SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
    KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI



     GIÁO TRÌNH

   TIN HỌC I
 (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ)




  Biên soạn: Nguyễn Hữu Tân
        Đà Lạt, 2004
Phần 1 – Tin học I – Trang 2


PHẦN 1

          GIỚI THIỆU MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG

1. DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN

Dữ liệu

Dữ liệu có thể xem là những ký hiệu hoặc tín hiệu mang tính rời rạc và không có cấu
trúc, ý nghĩa rõ ràng. Khi dữ liệu được tổ chức lại có cấu trúc hơn, được xử lý và
mang đến cho con người những ý nghĩa, hiểu biết nào đó thì khi đó nó trở thành
thông tin. Nói khác đi, từ dữ liệu và xử lý dữ liệu con người có được thông tin.

Thông tin

Thông tin là những gì con người thu nhận được từ dữ liệu và xử lý dữ liệu nhằm tạo
ra sự hiểu biết, tạo ra các tri thức và những nhận thức tốt hơn về tự nhiên và xã hội.
Nói cách khác, thông tin là dữ liệu đã qua xử lý, đối chiếu và trở nên có ý nghĩa đối
với người dùng.

Quá trình xử lý thông tin tổng quát

Hình 1.1: Mô hình quá trình xử lý thông tin.


                     Nhập             Xử lý            Xuất
                    dữ liệu          dữ liệu          dữ liệu

                                 Lưu trữ dữ liệu



Một cách tổng quát, việc xử lý thông tin bao gồm năm quá trình sau:

          Quá trình thu nhận thông tin: Nạp, ghi nhớ thông tin vào vùng nhớ trong
          não hoặc các vật lưu trữ trung gian (giấy, đĩa từ, …).

          Quá trình tìm kiếm thông tin: Nhớ lại thông tin trong vùng nhớ não, hoặc
          thu thập, truy tìm thông tin trong các vật lưu trữ thông tin.

          Quá trình biến đổi thông tin: Các hoạt động xử lý, biến đổi thông tin dẫn
          đến việc thay đổi thông tin, tạo ra thông tin mới.

          Quá trình truyền thông tin: Truyền hoặc dẫn thông tin từ nơi này sang nơi
          khác, từ đối tượng này sang đối tượng khác.
Phần 1 – Tin học I – Trang 3


          Quá trình lý giải, suy luận thông tin: Các hoạt động mang tính trí tuệ và
          sáng tạo như phân tích, so sánh, lý giải, suy luận, đối chiếu, đánh giá vai
          trò, ý nghĩa của thông tin.

So sánh máy tính và con người trong việc xử lý thông tin.

                            Máy tính                    Con người
              -   Xử lý khối lượng lớn         -   Xử lý khối lượng nhỏ
              -   Tính toán nhanh              -   Tính toán chậm
              -   Tính toán chính xác          -   Tính toán ít chính xác
              -   Xử lý theo chương trình      -   Xử lý bởi bộ não
              -   Ít linh động                 -   Khá linh động
              -   Ít sáng tạo                  -   Rất sáng tạo
              -   Ít thông minh                -   Rất thông minh

2. MÁY TÍNH VÀ TIN HỌC

Định nghĩa máy tính

Máy tính là thiết bị cho phép lưu trữ, xử lý dữ liệu một cách tự động theo chương
trình đã được định trước và con người không cần phải can thiệp vào trong khi xử lý.
Thông qua các thiết bị nhập, máy tính sẽ thu nhận được những dữ liệu cần xử lý,
sau đó máy tính sẽ xử lý những dữ liệu này và lưu trữ nếu cần, và cuối cùng máy
tính có thể đưa ra những kết quả cho người sử dụng thông qua các thiết bị xuất.

Đặc điểm xử lý của máy tính

Máy tính có khả năng xử lý dữ liệu nhanh, chính xác với khối lượng lớn. Các dữ liệu
mà máy tính có thể xử lý được rất đa dạng. Chúng có thể là số, chữ, âm thanh, hình
ảnh tĩnh, hình ảnh động.

Đặc điểm lưu trữ của máy tính

Máy tính có khả năng lưu trữ một lượng rất lớn các loại dữ liệu khác nhau. Các thiết
bị mà máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu có kích thước nhỏ, gọn và tiện dụng nhưng
khối lượng lưu trữ được lại rất lớn.

Đơn vị lưu trữ dữ liệu dùng trong máy tính:
          1 Byte (có thể lưu trữ 1 ký tự).
          1 KiloByte (1 KB) = 1024 Byte.
          1 MegaByte (1 MB) = 1024 KB.
          1 GigaByte (1 GB) = 1024 MB.
          1 TetraByte (1 TB) = 1024 GB.
Phần 1 – Tin học I – Trang 4


Mô hình làm việc của máy tính

Người sử dụng điều khiển máy tính thông qua các chương trình được xây dựng sẳn.
Các hãng sản xuất máy tính và các nhà sản xuất phần mềm tạo ra các chương trình
này.

Có nhiều chương trình khác nhau được tạo ra nhằm phục vụ cho các nhu cầu, lĩnh
vực khác nhau. Chẳng hạn như:
          Chương trình nghe nhạc, xem phim phục vụ nhu cầu giải trí.
          Chương trình vẽ hình, tạo ảnh phục vụ công việc xuất bản.
          Chương trình tính toán dùng trong học tập và nghiên cứu.

So sánh mô hình làm việc của máy tính với các mô hình làm việc của các loại máy
khác.

Hình 1.2: So sánh hai mô hình làm việc.

        Mô hình làm việc của máy tính     Mô hình làm việc của các loại máy khác


                Người sử dụng                         Người sử dụng


               Các chương trình                     Các nút bấm, điều
                  ứng dụng                            khiển, cần gạt


                Các linh kiện và                     Các linh kiện và
                    thiết bị                             thiết bị



Phân loại máy tính

Có rất nhiều loại máy tính khác nhau, và cũng có nhiều cách phân loại máy tính khác
nhau. Việc phân loại có thể dựa vào năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu của máy tính,
hoặc dựa vào chức năng của máy tính. Sau đây là một số phân loại:

         Máy tính loại lớn (mainframe), siêu máy tính (super computer), máy tính
         loại trung (minicomputer), máy tính cá nhân (personal computer).

         Máy tính đa năng (multi-purpose computer), máy tính chuyên dụng
         (special-purpose computer), máy tính hỗ trợ.

         Máy tính để bàn, máy vi tính (desktop computer), máy tính xách tay
         (portable computer, notebook, laptop), máy tính trạm (workstation).
Phần 1 – Tin học I – Trang 5


Hình 1.3: Máy vi tính để bàn và máy vi tính xách tay.




          Máy tính để bàn (Máy vi tính)                 Máy tính xách tay (Laptop)

Định nghĩa Tin học

Tin học (Công nghệ thông tin) là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công
nghệ, kỹ thuật lưu trữ, truyền và xử lý thông tin một cách tự động dựa trên công cụ
chủ yếu là máy tính và các thiết bị truyền tin.

Việc nghiên cứu chính của Tin học nhằm vào hai kỹ thuật chính được phát triển song
song. Đó là kỹ thuật phần cứng và kỹ thuật phần mềm:

          Kỹ thuật phần cứng: Nghiên cứu chế tạo các linh kiện, thiết bị điện tử,
          công nghệ vật liệu mới, ... nhằm làm cho máy tính và mạng máy tính ngày
          càng tăng khả năng xử lý, truyền tải và chia sẻ dữ liệu.

          Kỹ thuật phần mềm: Nghiên cứu các phương pháp, quy trình, công cụ giúp
          cho việc phát triển các hệ thống chương trình điều hành sự hoạt động của
          máy tính và mạng máy tính, các ngôn ngữ lập trình và các chương trình
          ứng dụng phục vụ nhu cầu người sử dụng ở các lĩnh vực khác nhau.

3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH

Các thành phần của máy tính

Để có thể hoạt động được máy tính cần đến sự kết hợp của hai thành phần là phần
cứng (hardware) và phần mềm (software).

          Phần cứng: Bao gồm những thiết bị điện tử và cơ khí mà chúng ta có thể
          nhìn thấy sự tồn tại của chúng và sờ được.

          Phần mềm: Bao gồm các chương trình chạy được trên máy tính. Những
          chương trình này được xây dựng nhằm giúp người sử dụng điều khiển,
          quản lý được máy tính, và sử dụng máy tính nhằm đáp ứng yêu cầu công
          việc của người sử dụng.
Phần 1 – Tin học I – Trang 6


Các thành phần phần cứng của máy tính

Mỗi loại máy tính có thể có hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau tùy theo mục đích sử
dụng nhưng một cách tổng quát phần cứng của máy tính bao gồm 5 thành phần
chính là (Xem hình 1.4):
           Bộ xử lý (hay còn gọi là CPU – Central Processing Unit).
           Bộ nhớ (Memory).
           Thiết bị lưu trữ (Storage devices).
           Thiết bị nhập (Input devices).
           Thiết bị xuất (Output devices).

Các thiết bị nhập và xuất còn được gọi chung là thiết bị ngoại vi.

Hình 1.4: Năm thành phần chính của phần cứng máy tính.




                                                                     Thiết bị lưu trữ




                                         Bộ xử lý (CPU)




          Thiết bị nhập                                               Thiết bị xuất




                              Bộ nhớ
Phần 1 – Tin học I – Trang 7


Bộ xử lý (CPU)

Bộ xử lý (còn gọi là CPU – Central Processing Unit) chỉ huy các hoạt động của máy
tính theo các lệnh trong chương trình và thực hiện các phép tính. Một số bộ xử lý
thông dụng hiện nay là Intel Celeron - 1.3 GHz, Intel Pentium 4 - 1.8 GHz, Intel
Pentium 4 - 2.4 GHz. CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học
và logic, và một số thanh ghi.

          Khối điều khiển (Control Unit) được xem như là trung tâm điều hành mọi
          hoạt động của máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh trong chương
          trình, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của
          máy tính theo yêu cầu.

          Khối tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic Unit) bao gồm các thiết bị
          có khả năng thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các
          phép tính logic (and, or, not, ...) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn
          hơn, nhỏ hơn, bằng, ...).

          Các thanh ghi (Registers) là các mạch nhớ được gắn vào CPU làm nhiệm
          vụ bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi được thiết kế nhằm giúp làm tăng tốc
          độ trao đổi dữ liệu bên trong máy tính.

Hình 1.5: Bộ xử lý (CPU) và bộ nhớ RAM.




             CPU Pentium hãng Intel                             Bộ nhớ RAM

Bộ nhớ (Memory)

Trong quá trình máy tính làm việc, máy tính cần lưu lại dữ liệu và chương trình. Bộ
nhớ là các thiết bị cho phép lưu trữ dữ liệu và chương trình trong khi máy tính hoạt
động. Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ ROM và bộ nhớ RAM:

          ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc chứ không ghi được. Các
          chương trình được nạp sẳn vào ROM thường là các chương trình hệ thống
          khởi động và điều khiển máy tính làm việc. Khi máy tính khởi động hoặc
          đang hoạt động thì những chương trình này được đọc và thi hành. Khi mất
          điện nội dung lưu trong bộ nhớ ROM vẫn còn chứ không bị mất đi.
Phần 1 – Tin học I – Trang 8


          RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên có thể đọc
          và ghi. Bộ nhớ này được dùng để lưu trữ dữ liệu và chương trình trong
          quá trình thực hiện. Các chương trình lưu trong RAM thường là các chương
          trình ứng dụng được nạp vào để thực hiện một ứng dụng nào đó. Nội
          dung lưu trong bộ nhớ RAM sẽ bị mất đi khi mất điện hoặc tắt máy.

Nhắc lại, để đo dung lượng lưu trữ của bộ nhớ máy tính (RAM, ROM) người ta dùng
các đơn vị là Byte, KiloByte (KB), MegaByte (MB), GigaByte (GB) và TetraByte (TB).
Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy vi tính hiện nay thông thường vào khoảng 128
MB, 256 MB hoặc 512 MB. Đối với những máy tính mạnh, dung lượng RAM có thể
nhiều hơn.

Thiết bị lưu trữ (Storage devices)

Để lưu trữ dữ liệu và có thể chuyển dữ liệu từ máy tính này qua máy tính khác,
người ta dùng các thiết bị lưu trữ như băng từ, đĩa từ, đĩa quang CD-ROM, ... Các
thiết bị lưu trữ này có dung lượng chứa rất lớn, và dữ liệu không bị mất đi khi không
có nguồn điện (Xem hình 1.6).

Những loại thiết bị lưu trữ được dùng phổ biến hiện nay bao gồm:

          Đĩa cứng (Hard Disk). Dùng phổ biến là những đĩa cứng có dung lượng 20
          GB, 30 GB, 40 GB, hoặc 60 GB.

          Đĩa mềm (Floppy Disk). Loại đĩa này có đường kính 3,5 inch với dung
          lượng thông dụng là 1,44 MB.

          Đĩa quang (Compact Disk). Loại đĩa này có đường kính 4.72 inch, hiện là
          thiết bị phổ biến dùng để lưu trữ các phần mềm, hình ảnh và âm thanh.
          Có hai loại phổ biến là đĩa CD với dung lượng khoảng 700 MB và DVD với
          dung lượng khoảng 4.7 GB.

          Các loại thiết bị lưu trữ khác như thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash
          Card), USB Flash Drive thường có dung lượng khoảng 32 MB, 64 MB, 128
          MB hoặc 256 MB.

Hình 1.6: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu.
Phần 1 – Tin học I – Trang 9




                 Đĩa cứng                                   Đĩa mềm




                                         Đĩa quang (CD)




    Thẻ nhớ (Compact Flash Card)      USB Flash Drive       Đĩa cứng rời

Thiết bị nhập (Input devices)

Thiết bị nhập được dùng để đưa dữ liệu vào máy tính. Các loại dữ liệu khác nhau có
thể được đưa vào máy tính nhờ nhiều loại thiết bị nhập khác nhau. Các loại thiết bị
nhập thông dụng hiện nay bao gồm (Xem hình 1.7):

          Chuột (Mouse). Chuột là thiết bị trỏ, có kích thước vừa nắm tay. Khi di
          chuyển chuột trên một tấm phẳng theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi
          tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó để có thể trỏ đến một biểu
          tượng mong muốn trên màn hình. Một số máy tính có con chuột được gắn
          ngay trên bàn phím.

          Bàn phím (Keyboard). Đây là thiết bị nhập cho phép nhập dữ liệu văn bản
          dạng chữ và số. Bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa
          104 phím có các tác dụng khác nhau.

          Máy quét hình (Scanner). Thiết bị này dùng để nhập văn bản hay hình vẽ
          bằng cách quét hình chụp vào máy tính. Toàn bộ nội dung văn bản hay
          hình vẽ sẽ được lưu trong máy tính dưới dạng dữ liệu hình ảnh.

   Hình 1.7: Thiết bị chuột, bàn phím và máy quét hình (scanner).
Phần 1 – Tin học I – Trang 10




      Chuột (2 nút nhấn)        Chuột (3 nút nhấn)                        Bàn phím




       Máy quét cầm tay                          Máy quét để bàn




Các phím trên bàn phím có thể chia làm 3 nhóm chính:

         Nhóm phím đánh máy gồm các phím ký tự chữ, phím ký tự số và phím các
         ký tự đặc biệt (~, !, @, #, $, %, ^, &, ?, ...).

         Nhóm phím số (Numeric Keypad) nằm bên phải bàn phím, phím Num Lock
         cho phép đánh vào số, phím Caps Lock cho phép đánh vào chữ in.

         Nhóm phím chức năng (Function Key) gồm các phím từ F1 đến F12 và các
         phím khác như phím di chuyển con trỏ           , phím PgUp (đẩy trang
         màn hình lên), phím PgDn (kéo trang màn hình xuống), phím Insert
         (chèn), phím Delete (xóa tại điểm nháy), phím Backspace (xóa bên trái
         điểm nháy), phím Home (về đầu dòng), phím End (về cuối dòng).

Thiết bị xuất (Output devices)

Thiết bị xuất được dùng đưa dữ liệu từ bên trong máy tính ra bên ngoài để người sử
dụng có thể cảm nhận được (nhìn được, đọc được, nghe được). Các loại thiết bị xuất
thông dụng hiện nay bao gồm (Xem hình 1.8):
Phần 1 – Tin học I – Trang 11




          Màn hình (Monitor). Là thiết bị xuất hiển thị dữ liệu trên màn hình cho
          người sử dụng xem. Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn
          hình màu SVGA kích thước 15”, 17” hoặc 19”.

          Máy in (Printer). Là thiết bị xuất in dữ liệu ra giấy. Máy in phổ biến hiện
          nay là loại máy in kim, máy in phun mực, máy in laser trắng đen hoặc
          màu.

Hình 1.8: Thiết bị màn hình và máy in.




         Màn hình                        Màn hình              Màn hình LCD




            Máy in kim                   Máy in phun mực                   Máy in laser

Phần mềm máy tính và phân loại phần mềm

Phần mềm máy tính nói chung rất phong phú và đa dạng. Tổng quát, phần mềm có
thể phân thành hai loại là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng:

          Phần mềm hệ thống (System Software): Là những chương trình có khả
          năng tổ chức và điều hành sự hoạt động phối hợp của các thành phần
          khác nhau trong máy tính. Các chương trình này được xây dựng bởi các
          chuyên viên hệ thống. Phần mềm hệ thống thông dụng là các hệ điều
          hành, chương trình dịch, ... Các hệ điều hành được dùng phổ biến là MS-
          DOS, Windows, Linux.

          Phần mềm ứng dụng (Application Software): Là những chương trình có
          khả năng giải quyết một nhu cầu nào đó của người sử dụng. Các chương
          trình này được xây dựng bởi các nhà lập trình ứng dụng. Phần mềm ứng
          dụng nói chung rất phong phú và đa dạng nhằm phục nhiều loại nhu cầu
          khác nhau của người sử dụng từ các nhu cầu về học tập, nghiên cứu, xử lý
          công việc cho đến nhu cầu liên lạc và giải trí.
Phần 1 – Tin học I – Trang 12




Các phần mềm ứng dụng có thể được phân loại vào các lĩnh vực ứng dụng như sau:
         Xử lý văn bản (MS Word, Word Perfect).
         Xử lý bảng tính (MS Excel, Lotus).
         Quản trị cơ sở dữ liệu (MS Access, FoxPro, SQL Server, Oracle).
         Thuyết trình, trình diễn (MS PowerPoint).
         Thư điện tử (MS OutLook Express).
         Thống kê xử lý số liệu (SPSS, Minitab).
         Xử lý toán học (Maple, Mathematica).
         Xem thông tin trên mạng Internet (Internet Explorer, Netscape Navigator).
         Xử lý bản đồ (MapInfo, ArcView).
         Thiết kế đồ họa, xuất bản (CorelDraw, PhotoShop, …).

Phần mềm Hệ điều hành

Hệ điều hành là một phần mềm hệ thống vô cùng quan trọng, được xây dựng nhằm
giúp người sử dụng có thể dễ dàng điều khiển và quản lý máy tính.

Hệ điều hành có các chức năng chính sau:
         Quản lý tài nguyên của hệ thống.
         Quản lý hệ thống tập tin.
         Tạo môi trường giao tiếp giữa người và máy, giữa máy và máy.
         Quản lý sự thực hiện các chương trình ứng dụng.

Quá trình phát triển hệ điều hành.
          Hệ điều hành đơn nhiệm (MS DOS).
          Hệ điều hành đa nhiệm (Windows, Unix, Linux).
          Hệ điều hành mạng (Windows 2000 Server).

Một số hệ điều hành được dùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay:
          Hệ điều hành MS DOS.
          Hệ điều hành Windows (phổ biến nhất).
          Hệ điều hành Linux (phổ biến trong tương lai).

4. MẠNG MÁY TÍNH

Sự hình thành mạng máy tính

Những người làm việc trên các máy tính riêng lẻ tại những vị trí phân tán trong quá
trình làm việc thường có nhu cầu chia sẻ dữ liệu và các tài nguyên máy tính (bộ nhớ,
máy in, khả năng xử lý tính toán, …) với nhau.

Để giải quyết nhu cầu này, các máy tính được ghép nối lại với nhau một cách hệ
thống. Sự ghép nối này hình thành nên mạng máy tính. Việc ghép nối có thể là “có
dây” (qua cáp) hoặc “không dây” (qua vệ tinh).

Phân loại mạng máy tính
Phần 1 – Tin học I – Trang 13


Có nhiều cách phân loại mạng máy tính. Hai cách phân loại thông dụng là phân loại
theo khoảng cách và phân loại theo cách ghép nối.

Phân loại theo khoảng cách.
          Mạng máy tính cục bộ, còn gọi là mạng LAN (Local Area Network).
          Mạng máy tính đô thị, còn gọi là mạng MAN (Metropolitan Area Network).
          Mạng máy tính diện rộng, còn gọi là mạng WAN (Wide Area Network).
          Mạng máy tính toàn cầu, còn gọi là mạng Internet.
Phân loại theo cách ghép nối (Xem hình 1.9).
          Mạng tuyến tính.
          Mạng vòng.
          Mạng hình sao.
          Mạng hình cây.
          Mạng mắt lưới.
          Mạng vệ tinh.

Hình 1.9: Một số cách ghép nối mạng.

                                                                Mạng tuyến tính




                                                Đường dây cáp




                                                                        Mạng vòng




                                             Mạng hình sao




                     HUB



                                              Thiết bị
                                              nối mạng
Phần 1 – Tin học I – Trang 14




                                  HUB
                                                           Mạng hình cây




Máy chủ (server) và máy khách (client)

Trong một mạng máy tính người ta thường dùng một số ít các máy tính có năng xử
lý mạnh làm các máy tính trung tâm, gọi là các máy chủ (máy server). Còn đa số các
máy tính thông thường còn lại gọi là máy khách (máy client), và chúng được kết nối
với máy chủ (Xem hình 1.10).

Người sử dụng làm việc ở các máy khách có thể yêu cầu máy chủ cung cấp các dịch
vụ cần thiết. Dịch vụ ở đây có thể hiểu là các tài nguyên mà máy chủ có được và có
thể chia sẻ cho máy khách.

Hình 1.10: Máy chủ và các máy khách trong mạng máy tính.

                                 Máy khách




                                                                             Máy chủ




                                                                           Máy in mạng

Hệ điều hành mạng

Để mạng máy tính hoạt động được cần có hệ điều hành mạng, phần mềm ứng dụng
trên mạng và người quản trị mạng.

Hệ điều hành mạng là phần mềm hệ thống giúp người sử dụng quản lý và điều hành
mạng máy tính thuận lợi và hiệu quả. Một số hệ điều hành mạng thông dụng là
Novell Netware, Windows NT Server, Windows 2000 Server, Linux (Xem hình 1.11).

Các dịch vụ trên mạng
Phần 1 – Tin học I – Trang 15


Dịch vụ trên mạng là những tài nguyên mà máy chủ có được và có thể chia sẻ, phục
vụ theo các yêu do các máy khách trong mạng gởi đến (Xem hình 1.12). Có nhiều
dịch vụ trên mạng. Một số dịch vụ thông dụng trên mạng bao gồm:
           Dịch vụ tập tin.
           Dịch vụ in ấn.
           Dịch vụ thông báo.
           Dịch vụ thư mục.
           Dịch vụ ứng dụng.
           Dịch vụ cơ sở dữ liệu.
Hình 1.11: Hệ điều hành máy chủ và các hệ điều hành máy khách.

                      HĐH Windows 2000
                                                                   HĐH Windows
                                                                   2000 Server




                       HĐH            HĐH
                    Windows XP     Windows 98



Hình 1.12: Yêu cầu dịch vụ và đáp ứng dịch vụ.
                                                  Máy chủ

                                 Yêu cầu DV



                       Máy khách


                              Đáp ứng DV




Các dữ liệu lưu trữ trong máy tính dưới dạng các tập tin. Ví dụ một hình ảnh lưu trữ
thành một tập tin, một tài liệu lưu trữ thành một tập tin, một bài hát lưu trữ thành
một tập tin. Và hệ điều hành giúp người sử dụng quản lý dữ liệu thông qua việc
quản lý các tập tin. Trong một mạng máy tính, người sử dụng có thể có các nhu cầu
truyền tập tin, lưu trữ tập tin, sao lưu tập tin, … giữa các máy tính trong mạng với
nhau. Dịch vụ tập tin giúp thực hiện những việc này (Xem hình 1.13).

Hình 1.13: Dịch vụ tập tin.
Phần 1 – Tin học I – Trang 16




Khi một mạng máy tính có máy in mạng thì các máy tính trong mạng có thể cùng
nhau chia sẻ máy in này. Các máy tính có nhu cầu in sẽ gởi dữ liệu cần in đến dịch
vụ in ấn do máy chủ quản lý. Dịch vụ in ấn này sẽ điều khiển máy in mạng lần lượt
in dữ liệu theo các yêu cầu in ấn đã gởi đến (Xem hình 1.14).

Hình 1.14: Dịch vụ in ấn.




Khi người sử dụng làm việc trong một mạng máy tính có nhu cầu gởi e-mail (thư
điện tử) từ máy tính của mình đến một máy tính khác trong mạng, người sử dụng có
thể yêu cầu dịch vụ e-mail (là một loại dịch vụ thông báo) do máy chủ quản lý để
thực hiện yêu cầu này (Xem hình 1.15).

Hình 1.15: Dịch vụ e-mail.


                                                                        E-Mail

         E-Mail

                                      Mạng Internet
Phần 1 – Tin học I – Trang 17
Phần 1 – Tin học I – Trang 18


5. MẠNG INTERNET VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN

Internet là gì?

Internet là hệ thống mạng rộng lớn bao gồm các mạng máy tính được liên kết với
nhau trên phạm vi toàn thế giới thông qua hệ thống kênh truyền thông. Mạng
Internet nối kết hàng nghìn mạng máy tính trên thế giới, bao gồm các mạng của các
trường đại học, các mạng của các viện nghiên cứu, các mạng của chính phủ, các tổ
chức, các doanh nghiệp thương mại và của các cá nhân khác nhau.

Có thể nói “Internet là mạng của các mạng”.

Lịch sử hình thành Internet

Giữa thập niên 60, Bộ Quốc phòng Mỹ giao một nhóm nghiên cứu hình thành mạng
máy tính gọi là mạng ARPANet nhằm phục vụ việc liên lạc, trao đổi dữ liệu, thông tin
trong quân sự. Năm 1973, mạng ARPANet mở rộng kết nối quốc tế lan rộng đến các
mạng máy tính của các trường đại học lớn trên nước Mỹ. Năm 1983, mạng ARPANet
mở rộng lần nữa nối kết hầu hết các trung tâm máy tính trên toàn nước Mỹ. Năm
1983 đến nay, mạng ARPANet phát triển rộng khắp trên toàn thế giới và được gọi là
mạng Internet.

Mạng toàn cầu Internet

Từ năm 1983 đến 1991, Internet trở thành mạng máy tính lớn nhất trên thế giới.
Năm 1991, một dịch vụ mới trên Internet ra đời gọi là dịch vụ World Wide Web
(WWW) làm cho Internet dễ sử dụng hơn.

Càng ngày mạng Internet càng phát triển:
         Nhiều máy tính kết nối vào Internet (phát triển số lượng).
         Khắp nơi trên thế giới kết nối vào Internet (phát triển phạm vi).
         Nhiều dịch vụ trên Internet (phát triển ứng dụng).
         Nhiều thông tin trên Internet (phát triển thông tin).

Các nhà cung cấp liên quan đến Internet

Có ba nhà cung cấp quan trọng liên quan đến việc cung cấp khả năng kết nối
Internet cũng như khả năng cung cấp các dịch vụ trên Internet.
          Nhà cung cấp khả năng truy cập Internet (IAP – Internet Access Provider).
          Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service Provider).
          Nhà cung cấp thông tin Internet (ICP – Internet Content Provider).

Nhà cung cấp khả năng truy cập Internet, gọi tắt là IAP, cung cấp cổng truy nhập
vào Internet cho các mạng. Ví dụ Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC được
xem là một IAP.

Nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp quyền truy cập Internet qua mạng điện
thoại và các dịch vụ như dịch vụ WWW, E-Mail, Chat, … Ví dụ Công ty FPT, Công ty
Phần 1 – Tin học I – Trang 19


Saigon Postel, Công ty VDC, … được xem là các ISP. Chú ý Công ty VDC vừa là một
IAP, đồng thời là ISP.

Các thông tin về văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, giải trí, … có trên
Internet được cung cấp bởi các nhà cung cấp thông tin trên Internet. Ví dụ Công ty
FPT vừa là một ISP đồng thời cũng là một ICP.

Kết nối Internet và các dịch vụ trên Internet

Hai cách kết nối Internet thông dụng ở Việt Nam là (Xem hình 1.16):
          Kết nối trực tiếp qua đường thuê bao dành riêng.
          Kết nối gián tiếp qua mạng điện thoại công cộng với sự hỗ trợ của modem.

Trên mạng Internet hiện nay có rất nhiều dịch vụ. Một số dịch vụ thông dụng trên
Internet bao gồm:
          Dịch vụ thông tin (Web).
          Dịch vụ thư điện tử (E-mail).
          Dịch vụ hội thoại trực tuyến (Chat).
          Dịch vụ truyền tập tin (FTP).
          Dịch vụ truy cập máy chủ (Telnet).
          Dịch vụ diễn đàn thông tin (News Group).

Hình 1.16: Kết nối Internet qua mạng điện thoại công cộng.

                                 Máy chủ nhà
                                 cung cấp ISP

                                                      Mạng Internet



                        Mạng điện thoại
                          công cộng




                                 Modem


Tìm kiếm thông tin trên Internet

Nhờ dịch vụ Web, người sử dụng có thể xem và tìm kiếm thông tin trên Internet.
Phần 1 – Tin học I – Trang 20


Một số khái niệm:

         Thông tin trên Internet được tổ chức trình bày dưới hình thức các trang
         thông tin gọi là trang Web.

         Tập hợp các trang Web có nội dung liên quan với nhau và thuộc một tổ
         chức nào đó được kết nối lại với nhau gọi là Website.

         Trang Web đầu tiên của một Website để từ đó kết nối với các trang Web
         khác được gọi là trang chủ hay trang nhà (Home page).

         Dịch vụ đáp ứng các yêu cầu về thông tin chứa trong các Website gọi là
         dịch vụ Web (hay còn gọi là Web Server). Dịch vụ này được cài đặt trên
         các máy chủ trong mạng Internet.

         Mỗi Website trên Internet đều phải có một địa chỉ để người sử dụng có thể
         truy cập đến (hay tham khảo đến). Địa chỉ này gọi là địa chỉ Web URL. Các
         Website khác nhau phải có các địa chỉ Web URL khác nhau.

         Ví dụ một địa chỉ Web URL là http://www.vnexpress.net, trong đó http://
         là ký hiệu giao thức còn www.vnexpress.net là địa chỉ Website. Giao thức
         là cách thức đóng gói, mã hóa dữ liệu để truyền trên đường mạng, và các
         qui tắc để thiết lập vá duy trì qua trình trao đổi dữ liệu trên mạng.

         Phân tích địa chỉ Web URL:
                                                                    Mã quốc gia

                                  http://www.hcmuns.edu.vn


            Giao thức http dùng
            để tham khảo thông
             tin trong website         Địa chỉ Website   Tính chất của tổ chức
                                                            chủ của Website

         Ba ký tự thể hiện tính chất của tổ chức chủ của Website:
          com: Các tổ chức, công ty thương mại.
          org: Các tổ chức phi lợi nhuận.
          net: Các trung tâm hỗ trợ về mạng.
          edu: Các tổ chức giáo dục (trường đại học, trung tâm giáo dục, …).
          gov: Các tổ chức thuộc chính phủ.
          mil: Các tổ chức thuộc quân sự.
          int: Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế.


         Hai ký tự thể hiện mã quốc gia:
          us: Mỹ (nếu không có 2 ký tự thể hiện quốc gia, mặc nhiên hiểu là Mỹ).
          ca: Canada.
          vn: Việt Nam.
          th: Thái Lan.
          jp: Nhật.
Phần 1 – Tin học I – Trang 21




Một số địa chỉ Web:
          www.microsoft.com (Website của hãng Microsoft, Mỹ).
          www.tintucvietnam.net (Website Tin tức Việt Nam).
          www.vnexpress.net ((Website Tin nhanh Việt Nam).
          www.tuoitre.com (Website Báo Tuổi Trẻ, TP. Hồ Chí Minh).
          www.sap-vn.org (Website Chương trình hỗ trợ xã hội cho Việt Nam).
          www.undp.org.vn (Website Chương trình phát triển của LHQ tại Việt Nam).
          www.search.asiaco.com/Vietnam/ (Website tìm địa chỉ Internet Việt Nam).

Để xem thông tin chứa trong một Website nào đó trên Internet, máy tính của người
sử dụng ngoài khả năng kết nối Internet còn cần phải có trình duyệt Web.

Trình duyệt Web

Trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng cho phép xem thông tin trên Internet
khi máy tính đã được kết nối mạng (mà ta thường hay gọi là vào mạng).
Hai trình duyệt Web thường dùng:
           Internet Explorer.
           Netscape Navigator.

Chạy trình duyệt Web (Xem hình 1.17 và 1.18).
          Chọn Start | Program | Internet Explorer.
          Hoặc nhấp đôi chuột biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền.
          Tại ô Address, vào địa chỉ Website của nơi cần tham khảo, ấn Enter.

Hình 1.17: Biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền.
Phần 1 – Tin học I – Trang 22


Thoát trình duyệt Web (Xem hình 1.19).
          Từ thanh thực đơn, chọn File | Close.
          Hoặc nhấp chuột tại nút đóng trên thanh tiêu đề.

Sử dụng các động cơ tìm kiếm

Thông thường khi tìm kiếm thông tin trên Internet người sử dụng rất khó nhớ các
địa chỉ của Website có chứa thông tin cần tìm, hoặc không biết có những Website
nào trong nước hoặc trên thế giới có chứa những thông tin cần tìm. Nhằm giúp
người sử dụng tìm những Website cần thiết, một số các công ty phần mềm trên thế
giới cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm. Các dịch vụ này thường được gọi là các
động cơ tìm kiếm, và chúng được thể hiện cũng ở dạng các Website.

Một số Website động cơ tìm kiếm nổi tiếng:
         www.google.com         www.excite.com www.infoseek.com
         www.yahoo.com www.search.com www.altavista.com

Hình 1.18: Xem thông tin tại trang Web http://www.vnn.vn.
Phần 1 – Tin học I – Trang 23


Hình 1.19: Thoát khỏi trình duyệt Web.




Kỹ năng tìm kiếm thông tin với Google

Hiện nay Google là động cơ tìm kiếm nổi tiếng nhất được nhiều người sử dụng để
tìm kiếm thông tin trên Internet.

Các bước tìm kiếm thông tin (Xem hình 1.20).
         Xác định chủ đề tìm kiếm, từ khóa của chủ đề.
         Dùng trình duyệt Web mở trang Web Google (www.google.com.vn).
         Đánh vào từ khóa ở ô trống.
         Nhấn nút “Tìm kiếm với Google”.

Từ khóa là từ quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất, gần nhất, cụ thể nhất về chủ đề mà
ta muốn tìm kiếm thông tin trên Internet. Từ khóa càng cụ thể, không mơ hồ chung
chung thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp và việc tìm kiếm trở nên hiệu quả hơn.

Ví dụ so sánh việc tìm kiếm thông tin với các từ khóa sau, xem từ khóa nào là tốt
(Xem hình 1.21, 1.22, 1.23, 1.24 và 1.25):
          History.
          Asian history.
          Vietnam history.
          Vietnam war history.
Phần 1 – Tin học I – Trang 24


Hình 1.20: Dùng động cơ tìm kiếm Google để tìm thông tin trên Internet.




                  Ô trống




Hình 1.21: Tìm kiếm với từ khóa history.
Phần 1 – Tin học I – Trang 25


Hình 1.22: Tìm kiếm với từ khóa Asian history.




Hình 1.23: Tìm kiếm với từ khóa Vietnam history.
Phần 1 – Tin học I – Trang 26


Hình 1.24: Tìm kiếm với từ khóa Vietnam war history.




Hình 1.25: Tìm kiếm với từ khóa “Vietnam war history” (có dấu ngoặc kép).
Phần 1 – Tin học I – Trang 27


Tìm kiếm thông qua từ khóa.
         Từ khóa càng cụ thể, phạm vi tìm kiếm càng xác định.
         Có thể dùng các phép toán tìm kiếm and, +, or, not, “…”.

Ví dụ tìm với từ khóa culture and society nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa
cả hai từ culture và society (nhưng hai từ này không nhất thiết phải đi liền nhau).

Ví dụ tìm với từ khóa culture or society nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa từ
culture hoặc có chứa từ society, hoặc có chứa cả hai từ culture và society (nhưng hai
từ này không nhất thiết phải đi liền nhau).

Ví dụ tìm với từ khóa culture not society nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa
từ culture nhưng không có chứa từ society.

Ví dụ tìm với từ khóa “culture society” nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa cả
hai từ culture và society, đồng thời hai từ này phải đi liền nhau.

Chú ý từ khóa culture and society tương đương với các từ khóa culture + society và
cultute society. Tức là phép toán + tương đương với phép toán and khi tìm kiếm với
Google.

Sử dụng trình duyệt Internet Explorer (IE)

Khởi động IE.
         Start | Program | Internet Explorer.
         Hoặc nhấp đôi chuột biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền.

Thoát IE.
            Từ thanh thực đơn chọn File | Close.
            Hoặc nhấp nút đóng trên thanh tiêu đề.

Giao diện của IE (Xem hình 1.26).
          Thanh tiêu đề.
          Thanh thực đơn.
          Thanh công cụ.
          Thanh địa chỉ.
          Cửa sổ hiển thị.
          Thanh trạng thái.

Thanh công cụ (Xem hình 1.27).
         Chứa các biểu tượng tượng trưng cho các tác vụ.
         Cho phép thực hiện nhanh một số chức năng thường dùng khi duyệt Web.

Một số chức năng thường dùng khi duyệt Web (Xem hình 1.27).
         Trở về trang Web trước đó (Back).
         Đi đến trang Web kế tiếp (Forward).
         Dừng việc tải trang Web (Stop).
         Đi đến trang chủ của Website (Home).
Phần 1 – Tin học I – Trang 28


Hình 1.26: Giao diện trình duyệt Internet Explorer.




Hình 1.27: Thanh công cụ.




Thanh thực đơn.
         Bao gồm các thực đơn kéo xuống.
         Các thực đơn File, Edit, View, Favorites, Tools và Help.

Truy cập Website.

          Giả sử máy tính đã được kết nối Internet. Có ba cách truy cập Website.

          Truy cập Website mới.
             - Xác định địa chỉ trang Web cần tham khảo.
             - Vào địa chỉ trang Web ở ô Address.
Phần 1 – Tin học I – Trang 29


         Truy cập Website từ Address Book.
            - Nhấp chuột vào mũi tên bên phải ô Address.
            - Chọn địa chỉ trang Web trong danh sách.

         Truy cập Website từ Favorite.
            - Chọn Favorite từ thanh thực đơn.
            - Chọn địa chỉ trang Web ưa thích đã ghi lại trước đó.

Thư điện tử (E-Mail)

Web Mail là một dịch vụ trên mạng Internet nhằm cho phép người sử dụng trao đổi
e-mail qua mạng Internet. Web Mail hiện nay phát triển rất nhanh, và có nhiều công
ty cung cấp dịch vụ Web Mail miễn phí. Thông qua Web Mail mọi người trên thế giới
có thể liên lạc trao đổi với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện.

Một số Web Mail miễn phí thông dụng.
         mail.yahoo.com
         www.hotmail.com
         www.vol.vnn.vn
         www.mailcity.com
         www.e-mail.com
         www.rocket.com

More Related Content

What's hot

Baigiang - bai3. Giới thiệu về máy tính
Baigiang - bai3. Giới thiệu về máy tínhBaigiang - bai3. Giới thiệu về máy tính
Baigiang - bai3. Giới thiệu về máy tínhVan Vo
 
Bai 1 Gioi Thieu Cntt
Bai 1   Gioi Thieu CnttBai 1   Gioi Thieu Cntt
Bai 1 Gioi Thieu Cntthunglt
 
Giaotrinh hedieuhanh
Giaotrinh hedieuhanhGiaotrinh hedieuhanh
Giaotrinh hedieuhanhHai Nguyen
 
Tieng anh chuyen_nganh_cntt_-_ly_thuyet
Tieng anh chuyen_nganh_cntt_-_ly_thuyetTieng anh chuyen_nganh_cntt_-_ly_thuyet
Tieng anh chuyen_nganh_cntt_-_ly_thuyetThang Pham
 
Giao trinh tong hop sv29
Giao trinh tong hop sv29Giao trinh tong hop sv29
Giao trinh tong hop sv29Vcoi Vit
 
Bài 1: Tin học là một ngành khoa học
Bài 1: Tin học là một  ngành khoa họcBài 1: Tin học là một  ngành khoa học
Bài 1: Tin học là một ngành khoa họclinhhuynhk37sptin
 

What's hot (7)

Baigiang - bai3. Giới thiệu về máy tính
Baigiang - bai3. Giới thiệu về máy tínhBaigiang - bai3. Giới thiệu về máy tính
Baigiang - bai3. Giới thiệu về máy tính
 
Bai 1 Gioi Thieu Cntt
Bai 1   Gioi Thieu CnttBai 1   Gioi Thieu Cntt
Bai 1 Gioi Thieu Cntt
 
Giaotrinh hedieuhanh
Giaotrinh hedieuhanhGiaotrinh hedieuhanh
Giaotrinh hedieuhanh
 
Tieng anh chuyen_nganh_cntt_-_ly_thuyet
Tieng anh chuyen_nganh_cntt_-_ly_thuyetTieng anh chuyen_nganh_cntt_-_ly_thuyet
Tieng anh chuyen_nganh_cntt_-_ly_thuyet
 
Giao trinh tong hop sv29
Giao trinh tong hop sv29Giao trinh tong hop sv29
Giao trinh tong hop sv29
 
Thong tu03.signed
Thong tu03.signedThong tu03.signed
Thong tu03.signed
 
Bài 1: Tin học là một ngành khoa học
Bài 1: Tin học là một  ngành khoa họcBài 1: Tin học là một  ngành khoa học
Bài 1: Tin học là một ngành khoa học
 

Viewers also liked

Ms project 2003
Ms project 2003Ms project 2003
Ms project 2003island2101
 
Diomedesh.zeekrewards.com
Diomedesh.zeekrewards.comDiomedesh.zeekrewards.com
Diomedesh.zeekrewards.comdiomedesh
 
Van hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua myVan hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua myZĩn Béo
 
Centerity Solution overview
Centerity Solution overviewCenterity Solution overview
Centerity Solution overviewAha Lin
 
Chuong 3- Giao dich thuong mai quoc te
Chuong 3- Giao dich thuong mai quoc teChuong 3- Giao dich thuong mai quoc te
Chuong 3- Giao dich thuong mai quoc teZĩn Béo
 
Ch4 thuchienhd lop tq jul2009
Ch4 thuchienhd lop tq jul2009Ch4 thuchienhd lop tq jul2009
Ch4 thuchienhd lop tq jul2009Zĩn Béo
 
5i media credential
5i media credential5i media credential
5i media credentialZĩn Béo
 
Bai giang thiet ke mang lan wan
Bai giang thiet ke mang lan wanBai giang thiet ke mang lan wan
Bai giang thiet ke mang lan wanisland2101
 
Textbook Assignment 1
Textbook Assignment 1Textbook Assignment 1
Textbook Assignment 1prema_rose35
 

Viewers also liked (13)

Ms project 2003
Ms project 2003Ms project 2003
Ms project 2003
 
Diomedesh.zeekrewards.com
Diomedesh.zeekrewards.comDiomedesh.zeekrewards.com
Diomedesh.zeekrewards.com
 
Van hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua myVan hoa dam phan cua my
Van hoa dam phan cua my
 
Centerity Solution overview
Centerity Solution overviewCenterity Solution overview
Centerity Solution overview
 
Chuong 3- Giao dich thuong mai quoc te
Chuong 3- Giao dich thuong mai quoc teChuong 3- Giao dich thuong mai quoc te
Chuong 3- Giao dich thuong mai quoc te
 
Ch4 thuchienhd lop tq jul2009
Ch4 thuchienhd lop tq jul2009Ch4 thuchienhd lop tq jul2009
Ch4 thuchienhd lop tq jul2009
 
5i media credential
5i media credential5i media credential
5i media credential
 
Bai giang thiet ke mang lan wan
Bai giang thiet ke mang lan wanBai giang thiet ke mang lan wan
Bai giang thiet ke mang lan wan
 
Surface Computer
Surface ComputerSurface Computer
Surface Computer
 
Ip subnet
Ip subnetIp subnet
Ip subnet
 
1 etd
1 etd1 etd
1 etd
 
Pps2 a1ss
Pps2 a1ssPps2 a1ss
Pps2 a1ss
 
Textbook Assignment 1
Textbook Assignment 1Textbook Assignment 1
Textbook Assignment 1
 

Similar to Thcb

Bai giang tin_hoc_co_ban
Bai giang tin_hoc_co_banBai giang tin_hoc_co_ban
Bai giang tin_hoc_co_banHải Nguyễn
 
Bai1 kien thucchungvecntt
Bai1 kien thucchungvecnttBai1 kien thucchungvecntt
Bai1 kien thucchungvecnttThien Ho
 
SLIDE THCB TT 11 2018 BLĐTB XH.pptx
SLIDE THCB  TT 11  2018   BLĐTB  XH.pptxSLIDE THCB  TT 11  2018   BLĐTB  XH.pptx
SLIDE THCB TT 11 2018 BLĐTB XH.pptxhientram5
 
May tinh mang_windows7
May tinh mang_windows7May tinh mang_windows7
May tinh mang_windows7Thùy Bùi
 
Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1Nguyễn Duyênmiks
 
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinh
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinhLớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinh
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinhHeo_Con049
 
Tin học cơ sở - FPT Polytechnic
Tin học cơ sở - FPT PolytechnicTin học cơ sở - FPT Polytechnic
Tin học cơ sở - FPT Polytechnicminhvnnxyz18
 
Tong quan ve cong nghe thong tin
Tong quan ve cong nghe thong tinTong quan ve cong nghe thong tin
Tong quan ve cong nghe thong tinNghia Le
 
Bài 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Bài 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TINBài 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Bài 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TINMasterCode.vn
 
Tin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinh
Tin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinhTin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinh
Tin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinhHoàng Hiệp Lại
 
Bai1laprapcaidat ttth
Bai1laprapcaidat ttthBai1laprapcaidat ttth
Bai1laprapcaidat ttthut1101833
 
Tongquanktmt
TongquanktmtTongquanktmt
TongquanktmtTung Luu
 
Bai giang cau truc may tinh
Bai giang cau truc may tinhBai giang cau truc may tinh
Bai giang cau truc may tinhDong Van
 
He dieu hanh
He dieu hanhHe dieu hanh
He dieu hanhVNG
 
Module 1 Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
Module 1   Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản Module 1   Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
Module 1 Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản vinguyen8596
 

Similar to Thcb (20)

Bai giang tin_hoc_co_ban
Bai giang tin_hoc_co_banBai giang tin_hoc_co_ban
Bai giang tin_hoc_co_ban
 
Chuong i
Chuong iChuong i
Chuong i
 
Bai1 kien thucchungvecntt
Bai1 kien thucchungvecnttBai1 kien thucchungvecntt
Bai1 kien thucchungvecntt
 
SLIDE THCB TT 11 2018 BLĐTB XH.pptx
SLIDE THCB  TT 11  2018   BLĐTB  XH.pptxSLIDE THCB  TT 11  2018   BLĐTB  XH.pptx
SLIDE THCB TT 11 2018 BLĐTB XH.pptx
 
May tinh mang_windows7
May tinh mang_windows7May tinh mang_windows7
May tinh mang_windows7
 
Chg1. Tong quan ve CNTT.pdf
Chg1. Tong quan ve CNTT.pdfChg1. Tong quan ve CNTT.pdf
Chg1. Tong quan ve CNTT.pdf
 
Bai tap3
Bai tap3Bai tap3
Bai tap3
 
Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
Khối 10: Nội Dung Kiểm tra Lần 1
 
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinh
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinhLớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinh
Lớp 6: Bai 4 may tinh va phan mem may tinh
 
Tin học cơ sở - FPT Polytechnic
Tin học cơ sở - FPT PolytechnicTin học cơ sở - FPT Polytechnic
Tin học cơ sở - FPT Polytechnic
 
Tong quan ve cong nghe thong tin
Tong quan ve cong nghe thong tinTong quan ve cong nghe thong tin
Tong quan ve cong nghe thong tin
 
Bài 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Bài 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TINBài 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Bài 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
 
Tin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinh
Tin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinhTin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinh
Tin 10 - Bai 3: Gioi thieu ve may tinh
 
Winxp
WinxpWinxp
Winxp
 
Bai1laprapcaidat ttth
Bai1laprapcaidat ttthBai1laprapcaidat ttth
Bai1laprapcaidat ttth
 
Tongquanktmt
TongquanktmtTongquanktmt
Tongquanktmt
 
Bai giang cau truc may tinh
Bai giang cau truc may tinhBai giang cau truc may tinh
Bai giang cau truc may tinh
 
He dieu hanh
He dieu hanhHe dieu hanh
He dieu hanh
 
C1
C1C1
C1
 
Module 1 Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
Module 1   Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản Module 1   Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
Module 1 Hiểu Biết Về Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
 

Thcb

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TIN HỌC I (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ) Biên soạn: Nguyễn Hữu Tân Đà Lạt, 2004
  • 2. Phần 1 – Tin học I – Trang 2 PHẦN 1 GIỚI THIỆU MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG 1. DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN Dữ liệu Dữ liệu có thể xem là những ký hiệu hoặc tín hiệu mang tính rời rạc và không có cấu trúc, ý nghĩa rõ ràng. Khi dữ liệu được tổ chức lại có cấu trúc hơn, được xử lý và mang đến cho con người những ý nghĩa, hiểu biết nào đó thì khi đó nó trở thành thông tin. Nói khác đi, từ dữ liệu và xử lý dữ liệu con người có được thông tin. Thông tin Thông tin là những gì con người thu nhận được từ dữ liệu và xử lý dữ liệu nhằm tạo ra sự hiểu biết, tạo ra các tri thức và những nhận thức tốt hơn về tự nhiên và xã hội. Nói cách khác, thông tin là dữ liệu đã qua xử lý, đối chiếu và trở nên có ý nghĩa đối với người dùng. Quá trình xử lý thông tin tổng quát Hình 1.1: Mô hình quá trình xử lý thông tin. Nhập Xử lý Xuất dữ liệu dữ liệu dữ liệu Lưu trữ dữ liệu Một cách tổng quát, việc xử lý thông tin bao gồm năm quá trình sau: Quá trình thu nhận thông tin: Nạp, ghi nhớ thông tin vào vùng nhớ trong não hoặc các vật lưu trữ trung gian (giấy, đĩa từ, …). Quá trình tìm kiếm thông tin: Nhớ lại thông tin trong vùng nhớ não, hoặc thu thập, truy tìm thông tin trong các vật lưu trữ thông tin. Quá trình biến đổi thông tin: Các hoạt động xử lý, biến đổi thông tin dẫn đến việc thay đổi thông tin, tạo ra thông tin mới. Quá trình truyền thông tin: Truyền hoặc dẫn thông tin từ nơi này sang nơi khác, từ đối tượng này sang đối tượng khác.
  • 3. Phần 1 – Tin học I – Trang 3 Quá trình lý giải, suy luận thông tin: Các hoạt động mang tính trí tuệ và sáng tạo như phân tích, so sánh, lý giải, suy luận, đối chiếu, đánh giá vai trò, ý nghĩa của thông tin. So sánh máy tính và con người trong việc xử lý thông tin. Máy tính Con người - Xử lý khối lượng lớn - Xử lý khối lượng nhỏ - Tính toán nhanh - Tính toán chậm - Tính toán chính xác - Tính toán ít chính xác - Xử lý theo chương trình - Xử lý bởi bộ não - Ít linh động - Khá linh động - Ít sáng tạo - Rất sáng tạo - Ít thông minh - Rất thông minh 2. MÁY TÍNH VÀ TIN HỌC Định nghĩa máy tính Máy tính là thiết bị cho phép lưu trữ, xử lý dữ liệu một cách tự động theo chương trình đã được định trước và con người không cần phải can thiệp vào trong khi xử lý. Thông qua các thiết bị nhập, máy tính sẽ thu nhận được những dữ liệu cần xử lý, sau đó máy tính sẽ xử lý những dữ liệu này và lưu trữ nếu cần, và cuối cùng máy tính có thể đưa ra những kết quả cho người sử dụng thông qua các thiết bị xuất. Đặc điểm xử lý của máy tính Máy tính có khả năng xử lý dữ liệu nhanh, chính xác với khối lượng lớn. Các dữ liệu mà máy tính có thể xử lý được rất đa dạng. Chúng có thể là số, chữ, âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động. Đặc điểm lưu trữ của máy tính Máy tính có khả năng lưu trữ một lượng rất lớn các loại dữ liệu khác nhau. Các thiết bị mà máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu có kích thước nhỏ, gọn và tiện dụng nhưng khối lượng lưu trữ được lại rất lớn. Đơn vị lưu trữ dữ liệu dùng trong máy tính: 1 Byte (có thể lưu trữ 1 ký tự). 1 KiloByte (1 KB) = 1024 Byte. 1 MegaByte (1 MB) = 1024 KB. 1 GigaByte (1 GB) = 1024 MB. 1 TetraByte (1 TB) = 1024 GB.
  • 4. Phần 1 – Tin học I – Trang 4 Mô hình làm việc của máy tính Người sử dụng điều khiển máy tính thông qua các chương trình được xây dựng sẳn. Các hãng sản xuất máy tính và các nhà sản xuất phần mềm tạo ra các chương trình này. Có nhiều chương trình khác nhau được tạo ra nhằm phục vụ cho các nhu cầu, lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như: Chương trình nghe nhạc, xem phim phục vụ nhu cầu giải trí. Chương trình vẽ hình, tạo ảnh phục vụ công việc xuất bản. Chương trình tính toán dùng trong học tập và nghiên cứu. So sánh mô hình làm việc của máy tính với các mô hình làm việc của các loại máy khác. Hình 1.2: So sánh hai mô hình làm việc. Mô hình làm việc của máy tính Mô hình làm việc của các loại máy khác Người sử dụng Người sử dụng Các chương trình Các nút bấm, điều ứng dụng khiển, cần gạt Các linh kiện và Các linh kiện và thiết bị thiết bị Phân loại máy tính Có rất nhiều loại máy tính khác nhau, và cũng có nhiều cách phân loại máy tính khác nhau. Việc phân loại có thể dựa vào năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu của máy tính, hoặc dựa vào chức năng của máy tính. Sau đây là một số phân loại: Máy tính loại lớn (mainframe), siêu máy tính (super computer), máy tính loại trung (minicomputer), máy tính cá nhân (personal computer). Máy tính đa năng (multi-purpose computer), máy tính chuyên dụng (special-purpose computer), máy tính hỗ trợ. Máy tính để bàn, máy vi tính (desktop computer), máy tính xách tay (portable computer, notebook, laptop), máy tính trạm (workstation).
  • 5. Phần 1 – Tin học I – Trang 5 Hình 1.3: Máy vi tính để bàn và máy vi tính xách tay. Máy tính để bàn (Máy vi tính) Máy tính xách tay (Laptop) Định nghĩa Tin học Tin học (Công nghệ thông tin) là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ, kỹ thuật lưu trữ, truyền và xử lý thông tin một cách tự động dựa trên công cụ chủ yếu là máy tính và các thiết bị truyền tin. Việc nghiên cứu chính của Tin học nhằm vào hai kỹ thuật chính được phát triển song song. Đó là kỹ thuật phần cứng và kỹ thuật phần mềm: Kỹ thuật phần cứng: Nghiên cứu chế tạo các linh kiện, thiết bị điện tử, công nghệ vật liệu mới, ... nhằm làm cho máy tính và mạng máy tính ngày càng tăng khả năng xử lý, truyền tải và chia sẻ dữ liệu. Kỹ thuật phần mềm: Nghiên cứu các phương pháp, quy trình, công cụ giúp cho việc phát triển các hệ thống chương trình điều hành sự hoạt động của máy tính và mạng máy tính, các ngôn ngữ lập trình và các chương trình ứng dụng phục vụ nhu cầu người sử dụng ở các lĩnh vực khác nhau. 3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH Các thành phần của máy tính Để có thể hoạt động được máy tính cần đến sự kết hợp của hai thành phần là phần cứng (hardware) và phần mềm (software). Phần cứng: Bao gồm những thiết bị điện tử và cơ khí mà chúng ta có thể nhìn thấy sự tồn tại của chúng và sờ được. Phần mềm: Bao gồm các chương trình chạy được trên máy tính. Những chương trình này được xây dựng nhằm giúp người sử dụng điều khiển, quản lý được máy tính, và sử dụng máy tính nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của người sử dụng.
  • 6. Phần 1 – Tin học I – Trang 6 Các thành phần phần cứng của máy tính Mỗi loại máy tính có thể có hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng nhưng một cách tổng quát phần cứng của máy tính bao gồm 5 thành phần chính là (Xem hình 1.4): Bộ xử lý (hay còn gọi là CPU – Central Processing Unit). Bộ nhớ (Memory). Thiết bị lưu trữ (Storage devices). Thiết bị nhập (Input devices). Thiết bị xuất (Output devices). Các thiết bị nhập và xuất còn được gọi chung là thiết bị ngoại vi. Hình 1.4: Năm thành phần chính của phần cứng máy tính. Thiết bị lưu trữ Bộ xử lý (CPU) Thiết bị nhập Thiết bị xuất Bộ nhớ
  • 7. Phần 1 – Tin học I – Trang 7 Bộ xử lý (CPU) Bộ xử lý (còn gọi là CPU – Central Processing Unit) chỉ huy các hoạt động của máy tính theo các lệnh trong chương trình và thực hiện các phép tính. Một số bộ xử lý thông dụng hiện nay là Intel Celeron - 1.3 GHz, Intel Pentium 4 - 1.8 GHz, Intel Pentium 4 - 2.4 GHz. CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học và logic, và một số thanh ghi. Khối điều khiển (Control Unit) được xem như là trung tâm điều hành mọi hoạt động của máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh trong chương trình, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu. Khối tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic Unit) bao gồm các thiết bị có khả năng thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các phép tính logic (and, or, not, ...) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng, ...). Các thanh ghi (Registers) là các mạch nhớ được gắn vào CPU làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi được thiết kế nhằm giúp làm tăng tốc độ trao đổi dữ liệu bên trong máy tính. Hình 1.5: Bộ xử lý (CPU) và bộ nhớ RAM. CPU Pentium hãng Intel Bộ nhớ RAM Bộ nhớ (Memory) Trong quá trình máy tính làm việc, máy tính cần lưu lại dữ liệu và chương trình. Bộ nhớ là các thiết bị cho phép lưu trữ dữ liệu và chương trình trong khi máy tính hoạt động. Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ ROM và bộ nhớ RAM: ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc chứ không ghi được. Các chương trình được nạp sẳn vào ROM thường là các chương trình hệ thống khởi động và điều khiển máy tính làm việc. Khi máy tính khởi động hoặc đang hoạt động thì những chương trình này được đọc và thi hành. Khi mất điện nội dung lưu trong bộ nhớ ROM vẫn còn chứ không bị mất đi.
  • 8. Phần 1 – Tin học I – Trang 8 RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên có thể đọc và ghi. Bộ nhớ này được dùng để lưu trữ dữ liệu và chương trình trong quá trình thực hiện. Các chương trình lưu trong RAM thường là các chương trình ứng dụng được nạp vào để thực hiện một ứng dụng nào đó. Nội dung lưu trong bộ nhớ RAM sẽ bị mất đi khi mất điện hoặc tắt máy. Nhắc lại, để đo dung lượng lưu trữ của bộ nhớ máy tính (RAM, ROM) người ta dùng các đơn vị là Byte, KiloByte (KB), MegaByte (MB), GigaByte (GB) và TetraByte (TB). Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy vi tính hiện nay thông thường vào khoảng 128 MB, 256 MB hoặc 512 MB. Đối với những máy tính mạnh, dung lượng RAM có thể nhiều hơn. Thiết bị lưu trữ (Storage devices) Để lưu trữ dữ liệu và có thể chuyển dữ liệu từ máy tính này qua máy tính khác, người ta dùng các thiết bị lưu trữ như băng từ, đĩa từ, đĩa quang CD-ROM, ... Các thiết bị lưu trữ này có dung lượng chứa rất lớn, và dữ liệu không bị mất đi khi không có nguồn điện (Xem hình 1.6). Những loại thiết bị lưu trữ được dùng phổ biến hiện nay bao gồm: Đĩa cứng (Hard Disk). Dùng phổ biến là những đĩa cứng có dung lượng 20 GB, 30 GB, 40 GB, hoặc 60 GB. Đĩa mềm (Floppy Disk). Loại đĩa này có đường kính 3,5 inch với dung lượng thông dụng là 1,44 MB. Đĩa quang (Compact Disk). Loại đĩa này có đường kính 4.72 inch, hiện là thiết bị phổ biến dùng để lưu trữ các phần mềm, hình ảnh và âm thanh. Có hai loại phổ biến là đĩa CD với dung lượng khoảng 700 MB và DVD với dung lượng khoảng 4.7 GB. Các loại thiết bị lưu trữ khác như thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash Card), USB Flash Drive thường có dung lượng khoảng 32 MB, 64 MB, 128 MB hoặc 256 MB. Hình 1.6: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu.
  • 9. Phần 1 – Tin học I – Trang 9 Đĩa cứng Đĩa mềm Đĩa quang (CD) Thẻ nhớ (Compact Flash Card) USB Flash Drive Đĩa cứng rời Thiết bị nhập (Input devices) Thiết bị nhập được dùng để đưa dữ liệu vào máy tính. Các loại dữ liệu khác nhau có thể được đưa vào máy tính nhờ nhiều loại thiết bị nhập khác nhau. Các loại thiết bị nhập thông dụng hiện nay bao gồm (Xem hình 1.7): Chuột (Mouse). Chuột là thiết bị trỏ, có kích thước vừa nắm tay. Khi di chuyển chuột trên một tấm phẳng theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó để có thể trỏ đến một biểu tượng mong muốn trên màn hình. Một số máy tính có con chuột được gắn ngay trên bàn phím. Bàn phím (Keyboard). Đây là thiết bị nhập cho phép nhập dữ liệu văn bản dạng chữ và số. Bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác dụng khác nhau. Máy quét hình (Scanner). Thiết bị này dùng để nhập văn bản hay hình vẽ bằng cách quét hình chụp vào máy tính. Toàn bộ nội dung văn bản hay hình vẽ sẽ được lưu trong máy tính dưới dạng dữ liệu hình ảnh. Hình 1.7: Thiết bị chuột, bàn phím và máy quét hình (scanner).
  • 10. Phần 1 – Tin học I – Trang 10 Chuột (2 nút nhấn) Chuột (3 nút nhấn) Bàn phím Máy quét cầm tay Máy quét để bàn Các phím trên bàn phím có thể chia làm 3 nhóm chính: Nhóm phím đánh máy gồm các phím ký tự chữ, phím ký tự số và phím các ký tự đặc biệt (~, !, @, #, $, %, ^, &, ?, ...). Nhóm phím số (Numeric Keypad) nằm bên phải bàn phím, phím Num Lock cho phép đánh vào số, phím Caps Lock cho phép đánh vào chữ in. Nhóm phím chức năng (Function Key) gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím khác như phím di chuyển con trỏ , phím PgUp (đẩy trang màn hình lên), phím PgDn (kéo trang màn hình xuống), phím Insert (chèn), phím Delete (xóa tại điểm nháy), phím Backspace (xóa bên trái điểm nháy), phím Home (về đầu dòng), phím End (về cuối dòng). Thiết bị xuất (Output devices) Thiết bị xuất được dùng đưa dữ liệu từ bên trong máy tính ra bên ngoài để người sử dụng có thể cảm nhận được (nhìn được, đọc được, nghe được). Các loại thiết bị xuất thông dụng hiện nay bao gồm (Xem hình 1.8):
  • 11. Phần 1 – Tin học I – Trang 11 Màn hình (Monitor). Là thiết bị xuất hiển thị dữ liệu trên màn hình cho người sử dụng xem. Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn hình màu SVGA kích thước 15”, 17” hoặc 19”. Máy in (Printer). Là thiết bị xuất in dữ liệu ra giấy. Máy in phổ biến hiện nay là loại máy in kim, máy in phun mực, máy in laser trắng đen hoặc màu. Hình 1.8: Thiết bị màn hình và máy in. Màn hình Màn hình Màn hình LCD Máy in kim Máy in phun mực Máy in laser Phần mềm máy tính và phân loại phần mềm Phần mềm máy tính nói chung rất phong phú và đa dạng. Tổng quát, phần mềm có thể phân thành hai loại là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng: Phần mềm hệ thống (System Software): Là những chương trình có khả năng tổ chức và điều hành sự hoạt động phối hợp của các thành phần khác nhau trong máy tính. Các chương trình này được xây dựng bởi các chuyên viên hệ thống. Phần mềm hệ thống thông dụng là các hệ điều hành, chương trình dịch, ... Các hệ điều hành được dùng phổ biến là MS- DOS, Windows, Linux. Phần mềm ứng dụng (Application Software): Là những chương trình có khả năng giải quyết một nhu cầu nào đó của người sử dụng. Các chương trình này được xây dựng bởi các nhà lập trình ứng dụng. Phần mềm ứng dụng nói chung rất phong phú và đa dạng nhằm phục nhiều loại nhu cầu khác nhau của người sử dụng từ các nhu cầu về học tập, nghiên cứu, xử lý công việc cho đến nhu cầu liên lạc và giải trí.
  • 12. Phần 1 – Tin học I – Trang 12 Các phần mềm ứng dụng có thể được phân loại vào các lĩnh vực ứng dụng như sau: Xử lý văn bản (MS Word, Word Perfect). Xử lý bảng tính (MS Excel, Lotus). Quản trị cơ sở dữ liệu (MS Access, FoxPro, SQL Server, Oracle). Thuyết trình, trình diễn (MS PowerPoint). Thư điện tử (MS OutLook Express). Thống kê xử lý số liệu (SPSS, Minitab). Xử lý toán học (Maple, Mathematica). Xem thông tin trên mạng Internet (Internet Explorer, Netscape Navigator). Xử lý bản đồ (MapInfo, ArcView). Thiết kế đồ họa, xuất bản (CorelDraw, PhotoShop, …). Phần mềm Hệ điều hành Hệ điều hành là một phần mềm hệ thống vô cùng quan trọng, được xây dựng nhằm giúp người sử dụng có thể dễ dàng điều khiển và quản lý máy tính. Hệ điều hành có các chức năng chính sau: Quản lý tài nguyên của hệ thống. Quản lý hệ thống tập tin. Tạo môi trường giao tiếp giữa người và máy, giữa máy và máy. Quản lý sự thực hiện các chương trình ứng dụng. Quá trình phát triển hệ điều hành. Hệ điều hành đơn nhiệm (MS DOS). Hệ điều hành đa nhiệm (Windows, Unix, Linux). Hệ điều hành mạng (Windows 2000 Server). Một số hệ điều hành được dùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay: Hệ điều hành MS DOS. Hệ điều hành Windows (phổ biến nhất). Hệ điều hành Linux (phổ biến trong tương lai). 4. MẠNG MÁY TÍNH Sự hình thành mạng máy tính Những người làm việc trên các máy tính riêng lẻ tại những vị trí phân tán trong quá trình làm việc thường có nhu cầu chia sẻ dữ liệu và các tài nguyên máy tính (bộ nhớ, máy in, khả năng xử lý tính toán, …) với nhau. Để giải quyết nhu cầu này, các máy tính được ghép nối lại với nhau một cách hệ thống. Sự ghép nối này hình thành nên mạng máy tính. Việc ghép nối có thể là “có dây” (qua cáp) hoặc “không dây” (qua vệ tinh). Phân loại mạng máy tính
  • 13. Phần 1 – Tin học I – Trang 13 Có nhiều cách phân loại mạng máy tính. Hai cách phân loại thông dụng là phân loại theo khoảng cách và phân loại theo cách ghép nối. Phân loại theo khoảng cách. Mạng máy tính cục bộ, còn gọi là mạng LAN (Local Area Network). Mạng máy tính đô thị, còn gọi là mạng MAN (Metropolitan Area Network). Mạng máy tính diện rộng, còn gọi là mạng WAN (Wide Area Network). Mạng máy tính toàn cầu, còn gọi là mạng Internet. Phân loại theo cách ghép nối (Xem hình 1.9). Mạng tuyến tính. Mạng vòng. Mạng hình sao. Mạng hình cây. Mạng mắt lưới. Mạng vệ tinh. Hình 1.9: Một số cách ghép nối mạng. Mạng tuyến tính Đường dây cáp Mạng vòng Mạng hình sao HUB Thiết bị nối mạng
  • 14. Phần 1 – Tin học I – Trang 14 HUB Mạng hình cây Máy chủ (server) và máy khách (client) Trong một mạng máy tính người ta thường dùng một số ít các máy tính có năng xử lý mạnh làm các máy tính trung tâm, gọi là các máy chủ (máy server). Còn đa số các máy tính thông thường còn lại gọi là máy khách (máy client), và chúng được kết nối với máy chủ (Xem hình 1.10). Người sử dụng làm việc ở các máy khách có thể yêu cầu máy chủ cung cấp các dịch vụ cần thiết. Dịch vụ ở đây có thể hiểu là các tài nguyên mà máy chủ có được và có thể chia sẻ cho máy khách. Hình 1.10: Máy chủ và các máy khách trong mạng máy tính. Máy khách Máy chủ Máy in mạng Hệ điều hành mạng Để mạng máy tính hoạt động được cần có hệ điều hành mạng, phần mềm ứng dụng trên mạng và người quản trị mạng. Hệ điều hành mạng là phần mềm hệ thống giúp người sử dụng quản lý và điều hành mạng máy tính thuận lợi và hiệu quả. Một số hệ điều hành mạng thông dụng là Novell Netware, Windows NT Server, Windows 2000 Server, Linux (Xem hình 1.11). Các dịch vụ trên mạng
  • 15. Phần 1 – Tin học I – Trang 15 Dịch vụ trên mạng là những tài nguyên mà máy chủ có được và có thể chia sẻ, phục vụ theo các yêu do các máy khách trong mạng gởi đến (Xem hình 1.12). Có nhiều dịch vụ trên mạng. Một số dịch vụ thông dụng trên mạng bao gồm: Dịch vụ tập tin. Dịch vụ in ấn. Dịch vụ thông báo. Dịch vụ thư mục. Dịch vụ ứng dụng. Dịch vụ cơ sở dữ liệu. Hình 1.11: Hệ điều hành máy chủ và các hệ điều hành máy khách. HĐH Windows 2000 HĐH Windows 2000 Server HĐH HĐH Windows XP Windows 98 Hình 1.12: Yêu cầu dịch vụ và đáp ứng dịch vụ. Máy chủ Yêu cầu DV Máy khách Đáp ứng DV Các dữ liệu lưu trữ trong máy tính dưới dạng các tập tin. Ví dụ một hình ảnh lưu trữ thành một tập tin, một tài liệu lưu trữ thành một tập tin, một bài hát lưu trữ thành một tập tin. Và hệ điều hành giúp người sử dụng quản lý dữ liệu thông qua việc quản lý các tập tin. Trong một mạng máy tính, người sử dụng có thể có các nhu cầu truyền tập tin, lưu trữ tập tin, sao lưu tập tin, … giữa các máy tính trong mạng với nhau. Dịch vụ tập tin giúp thực hiện những việc này (Xem hình 1.13). Hình 1.13: Dịch vụ tập tin.
  • 16. Phần 1 – Tin học I – Trang 16 Khi một mạng máy tính có máy in mạng thì các máy tính trong mạng có thể cùng nhau chia sẻ máy in này. Các máy tính có nhu cầu in sẽ gởi dữ liệu cần in đến dịch vụ in ấn do máy chủ quản lý. Dịch vụ in ấn này sẽ điều khiển máy in mạng lần lượt in dữ liệu theo các yêu cầu in ấn đã gởi đến (Xem hình 1.14). Hình 1.14: Dịch vụ in ấn. Khi người sử dụng làm việc trong một mạng máy tính có nhu cầu gởi e-mail (thư điện tử) từ máy tính của mình đến một máy tính khác trong mạng, người sử dụng có thể yêu cầu dịch vụ e-mail (là một loại dịch vụ thông báo) do máy chủ quản lý để thực hiện yêu cầu này (Xem hình 1.15). Hình 1.15: Dịch vụ e-mail. E-Mail E-Mail Mạng Internet
  • 17. Phần 1 – Tin học I – Trang 17
  • 18. Phần 1 – Tin học I – Trang 18 5. MẠNG INTERNET VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN Internet là gì? Internet là hệ thống mạng rộng lớn bao gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới thông qua hệ thống kênh truyền thông. Mạng Internet nối kết hàng nghìn mạng máy tính trên thế giới, bao gồm các mạng của các trường đại học, các mạng của các viện nghiên cứu, các mạng của chính phủ, các tổ chức, các doanh nghiệp thương mại và của các cá nhân khác nhau. Có thể nói “Internet là mạng của các mạng”. Lịch sử hình thành Internet Giữa thập niên 60, Bộ Quốc phòng Mỹ giao một nhóm nghiên cứu hình thành mạng máy tính gọi là mạng ARPANet nhằm phục vụ việc liên lạc, trao đổi dữ liệu, thông tin trong quân sự. Năm 1973, mạng ARPANet mở rộng kết nối quốc tế lan rộng đến các mạng máy tính của các trường đại học lớn trên nước Mỹ. Năm 1983, mạng ARPANet mở rộng lần nữa nối kết hầu hết các trung tâm máy tính trên toàn nước Mỹ. Năm 1983 đến nay, mạng ARPANet phát triển rộng khắp trên toàn thế giới và được gọi là mạng Internet. Mạng toàn cầu Internet Từ năm 1983 đến 1991, Internet trở thành mạng máy tính lớn nhất trên thế giới. Năm 1991, một dịch vụ mới trên Internet ra đời gọi là dịch vụ World Wide Web (WWW) làm cho Internet dễ sử dụng hơn. Càng ngày mạng Internet càng phát triển: Nhiều máy tính kết nối vào Internet (phát triển số lượng). Khắp nơi trên thế giới kết nối vào Internet (phát triển phạm vi). Nhiều dịch vụ trên Internet (phát triển ứng dụng). Nhiều thông tin trên Internet (phát triển thông tin). Các nhà cung cấp liên quan đến Internet Có ba nhà cung cấp quan trọng liên quan đến việc cung cấp khả năng kết nối Internet cũng như khả năng cung cấp các dịch vụ trên Internet. Nhà cung cấp khả năng truy cập Internet (IAP – Internet Access Provider). Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service Provider). Nhà cung cấp thông tin Internet (ICP – Internet Content Provider). Nhà cung cấp khả năng truy cập Internet, gọi tắt là IAP, cung cấp cổng truy nhập vào Internet cho các mạng. Ví dụ Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC được xem là một IAP. Nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp quyền truy cập Internet qua mạng điện thoại và các dịch vụ như dịch vụ WWW, E-Mail, Chat, … Ví dụ Công ty FPT, Công ty
  • 19. Phần 1 – Tin học I – Trang 19 Saigon Postel, Công ty VDC, … được xem là các ISP. Chú ý Công ty VDC vừa là một IAP, đồng thời là ISP. Các thông tin về văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, giải trí, … có trên Internet được cung cấp bởi các nhà cung cấp thông tin trên Internet. Ví dụ Công ty FPT vừa là một ISP đồng thời cũng là một ICP. Kết nối Internet và các dịch vụ trên Internet Hai cách kết nối Internet thông dụng ở Việt Nam là (Xem hình 1.16): Kết nối trực tiếp qua đường thuê bao dành riêng. Kết nối gián tiếp qua mạng điện thoại công cộng với sự hỗ trợ của modem. Trên mạng Internet hiện nay có rất nhiều dịch vụ. Một số dịch vụ thông dụng trên Internet bao gồm: Dịch vụ thông tin (Web). Dịch vụ thư điện tử (E-mail). Dịch vụ hội thoại trực tuyến (Chat). Dịch vụ truyền tập tin (FTP). Dịch vụ truy cập máy chủ (Telnet). Dịch vụ diễn đàn thông tin (News Group). Hình 1.16: Kết nối Internet qua mạng điện thoại công cộng. Máy chủ nhà cung cấp ISP Mạng Internet Mạng điện thoại công cộng Modem Tìm kiếm thông tin trên Internet Nhờ dịch vụ Web, người sử dụng có thể xem và tìm kiếm thông tin trên Internet.
  • 20. Phần 1 – Tin học I – Trang 20 Một số khái niệm: Thông tin trên Internet được tổ chức trình bày dưới hình thức các trang thông tin gọi là trang Web. Tập hợp các trang Web có nội dung liên quan với nhau và thuộc một tổ chức nào đó được kết nối lại với nhau gọi là Website. Trang Web đầu tiên của một Website để từ đó kết nối với các trang Web khác được gọi là trang chủ hay trang nhà (Home page). Dịch vụ đáp ứng các yêu cầu về thông tin chứa trong các Website gọi là dịch vụ Web (hay còn gọi là Web Server). Dịch vụ này được cài đặt trên các máy chủ trong mạng Internet. Mỗi Website trên Internet đều phải có một địa chỉ để người sử dụng có thể truy cập đến (hay tham khảo đến). Địa chỉ này gọi là địa chỉ Web URL. Các Website khác nhau phải có các địa chỉ Web URL khác nhau. Ví dụ một địa chỉ Web URL là http://www.vnexpress.net, trong đó http:// là ký hiệu giao thức còn www.vnexpress.net là địa chỉ Website. Giao thức là cách thức đóng gói, mã hóa dữ liệu để truyền trên đường mạng, và các qui tắc để thiết lập vá duy trì qua trình trao đổi dữ liệu trên mạng. Phân tích địa chỉ Web URL: Mã quốc gia http://www.hcmuns.edu.vn Giao thức http dùng để tham khảo thông tin trong website Địa chỉ Website Tính chất của tổ chức chủ của Website Ba ký tự thể hiện tính chất của tổ chức chủ của Website:  com: Các tổ chức, công ty thương mại.  org: Các tổ chức phi lợi nhuận.  net: Các trung tâm hỗ trợ về mạng.  edu: Các tổ chức giáo dục (trường đại học, trung tâm giáo dục, …).  gov: Các tổ chức thuộc chính phủ.  mil: Các tổ chức thuộc quân sự.  int: Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế. Hai ký tự thể hiện mã quốc gia:  us: Mỹ (nếu không có 2 ký tự thể hiện quốc gia, mặc nhiên hiểu là Mỹ).  ca: Canada.  vn: Việt Nam.  th: Thái Lan.  jp: Nhật.
  • 21. Phần 1 – Tin học I – Trang 21 Một số địa chỉ Web: www.microsoft.com (Website của hãng Microsoft, Mỹ). www.tintucvietnam.net (Website Tin tức Việt Nam). www.vnexpress.net ((Website Tin nhanh Việt Nam). www.tuoitre.com (Website Báo Tuổi Trẻ, TP. Hồ Chí Minh). www.sap-vn.org (Website Chương trình hỗ trợ xã hội cho Việt Nam). www.undp.org.vn (Website Chương trình phát triển của LHQ tại Việt Nam). www.search.asiaco.com/Vietnam/ (Website tìm địa chỉ Internet Việt Nam). Để xem thông tin chứa trong một Website nào đó trên Internet, máy tính của người sử dụng ngoài khả năng kết nối Internet còn cần phải có trình duyệt Web. Trình duyệt Web Trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng cho phép xem thông tin trên Internet khi máy tính đã được kết nối mạng (mà ta thường hay gọi là vào mạng). Hai trình duyệt Web thường dùng: Internet Explorer. Netscape Navigator. Chạy trình duyệt Web (Xem hình 1.17 và 1.18). Chọn Start | Program | Internet Explorer. Hoặc nhấp đôi chuột biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền. Tại ô Address, vào địa chỉ Website của nơi cần tham khảo, ấn Enter. Hình 1.17: Biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền.
  • 22. Phần 1 – Tin học I – Trang 22 Thoát trình duyệt Web (Xem hình 1.19). Từ thanh thực đơn, chọn File | Close. Hoặc nhấp chuột tại nút đóng trên thanh tiêu đề. Sử dụng các động cơ tìm kiếm Thông thường khi tìm kiếm thông tin trên Internet người sử dụng rất khó nhớ các địa chỉ của Website có chứa thông tin cần tìm, hoặc không biết có những Website nào trong nước hoặc trên thế giới có chứa những thông tin cần tìm. Nhằm giúp người sử dụng tìm những Website cần thiết, một số các công ty phần mềm trên thế giới cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm. Các dịch vụ này thường được gọi là các động cơ tìm kiếm, và chúng được thể hiện cũng ở dạng các Website. Một số Website động cơ tìm kiếm nổi tiếng: www.google.com www.excite.com www.infoseek.com www.yahoo.com www.search.com www.altavista.com Hình 1.18: Xem thông tin tại trang Web http://www.vnn.vn.
  • 23. Phần 1 – Tin học I – Trang 23 Hình 1.19: Thoát khỏi trình duyệt Web. Kỹ năng tìm kiếm thông tin với Google Hiện nay Google là động cơ tìm kiếm nổi tiếng nhất được nhiều người sử dụng để tìm kiếm thông tin trên Internet. Các bước tìm kiếm thông tin (Xem hình 1.20). Xác định chủ đề tìm kiếm, từ khóa của chủ đề. Dùng trình duyệt Web mở trang Web Google (www.google.com.vn). Đánh vào từ khóa ở ô trống. Nhấn nút “Tìm kiếm với Google”. Từ khóa là từ quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất, gần nhất, cụ thể nhất về chủ đề mà ta muốn tìm kiếm thông tin trên Internet. Từ khóa càng cụ thể, không mơ hồ chung chung thì phạm vi tìm kiếm sẽ được thu hẹp và việc tìm kiếm trở nên hiệu quả hơn. Ví dụ so sánh việc tìm kiếm thông tin với các từ khóa sau, xem từ khóa nào là tốt (Xem hình 1.21, 1.22, 1.23, 1.24 và 1.25): History. Asian history. Vietnam history. Vietnam war history.
  • 24. Phần 1 – Tin học I – Trang 24 Hình 1.20: Dùng động cơ tìm kiếm Google để tìm thông tin trên Internet. Ô trống Hình 1.21: Tìm kiếm với từ khóa history.
  • 25. Phần 1 – Tin học I – Trang 25 Hình 1.22: Tìm kiếm với từ khóa Asian history. Hình 1.23: Tìm kiếm với từ khóa Vietnam history.
  • 26. Phần 1 – Tin học I – Trang 26 Hình 1.24: Tìm kiếm với từ khóa Vietnam war history. Hình 1.25: Tìm kiếm với từ khóa “Vietnam war history” (có dấu ngoặc kép).
  • 27. Phần 1 – Tin học I – Trang 27 Tìm kiếm thông qua từ khóa. Từ khóa càng cụ thể, phạm vi tìm kiếm càng xác định. Có thể dùng các phép toán tìm kiếm and, +, or, not, “…”. Ví dụ tìm với từ khóa culture and society nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa cả hai từ culture và society (nhưng hai từ này không nhất thiết phải đi liền nhau). Ví dụ tìm với từ khóa culture or society nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa từ culture hoặc có chứa từ society, hoặc có chứa cả hai từ culture và society (nhưng hai từ này không nhất thiết phải đi liền nhau). Ví dụ tìm với từ khóa culture not society nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa từ culture nhưng không có chứa từ society. Ví dụ tìm với từ khóa “culture society” nghĩa là muốn tìm những trang Web chứa cả hai từ culture và society, đồng thời hai từ này phải đi liền nhau. Chú ý từ khóa culture and society tương đương với các từ khóa culture + society và cultute society. Tức là phép toán + tương đương với phép toán and khi tìm kiếm với Google. Sử dụng trình duyệt Internet Explorer (IE) Khởi động IE. Start | Program | Internet Explorer. Hoặc nhấp đôi chuột biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền. Thoát IE. Từ thanh thực đơn chọn File | Close. Hoặc nhấp nút đóng trên thanh tiêu đề. Giao diện của IE (Xem hình 1.26). Thanh tiêu đề. Thanh thực đơn. Thanh công cụ. Thanh địa chỉ. Cửa sổ hiển thị. Thanh trạng thái. Thanh công cụ (Xem hình 1.27). Chứa các biểu tượng tượng trưng cho các tác vụ. Cho phép thực hiện nhanh một số chức năng thường dùng khi duyệt Web. Một số chức năng thường dùng khi duyệt Web (Xem hình 1.27). Trở về trang Web trước đó (Back). Đi đến trang Web kế tiếp (Forward). Dừng việc tải trang Web (Stop). Đi đến trang chủ của Website (Home).
  • 28. Phần 1 – Tin học I – Trang 28 Hình 1.26: Giao diện trình duyệt Internet Explorer. Hình 1.27: Thanh công cụ. Thanh thực đơn. Bao gồm các thực đơn kéo xuống. Các thực đơn File, Edit, View, Favorites, Tools và Help. Truy cập Website. Giả sử máy tính đã được kết nối Internet. Có ba cách truy cập Website. Truy cập Website mới. - Xác định địa chỉ trang Web cần tham khảo. - Vào địa chỉ trang Web ở ô Address.
  • 29. Phần 1 – Tin học I – Trang 29 Truy cập Website từ Address Book. - Nhấp chuột vào mũi tên bên phải ô Address. - Chọn địa chỉ trang Web trong danh sách. Truy cập Website từ Favorite. - Chọn Favorite từ thanh thực đơn. - Chọn địa chỉ trang Web ưa thích đã ghi lại trước đó. Thư điện tử (E-Mail) Web Mail là một dịch vụ trên mạng Internet nhằm cho phép người sử dụng trao đổi e-mail qua mạng Internet. Web Mail hiện nay phát triển rất nhanh, và có nhiều công ty cung cấp dịch vụ Web Mail miễn phí. Thông qua Web Mail mọi người trên thế giới có thể liên lạc trao đổi với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện. Một số Web Mail miễn phí thông dụng. mail.yahoo.com www.hotmail.com www.vol.vnn.vn www.mailcity.com www.e-mail.com www.rocket.com