SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
------------------------------
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế
nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu
tại Việt Nam
Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Ngọc Thạch - QT2401M
HẢI PHÒNG, 2022
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
------------------------------
TÊN ĐỀ TÀI
Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế
nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu
tại Việt Nam
CHUYÊN NGÀNH: MARKETING
Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Ngọc Thạch - QT2401M
GVHD: ThS.Lê Thị Nam Phương - Khoa QTKD
HẢI PHÒNG, 2022
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................4
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................6
1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................6
2. Tính cấp thiết của đề tài (tính thời sự, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, giáo dục và y tế…)...............................................................................................6
3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................6
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài: ...............................................................................7
5. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu: ......................................................................7
6. Khả năng triển khai ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu của đề tài .......7
7. Lợi ích của đề tài nghiên cứu đối với Nhà trường ................................................7
8. Lợi ích đồi với nền kinh tế – xã hội..........................................................................8
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ NHƯỢNG QUYỂN
THƯƠNG HIỆU....................................................................................................................9
1.1. THƯƠNG HIỆU .......................................................................................................9
1.2. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU............................................................... 13
CHƯƠNG II........................................................................................................................ 22
TÌM HIỂU VỀ THỰC TẾ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU CỦA MỘT SỐ
NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM........................................................................................ 22
2.1. Thực tế nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.......................................... 22
2.2. Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee tại Việt Nam......................... 25
2.3. Nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên E-Coffee tại Việt Nam........... 28
CHƯƠNG III ...................................................................................................................... 34
ĐƯA RA NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA TÁC
GIẢ........................................................................................................................................ 34
3.1. Nhận xét, đánh giá về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam ................ 34
3.2. Đề xuất một số ý kiến của tác giả ....................................................................... 35
4
LỜI CẢM ƠN
Tác giả nghiên cứu đề tài – Sinh viên Hoàng Ngọc Thạch - xin trân trọng
cảm ơn Thạc sĩ Lê Thị Nam Phương - giảng viên viên hướng dẫn và các bạn
sinh viên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài “Tìm hiểu về nhượng
quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu
tại Việt Nam”.
Dù còn tồn tại nhiều hạn chế về phương pháp, khả năng phân tích, lập luận
nhưng tác giả nghiên cứu đề tài hy vọng nhận được sự ủng hộ, khuyến khích của
các thầy cô trong Hội đồng nghiệm thu, cũng như các thầy cô khoa Quản trị kinh
doanh để sinh viên chúng em có thêm nhiều niềm đam mê trong nghiên cứu
khoa học.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 05 năm 2022
Chủ nhiệm đề tài
Hoàng Ngọc Thạch
5
LỜI CAM ĐOAN
Chủ nhiệm đề tài : Hoàng Ngọc Thạch - xin cam đoan số liệu và kết quả
nghiên cứu trong đề tài là trung thực, các kết quả nghiên cứu do chính chủ
nhiệm đề tài thực hiện, các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 05 năm2022
Chủ nhiệm đề tài
Hoàng Ngọc Thạch
6
MỞ ĐẦU
1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Hiện nay, trường Đại học QL&CN Hải Phòng chưa có đề tài nghiên cứu tìm
hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của
một số nhãn hiệu tại Việt Nam
Thực tế đã có rất nhiều bài viết tổng quan nghiên cứu về nhượng quyền
thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu một số nhãn hiệu tại Việt
Nam là đề tài còn khá mới mẻ.
2. Tính cấp thiết của đề tài (tính thời sự, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, giáo dục và y tế…)
Hiện nay, khi Việt Nam là thành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội
thuận lợi cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như
vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho
nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển làm việc thị
trường, mở rộng nhanh thị phần là điều rất được quan tâm. Với sự phát triển
mạnh mẽ của thương mại và để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, nhiều phương
thức kinh doanh đã ra đời, phát triển rộng rãi và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế
cao cho những người hoạt động kinh doanh, trong đó có nhượng quyền thương
hiệu, nhờ hình thức này mà đã có một số thương hiệu thành công trong nước và
nước ngoài góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đề tài sẽ đi
tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu
một số nhãn hiệu tại Việt Nam. Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số ý kiến của
tác giả.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thương hiệu là gì?
- Nhượng quyền thương hiệu là gì?
- Thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số thương hiệu tại Việt Nam
như thế nào?
7
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Chương 1: Tìm hiểu về thương hiệu và nhượng quyền thương hiệu;
Chương 2: Tìm hiểu về thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn
hiệu tại Việt Nam;
Chương 3: Đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất một số ý kiến của tác giả.
5. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các kiến thức, thông tin,
số liệu phục vụ đề tài. Số liệu khảo sát từ các đối tượng sử dụng dịch vụ của
nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam được lấy để minh họa trong bài viết
được lấy trong khoảng thời gian từ tháng 04/2022 đến tháng 05/2022.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo, hỏi ý kiến của một số chuyên gia có
kiến thức về vấn đề nhượng quyền thương hiệu.
- Phương pháp phân tích được sử dụng để thực hiện việc phân tích những
thông tin thu thập được, khảo sát được. Từ thông tin đó so sánh, phân tích, đánh
giá để đưa ra một số kiến nghị phù hợp với điều kiện nghiên cứu.
6. Khả năng triển khai ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu của đề
tài
Sẽ giúp sinh viên cũng như mọi người có cái nhìn rõ hơn về nhượng quyền
thương hiệu tại Việt Nam, tạo tiền đề cho các bạn trẻ có ý định kinh doanh theo
phương thức nhượng quyền thương hiệu trong tương lai cũng như là tài liệu
tham khảo cho các Doanh Nghiệp nhượng quyền hay nhận nhượng quyền đang
hoạt động tại Việt Nam
7. Lợi ích của đề tài nghiên cứu đối với Nhà trường
Là nghiên cứu mang tính thời sự, thực tế và rất có ích trong thời điểm nền
kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Đề tài sẽ là tài liệu giúp các sinh viên
nhà trường có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề nhượng quyền thương hiệu tại
Việt Nam cũng như việc nghiên cứu khoa học trong tương lai.
8
8. Lợi ích đồi với nền kinh tế – xã hội
Là tài liệu phân tích, đánh giá và một số giải pháp đưa ra trong nghiên cứu
có thể ứng dụng vào thực tế cho các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận
nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Đây là cơ hội cho sinh viên chuyên
ngành Marketing nói chung và Quản trị nói riêng có cái nhìn tổng quát hơn về
một đề tài nghiên cứu thực tế và từ đó giúp đưa ra các giải pháp, đề xuất dựa
trên các phân tích của đề tài cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
9
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ NHƯỢNG QUYỂN
THƯƠNG HIỆU
1.1. THƯƠNG HIỆU [1]
1.1.1. Định nghĩa về thương hiệu (brand)
Trong thực tiễn, thuật ngữ “thương hiệu” chỉ được sử dụng nhiều trên báo
chí, truyền thông, … còn trong các văn bản quy phạm pháp luật thì không thấy
nhắc đến khái niệm về thương hiệu. Chính vì không có một định nghĩa rõ ràng
nên mỗi người lại hiểu theo 1 cách khác nhau, và nhiều người vẫn lầm tưởng nó
là cách gọi khác của nhãn hiệu nhưng sự thật không phải như vậy.
a) Địnhnghĩa về “thương hiệu” của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ
“A brand is a name, term, design, symbol, or anyother feature that
identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers.”
Tạm dịch:
Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc
bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác
nhau.
b) Địnhnghĩa về “thương hiệu” của Tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO)
“Although the term “brand” is sometimes used as a synonym for a
“trademark”, in commercial circles the term “brand” is frequently used in a
much wider sense to refer to a combination of tangible and intangible elements,
such as a trademark, design, logo and trade dress, and the concept, image and
reputation which those elements transmit with respect to specified products
and/or services. Some experts consider the goods or services themselves as a
component of the brand.”
Tạm dịch:
Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng
nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử
dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô
hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương
10
mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm
dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một
phần của thương hiệu.
 Có thể hiểu thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi
trường, uy tín và giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra
cảm xúc, sự liên tưởng trong mắt người tiêu dùng về doanh nghiệp và
các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Về mặt nhận diện, thương hiệu là một cái tên hoặc một dấu hiệu (logo, nhãn
hiệu) có thể nhận diện bằng mắt.
1.1.2. Phân loại thương hiệu
Nếu để phân loại thương hiêu, ta có thể phân thành 2 loại sau:
a)Thương hiệu doanh nghiệp
Thương hiệu doanh nghiệp là một thuật ngữ rất toàn diện bao gồm tất cả
các hoạt động tiếp thị của một công ty chuyên nghiệp và sự liên kết của họ với
nhau. Nói một cách tinh vi hơn, chúng ta có thể nói rằng thương hiệu doanh
nghiệp là một triết lý hay giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, được đặt thành một
chủ đề.
Một số ví dụ về thương hiệu:
 Tập đoàn Vingroup (Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam)
 Tập đoàn Viettel (Tập đoàn Viễn thông số 1 Việt Nam)
 Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn hàng đầu về kinh doanh tôn – thép ở
Việt Nam)
 Công ty cổ phần FPT (Công ty hàng đầu về cung cấp các dịch vụ về
CNTT)
Ngoài những “thương hiệu” nổi tiếng đã kể ở trên thì các doanh nghiệp
“chưa nổi tiếng” vẫn được coi là 1 “thương hiệu” chỉ có điều thương hiệu của họ
ở trong một phạm vi nhỏ và hẹp. Ví dụ:
 Công ty vật liệu xây dựng Cấp Mến, chuyên cung cấp vật liệu xây
dựng cho các công trình khu vực Yên Khánh – Ninh Bình. Mặc dù các
công ty này không nhiều người biết đến nhưng những người trong
nghề có thể đã biết đến họ, các khách hàng của họ cũng vậy.
11
 Một người mua bóng đèn năng lượng mặt trời tại 1 công ty có tên
ABC. Ngoài công ty này ra thì người đó không biết nơi nào bán loại
đèn này. Có thể người khác không biết nhưng đối với người đó ABC là
một thương hiệu bán bóng đèn năng lượng mặt trời tốt.
b)Thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ nằm trong thương hiệu doanh nghiệp. Nó
thể hiện ý chí, khát vọng, tên gọi,... của doanh nghiệp về những sản phẩm, dịch
vụ của mình.
Một số ví dụ về thương hiệu sản phẩm/dịchvụ:
 Tập đoàn VinGroup thì có hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như:
 VinHomes (thương hiệu bất động sản cao cấp);
 VinMart (hệ thống chuỗi siêu thị sạch & an toàn);
 VinFast (thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam);
 VinPearl (thương hiệu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí đẳng
cấp 5 sao);
 VinCom (hệ thống trung tâm thương mại);
 VinMec (hệ thống bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế);
 Công ty bia Sài Gòn có các sản phẩm nổi tiếng:
 Bia Saigon Special (còn gọi là Sài Gòn lùn);
 Bia Saigon Export (còn gọi là Sài Gòn đỏ);
 Bia 333;
 Công ty Unilever có các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng:
 Dầu gội Sunsilk, Clear;
 Sữa tắm Dove;
 Kem đánh răng P/s, Closeup, …
Nhìn chung, một thương hiệu tốt sẽ để lại ấn tượng tốt trong suy nghĩ của
mọi người. Nó giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho các sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp.
12
1.1.3. Thành phần của thương hiệu
Một thương hiệu có thể được cấu thành từ một hỗn hợp các thành phần, bao
gồm: logo, slogan, tên công ty, tên sản phẩm, màu sắc, thiết kế bao gói. Mỗi một
thành phần này đóng góp cho cảm giác đó là thương hiệu của doanh nghiệp
nhưng bản thân từng thành phần riêng lẻ không thể tạo nên thương hiệu.
a)Phần biểu tượng (logo)
Đây là phần không đọc được, chỉ có thể nhận diện bằng mắt. Biểu tượng
mà các doanh nghiệp lựa chọn thường là hình ảnh đã được cách điệu, không
màu mè, dễ nhớ và có ý nghĩa rõ ràng.
b)Phần tên gọi (có thể đọc được)
Thường là tên thương mại hoặc tên viết tắt của doanh nghiệp. Phần tên gọi
giúp khách hàng dễ dàng giới thiệu thương hiệu tới người khác.
Ví dụ: Vincom, FPT, Viettel,....
Một logo có thể chỉ bao gồm biểu tượng, nhưng cũng có thể bao gồm cả tên
công ty. Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ logo như một nhãn hiệu.
c) Phần khẩu hiệu (slogan)
Là một câu nói ngắn gọn thể hiện khát vọng, tôn chỉ hoặc là sự khẳng định,
cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng
Ví dụ:
 Slogan Viettel: “Your way” (theo cách của bạn)
 Slogan Vingroup: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”
 Slogan FPT: “Cùng đi tới thành công”
d)Phần màu sắcvà thiết kế bao bì sản phẩm
Cùng với logo, việc kết hợp các màu sắc hoặc sử dụng hình dáng thiết kế
đặc biệt cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu. Do đó, hầu
như các doanh nghiệp đều tận dụng triệt để 2 yếu tố này.
Ví dụ:
 Màu xanh dương là màu đặc trưng của Pepsi
13
 Màu đỏ là màu đặc trưng của Coca Cola
1.1.4. Kết luận
Khi khoảng cách về công nghệ sản xuất giữa các doanh nghiệp ngày càng
được rút ngắn, rất khó để tạo ra sự khác biệt về chất lượng của sản phẩm. Thì
cạnh tranh về chất lượng không còn là ưu tiên số một, thay vào đó là cạnh tranh
về thương hiệu.
Để tồn tại được trong thương trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các
doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực tìm hiểu để bảo vệ, xây dựng và phát triển
thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
1.2. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU [2]
1.2.1. Định nghĩa
Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là hình thức kinh doanh mà một cá
nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu hoặc tên của sản phẩm
hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian nhất định với một ràng
buộc tài chính nhất định có thể là một khoản chi phí hoặc là chia theo phần trăm
doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.
1.2.2. Phân loại nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình tương đối linh hoạt, và bất kỳ
loại hình kinh doanh nào cũng có thể được nhượng quyền. Có nhiều loại nhượng
quyền, có thể được phân loại theo các yếu tố khác nhau, như mức đầu tư, chiến
lược của bên nhượng quyền, hoạt động, mô hình tiếp thị và quan hệ, v.v …
Có 4 loại hình nhượng quyền chính là: Nhượng quyền kinh doanh toàn
diện, không toàn diện, nhượng quyền có tham gia của quản lý và nhượng quyền
có tham gia đầu tư vốn.
a) Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business fomat
franchise)
Đúng như tên gọi, đây là mô hình nhượng quyền có cấu trúc hoàn chỉnh và
chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng và
nhận.
Không chỉ được sử dụng nhãn hiệu nhượng quyền thương hiệu, quan trọng
hơn, bên nhận có quyền sử hữu toàn bộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí
14
quyết trong công nghệ sản xuất/kinh doanh và quyền quản lý sản phẩm/dịch vụ
(sản xuất, tiếp thị, …). Bên nhượng quyền sẽ cung cấp một kế hoạch với đầy đủ
thủ tục chi tiết về hầu hết mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, cung cấp hệ thống
đào tạo, hỗ trợ trong giai đoạn đầu cũng như về lâu dài sau này.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là loại hình phổ biến nhất và
thường được nhắc đến nhất trong hệ thống nhượng quyền thương hiệu. Các
doanh nghiệp từ hơn 70 ngành công nghiệp đều có thể thực hiện việc nhượng
quyền này, tuy nhiên phổ biến nhất là ngành hàng thức ăn nhanh, bán lẻ, nhà
hàng, dịch vụ kinh doanh, các trung tâm/phòng tập thể hình, vv….
b) Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business
fomat franchise)
Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số yếu tố
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử
dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị
sản phẩm hoặc dịch vụ.
 Với hình thức nhượng quyền thương hiệu, các thương hiệu thường có
giá trị tương đối cao và có lượng fans nhất định, muốn sử dụng tên
tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch. Ví dụ Pepsi
(đồ uống) cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, Disney
(hãng phim hoạt hình) cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi,
đồ gia dụng, ...vv…
 Nhượng quyền phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ là hình thức bên
nhận quyền chỉ phụ trách khâu phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị
trường. Ở Việt Nam, mô hình này cũng tương đối phổ biến với những
thương hiệu như Trung Nguyên (chuỗi cà phê), Pierre Cardin (áo sơ
mi cao cấp), …
 Nhượng quyền công thức sản xuất và marketing sản phẩm xảy ra khi
bên nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động
tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền. Coca Cola là
một thương hiệu điển hình đang áp dụng.
15
Nhìn chung, mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này
thường được các doanh nghiệp áp dụng khi bên nhượng quyền mong muốn mở
rộng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để
cạnh tranh với đối thủ. Vì không chuyển nhượng những yếu tố cốt lõi của doanh
nghiệp, nên đa phần những doanh nghiệp này không quản lý quá chặt chẽ các
hoạt động của bên nhận quyền và chỉ quan tâm đến thu nhập của việc bán sản
phẩm hoặc dịch vụ.
c) Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)
Mô hình nhượng quyền quản lý liên quan đến chất lượng và kinh nghiệm
của các quản lý hay lãnh đạo hơn là kinh nghiệm trong ngành. Về cơ bản,
nhượng quyền quản lý xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và
điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền, bên cạnh việc chuyển nhượng
thương hiệu và mô hình/ công thức kinh doanh. Người quản lý không cần phải
tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà sẽ chỉ có nhiệm vụ
giám sát toàn diện. Vai trò của bạn là sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn có
được trong sự nghiệp của mình để lãnh đạo công ty và quản lý các bộ phận một
cách hiệu quả, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định
mạnh mẽ về tài chính.
Hình thức này đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao
về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực, cụ thể là ngành nhà hàng khách
sạn. Ở Việt Nam, Holiday Inc hay Marriott đều là những chuỗi nhà hàng khách
sạn lớn sử dụng mô hình này.
d) Nhượng quyền có thâm gia đầu tư vốn (Equity franchise)
Equity Franchise có nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ
lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên
nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn
tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hình
thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được biết đến như một xu thế đem
lại nguồn lợi nhuận lớn. Và sự lan tỏa thương hiệu một cách mau chóng. Vậy
nhượng quyền thương hiệu có những ưu, nhược điểm gì?
16
a) Ưu điểm
- Giảm thiểu rủi ro thương hiệu
Thông thường các thương hiệu muốn nhượng quyền thì họ đã có sẵn một
thị phần khá rõ ràng trên thị trường. Lúc đó nhượng quyền mới có giá trị, và vì
điều này nên các bên nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn thời gian định hình
thương hiệu trên thị trường nữa. Mà thay vào đó chỉ tập trung vào việc vận hành
kinh doanh sao cho tốt.
- Chất lượng được đảm bảo
Có thể thấy việc xây dựng thương hiệu từ trước đem lại cho thương hiệu
một sự minh bạch và chất lượng được đảm bảo với người tiêu dùng. Các hệ
thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền thường được giám sát rất chặt chẽ về mặt
chất lượng, bộ phận quản lý nhượng quyền luôn cố gắng để chất lượng các chi
nhánh được đồng đều. Vì chỉ cần một mắt xích lỏng, có thể gây thiệt hại đến cả
chuỗi nhượng quyền của thương hiệu.
- Hệ thống hóa quy trình
Những quy trình vận hành kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên đều
được hệ thống hóa về một quy chuẩn. Việc có một khung xương sẵn sẽ giúp chủ
doanh nghiệp dễ dàng phân bổ xuống các cơ sở nhận nhượng quyền. Một hệ
thống quy mô bài bản là một yếu tố giúp việc quản lý dễ dàng hơn và khi gặp sự
cố thì có thể khắc phục được vì đã có những nguyên tắc đặt ra ngay từ đầu.
- Sự hỗ trợ đắc lực từ chủ nhượng quyền
Chủ nhượng quyền có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền.
Từ việc pháp lý, thiết kế, trình bày đến các chiến lược marketing, mọi thứ đều
được hỗ trợ tối đa từ phía đối tác. Điều này sẽ giúp bên nhận nhượng quyền “dễ
thở” hơn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp khi vừa nhận được từ tay
và bắt đầu mới.
- Hệ thống đào tạo bài bản
Khi sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu, bên nhận nhượng
quyền sẽ được hưởng toàn bộ những chương trình đào tạo nhân viên bài bản.
Những đặc quyền về chương trình đào tạo từ A-Z, cũng như những thông tin về
thương hiệu. Mọi thứ sẽ được trình bày bài bản và chuyên nghiệp. Chính những
17
hệ thống đào tạo này sẽ giúp bạn có được đội ngũ được training có chất lượng
cao và hiểu biết tốt về thương hiệu mà bạn vừa được nhượng.
b) Nhược điểm
- Không sở hữu hoàn toàn thương hiệu
Nếu các bên nhận nhượng quyền quyết định mở kinh doanh theo phương
thức này, thì cần nằm lòng một điều rằng là bạn không sỡ hữu thương hiệu này.
Bạn chỉ đang được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác. Cho
nên nếu các bên nhận thương hiệu không đáp ứng được yêu cầu của bên chủ
nhượng quyền thì rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền là rất cao và mọi thứ có
thể trở nên khó khăn đối với bạn.
- Rủi ro kinh doanh chuỗi
Nhất là trong những hệ thống nhượng quyền lớn, các bên nhận nhượng
quyền sẽ như ngồi trên đống lửa khi 1 mắt xích trong chuỗi cửa hàng bị dính
“phốt” như là nguyên liệu không nguồn gốc, nhân viên không tốt. Điều này sẽ
làm các khách hàng đánh giá tình hình của cả chuỗi mà không cần biết các chi
nhánh nhượng quyền khác hay giống nhau.
- Cạnh tranh trong chuỗi
Tình trạng cạnh tranh trong chuỗi rất phổ biến tại các cửa hàng gần nhau.
Cạnh tranh nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho các
cửa hàng, thông thường các cửa hàng sẽ được bonus hay giảm chi phí hợp đồng
nếu đạt được những mục tiêu nhất định.
- Thiếu sáng tạo
Phải làm theo những quy định, quy chuẩn đặt ra từ đối tác cho nhượng
quyền là điều chắc chắn. Gần như mọi hoạch định được định sẵn cho cho bạn và
sẽ được đưa vào khuôn khổ. Các chính sách sẽ được đưa từ trên xuống dưới, và
dường như việc sáng tạo các quản lý và vận hành kinh doanh sẽ là không có và
đó chính là điều khiến bạn “tù túng” trong phương thức nhượng quyền.
1.2.4. Những lưu ý của nhượng quyền thương hiệu
Để đưa ra quyết định về việc nhượng quyền thương hiệu, các doanh nghiệp
đều phải tính toán và thảo luận rất lâu, đồng thời phải có những bước điều tra
nghiên cứu kỹ càng về mọi khía cạnh để làm sao giảm thiểu rủi ro xuống thấp
18
nhất có thể. Giống như bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, nhượng quyền
thương hiệu (Franchise) cũng tiềm ẩn những khả năng xảy ra sai sót dẫn đến hậu
quả nặng nề. Chính vì thế, các thương hiệu cần phải lưu ý những điều sau trước
khi tiến hành thực hiện nhượng quyền.
a) Nghiên cứu thị trường kỹ càng
Khi doanh nghiệp đưa ra các quyết định mua, bán hay sang nhượng cần
phải tìm hiểu kỹ thị trường. Đặc biệt là đối với bên nhận quyền, khi quyết định
bỏ tiền túi ra thì phải chắc chắn mình nhận được giá trị xứng đáng.
Đối với các thương hiệu nước ngoài, hay thậm chí là giữa các vùng miền
khác nhau trong nước, các doanh nghiệp còn phải tính toán đến việc sản
phẩm/dịch vụ đó có được người dân của khu vực này ưa chuộng hay không?
Các bên nhượng quyền đôi khi còn có những quy định về việc đặt các cửa hàng
sao cho hợp lý, … cũng là những yếu tố khá phức tạp mà doanh nghiệp cần phải
xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố ta cần xem xét. Ví dụ: Thương hiệu chúng ta
muốn mua có đang hoạt động tốt trên thị trường không? Sản phẩm/dịch vụ của
họ có đang “ăn nên làm ra” và được nhiều phân khúc khách hàng yêu thích
không? Nó có phù hợp với doanh nghiệp của bạn và nếu mua về, bạn sẽ giúp ích
được gì cho thương hiệu này cho sự phát triển sau này (quy trình sản xuất, mô
hình tiếp thị, … phải ra sao để duy trì và phát triển thương hiệu hơn). Chắc chắn
sẽ có những khó khăn xảy ra, liệu doanh nghiệp có thể đợi đến thời điểm thu hồi
vốn không hay chấp nhận “đứt gánh” giữa đường? Đây là điều mà các thương
hiệu cần phải tính toán và cân nhắc thật kỹ.
b) Tính pháp lý
Sau khi đưa ra được quyết định mua, bán sang nhượng cần thiết, các bên
luôn cần phải tiến hành các hợp đồng chuyển nhượng rõ ràng, đi kèm các quyền
lợi và nghĩa vụ cần thiết. Đây là lúc sự tham gia của pháp luật đóng vai trò vô
cùng quan trọng. Nếu không muốn mất một số tiền lớn mua nhượng quyền để
sau đó hàng loạt các cửa hàng cùng tên mở ra cạnh tranh mà không tốn xu nào,
hãy kiểm tra chắc chắn thương hiệu doanh nghiệp đã đăng ký bản quyền, được
pháp luật bảo hộ.
19
Những quyền lợi, nghĩa vụ được ghi rõ trong hợp đồng cũng sẽ được pháp
luật bảo vệ, vì thế hãy đảm bảo nó luôn rõ ràng để tránh xảy ra những trục trặc
trong quá trình kinh doanh sau này, chỉ vì những bất cẩn ban đầu.
c) Chi phí phát sinh
Chi phí phát sinh là điều khó tránh khỏi khi các doanh nghiệp quyết định
mua lại thương hiệu nào đó, sau đó mở rộng cửa hàng / chi nhánh. Ngoài các
khoản chi phí “cố định” như mặt bằng, thiết bị, nhân viên, ... còn rất nhiều
những thứ khác mà doanh nghiệp cần bỏ tiền ra như chi phí sang sửa, trang trí
cửa hàng, chi phí nguyên vật liệu đảm bảo sự đồng nhất, … trong khi đó vẫn
phải đảm bảo nguồn thu để trả cho thương hiệu một phần phần trăm doanh thu
nhất định theo kỳ.
d) Tính nhất quán và không tự do sáng tạo
Một khi đã xác định mua lại một thương hiệu nào đó, doanh nghiệp phải
đảm bảo tính thống nhất trong mọi khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ, … trước và
cả sau khi mua. Vì người tiêu dùng có thể sẽ rất tức giận và có khả năng “quay
lưng” với một thương hiệu nếu doanh nghiệp cố tình thay đổi chỉ một vài điểm
nhỏ nào đó. Tất nhiên khi ấy, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những rủi ro bị
tước quyền kinh doanh hay rắc rối về các điều khoản.
Vì thế, các doanh nghiệp phải xác định ngay từ đầu sau khi mua, sẽ phải
tiếp tục phát triển sản phẩm/dịch vụ theo một “format” chung, không được tự do
sáng tạo theo mong muốn của mình. Những thay đổi nếu có xảy ra phải được
nghiên cứu kỹ lưỡng và được cả 2 bên thống nhất theo các điều khoản trong hợp
đồng.
e) Rủi ro cạnh tranh từ các cửa hàng khác
Đây là một câu chuyện khiến khá nhiều các bên nhận quyền “đau đầu”. Đối
với các hãng, thương hiệu là một món hàng họ có thể bán được cho nhiều người.
Họ bán cho bạn, và họ cũng có thể sẽ bán cho hàng chục, hàng trăm người khác.
Sự cạnh tranh giữa các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền có thể là một bài
toán đau đầu cho chủ đầu tư.
Khi đó, các cửa hàng nhượng quyền chung trong chuỗi đôi khi xảy ra
những tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi có những phát sinh trong
20
hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc ảnh hưởng tiêu cực đến nhau. Chỉ cần một
cửa hàng xảy ra lỗi, đôi khi các cơ sở khác cũng sẽ bị vạ lây.
1.2.5. Quy trình nhượng quyền thương hiệu
Quy trình nhượng quyền thương hiệu không chỉ là câu chuyện giữa 2 công
ty, 2 thương hiệu mà còn liên quan khá nhiều đến pháp luật. Các thủ tục hồ sơ
tương đối phức tạp và phải tuân theo các điều khoản của bộ Luật Việt Nam nên
các doanh nghiệp cần phải lưu ý cẩn thận
a)Thủ tục nhượng quyền
Theo điều 20, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền
thương hiệu gồm có:
 Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền đến cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của nghị định hoạt
động nhượng quyền thương hiệu.
 Bên chuyển nhượng bàn giao “Sổ đăng ký” hoạt động và thông báo
bằng văn bản cho bên nhận quyền về việc đăng ký.
b)Hồ sơ nhượng quyền
Theo điều 19, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền
thương hiệu bao gồm:
 Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu
do Bộ Thương hiệu hướng dẫn.
 Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền do Bộ Thương hiệu quy
định.
 Các văn bản xác nhận khác (Giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền
sở hữu trong các trường hợp chuyển giao, …).
Có thể hiểu rằng các thủ tục và hồ sơ nhượng quyền thực hiện nhằm cung
cấp, xác nhận và khai báo công khai với các bên liên quan có thẩm quyền.
c) Chính sách nhượng quyền
Đối với bên chuyển nhượng, chính sách nhượng quyền là một trong những
yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định của bên nhận quyền.
Chính sách thể hiện được quyền lợi công bằng cho cả hai bên, hỗ trợ mục tiêu
21
cuối cùng của việc nhượng quyền và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Một số chính
sách thông dụng như:
 Hỗ trợ chi phí nhượng quyền.
 Hỗ trợ chi phí nội thất.
 Hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán.
 Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý, …
 Đồng phục nhân viên.
 Tư vấn chiến lược Marketing, khuyến mãi, …
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bên nhận quyền cũng cần phải xem xét kỹ
những điều khoản quyền lợi này trong hợp đồng, tránh những tranh cãi không
cần thiết về vấn đề chi phí trong giai đoạn triển khai sau này. Thông thường, bên
nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí hoạt động định kỳ và
phí nhượng quyền ban đầu, vì thế, các chi phí khác nếu có phát sinh cần phải
được tính toán và cân nhắc cẩn thận trước.
22
CHƯƠNG II
TÌM HIỂU VỀ THỰC TẾ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU CỦA
MỘT SỐ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực tế nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam [6]
2.1.1. Tình hình thực tế
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hình
thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được biết đến như một xu thế đem
lại nguồn lợi nhuận lớn. Và sự lan tỏa thương hiệu một cách mau chóng.
Phương thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu (franchise) xuất hiện
tại Việt Nam từ trước năm 1975, thông qua một số hệ thống nhượng quyền các
trạm xăng dầu của Mỹ như: Mobil, Exxon (Esso), Shell. Sau đó, nhượng quyền
thương hiệu xuất hiện trở lại vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Cùng với tốc
độ phát triển của loại hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Năm 2005,
Luật Thương mại (Điều 284) cũng đã đề cập đến nhượng quyền thương hiệu.
Trong những năm gần đây, với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế nhanh, Việt
Nam trở thành thị trường được các thương hiệu lớn quốc tế và khu vực quan tâm
tìm kiếm cơ hội hợp tác nhượng quyền thương hiệu.
Tính từ năm 2007 đến năm 2018, Việt Nam đã cấp phép cho 213 doanh
nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến các
thương hiệu lớn như: McDonalds, Baskin Robbins (Hoa Kỳ), Pizza Hut, Burger
King (Singapore), Lotteria, BBQ Chicken (Hàn Quốc), Swensens (Malaysia),
Karren Millen, Coast London (Anh), Bvlgari, Moschino, Rossi (Italia)… Lĩnh
vực nhận nhượng quyền thương hiệu từ các thương hiệu nước ngoài nhiều nhất
ở Việt Nam là chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng chiếm 41,31%; cửa hàng bán lẻ
nội thất, mỹ phẩm, bán lẻ hàng hóa tiêu dùng khác…chiếm 15,49%; thời trang
chiếm 14,08%; giáo dục - đào tạo chiếm 11,47%… Riêng năm 2018, Việt Nam
đã cấp phép nhượng quyền cho 17 doanh nghiệp nước ngoài với các thương hiệu
như: JYSK A/S (Đan Mạch - chuyên đồ gia dụng, trang trí); Puma SE (Đức -
giày và quần áo thể thao); Factory Japan Group (Nhật Bản - massage)…
Trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã hình thành mô hình
nhượng quyền thương hiệu để phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu.
23
Tiêu biểu cho mô hình nhượng quyền thương hiệu của các DN Việt Nam phải kể
đến Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, thời trang Ninomax, Foci, giày
dép T&T, kinh doanh cà phê Bobby Brewers … Trong đó, Phở 24, doanh
nghiệp tư nhân Đức Triều (kinh doanh sản phẩm giày dép da, túi xách thương
hiệu T&T) và Công ty TNHH Vũ Giang (kinh doanh cà phê Bobby Brewers) đã
được cấp phép nhượng quyền ra nước ngoài.
Việc phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương hiệu đã
giúp các doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu tận dụng được nguồn vốn,
nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh, đồng thời gia tăng doanh số và lợi
nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng
tầm doanh nghiệp.
Đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu, mô hình này giúp hạn chế rủi
ro đến mức thấp nhất. Nhờ uy tín của các thương hiệu lớn nhượng quyền, sản
phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiêu thụ mạnh trên thị trường và
được người tiêu dùng biết đến.
Các doanh nghiệp cũng tiết kiệm đáng kể chi phí để tạo dựng thương hiệu
cũng như quảng cáo, xúc tiến bán hàng.
Hoạt động nhượng quyền thương hiệu không chỉ mang lại cơ hội đầu tư
kinh doanh lớn cho các chủ đầu tư mà còn là phương thức giúp mở rộng, phát
triển thị trường nội địa cạnh tranh lành mạnh. Với việc nhận nhượng quyền
thương hiệu từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được
chuyển giao những thương hiệu có uy tín và được học hỏi, tiếp cận cách thức
kinh doanh và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới. Hiện nay, ngày càng
nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua
nhượng quyền thương hiệu.
Hiện nay, xu hướng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam chủ yếu dừng
lại ở mô hình nhượng quyền cấp 1 (gọi là nhượng quyền độc quyền) khi thương
hiệu quốc tế trao quyền cho một doanh nghiệp nội địa phát triển hệ thống chi
nhánh trên toàn lãnh thổ dưới hình thức tự đầu tư và kinh doanh (gọi là phát
triển hệ thống chuỗi). Rất ít thương hiệu quốc tế tại Việt Nam phát triển thị
trường qua hình thức nhượng quyền cấp 2 (gọi là nhượng quyền thứ cấp), khi
đối tác cấp 1 tiếp tục nhượng quyền từng chi nhánh hoặc từng khu vực cho một
đối tác thứ cấp tiếp theo.
24
Với hơn 8.475 chợ, 1.085 siêu thị và 240 trung tâm thương mại, dân số trên
98,8 triệu người (04/05/2022), Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh
giá là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Ngoài
thị trường tiêu thụ cao, thu nhập của người dân ngày càng tăng và độ mở của
nền kinh tế ngày càng lớn cũng là những yếu tố thu hút doanh nghiệp nước
ngoài tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường nhượng quyền thương hiệu tại Việt
Nam. Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại dịch vụ quý I năm 2022
có mức tăng trưởng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.318 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng
kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 1,6% (cùng kỳ năm 2021 tăng 2%);
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 04/2022 đạt 455,5 nghìn
tỷ đồng, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều thương hiệu đã chọn hình thức nhượng quyền hàng loạt thay vì nhượng
quyền từng cửa hàng như trước đây để đẩy nhanh tốc độ nhân rộng. Đồng thời,
cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu lớn với phương thức kinh doanh
tự phát triển, xây dựng hệ thống cửa hàng trực thuộc trong một thời gian nhất
định, sau đó nhượng quyền lại cho đối tác kinh doanh.
2.1.2. Cácngànhcông nghiệp bán lẻhưởng lợi từ nhượng quyền thương
hiệu
Cửa hàng thức ăn nhanh và cửa hàng bán lẻ là hai mô hình được nhượng
quyền thương mại nhiều nhất, và cũng là hai ngành hàng được đánh giá là tiềm
năng nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường cửa hàng thức ăn nhanh
đặc biệt cực kì cạnh tranh đối với các hãng ngoại quốc do phải cạnh tranh với
các thương hiệu lâu đời của người Việt. Hiện nay các thương hiệu thức ăn nhanh
chủ yếu đến từ Mỹ.
Ngành thực phẩm đồ uống cũng đang có xu hướng phát triển mạnh về
nhượng quyền thương mại, với tổng doanh số thực phẩm được dự báo sẽ tăng
trưởng hai con số giai đoạn 2017-2021, và đạt 32.1 triệu USD vào 2018. Ngoài
ra, thực phẩm và đồ uống cũng chiếm xấp xỉ 20% tổng thu nhập gia đình người
Việt hiện nay.
Các nhà hàng nội địa cũng đang dần gia nhập cuộc chơi nhượng quyền
thương mại. Tập đoàn nhà hàng Golden Gate Group hiện đang sở hữu 22 bản
quyền nhà hàng, và hơn 220 nhà hàng trên toàn quốc. Một ví dụ khác là Huy
25
Vietnam, hiện đang sở hữu 140 nhà hàng và 4 thương hiệu chuyên về ẩm thực
Việt. Trung Nguyên, Phở 24 và Highlands Coffee cũng là những thương hiệu
địa phương nổi tiếng đang phát triển mạnh mẽ ở cả thị trường trong và ngoài
nước. Trung Nguyên Coffee hiện đang sở hữu mạng lưới nhượng quyền lớn nhất
Việt Nam, với hơn 1,200 cửa hàng được mở kể từ năm 1998.
Cửa hàng tiện lợi cũng là một mô hình nhượng quyền thương mại thông
dụng, với các thương hiệu lớn như Circle K, Family Mart và Shop&Go đang mở
rộng rất nhanh tại các thành phố lớn. Sắp tới, thương mại nhượng quyền có thể
sẽ trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, với sự xuất hiện của
các thương hiệu như Mathnasium, Cleverlearn, Crestcom, Dale Carnegie (Mỹ)
và Kumo (Nhật).
Có thể thấy xu hướng nhượng quyền thương mại sẽ tiếp tục tăng trưởng
mạnh mẽ trong tương lai, không chỉ trong thức ăn nhanh, bán lẻ và giáo dục mà
còn lan rộng sang cả kinh doanh dịch vụ giải trí, sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp và
đời sống.
2.2. Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee tại Việt Nam [3]
Trong những năm gần đây, nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee là
mô hình kinh doanh cực kỳ HOT vì lợi nhuận cao và là thương hiệu mạnh với
lượng khách hàng thân thiết lớn.
Highland Coffee từ lâu đã nổi tiếng với hệ thống các cửa hàng nhượng
quyền thương hiệu Highland Coffee mở rộng tại khắp các tỉnh thành trên cả
nước. Do đó, đây là một trong những hãng cafe được rất nhiều người lựa chọn
để kinh doanh chuyển nhượng hiện nay.
2.2.1. Giới thiệu về Highland Coffee
Khởi đầu với cafe đóng gói từ những năm 2000, Highland đã không ngừng
trưởng thành và mở rộng quy mô thương hiệu. Sử dụng nguồn nguyên liệu sạch,
thuần Việt kết hợp với công thức pha độc đáo, Highland Coffee nhanh chóng
chinh phục được khách hàng khó tính nhất bằng hương vị đậm đà, theo đúng
chất cà phê Việt.
Bí quyết thành công của Highland chính là xây dựng hệ thống cửa hàng
nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee tuyệt vời song song với việc đem
26
lại cho các khách hàng những sản phẩm tuyệt hảo với dịch vụ chu đáo và mức
giá phù hợp nhất.
Tuy không phải là số 1 về chất lượng nhưng Highland Coffee lại đang là
thương hiệu thành công điển hình nhất của mô hình kinh doanh theo chuỗi hệ
thống - mô hình kinh doanh theo hướng nhượng quyền thương hiệu.
2.2.2. Những lợi ích khi nhượng quyền thương hiệu ở Highland Coffee
Kinh doanh nhượng quyền cafe đang ngày càng trở nên phổ biến. Vì thông
qua nhượng quyền thương hiệu bạn có thể tận dụng sự nổi tiếng hiện có của
thương hiệu, áp dụng vào vận hành quán, từ đó tối ưu lợi nhuận. Ngoài ra, với
mô hình kinh doanh này, bạn sẽ được hỗ trợ thiết kế, được đào tạo, chia sẻ công
thức pha chế… từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư.
Với hơn 300 cửa hàng nhượng quyền trải dài khắp Việt Nam, Highland
Coffee đang trở thành xu hướng của những người muốn khởi nghiệp mô hình
này với số vốn nhất định trong tay. Việc lựa chọn hình thức này có nhiều lợi ích:
- Highland Coffee hỗ trợ quy trình vận chuyển đối tác một cách chuyên
nghiệp
- Các loại đồ uống có trong menu sẽ được Highland Coffee niêm yết đúng
giá. Doanh nghiệp sẽ không cần quan tâm về giá có bị chênh lệch so với thị
trường hay không?
- Khi ta có năng lực về tài chính, Highland Coffee sẽ hỗ trợ tìm kiếm địa
điểm kinh doanh phù hợp. Thủ tục được thực hiện nhanh chóng nếu ta đáp ứng
đủ các tiêu chí.
- Thương hiệu Highland Coffee đã có vị thế trên thị trường nên khả năng
thu vốn nhanh là rất cao. Ngoài ra sự uy tín và độ nổi tiếng của Highland đã
mang lại một lượng khách hàng quen thuộc. chúng ta sẽ có cơ hội tiếp xúc được
với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng từ thương hiệu lớn này.
2.2.3. Những hạn chế khi nhượng quyền thương hiệu ở Highland Coffee
Tồn tại song song cùng những mặt lợi thế và cơ hội kinh doanh sẵn có là
những mặt còn hạn chế khi mở quán cafe nhượng quyền Highlands.
- Hiệu ứng domino: Tức là khi thương hiệu hoặc bất kỳ cửa hàng nào trong
chuỗi hệ thống gặp vấn đề thì cửa hàng của bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng theo.
27
Đây cũng là mặt hạn chế chung mà bất cứ cửa hàng nào hoạt động theo mô hình
nhượng quyền thương hiệu cũng phải chịu.
- Thiếu màu sắc cá nhân: Một trong những đặc thù của mô hình nhượng
quyền là phải tuân theo quy chuẩn của thương hiệu. Bạn không thể tự do sáng
tạo hay thay đổi bất cứ chi tiết nào trong quán của mình mà không có sự chấp
thuận của Highlands, ngay cả khi bạn muốn thực hiện một chương trình giảm
giá nào đó để thu hút khách hàng cũng không được phép tùy ý.
- Mở quán cafe nhượng quyền Highlands thường chỉ thích hợp để mở ở các
thành phố lớn, khó phát triển ở các vùng nông thôn đã quen với mô hình cafe
cóc, cafe sân vườn, cafe bình dân… Bởi Highlands đòi hỏi mặt bằng diện tích
phải tối thiểu từ 150 mét vuông đến 250 mét vuông và giá thành thức uống tùy
phù hợp với nhiều đối tượng nhưng vẫn khá cao so với nhiều quán cafe của
thương hiệu khác, chủ yếu hướng đến nhóm khách hàng có thu nhập khá trở lên.
2.2.4. Tiêu chí nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee
- Địa điểm: Diện tích quán từ 150m2 – 250m2, mặt bằng không bị che
khuất tầm nhìn và phải có chỗ để xe. Ưu tiên những vị trí tốt, như ngay ngã 3
hoặc ngã 4 khu vực đông dân cư hoặc trong các tòa nhà tập trung đông văn
phòng, căn hộ hoặc trung tâm mua sắm.
- Tài chính: Có đủ khả năng tài chính để đầu tư và phát triển thương hiệu.
Vốn đầu tư ban đầu ước tính từ 3.5 tỷ – 5 tỷ đồng. Về chi phí hàng tháng, doanh
nghiệp phải chi trả phí thường niên hàng tháng là 5% doanh thu và phí quản lý
hàng tháng là 7% doanh thu. Thời gian chi trả các khoản phí này kéo dài trong 5
năm.
- Quản lý: Chủ sở hữu cửa hàng cần phải sở hữu một bản lý lịch quản lý,
kinh doanh thật sự ấn tượng.
2.2.5. Hồ sơ, giấy tờ để được nhượng quyền thương hiệu Highland
Coffee
Để sở hữu một cửa hàng nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee,
doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để Highlands xét duyệt, gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, với bất cứ
hình thức kinh doanh nào, thì đây là loại giấy tờ đầu tiên mà bạn bắt buộc phải
28
có. Khi đó, bạn sẽ phải nộp thuế cho Nhà nước và phải thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình.
- Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất (trong
trường hợp sở hữu mặt bằng). Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty
được hiệu quả nhất, hợp đồng của bạn ít nhất là từ 5 – 10 năm.
- Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán trong vòng 3 năm. Nhằm đảm bảo cho
việc mở quán cà phê được thuận lợi cũng như Highland hiểu rõ được năng lực
tài chính của bạn hơn.
2.3. Nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên E-Coffee tại Việt Nam
[4]
Từng tung ra chính sách phí nhượng quyền 0 đồng, hệ thống chuỗi Trung
nguyên E- Coffee đã tạo ra làn sóng mở mới cửa hàng nhượng quyền thương
hiệu, trung bình 10 cửa hàng/ngày vào năm 2019. Hiện nay Trung Nguyên E-
Coffee đang là một trong những chuỗi cafe lớn nhất Việt Nam với gần 600 cửa
hàng nhượng quyền.
2.3.1. Giới thiệu về Trung Nguyên E-Coffee
Đầu tháng 8/2019, tập đoàn cà phê Trung Nguyên The Legend đã ra mắt
chuỗi cửa hàng bán lẻ thế giới cafe Trung Nguyên E-Coffee. Chữ “E” trong E-
Coffee là viết tắt của Energy, nghĩa là Năng lượng, không phải là điện tử như
nhiều người lầm tưởng. Thương hiệu E-Coffee phát triển theo hướng nhượng
quyền, không yêu cầu quá khắt khe về diện tích mặt bằng, có thiết kế hiện đại,
với khách hàng mục tiêu là dân công sở trẻ tuổi.
Hiện nay Trung Nguyên E-Coffee đã có gần 600 cửa hàng và hơn 1000 đối
tác nhượng quyền trên toàn quốc. Với chính sách nhượng quyền hấp dẫn với chi
phí tối ưu, Trung Nguyên E-Coffee đang là thương hiệu nhượng quyền được
nhiều người khởi nghiệp cà phê lựa chọn.
Trung Nguyên E-Coffee mang đến một thế giới cà phê thu nhỏ gồm hơn
100 sản phẩm cà phê năng lượng, những cuốn sách quý, bánh mì thực dưỡng,
giúp khách hàng yêu cafe có một trải nghiệm mới mẻ.
29
2.3.2. Những lợi ích khi nhượng quyền thương hiệu ở Trung Nguyên E-
Coffee
Trung Nguyên E-Coffee đem lại sự khác biệt gì so với những thương hiệu
cafe nhượng quyền khác trên thị trường hiện nay? Đây có lẽ là câu hỏi mà
không ít người thắc mắc khi quan tâm đến hình thức nhượng quyền thương hiệu.
Có thể nói với những doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ bài toán vận hành
chuỗi cafe chưa bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, với Trung Nguyên E-coffee
thuộc Trung Nguyên Legend - Một trong những Tập đoàn tiên phong trong
ngành cà phê với hơn 25 năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được những lợi thế
khi triển khai kinh doanh mô hình này.
Với những lợi thế từ việc mở chuỗi, công tác quản lý vận hành, đến chuỗi
cung ứng, đào tạo, công nghệ thông tin và đặc biệt là tính chuyên gia về cà
phê,...
Chính những ưu điểm nổi bật này mà Trung Nguyên E Coffee tự tin không
chỉ phát triển đúng vị khác biệt mà còn là “hệ thống cửa hàng chuyên Cà phê
Năng lượng – Cà phê Đổi đời” đảm bảo công tác vận hành hệ thống hiệu quả
trong khi tốc độ đổi mới cửa hàng hàng loạt.
Sau đây là một số điểm khác biệt từ mô hình nhượng quyền Trung Nguyên
E-Coffee:
 Thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường
Với kinh nghiệm hơn 25 năm chiếm lĩnh thị trường cafe Việt, cafe Trung
nguyên Legend sở hữu những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường, tạo dấu ấn sâu
đậm trong tâm trí khách hàng trong và ngoài nước. Do có lợi thế lớn trong việc
vận hành chuỗi cafe, nguyên liệu sẵn có, sản phẩm chuyên biệt, mở cửa hàng
nhượng quyền Trung Nguyên E-Coffee đang là lựa chọn hàng đầu của những
người muốn khởi nghiệp cafe.
 Chi phí nhượng quyền hợp lý
Mức đầu tư nhượng quyền chỉ từ 65 triệu đồng và chính sách hỗ trợ phí
nhượng quyền, phí quản lý 0 đồng, Trung Nguyên E-Coffee thích hợp cho mọi
đối tượng muốn kinh doanh quán cafe. Ở giai đoạn đầu tiên, Trung Nguyên sẽ
không thu phí nhượng quyền thương hiệu, các đối tác sẽ được hưởng 100% lợi
nhuận.
30
 Không yêu cầu khắt khe về mặtbằng
Nếu như nhượng quyền cà phê Highlands, The Coffee House hay thậm chí
thương hiệu Trung Nguyên Legend đều có những yêu cầu khắt khe về mặt bằng
như phải ở trong các trung tâm thương mại lớn, tòa nhà văn phòng với diện tích
tối thiểu từ 150m2 thì chuỗi E-Coffee lại không có những yêu cầu khắt khe đó.
Chỉ cần có mặt bằng tối thiểu 4m2 là đã có thể đăng ký nhượng quyền. Mọi
mặt bằng đều được chấp nhận như cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn, sân
bay, bến xe, chợ, trạm metro, cửa hàng tiện lợi, trường học, bệnh viện, trạm
dừng nghỉ… Thậm chí đối tác khi không có sẵn mặt bằng, đội ngũ Trung
Nguyên cũng sẽ giúp tìm kiếm mặt bằng phù hợp.
 Sản phẩm cà phê chuyên biệt
Trung Nguyên Legend có hơn 100 sản phẩm cà phê nổi tiếng thế giới, bao
gồm các loại như rang xay, hòa tan, hạt rang pha máy, viên nén cafe xay…
Ngoài menu cafe dùng tại chỗ, Trung Nguyên E-Coffee còn bán các loại cafe
pha sẵn đóng chai mang về hoặc các loại cafe đóng hộp như G7, Cappuccino, cà
phê chế phin, cafe hạt mộc… gồm rất nhiều loại và hương vị, phù hợp với sở
thích của từng khách hàng.
 Hơn 100 đầu sách trong tủ sách thế giới cafe
Đến với Trung Nguyên E-Coffee, khách hàng không chỉ đơn thuần thưởng
thức cafe mà còn như được bước vào một bảo tàng thế giới về cafe. Không gian
cà phê được Decor tạo ấn tượng mạnh mẽ với tủ sách được chủ tịch tập đoàn
Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn.
Giờ đây, khách hàng có thể nhâm nhi tách cafe, bàn chuyện công việc hoặc
thưởng thức cafe và khám phá nguồn tri thức tới thành công và hạnh phúc trong
không gian yên tĩnh.
2.3.3. Chi phí nhượng quyền của cafe Trung Nguyên E-Coffee
Với mong muốn mở rộng quy mô để đem đến cho khách hàng những sản
phẩm cà phê sạch cho cộng đồng người Việt. Đồng thời Trung Nguyên E coffee
cũng muốn khơi nguồn cảm hứng cho các bạn trẻ trên con đường khởi nghiệp.
Chính vì những lý do này mà Tập đoàn cafe số 1 này đã quyết định phí
nhượng quyền chỉ với 0đ.
31
Đặc biệt, các gói đầu tư nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên E-
Coffee rất hấp dẫn như:
 Gói kết nối: 65.000.000 – Dành cho khách hàng tối ưu diện tích, chuyển
đổi hoạt động kinh doanh sang thương hiệu Trung Nguyên E Coffee.
 Gói khởi nghiệp: 120.000.000 – Dành cho khách hàng có nhu cầu hợp
tác mở quán mới.
 Gói thịnh vượng: 175.000.000 – Dành cho đối tượng khách hàng có nhu
cầu cung ứng toàn bộ gói đầu tư mở quán.
2.3.4. So sánh chi phí nhượng quyền của Trung Nguyên E-Coffee và
Highland Coffee [5]
a. Highland Coffe
Highlands Coffee là một trong những thương hiệu lớn đang rất được ưa
chuộng tại Việt Nam. Thương hiệu ra đời từ những năm 2000, đến nay đã có
hơn 300 cửa hàng trên toàn quốc và tập trung ở một số thành phố, tỉnh thành lớn
như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, …
Đặc trưng của Highlands Coffee là nhắm đến tệp khách hàng cao cấp nên
không gian đẹp, sang trọng, mang lại cảm giác cho khách hàng được phục vụ
chu đáo, tận tình và thức uống hợp ngon, vệ sinh đã mang lại sự thành công rõ
rệt cho Highlands. Vì vậy, tuy giá bán tại Highlands Coffee cao nhưng vẫn rất
đông khách và nằm trong top các thương hiệu cafe nhượng quyền hot nhất hiện
nay.
Điều kiện khi kinhdoanh quán cafe Highland Coffee
- Chi phí đầu tư ban đầu: 170.000 – 250.000$ (tương đương 3,5 – 5 tỷ
đồng)
- Chi phí nhượng quyền hàng tháng: 7%
- Chi phí quản lý hàng tháng: 5%
- Vị trí mặt bằng: có vị trí tốt, nằm ngay tại ngã ba, ngã tư hay các khu vực
có đông dân cư, trong cách tòa nhà văn phòng, căn hộ, trung tâm mua sắm, ...
- Diện tích mặt bằng: từ 150 – 250m2 trở lên
32
Highlands hỗ trợ khi nhượng quyền:
- Đào tạo tại chỗ: 28-42 ngày
- Đào tạo tại trụ sở: 5 ngày
- Đào tạo bổ sung: tại các trung tâm đào tạo.
- Hỗ trợ marketing, truyền thông các hoạt động ngày khai trương.
- Hỗ trợ đào tạo nhân viên bài bản
b. Trung Nguyên E-Coffee
Trung Nguyên E – Coffee đang là một trong những thương hiệu cafe
nhượng quyền được ưa chuộng nhất hiện nay với chính sách nhượng quyền 0
đồng. Trung Nguyên E-Coffee là chuỗi cửa hàng bán lẻ thuộc tập đoàn Trung
Nguyên Legend, nay đã đi vào hoạt động hơn 600 cửa hàng với hơn 1000 hợp
đồng được ký mới trên toàn quốc.
Điều kiện kinh doanh quán cafe Trung Nguyên E-Coffee:
- Chi phí đầu tư ban đầu: 65 – 120 - 175 triệu (tùy vào từng gói hợp tác)
- Chi phí nhượng quyền: 0 đồng
- Diện tích mặt bằng: trên 4m2 (gói kết nối 65 triệu), 8m2 – 12m2 (gói khởi
nghiệp 120 triệu), trên 40m2 (gói thịnh vượng 175 triệu)
- Thời gian hoàn thiện cửa hàng dự kiến: 10 – 30 ngày (tùy gói hợp tác)
- Vị trí mặt bằng: phù hợp với mọi địa điểm như: cao ốc văn phòng, nhà
hàng, khách sạn, sân bay, bến xe, các cửa hàng tiện lợi, trường học, bệnh viện,
trung tâm mua sắm, …
Hỗ trợ từ thương hiệu cafe nhượng quyền Trung Nguyên E-Coffee:
- Phần mềm quản lý (miễn phí 1 năm đầu)
- Hỗ trợ khai trương (tài trợ 200 cuốn sách và 100 ly cà phê)
- Nhận diên, bảng hiệu các loại; Đồng phục, ...
- Các trang thiết bị, máy móc như máy pha, máy xay cà phê
- Nguyên phụ liệu bao bì và cà phê năng lượng e-coffee (tương đương 500
ly cà phê)
33
- Quầy pha chế 3.2m (gói khởi nghiệp 2.5m, gói kết nối không có)
- Bộ công cụ - dụng cụ bán hàng (gói khởi nghiệp không có)
- Đào tạo menu cà phê, nghiệp vụ vận hành
- Hỗ trợ setup, khai trương
34
CHƯƠNG III
ĐƯA RA NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA
TÁC GIẢ
3.1. Nhận xét, đánh giá về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam[6]
Trong những năm qua, phương thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
đã trở thành một kênh đầu tư được giới kinh doanh vận dụng để đưa các doanh
nghiệp nước ngoài mở rộng vào thị trường Việt Nam, cũng như để các doanh
nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường trong nước.
Thực tiễn trên thế giới, hoạt động nhượng quyền thương hiệu rất phát triển
và được các chủ thể thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng được
những nhu cầu linh động trong những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, tại Việt
Nam, đây còn là mô hình kinh doanh mới nên Nhà nước dễ dàng trong việc thực
hiện quản lý, đồng thời giúp cho các chủ thể dễ dàng trong việc thực hiện và bảo
vệ các chủ thể khỏi những rủi ro. Việc nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam
luôn tồn tại những ưu điểm và đi kèm theo đó là những mặt hạn chế:
a) Ưu điểm
Theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 8/12 thị trường
hàng đầu được xác định là có giá trị nhất cho việc mở rộng toàn cầu. Các lĩnh
vực tiềm năng cho các doanh nghiệp nhượng quyền bao gồm: Thực phẩm và đồ
uống, giáo dục, y tế và dinh dưỡng, dịch vụ kinh doanh, khách sạn, thời trang,
làm đẹp và chăm sóc da, giải trí, dịch vụ trẻ em và cửa hàng tiện lợi. Việt Nam
cũng được dự báo sẽ là điểm đến của các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là các
thương hiệu khu vực ASEAN.
Việc phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương hiệu đã
giúp các doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng
kinh doanh; đồng thời, gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí
nhượng quyền, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng tầm doanh nghiệp. Đối với
bên nhận NQTM, mô hình này giúp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Các
doanh nghiệp cũng tiết kiệm đáng kể chi phí để tạo dựng thương hiệu, cũng như
quảng cáo, xúc tiến bán hàng.
Hơn nữa, với việc nhận nhượng quyền thương hiệu từ các doanh nghiệp
nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu
35
có uy tín và được học hỏi, tiếp cận cách thức kinh doanh và phương thức quản lý
tiên tiến của thế giới.
b) Nhược điểm
Mặc dù tiềm năng thị trường nhượng quyền thương hiệu của Việt Nam là
rất lớn, nhưng vẫn còn những thách thức do hoạt động nhượng quyền thương
hiệu ở Việt Nam còn mang tính tự phát và thiếu chuyên nghiệp. Môi trường
pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi nhượng quyền ra nước ngoài không chỉ
cạnh tranh quyết liệt với các nhà nhượng quyền hàng đầu tại thị trường quốc tế
mà còn đối mặt với không ít khó khăn như: Thiếu vốn, thiếu trình độ quản lý và
kiểm soát, chưa chuẩn hoá được quy trình và thương hiệu, chưa hoạch định
chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp nên hầu như chưa thực hiện được mô
hình nhượng quyền thương hiệu toàn diện, ít quan tâm đến bảo hộ thương hiệu.
Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nội địa mạnh và uy tín
nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia nhượng quyền, làm giảm khả năng
nhượng quyền lẫn nhận nhượng quyền thương hiệu của các doanh nghiệp Việt
Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu trong nước cũng gặp
khó khăn về chi phí khi thuê mặt bằng kinh doanh. Việc gia hạn hợp đồng thuê
không thuận lợi, buộc người nhận nhượng quyền thương hiệu phải chuyển địa
điểm kinh doanh, làm mất đi lượng khách hàng quen thuộc đã làm ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Đề xuất một số ý kiến của tác giả
Những năm qua, phương thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã
trở thành một kênh đầu tư được giới kinh doanh vận dụng để đưa các doanh
nghiệp nước ngoài mở rộng vào thị trường Việt Nam và ngược lại cũng là mô
hình chủ đạo để các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Tuy
nhiên, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam vẫn còn mang tính sơ
khai và nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Để giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng được cơ hội trong hội nhập
để phát triển nhượng quyền thương hiệu và đồng thời, tạo môi trường thuận lợi
cho các đối tác nước ngoài mở rộng thị trường tại Việt Nam, trong thời gian tới
36
hoạt động nhượng quyền thương hiệu của Việt Nam cần chú trọng triển khai
một số giải pháp sau:
a)Về phía nhà nước
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu và rộng như hiện nay, rất nhiều công ty
nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng
quyền thương mại (Franchise). Theo hình thức nhượng quyền thương mại,
doanh nghiệp nhượng quyền sẽ trao cho bên nhận quyền quyền kinh doanh, sử
dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản xuất hay dịch vụ của công ty mình, trên
thương hiệu của mình. Đổi lại, doanh nghiệp nhận quyền phải trả cho bên
nhượng quyền một khoản chi phí sử dụng bản quyền hay chiếc khấu % doanh
thu trong khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận. Thông thường, các chi phí đầu
tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên nhận quyền đảm nhiệm, doanh nghiệp nhượng
quyền chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá…
Chính vì thế, ta cần hoàn thiện hành lang pháp lý, phù hợp với các cam kết hội
nhập mà Việt Nam đang tham gia.
Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ nhượng quyền thuơng hiệu
phát triển, như hỗ trợ vay vốn cho bên các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận
nhượng quyền với lãi suất thấp. Điều này có thể giúp nhiều doanh nghiệp, hay
cá nhân có thêm động lực để gia nhập vào thị trường tiềm năng này.
Ngoài ra cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi đầu tư kinh
doanh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường trọng tâm, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội nghị xúc tiến, ưu đãi về vốn để doanh
nghiệp trong nước tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài. Cần ban
hành các quy định quản lý chặt chẽ và hiệu quả, như: Quy định về việc kiểm tra,
cụ thể hóa các biện pháp chế tài đối với trường hợp vi phạm pháp luật về
nhượng quyền thương hiệu.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường trọng tâm, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội nghị xúc tiến, ưu đãi về vốn để doanh
nghiệp trong nước, tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài; Đẩy mạnh
tuyên truyền và phổ biến pháp luật về nhượng quyền thương hiệu.
Cần có cơ chế, chính sách để ngân hàng thương mại hỗ trợ cho các bên
nhượng và nhận nhượng quyền thương hiệu thông qua việc cung cấp tín dụng có
bảo lãnh hoặc thế chấp thương hiệu, thế chấp tài sản tự có.
37
b)Về phía Doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh
nghiệm, kiến thức, pháp luật, các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền
thương hiệu và tuân thủ các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương
hiệu. Có chiến lược xây dựng thương hiệu và hệ thống kinh doanh được tổ chức
khoa học, hợp lý, hiệu quả và mang tính đặc thù. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tìm
hiểu thật kỹ các yếu tố pháp luật ràng buộc và tài sản sẽ được chuyển giao kèm
liên quan đến quyền của mình, nhất là những quyền liên quan đến bí mật kinh
doanh, công nghệ.
Muốn đạt được hiệu quả trong nhượng quyền thương hiệu, các doanh
nghiệp cần lựa chọn được đối tác làm ăn là các thương hiệu có uy tín, đủ sức
hấp dẫn, không thua lỗ và phải phân tích, đánh giá được xu hương tiêu dùng để
đạt được hiệu quả kinh doanh tốt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị
trường để xác định mô hình kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu
thị hiếu của người tiêu dùng trên địa bàn dự kiến kinh doanh.
Doanh nghiệp cần xác định tính khả thi của mô hình nhượng quyền đối với
ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh, tái cấu trúc, củng cố và phát triển
nội lực doanh nghiệp trước khi chuyển sang áp dụng mô hình nhượng quyền;
doanh nghiệp cần xây dựng các nền tảng hỗ trợ thiết yếu trong nhượng quyền
như: Nền tảng thương hiệu và tiếp thị; vận hành và cung ứng; nhân lực và đào
tạo; phát triển hệ thống nhượng quyền.
Cần chú trọng các chương trình đào tạo về nhượng quyền thương hiệu
trong bối cảnh hội nhập cho cộng đồng doanh nghiệp và sinh viên tại các trường
đại học. Các doanh nghiệp nhượng quyền cần có chính sách đào tạo cho đối tác
nhận quyền để triết lý kinh doanh từ doanh nghiệp nhượng quyền mới chuyển
giao cho doanh nghiệp nhận nhượng quyền theo đúng quy chuẩn. Xây dựng
khung chương trình đào tạo khoa học về các kiến thức của hoạt động nhượng
quyền thương hiệu, trong đó bao gồm cả kiến thức pháp luật về nhượng quyền
thương hiệu. Qua đó các triết lý kinh doanh từ bên nhượng quyền mới được
chuyển giao trọn vẹn cho bên nhượng quyền. Việc đào tạo cũng là cơ hội để cả
bên nhượng quyền và nhận quyền tăng sự hiểu biết lẫn nhau, cùng duy trì và
phát triển hệ thống nhượng quyền.
38
Nên thành lập Hiệp hội nhượng quyền thương hiệu Việt Nam nhằm thúc
đẩy hoạt động nhượng quyền thương hiệu phát triển, có chất lượng cao hơn, góp
phần tháo gỡ khó khăn về tổ chức, điều phối và phát triển có định hướng đối với
loại hình thương mại này.
39
KẾT LUẬN
Có thể nói nhượng quyền thương hiệu đã được chứng minh là một
phương thức kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả. Việt
Nam đã và đang là thị trường nhiều tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà đầu tư quốc tế. Nhượng quyền thương hiệu phát triển mạnh tại Việt Nam
trong những năm gần đây, không chỉ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp
tham gia nhượng quyền mà còn tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận
những thương hiệu uy tín trên thế giới, từ đó góp phần tạo môi trường kinh
doanh đa dạng, minh bạch. Bên cạnh đó, với xu hướng người tiêu dùng Việt
Nam ưa chuộng những sản phẩm mới và chính sách mở cửa, hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới cũng như khu vực đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho lĩnh
vực nhượng quyển thương hiệu phát triển.
Thực tế nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam có tiềm năng thị trường
nhượng quyền thương hiệu của Việt Nam là rất lớn, nhưng vẫn còn những thách
thức do hoạt động nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam còn mang tính tự phát
và thiếu chuyên nghiệp. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ.
Chính vì thế cần có các giải pháp về cả 2 phía:
 Phía nhà nước
- Ban hành các chính sách hỗ trợ nhượng quyền thuơng hiệu phát triển
- Cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi đầu tư kinh doanh
- Cần có cơ chế, chính sách để ngân hàng thương mại hỗ trợ cho các bên
nhượng và nhận nhượng quyền thương hiệu.
 Phía doanh nghiệp
- Cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến
thức, pháp luật, các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương
hiệu
- cần lựa chọn được đối tác làm ăn là các thương hiệu có uy tín, đủ sức
hấp dẫn
- Cần chú trọng các chương trình đào tạo về nhượng quyền thương hiệu
trong bối cảnh hội nhập cho cộng đồng doanh nghiệp và sinh viên tại
các trường đại học.
Nghiên cứu đã phân tích, làm rõ bản chất, đặc điểm của hình thức kinh
doanh nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một
số nhãn hiệu tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đã rút ra những thành công và
40
những mặt còn hạn chế về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu.
Thông qua các kết quả nghiên cứu, báo cáo mong muốn được góp những phần
nhất định trong việc tìm tìm hiểu về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương
hiệu . Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do khả năng còn hạn chế và thời gian có hạn
nên nghiên cứu vẫn còn những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo
của các thầy, cô.
41
DANH MỤC CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
1.Dạng sản phẩm và kết quả tạo ra:
 - Dây chuyền công nghệ  - Đề án, bản qui hoạch
 - Mẫu vật, sản phẩm  - Đề xuất, khuyến nghị
 - Chương trình máy tính  - Giáo trình, bài giảng
 - Bảng phân tích số liệu  - Các dạng sản phẩm khác
Mô tả cụ thể: Tình huống cho môn học Quản trị thương hiệu
TT Tên sản phẩm Đặc điểm khoa học, chất lượng và
hiệu quả kinh tế của sản phẩm
Chú
thích
1 Tài liệu tham khảo cho
sinh viên khoa Quản trị
Kinh doanh.
Thông qua việc hệ thống hóa các
vấn đề về nhượng quyền thương
hiệu và thực tế nhượng quyền
thương hiệu của một số nhãn hiệu tại
Việt Nam. Giúp sinh viên có cái
nhìn khoa học về các vấn đề thực
tiễn hơn. Gắn việc học lý luận vào
thực tiễn, gắn quá trình đào tạo với
thực tế nghề nghiệp của sinh viên.
Sinh viên sẽ được thêm một tình
huống thực tiễn để nghiên cứu.
2. Khả năng triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài
Là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên tại HPU.
Là dạng bài tập tình huống cụ thể cho môn học Quản trị thương hiệu.
Giúp sinh viên tập vận dụng lý luận vào giải thích thực tiễn.
3. Lợi ích của đề tài nghiên cứu đối với Nhà trường
Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành Quản trị
kinh doanh trong quá trình học tập nghiên cứu môn học Quản trị thương hiệu.
42
Tài liệu tham khảo:
1. https://vudigital.co/thuong-hieu-la-gi-cac-dinh-nghia-co-ban-ve-
thuong-hieu-ban-can-biet.html
2. https://marketingai.vn/nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi/
3. https://www.sapo.vn/blog/nhuong-quyen-highland-cafe
4. https://trungnguyenecoffee.com/nhuong-quyen/
5. https://noithatcaphe.vn/so-sanh-cac-thuong-hieu-cafe-nhuong-quyen-
hot-nhat-hien-nay-2388.htm
6. https://consosukien.vn/nhuong-quyen-thuong-mai-viet-nam-thuc-
trang-va-giai-phap.htm

More Related Content

Similar to Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu tại Việt Nam

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài Phát triển thương hiệu yến sào khánh hòa sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển thương hiệu yến sào khánh hòa  sdt/ ZALO 09345 497 28	Đề tài Phát triển thương hiệu yến sào khánh hòa  sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển thương hiệu yến sào khánh hòa sdt/ ZALO 09345 497 28 Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố gắn kết sản phẩm đến lòng trung thành thương...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố gắn kết sản phẩm đến lòng trung thành thương...Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố gắn kết sản phẩm đến lòng trung thành thương...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố gắn kết sản phẩm đến lòng trung thành thương...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
kl-Truong Hoai Phong-DH5KD-kế hoạch xây dựng thương hiệu khoai lang Ba Hạo ở ...
kl-Truong Hoai Phong-DH5KD-kế hoạch xây dựng thương hiệu khoai lang Ba Hạo ở ...kl-Truong Hoai Phong-DH5KD-kế hoạch xây dựng thương hiệu khoai lang Ba Hạo ở ...
kl-Truong Hoai Phong-DH5KD-kế hoạch xây dựng thương hiệu khoai lang Ba Hạo ở ...Nguyễn Công Huy
 
Luận Văn Phát Triển Thương Hiệu Của Công Ty Tnhh Nhựa Đường Petrolimex.doc
Luận Văn Phát Triển Thương Hiệu Của Công Ty Tnhh Nhựa Đường Petrolimex.docLuận Văn Phát Triển Thương Hiệu Của Công Ty Tnhh Nhựa Đường Petrolimex.doc
Luận Văn Phát Triển Thương Hiệu Của Công Ty Tnhh Nhựa Đường Petrolimex.docsividocz
 
Quantrithuong hieu1
Quantrithuong hieu1Quantrithuong hieu1
Quantrithuong hieu1Phan Thuy
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật việt nam – thực trạng và giải pháp ...
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật việt nam – thực trạng và giải pháp ...Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật việt nam – thực trạng và giải pháp ...
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật việt nam – thực trạng và giải pháp ...nataliej4
 
Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ ...
Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ ...Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ ...
Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Phát triển Thương hiệu Ngân hàng...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Phát triển Thương hiệu Ngân hàng...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Phát triển Thương hiệu Ngân hàng...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Phát triển Thương hiệu Ngân hàng...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
giao-trinh-quan-tri-thuong-hieu ĐHTM (1).docx
giao-trinh-quan-tri-thuong-hieu ĐHTM (1).docxgiao-trinh-quan-tri-thuong-hieu ĐHTM (1).docx
giao-trinh-quan-tri-thuong-hieu ĐHTM (1).docxPhmThu69
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây Dựng Thương Hiệu Cảng Chân Mây.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây Dựng Thương Hiệu Cảng Chân Mây.docLuận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây Dựng Thương Hiệu Cảng Chân Mây.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây Dựng Thương Hiệu Cảng Chân Mây.docsividocz
 

Similar to Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu tại Việt Nam (20)

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Đề tài Phát triển thương hiệu yến sào khánh hòa sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển thương hiệu yến sào khánh hòa  sdt/ ZALO 09345 497 28	Đề tài Phát triển thương hiệu yến sào khánh hòa  sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển thương hiệu yến sào khánh hòa sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
Luận văn: Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp tại Việt Nam T...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố gắn kết sản phẩm đến lòng trung thành thương...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố gắn kết sản phẩm đến lòng trung thành thương...Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố gắn kết sản phẩm đến lòng trung thành thương...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố gắn kết sản phẩm đến lòng trung thành thương...
 
kl-Truong Hoai Phong-DH5KD-kế hoạch xây dựng thương hiệu khoai lang Ba Hạo ở ...
kl-Truong Hoai Phong-DH5KD-kế hoạch xây dựng thương hiệu khoai lang Ba Hạo ở ...kl-Truong Hoai Phong-DH5KD-kế hoạch xây dựng thương hiệu khoai lang Ba Hạo ở ...
kl-Truong Hoai Phong-DH5KD-kế hoạch xây dựng thương hiệu khoai lang Ba Hạo ở ...
 
Luận Văn Phát Triển Thương Hiệu Của Công Ty Tnhh Nhựa Đường Petrolimex.doc
Luận Văn Phát Triển Thương Hiệu Của Công Ty Tnhh Nhựa Đường Petrolimex.docLuận Văn Phát Triển Thương Hiệu Của Công Ty Tnhh Nhựa Đường Petrolimex.doc
Luận Văn Phát Triển Thương Hiệu Của Công Ty Tnhh Nhựa Đường Petrolimex.doc
 
Quantrithuong hieu1
Quantrithuong hieu1Quantrithuong hieu1
Quantrithuong hieu1
 
Đề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAY
Đề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAYĐề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAY
Đề tài: Xây dựng, phát triển Thương hiệu May mặc Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
 
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật việt nam – thực trạng và giải pháp ...
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật việt nam – thực trạng và giải pháp ...Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật việt nam – thực trạng và giải pháp ...
Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật việt nam – thực trạng và giải pháp ...
 
Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ ...
Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ ...Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ ...
Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí TuệLuận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Phát triển Thương hiệu Ngân hàng...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Phát triển Thương hiệu Ngân hàng...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Phát triển Thương hiệu Ngân hàng...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Phát triển Thương hiệu Ngân hàng...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
 
giao-trinh-quan-tri-thuong-hieu ĐHTM (1).docx
giao-trinh-quan-tri-thuong-hieu ĐHTM (1).docxgiao-trinh-quan-tri-thuong-hieu ĐHTM (1).docx
giao-trinh-quan-tri-thuong-hieu ĐHTM (1).docx
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây Dựng Thương Hiệu Cảng Chân Mây.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây Dựng Thương Hiệu Cảng Chân Mây.docLuận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây Dựng Thương Hiệu Cảng Chân Mây.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây Dựng Thương Hiệu Cảng Chân Mây.doc
 
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAYLuận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
 

Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu tại Việt Nam

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG ------------------------------ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÊN ĐỀ TÀI Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu tại Việt Nam Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Ngọc Thạch - QT2401M HẢI PHÒNG, 2022
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG ------------------------------ TÊN ĐỀ TÀI Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu tại Việt Nam CHUYÊN NGÀNH: MARKETING Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Ngọc Thạch - QT2401M GVHD: ThS.Lê Thị Nam Phương - Khoa QTKD HẢI PHÒNG, 2022
  • 3. 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................4 LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................................6 1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................6 2. Tính cấp thiết của đề tài (tính thời sự, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và y tế…)...............................................................................................6 3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................6 4. Nội dung nghiên cứu của đề tài: ...............................................................................7 5. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu: ......................................................................7 6. Khả năng triển khai ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu của đề tài .......7 7. Lợi ích của đề tài nghiên cứu đối với Nhà trường ................................................7 8. Lợi ích đồi với nền kinh tế – xã hội..........................................................................8 CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ NHƯỢNG QUYỂN THƯƠNG HIỆU....................................................................................................................9 1.1. THƯƠNG HIỆU .......................................................................................................9 1.2. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU............................................................... 13 CHƯƠNG II........................................................................................................................ 22 TÌM HIỂU VỀ THỰC TẾ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU CỦA MỘT SỐ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM........................................................................................ 22 2.1. Thực tế nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.......................................... 22 2.2. Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee tại Việt Nam......................... 25 2.3. Nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên E-Coffee tại Việt Nam........... 28 CHƯƠNG III ...................................................................................................................... 34 ĐƯA RA NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ........................................................................................................................................ 34 3.1. Nhận xét, đánh giá về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam ................ 34 3.2. Đề xuất một số ý kiến của tác giả ....................................................................... 35
  • 4. 4 LỜI CẢM ƠN Tác giả nghiên cứu đề tài – Sinh viên Hoàng Ngọc Thạch - xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Lê Thị Nam Phương - giảng viên viên hướng dẫn và các bạn sinh viên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài “Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu tại Việt Nam”. Dù còn tồn tại nhiều hạn chế về phương pháp, khả năng phân tích, lập luận nhưng tác giả nghiên cứu đề tài hy vọng nhận được sự ủng hộ, khuyến khích của các thầy cô trong Hội đồng nghiệm thu, cũng như các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh để sinh viên chúng em có thêm nhiều niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học. Hải Phòng, ngày 20 tháng 05 năm 2022 Chủ nhiệm đề tài Hoàng Ngọc Thạch
  • 5. 5 LỜI CAM ĐOAN Chủ nhiệm đề tài : Hoàng Ngọc Thạch - xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực, các kết quả nghiên cứu do chính chủ nhiệm đề tài thực hiện, các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ. Hải Phòng, ngày 20 tháng 05 năm2022 Chủ nhiệm đề tài Hoàng Ngọc Thạch
  • 6. 6 MỞ ĐẦU 1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Hiện nay, trường Đại học QL&CN Hải Phòng chưa có đề tài nghiên cứu tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu tại Việt Nam Thực tế đã có rất nhiều bài viết tổng quan nghiên cứu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu một số nhãn hiệu tại Việt Nam là đề tài còn khá mới mẻ. 2. Tính cấp thiết của đề tài (tính thời sự, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và y tế…) Hiện nay, khi Việt Nam là thành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển làm việc thị trường, mở rộng nhanh thị phần là điều rất được quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại và để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, nhiều phương thức kinh doanh đã ra đời, phát triển rộng rãi và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao cho những người hoạt động kinh doanh, trong đó có nhượng quyền thương hiệu, nhờ hình thức này mà đã có một số thương hiệu thành công trong nước và nước ngoài góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đề tài sẽ đi tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu một số nhãn hiệu tại Việt Nam. Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số ý kiến của tác giả. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thương hiệu là gì? - Nhượng quyền thương hiệu là gì? - Thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số thương hiệu tại Việt Nam như thế nào?
  • 7. 7 4. Nội dung nghiên cứu của đề tài: Chương 1: Tìm hiểu về thương hiệu và nhượng quyền thương hiệu; Chương 2: Tìm hiểu về thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu tại Việt Nam; Chương 3: Đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất một số ý kiến của tác giả. 5. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các kiến thức, thông tin, số liệu phục vụ đề tài. Số liệu khảo sát từ các đối tượng sử dụng dịch vụ của nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam được lấy để minh họa trong bài viết được lấy trong khoảng thời gian từ tháng 04/2022 đến tháng 05/2022. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo, hỏi ý kiến của một số chuyên gia có kiến thức về vấn đề nhượng quyền thương hiệu. - Phương pháp phân tích được sử dụng để thực hiện việc phân tích những thông tin thu thập được, khảo sát được. Từ thông tin đó so sánh, phân tích, đánh giá để đưa ra một số kiến nghị phù hợp với điều kiện nghiên cứu. 6. Khả năng triển khai ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu của đề tài Sẽ giúp sinh viên cũng như mọi người có cái nhìn rõ hơn về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam, tạo tiền đề cho các bạn trẻ có ý định kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương hiệu trong tương lai cũng như là tài liệu tham khảo cho các Doanh Nghiệp nhượng quyền hay nhận nhượng quyền đang hoạt động tại Việt Nam 7. Lợi ích của đề tài nghiên cứu đối với Nhà trường Là nghiên cứu mang tính thời sự, thực tế và rất có ích trong thời điểm nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Đề tài sẽ là tài liệu giúp các sinh viên nhà trường có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam cũng như việc nghiên cứu khoa học trong tương lai.
  • 8. 8 8. Lợi ích đồi với nền kinh tế – xã hội Là tài liệu phân tích, đánh giá và một số giải pháp đưa ra trong nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tế cho các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Đây là cơ hội cho sinh viên chuyên ngành Marketing nói chung và Quản trị nói riêng có cái nhìn tổng quát hơn về một đề tài nghiên cứu thực tế và từ đó giúp đưa ra các giải pháp, đề xuất dựa trên các phân tích của đề tài cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 9. 9 CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ NHƯỢNG QUYỂN THƯƠNG HIỆU 1.1. THƯƠNG HIỆU [1] 1.1.1. Định nghĩa về thương hiệu (brand) Trong thực tiễn, thuật ngữ “thương hiệu” chỉ được sử dụng nhiều trên báo chí, truyền thông, … còn trong các văn bản quy phạm pháp luật thì không thấy nhắc đến khái niệm về thương hiệu. Chính vì không có một định nghĩa rõ ràng nên mỗi người lại hiểu theo 1 cách khác nhau, và nhiều người vẫn lầm tưởng nó là cách gọi khác của nhãn hiệu nhưng sự thật không phải như vậy. a) Địnhnghĩa về “thương hiệu” của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “A brand is a name, term, design, symbol, or anyother feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers.” Tạm dịch: Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của những người bán khác nhau. b) Địnhnghĩa về “thương hiệu” của Tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO) “Although the term “brand” is sometimes used as a synonym for a “trademark”, in commercial circles the term “brand” is frequently used in a much wider sense to refer to a combination of tangible and intangible elements, such as a trademark, design, logo and trade dress, and the concept, image and reputation which those elements transmit with respect to specified products and/or services. Some experts consider the goods or services themselves as a component of the brand.” Tạm dịch: Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương
  • 10. 10 mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.  Có thể hiểu thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra cảm xúc, sự liên tưởng trong mắt người tiêu dùng về doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Về mặt nhận diện, thương hiệu là một cái tên hoặc một dấu hiệu (logo, nhãn hiệu) có thể nhận diện bằng mắt. 1.1.2. Phân loại thương hiệu Nếu để phân loại thương hiêu, ta có thể phân thành 2 loại sau: a)Thương hiệu doanh nghiệp Thương hiệu doanh nghiệp là một thuật ngữ rất toàn diện bao gồm tất cả các hoạt động tiếp thị của một công ty chuyên nghiệp và sự liên kết của họ với nhau. Nói một cách tinh vi hơn, chúng ta có thể nói rằng thương hiệu doanh nghiệp là một triết lý hay giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, được đặt thành một chủ đề. Một số ví dụ về thương hiệu:  Tập đoàn Vingroup (Tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam)  Tập đoàn Viettel (Tập đoàn Viễn thông số 1 Việt Nam)  Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn hàng đầu về kinh doanh tôn – thép ở Việt Nam)  Công ty cổ phần FPT (Công ty hàng đầu về cung cấp các dịch vụ về CNTT) Ngoài những “thương hiệu” nổi tiếng đã kể ở trên thì các doanh nghiệp “chưa nổi tiếng” vẫn được coi là 1 “thương hiệu” chỉ có điều thương hiệu của họ ở trong một phạm vi nhỏ và hẹp. Ví dụ:  Công ty vật liệu xây dựng Cấp Mến, chuyên cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình khu vực Yên Khánh – Ninh Bình. Mặc dù các công ty này không nhiều người biết đến nhưng những người trong nghề có thể đã biết đến họ, các khách hàng của họ cũng vậy.
  • 11. 11  Một người mua bóng đèn năng lượng mặt trời tại 1 công ty có tên ABC. Ngoài công ty này ra thì người đó không biết nơi nào bán loại đèn này. Có thể người khác không biết nhưng đối với người đó ABC là một thương hiệu bán bóng đèn năng lượng mặt trời tốt. b)Thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ. Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ nằm trong thương hiệu doanh nghiệp. Nó thể hiện ý chí, khát vọng, tên gọi,... của doanh nghiệp về những sản phẩm, dịch vụ của mình. Một số ví dụ về thương hiệu sản phẩm/dịchvụ:  Tập đoàn VinGroup thì có hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như:  VinHomes (thương hiệu bất động sản cao cấp);  VinMart (hệ thống chuỗi siêu thị sạch & an toàn);  VinFast (thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam);  VinPearl (thương hiệu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí đẳng cấp 5 sao);  VinCom (hệ thống trung tâm thương mại);  VinMec (hệ thống bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế);  Công ty bia Sài Gòn có các sản phẩm nổi tiếng:  Bia Saigon Special (còn gọi là Sài Gòn lùn);  Bia Saigon Export (còn gọi là Sài Gòn đỏ);  Bia 333;  Công ty Unilever có các thương hiệu sản phẩm nổi tiếng:  Dầu gội Sunsilk, Clear;  Sữa tắm Dove;  Kem đánh răng P/s, Closeup, … Nhìn chung, một thương hiệu tốt sẽ để lại ấn tượng tốt trong suy nghĩ của mọi người. Nó giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • 12. 12 1.1.3. Thành phần của thương hiệu Một thương hiệu có thể được cấu thành từ một hỗn hợp các thành phần, bao gồm: logo, slogan, tên công ty, tên sản phẩm, màu sắc, thiết kế bao gói. Mỗi một thành phần này đóng góp cho cảm giác đó là thương hiệu của doanh nghiệp nhưng bản thân từng thành phần riêng lẻ không thể tạo nên thương hiệu. a)Phần biểu tượng (logo) Đây là phần không đọc được, chỉ có thể nhận diện bằng mắt. Biểu tượng mà các doanh nghiệp lựa chọn thường là hình ảnh đã được cách điệu, không màu mè, dễ nhớ và có ý nghĩa rõ ràng. b)Phần tên gọi (có thể đọc được) Thường là tên thương mại hoặc tên viết tắt của doanh nghiệp. Phần tên gọi giúp khách hàng dễ dàng giới thiệu thương hiệu tới người khác. Ví dụ: Vincom, FPT, Viettel,.... Một logo có thể chỉ bao gồm biểu tượng, nhưng cũng có thể bao gồm cả tên công ty. Doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ logo như một nhãn hiệu. c) Phần khẩu hiệu (slogan) Là một câu nói ngắn gọn thể hiện khát vọng, tôn chỉ hoặc là sự khẳng định, cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng Ví dụ:  Slogan Viettel: “Your way” (theo cách của bạn)  Slogan Vingroup: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”  Slogan FPT: “Cùng đi tới thành công” d)Phần màu sắcvà thiết kế bao bì sản phẩm Cùng với logo, việc kết hợp các màu sắc hoặc sử dụng hình dáng thiết kế đặc biệt cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu. Do đó, hầu như các doanh nghiệp đều tận dụng triệt để 2 yếu tố này. Ví dụ:  Màu xanh dương là màu đặc trưng của Pepsi
  • 13. 13  Màu đỏ là màu đặc trưng của Coca Cola 1.1.4. Kết luận Khi khoảng cách về công nghệ sản xuất giữa các doanh nghiệp ngày càng được rút ngắn, rất khó để tạo ra sự khác biệt về chất lượng của sản phẩm. Thì cạnh tranh về chất lượng không còn là ưu tiên số một, thay vào đó là cạnh tranh về thương hiệu. Để tồn tại được trong thương trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực tìm hiểu để bảo vệ, xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. 1.2. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU [2] 1.2.1. Định nghĩa Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu hoặc tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính nhất định có thể là một khoản chi phí hoặc là chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng. 1.2.2. Phân loại nhượng quyền thương hiệu Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình tương đối linh hoạt, và bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể được nhượng quyền. Có nhiều loại nhượng quyền, có thể được phân loại theo các yếu tố khác nhau, như mức đầu tư, chiến lược của bên nhượng quyền, hoạt động, mô hình tiếp thị và quan hệ, v.v … Có 4 loại hình nhượng quyền chính là: Nhượng quyền kinh doanh toàn diện, không toàn diện, nhượng quyền có tham gia của quản lý và nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn. a) Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business fomat franchise) Đúng như tên gọi, đây là mô hình nhượng quyền có cấu trúc hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng và nhận. Không chỉ được sử dụng nhãn hiệu nhượng quyền thương hiệu, quan trọng hơn, bên nhận có quyền sử hữu toàn bộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí
  • 14. 14 quyết trong công nghệ sản xuất/kinh doanh và quyền quản lý sản phẩm/dịch vụ (sản xuất, tiếp thị, …). Bên nhượng quyền sẽ cung cấp một kế hoạch với đầy đủ thủ tục chi tiết về hầu hết mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, cung cấp hệ thống đào tạo, hỗ trợ trong giai đoạn đầu cũng như về lâu dài sau này. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là loại hình phổ biến nhất và thường được nhắc đến nhất trong hệ thống nhượng quyền thương hiệu. Các doanh nghiệp từ hơn 70 ngành công nghiệp đều có thể thực hiện việc nhượng quyền này, tuy nhiên phổ biến nhất là ngành hàng thức ăn nhanh, bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ kinh doanh, các trung tâm/phòng tập thể hình, vv…. b) Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business fomat franchise) Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.  Với hình thức nhượng quyền thương hiệu, các thương hiệu thường có giá trị tương đối cao và có lượng fans nhất định, muốn sử dụng tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch. Ví dụ Pepsi (đồ uống) cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, Disney (hãng phim hoạt hình) cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng, ...vv…  Nhượng quyền phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ là hình thức bên nhận quyền chỉ phụ trách khâu phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường. Ở Việt Nam, mô hình này cũng tương đối phổ biến với những thương hiệu như Trung Nguyên (chuỗi cà phê), Pierre Cardin (áo sơ mi cao cấp), …  Nhượng quyền công thức sản xuất và marketing sản phẩm xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền. Coca Cola là một thương hiệu điển hình đang áp dụng.
  • 15. 15 Nhìn chung, mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này thường được các doanh nghiệp áp dụng khi bên nhượng quyền mong muốn mở rộng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để cạnh tranh với đối thủ. Vì không chuyển nhượng những yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp, nên đa phần những doanh nghiệp này không quản lý quá chặt chẽ các hoạt động của bên nhận quyền và chỉ quan tâm đến thu nhập của việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ. c) Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise) Mô hình nhượng quyền quản lý liên quan đến chất lượng và kinh nghiệm của các quản lý hay lãnh đạo hơn là kinh nghiệm trong ngành. Về cơ bản, nhượng quyền quản lý xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền, bên cạnh việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình/ công thức kinh doanh. Người quản lý không cần phải tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà sẽ chỉ có nhiệm vụ giám sát toàn diện. Vai trò của bạn là sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn có được trong sự nghiệp của mình để lãnh đạo công ty và quản lý các bộ phận một cách hiệu quả, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định mạnh mẽ về tài chính. Hình thức này đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực, cụ thể là ngành nhà hàng khách sạn. Ở Việt Nam, Holiday Inc hay Marriott đều là những chuỗi nhà hàng khách sạn lớn sử dụng mô hình này. d) Nhượng quyền có thâm gia đầu tư vốn (Equity franchise) Equity Franchise có nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. 1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu Trong giai đoạn hội nhập kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được biết đến như một xu thế đem lại nguồn lợi nhuận lớn. Và sự lan tỏa thương hiệu một cách mau chóng. Vậy nhượng quyền thương hiệu có những ưu, nhược điểm gì?
  • 16. 16 a) Ưu điểm - Giảm thiểu rủi ro thương hiệu Thông thường các thương hiệu muốn nhượng quyền thì họ đã có sẵn một thị phần khá rõ ràng trên thị trường. Lúc đó nhượng quyền mới có giá trị, và vì điều này nên các bên nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn thời gian định hình thương hiệu trên thị trường nữa. Mà thay vào đó chỉ tập trung vào việc vận hành kinh doanh sao cho tốt. - Chất lượng được đảm bảo Có thể thấy việc xây dựng thương hiệu từ trước đem lại cho thương hiệu một sự minh bạch và chất lượng được đảm bảo với người tiêu dùng. Các hệ thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền thường được giám sát rất chặt chẽ về mặt chất lượng, bộ phận quản lý nhượng quyền luôn cố gắng để chất lượng các chi nhánh được đồng đều. Vì chỉ cần một mắt xích lỏng, có thể gây thiệt hại đến cả chuỗi nhượng quyền của thương hiệu. - Hệ thống hóa quy trình Những quy trình vận hành kinh doanh, quy trình tuyển chọn nhân viên đều được hệ thống hóa về một quy chuẩn. Việc có một khung xương sẵn sẽ giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng phân bổ xuống các cơ sở nhận nhượng quyền. Một hệ thống quy mô bài bản là một yếu tố giúp việc quản lý dễ dàng hơn và khi gặp sự cố thì có thể khắc phục được vì đã có những nguyên tắc đặt ra ngay từ đầu. - Sự hỗ trợ đắc lực từ chủ nhượng quyền Chủ nhượng quyền có nghĩa vụ hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền. Từ việc pháp lý, thiết kế, trình bày đến các chiến lược marketing, mọi thứ đều được hỗ trợ tối đa từ phía đối tác. Điều này sẽ giúp bên nhận nhượng quyền “dễ thở” hơn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp khi vừa nhận được từ tay và bắt đầu mới. - Hệ thống đào tạo bài bản Khi sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu, bên nhận nhượng quyền sẽ được hưởng toàn bộ những chương trình đào tạo nhân viên bài bản. Những đặc quyền về chương trình đào tạo từ A-Z, cũng như những thông tin về thương hiệu. Mọi thứ sẽ được trình bày bài bản và chuyên nghiệp. Chính những
  • 17. 17 hệ thống đào tạo này sẽ giúp bạn có được đội ngũ được training có chất lượng cao và hiểu biết tốt về thương hiệu mà bạn vừa được nhượng. b) Nhược điểm - Không sở hữu hoàn toàn thương hiệu Nếu các bên nhận nhượng quyền quyết định mở kinh doanh theo phương thức này, thì cần nằm lòng một điều rằng là bạn không sỡ hữu thương hiệu này. Bạn chỉ đang được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác. Cho nên nếu các bên nhận thương hiệu không đáp ứng được yêu cầu của bên chủ nhượng quyền thì rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền là rất cao và mọi thứ có thể trở nên khó khăn đối với bạn. - Rủi ro kinh doanh chuỗi Nhất là trong những hệ thống nhượng quyền lớn, các bên nhận nhượng quyền sẽ như ngồi trên đống lửa khi 1 mắt xích trong chuỗi cửa hàng bị dính “phốt” như là nguyên liệu không nguồn gốc, nhân viên không tốt. Điều này sẽ làm các khách hàng đánh giá tình hình của cả chuỗi mà không cần biết các chi nhánh nhượng quyền khác hay giống nhau. - Cạnh tranh trong chuỗi Tình trạng cạnh tranh trong chuỗi rất phổ biến tại các cửa hàng gần nhau. Cạnh tranh nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho các cửa hàng, thông thường các cửa hàng sẽ được bonus hay giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu nhất định. - Thiếu sáng tạo Phải làm theo những quy định, quy chuẩn đặt ra từ đối tác cho nhượng quyền là điều chắc chắn. Gần như mọi hoạch định được định sẵn cho cho bạn và sẽ được đưa vào khuôn khổ. Các chính sách sẽ được đưa từ trên xuống dưới, và dường như việc sáng tạo các quản lý và vận hành kinh doanh sẽ là không có và đó chính là điều khiến bạn “tù túng” trong phương thức nhượng quyền. 1.2.4. Những lưu ý của nhượng quyền thương hiệu Để đưa ra quyết định về việc nhượng quyền thương hiệu, các doanh nghiệp đều phải tính toán và thảo luận rất lâu, đồng thời phải có những bước điều tra nghiên cứu kỹ càng về mọi khía cạnh để làm sao giảm thiểu rủi ro xuống thấp
  • 18. 18 nhất có thể. Giống như bất cứ một hoạt động kinh doanh nào, nhượng quyền thương hiệu (Franchise) cũng tiềm ẩn những khả năng xảy ra sai sót dẫn đến hậu quả nặng nề. Chính vì thế, các thương hiệu cần phải lưu ý những điều sau trước khi tiến hành thực hiện nhượng quyền. a) Nghiên cứu thị trường kỹ càng Khi doanh nghiệp đưa ra các quyết định mua, bán hay sang nhượng cần phải tìm hiểu kỹ thị trường. Đặc biệt là đối với bên nhận quyền, khi quyết định bỏ tiền túi ra thì phải chắc chắn mình nhận được giá trị xứng đáng. Đối với các thương hiệu nước ngoài, hay thậm chí là giữa các vùng miền khác nhau trong nước, các doanh nghiệp còn phải tính toán đến việc sản phẩm/dịch vụ đó có được người dân của khu vực này ưa chuộng hay không? Các bên nhượng quyền đôi khi còn có những quy định về việc đặt các cửa hàng sao cho hợp lý, … cũng là những yếu tố khá phức tạp mà doanh nghiệp cần phải xem xét thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố ta cần xem xét. Ví dụ: Thương hiệu chúng ta muốn mua có đang hoạt động tốt trên thị trường không? Sản phẩm/dịch vụ của họ có đang “ăn nên làm ra” và được nhiều phân khúc khách hàng yêu thích không? Nó có phù hợp với doanh nghiệp của bạn và nếu mua về, bạn sẽ giúp ích được gì cho thương hiệu này cho sự phát triển sau này (quy trình sản xuất, mô hình tiếp thị, … phải ra sao để duy trì và phát triển thương hiệu hơn). Chắc chắn sẽ có những khó khăn xảy ra, liệu doanh nghiệp có thể đợi đến thời điểm thu hồi vốn không hay chấp nhận “đứt gánh” giữa đường? Đây là điều mà các thương hiệu cần phải tính toán và cân nhắc thật kỹ. b) Tính pháp lý Sau khi đưa ra được quyết định mua, bán sang nhượng cần thiết, các bên luôn cần phải tiến hành các hợp đồng chuyển nhượng rõ ràng, đi kèm các quyền lợi và nghĩa vụ cần thiết. Đây là lúc sự tham gia của pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không muốn mất một số tiền lớn mua nhượng quyền để sau đó hàng loạt các cửa hàng cùng tên mở ra cạnh tranh mà không tốn xu nào, hãy kiểm tra chắc chắn thương hiệu doanh nghiệp đã đăng ký bản quyền, được pháp luật bảo hộ.
  • 19. 19 Những quyền lợi, nghĩa vụ được ghi rõ trong hợp đồng cũng sẽ được pháp luật bảo vệ, vì thế hãy đảm bảo nó luôn rõ ràng để tránh xảy ra những trục trặc trong quá trình kinh doanh sau này, chỉ vì những bất cẩn ban đầu. c) Chi phí phát sinh Chi phí phát sinh là điều khó tránh khỏi khi các doanh nghiệp quyết định mua lại thương hiệu nào đó, sau đó mở rộng cửa hàng / chi nhánh. Ngoài các khoản chi phí “cố định” như mặt bằng, thiết bị, nhân viên, ... còn rất nhiều những thứ khác mà doanh nghiệp cần bỏ tiền ra như chi phí sang sửa, trang trí cửa hàng, chi phí nguyên vật liệu đảm bảo sự đồng nhất, … trong khi đó vẫn phải đảm bảo nguồn thu để trả cho thương hiệu một phần phần trăm doanh thu nhất định theo kỳ. d) Tính nhất quán và không tự do sáng tạo Một khi đã xác định mua lại một thương hiệu nào đó, doanh nghiệp phải đảm bảo tính thống nhất trong mọi khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ, … trước và cả sau khi mua. Vì người tiêu dùng có thể sẽ rất tức giận và có khả năng “quay lưng” với một thương hiệu nếu doanh nghiệp cố tình thay đổi chỉ một vài điểm nhỏ nào đó. Tất nhiên khi ấy, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những rủi ro bị tước quyền kinh doanh hay rắc rối về các điều khoản. Vì thế, các doanh nghiệp phải xác định ngay từ đầu sau khi mua, sẽ phải tiếp tục phát triển sản phẩm/dịch vụ theo một “format” chung, không được tự do sáng tạo theo mong muốn của mình. Những thay đổi nếu có xảy ra phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và được cả 2 bên thống nhất theo các điều khoản trong hợp đồng. e) Rủi ro cạnh tranh từ các cửa hàng khác Đây là một câu chuyện khiến khá nhiều các bên nhận quyền “đau đầu”. Đối với các hãng, thương hiệu là một món hàng họ có thể bán được cho nhiều người. Họ bán cho bạn, và họ cũng có thể sẽ bán cho hàng chục, hàng trăm người khác. Sự cạnh tranh giữa các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền có thể là một bài toán đau đầu cho chủ đầu tư. Khi đó, các cửa hàng nhượng quyền chung trong chuỗi đôi khi xảy ra những tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” khi có những phát sinh trong
  • 20. 20 hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc ảnh hưởng tiêu cực đến nhau. Chỉ cần một cửa hàng xảy ra lỗi, đôi khi các cơ sở khác cũng sẽ bị vạ lây. 1.2.5. Quy trình nhượng quyền thương hiệu Quy trình nhượng quyền thương hiệu không chỉ là câu chuyện giữa 2 công ty, 2 thương hiệu mà còn liên quan khá nhiều đến pháp luật. Các thủ tục hồ sơ tương đối phức tạp và phải tuân theo các điều khoản của bộ Luật Việt Nam nên các doanh nghiệp cần phải lưu ý cẩn thận a)Thủ tục nhượng quyền Theo điều 20, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu gồm có:  Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của nghị định hoạt động nhượng quyền thương hiệu.  Bên chuyển nhượng bàn giao “Sổ đăng ký” hoạt động và thông báo bằng văn bản cho bên nhận quyền về việc đăng ký. b)Hồ sơ nhượng quyền Theo điều 19, mục 3 về Quy định chung của hoạt động nhượng quyền thương hiệu bao gồm:  Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu theo mẫu do Bộ Thương hiệu hướng dẫn.  Bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền do Bộ Thương hiệu quy định.  Các văn bản xác nhận khác (Giấy tờ pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trong các trường hợp chuyển giao, …). Có thể hiểu rằng các thủ tục và hồ sơ nhượng quyền thực hiện nhằm cung cấp, xác nhận và khai báo công khai với các bên liên quan có thẩm quyền. c) Chính sách nhượng quyền Đối với bên chuyển nhượng, chính sách nhượng quyền là một trong những yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng đến quyết định của bên nhận quyền. Chính sách thể hiện được quyền lợi công bằng cho cả hai bên, hỗ trợ mục tiêu
  • 21. 21 cuối cùng của việc nhượng quyền và hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Một số chính sách thông dụng như:  Hỗ trợ chi phí nhượng quyền.  Hỗ trợ chi phí nội thất.  Hỗ trợ tư vấn thiết kế layout quán.  Chính sách đào tạo nhân viên, quản lý, …  Đồng phục nhân viên.  Tư vấn chiến lược Marketing, khuyến mãi, … Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bên nhận quyền cũng cần phải xem xét kỹ những điều khoản quyền lợi này trong hợp đồng, tránh những tranh cãi không cần thiết về vấn đề chi phí trong giai đoạn triển khai sau này. Thông thường, bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản chi phí cơ bản là phí hoạt động định kỳ và phí nhượng quyền ban đầu, vì thế, các chi phí khác nếu có phát sinh cần phải được tính toán và cân nhắc cẩn thận trước.
  • 22. 22 CHƯƠNG II TÌM HIỂU VỀ THỰC TẾ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU CỦA MỘT SỐ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực tế nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam [6] 2.1.1. Tình hình thực tế Trong giai đoạn hội nhập kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được biết đến như một xu thế đem lại nguồn lợi nhuận lớn. Và sự lan tỏa thương hiệu một cách mau chóng. Phương thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu (franchise) xuất hiện tại Việt Nam từ trước năm 1975, thông qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu của Mỹ như: Mobil, Exxon (Esso), Shell. Sau đó, nhượng quyền thương hiệu xuất hiện trở lại vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Cùng với tốc độ phát triển của loại hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Năm 2005, Luật Thương mại (Điều 284) cũng đã đề cập đến nhượng quyền thương hiệu. Trong những năm gần đây, với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế nhanh, Việt Nam trở thành thị trường được các thương hiệu lớn quốc tế và khu vực quan tâm tìm kiếm cơ hội hợp tác nhượng quyền thương hiệu. Tính từ năm 2007 đến năm 2018, Việt Nam đã cấp phép cho 213 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến các thương hiệu lớn như: McDonalds, Baskin Robbins (Hoa Kỳ), Pizza Hut, Burger King (Singapore), Lotteria, BBQ Chicken (Hàn Quốc), Swensens (Malaysia), Karren Millen, Coast London (Anh), Bvlgari, Moschino, Rossi (Italia)… Lĩnh vực nhận nhượng quyền thương hiệu từ các thương hiệu nước ngoài nhiều nhất ở Việt Nam là chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng chiếm 41,31%; cửa hàng bán lẻ nội thất, mỹ phẩm, bán lẻ hàng hóa tiêu dùng khác…chiếm 15,49%; thời trang chiếm 14,08%; giáo dục - đào tạo chiếm 11,47%… Riêng năm 2018, Việt Nam đã cấp phép nhượng quyền cho 17 doanh nghiệp nước ngoài với các thương hiệu như: JYSK A/S (Đan Mạch - chuyên đồ gia dụng, trang trí); Puma SE (Đức - giày và quần áo thể thao); Factory Japan Group (Nhật Bản - massage)… Trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã hình thành mô hình nhượng quyền thương hiệu để phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu.
  • 23. 23 Tiêu biểu cho mô hình nhượng quyền thương hiệu của các DN Việt Nam phải kể đến Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, thời trang Ninomax, Foci, giày dép T&T, kinh doanh cà phê Bobby Brewers … Trong đó, Phở 24, doanh nghiệp tư nhân Đức Triều (kinh doanh sản phẩm giày dép da, túi xách thương hiệu T&T) và Công ty TNHH Vũ Giang (kinh doanh cà phê Bobby Brewers) đã được cấp phép nhượng quyền ra nước ngoài. Việc phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương hiệu đã giúp các doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh, đồng thời gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng tầm doanh nghiệp. Đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu, mô hình này giúp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Nhờ uy tín của các thương hiệu lớn nhượng quyền, sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiêu thụ mạnh trên thị trường và được người tiêu dùng biết đến. Các doanh nghiệp cũng tiết kiệm đáng kể chi phí để tạo dựng thương hiệu cũng như quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Hoạt động nhượng quyền thương hiệu không chỉ mang lại cơ hội đầu tư kinh doanh lớn cho các chủ đầu tư mà còn là phương thức giúp mở rộng, phát triển thị trường nội địa cạnh tranh lành mạnh. Với việc nhận nhượng quyền thương hiệu từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu có uy tín và được học hỏi, tiếp cận cách thức kinh doanh và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua nhượng quyền thương hiệu. Hiện nay, xu hướng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam chủ yếu dừng lại ở mô hình nhượng quyền cấp 1 (gọi là nhượng quyền độc quyền) khi thương hiệu quốc tế trao quyền cho một doanh nghiệp nội địa phát triển hệ thống chi nhánh trên toàn lãnh thổ dưới hình thức tự đầu tư và kinh doanh (gọi là phát triển hệ thống chuỗi). Rất ít thương hiệu quốc tế tại Việt Nam phát triển thị trường qua hình thức nhượng quyền cấp 2 (gọi là nhượng quyền thứ cấp), khi đối tác cấp 1 tiếp tục nhượng quyền từng chi nhánh hoặc từng khu vực cho một đối tác thứ cấp tiếp theo.
  • 24. 24 Với hơn 8.475 chợ, 1.085 siêu thị và 240 trung tâm thương mại, dân số trên 98,8 triệu người (04/05/2022), Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động nhượng quyền thương mại. Ngoài thị trường tiêu thụ cao, thu nhập của người dân ngày càng tăng và độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn cũng là những yếu tố thu hút doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại dịch vụ quý I năm 2022 có mức tăng trưởng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.318 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 1,6% (cùng kỳ năm 2021 tăng 2%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 04/2022 đạt 455,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều thương hiệu đã chọn hình thức nhượng quyền hàng loạt thay vì nhượng quyền từng cửa hàng như trước đây để đẩy nhanh tốc độ nhân rộng. Đồng thời, cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu lớn với phương thức kinh doanh tự phát triển, xây dựng hệ thống cửa hàng trực thuộc trong một thời gian nhất định, sau đó nhượng quyền lại cho đối tác kinh doanh. 2.1.2. Cácngànhcông nghiệp bán lẻhưởng lợi từ nhượng quyền thương hiệu Cửa hàng thức ăn nhanh và cửa hàng bán lẻ là hai mô hình được nhượng quyền thương mại nhiều nhất, và cũng là hai ngành hàng được đánh giá là tiềm năng nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường cửa hàng thức ăn nhanh đặc biệt cực kì cạnh tranh đối với các hãng ngoại quốc do phải cạnh tranh với các thương hiệu lâu đời của người Việt. Hiện nay các thương hiệu thức ăn nhanh chủ yếu đến từ Mỹ. Ngành thực phẩm đồ uống cũng đang có xu hướng phát triển mạnh về nhượng quyền thương mại, với tổng doanh số thực phẩm được dự báo sẽ tăng trưởng hai con số giai đoạn 2017-2021, và đạt 32.1 triệu USD vào 2018. Ngoài ra, thực phẩm và đồ uống cũng chiếm xấp xỉ 20% tổng thu nhập gia đình người Việt hiện nay. Các nhà hàng nội địa cũng đang dần gia nhập cuộc chơi nhượng quyền thương mại. Tập đoàn nhà hàng Golden Gate Group hiện đang sở hữu 22 bản quyền nhà hàng, và hơn 220 nhà hàng trên toàn quốc. Một ví dụ khác là Huy
  • 25. 25 Vietnam, hiện đang sở hữu 140 nhà hàng và 4 thương hiệu chuyên về ẩm thực Việt. Trung Nguyên, Phở 24 và Highlands Coffee cũng là những thương hiệu địa phương nổi tiếng đang phát triển mạnh mẽ ở cả thị trường trong và ngoài nước. Trung Nguyên Coffee hiện đang sở hữu mạng lưới nhượng quyền lớn nhất Việt Nam, với hơn 1,200 cửa hàng được mở kể từ năm 1998. Cửa hàng tiện lợi cũng là một mô hình nhượng quyền thương mại thông dụng, với các thương hiệu lớn như Circle K, Family Mart và Shop&Go đang mở rộng rất nhanh tại các thành phố lớn. Sắp tới, thương mại nhượng quyền có thể sẽ trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, với sự xuất hiện của các thương hiệu như Mathnasium, Cleverlearn, Crestcom, Dale Carnegie (Mỹ) và Kumo (Nhật). Có thể thấy xu hướng nhượng quyền thương mại sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, không chỉ trong thức ăn nhanh, bán lẻ và giáo dục mà còn lan rộng sang cả kinh doanh dịch vụ giải trí, sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp và đời sống. 2.2. Nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee tại Việt Nam [3] Trong những năm gần đây, nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee là mô hình kinh doanh cực kỳ HOT vì lợi nhuận cao và là thương hiệu mạnh với lượng khách hàng thân thiết lớn. Highland Coffee từ lâu đã nổi tiếng với hệ thống các cửa hàng nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee mở rộng tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Do đó, đây là một trong những hãng cafe được rất nhiều người lựa chọn để kinh doanh chuyển nhượng hiện nay. 2.2.1. Giới thiệu về Highland Coffee Khởi đầu với cafe đóng gói từ những năm 2000, Highland đã không ngừng trưởng thành và mở rộng quy mô thương hiệu. Sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, thuần Việt kết hợp với công thức pha độc đáo, Highland Coffee nhanh chóng chinh phục được khách hàng khó tính nhất bằng hương vị đậm đà, theo đúng chất cà phê Việt. Bí quyết thành công của Highland chính là xây dựng hệ thống cửa hàng nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee tuyệt vời song song với việc đem
  • 26. 26 lại cho các khách hàng những sản phẩm tuyệt hảo với dịch vụ chu đáo và mức giá phù hợp nhất. Tuy không phải là số 1 về chất lượng nhưng Highland Coffee lại đang là thương hiệu thành công điển hình nhất của mô hình kinh doanh theo chuỗi hệ thống - mô hình kinh doanh theo hướng nhượng quyền thương hiệu. 2.2.2. Những lợi ích khi nhượng quyền thương hiệu ở Highland Coffee Kinh doanh nhượng quyền cafe đang ngày càng trở nên phổ biến. Vì thông qua nhượng quyền thương hiệu bạn có thể tận dụng sự nổi tiếng hiện có của thương hiệu, áp dụng vào vận hành quán, từ đó tối ưu lợi nhuận. Ngoài ra, với mô hình kinh doanh này, bạn sẽ được hỗ trợ thiết kế, được đào tạo, chia sẻ công thức pha chế… từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư. Với hơn 300 cửa hàng nhượng quyền trải dài khắp Việt Nam, Highland Coffee đang trở thành xu hướng của những người muốn khởi nghiệp mô hình này với số vốn nhất định trong tay. Việc lựa chọn hình thức này có nhiều lợi ích: - Highland Coffee hỗ trợ quy trình vận chuyển đối tác một cách chuyên nghiệp - Các loại đồ uống có trong menu sẽ được Highland Coffee niêm yết đúng giá. Doanh nghiệp sẽ không cần quan tâm về giá có bị chênh lệch so với thị trường hay không? - Khi ta có năng lực về tài chính, Highland Coffee sẽ hỗ trợ tìm kiếm địa điểm kinh doanh phù hợp. Thủ tục được thực hiện nhanh chóng nếu ta đáp ứng đủ các tiêu chí. - Thương hiệu Highland Coffee đã có vị thế trên thị trường nên khả năng thu vốn nhanh là rất cao. Ngoài ra sự uy tín và độ nổi tiếng của Highland đã mang lại một lượng khách hàng quen thuộc. chúng ta sẽ có cơ hội tiếp xúc được với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng từ thương hiệu lớn này. 2.2.3. Những hạn chế khi nhượng quyền thương hiệu ở Highland Coffee Tồn tại song song cùng những mặt lợi thế và cơ hội kinh doanh sẵn có là những mặt còn hạn chế khi mở quán cafe nhượng quyền Highlands. - Hiệu ứng domino: Tức là khi thương hiệu hoặc bất kỳ cửa hàng nào trong chuỗi hệ thống gặp vấn đề thì cửa hàng của bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng theo.
  • 27. 27 Đây cũng là mặt hạn chế chung mà bất cứ cửa hàng nào hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương hiệu cũng phải chịu. - Thiếu màu sắc cá nhân: Một trong những đặc thù của mô hình nhượng quyền là phải tuân theo quy chuẩn của thương hiệu. Bạn không thể tự do sáng tạo hay thay đổi bất cứ chi tiết nào trong quán của mình mà không có sự chấp thuận của Highlands, ngay cả khi bạn muốn thực hiện một chương trình giảm giá nào đó để thu hút khách hàng cũng không được phép tùy ý. - Mở quán cafe nhượng quyền Highlands thường chỉ thích hợp để mở ở các thành phố lớn, khó phát triển ở các vùng nông thôn đã quen với mô hình cafe cóc, cafe sân vườn, cafe bình dân… Bởi Highlands đòi hỏi mặt bằng diện tích phải tối thiểu từ 150 mét vuông đến 250 mét vuông và giá thành thức uống tùy phù hợp với nhiều đối tượng nhưng vẫn khá cao so với nhiều quán cafe của thương hiệu khác, chủ yếu hướng đến nhóm khách hàng có thu nhập khá trở lên. 2.2.4. Tiêu chí nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee - Địa điểm: Diện tích quán từ 150m2 – 250m2, mặt bằng không bị che khuất tầm nhìn và phải có chỗ để xe. Ưu tiên những vị trí tốt, như ngay ngã 3 hoặc ngã 4 khu vực đông dân cư hoặc trong các tòa nhà tập trung đông văn phòng, căn hộ hoặc trung tâm mua sắm. - Tài chính: Có đủ khả năng tài chính để đầu tư và phát triển thương hiệu. Vốn đầu tư ban đầu ước tính từ 3.5 tỷ – 5 tỷ đồng. Về chi phí hàng tháng, doanh nghiệp phải chi trả phí thường niên hàng tháng là 5% doanh thu và phí quản lý hàng tháng là 7% doanh thu. Thời gian chi trả các khoản phí này kéo dài trong 5 năm. - Quản lý: Chủ sở hữu cửa hàng cần phải sở hữu một bản lý lịch quản lý, kinh doanh thật sự ấn tượng. 2.2.5. Hồ sơ, giấy tờ để được nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee Để sở hữu một cửa hàng nhượng quyền thương hiệu Highland Coffee, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để Highlands xét duyệt, gồm: - Giấy phép đăng ký kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, với bất cứ hình thức kinh doanh nào, thì đây là loại giấy tờ đầu tiên mà bạn bắt buộc phải
  • 28. 28 có. Khi đó, bạn sẽ phải nộp thuế cho Nhà nước và phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. - Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất (trong trường hợp sở hữu mặt bằng). Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả nhất, hợp đồng của bạn ít nhất là từ 5 – 10 năm. - Báo cáo tài chính đã qua kiểm toán trong vòng 3 năm. Nhằm đảm bảo cho việc mở quán cà phê được thuận lợi cũng như Highland hiểu rõ được năng lực tài chính của bạn hơn. 2.3. Nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên E-Coffee tại Việt Nam [4] Từng tung ra chính sách phí nhượng quyền 0 đồng, hệ thống chuỗi Trung nguyên E- Coffee đã tạo ra làn sóng mở mới cửa hàng nhượng quyền thương hiệu, trung bình 10 cửa hàng/ngày vào năm 2019. Hiện nay Trung Nguyên E- Coffee đang là một trong những chuỗi cafe lớn nhất Việt Nam với gần 600 cửa hàng nhượng quyền. 2.3.1. Giới thiệu về Trung Nguyên E-Coffee Đầu tháng 8/2019, tập đoàn cà phê Trung Nguyên The Legend đã ra mắt chuỗi cửa hàng bán lẻ thế giới cafe Trung Nguyên E-Coffee. Chữ “E” trong E- Coffee là viết tắt của Energy, nghĩa là Năng lượng, không phải là điện tử như nhiều người lầm tưởng. Thương hiệu E-Coffee phát triển theo hướng nhượng quyền, không yêu cầu quá khắt khe về diện tích mặt bằng, có thiết kế hiện đại, với khách hàng mục tiêu là dân công sở trẻ tuổi. Hiện nay Trung Nguyên E-Coffee đã có gần 600 cửa hàng và hơn 1000 đối tác nhượng quyền trên toàn quốc. Với chính sách nhượng quyền hấp dẫn với chi phí tối ưu, Trung Nguyên E-Coffee đang là thương hiệu nhượng quyền được nhiều người khởi nghiệp cà phê lựa chọn. Trung Nguyên E-Coffee mang đến một thế giới cà phê thu nhỏ gồm hơn 100 sản phẩm cà phê năng lượng, những cuốn sách quý, bánh mì thực dưỡng, giúp khách hàng yêu cafe có một trải nghiệm mới mẻ.
  • 29. 29 2.3.2. Những lợi ích khi nhượng quyền thương hiệu ở Trung Nguyên E- Coffee Trung Nguyên E-Coffee đem lại sự khác biệt gì so với những thương hiệu cafe nhượng quyền khác trên thị trường hiện nay? Đây có lẽ là câu hỏi mà không ít người thắc mắc khi quan tâm đến hình thức nhượng quyền thương hiệu. Có thể nói với những doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ bài toán vận hành chuỗi cafe chưa bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, với Trung Nguyên E-coffee thuộc Trung Nguyên Legend - Một trong những Tập đoàn tiên phong trong ngành cà phê với hơn 25 năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn có được những lợi thế khi triển khai kinh doanh mô hình này. Với những lợi thế từ việc mở chuỗi, công tác quản lý vận hành, đến chuỗi cung ứng, đào tạo, công nghệ thông tin và đặc biệt là tính chuyên gia về cà phê,... Chính những ưu điểm nổi bật này mà Trung Nguyên E Coffee tự tin không chỉ phát triển đúng vị khác biệt mà còn là “hệ thống cửa hàng chuyên Cà phê Năng lượng – Cà phê Đổi đời” đảm bảo công tác vận hành hệ thống hiệu quả trong khi tốc độ đổi mới cửa hàng hàng loạt. Sau đây là một số điểm khác biệt từ mô hình nhượng quyền Trung Nguyên E-Coffee:  Thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường Với kinh nghiệm hơn 25 năm chiếm lĩnh thị trường cafe Việt, cafe Trung nguyên Legend sở hữu những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường, tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng trong và ngoài nước. Do có lợi thế lớn trong việc vận hành chuỗi cafe, nguyên liệu sẵn có, sản phẩm chuyên biệt, mở cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên E-Coffee đang là lựa chọn hàng đầu của những người muốn khởi nghiệp cafe.  Chi phí nhượng quyền hợp lý Mức đầu tư nhượng quyền chỉ từ 65 triệu đồng và chính sách hỗ trợ phí nhượng quyền, phí quản lý 0 đồng, Trung Nguyên E-Coffee thích hợp cho mọi đối tượng muốn kinh doanh quán cafe. Ở giai đoạn đầu tiên, Trung Nguyên sẽ không thu phí nhượng quyền thương hiệu, các đối tác sẽ được hưởng 100% lợi nhuận.
  • 30. 30  Không yêu cầu khắt khe về mặtbằng Nếu như nhượng quyền cà phê Highlands, The Coffee House hay thậm chí thương hiệu Trung Nguyên Legend đều có những yêu cầu khắt khe về mặt bằng như phải ở trong các trung tâm thương mại lớn, tòa nhà văn phòng với diện tích tối thiểu từ 150m2 thì chuỗi E-Coffee lại không có những yêu cầu khắt khe đó. Chỉ cần có mặt bằng tối thiểu 4m2 là đã có thể đăng ký nhượng quyền. Mọi mặt bằng đều được chấp nhận như cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn, sân bay, bến xe, chợ, trạm metro, cửa hàng tiện lợi, trường học, bệnh viện, trạm dừng nghỉ… Thậm chí đối tác khi không có sẵn mặt bằng, đội ngũ Trung Nguyên cũng sẽ giúp tìm kiếm mặt bằng phù hợp.  Sản phẩm cà phê chuyên biệt Trung Nguyên Legend có hơn 100 sản phẩm cà phê nổi tiếng thế giới, bao gồm các loại như rang xay, hòa tan, hạt rang pha máy, viên nén cafe xay… Ngoài menu cafe dùng tại chỗ, Trung Nguyên E-Coffee còn bán các loại cafe pha sẵn đóng chai mang về hoặc các loại cafe đóng hộp như G7, Cappuccino, cà phê chế phin, cafe hạt mộc… gồm rất nhiều loại và hương vị, phù hợp với sở thích của từng khách hàng.  Hơn 100 đầu sách trong tủ sách thế giới cafe Đến với Trung Nguyên E-Coffee, khách hàng không chỉ đơn thuần thưởng thức cafe mà còn như được bước vào một bảo tàng thế giới về cafe. Không gian cà phê được Decor tạo ấn tượng mạnh mẽ với tủ sách được chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn. Giờ đây, khách hàng có thể nhâm nhi tách cafe, bàn chuyện công việc hoặc thưởng thức cafe và khám phá nguồn tri thức tới thành công và hạnh phúc trong không gian yên tĩnh. 2.3.3. Chi phí nhượng quyền của cafe Trung Nguyên E-Coffee Với mong muốn mở rộng quy mô để đem đến cho khách hàng những sản phẩm cà phê sạch cho cộng đồng người Việt. Đồng thời Trung Nguyên E coffee cũng muốn khơi nguồn cảm hứng cho các bạn trẻ trên con đường khởi nghiệp. Chính vì những lý do này mà Tập đoàn cafe số 1 này đã quyết định phí nhượng quyền chỉ với 0đ.
  • 31. 31 Đặc biệt, các gói đầu tư nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên E- Coffee rất hấp dẫn như:  Gói kết nối: 65.000.000 – Dành cho khách hàng tối ưu diện tích, chuyển đổi hoạt động kinh doanh sang thương hiệu Trung Nguyên E Coffee.  Gói khởi nghiệp: 120.000.000 – Dành cho khách hàng có nhu cầu hợp tác mở quán mới.  Gói thịnh vượng: 175.000.000 – Dành cho đối tượng khách hàng có nhu cầu cung ứng toàn bộ gói đầu tư mở quán. 2.3.4. So sánh chi phí nhượng quyền của Trung Nguyên E-Coffee và Highland Coffee [5] a. Highland Coffe Highlands Coffee là một trong những thương hiệu lớn đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Thương hiệu ra đời từ những năm 2000, đến nay đã có hơn 300 cửa hàng trên toàn quốc và tập trung ở một số thành phố, tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, … Đặc trưng của Highlands Coffee là nhắm đến tệp khách hàng cao cấp nên không gian đẹp, sang trọng, mang lại cảm giác cho khách hàng được phục vụ chu đáo, tận tình và thức uống hợp ngon, vệ sinh đã mang lại sự thành công rõ rệt cho Highlands. Vì vậy, tuy giá bán tại Highlands Coffee cao nhưng vẫn rất đông khách và nằm trong top các thương hiệu cafe nhượng quyền hot nhất hiện nay. Điều kiện khi kinhdoanh quán cafe Highland Coffee - Chi phí đầu tư ban đầu: 170.000 – 250.000$ (tương đương 3,5 – 5 tỷ đồng) - Chi phí nhượng quyền hàng tháng: 7% - Chi phí quản lý hàng tháng: 5% - Vị trí mặt bằng: có vị trí tốt, nằm ngay tại ngã ba, ngã tư hay các khu vực có đông dân cư, trong cách tòa nhà văn phòng, căn hộ, trung tâm mua sắm, ... - Diện tích mặt bằng: từ 150 – 250m2 trở lên
  • 32. 32 Highlands hỗ trợ khi nhượng quyền: - Đào tạo tại chỗ: 28-42 ngày - Đào tạo tại trụ sở: 5 ngày - Đào tạo bổ sung: tại các trung tâm đào tạo. - Hỗ trợ marketing, truyền thông các hoạt động ngày khai trương. - Hỗ trợ đào tạo nhân viên bài bản b. Trung Nguyên E-Coffee Trung Nguyên E – Coffee đang là một trong những thương hiệu cafe nhượng quyền được ưa chuộng nhất hiện nay với chính sách nhượng quyền 0 đồng. Trung Nguyên E-Coffee là chuỗi cửa hàng bán lẻ thuộc tập đoàn Trung Nguyên Legend, nay đã đi vào hoạt động hơn 600 cửa hàng với hơn 1000 hợp đồng được ký mới trên toàn quốc. Điều kiện kinh doanh quán cafe Trung Nguyên E-Coffee: - Chi phí đầu tư ban đầu: 65 – 120 - 175 triệu (tùy vào từng gói hợp tác) - Chi phí nhượng quyền: 0 đồng - Diện tích mặt bằng: trên 4m2 (gói kết nối 65 triệu), 8m2 – 12m2 (gói khởi nghiệp 120 triệu), trên 40m2 (gói thịnh vượng 175 triệu) - Thời gian hoàn thiện cửa hàng dự kiến: 10 – 30 ngày (tùy gói hợp tác) - Vị trí mặt bằng: phù hợp với mọi địa điểm như: cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn, sân bay, bến xe, các cửa hàng tiện lợi, trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm, … Hỗ trợ từ thương hiệu cafe nhượng quyền Trung Nguyên E-Coffee: - Phần mềm quản lý (miễn phí 1 năm đầu) - Hỗ trợ khai trương (tài trợ 200 cuốn sách và 100 ly cà phê) - Nhận diên, bảng hiệu các loại; Đồng phục, ... - Các trang thiết bị, máy móc như máy pha, máy xay cà phê - Nguyên phụ liệu bao bì và cà phê năng lượng e-coffee (tương đương 500 ly cà phê)
  • 33. 33 - Quầy pha chế 3.2m (gói khởi nghiệp 2.5m, gói kết nối không có) - Bộ công cụ - dụng cụ bán hàng (gói khởi nghiệp không có) - Đào tạo menu cà phê, nghiệp vụ vận hành - Hỗ trợ setup, khai trương
  • 34. 34 CHƯƠNG III ĐƯA RA NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ 3.1. Nhận xét, đánh giá về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam[6] Trong những năm qua, phương thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã trở thành một kênh đầu tư được giới kinh doanh vận dụng để đưa các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng vào thị trường Việt Nam, cũng như để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường trong nước. Thực tiễn trên thế giới, hoạt động nhượng quyền thương hiệu rất phát triển và được các chủ thể thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng được những nhu cầu linh động trong những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây còn là mô hình kinh doanh mới nên Nhà nước dễ dàng trong việc thực hiện quản lý, đồng thời giúp cho các chủ thể dễ dàng trong việc thực hiện và bảo vệ các chủ thể khỏi những rủi ro. Việc nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam luôn tồn tại những ưu điểm và đi kèm theo đó là những mặt hạn chế: a) Ưu điểm Theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, Việt Nam đứng thứ 8/12 thị trường hàng đầu được xác định là có giá trị nhất cho việc mở rộng toàn cầu. Các lĩnh vực tiềm năng cho các doanh nghiệp nhượng quyền bao gồm: Thực phẩm và đồ uống, giáo dục, y tế và dinh dưỡng, dịch vụ kinh doanh, khách sạn, thời trang, làm đẹp và chăm sóc da, giải trí, dịch vụ trẻ em và cửa hàng tiện lợi. Việt Nam cũng được dự báo sẽ là điểm đến của các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là các thương hiệu khu vực ASEAN. Việc phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương hiệu đã giúp các doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh; đồng thời, gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng tầm doanh nghiệp. Đối với bên nhận NQTM, mô hình này giúp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Các doanh nghiệp cũng tiết kiệm đáng kể chi phí để tạo dựng thương hiệu, cũng như quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Hơn nữa, với việc nhận nhượng quyền thương hiệu từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu
  • 35. 35 có uy tín và được học hỏi, tiếp cận cách thức kinh doanh và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới. b) Nhược điểm Mặc dù tiềm năng thị trường nhượng quyền thương hiệu của Việt Nam là rất lớn, nhưng vẫn còn những thách thức do hoạt động nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam còn mang tính tự phát và thiếu chuyên nghiệp. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Các doanh nghiệp Việt Nam khi nhượng quyền ra nước ngoài không chỉ cạnh tranh quyết liệt với các nhà nhượng quyền hàng đầu tại thị trường quốc tế mà còn đối mặt với không ít khó khăn như: Thiếu vốn, thiếu trình độ quản lý và kiểm soát, chưa chuẩn hoá được quy trình và thương hiệu, chưa hoạch định chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp nên hầu như chưa thực hiện được mô hình nhượng quyền thương hiệu toàn diện, ít quan tâm đến bảo hộ thương hiệu. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nội địa mạnh và uy tín nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia nhượng quyền, làm giảm khả năng nhượng quyền lẫn nhận nhượng quyền thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu trong nước cũng gặp khó khăn về chi phí khi thuê mặt bằng kinh doanh. Việc gia hạn hợp đồng thuê không thuận lợi, buộc người nhận nhượng quyền thương hiệu phải chuyển địa điểm kinh doanh, làm mất đi lượng khách hàng quen thuộc đã làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Đề xuất một số ý kiến của tác giả Những năm qua, phương thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã trở thành một kênh đầu tư được giới kinh doanh vận dụng để đưa các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng vào thị trường Việt Nam và ngược lại cũng là mô hình chủ đạo để các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam vẫn còn mang tính sơ khai và nhiều thách thức cần được tháo gỡ. Để giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng được cơ hội trong hội nhập để phát triển nhượng quyền thương hiệu và đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho các đối tác nước ngoài mở rộng thị trường tại Việt Nam, trong thời gian tới
  • 36. 36 hoạt động nhượng quyền thương hiệu của Việt Nam cần chú trọng triển khai một số giải pháp sau: a)Về phía nhà nước Trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu và rộng như hiện nay, rất nhiều công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại (Franchise). Theo hình thức nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp nhượng quyền sẽ trao cho bên nhận quyền quyền kinh doanh, sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh, sản xuất hay dịch vụ của công ty mình, trên thương hiệu của mình. Đổi lại, doanh nghiệp nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản chi phí sử dụng bản quyền hay chiếc khấu % doanh thu trong khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận. Thông thường, các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực do bên nhận quyền đảm nhiệm, doanh nghiệp nhượng quyền chỉ chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về thương hiệu, quảng bá… Chính vì thế, ta cần hoàn thiện hành lang pháp lý, phù hợp với các cam kết hội nhập mà Việt Nam đang tham gia. Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ nhượng quyền thuơng hiệu phát triển, như hỗ trợ vay vốn cho bên các doanh nghiệp nhượng quyền và nhận nhượng quyền với lãi suất thấp. Điều này có thể giúp nhiều doanh nghiệp, hay cá nhân có thêm động lực để gia nhập vào thị trường tiềm năng này. Ngoài ra cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường trọng tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội nghị xúc tiến, ưu đãi về vốn để doanh nghiệp trong nước tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài. Cần ban hành các quy định quản lý chặt chẽ và hiệu quả, như: Quy định về việc kiểm tra, cụ thể hóa các biện pháp chế tài đối với trường hợp vi phạm pháp luật về nhượng quyền thương hiệu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường trọng tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội nghị xúc tiến, ưu đãi về vốn để doanh nghiệp trong nước, tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài; Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến pháp luật về nhượng quyền thương hiệu. Cần có cơ chế, chính sách để ngân hàng thương mại hỗ trợ cho các bên nhượng và nhận nhượng quyền thương hiệu thông qua việc cung cấp tín dụng có bảo lãnh hoặc thế chấp thương hiệu, thế chấp tài sản tự có.
  • 37. 37 b)Về phía Doanh nghiệp Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, pháp luật, các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu và tuân thủ các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương hiệu. Có chiến lược xây dựng thương hiệu và hệ thống kinh doanh được tổ chức khoa học, hợp lý, hiệu quả và mang tính đặc thù. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ các yếu tố pháp luật ràng buộc và tài sản sẽ được chuyển giao kèm liên quan đến quyền của mình, nhất là những quyền liên quan đến bí mật kinh doanh, công nghệ. Muốn đạt được hiệu quả trong nhượng quyền thương hiệu, các doanh nghiệp cần lựa chọn được đối tác làm ăn là các thương hiệu có uy tín, đủ sức hấp dẫn, không thua lỗ và phải phân tích, đánh giá được xu hương tiêu dùng để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định mô hình kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên địa bàn dự kiến kinh doanh. Doanh nghiệp cần xác định tính khả thi của mô hình nhượng quyền đối với ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh, tái cấu trúc, củng cố và phát triển nội lực doanh nghiệp trước khi chuyển sang áp dụng mô hình nhượng quyền; doanh nghiệp cần xây dựng các nền tảng hỗ trợ thiết yếu trong nhượng quyền như: Nền tảng thương hiệu và tiếp thị; vận hành và cung ứng; nhân lực và đào tạo; phát triển hệ thống nhượng quyền. Cần chú trọng các chương trình đào tạo về nhượng quyền thương hiệu trong bối cảnh hội nhập cho cộng đồng doanh nghiệp và sinh viên tại các trường đại học. Các doanh nghiệp nhượng quyền cần có chính sách đào tạo cho đối tác nhận quyền để triết lý kinh doanh từ doanh nghiệp nhượng quyền mới chuyển giao cho doanh nghiệp nhận nhượng quyền theo đúng quy chuẩn. Xây dựng khung chương trình đào tạo khoa học về các kiến thức của hoạt động nhượng quyền thương hiệu, trong đó bao gồm cả kiến thức pháp luật về nhượng quyền thương hiệu. Qua đó các triết lý kinh doanh từ bên nhượng quyền mới được chuyển giao trọn vẹn cho bên nhượng quyền. Việc đào tạo cũng là cơ hội để cả bên nhượng quyền và nhận quyền tăng sự hiểu biết lẫn nhau, cùng duy trì và phát triển hệ thống nhượng quyền.
  • 38. 38 Nên thành lập Hiệp hội nhượng quyền thương hiệu Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương hiệu phát triển, có chất lượng cao hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn về tổ chức, điều phối và phát triển có định hướng đối với loại hình thương mại này.
  • 39. 39 KẾT LUẬN Có thể nói nhượng quyền thương hiệu đã được chứng minh là một phương thức kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả. Việt Nam đã và đang là thị trường nhiều tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Nhượng quyền thương hiệu phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm gần đây, không chỉ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tham gia nhượng quyền mà còn tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận những thương hiệu uy tín trên thế giới, từ đó góp phần tạo môi trường kinh doanh đa dạng, minh bạch. Bên cạnh đó, với xu hướng người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng những sản phẩm mới và chính sách mở cửa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như khu vực đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực nhượng quyển thương hiệu phát triển. Thực tế nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam có tiềm năng thị trường nhượng quyền thương hiệu của Việt Nam là rất lớn, nhưng vẫn còn những thách thức do hoạt động nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam còn mang tính tự phát và thiếu chuyên nghiệp. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Chính vì thế cần có các giải pháp về cả 2 phía:  Phía nhà nước - Ban hành các chính sách hỗ trợ nhượng quyền thuơng hiệu phát triển - Cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi đầu tư kinh doanh - Cần có cơ chế, chính sách để ngân hàng thương mại hỗ trợ cho các bên nhượng và nhận nhượng quyền thương hiệu.  Phía doanh nghiệp - Cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, pháp luật, các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu - cần lựa chọn được đối tác làm ăn là các thương hiệu có uy tín, đủ sức hấp dẫn - Cần chú trọng các chương trình đào tạo về nhượng quyền thương hiệu trong bối cảnh hội nhập cho cộng đồng doanh nghiệp và sinh viên tại các trường đại học. Nghiên cứu đã phân tích, làm rõ bản chất, đặc điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đã rút ra những thành công và
  • 40. 40 những mặt còn hạn chế về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Thông qua các kết quả nghiên cứu, báo cáo mong muốn được góp những phần nhất định trong việc tìm tìm hiểu về hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu . Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do khả năng còn hạn chế và thời gian có hạn nên nghiên cứu vẫn còn những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô.
  • 41. 41 DANH MỤC CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 1.Dạng sản phẩm và kết quả tạo ra:  - Dây chuyền công nghệ  - Đề án, bản qui hoạch  - Mẫu vật, sản phẩm  - Đề xuất, khuyến nghị  - Chương trình máy tính  - Giáo trình, bài giảng  - Bảng phân tích số liệu  - Các dạng sản phẩm khác Mô tả cụ thể: Tình huống cho môn học Quản trị thương hiệu TT Tên sản phẩm Đặc điểm khoa học, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm Chú thích 1 Tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh. Thông qua việc hệ thống hóa các vấn đề về nhượng quyền thương hiệu và thực tế nhượng quyền thương hiệu của một số nhãn hiệu tại Việt Nam. Giúp sinh viên có cái nhìn khoa học về các vấn đề thực tiễn hơn. Gắn việc học lý luận vào thực tiễn, gắn quá trình đào tạo với thực tế nghề nghiệp của sinh viên. Sinh viên sẽ được thêm một tình huống thực tiễn để nghiên cứu. 2. Khả năng triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài Là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên tại HPU. Là dạng bài tập tình huống cụ thể cho môn học Quản trị thương hiệu. Giúp sinh viên tập vận dụng lý luận vào giải thích thực tiễn. 3. Lợi ích của đề tài nghiên cứu đối với Nhà trường Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trong quá trình học tập nghiên cứu môn học Quản trị thương hiệu.
  • 42. 42 Tài liệu tham khảo: 1. https://vudigital.co/thuong-hieu-la-gi-cac-dinh-nghia-co-ban-ve- thuong-hieu-ban-can-biet.html 2. https://marketingai.vn/nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi/ 3. https://www.sapo.vn/blog/nhuong-quyen-highland-cafe 4. https://trungnguyenecoffee.com/nhuong-quyen/ 5. https://noithatcaphe.vn/so-sanh-cac-thuong-hieu-cafe-nhuong-quyen- hot-nhat-hien-nay-2388.htm 6. https://consosukien.vn/nhuong-quyen-thuong-mai-viet-nam-thuc- trang-va-giai-phap.htm