SlideShare a Scribd company logo
1 of 113
KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 16) 
Mười loại tâm nghịch sanh tử luân hồi như sau: 
Thứ nhất, Phật khuyên bảo chúng ta phải “minh tín nhân quả”, bốn chữ này rất 
hay. Minh là trí tuệ, không phải mê tín. Đối với chân tướng sự thật, bạn phải làm 
cho rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, chân thật tin tưởng nhân quả. Phật 
nói tất cả kinh đều không rời nhân quả, thế gian pháp không thể thoát khỏi nhân 
quả, Phật pháp cũng không thể thoát khỏi nhân quả. Nhân quả tuyệt đối không 
phải mê tín, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, đó là nhân quả. Nhất định 
không thể trồng đậu được dưa, trồng dưa được đậu, cho nên nhân thiện nhất 
định được quả thiện, nhân ác nhất định cảm ác báo. Thế nhưng có lẽ chúng ta 
sẽ xem thấy một số hiện tượng trong xã hội dường như không hề tương ưng với 
những gì Phật pháp đã nói, một số người ác hưởng phước, người thiện thì bị 
chịu tội, đời sống vô cùng khốn khổ, việc này dường như không phù hợp với sự 
thật nhân duyên quả báo mà Phật pháp đã nói. Thực ra đó là bạn chưa tường 
tận thông suối đối với sự thật và luân lý của nhân quả. 
Cho nên không hiểu “Minh tín nhân quả” mới sanh ra hiểu lầm. Nhân quả thông 
cả ba đời, điểm này chúng ta nhất định phải tin tưởng, phải khẳng định. Bất cứ 
chúng sanh nào cũng có đời quá khứ, hiện tại, và tương lai. Nhân quả thông cả 
ba đời, đời trước tu thiện tích đức, đó là trồng nhân thiện thì đời này được giàu 
sang phú quý. Cái họ hưởng là phước báu, quả quá lớn, đời này cho dù tạo rất 
nhiều tội nghiệp nhưng cái phước thừa vẫn chưa hưởng hết, cho nên họ vẫn 
đang tiếp tục hưởng phước. Thế nhưng các vị phải biết, ngay trong đời này, họ 
chỉ hưởng phước lại tạo tội nghiệp, không chịu tu phước thì phước báu tuy lớn 
cũng sẽ tiêu hao rất nhanh. Phước báu có thể rất lớn đến mức khi họ lâm chung, 
phước báu lớn vẫn hiện tiền, tội báo chưa hiện ra, thế nhưng đời sau của họ thì 
thê thảm, việc này chúng ta cũng thường xem thấy. Đó là những người có 
phước báu rất lớn, còn những người không có phước báu lớn như vậy, họ 
hưởng phước cũng không chịu tu phước, lại còn tạo ác. Hưởng được vài mươi 
năm thì phước báu cũng sẽ không còn, nôm na gọi là phá sản, cuối đời của họ 
không bảo đảm. Trong xã hội, chúng ta cũng đã xem thấy rất nhiều hiện tượng 
này. 
Đối với người tu phước, cuộc sống cả đời rất khổ cực do đời quá khứ không tu 
phước nên hiện tại họ phải chịu quả báo. Ngày nay họ tu phước tích thiện, trồng 
nhân tốt thì đời sau họ được phú quí. Cho nên người phú quí không phải đời đời 
phú quí, người nghèo khổ cũng không phải đời đời nghèo khổ. Tạo hoá đối với 
người rất công bình, đời này hưởng phước, đời sau chịu tội; người đời này chịu 
tội thì đời sau hưởng phước, nhân duyên quả báo không hề sai lọt. Khi hiểu rõ 
đạo lý, thông đạt chân tướng sự thật thì chúng ta phải chăm chỉ nỗ lực đoạn ác 
tu thiện, sám trừ nghiệp chướng, quả báo ngay đời này có thể hiện tiền, liền có 
thể hưởng thụ. Đó mới là người thông minh sáng suốt. Cho nên bốn chữ “Minh 
tín nhân quả” bạn chân thật hiểu rõ, chịu làm sẽ thay đổi được vận mạng của 
mình.
Tiên sinh Viên Liễu Phàm đời nhà Minh đã thay đổi được vận mạng của chính 
mình. Trong mạng của ông không có công danh, còn gọi là học vị. Ông đi học 
không lấy được học vị. Sách đọc rất tốt nhưng đi thi thì không đậu, vì không có 
cái mạng này. Nếu trong mạng có thì dù sách học không tốt lắm nhưng đi thi 
cũng gặp được mấy đề mục đã biết, họ liền thi đậu. Tiên sinh Liễu Phàm trong 
mạng không có học vị cao. Học vị của ông chỉ đến tú tài, nhưng sau cùng ông 
lấy được tiến sĩ, học vị cao nhất. Do ông đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức mà 
cầu được, chân thật “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”. Trong mạng của ông 
không có con cái nhưng ông cầu được con trai. Kết quả sau đó ông sanh hai 
đứa con trai đều ngoan, hiếu tử hiền tôn. Trong mạng ông tuổi thọ không dài, chỉ 
khoảng 53 tuổi. Ông tuyệt nhiên không cầu tuổi thọ, tuy không cầu trường thọ 
nhưng sự tích công bồi đức tự nhiên ông liền được tăng thêm tuổi thọ sống đến 
hơn bảy mươi tuổi. 
Trong mạng không có nhưng có thể cầu được. Rất nhiều người thế gian hiện tại 
đến chùa miếu thắp hương bái Phật dập đầu để cầu thăng quan phát tài, khi vừa 
cầu được như ý thì cho là Phật Bồ tát rất linh. Kỳ thật do trong mạng của bạn có, 
cũng vừa lúc vào năm đó bạn phải phát tài, bạn đi cầu xin cũng vừa vặn gặp 
được chứ không phải Phật Bồ tát bảo hộ. Đó là trong mạng có. Giả như Phật Bồ 
Tát thật linh nghiệm như vậy thì mỗi người đi cầu xin đều phải được phát tài, 
được thăng quan tiến chức, đàng này một trăm người đi cầu xin mà chỉ có một 
người phát, còn chín mươi chín người kia không phát, nên tôi không tin do các 
ngài linh. Việc này đầu óc chúng ta phải tường tận một chút, đừng để mê hoặc 
điên đảo đến như vậy. Chỉ có Phật dạy chúng ta một người cầu xin một người 
nhận được, một vạn người cầu xin thì một vạn người nhận được, không thể sót, 
nó có đạo lý trong đó. Cho nên chúng ta phải chân thật tin sâu nhân quả. Học 
Phật cũng phải ngay nhân quả mà bắt đầu. 
Tôi ở mỗi nơi đều khuyên mọi người học Phật, đều dạy người phải từ “Liễu 
Phàm Tứ Huấn” mà học. Tôi không dạy họ phải bắt đầu từ bộ kinh luận nào, mà 
trước tiên bạn đem “Liễu Phàm Tứ Huấn” đọc qua ba trăm lần. Phải hạn định 
thời gian đọc nó cho xong, chí ít một ngày đọc một lần, đọc trong một năm bạn 
liền có tâm đắc. Bạn sẽ tin tưởng, hiểu rõ, lý giải, đời sống liền có sự thay đổi. 
Mỗi ngày bạn phải đọc qua một lần mới hữu dụng. Đạo lý này cũng là ở trong 
giáo học chúng ta đã đề xướng “Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Còn 
đọc gián đoạn thì sẽ không có hiệu quả. 
Ngày trước Đại sư Ấn Quang dạy người, cách dạy của ngài chính là như vậy. 
Cả đời đại sư toàn tâm toàn lực đề xướng “Liễu Phàm Tứ Huấn”, đề xướng 
“Cảm Ứng Thiên”, và đề xướng “An Sĩ Toàn Thư”. Ba loại này đều là môn sám 
hối chân thật, dạy chúng ta tu “Sám trừ nghiệp chướng” của Phổ Hiền Hạnh 
Nguyện. Bạn đọc thuộc, chân thật hiểu rõ, chân thật thấu suốt, khi đó bạn đối 
nhân xử thế tiếp vật, cách nhìn cách nghĩ của bạn tự nhiên sẽ chuyển đổi lại, sẽ 
đoạn tất cả ác tu tất cả thiện. Bạn không có công lực của ba trăm biến này, đoạn 
ác tu thiện rất khó làm được, vì sao? Cái ác là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, làm 
gì dễ dàng chuyển đổi. Cho nên “Minh tín nhân quả” của Phật thì chữ “Minh” là 
then chốt vô cùng quan trọng. Bạn phải có trí tuệ, tuyệt đối không phải mê tín. 
Sau khi chân thật tin tưởng nhân quả, tự nhiên bạn sẽ không đùn đẩy trách
nhiệm, sẽ không nói chính mình tạo tác tội nghiệp đều do người khác. Những 
việc mình làm sai rồi đẩy qua cho người khác, trọng tội này vô cùng sâu nặng. 
Ngày nay chúng ta xem thấy trong xã hội tai biến khắp địa cầu, họ không bao giờ 
cho rằng “Đó là trách nhiệm của tôi”. Các vị hãy tỉ mỉ nghĩ xem, mấy mươi năm 
sống trên đời này, có bao giờ bạn thấy ai quy trách nhiệm cho chính mình về 
những tai biến trên địa cầu, có hay không? Không chỉ không thấy qua, thậm chí 
nghe cũng chưa từng nghe qua. Giả sử có nghe qua thì phần lớn mọi người cho 
kẻ đó là loại người hồ đồ, tai hại tự nhiên này có liên quan gì với cá nhân ai, cơn 
cớ gì phải gánh vác trách nhiệm chứ? Kỳ thực chân thật là trách nhiệm của 
chính mình đặc biệt là bốn chúng đệ tử nhà Phật chúng ta, tại gia, xuất gia đều 
như vậy. Xuất gia, chúng ta không giống như một người xuất gia, không hề làm 
tốt công việc của người xuất gia cho nên mới vướng phải cái tai biến của thế 
gian này, đó chẳng phải Phật đã nói “Y báo tuỳ theo chánh báo chuyển”. Cái 
chánh báo của chúng ta không tốt cho nên cảm đến y báo liền có tai nạn, đương 
nhiên là trách nhiệm của ta. Tại gia học Phật cũng không ngoại lệ. Không luận 
bạn trải qua đời sống như thế nào, từ công việc nghề nghiệp nào, bạn không ở 
ngay trong công việc nghề nghiệp của bạn mà hành Bồ tát đạo. Học Phật không 
gì khác hơn là chúng ta phải hành Bồ tát đạo. 
Cái gì gọi là Bồ tát đạo? Làm gương tốt cho tất cả chúng sanh, người xuất gia 
phải làm tấm gương tốt cho người xuất gia; người tại gia phải làm tấm gương tốt 
cho người tại gia. Bạn là người vợ trong gia đình thì phải là một tấm gương tốt 
cho những người vợ trong gia đình. Bạn buôn bán mở cửa hàng, cái cửa hàng 
cũng phải là một gương tốt cho tất cả các cửa hàng, đoan chánh lòng người, 
đoan chánh xã hội, y báo này đương nhiên sẽ chuyển đổi được. Đệ tử Phật 
hành Bồ Tát đạo, không luận từ nơi nghề nghiệp nào, nhất định phải phát tâm. 
Ta dùng phương thức đời sống, dùng cái nghề nghiệp của mình để phục vụ xã 
hội. Chúng ta cống hiến phục vụ xã hội, không có tâm tham, không màng danh 
lợi, hoàn toàn chỉ phục vụ, đó mới chính là Bồ tát. Nếu lấy danh lợi làm mục 
đích, đó là tâm phàm phu. Cùng làm một công việc như nhau, Bồ tát cùng phàm 
phu không hề khác biệt, chỉ có dùng tâm trên quan niệm không giống nhau. Một 
người vì chính mình, một người vì xã hội, vì chúng sanh. 
Khu vực Singapore là đất phước, có nhiều Bồ tát. Làm sao biết được có nhiều 
Bồ tát? Chúng ta ở nơi đây giảng Bồ tát kinh, bạn xem thấy rất nhiều Bồ tát đến 
nghe. Nhưng nếu giảng kinh này ở khu vực khác sẽ không có được mấy người 
nghe. Khi ở Hoa Kỳ giảng kinh, có đến một trăm người nghe. Pháp duyên như 
vậy đã được xem như rất thù thắng. Một lần pháp sư Diễn Bồi nói với tôi rằng 
ông được Thẩm Gia Trinh mời đến Hoa Kỳ. Lúc đó ông không rõ tình hình của 
Hoa Kỳ nên rất hoan hỉ, bỏ tất cả những gì có được ở Singapore, di dân đến 
Hoa Kỳ. Việc di dân cũng rất thuận lợi, giấy mời di dân đến ngay trong ngày, chỉ 
nửa giờ là nhận được. Trường hợp này rất ít. Ông di dân đến nước Mỹ ngay 
trong ngày, bên đó giảng kinh nói pháp tại chùa Đại Giác ở Newyork, đó là đạo 
tràng của cư sĩ Thẩm Gia Trinh. Hôm đó pháp sư Diễn Bồi giảng kinh cho hơn 
năm mươi người nghe. Sau khi giảng xong ai ai cũng đồng tán thán, họ còn ca 
ngợi pháp duyên của ngài thù thắng vì thính chúng tham dự đông như vậy. Pháp 
sư Diễn Bồi kể lại: “Tôi nghe họ nói mà nước mắt từ trên đầu chảy xuống đến 
chân. Tôi ở Singapore giảng kinh có mấy ngàn người đến nghe, nơi đây chỉ có
năm mươi người mà đã là pháp duyên quá thù thắng rồi. Tôi liền vội vàng quay 
trở về Singapore, không cần thẻ xanh ở Hoa Kỳ nữa”, đó là sự thật 
Ngày nay bạn giảng kinh nói pháp ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới, số lượng 
người đến nghe nhiều nhất chỉ ở Singapore hoặc Đài Loan. Nếu mỗi ngày giảng 
kinh tại một đạo tràng, muốn duy trì số lượng người nghe nhiều là việc không dễ. 
Thỉnh thoảng diễn giảng một lần thì sẽ có mấy ngàn người đến tham gia, không 
khí nhộn nhịp, náo nhiệt, còn mỗi ngày đến giảng kinh thì sẽ không náo nhiệt 
như vậy. Người đến nghe mỗi ngày đông đảo mới chính là Bồ tát chân thật, 
muốn đến để học Bồ tát đạo, tu hạnh Bồ Tát. Ở nơi đây, có lúc tôi ngưng giảng 
mười năm. Ngay trong mười năm này, thính chúng có tăng không giảm, mỗi 
năm đều nhiều hơn một vài người. Cho nên tôi mới nói nơi đây có nhiều Bồ tát. 
Thứ hai, “tự hối khắc trách”. Bồ tát chân thật nhất định tự hổ thẹn, trách cứ chính 
mình tu chưa được tốt nên mới kéo theo những chúng sanh chịu tội chịu khổ, 
làm cho thế gian có nhiều tai biến đến thế. Phải trách cứ chính mình, phải nỗ lực 
chăm chỉ gia công tu hành, cho nên sự hối trách này là một động lực rất lớn đối 
với bản thân, thúc đẩy chính mình dõng mãnh tinh tấn, đoạn ác tu thiện. Người 
thế gian làm việc cần lao với động lực danh lợi thúc đẩy, bạn có thể kiếm được 
rất nhiều tiền, vì món tiền đó mà liều mạng, đến khi kinh tế suy thoái, tiền lập tức 
bị thâm hụt. Gian nan khổ cực kiếm được nhiều, bỗng chốc không còn. Tuy 
nhiên nếu phát ra tâm Bồ Đề, vì xã hội, vì đại chúng mà nỗ lực làm việc, thì họ 
vĩnh viễn sẽ không bị hao hụt, mãi mãi tinh tấn, mãi mãi hướng lên trên, chân 
thật tích đại công đại đức, quả báo thù thắng không thể nghĩ bàn. Những sự 
cùng lý này, chúng ta đều phải rõ ràng tường tận, nhất định khi xem thấy hiện 
tượng bên ngoài, chính mình phải sanh tâm hổ thẹn, phải trách cứ chính mình. 
Thứ ba, Phật nhắc nhở chúng ta “ác đạo đáng sợ”. Đó là ba đường ác mà kinh 
đã nói, đường ác dễ bước vào, khó bước ra. Ba đường ác do nguyên nhân nào 
mà hình thành? Phật nói với chúng ta, đường ngạ quỷ do lòng tham, tâm tham 
nặng đọa vào đường ngạ quỷ; đường địa ngục do tâm sân hận; đường súc sanh 
do tâm ngu si. Tâm ngu si là đối với tà chánh, thật giả, thiện ác, lợi hại đều 
không rõ ràng, mơ mơ hồ hồ, đó là ngu si. Thế gian này người tốt người xấu đều 
không phân rõ ràng, việc tốt việc xấu cũng không tường tận, luôn làm những 
việc điên đảo, quả báo sẽ ở đường súc sanh. Một số vị cho rằng, đường súc 
sanh dường như tuổi thọ ngắn, lo gì không dễ dàng thoát khỏi đường súc sanh. 
Thực ra, đường súc sanh có một số loài tuổi thọ ngắn nhưng cũng có loài tuổi 
thọ rất dài. Cho dù tuổi thọ ngắn, họ cũng không dễ gì thoát khỏi. Súc sanh ngu 
si nên nó chấp trước cái thân tướng đó chính là nó, sau khi chết vẫn trở lại súc 
sanh, rất khó đi đến được đường khác để thọ sanh. Việc này sẽ rất phiền phức, 
thí dụ trên kinh Phật kể một câu chuyện. 
Năm xưa khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Kỳ Viên Tịnh Xá có một ít công 
trình, khi thi công thấy dưới đất có một ổ kiến. Đức Phật thấy liền mỉm cười, các 
học trò đi theo Phật liền hỏi: “Vì sao ngài mỉm cười những con kiến này?” Phật 
liền trả lời: “Đàn kiến ngu si, bảy vị Phật xuất thế mà nó vẫn chưa thoát khỏi thân 
kiến”. Một vị Phật xuất thế mất đến ba a tăng kỳ kiếp, huống hồ bảy vị Phật xuất 
thế, hai mươi mốt a tăng kỳ kiếp, mà nó vẫn còn làm kiến, khi kiến chết rồi đầu 
thai lại vẫn làm kiến, đời đời kiếp kiếp làm kiến, không thể thay đổi một thân 
khác. Cho nên đường súc sanh cũng không dễ gì thoát khỏi thân súc sanh.
Tuổi thọ của đường ngạ quỷ dài, kinh Phật nói, một ngày trong cõi quỷ bằng một 
tháng ở nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của cõi quỷ cũng giống như nhân gian 
chúng ta vậy. Một năm ba trăm sáu mươi ngày, mười hai tháng, thế nhưng phải 
ghi nhớ một ngày của họ là một tháng của nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của họ, 
đoạn mạng cũng phải mất một ngàn tuổi, mạng dài đến ngàn ngàn tuổi, có đáng 
sợ không? Bạn đọa vào đường ngạ quỷ thì lúc nào mới có thể ra được. Nếu tính 
cũng phải đến mấy vạn năm sau bạn mới có thể thoát ra. Những ngày tháng đó 
thật khốn khổ. Trong cõi quỷ không nhìn thấy mặt trời. Mặt trời, trăng sao, ba 
ánh sáng này đều không nhìn thấy, bầu trời luôn một màu tối đen. Chúng ta mấy 
ngày không nhìn thấy mặt trời đã cảm thấy rất khó chịu, huống hồ ở trong cõi 
quỷ phải chịu mấy vạn năm không nhìn thấy mặt trời, nghĩ thử xem những ngày 
tháng đó có khổ không? Đời sống cõi quỷ rất khủng khiếp. Cho nên trong ba 
đường, cõi quỷ gọi là đao đồ, đường súc sanh gọi là huyết đồ. Súc sanh chết 
đều ăn không ngon, đều máu chảy ăn nuốt lẫn nhau, súc sanh không được chết 
yên, con lớn ăn con nhỏ. Còn cõi quỷ vì sao gọi là đao đồ? Đao là thường hay 
có người đến giết hại, thân tâm của họ thường bất an, luôn sống trong khủng 
khiếp. Địa ngục gọi là hỏa đồ, một biển lửa. Kinh Phật có nhiều cách nói khác 
nhau về tuổi thọ của địa ngục nhưng tuyệt nhiên không phải Phật nói sai. Sở dĩ 
khác biệt của tuổi thọ lớn là bởi vì chủng loại địa ngục không như nhau, có một 
số tuổi thọ trong địa ngục rất dài nhưng cũng có một số chịu khổ trong địa ngục 
tương đối nhẹ nên tuổi thọ ngắn hơn một chút. 
Vậy chúng ta căn cứ trên kinh để biết trong đường địa ngục, một ngày bằng hai 
ngàn bảy trăm năm ở nhân gian. Đất nước chúng ta ở được gọi là nước văn 
minh cổ xưa có lịch sử năm ngàn năm, nhưng đối với địa ngục vẫn chưa đến hai 
ngày. Kinh Phật nói, địa ngục cũng được tính là một năm ba trăm sáu mươi 
ngày, nhưng một ngày của họ dài hơn hai ngàn bảy trăm năm chúng ta. Yểu 
mạng của họ cũng một vạn tuổi, trường thọ thì đến vạn vạn tuổi, rất khủng khiếp. 
Cho nên mỗi giờ mỗi phút nhất định phải đề cao cảnh giác, không nên tạo 
nghiệp địa ngục, nghiệp của ba đường càng không thể tạo. Phật nói trong mười 
ác nghiệp, nghiêm trọng nhất chính là đọa địa ngục, kế đến đọa ngạ quỷ, nhẹ 
nhất là đến súc sanh. 
Mười ác nghiệp, thân đã tạo ra sát sanh, trộm cắp, tà dâm; miệng tạo ra nói dối, 
nói hai chiều, nói thêu dệt bằng lời ngon ngọt mê hoặc lòng người, nói thô lỗ; ý 
nghiệp tham sân si. Giả như mỗi ngày tạo mười loại nghiệp này thì tiền đồ của 
bạn không cần đi hỏi người khác, nhất định đến ba đường ác. Cho nên càng 
nghĩ càng đáng sợ, chúng ta nhất định không làm việc này, không những chúng 
ta không chịu đọa ba đường ác mà ba đường thiện trong sáu cõi, chúng ta cũng 
không cần, vì sao? Vì không cứu cánh. Bạn muốn tu nhân thiên phước báu, đời 
sau được thân người lại hưởng phước, người hưởng phước hiếm ai có đầu óc 
tỉnh táo, hiếm người không mê hoặc, vậy thì phước của bạn hưởng hết. Thế 
gian này người có phước báu rất nhiều, chúng ta cũng có lúc có cơ hội gặp 
được. Họ hưởng phước tạo tội nghiệp, muốn giúp họ mà không thể giúp. Bạn có 
khuyên lơn, họ cũng bỏ ngoài tai, không nghe, căn bản không muốn bạn nói 
thêm nữa, vậy thì không còn cách nào. Họ vẫn tùy theo tập khí, tùy theo nghiệp 
chướng của họ, trải qua đời sống cuồng vọng tham dục, tiêu hao hết sạch 
phước báu của đời quá khứ đã tu được. Sau đó đến ba đường ác để đối chất.
Chỉ như vậy, chúng ta xem thấy thật đáng thương nhưng không cách gì cứu, cho 
nên nhất định phải thường giữ tâm “Khiếp sợ đường ác”. 
KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 17) 
Thứ tư, Phật dạy “Bất phú hà tì”. Chính mình tạo tác lỗi lầm không nên che giấu 
mà cần phát lồ sám hối, có dũng khí nói ra cho người nghe. Người khác nghe 
biết, trách cứ bạn vài câu, mắng bạn vài tiếng, như vậy là tốt vì bạn đã báo cả 
rồi, gọi là “Trọng tội nhẹ báo”. Làm việc thiện thì đừng để người khác biết. Khi 
làm thiện để người khác biết, người này người kia tán thán vài câu, như vậy bạn 
đã hưởng hết, cái thiện sẽ không còn. Cho nên thánh nhân thế xuất thế gian dạy 
chúng ta phải tích âm đức. Âm là không để cho người khác biết. Chúng ta đoạn 
ác tu thiện, tích công bồi đức không nên để người khác biết, không nên để người 
tán thán. Địa vị của chính chúng ta càng thấp càng tốt, làm công đức có tốt hơn 
cũng như không hề làm việc gì, chính mình cung kính khiêm hạ đối với tất cả 
mọi người. Có thế, công đức mà chính chúng ta tích được có thể bảo toàn, 
tương lai quả báo sẽ lớn, sẽ thù thắng. 
Người thông minh nhất, có trí tuệ nhất là người đem phước báu cả đời tu được 
hưởng vào lúc lâm chung. Lúc lâm chung hưởng phước không bệnh khổ, đó là 
đại phước báu. Lâm chung không bị bệnh, lâm chung rõ ràng tường tận, thông 
suốt thấu đáo, lâm chung có thể đứng mà ra đi, ngồi mà ra đi, biết được mình sẽ 
đi đến nơi nào, thù thắng nhất là thế giới Cực Lạc. Đó là sau khi nghiệp báo của 
thân này đã trả hết. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc làm Phật, chọn lựa tối 
cao trong mười pháp giới, chọn lựa làm Phật. Không có chọn lựa sanh thiên, 
đương nhiên cũng sẽ không chọn lựa đời sau đến nhân gian để hưởng phú quý. 
Phú quý là giả, hãy thử lật lịch sử xem thấy những hoàng đế tướng quân trải qua 
nhiều thời đại, có oanh oanh liệt liệt cũng không quá một đời, ngày nay họ ở 
đâu? Đều chôn vào lòng đất, đâu có gì để đời. Nếu bạn thấy tường tận chân 
tướng sự thật này thì công danh phú quý của thế gian bạn liền buông bỏ, nó 
không ý nghĩa gì. Trong những phước báu của thế gian có rất nhiều khổ báo, từ 
xưa đến nay có vị quốc vương nào không khổ? Có vị nào cả đời làm vua được 
vừa lòng mãn ý? Tuy hưởng phước nhưng trong lòng họ cũng lo lắng bất an, 
cũng không thể một đời an tâm thư thích. Cho nên lỗi lầm không nên che giấu, 
càng không thể đùn đẩy cho người khác, phải phát lồ sám hối, hoàn toàn phơi 
bày, một chút cũng không che giấu. 
Thứ năm, Phật dạy “Đoạn tương tục tâm”, chính là cái tâm liên tục tạo tác tội 
nghiệp. Chúng ta sáu căn tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, thuận với ý của mình 
thì lòng tham liền khởi, phiền não liền khởi; không thuận với ý mình, tâm sân hận 
liền khởi. Cái tâm này khởi lên cũng không nên sợ, vì thực tế mà nói chúng ta 
vẫn là phàm phu. Nếu sáu căn tiếp xúc cảnh giới, bạn không khởi tâm không 
động niệm thì bạn đã là Phật Bồ tát, không còn là phàm phu. Người phàm phu ở 
ngay trong cảnh duyên này nhất định khởi tâm động niệm. Cho nên người xưa 
nói “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Phàm phu khởi tâm động niệm là 
hiện tượng tất nhiên, thế nhưng then chốt ở chỗ nào? Đó là không nên để cho
nó liên tục. Cái ý niệm vừa khởi, lập tức phải đè ý niệm xuống, làm cho nó 
chuyển biến, đó gọi là tu hành, là công phu. Người niệm Phật chúng ta chỉ dùng 
một câu A Di Đà Phật, trong thuận cảnh lòng tham khởi lên thì “A Di Đà Phật”, 
làm cho tâm này lập tức thay đổi, quyết không để lòng tham thêm lớn, không để 
lòng tham tiếp nối. Khi ở trong nghịch duyên nghịch cảnh, tâm sân hận phiền 
não khởi lên thì không phấn khởi mà lập tức dùng câu “A Di Đà Phật” đè nó 
xuống. Nhất định không để sân hận đố kỵ tăng thêm, không để sân hận đố kỵ 
tiếp nối. 
Chúng ta niệm Phật như vậy gọi là biết niệm, gọi là công phu. Không thực hành 
như vậy, họ có niệm hai ba vạn danh Phật hiệu mỗi ngày, cảm thấy không tệ, 
niệm xong Phật hiệu vẫn cứ mắng người, vẫn cứ sân si, vẫn cứ khởi hỉ nộ ái lạc, 
vô tác dụng. Người xưa thường nói “Đau mồm rát họng chỉ uổng công”. Phật 
hiệu của họ có niệm được nhiều hơn cũng không thể khởi tác dụng. Họ không 
hàng phục được phiền não, không đè xuống được. Công phu chân thật có lực, 
mỗi ngày Phật hiệu không nhất định phải niệm nhiều đến như vậy, then chốt là 
bạn phải có thể phục được phiền não, đè nó xuống. Một ngày bạn không niệm 
Phật cũng không hề gì, vừa động niệm thì A Di Đà Phật, vậy là tốt rồi. Khi không 
động niệm, không có A Di Đà Phật, nhưng vừa khởi tâm động niệm lập tức niệm 
A Di Đà Phật, đó gọi là giác nhanh, chân thật giác ngộ, vĩnh viễn giữ gìn tâm địa 
của chính mình Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác. 
Thứ sáu, Phật khuyên “Phát tâm Bồ Đề”. Năm điều trên bao gồm “Minh tín nhân 
quả”, “Tự hối khắc trách”, “Bố uý ác đạo”, “Bất phú hà tì”, “Đoạn tương tục tâm” 
là sám trừ tội nghiệp của chúng ta. Còn “phát tâm Bồ Đề” là tâm chân thật giác 
ngộ. Bạn chân thật tích công bồi đức sau khi đoạn ác và sám trừ nghiệp chướng 
từ năm lời dạy trên. Năm điều sau dạy chúng ta tu thiện. Đoạn ác tu thiện, thiện 
không tu không thể thành tựu phước huệ chân thật. Người học Phật nhất định có 
phước báu, mỗi ngày tu phước, mỗi niệm tu phước, phước báu của họ đương 
nhiên thêm lớn. Tương tự, mỗi niệm tu huệ, ngày ngày tu huệ thì trí tuệ của họ 
nhất định thêm lớn. Đó là đạo lý tất nhiên. 
Cái gì gọi là tâm Bồ Đề? Tâm Bồ Đề là chân tâm. Bồ tát mới có tâm Bồ Đề. 
Trong nhà Phật chúng ta, A La Hán vẫn chưa phát tâm Bồ Đề, Bích Chi Phật, 
Quyền Giáo Bồ Tát đều chưa phát tâm Bồ Đề. Kinh Hoa Nghiêm nói, sáu cõi 
mười pháp giới từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà ra. Chấp trước không 
còn thì sáu cõi không còn, phân biệt không còn thì mười pháp giới cũng không 
còn. Khi mười pháp giới không còn, bạn đến được pháp giới nhất chân, chính là 
thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật, thế giới Cực lạc của A Di Đà Phật. 
Bạn đến nơi đó siêu việt mười pháp giới. Vừa phát được tâm Bồ Đề liền siêu việt 
mười pháp giới. Nói cách khác, tâm Bồ Đề chính là đoạn đứt phân biệt, chấp 
trước, chân tâm của bạn hiện tiền. 
Thể của tâm Bồ Đề là tâm chí thành, chân thành đến tột đỉnh. Các vị phải biết, 
còn chút phân biệt, còn chút chấp trước là tâm của bạn không thành. Phải đem 
phân biệt chấp trước đoạn sạch sẽ. Không những không phân biệt, không chấp 
trước đối với pháp thế gian, mà đối với Phật pháp cũng không phân biệt, không 
chấp trước. Còn phân biệt, còn chấp trước đối với Phật pháp vẫn không thể ra 
khỏi sáu cõi, việc này phải nên hiểu. Một số đồng tu hỏi: “Hiện tại tôi không tham 
danh vọng lợi dưỡng của thế gian, không tham năm dục sáu trần nhưng tôi tham
Phật pháp, có được không?” Không được! Phật bảo bạn đoạn tâm tham, không 
bảo bạn đổi đối tượng. Tâm tham nhất định biến ngạ quỷ, bạn tham Phật pháp 
vẫn biến ngạ quỷ. 
Tuy biến ngạ quỷ nhưng hưởng phước không giống nhau. Ham muốn danh vọng 
lợi dưỡng thế gian, đọa vào đường ngạ quỷ, đó chân thật là ngạ quỷ, ngạ quỷ rất 
nghèo khổ. Còn loại ngạ quỷ ham muốn Phật pháp có thể làm quan ở đường 
ngạ quỷ, bởi vì đối tượng đó không giống nhau, nhưng vẫn phải làm ngạ quỷ, 
vẫn không cách gì thoát khỏi cõi quỷ. Phật dạy chúng ta phải đoạn tâm tham, 
không dạy chúng ta đổi đối tượng, cái ý nghĩa này nhất định phải làm cho rõ 
ràng, nhất định phải đoạn tham sân si, phải đoạn phân biệt chấp trước, thế xuất 
thế pháp thảy đều không phân biệt, bạn mới có thể siêu việt mười pháp giới. Đó 
là thể của tâm Bồ Đề, tâm chí thành, tức là chân thành đến tột đỉnh. 
Vậy Phật dạy phát tâm Bồ Đề cũng chính là nói chúng ta từ nay về sau, đối nhân 
xử thế tiếp vật chỉ một mảng chân thành, nhất định không chút hư dối, không 
chút lợi ích cho chính mình. Người khác dùng tâm hư vọng đối với ta, người 
khác lừa dối ta, ta dùng chân thành đối với họ. Trước mắt chịu thiệt một chút, 
tương lai sẽ không hề bị thiệt chút nào. Họ dùng tâm hư vọng đối với ta thì họ 
đến ba đường, ta dùng tâm chân thành đối với họ thì ta đến thế giới Cực Lạc, 
như vậy làm sao giống nhau được. Cho nên bạn phải chịu thiệt thòi, không sợ 
thiệt thòi, chúng ta mới có thể tham gia “câu lạc bộ” của A Di Đà Phật. Nếu 
không chịu thiệt, vẫn muốn tranh hơn, vậy họ phải đến ba đường ác, bạn cũng đi 
theo. Người thông minh nhất định phải dùng tâm chân thành đối nhân xử thế tiếp 
vật. Chúng ta tu pháp môn Tịnh Độ, chân thật muốn thân cận A Di Đà Phật, thân 
cận mười phương tất cả chư Phật Như Lai, chúng ta mỗi niệm hy vọng gia nhập 
pháp hội của các ngài, sự chọn lựa đó là tối thượng thừa trong mười pháp giới. 
Chúng ta sâu sắc tin tưởng chính mình làm được. Tương lai tôi ở nơi đây giảng 
kinh Hoa Nghiêm, sau khi nghe xong, tín tâm của các vị nhất định sẽ được xây 
dựng, biết được ngay trong đời này có thể tham gia câu lạc bộ của Phật A Di Đà, 
Tỳ Lô Giá Na Phật và tất cả chư Phật, tâm Bồ Đề liền khởi tác dụng. 
Phật ở trên kinh nói với chúng ta, có tự thọ dụng, có tha thọ dụng, cho nên khi 
giảng khởi dụng liền giảng hai loại. Tự thọ dụng là tâm thanh tịnh, hiếu đức hiếu 
thiện. Như hôm nay chúng ta giảng sám trừ nghiệp chướng, đoạn tất cả ác, tu 
tất cả thiện, đó chính là thâm tâm, là tự thọ dụng. Sau khi tâm Bồ Đề phát thì tự 
nhiên sẽ như vậy, không chút miễn cưỡng, cũng không cần người khác phải đốc 
thúc, tự động tự phát, họ thật làm. Tha thọ dụng của tâm Bồ Đề là đối nhân xử 
thế tiếp vật, đại từ đại bi. Dùng lời hiện tại mà nói, từ bi là đối với tất cả chúng 
sanh, quan tâm chân thành, thương yêu chân thành, giúp đỡ nhiệt tâm, đó là tha 
thọ dụng. Ý nghĩa của tâm Bồ Đề rất sâu, rất rộng, Phật pháp chưa truyền đến 
Trung Quốc, cổ thánh tiên hiền Trung Quốc chúng ta cũng đã phát ra tâm này, 
chẳng qua không gọi nó là tâm Bồ Đề nhưng trên thực tế cùng với tâm Bồ đề mà 
Phật nói không hề khác nhau. 
Vào thời xưa Trung Quốc, vua Hán Võ chế định chính sách giáo dục quốc gia. 
Sau khi ông chế định chính sách này, kéo dài mãi đến trào Mãn Thanh, hơn hai 
ngàn năm, mỗi trào đại đều tuân thủ, không hề cải biến. Điều đó cho thấy chính 
sách giáo dục này là tông chỉ phương châm giáo dục chính xác cho nên đế 
vương nhiều đời đều khẳng định tiếp nhận, đều hoan nghênh, và đều chấp
hành. Đó chính là thực hành tư tưởng giáo dục của Khổng Mạnh, ngày nay 
chúng ta gọi là nhà Nho. Nhà Nho dạy người trên cương lĩnh giảng Tam cương 
Bát mục. Trong phương pháp giáo học cũng nói đến tâm Bồ Đề nhưng nó được 
nói đến bằng những từ “thành ý”, “chánh tâm”. “Thành ý” chẳng phải là tâm chân 
thành hay sao? “Chánh tâm” chính là thâm tâm, đại bi tâm trong Phật pháp 
chúng ta. Hai thứ này hợp lại dùng một chữ “chánh”, “chánh tâm”. Phật pháp 
chúng ta giảng tỉ mỉ, bạn dùng tâm gì đối với chính mình, dùng tâm gì đối với 
người khác. Nhà Nho giảng nói tác dụng của “thành ý”, họ chỉ nói một “chánh 
tâm”, dùng chánh tâm đối với chính mình, dùng chánh tâm đối với người khác. 
Chỉ có Phật giảng mới tường tận. Cái thành ý này là chân thành, chúng ta cũng 
rất muốn dùng tâm chân thành, thế nhưng vẫn không phải. 
Bồ Tát Mã Minh có một trước tác gọi là “Đại Thừa Khởi Tín Luận”, “khởi tín” là 
vào cửa, là bước đầu. Cũng giống như trường học, bạn vừa vào lớp một, vừa 
mới đi học, điều kiện khởi tín chính là phát tâm Bồ Đề. Cho nên tâm Bồ Đề vừa 
phát, bạn chính là Bồ Tát Đại thừa khởi tín, kinh Đại thừa gọi là phát tâm trụ Bồ 
Tát. Khi vừa phát tâm, bạn liền ở địa vị Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát. Công đức của 
Bồ Tát Sơ Trụ được tất cả chư Phật tán thán. Trong kinh Hoa Nghiêm, đoạn kinh 
văn “Thập Trụ” tổng cộng có sáu phẩm kinh đều tán thán công đức của Bồ Tát 
sơ trụ, đặc biệt phẩm “Sơ Phát Tâm Công Đức Phẩm”. Tâm chúng ta vì sao 
không thể phát khởi? Mặc dù muốn phát nhưng không cách nào phát được. Phật 
biết, các bậc thánh hiền xưa cũng biết, nên mới khuyên chúng ta bỏ hết những 
chướng ngại trong tâm thì chân tâm mới có thể phát ra được. 
Trong tâm chân thành của bạn chỉ cần có phiền não chướng, sở tri chướng thì 
chân tâm của bạn sẽ không cách gì hiển lộ. Hàng Thanh Văn, A La Hán, Bích 
Chi Phật, Quyền Giáo Bồ Tát vẫn chưa đoạn hai loại chướng này nên tâm Bồ Đề 
không thể hiện tiền, vẫn cứ dùng vọng tâm, không phải chân tâm. Nhà Nho dạy 
người xem Thành ý Chánh tâm phía trước có hai câu “Cách vật, Chí tri”, sau đó 
mới Thành ý, Chánh tâm, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Từ đó có thể 
thấy hai câu phía trước quan trọng, “Cách vật, Chí tri”. Cách vật là gì? Về sau 
nhà Nho của Tống Minh đem hai chữ “Cách vật” này giải thích cái lý tột cùng các 
vật, nghiên cứu đạo lý của tất cả vật, đó là trên căn bản phương hướng đã sai 
lầm, cho nên Phu Tử đời sau nghiên cứu chư Tử trên lý, đại khái đầu óc đều hỗn 
loạn mà lý cũng chưa nghiên cứu ra được. Chỉ đến khi Tư Mã Quang xuất hiện, 
nghiên cứu thông minh hơn. 
Tư Mã Quang là tín đồ Phật giáo thuần thành, ông nói rất có đạo lý, rằng “Cách 
vật” thì vật chính là vật dục. Giải thích của ông không giống giải thích của người 
trước. Vật là vật dục, là thị phi nhân ngã, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu 
trần. Cách là cách đấu, có nghĩa, chúng ta chính mình phải đấu tranh với năm 
dục sáu trần, phải chiến thắng nó, không nên bị nó đánh bại. Bạn phải khắc phục 
năm dục sáu trần, chính là đoạn phiền não mà nhà Phật nói. Nhà Nho gọi Khắc 
chế là phương pháp đoạn phiền não, cách này có thể khắc phục năm dục sáu 
trần. Phật dạy chúng ta, những đệ tử đời sau “lấy giới làm thầy, lấy khổ làm 
thầy”. Thầy chính là ý nghĩa của sự mô phạm. Phật tuy không tán thành tu khổ 
hạnh nhưng Phật tán thán tu khổ hạnh, vì sao? Con người có thể trải qua đời 
sống thanh đạm, ý niệm của vật dục sẽ rất tan nhạt, hay nói cách khác, rất dễ 
đoạn phiền não. Trong đời sống nếu bạn ham thích hưởng thụ thì bạn không có
năng lực hàng phục năm dục sáu trần. Phiền não của bạn chưa dứt thì tâm Bồ 
Đề không thể sanh khởi, điểm này các vị đồng tu phải đặc biệt chú ý. 
Vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, điều kiện trên kinh Vô Lượng Thọ 
đầu tiên chính là phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật. Tôi đem 
sự việc này giảng rõ ràng tường tận cho mọi người nghe, tương lai bạn không 
thể vãng sanh cũng sẽ không trách tôi. Hiện tại tôi nói với các vị nhưng các vị 
không chịu làm, như vậy không phải trách nhiệm của tôi, bạn không tin tưởng thì 
không còn cách nào. Cho nên phát tâm Bồ Đề vô cùng quan trọng, nhất định 
phải dùng tâm chân thành đối đãi người thì chân tâm của bạn liền hiện tiền. Bạn 
nhất định phải khắc phục dục niệm của mình trong năm dục sáu trần, còn gọi 
là thế giới muôn màu, nhất định không bị nó dụ hoặc. Chính mình khắc phục 
được mình, đó chính là công phu “Cách vật”. Cho nên cách vật là phá phiền não 
chướng. Chí tri là phá sở tri chướng, chúng ta phải cầu học vấn chân thật, trí tuệ 
chân thật, tốt nhất từ kinh Vô Lượng Thọ, nói rõ ràng thấu triệt hơn kinh Hoa 
Nghiêm. 
Tương lai hai bộ kinh sẽ đều giảng ở đạo tràng này. Hiện tại chúng tôi đang làm 
công tác trù bị, biên tập mới lại để mọi người xem kinh thấy được câu đoạn, thứ 
lớp, chương pháp, kết cấu, nghĩa lý dễ hiểu. Hiện tại, kinh Hoa Nghiêm in bằng 
bản gỗ, một mặt mười hàng, một hàng hai mươi chữ, không có thứ lớp, không 
có chấm phẩy, xem thế nào cũng không hiểu, khi xem trong lòng không thoải 
mái. Cho nên chúng ta không thể không đem kinh này phân câu đoạn, biên tập 
mới lại. Dự định ngày 18 bắt đầu giảng, một tuần lễ giảng năm ngày, bốn ngày 
giảng Hoa Nghiêm, một ngày giảng kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ 
ngắn, chúng ta giảng dài; kinh Hoa Nghiêm dài, chúng ta giảng ngắn. Như vậy 
rất tự tại, không bị hạn chế thời gian. Hy vọng ba năm có thể hoàn thành công 
trình. 
Phương pháp trong hai bộ kinh này là Chí tri, tốt nhất, học tập có hiệu quả nhất. 
Cách vật nhất định phải ở ngay cuộc sống chính mình. Trong cuộc sống, chúng 
ta nhất định phải tiết kiệm, không nên lãng phí. Ngoài ra chính mình có phước 
báu cũng phải tiết phước, không nên lãng phí. Phước báu dư ra, phân cho 
chúng sanh cùng hưởng thì phước báu của bạn càng ngày càng lớn, vĩnh viễn 
hưởng không hết. Không nên chính mình có phước, chỉ một mình hưởng hết, đó 
là sai lầm. Cho dù có rất nhiều phước báu, chúng ta chỉ hưởng thụ một chút, tất 
cả còn lại thảy đều chia cho chúng sanh cùng hưởng. Bạn có thể bố thí phước 
càng nhiều thì phước của bạn càng lớn. Như tôi đã nói với các vị, bạn bố thí tài 
thì được tiền tài, bố thí pháp được thông minh, bố thí vô uý được khoẻ mạnh 
sống lâu, bố thí phước báu thì đương nhiên được phước báu lớn, đó là đạo lý 
nhất định. Cho nên chúng ta phải bố thí phước báu lớn, tạm đủ cho đời sống của 
mình là được. Việc tích thiện tích phước đưa lên hàng đầu, mỗi niệm vì chúng 
sanh, mỗi niệm vì xã hội. Chúng sanh đều có phước, xã hội tốt thì đời sống của 
chúng ta đương nhiên sẽ tốt vì chúng ta không rời khỏi xã hội, không rời khỏi 
chúng sanh. Không nên mỗi niệm nghĩ cho chính mình, vậy tâm Bồ Đề không 
còn. Mỗi niệm vì chúng sanh, mỗi niệm vì xã hội, tâm Bồ Đề liền hiện tiền. Cho 
nên nhất định phải phát tâm Bồ Đề. 
Thứ bảy, Phật dạy chúng ta phải “tu công bổ quả”, từ đời quá khứ chúng ta cho 
đến đời này, những việc đã làm sai rất nhiều. Cho nên Phật khuyên bảo chúng
ta phải nỗ lực tu thiện, bồi đắp lỗi lầm. Người thế gian thường nói, “lấy công 
chuộc tội”, pháp luật thế gian có rất nhiều người làm như vậy. Trong Phật pháp 
thì không được vậy, thiện nhất định có quả thiện, ác nhất định có ác báo. Không 
thể nói: “Ngày trước tôi đã tạo rất nhiều tội ác, hiện tại tôi tu đại thiện, nên tội của 
tôi không cần trả báo”, không hề có việc như vậy, đó là không phù hợp với định 
luật nhân quả. Ngay đời này bạn nỗ lực tu thiện, sức mạnh của thiện đặc biệt 
mạnh, cái thiện của bạn sẽ được hưởng trước; tội nghiệp mà bạn tạo, cái ác báo 
sẽ chậm lại, lùi lại sau, báo sau nhường cho cái thiện báo trước. Còn nếu lực 
lượng ác mạnh thì cái ác sẽ báo trước, cái thiện mà bạn làm sẽ báo sau, tuyệt 
nhiên không hề có chuyện không báo, đó là định luật nhân quả, chân lý của nhân 
quả, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Bạn không thể không khiếp sợ nhân quả, 
vì quả báo không hề sót lọt, chỉ là báo sớm hay báo trễ mà thôi. Khởi một ác 
niệm đều phải nhận lấy báo ác, khởi một niệm thiện cũng có quả thiện. 
Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, ba nghiệp đều đang tạo. Tu công bù lỗi, 
không phải Phật khuyên bảo chúng ta đem công bù tội, mà hy vọng quả thiện 
của chúng ta báo trước, quả ác sẽ được chậm lại. Giả như thiện căn của chúng 
ta rất lớn, chúng ta sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, đến nơi đó làm 
Phật, sau khi làm Phật rồi, những tội nghiệp đã tạo trong đời quá khứ còn phải 
trả báo hay không? Nếu bạn nói làm Phật Bồ tát rồi thì không trả báo nữa, định 
luật nhân quả sẽ nói không thông. Xin thưa với các vị, làm Phật Bồ Tát đến sau 
cùng vẫn phải trả báo. Tuy nhiên cái báo đó ở trên cảm thọ hoàn toàn không 
giống chúng ta. 
Hiện tại khi chúng ta trả báo, chân thật cảm thấy vô cùng thống khổ. Còn khi 
Phật Bồ Tát thọ báo, các ngài đều rõ ràng tường tận, biết được đời quá khứ do 
tạo nhân như vậy cho nên hiện tại phải chịu quả báo. Họ nghĩ thế nên trả nợ một 
cách hoan hỉ, tự tại, từng món nợ trong sổ đều xoá hết. Còn chúng ta, đời trước 
gạt tiền người ta, đời này người ta gạt tiền mình mang đi, chúng ta cảm thấy khổ 
sở. Nếu chúng ta biết đời trước đã gạt họ, hiện tại họ gạt ta, vừa lúc phải trả cho 
nên một chút áo não cũng không có, bị gạt mà còn thấy thoải mái, an vui. Cho 
nên Phật Bồ Tát khi đến đây chịu quả báo, an vui tự tại vô cùng. 
An Thế Cao thật cũng đã làm Phật, làm Bồ Tát. Ông đến Trung Quốc trả nợ 
mạng hai lần. Đời trước ông giết lầm một người, đời này đến ngay nơi đó cũng 
bị người ta giết nhầm lại. Giết nhầm mà vẫn còn có tội. Ông đã đoán trước rồi 
nói với bạn: “Hôm nay tôi sẽ gặp nạn, sẽ chết đi, anh nói với quan phủ không 
nên trị tội người này. Đó là do nghiệp lực đời trước của tôi nên đời này phải gánh 
lấy quả báo, do tôi tự đến để trả nợ mạng”. Cho nên không thể nói thành Phật 
thành Bồ Tát thì không chịu báo, làm gì có đạo lý như vậy. Tuy nhiên cũng có 
tình huống không chịu báo. Không chịu báo là do đối phương hai bên đều rất 
tường tận, ta thiếu họ một mạng, họ biết rõ và nói: “Tôi không cần anh trả mạng”. 
Vậy thì không sao. Thực tế có trường hợp như vậy. Một vị Bồ tát đến giảng kinh 
nói pháp, gặp được oan gia trái chủ. Họ nghe và thấu hiểu Phật pháp nên bỏ 
qua món nợ về trước. Quả báo nhất định chân thật, báo và không báo đều ở nơi 
duyên, vậy phải xem nhân duyên đó của bạn như thế nào. Duyên, có lúc có thể 
thao túng ở chính nơi chúng ta, chính mình có thể làm chủ. Phật dạy “tu công bổ 
quá”, ý nghĩa ngay chỗ này.
KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 18) 
Thứ tám, Phật dạy “Thủ hộ chánh pháp”, công đức vô cùng to lớn, là công đức 
đệ nhất trong thế xuất thế gian pháp. Chánh pháp phải gìn giữ như thế nào? 
trong “Quảng tu cúng dường” phía trước, tôi đã nói qua với mọi người, như giáo 
tu hành cúng dường. Kinh giáo của Phật, kinh điển của Phật, những đạo lý trong 
đó, chúng ta phải tường tận, phải thấu triệt. Phật dạy phương pháp đời sống, 
phương pháp đối nhân xử thế, phương pháp tu học, chúng ta nhất định phải 
tuân thủ. Những phương pháp trong kinh điển không gì khác ngoài phương pháp 
dạy chúng ta làm người, phương pháp sinh hoạt, thậm chí dạy chúng ta phương 
pháp làm việc, không có thứ nào không có. Phật dạy điều gì làm được, chúng ta 
nhất định phải làm cho được; Phật dạy điều gì không nên làm, chúng ta nhất 
định tuân thủ quyết không làm. Đó trước tiên là hộ trì chính mình, sau đó giúp đỡ 
chánh pháp cửu trụ thế gian. 
Cư sĩ Lâm xây đạo tràng, mời pháp sư đến giảng kinh nói pháp, vậy chánh pháp 
mới có thể cửu trụ. Những năm gần đây Lý Mộc Nguyên khai ngộ, ông mới tu 
sửa lầu bốn lầu năm để mọi người đến nghe kinh, ngồi thoải mái dễ chịu gần hai 
giờ đồng hồ. Đó là đến hưởng thụ, không phải đến chịu tội. Trong hai giờ đồng 
hồ, thân tâm hoàn toàn thư thái. Công trình của ông vẫn chưa hoàn công, bên 
trong còn một số phù điêu, bức vẽ thiên nữ tán hoa, nhưng tương lai giảng 
đường này sẽ rất mỹ quan, nhất định sẽ làm cho mọi người thoải mái. Đó đều là 
Hộ Trì Chánh Pháp. Trong Hộ Trì Chánh Pháp then chốt nhất chính là bồi dưỡng 
nhân tài tiếp nối. Thời đại này của chúng ta đã già, tương lai không giảng nổi 
nữa. Không có người giảng, vậy Phật pháp chẳng phải bị đoạn tuyệt? Hiện tại có 
không ít pháp sư trẻ tuổi đến từ Trung Quốc tiếp nối huệ mạng của Phật. Tương 
lai chúng ta xuống giảng đài thì họ lên tiếp nối. Những người thanh niên này vừa 
học giảng kinh đương nhiên sẽ giảng có rất nhiều chỗ không vừa ý mọi người, là 
sơ học, kinh điển lý luận đạo lý đều chưa thuộc, cho nên họ cần có người hộ trì. 
Làm thế nào hộ trì? Đến nghe giảng chính là hộ trì. Nếu bạn không đến nghe, họ 
ở nơi đó học giảng kinh, vừa nhìn xuống thấy lác đác người vào ngồi dự, liền 
nghĩ mình không khéo giảng, không thể giảng kinh, tâm họ liền bị thoái chuyển. 
Nhưng khi vừa nhìn xuống thấy có rất nhiều người, họ cảm thấy phấn khởi, cho 
rằng mình giảng không tệ, chí khí của họ được nâng cao. Tôi đã nói với các vị, 
họ là cây Bồ Đề, các vị đến nghe kinh chính là tưới nước để vun bồi cho họ dần 
dần trở thành cây đại thọ. Cho nên nghe họ giảng kinh là hộ trì chánh pháp, 
công đức sẽ lớn hơn nghe tôi giảng kinh. Hiện tại tôi giảng kinh vào ngày thứ 
sáu và thứ bảy, thời gian còn lại đều là những học trò đang luyện tập giảng kinh. 
Tôi hoan nghênh mọi người đến hộ trì chánh pháp, khích lệ họ. Bên cạnh đó, khi 
các vị nghe kinh, nếu cảm thấy họ giảng có vấn đề, nghe không rõ ràng, hoặc có 
chỗ nghi, chỗ sai lầm, các vị có thể viết một tờ giấy đưa cho họ giúp họ không 
ngừng cầu cải tiến. 
Ngày trước, lão sư đã dạy tôi, khi mới học giảng kinh, ta ở trên đài giảng là học 
trò, bên dưới nghe kinh đều là thầy giáo, là giám học của ta. Ta báo cáo với mọi 
người về việc tu học của mình, mời mọi người chân thật chỉ giáo cải tiến, còn ta
chân thật tiếp nhận, y giáo phụng hành thì chính mình mới có tiến bộ. Cho nên 
học giảng kinh nhất định phải tiếp nhận phê bình chỉ giáo của đại chúng. Đại 
chúng không phê bình chỉ giáo nghĩa là không quan tâm đến bạn. Còn chân thật 
ái hộ bạn thì nhất định đại chúng phải phê bình. Chúng ta nhất định tiếp nhận, nỗ 
lực cải tiến. Người ta phê bình mình mà mình không cải tiến thì lần sau họ không 
nói nữa, họ buông bỏ bạn. Cho nên chúng ta học thì phải học thái độ tốt đẹp, 
cũng nỗ lực gánh trách nhiệm giúp đỡ các pháp sư trẻ có thể thành tựu, tương 
lai tiếp tục huệ mạng của Phật, hoằng pháp lợi sanh, đó chân thật là hộ trì chánh 
pháp. 
Các vị cần phải biết hộ pháp quan trọng hơn hoằng pháp. Thực tế thế gian này 
không phải không có người hoằng pháp, nhân tài hoằng pháp rất nhiều, nhưng 
nếu không gặp được thiện hộ nhiệt tâm thì nhân tài hoằng pháp cũng sẽ bị dìm 
mất, ngay trong một đời của họ chỉ có thể tự lợi mà không thể lợi tha. Thời gian 
trước tôi cũng đã từng nói qua mấy lần, mỗi lần chúng ta ở giảng đường đều có 
không ít đồng tu mới đến. Đồng tu cũ tuy đã nghe qua nhưng e thời gian lâu rồi 
có thể quên, còn đồng tu mới thì chưa nghe, cho nên nói nhiều một chút cũng 
không ngại. Người hoằng pháp cũng giống như một giáo viên giỏi ở thế gian. Họ 
có học vấn, có đức hạnh, có phương pháp giáo học. Nếu không có người muốn 
theo họ học thì họ không thể phát huy được tác dụng. Nhưng muốn có người 
theo họ học đương nhiên trước tiên phải có người thành lập một học đường. 
Trung Quốc thời xưa thành lập học đường phần nhiều là tư thục. Một thầy giáo 
có ít nhất mười mấy học trò mới có thể phát huy sở trường của mình. Nếu không 
có người thành lập học đường thì thầy giáo không cách gì phát huy được đức 
năng của bản thân. Vào thời hiện đại một vị thầy giáo giỏi nếu không có trường 
học tốt; người phụ trách của trường học, tức là hiệu trưởng, không quen biết 
thầy giáo, không mời thỉnh thì thầy giáo giỏi ấy cũng không có cơ hội giáo học. 
Cho nên nhất định phải có người quen biết, mời thỉnh, trọng dụng, thầy giáo mới 
có thể phát huy sở trường đặc biệt của mình, mới có thể giáo huấn một phương. 
Việc giáo hoá một phương, công đức chân thật có phải thuộc tất cả về thầy giáo 
không? Không, đó là của người hộ pháp. Bạn xem thấy ngày nay mở lớp dạy 
học, giáo dục làm được thành tựu, khi quốc gia xã hội khen thưởng thường ban 
tặng cho hiệu trưởng. Nếu trường học do tư nhân làm, nhất định khen tặng phần 
thưởng cho hội trưởng, người mở lớp học, vì công là do họ. Còn làm không tốt 
thì lỗi cũng ở nơi họ, họ phải gánh lấy trách nhiệm. Cho nên họ chủ đạo chánh 
sách giáo học, họ xếp đặt giáo trình, giáo viên chẳng qua đến để chấp hành mà 
thôi. Như vậy công đức là ở người mở lớp, việc mở lớp chúng ta gọi là hộ pháp. 
Các vị phải nên biết hoằng pháp và hộ pháp là một thể, nhưng hộ pháp vẫn quan 
trọng hơn. Nếu không có người hộ trì, Phật Bồ tát ra đời cũng không thể lợi ích 
chúng sanh. Trách nhiệm của hộ pháp rất nặng, công đức của hộ pháp cũng rất 
lớn. Thích Ca Mâu Ni Phật đem công việc hộ pháp này ủy thác cho ai? Trên kinh 
chúng ta thấy Phật đem công việc của hộ pháp ủy thác cho quốc vương đại 
thần, đại phú trưởng giả. Họ có năng lực hộ pháp, có oai thế, có tiền của; họ có 
thể xây dựng đạo tràng, có thể bố trí an ổn những vị pháp sư, bồi dưỡng pháp 
sư, khải thỉnh pháp sư đến hoằng pháp lợi sanh. Họ chuyên mở trường học, làm 
đổng sự trưởng, mời thỉnh pháp sư đến trụ trì đạo tràng. Trụ trì trong đạo tràng 
cũng giống như tổng sự trưởng trong một công ty, pháp sư giảng kinh là người
phụ việc, mỗi người một việc. Ông chủ là đổng sự trưởng, là hộ pháp. Không có 
sự hộ trì của họ thì người xuất gia làm gì có tiền của, làm gì có đủ lực, che dựng 
một chòi tranh còn khó huống hồ xây một đạo tràng, làm sao phát huy được sở 
trường của mình. 
Chúng ta ở đây giảng kinh nói pháp, công lão này là của cư sĩ Lâm. Công đức 
hoằng pháp lợi sanh là của họ, nếu họ không mời mình đến giảng kinh thì chúng 
ta không cách gì đến được nơi này. Nếu họ không mở lớp bồi dưỡng pháp sư 
trẻ thì không người nào có thể đến. Ngày nay chúng ta giảng kinh, có rất nhiều 
đồng tu được lợi ích. Hiện tại nhờ vào thiết bị khoa học, không những thính 
chúng ngồi đây được lợi ích mà các đồng tu trước truyền hình cũng được lợi ích. 
Hôm qua thầy Ngộ Đạo gọi điện thoại cho tôi từ Canada. Thầy nói với tôi, tịnh 
tông của Hoa Kỳ và Cannada tiền đồ một mảng sáng lạng. Hiện nay họ đọc kinh 
Vô Lượng Thọ, số lượng người niệm Phật nhiều vô kể. Một số người nước 
ngoài đọc kinh Vô Lượng Thọ rất tốt mặc dù họ không hiểu ý nghĩa. Tôi thắc 
mắc làm sao có thể đọc tốt như vậy. Thầy ấy cho biết cuốn kinh Vô Lượng Thọ 
của Singapore có phiên âm Latinh. Người nước ngoài căn cứ vào phiên âm đó 
đọc ra chữ Trung Quốc không hề sai. Có rất nhiều người nước ngoài đang đọc 
quyển kinh này. Chúng ta có thể hiến tặng họ, bất cứ nơi nào cần đến thì chúng 
ta đều có thể tặng. 
Người nước ngoài dùng phiên âm La tinh đích thực rất thuận tiện. Đài Loan 
dùng chú âm phù hiệu, họ không cách gì đọc được, cũng không thể dùng, nhưng 
quyển chú âm của Singapore thì họ rất dễ dùng. Tịnh tông có thể mở rộng như 
vậy, tốc độ nhanh là nhờ vào sức mạnh truyền hình. Mỗi ngày chúng ta đều ở 
trên truyền hình, một giờ phát sóng là một giờ họ từ truyền hình mà lĩnh hội. Cho 
nên ngày nay chúng ta đến đây giảng kinh, thính chúng không thể hạn lượng. 
Mắt thịt chúng ta nhìn thấy nhiều người nhưng không nhìn thấy được số lượng 
người ngồi trước tivi ở các quốc gia khu vực khác. Không biết số người nhiều 
đến bao nhiêu, lợi ích vô biên, loại công đức lợi ích này vẫn là của hội trưởng cư 
sĩ Lâm. Muốn Phật pháp hưng vượng, bốn chúng đệ tử chúng ta đều phải biết 
làm công việc hộ pháp. 
Ngày trước, tôi còn trẻ học Phật, học giảng kinh với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, sau 
đó nếu không gặp Hàn quán trưởng ba mươi năm toàn tâm toàn lực hộ trì thì 
chúng ta cũng không có thành tựu của ngày hôm nay. Không có người hộ trì 
này, tôi nghĩ tôi chỉ có hai con đường để đi, một là làm kinh sám, bỏ việc giảng 
kinh vì không có cơ hội giảng cho bạn; hai là đành phải hoàn tục, lại vào xã hội 
để tìm công việc. Do đó công đức hộ trì không thể nghĩ bàn. Hộ trì không đơn 
giản, cả nhà Hàn cư sĩ giúp đỡ tôi, họ cũng gặp phải rất nhiều khổ nạn, thế 
nhưng bà sáng suốt, không bị quấy nhiễu bởi hoàn cảnh bên ngoài. Bạn lên bục 
giảng kinh, giảng không hay, người ta sẽ cười bạn, chướng ngại đó vẫn nhỏ. 
Nhưng nếu giảng khá, thính chúng rất hoan hỉ, tán thán, đồng thời người đố kỵ 
sẽ xuất hiện, việc này không thể tránh khỏi. Người đố kỵ sẽ nghĩ mọi cách phá 
hoại, khiêu khích, sinh sự. Ngày trước, tôi ở nhà của Hàn trưởng. Người xuất gia 
bị bức đến không còn đường để đi, không có chùa dung chứa, đành ở nhà cư sĩ 
17 năm. Thời gian không ngắn cho nên người khiêu khích sinh sự cũng không 
thể tránh khỏi. Người nhà của Hàn trưởng phải nhẫn chịu. Nếu họ không thể 
nhẫn chịu, họ sẽ nói: “Pháp sư à! Không được rồi, ông ở đây, tôi không thể chịu
nổi áp lực bên ngoài”, lúc đó có lẽ tôi đành phải ra đi. Thế nhưng người trong 
nhà họ sáng suốt, họ có thể chịu được bất cứ gièm pha thậm chí nhục mạ, họ 
đều không hề để ý. Việc này vô cùng khó làm, cho nên thành tựu của chúng ta 
chân thật rất cảm kích đối với bà, không có bà thì không có thành tựu của ngày 
nay, cũng không có thư viện Hoa Tạng của Đài Bắc, không có Tịnh Tông Học 
hội. Do đó công đức hộ trì là không thể nghĩ bàn. Hộ trì phải có trí tuệ, có định 
lực chân thật. Trí tuệ có thể phân biệt phải quấy, định lực không bị cảnh giới bên 
ngoài quấy nhiễu, cứ kiên trì sau cùng mới có thành tựu. Đến khi quán trưởng 
vãng sanh, hai lần nhìn thấy Phật A Di Đà đến an ủi, được xem thấy hải hội liên 
trì, điềm lạ đích thực tương ứng với công đức của bà. 
Các vị xem thấy, người xuất gia chúng tôi đắp cái y này, màu sắc là màu cafe, 
không phải y màu đỏ, áo tràng màu vàng như trước đây chúng ta đều đắp. Khi 
Hàn quán trưởng bệnh nặng, một hôm tôi bỗng nghĩ ra, màu sắc y của chúng ta 
không như pháp. Phật nói cho chúng ta màu sắc của y phục này chính là loại 
màu sắc hiện tại tôi đang đắp. Y nhiễm sắc, tránh khỏi năm loại màu chính, là 
đỏ, vàng, xanh, trắng, đen. Cho nên y phục của nhà Phật gọi là màu cà sa. Tôi 
liền nghĩ đến, y nhiễm sắc không phải chánh sắc. Thế là tôi gọi điện thoại cho 
tiệm may tăng phục, nhờ họ may loại y phục như pháp này. Buổi tối, ông chủ 
tiệm may tăng phục đến thư viện đo y phục cho chúng tôi. Chúng tôi liền nhờ 
ông ấy may nhanh hơn một chút. Ông liền nói, buổi trưa, Phật A Di Đà đến tiệm 
dặn bảo ông rằng thư viện có việc gấp, phải mau làm cho xong, cho nên ông đã 
chuẩn bị xong hết nguyên liệu may đồ. Thật không thể nghĩ bàn. Chúng ta khởi 
một niệm đúng pháp liền có thể cảm ứng. Ngày nay chúng ta đắp y này, thật 
không dám đổi lại màu đỏ vì Phật A Di Đà gia trì. Bất kể trường hợp nào, chúng 
ta cũng không dám dùng màu vàng, màu đỏ tươi đẹp nữa. 
Trong hộ pháp, phải hiểu phẩm Hạnh Nguyện có câu “thỉnh chuyển pháp luân”. 
Chúng ta không cách gì thỉnh Phật, chỉ có thỉnh những vị cao tăng đại đức không 
luận tại gia hay xuất gia miễn họ có tu học Phật pháp. Hiện tại tìm người chứng 
quả là việc quá khó, chúng ta không gặp được, chỉ cần họ chân thật có tu có học 
thì chúng ta có thể mời họ đến giảng kinh. Thế nhưng khi mời họ đến giảng kinh, 
chúng ta lại phải thông hiểu đại chúng của chúng ta đang tu pháp môn gì, chúng 
ta mời họ đến giảng kinh luận gì, có sự trợ giúp đối với việc tu học của chúng ta 
hay không. Mọi người đều niệm Phật, đều một mục tiêu cầu sanh Tịnh Độ, nếu 
bạn mời một vị pháp sư đến giảng về tham thiền, hoặc mời một vị pháp sư đến 
dạy bạn trì chú, như vậy là phá hư pháp môn tu học của chúng ta. Người hộ 
pháp không những hộ chính mình, hộ pháp của Phật mà còn phải hộ pháp của 
đại chúng, vì đại chúng mà mời thầy giáo. Khi mời, nhất định phải mời thầy giáo 
tương ưng với sự tu học thì chúng ta mới có được lợi ích. 
Ngày trước khi tôi ở Đài Trung thân cận lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm, mười 
năm không hề rời khỏi ông, ông đi đến đâu thì chúng tôi đi theo đến đó. Chúng 
tôi khoảng vài chục người, là chúng thường tùy của thầy. Trong mười năm, tôi 
thấy lão cư sĩ Lý sáng lập Liên Xã Đài Trung, thư viện Từ Quang. Hai đạo tràng 
hoằng pháp đã tiếp đón rất nhiều đại pháp sư, đại đức cư sĩ đi ngang qua Đài 
Trung. Lão sư Lý đích thân đến bến xe nghinh tiếp, khi về đích thân đưa tiễn đến 
bến xe. Ngài nhất định mời họ ăn cơm, cung kính cúng dường, lễ tiết rất chu 
đáo, nhưng không hề mời họ giảng khai thị, đừng nói đến giảng kinh. Ban đầu tôi
nhìn thấy việc này trong lòng cảm thấy có chút kỳ lạ. Có một số pháp sư từ nước 
ngoài đến, Lý lão sư tôn kính họ như vậy nhưng lại không mời họ kết chút pháp 
duyên với mọi người chúng tôi, không mời giảng chút khai thị. Chúng tôi thỉnh 
thoảng cảm thấy lão sư Lý dường như ngạo mạn, không xem trọng người khác, 
mặc dù trên biểu hiện của ông rất cung kính, lễ tiết không hề thiếu sót. Chúng tôi 
tuy không nói ra nhưng cũng bị ông nhìn thấy. Ông triệu tập chúng tôi đến, 
khoảng mười người, ông nói: “Không phải tôi không mời ông ấy giảng khai thị. 
Nếu ông ấy vừa khai thị thì tôi lại phải tốn rất nhiều thời gian làm cho tâm của 
đồng tu chúng ta định trở lại. Những vị pháp sư đó là pháp sư tham thiền, những 
pháp sư học giáo, và pháp sư tu Mật. Suốt mười năm, tôi không dễ gì bồi dưỡng 
tín tâm niệm Phật của mọi người, hiện tại một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, 
nếu pháp sư ấy đến nói tham thiền tốt hơn niệm Phật, tham thiền minh tâm kiến 
tánh, hoặc trì chú, học Mật Tức Thân Thành Phật, vậy thì đồng tu chúng ta nghe 
xong, tín tâm sẽ liền lay động, như vậy có phải phiền phức hay không?”. Cho 
nên ông không chịu mời họ giảng khai thị, đó là ông hộ pháp, giữ gìn thuần tín 
của đại chúng đối với tín tâm, thâm tín thiết nguyện, tuyệt đối không để bị người 
phá hoại. Khi ông giải thích rõ ràng, chúng tôi mới bừng tỉnh hiểu ra, ông thật là 
người hộ pháp đại từ đại bi, bảo hộ mọi người, đã không dễ dàng bồi dưỡng 
được chút tín nguyện hạnh này thì làm sao bây giờ có thể khinh xuất để người ta 
nói mấy câu khiến dao động. 
Đại đức thời xưa cùng hiện tại khác nhau, vào thời xưa, đại đức chân thật là 
những người có đức hạnh. Phật pháp thường nói “Nếu muốn Phật pháp hưng, 
chỉ có tăng khen tăng”, đôi bên tán thán lẫn nhau thì Phật pháp chúng ta mới có 
thể hưng khởi. Thế nhưng hiện tại thông thường nhất là các pháp sư trẻ tuổi 
chưa nhận qua giáo huấn chính quy nên không hiểu được đạo lý này, họ đến nơi 
đâu cũng tự giới thiệu về mình, cho rằng mình tu học con đường này là đúng, họ 
có thành kiến đối với các pháp môn khác nên thường phê bình, như vậy rất dễ 
dàng dẫn sai người khác tu học. Việc này gọi là không biết lễ phép. Nếu là một 
người rõ lý thì chúng ta có thể không những thỉnh họ giảng khai thị mà còn mời 
họ giảng kinh, vì sao? Họ tán thán pháp môn của chúng ta. Đối với đồng tu việc 
này có lợi ích lớn. Chúng ta ở dưới hội của lão sư Lý, lão sư Lý cũng đã từng 
dạy bảo qua việc này để giữ lễ. 
Năm 1977 tôi giảng kinh Lăng Nghiêm ở Hong Kong, pháp sư Thánh Nhất tham 
gia pháp hội, ông nghe rất hoan hỉ, sau đó mời tôi đến Đại Tự Sơn, đạo tràng 
của ông để cùng đại chúng của ông kết pháp duyên và giảng một buổi khai thị. 
Tôi đến nơi đó nhìn thấy đạo tràng thiền tông, trong đạo tràng có hơn 40 người, 
mỗi ngày tọa hương, tuân thủ qui củ của thiền đường. Tôi đã xem qua rất nhiều 
đạo tràng nhưng chưa thấy nơi nào chăm chỉ làm đạo như vậy. Ông mời tôi 
giảng khai thị, tôi liền tâm niệm phải giảng cái gì. Thứ nhất, tán thán pháp sư 
Thánh Nhất, pháp sư giỏi, có tu có học. Thứ hai, tán thán đạo tràng thanh tịnh 
trang nghiêm, thành tựu đạo nghiệp của mọi người. Thứ ba, tán thán đại chúng, 
tán thán pháp môn của họ. Bản thân tôi tu Tịnh Độ nhưng lúc đó, một chữ về 
Tịnh Độ tôi cũng không nhắc đến. Tôi tán thán thiền. 
Đến khi rời khỏi đạo tràng, trên đường về, một số người đi theo liền hỏi tôi: 
“Pháp sư Tịnh Không, vừa rồi ông luôn miệng tán thán thiền hay. Vậy tại sao 
ông không tu thiền? Vì sao ông lại niệm Phật?”. Bạn thấy đấy, người đi theo tôi
mới nghe tôi tán thán về thiền một chút liền khởi nghi hoặc, vậy làm sao được? 
Tôi liền nói với họ, thiền là người thượng thượng căn mới có tư cách tham thiền. 
Tôi là người hạ căn rất muốn tham thiền nhưng không đủ tư cách nên quay đầu 
lại thành thật niệm A Di Đà Phật. Lời tôi nói đều là thật, không phải giả. Cho nên 
tôi tán thán họ đến tột đỉnh, tăng thêm đại chúng, làm cho họ càng có lòng tin với 
pháp sư Thánh Nhất. Tương tự, các vị cũng thấy đó, người từ bên ngoài đến 
đều tán thán Hoà Thượng của chúng ta. Pháp sư Thánh Nhất có tu hành nên 
hiểu được, nếu ông đến đạo tràng của tôi, nhất định ông sẽ tán thán niệm Phật, 
tuyệt đối sẽ không giảng thiền tông. Đó chính là chân thật biết hộ pháp. Người 
xưa thường nói “Thà làm động nước trăm sông, không động tâm người tu niệm”, 
người ta đã tu pháp môn này thì bạn làm sao có thể tuỳ tiện dao động họ, đó là 
một việc không nên làm. 
Khi tôi vừa học Phật, lúc đó vẫn chưa xuất gia, tôi thường nghe pháp sư Diễn 
Bồi giảng kinh. Tôi rất thân với ông vì mỗi lần ông giảng kinh, tôi luôn ngồi hàng 
đầu, mặt đối mặt ngày ngày đều thấy nhau. Sau khi xuất gia, ông rất ái hộ tôi. 
Tôi tôn trọng và gọi ông là lão sư, còn ông cũng xem tôi như bạn. Khoảng vài 
năm đầu đến Singapore, ông đều đến phi trường đón tôi, khi tôi rời khỏi, ông 
cũng tiễn tôi tại phi trường. Sau này ông đến Đài Loan, ông rất vui ở tại Cơ Kim 
Hội chỗ tôi, ông mời tôi đến giảng kết duyên với tín đồ của ông tại đạo tràng. Tôi 
biết rõ ông tu Di Lặc Tịnh Độ, muốn sanh về cung trời Đâu Suất, tức là không đi 
chung đường với chúng ta, cho nên khi đến chỗ ông giảng khai thị, tôi đặc biệt 
tán thán Pháp Tướng Duy Thức Tông, tán thán Di Lặc Tịnh Độ mà không hề 
nhắc đến một chữ Di Đà Tịnh Độ của chúng ta. Do đây có thể biết qui tắc, bạn 
đến bất cứ đạo tràng nào, họ đều hoan hỉ mời bạn giảng khai thị, nếu bạn không 
hiểu qui tắc này thì mọi người sẽ sợ bạn nói chuyện, sợ bạn làm nhiễu loạn lòng 
người, phá hoại tín ngưỡng của mọi người, làm cho người ta hoài nghi. 
Cho nên bất cứ nơi nào mời chúng ta, chúng ta phải hỏi thăm dự liệu trước, họ 
tu pháp môn gì? Tu được bao lâu? Do ai hướng dẫn? Nếu đạo tràng đó không 
phải chuyên tu pháp môn thì bạn có thể tùy tiện giảng. Một đạo tràng thường 
thỉnh mời nhiều pháp sư thuộc nhiều pháp môn thì chúng ta không có gì ngăn 
ngại. Những đạo tràng như thế lộn xộn rối rắm, họ không biết pháp môn nào là 
đúng. Hoặc một số đạo tràng không tìm được pháp sư hoằng dương Phật pháp, 
nên phàm hễ pháp sư nào đi ngang qua họ thảy đều mời thỉnh giảng kinh, giảng 
khai thị. Pháp sư thích giảng cái gì thì cứ giảng thứ đó, pháp nào họ cũng muốn 
nghe, pháp nào cũng đều muốn học, sau cùng không có gì thành tựu. Do đây có 
thể biết, hoằng pháp có hiệu quả hay không then chốt ở hộ pháp. 
Một ví dụ khác, trước đây, đầu mỗi năm tôi đều đến Hongkong giảng kinh. 
HongKong cách Đài Loan một giờ máy bay. Năm xưa ở HongKong chỉ có một bà 
Lôi hộ trì, mỗi lần đều do bà mời tôi đến giảng kinh. Sau khi bà Lôi qua đời thì 
không có người mời nữa. Gần chục năm, đến năm vừa rồi trở lại HongKong 
giảng kinh, tôi gặp được một số lão đồng tu, những lão đồng tu này nói: “Pháp 
sư à! Đã bảy năm rồi ông không trở lại”. Quả thật, nhẩm lại đúng là bảy năm tôi 
không đến. Nhưng không phải tôi không đến mà không có người mời tôi đến. Tôi 
không thể tự mình đi vì mọi người cự tuyệt tôi thì tôi đến để làm gì. Cần phải có 
người tìm tôi. Không có người mời thỉnh thì chúng ta không có cách nào. Muốn 
đến nơi đó để kết duyên với mọi người nhưng duyên không đầy đủ.
Ở Singapore cũng vậy, chỉ có một mình cư sĩ Lý Mộc Nguyên, đó là vào năm 
1987 lần đầu tiên tôi đến. Tôi đã giảng qua một buổi ở Cư Sĩ Lâm, hai buổi ở 
đoàn hoằng pháp thanh niên. Lúc đó đoàn trưởng của đoàn hoằng pháp thanh 
niên là Lý Mộc Nguyên. Qua ba lần gặp ông, tôi được kết duyên phận này. Tôi 
nhớ lần đầu đến giảng ở chùa Song Lâm hai buổi, sau đó ông sắp xếp cho tôi 
giảng nhiều nơi, về sau mỗi năm Lý Mộc Nguyên đều đến mời tôi. Các vị thử 
nghĩ xem, nếu không có ông thì Singapore ai sẽ mời tôi, trong khi tôi chỉ quen 
biết vài người. Hiện tại ở Singapore có rất nhiều người đọc kinh Vô Lượng Thọ, 
người niệm Phật cũng nhiều. Hơn nữa, Tịnh Tông còn ảnh hưởng cả Đông Nam 
Á. Mỗi năm Lý cư sĩ nhiều lần phải đến Trung Quốc, đối với Phật giáo Trung 
Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn. Cho nên tôi không có công đức, công đức 
hoàn toàn là của ông ấy. 
Nếu các vị muốn tu tích công đức thù thắng nhất thì nên làm hộ pháp. Hà tất 
phải lên đài làm giáo viên, giáo viên phước báu thấp nhất, còn gọi là giáo viên 
nghèo, trong khi đó ông chủ có phước báu lớn, trí tuệ lớn. Trí tuệ lớn vì ông có 
thể mời giáo viên, có thể đề ra chính sách giáo học tốt, có thể chân thật đem 
Phật pháp thúc đẩy mở rộng, là người có nhân lực, tài lực. Nhất định phải có đại 
phước đức, đại trí tuệ mới có thể làm đại hộ pháp. Còn không có phước báu, có 
chút ít trí tuệ thì đành phải học giảng kinh. Cho nên hoằng hộ, chúng ta cần phải 
phân định rõ ràng. Các vị pháp sư trẻ tuổi tương lai có phước báu lớn được làm 
trụ trì một phương hoặc lãnh đạo Phật giáo một phương, bạn phải có trí tuệ, mời 
thỉnh những vị pháp sư có thể giảng kinh, pháp sư tu trì, giúp đỡ các vị giáo hoá 
một phương, thì lúc đó bạn có công đức chân thật. 
Giữ gìn chánh pháp là vô cùng quan trọng, chánh pháp có cửu trụ thế gian hay 
không, có lợi ích chúng sanh hay không đều phụ thuộc ở sự khéo hộ trì. Khéo hộ 
trì chính là có phước đức, có trí tuệ. Trí tuệ để phán đoán chân vọng, phân biệt 
tà chánh, phải quấy; có phước báu thì họ có năng lực thúc đẩy, sức ảnh hưởng 
mới phát huy được. Đương nhiên việc hộ pháp không phải người nào cũng có 
thể làm được, nhưng chỉ cần phát tâm, phước báu trí tuệ kém một chút vẫn có 
thể làm được. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên nói rất hay, chúng ta không có phước báu 
nhưng Phật A Di Đà có phước báu, chúng ta không có trí tuệ thì Phật A Di Đà có 
đại trí tuệ. Cả đời chúng ta chỉ cần dựa vào Phật A Di Đà thì không có trí tuệ 
cũng biến thành có trí tuệ, không có phước báu cũng biến thành có phước báu. 
Lý Mộc Nguyên tìm được ngọn núi tốt để dựa vì vậy mười năm qua, công việc 
Phật sự của ông thuận buồm xuôi gió. Cách dựa núi này thật hay, khiến người 
cảm động. 
Mười năm trước, Lý Mộc Nguyên đã mắc bệnh ung thư. Lần đầu tiên khi tôi gặp 
ông, ông rất mập, giống như Bồ tát Di Lặc vậy, cái bụng to, người tráng kiện. 
Đến năm thứ hai, thứ ba, ông bỗng ốm xuống rất nhiều. Lúc đó tôi vẫn chưa chú 
ý lắm, ông nói với tôi rằng bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh ung thư, thọ mạng cao 
nhất cũng chỉ được sáu tháng nữa. Hiện nay vẫn còn những báo cáo chẩn đoán 
và phim chụp X quang của ông vào thời điểm đó, nội tạng bên trong không còn 
chỗ nào tốt. Ông là một tín đồ Phật giáo chân thành, khi biết mình bị bệnh không 
thể cứu, ông đem tất cả việc buôn bán giao cho vợ, tài sản cũng đều giao hết, 
trên người không còn bất cứ thứ gì. Ông làm công quả ở cư sĩ Lâm, sống một 
ngày làm một ngày, cứ thế đợi vãng sanh. Đến nay đã mười mấy năm, sức khoẻ
của ông càng ngày càng tốt. Hiện tại đi kiểm tra lại thì không thấy có thứ bệnh 
nào. Giới y ở Singapore cho đây là một kỳ tích, bởi vì ông không khám bệnh, 
không hề tìm bác sĩ, không uống thuốc, tất cả ông đều buông bỏ. Người ta giới 
thiệu bác sĩ giỏi, ông cũng không đi, chỉ một lòng niệm Phật, đợi Phật đến tiếp 
dẫn vãng sanh. Thế nhưng thật kỳ lạ, tế bào ung thư toàn thân ông quả nhiên 
tiêu mất, hiện tại thân thể khoẻ mạnh vượt qua người thông thường. Ông nói, 
năm trước thăm viếng Trung Quốc đại lục, đến phương bắc âm 2 độ, ông cũng 
chỉ mặc một chiếc áo sơ mi mà không cảm thấy lạnh. Mùa đông thân thể ông 
phát nhiệt ra bên ngoài, còn mùa hạ thì trong thân ông mát, thân thể đông ấm hạ 
mát, thật không thể nghĩ bàn. 
Tôi ở đây giảng đạo của Phật pháp cho các vị nghe, các vị có thể bán tín bán 
nghi, chưa chắc thật tin, nhưng cư sĩ Lý Mộc Nguyên đã hiện thân nói pháp, ông 
làm cho bạn xem nên bạn có thể có tín tâm kiên định, chí nguyện kiên định. Ông 
đem tất cả buông bỏ, ngay một đời này hy sinh phụng hiến triệt để vì Phật pháp, 
vì xã hội, và vì chúng sanh. Ông cùng với Phật A Di Đà đồng tâm, đồng nguyện, 
đồng hiểu, đồng làm, cho nên thân của ông chuyển đổi. Mười năm trước bị bệnh 
phải chết, đó là nghiệp báo thân của ông. Hiện tại ông đem nghiệp báo thân 
chuyển thành thân nguyện lực, kinh Hoa Nghiêm nói “lực trì thân, nguyện thân”, 
nguyện thân chính là thừa nguyện trở lại. Phước báu ngày nay của ông là do 
chư Phật Như Lai gia trì, do tất cả chúng sanh có phước, ông liền có phước. Đó 
là hiện thân nói pháp ngay trước mắt chúng ta. 
Mỗi lần đến Trung Quốc đại lục, ông dẫn theo đoàn mấy mươi người, lần này 
ông đi tám ngày cũng dẫn theo hơn một trăm người cả già lẫn trẻ, có người già 
đến hơn tám mươi tuổi. Bạn thấy có ai gan lớn như vậy, dám dẫn theo một số 
người già, nếu nhỡ người già bị bệnh hay xảy ra việc gì ở đại lục thì làm sao 
gánh vác nổi. Lễ xưa của Trung Quốc có nói “Bảy mươi không giữ lại đêm, tám 
mươi không giữ lại ăn cơm”, người già bảy mươi tuổi không nên giữ lại trong 
nhà, vì nếu nhỡ bỗng nhiên qua đời, người ta sẽ nghi bạn mưu hại, bạn cũng 
không thể thanh minh được với quan tòa, cho nên không nên giữ người bảy 
mươi tuổi lại trong nhà. Nếu tám mươi tuổi, tuổi tác càng lớn thì càng không nên 
giữ lại ăn cơm, nếu nhỡ họ ăn cơm bị làm sao cũng sẽ xảy ra chuyện. Ấy thế 
mà, ông Lý Mộc Nguyên to gan dẫn theo người già bảy tám mươi tuổi đi du lịch. 
Đây chính là Tam Bảo gia trì. Nhiều năm đến Trung Quốc đại lục, nhiều lần dẫn 
theo người già tham quan du lịch nhưng ông không hề gặp việc gì trắc trở, đi và 
về rất bình an. Không phải lực gia trì của Tam Bảo thì nhất định không thể làm 
được. Cho nên tôi nói với mọi người, Lý Mộc Nguyên là một Bồ tát sống, nếu 
các vị muốn đi du lịch thì hãy đi theo ông, nhất định không có vấn đề. Còn bạn đi 
với người khác thì tôi không dám bảo đảm. 
Lý Mộc Nguyên nói với tôi, ông bằng lòng dẫn hai loại người, già và trẻ nhỏ, với 
điều kiện hai loại người này chịu nghe lời. Ông không dẫn người trẻ tuổi không 
biết nghe lời. Tham quan du lịch, nếu không dẫn người già thì ông dẫn trẻ nhỏ. 
Một lần ông dẫn theo hơn một trăm em nhỏ du lịch đến Phúc Kiến, đời sống của 
ông, ăn uống rất đơn giản. Người ta tặng ông thức gì ngon, bổ dưỡng, ông liền 
chuyền tay tặng ngay cho người khác, bản thân không cần đến. Chúng ta đọc 
kinh Phật, nghe tôi diễn giảng ở đây, lại được thấy xem cư sĩ Lý Mộc Nguyên thì 
phải sanh khởi tín tâm, chăm chỉ nỗ lực tu học, đó mới là phước báu chân thật,
mới là an vui chân thật. Lý Mộc Nguyên đã toàn tâm toàn lực giúp đỡ Phật giáo 
Trung Quốc hưng vượng. Trung Quốc an định nghĩa là cả thế giới an định, vì 
Trung Quốc đất rộng người đông, một tỉ ba dân số, là trung tâm của thế giới. 
Nếu chúng ta muốn toàn thế giới an định, người trên toàn thế giới đều được 
hạnh phúc mỹ mãn thì nhất định phải giúp đỡ Trung Quốc. Lý Mộc Nguyên toàn 
tâm toàn lực như vậy, nên được Phật Bồ Tát phù hộ, gia trì, không phải không 
có đạo lý. Việc ông làm hôm nay là việc công đức hy hữu, sức mạnh đó của ông 
từ đâu mà có? Từ tất cả quí vị ở phía sau giúp đỡ ông. Nếu quí vị không bỏ tiền 
bỏ sức giúp ông thì ông cũng không thể làm được việc gì cả. Những liên hữu ở 
Singapore, liên hữu ở cư sĩ Lâm là hậu thuẫn của ông. Những điều ông làm 
chính là của tất cả bạn đồng tu ở cư sĩ Lâm cùng Tịnh Tông Học Hội. Ông chỉ là 
đại diện cho sự đồng tâm hiệp lực của mọi người, vì Tam Bảo, vì xã hội, vì 
chúng sanh, mà làm nên những việc tốt này. Ông có phước báu, và mỗi người 
các bạn đây cũng đều có phước báu. 
KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 19) 
Thứ chín, Phật dạy niệm Phật “nghịch thuận thập tâm”, không hề dạy chúng ta 
phải niệm một vị Phật nào. Ngài dạy chúng ta “Niệm mười phương Phật”, cách 
niệm “mười phương Phật” như thế nào? Mười phương Phật chính là Phật A Di 
Đà. Phật Thích Ca Mâu Ni nói, mười phương tất cả chư Phật Như Lai đều niệm 
A Di Đà Phật. Chúng ta niệm A Di Đà Phật chẳng phải là niệm mười phương 
Phật sao. Nếu bạn không tin tưởng, ngày ngày đi lạy Vạn Phật Danh kinh, mỗi 
ngày đọc mười hai ngàn danh hiệu Phật, mệt chết người nhưng có đủ được 
mười phương Phật hay không? Mười phương chư Phật vô lượng vô biên, bạn 
mới niệm mười hai ngàn danh hiệu, như vậy còn sót lọt rất nhiều. Do đó xin thưa 
với các bạn, bạn chỉ niệm một câu A Di Đà Phật thì không sót một vị Phật nào, vì 
sao? Phật nói rất rõ ràng, mười phương ba đời tất cả chư Phật đều niệm A Di 
Đà Phật, cho nên bạn tụng kinh Vô Lượng Thọ là tụng hết tất cả kinh mà chư 
Phật đã giảng. Mười phương ba đời tất cả chư Phật, không một vị Phật nào 
không giảng kinh Vô Lượng Thọ, các kinh khác không nhất thiết giảng, chúng ta 
phải hiểu đạo lý này. Bộ kinh Vô Lượng Thọ giới thiệu thế giới Tây Phương Cực 
Lạc chính là khuyên chúng ta niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta 
phải ở ngay chỗ này mà xây dựng tín tâm kiên cố. 
Thứ mười, Phật dạy “Quán tội tánh không”, đây là trí tuệ chân thật. Chúng ta 
thường nói “Vạn pháp giai không” xin nói với các vị, tội nghiệp cũng là một trong 
vạn pháp, tội báo cũng là một trong vạn pháp, nó có phải là “không” không vậy? 
Nếu một không tất cả không, vậy tội của bạn chân thật được diệt. Phía trước tôi 
đã nói qua, sám hối thông thường có ba loại: phục nghiệp, chuyển nghiệp, và 
diệt nghiệp. Quán tội tánh không là diệt nghiệp sám. Ngay chỗ này chúng ta phải 
rất tỉ mỉ thể hội, hiểu sai ý nghĩa thì phiền phức sẽ rất lớn, cứ nghĩ là Phật nói 
quán tội tánh không nên không cần lo, làm tội nhiều cũng không hề hấn gì, vậy 
thì hỏng. Ngày nay bạn có quán không được không? Nếu quán không, việc đầu 
tiên, ngã không, nhân không, vạn pháp đều không thì mới được, có pháp nào 
không không thì tội nghiệp liền có, quả báo liền hiện tiền, vạn nhất không nên
hiểu sai ý. Cho nên Phật đem câu nói này xếp ở sau cùng, chân thật bạn có thể 
niệm Phật đến lý nhất tâm bất loạn, cộng với quán tội tánh không mới được. Nói 
cách khác, bạn đã đoạn kiến tư phiền não, đoạn trần sa phiền não, phần phá vô 
minh, siêu việt mười pháp giới, vãng sanh Tây Phương là sanh cõi thật báo 
trang nghiêm, cõi Thường Tịch Quang, vậy mới có thể tu diệt nghiệp sám, tức là 
tiêu diệt tội nghiệp. 
Thực tế mà nói, ở hiện tiền chúng ta, chuyển nghiệp sám là thù thắng nhất, cao 
minh nhất. Trường hợp của cư sĩ Lý Mộc Nguyên là chuyển nghiệp sám. Ông bị 
bệnh, đó là nghiệp báo nhưng ông có thể chuyển. Nếu ông có thể chuyển thì ta 
cũng có thể chuyển. Tôi nhớ ngày trước ở Singapore giảng kinh đã từng nói qua 
với các vị, tôi cũng đoản mạng. Rất nhiều người xem tướng đoán mạng cho tôi 
đều nói tôi không thể sống được 45 tuổi, cho nên tôi cũng chuyển nghiệp. Cả đời 
này tôi học Phật thì ngay đời này chuyển, đích thực có thể chuyển, thậm chí tôi 
chuyển còn nhẹ nhàng hơn Lý Mộc Nguyên. Đến nay ông vẫn còn mang chút 
bệnh nhưng tôi chỉ bệnh một tháng. Năm 45 tuổi, tôi đã bị bệnh hết một tháng, 
bởi vì tôi biết tuổi thọ đến rồi, tuy không có người nào nói với tôi. Cho nên tôi 
không tìm bác sĩ, cũng không uống thuốc, mỗi ngày ăn ít cháo lỏng với ít rau, chỉ 
niệm A Di Đà Phật chờ vãng sanh. Tôi niệm được một tháng thì hết bệnh, đó là 
chuyển nghiệp. Chúng ta đích thực có thể chuyển, chỉ cần chân thật chịu phát 
tâm. 
Tóm lại Thế Tôn nói, nếu một người y theo lời răn dạy của Phật, tu “Nghịch 
thuận mười tâm”, nhận biết mười loại tâm thuận sanh tử, chúng ta thường gọi là 
tâm luân hồi, sau đó tu mười loại tâm đoạn nghiệp luân hồi thì sẽ siêu việt ba cõi 
sáu đường. Loại phương pháp tu hành này nhất định phải rất chăm chỉ nỗ lực, 
lúc đó tội nghiệp của chúng ta từ quá khứ cho đến đời này đều có thể sám trừ. 
Thực tế trong sáu đường, mỗi một chúng sanh từ quá khứ vô lượng kiếp đã 
không ác nào không làm, tạo tác tội nghiệp quá nhiều. Nếu không tạo tội nghiệp 
thì làm sao được cái thân này, làm sao có thể chịu quả báo này? Ngày nay 
chúng ta được thân này, thường hay sanh bệnh, chỗ nào vừa bị đau nhức là 
nghiệp báo hiện tiền, những nghiệp báo đều có nhân chính là nhân của đời quá 
khứ đã tạo. Cho nên hiểu tường tận thì từ rày về sau phải dùng ba nghiệp thân 
ngữ ý y theo răn dạy của Phật Đà. 
Khi sám hối, nếu các vị không nhớ lời dạy của Phật, cũng không nhớ 20 điều tôi 
đã giảng mấy ngày nay thì vẫn còn một phương pháp rất đơn giản bao gồm cả 
20 điều trong đó. Chính là niệm Phật, miệng niệm A Di Đà Phật, tâm tưởng A Di 
Đà Phật, thân lạy A Di Đà Phật, ba nghiệp của chúng ta đều cung kính A Di Đà 
Phật thì những buổi giảng vừa rồi của tôi toàn bộ thảy đều trong đó, rất có hiệu 
quả. Trong nhà cúng một tượng A Di Đà Phật, thường hay tưởng một vị Phật 
này, trong lòng của bạn liền có Phật. Chỉ cúng một vị, không nên thay đổi, giả sử 
bạn tưởng vị này rồi lại tưởng vị kia, đến khi lâm chung, rốt cuộc Phật A Di Đà 
hiện ra tướng gì để tiếp dẫn? Cho nên tốt nhất cả đời chỉ cúng một tôn tượng 
của Phật A Di Đà. 
Khi tôi mới bắt đầu học Phật, có một vị lão cư sĩ tặng tôi một tượng Phật A Di 
Đà. Chính là tượng này trước mặt tôi đây, làm bằng sứ cũng rất nổi tiếng, từ đầu 
năm nhà Thanh đến nay đại khái cũng khoảng hơn 300 năm lịch sử. Hiện tại 
cúng tại Đài Loan, trong thư viện Hoa Tạng. Tôn tượng này rất hiếm, chúng ta
thường đi khắp nơi, cho nên tôi đem tượng Phật thỉnh ra, chụp lại rồi in ấn số 
lượng lớn, khoảng một trăm mấy chục ngàn tấm, phân tặng cúng dường mọi 
người. Hiện tại đi đến bất cứ nơi đâu, tôi đều mang một cuộn, không luận nơi 
nào, tôi đều nhìn thấy tượng Phật này nên ấn tượng rất sâu. Mấy năm gần đây 
nhất, Đài Loan điêu khắc tượng Phật có tiến bộ. Họ chiếu theo kiểu dáng đó, 
khắc ra cho tôi một tượng cũng rất giống. Hiện tại Đài Loan đã có khoảng một 
hai trăm tượng, điêu khắc rất đẹp. 
Cho nên thường hay tưởng Phật, không nên khởi vọng tưởng, không nên nghĩ 
thứ khác. Nghĩ thứ khác là tạo tội nghiệp, chúng ta ngày ngày tưởng Phật, niệm 
Phật, lạy Phật. Người trung niên trở lên hiện tại vận động quá ít, bước ra cửa là 
ngồi xe, ở nhà thì ngồi sa lon thoải mái, do ít vận động nên bộ máy cơ thể dần 
dần lão hoá, sanh ra bệnh tật. Lạy Phật là cách vận động tốt nhất, mỗi ngày lạy 
một trăm lạy, sáng sớm năm mươi lạy, buổi tối năm mươi lạy. Lạy Phật mang 
đến cơ hội vận động tốt mà không rời khỏi ba nghiệp cung kính, thân động tâm 
không động, tâm luôn tưởng Phật, nhớ Phật, niệm Phật, đó cũng là pháp sám 
hối thù thắng. 
Những năm đầu nhà Thanh, Từ Vân Quán Đảnh là pháp sư có trước tác rất 
phong phú. Vạn Tục Tạng kinh, Nhật Bản, thu thập mấy mươi loại trước tác của 
ông, trong đó có một bộ sớ kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, chính là chú giải của 
kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật. Trong đó ngài nói, tất cả chúng sanh tạo tội 
nghiệp ngũ nghịch cực trọng, bất cứ kinh luận sám pháp nào đều không cách gì 
sám trừ tội nghiệp. Tuy nhiên còn có một cách duy nhất, niệm A Di Đà Phật, có 
thể sám trừ tội nghiệp của bạn. Cho nên các vị muốn cầu sám hối, muốn cầu 
tiêu tai diệt tội thì pháp niệm “A Di Đà Phật” là hiệu quả nhất. 
Lời nói của ngài hoàn toàn có căn cứ, không phải nói tùy tiện. Ngài chú giải kinh 
Quán Vô Lượng Thọ Phật, công án này ở ngay trong kinh Quán Vô Lượng Thọ 
Phật. Bạn xem, vua A Xà Thế nghe lời xúi giục của Đề Bà Đạt Đa, vốn là kẻ hay 
đố kỵ với thành tựu hoằng pháp lợi sanh của Thích Ca Mâu Ni Phật. Đề Bà Đạt 
Đa cũng rất thông minh, luôn tìm mọi cách phá hoại Phật pháp, trừ bỏ Thích Ca 
Mâu Ni Phật để tự mình thay thế vào. Lúc A Xà Thế còn là thái tử, bá đồ của Đề 
Bà Đạt Đa xúi giục A Xà Thế mưu hại đồng thời lật đổ ngôi vua của cha. A Xà 
Thế nhất thời hồ đồ đã giết phụ thân, hại mẫu thân, tự tấn phong mình lên làm 
quốc vương. Đề Đà Đạt Đa nói: “Ngài làm tân quốc vương, ta làm Phật, hai 
chúng ta hợp tác thống trị quốc gia”, từ đó ông tạo tội ngũ nghịch thập ác, giết 
cha hại mẹ, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật ra máu. Tội nghiệp như vậy, cho 
dù tất cả pháp sám hối trong kinh luận của Phật cũng đều không cách gì có thể 
sám trừ. Đến lúc lâm chung, vua A Xà Thế mới hối hận, sám hối, một lòng niệm 
Phật cầu sanh Tịnh Độ. Ông thật đã được vãng sanh. 
Cho nên pháp môn Tịnh Độ rất thù thắng. Tạo tội nghiệp ngũ nghịch thập ác phải 
đọa A Tỳ địa ngục, thế mà chỉ cần bạn chân thật sám hối, chân thật hồi đầu. 
Trong Đại Tạng kinh có một bộ A Xà Thế Vương kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật 
giảng những sự tích trong đời của ông, ông vãng sanh phẩm vị tương đối cao, 
thượng phẩm trung sanh. Chúng ta nghe Phật nói mà không thể tưởng tượng 
được, phẩm vị cao như vậy khiến chúng ta phải sâu sắc cảm nhận, không dám 
khinh khi những người ác tạo tác tội nghiệp ở thế gian, vì sao? Đến lúc lâm 
chung họ có thể sẽ sám hối vãng sanh, phẩm vị còn cao hơn chúng ta. Do đó
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2

More Related Content

What's hot

Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...
Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật  “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật  “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...
Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...Đỗ Bình
 
Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ n...
Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ n...Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ n...
Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ n...Đỗ Bình
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữHoàng Lý Quốc
 
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)Hoàng Lý Quốc
 
Hoạt phật sư tôn từ huấn mười năm rồi
Hoạt phật sư tôn từ huấn   mười năm rồiHoạt phật sư tôn từ huấn   mười năm rồi
Hoạt phật sư tôn từ huấn mười năm rồiHoàng Lý Quốc
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giảiHoàng Lý Quốc
 
Hoa Vô Ưu Tập 6 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 6 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 6 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 6 (Thích Thanh Từ)Phật Ngôn
 
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)Phật Ngôn
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1Hoàng Lý Quốc
 

What's hot (18)

Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...
Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật  “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật  “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...
Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...
 
LỜI KHAI THỊ CỦA TĂNG
LỜI KHAI THỊ CỦA TĂNGLỜI KHAI THỊ CỦA TĂNG
LỜI KHAI THỊ CỦA TĂNG
 
Tao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updtTao duyengiaohoa 10428_updt
Tao duyengiaohoa 10428_updt
 
Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ n...
Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ n...Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ n...
Này long vương , ông nên biết bồ tát có một pháp có thể đoạn trừ tất cả khổ n...
 
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữThiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
Thiên nhiên cổ phật đinh ninh tâm ngữ
 
430
430430
430
 
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
Thiên đức lão nhân từ huấn (thiên ngục)
 
Hoạt phật sư tôn từ huấn mười năm rồi
Hoạt phật sư tôn từ huấn   mười năm rồiHoạt phật sư tôn từ huấn   mười năm rồi
Hoạt phật sư tôn từ huấn mười năm rồi
 
Đại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam BảoĐại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam Bảo
 
Nhung buc tam thu tap1- 10-9-2013 -nxbtg- ban cat -in - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Nhung buc tam thu  tap1- 10-9-2013 -nxbtg- ban cat -in - THẦY THÍCH THÔNG LẠCNhung buc tam thu  tap1- 10-9-2013 -nxbtg- ban cat -in - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Nhung buc tam thu tap1- 10-9-2013 -nxbtg- ban cat -in - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệQuang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
 
15 Điều Phật Quy
15 Điều Phật Quy15 Điều Phật Quy
15 Điều Phật Quy
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
 
Hoa Vô Ưu Tập 6 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 6 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 6 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 6 (Thích Thanh Từ)
 
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜITÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
TÂM GIẢI THOÁT KHI CHỈ THẤY LỖI MÌNH - KHÔNG THẤY LỖI NGƯỜI
 
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
 
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1Nguồn suối trong tâm tánh   tập 1
Nguồn suối trong tâm tánh tập 1
 
Su Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua DaoSu Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua Dao
 

Similar to Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2

Chính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gươngChính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gươngcamnanggiaoduc
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảHung Duong
 
17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sátLong NguyenThe
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1Ngọa Long
 
Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)Phật Ngôn
 
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangTinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangtung truong
 
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬTtung truong
 
Nhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docNhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docklv087
 
Phat dang 2016
Phat dang 2016Phat dang 2016
Phat dang 2016Lee Ngọc
 
Những chặng đường tu học của người cưu sĩ
Những chặng đường tu học của người cưu sĩNhững chặng đường tu học của người cưu sĩ
Những chặng đường tu học của người cưu sĩNthong Ktv
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiLinh Hoàng
 
Lý luận và sự thật của việc siêu độ
Lý luận và sự thật của việc siêu độLý luận và sự thật của việc siêu độ
Lý luận và sự thật của việc siêu độcamnanggiaoduc
 
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạLong NguyenThe
 

Similar to Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2 (20)

Chính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gươngChính mình phải làm gương
Chính mình phải làm gương
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
430
430430
430
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quả
 
17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
Kinh đại thừa vô lượng thọ tap 1
 
Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 7 (Thích Thanh Từ)
 
Nhung changduongtuhoc
Nhung changduongtuhocNhung changduongtuhoc
Nhung changduongtuhoc
 
Nhung changduongtuhoc - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Nhung changduongtuhoc - THẦY THÍCH THÔNG LẠCNhung changduongtuhoc - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Nhung changduongtuhoc - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoangTinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
Tinh dovangsanhchanhnhan ps-dinhhoang
 
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều  sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều  sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
 
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
[KHAI THỊ]: PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- MỘT ĐỜI THÀNH PHẬT
 
Nhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.docNhan Thuc Phat Giao.doc
Nhan Thuc Phat Giao.doc
 
Phat dang 2016
Phat dang 2016Phat dang 2016
Phat dang 2016
 
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬTLỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT
 
Những chặng đường tu học của người cưu sĩ
Những chặng đường tu học của người cưu sĩNhững chặng đường tu học của người cưu sĩ
Những chặng đường tu học của người cưu sĩ
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doi
 
Lý luận và sự thật của việc siêu độ
Lý luận và sự thật của việc siêu độLý luận và sự thật của việc siêu độ
Lý luận và sự thật của việc siêu độ
 
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
17 9-20-chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí quyển hạ
 
LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ
LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ
LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ
 

Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2

  • 1. KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 16) Mười loại tâm nghịch sanh tử luân hồi như sau: Thứ nhất, Phật khuyên bảo chúng ta phải “minh tín nhân quả”, bốn chữ này rất hay. Minh là trí tuệ, không phải mê tín. Đối với chân tướng sự thật, bạn phải làm cho rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, chân thật tin tưởng nhân quả. Phật nói tất cả kinh đều không rời nhân quả, thế gian pháp không thể thoát khỏi nhân quả, Phật pháp cũng không thể thoát khỏi nhân quả. Nhân quả tuyệt đối không phải mê tín, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, đó là nhân quả. Nhất định không thể trồng đậu được dưa, trồng dưa được đậu, cho nên nhân thiện nhất định được quả thiện, nhân ác nhất định cảm ác báo. Thế nhưng có lẽ chúng ta sẽ xem thấy một số hiện tượng trong xã hội dường như không hề tương ưng với những gì Phật pháp đã nói, một số người ác hưởng phước, người thiện thì bị chịu tội, đời sống vô cùng khốn khổ, việc này dường như không phù hợp với sự thật nhân duyên quả báo mà Phật pháp đã nói. Thực ra đó là bạn chưa tường tận thông suối đối với sự thật và luân lý của nhân quả. Cho nên không hiểu “Minh tín nhân quả” mới sanh ra hiểu lầm. Nhân quả thông cả ba đời, điểm này chúng ta nhất định phải tin tưởng, phải khẳng định. Bất cứ chúng sanh nào cũng có đời quá khứ, hiện tại, và tương lai. Nhân quả thông cả ba đời, đời trước tu thiện tích đức, đó là trồng nhân thiện thì đời này được giàu sang phú quý. Cái họ hưởng là phước báu, quả quá lớn, đời này cho dù tạo rất nhiều tội nghiệp nhưng cái phước thừa vẫn chưa hưởng hết, cho nên họ vẫn đang tiếp tục hưởng phước. Thế nhưng các vị phải biết, ngay trong đời này, họ chỉ hưởng phước lại tạo tội nghiệp, không chịu tu phước thì phước báu tuy lớn cũng sẽ tiêu hao rất nhanh. Phước báu có thể rất lớn đến mức khi họ lâm chung, phước báu lớn vẫn hiện tiền, tội báo chưa hiện ra, thế nhưng đời sau của họ thì thê thảm, việc này chúng ta cũng thường xem thấy. Đó là những người có phước báu rất lớn, còn những người không có phước báu lớn như vậy, họ hưởng phước cũng không chịu tu phước, lại còn tạo ác. Hưởng được vài mươi năm thì phước báu cũng sẽ không còn, nôm na gọi là phá sản, cuối đời của họ không bảo đảm. Trong xã hội, chúng ta cũng đã xem thấy rất nhiều hiện tượng này. Đối với người tu phước, cuộc sống cả đời rất khổ cực do đời quá khứ không tu phước nên hiện tại họ phải chịu quả báo. Ngày nay họ tu phước tích thiện, trồng nhân tốt thì đời sau họ được phú quí. Cho nên người phú quí không phải đời đời phú quí, người nghèo khổ cũng không phải đời đời nghèo khổ. Tạo hoá đối với người rất công bình, đời này hưởng phước, đời sau chịu tội; người đời này chịu tội thì đời sau hưởng phước, nhân duyên quả báo không hề sai lọt. Khi hiểu rõ đạo lý, thông đạt chân tướng sự thật thì chúng ta phải chăm chỉ nỗ lực đoạn ác tu thiện, sám trừ nghiệp chướng, quả báo ngay đời này có thể hiện tiền, liền có thể hưởng thụ. Đó mới là người thông minh sáng suốt. Cho nên bốn chữ “Minh tín nhân quả” bạn chân thật hiểu rõ, chịu làm sẽ thay đổi được vận mạng của mình.
  • 2. Tiên sinh Viên Liễu Phàm đời nhà Minh đã thay đổi được vận mạng của chính mình. Trong mạng của ông không có công danh, còn gọi là học vị. Ông đi học không lấy được học vị. Sách đọc rất tốt nhưng đi thi thì không đậu, vì không có cái mạng này. Nếu trong mạng có thì dù sách học không tốt lắm nhưng đi thi cũng gặp được mấy đề mục đã biết, họ liền thi đậu. Tiên sinh Liễu Phàm trong mạng không có học vị cao. Học vị của ông chỉ đến tú tài, nhưng sau cùng ông lấy được tiến sĩ, học vị cao nhất. Do ông đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức mà cầu được, chân thật “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”. Trong mạng của ông không có con cái nhưng ông cầu được con trai. Kết quả sau đó ông sanh hai đứa con trai đều ngoan, hiếu tử hiền tôn. Trong mạng ông tuổi thọ không dài, chỉ khoảng 53 tuổi. Ông tuyệt nhiên không cầu tuổi thọ, tuy không cầu trường thọ nhưng sự tích công bồi đức tự nhiên ông liền được tăng thêm tuổi thọ sống đến hơn bảy mươi tuổi. Trong mạng không có nhưng có thể cầu được. Rất nhiều người thế gian hiện tại đến chùa miếu thắp hương bái Phật dập đầu để cầu thăng quan phát tài, khi vừa cầu được như ý thì cho là Phật Bồ tát rất linh. Kỳ thật do trong mạng của bạn có, cũng vừa lúc vào năm đó bạn phải phát tài, bạn đi cầu xin cũng vừa vặn gặp được chứ không phải Phật Bồ tát bảo hộ. Đó là trong mạng có. Giả như Phật Bồ Tát thật linh nghiệm như vậy thì mỗi người đi cầu xin đều phải được phát tài, được thăng quan tiến chức, đàng này một trăm người đi cầu xin mà chỉ có một người phát, còn chín mươi chín người kia không phát, nên tôi không tin do các ngài linh. Việc này đầu óc chúng ta phải tường tận một chút, đừng để mê hoặc điên đảo đến như vậy. Chỉ có Phật dạy chúng ta một người cầu xin một người nhận được, một vạn người cầu xin thì một vạn người nhận được, không thể sót, nó có đạo lý trong đó. Cho nên chúng ta phải chân thật tin sâu nhân quả. Học Phật cũng phải ngay nhân quả mà bắt đầu. Tôi ở mỗi nơi đều khuyên mọi người học Phật, đều dạy người phải từ “Liễu Phàm Tứ Huấn” mà học. Tôi không dạy họ phải bắt đầu từ bộ kinh luận nào, mà trước tiên bạn đem “Liễu Phàm Tứ Huấn” đọc qua ba trăm lần. Phải hạn định thời gian đọc nó cho xong, chí ít một ngày đọc một lần, đọc trong một năm bạn liền có tâm đắc. Bạn sẽ tin tưởng, hiểu rõ, lý giải, đời sống liền có sự thay đổi. Mỗi ngày bạn phải đọc qua một lần mới hữu dụng. Đạo lý này cũng là ở trong giáo học chúng ta đã đề xướng “Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Còn đọc gián đoạn thì sẽ không có hiệu quả. Ngày trước Đại sư Ấn Quang dạy người, cách dạy của ngài chính là như vậy. Cả đời đại sư toàn tâm toàn lực đề xướng “Liễu Phàm Tứ Huấn”, đề xướng “Cảm Ứng Thiên”, và đề xướng “An Sĩ Toàn Thư”. Ba loại này đều là môn sám hối chân thật, dạy chúng ta tu “Sám trừ nghiệp chướng” của Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Bạn đọc thuộc, chân thật hiểu rõ, chân thật thấu suốt, khi đó bạn đối nhân xử thế tiếp vật, cách nhìn cách nghĩ của bạn tự nhiên sẽ chuyển đổi lại, sẽ đoạn tất cả ác tu tất cả thiện. Bạn không có công lực của ba trăm biến này, đoạn ác tu thiện rất khó làm được, vì sao? Cái ác là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, làm gì dễ dàng chuyển đổi. Cho nên “Minh tín nhân quả” của Phật thì chữ “Minh” là then chốt vô cùng quan trọng. Bạn phải có trí tuệ, tuyệt đối không phải mê tín. Sau khi chân thật tin tưởng nhân quả, tự nhiên bạn sẽ không đùn đẩy trách
  • 3. nhiệm, sẽ không nói chính mình tạo tác tội nghiệp đều do người khác. Những việc mình làm sai rồi đẩy qua cho người khác, trọng tội này vô cùng sâu nặng. Ngày nay chúng ta xem thấy trong xã hội tai biến khắp địa cầu, họ không bao giờ cho rằng “Đó là trách nhiệm của tôi”. Các vị hãy tỉ mỉ nghĩ xem, mấy mươi năm sống trên đời này, có bao giờ bạn thấy ai quy trách nhiệm cho chính mình về những tai biến trên địa cầu, có hay không? Không chỉ không thấy qua, thậm chí nghe cũng chưa từng nghe qua. Giả sử có nghe qua thì phần lớn mọi người cho kẻ đó là loại người hồ đồ, tai hại tự nhiên này có liên quan gì với cá nhân ai, cơn cớ gì phải gánh vác trách nhiệm chứ? Kỳ thực chân thật là trách nhiệm của chính mình đặc biệt là bốn chúng đệ tử nhà Phật chúng ta, tại gia, xuất gia đều như vậy. Xuất gia, chúng ta không giống như một người xuất gia, không hề làm tốt công việc của người xuất gia cho nên mới vướng phải cái tai biến của thế gian này, đó chẳng phải Phật đã nói “Y báo tuỳ theo chánh báo chuyển”. Cái chánh báo của chúng ta không tốt cho nên cảm đến y báo liền có tai nạn, đương nhiên là trách nhiệm của ta. Tại gia học Phật cũng không ngoại lệ. Không luận bạn trải qua đời sống như thế nào, từ công việc nghề nghiệp nào, bạn không ở ngay trong công việc nghề nghiệp của bạn mà hành Bồ tát đạo. Học Phật không gì khác hơn là chúng ta phải hành Bồ tát đạo. Cái gì gọi là Bồ tát đạo? Làm gương tốt cho tất cả chúng sanh, người xuất gia phải làm tấm gương tốt cho người xuất gia; người tại gia phải làm tấm gương tốt cho người tại gia. Bạn là người vợ trong gia đình thì phải là một tấm gương tốt cho những người vợ trong gia đình. Bạn buôn bán mở cửa hàng, cái cửa hàng cũng phải là một gương tốt cho tất cả các cửa hàng, đoan chánh lòng người, đoan chánh xã hội, y báo này đương nhiên sẽ chuyển đổi được. Đệ tử Phật hành Bồ Tát đạo, không luận từ nơi nghề nghiệp nào, nhất định phải phát tâm. Ta dùng phương thức đời sống, dùng cái nghề nghiệp của mình để phục vụ xã hội. Chúng ta cống hiến phục vụ xã hội, không có tâm tham, không màng danh lợi, hoàn toàn chỉ phục vụ, đó mới chính là Bồ tát. Nếu lấy danh lợi làm mục đích, đó là tâm phàm phu. Cùng làm một công việc như nhau, Bồ tát cùng phàm phu không hề khác biệt, chỉ có dùng tâm trên quan niệm không giống nhau. Một người vì chính mình, một người vì xã hội, vì chúng sanh. Khu vực Singapore là đất phước, có nhiều Bồ tát. Làm sao biết được có nhiều Bồ tát? Chúng ta ở nơi đây giảng Bồ tát kinh, bạn xem thấy rất nhiều Bồ tát đến nghe. Nhưng nếu giảng kinh này ở khu vực khác sẽ không có được mấy người nghe. Khi ở Hoa Kỳ giảng kinh, có đến một trăm người nghe. Pháp duyên như vậy đã được xem như rất thù thắng. Một lần pháp sư Diễn Bồi nói với tôi rằng ông được Thẩm Gia Trinh mời đến Hoa Kỳ. Lúc đó ông không rõ tình hình của Hoa Kỳ nên rất hoan hỉ, bỏ tất cả những gì có được ở Singapore, di dân đến Hoa Kỳ. Việc di dân cũng rất thuận lợi, giấy mời di dân đến ngay trong ngày, chỉ nửa giờ là nhận được. Trường hợp này rất ít. Ông di dân đến nước Mỹ ngay trong ngày, bên đó giảng kinh nói pháp tại chùa Đại Giác ở Newyork, đó là đạo tràng của cư sĩ Thẩm Gia Trinh. Hôm đó pháp sư Diễn Bồi giảng kinh cho hơn năm mươi người nghe. Sau khi giảng xong ai ai cũng đồng tán thán, họ còn ca ngợi pháp duyên của ngài thù thắng vì thính chúng tham dự đông như vậy. Pháp sư Diễn Bồi kể lại: “Tôi nghe họ nói mà nước mắt từ trên đầu chảy xuống đến chân. Tôi ở Singapore giảng kinh có mấy ngàn người đến nghe, nơi đây chỉ có
  • 4. năm mươi người mà đã là pháp duyên quá thù thắng rồi. Tôi liền vội vàng quay trở về Singapore, không cần thẻ xanh ở Hoa Kỳ nữa”, đó là sự thật Ngày nay bạn giảng kinh nói pháp ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới, số lượng người đến nghe nhiều nhất chỉ ở Singapore hoặc Đài Loan. Nếu mỗi ngày giảng kinh tại một đạo tràng, muốn duy trì số lượng người nghe nhiều là việc không dễ. Thỉnh thoảng diễn giảng một lần thì sẽ có mấy ngàn người đến tham gia, không khí nhộn nhịp, náo nhiệt, còn mỗi ngày đến giảng kinh thì sẽ không náo nhiệt như vậy. Người đến nghe mỗi ngày đông đảo mới chính là Bồ tát chân thật, muốn đến để học Bồ tát đạo, tu hạnh Bồ Tát. Ở nơi đây, có lúc tôi ngưng giảng mười năm. Ngay trong mười năm này, thính chúng có tăng không giảm, mỗi năm đều nhiều hơn một vài người. Cho nên tôi mới nói nơi đây có nhiều Bồ tát. Thứ hai, “tự hối khắc trách”. Bồ tát chân thật nhất định tự hổ thẹn, trách cứ chính mình tu chưa được tốt nên mới kéo theo những chúng sanh chịu tội chịu khổ, làm cho thế gian có nhiều tai biến đến thế. Phải trách cứ chính mình, phải nỗ lực chăm chỉ gia công tu hành, cho nên sự hối trách này là một động lực rất lớn đối với bản thân, thúc đẩy chính mình dõng mãnh tinh tấn, đoạn ác tu thiện. Người thế gian làm việc cần lao với động lực danh lợi thúc đẩy, bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền, vì món tiền đó mà liều mạng, đến khi kinh tế suy thoái, tiền lập tức bị thâm hụt. Gian nan khổ cực kiếm được nhiều, bỗng chốc không còn. Tuy nhiên nếu phát ra tâm Bồ Đề, vì xã hội, vì đại chúng mà nỗ lực làm việc, thì họ vĩnh viễn sẽ không bị hao hụt, mãi mãi tinh tấn, mãi mãi hướng lên trên, chân thật tích đại công đại đức, quả báo thù thắng không thể nghĩ bàn. Những sự cùng lý này, chúng ta đều phải rõ ràng tường tận, nhất định khi xem thấy hiện tượng bên ngoài, chính mình phải sanh tâm hổ thẹn, phải trách cứ chính mình. Thứ ba, Phật nhắc nhở chúng ta “ác đạo đáng sợ”. Đó là ba đường ác mà kinh đã nói, đường ác dễ bước vào, khó bước ra. Ba đường ác do nguyên nhân nào mà hình thành? Phật nói với chúng ta, đường ngạ quỷ do lòng tham, tâm tham nặng đọa vào đường ngạ quỷ; đường địa ngục do tâm sân hận; đường súc sanh do tâm ngu si. Tâm ngu si là đối với tà chánh, thật giả, thiện ác, lợi hại đều không rõ ràng, mơ mơ hồ hồ, đó là ngu si. Thế gian này người tốt người xấu đều không phân rõ ràng, việc tốt việc xấu cũng không tường tận, luôn làm những việc điên đảo, quả báo sẽ ở đường súc sanh. Một số vị cho rằng, đường súc sanh dường như tuổi thọ ngắn, lo gì không dễ dàng thoát khỏi đường súc sanh. Thực ra, đường súc sanh có một số loài tuổi thọ ngắn nhưng cũng có loài tuổi thọ rất dài. Cho dù tuổi thọ ngắn, họ cũng không dễ gì thoát khỏi. Súc sanh ngu si nên nó chấp trước cái thân tướng đó chính là nó, sau khi chết vẫn trở lại súc sanh, rất khó đi đến được đường khác để thọ sanh. Việc này sẽ rất phiền phức, thí dụ trên kinh Phật kể một câu chuyện. Năm xưa khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Kỳ Viên Tịnh Xá có một ít công trình, khi thi công thấy dưới đất có một ổ kiến. Đức Phật thấy liền mỉm cười, các học trò đi theo Phật liền hỏi: “Vì sao ngài mỉm cười những con kiến này?” Phật liền trả lời: “Đàn kiến ngu si, bảy vị Phật xuất thế mà nó vẫn chưa thoát khỏi thân kiến”. Một vị Phật xuất thế mất đến ba a tăng kỳ kiếp, huống hồ bảy vị Phật xuất thế, hai mươi mốt a tăng kỳ kiếp, mà nó vẫn còn làm kiến, khi kiến chết rồi đầu thai lại vẫn làm kiến, đời đời kiếp kiếp làm kiến, không thể thay đổi một thân khác. Cho nên đường súc sanh cũng không dễ gì thoát khỏi thân súc sanh.
  • 5. Tuổi thọ của đường ngạ quỷ dài, kinh Phật nói, một ngày trong cõi quỷ bằng một tháng ở nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của cõi quỷ cũng giống như nhân gian chúng ta vậy. Một năm ba trăm sáu mươi ngày, mười hai tháng, thế nhưng phải ghi nhớ một ngày của họ là một tháng của nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của họ, đoạn mạng cũng phải mất một ngàn tuổi, mạng dài đến ngàn ngàn tuổi, có đáng sợ không? Bạn đọa vào đường ngạ quỷ thì lúc nào mới có thể ra được. Nếu tính cũng phải đến mấy vạn năm sau bạn mới có thể thoát ra. Những ngày tháng đó thật khốn khổ. Trong cõi quỷ không nhìn thấy mặt trời. Mặt trời, trăng sao, ba ánh sáng này đều không nhìn thấy, bầu trời luôn một màu tối đen. Chúng ta mấy ngày không nhìn thấy mặt trời đã cảm thấy rất khó chịu, huống hồ ở trong cõi quỷ phải chịu mấy vạn năm không nhìn thấy mặt trời, nghĩ thử xem những ngày tháng đó có khổ không? Đời sống cõi quỷ rất khủng khiếp. Cho nên trong ba đường, cõi quỷ gọi là đao đồ, đường súc sanh gọi là huyết đồ. Súc sanh chết đều ăn không ngon, đều máu chảy ăn nuốt lẫn nhau, súc sanh không được chết yên, con lớn ăn con nhỏ. Còn cõi quỷ vì sao gọi là đao đồ? Đao là thường hay có người đến giết hại, thân tâm của họ thường bất an, luôn sống trong khủng khiếp. Địa ngục gọi là hỏa đồ, một biển lửa. Kinh Phật có nhiều cách nói khác nhau về tuổi thọ của địa ngục nhưng tuyệt nhiên không phải Phật nói sai. Sở dĩ khác biệt của tuổi thọ lớn là bởi vì chủng loại địa ngục không như nhau, có một số tuổi thọ trong địa ngục rất dài nhưng cũng có một số chịu khổ trong địa ngục tương đối nhẹ nên tuổi thọ ngắn hơn một chút. Vậy chúng ta căn cứ trên kinh để biết trong đường địa ngục, một ngày bằng hai ngàn bảy trăm năm ở nhân gian. Đất nước chúng ta ở được gọi là nước văn minh cổ xưa có lịch sử năm ngàn năm, nhưng đối với địa ngục vẫn chưa đến hai ngày. Kinh Phật nói, địa ngục cũng được tính là một năm ba trăm sáu mươi ngày, nhưng một ngày của họ dài hơn hai ngàn bảy trăm năm chúng ta. Yểu mạng của họ cũng một vạn tuổi, trường thọ thì đến vạn vạn tuổi, rất khủng khiếp. Cho nên mỗi giờ mỗi phút nhất định phải đề cao cảnh giác, không nên tạo nghiệp địa ngục, nghiệp của ba đường càng không thể tạo. Phật nói trong mười ác nghiệp, nghiêm trọng nhất chính là đọa địa ngục, kế đến đọa ngạ quỷ, nhẹ nhất là đến súc sanh. Mười ác nghiệp, thân đã tạo ra sát sanh, trộm cắp, tà dâm; miệng tạo ra nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt bằng lời ngon ngọt mê hoặc lòng người, nói thô lỗ; ý nghiệp tham sân si. Giả như mỗi ngày tạo mười loại nghiệp này thì tiền đồ của bạn không cần đi hỏi người khác, nhất định đến ba đường ác. Cho nên càng nghĩ càng đáng sợ, chúng ta nhất định không làm việc này, không những chúng ta không chịu đọa ba đường ác mà ba đường thiện trong sáu cõi, chúng ta cũng không cần, vì sao? Vì không cứu cánh. Bạn muốn tu nhân thiên phước báu, đời sau được thân người lại hưởng phước, người hưởng phước hiếm ai có đầu óc tỉnh táo, hiếm người không mê hoặc, vậy thì phước của bạn hưởng hết. Thế gian này người có phước báu rất nhiều, chúng ta cũng có lúc có cơ hội gặp được. Họ hưởng phước tạo tội nghiệp, muốn giúp họ mà không thể giúp. Bạn có khuyên lơn, họ cũng bỏ ngoài tai, không nghe, căn bản không muốn bạn nói thêm nữa, vậy thì không còn cách nào. Họ vẫn tùy theo tập khí, tùy theo nghiệp chướng của họ, trải qua đời sống cuồng vọng tham dục, tiêu hao hết sạch phước báu của đời quá khứ đã tu được. Sau đó đến ba đường ác để đối chất.
  • 6. Chỉ như vậy, chúng ta xem thấy thật đáng thương nhưng không cách gì cứu, cho nên nhất định phải thường giữ tâm “Khiếp sợ đường ác”. KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 17) Thứ tư, Phật dạy “Bất phú hà tì”. Chính mình tạo tác lỗi lầm không nên che giấu mà cần phát lồ sám hối, có dũng khí nói ra cho người nghe. Người khác nghe biết, trách cứ bạn vài câu, mắng bạn vài tiếng, như vậy là tốt vì bạn đã báo cả rồi, gọi là “Trọng tội nhẹ báo”. Làm việc thiện thì đừng để người khác biết. Khi làm thiện để người khác biết, người này người kia tán thán vài câu, như vậy bạn đã hưởng hết, cái thiện sẽ không còn. Cho nên thánh nhân thế xuất thế gian dạy chúng ta phải tích âm đức. Âm là không để cho người khác biết. Chúng ta đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức không nên để người khác biết, không nên để người tán thán. Địa vị của chính chúng ta càng thấp càng tốt, làm công đức có tốt hơn cũng như không hề làm việc gì, chính mình cung kính khiêm hạ đối với tất cả mọi người. Có thế, công đức mà chính chúng ta tích được có thể bảo toàn, tương lai quả báo sẽ lớn, sẽ thù thắng. Người thông minh nhất, có trí tuệ nhất là người đem phước báu cả đời tu được hưởng vào lúc lâm chung. Lúc lâm chung hưởng phước không bệnh khổ, đó là đại phước báu. Lâm chung không bị bệnh, lâm chung rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, lâm chung có thể đứng mà ra đi, ngồi mà ra đi, biết được mình sẽ đi đến nơi nào, thù thắng nhất là thế giới Cực Lạc. Đó là sau khi nghiệp báo của thân này đã trả hết. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc làm Phật, chọn lựa tối cao trong mười pháp giới, chọn lựa làm Phật. Không có chọn lựa sanh thiên, đương nhiên cũng sẽ không chọn lựa đời sau đến nhân gian để hưởng phú quý. Phú quý là giả, hãy thử lật lịch sử xem thấy những hoàng đế tướng quân trải qua nhiều thời đại, có oanh oanh liệt liệt cũng không quá một đời, ngày nay họ ở đâu? Đều chôn vào lòng đất, đâu có gì để đời. Nếu bạn thấy tường tận chân tướng sự thật này thì công danh phú quý của thế gian bạn liền buông bỏ, nó không ý nghĩa gì. Trong những phước báu của thế gian có rất nhiều khổ báo, từ xưa đến nay có vị quốc vương nào không khổ? Có vị nào cả đời làm vua được vừa lòng mãn ý? Tuy hưởng phước nhưng trong lòng họ cũng lo lắng bất an, cũng không thể một đời an tâm thư thích. Cho nên lỗi lầm không nên che giấu, càng không thể đùn đẩy cho người khác, phải phát lồ sám hối, hoàn toàn phơi bày, một chút cũng không che giấu. Thứ năm, Phật dạy “Đoạn tương tục tâm”, chính là cái tâm liên tục tạo tác tội nghiệp. Chúng ta sáu căn tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, thuận với ý của mình thì lòng tham liền khởi, phiền não liền khởi; không thuận với ý mình, tâm sân hận liền khởi. Cái tâm này khởi lên cũng không nên sợ, vì thực tế mà nói chúng ta vẫn là phàm phu. Nếu sáu căn tiếp xúc cảnh giới, bạn không khởi tâm không động niệm thì bạn đã là Phật Bồ tát, không còn là phàm phu. Người phàm phu ở ngay trong cảnh duyên này nhất định khởi tâm động niệm. Cho nên người xưa nói “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Phàm phu khởi tâm động niệm là hiện tượng tất nhiên, thế nhưng then chốt ở chỗ nào? Đó là không nên để cho
  • 7. nó liên tục. Cái ý niệm vừa khởi, lập tức phải đè ý niệm xuống, làm cho nó chuyển biến, đó gọi là tu hành, là công phu. Người niệm Phật chúng ta chỉ dùng một câu A Di Đà Phật, trong thuận cảnh lòng tham khởi lên thì “A Di Đà Phật”, làm cho tâm này lập tức thay đổi, quyết không để lòng tham thêm lớn, không để lòng tham tiếp nối. Khi ở trong nghịch duyên nghịch cảnh, tâm sân hận phiền não khởi lên thì không phấn khởi mà lập tức dùng câu “A Di Đà Phật” đè nó xuống. Nhất định không để sân hận đố kỵ tăng thêm, không để sân hận đố kỵ tiếp nối. Chúng ta niệm Phật như vậy gọi là biết niệm, gọi là công phu. Không thực hành như vậy, họ có niệm hai ba vạn danh Phật hiệu mỗi ngày, cảm thấy không tệ, niệm xong Phật hiệu vẫn cứ mắng người, vẫn cứ sân si, vẫn cứ khởi hỉ nộ ái lạc, vô tác dụng. Người xưa thường nói “Đau mồm rát họng chỉ uổng công”. Phật hiệu của họ có niệm được nhiều hơn cũng không thể khởi tác dụng. Họ không hàng phục được phiền não, không đè xuống được. Công phu chân thật có lực, mỗi ngày Phật hiệu không nhất định phải niệm nhiều đến như vậy, then chốt là bạn phải có thể phục được phiền não, đè nó xuống. Một ngày bạn không niệm Phật cũng không hề gì, vừa động niệm thì A Di Đà Phật, vậy là tốt rồi. Khi không động niệm, không có A Di Đà Phật, nhưng vừa khởi tâm động niệm lập tức niệm A Di Đà Phật, đó gọi là giác nhanh, chân thật giác ngộ, vĩnh viễn giữ gìn tâm địa của chính mình Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác. Thứ sáu, Phật khuyên “Phát tâm Bồ Đề”. Năm điều trên bao gồm “Minh tín nhân quả”, “Tự hối khắc trách”, “Bố uý ác đạo”, “Bất phú hà tì”, “Đoạn tương tục tâm” là sám trừ tội nghiệp của chúng ta. Còn “phát tâm Bồ Đề” là tâm chân thật giác ngộ. Bạn chân thật tích công bồi đức sau khi đoạn ác và sám trừ nghiệp chướng từ năm lời dạy trên. Năm điều sau dạy chúng ta tu thiện. Đoạn ác tu thiện, thiện không tu không thể thành tựu phước huệ chân thật. Người học Phật nhất định có phước báu, mỗi ngày tu phước, mỗi niệm tu phước, phước báu của họ đương nhiên thêm lớn. Tương tự, mỗi niệm tu huệ, ngày ngày tu huệ thì trí tuệ của họ nhất định thêm lớn. Đó là đạo lý tất nhiên. Cái gì gọi là tâm Bồ Đề? Tâm Bồ Đề là chân tâm. Bồ tát mới có tâm Bồ Đề. Trong nhà Phật chúng ta, A La Hán vẫn chưa phát tâm Bồ Đề, Bích Chi Phật, Quyền Giáo Bồ Tát đều chưa phát tâm Bồ Đề. Kinh Hoa Nghiêm nói, sáu cõi mười pháp giới từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà ra. Chấp trước không còn thì sáu cõi không còn, phân biệt không còn thì mười pháp giới cũng không còn. Khi mười pháp giới không còn, bạn đến được pháp giới nhất chân, chính là thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật, thế giới Cực lạc của A Di Đà Phật. Bạn đến nơi đó siêu việt mười pháp giới. Vừa phát được tâm Bồ Đề liền siêu việt mười pháp giới. Nói cách khác, tâm Bồ Đề chính là đoạn đứt phân biệt, chấp trước, chân tâm của bạn hiện tiền. Thể của tâm Bồ Đề là tâm chí thành, chân thành đến tột đỉnh. Các vị phải biết, còn chút phân biệt, còn chút chấp trước là tâm của bạn không thành. Phải đem phân biệt chấp trước đoạn sạch sẽ. Không những không phân biệt, không chấp trước đối với pháp thế gian, mà đối với Phật pháp cũng không phân biệt, không chấp trước. Còn phân biệt, còn chấp trước đối với Phật pháp vẫn không thể ra khỏi sáu cõi, việc này phải nên hiểu. Một số đồng tu hỏi: “Hiện tại tôi không tham danh vọng lợi dưỡng của thế gian, không tham năm dục sáu trần nhưng tôi tham
  • 8. Phật pháp, có được không?” Không được! Phật bảo bạn đoạn tâm tham, không bảo bạn đổi đối tượng. Tâm tham nhất định biến ngạ quỷ, bạn tham Phật pháp vẫn biến ngạ quỷ. Tuy biến ngạ quỷ nhưng hưởng phước không giống nhau. Ham muốn danh vọng lợi dưỡng thế gian, đọa vào đường ngạ quỷ, đó chân thật là ngạ quỷ, ngạ quỷ rất nghèo khổ. Còn loại ngạ quỷ ham muốn Phật pháp có thể làm quan ở đường ngạ quỷ, bởi vì đối tượng đó không giống nhau, nhưng vẫn phải làm ngạ quỷ, vẫn không cách gì thoát khỏi cõi quỷ. Phật dạy chúng ta phải đoạn tâm tham, không dạy chúng ta đổi đối tượng, cái ý nghĩa này nhất định phải làm cho rõ ràng, nhất định phải đoạn tham sân si, phải đoạn phân biệt chấp trước, thế xuất thế pháp thảy đều không phân biệt, bạn mới có thể siêu việt mười pháp giới. Đó là thể của tâm Bồ Đề, tâm chí thành, tức là chân thành đến tột đỉnh. Vậy Phật dạy phát tâm Bồ Đề cũng chính là nói chúng ta từ nay về sau, đối nhân xử thế tiếp vật chỉ một mảng chân thành, nhất định không chút hư dối, không chút lợi ích cho chính mình. Người khác dùng tâm hư vọng đối với ta, người khác lừa dối ta, ta dùng chân thành đối với họ. Trước mắt chịu thiệt một chút, tương lai sẽ không hề bị thiệt chút nào. Họ dùng tâm hư vọng đối với ta thì họ đến ba đường, ta dùng tâm chân thành đối với họ thì ta đến thế giới Cực Lạc, như vậy làm sao giống nhau được. Cho nên bạn phải chịu thiệt thòi, không sợ thiệt thòi, chúng ta mới có thể tham gia “câu lạc bộ” của A Di Đà Phật. Nếu không chịu thiệt, vẫn muốn tranh hơn, vậy họ phải đến ba đường ác, bạn cũng đi theo. Người thông minh nhất định phải dùng tâm chân thành đối nhân xử thế tiếp vật. Chúng ta tu pháp môn Tịnh Độ, chân thật muốn thân cận A Di Đà Phật, thân cận mười phương tất cả chư Phật Như Lai, chúng ta mỗi niệm hy vọng gia nhập pháp hội của các ngài, sự chọn lựa đó là tối thượng thừa trong mười pháp giới. Chúng ta sâu sắc tin tưởng chính mình làm được. Tương lai tôi ở nơi đây giảng kinh Hoa Nghiêm, sau khi nghe xong, tín tâm của các vị nhất định sẽ được xây dựng, biết được ngay trong đời này có thể tham gia câu lạc bộ của Phật A Di Đà, Tỳ Lô Giá Na Phật và tất cả chư Phật, tâm Bồ Đề liền khởi tác dụng. Phật ở trên kinh nói với chúng ta, có tự thọ dụng, có tha thọ dụng, cho nên khi giảng khởi dụng liền giảng hai loại. Tự thọ dụng là tâm thanh tịnh, hiếu đức hiếu thiện. Như hôm nay chúng ta giảng sám trừ nghiệp chướng, đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, đó chính là thâm tâm, là tự thọ dụng. Sau khi tâm Bồ Đề phát thì tự nhiên sẽ như vậy, không chút miễn cưỡng, cũng không cần người khác phải đốc thúc, tự động tự phát, họ thật làm. Tha thọ dụng của tâm Bồ Đề là đối nhân xử thế tiếp vật, đại từ đại bi. Dùng lời hiện tại mà nói, từ bi là đối với tất cả chúng sanh, quan tâm chân thành, thương yêu chân thành, giúp đỡ nhiệt tâm, đó là tha thọ dụng. Ý nghĩa của tâm Bồ Đề rất sâu, rất rộng, Phật pháp chưa truyền đến Trung Quốc, cổ thánh tiên hiền Trung Quốc chúng ta cũng đã phát ra tâm này, chẳng qua không gọi nó là tâm Bồ Đề nhưng trên thực tế cùng với tâm Bồ đề mà Phật nói không hề khác nhau. Vào thời xưa Trung Quốc, vua Hán Võ chế định chính sách giáo dục quốc gia. Sau khi ông chế định chính sách này, kéo dài mãi đến trào Mãn Thanh, hơn hai ngàn năm, mỗi trào đại đều tuân thủ, không hề cải biến. Điều đó cho thấy chính sách giáo dục này là tông chỉ phương châm giáo dục chính xác cho nên đế vương nhiều đời đều khẳng định tiếp nhận, đều hoan nghênh, và đều chấp
  • 9. hành. Đó chính là thực hành tư tưởng giáo dục của Khổng Mạnh, ngày nay chúng ta gọi là nhà Nho. Nhà Nho dạy người trên cương lĩnh giảng Tam cương Bát mục. Trong phương pháp giáo học cũng nói đến tâm Bồ Đề nhưng nó được nói đến bằng những từ “thành ý”, “chánh tâm”. “Thành ý” chẳng phải là tâm chân thành hay sao? “Chánh tâm” chính là thâm tâm, đại bi tâm trong Phật pháp chúng ta. Hai thứ này hợp lại dùng một chữ “chánh”, “chánh tâm”. Phật pháp chúng ta giảng tỉ mỉ, bạn dùng tâm gì đối với chính mình, dùng tâm gì đối với người khác. Nhà Nho giảng nói tác dụng của “thành ý”, họ chỉ nói một “chánh tâm”, dùng chánh tâm đối với chính mình, dùng chánh tâm đối với người khác. Chỉ có Phật giảng mới tường tận. Cái thành ý này là chân thành, chúng ta cũng rất muốn dùng tâm chân thành, thế nhưng vẫn không phải. Bồ Tát Mã Minh có một trước tác gọi là “Đại Thừa Khởi Tín Luận”, “khởi tín” là vào cửa, là bước đầu. Cũng giống như trường học, bạn vừa vào lớp một, vừa mới đi học, điều kiện khởi tín chính là phát tâm Bồ Đề. Cho nên tâm Bồ Đề vừa phát, bạn chính là Bồ Tát Đại thừa khởi tín, kinh Đại thừa gọi là phát tâm trụ Bồ Tát. Khi vừa phát tâm, bạn liền ở địa vị Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát. Công đức của Bồ Tát Sơ Trụ được tất cả chư Phật tán thán. Trong kinh Hoa Nghiêm, đoạn kinh văn “Thập Trụ” tổng cộng có sáu phẩm kinh đều tán thán công đức của Bồ Tát sơ trụ, đặc biệt phẩm “Sơ Phát Tâm Công Đức Phẩm”. Tâm chúng ta vì sao không thể phát khởi? Mặc dù muốn phát nhưng không cách nào phát được. Phật biết, các bậc thánh hiền xưa cũng biết, nên mới khuyên chúng ta bỏ hết những chướng ngại trong tâm thì chân tâm mới có thể phát ra được. Trong tâm chân thành của bạn chỉ cần có phiền não chướng, sở tri chướng thì chân tâm của bạn sẽ không cách gì hiển lộ. Hàng Thanh Văn, A La Hán, Bích Chi Phật, Quyền Giáo Bồ Tát vẫn chưa đoạn hai loại chướng này nên tâm Bồ Đề không thể hiện tiền, vẫn cứ dùng vọng tâm, không phải chân tâm. Nhà Nho dạy người xem Thành ý Chánh tâm phía trước có hai câu “Cách vật, Chí tri”, sau đó mới Thành ý, Chánh tâm, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Từ đó có thể thấy hai câu phía trước quan trọng, “Cách vật, Chí tri”. Cách vật là gì? Về sau nhà Nho của Tống Minh đem hai chữ “Cách vật” này giải thích cái lý tột cùng các vật, nghiên cứu đạo lý của tất cả vật, đó là trên căn bản phương hướng đã sai lầm, cho nên Phu Tử đời sau nghiên cứu chư Tử trên lý, đại khái đầu óc đều hỗn loạn mà lý cũng chưa nghiên cứu ra được. Chỉ đến khi Tư Mã Quang xuất hiện, nghiên cứu thông minh hơn. Tư Mã Quang là tín đồ Phật giáo thuần thành, ông nói rất có đạo lý, rằng “Cách vật” thì vật chính là vật dục. Giải thích của ông không giống giải thích của người trước. Vật là vật dục, là thị phi nhân ngã, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần. Cách là cách đấu, có nghĩa, chúng ta chính mình phải đấu tranh với năm dục sáu trần, phải chiến thắng nó, không nên bị nó đánh bại. Bạn phải khắc phục năm dục sáu trần, chính là đoạn phiền não mà nhà Phật nói. Nhà Nho gọi Khắc chế là phương pháp đoạn phiền não, cách này có thể khắc phục năm dục sáu trần. Phật dạy chúng ta, những đệ tử đời sau “lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy”. Thầy chính là ý nghĩa của sự mô phạm. Phật tuy không tán thành tu khổ hạnh nhưng Phật tán thán tu khổ hạnh, vì sao? Con người có thể trải qua đời sống thanh đạm, ý niệm của vật dục sẽ rất tan nhạt, hay nói cách khác, rất dễ đoạn phiền não. Trong đời sống nếu bạn ham thích hưởng thụ thì bạn không có
  • 10. năng lực hàng phục năm dục sáu trần. Phiền não của bạn chưa dứt thì tâm Bồ Đề không thể sanh khởi, điểm này các vị đồng tu phải đặc biệt chú ý. Vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, điều kiện trên kinh Vô Lượng Thọ đầu tiên chính là phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật. Tôi đem sự việc này giảng rõ ràng tường tận cho mọi người nghe, tương lai bạn không thể vãng sanh cũng sẽ không trách tôi. Hiện tại tôi nói với các vị nhưng các vị không chịu làm, như vậy không phải trách nhiệm của tôi, bạn không tin tưởng thì không còn cách nào. Cho nên phát tâm Bồ Đề vô cùng quan trọng, nhất định phải dùng tâm chân thành đối đãi người thì chân tâm của bạn liền hiện tiền. Bạn nhất định phải khắc phục dục niệm của mình trong năm dục sáu trần, còn gọi là thế giới muôn màu, nhất định không bị nó dụ hoặc. Chính mình khắc phục được mình, đó chính là công phu “Cách vật”. Cho nên cách vật là phá phiền não chướng. Chí tri là phá sở tri chướng, chúng ta phải cầu học vấn chân thật, trí tuệ chân thật, tốt nhất từ kinh Vô Lượng Thọ, nói rõ ràng thấu triệt hơn kinh Hoa Nghiêm. Tương lai hai bộ kinh sẽ đều giảng ở đạo tràng này. Hiện tại chúng tôi đang làm công tác trù bị, biên tập mới lại để mọi người xem kinh thấy được câu đoạn, thứ lớp, chương pháp, kết cấu, nghĩa lý dễ hiểu. Hiện tại, kinh Hoa Nghiêm in bằng bản gỗ, một mặt mười hàng, một hàng hai mươi chữ, không có thứ lớp, không có chấm phẩy, xem thế nào cũng không hiểu, khi xem trong lòng không thoải mái. Cho nên chúng ta không thể không đem kinh này phân câu đoạn, biên tập mới lại. Dự định ngày 18 bắt đầu giảng, một tuần lễ giảng năm ngày, bốn ngày giảng Hoa Nghiêm, một ngày giảng kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ ngắn, chúng ta giảng dài; kinh Hoa Nghiêm dài, chúng ta giảng ngắn. Như vậy rất tự tại, không bị hạn chế thời gian. Hy vọng ba năm có thể hoàn thành công trình. Phương pháp trong hai bộ kinh này là Chí tri, tốt nhất, học tập có hiệu quả nhất. Cách vật nhất định phải ở ngay cuộc sống chính mình. Trong cuộc sống, chúng ta nhất định phải tiết kiệm, không nên lãng phí. Ngoài ra chính mình có phước báu cũng phải tiết phước, không nên lãng phí. Phước báu dư ra, phân cho chúng sanh cùng hưởng thì phước báu của bạn càng ngày càng lớn, vĩnh viễn hưởng không hết. Không nên chính mình có phước, chỉ một mình hưởng hết, đó là sai lầm. Cho dù có rất nhiều phước báu, chúng ta chỉ hưởng thụ một chút, tất cả còn lại thảy đều chia cho chúng sanh cùng hưởng. Bạn có thể bố thí phước càng nhiều thì phước của bạn càng lớn. Như tôi đã nói với các vị, bạn bố thí tài thì được tiền tài, bố thí pháp được thông minh, bố thí vô uý được khoẻ mạnh sống lâu, bố thí phước báu thì đương nhiên được phước báu lớn, đó là đạo lý nhất định. Cho nên chúng ta phải bố thí phước báu lớn, tạm đủ cho đời sống của mình là được. Việc tích thiện tích phước đưa lên hàng đầu, mỗi niệm vì chúng sanh, mỗi niệm vì xã hội. Chúng sanh đều có phước, xã hội tốt thì đời sống của chúng ta đương nhiên sẽ tốt vì chúng ta không rời khỏi xã hội, không rời khỏi chúng sanh. Không nên mỗi niệm nghĩ cho chính mình, vậy tâm Bồ Đề không còn. Mỗi niệm vì chúng sanh, mỗi niệm vì xã hội, tâm Bồ Đề liền hiện tiền. Cho nên nhất định phải phát tâm Bồ Đề. Thứ bảy, Phật dạy chúng ta phải “tu công bổ quả”, từ đời quá khứ chúng ta cho đến đời này, những việc đã làm sai rất nhiều. Cho nên Phật khuyên bảo chúng
  • 11. ta phải nỗ lực tu thiện, bồi đắp lỗi lầm. Người thế gian thường nói, “lấy công chuộc tội”, pháp luật thế gian có rất nhiều người làm như vậy. Trong Phật pháp thì không được vậy, thiện nhất định có quả thiện, ác nhất định có ác báo. Không thể nói: “Ngày trước tôi đã tạo rất nhiều tội ác, hiện tại tôi tu đại thiện, nên tội của tôi không cần trả báo”, không hề có việc như vậy, đó là không phù hợp với định luật nhân quả. Ngay đời này bạn nỗ lực tu thiện, sức mạnh của thiện đặc biệt mạnh, cái thiện của bạn sẽ được hưởng trước; tội nghiệp mà bạn tạo, cái ác báo sẽ chậm lại, lùi lại sau, báo sau nhường cho cái thiện báo trước. Còn nếu lực lượng ác mạnh thì cái ác sẽ báo trước, cái thiện mà bạn làm sẽ báo sau, tuyệt nhiên không hề có chuyện không báo, đó là định luật nhân quả, chân lý của nhân quả, chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này. Bạn không thể không khiếp sợ nhân quả, vì quả báo không hề sót lọt, chỉ là báo sớm hay báo trễ mà thôi. Khởi một ác niệm đều phải nhận lấy báo ác, khởi một niệm thiện cũng có quả thiện. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, ba nghiệp đều đang tạo. Tu công bù lỗi, không phải Phật khuyên bảo chúng ta đem công bù tội, mà hy vọng quả thiện của chúng ta báo trước, quả ác sẽ được chậm lại. Giả như thiện căn của chúng ta rất lớn, chúng ta sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, đến nơi đó làm Phật, sau khi làm Phật rồi, những tội nghiệp đã tạo trong đời quá khứ còn phải trả báo hay không? Nếu bạn nói làm Phật Bồ tát rồi thì không trả báo nữa, định luật nhân quả sẽ nói không thông. Xin thưa với các vị, làm Phật Bồ Tát đến sau cùng vẫn phải trả báo. Tuy nhiên cái báo đó ở trên cảm thọ hoàn toàn không giống chúng ta. Hiện tại khi chúng ta trả báo, chân thật cảm thấy vô cùng thống khổ. Còn khi Phật Bồ Tát thọ báo, các ngài đều rõ ràng tường tận, biết được đời quá khứ do tạo nhân như vậy cho nên hiện tại phải chịu quả báo. Họ nghĩ thế nên trả nợ một cách hoan hỉ, tự tại, từng món nợ trong sổ đều xoá hết. Còn chúng ta, đời trước gạt tiền người ta, đời này người ta gạt tiền mình mang đi, chúng ta cảm thấy khổ sở. Nếu chúng ta biết đời trước đã gạt họ, hiện tại họ gạt ta, vừa lúc phải trả cho nên một chút áo não cũng không có, bị gạt mà còn thấy thoải mái, an vui. Cho nên Phật Bồ Tát khi đến đây chịu quả báo, an vui tự tại vô cùng. An Thế Cao thật cũng đã làm Phật, làm Bồ Tát. Ông đến Trung Quốc trả nợ mạng hai lần. Đời trước ông giết lầm một người, đời này đến ngay nơi đó cũng bị người ta giết nhầm lại. Giết nhầm mà vẫn còn có tội. Ông đã đoán trước rồi nói với bạn: “Hôm nay tôi sẽ gặp nạn, sẽ chết đi, anh nói với quan phủ không nên trị tội người này. Đó là do nghiệp lực đời trước của tôi nên đời này phải gánh lấy quả báo, do tôi tự đến để trả nợ mạng”. Cho nên không thể nói thành Phật thành Bồ Tát thì không chịu báo, làm gì có đạo lý như vậy. Tuy nhiên cũng có tình huống không chịu báo. Không chịu báo là do đối phương hai bên đều rất tường tận, ta thiếu họ một mạng, họ biết rõ và nói: “Tôi không cần anh trả mạng”. Vậy thì không sao. Thực tế có trường hợp như vậy. Một vị Bồ tát đến giảng kinh nói pháp, gặp được oan gia trái chủ. Họ nghe và thấu hiểu Phật pháp nên bỏ qua món nợ về trước. Quả báo nhất định chân thật, báo và không báo đều ở nơi duyên, vậy phải xem nhân duyên đó của bạn như thế nào. Duyên, có lúc có thể thao túng ở chính nơi chúng ta, chính mình có thể làm chủ. Phật dạy “tu công bổ quá”, ý nghĩa ngay chỗ này.
  • 12. KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 18) Thứ tám, Phật dạy “Thủ hộ chánh pháp”, công đức vô cùng to lớn, là công đức đệ nhất trong thế xuất thế gian pháp. Chánh pháp phải gìn giữ như thế nào? trong “Quảng tu cúng dường” phía trước, tôi đã nói qua với mọi người, như giáo tu hành cúng dường. Kinh giáo của Phật, kinh điển của Phật, những đạo lý trong đó, chúng ta phải tường tận, phải thấu triệt. Phật dạy phương pháp đời sống, phương pháp đối nhân xử thế, phương pháp tu học, chúng ta nhất định phải tuân thủ. Những phương pháp trong kinh điển không gì khác ngoài phương pháp dạy chúng ta làm người, phương pháp sinh hoạt, thậm chí dạy chúng ta phương pháp làm việc, không có thứ nào không có. Phật dạy điều gì làm được, chúng ta nhất định phải làm cho được; Phật dạy điều gì không nên làm, chúng ta nhất định tuân thủ quyết không làm. Đó trước tiên là hộ trì chính mình, sau đó giúp đỡ chánh pháp cửu trụ thế gian. Cư sĩ Lâm xây đạo tràng, mời pháp sư đến giảng kinh nói pháp, vậy chánh pháp mới có thể cửu trụ. Những năm gần đây Lý Mộc Nguyên khai ngộ, ông mới tu sửa lầu bốn lầu năm để mọi người đến nghe kinh, ngồi thoải mái dễ chịu gần hai giờ đồng hồ. Đó là đến hưởng thụ, không phải đến chịu tội. Trong hai giờ đồng hồ, thân tâm hoàn toàn thư thái. Công trình của ông vẫn chưa hoàn công, bên trong còn một số phù điêu, bức vẽ thiên nữ tán hoa, nhưng tương lai giảng đường này sẽ rất mỹ quan, nhất định sẽ làm cho mọi người thoải mái. Đó đều là Hộ Trì Chánh Pháp. Trong Hộ Trì Chánh Pháp then chốt nhất chính là bồi dưỡng nhân tài tiếp nối. Thời đại này của chúng ta đã già, tương lai không giảng nổi nữa. Không có người giảng, vậy Phật pháp chẳng phải bị đoạn tuyệt? Hiện tại có không ít pháp sư trẻ tuổi đến từ Trung Quốc tiếp nối huệ mạng của Phật. Tương lai chúng ta xuống giảng đài thì họ lên tiếp nối. Những người thanh niên này vừa học giảng kinh đương nhiên sẽ giảng có rất nhiều chỗ không vừa ý mọi người, là sơ học, kinh điển lý luận đạo lý đều chưa thuộc, cho nên họ cần có người hộ trì. Làm thế nào hộ trì? Đến nghe giảng chính là hộ trì. Nếu bạn không đến nghe, họ ở nơi đó học giảng kinh, vừa nhìn xuống thấy lác đác người vào ngồi dự, liền nghĩ mình không khéo giảng, không thể giảng kinh, tâm họ liền bị thoái chuyển. Nhưng khi vừa nhìn xuống thấy có rất nhiều người, họ cảm thấy phấn khởi, cho rằng mình giảng không tệ, chí khí của họ được nâng cao. Tôi đã nói với các vị, họ là cây Bồ Đề, các vị đến nghe kinh chính là tưới nước để vun bồi cho họ dần dần trở thành cây đại thọ. Cho nên nghe họ giảng kinh là hộ trì chánh pháp, công đức sẽ lớn hơn nghe tôi giảng kinh. Hiện tại tôi giảng kinh vào ngày thứ sáu và thứ bảy, thời gian còn lại đều là những học trò đang luyện tập giảng kinh. Tôi hoan nghênh mọi người đến hộ trì chánh pháp, khích lệ họ. Bên cạnh đó, khi các vị nghe kinh, nếu cảm thấy họ giảng có vấn đề, nghe không rõ ràng, hoặc có chỗ nghi, chỗ sai lầm, các vị có thể viết một tờ giấy đưa cho họ giúp họ không ngừng cầu cải tiến. Ngày trước, lão sư đã dạy tôi, khi mới học giảng kinh, ta ở trên đài giảng là học trò, bên dưới nghe kinh đều là thầy giáo, là giám học của ta. Ta báo cáo với mọi người về việc tu học của mình, mời mọi người chân thật chỉ giáo cải tiến, còn ta
  • 13. chân thật tiếp nhận, y giáo phụng hành thì chính mình mới có tiến bộ. Cho nên học giảng kinh nhất định phải tiếp nhận phê bình chỉ giáo của đại chúng. Đại chúng không phê bình chỉ giáo nghĩa là không quan tâm đến bạn. Còn chân thật ái hộ bạn thì nhất định đại chúng phải phê bình. Chúng ta nhất định tiếp nhận, nỗ lực cải tiến. Người ta phê bình mình mà mình không cải tiến thì lần sau họ không nói nữa, họ buông bỏ bạn. Cho nên chúng ta học thì phải học thái độ tốt đẹp, cũng nỗ lực gánh trách nhiệm giúp đỡ các pháp sư trẻ có thể thành tựu, tương lai tiếp tục huệ mạng của Phật, hoằng pháp lợi sanh, đó chân thật là hộ trì chánh pháp. Các vị cần phải biết hộ pháp quan trọng hơn hoằng pháp. Thực tế thế gian này không phải không có người hoằng pháp, nhân tài hoằng pháp rất nhiều, nhưng nếu không gặp được thiện hộ nhiệt tâm thì nhân tài hoằng pháp cũng sẽ bị dìm mất, ngay trong một đời của họ chỉ có thể tự lợi mà không thể lợi tha. Thời gian trước tôi cũng đã từng nói qua mấy lần, mỗi lần chúng ta ở giảng đường đều có không ít đồng tu mới đến. Đồng tu cũ tuy đã nghe qua nhưng e thời gian lâu rồi có thể quên, còn đồng tu mới thì chưa nghe, cho nên nói nhiều một chút cũng không ngại. Người hoằng pháp cũng giống như một giáo viên giỏi ở thế gian. Họ có học vấn, có đức hạnh, có phương pháp giáo học. Nếu không có người muốn theo họ học thì họ không thể phát huy được tác dụng. Nhưng muốn có người theo họ học đương nhiên trước tiên phải có người thành lập một học đường. Trung Quốc thời xưa thành lập học đường phần nhiều là tư thục. Một thầy giáo có ít nhất mười mấy học trò mới có thể phát huy sở trường của mình. Nếu không có người thành lập học đường thì thầy giáo không cách gì phát huy được đức năng của bản thân. Vào thời hiện đại một vị thầy giáo giỏi nếu không có trường học tốt; người phụ trách của trường học, tức là hiệu trưởng, không quen biết thầy giáo, không mời thỉnh thì thầy giáo giỏi ấy cũng không có cơ hội giáo học. Cho nên nhất định phải có người quen biết, mời thỉnh, trọng dụng, thầy giáo mới có thể phát huy sở trường đặc biệt của mình, mới có thể giáo huấn một phương. Việc giáo hoá một phương, công đức chân thật có phải thuộc tất cả về thầy giáo không? Không, đó là của người hộ pháp. Bạn xem thấy ngày nay mở lớp dạy học, giáo dục làm được thành tựu, khi quốc gia xã hội khen thưởng thường ban tặng cho hiệu trưởng. Nếu trường học do tư nhân làm, nhất định khen tặng phần thưởng cho hội trưởng, người mở lớp học, vì công là do họ. Còn làm không tốt thì lỗi cũng ở nơi họ, họ phải gánh lấy trách nhiệm. Cho nên họ chủ đạo chánh sách giáo học, họ xếp đặt giáo trình, giáo viên chẳng qua đến để chấp hành mà thôi. Như vậy công đức là ở người mở lớp, việc mở lớp chúng ta gọi là hộ pháp. Các vị phải nên biết hoằng pháp và hộ pháp là một thể, nhưng hộ pháp vẫn quan trọng hơn. Nếu không có người hộ trì, Phật Bồ tát ra đời cũng không thể lợi ích chúng sanh. Trách nhiệm của hộ pháp rất nặng, công đức của hộ pháp cũng rất lớn. Thích Ca Mâu Ni Phật đem công việc hộ pháp này ủy thác cho ai? Trên kinh chúng ta thấy Phật đem công việc của hộ pháp ủy thác cho quốc vương đại thần, đại phú trưởng giả. Họ có năng lực hộ pháp, có oai thế, có tiền của; họ có thể xây dựng đạo tràng, có thể bố trí an ổn những vị pháp sư, bồi dưỡng pháp sư, khải thỉnh pháp sư đến hoằng pháp lợi sanh. Họ chuyên mở trường học, làm đổng sự trưởng, mời thỉnh pháp sư đến trụ trì đạo tràng. Trụ trì trong đạo tràng cũng giống như tổng sự trưởng trong một công ty, pháp sư giảng kinh là người
  • 14. phụ việc, mỗi người một việc. Ông chủ là đổng sự trưởng, là hộ pháp. Không có sự hộ trì của họ thì người xuất gia làm gì có tiền của, làm gì có đủ lực, che dựng một chòi tranh còn khó huống hồ xây một đạo tràng, làm sao phát huy được sở trường của mình. Chúng ta ở đây giảng kinh nói pháp, công lão này là của cư sĩ Lâm. Công đức hoằng pháp lợi sanh là của họ, nếu họ không mời mình đến giảng kinh thì chúng ta không cách gì đến được nơi này. Nếu họ không mở lớp bồi dưỡng pháp sư trẻ thì không người nào có thể đến. Ngày nay chúng ta giảng kinh, có rất nhiều đồng tu được lợi ích. Hiện tại nhờ vào thiết bị khoa học, không những thính chúng ngồi đây được lợi ích mà các đồng tu trước truyền hình cũng được lợi ích. Hôm qua thầy Ngộ Đạo gọi điện thoại cho tôi từ Canada. Thầy nói với tôi, tịnh tông của Hoa Kỳ và Cannada tiền đồ một mảng sáng lạng. Hiện nay họ đọc kinh Vô Lượng Thọ, số lượng người niệm Phật nhiều vô kể. Một số người nước ngoài đọc kinh Vô Lượng Thọ rất tốt mặc dù họ không hiểu ý nghĩa. Tôi thắc mắc làm sao có thể đọc tốt như vậy. Thầy ấy cho biết cuốn kinh Vô Lượng Thọ của Singapore có phiên âm Latinh. Người nước ngoài căn cứ vào phiên âm đó đọc ra chữ Trung Quốc không hề sai. Có rất nhiều người nước ngoài đang đọc quyển kinh này. Chúng ta có thể hiến tặng họ, bất cứ nơi nào cần đến thì chúng ta đều có thể tặng. Người nước ngoài dùng phiên âm La tinh đích thực rất thuận tiện. Đài Loan dùng chú âm phù hiệu, họ không cách gì đọc được, cũng không thể dùng, nhưng quyển chú âm của Singapore thì họ rất dễ dùng. Tịnh tông có thể mở rộng như vậy, tốc độ nhanh là nhờ vào sức mạnh truyền hình. Mỗi ngày chúng ta đều ở trên truyền hình, một giờ phát sóng là một giờ họ từ truyền hình mà lĩnh hội. Cho nên ngày nay chúng ta đến đây giảng kinh, thính chúng không thể hạn lượng. Mắt thịt chúng ta nhìn thấy nhiều người nhưng không nhìn thấy được số lượng người ngồi trước tivi ở các quốc gia khu vực khác. Không biết số người nhiều đến bao nhiêu, lợi ích vô biên, loại công đức lợi ích này vẫn là của hội trưởng cư sĩ Lâm. Muốn Phật pháp hưng vượng, bốn chúng đệ tử chúng ta đều phải biết làm công việc hộ pháp. Ngày trước, tôi còn trẻ học Phật, học giảng kinh với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, sau đó nếu không gặp Hàn quán trưởng ba mươi năm toàn tâm toàn lực hộ trì thì chúng ta cũng không có thành tựu của ngày hôm nay. Không có người hộ trì này, tôi nghĩ tôi chỉ có hai con đường để đi, một là làm kinh sám, bỏ việc giảng kinh vì không có cơ hội giảng cho bạn; hai là đành phải hoàn tục, lại vào xã hội để tìm công việc. Do đó công đức hộ trì không thể nghĩ bàn. Hộ trì không đơn giản, cả nhà Hàn cư sĩ giúp đỡ tôi, họ cũng gặp phải rất nhiều khổ nạn, thế nhưng bà sáng suốt, không bị quấy nhiễu bởi hoàn cảnh bên ngoài. Bạn lên bục giảng kinh, giảng không hay, người ta sẽ cười bạn, chướng ngại đó vẫn nhỏ. Nhưng nếu giảng khá, thính chúng rất hoan hỉ, tán thán, đồng thời người đố kỵ sẽ xuất hiện, việc này không thể tránh khỏi. Người đố kỵ sẽ nghĩ mọi cách phá hoại, khiêu khích, sinh sự. Ngày trước, tôi ở nhà của Hàn trưởng. Người xuất gia bị bức đến không còn đường để đi, không có chùa dung chứa, đành ở nhà cư sĩ 17 năm. Thời gian không ngắn cho nên người khiêu khích sinh sự cũng không thể tránh khỏi. Người nhà của Hàn trưởng phải nhẫn chịu. Nếu họ không thể nhẫn chịu, họ sẽ nói: “Pháp sư à! Không được rồi, ông ở đây, tôi không thể chịu
  • 15. nổi áp lực bên ngoài”, lúc đó có lẽ tôi đành phải ra đi. Thế nhưng người trong nhà họ sáng suốt, họ có thể chịu được bất cứ gièm pha thậm chí nhục mạ, họ đều không hề để ý. Việc này vô cùng khó làm, cho nên thành tựu của chúng ta chân thật rất cảm kích đối với bà, không có bà thì không có thành tựu của ngày nay, cũng không có thư viện Hoa Tạng của Đài Bắc, không có Tịnh Tông Học hội. Do đó công đức hộ trì là không thể nghĩ bàn. Hộ trì phải có trí tuệ, có định lực chân thật. Trí tuệ có thể phân biệt phải quấy, định lực không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, cứ kiên trì sau cùng mới có thành tựu. Đến khi quán trưởng vãng sanh, hai lần nhìn thấy Phật A Di Đà đến an ủi, được xem thấy hải hội liên trì, điềm lạ đích thực tương ứng với công đức của bà. Các vị xem thấy, người xuất gia chúng tôi đắp cái y này, màu sắc là màu cafe, không phải y màu đỏ, áo tràng màu vàng như trước đây chúng ta đều đắp. Khi Hàn quán trưởng bệnh nặng, một hôm tôi bỗng nghĩ ra, màu sắc y của chúng ta không như pháp. Phật nói cho chúng ta màu sắc của y phục này chính là loại màu sắc hiện tại tôi đang đắp. Y nhiễm sắc, tránh khỏi năm loại màu chính, là đỏ, vàng, xanh, trắng, đen. Cho nên y phục của nhà Phật gọi là màu cà sa. Tôi liền nghĩ đến, y nhiễm sắc không phải chánh sắc. Thế là tôi gọi điện thoại cho tiệm may tăng phục, nhờ họ may loại y phục như pháp này. Buổi tối, ông chủ tiệm may tăng phục đến thư viện đo y phục cho chúng tôi. Chúng tôi liền nhờ ông ấy may nhanh hơn một chút. Ông liền nói, buổi trưa, Phật A Di Đà đến tiệm dặn bảo ông rằng thư viện có việc gấp, phải mau làm cho xong, cho nên ông đã chuẩn bị xong hết nguyên liệu may đồ. Thật không thể nghĩ bàn. Chúng ta khởi một niệm đúng pháp liền có thể cảm ứng. Ngày nay chúng ta đắp y này, thật không dám đổi lại màu đỏ vì Phật A Di Đà gia trì. Bất kể trường hợp nào, chúng ta cũng không dám dùng màu vàng, màu đỏ tươi đẹp nữa. Trong hộ pháp, phải hiểu phẩm Hạnh Nguyện có câu “thỉnh chuyển pháp luân”. Chúng ta không cách gì thỉnh Phật, chỉ có thỉnh những vị cao tăng đại đức không luận tại gia hay xuất gia miễn họ có tu học Phật pháp. Hiện tại tìm người chứng quả là việc quá khó, chúng ta không gặp được, chỉ cần họ chân thật có tu có học thì chúng ta có thể mời họ đến giảng kinh. Thế nhưng khi mời họ đến giảng kinh, chúng ta lại phải thông hiểu đại chúng của chúng ta đang tu pháp môn gì, chúng ta mời họ đến giảng kinh luận gì, có sự trợ giúp đối với việc tu học của chúng ta hay không. Mọi người đều niệm Phật, đều một mục tiêu cầu sanh Tịnh Độ, nếu bạn mời một vị pháp sư đến giảng về tham thiền, hoặc mời một vị pháp sư đến dạy bạn trì chú, như vậy là phá hư pháp môn tu học của chúng ta. Người hộ pháp không những hộ chính mình, hộ pháp của Phật mà còn phải hộ pháp của đại chúng, vì đại chúng mà mời thầy giáo. Khi mời, nhất định phải mời thầy giáo tương ưng với sự tu học thì chúng ta mới có được lợi ích. Ngày trước khi tôi ở Đài Trung thân cận lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm, mười năm không hề rời khỏi ông, ông đi đến đâu thì chúng tôi đi theo đến đó. Chúng tôi khoảng vài chục người, là chúng thường tùy của thầy. Trong mười năm, tôi thấy lão cư sĩ Lý sáng lập Liên Xã Đài Trung, thư viện Từ Quang. Hai đạo tràng hoằng pháp đã tiếp đón rất nhiều đại pháp sư, đại đức cư sĩ đi ngang qua Đài Trung. Lão sư Lý đích thân đến bến xe nghinh tiếp, khi về đích thân đưa tiễn đến bến xe. Ngài nhất định mời họ ăn cơm, cung kính cúng dường, lễ tiết rất chu đáo, nhưng không hề mời họ giảng khai thị, đừng nói đến giảng kinh. Ban đầu tôi
  • 16. nhìn thấy việc này trong lòng cảm thấy có chút kỳ lạ. Có một số pháp sư từ nước ngoài đến, Lý lão sư tôn kính họ như vậy nhưng lại không mời họ kết chút pháp duyên với mọi người chúng tôi, không mời giảng chút khai thị. Chúng tôi thỉnh thoảng cảm thấy lão sư Lý dường như ngạo mạn, không xem trọng người khác, mặc dù trên biểu hiện của ông rất cung kính, lễ tiết không hề thiếu sót. Chúng tôi tuy không nói ra nhưng cũng bị ông nhìn thấy. Ông triệu tập chúng tôi đến, khoảng mười người, ông nói: “Không phải tôi không mời ông ấy giảng khai thị. Nếu ông ấy vừa khai thị thì tôi lại phải tốn rất nhiều thời gian làm cho tâm của đồng tu chúng ta định trở lại. Những vị pháp sư đó là pháp sư tham thiền, những pháp sư học giáo, và pháp sư tu Mật. Suốt mười năm, tôi không dễ gì bồi dưỡng tín tâm niệm Phật của mọi người, hiện tại một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, nếu pháp sư ấy đến nói tham thiền tốt hơn niệm Phật, tham thiền minh tâm kiến tánh, hoặc trì chú, học Mật Tức Thân Thành Phật, vậy thì đồng tu chúng ta nghe xong, tín tâm sẽ liền lay động, như vậy có phải phiền phức hay không?”. Cho nên ông không chịu mời họ giảng khai thị, đó là ông hộ pháp, giữ gìn thuần tín của đại chúng đối với tín tâm, thâm tín thiết nguyện, tuyệt đối không để bị người phá hoại. Khi ông giải thích rõ ràng, chúng tôi mới bừng tỉnh hiểu ra, ông thật là người hộ pháp đại từ đại bi, bảo hộ mọi người, đã không dễ dàng bồi dưỡng được chút tín nguyện hạnh này thì làm sao bây giờ có thể khinh xuất để người ta nói mấy câu khiến dao động. Đại đức thời xưa cùng hiện tại khác nhau, vào thời xưa, đại đức chân thật là những người có đức hạnh. Phật pháp thường nói “Nếu muốn Phật pháp hưng, chỉ có tăng khen tăng”, đôi bên tán thán lẫn nhau thì Phật pháp chúng ta mới có thể hưng khởi. Thế nhưng hiện tại thông thường nhất là các pháp sư trẻ tuổi chưa nhận qua giáo huấn chính quy nên không hiểu được đạo lý này, họ đến nơi đâu cũng tự giới thiệu về mình, cho rằng mình tu học con đường này là đúng, họ có thành kiến đối với các pháp môn khác nên thường phê bình, như vậy rất dễ dàng dẫn sai người khác tu học. Việc này gọi là không biết lễ phép. Nếu là một người rõ lý thì chúng ta có thể không những thỉnh họ giảng khai thị mà còn mời họ giảng kinh, vì sao? Họ tán thán pháp môn của chúng ta. Đối với đồng tu việc này có lợi ích lớn. Chúng ta ở dưới hội của lão sư Lý, lão sư Lý cũng đã từng dạy bảo qua việc này để giữ lễ. Năm 1977 tôi giảng kinh Lăng Nghiêm ở Hong Kong, pháp sư Thánh Nhất tham gia pháp hội, ông nghe rất hoan hỉ, sau đó mời tôi đến Đại Tự Sơn, đạo tràng của ông để cùng đại chúng của ông kết pháp duyên và giảng một buổi khai thị. Tôi đến nơi đó nhìn thấy đạo tràng thiền tông, trong đạo tràng có hơn 40 người, mỗi ngày tọa hương, tuân thủ qui củ của thiền đường. Tôi đã xem qua rất nhiều đạo tràng nhưng chưa thấy nơi nào chăm chỉ làm đạo như vậy. Ông mời tôi giảng khai thị, tôi liền tâm niệm phải giảng cái gì. Thứ nhất, tán thán pháp sư Thánh Nhất, pháp sư giỏi, có tu có học. Thứ hai, tán thán đạo tràng thanh tịnh trang nghiêm, thành tựu đạo nghiệp của mọi người. Thứ ba, tán thán đại chúng, tán thán pháp môn của họ. Bản thân tôi tu Tịnh Độ nhưng lúc đó, một chữ về Tịnh Độ tôi cũng không nhắc đến. Tôi tán thán thiền. Đến khi rời khỏi đạo tràng, trên đường về, một số người đi theo liền hỏi tôi: “Pháp sư Tịnh Không, vừa rồi ông luôn miệng tán thán thiền hay. Vậy tại sao ông không tu thiền? Vì sao ông lại niệm Phật?”. Bạn thấy đấy, người đi theo tôi
  • 17. mới nghe tôi tán thán về thiền một chút liền khởi nghi hoặc, vậy làm sao được? Tôi liền nói với họ, thiền là người thượng thượng căn mới có tư cách tham thiền. Tôi là người hạ căn rất muốn tham thiền nhưng không đủ tư cách nên quay đầu lại thành thật niệm A Di Đà Phật. Lời tôi nói đều là thật, không phải giả. Cho nên tôi tán thán họ đến tột đỉnh, tăng thêm đại chúng, làm cho họ càng có lòng tin với pháp sư Thánh Nhất. Tương tự, các vị cũng thấy đó, người từ bên ngoài đến đều tán thán Hoà Thượng của chúng ta. Pháp sư Thánh Nhất có tu hành nên hiểu được, nếu ông đến đạo tràng của tôi, nhất định ông sẽ tán thán niệm Phật, tuyệt đối sẽ không giảng thiền tông. Đó chính là chân thật biết hộ pháp. Người xưa thường nói “Thà làm động nước trăm sông, không động tâm người tu niệm”, người ta đã tu pháp môn này thì bạn làm sao có thể tuỳ tiện dao động họ, đó là một việc không nên làm. Khi tôi vừa học Phật, lúc đó vẫn chưa xuất gia, tôi thường nghe pháp sư Diễn Bồi giảng kinh. Tôi rất thân với ông vì mỗi lần ông giảng kinh, tôi luôn ngồi hàng đầu, mặt đối mặt ngày ngày đều thấy nhau. Sau khi xuất gia, ông rất ái hộ tôi. Tôi tôn trọng và gọi ông là lão sư, còn ông cũng xem tôi như bạn. Khoảng vài năm đầu đến Singapore, ông đều đến phi trường đón tôi, khi tôi rời khỏi, ông cũng tiễn tôi tại phi trường. Sau này ông đến Đài Loan, ông rất vui ở tại Cơ Kim Hội chỗ tôi, ông mời tôi đến giảng kết duyên với tín đồ của ông tại đạo tràng. Tôi biết rõ ông tu Di Lặc Tịnh Độ, muốn sanh về cung trời Đâu Suất, tức là không đi chung đường với chúng ta, cho nên khi đến chỗ ông giảng khai thị, tôi đặc biệt tán thán Pháp Tướng Duy Thức Tông, tán thán Di Lặc Tịnh Độ mà không hề nhắc đến một chữ Di Đà Tịnh Độ của chúng ta. Do đây có thể biết qui tắc, bạn đến bất cứ đạo tràng nào, họ đều hoan hỉ mời bạn giảng khai thị, nếu bạn không hiểu qui tắc này thì mọi người sẽ sợ bạn nói chuyện, sợ bạn làm nhiễu loạn lòng người, phá hoại tín ngưỡng của mọi người, làm cho người ta hoài nghi. Cho nên bất cứ nơi nào mời chúng ta, chúng ta phải hỏi thăm dự liệu trước, họ tu pháp môn gì? Tu được bao lâu? Do ai hướng dẫn? Nếu đạo tràng đó không phải chuyên tu pháp môn thì bạn có thể tùy tiện giảng. Một đạo tràng thường thỉnh mời nhiều pháp sư thuộc nhiều pháp môn thì chúng ta không có gì ngăn ngại. Những đạo tràng như thế lộn xộn rối rắm, họ không biết pháp môn nào là đúng. Hoặc một số đạo tràng không tìm được pháp sư hoằng dương Phật pháp, nên phàm hễ pháp sư nào đi ngang qua họ thảy đều mời thỉnh giảng kinh, giảng khai thị. Pháp sư thích giảng cái gì thì cứ giảng thứ đó, pháp nào họ cũng muốn nghe, pháp nào cũng đều muốn học, sau cùng không có gì thành tựu. Do đây có thể biết, hoằng pháp có hiệu quả hay không then chốt ở hộ pháp. Một ví dụ khác, trước đây, đầu mỗi năm tôi đều đến Hongkong giảng kinh. HongKong cách Đài Loan một giờ máy bay. Năm xưa ở HongKong chỉ có một bà Lôi hộ trì, mỗi lần đều do bà mời tôi đến giảng kinh. Sau khi bà Lôi qua đời thì không có người mời nữa. Gần chục năm, đến năm vừa rồi trở lại HongKong giảng kinh, tôi gặp được một số lão đồng tu, những lão đồng tu này nói: “Pháp sư à! Đã bảy năm rồi ông không trở lại”. Quả thật, nhẩm lại đúng là bảy năm tôi không đến. Nhưng không phải tôi không đến mà không có người mời tôi đến. Tôi không thể tự mình đi vì mọi người cự tuyệt tôi thì tôi đến để làm gì. Cần phải có người tìm tôi. Không có người mời thỉnh thì chúng ta không có cách nào. Muốn đến nơi đó để kết duyên với mọi người nhưng duyên không đầy đủ.
  • 18. Ở Singapore cũng vậy, chỉ có một mình cư sĩ Lý Mộc Nguyên, đó là vào năm 1987 lần đầu tiên tôi đến. Tôi đã giảng qua một buổi ở Cư Sĩ Lâm, hai buổi ở đoàn hoằng pháp thanh niên. Lúc đó đoàn trưởng của đoàn hoằng pháp thanh niên là Lý Mộc Nguyên. Qua ba lần gặp ông, tôi được kết duyên phận này. Tôi nhớ lần đầu đến giảng ở chùa Song Lâm hai buổi, sau đó ông sắp xếp cho tôi giảng nhiều nơi, về sau mỗi năm Lý Mộc Nguyên đều đến mời tôi. Các vị thử nghĩ xem, nếu không có ông thì Singapore ai sẽ mời tôi, trong khi tôi chỉ quen biết vài người. Hiện tại ở Singapore có rất nhiều người đọc kinh Vô Lượng Thọ, người niệm Phật cũng nhiều. Hơn nữa, Tịnh Tông còn ảnh hưởng cả Đông Nam Á. Mỗi năm Lý cư sĩ nhiều lần phải đến Trung Quốc, đối với Phật giáo Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn. Cho nên tôi không có công đức, công đức hoàn toàn là của ông ấy. Nếu các vị muốn tu tích công đức thù thắng nhất thì nên làm hộ pháp. Hà tất phải lên đài làm giáo viên, giáo viên phước báu thấp nhất, còn gọi là giáo viên nghèo, trong khi đó ông chủ có phước báu lớn, trí tuệ lớn. Trí tuệ lớn vì ông có thể mời giáo viên, có thể đề ra chính sách giáo học tốt, có thể chân thật đem Phật pháp thúc đẩy mở rộng, là người có nhân lực, tài lực. Nhất định phải có đại phước đức, đại trí tuệ mới có thể làm đại hộ pháp. Còn không có phước báu, có chút ít trí tuệ thì đành phải học giảng kinh. Cho nên hoằng hộ, chúng ta cần phải phân định rõ ràng. Các vị pháp sư trẻ tuổi tương lai có phước báu lớn được làm trụ trì một phương hoặc lãnh đạo Phật giáo một phương, bạn phải có trí tuệ, mời thỉnh những vị pháp sư có thể giảng kinh, pháp sư tu trì, giúp đỡ các vị giáo hoá một phương, thì lúc đó bạn có công đức chân thật. Giữ gìn chánh pháp là vô cùng quan trọng, chánh pháp có cửu trụ thế gian hay không, có lợi ích chúng sanh hay không đều phụ thuộc ở sự khéo hộ trì. Khéo hộ trì chính là có phước đức, có trí tuệ. Trí tuệ để phán đoán chân vọng, phân biệt tà chánh, phải quấy; có phước báu thì họ có năng lực thúc đẩy, sức ảnh hưởng mới phát huy được. Đương nhiên việc hộ pháp không phải người nào cũng có thể làm được, nhưng chỉ cần phát tâm, phước báu trí tuệ kém một chút vẫn có thể làm được. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên nói rất hay, chúng ta không có phước báu nhưng Phật A Di Đà có phước báu, chúng ta không có trí tuệ thì Phật A Di Đà có đại trí tuệ. Cả đời chúng ta chỉ cần dựa vào Phật A Di Đà thì không có trí tuệ cũng biến thành có trí tuệ, không có phước báu cũng biến thành có phước báu. Lý Mộc Nguyên tìm được ngọn núi tốt để dựa vì vậy mười năm qua, công việc Phật sự của ông thuận buồm xuôi gió. Cách dựa núi này thật hay, khiến người cảm động. Mười năm trước, Lý Mộc Nguyên đã mắc bệnh ung thư. Lần đầu tiên khi tôi gặp ông, ông rất mập, giống như Bồ tát Di Lặc vậy, cái bụng to, người tráng kiện. Đến năm thứ hai, thứ ba, ông bỗng ốm xuống rất nhiều. Lúc đó tôi vẫn chưa chú ý lắm, ông nói với tôi rằng bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh ung thư, thọ mạng cao nhất cũng chỉ được sáu tháng nữa. Hiện nay vẫn còn những báo cáo chẩn đoán và phim chụp X quang của ông vào thời điểm đó, nội tạng bên trong không còn chỗ nào tốt. Ông là một tín đồ Phật giáo chân thành, khi biết mình bị bệnh không thể cứu, ông đem tất cả việc buôn bán giao cho vợ, tài sản cũng đều giao hết, trên người không còn bất cứ thứ gì. Ông làm công quả ở cư sĩ Lâm, sống một ngày làm một ngày, cứ thế đợi vãng sanh. Đến nay đã mười mấy năm, sức khoẻ
  • 19. của ông càng ngày càng tốt. Hiện tại đi kiểm tra lại thì không thấy có thứ bệnh nào. Giới y ở Singapore cho đây là một kỳ tích, bởi vì ông không khám bệnh, không hề tìm bác sĩ, không uống thuốc, tất cả ông đều buông bỏ. Người ta giới thiệu bác sĩ giỏi, ông cũng không đi, chỉ một lòng niệm Phật, đợi Phật đến tiếp dẫn vãng sanh. Thế nhưng thật kỳ lạ, tế bào ung thư toàn thân ông quả nhiên tiêu mất, hiện tại thân thể khoẻ mạnh vượt qua người thông thường. Ông nói, năm trước thăm viếng Trung Quốc đại lục, đến phương bắc âm 2 độ, ông cũng chỉ mặc một chiếc áo sơ mi mà không cảm thấy lạnh. Mùa đông thân thể ông phát nhiệt ra bên ngoài, còn mùa hạ thì trong thân ông mát, thân thể đông ấm hạ mát, thật không thể nghĩ bàn. Tôi ở đây giảng đạo của Phật pháp cho các vị nghe, các vị có thể bán tín bán nghi, chưa chắc thật tin, nhưng cư sĩ Lý Mộc Nguyên đã hiện thân nói pháp, ông làm cho bạn xem nên bạn có thể có tín tâm kiên định, chí nguyện kiên định. Ông đem tất cả buông bỏ, ngay một đời này hy sinh phụng hiến triệt để vì Phật pháp, vì xã hội, và vì chúng sanh. Ông cùng với Phật A Di Đà đồng tâm, đồng nguyện, đồng hiểu, đồng làm, cho nên thân của ông chuyển đổi. Mười năm trước bị bệnh phải chết, đó là nghiệp báo thân của ông. Hiện tại ông đem nghiệp báo thân chuyển thành thân nguyện lực, kinh Hoa Nghiêm nói “lực trì thân, nguyện thân”, nguyện thân chính là thừa nguyện trở lại. Phước báu ngày nay của ông là do chư Phật Như Lai gia trì, do tất cả chúng sanh có phước, ông liền có phước. Đó là hiện thân nói pháp ngay trước mắt chúng ta. Mỗi lần đến Trung Quốc đại lục, ông dẫn theo đoàn mấy mươi người, lần này ông đi tám ngày cũng dẫn theo hơn một trăm người cả già lẫn trẻ, có người già đến hơn tám mươi tuổi. Bạn thấy có ai gan lớn như vậy, dám dẫn theo một số người già, nếu nhỡ người già bị bệnh hay xảy ra việc gì ở đại lục thì làm sao gánh vác nổi. Lễ xưa của Trung Quốc có nói “Bảy mươi không giữ lại đêm, tám mươi không giữ lại ăn cơm”, người già bảy mươi tuổi không nên giữ lại trong nhà, vì nếu nhỡ bỗng nhiên qua đời, người ta sẽ nghi bạn mưu hại, bạn cũng không thể thanh minh được với quan tòa, cho nên không nên giữ người bảy mươi tuổi lại trong nhà. Nếu tám mươi tuổi, tuổi tác càng lớn thì càng không nên giữ lại ăn cơm, nếu nhỡ họ ăn cơm bị làm sao cũng sẽ xảy ra chuyện. Ấy thế mà, ông Lý Mộc Nguyên to gan dẫn theo người già bảy tám mươi tuổi đi du lịch. Đây chính là Tam Bảo gia trì. Nhiều năm đến Trung Quốc đại lục, nhiều lần dẫn theo người già tham quan du lịch nhưng ông không hề gặp việc gì trắc trở, đi và về rất bình an. Không phải lực gia trì của Tam Bảo thì nhất định không thể làm được. Cho nên tôi nói với mọi người, Lý Mộc Nguyên là một Bồ tát sống, nếu các vị muốn đi du lịch thì hãy đi theo ông, nhất định không có vấn đề. Còn bạn đi với người khác thì tôi không dám bảo đảm. Lý Mộc Nguyên nói với tôi, ông bằng lòng dẫn hai loại người, già và trẻ nhỏ, với điều kiện hai loại người này chịu nghe lời. Ông không dẫn người trẻ tuổi không biết nghe lời. Tham quan du lịch, nếu không dẫn người già thì ông dẫn trẻ nhỏ. Một lần ông dẫn theo hơn một trăm em nhỏ du lịch đến Phúc Kiến, đời sống của ông, ăn uống rất đơn giản. Người ta tặng ông thức gì ngon, bổ dưỡng, ông liền chuyền tay tặng ngay cho người khác, bản thân không cần đến. Chúng ta đọc kinh Phật, nghe tôi diễn giảng ở đây, lại được thấy xem cư sĩ Lý Mộc Nguyên thì phải sanh khởi tín tâm, chăm chỉ nỗ lực tu học, đó mới là phước báu chân thật,
  • 20. mới là an vui chân thật. Lý Mộc Nguyên đã toàn tâm toàn lực giúp đỡ Phật giáo Trung Quốc hưng vượng. Trung Quốc an định nghĩa là cả thế giới an định, vì Trung Quốc đất rộng người đông, một tỉ ba dân số, là trung tâm của thế giới. Nếu chúng ta muốn toàn thế giới an định, người trên toàn thế giới đều được hạnh phúc mỹ mãn thì nhất định phải giúp đỡ Trung Quốc. Lý Mộc Nguyên toàn tâm toàn lực như vậy, nên được Phật Bồ Tát phù hộ, gia trì, không phải không có đạo lý. Việc ông làm hôm nay là việc công đức hy hữu, sức mạnh đó của ông từ đâu mà có? Từ tất cả quí vị ở phía sau giúp đỡ ông. Nếu quí vị không bỏ tiền bỏ sức giúp ông thì ông cũng không thể làm được việc gì cả. Những liên hữu ở Singapore, liên hữu ở cư sĩ Lâm là hậu thuẫn của ông. Những điều ông làm chính là của tất cả bạn đồng tu ở cư sĩ Lâm cùng Tịnh Tông Học Hội. Ông chỉ là đại diện cho sự đồng tâm hiệp lực của mọi người, vì Tam Bảo, vì xã hội, vì chúng sanh, mà làm nên những việc tốt này. Ông có phước báu, và mỗi người các bạn đây cũng đều có phước báu. KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 19) Thứ chín, Phật dạy niệm Phật “nghịch thuận thập tâm”, không hề dạy chúng ta phải niệm một vị Phật nào. Ngài dạy chúng ta “Niệm mười phương Phật”, cách niệm “mười phương Phật” như thế nào? Mười phương Phật chính là Phật A Di Đà. Phật Thích Ca Mâu Ni nói, mười phương tất cả chư Phật Như Lai đều niệm A Di Đà Phật. Chúng ta niệm A Di Đà Phật chẳng phải là niệm mười phương Phật sao. Nếu bạn không tin tưởng, ngày ngày đi lạy Vạn Phật Danh kinh, mỗi ngày đọc mười hai ngàn danh hiệu Phật, mệt chết người nhưng có đủ được mười phương Phật hay không? Mười phương chư Phật vô lượng vô biên, bạn mới niệm mười hai ngàn danh hiệu, như vậy còn sót lọt rất nhiều. Do đó xin thưa với các bạn, bạn chỉ niệm một câu A Di Đà Phật thì không sót một vị Phật nào, vì sao? Phật nói rất rõ ràng, mười phương ba đời tất cả chư Phật đều niệm A Di Đà Phật, cho nên bạn tụng kinh Vô Lượng Thọ là tụng hết tất cả kinh mà chư Phật đã giảng. Mười phương ba đời tất cả chư Phật, không một vị Phật nào không giảng kinh Vô Lượng Thọ, các kinh khác không nhất thiết giảng, chúng ta phải hiểu đạo lý này. Bộ kinh Vô Lượng Thọ giới thiệu thế giới Tây Phương Cực Lạc chính là khuyên chúng ta niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta phải ở ngay chỗ này mà xây dựng tín tâm kiên cố. Thứ mười, Phật dạy “Quán tội tánh không”, đây là trí tuệ chân thật. Chúng ta thường nói “Vạn pháp giai không” xin nói với các vị, tội nghiệp cũng là một trong vạn pháp, tội báo cũng là một trong vạn pháp, nó có phải là “không” không vậy? Nếu một không tất cả không, vậy tội của bạn chân thật được diệt. Phía trước tôi đã nói qua, sám hối thông thường có ba loại: phục nghiệp, chuyển nghiệp, và diệt nghiệp. Quán tội tánh không là diệt nghiệp sám. Ngay chỗ này chúng ta phải rất tỉ mỉ thể hội, hiểu sai ý nghĩa thì phiền phức sẽ rất lớn, cứ nghĩ là Phật nói quán tội tánh không nên không cần lo, làm tội nhiều cũng không hề hấn gì, vậy thì hỏng. Ngày nay bạn có quán không được không? Nếu quán không, việc đầu tiên, ngã không, nhân không, vạn pháp đều không thì mới được, có pháp nào không không thì tội nghiệp liền có, quả báo liền hiện tiền, vạn nhất không nên
  • 21. hiểu sai ý. Cho nên Phật đem câu nói này xếp ở sau cùng, chân thật bạn có thể niệm Phật đến lý nhất tâm bất loạn, cộng với quán tội tánh không mới được. Nói cách khác, bạn đã đoạn kiến tư phiền não, đoạn trần sa phiền não, phần phá vô minh, siêu việt mười pháp giới, vãng sanh Tây Phương là sanh cõi thật báo trang nghiêm, cõi Thường Tịch Quang, vậy mới có thể tu diệt nghiệp sám, tức là tiêu diệt tội nghiệp. Thực tế mà nói, ở hiện tiền chúng ta, chuyển nghiệp sám là thù thắng nhất, cao minh nhất. Trường hợp của cư sĩ Lý Mộc Nguyên là chuyển nghiệp sám. Ông bị bệnh, đó là nghiệp báo nhưng ông có thể chuyển. Nếu ông có thể chuyển thì ta cũng có thể chuyển. Tôi nhớ ngày trước ở Singapore giảng kinh đã từng nói qua với các vị, tôi cũng đoản mạng. Rất nhiều người xem tướng đoán mạng cho tôi đều nói tôi không thể sống được 45 tuổi, cho nên tôi cũng chuyển nghiệp. Cả đời này tôi học Phật thì ngay đời này chuyển, đích thực có thể chuyển, thậm chí tôi chuyển còn nhẹ nhàng hơn Lý Mộc Nguyên. Đến nay ông vẫn còn mang chút bệnh nhưng tôi chỉ bệnh một tháng. Năm 45 tuổi, tôi đã bị bệnh hết một tháng, bởi vì tôi biết tuổi thọ đến rồi, tuy không có người nào nói với tôi. Cho nên tôi không tìm bác sĩ, cũng không uống thuốc, mỗi ngày ăn ít cháo lỏng với ít rau, chỉ niệm A Di Đà Phật chờ vãng sanh. Tôi niệm được một tháng thì hết bệnh, đó là chuyển nghiệp. Chúng ta đích thực có thể chuyển, chỉ cần chân thật chịu phát tâm. Tóm lại Thế Tôn nói, nếu một người y theo lời răn dạy của Phật, tu “Nghịch thuận mười tâm”, nhận biết mười loại tâm thuận sanh tử, chúng ta thường gọi là tâm luân hồi, sau đó tu mười loại tâm đoạn nghiệp luân hồi thì sẽ siêu việt ba cõi sáu đường. Loại phương pháp tu hành này nhất định phải rất chăm chỉ nỗ lực, lúc đó tội nghiệp của chúng ta từ quá khứ cho đến đời này đều có thể sám trừ. Thực tế trong sáu đường, mỗi một chúng sanh từ quá khứ vô lượng kiếp đã không ác nào không làm, tạo tác tội nghiệp quá nhiều. Nếu không tạo tội nghiệp thì làm sao được cái thân này, làm sao có thể chịu quả báo này? Ngày nay chúng ta được thân này, thường hay sanh bệnh, chỗ nào vừa bị đau nhức là nghiệp báo hiện tiền, những nghiệp báo đều có nhân chính là nhân của đời quá khứ đã tạo. Cho nên hiểu tường tận thì từ rày về sau phải dùng ba nghiệp thân ngữ ý y theo răn dạy của Phật Đà. Khi sám hối, nếu các vị không nhớ lời dạy của Phật, cũng không nhớ 20 điều tôi đã giảng mấy ngày nay thì vẫn còn một phương pháp rất đơn giản bao gồm cả 20 điều trong đó. Chính là niệm Phật, miệng niệm A Di Đà Phật, tâm tưởng A Di Đà Phật, thân lạy A Di Đà Phật, ba nghiệp của chúng ta đều cung kính A Di Đà Phật thì những buổi giảng vừa rồi của tôi toàn bộ thảy đều trong đó, rất có hiệu quả. Trong nhà cúng một tượng A Di Đà Phật, thường hay tưởng một vị Phật này, trong lòng của bạn liền có Phật. Chỉ cúng một vị, không nên thay đổi, giả sử bạn tưởng vị này rồi lại tưởng vị kia, đến khi lâm chung, rốt cuộc Phật A Di Đà hiện ra tướng gì để tiếp dẫn? Cho nên tốt nhất cả đời chỉ cúng một tôn tượng của Phật A Di Đà. Khi tôi mới bắt đầu học Phật, có một vị lão cư sĩ tặng tôi một tượng Phật A Di Đà. Chính là tượng này trước mặt tôi đây, làm bằng sứ cũng rất nổi tiếng, từ đầu năm nhà Thanh đến nay đại khái cũng khoảng hơn 300 năm lịch sử. Hiện tại cúng tại Đài Loan, trong thư viện Hoa Tạng. Tôn tượng này rất hiếm, chúng ta
  • 22. thường đi khắp nơi, cho nên tôi đem tượng Phật thỉnh ra, chụp lại rồi in ấn số lượng lớn, khoảng một trăm mấy chục ngàn tấm, phân tặng cúng dường mọi người. Hiện tại đi đến bất cứ nơi đâu, tôi đều mang một cuộn, không luận nơi nào, tôi đều nhìn thấy tượng Phật này nên ấn tượng rất sâu. Mấy năm gần đây nhất, Đài Loan điêu khắc tượng Phật có tiến bộ. Họ chiếu theo kiểu dáng đó, khắc ra cho tôi một tượng cũng rất giống. Hiện tại Đài Loan đã có khoảng một hai trăm tượng, điêu khắc rất đẹp. Cho nên thường hay tưởng Phật, không nên khởi vọng tưởng, không nên nghĩ thứ khác. Nghĩ thứ khác là tạo tội nghiệp, chúng ta ngày ngày tưởng Phật, niệm Phật, lạy Phật. Người trung niên trở lên hiện tại vận động quá ít, bước ra cửa là ngồi xe, ở nhà thì ngồi sa lon thoải mái, do ít vận động nên bộ máy cơ thể dần dần lão hoá, sanh ra bệnh tật. Lạy Phật là cách vận động tốt nhất, mỗi ngày lạy một trăm lạy, sáng sớm năm mươi lạy, buổi tối năm mươi lạy. Lạy Phật mang đến cơ hội vận động tốt mà không rời khỏi ba nghiệp cung kính, thân động tâm không động, tâm luôn tưởng Phật, nhớ Phật, niệm Phật, đó cũng là pháp sám hối thù thắng. Những năm đầu nhà Thanh, Từ Vân Quán Đảnh là pháp sư có trước tác rất phong phú. Vạn Tục Tạng kinh, Nhật Bản, thu thập mấy mươi loại trước tác của ông, trong đó có một bộ sớ kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, chính là chú giải của kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật. Trong đó ngài nói, tất cả chúng sanh tạo tội nghiệp ngũ nghịch cực trọng, bất cứ kinh luận sám pháp nào đều không cách gì sám trừ tội nghiệp. Tuy nhiên còn có một cách duy nhất, niệm A Di Đà Phật, có thể sám trừ tội nghiệp của bạn. Cho nên các vị muốn cầu sám hối, muốn cầu tiêu tai diệt tội thì pháp niệm “A Di Đà Phật” là hiệu quả nhất. Lời nói của ngài hoàn toàn có căn cứ, không phải nói tùy tiện. Ngài chú giải kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, công án này ở ngay trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật. Bạn xem, vua A Xà Thế nghe lời xúi giục của Đề Bà Đạt Đa, vốn là kẻ hay đố kỵ với thành tựu hoằng pháp lợi sanh của Thích Ca Mâu Ni Phật. Đề Bà Đạt Đa cũng rất thông minh, luôn tìm mọi cách phá hoại Phật pháp, trừ bỏ Thích Ca Mâu Ni Phật để tự mình thay thế vào. Lúc A Xà Thế còn là thái tử, bá đồ của Đề Bà Đạt Đa xúi giục A Xà Thế mưu hại đồng thời lật đổ ngôi vua của cha. A Xà Thế nhất thời hồ đồ đã giết phụ thân, hại mẫu thân, tự tấn phong mình lên làm quốc vương. Đề Đà Đạt Đa nói: “Ngài làm tân quốc vương, ta làm Phật, hai chúng ta hợp tác thống trị quốc gia”, từ đó ông tạo tội ngũ nghịch thập ác, giết cha hại mẹ, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật ra máu. Tội nghiệp như vậy, cho dù tất cả pháp sám hối trong kinh luận của Phật cũng đều không cách gì có thể sám trừ. Đến lúc lâm chung, vua A Xà Thế mới hối hận, sám hối, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Ông thật đã được vãng sanh. Cho nên pháp môn Tịnh Độ rất thù thắng. Tạo tội nghiệp ngũ nghịch thập ác phải đọa A Tỳ địa ngục, thế mà chỉ cần bạn chân thật sám hối, chân thật hồi đầu. Trong Đại Tạng kinh có một bộ A Xà Thế Vương kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật giảng những sự tích trong đời của ông, ông vãng sanh phẩm vị tương đối cao, thượng phẩm trung sanh. Chúng ta nghe Phật nói mà không thể tưởng tượng được, phẩm vị cao như vậy khiến chúng ta phải sâu sắc cảm nhận, không dám khinh khi những người ác tạo tác tội nghiệp ở thế gian, vì sao? Đến lúc lâm chung họ có thể sẽ sám hối vãng sanh, phẩm vị còn cao hơn chúng ta. Do đó