SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG TUẤN ANH
QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ Lý LÞCH T¦
PH¸P
- Tõ THùC TIÔN TØNH TUY£N QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG TUẤN ANH
QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ Lý LÞCH T¦
PH¸P
- Tõ THùC TIÔN TØNH TUY£N QUANG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 8380101.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
HOÀNG TUẤN ANH
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........ 6
1.1. Khái niệm lý lịch tƣ pháp .................................................................. 6
1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về Lý lịch tƣ pháp............................. 9
1.3. Khái niệm phiếu lý lịch tƣ pháp......................................................14
1.4. Vai trò và ý nghĩa của quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp ........19
1.5. Nội dung quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp...............................20
1.6. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp...........................24
1.7. Lý lịch tƣ pháp và vấn đề bảo đảm quyền con ngƣời...................26
1.7.1. Quy định liên quan đến vấn đề xóa án tích........................................27
1.7.2. Quy định liên quan đến vấn đề tiếp cận thông tin lý lịch tư pháp.........28
Tiểu kết Chƣơng 1.........................................................................................34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÝ LỊCH
TƢ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG..................35
2.1. Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của tỉnh Tuyên Quang..........................................................35
2.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................35
2.1.2. Điều kiện tự nhiên..............................................................................35
2.1.3. Văn hóa - Du lịch - Dịch vụ...............................................................36
2.2. ThựctiễnquảnlýnhànƣớcvềLýlịchtƣpháptạitỉnhTuyênQuang ...38
2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp.........................................................................................38
2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp.........................................................................................49
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước
về lý lịch tư pháp................................................................................50
Tiểu kết Chƣơng 2.........................................................................................56
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP TỪ THỰC TIỄN
TỈNH TUYÊN QUANG ............................................................. 58
3.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về lý lịch
tƣ pháp ..............................................................................................58
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về Lý lịch tƣ pháp...60
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về Lý
lịch tư pháp.........................................................................................60
3.2.2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức của
các cá nhân, cơ quan, tổ chức về Lý lịch tư pháp ..............................62
3.2.3. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy....................................................63
3.2.4. Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật - tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin..............................................................................................64
3.2.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan có liên quan trong
việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp .........65
3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm về
quản lý nhà nước Lý lịch tư pháp.......................................................65
3.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về việc quản lý nhà nước Lý lịch
tư pháp................................................................................................67
Tiểu kết Chƣơng 3.........................................................................................70
KẾT LUẬN....................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................73
PHỤ LỤC.......................................................................................................77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự
CNTT: Công nghệ thông tin
CQĐKTW: Cơ quan Đăng ký Trung ương
CSDL: Cơ sở dữ liệu
CSDLLLTP: Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
HCTP: Hành chính tư pháp
HĐND: Hội đồng Nhân dân
LLTP: Lý lịch tư pháp
NĐ-CP: Nghị định của Chính phủ
QLNN: Quản lý nhà nước
TTLLTPQG: Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia
UBND: Ủy ban Nhân dân
V06: Cục hồ sơ nghiệp vụ - Bộ công an
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lý lịch tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống dân sự của
công dân, cũng như trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình
sự. Thực tiễn cuộc sống cũng như những yêu cầu mới của pháp luật trong
những năm gần đây cho thấy, quản lý lý lịch tư pháp có ý nghĩa ngày càng
quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân chứng minh người đó có hay
không có án tích, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xóa án tích, tái
hòa nhập cộng đồng; đồng thời góp phần phục vụ công tác quản lý nhân sự
của các cơ quan, tổ chức; phục vụ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng, thống kê tư pháp…
Để đáp ứng yêu cầu đó, Luật lý lịch tư pháp đã được Quốc hội khóa
XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2009 và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2010. Việc ban hành Luật Lý lịch tư pháp
đã góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó đã đặt ra nhiệm vụ mới,
phức tạp và khó khăn trong quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp. Việc thực
hiện triển khai nhiệm vụ này đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan
Tòa án, Kiểm sát, Công an, Quốc phòng, Tư pháp trong việc phối hợp tra cứu,
xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, phục vụ công tác xây dựng cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp và Cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, nằm giữa Đông Bắc và Tây
Bắc của Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Bắc
giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp
tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, cách thủ đô Hà Nội 165 km, cách sân bay Nội Bài
130 km. Điều kiện địa lý này thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của tỉnh.
2
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, người dân ở đây tham gia ngày
càng nhiều vào các quan hệ pháp luật trong nước cũng như có yếu tố nước
ngoài mà quy định trong hồ sơ cá nhân phải có Phiếu lý lịch tư pháp.Chính vì
vậy, nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang trong những năm gần đây ngày càng tăng. Nếu như những năm trước,
đa phần người dân cần Phiếu lý lịch tư pháp để làm các thủ tục có liên quan
đến quy định của pháp luật có yếu tố nước ngoài như: Xuất khẩu lao động,
xuất cảnh định cư, kết hôn, du học thì trong những năm gần đây có khá nhiều
trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để bổ túc hồ sơ cá nhân trong
nước như xin việc làm tại các doanh nghiệp, cấp chứng chỉ hành nghề, bổ túc
hồ sơ công chức, viên chức…
Từ khi triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp đến nay, việc quản lý
nhà nước về lĩnh vực lý lịch tư pháp của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, cả nước
nói chung đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện. Tuy
nhiên, trong quá trình quản lý nhà nước còn bộc lộ những bất cập, hạn chế
như trong công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; trong công tác phối
hợp liên ngành; trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; trong
công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp…
Từ góc độ khoa học pháp lý và thực tiễn công tác, tôi chọn đề tài:
“Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp - Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang”
làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích lý luận, ý nghĩa và vai trò của quản lý nhà nước
đối với lý lịch tư pháp, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp tại tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Qua đó, luận văn sẽ đề xuất một số giải
pháp nhằm thực hiện tốt hơn về quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp.
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang hiện nay;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch
tư pháp Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang.
1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Có một số công trình khoa học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về lý lịch
tư pháp, trong đó có bàn về thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động lý lịch tư pháp nói chung. Có thể điểm một số công trình đề cập
đến lý lịch tư pháp như sau:
Trần Thất (1996), Một số suy nghĩ bước đầu về quản lý lý lịch tư pháp,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3;
Đề tài “Những cơ sở pháp lý của việc hình thành tổ chức lý lịch tư pháp
để phục vụ cho chính sách xử lý hình sự, quản lý xã hội bằng pháp luật và
bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của công dân”, luận văn thạc sĩ của Đại học
Luật Hà Nội, Nguyễn Trí Hòa, 1997;
Đỗ Thị Thúy Lan (2005), “Quản lý lý lịch tư pháp tại Nhật Bản”, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật số 5; Tìm hiểu Luật Lý lịch tư pháp (2009), Nhà
xuất bản Tư pháp, Hà Nội;
Nguyễn Ngọc Anh (2005), “Lý lịch tư pháp, bí mật đời tư về tình trạng
tiền án của cá nhân”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6;
Đỗ Thị Thúy Lan “Thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp ở Việt Nam”,
luận văn thạc sĩ Học viện Chính trị- Quốc gia-Hồ Chí Minh, Đỗ Thị Thúy
Lan, năm 2011;
Đề tài khoa học cấp Bộ, “Xây dựng tiêu chí kiểm soát chất lượng hoạt
động xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp”,
năm 2014, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp;
4
Đề tài: “Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội”,
Nguyễn Thị Ngọc, năm 2014, luận văn thạc sỹ, Học viện Khoa học - Xã hội;
Đề tài: “Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên địa bàn thành phố
Hải Phòng”, Nguyễn Thị Phương Anh, năm 2015, luận văn thạc sỹ, Học viện
Khoa học - Xã hội;
Phạm Thị Hương (năm 2017): “Quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp từ
thực tiễn tại các tỉnh miền núi phía Bắc”.Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện
Khoa học - Xã hội;
Nguyễn Ngọc Cường (năm 2018): “Quản lý nhà nước về Lý lịch tư
pháp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ luật học, Học
viện Khoa học - Xã hội.
Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu về lý lịch tư pháp ở nhiều
góc độ, khía cạnh khác nhau và là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả tham khảo
thực hiện đề tài này. Nhưng chắc chắn cho đến thời điểm này, chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể đối với quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy, tác giả tham khảo, kế thừa và phát
huy có chọn lọc, sáng tạo để bổ sung cho luận văn của mình.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu nội dung
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực tiễn thực hiện quản lý nhà nước
về lý lịch tư pháp Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản nhất về quản lý
nhà nước đối với lý lịch tư pháp. Luận văn không đề cập tới quản lý nhà nước
về lý lịch tư pháp trên toàn quốc mà tập trung nghiên cứu thực trạng về quản
lý nhà nước về lý lịch tư pháp Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang.
5
2. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang hiện nay;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch
tư pháp từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích và
tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê nhằm thống
kê số liệu trên thực tiễn về Lý lịch tư pháp làm cơ sở cho việc đưa ra những
nhận xét, kết luận, kiến nghị hoàn thiện quy định quản lý nhà nước về Lý lịch
tư pháp; Phương pháp so sánh nhằm đối chiếu, so sánh với một số tỉnh tiêu
biểu của toàn quốc nhằm tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu nội dung Quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp tại tỉnh Tuyên Quang.
3. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo.
Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang.
6
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm lý lịch tƣ pháp
Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế hiện nay, lý lịch tư
pháp ngày càng trở nên cần thiết và xuất hiện ngày càng nhiều trong các quan
hệ xã hội. Pháp luật các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều quy định
về việc cá nhân phải có phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia vào một số quan hệ
pháp luật nhất định. Nói đến lý lịch bao giờ cũng gắn với một đối tượng cụ
thể. Đối tượng được đề cập ở đây có thể là những cá nhân hoặc có thể là một
tổ chức.Khái niệm lý lịch thường được hiểu là ghi chép lại (thường dưới dạng
một hồ sơ) những sự kiện chủ yếu trong quá khứ và hiện tại của một đối
tượng.Vậy hiểu thế nào là “lý lịch tư pháp”, phải chăng lý lịch tư pháp là sự
ghi chép những thông tin liên quan đến đối tượng mà những thông tin đó có ý
nghĩa về mặt tư pháp.
Thuật ngữ “lý lịch tư pháp” được sử dụng khác nhau theo cách gọi của
mỗi nước.
Ở các nước Phương Tây, trong tiếng Anh, thuật ngữ Lý lịch tư pháp là
"Criminal records", tiếng Pháp có từ "casier judiciaire". Các thuật ngữ này
đều là ghi nhận thông tin về các chế tài, hình phạt mà cơ quan có thẩm quyền
của nhà nước đã tuyên đối với một cá nhân mà nội dung chủ yếu là những
thông tin liên quan đến bản án hình sự.
Trong tiếng Pháp, là cụm từ ghép giữa từ “casier và judiciaire” trong đó
từ "casier" có nghĩa là cái tủ hoặc cái giá nhiều ngăn, có thấy tính chất của
công tác này là sắp xếp, phân bổ, phân chia theo thứ tự khác nhau.
7
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “criminal record” có ý nghĩa tương ứng với
"lý lịch tư pháp", nhưng phản ánh rất rõ ý nghĩa chỉ ghi nhận những án tích
hình sự. Đây là quan niệm có thể thấy trong thể chế lý lịch tư pháp của Nhật
Bản, Đài Loan v.v.
Tại Bỉ, Lý lịch tư pháp được hiểu là một hệ thống xử lý tự động, có
nhiệm vụ đảm bảo việc đăng ký, lưu trữ và thay đổi các dữ liệu liên quan đến
các bản án, quyết định trong lĩnh vực hình sự và quốc phòng.
Tại Đức, Lý lịch tư pháp được hiểu là việc đăng ký, lưu trữ, xử lý các
thông tin về bản án hình sự của toà án, thông tin liên quan đến quyết định của
cơ quan hành chính và toà án về vi phạm trong công nghiệp và thương mại,
các quyết định của cơ quan công tố hình sự về việc truy tố đang thực hiện đối
với một người nào đó.
Từ thời pháp thuộc, ở nước ta dân chúng đã biết đến "Tư pháp lý lịch"
Qua đạo luật ngày 5-8-1899 "về Tư pháp lý lịch và phục quyền ". Sau đó, Tư
pháp lý lịch đã được quy định khá đầy đủ và chi tiết trong dụ số 14 do Quốc
trưởng Bảo Đại ký ngày 1-9-1951. Đây có thể được coi là đạo luật thành văn
đầu tiên của Việt Nam về Lý lịch tư pháp.
Ở Việt Nam, thuật ngữ "lý lịch tư pháp" đã xuất hiện trong đời sống
pháp lý nước ta kể từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta. Nhìn
vào lịch sử, trong các văn bản pháp luật của chế độ cũ đã sử dụng thuật ngữ
"tư pháp lý lịch", tương ứng với thuật ngữ tiếng Pháp "casier judiciaire" và
được định nghĩa "Tư pháp lý lịch là một tổ chức nhằm tập trung tài liệu về
những tiền án liên hệ đến một cá nhân". Cách sử dụng thuật ngữ này đã nhấn
mạnh về tính chất đặc biệt của một loại lý lịch cá nhân.Trước khi có Luật Lý
lịch tư pháp, khái niệm “lý lịch tư pháp” được hiểu một cách chung nhất là lý
lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp
luật và tình trạng thi hành bản án đó. Sau đó, Luật Lý lịch tư pháp đã được
8
Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/7/2010. Tại Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định:
Là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định
hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án
và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác
xã bị Tòa án tuyên bố phá sản [30, Điều 2, Khoản 1].
Như vậy, khái niệm lý lịch tư pháp được ghi nhận thêm các thông tin liên
quan đến đến các quyết định của Toà án về cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ,
thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo theo quy định của Luật Phá sản.
Luật Lý lịch tư pháp là đạo luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến
quyền của công dân và hoạt động của các cơ quan tư pháp, đặc biệt Luật đã
xác lập những nguyên tắc, nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp, tạo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư
pháp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
ngày càng tăng của công dân, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư
pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế.
Hình thức của Lý lịch tư pháp được thể hiện qua Phiếu Lý lịch tư pháp, đó là
một loại phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp và có giá
trị chứng minh có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm thực hiện
các công việc hay đảm nhiệm một chức vụ, quyền hạn liên quan đến hoạt
động kinh doanh do quyết định tuyên bố phá sản của tòa án.
Cách sử dụng thuật ngữ này đã nhấn mạnh về tính chất đặc biệt của
một loại lý lịch cá nhân. Trong các văn bản do Nhà nước ta ban hành từ trước
đến nay đều thống nhất sử dụng thuật ngữ "lý lịch tư pháp". Về mặt khoa học,
có thể định nghĩa "lý lịch tư pháp là loại lý lịch ghi nhận những đặc điểm về
nhân thân tư pháp của một cá nhân".
9
1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về Lý lịch tƣ pháp
Khái niệm “quản lý” được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá
trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và
phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành
xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) để thực thi
quyền lực nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Quản lý hành
chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ
chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ trung ương
đến cơ sở tiến hành để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của nhà nước,
phát triển kinh tế - xã hội, duy trì trật tự an ninh, thoả mãn nhu cầu hằng ngày
của người dân. Với cách tiếp cận đó, “Quản lý lý lịch tư pháp” là sự tác động
có ý thức của các chủ thể được giao nhiệm vụ quản lý lý lịch tư pháp (mang
tính quyền lực nhà nước) lên đối tượng quản lý (là cơ quan, tổ chức, cá nhân
tham gia vào các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lý lịch tư pháp)
nhằm chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của các
chủ thể hướng đến mục đích quản lý lý lịch tư pháp và phù hợp với quy luật
khách quan của các quan hệ lý lịch tư pháp.
Theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp, mục đích quản lý lý lịch tư
pháp là nhằm:
Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích,
có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác
xã bị Tòa án tuyên bố phá sản; Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều
kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng; Hỗ trợ hoạt
động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự và Hỗ trợ công tác
quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã [30, Điều 3].
10
Quản lý lý lịch tư pháp dựa trên ba nguyên tắc: Một là, Lý lịch tư pháp
chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá
sản đã có hiệu lực pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của
tổ chức và hoạt động lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp của một người chỉ được
lập khi người đó bị Tòa án kết án bằng bản án, quyết định hình sự đã có hiệu
lực pháp luật. Đồng thời, khi một người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ,
thành lập, quản lý doanh nghiệp trong quyết định tuyên bố phá sản, thì Lý lịch
tư pháp của người đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền lập trong trường hợp
người đó chưa có Lý lịch tư pháp. Hai là, Bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của
cá nhân. Thông tin lý lịch tư pháp là thông tin có liên quan đến quyền nhân
thân và bí mật đời tư của cá nhân. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng thông tin
này phải bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân. Nguyên tắc này được
thể hiện rõ nét trong các quy định của Luật Lý lịch tư pháp về quyền yêu cầu
cấp Phiếu lý lịch tư pháp, việc cung cấp, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư
pháp cũng như quy định về thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Ba là, thông tin
lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính
xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Lý tư pháp. Cơ quan cấp
Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong
Phiếu lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp là vấn đề quan trọng của mỗi con người,
nhằm chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong
trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Do đó, việc
cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp phải đầy đủ,
chính xác theo đúng trình tự, thủ tục được coi là một trong những nguyên tắc
cơ bản của quản lý lý lịch tư pháp.
Cũng theo Luật Lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước về Lý lịch
11
tư pháp bao gồm các cơ quan có thẩm quyền chung - quản lý theo lãnh thổ
bao gồm Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
chung là cấp tỉnh) và các cơ quan có thẩm quyền riêng - quản lý theo ngành,
lĩnh vực bao gồm Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp. Trong số các cơ quan đó, Chính
phủ thống nhất quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp; Toà án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp; Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực
hiện quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp tại địa phương (Điều 5).
Để thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Lý lịch tư
pháp, Bộ Tư pháp được giao các nhiệm vụ, quyền hạn như: a) Trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản
quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục
pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm
công tác lý lịch tư pháp; c) Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm
Lý lịch tư pháp quốc gia; d) Bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc
cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; đ) Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về
lý lịch tư pháp; e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm
quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;
g) Ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư
pháp; h) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở
dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp; i) Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý
lịch tư pháp; k) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động quản lý
Lý lịch tư pháp (khoản 3, Điều 9).
12
Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp tại địa
phương, UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn: a) Chỉ đạo và tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến,
giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp; b) Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất
và phương tiện làm việc cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương;
c) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu
nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp; d) Triển khai việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch
tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; đ) Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư
pháp về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương (khoản 5, Điều 9).
Ngoài ra, để phân biệt giữa cơ quan quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp với
cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Luật Lý lịch tư pháp còn quy
định cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp bao gồm Trung tâm Lý
lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp (khoản 5, Điều 2).
Về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp, Luật Lý lịch tư pháp quy định bao
gồm: a) Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực
pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc
trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình
sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại; b) Người nước ngoài bị Toà án Việt
Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và c) Công dân Việt
Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành
lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có
hiệu lực pháp luật (Điều 5).
Ngoài ra, để bảo đảm cho các cơ quản quản lý nhà nước thực hiện tốt
chức năng quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp, Luật Lý lịch tư pháp quy định
trách nhiệm của một số cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin lý
lịch tư pháp:
13
Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự, Cơ quan có
thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc
phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp
thông tin LLTP đầy đủ, chính xác, đúng trình tự, thủ tục cho cơ
quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP theo quy định của Luật này và các
quy định khác của pháp luật [30, Điều 6].
Đồng thời quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, theo đó:
các chủ thể sau đây được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: a) Công dân Việt
Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu
cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình; b) Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu
cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; c)
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu
cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động
đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 7).
Với các nội dung trên đây cho thấy, quản lý nhà nước về Lý lịch tư
pháp và quản lý cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp là hai hoạt động khác nhau, do
các chủ thể khác nhau thực hiện. Quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu Lý lịch tư
pháp là hoạt động quản lý trong phạm vi hẹp, do các chủ thể xác định thực
hiện (mà cụ thể là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp); đối
tượng quản lý là cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp, còn quản lý nhà nước về Lý
lịch tư pháp là hoạt động quản lý chung, bao trùm các vấn đề liên quan đến
hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác Lý lịch tư pháp nói chung, trong
đó có quản lý cơ sở Lý lịch tư pháp, do các cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền chung – theo lãnh thổ (Chính phủ, UBND cấp tỉnh) và cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng – theo ngành, lĩnh vực thực hiện
(Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp) thực hiện. Quản lý cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp
là hoạt động quản lý của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp
14
đối với tập hợp các thông tin về án tích, tình trạng thi hành án; về cấm đảm
nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp
doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản được cập nhật và xử lý
theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp. Còn quản lý nhà nước về Lý lịch tư
pháp là hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước đối với công tác
Lý lịch tư pháp nói chung, trong đó có cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
1.3. Khái niệm phiếu lý lịch tƣ pháp
- Phiếu lý lịch tư pháp là gì?
Việc cấp phiếu LLTP được thể hiện tại Mục 1 và Mục 2 của Chương IV
Luật Lý lịch tư pháp năm 2010, (Cụ thể từ Điều 44 đến Điều 48).
Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch
tư pháp Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp cấp có giá trị
chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm
nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp
doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Phiếu lý lịch tư pháp gồm có hai loại là: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và
Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Tương ứng với mỗi loại thì sẽ những đối tượng
được cấp khác nhau. Cụ thể:
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây:
+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt
Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có
quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự,
hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho:
+ Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
15
+ Cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Những nội dung được thể hiện trong phiếu LLTP
Mỗi phiếu lý lịch tư pháp sẽ có những nội dung khác nhau.
Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1:
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư
trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý
lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường
hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”,
tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã
được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập
nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp,
hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm
đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu cung
cấp thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức cụ, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã thì không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
16
Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư
trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng
của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời
điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số
bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình
phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí,
tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về
án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
- Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm
đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của nước ta là Trung tâm
lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp nên việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp
cũng sẽ do hai cơ quan này thực hiện. Cụ thể:
- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư
pháp trong các trường hợp sau đây:
17
+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc
nơi tạm trú;
+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường
hợp sau đây:
+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 1:
- Đầu tiên, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cần chuẩn bị Tờ
khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
+ Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được
cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú
của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Sau đó:
- Nếu người xin cấp là cá nhân thì sẽ nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý
lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
+ Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp
không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú
ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú;
trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Lưu ý: Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu
cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo
quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là
18
cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không
cần văn bản ủy quyền.
- Nếu người xin cấp là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp
Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định
được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư
pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng
Phiếu lý lịch tư pháp và các thông tin về họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm
sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ
chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
- Trường hợp Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì gửi văn bản yêu cầu đến
Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú;
trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người
được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là
người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung
tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về họ, tên, giới tính, ngày, tháng,
năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ
chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến
hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc
bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn
02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
19
- Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện
như việc cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 cho cá nhân.
Lưu ý là trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì
không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
1.4. Vai trò và ý nghĩa của quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp
Thực tiễn cuộc sống cũng như những yêu cầu mới của pháp luật trong
những năm gần đây cho thấy, quản lý lý lịch tư pháp có vai trò và ý nghĩa
ngày càng quan trọng trong đời sống dân sự của công dân, cũng như trong
quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu của cá nhân cần chứng minh bản thân có
hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành
lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác
xã bị Tòa án tuyên bố phá sản…. Các thông tin lý lịch tư pháp về cá nhân
được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cung cấp dưới hình thức
Phiếu lý lịch tư pháp. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp có ý nghĩa là một hoạt
động phục vụ của Nhà nước nhằm giúp công dân thực hiện các quyền và lợi
ích hợp pháp của họ.
Thứ hai, Lý lịch tư pháp là nguồn cung cấp những thông tin chính thức
về quá khứ nhân thân của bị can, bị cáo để cơ quan điều tra, truy tố, xét xử
xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với họ trong khi giải quyết
những vụ việc cụ thể. Xét theo góc độ này thì những thông tin mà cơ quan lý
lịch tư pháp cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có giá trị trong việc
xem xét, xác định bị can, bị cáo tái phạm hay không tái phạm.
Thứ ba, Lý lịch tư pháp ghi nhận việc xoá án tích của người bị kết án.
Thực hiện chính sách tái hoà nhập cộng đồng của người phạm tội sau khi đã
chấp hành xong bản án, theo đó, những người phạm tội sau khi đã chấp hành
xong bản án được xã hội tạo điều kiện để tái hoà nhập cộng đồng trên cơ sở
20
tôn trọng quyền con người. Pháp luật của nhiều nước và ở nước ta đều có quy
định về vấn đề xoá án tích sau khi người phạm tội đã chấp hành xong hình
phạt và đã qua thời gian thử thách theo quy định của pháp luật. Lý lịch tư
pháp được xem như một yếu tố đảm bảo không có sự phân biệt đối xử đối với
người phạm tội sau khi đã chấp hành xong bản án, điều này được thể hiện ở
chỗ người đã từng bị kết án khi đủ điều kiện đương nhiên được xoá án tích
hoặc đã được toà án quyết định xoá án tích, thì được coi như chưa bị kết án.
Do vậy, những người này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cơ quan
quản lý lý lịch tư pháp sẽ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đó và trong nội
dung của Phiếu lý lịch tư pháp sẽ ghi là “không có án tích”. Phiếu lý lịch tư
pháp trong đó ghi “không có án tích” sẽ tạo điều kiện cho người bị kết án tái
hoà nhập cộng đồng, bớt mặc cảm và không bị cộng đồng phân biệt đối xử.
Thứ tư, Lý lịch tư pháp là một trong những nguồn thông tin để các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị… xem xét, đánh giá tư cách đạo đức của cá
nhân (chứng minh cá nhân có hay không có tiền án). Vì vậy, pháp luật nhiều
nước trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây có quy định về việc
phải có Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia một số quan hệ pháp luật nhất định
như khi xem xét việc xuất cảnh, nhập cảnh, cho nhập, thôi, trở lại quốc tịch,
nuôi con nuôi; cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán, y dược tư nhân;
tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, du học...
1.5. Nội dung quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp
Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp được thể hiện trên những nội dung
cơ bản sau:
Một là, hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp. Xây dựng pháp luật và đưa pháp luật
vào thực tiễn là cả một quá trình đòi hỏi phải có sự vận hành của toàn bộ hệ
thống chính trị - xã hội. Pháp luật là cơ sở và là công cụ thực hiện quản lý nhà
21
nước về lý lịch tư pháp, nó vừa là các chuẩn mực pháp lý cho các cơ quan nhà
nước thực hiện quản lý, vừa là cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ
quan này. Trên cơ sở pháp luật, các chủ thể quản lý có định hướng, có cơ sở
pháp lý, có phương pháp thích hợp để thực hiện các mục tiêu quản lý đã đề ra
và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động về lý
lịch tư pháp phù hợp với điều kiện ở địa phương mình.
Hai là, tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp: Trong
công tác quản lý nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa
rộng và được xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ
quan nhà nước, các cấp, các ngành. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò này bắt
nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật.
Ba là, đảm bảo mối quan hệ phối hợp với các cơ quan có liên quan
trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Do
đặc thù của lý lịch tư pháp có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cấp,
nhiều ngành khác nhau nên hoạt động ban hành và tổ chức triển khai thi hành
pháp luật về lý lịch tư pháp cần đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh
bạch. Ngày 10/5/2012, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã ký ban hành
Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP
hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý
lịch tư pháp (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 04). Thông tư liên tịch số
04 đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, toàn diện và đánh dấu một bước phát
triển mới trong việc thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm Lý lịch tư
pháp Quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, cơ
quan có liên quan trong quân đội, cơ quan Thi hành án dân sự trong việc tra
cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp và phục vụ công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
22
Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác lý
lịch tư pháp: Theo yêu cầu của Luật Lý lịch tư pháp, đội ngũ công chức, viên
chức làm công tác lý lịch tư pháp sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc
lớn hơn, tính chất phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây. Tất cả những kỹ
năng tiếp nhận, cập nhật, tra cứu, xử lý thông tin lý lịch tư pháp… đến lập
phiếu, cấp phiếu, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp đều cần được chuẩn hóa và đào
tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Nếu như trước khi Luật Lý lịch tư pháp
có hiệu lực, các Sở Tư pháp chủ yếu thực hiện hai công việc tương đối đơn
giản là tiếp nhận yêu cầu cấp phiếu; cấp phiếu hoặc trả lời từ chối cấp phiếu, còn
việc tra cứu xác định thông tin lý lịch tư pháp - hoạt động phức tạp nhất lại do cơ
quan Công an xử lý mà không phải do Sở Tư pháp đảm nhận thì Luật Lý lịch tư
pháp hiện nay đã dặt ra những nghiệp vụ mới mà công chức, viên chức làm công
tác lý lịch tư pháp phải thực hiện. Đó là tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý
lịch tư pháp nhằm thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý lý
lịch tư pháp, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp khổng lồ của ngành
Tư pháp. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có đủ cán bộ làm công tác lý lịch tư
pháp được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ lý lịch tư pháp để nắm bắt các yêu cầu và
giải quyết công việc theo quy định của pháp luật.
Năm là, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp: Một trong
những nội dung quan trọng của Luật Lý lịch tư pháp là tạo cơ sở pháp lý để
xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp riêng theo đúng nguyên tắc của hoạt
động này, theo hướng chuyên nghiệp và từng bước hiện đại. Theo quy định
của Luật, cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tập hợp các thông tin lý lịch tư pháp
về án tích, thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập,
quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được cập nhật và xử lý theo quy định của
Luật này. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được xây dựng và quản lý tại Trung
23
tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và tại Sở Tư pháp. Mô hình
quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp
(mô hình 2 cấp) là phù hợp và có tính khả thi trong điều kiện hiện nay. Về lâu
dài, để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư
pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cần được ứng dụng công nghệ thông tin,
hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp quốc gia thống nhất (mô
hình 1 cấp), các Sở Tư pháp được quyền truy cập, tra cứu thông tin lý lịch tư
pháp để thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Sáu là, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền
các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp. Thanh
tra và kiểm tra là những hoạt động thiết yếu, thường xuyên của công tác quản
lý Nhà nước, ở đâu có quản lý thì ở đó có thanh tra, kiểm tra. Chính vì vậy,
khi bàn về quản lý nhà nước, Lênin nói: “Điều kiện tất yếu để công tác quản
lý được chính xác là việc kiểm tra tình hình chấp hành Chỉ thị và Nghị quyết.
Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành là một trong những ưu điểm cơ bản
nhất, tất yếu nhất của phương thức quản lý…” [39]. Một cơ quan nắm trọn
quyền hạn, thẩm quyền trong thực hiện quyền lực nhà nước mà không được
kiểm tra thì dễ phát sinh lộng quyền, cửa quyền, lạm quyền, vì động cơ mục
đích cá nhân, cục bộ ngành, địa phương. Các cơ quan quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp, ngoài chức năng chính của mình đều thực hiện hoạt động bảo
đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước bằng nhiều hình thức,
phương pháp, biện pháp khác nhau. Nếu không thực hiện tốt loại hoạt động
này thì tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện chức năng chính.
Bảy là, Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý
lý lịch tư pháp; ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp. Trước mắt, cần phấn đấu để việc tin học hóa được
thực hiện hoàn toàn tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, còn ở các Sở Tư
24
pháp thì tùy theo điều kiện sẽ thực hiện tin học hóa theo lộ trình đến năm
2020 với sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.
Tám là, thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý lịch tư pháp: Việc mở
rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật nhằm khai thác sự hỗ trợ
quốc tế để hoàn thiện hệ thống pháp luật từ đó đến nay luôn là mối quan tâm
lớn, thường xuyên và là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và
Nhà nước, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và thể
chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước. Đối với quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp, cần tăng cường việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm pháp luật của một số
nước trên thế giới như Pháp, Đức, Bỉ… nhằm hoàn thiện hơn pháp luật Việt
Nam về lý lịch tư pháp.
1.6. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp
Dưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý nhà nước là
tổng thể những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập tới những
tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành
chính nhà nước. Mỗi nguyên tắc quản lý đều có những hình thức biểu hiện
khác nhau. Vì quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp là một lĩnh vực đặc thù và
chuyên biệt, là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền nhân thân của công dân
nên có những nguyên tắc quản lý nhà nước riêng được quy định tại Điều 4
Luật Lý lịch tư pháp 2010 như sau:
Một là, Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình
sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật. Đây là một trong
những nguyên tắc cơ bản của tổ chức và hoạt động lý lịch tư pháp. Nguyên
tắc này được hiểu là Lý lịch tư pháp của một người chỉ được lập khi người đó
bị Tòa án kết án bằng bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
Đồng thời, khi một người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản
25
lý doanh nghiệp trong quyết định tuyên bố phá sản, thì cơ quan quản lý cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp sẽ lập Lý lịch tư pháp của người đó trên cơ sở quyết
định tuyên bố phá sản của Tòa án.
Hai là, bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân. Bí mật đời tư của
cá nhân, được hiểu là thông tin về những sự việc xảy ra trong quá khứ hoặc
cuộc sống hiện tại hoặc những đặc điểm nhân thân bí mật mà cá nhân đó cần
giữ kín, bởi sự tiết lộ những thông tin này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống, danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân đó. Tình trạng tiền án là một
đặc điểm nhân thân thuộc bí mật đời tư của cá nhân. Mỗi cá nhân tồn tại trong
xã hội và được phân biệt với một cá nhân khác bởi rất nhiều đặc điểm nhân
thân gắn liền cá nhân đó như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc,
quốc tịch, nghề nghiệp, quê quán, nơi sinh, nơi cư trú, các mối quan hệ gia
đình, tình trạng hôn nhân, năng lực hành vi dân sự, tình trạng tiền án, tiền sự…
Đây là những đặc điểm xác lập nên căn cước của mỗi cá nhân, và là những
đặc điểm thường được quan tâm khi cần đánh giá về nhân thân một cá nhân từ
góc độ tư pháp.
Ba là, thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật,
xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Lý lịch tư
pháp. Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác
của thông tin trong Phiếu lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp là vấn đề quan trọng
của mỗi con người, nhằm chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị
cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp,
hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá
sản, do đó, việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp
phải đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục được coi là một trong những
nguyên tắc cơ bản của quản lý lý lịch tư pháp. Nếu việc cấp Phiếu lý lịch tư
pháp không đúng tuần tự theo luật định, kết luận sai về việc có án tích hay
26
không có án tích của một người sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới danh dự,
nhân phẩm và thậm chí là đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân đó. Vì
đây là việc chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị
cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong
trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
1.7. Lý lịch tƣ pháp và vấn đề bảo đảm quyền con ngƣời
Lý lịch tư pháp là nguồn thông tin chính thức về tình trạng án tích của
bị cáo để Toà án xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với họ khi giải
quyết những vụ việc cụ thể. Xét theo góc độ này thì những thông tin về lý lịch
tư pháp có giá trị chứng minh bị cáo tái phạm hay không tái phạm. Lý lịch tư
pháp còn là nguồn thông tin chính thức để các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế… xem xét đạo đức, tư cách
của cá nhân trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể liên quan đến cá nhân đó.
Chính vì vậy, ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những
năm gần đây, pháp luật thường quy định việc công dân phải xuất trình Phiếu lý
lịch tư pháp khi tham gia vào một số quan hệ xã hội cụ thể, như khi xem xét
việc xuất cảnh, nhập cảnh, cho nhập, thôi, trở lại quốc tịch, nuôi con nuôi; cấp
chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán, y dược tư nhân; du học ở nước ngoài,
tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam....
Ở góc độ cá nhân, lý lịch tư pháp cũng là phương tiện để công dân đòi
hỏi sự đối xử công bằng, minh bạch từ phía các cơ quan Nhà nước, tạo điều
kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các quyền dân sự – chính trị, yêu cầu
Nhà nước phải bảo đảm cho họ được làm các công việc mà pháp luật không
cấm nếu họ xuất trình được Phiếu lý lịch tư pháp chứng minh họ không có án
tích. Lý lịch tư pháp là một hình thức quản lý con người hiện đại trong một xã
hội dân sự khi mà quyền công dân ngày càng được tôn trọng và bảo vệ.
Các quy định pháp luật của Việt Nam về lý lịch tư pháp thể hiện rõ nét
27
vấn đề bảo đảm quyền con người thông qua các quy định về phạm vi quản lý lý
lịch tư pháp, chế định xóa án tích và quyền tiếp cận thông tin lý lịch tư pháp.
1.7.1. Quy định liên quan đến vấn đề xóa án tích
Kết án một người là sự đánh giá chính thức của Tòa án nhân danh Nhà
nước về hành vi phạm tội mà người đó đã gây ra đối với xã hội. Hậu quả trực
tiếp của sự đánh giá này là người phạm tội phải chịu hình phạt. Nhưng không chỉ
dừng lại ở đó, người bị kết án còn bị đặt vào một hoàn cảnh "thử thách tiếp theo"
sau khi chấp hành xong bản án – đó là phải mang án tích. Đây là cơ sở để xác
định tội phạm, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm nếu họ lại phạm tội.
Xóa án tích là một chế định mang tính nhân đạo của pháp luật hình sự
thể hiện sự thừa nhận về mặt pháp lý người bị kết án không còn mang án tích
nữa và vì vậy không phải tiếp tục gánh chịu bất cứ hậu quả nào do việc kết án
mang lại. Nguyên tắc pháp lý cơ bản nhất của chế định xóa án tích là ở chỗ:
người được xóa án tích coi như chưa bị kết án (không có tiền án). Điều đó có
nghĩa là từ thời điểm được xóa án tích, họ trở thành người hoàn toàn bình
thường về mặt tư pháp và không ai có thể căn cứ vào sự kiện họ đã bị kết án
trước đây để hạn chế quyền lợi của họ. Sau khi đã được xóa án tích, các giấy
tờ liên quan đến căn cước, lý lịch của họ đều được ghi là "không có án tích"
và nếu người đó lại phạm tội mới thì cũng coi như phạm tội lần đầu.
Ngoài quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự hiện
hành về vấn đề xóa án tích, Luật Lý lịch tư pháp cũng có quy định liên quan
đến việc xóa án tích đương nhiên. Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp quy định
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật, xử lý
thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp người bị kết án được xóa án tích, cụ
thể: (1) khi nhận được giấy chứng nhận xóa án tích hoặc quyết định xoá án
tích của Toà án thì ghi “đã được xoá án tích” vào Lý lịch tư pháp của người
đó và (2) khi xác định một người có đủ điều kiện đương nhiên được xoá án
28
tích quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự thì Sở Tư pháp ghi “đã được xoá án
tích” vào Lý lịch tư pháp của người đó.
Như vậy, bên cạnh 02 phương thức xác nhận sự kiện xóa án tích cho
người bị kết án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Lý lịch tư
pháp đã bổ sung thêm một phương thức nữa để xác nhận sự kiện người bị kết
án đương nhiên được xóa án tích. Theo đó, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc
gia, Sở Tư pháp, trong quá trình cập nhật thông tin của người bị kết xóa án,
khi xác định được người bị kết án đã có đủ điều kiện đương nhiên được xóa
án tích, thì ghi “đã được xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án.
Quy định mới của Luật Lý lịch tư pháp đã tạo thêm một khả năng, một cơ hội
để cho công dân lựa chọn cách thức xác nhận sự kiện mình được xóa án tích
sao cho tiện lợi nhất.
Có thể nói, chế định xóa án tích và chính sách tạo điều kiện cho người
phạm tội tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành án thể hiện sâu sắc tính
nhân đạo trong chính sách hình sự và quản lý xã hội của Nhà nước ta. Tuy
nhiên, bản chất nhân đạo của chính sách này chỉ được thể hiện trọn vẹn khi nó
được gắn liền với việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã được xóa án
tích. Phiếu lý lịch tư pháp ghi “không có án tích” sẽ tạo điều kiện cho người
bị kết án tái hoà nhập cộng đồng, bớt mặc cảm và không bị cộng đồng phân
biệt đối xử. Thực tế cho thấy người đã được xoá án tích chỉ có thể tham gia
vào các quan hệ xã hội như xin việc làm, xuất khẩu lao động, du học, thăm
thân nhân, xuất cảnh, thành lập doanh nghiệp… khi có Phiếu lý lịch tư pháp
“sạch” xác nhận nội dung “không có án tích”. Với việc xác nhận của Phiếu lý
lịch tư pháp, người được xoá án tích mới “thực sự” được coi như chưa bị kết
án và hoà nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn.
1.7.2. Quy định liên quan đến vấn đề tiếp cận thông tin lý lịch tư pháp
Lý lịch tư pháp gồm những thông tin rất quan trọng về cá nhân nên việc
quy định những chủ thể có quyền tiếp cận thông tin về lý lịch tư pháp là rất
29
cần thiết nhằm bảo đảm bí mật đời tư của cá nhân cũng như đáp ứng được các
mục đích của quản lý lý lịch tư pháp. Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp,
công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có
quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình (khoản 1 Điều 7). Quyền
yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân không bị hạn chế về mục đích
sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp. Tùy theo yêu cầu sử dụng Phiếu lý lịch tư
pháp, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về thủ tục thì cá nhân đó có quyền yêu
cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
Đồng thời, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội cũng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
của cá nhân có liên quan để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, công
tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã (khoản 2, 3 Điều 7). Như vậy, để bảo đảm quyền bí mật
thông tin của cá nhân, Luật Lý lịch tư pháp quy định chỉ cơ quan tiến hành tố
tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội mới có
quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân và cũng bị giới hạn ở
những mục đích nói trên.
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của lý lịch tư pháp trong quản
lý nhà nước và trong đời sống xã hội, dưới đây là một số đề xuất nhằm phát
triển hoạt động lý lịch tư pháp theo hướng gắn với vấn đề bảo đảm quyền con
người, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, phát huy vai trò của lý lịch tư pháp là công cụ hỗ trợ đắc
lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Lý lịch tư pháp là một thiết chế đã
được định hình vững chắc trong hoạt động tư pháp của các quốc gia. Thông
qua hệ thống cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố
tụng có được thông tin chính thức về tình trạng án tích của bị can, bị cáo. Đây
là một trong các yếu tố chủ yếu để Tòa án xem xét, quyết định áp dụng hình
phạt thích hợp đối với người phạm tội.
30
Tuy nhiên, hiện nay các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình
sự, thi hành án hình sự mặc dù có khá nhiều quy định liên quan đến án tích và
xóa án tích, tái phạm, tái phạm nguy hiểm nhưng lại chưa có quy định về lý
lịch tư pháp. Chính vì vậy, cần phát triển hoạt động lý lịch tư pháp theo
hướng là công cụ bổ trợ cho giai đoạn tố tụng, đặc biệt là với công tác xét xử.
Phiếu lý lịch tư pháp cần được xác định là căn cứ quan trọng, không thể thiếu
để Toà án xem xét nhân thân của bị cáo, là nguồn thông tin chính thức để Tòa
án xem xét các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với bị cáo trong quá
trình giải quyết các vụ án cụ thể. Đây cũng là ý nghĩa quan trọng hàng đầu
biện giải về sự cần thiết của hệ thống quản lý lý lịch tư pháp của hầu hết các
nước trên thế giới.
- Thứ hai, cần hiểu đúng về ý nghĩa của Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, có 02 loại Phiếu lý lịch tư pháp:
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Đây là 02 loại Phiếu
khác nhau cơ bản về đối tượng được cấp và về nội dung của Phiếu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho công dân Việt Nam, người
nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam, cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Án tích đã được xóa thì không ghi vào
Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập,
quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu số 1 khi cá nhân, cơ quan,
tổ chức có yêu cầu.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng
và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư
pháp của mình. Trường hợp một người đã bị kết án thì Phiếu số 2 sẽ ghi tất cả
các án tích (bao gồm án tích chưa được xóa và án tích đã được xóa). Phiếu số
2 cũng bao gồm thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã.
31
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, một số cơ quan đại diện của nước ngoài
tại Việt Nam đã yêu cầu công dân Việt Nam phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp số
2 khi làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh hoặc làm các thủ tục khác tại cơ quan
đại diện. Tuy nhiên, việc công dân Việt Nam phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp
số 2 khi làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh theo yêu cầu của cơ quan đại diện
là không phù hợp với quy định của Luật Lý lịch tư pháp về mục đích sử dụng
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 (theo quy định tại Điều 41, Phiếu lý lịch tư pháp số
2 chỉ được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp cho cá nhân để người đó
biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình). Điều này sẽ gây bất lợi cho
cá nhân, đặc biệt là những người đã từng bị kết án nhưng đã được xóa án tích,
đặt họ vào trong tình trạng bị phân biệt đối xử và không phù hợp với chính
sách hình sự của Việt Nam. Từ sự phân tích nêu trên, nhằm bảo vệ quyền lợi
chính đáng của cá nhân, cần nghiên cứu sửa đổi quy định của Luật Lý lịch tư
pháp theo hướng Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ cấp cho các cơ quan tiến hành
tố tụng, không cấp cho cá nhân.
- Thứ ba, về vấn đề ghi nhận người bị kết án đủ điều kiện được đương
nhiên xóa án tích trong Lý lịch tư pháp.
Theo quy định hiện hành, Tòa án chỉ cấp giấy chứng nhận đương nhiên
được xóa án tích cho người có yêu cầu. Người muốn được cấp giấy chứng
nhận xoá án tích phải nộp đơn tại Toà án sơ thẩm đã xét xử vụ án. Kèm theo
đơn, người đó phải có các giấy tờ như giấy chứng nhận của Công an cấp
huyện về việc bản thân không phạm tội mới trong thời gian mà pháp luật quy
định để được xoá án tích. Trường hợp phải thi hành các hình phạt thì tùy từng
trường hợp phải có giấy chứng nhận đã chấp hành xong các hình phạt tương
ứng. Nếu bản án có quyết định bồi thường, thì người bị kết án phải nộp những
giấy tờ chứng minh đã bồi thường xong, biên lai nộp án phí. Trên cơ sở xem
xét các giấy tờ có liên quan, Tòa án sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đương
nhiên được xóa án tích cho đương sự.
32
Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là người bị kết án đã chấp
hành xong bản án nhưng đã qua thời gian khá dài, không còn lưu giữ được
các giấy tờ, biên lai liên quan đến việc đã chấp hành xong hình phạt cũng như
các nghĩa vụ dân sự khác. Trong một số trường hợp, do bản án được tuyên
trước đây nhiều năm, người bị kết án đã chấp hành xong bản án và đã có đủ
điều kiện về mặt thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của
Bộ luật Hình sự, nhưng các cơ quan Tòa án, Công an cũng không còn lưu giữ
được bản án. Vì vậy, khi người bị kết án yêu cầu Tòa án cấp giấy chứng nhận
đương nhiên xóa án tích nhưng vì không còn lưu giữ được bản án nên Tòa án
từ chối cấp cho đương sự, gây khó khăn cho người bị kết án khi hoàn tất các
thủ tục tham gia các quan hệ xã hội khác.
Với chức năng là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Trung
tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật thông tin về
tình trạng án tích của người bị kết án. Như vậy, theo quy định của pháp luật
về lý lịch tư pháp, trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để
đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng chưa
nhận được giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì Trung tâm Lý lịch tư
pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ xác minh về việc người đó có phạm
tội mới hay không trong thời hạn đang có án tích. Trung tâm Lý lịch tư pháp
quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ
quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án để tiến
hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay
không. Trường hợp kết quả xác minh tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ
chức cho thấy người bị kết án có thể đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp tiến hành xác minh
tại cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan để làm rõ về việc người bị kết án có
đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay không.
33
- Thứ tư, về quản lý lý lịch tư pháp của người chưa thành niên.
Do đặc điểm riêng của người chưa thành niên khi phạm tội, họ chưa
hoàn thiện về thể chất và tâm thần nên pháp luật hình sự Việt Nam cũng có
chính sách đặc biệt áp dụng đối với họ. Bộ luật Hình sự dành riêng một
chương (Chương X) quy định về chính sách xử lý người chưa thành niên
phạm tội. Chính sách này được xây dựng dựa trên đặc điểm đặc thù của người
chưa thành niên là sự hạn chế về nhận thức, do vậy việc xét xử họ chủ yếu
nhằm giáo dục, qua đó giúp các em nhận thức được sai lầm và tuân thủ quy
định của pháp luật. Đặc biệt, Bộ luật Hình sự quy định án đã tuyên đối với
người chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy
hiểm. Theo quy định tại Điều 77 Bộ luật Hình sự, thời hạn để xóa án tích đối
với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn đối với các trường hợp
thông thường. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng các biện
pháp tư pháp, thì không bị coi là có án tích.
Mặc dù chính sách, pháp luật với người chưa thành niên đang từng
bước được hoàn thiện, nhưng phải nói rằng, hệ thống tư pháp đối với người
chưa thành niên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu các quy định cụ thể liên quan
đến trình tự, thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho các vụ việc liên quan tới người
chưa thành niên cũng như vấn đề tái hòa nhập cộng đồng của người chưa
thành niên phạm tội. Hiện nay, pháp luật về lý lịch tư pháp của Việt Nam
cũng chưa có quy định riêng về lý lịch tư pháp của người chưa thành niên mà
vẫn được quản lý chung như các đối tượng khác. Vì vậy, vấn đề này cần được
xem xét, bổ sung trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp.
34
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội
trong nền kinh tế thị trường, cũng như việc mở rộng quyền dân chủ của cá
nhân trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, lý lịch tư pháp ngày càng
khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống dân sự của công dân, cũng như
trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự. Luật Lý lịch tư
pháp ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp
lý quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu lý lịch tư
pháp. Luật đã xác lập những nguyên tắc, nội dung cơ bản của quản lý nhà
nước về cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, tạo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao để xây
dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu
cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ngày càng tăng của công dân, bảo đảm phù hợp
với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện
đại và hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý
nhà nước về lý lịch tư pháp, cũng như phân tích những yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trong Chương 1 của
Luận văn có vai trò quan trọng, làm nền tảng phân tích, đánh giá thực trạng
cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về lý lịch
tư pháp nói chung và về cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nói riêng, góp phần đưa
công tác này ngày càng đi vào nền nếp, tăng cường quản lý, đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.
35
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
2.1. Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội của tỉnh Tuyên Quang
2.1.1. Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng
165 km, có toạ độ địa lý 21o
30’- 22o
40’ vĩ độ Bắc và 103o
50’-105040’ kinh độ
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên,
phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Tuyên Quang, diện tích 5.867,9 km2
, dân số 813.200 người (năm
2018), có 07 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố (Tuyên Quang) và
06 huyện (Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình).
Khí hậu Tuyên Quang được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu,
Đông; trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Lượng
mưa trung bình năm 1.500mm - 1.800mm, nhiệt độ trung bình 22 độ C - 24
độ C, độ ẩm bình quân năm 85%. Diện tích đất tự nhiên 5.867km². Nền đất có
kết cấu tốt nên thuận lợi cho các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng.
Tuyên Quang có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, trong
đó các loại khoáng sản phân bố tập trung một số khu vực, mỗi khu vực có nhiều
loại khoáng sản có thể khai thác kết hợp như: quặng sắt, ba rít, cao lanh, thiếc,
mangan, chì - kẽm, Vonfram... thuận lợi cho phá triển công nghiệp khai thác và
chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Tuyên Quang có nhiều sông suối lớn. Hệ thống sông suối này, ngoài ý
nghĩa sinh thái và phục vụ sản xuất, đời sống, còn chứa đựng nhiều tiềm năng
36
phát triển thuỷ điện. Có các sông lớn trong đó, Sông Lô, chảy qua tỉnh dài 145
km, lưu lượng lớn nhất 11.700 m3
/giây. Sông Gâm, chảy qua tỉnh dài 170 km,
có khả năng vận tải đường thuỷ, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với tỉnh
lỵ; sông Phó Đáy, chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km. Mạng lưới
sông ngòi của tỉnh tương đối dày với mật độ 0.9km/km² và phân bố đồng đều.
Hệ thống đê điều, tiêu thoát nước thủy lợi tỉnh Tuyên Quang trong những
năm qua được đầu tư cơ bản hoàn thiện nên hàng năm hầu như không chịu
ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
trên địa bàn tỉnh.
2.1.3. Văn hóa - Du lịch - Dịch vụ
Tuyên Quang là tỉnh có 22 dân tộc cư trú, ở mỗi cộng đồng các dân tộc
sinh sống trên mảnh đất này đều có những nét văn hoá, phong tục tập quán từ
lâu đời, đã được hình thành và phát triển qua hàng trăm năm vỡ đất lập bản,
lập làng. Chính những nét đặc trưng của văn hoá đã cấu kết trong cộng đồng
dân cư, tạo nên những sắc thái riêng biệt và trở thành những di sản văn hóa
phi vật thể tiêu biểu, đóng góp cho kho tàng văn hóa của cả nước.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số
sinh sống trên mảnh đất Tuyên Quang đều đóng góp những di sản văn hóa vật
thể, phi vật thể thực sự tiêu biểu. Trên cơ sở những di sản này, trong những
năm qua ngành Văn hóa của tỉnh đã có nhiều nỗ lực cố gắng để vừa khơi dậy
việc bảo tồn ngay chính trong cộng đồng dân tộc, vừa khảo cứu để hoàn thiện
việc lập hồ sơ khoa học của các di sản này.
Tuyên Quang được ví là hình ảnh thu nhỏ của vùng văn hoá Việt Bắc.
Những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở tỉnh thể hiện
trong đời sống tinh thần khá rõ nét. Đó là những quan niệm và cách giải thích
về vũ trụ, các nghi lễ như: Thờ cúng tổ tiên, cúng chữa bệnh, cưới hỏi... Đồng
bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã tạo dựng được một kho tàng dân ca, dân
37
vũ hết sức phong phú, đặc sắc như làn điệu Then, Cọi, Quan làng (dân tộc
Tày), Páo dung (dân tộc Dao), Sình ca (dân tộc Cao Lan), Soọng cô (dân tộc
Sán Dìu)… Về lễ hội, có nhiều sắc thái văn hoá rất đặc trưng và đa dạng, tiêu
biểu là những lễ hội dân gian thường được tổ chức sau tết Nguyên Đán với
phần “lễ” diễn ra hết sức trang trọng và phần “hội” đậm đà truyền thống, như
lễ hội Lồng tông, lễ hội Nhảy lửa...
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đã tiến hành khảo sát, tổng điều tra các di sản văn hóa phi vật
thể ở các địa phương trong tỉnh, phục dựng lại các lễ hội của đồng bào các
dân tộc thiểu số như: Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao Đỏ, xã Bình Phú (Chiêm
Hóa); Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, xã Hồng Quang (Chiêm Hóa); Lễ
hội đình làng Minh Cầm, xã Đội Bình (Yên Sơn)… đồng thời thực hiện các
đề tài khoa học nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa dân gian như: “Bảo tồn hát
Soọng cô dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang”, “Bảo tồn hát Sình ca dân tộc Cao
Lan ở Tuyên Quang”, "Nghiên cứu văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn
ở Tuyên Quang", "Nghiên cứu những nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống
của người dân tộc Dao ở Tuyên Quang"…
Với một vị trí địa lý đặc biệt bản lề nối hai vùng Đông và Tây Bắc Bộ,
trải dài từ Bắc xuống Nam, cùng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, truyền
thống, lịch sử, văn hóa, cách mạng, Tuyên Quang có nhiều điều kiện để phát
triển tốt các loại hình du lịch… Từ lâu Di tích Quốc gia Đặc biệt Tân Trào đã
là địa chỉ đỏ không thể thiếu cho các hoạt động du lịch về nguồn. Na Hang
cùng các sản phẩm du lịch sinh thái, Mỹ Lâm với nguồn suối khoáng nóng
độc đáo cho du lịch nghỉ dưỡng, … cùng các hệ thống đình đền chùa nổi tiếng
linh thiêng, Tuyên Quang đã và đang trở thành điểm đến ưa thích của của du
khách trong và ngoài nước.
Với mục tiêu quảng bá những nét văn hóa tiêu biểu của địa phương, thu
38
hút khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
Tuyên Quang còn tổ chức chương trình lễ hội đặc sắc - lễ hội thành phố
Tuyên Quang với nhiều hoạt động hấp dẫn, kết hợp giữa một số lễ hội truyền
thống (như lễ hội đền Hạ, hội đua thuyền trên sông Lô - hoạt động được nhân
dân thành phố Tuyên Quang phát triển từ môn thể thao bơi chải trên sông Lô
từ những năm cuối của thế kỷ XX, là nét đẹp truyền thống trong đời sống sinh
hoạt văn hóa của nhân dân các dân tộc nơi đây…) và một số hoạt động văn
hóa khác, như hội hoa xuân đường phố, liên hoan nghi lễ chầu văn, đêm hội
Thành Tuyên với nhiều mô hình đèn lớn, độc đáo và đặc sắc…
2.2. ThựctiễnquảnlýnhànƣớcvềLýlịchtƣpháptạitỉnhTuyênQuang
2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp
Sau khi Luật Lý lịch tư pháp có liệu lực, để triển khai thực hiện và nâng
cao hiệu quả công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp và công tác xây dựng, quản lý,
khai thác hệ thống thông tin lý lịch tư pháp, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan liên quan trong việc xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư
pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc triển khai thực hiện
Luật Lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh. Qua 8 năm thi hành Luật Lý lịch tư
pháp (LLTP), công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cùng với
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu cấp phiếu LLTP của người
dân ngày càng tăng lên.
2.2.1.1. Việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược
Thực hiện Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành "Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm
2020, tầm nhìn 2030"(Chiến lược), ngày 14/11/2013, UBND tỉnh đã ban hành
Kế hoạch số 84/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển
Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/3CeYcwE
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp - Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang.pdf
Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp - Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang.pdf

More Related Content

More from TieuNgocLy

HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
TieuNgocLy
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
TieuNgocLy
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
TieuNgocLy
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
TieuNgocLy
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
TieuNgocLy
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
TieuNgocLy
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
TieuNgocLy
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
TieuNgocLy
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
TieuNgocLy
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
TieuNgocLy
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
TieuNgocLy
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
TieuNgocLy
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdfBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
TieuNgocLy
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
TieuNgocLy
 
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdfĐàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
TieuNgocLy
 
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfNâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
TieuNgocLy
 
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
TieuNgocLy
 
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TieuNgocLy
 
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdfỨng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
TieuNgocLy
 
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
TieuNgocLy
 

More from TieuNgocLy (20)

HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdfBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
 
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdfĐàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
 
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfNâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
 
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
 
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
 
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdfỨng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
 
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
 

Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp - Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG TUẤN ANH QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ Lý LÞCH T¦ PH¸P - Tõ THùC TIÔN TØNH TUY£N QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG TUẤN ANH QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ Lý LÞCH T¦ PH¸P - Tõ THùC TIÔN TØNH TUY£N QUANG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính Mã số: 8380101.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN HOÀNG TUẤN ANH
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........ 6 1.1. Khái niệm lý lịch tƣ pháp .................................................................. 6 1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về Lý lịch tƣ pháp............................. 9 1.3. Khái niệm phiếu lý lịch tƣ pháp......................................................14 1.4. Vai trò và ý nghĩa của quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp ........19 1.5. Nội dung quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp...............................20 1.6. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp...........................24 1.7. Lý lịch tƣ pháp và vấn đề bảo đảm quyền con ngƣời...................26 1.7.1. Quy định liên quan đến vấn đề xóa án tích........................................27 1.7.2. Quy định liên quan đến vấn đề tiếp cận thông tin lý lịch tư pháp.........28 Tiểu kết Chƣơng 1.........................................................................................34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG..................35 2.1. Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Tuyên Quang..........................................................35 2.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................35 2.1.2. Điều kiện tự nhiên..............................................................................35 2.1.3. Văn hóa - Du lịch - Dịch vụ...............................................................36 2.2. ThựctiễnquảnlýnhànƣớcvềLýlịchtƣpháptạitỉnhTuyênQuang ...38 2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.........................................................................................38
  • 5. 2.2.2. Những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.........................................................................................49 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp................................................................................50 Tiểu kết Chƣơng 2.........................................................................................56 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP TỪ THỰC TIỄN TỈNH TUYÊN QUANG ............................................................. 58 3.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp ..............................................................................................58 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về Lý lịch tƣ pháp...60 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp.........................................................................................60 3.2.2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức về Lý lịch tư pháp ..............................62 3.2.3. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy....................................................63 3.2.4. Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật - tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin..............................................................................................64 3.2.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp .........65 3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm về quản lý nhà nước Lý lịch tư pháp.......................................................65 3.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về việc quản lý nhà nước Lý lịch tư pháp................................................................................................67 Tiểu kết Chƣơng 3.........................................................................................70 KẾT LUẬN....................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................73 PHỤ LỤC.......................................................................................................77
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự CNTT: Công nghệ thông tin CQĐKTW: Cơ quan Đăng ký Trung ương CSDL: Cơ sở dữ liệu CSDLLLTP: Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp HCTP: Hành chính tư pháp HĐND: Hội đồng Nhân dân LLTP: Lý lịch tư pháp NĐ-CP: Nghị định của Chính phủ QLNN: Quản lý nhà nước TTLLTPQG: Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia UBND: Ủy ban Nhân dân V06: Cục hồ sơ nghiệp vụ - Bộ công an WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Lý lịch tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống dân sự của công dân, cũng như trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự. Thực tiễn cuộc sống cũng như những yêu cầu mới của pháp luật trong những năm gần đây cho thấy, quản lý lý lịch tư pháp có ý nghĩa ngày càng quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân chứng minh người đó có hay không có án tích, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xóa án tích, tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời góp phần phục vụ công tác quản lý nhân sự của các cơ quan, tổ chức; phục vụ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, thống kê tư pháp… Để đáp ứng yêu cầu đó, Luật lý lịch tư pháp đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2010. Việc ban hành Luật Lý lịch tư pháp đã góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó đã đặt ra nhiệm vụ mới, phức tạp và khó khăn trong quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp. Việc thực hiện triển khai nhiệm vụ này đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an, Quốc phòng, Tư pháp trong việc phối hợp tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và Cấp phiếu lý lịch tư pháp. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, cách thủ đô Hà Nội 165 km, cách sân bay Nội Bài 130 km. Điều kiện địa lý này thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của tỉnh.
  • 8. 2 Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, người dân ở đây tham gia ngày càng nhiều vào các quan hệ pháp luật trong nước cũng như có yếu tố nước ngoài mà quy định trong hồ sơ cá nhân phải có Phiếu lý lịch tư pháp.Chính vì vậy, nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây ngày càng tăng. Nếu như những năm trước, đa phần người dân cần Phiếu lý lịch tư pháp để làm các thủ tục có liên quan đến quy định của pháp luật có yếu tố nước ngoài như: Xuất khẩu lao động, xuất cảnh định cư, kết hôn, du học thì trong những năm gần đây có khá nhiều trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để bổ túc hồ sơ cá nhân trong nước như xin việc làm tại các doanh nghiệp, cấp chứng chỉ hành nghề, bổ túc hồ sơ công chức, viên chức… Từ khi triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp đến nay, việc quản lý nhà nước về lĩnh vực lý lịch tư pháp của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, cả nước nói chung đã có những chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nhà nước còn bộc lộ những bất cập, hạn chế như trong công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; trong công tác phối hợp liên ngành; trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; trong công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp… Từ góc độ khoa học pháp lý và thực tiễn công tác, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp - Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích lý luận, ý nghĩa và vai trò của quản lý nhà nước đối với lý lịch tư pháp, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Qua đó, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn về quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp.
  • 9. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang. 1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Có một số công trình khoa học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về lý lịch tư pháp, trong đó có bàn về thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lý lịch tư pháp nói chung. Có thể điểm một số công trình đề cập đến lý lịch tư pháp như sau: Trần Thất (1996), Một số suy nghĩ bước đầu về quản lý lý lịch tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3; Đề tài “Những cơ sở pháp lý của việc hình thành tổ chức lý lịch tư pháp để phục vụ cho chính sách xử lý hình sự, quản lý xã hội bằng pháp luật và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của công dân”, luận văn thạc sĩ của Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Trí Hòa, 1997; Đỗ Thị Thúy Lan (2005), “Quản lý lý lịch tư pháp tại Nhật Bản”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5; Tìm hiểu Luật Lý lịch tư pháp (2009), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Anh (2005), “Lý lịch tư pháp, bí mật đời tư về tình trạng tiền án của cá nhân”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6; Đỗ Thị Thúy Lan “Thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ Học viện Chính trị- Quốc gia-Hồ Chí Minh, Đỗ Thị Thúy Lan, năm 2011; Đề tài khoa học cấp Bộ, “Xây dựng tiêu chí kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp”, năm 2014, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp;
  • 10. 4 Đề tài: “Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Nguyễn Thị Ngọc, năm 2014, luận văn thạc sỹ, Học viện Khoa học - Xã hội; Đề tài: “Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Nguyễn Thị Phương Anh, năm 2015, luận văn thạc sỹ, Học viện Khoa học - Xã hội; Phạm Thị Hương (năm 2017): “Quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp từ thực tiễn tại các tỉnh miền núi phía Bắc”.Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học - Xã hội; Nguyễn Ngọc Cường (năm 2018): “Quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học - Xã hội. Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu về lý lịch tư pháp ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau và là nguồn tư liệu quan trọng để tác giả tham khảo thực hiện đề tài này. Nhưng chắc chắn cho đến thời điểm này, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể đối với quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy, tác giả tham khảo, kế thừa và phát huy có chọn lọc, sáng tạo để bổ sung cho luận văn của mình. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực tiễn thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản nhất về quản lý nhà nước đối với lý lịch tư pháp. Luận văn không đề cập tới quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên toàn quốc mà tập trung nghiên cứu thực trạng về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang.
  • 11. 5 2. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê nhằm thống kê số liệu trên thực tiễn về Lý lịch tư pháp làm cơ sở cho việc đưa ra những nhận xét, kết luận, kiến nghị hoàn thiện quy định quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp; Phương pháp so sánh nhằm đối chiếu, so sánh với một số tỉnh tiêu biểu của toàn quốc nhằm tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm. 2.3. Địa điểm nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu nội dung Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại tỉnh Tuyên Quang. 3. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang.
  • 12. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Khái niệm lý lịch tƣ pháp Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế hiện nay, lý lịch tư pháp ngày càng trở nên cần thiết và xuất hiện ngày càng nhiều trong các quan hệ xã hội. Pháp luật các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều quy định về việc cá nhân phải có phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định. Nói đến lý lịch bao giờ cũng gắn với một đối tượng cụ thể. Đối tượng được đề cập ở đây có thể là những cá nhân hoặc có thể là một tổ chức.Khái niệm lý lịch thường được hiểu là ghi chép lại (thường dưới dạng một hồ sơ) những sự kiện chủ yếu trong quá khứ và hiện tại của một đối tượng.Vậy hiểu thế nào là “lý lịch tư pháp”, phải chăng lý lịch tư pháp là sự ghi chép những thông tin liên quan đến đối tượng mà những thông tin đó có ý nghĩa về mặt tư pháp. Thuật ngữ “lý lịch tư pháp” được sử dụng khác nhau theo cách gọi của mỗi nước. Ở các nước Phương Tây, trong tiếng Anh, thuật ngữ Lý lịch tư pháp là "Criminal records", tiếng Pháp có từ "casier judiciaire". Các thuật ngữ này đều là ghi nhận thông tin về các chế tài, hình phạt mà cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đã tuyên đối với một cá nhân mà nội dung chủ yếu là những thông tin liên quan đến bản án hình sự. Trong tiếng Pháp, là cụm từ ghép giữa từ “casier và judiciaire” trong đó từ "casier" có nghĩa là cái tủ hoặc cái giá nhiều ngăn, có thấy tính chất của công tác này là sắp xếp, phân bổ, phân chia theo thứ tự khác nhau.
  • 13. 7 Trong tiếng Anh, thuật ngữ “criminal record” có ý nghĩa tương ứng với "lý lịch tư pháp", nhưng phản ánh rất rõ ý nghĩa chỉ ghi nhận những án tích hình sự. Đây là quan niệm có thể thấy trong thể chế lý lịch tư pháp của Nhật Bản, Đài Loan v.v. Tại Bỉ, Lý lịch tư pháp được hiểu là một hệ thống xử lý tự động, có nhiệm vụ đảm bảo việc đăng ký, lưu trữ và thay đổi các dữ liệu liên quan đến các bản án, quyết định trong lĩnh vực hình sự và quốc phòng. Tại Đức, Lý lịch tư pháp được hiểu là việc đăng ký, lưu trữ, xử lý các thông tin về bản án hình sự của toà án, thông tin liên quan đến quyết định của cơ quan hành chính và toà án về vi phạm trong công nghiệp và thương mại, các quyết định của cơ quan công tố hình sự về việc truy tố đang thực hiện đối với một người nào đó. Từ thời pháp thuộc, ở nước ta dân chúng đã biết đến "Tư pháp lý lịch" Qua đạo luật ngày 5-8-1899 "về Tư pháp lý lịch và phục quyền ". Sau đó, Tư pháp lý lịch đã được quy định khá đầy đủ và chi tiết trong dụ số 14 do Quốc trưởng Bảo Đại ký ngày 1-9-1951. Đây có thể được coi là đạo luật thành văn đầu tiên của Việt Nam về Lý lịch tư pháp. Ở Việt Nam, thuật ngữ "lý lịch tư pháp" đã xuất hiện trong đời sống pháp lý nước ta kể từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta. Nhìn vào lịch sử, trong các văn bản pháp luật của chế độ cũ đã sử dụng thuật ngữ "tư pháp lý lịch", tương ứng với thuật ngữ tiếng Pháp "casier judiciaire" và được định nghĩa "Tư pháp lý lịch là một tổ chức nhằm tập trung tài liệu về những tiền án liên hệ đến một cá nhân". Cách sử dụng thuật ngữ này đã nhấn mạnh về tính chất đặc biệt của một loại lý lịch cá nhân.Trước khi có Luật Lý lịch tư pháp, khái niệm “lý lịch tư pháp” được hiểu một cách chung nhất là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và tình trạng thi hành bản án đó. Sau đó, Luật Lý lịch tư pháp đã được
  • 14. 8 Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Tại Luật lý lịch tư pháp 2009 quy định: Là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản [30, Điều 2, Khoản 1]. Như vậy, khái niệm lý lịch tư pháp được ghi nhận thêm các thông tin liên quan đến đến các quyết định của Toà án về cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo theo quy định của Luật Phá sản. Luật Lý lịch tư pháp là đạo luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền của công dân và hoạt động của các cơ quan tư pháp, đặc biệt Luật đã xác lập những nguyên tắc, nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, tạo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ngày càng tăng của công dân, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế. Hình thức của Lý lịch tư pháp được thể hiện qua Phiếu Lý lịch tư pháp, đó là một loại phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp và có giá trị chứng minh có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm thực hiện các công việc hay đảm nhiệm một chức vụ, quyền hạn liên quan đến hoạt động kinh doanh do quyết định tuyên bố phá sản của tòa án. Cách sử dụng thuật ngữ này đã nhấn mạnh về tính chất đặc biệt của một loại lý lịch cá nhân. Trong các văn bản do Nhà nước ta ban hành từ trước đến nay đều thống nhất sử dụng thuật ngữ "lý lịch tư pháp". Về mặt khoa học, có thể định nghĩa "lý lịch tư pháp là loại lý lịch ghi nhận những đặc điểm về nhân thân tư pháp của một cá nhân".
  • 15. 9 1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về Lý lịch tƣ pháp Khái niệm “quản lý” được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) để thực thi quyền lực nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, duy trì trật tự an ninh, thoả mãn nhu cầu hằng ngày của người dân. Với cách tiếp cận đó, “Quản lý lý lịch tư pháp” là sự tác động có ý thức của các chủ thể được giao nhiệm vụ quản lý lý lịch tư pháp (mang tính quyền lực nhà nước) lên đối tượng quản lý (là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lý lịch tư pháp) nhằm chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của các chủ thể hướng đến mục đích quản lý lý lịch tư pháp và phù hợp với quy luật khách quan của các quan hệ lý lịch tư pháp. Theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp, mục đích quản lý lý lịch tư pháp là nhằm: Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản; Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng; Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự và Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã [30, Điều 3].
  • 16. 10 Quản lý lý lịch tư pháp dựa trên ba nguyên tắc: Một là, Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức và hoạt động lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp của một người chỉ được lập khi người đó bị Tòa án kết án bằng bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, khi một người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp trong quyết định tuyên bố phá sản, thì Lý lịch tư pháp của người đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền lập trong trường hợp người đó chưa có Lý lịch tư pháp. Hai là, Bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân. Thông tin lý lịch tư pháp là thông tin có liên quan đến quyền nhân thân và bí mật đời tư của cá nhân. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng thông tin này phải bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân. Nguyên tắc này được thể hiện rõ nét trong các quy định của Luật Lý lịch tư pháp về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, việc cung cấp, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp cũng như quy định về thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Ba là, thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Lý tư pháp. Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong Phiếu lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp là vấn đề quan trọng của mỗi con người, nhằm chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Do đó, việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp phải đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý lý lịch tư pháp. Cũng theo Luật Lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước về Lý lịch
  • 17. 11 tư pháp bao gồm các cơ quan có thẩm quyền chung - quản lý theo lãnh thổ bao gồm Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) và các cơ quan có thẩm quyền riêng - quản lý theo ngành, lĩnh vực bao gồm Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp. Trong số các cơ quan đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp; Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp tại địa phương (Điều 5). Để thực hiện chức năng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp, Bộ Tư pháp được giao các nhiệm vụ, quyền hạn như: a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác lý lịch tư pháp; c) Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; d) Bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia; đ) Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp; e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp; g) Ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp; h) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp; i) Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý lịch tư pháp; k) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động quản lý Lý lịch tư pháp (khoản 3, Điều 9).
  • 18. 12 Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp tại địa phương, UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn: a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp; b) Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương; c) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp; d) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; đ) Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương (khoản 5, Điều 9). Ngoài ra, để phân biệt giữa cơ quan quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Luật Lý lịch tư pháp còn quy định cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp bao gồm Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp (khoản 5, Điều 2). Về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp, Luật Lý lịch tư pháp quy định bao gồm: a) Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại; b) Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và c) Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật (Điều 5). Ngoài ra, để bảo đảm cho các cơ quản quản lý nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp, Luật Lý lịch tư pháp quy định trách nhiệm của một số cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp:
  • 19. 13 Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự, Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin LLTP đầy đủ, chính xác, đúng trình tự, thủ tục cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật [30, Điều 6]. Đồng thời quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, theo đó: các chủ thể sau đây được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: a) Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình; b) Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; c) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (Điều 7). Với các nội dung trên đây cho thấy, quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp và quản lý cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp là hai hoạt động khác nhau, do các chủ thể khác nhau thực hiện. Quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp là hoạt động quản lý trong phạm vi hẹp, do các chủ thể xác định thực hiện (mà cụ thể là Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp); đối tượng quản lý là cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp, còn quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp là hoạt động quản lý chung, bao trùm các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác Lý lịch tư pháp nói chung, trong đó có quản lý cơ sở Lý lịch tư pháp, do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung – theo lãnh thổ (Chính phủ, UBND cấp tỉnh) và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng – theo ngành, lĩnh vực thực hiện (Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp) thực hiện. Quản lý cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp là hoạt động quản lý của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp
  • 20. 14 đối với tập hợp các thông tin về án tích, tình trạng thi hành án; về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản được cập nhật và xử lý theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp. Còn quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp là hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước đối với công tác Lý lịch tư pháp nói chung, trong đó có cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. 1.3. Khái niệm phiếu lý lịch tƣ pháp - Phiếu lý lịch tư pháp là gì? Việc cấp phiếu LLTP được thể hiện tại Mục 1 và Mục 2 của Chương IV Luật Lý lịch tư pháp năm 2010, (Cụ thể từ Điều 44 đến Điều 48). Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có hai loại là: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Tương ứng với mỗi loại thì sẽ những đối tượng được cấp khác nhau. Cụ thể: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây: + Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. + Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho: + Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
  • 21. 15 + Cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Những nội dung được thể hiện trong phiếu LLTP Mỗi phiếu lý lịch tư pháp sẽ có những nội dung khác nhau. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1: - Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. - Tình trạng án tích: + Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung; + Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”; + Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”. - Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: + Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”; + Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Lưu ý: Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu cung cấp thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức cụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
  • 22. 16 Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2: - Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. - Tình trạng án tích: + Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”; + Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian. - Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: + Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”; + Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của nước ta là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp nên việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cũng sẽ do hai cơ quan này thực hiện. Cụ thể: - Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
  • 23. 17 + Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; + Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam. - Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: + Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; + Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; + Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp Đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 1: - Đầu tiên, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cần chuẩn bị Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây: + Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; + Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Sau đó: - Nếu người xin cấp là cá nhân thì sẽ nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây: + Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh; + Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Lưu ý: Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là
  • 24. 18 cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. - Nếu người xin cấp là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và các thông tin về họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 2: - Trường hợp Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
  • 25. 19 - Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện như việc cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 cho cá nhân. Lưu ý là trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. 1.4. Vai trò và ý nghĩa của quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp Thực tiễn cuộc sống cũng như những yêu cầu mới của pháp luật trong những năm gần đây cho thấy, quản lý lý lịch tư pháp có vai trò và ý nghĩa ngày càng quan trọng trong đời sống dân sự của công dân, cũng như trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu của cá nhân cần chứng minh bản thân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản…. Các thông tin lý lịch tư pháp về cá nhân được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cung cấp dưới hình thức Phiếu lý lịch tư pháp. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp có ý nghĩa là một hoạt động phục vụ của Nhà nước nhằm giúp công dân thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thứ hai, Lý lịch tư pháp là nguồn cung cấp những thông tin chính thức về quá khứ nhân thân của bị can, bị cáo để cơ quan điều tra, truy tố, xét xử xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với họ trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể. Xét theo góc độ này thì những thông tin mà cơ quan lý lịch tư pháp cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có giá trị trong việc xem xét, xác định bị can, bị cáo tái phạm hay không tái phạm. Thứ ba, Lý lịch tư pháp ghi nhận việc xoá án tích của người bị kết án. Thực hiện chính sách tái hoà nhập cộng đồng của người phạm tội sau khi đã chấp hành xong bản án, theo đó, những người phạm tội sau khi đã chấp hành xong bản án được xã hội tạo điều kiện để tái hoà nhập cộng đồng trên cơ sở
  • 26. 20 tôn trọng quyền con người. Pháp luật của nhiều nước và ở nước ta đều có quy định về vấn đề xoá án tích sau khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt và đã qua thời gian thử thách theo quy định của pháp luật. Lý lịch tư pháp được xem như một yếu tố đảm bảo không có sự phân biệt đối xử đối với người phạm tội sau khi đã chấp hành xong bản án, điều này được thể hiện ở chỗ người đã từng bị kết án khi đủ điều kiện đương nhiên được xoá án tích hoặc đã được toà án quyết định xoá án tích, thì được coi như chưa bị kết án. Do vậy, những người này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý lý lịch tư pháp sẽ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đó và trong nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp sẽ ghi là “không có án tích”. Phiếu lý lịch tư pháp trong đó ghi “không có án tích” sẽ tạo điều kiện cho người bị kết án tái hoà nhập cộng đồng, bớt mặc cảm và không bị cộng đồng phân biệt đối xử. Thứ tư, Lý lịch tư pháp là một trong những nguồn thông tin để các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị… xem xét, đánh giá tư cách đạo đức của cá nhân (chứng minh cá nhân có hay không có tiền án). Vì vậy, pháp luật nhiều nước trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây có quy định về việc phải có Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia một số quan hệ pháp luật nhất định như khi xem xét việc xuất cảnh, nhập cảnh, cho nhập, thôi, trở lại quốc tịch, nuôi con nuôi; cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán, y dược tư nhân; tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, du học... 1.5. Nội dung quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau: Một là, hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp. Xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào thực tiễn là cả một quá trình đòi hỏi phải có sự vận hành của toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội. Pháp luật là cơ sở và là công cụ thực hiện quản lý nhà
  • 27. 21 nước về lý lịch tư pháp, nó vừa là các chuẩn mực pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý, vừa là cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan này. Trên cơ sở pháp luật, các chủ thể quản lý có định hướng, có cơ sở pháp lý, có phương pháp thích hợp để thực hiện các mục tiêu quản lý đã đề ra và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động về lý lịch tư pháp phù hợp với điều kiện ở địa phương mình. Hai là, tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp: Trong công tác quản lý nhà nước, phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng và được xác định là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Ba là, đảm bảo mối quan hệ phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Do đặc thù của lý lịch tư pháp có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau nên hoạt động ban hành và tổ chức triển khai thi hành pháp luật về lý lịch tư pháp cần đảm bảo tính thống nhất, công khai, minh bạch. Ngày 10/5/2012, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 04). Thông tư liên tịch số 04 đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đầy đủ, toàn diện và đánh dấu một bước phát triển mới trong việc thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia, Sở Tư pháp và cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, cơ quan có liên quan trong quân đội, cơ quan Thi hành án dân sự trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và phục vụ công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
  • 28. 22 Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác lý lịch tư pháp: Theo yêu cầu của Luật Lý lịch tư pháp, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc lớn hơn, tính chất phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây. Tất cả những kỹ năng tiếp nhận, cập nhật, tra cứu, xử lý thông tin lý lịch tư pháp… đến lập phiếu, cấp phiếu, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp đều cần được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Nếu như trước khi Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực, các Sở Tư pháp chủ yếu thực hiện hai công việc tương đối đơn giản là tiếp nhận yêu cầu cấp phiếu; cấp phiếu hoặc trả lời từ chối cấp phiếu, còn việc tra cứu xác định thông tin lý lịch tư pháp - hoạt động phức tạp nhất lại do cơ quan Công an xử lý mà không phải do Sở Tư pháp đảm nhận thì Luật Lý lịch tư pháp hiện nay đã dặt ra những nghiệp vụ mới mà công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp phải thực hiện. Đó là tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp nhằm thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý lý lịch tư pháp, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp khổng lồ của ngành Tư pháp. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có đủ cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ lý lịch tư pháp để nắm bắt các yêu cầu và giải quyết công việc theo quy định của pháp luật. Năm là, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp: Một trong những nội dung quan trọng của Luật Lý lịch tư pháp là tạo cơ sở pháp lý để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp riêng theo đúng nguyên tắc của hoạt động này, theo hướng chuyên nghiệp và từng bước hiện đại. Theo quy định của Luật, cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tập hợp các thông tin lý lịch tư pháp về án tích, thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được cập nhật và xử lý theo quy định của Luật này. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp được xây dựng và quản lý tại Trung
  • 29. 23 tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và tại Sở Tư pháp. Mô hình quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp (mô hình 2 cấp) là phù hợp và có tính khả thi trong điều kiện hiện nay. Về lâu dài, để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp cần được ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp quốc gia thống nhất (mô hình 1 cấp), các Sở Tư pháp được quyền truy cập, tra cứu thông tin lý lịch tư pháp để thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Sáu là, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp. Thanh tra và kiểm tra là những hoạt động thiết yếu, thường xuyên của công tác quản lý Nhà nước, ở đâu có quản lý thì ở đó có thanh tra, kiểm tra. Chính vì vậy, khi bàn về quản lý nhà nước, Lênin nói: “Điều kiện tất yếu để công tác quản lý được chính xác là việc kiểm tra tình hình chấp hành Chỉ thị và Nghị quyết. Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành là một trong những ưu điểm cơ bản nhất, tất yếu nhất của phương thức quản lý…” [39]. Một cơ quan nắm trọn quyền hạn, thẩm quyền trong thực hiện quyền lực nhà nước mà không được kiểm tra thì dễ phát sinh lộng quyền, cửa quyền, lạm quyền, vì động cơ mục đích cá nhân, cục bộ ngành, địa phương. Các cơ quan quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, ngoài chức năng chính của mình đều thực hiện hoạt động bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước bằng nhiều hình thức, phương pháp, biện pháp khác nhau. Nếu không thực hiện tốt loại hoạt động này thì tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện chức năng chính. Bảy là, Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ quản lý lý lịch tư pháp; ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Trước mắt, cần phấn đấu để việc tin học hóa được thực hiện hoàn toàn tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, còn ở các Sở Tư
  • 30. 24 pháp thì tùy theo điều kiện sẽ thực hiện tin học hóa theo lộ trình đến năm 2020 với sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ. Tám là, thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý lịch tư pháp: Việc mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật nhằm khai thác sự hỗ trợ quốc tế để hoàn thiện hệ thống pháp luật từ đó đến nay luôn là mối quan tâm lớn, thường xuyên và là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước. Đối với quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, cần tăng cường việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế giới như Pháp, Đức, Bỉ… nhằm hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam về lý lịch tư pháp. 1.6. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về lý lịch tƣ pháp Dưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập tới những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Mỗi nguyên tắc quản lý đều có những hình thức biểu hiện khác nhau. Vì quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp là một lĩnh vực đặc thù và chuyên biệt, là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền nhân thân của công dân nên có những nguyên tắc quản lý nhà nước riêng được quy định tại Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp 2010 như sau: Một là, Lý lịch tư pháp chỉ được lập trên cơ sở bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đã có hiệu lực pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của tổ chức và hoạt động lý lịch tư pháp. Nguyên tắc này được hiểu là Lý lịch tư pháp của một người chỉ được lập khi người đó bị Tòa án kết án bằng bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, khi một người bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản
  • 31. 25 lý doanh nghiệp trong quyết định tuyên bố phá sản, thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp sẽ lập Lý lịch tư pháp của người đó trên cơ sở quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án. Hai là, bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân. Bí mật đời tư của cá nhân, được hiểu là thông tin về những sự việc xảy ra trong quá khứ hoặc cuộc sống hiện tại hoặc những đặc điểm nhân thân bí mật mà cá nhân đó cần giữ kín, bởi sự tiết lộ những thông tin này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân đó. Tình trạng tiền án là một đặc điểm nhân thân thuộc bí mật đời tư của cá nhân. Mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội và được phân biệt với một cá nhân khác bởi rất nhiều đặc điểm nhân thân gắn liền cá nhân đó như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, quê quán, nơi sinh, nơi cư trú, các mối quan hệ gia đình, tình trạng hôn nhân, năng lực hành vi dân sự, tình trạng tiền án, tiền sự… Đây là những đặc điểm xác lập nên căn cước của mỗi cá nhân, và là những đặc điểm thường được quan tâm khi cần đánh giá về nhân thân một cá nhân từ góc độ tư pháp. Ba là, thông tin lý lịch tư pháp phải được cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Lý lịch tư pháp. Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong Phiếu lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp là vấn đề quan trọng của mỗi con người, nhằm chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản, do đó, việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp phải đầy đủ, chính xác theo đúng trình tự, thủ tục được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý lý lịch tư pháp. Nếu việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đúng tuần tự theo luật định, kết luận sai về việc có án tích hay
  • 32. 26 không có án tích của một người sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm và thậm chí là đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân đó. Vì đây là việc chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. 1.7. Lý lịch tƣ pháp và vấn đề bảo đảm quyền con ngƣời Lý lịch tư pháp là nguồn thông tin chính thức về tình trạng án tích của bị cáo để Toà án xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với họ khi giải quyết những vụ việc cụ thể. Xét theo góc độ này thì những thông tin về lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh bị cáo tái phạm hay không tái phạm. Lý lịch tư pháp còn là nguồn thông tin chính thức để các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế… xem xét đạo đức, tư cách của cá nhân trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể liên quan đến cá nhân đó. Chính vì vậy, ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây, pháp luật thường quy định việc công dân phải xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia vào một số quan hệ xã hội cụ thể, như khi xem xét việc xuất cảnh, nhập cảnh, cho nhập, thôi, trở lại quốc tịch, nuôi con nuôi; cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán, y dược tư nhân; du học ở nước ngoài, tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.... Ở góc độ cá nhân, lý lịch tư pháp cũng là phương tiện để công dân đòi hỏi sự đối xử công bằng, minh bạch từ phía các cơ quan Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các quyền dân sự – chính trị, yêu cầu Nhà nước phải bảo đảm cho họ được làm các công việc mà pháp luật không cấm nếu họ xuất trình được Phiếu lý lịch tư pháp chứng minh họ không có án tích. Lý lịch tư pháp là một hình thức quản lý con người hiện đại trong một xã hội dân sự khi mà quyền công dân ngày càng được tôn trọng và bảo vệ. Các quy định pháp luật của Việt Nam về lý lịch tư pháp thể hiện rõ nét
  • 33. 27 vấn đề bảo đảm quyền con người thông qua các quy định về phạm vi quản lý lý lịch tư pháp, chế định xóa án tích và quyền tiếp cận thông tin lý lịch tư pháp. 1.7.1. Quy định liên quan đến vấn đề xóa án tích Kết án một người là sự đánh giá chính thức của Tòa án nhân danh Nhà nước về hành vi phạm tội mà người đó đã gây ra đối với xã hội. Hậu quả trực tiếp của sự đánh giá này là người phạm tội phải chịu hình phạt. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, người bị kết án còn bị đặt vào một hoàn cảnh "thử thách tiếp theo" sau khi chấp hành xong bản án – đó là phải mang án tích. Đây là cơ sở để xác định tội phạm, tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm nếu họ lại phạm tội. Xóa án tích là một chế định mang tính nhân đạo của pháp luật hình sự thể hiện sự thừa nhận về mặt pháp lý người bị kết án không còn mang án tích nữa và vì vậy không phải tiếp tục gánh chịu bất cứ hậu quả nào do việc kết án mang lại. Nguyên tắc pháp lý cơ bản nhất của chế định xóa án tích là ở chỗ: người được xóa án tích coi như chưa bị kết án (không có tiền án). Điều đó có nghĩa là từ thời điểm được xóa án tích, họ trở thành người hoàn toàn bình thường về mặt tư pháp và không ai có thể căn cứ vào sự kiện họ đã bị kết án trước đây để hạn chế quyền lợi của họ. Sau khi đã được xóa án tích, các giấy tờ liên quan đến căn cước, lý lịch của họ đều được ghi là "không có án tích" và nếu người đó lại phạm tội mới thì cũng coi như phạm tội lần đầu. Ngoài quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành về vấn đề xóa án tích, Luật Lý lịch tư pháp cũng có quy định liên quan đến việc xóa án tích đương nhiên. Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp quy định Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp trong trường hợp người bị kết án được xóa án tích, cụ thể: (1) khi nhận được giấy chứng nhận xóa án tích hoặc quyết định xoá án tích của Toà án thì ghi “đã được xoá án tích” vào Lý lịch tư pháp của người đó và (2) khi xác định một người có đủ điều kiện đương nhiên được xoá án
  • 34. 28 tích quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự thì Sở Tư pháp ghi “đã được xoá án tích” vào Lý lịch tư pháp của người đó. Như vậy, bên cạnh 02 phương thức xác nhận sự kiện xóa án tích cho người bị kết án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Lý lịch tư pháp đã bổ sung thêm một phương thức nữa để xác nhận sự kiện người bị kết án đương nhiên được xóa án tích. Theo đó, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp, trong quá trình cập nhật thông tin của người bị kết xóa án, khi xác định được người bị kết án đã có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích, thì ghi “đã được xóa án tích” vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án. Quy định mới của Luật Lý lịch tư pháp đã tạo thêm một khả năng, một cơ hội để cho công dân lựa chọn cách thức xác nhận sự kiện mình được xóa án tích sao cho tiện lợi nhất. Có thể nói, chế định xóa án tích và chính sách tạo điều kiện cho người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành án thể hiện sâu sắc tính nhân đạo trong chính sách hình sự và quản lý xã hội của Nhà nước ta. Tuy nhiên, bản chất nhân đạo của chính sách này chỉ được thể hiện trọn vẹn khi nó được gắn liền với việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đã được xóa án tích. Phiếu lý lịch tư pháp ghi “không có án tích” sẽ tạo điều kiện cho người bị kết án tái hoà nhập cộng đồng, bớt mặc cảm và không bị cộng đồng phân biệt đối xử. Thực tế cho thấy người đã được xoá án tích chỉ có thể tham gia vào các quan hệ xã hội như xin việc làm, xuất khẩu lao động, du học, thăm thân nhân, xuất cảnh, thành lập doanh nghiệp… khi có Phiếu lý lịch tư pháp “sạch” xác nhận nội dung “không có án tích”. Với việc xác nhận của Phiếu lý lịch tư pháp, người được xoá án tích mới “thực sự” được coi như chưa bị kết án và hoà nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn. 1.7.2. Quy định liên quan đến vấn đề tiếp cận thông tin lý lịch tư pháp Lý lịch tư pháp gồm những thông tin rất quan trọng về cá nhân nên việc quy định những chủ thể có quyền tiếp cận thông tin về lý lịch tư pháp là rất
  • 35. 29 cần thiết nhằm bảo đảm bí mật đời tư của cá nhân cũng như đáp ứng được các mục đích của quản lý lý lịch tư pháp. Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình (khoản 1 Điều 7). Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân không bị hạn chế về mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp. Tùy theo yêu cầu sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về thủ tục thì cá nhân đó có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. Đồng thời, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cũng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân có liên quan để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (khoản 2, 3 Điều 7). Như vậy, để bảo đảm quyền bí mật thông tin của cá nhân, Luật Lý lịch tư pháp quy định chỉ cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội mới có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân và cũng bị giới hạn ở những mục đích nói trên. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của lý lịch tư pháp trong quản lý nhà nước và trong đời sống xã hội, dưới đây là một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động lý lịch tư pháp theo hướng gắn với vấn đề bảo đảm quyền con người, cụ thể như sau: - Thứ nhất, phát huy vai trò của lý lịch tư pháp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Lý lịch tư pháp là một thiết chế đã được định hình vững chắc trong hoạt động tư pháp của các quốc gia. Thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có được thông tin chính thức về tình trạng án tích của bị can, bị cáo. Đây là một trong các yếu tố chủ yếu để Tòa án xem xét, quyết định áp dụng hình phạt thích hợp đối với người phạm tội.
  • 36. 30 Tuy nhiên, hiện nay các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự mặc dù có khá nhiều quy định liên quan đến án tích và xóa án tích, tái phạm, tái phạm nguy hiểm nhưng lại chưa có quy định về lý lịch tư pháp. Chính vì vậy, cần phát triển hoạt động lý lịch tư pháp theo hướng là công cụ bổ trợ cho giai đoạn tố tụng, đặc biệt là với công tác xét xử. Phiếu lý lịch tư pháp cần được xác định là căn cứ quan trọng, không thể thiếu để Toà án xem xét nhân thân của bị cáo, là nguồn thông tin chính thức để Tòa án xem xét các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với bị cáo trong quá trình giải quyết các vụ án cụ thể. Đây cũng là ý nghĩa quan trọng hàng đầu biện giải về sự cần thiết của hệ thống quản lý lý lịch tư pháp của hầu hết các nước trên thế giới. - Thứ hai, cần hiểu đúng về ý nghĩa của Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, có 02 loại Phiếu lý lịch tư pháp: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Đây là 02 loại Phiếu khác nhau cơ bản về đối tượng được cấp và về nội dung của Phiếu. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Án tích đã được xóa thì không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Trường hợp một người đã bị kết án thì Phiếu số 2 sẽ ghi tất cả các án tích (bao gồm án tích chưa được xóa và án tích đã được xóa). Phiếu số 2 cũng bao gồm thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • 37. 31 Tuy nhiên, thời gian vừa qua, một số cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam đã yêu cầu công dân Việt Nam phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 khi làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh hoặc làm các thủ tục khác tại cơ quan đại diện. Tuy nhiên, việc công dân Việt Nam phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 khi làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh theo yêu cầu của cơ quan đại diện là không phù hợp với quy định của Luật Lý lịch tư pháp về mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp số 2 (theo quy định tại Điều 41, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp cho cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình). Điều này sẽ gây bất lợi cho cá nhân, đặc biệt là những người đã từng bị kết án nhưng đã được xóa án tích, đặt họ vào trong tình trạng bị phân biệt đối xử và không phù hợp với chính sách hình sự của Việt Nam. Từ sự phân tích nêu trên, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân, cần nghiên cứu sửa đổi quy định của Luật Lý lịch tư pháp theo hướng Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, không cấp cho cá nhân. - Thứ ba, về vấn đề ghi nhận người bị kết án đủ điều kiện được đương nhiên xóa án tích trong Lý lịch tư pháp. Theo quy định hiện hành, Tòa án chỉ cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho người có yêu cầu. Người muốn được cấp giấy chứng nhận xoá án tích phải nộp đơn tại Toà án sơ thẩm đã xét xử vụ án. Kèm theo đơn, người đó phải có các giấy tờ như giấy chứng nhận của Công an cấp huyện về việc bản thân không phạm tội mới trong thời gian mà pháp luật quy định để được xoá án tích. Trường hợp phải thi hành các hình phạt thì tùy từng trường hợp phải có giấy chứng nhận đã chấp hành xong các hình phạt tương ứng. Nếu bản án có quyết định bồi thường, thì người bị kết án phải nộp những giấy tờ chứng minh đã bồi thường xong, biên lai nộp án phí. Trên cơ sở xem xét các giấy tờ có liên quan, Tòa án sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho đương sự.
  • 38. 32 Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là người bị kết án đã chấp hành xong bản án nhưng đã qua thời gian khá dài, không còn lưu giữ được các giấy tờ, biên lai liên quan đến việc đã chấp hành xong hình phạt cũng như các nghĩa vụ dân sự khác. Trong một số trường hợp, do bản án được tuyên trước đây nhiều năm, người bị kết án đã chấp hành xong bản án và đã có đủ điều kiện về mặt thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự, nhưng các cơ quan Tòa án, Công an cũng không còn lưu giữ được bản án. Vì vậy, khi người bị kết án yêu cầu Tòa án cấp giấy chứng nhận đương nhiên xóa án tích nhưng vì không còn lưu giữ được bản án nên Tòa án từ chối cấp cho đương sự, gây khó khăn cho người bị kết án khi hoàn tất các thủ tục tham gia các quan hệ xã hội khác. Với chức năng là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ cập nhật thông tin về tình trạng án tích của người bị kết án. Như vậy, theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp, trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ xác minh về việc người đó có phạm tội mới hay không trong thời hạn đang có án tích. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án để tiến hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay không. Trường hợp kết quả xác minh tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức cho thấy người bị kết án có thể đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp tiến hành xác minh tại cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan để làm rõ về việc người bị kết án có đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay không.
  • 39. 33 - Thứ tư, về quản lý lý lịch tư pháp của người chưa thành niên. Do đặc điểm riêng của người chưa thành niên khi phạm tội, họ chưa hoàn thiện về thể chất và tâm thần nên pháp luật hình sự Việt Nam cũng có chính sách đặc biệt áp dụng đối với họ. Bộ luật Hình sự dành riêng một chương (Chương X) quy định về chính sách xử lý người chưa thành niên phạm tội. Chính sách này được xây dựng dựa trên đặc điểm đặc thù của người chưa thành niên là sự hạn chế về nhận thức, do vậy việc xét xử họ chủ yếu nhằm giáo dục, qua đó giúp các em nhận thức được sai lầm và tuân thủ quy định của pháp luật. Đặc biệt, Bộ luật Hình sự quy định án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Theo quy định tại Điều 77 Bộ luật Hình sự, thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn đối với các trường hợp thông thường. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng các biện pháp tư pháp, thì không bị coi là có án tích. Mặc dù chính sách, pháp luật với người chưa thành niên đang từng bước được hoàn thiện, nhưng phải nói rằng, hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên vẫn còn nhiều bất cập, thiếu các quy định cụ thể liên quan đến trình tự, thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho các vụ việc liên quan tới người chưa thành niên cũng như vấn đề tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên phạm tội. Hiện nay, pháp luật về lý lịch tư pháp của Việt Nam cũng chưa có quy định riêng về lý lịch tư pháp của người chưa thành niên mà vẫn được quản lý chung như các đối tượng khác. Vì vậy, vấn đề này cần được xem xét, bổ sung trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp.
  • 40. 34 Tiểu kết Chƣơng 1 Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội trong nền kinh tế thị trường, cũng như việc mở rộng quyền dân chủ của cá nhân trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, lý lịch tư pháp ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống dân sự của công dân, cũng như trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự. Luật Lý lịch tư pháp ra đời cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Luật đã xác lập những nguyên tắc, nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, tạo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp ngày càng tăng của công dân, bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, cũng như phân tích những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp trong Chương 1 của Luận văn có vai trò quan trọng, làm nền tảng phân tích, đánh giá thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp nói chung và về cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nói riêng, góp phần đưa công tác này ngày càng đi vào nền nếp, tăng cường quản lý, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay.
  • 41. 35 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ LÝ LỊCH TƢ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Tuyên Quang 2.1.1. Vị trí địa lý Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km, có toạ độ địa lý 21o 30’- 22o 40’ vĩ độ Bắc và 103o 50’-105040’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Tuyên Quang, diện tích 5.867,9 km2 , dân số 813.200 người (năm 2018), có 07 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố (Tuyên Quang) và 06 huyện (Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình). Khí hậu Tuyên Quang được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông; trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm 1.500mm - 1.800mm, nhiệt độ trung bình 22 độ C - 24 độ C, độ ẩm bình quân năm 85%. Diện tích đất tự nhiên 5.867km². Nền đất có kết cấu tốt nên thuận lợi cho các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Tuyên Quang có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, trong đó các loại khoáng sản phân bố tập trung một số khu vực, mỗi khu vực có nhiều loại khoáng sản có thể khai thác kết hợp như: quặng sắt, ba rít, cao lanh, thiếc, mangan, chì - kẽm, Vonfram... thuận lợi cho phá triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tuyên Quang có nhiều sông suối lớn. Hệ thống sông suối này, ngoài ý nghĩa sinh thái và phục vụ sản xuất, đời sống, còn chứa đựng nhiều tiềm năng
  • 42. 36 phát triển thuỷ điện. Có các sông lớn trong đó, Sông Lô, chảy qua tỉnh dài 145 km, lưu lượng lớn nhất 11.700 m3 /giây. Sông Gâm, chảy qua tỉnh dài 170 km, có khả năng vận tải đường thuỷ, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với tỉnh lỵ; sông Phó Đáy, chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km. Mạng lưới sông ngòi của tỉnh tương đối dày với mật độ 0.9km/km² và phân bố đồng đều. Hệ thống đê điều, tiêu thoát nước thủy lợi tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua được đầu tư cơ bản hoàn thiện nên hàng năm hầu như không chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 2.1.3. Văn hóa - Du lịch - Dịch vụ Tuyên Quang là tỉnh có 22 dân tộc cư trú, ở mỗi cộng đồng các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này đều có những nét văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời, đã được hình thành và phát triển qua hàng trăm năm vỡ đất lập bản, lập làng. Chính những nét đặc trưng của văn hoá đã cấu kết trong cộng đồng dân cư, tạo nên những sắc thái riêng biệt và trở thành những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đóng góp cho kho tàng văn hóa của cả nước. Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên mảnh đất Tuyên Quang đều đóng góp những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể thực sự tiêu biểu. Trên cơ sở những di sản này, trong những năm qua ngành Văn hóa của tỉnh đã có nhiều nỗ lực cố gắng để vừa khơi dậy việc bảo tồn ngay chính trong cộng đồng dân tộc, vừa khảo cứu để hoàn thiện việc lập hồ sơ khoa học của các di sản này. Tuyên Quang được ví là hình ảnh thu nhỏ của vùng văn hoá Việt Bắc. Những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở tỉnh thể hiện trong đời sống tinh thần khá rõ nét. Đó là những quan niệm và cách giải thích về vũ trụ, các nghi lễ như: Thờ cúng tổ tiên, cúng chữa bệnh, cưới hỏi... Đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã tạo dựng được một kho tàng dân ca, dân
  • 43. 37 vũ hết sức phong phú, đặc sắc như làn điệu Then, Cọi, Quan làng (dân tộc Tày), Páo dung (dân tộc Dao), Sình ca (dân tộc Cao Lan), Soọng cô (dân tộc Sán Dìu)… Về lễ hội, có nhiều sắc thái văn hoá rất đặc trưng và đa dạng, tiêu biểu là những lễ hội dân gian thường được tổ chức sau tết Nguyên Đán với phần “lễ” diễn ra hết sức trang trọng và phần “hội” đậm đà truyền thống, như lễ hội Lồng tông, lễ hội Nhảy lửa... Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành khảo sát, tổng điều tra các di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phương trong tỉnh, phục dựng lại các lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao Đỏ, xã Bình Phú (Chiêm Hóa); Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, xã Hồng Quang (Chiêm Hóa); Lễ hội đình làng Minh Cầm, xã Đội Bình (Yên Sơn)… đồng thời thực hiện các đề tài khoa học nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa dân gian như: “Bảo tồn hát Soọng cô dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang”, “Bảo tồn hát Sình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang”, "Nghiên cứu văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Tuyên Quang", "Nghiên cứu những nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người dân tộc Dao ở Tuyên Quang"… Với một vị trí địa lý đặc biệt bản lề nối hai vùng Đông và Tây Bắc Bộ, trải dài từ Bắc xuống Nam, cùng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, truyền thống, lịch sử, văn hóa, cách mạng, Tuyên Quang có nhiều điều kiện để phát triển tốt các loại hình du lịch… Từ lâu Di tích Quốc gia Đặc biệt Tân Trào đã là địa chỉ đỏ không thể thiếu cho các hoạt động du lịch về nguồn. Na Hang cùng các sản phẩm du lịch sinh thái, Mỹ Lâm với nguồn suối khoáng nóng độc đáo cho du lịch nghỉ dưỡng, … cùng các hệ thống đình đền chùa nổi tiếng linh thiêng, Tuyên Quang đã và đang trở thành điểm đến ưa thích của của du khách trong và ngoài nước. Với mục tiêu quảng bá những nét văn hóa tiêu biểu của địa phương, thu
  • 44. 38 hút khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Tuyên Quang còn tổ chức chương trình lễ hội đặc sắc - lễ hội thành phố Tuyên Quang với nhiều hoạt động hấp dẫn, kết hợp giữa một số lễ hội truyền thống (như lễ hội đền Hạ, hội đua thuyền trên sông Lô - hoạt động được nhân dân thành phố Tuyên Quang phát triển từ môn thể thao bơi chải trên sông Lô từ những năm cuối của thế kỷ XX, là nét đẹp truyền thống trong đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân các dân tộc nơi đây…) và một số hoạt động văn hóa khác, như hội hoa xuân đường phố, liên hoan nghi lễ chầu văn, đêm hội Thành Tuyên với nhiều mô hình đèn lớn, độc đáo và đặc sắc… 2.2. ThựctiễnquảnlýnhànƣớcvềLýlịchtƣpháptạitỉnhTuyênQuang 2.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp Sau khi Luật Lý lịch tư pháp có liệu lực, để triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp và công tác xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin lý lịch tư pháp, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong việc xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Luật Lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh. Qua 8 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp (LLTP), công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu cấp phiếu LLTP của người dân ngày càng tăng lên. 2.2.1.1. Việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Thực hiện Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành "Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030"(Chiến lược), ngày 14/11/2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/3CeYcwE Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net