SlideShare a Scribd company logo
1.1. Tổng quan về trà xanh 
1.1.1. Giới thi ệu chung 
Cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis thuộc họ Theaceae. Từ lâu 
con người đã nhận biết được tính ưu việt và tính đa chức năng của loại cây này. 
Nhiều tác giả đã nghiên cứu về các đặc tính của cây trà và chỉ ra hai đặc tính 
sinh học tiêu biểu của trà là đặc tính chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn. 
Theo Trịnh Xuân Ngọ (2009) cây trà có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á. 
Đây là một loại cây công nghiệp lâu năm, cho hiệu quả kinh tế cao, được trồng ở 
hơn 30 quốc gia. Trà có nhiều giống khác nhau, các giống trà phổ biến hiện nay 
là: Thea Jiunnanica, Thea Assamica, Thea Ainensis, có nguồn gốc từ Trung 
Quốc và miền Bắc nước ta. Ngày nay, ở hầu hết các tỉnh có đều kiện thuận lợi 
đều trồng trà, song ba vùng trồng trà lớn nhất. 
 Vùng chè thượng du (Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Yên Bái) chiếm 
khoảng 25% sản lượng chè miền Bắc. 
 Vùng chè trung du (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên). Đây là vùng 
chè chủ yếu chiếm đến 75% sản lượng chè miền Bắc với nhiều nhà máy sản xuất 
lớn. 
 Vùng chè Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Lắc) chủ yếu trồng 
giống chè Ấn Độ và chè shan, chè Ô Long. 
Về phân loại khoa học cây trà được thể hiện trong bảng sau: 
Phân loại khoa học 
Giới Plantee 
Ngành Magnoliopsida 
Bộ Ericale 
Họ Theaceae 
Chi Camellia 
Loài C.Sinensis 
(Nguồn: Trịnh Xuân Ngọ, 2009)
1.1.2. Thành phần hóa học của lá trà 
Thành phần chính của lá trà là nước nó chiếm 75-82%, có quan hệ đến quá trình 
biến đổi sinh hóa trong búp trà và đến sự hoạt động của các men, là chất quan 
trọng không thể thiếu được để duy trì sự sống của cây. Bên cạnh thành phần 
chính là nước thì thành phần và hàm lượng các chất hòa tan trong chè là một 
trong những mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà nghiên cứu về trà xanh. 
Trong đó nhóm chất tanin được xem như thành phần chính, chiếm khoảng 27 – 
34% chất khô trong chè. Với mục đích nghiên cứu đặc tính chống oxy hóa và 
kháng khuẩn của trà xanh, trong bài báo cáo này chúng tôi chỉ xét đến hợp chất 
Polyphenol – tanin vì nó ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. 
Bảng thành phần hóa học của lá trà 
Thành phần 
Hàm 
l ượng(%) 
Polyphenol 36 
Methylxanthines 3.5 
Aminoacids 4 
Acid hữu cơ 1.5 
Carotennoids < 0.1 
Volatiles < 0.1 
Carbonhydrate 25 
Protein 15 
Lignin 6.5 
Lipids 2 
Chlorophyll 0.5 
Tro 5 
Theo Chi-Tang Ho (2008) trong lá trà chứa hàm lượng polyphenol tương đối
cao, thành phần chính của polyphenol trong lá trà được trình bày trong bảng 
Thành phần các hợp chất polyphenol trong lá trà xanh 
Thành phần 
Hàm 
l ượng 
Tổng số 18-36% 
Flavan-3- 
ols(catechin) 
12-24% 
Flavonol và 
glycosides 
3-4% 
Anthocyanins, 
Leucoanthocyanidin 
2-3% 
Phenolic ~5% 
Tanin là một trong những thành phần chủyếu quyết định đến phẩm chất trà. 
Tanin còn gọi chung là hợp chất phenol thực vật bao gồm các polyphenol đơn 
giản và các polyphenol đa phân tử, bên cạnh đó chúng còn kèm theo các hợp 
chất phenol thực vật phi tanin có màu và vị rất đắng. Tỷ lệ các chất trong thành 
phần hỗn hợp của tannin trà không giống nhau và tùy theo từng giống 
Tỷ lệ các chất trong thành phần hỗn hợp của tanin chè không giống nhau và tùy 
theo từng giống chè mà thay đổi. Tuy nhiên, người ta đã xác định được trong chè 
tanin gồm có 3 nhóm chủ yếu là catechin, flavonol và glycoside, anthocyanidin 
và leucoanthocyanidin. 
1.1.2.1. Catechin 
Một hợp chất không màu, tan trong nước, có vị đắng chát ở mức độ khác nhau 
và có khả năng chống oxi hóa. Catechin chiếm khoảng 85-90% tổng lượng 
tannin trong trà. Chúng dễ dàng bị oxy hóa và tạo hợp chất phức tạp với nhiều 
với nhiều chất khác nhau như methylxanthine.
Trong lá trà có 6 loại catechin chính đó là epicatechin (EG), epigallocatechin-3- 
gallate (EGCG), epigallocatechin (EGC), epicatechin (EC),epigalocatechin-3- 
gallate (EGCG), epigallocatechin (EGC), epicatechingallate (ECG), 
gallocatechin (GC), và catechin (C). Trong đó EGCG là thành phần polyphenol 
chủ yếu trong trà chiếm khoảng 12% khối lượng chất khô trong trà kế đến là 
EGC, ECG và EG. Tỉ lệ các thành phần được thể hiện trong bảng sau. 
Thành phần catechin trong lá trà 
Thành phần Hàm lượng 
Epicatechin (EC) 1-3% 
Epigallocatechin (EGC) 3-6% 
Epicatechin gallate (ECG) 3-6% 
Epigallocatechin gallate 
(EGCG) 
8-12% 
Catechin (C) 1-2% 
Gallocatechin (GC) 3-4% 
Hình ảnh công thức cấu tạo của một số catechin:
Hình 1.1: Công thức cấu tạo một số loại catechin
1.1.2.2. Flavonol và glycoside 
Chiếm khoảng 1-2% chất khô và bao gồm các thành phần chính quercetin (0,27- 
0,48%), kaempferol (0,14-0,32), myricitin (0,07 -0,2%). Các glucoside của 
flavonol là dạng liên kết của Flavonol với monosacchaside (như glucose, 
rhamnose, galactose, arabinose) hoặc disaccharide (như rutinose). Những 
flavonol glucoside cơ bản trong trà bao gồm: rutin (0,05-0,1%), quercerin 
glycoside (0,2 – 0,5%) và kaempferol glycoside (0,16 -0,35%). Các flavonol và 
glucoside thường có màu vàng sáng. Có ít nhất 14 chất đã được tìm thấy. Các 
flavonol ít bị biến đổi trong quá trình lên men. Chúng là các thành phần có lợi 
cho sức khỏe trong chè mà không có độc tính. Sau khi vào cơ thể chúng xuất 
hiện trong máu, thể hiện hoạt tính mà không tích lũy lại. 
Hình 1.2. công thức hóa học của flavonol 
1.1.2.3. Anthocyanidin và Leucoanthocyanidin 
Anthocyanidin là một hợp chất không màu, nhưng khi tác dụng với dung dịch 
acid vô cơ thì có màu đỏ, dễ bị oxi hóa và trùng hợp. Anthocyanidin thường tồn 
tại dưới dạng glycozit, còn gọi là anthocyanin. 
Anthocyanidins bao gồm pelargonidin, cyanidin, delphinidin, and tricetinidin, 
chúng chiếm khoảng 0.01% khối lượng lá trà khô.
Các công thức cấu tạo của các anthocyanidin 
Bên cạnh các chất Anthocyanidin, trong lá trà còn thấy có Leucoanthocyanidin 
(Flavadiol – 3,4) và các dẫn xuất glucoside của chúng. Leucoanthocyanidin hợp 
chất không màu, dễ dàng bị oxy hóa và ngưng tụ hình thành sắc tố trong quá 
trình lên men trà. Chúng là tiền tố của nhóm chất màu quan trọng là 
anthocyanidin và anthocyanin (Anthocyanidin glucoside). 
Ngoài các nhóm flavonoid nêu trên, chè còn chứa các chất có giá trị khác như 
tinh dầu, các carotenoid, vitamin, các chất khoáng vi lượng, và caffein. Tùy theo 
từng chủng loại, chè có 1,5 – 5% caffein. Trong y học, caffein được dùng rộng 
rãi với paracetamol làm thuốc hạ sốt. 
1.1.2.4. Acid phenolic 
Acid phenolic là một nhóm chất bao gồm các acid chính sau: acid gallic (0.5- 
1.4%), acid chlorogenic (0.3%), và theogallin (1-2%). Trong trà xanh, acid 
phenolic là tiền tố của catechin gallate.
Công thức cấu tạo của các acid phenolic 
Ngoài các hợp chất polyphenol, trà còn có nhiều hợp chất khác, bao gồm 
alkaloid, amino acid, protein, glucid, volatile và kim loại dạng vết. 
Protein chiếm 15% hàm lượng chất khô trong trà, protein này bao gồm các 
enzym như: polyphenol oxydase (xúc tác phản ứng oxy hóa catechin), 
glucosidase (xúc tác phản ứng thủy phân các hợp chất mùi), lipooxydase (xúc 
tác sự hình thành các andehyde dễ bay hơi) và một số enzym xúc tác cho sự 
tổng hợp methyl xanthine. 
Hơn nữa trong trà còn có một số chất như canxi, mangan, crom, flo. Một số 
hợp chất bay hơi bao gồ m: alcohol, carbonyl, ester, và các hợp chất vòng. 
1.1.3. Đặc tính sinh học của trà 
1.1.3.1. Hoạt tính chống oxy hóa 
Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định hoạt tính chống oxy hóa chính của trà là do 
hoạt tính của các hợp chất polyphenol. Thật vậy trong một bài báo khoa học của 
Mai Tuyên, Vũ Bích Lan và Ngô Đại Quang nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa 
của polyphenol tách chiết từ lá trà xanh để bảo quản hạt dầu cải đã đưa ra kết 
luận polyphenol chiết xuất từ lá trà xanh thứ phẩm có tác dụng kháng oxy hóa rất 
rõ rệt và mạnh hơn nhiều so với acide ascorbic và tocopherol. Tác dụng sinh học 
của các polyphenol trà hay của dịch chiết lá trà xanh được giải thích là do chúng 
có tác dụng khử các gốc tự do, giống như tác dụng của các chất antioxidant. 
Trong các polyphenol trà, những gốc có chức năng chống oxy hóa là gốc ortho- 
3,4-dihydroxyl (catechol), hoặc các vị trí 3,4,5-trihydroxyl (gallate) của vòng B, 
nhóm gallate ở vị trí C3 của vòng C, nhóm hydroxyl ở vị trí C5, C7 của vòng A.
Hình: Các nhóm có chức năng chống oxy hóa của các polyphenol 
Cơ chế chống oxy hóa của trà thuộc cơ chế chống oxy hóa của các hợp chất 
phenol. Tính chống oxy hóa của các ankylphenol thể hiện ở chỗ chúng có khả 
năng vô hiệu hóa các gốc peroxyt, do đó nó có thể cắt mạch oxy hóa. Sản phẩm 
đầu tiên xuất hiện là các gốc phenol tạo thành do nguyên tử hydro của nhóm 
hydroxyl được nhường cho gốc peroxyt: 
Hình: Cơ chế chống oxy hóa của polyphenol 
Các gốc phenol rất ổn định, kém hoạt tính, nhờ vậy chúng không có khả năng 
sinh mạch oxy hóa tiếp theo. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất ankylphenol 
được tăng lên bằng cách hydroxyl hóa vào phân tử phenol, vì các hợp chất polyphenol 
có hoạt tính tốt hơn monophenol. 
Chúng có một số tính chất sau: 
 Dạng khử của chúng có thể phản ứng với các gốc tự do, chuyển thành dạng 
oxy hóa:
Dạng hydroquinone 
(Dạng khử) 
Dạng quinon 
(Dạng oxy hóa) 
 Dạng oxy hóa của chúng có thể chuyển thành dạng lưỡng gốc và như vậy 
chúng có khả năng phản ứng với hai gốc tự do nữa.
Đặc biệt dạng oxy hóa và dạng khử của chúng có thể tương tác với nhau thuận 
nghịch tạo gốc Semiquinon: 
Ngoài ra, các hợp chất catechin trong trà còn có khả năng tạo phức kim loại chủ 
yếu là Fe, Cu, đây là những chất xúc tác để tạo ra những gốc tự do. Tỉ lệ EGC, 
EGCG, ECG và EC tạo phức với kim loại là 3:2, 2:1, 2:1, 3:1. 
Cả 2 catechin và theaflavin có thể tạo phức với Fe (III). Theaflavin có thể tạo 
phức với Fe (III) để tạo thành dạng phức, sau đó bị oxy hóa thành o-quinon và 
được chuyển đổi thành dehdro theaflavin, theanaph thoquinon và polymer. 
1.1.4. Hoạt tính kháng khuẩn 
Tháng 8/1996 giáo sư T. Shimaura công tác tại trường Đại học y khoa 
Showa (Nhật Bản) đã có công trình diễn thuyết “về tác động diệt khuẩn E-coli- 
157” tại hội thảo chuyên đề diệt khuẩn của trà xanh. Ông đã khẳng định rằng 
catechin trong trà xanh có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn làm hư hỏng 
thực phẩm và loại bỏ các độc tố do chúng gây ra. Các thí nghiệm của ông cho 
thấy trà xanh có thể diệt 100.000 khuẩn E. Coli trong vòng 5h. Cơ chế hoạt 
động của các catechin là phá hủy màng tế bào bên ngoài của vi khuẩn. 
EGCG và ECG là catechin có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất. Catechin là 
polyphenol có thể gây ra hiện tượng ngưng kết bằng cách tạo liên kết trực tiếp 
với protein. Đây là tính chất đặc trưng của catechin chịu trách nhiệm cho hoạt 
tính kháng khuẩn. 
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ra rằng thành phần của thành tế bào là 
yếu tố quyết định đến khả năng kháng EGCG của vi khuẩn. Peptidogly trong 
thành tế bào vi khuẩn có khảnăng ngăn chặn các hoạt động diệt khuẩn của 
EGCG. Peptidoglycan là một phức liên kết ngang của polysaccharide và 
peptide. Thành tế bào của vi khuẩn gồm có 30-50 lớp peptidoglycan bảo vệ vi
khuẩn trước áp suất thẩm thấu. EGCG có thể trực tiếp liên kết với 
peptidoglycan và làm tế bào bị đông tụ ngăn cản hoạt động sinh tổng hợp của 
vi khuẩn. Catechin của trà có khả năng ức chế các enzym có nguồn gốc từ vi 
khuẩn. 
Để ức chế hoạt động của enzyme EGCG liên kết trực tiếp với các phân tử 
sinh học và gây ra hiện tượng ngưng kết làm mất hoạt tính của enzym. 
1.1.5. Tác dụng dược lý của trà xanh 
Nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, cho thấy, chè xanh 
mang lại nhiều tác dụng tốt nhờ thành phần hóa học đa dạng với các chất hỗ trợ 
sức khoẻ và phòng chống bệnh tật. 
Theo ThS Ngô Đức Phương, nguyên cán bộ Khoa Tài nguyên - Dược liệu, 
Viện Dược liệu đã đưa ra kết quả. Về dược lý học, chè có vị đắng chát, tính 
mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần làm cho đầu 
não được thư thái, khỏi chóng mặt xây xẩm, da thịt mát mẻ, bớt mụn nhọt và 
cầm tả lỵ. Do có cafein và theophyllin, chè xanh được xem là một chất kích 
thích não, tim và hô hấp, giúp tăng cường sức làm việc của trí óc và của cơ, 
làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim. 
Thành phần catechin có trong trà xanh đã được nhiều nghiên cứu chứng minh 
có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, giảm lượng 
đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virus cúm, chống hôi 
miệng. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy tác dụng chống 
phóng xạ của chè xanh. Các flavonol và polyphenol làm cho chè có tính chất 
của vitamin P. 
Những chất polyphennol có trong trà xanh có vai trò quan trọng trong 
việc phòng chống bệnh ung thư. So với trà đen thì trà xanh có hàm lượng 
polyphenol cao hơn vì không bị quá trình ủ men làm thay đổi thành phần. Đặc 
biệt, EGCG là loại polyphenol chủ yếu tạo nên dược tính của trà xanh, nó có 
công dụng ngăn ngừa các enzym kích hoạt sự sao chép nhân bản tế bào.
ThS Ngô Đức Phương phân tích thêm các thành phần vitamin trong chè cũng 
có tác dụng tích cực đối với sức khoẻ, ví dụ như vitamin C giúp làm tăng sức 
đề kháng, và phòng chống bệnh cúm; vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình 
trao đổi carbon hydrat; Vitamin E tác dụng chống oxy hóa và hạn chế lão hóa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] PGS TS. Trịnh Xuân Ngọ, Cây chè và kỹ thuật chế biến, 2009 
[2] Chi-Tang Ho - Tea and Tea Products: Chemistry and Health-Promoting 
Properties – 2008. 
[3] Mai Tuyên,Vũ Bích Lan, Ngô Đại Quang, Bài báo khoa học Nghiên cứu chiế t xuất và 
xác định tác dụng kháng oxy hoá của polyphenol từ lá chè xanh việ t nam, 2008 
[4] http://old.dactai.com/traxanh.html
Tong quan tra_xanh

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công nghệ sản xuất bia va malt
Công nghệ sản xuất bia va maltCông nghệ sản xuất bia va malt
Công nghệ sản xuất bia va malt
Food chemistry-09.1800.1595
 
Các phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCác phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCassiopeia Nguyen
 
168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan
huyen2204
 
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
địNh lượng protein
địNh lượng proteinđịNh lượng protein
địNh lượng proteinlehongtrang
 
Bai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keoBai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keo
Food chemistry-09.1800.1595
 
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
hanhha12
 
Sản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseSản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ cellulose
Hạnh Hiền
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinh
Thao Truong
 
quy trình lên men mì chính
quy trình lên men mì chínhquy trình lên men mì chính
quy trình lên men mì chính
trietav
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
Thanh Hoa
 
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Nhat Tam Nhat Tam
 
Sấy malt trong sản xuất bia đen
Sấy malt trong sản xuất bia đenSấy malt trong sản xuất bia đen
Sấy malt trong sản xuất bia đenThảo Phạm
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nànhNghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đụcKej Ry
 
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả NhàuĐánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
nhuphung96
 
Yeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quan
Yeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quanYeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quan
Yeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quan
Nguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (20)

Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Công nghệ sản xuất bia va malt
Công nghệ sản xuất bia va maltCông nghệ sản xuất bia va malt
Công nghệ sản xuất bia va malt
 
Các phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCác phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bột
 
168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan
 
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
 
địNh lượng protein
địNh lượng proteinđịNh lượng protein
địNh lượng protein
 
Bai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keoBai giang mon banh keo
Bai giang mon banh keo
 
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
 
Sản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ celluloseSản xuất ethanol từ cellulose
Sản xuất ethanol từ cellulose
 
Cong nghe SX bia
Cong nghe SX biaCong nghe SX bia
Cong nghe SX bia
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinh
 
quy trình lên men mì chính
quy trình lên men mì chínhquy trình lên men mì chính
quy trình lên men mì chính
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
 
Sấy malt trong sản xuất bia đen
Sấy malt trong sản xuất bia đenSấy malt trong sản xuất bia đen
Sấy malt trong sản xuất bia đen
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nànhNghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
 
Chung cất
Chung cấtChung cất
Chung cất
 
Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đục
 
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả NhàuĐánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
Đánh giá hàm lượng tổng phenolic và flavonoid trong quả Nhàu
 
Yeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quan
Yeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quanYeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quan
Yeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quan
 

Similar to Tong quan tra_xanh

Anti-oxidant of catechin.pdf
Anti-oxidant of catechin.pdfAnti-oxidant of catechin.pdf
Anti-oxidant of catechin.pdf
TruongLevannhat
 
Tên chuyên đề: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ ACID AMIN VÒNG THƠM
Tên chuyên đề: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ ACID AMIN VÒNG THƠMTên chuyên đề: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ ACID AMIN VÒNG THƠM
Tên chuyên đề: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ ACID AMIN VÒNG THƠM
hieu anh
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímNghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
ljmonking
 
Protei 636668349145297277
Protei 636668349145297277Protei 636668349145297277
Protei 636668349145297277
mytrampham
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Phenol
PhenolPhenol
Lô hội- powerpoint slidesharedkxnxnxnxnxnxnxn
Lô hội- powerpoint slidesharedkxnxnxnxnxnxnxnLô hội- powerpoint slidesharedkxnxnxnxnxnxnxn
Lô hội- powerpoint slidesharedkxnxnxnxnxnxnxn
nlminhhoa2912
 
Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925
Vohinh Ngo
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
ThoNguyn989738
 
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinhTai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinhViet Trang
 
Lycopen.pptx
Lycopen.pptxLycopen.pptx
Lycopen.pptx
ThLmonNguyn
 
Lycopen.pptx
Lycopen.pptxLycopen.pptx
Lycopen.pptx
ThLmonNguyn
 
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
Man_Ebook
 
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
thving
 
CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ 22...
CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ 22...CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ 22...
CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ 22...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lycopen.pptx
Lycopen.pptxLycopen.pptx
Lycopen.pptx
nlddoanNguynThLmon
 
Chiết suất và tinh chế carotenoi
Chiết suất và tinh chế carotenoiChiết suất và tinh chế carotenoi
Chiết suất và tinh chế carotenoi
Thanh Nguyen
 
Chuong 2 cac hop chat terpenoid
Chuong 2 cac hop chat terpenoidChuong 2 cac hop chat terpenoid
Chuong 2 cac hop chat terpenoid
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Tong quan tra_xanh (20)

Anti-oxidant of catechin.pdf
Anti-oxidant of catechin.pdfAnti-oxidant of catechin.pdf
Anti-oxidant of catechin.pdf
 
Tên chuyên đề: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ ACID AMIN VÒNG THƠM
Tên chuyên đề: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ ACID AMIN VÒNG THƠMTên chuyên đề: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ ACID AMIN VÒNG THƠM
Tên chuyên đề: QUY TRÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ ACID AMIN VÒNG THƠM
 
Chum ngay
Chum ngayChum ngay
Chum ngay
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímNghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
 
Protei 636668349145297277
Protei 636668349145297277Protei 636668349145297277
Protei 636668349145297277
 
Carotene
CaroteneCarotene
Carotene
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alz...
 
Phenol
PhenolPhenol
Phenol
 
Lô hội- powerpoint slidesharedkxnxnxnxnxnxnxn
Lô hội- powerpoint slidesharedkxnxnxnxnxnxnxnLô hội- powerpoint slidesharedkxnxnxnxnxnxnxn
Lô hội- powerpoint slidesharedkxnxnxnxnxnxnxn
 
Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925Nuoc uong tu_thao_moc_925
Nuoc uong tu_thao_moc_925
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinhTai lieu va ky thuat trong cay do sinh
Tai lieu va ky thuat trong cay do sinh
 
Lycopen.pptx
Lycopen.pptxLycopen.pptx
Lycopen.pptx
 
Lycopen.pptx
Lycopen.pptxLycopen.pptx
Lycopen.pptx
 
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
NGHIÊN CỨU CHIẾT RÚT TINH DẦU VÀ PECTIN TỪ VỎ BƯỞI ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨ...
 
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
 
CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ 22...
CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ 22...CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ 22...
CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA LẦN THỨ 22...
 
Lycopen.pptx
Lycopen.pptxLycopen.pptx
Lycopen.pptx
 
Chiết suất và tinh chế carotenoi
Chiết suất và tinh chế carotenoiChiết suất và tinh chế carotenoi
Chiết suất và tinh chế carotenoi
 
Chuong 2 cac hop chat terpenoid
Chuong 2 cac hop chat terpenoidChuong 2 cac hop chat terpenoid
Chuong 2 cac hop chat terpenoid
 

Tong quan tra_xanh

  • 1. 1.1. Tổng quan về trà xanh 1.1.1. Giới thi ệu chung Cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis thuộc họ Theaceae. Từ lâu con người đã nhận biết được tính ưu việt và tính đa chức năng của loại cây này. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về các đặc tính của cây trà và chỉ ra hai đặc tính sinh học tiêu biểu của trà là đặc tính chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn. Theo Trịnh Xuân Ngọ (2009) cây trà có nguồn gốc từ Đông Nam Châu Á. Đây là một loại cây công nghiệp lâu năm, cho hiệu quả kinh tế cao, được trồng ở hơn 30 quốc gia. Trà có nhiều giống khác nhau, các giống trà phổ biến hiện nay là: Thea Jiunnanica, Thea Assamica, Thea Ainensis, có nguồn gốc từ Trung Quốc và miền Bắc nước ta. Ngày nay, ở hầu hết các tỉnh có đều kiện thuận lợi đều trồng trà, song ba vùng trồng trà lớn nhất.  Vùng chè thượng du (Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Yên Bái) chiếm khoảng 25% sản lượng chè miền Bắc.  Vùng chè trung du (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên). Đây là vùng chè chủ yếu chiếm đến 75% sản lượng chè miền Bắc với nhiều nhà máy sản xuất lớn.  Vùng chè Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Lắc) chủ yếu trồng giống chè Ấn Độ và chè shan, chè Ô Long. Về phân loại khoa học cây trà được thể hiện trong bảng sau: Phân loại khoa học Giới Plantee Ngành Magnoliopsida Bộ Ericale Họ Theaceae Chi Camellia Loài C.Sinensis (Nguồn: Trịnh Xuân Ngọ, 2009)
  • 2. 1.1.2. Thành phần hóa học của lá trà Thành phần chính của lá trà là nước nó chiếm 75-82%, có quan hệ đến quá trình biến đổi sinh hóa trong búp trà và đến sự hoạt động của các men, là chất quan trọng không thể thiếu được để duy trì sự sống của cây. Bên cạnh thành phần chính là nước thì thành phần và hàm lượng các chất hòa tan trong chè là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà nghiên cứu về trà xanh. Trong đó nhóm chất tanin được xem như thành phần chính, chiếm khoảng 27 – 34% chất khô trong chè. Với mục đích nghiên cứu đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn của trà xanh, trong bài báo cáo này chúng tôi chỉ xét đến hợp chất Polyphenol – tanin vì nó ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Bảng thành phần hóa học của lá trà Thành phần Hàm l ượng(%) Polyphenol 36 Methylxanthines 3.5 Aminoacids 4 Acid hữu cơ 1.5 Carotennoids < 0.1 Volatiles < 0.1 Carbonhydrate 25 Protein 15 Lignin 6.5 Lipids 2 Chlorophyll 0.5 Tro 5 Theo Chi-Tang Ho (2008) trong lá trà chứa hàm lượng polyphenol tương đối
  • 3. cao, thành phần chính của polyphenol trong lá trà được trình bày trong bảng Thành phần các hợp chất polyphenol trong lá trà xanh Thành phần Hàm l ượng Tổng số 18-36% Flavan-3- ols(catechin) 12-24% Flavonol và glycosides 3-4% Anthocyanins, Leucoanthocyanidin 2-3% Phenolic ~5% Tanin là một trong những thành phần chủyếu quyết định đến phẩm chất trà. Tanin còn gọi chung là hợp chất phenol thực vật bao gồm các polyphenol đơn giản và các polyphenol đa phân tử, bên cạnh đó chúng còn kèm theo các hợp chất phenol thực vật phi tanin có màu và vị rất đắng. Tỷ lệ các chất trong thành phần hỗn hợp của tannin trà không giống nhau và tùy theo từng giống Tỷ lệ các chất trong thành phần hỗn hợp của tanin chè không giống nhau và tùy theo từng giống chè mà thay đổi. Tuy nhiên, người ta đã xác định được trong chè tanin gồm có 3 nhóm chủ yếu là catechin, flavonol và glycoside, anthocyanidin và leucoanthocyanidin. 1.1.2.1. Catechin Một hợp chất không màu, tan trong nước, có vị đắng chát ở mức độ khác nhau và có khả năng chống oxi hóa. Catechin chiếm khoảng 85-90% tổng lượng tannin trong trà. Chúng dễ dàng bị oxy hóa và tạo hợp chất phức tạp với nhiều với nhiều chất khác nhau như methylxanthine.
  • 4. Trong lá trà có 6 loại catechin chính đó là epicatechin (EG), epigallocatechin-3- gallate (EGCG), epigallocatechin (EGC), epicatechin (EC),epigalocatechin-3- gallate (EGCG), epigallocatechin (EGC), epicatechingallate (ECG), gallocatechin (GC), và catechin (C). Trong đó EGCG là thành phần polyphenol chủ yếu trong trà chiếm khoảng 12% khối lượng chất khô trong trà kế đến là EGC, ECG và EG. Tỉ lệ các thành phần được thể hiện trong bảng sau. Thành phần catechin trong lá trà Thành phần Hàm lượng Epicatechin (EC) 1-3% Epigallocatechin (EGC) 3-6% Epicatechin gallate (ECG) 3-6% Epigallocatechin gallate (EGCG) 8-12% Catechin (C) 1-2% Gallocatechin (GC) 3-4% Hình ảnh công thức cấu tạo của một số catechin:
  • 5. Hình 1.1: Công thức cấu tạo một số loại catechin
  • 6. 1.1.2.2. Flavonol và glycoside Chiếm khoảng 1-2% chất khô và bao gồm các thành phần chính quercetin (0,27- 0,48%), kaempferol (0,14-0,32), myricitin (0,07 -0,2%). Các glucoside của flavonol là dạng liên kết của Flavonol với monosacchaside (như glucose, rhamnose, galactose, arabinose) hoặc disaccharide (như rutinose). Những flavonol glucoside cơ bản trong trà bao gồm: rutin (0,05-0,1%), quercerin glycoside (0,2 – 0,5%) và kaempferol glycoside (0,16 -0,35%). Các flavonol và glucoside thường có màu vàng sáng. Có ít nhất 14 chất đã được tìm thấy. Các flavonol ít bị biến đổi trong quá trình lên men. Chúng là các thành phần có lợi cho sức khỏe trong chè mà không có độc tính. Sau khi vào cơ thể chúng xuất hiện trong máu, thể hiện hoạt tính mà không tích lũy lại. Hình 1.2. công thức hóa học của flavonol 1.1.2.3. Anthocyanidin và Leucoanthocyanidin Anthocyanidin là một hợp chất không màu, nhưng khi tác dụng với dung dịch acid vô cơ thì có màu đỏ, dễ bị oxi hóa và trùng hợp. Anthocyanidin thường tồn tại dưới dạng glycozit, còn gọi là anthocyanin. Anthocyanidins bao gồm pelargonidin, cyanidin, delphinidin, and tricetinidin, chúng chiếm khoảng 0.01% khối lượng lá trà khô.
  • 7. Các công thức cấu tạo của các anthocyanidin Bên cạnh các chất Anthocyanidin, trong lá trà còn thấy có Leucoanthocyanidin (Flavadiol – 3,4) và các dẫn xuất glucoside của chúng. Leucoanthocyanidin hợp chất không màu, dễ dàng bị oxy hóa và ngưng tụ hình thành sắc tố trong quá trình lên men trà. Chúng là tiền tố của nhóm chất màu quan trọng là anthocyanidin và anthocyanin (Anthocyanidin glucoside). Ngoài các nhóm flavonoid nêu trên, chè còn chứa các chất có giá trị khác như tinh dầu, các carotenoid, vitamin, các chất khoáng vi lượng, và caffein. Tùy theo từng chủng loại, chè có 1,5 – 5% caffein. Trong y học, caffein được dùng rộng rãi với paracetamol làm thuốc hạ sốt. 1.1.2.4. Acid phenolic Acid phenolic là một nhóm chất bao gồm các acid chính sau: acid gallic (0.5- 1.4%), acid chlorogenic (0.3%), và theogallin (1-2%). Trong trà xanh, acid phenolic là tiền tố của catechin gallate.
  • 8. Công thức cấu tạo của các acid phenolic Ngoài các hợp chất polyphenol, trà còn có nhiều hợp chất khác, bao gồm alkaloid, amino acid, protein, glucid, volatile và kim loại dạng vết. Protein chiếm 15% hàm lượng chất khô trong trà, protein này bao gồm các enzym như: polyphenol oxydase (xúc tác phản ứng oxy hóa catechin), glucosidase (xúc tác phản ứng thủy phân các hợp chất mùi), lipooxydase (xúc tác sự hình thành các andehyde dễ bay hơi) và một số enzym xúc tác cho sự tổng hợp methyl xanthine. Hơn nữa trong trà còn có một số chất như canxi, mangan, crom, flo. Một số hợp chất bay hơi bao gồ m: alcohol, carbonyl, ester, và các hợp chất vòng. 1.1.3. Đặc tính sinh học của trà 1.1.3.1. Hoạt tính chống oxy hóa Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định hoạt tính chống oxy hóa chính của trà là do hoạt tính của các hợp chất polyphenol. Thật vậy trong một bài báo khoa học của Mai Tuyên, Vũ Bích Lan và Ngô Đại Quang nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của polyphenol tách chiết từ lá trà xanh để bảo quản hạt dầu cải đã đưa ra kết luận polyphenol chiết xuất từ lá trà xanh thứ phẩm có tác dụng kháng oxy hóa rất rõ rệt và mạnh hơn nhiều so với acide ascorbic và tocopherol. Tác dụng sinh học của các polyphenol trà hay của dịch chiết lá trà xanh được giải thích là do chúng có tác dụng khử các gốc tự do, giống như tác dụng của các chất antioxidant. Trong các polyphenol trà, những gốc có chức năng chống oxy hóa là gốc ortho- 3,4-dihydroxyl (catechol), hoặc các vị trí 3,4,5-trihydroxyl (gallate) của vòng B, nhóm gallate ở vị trí C3 của vòng C, nhóm hydroxyl ở vị trí C5, C7 của vòng A.
  • 9. Hình: Các nhóm có chức năng chống oxy hóa của các polyphenol Cơ chế chống oxy hóa của trà thuộc cơ chế chống oxy hóa của các hợp chất phenol. Tính chống oxy hóa của các ankylphenol thể hiện ở chỗ chúng có khả năng vô hiệu hóa các gốc peroxyt, do đó nó có thể cắt mạch oxy hóa. Sản phẩm đầu tiên xuất hiện là các gốc phenol tạo thành do nguyên tử hydro của nhóm hydroxyl được nhường cho gốc peroxyt: Hình: Cơ chế chống oxy hóa của polyphenol Các gốc phenol rất ổn định, kém hoạt tính, nhờ vậy chúng không có khả năng sinh mạch oxy hóa tiếp theo. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất ankylphenol được tăng lên bằng cách hydroxyl hóa vào phân tử phenol, vì các hợp chất polyphenol có hoạt tính tốt hơn monophenol. Chúng có một số tính chất sau:  Dạng khử của chúng có thể phản ứng với các gốc tự do, chuyển thành dạng oxy hóa:
  • 10. Dạng hydroquinone (Dạng khử) Dạng quinon (Dạng oxy hóa)  Dạng oxy hóa của chúng có thể chuyển thành dạng lưỡng gốc và như vậy chúng có khả năng phản ứng với hai gốc tự do nữa.
  • 11. Đặc biệt dạng oxy hóa và dạng khử của chúng có thể tương tác với nhau thuận nghịch tạo gốc Semiquinon: Ngoài ra, các hợp chất catechin trong trà còn có khả năng tạo phức kim loại chủ yếu là Fe, Cu, đây là những chất xúc tác để tạo ra những gốc tự do. Tỉ lệ EGC, EGCG, ECG và EC tạo phức với kim loại là 3:2, 2:1, 2:1, 3:1. Cả 2 catechin và theaflavin có thể tạo phức với Fe (III). Theaflavin có thể tạo phức với Fe (III) để tạo thành dạng phức, sau đó bị oxy hóa thành o-quinon và được chuyển đổi thành dehdro theaflavin, theanaph thoquinon và polymer. 1.1.4. Hoạt tính kháng khuẩn Tháng 8/1996 giáo sư T. Shimaura công tác tại trường Đại học y khoa Showa (Nhật Bản) đã có công trình diễn thuyết “về tác động diệt khuẩn E-coli- 157” tại hội thảo chuyên đề diệt khuẩn của trà xanh. Ông đã khẳng định rằng catechin trong trà xanh có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn làm hư hỏng thực phẩm và loại bỏ các độc tố do chúng gây ra. Các thí nghiệm của ông cho thấy trà xanh có thể diệt 100.000 khuẩn E. Coli trong vòng 5h. Cơ chế hoạt động của các catechin là phá hủy màng tế bào bên ngoài của vi khuẩn. EGCG và ECG là catechin có khả năng kháng khuẩn mạnh nhất. Catechin là polyphenol có thể gây ra hiện tượng ngưng kết bằng cách tạo liên kết trực tiếp với protein. Đây là tính chất đặc trưng của catechin chịu trách nhiệm cho hoạt tính kháng khuẩn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ra rằng thành phần của thành tế bào là yếu tố quyết định đến khả năng kháng EGCG của vi khuẩn. Peptidogly trong thành tế bào vi khuẩn có khảnăng ngăn chặn các hoạt động diệt khuẩn của EGCG. Peptidoglycan là một phức liên kết ngang của polysaccharide và peptide. Thành tế bào của vi khuẩn gồm có 30-50 lớp peptidoglycan bảo vệ vi
  • 12. khuẩn trước áp suất thẩm thấu. EGCG có thể trực tiếp liên kết với peptidoglycan và làm tế bào bị đông tụ ngăn cản hoạt động sinh tổng hợp của vi khuẩn. Catechin của trà có khả năng ức chế các enzym có nguồn gốc từ vi khuẩn. Để ức chế hoạt động của enzyme EGCG liên kết trực tiếp với các phân tử sinh học và gây ra hiện tượng ngưng kết làm mất hoạt tính của enzym. 1.1.5. Tác dụng dược lý của trà xanh Nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, cho thấy, chè xanh mang lại nhiều tác dụng tốt nhờ thành phần hóa học đa dạng với các chất hỗ trợ sức khoẻ và phòng chống bệnh tật. Theo ThS Ngô Đức Phương, nguyên cán bộ Khoa Tài nguyên - Dược liệu, Viện Dược liệu đã đưa ra kết quả. Về dược lý học, chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần làm cho đầu não được thư thái, khỏi chóng mặt xây xẩm, da thịt mát mẻ, bớt mụn nhọt và cầm tả lỵ. Do có cafein và theophyllin, chè xanh được xem là một chất kích thích não, tim và hô hấp, giúp tăng cường sức làm việc của trí óc và của cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim. Thành phần catechin có trong trà xanh đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virus cúm, chống hôi miệng. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy tác dụng chống phóng xạ của chè xanh. Các flavonol và polyphenol làm cho chè có tính chất của vitamin P. Những chất polyphennol có trong trà xanh có vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư. So với trà đen thì trà xanh có hàm lượng polyphenol cao hơn vì không bị quá trình ủ men làm thay đổi thành phần. Đặc biệt, EGCG là loại polyphenol chủ yếu tạo nên dược tính của trà xanh, nó có công dụng ngăn ngừa các enzym kích hoạt sự sao chép nhân bản tế bào.
  • 13. ThS Ngô Đức Phương phân tích thêm các thành phần vitamin trong chè cũng có tác dụng tích cực đối với sức khoẻ, ví dụ như vitamin C giúp làm tăng sức đề kháng, và phòng chống bệnh cúm; vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi carbon hydrat; Vitamin E tác dụng chống oxy hóa và hạn chế lão hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS TS. Trịnh Xuân Ngọ, Cây chè và kỹ thuật chế biến, 2009 [2] Chi-Tang Ho - Tea and Tea Products: Chemistry and Health-Promoting Properties – 2008. [3] Mai Tuyên,Vũ Bích Lan, Ngô Đại Quang, Bài báo khoa học Nghiên cứu chiế t xuất và xác định tác dụng kháng oxy hoá của polyphenol từ lá chè xanh việ t nam, 2008 [4] http://old.dactai.com/traxanh.html