SlideShare a Scribd company logo
Vietnamese - Number 10
January 2014
Nhiễm ký sinh trùng Giardia
Giardia Infection
Ký sinh Giardia là gì?
Giardia là một ký sinh trùng lây nhiễm trong ruột của người
và súc vật. Khi một người bị bệnh, sự nhiễm trùng được gọi
là giardiasis, hoặc ‘beaver fever (tạm dịch là sốt hải ly)’.
Bệnh Giardiasis là một trong những nguyên nhân được nhận
dạng thường xuyên gây tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần. Đây là
một nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy đường ruột ở
những người đi bộ đường dài trong các khu vực hoang dã và
các khách du lịch đã uống nước không được lọc sạch, chưa
được xử lý hoặc đun sôi.
Làm thế nào mà tôi bị nhiễm trùng bởi ký sinh
Giardia?
Các nang của ký sinh Giardia có thể lây lan qua nước, thực
phẩm, hoặc truyền lây bằng phân qua đường miệng giữa
những người bị nhiễm trùng. Lây truyền phân qua đường
miệng là khi các phần tử của phân nhiễm ký sinh được cho
vào bụng qua thực phẩm.
Nước nhiễm trùng là một nguồn chủ yếu lây lan bệnh
giardiasis. Các nang ký sinh Giardia có thể sống sót trong
các hồ, ao, sông, suối. Quý vị có thể trở thành bị nhiễm bệnh
nếu quý vị uống nước hoặc vô tình uống nước trong khi
đang bơi lội.
Quý vị cũng có thể trở thành bị nhiễm bệnh khi ăn thực
phẩm còn sống hoặc nấu chưa chín có nhiễm nang ký sinh.
Ký sinh Giardia cũng có thể lây từ người này sang người kia
trong các điều kiện có sự rò rỉ phân (không kiểm soát được
việc đại tiện) và vệ sinh kém, chẳng hạn như các trung tâm
giữ trẻ. Rủi ro lớn nhất là cho các trẻ em nhỏ chưa được dạy
cách tự đi nhà vệ sinh lấy một mình. Các trẻ này cũng có thể
lây nhiễm cho những người khác trong gia đình của các em.
Ký sinh Giardia cũng có thể lây lan trong hoạt động tình
dục mà có sự tiếp xúc với phân.
Các triệu chứng của bệnh giardiasis là gì?
Giardiasis có thể gây tiêu chảy, đau quặn bụng, đầy hơi, sình
bụng, thường xuyên đi cầu có phân lỏng và có màu xám xịt
mỡ màng, buồn nôn, sụt cân và mệt mỏi.
Các triệu chứng bắt đầu khoảng từ 7 đến 14 ngày sau khi
tiếp xúc với ký sinh trùng. Các triệu chứng có thể kéo dài từ
2 đến 4 tuần hoặc lâu hơn. Thường thì quý vị có thể bị
nhiễm bệnh và không có các triệu chứng. Trong một vài
trường hợp, các triệu chứng có thể quay lại sau khi quý vị đã
bắt đầu cảm thấy đỡ hơn.
Khoảng một nửa những người bị nhiễm ký sinh Giardia sẽ
tự hết mà không có bất cứ các triệu chứng gì.
Tuy hiếm, bệnh giardiasis có thể gây cho cơ thể quý vị gặp
khó khăn hấp thu dưỡng chất. Điều này có thể kéo dài trong
vài tuần hoặc vài tháng. Tình trạng không dung nạp chất
lactose xảy ra cho tới 40 phần trăm trong số những người bị
bệnh giardiasis, bệnh gây nên các triệu chứng đường ruột
sau khi tiêu thụ các sản phẩm về sữa.
Bệnh giardiasis được chẩn đoán và điều trị
như thế nào?
Nếu quý vị nghĩ mình bị bệnh giardiasis, hãy gặp người
chăm sóc sức khỏe cho quý vị để được xét nghiệm, cho lời
khuyên và điều trị. Quý vị sẽ được yêu cầu nộp một mẫu
phân để xét nghiệm. Ký sinh Giardia khó phát hiện vì vậy
quý vị có thể phải nộp nhiều hơn 1 mẫu để thử.
Người chăm sóc sức khỏe cho quý vị sẽ quyết định xem có
cần điều trị bằng thuốc kháng ký sinh hay không. Sau khi bị
nhiễm trùng, quý vị có thể gặp khó khăn tiêu hóa sữa hoặc
các sản phẩm của sữa.
Tôi phải làm gì nếu tôi bị nhiễm ký sinh Giardia?
Ký sinh Giardia truyền lây qua phân, vì vậy nếu quý vị bị
tiêu chảy, có thể là do bị nhiễm trùng, quý vị không nên đi
làm hoặc đi học.
Nếu quý vị bị nhiễm ký sinh Giardia, đừng bơi lội ở hồ, ao,
sông, suối, các hồ bơi hay các bồn ngâm nước nóng trong
lúc quý vị bị tiêu chảy hoặc ói mửa cho tới ít nhất 48 tiếng
sau khi đã ngưng tiêu chảy và/hoặc ói mửa, hoặc theo như
được chỉ dẫn bởi chính quyền y tế địa phương quý vị. Tránh
việc này sẽ giúp bảo đảm cho những người đi bơi khác
không bị lây nhiễm.
Sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn hoặc chuẩn bị nấu ăn, hãy
rửa tay quý vị cho sạch với xà phòng và nước. Dùng giấy lau
tay loại vứt đi sau khi dùng để lau tay.
Nếu quý vị là người làm công việc chế biến thức ăn hoặc là
nhân viên y tế, quý vị có thể lây bệnh Giardia cho những
người khác. Đừng đi làm trong lúc bị tiêu chảy hoặc ói mửa
và đừng trở lại làm cho tới ít nhất 48 tiếng đồng hồ sau lần
đi tiêu lỏng hoặc có cơn ói mửa cuối cùng của quý vị, hoặc
theo như được chỉ dẫn bởi chính quyền y tế địa phương.
Thường xuyên rửa tay quý vị và rửa cho sạch, điều này sẽ
giúp làm giảm khả năng lây nhiễm cho những người khác.
Trẻ em trong các nhà trẻ bị tiêu chảy có thể được chăm sóc
riêng trong một khu vực có sự giám sát, tránh xa khỏi những
trẻ khác cho tới khi được cha mẹ các em đến đón về. Trẻ em
không nên trở lại nhà trẻ cho tới ít nhất 48 tiếng đồng hồ sau
lần đi tiêu lỏng hoặc bị ói mửa lần cuối cùng. Tuy nhiên, hãy
kiểm lại với chính quyền y tế địa phương trước, vì mỗi chính
quyền y tế có các chỉ dẫn riêng của họ về việc khi nào trở lại
nhà trẻ, đến trường hoặc đi làm trở lại.
Trẻ em trong các nhà trẻ nên được giám sát bởi người lớn
khi các em rửa tay. Để biết thêm thông tin, xin xem
HealthLinkBC File #85 Rửa tay cho Cha Mẹ và Trẻ Em.
Ngay cả sau khi quý vị thấy đỡ hơn, ký sinh Giardia vẫn có
thể còn trong phân quý vị cho tới vài tuần và quý vị vẫn có
thể lây nhiễm cho những người khác.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh giardiasis?
• Nếu cộng đồng được thông báo phả đun sôi nước khi
dùng nước vòi, đừng coi nhẹ lời khuyên này và hãy làm
theo các sự chỉ dẫn.
• Đừng uống nước trên mặt đất từ hồ, ao, sông, suối, lạch
hoặc các giếng cạn mà chưa được xử lý. Nước có thể bị
nhiễm trùng bởi phân súc vật.
• Khi cắm trại, đừng tiêu tiểu trong vòng 30 thước nơi có
nguồn nước.
• Đừng uống sữa hoặc nước cốt trái cây chưa được diệt
khuẩn theo phương pháp Pasteur.
• Rửa tay quý vị trước khi ăn hay khi cầm nắm thực phẩm,
và sau khi sử dụng nhà vệ sinh, thay tã, hoặc chạm tay
vào thú vật.
• Hãy chắc chắn trẻ em, nhất là những em có chơi với thú
nuôi, phải thường xuyên rửa tay của mình một cách cẩn
thận và trước khi ăn.
• Tránh các thực phẩm chưa nấu chín hoặc nước giải khát
được làm bằng nước chưa xử lý sạch, nhất là khi du lịch
ra nước ngoài.
• Làm tình an toàn và cố gắng tránh tiếp xúc với phân
trong lúc sinh hoạt tình dục.
Các nang ký sinh Giardia được lấy ra khỏi
nước bằng cách nào?
Nếu nguồn cung cấp nước của quý vị là từ một nguồn trên
mặt đất chưa được xử lý, quý vị sẽ cần phải khử trùng nước
dùng để uống, làm đá viên, rửa trái cây và rau cải loại ăn
sống, pha sữa bột cho em bé, đánh răng hoặc rửa răng giả.
Quý vị có thể khử ký sinh Giardia bằng cách sử dụng các
phương pháp khử trùng sau đây:
1. Nấu chín: Để nước cho thật sôi ít nhất trong 1 phút. Nếu
dùng loại bình nấu nước tự ngắt điện khi sôi, hay chắc
chắn nước phải sôi trong 1 phút. Nếu quý vị ở trên độ
cao hơn 2,000 thước (6,500 feet) so với mặt nước biển,
hãy để nước sôi ít nhất trong 2 phút để khử trùng. Để yên
cho nước nguội. Luôn luôn trữ nước sạch của quý vị
trong các thùng chứa sạch, loại dùng để chứa thực phẩm
hoặc nước. Đun sôi sẽ không tinh lọc sạch nước bị nhiễm
trùng nặng hoặc nhiễm nhiều hóa chất.
2. Lọc: Để khử các nang ký sinh Giardia, đồ lọc phải có cỡ
lỗ nhỏ li ti tuyệt đối là 1 micron hoặc ít hơn, và phải
được chứng nhận bởi Hiệp Hội Vệ sinh Quốc gia
(National Sanitation Foundation/NSF) hoặc một cơ quan
phía thứ ba được chứng nhận. Một số các đồ lọc nước
bình (chẳng hạn như Brita®), sẽ không khử được ký sinh
Giardia. Một số các hệ thống lọc nước được gắn hẳn vào
nguồn cung cấp nước sẽ khử được Giardia, nhưng chúng
cần được bảo trì thường xuyên và kỹ lưỡng để hoạt động
tốt.
3. Xử lý bằng tia cực tím (UV): Các dụng cụ dùng tia cực
tím để khử trùng cũng có sẵn. Hãy hỏi các nhà cung cấp
máy tinh lọc nước tại địa phương hoặc nhân y tế môi
trường tại địa phương quý vị để biết thêm chi tiết. Tương
tự như các đồ lọc, dụng cụ lọc bằng tia cực tím phải
được chứng nhận bởi cơ quan NSF, hoặc bởi một cơ
quan phía thứ ba được công nhận cho việc làm giảm
hoặc vô hiệu hóa nang ký sinh.
4. Cách xử lý khác: Các máy cất lọc (distillation) và máy
kết hợp (lọc sạch và dùng tia UV) cũng có sẵn. Hãy kiểm
lại với các nhà cung cấp dụng cụ lọc nước hoặc với nhân
viên y tế môi trường tại địa phương quý vị để biết thêm
chi tiết.
Điều quan trọng cần biết là ký sinh Giardia tương đối kháng
chất chlorine, vì vậy xử lý nước bằng chất chlorine thường
không có hiệu quả trong việc khử bỏ ký sinh trùng.
Để biết thêm thông tin
Để biết thêm thông tin về việc khử trùng nước, xin xem
HealthLinkBC File # 49b Khử Trùng Nước Uống, hoặc liên
lạc với nhân viên y tế môi trường tại địa phương quý vị.
Để có thêm thông tin về việc cấp giấy chứng nhận cho các
dụng cụ xử lý, hãy viếng Hội đồng đặc trách về các Tiêu
chuẩn của Canada (Standards Council of Canada) tại mạng
www.scc.ca/.
Để có thêm thông tin về Hiệp Hội Vệ Sinh Quốc Gia
(National Sanitation Foundation/NSF), viếng mạng
www.nsf.org.
Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC File,
vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến
phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị.
Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1
để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp
thiết tại B.C.
Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính,
gọi số 7-1-1 tại B.C.
Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi
có yêu cầu của quý vị.

More Related Content

Similar to Nhiễm ký sinh trùng Giardia

ve-sinh-khong-tot-khien-tre-dai-dam.docx
ve-sinh-khong-tot-khien-tre-dai-dam.docxve-sinh-khong-tot-khien-tre-dai-dam.docx
ve-sinh-khong-tot-khien-tre-dai-dam.docx
3T Pharma
 
LT-TIÊU HÓA NHI.pptx
LT-TIÊU HÓA NHI.pptxLT-TIÊU HÓA NHI.pptx
LT-TIÊU HÓA NHI.pptx
TritL14
 
sổ tay.pptx
sổ tay.pptxsổ tay.pptx
sổ tay.pptx
bomonnhacongdong
 
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùngô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùngMai Hương Hương
 
Mẹ bầu nên làm gì nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai?
Mẹ bầu nên làm gì nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai?Mẹ bầu nên làm gì nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai?
Mẹ bầu nên làm gì nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai?
Phuong Nguyen
 
Bai 315 tieu chay tre em
Bai 315 tieu chay tre emBai 315 tieu chay tre em
Bai 315 tieu chay tre emThanh Liem Vo
 
benh-tri-ngoai-nen-kieng-an-gi.docx
benh-tri-ngoai-nen-kieng-an-gi.docxbenh-tri-ngoai-nen-kieng-an-gi.docx
benh-tri-ngoai-nen-kieng-an-gi.docx
3T Pharma
 
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Suc Khoe Today
 
Cảnh báo hiện tượng tiểu buốt ra máu khi mang thai.docx
Cảnh báo hiện tượng tiểu buốt ra máu khi mang thai.docxCảnh báo hiện tượng tiểu buốt ra máu khi mang thai.docx
Cảnh báo hiện tượng tiểu buốt ra máu khi mang thai.docx
Bảo Niệu Đức Thịnh
 
Nhiễm Trùng Salmonella
Nhiễm Trùng SalmonellaNhiễm Trùng Salmonella
Nhiễm Trùng Salmonella
Yhoccongdong.com
 
Di tieu buot ra mu la benh gi.docx
Di tieu buot ra mu la benh gi.docxDi tieu buot ra mu la benh gi.docx
Di tieu buot ra mu la benh gi.docx
Đái dầm Đức Thịnh
 
Chứng Ngứa của Người Bơi Lội
Chứng Ngứa của Người Bơi LộiChứng Ngứa của Người Bơi Lội
Chứng Ngứa của Người Bơi Lội
Yhoccongdong.com
 
benh tieu khong tu chu o tre em.docx
benh tieu khong tu chu o tre em.docxbenh tieu khong tu chu o tre em.docx
benh tieu khong tu chu o tre em.docx
Đái dầm Đức Thịnh
 
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.pptx
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.pptxBệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.pptx
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.pptx
TritL14
 
dau hieu viem duong tiet nieu o tre em.docx
dau hieu viem duong tiet nieu o tre em.docxdau hieu viem duong tiet nieu o tre em.docx
dau hieu viem duong tiet nieu o tre em.docx
Đái dầm Đức Thịnh
 
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
daongocphuc051
 
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMTIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
SoM
 
Tre em bi tieu buot phai lam sao.docx
Tre em bi tieu buot phai lam sao.docxTre em bi tieu buot phai lam sao.docx
Tre em bi tieu buot phai lam sao.docx
Đái dầm Đức Thịnh
 
Ban đào
Ban đàoBan đào
Ban đào
Yhoccongdong.com
 
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Chmsc1
 

Similar to Nhiễm ký sinh trùng Giardia (20)

ve-sinh-khong-tot-khien-tre-dai-dam.docx
ve-sinh-khong-tot-khien-tre-dai-dam.docxve-sinh-khong-tot-khien-tre-dai-dam.docx
ve-sinh-khong-tot-khien-tre-dai-dam.docx
 
LT-TIÊU HÓA NHI.pptx
LT-TIÊU HÓA NHI.pptxLT-TIÊU HÓA NHI.pptx
LT-TIÊU HÓA NHI.pptx
 
sổ tay.pptx
sổ tay.pptxsổ tay.pptx
sổ tay.pptx
 
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùngô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng
ô Nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng
 
Mẹ bầu nên làm gì nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai?
Mẹ bầu nên làm gì nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai?Mẹ bầu nên làm gì nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai?
Mẹ bầu nên làm gì nếu bị viêm phụ khoa khi mang thai?
 
Bai 315 tieu chay tre em
Bai 315 tieu chay tre emBai 315 tieu chay tre em
Bai 315 tieu chay tre em
 
benh-tri-ngoai-nen-kieng-an-gi.docx
benh-tri-ngoai-nen-kieng-an-gi.docxbenh-tri-ngoai-nen-kieng-an-gi.docx
benh-tri-ngoai-nen-kieng-an-gi.docx
 
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
Từ A đến Z về bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân - Triệu chứng - Chẩn đoán - Cá...
 
Cảnh báo hiện tượng tiểu buốt ra máu khi mang thai.docx
Cảnh báo hiện tượng tiểu buốt ra máu khi mang thai.docxCảnh báo hiện tượng tiểu buốt ra máu khi mang thai.docx
Cảnh báo hiện tượng tiểu buốt ra máu khi mang thai.docx
 
Nhiễm Trùng Salmonella
Nhiễm Trùng SalmonellaNhiễm Trùng Salmonella
Nhiễm Trùng Salmonella
 
Di tieu buot ra mu la benh gi.docx
Di tieu buot ra mu la benh gi.docxDi tieu buot ra mu la benh gi.docx
Di tieu buot ra mu la benh gi.docx
 
Chứng Ngứa của Người Bơi Lội
Chứng Ngứa của Người Bơi LộiChứng Ngứa của Người Bơi Lội
Chứng Ngứa của Người Bơi Lội
 
benh tieu khong tu chu o tre em.docx
benh tieu khong tu chu o tre em.docxbenh tieu khong tu chu o tre em.docx
benh tieu khong tu chu o tre em.docx
 
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.pptx
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.pptxBệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.pptx
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.pptx
 
dau hieu viem duong tiet nieu o tre em.docx
dau hieu viem duong tiet nieu o tre em.docxdau hieu viem duong tiet nieu o tre em.docx
dau hieu viem duong tiet nieu o tre em.docx
 
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
_new_1220142.pptx.ghkjgyjftyhgkugkugbuhuuj
 
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EMTIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
 
Tre em bi tieu buot phai lam sao.docx
Tre em bi tieu buot phai lam sao.docxTre em bi tieu buot phai lam sao.docx
Tre em bi tieu buot phai lam sao.docx
 
Ban đào
Ban đàoBan đào
Ban đào
 
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
 

More from Yhoccongdong.com

Báo cáo tổng kết năm 2023 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2023 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2023 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2023 - Y Học Cộng Đồng
Yhoccongdong.com
 
Y Học Cộng Đồng - Kế hoạch hợp tác với nhà tài trợ 2024
Y Học Cộng Đồng - Kế hoạch hợp tác với nhà tài trợ 2024Y Học Cộng Đồng - Kế hoạch hợp tác với nhà tài trợ 2024
Y Học Cộng Đồng - Kế hoạch hợp tác với nhà tài trợ 2024
Yhoccongdong.com
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Yhoccongdong.com
 
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng ĐồngKế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Yhoccongdong.com
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Yhoccongdong.com
 
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Yhoccongdong.com
 
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Yhoccongdong.com
 
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Yhoccongdong.com
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Yhoccongdong.com
 
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biếtU xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
Yhoccongdong.com
 
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng ĐồngSổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Yhoccongdong.com
 
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Yhoccongdong.com
 
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Yhoccongdong.com
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Yhoccongdong.com
 
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Yhoccongdong.com
 
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Yhoccongdong.com
 
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Yhoccongdong.com
 
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹSổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
Yhoccongdong.com
 
Loét tì đè
Loét tì đè Loét tì đè
Loét tì đè
Yhoccongdong.com
 
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Yhoccongdong.com
 

More from Yhoccongdong.com (20)

Báo cáo tổng kết năm 2023 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2023 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2023 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2023 - Y Học Cộng Đồng
 
Y Học Cộng Đồng - Kế hoạch hợp tác với nhà tài trợ 2024
Y Học Cộng Đồng - Kế hoạch hợp tác với nhà tài trợ 2024Y Học Cộng Đồng - Kế hoạch hợp tác với nhà tài trợ 2024
Y Học Cộng Đồng - Kế hoạch hợp tác với nhà tài trợ 2024
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng ĐồngKế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
Kế hoạch hợp tác Y Học Cộng Đồng
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
 
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hướng dẫn sử dụng thuốc - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng hỏi khi khám Nội khoa - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật BảnBảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
Bảng câu hỏi khi khám bệnh - Dành cho người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản
 
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng ĐồngBáo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
Báo cáo tổng kết năm 2022 - Y Học Cộng Đồng
 
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biếtU xơ tuyến vú - Những điều cần biết
U xơ tuyến vú - Những điều cần biết
 
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng ĐồngSổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
Sổ tay phục hồi sau COVID-19 - Y Học Cộng Đồng
 
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
Dự án Ung thư - Y Học Cộng Đồng 2021
 
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
Sử dụng thuốc an toàn tại nhà cho người nhiễm COVID-19
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
 
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19Sổ tay sức khoẻ COVID-19
Sổ tay sức khoẻ COVID-19
 
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
Những hiểu lầm phổ biến trong mùa dịch COVID-19
 
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 4 - Phiên bản Tiếng Việt
 
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹSổ tay tự kỷ của bác sỹ
Sổ tay tự kỷ của bác sỹ
 
Loét tì đè
Loét tì đè Loét tì đè
Loét tì đè
 
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
 

Nhiễm ký sinh trùng Giardia

  • 1. Vietnamese - Number 10 January 2014 Nhiễm ký sinh trùng Giardia Giardia Infection Ký sinh Giardia là gì? Giardia là một ký sinh trùng lây nhiễm trong ruột của người và súc vật. Khi một người bị bệnh, sự nhiễm trùng được gọi là giardiasis, hoặc ‘beaver fever (tạm dịch là sốt hải ly)’. Bệnh Giardiasis là một trong những nguyên nhân được nhận dạng thường xuyên gây tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần. Đây là một nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy đường ruột ở những người đi bộ đường dài trong các khu vực hoang dã và các khách du lịch đã uống nước không được lọc sạch, chưa được xử lý hoặc đun sôi. Làm thế nào mà tôi bị nhiễm trùng bởi ký sinh Giardia? Các nang của ký sinh Giardia có thể lây lan qua nước, thực phẩm, hoặc truyền lây bằng phân qua đường miệng giữa những người bị nhiễm trùng. Lây truyền phân qua đường miệng là khi các phần tử của phân nhiễm ký sinh được cho vào bụng qua thực phẩm. Nước nhiễm trùng là một nguồn chủ yếu lây lan bệnh giardiasis. Các nang ký sinh Giardia có thể sống sót trong các hồ, ao, sông, suối. Quý vị có thể trở thành bị nhiễm bệnh nếu quý vị uống nước hoặc vô tình uống nước trong khi đang bơi lội. Quý vị cũng có thể trở thành bị nhiễm bệnh khi ăn thực phẩm còn sống hoặc nấu chưa chín có nhiễm nang ký sinh. Ký sinh Giardia cũng có thể lây từ người này sang người kia trong các điều kiện có sự rò rỉ phân (không kiểm soát được việc đại tiện) và vệ sinh kém, chẳng hạn như các trung tâm giữ trẻ. Rủi ro lớn nhất là cho các trẻ em nhỏ chưa được dạy cách tự đi nhà vệ sinh lấy một mình. Các trẻ này cũng có thể lây nhiễm cho những người khác trong gia đình của các em. Ký sinh Giardia cũng có thể lây lan trong hoạt động tình dục mà có sự tiếp xúc với phân. Các triệu chứng của bệnh giardiasis là gì? Giardiasis có thể gây tiêu chảy, đau quặn bụng, đầy hơi, sình bụng, thường xuyên đi cầu có phân lỏng và có màu xám xịt mỡ màng, buồn nôn, sụt cân và mệt mỏi. Các triệu chứng bắt đầu khoảng từ 7 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với ký sinh trùng. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần hoặc lâu hơn. Thường thì quý vị có thể bị nhiễm bệnh và không có các triệu chứng. Trong một vài trường hợp, các triệu chứng có thể quay lại sau khi quý vị đã bắt đầu cảm thấy đỡ hơn. Khoảng một nửa những người bị nhiễm ký sinh Giardia sẽ tự hết mà không có bất cứ các triệu chứng gì. Tuy hiếm, bệnh giardiasis có thể gây cho cơ thể quý vị gặp khó khăn hấp thu dưỡng chất. Điều này có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Tình trạng không dung nạp chất lactose xảy ra cho tới 40 phần trăm trong số những người bị bệnh giardiasis, bệnh gây nên các triệu chứng đường ruột sau khi tiêu thụ các sản phẩm về sữa. Bệnh giardiasis được chẩn đoán và điều trị như thế nào? Nếu quý vị nghĩ mình bị bệnh giardiasis, hãy gặp người chăm sóc sức khỏe cho quý vị để được xét nghiệm, cho lời khuyên và điều trị. Quý vị sẽ được yêu cầu nộp một mẫu phân để xét nghiệm. Ký sinh Giardia khó phát hiện vì vậy quý vị có thể phải nộp nhiều hơn 1 mẫu để thử. Người chăm sóc sức khỏe cho quý vị sẽ quyết định xem có cần điều trị bằng thuốc kháng ký sinh hay không. Sau khi bị nhiễm trùng, quý vị có thể gặp khó khăn tiêu hóa sữa hoặc các sản phẩm của sữa. Tôi phải làm gì nếu tôi bị nhiễm ký sinh Giardia? Ký sinh Giardia truyền lây qua phân, vì vậy nếu quý vị bị tiêu chảy, có thể là do bị nhiễm trùng, quý vị không nên đi làm hoặc đi học. Nếu quý vị bị nhiễm ký sinh Giardia, đừng bơi lội ở hồ, ao, sông, suối, các hồ bơi hay các bồn ngâm nước nóng trong lúc quý vị bị tiêu chảy hoặc ói mửa cho tới ít nhất 48 tiếng sau khi đã ngưng tiêu chảy và/hoặc ói mửa, hoặc theo như được chỉ dẫn bởi chính quyền y tế địa phương quý vị. Tránh việc này sẽ giúp bảo đảm cho những người đi bơi khác không bị lây nhiễm. Sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn hoặc chuẩn bị nấu ăn, hãy rửa tay quý vị cho sạch với xà phòng và nước. Dùng giấy lau tay loại vứt đi sau khi dùng để lau tay. Nếu quý vị là người làm công việc chế biến thức ăn hoặc là nhân viên y tế, quý vị có thể lây bệnh Giardia cho những người khác. Đừng đi làm trong lúc bị tiêu chảy hoặc ói mửa và đừng trở lại làm cho tới ít nhất 48 tiếng đồng hồ sau lần đi tiêu lỏng hoặc có cơn ói mửa cuối cùng của quý vị, hoặc theo như được chỉ dẫn bởi chính quyền y tế địa phương. Thường xuyên rửa tay quý vị và rửa cho sạch, điều này sẽ giúp làm giảm khả năng lây nhiễm cho những người khác. Trẻ em trong các nhà trẻ bị tiêu chảy có thể được chăm sóc riêng trong một khu vực có sự giám sát, tránh xa khỏi những
  • 2. trẻ khác cho tới khi được cha mẹ các em đến đón về. Trẻ em không nên trở lại nhà trẻ cho tới ít nhất 48 tiếng đồng hồ sau lần đi tiêu lỏng hoặc bị ói mửa lần cuối cùng. Tuy nhiên, hãy kiểm lại với chính quyền y tế địa phương trước, vì mỗi chính quyền y tế có các chỉ dẫn riêng của họ về việc khi nào trở lại nhà trẻ, đến trường hoặc đi làm trở lại. Trẻ em trong các nhà trẻ nên được giám sát bởi người lớn khi các em rửa tay. Để biết thêm thông tin, xin xem HealthLinkBC File #85 Rửa tay cho Cha Mẹ và Trẻ Em. Ngay cả sau khi quý vị thấy đỡ hơn, ký sinh Giardia vẫn có thể còn trong phân quý vị cho tới vài tuần và quý vị vẫn có thể lây nhiễm cho những người khác. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh giardiasis? • Nếu cộng đồng được thông báo phả đun sôi nước khi dùng nước vòi, đừng coi nhẹ lời khuyên này và hãy làm theo các sự chỉ dẫn. • Đừng uống nước trên mặt đất từ hồ, ao, sông, suối, lạch hoặc các giếng cạn mà chưa được xử lý. Nước có thể bị nhiễm trùng bởi phân súc vật. • Khi cắm trại, đừng tiêu tiểu trong vòng 30 thước nơi có nguồn nước. • Đừng uống sữa hoặc nước cốt trái cây chưa được diệt khuẩn theo phương pháp Pasteur. • Rửa tay quý vị trước khi ăn hay khi cầm nắm thực phẩm, và sau khi sử dụng nhà vệ sinh, thay tã, hoặc chạm tay vào thú vật. • Hãy chắc chắn trẻ em, nhất là những em có chơi với thú nuôi, phải thường xuyên rửa tay của mình một cách cẩn thận và trước khi ăn. • Tránh các thực phẩm chưa nấu chín hoặc nước giải khát được làm bằng nước chưa xử lý sạch, nhất là khi du lịch ra nước ngoài. • Làm tình an toàn và cố gắng tránh tiếp xúc với phân trong lúc sinh hoạt tình dục. Các nang ký sinh Giardia được lấy ra khỏi nước bằng cách nào? Nếu nguồn cung cấp nước của quý vị là từ một nguồn trên mặt đất chưa được xử lý, quý vị sẽ cần phải khử trùng nước dùng để uống, làm đá viên, rửa trái cây và rau cải loại ăn sống, pha sữa bột cho em bé, đánh răng hoặc rửa răng giả. Quý vị có thể khử ký sinh Giardia bằng cách sử dụng các phương pháp khử trùng sau đây: 1. Nấu chín: Để nước cho thật sôi ít nhất trong 1 phút. Nếu dùng loại bình nấu nước tự ngắt điện khi sôi, hay chắc chắn nước phải sôi trong 1 phút. Nếu quý vị ở trên độ cao hơn 2,000 thước (6,500 feet) so với mặt nước biển, hãy để nước sôi ít nhất trong 2 phút để khử trùng. Để yên cho nước nguội. Luôn luôn trữ nước sạch của quý vị trong các thùng chứa sạch, loại dùng để chứa thực phẩm hoặc nước. Đun sôi sẽ không tinh lọc sạch nước bị nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm nhiều hóa chất. 2. Lọc: Để khử các nang ký sinh Giardia, đồ lọc phải có cỡ lỗ nhỏ li ti tuyệt đối là 1 micron hoặc ít hơn, và phải được chứng nhận bởi Hiệp Hội Vệ sinh Quốc gia (National Sanitation Foundation/NSF) hoặc một cơ quan phía thứ ba được chứng nhận. Một số các đồ lọc nước bình (chẳng hạn như Brita®), sẽ không khử được ký sinh Giardia. Một số các hệ thống lọc nước được gắn hẳn vào nguồn cung cấp nước sẽ khử được Giardia, nhưng chúng cần được bảo trì thường xuyên và kỹ lưỡng để hoạt động tốt. 3. Xử lý bằng tia cực tím (UV): Các dụng cụ dùng tia cực tím để khử trùng cũng có sẵn. Hãy hỏi các nhà cung cấp máy tinh lọc nước tại địa phương hoặc nhân y tế môi trường tại địa phương quý vị để biết thêm chi tiết. Tương tự như các đồ lọc, dụng cụ lọc bằng tia cực tím phải được chứng nhận bởi cơ quan NSF, hoặc bởi một cơ quan phía thứ ba được công nhận cho việc làm giảm hoặc vô hiệu hóa nang ký sinh. 4. Cách xử lý khác: Các máy cất lọc (distillation) và máy kết hợp (lọc sạch và dùng tia UV) cũng có sẵn. Hãy kiểm lại với các nhà cung cấp dụng cụ lọc nước hoặc với nhân viên y tế môi trường tại địa phương quý vị để biết thêm chi tiết. Điều quan trọng cần biết là ký sinh Giardia tương đối kháng chất chlorine, vì vậy xử lý nước bằng chất chlorine thường không có hiệu quả trong việc khử bỏ ký sinh trùng. Để biết thêm thông tin Để biết thêm thông tin về việc khử trùng nước, xin xem HealthLinkBC File # 49b Khử Trùng Nước Uống, hoặc liên lạc với nhân viên y tế môi trường tại địa phương quý vị. Để có thêm thông tin về việc cấp giấy chứng nhận cho các dụng cụ xử lý, hãy viếng Hội đồng đặc trách về các Tiêu chuẩn của Canada (Standards Council of Canada) tại mạng www.scc.ca/. Để có thêm thông tin về Hiệp Hội Vệ Sinh Quốc Gia (National Sanitation Foundation/NSF), viếng mạng www.nsf.org. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC File, vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị.