SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC:

   HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CỦA
HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – HỘI AN
I. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài:
        Vai trò to lớn của môn Hóa học:
        Trước tiên, ta cần tìm hiểu sơ lược về Hóa học. Hóa học là khoa học nghiên cứu
về chất, phương pháp biến đổi chất và ứng dụng của chất đó trong cuộc sống.
        Hóa học là một môn khoa học tưởng chừng xa lạ nhưng trên thực tế, hóa học rất
gần gũi trong đời sống của chúng ta. Những phản ứng hóa học xảy ra thường xuyên
trong cuộc sống hằng ngày. Thí dụ như trong lúc nấu ăn, làm bánh hay rán mà trong
đó các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc
trưng cho món ăn. Thêm vào đó thức ăn được phân tách ra thành các thành phần riêng
biệt và cũng được biến đổi thành năng lượng trong các quá trình phân hủy trong cơ thể
(hóa sinh). Sự đốt cháy cũng là một phản ứng hóa học có thể được quan sát dễ dàng
trong cuộc sống. Nhuộm tóc, động cơ đốt trong, màn hình của điện thoại di động, bột
giặt, phân bón, dược phẩm,... là các thí dụ khác cho ứng dụng của hóa học trong cuộc
sống hằng ngày. Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về
các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất
của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp
những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần
hóa học trong những mẫu thử nghiệm. Tiến bộ trong các chuyên ngành khác nhau của
hóa học thường là các điều kiện tiên quyết không thể thiếu cho những nhận thức mới
trong các bộ môn khoa học khác, đặc biệt là trong các lãnh vực của sinh học và y học,
cũng như trong lãnh vực của vật lý (thí dụ như việc chế tạo các chất siêu dẫn mới).
Hóa sinh, một chuyên ngành rộng lớn, đã được thành lập tại nơi giao tiếp giữa hóa học
và sinh vật học và là một chuyên ngành không thể thiếu được khi muốn hiểu về các
quá trình trong sự sống, các quá trình mà có liên hệ trực tiếp và không thể tách rời
được với sự biến đổi chất. Đối với y học thì hóa học không thể thiếu được trong cuộc
tìm kiếm những thuốc trị bệnh mới và trong việc sản xuất các dược phẩm. Bộ môn
khoa học vật liệu đã phát triển như là nơi giao tiếp giữa hóa học và kỹ thuật. Như vậy
ta thấy được Hóa học có vai trò quan trọng như thế nào cho cuộc sống!
        Chính vì vậy, hóa học được đưa vào là một trong những môn khoa học tự nhiên
chính trong trường phổ thông. Môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ vai
trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích
của môn học này là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học
sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài
thực hành… của hóa học. Học hóa học không những để làm các bài tập tính toán, nhận
biết, viết phương trình hóa học của các phản ứng… mà học Hóa còn để biết được
những ứng dụng phong phú và thiết thực của Hóa học trong cuộc sống, giải thích được
nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày; đồng thời việc
học hóa còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng và
đức tính quý báu như kĩ năng quan sát – nhận xét, đức tính kiên trì, cẩn thận, sự tập
trung, sự tỉ mỉ, chính xác, …

                                          1
Như vậy không khó để lí giải vì sao môn Hóa học được xem là một môn học
quan trọng, thường được đưa vào các kì thi tốt nghiệp, là một môn thi quan trọng trong
các kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng… hằng năm.
        Thái độ của học sinh đối với bộ môn này như thế nào?
        Đây là câu hỏi mà rất nhiều giáo viên – giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn
và cả phụ huynh học sinh quan tâm.
        Đối với bộ môn Hóa, điều gì gây hứng thú học tập cho các em? Các biện pháp
nhằm tăng thêm tính tích cực của học sinh với bộ môn Hóa học? Các kinh nghiệm dạy
và học, việc nắm bắt tâm lý, cần hợp tác việc dạy và học giữa cô và trò như thế nào
nhằm nâng cao chất lượng dạy học… Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi chọn đề
tài: “Hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi” để biết
được trọn vẹn cũng như chính xác các em học sinh có suy nghĩ như thế nào.
   2. Mục đích nghiên cứu
       Từ những thái độ, suy nghĩ, ý kiến nêu ra của các em học sinh, chúng ta phần
nào hiểu được thái độ học tập bộ môn Hóa học ở trường trung học phổ thông Nguyễn
Trãi – Tp Hội An như thế nào, biết được nguyên nhân tạo nên thái độ đó của học sinh;
biết được những thế mạnh cũng như những điểm cần khắc phục của của giáo viên bộ
môn và cả bộ môn Hóa học. Từ đó đúc kết, chắt lọc những phát kiến hay để góp phần
làm tăng hứng thú học tập môn Hóa cho các em. Từ đó tăng chất lượng dạy học môn
Hóa ở trường THPT Nguyễn Trãi – Tp Hội An nói riêng cũng như các trường trung
học phổ thông nói chung.
   3. Đối tượng nghiên cứu:
     - Học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – Tp Hội An – Tỉnh Quảng Nam.
     - Phạm vi: khối 10, 11 và 12; mỗi khối nghiên cứu 2 lớp, trong đó có 3 lớp chọn
       và 3 lớp thường.
     - Số lượng học sinh: 247 học sinh, trong đó có 163 học sinh nữ và 84 học sinh
       nam.
     - Cụ thể là các lớp: 10C1, 10C2, 11C2, 11C3, 12C6, 12C12.

   4. Các phương pháp nghiên cứu:
     - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
       + Thu thập các ý kiến (phương pháp điều tra bằng trò chuyện)
       + Phương pháp quan sát (thái độ học sinh với môn học)
       + Phương pháp điều tra qua mẫu hỏi thông tin (trả lời dưới dạng trắc nghiệm)
     - Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập tài liệu, phân tích , tổng hợp…
     - Phương pháp thống kê: tính %, điểm trung bình từng mục.

    5. Lập phiếu điều tra:
       Việc lập phiếu điều tra dựa trên những thắc mắc cần làm rõ như: học sinh có
thích học hóa không? Vì sao học sinh thích hoặc ghét môn Hóa? Đối với học sinh thì
môn Hóa dễ hay khó? Phương pháp học tập của các em như thế nào? (vì phương pháp
học tập ảnh hưởng đến chất lượng học bộ môn và từ đó ảnh hưởng ngược lại đến thái
độ của của học sinh với môn Hóa) Các em có đề xuất gì để nâng cao chất lượng dạy
học môn Hóa?...
       Mẫu phiếu điều tra: đính kèm ở cuối bài


                                          2
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
    1. Những vấn đề lí luận về việc gây hứng thú cho học sinh khi học tập môn
        Hóa học:
      - Môn Hóa học là gì? Nó có những điểm gì khác so với các môn học bình thường
        trên lớp?
      - Cốt lõi của việc gây hứng thú học tập ở các em khi học là như thế nào?
      - Các biện pháp nhằm mục đích gây hứng thú cho học sinh khi học môn Hóa học
        (Thống kê )
      - Thực trạng về thái độ học môn Hóa học sinh trường Nguyễn Trãi . Từ đó đưa ra
        các phương pháp khắc phục.

   2. Khái quát về quá trình khảo sát:
       Kết quả khảo sát:
         Cảm nhận chung về môn hóa
Câu 1:
                         Sự hứng thú học môn Hóa ở các em thuộc mức nào dưới đây?
    Rất thích                                       21
    Thích                                           56
    Bình thường                                    137
    Ghét                                            20
    Rất ghét                                        12

Câu 2:
                                                   Em thích học môn Hóa vì
Môn hoá là một trong những môn thi
                                                              113
vào các trường ĐH, CĐ
Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ,
                                                              43
dễ hiểu
Kiến thức dễ nắm bắt                                          20
Liên hệ thực tế nhiều                                         55
Ý kiến khác(nêu ra)                                           20

Câu 3:
                                                Em không thích học môn Hóa vì
Môn hoá rất khó hiểu, rắc rối, khó
                                                              79
nhớ.
Thầy cô dạy khó hiểu, giờ học nhàm
                                                              18
chán
Môn hoá không giúp ích gì cho cuộc
                                                              11
sống.
Bị mất căn bản môn Hóa                                        66
Ý kiến khác(nêu ra)                                           21




                                         3
Câu 4:
                                         Theo em môn hoá dễ hay khó?
       Rất khó                                       30
       Khó                                          114
       Vừa                                           94
       Dễ                                            4

         Việc học tập môn Hóa:
Câu 5:
                                               Trong giờ học môn hoá em thường
Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến                        99
Nghe giảng một cách thụ động                                 120
Không tập trung                                               17
Ý kiến khác                                                   14

Câu 6:
                                                Em thường học môn hoá khi nào
       Thường xuyên                                          39
       Khi nào có giờ hoá                                   145
       Khi sắp thi                                           34
       Khi có hứng thú                                       45
       Ý kiến khác                                            6

Câu 7:
                                                   Phương pháp học môn hoá
Học lý thuyết trước làm bài tập sau                          142
Vừa làm bài vừa coi lý thuyết                                 60
Bắt tay vào làm đến khi không làm được
                                                              33
nữa thì thôi.
Khi có hứng thú                                               28
Những bài nào giáo viên làm rồi thì làm
                                                              41
lại được không thì thôi.
Ý kiến khác                                                   1

          Đánh giá kết quả khảo sát
   -     Thực trạng thái độ các học sinh trong trường THPT Nguyễn Trãi – Hội An về
         việc học môn Hóa
                       Sự hứng thú học môn Hóa ở các em thuộc mức nào dưới đây?
                          Nữ                  Nam                  Tổng cộng
Rất thích            10 (6 %)            11 (13,6 %)           21 (8,5 %)
Thích                34 (20,6 %)         22 (27,2 %)           56 (22,8 %)
Bình thường          102 (61,8 %)        35 (43,2 %)           137 (55,7 %)
Ghét                 11    (6,7 %)       9 (11,1 %)            20 (8,1 %)
Rất ghét             8     (4,9 %)       4 (4,9 %)             12 (4,9 %)


                                          4
Qua những số liệu trên, ta thấy môn Hóa học là một môn học bình thường đối
với học sinh, kể cả học sinh nam lẫn nữ. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh thích và rất thích
môn Hóa hơn gấp đôi tỉ lệ học sinh ghét và rất ghét môn Hóa. Đây là một con số đáng
mừng đối với bộ môn Hóa học.
   -   Yếu tố gây hứng thú khi học môn Hóa ở các em là gì?
                                                   Em thích học môn Hóa vì
                                            Nữ          Nam           Tổng cộng
 Môn hoá là một trong những
                                            67             46         113 (45,0 %)
 môn thi vào các trường ĐH, CĐ
 Bài học sinh động, thầy cô dạy vui
                                            25             18         43    (17,1 %)
 vẻ, dễ hiểu
 Kiến thức dễ nắm bắt                       12              8         20    (8,0 %)
 Liên hệ thực tế nhiều                      40             15         55    (21,9 %)
 Ý kiến khác(nêu ra)                                                  20    (8,0 %)
       Như vậy ta thấy học sinh học môn Hóa đa phần chỉ vì môn hoá là một trong
những môn thi vào các trường Đại học, Cao đẳng (không phải xuất phát từ ý nghĩa và
sự hấp dẫn từ môn Hóa). Nguyên nhân tiếp theo làm học sinh thích học hóa là do môn
hóa liên hệ thực tế nhiều. Ngoài ra, bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học hóa của học sinh.
      Ý kiến khác của học sinh về lí do thích học môn hóa là: vì học sinh đó học tốt
môn hóa nên thích; vì muốn học để biết thêm; vì môn hóa có nhiều điều lí thú, thích
học những phản ứng hóa học…
   -   Yếu tố gây chán ghét khi học môn Hóa ở các em là gì?
                                               Em không thích học môn Hóa vì
                                            Nữ         Nam            Tổng cộng
Môn hoá rất khó hiểu, rắc rối,
                                            60             19         79   (45,5 %)
khó nhớ.
Thầy cô dạy khó hiểu, giờ học
                                            15             3          18   (9,2 %)
nhàm chán
Môn hoá không giúp ích gì cho
                                               8           3          11   (5,6 %)
cuộc sống.
Bị mất căn bản môn Hóa                      40             26         66   (33,9 %)
Ý kiến khác(nêu ra)                                                   21   (10,8 %)
       Như vậy ta thấy học sinh không thích học môn Hóa đa phần là vì môn Hoá rất
khó hiểu, rắc rối và khó nhớ; ngoài ra bị mất căn bản cũng là nguyên nhân quan trọng
làm cho học sinh không thích học môn Hóa nữa, đặc biệt là đối với các học sinh nam
thì nguyên nhân này chiêm tỉ lệ khá cao.
       Ý kiến khác của học sinh về lí do không thích học môn Hóa là: nguyên nhân
nổi bật là vì môn Hóa có quá nhiều kiến thức phải học; nguyên nhân tiếp theo là do
môn hóa ít được vận dụng và ít được thực hành; ngoài ra do môn Hóa không có trong
các môn thi đại học cao đẳng vào ngành mà học sinh đó muốn thi nên không quan tâm
tới…



                                           5
-     Nhận xét về mức độ khó/dễ đối với môn Hóa
                                       Theo em môn hoá dễ hay khó?
                           Nữ                    Nam                   Tổng cộng
       Rất khó        20 (12,8 %)            10 (11,6 %)             30 (12,4 %)
       Khó            70 (44,9 %)            44 (51,2 %)             114 (47,1 %)
       Vừa            64 (41,0 %)            30 (34,9 %)             94 (38,8 %)
       Dễ             2 (1,3% )              2   (2,3 % )            4   (1,7 % )
       Như vậy ta thấy đa phần học sinh – cả nam lẫn nữ – đều nhận xét rằng môn Hóa
học là một môn học khó, nhưng cũng không ít học sinh cho rằng môn Hóa chỉ ở mức
độ vừa.
   -     Phương pháp học môn Hóa của học sinh:
                                         Trong giờ học môn hoá em thường
                                      Nữ               Nam            Tổng cộng
   Tập trung nghe giảng,
                                64 (38,6 %)        35 (41,7 %)        99 (39,6 %)
 phát biểu ý kiến
   Nghe giảng một cách
                                80 (48,2 %)        40 (47,6 %)        120 (48,0 %)
 thụ động
   Không tập trung              12 (7,2 % )        5   (5,9 % )       17 (6,8 % )
   Ý kiến khác                  10 (6,0 % )        4   (4,8 % )       14 (5,6 % )
       Như vậy ta thấy phần lớn học sinh học hóa một cách thụ động, kể cả nam lẫn
nữ, tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ học sinh biết chủ động trong giờ học, tập
trung nghe giảng và phát biểu ý kiến.
       Ý kiến khác của học sinh về phương pháp học hóa trên lớp là: các em đã rất
muốn nhưng không tập trung được; cố gắng tập trung nhưng không học được môn
Hóa; hoặc bài nào dạy hay thì tập trung và ngược lại, bài không hay thì không tập
trung học được…
   -     Thái độ học tập môn hóa ngoài giờ học
                                            Em thường học môn hoá khi nào
                                       Nữ              Nam             Tổng cộng
       Thường xuyên             22    (12,3 %)     17 (18,9 %)       39 (14,5 %)
       Khi nào có giờ hoá       110   (61,5 %)     35 (38,9 %)       145 (53,9 %)
       Khi sắp thi              18    (10,0 %)     16 (17,8 %)       34 (12,7 %)
       Khi có hứng thú          25    (14,0 %)     20 (22,2 %)       45 (16,7 %)
       Ý kiến khác              4     (2,2 % )     2 (2,2 % )        6 (2,2 % )
       Như vậy ta thấy thái độ học tập môn Hóa của phần lớn học sinh là tương đối ổn,
tuy các em không thường xuyên học Hóa nhưng các em vẫn biết học bài khi có giờ
học, tuy nhiên, việc học bài vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hứng thú, đặc biệt là đối với
các em học sinh nam. Tỉ lệ học sinh thường xuyên học hóa cũng khá nhiều. Một điều
đáng lo ngại là vẫn còn nhiều học sinh chưa ý thức được việc học bộ môn này, tỉ lệ
học sinh để đến khi sắp thi mới học cũng không phải nhỏ.




                                           6
-   Phương pháp học bài:
                                               Phương pháp học môn hoá
                                        Nữ              Nam          Tổng cộng
Học lý thuyết trước làm bài
                                   79 (43,4 %)        63 (51,2 %)      142 (46,6 %)
tập sau
Vừa làm bài vừa coi lý thuyết      42 (23,1 %)        18 (14,65 %)     60 (19,7 %)
Bắt tay vào làm đến khi không
                                   22 (12,1 %)        11 (8,9 %)       33 (10,8 %)
làm được nữa thì thôi
Khi có hứng thú                    15 (8,2 %)         13 (10,6 %)      28 (9,2 %)
Những bài nào giáo viên làm rồi
                                   23 (12,6 %)        18 (14,65 %)     41 (13,4 %)
thì làm lại được không thì thôi
Ý kiến khác                        1    (0,6 % )      0    (0 % )      1   (0,3 %)
      Như vậy ta thấy phần lớn học sinh biết học lí thuyết trước và làm bài tập củng
  cố lại lí thuyết; nhiều học sinh nam còn thụ động trong việc làm bài tập, chỉ những
  bài nào giáo viên làm rồi thì làm lại, không thì thôi.
      Ý kiến khác về phương pháp học bài của học sinh là: đi học thêm làm nhiều bài
  tập, nếu có gì không hiểu là hỏi ngay.
  -   Đề xuất các giải pháp của các em nhằm tăng sự hứng thú học môn Hóa?
      + Về kiến thức:
         Kiến thức môn hóa còn khá nặng, nên giảm tải bớt.
         Tăng tiết luyện tập và thực hành.
         Kiến thức môn hóa khá rộng và khó nhớ nên cần được tổng kết sao cho đơn
         giản và dễ nhớ nhất.
      + Về phương pháp dạy học và thái độ của giáo viên:
         Giáo viên cần giảng kĩ hơn và chậm hơn, đây là ý kiến được rất nhiều học
         sinh đề xuất.
         Giáo viên nên vui vẻ, thân thiện với học sinh hơn, sẵn sàng giải đáp những
         thắc mắc của học sinh; quan tâm tới học sinh nhiều hơn, đặc biệt là những
         học sinh còn yếu kém.
         Bài giảng cần sinh động hơn; giáo viên nên giảng bài sôi nổi hơn, liên hệ
         thực thế nhiều hơn, đặc biệt là những ứng dụng, không nên chỉ cho học sinh
         đọc sách giáo khoa, gây nhàm chán…; trong bài giảng, giáo viên cũng nên
         cho học sinh quan sát thí nghiệm (tự làm thí nghiệm hoặc chiếu video) để
         tiết học thêm sinh động và giúp các em dễ hình dung và hiểu bài.
         Bài tập nên phân dạng cụ thể, mỗi dạng cho nhiều bài tập để học sinh quen
         dạng; đi từ căn bản, đơn giản nhất rồi mới từng bước nâng cao tùy trình độ
         học sinh mỗi lớp.

  3. Kết luận:
  - Qua điều tra, ta thấy được thái độ của học sinh ở trường THPT Nguyễn Trãi –
     Hội An đối với bộ môn Hóa học là ở mức bình thường; nhìn chung, nhiều học
     sinh yêu thích bộ môn Hóa hơn là ghét.
  - Tổng hợp các đề xuất, nguyện vọng của một số học sinh về việc hứng thú học
     môn Hóa:

                                         7
+ Về kiến thức:
       Kiến thức môn hóa còn khá nặng, nên giảm tải bớt.
       Tăng tiết luyện tập và thực hành.
       Kiến thức môn hóa khá rộng và khó nhớ nên cần được tổng kết sao cho đơn
       giản và dễ nhớ nhất.
    + Về phương pháp dạy học và thái độ của giáo viên:
       Giáo viên cần giảng kĩ hơn và chậm hơn, đây là ý kiến được rất nhiều học
       sinh đề xuất.
       Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh.
       Giáo viên nên vui vẻ, thân thiện với học sinh hơn, sẵn sàng giải đáp những
       thắc mắc của học sinh; cần quan tâm tới học sinh nhiều hơn, đặc biệt là
       những học sinh còn yếu kém.
       Bài giảng cần sáng tạo sinh động hơn; giáo viên nên giảng bài sôi nổi hơn,
       liên hệ với thực thế nhiều hơn, đặc biệt là những ứng dụng, không nên chỉ
       cho học sinh đọc sách giáo khoa, gây nhàm chán…; trong bài giảng, giáo
       viên cũng nên cho học sinh quan sát thí nghiệm (giáo viên tự làm thí nghiệm
       hoặc chiếu video) để tiết học thêm sinh động và giúp các em dễ hình dung
       và hiểu bài.
       Bài tập nên phân dạng cụ thể, mỗi dạng cho nhiều bài tập để học sinh quen
       dạng; đi từ căn bản, đơn giản nhất rồi mới từng bước nâng cao tùy trình độ
       học sinh mỗi lớp.
-   Đúc kết các kinh nghiệm giảng dạy: quan tâm, nhiệt tình trong công tác giảng
    dạy; phải nắm bắt được tâm lí học sinh; đổi mới các phương pháp dạy học của
    giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, gây hứng thú cho học sinh.
4. Kiến nghị:
-   Luôn thay đổi phương pháp dạy và học, phù hợp với sự phát triển của bộ môn
    cũng như độ tuổi học sinh khi học môn Hóa, phù hợp với từng lớp học sinh.
-   Thường xuyên học hỏi các thành tựu, các ứng dụng mới để ứng dụng vào bài
    học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng phần sinh động, tránh
    những giờ học khô khan, nhàm chán.
-   Quan tâm chú ý đến các em học sinh, thường xuyên hỏi thăm, nắm bắt tâm lý
    học sinh về môn học, như: “em thấy môn học như thế nào? Điều gì ở môn học
    em còn chưa thỏa mãn…” Từ đó có thêm được nhiều kinh nghiệm bản thân để
    nâng cao chất lượng dạy và học ở trường hơn.
-   Ngoài ra, thái độ của người giáo viên ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ học tập
    của các em học sinh. Do đó, trong giờ học, giáo viên cần tránh gây áp lực, căng
    thẳng cho học sinh. Sự vui vẻ, thân thiện, sự nhiệt tình của người giáo viên sẽ
    đem lại hiệu quả rất lớn trong công tác giảng dạy, không chỉ riêng bộ môn Hóa
    mà còn các môn học khác nữa!




                                       8

More Related Content

Viewers also liked

Điều tra Xã hội học _ Bài tập nhóm
Điều tra Xã hội học _ Bài tập nhómĐiều tra Xã hội học _ Bài tập nhóm
Điều tra Xã hội học _ Bài tập nhómLazyy Kidd
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Ngọc Hưng
 
Bảng câu hỏi nghiên cứu MARKETING cho smartphone
Bảng câu hỏi nghiên cứu MARKETING cho smartphoneBảng câu hỏi nghiên cứu MARKETING cho smartphone
Bảng câu hỏi nghiên cứu MARKETING cho smartphoneVõ Thùy Linh
 
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.Nguyễn Bá Quý
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Thanh Thanh
 
Phiếu khảo sát - Listening Comprehension Strategies
Phiếu khảo sát - Listening Comprehension StrategiesPhiếu khảo sát - Listening Comprehension Strategies
Phiếu khảo sát - Listening Comprehension StrategiesVo Linh Truong
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcPhương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcJame Quintina
 
Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh
Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh
Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh tragiang_2910
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...giomaudich
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5Nghiên Cứu Định Lượng
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangLenam711.tk@gmail.com
 
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)Phước Nguyễn
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...xuandongpro
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai dayNgọn Lửa Xanh
 
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...Vu Huy
 
Google Andersen
Google AndersenGoogle Andersen
Google Andersenhcandersen
 
Bảng đánh giá nhu cầu học sinh
Bảng đánh giá nhu cầu học sinhBảng đánh giá nhu cầu học sinh
Bảng đánh giá nhu cầu học sinhThanh Nguyễn
 

Viewers also liked (20)

Điều tra Xã hội học _ Bài tập nhóm
Điều tra Xã hội học _ Bài tập nhómĐiều tra Xã hội học _ Bài tập nhóm
Điều tra Xã hội học _ Bài tập nhóm
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
 
Bảng câu hỏi nghiên cứu MARKETING cho smartphone
Bảng câu hỏi nghiên cứu MARKETING cho smartphoneBảng câu hỏi nghiên cứu MARKETING cho smartphone
Bảng câu hỏi nghiên cứu MARKETING cho smartphone
 
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
 
Phiếu khảo sát - Listening Comprehension Strategies
Phiếu khảo sát - Listening Comprehension StrategiesPhiếu khảo sát - Listening Comprehension Strategies
Phiếu khảo sát - Listening Comprehension Strategies
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcPhương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
 
Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh
Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh
Nghien cuu ve nhu cau hoc tieng anh
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
 
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thôngMột số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
Một số biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
 
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
 
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
Phúc trình thực tập sư phạm 1 (kiến tập)
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
 
English study practice in Vietnam
English study practice in VietnamEnglish study practice in Vietnam
English study practice in Vietnam
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
 
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
 
Google Andersen
Google AndersenGoogle Andersen
Google Andersen
 
Bảng đánh giá nhu cầu học sinh
Bảng đánh giá nhu cầu học sinhBảng đánh giá nhu cầu học sinh
Bảng đánh giá nhu cầu học sinh
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Nghiên cứu hứng thú học tập môn Hóa ở trường THPT

  • 1. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC: HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – HỘI AN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Vai trò to lớn của môn Hóa học: Trước tiên, ta cần tìm hiểu sơ lược về Hóa học. Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, phương pháp biến đổi chất và ứng dụng của chất đó trong cuộc sống. Hóa học là một môn khoa học tưởng chừng xa lạ nhưng trên thực tế, hóa học rất gần gũi trong đời sống của chúng ta. Những phản ứng hóa học xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Thí dụ như trong lúc nấu ăn, làm bánh hay rán mà trong đó các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Thêm vào đó thức ăn được phân tách ra thành các thành phần riêng biệt và cũng được biến đổi thành năng lượng trong các quá trình phân hủy trong cơ thể (hóa sinh). Sự đốt cháy cũng là một phản ứng hóa học có thể được quan sát dễ dàng trong cuộc sống. Nhuộm tóc, động cơ đốt trong, màn hình của điện thoại di động, bột giặt, phân bón, dược phẩm,... là các thí dụ khác cho ứng dụng của hóa học trong cuộc sống hằng ngày. Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm. Tiến bộ trong các chuyên ngành khác nhau của hóa học thường là các điều kiện tiên quyết không thể thiếu cho những nhận thức mới trong các bộ môn khoa học khác, đặc biệt là trong các lãnh vực của sinh học và y học, cũng như trong lãnh vực của vật lý (thí dụ như việc chế tạo các chất siêu dẫn mới). Hóa sinh, một chuyên ngành rộng lớn, đã được thành lập tại nơi giao tiếp giữa hóa học và sinh vật học và là một chuyên ngành không thể thiếu được khi muốn hiểu về các quá trình trong sự sống, các quá trình mà có liên hệ trực tiếp và không thể tách rời được với sự biến đổi chất. Đối với y học thì hóa học không thể thiếu được trong cuộc tìm kiếm những thuốc trị bệnh mới và trong việc sản xuất các dược phẩm. Bộ môn khoa học vật liệu đã phát triển như là nơi giao tiếp giữa hóa học và kỹ thuật. Như vậy ta thấy được Hóa học có vai trò quan trọng như thế nào cho cuộc sống! Chính vì vậy, hóa học được đưa vào là một trong những môn khoa học tự nhiên chính trong trường phổ thông. Môn hóa học trong trường trung học phổ thông giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học này là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài thực hành… của hóa học. Học hóa học không những để làm các bài tập tính toán, nhận biết, viết phương trình hóa học của các phản ứng… mà học Hóa còn để biết được những ứng dụng phong phú và thiết thực của Hóa học trong cuộc sống, giải thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hằng ngày; đồng thời việc học hóa còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng và đức tính quý báu như kĩ năng quan sát – nhận xét, đức tính kiên trì, cẩn thận, sự tập trung, sự tỉ mỉ, chính xác, … 1
  • 2. Như vậy không khó để lí giải vì sao môn Hóa học được xem là một môn học quan trọng, thường được đưa vào các kì thi tốt nghiệp, là một môn thi quan trọng trong các kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng… hằng năm. Thái độ của học sinh đối với bộ môn này như thế nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều giáo viên – giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cả phụ huynh học sinh quan tâm. Đối với bộ môn Hóa, điều gì gây hứng thú học tập cho các em? Các biện pháp nhằm tăng thêm tính tích cực của học sinh với bộ môn Hóa học? Các kinh nghiệm dạy và học, việc nắm bắt tâm lý, cần hợp tác việc dạy và học giữa cô và trò như thế nào nhằm nâng cao chất lượng dạy học… Để trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi” để biết được trọn vẹn cũng như chính xác các em học sinh có suy nghĩ như thế nào. 2. Mục đích nghiên cứu Từ những thái độ, suy nghĩ, ý kiến nêu ra của các em học sinh, chúng ta phần nào hiểu được thái độ học tập bộ môn Hóa học ở trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi – Tp Hội An như thế nào, biết được nguyên nhân tạo nên thái độ đó của học sinh; biết được những thế mạnh cũng như những điểm cần khắc phục của của giáo viên bộ môn và cả bộ môn Hóa học. Từ đó đúc kết, chắt lọc những phát kiến hay để góp phần làm tăng hứng thú học tập môn Hóa cho các em. Từ đó tăng chất lượng dạy học môn Hóa ở trường THPT Nguyễn Trãi – Tp Hội An nói riêng cũng như các trường trung học phổ thông nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – Tp Hội An – Tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi: khối 10, 11 và 12; mỗi khối nghiên cứu 2 lớp, trong đó có 3 lớp chọn và 3 lớp thường. - Số lượng học sinh: 247 học sinh, trong đó có 163 học sinh nữ và 84 học sinh nam. - Cụ thể là các lớp: 10C1, 10C2, 11C2, 11C3, 12C6, 12C12. 4. Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Thu thập các ý kiến (phương pháp điều tra bằng trò chuyện) + Phương pháp quan sát (thái độ học sinh với môn học) + Phương pháp điều tra qua mẫu hỏi thông tin (trả lời dưới dạng trắc nghiệm) - Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập tài liệu, phân tích , tổng hợp… - Phương pháp thống kê: tính %, điểm trung bình từng mục. 5. Lập phiếu điều tra: Việc lập phiếu điều tra dựa trên những thắc mắc cần làm rõ như: học sinh có thích học hóa không? Vì sao học sinh thích hoặc ghét môn Hóa? Đối với học sinh thì môn Hóa dễ hay khó? Phương pháp học tập của các em như thế nào? (vì phương pháp học tập ảnh hưởng đến chất lượng học bộ môn và từ đó ảnh hưởng ngược lại đến thái độ của của học sinh với môn Hóa) Các em có đề xuất gì để nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa?... Mẫu phiếu điều tra: đính kèm ở cuối bài 2
  • 3. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 1. Những vấn đề lí luận về việc gây hứng thú cho học sinh khi học tập môn Hóa học: - Môn Hóa học là gì? Nó có những điểm gì khác so với các môn học bình thường trên lớp? - Cốt lõi của việc gây hứng thú học tập ở các em khi học là như thế nào? - Các biện pháp nhằm mục đích gây hứng thú cho học sinh khi học môn Hóa học (Thống kê ) - Thực trạng về thái độ học môn Hóa học sinh trường Nguyễn Trãi . Từ đó đưa ra các phương pháp khắc phục. 2. Khái quát về quá trình khảo sát:  Kết quả khảo sát: Cảm nhận chung về môn hóa Câu 1: Sự hứng thú học môn Hóa ở các em thuộc mức nào dưới đây? Rất thích 21 Thích 56 Bình thường 137 Ghét 20 Rất ghét 12 Câu 2: Em thích học môn Hóa vì Môn hoá là một trong những môn thi 113 vào các trường ĐH, CĐ Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, 43 dễ hiểu Kiến thức dễ nắm bắt 20 Liên hệ thực tế nhiều 55 Ý kiến khác(nêu ra) 20 Câu 3: Em không thích học môn Hóa vì Môn hoá rất khó hiểu, rắc rối, khó 79 nhớ. Thầy cô dạy khó hiểu, giờ học nhàm 18 chán Môn hoá không giúp ích gì cho cuộc 11 sống. Bị mất căn bản môn Hóa 66 Ý kiến khác(nêu ra) 21 3
  • 4. Câu 4: Theo em môn hoá dễ hay khó? Rất khó 30 Khó 114 Vừa 94 Dễ 4 Việc học tập môn Hóa: Câu 5: Trong giờ học môn hoá em thường Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến 99 Nghe giảng một cách thụ động 120 Không tập trung 17 Ý kiến khác 14 Câu 6: Em thường học môn hoá khi nào Thường xuyên 39 Khi nào có giờ hoá 145 Khi sắp thi 34 Khi có hứng thú 45 Ý kiến khác 6 Câu 7: Phương pháp học môn hoá Học lý thuyết trước làm bài tập sau 142 Vừa làm bài vừa coi lý thuyết 60 Bắt tay vào làm đến khi không làm được 33 nữa thì thôi. Khi có hứng thú 28 Những bài nào giáo viên làm rồi thì làm 41 lại được không thì thôi. Ý kiến khác 1  Đánh giá kết quả khảo sát - Thực trạng thái độ các học sinh trong trường THPT Nguyễn Trãi – Hội An về việc học môn Hóa Sự hứng thú học môn Hóa ở các em thuộc mức nào dưới đây? Nữ Nam Tổng cộng Rất thích 10 (6 %) 11 (13,6 %) 21 (8,5 %) Thích 34 (20,6 %) 22 (27,2 %) 56 (22,8 %) Bình thường 102 (61,8 %) 35 (43,2 %) 137 (55,7 %) Ghét 11 (6,7 %) 9 (11,1 %) 20 (8,1 %) Rất ghét 8 (4,9 %) 4 (4,9 %) 12 (4,9 %) 4
  • 5. Qua những số liệu trên, ta thấy môn Hóa học là một môn học bình thường đối với học sinh, kể cả học sinh nam lẫn nữ. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh thích và rất thích môn Hóa hơn gấp đôi tỉ lệ học sinh ghét và rất ghét môn Hóa. Đây là một con số đáng mừng đối với bộ môn Hóa học. - Yếu tố gây hứng thú khi học môn Hóa ở các em là gì? Em thích học môn Hóa vì Nữ Nam Tổng cộng Môn hoá là một trong những 67 46 113 (45,0 %) môn thi vào các trường ĐH, CĐ Bài học sinh động, thầy cô dạy vui 25 18 43 (17,1 %) vẻ, dễ hiểu Kiến thức dễ nắm bắt 12 8 20 (8,0 %) Liên hệ thực tế nhiều 40 15 55 (21,9 %) Ý kiến khác(nêu ra) 20 (8,0 %) Như vậy ta thấy học sinh học môn Hóa đa phần chỉ vì môn hoá là một trong những môn thi vào các trường Đại học, Cao đẳng (không phải xuất phát từ ý nghĩa và sự hấp dẫn từ môn Hóa). Nguyên nhân tiếp theo làm học sinh thích học hóa là do môn hóa liên hệ thực tế nhiều. Ngoài ra, bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học hóa của học sinh. Ý kiến khác của học sinh về lí do thích học môn hóa là: vì học sinh đó học tốt môn hóa nên thích; vì muốn học để biết thêm; vì môn hóa có nhiều điều lí thú, thích học những phản ứng hóa học… - Yếu tố gây chán ghét khi học môn Hóa ở các em là gì? Em không thích học môn Hóa vì Nữ Nam Tổng cộng Môn hoá rất khó hiểu, rắc rối, 60 19 79 (45,5 %) khó nhớ. Thầy cô dạy khó hiểu, giờ học 15 3 18 (9,2 %) nhàm chán Môn hoá không giúp ích gì cho 8 3 11 (5,6 %) cuộc sống. Bị mất căn bản môn Hóa 40 26 66 (33,9 %) Ý kiến khác(nêu ra) 21 (10,8 %) Như vậy ta thấy học sinh không thích học môn Hóa đa phần là vì môn Hoá rất khó hiểu, rắc rối và khó nhớ; ngoài ra bị mất căn bản cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho học sinh không thích học môn Hóa nữa, đặc biệt là đối với các học sinh nam thì nguyên nhân này chiêm tỉ lệ khá cao. Ý kiến khác của học sinh về lí do không thích học môn Hóa là: nguyên nhân nổi bật là vì môn Hóa có quá nhiều kiến thức phải học; nguyên nhân tiếp theo là do môn hóa ít được vận dụng và ít được thực hành; ngoài ra do môn Hóa không có trong các môn thi đại học cao đẳng vào ngành mà học sinh đó muốn thi nên không quan tâm tới… 5
  • 6. - Nhận xét về mức độ khó/dễ đối với môn Hóa Theo em môn hoá dễ hay khó? Nữ Nam Tổng cộng Rất khó 20 (12,8 %) 10 (11,6 %) 30 (12,4 %) Khó 70 (44,9 %) 44 (51,2 %) 114 (47,1 %) Vừa 64 (41,0 %) 30 (34,9 %) 94 (38,8 %) Dễ 2 (1,3% ) 2 (2,3 % ) 4 (1,7 % ) Như vậy ta thấy đa phần học sinh – cả nam lẫn nữ – đều nhận xét rằng môn Hóa học là một môn học khó, nhưng cũng không ít học sinh cho rằng môn Hóa chỉ ở mức độ vừa. - Phương pháp học môn Hóa của học sinh: Trong giờ học môn hoá em thường Nữ Nam Tổng cộng Tập trung nghe giảng, 64 (38,6 %) 35 (41,7 %) 99 (39,6 %) phát biểu ý kiến Nghe giảng một cách 80 (48,2 %) 40 (47,6 %) 120 (48,0 %) thụ động Không tập trung 12 (7,2 % ) 5 (5,9 % ) 17 (6,8 % ) Ý kiến khác 10 (6,0 % ) 4 (4,8 % ) 14 (5,6 % ) Như vậy ta thấy phần lớn học sinh học hóa một cách thụ động, kể cả nam lẫn nữ, tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ học sinh biết chủ động trong giờ học, tập trung nghe giảng và phát biểu ý kiến. Ý kiến khác của học sinh về phương pháp học hóa trên lớp là: các em đã rất muốn nhưng không tập trung được; cố gắng tập trung nhưng không học được môn Hóa; hoặc bài nào dạy hay thì tập trung và ngược lại, bài không hay thì không tập trung học được… - Thái độ học tập môn hóa ngoài giờ học Em thường học môn hoá khi nào Nữ Nam Tổng cộng Thường xuyên 22 (12,3 %) 17 (18,9 %) 39 (14,5 %) Khi nào có giờ hoá 110 (61,5 %) 35 (38,9 %) 145 (53,9 %) Khi sắp thi 18 (10,0 %) 16 (17,8 %) 34 (12,7 %) Khi có hứng thú 25 (14,0 %) 20 (22,2 %) 45 (16,7 %) Ý kiến khác 4 (2,2 % ) 2 (2,2 % ) 6 (2,2 % ) Như vậy ta thấy thái độ học tập môn Hóa của phần lớn học sinh là tương đối ổn, tuy các em không thường xuyên học Hóa nhưng các em vẫn biết học bài khi có giờ học, tuy nhiên, việc học bài vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hứng thú, đặc biệt là đối với các em học sinh nam. Tỉ lệ học sinh thường xuyên học hóa cũng khá nhiều. Một điều đáng lo ngại là vẫn còn nhiều học sinh chưa ý thức được việc học bộ môn này, tỉ lệ học sinh để đến khi sắp thi mới học cũng không phải nhỏ. 6
  • 7. - Phương pháp học bài: Phương pháp học môn hoá Nữ Nam Tổng cộng Học lý thuyết trước làm bài 79 (43,4 %) 63 (51,2 %) 142 (46,6 %) tập sau Vừa làm bài vừa coi lý thuyết 42 (23,1 %) 18 (14,65 %) 60 (19,7 %) Bắt tay vào làm đến khi không 22 (12,1 %) 11 (8,9 %) 33 (10,8 %) làm được nữa thì thôi Khi có hứng thú 15 (8,2 %) 13 (10,6 %) 28 (9,2 %) Những bài nào giáo viên làm rồi 23 (12,6 %) 18 (14,65 %) 41 (13,4 %) thì làm lại được không thì thôi Ý kiến khác 1 (0,6 % ) 0 (0 % ) 1 (0,3 %) Như vậy ta thấy phần lớn học sinh biết học lí thuyết trước và làm bài tập củng cố lại lí thuyết; nhiều học sinh nam còn thụ động trong việc làm bài tập, chỉ những bài nào giáo viên làm rồi thì làm lại, không thì thôi. Ý kiến khác về phương pháp học bài của học sinh là: đi học thêm làm nhiều bài tập, nếu có gì không hiểu là hỏi ngay. - Đề xuất các giải pháp của các em nhằm tăng sự hứng thú học môn Hóa? + Về kiến thức: Kiến thức môn hóa còn khá nặng, nên giảm tải bớt. Tăng tiết luyện tập và thực hành. Kiến thức môn hóa khá rộng và khó nhớ nên cần được tổng kết sao cho đơn giản và dễ nhớ nhất. + Về phương pháp dạy học và thái độ của giáo viên: Giáo viên cần giảng kĩ hơn và chậm hơn, đây là ý kiến được rất nhiều học sinh đề xuất. Giáo viên nên vui vẻ, thân thiện với học sinh hơn, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của học sinh; quan tâm tới học sinh nhiều hơn, đặc biệt là những học sinh còn yếu kém. Bài giảng cần sinh động hơn; giáo viên nên giảng bài sôi nổi hơn, liên hệ thực thế nhiều hơn, đặc biệt là những ứng dụng, không nên chỉ cho học sinh đọc sách giáo khoa, gây nhàm chán…; trong bài giảng, giáo viên cũng nên cho học sinh quan sát thí nghiệm (tự làm thí nghiệm hoặc chiếu video) để tiết học thêm sinh động và giúp các em dễ hình dung và hiểu bài. Bài tập nên phân dạng cụ thể, mỗi dạng cho nhiều bài tập để học sinh quen dạng; đi từ căn bản, đơn giản nhất rồi mới từng bước nâng cao tùy trình độ học sinh mỗi lớp. 3. Kết luận: - Qua điều tra, ta thấy được thái độ của học sinh ở trường THPT Nguyễn Trãi – Hội An đối với bộ môn Hóa học là ở mức bình thường; nhìn chung, nhiều học sinh yêu thích bộ môn Hóa hơn là ghét. - Tổng hợp các đề xuất, nguyện vọng của một số học sinh về việc hứng thú học môn Hóa: 7
  • 8. + Về kiến thức: Kiến thức môn hóa còn khá nặng, nên giảm tải bớt. Tăng tiết luyện tập và thực hành. Kiến thức môn hóa khá rộng và khó nhớ nên cần được tổng kết sao cho đơn giản và dễ nhớ nhất. + Về phương pháp dạy học và thái độ của giáo viên: Giáo viên cần giảng kĩ hơn và chậm hơn, đây là ý kiến được rất nhiều học sinh đề xuất. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh. Giáo viên nên vui vẻ, thân thiện với học sinh hơn, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của học sinh; cần quan tâm tới học sinh nhiều hơn, đặc biệt là những học sinh còn yếu kém. Bài giảng cần sáng tạo sinh động hơn; giáo viên nên giảng bài sôi nổi hơn, liên hệ với thực thế nhiều hơn, đặc biệt là những ứng dụng, không nên chỉ cho học sinh đọc sách giáo khoa, gây nhàm chán…; trong bài giảng, giáo viên cũng nên cho học sinh quan sát thí nghiệm (giáo viên tự làm thí nghiệm hoặc chiếu video) để tiết học thêm sinh động và giúp các em dễ hình dung và hiểu bài. Bài tập nên phân dạng cụ thể, mỗi dạng cho nhiều bài tập để học sinh quen dạng; đi từ căn bản, đơn giản nhất rồi mới từng bước nâng cao tùy trình độ học sinh mỗi lớp. - Đúc kết các kinh nghiệm giảng dạy: quan tâm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy; phải nắm bắt được tâm lí học sinh; đổi mới các phương pháp dạy học của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, gây hứng thú cho học sinh. 4. Kiến nghị: - Luôn thay đổi phương pháp dạy và học, phù hợp với sự phát triển của bộ môn cũng như độ tuổi học sinh khi học môn Hóa, phù hợp với từng lớp học sinh. - Thường xuyên học hỏi các thành tựu, các ứng dụng mới để ứng dụng vào bài học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng phần sinh động, tránh những giờ học khô khan, nhàm chán. - Quan tâm chú ý đến các em học sinh, thường xuyên hỏi thăm, nắm bắt tâm lý học sinh về môn học, như: “em thấy môn học như thế nào? Điều gì ở môn học em còn chưa thỏa mãn…” Từ đó có thêm được nhiều kinh nghiệm bản thân để nâng cao chất lượng dạy và học ở trường hơn. - Ngoài ra, thái độ của người giáo viên ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ học tập của các em học sinh. Do đó, trong giờ học, giáo viên cần tránh gây áp lực, căng thẳng cho học sinh. Sự vui vẻ, thân thiện, sự nhiệt tình của người giáo viên sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong công tác giảng dạy, không chỉ riêng bộ môn Hóa mà còn các môn học khác nữa! 8