịch vụ Tiết
Kiệm Bưu điện, giúp cho Ngân hàng Liên Việt trở thành Ngân hàng TMCP
có mạng lưới rộng lớn nhất sau chỉ 3 năm hoạt động, thương hiệu Ngân
hàng Liên Việt sẽ được đưa lên tầm cao mới với mục tiêu trở thành “Ngân
hàng bán lẻ của mọi người Việt Nam”, đồng thời vẫn tiếp tục kế thừa các giá
trị cơ bản mà thương hiệu Ngân hàng Liên Việt đã gây dựng trong 3 năm
qua: “UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – NĂNG ĐỘNG – HIỆN ĐẠI -
THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT”.
Thương hiệu Ngân hàng Liên Việt sẽ được xây dựng đại diện cho dòng
sản phẩm đơn giản, dễ sử dụng, chi phí hợp lý với kênh cung ứng rộng khắp.
48
Ngân hàng Liên Việt hướng tới hình ảnh một ngân hàng chuyên
nghiệp, là bạn đồng hành của khách hàng, đồng thời góp phần vào sự phát
triển của xã hội.
Đặc biệt, thương hiệu Ngân hàng Liên Việt sẽ được xây dựng quần
chúng hóa, hướng tới phục vụ đối tượng “Tam Nông” (nông nghiệp, nông
dân, nông thôn) và cộng đồng dân cư cả nước, hỗ trợ hiệu quả việc triển
khai định hướng của Chính phủ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát
triển nông nghiệp, nông thôn.
3.1.2. Định hướng huy động vốn của ngân hàng
. Định hướng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh:
Chỉ tiêu
Kế hoạch năm
2011 (tỷ đồng)
+/- so với năm
2010
Tổng tài sản
60.
000 72%
Vốn điều lệ
8.
300 127%
Huy động thị trường 1
30.
500 111%
Cho vay thị trường 1
11.
800 20%
Lợi nhuận trước thuế
1.
180 55%
Tỷ lệ trả cổ tức 15% 0%
Tiến tới mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu cần một cơ
chế hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn với bán lẻ, triển khai thêm các sản
phẩm, tiện ích để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đa dạng của khách hàng đồng
thời tích cực gắn xã hội trong kinh doanh.
49
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Dương Hà
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Nam Hương
 

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mạiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
 
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAYĐề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
Đề tài hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng hàng hải, HOT 2018, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàngĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 
Đề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAYBÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 

Similar to Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt

Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Nam Hương
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...OnTimeVitThu
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
TaichinhtienteThư Anh
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng vietinbank
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng vietinbankGiải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng vietinbank
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng vietinbankNguyễn Thị Thanh Tươi
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Trần Đức Anh
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiDương Hà
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Dương Hà
 

Similar to Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt (20)

Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
khoa luận TN.docx
khoa luận TN.docxkhoa luận TN.docx
khoa luận TN.docx
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
 
Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), 9đ
Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), 9đGiới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), 9đ
Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), 9đ
 
Lịch sử hình thành ngân hàng xăng dầu petrolimex
Lịch sử hình thành ngân hàng xăng dầu petrolimexLịch sử hình thành ngân hàng xăng dầu petrolimex
Lịch sử hình thành ngân hàng xăng dầu petrolimex
 
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại.docxCơ sở lý luận về ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại.docx
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng vietinbank
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng vietinbankGiải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng vietinbank
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng vietinbank
 
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)Tailieu.vncty.com   huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
Tailieu.vncty.com huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-mai (1)
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Quá Trình Thẩm Định Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng...
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 

More from Thanh Hoa

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcThanh Hoa
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namThanh Hoa
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Thanh Hoa
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhThanh Hoa
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...Thanh Hoa
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thanh Hoa
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThanh Hoa
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThanh Hoa
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thanh Hoa
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhThanh Hoa
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Thanh Hoa
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếThanh Hoa
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnThanh Hoa
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavThanh Hoa
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingThanh Hoa
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Thanh Hoa
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoThanh Hoa
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namThanh Hoa
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Thanh Hoa
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Thanh Hoa
 

More from Thanh Hoa (20)

Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh họcXử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học
 
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt namXung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
Xung đột và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp việt nam
 
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nhằm góp ...
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
 
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
ứNg dụng mô hình just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các d...
 
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều để điều chỉnh tốc độ động cơ đ...
 
Thị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt namThị trường bảo hiểm việt nam
Thị trường bảo hiểm việt nam
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
 
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...Thạc sỹ 321   phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
Thạc sỹ 321 phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp việt ...
 
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anhTổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
Tổng hợp bài tập hay về thì trong tiếng anh
 
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
Tình hình biến động tỷ giá hối đoái vndusd giai đoạn 2011 đến 2014 và ảnh hưở...
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvnTiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
Tiểu luận nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2 b của ecvn
 
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkavTiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
Tiểu luận hoạch định chiến lược e marketing cho công ty bkav
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketing
 
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
Tiểu luận đẩy mạnh hoạt động pr của công ty le bros trong điều kiện hội nhập ...
 
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theoTiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
Tiểu luận đào tạo và phát triển đề tài xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo
 
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt namTiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận cương lĩnh đầu tiên của đảng cộng sản việt nam
 
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
Tiểu luận cán cân thương mại của việt nam 2009
 
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 90012000 tại công ty ...
 

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt

  • 1. MỤC LỤC 3.2.1. Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược marketing hiệu quả...............................................................................................................53 3.2.2. Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên....55 3.2.3. Gắn liền với công tác huy động vốn, cần phải nâng cao chất lượng sử dụng vốn huy động......................................................................................55 3.2..4. Đổi mới tổ chức quản lý cho phù hợp, hiệu quả hơn.........................56 3.2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng............................................57 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể.......................................................................58 3.2.2.1. Có định hướng phát triển nguồn vốn phù hợp.................................58 3.2.2.2. Đơn giản hóa các thủ tục gửi tiền và cho vay..................................59 3.2.2.3. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt..............................................59 3.2.2.4. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.......................................59 3.3.1. Kiến nghị với NHNN Việt Nam.........................................................66 3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước...............................................................67 3.3.2.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô...................................................68
  • 2. DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TCTD – Tổ chức tín dụng QTNH – Quản trị ngân hàng NHTW – Ngân hàng trung ương NHNN – Ngân hàng nhà nước NHTM – Ngân hàng thương mại ATM – Máy trả tiền tự động TTCK – Thị trường chứng khoán LPB – LienVietPostbank – Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LVS – Công ty chứng khoán Liên Việt CN – Chi nhánh CBNV – Cán bộ nhân viên ĐHCĐ – Đại hội cổ đông
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Hệ thống ngân hàng thương mại với chiến lược huy động vốn trong và ngoài nước đang là vấn đề hết sức quan trọng. Kinh tế Việt Nam trong tương lai sẽ là một bộ phận của chiến lược kinh tế toàn cầu, đối với các nhà kinh tế - đặc biệt là các nhà kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng không thể không nghiên cứu, nhận thức và vận dụng các vấn đề về vốn, các hình thức tạo vốn, thị trường vốn trong các nền kinh tế vào thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở đó xác lập một chiến lược huy động vốn qua hệ thống ngân hàng nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho sự nghiệp phát triển đất nước. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành “kênh dẫn vốn quan trọng” đóng vai trò chủ chốt trong nhu cầu giao lưu vốn của nền kinh tế, thực hiện huy động một khối lượng đáng kể vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy đầu tư cho sản xuất của các thành phần kinh tế phát triển, coi trọng đầu tư tín dụng ưu đãi để phục vụ xoá đói giảm nghèo và thực hiện một số chính sách của xã hội. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình vì nguồn vốn huy động được còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn của xã hội, chất lượng tín dụng còn thấp, tỷ lệ nợ xấu tương đối lớn, tình hình tài chính của một số ngân hàng thương mại gặp khó khăn, bên cạnh đó thị trường vốn của nước ta phát triển chậm, tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn lớn, các loại dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng, nguồn vốn trong dân cư chưa được huy động nhiều. Trong điều kiện như vậy, chúng ta không thể không có những biện pháp, chính sách hợp lý để huy động, khai thác hết mọi nguồn vốn tiềm năng trong dân cư và trong các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội, đồng thời mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng. 1
  • 4. 2.Đối tượng, mục đích , phạm vi nghiên cứu. Trong thời gian làm việc tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, em đã tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Thực tế trong hơn 4 năm chính thức đi vào hoạt động, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã tập chung rất nhiều công sức vào công tác mở rộng huy động vốn, coi thị trường huy động vốn là động lực của kinh doanh, tổ chức tốt công tác huy động vốn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, có những biện pháp ứng xử phù hợp với sự thay đổi của vốn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, nên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã và đang phát triển mạnh mẽ, có nguồn vốn huy động tương đối lớn, có kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng cao, đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện, đồng thời góp phần cho nền kinh tế xã hội trên địa bàn ổn định và phát triển. Tuy nhiên, những thành công đó vẫn chưa thể đảm bảo cho sự thành công trong tương lai Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu để mở rộng thị trường huy động vốn sẽ giúp Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt giành được ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần của mình. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt” . 3. Nội dung nghiên cứu. Chuyên đề này, nhằm nêu lên những thực trạng và giải pháp để mở rộng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, với nội dung chính gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 2
  • 5. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 1. Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Với sự ra đời của các NHTMCP cùng các NHTMQD vào năm 1991 đã góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển đất nước. Luật “Tổ chức tín dụng” của Việt Nam ban hành vào ngày 12/12/1997 đã định nghĩa NHTM như sau: “NHTM là một TCTD thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Qua đây chúng ta có thể nói rõ hơn: NHTM là TCKT có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và nghiệp vụ chủ yếu là huy động các khoản tiền nhàn rỗi từ dân chúng và tiến hành chuyển chúng thành vốn đầu tư phát triển sản xuất thông qua các nghiệp vụ tín dụng. Ngoài ra, với chức năng của một trung gian tài chính, NHTM còn thực hiện chức năng trung gian thanh toán, giúp cho sự vận động của các luồng tiền trong nền kinh tế thêm nhanh chóng, linh hoạt. Do đó mà hoạt động của NHTM luôn nằm trong vòng kiểm soát chặt chẽ của NHTW, sự phát triển của hệ thống NHTM là bộ mặt đại diện cho sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng. 3
  • 6. 1.2.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Hoạt động của ngân hàng thương mại đang ngày một phát triển về số lượng, quy mô hoạt động đa dạng và phong phú,hoạt động đan xen lẫn nhau.Hoạt động của NHTM gồm: 1.2.1.Nghiệp vụ tài sản nợ 1.2.2. .Ngiệp vụ huy động vốn Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM. •Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động của ngân hàng trong việc nhận tiền gửi từ các tổ chức doanh nghiệp vào để thanh toán hay nhằm để bảo quản tài sản. Ngoài ra còn có thêm hoạt động nhận tiền gửi nhàn rỗi có được từ hộ gia đình,cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi từ số tiền gửi trên. •Ngiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế. Đặc biệt nghiệp vụ này còn giúp NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh. 1.2.3. .Nghiệp vụ đi vay Nghiệp vụ này được NHTM sử dụng thường xuyên thông qua hình thức tái chiết khấu hay vay có bảo đảm. Ngân hàng thực hiện đi vay từ dân cư, tổ chức kinh tế, vay từ các NHTM khác, vay từ các tổ chức tín dụng, vay của NHTW.Việc đi vay này tạo cho ngân hàng sự cân đối trong điều hành vốn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. 1.2.4. Nghiệp vụ tạo vốn khác Nghiệp vụ này giúp ngân hàng tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận đại lý hay ủy thác vốn cho các tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước.Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM,thường để nhận được các 4
  • 7. khoản vốn thì các ngân hàng phải lên kế hoạch dự án phù hợp với từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng .Ngoài ra thông qua việc sử dụng các phương tiện thanh toán, đòi hỏi khách hàng phải ký quỹ gửi một bộ phận tiền tại ngân hàng.Trên cơ sở đó ,ngân hàng có thể sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi trên tài khoản để đưa vào hoạt động kinh doanh. 1.2.5. Vốn tự có Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM.. Lượng vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi mới thành lập ngân hàng. Do tính ổn định mà nguồn vốn này được sử dụng vào nhiều mục đích phục vụ cho bản thân ngân hàng, cho góp vốn liên doanh.Trong thực tế lượng vốn này không ngừng tăng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,thể hiện ở kết quả của nó. 1.2.6. Ngiệp vụ tài sản có Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận .Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau: * Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với mục đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do ngân hàng nhà nước đề ra. * Nghiệp vụ cho vay: Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. NH thương mại đi vay để cho vay, do đó có cho vay được hay không là vấn đề mà mọi NH thương mại đều phải tìm cách giải quyết. Thông thường lợi nhuận từ hoạt động cho vay này chiếm tới 65- 70% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách: theo thời gian có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn, theo hình thức đảm bảo có cho vay 5
  • 8. có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo, theo mục đích có cho vay bất động sản, cho vay thương mại, cho vay cá nhân, cho vay nông nghiệp, cho vay thuê mua... * Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy động được từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình thức như : hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường... và trực tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó. * Nghiệp vụ khác: Ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động king doanh như: kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ; nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; king doanh và dịch vụ bảo hiểm... *Nghiệp vụ ngoại bảng: Là những khoản phản ánh các khoản tạm thời để tại ngân hàng nhưng không thuộc sở hữu của ngân hàng. Ngoài ra các khoản này cũng phản ảnh một số chỉ tiêu kinh tế đó phản ảnh trên các tài khoản trong bảng cân đối kế toán những đơn vị cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý nợ khó đòi và cần xử lý. 1.2.7. Các dịch vụ ngân hàng khác. * Dich vụ trong thanh toán: Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán hàng hoá và dịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. * Dịch vụ tư vấn, môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản... *Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữ hộ vàng, tiền; cho thuê két sắt, bảo mật... 6
  • 9. 1.2.2. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Vai trò của nguồn vốn Trước hết, Nguồn vốn là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của Ngân hàng. Bất kì một ngân hàng nào muốn tiến hành các hoạt động cho vay hay cung cấp các dịch vụ đều phải có một số lượng vốn đủ lớn đảm bảo. Số vốn đó giúp ngân hàng ban đầu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, thực hiện hoạt động tín dụng và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ khác như : bảo lãnh, mua bán ngoại tệ… Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên, vượt xa số vốn tự có của ngân hàng nhờ hoạt động huy động vốn được thực hiện song song với các hoạt động trên. Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ dân cư, từ các doanh nghiệp hay trên thị trường vốn. Quy mô vốn của một ngân hàng càng lớn thì càng khẳng định được sức mạnh và uy tín của nó trên thị trường tài chính, tạo ra điều kiện tốt nhất cho sự hoạt động và phát triển của nó. Chính vì thế các ngân hàng không ngừng cạnh tranh nhau để thu hút được lượng vốn lớn trên thị trường bằng nhiều chiến lược khác nhau. Mỗi một ngân hàng có những lợi thế và chiến lược riêng trong việc huy động vốn dẫn tới cơ cấu các thành phần trong nguồn vốn của chúng khác nhau. Cơ cấu này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động cho vay và đầu tư của Ngân hàng, chẳng hạn : một ngân hàng có nguồn vốn trung và dài hạn lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn thì sẽ có cơ hội cho vay đầu tư cho các dự án trung và dài hạn nhiều hơn. Mặc dù hiện nay các ngân hàng vẫn lấy cả những nguồn ngắn hạn đem cho vay trung và dài hạn nhưng hoạt động đó luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tóm lại, nguồn vốn đóng vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng Nghiệp vụ huy động vốn, do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với các đối tượng sau:  Đối với nền kinh tế, huy động vốn có vai trò khuyến khích tiết kiệm bằng các biện pháp thu hút và huy động vốn thông qua các dạng tài khoản khác nhau trên một mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Huy động vốn còn giúp cho 7
  • 10. nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng, tránh tình trạng người thừa vốn thì không sử dụng, người cần vốn thì lại không có. Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, huy động vốn giúp nó phát triển liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả hơn.  Đối với Ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Huy động vốn càng nhiều thì Ngân hàng càng có khả năng cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng cũng như gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng. Từ đó NHTM có biện pháp không ngừng cải thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Như vậy, chỉ với nguồn vốn huy động Ngân hàng mới thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng – chức năng quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, đồng thời cũng là cơ sở để Ngân hàng thực hiện các chức năng khác. Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” cho Ngân hàng.  Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi tương đối an toàn để cất giữ và tích trữ vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ khác của Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần cho sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dung.  Đối với nhà nước, hoạt động huy động vốn là một công cụ để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Vì thế đẩy mạnh công tác huy động vốn ở NHTM có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. 8
  • 11. 2. Phân loại vốn của ngân hàng thương mại Hình thức phân loại được các ngân hàng thương mại sử dụng hiện nay là phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ, hình thức này tạo sự thuận tiện cho ngân hàng khi tiến hành huy động. Các hình thức huy động bao gồm: 2.1. Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi a. Huy động tiền gửi không kỳ hạn Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao. Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán. Khách hàng gửi tiền phần lớn là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ liên tục. Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trả cho người thứ ba. Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thức thanh toàn bằng séc. Đặc biệt người gửi tiền có thể không cần trực tiếp đến ngân hàng lấy mà có thể rút qua các máy rút tiền tự động ( máy ATM ). Ngân hàng thường bảo quản loại tiền gửi này trên hai tài khoản: tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai: + Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi. Loại tài khoản này luôn luôn có số dư có. + Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sử dụng cho các tổ chức kinh tế. Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng còn số dư nợ thể hiện khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng vay. Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ ngân hàng nên mức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí không phải trả lãi. Tuy nhiên ở nhiều nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp ( trong đó có Việt Nam ) và để tăng mức động viên tiền gửi, ngân hàng vẫn trả lãi cho tiền gửi này ( có những thời điểm được trả ngang bằng với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ). Tỷ lệ huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu ngân hàng có các dịch vụ đa dạng, sản phẩm ngân hàng chất lượng cao, hệ thống 9
  • 12. mạng lưới rộng rãi đáp ứng tốt các nhu cầu của người gửi tiền. b. Huy động tiền gửi có kỳ hạn Là các tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng và rút ra sau một thời hạn nhất định. Khoản này thường gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định, thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự biến động. Phần tiền gửi này ngân hàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng cao hơn. Người gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn có mục đích kiếm lời. Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồn vốn huy động của ngân hàng. Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi ( mà chúng ta vẫn gọi là kỳ phiếu ngân hàng có mục đích ) với các thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm... ngày càng phổ biến, đã và đang phát huy vai trò hay việc tạo vốn cho các ngân hàng. c. Huy động tiền gửi tiết kiệm Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các ngân hàng thương mại. Bao gồm các loại sau: - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Hình thức này gần giống như huy động tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên so với tiền gửi không kỳ hạn thì số dư của phần này ổn định hơn, ít biến động hơn nên ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn. -Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại hình tiết kiệm phổ biến nhất, quen thuộc nhất ở nước ta. Người gửi tiền gửi vào ngân hàng và rút ra sau những thời hạn xác định: 3 tháng, 6 tháng... Người gửi không được rút trước, nếu rút trước hạn thì sẽ bị phạt. Đây là những khoản tiền có tính ổn định rất cao nên ngân hàng phải trả khách hàng với lãi suất gần như là cao nhất. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, để tăng sức cạnh tranh, thu hút được vốn các ngân hàng đã rất linh hoạt trong việc khách hàng rút ra trước thời hạn. Có ngân hàng thì tính lãi cho khách hàng với lãi suất không kỳ hạn, có ngân hàng vẫn tính với lãi suất đó với số ngày gửi thực tế... 10
  • 13. - Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài. Loại hình này khá phổ biến ở những nước phát triển nhưng ở nước ta còn khá mới mẻ. Người gửi có thể gửi tiền vào bất cứ lúc nào và chỉ được rút ra khi đến hạn ( thời hạn tương đối dài ). Loại hình này giúp cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định để có thể đầu tư trung và dài hạn. Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay. Các ngân hàng thương mại có thể vay từ nhiều nguồn: a. Vay từ các tổ chức tín dụng Đó là các khoản vay thông thường mà các ngân hàng vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ. Các ngân hàng thường xây dựng các mối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ không vay ngân hàng trung ương. b. Vay từ ngân hàng trung ương Khi ngân hàng thương mại xảy ra tình trạng thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay mất khả năng thanh toán thì người cuối cùng mà các ngân hàng có thể cầu cứu là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương cho vay dưới hình thức tái chiết khấu thương phiếu. Các ngân hàng thương mại có thể mang các thương phiếu lên ngân hàng trung ương để vay. Tuy nhiên việc vay này cũng có một số khó khăn do ngân hàng trung ương chỉ cho ngân hàng thương mại một hạn mức tái chiết khấu và việc cho vay này lại nằm trong định hướng của chính sách tài chính quốc gia. Dẫu sao đây cũng là một hình thức bổ sung vốn cho ngân hàng thương mại cực kỳ quan trọng trong những thời điểm nhất định. 2.2. Huy động qua phát hành các công cụ nợ Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các ngân hàng thương mại. Trong qúa trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn. Điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu ra mới tính đầu vào. Ngân hàng xác định rõ quy mô vốn huy động, loại tiền huy 11
  • 14. động và đưa ra các mức chi phí hợp lý làm cho việc tạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng. Để vay trên thị trường, ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu. Trái phiếu ngân hàng là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của khách hàng đối với người chủ ngân hàng với những cam kết như thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước. Trái phiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, chủ yếu là để huy động vốn trung và dài hạn. Kỳ phiếu: kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế... 2.3. Huy động vốn qua các hình thức khác. Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội: làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối trong hợp đồng đồng tài trợ... Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càng mang lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân hàng có thể kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả. 3. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 3.1. Khái niệm Hiệu quả huy động vốn là việc thỏa mãn một cách kịp thời đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng cả về số lượng và cơ cấu sử dụng, với chi phí thấp, ổn định nhất và hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra. - Về mặt lượng: hiệu quả huy động vốn biểu hiện giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. - Về mặt chất: hiệu quả huy động vốn phản ánh năng lực và trình độ quản lý của Ngân hàng. 12
  • 15. 3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn 3.2.1.Đối với toàn bộ nền kinh tế Tiết kiệm và đầu tư là những cơ sở nền tảng của nền kinh tế. Tiết kiệm và đầu tư có mối quan hệ nhân quả, tiết kiệm góp phần thúc đẩy, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư và đầu tư cũng góp phần khuyến khích tiết kiệm. Nhưng trong nền kinh tế các khoản tiết kiệm thường nhỏ, lẻ và người tiên phong trong việc tập hợp vốn hiệu quả nhất chính là các ngân hàng thương mại. Thông qua các kênh huy động vốn, các khoản tiết kiệm chuyển thành đầu tư góp phần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế. Đối với những người có vốn nhàn rỗi: Việc huy động vốn của ngân hàng trước hết sẽ giúp cho họ những khoản tiền lãi hay có được các dịch vụ thanh toán đồng thời các khoản tiền không bị chết, luôn được vận động, quay vòng. Đối với những người cần vốn: Họ sẽ có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng. Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các cơ hội đầu tư luôn có điều kiện để thực hiện. Quá trình tái sản xuất mở rộng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn với việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy việc huy động vốn có thể thực hiện bằng nhiều kênh: thị trường chứng khoán, ngân sách nhà nước...nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay thì huy động vốn qua các ngân hàng thương mại vẫn là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất. 3.2.2. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. a. Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Để bước vào hoạt động kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải cần có vốn. Ngoài lượng vốn bắt buộc phải có, ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác. Ngân hàng đi vay để cho vay. Vậy để có hoạt động cho vay thì phải có thứ để mà cho vay. Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng. Đối với những ngân hàng lớn, việc tham gia tài trợ cho những dự án lớn luôn dễ dàng hơn các ngân hàng nhỏ. Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối 13
  • 16. tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Nói cách khác, không có vốn thì ngân hàng không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh của mình. b. Vốn uy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng quyết định. Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng. Ngân hàng có nhiều vốn sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với ngân hàng ít vốn. Có được nhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đưa ra các hình thức tín dụng linh hoạt, có điều kiện để hạ lãi suất từ đó sẽ làm tăng quy mô tín dụng. Các ngân hàng lớn, nhiều vốn thường có rất nhiều các dịch vụ ngân hàng. Phạm vi hoạt động kinh doanh của họ sẽ rộng hơn nhiều các ngân hàng nhỏ. Chính vì vậy càng khẳng định rõ tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. c. Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường Các ngân hàng lớn trên thế giới là các ngân hàng có uy tín, luôn được ca ngợi và nể trọng. Điều kiện đầu tiên để xây dựng được uy tín của ngân hàng chính là vốn của ngân hàng. Có nhiều vốn, khả năng thanh toán của ngân hàng luôn được đảm bảo, các khách hàng luôn cảm thấy yên tâm khi giao thiệp với ngân hàng. Trong nên kinh tế bất ổn hiện nay, khả năng thanh toán luôn được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu và để được như vậy thì các ngân hàng luôn tìm cách huy động được nhiều vốn hơn. d. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vốn là điều kiện để các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Nó giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường quan hệ với các đối tác. Đồng thời nó lôi kéo khách hàng mới, giữ chân các khách hàng truyền thống. Doanh số của ngân hàng tăng lên đồng thời làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Vốn của ngân hàng lớn giúp cho ngân hàng có khả năng tài chính dồi dào để cạnh tranh với các ngân hàng khác: hạ lãi suất, linh hoạt về thời hạn tín dụng, hình thức trả lãi...Các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng được cải tiến, phát triển và được thực hiện tốt hơn. 14
  • 17. 3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn Hoạt động huy động vốn của ngân hàng, được đánh giá là có hiệu quả khi : quy mô, cơ cấu NVHĐ tăng trưởng ổn định và đủ lớn để tài trợ cho các nhu cầu vốn của ngân hàng. Hiệu quả huy động vốn được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng nhiều loại khác nhau. Hiệu quả huy động vốn dựa trên mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn, khả năng sử dụng vốn và chi phí của đồng vốn. Vì vậy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn là: 3.3.1.Quy mô NVHĐ và tốc độ tăng trưởng của NVHĐ Quy mô nguồn vốn huy động là tổng khối lượng vốn huy động mà ngân hàng huy động được trong một thời gian nhất định. Quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Điều đó cho thấy ngân hàng đã thành công khi thu hút được nhiều khách hàng biết tới ngân hàng, tin tưởng và gửi tiền vào ngân hàng. Trước khi thực hiện một chiến lược huy động vốn thì ngân hàng cần có kế hoạc đề ra xem liệu nguồn vốn mà ngân hàng cần cho họat động kinh doanh là bao nhiêu, liệu có mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không.Tuy nhiên trong điều kiện nguồn vốn khan hiếm như hiện nay thì quy mô NVHĐ càng lớn trên cơ sở chi phí hợp lý phản ánh hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn lớn cho phép ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho vay vốn của ngân hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để từ đó giảm rủi ro, giảm chi phí phụ cho một đồng vốn huy động, tăng khả năng thanh toán, khả năng cạnh tranh, Những lợi ích mà quy mô lớn mang lại cho Ngân hàng khả năng sinh lời cao cũng như tăng vị thế ngân hàng trên thương trường. Nguồn vốn tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian: Đánh giá qua mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và số lượng vốn huy động có kỳ hạn . Nguồn vốn tăng đều qua các năm ( 1năm sau - trước > 0 ) đạt mục tiêu về nguồn vốn đặt ra và có độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng trưởng ổn định . Nguồn vốn 15
  • 18. có số lượng vốn kỳ hạn lớn chứng tỏ sự ổn định về thời gian của nguồn vốn cao. Nguồn vốn có khả năng đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng :Đánh giá qua việc so sánh nguồn vốn huy động được với các nhu cầu tíndụng , thanh toán và các nhu cầu khác để thấy nguồn vốn huy động đã đáp ứng bao nhiêu. Ngân hàng phải vay thêm bao nhiêu để thoả mãn nhu cầu đó Khi huy động với quy mô và cơ cấu hợp lí, Ngân hàng sẽ tạo lập được nguồn vốn tăng trưởng có tính ổn định kết hợp với chi phí vốn huy động hợp lí sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động hiệu quả. Chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động thường được đánh giá quá: Ý nghía: Chỉ tiêu này đánh giá sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Nếu tỷ lệ này >100% cho thấy nguồn vốn huy động kì này tăng hơn so với kì trước, chứng tỏ ngân hàng đã mở rộng quy mô hay nâng cao chất lượng công tác huy động vốn.Có thể sử dụng chỉ tiêu này đề đánh giá, so sánh với tốc độ tăng nguồn vốn của các chi nhánh khác trong cùng hệ thống một ngân hàng, hoặc so sánh với các ngân hàng khác trong cả nước. 3.3.2. Cơ cấu huy động vốn. Cơ cấu NVHĐ ảnh hưởng đến cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng.Cơ cấu huy dộng vốn phải phù hợp vói cơ cấu sử dụng. Nếu cơ cấu NVHĐ không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng thì sẽ không tối đa được dư nợ tín dụng và đầu tư, ngược lại cơ cấu huy động nhiều mà sử dụng không hết thì hoạt động không hiệu quả, ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất trên phần huy động thừa. Nhìn chung, cơ cấu vốn được xem là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn, đồng thời với chi phí biến động thấp nhất. Ngân hàng có thể huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau nhưng NVHĐ ổn định nhất vẫn là nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, do đó nguồn vốn của ngân hàng được coi là ổn định khi nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, ít nhất là 50%. 16
  • 19. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng cần phát triển nguồn huy động từ tiển gửi thanh toán vì nguồn này mặc dù không ổn định nhưng có chi phí thấp và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua dịch vụ thanh toán hộ. Còn nếu xét về mặt thời gian thì nguồn vốn của ngân hàng được coi là ổn định khi nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn bởi vì ngân hàng có thể mang nguồn vốn trung dài hạn đi đầu tư trung và dài hạn gặp nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn. Nếu ngân hàng thu hút được một lượng vốn đủ lớn nhưng lại thường xuyên không ổn định, thường xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì lượng vốn danhd cho đầu tư cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động không cao, thường xuyên đối đầu với vấn đề thanh khoản. Khi huy động với quy mô và cơ cấu hợp lý, ngân hàng sẽ tạo lập được nguồn vốn tăng trưởng có tính ổn định kết hợp với chi phí vốn huy động hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng họat động hiệu quả. Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn được đánh giá thông qua chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn nào mà ngân hàng huy động được nhiều nhất, ít nhất.Từ đó ngân hàng tìm ra được nguyên nhân và biện pháp để đựa ra cơ cấu huy động hợp lý nhất. 3.3.3. Chi phí huy động vốn. Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra để được hưởng quyền sử dụng một đồng vốn trong một thời gian nhất định. Chi phí huy động bao gồm hai phần: Chi phí trả lãi ( trả lãi huy động) và chi phí phi lãi ( chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí cơ sở vật chất, chi phí marketing, quảng cáo, in ấn…) Trong đó, lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế: Người gửi tiền luôn muốn lãi suất cao, còn người vay tiền lại muốn lãi suất vay thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người gửi tiền và người vay tiền, NHTM cần đảm bảo đa dạng hóa lợi ích các bên, trong đó quan trọng nhất là đảm bảo lợi ích cho ngân hàng. Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá là có chất lượng và 17
  • 20. hiệu quả cao vè phương diện chi phí khi nó đạt được các yêu cầu sau: _ Tìm kiếm được nguồn vốn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động vốn và sử dụng vốn về phương diện quy mô, tính ổn định. _ Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết là phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập( thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn. Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Hầu hết các ngân hàng xác định chi phí huy động vốn thông qua: Chi phí bình quân gia quyền theo nguyên giá Chỉ tiêu này phản ánh chi phí trả lãi cho một đồng vốn huy động của ngân hàng.Đó là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất.Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đã áp đặt ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đi vay. 3.3.4. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động. Hệ số biến động của NVHĐ Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh sự cân đối giữa NVHĐ được với hoạt động tín dụng, đầu tư của ngân hàng. _ Nếu hệ số này > 1thì hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, có thể diễn ra tình trạng ứ đọng vốn hoặc ngân hàng phải điều chuyển vốn trong hệ thống với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất ngân hàng trực tiếp cho vay và đầu tư. Ngân hàng cần phải tìm ra nguyên nhân của tình hình đó để có biện pháp kịp thời trong họat động giải quyết đầu ra cho NVHĐ được, tránh tình trạng lãng phí, đồng thời phải thực hiện công tác huy động vốn một cách phù hợp với nhu cầu của thị trường. 18
  • 21. _Nếu hệ số này < 1thì hiệu quả hoạt động huy động vốn chưa tốt không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, ngân hàng cần có biện pháp tăng cường huy động vốn, bên cạnh đó ngân hàng cũng cần phải kiểm tra dữ trữ, thanh khoản của ngân hàng đề tránh rủi ro thiếu vốn khả dụng. _Nếu hiệu số này = 1 cho thấy hiệu quả hoạt động huy động vốn đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Đây là biểu hiện hoạt động có hiệu quả của ngân hàng không chỉ trên mặt huy động mà còn trên mặt sử dụng vốn. 3.3.5. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Họat động huy động vốn của NHTM không thể tách rời với hoạt động sử dụng vốn và hoạt động sử dụng vốn là mục tiêu của hoạt động huy động vốn.NHTM huy động vốn bằng nhiều hình thức với các kì hạn khác nhau.Tuy nhiên tính tự chủ của NHTM đối với mỗi nguồn vốn có quan hệ tỷ lệ thuận với chi phí trả lãi để có được quyền sự dụng nguồn vốn đó.Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kì sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa và tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh. Sự hài hòa giữa huy động vốn và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn giữa các ngân hàng. Đó là biện pháp nghiệp vụ, là một công cụ quản lý của nhà lãnh đạo ngân hàng, thông qua bảng cân đối vốn đã lập, các cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn phản ánh hiệu quả huy động vón thông qua 3 khía cạnh sau: _ Về quy mô: quy mô huy động vốn phải đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu về tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. _ Về kỳ hạn: Chính sách về kỳ hạn là tất cả các quy định của ngân hàng ấn định các mức kỳ hạn thời gian, số lượng, mức độ nhât định của mỗi loại nguồn vốn , mỗi hình thức huy động vốn và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng trong hệ thống các chính sách của ngân hàng nhằm đạt được các mục đích 19
  • 22. đã đề ra của ngân hàng. Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có thời hạn dài hơn, nhưng ở một tỷ lệ nhất định vì nếu lớn hơn nữa thì tưc là sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì đến một thời điểm nào đó các ngân hàng phải chịu sức ép về khả năng thanh toán. Ngược lại nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và không hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chi phí huy động cao hơn, trong khi cho vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn cho vay trung dài hạn. Do đó, dựa vào mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp ngân hàng phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Qua đó, ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để nâng cao hiểu quả huy động vốn, sử dụng vốn, tăng doanh lợi, duy trì khả năng thanh toán. _ Về lãi suất: Từ nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách cho vay và các hoạt động cho vay là những vấn đề phức tạp. chính sách lãi suất phải thực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích sự phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời phải là công cụ đấu tranh chống cho vay nặng lãi và hạn chế những tiêu cực trong hoạt động cho vay. Chúng ta biết hai chức năng cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi của khách hàng và cho khách hàng vay vốn mặc dù các dịch vụ kinh doanh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất đa dạng nhưng rõ ràng hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng vẫn là những hoạt động với vai trò như một trung gian tài chính, thanh toán lãi suất cho phần tiền gửi của khách hàng và tính lãi suất đối với những khoản tiền cho khách hàng vay. Với lãi suất cho vay quá cao : Tạo ra sự ngưng đọng vốn do doanh nghiệp không chịu được mức chi phí cao đó nên họ ngừng xin việc vay vốn. Trong một khoản thời gian tương đối dài như vậy những biến động tiêu cực lẫn tích cực, ngân hàng không thể dự đoán trước chắc chắn về khả năng sinh lời của mình trong tương lai. Do đó, sẽ phát sinh hiện tượng vốn vẫn đọng trong két của ngân 20
  • 23. hàng trong khi đó ở bên ngoài, các doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn đang cố tìm kiến những khoản vốn vay với mức chi phí tối thiểu. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải thường xuyên phải trả lãi cho những khoản tiền gửi, những khoản đi vay của mình. Vì vậy, lãi suất cho vay quá cao sẽ gây “ ách tắc” trong hoạt động cho vay. Lãi suất cho vay quá thấp : Xảy ra hiện tượng nhu cầu về các khoản vay của các doanh nghiệp, hộ gia đình trở nên tăng. Với điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn / Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng là thấp, ngân hàng phải tăng cường các hình thức huy động vốn, “ đi vay để cho vay ” để có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu vay vốn trên. Chính vì vậy, hoạt động cho vay sẽ trở nên khó khan nếu một mắt xích nào đó trong qú trình lưu chuyển vốn bị đứt hay đột ngột chững lại. Lúc đó khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ không thể đáp ứng, gây lên phản ứng lan truyền “ khủng hoảng ngân hàng” và mất đi độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng đó. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn 4.1. Các nhân tố chủ quan 4.1.1. Yếu tố tâm lý, tập quán Ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì thói quen sử dụng tiền mặt là rất lớn. Trong những năm gần đây tuy nền kinh tế đã phát triển và đạt được những bước tiến nhất định, việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh tế cũng dần được thay thế bằng các hình thức chuyển khoản nhưng vẫn chưa đáng kể, lượng tiền mặt trong lưu thông vẫn chiếm tới 80%. Dân ta luôn có tư tưởng ăn chắc sợ mạo hiểm, họ sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng nếu có một chút thông tin không tốt về Ngân hàng đó. Các Ngân hàng cần nắm bắt được điều này để không ngừng nâng cao uy tín, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình và tạo niềm tin nơi khách hàng về sự an toàn của các khoản tiền gửi khi họ gửi tại Ngân hàng. 21
  • 24. Khách hàng gửi tiền với mục đích thu được một khoản lợi nhuận trong tương lai nhưng do phát sinh những nhu cầu chi tiêu bất thường buộc họ phải thay đổi kế hoạch ... Do đó Ngân hàng cần phải áp dụng linh hoạt một phương sách là “ Gửi vào thuận lợi, rút ra dễ dàng”. 4.1.2. Mức thu nhập của dân cư Có thể khẳng định một điều, những người có thu nhập thấp, mức sống chưa cao thì sẽ không bao giờ có ý định gửi tiền vào Ngân hàng. Tư tưởng ấy có lẽ chỉ có trong đầu của những người có mức thu nhập cao và ổn định. Khi người dân chưa có thói quen thanh toán qua Ngân hàng thì nếu thu nhập của người dân hay tổ chức kinh tế mà thấp họ sẽ có rất ít phần tiền tiết kiệm và sẽ giữ lại hầu như toàn bộ phần thu nhập của mình để chi tiêu cho gia đình. Ngược lại khi thu nhập của dân cư hay tổ chức kinh tế mà cao họ sẽ có phần tiết kiệm lớn hơn và lúc này có thể xuất hiện nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng ( nếu như họ không có nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào các loại chứng khoán). Như vậy, mức tiền gửi vào Ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập dân cư. Điều này thể hiện rõ qua việc xem xét nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được trong các thời kỳ kinh tế khác nhau. Khi nền kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp trong nền kinh tế sẽ hình thành nhiều khoản ký thác tại Ngân hàng để trao đổi, tiến hành thanh toán với các bên đối tác. Khi nền kinh tế suy thoái, quy mô cũng như tốc độ của các giao dịch kinh tế chiều hướng giảm xuống dẫn đến nguồn tiền gửi thanh toán cũng giảm theo. 4.1.3 Yếu tố lạm phát Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát hay biến động mạnh đồng tiền bị mất giá, không còn thực hiện được đầy đủ chức năng của nó gây nên những khó khăn về tài chính cho đất nước. Điều này khiến cho việc huy động vốn trong dân cư rất khó khăn vì không ai muốn bỏ tiền ra để rồi về sau thu lại những đồng tiền mất giá hay giảm giá trị. Do đó họ sẽ chuyển hướng sang các hình thức đầu tư khác đảm bảo mang lại những giá trị cao hơn và an toàn hơn trong tương lai như đầu 22
  • 25. tư vào thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản hoặc chứng khoán hay đưa vào sản xuất kinh doanh. 4.1.4 Tỷ giá hối đoái Là yếu tố có tác động trực tiếp đến công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại từ dân cư. Khi tỷ giá hối đoái thấp có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu và bất lợi cho việc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài về trong nước cũng như việc lựa chọn đồng tiền nào để thực hiện cất trữ, tiết kiệm, đầu tư của mỗi cá nhân, khiến cho khả năng huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài, từ các kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài bị hạn chế. Ngược lại khi tỷ giá hối đoái cao sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại khuyến khích xuất khẩu, làm tăng luồng tiền ngoại tệ chuyển dịch về trong nước, từ đó mở rộng khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đồng thời làm tăng khả năng chuyển đổi từ nội tệ sang ngoại tệ tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh tế quốc tế giữa nước ta với các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Như vậy, sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ là yếu tố gây tác động trực tiếp đến việc huy động vốn trong dân cư, đặc biệt là nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. 4.1.5 Điều kiện về môi trường cạnh tranh Trên một địa bàn mà cùng có nhiều Ngân hàng hoạt động thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng khác, điều này đặc biệt diễn ra mạnh mẽ trong sự ra đời và ngày càng phát triển của các Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh trong những năm gần đây. Để có thể tồn tại và phát triển, Ngân hàng cần phải định ra chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Trong quá trình cạnh tranh với đối thủ, Ngân hàng buộc phải cải tiến và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tiện ích ngân hàng, thực hiện mức lãi suất hợp lý, nghiên cứu kỹ thị trường và thực hiện tốt công tác Marketing và thị trường. Ngân hàng phải bồi dưỡng đội 23
  • 26. ngũ cán bộ để có thể đáp ứng tốt nhất các mục tiêu mà Ngân hàng đặt ra. Có thể nói rằng cạnh tranh vừa là thách thức đồng thời là khởi điểm của những cơ hội giúp Ngân hàng phát triển cả về thế và lực trong đó có hoạt động huy động vốn. 4.2. Nhân tố chủ quan 4.2.1 Các hình thức huy động vốn Việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn là tiêu chí hàng đầu để tạo nên sự tăng trưởng nguồn vốn huy động cả về quy mô và khối lượng; đồng thời chi phí huy động cũng sẽ có xu hướng giảm xuống. Để có thể huy động được nhiều nguồn vốn trong xã hội thì Ngân hàng phải đưa ra nhiều hình thức huy động vốn khác nhau để người gửi tiền có thể lựa chọn hình thức phù hợp với mình nhất. Họ có thể chọn một hoặc nhiều hình thức với mục tiêu bảo toàn được vốn và tăng thêm thu nhập, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Mỗi Ngân hàng cần tìm cho mình những hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tâm lý dân cư địa phương nhưng phải phù hợp với yêu cầu sử dụng và quản lý nguồn vốn huy động. Khi đưa ra hình thức huy động mới, Ngân hàng phải chú ý đến hàng loạt các điều kiện như: Kỳ hạn gửi, lãi suất huy động, hình thức chuyển gốc và lãi, điều kiện chuyển đổi thành tiền mặt, khả năng chuyển nhượng, mua bán của các công cụ huy động trên thị trường, và ngày nay trong điều kiện cạnh tranh gay gắt có thêm các hình thức gửi tiền tiết kiệm hấp dẫn như tiết kiệm bằng vàng, trả lãi trước, tiết kiệm bậc thang, gửi tiết kiệm có thưởng … 4.2.2 Chính sách lãi suất Tâm lý chung của những người gửi tiền khi gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình vào Ngân hàng là sau một thời gian sẽ thu được càng nhiều lợi nhuận thì càng tốt. Điều này khiến việc lựa chọn một mức lãi suất cao và hợp lý là việc mà họ quan tâm đầu tiên. Thứ đó họ mới quan tâm đến các yếu tố khác như : Kỳ hạn, mức độ rủi ro, điều kiện thanh toán, uy tín, địa điểm của Ngân hàng. Tuy nhiên, không phải cứ lãi suất cao thì sẽ huy động được nhiều vì lãi suất là yếu tố quan trọng nhưng chưa phải là duy nhất. Một Ngân hàng thực hiện công tác huy 24
  • 27. động vốn tốt sẽ là Ngân hàng biết xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt vừa đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền đồng thời cũng đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Lãi suất có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng tiền gửi tiết kiệm vì khách hàng chọn tiền gửi theo phương thức này thường có mục đích hưởng lãi. Việc duy trì mức lãi suất mang tính cạnh tranh có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thu hút thêm khoản tiền gửi mới cũng như duy trì những nguồn tiền gửi hiện có. Sự biến động về lãi suất sẽ khiến người gửi tiền hay nhà đầu tư quyết định sẽ đầu tư hay gửi tiền vào Ngân hàng, từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác. 4.2.3 Dịch vụ Ngân hàng cung ứng Dịch vụ Ngân hàng chính là các tiện ích mà Ngân hàng mang lại cho khách hàng (gồm cả người gửi tiền và người sử dụng dịch vụ). Danh mục dịch vụ Ngân hàng càng đa dạng và phong phú chứng tỏ Ngân hàng ấy rất quan tâm và coi trọng chiến lược chăm sóc khách hàng điều này có ảnh hưởng rất tích cực và hiệu quả tới việc thu hút các nguồn vốn từ phía các khách hàng được sử dụng trực tiếp các tiện ích mà Ngân hàng mang lại. Với những điều kiện như nhau người ta tất nhiên sẽ chọn Ngân hàng nào phục vụ tốt nhất và làm hài lòng nhất. Do vậy tùy thuộc vào điều kiện và năng lực mỗi Ngân hàng có thể chọn lựa và phát triển các sản phẩm dịch vụ: Hệ thống rút tiền tự động, quầy thu ngân cạnh đường, máy ATM,Phone banking, Internet banking, kết nối thanh toán CMS, POS, dịch vụ Ngân hàng qua thư, giao dịch ngoài giờ làm việc chính thức, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ ký thác nhanh gọn, tiện lợi... 4.2.4 Chiến lược kinh doanh Cũng giống như các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động Ngân hàng cũng cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược huy động vốn là một bộ phận cấu thành chiến lược kinh doanh. Trong từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thân Ngân hàng và điều kiện môi trường kinh doanh Ngân hàng sẽ đưa ra các chiến lược huy động vốn cho phù hợp với chiến lược tín 25
  • 28. dụng và đầu tư của mình: Khi chính sách của Ngân hàng là mở rộng tín dụng thì tương ứng sẽ là một chính sách mở rộng huy động vốn; ngược lại khi chính sách tín dụng là thu hẹp hạn chế cho vay thì tương ứng sẽ là sự thu hẹp các hình thức huy động vốn. Nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng đắn phù hợp với điều kiện bản thân Ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tối đa và hợp lý thì công tác huy động vốn là có hiệu quả. Để có thể làm tốt điều này thì Ngân hàng cần xác định rõ Chiến lược khách hàng là cái cốt lõi, ngành ngân hàng là người đứng sau các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn, quan hệ rộng cần phải quan tâm nhiều hơn đến khách hàng. Không thể thờ ơ kiểu ai có tiền thì đến gửi, ai cần vốn thì đến vay. 4.3. Các nhân tố khác 4.3.1 Uy tín của Ngân hàng Quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng được xây dựng trên cơ sở niềm tin. Một Ngân hàng lớn, có thâm niên lâu đời sẽ có ưu thế hơn trong việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ xã hội bởi lẽ họ cho rằng gửi tiền vào đó thì rủi ro sẽ thấp, khả năng thanh toán cao hơn, đồng vốn của họ sẽ tuyệt đối an toàn. 4. 3.2 Trình độ công nghệ Ngân hàng Bao gồm các loại hình dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh. Tâm lý chung của mỗi người là mong muốn tiến hành các giao dịch tại một Ngân hàng có trụ sở kiên cố, sang trọng, trang thiết bị hiện đại; Trình độ công nghệ ngày càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng và yên tâm hơn khi gửi tiền vào. Ngày nay, các Ngân hàng đang ra sức tạo dựng và phát triển công nghệ trong cuộc đua tranh gay gắt dành thị phần. 4.3.3 Địa điểm Ngân hàng Ngân hàng có vị trí thuận lợi như trung tâm thành phố, nằm ở mặt phố chính, điều kiện đi lại thuận tiện, có bãi đỗ xe, khu vực xung quanh an toàn cho việc giao dịch sẽ gây được chú ý và thu hút khách hàng về phía mình. 26
  • 29. Những khách hàng gửi tiền tiết kiệm thường chú ý đến các Ngân hàng ở gần nhà, thuận tiện cho việc đi lại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa vì lượng tiền nhàn rỗi nằm trong dân cư là rất lớn. Ngân hàng nằm giữa khu vực, địa bàn dân cư đông đúc, kinh tế phát triển sẽ có lợi thế hơn trong viêc thu hút khách hàng và lượng tiền gửi. 4.3.4 Đội ngũ cán bộ công nhân viên Thành công trong công tác nguồn vốn phải nói đến sự nhạy bén của Ban lãnh đạo. Quán triệt sâu đến cán bộ công nhân viên thực thi thì mới có kết quả tốt. Xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên niềm nở, nhiệt tình, hiểu biết, trình độ nghiệp vụ cao. Đội ngũ này chính là hình ảnh, là diện mạo của Ngân hàng. Do vậy, trong chiến lược phát triển Ngân hàng cần không ngừng chú trọng đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ và thái độ ứng xử của mỗi nhân viên với khách hàng. 27
  • 30. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 1.Khái quát về ngân hàng Bưu điện Liên Việt 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6010 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited… LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. 28
  • 31. 1.2. Ngành nghề kinh doanh Các nghiệp vụ về kinh doanh ngân hàng như: (i) Nghiệp vụ huy động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước và hình thức huy động vốn khác theo quy định. (ii) Nghiệp vụ về cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức như cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng theo quy định. (iii) Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. (iv) Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh, thành lập công ty trực thuộc, hoạt động ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, cung ứng dịch vụ bảo hiểm,… Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh trên, Ngân hàng Liên Việt còn được Ngân hàng nhà nước cho phép kinh doanh trong các hoạt động: Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối (bao gồm: cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế; thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường nước ngoài); Hoạt động đầu tư phái sinh gắn với rủi ro tín dụng quốc gia dựa trên Trái phiếu ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam phát hành trên thị trường quốc tế,… 29
  • 32. 2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 2.1Mô hình tổ chức Chi nhánh, Sở giao dịch 30
  • 33. 2.2 Mô hình tổ chức Chi nhánh, Sở giao dịch 31
  • 34. 32
  • 35. 2.3. Mạng lưới: Hệ thống mạng lưới Năm Hội sở chính Sở giao dịch Chi nhánh PGD Số lượng điểm giao dịch 2008 1 1 5 6 12 2009 1 1 8 12 21 2010 1 1 15 29 45 2011 1 1 28 32 50 Ngân hàng Liên Việt không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, tính đến thời điểm tháng 3/2012 Ngân hàng Liên Việt đã thiết lập được mạng lưới hoạt động rộng với 50 điểm giao dịch và chi nhánh trải rộng khắp cả nước, gồm Hội sở chính, 01 Sở Giao dịch đặt tại tỉnh Hậu Giang, 28 Chi nhánh và 32 Phòng giao dịch. Hệ thống mạng lưới ngày càng mở rộng là cơ hội để các khách hàng ở các vùng miền tới giao dịch và biết đến ngân hàng nhiều hơn, giúp mở rộng thị phần, tăng cường uy tín và năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng Liên Việt. Việc mở rộng mạng lưới giúp Ngân hàng Liên Việt tiếp cận được những địa bàn kinh tế mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhất là trong hoạt động thanh toán và cung cấp các tiện ích ngân hàng cho người dân đia phương với chi phí hợp lý. Cùng với mục tiêu mở rộng hoạt động, Ngân hàng Liên Việt luôn quan tâm vấn đề cơ cấu, tổ chức, tự đổi mới mình thông qua đổi mới mô hình hoạt động trong năm 2011 trong đó ý tưởng chỉ đạo của HĐQT được thực hiện xuyên suốt và sát sao tới từng mảng hoạt động kinh doanh của Ngân 33
  • 36. hàng trên toàn quốc, tăng cường một bước cơ chế quản lý giám sát và điều hành tập trung, tăng cường hiệu quả hoạt động đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống. 3. Tình hình kinh doanh của ngân hàng KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍNH ĐẾN NĂM 2011 Đơn vị tính: triệu đồng 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2009 2010 2011 Tổng tài sản 17.367 34.985 56.132 Vốn chủ sở hữu 3.828 4.105 6.594 Trong đó: Vốn điều lệ 3.650 3.650 6.010 Tổng huy động và vay vốn từ các nguồn 13.399 30.421 48.148 Tổmg Dư nợ tín dụng 5.983 10.114 12.757 Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước trích DPRR tín dụng 569 816 1.16 1 Lợi nhuận trước thuế 540 759 1.086 Lợi nhuận sau thuế 540 682 977 Đơn vị tính: % 2. MỘT SỐ TỶ LỆ QUAN TRỌNG 2009 2010 2011 Tỷ lệ LNST / TTS bình quân (ROAA) 4,35% 2,61% 2,14% Tỷ lệ LNST / VCSH bình quân (ROAE) 14,85% 17,21% 18,26% Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 0,28% 0,42% 2,14% Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 13,00% 15,00% 15% Năm 2011, với sự ra đời của Thông tư 13, thông tư 19, và việc ban hành các quy định kiểm soát chặt chẽ hơn về các tỷ lệ an toàn, tỷ lệ khả năng chi trả cùng với các chính sách tài chính tiền tệ của Ngân hàng Nhà 34
  • 37. nước nhằm hạ mặt bằng lãi suất, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường trong nước, cùng với các ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường quốc tế, việc duy trì và phát triển hoạt động của các tổ chức tín dụng gặp nhiều bất lợi về cả huy động vốn, dư nợ, phát triển dịch vụ và cơ sở khách hàng. Tuy nhiên với nỗ lực vượt qua thách thức bằng các giải pháp linh hoạt, Ngân hàng Liên Việt vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng về cả quy mô hoạt động và lợi nhuận, đồng thời kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, khống chế nợ xấu, nợ quá hạn ở mức thấp. 35
  • 38. TĂNG TRƯỞNG VỀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG Đến thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt đạt 56.132 tỷ đồng, tăng 22.147 tỷ đồng tương đương tăng 60% so với thời điểm 31/12/2010. Có thể nói chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, quy mô hoạt động của Ngân hàng Liên Việt đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với sự mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các hoạt động ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. Ngân hàng được thành lập với 3300 tỷ đồng vốn điều lệ. Qua các năm, mức vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đều có sự tăng trưởng đều đặn. Mặc dù mức vốn chủ sở hữu không tăng mạnh, nhưng tổng tài sản lại có sự phát triển khá ấn tượng chứng tỏ nguồn vốn đầu tư ban đầu đã được khai thác có hiệu quả trong việc mở rộng hoạt động của ngân hàng. 36
  • 39. DOANH LỢI Năm 2011, LienVietPostBank đạt 1.086 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 43,08% so với năm 2010. Mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2010 so với năm 2009 là con số ấn tượng, cao hơn mức tăng của năm 2009 so với năm 2008 và là nỗ lực rất lớn của Ngân hàng Liên Việt trong bối cảnh thị trường không thực sự thuận lợi. Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAA) là 2,61%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) là 17,21%. Mặc dù ROAE có giảm đi, nhưng ROAE và EPS lại tiếp tục tăng lên so với năm 2009, thể hiện sự thay đổi khá mạnh mẽ về hoạt động khiến cho mức hiệu quả theo quy mô có sự pha loãng nhưng kết quả cuối cùng vẫn đáp ứng tốt quyền lợi cho các cổ đông. 2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 37
  • 40. 2.1 Thực trạng nguồn vốn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Đến thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt đạt 56.132 tỷ đồng, tăng 22.147 tỷ đồng tương đương tăng 60% so với thời điểm 31/12/2010. Có thể nói chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, quy mô hoạt động của Ngân hàng Liên Việt đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với sự mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các hoạt động ngân hàng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. 2.2 Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 2.2.1. Năm 2010: Sự ra đời Thông tư 15/2009/TT-NHNN quy định giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn từ 40% xuống 30% cùng với việc hệ thống ngân hàng Việt Nam rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn vốn và thiếu tính thanh khoản vào thời điểm cuối năm 2009 đã góp phần làm cuộc đua lãi suất đối với các ngân hàng thương mại nóng lên. Các ngân hàng không ngừng gia tăng lãi suất tiền gửi với mức kịch trần và với các chiêu huy động thông qua các hình thức như khuyến mại, tặng quà… Trước tình hình đó, Hội đồng quản trị và Ban Điều hành đã chủ động triển khai đồng bộ, áp dụng nhiều giải pháp nhanh nhạy phù hợp với thực tế thị trường, tiến hành triển khai các sản phẩm và dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của dân cư, Tổ chức kinh tế và các Tổ chức tín dụng bằng cả nội tệ và ngoại tệ. Vì vậy, ngân hàng Liên Việt đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác cân đối và điều hòa vốn, luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, tỷ lệ về đảm bảo an toàn vốn theo đúng quy định của NHNN. Đặc biệt, ngân hàng Liên Việt đã tận dụng được tối đa thế mạnh về nguồn vốn trong điều kiện khó khăn để tạo nguồn lợi cho mình, đảm bảo duy trì ổn định hoat động của ngân hàng năm 2009. Đến 31/12/2009, tổng số dư huy động vốn của Ngân hàng Liên Việt đạt 13.399 tỷ đồng, tăng 9.598 tỷ đồng tương đương với tăng 253% so với thời điểm 31/12/2008, đạt 141% kế hoạch đề ra. Trong đó, nguồn vốn huy 38
  • 41. động thị trường 1 đạt 8.309 tỷ đồng chiếm trên 62% tổng nguồn vốn huy động và liên tục tăng trong thời gian qua: Biểu đồ biến động tăng trưởng Huy động vốn: Đơn vị: tỷ đồng Cơ cấu nguồn vốn theo Khách hà - TCKT : 6.729 tỷ (50%) - Dân cư : 1.608 tỷ (12%) - TCTD : 5.092 tỷ (38%) Năm 2010: 39
  • 42. Đến hết ngày 31/12/2011, tổng số dư huy động vốn toàn ngân hàng đạt 48.148 tỷ đồng, tăng 17.727 tỷ đồng tương đương 58% so với thời điểm 31/12/2010. Trong đó, huy động từ thị trường 1 (tổ chức kinh tế và dân cư) đạt 26.663 tỷ đồng chiếm 55,38% tổng huy động vốn . Huy động từ thị trường 2 (nguồn vay từ NHNH và TCTD khác) đạt 21.485 tỷ đồng, chiếm 44,62% tổng huy động vốn . Nguồn vốn tăng mạnh qua các năm, và có sự tăng trưởng đều đặn của nguồn huy động từ 2 thị trường thể hiện rõ nét sự phát triển của cả cơ sở khách hàng tổ chức kinh tế, dân cư và sự mở rộng các quan hệ hợp tác thị trường ngân hàng 40
  • 43. 4 năm hoạt động của Ngân hàng Liên Việt cũng là 4 năm diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Trong năm 2010, vượt qua những khó khăn, phức tạp của thị trường bằng các giải pháp phù hợp, Ngân hàng Liên Việt đã nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn từ đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua mở rộng hệ thống mạng lưới giao dịch tại các địa bàn trọng điểm và liên tục cải tiến dịch vụ khách hàng.Ngoài ra, công tác phát triển sản phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng được quan tâm đầu tư thích đáng đã góp phần duy trì ổn định và phát triển nguồn vốn, phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng. Xét về cơ cấu nguồn huy động tiền gửi khách hàng theo đối tượng, chiếm tỷ trọng lớn là từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) 10.648 tỷ đồng chiếm 86,47% còn lại là 1.666 tỷ đồng chiếm 13,53%. Trong năm 2011 khi có thêm thế mạnh về mạng lưới thông qua việc sáp nhập Tiết kiệm Bưu điện, bên cạnh việc duy trì nguồn tiền dồi dào từ 41
  • 44. các TCKT, Ngân hàng Liên Việt sẽ tiếp tục mở rộng để đẩy mạnh hơn doanh số và tỷ lệ đóng góp của nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư trong tổng huy động vốn, tiếp tục hiện thực hóa định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ tốt nhất. a) Kết quả Huy động vốn toàn hệ thống Năm 2009: HĐV tăng lên chủ yếu là thị trường 1, đạt 12.610 tỷ đồng chiếm 64% tổng HĐV và tăng 4.295 tỷ đồng. HĐV thị trường 2 là 7.129 tỷ đồng, chiếm 36% tổng HĐV và tăng 2.045 tỷ đồng so với 31/12/2009. Nếu tách riêng 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi và 600 tỷ đồng vay thêm từ NHNN để phục vụ dự án phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn thì huy 42
  • 45. động thực tế của Ngân hàng Liên Việt ở mức không nhiều (tăng 3.741 tỷ đồng tương đương tăng 28% so với 31/12/2009). - Đặc điểm đáng chú ý là tính thiếu bền vững và mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn vì nguồn vốn ngắn hạn (bao gồm KKH + CKH dưới 12 tháng) chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng HĐV chiếm tới 74% (nếu tách 2000 tỷ đồng TPCĐ có kỳ hạn 1 năm thì con số này chiếm tới 82%); phần lớn nguồn vốn là từ các tổ chức kinh tế và tập trung vào nhóm khoảng 10 khách hàng lớn; tỷ trọng huy động từ dân cư còn rất thấp. b) Kết quả huy động vốn từng Chi nhánh/ SGD -Nhìn chung, HĐV của hầu hết các Chi nhánh đều tăng tương đối đồng đều 04 chi nhánh có số dư huy động trên mức 1.000 tỷ đồng như chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (1.440 tỷ đồng), chi nhánh Đông Đô (1.402 tỷ đồng), chi nhánh Chợ Lớn (1.168 tỷ đồng), chi nhánh Dung Quất (1.058 tỷ đồng). Tuy nhiên so với con số tại thời điểm 31/12/2009 thì một số chi nhánh lại có sự sụt giảm đáng kể như CN Hà Nội giảm 864 tỷ đồng (-32%); SGD Hậu Giang giảm 146 tỷ đồng (-42%), CN TP.Hồ Chí Minh giảm 61 tỷ đồng (- 4%). 2.3. Đánh giá về hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Bưu điện Liên Việt 2.3.1. Kết quả đạt được 2.3.1.1 Năm 2009 a) Kết quả Huy động vốn toàn hệ thống Năm 2009: HĐV tăng lên chủ yếu là thị trường 1, đạt 12.610 tỷ đồng chiếm 64% tổng HĐV và tăng 4.295 tỷ đồng. HĐV thị trường 2 là 7.129 tỷ đồng, chiếm 36% tổng HĐV và tăng 2.045 tỷ đồng so với 31/12/2009. Nếu tách riêng 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi và 600 tỷ đồng vay thêm từ NHNN để phục vụ dự án phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn thì huy động thực tế của Ngân hàng Liên Việt ở mức không nhiều (tăng 3.741 tỷ đồng tương đương tăng 28% so với 31/12/2009). 43
  • 46. -Đặc điểm đáng chú ý là tính thiếu bền vững và mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn vì nguồn vốn ngắn hạn (bao gồm KKH + CKH dưới 12 tháng) chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng HĐV chiếm tới 74% (nếu tách 2000 tỷ đồng TPCĐ có kỳ hạn 1 năm thì con số này chiếm tới 82%); phần lớn nguồn vốn là từ các tổ chức kinh tế và tập trung vào nhóm khoảng 10 khách hàng lớn; tỷ trọng huy động từ dân cư còn rất thấp. b) Kết quả huy động vốn từng Chi nhánh/ SGD -Nhìn chung, HĐV của hầu hết các Chi nhánh đều tăng tương đối đồng đều 04 chi nhánh có số dư huy động trên mức 1.000 tỷ đồng như chi nhánh TP.Hồ Chí Minh (1.440 tỷ đồng), chi nhánh Đông Đô (1.402 tỷ đồng), chi nhánh Chợ Lớn (1.168 tỷ đồng), chi nhánh Dung Quất (1.058 tỷ đồng). Tuy nhiên so với con số tại thời điểm 31/12/2009 thì một số chi nhánh lại có sự sụt giảm đáng kể như CN Hà Nội giảm 864 tỷ đồng (-32%); SGD Hậu Giang giảm 146 tỷ đồng (-42%), CN TP.Hồ Chí Minh giảm 61 tỷ đồng (- 4%). -Xét về mức độ thực hiện kế hoạch, hầu hết các chi nhánh đều có tỷ lệ % thực hiện kế hoạch HĐV ở mức cao. Đặc biệt có 3 chi nhánh hiện đã vượt kế hoạch năm đề ra như chi nhánh Dung Quất (đạt 176% kế hoạch), chi nhánh Chợ Lớn (117%),. Một số chi nhánh có tỷ lệ % thực hiện kế hoạch đều là các chi nhánh mới đi vào hoạt động. -Đặc điểm chung đáng chú ý là trong cơ cấu nguồn vốn của các chi nhánh như đã phân tích ở trên thì nguồn vốn không kỳ hạn và ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn; đồng thời tập trung chủ yếu ở các TCKT, tỷ lệ huy động tiết kiệm từ dân cư vẫn còn rất thấp. 2.3.1.2 Năm 2010 Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROAA) là 2,61%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) là 17,21%. Mặc dù ROAE có giảm đi, nhưng ROAE và EPS lại tiếp tục tăng lên so với năm 2009, thể hiện sự thay đổi khá mạnh mẽ về hoạt 44
  • 47. động khiến cho mức hiệu quả theo quy mô có sự pha loãng nhưng kết quả cuối cùng vẫn đáp ứng tốt quyền lợi cho các cổ đông. Đến hết ngày 31/12/2010, tổng huy động vốn toàn ngân hàng đạt 30.421 tỷ đồng, tăng 17.022 tỷ đồng tương 127,04% so với thời điểm 31/12/2009. Trong đó, huy động từ thị trường 1 (tổ chức kinh tế và dân cư) đạt 15.439 tỷ đồng chiếm 50,75% tổng huy động vốn và tăng 7.124 tỷ đồng so với 31/12/2009. Huy động từ thị trường 2 (nguồn vay từ NHNH và TCTD khác) đạt 14.982 tỷ đồng, chiếm 49,25% tổng huy động vốn và tăng 9.898 tỷ đồng so với 31/12/2009. Nguồn vốn tăng mạnh qua các năm, và có sự tăng trưởng đều đặn của nguồn huy động từ 2 thị trường thể hiện rõ nét sự phát triển của cả cơ sở khách hàng tổ chức kinh tế, dân cư và sự mở rộng các quan hệ hợp tác trên thị trường ngân hàng. 2.3.2. Hạn chế 4 năm hoạt động của Ngân hàng Liên Việt cũng là 4 năm diễn ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Trong năm 2010, vượt qua những khó khăn, phức tạp của thị trường bằng các giải pháp phù hợp, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động huy động vốn từ đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua mở rộng hệ thống mạng lưới giao dịch tại các địa bàn trọng điểm và liên tục cải tiến dịch vụ khách hàng.Ngoài ra, công tác phát triển sản phẩm, chính sách chăm sóc khách hàng được quan tâm đầu tư thích đáng đã góp phần duy trì ổn định và phát triển nguồn vốn, phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng. Xét về cơ cấu nguồn huy động tiền gửi khách hàng theo đối tượng, chiếm tỷ trọng lớn là từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) 10.648 tỷ đồng chiếm 86,47% còn lại là 1.666 tỷ đồng chiếm 13,53%. 45
  • 48. 2.3.3. Nguyên nhân  Nguyên nhân chủ quan - Các công cụ huy động vốn chưa thực sự đa dạng, nguồn huy động chủ yếu thông qua hình thức nhận tiền gửi, uỷ thác đầu tư và phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên phương thức nhận tiền gửi còn đơn giản, nên cơ cấu vốn chưa hợp lý giữa kỳ hạn, loại đồng tiền gửi. Mặc dù đã áp dụng hình thức tiết kiệm có thưởng, và tiết kiệm bậc thang nhưng kêt quả thu được chưa thực sự cao, nguồn chủ yếu là nguồn ngắn hạn và nội tệ. Chi nhánh chưa quan tâm tới phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ. - Công nghệ ngân hàng mặc dù được ứng dụng đầu tư, Chi nhánh đã triển khai lắp và cài đặt các phần mềm phục cụ cho việc thanh toán, chuyển tiền điện tử, thanh toán liên hàng, cùng một số phần mềm khác đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng như nhập lương vào tài khoản, thanh toán các loại phí, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. - Chính sách khách hàng chưa phù hợp, công tác quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng, tạo uy tín và mở rộng thị phần trên thị trường. Chi nhánh chưa có dịch vụ chăm sóc khách hàng mà mới chỉ có quầy khách hàng, do vậy chưa tạo được ấn tượng cho khách hàng. - Mức lãi suất vẫn chưa thật sự hợp lý , hấp dẫn người gửi tiền . - Trình độ cán bộ nhân viên ở một số bộ phận chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.  Nguyên nhân khách quan - Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn hồi phục sau sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cuối năm 2007 đầu 2008 vừa qua nên còn nhiều nhân tố chưa được ổn định, giá dầu thô, vàng, cũng như sự biến động của tỷ giá, sự mất ổn định của thị trường chứng khoán… trong thời gian qua đã làm giảm đáng kể việc mở rộng thị trường tín dụng, bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc thiếu những dự án có tính khả thi cao. Thị trường tín dụng không mở rộng được sẽ gây ứ đọng vốn và làm ảnh hưởng tới việc 46
  • 49. thực hiện chính sách huy động vốn các ngân hàng thương mại trong đó có Chi nhánh Láng Hạ. Hơn nữa tình hình kinh tế như vậy gây tác động không nhỏ tới tâm lý khách hàng, và do đó họ một là gửi tiền ngắn hạn, hai là tích trữ tiền mặt hoặc ngoại tệ, như vậy làm ảnh huớng tới cơ cấu nguồn tiền gửi. - Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và nhất quán, các văn bản luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nó còn nhiều bất cập, nhiều chồng chéo, nhiều khi không phù hợp với thực tế. - Thị trường tài chính trong nước chưa thực sự phát triển, hiện nay tuy đã có thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường chứng khoán nhưng quy mô và hiệu quả của nó mang lại cho nền kinh tế chưa cao, nhất là thị trường chứng khoán chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế. - Với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các NHTM, các TCTD, TCTC ngày càng quyết liệt, nên phần nào gây khó khăn tới hoạt động của Chi nhánh, khi mà tuổi đời của Chi nhánh còn non trẻ, nhất là trong việc cung cấp dịch vụ, công cụ phương thức thanh toán (thanh toán không dùng tiền mặt). 47
  • 50. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt 3.1.1. Định hướng chung LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. Số 1 Việt Nam về hiện đại hóa, chuyên nghiệp, năng động, đổi mới và chữ Tín trong hoạt động. Trong 5 năm kể từ khi thành lập, chính thức hoạt động, LienVietPostBank sẽ phấn đấu trở thành một trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam. Sau 5 năm phấn đấu trở thành Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Chiến lược: Trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam Phát triển thương hiệu: Với lợi thế từ việc góp vốn của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt bằng giá trị công ty dịch vụ Tiết Kiệm Bưu điện, giúp cho Ngân hàng Liên Việt trở thành Ngân hàng TMCP có mạng lưới rộng lớn nhất sau chỉ 3 năm hoạt động, thương hiệu Ngân hàng Liên Việt sẽ được đưa lên tầm cao mới với mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ của mọi người Việt Nam”, đồng thời vẫn tiếp tục kế thừa các giá trị cơ bản mà thương hiệu Ngân hàng Liên Việt đã gây dựng trong 3 năm qua: “UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – NĂNG ĐỘNG – HIỆN ĐẠI - THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT”. Thương hiệu Ngân hàng Liên Việt sẽ được xây dựng đại diện cho dòng sản phẩm đơn giản, dễ sử dụng, chi phí hợp lý với kênh cung ứng rộng khắp. 48
  • 51. Ngân hàng Liên Việt hướng tới hình ảnh một ngân hàng chuyên nghiệp, là bạn đồng hành của khách hàng, đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội. Đặc biệt, thương hiệu Ngân hàng Liên Việt sẽ được xây dựng quần chúng hóa, hướng tới phục vụ đối tượng “Tam Nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) và cộng đồng dân cư cả nước, hỗ trợ hiệu quả việc triển khai định hướng của Chính phủ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông nghiệp, nông thôn. 3.1.2. Định hướng huy động vốn của ngân hàng . Định hướng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh: Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2011 (tỷ đồng) +/- so với năm 2010 Tổng tài sản 60. 000 72% Vốn điều lệ 8. 300 127% Huy động thị trường 1 30. 500 111% Cho vay thị trường 1 11. 800 20% Lợi nhuận trước thuế 1. 180 55% Tỷ lệ trả cổ tức 15% 0% Tiến tới mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu cần một cơ chế hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn với bán lẻ, triển khai thêm các sản phẩm, tiện ích để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đa dạng của khách hàng đồng thời tích cực gắn xã hội trong kinh doanh. 49