SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
QUAN ĐIỂMCỦACHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN
VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH
VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
Hải Phòng - 2022
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài......................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
4. Kết cấu của tiểu luận ......................................................................... 2
NỘI DUNG ......................................................................................... 3
I. QUANĐIỂMCỦACHỦNGHĨAMÁC-LÊNIN VỀVẤNĐỀGIAĐÌNH3
1.1. Quan điểm phi mác-xít về vấn đề gia đình....................................... 3
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình................. 5
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ ĐỊNH
HƯỚNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VÀO
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.................... 9
2.1. Thực trạng vấn đề gia đình ở nước ta hiện nayError! Bookmark not
defined.
2.2. Định hướng vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin trong giải
quyết vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay ......................................................... 9
KẾT LUẬN ....................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác-Lê nin là một bộ phận không thể
tách rời và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các lĩnh vực đời sống
xã hội. Triết học Mác-Lê nin giúp chúng ta có thế giới quan, phương pháp luận
khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới.
Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh gia đình luôn là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia - dân tộc.
Chính vì vậy, gia đình và vấn đề gia đình đã và đang là nội dung được quan tâm
nghiên cứu, trong đó, quan điểm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lê nin
có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
vấn đề gia đình, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản
Việt Nam ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của gia
đình và vấn đề gia đình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, và đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vấn đề gia đình ở
nước ta vẫn còn có những hạn chế, bất cập.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức
tạp, khó lường. Kinh tế thế giới lầm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng
do tác động của đại dịch Covid-19. Sự cạnh tranh giữa các nước về kinh tế, thị
trường, nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao ngày càng gay
gắt. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến cả thời
cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn với mọi quốc gia. Ở trong nước, sau hơn
35 năm đổi mới, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế và niềm tin của
nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những nguy cơ, thách thức mà
Đảng ta chỉ ra vẫn còn, có mặt gay gắt hơn. Nền kinh tế còn nhiều hạn chế, yếu
kém. Việc phát triển văn hóa, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường còn có biểu hiện chưa được quan
tâm đúng mức. Trong khi đó, hội nhập quốc tế sâu rộng ngày càng đặt ra yêu
cầu cao. Tình hình đó càng đòi hỏi phải tiếp tục “thực hiện các chuẩn mực văn
hóa gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh”1, nhằm phát huy
nguồn lực con người trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, nghiên cứu vấn
đề “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình và liên hệ thực
tiễn Việt Nam” có ý nghĩa sâu sắc.
1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, Tập I, tr.69
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia
đình; liên hệ thực tiễn vấn đề gia đình ở Việt Nam, đề xuất một số định hướng
vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin trong giải quyết vấn đề gia đình
ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình;
Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, bất cập về vấn đề gia đình ở Việt Nam;
Đề xuất một số định hướng vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê
nin trong giải quyết vấn đề gia đình ở Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về
vấn đề gia đình; liên hệ thực tiễn ở Việt Nam từ khi tiến hành đổi mới đất nước
(năm 1986) đến nay.
4. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 02 phần:
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình
II. Thực trạng vấn đề gia đình và một số định hướng vận dụng quan điểm
chủ nghĩa Mác-Lê nin vào giải quyết vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
3
NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM CỦACHỦNGHĨAMÁC-LÊ NIN VỀ VẤN ĐỀ GIAĐÌNH
1.1. Quan điểm phi mác-xít về vấn đề gia đình
Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là đơn vị kết cấu cơ bản nhất của xã
hội, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định của xã hội, với đạo
đức và cuộc sống của con người. Nho giáo cho rằng: “Gốc của thiên hạ ở nước;
gốc của nước ở nhà;gốc của nhà ở mỗi người (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc
chi bản tạigia, gia chibản tạithân)”2. Đi tìm cơ sở tự nhiên của con người, Nho
giáo đã chỉ ra những quan hệ cơ bản rường cột gọi là tam cương gồm có: quan
hệ quân - thần, quan hệ phu - thê, quan hệ phụ - tử; năm quan hệ cơ bản gọi là
ngũ luân: bao gồm ba quan hệ trên cộng thêm quan hệ huynh - đệ, quan hệ bằng
hữu. Như vậy, hơn nửa các mối quan hệ ấy thuộc phạm vi quan hệ gia đình. Thực
hiện tốt những nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với các quan hệ xã hội ấy là đi
trên conđường chínhđạo. Trung -hiếu - nhân -nghĩa -lễ - trí - tín cũng từ ấy mà
ra. Gia đình là nơi tu dưỡng, rèn luyện những đức căn bản của con người. Trong
gia đình con người ứng xử, hành động tuân theo lễ. Qua lễ, con người mới có thể
biết được như thế nào là có hiếu với cha mẹ, là kính với người trên, là từ đễ với
anh em thân thích, là bạn hiền của bằng hữu, là nhân với người xung quanh, là tín
thực với thân thuộc. Như vậy, gia đình là nơi rèn luyện đạo làm người.
Mặt khác, Nho giáo cũng nhấn mạnh việc mọi nhà ổn định, xây dựng gia
đình lành mạnh là cơ sở để củng cố đất nước. Nho giáo quan niệm, gia là cái nhà
nhỏ, nước là cái nhà to; gia đình là xã hội thu nhỏ, là gốc của quốc gia. Do đó,
một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hòa thuận.
Kinh sách đạo Nho viết: “Một nhà nhân hậu thì cả nước dấy lên nhân hậu. Một
nhà lễ nhượng thì cả nước dấy lên lễ nhượng (Nhất gia nhân, nhất quốc hưng
nhân; nhất gia nhượng, nhất quốc hưng nhượng)”3. Vì thế, muốn trị quốc thì
trước hết phải yên nhà.
Gia đình là nơi tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi thử thách đối với người
quân tử. Người quân tử muốn “trị quốc” thì trước hết phải “tu thân” và “tề gia”,
tức là bậc quân tử trước hết phải làm cho nhà mình tề chỉnh thì dân chúng mới
làm theo, do đó mà tề chỉnh được mọi nhà dân, trị yên được cả nước. Nho giáo
là một học thuyết lấy căn cứ vào gia đình làm xuất phát điểm để hình dung thế
2
Mạnh tử - Tập hạ, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.13.
3
Đại học, Trung dung, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
4
giới, với mục tiêu xây dựng mô hình gia đình êm ấm để đạt được xã hội lý
tưởng. Gia đình trong quan niệm Nho giáo là gia đình phụ quyền, Nho giáo
không bàn tới gia đình có phụ nữ làm chủ.
Khác với triết học phương Đông, các nhà triết học phương Tây cổ, trung
đại ít đề cập đến vấn đề gia đình, và cũng có những quan niệm khác nhau về vấn
đề này. Chẳng hạn, Platon cho rằng, để khắc phục tình trạng phân chia giàu nghèo
thì cần phải xóa bỏ gia đình và tư hữu. Ngược lại, Arixtốt lại đề cao vai trò của
gia đình đối với nhà nước, xã hội và con người. Ông cho rằng, nhà nước chỉ xuất
hiện khi có sự giao tiếp về lợi ích giữa nhiều gia đình và họ hàng về một cuộc
sống đầy đủ và hoàn thiện. Gia đình và cá nhân là “thiên chức tự nhiên” của nhà
nước, vì vậy con người về bản chất phải thuộc về nhà nước, vượt ra ngoài khuôn
khổ nhà nước thì con người không phải là con người phát triển về đạo đức hoặc
đó là động vật, hoặc đó là thượng đế4. Ông cho rằng, nhà nước ra đời trên cơ sở
gia đình, chính quyền nhà nước là sự tiếp tục chính quyền trong gia đình.
Xôcrát cũng đề cao vai trò của gia đình khi ông so sánh việc quản lý nhà
nước cũng như quản lý gia đình. Theo ông, “khi không biết cai quản một gia
đình thì làm sao có thể cai quản được cả vạn hộ”5
Nhà triết học cổ điển Đức Hê-ghen cũng gắn vai trò của gia đình với nhà
nước. Ông cho rằng, gia đình và xã hội công dân chịu sự chỉ đạo của nhà nước,
chỉ có nhà nước là sự thực hiện tự do. Nhờ nó, gia đình và xã hội công dân được
bảo tồn, đời sống xã hội cũng như mâu thuẫn giai cấp mới được điều hòa.
Nhìn chung, các nhà triết học phương Tây ít chú ý đến vấn đề gia đình,
hoặc chỉ đề cập đến gia đình và vai trò của nó khi bàn đến nhà nước, hôn nhân
và chế độ sở hữu.
Từ thế kỷ XVIII cho đến thế kỷ XX, khi các phong trào nữ quyền, các học
thuyết triết học nữ quyền xuất hiện và lan rộng, quan niệm về bình đẳng giới
trong gia đình và xã hội, về vai trò của người phụ nữ trong gia đình được quan
tâm thì vấn đề vai trò của gia đình cũng được đề cập đến nhiều hơn. Các nhà nữ
quyền đã dùng cách tiếp cận giới là phương pháp then chốt để nghiên cứu gia
đình. Gia đình được coi là thiết chế trung tâm của sự áp bức giới và là cội nguồn
của các hình thức áp bức khác đối với phụ nữ trong xã hội. Khác với phương
4
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng cho các trường cao đẳng và
đại học), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.74.
5
Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh, tr.108-109.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
5
pháp tiếp cận truyền thống coi gia đình là một thiết chế phổ biến, một yếu tố tự
nhiên mang tính sinh học, một đơn vị thống nhất và cùng có chung một lợi ích
trong đó sinh đẻ, nuôi con, làm việc nhà, chăm sóc các thành viên là “thiên
chức” của người phụ nữ, các nhà nữ quyền đã đi sâu phân tích những mối quan
hệ bên trong gia đình và những trải nghiệm của phụ nữ trong phạm vi gia đình.
Do vậy, gia đình có vai trò to lớn ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới và vai
trò của người phụ nữ.
Theo chủ nghĩa nữ quyền, gia đình phục vụ lợi ích của chế độ gia trưởng,
lợi ích của đàn ông. Người đầu tiên đưa ra quan điểm gia đình phục vụ lợi ích
của chế độ gia trưởng là nhà triết học và xã hội học người Pháp Simone de
Beauvoir. Theo ông, thiết chế gia đình, đơn vị cơ sở của xã hội là một thiết chế
có tính gia trưởng nhất, và gia đình cũng có một vị trí quan trọng trong việc xã
hội hóa thế hệ tiếp theo về các giá trị gia trưởng.
Đối với các nhà nữ quyền, gia đình không phải là một nguyên khối thống
nhất. Mỗi thành viên gia đình có những trải nghiệm khác nhau về cuộc sống gia
đình do vị trí, vai trò khác nhau của họ trong gia đình. Những thành viên đó với
những hoạt động và quyền lợi khác nhau trong quá trình tương tác sẽ tiến tới
xung đột, mâu thuẫn với nhau. Gia đình cũng không phải là một yếu tố tự nhiên
mang tính chất sinh học có tính phổ biến mà là kết quả của quan hệ xã hội và
hoàn toàn có thể thay đổi.
Như vậy, xem xét gia đình với những quan điểm khác nhau, từ các góc độ
khác nhau, mục đích khác nhau… trong lịch sử cho thấy vai trò của gia đình là
vô cùng quan trọng.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình
Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình và vai trò của gia đình
là sự kế thừa có bổ sung những tư tưởng trước đó, vì vậy cái nhìn về vai trò của
gia đình ở đây trở nên khách quan, toàn diện hơn, phản ánh chân thực về sự vận
động, biến đổi cũng như vai trò của gia đình trong xã hội.
1.2.1. Về khái niệm gia đình
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác đã đưa ra quan niệm về gia
đình: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người còn tạo ra
những ngườikhác, sinh sôi nảynở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và
con cái, đó là gia đình… Sự sản xuất ra đời sống - ra đời sống của bản thân
mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng việc sinh con
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
6
đẻ cái - biểu hiện ra là một quan hệ song trùng; một mặt là quan hệ tự nhiên,
mặt khác là quan hệxã hội, quan hệ xã hội với ý nghĩa đó là hoạt động kết hợp
của nhiều cá nhân, không kể là trong những điều kiện nào, theo cách nào và
nhằm mục đích gì”6.
Quan niệm này đã chỉ rõ: thứ nhất, gia đình ra đời cùng với sự ra đời và
tồn tại của xã hội loài người, cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân con
người; thứ hai, gia đình được tạo ra bởi hai quan hệ cơ bản (quan hệ hôn nhân và
quan hệ huyết thống); thứ ba, gia đình có hai nhiệm vụ chính (sản xuất ra của cải
vật chất đáp ứng nhu cầu cho cá nhân, gia đình, đóng góp vào sự phát triển xã
hội, đồng thời tái sản xuất con người để duy trì nòi giống - đảm bảo cho sự
trường tồn của xã hội).
1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về nguồn gốc, sự hình
thành và phát triển của gia đình
Dựa trên quan niệm duy vật về lịch sử, Ăng-ghen đã xem xét, nghiên cứu
sự phát triển gia đình trong sự phát triển của sản xuất vật chất. Ông cho rằng:
“Nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất
ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là
sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo và nhà ở và những công cụ
cần thiết để sản xuất ra những thứđó; mặtkhác, là sự sản xuất ra bản thân con
người, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội, trong đó những con người
của một thời đạilịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do
hai loại sản xuất đó quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động
và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”7. Luận điểm trên của Ăng-
ghen đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của sản xuất và sự phát
triển của gia đình; trong đó, các quan hệ gia đình bị chi phối bởi sự phát triển
của sản xuất và ngược lại, các quan hệ gia đình có ảnh hưởng đến các quan hệ
xã hội. Tư tưởng trên của Ăng-ghen chính là sự phản ánh, đúc kết thực tiễn của
lịch sử phát triển gia đình.
Quan hệ gia đình và hôn nhân trong buổi bình minh của lịch sử loài người
là chế độ quần hôn. Trong chế độ này, người ta không thể xác định được chính
xác ai là người cha đích thực của những đứa con sinh ra. Cho nên, về mặt tự
nhiên, người mẹ là tiêu chuẩn xác định quan hệ với con cái. Nói cách khác, đặc
6
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 21, tr.44.
7
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 23, tr.232.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
7
trưng của quan hệ gia đình trong giai đoạn này là chế độ mẫu quyền.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, con người dần thoát khỏi chế độ quần
hôn. Người đàn ông, với những tố chất tự nhiên như có sức mạnh cơ bắp, nhanh
nhẹn, dũng cảm… đã tỏ ra thích hợp hơn trong việc đảm trách các công việc
này. Điều đó dẫn đến việc người đàn ông đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất và
địa vị của họ trong gia đình cũng ngày càng tăng lên. Đó là tiền đề kinh tế quan
trọng để quan hệ gia đình chuyển dần sang chế độ phụ quyền.
Về mặtlịch sử, các hình thức gia đình phát triển dần từ gia đình cùng dòng
máu trong chế độ quần hôn sang gia đình cặp đôi rồiđến gia đình gia trưởng. Nét
đặc trưng của gia đìnhgia trưởng chính là việc người đàn ông chính thức nắm giữ
vai trò thống trị trong gia đình. Trong hình thức gia đình đó, người đàn ông giữ
vai trò chủ đạo về kinh tế, họ có thể có nhiều vợ, con cái mang họ cha. Khi luận
giải bước chuyển từ gia đình cặp đôi sang gia đình gia trưởng, Ăng-ghen đã nhấn
mạnh đến sựtíchluỹ của cải về phía người đàn ông và xem nó như một yếu tố cơ
bản dẫn đến sự chuyển biến từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền.
Thời đại tư bản chủ nghĩa, với đặc trưng là nền kinh tế phát triển nhanh hơn
bất cứ một giai đoạnnào trước đó trong lịch sử, đã sản sinh ra hình thức gia đình
một vợ một chồng. Theo quan niệm tư sản, “hôn nhânlà một hợp đồng, một công
việc có tính pháp lý, hơn nữa lại là một công việc quan trọng nhất trong tất cả
các công việc, vì nó định đoạt cả thể xác lẫn tinh thần của hai con người trong
suốt cả cuộc đời họ”8. Theo Ăng-ghen, hôn nhân tư sản thực tế không dựa trên
tình yêu mà do những nhân tố kinh tế quyết định. Qua phân tích những nghịch lý
trong chế độ hôn nhân và sự bất bình đẳng giới tính xuất phát từ chế độ tư hữu,
ông đã đưa ra kết luận nổi tiếng về chế độ hôn nhân: “Nhưng vì do bản chất của
nó, tình yêu là không thể chia sẻ được (…) cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu
giữa nam nữ, do ngay bản chất của nó, là hôn nhân một vợ một chồng”9.
Những tư tưởng cơ bản trên đây của Ph.Ăng-ghen không chỉ vạch ra
nguồn gốc và sự hình thành gia đình trên tinh thần biện chứng duy vật, mà còn
cung cấp cho chúng ta những nguyên lý mang tính phương pháp luận trong
nghiên cứu gia đình hiện đại.
1.2.3. Quanđiểm chủ nghĩa Mác-Lê nin về các hình thức của gia đình
8
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 13, tr.127
9
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 13, tr.129
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
8
Cũng như các hình thức cộng đồng xã hội khác, gia đình tồn tại, phát triển
thông qua các hình thức của mình, gắn liền với điều kiện kinh tế – xã hội và do
điều kiện kinh tế - xã hội quyđịnh. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-lê nin, xét
toànbộ lịch sử pháttriển của xã hội loài người, có các loạihìnhgia đìnhcơ bản: gia
đình quần hôn, gia đình đối ngẫu (cặp đôi), gia đình một vợ một chồng.
Ph.Ăngghen cho rằng: “Cóba hìnhthứchôn nhânchính, tương ứng về đại thể với
ba giaiđoạnpháttriển chínhcủanhânloại. ở thờiđạimôngmuội,cóchế độ quần
hôn;ở thờiđạidã man,cóchế độhôn nhâncặp đôi;ở thờiđạivăn minh, cóchếđộ
hôn nhânmộtvợmột chồng đượcbổsungbằngtệ ngoại tình và nạn mại dâm”10.
Gia đìnhquầnhônra đờitrongchế độ côngxã nguyên thuỷ, khi mà trình độ
lực lượng sản xuất cònrất thấp, cánhân không táchrời tập thể trongmọi hoạt động
lao động sản xuất, tổ chức bảo đảm cuộc sống và sinh đẻ con cái; chế độ chồng
chung, vợ chung, nên con cái sinh ra không phân biệt được đâu là cha đẻ của
chúng. Chỉ đếnkhi có bước phát triển mới của lực lượng sản xuất thì tất cả những
vấn đề đó mới dần dần được thực hiện chặt chẽ hơn.
Gia đình đối ngẫu (cặp đôi) xuất hiện ở vào giai đoạn cuối chế độ công xã
nguyên thuỷ và đầuchế độ chiếm hữu nô lệ. Trong gia đình đối ngẫu, việc kết hôn
đã thành từng cặp nhưng đó mới chỉ là sự sàng lọc tự nhiên, nên còn lỏng lẻo.
Ngoài những người chồngchínhvà vợ chínhra, họ còn vô số những người chồng,
người vợ khác. Theo đó, con cái sinh ra mang dòng họ của người mẹ, hay còn gọi
là chế độ mẫu hệ. Thực chất gia đình đối ngẫu chỉ là hình thức quá độ từ gia đình
quần hôn chuyển sang gia đình một vợ một chồng.
Gia đìnhmộtvợ mộtchồng(cá thể, phụ hệ, phụ quyền)ra đờidướichế độ tư
hữu và tồntại đếnngày nay. Dưới chếđộ tư hữu, công cụ sản xuất ngày càng phát
triển, củacải ngày càng dưthừa nhiều và tập trung vào tay một số người, thậm chí
một người. Do đó, việc kế thừa tài sản được đặtra trực tiếp. Mặt khác, do sản xuất
pháttriển nên chỉ có ngườiđàn ôngmới có đủ khả năng thuận lợi để tổ chức, quản
lý điều hành sảnxuất. Cả hai việc đó đềuđược nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng
thời là nguyên nhân ra đời gia đình một vợ một chồng.
Gia đìnhmộtvợ mộtchồngtrải qua các chế độ xã hội khác nhau, có những
nét riêng đặc thù. Trongchếđộ tư hữu, một vợ một chồng chỉ là hình thức và có ý
nghĩa đối với người vợ mà thôi. Trong xã hội phong kiến, “trai năm thê bảy thiếp,
gái chínhchuyên chỉ có mộtchồng”. Trong xã hội tư bản, người vợ trong gia đình
10
C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 21, tr.117.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
9
tư sản được xem như một thứ công cụ, một thứ đồ chơi trong tay giai cấp tư sản.
Ph.Ăngghen viết: “Tronggia đình, ngườichồng là nhà tư sản, người vợ đại biểu
cho giai cấp vô sản”11. Cũng trong xã hội tư bản, gia đình của những người công
nhân và lao độngkhác dựatrên sựthương yêu đùm bọc, cùngnhaulao độngduytrì
sựsống, đấutranh chốngáp bức, bóc lột vì hạnh phúc gia đình và sự phát triển xã
hội. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, gia đình một vợ một chồng mới dựa trên hôn
nhân tự nguyện, tự do, tiến bộ và được bảo vệ bằng pháp luật. C.Mác và
Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Chỉ có trong giai cấp vô sản, thì tình yêu nam nữ mới có
thể trở thành mộtquy tắc trong các quan hệ đối với người phụ nữ... Hơn nữa, từ
ngày đại công nghiệp đã giật được người đàn bà ra khỏi nhà, đem họ ra thị
trường lao động và vào công xưởng, và thường biến họ thành người nuôi dưỡng
của gia đình, thì trong gia đình người vô sản những tàn tích cuối cùng của
quyền thống trị của người đàn ông đã mất mọi cơ sở”12.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ ĐỊNH
HƯỚNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VÀO
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.2. Định hướng vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin trong
giải quyết vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay
2.2.1.Tiếptụcnângcaonhận thứccủa các tổ chức, lực lượng, mọi tầng
lớp nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình và vấn đề gia đình
Đẩy mạnh, đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách,
pháp luật về hôn nhân và gia đình; các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình; kiến
thức, kỹ năng xây dựng gia đình; các rủi ro đối với gia đình, giúp người dân chủ
động phòng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình. Tăng cường giáo dục đạo
đức, lối sống trong gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội
trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người Việt Nam giàu lòng nhân ái,
khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm,
sáng tạo, khát vọng, hiện đại.
Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác
xây dựng gia đình; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp về
công tác xây dựng gia đình. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động
nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc. Tiếp tục xây dựng và
11
C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 21, tr.116.
12
C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 21, tr.113
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
10
nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu
mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu
nhau. Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục
thế hệ trẻ. Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực
gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Khắc
phục bệnh thành tích, hình thức trong công tác xây dựng gia đình.
2.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình,
nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia đình
Các chính sách về gia đình phải hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình no
ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, chú trọng đến đối tượng trẻ em và người bệnh
tật, cao tuổi. Xây dựng danh mục dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình. Phát
triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản đối với gia đình, hỗ trợ gia đình
phát triển bền vững, hạnh phúc và thực hiện bình đẳng giới. Huy động các cá
nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ gia đình và chăm lo
giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn; bảo đảm gia đình được tiếp cận
dịch vụ xã hội cơ bản công bằng, bình đẳng, thuận lợi. Gắn việc thực hiện công
tác xây dựng gia đình với Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Xây
dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2022-2030, định hướng
đến năm 2045; chương trình giáo dục quốc gia về gia đình; chương trình giáo
dục đạo đức, lối sống trong gia đình và các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng
gia đình hạnh phúc. Xây dựng dữ liệu số quốc gia về gia đình làm cơ sở cho việc
hoạch định chính sách, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nâng
cao chất lượng hoạt động hỗ trợ gia đình tiếp cận các nguồn lực xã hội. Ưu tiên
đầu tư cho nghiên cứu khoa học về gia đình; hoạch định, tổ chức thực hiện và
đánh giá chính sách về gia đình; sáng tác các tác phẩm văn học-nghệ thuật về
chủ đề gia đình.
Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về gia đình bảo đảm
tinh gọn, hiệu quả, thống nhất, gắn kết với các lĩnh vực dân số, bình đẳng giới
và trẻ em. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác gia đình theo
hướng tích hợp đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ quản lý
công tác gia đình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
11
2.2.3. Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam
Gia đìnhtruyền thốngViệt Nam có những giá trị tốt đẹp cầnđược kếthừa và
phát huy trong điều kiện mới như: “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”;
uống nước nhớ nguồn; trẻ cậy cha, già cậy con; kính trên nhường dưới; con cháu
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; tối lửa tắt đèn, chòm xóm có nhau, lá lành đùm lá
rách… Tất cả những giá trị tốt đẹp ấy vừa tạo nên sự cố kết trong gia đình lại vừa
đoàn kết tình làng nghĩa xóm; tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu dân tộc.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng gia đình mới cũng cần khắc phục, loại
bỏ những giá trị khôngcònphù hợp củagia đìnhtruyền thống như: tính gia trưởng,
bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng trong quan hệ giữa các thế hệ; những nghi lễ
rườm rà tốn kém trongma chay, cướihỏi; tínhcục bộ theo dòng họ, địa phương…
Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, sự chuyển đổi hệ giá trị từ gia đình truyền
thống sang gia đình hiện đại đang đòi hỏi phải tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn
hoá của nhân loại, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của hôn nhân và gia
đìnhtư sảnnhư thực dụng trongtình yêu, quan hệ tình dục phóng đãng, tình trạng
“cặp bồ”, lối sống bạo lực trong gia đình, đèn nhà ai nhà ấy rạng, cháy nhà hàng
xóm bình chân như vại… Có như vậy mới bảo đảm cho gia đình Việt Nam được
xây dựngvững chắc trên nền tảng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của chủ nghĩa
xã hội, vừa bảo tồnđược các giá trị tốtđẹp của gia đình truyền thống, lại vừa dung
nạp thêm những tinh hoa của nhân loại về gia đình.
2.2.4. Thực hiện hôn nhân tự do, tiến bộ
Hônnhân tự do, tiếnbộ là hônnhân dựa trên tình yêu chân chính. Thực hiện
hônnhân tự do, tiếnbộ là để cho nam, nữ đều có quyền tự do định đoạt tương lai,
hạnh phúc củahọ, kiênquyếtkhông chấp nhận sự ép duyên, gả bán từ phía bố mẹ
hay bấtkỳ mộtphíanào khác. Cónhưvậy, nam nữ mới có tình cảm và trách nhiệm
đầyđủvới nhau, tránh được nhữngđaukhổ chocảhaingười, nhất là đốivới phụ nữ.
Hôn nhân tự do, tiến bộ đòi hỏi phải được bảo đảm về mặt pháp lý. Điều
đó không chỉ thể hiện trách nhiệm của hai người đối với việc kết hôn, với việc
xây dựng gia đình tương lai của mình và trách nhiệm trước xã hội, mà còn là
yêu cầu cần thiết bảo đảm cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững,
ngăn chặn những kẻ xấu lợi dụng, làm hại những người nhẹ dạ cả tin, phá vỡ
cuộc sống hạnh phúc của người khác. Hôn nhân tự do, tiến bộ còn bao hàm cả
quyền ly hôn khi có những lý do chính đáng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
12
Thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn
nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng phù hợp với quy luật phát triển của
tự nhiên, của xã hội, với tâm lý tình cảm và đạo đức con người, đồng thời là cơ
sở bảo đảm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Để thực hiện chế độ hôn
nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, chúng ta cần phải kiên quyết đấu
tranh loại bỏ những tàn dư tư tưởng lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình
phong kiến, ngăn chặn những biểu hiện thực dụng của hôn nhân và gia đình tư
sản cùng các hiện tượng tiêu cực khác trong đạo đức và lối sống.
2.2.5. Xây dựng các mối quan hệ trong gia đình thực sự bình đẳng
Một trong những cơ sở quan trọng hình thành nên văn hoá gia đình là các
mối quan hệ trong gia đình: quan hệ giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái, anh - chị
- em, con cháu - ông bà, cô dì, chú bác. Do vậy, xây dựng các mối quan hệ trong
gia đình thực sự bình đẳng trực tiếp góp phần xây dựng gia đình văn hoá, bảo
đảm cho gia đình là tế bào lành mạnh của xã hội.
Trong gia đình, vợ- chồng phải thực sự bình đẳng, tôn trọng nhau, có
quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong đời sống gia đình, có quyền
tự do lựa chọn những vấn đề riêng chính đáng như nghề nghiệp, tham gia hoạt
động xã hội; phải thống nhất giải quyết những vấn đề chung như nơi ở, tổ chức
đời sống, các mối quan hệ của gia đình và giáo dục con cái trên cơ sở cùng nhau
trao đổi bàn bạc và tổ chức thực hiện; thương yêu chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau
cùng tiến bộ; thường xuyên quan tâm đến đặc điểm giới tính của nhau để thông
cảm tạo điều kiện cho nhau cùng hoàn thành nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội;
đặc biệt là phải chung thuỷ vì điều này thể hiện bản chất của tình yêu sau hôn
nhân và cũng là yêu cầu của hình thức hôn nhân mới trong chủ nghĩa xã hội.
Cùng với quan hệ vợ - chồng, trong xây dựng gia đình cần chú ý đến quan
hệ cha mẹ với các con, quan hệ giữa các con với nhau. Tất cả những mối quan
hệ ấy đều phải dựa trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm
cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên để thực hiện các chức năng
cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội.
2.2.6. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình
Sự phát triển của gia đình gắn liền với những điều kiện kinh tế - xã hội và
do điều kiện kinh tế - xã hội quy định. Do đó, để xây dựng gia đình mới trong
chủ nghĩa xã hội, nhất là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề quan
trọng là phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên gia đình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
13
Sự no ấm về đời sống vật chất, lành mạnh và phong phú về đời sống văn hoá
tinh thần là những tiền đề vững chắc bảo đảm cho sự phát triển về thể chất, trí
tuệ, đạo đức… của các thành viên gia đình, đồng thời góp phần thiết thực vào
việc chuẩn bị nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người cho sự phát
triển nhanh và bền vững của đất nước.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên gia đình có nội
dung toàn diện, bảo đảm cho các gia đình có đời sống vật chất ngày càng no đủ,
dồi dào; nơi ở và làm việc, nghỉ ngơi khang trang, sạch đẹp; phương tiện đi lại
thuận tiện cho học tập, công tác, sinh hoạt và giải quyết các mối quan hệ xã hội.
Đời sống tinh thần ngày càng phong phú dựa trên nền tảng vật chất kỹ thuật hiện
đại, phù hợp với khả năng lao động cống hiến của mỗi gia đình và từng thành
viên, đồng thời là kết quả của sự lao động cần cù, sáng tạo, chính đáng của gia
đình và thành viên gia đình.
KẾT LUẬN
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt trong cơ cấu của xã hội. Sự ổn
định và phát triển của gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn
định và phát triển xã hội. Ngày nay, gia đình là một trong những lĩnh vực đang
diễn ra những biến động to lớn, do vậy, nó thu hút sự quan tâm nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học xã hội, trong đó có triết học. Trong địa hạt những nghiên
cứu về gia đình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê nin đã có những đóng
góp rất quan trọng. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình đến
nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vị trí, vai
trò của gia đình và vấn đề gia đình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất
nước. Việc giải quyết vấn đề gia đình ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, bất cập. Vì vậy, tiếp tục
nghiên cứu, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề gia đình
ở nước ta vừa là nhiệm vụ thường xuyên, vừa là vấn đề hết sức cần thiết hiện
nay. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, lâu dài, cần có lộ trình và bước đi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
14
thích hợp. Hơn nữa, thực tiễn luôn vận động và phát triển, nên vấn đề này cần
được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2022), Chỉ thị số 06-CT/TW ngày
24/6/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia
đình trong tình hình mới, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác - Lênin
(Dùng cho các trường cao đẳng và đại học), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đại học, Trung dung, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập I.
5. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995, tập 13, 21, 23.
6. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học
phương Tây, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
7. Mạnh tử - Tập hạ, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996.

More Related Content

What's hot

TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...
TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...
TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN HỆ SON...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN HỆ SON...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN HỆ SON...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN HỆ SON...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂNQUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Khai Nguyễn
 
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minhtt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
tomojey339
 
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáoLuận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản..pptx
Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản..pptxĐấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản..pptx
Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản..pptx
tanvantran111
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
KiuTrang523831
 
TTHCM Chương 2 Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển.pptx
TTHCM Chương 2 Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển.pptxTTHCM Chương 2 Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển.pptx
TTHCM Chương 2 Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển.pptx
BacSon2
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
nataliej4
 
Pavana [ i ] de luis milán, ( el maestro, valencia, 1536 ). [tablatura]
Pavana [ i ] de luis milán, ( el maestro, valencia, 1536 ). [tablatura]Pavana [ i ] de luis milán, ( el maestro, valencia, 1536 ). [tablatura]
Pavana [ i ] de luis milán, ( el maestro, valencia, 1536 ). [tablatura]
Noelia Sánchez
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 3 - GIỚI HẠN ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 3 - GIỚI HẠN ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 3 - GIỚI HẠN ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 3 - GIỚI HẠN ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Duy Vọng
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Phan Minh Trí
 
PHẦN 2-GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 (KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔNG VĂN 5512 NĂ...
PHẦN 2-GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 (KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔNG VĂN 5512 NĂ...PHẦN 2-GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 (KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔNG VĂN 5512 NĂ...
PHẦN 2-GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 (KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔNG VĂN 5512 NĂ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docGIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
NgThanh85
 
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA SINH 1 (CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM) (BẢN VIẾT TAY) - TRƯỜN...
TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA SINH 1 (CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM) (BẢN VIẾT TAY) - TRƯỜN...TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA SINH 1 (CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM) (BẢN VIẾT TAY) - TRƯỜN...
TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA SINH 1 (CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM) (BẢN VIẾT TAY) - TRƯỜN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (20)

TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...
TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...
TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN HỆ SON...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN HỆ SON...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN HỆ SON...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 4 - QUAN HỆ SON...
 
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂNQUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG    TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
 
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minhtt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
tt-hcm-chuong-1.ppt tu tuong ho chi minh
 
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáoLuận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
Luận văn: Hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo hội Phật giáo
 
Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản..pptx
Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản..pptxĐấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản..pptx
Đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản..pptx
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
TTHCM Chương 2 Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển.pptx
TTHCM Chương 2 Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển.pptxTTHCM Chương 2 Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển.pptx
TTHCM Chương 2 Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển.pptx
 
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
6. Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại
 
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Bài Giảng Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
 
Pavana [ i ] de luis milán, ( el maestro, valencia, 1536 ). [tablatura]
Pavana [ i ] de luis milán, ( el maestro, valencia, 1536 ). [tablatura]Pavana [ i ] de luis milán, ( el maestro, valencia, 1536 ). [tablatura]
Pavana [ i ] de luis milán, ( el maestro, valencia, 1536 ). [tablatura]
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 3 - GIỚI HẠN ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 3 - GIỚI HẠN ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 3 - GIỚI HẠN ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 3 - GIỚI HẠN ...
 
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)Lich su khan hoang mien nam (son nam)
Lich su khan hoang mien nam (son nam)
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯ...
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
 
PHẦN 2-GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 (KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔNG VĂN 5512 NĂ...
PHẦN 2-GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 (KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔNG VĂN 5512 NĂ...PHẦN 2-GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 (KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔNG VĂN 5512 NĂ...
PHẦN 2-GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 (KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔNG VĂN 5512 NĂ...
 
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.docGIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT CAO ĐẲNG.doc
 
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
 
TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA SINH 1 (CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM) (BẢN VIẾT TAY) - TRƯỜN...
TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA SINH 1 (CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM) (BẢN VIẾT TAY) - TRƯỜN...TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA SINH 1 (CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM) (BẢN VIẾT TAY) - TRƯỜN...
TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA SINH 1 (CHUYÊN NGÀNH XÉT NGHIỆM) (BẢN VIẾT TAY) - TRƯỜN...
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864

Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docxField Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docxInternship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docxKhóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docxBài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docxBáo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docxTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docxKhóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docxLuận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docxField Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
Field Report Recruitment Procedure At Sconnect Limited Company.docx
 
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docxInternship Report The Analysis Of  Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
Internship Report The Analysis Of Orporate Culture Of Sun Inc Vietnam.docx
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Quốc Tế.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ ...
 
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docxKhóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
Khóa Luận Quy Trình Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Đông Nam Á.docx
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Của Công Ty Du Lịch...
 
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
Khóa Luận Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Dịch Vụ Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Tại...
 
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docxBài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tiểu Luận Môn Học Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docxBáo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
 
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
 
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docxTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docxKhóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docxLuận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
 

Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin Về Vấn Đề Gia Đình.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN QUAN ĐIỂMCỦACHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM Hải Phòng - 2022
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài......................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2 4. Kết cấu của tiểu luận ......................................................................... 2 NỘI DUNG ......................................................................................... 3 I. QUANĐIỂMCỦACHỦNGHĨAMÁC-LÊNIN VỀVẤNĐỀGIAĐÌNH3 1.1. Quan điểm phi mác-xít về vấn đề gia đình....................................... 3 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình................. 5 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VÀO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.................... 9 2.1. Thực trạng vấn đề gia đình ở nước ta hiện nayError! Bookmark not defined. 2.2. Định hướng vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin trong giải quyết vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay ......................................................... 9 KẾT LUẬN ....................................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 14
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác-Lê nin là một bộ phận không thể tách rời và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các lĩnh vực đời sống xã hội. Triết học Mác-Lê nin giúp chúng ta có thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh gia đình luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia - dân tộc. Chính vì vậy, gia đình và vấn đề gia đình đã và đang là nội dung được quan tâm nghiên cứu, trong đó, quan điểm của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lê nin có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề gia đình, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của gia đình và vấn đề gia đình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vấn đề gia đình ở nước ta vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới lầm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng do tác động của đại dịch Covid-19. Sự cạnh tranh giữa các nước về kinh tế, thị trường, nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao ngày càng gay gắt. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn với mọi quốc gia. Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế và niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, những nguy cơ, thách thức mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn, có mặt gay gắt hơn. Nền kinh tế còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc phát triển văn hóa, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường còn có biểu hiện chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, hội nhập quốc tế sâu rộng ngày càng đặt ra yêu cầu cao. Tình hình đó càng đòi hỏi phải tiếp tục “thực hiện các chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh”1, nhằm phát huy nguồn lực con người trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình và liên hệ thực tiễn Việt Nam” có ý nghĩa sâu sắc. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập I, tr.69
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 2 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình; liên hệ thực tiễn vấn đề gia đình ở Việt Nam, đề xuất một số định hướng vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin trong giải quyết vấn đề gia đình ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình; Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế, bất cập về vấn đề gia đình ở Việt Nam; Đề xuất một số định hướng vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin trong giải quyết vấn đề gia đình ở Việt Nam hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình; liên hệ thực tiễn ở Việt Nam từ khi tiến hành đổi mới đất nước (năm 1986) đến nay. 4. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 02 phần: I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình II. Thực trạng vấn đề gia đình và một số định hướng vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin vào giải quyết vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 3 NỘI DUNG I. QUAN ĐIỂM CỦACHỦNGHĨAMÁC-LÊ NIN VỀ VẤN ĐỀ GIAĐÌNH 1.1. Quan điểm phi mác-xít về vấn đề gia đình Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là đơn vị kết cấu cơ bản nhất của xã hội, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định của xã hội, với đạo đức và cuộc sống của con người. Nho giáo cho rằng: “Gốc của thiên hạ ở nước; gốc của nước ở nhà;gốc của nhà ở mỗi người (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tạigia, gia chibản tạithân)”2. Đi tìm cơ sở tự nhiên của con người, Nho giáo đã chỉ ra những quan hệ cơ bản rường cột gọi là tam cương gồm có: quan hệ quân - thần, quan hệ phu - thê, quan hệ phụ - tử; năm quan hệ cơ bản gọi là ngũ luân: bao gồm ba quan hệ trên cộng thêm quan hệ huynh - đệ, quan hệ bằng hữu. Như vậy, hơn nửa các mối quan hệ ấy thuộc phạm vi quan hệ gia đình. Thực hiện tốt những nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với các quan hệ xã hội ấy là đi trên conđường chínhđạo. Trung -hiếu - nhân -nghĩa -lễ - trí - tín cũng từ ấy mà ra. Gia đình là nơi tu dưỡng, rèn luyện những đức căn bản của con người. Trong gia đình con người ứng xử, hành động tuân theo lễ. Qua lễ, con người mới có thể biết được như thế nào là có hiếu với cha mẹ, là kính với người trên, là từ đễ với anh em thân thích, là bạn hiền của bằng hữu, là nhân với người xung quanh, là tín thực với thân thuộc. Như vậy, gia đình là nơi rèn luyện đạo làm người. Mặt khác, Nho giáo cũng nhấn mạnh việc mọi nhà ổn định, xây dựng gia đình lành mạnh là cơ sở để củng cố đất nước. Nho giáo quan niệm, gia là cái nhà nhỏ, nước là cái nhà to; gia đình là xã hội thu nhỏ, là gốc của quốc gia. Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình hòa thuận. Kinh sách đạo Nho viết: “Một nhà nhân hậu thì cả nước dấy lên nhân hậu. Một nhà lễ nhượng thì cả nước dấy lên lễ nhượng (Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân; nhất gia nhượng, nhất quốc hưng nhượng)”3. Vì thế, muốn trị quốc thì trước hết phải yên nhà. Gia đình là nơi tu dưỡng, rèn luyện và cũng là nơi thử thách đối với người quân tử. Người quân tử muốn “trị quốc” thì trước hết phải “tu thân” và “tề gia”, tức là bậc quân tử trước hết phải làm cho nhà mình tề chỉnh thì dân chúng mới làm theo, do đó mà tề chỉnh được mọi nhà dân, trị yên được cả nước. Nho giáo là một học thuyết lấy căn cứ vào gia đình làm xuất phát điểm để hình dung thế 2 Mạnh tử - Tập hạ, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.13. 3 Đại học, Trung dung, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996, tr.20
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 4 giới, với mục tiêu xây dựng mô hình gia đình êm ấm để đạt được xã hội lý tưởng. Gia đình trong quan niệm Nho giáo là gia đình phụ quyền, Nho giáo không bàn tới gia đình có phụ nữ làm chủ. Khác với triết học phương Đông, các nhà triết học phương Tây cổ, trung đại ít đề cập đến vấn đề gia đình, và cũng có những quan niệm khác nhau về vấn đề này. Chẳng hạn, Platon cho rằng, để khắc phục tình trạng phân chia giàu nghèo thì cần phải xóa bỏ gia đình và tư hữu. Ngược lại, Arixtốt lại đề cao vai trò của gia đình đối với nhà nước, xã hội và con người. Ông cho rằng, nhà nước chỉ xuất hiện khi có sự giao tiếp về lợi ích giữa nhiều gia đình và họ hàng về một cuộc sống đầy đủ và hoàn thiện. Gia đình và cá nhân là “thiên chức tự nhiên” của nhà nước, vì vậy con người về bản chất phải thuộc về nhà nước, vượt ra ngoài khuôn khổ nhà nước thì con người không phải là con người phát triển về đạo đức hoặc đó là động vật, hoặc đó là thượng đế4. Ông cho rằng, nhà nước ra đời trên cơ sở gia đình, chính quyền nhà nước là sự tiếp tục chính quyền trong gia đình. Xôcrát cũng đề cao vai trò của gia đình khi ông so sánh việc quản lý nhà nước cũng như quản lý gia đình. Theo ông, “khi không biết cai quản một gia đình thì làm sao có thể cai quản được cả vạn hộ”5 Nhà triết học cổ điển Đức Hê-ghen cũng gắn vai trò của gia đình với nhà nước. Ông cho rằng, gia đình và xã hội công dân chịu sự chỉ đạo của nhà nước, chỉ có nhà nước là sự thực hiện tự do. Nhờ nó, gia đình và xã hội công dân được bảo tồn, đời sống xã hội cũng như mâu thuẫn giai cấp mới được điều hòa. Nhìn chung, các nhà triết học phương Tây ít chú ý đến vấn đề gia đình, hoặc chỉ đề cập đến gia đình và vai trò của nó khi bàn đến nhà nước, hôn nhân và chế độ sở hữu. Từ thế kỷ XVIII cho đến thế kỷ XX, khi các phong trào nữ quyền, các học thuyết triết học nữ quyền xuất hiện và lan rộng, quan niệm về bình đẳng giới trong gia đình và xã hội, về vai trò của người phụ nữ trong gia đình được quan tâm thì vấn đề vai trò của gia đình cũng được đề cập đến nhiều hơn. Các nhà nữ quyền đã dùng cách tiếp cận giới là phương pháp then chốt để nghiên cứu gia đình. Gia đình được coi là thiết chế trung tâm của sự áp bức giới và là cội nguồn của các hình thức áp bức khác đối với phụ nữ trong xã hội. Khác với phương 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng cho các trường cao đẳng và đại học), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.74. 5 Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.108-109.
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 5 pháp tiếp cận truyền thống coi gia đình là một thiết chế phổ biến, một yếu tố tự nhiên mang tính sinh học, một đơn vị thống nhất và cùng có chung một lợi ích trong đó sinh đẻ, nuôi con, làm việc nhà, chăm sóc các thành viên là “thiên chức” của người phụ nữ, các nhà nữ quyền đã đi sâu phân tích những mối quan hệ bên trong gia đình và những trải nghiệm của phụ nữ trong phạm vi gia đình. Do vậy, gia đình có vai trò to lớn ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới và vai trò của người phụ nữ. Theo chủ nghĩa nữ quyền, gia đình phục vụ lợi ích của chế độ gia trưởng, lợi ích của đàn ông. Người đầu tiên đưa ra quan điểm gia đình phục vụ lợi ích của chế độ gia trưởng là nhà triết học và xã hội học người Pháp Simone de Beauvoir. Theo ông, thiết chế gia đình, đơn vị cơ sở của xã hội là một thiết chế có tính gia trưởng nhất, và gia đình cũng có một vị trí quan trọng trong việc xã hội hóa thế hệ tiếp theo về các giá trị gia trưởng. Đối với các nhà nữ quyền, gia đình không phải là một nguyên khối thống nhất. Mỗi thành viên gia đình có những trải nghiệm khác nhau về cuộc sống gia đình do vị trí, vai trò khác nhau của họ trong gia đình. Những thành viên đó với những hoạt động và quyền lợi khác nhau trong quá trình tương tác sẽ tiến tới xung đột, mâu thuẫn với nhau. Gia đình cũng không phải là một yếu tố tự nhiên mang tính chất sinh học có tính phổ biến mà là kết quả của quan hệ xã hội và hoàn toàn có thể thay đổi. Như vậy, xem xét gia đình với những quan điểm khác nhau, từ các góc độ khác nhau, mục đích khác nhau… trong lịch sử cho thấy vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng. 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình và vai trò của gia đình là sự kế thừa có bổ sung những tư tưởng trước đó, vì vậy cái nhìn về vai trò của gia đình ở đây trở nên khách quan, toàn diện hơn, phản ánh chân thực về sự vận động, biến đổi cũng như vai trò của gia đình trong xã hội. 1.2.1. Về khái niệm gia đình Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác đã đưa ra quan niệm về gia đình: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người còn tạo ra những ngườikhác, sinh sôi nảynở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình… Sự sản xuất ra đời sống - ra đời sống của bản thân mình bằng lao động, cũng như ra đời sống của người khác bằng việc sinh con
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 6 đẻ cái - biểu hiện ra là một quan hệ song trùng; một mặt là quan hệ tự nhiên, mặt khác là quan hệxã hội, quan hệ xã hội với ý nghĩa đó là hoạt động kết hợp của nhiều cá nhân, không kể là trong những điều kiện nào, theo cách nào và nhằm mục đích gì”6. Quan niệm này đã chỉ rõ: thứ nhất, gia đình ra đời cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội loài người, cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân con người; thứ hai, gia đình được tạo ra bởi hai quan hệ cơ bản (quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống); thứ ba, gia đình có hai nhiệm vụ chính (sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu cho cá nhân, gia đình, đóng góp vào sự phát triển xã hội, đồng thời tái sản xuất con người để duy trì nòi giống - đảm bảo cho sự trường tồn của xã hội). 1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của gia đình Dựa trên quan niệm duy vật về lịch sử, Ăng-ghen đã xem xét, nghiên cứu sự phát triển gia đình trong sự phát triển của sản xuất vật chất. Ông cho rằng: “Nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo và nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứđó; mặtkhác, là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội, trong đó những con người của một thời đạilịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất đó quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”7. Luận điểm trên của Ăng- ghen đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của sản xuất và sự phát triển của gia đình; trong đó, các quan hệ gia đình bị chi phối bởi sự phát triển của sản xuất và ngược lại, các quan hệ gia đình có ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội. Tư tưởng trên của Ăng-ghen chính là sự phản ánh, đúc kết thực tiễn của lịch sử phát triển gia đình. Quan hệ gia đình và hôn nhân trong buổi bình minh của lịch sử loài người là chế độ quần hôn. Trong chế độ này, người ta không thể xác định được chính xác ai là người cha đích thực của những đứa con sinh ra. Cho nên, về mặt tự nhiên, người mẹ là tiêu chuẩn xác định quan hệ với con cái. Nói cách khác, đặc 6 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 21, tr.44. 7 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 23, tr.232.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 7 trưng của quan hệ gia đình trong giai đoạn này là chế độ mẫu quyền. Cùng với sự phát triển của sản xuất, con người dần thoát khỏi chế độ quần hôn. Người đàn ông, với những tố chất tự nhiên như có sức mạnh cơ bắp, nhanh nhẹn, dũng cảm… đã tỏ ra thích hợp hơn trong việc đảm trách các công việc này. Điều đó dẫn đến việc người đàn ông đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất và địa vị của họ trong gia đình cũng ngày càng tăng lên. Đó là tiền đề kinh tế quan trọng để quan hệ gia đình chuyển dần sang chế độ phụ quyền. Về mặtlịch sử, các hình thức gia đình phát triển dần từ gia đình cùng dòng máu trong chế độ quần hôn sang gia đình cặp đôi rồiđến gia đình gia trưởng. Nét đặc trưng của gia đìnhgia trưởng chính là việc người đàn ông chính thức nắm giữ vai trò thống trị trong gia đình. Trong hình thức gia đình đó, người đàn ông giữ vai trò chủ đạo về kinh tế, họ có thể có nhiều vợ, con cái mang họ cha. Khi luận giải bước chuyển từ gia đình cặp đôi sang gia đình gia trưởng, Ăng-ghen đã nhấn mạnh đến sựtíchluỹ của cải về phía người đàn ông và xem nó như một yếu tố cơ bản dẫn đến sự chuyển biến từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Thời đại tư bản chủ nghĩa, với đặc trưng là nền kinh tế phát triển nhanh hơn bất cứ một giai đoạnnào trước đó trong lịch sử, đã sản sinh ra hình thức gia đình một vợ một chồng. Theo quan niệm tư sản, “hôn nhânlà một hợp đồng, một công việc có tính pháp lý, hơn nữa lại là một công việc quan trọng nhất trong tất cả các công việc, vì nó định đoạt cả thể xác lẫn tinh thần của hai con người trong suốt cả cuộc đời họ”8. Theo Ăng-ghen, hôn nhân tư sản thực tế không dựa trên tình yêu mà do những nhân tố kinh tế quyết định. Qua phân tích những nghịch lý trong chế độ hôn nhân và sự bất bình đẳng giới tính xuất phát từ chế độ tư hữu, ông đã đưa ra kết luận nổi tiếng về chế độ hôn nhân: “Nhưng vì do bản chất của nó, tình yêu là không thể chia sẻ được (…) cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu giữa nam nữ, do ngay bản chất của nó, là hôn nhân một vợ một chồng”9. Những tư tưởng cơ bản trên đây của Ph.Ăng-ghen không chỉ vạch ra nguồn gốc và sự hình thành gia đình trên tinh thần biện chứng duy vật, mà còn cung cấp cho chúng ta những nguyên lý mang tính phương pháp luận trong nghiên cứu gia đình hiện đại. 1.2.3. Quanđiểm chủ nghĩa Mác-Lê nin về các hình thức của gia đình 8 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 13, tr.127 9 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 13, tr.129
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 8 Cũng như các hình thức cộng đồng xã hội khác, gia đình tồn tại, phát triển thông qua các hình thức của mình, gắn liền với điều kiện kinh tế – xã hội và do điều kiện kinh tế - xã hội quyđịnh. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-lê nin, xét toànbộ lịch sử pháttriển của xã hội loài người, có các loạihìnhgia đìnhcơ bản: gia đình quần hôn, gia đình đối ngẫu (cặp đôi), gia đình một vợ một chồng. Ph.Ăngghen cho rằng: “Cóba hìnhthứchôn nhânchính, tương ứng về đại thể với ba giaiđoạnpháttriển chínhcủanhânloại. ở thờiđạimôngmuội,cóchế độ quần hôn;ở thờiđạidã man,cóchế độhôn nhâncặp đôi;ở thờiđạivăn minh, cóchếđộ hôn nhânmộtvợmột chồng đượcbổsungbằngtệ ngoại tình và nạn mại dâm”10. Gia đìnhquầnhônra đờitrongchế độ côngxã nguyên thuỷ, khi mà trình độ lực lượng sản xuất cònrất thấp, cánhân không táchrời tập thể trongmọi hoạt động lao động sản xuất, tổ chức bảo đảm cuộc sống và sinh đẻ con cái; chế độ chồng chung, vợ chung, nên con cái sinh ra không phân biệt được đâu là cha đẻ của chúng. Chỉ đếnkhi có bước phát triển mới của lực lượng sản xuất thì tất cả những vấn đề đó mới dần dần được thực hiện chặt chẽ hơn. Gia đình đối ngẫu (cặp đôi) xuất hiện ở vào giai đoạn cuối chế độ công xã nguyên thuỷ và đầuchế độ chiếm hữu nô lệ. Trong gia đình đối ngẫu, việc kết hôn đã thành từng cặp nhưng đó mới chỉ là sự sàng lọc tự nhiên, nên còn lỏng lẻo. Ngoài những người chồngchínhvà vợ chínhra, họ còn vô số những người chồng, người vợ khác. Theo đó, con cái sinh ra mang dòng họ của người mẹ, hay còn gọi là chế độ mẫu hệ. Thực chất gia đình đối ngẫu chỉ là hình thức quá độ từ gia đình quần hôn chuyển sang gia đình một vợ một chồng. Gia đìnhmộtvợ mộtchồng(cá thể, phụ hệ, phụ quyền)ra đờidướichế độ tư hữu và tồntại đếnngày nay. Dưới chếđộ tư hữu, công cụ sản xuất ngày càng phát triển, củacải ngày càng dưthừa nhiều và tập trung vào tay một số người, thậm chí một người. Do đó, việc kế thừa tài sản được đặtra trực tiếp. Mặt khác, do sản xuất pháttriển nên chỉ có ngườiđàn ôngmới có đủ khả năng thuận lợi để tổ chức, quản lý điều hành sảnxuất. Cả hai việc đó đềuđược nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời là nguyên nhân ra đời gia đình một vợ một chồng. Gia đìnhmộtvợ mộtchồngtrải qua các chế độ xã hội khác nhau, có những nét riêng đặc thù. Trongchếđộ tư hữu, một vợ một chồng chỉ là hình thức và có ý nghĩa đối với người vợ mà thôi. Trong xã hội phong kiến, “trai năm thê bảy thiếp, gái chínhchuyên chỉ có mộtchồng”. Trong xã hội tư bản, người vợ trong gia đình 10 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 21, tr.117.
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 9 tư sản được xem như một thứ công cụ, một thứ đồ chơi trong tay giai cấp tư sản. Ph.Ăngghen viết: “Tronggia đình, ngườichồng là nhà tư sản, người vợ đại biểu cho giai cấp vô sản”11. Cũng trong xã hội tư bản, gia đình của những người công nhân và lao độngkhác dựatrên sựthương yêu đùm bọc, cùngnhaulao độngduytrì sựsống, đấutranh chốngáp bức, bóc lột vì hạnh phúc gia đình và sự phát triển xã hội. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, gia đình một vợ một chồng mới dựa trên hôn nhân tự nguyện, tự do, tiến bộ và được bảo vệ bằng pháp luật. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Chỉ có trong giai cấp vô sản, thì tình yêu nam nữ mới có thể trở thành mộtquy tắc trong các quan hệ đối với người phụ nữ... Hơn nữa, từ ngày đại công nghiệp đã giật được người đàn bà ra khỏi nhà, đem họ ra thị trường lao động và vào công xưởng, và thường biến họ thành người nuôi dưỡng của gia đình, thì trong gia đình người vô sản những tàn tích cuối cùng của quyền thống trị của người đàn ông đã mất mọi cơ sở”12. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN VÀO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.2. Định hướng vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin trong giải quyết vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay 2.2.1.Tiếptụcnângcaonhận thứccủa các tổ chức, lực lượng, mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình và vấn đề gia đình Đẩy mạnh, đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình; kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình; các rủi ro đối với gia đình, giúp người dân chủ động phòng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, khát vọng, hiện đại. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng gia đình; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp về công tác xây dựng gia đình. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc. Tiếp tục xây dựng và 11 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 21, tr.116. 12 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 21, tr.113
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 10 nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ. Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong công tác xây dựng gia đình. 2.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia đình Các chính sách về gia đình phải hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, chú trọng đến đối tượng trẻ em và người bệnh tật, cao tuổi. Xây dựng danh mục dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản đối với gia đình, hỗ trợ gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc và thực hiện bình đẳng giới. Huy động các cá nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ gia đình và chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn; bảo đảm gia đình được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản công bằng, bình đẳng, thuận lợi. Gắn việc thực hiện công tác xây dựng gia đình với Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2022-2030, định hướng đến năm 2045; chương trình giáo dục quốc gia về gia đình; chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc. Xây dựng dữ liệu số quốc gia về gia đình làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ gia đình tiếp cận các nguồn lực xã hội. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học về gia đình; hoạch định, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách về gia đình; sáng tác các tác phẩm văn học-nghệ thuật về chủ đề gia đình. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về gia đình bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, thống nhất, gắn kết với các lĩnh vực dân số, bình đẳng giới và trẻ em. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác gia đình theo hướng tích hợp đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ quản lý công tác gia đình.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 11 2.2.3. Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam Gia đìnhtruyền thốngViệt Nam có những giá trị tốt đẹp cầnđược kếthừa và phát huy trong điều kiện mới như: “thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”; uống nước nhớ nguồn; trẻ cậy cha, già cậy con; kính trên nhường dưới; con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; tối lửa tắt đèn, chòm xóm có nhau, lá lành đùm lá rách… Tất cả những giá trị tốt đẹp ấy vừa tạo nên sự cố kết trong gia đình lại vừa đoàn kết tình làng nghĩa xóm; tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng gia đình mới cũng cần khắc phục, loại bỏ những giá trị khôngcònphù hợp củagia đìnhtruyền thống như: tính gia trưởng, bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng trong quan hệ giữa các thế hệ; những nghi lễ rườm rà tốn kém trongma chay, cướihỏi; tínhcục bộ theo dòng họ, địa phương… Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, sự chuyển đổi hệ giá trị từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đang đòi hỏi phải tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hoá của nhân loại, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của hôn nhân và gia đìnhtư sảnnhư thực dụng trongtình yêu, quan hệ tình dục phóng đãng, tình trạng “cặp bồ”, lối sống bạo lực trong gia đình, đèn nhà ai nhà ấy rạng, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại… Có như vậy mới bảo đảm cho gia đình Việt Nam được xây dựngvững chắc trên nền tảng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của chủ nghĩa xã hội, vừa bảo tồnđược các giá trị tốtđẹp của gia đình truyền thống, lại vừa dung nạp thêm những tinh hoa của nhân loại về gia đình. 2.2.4. Thực hiện hôn nhân tự do, tiến bộ Hônnhân tự do, tiếnbộ là hônnhân dựa trên tình yêu chân chính. Thực hiện hônnhân tự do, tiếnbộ là để cho nam, nữ đều có quyền tự do định đoạt tương lai, hạnh phúc củahọ, kiênquyếtkhông chấp nhận sự ép duyên, gả bán từ phía bố mẹ hay bấtkỳ mộtphíanào khác. Cónhưvậy, nam nữ mới có tình cảm và trách nhiệm đầyđủvới nhau, tránh được nhữngđaukhổ chocảhaingười, nhất là đốivới phụ nữ. Hôn nhân tự do, tiến bộ đòi hỏi phải được bảo đảm về mặt pháp lý. Điều đó không chỉ thể hiện trách nhiệm của hai người đối với việc kết hôn, với việc xây dựng gia đình tương lai của mình và trách nhiệm trước xã hội, mà còn là yêu cầu cần thiết bảo đảm cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, ngăn chặn những kẻ xấu lợi dụng, làm hại những người nhẹ dạ cả tin, phá vỡ cuộc sống hạnh phúc của người khác. Hôn nhân tự do, tiến bộ còn bao hàm cả quyền ly hôn khi có những lý do chính đáng.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 12 Thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, của xã hội, với tâm lý tình cảm và đạo đức con người, đồng thời là cơ sở bảo đảm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Để thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tàn dư tư tưởng lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, ngăn chặn những biểu hiện thực dụng của hôn nhân và gia đình tư sản cùng các hiện tượng tiêu cực khác trong đạo đức và lối sống. 2.2.5. Xây dựng các mối quan hệ trong gia đình thực sự bình đẳng Một trong những cơ sở quan trọng hình thành nên văn hoá gia đình là các mối quan hệ trong gia đình: quan hệ giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái, anh - chị - em, con cháu - ông bà, cô dì, chú bác. Do vậy, xây dựng các mối quan hệ trong gia đình thực sự bình đẳng trực tiếp góp phần xây dựng gia đình văn hoá, bảo đảm cho gia đình là tế bào lành mạnh của xã hội. Trong gia đình, vợ- chồng phải thực sự bình đẳng, tôn trọng nhau, có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong đời sống gia đình, có quyền tự do lựa chọn những vấn đề riêng chính đáng như nghề nghiệp, tham gia hoạt động xã hội; phải thống nhất giải quyết những vấn đề chung như nơi ở, tổ chức đời sống, các mối quan hệ của gia đình và giáo dục con cái trên cơ sở cùng nhau trao đổi bàn bạc và tổ chức thực hiện; thương yêu chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; thường xuyên quan tâm đến đặc điểm giới tính của nhau để thông cảm tạo điều kiện cho nhau cùng hoàn thành nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội; đặc biệt là phải chung thuỷ vì điều này thể hiện bản chất của tình yêu sau hôn nhân và cũng là yêu cầu của hình thức hôn nhân mới trong chủ nghĩa xã hội. Cùng với quan hệ vợ - chồng, trong xây dựng gia đình cần chú ý đến quan hệ cha mẹ với các con, quan hệ giữa các con với nhau. Tất cả những mối quan hệ ấy đều phải dựa trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên để thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội. 2.2.6. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình Sự phát triển của gia đình gắn liền với những điều kiện kinh tế - xã hội và do điều kiện kinh tế - xã hội quy định. Do đó, để xây dựng gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội, nhất là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề quan trọng là phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên gia đình.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 13 Sự no ấm về đời sống vật chất, lành mạnh và phong phú về đời sống văn hoá tinh thần là những tiền đề vững chắc bảo đảm cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức… của các thành viên gia đình, đồng thời góp phần thiết thực vào việc chuẩn bị nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên gia đình có nội dung toàn diện, bảo đảm cho các gia đình có đời sống vật chất ngày càng no đủ, dồi dào; nơi ở và làm việc, nghỉ ngơi khang trang, sạch đẹp; phương tiện đi lại thuận tiện cho học tập, công tác, sinh hoạt và giải quyết các mối quan hệ xã hội. Đời sống tinh thần ngày càng phong phú dựa trên nền tảng vật chất kỹ thuật hiện đại, phù hợp với khả năng lao động cống hiến của mỗi gia đình và từng thành viên, đồng thời là kết quả của sự lao động cần cù, sáng tạo, chính đáng của gia đình và thành viên gia đình. KẾT LUẬN Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt trong cơ cấu của xã hội. Sự ổn định và phát triển của gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển xã hội. Ngày nay, gia đình là một trong những lĩnh vực đang diễn ra những biến động to lớn, do vậy, nó thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội, trong đó có triết học. Trong địa hạt những nghiên cứu về gia đình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê nin đã có những đóng góp rất quan trọng. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề gia đình đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của gia đình và vấn đề gia đình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Việc giải quyết vấn đề gia đình ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, bất cập. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề gia đình ở nước ta vừa là nhiệm vụ thường xuyên, vừa là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp, lâu dài, cần có lộ trình và bước đi
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com 14 thích hợp. Hơn nữa, thực tiễn luôn vận động và phát triển, nên vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2022), Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dùng cho các trường cao đẳng và đại học), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đại học, Trung dung, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2022), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập I. 5. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 13, 21, 23. 6. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 7. Mạnh tử - Tập hạ, Tứ thơ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1996.