SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
Download to read offline
159
MÔN TIẾNG DÂN TỘC
LỚP 3
LỚP 3, GIỮA HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được từ 33 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương
trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì I, lớp 3 bao gồm các nội dung sau:
1.1. Kiến thức
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Âm, chữ cái, dấu phụ,... (theo đặc điểm của một số tiếng dân tộc như tiếng Khơ-me,
M’nông,...).
– Các bộ phận của tiếng: âm đầu, vần.
– Một số quy tắc chính tả: viết từ.
1.1.2. Từ ngữ
– Từ ngữ xưng hô thông thường trong gia đình, nhà trường.
– Số đếm tự nhiên từ 1 – 50.
1.1.3. Ngữ pháp
– Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi.
– Nghi thức lời nói: chào hỏi theo truyền thống của dân tộc.
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nghe âm, tiếng, từ.
– Nghe lời chào hỏi theo truyền thống dân tộc trong gia đình, cộng đồng,...
1.2.2. Nói
– Phát âm âm, tiếng, từ
– Nói lời chào hỏi trong gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của dân tộc.
1.2.3. Đọc
– Đọc âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,... theo đặc thù của tiếng dân tộc)
– Đọc tiếng, đọc trơn từ, đọc số từ 1 – 30;
1.2.4. Viết
– Viết chữ cái, kiểu chữ in thường.
– Viết tổ hợp âm, dấu phụ, các chữ số tự nhiên từ 1 đến 30.
– Viết tiếng, từ.
Chú ý: Trong trường hợp cụ thể của từng thứ tiếng, khi tại thời điểm giữa học kì I, chương
trình có thể được thực hiện với độ xê dịch so các với nội dung đề cập trên đây. Trong trường hợp
đó cần căn cứ cụ thể vào các nội dung đã học để thực hiện việc đánh giá.
160
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Nhận biết các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ.
– Nhận biết các bộ phận của tiếng (ví dụ: âm đầu, vần) với những tiếng theo hệ chữ Latin.
– Viết được các chữ cái, tổ hợp chữ cái đã học.
– Viết đúng quy tắc chính tả viết từ.
2.1.2. Từ ngữ
– Biết thêm 50 – 100 từ ngữ xưng hô thông thường trong gia đình, nhà trường.
– Đọc được các số đếm tự nhiên từ 1 – 50.
2.1.3. Ngữ pháp
– Nắm được nghi thức lời nói chào hỏi trong gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống
dân tộc.
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nhận biết được âm, tiếng, từ đã học.
– Phân biệt được các âm (nguyên âm) dài, ngắn,...) theo đặc thù tiếng dân tộc.
– Nghe hiểu lời chào hỏi theo truyền thống dân tộc trong gia đình, cộng đồng,...
2.2.2. Nói
– Phát âm đúng âm, tiếng, từ đã học.
– Nói được lời chào hỏi theo nghi thức truyền thống của dân tộc trong gia đình, cộng đồng,...
2.2.3. Đọc
– Đọc đúng các âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,... theo đặc thù của tiếng dân tộc)
– Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, đọc số từ 1 – 50.
– Đọc – hiểu nghĩa của từ.
2.2.4. Viết
– Viết đúng chữ cái được học.
– Viết đúng tổ hợp âm, dấu phụ, các chữ số tự nhiên từ 1 – 50 trong tiếng dân tộc.
– Viết đúng từ, câu ngắn.
3. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 3)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến
thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì I lớp 3, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
161
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
3.1.1 Biết và hiểu về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc
3.1.1.1 Nhận biết được các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ (theo đặc
thù của tiếng dân tộc)
3.1.1.2 Nhận biết được các bộ phận của tiếng (ví dụ: âm đầu, vần) với
những tiếng dân tộc theo hệ chữ Latin
3.1.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc
3.1.2.1 Nhận biết được tiếng, từ đã học
3.1.2.2 Sử dụng đúng các từ đã học vào hoạt động giao tiếp
3.1.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
3.1.3.1 Nhận biết dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi
3.1.3.2 Nhận biết được câu trên chữ viết
3.1.3.3 Nắm được một số nghi thức chào hỏi theo truyền thống của
dân tộc
3.1.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe
3.1.4.1 Nghe và nhận biết được âm, tiếng, từ trong tiếng dân tộc
3.1.4.2 Phân biệt được âm (nguyên âm) dài, ngắn
3.1.4.3 Nghe – hiểu lời chào hỏi phù hợp với tình huống giao tiếp ở gia
đình, cộng đồng,... theo truyền thống của dân tộc
3.1.4.4 Có ý thức tự hào, giữ gìn văn hoá giao tiếp truyền thống của
dân tộc
3.1.5 Thực hiện được các kĩ năng nói
3.1.5.1 Phát âm đúng các tiếng, từ đã học
3.1.5.2 Nói rõ ràng, liền mạch cả câu
3.1.5.3 Biết nói lời chào đúng nghi thức trong gia đình, trường học
3.1.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc
3.1.6.1 Đọc đúng các âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,...) theo đặc
thù của tiếng dân tộc
3.1.6.2 Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, câu; đọc số
3.1.6.3 Đọc – hiểu nghĩa của từ, câu
162
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
3.1.7 Thực hiện được các kĩ năng viết
3.1.7.1 Viết đúng chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ,... đã học; các số từ 0
đến 9 và những số tự nhiên thường gặp dưới 50;
3.1.7.2 Viết đúng từ, câu, dấu câu
3.1.7.3 Viết đúng chính tả câu ngắn khoảng 15 chữ theo hình thức nhìn
– viết (tập chép), không mắc quá 5 lỗi. Trình bày bài chính tả
đúng mẫu
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 20 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 3, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được từ 68 – 70 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về
chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm cuối học kì I lớp 3 bao gồm các nội dung sau:
1.1. Kiến thức
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Âm, chữ cái, dấu phụ (theo đặc điểm của một số tiếng dân tộc như tiếng Khơ-me,
M’nông,...).
– Một số quy tắc chính tả: viết từ, viết hoa.
1.1.2. Từ ngữ
– Quy tắc chính tả viết hoa, viết từ.
– Từ ngữ xưng hô thông thường trong gia đình, nhà trường.
– Số đếm tự nhiên từ 50 – 100.
1.1.3. Ngữ pháp
– Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi.
– Nghi thức lời nói: nói lời cảm ơn, xin lỗi theo truyền thống của dân tộc.
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nhận biết âm, tiếng, từ.
– Phân biệt các âm (nguyên âm) dài, ngắn,...) theo đặc thù tiếng dân tộc.
– Nghe hiểu lời chào hỏi theo truyền thống dân tộc trong gia đình, cộng đồng,...
163
1.2.2. Nói
– Phát âm âm, tiếng, từ.
– Nói lời cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp ở gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của
dân tộc.
1.2.3. Đọc
– Đọc âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,... theo đặc thù của tiếng dân tộc).
– Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, đọc số từ 51 – 100.
– Ngắt nghỉ hơi theo dấu câu.
1.2.4. Viết
– Viết chữ cái, kiểu chữ in thường, chữ hoa.
– Viết tổ hợp âm, dấu phụ, các chữ số tự nhiên từ 1 đến 30.
– Viết tiếng, từ, câu, dấu câu, các chữ số.
– Viết chính tả theo hình thức tập chép; trình bày bài chính tả theo mẫu.
Chú ý: Trong trường hợp cụ thể của từng thứ tiếng, khi tại thời điểm cuối học kì I, chương
trình có thể được thực hiện với độ xê dịch so các với nội dung đề cập trên đây. Trong trường hợp
đó cần căn cứ cụ thể vào các nội dung đã học để thực hiện việc đánh giá.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Nhận biết các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ.
– Nhận biết các bộ phận của tiếng (ví dụ: âm đầu, vần) với những tiếng theo hệ chữ Latin.
– Viết được các chữ cái, tổ hợp chữ cái, các từ hoàn chỉnh đã học.
– Viết đúng quy tắc chính tả viết hoa, viết từ.
2.1.2. Từ ngữ
– Biết thêm 100 – 150 từ ngữ xưng hô thông thường trong gia đình, nhà trường.
– Đọc được các số đếm tự nhiên từ 51 – 100 trong tiếng dân tộc.
2.1.3. Ngữ pháp
– Nhận biết dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi.
– Nhận biết câu trên chữ viết.
– Nắm được nghi thức lời nói: nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp ở gia đình,
cộng đồng,... theo truyền thống dân tộc.
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nhận biết âm, tiếng, từ được học.
– Phân biệt được các âm (nguyên âm) dài, ngắn;...) theo đặc thù tiếng dân tộc.
– Nghe hiểu lời chào hỏi theo truyền thống dân tộc trong gia đình, cộng đồng,...
2.2.2. Nói
– Phát âm đúng âm, tiếng, từ được học.
164
– Biết nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi trong gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của
dân tộc.
2.2.3. Đọc
– Đọc đúng các âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,... theo đặc thù của tiếng dân tộc)
– Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, đọc số từ 50 – 100.
– Biết đọc ngắt nghỉ hơi theo dấu câu.
– Đọc – hiểu nghĩa của từ, câu.
2.2.4. Viết
– Viết đúng chữ cái thường và hoa;
– Viết đúng tổ hợp âm, dấu phụ, các chữ số tự nhiên từ 50 – 100 trong tiếng dân tộc.
– Viết đúng từ, câu, dấu câu.
– Viết đúng chính tả câu ngắn khoảng 30 chữ theo hình thức nhìn – viết (tập chép), đạt tốc
độ 30 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi. Trình bày bài chính tả đúng mẫu.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 3)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến
thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì I lớp 3, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
TT
(3)
3.2.1 Biết và hiểu về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc
3.2.1.1 Nhận biết được các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ (theo đặc
thù của tiếng dân tộc)
3.2.1.2 Nhận biết được các bộ phận của tiếng (ví dụ: âm đầu, vần) với
những tiếng dân tộc theo hệ chữ Latin
3.2.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc
3.2.2.1 Viết đúng các tiếng, từ đã học
3.2.2.2 Sử dụng đúng các từ đã học vào hoạt động giao tiếp
3.2.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
3.2.3.1 Nhận biết dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi
3.2.3.2 Nhận biết được câu trên chữ viết
3.2.3.3 Nắm được một số nghi thức chào hỏi theo truyền thống của
dân tộc
165
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
TT
(3)
3.2.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe
3.2.4.1 Phân biệt được âm (nguyên âm) dài, ngắn
3.2.4.2 Nghe – hiểu lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp
ở gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của dân tộc
3.2.4.3 Có ý thức tự hào, giữ gìn văn hoá giao tiếp truyền thống của
dân tộc
3.2.5 Thực hiện được các kĩ năng nói
3.2.5.1 Nói rõ ràng, liền mạch cả câu
3.2.5.2 Biết nói lời cảm ơn xin lỗi phù hợp trong giao tiếp ở gia đình,
cộng đồng, trường học
3.2.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc
3.2.6.1 Đọc đúng các âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,...) theo đặc
thù của tiếng dân tộc
3.2.6.2 Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, câu; đọc số
3.2.6.3 Biết đọc ngắt nghỉ hơi theo dấu câu
3.2.6.4 Đọc – hiểu nghĩa của từ, câu
3.2.7 Thực hiện được các kĩ năng viết
3.2.7.1 Viết đúng chữ cái thường và hoa, tổ hợp chữ cái, dấu phụ,... đã
học; các số từ 0 – 9 và những số tự nhiên thường gặp dưới 100
3.2.7.2 Viết đúng từ, câu, dấu câu;
3.2.7.3 Viết đúng chính tả câu ngắn khoảng 30 chữ theo hình thức nhìn
– viết (tập chép), không mắc quá 5 lỗi. Trình bày bài chính tả
đúng mẫu
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 19 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
166
LỚP 3, GIỮA HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được từ 99 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương
trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì II lớp 3 bao gồm các nội dung sau:
1.1. Kiến thức
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Bảng chữ cái tiếng dân tộc.
– Quy tắc viết hoa tên riêng trong tiếng dân tộc (tên người).
1.1.2. Từ ngữ
– Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường.
– Số đếm tự nhiên dưới 500.
1.1.3. Ngữ pháp
– Từ chỉ sự vật, hoạt động trong tiếng dân tộc.
– Câu kể.
– Nghe hiểu lời yêu cầu, lời đề nghị.
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nhận biết ngữ điệu kể.
– Nghe hiểu câu kể.
– Nghe hiểu lời yêu cầu, lời đề nghị.
1.2.2. Nói
– Đặt câu theo ngữ điệu kể.
– Nói lời yêu cầu, đề nghị.
1.2.3. Đọc
– Đọc trơn từ, câu, đoạn văn, bài thơ ngắn.
– Đọc thầm.
– Đọc hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản.
– Đọc thuộc một số câu thơ, bài thơ ngắn.
1.2.4. Viết
– Viết hoa tên riêng M’nông.
– Viết các vần khó, các vần dễ lẫn.
– Viết chính tả theo hình thức nghe – viết.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Nắm vững bảng chữ cái tiếng dân tộc.
167
– Viết đúng quy tắc chính tả, viết hoa tên riêng (tên người) trong tiếng dân tộc.
2.1.2. Từ ngữ
– Biết thêm 100 – 150 từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) chỉ sự vật, hoạt động
thường gặp trong gia đình, trường học).
– Đọc được các chữ số tiếng dân tộc đến 500.
2.1.3. Ngữ pháp
– Nhận biết các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
– Nhận biết kiểu câu kể.
– Nắm được nghi thức lời nói yêu cầu, đề nghị trong gia đình, trường học.
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nhận biết ngữ điệu kể.
– Nghe hiểu nội dung câu kể.
– Nghe hiểu các nghi thức lời nói: nói lời yêu cầu, lời đề nghị trong sinh hoạt gia đình và
trường học.
– Nghe – viết đúng bài chính tả khoảng 30 chữ.
2.2.2. Nói
– Biết đặt câu theo ngữ điệu kể.
– Biết nói lời yêu cầu, lời đề nghị.
2.2.3. Đọc
– Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu.
– Đọc trơn câu, đoạn hoặc bài ngắn có độ dài khoảng 100 chữ, tốc độ tối thiểu 60 – 70
chữ/1phút. Biết thể hiện theo ngữ điệu kể.
– Biết đọc thầm.
– Đọc hiểu nghĩa từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản.
– Đọc thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao và bài thơ ngắn.
2.2.4. Viết
– Biết viết hoa tên riêng (tên người) trong tiếng dân tộc.
– Viết đúng các vần khó, các vần dễ lẫn trong tiếng dân tộc.
– Viết đúng chính tả theo hình thức nghe – viết đạt tốc độ 30 chữ/15 phút.
– Biết viết câu kể đơn giản.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì II (Lớp 3)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến
thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì II lớp 3, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
168
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
3.3.1 Biết và hiểu được về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc
3.3.1.1 Nhớ và thuộc thứ tự bảng chữ cái tiếng dân tộc
3.3.1.2 Viết đúng quy tắc chính tả tiếng dân tộc; viết hoa tên riêng (tên
người) trong tiếng dân tộc
3.3.2 Phát triển được vốn từ ngữ trong tiếng dân tộc
3.3.2.1 Nhận diện được từ chỉ đặc điểm của sự vật trong tiếng dân tộc
3.3.2.2 Nhận diện được một số thành ngữ, tục ngữ quen thuộc, dễ hiểu
trong tiếng dân tộc và hiểu nghĩa
3.3.2.3 Có ý thức sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ quen thuộc, dễ hiểu
trong tiếng dân tộc vào hoạt động giao tiếp ở gia đình, cộng đồng,...
3.3.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
3.3.3.1 Nắm vững đặc điểm cơ bản của từ chỉ đặc điểm của sự vật trong
tiếng dân tộc
3.3.3.2 Nhận biết câu hỏi trong tiếng dân tộc
3.3.3.3 Nắm được nghi thức lời nói: lời yêu cầu, đề nghị trong gia đình,
trường học
3.3.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe
3.3.4.1 Nhận biết được ngữ điệu kể trong tiếng dân tộc
3.3.4.2 Nghe hiểu lời yêu cầu, đề nghị trong sinh hoạt gia đình và trường học
3.3.4.3 Nghe – viết đúng bài chính tả khoảng 50 chữ
3.3.5 Thực hiện được các kĩ năng nói
3.3.5.1 Nói đúng theo ngữ điệu kể
3.3.5.2 Biết nói lời yêu cầu, đề nghị trong gia đình, cộng đồng,...
3.3.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc
3.3.6.1 Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu
3.3.6.2 Đọc trơn câu, đoạn hoặc bài ngắn có độ dài khoảng 200 chữ, tốc
độ tối thiểu 70 – 80 chữ/phút. Biết thể hiện theo ngữ điệu kể, ngữ
điệu hỏi
3.3.6.3 Biết đọc thầm
3.3.6.4 Đọc hiểu nghĩa từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản
169
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
3.3.6.5 Đọc thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao và bài thơ ngắn
3.3.7 Thực hiện được các kĩ năng viết
3.3.7.1 Biết viết hoa tên riêng dân tộc
3.3.7.2 Viết đúng các vần khó, các vần dễ lẫn trong tiếng dân tộc
3.3.7.3 Viết đúng chính tả theo hình thức nghe – viết đạt tốc độ 50
chữ/15 phút, viết đúng các vần khó, dễ lẫn trong tiếng dân tộc
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 21 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 3, CUỐI HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 132 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương
trình Tiếng dân tộc lớp 3 tại thời cuối học kì II lớp 3 bao gồm các nội dung sau (và các nội dung
đã đề cập đến giữa học kì II, lớp 3):
1.1. Kiến thức
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Bảng chữ cái tiếng dân tộc.
– Quy tắc viết hoa tên riêng trong tiếng dân tộc (tên địa lí).
1.1.2. Từ ngữ
– Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về thiên nhiên, đất nước.
– Số đếm tự nhiên dưới 1000.
1.1.3. Ngữ pháp
– Từ chỉ tính chất trong tiếng dân tộc.
– Câu kể, câu hỏi.
– Nghe hiểu lời tự giới thiệu về bản thân.
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nhận biết ngữ điệu hỏi.
– Nghe hiểu câu hỏi.
– Nghe hiểu lờitự giới thiệu về bản thân.
170
1.2.2. Nói
– Đặt câu theo ngữ điệu kể, hỏi.
– Nói lời giới thiệu về bản thân.
1.2.3. Đọc
– Đọc trơn từ, câu, đoạn văn, bài thơ ngắn.
– Đọc thầm.
– Đọc hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản.
– Đọc thuộc một số câu thơ, bài thơ ngắn.
1.2.4. Viết
– Viết hoa tên riêng (tên địa lí) tiếng dân tộc.
– Viết các vần khó, các vần dễ lẫn.
– Viết chính tả theo hình thức nghe – viết.
– Viết câu kể, câu hỏi đơn giản.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Nắm vững bảng chữ cái tiếng dân tộc.
– Viết đúng quy tắc chính tả, viết hoa tên riêng (tên người, tên địa lí) trong tiếng dân tộc.
2.1.2. Từ ngữ
– Biết thêm 150 – 200 từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) chỉ sự vật, hoạt động, đặc
điểm, tính chất thường gặp trong gia đình, trường học).
– Đọc được các chữ số tiếng dân tộc đến 1000.
2.1.3. Ngữ pháp
– Nhận biết các từ chỉ tính chất.
– Nhận biết kiểu câu hỏi.
– Nắm được nghi thức lời giới thiệu trong gia đình, cộng đồng, trường học.
– Biết điền từ để hoàn chỉnh câu.
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nhận biết ngữ điệu hỏi.
– Nghe hiểu nội dung câu hỏi.
– Nghe hiểu các nghi thức lời nói: lời tự giới thiệu trong sinh hoạt gia đình và trường học.
– Nghe – viết đúng bài chính tả khoảng 50 chữ.
2.2.2. Nói
– Biết đặt câu theo ngữ điệu hỏi.
– Biết nói lời tự giới thiệu.
171
2.2.3. Đọc
– Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu.
– Đọc trơn câu, đoạn hoặc bài ngắn có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70 – 80 chữ/
1 phút. Biết thể hiện theo ngữ điệu kể, ngữ điệu hỏi.
– Biết đọc thầm.
– Đọc hiểu nghĩa từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản.
– Đọc thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao và bài thơ ngắn.
2.2.4. Viết
– Biết viết hoa tên riêng (tên người, tên địa lí) trong tiếng dân tộc.
– Viết đúng các vần khó, các vần dễ lẫn trong tiếng dân tộc.
– Viết đúng chính tả theo hình thức nghe – viết đạt tốc độ 50 chữ/15 phút.
– Viết được câu kể, câu hỏi đơn giản.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì II (Lớp 3)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến
thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì II lớp 3, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
3.4.1 Ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc
3.4.1.1 Nhớ và thuộc thứ tự bảng chữ cái tiếng dân tộc
3.4.1.2 Viết đúng quy tắc chính tả tiếng dân tộc
3.4.1.3 Biết viết hoa tên riêng (tên người, tên địa lí) trong tiếng dân tộc
3.4.1.4 Vận dụng bảng chữ cái để lập danh sách các bạn trong tổ, lớp
3.4.2 Từ ngữ trong tiếng dân tộc
3.4.2.1 Nhận diện được từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật trong tiếng
dân tộc
3.4.2.2 Nhận diện được một số thành ngữ, tục ngữ quen thuộc, dễ hiểu
trong tiếng dân tộc và hiểu nghĩa
3.4.2.3 Có ý thức sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ quen thuộc, dễ hiểu
trong tiếng dân tộc vào hoạt động giao tiếp ở gia đình, cộng đồng,...
172
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
3.4.3 Ngữ pháp trong tiếng dân tộc
3.4.3.1 Nắm vững đặc điểm cơ bản của từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự
vật trong tiếng dân tộc
3.4.3.2 Nhận biết và phân biệt được câu kể, câu hỏi trong tiếng dân tộc
3.4.3.3 Nắm được nghi thức lời nói: tự giới thiệu trong gia đình, trường học
3.4.4 Kĩ năng nghe
3.4.4.1 Nhận biết và phân biệt được ngữ điệu kể, ngữ điệu hỏi trong
tiếng dân tộc
3.4.4.2 Nghe hiểu nội dung câu hỏi, câu kể
3.4.4.3 Nghe hiểu lời tự giới thiệu trong sinh hoạt gia đình và trường học
3.4.4.4 Nghe – viết đúng bài chính tả khoảng 50 chữ
3.4.5 Kĩ năng nói
3.4.5.1 Biết nói lời giới thiệu về bản thân phù hợp với tình huống giao
tiếp ở gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của dân tộc
3.4.6 Kĩ năng đọc
3.4.6.1 Đọc trơn câu, đoạn hoặc bài ngắn có độ dài khoảng 200 chữ, tốc
độ tối thiểu 70 – 80 chữ/1 phút. Biết thể hiện theo ngữ điệu kể,
ngữ điệu hỏi
3.4.6.2 Đọc hiểu nghĩa từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản
3.4.6.3 Đọc thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao và bài thơ ngắn
3.4.7 Kĩ năng viết
3.4.7.1 Biết viết hoa tên riêng dân tộc
3.4.7.2 Viết đúng các vần khó, các vần dễ lẫn trong tiếng dân tộc
3.4.7.3 Viết đúng chính tả theo hình thức nghe – viết đạt tốc độ 50
chữ/15 phút, viết đúng các vần khó, dễ lẫn trong tiếng dân tộc
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 21 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
173
LỚP 4
LỚP 4, GIỮA HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Môn Tiếng dân tộc đến giữa học kì I, học sinh được học 33 tiết. Do đó các nội dung đã hoàn
thành về chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì I, lớp 4 bao gồm các nội dung sau:
1.1. Kiến thức
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Đặc điểm đặc thù của ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc. (ví dụ: Dấu cách (’) ngắt giọng
trong tiếng M’nông; Quy tắc gửi chân, chồng vần trong tiếng Khơ-me, dấu tuăk đĩ và vị trí của
dấu tuăk đĩ trong tiếng Jrai,...).
– Cách viết hoa tên riêng Việt Nam.
1.1.2. Từ ngữ
– Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng
đồng, văn hoá dân tộc.
1.1.3. Ngữ pháp
– Cấu tạo từ tiếng dân tộc (ví dụ: từ đơn, từ ghép, từ láy,...).
– Câu đơn, các thành phần chính của câu đơn.
– Một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp: thư, đơn,...
1.1.4. Tập làm văn
– Sơ giản về đoạn văn và nội dung của đoạn văn.
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn.
– Nghe hiểu một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp (thư, đơn).
1.2.2. Nói
– Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp.
– Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại.
– Kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện đơn giản đã được nghe, được đọc.
1.2.3. Đọc
– Đọc hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài thơ, bài văn ngắn.
– Đọc thuộc một số bài thơ ngắn.
1.2.4. Viết
– Viết hoa tên riêng Việt Nam.
– Viết chính tả theo hình thức nghe – viết.
– Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề.
Có đúng
không
ạ?
174
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Nhận biết sự khác biệt (nếu có) về ngữ âm và chữ viết của tiếng dân tộc so với tiếng Việt.
(ví dụ: Nhận biết cách dùng dấu cách (’) trong ngắt giọng giữa phụ âm với phụ âm, giữa phụ âm
với phần vần trong tiếng M’nông; Quy tắc gửi chân, chồng vần khi viết chữ Khơ-me,...).
– Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam.
2.1.2. Từ ngữ
– Biết thêm từ 100 – 150 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên
đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc.
2.1.3. Ngữ pháp
– Nắm được cấu tạo từ (ví dụ: từ đơn, từ ghép, từ láy,...).
2.1.3. Tập làm văn
– Tạo lập các đoạn văn đơn giản dựa vào các câu hỏi gợi ý.
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn.
– Nghe – viết được bài chính tả có độ dài khoảng 70 chữ.
2.2.2. Nói
– Biết dùng từ xưng hô và lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh
hoạt lớp.
– Biết đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại.
– Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã học, đã đọc.
2.2.3. Đọc
– Đọc hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài thơ, bài văn ngắn.
– Đọc thuộc một số bài thơ đã học.
2.2.4. Viết
– Biết viết hoa tên riêng Việt Nam;
– Viết chính tả theo hình thức nghe – viết có độ dài khoảng 70 chữ/15 phút, không mắc quá
5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ.
– Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) theo câu hỏi gợi ý có nội dung giới thiệu về bản thân, gia
đình, trường lớp.
3. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 4)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
175
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
4.1.1 Biết và hiểu về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc
4.1.1.1 Nói được đặc điểm khác biệt cơ bản trong chữ viết tiếng dân tộc
với tiếng Việt. (ví dụ: cách ghi dấu thanh trong tiếng Mông; quy
tắc gửi chân chồng vần trong tiếng Khơ-me,...)
4.1.1.2 Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam trong tiếng dân tộc
4.1.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc
4.1.2.1 Đọc đúng các từ ngữ khó trong các bài đọc và hiểu nghĩa từ
4.1.2.2 Nhận diện được những thành ngữ, tục ngữ gần gũi, quen thuộc
của dân tộc trong các bài đọc và hiểu nghĩa
4.1.2.3 Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ
của dân tộc) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
4.1.2.4 Tự hào và có ý thức giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình
4.1.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
4.1.3.1 Nhận diện được từ đơn, từ ghép, từ láy và hiểu được tác dụng của
từ láy trong văn bản
4.1.3.2 Biết sử dụng các loại từ láy, từ ghép trong hoạt động giao tiếp nói,
viết
4.1.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe
4.1.4.1 Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn
4.1.4.2 Nghe – viết được bài chính tả có độ dài khoảng 70 chữ
4.1.5 Thực hiện được các kĩ năng nói
4.1.5.1 Sử dụng từ xưng hô và lời nói của tiếng dân tộc phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp
4.1.5.2 Biết đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người
đối thoại
4.1.5.3 Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã học, đã đọc
4.1.5.4 Nhận xét được nội dung, ý nghĩa câu chuyện đã nghe, đã đọc
4.1.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc
4.1.6.1 Đọc rõ ràng, lưu loát các bài đọc
Xem lại:
M’nông
ạ?
176
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
4.1.6.2 Trả lời được các câu hỏi về nội dung của bài thơ, bài văn ngắn
4.1.6.3 Đưa ra được ý kiến, nhận xét của bản thân về một chi tiết/nhân
vật/ý nghĩa của bài đọc
4.1.6.4 Đọc thuộc một số đoạn thơ, bài thơ trong chương trình
4.1.7 Thực hiện được các kĩ năng viết
4.1.7.1 Biết viết hoa tên riêng Việt Nam
4.1.7.2 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết có độ dài
khoảng 60 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày
tương đối sạch sẽ
4.1.7.3 Viết được đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) theo câu hỏi gợi ý có nội
dung giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 21 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 4, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được từ 68 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương
trình Tiếng dân tộc tại thời điểm cuối học kì I lớp 4 bao gồm các nội dung sau:
1.1. Kiến thức
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Cách viết hoa tên riêng Việt Nam.
1.1.2. Từ ngữ
– Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng
đồng, văn hoá dân tộc.
1.1.3. Ngữ pháp
– Từ loại.
– Cấu tạo từ tiếng dân tộc.
– Câu đơn, các thành phần chính của câu đơn.
– Một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp: thư, đơn,...
177
1.1.4. Tập làm văn
– Sơ giản về đoạn văn và nội dung của đoạn văn.
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn.
– Nghe hiểu một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp (thư, đơn).
1.2.2. Nói
– Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp.
– Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại.
– Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đơn giản đã được nghe.
– Thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thường thức có nội dung
phù hợp với lứa tuổi.
1.2.3. Đọc
– Đọc hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài thơ, bài văn ngắn.
– Đọc thuộc một số bài thơ ngắn.
1.2.4. Viết
– Viết hoa tên riêng Việt Nam.
– Viết chính tả theo hình thức nghe – viết.
– Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam.
2.1.2. Từ ngữ
– Biết thêm từ 200 – 250 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên
đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc.
2.1.3. Ngữ pháp
– Nắm được cấu tạo từ (ví dụ: từ đơn, từ ghép, từ láy; danh từ, động từ, tính từ,...).
– Hiểu thế nào là câu đơn, các thành phần chính của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ).
– Bước đầu nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường: thư, đơn,...
2.1.4. Tập làm văn
– Bước đầu nhận biết được đoạn văn và ý chính của đoạn văn đã học.
– Tạo lập các đoạn văn đơn giản dựa vào các câu hỏi gợi ý.
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn.
– Nghe hiểu một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp (thư, đơn,...).
178
– Nghe – viết được bài chính tả có độ dài khoảng 70 chữ.
2.2.2. Nói
– Biết dùng từ xưng hô và lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh
hoạt lớp.
– Biết đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại.
– Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã học, đã đọc.
– Biết thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thường thức có nội
dung phù hợp với lứa tuổi.
2.2.3. Đọc
– Đọc hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài thơ, bài văn ngắn.
– Đọc thuộc một số bài thơ đã học.
2.2.4. Viết
– Biết viết hoa tên riêng Việt Nam;
– Viết chính tả theo hình thức nghe – viết có độ dài khoảng 60 – 70 chữ/15 phút, không mắc
quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ.
– Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) theo câu hỏi gợi ý có nội dung giới thiệu về bản thân,
gia đình, trường lớp.
– Điền vào tờ khai đơn giản in sẵn; viết phong bì thư.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 4)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
4.2.1 Biết và hiểu được về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc
4.2.1.1 Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam trong tiếng dân tộc
4.2.2 Phát triển được vốn từ ngữ trong tiếng dân tộc
4.2.2.1 Đọc đúng các từ ngữ khó trong các bài đọc và hiểu nghĩa từ
4.2.2.2 Nhận diện được những thành ngữ, tục ngữ gần gũi, quen thuộc
của dân tộc trong các bài đọc và hiểu nghĩa
4.2.2.3 Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ
của dân tộc) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
4.2.2.4 Tự hào và có ý thức giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình
179
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
4.2.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
4.2.3.1 Nhận biết được các thành phần chính của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ)
4.2.3.2 Nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường:
thư, đơn,...
4.2.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe
4.2.4.1 Nghe hiểu một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở
trường, lớp
4.2.4.2 Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn
4.2.4.3 Nghe – viết được bài chính tả có độ dài khoảng 70 chữ
4.2.5 Thực hiện được các kĩ năng nói
4.2.5.1 Sử dụng từ xưng hô và lời nói của tiếng dân tộc phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp
4.2.5.2 Biết đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người
đối thoại
4.2.5.3 Kể lại và nhận xét được nội dung, ý nghĩa câu chuyện đã nghe,
đã đọc
4.2.5.4 Nhắc lại được ý chính của bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học
thường thức có nội dung phù hợp với lứa tuổi
4.2.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc
4.2.6.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát các bài đọc
4.2.6.2 Trả lời được các câu hỏi, đưa ra các nhận xét về nội dung ý nghĩa
bài đọc
4.2.6.3 Đọc thuộc một số đoạn thơ, bài thơ trong chương trình
4.2.7 Thực hiện được các kĩ năng viết
4.2.7.1 Biết viết hoa tên riêng Việt Nam;
4.2.7.2 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết có độ dài
khoảng 70 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày
tương đối sạch sẽ
4.2.7.3 Viết được đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) theo câu hỏi gợi ý có nội
dung giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp
4.2.7.4 Biết điền đúng vào tờ khai đơn giản in sẵn; biết viết phong bì thư
180
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 21 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 4, GIỮA HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được từ 99 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương
trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì II lớp 4 bao gồm các nội dung sau:
1.1. Kiến thức
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Cách ghi phiên âm tiếng nước ngoài.
1.1.2. Từ ngữ
– Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng
đồng, văn hoá dân tộc.
1.1.3. Ngữ pháp
– Từ loại: danh từ.
– Câu ghép.
1.1.4. Tập làm văn
– Văn bản, ba phần của văn bản.
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nghe và kể lại câu chuyện có nội dung đơn giản. Nhận xét về nhân vật.
– Nghe và thuật lại các bản tin. Nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin.
– Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.
1.2.2. Nói
– Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc.
– Nói lời nhận xét về nhân vật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã đọc.
– Bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi.
1.2.3. Đọc
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn.
1.2.4. Viết
– Viết bài văn theo dàn ý lập sẵn.
– Lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
– Viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết.
181
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Biết cách ghi phiên âm tiếng nước ngoài.
2.1.2. Từ ngữ
– Biết thêm từ 250 – 300 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên
đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc.
2.1.3. Ngữ pháp
– Hiểu thế nào là danh từ, động từ.
– Hiểu thế nào là câu ghép, một số kiểu câu ghép.
2.1.4. Tập làm văn
– Bước đầu nhận biết văn bản, cấu tạo 3 phần của văn bản.
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nghe và kể lại câu chuyện có nội dung đơn giản. Nhận xét về nhân vật.
– Nghe và thuật lại các bản tin. Nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin.
– Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.
2.2.2. Nói
– Biết kể câu chuyện đã nghe, đã đọc.
– Biết nói theo vai trong hội thoại.
– Biết nói lời nhận xét về nhân vật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã đọc.
– Biết bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi.
2.2.3. Đọc
– Biết đọc diễn cảm bài thơ.
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn.
2.2.4. Viết
– Biết viết bài văn theo dàn ý đã lập sẵn có độ dài khoảng 150 – 200 chữ.
– Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
– Biết viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài
khoảng 70 chữ/15 phút, trong đó có chứa âm, vần khó hay những âm, vần dễ bị nhầm lẫn.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì II (Lớp 4):
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến
thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì II, lớp 4, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
182
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
4.3.1 Biết và hiểu được về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc
4.3.1.1 Biết cách ghi phiên âm tiếng nước ngoài bằng tiếng dân tộc
4.3.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc
4.3.2.1 Đọc đúng các từ ngữ khó trong các bài đọc và hiểu nghĩa từ
4.3.2.2 Nhận diện được những thành ngữ, tục ngữ gần gũi, quen thuộc
của dân tộc trong các bài đọc và hiểu nghĩa
4.3.2.3 Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ
của dân tộc) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
4.3.2.4 Tự hào và có ý thức giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình
4.3.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
4.3.3.1 Nhận diện được danh từ trong văn bản và hiểu được vai trò của
danh từ trong câu
4.3.3.2 Nhận biết được câu ghép trong văn bản
4.3.3.3 Nhận biết được cấu tạo 3 phần của một văn bản
4.3.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe
4.3.4.1 Nghe và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc. Đưa ra được ý kiến,
nhận xét của bản thân về nhân vật/ý nghĩa câu chuyện
4.3.4.2 Nghe và nhắc lại các ý chính của một bản tin. Đưa ra được ý kiến,
nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin
4.3.4.3 Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ
4.3.5 Thực hiện được các kĩ năng nói
4.3.5.1 Kể lại và nhận xét được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện
đã nghe, đã đọc
4.3.5.2 Biết nói theo vai trong hội thoại
4.3.5.3 Biết bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi
4.3.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc
4.3.6.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát các bài đọc
4.3.6.2 Trả lời được các câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài đọc
4.3.6.3 Biết đọc diễn cảm bài thơ
4.3.6.4 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn
183
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
4.3.7 Thực hiện được các kĩ năng viết
4.3.7.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ
dài khoảng 80 chữ (trong đó có chứa âm, vần khó hay những âm,
vần dễ bị nhầm lẫn) trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày
tương đối sạch sẽ
4.3.7.2 Biết viết bài văn theo dàn ý đã lập sẵn có độ dài khoảng 150 –
200 chữ
4.3.7.3 Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 21 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 4, CUỐI HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 132 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương
trình Tiếng dân tộc lớp 4 tại thời cuối học kì II lớp 4 bao gồm các nội dung sau (và các nội dung
đã đề cập đến giữa học kì II, lớp 4):
1.1. Kiến thức
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Cách ghi phiên âm tiếng nước ngoài.
1.1.2. Từ ngữ
– Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng
đồng, văn hoá dân tộc.
1.1.3. Ngữ pháp
– Từ loại: danh từ, động từ.
– Câu ghép, một số kiểu câu ghép.
– Một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp: báo cáo, thông báo,...
1.1.4. Tập làm văn
– Văn bản, ba phần của văn bản.
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nghe và kể lại câu chuyện có nội dung đơn giản. Nhận xét về nhân vật.
184
– Nghe và thuật lại các bản tin. Nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin.
– Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.
– Nghe – ghi lại một số thông tin của văn bản đã nghe.
1.2.2. Nói
– Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
– Nói theo vai trong hội thoại.
– Nói lời nhận xét về nhân vật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã đọc.
– Bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi.
– Giới thiệu về con người, lịch sử, văn hoá địa phương.
1.2.3. Đọc
– Đọc diễn cảm bài thơ.
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn.
1.2.4. Viết
– Viết bài văn theo dàn ý lập sẵn.
– Lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
– Viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết.
– Viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi học tập), giấy mời, điện báo,...
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Biết cách ghi phiên âm tiếng nước ngoài.
2.1.2. Từ ngữ
– Biết thêm từ 250 – 300 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên
đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc.
2.1.3. Ngữ pháp
– Hiểu thế nào là danh từ, động từ.
– Hiểu thế nào là câu ghép, một số kiểu câu ghép.
– Bước đầu nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường: báo cáo, thông báo,...
2.1.4. Tập làm văn
– Bước đầu nhận biết văn bản, cấu tạo 3 phần của văn bản.
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nghe và kể lại câu chuyện có nội dung đơn giản. Nhận xét về nhân vật.
– Nghe và thuật lại các bản tin. Nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin.
– Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.
– Nghe – ghi lại một số thông tin của văn bản đã nghe.
185
2.2.2. Nói
– Biết kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại được sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia;
– Biết nói theo vai trong hội thoại.
– Biết nói lời nhận xét về nhân vật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã đọc.
– Biết bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi.
– Biết giới thiệu về con người, lịch sử, văn hoá địa phương.
2.2.3. Đọc
– Biết đọc diễn cảm bài thơ.
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn.
2.2.4. Viết
– Biết viết bài văn theo dàn ý đã lập sẵn có độ dài khoảng 150 – 200 chữ.
– Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
– Biết viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ
dài khoảng 70 – 80 chữ/15 phút, trong đó có chứa âm, vần khó hay những âm, vần dễ bị
nhầm lẫn.
– Viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi học tập), giấy mời, thông báo,...
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì II (Lớp 4)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
4.4.1 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc
4.4.1.1 Đọc đúng các từ ngữ khó trong các bài đọc và hiểu nghĩa từ
4.4.1.2 Nhận diện được những thành ngữ, tục ngữ gần gũi, quen thuộc
của dân tộc trong các bài đọc và hiểu nghĩa
4.4.1.3 Sử dụng được từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ của dân tộc)
phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
4.4.1.4 Tự hào và có ý thức giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình
4.4.2 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
186
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
4.4.2.1 Nhận diện được danh từ, động từ trong văn bản và hiểu được vai
trò của danh từ, động từ trong câu
4.4.2.2 Nhận biết được các kiểu câu ghép (từ nối, dấu câu, quan hệ từ,
cặp quan hệ từ,...) trong văn bản
4.4.2.3 Bước đầu nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông
thường(báo cáo, thông báo,...)
4.4.3 Thực hiện được các kĩ năng nghe
4.4.3.1 Nghe và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc. Đưa ra được ý kiến,
nhận xét của bản thân về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
4.4.3.2 Nghe và nhắc lại các ý chính của một bản tin
4.4.3.3 Đưa ra ý kiến, nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin
4.4.3.4 Nghe – ghi lại một số thông tin của văn bản đã nghe
4.4.3.5 Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ
4.4.4 Thực hiện được các kĩ năng nói
4.4.4.1 Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc
4.4.4.2 Đưa ra được ý kiến, nhận xét của bản thân về nhân vật, nội dung
của câu chuyện đã nghe, đã đọc
4.4.5 Thực hiện được các kĩ năng đọc
4.4.5.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm các bài đọc
4.4.5.2 Trả lời được các câu hỏi về nội dung của bài đọc
4.4.5.3 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn
4.4.6 Thực hiện được các kĩ năng viết
4.4.6.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ
dài khoảng 80 chữ (trong đó có chứa âm, vần khó hay những âm,
vần dễ bị nhầm lẫn) trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày
tương đối sạch sẽ
4.4.6.2 Biết viết bài văn theo dàn ý đã lập sẵn có độ dài khoảng 150 –
200 chữ
4.4.6.3 Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả
4.4.6.4 Viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi học tập), giấy mời, thông báo,...
187
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 6 tiêu chí với 21 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
188
LỚP 5
LỚP 5, GIỮA HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được từ 33 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương
trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì I, lớp 5 bao gồm các nội dung sau:
1.1. Kiến thức
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Sơ giản cấu tạo của tiếng.
1.1.2. Từ ngữ
– Từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng,
văn hoá dân tộc.
1.1.3. Ngữ pháp
– Từ loại: đại từ, tính từ.
– Thành phần phụ trạng ngữ của câu.
– Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm.
1.1.4. Phong cách và biện pháp tu từ
– Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận.
– Sơ giản về biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.
1.1.5. Tập làm văn
– Viết thư ngắn thăm hỏi người thân;
– Giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp, quê hương.
– Viết đơn, biên bản (theo mẫu).
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nghe hiểu cảm xúc, thái độ của người đối thoại.
– Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình).
1.2.2. Nói
– Bộc lộ cảm xúc thái độ trong khi nói.
– Nói lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc.
– Nói lời giới thiệu theo các chủ đề cho trước.
1.2.3. Đọc
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn.
1.2.4. Viết
– Tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản.
189
– Viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân.
– Viết đơn từ theo mẫu.
– Viết lời giới thiệu đơn giản về bản thân, trường lớp, quê hương.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Nhận biết cấu tạo các bộ phận của tiếng: phụ âm đầu, vần.
2.1.2. Từ ngữ
– Biết thêm từ 300 – 350 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên
đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc.
2.1.3. Ngữ pháp
– Hiểu thế nào là đại từ, tính từ.
– Hiểu thế nào là câu tường thuật, nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Biết cách đặt các
loại câu cầu khiến, câu cảm thán.
– Bước đầu nhận biết về biện pháp tu từ so sánh.
2.1.4. Tập làm văn
– Biết viết thư ngắn thăm hỏi người thân.
– Biết giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp, quê hương.
– Biết viết đơn, biên bản (theo mẫu).
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nghe hiểu cảm xúc, thái độ trong văn phát biểu cảm tưởng, trong thư.
– Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình).
2.2.2. Nói
– Biết bộc lộ cảm xúc thái độ trong khi nói.
– Biết nói lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc.
– Biết nói lời giới thiệu theo các chủ đề cho trước.
2.2.3. Đọc
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn.
2.2.4. Viết
– Viết bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 80 – 90 chữ trong
15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ.
– Biết tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản.
– Biết viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân.
– Biết viết đơn từ theo mẫu.
190
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 5)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
5.1.1 Biết và hiểu về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc
5.1.1.1 Nhận biết cấu tạo của tiếng: (Ví dụ: phụ âm đầu, vần, thanh)
5.1.1.2 Nhận biết cấu tạo của bộ phận vần (ví dụ: âm đệm, âm chính, âm
cuối,...)
5.1.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc
5.1.2.1 Tìm hiểu nghĩa của từ qua các phương pháp giải nghĩa từ
5.1.2.2 Nhận biết các thành ngữ, tục ngữ dân tộc trong bài đọc và hiểu nghĩa
5.1.2.3 Có ý thức sử dụng các thành ngữ tục ngữ dân tộc vào hoạt động
giao tiếp
5.1.2.4 Ý thức tự hào, trân trọng, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình
5.1.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
5.1.3.1 Nhận diện và hiểu được tác dụng của đại từ, tính từ trong bài đọc
5.1.3.2 Nhận diện được thành phần phụ trạng ngữ trong câu
5.1.3.3 Nhận diện và đặt được câu tường thuật, nghi vấn trong hoạt động
nói, viết
5.1.3.4 Nhận biết và sử dụng được biện pháp tu từ so sánh trong hoạt
động nói, viết tiếng dân tộc
5.1.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe
5.1.4.1 Nghe hiểu cảm xúc, thái độ của người đối thoại
5.1.4.2 Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp,
quê hương
5.1.5 Thực hiện được các kĩ năng đọc
5.1.5.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm bài đọc
5.1.5.2 Đưa ra được lời nhận xét về nội dung, ý nghĩa câu chuyện đã nghe,
đã đọc
191
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
5.1.5.3 Biết nói lời giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp, quê hương,...
5.1.5.4 Hiểu nghĩa của những từ khó trong bài đọc và trả lời được câu hỏi
về nội dung bài đọc
5.1.5.5 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn
5.1.6 Thực hiện được các kĩ năng viết
5.1.6.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ
dài khoảng 80 – 90 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết
đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ
5.1.6.2 Biết tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản
5.1.6.3 Biết viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân
4.1.6.4 Biết viết đơn từ theo mẫu
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 6 tiêu chí với 21 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 5, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được từ 68 – 70 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về
chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm cuối học kì I lớp 5 bao gồm các nội dung sau:
1.1. Kiến thức
1.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Một số hiện tượng phương ngữ tiếng dân tộc.
1.1.2. Từ ngữ
– Từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng,
văn hoá dân tộc.
1.1.3. Ngữ pháp
– Thành phần phụ trạng ngữ của câu.
– Các kiểu câu: câu khiến, câu cảm thán.
1.1.4. Phong cách và biện pháp tu từ
– Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận.
– Sơ giản về biện pháp tu từ nhân hoá.
192
1.1.5. Tập làm văn
– Viết thư ngắn thăm hỏi người thân.
– Giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp, quê hương.
– Viết đơn, biên bản (theo mẫu).
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nghe hiểu cảm xúc, thái độ của người đối thoại.
– Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình).
1.2.2. Nói
– Bộc lộ cảm xúc thái độ trong khi nói.
– Nói lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc.
– Nói lời giới thiệu theo các chủ đề cho trước.
1.2.3. Đọc
– Đọc hiểu nội dung bài đọc;
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn.
1.2.4. Viết
– Tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản.
– Viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân.
– Viết đơn từ theo mẫu.
– Viết lời giới thiệu đơn giản về bản thân, trường lớp, quê hương.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Ngữ âm và chữ viết
– Nhận biết một số hiện tượng phương ngữ trong hoạt động nói, viết.
2.1.2. Từ ngữ
– Biết thêm từ 300 – 350 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên
đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc.
2.1.3. Ngữ pháp
– Hiểu thế nào thành phần phụ trạng ngữ.
– Hiểu thế nào là câu cầu khiến, câu cảm thán. Biết cách đặt câu cầu khiến, câu cảm thán
– Biết một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận.
– Bước đầu nhận biết về biện pháp tu từ nhân hoá.
2.1.4. Tập làm văn
– Biết giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp, quê hương.
– Biết viết đơn, biên bản (theo mẫu).
193
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nghe hiểu cảm xúc, thái độ của người đối thoại.
– Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình).
2.2.2. Nói
– Biết bộc lộ cảm xúc thái độ trong khi nói.
– Biết nói lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc.
– Biết nói lời giới thiệu theo các chủ đề cho trước.
2.2.3. Đọc
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn.
2.2.4. Viết
– Viết bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 80 – 90 chữ/
15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ.
– Biết tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản.
– Biết viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân.
– Biết viết đơn từ theo mẫu.
– Biết viết lời giới thiệu đơn giản về bản thân, trường lớp, quê hương có độ dài khoảng 150 –
200 chữ.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 5)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
5.2.1 Biết và hiểu về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc
5.2.1.1 Nhận biết một số hiện tượng phương ngữ trong tiếng dân tộc
5.2.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc
5.2.2.1 Biết tìm hiểu nghĩa của từ qua các phương pháp giải nghĩa từ.
Lưu ý các trường hợp lệch chuẩn phát âm do phương ngữ
5.2.2.2 Nhận biết các thành ngữ, tục ngữ dân tộc trong bài đọc và hiểu nghĩa
5.2.2.3 Có ý thức sử dụng các thành ngữ tục ngữ dân tộc vào hoạt động
giao tiếp
194
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
5.2.2.4 Ý thức tự hào, trân trọng, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình
5.2.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
5.2.3.1 Nhận diện được thành phần phụ trạng ngữ trong câu
5.2.3.2 Nhận diện và đặt được câu cầu khiến, câu cảm thán
5.2.3.3 Biết một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận
5.2.3.4 Nhận diện và sử dụng được biện pháp tu từ nhân hoá trong hoạt
động nói, viết tiếng dân tộc
5.2.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe
5.2.4.1 Nghe hiểu cảm xúc, thái độ của người đối thoại
5.2.4.2 Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp,
quê hương
5.2.5 Thực hiện được các kĩ năng nói
5.2.5.1 Đưa ra được lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc
5.2.5.2 Biết nói lời giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp, quê hương,...
5.2.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc
5.2.6.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm bài đọc
5.2.6.2 Hiểu nghĩa của những từ khó. Trả lời được câu hỏi về nội dung
bài đọc
5.2.6.4 Đưa ra được ý kiến, nhận xét về nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa
bài đọc
5.2.6.5 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn
5.2.7 Thực hiện được các kĩ năng viết
5.2.7.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ
dài khoảng 80 – 90 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết
đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ
5.2.7.2 Biết tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản
5.2.7.3 Biết viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân
5.2.7.4 Biết viết đơn từ theo mẫu
5.2.7.5 Biết viết lời giới thiệu đơn giản về bản thân, trường lớp, quê
hương có độ dài khoảng 150 – 200 chữ
195
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 23 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 5, GIỮA HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được từ 99 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương
trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì II lớp 5 bao gồm các nội dung sau:
1.1. Kiến thức
1.1.1. Từ ngữ
– Từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng,
văn hoá dân tộc.
1.1.2. Ngữ pháp
– Từ địa phương, từ vay mượn.
– Văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học.
1.1.3. Tập làm văn
– Viết văn miêu tả trường lớp, quê hương;
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả.
1.2.2. Nói
– Kể lại nội dung câu chuyện đã học, đã đọc.
– Kể lại một sự việc chứng kiến hay tham gia.
1.2.3. Đọc
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn.
1.2.4. Viết
– Viết bài văn miêu tả.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Từ ngữ
– Biết thêm từ 350 – 400 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên
đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc.
2.1.2. Ngữ pháp
– Hiểu thế nào là từ địa phương, từ vay mượn;
– Nhận biết văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học.
196
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả.
2.2.2. Nói
– Biết kể lại nội dung câu chuyện đã học, đã đọc.
– Biết kể lại một sự việc chứng kiến hay tham gia.
2.2.3. Đọc
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn.
2.2.4. Viết
– Viết bài chính tả có độ dài khoảng 80 – 90 chữ/15 phút theo hình thức nghe – viết, nhớ –
viết, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ.
– Biết viết bài văn miêu tả.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì II (Lớp 5)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
5.3.1 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc
5.3.1.1 Biết tìm hiểu nghĩa của từ qua các phương pháp giải nghĩa từ.
Lưu ý các trường hợp lệch chuẩn phát âm do phương ngữ
5.3.1.2 Nhận biết các thành ngữ, tục ngữ dân tộc trong bài đọc và hiểu nghĩa
5.3.1.3 Có ý thức sử dụng các thành ngữ tục ngữ dân tộc vào hoạt động
giao tiếp
5.3.1.4 Ý thức tự hào, trân trọng, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình
5.3.2 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
5.3.2.1 Nhận diện được từ địa phương, từ vay mượn trong bài đọc
5.3.2.2 Nhận biết văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học
5.3.3 Thực hiện được các kĩ năng nghe
5.3.3.1 Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả
5.3.3.2 Nghe – viết bài chính tả có độ dài khoảng 90 – 100 chữ
197
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
5.3.4 Thực hiện được các kĩ năng nói
5.3.4.1 Kể lại được nội dung câu chuyện đã học, đã đọc
5.3.4.2 Kể lại được một sự việc chứng kiến hoặc tham gia
5.3.4.3 Đưa ra được lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc
5.3.4.4 Đưa ra được lời nhận xét về một sự việc chứng kiến hoặc tham gia
5.3.5 Thực hiện được các kĩ năng đọc
5.3.5.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm bài đọc
5.3.5.2 Hiểu nghĩa của những từ khó trong bài đọc
5.3.5.3 Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc
5.3.5.4 Đưa ra được ý kiến, nhận xét về nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa
bài đọc
5.3.5.5 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn
5.3.6 Thực hiện được các kĩ năng viết
5.3.6.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ
dài khoảng 90 – 100 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết
đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ
5.3.6.2 Viết được bài văn miêu tả
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 6 tiêu chí với 19 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức
LỚP 5, CUỐI HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC
A. Nội dung chương trình
Học sinh đã học được 132 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương
trình Tiếng dân tộc lớp 5 tại thời cuối học kì II lớp 5 bao gồm các nội dung sau (và các nội dung
đã đề cập đến giữa học kì II, lớp 5):
1.1. Kiến thức
1.1.1. Từ ngữ
– Từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng,
văn hoá dân tộc.
198
1.1.2. Ngữ pháp
– Từ địa phương, từ vay mượn.
– Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
– Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận.
– Văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học.
1.1.3. Tập làm văn
– Viết văn miêu tả trường lớp, quê hương.
– Viết văn tường thuật sinh hoạt tập thể lớp, sinh hoạt cộng đồng.
1.2. Kĩ năng
1.2.1. Nghe
– Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả.
– Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn tường thuật.
1.2.2. Nói
– Kể lại nội dung câu chuyện đã học, đã đọc.
– Kể lại một sự việc chứng kiến hay tham gia.
1.2.3. Đọc
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn.
1.2.4. Viết
– Viết bài văn miêu tả.
1.2. Ôn tập, kiểm tra cấp chứng chỉ
1.2.1. Kiến thức
– Một số quy tắc chính tả (viết hoa tên người, tên địa lí địa phương, Việt Nam và nước ngoài).
– Cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép).
– Các từ loại chủ yếu (danh từ, động từ, tính từ, đại từ).
– Nghĩa của từ.
– Hai thành phần chính của câu; câu đơn, câu ghép.
– Cách cấu tạo câu đơn, câu ghép.
– Đoạn văn.
– Một số biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá).
– Cấu tạo văn bản.
– Các kiểu văn bản: thư, đơn, biên bản, thơ, truyện.
– Các kiểu bài: văn viết thư, văn miêu tả.
1.2.2. Kĩ năng
– Nói theo vai.
– Kể lại câu chuyện đã nghe, đã học, đã chứng kiến, tham gia.
199
– Đọc diễn cảm.
– Viết đoạn văn, văn viết thư, văn miêu tả.
B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
2.1. Kiến thức
2.1.1. Từ ngữ
– Biết thêm từ 350 – 400 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên
đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc.
2.1.2. Ngữ pháp
– Hiểu thế nào là từ địa phương, từ vay mượn.
– Bước đầu nhận biết và có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong nói và viết.
– Nhận biết văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học.
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Nghe
– Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả.
2.2.2. Nói
– Biết kể lại nội dung câu chuyện đã học, đã đọc.
– Biết kể lại một sự việc chứng kiến hay tham gia.
2.2.3. Đọc
– Đọc hiểu nội dung bài đọc.
– Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn.
2.2.4. Viết
– Viết bài chính tả có độ dài khoảng 90 – 100 chữ/15 phút theo hình thức nghe – viết, nhớ –
viết, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ.
– Biết viết bài văn miêu tả.
C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì II (Lớp 5)
Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn
kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức:
1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
5.4.1 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc
5.4.1.1 Tìm hiểu nghĩa của từ qua các phương pháp giải nghĩa từ. Lưu ý
các trường hợp lệch chuẩn phát âm do phương ngữ
200
Mã
tham
chiếu
Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)
Mức độ
CHT
(1)
HT
(2)
HTT
(3)
5.4.1.2 Nhận biết các thành ngữ, tục ngữ dân tộc trong bài đọc và hiểu nghĩa
5.4.1.3 Có ý thức sử dụng các thành ngữ tục ngữ dân tộc vào hoạt động
giao tiếp
5.4.1.4 Ý thức tự hào, trân trọng, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình
5.4.2 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
5.4.2.1 Nhận diện được từ địa phương, từ vay mượn trong bài đọc
5.4.2.2 Nhận diện được từ đồng nghĩa, trái nghĩa
5.4.2.3 Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong hoạt động nói, viết
5.4.2.4 Nhận biết văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học
5.4.3 Thực hiện được các kĩ năng nghe
5.4.3.1 Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả
5.4.3.2 Nghe – viết bài chính tả có độ dài khoảng 90 – 100 chữ
5.4.4 Thực hiện được các kĩ năng nói
5.4.4.1 Kể lại được nội dung câu chuyện đã học, đã đọc
5.4.4.2 Kể lại được một sự việc chứng kiến hoặc tham gia
5.4.4.3 Đưa ra được lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc
5.4.4.4 Đưa ra được lời nhận xét về một sự việc chứng kiến hoặc tham gia
5.4.5 Thực hiện được các kĩ năng đọc
5.4.5.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát bài đọc
5.4.5.2 Hiểu nghĩa của những từ khó trong bài đọc
5.4.5.3 Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc
5.4.5.4 Đưa ra được ý kiến, nhận xét về nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa
bài đọc
5.4.5.5 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn
5.4.6 Thực hiện được các kĩ năng viết
5.4.6.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ
dài khoảng 90 – 100 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết
đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ
5.4.6.2 Viết được bài văn miêu tả
201
D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 6 tiêu chí với 21 chỉ báo)
Xếp mức CHT HT HTT
Số chỉ báo
Đạt mức

More Related Content

Viewers also liked

7. tai lieu tap huan tt22 mon am nhac
7. tai lieu tap huan tt22   mon am nhac7. tai lieu tap huan tt22   mon am nhac
7. tai lieu tap huan tt22 mon am nhacvinhduchanh
 
10. tai lieu tap huan tt22 mon dia li
10. tai lieu tap huan tt22   mon dia li10. tai lieu tap huan tt22   mon dia li
10. tai lieu tap huan tt22 mon dia livinhduchanh
 
9. tai lieu tap huan tt22 mon lich su
9. tai lieu tap huan tt22   mon lich su9. tai lieu tap huan tt22   mon lich su
9. tai lieu tap huan tt22 mon lich suvinhduchanh
 
3. tai lieu tap huan tt22 mon dao duc
3. tai lieu tap huan tt22   mon dao duc3. tai lieu tap huan tt22   mon dao duc
3. tai lieu tap huan tt22 mon dao ducvinhduchanh
 
Kế hoạch dạy học tinh.222
Kế hoạch dạy học tinh.222Kế hoạch dạy học tinh.222
Kế hoạch dạy học tinh.222vinhduchanh
 
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moiDcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moivinhduchanh
 
1. tai lieu tap huan tt22 mon toan
1. tai lieu tap huan tt22   mon toan1. tai lieu tap huan tt22   mon toan
1. tai lieu tap huan tt22 mon toanvinhduchanh
 
Chuon2 tinhhuong-kdqt
Chuon2 tinhhuong-kdqtChuon2 tinhhuong-kdqt
Chuon2 tinhhuong-kdqtlttham94
 
áLbum de fotografías
áLbum de fotografíasáLbum de fotografías
áLbum de fotografíasshaggy0510
 
IBM Integrated MultiVendor Support for ATM and Branch
IBM Integrated MultiVendor Support for ATM and Branch IBM Integrated MultiVendor Support for ATM and Branch
IBM Integrated MultiVendor Support for ATM and Branch Brian Royle
 

Viewers also liked (17)

7. tai lieu tap huan tt22 mon am nhac
7. tai lieu tap huan tt22   mon am nhac7. tai lieu tap huan tt22   mon am nhac
7. tai lieu tap huan tt22 mon am nhac
 
10. tai lieu tap huan tt22 mon dia li
10. tai lieu tap huan tt22   mon dia li10. tai lieu tap huan tt22   mon dia li
10. tai lieu tap huan tt22 mon dia li
 
9. tai lieu tap huan tt22 mon lich su
9. tai lieu tap huan tt22   mon lich su9. tai lieu tap huan tt22   mon lich su
9. tai lieu tap huan tt22 mon lich su
 
3. tai lieu tap huan tt22 mon dao duc
3. tai lieu tap huan tt22   mon dao duc3. tai lieu tap huan tt22   mon dao duc
3. tai lieu tap huan tt22 mon dao duc
 
Mau hoc ba
Mau hoc ba Mau hoc ba
Mau hoc ba
 
Bang tong hop
Bang tong hopBang tong hop
Bang tong hop
 
Kế hoạch dạy học tinh.222
Kế hoạch dạy học tinh.222Kế hoạch dạy học tinh.222
Kế hoạch dạy học tinh.222
 
Decuongontin
DecuongontinDecuongontin
Decuongontin
 
Khgd tinh.205
Khgd tinh.205Khgd tinh.205
Khgd tinh.205
 
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moiDcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
Dcct tinh.205 cntt_va_udtrongmn_moi
 
1. tai lieu tap huan tt22 mon toan
1. tai lieu tap huan tt22   mon toan1. tai lieu tap huan tt22   mon toan
1. tai lieu tap huan tt22 mon toan
 
Josue Carabajo
Josue CarabajoJosue Carabajo
Josue Carabajo
 
Presentacion
PresentacionPresentacion
Presentacion
 
Chuon2 tinhhuong-kdqt
Chuon2 tinhhuong-kdqtChuon2 tinhhuong-kdqt
Chuon2 tinhhuong-kdqt
 
Mobile Learning
Mobile LearningMobile Learning
Mobile Learning
 
áLbum de fotografías
áLbum de fotografíasáLbum de fotografías
áLbum de fotografías
 
IBM Integrated MultiVendor Support for ATM and Branch
IBM Integrated MultiVendor Support for ATM and Branch IBM Integrated MultiVendor Support for ATM and Branch
IBM Integrated MultiVendor Support for ATM and Branch
 

Similar to 12. tai lieu tap huan tt22 mon tieng dan toc

1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx
1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx
1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptxPhmNguynKhnhTon1
 
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdflinhngo638312
 
Basic english course
Basic english courseBasic english course
Basic english courseChi Lê Yến
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocDuy Vọng
 
Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...
Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...
Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...jackjohn45
 
De+cuong+chi+tiet+phonology
De+cuong+chi+tiet+phonologyDe+cuong+chi+tiet+phonology
De+cuong+chi+tiet+phonologyPhat Lu Anh
 
DẠY VẦN LỚP 1.pptx
DẠY VẦN LỚP 1.pptxDẠY VẦN LỚP 1.pptx
DẠY VẦN LỚP 1.pptxssuser06670f
 
Nd on tap cuoi nh 2021 Khoi 3+4
Nd on tap cuoi nh 2021 Khoi 3+4Nd on tap cuoi nh 2021 Khoi 3+4
Nd on tap cuoi nh 2021 Khoi 3+4chinhhuynhvan
 
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2Little Daisy
 
[Cánh Buồm] Tạo năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1
[Cánh Buồm] Tạo năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1[Cánh Buồm] Tạo năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1
[Cánh Buồm] Tạo năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1canhbuomeducation
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanMây Bay
 
Dcctltancb.LeAnhVu
Dcctltancb.LeAnhVuDcctltancb.LeAnhVu
Dcctltancb.LeAnhVutgu_violet
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietatcak11
 
Tieng Viet
Tieng VietTieng Viet
Tieng Vietphn8401
 

Similar to 12. tai lieu tap huan tt22 mon tieng dan toc (20)

1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx
1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx
1.11.KN.Thực hành tiếng Việt (1).pptx
 
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
 
Basic english course
Basic english courseBasic english course
Basic english course
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhoc
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
CT Tieng Khmer.pdf
CT Tieng Khmer.pdfCT Tieng Khmer.pdf
CT Tieng Khmer.pdf
 
Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...
Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...
Hiệu quả của hoạt động nghe chép chính tả trong việc cải thiện khả năng nghe ...
 
De+cuong+chi+tiet+phonology
De+cuong+chi+tiet+phonologyDe+cuong+chi+tiet+phonology
De+cuong+chi+tiet+phonology
 
DẠY VẦN LỚP 1.pptx
DẠY VẦN LỚP 1.pptxDẠY VẦN LỚP 1.pptx
DẠY VẦN LỚP 1.pptx
 
Nd on tap cuoi nh 2021 Khoi 3+4
Nd on tap cuoi nh 2021 Khoi 3+4Nd on tap cuoi nh 2021 Khoi 3+4
Nd on tap cuoi nh 2021 Khoi 3+4
 
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
 
[Cánh Buồm] Tạo năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1
[Cánh Buồm] Tạo năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1[Cánh Buồm] Tạo năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1
[Cánh Buồm] Tạo năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 1
 
Xh318
Xh318Xh318
Xh318
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
 
Học tiếng anh – chia sẻ kinh nghiệm
Học tiếng anh – chia sẻ kinh nghiệmHọc tiếng anh – chia sẻ kinh nghiệm
Học tiếng anh – chia sẻ kinh nghiệm
 
Học tiếng anh – chia sẻ kinh nghiệm
Học tiếng anh – chia sẻ kinh nghiệmHọc tiếng anh – chia sẻ kinh nghiệm
Học tiếng anh – chia sẻ kinh nghiệm
 
Dcctltancb.LeAnhVu
Dcctltancb.LeAnhVuDcctltancb.LeAnhVu
Dcctltancb.LeAnhVu
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng viet
 
Tieng Viet
Tieng VietTieng Viet
Tieng Viet
 

Recently uploaded

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

12. tai lieu tap huan tt22 mon tieng dan toc

  • 1. 159 MÔN TIẾNG DÂN TỘC LỚP 3 LỚP 3, GIỮA HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được từ 33 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì I, lớp 3 bao gồm các nội dung sau: 1.1. Kiến thức 1.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Âm, chữ cái, dấu phụ,... (theo đặc điểm của một số tiếng dân tộc như tiếng Khơ-me, M’nông,...). – Các bộ phận của tiếng: âm đầu, vần. – Một số quy tắc chính tả: viết từ. 1.1.2. Từ ngữ – Từ ngữ xưng hô thông thường trong gia đình, nhà trường. – Số đếm tự nhiên từ 1 – 50. 1.1.3. Ngữ pháp – Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi. – Nghi thức lời nói: chào hỏi theo truyền thống của dân tộc. 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nghe âm, tiếng, từ. – Nghe lời chào hỏi theo truyền thống dân tộc trong gia đình, cộng đồng,... 1.2.2. Nói – Phát âm âm, tiếng, từ – Nói lời chào hỏi trong gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của dân tộc. 1.2.3. Đọc – Đọc âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,... theo đặc thù của tiếng dân tộc) – Đọc tiếng, đọc trơn từ, đọc số từ 1 – 30; 1.2.4. Viết – Viết chữ cái, kiểu chữ in thường. – Viết tổ hợp âm, dấu phụ, các chữ số tự nhiên từ 1 đến 30. – Viết tiếng, từ. Chú ý: Trong trường hợp cụ thể của từng thứ tiếng, khi tại thời điểm giữa học kì I, chương trình có thể được thực hiện với độ xê dịch so các với nội dung đề cập trên đây. Trong trường hợp đó cần căn cứ cụ thể vào các nội dung đã học để thực hiện việc đánh giá.
  • 2. 160 B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Nhận biết các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ. – Nhận biết các bộ phận của tiếng (ví dụ: âm đầu, vần) với những tiếng theo hệ chữ Latin. – Viết được các chữ cái, tổ hợp chữ cái đã học. – Viết đúng quy tắc chính tả viết từ. 2.1.2. Từ ngữ – Biết thêm 50 – 100 từ ngữ xưng hô thông thường trong gia đình, nhà trường. – Đọc được các số đếm tự nhiên từ 1 – 50. 2.1.3. Ngữ pháp – Nắm được nghi thức lời nói chào hỏi trong gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống dân tộc. 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nhận biết được âm, tiếng, từ đã học. – Phân biệt được các âm (nguyên âm) dài, ngắn,...) theo đặc thù tiếng dân tộc. – Nghe hiểu lời chào hỏi theo truyền thống dân tộc trong gia đình, cộng đồng,... 2.2.2. Nói – Phát âm đúng âm, tiếng, từ đã học. – Nói được lời chào hỏi theo nghi thức truyền thống của dân tộc trong gia đình, cộng đồng,... 2.2.3. Đọc – Đọc đúng các âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,... theo đặc thù của tiếng dân tộc) – Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, đọc số từ 1 – 50. – Đọc – hiểu nghĩa của từ. 2.2.4. Viết – Viết đúng chữ cái được học. – Viết đúng tổ hợp âm, dấu phụ, các chữ số tự nhiên từ 1 – 50 trong tiếng dân tộc. – Viết đúng từ, câu ngắn. 3. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 3) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì I lớp 3, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
  • 3. 161 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 3.1.1 Biết và hiểu về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc 3.1.1.1 Nhận biết được các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ (theo đặc thù của tiếng dân tộc) 3.1.1.2 Nhận biết được các bộ phận của tiếng (ví dụ: âm đầu, vần) với những tiếng dân tộc theo hệ chữ Latin 3.1.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc 3.1.2.1 Nhận biết được tiếng, từ đã học 3.1.2.2 Sử dụng đúng các từ đã học vào hoạt động giao tiếp 3.1.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học 3.1.3.1 Nhận biết dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi 3.1.3.2 Nhận biết được câu trên chữ viết 3.1.3.3 Nắm được một số nghi thức chào hỏi theo truyền thống của dân tộc 3.1.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe 3.1.4.1 Nghe và nhận biết được âm, tiếng, từ trong tiếng dân tộc 3.1.4.2 Phân biệt được âm (nguyên âm) dài, ngắn 3.1.4.3 Nghe – hiểu lời chào hỏi phù hợp với tình huống giao tiếp ở gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của dân tộc 3.1.4.4 Có ý thức tự hào, giữ gìn văn hoá giao tiếp truyền thống của dân tộc 3.1.5 Thực hiện được các kĩ năng nói 3.1.5.1 Phát âm đúng các tiếng, từ đã học 3.1.5.2 Nói rõ ràng, liền mạch cả câu 3.1.5.3 Biết nói lời chào đúng nghi thức trong gia đình, trường học 3.1.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc 3.1.6.1 Đọc đúng các âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,...) theo đặc thù của tiếng dân tộc 3.1.6.2 Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, câu; đọc số 3.1.6.3 Đọc – hiểu nghĩa của từ, câu
  • 4. 162 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 3.1.7 Thực hiện được các kĩ năng viết 3.1.7.1 Viết đúng chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ,... đã học; các số từ 0 đến 9 và những số tự nhiên thường gặp dưới 50; 3.1.7.2 Viết đúng từ, câu, dấu câu 3.1.7.3 Viết đúng chính tả câu ngắn khoảng 15 chữ theo hình thức nhìn – viết (tập chép), không mắc quá 5 lỗi. Trình bày bài chính tả đúng mẫu D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 20 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức LỚP 3, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được từ 68 – 70 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm cuối học kì I lớp 3 bao gồm các nội dung sau: 1.1. Kiến thức 1.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Âm, chữ cái, dấu phụ (theo đặc điểm của một số tiếng dân tộc như tiếng Khơ-me, M’nông,...). – Một số quy tắc chính tả: viết từ, viết hoa. 1.1.2. Từ ngữ – Quy tắc chính tả viết hoa, viết từ. – Từ ngữ xưng hô thông thường trong gia đình, nhà trường. – Số đếm tự nhiên từ 50 – 100. 1.1.3. Ngữ pháp – Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi. – Nghi thức lời nói: nói lời cảm ơn, xin lỗi theo truyền thống của dân tộc. 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nhận biết âm, tiếng, từ. – Phân biệt các âm (nguyên âm) dài, ngắn,...) theo đặc thù tiếng dân tộc. – Nghe hiểu lời chào hỏi theo truyền thống dân tộc trong gia đình, cộng đồng,...
  • 5. 163 1.2.2. Nói – Phát âm âm, tiếng, từ. – Nói lời cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp ở gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của dân tộc. 1.2.3. Đọc – Đọc âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,... theo đặc thù của tiếng dân tộc). – Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, đọc số từ 51 – 100. – Ngắt nghỉ hơi theo dấu câu. 1.2.4. Viết – Viết chữ cái, kiểu chữ in thường, chữ hoa. – Viết tổ hợp âm, dấu phụ, các chữ số tự nhiên từ 1 đến 30. – Viết tiếng, từ, câu, dấu câu, các chữ số. – Viết chính tả theo hình thức tập chép; trình bày bài chính tả theo mẫu. Chú ý: Trong trường hợp cụ thể của từng thứ tiếng, khi tại thời điểm cuối học kì I, chương trình có thể được thực hiện với độ xê dịch so các với nội dung đề cập trên đây. Trong trường hợp đó cần căn cứ cụ thể vào các nội dung đã học để thực hiện việc đánh giá. B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Nhận biết các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ. – Nhận biết các bộ phận của tiếng (ví dụ: âm đầu, vần) với những tiếng theo hệ chữ Latin. – Viết được các chữ cái, tổ hợp chữ cái, các từ hoàn chỉnh đã học. – Viết đúng quy tắc chính tả viết hoa, viết từ. 2.1.2. Từ ngữ – Biết thêm 100 – 150 từ ngữ xưng hô thông thường trong gia đình, nhà trường. – Đọc được các số đếm tự nhiên từ 51 – 100 trong tiếng dân tộc. 2.1.3. Ngữ pháp – Nhận biết dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi. – Nhận biết câu trên chữ viết. – Nắm được nghi thức lời nói: nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp ở gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống dân tộc. 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nhận biết âm, tiếng, từ được học. – Phân biệt được các âm (nguyên âm) dài, ngắn;...) theo đặc thù tiếng dân tộc. – Nghe hiểu lời chào hỏi theo truyền thống dân tộc trong gia đình, cộng đồng,... 2.2.2. Nói – Phát âm đúng âm, tiếng, từ được học.
  • 6. 164 – Biết nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi trong gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của dân tộc. 2.2.3. Đọc – Đọc đúng các âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,... theo đặc thù của tiếng dân tộc) – Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, đọc số từ 50 – 100. – Biết đọc ngắt nghỉ hơi theo dấu câu. – Đọc – hiểu nghĩa của từ, câu. 2.2.4. Viết – Viết đúng chữ cái thường và hoa; – Viết đúng tổ hợp âm, dấu phụ, các chữ số tự nhiên từ 50 – 100 trong tiếng dân tộc. – Viết đúng từ, câu, dấu câu. – Viết đúng chính tả câu ngắn khoảng 30 chữ theo hình thức nhìn – viết (tập chép), đạt tốc độ 30 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi. Trình bày bài chính tả đúng mẫu. C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 3) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì I lớp 3, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi). Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) TT (3) 3.2.1 Biết và hiểu về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc 3.2.1.1 Nhận biết được các chữ cái, tổ hợp chữ cái, dấu phụ (theo đặc thù của tiếng dân tộc) 3.2.1.2 Nhận biết được các bộ phận của tiếng (ví dụ: âm đầu, vần) với những tiếng dân tộc theo hệ chữ Latin 3.2.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc 3.2.2.1 Viết đúng các tiếng, từ đã học 3.2.2.2 Sử dụng đúng các từ đã học vào hoạt động giao tiếp 3.2.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học 3.2.3.1 Nhận biết dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi 3.2.3.2 Nhận biết được câu trên chữ viết 3.2.3.3 Nắm được một số nghi thức chào hỏi theo truyền thống của dân tộc
  • 7. 165 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) TT (3) 3.2.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe 3.2.4.1 Phân biệt được âm (nguyên âm) dài, ngắn 3.2.4.2 Nghe – hiểu lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp ở gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của dân tộc 3.2.4.3 Có ý thức tự hào, giữ gìn văn hoá giao tiếp truyền thống của dân tộc 3.2.5 Thực hiện được các kĩ năng nói 3.2.5.1 Nói rõ ràng, liền mạch cả câu 3.2.5.2 Biết nói lời cảm ơn xin lỗi phù hợp trong giao tiếp ở gia đình, cộng đồng, trường học 3.2.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc 3.2.6.1 Đọc đúng các âm (âm ngắn, dài, tổ hợp phụ âm, vần,...) theo đặc thù của tiếng dân tộc 3.2.6.2 Đọc rõ tiếng, đọc trơn từ, câu; đọc số 3.2.6.3 Biết đọc ngắt nghỉ hơi theo dấu câu 3.2.6.4 Đọc – hiểu nghĩa của từ, câu 3.2.7 Thực hiện được các kĩ năng viết 3.2.7.1 Viết đúng chữ cái thường và hoa, tổ hợp chữ cái, dấu phụ,... đã học; các số từ 0 – 9 và những số tự nhiên thường gặp dưới 100 3.2.7.2 Viết đúng từ, câu, dấu câu; 3.2.7.3 Viết đúng chính tả câu ngắn khoảng 30 chữ theo hình thức nhìn – viết (tập chép), không mắc quá 5 lỗi. Trình bày bài chính tả đúng mẫu D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 19 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức
  • 8. 166 LỚP 3, GIỮA HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được từ 99 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì II lớp 3 bao gồm các nội dung sau: 1.1. Kiến thức 1.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Bảng chữ cái tiếng dân tộc. – Quy tắc viết hoa tên riêng trong tiếng dân tộc (tên người). 1.1.2. Từ ngữ – Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường. – Số đếm tự nhiên dưới 500. 1.1.3. Ngữ pháp – Từ chỉ sự vật, hoạt động trong tiếng dân tộc. – Câu kể. – Nghe hiểu lời yêu cầu, lời đề nghị. 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nhận biết ngữ điệu kể. – Nghe hiểu câu kể. – Nghe hiểu lời yêu cầu, lời đề nghị. 1.2.2. Nói – Đặt câu theo ngữ điệu kể. – Nói lời yêu cầu, đề nghị. 1.2.3. Đọc – Đọc trơn từ, câu, đoạn văn, bài thơ ngắn. – Đọc thầm. – Đọc hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản. – Đọc thuộc một số câu thơ, bài thơ ngắn. 1.2.4. Viết – Viết hoa tên riêng M’nông. – Viết các vần khó, các vần dễ lẫn. – Viết chính tả theo hình thức nghe – viết. B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Nắm vững bảng chữ cái tiếng dân tộc.
  • 9. 167 – Viết đúng quy tắc chính tả, viết hoa tên riêng (tên người) trong tiếng dân tộc. 2.1.2. Từ ngữ – Biết thêm 100 – 150 từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) chỉ sự vật, hoạt động thường gặp trong gia đình, trường học). – Đọc được các chữ số tiếng dân tộc đến 500. 2.1.3. Ngữ pháp – Nhận biết các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất. – Nhận biết kiểu câu kể. – Nắm được nghi thức lời nói yêu cầu, đề nghị trong gia đình, trường học. 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nhận biết ngữ điệu kể. – Nghe hiểu nội dung câu kể. – Nghe hiểu các nghi thức lời nói: nói lời yêu cầu, lời đề nghị trong sinh hoạt gia đình và trường học. – Nghe – viết đúng bài chính tả khoảng 30 chữ. 2.2.2. Nói – Biết đặt câu theo ngữ điệu kể. – Biết nói lời yêu cầu, lời đề nghị. 2.2.3. Đọc – Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu. – Đọc trơn câu, đoạn hoặc bài ngắn có độ dài khoảng 100 chữ, tốc độ tối thiểu 60 – 70 chữ/1phút. Biết thể hiện theo ngữ điệu kể. – Biết đọc thầm. – Đọc hiểu nghĩa từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản. – Đọc thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao và bài thơ ngắn. 2.2.4. Viết – Biết viết hoa tên riêng (tên người) trong tiếng dân tộc. – Viết đúng các vần khó, các vần dễ lẫn trong tiếng dân tộc. – Viết đúng chính tả theo hình thức nghe – viết đạt tốc độ 30 chữ/15 phút. – Biết viết câu kể đơn giản. C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì II (Lớp 3) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì II lớp 3, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
  • 10. 168 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 3.3.1 Biết và hiểu được về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc 3.3.1.1 Nhớ và thuộc thứ tự bảng chữ cái tiếng dân tộc 3.3.1.2 Viết đúng quy tắc chính tả tiếng dân tộc; viết hoa tên riêng (tên người) trong tiếng dân tộc 3.3.2 Phát triển được vốn từ ngữ trong tiếng dân tộc 3.3.2.1 Nhận diện được từ chỉ đặc điểm của sự vật trong tiếng dân tộc 3.3.2.2 Nhận diện được một số thành ngữ, tục ngữ quen thuộc, dễ hiểu trong tiếng dân tộc và hiểu nghĩa 3.3.2.3 Có ý thức sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ quen thuộc, dễ hiểu trong tiếng dân tộc vào hoạt động giao tiếp ở gia đình, cộng đồng,... 3.3.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học 3.3.3.1 Nắm vững đặc điểm cơ bản của từ chỉ đặc điểm của sự vật trong tiếng dân tộc 3.3.3.2 Nhận biết câu hỏi trong tiếng dân tộc 3.3.3.3 Nắm được nghi thức lời nói: lời yêu cầu, đề nghị trong gia đình, trường học 3.3.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe 3.3.4.1 Nhận biết được ngữ điệu kể trong tiếng dân tộc 3.3.4.2 Nghe hiểu lời yêu cầu, đề nghị trong sinh hoạt gia đình và trường học 3.3.4.3 Nghe – viết đúng bài chính tả khoảng 50 chữ 3.3.5 Thực hiện được các kĩ năng nói 3.3.5.1 Nói đúng theo ngữ điệu kể 3.3.5.2 Biết nói lời yêu cầu, đề nghị trong gia đình, cộng đồng,... 3.3.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc 3.3.6.1 Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu 3.3.6.2 Đọc trơn câu, đoạn hoặc bài ngắn có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70 – 80 chữ/phút. Biết thể hiện theo ngữ điệu kể, ngữ điệu hỏi 3.3.6.3 Biết đọc thầm 3.3.6.4 Đọc hiểu nghĩa từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản
  • 11. 169 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 3.3.6.5 Đọc thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao và bài thơ ngắn 3.3.7 Thực hiện được các kĩ năng viết 3.3.7.1 Biết viết hoa tên riêng dân tộc 3.3.7.2 Viết đúng các vần khó, các vần dễ lẫn trong tiếng dân tộc 3.3.7.3 Viết đúng chính tả theo hình thức nghe – viết đạt tốc độ 50 chữ/15 phút, viết đúng các vần khó, dễ lẫn trong tiếng dân tộc D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 21 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức LỚP 3, CUỐI HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được 132 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc lớp 3 tại thời cuối học kì II lớp 3 bao gồm các nội dung sau (và các nội dung đã đề cập đến giữa học kì II, lớp 3): 1.1. Kiến thức 1.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Bảng chữ cái tiếng dân tộc. – Quy tắc viết hoa tên riêng trong tiếng dân tộc (tên địa lí). 1.1.2. Từ ngữ – Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về thiên nhiên, đất nước. – Số đếm tự nhiên dưới 1000. 1.1.3. Ngữ pháp – Từ chỉ tính chất trong tiếng dân tộc. – Câu kể, câu hỏi. – Nghe hiểu lời tự giới thiệu về bản thân. 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nhận biết ngữ điệu hỏi. – Nghe hiểu câu hỏi. – Nghe hiểu lờitự giới thiệu về bản thân.
  • 12. 170 1.2.2. Nói – Đặt câu theo ngữ điệu kể, hỏi. – Nói lời giới thiệu về bản thân. 1.2.3. Đọc – Đọc trơn từ, câu, đoạn văn, bài thơ ngắn. – Đọc thầm. – Đọc hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản. – Đọc thuộc một số câu thơ, bài thơ ngắn. 1.2.4. Viết – Viết hoa tên riêng (tên địa lí) tiếng dân tộc. – Viết các vần khó, các vần dễ lẫn. – Viết chính tả theo hình thức nghe – viết. – Viết câu kể, câu hỏi đơn giản. B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 1.1. Ngữ âm và chữ viết – Nắm vững bảng chữ cái tiếng dân tộc. – Viết đúng quy tắc chính tả, viết hoa tên riêng (tên người, tên địa lí) trong tiếng dân tộc. 2.1.2. Từ ngữ – Biết thêm 150 – 200 từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất thường gặp trong gia đình, trường học). – Đọc được các chữ số tiếng dân tộc đến 1000. 2.1.3. Ngữ pháp – Nhận biết các từ chỉ tính chất. – Nhận biết kiểu câu hỏi. – Nắm được nghi thức lời giới thiệu trong gia đình, cộng đồng, trường học. – Biết điền từ để hoàn chỉnh câu. 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nhận biết ngữ điệu hỏi. – Nghe hiểu nội dung câu hỏi. – Nghe hiểu các nghi thức lời nói: lời tự giới thiệu trong sinh hoạt gia đình và trường học. – Nghe – viết đúng bài chính tả khoảng 50 chữ. 2.2.2. Nói – Biết đặt câu theo ngữ điệu hỏi. – Biết nói lời tự giới thiệu.
  • 13. 171 2.2.3. Đọc – Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu. – Đọc trơn câu, đoạn hoặc bài ngắn có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70 – 80 chữ/ 1 phút. Biết thể hiện theo ngữ điệu kể, ngữ điệu hỏi. – Biết đọc thầm. – Đọc hiểu nghĩa từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản. – Đọc thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao và bài thơ ngắn. 2.2.4. Viết – Biết viết hoa tên riêng (tên người, tên địa lí) trong tiếng dân tộc. – Viết đúng các vần khó, các vần dễ lẫn trong tiếng dân tộc. – Viết đúng chính tả theo hình thức nghe – viết đạt tốc độ 50 chữ/15 phút. – Viết được câu kể, câu hỏi đơn giản. C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì II (Lớp 3) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì II lớp 3, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi). Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 3.4.1 Ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc 3.4.1.1 Nhớ và thuộc thứ tự bảng chữ cái tiếng dân tộc 3.4.1.2 Viết đúng quy tắc chính tả tiếng dân tộc 3.4.1.3 Biết viết hoa tên riêng (tên người, tên địa lí) trong tiếng dân tộc 3.4.1.4 Vận dụng bảng chữ cái để lập danh sách các bạn trong tổ, lớp 3.4.2 Từ ngữ trong tiếng dân tộc 3.4.2.1 Nhận diện được từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật trong tiếng dân tộc 3.4.2.2 Nhận diện được một số thành ngữ, tục ngữ quen thuộc, dễ hiểu trong tiếng dân tộc và hiểu nghĩa 3.4.2.3 Có ý thức sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ quen thuộc, dễ hiểu trong tiếng dân tộc vào hoạt động giao tiếp ở gia đình, cộng đồng,...
  • 14. 172 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 3.4.3 Ngữ pháp trong tiếng dân tộc 3.4.3.1 Nắm vững đặc điểm cơ bản của từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật trong tiếng dân tộc 3.4.3.2 Nhận biết và phân biệt được câu kể, câu hỏi trong tiếng dân tộc 3.4.3.3 Nắm được nghi thức lời nói: tự giới thiệu trong gia đình, trường học 3.4.4 Kĩ năng nghe 3.4.4.1 Nhận biết và phân biệt được ngữ điệu kể, ngữ điệu hỏi trong tiếng dân tộc 3.4.4.2 Nghe hiểu nội dung câu hỏi, câu kể 3.4.4.3 Nghe hiểu lời tự giới thiệu trong sinh hoạt gia đình và trường học 3.4.4.4 Nghe – viết đúng bài chính tả khoảng 50 chữ 3.4.5 Kĩ năng nói 3.4.5.1 Biết nói lời giới thiệu về bản thân phù hợp với tình huống giao tiếp ở gia đình, cộng đồng,... theo truyền thống của dân tộc 3.4.6 Kĩ năng đọc 3.4.6.1 Đọc trơn câu, đoạn hoặc bài ngắn có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70 – 80 chữ/1 phút. Biết thể hiện theo ngữ điệu kể, ngữ điệu hỏi 3.4.6.2 Đọc hiểu nghĩa từ, câu, đoạn văn, bài thơ có nội dung đơn giản 3.4.6.3 Đọc thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao và bài thơ ngắn 3.4.7 Kĩ năng viết 3.4.7.1 Biết viết hoa tên riêng dân tộc 3.4.7.2 Viết đúng các vần khó, các vần dễ lẫn trong tiếng dân tộc 3.4.7.3 Viết đúng chính tả theo hình thức nghe – viết đạt tốc độ 50 chữ/15 phút, viết đúng các vần khó, dễ lẫn trong tiếng dân tộc D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 21 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức
  • 15. 173 LỚP 4 LỚP 4, GIỮA HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Môn Tiếng dân tộc đến giữa học kì I, học sinh được học 33 tiết. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì I, lớp 4 bao gồm các nội dung sau: 1.1. Kiến thức 1.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Đặc điểm đặc thù của ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc. (ví dụ: Dấu cách (’) ngắt giọng trong tiếng M’nông; Quy tắc gửi chân, chồng vần trong tiếng Khơ-me, dấu tuăk đĩ và vị trí của dấu tuăk đĩ trong tiếng Jrai,...). – Cách viết hoa tên riêng Việt Nam. 1.1.2. Từ ngữ – Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 1.1.3. Ngữ pháp – Cấu tạo từ tiếng dân tộc (ví dụ: từ đơn, từ ghép, từ láy,...). – Câu đơn, các thành phần chính của câu đơn. – Một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp: thư, đơn,... 1.1.4. Tập làm văn – Sơ giản về đoạn văn và nội dung của đoạn văn. 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn. – Nghe hiểu một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp (thư, đơn). 1.2.2. Nói – Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp. – Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại. – Kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện đơn giản đã được nghe, được đọc. 1.2.3. Đọc – Đọc hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài thơ, bài văn ngắn. – Đọc thuộc một số bài thơ ngắn. 1.2.4. Viết – Viết hoa tên riêng Việt Nam. – Viết chính tả theo hình thức nghe – viết. – Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề. Có đúng không ạ?
  • 16. 174 B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Nhận biết sự khác biệt (nếu có) về ngữ âm và chữ viết của tiếng dân tộc so với tiếng Việt. (ví dụ: Nhận biết cách dùng dấu cách (’) trong ngắt giọng giữa phụ âm với phụ âm, giữa phụ âm với phần vần trong tiếng M’nông; Quy tắc gửi chân, chồng vần khi viết chữ Khơ-me,...). – Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam. 2.1.2. Từ ngữ – Biết thêm từ 100 – 150 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 2.1.3. Ngữ pháp – Nắm được cấu tạo từ (ví dụ: từ đơn, từ ghép, từ láy,...). 2.1.3. Tập làm văn – Tạo lập các đoạn văn đơn giản dựa vào các câu hỏi gợi ý. 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn. – Nghe – viết được bài chính tả có độ dài khoảng 70 chữ. 2.2.2. Nói – Biết dùng từ xưng hô và lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp. – Biết đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại. – Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã học, đã đọc. 2.2.3. Đọc – Đọc hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài thơ, bài văn ngắn. – Đọc thuộc một số bài thơ đã học. 2.2.4. Viết – Biết viết hoa tên riêng Việt Nam; – Viết chính tả theo hình thức nghe – viết có độ dài khoảng 70 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ. – Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) theo câu hỏi gợi ý có nội dung giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp. 3. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 4) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
  • 17. 175 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi). Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 4.1.1 Biết và hiểu về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc 4.1.1.1 Nói được đặc điểm khác biệt cơ bản trong chữ viết tiếng dân tộc với tiếng Việt. (ví dụ: cách ghi dấu thanh trong tiếng Mông; quy tắc gửi chân chồng vần trong tiếng Khơ-me,...) 4.1.1.2 Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam trong tiếng dân tộc 4.1.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc 4.1.2.1 Đọc đúng các từ ngữ khó trong các bài đọc và hiểu nghĩa từ 4.1.2.2 Nhận diện được những thành ngữ, tục ngữ gần gũi, quen thuộc của dân tộc trong các bài đọc và hiểu nghĩa 4.1.2.3 Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ của dân tộc) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 4.1.2.4 Tự hào và có ý thức giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình 4.1.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học 4.1.3.1 Nhận diện được từ đơn, từ ghép, từ láy và hiểu được tác dụng của từ láy trong văn bản 4.1.3.2 Biết sử dụng các loại từ láy, từ ghép trong hoạt động giao tiếp nói, viết 4.1.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe 4.1.4.1 Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn 4.1.4.2 Nghe – viết được bài chính tả có độ dài khoảng 70 chữ 4.1.5 Thực hiện được các kĩ năng nói 4.1.5.1 Sử dụng từ xưng hô và lời nói của tiếng dân tộc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 4.1.5.2 Biết đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại 4.1.5.3 Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã học, đã đọc 4.1.5.4 Nhận xét được nội dung, ý nghĩa câu chuyện đã nghe, đã đọc 4.1.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc 4.1.6.1 Đọc rõ ràng, lưu loát các bài đọc Xem lại: M’nông ạ?
  • 18. 176 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 4.1.6.2 Trả lời được các câu hỏi về nội dung của bài thơ, bài văn ngắn 4.1.6.3 Đưa ra được ý kiến, nhận xét của bản thân về một chi tiết/nhân vật/ý nghĩa của bài đọc 4.1.6.4 Đọc thuộc một số đoạn thơ, bài thơ trong chương trình 4.1.7 Thực hiện được các kĩ năng viết 4.1.7.1 Biết viết hoa tên riêng Việt Nam 4.1.7.2 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết có độ dài khoảng 60 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ 4.1.7.3 Viết được đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) theo câu hỏi gợi ý có nội dung giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 21 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức LỚP 4, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được từ 68 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm cuối học kì I lớp 4 bao gồm các nội dung sau: 1.1. Kiến thức 1.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Cách viết hoa tên riêng Việt Nam. 1.1.2. Từ ngữ – Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 1.1.3. Ngữ pháp – Từ loại. – Cấu tạo từ tiếng dân tộc. – Câu đơn, các thành phần chính của câu đơn. – Một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp: thư, đơn,...
  • 19. 177 1.1.4. Tập làm văn – Sơ giản về đoạn văn và nội dung của đoạn văn. 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn. – Nghe hiểu một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp (thư, đơn). 1.2.2. Nói – Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp. – Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại. – Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đơn giản đã được nghe. – Thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thường thức có nội dung phù hợp với lứa tuổi. 1.2.3. Đọc – Đọc hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài thơ, bài văn ngắn. – Đọc thuộc một số bài thơ ngắn. 1.2.4. Viết – Viết hoa tên riêng Việt Nam. – Viết chính tả theo hình thức nghe – viết. – Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề. B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam. 2.1.2. Từ ngữ – Biết thêm từ 200 – 250 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 2.1.3. Ngữ pháp – Nắm được cấu tạo từ (ví dụ: từ đơn, từ ghép, từ láy; danh từ, động từ, tính từ,...). – Hiểu thế nào là câu đơn, các thành phần chính của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ). – Bước đầu nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường: thư, đơn,... 2.1.4. Tập làm văn – Bước đầu nhận biết được đoạn văn và ý chính của đoạn văn đã học. – Tạo lập các đoạn văn đơn giản dựa vào các câu hỏi gợi ý. 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn. – Nghe hiểu một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp (thư, đơn,...).
  • 20. 178 – Nghe – viết được bài chính tả có độ dài khoảng 70 chữ. 2.2.2. Nói – Biết dùng từ xưng hô và lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp. – Biết đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại. – Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã học, đã đọc. – Biết thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thường thức có nội dung phù hợp với lứa tuổi. 2.2.3. Đọc – Đọc hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài thơ, bài văn ngắn. – Đọc thuộc một số bài thơ đã học. 2.2.4. Viết – Biết viết hoa tên riêng Việt Nam; – Viết chính tả theo hình thức nghe – viết có độ dài khoảng 60 – 70 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ. – Viết đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) theo câu hỏi gợi ý có nội dung giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp. – Điền vào tờ khai đơn giản in sẵn; viết phong bì thư. C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 4) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi). Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 4.2.1 Biết và hiểu được về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc 4.2.1.1 Biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam trong tiếng dân tộc 4.2.2 Phát triển được vốn từ ngữ trong tiếng dân tộc 4.2.2.1 Đọc đúng các từ ngữ khó trong các bài đọc và hiểu nghĩa từ 4.2.2.2 Nhận diện được những thành ngữ, tục ngữ gần gũi, quen thuộc của dân tộc trong các bài đọc và hiểu nghĩa 4.2.2.3 Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ của dân tộc) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 4.2.2.4 Tự hào và có ý thức giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình
  • 21. 179 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 4.2.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học 4.2.3.1 Nhận biết được các thành phần chính của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ) 4.2.3.2 Nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường: thư, đơn,... 4.2.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe 4.2.4.1 Nghe hiểu một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp 4.2.4.2 Nghe hiểu nội dung từ, câu, đoạn văn, bài văn ngắn 4.2.4.3 Nghe – viết được bài chính tả có độ dài khoảng 70 chữ 4.2.5 Thực hiện được các kĩ năng nói 4.2.5.1 Sử dụng từ xưng hô và lời nói của tiếng dân tộc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 4.2.5.2 Biết đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại 4.2.5.3 Kể lại và nhận xét được nội dung, ý nghĩa câu chuyện đã nghe, đã đọc 4.2.5.4 Nhắc lại được ý chính của bản tin ngắn hoặc văn bản khoa học thường thức có nội dung phù hợp với lứa tuổi 4.2.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc 4.2.6.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát các bài đọc 4.2.6.2 Trả lời được các câu hỏi, đưa ra các nhận xét về nội dung ý nghĩa bài đọc 4.2.6.3 Đọc thuộc một số đoạn thơ, bài thơ trong chương trình 4.2.7 Thực hiện được các kĩ năng viết 4.2.7.1 Biết viết hoa tên riêng Việt Nam; 4.2.7.2 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết có độ dài khoảng 70 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ 4.2.7.3 Viết được đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) theo câu hỏi gợi ý có nội dung giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp 4.2.7.4 Biết điền đúng vào tờ khai đơn giản in sẵn; biết viết phong bì thư
  • 22. 180 D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 21 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức LỚP 4, GIỮA HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được từ 99 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì II lớp 4 bao gồm các nội dung sau: 1.1. Kiến thức 1.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Cách ghi phiên âm tiếng nước ngoài. 1.1.2. Từ ngữ – Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 1.1.3. Ngữ pháp – Từ loại: danh từ. – Câu ghép. 1.1.4. Tập làm văn – Văn bản, ba phần của văn bản. 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nghe và kể lại câu chuyện có nội dung đơn giản. Nhận xét về nhân vật. – Nghe và thuật lại các bản tin. Nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin. – Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ. 1.2.2. Nói – Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc. – Nói lời nhận xét về nhân vật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã đọc. – Bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. 1.2.3. Đọc – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn. 1.2.4. Viết – Viết bài văn theo dàn ý lập sẵn. – Lập dàn ý cho bài văn miêu tả. – Viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết.
  • 23. 181 B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Biết cách ghi phiên âm tiếng nước ngoài. 2.1.2. Từ ngữ – Biết thêm từ 250 – 300 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 2.1.3. Ngữ pháp – Hiểu thế nào là danh từ, động từ. – Hiểu thế nào là câu ghép, một số kiểu câu ghép. 2.1.4. Tập làm văn – Bước đầu nhận biết văn bản, cấu tạo 3 phần của văn bản. 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nghe và kể lại câu chuyện có nội dung đơn giản. Nhận xét về nhân vật. – Nghe và thuật lại các bản tin. Nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin. – Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ. 2.2.2. Nói – Biết kể câu chuyện đã nghe, đã đọc. – Biết nói theo vai trong hội thoại. – Biết nói lời nhận xét về nhân vật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã đọc. – Biết bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. 2.2.3. Đọc – Biết đọc diễn cảm bài thơ. – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn. 2.2.4. Viết – Biết viết bài văn theo dàn ý đã lập sẵn có độ dài khoảng 150 – 200 chữ. – Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả. – Biết viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 70 chữ/15 phút, trong đó có chứa âm, vần khó hay những âm, vần dễ bị nhầm lẫn. C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì II (Lớp 4): Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì II, lớp 4, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi).
  • 24. 182 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 4.3.1 Biết và hiểu được về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc 4.3.1.1 Biết cách ghi phiên âm tiếng nước ngoài bằng tiếng dân tộc 4.3.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc 4.3.2.1 Đọc đúng các từ ngữ khó trong các bài đọc và hiểu nghĩa từ 4.3.2.2 Nhận diện được những thành ngữ, tục ngữ gần gũi, quen thuộc của dân tộc trong các bài đọc và hiểu nghĩa 4.3.2.3 Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ của dân tộc) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 4.3.2.4 Tự hào và có ý thức giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình 4.3.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học 4.3.3.1 Nhận diện được danh từ trong văn bản và hiểu được vai trò của danh từ trong câu 4.3.3.2 Nhận biết được câu ghép trong văn bản 4.3.3.3 Nhận biết được cấu tạo 3 phần của một văn bản 4.3.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe 4.3.4.1 Nghe và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc. Đưa ra được ý kiến, nhận xét của bản thân về nhân vật/ý nghĩa câu chuyện 4.3.4.2 Nghe và nhắc lại các ý chính của một bản tin. Đưa ra được ý kiến, nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin 4.3.4.3 Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ 4.3.5 Thực hiện được các kĩ năng nói 4.3.5.1 Kể lại và nhận xét được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện đã nghe, đã đọc 4.3.5.2 Biết nói theo vai trong hội thoại 4.3.5.3 Biết bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi 4.3.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc 4.3.6.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát các bài đọc 4.3.6.2 Trả lời được các câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của bài đọc 4.3.6.3 Biết đọc diễn cảm bài thơ 4.3.6.4 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn
  • 25. 183 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 4.3.7 Thực hiện được các kĩ năng viết 4.3.7.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 80 chữ (trong đó có chứa âm, vần khó hay những âm, vần dễ bị nhầm lẫn) trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ 4.3.7.2 Biết viết bài văn theo dàn ý đã lập sẵn có độ dài khoảng 150 – 200 chữ 4.3.7.3 Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 21 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức LỚP 4, CUỐI HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được 132 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc lớp 4 tại thời cuối học kì II lớp 4 bao gồm các nội dung sau (và các nội dung đã đề cập đến giữa học kì II, lớp 4): 1.1. Kiến thức 1.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Cách ghi phiên âm tiếng nước ngoài. 1.1.2. Từ ngữ – Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 1.1.3. Ngữ pháp – Từ loại: danh từ, động từ. – Câu ghép, một số kiểu câu ghép. – Một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp: báo cáo, thông báo,... 1.1.4. Tập làm văn – Văn bản, ba phần của văn bản. 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nghe và kể lại câu chuyện có nội dung đơn giản. Nhận xét về nhân vật.
  • 26. 184 – Nghe và thuật lại các bản tin. Nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin. – Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ. – Nghe – ghi lại một số thông tin của văn bản đã nghe. 1.2.2. Nói – Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. – Nói theo vai trong hội thoại. – Nói lời nhận xét về nhân vật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã đọc. – Bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. – Giới thiệu về con người, lịch sử, văn hoá địa phương. 1.2.3. Đọc – Đọc diễn cảm bài thơ. – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn. 1.2.4. Viết – Viết bài văn theo dàn ý lập sẵn. – Lập dàn ý cho bài văn miêu tả. – Viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết. – Viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi học tập), giấy mời, điện báo,... B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Biết cách ghi phiên âm tiếng nước ngoài. 2.1.2. Từ ngữ – Biết thêm từ 250 – 300 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 2.1.3. Ngữ pháp – Hiểu thế nào là danh từ, động từ. – Hiểu thế nào là câu ghép, một số kiểu câu ghép. – Bước đầu nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường: báo cáo, thông báo,... 2.1.4. Tập làm văn – Bước đầu nhận biết văn bản, cấu tạo 3 phần của văn bản. 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nghe và kể lại câu chuyện có nội dung đơn giản. Nhận xét về nhân vật. – Nghe và thuật lại các bản tin. Nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin. – Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ. – Nghe – ghi lại một số thông tin của văn bản đã nghe.
  • 27. 185 2.2.2. Nói – Biết kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại được sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia; – Biết nói theo vai trong hội thoại. – Biết nói lời nhận xét về nhân vật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã đọc. – Biết bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. – Biết giới thiệu về con người, lịch sử, văn hoá địa phương. 2.2.3. Đọc – Biết đọc diễn cảm bài thơ. – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn. 2.2.4. Viết – Biết viết bài văn theo dàn ý đã lập sẵn có độ dài khoảng 150 – 200 chữ. – Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả. – Biết viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 70 – 80 chữ/15 phút, trong đó có chứa âm, vần khó hay những âm, vần dễ bị nhầm lẫn. – Viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi học tập), giấy mời, thông báo,... C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì II (Lớp 4) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi). Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 4.4.1 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc 4.4.1.1 Đọc đúng các từ ngữ khó trong các bài đọc và hiểu nghĩa từ 4.4.1.2 Nhận diện được những thành ngữ, tục ngữ gần gũi, quen thuộc của dân tộc trong các bài đọc và hiểu nghĩa 4.4.1.3 Sử dụng được từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ của dân tộc) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 4.4.1.4 Tự hào và có ý thức giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình 4.4.2 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học
  • 28. 186 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 4.4.2.1 Nhận diện được danh từ, động từ trong văn bản và hiểu được vai trò của danh từ, động từ trong câu 4.4.2.2 Nhận biết được các kiểu câu ghép (từ nối, dấu câu, quan hệ từ, cặp quan hệ từ,...) trong văn bản 4.4.2.3 Bước đầu nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường(báo cáo, thông báo,...) 4.4.3 Thực hiện được các kĩ năng nghe 4.4.3.1 Nghe và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc. Đưa ra được ý kiến, nhận xét của bản thân về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện 4.4.3.2 Nghe và nhắc lại các ý chính của một bản tin 4.4.3.3 Đưa ra ý kiến, nhận xét về một vài chi tiết trong bản tin 4.4.3.4 Nghe – ghi lại một số thông tin của văn bản đã nghe 4.4.3.5 Nghe – viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ 4.4.4 Thực hiện được các kĩ năng nói 4.4.4.1 Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc 4.4.4.2 Đưa ra được ý kiến, nhận xét của bản thân về nhân vật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã đọc 4.4.5 Thực hiện được các kĩ năng đọc 4.4.5.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm các bài đọc 4.4.5.2 Trả lời được các câu hỏi về nội dung của bài đọc 4.4.5.3 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn 4.4.6 Thực hiện được các kĩ năng viết 4.4.6.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 80 chữ (trong đó có chứa âm, vần khó hay những âm, vần dễ bị nhầm lẫn) trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ 4.4.6.2 Biết viết bài văn theo dàn ý đã lập sẵn có độ dài khoảng 150 – 200 chữ 4.4.6.3 Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả 4.4.6.4 Viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi học tập), giấy mời, thông báo,...
  • 29. 187 D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 6 tiêu chí với 21 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức
  • 30. 188 LỚP 5 LỚP 5, GIỮA HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được từ 33 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì I, lớp 5 bao gồm các nội dung sau: 1.1. Kiến thức 1.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Sơ giản cấu tạo của tiếng. 1.1.2. Từ ngữ – Từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 1.1.3. Ngữ pháp – Từ loại: đại từ, tính từ. – Thành phần phụ trạng ngữ của câu. – Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. 1.1.4. Phong cách và biện pháp tu từ – Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận. – Sơ giản về biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá. 1.1.5. Tập làm văn – Viết thư ngắn thăm hỏi người thân; – Giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp, quê hương. – Viết đơn, biên bản (theo mẫu). 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nghe hiểu cảm xúc, thái độ của người đối thoại. – Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình). 1.2.2. Nói – Bộc lộ cảm xúc thái độ trong khi nói. – Nói lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc. – Nói lời giới thiệu theo các chủ đề cho trước. 1.2.3. Đọc – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn. 1.2.4. Viết – Tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản.
  • 31. 189 – Viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân. – Viết đơn từ theo mẫu. – Viết lời giới thiệu đơn giản về bản thân, trường lớp, quê hương. B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Nhận biết cấu tạo các bộ phận của tiếng: phụ âm đầu, vần. 2.1.2. Từ ngữ – Biết thêm từ 300 – 350 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 2.1.3. Ngữ pháp – Hiểu thế nào là đại từ, tính từ. – Hiểu thế nào là câu tường thuật, nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán. Biết cách đặt các loại câu cầu khiến, câu cảm thán. – Bước đầu nhận biết về biện pháp tu từ so sánh. 2.1.4. Tập làm văn – Biết viết thư ngắn thăm hỏi người thân. – Biết giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp, quê hương. – Biết viết đơn, biên bản (theo mẫu). 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nghe hiểu cảm xúc, thái độ trong văn phát biểu cảm tưởng, trong thư. – Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình). 2.2.2. Nói – Biết bộc lộ cảm xúc thái độ trong khi nói. – Biết nói lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc. – Biết nói lời giới thiệu theo các chủ đề cho trước. 2.2.3. Đọc – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn. 2.2.4. Viết – Viết bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 80 – 90 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ. – Biết tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản. – Biết viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân. – Biết viết đơn từ theo mẫu.
  • 32. 190 C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì I (Lớp 5) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi). Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 5.1.1 Biết và hiểu về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc 5.1.1.1 Nhận biết cấu tạo của tiếng: (Ví dụ: phụ âm đầu, vần, thanh) 5.1.1.2 Nhận biết cấu tạo của bộ phận vần (ví dụ: âm đệm, âm chính, âm cuối,...) 5.1.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc 5.1.2.1 Tìm hiểu nghĩa của từ qua các phương pháp giải nghĩa từ 5.1.2.2 Nhận biết các thành ngữ, tục ngữ dân tộc trong bài đọc và hiểu nghĩa 5.1.2.3 Có ý thức sử dụng các thành ngữ tục ngữ dân tộc vào hoạt động giao tiếp 5.1.2.4 Ý thức tự hào, trân trọng, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình 5.1.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học 5.1.3.1 Nhận diện và hiểu được tác dụng của đại từ, tính từ trong bài đọc 5.1.3.2 Nhận diện được thành phần phụ trạng ngữ trong câu 5.1.3.3 Nhận diện và đặt được câu tường thuật, nghi vấn trong hoạt động nói, viết 5.1.3.4 Nhận biết và sử dụng được biện pháp tu từ so sánh trong hoạt động nói, viết tiếng dân tộc 5.1.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe 5.1.4.1 Nghe hiểu cảm xúc, thái độ của người đối thoại 5.1.4.2 Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp, quê hương 5.1.5 Thực hiện được các kĩ năng đọc 5.1.5.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm bài đọc 5.1.5.2 Đưa ra được lời nhận xét về nội dung, ý nghĩa câu chuyện đã nghe, đã đọc
  • 33. 191 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 5.1.5.3 Biết nói lời giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp, quê hương,... 5.1.5.4 Hiểu nghĩa của những từ khó trong bài đọc và trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc 5.1.5.5 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn 5.1.6 Thực hiện được các kĩ năng viết 5.1.6.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 80 – 90 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ 5.1.6.2 Biết tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản 5.1.6.3 Biết viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân 4.1.6.4 Biết viết đơn từ theo mẫu D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 6 tiêu chí với 21 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức LỚP 5, CUỐI HỌC KÌ I, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được từ 68 – 70 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm cuối học kì I lớp 5 bao gồm các nội dung sau: 1.1. Kiến thức 1.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Một số hiện tượng phương ngữ tiếng dân tộc. 1.1.2. Từ ngữ – Từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 1.1.3. Ngữ pháp – Thành phần phụ trạng ngữ của câu. – Các kiểu câu: câu khiến, câu cảm thán. 1.1.4. Phong cách và biện pháp tu từ – Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận. – Sơ giản về biện pháp tu từ nhân hoá.
  • 34. 192 1.1.5. Tập làm văn – Viết thư ngắn thăm hỏi người thân. – Giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp, quê hương. – Viết đơn, biên bản (theo mẫu). 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nghe hiểu cảm xúc, thái độ của người đối thoại. – Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình). 1.2.2. Nói – Bộc lộ cảm xúc thái độ trong khi nói. – Nói lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc. – Nói lời giới thiệu theo các chủ đề cho trước. 1.2.3. Đọc – Đọc hiểu nội dung bài đọc; – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn. 1.2.4. Viết – Tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản. – Viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân. – Viết đơn từ theo mẫu. – Viết lời giới thiệu đơn giản về bản thân, trường lớp, quê hương. B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Ngữ âm và chữ viết – Nhận biết một số hiện tượng phương ngữ trong hoạt động nói, viết. 2.1.2. Từ ngữ – Biết thêm từ 300 – 350 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 2.1.3. Ngữ pháp – Hiểu thế nào thành phần phụ trạng ngữ. – Hiểu thế nào là câu cầu khiến, câu cảm thán. Biết cách đặt câu cầu khiến, câu cảm thán – Biết một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận. – Bước đầu nhận biết về biện pháp tu từ nhân hoá. 2.1.4. Tập làm văn – Biết giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp, quê hương. – Biết viết đơn, biên bản (theo mẫu).
  • 35. 193 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nghe hiểu cảm xúc, thái độ của người đối thoại. – Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình). 2.2.2. Nói – Biết bộc lộ cảm xúc thái độ trong khi nói. – Biết nói lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc. – Biết nói lời giới thiệu theo các chủ đề cho trước. 2.2.3. Đọc – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn. 2.2.4. Viết – Viết bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 80 – 90 chữ/ 15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ. – Biết tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản. – Biết viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân. – Biết viết đơn từ theo mẫu. – Biết viết lời giới thiệu đơn giản về bản thân, trường lớp, quê hương có độ dài khoảng 150 – 200 chữ. C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì I (Lớp 5) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì I, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi). Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 5.2.1 Biết và hiểu về ngữ âm và chữ viết tiếng dân tộc 5.2.1.1 Nhận biết một số hiện tượng phương ngữ trong tiếng dân tộc 5.2.2 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc 5.2.2.1 Biết tìm hiểu nghĩa của từ qua các phương pháp giải nghĩa từ. Lưu ý các trường hợp lệch chuẩn phát âm do phương ngữ 5.2.2.2 Nhận biết các thành ngữ, tục ngữ dân tộc trong bài đọc và hiểu nghĩa 5.2.2.3 Có ý thức sử dụng các thành ngữ tục ngữ dân tộc vào hoạt động giao tiếp
  • 36. 194 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 5.2.2.4 Ý thức tự hào, trân trọng, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình 5.2.3 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học 5.2.3.1 Nhận diện được thành phần phụ trạng ngữ trong câu 5.2.3.2 Nhận diện và đặt được câu cầu khiến, câu cảm thán 5.2.3.3 Biết một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận 5.2.3.4 Nhận diện và sử dụng được biện pháp tu từ nhân hoá trong hoạt động nói, viết tiếng dân tộc 5.2.4 Thực hiện được các kĩ năng nghe 5.2.4.1 Nghe hiểu cảm xúc, thái độ của người đối thoại 5.2.4.2 Nghe hiểu nội dung lời giới thiệu (thuyết trình) về trường lớp, quê hương 5.2.5 Thực hiện được các kĩ năng nói 5.2.5.1 Đưa ra được lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc 5.2.5.2 Biết nói lời giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp, quê hương,... 5.2.6 Thực hiện được các kĩ năng đọc 5.2.6.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm bài đọc 5.2.6.2 Hiểu nghĩa của những từ khó. Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc 5.2.6.4 Đưa ra được ý kiến, nhận xét về nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa bài đọc 5.2.6.5 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn ngắn 5.2.7 Thực hiện được các kĩ năng viết 5.2.7.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 80 – 90 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ 5.2.7.2 Biết tóm tắt, rút ra ý chính về đoạn văn, mẩu tin, câu chuyện đơn giản 5.2.7.3 Biết viết thư thăm hỏi, thể hiện tình cảm với người thân 5.2.7.4 Biết viết đơn từ theo mẫu 5.2.7.5 Biết viết lời giới thiệu đơn giản về bản thân, trường lớp, quê hương có độ dài khoảng 150 – 200 chữ
  • 37. 195 D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 7 tiêu chí với 23 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức LỚP 5, GIỮA HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được từ 99 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc tại thời điểm giữa học kì II lớp 5 bao gồm các nội dung sau: 1.1. Kiến thức 1.1.1. Từ ngữ – Từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 1.1.2. Ngữ pháp – Từ địa phương, từ vay mượn. – Văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học. 1.1.3. Tập làm văn – Viết văn miêu tả trường lớp, quê hương; 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả. 1.2.2. Nói – Kể lại nội dung câu chuyện đã học, đã đọc. – Kể lại một sự việc chứng kiến hay tham gia. 1.2.3. Đọc – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn. 1.2.4. Viết – Viết bài văn miêu tả. B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Từ ngữ – Biết thêm từ 350 – 400 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 2.1.2. Ngữ pháp – Hiểu thế nào là từ địa phương, từ vay mượn; – Nhận biết văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học.
  • 38. 196 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả. 2.2.2. Nói – Biết kể lại nội dung câu chuyện đã học, đã đọc. – Biết kể lại một sự việc chứng kiến hay tham gia. 2.2.3. Đọc – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn. 2.2.4. Viết – Viết bài chính tả có độ dài khoảng 80 – 90 chữ/15 phút theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ. – Biết viết bài văn miêu tả. C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá giữa học kì II (Lớp 5) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến giữa học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi). Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 5.3.1 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc 5.3.1.1 Biết tìm hiểu nghĩa của từ qua các phương pháp giải nghĩa từ. Lưu ý các trường hợp lệch chuẩn phát âm do phương ngữ 5.3.1.2 Nhận biết các thành ngữ, tục ngữ dân tộc trong bài đọc và hiểu nghĩa 5.3.1.3 Có ý thức sử dụng các thành ngữ tục ngữ dân tộc vào hoạt động giao tiếp 5.3.1.4 Ý thức tự hào, trân trọng, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình 5.3.2 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học 5.3.2.1 Nhận diện được từ địa phương, từ vay mượn trong bài đọc 5.3.2.2 Nhận biết văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học 5.3.3 Thực hiện được các kĩ năng nghe 5.3.3.1 Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả 5.3.3.2 Nghe – viết bài chính tả có độ dài khoảng 90 – 100 chữ
  • 39. 197 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 5.3.4 Thực hiện được các kĩ năng nói 5.3.4.1 Kể lại được nội dung câu chuyện đã học, đã đọc 5.3.4.2 Kể lại được một sự việc chứng kiến hoặc tham gia 5.3.4.3 Đưa ra được lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc 5.3.4.4 Đưa ra được lời nhận xét về một sự việc chứng kiến hoặc tham gia 5.3.5 Thực hiện được các kĩ năng đọc 5.3.5.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm bài đọc 5.3.5.2 Hiểu nghĩa của những từ khó trong bài đọc 5.3.5.3 Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc 5.3.5.4 Đưa ra được ý kiến, nhận xét về nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa bài đọc 5.3.5.5 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn 5.3.6 Thực hiện được các kĩ năng viết 5.3.6.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 90 – 100 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ 5.3.6.2 Viết được bài văn miêu tả D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 6 tiêu chí với 19 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức LỚP 5, CUỐI HỌC KÌ II, MÔN TIẾNG DÂN TỘC A. Nội dung chương trình Học sinh đã học được 132 tiết Tiếng dân tộc. Do đó các nội dung đã hoàn thành về chương trình Tiếng dân tộc lớp 5 tại thời cuối học kì II lớp 5 bao gồm các nội dung sau (và các nội dung đã đề cập đến giữa học kì II, lớp 5): 1.1. Kiến thức 1.1.1. Từ ngữ – Từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc.
  • 40. 198 1.1.2. Ngữ pháp – Từ địa phương, từ vay mượn. – Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. – Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận. – Văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học. 1.1.3. Tập làm văn – Viết văn miêu tả trường lớp, quê hương. – Viết văn tường thuật sinh hoạt tập thể lớp, sinh hoạt cộng đồng. 1.2. Kĩ năng 1.2.1. Nghe – Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả. – Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn tường thuật. 1.2.2. Nói – Kể lại nội dung câu chuyện đã học, đã đọc. – Kể lại một sự việc chứng kiến hay tham gia. 1.2.3. Đọc – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn. 1.2.4. Viết – Viết bài văn miêu tả. 1.2. Ôn tập, kiểm tra cấp chứng chỉ 1.2.1. Kiến thức – Một số quy tắc chính tả (viết hoa tên người, tên địa lí địa phương, Việt Nam và nước ngoài). – Cấu tạo từ (từ đơn, từ ghép). – Các từ loại chủ yếu (danh từ, động từ, tính từ, đại từ). – Nghĩa của từ. – Hai thành phần chính của câu; câu đơn, câu ghép. – Cách cấu tạo câu đơn, câu ghép. – Đoạn văn. – Một số biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá). – Cấu tạo văn bản. – Các kiểu văn bản: thư, đơn, biên bản, thơ, truyện. – Các kiểu bài: văn viết thư, văn miêu tả. 1.2.2. Kĩ năng – Nói theo vai. – Kể lại câu chuyện đã nghe, đã học, đã chứng kiến, tham gia.
  • 41. 199 – Đọc diễn cảm. – Viết đoạn văn, văn viết thư, văn miêu tả. B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng 2.1. Kiến thức 2.1.1. Từ ngữ – Biết thêm từ 350 – 400 từ ngữ (cả thành ngữ, tục ngữ) về gia đình, nhà trường, thiên nhiên đất nước, cộng đồng, văn hoá dân tộc. 2.1.2. Ngữ pháp – Hiểu thế nào là từ địa phương, từ vay mượn. – Bước đầu nhận biết và có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong nói và viết. – Nhận biết văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học. 2.2. Kĩ năng 2.2.1. Nghe – Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả. 2.2.2. Nói – Biết kể lại nội dung câu chuyện đã học, đã đọc. – Biết kể lại một sự việc chứng kiến hay tham gia. 2.2.3. Đọc – Đọc hiểu nội dung bài đọc. – Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn. 2.2.4. Viết – Viết bài chính tả có độ dài khoảng 90 – 100 chữ/15 phút theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ. – Biết viết bài văn miêu tả. C. Bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối học kì II (Lớp 5) Theo dõi qua đánh giá thường xuyên các biểu hiện hành vi của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Tiếng dân tộc, đến cuối học kì II, giáo viên lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): học sinh cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): học sinh thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi). Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 5.4.1 Phát triển được vốn từ ngữ tiếng dân tộc 5.4.1.1 Tìm hiểu nghĩa của từ qua các phương pháp giải nghĩa từ. Lưu ý các trường hợp lệch chuẩn phát âm do phương ngữ
  • 42. 200 Mã tham chiếu Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể) Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3) 5.4.1.2 Nhận biết các thành ngữ, tục ngữ dân tộc trong bài đọc và hiểu nghĩa 5.4.1.3 Có ý thức sử dụng các thành ngữ tục ngữ dân tộc vào hoạt động giao tiếp 5.4.1.4 Ý thức tự hào, trân trọng, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc mình 5.4.2 Áp dụng được những nội dung ngữ pháp đã học 5.4.2.1 Nhận diện được từ địa phương, từ vay mượn trong bài đọc 5.4.2.2 Nhận diện được từ đồng nghĩa, trái nghĩa 5.4.2.3 Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong hoạt động nói, viết 5.4.2.4 Nhận biết văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học 5.4.3 Thực hiện được các kĩ năng nghe 5.4.3.1 Nghe hiểu nội dung, cảm xúc và hình ảnh trong văn miêu tả 5.4.3.2 Nghe – viết bài chính tả có độ dài khoảng 90 – 100 chữ 5.4.4 Thực hiện được các kĩ năng nói 5.4.4.1 Kể lại được nội dung câu chuyện đã học, đã đọc 5.4.4.2 Kể lại được một sự việc chứng kiến hoặc tham gia 5.4.4.3 Đưa ra được lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, đã đọc 5.4.4.4 Đưa ra được lời nhận xét về một sự việc chứng kiến hoặc tham gia 5.4.5 Thực hiện được các kĩ năng đọc 5.4.5.1 Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát bài đọc 5.4.5.2 Hiểu nghĩa của những từ khó trong bài đọc 5.4.5.3 Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc 5.4.5.4 Đưa ra được ý kiến, nhận xét về nhân vật hoặc nội dung, ý nghĩa bài đọc 5.4.5.5 Đọc thuộc một số bài thơ, bài văn 5.4.6 Thực hiện được các kĩ năng viết 5.4.6.1 Viết được bài chính tả theo hình thức nghe – viết, nhớ – viết có độ dài khoảng 90 – 100 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi, chữ viết đều, rõ ràng, trình bày đúng quy định, bài viết sạch sẽ 5.4.6.2 Viết được bài văn miêu tả
  • 43. 201 D. Kết quả đánh giá (lượng hoá dựa trên 6 tiêu chí với 21 chỉ báo) Xếp mức CHT HT HTT Số chỉ báo Đạt mức