SlideShare a Scribd company logo
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN WTO II ĐÀ NẴNG – SỞ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
BÁO CÁO
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖ
TRỢ CHO TẦNG LỚP KINH DOANH KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC
NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP”
Đơn vị nộp Báo cáo:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUANG MINH
Hà Nội, tháng 12/2012
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 1
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................... 6
I. BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN ................................................... 6
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 7
1. Mục tiêu, mục đích.................................................................................... 7
2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 8
2.1. Hoạt động điều tra khảo sát đánh giá thực trạng tại Đà Nẵng
và các tỉnh lân cận về hoạt động của tầng lớp kinh doanh kiểu
truyền thống, thu nhập thấp và một số ngành nghề thủ công
sau khi gia nhập WTO....................................................................... 8
2.2. Tham khảo, học tập những kinh nghiệm cần thiết để hỗ trợ cho
các đối tượng kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp và
các ngành nghề thủ công sau gia nhập WTO tại Thái Lan và
Hàn Quốc.......................................................................................... 9
PHẦN II: CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH TỪ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU............. 11
I. CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN CỦA CHÍNH SÁCH.............................. 11
1. Xác định đối tượng liên quan.................................................................. 11
1.1. Các đối tượng trực tiếp và gián tiếp............................................... 11
1.2. Nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách....................................... 12
2. Vai trò, mối quan hệ các bên liên quan................................................... 13
2.1. Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn
Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác.................................................. 13
2.2. Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống
trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác ............................. 14
2.3. Cơ quan quản lý nhà nước.............................................................. 15
2.4. Tổ chức hiệp hội ngành nghề.......................................................... 16
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 2
2.5. Người tiêu dùng............................................................................... 16
2.6. Các ngành nghề có liên quan.......................................................... 17
3. Vị trí và định hướng phát triển cho các đối tượng mục tiêu trong
chính sách và quy hoạch phát triển của thành phố Đà Nẵng và khu
vực Miền Trung – Tây Nguyên............................................................... 17
3.1. Đối với cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống............. 17
3.2. Đối với cơ sở thương mại dịch vụ truyền thống ............................. 18
4. Nguyên tắc đề xuất chính sách................................................................ 19
II. RÀ SOÁT KHUNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LÍ ĐỐI VỚI NGÀNH
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN
THỐNG......................................................................................................... 20
1. Ngành thủ công mỹ nghệ và bán lẻ (TMDV) truyền thống đều chịu
ảnh hưởng của các cam kết WTO và HNKTQT..................................... 20
1.1. Đối với ngành TMDV truyền thống ................................................ 20
1.2. Đối với ngành TCMN truyền thống ................................................ 21
2. Ngành phân phối bán lẻ chưa được Nhà nước xem là ngành cần ưu
tiên phát triển........................................................................................... 21
3. Các hoạt động hỗ trợ tiểu thương kinh doanh TMDV truyền thống
và sản xuất TCMN- Làng nghề còn thiếu- Hệ thống các cơ quan
quản lý nhà nước thực hiện công tác hỗ trợ, quản lý các làng nghề,
sản phẩm TCMN còn chồng chéo về chức năng .................................... 23
III. NHẬN DẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP............................................. 25
1. Phạm vi và phương pháp xác định vấn đề bất cập.................................. 25
1.1. Phạm vi ........................................................................................... 25
1.2. Phương pháp................................................................................... 25
2. Nhận dạng các vấn đề bất cập từ quá trình khảo sát nghiên cứu............ 26
2.1. Chỉ tập trung vào thị trường “sẵn có”- kênh phân phối kém đa
dạng................................................................................................. 26
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 3
2.2. Phương thức – công nghệ kinh doanh còn đơn giản, chậm thay
đổi.................................................................................................... 32
2.3. Tầm nhìn, nhận thức về cạnh tranh, định hướng phát triển của
các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh truyền thống còn yếu .......... 45
2.4. Chính sách cho TCMN chồng chéo, chính quyền chưa quan
tâm TMDV truyền thống ................................................................. 55
PHẦN III: VĂN KIỆN ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ KINH
DOANH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRUYỀN
THỐNG TẠI ĐÀ NẴNG, MỞ RỘNG TỚI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG-
TÂY NGUYÊN....................................................................................................... 60
I. XÂY DỰNG NHẬN DẠNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI VÀ XÁC ĐỊNH
CÂY VẤN ĐỀ .............................................................................................. 60
1. Nhận dạng vấn đề bất cập cốt lõi ............................................................ 60
2. Hệ quả của vấn đề bất cập....................................................................... 60
2.1. Nghề TCMN truyền thống mai một: ............................................... 60
2.2. Thị trường khách du lịch bị lãng phí:............................................. 61
2.3. Thị trường hàng thủ công cao cấp bị bỏ ngỏ: ................................ 61
2.4. Phân phối bán lẻ nội địa tại các đô thị rơi vào tay doanh
nghiệp nước ngoài: ......................................................................... 61
2.5. Công ăn việc làm, đời sống của tiểu thương bị ảnh hưởng............ 62
3. Cây vấn đề của các hộ sản xuất kinh doanh truyền thống tại Đà
nẵng, mở rộng tới một số tỉnh MT-TN ................................................... 62
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP
CẬN KHUNG LOGIC CHO VĂN KIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ........... 65
1. Xác định mục tiêu và kết quả cần đạt được của chính sách.................... 65
2. Xác định chiến lược can thiệp................................................................. 66
3. Cây mục tiêu............................................................................................ 67
4. Khung logic cho văn kiện chính sách ..................................................... 69
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 4
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỘ KINH DOANH TMDV VÀ
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG KHU VỰC MIỀN TRUNG-
TÂY NGUYÊN TẠI ĐÀ NẴNG............................................................................ 77
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGÀNH TCMN VÀ TMDV TRUYỀN
THỐNG......................................................................................................... 77
1. Các kết quả đã đạt được .......................................................................... 77
2. Các mặt hạn chế, yếu kém....................................................................... 79
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU DÀI HẠN........................... 84
1. Các quan điểm phát triển........................................................................... 84
2. Mục tiêu dài hạn........................................................................................ 84
III. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC............................ 85
1. Xây dựng kênh phân phối đa dạng, mở rộng thị trường cho TCMN-
TMDV truyền thống................................................................................ 85
2. Đầu tư nhân lực, cải thiện cơ sở vật chất và tổ chức sản xuất kinh
doanh cho TCMN- TMDV truyền thống................................................ 85
3. Thay đổi tầm nhìn, nhận thức về cạnh tranh, có định hướng phát
triển tốt cho các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh truyền thống ............ 86
4. Hoàn thiện khung chính sách, pháp lí cho hộ sản xuất kinh doanh
truyền thống – TCMN............................................................................. 86
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN............. 87
1. Thiết lập một định hướng chung cho phân bổ các nguồn lực từ ngân
sách nhà nước cho các hoạt động tổ chức, quy hoạch và phát triển
ngành TCMN và TMDV truyền thống tại địa phương........................... 87
2. Các hoạt động đối với ngành TCMN truyền thống .................................. 88
3. Các hoạt động đối với ngành TMDV truyền thống .................................. 89
V. Trách nhiệm của các bên có liên quan .......................................................... 91
1. Hộ sản xuất kinh doanh thủ công mỹ nghệ truyền thống ....................... 91
2. Hộ kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống ..................................... 91
3. Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng....................................................... 92
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 5
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .................................................. 93
5. Phòng kinh tế các quận, huyện.................................................................. 93
6. Hiệp hội các nhà bán buôn bán lẻ, hiệp hội làng nghề, ban quản lí
làng nghề tại địa phương......................................................................... 93
7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh và Xã
hội, Sở Khoa học và Công nghệ.............................................................. 94
Phụ lục 1: Khung logic cho văn kiện chính sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất
kinh doanh truyền thống tại Đà Nẵng, mở rộng cho một số tỉnh MT-TN.............. 95
Phụ lục 2: Đề xuất lộ trình thực hiện các giải pháp hỗ trợ đối với các hộ sản
xuất kinh doanh truyền thống tại Đà Nẵng, mở rộng cho các tỉnh MT-TN, giai
đoạn 2013 – 2020 .................................................................................................. 102
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 6
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Kể từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
11/1/2007, đời sống kinh tế xã hội Việt Nam nói chung có những biến chuyển đáng kể.
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều hoạt động nổi bật và đã đạt được
những thành tựu về kinh tế - xã hội trong thời kì hội nhập. Một trong các thành tựu nổi
bật là việc thành phố đã khai thác được tiềm năng du lịch, trở thành một trong các thành
phố du lịch được ưa thích tại Việt Nam. Góp phần vào sự thành công của ngành du lịch
Đà Nẵng không thể thiếu sự đóng góp của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ như đá mỹ
nghệ Non Nước, bánh mè Cẩm Lệ, và các sản phẩm thủ công truyền thống của miền
Trung – Tây Nguyên (MT-TN) được giới thiệu tới du khách thông qua hệ thống thương
mại dịch vụ trên địa bàn Đà Nẵng. Tuy nhiên, đánh giá sơ bộ cho thấy ngành thủ công mỹ
nghệ Đà Nẵng nói chung và của MT-TN nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong quá
trình thích nghi với những yêu cầu mới trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Song song với ngành thủ công mỹ nghệ mang tính truyền thống, ở cùng cấp độ hộ gia
đình, các tiểu thương nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ của Đà Nẵng, mở rộng ra các
tỉnh MT-TN đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái
kinh tế toàn cầu trong những năm qua. Hiện nay tại Việt Nam, bán lẻ hiện đại mới chỉ
chiếm gần 20%, khoảng 80% là bán lẻ truyền thống (chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng
tạp hóa…). Với quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, vốn ít, mặt bằng nhỏ, trình độ nhận
thức, chuyên môn và trình độ quản lý thấp,… bộ phận này đang là đối tượng bị ảnh
hưởng nhiều nhất từ hội nhập, khó lòng đứng vững trước những cạnh tranh ngày càng gay
gắt, kéo theo nguy cơ mất việc làm đặc biệt cho nhà bán lẻ vùng nông thôn và dân buôn
bán nhỏ ở thành thị.
Tinh thần hỗ trợ cơ sở kinh tế nhỏ mang tính truyền thống là phù hợp với các văn bản
định hướng của Chính phủ nhưNghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về việc trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 về
việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP; Quy hoạch phát triển Vùng kinh
tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2025 phê duyệt tháng 8/2008.Ở cấp độ tỉnh-thành
phố, Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN đã có các hoạt động quy hoạch, liên kết ngành, thực
hiện hỗ trợ cho các đối tượng hộ gia đình sản xuất, kinh doanh truyền thống trong các
năm vừa qua. Tuy nhiên, trước sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhiều
khái niệm mới đã du nhập vào Việt Nam, nhiều biến đổi kinh tế cần được các cơ sở sản
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 7
xuất kinh doanh cũng như cơ quan quản lý nhà nước cập nhật và thích ứng kịp thời. Dự
án này được thiết kế với hi vọng tham mưu cho UBND thành phố Đà Nẵng về công tác
khuyến công, xúc tiến thương mại, phù hợp với trách nhiệm của Sở Công Thương được
UBND thành phố giao cho là một trong các cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Quy
hoạch xây dựng và phát triển các làng nghề, hỗ trợ các hộ tiểu thương truyền thống của
thành phố Đà nẵng trong giai đoạn 2013 đến 2020.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu, mục đích
Mục tiêu của dự án là xây dựng một đề xuất chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình sản
xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống, các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, mở rộng tới một số tỉnh miền Trung – Tây Nguyên tối đa
hóa các lợi ích từ hội nhập nhằm thích nghi, phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập
kinh tế quốc tế.
Mục đích của dự án là:
 Nhận dạng các vấn đề tồn tại của ngành thủ công nghiệp, ngành phân phối bán lẻ
ở Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN
 Đặt ra các mục tiêu và kết quả cần đạt được của chính sách hỗ trợ cho các hộ gia
đình sản xuất kinh doanh truyền thống, từ đó đưa ra các giải pháp trong ngắn hạn
và dài hạn
 Tìm kiếm những nhận thức mới của các bên liên quan về vai trò của khu vực kinh
tế hộ gia đình truyền thống trong nền kinh tế hội nhập quốc tế
 Đưa ra kiến nghị với chính quyền và các bên liên quan trong việc xây dựng chiến
lược và chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình sản xuất và kinh doanh thương mại
dịch vụ truyền thống tại Đà Nẵng, mở rộng cho khu vực MT-TN
 Đề xuất 1 đề án phát triển các mô hình phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ các tiểu
thương kinh doanh thương mại dịch vụ kiểu truyền thống và hộ sản xuất kinh
doanh hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 8
2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp tiếp cận đề xuất chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình sản xuất TCMN,
kinh doanh TMDV truyền thống trong giai đoạn 2013 -2020 gồm: nghiên cứu tại bàn,
khảo sát số liệu bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp.
Các “đầu vào” cho hoạt động nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ bao gồm các
hoạt động sau:
2.1. Hoạt động điều tra khảo sát đánh giá thực trạng tại Đà Nẵng và các tỉnh lân
cận về hoạt động của tầng lớp kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp
và một số ngành nghề thủ công sau khi gia nhập WTO
 Nội dung khảo sát:
- Đánh giá thực trạng và các vấn đề của các hộ gia đình sản xuất thủ công mỹ
nghệ truyền thống, kinh doanh TMDV truyền thống
- Đánh giá tác động của hội nhập (tích cực và tiêu cực) đối với đối tượng khảo
sát
- Các kiến nghị/nguyện vọng của các hộ gia đình sản xuất kinh doanh truyền
thống với chính quyền
 Địa bàn khảo sát đối với ngành thủ công mỹ nghệ :
Tại Đà Nẵng, các đối tượng khảo sát gồm 50 hộ sản xuất TCMN được chia làm 4 nhóm
sau đây:
- Nhóm 1: Khai thác và chế biến thủy sản
- Nhóm 2: Sản xuất điêu khắc đá mỹ nghệ
- Nhóm 3: Sản xuất nước mắm
- Nhóm 4: Sản xuất thủ công mỹ nghệ
Tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia
Lai, Daklak), nhóm đối tượng khảo sát gồm 100 hộ gia đình thuộc nhóm ngành nghề sản
xuất:
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 9
- Bánh tráng
- Sản phẩm bằng cây quế
- Sản phẩm thêu ren
- Chiếu cói
- Chổi đót
- Công cụ cầm tay
- Hàng mây tre đan
- Hàng thổ cẩm
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đồng
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ gỗ
- Hương đèn
- Nón lá
 Địa bàn khảo sát đối với ngành thương mại dịch vụ:
Tại Đà Nẵng, đối tượng khảo sát gồm 150 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ trên 7 quận
của thành phố là: Cẩm Lệ, Hải Châu, Hòa Vang, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà,
Thanh Khê.
Tại các tỉnh MT-TN, đối tượng khảo sát gồm 100 hộ kinh doanh thương mại trên 5 tỉnh
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Dak Lak.
2.2. Tham khảo, học tập những kinh nghiệm cần thiết để hỗ trợ cho các đối tượng
kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp và các ngành nghề thủ công sau
gia nhập WTO tại Thái Lan và Hàn Quốc
Nội dung khảo sát gồm:
- Tập trung vào tìm hiểu thực tế và học hỏi kinh nghiệm trong việc hỗ trợ hoạt động
kinh doanh – thương mại cho các đối tượng kinh doanh kiểu truyền thống và các
ngành nghề thủ công trong quá trình hội nhập tại các địa phương của Thái Lan và
Hàn Quốc. Cụ thể là:
- Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của các cơ quan đối tác.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 10
- Tổng quan về mô hình kinh doanh kiểu truyền thống và làng nghề thủ công tại
Thái Lan, Hàn Quốc (quy mô, sản phẩm, chủng loại, thị trường, tình hình sản xuất
kinh doanh, giá cả…).
- Tác động của quá trình HNKTQT, đặc biệt là sự phát triển các loại hình kinh
doanh hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị) đối với mô hình kinh doanh truyền
thống.
- Phương thức tổ chức, kinh doanh, quản lý các đối tượng kinh doanh truyền thống,
các làng nghề thủ công mỹ nghệ.
- Sự can thiệp và mức độ can thiệp, điều tiết của Chính quyền đối với hoạt động
kinh doanh của các đối tượng kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp và các
ngành nghề thủ công (luật, chính sách, chiến lược phát triển…).
- Một số hoạt động hỗ trợ các tầng lớp kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp
và các ngành nghề thủ công đã triển khai hiệu quả trong thời gian qua.
- Các mô hình thành công và các chiến lược để hỗ trợ các đối tượng kinh doanh
truyền thống và các ngành nghề thủ công tại địa phương.
- Tiếp cận các ấn phẩm, cẩm nang, tài liệu giới thiệu về các hoạt động kinh doanh
kiểu truyền thống và ngành nghề thủ công ở Thái Lan, Hàn Quốc.
- Tham quan, khảo sát thực tế một số cơ sở kinh doanh truyền thống và các làng
nghề thủ công tại Thái Lan, Hàn Quốc.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 11
PHẦN II: CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH TỪ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
I. CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN CỦA CHÍNH SÁCH
1. Xác định đối tượng liên quan
1.1. Các đối tượng trực tiếp và gián tiếp
Đối tượng liên quan trực tiếp đến chính sách đối với ngành sản xuất, thương mại dịch
vụ truyền thống của Đà Nẵng và mở rộng cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên
(MT-TN) là:
- Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng
- Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng
- Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn các tỉnh miền Trung –
Tây Nguyên có liên quan đến một số chính sách chung với Đà Nẵng
- Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn các tỉnh
miền Trung – Tây Nguyên có liên quan đến một số chính sách chung với Đà Nẵng
- Cơ quan quản lý nhà nướcbao gồm:
+ UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công
Thương, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở xây dựng và các Sở,
Ban, ngành liên quan khác của Đà Nẵng.
+ UBND các tỉnh, thành phố thuộc khu vực MT-TN có liên quan đến một số chính
sách chung với Đà Nẵng; các Sở, Ban, ngành có liên quan của các tỉnh, thành phố
này.
- Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp: bao gồm các Hiệp hội làng nghề Việt Nam
(VICRAFTS), Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), Liên hiệp các hội khoa học
kĩ thuật các tỉnh, Hiệp hội chế biến và sản xuất thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp
hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 12
vừa TP Đà Nẵng, Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng, Hội quy hoạch và phát triển
đô thị Đà Nẵng, Hội sở hữu trí tuệ TP Đà Nẵng, v.v…
Đối tượng liên quan gián tiếp đến chính sách là:
- Người tiêu dùng: bao gồm các cá nhân người tiêu dùng Việt Nam, khách du lịch
nước ngoài, các công ty và cơ quan nhà nước tham gia vào hoạt động mua bán trong
vai trò người mua
- Các ngành nghề liên quan tới ngành sản xuất, thương mại dịch vụ truyền thống, bao
gồm ngành du lịch, ngành văn hóa, ngành giáo dục và đào tạo.
1.2. Nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách
Nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách là các đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi
các vấn đề bất cập và được hưởng lợi từ các chính sách đề ra. Nhóm đối tượng chính
của chính sách đối với ngành sản xuất, thương mại dịch vụ truyền thống khu vực MT-
TN là:
- Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng
- Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng
- Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn các tỉnh miền Trung –
Tây Nguyên có liên quan đến một số chính sách chung với Đà Nẵng
- Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn các tỉnh
miền Trung – Tây Nguyên có liên quan đến một số chính sách chung với Đà Nẵng
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 13
2. Vai trò, mối quan hệ các bên liên quan
2.1. Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng và các
tỉnh MT-TN khác
Hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống là mô hình kinh tế có từ lâu đời ở nước
ta, đặc biệt khi các hộ gia đình trong cùng một địa bàn làm cùng một số nghề nhất
định tạo thành làng nghề truyền thống. Hộ gia đình và làng nghề truyền thống có vai
trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong thời kì
kinh tế thị trường mở cửa, hộ gia đình và làng nghề truyền thống còn đóng vai trò mật
thiết đối với ngành du lịch và ngành văn hóa. Theo con số khảo sát của Hiệp hội làng
nghề Việt Nam, ở các địa phương Miền Trung - Tây Nguyên (MT - TN) hiện nay còn
lưu giữ và phát triển hơn 1.500 làng nghề có lịch sử hình thành và phát triển hàng
trăm năm như: Đúc đồng Phường Đúc, thêu Thuận Lộc, nón lá Phú Cam, hoa giấy
Thanh Tiên… ở Thừa Thiên - Huế; làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng; làng đúc
đồng Phước Kiều, làng mộc Kim Bồng, dệt lụa Mã Châu, đền lồng Hội An, rau Trà
Quế… ở Quảng Nam; làng rượu Bàu Đá, tiện mỹ nghệ Nhạn Tháp (xã Nhơn Hậu),
rèn Tây Phương Danh (thị trấn Đập Đá) Bình Định; gốm Chăm Ninh Thuận, dệt thổ
cẩm Tây Nguyên…
Tuy nhiên, có rất nhiều làng nghề truyền thống đang hoạt động lay lắt, lụi tàn dần
do không tìm được phương thức sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường, sản phẩm
không cạnh tranh nổi với sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt giá rẻ, không đáp
ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Đây là một trong nhiều nguyên nhân
chủ yếu làm cho không ít làng nghề nổi tiếng, nhưng giờ đây chỉ còn lại là di sản của
quá khứ như: làng gốm Phước Tích, làng vàng Kế Môn, rèn Hiền Lương, dệt zèng A
Lưới (Thừa Thiên - Huế), làng gốm Thanh Hà, làng trống Lâm Yên (Quảng Nam).
Hiện nay, các hộ gia đình và làng nghề truyền thống đã và đang được các cơ quan
chính quyền, chủ yếu là các UBND tỉnh, thành phố quan tâm hỗ trợ nhằm khôi phục
và phát triển làng nghề truyền thống. Các hoạt động hỗ trợ chủ yếu bao gồm tổ chức
hội thảo, tổ chức hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ, quy hoạch tập trung cho
các cụm làng nghề truyền thống nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi trong việc xử lí ô
nhiễm môi trường và dễ dàng tiếp cận khách hàng. Chính quyền một số tỉnh, thành
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 14
phố cũng có những hỗ trợ tích cực đối với các hộ gia đình và làng nghề truyền thống
trong hoạt động đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu.
Với vai trò là một nhà sản xuất, các hộ gia đình và làng nghề truyền thống có mối
liên hệ mật thiết với kênh phân phối của mình, hiện nay chủ yếu là các tiểu thương.
Các tiểu thương là đa phần là các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ trong
hoặc ngoài địa bàn của hộ gia đình và làng nghề truyền thống. Với vai trò là khách
hàng, các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống có sự tương tác với các ngân
hàng, các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu và máy móc.
Là một mô hình kinh tế nhưng đồng thời cũng là một mô hình xã hội nơi lưu giữ
các giá trị văn hóa truyền thống, hộ gia đình và làng nghề truyền thống tại miền Trung
– Tây Nguyên có thể tham gia vào nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hiệp hội
làng nghề Việt Nam, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Hiệp hội du lịch của các địa
phương v.v… Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ với các tổ chức xã hội nghề nghiệp
của các hộ gia đình và làng nghề truyền thống còn khá lỏng lẻo và chưa đạt được
những hiệu quả mong muốn.
2.2. Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn Đà
Nẵng và các tỉnh MT-TN khác
Là một phần của hệ thống thương mại dịch vụ cả nước, các cửa hàng thương mại dịch
vụ truyền thống theo mô hình hộ gia đình trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN
đang chiếm tỷ lệ doanh số lớn nhất của ngành bán lẻ, có cơ sở phủ khắp các địa bàn
từ nông thôn tới đô thị. Ước tính đến cuối năm 2012 tổng số chợ trong cả nước là
khoảng 8.703 chợ (tăng gần 1% so với năm 2011); trong đó 14 tỉnh miền Trung- Tây
nguyên có khoảng 1602 chợ, chiếm 18,4% số chợ cả nước, nhiều nhất là chợ loại III
1.374 chợ, khoảng 51 chợ nông sản, trong đó có 14 chợ nông sản đầu mối, nhiều nhất
là Quảng Bình (3 chợ), Quảng Trị (3 chợ), Đắc Nông (2 chợ), Đà Nẵng, Thừa Thiên-
Huế..., chợ loại I khoảng 99 chợ. Bên cạnh chợ, các cửa hàng thương mại dịch vụ
hoạt động độc lập có số lượng tương đối lớn nhưng chưa có con số thống kê chính
thức.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 15
Cửa hàng thương mại dịch vụ truyền thống có mối quan hệ gần gũi và gắn bó với
chính quyền địa phương cấp huyện, xã. Không chỉ đóng góp cho ngân sách địa
phương, tài trợ cho các hoạt động trên địa bàn mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm,
giải quyết vấn đề an sinh xã hội của địa phương. Các cửa hàng TMDV truyền thống
có quan hệ rất tốt đối với người tiêu dùng địa phương thông qua giao tiếp cá nhân và
cá nhân. Các cửa hàng truyền thống nhận được sự quan tâm hỗ trợ khiêm tốn từ phái
các tổ chức hiệp hội ngành nghề.
2.3. Cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Đà Nẵng đóng vai trò trợ giúp, quản lý về
mặt pháp luật và chiến lược phát triển tổng thể của ngành thủ công nghiệp truyền
thống, ngành thương mại dịch vụ truyền thống trên quy mô thành phố Đà Nẵng.
Ngoài ra, chính quyền Đà Nẵng còn đóng vai trò đầu mối trung tâm liên kết các chính
quyền các tỉnh, thành phố MT-TN trong một số chính sách chung như chính sách về
đào tạo nguồn nhân lực, thử nghiệm các mô hình mới dành cho sản xuất, thương mại
dịch vụ truyền thống.
Sự phát triển của đối tượngmục tiêu phù hợp với định hướng của chính quyền tỉnh,
thành phố sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng
thời cơ quan quản lý nhà nước có sự điều chỉnh chính sách, công cụ quản lý phù hợp
với thực tế. UBND các tỉnh, thành phố đóng vai trò quyết định trong việc xác định
mục tiêu của địa phương, từ đó có quyết định về quy hoạch cho các làng nghề truyền
thống, các cửa hàng bán lẻ trên cơ sở cân đối các mục tiêu của địa phương.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước
phụ trách các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Sở Công Thương là
cơ quan phụ trách các cửa hàng thương mại dịch vụ truyền thống. Phòng kinh tế các
quận, huyện là cơ quan cấp giấy đăng kí kinh doanh cho các hộ sản xuất, kinh doanh
thương mại dịch vụ truyền thống. Sở xây dựng chịu trách nhiệm về quy hoạch, trong
đó có quy hoạch về địa điểm dành cho các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ. Trung
tâm WTO Đà Nẵng, trực thuộc Sở Công Thương Đà Nẵng là một đơn vị có chức
năng mang tính chất đầu mối để triển khai các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và
WTO của UBND Thành phố, Ủy ban quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế cũng như
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 16
để hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị, trong đó có các cơ sở truyền thống, thực hiện chương
trình, kế hoạch về hội nhập kinh tế và gia nhập WTO.
Cơ quan quản lý nhà nước của các tỉnh, thành phố khu vực MT-TN ngoài Đà Nẵng
phối hợp với chính quyền Đà Nẵng và Trung tâm WTO Đà Nẵng triển khai các hoạt
động liên kết chung trong khu vực.
2.4. Tổ chức hiệp hội ngành nghề
Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp đóng vai trò cầu nối các bên liên quan. Sự hợp tác
của các đối tượng quyết định sự thành công của tổ chức hiệp hội nghề nghiệp. Một
trong các cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO là Nhà nước sẽ không can
thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế vai trò của các hiệp hội
càng được nâng cao.Với vai trò là cầu nối, các hiệp hội thường có tiếng nói trung tính
và bảo vệ quyền lợi cho tất cả các bên.Các hiệp hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp, vì
vậy hầu hết hoạt động dựa trên sự tự nguyện và kinh phí tài trợ của các tổ chức phi
chính phủ hoặc các doanh nghiệp. Một trong các thế mạnh của các hiệp hội là nhân sự
hiệp hội đã từng công tác tại cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy nắm vững được các
chủ trương, chính sách và phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
Từ đó có điều kiện và cách thức phù hợp để đại diện cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ
công nghiệp truyền thống, cửa hàng thương mại dịch vụ truyền thống, người tiêu
dùng, nhà sản xuất… đề xuất chính sách.
2.5. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là một trong các bên liên quan gián tiếp đến hệ thống chính sách đối
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống. Ngày nay, người
tiêu dùng vừa đóng vai trò quyết định tới sự thành công của các cơ sở này, vừa đóng
vai trò người bị tác động như các tác động từ an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch vụ sau
bán hàng, v.v… Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) là một trong các văn
bản quy phạm pháp luật quan trọng, thể hiện vai trò và mối quan hệ của người tiêu
dùng tới các bên liên quan khác trong hệ thống chính sách của ngành.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 17
2.6. Các ngành nghề có liên quan
Mặc dù ngành du lịch, văn hóa, giáo dục là các đối tượng có liên quan gián tiếp tới sự
phát triển của các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ truyền thống, các ngành này
đóng vai trò quan trọng đối với các đối tượng mục tiêu của chính sách. Ngành du lịch
ngày càng trở nên quan trọng đối với các làng nghề truyền thống trong việc mở rộng
thị trường của các cơ sở này tới đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Ngành
du lịch cũng đặt ra các đòi hỏi về tính chất, phong cách phục vụ, các xu hướng về
hàng hóa đối với các cửa hàng thương mại dịch vụ truyền thốngtrên địa bàn Đà Nẵng
cũng như các tỉnh MT-TN khác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Ngành văn hóa
ít liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của các đối tượng mục tiêu
nhưng là ngành có vai trò định hướng trong việc duy trì các tính chất đặc thù địa
phương không chỉ trong sản phẩm mà còn trong phương thức kinh doanh, bảo tồn và
lưu truyền những giá trị riêng có của các cơ sở địa phương, góp phần tạo nên lợi thế
cạnh tranh cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống.
Ngành giáo dục đào tạo có ảnh hưởng hỗ trợ về nguồn nhân lực cho tất cả các ngành
kinh tế, trong đó có sản xuất, thương mại và dịch vụ truyền thống.
3. Vị trí và định hướng phát triển cho các đối tượng mục tiêu trong chính sách
và quy hoạch phát triển của thành phố Đà Nẵng và khu vực Miền Trung –
Tây Nguyên
3.1. Đối với cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống
Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về Phát triển ngành nghề nông thôn có quy
hoạch và đưa ra định hướng phát triển đối với hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy
định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề
nông thôn. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các chính sách
khuyến khích đối với các hộ gia đình và làng nghề truyền thống như sau:
a) Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống;
b) Phát triển làng nghề gắn với du lịch;
c) Phát triển làng nghề mới.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 18
Để thực hiện các chính sách này, một số biện pháp khá toàn diện đã được đề cập tại
nghị định này như hỗ trợ mặt bằng sản xuất, đầu tư, tín dụng, xúc tiến thương mại,
khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực.
Ở cấp độ địa phương, cụ thể là thành phố Đà Nẵng, định hướng phát triển cho hộ gia
đình và làng nghề truyền thống tại Nghị định 66/2006/NĐ-CP đã được các Sở liên
quan đưa ra các định hướng cụ thể. Đặc biệt đối với làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,
một số chính sách ưu đãi về đất, về bảo vệ môi trường đã được triển khai thực hiện
theo chương trình 68 của Chính phủ.
3.2. Đối với cơ sở thương mại dịch vụ truyền thống
Quyết định số 8374/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển một số ngành dịch vụ
thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 có quan điểm phù hợp với quan điểm phát triển đa
dạng tất cả các loại hình thương mại dịch vụ theo quy hoạch tại Quyết định 3098/QĐ-
BCT của Bộ Công Thương ngày 24/6/2011 Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Cụ thể, quyết định 8374/QĐ-UBND
nêu rõ: “Phát triển thương mại gắn với sự phát triển của các thành phần kinh tế; quan
tâm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và hình thành các doanh nghiệp lớn
theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò dẫn dắt thị trường”.
Mục tiêu phát triển đối với cơ sở thương mại dịch vụ truyền thống tại QĐ 8374/QĐ-
UBND đề cấp tới hai loại hình là thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ.
- Đối với loại hình bán buôn: đầu tư Trung tâm thương mại bán buôn Chợ Cồn; Trung
tâm thương mại bán buôn Hòa Minh; chợ gia súc, gia cầm (Hòa Phước – Hòa Vang);
Chợ vật liệu xây dựng (Liên Chiểu) và mở rộng chợ đầu mối nông sản (Hòa Cường –
Hải Châu). Quy hoạch đầu tư một tổng kho hàng với diện tích 30-50 ha, tại địa điểm
là đầu mối giao thông thuận lợi trên đại bàn thành phố Đà Nẵng.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 19
- Đối với loại hình bán lẻ:
+ Đầu tư xây dựng 3 chợ truyền thống văn minh: Chợ Hàn, chợ trung tâm mua sắm
Đà Nẵng và chợ An Hải Đông.
+ Định hướng phát triển một số khu phố chuyên doanh trên địa bàn thành phố: Các
đường: Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Hoàng Sa, Trường Sa, Nguyễn Tất Thành là các
khu phố chuyên về các ngành dịch vụ: du lịch, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí;
Đường Nguyễn Văn Linh: dịch vụ tài chính. Đường Lê Duẩn, Phan Châu Trinh, Hùng
Vương: phố thời trang; các điểm phân phối, mua bán sản phẩm lưu niệm của thành
phố phục vụ khách du lịch tại các khu thương mại và các điểm du lịch. Trong đó,
quan trọng là hình thành khu phố buôn bán hàng mỹ nghệ trong quy hoạch Công
viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn.
4. Nguyên tắc đề xuất chính sách
Một trong những khó khăn của việc thiết kế và đề xuất chính sách là làm sao hài hòa
được quyền lợi của các đối tượng. Trong quá trình thiết kế đề xuất chính sách, một số
nguyên tắc cần thống nhất:
- Các đối tượng mục tiêu cần được phát huy tối đa ưu điểm của mỗi đối tượng để góp
phần hoàn thiện mô hình phối kết hợp giữa sản xuất truyền thống và thương mại dịch
vụ truyền thống. Tránh đưa ra các đề xuất chính sách theo hướng giảm lợi ích của đối
tượng này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng còn lại.
- Đối với các đối tượng có mâu thuẫn về quyền lợi giá cả, lợi nhuận, thực hiện nguyên
tắc tôn trọng sự điều tiết của thị trường nhưng không vi phạm các lợi ích lâu dài của
toàn bộ hệ thống.
- Đối với các đối tượng có mâu thuẫn về quyền lợi thông tin, các chính sách đề xuất
theo hướng minh bạch hóa tối đa những thông tin mà pháp luật cho phép.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 20
II. RÀ SOÁT KHUNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LÍ ĐỐI VỚI NGÀNH THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG
1. Ngành thủ công mỹ nghệ và bán lẻ (TMDV) truyền thống đều chịu ảnh
hưởng của các cam kết WTO và HNKTQT
1.1. Đối với ngành TMDV truyền thống
Các cam kết mở cửa sâu và rộng nhất thị trường phân phối- bán lẻ nội địa là các cam
kết WTO, mở ra cơ hội cạnh tranh cho các nhà bán lẻ hiện đại nước ngoài tham gia
thị trường Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các nhà PPBL kiểu truyền thống, hiện
chiếm hơn 80% thị phần PPBL nội địa. Theo các cam kết WTO, Dịch vụ Phân phối là
1 trong số 11 phân ngành dịch vụ cam kết mở cửa. Theo đó, Việt Nam cam kết mở
cửa tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO, bao gồm:
- Dịch vụ đại lý hoa hồng;
- Dịch vụ bán buôn;
- Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp);
- Dịch vụ nhượng quyền thương mại.
Theo cam kết, cho đến thời điểm hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được
gia nhập thị trường Việt Nam trên cả 4 phân ngành nêu trên, ngoại trừ các hạn chế
sau:
Hạn chế về mở cơ sở bán lẻ
Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ được thành lập một cơ sở bán lẻ tại Việt Nam.
Để thành lập cơ sở bán lẻ thứ II trở đi, trong quá trình cấp phép cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam có quyền áp dụng Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế (Economic Need
Test- ENT).
Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào một số tiêu chí như số
lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện tại một khu vực địa lý, sự ổn định của
thị trường và quy mô địa lý để quyết định có cho phép mở thêm điểm bán lẻ hay
không.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 21
Hạn chế về mặt hàng được phân phối
Danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài bao gồm thuốc lá và xì gà, báo và tạp chí, vật
phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ và dầu đã qua chế
biến, gạo, đường mía và đường củ cải.
Các nhà phân phối nước ngoài không được phép làm đại lý hoa hồng, bán buôn, bán
lẻ và nhượng quyền đối với tất cả các mặt hàng thuộc danh mục này. Ngoài ra, họ
không được bán các mặt hàng này thông qua các cơ sở đã thiết lập tại Việt Nam như
liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và không được phép bán các mặt
hàng này qua mạng.
1.2. Đối với ngành TCMN truyền thống
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như gốm sứ, đồ thêu, gỗ chế biến, đồ
da, thiết bị gia dụng, đồ trang trí nội thất cũng chịu ảnh hưởng bởi các cam kết cắt
giảm thuế nhập khẩu theo WTO, với mức cắt giảm TB là 23% cho toàn bộ biểu thuế,
tạo điều kiện cho các sản phẩm thay thế, sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài cạnh
tranh trên thị trường.
2. Ngành phân phối bán lẻ chưa được Nhà nước xem là ngành cần ưu tiên phát
triển
Thương mại nội địa, trong đó chủ yếu là phân phối bán lẻ hàng năm đóng góp khoảng
từ 13 đến 15% GDP, tạo công ăn việc làm cho trên 5 triệu lao động, là cầu nối giữa
sản xuất và tiêu dùng, góp phần tích cực vào bình ổn thị trường…1
. Tuy nhiên trong
những năm vừa qua ngành phân phối- bán lẻ chưa có được sự quan tâm đúng mức từ
phía Chính phủ:
Chưa có 1 chiến lược tổng thể phát triển ngành phân phối bán lẻ trên phạm vi toàn
quốc, các quy hoạch phân phối – bán lẻ của từng địa phương và toàn quốc chậm được
xây dựng, triển khai thực hiện. Quy hoạch về mạng lưới siêu thị, trung tâm thương
1
Theo kết luận của Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tại buổi làm việc với AVR ngày
13/3/2012.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 22
mại . Về khung pháp lý cho ngành phân phối- bán lẻ, mặc dù có nhiều đề xuất từ cộng
đồng doanh nghiệp, từ AVR, tuy nhiên đến nay việc ban hành Luật Phân phối Bán lẻ
vẫn chưa được đưa vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội. Dự
thảo Nghị định về Bán lẻ hàng hoá được đề xuất đã tương đối lâu và vẫn chưa được
ban hành. Các văn bản pháp lý có tính chất “khung” cho ngành phân phối bán lẻ chưa
được ban hành dẫn tới việc các chính sách, chiến lược hỗ trợ ngành bán lẻ nội địa
chậm được ban hành, các cam kết quốc tế về bảo hộ bán lẻ nội địa không được thực
hiện triệt để trong thời gian qua.
Theo Luật Đầu tư 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006
của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2005 , ngoại trừ các dự án đầu tư
xây dựng chợ loại 1, tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực phân phối- bán lẻ khác đều
không thuộc danh mục các lĩnh vực dự án khuyến khích đầu tư hoặc đặc biệt khuyến
khích đầu tư, điều này dẫn đến việc các dự án đầu tư trong lĩnh vực phân phối bán lẻ,
đặc biệt là các dự án của các doanh nghiệp nội địa không được hưởng các chính sách
về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuê đấtv.v...
theo Luật Đầu tư 2005.
Do đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ, mặt bằng của ngành phân phối bán lẻ đòi
hỏi vị trí tốt và diện tích rộng, không có các chính sách ưu đãi về đất đai cho ngành
phân phối – bán lẻ theo Luật Đất đai 2003 hiện hành. Khả năng tiếp cận quyền sử
dụng đất, mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối- bán lẻ nội
địa là rất khó khăn. Tình hình còn khó khăn hơn khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP Quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư quy định tại Điều 28 về việc các chủ đầu tư phải tự thoả thuận chuyển
nhượng, đền bù đối với các dự án thu hồi đất không vì lợi ích công cộng hoặc mục
đích an ninh- quốc phòng. Quy định này 1 cách gián tiếp đã làm tắc nghẽn các kênh
tiếp cận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp phân phối-bán lẻ, vô hiệu hoá các chính
sách ưu đãi của Nghị định 61 dưới đây.
Chính sách ưu đãi gần như duy nhất mà các dự án phân phối bán lẻ được hưởng là đối
với các dự án phân phối- bán lẻ (xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, kho, trung
tâm logistic) tại vùng nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP về Chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các dự án này đầu tư
tại khu vực nông thôn (bên ngoài địa bàn phường, quận của các tỉnh, thành phố) được
xếp vào danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư; được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo
Nghị định 61 trong đó quan trọng nhất là được miễn tiền sử dụng đất khi được nhà
nước giao đất, được miễn tiền thuê đất trong trường hợp thuê đất của nhà nước, miễn
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 23
tiền thuê đất đối với các công trình phúc lợi công cộng, nhà ở của cán bộ công nhân,
đất trồng cây xanh cho dự án.
Ngoài ra, việc áp dụng các “hàng rào” bảo hộ các nhà phân phối, bán lẻ nội địa
cũng chưa thực sự hiệu quả, cụ thể là:
Chưa có quy định rõ ràng và minh bạch về ENTs. Theo như kinh nghiệm quốc tế,
ngoài ENTs, các hàng rào “kỹ thuật” khác nhằm bảo hộ các nhà bán lẻ trong nước,
đặc biệt là các nhà bán lẻ truyền thống cũng được các nước coi trọng. Một trong
những điểm yếu kém của thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam là chưa đưa
ra tiêu chí rõ ràng về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) khi doanh nghiệp (DN) muốn
mở điểm bán lẻ thứ hai trở lên. Sau 5 năm gia nhập WTO, do không có quy định cụ
thể về điều kiện xem xét cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài về mở điểm bán lẻ thứ
hai nên việc cấp phép hoặc từ chối cấp phép ở các địa phương là tùy tiện. Vì vậy, cần
có một “công thức” rõ ràng về ENT tạo sự minh bạch cho môi trường đầu tư nước
ngoài cũng như phát huy công cụ ENT để bảo hộ ngành phân phối bán lẻ nội địa.
Cụ thể, ban hành quy định về “kiểm tra nhu cầu kinh tế” phải đảm bảo ba tiêu chí:
- Bảo vệ sự ổn định của hệ thống bán lẻ đã hình thành từ trước. Một đơn vị bán lẻ mới
ra đời không làm giảm doanh thu, giảm thu nhập và việc làm của hộ kinh doanh cũ.
- Phải xem xét điều kiện về mật độ giao thông tập trung tại khu vực.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng tại khu vực đó.
Chưa thực hiện nghiêm túc danh mục “hàng hoá loại trừ lâu dài” đối với các doanh
nghiệp bán lẻ FDI; chưa phân biệt rõ ranh giới giữa bán buôn và bán lẻ
Hiện tượng các doanh nghiệp FDI kinh doanh hàng hoá trong danh mục hàng hoá loại
trừ lâu dài; GPĐT bán buôn nhưng kinh doanh bán lẻ trá hình được phản ảnh nhiều,
nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý.
3. Các hoạt động hỗ trợ tiểu thương kinh doanh TMDV truyền thống và sản
xuất TCMN- Làng nghề còn thiếu- Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước
thực hiện công tác hỗ trợ, quản lý các làng nghề, sản phẩm TCMN còn
chồng chéo về chức năng
Nguồn kinh phí đào tạo- hỗ trợ tiểu thương còn hết sức hạn chế. Hàng năm nguồn
ngân sách TB chi cho công tác đào tạo, hỗ trợ tiểu thương bởi các Sở Công Thương
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 24
chỉ trông đợi vào nguồn kinh phí sự nghiệp rất ít. Không có 1 chương trình hoặc đề án
nào ở cấp quốc gia nào hỗ trợ ngành TMDV truyền thống.
Đối với sản xuất làng nghề truyền thống, chức năng quản lý nhà nước về làng nghề
còn chồng chéo, các chính sách hỗ trợ cho phát triển nghề và làng nghề còn bất cập,
chưa hoàn chỉnh, chưa đi sâu và tác động mạnh mẽ đến các cơ sở sản xuất trong làng
nghề, chỉ tập trung vào các nghĩa vụ của làng nghề, của các cơ sở sản xuất trong làng
nghề mà chưa chú trọng nhiều đến các quyền lợi. Cụ thể:
- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ
chưa tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công
nghiệp nông thôn giữa Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cũng như giữa Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương) với
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các địa phương;
- Các Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có nhiều điểm còn thiếu và
bất cập như: hướng dẫn nội dung khuyến công, phát triển nghề, làng nghề còn chung
chung, chưa xác định rõ, cụ thể các nội dung, hình thức thực hiện; chưa hướng dẫn rõ
và thiếu các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đơn giá làm căn cứ thiết kế, lập dự
toán kinh phí cho các dự án khuyến công, phát triển nghề, làng nghề; một số mức chi
cụ thể đang áp dụng thấp không phù hợp nên việc lập, thẩm định, phê duyệt các đề án
còn chậm, triển khai một số hoạt động phát triển nghề, làng nghề còn gặp khó khăn;
- Chưa xây dựng và ban hành được bộ tiêu chuẩn quy định về mức hỗ trợ kinh phí
khuyến công từ ngân sách địa phương để thực hiện các đề án trên địa bàn;
- Chưa ban hành được văn bản hướng dẫn quy trình thống nhất về quản lý, đánh giá
các dự án khuyến công;
- Mạng lưới cán bộ quản lý và thực hiện công tác phát triển nghề, làng nghề mới có ở
cấp tỉnh, thành phố; Đối với cấp huyện với hàng chục làng nghề, hàng trăm doanh
nghiệp cũng chỉ có tối đa là 2 biên chế cho lĩnh vực quản lý nhà nước về công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp; ở nhiều làng nghề, xã nghề có doanh thu hàng trăm tỷ đồng
với hàng nghìn hộ sản xuất nhưng chưa có người chuyên phụ trách công tác quản lý
nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy việc truyền đạt, phổ biến,
thực thi các cơ chế chính sách, việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát
triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở các làng, các xã còn phụ thuộc
vào sự nhiệt tình với khả năng ít chuyên môn của lãnh đạo xã, thôn.
Bên cạnh đó vẫn còn thiếu một số chính sách như: dự báo năng lực và nhu cầu thị
trường, chính sách bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, tổ chức phối hợp liên kết
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 25
chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất… cho dù các chính sách này không mang tính bắt
buộc nhưng cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển nghề và làng nghề trên địa
bàn thành phố.
Những hạn chế của các cơ chế chính sách sau khi ban hành phần nào đã được thể hiện
qua việc triển khai chậm trễ và kết quả đạt thấp ở các khâu: phát triển làng nghề
không theo định hướng, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, khó khăn trong
việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất lâu dài, chuyển giao kỹ thuật khoa học công
nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, miễn giảm thuế, cho vay lãi xuất ưu
đãi…
III. NHẬN DẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP
1. Phạm vi và phương pháp xác định vấn đề bất cập
1.1. Phạm vi
Các vấn đề bất cập được nhóm tư vấn rút ra từ quá trình khảo sát đánh giá thực trạng
tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận về hoạt động của tầng lớp kinh doanh kiểu truyền
thống, thu nhập thấp và một số ngành nghề thủ công sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh
đó, các đóng góp ý kiến của các Sở, Ban, ngành tại Đà Nẵng, cán bộ quản lý nhà
nước, đại diện tổ chức hiệp hội cũng là những nguồn khảo sát nhằm xác định vấn đề
bất cập của của các hộ kinh doanh kiểu truyền thống tại Đà Nẵng và một số tỉnh MT-
TN.
1.2. Phương pháp
Phương pháp tiếp cận Khung Logic sử dụng một số bước làm việc được xếp theo thứ
tự lần lượt sau đây, tuy nhiên việc sắp xếp thứ tự không mang ý nghĩa là tuần tự mà là
quá trình lặp đi lặp lại, điều chỉnh nội dung ở các bước liên tục khi có những thay đổi
ở 1 bước nào đó. Xác định vấn đề là một bước trong tổng thể các bước của Phương
pháp tiếp cận Khung Logic:
Bước 1: Xác định các bên liên quan đến chính sách
Bước 2: Xác định vấn đề bất cập và xây dựng cây vấn đề, trong đó xác định được
vấn đề cốt lõi (core problem), các nguyên nhân và hậu quả của vấn đề.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 26
Bước 3: Xác định mục tiêu của đề xuất chính sách
Bước 4: Xác định chiến lược để đạt được mục tiêu
Bước 5: Xây dựng Khung Logic chính sách bao gồm Mục đích – Mục tiêu – Đầu
ra – Chương trình hành động
2. Nhận dạng các vấn đề bất cập từ quá trình khảo sát nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực trạng các hộ kinh doanh kiểu truyền thống được
tiến hành vào tháng 5/2012, các nghiên cứu về quy định pháp lí và hệ thống chính
sách của nhà nước dành cho tầng lớp này, các kinh nghiệm nước ngoài và ý kiến các
Sở, Ban, ngành được tổng hợp và phân loại, từ đó rút ra 4 nhóm vấn đề bất cập như
sau:
2.1. Chỉ tập trung vào thị trường “sẵn có”- kênh phân phối kém đa dạng
1) Kênh phân phối của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng cũng
như một số tỉnh MT-TN kém đa dạng, phần lớn là qua các tiểu thương
địa phương:
Tại Đà Nẵng, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng kênh phân phối trung gian nhưng
phần lớn là kênh truyền thống, 90% có bán cho các tiểu thương địa phương, chỉ có
22% có bán qua kênh bán lẻ hiện đại là siêu thị, công ty thương mại.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng tiêu thụ hàng hóa
qua các kênh phân phối
90%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Bán buôn cho 1
số bạn hàng
tiểu thương ở
địa phương
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 26
Bước 3: Xác định mục tiêu của đề xuất chính sách
Bước 4: Xác định chiến lược để đạt được mục tiêu
Bước 5: Xây dựng Khung Logic chính sách bao gồm Mục đích – Mục tiêu – Đầu
ra – Chương trình hành động
2. Nhận dạng các vấn đề bất cập từ quá trình khảo sát nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực trạng các hộ kinh doanh kiểu truyền thống được
tiến hành vào tháng 5/2012, các nghiên cứu về quy định pháp lí và hệ thống chính
sách của nhà nước dành cho tầng lớp này, các kinh nghiệm nước ngoài và ý kiến các
Sở, Ban, ngành được tổng hợp và phân loại, từ đó rút ra 4 nhóm vấn đề bất cập như
sau:
2.1. Chỉ tập trung vào thị trường “sẵn có”- kênh phân phối kém đa dạng
1) Kênh phân phối của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng cũng
như một số tỉnh MT-TN kém đa dạng, phần lớn là qua các tiểu thương
địa phương:
Tại Đà Nẵng, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng kênh phân phối trung gian nhưng
phần lớn là kênh truyền thống, 90% có bán cho các tiểu thương địa phương, chỉ có
22% có bán qua kênh bán lẻ hiện đại là siêu thị, công ty thương mại.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng tiêu thụ hàng hóa
qua các kênh phân phối
6%
22%
6%
Bán buôn cho 1
số bạn hàng
tiểu thương ở
địa phương
Bán buôn cho
khách hàng tiểu
thương ngoại
tỉnh
Ký hợp đồng
bán sản phẩm
cho các công ty
kinh doanh, siêu
thị lớn
Trực tiếp bán
cho các khách
hàng xuất
khẩu, khách
nước ngoài
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 26
Bước 3: Xác định mục tiêu của đề xuất chính sách
Bước 4: Xác định chiến lược để đạt được mục tiêu
Bước 5: Xây dựng Khung Logic chính sách bao gồm Mục đích – Mục tiêu – Đầu
ra – Chương trình hành động
2. Nhận dạng các vấn đề bất cập từ quá trình khảo sát nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực trạng các hộ kinh doanh kiểu truyền thống được
tiến hành vào tháng 5/2012, các nghiên cứu về quy định pháp lí và hệ thống chính
sách của nhà nước dành cho tầng lớp này, các kinh nghiệm nước ngoài và ý kiến các
Sở, Ban, ngành được tổng hợp và phân loại, từ đó rút ra 4 nhóm vấn đề bất cập như
sau:
2.1. Chỉ tập trung vào thị trường “sẵn có”- kênh phân phối kém đa dạng
1) Kênh phân phối của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng cũng
như một số tỉnh MT-TN kém đa dạng, phần lớn là qua các tiểu thương
địa phương:
Tại Đà Nẵng, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng kênh phân phối trung gian nhưng
phần lớn là kênh truyền thống, 90% có bán cho các tiểu thương địa phương, chỉ có
22% có bán qua kênh bán lẻ hiện đại là siêu thị, công ty thương mại.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng tiêu thụ hàng hóa
qua các kênh phân phối
Trực tiếp bán
cho các khách
hàng xuất
khẩu, khách
nước ngoài
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 27
Kênh phân phối của các hộ sản xuất tại 5 tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng tỏ ra kém
hiện đại và kém đa dạng hơn khi chỉ có 3% phân phối qua kênh bán lẻ hiện đại là
siêu thị và trung tâm thương mại. Phần lớn các hộ sản xuất tại các tỉnh này phân
phối hàng hóa thông qua tiểu thương. Tuy nhiên, về độ đa dạng của kênh phân
phối qua tiểu thương thì các 5 tỉnh MT-TN này lại đa dạng hơn Đà Nẵng khi có
86% có qua tiểu thương địa phương và 58% qua tiểu thương ngoại tỉnh, trong khi
chỉ có 6% các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng phân phối hàng hóa của mình
qua tiểu thương ngoại tỉnh.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà
Nẵng tiêu thụ hàng hóa qua các kênh phân phối
86%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Bán buôn cho 1
số bạn hàng
tiểu thương ở
địa phương
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 27
Kênh phân phối của các hộ sản xuất tại 5 tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng tỏ ra kém
hiện đại và kém đa dạng hơn khi chỉ có 3% phân phối qua kênh bán lẻ hiện đại là
siêu thị và trung tâm thương mại. Phần lớn các hộ sản xuất tại các tỉnh này phân
phối hàng hóa thông qua tiểu thương. Tuy nhiên, về độ đa dạng của kênh phân
phối qua tiểu thương thì các 5 tỉnh MT-TN này lại đa dạng hơn Đà Nẵng khi có
86% có qua tiểu thương địa phương và 58% qua tiểu thương ngoại tỉnh, trong khi
chỉ có 6% các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng phân phối hàng hóa của mình
qua tiểu thương ngoại tỉnh.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà
Nẵng tiêu thụ hàng hóa qua các kênh phân phối
86%
58%
3% 3%
Bán buôn cho 1
số bạn hàng
tiểu thương ở
địa phương
Bán buôn cho
khách hàng tiểu
thương ngoại
tỉnh
Ký hợp đồng
bán sản phẩm
cho các công ty
kinh doanh, siêu
thị lớn
Trực tiếp bán
cho các khách
hàng xuất
khẩu, khách
nước ngoài
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 27
Kênh phân phối của các hộ sản xuất tại 5 tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng tỏ ra kém
hiện đại và kém đa dạng hơn khi chỉ có 3% phân phối qua kênh bán lẻ hiện đại là
siêu thị và trung tâm thương mại. Phần lớn các hộ sản xuất tại các tỉnh này phân
phối hàng hóa thông qua tiểu thương. Tuy nhiên, về độ đa dạng của kênh phân
phối qua tiểu thương thì các 5 tỉnh MT-TN này lại đa dạng hơn Đà Nẵng khi có
86% có qua tiểu thương địa phương và 58% qua tiểu thương ngoại tỉnh, trong khi
chỉ có 6% các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng phân phối hàng hóa của mình
qua tiểu thương ngoại tỉnh.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà
Nẵng tiêu thụ hàng hóa qua các kênh phân phối
Trực tiếp bán
cho các khách
hàng xuất
khẩu, khách
nước ngoài
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 28
2) Các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống tại Đà Nẵng và
các tỉnh MT-TN chưa coi trọng đối tượng khách du lịch
Tại Đà Nẵng, khách hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh TMDV là khách hàng
trong phạm vi cùng 1 quận, huyện khi có gần 70% chọn phương án này. Tỷ lệ cửa
hàng chọn khách nước ngoài là đối tượng khách hàng thường xuyên là 32%, một tỷ
lệ khá cao so với nhiều địa phương khác, phù hợp với đặc điểm kinh doanh du lịch
phát triển của Đà Nẵng và cho thấy cơ hội phát triển hoạt động thương mại- dịch
vụ cho khối khách hàng “khách du lịch” trong thời gian tới .
Biểu đồ 3: Khách hàng chủ yếu tại Đà Nẵng
Một trong những lợi thế quan trọng để phát triển ngành bán lẻ - dịch vụ của Đà
Nẵng là thị trường khách du lịch ngoại tỉnh trong nước và khách quốc tế. Tổng
mức bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng của Đà Nẵng trong giai đoạn 2000-
2008 tăng từ 544 tỷ đồng lên 2.011 tỷ đồng (Nguồn: theo Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch của TP Đà Nẵng đến năm 2020). Dù tỷ lệ
đóng góp trong tổng mức bán lẻ hàng hóa – dịch vụ còn khiêm tốn, nhưng với tỷ lệ
tăng trưởng khách du lịch hàng năm cao, dự kiến mức tăng trưởng bình quân hàng
năm về khách du lịch đạt 18,3%/ năm, đến năm 2020 Đà Nẵng sẽ đón trên 8 triệu
lượt du khách/ năm.
68,667%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Người tiêu
dùng địa
phương trong
cùng 1
quận, huyện
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 28
2) Các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống tại Đà Nẵng và
các tỉnh MT-TN chưa coi trọng đối tượng khách du lịch
Tại Đà Nẵng, khách hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh TMDV là khách hàng
trong phạm vi cùng 1 quận, huyện khi có gần 70% chọn phương án này. Tỷ lệ cửa
hàng chọn khách nước ngoài là đối tượng khách hàng thường xuyên là 32%, một tỷ
lệ khá cao so với nhiều địa phương khác, phù hợp với đặc điểm kinh doanh du lịch
phát triển của Đà Nẵng và cho thấy cơ hội phát triển hoạt động thương mại- dịch
vụ cho khối khách hàng “khách du lịch” trong thời gian tới .
Biểu đồ 3: Khách hàng chủ yếu tại Đà Nẵng
Một trong những lợi thế quan trọng để phát triển ngành bán lẻ - dịch vụ của Đà
Nẵng là thị trường khách du lịch ngoại tỉnh trong nước và khách quốc tế. Tổng
mức bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng của Đà Nẵng trong giai đoạn 2000-
2008 tăng từ 544 tỷ đồng lên 2.011 tỷ đồng (Nguồn: theo Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch của TP Đà Nẵng đến năm 2020). Dù tỷ lệ
đóng góp trong tổng mức bán lẻ hàng hóa – dịch vụ còn khiêm tốn, nhưng với tỷ lệ
tăng trưởng khách du lịch hàng năm cao, dự kiến mức tăng trưởng bình quân hàng
năm về khách du lịch đạt 18,3%/ năm, đến năm 2020 Đà Nẵng sẽ đón trên 8 triệu
lượt du khách/ năm.
68,667%
32,667%
4,667%
12,00%
Người tiêu
dùng địa
phương trong
cùng 1
quận, huyện
Khách vãng
lai, khách du
lịch trong và
ngoài nước
Các doanh
nghiệp trên địa
bàn
Khách hàng ở
bên ngoài
tỉnh, thành phố
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 28
2) Các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống tại Đà Nẵng và
các tỉnh MT-TN chưa coi trọng đối tượng khách du lịch
Tại Đà Nẵng, khách hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh TMDV là khách hàng
trong phạm vi cùng 1 quận, huyện khi có gần 70% chọn phương án này. Tỷ lệ cửa
hàng chọn khách nước ngoài là đối tượng khách hàng thường xuyên là 32%, một tỷ
lệ khá cao so với nhiều địa phương khác, phù hợp với đặc điểm kinh doanh du lịch
phát triển của Đà Nẵng và cho thấy cơ hội phát triển hoạt động thương mại- dịch
vụ cho khối khách hàng “khách du lịch” trong thời gian tới .
Biểu đồ 3: Khách hàng chủ yếu tại Đà Nẵng
Một trong những lợi thế quan trọng để phát triển ngành bán lẻ - dịch vụ của Đà
Nẵng là thị trường khách du lịch ngoại tỉnh trong nước và khách quốc tế. Tổng
mức bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng của Đà Nẵng trong giai đoạn 2000-
2008 tăng từ 544 tỷ đồng lên 2.011 tỷ đồng (Nguồn: theo Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch của TP Đà Nẵng đến năm 2020). Dù tỷ lệ
đóng góp trong tổng mức bán lẻ hàng hóa – dịch vụ còn khiêm tốn, nhưng với tỷ lệ
tăng trưởng khách du lịch hàng năm cao, dự kiến mức tăng trưởng bình quân hàng
năm về khách du lịch đạt 18,3%/ năm, đến năm 2020 Đà Nẵng sẽ đón trên 8 triệu
lượt du khách/ năm.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 29
Bảng a: Dự báo lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020
Đơn vị tính: 1.000 khách
Chỉ tiêu 2010 2015 2020 Mức tăng BQ
(%)
Tổng lượt khách 1.500 3.500 8.100 18,37
Khách quốc tế 350 700 1.400 14,87
Khách nội địa 1.150 2.800 6.700 19,27
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch của
TP Đà Nẵng đến năm 2020.
So sánh với tiềm năng khách du lịch, tỷ lệ khách hàng du lịch 32,7% này vẫn chưa
đủ cao với tiềm năng du lịch hiện nay của thành phố. Một phần vì mức chi tiêu
bình quân của du khách đến Đà Nẵng còn ở mức khiêm tốn, trung bình một du
khách đến Đà Nẵng chi tiêu 1,6 triệu đồng/năm (2008). Mức chi tiêu chuyên ngành
của một du khách chỉ đạt khoảng dưới 700.000 đồng, trong đó trung bình của 1
khách quốc tế khoảng 60USD, khách nội địa là 500.000 đồng. Mặc dù vậy, lượng
khách du lịch và doanh thu bán lẻ của các cửa hàng thương mại dịch vụ đã đóng
vai trò quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, góp phần đảm bảo ổn định
kinh doanh của các hộ gia đình.
Bảng b: Mức độ chi tiêu bình quân của 1 du khách đến Đà Nẵng
Chỉ tiêu ĐVT 2001 2003 2005 2007 2008
Chỉ tiêu
chung
1.000đ 1.097 1.240 1.356 1.374 1.585
Chỉ tiêu
chuyên ngành
1.000đ 597 658 616 611 689
- Quốc tế USD 67 79 64 60 50
- Nội địa 1.000đ 300 350 400 470 550
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 30
Trong khi đó, tính bó hẹp và tính địa phương thể hiện rõ rệt trong ngành thương
mại dịch vụ tại 5 tỉnh MT-TN khi 100% các hộ được hỏi có đối tượng khách hàng
là người tiêu dùng địa phương trong cùng 1 quận, huyện. Tỷ lệ các hộ có khách
hàng ngoại tỉnh rất ít (2%), khách hàng đến từ địa phương khác chủ yếu là khách
vãng lai hoặc khách du lịch, nhưng đối tượng này cũng chỉ có 16% các hộ ghi nhận
là có.
Biểu đồ 4: Khách hàng chủ yếu (MT-TN ngoài Đà Nẵng)
Tóm lại, sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thu hút du khách
quốc tế đến với Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác. Tuy nhiên, sự sẵn sàng nắm bắt
cơ hội của các cơ sở thương mại du lịch với các đối tượng khách hàng nước ngoài
này chỉ mới thể hiện rõ rệt tại Đà Nẵng mà chưa thấy chuyển biến rõ ở các cơ sở
MT-TN khác.
3) Các hộ sản xuất truyền thống của các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng chưa
tiếp cận đúng mức đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng
Đà Nẵng là 1 thị trường du lịch có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần
đây. Do vậy, một cách tự nhiên, khách du lịch là mục tiêu phục vụ quan trọng của
các hộ sản xuất làng nghề. 50% cho rằng khách du lịch là nhóm khách hàng quan
trọng nhất của hộ. Đây là điểm khác biệt so với các địa phương khác, như vậy các
100%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Người tiêu
dùng địa
phương trong
cùng 1
quận, huyện
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 30
Trong khi đó, tính bó hẹp và tính địa phương thể hiện rõ rệt trong ngành thương
mại dịch vụ tại 5 tỉnh MT-TN khi 100% các hộ được hỏi có đối tượng khách hàng
là người tiêu dùng địa phương trong cùng 1 quận, huyện. Tỷ lệ các hộ có khách
hàng ngoại tỉnh rất ít (2%), khách hàng đến từ địa phương khác chủ yếu là khách
vãng lai hoặc khách du lịch, nhưng đối tượng này cũng chỉ có 16% các hộ ghi nhận
là có.
Biểu đồ 4: Khách hàng chủ yếu (MT-TN ngoài Đà Nẵng)
Tóm lại, sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thu hút du khách
quốc tế đến với Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác. Tuy nhiên, sự sẵn sàng nắm bắt
cơ hội của các cơ sở thương mại du lịch với các đối tượng khách hàng nước ngoài
này chỉ mới thể hiện rõ rệt tại Đà Nẵng mà chưa thấy chuyển biến rõ ở các cơ sở
MT-TN khác.
3) Các hộ sản xuất truyền thống của các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng chưa
tiếp cận đúng mức đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng
Đà Nẵng là 1 thị trường du lịch có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần
đây. Do vậy, một cách tự nhiên, khách du lịch là mục tiêu phục vụ quan trọng của
các hộ sản xuất làng nghề. 50% cho rằng khách du lịch là nhóm khách hàng quan
trọng nhất của hộ. Đây là điểm khác biệt so với các địa phương khác, như vậy các
100%
16%
4% 2%
Người tiêu
dùng địa
phương trong
cùng 1
quận, huyện
Khách vãng
lai, khách du
lịch trong nước
và ngoài nước
Các doanh
nghiệp, công ty
trên địa bàn
Khách hàng ở
bên ngoài
tỉnh, thành phố
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 30
Trong khi đó, tính bó hẹp và tính địa phương thể hiện rõ rệt trong ngành thương
mại dịch vụ tại 5 tỉnh MT-TN khi 100% các hộ được hỏi có đối tượng khách hàng
là người tiêu dùng địa phương trong cùng 1 quận, huyện. Tỷ lệ các hộ có khách
hàng ngoại tỉnh rất ít (2%), khách hàng đến từ địa phương khác chủ yếu là khách
vãng lai hoặc khách du lịch, nhưng đối tượng này cũng chỉ có 16% các hộ ghi nhận
là có.
Biểu đồ 4: Khách hàng chủ yếu (MT-TN ngoài Đà Nẵng)
Tóm lại, sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thu hút du khách
quốc tế đến với Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác. Tuy nhiên, sự sẵn sàng nắm bắt
cơ hội của các cơ sở thương mại du lịch với các đối tượng khách hàng nước ngoài
này chỉ mới thể hiện rõ rệt tại Đà Nẵng mà chưa thấy chuyển biến rõ ở các cơ sở
MT-TN khác.
3) Các hộ sản xuất truyền thống của các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng chưa
tiếp cận đúng mức đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng
Đà Nẵng là 1 thị trường du lịch có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần
đây. Do vậy, một cách tự nhiên, khách du lịch là mục tiêu phục vụ quan trọng của
các hộ sản xuất làng nghề. 50% cho rằng khách du lịch là nhóm khách hàng quan
trọng nhất của hộ. Đây là điểm khác biệt so với các địa phương khác, như vậy các
Khách hàng ở
bên ngoài
tỉnh, thành phố
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 31
hộ không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương mà phần lớn phục vụ nhu cầu ngoài địa
phương và quốc tế. Các kênh tiếp cận với khách hàng cuối cùng chủ yếu của các
hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng là bán tại xưởng, bán tại cửa hàng, bán tại
hội chợ triển lãm, trong đó kênh bán qua xưởng và qua cửa hàng được tương đối
nhiêu hộ gia đình sử dụng ở mức 62% và 50%.
Biểu đồ 5: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền
thống tại thành phố Đà Nẵng
Trong khi đó, hầu hết các hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ ở 5 tỉnh MT-TN còn lại
không coi khách du lịch là nguồn khách quan trọng, có tới 98% chủ hộ được hỏi
không coi khách du lịch là nguồn khách hàng quan trọng. Kênh tiếp cận của các hộ
này tương đối năng động. Có tới 93% các hộ có bán hàng trực tiếp cho người tiêu
dùng tại nhà, tại xưởng, 29% có bán tại các hội trợ triển lãm. Điều này cho thấy
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này chỉ phục vụ nhu cầu địa phương là chính và
không được tiêu thụ nhiều cho khách du lịch. Cùng với đặc điểm về khách hàng
này, kênh bán hàng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của hộ gia đình ít được chú
trọng hơn. Đây là một đặc điểm cần được lưu ý nghiên cứu nguyên nhân vì Thừa
Thiên Huế và Quảng Nam là hai địa phương có điểm du lịch nổi tiếng là cố đô Huế
và phố cổ Hội An.
0%
0%
20%
40%
60%
80%
Hoàn toàn
không bán
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 31
hộ không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương mà phần lớn phục vụ nhu cầu ngoài địa
phương và quốc tế. Các kênh tiếp cận với khách hàng cuối cùng chủ yếu của các
hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng là bán tại xưởng, bán tại cửa hàng, bán tại
hội chợ triển lãm, trong đó kênh bán qua xưởng và qua cửa hàng được tương đối
nhiêu hộ gia đình sử dụng ở mức 62% và 50%.
Biểu đồ 5: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền
thống tại thành phố Đà Nẵng
Trong khi đó, hầu hết các hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ ở 5 tỉnh MT-TN còn lại
không coi khách du lịch là nguồn khách quan trọng, có tới 98% chủ hộ được hỏi
không coi khách du lịch là nguồn khách hàng quan trọng. Kênh tiếp cận của các hộ
này tương đối năng động. Có tới 93% các hộ có bán hàng trực tiếp cho người tiêu
dùng tại nhà, tại xưởng, 29% có bán tại các hội trợ triển lãm. Điều này cho thấy
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này chỉ phục vụ nhu cầu địa phương là chính và
không được tiêu thụ nhiều cho khách du lịch. Cùng với đặc điểm về khách hàng
này, kênh bán hàng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của hộ gia đình ít được chú
trọng hơn. Đây là một đặc điểm cần được lưu ý nghiên cứu nguyên nhân vì Thừa
Thiên Huế và Quảng Nam là hai địa phương có điểm du lịch nổi tiếng là cố đô Huế
và phố cổ Hội An.
0%
62%
50%
24%
Hoàn toàn
không bán
Bán trực tiếp tại
nhà hoặc
xưởng sản xuất
của hộ gia đình
Trực tiếp bán
tại các cửa
hàng giới thiệu
sản phẩm của
hộ gia đình
Bán tại các hội
chợ, triển lãm
hoặc chợ/ trung
tâm thương
mại
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 31
hộ không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương mà phần lớn phục vụ nhu cầu ngoài địa
phương và quốc tế. Các kênh tiếp cận với khách hàng cuối cùng chủ yếu của các
hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng là bán tại xưởng, bán tại cửa hàng, bán tại
hội chợ triển lãm, trong đó kênh bán qua xưởng và qua cửa hàng được tương đối
nhiêu hộ gia đình sử dụng ở mức 62% và 50%.
Biểu đồ 5: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền
thống tại thành phố Đà Nẵng
Trong khi đó, hầu hết các hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ ở 5 tỉnh MT-TN còn lại
không coi khách du lịch là nguồn khách quan trọng, có tới 98% chủ hộ được hỏi
không coi khách du lịch là nguồn khách hàng quan trọng. Kênh tiếp cận của các hộ
này tương đối năng động. Có tới 93% các hộ có bán hàng trực tiếp cho người tiêu
dùng tại nhà, tại xưởng, 29% có bán tại các hội trợ triển lãm. Điều này cho thấy
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này chỉ phục vụ nhu cầu địa phương là chính và
không được tiêu thụ nhiều cho khách du lịch. Cùng với đặc điểm về khách hàng
này, kênh bán hàng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của hộ gia đình ít được chú
trọng hơn. Đây là một đặc điểm cần được lưu ý nghiên cứu nguyên nhân vì Thừa
Thiên Huế và Quảng Nam là hai địa phương có điểm du lịch nổi tiếng là cố đô Huế
và phố cổ Hội An.
Bán tại các hội
chợ, triển lãm
hoặc chợ/ trung
tâm thương
mại
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 32
Biểu đồ 6: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền
thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng
2.2. Phương thức – công nghệ kinh doanh còn đơn giản, chậm thay đổi
4) Quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng và
các tỉnh MT-TN là nhỏ bé
Nhìn chung các cơ sở tại Đà Nẵng có quy mô lao động nhỏ, trung bình một cơ sở
có 8-9 lao động, số lượng lao động phổ biến là 3-4 lao động, quy mô sản xuất thủ
công mỹ nghệ chủ yếu là hộ gia đình. Có 1 hộ lớn nhất là 200 lao động, 90% số hộ
được hỏi sử dụng dưới 10 lao động.
Đây cũng là hiện trạng chung của các hộ tiểu thủ công nghiệp ở các tỉnh MT-TN
ngoài Đà Nẵng, trung bình một cơ sở có từ 2-3 lao động. Trong phạm vi điều tra,
không có cơ sở nào có quy mô lớn trên 100 lao động như ở Đà Nẵng.
4%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Hoàn toàn
không bán
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 32
Biểu đồ 6: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền
thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng
2.2. Phương thức – công nghệ kinh doanh còn đơn giản, chậm thay đổi
4) Quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng và
các tỉnh MT-TN là nhỏ bé
Nhìn chung các cơ sở tại Đà Nẵng có quy mô lao động nhỏ, trung bình một cơ sở
có 8-9 lao động, số lượng lao động phổ biến là 3-4 lao động, quy mô sản xuất thủ
công mỹ nghệ chủ yếu là hộ gia đình. Có 1 hộ lớn nhất là 200 lao động, 90% số hộ
được hỏi sử dụng dưới 10 lao động.
Đây cũng là hiện trạng chung của các hộ tiểu thủ công nghiệp ở các tỉnh MT-TN
ngoài Đà Nẵng, trung bình một cơ sở có từ 2-3 lao động. Trong phạm vi điều tra,
không có cơ sở nào có quy mô lớn trên 100 lao động như ở Đà Nẵng.
4%
93%
6%
29%
Hoàn toàn
không bán
Bán trực tiếp tại
nhà hoặc
xưởng sản xuất
của hộ gia đình
Trực tiếp bán
tại các cửa
hàng giới thiệu
sản phẩm của
hộ gia đình
Bán tại các hội
chợ, triển lãm
hoặc chợ/ trung
tâm thương
mại
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 32
Biểu đồ 6: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền
thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng
2.2. Phương thức – công nghệ kinh doanh còn đơn giản, chậm thay đổi
4) Quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng và
các tỉnh MT-TN là nhỏ bé
Nhìn chung các cơ sở tại Đà Nẵng có quy mô lao động nhỏ, trung bình một cơ sở
có 8-9 lao động, số lượng lao động phổ biến là 3-4 lao động, quy mô sản xuất thủ
công mỹ nghệ chủ yếu là hộ gia đình. Có 1 hộ lớn nhất là 200 lao động, 90% số hộ
được hỏi sử dụng dưới 10 lao động.
Đây cũng là hiện trạng chung của các hộ tiểu thủ công nghiệp ở các tỉnh MT-TN
ngoài Đà Nẵng, trung bình một cơ sở có từ 2-3 lao động. Trong phạm vi điều tra,
không có cơ sở nào có quy mô lớn trên 100 lao động như ở Đà Nẵng.
Bán tại các hội
chợ, triển lãm
hoặc chợ/ trung
tâm thương
mại
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 33
5) Phương thức đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất truyền thống là
truyền nghề, số lượng nghệ nhân ít
Tuổi của chủ doanh nghiệp tại Đà Nẵng phù hợp với thời gian hộ đã tham gia kinh
doanh làng nghề. Trên 90% cho biết gia đình đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh
này trên 5 năm, 64% trên 10 năm. Điều này cho thấy đây là các làng nghề lâu đời,
có tính cha truyền con nối. 54% số hộ cho biết họ học nghề hiện tại do làng xã có
nghề truyền thống. Gần 50% học nghề do cha mẹ truyền dạy, rất ít người nói họ
học từ các địa phương khác. Tính “truyền thống” là rất cao, gần như không có sự
du nhập ngành nghề từ các địa phương khác.
Biểu đồ 7: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại
Đà Nẵng
Trình độ tay nghề của lao động làng nghề: việc học nghề chủ yếu theo kiểu cầm
tay chỉ việc, chỉ có 16% nói rằng hộ có lao động có bằng cấp chuyên môn về nghề,
số lượng nghệ nhân ít.
6%
0%
20%
40%
60%
Học hỏi kỹ
thuật, kinh
nghiệm từ
huyện, xã khác
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 33
5) Phương thức đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất truyền thống là
truyền nghề, số lượng nghệ nhân ít
Tuổi của chủ doanh nghiệp tại Đà Nẵng phù hợp với thời gian hộ đã tham gia kinh
doanh làng nghề. Trên 90% cho biết gia đình đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh
này trên 5 năm, 64% trên 10 năm. Điều này cho thấy đây là các làng nghề lâu đời,
có tính cha truyền con nối. 54% số hộ cho biết họ học nghề hiện tại do làng xã có
nghề truyền thống. Gần 50% học nghề do cha mẹ truyền dạy, rất ít người nói họ
học từ các địa phương khác. Tính “truyền thống” là rất cao, gần như không có sự
du nhập ngành nghề từ các địa phương khác.
Biểu đồ 7: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại
Đà Nẵng
Trình độ tay nghề của lao động làng nghề: việc học nghề chủ yếu theo kiểu cầm
tay chỉ việc, chỉ có 16% nói rằng hộ có lao động có bằng cấp chuyên môn về nghề,
số lượng nghệ nhân ít.
54%
44%
26%
Học hỏi kỹ
thuật, kinh
nghiệm từ
huyện, xã khác
Học hỏi kỹ
thuật, kinh
nghiệm từ các
hộ sản xuất
khác trong cùng
làng, xã
Do ông bà, cha
mẹ truyền dạy
Cách khác
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 33
5) Phương thức đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất truyền thống là
truyền nghề, số lượng nghệ nhân ít
Tuổi của chủ doanh nghiệp tại Đà Nẵng phù hợp với thời gian hộ đã tham gia kinh
doanh làng nghề. Trên 90% cho biết gia đình đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh
này trên 5 năm, 64% trên 10 năm. Điều này cho thấy đây là các làng nghề lâu đời,
có tính cha truyền con nối. 54% số hộ cho biết họ học nghề hiện tại do làng xã có
nghề truyền thống. Gần 50% học nghề do cha mẹ truyền dạy, rất ít người nói họ
học từ các địa phương khác. Tính “truyền thống” là rất cao, gần như không có sự
du nhập ngành nghề từ các địa phương khác.
Biểu đồ 7: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại
Đà Nẵng
Trình độ tay nghề của lao động làng nghề: việc học nghề chủ yếu theo kiểu cầm
tay chỉ việc, chỉ có 16% nói rằng hộ có lao động có bằng cấp chuyên môn về nghề,
số lượng nghệ nhân ít.
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 34
Biểu đồ 8: Tỷ lệ lao động có bằng cấp ở các hộ sản xuất truyền thống tại Đà
Nẵng
Tuy nhiên, đặc điểm “truyền thống” của thủ công mỹ nghệ của Đà Nẵng vẫn còn
thấp hơn so với các tỉnh MT-TN khác khi số liệu điều tra cho thấy có tới 80% lao
động ở các địa phương này học nghề từ cha mẹ, ông bà. Tỷ lệ học hỏi kỹ thuật,
kinh nghiệm từ các hộ sản xuất khác trong cùng làng, xã khá thấp ở mức 24%.
Biểu đồ 9: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại
các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng
9%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Học hỏi kỹ
thuật, kinh
nghiệm từ
huyện, xã khác
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 34
Biểu đồ 8: Tỷ lệ lao động có bằng cấp ở các hộ sản xuất truyền thống tại Đà
Nẵng
Tuy nhiên, đặc điểm “truyền thống” của thủ công mỹ nghệ của Đà Nẵng vẫn còn
thấp hơn so với các tỉnh MT-TN khác khi số liệu điều tra cho thấy có tới 80% lao
động ở các địa phương này học nghề từ cha mẹ, ông bà. Tỷ lệ học hỏi kỹ thuật,
kinh nghiệm từ các hộ sản xuất khác trong cùng làng, xã khá thấp ở mức 24%.
Biểu đồ 9: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại
các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng
Có bằng cấp
84%
Không có
bằng cấp
16%
9%
24%
80%
2%
Học hỏi kỹ
thuật, kinh
nghiệm từ
huyện, xã khác
Học hỏi kỹ
thuật, kinh
nghiệm từ các
hộ sản xuất
khác trong cùng
làng, xã
Do ông bà, cha
mẹ truyền dạy
Cách khác
BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012
Trang 34
Biểu đồ 8: Tỷ lệ lao động có bằng cấp ở các hộ sản xuất truyền thống tại Đà
Nẵng
Tuy nhiên, đặc điểm “truyền thống” của thủ công mỹ nghệ của Đà Nẵng vẫn còn
thấp hơn so với các tỉnh MT-TN khác khi số liệu điều tra cho thấy có tới 80% lao
động ở các địa phương này học nghề từ cha mẹ, ông bà. Tỷ lệ học hỏi kỹ thuật,
kinh nghiệm từ các hộ sản xuất khác trong cùng làng, xã khá thấp ở mức 24%.
Biểu đồ 9: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại
các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng
Cách khác
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf
PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf

More Related Content

More from TieuNgocLy

HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
TieuNgocLy
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
TieuNgocLy
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
TieuNgocLy
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
TieuNgocLy
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
TieuNgocLy
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
TieuNgocLy
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
TieuNgocLy
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
TieuNgocLy
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
TieuNgocLy
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
TieuNgocLy
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
TieuNgocLy
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
TieuNgocLy
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdfBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
TieuNgocLy
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
TieuNgocLy
 
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdfĐàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
TieuNgocLy
 
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfNâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
TieuNgocLy
 
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
TieuNgocLy
 
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TieuNgocLy
 
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdfỨng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
TieuNgocLy
 
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
TieuNgocLy
 

More from TieuNgocLy (20)

HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdfBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
 
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdfĐàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
 
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfNâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
 
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
 
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
 
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdfỨng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
 
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
 

PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖTRỢ CHO TẦNG LỚP KD KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCNGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.pdf

  • 1. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN WTO II ĐÀ NẴNG – SỞ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ HỖ TRỢ CHO TẦNG LỚP KINH DOANH KIỂU TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG TẠI ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP” Đơn vị nộp Báo cáo: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUANG MINH Hà Nội, tháng 12/2012
  • 2. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 1 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................................... 6 I. BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN ................................................... 6 II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 7 1. Mục tiêu, mục đích.................................................................................... 7 2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 8 2.1. Hoạt động điều tra khảo sát đánh giá thực trạng tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận về hoạt động của tầng lớp kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp và một số ngành nghề thủ công sau khi gia nhập WTO....................................................................... 8 2.2. Tham khảo, học tập những kinh nghiệm cần thiết để hỗ trợ cho các đối tượng kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp và các ngành nghề thủ công sau gia nhập WTO tại Thái Lan và Hàn Quốc.......................................................................................... 9 PHẦN II: CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH TỪ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU............. 11 I. CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN CỦA CHÍNH SÁCH.............................. 11 1. Xác định đối tượng liên quan.................................................................. 11 1.1. Các đối tượng trực tiếp và gián tiếp............................................... 11 1.2. Nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách....................................... 12 2. Vai trò, mối quan hệ các bên liên quan................................................... 13 2.1. Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác.................................................. 13 2.2. Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác ............................. 14 2.3. Cơ quan quản lý nhà nước.............................................................. 15 2.4. Tổ chức hiệp hội ngành nghề.......................................................... 16
  • 3. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 2 2.5. Người tiêu dùng............................................................................... 16 2.6. Các ngành nghề có liên quan.......................................................... 17 3. Vị trí và định hướng phát triển cho các đối tượng mục tiêu trong chính sách và quy hoạch phát triển của thành phố Đà Nẵng và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên............................................................... 17 3.1. Đối với cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống............. 17 3.2. Đối với cơ sở thương mại dịch vụ truyền thống ............................. 18 4. Nguyên tắc đề xuất chính sách................................................................ 19 II. RÀ SOÁT KHUNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LÍ ĐỐI VỚI NGÀNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG......................................................................................................... 20 1. Ngành thủ công mỹ nghệ và bán lẻ (TMDV) truyền thống đều chịu ảnh hưởng của các cam kết WTO và HNKTQT..................................... 20 1.1. Đối với ngành TMDV truyền thống ................................................ 20 1.2. Đối với ngành TCMN truyền thống ................................................ 21 2. Ngành phân phối bán lẻ chưa được Nhà nước xem là ngành cần ưu tiên phát triển........................................................................................... 21 3. Các hoạt động hỗ trợ tiểu thương kinh doanh TMDV truyền thống và sản xuất TCMN- Làng nghề còn thiếu- Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác hỗ trợ, quản lý các làng nghề, sản phẩm TCMN còn chồng chéo về chức năng .................................... 23 III. NHẬN DẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP............................................. 25 1. Phạm vi và phương pháp xác định vấn đề bất cập.................................. 25 1.1. Phạm vi ........................................................................................... 25 1.2. Phương pháp................................................................................... 25 2. Nhận dạng các vấn đề bất cập từ quá trình khảo sát nghiên cứu............ 26 2.1. Chỉ tập trung vào thị trường “sẵn có”- kênh phân phối kém đa dạng................................................................................................. 26
  • 4. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 3 2.2. Phương thức – công nghệ kinh doanh còn đơn giản, chậm thay đổi.................................................................................................... 32 2.3. Tầm nhìn, nhận thức về cạnh tranh, định hướng phát triển của các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh truyền thống còn yếu .......... 45 2.4. Chính sách cho TCMN chồng chéo, chính quyền chưa quan tâm TMDV truyền thống ................................................................. 55 PHẦN III: VĂN KIỆN ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ KINH DOANH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRUYỀN THỐNG TẠI ĐÀ NẴNG, MỞ RỘNG TỚI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG- TÂY NGUYÊN....................................................................................................... 60 I. XÂY DỰNG NHẬN DẠNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI VÀ XÁC ĐỊNH CÂY VẤN ĐỀ .............................................................................................. 60 1. Nhận dạng vấn đề bất cập cốt lõi ............................................................ 60 2. Hệ quả của vấn đề bất cập....................................................................... 60 2.1. Nghề TCMN truyền thống mai một: ............................................... 60 2.2. Thị trường khách du lịch bị lãng phí:............................................. 61 2.3. Thị trường hàng thủ công cao cấp bị bỏ ngỏ: ................................ 61 2.4. Phân phối bán lẻ nội địa tại các đô thị rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài: ......................................................................... 61 2.5. Công ăn việc làm, đời sống của tiểu thương bị ảnh hưởng............ 62 3. Cây vấn đề của các hộ sản xuất kinh doanh truyền thống tại Đà nẵng, mở rộng tới một số tỉnh MT-TN ................................................... 62 II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHUNG LOGIC CHO VĂN KIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ........... 65 1. Xác định mục tiêu và kết quả cần đạt được của chính sách.................... 65 2. Xác định chiến lược can thiệp................................................................. 66 3. Cây mục tiêu............................................................................................ 67 4. Khung logic cho văn kiện chính sách ..................................................... 69
  • 5. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 4 ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỖ TRỢ HỘ KINH DOANH TMDV VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG KHU VỰC MIỀN TRUNG- TÂY NGUYÊN TẠI ĐÀ NẴNG............................................................................ 77 I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGÀNH TCMN VÀ TMDV TRUYỀN THỐNG......................................................................................................... 77 1. Các kết quả đã đạt được .......................................................................... 77 2. Các mặt hạn chế, yếu kém....................................................................... 79 II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU DÀI HẠN........................... 84 1. Các quan điểm phát triển........................................................................... 84 2. Mục tiêu dài hạn........................................................................................ 84 III. MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC............................ 85 1. Xây dựng kênh phân phối đa dạng, mở rộng thị trường cho TCMN- TMDV truyền thống................................................................................ 85 2. Đầu tư nhân lực, cải thiện cơ sở vật chất và tổ chức sản xuất kinh doanh cho TCMN- TMDV truyền thống................................................ 85 3. Thay đổi tầm nhìn, nhận thức về cạnh tranh, có định hướng phát triển tốt cho các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh truyền thống ............ 86 4. Hoàn thiện khung chính sách, pháp lí cho hộ sản xuất kinh doanh truyền thống – TCMN............................................................................. 86 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN............. 87 1. Thiết lập một định hướng chung cho phân bổ các nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động tổ chức, quy hoạch và phát triển ngành TCMN và TMDV truyền thống tại địa phương........................... 87 2. Các hoạt động đối với ngành TCMN truyền thống .................................. 88 3. Các hoạt động đối với ngành TMDV truyền thống .................................. 89 V. Trách nhiệm của các bên có liên quan .......................................................... 91 1. Hộ sản xuất kinh doanh thủ công mỹ nghệ truyền thống ....................... 91 2. Hộ kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống ..................................... 91 3. Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng....................................................... 92
  • 6. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 5 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .................................................. 93 5. Phòng kinh tế các quận, huyện.................................................................. 93 6. Hiệp hội các nhà bán buôn bán lẻ, hiệp hội làng nghề, ban quản lí làng nghề tại địa phương......................................................................... 93 7. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ.............................................................. 94 Phụ lục 1: Khung logic cho văn kiện chính sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất kinh doanh truyền thống tại Đà Nẵng, mở rộng cho một số tỉnh MT-TN.............. 95 Phụ lục 2: Đề xuất lộ trình thực hiện các giải pháp hỗ trợ đối với các hộ sản xuất kinh doanh truyền thống tại Đà Nẵng, mở rộng cho các tỉnh MT-TN, giai đoạn 2013 – 2020 .................................................................................................. 102
  • 7. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 6 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN Kể từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 11/1/2007, đời sống kinh tế xã hội Việt Nam nói chung có những biến chuyển đáng kể. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều hoạt động nổi bật và đã đạt được những thành tựu về kinh tế - xã hội trong thời kì hội nhập. Một trong các thành tựu nổi bật là việc thành phố đã khai thác được tiềm năng du lịch, trở thành một trong các thành phố du lịch được ưa thích tại Việt Nam. Góp phần vào sự thành công của ngành du lịch Đà Nẵng không thể thiếu sự đóng góp của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ như đá mỹ nghệ Non Nước, bánh mè Cẩm Lệ, và các sản phẩm thủ công truyền thống của miền Trung – Tây Nguyên (MT-TN) được giới thiệu tới du khách thông qua hệ thống thương mại dịch vụ trên địa bàn Đà Nẵng. Tuy nhiên, đánh giá sơ bộ cho thấy ngành thủ công mỹ nghệ Đà Nẵng nói chung và của MT-TN nói riêng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình thích nghi với những yêu cầu mới trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Song song với ngành thủ công mỹ nghệ mang tính truyền thống, ở cùng cấp độ hộ gia đình, các tiểu thương nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ của Đà Nẵng, mở rộng ra các tỉnh MT-TN đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu trong những năm qua. Hiện nay tại Việt Nam, bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm gần 20%, khoảng 80% là bán lẻ truyền thống (chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa…). Với quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, vốn ít, mặt bằng nhỏ, trình độ nhận thức, chuyên môn và trình độ quản lý thấp,… bộ phận này đang là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ hội nhập, khó lòng đứng vững trước những cạnh tranh ngày càng gay gắt, kéo theo nguy cơ mất việc làm đặc biệt cho nhà bán lẻ vùng nông thôn và dân buôn bán nhỏ ở thành thị. Tinh thần hỗ trợ cơ sở kinh tế nhỏ mang tính truyền thống là phù hợp với các văn bản định hướng của Chính phủ nhưNghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP; Quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2025 phê duyệt tháng 8/2008.Ở cấp độ tỉnh-thành phố, Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN đã có các hoạt động quy hoạch, liên kết ngành, thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng hộ gia đình sản xuất, kinh doanh truyền thống trong các năm vừa qua. Tuy nhiên, trước sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhiều khái niệm mới đã du nhập vào Việt Nam, nhiều biến đổi kinh tế cần được các cơ sở sản
  • 8. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 7 xuất kinh doanh cũng như cơ quan quản lý nhà nước cập nhật và thích ứng kịp thời. Dự án này được thiết kế với hi vọng tham mưu cho UBND thành phố Đà Nẵng về công tác khuyến công, xúc tiến thương mại, phù hợp với trách nhiệm của Sở Công Thương được UBND thành phố giao cho là một trong các cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng và phát triển các làng nghề, hỗ trợ các hộ tiểu thương truyền thống của thành phố Đà nẵng trong giai đoạn 2013 đến 2020. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu, mục đích Mục tiêu của dự án là xây dựng một đề xuất chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống, các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, mở rộng tới một số tỉnh miền Trung – Tây Nguyên tối đa hóa các lợi ích từ hội nhập nhằm thích nghi, phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Mục đích của dự án là:  Nhận dạng các vấn đề tồn tại của ngành thủ công nghiệp, ngành phân phối bán lẻ ở Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN  Đặt ra các mục tiêu và kết quả cần đạt được của chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình sản xuất kinh doanh truyền thống, từ đó đưa ra các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn  Tìm kiếm những nhận thức mới của các bên liên quan về vai trò của khu vực kinh tế hộ gia đình truyền thống trong nền kinh tế hội nhập quốc tế  Đưa ra kiến nghị với chính quyền và các bên liên quan trong việc xây dựng chiến lược và chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình sản xuất và kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống tại Đà Nẵng, mở rộng cho khu vực MT-TN  Đề xuất 1 đề án phát triển các mô hình phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ các tiểu thương kinh doanh thương mại dịch vụ kiểu truyền thống và hộ sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
  • 9. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 8 2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp tiếp cận đề xuất chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình sản xuất TCMN, kinh doanh TMDV truyền thống trong giai đoạn 2013 -2020 gồm: nghiên cứu tại bàn, khảo sát số liệu bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp. Các “đầu vào” cho hoạt động nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ bao gồm các hoạt động sau: 2.1. Hoạt động điều tra khảo sát đánh giá thực trạng tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận về hoạt động của tầng lớp kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp và một số ngành nghề thủ công sau khi gia nhập WTO  Nội dung khảo sát: - Đánh giá thực trạng và các vấn đề của các hộ gia đình sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống, kinh doanh TMDV truyền thống - Đánh giá tác động của hội nhập (tích cực và tiêu cực) đối với đối tượng khảo sát - Các kiến nghị/nguyện vọng của các hộ gia đình sản xuất kinh doanh truyền thống với chính quyền  Địa bàn khảo sát đối với ngành thủ công mỹ nghệ : Tại Đà Nẵng, các đối tượng khảo sát gồm 50 hộ sản xuất TCMN được chia làm 4 nhóm sau đây: - Nhóm 1: Khai thác và chế biến thủy sản - Nhóm 2: Sản xuất điêu khắc đá mỹ nghệ - Nhóm 3: Sản xuất nước mắm - Nhóm 4: Sản xuất thủ công mỹ nghệ Tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Daklak), nhóm đối tượng khảo sát gồm 100 hộ gia đình thuộc nhóm ngành nghề sản xuất:
  • 10. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 9 - Bánh tráng - Sản phẩm bằng cây quế - Sản phẩm thêu ren - Chiếu cói - Chổi đót - Công cụ cầm tay - Hàng mây tre đan - Hàng thổ cẩm - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ đồng - Sản phẩm thủ công mỹ nghệ gỗ - Hương đèn - Nón lá  Địa bàn khảo sát đối với ngành thương mại dịch vụ: Tại Đà Nẵng, đối tượng khảo sát gồm 150 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ trên 7 quận của thành phố là: Cẩm Lệ, Hải Châu, Hòa Vang, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê. Tại các tỉnh MT-TN, đối tượng khảo sát gồm 100 hộ kinh doanh thương mại trên 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Dak Lak. 2.2. Tham khảo, học tập những kinh nghiệm cần thiết để hỗ trợ cho các đối tượng kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp và các ngành nghề thủ công sau gia nhập WTO tại Thái Lan và Hàn Quốc Nội dung khảo sát gồm: - Tập trung vào tìm hiểu thực tế và học hỏi kinh nghiệm trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh – thương mại cho các đối tượng kinh doanh kiểu truyền thống và các ngành nghề thủ công trong quá trình hội nhập tại các địa phương của Thái Lan và Hàn Quốc. Cụ thể là: - Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của các cơ quan đối tác.
  • 11. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 10 - Tổng quan về mô hình kinh doanh kiểu truyền thống và làng nghề thủ công tại Thái Lan, Hàn Quốc (quy mô, sản phẩm, chủng loại, thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh, giá cả…). - Tác động của quá trình HNKTQT, đặc biệt là sự phát triển các loại hình kinh doanh hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị) đối với mô hình kinh doanh truyền thống. - Phương thức tổ chức, kinh doanh, quản lý các đối tượng kinh doanh truyền thống, các làng nghề thủ công mỹ nghệ. - Sự can thiệp và mức độ can thiệp, điều tiết của Chính quyền đối với hoạt động kinh doanh của các đối tượng kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp và các ngành nghề thủ công (luật, chính sách, chiến lược phát triển…). - Một số hoạt động hỗ trợ các tầng lớp kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp và các ngành nghề thủ công đã triển khai hiệu quả trong thời gian qua. - Các mô hình thành công và các chiến lược để hỗ trợ các đối tượng kinh doanh truyền thống và các ngành nghề thủ công tại địa phương. - Tiếp cận các ấn phẩm, cẩm nang, tài liệu giới thiệu về các hoạt động kinh doanh kiểu truyền thống và ngành nghề thủ công ở Thái Lan, Hàn Quốc. - Tham quan, khảo sát thực tế một số cơ sở kinh doanh truyền thống và các làng nghề thủ công tại Thái Lan, Hàn Quốc.
  • 12. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 11 PHẦN II: CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH TỪ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU I. CÁC ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN CỦA CHÍNH SÁCH 1. Xác định đối tượng liên quan 1.1. Các đối tượng trực tiếp và gián tiếp Đối tượng liên quan trực tiếp đến chính sách đối với ngành sản xuất, thương mại dịch vụ truyền thống của Đà Nẵng và mở rộng cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên (MT-TN) là: - Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng - Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng - Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có liên quan đến một số chính sách chung với Đà Nẵng - Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có liên quan đến một số chính sách chung với Đà Nẵng - Cơ quan quản lý nhà nướcbao gồm: + UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở xây dựng và các Sở, Ban, ngành liên quan khác của Đà Nẵng. + UBND các tỉnh, thành phố thuộc khu vực MT-TN có liên quan đến một số chính sách chung với Đà Nẵng; các Sở, Ban, ngành có liên quan của các tỉnh, thành phố này. - Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp: bao gồm các Hiệp hội làng nghề Việt Nam (VICRAFTS), Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR), Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật các tỉnh, Hiệp hội chế biến và sản xuất thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và
  • 13. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 12 vừa TP Đà Nẵng, Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng, Hội quy hoạch và phát triển đô thị Đà Nẵng, Hội sở hữu trí tuệ TP Đà Nẵng, v.v… Đối tượng liên quan gián tiếp đến chính sách là: - Người tiêu dùng: bao gồm các cá nhân người tiêu dùng Việt Nam, khách du lịch nước ngoài, các công ty và cơ quan nhà nước tham gia vào hoạt động mua bán trong vai trò người mua - Các ngành nghề liên quan tới ngành sản xuất, thương mại dịch vụ truyền thống, bao gồm ngành du lịch, ngành văn hóa, ngành giáo dục và đào tạo. 1.2. Nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách Nhóm đối tượng mục tiêu của chính sách là các đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi các vấn đề bất cập và được hưởng lợi từ các chính sách đề ra. Nhóm đối tượng chính của chính sách đối với ngành sản xuất, thương mại dịch vụ truyền thống khu vực MT- TN là: - Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng - Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng - Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có liên quan đến một số chính sách chung với Đà Nẵng - Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên có liên quan đến một số chính sách chung với Đà Nẵng
  • 14. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 13 2. Vai trò, mối quan hệ các bên liên quan 2.1. Các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác Hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống là mô hình kinh tế có từ lâu đời ở nước ta, đặc biệt khi các hộ gia đình trong cùng một địa bàn làm cùng một số nghề nhất định tạo thành làng nghề truyền thống. Hộ gia đình và làng nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong thời kì kinh tế thị trường mở cửa, hộ gia đình và làng nghề truyền thống còn đóng vai trò mật thiết đối với ngành du lịch và ngành văn hóa. Theo con số khảo sát của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, ở các địa phương Miền Trung - Tây Nguyên (MT - TN) hiện nay còn lưu giữ và phát triển hơn 1.500 làng nghề có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm như: Đúc đồng Phường Đúc, thêu Thuận Lộc, nón lá Phú Cam, hoa giấy Thanh Tiên… ở Thừa Thiên - Huế; làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng; làng đúc đồng Phước Kiều, làng mộc Kim Bồng, dệt lụa Mã Châu, đền lồng Hội An, rau Trà Quế… ở Quảng Nam; làng rượu Bàu Đá, tiện mỹ nghệ Nhạn Tháp (xã Nhơn Hậu), rèn Tây Phương Danh (thị trấn Đập Đá) Bình Định; gốm Chăm Ninh Thuận, dệt thổ cẩm Tây Nguyên… Tuy nhiên, có rất nhiều làng nghề truyền thống đang hoạt động lay lắt, lụi tàn dần do không tìm được phương thức sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường, sản phẩm không cạnh tranh nổi với sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt giá rẻ, không đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Đây là một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu làm cho không ít làng nghề nổi tiếng, nhưng giờ đây chỉ còn lại là di sản của quá khứ như: làng gốm Phước Tích, làng vàng Kế Môn, rèn Hiền Lương, dệt zèng A Lưới (Thừa Thiên - Huế), làng gốm Thanh Hà, làng trống Lâm Yên (Quảng Nam). Hiện nay, các hộ gia đình và làng nghề truyền thống đã và đang được các cơ quan chính quyền, chủ yếu là các UBND tỉnh, thành phố quan tâm hỗ trợ nhằm khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Các hoạt động hỗ trợ chủ yếu bao gồm tổ chức hội thảo, tổ chức hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ, quy hoạch tập trung cho các cụm làng nghề truyền thống nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi trong việc xử lí ô nhiễm môi trường và dễ dàng tiếp cận khách hàng. Chính quyền một số tỉnh, thành
  • 15. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 14 phố cũng có những hỗ trợ tích cực đối với các hộ gia đình và làng nghề truyền thống trong hoạt động đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu. Với vai trò là một nhà sản xuất, các hộ gia đình và làng nghề truyền thống có mối liên hệ mật thiết với kênh phân phối của mình, hiện nay chủ yếu là các tiểu thương. Các tiểu thương là đa phần là các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ trong hoặc ngoài địa bàn của hộ gia đình và làng nghề truyền thống. Với vai trò là khách hàng, các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống có sự tương tác với các ngân hàng, các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu và máy móc. Là một mô hình kinh tế nhưng đồng thời cũng là một mô hình xã hội nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, hộ gia đình và làng nghề truyền thống tại miền Trung – Tây Nguyên có thể tham gia vào nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hiệp hội làng nghề Việt Nam, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Hiệp hội du lịch của các địa phương v.v… Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ với các tổ chức xã hội nghề nghiệp của các hộ gia đình và làng nghề truyền thống còn khá lỏng lẻo và chưa đạt được những hiệu quả mong muốn. 2.2. Các hộ gia đình kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác Là một phần của hệ thống thương mại dịch vụ cả nước, các cửa hàng thương mại dịch vụ truyền thống theo mô hình hộ gia đình trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN đang chiếm tỷ lệ doanh số lớn nhất của ngành bán lẻ, có cơ sở phủ khắp các địa bàn từ nông thôn tới đô thị. Ước tính đến cuối năm 2012 tổng số chợ trong cả nước là khoảng 8.703 chợ (tăng gần 1% so với năm 2011); trong đó 14 tỉnh miền Trung- Tây nguyên có khoảng 1602 chợ, chiếm 18,4% số chợ cả nước, nhiều nhất là chợ loại III 1.374 chợ, khoảng 51 chợ nông sản, trong đó có 14 chợ nông sản đầu mối, nhiều nhất là Quảng Bình (3 chợ), Quảng Trị (3 chợ), Đắc Nông (2 chợ), Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế..., chợ loại I khoảng 99 chợ. Bên cạnh chợ, các cửa hàng thương mại dịch vụ hoạt động độc lập có số lượng tương đối lớn nhưng chưa có con số thống kê chính thức.
  • 16. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 15 Cửa hàng thương mại dịch vụ truyền thống có mối quan hệ gần gũi và gắn bó với chính quyền địa phương cấp huyện, xã. Không chỉ đóng góp cho ngân sách địa phương, tài trợ cho các hoạt động trên địa bàn mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm, giải quyết vấn đề an sinh xã hội của địa phương. Các cửa hàng TMDV truyền thống có quan hệ rất tốt đối với người tiêu dùng địa phương thông qua giao tiếp cá nhân và cá nhân. Các cửa hàng truyền thống nhận được sự quan tâm hỗ trợ khiêm tốn từ phái các tổ chức hiệp hội ngành nghề. 2.3. Cơ quan quản lý nhà nước Cơ quan quản lý nhà nước của thành phố Đà Nẵng đóng vai trò trợ giúp, quản lý về mặt pháp luật và chiến lược phát triển tổng thể của ngành thủ công nghiệp truyền thống, ngành thương mại dịch vụ truyền thống trên quy mô thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, chính quyền Đà Nẵng còn đóng vai trò đầu mối trung tâm liên kết các chính quyền các tỉnh, thành phố MT-TN trong một số chính sách chung như chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, thử nghiệm các mô hình mới dành cho sản xuất, thương mại dịch vụ truyền thống. Sự phát triển của đối tượngmục tiêu phù hợp với định hướng của chính quyền tỉnh, thành phố sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời cơ quan quản lý nhà nước có sự điều chỉnh chính sách, công cụ quản lý phù hợp với thực tế. UBND các tỉnh, thành phố đóng vai trò quyết định trong việc xác định mục tiêu của địa phương, từ đó có quyết định về quy hoạch cho các làng nghề truyền thống, các cửa hàng bán lẻ trên cơ sở cân đối các mục tiêu của địa phương. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước phụ trách các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Sở Công Thương là cơ quan phụ trách các cửa hàng thương mại dịch vụ truyền thống. Phòng kinh tế các quận, huyện là cơ quan cấp giấy đăng kí kinh doanh cho các hộ sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống. Sở xây dựng chịu trách nhiệm về quy hoạch, trong đó có quy hoạch về địa điểm dành cho các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ. Trung tâm WTO Đà Nẵng, trực thuộc Sở Công Thương Đà Nẵng là một đơn vị có chức năng mang tính chất đầu mối để triển khai các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và WTO của UBND Thành phố, Ủy ban quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế cũng như
  • 17. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 16 để hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị, trong đó có các cơ sở truyền thống, thực hiện chương trình, kế hoạch về hội nhập kinh tế và gia nhập WTO. Cơ quan quản lý nhà nước của các tỉnh, thành phố khu vực MT-TN ngoài Đà Nẵng phối hợp với chính quyền Đà Nẵng và Trung tâm WTO Đà Nẵng triển khai các hoạt động liên kết chung trong khu vực. 2.4. Tổ chức hiệp hội ngành nghề Các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp đóng vai trò cầu nối các bên liên quan. Sự hợp tác của các đối tượng quyết định sự thành công của tổ chức hiệp hội nghề nghiệp. Một trong các cam kết quan trọng khi Việt Nam gia nhập WTO là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế vai trò của các hiệp hội càng được nâng cao.Với vai trò là cầu nối, các hiệp hội thường có tiếng nói trung tính và bảo vệ quyền lợi cho tất cả các bên.Các hiệp hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp, vì vậy hầu hết hoạt động dựa trên sự tự nguyện và kinh phí tài trợ của các tổ chức phi chính phủ hoặc các doanh nghiệp. Một trong các thế mạnh của các hiệp hội là nhân sự hiệp hội đã từng công tác tại cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy nắm vững được các chủ trương, chính sách và phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó có điều kiện và cách thức phù hợp để đại diện cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống, cửa hàng thương mại dịch vụ truyền thống, người tiêu dùng, nhà sản xuất… đề xuất chính sách. 2.5. Người tiêu dùng Người tiêu dùng là một trong các bên liên quan gián tiếp đến hệ thống chính sách đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống. Ngày nay, người tiêu dùng vừa đóng vai trò quyết định tới sự thành công của các cơ sở này, vừa đóng vai trò người bị tác động như các tác động từ an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch vụ sau bán hàng, v.v… Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) là một trong các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, thể hiện vai trò và mối quan hệ của người tiêu dùng tới các bên liên quan khác trong hệ thống chính sách của ngành.
  • 18. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 17 2.6. Các ngành nghề có liên quan Mặc dù ngành du lịch, văn hóa, giáo dục là các đối tượng có liên quan gián tiếp tới sự phát triển của các cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ truyền thống, các ngành này đóng vai trò quan trọng đối với các đối tượng mục tiêu của chính sách. Ngành du lịch ngày càng trở nên quan trọng đối với các làng nghề truyền thống trong việc mở rộng thị trường của các cơ sở này tới đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Ngành du lịch cũng đặt ra các đòi hỏi về tính chất, phong cách phục vụ, các xu hướng về hàng hóa đối với các cửa hàng thương mại dịch vụ truyền thốngtrên địa bàn Đà Nẵng cũng như các tỉnh MT-TN khác nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Ngành văn hóa ít liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của các đối tượng mục tiêu nhưng là ngành có vai trò định hướng trong việc duy trì các tính chất đặc thù địa phương không chỉ trong sản phẩm mà còn trong phương thức kinh doanh, bảo tồn và lưu truyền những giá trị riêng có của các cơ sở địa phương, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống. Ngành giáo dục đào tạo có ảnh hưởng hỗ trợ về nguồn nhân lực cho tất cả các ngành kinh tế, trong đó có sản xuất, thương mại và dịch vụ truyền thống. 3. Vị trí và định hướng phát triển cho các đối tượng mục tiêu trong chính sách và quy hoạch phát triển của thành phố Đà Nẵng và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên 3.1. Đối với cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về Phát triển ngành nghề nông thôn có quy hoạch và đưa ra định hướng phát triển đối với hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các chính sách khuyến khích đối với các hộ gia đình và làng nghề truyền thống như sau: a) Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống; b) Phát triển làng nghề gắn với du lịch; c) Phát triển làng nghề mới.
  • 19. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 18 Để thực hiện các chính sách này, một số biện pháp khá toàn diện đã được đề cập tại nghị định này như hỗ trợ mặt bằng sản xuất, đầu tư, tín dụng, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực. Ở cấp độ địa phương, cụ thể là thành phố Đà Nẵng, định hướng phát triển cho hộ gia đình và làng nghề truyền thống tại Nghị định 66/2006/NĐ-CP đã được các Sở liên quan đưa ra các định hướng cụ thể. Đặc biệt đối với làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, một số chính sách ưu đãi về đất, về bảo vệ môi trường đã được triển khai thực hiện theo chương trình 68 của Chính phủ. 3.2. Đối với cơ sở thương mại dịch vụ truyền thống Quyết định số 8374/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển một số ngành dịch vụ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 có quan điểm phù hợp với quan điểm phát triển đa dạng tất cả các loại hình thương mại dịch vụ theo quy hoạch tại Quyết định 3098/QĐ- BCT của Bộ Công Thương ngày 24/6/2011 Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Cụ thể, quyết định 8374/QĐ-UBND nêu rõ: “Phát triển thương mại gắn với sự phát triển của các thành phần kinh tế; quan tâm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và hình thành các doanh nghiệp lớn theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò dẫn dắt thị trường”. Mục tiêu phát triển đối với cơ sở thương mại dịch vụ truyền thống tại QĐ 8374/QĐ- UBND đề cấp tới hai loại hình là thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ. - Đối với loại hình bán buôn: đầu tư Trung tâm thương mại bán buôn Chợ Cồn; Trung tâm thương mại bán buôn Hòa Minh; chợ gia súc, gia cầm (Hòa Phước – Hòa Vang); Chợ vật liệu xây dựng (Liên Chiểu) và mở rộng chợ đầu mối nông sản (Hòa Cường – Hải Châu). Quy hoạch đầu tư một tổng kho hàng với diện tích 30-50 ha, tại địa điểm là đầu mối giao thông thuận lợi trên đại bàn thành phố Đà Nẵng.
  • 20. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 19 - Đối với loại hình bán lẻ: + Đầu tư xây dựng 3 chợ truyền thống văn minh: Chợ Hàn, chợ trung tâm mua sắm Đà Nẵng và chợ An Hải Đông. + Định hướng phát triển một số khu phố chuyên doanh trên địa bàn thành phố: Các đường: Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Hoàng Sa, Trường Sa, Nguyễn Tất Thành là các khu phố chuyên về các ngành dịch vụ: du lịch, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí; Đường Nguyễn Văn Linh: dịch vụ tài chính. Đường Lê Duẩn, Phan Châu Trinh, Hùng Vương: phố thời trang; các điểm phân phối, mua bán sản phẩm lưu niệm của thành phố phục vụ khách du lịch tại các khu thương mại và các điểm du lịch. Trong đó, quan trọng là hình thành khu phố buôn bán hàng mỹ nghệ trong quy hoạch Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn. 4. Nguyên tắc đề xuất chính sách Một trong những khó khăn của việc thiết kế và đề xuất chính sách là làm sao hài hòa được quyền lợi của các đối tượng. Trong quá trình thiết kế đề xuất chính sách, một số nguyên tắc cần thống nhất: - Các đối tượng mục tiêu cần được phát huy tối đa ưu điểm của mỗi đối tượng để góp phần hoàn thiện mô hình phối kết hợp giữa sản xuất truyền thống và thương mại dịch vụ truyền thống. Tránh đưa ra các đề xuất chính sách theo hướng giảm lợi ích của đối tượng này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng còn lại. - Đối với các đối tượng có mâu thuẫn về quyền lợi giá cả, lợi nhuận, thực hiện nguyên tắc tôn trọng sự điều tiết của thị trường nhưng không vi phạm các lợi ích lâu dài của toàn bộ hệ thống. - Đối với các đối tượng có mâu thuẫn về quyền lợi thông tin, các chính sách đề xuất theo hướng minh bạch hóa tối đa những thông tin mà pháp luật cho phép.
  • 21. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 20 II. RÀ SOÁT KHUNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LÍ ĐỐI VỚI NGÀNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG 1. Ngành thủ công mỹ nghệ và bán lẻ (TMDV) truyền thống đều chịu ảnh hưởng của các cam kết WTO và HNKTQT 1.1. Đối với ngành TMDV truyền thống Các cam kết mở cửa sâu và rộng nhất thị trường phân phối- bán lẻ nội địa là các cam kết WTO, mở ra cơ hội cạnh tranh cho các nhà bán lẻ hiện đại nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các nhà PPBL kiểu truyền thống, hiện chiếm hơn 80% thị phần PPBL nội địa. Theo các cam kết WTO, Dịch vụ Phân phối là 1 trong số 11 phân ngành dịch vụ cam kết mở cửa. Theo đó, Việt Nam cam kết mở cửa tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO, bao gồm: - Dịch vụ đại lý hoa hồng; - Dịch vụ bán buôn; - Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp); - Dịch vụ nhượng quyền thương mại. Theo cam kết, cho đến thời điểm hiện tại, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được gia nhập thị trường Việt Nam trên cả 4 phân ngành nêu trên, ngoại trừ các hạn chế sau: Hạn chế về mở cơ sở bán lẻ Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ được thành lập một cơ sở bán lẻ tại Việt Nam. Để thành lập cơ sở bán lẻ thứ II trở đi, trong quá trình cấp phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có quyền áp dụng Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế (Economic Need Test- ENT). Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào một số tiêu chí như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện tại một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý để quyết định có cho phép mở thêm điểm bán lẻ hay không.
  • 22. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 21 Hạn chế về mặt hàng được phân phối Danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài bao gồm thuốc lá và xì gà, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải. Các nhà phân phối nước ngoài không được phép làm đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền đối với tất cả các mặt hàng thuộc danh mục này. Ngoài ra, họ không được bán các mặt hàng này thông qua các cơ sở đã thiết lập tại Việt Nam như liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và không được phép bán các mặt hàng này qua mạng. 1.2. Đối với ngành TCMN truyền thống Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như gốm sứ, đồ thêu, gỗ chế biến, đồ da, thiết bị gia dụng, đồ trang trí nội thất cũng chịu ảnh hưởng bởi các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo WTO, với mức cắt giảm TB là 23% cho toàn bộ biểu thuế, tạo điều kiện cho các sản phẩm thay thế, sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài cạnh tranh trên thị trường. 2. Ngành phân phối bán lẻ chưa được Nhà nước xem là ngành cần ưu tiên phát triển Thương mại nội địa, trong đó chủ yếu là phân phối bán lẻ hàng năm đóng góp khoảng từ 13 đến 15% GDP, tạo công ăn việc làm cho trên 5 triệu lao động, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, góp phần tích cực vào bình ổn thị trường…1 . Tuy nhiên trong những năm vừa qua ngành phân phối- bán lẻ chưa có được sự quan tâm đúng mức từ phía Chính phủ: Chưa có 1 chiến lược tổng thể phát triển ngành phân phối bán lẻ trên phạm vi toàn quốc, các quy hoạch phân phối – bán lẻ của từng địa phương và toàn quốc chậm được xây dựng, triển khai thực hiện. Quy hoạch về mạng lưới siêu thị, trung tâm thương 1 Theo kết luận của Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tại buổi làm việc với AVR ngày 13/3/2012.
  • 23. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 22 mại . Về khung pháp lý cho ngành phân phối- bán lẻ, mặc dù có nhiều đề xuất từ cộng đồng doanh nghiệp, từ AVR, tuy nhiên đến nay việc ban hành Luật Phân phối Bán lẻ vẫn chưa được đưa vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội. Dự thảo Nghị định về Bán lẻ hàng hoá được đề xuất đã tương đối lâu và vẫn chưa được ban hành. Các văn bản pháp lý có tính chất “khung” cho ngành phân phối bán lẻ chưa được ban hành dẫn tới việc các chính sách, chiến lược hỗ trợ ngành bán lẻ nội địa chậm được ban hành, các cam kết quốc tế về bảo hộ bán lẻ nội địa không được thực hiện triệt để trong thời gian qua. Theo Luật Đầu tư 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2005 , ngoại trừ các dự án đầu tư xây dựng chợ loại 1, tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực phân phối- bán lẻ khác đều không thuộc danh mục các lĩnh vực dự án khuyến khích đầu tư hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư, điều này dẫn đến việc các dự án đầu tư trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, đặc biệt là các dự án của các doanh nghiệp nội địa không được hưởng các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuê đấtv.v... theo Luật Đầu tư 2005. Do đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ, mặt bằng của ngành phân phối bán lẻ đòi hỏi vị trí tốt và diện tích rộng, không có các chính sách ưu đãi về đất đai cho ngành phân phối – bán lẻ theo Luật Đất đai 2003 hiện hành. Khả năng tiếp cận quyền sử dụng đất, mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối- bán lẻ nội địa là rất khó khăn. Tình hình còn khó khăn hơn khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại Điều 28 về việc các chủ đầu tư phải tự thoả thuận chuyển nhượng, đền bù đối với các dự án thu hồi đất không vì lợi ích công cộng hoặc mục đích an ninh- quốc phòng. Quy định này 1 cách gián tiếp đã làm tắc nghẽn các kênh tiếp cận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp phân phối-bán lẻ, vô hiệu hoá các chính sách ưu đãi của Nghị định 61 dưới đây. Chính sách ưu đãi gần như duy nhất mà các dự án phân phối bán lẻ được hưởng là đối với các dự án phân phối- bán lẻ (xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, kho, trung tâm logistic) tại vùng nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Các dự án này đầu tư tại khu vực nông thôn (bên ngoài địa bàn phường, quận của các tỉnh, thành phố) được xếp vào danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư; được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo Nghị định 61 trong đó quan trọng nhất là được miễn tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất, được miễn tiền thuê đất trong trường hợp thuê đất của nhà nước, miễn
  • 24. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 23 tiền thuê đất đối với các công trình phúc lợi công cộng, nhà ở của cán bộ công nhân, đất trồng cây xanh cho dự án. Ngoài ra, việc áp dụng các “hàng rào” bảo hộ các nhà phân phối, bán lẻ nội địa cũng chưa thực sự hiệu quả, cụ thể là: Chưa có quy định rõ ràng và minh bạch về ENTs. Theo như kinh nghiệm quốc tế, ngoài ENTs, các hàng rào “kỹ thuật” khác nhằm bảo hộ các nhà bán lẻ trong nước, đặc biệt là các nhà bán lẻ truyền thống cũng được các nước coi trọng. Một trong những điểm yếu kém của thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam là chưa đưa ra tiêu chí rõ ràng về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) khi doanh nghiệp (DN) muốn mở điểm bán lẻ thứ hai trở lên. Sau 5 năm gia nhập WTO, do không có quy định cụ thể về điều kiện xem xét cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài về mở điểm bán lẻ thứ hai nên việc cấp phép hoặc từ chối cấp phép ở các địa phương là tùy tiện. Vì vậy, cần có một “công thức” rõ ràng về ENT tạo sự minh bạch cho môi trường đầu tư nước ngoài cũng như phát huy công cụ ENT để bảo hộ ngành phân phối bán lẻ nội địa. Cụ thể, ban hành quy định về “kiểm tra nhu cầu kinh tế” phải đảm bảo ba tiêu chí: - Bảo vệ sự ổn định của hệ thống bán lẻ đã hình thành từ trước. Một đơn vị bán lẻ mới ra đời không làm giảm doanh thu, giảm thu nhập và việc làm của hộ kinh doanh cũ. - Phải xem xét điều kiện về mật độ giao thông tập trung tại khu vực. - Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng tại khu vực đó. Chưa thực hiện nghiêm túc danh mục “hàng hoá loại trừ lâu dài” đối với các doanh nghiệp bán lẻ FDI; chưa phân biệt rõ ranh giới giữa bán buôn và bán lẻ Hiện tượng các doanh nghiệp FDI kinh doanh hàng hoá trong danh mục hàng hoá loại trừ lâu dài; GPĐT bán buôn nhưng kinh doanh bán lẻ trá hình được phản ảnh nhiều, nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý. 3. Các hoạt động hỗ trợ tiểu thương kinh doanh TMDV truyền thống và sản xuất TCMN- Làng nghề còn thiếu- Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác hỗ trợ, quản lý các làng nghề, sản phẩm TCMN còn chồng chéo về chức năng Nguồn kinh phí đào tạo- hỗ trợ tiểu thương còn hết sức hạn chế. Hàng năm nguồn ngân sách TB chi cho công tác đào tạo, hỗ trợ tiểu thương bởi các Sở Công Thương
  • 25. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 24 chỉ trông đợi vào nguồn kinh phí sự nghiệp rất ít. Không có 1 chương trình hoặc đề án nào ở cấp quốc gia nào hỗ trợ ngành TMDV truyền thống. Đối với sản xuất làng nghề truyền thống, chức năng quản lý nhà nước về làng nghề còn chồng chéo, các chính sách hỗ trợ cho phát triển nghề và làng nghề còn bất cập, chưa hoàn chỉnh, chưa đi sâu và tác động mạnh mẽ đến các cơ sở sản xuất trong làng nghề, chỉ tập trung vào các nghĩa vụ của làng nghề, của các cơ sở sản xuất trong làng nghề mà chưa chú trọng nhiều đến các quyền lợi. Cụ thể: - Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ chưa tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp nông thôn giữa Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như giữa Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương) với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các địa phương; - Các Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có nhiều điểm còn thiếu và bất cập như: hướng dẫn nội dung khuyến công, phát triển nghề, làng nghề còn chung chung, chưa xác định rõ, cụ thể các nội dung, hình thức thực hiện; chưa hướng dẫn rõ và thiếu các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đơn giá làm căn cứ thiết kế, lập dự toán kinh phí cho các dự án khuyến công, phát triển nghề, làng nghề; một số mức chi cụ thể đang áp dụng thấp không phù hợp nên việc lập, thẩm định, phê duyệt các đề án còn chậm, triển khai một số hoạt động phát triển nghề, làng nghề còn gặp khó khăn; - Chưa xây dựng và ban hành được bộ tiêu chuẩn quy định về mức hỗ trợ kinh phí khuyến công từ ngân sách địa phương để thực hiện các đề án trên địa bàn; - Chưa ban hành được văn bản hướng dẫn quy trình thống nhất về quản lý, đánh giá các dự án khuyến công; - Mạng lưới cán bộ quản lý và thực hiện công tác phát triển nghề, làng nghề mới có ở cấp tỉnh, thành phố; Đối với cấp huyện với hàng chục làng nghề, hàng trăm doanh nghiệp cũng chỉ có tối đa là 2 biên chế cho lĩnh vực quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ở nhiều làng nghề, xã nghề có doanh thu hàng trăm tỷ đồng với hàng nghìn hộ sản xuất nhưng chưa có người chuyên phụ trách công tác quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy việc truyền đạt, phổ biến, thực thi các cơ chế chính sách, việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở các làng, các xã còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình với khả năng ít chuyên môn của lãnh đạo xã, thôn. Bên cạnh đó vẫn còn thiếu một số chính sách như: dự báo năng lực và nhu cầu thị trường, chính sách bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, tổ chức phối hợp liên kết
  • 26. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 25 chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất… cho dù các chính sách này không mang tính bắt buộc nhưng cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố. Những hạn chế của các cơ chế chính sách sau khi ban hành phần nào đã được thể hiện qua việc triển khai chậm trễ và kết quả đạt thấp ở các khâu: phát triển làng nghề không theo định hướng, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, khó khăn trong việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất lâu dài, chuyển giao kỹ thuật khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, miễn giảm thuế, cho vay lãi xuất ưu đãi… III. NHẬN DẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP 1. Phạm vi và phương pháp xác định vấn đề bất cập 1.1. Phạm vi Các vấn đề bất cập được nhóm tư vấn rút ra từ quá trình khảo sát đánh giá thực trạng tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận về hoạt động của tầng lớp kinh doanh kiểu truyền thống, thu nhập thấp và một số ngành nghề thủ công sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, các đóng góp ý kiến của các Sở, Ban, ngành tại Đà Nẵng, cán bộ quản lý nhà nước, đại diện tổ chức hiệp hội cũng là những nguồn khảo sát nhằm xác định vấn đề bất cập của của các hộ kinh doanh kiểu truyền thống tại Đà Nẵng và một số tỉnh MT- TN. 1.2. Phương pháp Phương pháp tiếp cận Khung Logic sử dụng một số bước làm việc được xếp theo thứ tự lần lượt sau đây, tuy nhiên việc sắp xếp thứ tự không mang ý nghĩa là tuần tự mà là quá trình lặp đi lặp lại, điều chỉnh nội dung ở các bước liên tục khi có những thay đổi ở 1 bước nào đó. Xác định vấn đề là một bước trong tổng thể các bước của Phương pháp tiếp cận Khung Logic: Bước 1: Xác định các bên liên quan đến chính sách Bước 2: Xác định vấn đề bất cập và xây dựng cây vấn đề, trong đó xác định được vấn đề cốt lõi (core problem), các nguyên nhân và hậu quả của vấn đề.
  • 27. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 26 Bước 3: Xác định mục tiêu của đề xuất chính sách Bước 4: Xác định chiến lược để đạt được mục tiêu Bước 5: Xây dựng Khung Logic chính sách bao gồm Mục đích – Mục tiêu – Đầu ra – Chương trình hành động 2. Nhận dạng các vấn đề bất cập từ quá trình khảo sát nghiên cứu Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực trạng các hộ kinh doanh kiểu truyền thống được tiến hành vào tháng 5/2012, các nghiên cứu về quy định pháp lí và hệ thống chính sách của nhà nước dành cho tầng lớp này, các kinh nghiệm nước ngoài và ý kiến các Sở, Ban, ngành được tổng hợp và phân loại, từ đó rút ra 4 nhóm vấn đề bất cập như sau: 2.1. Chỉ tập trung vào thị trường “sẵn có”- kênh phân phối kém đa dạng 1) Kênh phân phối của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng cũng như một số tỉnh MT-TN kém đa dạng, phần lớn là qua các tiểu thương địa phương: Tại Đà Nẵng, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng kênh phân phối trung gian nhưng phần lớn là kênh truyền thống, 90% có bán cho các tiểu thương địa phương, chỉ có 22% có bán qua kênh bán lẻ hiện đại là siêu thị, công ty thương mại. Biểu đồ 1: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng tiêu thụ hàng hóa qua các kênh phân phối 90% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Bán buôn cho 1 số bạn hàng tiểu thương ở địa phương BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 26 Bước 3: Xác định mục tiêu của đề xuất chính sách Bước 4: Xác định chiến lược để đạt được mục tiêu Bước 5: Xây dựng Khung Logic chính sách bao gồm Mục đích – Mục tiêu – Đầu ra – Chương trình hành động 2. Nhận dạng các vấn đề bất cập từ quá trình khảo sát nghiên cứu Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực trạng các hộ kinh doanh kiểu truyền thống được tiến hành vào tháng 5/2012, các nghiên cứu về quy định pháp lí và hệ thống chính sách của nhà nước dành cho tầng lớp này, các kinh nghiệm nước ngoài và ý kiến các Sở, Ban, ngành được tổng hợp và phân loại, từ đó rút ra 4 nhóm vấn đề bất cập như sau: 2.1. Chỉ tập trung vào thị trường “sẵn có”- kênh phân phối kém đa dạng 1) Kênh phân phối của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng cũng như một số tỉnh MT-TN kém đa dạng, phần lớn là qua các tiểu thương địa phương: Tại Đà Nẵng, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng kênh phân phối trung gian nhưng phần lớn là kênh truyền thống, 90% có bán cho các tiểu thương địa phương, chỉ có 22% có bán qua kênh bán lẻ hiện đại là siêu thị, công ty thương mại. Biểu đồ 1: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng tiêu thụ hàng hóa qua các kênh phân phối 6% 22% 6% Bán buôn cho 1 số bạn hàng tiểu thương ở địa phương Bán buôn cho khách hàng tiểu thương ngoại tỉnh Ký hợp đồng bán sản phẩm cho các công ty kinh doanh, siêu thị lớn Trực tiếp bán cho các khách hàng xuất khẩu, khách nước ngoài BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 26 Bước 3: Xác định mục tiêu của đề xuất chính sách Bước 4: Xác định chiến lược để đạt được mục tiêu Bước 5: Xây dựng Khung Logic chính sách bao gồm Mục đích – Mục tiêu – Đầu ra – Chương trình hành động 2. Nhận dạng các vấn đề bất cập từ quá trình khảo sát nghiên cứu Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực trạng các hộ kinh doanh kiểu truyền thống được tiến hành vào tháng 5/2012, các nghiên cứu về quy định pháp lí và hệ thống chính sách của nhà nước dành cho tầng lớp này, các kinh nghiệm nước ngoài và ý kiến các Sở, Ban, ngành được tổng hợp và phân loại, từ đó rút ra 4 nhóm vấn đề bất cập như sau: 2.1. Chỉ tập trung vào thị trường “sẵn có”- kênh phân phối kém đa dạng 1) Kênh phân phối của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng cũng như một số tỉnh MT-TN kém đa dạng, phần lớn là qua các tiểu thương địa phương: Tại Đà Nẵng, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng kênh phân phối trung gian nhưng phần lớn là kênh truyền thống, 90% có bán cho các tiểu thương địa phương, chỉ có 22% có bán qua kênh bán lẻ hiện đại là siêu thị, công ty thương mại. Biểu đồ 1: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng tiêu thụ hàng hóa qua các kênh phân phối Trực tiếp bán cho các khách hàng xuất khẩu, khách nước ngoài
  • 28. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 27 Kênh phân phối của các hộ sản xuất tại 5 tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng tỏ ra kém hiện đại và kém đa dạng hơn khi chỉ có 3% phân phối qua kênh bán lẻ hiện đại là siêu thị và trung tâm thương mại. Phần lớn các hộ sản xuất tại các tỉnh này phân phối hàng hóa thông qua tiểu thương. Tuy nhiên, về độ đa dạng của kênh phân phối qua tiểu thương thì các 5 tỉnh MT-TN này lại đa dạng hơn Đà Nẵng khi có 86% có qua tiểu thương địa phương và 58% qua tiểu thương ngoại tỉnh, trong khi chỉ có 6% các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng phân phối hàng hóa của mình qua tiểu thương ngoại tỉnh. Biểu đồ 2: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng tiêu thụ hàng hóa qua các kênh phân phối 86% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Bán buôn cho 1 số bạn hàng tiểu thương ở địa phương BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 27 Kênh phân phối của các hộ sản xuất tại 5 tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng tỏ ra kém hiện đại và kém đa dạng hơn khi chỉ có 3% phân phối qua kênh bán lẻ hiện đại là siêu thị và trung tâm thương mại. Phần lớn các hộ sản xuất tại các tỉnh này phân phối hàng hóa thông qua tiểu thương. Tuy nhiên, về độ đa dạng của kênh phân phối qua tiểu thương thì các 5 tỉnh MT-TN này lại đa dạng hơn Đà Nẵng khi có 86% có qua tiểu thương địa phương và 58% qua tiểu thương ngoại tỉnh, trong khi chỉ có 6% các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng phân phối hàng hóa của mình qua tiểu thương ngoại tỉnh. Biểu đồ 2: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng tiêu thụ hàng hóa qua các kênh phân phối 86% 58% 3% 3% Bán buôn cho 1 số bạn hàng tiểu thương ở địa phương Bán buôn cho khách hàng tiểu thương ngoại tỉnh Ký hợp đồng bán sản phẩm cho các công ty kinh doanh, siêu thị lớn Trực tiếp bán cho các khách hàng xuất khẩu, khách nước ngoài BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 27 Kênh phân phối của các hộ sản xuất tại 5 tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng tỏ ra kém hiện đại và kém đa dạng hơn khi chỉ có 3% phân phối qua kênh bán lẻ hiện đại là siêu thị và trung tâm thương mại. Phần lớn các hộ sản xuất tại các tỉnh này phân phối hàng hóa thông qua tiểu thương. Tuy nhiên, về độ đa dạng của kênh phân phối qua tiểu thương thì các 5 tỉnh MT-TN này lại đa dạng hơn Đà Nẵng khi có 86% có qua tiểu thương địa phương và 58% qua tiểu thương ngoại tỉnh, trong khi chỉ có 6% các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng phân phối hàng hóa của mình qua tiểu thương ngoại tỉnh. Biểu đồ 2: Tỷ lệ các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng tiêu thụ hàng hóa qua các kênh phân phối Trực tiếp bán cho các khách hàng xuất khẩu, khách nước ngoài
  • 29. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 28 2) Các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống tại Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN chưa coi trọng đối tượng khách du lịch Tại Đà Nẵng, khách hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh TMDV là khách hàng trong phạm vi cùng 1 quận, huyện khi có gần 70% chọn phương án này. Tỷ lệ cửa hàng chọn khách nước ngoài là đối tượng khách hàng thường xuyên là 32%, một tỷ lệ khá cao so với nhiều địa phương khác, phù hợp với đặc điểm kinh doanh du lịch phát triển của Đà Nẵng và cho thấy cơ hội phát triển hoạt động thương mại- dịch vụ cho khối khách hàng “khách du lịch” trong thời gian tới . Biểu đồ 3: Khách hàng chủ yếu tại Đà Nẵng Một trong những lợi thế quan trọng để phát triển ngành bán lẻ - dịch vụ của Đà Nẵng là thị trường khách du lịch ngoại tỉnh trong nước và khách quốc tế. Tổng mức bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng của Đà Nẵng trong giai đoạn 2000- 2008 tăng từ 544 tỷ đồng lên 2.011 tỷ đồng (Nguồn: theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch của TP Đà Nẵng đến năm 2020). Dù tỷ lệ đóng góp trong tổng mức bán lẻ hàng hóa – dịch vụ còn khiêm tốn, nhưng với tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch hàng năm cao, dự kiến mức tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch đạt 18,3%/ năm, đến năm 2020 Đà Nẵng sẽ đón trên 8 triệu lượt du khách/ năm. 68,667% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Người tiêu dùng địa phương trong cùng 1 quận, huyện BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 28 2) Các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống tại Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN chưa coi trọng đối tượng khách du lịch Tại Đà Nẵng, khách hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh TMDV là khách hàng trong phạm vi cùng 1 quận, huyện khi có gần 70% chọn phương án này. Tỷ lệ cửa hàng chọn khách nước ngoài là đối tượng khách hàng thường xuyên là 32%, một tỷ lệ khá cao so với nhiều địa phương khác, phù hợp với đặc điểm kinh doanh du lịch phát triển của Đà Nẵng và cho thấy cơ hội phát triển hoạt động thương mại- dịch vụ cho khối khách hàng “khách du lịch” trong thời gian tới . Biểu đồ 3: Khách hàng chủ yếu tại Đà Nẵng Một trong những lợi thế quan trọng để phát triển ngành bán lẻ - dịch vụ của Đà Nẵng là thị trường khách du lịch ngoại tỉnh trong nước và khách quốc tế. Tổng mức bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng của Đà Nẵng trong giai đoạn 2000- 2008 tăng từ 544 tỷ đồng lên 2.011 tỷ đồng (Nguồn: theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch của TP Đà Nẵng đến năm 2020). Dù tỷ lệ đóng góp trong tổng mức bán lẻ hàng hóa – dịch vụ còn khiêm tốn, nhưng với tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch hàng năm cao, dự kiến mức tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch đạt 18,3%/ năm, đến năm 2020 Đà Nẵng sẽ đón trên 8 triệu lượt du khách/ năm. 68,667% 32,667% 4,667% 12,00% Người tiêu dùng địa phương trong cùng 1 quận, huyện Khách vãng lai, khách du lịch trong và ngoài nước Các doanh nghiệp trên địa bàn Khách hàng ở bên ngoài tỉnh, thành phố BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 28 2) Các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ truyền thống tại Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN chưa coi trọng đối tượng khách du lịch Tại Đà Nẵng, khách hàng chủ yếu của các hộ kinh doanh TMDV là khách hàng trong phạm vi cùng 1 quận, huyện khi có gần 70% chọn phương án này. Tỷ lệ cửa hàng chọn khách nước ngoài là đối tượng khách hàng thường xuyên là 32%, một tỷ lệ khá cao so với nhiều địa phương khác, phù hợp với đặc điểm kinh doanh du lịch phát triển của Đà Nẵng và cho thấy cơ hội phát triển hoạt động thương mại- dịch vụ cho khối khách hàng “khách du lịch” trong thời gian tới . Biểu đồ 3: Khách hàng chủ yếu tại Đà Nẵng Một trong những lợi thế quan trọng để phát triển ngành bán lẻ - dịch vụ của Đà Nẵng là thị trường khách du lịch ngoại tỉnh trong nước và khách quốc tế. Tổng mức bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng của Đà Nẵng trong giai đoạn 2000- 2008 tăng từ 544 tỷ đồng lên 2.011 tỷ đồng (Nguồn: theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch của TP Đà Nẵng đến năm 2020). Dù tỷ lệ đóng góp trong tổng mức bán lẻ hàng hóa – dịch vụ còn khiêm tốn, nhưng với tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch hàng năm cao, dự kiến mức tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch đạt 18,3%/ năm, đến năm 2020 Đà Nẵng sẽ đón trên 8 triệu lượt du khách/ năm.
  • 30. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 29 Bảng a: Dự báo lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020 Đơn vị tính: 1.000 khách Chỉ tiêu 2010 2015 2020 Mức tăng BQ (%) Tổng lượt khách 1.500 3.500 8.100 18,37 Khách quốc tế 350 700 1.400 14,87 Khách nội địa 1.150 2.800 6.700 19,27 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch của TP Đà Nẵng đến năm 2020. So sánh với tiềm năng khách du lịch, tỷ lệ khách hàng du lịch 32,7% này vẫn chưa đủ cao với tiềm năng du lịch hiện nay của thành phố. Một phần vì mức chi tiêu bình quân của du khách đến Đà Nẵng còn ở mức khiêm tốn, trung bình một du khách đến Đà Nẵng chi tiêu 1,6 triệu đồng/năm (2008). Mức chi tiêu chuyên ngành của một du khách chỉ đạt khoảng dưới 700.000 đồng, trong đó trung bình của 1 khách quốc tế khoảng 60USD, khách nội địa là 500.000 đồng. Mặc dù vậy, lượng khách du lịch và doanh thu bán lẻ của các cửa hàng thương mại dịch vụ đã đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, góp phần đảm bảo ổn định kinh doanh của các hộ gia đình. Bảng b: Mức độ chi tiêu bình quân của 1 du khách đến Đà Nẵng Chỉ tiêu ĐVT 2001 2003 2005 2007 2008 Chỉ tiêu chung 1.000đ 1.097 1.240 1.356 1.374 1.585 Chỉ tiêu chuyên ngành 1.000đ 597 658 616 611 689 - Quốc tế USD 67 79 64 60 50 - Nội địa 1.000đ 300 350 400 470 550
  • 31. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 30 Trong khi đó, tính bó hẹp và tính địa phương thể hiện rõ rệt trong ngành thương mại dịch vụ tại 5 tỉnh MT-TN khi 100% các hộ được hỏi có đối tượng khách hàng là người tiêu dùng địa phương trong cùng 1 quận, huyện. Tỷ lệ các hộ có khách hàng ngoại tỉnh rất ít (2%), khách hàng đến từ địa phương khác chủ yếu là khách vãng lai hoặc khách du lịch, nhưng đối tượng này cũng chỉ có 16% các hộ ghi nhận là có. Biểu đồ 4: Khách hàng chủ yếu (MT-TN ngoài Đà Nẵng) Tóm lại, sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thu hút du khách quốc tế đến với Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác. Tuy nhiên, sự sẵn sàng nắm bắt cơ hội của các cơ sở thương mại du lịch với các đối tượng khách hàng nước ngoài này chỉ mới thể hiện rõ rệt tại Đà Nẵng mà chưa thấy chuyển biến rõ ở các cơ sở MT-TN khác. 3) Các hộ sản xuất truyền thống của các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng chưa tiếp cận đúng mức đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng Đà Nẵng là 1 thị trường du lịch có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây. Do vậy, một cách tự nhiên, khách du lịch là mục tiêu phục vụ quan trọng của các hộ sản xuất làng nghề. 50% cho rằng khách du lịch là nhóm khách hàng quan trọng nhất của hộ. Đây là điểm khác biệt so với các địa phương khác, như vậy các 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Người tiêu dùng địa phương trong cùng 1 quận, huyện BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 30 Trong khi đó, tính bó hẹp và tính địa phương thể hiện rõ rệt trong ngành thương mại dịch vụ tại 5 tỉnh MT-TN khi 100% các hộ được hỏi có đối tượng khách hàng là người tiêu dùng địa phương trong cùng 1 quận, huyện. Tỷ lệ các hộ có khách hàng ngoại tỉnh rất ít (2%), khách hàng đến từ địa phương khác chủ yếu là khách vãng lai hoặc khách du lịch, nhưng đối tượng này cũng chỉ có 16% các hộ ghi nhận là có. Biểu đồ 4: Khách hàng chủ yếu (MT-TN ngoài Đà Nẵng) Tóm lại, sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thu hút du khách quốc tế đến với Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác. Tuy nhiên, sự sẵn sàng nắm bắt cơ hội của các cơ sở thương mại du lịch với các đối tượng khách hàng nước ngoài này chỉ mới thể hiện rõ rệt tại Đà Nẵng mà chưa thấy chuyển biến rõ ở các cơ sở MT-TN khác. 3) Các hộ sản xuất truyền thống của các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng chưa tiếp cận đúng mức đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng Đà Nẵng là 1 thị trường du lịch có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây. Do vậy, một cách tự nhiên, khách du lịch là mục tiêu phục vụ quan trọng của các hộ sản xuất làng nghề. 50% cho rằng khách du lịch là nhóm khách hàng quan trọng nhất của hộ. Đây là điểm khác biệt so với các địa phương khác, như vậy các 100% 16% 4% 2% Người tiêu dùng địa phương trong cùng 1 quận, huyện Khách vãng lai, khách du lịch trong nước và ngoài nước Các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn Khách hàng ở bên ngoài tỉnh, thành phố BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 30 Trong khi đó, tính bó hẹp và tính địa phương thể hiện rõ rệt trong ngành thương mại dịch vụ tại 5 tỉnh MT-TN khi 100% các hộ được hỏi có đối tượng khách hàng là người tiêu dùng địa phương trong cùng 1 quận, huyện. Tỷ lệ các hộ có khách hàng ngoại tỉnh rất ít (2%), khách hàng đến từ địa phương khác chủ yếu là khách vãng lai hoặc khách du lịch, nhưng đối tượng này cũng chỉ có 16% các hộ ghi nhận là có. Biểu đồ 4: Khách hàng chủ yếu (MT-TN ngoài Đà Nẵng) Tóm lại, sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thu hút du khách quốc tế đến với Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN khác. Tuy nhiên, sự sẵn sàng nắm bắt cơ hội của các cơ sở thương mại du lịch với các đối tượng khách hàng nước ngoài này chỉ mới thể hiện rõ rệt tại Đà Nẵng mà chưa thấy chuyển biến rõ ở các cơ sở MT-TN khác. 3) Các hộ sản xuất truyền thống của các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng chưa tiếp cận đúng mức đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng Đà Nẵng là 1 thị trường du lịch có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây. Do vậy, một cách tự nhiên, khách du lịch là mục tiêu phục vụ quan trọng của các hộ sản xuất làng nghề. 50% cho rằng khách du lịch là nhóm khách hàng quan trọng nhất của hộ. Đây là điểm khác biệt so với các địa phương khác, như vậy các Khách hàng ở bên ngoài tỉnh, thành phố
  • 32. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 31 hộ không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương mà phần lớn phục vụ nhu cầu ngoài địa phương và quốc tế. Các kênh tiếp cận với khách hàng cuối cùng chủ yếu của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng là bán tại xưởng, bán tại cửa hàng, bán tại hội chợ triển lãm, trong đó kênh bán qua xưởng và qua cửa hàng được tương đối nhiêu hộ gia đình sử dụng ở mức 62% và 50%. Biểu đồ 5: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền thống tại thành phố Đà Nẵng Trong khi đó, hầu hết các hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ ở 5 tỉnh MT-TN còn lại không coi khách du lịch là nguồn khách quan trọng, có tới 98% chủ hộ được hỏi không coi khách du lịch là nguồn khách hàng quan trọng. Kênh tiếp cận của các hộ này tương đối năng động. Có tới 93% các hộ có bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng tại nhà, tại xưởng, 29% có bán tại các hội trợ triển lãm. Điều này cho thấy các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này chỉ phục vụ nhu cầu địa phương là chính và không được tiêu thụ nhiều cho khách du lịch. Cùng với đặc điểm về khách hàng này, kênh bán hàng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của hộ gia đình ít được chú trọng hơn. Đây là một đặc điểm cần được lưu ý nghiên cứu nguyên nhân vì Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là hai địa phương có điểm du lịch nổi tiếng là cố đô Huế và phố cổ Hội An. 0% 0% 20% 40% 60% 80% Hoàn toàn không bán BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 31 hộ không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương mà phần lớn phục vụ nhu cầu ngoài địa phương và quốc tế. Các kênh tiếp cận với khách hàng cuối cùng chủ yếu của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng là bán tại xưởng, bán tại cửa hàng, bán tại hội chợ triển lãm, trong đó kênh bán qua xưởng và qua cửa hàng được tương đối nhiêu hộ gia đình sử dụng ở mức 62% và 50%. Biểu đồ 5: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền thống tại thành phố Đà Nẵng Trong khi đó, hầu hết các hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ ở 5 tỉnh MT-TN còn lại không coi khách du lịch là nguồn khách quan trọng, có tới 98% chủ hộ được hỏi không coi khách du lịch là nguồn khách hàng quan trọng. Kênh tiếp cận của các hộ này tương đối năng động. Có tới 93% các hộ có bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng tại nhà, tại xưởng, 29% có bán tại các hội trợ triển lãm. Điều này cho thấy các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này chỉ phục vụ nhu cầu địa phương là chính và không được tiêu thụ nhiều cho khách du lịch. Cùng với đặc điểm về khách hàng này, kênh bán hàng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của hộ gia đình ít được chú trọng hơn. Đây là một đặc điểm cần được lưu ý nghiên cứu nguyên nhân vì Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là hai địa phương có điểm du lịch nổi tiếng là cố đô Huế và phố cổ Hội An. 0% 62% 50% 24% Hoàn toàn không bán Bán trực tiếp tại nhà hoặc xưởng sản xuất của hộ gia đình Trực tiếp bán tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của hộ gia đình Bán tại các hội chợ, triển lãm hoặc chợ/ trung tâm thương mại BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 31 hộ không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương mà phần lớn phục vụ nhu cầu ngoài địa phương và quốc tế. Các kênh tiếp cận với khách hàng cuối cùng chủ yếu của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng là bán tại xưởng, bán tại cửa hàng, bán tại hội chợ triển lãm, trong đó kênh bán qua xưởng và qua cửa hàng được tương đối nhiêu hộ gia đình sử dụng ở mức 62% và 50%. Biểu đồ 5: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền thống tại thành phố Đà Nẵng Trong khi đó, hầu hết các hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ ở 5 tỉnh MT-TN còn lại không coi khách du lịch là nguồn khách quan trọng, có tới 98% chủ hộ được hỏi không coi khách du lịch là nguồn khách hàng quan trọng. Kênh tiếp cận của các hộ này tương đối năng động. Có tới 93% các hộ có bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng tại nhà, tại xưởng, 29% có bán tại các hội trợ triển lãm. Điều này cho thấy các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này chỉ phục vụ nhu cầu địa phương là chính và không được tiêu thụ nhiều cho khách du lịch. Cùng với đặc điểm về khách hàng này, kênh bán hàng qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của hộ gia đình ít được chú trọng hơn. Đây là một đặc điểm cần được lưu ý nghiên cứu nguyên nhân vì Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là hai địa phương có điểm du lịch nổi tiếng là cố đô Huế và phố cổ Hội An. Bán tại các hội chợ, triển lãm hoặc chợ/ trung tâm thương mại
  • 33. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 32 Biểu đồ 6: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng 2.2. Phương thức – công nghệ kinh doanh còn đơn giản, chậm thay đổi 4) Quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN là nhỏ bé Nhìn chung các cơ sở tại Đà Nẵng có quy mô lao động nhỏ, trung bình một cơ sở có 8-9 lao động, số lượng lao động phổ biến là 3-4 lao động, quy mô sản xuất thủ công mỹ nghệ chủ yếu là hộ gia đình. Có 1 hộ lớn nhất là 200 lao động, 90% số hộ được hỏi sử dụng dưới 10 lao động. Đây cũng là hiện trạng chung của các hộ tiểu thủ công nghiệp ở các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng, trung bình một cơ sở có từ 2-3 lao động. Trong phạm vi điều tra, không có cơ sở nào có quy mô lớn trên 100 lao động như ở Đà Nẵng. 4% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Hoàn toàn không bán BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 32 Biểu đồ 6: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng 2.2. Phương thức – công nghệ kinh doanh còn đơn giản, chậm thay đổi 4) Quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN là nhỏ bé Nhìn chung các cơ sở tại Đà Nẵng có quy mô lao động nhỏ, trung bình một cơ sở có 8-9 lao động, số lượng lao động phổ biến là 3-4 lao động, quy mô sản xuất thủ công mỹ nghệ chủ yếu là hộ gia đình. Có 1 hộ lớn nhất là 200 lao động, 90% số hộ được hỏi sử dụng dưới 10 lao động. Đây cũng là hiện trạng chung của các hộ tiểu thủ công nghiệp ở các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng, trung bình một cơ sở có từ 2-3 lao động. Trong phạm vi điều tra, không có cơ sở nào có quy mô lớn trên 100 lao động như ở Đà Nẵng. 4% 93% 6% 29% Hoàn toàn không bán Bán trực tiếp tại nhà hoặc xưởng sản xuất của hộ gia đình Trực tiếp bán tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của hộ gia đình Bán tại các hội chợ, triển lãm hoặc chợ/ trung tâm thương mại BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 32 Biểu đồ 6: Các kênh tiếp cận khách hàng cuối cùng của các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng 2.2. Phương thức – công nghệ kinh doanh còn đơn giản, chậm thay đổi 4) Quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng và các tỉnh MT-TN là nhỏ bé Nhìn chung các cơ sở tại Đà Nẵng có quy mô lao động nhỏ, trung bình một cơ sở có 8-9 lao động, số lượng lao động phổ biến là 3-4 lao động, quy mô sản xuất thủ công mỹ nghệ chủ yếu là hộ gia đình. Có 1 hộ lớn nhất là 200 lao động, 90% số hộ được hỏi sử dụng dưới 10 lao động. Đây cũng là hiện trạng chung của các hộ tiểu thủ công nghiệp ở các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng, trung bình một cơ sở có từ 2-3 lao động. Trong phạm vi điều tra, không có cơ sở nào có quy mô lớn trên 100 lao động như ở Đà Nẵng. Bán tại các hội chợ, triển lãm hoặc chợ/ trung tâm thương mại
  • 34. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 33 5) Phương thức đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất truyền thống là truyền nghề, số lượng nghệ nhân ít Tuổi của chủ doanh nghiệp tại Đà Nẵng phù hợp với thời gian hộ đã tham gia kinh doanh làng nghề. Trên 90% cho biết gia đình đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này trên 5 năm, 64% trên 10 năm. Điều này cho thấy đây là các làng nghề lâu đời, có tính cha truyền con nối. 54% số hộ cho biết họ học nghề hiện tại do làng xã có nghề truyền thống. Gần 50% học nghề do cha mẹ truyền dạy, rất ít người nói họ học từ các địa phương khác. Tính “truyền thống” là rất cao, gần như không có sự du nhập ngành nghề từ các địa phương khác. Biểu đồ 7: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng Trình độ tay nghề của lao động làng nghề: việc học nghề chủ yếu theo kiểu cầm tay chỉ việc, chỉ có 16% nói rằng hộ có lao động có bằng cấp chuyên môn về nghề, số lượng nghệ nhân ít. 6% 0% 20% 40% 60% Học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ huyện, xã khác BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 33 5) Phương thức đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất truyền thống là truyền nghề, số lượng nghệ nhân ít Tuổi của chủ doanh nghiệp tại Đà Nẵng phù hợp với thời gian hộ đã tham gia kinh doanh làng nghề. Trên 90% cho biết gia đình đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này trên 5 năm, 64% trên 10 năm. Điều này cho thấy đây là các làng nghề lâu đời, có tính cha truyền con nối. 54% số hộ cho biết họ học nghề hiện tại do làng xã có nghề truyền thống. Gần 50% học nghề do cha mẹ truyền dạy, rất ít người nói họ học từ các địa phương khác. Tính “truyền thống” là rất cao, gần như không có sự du nhập ngành nghề từ các địa phương khác. Biểu đồ 7: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng Trình độ tay nghề của lao động làng nghề: việc học nghề chủ yếu theo kiểu cầm tay chỉ việc, chỉ có 16% nói rằng hộ có lao động có bằng cấp chuyên môn về nghề, số lượng nghệ nhân ít. 54% 44% 26% Học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ huyện, xã khác Học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ các hộ sản xuất khác trong cùng làng, xã Do ông bà, cha mẹ truyền dạy Cách khác BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 33 5) Phương thức đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất truyền thống là truyền nghề, số lượng nghệ nhân ít Tuổi của chủ doanh nghiệp tại Đà Nẵng phù hợp với thời gian hộ đã tham gia kinh doanh làng nghề. Trên 90% cho biết gia đình đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này trên 5 năm, 64% trên 10 năm. Điều này cho thấy đây là các làng nghề lâu đời, có tính cha truyền con nối. 54% số hộ cho biết họ học nghề hiện tại do làng xã có nghề truyền thống. Gần 50% học nghề do cha mẹ truyền dạy, rất ít người nói họ học từ các địa phương khác. Tính “truyền thống” là rất cao, gần như không có sự du nhập ngành nghề từ các địa phương khác. Biểu đồ 7: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng Trình độ tay nghề của lao động làng nghề: việc học nghề chủ yếu theo kiểu cầm tay chỉ việc, chỉ có 16% nói rằng hộ có lao động có bằng cấp chuyên môn về nghề, số lượng nghệ nhân ít.
  • 35. BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 34 Biểu đồ 8: Tỷ lệ lao động có bằng cấp ở các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng Tuy nhiên, đặc điểm “truyền thống” của thủ công mỹ nghệ của Đà Nẵng vẫn còn thấp hơn so với các tỉnh MT-TN khác khi số liệu điều tra cho thấy có tới 80% lao động ở các địa phương này học nghề từ cha mẹ, ông bà. Tỷ lệ học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ các hộ sản xuất khác trong cùng làng, xã khá thấp ở mức 24%. Biểu đồ 9: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng 9% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ huyện, xã khác BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 34 Biểu đồ 8: Tỷ lệ lao động có bằng cấp ở các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng Tuy nhiên, đặc điểm “truyền thống” của thủ công mỹ nghệ của Đà Nẵng vẫn còn thấp hơn so với các tỉnh MT-TN khác khi số liệu điều tra cho thấy có tới 80% lao động ở các địa phương này học nghề từ cha mẹ, ông bà. Tỷ lệ học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ các hộ sản xuất khác trong cùng làng, xã khá thấp ở mức 24%. Biểu đồ 9: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng Có bằng cấp 84% Không có bằng cấp 16% 9% 24% 80% 2% Học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ huyện, xã khác Học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ các hộ sản xuất khác trong cùng làng, xã Do ông bà, cha mẹ truyền dạy Cách khác BÁO CÁO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - 2012 Trang 34 Biểu đồ 8: Tỷ lệ lao động có bằng cấp ở các hộ sản xuất truyền thống tại Đà Nẵng Tuy nhiên, đặc điểm “truyền thống” của thủ công mỹ nghệ của Đà Nẵng vẫn còn thấp hơn so với các tỉnh MT-TN khác khi số liệu điều tra cho thấy có tới 80% lao động ở các địa phương này học nghề từ cha mẹ, ông bà. Tỷ lệ học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm từ các hộ sản xuất khác trong cùng làng, xã khá thấp ở mức 24%. Biểu đồ 9: Thống kê cách thức học nghề của các hộ sản xuất truyền thống tại các tỉnh MT-TN ngoài Đà Nẵng Cách khác