SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Download to read offline
1
▪ Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở với sự tham gia của nhiều tế bào và
thành phần tế bào.
▪ Làm tăng đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm).
▪ Gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó
thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần.
▪ Thường xảy ra ban đêm hoặc sáng sớm. Có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng
thuốc.
ĐỊNH NGHĨA
2
▪ Hen là một bệnh lý đa dạng, thường đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở
mạn tính.
▪ Hen có hai đặc điểm chính:
⁃ Bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho,
chúng thay đổi theo thời gian và cường độ. VÀ
⁃ Giới hạn luồng khí thở ra dao động.
ĐỊNH NGHĨA
GINA, Global Strategy for Asthma Management and Prevention (2019)
Hen phát triển và kéo dài dưới sự tương tác giữa hai yếu tố di truyền và môi trường
SINH LÝ BỆNH
3
Các yếu tố nguy cơ gây hen
(yếu tố bản thân và yếu tố môi trường)
Tăng đáp ứng
đường thở
Co thắt, phù nề, xuất tiết
Các yếu tố kích phát Triệu chứng hen
SINH LÝ BỆNH
Các yếu tố vật chủ:
▪ Yếu tố di truyền.
▪ Cơ địa dị ứng.
▪ Tăng đáp ứng phế quản.
▪ Béo phì, suy dinh dưỡng, đẻ non là yếu
tố nguy cơ mắc hen.
▪ Giới tính: trẻ nam có nguy cơ mắc hen
nhiều hơn trẻ nữ, nhưng ở người lớn thì
nữ giới lại mắc hen nhiều hơn ở nam
giới.
▪ Chủng tộc.
Các yếu tố môi trường:
▪ Dị nguyên trong nhà: mạt bụi nhà, lông thú (chó,
mèo, chuột...), gián, nấm, mốc, thuốc men, hóa
chất, ...
▪ Dị nguyên ngoài nhà: bụi đường phố, phấn hoa,
nấm mốc, các hóa chất, chất lên men, yếu tố nhiễm
trùng (chủ yếu là virus), hương khói các loại.
▪ Nhiễm trùng: chủ yếu là nhiễm virus.
▪ Các yếu tố nghề nghiệp: than, bụi bông, hoá chất, ...
▪ Thuốc lá: hút thuốc chủ động và bị động.
▪ Ô nhiễm môi trường không khí: khí thải của
phuơng tiện giao thông, các loại khí ô nhiễm, hoá
chất, ...
CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH HEN
4
CÁC YẾU TỐ KHỞI PHÁT CƠN HEN CẤP
▪ Tiếp xúc với các dị nguyên.
▪ Thay đổi thời tiết, khí hậu, không khí lạnh.
▪ Vận động quá sức, gắng sức.
▪ Một số mùi vị đặc biệt, hương khói các loại (đặc biệt khói thuốc lá).
▪ Cảm xúc mạnh, ...
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HEN TRẺ EM
Chẩn đoán và đánh giá hen ở trẻ em bao gồm:
1. Chẩn đoán xác định hen và chẩn đoán phân biệt.
2. Đánh giá độ nặng cơn hen cấp (nếu có).
3. Đánh giá mức độ nặng và tính dai dẵng của hen.
4. Đánh giá mức độ kiểm soát hen và nguy cơ tương lai.
5
CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Chẩn đoán hen trẻ em dưới 5 tuổi dựa vào:
▪ Bệnh sử.
▪ Triệu chứng lâm sàng.
▪ Cận lâm sàng.
YẾU TỐ GỢI Ý HEN YẾU TỐ ÍT GỢI Ý HEN
Có khò khè kèm 1 trong các triệu chứng:
▪ Ho.
▪ Khó thở.
VÀ bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
▪ Triệu chứng tái phát thường xuyên.
▪ Nặng hơn về đêm và sáng sớm.
▪ Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói
thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi, …
▪ Xảy ra khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn hô hấp.
▪ Có tiền sử dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm da).
▪ Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) hen, dị ứng.
▪ Có ran rít, ran ngáy khi nghe phổi.
▪ Đáp ứng với điều trị hen.
Bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:
▪ Các triệu chứng chỉ có khi cảm
lạnh.
▪ Ho đơn thuần không kèm khò khè,
khó thở.
▪ Nhiều lần nghe phổi bình thường
dù bệnh nhi có triệu chứng.
▪ Có dấu hiệu/triệu chứng gợi ý
chẩn đoán khác.
▪ Không đáp ứng với điều trị hen
(thuốc giãn phế quản, các thuốc
phòng ngừa hen).
CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Lâm sàng: Các yếu tố gợi ý khả năng hen
6
Triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi và nhỏ hơn:
TRIỆU CHỨNG ĐẶC ĐIỂM GỢI Ý HEN
Ho
▪ Ho khan tái diễn hoặc kéo dài, có thể trở nặng về đêm hoặc đi kèm khò khè và
khó thở.
▪ Ho xảy ra khi vận động, cười, khóc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, đặc biệt là
trong trường hợp không có nhiễm trùng hô hấp rõ ràng.
Khò khè
▪ Khò khè tái diễn, bao gồm lúc ngủ hoặc với các yếu tố khởi phát như hoạt động,
cười, khóc, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc không khí ô nhiễm.
Khó thở hoặc thở nặng hoặc hụt hơi ▪ Xảy ra khi vận động, cười hoặc khóc.
Giảm hoạt động
▪ Không chạy, chơi hoặc cười ở cùng cường độ như những trẻ em khác, mệt sớm
hơn trong lúc đi bộ (muốn được bồng).
Tiền căn bản thân, gia đình
▪ Các bệnh dị ứng khác: viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn.
▪ Hen phế quản ở bà con trực hệ.
Điều trị thử với ICS liều thấp và
SABA khi cần
▪ Cải thiện lâm sàng trong 2 - 3 tháng điều trị với thuốc kiểm soát và trở nặng khi
ngưng điều trị.
CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
GINA, Global Strategy for Asthma Management and Prevention (2019)
XÉT NGHIỆM Ý NGHĨA
X - quang ngực
▪ Không khuyến cáo thực hiện thường quy.
▪ Chỉ định trong trường hợp hen nặng hay có dấu hiệu lâm sàng gợi ý chẩn đoán khác.
Những thăm dò có thể thực hiện nếu có điều kiện
Xét nghiệm lẩy da hay định lượng
IgE đặc hiệu
▪ Sử dụng để đánh giá tình trạng mẫn cảm với dị nguyên.
▪ Xét nghiệm dị ứng dương tính giúp tăng khả năng chẩn đoán hen.
▪ Tuy nhiên, xét nghiệm âm tính cũng không loại trừ được hen.
Hô hấp ký hay đo lưu lượng đỉnh
(nếu trẻ không hợp tác)
▪ Hội chứng tắc nghẽn đường dẫn khí có đáp ứng với nghiệm pháp giãn phế quản (FEV1,
PEF tăng ít nhất 12% và 200 ml).
▪ Trẻ dưới 5 tuổi thường không thục hiện được.
Dao động xung ký IOS ▪ Đo kháng lực đường thở chuyên biệt, góp phần vào việc đánh giá giới hạn luồng khí.
Đo FeNO
▪ Đánh giá tình trạng viêm đường thở.
▪ Không khuyến cáo thực hiện thường quy.
Lưu ý:
▪ Chức năng phổi bình thường không loại trừ được hen, đặc biệt trong trường hợp hen gián đoạn hay dai dẵng nhẹ.
▪ Nghiệm pháp giãn phế quản âm tính cũng không loại trừ được hen.
CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Cận lâm sàng: không có xét nghiệm chẩn đoán chắc chắn hen ở trẻ dưới 5 tuổi
7
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN: thỏa mãn 5 tiêu chuẩn dưới đây:
1. Khò khè ± ho tái đi tái lại.
2. Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít, ran ngáy (± dao động
xung ký).
3. Có đáp ứng với thuốc dãn phế quản và/hoặc đáp ứng với điều trị thử (4 - 8
tuần) và xấu khi dùng thuốc.
4. Có tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng ± có yếu tố khởi phát.
5. Đã loại trừ các nguyên nhân ho, khò khè khác.
CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Tiếp cận chẩn đoán:
Điều trị thử * ▪ Cơn nhẹ: khí dung Salbutamol.
▪ Cơn trung bình-nặng: khí dung Salbutamol + Corticosteroids uống.
▪ Triệu chứng giống hen kéo dài ≥ 8 ngày/tháng hoặc cơn trung bình - nặng cần corticosteroids uống hoặc nhập
viện: Corticosteroid hít liều trung bình/Montelukast.
CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
8
Xác xuất chẩn đoán hen trẻ ≤ 5 tuổi:
GINA 2017, Box 6-1 (2/2)
GINA 2019
CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
PRACTALL EAACI/AAAAI Consensus Report
Giữa các đợt có triệu chứng trẻ có
khỏe hoàn toàn không?
Có Không
Cảm lạnh là yếu tố kích
thích hen ?
Gắng sức là yếu tố
kích thích hen?
Trẻ có dị ứng với yếu tố
đặc hiệu?
Có Có Có Không
Hen do virus a Hen gắng sứca Hen do dị nguyên
đặc hiệu
Hen dị
nguyên
không rõab
Không Không
aChildren may also be atopic.
bDifferent etiologies, including irritant exposure and as-yet not evident allergies, may be included here.
Adapted from Bacharier LB, et al. Allergy. 2008;63(1):5–34.
Phenotype hen ở trẻ trên 2 tuổi
PHÂN LOẠI HEN THEO KIỂU HÌNH
9
THEO TRIỆU CHỨNG THEO THỜI GIAN
▪ Khò khè khởi phát do virus (khò khè gián đoạn): xảy ra
thành từng đợt riêng biệt, thường đi kèm với viêm
đường hô hấp trên do virus và không có triệu chứng giữa
các cơn.
▪ Khò khè khởi phát do vận động: xảy ra sau hoạt động
thể lực gắng sức, ngoài ra trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
▪ Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố: khởi phát do nhiều
yếu tố như thay đổi thời tiết, vận động, nhiễm virus, dị
nguyên, trẻ vẩn còn triệu chứng giữa các đợt khò khè,
thường ở trẻ có cơ địa dị ứng.
▪ Khò khè thoáng qua: triệu chứng bắt đầu và kết thúc 3
tuổi, thường xảy ra ở trẻ có tiền sử đẻ non, nhẹ cân, gia
đình có người hút thuốc lá, nhiễm virus tái đi tái lại,
không có cơ địa dị ứng.
▪ Khò khè kéo dài: triệu chứng bắt đầu trước 3 tuổi và kéo
dài sau đó.
▪ Khò khè khởi phát muộn: triệu chứng bắt đầu sau 3 tuổi.
Phân loại hen theo kiểu hình:
CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
THEO TRIỆU CHỨNG THEO THỜI GIAN
▪ Khò khè từng đợt: xảy ra trong từng đợt cụ thể,
thường đi kèm với nhiễm trùng đường đường hô
hấp, không có triệu chứng giữa các đợt.
▪ Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố: khò khè từng
đợt với các triệu chứng cũng xuất hiện giữa các đợt,
ví dụ trong lúc ngủ hoặc hoặc với các yếu tố khởi
phát như vận động, cười hoặc khóc.
▪ Khò khè thoáng qua: triệu chứng bắt đầu và kết thúc
3 tuổi.
▪ Khò khè dai dẵng: triệu chứng bắt đầu trước 3 tuổi
và tiếp tục sau 6 tuổi.
▪ Khò khè khởi phát muộn: triệu chứng bắt đầu sau 3
tuổi.
Phân loại kiểu hình khò khè:
CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
10
Stein RT et al. Peak flow variability, methacholine responsiveness and atopy as markers for detecting different wheezing phenotypes in childhood.
Thorax. 1997 Nov;52(11):946-52.
Khò khè khởi phát sớm Khò khè không dị ứng
Khò khè/hen liên quan lgE
Tần
suất
khò
khè
Tuổi (năm)
KIỂU HÌNH KHÒ KHÈ Ở TRẺ EM
API (+) khi có 1 TIÊU CHUẨN CHÍNH hay 2 TIÊU CHUẨN PHỤ
⁃ Trẻ dưới 3 tuổi có 4 đợt khò khè/năm trở lên kèm API (+) có nguy cơ cao bị hen thật sự ở độ tuổi 6 - 13 cao
hơn 4 - 10 lần trẻ có API (-).
⁃ API (-) = 95% không bị suyễn.
⁃ API: Asthma Predictive Index
TIÊU CHUẨN CHÍNH TIÊU CHUẨN PHỤ
▪ Cha, mẹ bị hen.
▪ Chàm da (được bác sĩ chẩn đoán).
▪ Dị ứng với dị nguyên đường hít (xác định
bằng bệnh sử hay test dị nguyên).
▪ Khò khè không liên quan đến cảm lạnh.
▪ Bạch cầu ái toan máu ngoại vi ≥ 4 %.
▪ Dị ứng thức ăn.
CHỈ SỐ TIÊN ĐOÁN HEN - API
11
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: trẻ < 5 tuổi
BỆNH LÝ BIỂU HIỆN
Viêm tiểu phế quản Trẻ dưới 24 tháng, khò khè lần đầu, có triệu chứng nhiễm virus hô hấp trên, đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản.
Viêm mũi xoang
Tiếng thở khác thường xuất phát từ vùng mũi họng, khám mũi họng thấy xuất Tiết ở mũi sau, có kèm theo mùi hôi,
khám phổi hoàn toàn bình thường.
Dị vật đường thở
Xảy ra đột ngột, trẻ ho, thở rít, khó thở, tiền sử có hội chứng xâm nhập, X - quang phổi có hình ảnh ứ khí khu trú
một bên phổi, soi phế quản gặp được dị vật.
Các dị tật về giải phẫu (vòng mạch, hẹp khí quản bẩm
sinh...), bất thường chức năng (rối loạn vận động khí
phế quản, rối loạn chức năng dây thanh âm...)
Khò khè sớm trước 6 tháng tuổi, cần kết hợp lâm sàng và các xét nghiệm: nội soi khí phế quản, CT scan.
Chèn ép phế quản do: u trung thất, hạch to, nang phế
quản
Ho, khò khè, khó thở kéo dài, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Chẩn đoán dựa vào X - quang phổi thẳng,
nghiêng, CT scan ngực thấy hình ảnh khối u chèn ép đường thở.
Thâm nhiễm phổi tăng bạch cầu ái toan
Triệu chứng lâm sàng giống hen, nguyên nhân do ký sinh trùng, giun đũa hoặc các nguyên nhân khác như thuốc
hoặc dị nguyên khác, tiến triển tốt và có thể tự khỏi.
Trào ngược dạ dày thực quản hoặc hội chứng hít tái
diễn, dò khí thực quản
Có tiền sử nôn trớ hoặc nhiễm trùng hô hấp tái diễn, cần đo pH thực quản, nội soi phế quản, chụp thực quản cản
quang để xác định chẩn đoán.
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh
Nhiễm trùng đường hô hấp tái nhiễm, không đáp ứng với Điều trị kháng sinh thông thường, nồng độ IgG giảm hơn
2SD so với lứa tuổi, tiền sử gia đình có anh chị em ruột bị mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: trẻ ≤ 5 tuổi
GINA 2019
TÌNH TRẠNG TÍNH CHẤT ĐIỂN HÌNH
Nhiễm virus đường hô hấp tái đi tái lại ▪ Chủ yếu là ho, chảy mũi nghẹt mũi trong < 10 ngày; không có triệu chứng giữa các đợt nhiễm trùng.
Trào ngược dạ dày - thực quản ▪ Ho khi ăn; nhiễm trùng phổi tái đi tái lại; dễ ói nhất là sau khi ăn no; đáp ứng kém với các thuốc hen.
Hít dị vật
▪ Đợt ho đột ngột, nặng và/hoặc thở rít trong lúc ăn hoặc chơi; nhiễm trùng phổi tái đi tái lại và ho; dấu hiệu phổi
khu trú.
Mềm sụn khí quản
▪ Thở ồn ào khi khóc hoặc ăn; hoặc trong lúc nhiễm trùng đường hô hấp trên (hít vào ồn ào nếu ngoài ngực hoặc
thở ra ồn ào nếu trong ngực); ho dữ dội; co kéo hít vào hoặc thở ra; triệu chứng thường có từ lúc sinh; đáp ứng
kém với thuốc hen.
Lao
▪ Hô hấp ồn ào và ho dai dẳng; sốt không đáp ứng với kháng sinh bình thường; hạch bạch huyết to; đáp ứng kém
với thuốc giãn phế quản hoặc corticosteroid dạng hít; tiếp xúc với người mắc bệnh lao.
Bệnh tim bẩm sinh
▪ Tiếng thổi tim; tím tái khi ăn; không phát triển; nhịp tim nhanh; nhịp thở nhanh hoặc gan to; đáp ứng kém với
thuốc hen.
Xơ nang
▪ Ho khởi phát sớm sau khi sinh; nhiễm trùng phổi tái đi tái lại; không phát triển (suy dinh dưỡng); phân nhiều,
lỏng, có mỡ.
Loạn động lông chuyển nguyên phát
▪ Ho và nhiễm trùng phổi tái đi tái lại; nhiễm trùng tai mạn tính và chảy mũi mủ; đáp ứng kém với thuốc hen; đảo
ngược nội tạng xảy ra trong khoảng 50% trẻ em mắc bệnh này.
Vòng mạch máu ▪ Hô hấp thường ồn ào dai dẳng; đáp ứng kém với thuốc hen.
Dị sản phế quản phổi ▪ Trẻ sinh non; cân nặng khi sinh rất thấp; cần phải thở máy hoặc thở oxy lâu dài; khó thở từ lúc sinh.
Suy giảm miễn dịch ▪ Sốt và nhiễm trùng tái đi tái lại (bao gồm nhiễm trùng không phải hô hấp); không phát triển.
12
Chẩn đoán hen nhũ nhi:
▪ Chủ yếu là chẩn đoán lâm sàng, gợi ý bởi tiền sử, bệnh sử.
▪ Không có xét nghiệm chẩn đoán thường quy chuyên biệt.
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
Triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen ở trẻ nhũ nhi:
TRIỆU CHỨNG ĐẶC ĐIỂM GỢI Ý HEN
Ho
▪ Ho khan tái phát hoặc kéo dài, nặng lên về đêm hoặc đi kèm khò khè
và khó thở.
▪ Ho xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá,
không khí ô nhiễm, không liên quan đến nhiễm trùng hô hấp cấp.
Khò khè
▪ Khò khè tái phát, trong khi ngủ hoặc khi có yếu tố thúc đẩy như gắng
sức, cười, khóc, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc không khí ô nhiễm.
Khó thở ▪ Xảy ra khi gắng sức, cười hoặc khóc.
Giảm hoạt động
▪ Không chạy, chơi hoặc cười như những trẻ khác, mệt sớm hơn khi đi
bộ (đòi ẳm bồng).
Tiền căn bản thân, gia đình
▪ Bản thân: viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng.
▪ Gia đình: cha mẹ hen.
Điều trị thử với ICS và SABA khi cần
▪ Cải thiện lâm sàng sau 2 - 3 tháng điều trị duy trì và triệu chứng nặng
lên khi ngưng điều trị.
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
13
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI:
1. Có bằng chứng tắc nghẽn đường thở: khò khè do bác sĩ xác nhận:
▪ Trẻ < 12 tháng tuổi: khò khè ≥ 3 lần.
▪ Trẻ 12 - 24 tháng tuổi: khò khè ≥ 2 lần.
2. Có đáp ứng với điều trị hen.
3. Không có bằng chứng gợi ý chẩn đoán khác.
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
CHÌA KHÓA GÓP PHẦN CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI:
1. Bằng chứng tắc nghẽn đường thở: khò khè do bác sĩ xác nhận.
2. Chỉ số tiên đoán hen cải tiến (mAPI).
3. Đáp ứng với điều trị: chọn lựa tùy theo tình huống lâm sàng:
▪ Nếu trẻ có khó thở: test giãn phế quản.
▪ Nếu trẻ không có khó thở: test điều trị thử với ICS liều trung bình ± SABA.
▪ Lưu ý: các test điều trị cần được chuẩn hóa và thực hiện đúng quy trình.
4. Không có gợi ý chẩn đoán khác: không có “dấu hiệu cảnh báo chẩn đoán khác”.
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
14
▪ Nghe thấy khi ngồi gần trẻ.
▪ Ghé sát tai gần miệng trẻ mới nghe.
▪ Chỉ nghe bằng ống nghe.
Trong nhiều trường hợp, khó nghe được bằng tai trần:
Có thể phát hiện bằng ống nghe
(ran ngáy, ran rít)
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
Đánh giá khò khè:
Asthma Predictive Index (API): chỉ số tiên đoán hen
⁃ Trẻ dưới 3 tuổi có 4 đợt khò khè/năm trở lên kèm API (+) có nguy cơ cao bị hen thật sự ở độ tuổi 6 - 13 cao
hơn 4 - 10 lần trẻ có API (-).
⁃ API (-) = 95% không bị suyễn.
⁃ API: Asthma Predictive Index
1 TIÊU CHUẨN CHÍNH hay 2 TIÊU CHUẨN PHỤ
▪ Cha mẹ mắc bệnh hen.
▪ Chàm (được bác sĩ chẩn đoán).
▪ Mẫn cảm/dị ứng với dị nguyên đường hít.
▪ Khò khè không liên quan đến cảm lạnh.
▪ Eosinophil/máu ≥ 4 %.
▪ Mẫn cảm/dị ứng với sữa, trứng, đậu phụng.
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
15
Test giãn phế quản:
▪ Phun khí dung Salbutamol: 2,5 mg/lần HOẶC Salbutamol MDI + buồng đệm
+ mặt nạ: 4 nhát.
▪ Có thể lặp lại lần 2 sau 20 phút.
▪ Đánh giá đáp ứng sau 30 phút - 60 phút.
▪ Phải được đánh giá bởi 1 người: trước - trong - sau test.
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
Đáp ứng thuốc giãn phế quản:
▪ Tổng trạng cải thiện.
▪ Sinh hiệu cải thiện.
▪ Giảm sử dụng cơ hô hấp phụ.
▪ Cải thiện âm phế bào.
▪ Giảm khò khè.
▪ Cải thiện SpO2 (hay SaO2) và/hoặc khí máu động mạch.
AARC Clinical Practice Guideline.
Assessing response to bronchodilator therapy at point care
Respir. Care 1995;40(12):1300-1307
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
16
Đáp ứng thuốc giãn phế quản:
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
Điều trị thử bằng ICS:
▪ Liều lượng: ICS liều trung bình.
▪ Đánh giá yếu tố kỹ thuật để lựa chọn:
⁃ MDI + mặt nạ + buồng đệm: ưu tiên; hoặc
⁃ Phun khí dung Budesonide: loại ICS được FDA chấp thuận sử dụng cho tuổi
nhỏ nhất (từ 6 tháng tuổi).
▪ Đánh giá đáp ứng: sau 3 tháng.
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
17
Dấu hiệu cảnh báo chẩn đoán khác:
▪ Khò khè khởi phát sớm (nhất là sơ sinh).
▪ Khò khè/thở rít hai thì.
▪ Khò khè liên tục.
▪ Khò khè kèm nôn trớ hay có liên quan với bữa ăn.
▪ Cơ địa đặc biệt: suy dinh dưỡng nặng, bất thường nhiễm sắc thể, bệnh tim bẩm
sinh, bệnh thần kinh - cơ, teo thực quản bẩm sinh, dị dạng lồng ngực.
CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
TRẺ NHŨ NHI KHÒ KHÈ
▪ < 12 tháng tuổi : ≥ 3 lần
▪ 12-24 tháng tuổi: ≥ 2 lần
▪ Hỏi bệnh sử, tiền sử
▪ Khám lâm sàng
▪ Xquang ngực thẳng
DẤU HIỆN CẢNH BÁO CHẨN ĐOÁN KHÁC *
Không
đáp ứng
Đáp ứng
tốt
Điều trị thử 3 tháng:
ICS ± SABA **** Tốt
Không
tốt
Test GPQ ***
HEN NHŨ NHI
KHÓ THỞ (Thở nhanh, rút lõm lồng ngực)
KHÁM CHUYÊN KHOA
Tìm nguyên nhân khác
Theo dõi 1 - 3 tháng
Có
đáp ứng
Không
đáp ứng
API **
- +
+ -
-
+
18
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VỚI HEN NHŨ NHI:
Khò khè cấp tính
▪ Nhiễm trùng hô hấp: đặc biệt là viêm tiểu phế quản.
▪ Dị vật đường thở.
Khò khè mạn tính, tái phát
▪ Bất thường cấu trúc:
⁃ Bất thường khí - phế quản.
⁃ Bất thường hệ thống tim mạch.
⁃ U trung thất
▪ Bất thường chức năng:
⁃ Hội chứng hít: dị vật đường thở bỏ quên, trào ngược dạ dày - thực
quản, rối loạn nuốt, dò khí quản thực quản Bất thường đề kháng cơ thể.
⁃ Loạn sản phế quản - phổi.
⁃ Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.
⁃ Viêm phế quản do vi khuẩn kéo dài.
⁃ Bệnh phổi mô kẽ, bệnh xơ nang.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Viêm tiểu phế quản cấp
Theo Dutau, có 5 tiêu chuẩn gợi ý bệnh
viêm tiểu phế quản:
▪ Khò khè cấp ≤ 3 ngày.
▪ Nhiễm siêu vi: sốt nhẹ, ho, sỗ mũi.
▪ Suy hô hấp (có thể không có).
▪ Tuổi < 24 tháng.
▪ Lần đầu tiên bệnh như vậy.
▪ Thường có yếu tố dịch tễ.
Viêm phổi khò khè
Viêm phế quản phổi có hội chứng tắc
nghẽn:
▪ Dù khởi bệnh bằng triệu chứng nhiễm
siêu vi, nhưng lúc nhập viện thường có
sốt, vẽ mặt nhiễm trùng.
▪ Suy hô hấp với khó thở 2 thì kèm theo
khò khè.
▪ Phổi nghe được ran nổ hoặc ran ẩm nhỏ
hạt, có thể có ran rít.
▪ Không có tiền sử khò khè tái phát và
không có cơ địa dị ứng.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
19
CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
GINA 2019
Chẩn đoán hen trẻ trên 5 tuổi dựa vào:
▪ Bệnh sử.
▪ Khám lâm sàng.
▪ Đo chức năng hô hấp.
ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐOÁN TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
1. Bệnh sử các triệu chứng hô hấp dao động:
Khò khè, khó thở, nặng ngực và ho
▪ Thường có nhiều hơn một triệu chứng hô hấp.
▪ Triệu chứng xảy ra thay đổi theo thời gian và về cường độ.
▪ Triệu chứng thường xảy ra và xấu đi về đêm hoặc lúc thức giấc.
▪ Triệu chứng thường bị kích phát bởi vận động, cười, dị nguyên, không khí lạnh.
▪ Triệu chứng thường xảy ra hoặc xấu đi lên khi nhiễm virus.
2. Xác định giới hạn luồng khí thở ra dao động:
Ghi nhận dao động quá mức chức năng phổi (một
hoặc nhiều test dưới đây) VÀ ghi nhận giới hạn luồng
khí
▪ Dao động càng lớn, hoặc nhiều lần dao động quá mức, chẩn đoán càng đáng tin
cậy.
▪ Ít nhất một lần trong quá trình chẩn đoán, khi FEV1 thấp, xác định rằng
FEV1/FVC giảm (bình thường > 0,90 ở trẻ em).
Test phục hồi phế quản dương tính (khả năng dương
tính nhiều hơn nếu ngưng thuốc giãn phế quản trước
khi làm test: SABA ≥ 4 giờ, LABA ≥ 15 giờ)
▪ Tăng FEV1 > 12% dự đoán.
Dao động quá mức của PEF, khi đo 2 lần/ngày trong 2
tuần
▪ Dao động trung bình PEF ban ngày hàng ngày > 13%.
Test kích thích vận động dương tính ▪ Giảm FEV1 > 12% dự đoán, hoặc PEF > 15%.
Chức năng phổi dao động quá mức giữa các lần khám ▪ Thay đổi FEV1 > 12% hoặc PEF > 15% giữa các lần khám.
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
GINA 2019
20
Bệnh nhân có triệu chứng hô hấp
Các triệu chứng điển hình cho hen phế quản?
Hỏi tiền sử/khám lâm sàng cẩn thận đối với
hen phế quả
Tiền sử/khám lâm sàng phù hợp chẩn đoán
hen phế quản?
Đo hô hấp ký/PEF
với test hồi phục phế quản
Kết quả ủng hộ chẩn đoán hen?
Điều trị theo kinh nghiệm với
ICS và SABA khi cần
Đánh giá lại đáp ứng điều trị
Thăm dò chẩn đoán trong 1 - 3
tháng
Hẹn dịp khác làm lại xét nghiệm hoặc
phối hợp các xét nghiệm khác
Xác định chẩn đoán hen?
Xem xét điều trị thử cho chẩn đoán
nhiều khả năng nhất, hoặc chuyển
tuyến chuyên khoa để khảo sát thêm
Hỏi thêm bệnh sử và làm thêm xét nghiệm
xác định chẩn đoán khác
Xác định chẩn đoán khác?
Điều trị theo chẩn đoán khác
Điều trị HEN PHẾ QUẢN
Bệnh nặng, cấp cứu và ít
nghĩ đến chẩn đoán khác
CÓ
CÓ
CÓ KHÔNG
KHÔNG
KHÔNG
KHÔNG
CÓ
CÓ
KHÔNG
GINA 2019
BỆNH TRIỆU CHỨNG
Hội chứng ho do viêm đường hô hấp trên
mạn tính
Hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, đằng hắng.
Hít phải dị vật Triệu chứng đột ngột, rale rít một bên.
Dãn phế quản Nhiễm trùng tái diễn, ho đờm.
Rối loạn lông rung nguyên phát Nhiễm trùng tái diễn, ho đờm, viêm xoang.
Bệnh tim bẩm sinh Nghe tim có tiếng thổi.
Loạn sản phổi Sinh non, triệu chứng từ khi mới sinh.
Xơ nang Ho và nhiều đờm, triệu chứng tiêu hoá.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: trẻ 6 - 11 tuổi
GINA 2019
21
PHÂN ĐỘ
▪ Nhẹ.
▪ Trung bình.
▪ Nặng.
▪ Dọa ngưng thở.
HEN PHẾ QUẢN
CƠN HEN CẤP NGOÀI CƠN
PHÂN BẬC
▪ Bậc 1: Gián đoạn
▪ Bậc 2: Dai dẵng, nhẹ.
▪ Bậc 3: Dai dẵng, trung bình
▪ Bậc 4: Dai dẵng, nặng.
PHÂN LOẠI HEN PHẾ QUẢN
Trẻ dưới 5 tuổi:
NHẸ TRUNG BÌNH NẶNG NGUY KỊCH
Tỉnh Tỉnh Kích thích, vật vã Lơ mơ, hôn mê
Khó thở khi gắng sức,
vẫn nằm được
Khó thở rõ,
thích ngồi hơn nằm.
Khó thở liên tục,
phải nằm đầu cao
Thở chậm hơn,
cơn ngừng thở
Nói được cả câu Chỉ nói cụm từ ngắn Nói từng từ
Thở nhanh,
Không rút lõm lồng
ngực
Thở nhanh,
Rút lõm lồng ngực
Thở nhanh,
Rút lõm lồng ngực rõ
Rì rào phế nang giảm hoặc
hoặc không nghe thấy
SpO2 ≥ 95 % SpO2 92 - 95 % SpO2 < 92 % Tím tái, SpO2 < 92 %
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CƠN HEN CẤP
22
TRIỆU CHỨNG NHẸ NẶNG *
Rối loạn tri giác Không Kích thích, li bì, lú lẫn
Độ bảo hòa oxy lúc đến (SaO2) ** > 95% < 92%
Lời nói † Từng câu Từng từ
Mạch < 100 lần/phút
> 200 lần/phút (trẻ 0 - 3 tuổi)
> 180 lần/phút (trẻ 4 - 5 tuổi)
Tím trung tâm Không Có thể có
Mức độ khò khè Thay đổi Ngực có thể im lặng
* Chỉ cần có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây là đủ phân loại nặng.
** SaO2 trước khi thở oxy và hít thuốc giãn phế quản.
† Chú ý trẻ có phát triển tinh thần bình thường không.
GINA 2019
Trẻ dưới 5 tuổi:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CƠN HEN CẤP
NHẸ TRUNG BÌNH NẶNG NGUY KỊCH
Tỉnh Tỉnh Kích thích, vật vã Lơ mơ, hôn mê, tím tái
Khó thở khi gắng sức
(khóc), vẫn nằm được
Khó thở rõ,
thích ngồi hơn nằm.
Khó thở liên tục,
phải nằm đầu cao
Thở chậm,
cơn ngừng thở
Thở nhanh,
Không rút lõm lồng ngực
Thở nhanh,
Rút lõm lồng ngực
Thở nhanh,
Rút lõm lồng ngực
Rì rào phế nang giảm
hoặc không nghe thấy
SpO2 ≥ 95 % SpO2 92 - 95 % SpO2 < 92 % SpO2 < 92 %
Trẻ nhũ nhi:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CƠN HEN CẤP
23
NHẸ HOẶC TRUNG BÌNH NẶNG ĐE DỌA MẠNG SỐNG
Nói từng cụm từ, thích ngồi hơn
nằm, không kích thích
Nói từng từ, ngồi chồm phía trước,
kích thích
Lơ mơ, lú lẫn hoặc ngực im
lặng
Tần số thở tăng Tần số thở > 30 lần/phút
Không sử dụng cơ hô hấp phụ Sử dụng cơ hô hấp phụ
Mạch 100 - 120 lần/phút Mạch >120 lần/phút
Độ bão hòa oxy (khi thở khí trời)
90 - 95%
Độ bão hòa oxy (khi thở khí trời)
< 90%
PEF > 50% dự đoán hoặc tốt nhất PEF ≤ 50% dự đoán hoặc tốt nhất
GINA 2019
Trẻ trên 5 tuổi:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CƠN HEN CẤP
Trẻ dưới 5 tuổi:
ĐỘ NẶNG
GIÁN
ĐOẠN
DAI DẴNG
NHẸ TRUNG BÌNH NẶNG
Triệu chứng ban
ngày
≤ 2 lần/tuần
≥ 2 lần/tuần nhưng
không phải hằng
ngày
Hàng ngày Cả ngày
Thức giấc về đêm Không 1 - 2 lần/tháng 3 - 4 lần/tháng > 1 lần/tuần
Sử dụng thuốc cắt
cơn
< 2 lần/tuần
> 2 lần/tuần
nhưng không phải
hàng ngày
Hàng ngày Vài lần mỗi ngày
Ảnh hưởng đến hoạt
động hằng ngày
Không Đôi khi
Ảnh hưởng không
thường xuyên
Ảnh hưởng
thường xuyên
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG BỆNH HEN
24
Trẻ dưới 5 tuổi:
A. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT TRIỆU
CHỨNG
Trong 4 tuần qua, trẻ có
Kiểm soát tốt
Kiểm soát
một phần
Chưa được
kiểm soát
Triệu chứng ban ngày kéo dài trên vài phút,
trên 1 lần/tuần
❑ Có ❑ Không
Không có dấu
hiệu nào
Có 1 hoặc 2
dấu hiệu
Có 3 hoặc 4
dấu hiệu
Hạn chế vận động do hen ❑ Có ❑ Không
Cần thuốc giảm triệu chứng trên 1 lần/tuần * ❑ Có ❑ Không
Thức giấc về đêm hoặc ho về đêm do hen ❑ Có ❑ Không
B. YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG XẤU:
▪ Yếu tố nguy cơ lên cơn kịch phát trong vài tháng tới.
▪ Yếu tố nguy cơ giới hạn luồng khí cố định.
▪ Yếu tố nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
* Ngoại trừ trường hợp sử dụng trước khi tập thể thao
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾM SOÁT HEN
A. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT TRIỆU
CHỨNG
Trong 4 tuần qua, trẻ có
Kiểm soát tốt
Kiểm soát
một phần
Chưa được
kiểm soát
Triệu chứng ban ngày hơn vài phút, hơn 1
lần/tuần?
❑ Có ❑ Không
Không có dấu
hiệu nào
Có 1 hoặc 2
dấu hiệu
Có 3 hoặc 4
dấu hiệu
Hạn chế vận động do hen? (chạy/chơi ít hơn
trẻ khác, dễ mệt trong lúc đi bộ/chơi)
❑ Có ❑ Không
Cần sử dụng thuốc cắt cơn trên 1 lần/tuần * ❑ Có ❑ Không
Thức giấc về đêm hoặc ho về đêm do hen ❑ Có ❑ Không
B. YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG XẤU:
▪ Yếu tố nguy cơ lên cơn kịch phát trong vài tháng tới.
▪ Yếu tố nguy cơ giới hạn luồng khí cố định.
▪ Yếu tố nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
* Ngoại trừ trường hợp sử dụng trước khi tập thể thao GINA 2019
Trẻ dưới 5 tuổi:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾM SOÁT HEN
25
Trẻ dưới 5 tuổi:
▪ Yếu tố nguy cơ lên cơn kịch phát trong vài tháng tới:
⁃ Không kiểm soát được triệu chứng hen.
⁃ Có ≥ 1 cơn hen nặng trong năm qua.
⁃ Bắt đầu vào mùa thường lên cơn hen của trẻ.
⁃ Tiếp xúc khói thuốc lá, không khí ô nhiễm trong nhà/ngoài trời, dị nguyên không khí trong nhà (mạt nhà,
gián, thú nuôi, nấm mốc), đặc biệt kèm với nhiễm virus.
⁃ Trẻ hoặc gia đình có vấn đề về tâm lý hoặc kinh tế - xã hội.
⁃ Tuân thủ điều trị duy trì kém hoặc kỹ thuật hít thuốc không đúng.
▪ Yếu tố nguy cơ giới hạn luồng khí cố định:
⁃ Nhập viện nhiều lần vì cơn hen nặng.
⁃ Tiền sử bị viêm tiểu phế quản.
▪ Yếu tố nguy cơ tác dụng phụ của thuốc:
⁃ Toàn thân: dùng nhiều đợt corticoid uống hoặc liều cao corticosteroid hít.
⁃ Tại chỗ: dùng liều TB/cao corticosteroid hít, kỹ thuật hít không đúng, không bảo vệ da hoặc mắt khi dùng
corticoid phun khí dung hoặc qua buồng hít có mặt nạ.
YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG XẤU
A. KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG
Trong 4 tuần qua, trẻ có Kiểm soát
tốt
Kiểm soát
một phần
Chưa được
kiểm soát
Triệu chứng hen ban ngày trên 2 lần/tuần? ❑ Có ❑ Không
Không có
dấu hiệu nào
Có 1 hoặc 2
dấu hiệu
Có 3 hoặc 4
dấu hiệu
Hạn chế hoạt động thể lực do hen*? ❑ Có ❑ Không
Cần thuốc cắt cơn trên 2 lần/tuần? ❑ Có ❑ Không
Thức giấc về đêm do hen? ❑ Có ❑ Không
B. YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG XẤU:
▪ Đánh giá các yếu tố nguy cơ khi chẩn đoán và đánh giá định kỳ
▪ Đo FEV1 lúc bắt đầu điều trị, sau điều trị 3 - 6 tháng để ghi nhận thông CNHH tốt nhất của người bệnh, sau đó đo định kỳ
để đánh giá diễn tiến nguy cơ.
* Ngoại trừ trường hợp sử dụng trước khi tập thể thao GINA 2019
Trẻ trên 5 tuổi:
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾM SOÁT HEN
26
▪ Triệu chứng hen không được kiểm soát là một yếu tố nguy cơ quan trọng xuất hiện cơn hen cấp về sau
▪ Các yếu tố nguy cơ khác xuất hiện cơn hen cấp có thể điều chỉnh được, ngay cả khi bệnh nhân có ít triệu
chứng hen:
⁃ Thuốc: sử dụng nhiều SABA (tăng tỷ lệ tử vong nếu sử dụng hơn 1 hộp 200 liều xịt/tháng); ICS
không đầy đủ: không kê ICS; tuân thủ kém; kỹ thuật hít không đúng.
⁃ Bệnh kèm: béo phì; viêm mũi - xoang mạn; GERD; xác định bị dị ứng thức ăn; mang thai.
⁃ Phơi nhiễm: khói thuốc lá; dị nguyên mẫn cảm; ô nhiễm không khí.
⁃ Điều kiện sống: có vấn đề kinh tế - xã hội.
⁃ Chức năng hô hấp: FEV1 thấp, đặc biệt nếu < 60% trị bình thường; tính phục hồi phế quản cao.
⁃ Các XN khác: tăng BCAT đàm/máu; tăng FENO (ở người lớn bị hen dị ứng đang điều trị ICS).
▪ Các yếu tố nguy cơ độc lập khác gây xuất hiện cơn hen cấp:
⁃ Từng được đặt NKQ do hen hoặc từng được điều trị cơn hen cấp tại ICU.
⁃ Bị ≥ 1 cơn hen cấp nặng trong 12 tháng qua.
Nếu bệnh
nhân có bất kỳ
yếu tố nguy cơ
nào sẽ làm
tăng nguy cơ
xuất hiện cơn
hen cấp, ngay
cả khi bệnh
nhân có ít triệu
chứng hen.
▪ Các yếu tố nguy cơ gây hạn chế lưu lượng khí cố định: tiền sử (sinh non, cân nặng lúc sinh thấp và những trẻ nhũ nhi tăng
cân nhiều; tăng tiết nhầy mạn tính); thuốc (không điều trị ICS); phơi nhiễm (khói thuốc lá, hóa chất độc, phơi nhiễm nghề
nghiệp); xét nghiệm (FEV1 thấp; tăng BCATđàm/máu).
▪ Yếu tố nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ của thuốc:
⁃ Toàn thân: thường sử dụng OCS; sử dụng ICS dài ngày, liều cao và/hoặc ICS mạnh; cũng sử dụng các thuốc ức chế P450
⁃ Tại chỗ: ICS liều cao hoặc mạnh; kỹ thuật hít không đúng.
GINA 2019
YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG XẤU
Trẻ trên 5 tuổi:
ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN
TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
27
Mục tiêu điều trị cơn hen cấp:
▪ Nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu oxy và ứ CO2 máu.
▪ Hồi phục tình trạng tắc nghẽn đường thở dưới.
▪ Giảm nguy cơ tái phát trong tương lai.
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Xử trí cơn hen cấp tại nhà:
▪ Điều trị ban đầu tại nhà:
⁃ Xịt hai nhát salbutamol 200 mcg, có thể lặp lại sau mỗi 20 phút, nếu cần
thiết.
⁃ Sau đó đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
▪ Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu trẻ có BẤT KỲ dấu hiệu nào
sau đây:
⁃ Trẻ quá khó thở.
⁃ Triệu chứng của trẻ không đỡ ngay sau 6 nhát xịt thuốc giãn phế quản trong
2 giờ.
⁃ Cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc không thể xử trí cơn hen cấp tại nhà.
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
28
*Tần số thở bình thường (nhịp/phút): 0 - 2 tháng: < 60; 2 - 12 tháng: < 50; 1 - 5 tuổi: < 40
Chuyển viện ngay nếu trẻ bị hen ≤ 5 tuổi có BẤT KỲ trong số sau đây
▪ Lúc đánh giá ban đầu hoặc sau đó:
⁃ Trẻ không thể nói hoặc uống được.
⁃ Tím tái.
⁃ Co kéo liên sườn.
⁃ Độ bão hòa oxy < 92% khi hít thở không khí trong phòng.
⁃ Ngực im lặng khi nghe.
▪ Thiếu đáp ứng với thuốc dãn phế quản ban đầu:
⁃ Thiếu đáp ứng với 6 nhát SABA hít (2 nhát một lần, lập lại 3 lần) trong vòng 1 - 2 giờ.
⁃ Thở nhanh* dai dẵng dù đã cho 3 lần SABA hít, dù trẻ có các dấu hiệu lâm sàng khác cải thiện.
▪ Môi trường xã hội gây khó khăn cho việc điều trị cấp cứu hoặc cha mẹ/người chăm sóc không thể
xử trí hen cấp tại nhà.
➢ Trong thời gian chuyển viện, tiếp tục cho SABA hít, thở oxy (nếu có) để duy trì độ bão hòa 94 - 98%, và cho
corticosteroid đường toàn thân.
GINA 2019
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Chỉ định chuyển viện ngay trẻ bị hen ≤ 5 tuổi:
CƠN HEN NHẸ CƠN HEN TRUNG BÌNH
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
▪ Khí dung salbutamol 2,5 mg/lần
▪ Hoặc salbutamol MDI với buồng đệm (2 - 4
nhát/lần) mỗi 20 phút x 3 lần nếu cần (đánh
giá lại sau mỗi lần khí dung)
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
▪ Khí dung salbutamol 2,5 mg/lần
▪ Hoặc salbutamol MDI với buồng đệm (6 - 8
nhát/lần) mỗi 20 phút x 3 lần nếu cần (đánh
giá lại sau mỗi lần phun)
ĐÁNH GIÁ SAU 1 GIỜ
Điều trị ngoại trú
▪ Tiếp tục salbutamol MDI mỗi 3 - 4 giờ
trong 24 - 48 giờ
▪ Hẹn tái khám
ĐÁP ỨNG TỐT
▪ Hết khò khè
▪ Không khó thở
▪ SaO2 ≥ 95%
Xem xét chỉ định nhập viện
▪ KD salbutamol (2,5 mg/lần) + KD
Ipratropium (250 mcg/lần)
▪ Prednisone uống sớm (khi không đáp ứng với
1 lần KD salbutamol)
ĐÁP ỨNG KHÔNG HOÀN TOÀN
▪ Còn ran rít
▪ Còn khó thở
▪ SaO2 92 - 95%
KHÔNG ĐÁP ỨNG
▪ Còn ran rít, khó thở, rút lõm ngực
▪ SaO2 < 92%
Nhập viện
▪ KD salbutamol + KD Ipratropium x 3
lần nếu cần
▪ Prednisone uống sớm (sau 3 lần không
giảm xử trí như con hen nặng)
XỬ TRÍ CƠN HEN CẤP TẠI BỆNH VIỆN
29
CƠN HEN NẶNG CƠN HEN DỌA NGƯNG THỞ
NHẬP CẤP CỨU
▪ Oxy qua mặt nạ
▪ Khí dung salbutamol kết hợp với Ipratropium
mỗi 20 phút x 3 lần (đánh giá lại sau mỗi lần
phun)
▪ Hydrocortisone hoặc Methylprednisolone TM
NHẬP CẤP CỨU
▪ Oxy qua mặt nạ
▪ Adrenalin TDD mỗi 20 phút x 3 lần
▪ Khí dung salbutamol kết hợp với Ipratropium
mỗi 20 phút x 3 lần (đánh giá lại sau mỗi lần
phun)
▪ Hydrocortisone hoặc Methylprednisolone TM
ĐÁNH GIÁ SAU 1 GIỜ
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
▪ Salbutamol MDI mỗi 3 - 4 giờ trong 24
- 48 giờ
▪ Prednisolon uống x 3 ngày
▪ Hẹn tái khám
ĐÁP ỨNG TỐT
▪ Không khó thở
▪ SaO2 ≥ 95%
ĐÁP ỨNG TỐT
Tiếp tục:
▪ KD salbutamol ± KD Ipratropium mỗi 4 - 6
giờ trong 24 giờ.
▪ Hydrocortisone hoặc Methylprednisolone TM
ĐÁP ỨNG KHÔNG HOÀN TOÀN/XẤU
▪ Chuyển hồi sức
▪ KD salbutamol mỗi giờ + KD Ipratropium
mỗi 2 - 4 giờ
▪ Có thể sử dụng ICS liều cao
▪ Hydrocortisone hoặc Methylprednisolone TM
▪ TrTM Magnesium sulfate (>1 tuổi)
▪ TrTM Amynophylline
▪ TrTM salbutamol, đặt NKQ, thở máy
XỬ TRÍ CƠN HEN CẤP TẠI BỆNH VIỆN
CHĂM SÓC BAN ĐẦU Trẻ bị cơn hen cấp hoặc bán cấp hoặc đợt khò khè cấp
ĐÁNH GIÁ TRẺ
Xem xét các chẩn đoán khác
Các yếu tố nguy cơ phải nhập viện
Mức độ nặng của cơn hen cấp?
NHẸ hoặc TRUNG BÌNH
Thở gấp, kích động
Mạch ≤ 200 lần/phút (0-3 tuổi) hoặc ≤ 180 lần/phút
(4 - 5 tuổi)
Độ bảo hòa oxy ≥ 92%
THEO DÕI SÁT trong 1 - 2 giờ
Chuyển đến chăm sóc cao hơn nếu có bất kỳ:
• Không đáp ứng với salbutamol trong 1 - 2 giờ.
• Bất kỳ dấu hiện nào của cơn nặng
• Nhịp thở tăng
• Độ bảo hòa oxy giảm
BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ
Salbutamol 100 mcg, xịt 2 nhát bằng pMDI +
buồng đệm hoặc 2.5mg phun khí dung
Lặp lại mỗi 20 phút trong giờ đầu nếu cần
Thở oxy có kiểm soát (nếu cần và sẵn có): mục
tiêu SaO2 94 - 98%
KHẨN CẤP
Xấu đi
hoặc chậm
cải thiện
NẶNG hoặc DỌA NGƯNG THỞ
Có bất kỳ biểu hiện:
Không nói được hoặc không uống được
Tím trung tâm
Lờ đờ hoặc lẫn lộn
Co kéo dưới sườn và/hoặc hõm trên ức
Độ bảo hòa oxy < 92%
Ngực im lặng khi nghe
Mạch > 200 lần/phút (0 - 3 tuổi) hoặc >180
lần/phút (4 - 5 tuổi)
CHUYỂN ĐẾN CHĂM SÓC CAO HƠN
(ICU)
Trong khi chờ đợi nên cho:
Salbutamol 100 mcg 6 nhát bằng pMDI +
buồng đệm (hoặc 2.5mg phun khí dung). Lặp
lại mỗi 20 phút nếu cần
Oxygen (nếu sẵn có) để duy trì Sa02 94 - 98%
Prednisolone liều bắt đầu 2 mg/kg (tối đa 20
mg đối với trẻ <2 tuổi; tối đa 30 mg đối với trẻ
2 - 5 tuổi).
Xem xét 160 mcg ipratropium bromide
(hoặc 250 mcg phun khí dung). Lặp lại mỗi 20
phút trong 1 giờ nếu cần.
XỬ TRÍ CHĂM SÓC BAN ĐẦU HEN CẤP TÍNH HOẶC KHÒ KHÈ Ở
TRẺ ≤ 5 TUỔI
GINA 2019
30
THEO DÕI SÁT trong 1 - 2 giờ
Chuyển đến chăm sóc cao hơn nếu có bất kỳ:
• Không đáp ứng với salbutamol trong 1 - 2 giờ.
• Bất kỳ dấu hiện nào của cơn nặng
• Nhịp thở tăng
• Độ bảo hòa oxy giảm
Xấu đi
hoặc chậm
cải thiện
CHUYỂN ĐẾN CHĂM SÓC CAO HƠN
(ICU)
Trong khi chờ đợi nên cho:
Salbutamol 100 mcg 6 nhát bằng pMDI + buồng
đệm (hoặc 2.5mg phun khí dung). Lặp lại mỗi
20 phút nếu cần
Oxygen (nếu sẵn có) để duy trì Sa02 94 - 98%
Prednisolone liều bắt đầu 2 mg/kg (tối đa 20 mg
đối với trẻ <2 tuổi; tối đa 30 mg đối với trẻ 2 - 5
tuổi).
Xem xét 160 mcg ipratropium bromide
(hoặc 250 mcg phun khí dung). Lặp lại mỗi 20
phút trong 1 giờ nếu cần.
Xấu đi, hoặc
đáp ứng thất
bại sau 10 xịt
salbutamol
trong 3 - 4
giờ
THEO DÕI TÁI KHÁM
Xem lại các triệu chứng và dấu hiệu: cơn hen cấp được giải quyết? prednisolon nên được tiếp tục?
Thuốc cắt cơn: giảm xuống mức chỉ sử dụng khi cần
Thuốc kiểm soát: tiếp tục hoặc điều chỉnh tùy thuộc nguyên nhân cơn hen cấp, và thời gian cần đến salbutamol bổ sung
Yếu tố nguy cơ: kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ thay đổi được, có thể gây cơn hen cấp, bao gồm kỹ thuật hít
thuốc và tuân thủ điều trị
Kế hoạch hành động: Có được hiểu đúng? Có được sử dụng phù hợp? Có cần điều chỉnh?
Cho kế hoạch tái khám các lần tới
XUẤT VIỆN/ LẬP KẾ HOẠCH THEO DÕI
Đảm bảo nguồn lực đầy đủ và thích hợp có tại nhà.
Thuốc cắt cơn: tiếp tục khi cần
Thuốc kiểm soát: xem xét khi cần, hoặc điều chỉnh, hoặc đều đặn
Kiểm tra kỹ thuật hít thuốc và tuân thủ điều trị
Theo dõi: trong 1 - 7 ngày
Hỗ trợ và giải thích kế hoạch hành động
TIẾPTỤC ĐIỀU TRỊ NẾU CẦN
Theo dõi sát như trên
Nếu triệu chứng tái phát trong 3 - 4 giờ
• Cho thêm salbutamol2 - 3 nhát mỗigiờ
• Cho uống prednisolone2 mg/kg(tốiđa 20 mg đối với
trẻ < 2 tuổi;tối đa 30 mg đối với trẻ 2 - 5 tuổi)
CẢI THIỆN
CẢI THIỆN
GINA 2019
LIỆU PHÁP LIỀU DÙNG VÀ CÁCH CHO THUỐC
Oxy bổ sung ▪ Cung cấp qua mặt nạ (thường 1 lít/phút) để duy trì độ bão hòa oxy 94 - 98%.
Kích thích beta2 tác dụng
ngắn (SABA)
▪ 2 - 6 nhát salbutamol qua buồng đệm hoặc 2.5mg qua phun khí dung, mỗi 20
phút trong giờ đầu tiên, sau đó đánh giá lại độ nặng. Nếu các triệu chứng dai
dẵng hoặc tái phát cho 2 - 3 nhát bổ sung mỗi giờ. Nhập viện nếu cần >10
nhát trong 3 - 4 giờ.
Corticosteroid toàn thân
▪ Cho liều ban đầu prednisolone uống (1 - 2 mg/kg; tối đa 20 mg đối với trẻ < 2
tuổi; tối đa 30 mg đối với trẻ 2 - 5 tuổi).
▪ Hoặc methyprednisolon tiêm tĩnh mạch 1 mg/kg mỗi 6 giờ trong ngày đầu.
Chọn lựa bổ sung trong giờ điều trị đầu tiên
Ipratropium bromide
▪ Đối với trẻ em có cơn hen cấp bình nặng 2 nhát ipratropium bromide 80mcg
(hoặc 250 mcg qua phun khí dung) mỗi 20 phút trong chỉ 1 giờ.
Magnesium sulfate
▪ Xem xét MgSO4 phun khí dung (150 mg) 3 liều trong giờ đầu tiên điều trị đối
với trẻ ≥ 2 tuổi có hen cấp nặng.
XỬ TRÍ BAN ĐẦU CƠN HEN CẤP TRẺ ≤ 5 TUỔI
GINA 2019
31
Đánh giá các yếu tố nguy cơ diễn biến nặng:
▪ Tiền sử đã có cơn hen nặng hay nguy kịch.
▪ Phải nhập viện cấp cứu hoặc đặt nội khí quản vì cơn hen cấp trong năm qua.
▪ Đang sử dụng hoặc vừa ngừng sử dụng corticosteroid uống.
▪ Quá lệ thuộc vào thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (đồng vận β2).
▪ Tiền sử có rối loạn tâm lý hoặc trẻ hoảng sợ quá mức.
▪ Không hợp tác hoặc hen mất kiểm soát.
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Thuốc điều trị cơn hen cấp:
▪ Hydrocortison 5 mg/kg hay methylprednisolone 1 mg/kg tĩnh mạch mỗi 6 giờ.
▪ Magnesium sulfate (>1 tuổi): liều trung bình 50 mg/kg truyền tĩnh mạch 20 phút.
▪ Theophylin (≤ 1 tuổi):
⁃ Aminophyllin truyền tĩnh mạch: liều tấn công 5 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 20 phút, liều duy
trì 1 mg/kg/giờ.
⁃ Nếu có điều kiện nên theo dõi nồng độ theophylline máu ở giờ thứ 12 và sau đó mỗi 12 - 24 giờ
(giữ mức 60 - 110 mmol/l # 10 - 20 µg/ml).
▪ Adrenalin tiêm dưới da:
⁃ Adrenalin 1 ‰ 0,01 ml/kg, tối đa 0,3 ml/lần mỗi 20 phút, tối đa 3 lần.
▪ Salbutamol: liều tấn công 15 µg/kg truyền tĩnh mạch trong 20 phút, sau đó duy trì 1 µg/kg/phút.
Cần kiểm tra khí máu và kali máu mỗi 6 giờ.
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
32
▪ Đường hít khí dung hoặc MDI dùng với buồng đệm có mặt nạ: là đường dùng được
lựa chọn do có tác dụng nhanh, hiệu quả giãn phế quản mạnh và ít tác dụng phụ toàn
thân. Sử dụng SABA MDI với buồng đệm có mặt nạ cho hen cơn nhẹ và trung bình
có hiệu quả tương đương qua đường khí dung và ít tác dụng phụ hơn (Chứng cứ A).
Liều lượng:
⁃ Salbutamol phun khí dung: 2,5mg/lần.
⁃ Salbutamol MDI 100mcg: 4 - 6 nhát/lần (1 nhát/3-4kg/lần, tối đa: 10 nhát/lần).
▪ Đường truyền tĩnh mạch: Salbutamol hoặc Terbutaline truyền tĩnh mạch được cân
nhắc như biện pháp “cuối cùng” nhằm tránh đặt nội khí quản khi cơn hen nặng thất
bại với điều trị. Bệnh nhân phải được theo dõi sát tại khoa hồi sức tích cực.
▪ Đường uống không được khuyến cáo vì thời gian tác dụng chậm hơn, hiệu quả kém
hơn trong khi tác dụng phụ toàn thân nhiều hơn.
THUỐC ĐỒNG VẬN β2 TÁC DỤNG NGẮN (SABA):
Salbutamol, Terbutaline
▪ Ưu tiên sử dụng để cắt cơn hen trong bệnh cảnh phản ứng phản vệ và phù
mạch.
▪ Cơn hen nguy kịch hoặc không sẵn có đồng vận β2 khí dung.
▪ Liều lượng: 0,01 ml/kg/lần (tối đa: 0,3ml/lần).
THUỐC ĐỒNG VẬN β2 KHÔNG CHỌN LỌC:
Adrenaline
33
▪ Không là lựa chọn đầu tiên trong cắt cơn hen.
▪ Có tác dụng hiệp đồng với SABA.
▪ Được phối hợp sớm với SABA trong cơn hen nặng (mỗi 20 phút trong giờ đầu)
hoặc cơn hen trung bình thất bại với liều SABA hít ban đầu.
▪ Liều lượng: 125 - 250 mcg/lần
▪ Khuyến cáo chỉ nên dùng trong một ngày đầu.
THUỐC KHÁNG ĐỐI GIAO CẢM:
Ipratropium bromide
▪ Theophylline được cân nhắc trong các trường hợp trẻ có cơn hen nặng, không
đáp ứng với các điều trị tích cực trước đó.
▪ Liều lượng: tấn công: 5 - 7mg/kg (TMC/20ph), duy trì: 1mg/kg/giờ (TTM).
▪ Khi dùng phải theo dõi sát ECG và nồng độ theophyllin trong huyết tương (sau
6 - 12 giờ điều trị và sau đó mỗi 12 - 24 giờ). Cần giữ nồng độ thuốc ở mức 10
- 15 µg/ml.
THEOPHYLINE
34
▪ Bệnh nhân đang điều trị corticosteroid hoặc có tiền căn hen đã nằm hồi sức.
▪ Nếu sau liều SABA hít đầu tiên không đáp ứng hay đáp ứng không hoàn toàn.
▪ Cơn hen nặng/nguy kịch.
CORTICOSTEROID - Chỉ định
▪ Đường uống:
⁃ Được khuyến cáo sử dụng do có tác dụng tương đương đường tiêm, rẻ tiền,
không xâm lấn.
⁃ Prednisolone/Prednisone: 1 - 2 mg/kg/ngày trong 3 - 5 ngày.
▪ Đường tiêm mạch:
⁃ Chỉ định: cơn hen nặng hoặc nguy kịch hoặc khi trẻ không thể dung nạp
đường uống.
✓Methylprednisolone: 2 mg/kg, sau đó 1 mg/kg/6 giờ (ưu tiên lựa chọn
trong cơn hen nặng).
✓Hydrocortisone. 5 mg/kg/6 giờ.
⁃ Cần chuyển sang đường uống khi bệnh nhân ổn định hơn.
CORTICOSTEROID - Đường dùng, liều lượng
35
▪ Đường hít:
⁃ Chỉ định sử dụng ICS liều cao trong điều trị cắt cơn:
✓Khi không thể dùng corticosteroid đường toàn thân.
✓Chống chỉ định dùng corticosteroid đường toàn thân: thủy đậu (mắc thủy đậu hoặc chủng ngừa
thủy đậu trong vòng 2 tuần, tiếp xúc bệnh thủy đậu trong 3 tuần trước), bệnh tay chân miệng,
nhiễm trùng nặng, lao, viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa.
✓Cha mẹ trẻ từ chối dùng corticosteroid uống.
✓Điều trị phối hợp corticosteroid đường toàn thân trong cơn hen nặng, cơn hen trung bình kém
đáp ứng điều trị ban đầu.
⁃ Liều lượng:
✓Cơn hen nặng (phối hợp với corticosteroid đường toàn thân): khí dung Budesonide 1 mg/lần -
phun khí dung 2 lần cách nhau 30 phút.
✓Cơn hen nhẹ - trung bình (thay thế corticosteroid đường toàn thân): khí dung Budesonide:
1mg/lần, 2 lần/ngày.
CORTICOSTEROID - Đường dùng, liều lượng
▪ Thăm dò cận lâm sàng:
⁃ Đo độ bão hòa oxy: cần thiết để theo dõi, đánh giá mức độ cơn hen cấp và diễn biến
nặng.
⁃ X - quang phổi: chỉ cần thiết khi cơn hen không đáp ứng với điều trị chuẩn, bệnh nhân
có đau ngực, tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi.
⁃ Khí máu: cần làm trong cơn hen nặng hoặc nguy kịch.
▪ Những thuốc và biện pháp không nên sử dụng trong cơn hen cấp:
⁃ Kháng sinh: chỉ dùng khi có bằng chứng nhiễm khuẩn.
⁃ Truyền dịch: chỉ khi có dấu hiệu mất nước do nôn mữa, kiệt sức (thận trọng tránh quá
tải dịch).
⁃ Thuốc an thần, thuốc làm lỏng chất tiết (nhóm acetylcystein gây co thắt phế quản),
thuốc gây giảm xuất tiết nhóm kháng histamin, thuốc xiro ho có chứa
dextromethorphan, vật lý trị liệu hô hấp.
ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
36
▪ Đạt được kiểm soát tốt triệu chứng hen và duy trì mức độ hoạt động bình
thường.
▪ Giảm thiểu nguy cơ diễn tiến xấu trong tương lai:
⁃ Giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp.
⁃ Duy trì chức năng hô hấp và quá trình phát triển của phổi càng gần với bình
thường càng tốt.
⁃ Giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
Mục tiêu điều trị duy trì:
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Chỉ định điều trị duy trì:
▪ Kiểu triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen và những triệu chứng này không được kiểm
soát và/hoặc trẻ thường có các đợt khò khè (từ 3 đợt trở lên trong một mùa).
▪ Trẻ có những đợt khò khè nặng khởi phát do virus dù ít thường xuyên (1 - 2 đợt
trong một mùa).
▪ Trẻ đang được theo dõi hen và cần phải sử dụng thường xuyên SABA hít (> 1 - 2
lần/tuần).
▪ Trẻ nhập viện vì cơn hen nặng/nguy kịch.
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
37
▪ Khò khè gián đoạn khởi phát do virus: Montelukast (LTRA).
▪ Khò khè nhiều yếu tố khởi phát: Corticosteroid hít (ICS).
Tái khám
▪ Đánh giá theo mức độ kiểm soát
▪ Xem lại đáp ứng.
▪ Điều chỉnh điều trị tùy theo mức độ kiểm soát với mục tiêu
kiểm soát hen bằng cách dùng thuốc với liều thấp nhất có thể.
Cách tiếp cận:
Khám lần đầu
▪ Đánh giá mức độ nặng bệnh hen ▪ Chọn lựa biện pháp điều trị ban đầu.
Chọn lựa thuốc:
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
MỨC ĐỘ NẶNG THUỐC CHỌN LỰA THUỐC THAY THẾ
Gián đoạn
▪ SABA khi cần
▪ Kháng Leucotriene (LTRA)
Dai dẵng nhẹ ▪ ICS liều thấp ▪ LTRA
Dai dẵng trung bình ▪ ICS liều trung bình ▪ ICS liều thấp + LTRA
Dai dẵng nặng ▪ ICS liều cao ▪ ICS liều trung bình + LTRA
▪ Đối với hen gián đoạn: dùng LTRA trong đợt bắt đầu có triệu chứng nhiễm virus đường hô
hấp trên và duy trì 7 - 21 ngày.
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Điều trị duy trì theo mức độ nặng của bệnh hen:
38
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Điều trị duy trì theo mức độ kiểm soát triệu chứng:
GINA 2019
39
THUỐC CHỌN
LỰA
ĐÁNH GIÁ SAU 4 TUẦN
▪ Hen khởi phát do
virus.
LTRA
Có đáp ứng tốt:
▪ Ngưng thuốc rồi theo
dõi.
Không đáp ứng:
▪ Chuyển sang ICS.
▪ Khám chuyên khoa.
▪ Hen khởi phát nhiều
yếu tố hay có bằng
chứng về dị ứng.
▪ Hen dai dẵng.
ICS liều thấp.
Có đáp ứng tốt:
▪ Tiếp tục đủ 3 tháng,
rồi ngưng thuốc.
Không đáp ứng:
▪ Khám chuyên khoa.
▪ ICS liều trung bình.
▪ Hay phối hợp LTRA
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ CHO TRẺ 0 - 2 TUỔI
MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HƯỚNG XỬ TRÍ
Kiểm soát tốt
▪ Cân nhắc giảm bước điều trị khi triệu chứng hen được kiểm soát tốt trong
3 tháng hoặc hơn.
▪ Chọn thời điểm giảm bước điều trị thích hợp (không bị nhiễm khuẩn hô
hấp, không đi du lịch, không vào những lúc thời tiết thay đổi).
▪ Đối với trẻ được duy trì với ICS thì giảm 25 - 50 % liều ICS mỗi 3 tháng.
Kiểm soát một phần
▪ Trước khi tăng bậc điều trị cần kiểm tra, điều chỉnh kỹ thuật hít thuốc,
đảm bảo tuân thủ tốt với liều thuốc đã kê đơn.
▪ Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ: phơi nhiễm với dị nguyên, khói thuốc lá, …
Không kiểm soát ▪ Cần tăng bậc điều trị sau khi đã kiểm tra các vấn đề trên.
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Đánh giá đáp ứng và điều chỉnh điều trị:
40
TÁI KHÁM
▪ Sau mỗi cơn hen cấp, trẻ cần được tái khám trong vòng 1 tuần. Tần suất tái khám tùy thuộc mức độ kiểm soát hen ban
đầu, đáp ứng với điều trị và khả năng tự xử trí của cha/mẹ hay người chăm sóc trẻ. Tốt nhất trẻ cần được tái khám sau
1 - 3 tháng bắt đầu điều trị, sau đó 3 - 6 tháng/lần.
▪ Cần đánh giá mức độ kiểm soát hen, yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc và hỏi cha/mẹ trẻ có lo lắng gì không ở
mỗi lần tái khám. Theo dõi chiều cao của trẻ ít nhất 1 lần/năm.
NGƯNG ĐIỀU TRỊ
▪ Cân nhắc ngưng điều trị duy trì nếu bệnh nhân hết triệu chứng trong 6 - 12 tháng, đang ở bậc điều trị thấp nhất và
không có yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, không nên ngưng điều trị vào mùa trẻ hay bị nhiễm trùng hô hấp, mùa có nhiều
phấn hoa và lúc trẻ đang đi du lịch.
▪ Trường hợp ngưng điều trị duy trì, cần tái khám sau 3 - 6 tuần để kiểm tra xem có tái xuất hiện triệu chứng không, nếu
có, cần điều trị lại.
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Tái khám và ngưng điều trị:
Montelukast 4 mg/ngày
x 3 tháng
Fluticasone 1 nhát/ngày
cách nhật x 3 tháng
Ngưng Montelukast
Theo dõi
Ngưng Fluticasone
Theo dõi
ICS liều thấp (1 lần/ngày)
6 - 12 tháng
CÁCH GIẢM LIỀU
41
THUỐC
LIỀU LƯỢNG (MCG/NGÀY)
Thấp Trung bình Cao
Fluticasone propionate MDI (HFA)+ buồng đệm 100 200 400
Beclomethasone dipropionate MDI (HFA) + buồng đệm 100 200 400
Budesonide MDI + buồng đệm 200 400 800
Budesonide khí dung 250 500 1000
Montelukast Trẻ 6 tháng - 5 tuổi: uống 4mg/ngày vào buổi tối
Liều lượng thuốc điều trị duy trì:
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
GINA 2019
Liều lượng thuốc điều trị duy trì:
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
42
TUỔI DỤNG CỤ KHUYẾN CÁO DỤNG CỤ THAY THẾ
0 - 3 tuổi
MDI với buồng đệm và mặt nạ Phun khí dung với mặt nạ
4 - 5 tuổi
MDI với buồng đệm và ống ngậm MDI với buồng đệm và mặt nạ, hoặc
phun khí dung với ống ngậm hay mặt nạ
Chọn lựa dụng cụ hít:
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN
TRẺ TRÊN 5 TUỔI
43
CHĂM SÓC BAN ĐẦU Bệnh nhân đến vì cơn hen cấp tính hoặc bán cấp
ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN
Có phải hen không?
Có yếu tố nguy cơ tử vong liên quan đến hen không?
Mức độ nặng của cơn hen cấp?
NHẸ hoặc TRUNG BÌNH
Nói từng cụm từ, thích ngồi hơn
nằm, không kích thích
Tần số thở tăng
Không sử dụng cơ hô hấp phụ
Nhịp tim 100 - 120 lần/phút
SaO2 (thở với khí trời) 90 - 95%
PEF > 50% dự đoán hoặc tốt nhất
NẶNG
Nói từng từ, ngồi chồm ra phía
trước, kích thích
Tần số thở > 30 lần/phút
Sử dụng cơ hô hấp phụ
Nhịp tim >120 lần/phút
SaO2 (trong không khí) < 90%
PEF ≤ 50% dự đoán hoặc tốt nhất
ĐE DỌA MẠNG SỐNG
Lơ mơ, lú lẫn,
hoặc ngực im lặng
BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ
SABA 4 - 10 xịt qua pMDI + buồng đệm,
lặp lại mỗi 20 phút trong 1 giờ
Prednisolone: 1 - 2 mg/kg, tối đa 40 mg
Thở oxy có kiểm soát (nếu có): để duy trì
SaO2 94 - 98%
CHUYỂN ĐẾN CƠ SỞ
ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU
Trong khi chờ: Cho SABA, thở
oxy, corticosteroid đường toàn
thân
KHẨN CẤP
XẤU ĐI
XỬ TRÍ ĐỢT CẤP HEN TẠI CƠ SỞ CHĂM SÓC BAN ĐẦU
GINA 2019
BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ
SABA 4 - 10 xịt qua pMDI + buồng đệm,
lặp lại mỗi 20 phút trong 1 giờ
Prednisolone: 1 - 2 mg/kg, tối đa 40 mg
Thở oxy có kiểm soát (nếu có): để duy trì
SaO2 94 - 98%
TIẾP TỤC ĐIỀU TRỊ với SABA khi cần
ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG SAU 1 GIỜ (hoặc sớm hơn)
CHUYỂN ĐẾN CƠ SỞ
ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU
Trong khi chờ: Cho SABA,
thở oxy, corticosteroid đường
toàn thân
XẤU ĐI
CHUẨN BỊ LÚC CHO VỀ NHÀ
Thuốc cắt cơn: tiếp tục dung khi cần
Thuốc kiểm soát: bắt đầu hoặc nâng bậc
Prednisolone: tiếp tục, thường 3 - 5 ngày
Theo dõi: trong 2 - 7 ngày
ĐÁNH GIÁ ĐỂ CHO VỀ NHÀ
Triệu chứng cải thiện, không cần dùng SABA
PEF cải thiện, và >60 - 80% của cá nhân tốt nhất hoặc
dự đoán
SaO2 > 94% khi thở khí trời
Đủ thuốc và phương tiện thiết yếu ở nhà
THEO DÕI
Thuốc cắt cơn: giảm xuống mức chỉ sử dụng khi cần
Thuốc kiểm soát: tiếp tục dùng liều cao hơn trong ngắn hạn (1-2 tuần) hoặc dài hạn (3 tháng) tùy theo bản
chất cơn hen cấp.
Yếu tố nguy cơ: kiểm soát và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ góp phần làm xuất hiện cơn hen cấp, bao gồm
kỹ thuật hít thuốc và tuân thủ điều trị
Kế hoạch hành động: Có được hiểu không? Có được sử dụng phù hợp không? Có cần thay đổi không?
CẢI THIỆN
XẤU ĐI
GINA 2019
44
ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU
A: đường thở B: hô hấp C: tuần hoàn
Có bất kỳ dấu hiện nào sau đây không?
Lơ mơ, lú lẫn, lồng ngực im lặng
Tiếp tục PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG LÂM
SÀNG theo biểu hiện nặng nhất
Hội chẩn ICU, bắt đầu SABA và thở oxy,
và chuẩn bị đặt nội khí quản
NHẸ hoặc TRUNG BÌNH
Nói từng cụm từ
Thích ngồi hơn nằm
Không kích thích
Tần số thở tăng
Không sử dụng cơ hô hấp phụ
Nhịp tim 100 - 120 lần/phút
SaO2 (thở với khí trời) 90 - 95%
PEF > 50% dự đoán hoặc tốt nhất
NẶNG
Nói từng từ
Ngồi chồm ra phía trước
Kích thích
Tần số thở > 30 lần/phút
Sử dụng cơ hô hấp phụ
Nhịp tim >120 lần/phút
SaO2 (trong không khí) < 90%
PEF ≤ 50% dự đoán hoặc tốt nhất
KHÔNG
CÓ
GINA 2019
XỬ TRÍ ĐỢT CẤP HEN TẠI CƠ SỞ CHĂM SÓC CẤP CỨU
GINA 2017, Box 4-4 (3/4)
NHẸ hoặc TRUNG BÌNH
Nói từng cụm từ
Thích ngồi hơn nằm
Không kích thích
Tần số thở tăng
Không sử dụng cơ hô hấp phụ
Nhịp tim 100 - 120 lần/phút
SaO2 (thở với khí trời) 90 - 95%
PEF > 50% dự đoán hoặc tốt nhất
NẶNG
Nói từng từ
Ngồi chồm ra phía trước
Kích thích
Tần số thở > 30 lần/phút
Sử dụng cơ hô hấp phụ
Nhịp tim >120 lần/phút
SaO2 (trong không khí) < 90%
PEF ≤ 50% dự đoán hoặc tốt nhất
SABA
Cân nhắc ipratropium bromide
Thở oxy có kiểm soát để duy trì SO2
94-98%
Corticosteroids uống
SABA
Ipratropium bromide
Thở oxy có kiểm soát để duy trì SO2
94-98%
Corticosteroids uống hoặc tiêm TM
Cân nhắc Magnesium tĩnh mạch
Cân nhắc ICS liều cao
GINA 2019
45
Nếu tiếp tục diễn tiến xấu, điều trị nặng
rồi đánh giá lại để chuyển ICU
ĐÁNH GIÁ DIỄN TIẾN LÂM SÀNG THƯỜNG XUYÊN
ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP
ở tất cả bệnh nhân 1 giờ sau khi bắt đầu điều trị
FEV1 hoặc PEF 60-80% dự đoán hoặc tốt
nhất của cá nhân và triệu chứng cải thiện
TRUNG BÌNH
Cân nhắc kế hoạch cho ra viện
FEV1 hoặc PEF <60% dự đoán hoặc tốt nhất
của cá nhân, hoặc lâm sàng không cải thiện
NẶNG
Tiếp tục điều trị như trên và thườn xuyên
đánh giá lại
SABA
Cân nhắc ipratropium bromide
Thở oxy có kiểm soát để duy trì SO2
94-98%
Corticosteroids uống
SABA
Ipratropium bromide
Thở oxy có kiểm soát để duy trì SO2
94-98%
Corticosteroids uống hoặc tiêm TM
Cân nhắc Magnesium tĩnh mạch
Cân nhắc ICS liều cao
GINA 2019
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
Bắt đầu điều trị kiểm soát hen:
Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, nên bắt đầu điều trị bằng ICS càng sớm càng tốt sau
khi đã chẩn đoán hen vì:
▪ Bệnh nhân ngay cả bị hen nhẹ vẫn có thể xuất hiện cơn hen cấp nặng.
▪ ICS liều thấp giảm đáng kể tỉ lệ nhập viện và tử vong do hen.
▪ ICS liều thấp rất hiệu quả để phòng ngừa xuất hiện cơn hen cấp nặng, giảm triệu chứng,
cải thiện CNHH, phòng ngừa co thắt phế quản do gắng sức, ngay cả ở bệnh nhân bị hen
nhẹ.
▪ Điều trị sớm bằng ICS liều thấp sẽ giúp cải thiện CNHH tốt hơn, nhất là khi triệu chứng
hen đã kéo dài 2 - 4 năm.
▪ Bệnh nhân không dùng ICS và có cơn hen cấp nặng có CNHH về lâu dài kém hơn bệnh
nhân đã bắt đầu sủ dụng ICS.
▪ Sau khi xuất hiện cơn hen cấp nặng, ở những bệnh nhân chưa được sử dụng ICS, CNHH
về lâu dài sẽ suy giảm nặng hơn những bệnh nhân đã sử dụng ICS.
GINA 2019
46
Trước khi bắt đầu điều trị kiểm soát hen:
▪ Ghi nhận chứng cứ dùng để chẩn đoán hen, nếu có thể.
▪ Ghi nhận mức độ kiểm soát triệu chứng và các yếu tố nguy cơ, bao gồm cả
chức năng phổi.
▪ Xem xét các yếu tố ảnh hưởng lựa chọn điều trị.
▪ Đảm bảo rằng bệnh nhân có thể sử dụng dụng cụ hít đúng cách.
▪ Đặt lịch hẹn tái khám.
GINA 2019
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
Cách bắt đầu điều trị kiểm soát hen:
GINA 2019
▪ Hầu hết bệnh nhân chỉ cần bậc 2:
⁃ Liều thấp ICS-formoterol khi cần hoặc
⁃ ICS liều thấp mỗi ngày.
▪ Cân nhắc bắt đầu điều trị ở bậc cao hơn nếu bệnh nhân có triệu chứng hen hầu hết
các ngày, hoặc thức giấc về đêm do hen ≥ lần/tuần: bậc 3,4
⁃ ICS liều trung bình/cao, hoặc
⁃ Liều thấp ICS-LABA.
▪ Nếu biểu hiện ban đầu là hen không kiểm soát nặng hoặc cơn hen cấp:
⁃ 1 đợt corticosteroid uống (OCS) ngắn ngày, và
⁃ Bắt đầu điều trị kiểm soát hàng ngày (ví dụ liều trung bình ICS-LABA, bậc 4).
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
47
TRIỆU CHỨNG BIỆN PHÁP CHỌN LỰA
Triệu chứng hen không thường xuyên, ví dụ < 2
lần/tháng.
▪ Liều thấp ICS-formoterol khi cần (Chứng cứ B).
▪ Các lựa chọn khác: ICS liều thấp mỗi khi dùng SABA, hít kết hợp hoặc
riêng lẽ (Chứng cứ B).
Triệu chứng hen hoặc cần thuốc cắt cơn ≥ 2
lần/tháng.
▪ Liều thấp ICS** và SABA khi cần (Chứng cứ A), hoặc
▪ Liều thấp ICS-formoterol khi cần (Chứng cứ A).
▪ Các lựa chọn khác: LTRA (ít hiệu quả hơn so với ICS, Chứng cứ A),
hoặc dùng ICS bất cứ khi nào dùng SABA, hít kết hợp hoặc hít riêng (B).
Triệu chứng hen ảnh hưởng hầu hết các ngày;
hoặc thức giấc về đêm do hen ≥ 1 lần/tuần, đặc
biệt khi có bất kỳ yếu tố nguy cơ.
▪ Liều thấp ICS-LABA khi điều trị duy trì và cắt cơn với ICS-formoterol
(Chứng cứ A) hoặc điều trị duy trì thông thường với SABA khi cần, hoặc
▪ ICS liều trung bình với SABA khi cần (Chứng cứ A).
Biểu hiện ban đầu là triệu chứng hen nặng không
kiểm soát, hoặc có cơn hen cấp.
▪ Corticosteroid uống ngắn hạn VÀ bắt đầu điều trị kiểm soát đều đặn; lựa
chọn là:
⁃ ICS liều cao (Chứng cứ A), hoặc
⁃ ICS-LABA liều trung bình# (Chứng cứ D).
GINA 2019
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
Khuyến cáo điều trị kiểm soát hen ban đầu:
* Off-label; dữ liệu chỉ có budesonide-formoterol(bud-form)
† Off-label; ICS và SABA hít phối hợp hay riêng lẻ
THUỐC KIỂM
SOÁT ƯU TIÊN
để phòng cơn hen cấp và
kiểm soát triệu chứng
Thuốc kiểm soát khác
Thuốc cắt cơn khác
THUỐC CẮT CƠN
ƯU TIÊN
BẬC 2
ICS liều thấp hàng ngày, hoặc
Liều thấp ICS-formoterol * khi cần
BẬC 3
Liều thấp
ICS-LABA
BẬC 4
Liều trung bình
ICS-LABA
Thuốc đối kháng thụ thể Leukotrien (LTRA), hoặc
ICS liều thấp mỗi khi dùng SABA †
Liều thấp ICS-formoterol* khi cần
Thuốc kích thích β2 tác dụng ngắn (SABA) khi cần
ICS liều trung
bình, hoặc ICS
liều thấp+LTRA #
ICS liều cao,
thêm tiotropium,
hoặc thêm LTRA
#
Thêm OCS liều
thấp, nhưng
xem xét tác
dụng phụ
Liều thấp ICS-formoterol‡ khi cần
Box 3-5A
Người lớn & thanh thiếu niên ≥ 12tuổi
Cá thể hóa việc điều trị hen:
Đánh giá, điều chỉnh, đánh giá lại đáp ứng
Lựa chọn thuốc điều tri hen:
Điều chỉnh điều trị tăng và giảm bậc tùy
theo nhu cầu của từng bệnh nhân
BẬC 5
Liều cao
ICS-LABA
Chuyển để
đánh giá kiểu
hình ± điều
trị bổ sung,
vd
tiotropium,
anti-IgE,
anti-IL5/5R,
anti-IL4R
Triệu chứng
Cơn hen cấp
Tác dụng phụ
Chức năng hô hấp
Sự hài lòng của
bện nhân
Xác định chẩn đoán nếu cần
Kiểm soát triệu chứng và YTNC có thể điều chỉnh
được (bao gồm chức năng hô hấp)
Các bệnh kèm
Kỹ thuật dùng dụng cụ hít và tuân thủ điều trị
Mong muốn của bệnh nhân
Điều trị bệnh kèm và YTNC có thể
điều chỉnh được
Các biện pháp không dùng thuốc
Giáo dục và huấn luyện kỹ năng
Các thuốc điều trị hen
1
BẬC 1
Liều thấp
ICS-formoterol *
khi cần
ICS liều thấp mỗi
khi dùng SABA†
‡ ICS liều thấp-form là thuốc cắt cơn cho bệnh nhân được kê bud- form
hoặc BDP-form điều trị cả duy trì và cắt cơn
# Cân nhắc them liệu pháp miễn dịch nhậm dưới lưỡi chống mạt nhà
(HDM SLIT) cho BN bị viêm mũi dị ứng và FEV >70%dự đoán
GINA 2019
48
Thuốc kiểm soát khác Thuốc đối kháng thụ thể Leucotrien (LTRA), hoặc
ICS liều thấp mỗi khi dùng SABA*
ICS liều
thấp+LTRA
Liều cao
ICS-LABA, hoặc
thêm tiotropium,
hoặc thêm LTRA
Thêmanti-IL5,
hoặc OCS liều
thấp, nhưng xem
xét tác dụng phụ
ICS liều thấp mỗi
khi dùng SABA*;
hoặc ICS liều thấp
hàng ngày
THUỐC CẮT CƠN
* Off-label; ICS và SABA hít riêng lẻ; chỉ có một nghiên cứu riêng lẻ ở trẻ em
THUỐC KIỂM
SOÁT ƯU TIÊN
để phòng cơn hen cấp và
kiểm soát triệu chứng
BẬC1
BẬC2
ICS liều thấp hàng ngày
BẬC 3
Liều thấp
ICS-LABA, hoặc
ICS liều trung bình
Box 3-5B
Trẻ em 6-11 tuổi
Cá thể hóa việc điều trị hen:
Đánh giá, Điều chỉnh, Đánh giá lại đáp ứng
Lựa chọn thuốc điều trị hen: Điều chỉnh
việc điều trị tăng bậc và giảm bậc theo
nhu cầu của từng trẻ
BẬC 5
Chuyển để
đánh giá kiểu
hình ± điều trị
bổ sung,
Ví dụ: anti-IgE
BẬC 4
Liều trung bình
ICS-LABA
Tham khảo ý
kiến chuyên gia
Triệu chứng
Cơn hen cấp
Tác dụng phụ
Chức năng hô hấp
Mức độ hài lòng
của trẻ và cha mẹ
Xác định chẩn đoán nếu cần
Kiểm soát triệu chứng và YTNC có thể điều chỉnh
được(bao gồm chức năng hô hấp)
Các bệnh kèm
Kỹ thuật dùng dụng cụ hít và tuân thủ điều trị
Mong muốn của trẻ và cha mẹ
Điều trị bệnh kèm và YTNC có thể điều
chỉnh được
Các biện pháp không dùng thuốc
Giáo dục và huấn luyện kỹ năng
Các thuốc điều trị hen
Thuốc kích thích β2 tác dụng ngắn (SABA) khi cần
GINA 2019
CORTICOID DẠNG HÍT
TỔNG LIỀU HÀNG NGÀY (MCG)
Thấp Trung bình Cao
Beclometasone dipropionate (CFC) 200 - 500 > 500 - 1000 > 1000
Beclometasone dipropionate (HFA) 100 - 200 > 200 - 400 > 400
Budesonide (DPI) 160 mcg/4,5 mcg
200 - 400
(1 - 2 nhát)
> 400 - 800
(> 2 nhát - 4 nhát)
> 800
(> 4 nhát)
Ciclesonide (HFA) 80 - 160 >160 - 320 > 320
Fluticasone furoate (DPI) 100 n.a. 200
Fluticasone propionate (DPI or HFA) 125 mcg
100 - 250
(1 - 2 nhát)
> 250 - 500
(2 - 4 nhát)
> 500
(> 4 nhát)
Mometasone furoate 110 - 220 >220 - 440 > 440
Triamcinolone acetonide 400 - 1000 >1000 - 2000 > 2000
GINA 2018, Box 3-6 (1/2)
LIỀU ICS NGƯỜI LỚN VÀ THIẾU NIÊN
GINA 2019
49
CORTICOID DẠNG HÍT
TỔNG LIỀU HÀNG NGÀY (MCG)
Thấp Trung bình Cao
Beclometasone dipropionate (CFC) 100 - 200 > 200 - 400 > 400
Beclometasone dipropionate (HFA) 50 - 100 > 100 - 200 > 200
Budesonide (DPI)
100 - 200
(1 - 2 nhát)
> 200 - 400
(> 2 - 4 nhát)
> 400
(> 4 nhát)
Budesonide (nebules) 250 - 500 > 500 - 1000 > 1000
Ciclesonide (HFA) 80 > 80 - 160 > 160
Fluticasone furoate (DPI) n.a. n.a. n.a.
Fluticasone propionate (DPI) 100 - 200 > 200 - 400 > 400
Fluticasone propionate (HFA)
100 - 200
(1 nhát)
> 200 - 500
(1 - 2 nhát)
> 500
(> 4 nhát)
Mometasone furoate 110 ≥ 220 - < 440 ≥ 440
Triamcinolone acetonide 400 - 800 > 800 - 1200 > 1200
LIỀU ICS TRẺ 6 - 11 TUỔI
GINA 2019
Đánh giá lại đáp ứng và điều chỉnh điều trị:
▪ Hen cần được đánh giá lại sau bao lâu?
⁃ Bệnh nhân hen cần được đánh giá lại khoảng 1 - 3 tháng sau khi bắt đầu điều
trị, và mỗi 3 - 12 tháng sau đó.
⁃ Sau cơn hen cấp: cần đánh giá lại trong 1 tuần.
⁃ Tần suất đánh giá lại phụ thuộc vào mức độ kiểm soát triệu chứng ban đầu
của bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ, đáp ứng với điều trị ban đầu, khả năng và
mong muốn tự thực hiện điều trị theo bản kế hoạch hành động.
GINA 2019
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
50
Tăng bậc điều trị kiểm soát hen:
▪ Tăng bậc dài ngày (ít nhất là 2 - 3 tháng): nếu các triệu chứng và/hoặc cơn hen cấp vẫn
xuất hiện mặc dù đã điều trị kiểm soát trong 2 - 3 tháng, cần đánh giá các yếu tố sau trước
khi cân nhắc tăng bậc điều trị:
⁃ Kỹ thuật hít thuốc không đúng.
⁃ Tuân thủ điều trị kém.
⁃ Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được, như hút/hít thuốc lá.
⁃ Các triệu chứng do các bệnh kèm theo, ví dụ như viêm mũi dị ứng.
▪ Tăng bước ngắn ngày (1 - 2 tuần): bởi bác sĩ hoặc bệnh nhân kèm một bản kế hoạch
hành động, ví dụ khi bị cảm lạnh hoặc tiếp xúc dị nguyên.
▪ Điều chỉnh hàng ngày (bởi bệnh nhân): đối với bệnh nhân được chỉ định liều thấp ICS-
formoterol khi cần cho hen nhẹ, hoặc liều thấp ICS-formoterol cho cả điều trị duy trì và
cắt cơn.
GINA 2019
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
Giảm bậc điều trị kiểm soát hen:
▪ Xem xét giảm bậc điều trị khi đạt được kiểm soát hen tốt và duy trì trong 3 tháng, nhằm đạt điều trị tối
thiểu mà vẫn kiểm soát được cả triệu chứng và cơn kịch phát, và giảm thiểu tác dụng phụ.
▪ Chọn thời gian thích hợp để giảm bậc điều trị (không có nhiễm trùng hô hấp, bệnh nhân không đi du lịch).
▪ Ghi nhận tình trạng cơ bản (kiểm soát triệu chứng và chức năng hô hấp), cung cấp một kế hoạch hành động
bệnh hen, giám sát chặt chẽ, và đặt lịch hẹn tái khám tiếp theo.
▪ Giảm bậc thông qua các thuốc có sẵn để giảm liều ICS từ 25 - 50% cách mỗi 2 - 3 tháng.
▪ Nếu hen được kiểm soát tốt khi dùng ICS liều thấp hoặc LTRA, thì liều thấp ICS-formoterol khi cần là một
lựa chọn giảm bậc dựa trên 2 nghiên cứu lớn với budesonide-formoterol ở người lớn và thanh thiếu niên.
Các nghiên cứu nhỏ hơn cho thấy dùng ICS liều thấp bất cứ khi nào dùng SABA (thuốc hít kết hợp hoặc
riêng lẻ) có hiệu quả như một chiến lược giảm bậc hơn so với SABA đơn thuần.
▪ Không ngưng hoàn toàn ICS ở người lớn hay thiếu niên đã được chẩn đoán hen trừ khi cần được yêu cầu
tạm thời để xác định chẩn đoán hen.
GINA 2019
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
51
Cách giảm bậc điều trị khi đã kiểm soát hen:
BẬC
HIỆN TẠI
THUỐC VÀ LIỀU
HIỆN DÙNG
CÁC CÁCH GIẢM BẬC
BẬC 5
Liều cao ICS-LABA với
corticoid uống.
▪ Tiếp tục liều cao ICS-LABA và giảm liều corticoid
uống.
▪ Phân tích đàm để hướng dẫn giảm liều corticoid
uống.
▪ Điều trị corticoid uống cách ngày.
▪ Thay corticoid uống bằng ICS liều cao.
Liều cao ICS-LABA với
các thuốc khác.
▪ Chuyển đến chuyên gia tư vấn.
GINA 2019
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
Cách giảm bậc điều trị khi đã kiểm soát hen:
BẬC
HIỆN TẠI
THUỐC VÀ LIỀU
HIỆN DÙNG
CÁC CÁCH GIẢM BẬC
BẬC 4
Điều trị duy trì với liều
trung bình/cao ICS-
LABA.
▪ Tiếp tục ICS-LABA nhưng giảm 50% liều ICS (sử
dụng các dạng thuốc có sẵn khác).
▪ Ngưng LABA có thể làm cho bệnh xấu đi.
Duy trì và cắt cơn với liều
trung bình ICS-formoterol
*.
▪ Giảm duy trì ICS-formoterol* xuống liều thấp, và tiếp
tục liều thấp ICS/formoterol* để cắt cơn khi cần.
Liều cao ICS với một
thuốc kiểm soát hen thứ
hai.
▪ Giảm liều 50% ICS và tiếp tục thuốc kiểm soát hen
thứ hai.
GINA 2019
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
52
Cách giảm bậc điều trị khi đã kiểm soát hen:
BẬC
HIỆN TẠI
THUỐC VÀ LIỀU
HIỆN DÙNG
CÁC CÁCH GIẢM BẬC
BẬC 3
Liều thấp ICS-LABA để
duy trì.
▪ Giảm ICS-LABA xuống 1 lần/ngày.
▪ Ngưng LABA có thể làm cho bệnh xấu đi.
Liều thấp ICS-formoterol
* để duy trì và cắt cơn.
▪ Giảm duy trì ICS-formoterol* xuống 1 lần/ngày và
tiếp tục liều thấp ICS-formoterol* để cắt cơn khi cần.
ICS liều trung bình hoặc
cao.
▪ Giảm liều 50% ICS.
GINA 2019
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
Cách giảm bậc điều trị khi đã kiểm soát hen:
BẬC
HIỆN TẠI
THUỐC VÀ LIỀU
HIỆN DÙNG
CÁC CÁCH GIẢM BẬC
BẬC 2
ICS liều thấp.
▪ Ngày 1 lần (budesonide, ciclesonide, mometasone).
▪ Chuyển sang dùng liều thấp ICS-formoterol khi cần
thiết.
▪ Thêm LTRA có thể cho phép giảm liều ICS.
▪ Không đủ bằng chứng ủng hộ để giảm liều đến mức
dùng ICS với SABA khi cần.
ICS liều thấp hoặc kháng
leukotriene (LTRA).
▪ Chuyển sang dùng liều thấp ICS-formoterol khi cần
thiết.
▪ Ngưng hoàn toàn ICS ở người lớn không được
khuyến cáo vì làm tăng nguy cơ đợt kịch phát khi chỉ
điều trị với SABA. GINA 2019
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
53
▪ Các biện pháp phòng ngừa hen tiên phát:
⁃ Khuyến khích đẻ thường, không nên mổ đẻ. Không để bà mẹ đang mang thai và
trẻ sau khi sinh hít khói thuốc lá.
⁃ Bú sữa mẹ.
⁃ Không khuyến khích sử dụng rộng rãi kháng sinh phổ rộng, paracetamol cho trẻ
trong năm đầu đời.
▪ Các biện pháp phòng ngừa hen thứ phát:
⁃ Tránh tiếp xúc khói thuốc lá, khói bếp, các dị nguyên môi trường, bụi nhà, phấn
hoa, ... và các dị nguyên khác.
⁃ Giảm cân cho trẻ thừa cân/béo phì.
⁃ Tránh các thuốc chống viêm giảm đau non - steroid, thuốc chẹn beta, thức
ăn, các chất phụ gia nếu biết các chất này gây triệu chứng hen.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

More Related Content

Similar to Y4-Y6-DR-TIEN-CHAN-DOAN-VA-DIEU-TRI-HEN-PHE-QUAN-2019.pdf

HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMSoM
 
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptxbài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptxnguyenlehao331
 
HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM.docxHEN PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM.docxSoM
 
ĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENSoM
 
HEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢNHEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢNSoM
 
ĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENSoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HENTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HENSoM
 
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phần 1: Tổng quan & Hỏi bệnh
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phần 1: Tổng quan & Hỏi bệnh2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phần 1: Tổng quan & Hỏi bệnh
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phần 1: Tổng quan & Hỏi bệnhthuyet le
 
TỔNG QUÁT BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
TỔNG QUÁT BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EMTỔNG QUÁT BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
TỔNG QUÁT BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EMSoM
 
Tiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoTiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoSauDaiHocYHGD
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quảnMartin Dr
 
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009Mac Truong
 
GINA2014_ Hướng dẫn ngắn về Quản lý và Phòng bệnh Hen giành cho người lớn_DS....
GINA2014_ Hướng dẫn ngắn về Quản lý và Phòng bệnh Hen giành cho người lớn_DS....GINA2014_ Hướng dẫn ngắn về Quản lý và Phòng bệnh Hen giành cho người lớn_DS....
GINA2014_ Hướng dẫn ngắn về Quản lý và Phòng bệnh Hen giành cho người lớn_DS....HA VO THI
 
Trẻ thường bệnh
Trẻ thường bệnhTrẻ thường bệnh
Trẻ thường bệnhSauDaiHocYHGD
 
HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMSoM
 
Tracuuthuoctay viem-hong |Tracuuthuoctay
Tracuuthuoctay viem-hong |TracuuthuoctayTracuuthuoctay viem-hong |Tracuuthuoctay
Tracuuthuoctay viem-hong |TracuuthuoctayTra Cứu Thuốc Tây
 
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docx
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docxViem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docx
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docxĐái dầm Đức Thịnh
 

Similar to Y4-Y6-DR-TIEN-CHAN-DOAN-VA-DIEU-TRI-HEN-PHE-QUAN-2019.pdf (20)

HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EM
 
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptxbài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
bài 35.36.37, viêm phổi , viêm tiểu phế quản , hen phế quản (1).pptx
 
HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM.docxHEN PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
HEN PHẾ QUẢN TRẺ EM.docx
 
ĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HEN
 
HEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢNHEN PHẾ QUẢN
HEN PHẾ QUẢN
 
ĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HEN
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HENTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
 
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phần 1: Tổng quan & Hỏi bệnh
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phần 1: Tổng quan & Hỏi bệnh2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phần 1: Tổng quan & Hỏi bệnh
2020.HƯỚNG DẨN KHÁM LÂM SÀNG HÔ HẤP TRẺ EM Phần 1: Tổng quan & Hỏi bệnh
 
TỔNG QUÁT BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
TỔNG QUÁT BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EMTỔNG QUÁT BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
TỔNG QUÁT BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
 
BYT_Hen PQ
BYT_Hen PQBYT_Hen PQ
BYT_Hen PQ
 
Tiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng hoTiếp cận triệu chứng ho
Tiếp cận triệu chứng ho
 
Ho online
Ho  onlineHo  online
Ho online
 
Viêm phế quản ở trẻ em.docx
Viêm phế quản ở trẻ em.docxViêm phế quản ở trẻ em.docx
Viêm phế quản ở trẻ em.docx
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quản
 
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
 
GINA2014_ Hướng dẫn ngắn về Quản lý và Phòng bệnh Hen giành cho người lớn_DS....
GINA2014_ Hướng dẫn ngắn về Quản lý và Phòng bệnh Hen giành cho người lớn_DS....GINA2014_ Hướng dẫn ngắn về Quản lý và Phòng bệnh Hen giành cho người lớn_DS....
GINA2014_ Hướng dẫn ngắn về Quản lý và Phòng bệnh Hen giành cho người lớn_DS....
 
Trẻ thường bệnh
Trẻ thường bệnhTrẻ thường bệnh
Trẻ thường bệnh
 
HEN TRẺ EM
HEN TRẺ EMHEN TRẺ EM
HEN TRẺ EM
 
Tracuuthuoctay viem-hong |Tracuuthuoctay
Tracuuthuoctay viem-hong |TracuuthuoctayTracuuthuoctay viem-hong |Tracuuthuoctay
Tracuuthuoctay viem-hong |Tracuuthuoctay
 
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docx
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docxViem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docx
Viem phe quan dang hen - nguyen nhan va cach dieu tri.docx
 

Recently uploaded

CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.ppt
CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.pptCrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.ppt
CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.pptHngV926321
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Recently uploaded (7)

CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.ppt
CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.pptCrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.ppt
CrystalBall kiến thức đề chạy mô hình crystal ball.ppt
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 

Y4-Y6-DR-TIEN-CHAN-DOAN-VA-DIEU-TRI-HEN-PHE-QUAN-2019.pdf

  • 1. 1 ▪ Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào. ▪ Làm tăng đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm). ▪ Gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. ▪ Thường xảy ra ban đêm hoặc sáng sớm. Có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc. ĐỊNH NGHĨA
  • 2. 2 ▪ Hen là một bệnh lý đa dạng, thường đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mạn tính. ▪ Hen có hai đặc điểm chính: ⁃ Bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, chúng thay đổi theo thời gian và cường độ. VÀ ⁃ Giới hạn luồng khí thở ra dao động. ĐỊNH NGHĨA GINA, Global Strategy for Asthma Management and Prevention (2019) Hen phát triển và kéo dài dưới sự tương tác giữa hai yếu tố di truyền và môi trường SINH LÝ BỆNH
  • 3. 3 Các yếu tố nguy cơ gây hen (yếu tố bản thân và yếu tố môi trường) Tăng đáp ứng đường thở Co thắt, phù nề, xuất tiết Các yếu tố kích phát Triệu chứng hen SINH LÝ BỆNH Các yếu tố vật chủ: ▪ Yếu tố di truyền. ▪ Cơ địa dị ứng. ▪ Tăng đáp ứng phế quản. ▪ Béo phì, suy dinh dưỡng, đẻ non là yếu tố nguy cơ mắc hen. ▪ Giới tính: trẻ nam có nguy cơ mắc hen nhiều hơn trẻ nữ, nhưng ở người lớn thì nữ giới lại mắc hen nhiều hơn ở nam giới. ▪ Chủng tộc. Các yếu tố môi trường: ▪ Dị nguyên trong nhà: mạt bụi nhà, lông thú (chó, mèo, chuột...), gián, nấm, mốc, thuốc men, hóa chất, ... ▪ Dị nguyên ngoài nhà: bụi đường phố, phấn hoa, nấm mốc, các hóa chất, chất lên men, yếu tố nhiễm trùng (chủ yếu là virus), hương khói các loại. ▪ Nhiễm trùng: chủ yếu là nhiễm virus. ▪ Các yếu tố nghề nghiệp: than, bụi bông, hoá chất, ... ▪ Thuốc lá: hút thuốc chủ động và bị động. ▪ Ô nhiễm môi trường không khí: khí thải của phuơng tiện giao thông, các loại khí ô nhiễm, hoá chất, ... CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH HEN
  • 4. 4 CÁC YẾU TỐ KHỞI PHÁT CƠN HEN CẤP ▪ Tiếp xúc với các dị nguyên. ▪ Thay đổi thời tiết, khí hậu, không khí lạnh. ▪ Vận động quá sức, gắng sức. ▪ Một số mùi vị đặc biệt, hương khói các loại (đặc biệt khói thuốc lá). ▪ Cảm xúc mạnh, ... CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HEN TRẺ EM Chẩn đoán và đánh giá hen ở trẻ em bao gồm: 1. Chẩn đoán xác định hen và chẩn đoán phân biệt. 2. Đánh giá độ nặng cơn hen cấp (nếu có). 3. Đánh giá mức độ nặng và tính dai dẵng của hen. 4. Đánh giá mức độ kiểm soát hen và nguy cơ tương lai.
  • 5. 5 CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Chẩn đoán hen trẻ em dưới 5 tuổi dựa vào: ▪ Bệnh sử. ▪ Triệu chứng lâm sàng. ▪ Cận lâm sàng. YẾU TỐ GỢI Ý HEN YẾU TỐ ÍT GỢI Ý HEN Có khò khè kèm 1 trong các triệu chứng: ▪ Ho. ▪ Khó thở. VÀ bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây: ▪ Triệu chứng tái phát thường xuyên. ▪ Nặng hơn về đêm và sáng sớm. ▪ Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi, … ▪ Xảy ra khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn hô hấp. ▪ Có tiền sử dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm da). ▪ Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) hen, dị ứng. ▪ Có ran rít, ran ngáy khi nghe phổi. ▪ Đáp ứng với điều trị hen. Bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây: ▪ Các triệu chứng chỉ có khi cảm lạnh. ▪ Ho đơn thuần không kèm khò khè, khó thở. ▪ Nhiều lần nghe phổi bình thường dù bệnh nhi có triệu chứng. ▪ Có dấu hiệu/triệu chứng gợi ý chẩn đoán khác. ▪ Không đáp ứng với điều trị hen (thuốc giãn phế quản, các thuốc phòng ngừa hen). CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Lâm sàng: Các yếu tố gợi ý khả năng hen
  • 6. 6 Triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi và nhỏ hơn: TRIỆU CHỨNG ĐẶC ĐIỂM GỢI Ý HEN Ho ▪ Ho khan tái diễn hoặc kéo dài, có thể trở nặng về đêm hoặc đi kèm khò khè và khó thở. ▪ Ho xảy ra khi vận động, cười, khóc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, đặc biệt là trong trường hợp không có nhiễm trùng hô hấp rõ ràng. Khò khè ▪ Khò khè tái diễn, bao gồm lúc ngủ hoặc với các yếu tố khởi phát như hoạt động, cười, khóc, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc không khí ô nhiễm. Khó thở hoặc thở nặng hoặc hụt hơi ▪ Xảy ra khi vận động, cười hoặc khóc. Giảm hoạt động ▪ Không chạy, chơi hoặc cười ở cùng cường độ như những trẻ em khác, mệt sớm hơn trong lúc đi bộ (muốn được bồng). Tiền căn bản thân, gia đình ▪ Các bệnh dị ứng khác: viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn. ▪ Hen phế quản ở bà con trực hệ. Điều trị thử với ICS liều thấp và SABA khi cần ▪ Cải thiện lâm sàng trong 2 - 3 tháng điều trị với thuốc kiểm soát và trở nặng khi ngưng điều trị. CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI GINA, Global Strategy for Asthma Management and Prevention (2019) XÉT NGHIỆM Ý NGHĨA X - quang ngực ▪ Không khuyến cáo thực hiện thường quy. ▪ Chỉ định trong trường hợp hen nặng hay có dấu hiệu lâm sàng gợi ý chẩn đoán khác. Những thăm dò có thể thực hiện nếu có điều kiện Xét nghiệm lẩy da hay định lượng IgE đặc hiệu ▪ Sử dụng để đánh giá tình trạng mẫn cảm với dị nguyên. ▪ Xét nghiệm dị ứng dương tính giúp tăng khả năng chẩn đoán hen. ▪ Tuy nhiên, xét nghiệm âm tính cũng không loại trừ được hen. Hô hấp ký hay đo lưu lượng đỉnh (nếu trẻ không hợp tác) ▪ Hội chứng tắc nghẽn đường dẫn khí có đáp ứng với nghiệm pháp giãn phế quản (FEV1, PEF tăng ít nhất 12% và 200 ml). ▪ Trẻ dưới 5 tuổi thường không thục hiện được. Dao động xung ký IOS ▪ Đo kháng lực đường thở chuyên biệt, góp phần vào việc đánh giá giới hạn luồng khí. Đo FeNO ▪ Đánh giá tình trạng viêm đường thở. ▪ Không khuyến cáo thực hiện thường quy. Lưu ý: ▪ Chức năng phổi bình thường không loại trừ được hen, đặc biệt trong trường hợp hen gián đoạn hay dai dẵng nhẹ. ▪ Nghiệm pháp giãn phế quản âm tính cũng không loại trừ được hen. CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Cận lâm sàng: không có xét nghiệm chẩn đoán chắc chắn hen ở trẻ dưới 5 tuổi
  • 7. 7 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN: thỏa mãn 5 tiêu chuẩn dưới đây: 1. Khò khè ± ho tái đi tái lại. 2. Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít, ran ngáy (± dao động xung ký). 3. Có đáp ứng với thuốc dãn phế quản và/hoặc đáp ứng với điều trị thử (4 - 8 tuần) và xấu khi dùng thuốc. 4. Có tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng ± có yếu tố khởi phát. 5. Đã loại trừ các nguyên nhân ho, khò khè khác. CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Tiếp cận chẩn đoán: Điều trị thử * ▪ Cơn nhẹ: khí dung Salbutamol. ▪ Cơn trung bình-nặng: khí dung Salbutamol + Corticosteroids uống. ▪ Triệu chứng giống hen kéo dài ≥ 8 ngày/tháng hoặc cơn trung bình - nặng cần corticosteroids uống hoặc nhập viện: Corticosteroid hít liều trung bình/Montelukast. CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
  • 8. 8 Xác xuất chẩn đoán hen trẻ ≤ 5 tuổi: GINA 2017, Box 6-1 (2/2) GINA 2019 CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI PRACTALL EAACI/AAAAI Consensus Report Giữa các đợt có triệu chứng trẻ có khỏe hoàn toàn không? Có Không Cảm lạnh là yếu tố kích thích hen ? Gắng sức là yếu tố kích thích hen? Trẻ có dị ứng với yếu tố đặc hiệu? Có Có Có Không Hen do virus a Hen gắng sứca Hen do dị nguyên đặc hiệu Hen dị nguyên không rõab Không Không aChildren may also be atopic. bDifferent etiologies, including irritant exposure and as-yet not evident allergies, may be included here. Adapted from Bacharier LB, et al. Allergy. 2008;63(1):5–34. Phenotype hen ở trẻ trên 2 tuổi PHÂN LOẠI HEN THEO KIỂU HÌNH
  • 9. 9 THEO TRIỆU CHỨNG THEO THỜI GIAN ▪ Khò khè khởi phát do virus (khò khè gián đoạn): xảy ra thành từng đợt riêng biệt, thường đi kèm với viêm đường hô hấp trên do virus và không có triệu chứng giữa các cơn. ▪ Khò khè khởi phát do vận động: xảy ra sau hoạt động thể lực gắng sức, ngoài ra trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. ▪ Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố: khởi phát do nhiều yếu tố như thay đổi thời tiết, vận động, nhiễm virus, dị nguyên, trẻ vẩn còn triệu chứng giữa các đợt khò khè, thường ở trẻ có cơ địa dị ứng. ▪ Khò khè thoáng qua: triệu chứng bắt đầu và kết thúc 3 tuổi, thường xảy ra ở trẻ có tiền sử đẻ non, nhẹ cân, gia đình có người hút thuốc lá, nhiễm virus tái đi tái lại, không có cơ địa dị ứng. ▪ Khò khè kéo dài: triệu chứng bắt đầu trước 3 tuổi và kéo dài sau đó. ▪ Khò khè khởi phát muộn: triệu chứng bắt đầu sau 3 tuổi. Phân loại hen theo kiểu hình: CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI THEO TRIỆU CHỨNG THEO THỜI GIAN ▪ Khò khè từng đợt: xảy ra trong từng đợt cụ thể, thường đi kèm với nhiễm trùng đường đường hô hấp, không có triệu chứng giữa các đợt. ▪ Khò khè khởi phát do nhiều yếu tố: khò khè từng đợt với các triệu chứng cũng xuất hiện giữa các đợt, ví dụ trong lúc ngủ hoặc hoặc với các yếu tố khởi phát như vận động, cười hoặc khóc. ▪ Khò khè thoáng qua: triệu chứng bắt đầu và kết thúc 3 tuổi. ▪ Khò khè dai dẵng: triệu chứng bắt đầu trước 3 tuổi và tiếp tục sau 6 tuổi. ▪ Khò khè khởi phát muộn: triệu chứng bắt đầu sau 3 tuổi. Phân loại kiểu hình khò khè: CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
  • 10. 10 Stein RT et al. Peak flow variability, methacholine responsiveness and atopy as markers for detecting different wheezing phenotypes in childhood. Thorax. 1997 Nov;52(11):946-52. Khò khè khởi phát sớm Khò khè không dị ứng Khò khè/hen liên quan lgE Tần suất khò khè Tuổi (năm) KIỂU HÌNH KHÒ KHÈ Ở TRẺ EM API (+) khi có 1 TIÊU CHUẨN CHÍNH hay 2 TIÊU CHUẨN PHỤ ⁃ Trẻ dưới 3 tuổi có 4 đợt khò khè/năm trở lên kèm API (+) có nguy cơ cao bị hen thật sự ở độ tuổi 6 - 13 cao hơn 4 - 10 lần trẻ có API (-). ⁃ API (-) = 95% không bị suyễn. ⁃ API: Asthma Predictive Index TIÊU CHUẨN CHÍNH TIÊU CHUẨN PHỤ ▪ Cha, mẹ bị hen. ▪ Chàm da (được bác sĩ chẩn đoán). ▪ Dị ứng với dị nguyên đường hít (xác định bằng bệnh sử hay test dị nguyên). ▪ Khò khè không liên quan đến cảm lạnh. ▪ Bạch cầu ái toan máu ngoại vi ≥ 4 %. ▪ Dị ứng thức ăn. CHỈ SỐ TIÊN ĐOÁN HEN - API
  • 11. 11 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: trẻ < 5 tuổi BỆNH LÝ BIỂU HIỆN Viêm tiểu phế quản Trẻ dưới 24 tháng, khò khè lần đầu, có triệu chứng nhiễm virus hô hấp trên, đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản. Viêm mũi xoang Tiếng thở khác thường xuất phát từ vùng mũi họng, khám mũi họng thấy xuất Tiết ở mũi sau, có kèm theo mùi hôi, khám phổi hoàn toàn bình thường. Dị vật đường thở Xảy ra đột ngột, trẻ ho, thở rít, khó thở, tiền sử có hội chứng xâm nhập, X - quang phổi có hình ảnh ứ khí khu trú một bên phổi, soi phế quản gặp được dị vật. Các dị tật về giải phẫu (vòng mạch, hẹp khí quản bẩm sinh...), bất thường chức năng (rối loạn vận động khí phế quản, rối loạn chức năng dây thanh âm...) Khò khè sớm trước 6 tháng tuổi, cần kết hợp lâm sàng và các xét nghiệm: nội soi khí phế quản, CT scan. Chèn ép phế quản do: u trung thất, hạch to, nang phế quản Ho, khò khè, khó thở kéo dài, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Chẩn đoán dựa vào X - quang phổi thẳng, nghiêng, CT scan ngực thấy hình ảnh khối u chèn ép đường thở. Thâm nhiễm phổi tăng bạch cầu ái toan Triệu chứng lâm sàng giống hen, nguyên nhân do ký sinh trùng, giun đũa hoặc các nguyên nhân khác như thuốc hoặc dị nguyên khác, tiến triển tốt và có thể tự khỏi. Trào ngược dạ dày thực quản hoặc hội chứng hít tái diễn, dò khí thực quản Có tiền sử nôn trớ hoặc nhiễm trùng hô hấp tái diễn, cần đo pH thực quản, nội soi phế quản, chụp thực quản cản quang để xác định chẩn đoán. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh Nhiễm trùng đường hô hấp tái nhiễm, không đáp ứng với Điều trị kháng sinh thông thường, nồng độ IgG giảm hơn 2SD so với lứa tuổi, tiền sử gia đình có anh chị em ruột bị mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: trẻ ≤ 5 tuổi GINA 2019 TÌNH TRẠNG TÍNH CHẤT ĐIỂN HÌNH Nhiễm virus đường hô hấp tái đi tái lại ▪ Chủ yếu là ho, chảy mũi nghẹt mũi trong < 10 ngày; không có triệu chứng giữa các đợt nhiễm trùng. Trào ngược dạ dày - thực quản ▪ Ho khi ăn; nhiễm trùng phổi tái đi tái lại; dễ ói nhất là sau khi ăn no; đáp ứng kém với các thuốc hen. Hít dị vật ▪ Đợt ho đột ngột, nặng và/hoặc thở rít trong lúc ăn hoặc chơi; nhiễm trùng phổi tái đi tái lại và ho; dấu hiệu phổi khu trú. Mềm sụn khí quản ▪ Thở ồn ào khi khóc hoặc ăn; hoặc trong lúc nhiễm trùng đường hô hấp trên (hít vào ồn ào nếu ngoài ngực hoặc thở ra ồn ào nếu trong ngực); ho dữ dội; co kéo hít vào hoặc thở ra; triệu chứng thường có từ lúc sinh; đáp ứng kém với thuốc hen. Lao ▪ Hô hấp ồn ào và ho dai dẳng; sốt không đáp ứng với kháng sinh bình thường; hạch bạch huyết to; đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản hoặc corticosteroid dạng hít; tiếp xúc với người mắc bệnh lao. Bệnh tim bẩm sinh ▪ Tiếng thổi tim; tím tái khi ăn; không phát triển; nhịp tim nhanh; nhịp thở nhanh hoặc gan to; đáp ứng kém với thuốc hen. Xơ nang ▪ Ho khởi phát sớm sau khi sinh; nhiễm trùng phổi tái đi tái lại; không phát triển (suy dinh dưỡng); phân nhiều, lỏng, có mỡ. Loạn động lông chuyển nguyên phát ▪ Ho và nhiễm trùng phổi tái đi tái lại; nhiễm trùng tai mạn tính và chảy mũi mủ; đáp ứng kém với thuốc hen; đảo ngược nội tạng xảy ra trong khoảng 50% trẻ em mắc bệnh này. Vòng mạch máu ▪ Hô hấp thường ồn ào dai dẳng; đáp ứng kém với thuốc hen. Dị sản phế quản phổi ▪ Trẻ sinh non; cân nặng khi sinh rất thấp; cần phải thở máy hoặc thở oxy lâu dài; khó thở từ lúc sinh. Suy giảm miễn dịch ▪ Sốt và nhiễm trùng tái đi tái lại (bao gồm nhiễm trùng không phải hô hấp); không phát triển.
  • 12. 12 Chẩn đoán hen nhũ nhi: ▪ Chủ yếu là chẩn đoán lâm sàng, gợi ý bởi tiền sử, bệnh sử. ▪ Không có xét nghiệm chẩn đoán thường quy chuyên biệt. CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI Triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen ở trẻ nhũ nhi: TRIỆU CHỨNG ĐẶC ĐIỂM GỢI Ý HEN Ho ▪ Ho khan tái phát hoặc kéo dài, nặng lên về đêm hoặc đi kèm khò khè và khó thở. ▪ Ho xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, không liên quan đến nhiễm trùng hô hấp cấp. Khò khè ▪ Khò khè tái phát, trong khi ngủ hoặc khi có yếu tố thúc đẩy như gắng sức, cười, khóc, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc không khí ô nhiễm. Khó thở ▪ Xảy ra khi gắng sức, cười hoặc khóc. Giảm hoạt động ▪ Không chạy, chơi hoặc cười như những trẻ khác, mệt sớm hơn khi đi bộ (đòi ẳm bồng). Tiền căn bản thân, gia đình ▪ Bản thân: viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng. ▪ Gia đình: cha mẹ hen. Điều trị thử với ICS và SABA khi cần ▪ Cải thiện lâm sàng sau 2 - 3 tháng điều trị duy trì và triệu chứng nặng lên khi ngưng điều trị. CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
  • 13. 13 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI: 1. Có bằng chứng tắc nghẽn đường thở: khò khè do bác sĩ xác nhận: ▪ Trẻ < 12 tháng tuổi: khò khè ≥ 3 lần. ▪ Trẻ 12 - 24 tháng tuổi: khò khè ≥ 2 lần. 2. Có đáp ứng với điều trị hen. 3. Không có bằng chứng gợi ý chẩn đoán khác. CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI CHÌA KHÓA GÓP PHẦN CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI: 1. Bằng chứng tắc nghẽn đường thở: khò khè do bác sĩ xác nhận. 2. Chỉ số tiên đoán hen cải tiến (mAPI). 3. Đáp ứng với điều trị: chọn lựa tùy theo tình huống lâm sàng: ▪ Nếu trẻ có khó thở: test giãn phế quản. ▪ Nếu trẻ không có khó thở: test điều trị thử với ICS liều trung bình ± SABA. ▪ Lưu ý: các test điều trị cần được chuẩn hóa và thực hiện đúng quy trình. 4. Không có gợi ý chẩn đoán khác: không có “dấu hiệu cảnh báo chẩn đoán khác”. CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
  • 14. 14 ▪ Nghe thấy khi ngồi gần trẻ. ▪ Ghé sát tai gần miệng trẻ mới nghe. ▪ Chỉ nghe bằng ống nghe. Trong nhiều trường hợp, khó nghe được bằng tai trần: Có thể phát hiện bằng ống nghe (ran ngáy, ran rít) CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI Đánh giá khò khè: Asthma Predictive Index (API): chỉ số tiên đoán hen ⁃ Trẻ dưới 3 tuổi có 4 đợt khò khè/năm trở lên kèm API (+) có nguy cơ cao bị hen thật sự ở độ tuổi 6 - 13 cao hơn 4 - 10 lần trẻ có API (-). ⁃ API (-) = 95% không bị suyễn. ⁃ API: Asthma Predictive Index 1 TIÊU CHUẨN CHÍNH hay 2 TIÊU CHUẨN PHỤ ▪ Cha mẹ mắc bệnh hen. ▪ Chàm (được bác sĩ chẩn đoán). ▪ Mẫn cảm/dị ứng với dị nguyên đường hít. ▪ Khò khè không liên quan đến cảm lạnh. ▪ Eosinophil/máu ≥ 4 %. ▪ Mẫn cảm/dị ứng với sữa, trứng, đậu phụng. CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
  • 15. 15 Test giãn phế quản: ▪ Phun khí dung Salbutamol: 2,5 mg/lần HOẶC Salbutamol MDI + buồng đệm + mặt nạ: 4 nhát. ▪ Có thể lặp lại lần 2 sau 20 phút. ▪ Đánh giá đáp ứng sau 30 phút - 60 phút. ▪ Phải được đánh giá bởi 1 người: trước - trong - sau test. CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI Đáp ứng thuốc giãn phế quản: ▪ Tổng trạng cải thiện. ▪ Sinh hiệu cải thiện. ▪ Giảm sử dụng cơ hô hấp phụ. ▪ Cải thiện âm phế bào. ▪ Giảm khò khè. ▪ Cải thiện SpO2 (hay SaO2) và/hoặc khí máu động mạch. AARC Clinical Practice Guideline. Assessing response to bronchodilator therapy at point care Respir. Care 1995;40(12):1300-1307 CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
  • 16. 16 Đáp ứng thuốc giãn phế quản: CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI Điều trị thử bằng ICS: ▪ Liều lượng: ICS liều trung bình. ▪ Đánh giá yếu tố kỹ thuật để lựa chọn: ⁃ MDI + mặt nạ + buồng đệm: ưu tiên; hoặc ⁃ Phun khí dung Budesonide: loại ICS được FDA chấp thuận sử dụng cho tuổi nhỏ nhất (từ 6 tháng tuổi). ▪ Đánh giá đáp ứng: sau 3 tháng. CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI
  • 17. 17 Dấu hiệu cảnh báo chẩn đoán khác: ▪ Khò khè khởi phát sớm (nhất là sơ sinh). ▪ Khò khè/thở rít hai thì. ▪ Khò khè liên tục. ▪ Khò khè kèm nôn trớ hay có liên quan với bữa ăn. ▪ Cơ địa đặc biệt: suy dinh dưỡng nặng, bất thường nhiễm sắc thể, bệnh tim bẩm sinh, bệnh thần kinh - cơ, teo thực quản bẩm sinh, dị dạng lồng ngực. CHẨN ĐOÁN HEN NHŨ NHI TRẺ NHŨ NHI KHÒ KHÈ ▪ < 12 tháng tuổi : ≥ 3 lần ▪ 12-24 tháng tuổi: ≥ 2 lần ▪ Hỏi bệnh sử, tiền sử ▪ Khám lâm sàng ▪ Xquang ngực thẳng DẤU HIỆN CẢNH BÁO CHẨN ĐOÁN KHÁC * Không đáp ứng Đáp ứng tốt Điều trị thử 3 tháng: ICS ± SABA **** Tốt Không tốt Test GPQ *** HEN NHŨ NHI KHÓ THỞ (Thở nhanh, rút lõm lồng ngực) KHÁM CHUYÊN KHOA Tìm nguyên nhân khác Theo dõi 1 - 3 tháng Có đáp ứng Không đáp ứng API ** - + + - - +
  • 18. 18 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VỚI HEN NHŨ NHI: Khò khè cấp tính ▪ Nhiễm trùng hô hấp: đặc biệt là viêm tiểu phế quản. ▪ Dị vật đường thở. Khò khè mạn tính, tái phát ▪ Bất thường cấu trúc: ⁃ Bất thường khí - phế quản. ⁃ Bất thường hệ thống tim mạch. ⁃ U trung thất ▪ Bất thường chức năng: ⁃ Hội chứng hít: dị vật đường thở bỏ quên, trào ngược dạ dày - thực quản, rối loạn nuốt, dò khí quản thực quản Bất thường đề kháng cơ thể. ⁃ Loạn sản phế quản - phổi. ⁃ Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. ⁃ Viêm phế quản do vi khuẩn kéo dài. ⁃ Bệnh phổi mô kẽ, bệnh xơ nang. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Viêm tiểu phế quản cấp Theo Dutau, có 5 tiêu chuẩn gợi ý bệnh viêm tiểu phế quản: ▪ Khò khè cấp ≤ 3 ngày. ▪ Nhiễm siêu vi: sốt nhẹ, ho, sỗ mũi. ▪ Suy hô hấp (có thể không có). ▪ Tuổi < 24 tháng. ▪ Lần đầu tiên bệnh như vậy. ▪ Thường có yếu tố dịch tễ. Viêm phổi khò khè Viêm phế quản phổi có hội chứng tắc nghẽn: ▪ Dù khởi bệnh bằng triệu chứng nhiễm siêu vi, nhưng lúc nhập viện thường có sốt, vẽ mặt nhiễm trùng. ▪ Suy hô hấp với khó thở 2 thì kèm theo khò khè. ▪ Phổi nghe được ran nổ hoặc ran ẩm nhỏ hạt, có thể có ran rít. ▪ Không có tiền sử khò khè tái phát và không có cơ địa dị ứng. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
  • 19. 19 CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI GINA 2019 Chẩn đoán hen trẻ trên 5 tuổi dựa vào: ▪ Bệnh sử. ▪ Khám lâm sàng. ▪ Đo chức năng hô hấp. ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐOÁN TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN 1. Bệnh sử các triệu chứng hô hấp dao động: Khò khè, khó thở, nặng ngực và ho ▪ Thường có nhiều hơn một triệu chứng hô hấp. ▪ Triệu chứng xảy ra thay đổi theo thời gian và về cường độ. ▪ Triệu chứng thường xảy ra và xấu đi về đêm hoặc lúc thức giấc. ▪ Triệu chứng thường bị kích phát bởi vận động, cười, dị nguyên, không khí lạnh. ▪ Triệu chứng thường xảy ra hoặc xấu đi lên khi nhiễm virus. 2. Xác định giới hạn luồng khí thở ra dao động: Ghi nhận dao động quá mức chức năng phổi (một hoặc nhiều test dưới đây) VÀ ghi nhận giới hạn luồng khí ▪ Dao động càng lớn, hoặc nhiều lần dao động quá mức, chẩn đoán càng đáng tin cậy. ▪ Ít nhất một lần trong quá trình chẩn đoán, khi FEV1 thấp, xác định rằng FEV1/FVC giảm (bình thường > 0,90 ở trẻ em). Test phục hồi phế quản dương tính (khả năng dương tính nhiều hơn nếu ngưng thuốc giãn phế quản trước khi làm test: SABA ≥ 4 giờ, LABA ≥ 15 giờ) ▪ Tăng FEV1 > 12% dự đoán. Dao động quá mức của PEF, khi đo 2 lần/ngày trong 2 tuần ▪ Dao động trung bình PEF ban ngày hàng ngày > 13%. Test kích thích vận động dương tính ▪ Giảm FEV1 > 12% dự đoán, hoặc PEF > 15%. Chức năng phổi dao động quá mức giữa các lần khám ▪ Thay đổi FEV1 > 12% hoặc PEF > 15% giữa các lần khám. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI GINA 2019
  • 20. 20 Bệnh nhân có triệu chứng hô hấp Các triệu chứng điển hình cho hen phế quản? Hỏi tiền sử/khám lâm sàng cẩn thận đối với hen phế quả Tiền sử/khám lâm sàng phù hợp chẩn đoán hen phế quản? Đo hô hấp ký/PEF với test hồi phục phế quản Kết quả ủng hộ chẩn đoán hen? Điều trị theo kinh nghiệm với ICS và SABA khi cần Đánh giá lại đáp ứng điều trị Thăm dò chẩn đoán trong 1 - 3 tháng Hẹn dịp khác làm lại xét nghiệm hoặc phối hợp các xét nghiệm khác Xác định chẩn đoán hen? Xem xét điều trị thử cho chẩn đoán nhiều khả năng nhất, hoặc chuyển tuyến chuyên khoa để khảo sát thêm Hỏi thêm bệnh sử và làm thêm xét nghiệm xác định chẩn đoán khác Xác định chẩn đoán khác? Điều trị theo chẩn đoán khác Điều trị HEN PHẾ QUẢN Bệnh nặng, cấp cứu và ít nghĩ đến chẩn đoán khác CÓ CÓ CÓ KHÔNG KHÔNG KHÔNG KHÔNG CÓ CÓ KHÔNG GINA 2019 BỆNH TRIỆU CHỨNG Hội chứng ho do viêm đường hô hấp trên mạn tính Hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, đằng hắng. Hít phải dị vật Triệu chứng đột ngột, rale rít một bên. Dãn phế quản Nhiễm trùng tái diễn, ho đờm. Rối loạn lông rung nguyên phát Nhiễm trùng tái diễn, ho đờm, viêm xoang. Bệnh tim bẩm sinh Nghe tim có tiếng thổi. Loạn sản phổi Sinh non, triệu chứng từ khi mới sinh. Xơ nang Ho và nhiều đờm, triệu chứng tiêu hoá. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: trẻ 6 - 11 tuổi GINA 2019
  • 21. 21 PHÂN ĐỘ ▪ Nhẹ. ▪ Trung bình. ▪ Nặng. ▪ Dọa ngưng thở. HEN PHẾ QUẢN CƠN HEN CẤP NGOÀI CƠN PHÂN BẬC ▪ Bậc 1: Gián đoạn ▪ Bậc 2: Dai dẵng, nhẹ. ▪ Bậc 3: Dai dẵng, trung bình ▪ Bậc 4: Dai dẵng, nặng. PHÂN LOẠI HEN PHẾ QUẢN Trẻ dưới 5 tuổi: NHẸ TRUNG BÌNH NẶNG NGUY KỊCH Tỉnh Tỉnh Kích thích, vật vã Lơ mơ, hôn mê Khó thở khi gắng sức, vẫn nằm được Khó thở rõ, thích ngồi hơn nằm. Khó thở liên tục, phải nằm đầu cao Thở chậm hơn, cơn ngừng thở Nói được cả câu Chỉ nói cụm từ ngắn Nói từng từ Thở nhanh, Không rút lõm lồng ngực Thở nhanh, Rút lõm lồng ngực Thở nhanh, Rút lõm lồng ngực rõ Rì rào phế nang giảm hoặc hoặc không nghe thấy SpO2 ≥ 95 % SpO2 92 - 95 % SpO2 < 92 % Tím tái, SpO2 < 92 % ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CƠN HEN CẤP
  • 22. 22 TRIỆU CHỨNG NHẸ NẶNG * Rối loạn tri giác Không Kích thích, li bì, lú lẫn Độ bảo hòa oxy lúc đến (SaO2) ** > 95% < 92% Lời nói † Từng câu Từng từ Mạch < 100 lần/phút > 200 lần/phút (trẻ 0 - 3 tuổi) > 180 lần/phút (trẻ 4 - 5 tuổi) Tím trung tâm Không Có thể có Mức độ khò khè Thay đổi Ngực có thể im lặng * Chỉ cần có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây là đủ phân loại nặng. ** SaO2 trước khi thở oxy và hít thuốc giãn phế quản. † Chú ý trẻ có phát triển tinh thần bình thường không. GINA 2019 Trẻ dưới 5 tuổi: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CƠN HEN CẤP NHẸ TRUNG BÌNH NẶNG NGUY KỊCH Tỉnh Tỉnh Kích thích, vật vã Lơ mơ, hôn mê, tím tái Khó thở khi gắng sức (khóc), vẫn nằm được Khó thở rõ, thích ngồi hơn nằm. Khó thở liên tục, phải nằm đầu cao Thở chậm, cơn ngừng thở Thở nhanh, Không rút lõm lồng ngực Thở nhanh, Rút lõm lồng ngực Thở nhanh, Rút lõm lồng ngực Rì rào phế nang giảm hoặc không nghe thấy SpO2 ≥ 95 % SpO2 92 - 95 % SpO2 < 92 % SpO2 < 92 % Trẻ nhũ nhi: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CƠN HEN CẤP
  • 23. 23 NHẸ HOẶC TRUNG BÌNH NẶNG ĐE DỌA MẠNG SỐNG Nói từng cụm từ, thích ngồi hơn nằm, không kích thích Nói từng từ, ngồi chồm phía trước, kích thích Lơ mơ, lú lẫn hoặc ngực im lặng Tần số thở tăng Tần số thở > 30 lần/phút Không sử dụng cơ hô hấp phụ Sử dụng cơ hô hấp phụ Mạch 100 - 120 lần/phút Mạch >120 lần/phút Độ bão hòa oxy (khi thở khí trời) 90 - 95% Độ bão hòa oxy (khi thở khí trời) < 90% PEF > 50% dự đoán hoặc tốt nhất PEF ≤ 50% dự đoán hoặc tốt nhất GINA 2019 Trẻ trên 5 tuổi: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CƠN HEN CẤP Trẻ dưới 5 tuổi: ĐỘ NẶNG GIÁN ĐOẠN DAI DẴNG NHẸ TRUNG BÌNH NẶNG Triệu chứng ban ngày ≤ 2 lần/tuần ≥ 2 lần/tuần nhưng không phải hằng ngày Hàng ngày Cả ngày Thức giấc về đêm Không 1 - 2 lần/tháng 3 - 4 lần/tháng > 1 lần/tuần Sử dụng thuốc cắt cơn < 2 lần/tuần > 2 lần/tuần nhưng không phải hàng ngày Hàng ngày Vài lần mỗi ngày Ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày Không Đôi khi Ảnh hưởng không thường xuyên Ảnh hưởng thường xuyên ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG BỆNH HEN
  • 24. 24 Trẻ dưới 5 tuổi: A. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG Trong 4 tuần qua, trẻ có Kiểm soát tốt Kiểm soát một phần Chưa được kiểm soát Triệu chứng ban ngày kéo dài trên vài phút, trên 1 lần/tuần ❑ Có ❑ Không Không có dấu hiệu nào Có 1 hoặc 2 dấu hiệu Có 3 hoặc 4 dấu hiệu Hạn chế vận động do hen ❑ Có ❑ Không Cần thuốc giảm triệu chứng trên 1 lần/tuần * ❑ Có ❑ Không Thức giấc về đêm hoặc ho về đêm do hen ❑ Có ❑ Không B. YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG XẤU: ▪ Yếu tố nguy cơ lên cơn kịch phát trong vài tháng tới. ▪ Yếu tố nguy cơ giới hạn luồng khí cố định. ▪ Yếu tố nguy cơ tác dụng phụ của thuốc. * Ngoại trừ trường hợp sử dụng trước khi tập thể thao ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾM SOÁT HEN A. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG Trong 4 tuần qua, trẻ có Kiểm soát tốt Kiểm soát một phần Chưa được kiểm soát Triệu chứng ban ngày hơn vài phút, hơn 1 lần/tuần? ❑ Có ❑ Không Không có dấu hiệu nào Có 1 hoặc 2 dấu hiệu Có 3 hoặc 4 dấu hiệu Hạn chế vận động do hen? (chạy/chơi ít hơn trẻ khác, dễ mệt trong lúc đi bộ/chơi) ❑ Có ❑ Không Cần sử dụng thuốc cắt cơn trên 1 lần/tuần * ❑ Có ❑ Không Thức giấc về đêm hoặc ho về đêm do hen ❑ Có ❑ Không B. YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG XẤU: ▪ Yếu tố nguy cơ lên cơn kịch phát trong vài tháng tới. ▪ Yếu tố nguy cơ giới hạn luồng khí cố định. ▪ Yếu tố nguy cơ tác dụng phụ của thuốc. * Ngoại trừ trường hợp sử dụng trước khi tập thể thao GINA 2019 Trẻ dưới 5 tuổi: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾM SOÁT HEN
  • 25. 25 Trẻ dưới 5 tuổi: ▪ Yếu tố nguy cơ lên cơn kịch phát trong vài tháng tới: ⁃ Không kiểm soát được triệu chứng hen. ⁃ Có ≥ 1 cơn hen nặng trong năm qua. ⁃ Bắt đầu vào mùa thường lên cơn hen của trẻ. ⁃ Tiếp xúc khói thuốc lá, không khí ô nhiễm trong nhà/ngoài trời, dị nguyên không khí trong nhà (mạt nhà, gián, thú nuôi, nấm mốc), đặc biệt kèm với nhiễm virus. ⁃ Trẻ hoặc gia đình có vấn đề về tâm lý hoặc kinh tế - xã hội. ⁃ Tuân thủ điều trị duy trì kém hoặc kỹ thuật hít thuốc không đúng. ▪ Yếu tố nguy cơ giới hạn luồng khí cố định: ⁃ Nhập viện nhiều lần vì cơn hen nặng. ⁃ Tiền sử bị viêm tiểu phế quản. ▪ Yếu tố nguy cơ tác dụng phụ của thuốc: ⁃ Toàn thân: dùng nhiều đợt corticoid uống hoặc liều cao corticosteroid hít. ⁃ Tại chỗ: dùng liều TB/cao corticosteroid hít, kỹ thuật hít không đúng, không bảo vệ da hoặc mắt khi dùng corticoid phun khí dung hoặc qua buồng hít có mặt nạ. YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG XẤU A. KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG Trong 4 tuần qua, trẻ có Kiểm soát tốt Kiểm soát một phần Chưa được kiểm soát Triệu chứng hen ban ngày trên 2 lần/tuần? ❑ Có ❑ Không Không có dấu hiệu nào Có 1 hoặc 2 dấu hiệu Có 3 hoặc 4 dấu hiệu Hạn chế hoạt động thể lực do hen*? ❑ Có ❑ Không Cần thuốc cắt cơn trên 2 lần/tuần? ❑ Có ❑ Không Thức giấc về đêm do hen? ❑ Có ❑ Không B. YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG XẤU: ▪ Đánh giá các yếu tố nguy cơ khi chẩn đoán và đánh giá định kỳ ▪ Đo FEV1 lúc bắt đầu điều trị, sau điều trị 3 - 6 tháng để ghi nhận thông CNHH tốt nhất của người bệnh, sau đó đo định kỳ để đánh giá diễn tiến nguy cơ. * Ngoại trừ trường hợp sử dụng trước khi tập thể thao GINA 2019 Trẻ trên 5 tuổi: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIẾM SOÁT HEN
  • 26. 26 ▪ Triệu chứng hen không được kiểm soát là một yếu tố nguy cơ quan trọng xuất hiện cơn hen cấp về sau ▪ Các yếu tố nguy cơ khác xuất hiện cơn hen cấp có thể điều chỉnh được, ngay cả khi bệnh nhân có ít triệu chứng hen: ⁃ Thuốc: sử dụng nhiều SABA (tăng tỷ lệ tử vong nếu sử dụng hơn 1 hộp 200 liều xịt/tháng); ICS không đầy đủ: không kê ICS; tuân thủ kém; kỹ thuật hít không đúng. ⁃ Bệnh kèm: béo phì; viêm mũi - xoang mạn; GERD; xác định bị dị ứng thức ăn; mang thai. ⁃ Phơi nhiễm: khói thuốc lá; dị nguyên mẫn cảm; ô nhiễm không khí. ⁃ Điều kiện sống: có vấn đề kinh tế - xã hội. ⁃ Chức năng hô hấp: FEV1 thấp, đặc biệt nếu < 60% trị bình thường; tính phục hồi phế quản cao. ⁃ Các XN khác: tăng BCAT đàm/máu; tăng FENO (ở người lớn bị hen dị ứng đang điều trị ICS). ▪ Các yếu tố nguy cơ độc lập khác gây xuất hiện cơn hen cấp: ⁃ Từng được đặt NKQ do hen hoặc từng được điều trị cơn hen cấp tại ICU. ⁃ Bị ≥ 1 cơn hen cấp nặng trong 12 tháng qua. Nếu bệnh nhân có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp, ngay cả khi bệnh nhân có ít triệu chứng hen. ▪ Các yếu tố nguy cơ gây hạn chế lưu lượng khí cố định: tiền sử (sinh non, cân nặng lúc sinh thấp và những trẻ nhũ nhi tăng cân nhiều; tăng tiết nhầy mạn tính); thuốc (không điều trị ICS); phơi nhiễm (khói thuốc lá, hóa chất độc, phơi nhiễm nghề nghiệp); xét nghiệm (FEV1 thấp; tăng BCATđàm/máu). ▪ Yếu tố nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ của thuốc: ⁃ Toàn thân: thường sử dụng OCS; sử dụng ICS dài ngày, liều cao và/hoặc ICS mạnh; cũng sử dụng các thuốc ức chế P450 ⁃ Tại chỗ: ICS liều cao hoặc mạnh; kỹ thuật hít không đúng. GINA 2019 YẾU TỐ NGUY CƠ TIÊN LƯỢNG XẤU Trẻ trên 5 tuổi: ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
  • 27. 27 Mục tiêu điều trị cơn hen cấp: ▪ Nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu oxy và ứ CO2 máu. ▪ Hồi phục tình trạng tắc nghẽn đường thở dưới. ▪ Giảm nguy cơ tái phát trong tương lai. ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Xử trí cơn hen cấp tại nhà: ▪ Điều trị ban đầu tại nhà: ⁃ Xịt hai nhát salbutamol 200 mcg, có thể lặp lại sau mỗi 20 phút, nếu cần thiết. ⁃ Sau đó đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt. ▪ Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu trẻ có BẤT KỲ dấu hiệu nào sau đây: ⁃ Trẻ quá khó thở. ⁃ Triệu chứng của trẻ không đỡ ngay sau 6 nhát xịt thuốc giãn phế quản trong 2 giờ. ⁃ Cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc không thể xử trí cơn hen cấp tại nhà. ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
  • 28. 28 *Tần số thở bình thường (nhịp/phút): 0 - 2 tháng: < 60; 2 - 12 tháng: < 50; 1 - 5 tuổi: < 40 Chuyển viện ngay nếu trẻ bị hen ≤ 5 tuổi có BẤT KỲ trong số sau đây ▪ Lúc đánh giá ban đầu hoặc sau đó: ⁃ Trẻ không thể nói hoặc uống được. ⁃ Tím tái. ⁃ Co kéo liên sườn. ⁃ Độ bão hòa oxy < 92% khi hít thở không khí trong phòng. ⁃ Ngực im lặng khi nghe. ▪ Thiếu đáp ứng với thuốc dãn phế quản ban đầu: ⁃ Thiếu đáp ứng với 6 nhát SABA hít (2 nhát một lần, lập lại 3 lần) trong vòng 1 - 2 giờ. ⁃ Thở nhanh* dai dẵng dù đã cho 3 lần SABA hít, dù trẻ có các dấu hiệu lâm sàng khác cải thiện. ▪ Môi trường xã hội gây khó khăn cho việc điều trị cấp cứu hoặc cha mẹ/người chăm sóc không thể xử trí hen cấp tại nhà. ➢ Trong thời gian chuyển viện, tiếp tục cho SABA hít, thở oxy (nếu có) để duy trì độ bão hòa 94 - 98%, và cho corticosteroid đường toàn thân. GINA 2019 ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Chỉ định chuyển viện ngay trẻ bị hen ≤ 5 tuổi: CƠN HEN NHẸ CƠN HEN TRUNG BÌNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ▪ Khí dung salbutamol 2,5 mg/lần ▪ Hoặc salbutamol MDI với buồng đệm (2 - 4 nhát/lần) mỗi 20 phút x 3 lần nếu cần (đánh giá lại sau mỗi lần khí dung) ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ▪ Khí dung salbutamol 2,5 mg/lần ▪ Hoặc salbutamol MDI với buồng đệm (6 - 8 nhát/lần) mỗi 20 phút x 3 lần nếu cần (đánh giá lại sau mỗi lần phun) ĐÁNH GIÁ SAU 1 GIỜ Điều trị ngoại trú ▪ Tiếp tục salbutamol MDI mỗi 3 - 4 giờ trong 24 - 48 giờ ▪ Hẹn tái khám ĐÁP ỨNG TỐT ▪ Hết khò khè ▪ Không khó thở ▪ SaO2 ≥ 95% Xem xét chỉ định nhập viện ▪ KD salbutamol (2,5 mg/lần) + KD Ipratropium (250 mcg/lần) ▪ Prednisone uống sớm (khi không đáp ứng với 1 lần KD salbutamol) ĐÁP ỨNG KHÔNG HOÀN TOÀN ▪ Còn ran rít ▪ Còn khó thở ▪ SaO2 92 - 95% KHÔNG ĐÁP ỨNG ▪ Còn ran rít, khó thở, rút lõm ngực ▪ SaO2 < 92% Nhập viện ▪ KD salbutamol + KD Ipratropium x 3 lần nếu cần ▪ Prednisone uống sớm (sau 3 lần không giảm xử trí như con hen nặng) XỬ TRÍ CƠN HEN CẤP TẠI BỆNH VIỆN
  • 29. 29 CƠN HEN NẶNG CƠN HEN DỌA NGƯNG THỞ NHẬP CẤP CỨU ▪ Oxy qua mặt nạ ▪ Khí dung salbutamol kết hợp với Ipratropium mỗi 20 phút x 3 lần (đánh giá lại sau mỗi lần phun) ▪ Hydrocortisone hoặc Methylprednisolone TM NHẬP CẤP CỨU ▪ Oxy qua mặt nạ ▪ Adrenalin TDD mỗi 20 phút x 3 lần ▪ Khí dung salbutamol kết hợp với Ipratropium mỗi 20 phút x 3 lần (đánh giá lại sau mỗi lần phun) ▪ Hydrocortisone hoặc Methylprednisolone TM ĐÁNH GIÁ SAU 1 GIỜ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ ▪ Salbutamol MDI mỗi 3 - 4 giờ trong 24 - 48 giờ ▪ Prednisolon uống x 3 ngày ▪ Hẹn tái khám ĐÁP ỨNG TỐT ▪ Không khó thở ▪ SaO2 ≥ 95% ĐÁP ỨNG TỐT Tiếp tục: ▪ KD salbutamol ± KD Ipratropium mỗi 4 - 6 giờ trong 24 giờ. ▪ Hydrocortisone hoặc Methylprednisolone TM ĐÁP ỨNG KHÔNG HOÀN TOÀN/XẤU ▪ Chuyển hồi sức ▪ KD salbutamol mỗi giờ + KD Ipratropium mỗi 2 - 4 giờ ▪ Có thể sử dụng ICS liều cao ▪ Hydrocortisone hoặc Methylprednisolone TM ▪ TrTM Magnesium sulfate (>1 tuổi) ▪ TrTM Amynophylline ▪ TrTM salbutamol, đặt NKQ, thở máy XỬ TRÍ CƠN HEN CẤP TẠI BỆNH VIỆN CHĂM SÓC BAN ĐẦU Trẻ bị cơn hen cấp hoặc bán cấp hoặc đợt khò khè cấp ĐÁNH GIÁ TRẺ Xem xét các chẩn đoán khác Các yếu tố nguy cơ phải nhập viện Mức độ nặng của cơn hen cấp? NHẸ hoặc TRUNG BÌNH Thở gấp, kích động Mạch ≤ 200 lần/phút (0-3 tuổi) hoặc ≤ 180 lần/phút (4 - 5 tuổi) Độ bảo hòa oxy ≥ 92% THEO DÕI SÁT trong 1 - 2 giờ Chuyển đến chăm sóc cao hơn nếu có bất kỳ: • Không đáp ứng với salbutamol trong 1 - 2 giờ. • Bất kỳ dấu hiện nào của cơn nặng • Nhịp thở tăng • Độ bảo hòa oxy giảm BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ Salbutamol 100 mcg, xịt 2 nhát bằng pMDI + buồng đệm hoặc 2.5mg phun khí dung Lặp lại mỗi 20 phút trong giờ đầu nếu cần Thở oxy có kiểm soát (nếu cần và sẵn có): mục tiêu SaO2 94 - 98% KHẨN CẤP Xấu đi hoặc chậm cải thiện NẶNG hoặc DỌA NGƯNG THỞ Có bất kỳ biểu hiện: Không nói được hoặc không uống được Tím trung tâm Lờ đờ hoặc lẫn lộn Co kéo dưới sườn và/hoặc hõm trên ức Độ bảo hòa oxy < 92% Ngực im lặng khi nghe Mạch > 200 lần/phút (0 - 3 tuổi) hoặc >180 lần/phút (4 - 5 tuổi) CHUYỂN ĐẾN CHĂM SÓC CAO HƠN (ICU) Trong khi chờ đợi nên cho: Salbutamol 100 mcg 6 nhát bằng pMDI + buồng đệm (hoặc 2.5mg phun khí dung). Lặp lại mỗi 20 phút nếu cần Oxygen (nếu sẵn có) để duy trì Sa02 94 - 98% Prednisolone liều bắt đầu 2 mg/kg (tối đa 20 mg đối với trẻ <2 tuổi; tối đa 30 mg đối với trẻ 2 - 5 tuổi). Xem xét 160 mcg ipratropium bromide (hoặc 250 mcg phun khí dung). Lặp lại mỗi 20 phút trong 1 giờ nếu cần. XỬ TRÍ CHĂM SÓC BAN ĐẦU HEN CẤP TÍNH HOẶC KHÒ KHÈ Ở TRẺ ≤ 5 TUỔI GINA 2019
  • 30. 30 THEO DÕI SÁT trong 1 - 2 giờ Chuyển đến chăm sóc cao hơn nếu có bất kỳ: • Không đáp ứng với salbutamol trong 1 - 2 giờ. • Bất kỳ dấu hiện nào của cơn nặng • Nhịp thở tăng • Độ bảo hòa oxy giảm Xấu đi hoặc chậm cải thiện CHUYỂN ĐẾN CHĂM SÓC CAO HƠN (ICU) Trong khi chờ đợi nên cho: Salbutamol 100 mcg 6 nhát bằng pMDI + buồng đệm (hoặc 2.5mg phun khí dung). Lặp lại mỗi 20 phút nếu cần Oxygen (nếu sẵn có) để duy trì Sa02 94 - 98% Prednisolone liều bắt đầu 2 mg/kg (tối đa 20 mg đối với trẻ <2 tuổi; tối đa 30 mg đối với trẻ 2 - 5 tuổi). Xem xét 160 mcg ipratropium bromide (hoặc 250 mcg phun khí dung). Lặp lại mỗi 20 phút trong 1 giờ nếu cần. Xấu đi, hoặc đáp ứng thất bại sau 10 xịt salbutamol trong 3 - 4 giờ THEO DÕI TÁI KHÁM Xem lại các triệu chứng và dấu hiệu: cơn hen cấp được giải quyết? prednisolon nên được tiếp tục? Thuốc cắt cơn: giảm xuống mức chỉ sử dụng khi cần Thuốc kiểm soát: tiếp tục hoặc điều chỉnh tùy thuộc nguyên nhân cơn hen cấp, và thời gian cần đến salbutamol bổ sung Yếu tố nguy cơ: kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ thay đổi được, có thể gây cơn hen cấp, bao gồm kỹ thuật hít thuốc và tuân thủ điều trị Kế hoạch hành động: Có được hiểu đúng? Có được sử dụng phù hợp? Có cần điều chỉnh? Cho kế hoạch tái khám các lần tới XUẤT VIỆN/ LẬP KẾ HOẠCH THEO DÕI Đảm bảo nguồn lực đầy đủ và thích hợp có tại nhà. Thuốc cắt cơn: tiếp tục khi cần Thuốc kiểm soát: xem xét khi cần, hoặc điều chỉnh, hoặc đều đặn Kiểm tra kỹ thuật hít thuốc và tuân thủ điều trị Theo dõi: trong 1 - 7 ngày Hỗ trợ và giải thích kế hoạch hành động TIẾPTỤC ĐIỀU TRỊ NẾU CẦN Theo dõi sát như trên Nếu triệu chứng tái phát trong 3 - 4 giờ • Cho thêm salbutamol2 - 3 nhát mỗigiờ • Cho uống prednisolone2 mg/kg(tốiđa 20 mg đối với trẻ < 2 tuổi;tối đa 30 mg đối với trẻ 2 - 5 tuổi) CẢI THIỆN CẢI THIỆN GINA 2019 LIỆU PHÁP LIỀU DÙNG VÀ CÁCH CHO THUỐC Oxy bổ sung ▪ Cung cấp qua mặt nạ (thường 1 lít/phút) để duy trì độ bão hòa oxy 94 - 98%. Kích thích beta2 tác dụng ngắn (SABA) ▪ 2 - 6 nhát salbutamol qua buồng đệm hoặc 2.5mg qua phun khí dung, mỗi 20 phút trong giờ đầu tiên, sau đó đánh giá lại độ nặng. Nếu các triệu chứng dai dẵng hoặc tái phát cho 2 - 3 nhát bổ sung mỗi giờ. Nhập viện nếu cần >10 nhát trong 3 - 4 giờ. Corticosteroid toàn thân ▪ Cho liều ban đầu prednisolone uống (1 - 2 mg/kg; tối đa 20 mg đối với trẻ < 2 tuổi; tối đa 30 mg đối với trẻ 2 - 5 tuổi). ▪ Hoặc methyprednisolon tiêm tĩnh mạch 1 mg/kg mỗi 6 giờ trong ngày đầu. Chọn lựa bổ sung trong giờ điều trị đầu tiên Ipratropium bromide ▪ Đối với trẻ em có cơn hen cấp bình nặng 2 nhát ipratropium bromide 80mcg (hoặc 250 mcg qua phun khí dung) mỗi 20 phút trong chỉ 1 giờ. Magnesium sulfate ▪ Xem xét MgSO4 phun khí dung (150 mg) 3 liều trong giờ đầu tiên điều trị đối với trẻ ≥ 2 tuổi có hen cấp nặng. XỬ TRÍ BAN ĐẦU CƠN HEN CẤP TRẺ ≤ 5 TUỔI GINA 2019
  • 31. 31 Đánh giá các yếu tố nguy cơ diễn biến nặng: ▪ Tiền sử đã có cơn hen nặng hay nguy kịch. ▪ Phải nhập viện cấp cứu hoặc đặt nội khí quản vì cơn hen cấp trong năm qua. ▪ Đang sử dụng hoặc vừa ngừng sử dụng corticosteroid uống. ▪ Quá lệ thuộc vào thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (đồng vận β2). ▪ Tiền sử có rối loạn tâm lý hoặc trẻ hoảng sợ quá mức. ▪ Không hợp tác hoặc hen mất kiểm soát. ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Thuốc điều trị cơn hen cấp: ▪ Hydrocortison 5 mg/kg hay methylprednisolone 1 mg/kg tĩnh mạch mỗi 6 giờ. ▪ Magnesium sulfate (>1 tuổi): liều trung bình 50 mg/kg truyền tĩnh mạch 20 phút. ▪ Theophylin (≤ 1 tuổi): ⁃ Aminophyllin truyền tĩnh mạch: liều tấn công 5 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 20 phút, liều duy trì 1 mg/kg/giờ. ⁃ Nếu có điều kiện nên theo dõi nồng độ theophylline máu ở giờ thứ 12 và sau đó mỗi 12 - 24 giờ (giữ mức 60 - 110 mmol/l # 10 - 20 µg/ml). ▪ Adrenalin tiêm dưới da: ⁃ Adrenalin 1 ‰ 0,01 ml/kg, tối đa 0,3 ml/lần mỗi 20 phút, tối đa 3 lần. ▪ Salbutamol: liều tấn công 15 µg/kg truyền tĩnh mạch trong 20 phút, sau đó duy trì 1 µg/kg/phút. Cần kiểm tra khí máu và kali máu mỗi 6 giờ. ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
  • 32. 32 ▪ Đường hít khí dung hoặc MDI dùng với buồng đệm có mặt nạ: là đường dùng được lựa chọn do có tác dụng nhanh, hiệu quả giãn phế quản mạnh và ít tác dụng phụ toàn thân. Sử dụng SABA MDI với buồng đệm có mặt nạ cho hen cơn nhẹ và trung bình có hiệu quả tương đương qua đường khí dung và ít tác dụng phụ hơn (Chứng cứ A). Liều lượng: ⁃ Salbutamol phun khí dung: 2,5mg/lần. ⁃ Salbutamol MDI 100mcg: 4 - 6 nhát/lần (1 nhát/3-4kg/lần, tối đa: 10 nhát/lần). ▪ Đường truyền tĩnh mạch: Salbutamol hoặc Terbutaline truyền tĩnh mạch được cân nhắc như biện pháp “cuối cùng” nhằm tránh đặt nội khí quản khi cơn hen nặng thất bại với điều trị. Bệnh nhân phải được theo dõi sát tại khoa hồi sức tích cực. ▪ Đường uống không được khuyến cáo vì thời gian tác dụng chậm hơn, hiệu quả kém hơn trong khi tác dụng phụ toàn thân nhiều hơn. THUỐC ĐỒNG VẬN β2 TÁC DỤNG NGẮN (SABA): Salbutamol, Terbutaline ▪ Ưu tiên sử dụng để cắt cơn hen trong bệnh cảnh phản ứng phản vệ và phù mạch. ▪ Cơn hen nguy kịch hoặc không sẵn có đồng vận β2 khí dung. ▪ Liều lượng: 0,01 ml/kg/lần (tối đa: 0,3ml/lần). THUỐC ĐỒNG VẬN β2 KHÔNG CHỌN LỌC: Adrenaline
  • 33. 33 ▪ Không là lựa chọn đầu tiên trong cắt cơn hen. ▪ Có tác dụng hiệp đồng với SABA. ▪ Được phối hợp sớm với SABA trong cơn hen nặng (mỗi 20 phút trong giờ đầu) hoặc cơn hen trung bình thất bại với liều SABA hít ban đầu. ▪ Liều lượng: 125 - 250 mcg/lần ▪ Khuyến cáo chỉ nên dùng trong một ngày đầu. THUỐC KHÁNG ĐỐI GIAO CẢM: Ipratropium bromide ▪ Theophylline được cân nhắc trong các trường hợp trẻ có cơn hen nặng, không đáp ứng với các điều trị tích cực trước đó. ▪ Liều lượng: tấn công: 5 - 7mg/kg (TMC/20ph), duy trì: 1mg/kg/giờ (TTM). ▪ Khi dùng phải theo dõi sát ECG và nồng độ theophyllin trong huyết tương (sau 6 - 12 giờ điều trị và sau đó mỗi 12 - 24 giờ). Cần giữ nồng độ thuốc ở mức 10 - 15 µg/ml. THEOPHYLINE
  • 34. 34 ▪ Bệnh nhân đang điều trị corticosteroid hoặc có tiền căn hen đã nằm hồi sức. ▪ Nếu sau liều SABA hít đầu tiên không đáp ứng hay đáp ứng không hoàn toàn. ▪ Cơn hen nặng/nguy kịch. CORTICOSTEROID - Chỉ định ▪ Đường uống: ⁃ Được khuyến cáo sử dụng do có tác dụng tương đương đường tiêm, rẻ tiền, không xâm lấn. ⁃ Prednisolone/Prednisone: 1 - 2 mg/kg/ngày trong 3 - 5 ngày. ▪ Đường tiêm mạch: ⁃ Chỉ định: cơn hen nặng hoặc nguy kịch hoặc khi trẻ không thể dung nạp đường uống. ✓Methylprednisolone: 2 mg/kg, sau đó 1 mg/kg/6 giờ (ưu tiên lựa chọn trong cơn hen nặng). ✓Hydrocortisone. 5 mg/kg/6 giờ. ⁃ Cần chuyển sang đường uống khi bệnh nhân ổn định hơn. CORTICOSTEROID - Đường dùng, liều lượng
  • 35. 35 ▪ Đường hít: ⁃ Chỉ định sử dụng ICS liều cao trong điều trị cắt cơn: ✓Khi không thể dùng corticosteroid đường toàn thân. ✓Chống chỉ định dùng corticosteroid đường toàn thân: thủy đậu (mắc thủy đậu hoặc chủng ngừa thủy đậu trong vòng 2 tuần, tiếp xúc bệnh thủy đậu trong 3 tuần trước), bệnh tay chân miệng, nhiễm trùng nặng, lao, viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa. ✓Cha mẹ trẻ từ chối dùng corticosteroid uống. ✓Điều trị phối hợp corticosteroid đường toàn thân trong cơn hen nặng, cơn hen trung bình kém đáp ứng điều trị ban đầu. ⁃ Liều lượng: ✓Cơn hen nặng (phối hợp với corticosteroid đường toàn thân): khí dung Budesonide 1 mg/lần - phun khí dung 2 lần cách nhau 30 phút. ✓Cơn hen nhẹ - trung bình (thay thế corticosteroid đường toàn thân): khí dung Budesonide: 1mg/lần, 2 lần/ngày. CORTICOSTEROID - Đường dùng, liều lượng ▪ Thăm dò cận lâm sàng: ⁃ Đo độ bão hòa oxy: cần thiết để theo dõi, đánh giá mức độ cơn hen cấp và diễn biến nặng. ⁃ X - quang phổi: chỉ cần thiết khi cơn hen không đáp ứng với điều trị chuẩn, bệnh nhân có đau ngực, tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi. ⁃ Khí máu: cần làm trong cơn hen nặng hoặc nguy kịch. ▪ Những thuốc và biện pháp không nên sử dụng trong cơn hen cấp: ⁃ Kháng sinh: chỉ dùng khi có bằng chứng nhiễm khuẩn. ⁃ Truyền dịch: chỉ khi có dấu hiệu mất nước do nôn mữa, kiệt sức (thận trọng tránh quá tải dịch). ⁃ Thuốc an thần, thuốc làm lỏng chất tiết (nhóm acetylcystein gây co thắt phế quản), thuốc gây giảm xuất tiết nhóm kháng histamin, thuốc xiro ho có chứa dextromethorphan, vật lý trị liệu hô hấp. ĐIỀU TRỊ CƠN HEN CẤP
  • 36. 36 ▪ Đạt được kiểm soát tốt triệu chứng hen và duy trì mức độ hoạt động bình thường. ▪ Giảm thiểu nguy cơ diễn tiến xấu trong tương lai: ⁃ Giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp. ⁃ Duy trì chức năng hô hấp và quá trình phát triển của phổi càng gần với bình thường càng tốt. ⁃ Giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. Mục tiêu điều trị duy trì: ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Chỉ định điều trị duy trì: ▪ Kiểu triệu chứng gợi ý chẩn đoán hen và những triệu chứng này không được kiểm soát và/hoặc trẻ thường có các đợt khò khè (từ 3 đợt trở lên trong một mùa). ▪ Trẻ có những đợt khò khè nặng khởi phát do virus dù ít thường xuyên (1 - 2 đợt trong một mùa). ▪ Trẻ đang được theo dõi hen và cần phải sử dụng thường xuyên SABA hít (> 1 - 2 lần/tuần). ▪ Trẻ nhập viện vì cơn hen nặng/nguy kịch. ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
  • 37. 37 ▪ Khò khè gián đoạn khởi phát do virus: Montelukast (LTRA). ▪ Khò khè nhiều yếu tố khởi phát: Corticosteroid hít (ICS). Tái khám ▪ Đánh giá theo mức độ kiểm soát ▪ Xem lại đáp ứng. ▪ Điều chỉnh điều trị tùy theo mức độ kiểm soát với mục tiêu kiểm soát hen bằng cách dùng thuốc với liều thấp nhất có thể. Cách tiếp cận: Khám lần đầu ▪ Đánh giá mức độ nặng bệnh hen ▪ Chọn lựa biện pháp điều trị ban đầu. Chọn lựa thuốc: ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI MỨC ĐỘ NẶNG THUỐC CHỌN LỰA THUỐC THAY THẾ Gián đoạn ▪ SABA khi cần ▪ Kháng Leucotriene (LTRA) Dai dẵng nhẹ ▪ ICS liều thấp ▪ LTRA Dai dẵng trung bình ▪ ICS liều trung bình ▪ ICS liều thấp + LTRA Dai dẵng nặng ▪ ICS liều cao ▪ ICS liều trung bình + LTRA ▪ Đối với hen gián đoạn: dùng LTRA trong đợt bắt đầu có triệu chứng nhiễm virus đường hô hấp trên và duy trì 7 - 21 ngày. ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Điều trị duy trì theo mức độ nặng của bệnh hen:
  • 38. 38 ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Điều trị duy trì theo mức độ kiểm soát triệu chứng: GINA 2019
  • 39. 39 THUỐC CHỌN LỰA ĐÁNH GIÁ SAU 4 TUẦN ▪ Hen khởi phát do virus. LTRA Có đáp ứng tốt: ▪ Ngưng thuốc rồi theo dõi. Không đáp ứng: ▪ Chuyển sang ICS. ▪ Khám chuyên khoa. ▪ Hen khởi phát nhiều yếu tố hay có bằng chứng về dị ứng. ▪ Hen dai dẵng. ICS liều thấp. Có đáp ứng tốt: ▪ Tiếp tục đủ 3 tháng, rồi ngưng thuốc. Không đáp ứng: ▪ Khám chuyên khoa. ▪ ICS liều trung bình. ▪ Hay phối hợp LTRA ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ CHO TRẺ 0 - 2 TUỔI MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HƯỚNG XỬ TRÍ Kiểm soát tốt ▪ Cân nhắc giảm bước điều trị khi triệu chứng hen được kiểm soát tốt trong 3 tháng hoặc hơn. ▪ Chọn thời điểm giảm bước điều trị thích hợp (không bị nhiễm khuẩn hô hấp, không đi du lịch, không vào những lúc thời tiết thay đổi). ▪ Đối với trẻ được duy trì với ICS thì giảm 25 - 50 % liều ICS mỗi 3 tháng. Kiểm soát một phần ▪ Trước khi tăng bậc điều trị cần kiểm tra, điều chỉnh kỹ thuật hít thuốc, đảm bảo tuân thủ tốt với liều thuốc đã kê đơn. ▪ Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ: phơi nhiễm với dị nguyên, khói thuốc lá, … Không kiểm soát ▪ Cần tăng bậc điều trị sau khi đã kiểm tra các vấn đề trên. ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Đánh giá đáp ứng và điều chỉnh điều trị:
  • 40. 40 TÁI KHÁM ▪ Sau mỗi cơn hen cấp, trẻ cần được tái khám trong vòng 1 tuần. Tần suất tái khám tùy thuộc mức độ kiểm soát hen ban đầu, đáp ứng với điều trị và khả năng tự xử trí của cha/mẹ hay người chăm sóc trẻ. Tốt nhất trẻ cần được tái khám sau 1 - 3 tháng bắt đầu điều trị, sau đó 3 - 6 tháng/lần. ▪ Cần đánh giá mức độ kiểm soát hen, yếu tố nguy cơ, tác dụng phụ của thuốc và hỏi cha/mẹ trẻ có lo lắng gì không ở mỗi lần tái khám. Theo dõi chiều cao của trẻ ít nhất 1 lần/năm. NGƯNG ĐIỀU TRỊ ▪ Cân nhắc ngưng điều trị duy trì nếu bệnh nhân hết triệu chứng trong 6 - 12 tháng, đang ở bậc điều trị thấp nhất và không có yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, không nên ngưng điều trị vào mùa trẻ hay bị nhiễm trùng hô hấp, mùa có nhiều phấn hoa và lúc trẻ đang đi du lịch. ▪ Trường hợp ngưng điều trị duy trì, cần tái khám sau 3 - 6 tuần để kiểm tra xem có tái xuất hiện triệu chứng không, nếu có, cần điều trị lại. ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI Tái khám và ngưng điều trị: Montelukast 4 mg/ngày x 3 tháng Fluticasone 1 nhát/ngày cách nhật x 3 tháng Ngưng Montelukast Theo dõi Ngưng Fluticasone Theo dõi ICS liều thấp (1 lần/ngày) 6 - 12 tháng CÁCH GIẢM LIỀU
  • 41. 41 THUỐC LIỀU LƯỢNG (MCG/NGÀY) Thấp Trung bình Cao Fluticasone propionate MDI (HFA)+ buồng đệm 100 200 400 Beclomethasone dipropionate MDI (HFA) + buồng đệm 100 200 400 Budesonide MDI + buồng đệm 200 400 800 Budesonide khí dung 250 500 1000 Montelukast Trẻ 6 tháng - 5 tuổi: uống 4mg/ngày vào buổi tối Liều lượng thuốc điều trị duy trì: ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI GINA 2019 Liều lượng thuốc điều trị duy trì: ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
  • 42. 42 TUỔI DỤNG CỤ KHUYẾN CÁO DỤNG CỤ THAY THẾ 0 - 3 tuổi MDI với buồng đệm và mặt nạ Phun khí dung với mặt nạ 4 - 5 tuổi MDI với buồng đệm và ống ngậm MDI với buồng đệm và mặt nạ, hoặc phun khí dung với ống ngậm hay mặt nạ Chọn lựa dụng cụ hít: ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ HEN TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
  • 43. 43 CHĂM SÓC BAN ĐẦU Bệnh nhân đến vì cơn hen cấp tính hoặc bán cấp ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN Có phải hen không? Có yếu tố nguy cơ tử vong liên quan đến hen không? Mức độ nặng của cơn hen cấp? NHẸ hoặc TRUNG BÌNH Nói từng cụm từ, thích ngồi hơn nằm, không kích thích Tần số thở tăng Không sử dụng cơ hô hấp phụ Nhịp tim 100 - 120 lần/phút SaO2 (thở với khí trời) 90 - 95% PEF > 50% dự đoán hoặc tốt nhất NẶNG Nói từng từ, ngồi chồm ra phía trước, kích thích Tần số thở > 30 lần/phút Sử dụng cơ hô hấp phụ Nhịp tim >120 lần/phút SaO2 (trong không khí) < 90% PEF ≤ 50% dự đoán hoặc tốt nhất ĐE DỌA MẠNG SỐNG Lơ mơ, lú lẫn, hoặc ngực im lặng BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ SABA 4 - 10 xịt qua pMDI + buồng đệm, lặp lại mỗi 20 phút trong 1 giờ Prednisolone: 1 - 2 mg/kg, tối đa 40 mg Thở oxy có kiểm soát (nếu có): để duy trì SaO2 94 - 98% CHUYỂN ĐẾN CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU Trong khi chờ: Cho SABA, thở oxy, corticosteroid đường toàn thân KHẨN CẤP XẤU ĐI XỬ TRÍ ĐỢT CẤP HEN TẠI CƠ SỞ CHĂM SÓC BAN ĐẦU GINA 2019 BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ SABA 4 - 10 xịt qua pMDI + buồng đệm, lặp lại mỗi 20 phút trong 1 giờ Prednisolone: 1 - 2 mg/kg, tối đa 40 mg Thở oxy có kiểm soát (nếu có): để duy trì SaO2 94 - 98% TIẾP TỤC ĐIỀU TRỊ với SABA khi cần ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG SAU 1 GIỜ (hoặc sớm hơn) CHUYỂN ĐẾN CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU Trong khi chờ: Cho SABA, thở oxy, corticosteroid đường toàn thân XẤU ĐI CHUẨN BỊ LÚC CHO VỀ NHÀ Thuốc cắt cơn: tiếp tục dung khi cần Thuốc kiểm soát: bắt đầu hoặc nâng bậc Prednisolone: tiếp tục, thường 3 - 5 ngày Theo dõi: trong 2 - 7 ngày ĐÁNH GIÁ ĐỂ CHO VỀ NHÀ Triệu chứng cải thiện, không cần dùng SABA PEF cải thiện, và >60 - 80% của cá nhân tốt nhất hoặc dự đoán SaO2 > 94% khi thở khí trời Đủ thuốc và phương tiện thiết yếu ở nhà THEO DÕI Thuốc cắt cơn: giảm xuống mức chỉ sử dụng khi cần Thuốc kiểm soát: tiếp tục dùng liều cao hơn trong ngắn hạn (1-2 tuần) hoặc dài hạn (3 tháng) tùy theo bản chất cơn hen cấp. Yếu tố nguy cơ: kiểm soát và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ góp phần làm xuất hiện cơn hen cấp, bao gồm kỹ thuật hít thuốc và tuân thủ điều trị Kế hoạch hành động: Có được hiểu không? Có được sử dụng phù hợp không? Có cần thay đổi không? CẢI THIỆN XẤU ĐI GINA 2019
  • 44. 44 ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU A: đường thở B: hô hấp C: tuần hoàn Có bất kỳ dấu hiện nào sau đây không? Lơ mơ, lú lẫn, lồng ngực im lặng Tiếp tục PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG LÂM SÀNG theo biểu hiện nặng nhất Hội chẩn ICU, bắt đầu SABA và thở oxy, và chuẩn bị đặt nội khí quản NHẸ hoặc TRUNG BÌNH Nói từng cụm từ Thích ngồi hơn nằm Không kích thích Tần số thở tăng Không sử dụng cơ hô hấp phụ Nhịp tim 100 - 120 lần/phút SaO2 (thở với khí trời) 90 - 95% PEF > 50% dự đoán hoặc tốt nhất NẶNG Nói từng từ Ngồi chồm ra phía trước Kích thích Tần số thở > 30 lần/phút Sử dụng cơ hô hấp phụ Nhịp tim >120 lần/phút SaO2 (trong không khí) < 90% PEF ≤ 50% dự đoán hoặc tốt nhất KHÔNG CÓ GINA 2019 XỬ TRÍ ĐỢT CẤP HEN TẠI CƠ SỞ CHĂM SÓC CẤP CỨU GINA 2017, Box 4-4 (3/4) NHẸ hoặc TRUNG BÌNH Nói từng cụm từ Thích ngồi hơn nằm Không kích thích Tần số thở tăng Không sử dụng cơ hô hấp phụ Nhịp tim 100 - 120 lần/phút SaO2 (thở với khí trời) 90 - 95% PEF > 50% dự đoán hoặc tốt nhất NẶNG Nói từng từ Ngồi chồm ra phía trước Kích thích Tần số thở > 30 lần/phút Sử dụng cơ hô hấp phụ Nhịp tim >120 lần/phút SaO2 (trong không khí) < 90% PEF ≤ 50% dự đoán hoặc tốt nhất SABA Cân nhắc ipratropium bromide Thở oxy có kiểm soát để duy trì SO2 94-98% Corticosteroids uống SABA Ipratropium bromide Thở oxy có kiểm soát để duy trì SO2 94-98% Corticosteroids uống hoặc tiêm TM Cân nhắc Magnesium tĩnh mạch Cân nhắc ICS liều cao GINA 2019
  • 45. 45 Nếu tiếp tục diễn tiến xấu, điều trị nặng rồi đánh giá lại để chuyển ICU ĐÁNH GIÁ DIỄN TIẾN LÂM SÀNG THƯỜNG XUYÊN ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP ở tất cả bệnh nhân 1 giờ sau khi bắt đầu điều trị FEV1 hoặc PEF 60-80% dự đoán hoặc tốt nhất của cá nhân và triệu chứng cải thiện TRUNG BÌNH Cân nhắc kế hoạch cho ra viện FEV1 hoặc PEF <60% dự đoán hoặc tốt nhất của cá nhân, hoặc lâm sàng không cải thiện NẶNG Tiếp tục điều trị như trên và thườn xuyên đánh giá lại SABA Cân nhắc ipratropium bromide Thở oxy có kiểm soát để duy trì SO2 94-98% Corticosteroids uống SABA Ipratropium bromide Thở oxy có kiểm soát để duy trì SO2 94-98% Corticosteroids uống hoặc tiêm TM Cân nhắc Magnesium tĩnh mạch Cân nhắc ICS liều cao GINA 2019 ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI Bắt đầu điều trị kiểm soát hen: Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, nên bắt đầu điều trị bằng ICS càng sớm càng tốt sau khi đã chẩn đoán hen vì: ▪ Bệnh nhân ngay cả bị hen nhẹ vẫn có thể xuất hiện cơn hen cấp nặng. ▪ ICS liều thấp giảm đáng kể tỉ lệ nhập viện và tử vong do hen. ▪ ICS liều thấp rất hiệu quả để phòng ngừa xuất hiện cơn hen cấp nặng, giảm triệu chứng, cải thiện CNHH, phòng ngừa co thắt phế quản do gắng sức, ngay cả ở bệnh nhân bị hen nhẹ. ▪ Điều trị sớm bằng ICS liều thấp sẽ giúp cải thiện CNHH tốt hơn, nhất là khi triệu chứng hen đã kéo dài 2 - 4 năm. ▪ Bệnh nhân không dùng ICS và có cơn hen cấp nặng có CNHH về lâu dài kém hơn bệnh nhân đã bắt đầu sủ dụng ICS. ▪ Sau khi xuất hiện cơn hen cấp nặng, ở những bệnh nhân chưa được sử dụng ICS, CNHH về lâu dài sẽ suy giảm nặng hơn những bệnh nhân đã sử dụng ICS. GINA 2019
  • 46. 46 Trước khi bắt đầu điều trị kiểm soát hen: ▪ Ghi nhận chứng cứ dùng để chẩn đoán hen, nếu có thể. ▪ Ghi nhận mức độ kiểm soát triệu chứng và các yếu tố nguy cơ, bao gồm cả chức năng phổi. ▪ Xem xét các yếu tố ảnh hưởng lựa chọn điều trị. ▪ Đảm bảo rằng bệnh nhân có thể sử dụng dụng cụ hít đúng cách. ▪ Đặt lịch hẹn tái khám. GINA 2019 ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI Cách bắt đầu điều trị kiểm soát hen: GINA 2019 ▪ Hầu hết bệnh nhân chỉ cần bậc 2: ⁃ Liều thấp ICS-formoterol khi cần hoặc ⁃ ICS liều thấp mỗi ngày. ▪ Cân nhắc bắt đầu điều trị ở bậc cao hơn nếu bệnh nhân có triệu chứng hen hầu hết các ngày, hoặc thức giấc về đêm do hen ≥ lần/tuần: bậc 3,4 ⁃ ICS liều trung bình/cao, hoặc ⁃ Liều thấp ICS-LABA. ▪ Nếu biểu hiện ban đầu là hen không kiểm soát nặng hoặc cơn hen cấp: ⁃ 1 đợt corticosteroid uống (OCS) ngắn ngày, và ⁃ Bắt đầu điều trị kiểm soát hàng ngày (ví dụ liều trung bình ICS-LABA, bậc 4). ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
  • 47. 47 TRIỆU CHỨNG BIỆN PHÁP CHỌN LỰA Triệu chứng hen không thường xuyên, ví dụ < 2 lần/tháng. ▪ Liều thấp ICS-formoterol khi cần (Chứng cứ B). ▪ Các lựa chọn khác: ICS liều thấp mỗi khi dùng SABA, hít kết hợp hoặc riêng lẽ (Chứng cứ B). Triệu chứng hen hoặc cần thuốc cắt cơn ≥ 2 lần/tháng. ▪ Liều thấp ICS** và SABA khi cần (Chứng cứ A), hoặc ▪ Liều thấp ICS-formoterol khi cần (Chứng cứ A). ▪ Các lựa chọn khác: LTRA (ít hiệu quả hơn so với ICS, Chứng cứ A), hoặc dùng ICS bất cứ khi nào dùng SABA, hít kết hợp hoặc hít riêng (B). Triệu chứng hen ảnh hưởng hầu hết các ngày; hoặc thức giấc về đêm do hen ≥ 1 lần/tuần, đặc biệt khi có bất kỳ yếu tố nguy cơ. ▪ Liều thấp ICS-LABA khi điều trị duy trì và cắt cơn với ICS-formoterol (Chứng cứ A) hoặc điều trị duy trì thông thường với SABA khi cần, hoặc ▪ ICS liều trung bình với SABA khi cần (Chứng cứ A). Biểu hiện ban đầu là triệu chứng hen nặng không kiểm soát, hoặc có cơn hen cấp. ▪ Corticosteroid uống ngắn hạn VÀ bắt đầu điều trị kiểm soát đều đặn; lựa chọn là: ⁃ ICS liều cao (Chứng cứ A), hoặc ⁃ ICS-LABA liều trung bình# (Chứng cứ D). GINA 2019 ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI Khuyến cáo điều trị kiểm soát hen ban đầu: * Off-label; dữ liệu chỉ có budesonide-formoterol(bud-form) † Off-label; ICS và SABA hít phối hợp hay riêng lẻ THUỐC KIỂM SOÁT ƯU TIÊN để phòng cơn hen cấp và kiểm soát triệu chứng Thuốc kiểm soát khác Thuốc cắt cơn khác THUỐC CẮT CƠN ƯU TIÊN BẬC 2 ICS liều thấp hàng ngày, hoặc Liều thấp ICS-formoterol * khi cần BẬC 3 Liều thấp ICS-LABA BẬC 4 Liều trung bình ICS-LABA Thuốc đối kháng thụ thể Leukotrien (LTRA), hoặc ICS liều thấp mỗi khi dùng SABA † Liều thấp ICS-formoterol* khi cần Thuốc kích thích β2 tác dụng ngắn (SABA) khi cần ICS liều trung bình, hoặc ICS liều thấp+LTRA # ICS liều cao, thêm tiotropium, hoặc thêm LTRA # Thêm OCS liều thấp, nhưng xem xét tác dụng phụ Liều thấp ICS-formoterol‡ khi cần Box 3-5A Người lớn & thanh thiếu niên ≥ 12tuổi Cá thể hóa việc điều trị hen: Đánh giá, điều chỉnh, đánh giá lại đáp ứng Lựa chọn thuốc điều tri hen: Điều chỉnh điều trị tăng và giảm bậc tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân BẬC 5 Liều cao ICS-LABA Chuyển để đánh giá kiểu hình ± điều trị bổ sung, vd tiotropium, anti-IgE, anti-IL5/5R, anti-IL4R Triệu chứng Cơn hen cấp Tác dụng phụ Chức năng hô hấp Sự hài lòng của bện nhân Xác định chẩn đoán nếu cần Kiểm soát triệu chứng và YTNC có thể điều chỉnh được (bao gồm chức năng hô hấp) Các bệnh kèm Kỹ thuật dùng dụng cụ hít và tuân thủ điều trị Mong muốn của bệnh nhân Điều trị bệnh kèm và YTNC có thể điều chỉnh được Các biện pháp không dùng thuốc Giáo dục và huấn luyện kỹ năng Các thuốc điều trị hen 1 BẬC 1 Liều thấp ICS-formoterol * khi cần ICS liều thấp mỗi khi dùng SABA† ‡ ICS liều thấp-form là thuốc cắt cơn cho bệnh nhân được kê bud- form hoặc BDP-form điều trị cả duy trì và cắt cơn # Cân nhắc them liệu pháp miễn dịch nhậm dưới lưỡi chống mạt nhà (HDM SLIT) cho BN bị viêm mũi dị ứng và FEV >70%dự đoán GINA 2019
  • 48. 48 Thuốc kiểm soát khác Thuốc đối kháng thụ thể Leucotrien (LTRA), hoặc ICS liều thấp mỗi khi dùng SABA* ICS liều thấp+LTRA Liều cao ICS-LABA, hoặc thêm tiotropium, hoặc thêm LTRA Thêmanti-IL5, hoặc OCS liều thấp, nhưng xem xét tác dụng phụ ICS liều thấp mỗi khi dùng SABA*; hoặc ICS liều thấp hàng ngày THUỐC CẮT CƠN * Off-label; ICS và SABA hít riêng lẻ; chỉ có một nghiên cứu riêng lẻ ở trẻ em THUỐC KIỂM SOÁT ƯU TIÊN để phòng cơn hen cấp và kiểm soát triệu chứng BẬC1 BẬC2 ICS liều thấp hàng ngày BẬC 3 Liều thấp ICS-LABA, hoặc ICS liều trung bình Box 3-5B Trẻ em 6-11 tuổi Cá thể hóa việc điều trị hen: Đánh giá, Điều chỉnh, Đánh giá lại đáp ứng Lựa chọn thuốc điều trị hen: Điều chỉnh việc điều trị tăng bậc và giảm bậc theo nhu cầu của từng trẻ BẬC 5 Chuyển để đánh giá kiểu hình ± điều trị bổ sung, Ví dụ: anti-IgE BẬC 4 Liều trung bình ICS-LABA Tham khảo ý kiến chuyên gia Triệu chứng Cơn hen cấp Tác dụng phụ Chức năng hô hấp Mức độ hài lòng của trẻ và cha mẹ Xác định chẩn đoán nếu cần Kiểm soát triệu chứng và YTNC có thể điều chỉnh được(bao gồm chức năng hô hấp) Các bệnh kèm Kỹ thuật dùng dụng cụ hít và tuân thủ điều trị Mong muốn của trẻ và cha mẹ Điều trị bệnh kèm và YTNC có thể điều chỉnh được Các biện pháp không dùng thuốc Giáo dục và huấn luyện kỹ năng Các thuốc điều trị hen Thuốc kích thích β2 tác dụng ngắn (SABA) khi cần GINA 2019 CORTICOID DẠNG HÍT TỔNG LIỀU HÀNG NGÀY (MCG) Thấp Trung bình Cao Beclometasone dipropionate (CFC) 200 - 500 > 500 - 1000 > 1000 Beclometasone dipropionate (HFA) 100 - 200 > 200 - 400 > 400 Budesonide (DPI) 160 mcg/4,5 mcg 200 - 400 (1 - 2 nhát) > 400 - 800 (> 2 nhát - 4 nhát) > 800 (> 4 nhát) Ciclesonide (HFA) 80 - 160 >160 - 320 > 320 Fluticasone furoate (DPI) 100 n.a. 200 Fluticasone propionate (DPI or HFA) 125 mcg 100 - 250 (1 - 2 nhát) > 250 - 500 (2 - 4 nhát) > 500 (> 4 nhát) Mometasone furoate 110 - 220 >220 - 440 > 440 Triamcinolone acetonide 400 - 1000 >1000 - 2000 > 2000 GINA 2018, Box 3-6 (1/2) LIỀU ICS NGƯỜI LỚN VÀ THIẾU NIÊN GINA 2019
  • 49. 49 CORTICOID DẠNG HÍT TỔNG LIỀU HÀNG NGÀY (MCG) Thấp Trung bình Cao Beclometasone dipropionate (CFC) 100 - 200 > 200 - 400 > 400 Beclometasone dipropionate (HFA) 50 - 100 > 100 - 200 > 200 Budesonide (DPI) 100 - 200 (1 - 2 nhát) > 200 - 400 (> 2 - 4 nhát) > 400 (> 4 nhát) Budesonide (nebules) 250 - 500 > 500 - 1000 > 1000 Ciclesonide (HFA) 80 > 80 - 160 > 160 Fluticasone furoate (DPI) n.a. n.a. n.a. Fluticasone propionate (DPI) 100 - 200 > 200 - 400 > 400 Fluticasone propionate (HFA) 100 - 200 (1 nhát) > 200 - 500 (1 - 2 nhát) > 500 (> 4 nhát) Mometasone furoate 110 ≥ 220 - < 440 ≥ 440 Triamcinolone acetonide 400 - 800 > 800 - 1200 > 1200 LIỀU ICS TRẺ 6 - 11 TUỔI GINA 2019 Đánh giá lại đáp ứng và điều chỉnh điều trị: ▪ Hen cần được đánh giá lại sau bao lâu? ⁃ Bệnh nhân hen cần được đánh giá lại khoảng 1 - 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị, và mỗi 3 - 12 tháng sau đó. ⁃ Sau cơn hen cấp: cần đánh giá lại trong 1 tuần. ⁃ Tần suất đánh giá lại phụ thuộc vào mức độ kiểm soát triệu chứng ban đầu của bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ, đáp ứng với điều trị ban đầu, khả năng và mong muốn tự thực hiện điều trị theo bản kế hoạch hành động. GINA 2019 ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
  • 50. 50 Tăng bậc điều trị kiểm soát hen: ▪ Tăng bậc dài ngày (ít nhất là 2 - 3 tháng): nếu các triệu chứng và/hoặc cơn hen cấp vẫn xuất hiện mặc dù đã điều trị kiểm soát trong 2 - 3 tháng, cần đánh giá các yếu tố sau trước khi cân nhắc tăng bậc điều trị: ⁃ Kỹ thuật hít thuốc không đúng. ⁃ Tuân thủ điều trị kém. ⁃ Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được, như hút/hít thuốc lá. ⁃ Các triệu chứng do các bệnh kèm theo, ví dụ như viêm mũi dị ứng. ▪ Tăng bước ngắn ngày (1 - 2 tuần): bởi bác sĩ hoặc bệnh nhân kèm một bản kế hoạch hành động, ví dụ khi bị cảm lạnh hoặc tiếp xúc dị nguyên. ▪ Điều chỉnh hàng ngày (bởi bệnh nhân): đối với bệnh nhân được chỉ định liều thấp ICS- formoterol khi cần cho hen nhẹ, hoặc liều thấp ICS-formoterol cho cả điều trị duy trì và cắt cơn. GINA 2019 ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI Giảm bậc điều trị kiểm soát hen: ▪ Xem xét giảm bậc điều trị khi đạt được kiểm soát hen tốt và duy trì trong 3 tháng, nhằm đạt điều trị tối thiểu mà vẫn kiểm soát được cả triệu chứng và cơn kịch phát, và giảm thiểu tác dụng phụ. ▪ Chọn thời gian thích hợp để giảm bậc điều trị (không có nhiễm trùng hô hấp, bệnh nhân không đi du lịch). ▪ Ghi nhận tình trạng cơ bản (kiểm soát triệu chứng và chức năng hô hấp), cung cấp một kế hoạch hành động bệnh hen, giám sát chặt chẽ, và đặt lịch hẹn tái khám tiếp theo. ▪ Giảm bậc thông qua các thuốc có sẵn để giảm liều ICS từ 25 - 50% cách mỗi 2 - 3 tháng. ▪ Nếu hen được kiểm soát tốt khi dùng ICS liều thấp hoặc LTRA, thì liều thấp ICS-formoterol khi cần là một lựa chọn giảm bậc dựa trên 2 nghiên cứu lớn với budesonide-formoterol ở người lớn và thanh thiếu niên. Các nghiên cứu nhỏ hơn cho thấy dùng ICS liều thấp bất cứ khi nào dùng SABA (thuốc hít kết hợp hoặc riêng lẻ) có hiệu quả như một chiến lược giảm bậc hơn so với SABA đơn thuần. ▪ Không ngưng hoàn toàn ICS ở người lớn hay thiếu niên đã được chẩn đoán hen trừ khi cần được yêu cầu tạm thời để xác định chẩn đoán hen. GINA 2019 ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
  • 51. 51 Cách giảm bậc điều trị khi đã kiểm soát hen: BẬC HIỆN TẠI THUỐC VÀ LIỀU HIỆN DÙNG CÁC CÁCH GIẢM BẬC BẬC 5 Liều cao ICS-LABA với corticoid uống. ▪ Tiếp tục liều cao ICS-LABA và giảm liều corticoid uống. ▪ Phân tích đàm để hướng dẫn giảm liều corticoid uống. ▪ Điều trị corticoid uống cách ngày. ▪ Thay corticoid uống bằng ICS liều cao. Liều cao ICS-LABA với các thuốc khác. ▪ Chuyển đến chuyên gia tư vấn. GINA 2019 ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI Cách giảm bậc điều trị khi đã kiểm soát hen: BẬC HIỆN TẠI THUỐC VÀ LIỀU HIỆN DÙNG CÁC CÁCH GIẢM BẬC BẬC 4 Điều trị duy trì với liều trung bình/cao ICS- LABA. ▪ Tiếp tục ICS-LABA nhưng giảm 50% liều ICS (sử dụng các dạng thuốc có sẵn khác). ▪ Ngưng LABA có thể làm cho bệnh xấu đi. Duy trì và cắt cơn với liều trung bình ICS-formoterol *. ▪ Giảm duy trì ICS-formoterol* xuống liều thấp, và tiếp tục liều thấp ICS/formoterol* để cắt cơn khi cần. Liều cao ICS với một thuốc kiểm soát hen thứ hai. ▪ Giảm liều 50% ICS và tiếp tục thuốc kiểm soát hen thứ hai. GINA 2019 ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
  • 52. 52 Cách giảm bậc điều trị khi đã kiểm soát hen: BẬC HIỆN TẠI THUỐC VÀ LIỀU HIỆN DÙNG CÁC CÁCH GIẢM BẬC BẬC 3 Liều thấp ICS-LABA để duy trì. ▪ Giảm ICS-LABA xuống 1 lần/ngày. ▪ Ngưng LABA có thể làm cho bệnh xấu đi. Liều thấp ICS-formoterol * để duy trì và cắt cơn. ▪ Giảm duy trì ICS-formoterol* xuống 1 lần/ngày và tiếp tục liều thấp ICS-formoterol* để cắt cơn khi cần. ICS liều trung bình hoặc cao. ▪ Giảm liều 50% ICS. GINA 2019 ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI Cách giảm bậc điều trị khi đã kiểm soát hen: BẬC HIỆN TẠI THUỐC VÀ LIỀU HIỆN DÙNG CÁC CÁCH GIẢM BẬC BẬC 2 ICS liều thấp. ▪ Ngày 1 lần (budesonide, ciclesonide, mometasone). ▪ Chuyển sang dùng liều thấp ICS-formoterol khi cần thiết. ▪ Thêm LTRA có thể cho phép giảm liều ICS. ▪ Không đủ bằng chứng ủng hộ để giảm liều đến mức dùng ICS với SABA khi cần. ICS liều thấp hoặc kháng leukotriene (LTRA). ▪ Chuyển sang dùng liều thấp ICS-formoterol khi cần thiết. ▪ Ngưng hoàn toàn ICS ở người lớn không được khuyến cáo vì làm tăng nguy cơ đợt kịch phát khi chỉ điều trị với SABA. GINA 2019 ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN TRẺ TRÊN 5 TUỔI
  • 53. 53 ▪ Các biện pháp phòng ngừa hen tiên phát: ⁃ Khuyến khích đẻ thường, không nên mổ đẻ. Không để bà mẹ đang mang thai và trẻ sau khi sinh hít khói thuốc lá. ⁃ Bú sữa mẹ. ⁃ Không khuyến khích sử dụng rộng rãi kháng sinh phổ rộng, paracetamol cho trẻ trong năm đầu đời. ▪ Các biện pháp phòng ngừa hen thứ phát: ⁃ Tránh tiếp xúc khói thuốc lá, khói bếp, các dị nguyên môi trường, bụi nhà, phấn hoa, ... và các dị nguyên khác. ⁃ Giảm cân cho trẻ thừa cân/béo phì. ⁃ Tránh các thuốc chống viêm giảm đau non - steroid, thuốc chẹn beta, thức ăn, các chất phụ gia nếu biết các chất này gây triệu chứng hen. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA