SlideShare a Scribd company logo
1
PHÂN TÍCH CHI TIÊU CÔNG (CBA)
I. DAĐT nói chung và DAĐT công:
1. Dự án đầu tư:
1.1. Định nghĩa:
Xét trên giác độ tổng thể chung của quá trình đầu tư thì:
Dự án đầu tư được hiểu là một tập tài liệu tổng hợp bao gồm các luận chứng cá biệt
được trình bày một cách có hệ thống, chi tiết về một kế hoạch đầu tư nhằm đầu tư
các nguồn tài nguyên của một cá nhân, tổ chức vào một lĩnh vực hoạt động nào đó
của xã hội để tạo ra một kết quả kinh tế, tài chính kéo dài trong tương lai.
Trên giác độ nội dung
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối quan hệ biện chứng
nhân quả với nhau của các vấn đề để đạt được mục đích nhất định trong tương lai.
 Trước hết: Dự án đầu tư phải thể hiện được mục tiêu của hoạt động
đầu tư là gì?
 Thứ hai: Phải xác định và thể hiện được nguồn lực và cách thức để đạt
được mục tiêu đầu tư là gì?
 Thứ ba: Phải xác định được thời hạn có thể thực hiện được mục tiêu
và ai là người thực hiện hoạt động đầu tư này?
Theo quy định hiện hành…
Ở Việt Nam, dự án đầu tư được hiểu là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ
vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự
tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch
vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định (luật đầu tư 2005)
1.2. Dự án đầu tư công:
Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công
Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công
trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương,
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại
2
cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay
của ngân sách địa phương để đầu tư..( Luật đầu tư công 2014)
II. Phân tích chi phí lợi ích:
2.1. Định nghĩa:
Phân tích lợi ích và chi phí (cost & benefit analysis - CBA).Phân tích lợi ích
và chi phí là gì? Theo Frances Perkins (1994): CBA là phân tích mở rộng của phân
tích tài chính, được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và cơ quan quốc tế để xem
xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không.
Boardman (2001) cũng giải thích: CBA là một phương pháp đánh giá dự án, trong
đó giá trị của tất cả các kết quả dự án đối với mọi thành viên trong xã hội nói
chung được lượng hóa bằng tiền. Lợi ích xã hội ròng là thước đo giá trị của chính
sách. Như vậy, có thể hiểu CBA là một phương pháp thường được tiến hành trong
quá trình ra quyết định nên chấp nhận hay loại bỏ một chính sách kinh tế - xã hội
dựa trên tính hiệu quả của nó, hoặc quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các
chính sách có tính chất loại trừ lẫn nhau.
Phân tích lợi ích-chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương
đối giữa các phướng án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá
trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích mà xã hội có được từ một
phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được
nó.
Nói rộng hơn, phân tích lợi ích-chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức
thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án xác định các giá trị
kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào các tiêu chí giá trị kinh tế.
Vì thế phân tích lợi ích-chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ
không phải chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.
2.2. Quy trình tổng quát:
Về cơ bản, phân tích lợi ích-chi phí bao gồm 3 bước:
3
 Liệt kê tất cả các chi phí và lợi ích của dự án được đánh giá. (Bao gồm yếu
tố hữu hình và vô hình);
 Đánh giá giá trị lợi ích và chi phí dưới dạng tiền tệ;
 Chiết khấu lợi ích ròng trong tương lai. Điều này cho phép quy đỏi chi phí
và lợi ích trong tương lai về giá trị hiện tại để so sánh với số tiền của ngân
sách cần thiết để tài trợ dự án;
Mặc dù các bước trên dường như có vẻ là đơn giản nhưng cũng đủ đáp ứng nhu
cầu phân tích. Phân tích chi phí lợi ích luôn đi theo một nối tiếp các bước đơn giản,
và toàn bộ quá trình này dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa
học. Có thể đi sâu hơn vào phân tích lợi ích-chi phí bằng quy trình bao gồm 8 bước
lần lượt như sau:
Phân tích lợi ích và chi phí thường được tiến hành qua các bước như sau:
a. Xác định rõ chỗ đứng/vị thế khi phân tích: dự án đang xem xét là của ai, chi
phí do ai chịu, ai được hưởng lợi ích.
b. Xác định những phương án thay thế: Để giải quyết một vấn đề, có thể có
nhiều phương án được đưa ra. Một dự án được ban hành bao giờ cũng nhằm vào
việc giải quyết một vấn đề.
Người phân tích cần đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào phân tích. Mốc
chuẩn để so sánh là hiện trạng (chưa có chính sách) so với kết quả khi thực hiện dự
án.
c. Nhận dạng chi phí &lợi ích của mỗi dự án đầu tư: đây là bước rất quan trọng
và không đơn giản đối với người phân tích. Trong bước này, người phân tích cần
liệt kê đầy đủ và chính xác các lợi ích và chi phí mà dự án đem lại. Nếu người
phân tích thiếu trách nhiệm hoặc thiếu sự khách quan, họ có thể bỏ sót những lợi
ích/chi phí có thể dẫn đến sự lựa chọn khác với mục đích cá nhân hoặc đem lại kết
quả bất lợi cho một nhóm người nào đó. Chi phí và lợi ích không chỉ được xác
định dựa vào sự tăng thêm các yếu tố đầu vào/ đầu ra, mà còn có thể từ việc giảm
đầu vào ( tăng lợi ích) hoặc giảm đầu ra (giảm lợi ích). Bên cạnh những kết quả có
4
giá thị trường, một số kết quả của dự án có thể không có giá thị trường như chất
lượng không khí, bảo tồn văn hóa, giảm stress ...Những lợi ích và chi phí này cũng
cần được nhận dạng và đưa vào phân tích.
d. Đánh giá lợi ích và chi phí của dự án: Sau khi nhận diện tất cả các chi phí và
lợi ích của chính sách, người phân tích sẽ tìm cách lượng hóa và đánh giá chúng.
Cụ thể, người phân tích sẽ sử dụng sự sẵn lòng trả (WTP -willing to pay) để đánh
giá lợi ích của chính sách và chi phí cơ hội để đánh giá chi phí nguồn lực được sử
dụng để thực hiện chính sách. WTP là khoản tiền mà một người sẵn lòng chi trả
hoặc nhận để có thể bang quan giữa tình trạng hiện tại và tình trạng khi có chính
sách đi kèm với khoản tiền này. Lợi ích của một chính sách là sự sẵn lòng trả của
mọi người cho chính sách đó (có hoặc không có). Chi phí cơ hội đo lường giá trị
của những gì mà xã hội phải từ bỏ để sử dụng các yếu tố đầu vào cho việc thực
hiện dự án.
e. Chiết khấu các giá trị lợi ích và chi phí trong tương lai để có được giá trị của
chúng ở thời điểm hiện tại : Do những giá trị lợi ích và chi phí có thể xuất hiện ở
những thời điểm khác nhau, nên để có thể so sánh chúng, người phân tích cần đưa
về một thời điểm, và thời điểm được sử dụng phổ biến nhất là thời điểm hiện tại.
Với một mức lãi suất là r, thì 1 đồng bỏ ra ở thời điểm hiện tại để đầu tư sẽ có giá
trị sau n năm là (1+r)n đồng. Do đó số tiền phải bỏ ra từ bây giờ để đem lại 1 đồng
sau n năm trong tương lai là (1+ r)- n đồng. Đây chính là giá trị hiện tại của 1 đồng
có thể sử dụng sau n năm trong tương lai. (1+ r)- n được gọi là hệ số chiết khấu ở
năm thứ n. Khi lấy giá trị của một khoản lợi ích xuất hiện vào năm thứ n trong
tương lai nhân lên với hệ số chiết khấu ở năm thứ n, ta sẽ có giá trị hiện tại của
khoản lợi ích. Áp dụng tương tự như vậy đối với chi phí.
f. So sánh lợi ích và chi phí: Sau khi có được giá trị hiện tại của các khoản chi phí
và lợi ích, việc tiếp theo là so sánh chúng với nhau để xác định lợi ích ròng hoặc hệ
số lợi ích/chi phí . Lợi ích ròng của dự án bằng tổng giá trị hiện tại của các lợi ích
trừ đi tổng giá trị hiện tại của các chi phí; Hệ số lợi ích/chi phí được tính bằng tổng
5
giá trị hiện tại các lợi ích chia cho tổng giá trị hiện tại các chi phí. Một chính sách
có kết quả lợi ích ròng dương sẽ tương đương với hệ số lợi ích/chi phí >1.
g. Xác định rủi ro và lý giải nguyên nhân: Mặc dù kết quả phân tích cho thấy
dự án có lợi ích ròng dương, nhưng để đảm bảo cho sự thận trọng khi quyết
định,người phân tích cần nhận diện những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực
hiện dự án và đánh giá mức độ quan trọng của chúng. Những rủi ro này có thể xảy
ra do nhiều nguyên nhân, liên quan tới những dự báo về môi trường kinh tế, xã hội
hay tự nhiên. Chẳng hạn, chính sách miễn phí khám chữa bệnh cho trẻ em trong
thành phố có thể bị thất bại do dân số tăng bất thường, hay do sự xuất hiện của
những căn bệnh mới…
Khi đưa yếu tố rủi ro vào phân tích, chúng ta sẽ có được những kết quả khác nhau
về giá trị lợi ích ròng. Bằng kỹ thuật phân tích độ nhạy, hay phân tích mô phỏng,
người phân tích có thể xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố đầu vào
cũng như tính toán được giá trị ròng của chính sách trong điều kiện có rủi ro. Kết
quả phân tích rủi ro còn giúp cho người làm dự án có thể đưa ra các đề xuất (nhằm
vào nguyên nhân gây ra rủi ro) để hạn chế tối đa những bất trắc có thể xảy ra đối
với dự án.
h. Kết luận về việc lựa chọn dự án: Nếu lợi ích ròng (sau khi xác định rủi ro) là
một số dương, hoặc hệ số lợi ích/chi phí lớn hơn 1 thì đây là dấu hiệu cho thấy
chính sách có hiệu quả và đáng được thực hiện. Nếu có nhiều dự án đầu tư được
đưa ra phân tích, thì phương án chính sách nào có lợi ích ròng dương lớn nhất sẽ
được lựa chọn. Phân tích để đưa ra quyết định dự án là một quá trình phức tạp và là
nghệ thuật. Cũng từ đó, đòi hỏi các nhà quyết định chính sách cần có đủ thông tin
để làm chính sách đúng, đặc biệt là đối với chính sách công, vì tác động của chúng
thường có phạm vi rộng lớn, liên quan tới nhiều nhóm người trong xã hội. Quyết
định dự án dựa trên những phân tích logic, khoa học là hết sức cần thiết để tránh
những thiệt hại kinh tế, cải thiện phúc lợi xã hội.
6
2.3. Mục đích và ý nghĩa của phân tích lợi ích-chi phí
Phân tích chi phí lợi ích là “cơ sở thông tin cho việc lựa chọn tốt hơn”
Phương pháp này giúp các nhà làm quyết định so sánh các phương án, và sau đó
lựa chọn
 Phân tích lợi ích chi phí áp dụng lý thuyết kinh tế để lựa chọn thông qua
phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Như chúng ta đã chỉ ra, các
phương pháp phải được xác định, các kết quả phải được nhận định và định giá, và
tổng lợi ích ròng đối với xã hội được tính toán và so sánh. Sử dụng phương pháp
này sẽ khuyến khích việc sử dụng bản chất hệ thống của quá trình một cách rộng
rãi hơn trong suốt toàn bộ quá trình ra quyết định.
 Phân tích lợi ích chi phí đôi khi có thể làm giảm tính phức tạp của mỗi quyết
định đến mức có thể quản lý được. Ví dụ, các kết quả theo nhiều chiều đôi khi có
thể được phối hợp thành một chiều, và đoi khi chúng có thể được định giá bằng
tiền. Hoặc cấu trúc của một dự án luôn luôn được làm rõ khi lợi ích, chi phí của nó
được nhận dạng, và khi dòng lợi ích ròng theo thời gian được xem xét
 Phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp hữu ích và logic để nghĩ về các
vấn đề và giải quyết các vấn đề. Các bước riêng biệt của phương pháp giúp ta hiểu
vân đề và các cách giải quyết chúng. Trong dài hạn, sự đóng góp của phương pháp
đối với cách hiểu vấn đề có lẽ là sự đóng góp quan trọng nhất.
Nhìn chung, phân ích lợi ích chi phí cung cấp một phương cách để đánh giá giá
trị kinh tế của các dự án , chương trình và chính sách theo một cách sao cho có thể
đơn giản logic và tương thích. Không phương pháp nào khác có thể cung cấp
những điều thuận lợi này, và không có cách đánh giá thay thế nào cho tiêu chuẩn
lợi ích ròng xã hội.
III. Đánh giá DAĐT:
3.1. Phương pháp đánh giá dự án đầu tư:
Để đánh giá dự án đầu tư, chúng ta có các phương pháp sau:
a. Thẩm định dự án đầu tư theo phương pháp lợi ích-chi phí;
7
Dự án đầu tư chỉ được chấp nhận khi có thu nhập ròng dương, tức là lợi ích lớn
hơn chi phí. Nếu cả hai dự án đều có thu nhập ròng dương thì nhà đầu tư sẽ chọn
dự án có thu nhập ròng lớn hơn.
Nguyên tắc lựa chọn là các sự án sẽ được đưa về giá trị hiện tại, lúc này các dự án
đều được định giá theo giá trị hiện tại nên có thể sử dụng nguyên tắc được áp dụng
đối với dự án đầu tư phát sinh thu nhập tức thời để thẩm định các dự án.
Công thức
Tiêu chí giá trị hiện tại để thẩm định dự án được xác định theo nguyên tắc:
 Một dự án đầu tư chỉ có thể được chấp nhận khi giá trị hiện tại của nó
dương;
 Nếu hai dự án phải loại trừ nhau thì dự án được chọn là dự án có giá trị hiện
tại lớn hơn;
b. Theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ;
Nếu một dự án tạo ra một dòng thu nhập là (B) và chi phí đầu tư là (C) trong thời
gian T, thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ (ŋ) hay gọi là tỷ suất nội hoàn, được xác định
thông qua phương trình sau:
Công thức
i
ir
T
i
T
i
xx
xxxPV
)
1
1(
1
)C1(B1
)C0B0(







iT
i
T
i
xx
xx
)n
1
1(
1
)Ci(Bi
)C0B0(0







8
Tỷ suất nội hoàn là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của dự án bằng
không.
Một dự án hiển nhiên được chấp nhận nếu (ŋ) lớn hơn chi phí cơ hội r.
c. Theo tỷ suất lợi ích và chi phí trong dự án đầu tư;
Một dự án đầu tư có dòng lợi ích được tạo ra là B0, B1, B2,…, BT và dòng chi phí là
là C0, C1, C2,…, CT.Giá trị hiện tại các dòng lợi ích là :
Công thức:
Một dự án để được chấp nhận yêu cầu tỷ suất lợi ích-chi phí sao cho phải lớn hơn
1, nghĩa là B-C >0. Điều này tương đương với tiêu thức giá trị hiện tại trong việc
lựa chọn dự án.
Qua 3 phương pháp đánh giá dự án trên qua các trường hợp thực tế chỉ có phương
pháp đánh giá theo giá trị hiện tại là tỏ ra đáng tin cậy nhất trong thẩm định dự án.
IV. Đánh giá dự án đầu tư công:
4.1. Tỷ suất chiết khấu của khu vực công
Việc tính toán chi phí lợi ích và tỷ suất chiết khấu trong khu vực công không giống
như khu vực tư. Như đã biết, ở khu vực tư việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu phản
ảnh tỷ suất lợi nhuận mà từng dự án mang lại. Trong khi việc lựa chọn tỷ suất chiết
khấu đối với các dự án đầu tư công thường ít đạt được sự nhất trí giữa các nhà
hoạch định chính sách. Tuy nhiên có một số cách lựa chọn tỷ suất chiết khấu:
a. Xác định tỷ suất chiết khấu dựa vào tỷ suất lợi nhuận của khu vực tư.
 Trường hợp khu vực tư sử dụng toàn bộ thu nhập để đầu tư: tỷ suất lợi nhận
trước thuế đối với cơ hội đầu tư của khu vực tư là thước đo quan trọng để
thẩm định các dự án công.











T
i
iT
i
C
T
i
iT
i
B
C
B
1
}
1
r)(1Ci/{0
1
}
1
r)(1Bi/{0
9
 Trường hợp khu vực tư sử dụng một phần thu nhập để đầu tư và một phần
thu nhập để tiêu dùng: với giả thiết này số tiền mà chính phủ lấy đi để đầu tư
vào các dự án công thể đem sử dụng cho cả tiêu dùng lẫn đầu tư. Trường
hợp này, tỷ suất chiết khấu dùng để thẩm định dự án công tùy thuộc vào
quyết định của khu vực tư trong việc phân phối thu nhập.
Nếu khu vực tư dành hết thu nhập cho đầu tư, thì tỷ suất lợi nhuận trước
thuế của dự án đầu tư là tỷ suất chiết khấu thích hợp cho sự lựa chọn thẩm
định dự án công.
Còn nếu toàn bộ thu nhập của khu vực đem sử dụng cho tiêu dùng thì chi
phí cơ hội cho mỗi đồng tiêu dùng trong hiện tại có thể sử dụng làm tỷ suất
chiết khấu để thẩm định dự án công.
b. Tỷ suất chiết khấu xã hội
Tỷ suất chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của lãi suất lũy tích dùng để điều chỉnh
để đưa các lợi ích và chi phí trong tương lai về giá trị hiện tại tương đương .
Quá trình điều chỉnh này gọi là chiết khấu.
Hay nói cách khác tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất mà ở đó xã hội đánh
đổi tiêu dùng hiện tại để có được tiêu dùng trong tương lai. Như vậy, suất
chiết khấu xã hội phản ánh mức lợi nhuận có thể thu được từ các nguồn lực
nếu như được khu vực tư khai thác và sử dụng.
Bản chất của tỷ suất chiết khấu xã hội thể hiện chi phí cơ hội của các quỹ
tiền tệ được chính phủ đầu tư vào các dự án công. Và để tránh lãng phí
những nguồn lực mà khu vực tư có thể kiếm được với tỷ suất lợi nhuận cao
thì không nên chuyển sang cho khu vực công.
Tuy nhiên, tỷ suất chiết khấu xã hội trong các dự án công thường có tỷ suất
chiết khấu nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận thị trường . Có thể liệt ra một vài
nguyên nhân sau:
 Sự quan tâm đến thế hệ tương lai: các nhà hoạch định chính sách
công là luôn quan tâm đến phúc lợi xã hội không chỉ quan tâm đến
thế hệ hiện tại mà còn cả thế hệ tương lai khác hẳn với khu vực tư
10
chỉ quan tâm đến lợi nhuận nên suất chiết khấu rất cao đối với các
khoản thu nhập trong tương lai.
 Thuyết phụ quyền: chính phủ mong muốn người dân tiêu dùng ít
thu nhập ở hiện tại để có nhiều lợi ích hơn trong tương lai vì họ
cho rằng người dân có “sự khiếm khuyết về tầm nhìn xa” nên họ
tính chiết khấu các khoản lợi ích trong tương lai với tỷ suất rất cao.
 Tính kém hiệu quả của thị trường: chính phủ muốn dùng tỷ suất
chiết khấu thấp để khắc phục tính kém hiệu quả của thị trường.
4.2. Đánh giá các yếu tố vô hình trong dự án công.
Đánh giá yếu tố vô hình trong dòng lợi ích và chi phí của các dự án công là rất
khó và có thể nói đây là trở ngại lớn nhất trong thẩm định dự án công.
Các yếu tố vô hình có thể làm sai lệch đánh giá các dự án công theo phương
pháp chi phí và lợi ích.
Công cụ phân tích chi phí lợi ích đôi khi còn có những khiếm khuyết trong việc
đánh giá các yếu tố vô hình.
Có thể dùng phương pháp khác như phân tích chi phí hiệu quả để tính ngược
dòng chi phí của một dự án công, nó giúp nghiên cứu một cách hệ thống dòng
chi phí và từ đó tìm ra phương án rẻ nhất để dự án có thể chấp nhận được.
4.3. Đánh giá các khía cạnh phân phối trong các dự án công
Mục tiêu của chính phủ trong các dự án công là tối đa hóa phúc lợi xã hội,
nên hàm ý phân phối của các dự án công cần phải quan tâm đặc biệt đến vấn
đề này. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề phân phối là yêu cầu chính phủ
phải điều chỉnh có hiệu quả các khía cạnh phân phối bất hợp lý của một dự
án bằng cách tạo ra sự chuyển giao hợp lý thu nhập giữa những người được
lợi và những người bị tổn thất. Chính phủ phải kiên trì chính sách như vậy
cho đến khi nào đạt được tính tối ưu trong phân phối thu nhập
4.4. Đánh giá tính không chắc chắn trong các dự án công
Khi phân tích chi phí và lợi ích của một dự án rủi ro, chúng ta nên biến đổi thành
giá trị tương đương chắc chắn. Giá trị tương đương chắc chắn là số lượng thu nhập
11
chắc chắn mà một cá nhân sẵn lòng đánh đổi cho tập hợp các kết quả không chắc
chắn phát sinh từ dự án. Việc tính toán giá trị tương đương chắc chắn đòi hỏi phải
có thông tin về phân phối thu hập của dự án và mức độ không ưa thích rủi ro của
các đối tương liên quan
V. Các cạm bẫy trong BCA DAĐT công.
a. Phản ứng có tính dây chuyền:
Nhìn chung, vấn đề phản ứng dây chuyền coi sự thay đổi lợi ích chỉ là một sự
chuyển giao. Sự tăng giá hàng hóa làm chuyển giao thu nhập từ những người tiêu
dùng hàng hóa đến tay nhà sản xuất, Điều này không phải là khoản lợi ích ròng của
dự án. Vì vậy khi đưa ra dự án đầu tư cần phải xem xét đến những vấn đề phân
phối thu nhập. Nếu như có tính đến các lợi ích dây chuyền của dự án thì cũng phải
quan tâm đến những tổn thất dây chuyền mà dự án gây ra.
b. Việc làm của người lao động
Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động cũng là một trong những tiêu thức
quan trọng để đánh giá dự án công. Tiền lương trả cho người lao động được xem
như lợi ích của dự án. Điều này cần cân nhắc bởi lẽ tiền lương thuộc về yếu tố chi
phí chứ không phải khía cạnh lợi ích.
c. Sự trùng lắp trong tính toán:
Ta có thể thấy nếu chính phủ tiến hành giải tỏa, đền bù một khu đất có dân cư sinh
sống để tiến hành xây dựng thành một khu dân cư tập trung và cho người dân có
quyền sinh sống trong khu tái định cư của dự án. Lợi ích của dự án này là làm tăng
: giá trị hiện tại của mảnh đất và làm tăng chất lượng của cuộc sống khi sống trong
khu dân cư tập trung này.
Vấn đề được đặt ra ở đây là người dân trong trường hợp này phải lựa chọn hoặc
chờ để có được căn hộ trong khu tái định cư hoặc bán mảnh đất đó cho người khác
theo giá thị trường. Tuy nhiên người dân không thể thực hiện đồng thời cả hai bên
nếu tính cả hai lựa chọn thì có sự tính trùng về lợi ích.
VI. Liên hệ thực tế hiệu quả đầu tư công Việt Nam.
12
4.1. Thực trạng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ở Việt Nam
Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư phát triển (ĐTPT) của khu vực kinh tế
nhà nước (KTNN) đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tế nguồn vốn này vẫn chưa phát huy
hiệu quả cao. Cơ chế phân bổ và thực hiện vốn vẫn tập trung quá nhiều vào
lĩnh vực hạ tầng cơ sở, chưa đầu tư thoả đáng cho các dự án có khả năng thu
hồi vốn, trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá làm tăng GDP. Bài viết phân tích,
thực trạng hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ở Việt Nam thời gian
qua.
Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư
Quy mô vốn đầu tư
Trong thời gian từ 2005 đến 2012, tỷ trọng vốn ĐTPT toàn xã hội luôn chiếm rất
cao trong GDP (cao nhất là năm 2007 với 46,52%). Tuy nhiên, tỷ trọng này đang
có xu hướng giảm mạnh, đến năm 2012 chỉ còn 33,5% trong GDP.
Trong thời gian từ 2009-2012, tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP theo 3 khu vực sở
hữu đều giảm (KTNN - 11%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước -3,96% và khu vực
kinh tế có vốn FDI -18,54%). Sự sụt giảm tỷ trọng vốn đầu tư/GDP của khu vực
KTNN là do chủ trương cắt giảm đầu tư công trong thời gian qua.
13
Số liệu tại bảng 1 cho thấy, tổng vốn ĐTPT toàn xã hội đã liên tục tăng từ 343.135
tỷ đồng năm 2005 lên 989.300 tỷ đồng năm 2012 (tăng lên 2,88 lần). Trong đó,
khu vực vốn FDI tăng nhanh nhất (4,5 lần); tiếp đến là khu vực kinh tế ngoài nhà
nước (2,95 lần) và cuối cùng là khu vực KTNN 2,32 lần. Nhìn chung, quy mô vốn
cho ĐTPT đều tăng trong thời gian từ 2005 - 2012, tuy nhiên có xu hướng chững
lại trong tất cả các khu vực (năm 2012 chỉ cao hơn so với năm 2011 là 64.805 tỷ
đồng), đặc biệt là trong 2 năm gần đây, tổng vốn đầu tư nhà nước đã không còn
chiếm ưu thế mà đứng sau khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
Điều này một phần là do trong năm 2011, Chính phủ thực hiện rà soát, cắt giảm,
điều chuyển vốn đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí theo
tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 và năm 2012 triển khai thực
hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và vốn trái phiếu chính
phủ.
Cơ cấu vốn đầu tư
Vốn ĐTPT từ khu vực KTNN có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong toàn bộ giai
đoạn 2005-2012 từ 47% xuống còn khoảng 37%. Vốn ĐTPT từ khu vực ngoài nhà
nước giữ nguyên tỷ trọng trong giai đoạn này. Khu vực FDI có sự gia tăng đóng
14
góp cho vốn ĐTPT được coi là một tín hiệu đáng mừng. Tỷ trọng đóng góp vốn
ĐTPT của khu vực này tăng từ 14,89% năm 2005 lên 23,2% năm 2012.
Trong tổng vốn, giá trị vốn đầu tư nhà nước từ 2005 - 2012, vốn đầu tư từ NSNN
luôn tăng và đứng đầu qua các năm. Điều này phản ánh thực tế gia tăng chi tiêu
công của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua.
Trong thời gian 2005 - 2012, tỷ lệ giữa vốn đầu tư từ NSNN/tổng vốn đầu tư của
Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất tuy tăng giảm không đều (năm 2005 - 2010
chiếm bình quân tới 55,6%, thậm chí năm 2008, 2009 là trên 60%, năm 2010 là
44,8%, năm 2011 là 52,1 và năm 2012 là 54,8%) (Hình 1).
Hiệu quả vốn đầu tư
Hiệu quả kinh tế
Quy mô đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước trong thời gian qua duy trì tăng
trưởng ở mức 2 con số và có sự chậm lại trong những năm gần đây (mức tăng
trung bình giai đoạn 2001 – 2005 đạt 12,68%/ năm, giai đoạn 2006 – 2010 là
11,54%/năm và xuống khoảng 6% trong năm 2011 - 2012).
Qua các số liệu ở trên có thể thấy, trong tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước từ
năm 2005 - 2012, vốn đầu tư từ NSNN luôn chiếm tỷ khối lượng lớn nhất so với
15
các nguồn vốn khác. Điều này phản ánh thực tế gia tăng chi tiêu công của Nhà
nước cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, nếu so sánh với những nỗ lực cắt
giảm chi tiêu công qua NSNN thì mục tiêu này chưa đạt được hiệu quả khi năm
2012, tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN vẫn lên tới 54,8%.
Mô hình tăng trưởng của Việt Nam dựa quá nhiều vào vốn ĐTPT và phát triển
theo chiều rộng. Các nhân tố phát triển theo chiều sâu ngày càng bị lấn át. Trong
toàn bộ giai đoạn 2001-2010, sự đóng góp của vốn vào tăng trưởng chiếm tỷ trọng
trung bình tới 55,65%, tỷ trọng đóng góp cao nhất vào năm 2009 với 72,37%.
Trong khi đó, sự đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng chiếm trung bình
25,21% trong giai đoạn 2001-2010, cao nhất vào năm 2009 với 34,02%. Mức độ
đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng chiếm
tỷ trọng nhỏ nhất với 19,15%. Đóng góp của yếu tố TFP này không ổn định, biểu
hiện qua sự “biến động” của nền kinh tế thế giới trong năm 2008 - 2009 với mức
độ đóng góp tương ứng là 7,29% và -6,39%.
16
Trong giai đoạn 2000-2006, TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 11,6%, trong
đó khu vực KTNN đóng góp 4,5%; kinh tế ngoài Nhà nước: 5,4% và kinh tế có
vốn FDI chỉ đạt 1,7%.
Đến giai đoạn 2007-2012, yếu tố TFP chỉ đóng góp vào tăng trưởng 6,4%. Trong
đó, khu vực KTNN đóng góp 2,2%, ngoài Nhà nước: 3,0% và kinh tế có vốn FDI:
1,2%. Như vậy, sự đóng góp của TFP vào nền kinh tế theo các phân tích này đều
nhỏ, trong đó có khu vực KTNN, chứng tỏ tính hiệu quả chưa cao của khu vực
này.
Bức tranh tổng thể về ĐTPT trong những năm vừa qua ở nước ta có biểu hiện chưa
tích cực, trong đó ĐTPT của khu vực KTNN có một vị trí, vai trò rất quan trọng.
Nguồn vốn này góp phần thu hút được nhiều nguồn lực trong nước và ngoài nước
cho ĐTPT, góp phần tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế quan trọng. Bên
cạnh những thành tích đã đạt được, hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước
trong thời gian qua chưa cao.
Chỉ số ICOR của kinh tế Việt Nam từ mức 3,3 giai đoạn 1991 - 1995 đã tăng lên
đến mức 7,04 giai đoạn 2001 - 2005 và mức 6,18 giai đoạn 2006 - 2010. Nhờ vào
những biện pháp tái cơ cấu, tập trung vào nâng cao hiệu quả đầu tư, hệ số ICOR
trong hai năm 2011 - 2012 đã giảm đáng kể, đạt mức khoảng 4,6. Xét về từng dự
án, còn không ít dự án đầu tư có hiệu quả thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế và xã hội, cá biệt có những dự án, nội dung đầu tư trùng lắp, chồng
chéo, hoặc gây cản trở, làm mất hiệu quả của các dự án đã được đầu tư trước đó.
Qua các số liệu tính toán trên, ta thấy hiệu quả đầu tư từ khu vực Nhà nước có thể
được chia thành hai thời kỳ:
Từ 2005-2009, hệ số ICOR tăng dần. Mặc dù tỷ lệ đầu tư từ khu vực Nhà nước so
với GDP khu vực Nhà nước không tăng mà còn giảm đi trong giai đoạn này nhưng
việc tạo ra giá trị gia tăng đã giảm sút, dẫn tới giá trị hệ số ICOR khu vực này tăng
lên nhanh chóng, bất chấp nỗ lực cắt giảm, hạn chế đầu tư công của khu vực Nhà
nước. Trong đó, vốn đầu tư từ NSNN có tỷ trọng lớn nhất cũng chính là một trong
17
những nguyên nhân dẫn tới sự kém hiệu quả của đầu tư khu vực nhà nước nói
chung.
Từ 2010-2012, ICOR có xu hướng giảm dần, chứng tỏ được hiệu quả đầu tư của
khu vực KTNN đã dần được cải thiện theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tính chung
cho giai đoạn 2005-2012, hiệu quả đầu tư của khu vực KTNN vẫn rất thấp khi giá
trị hệ số ICOR là 8,58.
Nhìn chung trong cả giai đoạn 2000-2012, ĐTPT từ nguồn vốn NSNN không hiệu
quả nếu xét theo khía cạnh tạo việc làm cho lao động. Tuy nhiên, điều này có thể
được giải thích như sau: theo xu hướng thì khu vực Nhà nước cần giảm dần về tỷ
trọng trong GDP, vốn và lao động do tính mở của cơ chế thị trường và các quy tắc
ràng buộc khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Khu vực Nhà nước
vốn mang đặc trưng kém hiệu quả, linh hoạt. Vì vậy, lao động được rút ra khỏi khu
vực này chưa hẳn là một dấu hiệu tiêu cực.
Hiệu quả xã hội
Giảm nghèo là một trong những mục tiêu ưu tiên ở nước ta. ĐTPT có hiệu quả thể
hiện ở việc giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm được xem xét qua hệ số co giãn
(HSCG)
Để đo lường sự tác động của ĐTPT vào giảm đói nghèo có thể xem xét mối quan
hệ giữa tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của khu vực KTNN và tốc độ giảm tỷ lệ hộ
nghèo. Qua số liệu trên, HSCG giữa đầu tư của khu vực KTNN và giảm nghèo
mang giá trị âm, điều này chứng tỏ đầu tư của khu vực này có tác động tích cực tới
18
giảm nghèo. Giá trị tuyết đối của hệ số này đã tăng lên từ 1,19 tới 1,67 chứng tỏ
tác động tích cực của vốn ĐTPT tới giảm nghèo của giai đoạn sau so với giai đoạn
trước.
4.2. Một số đề xuất trong giai đoạn tới
Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại, thực tế đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước
vẫn mang tính kém hiệu quả, dàn trải, chưa đồng đều, do đó kết quả mang lại chưa
như mong đợi… Để có thể khắc phục được hạn chế này, tác giả đề xuất một số vấn
đề sau:
Thứ nhất, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải và chậm tiến độ trong đầu
tư xây dựng: Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đã được phân cấp trong quản
lý, phân bổ vốn đầu tư. Ban hành các quy định cụ thể, có chế tài ràng buộc trách
nhiệm bảo đảm vốn và phê duyệt dự án đầu tư. Nâng cao trình độ xây dựng, phân
tích, thẩm định và quản lý dự án của cán bộ các cấp. Xây dựng các tiêu chí lựa
chọn dự án đầu tư để hạn chế việc can thiệp, chi phối, đưa ra quá nhiều dự án,
không phù hợp với khả năng nguồn vốn. Tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng
để đảm bảo tiến độ xây dựng. Đơn giản hoá thủ tục đầu tư và đấu thầu.
19
Thứ hai, nâng cao hiệu suất, hiệu quả của công trình, dự án: Nâng cao chất lượng
của báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án đầu tư; thuê các tư vấn giỏi để hỗ trợ
trong các khâu tư vấn dự án, tư vấn thiết kế, lập tổng dự toán. Nghiên cứu, khảo sát
kỹ trước khi quyết định đầu tư. Quy định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu
tư đối với kết quả thực hiện dự án; Thực hiện tốt công tác chuẩn bị thực hiện dự
án; tính toán đầy đủ các yếu tố và điều kiện khai thác, sử dụng để có thể vận hành,
đưa công trình vào sử dụng ngay sau khi hoàn thành.
Thứ ba, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá và kiểm tra, thanh tra đầu tư từ
NSNN: Thực hiện theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả đối với các dự án đầu tư. Các
bộ, ngành, địa phương thực hiện giám sát ngay từ khâu lập dự án, thẩm định, bố trí
vốn đầu tư, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
20
Khẩn trương triển khai công tác giám sát cộng đồng đối với đầu tư bằng nguồn vốn
nhà nước để góp phần làm nguồn vốn này được quản lý và sử dụng một cách công
khai, minh bạch, chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng; Thực hiện có hiệu
quả công tác giám sát, phối hợp sự tham gia của các bên hữu quan đối với các dự
án đầu tư công, đầu tư có nguồn từ NSNN đảm bảo công khai, minh bạch cao.
Điều này sẽ có tác động tích cực tới không chỉ đầu tư của khu vực công, NSNN mà
còn có tác động tới hiệu quả của đầu tư tư nhân; Có cơ chế phối hợp giữa các cơ
quan có liên quan trong thực thi chính sách kinh tế vĩ mô, trong giám sát và kiểm
soát các dòng lưu chuyển vốn.

More Related Content

What's hot

Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáipikachukt04
 
Chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giáChế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giáPureLe Gooner
 
Mô hình CAPM
Mô hình CAPMMô hình CAPM
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạnnghiệp vụ mua bán có kỳ hạn
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạndoyenanh
 
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfGiáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Trịnh Minh Tâm
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân Hàng
Hệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân HàngHệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân Hàng
Hệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân Hàng
BUG Corporation
 
Quản trị tài chính nguồn tài trợ ngắn hạn
Quản trị tài chính   nguồn tài trợ ngắn hạnQuản trị tài chính   nguồn tài trợ ngắn hạn
Quản trị tài chính nguồn tài trợ ngắn hạn
https://www.facebook.com/garmentspace
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
Phi Phi
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnKaly Nguyen
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Nguyễn Công Huy
 
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngCâu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngDoãn Dũng
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngJenny Pham
 
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáLãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáhaiduabatluc
 

What's hot (20)

Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường, HOT, ĐIỂM 8
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giáChế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giá
 
Mô hình CAPM
Mô hình CAPMMô hình CAPM
Mô hình CAPM
 
Bt dinh gia
Bt dinh giaBt dinh gia
Bt dinh gia
 
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạnnghiệp vụ mua bán có kỳ hạn
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn
 
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfGiáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Công thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệpCông thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệp
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Hệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân Hàng
Hệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân HàngHệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân Hàng
Hệ Thống Thông Tin Tài Chính Ngân Hàng
 
Quản trị tài chính nguồn tài trợ ngắn hạn
Quản trị tài chính   nguồn tài trợ ngắn hạnQuản trị tài chính   nguồn tài trợ ngắn hạn
Quản trị tài chính nguồn tài trợ ngắn hạn
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triểnVai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ươngCâu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
Câu hỏi phân tích ngân hàng trung ương
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giáLãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
Lãi suất ảnh hưởng đến tỷ giá
 

Similar to Phân tích chi tiêu công

10. CBA Thu H_a gi_ng.pdf
10. CBA Thu H_a gi_ng.pdf10. CBA Thu H_a gi_ng.pdf
10. CBA Thu H_a gi_ng.pdf
QunhBch1
 
Chương 5 phan tich loi ich chi phi
Chương 5 phan tich loi ich chi phiChương 5 phan tich loi ich chi phi
Chương 5 phan tich loi ich chi phi
Long Hoang Van
 
Mpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 vMpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 v
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Mpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 vMpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 v
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
chương 5 kinh tế môi trường đánh giá tác động moi trường
chương 5 kinh tế môi trường đánh giá tác động moi trườngchương 5 kinh tế môi trường đánh giá tác động moi trường
chương 5 kinh tế môi trường đánh giá tác động moi trường
ChiLinh764143
 
THEO DÕI ĐÁNH GIÁ CAN THIỆP
THEO DÕI ĐÁNH GIÁ CAN THIỆPTHEO DÕI ĐÁNH GIÁ CAN THIỆP
THEO DÕI ĐÁNH GIÁ CAN THIỆP
SoM
 
Nummary Tactical Keynote Plus (NTK Plus)~Nguyen Khanh Duy VIC & Nguyen Trung ...
Nummary Tactical Keynote Plus (NTK Plus)~Nguyen Khanh Duy VIC & Nguyen Trung ...Nummary Tactical Keynote Plus (NTK Plus)~Nguyen Khanh Duy VIC & Nguyen Trung ...
Nummary Tactical Keynote Plus (NTK Plus)~Nguyen Khanh Duy VIC & Nguyen Trung ...Duy Khanh Nguyen
 
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfBài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
AnhHong215504
 
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfHướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Fred Hub
 
Phan tich rui_ro
Phan tich rui_roPhan tich rui_ro
Phan tich rui_ro
Quoc Nguyen
 
Phan tich rui_ro
Phan tich rui_roPhan tich rui_ro
Phan tich rui_ro
Quoc Nguyen
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Lập Kê hoạch chương trình
Lập Kê hoạch chương trìnhLập Kê hoạch chương trình
Lập Kê hoạch chương trình
Tan Trung Vo
 
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docxCơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Xây dựng dự án
Xây dựng dự ánXây dựng dự án
Xây dựng dự án
foreman
 
Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ánGiám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự án
dinhtrongtran39
 
Manual4 chiet khau va cac tieu chi tham dinh
Manual4 chiet khau va cac tieu chi tham dinhManual4 chiet khau va cac tieu chi tham dinh
Manual4 chiet khau va cac tieu chi tham dinhDoan Tran Ngocvu
 
Quy trình - Một số phương pháp định giá Bất động sản
Quy trình - Một số phương pháp định giá Bất động sảnQuy trình - Một số phương pháp định giá Bất động sản
Quy trình - Một số phương pháp định giá Bất động sảnQuan Ly Duanxaydung
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
LiVnYn
 

Similar to Phân tích chi tiêu công (20)

10. CBA Thu H_a gi_ng.pdf
10. CBA Thu H_a gi_ng.pdf10. CBA Thu H_a gi_ng.pdf
10. CBA Thu H_a gi_ng.pdf
 
Chương 5 phan tich loi ich chi phi
Chương 5 phan tich loi ich chi phiChương 5 phan tich loi ich chi phi
Chương 5 phan tich loi ich chi phi
 
Manual2 chien luoc tdda
Manual2 chien luoc tddaManual2 chien luoc tdda
Manual2 chien luoc tdda
 
Mpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 vMpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 v
 
Mpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 vMpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 v
 
chương 5 kinh tế môi trường đánh giá tác động moi trường
chương 5 kinh tế môi trường đánh giá tác động moi trườngchương 5 kinh tế môi trường đánh giá tác động moi trường
chương 5 kinh tế môi trường đánh giá tác động moi trường
 
THEO DÕI ĐÁNH GIÁ CAN THIỆP
THEO DÕI ĐÁNH GIÁ CAN THIỆPTHEO DÕI ĐÁNH GIÁ CAN THIỆP
THEO DÕI ĐÁNH GIÁ CAN THIỆP
 
Nummary Tactical Keynote Plus (NTK Plus)~Nguyen Khanh Duy VIC & Nguyen Trung ...
Nummary Tactical Keynote Plus (NTK Plus)~Nguyen Khanh Duy VIC & Nguyen Trung ...Nummary Tactical Keynote Plus (NTK Plus)~Nguyen Khanh Duy VIC & Nguyen Trung ...
Nummary Tactical Keynote Plus (NTK Plus)~Nguyen Khanh Duy VIC & Nguyen Trung ...
 
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfBài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
 
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfHướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
 
Phan tich rui_ro
Phan tich rui_roPhan tich rui_ro
Phan tich rui_ro
 
Phan tich rui_ro
Phan tich rui_roPhan tich rui_ro
Phan tich rui_ro
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cổ Phiếu Ngành Xây Dựng Niêm Yết Trê...
 
Lập Kê hoạch chương trình
Lập Kê hoạch chương trìnhLập Kê hoạch chương trình
Lập Kê hoạch chương trình
 
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docxCơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
 
Xây dựng dự án
Xây dựng dự ánXây dựng dự án
Xây dựng dự án
 
Giám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự ánGiám sát và đánh giá dự án
Giám sát và đánh giá dự án
 
Manual4 chiet khau va cac tieu chi tham dinh
Manual4 chiet khau va cac tieu chi tham dinhManual4 chiet khau va cac tieu chi tham dinh
Manual4 chiet khau va cac tieu chi tham dinh
 
Quy trình - Một số phương pháp định giá Bất động sản
Quy trình - Một số phương pháp định giá Bất động sảnQuy trình - Một số phương pháp định giá Bất động sản
Quy trình - Một số phương pháp định giá Bất động sản
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
 

Phân tích chi tiêu công

  • 1. 1 PHÂN TÍCH CHI TIÊU CÔNG (CBA) I. DAĐT nói chung và DAĐT công: 1. Dự án đầu tư: 1.1. Định nghĩa: Xét trên giác độ tổng thể chung của quá trình đầu tư thì: Dự án đầu tư được hiểu là một tập tài liệu tổng hợp bao gồm các luận chứng cá biệt được trình bày một cách có hệ thống, chi tiết về một kế hoạch đầu tư nhằm đầu tư các nguồn tài nguyên của một cá nhân, tổ chức vào một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội để tạo ra một kết quả kinh tế, tài chính kéo dài trong tương lai. Trên giác độ nội dung Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối quan hệ biện chứng nhân quả với nhau của các vấn đề để đạt được mục đích nhất định trong tương lai.  Trước hết: Dự án đầu tư phải thể hiện được mục tiêu của hoạt động đầu tư là gì?  Thứ hai: Phải xác định và thể hiện được nguồn lực và cách thức để đạt được mục tiêu đầu tư là gì?  Thứ ba: Phải xác định được thời hạn có thể thực hiện được mục tiêu và ai là người thực hiện hoạt động đầu tư này? Theo quy định hiện hành… Ở Việt Nam, dự án đầu tư được hiểu là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định (luật đầu tư 2005) 1.2. Dự án đầu tư công: Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại
  • 2. 2 cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư..( Luật đầu tư công 2014) II. Phân tích chi phí lợi ích: 2.1. Định nghĩa: Phân tích lợi ích và chi phí (cost & benefit analysis - CBA).Phân tích lợi ích và chi phí là gì? Theo Frances Perkins (1994): CBA là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không. Boardman (2001) cũng giải thích: CBA là một phương pháp đánh giá dự án, trong đó giá trị của tất cả các kết quả dự án đối với mọi thành viên trong xã hội nói chung được lượng hóa bằng tiền. Lợi ích xã hội ròng là thước đo giá trị của chính sách. Như vậy, có thể hiểu CBA là một phương pháp thường được tiến hành trong quá trình ra quyết định nên chấp nhận hay loại bỏ một chính sách kinh tế - xã hội dựa trên tính hiệu quả của nó, hoặc quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các chính sách có tính chất loại trừ lẫn nhau. Phân tích lợi ích-chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phướng án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được nó. Nói rộng hơn, phân tích lợi ích-chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương án xác định các giá trị kinh tế có liên quan, và xếp hạng các phương án dựa vào các tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân tích lợi ích-chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không phải chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích. 2.2. Quy trình tổng quát: Về cơ bản, phân tích lợi ích-chi phí bao gồm 3 bước:
  • 3. 3  Liệt kê tất cả các chi phí và lợi ích của dự án được đánh giá. (Bao gồm yếu tố hữu hình và vô hình);  Đánh giá giá trị lợi ích và chi phí dưới dạng tiền tệ;  Chiết khấu lợi ích ròng trong tương lai. Điều này cho phép quy đỏi chi phí và lợi ích trong tương lai về giá trị hiện tại để so sánh với số tiền của ngân sách cần thiết để tài trợ dự án; Mặc dù các bước trên dường như có vẻ là đơn giản nhưng cũng đủ đáp ứng nhu cầu phân tích. Phân tích chi phí lợi ích luôn đi theo một nối tiếp các bước đơn giản, và toàn bộ quá trình này dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Có thể đi sâu hơn vào phân tích lợi ích-chi phí bằng quy trình bao gồm 8 bước lần lượt như sau: Phân tích lợi ích và chi phí thường được tiến hành qua các bước như sau: a. Xác định rõ chỗ đứng/vị thế khi phân tích: dự án đang xem xét là của ai, chi phí do ai chịu, ai được hưởng lợi ích. b. Xác định những phương án thay thế: Để giải quyết một vấn đề, có thể có nhiều phương án được đưa ra. Một dự án được ban hành bao giờ cũng nhằm vào việc giải quyết một vấn đề. Người phân tích cần đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào phân tích. Mốc chuẩn để so sánh là hiện trạng (chưa có chính sách) so với kết quả khi thực hiện dự án. c. Nhận dạng chi phí &lợi ích của mỗi dự án đầu tư: đây là bước rất quan trọng và không đơn giản đối với người phân tích. Trong bước này, người phân tích cần liệt kê đầy đủ và chính xác các lợi ích và chi phí mà dự án đem lại. Nếu người phân tích thiếu trách nhiệm hoặc thiếu sự khách quan, họ có thể bỏ sót những lợi ích/chi phí có thể dẫn đến sự lựa chọn khác với mục đích cá nhân hoặc đem lại kết quả bất lợi cho một nhóm người nào đó. Chi phí và lợi ích không chỉ được xác định dựa vào sự tăng thêm các yếu tố đầu vào/ đầu ra, mà còn có thể từ việc giảm đầu vào ( tăng lợi ích) hoặc giảm đầu ra (giảm lợi ích). Bên cạnh những kết quả có
  • 4. 4 giá thị trường, một số kết quả của dự án có thể không có giá thị trường như chất lượng không khí, bảo tồn văn hóa, giảm stress ...Những lợi ích và chi phí này cũng cần được nhận dạng và đưa vào phân tích. d. Đánh giá lợi ích và chi phí của dự án: Sau khi nhận diện tất cả các chi phí và lợi ích của chính sách, người phân tích sẽ tìm cách lượng hóa và đánh giá chúng. Cụ thể, người phân tích sẽ sử dụng sự sẵn lòng trả (WTP -willing to pay) để đánh giá lợi ích của chính sách và chi phí cơ hội để đánh giá chi phí nguồn lực được sử dụng để thực hiện chính sách. WTP là khoản tiền mà một người sẵn lòng chi trả hoặc nhận để có thể bang quan giữa tình trạng hiện tại và tình trạng khi có chính sách đi kèm với khoản tiền này. Lợi ích của một chính sách là sự sẵn lòng trả của mọi người cho chính sách đó (có hoặc không có). Chi phí cơ hội đo lường giá trị của những gì mà xã hội phải từ bỏ để sử dụng các yếu tố đầu vào cho việc thực hiện dự án. e. Chiết khấu các giá trị lợi ích và chi phí trong tương lai để có được giá trị của chúng ở thời điểm hiện tại : Do những giá trị lợi ích và chi phí có thể xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, nên để có thể so sánh chúng, người phân tích cần đưa về một thời điểm, và thời điểm được sử dụng phổ biến nhất là thời điểm hiện tại. Với một mức lãi suất là r, thì 1 đồng bỏ ra ở thời điểm hiện tại để đầu tư sẽ có giá trị sau n năm là (1+r)n đồng. Do đó số tiền phải bỏ ra từ bây giờ để đem lại 1 đồng sau n năm trong tương lai là (1+ r)- n đồng. Đây chính là giá trị hiện tại của 1 đồng có thể sử dụng sau n năm trong tương lai. (1+ r)- n được gọi là hệ số chiết khấu ở năm thứ n. Khi lấy giá trị của một khoản lợi ích xuất hiện vào năm thứ n trong tương lai nhân lên với hệ số chiết khấu ở năm thứ n, ta sẽ có giá trị hiện tại của khoản lợi ích. Áp dụng tương tự như vậy đối với chi phí. f. So sánh lợi ích và chi phí: Sau khi có được giá trị hiện tại của các khoản chi phí và lợi ích, việc tiếp theo là so sánh chúng với nhau để xác định lợi ích ròng hoặc hệ số lợi ích/chi phí . Lợi ích ròng của dự án bằng tổng giá trị hiện tại của các lợi ích trừ đi tổng giá trị hiện tại của các chi phí; Hệ số lợi ích/chi phí được tính bằng tổng
  • 5. 5 giá trị hiện tại các lợi ích chia cho tổng giá trị hiện tại các chi phí. Một chính sách có kết quả lợi ích ròng dương sẽ tương đương với hệ số lợi ích/chi phí >1. g. Xác định rủi ro và lý giải nguyên nhân: Mặc dù kết quả phân tích cho thấy dự án có lợi ích ròng dương, nhưng để đảm bảo cho sự thận trọng khi quyết định,người phân tích cần nhận diện những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và đánh giá mức độ quan trọng của chúng. Những rủi ro này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, liên quan tới những dự báo về môi trường kinh tế, xã hội hay tự nhiên. Chẳng hạn, chính sách miễn phí khám chữa bệnh cho trẻ em trong thành phố có thể bị thất bại do dân số tăng bất thường, hay do sự xuất hiện của những căn bệnh mới… Khi đưa yếu tố rủi ro vào phân tích, chúng ta sẽ có được những kết quả khác nhau về giá trị lợi ích ròng. Bằng kỹ thuật phân tích độ nhạy, hay phân tích mô phỏng, người phân tích có thể xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố đầu vào cũng như tính toán được giá trị ròng của chính sách trong điều kiện có rủi ro. Kết quả phân tích rủi ro còn giúp cho người làm dự án có thể đưa ra các đề xuất (nhằm vào nguyên nhân gây ra rủi ro) để hạn chế tối đa những bất trắc có thể xảy ra đối với dự án. h. Kết luận về việc lựa chọn dự án: Nếu lợi ích ròng (sau khi xác định rủi ro) là một số dương, hoặc hệ số lợi ích/chi phí lớn hơn 1 thì đây là dấu hiệu cho thấy chính sách có hiệu quả và đáng được thực hiện. Nếu có nhiều dự án đầu tư được đưa ra phân tích, thì phương án chính sách nào có lợi ích ròng dương lớn nhất sẽ được lựa chọn. Phân tích để đưa ra quyết định dự án là một quá trình phức tạp và là nghệ thuật. Cũng từ đó, đòi hỏi các nhà quyết định chính sách cần có đủ thông tin để làm chính sách đúng, đặc biệt là đối với chính sách công, vì tác động của chúng thường có phạm vi rộng lớn, liên quan tới nhiều nhóm người trong xã hội. Quyết định dự án dựa trên những phân tích logic, khoa học là hết sức cần thiết để tránh những thiệt hại kinh tế, cải thiện phúc lợi xã hội.
  • 6. 6 2.3. Mục đích và ý nghĩa của phân tích lợi ích-chi phí Phân tích chi phí lợi ích là “cơ sở thông tin cho việc lựa chọn tốt hơn” Phương pháp này giúp các nhà làm quyết định so sánh các phương án, và sau đó lựa chọn  Phân tích lợi ích chi phí áp dụng lý thuyết kinh tế để lựa chọn thông qua phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Như chúng ta đã chỉ ra, các phương pháp phải được xác định, các kết quả phải được nhận định và định giá, và tổng lợi ích ròng đối với xã hội được tính toán và so sánh. Sử dụng phương pháp này sẽ khuyến khích việc sử dụng bản chất hệ thống của quá trình một cách rộng rãi hơn trong suốt toàn bộ quá trình ra quyết định.  Phân tích lợi ích chi phí đôi khi có thể làm giảm tính phức tạp của mỗi quyết định đến mức có thể quản lý được. Ví dụ, các kết quả theo nhiều chiều đôi khi có thể được phối hợp thành một chiều, và đoi khi chúng có thể được định giá bằng tiền. Hoặc cấu trúc của một dự án luôn luôn được làm rõ khi lợi ích, chi phí của nó được nhận dạng, và khi dòng lợi ích ròng theo thời gian được xem xét  Phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp hữu ích và logic để nghĩ về các vấn đề và giải quyết các vấn đề. Các bước riêng biệt của phương pháp giúp ta hiểu vân đề và các cách giải quyết chúng. Trong dài hạn, sự đóng góp của phương pháp đối với cách hiểu vấn đề có lẽ là sự đóng góp quan trọng nhất. Nhìn chung, phân ích lợi ích chi phí cung cấp một phương cách để đánh giá giá trị kinh tế của các dự án , chương trình và chính sách theo một cách sao cho có thể đơn giản logic và tương thích. Không phương pháp nào khác có thể cung cấp những điều thuận lợi này, và không có cách đánh giá thay thế nào cho tiêu chuẩn lợi ích ròng xã hội. III. Đánh giá DAĐT: 3.1. Phương pháp đánh giá dự án đầu tư: Để đánh giá dự án đầu tư, chúng ta có các phương pháp sau: a. Thẩm định dự án đầu tư theo phương pháp lợi ích-chi phí;
  • 7. 7 Dự án đầu tư chỉ được chấp nhận khi có thu nhập ròng dương, tức là lợi ích lớn hơn chi phí. Nếu cả hai dự án đều có thu nhập ròng dương thì nhà đầu tư sẽ chọn dự án có thu nhập ròng lớn hơn. Nguyên tắc lựa chọn là các sự án sẽ được đưa về giá trị hiện tại, lúc này các dự án đều được định giá theo giá trị hiện tại nên có thể sử dụng nguyên tắc được áp dụng đối với dự án đầu tư phát sinh thu nhập tức thời để thẩm định các dự án. Công thức Tiêu chí giá trị hiện tại để thẩm định dự án được xác định theo nguyên tắc:  Một dự án đầu tư chỉ có thể được chấp nhận khi giá trị hiện tại của nó dương;  Nếu hai dự án phải loại trừ nhau thì dự án được chọn là dự án có giá trị hiện tại lớn hơn; b. Theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ; Nếu một dự án tạo ra một dòng thu nhập là (B) và chi phí đầu tư là (C) trong thời gian T, thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ (ŋ) hay gọi là tỷ suất nội hoàn, được xác định thông qua phương trình sau: Công thức i ir T i T i xx xxxPV ) 1 1( 1 )C1(B1 )C0B0(        iT i T i xx xx )n 1 1( 1 )Ci(Bi )C0B0(0       
  • 8. 8 Tỷ suất nội hoàn là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của dự án bằng không. Một dự án hiển nhiên được chấp nhận nếu (ŋ) lớn hơn chi phí cơ hội r. c. Theo tỷ suất lợi ích và chi phí trong dự án đầu tư; Một dự án đầu tư có dòng lợi ích được tạo ra là B0, B1, B2,…, BT và dòng chi phí là là C0, C1, C2,…, CT.Giá trị hiện tại các dòng lợi ích là : Công thức: Một dự án để được chấp nhận yêu cầu tỷ suất lợi ích-chi phí sao cho phải lớn hơn 1, nghĩa là B-C >0. Điều này tương đương với tiêu thức giá trị hiện tại trong việc lựa chọn dự án. Qua 3 phương pháp đánh giá dự án trên qua các trường hợp thực tế chỉ có phương pháp đánh giá theo giá trị hiện tại là tỏ ra đáng tin cậy nhất trong thẩm định dự án. IV. Đánh giá dự án đầu tư công: 4.1. Tỷ suất chiết khấu của khu vực công Việc tính toán chi phí lợi ích và tỷ suất chiết khấu trong khu vực công không giống như khu vực tư. Như đã biết, ở khu vực tư việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu phản ảnh tỷ suất lợi nhuận mà từng dự án mang lại. Trong khi việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu đối với các dự án đầu tư công thường ít đạt được sự nhất trí giữa các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên có một số cách lựa chọn tỷ suất chiết khấu: a. Xác định tỷ suất chiết khấu dựa vào tỷ suất lợi nhuận của khu vực tư.  Trường hợp khu vực tư sử dụng toàn bộ thu nhập để đầu tư: tỷ suất lợi nhận trước thuế đối với cơ hội đầu tư của khu vực tư là thước đo quan trọng để thẩm định các dự án công.            T i iT i C T i iT i B C B 1 } 1 r)(1Ci/{0 1 } 1 r)(1Bi/{0
  • 9. 9  Trường hợp khu vực tư sử dụng một phần thu nhập để đầu tư và một phần thu nhập để tiêu dùng: với giả thiết này số tiền mà chính phủ lấy đi để đầu tư vào các dự án công thể đem sử dụng cho cả tiêu dùng lẫn đầu tư. Trường hợp này, tỷ suất chiết khấu dùng để thẩm định dự án công tùy thuộc vào quyết định của khu vực tư trong việc phân phối thu nhập. Nếu khu vực tư dành hết thu nhập cho đầu tư, thì tỷ suất lợi nhuận trước thuế của dự án đầu tư là tỷ suất chiết khấu thích hợp cho sự lựa chọn thẩm định dự án công. Còn nếu toàn bộ thu nhập của khu vực đem sử dụng cho tiêu dùng thì chi phí cơ hội cho mỗi đồng tiêu dùng trong hiện tại có thể sử dụng làm tỷ suất chiết khấu để thẩm định dự án công. b. Tỷ suất chiết khấu xã hội Tỷ suất chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của lãi suất lũy tích dùng để điều chỉnh để đưa các lợi ích và chi phí trong tương lai về giá trị hiện tại tương đương . Quá trình điều chỉnh này gọi là chiết khấu. Hay nói cách khác tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất mà ở đó xã hội đánh đổi tiêu dùng hiện tại để có được tiêu dùng trong tương lai. Như vậy, suất chiết khấu xã hội phản ánh mức lợi nhuận có thể thu được từ các nguồn lực nếu như được khu vực tư khai thác và sử dụng. Bản chất của tỷ suất chiết khấu xã hội thể hiện chi phí cơ hội của các quỹ tiền tệ được chính phủ đầu tư vào các dự án công. Và để tránh lãng phí những nguồn lực mà khu vực tư có thể kiếm được với tỷ suất lợi nhuận cao thì không nên chuyển sang cho khu vực công. Tuy nhiên, tỷ suất chiết khấu xã hội trong các dự án công thường có tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận thị trường . Có thể liệt ra một vài nguyên nhân sau:  Sự quan tâm đến thế hệ tương lai: các nhà hoạch định chính sách công là luôn quan tâm đến phúc lợi xã hội không chỉ quan tâm đến thế hệ hiện tại mà còn cả thế hệ tương lai khác hẳn với khu vực tư
  • 10. 10 chỉ quan tâm đến lợi nhuận nên suất chiết khấu rất cao đối với các khoản thu nhập trong tương lai.  Thuyết phụ quyền: chính phủ mong muốn người dân tiêu dùng ít thu nhập ở hiện tại để có nhiều lợi ích hơn trong tương lai vì họ cho rằng người dân có “sự khiếm khuyết về tầm nhìn xa” nên họ tính chiết khấu các khoản lợi ích trong tương lai với tỷ suất rất cao.  Tính kém hiệu quả của thị trường: chính phủ muốn dùng tỷ suất chiết khấu thấp để khắc phục tính kém hiệu quả của thị trường. 4.2. Đánh giá các yếu tố vô hình trong dự án công. Đánh giá yếu tố vô hình trong dòng lợi ích và chi phí của các dự án công là rất khó và có thể nói đây là trở ngại lớn nhất trong thẩm định dự án công. Các yếu tố vô hình có thể làm sai lệch đánh giá các dự án công theo phương pháp chi phí và lợi ích. Công cụ phân tích chi phí lợi ích đôi khi còn có những khiếm khuyết trong việc đánh giá các yếu tố vô hình. Có thể dùng phương pháp khác như phân tích chi phí hiệu quả để tính ngược dòng chi phí của một dự án công, nó giúp nghiên cứu một cách hệ thống dòng chi phí và từ đó tìm ra phương án rẻ nhất để dự án có thể chấp nhận được. 4.3. Đánh giá các khía cạnh phân phối trong các dự án công Mục tiêu của chính phủ trong các dự án công là tối đa hóa phúc lợi xã hội, nên hàm ý phân phối của các dự án công cần phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề phân phối là yêu cầu chính phủ phải điều chỉnh có hiệu quả các khía cạnh phân phối bất hợp lý của một dự án bằng cách tạo ra sự chuyển giao hợp lý thu nhập giữa những người được lợi và những người bị tổn thất. Chính phủ phải kiên trì chính sách như vậy cho đến khi nào đạt được tính tối ưu trong phân phối thu nhập 4.4. Đánh giá tính không chắc chắn trong các dự án công Khi phân tích chi phí và lợi ích của một dự án rủi ro, chúng ta nên biến đổi thành giá trị tương đương chắc chắn. Giá trị tương đương chắc chắn là số lượng thu nhập
  • 11. 11 chắc chắn mà một cá nhân sẵn lòng đánh đổi cho tập hợp các kết quả không chắc chắn phát sinh từ dự án. Việc tính toán giá trị tương đương chắc chắn đòi hỏi phải có thông tin về phân phối thu hập của dự án và mức độ không ưa thích rủi ro của các đối tương liên quan V. Các cạm bẫy trong BCA DAĐT công. a. Phản ứng có tính dây chuyền: Nhìn chung, vấn đề phản ứng dây chuyền coi sự thay đổi lợi ích chỉ là một sự chuyển giao. Sự tăng giá hàng hóa làm chuyển giao thu nhập từ những người tiêu dùng hàng hóa đến tay nhà sản xuất, Điều này không phải là khoản lợi ích ròng của dự án. Vì vậy khi đưa ra dự án đầu tư cần phải xem xét đến những vấn đề phân phối thu nhập. Nếu như có tính đến các lợi ích dây chuyền của dự án thì cũng phải quan tâm đến những tổn thất dây chuyền mà dự án gây ra. b. Việc làm của người lao động Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động cũng là một trong những tiêu thức quan trọng để đánh giá dự án công. Tiền lương trả cho người lao động được xem như lợi ích của dự án. Điều này cần cân nhắc bởi lẽ tiền lương thuộc về yếu tố chi phí chứ không phải khía cạnh lợi ích. c. Sự trùng lắp trong tính toán: Ta có thể thấy nếu chính phủ tiến hành giải tỏa, đền bù một khu đất có dân cư sinh sống để tiến hành xây dựng thành một khu dân cư tập trung và cho người dân có quyền sinh sống trong khu tái định cư của dự án. Lợi ích của dự án này là làm tăng : giá trị hiện tại của mảnh đất và làm tăng chất lượng của cuộc sống khi sống trong khu dân cư tập trung này. Vấn đề được đặt ra ở đây là người dân trong trường hợp này phải lựa chọn hoặc chờ để có được căn hộ trong khu tái định cư hoặc bán mảnh đất đó cho người khác theo giá thị trường. Tuy nhiên người dân không thể thực hiện đồng thời cả hai bên nếu tính cả hai lựa chọn thì có sự tính trùng về lợi ích. VI. Liên hệ thực tế hiệu quả đầu tư công Việt Nam.
  • 12. 12 4.1. Thực trạng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ở Việt Nam Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư phát triển (ĐTPT) của khu vực kinh tế nhà nước (KTNN) đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tế nguồn vốn này vẫn chưa phát huy hiệu quả cao. Cơ chế phân bổ và thực hiện vốn vẫn tập trung quá nhiều vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở, chưa đầu tư thoả đáng cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá làm tăng GDP. Bài viết phân tích, thực trạng hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ở Việt Nam thời gian qua. Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư Quy mô vốn đầu tư Trong thời gian từ 2005 đến 2012, tỷ trọng vốn ĐTPT toàn xã hội luôn chiếm rất cao trong GDP (cao nhất là năm 2007 với 46,52%). Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm mạnh, đến năm 2012 chỉ còn 33,5% trong GDP. Trong thời gian từ 2009-2012, tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP theo 3 khu vực sở hữu đều giảm (KTNN - 11%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước -3,96% và khu vực kinh tế có vốn FDI -18,54%). Sự sụt giảm tỷ trọng vốn đầu tư/GDP của khu vực KTNN là do chủ trương cắt giảm đầu tư công trong thời gian qua.
  • 13. 13 Số liệu tại bảng 1 cho thấy, tổng vốn ĐTPT toàn xã hội đã liên tục tăng từ 343.135 tỷ đồng năm 2005 lên 989.300 tỷ đồng năm 2012 (tăng lên 2,88 lần). Trong đó, khu vực vốn FDI tăng nhanh nhất (4,5 lần); tiếp đến là khu vực kinh tế ngoài nhà nước (2,95 lần) và cuối cùng là khu vực KTNN 2,32 lần. Nhìn chung, quy mô vốn cho ĐTPT đều tăng trong thời gian từ 2005 - 2012, tuy nhiên có xu hướng chững lại trong tất cả các khu vực (năm 2012 chỉ cao hơn so với năm 2011 là 64.805 tỷ đồng), đặc biệt là trong 2 năm gần đây, tổng vốn đầu tư nhà nước đã không còn chiếm ưu thế mà đứng sau khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Điều này một phần là do trong năm 2011, Chính phủ thực hiện rà soát, cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 và năm 2012 triển khai thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và vốn trái phiếu chính phủ. Cơ cấu vốn đầu tư Vốn ĐTPT từ khu vực KTNN có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong toàn bộ giai đoạn 2005-2012 từ 47% xuống còn khoảng 37%. Vốn ĐTPT từ khu vực ngoài nhà nước giữ nguyên tỷ trọng trong giai đoạn này. Khu vực FDI có sự gia tăng đóng
  • 14. 14 góp cho vốn ĐTPT được coi là một tín hiệu đáng mừng. Tỷ trọng đóng góp vốn ĐTPT của khu vực này tăng từ 14,89% năm 2005 lên 23,2% năm 2012. Trong tổng vốn, giá trị vốn đầu tư nhà nước từ 2005 - 2012, vốn đầu tư từ NSNN luôn tăng và đứng đầu qua các năm. Điều này phản ánh thực tế gia tăng chi tiêu công của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Trong thời gian 2005 - 2012, tỷ lệ giữa vốn đầu tư từ NSNN/tổng vốn đầu tư của Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất tuy tăng giảm không đều (năm 2005 - 2010 chiếm bình quân tới 55,6%, thậm chí năm 2008, 2009 là trên 60%, năm 2010 là 44,8%, năm 2011 là 52,1 và năm 2012 là 54,8%) (Hình 1). Hiệu quả vốn đầu tư Hiệu quả kinh tế Quy mô đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước trong thời gian qua duy trì tăng trưởng ở mức 2 con số và có sự chậm lại trong những năm gần đây (mức tăng trung bình giai đoạn 2001 – 2005 đạt 12,68%/ năm, giai đoạn 2006 – 2010 là 11,54%/năm và xuống khoảng 6% trong năm 2011 - 2012). Qua các số liệu ở trên có thể thấy, trong tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước từ năm 2005 - 2012, vốn đầu tư từ NSNN luôn chiếm tỷ khối lượng lớn nhất so với
  • 15. 15 các nguồn vốn khác. Điều này phản ánh thực tế gia tăng chi tiêu công của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, nếu so sánh với những nỗ lực cắt giảm chi tiêu công qua NSNN thì mục tiêu này chưa đạt được hiệu quả khi năm 2012, tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN vẫn lên tới 54,8%. Mô hình tăng trưởng của Việt Nam dựa quá nhiều vào vốn ĐTPT và phát triển theo chiều rộng. Các nhân tố phát triển theo chiều sâu ngày càng bị lấn át. Trong toàn bộ giai đoạn 2001-2010, sự đóng góp của vốn vào tăng trưởng chiếm tỷ trọng trung bình tới 55,65%, tỷ trọng đóng góp cao nhất vào năm 2009 với 72,37%. Trong khi đó, sự đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng chiếm trung bình 25,21% trong giai đoạn 2001-2010, cao nhất vào năm 2009 với 34,02%. Mức độ đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 19,15%. Đóng góp của yếu tố TFP này không ổn định, biểu hiện qua sự “biến động” của nền kinh tế thế giới trong năm 2008 - 2009 với mức độ đóng góp tương ứng là 7,29% và -6,39%.
  • 16. 16 Trong giai đoạn 2000-2006, TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 11,6%, trong đó khu vực KTNN đóng góp 4,5%; kinh tế ngoài Nhà nước: 5,4% và kinh tế có vốn FDI chỉ đạt 1,7%. Đến giai đoạn 2007-2012, yếu tố TFP chỉ đóng góp vào tăng trưởng 6,4%. Trong đó, khu vực KTNN đóng góp 2,2%, ngoài Nhà nước: 3,0% và kinh tế có vốn FDI: 1,2%. Như vậy, sự đóng góp của TFP vào nền kinh tế theo các phân tích này đều nhỏ, trong đó có khu vực KTNN, chứng tỏ tính hiệu quả chưa cao của khu vực này. Bức tranh tổng thể về ĐTPT trong những năm vừa qua ở nước ta có biểu hiện chưa tích cực, trong đó ĐTPT của khu vực KTNN có một vị trí, vai trò rất quan trọng. Nguồn vốn này góp phần thu hút được nhiều nguồn lực trong nước và ngoài nước cho ĐTPT, góp phần tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế quan trọng. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước trong thời gian qua chưa cao. Chỉ số ICOR của kinh tế Việt Nam từ mức 3,3 giai đoạn 1991 - 1995 đã tăng lên đến mức 7,04 giai đoạn 2001 - 2005 và mức 6,18 giai đoạn 2006 - 2010. Nhờ vào những biện pháp tái cơ cấu, tập trung vào nâng cao hiệu quả đầu tư, hệ số ICOR trong hai năm 2011 - 2012 đã giảm đáng kể, đạt mức khoảng 4,6. Xét về từng dự án, còn không ít dự án đầu tư có hiệu quả thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, cá biệt có những dự án, nội dung đầu tư trùng lắp, chồng chéo, hoặc gây cản trở, làm mất hiệu quả của các dự án đã được đầu tư trước đó. Qua các số liệu tính toán trên, ta thấy hiệu quả đầu tư từ khu vực Nhà nước có thể được chia thành hai thời kỳ: Từ 2005-2009, hệ số ICOR tăng dần. Mặc dù tỷ lệ đầu tư từ khu vực Nhà nước so với GDP khu vực Nhà nước không tăng mà còn giảm đi trong giai đoạn này nhưng việc tạo ra giá trị gia tăng đã giảm sút, dẫn tới giá trị hệ số ICOR khu vực này tăng lên nhanh chóng, bất chấp nỗ lực cắt giảm, hạn chế đầu tư công của khu vực Nhà nước. Trong đó, vốn đầu tư từ NSNN có tỷ trọng lớn nhất cũng chính là một trong
  • 17. 17 những nguyên nhân dẫn tới sự kém hiệu quả của đầu tư khu vực nhà nước nói chung. Từ 2010-2012, ICOR có xu hướng giảm dần, chứng tỏ được hiệu quả đầu tư của khu vực KTNN đã dần được cải thiện theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tính chung cho giai đoạn 2005-2012, hiệu quả đầu tư của khu vực KTNN vẫn rất thấp khi giá trị hệ số ICOR là 8,58. Nhìn chung trong cả giai đoạn 2000-2012, ĐTPT từ nguồn vốn NSNN không hiệu quả nếu xét theo khía cạnh tạo việc làm cho lao động. Tuy nhiên, điều này có thể được giải thích như sau: theo xu hướng thì khu vực Nhà nước cần giảm dần về tỷ trọng trong GDP, vốn và lao động do tính mở của cơ chế thị trường và các quy tắc ràng buộc khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Khu vực Nhà nước vốn mang đặc trưng kém hiệu quả, linh hoạt. Vì vậy, lao động được rút ra khỏi khu vực này chưa hẳn là một dấu hiệu tiêu cực. Hiệu quả xã hội Giảm nghèo là một trong những mục tiêu ưu tiên ở nước ta. ĐTPT có hiệu quả thể hiện ở việc giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm được xem xét qua hệ số co giãn (HSCG) Để đo lường sự tác động của ĐTPT vào giảm đói nghèo có thể xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư của khu vực KTNN và tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo. Qua số liệu trên, HSCG giữa đầu tư của khu vực KTNN và giảm nghèo mang giá trị âm, điều này chứng tỏ đầu tư của khu vực này có tác động tích cực tới
  • 18. 18 giảm nghèo. Giá trị tuyết đối của hệ số này đã tăng lên từ 1,19 tới 1,67 chứng tỏ tác động tích cực của vốn ĐTPT tới giảm nghèo của giai đoạn sau so với giai đoạn trước. 4.2. Một số đề xuất trong giai đoạn tới Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại, thực tế đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước vẫn mang tính kém hiệu quả, dàn trải, chưa đồng đều, do đó kết quả mang lại chưa như mong đợi… Để có thể khắc phục được hạn chế này, tác giả đề xuất một số vấn đề sau: Thứ nhất, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải và chậm tiến độ trong đầu tư xây dựng: Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đã được phân cấp trong quản lý, phân bổ vốn đầu tư. Ban hành các quy định cụ thể, có chế tài ràng buộc trách nhiệm bảo đảm vốn và phê duyệt dự án đầu tư. Nâng cao trình độ xây dựng, phân tích, thẩm định và quản lý dự án của cán bộ các cấp. Xây dựng các tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư để hạn chế việc can thiệp, chi phối, đưa ra quá nhiều dự án, không phù hợp với khả năng nguồn vốn. Tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ xây dựng. Đơn giản hoá thủ tục đầu tư và đấu thầu.
  • 19. 19 Thứ hai, nâng cao hiệu suất, hiệu quả của công trình, dự án: Nâng cao chất lượng của báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án đầu tư; thuê các tư vấn giỏi để hỗ trợ trong các khâu tư vấn dự án, tư vấn thiết kế, lập tổng dự toán. Nghiên cứu, khảo sát kỹ trước khi quyết định đầu tư. Quy định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư đối với kết quả thực hiện dự án; Thực hiện tốt công tác chuẩn bị thực hiện dự án; tính toán đầy đủ các yếu tố và điều kiện khai thác, sử dụng để có thể vận hành, đưa công trình vào sử dụng ngay sau khi hoàn thành. Thứ ba, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá và kiểm tra, thanh tra đầu tư từ NSNN: Thực hiện theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả đối với các dự án đầu tư. Các bộ, ngành, địa phương thực hiện giám sát ngay từ khâu lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
  • 20. 20 Khẩn trương triển khai công tác giám sát cộng đồng đối với đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước để góp phần làm nguồn vốn này được quản lý và sử dụng một cách công khai, minh bạch, chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng; Thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phối hợp sự tham gia của các bên hữu quan đối với các dự án đầu tư công, đầu tư có nguồn từ NSNN đảm bảo công khai, minh bạch cao. Điều này sẽ có tác động tích cực tới không chỉ đầu tư của khu vực công, NSNN mà còn có tác động tới hiệu quả của đầu tư tư nhân; Có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực thi chính sách kinh tế vĩ mô, trong giám sát và kiểm soát các dòng lưu chuyển vốn.