SlideShare a Scribd company logo
TIỂU TIÊN TRI ( GIẢN LƯỢT)
Bài 1: NGƯỜI TRUYỀN DẠY DƯỚI GIAO ƯỚC CŨ
I. MÔISE NGƯỜI BAN LUẬT PHÁP
1. Người Chúa chọn: Luật pháp của Đức Chúa Trời chỉ được trao cho
Môise, người Ngài đã chọn để ban bố luật pháp của Ngài cho dân Ysơraên.
2. Người được yêu kính nhất: Có lẽ Môise là người được dân Do Thái yêu
quí và kính trọng hơn bất cứ một người nào khác trong Cựu Ước. Họ xem
các tác phẩm của ông cao hơn các tác phẩm Cựu Ước khác.
3. Người khôn ngoan: Êtiên nhắc lại Môise là người học cả sự khôn ngoan
của người Êdíptô, lời nói và việc làm đêìu có tài năng (Cong Cv 7:22).
4. Người được Chúa dùng: Chúa dùng Môise bằng nhiều cách: Ngài dùng
ông để ban luật pháp, giải phóng Ysơraên khỏi ách nô lệ Êdíptô, là người tổ
chức, giáo sư và là người rao giảng lẽ thật của Đức Chúa Trời. Môise đã viết
năm sách đầu của Cựu Ước (Ngũ kinh). Ông là mẫu mực của sự tận hiến vô
kỷ cho Đức Chúa Trời và cho dân sự mình. Ông đã cầu nguyện với Đức
Chúa Trời, nhận huấn thị từ Ngài, và trở nên ống dẫn quyền năng, ơn phước
của Ngài.
II. NHỮNG NGƯỜI KHUYÊN BẢO và CÁC THẦY TẾ LỄ
1. Người Chúa dùng: Kinh Thánh cho thấy Đưc Chúa Trời có nhiều nhân
công trong vương quốc của Ngài. Vai trò của họ rất khác nhau, nhưng tất cả
đều từ Chúa ban cho để thích hợp trong chương trình của Ngài. Chúa đổ đầy
Thần Linh Ngài trên 70 trưởng lão (Dan Ds 11:16-17), trên các thầy tế lễ,
các quan xét, trên những người nam, người nữ khôn ngoan.
2. Mục đích: Công việc của họ bày tỏ quyền năng, tình yêu và sự quan tâm
của Chúa dành cho dân sự trong mọi hoàn cảnh. Ngài đặc biệt quan tâm đến
sự thánh khiết của dân sự khi Ngài dùng những thầy tế lễ để giảng dạy lời
Chúa, và lãnh đạo họ trong sự thờ phượng, cầu nguyện hay dâng tế lễ.
III. CÁC NHÀ THƠ và CÁC TIÊN TRI
1. Các nhà thơ: Đời sống đức tin và lời cầu nguyện của họ đã cảm động con
người mọi thời đại đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời. Nhiều thi thiên được viết
ra để dạy dỗ dân sự về lịch sử và trách nhiệm của họ, hoặc tiên tri về Đấng
Christ. . . đưa dân sự vào sự đáp ứng đối với sứ điệp của Đức Chúa Trời.
2. Các tiên tri: Chức vụ của các tiên tri giống nhau trong một số phương
cách. Nhiều sứ điệp của họ thuộc dạng thơ ca. Nói chung, họ là người rao
báo sứ điệp Đức Chúa Trời cho một thời điểm. Họ cũng tiên báo về những
biến cố tương lai và khuyên giục dân sự ăn năn.
Bài 2: TIÊN TRI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
I. TIÊN TRI THẬT
1. Định Nghĩa: Tiên tri là người ở dưới ảnh hưởng của Đức Thánh Linh, ban
bố những lời lẽ và ý tưởng của Đức Chúa Trời có liên quan đến quá khứ,
hiện tại, hoặc tương lai (Robert Miligan) Eph Ep 3:4-6.
2. Các tước hiệu của tiên tri: Có 7 tước hiệu chính là: Tiên tri, Đấng tiên
kiến (xem xét sự việc trong cái nhìn của Đức Chúa Trời), Người của Đức
Chúa Trời (hoàn toàn cam kết với Đức Chúa Trời), Tôi tớ của Đức Chúa
Trời (được Chúa chỉ dẫn và vâng lời Ngài), Sứ giả của Đức Chúa Trời (ban
phát Lời Chúa cho dân sự), Người canh giữ (tỉnh thức trước sự hiểm nguy
thuộc linh để cảnh báo cho dân sự), Người giảng đạo công bình (Nô Ê. IIPhi
2Pr 2:5). Ngoài ra, họ còn được gọi là “môi miệng của Đức Giêhôva”hay
phát ngôn nhân của Đức Chúa Trời. Apraham cũng được xem là tiên tri
(SaSt 20:7).
3. Số phận của tiên tri thật: Dù xứng đáng được tôn kính là người của Đức
Chúa Trời, họ vẫn thường bị ghét bỏ, khinh khi, vì cớ dân sự không ưa
những lời cảnh báo của họ. Khi họ gắn số phận mình với nhu cầu thuộc linh
của dân sự thì hầu như họ bị đè bẹp dưới gánh nặng ấy. Tuy nhiên, Đức
Chúa Trời chính là sức mạnh của họ. Họ vẫn tiếp tục ban bố sứ điệp của
Đức Chúa Trời dù có khi phải trả giá bằng chính mạng sống mình.
II. TIÊN TRI GIẢ
1. Các loại tiên tri giả: Kinh Thánh đề cập đến 5 loại tiên tri giả:
1. Tiên tri của các đạo giả (XuXh 7:10-12. PhuDnl 18:20). 2. Người hầu việc
Chúa trên danh nghĩa nhưng dạy giáo lý loài người (Mac Mc 7:5-7). 3. Các
thầy giảng chỉ tìm lợi riêng (Giuđe 3-16). 4. Đồng bóng hay người bị tà linh
ám (IVua 1V 22:4-28). 5. Người tự dối mình xem ý tưởng mình là từ Thần
linh Chúa (Exe Ed 13:1-10).
Như chó sói đội lốt chiên, họ gây nhiều tàn hại cho bầy chiên của Chúa
(Cong Cv 20:28-30). Nhất là trong thời cuối cùng nầy, với sự gia tăng các
linh lừa dối đang ra sức xây con người khỏi lẽ thật (ITi1Tm 4:1-2. Mat Mt
24:3, 11, 24).
2. Sáu phương cách phát hiện tiên tri giả: Hãy học cẩn thận và áp dụng đúng
:
1. Họ có thừa nhận Chúa Cứu thế Jesus là Đức Chúa Trời không (IGi1Ga
4:1-3).
2. Sứ điệp họ có phù hợp với Kinh Thánh không (GaGl 1:6-9. PhuDnl 13:1-
5. Mac Mc 7:8).
3. Các lời họ dự báo có ứng nghiệm không (PhuDnl 18:21-22).
4. Lời tiên tri của họ có gây dựng Hội Thánh không (ICo1Cr 14:26).
5. Họ có thuận phục người lãnh đạo Hội Thánh không (14:25-33).
6. Đời sống họ có vâng theo khuôn mẫu Hội Thánh không (Mat Mt 7:15-
20).
Suốt lịch sử, Satan đã giả mạo công việc của Đức Chúa Trời bằng các giáo
lý giả và tìm cách chứng tỏ chúng là thật bằng các việc siêu nhiên như phép
lạ, chữa bệnh. . .
Bài 3: PHÂN LOẠI CÁC TIÊN TRI
Các tiên tri Cựu Ước có thể được sắp vào hai loại : Tiên tri thời tiền văn
chương (chỉ truyền sứ điệp bằng môi miệng) và Tiên tri thời văn chương
(viết sách).
I. CÁC TIÊN TRI THỜI TIỀN VĂN CHƯƠNG
1. Giai đoạn tiền hồng thủy: Giu Gd 1:14-15 và IIPhi 2Pr 2:5 có nhắc đến
hai nhà tiên tri thuộc giai đoạn tiền hồng thủy. Đó là Hênóc và Nôê.
2. Giai đoạn các tộc trưởng: Các tộc trưởng Apraham, Ysác, Giacốp được
xem như tiên tri của Đức Chúa Trời. Người nổi bật trong giai đoạn nầy là
đại lãnh tụ Môise. Ngoài ra Kinh Thánh có đề cập đến chị Môise là bà
Miriam như một nữ tiên tri.
3. Giai đoạn các quan xét: Giai đoạn nầy gồm có Đêbôra, một tiên tri không
nêu tên, các con trai của những tiên tri (ISa1Sm 19:20: các học trò của các
tiên tri) và nổi bật nhất là Samuên (Có lẽ Samuên đã sáng lập trường tiên tri
mà sau nầy Êli và Êlisê cũng điều hành các trường tiên tri như thế. Phaolô
cũng theo nguyên tắc đó để huấn luyện người lãnh đạo IITi 2Tm 2:2).
. Được phú dâng cho Chúa trước khi ra đời, Samuên đã phục vụ Chúa trong
đền tạm suốt thời thơ ấu, và đã trở thành một thầy tế lễ, một nhà tiên tri, một
quan xét, một thầy giáo và là một sử gia. Ông sống trọn đơi vâng phục Chúa,
không hề giao động.
4. Giai đoạn các vua: Giai đoạn nầy gồm có Nathan, Gát, Ahigia, Sêmagia,
một người của Đức Chúa Trời không nêu tên, Giêhu, Êliesê, Micagia và nổi
bật hơn cả là Êli và Êlisê.
II. CÁC TIÊN TRI THỜI VĂN CHƯƠNG
1. Giai đoạn tiềnlưu đày: Vào thế kỷ thứ 9 thứ 8 TC có một đại tiên tri là
Êsai và một số tiểu tiên tri như Apđia (?), Giô Ên,Giôna, Amốt, Ôsê, Michê,
Sôphôni, Nahum, Habacúc. Vào thế kỷ thứ 7 TC có một đại tiên tri là
Giêrêmi.
2. Giai đoạn Lưu đày (Thế kỷ 6 TC): Giai đoạn nầy có hai đại tiên tri là
Êxêchiên và Đaniên. Có thể có tiểu tiên tri Apđia trong giai đoạn nầy (?).
3. Giai đoạn hậulưu đày: Giai đoạn nầy chỉ có các tiểu tiên tri như Aghê và
Xachari (thế kỷ thứ 6 TC) và cuối cùng là Malachi (thế kỷ thứ 5 TC).
Giai đoạn Thế kỷ Đại Tiên tri Các Tiểu Tiên tri
Tiền lưu đày
9 TC
8 TC
7 TC
Êsai
Giêrêmi
Apđia (?) Giôên, Giôna, Amốt
Ôsê, Michê, Sôphôni, Nahum,
Habacúc.
Lưu đày 6 TC Êxêchiên, Đaniên Apđia (?)
Hậu lưu đày
6 TC
5 TC
Aghê, Xachari
Malachi
Bài 4: CÁC ĐẠI TIÊN TRI THỜI VĂN CHƯƠNG
I. LÝ DO GỌI HỌ LÀ ĐẠI TIÊN TRI:
1. Độ dài sách: Họ được gọi là Đại Tiên tri, chủ yếu là vì độ dàicác sách của
họ.
2. Chức vụ: Song cũng có lẽ vì chức vụ lâu dàicủa họ giữa dân sự.
3. Địa vị: Có lẽ vì vị tríquan trọng mà họ nắm giữ trong lịch sử dân tộc của
mình.
II. ĐẠI TIÊN TRI ÊSAI:
1. Điểm nổi bật: Êsai nổi tiếng vì các lời tiên tri của ông về Đấng Mếtsia :
Sinh bởi nữ đồng trinh, chịu thương khó, vương quốc 1. 000 năm. . .
. Êsai là tiên tri mà thơ văn được trích dẫn nhiều nhất trong Tân Ước.
2. Tên của Ông: Tên của Êsai có nghĩa là sự cứu rỗi của Đức Giêhôva, và
một trong những chủ đề của ông là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
3. Chức vụ: Êsai thi hành chức vụ trong đời 4 vua Giuđa, trong khoảng 60
năm. Ông là một cố vấn của các vua và đã dự phần lớn lao trong cuộc phục
hưng. Nhưng theo truyền khẩu, cuối cùng ông đã chịu tuận đạo bằng cách bị
cưa làm đôi.
III. ĐẠI TIÊN TRI GIÊRÊMI:
1. Đặc điểm: Giêrêmi được gọi là nhà tiên tri than khóc vì gánh nặng do tội
lỗi của dân Giuđa. Đây là tâm tình của một vị Mục sư chăn bầy chiên Chúa
giao.
2. Chức vụ: Vì những lời cảnh cáo và tiên báo của ông, ông đã bị bỏ tù như
một kẻ phản bội. Nhưng ông cứ tiếp tục rao giảng vì Lời Chúa như lửa cháy
trong xương ông (Gie Gr 20:9). Ông thi hành chức vụ trong hơn 40 năm, và
đã chứng kiến lời tiên tri của ông về sự lưu đày Babylôn được ứng nghiệm.
Sách Ca thương mô tả tình yêu và nỗi buồn của ông dành cho dân sự cũng
như đức tin của ông nơi Chúa nhân từ.
IV. ĐẠI TIÊN TRI ÊXÊCHIÊN:
1. Chức vụ: Êxêchiên là một thầy tế lễ, là người đồng thời, nhưng trẻ hơn
Giêrêmi. làm tiên tri trong 20 năm. Ông đã nói tiên tri tại Giêrusalem trước
khi nó sụp đổ. Sau đó, trong cảnh phu tù, ông trở nên lãnh tụ tôn giáo của
dân sự tại Babylôn.
2. Sứ điệp: Ông là một người giảng đạo đầy quyền năng. Sách của ông nhấn
mạnh mối tương giao cá nhân với Đưc Chúa Trời và công việc của Đức
Thánh Linh.
V. ĐẠI TIÊN TRI ĐANIÊN:
1. Đặc điểm: Đaniên là một trong những người được yêu chuộng nhất Cựu
Ước. Ông là một hoàng tử trẻ bị lưu đày, đã chống cự mọi cám dỗ và trở nên
một quan chức cao cấp được kính trọng.
2. Chức vụ: Chức vụ của ông hơn 60 năm. Lời cầu nguyện, lời tiên tri và ảnh
hưởng chức vụ ông tại triều đình đã giữ vai trò quan trọng trong sự trở về
của dân Giuđa sau cuộc lưu đày. Khải tượng của ông về các đế quốc, lời tiên
tri về thời cuối cùng là bằng chứng hùng hồn về sự thần cảm của Kinh
Thánh. Sách Đaniên là sách ngắn nhất của một nhà Đại tiên tri.
Bài 5: CÁC TIỂU TIÊN TRI THỜI VĂN CHƯƠNG
I. SƠ ĐỒ CÁC TIỂU TIÊN TRI
Tiên Tri Niên đại Đặc điểm
Ôsê 750-725 Minh họa tình yêu Đức Chúa Trời, tha thứ cho vợ mình
Giôên 830 Dự báo về sự tuôn đổ Đức Thánh Linh
Amốt 755 Nông dân được sai từ Giuđa đến Ysơraên để tố cáo tội lỗi
Apđia 586 Rao sự đoán phạt của Chúa trên Êđôm
Giôna 780 Nhà truyền giáo bỏ trốn, giảng cho Ninive
Michê 735-700 Nói tiên tri về Đấng Mếtsia sẽ sanh tại Bếtlêhem
Nahum 621 Nói tiên tri về sự đoán phạt Ninive
Habacúc 607 Từ nghi ngờ sự công bình Chúa đến đức tin nơi Chúa
Sôphôni 630-625 Công bố sự đoán phạt trên nhiều dân tộc
Aghê 520 Cảm động dân chúng xây lại đền thờ
Xachari 520-518 Làm việc với Aghê để tái thiết đền thờ
Malachi 460-432 Khuyên dân sự dâng hiến, dâng phần mười
II. ĐIỀU KIỆN CỦA ĐẤT NƯỚC và SỨ ĐIỆP
1. Mục đích: Đức Chúa Trời dấy lên những tiên tri để ban cho dân sự những
chỉ thị của Ngài vào mỗi hoàn cảnh cụ thể. Ngài truyền phán để đáp ứng nhu
cầu hiện có, và Ngài để các tiên tri chép lại sứ điệp để giúp con người biết
phải làm gì trong những hoàn cảnh tương tự.
2. Điều kiện đất nước: Để hiểu sứ điệp, chúng ta cần biết bối cảnh đất nước
Do Thái lúc bấy giờ. Sự hiểu biết ấy sẽ giúp chúng ta áp dụng đúng vào
hoàn cảnh ngày nay.
. Gương mẫu và ảnh hưởng các nhà lãnh đạo đất nước có thể kéo dài nhiều
thế hệ. Những điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng sâu xa đến quan điểm,
giá trị đạo đức và đời sống tâm linh dân sự.
3. Điều kiện tôn giáo: Sự phân chia Ysơraên khỏi Giuđa đã mang lại sự tách
biệt tôn giáo, khi Giêrôbôam trộn lẫn thờ bò con với thờ phượng Đức
Giêhôva. Về sau, sự thờ Baanh đã làm hại dân sự về đạo đức.
4. Sứ điệp: Sứ điệp Đức Chúa Trời qua các tiên tri không những có liên quan
đến nhu cầu trước mắt mà còn vươt quá điều đó đến các thế hệ mai sau.
Nhiều lời tiên tri được ứng nghiệm hai lần hoặc nhiều lần ?.
. Vì thế, khi nghiên cứu tiểu tiên tri, chúng ta cần xem: 1. Bối cảnh chính trị,
đạo đức, xã hội, tôn giáo. 2. Khái niệm tiên tri về mối liên hệ của Đức Chúa
Trời với các lân bang. 3. Những lời tiên tri về Đấng Mếtsia và nước hầu đến
của Ngài. 4. Sự mặc khải về Đức Chúa Trời.
Bài 6: GIỚI THIỆU ÁPĐIA
I. TRƯỚC GIẢ
1. Apđia là ai ?: Lịch sử Cựu Ước nhắc đến 12 người tên Apđia, nhưng tiên
tri Apđia không phải là một trong số ấy !
2. Những điều có thể biết về Apđia: Chúng ta chỉ có thể biết một số điều về
Apđia:
1. Tên của ông có nghĩa là “Tôi tớ của Đức Giêhôva”.
2. Ông đã nhận khải tượng và sứ điệp trực tiếp từ Đức Chúa Trời.
3. Ông vâng theo lời Chúa để rao giảng sứ điệp đoán phạt cho Êđôm.
4. Ông cũng công bố lòng thương xót của Đức Chúa Trời trên dân Ysơraên.
5. Ông nhấn mạnh quyền tối thượng của Chúa trên mọi dân tộc.
II. NIÊN ĐẠI
1. Thuyết niên đại sớm: Theo Hailey và một số học giả, niên đại của Apđia
là 845 TC. Sự kiện “bắt thăm trên thành Giêrusalem”(c. 11) ám chỉ các đồng
minh Arập và Philitin chiếm thành khoảng năm 845 TC (IISu 2Sb 21:8-17),
vì Apđia không nói đến sự hủy phá đền thờ và sự lưu đày. Hơn nữa, văn
phong của Apđia thích hợp với niên đại sớm. Nó khác với văn phong thời
Giêrêmi.
2. Thuyết niên đại trễ: Theo một số học giả khác, niên đại của Apđia là 586
TC. Cả Giêrêmi và Êxêchiên đều đưa ra lời nghịch cùng Êđôm giống như
Apđia. Hơn nữa, trước giả Thi Tv 137:7 cũng đồng quan điểm đó.
Các Quan
điểm của các
Học giả về
NIÊN ĐẠI
của Apđia
Niên đại 845 TC 586 TC
Sự kiện Philitin và Arập cướp bóc Canh đê hủy phá Giêrusalem
Lý do
1. Văn phong phù hợp
2. “Các dân”: Quân đồng minh
3. Không nói đến đền thờ, đi đày
1. Chúng ta: Nhiều tiên tri
2. Giống Giêrêmi và Êxêchiên
3. Giống Thi Tv 137:7
III. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIÊP CỦA ÁPĐIA
1. Tính độc đáo: Apđia là sách tiên tri ngắn nhất. Sứ điệp của Apđia lại nhấn
mạnh đến tội ác của dân tộc Êđôm, con cháu của Êsau, chứ không phải cho
dân Ysơraên.
2. Sứ điệp của Apđia: Apđia dạy chúng ta về sự đoán phạt của Đức Chúa
Trời trong sự dấy lên hoặc sụp đổ của các quốc gia. Apđia lên án Êđôm
không phải vì tinh thần dân tộc, vì ông không bao giờ xem Ysơraên là một
dân tộc hoàn hảo. Sứ điệp của ông có thể tóm lược trong năm điểm chính:
1. Sự kiêu ngạo đã lừa dối con người.
2. Sự đối xử bất công với người khác là tội lỗi.
3. Sự chấp nhận hoặc tán thành việc làm sai trái là tội lỗi .
4. Sự gieo và gặt tương quan mật thiết với nhau.
5. Không ai có thể trốn thoát khỏi đoán phạt của Chúa.
Bài 7: BỐI CẢNH LỊCH SỬ SÁCH ÁPĐIA
Cuộc vật lộn bắt đầu từ trong bụng mẹ của hai anh em sinh đôi Êsau-Giacốp
đã được tiếp tục bằng mối cừu thù của hai dân tộc Êđôm-Ysơraên suốt nhiều
thế kỷ !
I. MỐI CỪU THÙ ÊĐÔM YSƠRAÊN
1. Tâm tánh khác nhau: Hai cậu bé cùng cha mẹ với những cơ hội như nhau
nhưng:
. Ý thích khác nhau: Êsau chỉ ham thích vật chất, trong khi đó, Gia cốp, dầu
có nhiều lầm lỗi, lại quan tâm đến Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài.
. Hướng đi khác nhau: HeDt 12:16 gọi Êsau là “khinh lờn”. Ông đã bán
quyền trưởng nam với những đặc quyền thánh của nó cho Giacốp chỉ bằng
một tô canh đậu đỏ (Vì thế, Êsau được gọi là Êđôm : Đỏ).
2. Sự thiên vị của cha mẹ: Sự thiên vị của Ysác và Rêbeca đối với các con
mình đã đào sâu mối bất hòa giữa hai anh em sinh đôi. Sự tức tối vì cuộc đổi
chác tồi tệ và sự lừa gạt cha của Giacốp để cướp lời chúc phước đã khiến
Êsau căm thù, đòi giết Giacốp. Vì thế, Giacốp phải bỏ trốn về Phađan Aram.
II. LỜI TIÊN TRI ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM
1. Đứa lớn phải phục đứa nhỏ: Rêbeca đã nhận lời tiên tri của Chúa về hai
đứa trẻ trong bụng rằng: Đứa lớn sẽ phục đứa nhỏ (SaSt 25:23). Điều nầy đã
ứng nghiệm:
. Êsau bị bắt phục: Êsau nuôi mối hận suốt 20 năm, đã tập hợp 400 người để
lên đường giết Giacốp. Nhưng Đức Chúa Trời đã can thiệp khiến hai anh em
đã giải hòa. Tuy nhiên mối cừu thù giữa hai dân tộc vẫn được nuôi dưỡng !
. Êđôm không cho Ysơraên đi ngang qua: 300 năm sau, khi Ysơraên ra khỏi
Aicập, họ xin đi ngang qua đất Êđôm, nhưng dân Êđôm không cho (Dan Ds
20:14-21).
. Đavít chinh phục Êđôm: Khoảng năm 1042 TC Đavít đã chinh phục các
quốc gia lân bang, trong số ấy có Êđôm, bắt họ phải cống thuế suốt 146 năm.
. Êđôm lại đại bại: Thời Giôsaphát, liên minh Êđôm Môáp đã tan rã trước
đội quân Giuđa khi những người ca hát đi trước đội quân Giuđa ngợi khen
Đức Chúa Trời.
2. Cởi bỏ ách nô lệ : Ysác nói tiên tri rằng: “. . . . Con sẽ bẻ cái ách của em
trên cổ con”( SaSt 27:40). Lời nầy được ứng nghiệm vào năm 847 TC dưới
triều Giôram khi Êđôm giành lại độc lập. Về sau, Amaxia có tấn công chiếm
đồn Sêla của Êđôm, nhưng không thể bắt phục cả Êđôm (IIVua 2V 14:7).
3. Nhà Êsau sẽ khôngcòn sótchi hết: ApOv 1:18 công bố sự đoán phạt của
Chúa trên Êđôm và điều nầy cũng đã được ứng nghiệm : Dân Nêbát đuổi
người Êđôm ra khỏi xứ sở của họ và dù được định cư ở phía nam Palettin
khi Giuđa bị phu tù, nhưng sau đó họ Máccabê biến họ trở thành một bộ
phận của dân Giuđa với tên Yđamê. . Dù được Lamã lập làm Hêrốt cai trị
Palettin, nhưng sau năm 70, dân Êđôm đã bị đồng hóa với dân Arập và biến
mất với tư cách một dân tộc.
Bài 8: GIỚI THIỆU LỜI TIÊN TRI
ApOv 1:1-9
I. TRƯỚC GIẢ
1. Tên trước giả: Apđia giới thiệu mình là Apđia. Đó là tất cả những gì
chúng ta có thể biết được về ông. “Apđia”có nghĩa là “Tôi tớ của Đức
Giêhôva”.
2. Tựa đề: Tựa đề của sách là “Sự hiện thấy của Apđia”. Những chữ “Sự
hiện thấy”trong tiếng Hêbơrơ có nghĩa là sự mặc khải xảy ra trước mắt
(giống như sự hiện thấy ở DaDn 8:1-3).
II. SỨ ĐIỆP
1. Nguồn gốc sứ điệp: Apđia cho biết sứ điệp đến từ Đức Giêhôva. Đó là
chính lời của Chúa phán, chứ không phải là kết quả của sự suy nghĩ sâu sắc
của ông trong bối cảnh chính trị của thời đại ông đang sống.
. Đây là sự mặc khải của Đức Chúa Trời dành cho Apđia là phát ngôn nhân
của Ngài. Apđia đã nhận uy quyền để phán bảo, nhơn danh Chúa mà viết ra
sứ điệp của Ngài. Sứ giả của Đức Chúa Trời cần nhận sứ điệp từ nơi chính
Chúa để có thể công bố mạnh mẽ rằng : “Đức Giêhôva phán như vầy. . . ”.
. Apđia xưng Đức Giêhôva là Đấng Tối Cao, hàm ý rằng Chúa là Đấng Cai
trị tối thượng : Ngài có toàn quyền và có năng lực để phán xét các dân tộc,
thưởng, phạt họ tùy theo việc họ làm.
2. Người nghe sứ điệp : Apđia dùng chữ “Chúng ta có nghe”có thể ám chỉ
đến Apđia và những người ông truyền sứ điệp đã nghe trước khi sứ điệp
được chép lại, hoặc có thể Apđia ám chỉ đến Giêrêmi và Êxêchiên là những
người nghe cùng một sứ điệp như ông.
3. Đối tượng sứ điệp truyền đến: Sứ điệp không được viết cho dân Ysơraên
mà được viết cho dân Êđôm là con cháu của Êsau. Chủ đề của sứ điệp là sự
đoán phạt nghịch cùng Êđôm.
4. Sứ điệp: “Một sứ giả được sai đi g
iữa các nước rằng : Hãy dấy lên nghịch cùng dân nầy (Êđôm)”. Sứ giả được
sai đi có thể là một thiên sứ, một thần linh Chúa sai, hoặc một vị vua được
Chúa dùng như một ngọn roi để sửa phạt Êđôm.
. Với cương vị là Đấng cầm quyền tối thượng, nhiều lúc Chúa đã sử dụng
những kẻ cầm quyền gian ác để thi hành kế hoạch của Ngài cho các dân tộc.
Vì thế, họ chỉ có thể tồn tại trong một thời điểm nhất định theo kế hoạch tối
thượng của Chúa, và họ không có quyền kiêu căng về vị trí mình đang có
(DaDn 4:29-32).
. Chúng ta có thể yên tâm trước những biến cố của thế giới vì Đức Chúa
Trời vẫn đang sống, đang tể trị và đang có chương trình tốt nhất cho những
kẻ yêu mến Ngài (RoRm 8:28).
Bài 9: SỰ KIÊU NGẠO CỦA ÊĐÔM
I. KIÊU NGẠO VÌ ĐỊA THẾ AN TOÀN
1. Địa thế hiểm trở: Dân Êđôm đã lập chỗ ở của mình trong các hang núi
hoặc tự tạo các hang từ các bức vách núi. Ở xứ Petra chúng ta vẫn còn thấy
những nơi trú ngụ rộng lớn được đẻo từ núi đá.
2. Thách đố: Dân Êđôm thách thức mọi thế lực trên trần gian rằng “Ai có thể
xô ta xuống đất ?”, Nhưng Chúa cho họ biết rằng“lòng kiêu ngạo đã lừa dối
họ”( ApOv 1:3-4 tương ứng với Gie Gr 49:16), và dầu họ “lót ổ giữa các
ngôi sao” nghĩa là dù họ lên đến chỗ an toàn hơn hết thì chính Chúa cũng xô
họ xuống khỏi đó (Thi Tv 127:1).
. Đây là tinh thần kiêu ngạo của Satan vẫn đang hành động trong con người
với chủ nghĩa “nhân bản thế tục”, sẽ lên tột đỉnh trong AntiChrist (IITe 2Tx
2:4).
II. KIÊU NGẠO VÌ GIÀU CÓ
1. Sự giàu có của Êđôm: Dù có một phần Samạc, Êđôm có rất nhiều vùng
trũng dồi dào nước, các mỏ sắt và đồng ở Êxiôn Ghêbe cùng các tuyến
đường thương mại đượng bộ và đường biển, khiến Êđôm rất giàu có.
2. Thành phố Petra: Petra có nghĩa là vầng đá, nơi đồn lũy vững chắc của
Êđôm, rất giàu có. Hiện nay tại Petra vẫn còn một ngôi đền “Kho tàng”. Tuy
nhiên, niềm kiêu hãnh về sự giàu có đã thu hút người Nêbát cướp bóc Êđôm.
III. KIÊU NGẠO VÌ CÁC LIÊN MINH
1. Các liên minh: Apđia gọi họ là kẻ đôìng minh, kẻ hòa thuận, kẻ ăn bánh
ngươi. Đó là dân Arập (Thi Tv 83:6), Môáp, Ammôn, Gaxa, Tyrơ. . .
2. Bị phản bội: Tuy nhiên các đồng minh của Êđôm đã phản bội họ vì sức
mạnh thế tục không phải là nơi nương dựa an toàn.
IV. KIÊU NGẠO VÌ NHỮNG MƯU SĨ
1. Kẻ khôn ngoan thông sáng: Êđôm hãnh diện vì mình có những kẻ khôn
ngoan thông sáng. Êlipha, bạn Gióp là người Êđôm, các vua Hêrốt cũng vậy,
họ nổi tiếng khôn ngoan, mưu lược trong quan điểm loài người.
2. Thất bại: Sự hiểu biết, khôn ngoan ngoài Chúa không thể bảo vệ dân tộc
khỏi sự đoán phạt của Chúa. Tuy nhiên, ngày nay, người ta vẫn cậy vào sự
khôn ngoan, mưu lược của các lãnh tụ với những hiệp ước hòa bình họ đạt
được !
V. KIÊU NGẠO VÌ SỨC MẠNH QUÂN SỰ
1. Lính chiến Thêman: Thêman có lẽ là thủ đô và là trung tâm phòng thủ
vững chắc. Những lính chiến Thêman đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều
quốc gia (Gie Gr 49:16).
2. Thất kinh: Apđia cho biết những lính chiến của Thêman sẽ thất kinh, sẽ bị
đè bẹp. Dầu vậy, hiện nay, thế giới vẫn đang chạy đua vũ trang. Tuy nhiên,
sự giải cứu của mọi dân tộc chỉ ở trong tay Đức Chúa Trời mà thôi. !
Bài 10: NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA
ApOv 1:10-16
I. NGÀY CỦA CHÚA TRÊN ÊĐÔM
1. Ysơraên đối với Êđôm: Khi dân Ysơraên ra khỏi Aicập, Chúa dặn họ phải
xem Êđôm là anh em của mình, không được chiếm xứ mà Chúa ban cho họ
(PhuDnl 2:4-5).
. Môise dạy: Chớ lấy làm gớm ghiếc người Êđôm, vì là anh em mình (23:7).
2. Tội ác của Êđôm đối với Ysơraên: Nhưng Êđôm không nhận Ysơraên là
anh em:
. Hung bạo: Đem quân ngăn cảnYsơraên đi qua ngang đất của họ (Dan Ds
20:20).
. Vui mừng trước tai họa của Ysơraên: Babylôn chinh phục Giêrusalem (Thi
Tv 137:7).
. Cướp bóc trong ngày Ysơraên bị tai họa (vồ lấy của cải nó. c. 13).
. Tiếp taycho kẻ thù Ysơraên: Diệt kẻ trốn tránh, nộp kẻ sống sót (c. 14).
. Họ đã từng mua cộng đồng nô lệ Do Thái từ Gaxa và Tyrơ (AmAm 1:6, 9).
3. Lý do Êđôm bị đoán phạt: Bởi sự hung bạo của Êđôm đối với dân
Ysơraên của Chúa, hậu quả của sự thù địch, nóng giận, ganh ghét, oán hận
từ xưa (Exe Ed 35:1, 11) mà Êđôm bị đoán phạt: Họ phải gặt những gì họ đã
gieo (GaGl 6:7).
. Hơn nữa, đối với Chúa, không cứu giúp người khốn khổ đã là tội rồi (Mat
Mt 25:45).
. Thật ra, đòi hỏi của Chúa là phảiyêu cả đến kẻ thù nghịch (5:43-45).
II. NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA
1. Ngày đoán phạt các nước: Ngày của Đưc Giêhôva mô tả ngày Chúa đoán
phạt và hủy diệt mọi kẻ thù nghịch Ngài. Dù ở đây được dùng để chỉ sự
đoán phạt Êđôm, nhưng cũng được dùng để chỉ sự đoán phạt mọi dân tộc
trong ngày cuối cùng (c. 15).
. Đaniên mô tả đó là thời kỳ mà đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng
chẳng có như vậy bao giờ (DaDn 12:1). Giôên khẳng định: Nó đến như một
tai vạ thả ra bởi Đấng Tòan Năng (Gio Ge 1:15). Sứ đồ Giăng kêu lên: Ngày
thạnh nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nỗi ? (KhKh 6:17).
. Tuy nhiên, đối với Hội Thánh Chúa thì đó không phải là ngày đáng sợ. Trái
lại, đó là ngày vui mừng được Chúa tiếp rước để ở cùng Chúa luôn luôn
(ITe1Tx 4:17).
2. Diễn tiến: Apđia không trình bày, nhưng các sách tiên tri khác cho biết sẽ
có: 1. Sự cất lên của Hội Thánh. 2. Cơn đại nạn ở dưới đất. 3. Người Do
Thái trở lại đạo 4. Trận chiến Hạtmaghêđôn. 5. Chúa Cứu thế trở lại trong
vinh hiển. 6. Sự trị vì 1000 năm bình an. 7. Sự phán xét các dân tộc.
3. Ý nghĩa: Ngày của Đức Giêhôva nhắc chúng ta nhớ đến sự thánh khiết và
công bình của Đức Chúa Trời. Ngài đoán xét không hề thiên vị.
4. Ngày của Chúa gần rồi: Trong ánh sáng nhiều lời tiên tri đã được ứng
nghiệm, rõ ràng ngày của Chúa đã gần rồi. Chúng ta phải cảnh báo cho thế
hệ của mình để họ tránh khỏi cơn giận hầu đến (Mat Mt 3:7).
Bài 11: SỰ KHÔI PHỤC VÀ CỨU CHUỘC YSƠRAÊN
ApOv 1:17-21
I. HAI PHƯƠNG DIỆN CỦA LỜI HỨA CHO YSƠRAÊN
1. Sự chúc phước về vật chất: Dân Ysơraên sẽ được trở về xứ sở mình là
Palettin để nhận lại sản nghiệp mình (c. 17). Họ sẽ vào ở trong đất của người
Canaan cho đến tận Sarépta (c. 20). Họ sẽ chiếm các thành phương nam (c.
21). . . .
. Họ sẽ chiến thắng Êđôm (c. 18): Dân Nêbát (dân Nam phương c. 19) đã
chiếm được núi Sêirơ, tàn sát Êđôm, nhưng có một số trốn thoát đến miền
nam palettin trong địa phận Yđumê. Từ đây Êđôm đóng góp cho lịch sử
những Hêrốt đáng ghê tởm ! Tuy nhiên, dưới thời Maccabê, dân Do Thái đã
giết 20. 000 người Êđôm và bắt người Êđôm còn lại phải theo nghi lễ tôn
giáo Giuđa.
2. Sự chúc phước về tâm linh: Dân Ysơraên bị lưu đày, bị rủa sả vì tội thờ
hình tượng. Nhưng những kẻ trở về đã được giải cứu khỏi tội lỗi, đem lại sự
thánh khiết cho núi Siôn (c. 17) khiến họ được thờ phượng Đưc Chúa Trời
và làm dân Ngài.
. Lửa tượng trưng cho sự vinh hiển và sự đoán phạt : Lửa vinh hiển được
thấy trong bụi gai cháy, trong trụ lửa và trong lưỡi lửa lễ Ngũ tuần. Lửa đoán
phạt đốt Nađáp Abihu (LeLv 10:2), đốt 250 người dâng hương đảng Côrê
(Dan Ds 16:35). . .
. Sự vinh hiển bày tỏ rõ ràng khi nước thuộc về Đức Giêhôva (c. 21), khi
mọi dân tộc tôn thờ Chúa.
II. NÚI ÊSAU VÀ NÚI SIÔN
Núi Êsau Núi Siôn
Quyền lực, Địa thế, Của cải, bạn bè, sự
khôn ngoan, sức mạnh quân sự.
Đức Chúa Trời Hằng Sống
Ở giữa dân sự Ngài
Bản Ngã Đức Chúa Trời
Tội lỗi Thánh khiết
Thất bại Chiến thắng
Sự chết Sự sống
III. ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH ÁPĐIA
1. Nhận định sai lầm cần tránh: Nhiều người nhận định sai lầm rằng Đức
Chúa Trời của Cựu Ước là Đấng nghiêm khắc, đoán xét gay gắt, đầy thạnh
nộ, trong khi Đức Chúa Trời của Tân Ước là Đức Chúa Trời của tình yêu và
lòng thương xót.
2. Đức Chúa Trời qua sách Apđia: Qua sách Apđia, chúng ta thấy Đức Chúa
Trời là Đấng cai trị tối cao (c. 1, 21), Đấng đoán xét các dân, Đấng thương
xót, giải cứu (c. 17, 21), Đấng cảnh cáo tội nhân, thấy rõ mọi sự (c. 4, 10-
14), hình phạt tội lỗi, Đấng thánh khiết công bình (c. 15-17), Đấng tha thứ
(c. 17), Đấng ban phước và ở với dân Ngài (c. 17-21), Đấng kêu gọi, chỉ dẫn
(c. 1). . .
Bài 12: GIỚI THIỆU GIÔÊN
I. TRƯỚC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI
1. Trước giả: Giôên không nói gì về chính mình trừ ra việc ông là con của
Phêthuên. Như các tiên tri khác, ông chỉ muốn nhấn mạnh đến sứ điệp chứ
không phải sứ giả.
. Có 13 người tên Giôên, nhưng không ai trong số đó có thể là tiên tri Giôên.
. Giôên có nghĩa là “Giêhôva là Đức Chúa Trời”. Đa số học giả tin rằng
Giôên là một thầy tế lễ vì ông quan tâm đến đền thờ, trách nhiệm thầy tế lễ.
Mốt số khác bác bỏ vì sự kiện Giôên chống các thầy tế lễ. Tuy nhiên điều
chắc chắn là Giôên sống tại Giêrusalem, và là một người Giuđa rất quen
thuộc với đền thờ.
2. Niên đại: Không thể xác định rõ. Có nhiều giả thuyết nhưng chắc chắn là
không phải trong thời kỳ lưu đày vì Giôên nhắc đến các thầy tế lễ trong đền
thờ:
. Hậu lưu đày: Vì Giôên không nói đến người Asyri, Babylôn hay các hình
tượng, là các chủ đề nổi bật của các tiên tri tiền lưu đày. Như thế, đây chỉ là
sách lịch sử !
. Tiền lưu đày: Vì Giôên đề cập đến nạn cào cào. Hơn nữa, Amốt trích dẫn
Giôên (AmAm 1:2 với Gio Ge 3:16, AmAm 9:13 với Gio Ge 3:18). Như thế
Giôên phải viết trước Amốt, nghĩa là trước năm 755 TC. Ngoài ra, Tân Ước
cũng kể Giôên chung với các tiên tri đầu tiên. Vì thế, theo Hailey, Giôên
được viết ra vào năm 830 TC dưới thời thầy tế lễ Giêhôgiađa làm nhiếp
chính cho vua Giôách còn trẻ tuổi.
II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1. Athali: Athali là con gái của Aháp và Giêsabên, kết hôn với Giôram, con
trai vua Giôsaphát, dẫn dụ Giôram và Giuđa lìa bỏ Đức Chúa Trời để thờ
Baanh. Giôram đã giết 6 em mình. Giôram chết, Achaxia lên ngôi, làm điều
ác. Một năm sau, Achaxia bị giết. Nghe tin đó, Athali giết các cháu nội của
bà và lên ngôi.
2. Giêhôgiađa: Chị của Achaxia là vợ thầy tế lễ Thượng phẩm Giêhôgiađa,
đã cứu được con út của em mình là Giôách, nuôi dưỡng Giôách trong đền
thờ. Khi Giôách 7 tuổi, Giêhôgiađa lãnh đạo cuộc nổi dậy, lập Giôách làm
vua và xử tử Athali.
. Vì Giôách còn quá nhỏ nên Giêhôgiađa làm nhiếp chính. Đây là lý do vì
sao Giôên không nói với vua mà chỉ nói với các thầy tế lễ. Giêhôgiađa đã
làm ba điều: Dâng cho vua một bản sao giao ước,Lập một giao ước giữa vua
với Đức Chúa Trời và dân sự, dẫn dắt dân sự phá hủy các vật thờ Baanh.
III. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIÊP
1. Sứ điệp: Giôên đề cập đến năm chủ đề: 1. Nạn dịch cào cào. 2. Trách
nhiệm thầy tế lễ. 3. Tôn giáo bề ngoài. 4. Sự tuôn đổ Thánh Linh. 5. Ngày
của Đức Giêhôva.
2. Tính độc đáo: Cả sách xoay quanh “Ngày của Đức Giêhôva”với sự đoán
phạt, lời kêu gọi ăn năn, quân bình giữa thờ phượng và tương giao cá nhân
với Đức Chúa Trời và nhất là lời hứa về sự tuôn đổ Đức Thánh Linh.
Bài 13: SỰ ĐOÁN PHẠT VÀ ĂN NĂN
Gio Ge 1:1-12
I. CÀO CÀO VÀ HẠN HÁN
1. Nguồn gốc sứ điệp: Giôên khẳng định sứ điệp của ông đến từ Đức Chúa
Trời. Ông đang công bố Lời của Đức Chúa Trời cho dân sự mình để kêu gọi
họ ăn năn hầu có thể cứu vớt tình thế và khiến họ vui hưởng ơn phước của
Chúa trở lại.
2. Nạn cào cào: Nạn cào cào là điều bình thường trong khu vực Palettin,
nhưng đây là trận dịch chưa từng thấy trong lịch sử . Giôên đã mô tả một
cách sống động và chính xác sự tàn phá do dịch cào cào gây nên.
. Sự di trú của bầy châu chấu ở Bắc Phi, Mễ Tây Cơ, sa mạc Arabi và nhiều
nơi khác đang đe dọa nạn đói trên những khu vực rộng lớn mà người ta chưa
tìm được biện pháp khắc phục vì trứng của nó được giấu sâu dưới đất.
Thánh Kinh tự điển Zondervan có nói đến “vùng đất sinh sản loài châu chấu
sa mạc không bao giờ cạn kiệt tại Arabi”.
3. Bốn từ ngữ: Tiếng Hybá có ít nhất chín từ ngữ dành cho cào cào. 1:4 dùng
4 từ trong số đó là gazam, arbeh, yelig và hasil. Có lẽ Giôên muốn nói đến
bốn giai đoạn phát triển của nạn dịch hoặc bốn đợt tấn công của cào cào,
nhằm mục đích công bố sự đoán phạt hoàn toàn và rộng khắp trên dân sự.
4. Hạn hán: 1:18-20 đề cập đến nạn hạn hán khiến đồng cỏ bị đốt cháy, cây
cối ngoài đồng cũng không còn, khiến cả đến súc vật cũng phải khốn khổ :
Súc vật rên siếc, bầy bò bối rối, bầy chiên khốn khổ, thú đồng thở giốc !
II. KẾT QUẢ SỰ ĐOÁN PHẠT
1. Lương thực cạn kiệt: Những nông dân phải “hổ thẹn, than khóc”vì mọi
thứ lương thực đều không còn: Lúa mì, lúa mạch đã mất, cây nho khô héo,
cây vả hao mòn, cây lựu, cây chà là, cây tần và mọi cây cối ngoài đồng đều
khô héo.
2. Niềm vui không còn: “Sự vui vẻ đã khô héo đi khỏi con trai loài người”.
Những kẻ say sưa “khóc lóc, than vãn”vì cớ rượu ngọt đã cất khỏi miệng họ.
3. Sự thờ phượng Chúa không còn nữa: Đây là lý do lớn nhất khiến dân sự
cần phải than khóc. Không phải vì những nhu yếu phẩm (lương thực) đã bị
cất đi, cũng không phải các xa xí phẩm (rượu) đã bị cất đi, mà vì các của lễ
không còn để dâng cho Đức Chúa Trời.
. Thật ra, sự đoán phạt xảy ra là vì cớ tội lỗi đã khiến họ không còn vui
mừng hớn hở đến trước mặt Chúa để dâng những của lễ chay và các lễ quán.
. Vì thế, dân sự cần khóc lóc đau đớn như người trinh nữ mặc bao gai đặng
khóc chồng mình. Họ cần biết khóc về chính mình, về linh hồn tội lỗi của
mình, hơn là khóc về những tai họa xảy đến.
Bài 14: KÊU GỌI ĂN NĂN VÀ CẦU NGUYÊN
I. KÊU GỌI CÁC TRƯỞNG LÃO
1. Hãy nghe điều nầy (1:2): Trước tiên, họ cần nhận lời Chúa phán cho
mình.
2. Hãy kể lại (1:3): Không phải chỉ kể lại câu chuyện cào cào, họ phải nhắc
nhở con cháu về sự hình phạt chắc chắn sẽ giáng trên những kẻ xây bỏ Đức
Giêhôva.
3. Hãy nhóm lại trong nhà Đức Giêhôva (1:14): Hãy đến để hết lòng ăn năn,
kiêng ăn để kêu cầu cùng Chúa vì chỉ trong Ngài mới có câu giải đáp cho
mọi nan đề trong cuộc sống.
II. KÊU GỌI TOÀN THỂ DÂN SỰ
1. Hãy lắng tai (1:2): Giống như lời kêu gọi Trưởng lão, mọi người cần lắng
tai nghe rồi sau đó kể lại cho con cháu về bài học đau thương họ đã học.
2. Hãy nhóm lạitrong nhà Đức Giêhôva (1:14): Giống như lời kêu gọi
Trưởng lão.
3. Hãy hết lòng trở vềcùng Chúa (2:12): Không phải chỉ đến đền thờ Chúa,
họ phải đến với chính Chúa với cả tấm lòng ăn năn thống hối (2:13).
4. Biệt mình ra thánh (2:15): Đến với Chúa thánh khiết, phải biệt mình ra
thánh, sau khi giải quyết mọi tội lỗi bằng sự ăn năn thật, thì tiếng kêu cầu
của họ mới được Chúa lắng nghe và đáp lời.
5. Toàn thể hiệp một (2:16): Ngay cả con trẻ cũng được mời đến. Cả đến cô
dâu chú rễ cũng gác qua một bên niềm vui cá nhân để dành ưu tiên hàng đầu
cho sự tìm kiếm Chúa. Mọi người cần thấy rõ nhu cầu cấp bách của dân sự.
Mọi người cần than khóc về tình trạng thuộc linh lẫn thuộc thể của mình (Từ
thầy tế lễ đến nông dân và ngay cả kẻ say sưa).
III. KÊU GỌI THẦY TẾ LỄ
1. Hãy than khóc (1:13): Chúa kêu gọi họ mặc bao gai mà nằm cả đêm giữa
hiên cửa đền thờ và bàn thờ của lễ thiêu. Họ cần khóc như Giôsuê đã từng
khóc khi thất bại trước Ahi, xin Chúa cứu dân sự Ngài vì cớ Danh Lớn Ngài.
Vì nếu dân Chúa bị tiêu diệt, cơ nghiệp Chúa bị sỉ nhục, thì các dân tộc
chung quanh sẽ chê cười rằng: “Nào Đức Chúa Trời chúng nó ở đâu ?”(
2:17).
2. Hãy gọi một hội đồng trọng thể (1:14): Sự phục hưng phải bắt đầu với
những người lãnh đạo tôn giáo. Sau khi chính họ hết lòng kêu cầu Chúa, họ
phải chủ động kêu gọi dân sự hiệp một với họ để tìm kiếm Chúa.
3. Hãy thổi kèn trong Siôn (2:15): Tiếng kèn được dùng để cảnh báo cho dân
sự biết điều nguy hiểm. Tiếng kèn báo đông từ Giêrusalem sẽ được tiếp sức
xuyên khắp các thành các làng cho đến khi mọi người đều nhận sứ điệp.
. Chúng ta là người hầu việc Đức Chúa Trời, phải vừa là tiếng kèn cảnh báo,
vừa là ánh sáng đưa đường nhân loại đến cùng Đức Chúa Trời.
Bài 15: ĂN NĂN XÉ LÒNG
I. ĂN NĂN THẬT
1. Hết lòng trở về cùng Ta: Cần nhận thức mình đã đi sai lạc khỏi con đường
chánh đáng Chúa muốn mình cần phải đi.
. Cần nhận biết mình đã xa cách Chúa. Những hình thức thờ phượng bề
ngoài đã đưa họ càng ngày càng xa cách Chúa trong tội lỗi, trong ý riêng.
. Cần dứt khoát lìa bỏ con đường cũ ngay bây giờ để quay về cùng Chúa.
Không phải chỉ quay về với những buổi thờ phượng, với đền thờ.
. Cần phải hết lòng trở về. Trở về với tấm lòng đói khát.
2. Kiêng ăn: Không phải đói vì bánh, khát vì nước, mà phải đói khát chính
Chúa. Chúa là nhu cầu không thể thiếu cho tâm linh, cho cuộc đời. Vì thế,
họ không còn thiết đến ăn uống cho đến khi nhận được chính Chúa cho
mình.
3. Khóc lóc và buồn rầu: Họ phải thật sự đau đớn vì tội lỗi họ đã xúc phạm
Chúa, làm đau lòng Ngài.
. Họ phải thật sự đau đớn vì không có Chúa là điều kinh khiếp nhất cho cuộc
đời.
4. Xé lòng chứ không phải xé áo: Để bày tỏ lòng ăn năn, dân sự thường xé
áo mình, mặc bao gai. Tuy nhiên Chúa dạy họ phải xé lòng chứ đừng xé áo.
Họ cần có một quyết định dứt khoát từ tấm lòng tan vỡ, ăn năn thống hối.
Họ cần trải lòng mình ra trước mặt Chúa, để những tội lỗi kín giấu được
phơi bày và được tẩy sạch.
II. NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ CHÚA
1. Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi: Họ cần nhận thức Chúa là Đức
Giêhôva, Đấng Tự hữu, hằng hữu, là Đấng Tạo hóa quyền năng, bất biến.
. Họ cần nhận Chúa là của riêng mình và mình đang thuộc về Chúa.
2. Ngài là nhơn từ: Chúa luôn chủ động làm điều tốt cho họ, vì tấm lòng
Ngài luôn suy nghĩ đến lợi ích của họ.
3. Hay thương xót: Dù Ngài là Đức Chúa Trời cao cả còn họ chỉ là bụi đất,
nhưng Đức Chúa Trời đã tự đặt mình vào vị trí của họ để cảm thông và cứu
giúp. Ngài cũng đã mang lấy thân xác con người để sống giữa chúng ta.
4. Chậm giận: Dù từ ngày được dựng nên, con người đã khước từ Chúa,
dùng tội lỗi mình mà chọc giận Ngài, Ngài vẫn nhịn nhục chờ đợi họ ăn năn.
Ngài không sẵn sàng thi hành sự đoán phạt tương xứng với tội lỗi của họ.
5. Giàu ơn: Trong Chúa có đủ mọi loại ơn phước dư dật cho con người, đáp
ứng mọi nhu cầu thiết thực cho họ. Ngài sẵn sàng ban ơn phước hơn là sẵn
sàng giáng họa.
6. Đổi ý về tai họa: Đối với những người thật lòng ăn năn, hết lòng trở về
cùng Chúa, không những Ngài không giáng họa, mà Ngài còn giải cứu và
xuống phước trên họ và sẵn sàng khiến họ trở nên nguồn phước cho mọi dân
tộc.
Bài 16: SỰ KHÔI PHỤC CÁC ƠN PHƯỚC
Gio Ge 2:18-27
I. ĐÁP ỨNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
1. Đức Giêhôva động lòng ghen: Ngài nhận dân Do Thái là dân của Ngài, là
cơ nghiệp Ngài. Vì thế, Ngài không thể để cho họ cứ bị sỉ nhục.
2. Ngài động lòng thương xót: Ngài thấy nỗi sầu khổ của họ khi đối diện với
sự đoán phạt vì tội lỗi. Ngài cũng thấy tấm lòng ăn năn đau đớn của họ. Vì
thế, Ngài cảm thông và sẵn sàng cứu giúp con dân Ngài.
3. Ngài đáp lời: Dân sự đã đáp ứng nhiệt thành với lời kêu gọi của tiên tri
Giôên. Họ đã xé lòng chứ không phải chỉ xé áo. Họ đã biệt mình ra thánh,
hiệp một trong sự kiêng ăn, khóc lóc, kêu cầu Đức Giêhôva và tìm kiếm
chính Ngài. Vì thế, Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của tiên tri Giôên, của các
thầy tế lễ và của cả dân sự.
II. LỜI HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
1. Lời hứa giải cứu: Chúa sẽ khiến đạo binh đến từ phương bắc (cào cào
hoặc quân Asyri ?) lánh xa họ, và phải vào nơi khô khan, hoang vu và bị tiêu
diệt. Tuy nhiên, điều lưu ý là đạo quân nầy do Chúa sai đến để sửa phạt dân
sự, để xây lòng họ trở về cùng Chúa. Sau khi hoàn tất sứ mạng nầy thì chính
đạo quân đó sẽ phải đối diện với sự sửa phạt tùy theo việc họ làm đối với
Chúa và dân Chúa. Như thế, bên trên mọi biến cố lịch sử vẫn là bàn tay tể trị
của Đức Chúa Trời.
2. Lời hứa khôi phục: Chúa sẽ khiến đám cỏ nơi đồng vắng nứt đọt, cây ra
trái, cây vả và cây nho đều ra sức nó (2:22).
3. Lời hứa ban phước: Chúa hứa sẽ ban phước cả về thuộc thể lẫn thuộc linh.
. Về thuộc thể, Chúa sẽ ban mưa phải thời cho dân sự, nghĩa là mưa móc dẫn
đến sự sinh sôi lương thực dồi dào (2:23) đến nỗi những sân sẽ đầy lúa mì,
những thùng sẽ tràn rượu mới và dầu (2:24).
. Về tinh thần, họ không còn bị sỉ nhục, bị xấu hổ, vì không còn là cớ si nhục
giữa các dân tộc nữa (2:19, 26, 27).
. Về thuộc linh, họ sẽ vui mừng trong Đức Chúa Trời vì Chúa đã làm các
việc lớn cho họ khi họ biết ăn năn, kêu cầu Ngài (2:21, 23).
III. KẾT QUẢ PHƯỚC HẠNH
1. Vui mừng thờ phượng Chúa: Họ sẽ vui mừng ngợi khen Chúa vì Ngài đã
đối xử với họ cách nhơn từ lạ lùng (2:26). Họ lại sẽ vào đền thờ Chúa để
dâng những của lễ cảm tạ, ngợi khen, cách đẹp lòng Chúa.
2. Niềm vui lớn nhất: Niềm vui lớn nhất đến từ sự hiện diện của Đức Chúa
Trời ở giữa dân sự (2:27). Ngài là Đức Chúa Trời của họ và họ sẽ làm dân
Ngài, Họ được bước vào mối tương giao sống động, ngọt ngào phước hạnh
với Chúa.
Bài 17: NGÀY SAU RỐT : TUÔN ĐỔ THÁNH LINH
2:28-29
Bằng các từ “Sau đó”, Giôên hướng đến tương lai xa về sự thăm viếng của
Đức Chúa Trời qua sự ban phước và đoán phạt. Chúng ta sẽ học về sự ban
phước.
I. LỜI TIÊN TRI VỀ SỰ TUÔN ĐỔ ĐỨC THÁNH LINH
1. Tiên tri lễ Ngũ tuần: Giôên được xem là tiên tri của lễ Ngũ tuần vì ông
tiên báo sự tuôn đổ Đức Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ tuần. Sự tuôn đổ nầy
cũng đã được Giăng Báptít và Chúa Jesus tiên báo (Mat Mt 3:11. LuLc
24:49. Cong Cv 1:4-8).
2. Sáu nhóm người được liệt kê: Giôên liệt kê sáu nhóm người sẽ nhận được
sự tuôn đổ Đức Thánh Linh. Đó là : Con trai và Con gái các ngươi. Người
già cả và bọn trai trẻ. Đầy tớ trai và đầy tớ gái.
. Tính chất phổ quát: Điều làm cho người Do Thái ngạc nhiên là tính chất
phổ quát của lời tiên tri. Trong thời Cựu Ươc, Đức Chúa Trời thường lựa
chọn những người đặc biệt để làm những việc đặc biệt và đổ Thần Ngài lên
trên họ. Nhưng lời hứa ở đây dành cho mọi người “trên cả loài xác thịt”( Gio
Ge 2:28). Như thế, cả dân ngoại bang cũng nhận được ân phước nầy.
. Nguyên tắc không phân biệt: Mọi người đều bằng nhau và đều có thể nhận
được sự tuôn đổ Đức Thánh Linh như nhau. Đức Chúa Trời không phân biệt
tuổi tác, phái tính, giai cấp xã hội của con dân Ngài.
3. Thể hiện sự tuôn đổ Đức Thánh Linh: Giôên cho biết những người đầy
dẫy Đức Thánh Linh sẽ nói lời tiên tri (nói Lời Đức Chúa Trời bởi sự mặc
khải của Thánh Linh Ngài). Họ cũng sẽ thấy chiêm bao và những khải tượng
(nhận được sự mặc khải của Chúa qua giấc mơ hay những sự hiện thấy hoặc
nhận thức).
. Những điều đó đã có thực hiện trong thời Cựu Ước, nhưng trong thời Tân
Ước sẽ thực hiện trên quy mô rộng lớn hơn nhiều vì Chúa muốn tất cả con
dân Chúa đều là những chứng nhân cho Ngài.
II. SỰ ỨNG NGHIỆM TỪ NGÀY LỄ NGŨ TUẦN
1. Lễ Ngũ tuần: Ngũ tuần có nghĩa là năm mươi. Đó là một kỳ lễ để ăn
mừng mùa gặt và kỷ niệm ngày thành lập quốc gia Do Thái tại núi Sinai. Lễ
Ngũ tuần còn được gọi là Lễ các tuần, Lễ mùa gặt, hay Ngày hoa quả đầu
mùa (XuXh 34:1-35; Dan Ds 28:26).
. Chúa Jesus ví Ngài như hạt giống lúa mì chết đi để đem lại mùa gặt (GiGa
12:24). Ngài đã chết trong lễ Vượt qua và 50 ngày sau, Ngài đã ban mùa gặt
rộng lớn bằng sự tuôn đổ Đức Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ tuần.
2. Ngày sau rốt: Phierơ đổi từ “sau đó”thành “trong ngày sau rốt”( Cong Cv
2:17). Ngày sau rốt được định nghĩa là thời gian giữa hai lần đến của Chúa
Jesus. Tuy nhiên, thời đại Hội Thánh chỉ thực sự bắt đầu khi Hội Thánh
được thành lập trong ngày lễ Ngũ tuần khi 120 tín hữu được đầy dẫy Đức
Thánh Linh.
Bài 18: NGÀY SAU RỐT : CƠN ĐẠI NẠN
Gio Ge 2:30-32
I. CƠN ĐẠI NẠN
1. Những sự lạra trong các từng trời: Tiên tri Đaniên cho biết “Lúc đó sẽ có
tai nạn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao
giờ”( Dan Ds 12:1). Khải huyền cho chúng ta biết những điều đó sẽ xảy ra
trong cơn đại nạn.
. Mặt trời sẽ đổi ra tối tăm: KhKh 6:12 cho biết có một cơn động đất lớn,
Sau đó, mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen. Động đất là điều đang
xảy ra thường xuyên hơn trên thế giới hiện nay và núi lửa phun nham thạch
với đám mây tro có thể che mất ánh sáng mặt trời.
. Mặt trăng trở nên như máu: Người ta tự hỏi không biết có thể có chiến
tranh ở mặt trăng không ? Hay là một siêu cường nào đó có thể dùng mặt
trăng làm nơi phóng đi những vũ khí hạt nhân chăng ? Hay những rối loạn
bầu khí quyển do những thảm họ trên đất sẽ khiến mặt trăng có màu đỏ như
máu ?
2. Những sự lạ ở dưới đất:
. Máu và lửa: Thường tượng trưng cho chết chóc và chiến tranh hủy diệt.
Đây là điều không bao giờ dứt trên trái đất, nhất là trong thời đại cuối cùng,
còn gọi là thời đại Hội Thánh.
. Luồng khói:Nhiều nầy nhắc cho chúng ta nhớ những cuộn khói hình nấm
sau các vụ nổ hạt nhân. 18:9-10 mô tả sự hủy diệt Babylôn chỉ trong một
giờ, khiến người ta nghĩ đến cảnh hủy diệt do bom nguyên tử với các chất
thải phóng xạ ?
II. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CỨU
1. Người cầu khẩn Danh Chúa: Dân Do Thái đã chịu cơn đoán phạt năm 70
SC vì họ đã chối bỏ Đấng Christ, đóng đinh Ngài và bắt bớ các tín đồ của
Ngài.
. Tuy nhiên, trong cơn đại nạn, họ được Chúa ban cho cơ hội để ăn năn, kêu
cầu Danh Chúa để được cứu. Thời đại Dân ngoại hay thời đại Hội Thánh đã
được chấm dứt khi Hội Thánh được cất lên không trung mà gặp Chúa, thì
thời đại dân Do Thái lại được tiếp tục, chiếc đồng hồ dân Do Thái lại tiếp
tục chạy cho hết tuần lễ cuối cùng, tuần lễ thứ 70.
2. Người Đức Giêhôva kêu gọi: Dân Do Thái chối bỏ Chúa, nhưng Chúa
không bỏ họ. Ngài vẫn chọn lựa và kêu gọi hoê ăn năn quay về với Ngài.
. Như thế, cơn đại nạn kinh khiếp cũng như nạn dịch cào cào đã được xảy ra,
là để đưa con dân Chúa trở về với Chúa để được thương xót.
. Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tin rằng thời gian đại nạn kéo dài trong
vòng bảy năm. Tuy nhiên thiên đàng phước hạnh sẽ kéo dài đến đời đời.
Bài 19: NGÀY SAU RỐT : ĐOÁN XÉT và THIÊN HY NIÊN
I. SỰ ĐOÁN PHẠT CÁC NƯỚC
1. Dân Ysơraên kêu cầu cùng Chúa: Vào lúc tận cùng cơn đại nạn sẽ có trận
chiến Hạtmaghêđôn. Giôên cho biết dân các nước sửa soạn chiến trận, toàn
bộ phương thức sản xuất đều hướng đến chiến tranh (Gio Ge 3:9-10).
. Khi dân sự đối diện với sự hủy diệt, họ sẽ kêu cầuĐấng Mếtsia giải cứu họ.
Tiên tri Ôsê đã chép: “Trong cơn khốn nạn, chúng nó sẽ cố tìmTa (OsHs
5:15). Giôên chép lời dân sự: “Xin khiến những người mạnh mẽ của Ngài
xuống đó”( Gio Ge 3:11). Êsai mong ước: “Ôi ước gì Ngài xé ráchcác từng
trời và ngựxuống”( EsIs 64:1).
2. Sự tái lâm của Chúa: Ôsê khẳng định Chúa sẽ đến để giải cứudân Ngài:
“Sự hiện ra của Ngài là chắc chắnnhư sự hiện ra của mặt trời sớm mai”(
OsHs 6:3).
. Chúa Jesus sẽ trở lạivới hết thảy thiên sứ và Hội Thánh vinh hiển của Ngài.
Anti Christ sẽ bị hủy diệtbởi sự vinh hiển của sự tái lâm của Chúa (IITe 2Tx
2:8).
. Chúa Jesus sẽ đoán xétcác dân tộc tại trũng Giôsaphát (Giêhôva là Đấng
Đoán xét). Họ sẽ bị đoán xét trên cơ sở cách họ đối xửvới dân sự Chúa (cả
Ysơraên lẫn Hội Thánh suốt mọi thời đại. Mat Mt 25:31-46).
. Giôên đặc biệt nói đến sự đoán phạttrên Tyrơ, Siđôn, Philitin (Gio Ge 3:4-
8), Êdíptô và Êđôm (3:19) vì cớ sự hung áccủa họ đối cùng dân Ysơraên.
II. THIÊN HY NIÊN
1. Lời hứa phước lành cho Giuđa: Giôên kết thúc sứ điệp với những ơn
phướclớn lao được hứa cho dân Chúa:
. Đức Giêhôva là nơi ẩn náu, là đồn lũy cho dân Ngài (3:16).
. Đức Giêhôva sẽ ở tạiSiôn làm Đức Chúa Trời của dân Ngài (3:17a).
. Giêrusalem sẽ là thánhvà không bị xâm lăng nữa (3:17b).
. Đất Ysơraên sẽ được tưới tắm và rất màu mở(3:18).
. Dân Giuđa sẽ cư trú tại đó mãi mãi (3:20).
. Chúa sẽ tha thứmọi tội lỗi của dân Giuđa (3:21).
2. Thiên hy niên: Thiên hy niên là thời gian 1. 000năm bình an trên đất, xảy
ra sau7 năm đại nạn, trận Hatmaghêđôn và sự tái lâm của Chúa.
. Êxêchiên cũng mô tả giòng sôngmà 3:18 có nhắc đến. Giòng sông ra từ bàn
thờ của đền thờ được xây lại, đem sự sống đến cho đất và cất đi sự ô nhục
của biển (Exe Ed 47:1-12).
. Sách Giôên bắt đầu với sự hủy diệtvà buồn rầu, nhưng kết thúc với sự
đăỉcthắngvẻ vang : Đức Giêhôva ngự tại Siôn, Ysơraên và nhiều dân tộc sẽ
được cứu.
Bài 20: ĐỨC CHÚA TRỜI qua Sách GIÔÊN
ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐƯỢC MẶC KHẢI QUA
CÁC TIỂU TIÊN TRI
Tiên Tri GIÔÊN
1. Niên đại gần đúng
N
ă
m
8
3
0
T
C
?
(
M
ô
t
ả
c
à
o
c
à
o
.
A
m
ố
t
t
r
í
c
h
d
ẫ
n
G
i
ô
ê
n
.
T
â
n
Ư
ớ
c
k
ể
G
i
ô
ê
n
c
h
u
n
g
v
ớ
i
c
á
c
t
i
ê
n
t
r
i
đ
ầ
u
t
i
ê
n
)
.
2. Sứ điệp dành cho V
ư
ơ
n
g
q
u
ố
c
G
i
u
đ
a
ở
p
h
í
a
N
a
m
.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM về
ĐỨC CHÚA TRỜI
1. Đấng Cai TrịTối Cao Gio Ge 3:2 Nhóm các nước lại
2. Phán xétcác dân tộc 3:4, 19 Tyrơ, Siđôn, Philitin, Êdíptô, Êđôm
3. Kiểm soátthiên nhiên 3:19-23 Dịch cào cào. Khôi phục xứ Giuđa
4. Thương xót, yêu thương 2:13
“Nhơn từ, hay thương xót, chậm giận, giàu ơn
đổi ý về tai vạ”
5. Cảnh cáo tội nhân 1:1-2:11 Kêu gọi mọi người ăn năn
6. Hình phạttội lỗi 2:1-11 Dịch cào cào. Ngày Đức Giêhôva
7. Thánh khiết, công bình 3:17 Đức Chúa Trời ở tại Siôn là núi thánh
8. Tha thứtội nhân ăn năn 3:21 Tha thứ, tẩy sạch
9. Ban phước cho dân sự 2:1-3:21
Phước thuộc thể: Mưa, mùa màng
Phước tinh thần: Không còn bị sỉ nhục
Phước thuộc linh: Vui mừng trong Chúa
10. Ở vớidân sự 2:27 Đức Giêhôva ở giữa Ysơraên
11. Kêu gọi, chỉ dẫn 1:1-2:11 Chỉ dẫn các thầy tế lễ việc phải làm
12. Đấng Tạo hóa 1:15 Đấng Toàn Năng
13. Đấng Toàn Tri 3:2-7 Ngài thấy, biết mọi tội lỗi con người
14. Nhậm lờicầu nguyện 2:17-20 Giải cứu dân sự khỏi mọi tai họa
15. Muốn cứu vớt 2:32 Ai cầu khẩn Danh Chúa sẽ được cứu
16. Ban Đức Thánh Linh 2:28-29 Tuôn đổ Đức Thánh Linh trên mọi người
17. Mặc khải 1:1 Ban lời tiên tri, ban khải tượng
18. Chúa tái lâm 3:11 Đến cùng với người mạnh mẽ Ngài
19. Sự Phán xét 3:12 Phán xét các dân tại trũng Giôsaphát
20. Chúa Cai trị 3:16 Làm vang tiếng, ban phước
21. Liên hệ với dân Chúa 3:16
Nơi ẩn náu cho dân Ngài
Đồn lũycho con cái Ngài
Bài 21: GIỚI THIỆU SÁCH GIÔNA
I. TRƯỚC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI
1. Trước giả: Giôna có lẽ là ngươi được biết đến nhiều nhất trong các tiểu
tiên tri, là đề tài được tranh luận nhiều nhất.
. “Giôna”có nghĩa là chim bồ câu, nhưng Giôna không hành động như chim
bồ câu.
. Giôna được giới thiệu là con trai của Amitai. Ông là người ở thành Gát-
hêphe, tức là thành Cana trong thời Tân Ước, gần thành Naxarét xứ Galilê
của Chúa Jesus.
2. Niên đại: Những người xem sách Giôna là chuyện thần thoại hoặc chuyện
ngụ ngôn, mô tả cảnh khốn khổ của dân Giuđa trong và sau thời lưu đày, cho
rằng niên đại của sách Giôna là 400 TC.
. Dựa vào IIVua 2V 14:23-25, đa số học giả cho rằng Giôna, con trai Amitai
là tiên tri của vương quốc Ysơraên, dưới triều vua Giêrôbôam II (792-753).
Có lẽ ông bắt đầu chức vụ lúc Êlisê sắp kết thúc chức vụ. Như thế, niên đại
được chấp nhận là năm 780 TC.
3. Bối cảnh lịch sử: Vương quốc Ysơraên rất thịnh vượng dưới triều vua
Giêrôbôam II. Cũng như Êlisê, Giôna rất yêu nước và rất gần gũi với nhà
vua. Ông đã nói tiên tri với Giêrôbôam về sự thành công trong trận chiến với
dân Syri, và điều nầy đã được ứng nghiệm.
. Trong lúc ấy Asyri đang giành được quyền lực với tư cách là một đế quốc,
nổi tiếng về sự tàn ác. Chẳng hạn: Một số vua bị Asyri bắt làm phu tù đã bị
nhốt trong lồng sắt hẹp đến nổi họ không thể đứng hay nằm được. Nhiều tù
binh bị chặt mỗi ngày một chi để kéo dài sự đau đớn. Vì thế, dân Ysơraên
vừa khinh bỉ, vừa thù ghét dân Asyri. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy
Giôna trông chờ để thấy ngày Ninive, thủ đô của Asyri bị sụp đổ.
II. AI VIẾT SÁCH GIÔNA ?
Một số người cho rằng Giôna không phải là trước giả vì hai lý do :
1. Người Do Thái không có tinh thần truyền giáo: Mặc dầu người Do Thái
và nhất là Giôna không có tinh thần truyền giáo, nhưng Đức Chúa Trời thì
có. Ngài đã chọn Ápraham để “các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà
được phước”( SaSt 12:3).
2. Giôna không thể trình bày chính mình tồi tệ như thế: Thật ra,, Giôna
không phải là người duy nhất nói thật về chính mình. Phao Lô cũng đã nói
về mình như thế.
. Tuy nhiên, trước giả Kinh Thánh không nhằm mục đích đề cao mình. Họ
chỉ viết dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh để bày tỏ lẽ thật ích lợi cho dân
Chúa (ICo1Cr 10:11). Và Chúa đã dùng một con người bất toàn như Giôna
thì Ngài cũng có thể dùng chúng ta trong chương trình của Ngài.
Bài 22: TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP GIÔNA
I. VĂN THUẬT CHUYỆN
1. Văn thuật chuyện: Điểm khác biệt giữa sách Giôna với các tiểu tiên tri
khác là lối văn thuật chuyện của nó. Nó chứa đựng nhiều lẽ thật quan trọng
mà ngày nay chúng ta vẫn có thể áp dụng.
. Lẽ thật Đức Chúa Trời vô sở bất tại được nhắc đến đầu tiên. Đúng như điều
Đavít đã nói trong Thi Tv 139:7-12 “ở tại cuối cùng biển”.
. Lẽ thật Đức Chúa Trời là Đấng Chủ tể trên cả lịch sử các nước, trên thiên
nhiên, trên tôi con của Ngài cũng được bày tỏ để dâng sự vinh hiển cho Đức
Chúa Trời.
2. Câu chuyện lịch sử: Phần ký thuật trong IIVua 2V 14:1-29 khẳng định
Giôna là một tiên tri thật của Ysơraên. Chính Chúa Jesus khẳng định tính
xác thực của câu chuyện Giôna (Mat Mt 12:39-40).
II. NHẤN MẠNH ĐẾN NGƯỜI TRUYỀN GIÁO
1. Đặc điểm của Giôna: Giôna nổi tiếng là nhà truyền giáo hải ngoại bất đắc
dĩ vì đầy thành kiến chủng tộc và cay đắng với dân tộc mà Chúa sai ông đi
đến.
. Giôna cũng là một con người cứng cỏi, nổi loạn vì chỉ nghĩ đến chính
mình.
. Giôna có lẽ là một nhà lãnh đạo tôn giáo có thế lực tại Ysơraên. Nhưng ông
hoàn toàn thiếu tình yêu và lòng thương xót nên ông chỉ thích hợp cho sự
công bố sứ điệp đoán phạt đối với tội lỗi con người.
2. Bài học về nhà truyền giáo :Qua câu chuyện Giôna, chúng ta có thể thấy
ngay tình yêu của Đức Chúa Trời và sự quan tâm của Ngài đối với các nhu
cầu của họ.
. Như thế, sự cứu rỗi không chỉ dành riêng cho người Do Thái. Mãi lâu về
sau, Phierơ mới nhận biết chân lý nầy (Cong Cv 10:34-35).
III. LỜI TIÊN TRI CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Lời tiên tri có điều kiện: Giôna công bố rằng 40 ngày nữa, Ninive sẽ bị đổ
xuống. Nhưng lời tiên tri đã không ứng nghiệm vì dân thành Ninive đã ăn
năn.
2. Bí quyết vâng lời Chúa: Đây là nguyên tắc quyền Chủ Tể của Đức Chúa
Trời trong Gie Gr 18:7-10. Đức Chúa Trời sẽ không giáng họa hoặc ban
phước theo điều đã định tùy theo sự đáp ứng của con người trước Lời của
Ngài. Vì thế, sự vâng lời Chúa là điều thiết yếu cho sự an lành của cá nhân
hay xã hội.
IV. CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG THIÊN NHIÊN
1. Phép lạ: Là các sự kiện không thể có trong thiên nhiên. Như việc Giôna an
toàn trong bụng cá ba ngày và sau đó được cá nhả ra để thi hành chức vụ.
2. Công việc Đức Chúa Trời trong thiên nhiên: Những sự kiện tự nhiên
nhưng được Đức Chúa Trời cho xảy ra vào một thời điểm đặc biệt vì một lý
do cụ thể. Như việc Ngài khiến trận gió lớn nổi lên, khiến cá nuốt Giôna khi
ông bị ném xuống biển.
Bài 23: TRỐN KHỎI ĐỨC GIÊHÔVA !
Gion Gn 1:1-7
I. CHÚA SAI PHÁI GIÔNA
1. Đức Giêhôva phán: Giôna biết rất rõ điều Chúa muốn ông làm, vì ông
nhận sứ điệp trực tiếp từ nơi chính Chúa, và ông nghe rất rõ tiếng Ngài.
2. Sứ điệp: Chúa bảo Giôna chổi dậy, đi đến thành lớn Ninive để kêu la
nghịch cùng nó, vì tội ác nó đã lên thấu trước mặt Chúa. Ninive là thủ đô
của đế quốc Asyri, kẻ thù truyền kiếp của Ysơraên.
. Sứ điệp bày tỏ Chúa đúng là Đấng Đoán xét toàn thế gian (SaSt 18:25).
Ngài cho phép Asyri loạn nghịch trong một thời gian, nhưng bây giờ, ngày
tính sổ đã đến. Chúa sai Giôna làm sứ giả của Ngài để công bố đoán phạt.
II. GIÔNA CHẠY TRỐN
1. Ý nghĩa sự chạy trốn: Có lẽ Giôna không nghĩ rằng Chúa bị giới hạn trong
xứ Paléttin, vì ông xưng Chúa là Đấng trên trời, Đấng dựng nên biển và đất
khô (Gion Gn 1:9). Tuy nhiên, chạy trốn khỏi Chúa, Giôna muốn tuyên bố
mình độc lập với Chúa, tự chọn lấy số phận riêng cho mình, và ông không
muốn vâng lời Ngài.
. Chạy trốn khỏi Chúa, Giôna cũng đang từ bỏ sự hiện diện vinh hiển của
Chúa với sự bảo vệ, ban phước và ban năng quyền của Ngài trên ông.
2. Con đường đi xuống: Thay vì đi về hướng đông để đến Ninive, Giôna đã
đi về hướng tây để đến nơi xa nhất có thể đến là Tarêsi thuộc Tây Ban Nha.
. Giôna đi xuống Giaphô (Joppa), kế đến xuống tàu, và sau đó xuống dưới
lòng tàu. Tuy nhiên con đường đi xuống của ông chưa chấm dứt: Ông còn
xuống biển, xuống đáy biển và xuống tận đến âm phủ (2:3).
. Tiên tri Giôna đã đi xuống khỏi địa vị tiên tri đến một kẻ trốn chạy, một kẻ
ngủ mê (1:6) không hề hay biết hiểm nguy của mình và người xung quanh,
và cuối cùng là một tội nhân bị phát hiện nhờ bắt thăm (1:7). Ngày nay có
biết bao nhiêu nỗi hoạn nạn của thế giới là do con dân Chúa chạy trốn khỏi
Đại Mạng lệnh Chúa truyền cho mình !
. Đáng lẽ tiên tri của Đức Chúa Trời phải là người hướng dẫn người khác
cầu nguyện, thì Giôna lại được một người ngoại đạo khuyên ông cầu
nguyện. Kinh Thánh không có lời nào cho biết Giôna đã cầu nguyện hay
xưng tội cùng Chúa với lòng ăn năn, mãi cho đến khi ông bị buộc phải khai
tội lỗi mình ra !
. Giôna từ bỏ Chúa nhưng Chúa không từ bỏ ông. Ngài đã sai một trận gió
lớn để đuổi theo ông. Có thể xem điều nầy là một sự sửa dạy cho tội bất tuân
lệnh Chúa của Giôna. Nhưng đối với con dân Chúa thì sự sửa phạt chỉ nhằm
mục đích bày tỏ tình yêu của Chúa để xây họ trở lại con đường vâng phục để
được phước.
Bài 24: CAN ĐẢM HAY NỔI LOẠN ?
1:8-16
I. NHÀ TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI BẤT ĐẮC DĨ
1. Lời thú tội của tiên tri Đức Chúa Trời: Khi thăm trúng nhằm Giôna (bởi
sự cho phép của Đức Chúa Trời), mọi người trên thuyền hiệp lại để chất vấn
Giôna.
. Giôna tự giới thiệu mình là người Hêbơrơ kính sợ Đức Giêhôva ! Thật
đáng hổ thẹn khi xưng mình là Cơ Đốc nhân, lại cũng là nguyên nhân của
mọi nan đề !
. Giôna giới thiệu Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời ở trên trời, là Đấng Tạo
hóa đã dựng nên biển và đất khô, nghĩa là Đấng đang tể trị trời đất và biển
cả. Nhưng Giôna lại không chịu vâng phục quyền tể trị của Ngài, không
muốn vâng lời Ngài, không muốn ra mắt Ngài !
2. Lời giải thích về tai họa: Giôna đành phải thú tội bất tuân của mình và giải
thích rằng tai họa đang xảy đến là hình phạt Chúa dành cho kẻ bất trung.
Ông bảo với những người trên tàu rằng: Vì cớ ta mà các anh gặp phải trận
bão lớn nầy (1:12).
II. GIẢI PHÁP CHO NAN ĐỀ
1. Lời đề nghị của Giôna: Giôna đã can đảm đề nghị những người trên tàu
ném ông xuống biển, với lòng tin quyết mạnh mẽ rằng họ sẽ được giải thoát
khỏi tai họa.
. Dường như đây là lần duy nhất Giôna bày tỏ tình thương, lòng quan tâm
đến những người ngoại bang xa lạ, sẵn sàng hy sinh để cứu mạng cho họ !
Dù sao đi nữa thì chúng ta cũng phải khâm phục sự can đảm của Giôna dám
làm dám chịu.
2. Ăn năn hay nổi loạn?: Giôna biết rất rõ rằng Đức Chúa Trời là “Đấng
Nhơn từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn”( 4:2), rằng Ngài sẽ không giáng
tai họa cho những người biết ăn năn. Đây chính là lý do vì sao ông không
muốn đi Ninive.
. Vấn đề đặt ra là tại sao Giôna không cầu xin Chúa thương xót tha thứ cho
ông và giải cứu đoàn tàu, mà lại đề nghị người ta quăng mình xuống biển ?
Có người giải thích rằng Giôna nghĩ rằng tội lỗi mình quá nặng không thể
được tha thứ . Tuy nhiên, tội lỗi của Ninive còn nặng hơn. Vì thế, rõ ràng
Giôna thà chết chứ không muốn vâng lời Chúa đi Ninive. Thật là một sự nổi
loạn vô cùng nguy hiểm !
III. KẾT QUẢ TỐT ĐẸP
1. Người ngoại bang kêu cầu Đức Giêhôva: Trong nhận thức Đức Giêhôva
là Đức Chúa Trời đang tể trị (1:14b), họ cầu xin Chúa đừng đổ tội cho họ vì
chính Giôna đề nghị chứ họ không chủ động ném Giôna xuống biển.
2. Biển yên lặng ngay: Sau khi cố gắng chèo chống không nổi, họ mới ném
Giôna xuống biển. Lập tức sự giận dữ của biển yên lặng ngay.
3. Họ dâng của lễ và hứa nguyện cùng Chúa: Họ bày tỏ sự kính sợ Chúa,
dâng của lễ (zebach: sinh tế) và hứa nguyện vâng phục Ngài. Đức Chúa Trời
đã biến sự thất bại của Giôna trở nên phép lạ đưa nhiều người vào sự cứu
rỗi.
Bài 25: TRONG BỤNG CÁ
2:1-2
I. ĐỨC CHÚA TRỜI SẮM SẴN
1. Giôna thất vọng: Có lẽ Giôna tưởng rằng mọi sự đã được kết thúc và ông
không còn một chút hy vọng nào. Có lẽ ông có thể tự an ủi mình rằng mình
đã chết như một nhà ái quốc, một người can đảm, rằng ông đã nói được về
Chúa cho một số người, dù ông đang phải tự trả giá về tội mình.
2. Đức Chúa Trời không quên: Giôna đã từ chối sự hiện diện của Đức Chúa
Trời, từ chối vâng phục chương trình của Ngài để rồi phải nhận lấy hình phạt
dành cho kẻ bất trung. Nhưng Đức Chúa Trời không quên Giôna. Ngài vẫn
có chương trình kỳ diệu cho Giôna.
3. Đức Chúa Trời sắm sẵn một con cá lớn: Một số người vô tín thường chế
nhạo từng trải Giôna trong bụng cá. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ ba điều về
sự kiện nầy:
a. Kinh Thánh không gọi đây là cá voi, mà chỉ dùng chữ “dag”trong tiếng
Hêbơrơ là một con cá lớn, có thể nuốt chửng Giôna. Đức Chúa Trời có đủ
quyền năng để chỉ định con cá phải đến đúng lúc Giôna bị ném xuống biển.
b. Đức Chúa Trời có đủ quyền năng để gìn giữ Giôna ngay cả bên trong
bụng con cá voi. Người ta kể lại rằng một thủy thủ đã bị một cá nhà táng gần
đảo Falkland nuốt chửng, ba ngày sau đó anh được cứu thoát và sống mạnh
khỏe. Một ngư phủ bị cá voi nuốt nhưng được cứu sống dù da anh ta trông
như da thuộc do tác hại của dịch tiêu hóa trong bụng cá.
c. Nếu Giôna đã chết trong bụng cá thì Đức Chúa Trời vẫn có đủ quyền năng
để cứu sống ông, đem ông lên “từ vực sâu”. Từng trải của Giôna tượng trưng
cho sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Cứu Thế Jesus (Mat Mt 12:40).
II. GIÔNA CẦU NGUYỆN
1. Cầu nguyện: Gion Gn 2:2 dùng từ “palal”nghĩa là cầu nguyện thường
xuyên và xét mình. Nếu chúng ta có thói quen cầu nguyện và xét mình thì
khi hoạn nạn đến, chúng ta sẽ không bối rối. Có lẽ Giôna đã cầu nguyện
không ngừng từ lúc bị cá nuốt và chắc hẳn ông đã có thì giờ để chỉ tự xét
mình, ăn năn và kêu cầu cùng Chúa.
2. Lý do: Giôna đã không cầu nguyện lúc còn ở trên thuyền, nhưng khi bị
nuốt vào bụng cá, ông mới cầu nguyện. Không phải chỉ vì thấy mình sắp
chết nên ông sám hối, cầu xin Chúa tha thứ.
. Giôna cố tìm cách trốn khỏi mặt Chúa, nhưng bây giờ, ông mới thấy sự
kinh khiếp của một người bị đuổi khỏi sự hiện diện của Chúa đời đời. Đây
chính là lý do vì sao Giôna mở miệng kêu cầu cùng Chúa.
Bài 26: CẦU NGUYỆN VÀ CA NGỢI CHÚA
Gion Gn 2:3-11
I. KÊU CẦU VÀ ĐÁP LỜI
1. Giôna kêu cầu Chúa: Chính vào lúc sự sống dường như đang tắt dần,
Giôna mới nhớ đến Chúa cùng ân điển Ngài dành cho những người tin cậy
Ngài!
. Giôna đã từng chạy trốn khỏi Chúa, bây giờ ông mong ước chạy về với
Ngài. Có lúc Đức Chúa Trời phải đưa con dân Ngài vào các nơi sâu thấp
nhất để họ lấy lại đức tin sống động !
2. Chúa đã đáp lời: Trong Thi Tv 31:22, Đavít nói rằng trong cơn bối rối,
ông nghĩ rằng mình đã bị truất khỏi mặt Chúa, nhưng khi ông kêu cầu cùng
Chúa, Chúa bèn nghe lời cầu xin của ông. Lời nầy chắc hẳn đã khích lệ
Giôna và ông đã kinh nghiệm điều ấy khi từ trong bụng âm phủ ông kêu cầu
cùng Chúa (Gion Gn 2:3).
II. XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG CỦA MÌNH
1. Tình trạng trước khi kêu cầu: Giôna nhận biết bàn tay của Đức Chúa Trời
trên đời sống của ông: Vì ông muốn trốn chạy khỏi Chúa, Chúa đã quăng
ông khỏi sự hiện diện của Ngài (2:5), khiến ông rơi vào bụng âm phủ, vào
vực sâu, nơi đáy biển (2:4), khiến các lượn sóng và ba đào vây phủ ông,
rong rêu vấn vít đầu ông (2:6), ông đã xuống đến chỗ thấp nhất (2:7a).
2. Tình trạng khi kêu cầu: Lúc ấy, linh hồn Giôna mòn mõi và ông bắt đầu
nhớ đến Đức Giêhôva! (2:8) Con đường ý riêng đã khiến ông quên bỏ Đức
Chúa Trời. Mãi cho đến khi đối diện với sự sửa phạt, Giôna mới nhận biết
Đức Giêhôva.
. Lúc bấy giờ Giôna mới nhìn lên đền thánh của Chúa (2:5). Con đường ý
riêng đã khiến ông cúi mặt, lầm lũi đi xuống. Nay ông mới ngước mắt lên
nhìn xem Chúa.
3. Khám phá của Giôna: Giôna xưng Chúa là Giêhôva Đức Chúa Trời tôi.
Nghĩa là Chúa là Đấng Tạo hóa cầm quyền tối cao cũng là Đức Chúa Trời
của chính ông. Ngài là Chủ của ông. Ngài không quên ông như ông đã quên
Ngài. Ngài đã nghe tiếng ông, đáp lời ông (2:3). Ngài đã giải cứu mạng sống
ông khỏi hầm hố (2:7b).
. Giôna cũng khám phá một Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót. Tuy nhiên,
nếu ai chăm sự hư không giả dối, miệt mài đi theo ý riêng sẽ đánh mất
phước hạnh của lòng thương xót của Chúa (2:9).
III. HỨA NGUYỆN
1. Tôi sẽ dâng của lễ: Môi miệng Giôna không còn nói lời lằm bằm oán
trách mà sẽ được dùng để cảm tạ Chúa vì sự thương xót của Chúa trên ông.
Đây là một của lễ đẹp lòng Chúa, bày tỏ sự nhận biết và thuận phục chương
trình của Chúa.
2. Tôi sẽ trả sự tôi đã hứa nguyện: Chúa không bắt Giôna hứa nguyện,
nhưng tấm lòng biết ơn Chúa sẽ bật lên lời hứa nguyện tận hiến để sống cho
Chúa.
Bài 27: CƠ HỘI THỨ HAI
Gion Gn 3:1-10
I. VÂNG THEO TIẾNG GỌI CỦA CHÚA
1. Trở lại đất liền: Con cá đã vâng lời Chúa, nhả Giôna trên đất khô. Truyền
khẩu cho rằng Giôna đã lên bờ tại vùng Alexandretta phía bắc Antiốt xứ
Syri. Sử gia Josephus lại cho rằng Giôna được lên bờ vùng Hắc Hải ?
2. Nghe tiếng Chúa gọi lần thứ hai: Một số người khước từ sự kêu gọi của
Chúa đã không bao giờ có cơ hội thứ hai, nhưng Giôna đã ở trong số ít
người được còn cơ hội thứ hai. Chúa dặn ông đi đến đúng nơi Ngài đã sai và
phải nói đúng lời Chúa đã truyền dạy cho ông.
3. Vâng lời: Giôna vâng lời Chúa, chờ dậy và đi đến thành Ninive y theo
lệnh Chúa đã truyền. Ông cũng vâng lời Chúa mà rao giảng đúng sứ điệp
Chúa ban: “Còn 40 ngày nữa, Ninive sẽ đổ xuống”.
. Ninive là một thành phố rất lớn với khoảng 600. 000 dân. Khảo cổ học cho
biết chu vi của thành Ninive là 96 km (Diodorus Siculus và Layard). Vì thế,
muốn đi hết thành phố, Giôna phải mất ba ngày (3:2).
II. ĐÁP ỨNG CỦA THÀNH NINIVE
1. Đáp ứng ngay lập tức: Thật đáng ngạc nhiên vì thành phố gian ác đến nổi
bị Chúa sửa sọan đoán phạt lại sẵn sàng đáp ứng sứ điệp của Giôna ngay
trong ngày đầu tiên. Một số người giải thích rằng tin tức phép lạ Giôna đã
được loan truyền, khiến họ không dám chống cự Đức Chúa Trời của Giôna.
Tuy nhiên, chắc hẳn Đấng đã sai Giôna đến cảnh cáo họ cũng chính là Đấng
mở lòng họ để tin và ăn năn.
2. Toàn quốc ăn năn: Dân thành Ninive tin Đức Chúa Trời (3:5). Chữ “tin”ở
đây cũng chính là chữ “tin”trong SaSt 15:6: Ápraham tin Đức Giêhôva. Mọi
người từ lớn chí nhỏ đều kiêng ăn, mặc bao gai và ngay cả vua Ninive cũng
đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào ra, quấn bao gai và ngồi trong tro.
III. LỆNH TRUYỀN CỦA VUA NINIVE
1. Kêu gọi kiêng ăn: Vua ra lệnh cho mọi người luôn cả súc vật đều phải
kiêng ăn và mặc bao gai. Họ phải thấy rõ tình trạng kinh khiếp mình đang
phải đối diện, khiến họ phải dẹp qua một bên ngay cả những nhu cầu thiết
thực nhất.
2. Kêu gọi kêu cầu cùng Chúa: Vua ra lệnh cho mọi người phải ra sức kêu
cầu cùng Đức Chúa Trời. Vua cũng nhận định đúng đắn về đặc tính của
người kêu cầu cùng Chúa. Đó là phải dứt khoát lìa bỏ tội lỗi.
3. Bày tỏ lòng tin cậy Chúa: Vua thành Ninive bày tỏ lòng tin rằng Chúa
nhơn từ, đầy lòng thương xót sẽ từ bỏ cơn thạnh nộ của Ngài khi thấy họ hết
lòng ăn năn và Ngài sẽ cho họ được thoát khỏi đoán phạt, được thoát chết.
4. kết quả: Đúng như vậy ! Chúa đã tha thứ cho những người hết lòng ăn
năn.
Bài 28: NGƯƠI GIẬN CÓ NÊN KHÔNG ?
Gion Gn 4:1-11
I. GIÔNA NỔI GIẬN VỀ DÂN NINIVE
1. Giôna rất không đẹp lòng và giận dữ: Giôna đã kinh nghiệm sự thương
xót của Đức Chúa Trời trên đời sống mình, nhưng lại không muốn thấy dân
thành Ninive được Chúa thương xót! Ông giận dữ khi thấy Chúa đối xử với
họ như Ngài đã đối xử với ông! Ông đã nổi giận với Đức Chúa Trời !
2. Giôna giải thích lý do chạy trốn: Giôna nhận biết Chúa nhân từ, thương
xót, chậm giận, giàu ơn, đổi ý không xuống tai họa cho người ăn năn, nên
ông đã chống lại mạng lệnh của Chúa mà trốn qua Tarêsi. Ông không muốn
dân thành Ninive được cứu! Tinh thần kiêu ngạo, bè phái, ích kỷ, thiếu tình
yêu thể hiện rõ nét ở đây: Giôna nghĩ rằng Đức Chúa Trời là của dân Giuđa.
Vì vậy, Ngài không nên bày tỏ lòng thương xót đối với các dân tộc thờ tà
thần, nhất là đối với những kẻ thù của dân Giuđa như đế quốc Asyri gian ác.
3. Về phần tôi, chết còn hơn sống: Giôna lo cho tiếng tăm của mình là một
nhà tiên tri và sự ứng nghiệm của lời tiên tri hơn là lo cho mạng sống của
con người (PhuDnl 18:22). Giôna thà chết hơn là trở về với dân tộc mình
như một vị cứu tinh của đế quốc Asyri, kẻ thù dân tộc ông!
II. GIÔNA NỔI GIẬN VỀ DÂY DƯA
1. Đức Giêhôva sắm sẵn: Chúa đã sắm sẵn trận bão và con cá lớn để đưa
Giôna quay về với Chúa, với sứ mạng Chúa giao. Nay Chúa lại tiếp tục sắm
sẵn một dây dưa, một con sâu và một trận gió nóng để dạy Giôna biết rõ
Chúa cũng như biết rõ sai lầm của ông.
2. Ngươi giận có nên không? Hai lần Chúa hỏi Giôna câu nầy. Có bao giờ
chúng ta oán trách Chúa về những điều Ngài làm hoặc cho phép người khác
làm trên đời sống chúng ta không ? Giôna biện luận rằng mình có quyền nổi
giận và giận cho đến chết !
3. Lời Chúa dạy: Chúa cho Giôna thấy về các giá trị của lòng thương xót :
Giôna coi trọng dây dưa mà mình không trồng, cũng như tiếng tăm và sự dễ
chịu của mình hơn là sinh mạng của 120. 000 trẻ em vô tội chưa phân biệt
phải trái, cùng cha mẹ chúng là những ngươi đang hết lòng ăn năn, kêu cầu
cùng Chúa. . . là những con người do Chúa tạo dựng, chăm sóc, dạy dỗ. . .
thì thật không xứng hợp.
. Giôna chỉ quan tâm đến chính mình, còn Chúa quan tâm hàng trăm ngàn
con người cần được cứu. Chúng ta có đang quan tâm đến những gì ảnh
hưởng đến chính mình, dù nó không có giá trị gì, mà dững dưng với những
nhu cầu cấp thiết của biết bao anh em đồng bào mình cần được cứu rỗi
chăng ? Tiếng tăm, phúc lợi của chúng ta và ý muốn của Đức Chúa Trời thì
điều nào quan trọng hơn ?
Bài 29: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH GIÔNA
ĐỨC CHÚA TRỜI
ĐƯỢC MẶC KHẢI QUA
CÁC TIỂU TIÊN TRI
Tiên Tri GIÔNA ( chim bồ
câu )
1.Niên đại gần đúng
.
N
ă
m
7
8
0
T
C
:
I
I
V
u
a
2
V
1
4
:
1
-
2
9
T
r
i
ề
u
v
u
a
G
i
ê
r
ô
b
ô
a
m
I
I
(
7
9
2
-
7
5
3
T
)
.
.
N
ă
m
4
0
0
T
C
:
C
h
u
y
ệ
n
t
h
ầ
n
t
h
o
ạ
i
,
n
g
ụ
n
g
ô
n
.
2.Sứ điệp dành cho
T
h
à
n
h
N
i
n
i
v
e
t
h
u
ộ
c
đ
ế
q
u
ố
c
A
s
y
r
i
.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ
ĐỨC CHÚA TRỜI
1.Đấng cai trị tối cao
Trên Asyri ( Ninive ). Hãy kêu la nghịch cùng nó vì tội ác
chúng nó đã lên trước mặt Ta (Gion Gn 1:2).
2.Đấng phán xét các dân Còn bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ đổ xuống (3:4).
3.Kiểm soát thiên nhiên
Đức Giêhôva khiến gió lớn thổi trên biển (1:4).
Đức Giêhôva sắm sẵn một con cá lớn (2:1)
Đức Giêhôva sắm sẵn một dây dưa (4:6).
Đức Chúa Trời sắm một con sâu (4:7).
Đức Chúa Trời sắm gió cháy từ phương đông (4:8).
4.Thương xót, Yêu thương
Đức Chúa Trời nhơn từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn và
đổi ý không xuống tai họa (4:2).
5.Cảnh cáo tội nhân Bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ đổ xuống (3:4).
6.Hình phạt tội lỗi
Trên biển có trận bão lớn, chiếc tàu hầu vỡ (1:4).
Ngài đã quăng tôi trong vực sâu, nơi đáy biển (2:4).
Khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ (3:8).
7.Thánh khiết, công bình Tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt Ta (1:2).
8.Tha thư
Đức Giêhôva phán..con cá mửa Giôna ra (2:11).
Đức Chúa Trời không làm sự đó (giáng họa) 3:10.
9.Ban phước
Sự giận dữ của biển yên lặng (1:15).
Ngài đã đem mạng sống tôi lên (2:7).
10.Kêu gọi, chỉ dẫn Có lời Đức Giêhôva phán cho Giôna (1:1, 3:1).
Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai (3:5).
11.Tạo Hóa quyền năng Giôna ở trong bụng cá ba ngày ba đêm (2:1).
12.Đấng Toàn Tri Thấy Giôna ở dưới lòng tàu (1:5). Trong bụng cá.
13.Đáp lời cầu nguyện Cho các thủy thủ, cho Giôna, cho dân Ninive
14.Sẵn sàng cứu vớt Ta...đoái tiếc thành lớn Ninive (4:11).
Bài 30: NIÊN ĐẠI và TRƯỚC GIẢ
I. NIÊN ĐẠI
1. Niên đại: Các sách khác trong Kinh Thánh không đề cập đến Amốt,
nhưng chính ông cho chúng ta biết rằng ông nói tiên tri đang đời vua Ôxia ở
vương quốc Giuđa phía nam và Giêrôbôam II ở vương quốc Ysơraên phía
bắc.
2. Tiên tri đồng thời: Amốt nói tiên tri cùng thời với Ôsê, Michê và Êsai,
trong thời kỳ đế quốc Asyri đang hùng mạnh nhất. Các tiên tri đã khuyên
giục dân sự trở về cùng Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương họ và muốn cứu
họ khỏi những hậu quả thảm khốc của tội lỗi.
II. TRƯỚC GIẢ AMỐT
1. Lý lịch: Tên của Amốt có nghĩa là “kẻ mang gánh nặng”. Ông người làng
Thêcôa, cách Bếtlêhem chừng mười cây số. Ông vốn là một người chăn
chiên và chuyên trồng vả (7:14). Amốt thường được gọi là “nhà truyền giảng
chân đất”.
2. Môi trường hoạt động : Amốt không phải là một thầy tế lễ, hay một nhà
tiên tri, cũng không phải “con trai nhà tiên tri”. Ông cũng không sống tại
Ysơraên, nhưng Đức Chúa Trời đã sai ông đi đến vương quốc Ysơraên phía
bắc với sứ điệp của Ngài cho họ. Amốt rất ghét tính cách nghề nghiệp của
các tiên tri giả trong nước Ysơraên, là kẻ dùng tôn giáo như một phương
cách kiếm tiền và gây ảnh hưởng, vì họ giảng bất cứ điều gì vừa ý dân chúng
và nhà vua!
3. Sứ điệp: Amốt công bố sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với những
bất công trong xã hội. Amốt có một sự hiểu biết tuyệt vời về sự thánh khiết
và công bình. Ông cũng thấy được bàn tay của Đức Chúa Trời trong lịch sử
khi Ngài ban phước hoặc đoán phạt các dân tộc tùy theo đường lối hành
động của họ.
. Vào lúc nầy, vương quốc Giuđa đang ở dưới sự cai trị của vua Ôxia nhân
từ, có những nhà lãnh đạo tôn giáo đang hầu việc Chúa và dạy dỗ lời Ngài
cho dân sự. Vì thế, Đức Chúa Trời ban phước cho họ bằng những chiến
thắng lớn và sự phát triển (IISu 2Sb 26:1-23). Trong khi đó, vương quốc
Ysơraên ở dưới quyền của Giêrôbôam thờ hình tượng đang bại hoại một
cách đáng kinh ngạc ! Amốt đã can đảm nói nghịch cùng sự giả hình và
những bất công trong xã hội tại đó.
4. Đặc điểm: Amốt không phải là một tiên tri chuyên nghiệp được huấn
luyện, nhưng ông đúng là người của Đức Chúa Trời, được lịch sử ghi nhớ
như là một trong những nhà cách mạng vĩ đại đầu tiên.
. Có người xem Amốt là một người thiếu tình yêu vì ông thường đưa ra
những sứ điệp nghiêm khắc. Tuy nhiên, AmAm 7:1-6 mô tả một Amốt đầy
lòng thương xót, khi ông nài xin Chúa đừng hủy diệt dân sự.
Bài 31: BỐI CẢNH LỊCH SỬ YSƠRAÊN
I. LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC YSƠRAÊN
1. Giêrôbôam I: Giêrôbôam I là vị vua đầu tiên, người sáng lập vương quốc
Ysơraên phía bắc với 10 chi phái Ysơraên.
. Giêrôbôam I bắt đầu như một nhà cách mạng. Ông phản đối sự áp bức
trong những năm sau cùng của triều đại Salômôn, và cuộc cách mạng thành
công: Mười chi phái đã được giải phóng để thành lập vương quốc Ysơraên
tự do.
. Giêrôbôam I tiếp tục như một người làm đồi bại tôn giáo của vương quốc
mới: Ông đã dựng các tượng bò vàng để làm biểu tượng cho Đức Giêhôva
tại Đan và Bêtên. Ông pha trộn nghi thức thờ phượng Do Thái giáo với các
tập tục ngoại giáo, và tự ý bổ nhiệm các thầy tế lễ theo tiêu chuẩn của mình
(IVua 1V 12:26-33).
2. Các vua Ysơraên: Suốt bốn thế kỷ, các triều đại thường xuyên thay đổi,
hoặc bởi một cuộc cách mạng, hoặc một vua mới chiếm quyền và giết hết
thảy hoàng tộc cũ. Có lẽ họ muốn sửa chữa sự sai trật của chế độ cũ, nhưng
rồi con cháu họ lại rơi vào cám dỗ của quyền hành và bại hoại, dẫn dân
chúng xa rời Đức Chúa Trời.
. Aháp và bà vợ ngoại giáo của ông là Giêsabên đã thành công trong sự thay
đổi tôn giáo nhà nước thờ bò vàng sang sự thờ phượng Baanh. Giêhu đã xuất
hiện như một nhà cách mạng tôn giáo, dẹp sạch đạo giáo Baanh, nhưng ông
vẫn tiếp tục thờ bò vàng. Mặc dầu tín ngưỡng bại hoại nhưng Ysơraên có
một số các vua đầy năng lực.
3. Đức Chúa Trời đối với dân Ysơraên: Dù Ysơraên chối bỏ Đức Chúa Trời,
Ngài vẫn yêu thương họ. Ngài sai các tiên tri kêu gọi họ trở về cùng Ngài.
Ngài dùng hoạn nạn và bại trận để cảnh tỉnh, đưa họ vào ăn năn. Ngài ban
chiến thắng và hưng thịnh cho các vua vâng theo lời tiên tri của Ngài.
Nhưng họ vẫn chối bỏ Ngài!
4. Sơ đồ về ba bước sụp đổ của Ysơraên:
- Bước 1:
Sự Bại hoại
Về phương diện
Tôn Giáo
- Bước 2:
a. Suy đồi về đạo đức.
b. Bất công trong xã hội.
c. Bại hoại về chính trị.
- Bước 3:
a. Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên dân sự.
b. Sự sụp đổ của Ysơraên.
II. YSƠRAÊN TRONG THỜI AMỐT
1. Vua Giêrôbôam II: Bởi lòng thương xót, Đức Chúa Trời đã dùng
Giêrôbôam II, chắt của Giêhu để giải phóng Ysơraên khỏi những kẻ hà hiếp
và khôi phục các đường biên giới trước kia của họ. Tiên tri Giôna đã dự
phần trong việc khích lệ, giúp đỡ Giêrôbôam II (IIVua 2V 14:23-27).
Giêrôbôam cai trị 41 năm trong giai đoạn vàng son của Ysơraên.
2. Bối cảnh tôn giáo: Sự hưng thịnh của Ysơraên trông khả quan, nhưng
lòng dân sự đã xa cách Đức Chúa Trời, với nghi lễ tôn giáo bề ngoài, sự vô
luân và bất công.
Bài 32: TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP AMỐT
I. TÍNH ĐỘC ĐÁO
1. Hàng loạt các câu lặp lại: Amốt lặp đi lặp lại những câu then chốt như:
“Bởi cớ tội ác của . . . . gấp ba gấp bốn lần”và “Dầu vậy, các ngươi cũng
chẳng trở về cùng Ta”trong Amốt đoạn 1, 2 và 4.
2. Các khải tượng, các câu hỏi lý luận và những minh họa: Suốt cả sách
Amốt, chúng ta bị gây ấn tượng bởi sự mạnh mẽ của sứ điệp bằng cách nhấn
mạnh và lặp đi lặp lại các lẽ thật bằng hàng loạt các minh họa, các khải
tượng, các câu hỏi lý luận.
- Hàng loạt MINH HỌA
Sự phán xét của Đức Chúa Trời Amốt 1-2
Các câu hỏi hợp lý luận Amốt 3
Sự kỷ luật không được lưu ý Amốt 4
Các khải tượng về sự đoán phạt Amốt 7-9
- Đỉnh Điểm
Trên các dân tộc, trên Ysơraên
Nguyên nhân -Hậu quả
Sự không ăn năn, sự đoán phạt
Bị ngăn chận -Sự xảy đến
II. SỨ ĐIỆP AMỐT
1. Rao giảng sự thánh khiết: Amốt rao giảng hai phương diện của sự thánh
khiết đã bị dân Ysơraên xâm phạm. Đó là sự phân rẽ khỏi tội lỗi và sự dâng
mình cho Đức Chúa Trời.
. Amốt dạy rằng Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết đang tể trị trên mọi
nước và phán xét họ tùy theo việc làm của họ. Ysơraên đã kinh nghiệm các
ơn phước đặc biệt với tư cách là dân thuộc giao ước của Ngài, nhưng tội lỗi
dân sự đã phân rẽ họ khỏi Đức Chúa Trời.
. Hai phương diện của sự công bình được Đức Chúa Trời bày tỏ qua sứ điệp
Amốt là Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi nhưng ban thưởng cho ai công
chính và vâng lời.
2. Đạo thật đạo giả: Amốt nhấn mạnh sự khác nhau giữa đạo thật và đạo giả.
Ông cho biết sự tuân giữ các ngày thánh và nghi lễ tôn giáo hoặc hành
hương đến các nơi thánh không thể làm cho con người nên thánh hoặc được
Đức Chúa Trời chấp nhận, nếu đời sống họ vẫn còn đầy tội lỗi.
. Sự thờ phượng thật bao gồm việc vâng lời Chúa và đối đãi công bình, yêu
thương đối với người khác.
3. Vẫn còn hy vọng: Dù Amốt nhấn mạnh đến sự trừng phạt tội lỗi, ông vẫn
không loại bỏ niềm hy vọng trong sự dạy dỗ của mình. Amốt nối kết đoán
phạt với hy vọng. Sự đoán phạt dọn đường cho hy vọng. Amốt đặt cơ sở sứ
điệp hy vọng của ông trên công việc Đức Chúa Trời làm trên dân sự Ngài
trước kia. Sau đó, ông truyền rao sự mặc khải của Đức Chúa Trời về một
tương lai vinh hiển dành cho họ trong những ngày sau cùng.
Bài 33: SỰ ĐOÁN PHẠT CÁC NGOẠI BANG
AmAm 1:1-11
I. LỜI GIỚI THIỆU
1. Giới thiệu trước giả: Amốt giới thiệu ông là một người chăn chiên ở
Thêcôa, thuộc vương quốc Giuđa. Ông nói tiên tri đang đời vua Ôxia của
Giuđa và Giêrôbôam II của Ysơraên.
2. Giới thiệu sứ điệp: Amốt giới thiệu sứ điệp là lời của Đức Giêhôva gầm
thét từ Siôn, Đấng Chăn chiên xuất hiện trong hình ảnh của sư tử gầm thét vì
cớ tội lỗi của các dân tộc mà Ngài đã dựng nên, làm cho cả đồng cỏ cũng
thảm sầu, chót núi Cạtmên cũng khô héo.
3. Giới thiệu lý do đoán phạt: Amốt cho biết các dân tộc phải bị đoán phạt vì
tội lỗi của họ đã lên đến gấp ba gấp bốn lấn.
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)

More Related Content

What's hot

Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
co_doc_nhan
 
A3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khaoA3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khao
co_doc_nhan
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gat
co_doc_nhan
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
co_doc_nhan
 
Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)
co_doc_nhan
 
A1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinA1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tin
co_doc_nhan
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
co_doc_nhan
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuong
co_doc_nhan
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
co_doc_nhan
 
Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)
co_doc_nhan
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
co_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
co_doc_nhan
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
co_doc_nhan
 
Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1
co_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
co_doc_nhan
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-ky
co_doc_nhan
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyen
co_doc_nhan
 
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
co_doc_nhan
 

What's hot (18)

Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
 
A3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khaoA3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khao
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gat
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
 
Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)
 
A1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinA1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tin
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuong
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 
Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
 
Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-ky
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyen
 
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
 

Similar to Tieu tien tri( gian luot)

Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptxThuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
KaiNguyen26
 
Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)
co_doc_nhan
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
co_doc_nhan
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Long Do Hoang
 
NHÓM 9.pptx
NHÓM 9.pptxNHÓM 9.pptx
NHÓM 9.pptx
VyNguyen654339
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
Long Do Hoang
 
Sách hướng dẫn tóm tắt có minh họa để hiểu về Đạo Hồi
Sách hướng dẫn tóm tắt có minh họa để hiểu về Đạo Hồi Sách hướng dẫn tóm tắt có minh họa để hiểu về Đạo Hồi
Sách hướng dẫn tóm tắt có minh họa để hiểu về Đạo Hồi
Islamic Invitation
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Long Do Hoang
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
co_doc_nhan
 
Cac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttriCac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttri
co_doc_nhan
 
Sacg ga la-ti ( gian luot)
Sacg ga la-ti ( gian luot)Sacg ga la-ti ( gian luot)
Sacg ga la-ti ( gian luot)
co_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
co_doc_nhan
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
co_doc_nhan
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
Long Do Hoang
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Long Do Hoang
 
Dao duc hoc
Dao duc hocDao duc hoc
Dao duc hoc
co_doc_nhan
 
Dao duc hoc
Dao duc hocDao duc hoc
Dao duc hoc
Long Do Hoang
 

Similar to Tieu tien tri( gian luot) (20)

Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptxThuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
 
Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)Lich su ht ( gian luot)
Lich su ht ( gian luot)
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
NHÓM 9.pptx
NHÓM 9.pptxNHÓM 9.pptx
NHÓM 9.pptx
 
NHÓM 9.pptx
NHÓM 9.pptxNHÓM 9.pptx
NHÓM 9.pptx
 
NHÓM 9.pptx
NHÓM 9.pptxNHÓM 9.pptx
NHÓM 9.pptx
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
Sách hướng dẫn tóm tắt có minh họa để hiểu về Đạo Hồi
Sách hướng dẫn tóm tắt có minh họa để hiểu về Đạo Hồi Sách hướng dẫn tóm tắt có minh họa để hiểu về Đạo Hồi
Sách hướng dẫn tóm tắt có minh họa để hiểu về Đạo Hồi
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Cac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttriCac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttri
 
Sacg ga la-ti ( gian luot)
Sacg ga la-ti ( gian luot)Sacg ga la-ti ( gian luot)
Sacg ga la-ti ( gian luot)
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
Nghe thuat chinh phuc linh hon ( gian luot)
 
Dao duc hoc
Dao duc hocDao duc hoc
Dao duc hoc
 
Dao duc hoc
Dao duc hocDao duc hoc
Dao duc hoc
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
co_doc_nhan
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
co_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
co_doc_nhan
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
co_doc_nhan
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
co_doc_nhan
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
co_doc_nhan
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
co_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
co_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
co_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
co_doc_nhan
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
co_doc_nhan
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
co_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
co_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
co_doc_nhan
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
co_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
co_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
co_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 

Tieu tien tri( gian luot)

  • 1. TIỂU TIÊN TRI ( GIẢN LƯỢT) Bài 1: NGƯỜI TRUYỀN DẠY DƯỚI GIAO ƯỚC CŨ I. MÔISE NGƯỜI BAN LUẬT PHÁP 1. Người Chúa chọn: Luật pháp của Đức Chúa Trời chỉ được trao cho Môise, người Ngài đã chọn để ban bố luật pháp của Ngài cho dân Ysơraên. 2. Người được yêu kính nhất: Có lẽ Môise là người được dân Do Thái yêu quí và kính trọng hơn bất cứ một người nào khác trong Cựu Ước. Họ xem các tác phẩm của ông cao hơn các tác phẩm Cựu Ước khác. 3. Người khôn ngoan: Êtiên nhắc lại Môise là người học cả sự khôn ngoan của người Êdíptô, lời nói và việc làm đêìu có tài năng (Cong Cv 7:22). 4. Người được Chúa dùng: Chúa dùng Môise bằng nhiều cách: Ngài dùng ông để ban luật pháp, giải phóng Ysơraên khỏi ách nô lệ Êdíptô, là người tổ chức, giáo sư và là người rao giảng lẽ thật của Đức Chúa Trời. Môise đã viết năm sách đầu của Cựu Ước (Ngũ kinh). Ông là mẫu mực của sự tận hiến vô kỷ cho Đức Chúa Trời và cho dân sự mình. Ông đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, nhận huấn thị từ Ngài, và trở nên ống dẫn quyền năng, ơn phước của Ngài. II. NHỮNG NGƯỜI KHUYÊN BẢO và CÁC THẦY TẾ LỄ 1. Người Chúa dùng: Kinh Thánh cho thấy Đưc Chúa Trời có nhiều nhân công trong vương quốc của Ngài. Vai trò của họ rất khác nhau, nhưng tất cả đều từ Chúa ban cho để thích hợp trong chương trình của Ngài. Chúa đổ đầy Thần Linh Ngài trên 70 trưởng lão (Dan Ds 11:16-17), trên các thầy tế lễ, các quan xét, trên những người nam, người nữ khôn ngoan. 2. Mục đích: Công việc của họ bày tỏ quyền năng, tình yêu và sự quan tâm của Chúa dành cho dân sự trong mọi hoàn cảnh. Ngài đặc biệt quan tâm đến sự thánh khiết của dân sự khi Ngài dùng những thầy tế lễ để giảng dạy lời Chúa, và lãnh đạo họ trong sự thờ phượng, cầu nguyện hay dâng tế lễ. III. CÁC NHÀ THƠ và CÁC TIÊN TRI 1. Các nhà thơ: Đời sống đức tin và lời cầu nguyện của họ đã cảm động con người mọi thời đại đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời. Nhiều thi thiên được viết ra để dạy dỗ dân sự về lịch sử và trách nhiệm của họ, hoặc tiên tri về Đấng Christ. . . đưa dân sự vào sự đáp ứng đối với sứ điệp của Đức Chúa Trời. 2. Các tiên tri: Chức vụ của các tiên tri giống nhau trong một số phương cách. Nhiều sứ điệp của họ thuộc dạng thơ ca. Nói chung, họ là người rao báo sứ điệp Đức Chúa Trời cho một thời điểm. Họ cũng tiên báo về những biến cố tương lai và khuyên giục dân sự ăn năn. Bài 2: TIÊN TRI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
  • 2. I. TIÊN TRI THẬT 1. Định Nghĩa: Tiên tri là người ở dưới ảnh hưởng của Đức Thánh Linh, ban bố những lời lẽ và ý tưởng của Đức Chúa Trời có liên quan đến quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai (Robert Miligan) Eph Ep 3:4-6. 2. Các tước hiệu của tiên tri: Có 7 tước hiệu chính là: Tiên tri, Đấng tiên kiến (xem xét sự việc trong cái nhìn của Đức Chúa Trời), Người của Đức Chúa Trời (hoàn toàn cam kết với Đức Chúa Trời), Tôi tớ của Đức Chúa Trời (được Chúa chỉ dẫn và vâng lời Ngài), Sứ giả của Đức Chúa Trời (ban phát Lời Chúa cho dân sự), Người canh giữ (tỉnh thức trước sự hiểm nguy thuộc linh để cảnh báo cho dân sự), Người giảng đạo công bình (Nô Ê. IIPhi 2Pr 2:5). Ngoài ra, họ còn được gọi là “môi miệng của Đức Giêhôva”hay phát ngôn nhân của Đức Chúa Trời. Apraham cũng được xem là tiên tri (SaSt 20:7). 3. Số phận của tiên tri thật: Dù xứng đáng được tôn kính là người của Đức Chúa Trời, họ vẫn thường bị ghét bỏ, khinh khi, vì cớ dân sự không ưa những lời cảnh báo của họ. Khi họ gắn số phận mình với nhu cầu thuộc linh của dân sự thì hầu như họ bị đè bẹp dưới gánh nặng ấy. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời chính là sức mạnh của họ. Họ vẫn tiếp tục ban bố sứ điệp của Đức Chúa Trời dù có khi phải trả giá bằng chính mạng sống mình. II. TIÊN TRI GIẢ 1. Các loại tiên tri giả: Kinh Thánh đề cập đến 5 loại tiên tri giả: 1. Tiên tri của các đạo giả (XuXh 7:10-12. PhuDnl 18:20). 2. Người hầu việc Chúa trên danh nghĩa nhưng dạy giáo lý loài người (Mac Mc 7:5-7). 3. Các thầy giảng chỉ tìm lợi riêng (Giuđe 3-16). 4. Đồng bóng hay người bị tà linh ám (IVua 1V 22:4-28). 5. Người tự dối mình xem ý tưởng mình là từ Thần linh Chúa (Exe Ed 13:1-10). Như chó sói đội lốt chiên, họ gây nhiều tàn hại cho bầy chiên của Chúa (Cong Cv 20:28-30). Nhất là trong thời cuối cùng nầy, với sự gia tăng các linh lừa dối đang ra sức xây con người khỏi lẽ thật (ITi1Tm 4:1-2. Mat Mt 24:3, 11, 24). 2. Sáu phương cách phát hiện tiên tri giả: Hãy học cẩn thận và áp dụng đúng : 1. Họ có thừa nhận Chúa Cứu thế Jesus là Đức Chúa Trời không (IGi1Ga 4:1-3). 2. Sứ điệp họ có phù hợp với Kinh Thánh không (GaGl 1:6-9. PhuDnl 13:1- 5. Mac Mc 7:8). 3. Các lời họ dự báo có ứng nghiệm không (PhuDnl 18:21-22). 4. Lời tiên tri của họ có gây dựng Hội Thánh không (ICo1Cr 14:26). 5. Họ có thuận phục người lãnh đạo Hội Thánh không (14:25-33).
  • 3. 6. Đời sống họ có vâng theo khuôn mẫu Hội Thánh không (Mat Mt 7:15- 20). Suốt lịch sử, Satan đã giả mạo công việc của Đức Chúa Trời bằng các giáo lý giả và tìm cách chứng tỏ chúng là thật bằng các việc siêu nhiên như phép lạ, chữa bệnh. . . Bài 3: PHÂN LOẠI CÁC TIÊN TRI Các tiên tri Cựu Ước có thể được sắp vào hai loại : Tiên tri thời tiền văn chương (chỉ truyền sứ điệp bằng môi miệng) và Tiên tri thời văn chương (viết sách). I. CÁC TIÊN TRI THỜI TIỀN VĂN CHƯƠNG 1. Giai đoạn tiền hồng thủy: Giu Gd 1:14-15 và IIPhi 2Pr 2:5 có nhắc đến hai nhà tiên tri thuộc giai đoạn tiền hồng thủy. Đó là Hênóc và Nôê. 2. Giai đoạn các tộc trưởng: Các tộc trưởng Apraham, Ysác, Giacốp được xem như tiên tri của Đức Chúa Trời. Người nổi bật trong giai đoạn nầy là đại lãnh tụ Môise. Ngoài ra Kinh Thánh có đề cập đến chị Môise là bà Miriam như một nữ tiên tri. 3. Giai đoạn các quan xét: Giai đoạn nầy gồm có Đêbôra, một tiên tri không nêu tên, các con trai của những tiên tri (ISa1Sm 19:20: các học trò của các tiên tri) và nổi bật nhất là Samuên (Có lẽ Samuên đã sáng lập trường tiên tri mà sau nầy Êli và Êlisê cũng điều hành các trường tiên tri như thế. Phaolô cũng theo nguyên tắc đó để huấn luyện người lãnh đạo IITi 2Tm 2:2). . Được phú dâng cho Chúa trước khi ra đời, Samuên đã phục vụ Chúa trong đền tạm suốt thời thơ ấu, và đã trở thành một thầy tế lễ, một nhà tiên tri, một quan xét, một thầy giáo và là một sử gia. Ông sống trọn đơi vâng phục Chúa, không hề giao động. 4. Giai đoạn các vua: Giai đoạn nầy gồm có Nathan, Gát, Ahigia, Sêmagia, một người của Đức Chúa Trời không nêu tên, Giêhu, Êliesê, Micagia và nổi bật hơn cả là Êli và Êlisê. II. CÁC TIÊN TRI THỜI VĂN CHƯƠNG 1. Giai đoạn tiềnlưu đày: Vào thế kỷ thứ 9 thứ 8 TC có một đại tiên tri là Êsai và một số tiểu tiên tri như Apđia (?), Giô Ên,Giôna, Amốt, Ôsê, Michê, Sôphôni, Nahum, Habacúc. Vào thế kỷ thứ 7 TC có một đại tiên tri là Giêrêmi. 2. Giai đoạn Lưu đày (Thế kỷ 6 TC): Giai đoạn nầy có hai đại tiên tri là Êxêchiên và Đaniên. Có thể có tiểu tiên tri Apđia trong giai đoạn nầy (?). 3. Giai đoạn hậulưu đày: Giai đoạn nầy chỉ có các tiểu tiên tri như Aghê và Xachari (thế kỷ thứ 6 TC) và cuối cùng là Malachi (thế kỷ thứ 5 TC).
  • 4. Giai đoạn Thế kỷ Đại Tiên tri Các Tiểu Tiên tri Tiền lưu đày 9 TC 8 TC 7 TC Êsai Giêrêmi Apđia (?) Giôên, Giôna, Amốt Ôsê, Michê, Sôphôni, Nahum, Habacúc. Lưu đày 6 TC Êxêchiên, Đaniên Apđia (?) Hậu lưu đày 6 TC 5 TC Aghê, Xachari Malachi Bài 4: CÁC ĐẠI TIÊN TRI THỜI VĂN CHƯƠNG I. LÝ DO GỌI HỌ LÀ ĐẠI TIÊN TRI: 1. Độ dài sách: Họ được gọi là Đại Tiên tri, chủ yếu là vì độ dàicác sách của họ. 2. Chức vụ: Song cũng có lẽ vì chức vụ lâu dàicủa họ giữa dân sự. 3. Địa vị: Có lẽ vì vị tríquan trọng mà họ nắm giữ trong lịch sử dân tộc của mình. II. ĐẠI TIÊN TRI ÊSAI: 1. Điểm nổi bật: Êsai nổi tiếng vì các lời tiên tri của ông về Đấng Mếtsia : Sinh bởi nữ đồng trinh, chịu thương khó, vương quốc 1. 000 năm. . . . Êsai là tiên tri mà thơ văn được trích dẫn nhiều nhất trong Tân Ước. 2. Tên của Ông: Tên của Êsai có nghĩa là sự cứu rỗi của Đức Giêhôva, và một trong những chủ đề của ông là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. 3. Chức vụ: Êsai thi hành chức vụ trong đời 4 vua Giuđa, trong khoảng 60 năm. Ông là một cố vấn của các vua và đã dự phần lớn lao trong cuộc phục hưng. Nhưng theo truyền khẩu, cuối cùng ông đã chịu tuận đạo bằng cách bị cưa làm đôi. III. ĐẠI TIÊN TRI GIÊRÊMI: 1. Đặc điểm: Giêrêmi được gọi là nhà tiên tri than khóc vì gánh nặng do tội lỗi của dân Giuđa. Đây là tâm tình của một vị Mục sư chăn bầy chiên Chúa giao. 2. Chức vụ: Vì những lời cảnh cáo và tiên báo của ông, ông đã bị bỏ tù như một kẻ phản bội. Nhưng ông cứ tiếp tục rao giảng vì Lời Chúa như lửa cháy trong xương ông (Gie Gr 20:9). Ông thi hành chức vụ trong hơn 40 năm, và đã chứng kiến lời tiên tri của ông về sự lưu đày Babylôn được ứng nghiệm.
  • 5. Sách Ca thương mô tả tình yêu và nỗi buồn của ông dành cho dân sự cũng như đức tin của ông nơi Chúa nhân từ. IV. ĐẠI TIÊN TRI ÊXÊCHIÊN: 1. Chức vụ: Êxêchiên là một thầy tế lễ, là người đồng thời, nhưng trẻ hơn Giêrêmi. làm tiên tri trong 20 năm. Ông đã nói tiên tri tại Giêrusalem trước khi nó sụp đổ. Sau đó, trong cảnh phu tù, ông trở nên lãnh tụ tôn giáo của dân sự tại Babylôn. 2. Sứ điệp: Ông là một người giảng đạo đầy quyền năng. Sách của ông nhấn mạnh mối tương giao cá nhân với Đưc Chúa Trời và công việc của Đức Thánh Linh. V. ĐẠI TIÊN TRI ĐANIÊN: 1. Đặc điểm: Đaniên là một trong những người được yêu chuộng nhất Cựu Ước. Ông là một hoàng tử trẻ bị lưu đày, đã chống cự mọi cám dỗ và trở nên một quan chức cao cấp được kính trọng. 2. Chức vụ: Chức vụ của ông hơn 60 năm. Lời cầu nguyện, lời tiên tri và ảnh hưởng chức vụ ông tại triều đình đã giữ vai trò quan trọng trong sự trở về của dân Giuđa sau cuộc lưu đày. Khải tượng của ông về các đế quốc, lời tiên tri về thời cuối cùng là bằng chứng hùng hồn về sự thần cảm của Kinh Thánh. Sách Đaniên là sách ngắn nhất của một nhà Đại tiên tri. Bài 5: CÁC TIỂU TIÊN TRI THỜI VĂN CHƯƠNG I. SƠ ĐỒ CÁC TIỂU TIÊN TRI Tiên Tri Niên đại Đặc điểm Ôsê 750-725 Minh họa tình yêu Đức Chúa Trời, tha thứ cho vợ mình Giôên 830 Dự báo về sự tuôn đổ Đức Thánh Linh Amốt 755 Nông dân được sai từ Giuđa đến Ysơraên để tố cáo tội lỗi Apđia 586 Rao sự đoán phạt của Chúa trên Êđôm Giôna 780 Nhà truyền giáo bỏ trốn, giảng cho Ninive Michê 735-700 Nói tiên tri về Đấng Mếtsia sẽ sanh tại Bếtlêhem Nahum 621 Nói tiên tri về sự đoán phạt Ninive Habacúc 607 Từ nghi ngờ sự công bình Chúa đến đức tin nơi Chúa
  • 6. Sôphôni 630-625 Công bố sự đoán phạt trên nhiều dân tộc Aghê 520 Cảm động dân chúng xây lại đền thờ Xachari 520-518 Làm việc với Aghê để tái thiết đền thờ Malachi 460-432 Khuyên dân sự dâng hiến, dâng phần mười II. ĐIỀU KIỆN CỦA ĐẤT NƯỚC và SỨ ĐIỆP 1. Mục đích: Đức Chúa Trời dấy lên những tiên tri để ban cho dân sự những chỉ thị của Ngài vào mỗi hoàn cảnh cụ thể. Ngài truyền phán để đáp ứng nhu cầu hiện có, và Ngài để các tiên tri chép lại sứ điệp để giúp con người biết phải làm gì trong những hoàn cảnh tương tự. 2. Điều kiện đất nước: Để hiểu sứ điệp, chúng ta cần biết bối cảnh đất nước Do Thái lúc bấy giờ. Sự hiểu biết ấy sẽ giúp chúng ta áp dụng đúng vào hoàn cảnh ngày nay. . Gương mẫu và ảnh hưởng các nhà lãnh đạo đất nước có thể kéo dài nhiều thế hệ. Những điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng sâu xa đến quan điểm, giá trị đạo đức và đời sống tâm linh dân sự. 3. Điều kiện tôn giáo: Sự phân chia Ysơraên khỏi Giuđa đã mang lại sự tách biệt tôn giáo, khi Giêrôbôam trộn lẫn thờ bò con với thờ phượng Đức Giêhôva. Về sau, sự thờ Baanh đã làm hại dân sự về đạo đức. 4. Sứ điệp: Sứ điệp Đức Chúa Trời qua các tiên tri không những có liên quan đến nhu cầu trước mắt mà còn vươt quá điều đó đến các thế hệ mai sau. Nhiều lời tiên tri được ứng nghiệm hai lần hoặc nhiều lần ?. . Vì thế, khi nghiên cứu tiểu tiên tri, chúng ta cần xem: 1. Bối cảnh chính trị, đạo đức, xã hội, tôn giáo. 2. Khái niệm tiên tri về mối liên hệ của Đức Chúa Trời với các lân bang. 3. Những lời tiên tri về Đấng Mếtsia và nước hầu đến của Ngài. 4. Sự mặc khải về Đức Chúa Trời. Bài 6: GIỚI THIỆU ÁPĐIA I. TRƯỚC GIẢ 1. Apđia là ai ?: Lịch sử Cựu Ước nhắc đến 12 người tên Apđia, nhưng tiên tri Apđia không phải là một trong số ấy ! 2. Những điều có thể biết về Apđia: Chúng ta chỉ có thể biết một số điều về Apđia: 1. Tên của ông có nghĩa là “Tôi tớ của Đức Giêhôva”. 2. Ông đã nhận khải tượng và sứ điệp trực tiếp từ Đức Chúa Trời. 3. Ông vâng theo lời Chúa để rao giảng sứ điệp đoán phạt cho Êđôm.
  • 7. 4. Ông cũng công bố lòng thương xót của Đức Chúa Trời trên dân Ysơraên. 5. Ông nhấn mạnh quyền tối thượng của Chúa trên mọi dân tộc. II. NIÊN ĐẠI 1. Thuyết niên đại sớm: Theo Hailey và một số học giả, niên đại của Apđia là 845 TC. Sự kiện “bắt thăm trên thành Giêrusalem”(c. 11) ám chỉ các đồng minh Arập và Philitin chiếm thành khoảng năm 845 TC (IISu 2Sb 21:8-17), vì Apđia không nói đến sự hủy phá đền thờ và sự lưu đày. Hơn nữa, văn phong của Apđia thích hợp với niên đại sớm. Nó khác với văn phong thời Giêrêmi. 2. Thuyết niên đại trễ: Theo một số học giả khác, niên đại của Apđia là 586 TC. Cả Giêrêmi và Êxêchiên đều đưa ra lời nghịch cùng Êđôm giống như Apđia. Hơn nữa, trước giả Thi Tv 137:7 cũng đồng quan điểm đó. Các Quan điểm của các Học giả về NIÊN ĐẠI của Apđia Niên đại 845 TC 586 TC Sự kiện Philitin và Arập cướp bóc Canh đê hủy phá Giêrusalem Lý do 1. Văn phong phù hợp 2. “Các dân”: Quân đồng minh 3. Không nói đến đền thờ, đi đày 1. Chúng ta: Nhiều tiên tri 2. Giống Giêrêmi và Êxêchiên 3. Giống Thi Tv 137:7 III. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIÊP CỦA ÁPĐIA 1. Tính độc đáo: Apđia là sách tiên tri ngắn nhất. Sứ điệp của Apđia lại nhấn mạnh đến tội ác của dân tộc Êđôm, con cháu của Êsau, chứ không phải cho dân Ysơraên. 2. Sứ điệp của Apđia: Apđia dạy chúng ta về sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trong sự dấy lên hoặc sụp đổ của các quốc gia. Apđia lên án Êđôm không phải vì tinh thần dân tộc, vì ông không bao giờ xem Ysơraên là một dân tộc hoàn hảo. Sứ điệp của ông có thể tóm lược trong năm điểm chính: 1. Sự kiêu ngạo đã lừa dối con người. 2. Sự đối xử bất công với người khác là tội lỗi. 3. Sự chấp nhận hoặc tán thành việc làm sai trái là tội lỗi .
  • 8. 4. Sự gieo và gặt tương quan mật thiết với nhau. 5. Không ai có thể trốn thoát khỏi đoán phạt của Chúa. Bài 7: BỐI CẢNH LỊCH SỬ SÁCH ÁPĐIA Cuộc vật lộn bắt đầu từ trong bụng mẹ của hai anh em sinh đôi Êsau-Giacốp đã được tiếp tục bằng mối cừu thù của hai dân tộc Êđôm-Ysơraên suốt nhiều thế kỷ ! I. MỐI CỪU THÙ ÊĐÔM YSƠRAÊN 1. Tâm tánh khác nhau: Hai cậu bé cùng cha mẹ với những cơ hội như nhau nhưng: . Ý thích khác nhau: Êsau chỉ ham thích vật chất, trong khi đó, Gia cốp, dầu có nhiều lầm lỗi, lại quan tâm đến Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài. . Hướng đi khác nhau: HeDt 12:16 gọi Êsau là “khinh lờn”. Ông đã bán quyền trưởng nam với những đặc quyền thánh của nó cho Giacốp chỉ bằng một tô canh đậu đỏ (Vì thế, Êsau được gọi là Êđôm : Đỏ). 2. Sự thiên vị của cha mẹ: Sự thiên vị của Ysác và Rêbeca đối với các con mình đã đào sâu mối bất hòa giữa hai anh em sinh đôi. Sự tức tối vì cuộc đổi chác tồi tệ và sự lừa gạt cha của Giacốp để cướp lời chúc phước đã khiến Êsau căm thù, đòi giết Giacốp. Vì thế, Giacốp phải bỏ trốn về Phađan Aram. II. LỜI TIÊN TRI ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM 1. Đứa lớn phải phục đứa nhỏ: Rêbeca đã nhận lời tiên tri của Chúa về hai đứa trẻ trong bụng rằng: Đứa lớn sẽ phục đứa nhỏ (SaSt 25:23). Điều nầy đã ứng nghiệm: . Êsau bị bắt phục: Êsau nuôi mối hận suốt 20 năm, đã tập hợp 400 người để lên đường giết Giacốp. Nhưng Đức Chúa Trời đã can thiệp khiến hai anh em đã giải hòa. Tuy nhiên mối cừu thù giữa hai dân tộc vẫn được nuôi dưỡng ! . Êđôm không cho Ysơraên đi ngang qua: 300 năm sau, khi Ysơraên ra khỏi Aicập, họ xin đi ngang qua đất Êđôm, nhưng dân Êđôm không cho (Dan Ds 20:14-21). . Đavít chinh phục Êđôm: Khoảng năm 1042 TC Đavít đã chinh phục các quốc gia lân bang, trong số ấy có Êđôm, bắt họ phải cống thuế suốt 146 năm. . Êđôm lại đại bại: Thời Giôsaphát, liên minh Êđôm Môáp đã tan rã trước đội quân Giuđa khi những người ca hát đi trước đội quân Giuđa ngợi khen Đức Chúa Trời. 2. Cởi bỏ ách nô lệ : Ysác nói tiên tri rằng: “. . . . Con sẽ bẻ cái ách của em trên cổ con”( SaSt 27:40). Lời nầy được ứng nghiệm vào năm 847 TC dưới triều Giôram khi Êđôm giành lại độc lập. Về sau, Amaxia có tấn công chiếm đồn Sêla của Êđôm, nhưng không thể bắt phục cả Êđôm (IIVua 2V 14:7).
  • 9. 3. Nhà Êsau sẽ khôngcòn sótchi hết: ApOv 1:18 công bố sự đoán phạt của Chúa trên Êđôm và điều nầy cũng đã được ứng nghiệm : Dân Nêbát đuổi người Êđôm ra khỏi xứ sở của họ và dù được định cư ở phía nam Palettin khi Giuđa bị phu tù, nhưng sau đó họ Máccabê biến họ trở thành một bộ phận của dân Giuđa với tên Yđamê. . Dù được Lamã lập làm Hêrốt cai trị Palettin, nhưng sau năm 70, dân Êđôm đã bị đồng hóa với dân Arập và biến mất với tư cách một dân tộc. Bài 8: GIỚI THIỆU LỜI TIÊN TRI ApOv 1:1-9 I. TRƯỚC GIẢ 1. Tên trước giả: Apđia giới thiệu mình là Apđia. Đó là tất cả những gì chúng ta có thể biết được về ông. “Apđia”có nghĩa là “Tôi tớ của Đức Giêhôva”. 2. Tựa đề: Tựa đề của sách là “Sự hiện thấy của Apđia”. Những chữ “Sự hiện thấy”trong tiếng Hêbơrơ có nghĩa là sự mặc khải xảy ra trước mắt (giống như sự hiện thấy ở DaDn 8:1-3). II. SỨ ĐIỆP 1. Nguồn gốc sứ điệp: Apđia cho biết sứ điệp đến từ Đức Giêhôva. Đó là chính lời của Chúa phán, chứ không phải là kết quả của sự suy nghĩ sâu sắc của ông trong bối cảnh chính trị của thời đại ông đang sống. . Đây là sự mặc khải của Đức Chúa Trời dành cho Apđia là phát ngôn nhân của Ngài. Apđia đã nhận uy quyền để phán bảo, nhơn danh Chúa mà viết ra sứ điệp của Ngài. Sứ giả của Đức Chúa Trời cần nhận sứ điệp từ nơi chính Chúa để có thể công bố mạnh mẽ rằng : “Đức Giêhôva phán như vầy. . . ”. . Apđia xưng Đức Giêhôva là Đấng Tối Cao, hàm ý rằng Chúa là Đấng Cai trị tối thượng : Ngài có toàn quyền và có năng lực để phán xét các dân tộc, thưởng, phạt họ tùy theo việc họ làm. 2. Người nghe sứ điệp : Apđia dùng chữ “Chúng ta có nghe”có thể ám chỉ đến Apđia và những người ông truyền sứ điệp đã nghe trước khi sứ điệp được chép lại, hoặc có thể Apđia ám chỉ đến Giêrêmi và Êxêchiên là những người nghe cùng một sứ điệp như ông. 3. Đối tượng sứ điệp truyền đến: Sứ điệp không được viết cho dân Ysơraên mà được viết cho dân Êđôm là con cháu của Êsau. Chủ đề của sứ điệp là sự đoán phạt nghịch cùng Êđôm. 4. Sứ điệp: “Một sứ giả được sai đi g iữa các nước rằng : Hãy dấy lên nghịch cùng dân nầy (Êđôm)”. Sứ giả được sai đi có thể là một thiên sứ, một thần linh Chúa sai, hoặc một vị vua được
  • 10. Chúa dùng như một ngọn roi để sửa phạt Êđôm. . Với cương vị là Đấng cầm quyền tối thượng, nhiều lúc Chúa đã sử dụng những kẻ cầm quyền gian ác để thi hành kế hoạch của Ngài cho các dân tộc. Vì thế, họ chỉ có thể tồn tại trong một thời điểm nhất định theo kế hoạch tối thượng của Chúa, và họ không có quyền kiêu căng về vị trí mình đang có (DaDn 4:29-32). . Chúng ta có thể yên tâm trước những biến cố của thế giới vì Đức Chúa Trời vẫn đang sống, đang tể trị và đang có chương trình tốt nhất cho những kẻ yêu mến Ngài (RoRm 8:28). Bài 9: SỰ KIÊU NGẠO CỦA ÊĐÔM I. KIÊU NGẠO VÌ ĐỊA THẾ AN TOÀN 1. Địa thế hiểm trở: Dân Êđôm đã lập chỗ ở của mình trong các hang núi hoặc tự tạo các hang từ các bức vách núi. Ở xứ Petra chúng ta vẫn còn thấy những nơi trú ngụ rộng lớn được đẻo từ núi đá. 2. Thách đố: Dân Êđôm thách thức mọi thế lực trên trần gian rằng “Ai có thể xô ta xuống đất ?”, Nhưng Chúa cho họ biết rằng“lòng kiêu ngạo đã lừa dối họ”( ApOv 1:3-4 tương ứng với Gie Gr 49:16), và dầu họ “lót ổ giữa các ngôi sao” nghĩa là dù họ lên đến chỗ an toàn hơn hết thì chính Chúa cũng xô họ xuống khỏi đó (Thi Tv 127:1). . Đây là tinh thần kiêu ngạo của Satan vẫn đang hành động trong con người với chủ nghĩa “nhân bản thế tục”, sẽ lên tột đỉnh trong AntiChrist (IITe 2Tx 2:4). II. KIÊU NGẠO VÌ GIÀU CÓ 1. Sự giàu có của Êđôm: Dù có một phần Samạc, Êđôm có rất nhiều vùng trũng dồi dào nước, các mỏ sắt và đồng ở Êxiôn Ghêbe cùng các tuyến đường thương mại đượng bộ và đường biển, khiến Êđôm rất giàu có. 2. Thành phố Petra: Petra có nghĩa là vầng đá, nơi đồn lũy vững chắc của Êđôm, rất giàu có. Hiện nay tại Petra vẫn còn một ngôi đền “Kho tàng”. Tuy nhiên, niềm kiêu hãnh về sự giàu có đã thu hút người Nêbát cướp bóc Êđôm. III. KIÊU NGẠO VÌ CÁC LIÊN MINH 1. Các liên minh: Apđia gọi họ là kẻ đôìng minh, kẻ hòa thuận, kẻ ăn bánh ngươi. Đó là dân Arập (Thi Tv 83:6), Môáp, Ammôn, Gaxa, Tyrơ. . . 2. Bị phản bội: Tuy nhiên các đồng minh của Êđôm đã phản bội họ vì sức mạnh thế tục không phải là nơi nương dựa an toàn. IV. KIÊU NGẠO VÌ NHỮNG MƯU SĨ 1. Kẻ khôn ngoan thông sáng: Êđôm hãnh diện vì mình có những kẻ khôn ngoan thông sáng. Êlipha, bạn Gióp là người Êđôm, các vua Hêrốt cũng vậy,
  • 11. họ nổi tiếng khôn ngoan, mưu lược trong quan điểm loài người. 2. Thất bại: Sự hiểu biết, khôn ngoan ngoài Chúa không thể bảo vệ dân tộc khỏi sự đoán phạt của Chúa. Tuy nhiên, ngày nay, người ta vẫn cậy vào sự khôn ngoan, mưu lược của các lãnh tụ với những hiệp ước hòa bình họ đạt được ! V. KIÊU NGẠO VÌ SỨC MẠNH QUÂN SỰ 1. Lính chiến Thêman: Thêman có lẽ là thủ đô và là trung tâm phòng thủ vững chắc. Những lính chiến Thêman đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho nhiều quốc gia (Gie Gr 49:16). 2. Thất kinh: Apđia cho biết những lính chiến của Thêman sẽ thất kinh, sẽ bị đè bẹp. Dầu vậy, hiện nay, thế giới vẫn đang chạy đua vũ trang. Tuy nhiên, sự giải cứu của mọi dân tộc chỉ ở trong tay Đức Chúa Trời mà thôi. ! Bài 10: NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA ApOv 1:10-16 I. NGÀY CỦA CHÚA TRÊN ÊĐÔM 1. Ysơraên đối với Êđôm: Khi dân Ysơraên ra khỏi Aicập, Chúa dặn họ phải xem Êđôm là anh em của mình, không được chiếm xứ mà Chúa ban cho họ (PhuDnl 2:4-5). . Môise dạy: Chớ lấy làm gớm ghiếc người Êđôm, vì là anh em mình (23:7). 2. Tội ác của Êđôm đối với Ysơraên: Nhưng Êđôm không nhận Ysơraên là anh em: . Hung bạo: Đem quân ngăn cảnYsơraên đi qua ngang đất của họ (Dan Ds 20:20). . Vui mừng trước tai họa của Ysơraên: Babylôn chinh phục Giêrusalem (Thi Tv 137:7). . Cướp bóc trong ngày Ysơraên bị tai họa (vồ lấy của cải nó. c. 13). . Tiếp taycho kẻ thù Ysơraên: Diệt kẻ trốn tránh, nộp kẻ sống sót (c. 14). . Họ đã từng mua cộng đồng nô lệ Do Thái từ Gaxa và Tyrơ (AmAm 1:6, 9). 3. Lý do Êđôm bị đoán phạt: Bởi sự hung bạo của Êđôm đối với dân Ysơraên của Chúa, hậu quả của sự thù địch, nóng giận, ganh ghét, oán hận từ xưa (Exe Ed 35:1, 11) mà Êđôm bị đoán phạt: Họ phải gặt những gì họ đã gieo (GaGl 6:7). . Hơn nữa, đối với Chúa, không cứu giúp người khốn khổ đã là tội rồi (Mat Mt 25:45). . Thật ra, đòi hỏi của Chúa là phảiyêu cả đến kẻ thù nghịch (5:43-45). II. NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA 1. Ngày đoán phạt các nước: Ngày của Đưc Giêhôva mô tả ngày Chúa đoán
  • 12. phạt và hủy diệt mọi kẻ thù nghịch Ngài. Dù ở đây được dùng để chỉ sự đoán phạt Êđôm, nhưng cũng được dùng để chỉ sự đoán phạt mọi dân tộc trong ngày cuối cùng (c. 15). . Đaniên mô tả đó là thời kỳ mà đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ (DaDn 12:1). Giôên khẳng định: Nó đến như một tai vạ thả ra bởi Đấng Tòan Năng (Gio Ge 1:15). Sứ đồ Giăng kêu lên: Ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nỗi ? (KhKh 6:17). . Tuy nhiên, đối với Hội Thánh Chúa thì đó không phải là ngày đáng sợ. Trái lại, đó là ngày vui mừng được Chúa tiếp rước để ở cùng Chúa luôn luôn (ITe1Tx 4:17). 2. Diễn tiến: Apđia không trình bày, nhưng các sách tiên tri khác cho biết sẽ có: 1. Sự cất lên của Hội Thánh. 2. Cơn đại nạn ở dưới đất. 3. Người Do Thái trở lại đạo 4. Trận chiến Hạtmaghêđôn. 5. Chúa Cứu thế trở lại trong vinh hiển. 6. Sự trị vì 1000 năm bình an. 7. Sự phán xét các dân tộc. 3. Ý nghĩa: Ngày của Đức Giêhôva nhắc chúng ta nhớ đến sự thánh khiết và công bình của Đức Chúa Trời. Ngài đoán xét không hề thiên vị. 4. Ngày của Chúa gần rồi: Trong ánh sáng nhiều lời tiên tri đã được ứng nghiệm, rõ ràng ngày của Chúa đã gần rồi. Chúng ta phải cảnh báo cho thế hệ của mình để họ tránh khỏi cơn giận hầu đến (Mat Mt 3:7). Bài 11: SỰ KHÔI PHỤC VÀ CỨU CHUỘC YSƠRAÊN ApOv 1:17-21 I. HAI PHƯƠNG DIỆN CỦA LỜI HỨA CHO YSƠRAÊN 1. Sự chúc phước về vật chất: Dân Ysơraên sẽ được trở về xứ sở mình là Palettin để nhận lại sản nghiệp mình (c. 17). Họ sẽ vào ở trong đất của người Canaan cho đến tận Sarépta (c. 20). Họ sẽ chiếm các thành phương nam (c. 21). . . . . Họ sẽ chiến thắng Êđôm (c. 18): Dân Nêbát (dân Nam phương c. 19) đã chiếm được núi Sêirơ, tàn sát Êđôm, nhưng có một số trốn thoát đến miền nam palettin trong địa phận Yđumê. Từ đây Êđôm đóng góp cho lịch sử những Hêrốt đáng ghê tởm ! Tuy nhiên, dưới thời Maccabê, dân Do Thái đã giết 20. 000 người Êđôm và bắt người Êđôm còn lại phải theo nghi lễ tôn giáo Giuđa. 2. Sự chúc phước về tâm linh: Dân Ysơraên bị lưu đày, bị rủa sả vì tội thờ hình tượng. Nhưng những kẻ trở về đã được giải cứu khỏi tội lỗi, đem lại sự thánh khiết cho núi Siôn (c. 17) khiến họ được thờ phượng Đưc Chúa Trời và làm dân Ngài. . Lửa tượng trưng cho sự vinh hiển và sự đoán phạt : Lửa vinh hiển được thấy trong bụi gai cháy, trong trụ lửa và trong lưỡi lửa lễ Ngũ tuần. Lửa đoán
  • 13. phạt đốt Nađáp Abihu (LeLv 10:2), đốt 250 người dâng hương đảng Côrê (Dan Ds 16:35). . . . Sự vinh hiển bày tỏ rõ ràng khi nước thuộc về Đức Giêhôva (c. 21), khi mọi dân tộc tôn thờ Chúa. II. NÚI ÊSAU VÀ NÚI SIÔN Núi Êsau Núi Siôn Quyền lực, Địa thế, Của cải, bạn bè, sự khôn ngoan, sức mạnh quân sự. Đức Chúa Trời Hằng Sống Ở giữa dân sự Ngài Bản Ngã Đức Chúa Trời Tội lỗi Thánh khiết Thất bại Chiến thắng Sự chết Sự sống III. ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH ÁPĐIA 1. Nhận định sai lầm cần tránh: Nhiều người nhận định sai lầm rằng Đức Chúa Trời của Cựu Ước là Đấng nghiêm khắc, đoán xét gay gắt, đầy thạnh nộ, trong khi Đức Chúa Trời của Tân Ước là Đức Chúa Trời của tình yêu và lòng thương xót. 2. Đức Chúa Trời qua sách Apđia: Qua sách Apđia, chúng ta thấy Đức Chúa Trời là Đấng cai trị tối cao (c. 1, 21), Đấng đoán xét các dân, Đấng thương xót, giải cứu (c. 17, 21), Đấng cảnh cáo tội nhân, thấy rõ mọi sự (c. 4, 10- 14), hình phạt tội lỗi, Đấng thánh khiết công bình (c. 15-17), Đấng tha thứ (c. 17), Đấng ban phước và ở với dân Ngài (c. 17-21), Đấng kêu gọi, chỉ dẫn (c. 1). . . Bài 12: GIỚI THIỆU GIÔÊN I. TRƯỚC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI 1. Trước giả: Giôên không nói gì về chính mình trừ ra việc ông là con của Phêthuên. Như các tiên tri khác, ông chỉ muốn nhấn mạnh đến sứ điệp chứ không phải sứ giả. . Có 13 người tên Giôên, nhưng không ai trong số đó có thể là tiên tri Giôên. . Giôên có nghĩa là “Giêhôva là Đức Chúa Trời”. Đa số học giả tin rằng Giôên là một thầy tế lễ vì ông quan tâm đến đền thờ, trách nhiệm thầy tế lễ. Mốt số khác bác bỏ vì sự kiện Giôên chống các thầy tế lễ. Tuy nhiên điều
  • 14. chắc chắn là Giôên sống tại Giêrusalem, và là một người Giuđa rất quen thuộc với đền thờ. 2. Niên đại: Không thể xác định rõ. Có nhiều giả thuyết nhưng chắc chắn là không phải trong thời kỳ lưu đày vì Giôên nhắc đến các thầy tế lễ trong đền thờ: . Hậu lưu đày: Vì Giôên không nói đến người Asyri, Babylôn hay các hình tượng, là các chủ đề nổi bật của các tiên tri tiền lưu đày. Như thế, đây chỉ là sách lịch sử ! . Tiền lưu đày: Vì Giôên đề cập đến nạn cào cào. Hơn nữa, Amốt trích dẫn Giôên (AmAm 1:2 với Gio Ge 3:16, AmAm 9:13 với Gio Ge 3:18). Như thế Giôên phải viết trước Amốt, nghĩa là trước năm 755 TC. Ngoài ra, Tân Ước cũng kể Giôên chung với các tiên tri đầu tiên. Vì thế, theo Hailey, Giôên được viết ra vào năm 830 TC dưới thời thầy tế lễ Giêhôgiađa làm nhiếp chính cho vua Giôách còn trẻ tuổi. II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Athali: Athali là con gái của Aháp và Giêsabên, kết hôn với Giôram, con trai vua Giôsaphát, dẫn dụ Giôram và Giuđa lìa bỏ Đức Chúa Trời để thờ Baanh. Giôram đã giết 6 em mình. Giôram chết, Achaxia lên ngôi, làm điều ác. Một năm sau, Achaxia bị giết. Nghe tin đó, Athali giết các cháu nội của bà và lên ngôi. 2. Giêhôgiađa: Chị của Achaxia là vợ thầy tế lễ Thượng phẩm Giêhôgiađa, đã cứu được con út của em mình là Giôách, nuôi dưỡng Giôách trong đền thờ. Khi Giôách 7 tuổi, Giêhôgiađa lãnh đạo cuộc nổi dậy, lập Giôách làm vua và xử tử Athali. . Vì Giôách còn quá nhỏ nên Giêhôgiađa làm nhiếp chính. Đây là lý do vì sao Giôên không nói với vua mà chỉ nói với các thầy tế lễ. Giêhôgiađa đã làm ba điều: Dâng cho vua một bản sao giao ước,Lập một giao ước giữa vua với Đức Chúa Trời và dân sự, dẫn dắt dân sự phá hủy các vật thờ Baanh. III. TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIÊP 1. Sứ điệp: Giôên đề cập đến năm chủ đề: 1. Nạn dịch cào cào. 2. Trách nhiệm thầy tế lễ. 3. Tôn giáo bề ngoài. 4. Sự tuôn đổ Thánh Linh. 5. Ngày của Đức Giêhôva. 2. Tính độc đáo: Cả sách xoay quanh “Ngày của Đức Giêhôva”với sự đoán phạt, lời kêu gọi ăn năn, quân bình giữa thờ phượng và tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời và nhất là lời hứa về sự tuôn đổ Đức Thánh Linh. Bài 13: SỰ ĐOÁN PHẠT VÀ ĂN NĂN Gio Ge 1:1-12
  • 15. I. CÀO CÀO VÀ HẠN HÁN 1. Nguồn gốc sứ điệp: Giôên khẳng định sứ điệp của ông đến từ Đức Chúa Trời. Ông đang công bố Lời của Đức Chúa Trời cho dân sự mình để kêu gọi họ ăn năn hầu có thể cứu vớt tình thế và khiến họ vui hưởng ơn phước của Chúa trở lại. 2. Nạn cào cào: Nạn cào cào là điều bình thường trong khu vực Palettin, nhưng đây là trận dịch chưa từng thấy trong lịch sử . Giôên đã mô tả một cách sống động và chính xác sự tàn phá do dịch cào cào gây nên. . Sự di trú của bầy châu chấu ở Bắc Phi, Mễ Tây Cơ, sa mạc Arabi và nhiều nơi khác đang đe dọa nạn đói trên những khu vực rộng lớn mà người ta chưa tìm được biện pháp khắc phục vì trứng của nó được giấu sâu dưới đất. Thánh Kinh tự điển Zondervan có nói đến “vùng đất sinh sản loài châu chấu sa mạc không bao giờ cạn kiệt tại Arabi”. 3. Bốn từ ngữ: Tiếng Hybá có ít nhất chín từ ngữ dành cho cào cào. 1:4 dùng 4 từ trong số đó là gazam, arbeh, yelig và hasil. Có lẽ Giôên muốn nói đến bốn giai đoạn phát triển của nạn dịch hoặc bốn đợt tấn công của cào cào, nhằm mục đích công bố sự đoán phạt hoàn toàn và rộng khắp trên dân sự. 4. Hạn hán: 1:18-20 đề cập đến nạn hạn hán khiến đồng cỏ bị đốt cháy, cây cối ngoài đồng cũng không còn, khiến cả đến súc vật cũng phải khốn khổ : Súc vật rên siếc, bầy bò bối rối, bầy chiên khốn khổ, thú đồng thở giốc ! II. KẾT QUẢ SỰ ĐOÁN PHẠT 1. Lương thực cạn kiệt: Những nông dân phải “hổ thẹn, than khóc”vì mọi thứ lương thực đều không còn: Lúa mì, lúa mạch đã mất, cây nho khô héo, cây vả hao mòn, cây lựu, cây chà là, cây tần và mọi cây cối ngoài đồng đều khô héo. 2. Niềm vui không còn: “Sự vui vẻ đã khô héo đi khỏi con trai loài người”. Những kẻ say sưa “khóc lóc, than vãn”vì cớ rượu ngọt đã cất khỏi miệng họ. 3. Sự thờ phượng Chúa không còn nữa: Đây là lý do lớn nhất khiến dân sự cần phải than khóc. Không phải vì những nhu yếu phẩm (lương thực) đã bị cất đi, cũng không phải các xa xí phẩm (rượu) đã bị cất đi, mà vì các của lễ không còn để dâng cho Đức Chúa Trời. . Thật ra, sự đoán phạt xảy ra là vì cớ tội lỗi đã khiến họ không còn vui mừng hớn hở đến trước mặt Chúa để dâng những của lễ chay và các lễ quán. . Vì thế, dân sự cần khóc lóc đau đớn như người trinh nữ mặc bao gai đặng khóc chồng mình. Họ cần biết khóc về chính mình, về linh hồn tội lỗi của mình, hơn là khóc về những tai họa xảy đến. Bài 14: KÊU GỌI ĂN NĂN VÀ CẦU NGUYÊN
  • 16. I. KÊU GỌI CÁC TRƯỞNG LÃO 1. Hãy nghe điều nầy (1:2): Trước tiên, họ cần nhận lời Chúa phán cho mình. 2. Hãy kể lại (1:3): Không phải chỉ kể lại câu chuyện cào cào, họ phải nhắc nhở con cháu về sự hình phạt chắc chắn sẽ giáng trên những kẻ xây bỏ Đức Giêhôva. 3. Hãy nhóm lại trong nhà Đức Giêhôva (1:14): Hãy đến để hết lòng ăn năn, kiêng ăn để kêu cầu cùng Chúa vì chỉ trong Ngài mới có câu giải đáp cho mọi nan đề trong cuộc sống. II. KÊU GỌI TOÀN THỂ DÂN SỰ 1. Hãy lắng tai (1:2): Giống như lời kêu gọi Trưởng lão, mọi người cần lắng tai nghe rồi sau đó kể lại cho con cháu về bài học đau thương họ đã học. 2. Hãy nhóm lạitrong nhà Đức Giêhôva (1:14): Giống như lời kêu gọi Trưởng lão. 3. Hãy hết lòng trở vềcùng Chúa (2:12): Không phải chỉ đến đền thờ Chúa, họ phải đến với chính Chúa với cả tấm lòng ăn năn thống hối (2:13). 4. Biệt mình ra thánh (2:15): Đến với Chúa thánh khiết, phải biệt mình ra thánh, sau khi giải quyết mọi tội lỗi bằng sự ăn năn thật, thì tiếng kêu cầu của họ mới được Chúa lắng nghe và đáp lời. 5. Toàn thể hiệp một (2:16): Ngay cả con trẻ cũng được mời đến. Cả đến cô dâu chú rễ cũng gác qua một bên niềm vui cá nhân để dành ưu tiên hàng đầu cho sự tìm kiếm Chúa. Mọi người cần thấy rõ nhu cầu cấp bách của dân sự. Mọi người cần than khóc về tình trạng thuộc linh lẫn thuộc thể của mình (Từ thầy tế lễ đến nông dân và ngay cả kẻ say sưa). III. KÊU GỌI THẦY TẾ LỄ 1. Hãy than khóc (1:13): Chúa kêu gọi họ mặc bao gai mà nằm cả đêm giữa hiên cửa đền thờ và bàn thờ của lễ thiêu. Họ cần khóc như Giôsuê đã từng khóc khi thất bại trước Ahi, xin Chúa cứu dân sự Ngài vì cớ Danh Lớn Ngài. Vì nếu dân Chúa bị tiêu diệt, cơ nghiệp Chúa bị sỉ nhục, thì các dân tộc chung quanh sẽ chê cười rằng: “Nào Đức Chúa Trời chúng nó ở đâu ?”( 2:17). 2. Hãy gọi một hội đồng trọng thể (1:14): Sự phục hưng phải bắt đầu với những người lãnh đạo tôn giáo. Sau khi chính họ hết lòng kêu cầu Chúa, họ phải chủ động kêu gọi dân sự hiệp một với họ để tìm kiếm Chúa. 3. Hãy thổi kèn trong Siôn (2:15): Tiếng kèn được dùng để cảnh báo cho dân sự biết điều nguy hiểm. Tiếng kèn báo đông từ Giêrusalem sẽ được tiếp sức xuyên khắp các thành các làng cho đến khi mọi người đều nhận sứ điệp.
  • 17. . Chúng ta là người hầu việc Đức Chúa Trời, phải vừa là tiếng kèn cảnh báo, vừa là ánh sáng đưa đường nhân loại đến cùng Đức Chúa Trời. Bài 15: ĂN NĂN XÉ LÒNG I. ĂN NĂN THẬT 1. Hết lòng trở về cùng Ta: Cần nhận thức mình đã đi sai lạc khỏi con đường chánh đáng Chúa muốn mình cần phải đi. . Cần nhận biết mình đã xa cách Chúa. Những hình thức thờ phượng bề ngoài đã đưa họ càng ngày càng xa cách Chúa trong tội lỗi, trong ý riêng. . Cần dứt khoát lìa bỏ con đường cũ ngay bây giờ để quay về cùng Chúa. Không phải chỉ quay về với những buổi thờ phượng, với đền thờ. . Cần phải hết lòng trở về. Trở về với tấm lòng đói khát. 2. Kiêng ăn: Không phải đói vì bánh, khát vì nước, mà phải đói khát chính Chúa. Chúa là nhu cầu không thể thiếu cho tâm linh, cho cuộc đời. Vì thế, họ không còn thiết đến ăn uống cho đến khi nhận được chính Chúa cho mình. 3. Khóc lóc và buồn rầu: Họ phải thật sự đau đớn vì tội lỗi họ đã xúc phạm Chúa, làm đau lòng Ngài. . Họ phải thật sự đau đớn vì không có Chúa là điều kinh khiếp nhất cho cuộc đời. 4. Xé lòng chứ không phải xé áo: Để bày tỏ lòng ăn năn, dân sự thường xé áo mình, mặc bao gai. Tuy nhiên Chúa dạy họ phải xé lòng chứ đừng xé áo. Họ cần có một quyết định dứt khoát từ tấm lòng tan vỡ, ăn năn thống hối. Họ cần trải lòng mình ra trước mặt Chúa, để những tội lỗi kín giấu được phơi bày và được tẩy sạch. II. NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ CHÚA 1. Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi: Họ cần nhận thức Chúa là Đức Giêhôva, Đấng Tự hữu, hằng hữu, là Đấng Tạo hóa quyền năng, bất biến. . Họ cần nhận Chúa là của riêng mình và mình đang thuộc về Chúa. 2. Ngài là nhơn từ: Chúa luôn chủ động làm điều tốt cho họ, vì tấm lòng Ngài luôn suy nghĩ đến lợi ích của họ. 3. Hay thương xót: Dù Ngài là Đức Chúa Trời cao cả còn họ chỉ là bụi đất, nhưng Đức Chúa Trời đã tự đặt mình vào vị trí của họ để cảm thông và cứu giúp. Ngài cũng đã mang lấy thân xác con người để sống giữa chúng ta. 4. Chậm giận: Dù từ ngày được dựng nên, con người đã khước từ Chúa, dùng tội lỗi mình mà chọc giận Ngài, Ngài vẫn nhịn nhục chờ đợi họ ăn năn. Ngài không sẵn sàng thi hành sự đoán phạt tương xứng với tội lỗi của họ. 5. Giàu ơn: Trong Chúa có đủ mọi loại ơn phước dư dật cho con người, đáp ứng mọi nhu cầu thiết thực cho họ. Ngài sẵn sàng ban ơn phước hơn là sẵn
  • 18. sàng giáng họa. 6. Đổi ý về tai họa: Đối với những người thật lòng ăn năn, hết lòng trở về cùng Chúa, không những Ngài không giáng họa, mà Ngài còn giải cứu và xuống phước trên họ và sẵn sàng khiến họ trở nên nguồn phước cho mọi dân tộc. Bài 16: SỰ KHÔI PHỤC CÁC ƠN PHƯỚC Gio Ge 2:18-27 I. ĐÁP ỨNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Đức Giêhôva động lòng ghen: Ngài nhận dân Do Thái là dân của Ngài, là cơ nghiệp Ngài. Vì thế, Ngài không thể để cho họ cứ bị sỉ nhục. 2. Ngài động lòng thương xót: Ngài thấy nỗi sầu khổ của họ khi đối diện với sự đoán phạt vì tội lỗi. Ngài cũng thấy tấm lòng ăn năn đau đớn của họ. Vì thế, Ngài cảm thông và sẵn sàng cứu giúp con dân Ngài. 3. Ngài đáp lời: Dân sự đã đáp ứng nhiệt thành với lời kêu gọi của tiên tri Giôên. Họ đã xé lòng chứ không phải chỉ xé áo. Họ đã biệt mình ra thánh, hiệp một trong sự kiêng ăn, khóc lóc, kêu cầu Đức Giêhôva và tìm kiếm chính Ngài. Vì thế, Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của tiên tri Giôên, của các thầy tế lễ và của cả dân sự. II. LỜI HỨA CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Lời hứa giải cứu: Chúa sẽ khiến đạo binh đến từ phương bắc (cào cào hoặc quân Asyri ?) lánh xa họ, và phải vào nơi khô khan, hoang vu và bị tiêu diệt. Tuy nhiên, điều lưu ý là đạo quân nầy do Chúa sai đến để sửa phạt dân sự, để xây lòng họ trở về cùng Chúa. Sau khi hoàn tất sứ mạng nầy thì chính đạo quân đó sẽ phải đối diện với sự sửa phạt tùy theo việc họ làm đối với Chúa và dân Chúa. Như thế, bên trên mọi biến cố lịch sử vẫn là bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời. 2. Lời hứa khôi phục: Chúa sẽ khiến đám cỏ nơi đồng vắng nứt đọt, cây ra trái, cây vả và cây nho đều ra sức nó (2:22). 3. Lời hứa ban phước: Chúa hứa sẽ ban phước cả về thuộc thể lẫn thuộc linh. . Về thuộc thể, Chúa sẽ ban mưa phải thời cho dân sự, nghĩa là mưa móc dẫn đến sự sinh sôi lương thực dồi dào (2:23) đến nỗi những sân sẽ đầy lúa mì, những thùng sẽ tràn rượu mới và dầu (2:24). . Về tinh thần, họ không còn bị sỉ nhục, bị xấu hổ, vì không còn là cớ si nhục giữa các dân tộc nữa (2:19, 26, 27). . Về thuộc linh, họ sẽ vui mừng trong Đức Chúa Trời vì Chúa đã làm các việc lớn cho họ khi họ biết ăn năn, kêu cầu Ngài (2:21, 23).
  • 19. III. KẾT QUẢ PHƯỚC HẠNH 1. Vui mừng thờ phượng Chúa: Họ sẽ vui mừng ngợi khen Chúa vì Ngài đã đối xử với họ cách nhơn từ lạ lùng (2:26). Họ lại sẽ vào đền thờ Chúa để dâng những của lễ cảm tạ, ngợi khen, cách đẹp lòng Chúa. 2. Niềm vui lớn nhất: Niềm vui lớn nhất đến từ sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở giữa dân sự (2:27). Ngài là Đức Chúa Trời của họ và họ sẽ làm dân Ngài, Họ được bước vào mối tương giao sống động, ngọt ngào phước hạnh với Chúa. Bài 17: NGÀY SAU RỐT : TUÔN ĐỔ THÁNH LINH 2:28-29 Bằng các từ “Sau đó”, Giôên hướng đến tương lai xa về sự thăm viếng của Đức Chúa Trời qua sự ban phước và đoán phạt. Chúng ta sẽ học về sự ban phước. I. LỜI TIÊN TRI VỀ SỰ TUÔN ĐỔ ĐỨC THÁNH LINH 1. Tiên tri lễ Ngũ tuần: Giôên được xem là tiên tri của lễ Ngũ tuần vì ông tiên báo sự tuôn đổ Đức Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ tuần. Sự tuôn đổ nầy cũng đã được Giăng Báptít và Chúa Jesus tiên báo (Mat Mt 3:11. LuLc 24:49. Cong Cv 1:4-8). 2. Sáu nhóm người được liệt kê: Giôên liệt kê sáu nhóm người sẽ nhận được sự tuôn đổ Đức Thánh Linh. Đó là : Con trai và Con gái các ngươi. Người già cả và bọn trai trẻ. Đầy tớ trai và đầy tớ gái. . Tính chất phổ quát: Điều làm cho người Do Thái ngạc nhiên là tính chất phổ quát của lời tiên tri. Trong thời Cựu Ươc, Đức Chúa Trời thường lựa chọn những người đặc biệt để làm những việc đặc biệt và đổ Thần Ngài lên trên họ. Nhưng lời hứa ở đây dành cho mọi người “trên cả loài xác thịt”( Gio Ge 2:28). Như thế, cả dân ngoại bang cũng nhận được ân phước nầy. . Nguyên tắc không phân biệt: Mọi người đều bằng nhau và đều có thể nhận được sự tuôn đổ Đức Thánh Linh như nhau. Đức Chúa Trời không phân biệt tuổi tác, phái tính, giai cấp xã hội của con dân Ngài. 3. Thể hiện sự tuôn đổ Đức Thánh Linh: Giôên cho biết những người đầy dẫy Đức Thánh Linh sẽ nói lời tiên tri (nói Lời Đức Chúa Trời bởi sự mặc khải của Thánh Linh Ngài). Họ cũng sẽ thấy chiêm bao và những khải tượng (nhận được sự mặc khải của Chúa qua giấc mơ hay những sự hiện thấy hoặc nhận thức). . Những điều đó đã có thực hiện trong thời Cựu Ước, nhưng trong thời Tân Ước sẽ thực hiện trên quy mô rộng lớn hơn nhiều vì Chúa muốn tất cả con dân Chúa đều là những chứng nhân cho Ngài.
  • 20. II. SỰ ỨNG NGHIỆM TỪ NGÀY LỄ NGŨ TUẦN 1. Lễ Ngũ tuần: Ngũ tuần có nghĩa là năm mươi. Đó là một kỳ lễ để ăn mừng mùa gặt và kỷ niệm ngày thành lập quốc gia Do Thái tại núi Sinai. Lễ Ngũ tuần còn được gọi là Lễ các tuần, Lễ mùa gặt, hay Ngày hoa quả đầu mùa (XuXh 34:1-35; Dan Ds 28:26). . Chúa Jesus ví Ngài như hạt giống lúa mì chết đi để đem lại mùa gặt (GiGa 12:24). Ngài đã chết trong lễ Vượt qua và 50 ngày sau, Ngài đã ban mùa gặt rộng lớn bằng sự tuôn đổ Đức Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ tuần. 2. Ngày sau rốt: Phierơ đổi từ “sau đó”thành “trong ngày sau rốt”( Cong Cv 2:17). Ngày sau rốt được định nghĩa là thời gian giữa hai lần đến của Chúa Jesus. Tuy nhiên, thời đại Hội Thánh chỉ thực sự bắt đầu khi Hội Thánh được thành lập trong ngày lễ Ngũ tuần khi 120 tín hữu được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Bài 18: NGÀY SAU RỐT : CƠN ĐẠI NẠN Gio Ge 2:30-32 I. CƠN ĐẠI NẠN 1. Những sự lạra trong các từng trời: Tiên tri Đaniên cho biết “Lúc đó sẽ có tai nạn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ”( Dan Ds 12:1). Khải huyền cho chúng ta biết những điều đó sẽ xảy ra trong cơn đại nạn. . Mặt trời sẽ đổi ra tối tăm: KhKh 6:12 cho biết có một cơn động đất lớn, Sau đó, mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen. Động đất là điều đang xảy ra thường xuyên hơn trên thế giới hiện nay và núi lửa phun nham thạch với đám mây tro có thể che mất ánh sáng mặt trời. . Mặt trăng trở nên như máu: Người ta tự hỏi không biết có thể có chiến tranh ở mặt trăng không ? Hay là một siêu cường nào đó có thể dùng mặt trăng làm nơi phóng đi những vũ khí hạt nhân chăng ? Hay những rối loạn bầu khí quyển do những thảm họ trên đất sẽ khiến mặt trăng có màu đỏ như máu ? 2. Những sự lạ ở dưới đất: . Máu và lửa: Thường tượng trưng cho chết chóc và chiến tranh hủy diệt. Đây là điều không bao giờ dứt trên trái đất, nhất là trong thời đại cuối cùng, còn gọi là thời đại Hội Thánh. . Luồng khói:Nhiều nầy nhắc cho chúng ta nhớ những cuộn khói hình nấm sau các vụ nổ hạt nhân. 18:9-10 mô tả sự hủy diệt Babylôn chỉ trong một giờ, khiến người ta nghĩ đến cảnh hủy diệt do bom nguyên tử với các chất thải phóng xạ ?
  • 21. II. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CỨU 1. Người cầu khẩn Danh Chúa: Dân Do Thái đã chịu cơn đoán phạt năm 70 SC vì họ đã chối bỏ Đấng Christ, đóng đinh Ngài và bắt bớ các tín đồ của Ngài. . Tuy nhiên, trong cơn đại nạn, họ được Chúa ban cho cơ hội để ăn năn, kêu cầu Danh Chúa để được cứu. Thời đại Dân ngoại hay thời đại Hội Thánh đã được chấm dứt khi Hội Thánh được cất lên không trung mà gặp Chúa, thì thời đại dân Do Thái lại được tiếp tục, chiếc đồng hồ dân Do Thái lại tiếp tục chạy cho hết tuần lễ cuối cùng, tuần lễ thứ 70. 2. Người Đức Giêhôva kêu gọi: Dân Do Thái chối bỏ Chúa, nhưng Chúa không bỏ họ. Ngài vẫn chọn lựa và kêu gọi hoê ăn năn quay về với Ngài. . Như thế, cơn đại nạn kinh khiếp cũng như nạn dịch cào cào đã được xảy ra, là để đưa con dân Chúa trở về với Chúa để được thương xót. . Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tin rằng thời gian đại nạn kéo dài trong vòng bảy năm. Tuy nhiên thiên đàng phước hạnh sẽ kéo dài đến đời đời. Bài 19: NGÀY SAU RỐT : ĐOÁN XÉT và THIÊN HY NIÊN I. SỰ ĐOÁN PHẠT CÁC NƯỚC 1. Dân Ysơraên kêu cầu cùng Chúa: Vào lúc tận cùng cơn đại nạn sẽ có trận chiến Hạtmaghêđôn. Giôên cho biết dân các nước sửa soạn chiến trận, toàn bộ phương thức sản xuất đều hướng đến chiến tranh (Gio Ge 3:9-10). . Khi dân sự đối diện với sự hủy diệt, họ sẽ kêu cầuĐấng Mếtsia giải cứu họ. Tiên tri Ôsê đã chép: “Trong cơn khốn nạn, chúng nó sẽ cố tìmTa (OsHs 5:15). Giôên chép lời dân sự: “Xin khiến những người mạnh mẽ của Ngài xuống đó”( Gio Ge 3:11). Êsai mong ước: “Ôi ước gì Ngài xé ráchcác từng trời và ngựxuống”( EsIs 64:1). 2. Sự tái lâm của Chúa: Ôsê khẳng định Chúa sẽ đến để giải cứudân Ngài: “Sự hiện ra của Ngài là chắc chắnnhư sự hiện ra của mặt trời sớm mai”( OsHs 6:3). . Chúa Jesus sẽ trở lạivới hết thảy thiên sứ và Hội Thánh vinh hiển của Ngài. Anti Christ sẽ bị hủy diệtbởi sự vinh hiển của sự tái lâm của Chúa (IITe 2Tx 2:8). . Chúa Jesus sẽ đoán xétcác dân tộc tại trũng Giôsaphát (Giêhôva là Đấng Đoán xét). Họ sẽ bị đoán xét trên cơ sở cách họ đối xửvới dân sự Chúa (cả Ysơraên lẫn Hội Thánh suốt mọi thời đại. Mat Mt 25:31-46). . Giôên đặc biệt nói đến sự đoán phạttrên Tyrơ, Siđôn, Philitin (Gio Ge 3:4- 8), Êdíptô và Êđôm (3:19) vì cớ sự hung áccủa họ đối cùng dân Ysơraên. II. THIÊN HY NIÊN 1. Lời hứa phước lành cho Giuđa: Giôên kết thúc sứ điệp với những ơn
  • 22. phướclớn lao được hứa cho dân Chúa: . Đức Giêhôva là nơi ẩn náu, là đồn lũy cho dân Ngài (3:16). . Đức Giêhôva sẽ ở tạiSiôn làm Đức Chúa Trời của dân Ngài (3:17a). . Giêrusalem sẽ là thánhvà không bị xâm lăng nữa (3:17b). . Đất Ysơraên sẽ được tưới tắm và rất màu mở(3:18). . Dân Giuđa sẽ cư trú tại đó mãi mãi (3:20). . Chúa sẽ tha thứmọi tội lỗi của dân Giuđa (3:21). 2. Thiên hy niên: Thiên hy niên là thời gian 1. 000năm bình an trên đất, xảy ra sau7 năm đại nạn, trận Hatmaghêđôn và sự tái lâm của Chúa. . Êxêchiên cũng mô tả giòng sôngmà 3:18 có nhắc đến. Giòng sông ra từ bàn thờ của đền thờ được xây lại, đem sự sống đến cho đất và cất đi sự ô nhục của biển (Exe Ed 47:1-12). . Sách Giôên bắt đầu với sự hủy diệtvà buồn rầu, nhưng kết thúc với sự đăỉcthắngvẻ vang : Đức Giêhôva ngự tại Siôn, Ysơraên và nhiều dân tộc sẽ được cứu. Bài 20: ĐỨC CHÚA TRỜI qua Sách GIÔÊN ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC MẶC KHẢI QUA CÁC TIỂU TIÊN TRI Tiên Tri GIÔÊN 1. Niên đại gần đúng N ă m 8 3 0 T C ? ( M ô
  • 25. ư ơ n g q u ố c G i u đ a ở p h í a N a m . NHỮNG ĐẶC ĐIỂM về ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Đấng Cai TrịTối Cao Gio Ge 3:2 Nhóm các nước lại 2. Phán xétcác dân tộc 3:4, 19 Tyrơ, Siđôn, Philitin, Êdíptô, Êđôm 3. Kiểm soátthiên nhiên 3:19-23 Dịch cào cào. Khôi phục xứ Giuđa 4. Thương xót, yêu thương 2:13 “Nhơn từ, hay thương xót, chậm giận, giàu ơn đổi ý về tai vạ” 5. Cảnh cáo tội nhân 1:1-2:11 Kêu gọi mọi người ăn năn 6. Hình phạttội lỗi 2:1-11 Dịch cào cào. Ngày Đức Giêhôva
  • 26. 7. Thánh khiết, công bình 3:17 Đức Chúa Trời ở tại Siôn là núi thánh 8. Tha thứtội nhân ăn năn 3:21 Tha thứ, tẩy sạch 9. Ban phước cho dân sự 2:1-3:21 Phước thuộc thể: Mưa, mùa màng Phước tinh thần: Không còn bị sỉ nhục Phước thuộc linh: Vui mừng trong Chúa 10. Ở vớidân sự 2:27 Đức Giêhôva ở giữa Ysơraên 11. Kêu gọi, chỉ dẫn 1:1-2:11 Chỉ dẫn các thầy tế lễ việc phải làm 12. Đấng Tạo hóa 1:15 Đấng Toàn Năng 13. Đấng Toàn Tri 3:2-7 Ngài thấy, biết mọi tội lỗi con người 14. Nhậm lờicầu nguyện 2:17-20 Giải cứu dân sự khỏi mọi tai họa 15. Muốn cứu vớt 2:32 Ai cầu khẩn Danh Chúa sẽ được cứu 16. Ban Đức Thánh Linh 2:28-29 Tuôn đổ Đức Thánh Linh trên mọi người 17. Mặc khải 1:1 Ban lời tiên tri, ban khải tượng 18. Chúa tái lâm 3:11 Đến cùng với người mạnh mẽ Ngài 19. Sự Phán xét 3:12 Phán xét các dân tại trũng Giôsaphát 20. Chúa Cai trị 3:16 Làm vang tiếng, ban phước 21. Liên hệ với dân Chúa 3:16 Nơi ẩn náu cho dân Ngài Đồn lũycho con cái Ngài Bài 21: GIỚI THIỆU SÁCH GIÔNA I. TRƯỚC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI 1. Trước giả: Giôna có lẽ là ngươi được biết đến nhiều nhất trong các tiểu tiên tri, là đề tài được tranh luận nhiều nhất. . “Giôna”có nghĩa là chim bồ câu, nhưng Giôna không hành động như chim bồ câu. . Giôna được giới thiệu là con trai của Amitai. Ông là người ở thành Gát- hêphe, tức là thành Cana trong thời Tân Ước, gần thành Naxarét xứ Galilê của Chúa Jesus.
  • 27. 2. Niên đại: Những người xem sách Giôna là chuyện thần thoại hoặc chuyện ngụ ngôn, mô tả cảnh khốn khổ của dân Giuđa trong và sau thời lưu đày, cho rằng niên đại của sách Giôna là 400 TC. . Dựa vào IIVua 2V 14:23-25, đa số học giả cho rằng Giôna, con trai Amitai là tiên tri của vương quốc Ysơraên, dưới triều vua Giêrôbôam II (792-753). Có lẽ ông bắt đầu chức vụ lúc Êlisê sắp kết thúc chức vụ. Như thế, niên đại được chấp nhận là năm 780 TC. 3. Bối cảnh lịch sử: Vương quốc Ysơraên rất thịnh vượng dưới triều vua Giêrôbôam II. Cũng như Êlisê, Giôna rất yêu nước và rất gần gũi với nhà vua. Ông đã nói tiên tri với Giêrôbôam về sự thành công trong trận chiến với dân Syri, và điều nầy đã được ứng nghiệm. . Trong lúc ấy Asyri đang giành được quyền lực với tư cách là một đế quốc, nổi tiếng về sự tàn ác. Chẳng hạn: Một số vua bị Asyri bắt làm phu tù đã bị nhốt trong lồng sắt hẹp đến nổi họ không thể đứng hay nằm được. Nhiều tù binh bị chặt mỗi ngày một chi để kéo dài sự đau đớn. Vì thế, dân Ysơraên vừa khinh bỉ, vừa thù ghét dân Asyri. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Giôna trông chờ để thấy ngày Ninive, thủ đô của Asyri bị sụp đổ. II. AI VIẾT SÁCH GIÔNA ? Một số người cho rằng Giôna không phải là trước giả vì hai lý do : 1. Người Do Thái không có tinh thần truyền giáo: Mặc dầu người Do Thái và nhất là Giôna không có tinh thần truyền giáo, nhưng Đức Chúa Trời thì có. Ngài đã chọn Ápraham để “các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước”( SaSt 12:3). 2. Giôna không thể trình bày chính mình tồi tệ như thế: Thật ra,, Giôna không phải là người duy nhất nói thật về chính mình. Phao Lô cũng đã nói về mình như thế. . Tuy nhiên, trước giả Kinh Thánh không nhằm mục đích đề cao mình. Họ chỉ viết dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh để bày tỏ lẽ thật ích lợi cho dân Chúa (ICo1Cr 10:11). Và Chúa đã dùng một con người bất toàn như Giôna thì Ngài cũng có thể dùng chúng ta trong chương trình của Ngài. Bài 22: TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP GIÔNA I. VĂN THUẬT CHUYỆN 1. Văn thuật chuyện: Điểm khác biệt giữa sách Giôna với các tiểu tiên tri khác là lối văn thuật chuyện của nó. Nó chứa đựng nhiều lẽ thật quan trọng mà ngày nay chúng ta vẫn có thể áp dụng. . Lẽ thật Đức Chúa Trời vô sở bất tại được nhắc đến đầu tiên. Đúng như điều Đavít đã nói trong Thi Tv 139:7-12 “ở tại cuối cùng biển”. . Lẽ thật Đức Chúa Trời là Đấng Chủ tể trên cả lịch sử các nước, trên thiên
  • 28. nhiên, trên tôi con của Ngài cũng được bày tỏ để dâng sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. 2. Câu chuyện lịch sử: Phần ký thuật trong IIVua 2V 14:1-29 khẳng định Giôna là một tiên tri thật của Ysơraên. Chính Chúa Jesus khẳng định tính xác thực của câu chuyện Giôna (Mat Mt 12:39-40). II. NHẤN MẠNH ĐẾN NGƯỜI TRUYỀN GIÁO 1. Đặc điểm của Giôna: Giôna nổi tiếng là nhà truyền giáo hải ngoại bất đắc dĩ vì đầy thành kiến chủng tộc và cay đắng với dân tộc mà Chúa sai ông đi đến. . Giôna cũng là một con người cứng cỏi, nổi loạn vì chỉ nghĩ đến chính mình. . Giôna có lẽ là một nhà lãnh đạo tôn giáo có thế lực tại Ysơraên. Nhưng ông hoàn toàn thiếu tình yêu và lòng thương xót nên ông chỉ thích hợp cho sự công bố sứ điệp đoán phạt đối với tội lỗi con người. 2. Bài học về nhà truyền giáo :Qua câu chuyện Giôna, chúng ta có thể thấy ngay tình yêu của Đức Chúa Trời và sự quan tâm của Ngài đối với các nhu cầu của họ. . Như thế, sự cứu rỗi không chỉ dành riêng cho người Do Thái. Mãi lâu về sau, Phierơ mới nhận biết chân lý nầy (Cong Cv 10:34-35). III. LỜI TIÊN TRI CÓ ĐIỀU KIỆN 1. Lời tiên tri có điều kiện: Giôna công bố rằng 40 ngày nữa, Ninive sẽ bị đổ xuống. Nhưng lời tiên tri đã không ứng nghiệm vì dân thành Ninive đã ăn năn. 2. Bí quyết vâng lời Chúa: Đây là nguyên tắc quyền Chủ Tể của Đức Chúa Trời trong Gie Gr 18:7-10. Đức Chúa Trời sẽ không giáng họa hoặc ban phước theo điều đã định tùy theo sự đáp ứng của con người trước Lời của Ngài. Vì thế, sự vâng lời Chúa là điều thiết yếu cho sự an lành của cá nhân hay xã hội. IV. CÔNG VIỆC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG THIÊN NHIÊN 1. Phép lạ: Là các sự kiện không thể có trong thiên nhiên. Như việc Giôna an toàn trong bụng cá ba ngày và sau đó được cá nhả ra để thi hành chức vụ. 2. Công việc Đức Chúa Trời trong thiên nhiên: Những sự kiện tự nhiên nhưng được Đức Chúa Trời cho xảy ra vào một thời điểm đặc biệt vì một lý do cụ thể. Như việc Ngài khiến trận gió lớn nổi lên, khiến cá nuốt Giôna khi ông bị ném xuống biển. Bài 23: TRỐN KHỎI ĐỨC GIÊHÔVA ! Gion Gn 1:1-7
  • 29. I. CHÚA SAI PHÁI GIÔNA 1. Đức Giêhôva phán: Giôna biết rất rõ điều Chúa muốn ông làm, vì ông nhận sứ điệp trực tiếp từ nơi chính Chúa, và ông nghe rất rõ tiếng Ngài. 2. Sứ điệp: Chúa bảo Giôna chổi dậy, đi đến thành lớn Ninive để kêu la nghịch cùng nó, vì tội ác nó đã lên thấu trước mặt Chúa. Ninive là thủ đô của đế quốc Asyri, kẻ thù truyền kiếp của Ysơraên. . Sứ điệp bày tỏ Chúa đúng là Đấng Đoán xét toàn thế gian (SaSt 18:25). Ngài cho phép Asyri loạn nghịch trong một thời gian, nhưng bây giờ, ngày tính sổ đã đến. Chúa sai Giôna làm sứ giả của Ngài để công bố đoán phạt. II. GIÔNA CHẠY TRỐN 1. Ý nghĩa sự chạy trốn: Có lẽ Giôna không nghĩ rằng Chúa bị giới hạn trong xứ Paléttin, vì ông xưng Chúa là Đấng trên trời, Đấng dựng nên biển và đất khô (Gion Gn 1:9). Tuy nhiên, chạy trốn khỏi Chúa, Giôna muốn tuyên bố mình độc lập với Chúa, tự chọn lấy số phận riêng cho mình, và ông không muốn vâng lời Ngài. . Chạy trốn khỏi Chúa, Giôna cũng đang từ bỏ sự hiện diện vinh hiển của Chúa với sự bảo vệ, ban phước và ban năng quyền của Ngài trên ông. 2. Con đường đi xuống: Thay vì đi về hướng đông để đến Ninive, Giôna đã đi về hướng tây để đến nơi xa nhất có thể đến là Tarêsi thuộc Tây Ban Nha. . Giôna đi xuống Giaphô (Joppa), kế đến xuống tàu, và sau đó xuống dưới lòng tàu. Tuy nhiên con đường đi xuống của ông chưa chấm dứt: Ông còn xuống biển, xuống đáy biển và xuống tận đến âm phủ (2:3). . Tiên tri Giôna đã đi xuống khỏi địa vị tiên tri đến một kẻ trốn chạy, một kẻ ngủ mê (1:6) không hề hay biết hiểm nguy của mình và người xung quanh, và cuối cùng là một tội nhân bị phát hiện nhờ bắt thăm (1:7). Ngày nay có biết bao nhiêu nỗi hoạn nạn của thế giới là do con dân Chúa chạy trốn khỏi Đại Mạng lệnh Chúa truyền cho mình ! . Đáng lẽ tiên tri của Đức Chúa Trời phải là người hướng dẫn người khác cầu nguyện, thì Giôna lại được một người ngoại đạo khuyên ông cầu nguyện. Kinh Thánh không có lời nào cho biết Giôna đã cầu nguyện hay xưng tội cùng Chúa với lòng ăn năn, mãi cho đến khi ông bị buộc phải khai tội lỗi mình ra ! . Giôna từ bỏ Chúa nhưng Chúa không từ bỏ ông. Ngài đã sai một trận gió lớn để đuổi theo ông. Có thể xem điều nầy là một sự sửa dạy cho tội bất tuân lệnh Chúa của Giôna. Nhưng đối với con dân Chúa thì sự sửa phạt chỉ nhằm mục đích bày tỏ tình yêu của Chúa để xây họ trở lại con đường vâng phục để được phước. Bài 24: CAN ĐẢM HAY NỔI LOẠN ?
  • 30. 1:8-16 I. NHÀ TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI BẤT ĐẮC DĨ 1. Lời thú tội của tiên tri Đức Chúa Trời: Khi thăm trúng nhằm Giôna (bởi sự cho phép của Đức Chúa Trời), mọi người trên thuyền hiệp lại để chất vấn Giôna. . Giôna tự giới thiệu mình là người Hêbơrơ kính sợ Đức Giêhôva ! Thật đáng hổ thẹn khi xưng mình là Cơ Đốc nhân, lại cũng là nguyên nhân của mọi nan đề ! . Giôna giới thiệu Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời ở trên trời, là Đấng Tạo hóa đã dựng nên biển và đất khô, nghĩa là Đấng đang tể trị trời đất và biển cả. Nhưng Giôna lại không chịu vâng phục quyền tể trị của Ngài, không muốn vâng lời Ngài, không muốn ra mắt Ngài ! 2. Lời giải thích về tai họa: Giôna đành phải thú tội bất tuân của mình và giải thích rằng tai họa đang xảy đến là hình phạt Chúa dành cho kẻ bất trung. Ông bảo với những người trên tàu rằng: Vì cớ ta mà các anh gặp phải trận bão lớn nầy (1:12). II. GIẢI PHÁP CHO NAN ĐỀ 1. Lời đề nghị của Giôna: Giôna đã can đảm đề nghị những người trên tàu ném ông xuống biển, với lòng tin quyết mạnh mẽ rằng họ sẽ được giải thoát khỏi tai họa. . Dường như đây là lần duy nhất Giôna bày tỏ tình thương, lòng quan tâm đến những người ngoại bang xa lạ, sẵn sàng hy sinh để cứu mạng cho họ ! Dù sao đi nữa thì chúng ta cũng phải khâm phục sự can đảm của Giôna dám làm dám chịu. 2. Ăn năn hay nổi loạn?: Giôna biết rất rõ rằng Đức Chúa Trời là “Đấng Nhơn từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn”( 4:2), rằng Ngài sẽ không giáng tai họa cho những người biết ăn năn. Đây chính là lý do vì sao ông không muốn đi Ninive. . Vấn đề đặt ra là tại sao Giôna không cầu xin Chúa thương xót tha thứ cho ông và giải cứu đoàn tàu, mà lại đề nghị người ta quăng mình xuống biển ? Có người giải thích rằng Giôna nghĩ rằng tội lỗi mình quá nặng không thể được tha thứ . Tuy nhiên, tội lỗi của Ninive còn nặng hơn. Vì thế, rõ ràng Giôna thà chết chứ không muốn vâng lời Chúa đi Ninive. Thật là một sự nổi loạn vô cùng nguy hiểm ! III. KẾT QUẢ TỐT ĐẸP 1. Người ngoại bang kêu cầu Đức Giêhôva: Trong nhận thức Đức Giêhôva là Đức Chúa Trời đang tể trị (1:14b), họ cầu xin Chúa đừng đổ tội cho họ vì chính Giôna đề nghị chứ họ không chủ động ném Giôna xuống biển.
  • 31. 2. Biển yên lặng ngay: Sau khi cố gắng chèo chống không nổi, họ mới ném Giôna xuống biển. Lập tức sự giận dữ của biển yên lặng ngay. 3. Họ dâng của lễ và hứa nguyện cùng Chúa: Họ bày tỏ sự kính sợ Chúa, dâng của lễ (zebach: sinh tế) và hứa nguyện vâng phục Ngài. Đức Chúa Trời đã biến sự thất bại của Giôna trở nên phép lạ đưa nhiều người vào sự cứu rỗi. Bài 25: TRONG BỤNG CÁ 2:1-2 I. ĐỨC CHÚA TRỜI SẮM SẴN 1. Giôna thất vọng: Có lẽ Giôna tưởng rằng mọi sự đã được kết thúc và ông không còn một chút hy vọng nào. Có lẽ ông có thể tự an ủi mình rằng mình đã chết như một nhà ái quốc, một người can đảm, rằng ông đã nói được về Chúa cho một số người, dù ông đang phải tự trả giá về tội mình. 2. Đức Chúa Trời không quên: Giôna đã từ chối sự hiện diện của Đức Chúa Trời, từ chối vâng phục chương trình của Ngài để rồi phải nhận lấy hình phạt dành cho kẻ bất trung. Nhưng Đức Chúa Trời không quên Giôna. Ngài vẫn có chương trình kỳ diệu cho Giôna. 3. Đức Chúa Trời sắm sẵn một con cá lớn: Một số người vô tín thường chế nhạo từng trải Giôna trong bụng cá. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ ba điều về sự kiện nầy: a. Kinh Thánh không gọi đây là cá voi, mà chỉ dùng chữ “dag”trong tiếng Hêbơrơ là một con cá lớn, có thể nuốt chửng Giôna. Đức Chúa Trời có đủ quyền năng để chỉ định con cá phải đến đúng lúc Giôna bị ném xuống biển. b. Đức Chúa Trời có đủ quyền năng để gìn giữ Giôna ngay cả bên trong bụng con cá voi. Người ta kể lại rằng một thủy thủ đã bị một cá nhà táng gần đảo Falkland nuốt chửng, ba ngày sau đó anh được cứu thoát và sống mạnh khỏe. Một ngư phủ bị cá voi nuốt nhưng được cứu sống dù da anh ta trông như da thuộc do tác hại của dịch tiêu hóa trong bụng cá. c. Nếu Giôna đã chết trong bụng cá thì Đức Chúa Trời vẫn có đủ quyền năng để cứu sống ông, đem ông lên “từ vực sâu”. Từng trải của Giôna tượng trưng cho sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Cứu Thế Jesus (Mat Mt 12:40). II. GIÔNA CẦU NGUYỆN 1. Cầu nguyện: Gion Gn 2:2 dùng từ “palal”nghĩa là cầu nguyện thường xuyên và xét mình. Nếu chúng ta có thói quen cầu nguyện và xét mình thì khi hoạn nạn đến, chúng ta sẽ không bối rối. Có lẽ Giôna đã cầu nguyện không ngừng từ lúc bị cá nuốt và chắc hẳn ông đã có thì giờ để chỉ tự xét mình, ăn năn và kêu cầu cùng Chúa.
  • 32. 2. Lý do: Giôna đã không cầu nguyện lúc còn ở trên thuyền, nhưng khi bị nuốt vào bụng cá, ông mới cầu nguyện. Không phải chỉ vì thấy mình sắp chết nên ông sám hối, cầu xin Chúa tha thứ. . Giôna cố tìm cách trốn khỏi mặt Chúa, nhưng bây giờ, ông mới thấy sự kinh khiếp của một người bị đuổi khỏi sự hiện diện của Chúa đời đời. Đây chính là lý do vì sao Giôna mở miệng kêu cầu cùng Chúa. Bài 26: CẦU NGUYỆN VÀ CA NGỢI CHÚA Gion Gn 2:3-11 I. KÊU CẦU VÀ ĐÁP LỜI 1. Giôna kêu cầu Chúa: Chính vào lúc sự sống dường như đang tắt dần, Giôna mới nhớ đến Chúa cùng ân điển Ngài dành cho những người tin cậy Ngài! . Giôna đã từng chạy trốn khỏi Chúa, bây giờ ông mong ước chạy về với Ngài. Có lúc Đức Chúa Trời phải đưa con dân Ngài vào các nơi sâu thấp nhất để họ lấy lại đức tin sống động ! 2. Chúa đã đáp lời: Trong Thi Tv 31:22, Đavít nói rằng trong cơn bối rối, ông nghĩ rằng mình đã bị truất khỏi mặt Chúa, nhưng khi ông kêu cầu cùng Chúa, Chúa bèn nghe lời cầu xin của ông. Lời nầy chắc hẳn đã khích lệ Giôna và ông đã kinh nghiệm điều ấy khi từ trong bụng âm phủ ông kêu cầu cùng Chúa (Gion Gn 2:3). II. XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG CỦA MÌNH 1. Tình trạng trước khi kêu cầu: Giôna nhận biết bàn tay của Đức Chúa Trời trên đời sống của ông: Vì ông muốn trốn chạy khỏi Chúa, Chúa đã quăng ông khỏi sự hiện diện của Ngài (2:5), khiến ông rơi vào bụng âm phủ, vào vực sâu, nơi đáy biển (2:4), khiến các lượn sóng và ba đào vây phủ ông, rong rêu vấn vít đầu ông (2:6), ông đã xuống đến chỗ thấp nhất (2:7a). 2. Tình trạng khi kêu cầu: Lúc ấy, linh hồn Giôna mòn mõi và ông bắt đầu nhớ đến Đức Giêhôva! (2:8) Con đường ý riêng đã khiến ông quên bỏ Đức Chúa Trời. Mãi cho đến khi đối diện với sự sửa phạt, Giôna mới nhận biết Đức Giêhôva. . Lúc bấy giờ Giôna mới nhìn lên đền thánh của Chúa (2:5). Con đường ý riêng đã khiến ông cúi mặt, lầm lũi đi xuống. Nay ông mới ngước mắt lên nhìn xem Chúa. 3. Khám phá của Giôna: Giôna xưng Chúa là Giêhôva Đức Chúa Trời tôi. Nghĩa là Chúa là Đấng Tạo hóa cầm quyền tối cao cũng là Đức Chúa Trời của chính ông. Ngài là Chủ của ông. Ngài không quên ông như ông đã quên Ngài. Ngài đã nghe tiếng ông, đáp lời ông (2:3). Ngài đã giải cứu mạng sống
  • 33. ông khỏi hầm hố (2:7b). . Giôna cũng khám phá một Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót. Tuy nhiên, nếu ai chăm sự hư không giả dối, miệt mài đi theo ý riêng sẽ đánh mất phước hạnh của lòng thương xót của Chúa (2:9). III. HỨA NGUYỆN 1. Tôi sẽ dâng của lễ: Môi miệng Giôna không còn nói lời lằm bằm oán trách mà sẽ được dùng để cảm tạ Chúa vì sự thương xót của Chúa trên ông. Đây là một của lễ đẹp lòng Chúa, bày tỏ sự nhận biết và thuận phục chương trình của Chúa. 2. Tôi sẽ trả sự tôi đã hứa nguyện: Chúa không bắt Giôna hứa nguyện, nhưng tấm lòng biết ơn Chúa sẽ bật lên lời hứa nguyện tận hiến để sống cho Chúa. Bài 27: CƠ HỘI THỨ HAI Gion Gn 3:1-10 I. VÂNG THEO TIẾNG GỌI CỦA CHÚA 1. Trở lại đất liền: Con cá đã vâng lời Chúa, nhả Giôna trên đất khô. Truyền khẩu cho rằng Giôna đã lên bờ tại vùng Alexandretta phía bắc Antiốt xứ Syri. Sử gia Josephus lại cho rằng Giôna được lên bờ vùng Hắc Hải ? 2. Nghe tiếng Chúa gọi lần thứ hai: Một số người khước từ sự kêu gọi của Chúa đã không bao giờ có cơ hội thứ hai, nhưng Giôna đã ở trong số ít người được còn cơ hội thứ hai. Chúa dặn ông đi đến đúng nơi Ngài đã sai và phải nói đúng lời Chúa đã truyền dạy cho ông. 3. Vâng lời: Giôna vâng lời Chúa, chờ dậy và đi đến thành Ninive y theo lệnh Chúa đã truyền. Ông cũng vâng lời Chúa mà rao giảng đúng sứ điệp Chúa ban: “Còn 40 ngày nữa, Ninive sẽ đổ xuống”. . Ninive là một thành phố rất lớn với khoảng 600. 000 dân. Khảo cổ học cho biết chu vi của thành Ninive là 96 km (Diodorus Siculus và Layard). Vì thế, muốn đi hết thành phố, Giôna phải mất ba ngày (3:2). II. ĐÁP ỨNG CỦA THÀNH NINIVE 1. Đáp ứng ngay lập tức: Thật đáng ngạc nhiên vì thành phố gian ác đến nổi bị Chúa sửa sọan đoán phạt lại sẵn sàng đáp ứng sứ điệp của Giôna ngay trong ngày đầu tiên. Một số người giải thích rằng tin tức phép lạ Giôna đã được loan truyền, khiến họ không dám chống cự Đức Chúa Trời của Giôna. Tuy nhiên, chắc hẳn Đấng đã sai Giôna đến cảnh cáo họ cũng chính là Đấng mở lòng họ để tin và ăn năn. 2. Toàn quốc ăn năn: Dân thành Ninive tin Đức Chúa Trời (3:5). Chữ “tin”ở đây cũng chính là chữ “tin”trong SaSt 15:6: Ápraham tin Đức Giêhôva. Mọi
  • 34. người từ lớn chí nhỏ đều kiêng ăn, mặc bao gai và ngay cả vua Ninive cũng đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào ra, quấn bao gai và ngồi trong tro. III. LỆNH TRUYỀN CỦA VUA NINIVE 1. Kêu gọi kiêng ăn: Vua ra lệnh cho mọi người luôn cả súc vật đều phải kiêng ăn và mặc bao gai. Họ phải thấy rõ tình trạng kinh khiếp mình đang phải đối diện, khiến họ phải dẹp qua một bên ngay cả những nhu cầu thiết thực nhất. 2. Kêu gọi kêu cầu cùng Chúa: Vua ra lệnh cho mọi người phải ra sức kêu cầu cùng Đức Chúa Trời. Vua cũng nhận định đúng đắn về đặc tính của người kêu cầu cùng Chúa. Đó là phải dứt khoát lìa bỏ tội lỗi. 3. Bày tỏ lòng tin cậy Chúa: Vua thành Ninive bày tỏ lòng tin rằng Chúa nhơn từ, đầy lòng thương xót sẽ từ bỏ cơn thạnh nộ của Ngài khi thấy họ hết lòng ăn năn và Ngài sẽ cho họ được thoát khỏi đoán phạt, được thoát chết. 4. kết quả: Đúng như vậy ! Chúa đã tha thứ cho những người hết lòng ăn năn. Bài 28: NGƯƠI GIẬN CÓ NÊN KHÔNG ? Gion Gn 4:1-11 I. GIÔNA NỔI GIẬN VỀ DÂN NINIVE 1. Giôna rất không đẹp lòng và giận dữ: Giôna đã kinh nghiệm sự thương xót của Đức Chúa Trời trên đời sống mình, nhưng lại không muốn thấy dân thành Ninive được Chúa thương xót! Ông giận dữ khi thấy Chúa đối xử với họ như Ngài đã đối xử với ông! Ông đã nổi giận với Đức Chúa Trời ! 2. Giôna giải thích lý do chạy trốn: Giôna nhận biết Chúa nhân từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn, đổi ý không xuống tai họa cho người ăn năn, nên ông đã chống lại mạng lệnh của Chúa mà trốn qua Tarêsi. Ông không muốn dân thành Ninive được cứu! Tinh thần kiêu ngạo, bè phái, ích kỷ, thiếu tình yêu thể hiện rõ nét ở đây: Giôna nghĩ rằng Đức Chúa Trời là của dân Giuđa. Vì vậy, Ngài không nên bày tỏ lòng thương xót đối với các dân tộc thờ tà thần, nhất là đối với những kẻ thù của dân Giuđa như đế quốc Asyri gian ác. 3. Về phần tôi, chết còn hơn sống: Giôna lo cho tiếng tăm của mình là một nhà tiên tri và sự ứng nghiệm của lời tiên tri hơn là lo cho mạng sống của con người (PhuDnl 18:22). Giôna thà chết hơn là trở về với dân tộc mình như một vị cứu tinh của đế quốc Asyri, kẻ thù dân tộc ông! II. GIÔNA NỔI GIẬN VỀ DÂY DƯA 1. Đức Giêhôva sắm sẵn: Chúa đã sắm sẵn trận bão và con cá lớn để đưa Giôna quay về với Chúa, với sứ mạng Chúa giao. Nay Chúa lại tiếp tục sắm sẵn một dây dưa, một con sâu và một trận gió nóng để dạy Giôna biết rõ
  • 35. Chúa cũng như biết rõ sai lầm của ông. 2. Ngươi giận có nên không? Hai lần Chúa hỏi Giôna câu nầy. Có bao giờ chúng ta oán trách Chúa về những điều Ngài làm hoặc cho phép người khác làm trên đời sống chúng ta không ? Giôna biện luận rằng mình có quyền nổi giận và giận cho đến chết ! 3. Lời Chúa dạy: Chúa cho Giôna thấy về các giá trị của lòng thương xót : Giôna coi trọng dây dưa mà mình không trồng, cũng như tiếng tăm và sự dễ chịu của mình hơn là sinh mạng của 120. 000 trẻ em vô tội chưa phân biệt phải trái, cùng cha mẹ chúng là những ngươi đang hết lòng ăn năn, kêu cầu cùng Chúa. . . là những con người do Chúa tạo dựng, chăm sóc, dạy dỗ. . . thì thật không xứng hợp. . Giôna chỉ quan tâm đến chính mình, còn Chúa quan tâm hàng trăm ngàn con người cần được cứu. Chúng ta có đang quan tâm đến những gì ảnh hưởng đến chính mình, dù nó không có giá trị gì, mà dững dưng với những nhu cầu cấp thiết của biết bao anh em đồng bào mình cần được cứu rỗi chăng ? Tiếng tăm, phúc lợi của chúng ta và ý muốn của Đức Chúa Trời thì điều nào quan trọng hơn ? Bài 29: ĐỨC CHÚA TRỜI QUA SÁCH GIÔNA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC MẶC KHẢI QUA CÁC TIỂU TIÊN TRI Tiên Tri GIÔNA ( chim bồ câu ) 1.Niên đại gần đúng . N ă m 7 8 0 T C :
  • 38. i , n g ụ n g ô n . 2.Sứ điệp dành cho T h à n h N i n i v e t h u ộ c đ ế q u ố c A
  • 39. s y r i . NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI 1.Đấng cai trị tối cao Trên Asyri ( Ninive ). Hãy kêu la nghịch cùng nó vì tội ác chúng nó đã lên trước mặt Ta (Gion Gn 1:2). 2.Đấng phán xét các dân Còn bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ đổ xuống (3:4). 3.Kiểm soát thiên nhiên Đức Giêhôva khiến gió lớn thổi trên biển (1:4). Đức Giêhôva sắm sẵn một con cá lớn (2:1) Đức Giêhôva sắm sẵn một dây dưa (4:6). Đức Chúa Trời sắm một con sâu (4:7). Đức Chúa Trời sắm gió cháy từ phương đông (4:8). 4.Thương xót, Yêu thương Đức Chúa Trời nhơn từ, thương xót, chậm giận, giàu ơn và đổi ý không xuống tai họa (4:2). 5.Cảnh cáo tội nhân Bốn mươi ngày nữa, Ninive sẽ đổ xuống (3:4). 6.Hình phạt tội lỗi Trên biển có trận bão lớn, chiếc tàu hầu vỡ (1:4). Ngài đã quăng tôi trong vực sâu, nơi đáy biển (2:4). Khá bỏ đường lối xấu mình và việc hung dữ (3:8). 7.Thánh khiết, công bình Tội ác chúng nó đã lên thấu trước mặt Ta (1:2). 8.Tha thư Đức Giêhôva phán..con cá mửa Giôna ra (2:11). Đức Chúa Trời không làm sự đó (giáng họa) 3:10. 9.Ban phước Sự giận dữ của biển yên lặng (1:15). Ngài đã đem mạng sống tôi lên (2:7). 10.Kêu gọi, chỉ dẫn Có lời Đức Giêhôva phán cho Giôna (1:1, 3:1).
  • 40. Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai (3:5). 11.Tạo Hóa quyền năng Giôna ở trong bụng cá ba ngày ba đêm (2:1). 12.Đấng Toàn Tri Thấy Giôna ở dưới lòng tàu (1:5). Trong bụng cá. 13.Đáp lời cầu nguyện Cho các thủy thủ, cho Giôna, cho dân Ninive 14.Sẵn sàng cứu vớt Ta...đoái tiếc thành lớn Ninive (4:11). Bài 30: NIÊN ĐẠI và TRƯỚC GIẢ I. NIÊN ĐẠI 1. Niên đại: Các sách khác trong Kinh Thánh không đề cập đến Amốt, nhưng chính ông cho chúng ta biết rằng ông nói tiên tri đang đời vua Ôxia ở vương quốc Giuđa phía nam và Giêrôbôam II ở vương quốc Ysơraên phía bắc. 2. Tiên tri đồng thời: Amốt nói tiên tri cùng thời với Ôsê, Michê và Êsai, trong thời kỳ đế quốc Asyri đang hùng mạnh nhất. Các tiên tri đã khuyên giục dân sự trở về cùng Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương họ và muốn cứu họ khỏi những hậu quả thảm khốc của tội lỗi. II. TRƯỚC GIẢ AMỐT 1. Lý lịch: Tên của Amốt có nghĩa là “kẻ mang gánh nặng”. Ông người làng Thêcôa, cách Bếtlêhem chừng mười cây số. Ông vốn là một người chăn chiên và chuyên trồng vả (7:14). Amốt thường được gọi là “nhà truyền giảng chân đất”. 2. Môi trường hoạt động : Amốt không phải là một thầy tế lễ, hay một nhà tiên tri, cũng không phải “con trai nhà tiên tri”. Ông cũng không sống tại Ysơraên, nhưng Đức Chúa Trời đã sai ông đi đến vương quốc Ysơraên phía bắc với sứ điệp của Ngài cho họ. Amốt rất ghét tính cách nghề nghiệp của các tiên tri giả trong nước Ysơraên, là kẻ dùng tôn giáo như một phương cách kiếm tiền và gây ảnh hưởng, vì họ giảng bất cứ điều gì vừa ý dân chúng và nhà vua! 3. Sứ điệp: Amốt công bố sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đối với những bất công trong xã hội. Amốt có một sự hiểu biết tuyệt vời về sự thánh khiết và công bình. Ông cũng thấy được bàn tay của Đức Chúa Trời trong lịch sử khi Ngài ban phước hoặc đoán phạt các dân tộc tùy theo đường lối hành động của họ. . Vào lúc nầy, vương quốc Giuđa đang ở dưới sự cai trị của vua Ôxia nhân từ, có những nhà lãnh đạo tôn giáo đang hầu việc Chúa và dạy dỗ lời Ngài cho dân sự. Vì thế, Đức Chúa Trời ban phước cho họ bằng những chiến
  • 41. thắng lớn và sự phát triển (IISu 2Sb 26:1-23). Trong khi đó, vương quốc Ysơraên ở dưới quyền của Giêrôbôam thờ hình tượng đang bại hoại một cách đáng kinh ngạc ! Amốt đã can đảm nói nghịch cùng sự giả hình và những bất công trong xã hội tại đó. 4. Đặc điểm: Amốt không phải là một tiên tri chuyên nghiệp được huấn luyện, nhưng ông đúng là người của Đức Chúa Trời, được lịch sử ghi nhớ như là một trong những nhà cách mạng vĩ đại đầu tiên. . Có người xem Amốt là một người thiếu tình yêu vì ông thường đưa ra những sứ điệp nghiêm khắc. Tuy nhiên, AmAm 7:1-6 mô tả một Amốt đầy lòng thương xót, khi ông nài xin Chúa đừng hủy diệt dân sự. Bài 31: BỐI CẢNH LỊCH SỬ YSƠRAÊN I. LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC YSƠRAÊN 1. Giêrôbôam I: Giêrôbôam I là vị vua đầu tiên, người sáng lập vương quốc Ysơraên phía bắc với 10 chi phái Ysơraên. . Giêrôbôam I bắt đầu như một nhà cách mạng. Ông phản đối sự áp bức trong những năm sau cùng của triều đại Salômôn, và cuộc cách mạng thành công: Mười chi phái đã được giải phóng để thành lập vương quốc Ysơraên tự do. . Giêrôbôam I tiếp tục như một người làm đồi bại tôn giáo của vương quốc mới: Ông đã dựng các tượng bò vàng để làm biểu tượng cho Đức Giêhôva tại Đan và Bêtên. Ông pha trộn nghi thức thờ phượng Do Thái giáo với các tập tục ngoại giáo, và tự ý bổ nhiệm các thầy tế lễ theo tiêu chuẩn của mình (IVua 1V 12:26-33). 2. Các vua Ysơraên: Suốt bốn thế kỷ, các triều đại thường xuyên thay đổi, hoặc bởi một cuộc cách mạng, hoặc một vua mới chiếm quyền và giết hết thảy hoàng tộc cũ. Có lẽ họ muốn sửa chữa sự sai trật của chế độ cũ, nhưng rồi con cháu họ lại rơi vào cám dỗ của quyền hành và bại hoại, dẫn dân chúng xa rời Đức Chúa Trời. . Aháp và bà vợ ngoại giáo của ông là Giêsabên đã thành công trong sự thay đổi tôn giáo nhà nước thờ bò vàng sang sự thờ phượng Baanh. Giêhu đã xuất hiện như một nhà cách mạng tôn giáo, dẹp sạch đạo giáo Baanh, nhưng ông vẫn tiếp tục thờ bò vàng. Mặc dầu tín ngưỡng bại hoại nhưng Ysơraên có một số các vua đầy năng lực. 3. Đức Chúa Trời đối với dân Ysơraên: Dù Ysơraên chối bỏ Đức Chúa Trời, Ngài vẫn yêu thương họ. Ngài sai các tiên tri kêu gọi họ trở về cùng Ngài. Ngài dùng hoạn nạn và bại trận để cảnh tỉnh, đưa họ vào ăn năn. Ngài ban chiến thắng và hưng thịnh cho các vua vâng theo lời tiên tri của Ngài. Nhưng họ vẫn chối bỏ Ngài! 4. Sơ đồ về ba bước sụp đổ của Ysơraên:
  • 42. - Bước 1: Sự Bại hoại Về phương diện Tôn Giáo - Bước 2: a. Suy đồi về đạo đức. b. Bất công trong xã hội. c. Bại hoại về chính trị. - Bước 3: a. Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trên dân sự. b. Sự sụp đổ của Ysơraên. II. YSƠRAÊN TRONG THỜI AMỐT 1. Vua Giêrôbôam II: Bởi lòng thương xót, Đức Chúa Trời đã dùng Giêrôbôam II, chắt của Giêhu để giải phóng Ysơraên khỏi những kẻ hà hiếp và khôi phục các đường biên giới trước kia của họ. Tiên tri Giôna đã dự phần trong việc khích lệ, giúp đỡ Giêrôbôam II (IIVua 2V 14:23-27). Giêrôbôam cai trị 41 năm trong giai đoạn vàng son của Ysơraên. 2. Bối cảnh tôn giáo: Sự hưng thịnh của Ysơraên trông khả quan, nhưng lòng dân sự đã xa cách Đức Chúa Trời, với nghi lễ tôn giáo bề ngoài, sự vô luân và bất công. Bài 32: TÍNH ĐỘC ĐÁO VÀ SỨ ĐIỆP AMỐT I. TÍNH ĐỘC ĐÁO 1. Hàng loạt các câu lặp lại: Amốt lặp đi lặp lại những câu then chốt như: “Bởi cớ tội ác của . . . . gấp ba gấp bốn lần”và “Dầu vậy, các ngươi cũng chẳng trở về cùng Ta”trong Amốt đoạn 1, 2 và 4. 2. Các khải tượng, các câu hỏi lý luận và những minh họa: Suốt cả sách Amốt, chúng ta bị gây ấn tượng bởi sự mạnh mẽ của sứ điệp bằng cách nhấn mạnh và lặp đi lặp lại các lẽ thật bằng hàng loạt các minh họa, các khải tượng, các câu hỏi lý luận. - Hàng loạt MINH HỌA Sự phán xét của Đức Chúa Trời Amốt 1-2 Các câu hỏi hợp lý luận Amốt 3 Sự kỷ luật không được lưu ý Amốt 4 Các khải tượng về sự đoán phạt Amốt 7-9 - Đỉnh Điểm Trên các dân tộc, trên Ysơraên Nguyên nhân -Hậu quả
  • 43. Sự không ăn năn, sự đoán phạt Bị ngăn chận -Sự xảy đến II. SỨ ĐIỆP AMỐT 1. Rao giảng sự thánh khiết: Amốt rao giảng hai phương diện của sự thánh khiết đã bị dân Ysơraên xâm phạm. Đó là sự phân rẽ khỏi tội lỗi và sự dâng mình cho Đức Chúa Trời. . Amốt dạy rằng Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết đang tể trị trên mọi nước và phán xét họ tùy theo việc làm của họ. Ysơraên đã kinh nghiệm các ơn phước đặc biệt với tư cách là dân thuộc giao ước của Ngài, nhưng tội lỗi dân sự đã phân rẽ họ khỏi Đức Chúa Trời. . Hai phương diện của sự công bình được Đức Chúa Trời bày tỏ qua sứ điệp Amốt là Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi nhưng ban thưởng cho ai công chính và vâng lời. 2. Đạo thật đạo giả: Amốt nhấn mạnh sự khác nhau giữa đạo thật và đạo giả. Ông cho biết sự tuân giữ các ngày thánh và nghi lễ tôn giáo hoặc hành hương đến các nơi thánh không thể làm cho con người nên thánh hoặc được Đức Chúa Trời chấp nhận, nếu đời sống họ vẫn còn đầy tội lỗi. . Sự thờ phượng thật bao gồm việc vâng lời Chúa và đối đãi công bình, yêu thương đối với người khác. 3. Vẫn còn hy vọng: Dù Amốt nhấn mạnh đến sự trừng phạt tội lỗi, ông vẫn không loại bỏ niềm hy vọng trong sự dạy dỗ của mình. Amốt nối kết đoán phạt với hy vọng. Sự đoán phạt dọn đường cho hy vọng. Amốt đặt cơ sở sứ điệp hy vọng của ông trên công việc Đức Chúa Trời làm trên dân sự Ngài trước kia. Sau đó, ông truyền rao sự mặc khải của Đức Chúa Trời về một tương lai vinh hiển dành cho họ trong những ngày sau cùng. Bài 33: SỰ ĐOÁN PHẠT CÁC NGOẠI BANG AmAm 1:1-11 I. LỜI GIỚI THIỆU 1. Giới thiệu trước giả: Amốt giới thiệu ông là một người chăn chiên ở Thêcôa, thuộc vương quốc Giuđa. Ông nói tiên tri đang đời vua Ôxia của Giuđa và Giêrôbôam II của Ysơraên. 2. Giới thiệu sứ điệp: Amốt giới thiệu sứ điệp là lời của Đức Giêhôva gầm thét từ Siôn, Đấng Chăn chiên xuất hiện trong hình ảnh của sư tử gầm thét vì cớ tội lỗi của các dân tộc mà Ngài đã dựng nên, làm cho cả đồng cỏ cũng thảm sầu, chót núi Cạtmên cũng khô héo. 3. Giới thiệu lý do đoán phạt: Amốt cho biết các dân tộc phải bị đoán phạt vì tội lỗi của họ đã lên đến gấp ba gấp bốn lấn.