SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
1
NAMO
SHAKYAMUNI
BUDDHA
2
卍
Sống ở đời, ai cũng mong được sinh vào nhà khá giả, có điều
kiện học hành và tạo dựng vốn liếng làm ăn, thiết lập đời
sống hạnh phúc an vui.
Nhưng trớ trêu cho kiếp người là không ai có thể chọn lựa
cho mình một nơi chốn để sinh ra. Sinh vào nhà cha mẹ là ai,
hoàn cảnh như thế nào… là điều mà ta không thể tự quyết
được, tất cả đều do nghiệp duyên quá khứ của mình dẫn dắt.
Rồi khi lớn lên, trong cuộc chạy đua tìm kiếm mưu sinh đầy
biến động thì không phải ai cũng đi đến thành công. Người
được gia đình hỗ trợ bước đầu về nhiều phương diện thì cũng
đỡ vất vả nhưng không lấy gì đảm bảo là họ sẽ làm ăn thành
đạt. Lại có không ít người khởi nghiệp từ chút vốn cỏn con
hoặc thậm chí là hai bàn tay trắng, đơn thương độc mã
nhưng lần hồi đã gặt hái thành quả giàu sang.
Khi đứng trước thềm vinh quang, khá nhiều người nghĩ rằng
nhờ mình thông minh tài trí hơn người. Suy nghĩ như vậy
không sai nhưng cạn cợt, thấy bề nổi mà chưa thấy hết bề
sâu.
3
Bởi người tài trí như mình ở trên đời không phải là hiếm, lại
“có tài mà cậy chi tài”, tài trí thì đã đành nhưng phải có
phước nữa mới hội đủ duyên để thành đạt
Tương truyền rằng, khi Đức Thế Tôn đang ngự tại
Kakkarapatta, một thị trấn của dân chúng Koliya, lúc bấy giờ,
thiện nam tử Dìghajànu đã đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn và
trình bạch với Đức Thế Tôn như sau:
- Bạch Thế Tôn, Chúng con là những gia chủ thọ hưởng các
dục vọng, sống trói buộc với vợ con, dùng các hương chiên
đàn ở Kàsi, đeo và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp,
thọ lãnh vàng và bạc; bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn hãy thuyết
Pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào
để cho những Pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc và
an lạc ngay trong hiện tại, và hạnh phúc và an lạc trong
tương lai.
Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử Dìghajànu, Đức
Thế Tôn đã giảng dạy về bốn yếu tố để đạt đến hạnh phúc
trong hiện tại và bốn yếu tố để đưa đến hạnh phúc trong
tương lai. Như vậy, với tám yếu tố này, là tám đức tính mà
người tại gia cư sĩ cần phải có để xây dựng cho mình một
cuộc sống ngay trong hiện tại và cả tương lai. Tám đức tính
đó là gì? Đó là:
4
1. Đầy đủ sự tháo vát (utthànasampadà)
2. Đầy đủ phòng hộ ( àrakkhasampadà)
3. Làm bạn với thiên (kalyàmittatà)
4. Sống thăng bằng điều hòa (samajìvità)
5. Đầy đủ lòng tin (saddhàsampadà)
6. Đầy đủ giới đức (sìlasampadà)
7. Đầy đủ bố thí (càgasampadà)
8. Đầy đủ trí tuệ (pannasampadà) (1)
Đây được gọi là tám yếu tố căn bản cần thiết của người tại gia
để tạo dựng nên một cuộc sống hạnh phúc ngay trong hiện
tại và cả trong tương lai.
1. Đầy đủ sự tháo vát (utthànasampadà): Tức là có sự siêng
năng, tháo vát trong công việc, trong nghề nghiệp của mình
để tạo nên sự thành thạo, sự điêu luyện trong phong cách
làm việc. Ngoài ra, còn phải khôn khéo trong việc tìm ra
những giải pháp, những cách giải quyết trong công việc và
còn phải biết cách sử dụng nguồn nhân lực, sử dụng sức lao
động một cách hợp lý và đúng chỗ, làm được như vậy thì
công việc của mình mới đem đến hiệu quả năng suất cao.
Này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ sự tháo vát? Ở đây, này
Byagghapajja, thiện nam tử làm nghề gì để sống, hoặc nghề
5
nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung,
hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong các nghề
ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư hiểu
phương tiện vửa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm;
này Byagghapajja, đây được gọi là đầy đủ sự tháo vát.
2. Đầy đủ phòng hộ ( àrakkhasampadà): Tức là đủ sức và biết
cách bảo vệ những tài sản của mình đã tạo dựng ra, biết cách
gìn giữ những gì mình đã thu hoạch được, không cho nó bị
mất đi, không để nó bị mất mát hoặc hư hỏng như là không
để cho trộm cướp lấy mất, không để cho hỏa hoạn hay lũ lụt
cuốn trôi, không để cho chính quyền hay nhà cầm quyền tịch
biên, không để cho con cháu phá hoại, đó mới gọi là tự mình
phòng hộ tài sản của chính mình.
Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ phòng hộ? Ở đây, này
Byagghapajja, những tài sản của thiện nam tử do tháo vát,
tinh tấn thâu hoạch được, do sức mạnh bàn tay cất chứa
được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thu hoạch được đúng
pháp, vị ấy giữ gìn chúng, phòng hộ và bảo vệ: “Làm thế
nào các tài sản này của ta không bị vua mang đi, không bị
trộm cướp mang đi, không bị lửa đốt, không bị nước cuốn
trôi, không bị các người con thừa tự không khả ái cướp
đoạt.” Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ sự phòng hộ.
6
3. Làm bạn với thiên (kalyàmittatà): Tức là thường giao du,
thân cận với những người bạn lành, hiền thiện, có đạo đức và
hạnh kiểm tốt để được học hỏi những đức tính tốt từ những
người bạn này.
Và này Byagghapajja, thế nào là làm bạn với thiện? Ở đây này
Byagghapajja, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại
đấy có gia chủ hay con của người gia chủ, những trẻ được
nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn
lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố
thí, đầy đủ trí tuệ, vị ấy làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với
những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng tin.
Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ giới
đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ
bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ
trí tuệ. Này Byagghapajja, đây gọi là làm bạn với thiện.
4. Sống thăng bằng điều hòa (samajìvità): Tức là biết sống có
chừng mực, thích ứng với tài sản mà mình có được, không
sống tiêu pha, phung phí mà cũng không nên quá kep kiết,
bủn xỉn, phải biết sử dụng tài sản sao cho cân đối, thích hợp
trong việc thu chi để cuộc sống không trở nên quá hoan phí
mà cũng không bị thiếu thốn.
Và này Byagghapajja, thế nào là sống thăng bằng, điều hòa?
7
Ở đây này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết tài sản
nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều
hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy
nghĩ: “ Đây là tiền nhập của ta, sau đi trừ đi tiền xuất, còn lại
như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền
nhập, còn lại như vậy.” Ví như, này Byagghapajja, người
cầm cân hay đệ tử người cầm cân, sau khi cầm cân biết rằng:
“Với chừng ấy, cân nặng xuống, hay với chừng ấy, cân bổng
lên.” Cũng vậy, này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết
tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách
điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy
suy nghĩ: “ Đây là tiền nhập của ta, sau đi trừ đi tiền xuất,
còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ
đi tiền nhập, còn lại như vậy.” Này Byagghapajja, nếu thiện
nam tử này, tiền nhập vào ít, nhưng nếp sống rộng rãi, hoan
phí, thời người ta nói về người ấy như sau: “ Người thiện
nam tử này ăn tài sản của vị ấy như ăn trái cây sung.” Này
Byagghapajja, nếu người thiện nam tử này có tiền nhập lớn,
nhưng nếp sống cơ cực thời người ta sẽ nói về vị ấy như sau:
“ Người thiện nam tử này sẽ chết như người đói.” Khi nào,
này Byagghapajja, thiện nam tử này sau khi biết tài sản nhập,
và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa,
không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ:
“ Đây là tiền nhập của ta, sau đi trừ đi tiền xuất, còn lại như
vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền
8
nhập, còn lại như vậy.” Này Byagghapajja, đây gọi là nếp
sống thăng bằng, điều hòa.
5. Đầy đủ lòng tin (saddhàsampadà): Tức là thành tựu được
niềm tin, đức tin chân chánh nơi Tam Bảo, tin nơi nghiệp và
quả của nghiệp.
Này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ lòng tin?
Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có lòng tin, tin tưởng
ở sự giác ngộ của Như Lai: “ Đây là Thế Tôn, bậc A – la-hán,
Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải,
Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật,
Thế Tôn.” Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ lòng tin.
6. Đầy đủ giới đức (sìlasampadà): Tức là trở thành người có
đầy đủ giới đức, hạnh kiểm, trở thành người có nếp sống đạo
đức dựa trên tinh thần giới luật của bậc thiện trí, như là
không sát hại chúng sanh, trộm cắp, không tà hạnh, không
nói dối, không rượu chè…
Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ giới đức? Ở đây, này
Byagghapajja, thiện nam tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của
không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ
đắm say rượu men, rượu nấu. Này Byagghapajja, đây gọi là
đầy đủ giới đức.
9
7. Đầy đủ bố thí (càgasampadà): Tức là phải biết mở rộng tấm
lòng bố thí, dứt bỏ của cải, tài sản, có tấm lòng chia sẻ với
những người thiếu thốn, khó khăn, ngoài ra cũng phải biết
bỏ tài sản ra để bố thí cúng dường đến các bậc Sa môn, bậc
trì giới.
8. Đầy đủ trí tuệ (pannasampadà) : Tức là phải có lý trí, có sự
hiểu biết chân chánh, có trí tuệ nhận rõ thiện, ác, nhận thức
rõ điều lợi ích hay nguy hại, nhận thức rõ việc nên làm hay
không nên làm và nhất là dùng trí tuệ để tu tập diệt trừ phiền
não, hướng đến sự chấm dứt khổ đau của sanh tử luân hồi.
Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ trí tuệ? Ở đây, này
Byagghapajja, thiện nam tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về
sanh diệt, với thánh thể nhập (quyết trạch), chơn chánh chấm
dứt khổ đau. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ trí tuệ.
Đó là tám yếu tố, đức tính giúp đem đến cho những người cư
sĩ tại gia xây dựng cuộc sống hạnh phúc theo tinh thần rốt
ráo của Phật giáo. Tám đức tính này giúp cho những người
con Phật có được một cuộc sống an lành, hạnh phúc, thoải
mái về vật chất lẫn tinh thần, về đời sống kinh tế cũng như là
nếp sống đạo đức của những con người đang hướng đến
Chân- Thiện – Mỹ.
10
Tháo vát trong công việc
Không phóng dật, nhanh nhẹn
Sống đời sống thăng bằng
Giữ tài sản thâu được
Có tin, đầy đủ giới
Bố thí, không xan tham
Rửa sạch đường thượng đạo
An toàn trong tương lai
Đây chính là tám pháp
Bậc tín chủ tìm cầu
Bậc chân thật tuyên bố
Đưa đến lạc hai đời
Hạnh phúc cho hiện tại
Và an lạc tương lai
Đây trú xứ gia chủ
Bố thí, tăng công đức.
Chú thích:
(1) Tăng Chi Bô Kinh 4, Chương Tám Pháp, Phẩm Gotami,
Kinh Dìghajànu - Người Koliya (A.IV. 281)
Ðức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ đến hạnh phúc
hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực
được ứng dụng ngay trong hiện tại và kết quả cũng được
11
đem lại ngay trong hiện tại. Ngài không đề cập đến những
triết lý mơ hồ, trừu tượng viễn vông, trái lại lời dạy của Ngài
rất thiết thực với đời sống con người, ứng dụng ngay trong
nếp sống hiện tại. Trong kinh Dighajànu, người Koliya (Tăng
Chi, VIII-54) trực tiếp đến thưa Thế Tôn:
"Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ, hưởng
thọ dục vọng, sống hệ phược với vợ con, dùng các hương
chiên đàn ở Kàsi (Benares), đeo và dùng các vòng hoa hương
liệu, phấn sáp, thọ lãnh các vàng bạc. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn
hãy thuyết cho những người như chúng con, thuyết như thế
nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc
an lạc ngay trong hiện tại".
Và sau đây là bốn pháp đưa đến hạnh phúc hiện tại và an lạc
hiện tại cho các thiện nam tử:
"Ðầy đủ sự tháo vát, đầy đủ sự phòng hộ, làm bạn với thiện và
sống thăng bằng điều hòa".
Thế nào là sự đầy đủ tháo vát? Ở đây, vị thiện nam tử phải
làm nghề gì để sinh sống, hoặc nghề nông, hoặc đi buôn,
hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho
vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong nghề ấy, người ấy thiện xảo,
không biết mệt, biết suy tư phương tiện, vừa đủ để tự làm và
điều khiển người khác làm".
Như vậy, Ðức Phật dạy người gia chủ phải chọn một nghề để
làm, để sinh sống. Ðã chọn nghề xong, phải giữ nghề ấy cho
12
được thiện xảo, có thể tự mình khéo làm nghề ấy, lại còn có
khả năng bày vẻ huấn luyện cho người khác có thể làm được.
Ðây là điều kiện tiên quyết của một người gia chủ, có một
nghề thiện xảo trong tay để nuôi sống mình và nuôi sống gia
đình. Và đối với nghề ấy, mình phải tinh xảo, thiện nghệ, vừa
đủ để tự mình làm, vừa đủ để chỉ dạy người khác làm.
Pháp thứ hai là đầy đủ sự phòng hộ. Ðức Phật dạy như sau:
"Ở đây những tài sản của thiện nam tử, do tháo vát tinh tấn
thu hoạch được, do sức mạnh bàn tay cất chứa được, do mồ
hôi đổ ra đúng pháp, thu hoạch đúng pháp, vị ấy giữ gìn và
bảo vệ. Làm thế nào các tài sản của ta không bị vua mang đi,
không bị trộm cướp mang đi, không bị lửa thiêu đốt, không
bị nước cuốn trôi, không bị các người con không khả ái
chiếm đoạt. Ðây gọi là đầy đủ sự phòng hộ".
Ở đây lời Ðức Phật dạy hết sức thiết thực. Trước hết là tài sản
thu hoạch được phải do sự tháo vát hành nghề đem lại, do
tinh tấn nỗ lực làm ra một cách đúng pháp, một cách chơn
chánh. Như vậy Ðức Phật phủ nhận các cách làm tiền phi
pháp, phi nhân; thể thức lường gạt, man trá để làm giàu đều
không được công nhận. Các thế lực hối mại quyền thế, hối lộ,
lường gạt, cho vay nặng lãi, ăn trộm, ăn cướp, đều thuộc về
phi pháp. Ngoài ra, Ðức Phật còn nhấn mạnh, các số tiền
thâu hoạch, phải do sự nỗ lực tinh tấn của chính mình, do
sức mạnh của bàn tay chính mình làm ra, để tự mình đổ mồ
13
hôi để công sức của mình tạo ra của cải tài sản ấy. Tài sản như
vậy mới gọi là tài sản chơn chánh, đúng pháp vững vàng. Vì
sao Ðức Phật muốn nhấn mạnh điểm này? Vì rằng theo Ðức
Phật, con người chỉ sống hạnh phúc với một đời sống trong
sáng, lành mạnh và chơn chánh. Do vậy tài sản kiém được để
sống phải là tài sản lành mạnh, chơn chánh, đúng pháp. Ðức
Phật ở nơi đây nhắc nhủ chúng ta phải bảo vệ tài sản chơn
chánh ấy, khỏi bị vua lấy mất đi, khỏi bị lửa thiêu đốt, khỏi bị
nước cuốn trôi, khỏi bị kẻ trộm cướp đánh cắp đi, khỏi bị các
con cháu thừa tự không tốt tiêu pha hoang phí.
Thứ đến là bạn với thiện, và chúng ta nghe lời khuyên của
Ðức Phật:
"Tại chỗ nào, có những gia chủ hay người lớn lên trong giới
đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí
tuệ, thiện nam tử làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những
người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập đầy đủ lòng tin. Với
những người đầy đủ giới đức, học tập đầy đủ giới đức. Với
những người đầy đủ bố thí, học tập đầy đủ bố thí. Với những
người đầy đủ trí tuệ, học tập đầy đủ trí tuệ".
Ở nơi đây, Ðức Phật khuyên vị thiện nam tử nên thân thiện
làm bạn với những người lành. Và người lành ở nơi đây được
định nghĩa là người có lòng tin, có giới đức, có bố thí, có trí
tuệ. Và làm bạn với thiện là học tập đầy đủ lòng tin, học tập
đầy đủ giới đức, học tập đầy đủ bố thí, học tập đầy đủ trí tuệ.
14
Nói một cách thiết thực, hạnh phúc chỉ đến với người lành,
chỉ đến với người thiện, chỉ đến với người sống một đời sống
lành mạnh trong sáng, có giới đức, có đạo đức, có đạo hạnh,
có giới hạnh.
Pháp thứ tư để được sống hạnh phúc và an lạc là sống thăng
bằng điều hòa. Ở nơi đây, Ðức Phật luôn luôn có những định
nghĩa thật rõ ràng và thiết thực:
"Ở đây thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết
tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung
phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: " Ðây là tiền nhập của
ta. Sau khi trừ đi tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn
lại như sau... không phải là tiền xuất của ta, nhưng sau khi trừ
đi tiền nhập còn lại như sau: "Người thiện nam tử này ăn tài
sản của nó như người ăn trái cây sung" (Rung cây khiến trái
rơi xuống rất uổng phí). Nếu thiện nam tử này có biên nhập
lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực thời người ta sẽ nói vễ
người ấy như sau: "Thiện nam tử này sẽ như người chết đói".
Như vậy sống thăng bằng điều hòa là không sống bỏn xẻn
hoang phí, sống như thế nào để tiền nhập trội hơn tiền xuất,
và hàng tháng hàng năm đều có tiền tiết kiệm. Lẽ dĩ nhiên,
đó là những yếu tố cần thiết và bảo đảm cho một đời sống an
lạc và hạnh phúc".
Rồi Ðức Phật nhắc khéo thiện nam tử có bốn cửa xuất làm
phung phí tài sản, tức là đam mê đàn bà, đam mê rượu chè,
15
đam mê cờ bạc, bạn bè kẻ ác, thân hữu kẻ ác. Nếu thiện nam
tử rơi vào bốn cái mê này, thời bao nhiêu tài sản thâu hoạch
được sẽ bị phung phí tiêu tán hết. Như một hồ nước có bốn
cửa nhập, bốn cửa xuất. Cửa nhập thì bị đóng lại, cửa xuất thì
bị mở toang. Như vậy bao nhiêu nước trong hồ đều tuôn
chảy ra ngoài hồ hết. Trái lại có bốn cửa vào để tăng trưởng
tài sản. Tức là không có đam mê đàn bà, không đam mê rượu
chè, không đam mê cờ bạc, thân hữu với bậc thiện. Như một
hồ nước có bốn cửa nhập đều mở toang, bốn cửa xuất đều
đóng kín. Như vậy nước ở ngoài tuôn vào trong hồ và hồ
nước sẽ đầy tràn. Cũng vậy, vị thiện nam tử, tránh xa bốn đam
mê trên, thời tài sản của vị ấy ngày một tăng trưởng, ngày
một hưng thịnh.
Bài kinh này, với bốn pháp môn xây dựng hạnh phúc hiện tại
giúp chúng ta có một số suy nghĩ. Trước hết, Ðức Phật dạy
những gì, chủ yếu là làm vơi nỗi đau khổ của con người, mục
đích chính là cứu khổ độ sanh, đem lại an lạc, đem lại hạnh
phúc cho con người. Bậc Ðạo sư đã nói: "Trong suốt 45 năm
thuyết pháp, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy có hai điều: sự khổ
và sự diệt khổ". Thời tất nhiên, trong lời dạy này, chủ đích là
đem lại hạnh phúc và an lạc cho chúng sanh, ngay trong hiện
tại, không phải chờ đợi trong tương lai và cũng không phải
chờ đợi sau khi chết mới được hưởng.
Một điểm nữa làm chúng ta đáng suy nghĩ, là phàm chúng ta
hành trì pháp môn nào được xem là lời Phật dạy, nếu trong
16
khi hành trì, không cảm thấy an lạc, thời là chúng ta hành trì
sai lạc, hay là đó không phải là lời dạy của Ðức Phật. Pháp
của Ðức Phật được định nghĩa là Sanditthiko (thiết thực hiện
tại), Akàliko (không có thời gian), Ehipassiko (đến để mà
thấy)... Thời khi chúng ta hành trì các pháp môn Phật dạy,
chúng ta hưởng được ngay quả an lạc hạnh phúc mà pháp
môn ấy đem đến. Chúng ta lại nghĩ đến những công năng kỳ
diệu của những lời Phật dạy, khi chúng ta nhận thấy rằng,
trong bốn pháp Phật dạy là dạy hơn 2500 năm về trước, cho
xã hội Ấn Ðộ, cho cá nhân con người Ấn Ðộ, nhưng nếu nay
chúng ta đem áp dụng trong thời điểm hiện tại trên đất nước
Việt Nam và cho con người Việt Nam, chúng ta vẫn thấy bốn
pháp này vẫn có khả năng đem lại hạnh phúc và an lạc cho
chúng sanh, nếu chúng ta hành trì bốn pháp này đến nơi đến
chốn.
Đức Phật đã dạy về nhân duyên sâu xa của giàu sang và
nghèo hèn như sau:
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có hai pháp này khiến người bần tiện chẳng được tài sản.
Thế nào là hai pháp? Nếu lúc thấy người khác bố thí, liền cấm
chế; lại tự mình chẳng chịu bố thí.
17
Ðó là, này Tỳ-kheo, có hai pháp này khiến người bần tiện
không có tài bảo.
Này các Tỳ-kheo, lại có hai pháp khiến người phú quý. Thế
nào là hai pháp?
Nếu lúc thấy người cho người khác vật, liền hoan hỷ trợ giúp;
tự mình cũng thích bố thí. Ðó là, này Tỳ-kheo, có hai pháp
khiến người phú quý. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học bố
thí, chớ có tâm tham!
- Có hai pháp khiến người sanh trong nhà bần tiện. Thế nào
là hai pháp?
Chẳng hiếu đễ với cha mẹ, các bậc sư trưởng, cũng không
thừa sự người hơn mình.
Ðó là, này các Tỳ-kheo, có hai pháp này, khiến người sanh
trong nhà bần tiện.
Này các Tỳ-kheo, lại có hai pháp khiến người sanh trong nhà
hào tộc. Thế nào là hai pháp? Cung kính cha mẹ, anh em,
tông tộc, đem của cải nhà mình bố thí. Ðó là, này các
Tỳ-kheo, có hai pháp này sanh trong nhà hào tộc. Như thế,
18
này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Khuyến thỉnh,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.308)
19
KHI BẠN NHÌN THẤY HOA NÀY MỌI ƯU PHIỀN BIẾN MẤT
HOA VÔ ƯU

More Related Content

Viewers also liked (8)

37 phamtrodao updt-10505
37 phamtrodao updt-1050537 phamtrodao updt-10505
37 phamtrodao updt-10505
 
Dvxp04 xuatban 07 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dvxp04 xuatban 07 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCDvxp04 xuatban 07 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dvxp04 xuatban 07 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Dinh niemhoitho19demuc 2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dinh niemhoitho19demuc 2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCDinh niemhoitho19demuc 2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dinh niemhoitho19demuc 2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Ap dungduchieusinhtapi
Ap dungduchieusinhtapiAp dungduchieusinhtapi
Ap dungduchieusinhtapi
 
12 cua vao_dao - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
12 cua vao_dao - THẦY THÍCH THÔNG LẠC12 cua vao_dao - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
12 cua vao_dao - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều  sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều  sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
Chúng ta từ lúc sinh ra đã sợ sệt nhiều điều sợ bóng tối, sợ cô đơn, sợ đau ...
 
PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI
PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚIPHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI
PHẬT NÓI VỀ NGŨ GIỚI
 
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
 

Similar to Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng dạy về bốn yếu tố để đạt đến hạnh phúc trong hiện tại và bốn yếu tố để đưa đến hạnh phúc trong tương lai

Chuyển khổ đau thành an vui
Chuyển khổ đau thành an vuiChuyển khổ đau thành an vui
Chuyển khổ đau thành an vuicamnanggiaoduc
 
Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...
Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật  “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật  “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...
Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...Đỗ Bình
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngDinh Hieu
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiHung Duong
 
Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Hướng Phật tâm
Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Hướng Phật tâmXây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Hướng Phật tâm
Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Hướng Phật tâmTri Dung, Tran
 
Bí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phúBí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phúphungtrang54
 
Bí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phúBí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phúTien Nguyen
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2Ngọa Long
 
Một số nội dung thảo luận về Phật Giáo
Một số nội dung thảo luận về Phật GiáoMột số nội dung thảo luận về Phật Giáo
Một số nội dung thảo luận về Phật GiáoHieu Nguyen
 
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTTrên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiLinh Hoàng
 
Tư duy triệu phú
Tư duy triệu phúTư duy triệu phú
Tư duy triệu phúWilliam Smith
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảHung Duong
 

Similar to Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng dạy về bốn yếu tố để đạt đến hạnh phúc trong hiện tại và bốn yếu tố để đưa đến hạnh phúc trong tương lai (20)

Bạch thế tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống...
Bạch thế tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống...Bạch thế tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống...
Bạch thế tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống...
 
Bạch thế tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống...
Bạch thế tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống...Bạch thế tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống...
Bạch thế tôn, chúng con là những người gia chủ thọ hưởng những dục vọng, sống...
 
Chuyển khổ đau thành an vui
Chuyển khổ đau thành an vuiChuyển khổ đau thành an vui
Chuyển khổ đau thành an vui
 
Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...
Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật  “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật  “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...
Kinh Ưu Bà Tắc Giới卍 Thiện Sinh bạch Phật “ Kính bạch Đức Thế Tôn , Ai là ng...
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công Bằng
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đời
 
487
487487
487
 
Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.
 
Ý NGHĨA NGŨ GIỚI
Ý NGHĨA NGŨ GIỚIÝ NGHĨA NGŨ GIỚI
Ý NGHĨA NGŨ GIỚI
 
LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ
LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ
LỜI DẠY THẦY THÍCH NHẬT TỪ
 
Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Hướng Phật tâm
Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Hướng Phật tâmXây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Hướng Phật tâm
Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Hướng Phật tâm
 
Bí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phúBí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phú
 
Bí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phúBí mật tư duy triệu phú
Bí mật tư duy triệu phú
 
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
Kinh đại thừa vô lượng thọ tập 2
 
Một số nội dung thảo luận về Phật Giáo
Một số nội dung thảo luận về Phật GiáoMột số nội dung thảo luận về Phật Giáo
Một số nội dung thảo luận về Phật Giáo
 
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTTrên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doi
 
Tư duy triệu phú
Tư duy triệu phúTư duy triệu phú
Tư duy triệu phú
 
430
430430
430
 
Những chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quảNhững chuyện nhân quả
Những chuyện nhân quả
 

More from http://www.facebook.com/djthanhbinh http://www.facebook.com/djthanhbinh

More from http://www.facebook.com/djthanhbinh http://www.facebook.com/djthanhbinh (20)

Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...
Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...
Vòng luân hồi卍 đây quả thật là lời dạy của đức thế tôn hai pháp có thể hiểu b...
 
đứC phật và phật pháp (the buddha and his teachings, nguyên tác anh ngữ của n...
đứC phật và phật pháp (the buddha and his teachings, nguyên tác anh ngữ của n...đứC phật và phật pháp (the buddha and his teachings, nguyên tác anh ngữ của n...
đứC phật và phật pháp (the buddha and his teachings, nguyên tác anh ngữ của n...
 
đứC phật và phật pháp (the buddha and his teachings, nguyên tác anh ngữ của n...
đứC phật và phật pháp (the buddha and his teachings, nguyên tác anh ngữ của n...đứC phật và phật pháp (the buddha and his teachings, nguyên tác anh ngữ của n...
đứC phật và phật pháp (the buddha and his teachings, nguyên tác anh ngữ của n...
 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾTLÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾT
 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾTLÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾT
 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾT LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – TRÁNH CÁI CHẾT
 
Bạn có biết 100 g hạt đậu nành có lượng đạm tương đương 800 g Thịt bò không ?...
Bạn có biết 100 g hạt đậu nành có lượng đạm tương đương 800 g Thịt bò không ?...Bạn có biết 100 g hạt đậu nành có lượng đạm tương đương 800 g Thịt bò không ?...
Bạn có biết 100 g hạt đậu nành có lượng đạm tương đương 800 g Thịt bò không ?...
 
Cúng dường một vị thánh tăng hiện tiền, theo nhân quả sẽ giàu có 7 đời
Cúng dường một vị thánh tăng hiện tiền, theo nhân quả sẽ giàu có 7 đờiCúng dường một vị thánh tăng hiện tiền, theo nhân quả sẽ giàu có 7 đời
Cúng dường một vị thánh tăng hiện tiền, theo nhân quả sẽ giàu có 7 đời
 
TĂNG CHI BỘ KINH - NAMO SHAKYAMUNI BUDDA
TĂNG CHI BỘ KINH - NAMO SHAKYAMUNI BUDDATĂNG CHI BỘ KINH - NAMO SHAKYAMUNI BUDDA
TĂNG CHI BỘ KINH - NAMO SHAKYAMUNI BUDDA
 
ăN một miếng không cần ăn, tức là chiếm đoạt phần ăn đó của người khác. trên ...
ăN một miếng không cần ăn, tức là chiếm đoạt phần ăn đó của người khác. trên ...ăN một miếng không cần ăn, tức là chiếm đoạt phần ăn đó của người khác. trên ...
ăN một miếng không cần ăn, tức là chiếm đoạt phần ăn đó của người khác. trên ...
 
Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...
Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...
Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng ...
 
ăN một miếng không cần ăn, tức là chiếm đoạt phần ăn đó của người khác. trên ...
ăN một miếng không cần ăn, tức là chiếm đoạt phần ăn đó của người khác. trên ...ăN một miếng không cần ăn, tức là chiếm đoạt phần ăn đó của người khác. trên ...
ăN một miếng không cần ăn, tức là chiếm đoạt phần ăn đó của người khác. trên ...
 
Phật nói kinh luân chuyển năm đường , cũng gọi là kinh tội phúc báo ứng
Phật nói kinh luân chuyển năm đường , cũng gọi là kinh tội phúc báo ứngPhật nói kinh luân chuyển năm đường , cũng gọi là kinh tội phúc báo ứng
Phật nói kinh luân chuyển năm đường , cũng gọi là kinh tội phúc báo ứng
 
A THÁP NHU CẦU
A THÁP NHU CẦUA THÁP NHU CẦU
A THÁP NHU CẦU
 
THÁP NHU CẦU
THÁP NHU CẦUTHÁP NHU CẦU
THÁP NHU CẦU
 
THÁP NHU CẦU
THÁP NHU CẦUTHÁP NHU CẦU
THÁP NHU CẦU
 
THÁP NHU CẦU
THÁP NHU CẦUTHÁP NHU CẦU
THÁP NHU CẦU
 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – KHÔNG BỊ BỆNH TẬT ?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – KHÔNG BỊ BỆNH TẬT ?LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – KHÔNG BỊ BỆNH TẬT ?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM CÁC MÓN ĂN NGON – KHÔNG BỊ BỆNH TẬT ?
 
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 1
 
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 2 t_2__2
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 2  t_2__2Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 2  t_2__2
Lời phật dạy trong kinh tạng nikaya tập 2 t_2__2
 

Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử dìghajànu, đức thế tôn đã giảng dạy về bốn yếu tố để đạt đến hạnh phúc trong hiện tại và bốn yếu tố để đưa đến hạnh phúc trong tương lai

  • 2. 2 卍 Sống ở đời, ai cũng mong được sinh vào nhà khá giả, có điều kiện học hành và tạo dựng vốn liếng làm ăn, thiết lập đời sống hạnh phúc an vui. Nhưng trớ trêu cho kiếp người là không ai có thể chọn lựa cho mình một nơi chốn để sinh ra. Sinh vào nhà cha mẹ là ai, hoàn cảnh như thế nào… là điều mà ta không thể tự quyết được, tất cả đều do nghiệp duyên quá khứ của mình dẫn dắt. Rồi khi lớn lên, trong cuộc chạy đua tìm kiếm mưu sinh đầy biến động thì không phải ai cũng đi đến thành công. Người được gia đình hỗ trợ bước đầu về nhiều phương diện thì cũng đỡ vất vả nhưng không lấy gì đảm bảo là họ sẽ làm ăn thành đạt. Lại có không ít người khởi nghiệp từ chút vốn cỏn con hoặc thậm chí là hai bàn tay trắng, đơn thương độc mã nhưng lần hồi đã gặt hái thành quả giàu sang. Khi đứng trước thềm vinh quang, khá nhiều người nghĩ rằng nhờ mình thông minh tài trí hơn người. Suy nghĩ như vậy không sai nhưng cạn cợt, thấy bề nổi mà chưa thấy hết bề sâu.
  • 3. 3 Bởi người tài trí như mình ở trên đời không phải là hiếm, lại “có tài mà cậy chi tài”, tài trí thì đã đành nhưng phải có phước nữa mới hội đủ duyên để thành đạt Tương truyền rằng, khi Đức Thế Tôn đang ngự tại Kakkarapatta, một thị trấn của dân chúng Koliya, lúc bấy giờ, thiện nam tử Dìghajànu đã đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn và trình bạch với Đức Thế Tôn như sau: - Bạch Thế Tôn, Chúng con là những gia chủ thọ hưởng các dục vọng, sống trói buộc với vợ con, dùng các hương chiên đàn ở Kàsi, đeo và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, thọ lãnh vàng và bạc; bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn hãy thuyết Pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để cho những Pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc và an lạc ngay trong hiện tại, và hạnh phúc và an lạc trong tương lai. Với lời thỉnh cầu tha thiết của thiện nam tử Dìghajànu, Đức Thế Tôn đã giảng dạy về bốn yếu tố để đạt đến hạnh phúc trong hiện tại và bốn yếu tố để đưa đến hạnh phúc trong tương lai. Như vậy, với tám yếu tố này, là tám đức tính mà người tại gia cư sĩ cần phải có để xây dựng cho mình một cuộc sống ngay trong hiện tại và cả tương lai. Tám đức tính đó là gì? Đó là:
  • 4. 4 1. Đầy đủ sự tháo vát (utthànasampadà) 2. Đầy đủ phòng hộ ( àrakkhasampadà) 3. Làm bạn với thiên (kalyàmittatà) 4. Sống thăng bằng điều hòa (samajìvità) 5. Đầy đủ lòng tin (saddhàsampadà) 6. Đầy đủ giới đức (sìlasampadà) 7. Đầy đủ bố thí (càgasampadà) 8. Đầy đủ trí tuệ (pannasampadà) (1) Đây được gọi là tám yếu tố căn bản cần thiết của người tại gia để tạo dựng nên một cuộc sống hạnh phúc ngay trong hiện tại và cả trong tương lai. 1. Đầy đủ sự tháo vát (utthànasampadà): Tức là có sự siêng năng, tháo vát trong công việc, trong nghề nghiệp của mình để tạo nên sự thành thạo, sự điêu luyện trong phong cách làm việc. Ngoài ra, còn phải khôn khéo trong việc tìm ra những giải pháp, những cách giải quyết trong công việc và còn phải biết cách sử dụng nguồn nhân lực, sử dụng sức lao động một cách hợp lý và đúng chỗ, làm được như vậy thì công việc của mình mới đem đến hiệu quả năng suất cao. Này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ sự tháo vát? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử làm nghề gì để sống, hoặc nghề
  • 5. 5 nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong các nghề ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư hiểu phương tiện vửa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm; này Byagghapajja, đây được gọi là đầy đủ sự tháo vát. 2. Đầy đủ phòng hộ ( àrakkhasampadà): Tức là đủ sức và biết cách bảo vệ những tài sản của mình đã tạo dựng ra, biết cách gìn giữ những gì mình đã thu hoạch được, không cho nó bị mất đi, không để nó bị mất mát hoặc hư hỏng như là không để cho trộm cướp lấy mất, không để cho hỏa hoạn hay lũ lụt cuốn trôi, không để cho chính quyền hay nhà cầm quyền tịch biên, không để cho con cháu phá hoại, đó mới gọi là tự mình phòng hộ tài sản của chính mình. Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ phòng hộ? Ở đây, này Byagghapajja, những tài sản của thiện nam tử do tháo vát, tinh tấn thâu hoạch được, do sức mạnh bàn tay cất chứa được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thu hoạch được đúng pháp, vị ấy giữ gìn chúng, phòng hộ và bảo vệ: “Làm thế nào các tài sản này của ta không bị vua mang đi, không bị trộm cướp mang đi, không bị lửa đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con thừa tự không khả ái cướp đoạt.” Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ sự phòng hộ.
  • 6. 6 3. Làm bạn với thiên (kalyàmittatà): Tức là thường giao du, thân cận với những người bạn lành, hiền thiện, có đạo đức và hạnh kiểm tốt để được học hỏi những đức tính tốt từ những người bạn này. Và này Byagghapajja, thế nào là làm bạn với thiện? Ở đây này Byagghapajja, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có gia chủ hay con của người gia chủ, những trẻ được nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, vị ấy làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ trí tuệ. Này Byagghapajja, đây gọi là làm bạn với thiện. 4. Sống thăng bằng điều hòa (samajìvità): Tức là biết sống có chừng mực, thích ứng với tài sản mà mình có được, không sống tiêu pha, phung phí mà cũng không nên quá kep kiết, bủn xỉn, phải biết sử dụng tài sản sao cho cân đối, thích hợp trong việc thu chi để cuộc sống không trở nên quá hoan phí mà cũng không bị thiếu thốn. Và này Byagghapajja, thế nào là sống thăng bằng, điều hòa?
  • 7. 7 Ở đây này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: “ Đây là tiền nhập của ta, sau đi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy.” Ví như, này Byagghapajja, người cầm cân hay đệ tử người cầm cân, sau khi cầm cân biết rằng: “Với chừng ấy, cân nặng xuống, hay với chừng ấy, cân bổng lên.” Cũng vậy, này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: “ Đây là tiền nhập của ta, sau đi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như vậy.” Này Byagghapajja, nếu thiện nam tử này, tiền nhập vào ít, nhưng nếp sống rộng rãi, hoan phí, thời người ta nói về người ấy như sau: “ Người thiện nam tử này ăn tài sản của vị ấy như ăn trái cây sung.” Này Byagghapajja, nếu người thiện nam tử này có tiền nhập lớn, nhưng nếp sống cơ cực thời người ta sẽ nói về vị ấy như sau: “ Người thiện nam tử này sẽ chết như người đói.” Khi nào, này Byagghapajja, thiện nam tử này sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: “ Đây là tiền nhập của ta, sau đi trừ đi tiền xuất, còn lại như vậy; không phải đây là tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền
  • 8. 8 nhập, còn lại như vậy.” Này Byagghapajja, đây gọi là nếp sống thăng bằng, điều hòa. 5. Đầy đủ lòng tin (saddhàsampadà): Tức là thành tựu được niềm tin, đức tin chân chánh nơi Tam Bảo, tin nơi nghiệp và quả của nghiệp. Này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ lòng tin? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: “ Đây là Thế Tôn, bậc A – la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.” Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ lòng tin. 6. Đầy đủ giới đức (sìlasampadà): Tức là trở thành người có đầy đủ giới đức, hạnh kiểm, trở thành người có nếp sống đạo đức dựa trên tinh thần giới luật của bậc thiện trí, như là không sát hại chúng sanh, trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không rượu chè… Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ giới đức? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ giới đức.
  • 9. 9 7. Đầy đủ bố thí (càgasampadà): Tức là phải biết mở rộng tấm lòng bố thí, dứt bỏ của cải, tài sản, có tấm lòng chia sẻ với những người thiếu thốn, khó khăn, ngoài ra cũng phải biết bỏ tài sản ra để bố thí cúng dường đến các bậc Sa môn, bậc trì giới. 8. Đầy đủ trí tuệ (pannasampadà) : Tức là phải có lý trí, có sự hiểu biết chân chánh, có trí tuệ nhận rõ thiện, ác, nhận thức rõ điều lợi ích hay nguy hại, nhận thức rõ việc nên làm hay không nên làm và nhất là dùng trí tuệ để tu tập diệt trừ phiền não, hướng đến sự chấm dứt khổ đau của sanh tử luân hồi. Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ trí tuệ? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với thánh thể nhập (quyết trạch), chơn chánh chấm dứt khổ đau. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ trí tuệ. Đó là tám yếu tố, đức tính giúp đem đến cho những người cư sĩ tại gia xây dựng cuộc sống hạnh phúc theo tinh thần rốt ráo của Phật giáo. Tám đức tính này giúp cho những người con Phật có được một cuộc sống an lành, hạnh phúc, thoải mái về vật chất lẫn tinh thần, về đời sống kinh tế cũng như là nếp sống đạo đức của những con người đang hướng đến Chân- Thiện – Mỹ.
  • 10. 10 Tháo vát trong công việc Không phóng dật, nhanh nhẹn Sống đời sống thăng bằng Giữ tài sản thâu được Có tin, đầy đủ giới Bố thí, không xan tham Rửa sạch đường thượng đạo An toàn trong tương lai Đây chính là tám pháp Bậc tín chủ tìm cầu Bậc chân thật tuyên bố Đưa đến lạc hai đời Hạnh phúc cho hiện tại Và an lạc tương lai Đây trú xứ gia chủ Bố thí, tăng công đức. Chú thích: (1) Tăng Chi Bô Kinh 4, Chương Tám Pháp, Phẩm Gotami, Kinh Dìghajànu - Người Koliya (A.IV. 281) Ðức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực được ứng dụng ngay trong hiện tại và kết quả cũng được
  • 11. 11 đem lại ngay trong hiện tại. Ngài không đề cập đến những triết lý mơ hồ, trừu tượng viễn vông, trái lại lời dạy của Ngài rất thiết thực với đời sống con người, ứng dụng ngay trong nếp sống hiện tại. Trong kinh Dighajànu, người Koliya (Tăng Chi, VIII-54) trực tiếp đến thưa Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ, hưởng thọ dục vọng, sống hệ phược với vợ con, dùng các hương chiên đàn ở Kàsi (Benares), đeo và dùng các vòng hoa hương liệu, phấn sáp, thọ lãnh các vàng bạc. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại". Và sau đây là bốn pháp đưa đến hạnh phúc hiện tại và an lạc hiện tại cho các thiện nam tử: "Ðầy đủ sự tháo vát, đầy đủ sự phòng hộ, làm bạn với thiện và sống thăng bằng điều hòa". Thế nào là sự đầy đủ tháo vát? Ở đây, vị thiện nam tử phải làm nghề gì để sinh sống, hoặc nghề nông, hoặc đi buôn, hoặc nuôi bò, hoặc làm người bắn cung, hoặc làm việc cho vua, hoặc bất cứ nghề gì, trong nghề ấy, người ấy thiện xảo, không biết mệt, biết suy tư phương tiện, vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm". Như vậy, Ðức Phật dạy người gia chủ phải chọn một nghề để làm, để sinh sống. Ðã chọn nghề xong, phải giữ nghề ấy cho
  • 12. 12 được thiện xảo, có thể tự mình khéo làm nghề ấy, lại còn có khả năng bày vẻ huấn luyện cho người khác có thể làm được. Ðây là điều kiện tiên quyết của một người gia chủ, có một nghề thiện xảo trong tay để nuôi sống mình và nuôi sống gia đình. Và đối với nghề ấy, mình phải tinh xảo, thiện nghệ, vừa đủ để tự mình làm, vừa đủ để chỉ dạy người khác làm. Pháp thứ hai là đầy đủ sự phòng hộ. Ðức Phật dạy như sau: "Ở đây những tài sản của thiện nam tử, do tháo vát tinh tấn thu hoạch được, do sức mạnh bàn tay cất chứa được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thu hoạch đúng pháp, vị ấy giữ gìn và bảo vệ. Làm thế nào các tài sản của ta không bị vua mang đi, không bị trộm cướp mang đi, không bị lửa thiêu đốt, không bị nước cuốn trôi, không bị các người con không khả ái chiếm đoạt. Ðây gọi là đầy đủ sự phòng hộ". Ở đây lời Ðức Phật dạy hết sức thiết thực. Trước hết là tài sản thu hoạch được phải do sự tháo vát hành nghề đem lại, do tinh tấn nỗ lực làm ra một cách đúng pháp, một cách chơn chánh. Như vậy Ðức Phật phủ nhận các cách làm tiền phi pháp, phi nhân; thể thức lường gạt, man trá để làm giàu đều không được công nhận. Các thế lực hối mại quyền thế, hối lộ, lường gạt, cho vay nặng lãi, ăn trộm, ăn cướp, đều thuộc về phi pháp. Ngoài ra, Ðức Phật còn nhấn mạnh, các số tiền thâu hoạch, phải do sự nỗ lực tinh tấn của chính mình, do sức mạnh của bàn tay chính mình làm ra, để tự mình đổ mồ
  • 13. 13 hôi để công sức của mình tạo ra của cải tài sản ấy. Tài sản như vậy mới gọi là tài sản chơn chánh, đúng pháp vững vàng. Vì sao Ðức Phật muốn nhấn mạnh điểm này? Vì rằng theo Ðức Phật, con người chỉ sống hạnh phúc với một đời sống trong sáng, lành mạnh và chơn chánh. Do vậy tài sản kiém được để sống phải là tài sản lành mạnh, chơn chánh, đúng pháp. Ðức Phật ở nơi đây nhắc nhủ chúng ta phải bảo vệ tài sản chơn chánh ấy, khỏi bị vua lấy mất đi, khỏi bị lửa thiêu đốt, khỏi bị nước cuốn trôi, khỏi bị kẻ trộm cướp đánh cắp đi, khỏi bị các con cháu thừa tự không tốt tiêu pha hoang phí. Thứ đến là bạn với thiện, và chúng ta nghe lời khuyên của Ðức Phật: "Tại chỗ nào, có những gia chủ hay người lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, thiện nam tử làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, học tập đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, học tập đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, học tập đầy đủ trí tuệ". Ở nơi đây, Ðức Phật khuyên vị thiện nam tử nên thân thiện làm bạn với những người lành. Và người lành ở nơi đây được định nghĩa là người có lòng tin, có giới đức, có bố thí, có trí tuệ. Và làm bạn với thiện là học tập đầy đủ lòng tin, học tập đầy đủ giới đức, học tập đầy đủ bố thí, học tập đầy đủ trí tuệ.
  • 14. 14 Nói một cách thiết thực, hạnh phúc chỉ đến với người lành, chỉ đến với người thiện, chỉ đến với người sống một đời sống lành mạnh trong sáng, có giới đức, có đạo đức, có đạo hạnh, có giới hạnh. Pháp thứ tư để được sống hạnh phúc và an lạc là sống thăng bằng điều hòa. Ở nơi đây, Ðức Phật luôn luôn có những định nghĩa thật rõ ràng và thiết thực: "Ở đây thiện nam tử sau khi biết tài sản nhập, và sau khi biết tài sản xuất, sinh sống một cách điều hòa, không quá phung phí, không quá bỏn xẻn. Vị ấy suy nghĩ: " Ðây là tiền nhập của ta. Sau khi trừ đi tiền xuất của ta, sau khi trừ đi tiền nhập, còn lại như sau... không phải là tiền xuất của ta, nhưng sau khi trừ đi tiền nhập còn lại như sau: "Người thiện nam tử này ăn tài sản của nó như người ăn trái cây sung" (Rung cây khiến trái rơi xuống rất uổng phí). Nếu thiện nam tử này có biên nhập lớn, nhưng sống nếp sống cơ cực thời người ta sẽ nói vễ người ấy như sau: "Thiện nam tử này sẽ như người chết đói". Như vậy sống thăng bằng điều hòa là không sống bỏn xẻn hoang phí, sống như thế nào để tiền nhập trội hơn tiền xuất, và hàng tháng hàng năm đều có tiền tiết kiệm. Lẽ dĩ nhiên, đó là những yếu tố cần thiết và bảo đảm cho một đời sống an lạc và hạnh phúc". Rồi Ðức Phật nhắc khéo thiện nam tử có bốn cửa xuất làm phung phí tài sản, tức là đam mê đàn bà, đam mê rượu chè,
  • 15. 15 đam mê cờ bạc, bạn bè kẻ ác, thân hữu kẻ ác. Nếu thiện nam tử rơi vào bốn cái mê này, thời bao nhiêu tài sản thâu hoạch được sẽ bị phung phí tiêu tán hết. Như một hồ nước có bốn cửa nhập, bốn cửa xuất. Cửa nhập thì bị đóng lại, cửa xuất thì bị mở toang. Như vậy bao nhiêu nước trong hồ đều tuôn chảy ra ngoài hồ hết. Trái lại có bốn cửa vào để tăng trưởng tài sản. Tức là không có đam mê đàn bà, không đam mê rượu chè, không đam mê cờ bạc, thân hữu với bậc thiện. Như một hồ nước có bốn cửa nhập đều mở toang, bốn cửa xuất đều đóng kín. Như vậy nước ở ngoài tuôn vào trong hồ và hồ nước sẽ đầy tràn. Cũng vậy, vị thiện nam tử, tránh xa bốn đam mê trên, thời tài sản của vị ấy ngày một tăng trưởng, ngày một hưng thịnh. Bài kinh này, với bốn pháp môn xây dựng hạnh phúc hiện tại giúp chúng ta có một số suy nghĩ. Trước hết, Ðức Phật dạy những gì, chủ yếu là làm vơi nỗi đau khổ của con người, mục đích chính là cứu khổ độ sanh, đem lại an lạc, đem lại hạnh phúc cho con người. Bậc Ðạo sư đã nói: "Trong suốt 45 năm thuyết pháp, xưa cũng như nay, ta chỉ dạy có hai điều: sự khổ và sự diệt khổ". Thời tất nhiên, trong lời dạy này, chủ đích là đem lại hạnh phúc và an lạc cho chúng sanh, ngay trong hiện tại, không phải chờ đợi trong tương lai và cũng không phải chờ đợi sau khi chết mới được hưởng. Một điểm nữa làm chúng ta đáng suy nghĩ, là phàm chúng ta hành trì pháp môn nào được xem là lời Phật dạy, nếu trong
  • 16. 16 khi hành trì, không cảm thấy an lạc, thời là chúng ta hành trì sai lạc, hay là đó không phải là lời dạy của Ðức Phật. Pháp của Ðức Phật được định nghĩa là Sanditthiko (thiết thực hiện tại), Akàliko (không có thời gian), Ehipassiko (đến để mà thấy)... Thời khi chúng ta hành trì các pháp môn Phật dạy, chúng ta hưởng được ngay quả an lạc hạnh phúc mà pháp môn ấy đem đến. Chúng ta lại nghĩ đến những công năng kỳ diệu của những lời Phật dạy, khi chúng ta nhận thấy rằng, trong bốn pháp Phật dạy là dạy hơn 2500 năm về trước, cho xã hội Ấn Ðộ, cho cá nhân con người Ấn Ðộ, nhưng nếu nay chúng ta đem áp dụng trong thời điểm hiện tại trên đất nước Việt Nam và cho con người Việt Nam, chúng ta vẫn thấy bốn pháp này vẫn có khả năng đem lại hạnh phúc và an lạc cho chúng sanh, nếu chúng ta hành trì bốn pháp này đến nơi đến chốn. Đức Phật đã dạy về nhân duyên sâu xa của giàu sang và nghèo hèn như sau: “Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Có hai pháp này khiến người bần tiện chẳng được tài sản. Thế nào là hai pháp? Nếu lúc thấy người khác bố thí, liền cấm chế; lại tự mình chẳng chịu bố thí.
  • 17. 17 Ðó là, này Tỳ-kheo, có hai pháp này khiến người bần tiện không có tài bảo. Này các Tỳ-kheo, lại có hai pháp khiến người phú quý. Thế nào là hai pháp? Nếu lúc thấy người cho người khác vật, liền hoan hỷ trợ giúp; tự mình cũng thích bố thí. Ðó là, này Tỳ-kheo, có hai pháp khiến người phú quý. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học bố thí, chớ có tâm tham! - Có hai pháp khiến người sanh trong nhà bần tiện. Thế nào là hai pháp? Chẳng hiếu đễ với cha mẹ, các bậc sư trưởng, cũng không thừa sự người hơn mình. Ðó là, này các Tỳ-kheo, có hai pháp này, khiến người sanh trong nhà bần tiện. Này các Tỳ-kheo, lại có hai pháp khiến người sanh trong nhà hào tộc. Thế nào là hai pháp? Cung kính cha mẹ, anh em, tông tộc, đem của cải nhà mình bố thí. Ðó là, này các Tỳ-kheo, có hai pháp này sanh trong nhà hào tộc. Như thế,
  • 18. 18 này các Tỳ-kheo, hãy học điều này! Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”. (Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Khuyến thỉnh, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.308)
  • 19. 19 KHI BẠN NHÌN THẤY HOA NÀY MỌI ƯU PHIỀN BIẾN MẤT HOA VÔ ƯU