SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VŨ PHAN HUẤN
NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP
THÔNG MINH ĐỂ PHÂN LOẠI VÀ
ĐỊNH VỊ SỰ CỐ TRÊN ĐƯỜNG DÂY
TRUYỀN TẢI ĐIỆN
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT
Đà Nẵng - Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VŨ PHAN HUẤN
NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP
THÔNG MINH ĐỂ PHÂN LOẠI VÀ
ĐỊNH VỊ SỰ CỐ TRÊN ĐƯỜNG DÂY
TRUYỀN TẢI ĐIỆN
Chuyên ngành: Mạng và Hệ thống điện
Mã số: 62 52 50 05
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ KIM HÙNG
Đà Nẵng - Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
VŨ PHAN HUẤN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án...................................................5
6. Bố cục của luận án........................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI VÀ ĐỊNH
VỊ SỰ CỐ...............................................................................................................9
1.1 Mở đầu ................................................................................................................9
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................10
1.2.1 Giải pháp dựa trên kỹ thuật quản lý vận hành ......................................12
1.2.2 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích tín hiệu ở tần số
lưới điện ...................................................................................................14
1.2.3 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích tín hiệu cao tần...........22
1.2.4 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật hệ thống thông minh...................27
1.2.5 Hướng nghiên cứu dựa trên phương pháp lai .......................................32
1.3 Kết luận .............................................................................................................34
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẶC TÍNH LÀM
VIỆC VÀ SỰ NHẬN DẠNG SỰ CỐ CỦA BẢO VỆ RƠLE ............................36
2.1 Mở đầu ..............................................................................................................36
2.2 Ảnh hưởng sóng hài đến rơle bảo vệ trong hệ thống điện ................................37
2.2.1 Sóng hài trong hệ thống điện ................................................................37
2.2.2 Ảnh hưởng sóng hài đến rơle bảo vệ.....................................................39
2.2.3 Nhận xét và đánh giá .............................................................................42
2.3 Ảnh hưởng điện trở sự cố đến vùng làm việc rơle khoảng cách.......................43
2.3.1 Điện trở sự cố........................................................................................43
2.3.2 Điện trở sự cố trên đường dây có nguồn cung cấp từ một phía ...........43
2.3.3 Điện trở sự cố trên đường dây có nguồn cung cấp từ hai phía ............44
2.3.4 Khắc phục ảnh hưởng điện trở sự cố đến vùng làm việc rơle...............46
2.3.5 Nhận xét và đánh giá .............................................................................48
2.4 Ảnh hưởng sai số BI, BU đến thông số đo lường của rơle ...............................48
2.4.1 Sai số BI, BU .........................................................................................48
2.4.2 Giải pháp cải thiện sai số BI, BU..........................................................50
2.4.3 Nhận xét và đánh giá.............................................................................52
2.5 Ảnh hưởng của thông số đường dây đến đặc tính làm việc của rơle................52
2.5.1 Công thức tính hệ số k ...........................................................................52
2.5.2 Xác định trở kháng đường dây và hệ số k .............................................53
2.5.3 Nhận xét và đánh giá.............................................................................58
2.6 Kết luận .............................................................................................................58
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ ĐIỂM
SỰ CỐ CỦA RƠLE KỸ THUẬT SỐ..................................................................59
3.1 Mở đầu ..............................................................................................................59
3.2 Phần mềm phân tích bản ghi sự cố rơle bảo vệ.................................................60
3.2.1 Phần mềm phân tích sự cố Sigra 4 ........................................................63
3.2.2 Nhận xét và đánh giá.............................................................................65
3.3 Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường dòng điện, điện áp tại
một đầu đường dây..................................................................................................65
3.3.1 Hãng sản xuất rơle bảo vệ SEL và GE.................................................65
3.3.2 Hãng sản xuất rơle bảo vệ TOSHIBA...................................................70
3.3.3 Hãng sản xuất rơle bảo vệ SIEMENS...................................................71
3.3.4 Hãng sản xuất rơle bảo vệ ABB............................................................76
3.3.5 Hãng sản xuất rơle bảo vệ AREVA.......................................................79
3.3.6 Nhận xét và đánh giá .............................................................................80
3.4 Định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường từ hai đầu đường dây.........................81
3.4.1 Hãng sản xuất rơle bảo vệ TOSHIBA ..................................................81
3.4.2 Hãng sản xuất rơle bảo vệ SEL.............................................................82
3.4.3 Đánh giá phương pháp định vị sự cố ....................................................84
3.4.4 Nhận xét và đánh giá .............................................................................86
3.5 Định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường từ ba đầu đường dây..........................87
3.5.1 Phương pháp định vị sử dụng dữ liệu đo không đồng bộ của hãng SEL...87
3.5.2 Phương pháp định vị sử dụng dữ liệu đo đồng bộ dòng điện và điện áp của
hãng sản xuất rơle bảo vệ TOSHIBA.............................................................. 89
3.5.3 Phương pháp định vị sử dụng biến đổi Clarke mở rộng của hãng sản xuất
rơle bảo vệ GE ................................................................................................ 90
3.5.4 Đánh giá phương pháp định vị sự cố ....................................................93
3.5.5 Nhận xét và đánh giá .............................................................................94
3.6 Kết luận .............................................................................................................94
CHƯƠNG 4: SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG MINH ĐỂ PHÂN
LOẠI SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN ............................................................96
4.1 Mở đầu ..............................................................................................................96
4.2 Phân loại sự cố đường dây tải điện bằng hệ mờ ...............................................97
4.2.1 Thuật toán phân loại sự cố....................................................................97
4.2.2 Đánh giá phương pháp phân loại sự cố trên cơ sở hệ mờ..................101
4.2.3 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................105
4.3 Phân loại sự cố đường dây tải điện bằng phân tích wavelet ...........................105
4.3.1 Phân tích wavelet rời rạc ....................................................................106
4.3.2 Tính toán độ lớn dòng điện .................................................................108
4.3.3 Thuật toán nhận dạng sự cố................................................................108
4.3.4 Ứng dụng phương pháp phân loại dạng bằng wavelet .......................110
4.3.5 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................110
4.4 Phân loại sự cố đường dây tải điện bằng ANN...............................................111
4.4.1 Thủ tục xây dựng mô hình ANN để phân loại sự cố ...........................112
4.4.2 Mô hình hệ thống điện nghiên cứu ......................................................120
4.4.3 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................123
4.5 Phân loại sự cố đường dây tải điện bằng ANFIS............................................124
4.5.1 Thủ tục xây dựng mô hình ANFIS để phân loại sự cố........................124
4.5.2 Mô hình hệ thống điện nghiên cứu ......................................................125
4.5.3 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................126
4.6 Kết luận ...........................................................................................................126
CHƯƠNG 5: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÔNG MINH ANN, ANFIS
ĐỂ ĐỊNH VỊ SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN..............................................128
5.1 Mở đầu ............................................................................................................128
5.2 Ứng dụng mạng ANN trong định vị sự cố đường dây truyền tải điện............129
5.2.1 Xây dựng mô hình mạng ANN.............................................................129
5.2.2 Kết quả thử nghiệm ANN định vị sự cố...............................................132
5.2.3 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................132
5.3 Ứng dụng mạng ANFIS trong định vị sự cố đường dây truyền tải điện.........133
5.3.1 Xây dựng mô hình mạng ANFIS..........................................................133
5.3.2 Kết quả thử nghiệm ANFIS định vị sự cố............................................134
5.3.3 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................135
5.4 Thí nghiệm kiểm chứng ..................................................................................135
5.4.1 Đường dây 110kV Đăk Mil – Đăk Nông..............................................137
5.4.2 Đường dây 220kV Hoà Khánh - Huế ....................................................145
5.5 Kết luận ...........................................................................................................149
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 ANFIS Mạng nơ ron thích nghi
2 ANN Mạng nơ ron nhân tạo
3 BI Máy biến dòng điện
4 BU Máy biến điện áp
5 BVKC Bảo vệ khoảng cách
6 CWT Phân tích wavelet liên tục
7 DCL Dao cách ly
8 DWT Phân tích wavelet rời rạc
9 DZ Đường dây
10 EIOCR Rơle quá dòng cơ có đặc tính độc lập
11 ES Hệ chuyên gia
12 EVN Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam
13 FL Hệ mờ
14 FLS Hệ thống định vị sự cố
15 FLS Bộ định vị sự cố
16 GPS Hệ thống đồng bộ thời gian
17 HTĐ Hệ thống điện
18 IED Thiết bị điện tử thông minh
19 ITOCR Rơle quá dòng cơ có đặc tính phụ thuộc
20 MBA Máy biến áp
21 MC Máy cắt
22 MSE Sai số quân phương
23 MU Bộ trộn tín hiệu
24 NCIT BU, BI không truyền thống
25 NMĐ Nhà máy điện
26 PDC Bộ tập hợp dữ liệu
27 PMU Bộ đo lường đồng bộ góc pha
28 RLBV Rơle bảo vệ
29 RMSE Sai số căn quân phương
30 SCADA
Hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập
xử lý dữ liệu
31 TBA Trạm biến áp
32 THDi Tổng méo dạng sóng hài dòng điện
33 TTK Thành phần thứ tự không
34 TTN Thành phần thứ tự nghịch
35 TTT Thành phần thứ tự thuận
36 WT Phân tích Wavelet
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Công thức tính tổng trở sự cố 16
Bảng 2.1
Rơle bảo vệ tích hợp chức năng định vị sự cố được sử dụng
phổ biến tại các TBA ở Việt Nam 36
Bảng 2.2 Kết quả dòng điện tác động và THDi 40
Bảng 2.3 Kết quả thời gian tác động và THDi 40
Bảng 2.4 Đo lường dòng điện có chứa thành phần sóng hài 41
Bảng 2.5 Kết quả đo hiển thị trên hợp bộ CPC 100 55
Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra trên rơle SEL 421 68
Bảng 3.2 Kết quả thử nghiệm rơle 7SJ622 75
Bảng 3.3 Công thức tính dòng điện và điện áp sự cố 78
Bảng 3.4 Kết quả mô phỏng 85
Bảng 4.1 Kết quả α, β, R21, R02 tương ứng 10 kiểu sự cố 98
Bảng 4.2 Quan hệ giữa các biến ngôn ngữ 99
Bảng 4.3 Thông số hệ thống mô phỏng ngày 16/07/2012 101
Bảng 4.4 Đầu ra mong muấn mạng ANN 115
Bảng 5.1 Thông số cài đặt dữ liệu huấn luyện 130
Bảng 5.2 Kiến trúc ANN sử dụng trong định vị sự cố 131
Bảng 5.3 Kiến trúc mạng ANFIS dùng để định vị sự cố 134
Bảng 5.4
Tổng hợp số liệu kết quả kiểm tra định vị sự cố đường dây tại
TBA 110kV Đăk Nông và TBA 110kV Đăk Mil thu thập từ
năm 2012 đến 2013
138
Bảng 5.5 Thông số cài đặt dữ liệu huấn luyện 140
Bảng 5.6 Kiến trúc ANFIS dùng để định vị sự cố tại TBA 110kV Đăk Mil 142
Bảng 5.7 Kết quả kiểm tra sự cố pha AN 142
Bảng 5.8 Kết quả kiểm tra sự cố pha CN 143
Bảng 5.9 Kết quả kiểm tra sự cố pha ACN 143
Bảng 5.10
So sánh kết quả kiểm tra sự cố bằng ANFIS và P543 tại
TBA 110kV Đăk Mil
144
Bảng 5.11 Tổng hợp số liệu sự cố đường dây 220kV Hoà Khánh – Huế 146
Bảng 5.12
So sánh kết quả tính toán và dữ liệu thu được trên rơle REL521
và ANFIS
147
Bảng 5.13 Thông số cài đặt dữ liệu huấn luyện 148
Bảng 5.14
Kiến trúc ANFIS dùng để định vị sự cố tại TBA 220kV
Hòa Khánh 148
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 1.1 Sự cố trên đường dây tải điện 9
Hình 1.2
Sự cố cháy pha B của MBA AT2 tại TBA 500kV Đà Nẵng, và
cành cây chạm vào đường dây
10
Hình 1.3 Các hướng nghiên cứu kỹ thuật phân loại và định vị sự cố 11
Hình 1.4
Cấu trúc hệ thống tự động hoá trạm dựa trên truyền thông IEC
61850
13
Hình 1.5 Tương tác các miền của lưới điện thông minh 13
Hình 1.6 Sơ đồ một sợi hệ thống điện đồng nhất 15
Hình 1.7 Định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường hai đầu đường dây 17
Hình 1.8 Định vị sự cố sử dụng PMU 19
Hình 1.9 Hệ thống định vị sự cố băng sóng truyền 22
Hình 1.10 Phương pháp kiểu D 23
Hình 1.11 Phương pháp kiểu A 24
Hình 1.12 Phương pháp kiểu E 24
Hình 1.13 Phân loại mô hình mạng ANN 28
Hình 1.14 Kiến trúc mạng ANFIS 29
Hình 1.15 Kiến trúc mạng ANN cho định vị sự cố 31
Hình 1.16 Định vị sự cố sử dụng biến đổi wavelet kết hợp ANN 33
Hình 2.1
Kết quả đo dòng sóng hài và khi đóng xung kích MBA T1 tại
TBA 110kV Đông Hà 37
Hình 2.2 Kết quả thông số sóng hài đo bằng Fluke 434 38
Hình 2.3
Biểu đồ quan hệ thành phần sóng hài bậc 3 (I3/I1), độ méo
dạng THDi và dòng tác động rơle Ipickup
39
Hình 2.4 Kết quả bản ghi sự cố bằng phần mềm Sigra 4 41
Hình 2.5 Sự cố pha chạm đất, sự cố 3 pha 43
Hình 2.6 Vùng sự cố trên mặt phẳng tổng trở Mho 44
Hình 2.7 Sự cố có nguồn cung cấp từ hai phía 45
Hình 2.8 Dịch chuyển đặc tính Mho 46
Hình 2.9 Đặc tuyến tứ giác 46
Hình 2.10 Sơ đồ đấu nối BI, BU và MC truyền thống của rơle P545 48
Hình 2.11 Sự cố đường dây 2 trên HTĐ có nguồn cung cấp từ 2 phía 48
Hình 2.12
Dạng sóng của dòng từ hoá CT và dạng sóng hài bậc 3
BU kiểu tụ
49
Hình 2.13
Sơ đồ đấu nối BI, BU và MC truyền thống của rơle P545 sử
dụng modun NCIT
50
Hình 2.14 Sơ đồ thử nghiệm rơle theo chuẩn IEC 61850 51
Hình 2.15 Sơ đồ thử nghiệm MU bằng SVScout 51
Hình 2.16 Vòng tổng trở sự cố pha – pha và pha – đất 52
Hình 2.17 Sơ đồ tổng trở sự cố 3 pha chạm đất 53
Hình 2.18 Đường dây tải điện 54
Hình 2.19 Sơ đồ đo trở kháng đường dây 55
Hình 2.20 Sơ đồ ĐZ sử dụng dữ liệu U, I đo lường đồng bộ 56
Hình 3.1
Sơ đồ đường dây có nguồn cung cấp từ ba phía TPP Plomin -
SS Sijana – SS Vincent phía tây hệ thống điện Croatian; Sơ đồ
đường dây 400kV có nguồn cung cấp từ 5 phía tại Thụy Điển
59
Hình 3.2 Sơ đồ làm việc chức năng định vị sự cố của RLBV khoảng cách 60
Hình 3.3
Mô hình đọc và lưu trữ bản ghi sự cố rơle bằng phần mềm
chuyên dụng
61
Hình 3.4 Định vị điểm sự cố có dữ liệu được lấy từ một phía 63
Hình 3.5 Kết quả định vị sự cố có dữ liệu được lấy từ hai phía 64
Hình 3.6 Sơ đồ một sợi đường dây đơn có sự cố 65
Hình 3.7 Hiệu chỉnh góc lệch dòng thứ tự không và dòng sự cố 66
Hình 3.8 Sơ đồ hệ thống điện 220kV 67
Hình 3.9 Công cụ tính toán khoảng cách sự cố rơle SEL 67
Hình 3.10 Kết quả hiển thị trên rơle SEL 421 68
Hình 3.11 Mô hình hệ thống điện nghiên cứu 69
Hình 3.12 Hệ thống đường dây song song 70
Hình 3.13 Sự cố pha A chạm đất 72
Hình 3.14 Sự cố hai pha BC 73
Hình 3.15 Công cụ Quick CMC test view 75
Hình 3.16 Mô hình hệ thống điện nghiên cứu 76
Hình 3.17 Sơ đồ một sợi hệ thống điện đồng nhất 77
Hình 3.18 Sơ đồ hệ thống có nguồn cung cấp từ hai phía 79
Hình 3.19 Dạng sóng dòng điện và điện áp tại thời điểm IF = 0 80
Hình 3.20 Mô hình đường dây dùng rơle bảo vệ từ hai phía 81
Hình 3.21 Sơ đồ nối các thành phần thứ tự khi sự cố 1 pha chạm đất 83
Hình 3.22 Hệ thống điện có nguồn cung cấp từ hai phía 85
Hình 3.23 Sơ đồ đường dây song song có nguồn cung cấp từ ba phía 87
Hình 3.24
Biến đổi sơ đồ đường dây 3 nguồn cung cấp sang đường dây 2
nguồn cung cấp tương đương
88
Hình 3.25 Mô hình đường dây có nguồn cung cấp từ 3 phía 90
Hình 3.26 Sơ đồ định vị sự cố của hãng GE 91
Hình 3.27 Mô hình đường dây 110kV có nguồn cung cấp từ 3 phía 93
Hình 4.1 Sơ đồ thuật toán xác định dạng sự cố 97
Hình 4.2 Mô hình hệ thống điện 101
Hình 4.3 Sự cố pha A chạm đất 102
Hình 4.4 Cấu trúc hệ mờ xác định kiểu sự cố 103
Hình 4.5 Biến đầu vào alpha 103
Hình 4.6 Biến đầu vào beta 103
Hình 4.7 Biến đầu vào R21 103
Hình 4.8 Biến đầu vào R02 103
Hình 4.9 Biến đầu ra kiểu sự cố 104
Hình 4.10 Công cụ tạo luật mờ 104
Hình 4.11 Công cụ xem luật mờ 104
Hình 4.12 Phân tích đa phân giải DWT 106
Hình 4.13 Kết quả hệ số chi tiết và xấp xỉ 107
Hình 4.14 Sơ đồ thuật toán nhận dạng và phân loại sự cố 108
Hình 4.15 Mô hình hệ thống điện mô phỏng bằng Matlab Simulink 110
Hình 4.16 Thiết kế mạng ANN để phân loại sự cố 112
Hình 4.17 Xử lý tín hiệu đầu vào ANN 113
Hình 4.18 Phân chia tập dữ liệu 114
Hình 4.19
Mạng nơron gồm 4 nơron lớp đầu vào, 5 nơron lớp ẩn và 4
nơron ở lớp đầu ra
115
Hình 4.20
Sơ đồ thuật toán tìm số lượng nơron tối ưu cho nhận dạng và
định vị sự cố
117
Hình 4.21 Mô hình đường dây 110kV có nguồn cung cấp từ 2 phía 120
Hình 4.22 Cấu trúc mạng ANN dùng để nhận dạng sự cố 121
Hình 4.23
Sai số quan phương huấn luyện mạng, hồi qui phù hợp của đầu
ra và mục tiêu
122
Hình 4.24 Cấu trúc hệ thống suy diễn mờ dùng cho nhận dạng sự cố 124
Hình 4.25 Kết quả huấn luyện 125
Hình 4.26 Sơ đồ hệ thống điện sử dụng công cụ ANFIS 125
Hình 5.1 Sơ đồ thuật toán định vị sự cố 129
Hình 5.2 Kiến trúc mạng ANN dùng cho định vị sự cố 130
Hình 5.3 Cấu trúc của hệ thống suy diễn mờ dùng cho định vị sự cố 133
Hình 5.4 Ứng dụng ANFIS để nhận dạng sự cố đường dây tải điện 136
Hình 5.5 Sơ đồ đường dây 110kV Đăk Mil – Đăk Nông 137
Hình 5.6 Mô phỏng đường dây 110kV Đăk Mil – Đăk Nông 140
Hình 5.7 Sơ đồ ứng dụng ANFIS dùng cho định vị sự cố 141
Hình 5.8 Sơ đồ đường dây 220kV Hoà Khánh - Huế 145
Hình 5.9 Mô phỏng đường dây 220kV Hoà Khánh - Huế 148
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với sự phát triển của hệ thống điện đã hình thành những cấu
trúc lưới có qui mô lớn và phức tạp. Phần lớn việc mất điện của khách hàng bắt
nguồn từ các sự cố lưới điện truyền tải do có độ dài lớn, vận hành lâu năm trong
môi trường và vị trí địa lý khác nhau, đặc biệt đối với các khu vực đồi núi hiểm trở
có xác suất sự cố là khá cao. Tất cả những sự cố gây hầu hết đều gây ảnh hưởng đến
các thông số vận hành, có thể làm tan rã hệ thống và gây ra thiệt hại rất lớn về
kinh tế.
Đứng trước thực tế đó, để đạt được hiệu quả trong kinh doanh thì công tác
quản lý vận hành ngành điện luôn hướng vào việc củng cố, duy trì yếu tố ổn định và
tin cậy, cho nên trách nhiệm chỉ huy vận hành, xử lý sự cố, đảm bảo chất lượng điện
năng ngày càng nặng nề và được coi trọng. Trong đó, việc cảnh báo và xử lý sự cố
là một nhiệm vụ còn khó khăn, đòi hỏi đơn vị quản lý phải mất nhiều công sức và
thời gian để phát hiện chính xác dạng sự cố, vị trí điểm chạm chập và có các biện
pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Cho đến nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật
số, các thiết bị RLBV hiện đại nên việc phân loại sự cố đã tương đối tin cậy. Vấn đề
còn lại cần giải quyết là làm sao để định vị sự cố ngày càng tốt hơn. Định vị sự cố
với độ chính xác cao sẽ giúp cho nhân viên vận hành nhanh chóng tìm ra điểm sự cố
để làm các biện pháp sửa chữa, khôi phục lưới kịp thời, giảm thời gian mất điện,
giảm chi phí và phàn nàn của khách hàng.
Trong bối cảnh của HTĐ Việt Nam, điều này lại càng thể hiện rõ nét hơn.
EVN sử dụng hệ thống Scada, hệ thống tự động hóa trạm biến áp, RLBV và bộ ghi
sự cố để để thu thập thông tin giá trị điện áp, dòng điện, tình trạng làm việc của thiết
bị tại các đầu đường dây của TBA, NMĐ nhằm xử lý và cô lập sự cố, tránh lan tràn
sang các phần tử còn lại đang vận hành. Tuy nhiên, thuật toán phân loại và định vị
sự cố sử dụng dữ liệu đo lường trên nguyên tắc tổng trở tại một đầu đường dây
được sử dụng khá phổ biến trên các RLBV tại các TBA, hiện nay vẫn làm việc độc
2
lập vì chưa đầy đủ kênh truyền thông tin nên kết quả chưa đảm bảo độ chính xác. Ví
dụ tại TBA A và B sử dụng hai RLBV cho đường dây tải điện như trình bày trên
hình 1. Phương pháp định vị điểm sự cố sử dụng dữ liệu đo tại một đầu đường dây
có cấp chính xác bị ảnh hưởng bởi các thông số như điện trở sự cố, góc sự cố,
nguồn cung cấp từ hai phía… nên kết quả tính toán có sai số khá lớn so với số liệu
thực tế [61], [76], [78], [82].
Hình 1: Sự cố trên đường dây
Bên cạnh đó, công tác truy tìm nguyên nhân sự cố trên đường dây còn thực
hiện thủ công theo quy định hiện hành nên chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian
xử lý sự cố và chưa phù hợp vì tốn nhiều tiền của và công sức, phụ thuộc nhiều vào
trình độ xử lý sự cố của điều độ viên cũng như thời gian triển khai lực lượng đi xử
lý sự cố.
Mặc dầu các đơn vị quản lý vận hành đường dây thường xây dựng quy trình
truy tìm sự cố bằng cách xác định ngăn lộ sự cố, giá trị dòng điện, điện áp, kiểu sự
cố, vị trí điểm sự cố và nguyên nhân xảy ra sự cố để lưu vào cơ sở dữ liệu, làm cơ
sở để dễ dàng xác định được sự cố xảy ra tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, công
việc này sẽ làm mất nhiều thời gian thực nghiệm.
Cùng với quá trình phát triển công nghệ, bài toán lắp đặt thêm hệ thống xác
định vị trí sự cố áp dụng công nghệ truyền sóng và thành phần tần số cao có thể trực
tuyến giám sát và xác định khoảng cách điểm sự cố từ 2 điểm đầu và cuối đường
dây, với độ chính xác cao, sai số nhỏ cũng cần được xem xét và cân nhắc vì sẽ làm
tăng chi phí đầu tư thiết bị.
3
Có thể nói rằng, việc phân loại và định vị sự cố sao cho chính xác và nhanh
chóng luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý cũng như nghiên
cứu. Trong thập niên vừa qua, phương pháp phân loại và định vị sự cố bằng Fuzzy
Logic, Wavelet, ANN, ANFIS có nhiều ưu điểm và cấp chính xác cao, không cần
phải bỏ ra nhiều chi phí để mua thêm thiết bị, nhưng việc áp dụng phương pháp này
vẫn còn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ để triển khai ứng dụng.
Vì vậy, trong định hướng phát triển của ngành điện, việc ứng dụng những công
nghệ mới, thông minh vào thực tiễn sản xuất là vấn đề cần phải đầu tư nghiên cứu.
Tóm lại, nghiên cứu phân loại dạng sự cố và đặc biệt là vấn đề định vị điểm sự
cố trên lưới điện truyền tải mang tính cấp thiết cả về lý thuyết cũng như thực tiễn.
Do đó luận án: “Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị
sự cố trên đường dây truyền tải điện” được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề
nêu trên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Để tìm lời giải cho bài toán xác định chính xác dạng sự cố và vị trí điểm sự cố
lưới điện, phần lớn nội dung được nghiên cứu và triển khai trong luận án được xuất
phát từ sự phát triển công nghệ RLBV và lý thuyết toán học từ đơn giản đến phức
tạp. Bên cạnh các phương pháp sử dụng phân tích Fourier để đo tín hiệu cơ bản như
dòng điện, điện áp, thời gian, tần số của quá trình quá độ khi xảy ra sự cố, một
hướng phát triển nữa của các nghiên cứu là về các thuật toán xử lý tín hiệu cao cấp
để phân tích các tín hiệu đo lường nhằm đưa ra được kết quả ước lượng vị trí sự cố
với độ chính xác cao hơn các phương pháp xử lý tín hiệu kinh điển. Mục đích chính
của luận án là:
- Hệ thống hóa các phương pháp, công trình nghiên cứu đã được công bố
trong lĩnh vực xác định sự cố trong lưới truyền tải điện cao áp.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính làm việc của rơle và phép tính
khoảng cách đến điểm sự cố như sóng hài, điện trở sự cố, sai số BI, sai số
BU, và thông số đường dây.
4
- Đánh giá các phương pháp định vị sự cố của hãng sản xuất rơle sử dụng phổ
biến tại Việt Nam cho sơ đồ đường dây truyền tải sử dụng dữ liệu đo dòng
điện, điện áp tại một, hai hoặc ba phía của đường dây.
- Nghiên cứu sử dụng Fuzzy, Wavelet cho bài toán phân loại dạng sự cố lưới điện.
- Nghiên cứu tìm hiểu bản chất và những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo để từ
đó xây dựng qui trình huấn luyện, thử nghiệm ANN, ANFIS trong việc phân
loại và định vị sự cố lưới điện.
- Trình bày kết quả mô phỏng trong Matlab Simulink minh chứng tính chính
xác và tin cậy của các phương pháp định vị sự cố.
Bên cạnh đó, các phương pháp này cũng được đưa vào ứng dụng trong thực
tiễn qua việc khảo sát cho HTĐ Miền trung để chứng minh tính đúng đắn của
phương pháp đề xuất.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu lý thuyết và
nghiên cứu thực nghiệm. Việc nghiên cứu lý thuyết, luận án tổng hợp, phân tích,
đánh giá các tài liệu kỹ thuật, thuật toán của các hãng sản xuất rơle kỹ thuật số sử
dụng phổ biến tại Việt Nam, cũng như các kết quả công trình nghiên cứu của các tác
giả đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. Về nghiên cứu thực
nghiệm, luận án thực hiện thu thập, xử lý thống kê các số liệu sự cố của các TBA và
NMĐ tại Việt Nam, đồng thời xây dựng các thuật toán ứng dụng phương pháp
“thông minh” kết hợp với mô phỏng trên máy tính để phân loại và định vị sự cố. So
sánh và đánh giá kết quả với kiểm tra thực nghiệm thí điểm trên đường dây truyền
tải điện cao áp 110kV và 220kV. Từ đó kết luận tính ưu việt của phương pháp
đề xuất.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: là nghiên cứu các phương pháp phân loại và định vị
sự cố trong lĩnh vực bảo vệ rơle kỹ thuật số của các hãng sản xuất ABB, AREVA,
SEL, SIEMEN, TOSHIBA…tại các TBA và NMĐ, hệ thống Scada đến các phương
pháp thông minh như Fuzzy, Wavelet, ANN và ANFIS.
5
Phạm vi nghiên cứu: là tập trung vào nghiên cứu đường dây truyền tải điện
cao áp 110-220 kV của hệ thống điện Việt Nam.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Đề tài thuộc dạng nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng, mặc dù rơle kỹ thuật số
đã được đưa vào vận hành trong hệ thống điện từ nhiều năm qua nhưng ở Việt Nam
vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành một cách có hệ thống cả về lý thuyết
lẫn thực nghiệm trong lĩnh vực phân loại dạng sự cố và đặc biệt là định vị sự cố.
5.1 Ý nghĩa khoa học:
Xuất phát từ thực tế sản xuất, việc truy tìm sự cố trên đường dây tải điện phải
thực hiện thủ công, tốn nhiều thời gian và công sức lao động. Việc nghiên cứu ứng
dụng phương pháp thông minh sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp thu thập trên
RLBV để phân loại và định vị sự cố sẽ tăng độ chính xác, nâng cao hiệu quả, rút
ngắn thời gian truy tìm điểm sự cố và giảm tối đa chi phí. Đây là một hướng phát
triển cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Trong quá trình thực hiện, việc phân tích và đánh giá các phương pháp xử lý
sự cố sử dụng trong rơle kỹ thuật số là cơ sở ban đầu để đi tìm lời giải của bài toán
phân loại và định vị sự cố.
Luận án đã cụ thể hoá phương pháp phân tích thành phần thứ tự về mối quan
hệ góc lệch và tỷ số độ lớn giữa dòng điện thứ tự thuận, thứ tự nghịch và thứ tự
không khi xảy ra sự cố, nhằm ứng dụng vào việc xây dựng các luật mờ cho bài toán
phân loại sự cố. Trên cơ sở đó, thực hiện kiểm tra cho mô hình đường dây 220kV A
Vương – Hoà Khánh.
Cũng với mô hình đường dây 220kV này, tác giả xây dựng phương pháp phân
loại sự cố dựa trên phân tích DWT của tín hiệu dòng điện (Ia, Ib, Ic và Io) kết hợp
với thuật toán so sánh giá trị độ lớn dòng điện và ngưỡng dòng sự cố.
Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên cứu phương pháp phân loại sự cố sử dụng
ANN (với thuật toán chọn số nơron lớp ẩn tối ưu), hoặc ANFIS (với cấu trúc 4 dữ
liệu đầu vào và một đầu ra) cho 10 dạng sự cố khác nhau (AN, BN, CN, AB, BC,
AC, ABN, BCN, ACN, và ABC).
6
Ngoài ra, những nguyên nhân sự cố từ các năm trước được thống kê và cập
nhập vào máy tính trên bảng Excel của các đơn vị truyền tải và lưới điện cao thế là
cơ sở để ANN, ANFIS tính toán vị trí sự cố tương tự có thể xảy ra trong tương lai
một cách hiệu quả, chính xác và tiện ích sử dụng.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Những vấn đề đã nghiên cứu và kết quả thu được trong luận án có thể ứng
dụng trong công tác thiết kế, quản lý vận hành, định hướng chiến lược đầu tư xây
dựng lưới điện.
a. Trong công tác thiết kế, quản lý vận hành:
Áp dụng phương pháp đề xuất từng bước trong công tác thiết kế, hợp lý hoá
sản xuất vận hành sẽ nâng cao hiệu quả tìm kiếm sự cố, giảm hiện tượng chồng
chéo nhiệm vụ, các quyết định được đưa ra kịp thời và hiệu quả kinh doanh được
nâng cao.
Luận án đã góp phần giải quyết nhanh một khối lượng lớn công việc phân loại
và định vị điểm sự cố theo yêu cầu của ngành điện. Ngoài ra, đề tài cung cấp kiến
thức trợ giúp trong công tác vận hành cho những người sử dụng rơle nhằm nâng cao
độ sẵn sàng cung cấp điện, nâng cao hiệu quả sử dụng rơle.
b. Định hướng đầu tư ngành điện:
Từ những kết quả đạt được, luận án kiến nghị những kinh nghiệm mà EVN có
thể lưu ý khi tiến hành lựa chọn phương án đầu tư thiết bị cho dự án mới cũng như
dự án cải tạo. Đồng thời, luận án còn là cơ sở để tác giả nêu lên một số gợi ý, góp
phần cho việc cải thiện hệ thống định vị sự cố cho đường dây 110kV và 220kV
bằng cách sử dụng hệ thống thông tin duy nhất trong cả ngành tại Trung tâm điều
độ. Ngoài ra, luận án làm cơ sở để tiến tới xây dựng qui trình xử lý sự cố cho nhiều
chủng loại đường dây tải điện trong điều kiện Việt Nam.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Bố cục luận án gồm có: phần mở đầu, 5 chương nội dung, phần kết luận, danh
mục các công trình công bố và danh mục các tài liệu tham khảo.
7
Chương 1: Trình bày tổng quan các hướng nghiên cứu trong việc phân loại
dạng sự cố và định vị sự cố trên lưới điện truyền tải ở trong nước và thế giới (trên
quan điểm quản lý vận hành, sử dụng tín hiệu đo lường tần số lưới, phương pháp
truyền sóng, hệ thống thông minh, phương pháp lai) để thấy những điểm tương
đồng và sự khác biệt giữa chúng cũng như chỉ ra những hạn chế, ưu điểm của các
phương pháp này về mức độ lý thuyết và thực tiễn khi ứng dụng trên lưới điện.
Các đóng góp chính của luận án được trình bày trong chương 2, 3, 4 và 5.
Chương 2: Trình bày các đặc điểm chính và những vấn đề cần quan tâm trong
hệ thống bảo vệ rơle của hệ thống điện, thông qua việc xem xét các ảnh hưởng của
thiết bị đo BU, BI, thông số đường dây, sóng hài, và điện trở sự cố. Các vấn đề
được xem xét và giải pháp khắc phục đề xuất sẽ tạo điều kiện cho việc thu thập dữ
liệu đầu vào của bài toán phân loại và định vị sự cố được chính xác hơn.
Chương 3: Thực hiện phân tích, đánh giá các phương pháp định vị sự cố sử
dụng dữ liệu dòng điện, điện áp đo lường tại một, hai, ba đầu đường dây và lựa
chọn phần mềm chuyên dụng thu thập, phân tích bản ghi sự cố trên rơle bảo vệ của
các hãng sản xuất rơle đang được ứng dụng trên đường dây có cấp điện áp từ 110kV
đến 220kV tại Việt Nam. Dựa trên tài liệu và kết quả sai số đánh giá của các
phương pháp, chương 3 cũng đề xuất sử dụng phương pháp định vị sự cố sử dụng
dữ liệu đo lường không đồng bộ từ hai đầu đường dây sẽ linh hoạt, phù hợp với
điều kiện thực tế hệ thống điện Việt Nam. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng dữ liệu
dòng điện, điện áp sự cố trên rơle tại một đầu đường dây dùng làm đầu vào cho
phương pháp thông minh nhằm cải thiện cấp chính xác kết quả phép tính khoảng
cách sự cố cho lưới điện thực tế.
Chương 4: Trình bày phương pháp phân loại dạng sự cố bằng Fuzzy logic,
Wavelet, ANN, ANFIS và sau đó phân tích, đánh giá kết quả thu được. Từ đó, đề
xuất sử dụng phương pháp Wavelet có kết quả chính xác để phân loại sự cố; chọn
thông số dòng điện và điện áp sự cố cung cấp đầu vào cho ANN, ANFIS để định vị
điểm sự cố trên đường dây.
8
Chương 5: Trình bày việc xây dựng mô hình ANN, ANFIS dùng để định vị
điểm sự cố đường dây. So sánh kết quả đạt được của hai phương pháp đồng thời đề
xuất chọn phương pháp định vị sự cố sử dụng ANFIS để kiểm chứng tại đường dây
điển hình 110kV Đăk Mil – Đăk Nông và 220kV Hoà Khánh - Huế. Kết quả cho
thấy, phương pháp sử dụng ANFIS có thể áp dụng được không chỉ đối với đường
dây truyền tải điện cao áp mà còn cho phép áp dụng được đối với các đường dây
khác có trên hệ thống.
Công cụ Matlab simulink đã được sử dụng để xây dựng mô hình kiểm chứng
các đề xuất trong chương 4 và chương 5.
Cuối cùng, phần kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án: trình bày
tóm tắt các kết quả đạt được của luận án và nêu ra hướng phát triển tiếp theo của đề
tài cũng như nghiên cứu dự kiến sẽ thực hiện trong tương lai.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI
VÀ ĐỊNH VỊ SỰ CỐ
1.1 MỞ ĐẦU
Theo các số liệu thống kê về sự cố trong hệ thống lưới truyền tải (hình 1.1)
cho thấy đường dây truyền tải có xác suất sự cố chiếm tỷ trọng khá lớn là 80-90%,
còn lại xảy ra trên thiết bị điện tại các trạm biến áp (TBA). Trong đó, đối với đường
dây trên không vận hành với điện áp > 6kV, sự cố thoáng qua chiếm tỷ lệ 65-70%,
còn lại 30-35% là sự cố vĩnh cửu, đối với đường dây có điện áp càng cao thì % sự
cố thoáng qua càng lớn [7].
Hình 1.1: Sự cố trên đường dây tải điện
Sự cố thoáng qua chủ yếu do quá điện áp khí quyển gây ra phóng điện cách
điện đường dây, còn các nguyên nhân khác thường do sự dao động của dây dẫn gây
ra phóng điện hoặc cây trong hành lang mọc quá nhanh, cây ngoài hành lang đổ
chạm đường dây đi qua khu vực đồi núi hiểm trở trong mùa mưa bão, độ võng
khoảng vượt xuống thấp do đường dây cũ luôn vận hành quá tải trong mùa nóng….
Trong trường hợp khu vực có khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, thì sự cố
thoáng qua tập trung chủ yếu vào sự cố cách điện đường dây vì chất lượng cách
điện sản xuất trong nước chưa thích hợp với điều kiện khí hậu ở một số địa điểm ở
Việt Nam nên khi có sương muối, bụi bẩn bám dính trên bề mặt cách điện dễ gây ra
10
phóng điện. Ngoài ra, hiện tượng tụt khí SF6 xảy ra ở hầu hết các máy cắt (MC) do
thiết bị này chưa được nhiệt đới hoá đúng mức (hình 1.2).
Hình 1.2a: Sự cố do cành cây chạm vào
đường dây
Hình 1.2b: Sự cố cháy pha B của MBA
AT2 tại TBA 500kV Đà Nẵng
Đối với sự cố vĩnh cửu, nguyên nhân thường do thiết bị, trong đó: Sự cố cách
điện chiếm tỷ lệ 36-38%, sự cố máy biến áp (MBA) 10-12%, MC 3-5%, chống sét
van 6-8%, biến dòng và biến điện áp 2-3%, còn lại do các nguyên nhân khác [11].
Để đáp ứng nhu cầu xử lý sự cố lưới điện nhanh chóng và chính xác, các đơn
vị quản lý vận hành và các nhà kỹ thuật đã bắt tay vào nghiên cứu những công
nghệ, giải pháp có thể phát hiện hiệu quả vị trí điểm sự cố trên đường dây truyền
tải, nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu được thời gian xác định vị
trí sự cố và đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Phân tích các phương pháp phân loại và
định vị sự cố (được trình bày chi tiết trong mục 1.2) cho thấy độ chính xác kết quả
đo vị trí điểm sự cố tuỳ thuộc vào bản chất của từng phương pháp.
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tại Việt Nam việc nghiên cứu ứng dụng phân loại và định vị điểm sự cố lưới
điện truyền tải chưa nhiều, mới chỉ có một vài bài báo có tính chất giới thiệu khái
quát và ứng dụng một vài phần mềm tại TBA tự động hoá, chưa đi sâu vào xây
dựng thuật toán cho một bài toán cụ thể. Để hoà nhập cùng với sự phát triển chung
của thế giới trong lĩnh vực, việc nghiên cứu hệ thống bị định vị sự cố (Fault
Locating System - FLS) nói chung và nghiên cứu ứng dụng vào lưới điện tại Việt
11
Nam là cần thiết và đang là thời điểm thích hợp để triển khai, khai thác tiềm năng
của một công cụ tính toán mạnh cho các bài toán khoa học kỹ thuật.
Hình 1.3: Các hướng nghiên cứu kỹ thuật phân loại và định vị sự cố
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân tích phân loại dạng sự
cố và phát hiện vị trí điểm sự cố trên đường dây truyền tải, đặc biệt phát triển mạnh
trong vài thập kỷ gần đây và trở thành điểm nóng của nhiều tranh luận khoa học
theo nhiều hướng, có thể phân loại thành 01 giải pháp kỹ thuật quản lý vận hành và
04 hướng nghiên cứu chính (phân tích tín hiệu ở tần số lưới, phân tích tín hiệu cao
tần, hệ thống thông minh, và phương pháp lai) được trình bày sơ lược trên hình 1.3.
Mỗi hướng sẽ được trình bày theo các mục riêng, nhằm giải quyết vấn đề đặc thù có
PHÂN LOẠI
VÀ ĐỊNH VỊ
SỰ CỐ
PHƯƠNG PHÁP LAI
QUẢN LÝ VẬN HÀNH Thiết bị đóng, cắt
và phân đoạn
Bộ tự động đóng lặp lại
Thiết bị chỉ báo sự cố
Phân tích
sóng hài
Phương pháp
truyền sóng
Biến đổi
wavelet
Biến đổi
wavelet packet
PHÂN TÍCH TÍN
HIỆU CAO TẦN
Phương pháp sử dụng tín
hiệu đo từ nhiều phía
Phương pháp sử dụng tín
hiệu đo hai đầu đường dây
Phương pháp sử dụng tín
hiệu đo một đầu đường dây
PHÂN TÍCH TÍN
HIỆU TẦN SỐ LƯỚI
Hệ mờ
Hệ chuyên gia
Mạng nơron nhân
tạo
HỆ THỐNG THÔNG MINH
12
cấp chính xác phụ thuộc vào mô hình đường dây, khả năng thu thập dữ liệu và bản
chất của phương pháp đó [61], [81], [85].
1.2.1. Giải pháp dựa trên kỹ thuật quản lý vận hành
1.2.1.1 Nội dung của giải pháp
Việc xác định sự cố thông dụng hiện nay căn cứ vào sự điều hành theo kinh
nghiệm của điều độ các cấp (quốc gia, vùng và điện lực) và sự chấp hành thao tác
của nhân viên vận hành cấp dưới (trực ca tại các TBA, NMĐ). Cơ sở xử lý sự cố
căn cứ theo quy trình điều độ Hệ thống điện Quốc gia, quy trình xử lý sự cố các
điện lực và TBA cụ thể. Khi có sự cố trên lưới, nhân viên vận hành khu vực báo cáo
và nhận lệnh thao tác từ điều độ viên để tiến hành cô lập điểm sự cố và giao cho
đơn vị sửa chữa kiểm tra, xử lý [4], [5].
1.2.1.2 Các kỹ thuật chính đã được tiến hành
Khi có sự cố trên đường dây máy cắt hai đầu đường dây (hoặc đầu nguồn) cắt,
điều độ viên hoặc nhân viên quản lý vận hành căn cứ vào tác động của thiết bị bảo
vệ, tình trạng thiết bị liên quan, bảng đèn tín hiệu tại TBA, thông tin phát hiện sự cố
từ người dân hoặc khách hàng sử dụng điện để có phương án xử lý phù hợp. Với
trường hợp chưa xác định được ngay điểm sự cố thì phải thực hiện tìm kiếm sự cố
thủ công (đội quản lý đường dây rải quân băng qua rừng, lội suối, đi đến từng vị trí
cột trên toàn tuyến bị sự cố để kiểm tra bằng mắt thường và tìm điểm sự cố).
Tại Việt Nam, việc quản lý và vận hành đường dây truyền tải và xử lý sự cố
như trên dẫn đến yêu cầu sửa chữa nhiều và tốn kém chi phí. Cho nên Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) đã lên kế hoạch hiện đại hoá các hệ thống điều khiển,
giám sát của cả hệ thống điện bằng hệ thống giám sát điều khiển và thu thập xử lý
dữ liệu (Supervisory Control And Data Acquisition – SCADA) nhằm thu thập dữ
liệu và điều khiển các TBA từ xa. Trong giải pháp điều khiển phân tán (hình 1.4) có
sẵn hệ thống truyền thông ở cấp dưới (bus xử lý, bus trường) và ở cấp trên
(Ethernet) thì trọng tâm của việc xây dựng hệ SCADA là lựa chọn công cụ phần
mềm thiết kế giao diện và tích hợp hệ thống sử dụng chuẩn IEC61850 cho phép
13
nhân viên vận hành sử dụng hệ thống máy tính thay thế cho hệ thống điều khiển
bằng các tủ bảng vặn khoá truyền thống [14].
Hình 1.4: Cấu trúc hệ thống tự động hoá trạm dựa trên truyền thông IEC 61850
Hình 1.5: Tương tác các miền của lưới điện thông minh
Hơn nữa, để tiến tới một hệ thống điện thông minh (hình 1.5) thực hiện liên
kết thông minh hai chiều giữa người tiêu dùng và nguồn điện, cần hiện đại hoá cả
14
lưới truyền tải và phân phối theo hướng nâng cấp và cập nhật hệ thống điện hiện có
ở công nghệ đo lường, điều khiển và bảo vệ kỹ thuật số với hệ thống truyền thông
hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu về độ tin cậy, an toàn, chất lượng điện, tiết kiệm
năng lượng [46].
Từ các công nghệ mới, cho phép các hệ thống điều khiển, giám sát và bảo vệ
trên diện rộng phối hợp với nhau như là các giải pháp hiệu quả. Điểm mấu chốt của
giải pháp này là khả năng ứng dụng các thiết bị điều khiển nhanh và mạnh, hệ thống
truyền thông, và các thuật toán thông minh hay nói cách khác đây là một “hệ thống
điều khiển và bảo vệ trên diện rộng đích thực” [24].
1.2.1.3 Nhận xét và đánh giá:
Giải pháp kỹ thuật này đã và đang được EVN triển khai ứng dụng tại Việt
Nam. Ta nhận thấy rằng, để truy tìm sự cố vẫn còn chủ yếu dựa vào công tác kiểm
tra thủ công theo quy định hiện hành, chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian xử lý
sự cố và chưa phù hợp [15].
Bên cạnh đó, EVN đã và đang ứng dụng hệ thống SCADA tại Trung tâm điều
độ. Đây là một hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu cùng với các chức
năng tích hợp của hệ thống quản lý lưới điện và hệ thống đo đếm điện năng tiêu thụ
tự động từ xa theo thời gian thực trên màn hình máy tính. Chức năng của hệ thống
sẽ giúp cho các kỹ thuật viên có khả năng điều hành, quan sát và quản lý toàn bộ
hoạt động của tất cả các thiết bị trong hệ thống điện (HTĐ). Nếu hệ thống được khai
thác hiệu quả với đầy đủ chức năng thì việc điều hành lưới điện trở nên đơn giản
hơn, đáp ứng kịp thời, chính xác yêu cầu trong vận hành lưới điện như: phân tích hệ
thống, giảm nhiều công sức xử lý sự cố và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
1.2.2 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích tín hiệu ở tần số lưới
1.2.2.1 Nội dung của phương pháp
Khoảng cách sự cố từ thanh cái đến điểm sự cố được tính toán theo phương
pháp tổng trở sự cố ở tần số lưới thông qua giá trị đo lường dòng điện và điện áp
của một, hoặc hai và ba đầu đường dây (sử dụng kênh truyền thông tin và thiết bị
15
động bộ thời gian) được đo bằng thiết bị như biến dòng (BI), biến điện áp (BU),
role bảo vệ (RLBV) hoặc bộ đo lường đồng bộ góc pha (Phasor Measurement Unit
– PMU) đặt trên mỗi đầu đường dây. Các số liệu đo được sử dụng để phân tích
thành phần thứ tự, xác định kiểu sự cố, pha sự cố và kết hợp phương trình toán học
nhằm ước tính vị trí điểm sự cố [61], [85].
1.2.2.2 Các nghiên cứu chính đã được tiến hành
Phương pháp điện kháng đơn giản được đưa vào sử dụng đầu tiên cho hệ
thống đường dây truyền tải điện đồng nhất được minh hoạ như hình 1.6, giả sử có
sự cố tại điểm F, giá trị điện trở sự cố RF và dòng điện phụ tải không đáng kể [69].
Hình 1.6: Sơ đồ một sợi hệ thống điện đồng nhất
Điện áp đo trên rơle tại đầu A của đường dây truyền tải ở tần số định mức là:
UA = m.ZL.IA + RF.IF (1.1)
Trong đó:
m : Khoảng cách từ rơle đến điểm sự cố [km].
ZL : Tổng trở thứ tự thuận của đường dây được bảo vệ [Ω/km].
IA, IB: Dòng điện sự cố đo lường trên rơle đặt tại A và B [A].
RF : Điện trở sự cố [Ω].
IF = IA + IB: Dòng điện tại điểm sự cố [A].
IB
(1 – m)
IA
m
A B
F
ZL
Rơle Rơle
UB
ZA ZB
RF
IF
UA
mZL (1-m)ZL
IA IB
16
Từ công thức (1.1) ta có 4 tham số chưa biết là: m, góc pha và giá trị dòng sự cố
IF, điện trở sự cố RF. Bằng cách thực hiện phép chia hai vế phương trình cho IA, ta
có:
Tổng trở sự cố đo tại A:
A
F
F
L
A
A
FA
I
I
R
mZ
I
U
Z 


Lấy thành phần ảo của hai vế phương trình và giả sử ngắn mạch trực tiếp:
L
A
F
F
m
L
m
A
A
m mX
I
I
R
I
mZ
I
I
U
I 

 )
(
)
(
)
(
Suy ra khoảng cách điểm sự cố:
L
A
A
m
X
I
U
I
m






 (1.2)
Công thức (1.2) tính toán khoảng cách điểm sự cố dựa trên tổng trở thứ tự
thuận và phụ thuộc vào dạng sự cố của lưới điện. Bảng 1.1 liệt kê công thức tính
toán tổng trở để xác định vị trí sự cố cho các dạng sự cố khác nhau. Giả sử có sự cố
pha A chạm đất, ta có UA = Ua và IA = Ia + k.3.I0.
Bảng 1.1: Công thức tính tổng trở sự cố
Kiểu sự cố Tổng trở thứ tự thuận [mZL=]
AN )
.
3
.
( 0
I
k
I
U a
a 
BN )
.
3
.
( 0
I
k
I
U b
b 
CN )
.
3
.
( 0
I
k
I
U c
c 
AB hoặc ABN ab
ab I
U
BC hoặc BCN bc
bc I
U
AC hoặc ACN ac
ac I
U
ABC ab
ab I
U , bc
bc I
U , ac
ac I
U
Trong đó:
- k = (Z0L – Z1L)/3Z1L
- Z0L là tổng trở thứ tự không đường dây.
- I0 là dòng điện thứ tự không.
17
Như vậy, sai số tính toán vị trí sự cố bằng 0 nếu góc pha F
A I
I 

 hoặc RF =
0. Do đó, phương pháp trở kháng đơn giản, đủ chính xác cho nhiều ứng dụng bảo vệ
rơle. Tuy nhiên, sai số sẽ tăng lên nếu ứng dụng cho hệ thống có nguồn cung cấp từ
2 hoặc 3 phía bởi vì IB ≠ 0 và B
A I
I 

 , RF ≠ 0, tổng trở tải và góc tổng trở khác
nhau ( L
B
A Z
Z
Z 



 ). Dẫn đến A
F I
I có thể mang tính cảm hoặc dung.
Từ năm 1950 đến nay, có thêm nhiều thuật toán mới được đề xuất với nhiều
ưu điểm mới khắc phục được nhược điểm này. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này
phải kể đến công trình của các tác giả như Eriksson et al [76] sử dụng một mô hình
lưới điện có nguồn cung cấp từ hai phía được đưa vào tính toán. Trở kháng nguồn
và dòng điện phụ tải trước sự cố được sử dụng để bù điện kháng sự cố. Trong các
thử nghiệm thực tế sự cố pha-pha và pha-đất, sai số vị trí sự cố tính toán nằm trong
khoảng 3% chiều dài đường dây. Richards và Tan [100] sử dụng dữ liệu đo điện áp
và dòng điện trên đường dây truyền tải có chiều dài 100 dặm để tính toán giá trị vị
trí sự cố và điện trở sự cố (RF). Tại vị trí 50 dặm, sự cố một pha chạm đất có sai số
1% đối với RF < 30 Ω, và 6% khi RF = 100Ω. Sachdev và Agarwal [78] đưa ra
phương pháp tính sử dụng điện áp và dòng điện thứ tự thuận. Kết quả mô phỏng
định vị sự cố cho độ chính xác nhỏ hơn 5% chiều dài đường dây.
Năm 2004, J. Izykowski, E. Rosolowski, và M. Mohan Saha đề xuất phương
pháp ước lượng vị trí sự cố cho các đường dây truyền tải song song bằng cách sử
dụng các điện áp và dòng điện đo ở một đầu đường dây [63]. Trong đó, các tác giả
đã nêu nội dung cơ bản cho tính toán vị trí sự cố và không sử dụng thành phần thứ
tự không nên không bị ảnh hưởng bởi trở kháng nguồn hoặc điện trở sự cố.
Bên cạnh hướng tiếp cận đo dữ liệu tại một đầu đường dây, các công trình
nghiên cứu của Jiang, Brahma, Girgis, Lee, Liao và Izykowski sử dụng dữ liệu đo
lường dòng điện, điện áp đồng bộ hoặc không đồng bộ hai đầu hoặc ba đầu đường
dây đường dây (hình 1.7) cho kết quả chính xác cao hơn một đầu đường dây khi
điều kiện làm việc của hệ thống thay đổi, không cần biết thông số đường dây và cho
phép xác định được điện trở sự cố [51].
18
Hình 1.7: Định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường tại hai đầu đường dây
Năm 1997, hai nhà nghiên cứu Hong và Colwell đã giới thiệu phương pháp tự
động xác định kiểu sự cố hai đầu đường dây và tính toán vị trí sự cố đường dây dựa
trên dữ liệu vận hành thời gian thực hoặc bản ghi off line phù hợp cho hệ thống
truyền tải điện [56]. Tại đây, dữ liệu trước và tại thời điểm sự cố được sử dụng trên
rơle bảo vệ, phần mềm lọc các thành phần tần số cơ bản sử dụng biến đổi Fourier
nhanh. Việc xác định vị trí sự cố được giải quyết hoàn toàn bằng mô hình lưới ba
pha và sử dụng 15 công thức để tìm vị trí sự cố. Sự cố pha chạm đất được tính toán
bằng mô hình thành phần thứ tự nghịch, ảnh hưởng của hệ số tương hỗ đường dây,
kết hợp thuật toán hai đầu đường dây với kỹ thuật công nghệ thông tin truyền thông
và kỹ thuật toán học tiên tiến để xác định vị trí sự cố đường dây truyền tải.
Năm 2007, tác giả Maja Knezev xây dựng thuật toán lựa chọn phương pháp
định vị sự cố tối ưu dựa trên các thuật toán định vị sự cố của các nghiên cứu trước
đó về định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo tại một đầu, hai và ba đầu đường dây cho
từng trường hợp cụ thể [82].
Ngoài ra, phương pháp định vị sự cố dựa trên các bộ PMU đã được đề xuất
bởi các tác giả Jiang et al (2000); Chen et al (2002); Yu et al. (2002); Lin et al
(2002), Saini et al (2012) và F. V. Lopes (2013) với sơ đồ cấu trúc mô tả ở hình 1.8.
PMU có chức năng đo lường các đại lượng phức gồm độ lớn và góc pha của điện
áp, dòng điện tại hai đầu đường dây trong cùng một thời gian được đồng bộ bằng
GPS và truyền dữ liệu này đến bộ tập hợp dữ liệu (Phasor Date Concentrator –
19
PDC). Chức năng đặc trưng của PDC là tập hợp dữ liệu từ PMU, sắp xếp theo thời
gian và tạo ra một bảng ghi các dữ liệu đo lường một cách đồng thời trong HTĐ
theo thời gian thực, sau đó dữ liệu từ PDC được truyền về trung tâm điều khiển để
phân tích, giám sát, điều khiển và sử dụng 4 phương pháp định vị sự cố cho đường
dây 230kV có chiều dài 300km [48]. Nhờ hệ thống định vị toàn cầu (Global
Positioning System – GPS) đảm bảo mức độ chính xác và đồng bộ của các mẫu với
sai số thời gian đồng bộ nhỏ hơn 1µs và sai số tuyệt đối góc pha nhỏ hơn 0.10
[69].
Hình 1.8a: Cấu trúc PMU thu thập dữ liệu dòng điện, điện áp
Hình 1.8b: Định vị sự cố sử dụng PMU
Công trình nghiên cứu khác của Brahma (2006) đề xuất phương pháp mới để
xác định vị trí sự cố trên đường dây truyền tải có nguồn cung cấp từ nhiều phía
bằng cách sử dụng dòng điện và điện áp đo lường đồng bộ từ tất cả các đầu đường
dây bằng PMU. Các thành phần thứ tự thuận của dạng sóng trước, tại thời điểm sự
cố và tổng trở thứ tự thuận được sử dụng để tạo thành ma trận tổng trở thanh cái thứ
Hệ thống điện
U, I tại
TBA B
Mạch điều
khiển tín
hiệu
Thu thập dữ
liệu phasor
Bộ chuyển
đổi A/D
U, I tại
TBA A
Thanh cái B
Thanh cái A
PMU
Thành phần
thứ tự
Định vị sự cố
Phương pháp
II và IV
Phương pháp
I và III
20
tự thuận. Khó khăn áp dụng kỹ thuật này là PMU không được lắp đặt tại tất cả các
đầu đường dây. Cho nên, để có thể định vị sự cố cho toàn bộ lưới điện cần phải xét
đến bài toán tối ưu cho chi phí và số lượng tối thiểu PMU lắp đặt dựa trên lưới điện
được đề xuất bởi Burnett et al (1994), Lien et al (2006), Wang et al (2007),
S.Geramian et al (2008), K.Mazlumi et al (2008), và S.El Safty et al (2008) bằng
phương pháp thuật toán di truyền. Cấp chính xác của thuật toán đề xuất không phụ
thuộc vào các kiểu sự cố, điện trở sự cố và được thử nghiệm trên lưới điện truyền
tải 230kV gồm 41 thanh cái tại Tehran [66], [67], [102], [103].
Trong thực tế, thông số đường dây được tính toán bằng tay hoặc phần mềm để
sử dụng trong công thức tính toán vị trí sự cố. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của môi
trường và điều kiện vận hành nên dẫn đến thông số tính toán sai khác so với các
thông số đường dây thực tế. Do đó, các tác giả Lin et al (2004); Brahma and Girgis,
(2004); Yu et al (2002); Jiang et al (2000) và F. Chunju et al (2007) đã đề xuất sử
dụng giá trị dòng điện và điện áp đường dây đo được bằng PMU, để tính toán thông
số đường dây trực tuyến như tổng trở đường dây, điện dung đường dây. Sau đó đưa
vào công thức tính toán điểm sự cố với độ chính xác cao cho mô hình đường dây
đơn, đường dây song song cũng như đường dây có nguồn cung cấp từ ba phía [47],
[77]. Thuật toán tiến hành theo hai bước: đầu tiên là xác định đường dây bị sự cố và
sau đó là tính toán vị trí sự cố trên đường dây. Kết quả mô phỏng bằng EMTP, cũng
như thử nghiệm bằng dữ liệu thực tế cho thấy cấp chính xác định vị sự cố không
ảnh hưởng bởi các hệ số như chế độ vận hành, điện trở sự cố, kiểu sự cố, tải trước
sự cố và khoảng cách sự cố.
Ngày nay, hướng nghiên cứu dựa trên phân tích tín hiệu ở tần số cơ bản đã và
đang được các hãng sản xuất BVRL nổi tiếng như ABB, SIEMENS, SEL, AREVA,
GE, TOSHIBA… ứng dụng trên thiết bị của mình nhằm phục vụ công tác phân loại
và định vị điểm sự cố. Tuy nhiên, cấp chính xác dòng điện đo lường phụ thuộc vào
cấp chính xác của BI sử dụng. Đặc biệt là trong trường hợp BI bị bão hoà do dòng
ngắn mạch có giá trị lớn làm cho dạng sóng dòng điện nhị thứ bị méo dạng dẫn đến
21
dòng nhị thứ của BI không hiển thị chính xác giá trị dòng nhất thứ. Do đó, BVRL
hiển thị sai giá trị khoảng cách sự cố.
Vì vậy các nhà nghiên cứu và hãng sản xuất thiết bị đã đưa ra một số biện pháp
nhằm khắc phục chế độ BI bị từ hoá. Vào năm 2004, M. Saha, J. Izykowski, E.
Rosolowski sử dụng thuật toán sử dụng giá trị điện áp của hai đầu đường dây và dòng
điện tại đầu BI không bị bão hoà. Tuy nhiên giải thuật này không phải luôn luôn đúng
vì có thể BI tại đầu đường dây đặt FLS bị bão hoà [79]. Do đó, các tác giả C. de
Morais Pereira, và L. Zanetta Jr (2004) đã đưa ra giải pháp cho phép sử dụng điện áp
một đầu đường dây tại thời điểm sự cố và giá trị dòng điện trước thời điểm sự cố (khi
BI chưa bị bão hoà) nhằm giảm thiểu sai số định vị sự cố gây ra bởi từ hoá BI [36].
Hơn nữa, tác giả Abdullah Assuhaimi Mohd Zin (2009) phát triển thuật toán bù dòng
điện cho RLBV khoảng cách khi xảy ra hiện tượng bão hoà BI [25].
Theo hướng giải quyết khác, các nhà nghiên cứu Brahma SM, Girgis AA
(2004) đề xuất phương pháp định vị sự cố chỉ sử dụng tín hiệu điện áp đo lường
đồng bộ tại hai đầu đường dây nên không bị ảnh hưởng bởi sai số BI [35]. Hãng
ABB, AREVA đề xuất sử dụng thiết bị BI không truyền thống (Non Conventional
Instrument Transformer - NCIT) để loại trừ hiện tượng bão hoà [39].
1.2.2.3 Nhận xét và đánh giá
Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp đo tại một đầu
đường dây trong hướng nghiên cứu này có ưu điểm là phù hợp với hầu hết điều kiện
lưới điện và công nghệ sản xuất rơle bảo vệ hiện nay nên đang được áp dụng ở
nhiều quốc gia. Tuy nhiên, do công thức được xây dựng trên mô hình lưới điện
đồng nhất nên phương pháp có nhược điểm là cấp chính xác bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố như: Ảnh hưởng hỗn hợp của dòng điện phụ tải và điện trở sự cố, giá trị này
có thể cao khi sự cố chạm đất; Độ chính xác của thông số đường dây cài đặt trên
rơle; Sai số đo lường....
Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo từ hai hoặc ba đầu đường dây
cho kết quả chính xác hơn phương pháp tổng trở dựa trên tín hiệu đo tại một đầu
đường dây [16]; Hạn chế của phương pháp này là chi phí đầu tư thiết bị cao, tín
22
hiệu đo nhiều và cần được thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên, trong tương lai gần, khi
thiết bị điều khiển, giám sát từ xa SCADA đã và đang được lắp đặt trong hệ thống
điện phát huy đầy đủ chức năng thì việc áp dụng phương pháp này sẽ hiệu quả hơn
nhờ khả năng mạnh trong chia sẻ thông tin.
1.2.3 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích tín hiệu cao tần
1.2.3.1 Nội dung của phương pháp
Hình 1.9: Hệ thống định vị sự cố bằng sóng truyền
Hệ thống định vị sự cố bằng sóng truyền là một công nghệ tiên tiến, kinh tế,
đã được các đơn vị như QUALITROL của Anh, NIPPON, KINKEI của Nhật Bản,
ISA của Italia và SEL của Mỹ ứng dụng cho hệ thống lưới điện trung áp và đặc biệt
sử dụng cho tất cả các ngăn lộ của hệ thống lưới điện truyền tải tại các quốc gia như
Mỹ, Trung Quốc, Nam Phi, Scotland, và Canada. Một hệ thống định vị sự cố bằng
sóng truyền hoàn chỉnh sử dụng nguyên lý đo lường dạng sóng tại hai đầu đường
dây (phương pháp kiểu D) bao gồm các thiết bị: Bộ định vị sự cố (Khối thu nhận
sóng truyền từ BI hoặc BU, Khối xử lý dữ liệu); Khối định vị thời gian GPS; Phần
mềm dùng cho máy chủ và hệ thống truyền thông thông tin (hình 1.9). Khi xảy ra sự
cố trên đường dây, các tín hiệu dòng hoặc áp của pha bị sự cố sẽ đạt tới giá trị
ngưỡng. Các bộ định vị sự cố đặt tại hai đầu đường dây sẽ gửi tín hiệu về máy tính
chủ. Máy tính chủ sử dụng phần mềm phân tích sóng truyền để lựa chọn các dữ liệu
MC
Mạng truyền
thông
Khối thu nhận
sóng truyền
Khối xử lý
dữ liệu
Khối thu tín
hiệu GPS
F
B
A
Khối thu tín
hiệu GPS
GPS
Khối thu nhận
sóng truyền
Khối xử lý
dữ liệu
Máy tính chủ
Bộ định vị sự cố A Bộ định vị sự cố B
MC
23
cần thiết từ dạng sóng tín hiệu dòng hoặc tín hiệu áp với tần số lấy mẫu là 1MHz,
2MHz, 10MHz, 200MHz…. nhằm xử lý phân tích, và tự động tính toán đưa ra giá
trị khoảng cách đến điểm sự cố [15]. Ngoài ra, các hãng sản xuất cũng bổ sung thêm
phương pháp kiểu A và E để hỗ trợ thêm cho việc đo khoảng cách điểm sự cố.
Phương pháp kiểu D: thực hiện đo lường sóng truyền cả hai đầu đường dây.
Sóng tạo ra tạo từ điểm sự cố chạy về hai phía TBA A và B ngược nhau trong vài
ms. Do đó cần phải sử dụng hai bộ định vị sự cố được đồng bộ tín hiệu GPS ở cả
hai đầu đường dây như trên hình 1.10.
Hình 1.10: Bộ định vị sự cố loại D
Bộ định vị xác định thời gian lệch nhau khi sóng truyền đến TBA A và B để
tính toán khoảng cách sự cố theo công thức [74]:
2
)
( v
t
t
l
m B
A 


 (1.3)
Trong đó:
tA, tB: thời gian sóng đầu tiên của điểm sự cố truyền đến bộ định vị A, B[s].
l : chiều dài đường dây.
v : vận tốc truyền sóng [m/s].
Phương pháp kiểu A: xác định khoảng cách vị trí sự cố bằng việc phân tích
sóng truyền sự cố tại một đầu đường dây (hình 1.11). Khoảng cách sự cố được tính
theo công thức [3], [85]: v
t
t
m 


2
1
3
(1.4)
Trong đó:
t1: thời gian sóng đầu tiên của điểm sự cố truyền đến Bộ ghi kiểu A [s].
B
A
l
m
tB
tA
F Điểm sự cố
24
t3: thời gian sóng phản hồi đầu tiên từ điểm sự cố truyền đến Bộ ghi kiểu A [s].
v: vận tốc truyền sóng [m/s].
Hình 1.11: Bộ định vị sự cố loại A
Sai số của loại A phụ thuộc vào thời gian sự cố, điện trở sự cố, và nhận dạng
sóng thích hợp. Điều này sẽ được khắc phục khi sử dụng bộ định vị loại D.
Phương pháp kiểu E: là thực hiện đo lường sóng truyền tại một đầu đường
dây (hình 1.12) khi MC đóng vào đường dây không mang điện.
Hình 1.12: Bộ định vị sự cố loại E
Thời gian giữa các xung tạo ra từ MC đóng và sóng phản xạ từ điểm ngắn
mạch, hoặc đứt dây được sử dụng để tính khoảng cách sự cố theo công thức sau
[41]:
v
t
t
m 


2
1
2
(1.5)
Trong đó:
t1: thời gian sóng tạo ra khi đóng MC.
t2: thời gian sóng phản hồi đến TBA.
v: vận tốc truyền sóng [m/s].
Điểm sự cố
F
A B
t[µs]
t1 t2
t2
t1
A B
F
Sóng truyền từ điểm sự cố
t[µs]
t3
t2
t1
25
1.2.3.2 Các nghiên cứu chính đã được tiến hành
Năm 1999, Bo Z.Q, Weller G, và Redfern M.A trình bày phương pháp phân
biệt sóng phản xạ từ các điểm sự cố và thanh cái từ xa. Sự cố được phát hiện bằng
các tín hiệu điện áp cao có tần số từ 1 đến 10MHz. Phương pháp này loại trừ được
ảnh hưởng của nấc phân áp [34].
Đến năm 2001, Zeng Xiangjun và các đồng nghiệp trình bày định vị sự cố
bằng phương pháp truyền sóng sử dụng hai cảm biến sóng truyền dòng điện, điện áp
và tín hiệu đồng bộ thời gian GPS cho lưới điện siêu cao áp và mang lại hiệu quả
chi phí [130]. Vị trí sự cố được tính toán từ thời gian nhận sóng truyền tại mỗi trạm
có đặt bộ định vị sự cố.
Tiếp đó, Krzysztof Glik, Désiré Dauphin Rasolomampionona, và Ryszard
Kowalik (2012) mô tả thuật toán truyền sóng để nhận dạng và định vị sự cố dựa trên
biến đổi wavelet cho đường dây cao áp [74].
Vào năm 2012, K. Kunadumrongrath and A. Ngaopitakkul tiếp tục phát triển
kỹ thuật sử dụng biến đổi wavelet rời rạc (Discrete Wavelet Transform - DWT)
bằng họ Wavelet Daubechies 4 (db4) để phân tích tín hiệu cao tần trong việc định vị
sự cố trên đường dây đơn [65].
Các nhà nghiên cứu A. Borghetti, S. Corsi, C. A. Nucci, M. Paolone và L.
Peretto et al đã đề xuất phương pháp sử dụng biến đổi wavelet liên tục (Continuous
Wavelet transform - CWT) cho việc phân tích quá độ điện áp do sự cố đường dây.
Mối tương quan tồn tại giữa các tần số điển hình của các tín hiệu chuyển đổi CWT
và đường dẫn cụ thể trong lưới bao phủ bởi sóng truyền sự cố. Tuy nhiên, phương
pháp có cấp chính xác kết quả tính toán vị trí sự cố thấp khi làm việc với dải tần
thấp hơn 200Hz [19].
Vào năm 1998, Qin Jian Chen cùng các đồng nghiệp trình bày nguyên lý định
vị sự cố mới dựa trên phương pháp hai đầu đường dây của sóng truyền bằng cách sử
dụng biến đổi CWT [96]. Do sự suy giảm và biến dạng của sóng truyền trên đường
dây truyền tải nên CWT được sử dụng để có độ phân giải tốt hơn nhiều để định vị
sự cố thoáng qua, thời gian đến có thể xác định bằng điểm đặc trưng của sóng
26
truyền tách ra bởi CWT với thông số co giãn tối ưu, và tốc độ truyền phụ thuộc vào
cấu hình đường dây và thông số giãn nở tối ưu. Tương tự, công trình nghiên cứu
của S.Sajedi, F.Khalifeh, Z.Khalifeh, T.Karimi (2011) đề xuất phương pháp định vị
sự cố đường dây sử dụng sóng truyền hai đầu đường dây bằng CWT trong miền
thời gian [106].
Bên cạnh đó, Abdelsalam Elhaffar, Matti Lehtonen (2008), đã thực hiện
phương pháp mới dựa trên đặc tính của sóng truyền để kiểm tra vấn đề của định vị
sự cố sử dụng tín hiệu dòng truyền sóng tại một đầu đường dây hoặc nhiều đầu [20].
Cũng như biến đổi Fourier, Wavelets là một công cụ thuần tuý toán học, nó cung
cấp các phương pháp xử lý tín hiệu trong miền thời gian. So với biến đổi Fourier
truyền thống, biến đổi Wavelets có nhiều ưu điểm hơn, có kết quả chính xác trong
việc giải nén tín hiệu sóng truyền từ đo đạc thực tế. Phương pháp tối ưu được phát
triển để chọn dạng sóng tốt nhất từ các sóng mẹ riêng. Sóng mẹ tối ưu được lựa
chọn và sử dụng để phân tích các tín hiệu sự cố tại mức chi tiết khác nhau. Mức chi
tiết tốt nhất mang các đặc tính sự cố được chọn theo năng lượng của nó. Từ dữ liệu
đường dây và lưới điện, tốc độ sóng truyền được tính tại mỗi đầu sử dụng sóng mẹ
tối ưu ở các mức chi tiết khác nhau. Độ chính xác định vị sự cố phụ thuộc vào mức
chi tiết sóng thích hợp cũng như tốc độ truyền.
Trong bài báo “Bảo vệ khoảng cách sử dụng kỹ thuật sóng truyền” của các tác
giả P.A. Crossly và P.G. McLaren mô tả kỹ thuật xử lý tín hiệu khác nhau, bao gồm
sự tương quan chéo giữa sóng truyền đến và truyền đi dọc theo đường dây. Trong
phương pháp đo dữ liệu 1 đầu đường dây, tín hiệu quá độ sự cố được phản ánh từ
điểm sự cố đến các thiết bị rơle, liên quan chặt chẽ với thời gian tồn tại sự cố (bằng
hai lần thời gian truyền của quá độ đến vị trí sự cố). Thời gian này có thể được sử
dụng để tìm khoảng cách sự cố đến vị trí đặt rơle [93].
Việc định vị sự cố tại một đầu đường dây sử dụng gói wavelet (wavelet
packets) được phát triển bởi nhóm tác giả Yan F, Chen Z, Liang Z, Kong Y, Li P
(2002) [127]. Kỹ thuật này cho phép trình bày thông tin với tần số cao hơn so với
phép biến đổi wavelet. Các tín hiệu hỗn hợp được tạo ra khi xuất hiện sự cố. Kỹ
27
thuật này dựa trên nội dung tần số cao sử dụng gói wavelet. Đầu tiên dò tìm sự cố
bằng cách so sánh năng lượng tại chỗ trong ma trận với ngưỡng nhất định. Thứ hai
là tìm điểm sự cố theo thuyết tương đối tối đa của sóng phản xạ. Dựa vào phát hiện
sóng truyền do sự cố tạo ra và một số sóng phản xạ từ điểm gián đoạn và sự cố.
Phân tích Wavelet packets sử dụng để phân ly các tín hiệu sự cố cao tần bằng một
ma trận năng lượng tương ứng. Các đường dây sự cố được xác định bằng cách so
sánh năng lượng tại ma trận và ngưỡng đặt. Đoạn dây bị sự cố được xác định,
khoảng thời gian của hai sóng phản xạ liên quan đến điểm sự cố được tìm thấy từ đó
xác định được điểm sự cố.
1.2.3.3 Nhận xét và đánh giá
Phương pháp phân tích tín hiệu cao tần không bị ảnh hưởng bởi yếu tố điện trở
sự cố, tải trước thời điểm sự cố và thông số nguồn nên có cấp chính xác so với vị trí
sự cố thực tế là 0.1% [3]. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm việc không chính
xác do các yếu tố làm ảnh hưởng đến sai số của phương pháp này đó là: khi sự cố
xảy ra gần vị trí lắp đặt bộ định vị sự cố (gây ra nhiều sóng phản xạ giữa vị trí sự cố
và vị trí đặt bộ định vị); sai số đồng bộ thiết bị hai đầu đường dây (loại D) thường
bằng ± 1µs hay 150m; xác định không chính xác vận tốc truyền sóng trên đường
dây cao áp; hoặc sai số liên quan đến việc phát hiện sóng truyền. Mặc dù phương
pháp có độ chính xác cao nhưng chi phí đầu tư tốn kém hơn phương pháp đo trở
kháng do lắp đặt thiết bị GPS, máy dò sự cố thoáng qua, phần mềm... Do đó, việc
lựa chọn được nhà chế tạo có khả năng đảm bảo đủ độ tin cậy, đủ độ chính xác, ổn
định trong nhiều dạng sự cố là vấn đề rất quan trọng, vì khi đó công nghệ mới thật
sự mang lại hiệu quả kinh tế. Trong điều kiện đất nước còn hạn hẹp về tài chính,
nhất thiết phải qua sử dụng thử nghiệm công nghệ của các hãng thì chúng ta mới có
thể đánh giá chính xác các ưu nhược điểm, hiệu quả đầu tư [15].
1.2.4 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật hệ thống thông minh
1.2.4.1 Nội dung của phương pháp
Ngày nay, các phương pháp thông minh dựa vào mô phỏng hoạt động của hệ
thần kinh sinh học để giải quyết các bài toán thực tế phức tạp và nó cũng đảm bảo
28
đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của bài toán trong môi trường thông số hệ thống điện
thay đổi, không chắc chắn và không chính xác như tổng trở nguồn, điện trở sự cố....
Cơ sở của các phương pháp này dựa trên các kỹ thuật tính toán và lập luận logic
truyền thống bằng cách kết hợp qua lại nhiều phương pháp cơ bản: Hệ chuyên gia
(Expert System - ES), mạng nơ ron (Artificial Neural Networks - ANN) và Logic
mờ (Fuzzy Logic - FL).
ES hoạt động thay cho chuyên gia người và bao gồm hai thành phần chính: cơ
chế suy diễn và cơ sở tri thức. Cơ sở tri thức thường thể hiện dưới dạng các luật.
Phổ biến có dạng IF – THEN, IF – THEN – ELSE, hay các logic mệnh đề OR,
AND, NOT. Cơ chế suy diễn là phần giải thuật và điều khiển hoạt động của toàn bộ
hệ thống, nó thực hiện việc suy diễn dựa trên những những tri thức của hệ thống cơ
sở tri thức để đưa ra kết luận. Hệ chuyên gia thực hiện suy luận bằng cách tìm các
luật để khớp phần giả thiết của luật với thông tin có trong bộ nhớ, khi phát hiện thấy
khớp, kết luận của luật này là thông tin mới [10]. ES là phương pháp tìm kiếm biến
giúp cho việc giải quyết bài toán tối ưu.
FL tập trung vào việc xử lý các tính toán gần đúng và không chính xác. Ứng
dụng FL trong nhận dạng sự cố lưới điện làm cho thiết bị bảo vệ trở nên thông minh
hơn do được lập trình làm việc tự động dựa trên tập hợp các qui tắc dưới dạng
IF..THEN [8].
Hình 1.13: Phân loại mô hình mạng ANN
Mô hình mạng ANN
Mạng truyền thẳng
Một
lớp
Nhiều
lớp
Radial Basic
Function
(RBF)
Mạng phản hồi/hồi qui
Competitive
networks
Kohonen’
s SOM
Hopfield
network
ART
models
29
ANN là phương pháp mô hình hoá tập trung các bài toán phi tuyến. Được phát
minh nhờ việc phân tích các tế bào thần kinh sinh vật, mạng ANN là một cấu trúc
gồm 3 lớp: (1) lớp nơron nhập, là nơi nhận thông tin tức là giá trị của biến độc lập
và chuyển vào mạng. (2) lớp ẩn, là nơi tiếp nhận thông tin đã dược tích hợp hay còn
gọi là tổng trọng hoá, lớp nơ ron này chỉ liên hệ với các nơ ron trong lớp xuất nhập
và chỉ có người thiết kế biết được lớp này. (3) lớp nơ ron xuất, là nơi nhận tổng
trọng hoá của nút ẩn, mỗi nút nơ ron trong lớp xuất tương ứng một biến phụ thuộc.
Khi tiến hành tính toán người thiết kế phải lựa chọn tham số đầu vào, đồng thời sử
dụng các số liệu thực nghiệm để huấn luyện mạng. Để tìm ra cấu trúc tốt nhất,
phương pháp “thử và sai” được sử dụng trong mô hình. Cấu trúc tối ưu được xác
định bằng việc làm thay đổi số nơ ron trong lớp ẩn. Quá trình huấn luyện sẽ dừng
lại khi sai số giữa giá trị mong muốn và giá trị tính toán nhỏ nhất. Do đó, ANN là
phương pháp hiệu chỉnh sửa đổi tham số sao cho phù hợp với bài toán cần giải
quyết, nó giúp cho hệ thống có khả năng học và nhận biết (hình 1.13) [30].
Hình 1.14: Kiến trúc mạng ANFIS
Hệ thống nơ ron mờ thích nghi (Adaptive Neuro Fuzzy Inference System -
ANFIS) cho trên hình 1.14 là mô hình mờ “sugeno” đặt trong sơ đồ hệ thích nghi để
thuận lợi cho quá trình huấn luyện và thích nghi. Nhiệm vụ của thuật toán luyện là
làm hài hoà các tham số để đầu ra của ANFIS phù hợp với số liệu luyện. Thuật toán
này được gọi là thuật lai bao gồm việc giảm dốc và dự báo bình phương nhỏ nhất
Mờ hoá Suy diễn mờ Giải mờ
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 5
Lớp 4
30
với phương pháp các tham số nguyên tắc được cập nhập đệ qui cho tới khi đạt được
sai số cho phép [73].
1.2.4.2 Các nghiên cứu chính đã được tiến hành
Trong vài thập niên trước, hệ thống thông minh đã được sử dụng để giải quyết
các vấn đề như sử dụng hệ chuyên gia (Horowitz and Phadke, l995, Couly and
Jorge, 1998), logic mờ (Wang and Keerthipala, 1998), mạng nơron (Sídhu et al.,
1995, Dalstejn and Kulícke, 1995).... Tuy nhiên, việc ứng dụng trong mạng điện lớn
và phức tạp vẫn chưa được giải quyết triệt để vì yêu cầu xử lý số lượng lớn thông
tin với tốc độ và tính chính xác cao [56].
Theo Kezunovic M và Y. Liao (2001) đề xuất sử dụng ES bằng cách kết hợp
dữ liệu đo với dữ liệu sự cố trong quá khứ [71]. Các dạng sự cố và vị trí sự cố được
ghi lại vào cơ sở dữ liệu khi có sự cố xẩy ra trên lưới. Trong tương lai nếu có sự cố
xảy ra với dạng sóng điện áp ghi nhận được đem so sánh với tất cả các dạng sóng
trong cơ sở dữ liệu để có được dạng sự cố và vị trí sự cố. Tuy nhiên, phương pháp
này không làm việc đúng nếu sự cố thực tế không xảy ra tại điểm cụ thể hoặc không
được ghi lại trong cơ sở dữ liệu.
Gần đây mạng nơron nhân tạo được sử dụng để xác định vị trí sự cố và đã đạt
được tầm quan trọng đáng kể từ khi Sobajic and Pao sử dụng ANN để dự báo thời
gian loại trừ sự cố. Việc sử dụng rộng rãi ANN bắt đầu từ cuối năm 1980, đầu năm
1990, mang lại kết quả cao trong việc phát hiện sự cố, phân loại và định vị điểm sự
cố. Đa phần các nghiên cứu sử dụng mạng MPL, RBF, PNN.... Nghiên cứu của
Dalstain et al (1995); Kezunovic et al (1996); Sanaye-Pasand et al (2006); Jain et al
(2006); Coury et al (2002) sử dụng ANN để nhận dạng sự cố đường dây truyền tải
và phân biệt sự cố có hồ quang hay không có hồ quang. Một kỹ thuật khác dùng để
phát hiện và định vị sự cố tốc độ cao sử dụng ANN được đề xuất bởi Rikalo,
Sobajic và Kezunovic. Kỹ thuật định vị sự cố một đầu đường dây sử dụng ANN
được nghiên cứu rộng rãi bởi Chen và Maun trong khi S. K. Kapuduwage sử dụng
mạng nơ ron cho đường dây có tụ bù dọc [104]. Để ANN đáp ứng được các dạng
sóng dòng điện và điện áp tại các thời điểm khác nhau, mạng phản hồi ngược Elman
31
dùng để phát hiện hướng sự cố trên đường dây tải điện được đề xuất bởi Sanaye-
Pasand et al (1998), Sanaye-Pasand et al (1999). Các mạng ANN làm việc với sự cố
diễn ra không được rõ ràng vì vậy nó không có độ tin cậy cao. Do đó khái niệm
phân cụm dữ liệu được phát triển nhằm giảm số lượng dữ liệu cùng loại trong quá
trình học của mạng lan truyền thẳng nhiều lớp của Kezunovic et al (1995) [107].
Theo tác giả Tahar Bouthiba (2004) sử dụng ANN để phát hiện sự cố và định
vị điểm sự cố cho đường dây truyền tải siêu cao áp sử dụng dữ liệu đo tại 1 đầu
đường dây (hình 1.15) [118]. Phương pháp đề xuất bộ dò sự cố và định vị sự cố
được huấn luyện bằng các dữ liệu có sẵn từ mô hình hệ thống điện với các dạng sự
cố và điểm sự cố, điện trở sự cố, góc lệch nguồn, dữ liệu điện áp nguồn khác nhau.
Ngoài ra, Khosravi, A.Llobet, J.A (2007) đã phát triển một bộ phát hiện sự cố
và mô hình hoá khi tình trạng các thiết bị hiện hành không chắc chắn. Theo phương
pháp được đề xuất, một cảnh báo sự cố khởi tạo khi có sự không thống nhất giữa
các hành vi cả hệ thống và mô hình xuất hiện. Sau đó, hành vi cả hệ thống bị sự cố
được mô phỏng bằng cách sử dụng ANFIS. Mô hình được xác định có thể dùng cho
thao tác khoanh vùng sự cố [72].
Hình 1.15: Kiến trúc mạng ANN cho định vị sự cố
32
Ramadoni Syahputra (2013) đề xuất phương pháp định vị sự cố trên đường
dây 500kV, sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp đo lường không đồng bộ từ hai đầu
đường dây, làm đầu vào huấn luyện mạng ANFIS trong Matlab. Các dữ liệu mô
phỏng sự cố ngắn mạch trên đường dây (với điện trở sự cố 0Ω, 10Ω, 50Ω, 100Ω)
được thực hiện bằng phần mềm EDSA. Kết quả đầu ra sự cố một pha chạm đất có
sai số từ 0.0027% đến 0.2962% [98].
1.2.4.3Nhận xét và đánh giá
Phương pháp sử dụng hệ thống thông minh là hướng tiếp cận mới khi nghiên
cứu nhận dạng và định vị sự cố lưới điện. Trong nhiều trường hợp, con người chỉ
cần dựa vào kinh nghiệm (hay ý kiến chuyên gia) vẫn có thể điều khiển được đối
tượng, cho dù đối tượng có thông số kỹ thuật không đúng hoặc thường xuyên bị
thay đổi ngẫu nhiên và do đó mô hình toán học của đối tượng điều khiển không
chính xác như yêu cầu kỹ thuật đề ra, nhưng giải quyết được vấn đề trước mắt là
đảm bảo được về mặt định tính các chỉ tiêu chất lượng cho trước. Vì vậy, ưu điểm
của phương pháp này là khắc phục được nhược điểm của các phương pháp truyền
thống khi không cần thiết biết rõ mối quan hệ chính xác giữa tham số bị biến đổi
trong quá trình sự cố, nhờ đó sự thiếu hiểu biết về quá trình phức tạp của sự cố nên
khắc phục được một phần [1]. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là
luôn cần bộ số liệu thực có sẵn dùng để huấn luyện mạng, trong khi sự cố trên lưới
xảy ra khá ít, dẫn đến việc áp dụng trong thực tế sẽ khó khăn.
Để nâng cao hiệu quả phân loại và định vị sự cố, các nghiên cứu kết hợp
những ưu điểm của: ES– FL, ANN – FL, ES – ANN, và ES – ANN – FL đang là
hướng phát triển của các phân tích trong tương lai nhằm đạt độ chính xác cao hơn.
1.2.5 Hướng nghiên cứu dựa trên phương pháp lai
1.2.5.1 Nội dung của phương pháp
Hầu hết các phương pháp xác định vị trí sự cố đều dựa trên việc xây dựng một
thuật toán. Một số nghiên cứu sử dụng nhiều hơn một thuật toán để đạt được ước
lượng chính xác hơn khoảng cách sự cố.
33
1.2.5.2 Các nghiên cứu chính đã được tiến hành
Tiềm năng ứng dụng biến đổi wavelet đã và đang mở rộng về nguyên lý từ
việc kết hợp hệ mờ và biến đổi wavelet của tín hiệu dòng điện cung cấp thông tin để
nhận dạng sự cố được đề xuất bởi Youssef et al (2004); Reddy et al (20060; Reddy
et al (2007); Pradhan et al (2004), điều này làm cho các bước giải quyết vấn đề bằng
hệ mờ được thực hiện đơn giản hơn thay vì sử dụng các thuật toán phức tạp. Tiếp
đến là một số giải pháp cải tiến vấn đề nhận dạng sự cố chính xác bằng biến đổi
wavelet kết hợp với rơle kỹ thuật số cho đường dây tải điện được đề xuất bởi Zhang
et al (2007), Valsan et al (2009), Da silva et al (2010) [88].
Ngoài ra, S. Ekici và S. Yildirim (2008) trình bày biến đổi WT kết hợp với
mạng nơron ANN để xác định vị trí sự cố trên đường dây truyền tải (hình 1.7)
[101]. Thuật toán được phát triển như là một kỹ thuật sử dụng cả điện áp và dòng
điện tần số lưới của đầu đường dây đối diện. Mô phỏng sự cố thực hiện bằng
chương trình quá trình quá độ điện từ, điện cơ và hệ thống điều khiển trong hệ
thống điện nhiều pha (ATP). Một chu kỳ dạng sóng bao gồm thông tin trước và tại
thời điểm sự cố được phân tích. DWT sử dụng để tái chế dữ liệu này và sử dụng để
huấn luyện, kiểm tra ANN.
Hình 1.17: Định vị sự cố sử dụng biến đổi wavelet kết hợp ANN
Môdun xử lý tín hiệu bằng DWT làm giảm đáng kể tín hiệu đầu vào cho ANN
trong việc nhận dạng sự cố, được đề xuất bởi Martin et al (2003). Nhà nghiên cứu
Chunju cùng các đồng nghiệp đề xuất phương pháp định vị sự cố dựa trên ANFIS
và Wavelet để đo lường sự cố thoáng qua và trạng thái ổn định. Tuy phương pháp
A
Biến đổi
wavelet
ANN
(nhận dạng sự cố)
Thuật toán định
vị sự cố
Khoảng cách
sự cố
Tín hiệu dòng điện, điện áp
Biến đổi
tín hiệu
B
F
34
này không bị ảnh hưởng bởi điện trở sự cố, dòng tải nhưng tốn nhiều thời gian để
huấn luyện và tính toán ngoại suy để định vị sự cố. Theo hướng tiếp cận khác, nhà
nghiên cứu K.H. Kim và các đồng nghiệp đã trình bày một thuật toán định vị vị trí
sử dụng ANN – FL cho hệ thống đường dây truyền tải kết hợp với cáp điện ngầm
[3]. Das et al so sánh phương pháp Fourier Transform với phương pháp biến đổi
wavelet để phát hiện và phân loại sự cố trên đường dây truyền tải [113].
1.2.5.3 Nhận xét và đánh giá
Bốn hướng nghiên cứu được trình bày tại mục 1.2.1 đến 1.2.4 sử dụng các
phương pháp, thuật toán riêng, và có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong
việc nhận dạng và định vị sự cố. Vì vậy, phương pháp lai cho phép phối hợp hai hay
nhiều phương pháp khác nhau một cách mềm dẻo, linh hoạt, sử dụng ưu điểm của
chúng, từ đó sẽ mang lại những kết quả tính toán đảm bảo độ chính xác và thời gian
xử lý trong việc phân loại và định vị sự cố.
1.3 KẾT LUẬN
Căn cứ vào nội dung trình bày trong chương 1 về tổng quan các phương pháp
định vị sự cố đã được nghiên cứu để tìm lời giải cho bài toán xác định chính xác vị
trí điểm sự cố lưới điện, có thể đưa ra một số nhận xét dưới đây:
Phần lớn các phương pháp được nghiên cứu và triển khai khá công phu bằng
công cụ lý thuyết toán học phức tạp. Nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật quản lý vận
hành một cách có hệ thống bắt đầu từ những nằm cuối thế kỷ 19, nhưng cũng phát
triển hết sức chậm chạp. Trong vòng 10 năm trở lại đây, đặc biệt từ khi sự kiện tiêu
chuẩn IEC 61850 ra đời, việc nghiên cứu về phân loại và định vị sự cố đã có những
bước tiến quan trọng trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực nghiệm.
Tuy nhiên, việc xác định vị trí và nguyên nhân sự cố dựa trên kinh nghiệm của
con người và thông tin trạng thái các MC trong vùng bị sự cố là chưa hiệu quả, tốn
nhiều thời gian và tăng nguy cơ đe doạ đến sự vận hành ổn định của hệ thống điện
truyền tải. Cho nên, để đạt được mục tiêu về chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện
ngày càng nghiêm ngặt trên đường dây truyền tải điện, các đơn vị quản lý vận hành
luôn trang bị, cải tiến và hoàn thiện bộ ghi sự cố hoặc hệ thống RLBV lắp đặt tại
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện
Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện

More Related Content

What's hot

Đồ án Inverter
Đồ án InverterĐồ án Inverter
Đồ án Inverter
Huy Tuong
 
Chuong3 tinh toan can bang nhiet va can bang am
Chuong3 tinh toan can bang nhiet va can bang amChuong3 tinh toan can bang nhiet va can bang am
Chuong3 tinh toan can bang nhiet va can bang amtiger1202
 
Đề tài: Xây dựng mô hình điều khiển cho quạt thông gió nhà xưởng
Đề tài: Xây dựng mô hình điều khiển cho quạt thông gió nhà xưởngĐề tài: Xây dựng mô hình điều khiển cho quạt thông gió nhà xưởng
Đề tài: Xây dựng mô hình điều khiển cho quạt thông gió nhà xưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tính toán và thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV cho công trình Nha Tran...
Tính toán và thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV cho công trình Nha Tran...Tính toán và thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV cho công trình Nha Tran...
Tính toán và thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV cho công trình Nha Tran...
Man_Ebook
 
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống BMS trong các tòa nhà cao tầng
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống BMS trong các tòa nhà cao tầngĐề tài: Tìm hiểu về hệ thống BMS trong các tòa nhà cao tầng
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống BMS trong các tòa nhà cao tầng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
nataliej4
 
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xaHệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang 1, HAY
Luận văn: Điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang 1, HAYLuận văn: Điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang 1, HAY
Luận văn: Điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang 1, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thiết kế và lắp đặt kho bảo quản đông sức chứa 400 tấn
Thiết kế và lắp đặt kho bảo quản đông sức chứa 400 tấnThiết kế và lắp đặt kho bảo quản đông sức chứa 400 tấn
Thiết kế và lắp đặt kho bảo quản đông sức chứa 400 tấn
jackjohn45
 
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩmThiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Madyson Christiansen
 
Thiết kế chế tạo máy phát điện sử dụng sức gió mini
Thiết kế chế tạo máy phát điện sử dụng sức gió miniThiết kế chế tạo máy phát điện sử dụng sức gió mini
Thiết kế chế tạo máy phát điện sử dụng sức gió mini
nataliej4
 
Đề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAY
Đề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAYĐề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAY
Đề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mô hình trạm cấp phôi tự động, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mô hình trạm cấp phôi tự động, HAYĐề tài: Nghiên cứu thiết kế mô hình trạm cấp phôi tự động, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mô hình trạm cấp phôi tự động, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu và mô phỏng hệ điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện.pdf
Nghiên cứu và mô phỏng hệ điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện.pdfNghiên cứu và mô phỏng hệ điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện.pdf
Nghiên cứu và mô phỏng hệ điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện.pdf
Man_Ebook
 
Máy phát điện sóng biển
Máy phát điện sóng biểnMáy phát điện sóng biển
Máy phát điện sóng biển
Man_Ebook
 
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
Man_Ebook
 
Đề tài: Hệ thống điện tử công suất cho hệ thống tuabin gió, HOT
Đề tài: Hệ thống điện tử công suất cho hệ thống tuabin gió, HOTĐề tài: Hệ thống điện tử công suất cho hệ thống tuabin gió, HOT
Đề tài: Hệ thống điện tử công suất cho hệ thống tuabin gió, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đồ án Mô phỏng hệ thống khởi động mềm động cơ dị bộ lồng sóc có m=const
Đồ án Mô phỏng hệ thống khởi động mềm động cơ dị bộ lồng sóc có m=constĐồ án Mô phỏng hệ thống khởi động mềm động cơ dị bộ lồng sóc có m=const
Đồ án Mô phỏng hệ thống khởi động mềm động cơ dị bộ lồng sóc có m=const
Vita Howe
 
Hướng dẫn thiết kê tăng áp cầu thang
Hướng dẫn thiết kê tăng áp cầu thangHướng dẫn thiết kê tăng áp cầu thang
Hướng dẫn thiết kê tăng áp cầu thang
tiger1202
 
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Vita Howe
 

What's hot (20)

Đồ án Inverter
Đồ án InverterĐồ án Inverter
Đồ án Inverter
 
Chuong3 tinh toan can bang nhiet va can bang am
Chuong3 tinh toan can bang nhiet va can bang amChuong3 tinh toan can bang nhiet va can bang am
Chuong3 tinh toan can bang nhiet va can bang am
 
Đề tài: Xây dựng mô hình điều khiển cho quạt thông gió nhà xưởng
Đề tài: Xây dựng mô hình điều khiển cho quạt thông gió nhà xưởngĐề tài: Xây dựng mô hình điều khiển cho quạt thông gió nhà xưởng
Đề tài: Xây dựng mô hình điều khiển cho quạt thông gió nhà xưởng
 
Tính toán và thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV cho công trình Nha Tran...
Tính toán và thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV cho công trình Nha Tran...Tính toán và thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV cho công trình Nha Tran...
Tính toán và thiết kế hệ thống điều hòa không khí VRV cho công trình Nha Tran...
 
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống BMS trong các tòa nhà cao tầng
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống BMS trong các tòa nhà cao tầngĐề tài: Tìm hiểu về hệ thống BMS trong các tòa nhà cao tầng
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống BMS trong các tòa nhà cao tầng
 
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
Thiết kế hệ thống điều hòa không khí vrv cho một hội trường, cấp gió tươi giá...
 
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xaHệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển thiết bị điện từ xa
 
Luận văn: Điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang 1, HAY
Luận văn: Điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang 1, HAYLuận văn: Điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang 1, HAY
Luận văn: Điều khiển DCS nhà máy điện Hậu Giang 1, HAY
 
Thiết kế và lắp đặt kho bảo quản đông sức chứa 400 tấn
Thiết kế và lắp đặt kho bảo quản đông sức chứa 400 tấnThiết kế và lắp đặt kho bảo quản đông sức chứa 400 tấn
Thiết kế và lắp đặt kho bảo quản đông sức chứa 400 tấn
 
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩmThiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
 
Thiết kế chế tạo máy phát điện sử dụng sức gió mini
Thiết kế chế tạo máy phát điện sử dụng sức gió miniThiết kế chế tạo máy phát điện sử dụng sức gió mini
Thiết kế chế tạo máy phát điện sử dụng sức gió mini
 
Đề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAY
Đề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAYĐề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAY
Đề tài: Thiết kế mô hình hệ thống và quản lý trang trại heo, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mô hình trạm cấp phôi tự động, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mô hình trạm cấp phôi tự động, HAYĐề tài: Nghiên cứu thiết kế mô hình trạm cấp phôi tự động, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mô hình trạm cấp phôi tự động, HAY
 
Nghiên cứu và mô phỏng hệ điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện.pdf
Nghiên cứu và mô phỏng hệ điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện.pdfNghiên cứu và mô phỏng hệ điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện.pdf
Nghiên cứu và mô phỏng hệ điều khiển lò hơi nhà máy nhiệt điện.pdf
 
Máy phát điện sóng biển
Máy phát điện sóng biểnMáy phát điện sóng biển
Máy phát điện sóng biển
 
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
Nghiên cứu thiết kế hệ thống scada cho hệ thống cung cấp nước sạch tại xí ngh...
 
Đề tài: Hệ thống điện tử công suất cho hệ thống tuabin gió, HOT
Đề tài: Hệ thống điện tử công suất cho hệ thống tuabin gió, HOTĐề tài: Hệ thống điện tử công suất cho hệ thống tuabin gió, HOT
Đề tài: Hệ thống điện tử công suất cho hệ thống tuabin gió, HOT
 
Đồ án Mô phỏng hệ thống khởi động mềm động cơ dị bộ lồng sóc có m=const
Đồ án Mô phỏng hệ thống khởi động mềm động cơ dị bộ lồng sóc có m=constĐồ án Mô phỏng hệ thống khởi động mềm động cơ dị bộ lồng sóc có m=const
Đồ án Mô phỏng hệ thống khởi động mềm động cơ dị bộ lồng sóc có m=const
 
Hướng dẫn thiết kê tăng áp cầu thang
Hướng dẫn thiết kê tăng áp cầu thangHướng dẫn thiết kê tăng áp cầu thang
Hướng dẫn thiết kê tăng áp cầu thang
 
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
 

Similar to Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện

Luận án: Phát triển một số phương pháp xây dựng hệ tư vấn
Luận án: Phát triển một số phương pháp xây dựng hệ tư vấnLuận án: Phát triển một số phương pháp xây dựng hệ tư vấn
Luận án: Phát triển một số phương pháp xây dựng hệ tư vấn
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu nâng cao hiệu năng hoạt động của mạng ngang hàng có cấu trúc.pdf
Nghiên cứu nâng cao hiệu năng hoạt động của mạng ngang hàng có cấu trúc.pdfNghiên cứu nâng cao hiệu năng hoạt động của mạng ngang hàng có cấu trúc.pdf
Nghiên cứu nâng cao hiệu năng hoạt động của mạng ngang hàng có cấu trúc.pdf
HanaTiti
 
Luận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOT
Luận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOTLuận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOT
Luận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...
Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...
Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Phonegap cho người mới học
Phonegap cho người mới họcPhonegap cho người mới học
Phonegap cho người mới học
Ngo Trung
 
Luận án: Nghiên cứu hệ thống thông tin chuyển tiếp sử dụng đa truy nhập không...
Luận án: Nghiên cứu hệ thống thông tin chuyển tiếp sử dụng đa truy nhập không...Luận án: Nghiên cứu hệ thống thông tin chuyển tiếp sử dụng đa truy nhập không...
Luận án: Nghiên cứu hệ thống thông tin chuyển tiếp sử dụng đa truy nhập không...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Thiết bị xác định nhiệt độ và vị trí bệnh nhân qua internet
Đề tài: Thiết bị xác định nhiệt độ và vị trí bệnh nhân qua internetĐề tài: Thiết bị xác định nhiệt độ và vị trí bệnh nhân qua internet
Đề tài: Thiết bị xác định nhiệt độ và vị trí bệnh nhân qua internet
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Một số phương pháp ngẫu nhiên cho bài toán cực đại hóa xác suất hậu ...
Luận án: Một số phương pháp ngẫu nhiên cho bài toán cực đại hóa xác suất hậu ...Luận án: Một số phương pháp ngẫu nhiên cho bài toán cực đại hóa xác suất hậu ...
Luận án: Một số phương pháp ngẫu nhiên cho bài toán cực đại hóa xác suất hậu ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho phi tuyến
Luận án: Cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho phi tuyếnLuận án: Cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho phi tuyến
Luận án: Cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho phi tuyến
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho đối tượng phi tuyến
Nghiên cứu cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho đối tượng phi tuyếnNghiên cứu cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho đối tượng phi tuyến
Nghiên cứu cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho đối tượng phi tuyến
Man_Ebook
 
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMO
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMOLuận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMO
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMO
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HYBRID ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT ROBO...
LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HYBRID ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT ROBO...LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HYBRID ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT ROBO...
LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HYBRID ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT ROBO...
PinkHandmade
 
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hybrid để điều khiển và giám sát robot công ng...
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hybrid để điều khiển và giám sát robot công ng...Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hybrid để điều khiển và giám sát robot công ng...
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hybrid để điều khiển và giám sát robot công ng...
nataliej4
 
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
Man_Ebook
 
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
nataliej4
 
Ước lượng kênh truyền tin vô tuyến trên biển.pdf
Ước lượng kênh truyền tin vô tuyến trên biển.pdfƯớc lượng kênh truyền tin vô tuyến trên biển.pdf
Ước lượng kênh truyền tin vô tuyến trên biển.pdf
HanaTiti
 
Đề tài: Mô hình hóa và khảo sát sai số của robot công nghiệp, HOT
Đề tài: Mô hình hóa và khảo sát sai số của robot công nghiệp, HOTĐề tài: Mô hình hóa và khảo sát sai số của robot công nghiệp, HOT
Đề tài: Mô hình hóa và khảo sát sai số của robot công nghiệp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị rủi ro (Value at risk)
Quản trị rủi ro (Value at risk)Quản trị rủi ro (Value at risk)
Quản trị rủi ro (Value at risk)
Nghiên Cứu Định Lượng
 
Đồ án điện tử Biện pháp thoả đáng bảo mật vô tuyến với Fpga và Asic - sdt/ ZA...
Đồ án điện tử Biện pháp thoả đáng bảo mật vô tuyến với Fpga và Asic - sdt/ ZA...Đồ án điện tử Biện pháp thoả đáng bảo mật vô tuyến với Fpga và Asic - sdt/ ZA...
Đồ án điện tử Biện pháp thoả đáng bảo mật vô tuyến với Fpga và Asic - sdt/ ZA...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Similar to Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện (20)

Luận án: Phát triển một số phương pháp xây dựng hệ tư vấn
Luận án: Phát triển một số phương pháp xây dựng hệ tư vấnLuận án: Phát triển một số phương pháp xây dựng hệ tư vấn
Luận án: Phát triển một số phương pháp xây dựng hệ tư vấn
 
Nghiên cứu nâng cao hiệu năng hoạt động của mạng ngang hàng có cấu trúc.pdf
Nghiên cứu nâng cao hiệu năng hoạt động của mạng ngang hàng có cấu trúc.pdfNghiên cứu nâng cao hiệu năng hoạt động của mạng ngang hàng có cấu trúc.pdf
Nghiên cứu nâng cao hiệu năng hoạt động của mạng ngang hàng có cấu trúc.pdf
 
Luận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOT
Luận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOTLuận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOT
Luận văn: An toàn giao thức định tuyến trong mạng manet, HOT
 
Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...
Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...
Luận án: Nghiên cứu phát triển hệ thống định vị vô tuyến trong nhà sử dụng an...
 
Phonegap cho người mới học
Phonegap cho người mới họcPhonegap cho người mới học
Phonegap cho người mới học
 
Luận án: Nghiên cứu hệ thống thông tin chuyển tiếp sử dụng đa truy nhập không...
Luận án: Nghiên cứu hệ thống thông tin chuyển tiếp sử dụng đa truy nhập không...Luận án: Nghiên cứu hệ thống thông tin chuyển tiếp sử dụng đa truy nhập không...
Luận án: Nghiên cứu hệ thống thông tin chuyển tiếp sử dụng đa truy nhập không...
 
Đề tài: Thiết bị xác định nhiệt độ và vị trí bệnh nhân qua internet
Đề tài: Thiết bị xác định nhiệt độ và vị trí bệnh nhân qua internetĐề tài: Thiết bị xác định nhiệt độ và vị trí bệnh nhân qua internet
Đề tài: Thiết bị xác định nhiệt độ và vị trí bệnh nhân qua internet
 
Luận án: Một số phương pháp ngẫu nhiên cho bài toán cực đại hóa xác suất hậu ...
Luận án: Một số phương pháp ngẫu nhiên cho bài toán cực đại hóa xác suất hậu ...Luận án: Một số phương pháp ngẫu nhiên cho bài toán cực đại hóa xác suất hậu ...
Luận án: Một số phương pháp ngẫu nhiên cho bài toán cực đại hóa xác suất hậu ...
 
Luận án: Cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho phi tuyến
Luận án: Cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho phi tuyếnLuận án: Cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho phi tuyến
Luận án: Cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho phi tuyến
 
Nghiên cứu cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho đối tượng phi tuyến
Nghiên cứu cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho đối tượng phi tuyếnNghiên cứu cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho đối tượng phi tuyến
Nghiên cứu cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho đối tượng phi tuyến
 
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMO
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMOLuận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMO
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật tách tín hiệu đường lên trong hệ thống Massive MIMO
 
LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HYBRID ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT ROBO...
LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HYBRID ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT ROBO...LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HYBRID ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT ROBO...
LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HYBRID ĐỂ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT ROBO...
 
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hybrid để điều khiển và giám sát robot công ng...
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hybrid để điều khiển và giám sát robot công ng...Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hybrid để điều khiển và giám sát robot công ng...
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hybrid để điều khiển và giám sát robot công ng...
 
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
 
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường...
 
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƢỚI ĐIỆN P...
 
Ước lượng kênh truyền tin vô tuyến trên biển.pdf
Ước lượng kênh truyền tin vô tuyến trên biển.pdfƯớc lượng kênh truyền tin vô tuyến trên biển.pdf
Ước lượng kênh truyền tin vô tuyến trên biển.pdf
 
Đề tài: Mô hình hóa và khảo sát sai số của robot công nghiệp, HOT
Đề tài: Mô hình hóa và khảo sát sai số của robot công nghiệp, HOTĐề tài: Mô hình hóa và khảo sát sai số của robot công nghiệp, HOT
Đề tài: Mô hình hóa và khảo sát sai số của robot công nghiệp, HOT
 
Quản trị rủi ro (Value at risk)
Quản trị rủi ro (Value at risk)Quản trị rủi ro (Value at risk)
Quản trị rủi ro (Value at risk)
 
Đồ án điện tử Biện pháp thoả đáng bảo mật vô tuyến với Fpga và Asic - sdt/ ZA...
Đồ án điện tử Biện pháp thoả đáng bảo mật vô tuyến với Fpga và Asic - sdt/ ZA...Đồ án điện tử Biện pháp thoả đáng bảo mật vô tuyến với Fpga và Asic - sdt/ ZA...
Đồ án điện tử Biện pháp thoả đáng bảo mật vô tuyến với Fpga và Asic - sdt/ ZA...
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (12)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 

Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VŨ PHAN HUẤN NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG MINH ĐỂ PHÂN LOẠI VÀ ĐỊNH VỊ SỰ CỐ TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VŨ PHAN HUẤN NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG MINH ĐỂ PHÂN LOẠI VÀ ĐỊNH VỊ SỰ CỐ TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN Chuyên ngành: Mạng và Hệ thống điện Mã số: 62 52 50 05 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ KIM HÙNG Đà Nẵng - Năm 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án VŨ PHAN HUẤN
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................3 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án...................................................5 6. Bố cục của luận án........................................................................................6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI VÀ ĐỊNH VỊ SỰ CỐ...............................................................................................................9 1.1 Mở đầu ................................................................................................................9 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................10 1.2.1 Giải pháp dựa trên kỹ thuật quản lý vận hành ......................................12 1.2.2 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích tín hiệu ở tần số lưới điện ...................................................................................................14 1.2.3 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích tín hiệu cao tần...........22 1.2.4 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật hệ thống thông minh...................27 1.2.5 Hướng nghiên cứu dựa trên phương pháp lai .......................................32 1.3 Kết luận .............................................................................................................34 CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC VÀ SỰ NHẬN DẠNG SỰ CỐ CỦA BẢO VỆ RƠLE ............................36 2.1 Mở đầu ..............................................................................................................36 2.2 Ảnh hưởng sóng hài đến rơle bảo vệ trong hệ thống điện ................................37 2.2.1 Sóng hài trong hệ thống điện ................................................................37 2.2.2 Ảnh hưởng sóng hài đến rơle bảo vệ.....................................................39 2.2.3 Nhận xét và đánh giá .............................................................................42 2.3 Ảnh hưởng điện trở sự cố đến vùng làm việc rơle khoảng cách.......................43 2.3.1 Điện trở sự cố........................................................................................43
  • 5. 2.3.2 Điện trở sự cố trên đường dây có nguồn cung cấp từ một phía ...........43 2.3.3 Điện trở sự cố trên đường dây có nguồn cung cấp từ hai phía ............44 2.3.4 Khắc phục ảnh hưởng điện trở sự cố đến vùng làm việc rơle...............46 2.3.5 Nhận xét và đánh giá .............................................................................48 2.4 Ảnh hưởng sai số BI, BU đến thông số đo lường của rơle ...............................48 2.4.1 Sai số BI, BU .........................................................................................48 2.4.2 Giải pháp cải thiện sai số BI, BU..........................................................50 2.4.3 Nhận xét và đánh giá.............................................................................52 2.5 Ảnh hưởng của thông số đường dây đến đặc tính làm việc của rơle................52 2.5.1 Công thức tính hệ số k ...........................................................................52 2.5.2 Xác định trở kháng đường dây và hệ số k .............................................53 2.5.3 Nhận xét và đánh giá.............................................................................58 2.6 Kết luận .............................................................................................................58 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ ĐIỂM SỰ CỐ CỦA RƠLE KỸ THUẬT SỐ..................................................................59 3.1 Mở đầu ..............................................................................................................59 3.2 Phần mềm phân tích bản ghi sự cố rơle bảo vệ.................................................60 3.2.1 Phần mềm phân tích sự cố Sigra 4 ........................................................63 3.2.2 Nhận xét và đánh giá.............................................................................65 3.3 Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường dòng điện, điện áp tại một đầu đường dây..................................................................................................65 3.3.1 Hãng sản xuất rơle bảo vệ SEL và GE.................................................65 3.3.2 Hãng sản xuất rơle bảo vệ TOSHIBA...................................................70 3.3.3 Hãng sản xuất rơle bảo vệ SIEMENS...................................................71 3.3.4 Hãng sản xuất rơle bảo vệ ABB............................................................76 3.3.5 Hãng sản xuất rơle bảo vệ AREVA.......................................................79 3.3.6 Nhận xét và đánh giá .............................................................................80 3.4 Định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường từ hai đầu đường dây.........................81 3.4.1 Hãng sản xuất rơle bảo vệ TOSHIBA ..................................................81
  • 6. 3.4.2 Hãng sản xuất rơle bảo vệ SEL.............................................................82 3.4.3 Đánh giá phương pháp định vị sự cố ....................................................84 3.4.4 Nhận xét và đánh giá .............................................................................86 3.5 Định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường từ ba đầu đường dây..........................87 3.5.1 Phương pháp định vị sử dụng dữ liệu đo không đồng bộ của hãng SEL...87 3.5.2 Phương pháp định vị sử dụng dữ liệu đo đồng bộ dòng điện và điện áp của hãng sản xuất rơle bảo vệ TOSHIBA.............................................................. 89 3.5.3 Phương pháp định vị sử dụng biến đổi Clarke mở rộng của hãng sản xuất rơle bảo vệ GE ................................................................................................ 90 3.5.4 Đánh giá phương pháp định vị sự cố ....................................................93 3.5.5 Nhận xét và đánh giá .............................................................................94 3.6 Kết luận .............................................................................................................94 CHƯƠNG 4: SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THÔNG MINH ĐỂ PHÂN LOẠI SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN ............................................................96 4.1 Mở đầu ..............................................................................................................96 4.2 Phân loại sự cố đường dây tải điện bằng hệ mờ ...............................................97 4.2.1 Thuật toán phân loại sự cố....................................................................97 4.2.2 Đánh giá phương pháp phân loại sự cố trên cơ sở hệ mờ..................101 4.2.3 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................105 4.3 Phân loại sự cố đường dây tải điện bằng phân tích wavelet ...........................105 4.3.1 Phân tích wavelet rời rạc ....................................................................106 4.3.2 Tính toán độ lớn dòng điện .................................................................108 4.3.3 Thuật toán nhận dạng sự cố................................................................108 4.3.4 Ứng dụng phương pháp phân loại dạng bằng wavelet .......................110 4.3.5 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................110 4.4 Phân loại sự cố đường dây tải điện bằng ANN...............................................111 4.4.1 Thủ tục xây dựng mô hình ANN để phân loại sự cố ...........................112 4.4.2 Mô hình hệ thống điện nghiên cứu ......................................................120 4.4.3 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................123
  • 7. 4.5 Phân loại sự cố đường dây tải điện bằng ANFIS............................................124 4.5.1 Thủ tục xây dựng mô hình ANFIS để phân loại sự cố........................124 4.5.2 Mô hình hệ thống điện nghiên cứu ......................................................125 4.5.3 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................126 4.6 Kết luận ...........................................................................................................126 CHƯƠNG 5: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÔNG MINH ANN, ANFIS ĐỂ ĐỊNH VỊ SỰ CỐ ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN..............................................128 5.1 Mở đầu ............................................................................................................128 5.2 Ứng dụng mạng ANN trong định vị sự cố đường dây truyền tải điện............129 5.2.1 Xây dựng mô hình mạng ANN.............................................................129 5.2.2 Kết quả thử nghiệm ANN định vị sự cố...............................................132 5.2.3 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................132 5.3 Ứng dụng mạng ANFIS trong định vị sự cố đường dây truyền tải điện.........133 5.3.1 Xây dựng mô hình mạng ANFIS..........................................................133 5.3.2 Kết quả thử nghiệm ANFIS định vị sự cố............................................134 5.3.3 Nhận xét và đánh giá ...........................................................................135 5.4 Thí nghiệm kiểm chứng ..................................................................................135 5.4.1 Đường dây 110kV Đăk Mil – Đăk Nông..............................................137 5.4.2 Đường dây 220kV Hoà Khánh - Huế ....................................................145 5.5 Kết luận ...........................................................................................................149 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ (BẢN SAO) PHỤ LỤC.
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ANFIS Mạng nơ ron thích nghi 2 ANN Mạng nơ ron nhân tạo 3 BI Máy biến dòng điện 4 BU Máy biến điện áp 5 BVKC Bảo vệ khoảng cách 6 CWT Phân tích wavelet liên tục 7 DCL Dao cách ly 8 DWT Phân tích wavelet rời rạc 9 DZ Đường dây 10 EIOCR Rơle quá dòng cơ có đặc tính độc lập 11 ES Hệ chuyên gia 12 EVN Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam 13 FL Hệ mờ 14 FLS Hệ thống định vị sự cố 15 FLS Bộ định vị sự cố 16 GPS Hệ thống đồng bộ thời gian 17 HTĐ Hệ thống điện 18 IED Thiết bị điện tử thông minh 19 ITOCR Rơle quá dòng cơ có đặc tính phụ thuộc 20 MBA Máy biến áp 21 MC Máy cắt 22 MSE Sai số quân phương 23 MU Bộ trộn tín hiệu 24 NCIT BU, BI không truyền thống 25 NMĐ Nhà máy điện 26 PDC Bộ tập hợp dữ liệu 27 PMU Bộ đo lường đồng bộ góc pha
  • 9. 28 RLBV Rơle bảo vệ 29 RMSE Sai số căn quân phương 30 SCADA Hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập xử lý dữ liệu 31 TBA Trạm biến áp 32 THDi Tổng méo dạng sóng hài dòng điện 33 TTK Thành phần thứ tự không 34 TTN Thành phần thứ tự nghịch 35 TTT Thành phần thứ tự thuận 36 WT Phân tích Wavelet
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1 Công thức tính tổng trở sự cố 16 Bảng 2.1 Rơle bảo vệ tích hợp chức năng định vị sự cố được sử dụng phổ biến tại các TBA ở Việt Nam 36 Bảng 2.2 Kết quả dòng điện tác động và THDi 40 Bảng 2.3 Kết quả thời gian tác động và THDi 40 Bảng 2.4 Đo lường dòng điện có chứa thành phần sóng hài 41 Bảng 2.5 Kết quả đo hiển thị trên hợp bộ CPC 100 55 Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra trên rơle SEL 421 68 Bảng 3.2 Kết quả thử nghiệm rơle 7SJ622 75 Bảng 3.3 Công thức tính dòng điện và điện áp sự cố 78 Bảng 3.4 Kết quả mô phỏng 85 Bảng 4.1 Kết quả α, β, R21, R02 tương ứng 10 kiểu sự cố 98 Bảng 4.2 Quan hệ giữa các biến ngôn ngữ 99 Bảng 4.3 Thông số hệ thống mô phỏng ngày 16/07/2012 101 Bảng 4.4 Đầu ra mong muấn mạng ANN 115 Bảng 5.1 Thông số cài đặt dữ liệu huấn luyện 130 Bảng 5.2 Kiến trúc ANN sử dụng trong định vị sự cố 131 Bảng 5.3 Kiến trúc mạng ANFIS dùng để định vị sự cố 134 Bảng 5.4 Tổng hợp số liệu kết quả kiểm tra định vị sự cố đường dây tại TBA 110kV Đăk Nông và TBA 110kV Đăk Mil thu thập từ năm 2012 đến 2013 138 Bảng 5.5 Thông số cài đặt dữ liệu huấn luyện 140 Bảng 5.6 Kiến trúc ANFIS dùng để định vị sự cố tại TBA 110kV Đăk Mil 142 Bảng 5.7 Kết quả kiểm tra sự cố pha AN 142 Bảng 5.8 Kết quả kiểm tra sự cố pha CN 143
  • 11. Bảng 5.9 Kết quả kiểm tra sự cố pha ACN 143 Bảng 5.10 So sánh kết quả kiểm tra sự cố bằng ANFIS và P543 tại TBA 110kV Đăk Mil 144 Bảng 5.11 Tổng hợp số liệu sự cố đường dây 220kV Hoà Khánh – Huế 146 Bảng 5.12 So sánh kết quả tính toán và dữ liệu thu được trên rơle REL521 và ANFIS 147 Bảng 5.13 Thông số cài đặt dữ liệu huấn luyện 148 Bảng 5.14 Kiến trúc ANFIS dùng để định vị sự cố tại TBA 220kV Hòa Khánh 148
  • 12. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1 Sự cố trên đường dây tải điện 9 Hình 1.2 Sự cố cháy pha B của MBA AT2 tại TBA 500kV Đà Nẵng, và cành cây chạm vào đường dây 10 Hình 1.3 Các hướng nghiên cứu kỹ thuật phân loại và định vị sự cố 11 Hình 1.4 Cấu trúc hệ thống tự động hoá trạm dựa trên truyền thông IEC 61850 13 Hình 1.5 Tương tác các miền của lưới điện thông minh 13 Hình 1.6 Sơ đồ một sợi hệ thống điện đồng nhất 15 Hình 1.7 Định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường hai đầu đường dây 17 Hình 1.8 Định vị sự cố sử dụng PMU 19 Hình 1.9 Hệ thống định vị sự cố băng sóng truyền 22 Hình 1.10 Phương pháp kiểu D 23 Hình 1.11 Phương pháp kiểu A 24 Hình 1.12 Phương pháp kiểu E 24 Hình 1.13 Phân loại mô hình mạng ANN 28 Hình 1.14 Kiến trúc mạng ANFIS 29 Hình 1.15 Kiến trúc mạng ANN cho định vị sự cố 31 Hình 1.16 Định vị sự cố sử dụng biến đổi wavelet kết hợp ANN 33 Hình 2.1 Kết quả đo dòng sóng hài và khi đóng xung kích MBA T1 tại TBA 110kV Đông Hà 37 Hình 2.2 Kết quả thông số sóng hài đo bằng Fluke 434 38 Hình 2.3 Biểu đồ quan hệ thành phần sóng hài bậc 3 (I3/I1), độ méo dạng THDi và dòng tác động rơle Ipickup 39 Hình 2.4 Kết quả bản ghi sự cố bằng phần mềm Sigra 4 41 Hình 2.5 Sự cố pha chạm đất, sự cố 3 pha 43 Hình 2.6 Vùng sự cố trên mặt phẳng tổng trở Mho 44 Hình 2.7 Sự cố có nguồn cung cấp từ hai phía 45 Hình 2.8 Dịch chuyển đặc tính Mho 46 Hình 2.9 Đặc tuyến tứ giác 46
  • 13. Hình 2.10 Sơ đồ đấu nối BI, BU và MC truyền thống của rơle P545 48 Hình 2.11 Sự cố đường dây 2 trên HTĐ có nguồn cung cấp từ 2 phía 48 Hình 2.12 Dạng sóng của dòng từ hoá CT và dạng sóng hài bậc 3 BU kiểu tụ 49 Hình 2.13 Sơ đồ đấu nối BI, BU và MC truyền thống của rơle P545 sử dụng modun NCIT 50 Hình 2.14 Sơ đồ thử nghiệm rơle theo chuẩn IEC 61850 51 Hình 2.15 Sơ đồ thử nghiệm MU bằng SVScout 51 Hình 2.16 Vòng tổng trở sự cố pha – pha và pha – đất 52 Hình 2.17 Sơ đồ tổng trở sự cố 3 pha chạm đất 53 Hình 2.18 Đường dây tải điện 54 Hình 2.19 Sơ đồ đo trở kháng đường dây 55 Hình 2.20 Sơ đồ ĐZ sử dụng dữ liệu U, I đo lường đồng bộ 56 Hình 3.1 Sơ đồ đường dây có nguồn cung cấp từ ba phía TPP Plomin - SS Sijana – SS Vincent phía tây hệ thống điện Croatian; Sơ đồ đường dây 400kV có nguồn cung cấp từ 5 phía tại Thụy Điển 59 Hình 3.2 Sơ đồ làm việc chức năng định vị sự cố của RLBV khoảng cách 60 Hình 3.3 Mô hình đọc và lưu trữ bản ghi sự cố rơle bằng phần mềm chuyên dụng 61 Hình 3.4 Định vị điểm sự cố có dữ liệu được lấy từ một phía 63 Hình 3.5 Kết quả định vị sự cố có dữ liệu được lấy từ hai phía 64 Hình 3.6 Sơ đồ một sợi đường dây đơn có sự cố 65 Hình 3.7 Hiệu chỉnh góc lệch dòng thứ tự không và dòng sự cố 66 Hình 3.8 Sơ đồ hệ thống điện 220kV 67 Hình 3.9 Công cụ tính toán khoảng cách sự cố rơle SEL 67 Hình 3.10 Kết quả hiển thị trên rơle SEL 421 68 Hình 3.11 Mô hình hệ thống điện nghiên cứu 69 Hình 3.12 Hệ thống đường dây song song 70 Hình 3.13 Sự cố pha A chạm đất 72 Hình 3.14 Sự cố hai pha BC 73 Hình 3.15 Công cụ Quick CMC test view 75
  • 14. Hình 3.16 Mô hình hệ thống điện nghiên cứu 76 Hình 3.17 Sơ đồ một sợi hệ thống điện đồng nhất 77 Hình 3.18 Sơ đồ hệ thống có nguồn cung cấp từ hai phía 79 Hình 3.19 Dạng sóng dòng điện và điện áp tại thời điểm IF = 0 80 Hình 3.20 Mô hình đường dây dùng rơle bảo vệ từ hai phía 81 Hình 3.21 Sơ đồ nối các thành phần thứ tự khi sự cố 1 pha chạm đất 83 Hình 3.22 Hệ thống điện có nguồn cung cấp từ hai phía 85 Hình 3.23 Sơ đồ đường dây song song có nguồn cung cấp từ ba phía 87 Hình 3.24 Biến đổi sơ đồ đường dây 3 nguồn cung cấp sang đường dây 2 nguồn cung cấp tương đương 88 Hình 3.25 Mô hình đường dây có nguồn cung cấp từ 3 phía 90 Hình 3.26 Sơ đồ định vị sự cố của hãng GE 91 Hình 3.27 Mô hình đường dây 110kV có nguồn cung cấp từ 3 phía 93 Hình 4.1 Sơ đồ thuật toán xác định dạng sự cố 97 Hình 4.2 Mô hình hệ thống điện 101 Hình 4.3 Sự cố pha A chạm đất 102 Hình 4.4 Cấu trúc hệ mờ xác định kiểu sự cố 103 Hình 4.5 Biến đầu vào alpha 103 Hình 4.6 Biến đầu vào beta 103 Hình 4.7 Biến đầu vào R21 103 Hình 4.8 Biến đầu vào R02 103 Hình 4.9 Biến đầu ra kiểu sự cố 104 Hình 4.10 Công cụ tạo luật mờ 104 Hình 4.11 Công cụ xem luật mờ 104 Hình 4.12 Phân tích đa phân giải DWT 106 Hình 4.13 Kết quả hệ số chi tiết và xấp xỉ 107 Hình 4.14 Sơ đồ thuật toán nhận dạng và phân loại sự cố 108 Hình 4.15 Mô hình hệ thống điện mô phỏng bằng Matlab Simulink 110 Hình 4.16 Thiết kế mạng ANN để phân loại sự cố 112 Hình 4.17 Xử lý tín hiệu đầu vào ANN 113
  • 15. Hình 4.18 Phân chia tập dữ liệu 114 Hình 4.19 Mạng nơron gồm 4 nơron lớp đầu vào, 5 nơron lớp ẩn và 4 nơron ở lớp đầu ra 115 Hình 4.20 Sơ đồ thuật toán tìm số lượng nơron tối ưu cho nhận dạng và định vị sự cố 117 Hình 4.21 Mô hình đường dây 110kV có nguồn cung cấp từ 2 phía 120 Hình 4.22 Cấu trúc mạng ANN dùng để nhận dạng sự cố 121 Hình 4.23 Sai số quan phương huấn luyện mạng, hồi qui phù hợp của đầu ra và mục tiêu 122 Hình 4.24 Cấu trúc hệ thống suy diễn mờ dùng cho nhận dạng sự cố 124 Hình 4.25 Kết quả huấn luyện 125 Hình 4.26 Sơ đồ hệ thống điện sử dụng công cụ ANFIS 125 Hình 5.1 Sơ đồ thuật toán định vị sự cố 129 Hình 5.2 Kiến trúc mạng ANN dùng cho định vị sự cố 130 Hình 5.3 Cấu trúc của hệ thống suy diễn mờ dùng cho định vị sự cố 133 Hình 5.4 Ứng dụng ANFIS để nhận dạng sự cố đường dây tải điện 136 Hình 5.5 Sơ đồ đường dây 110kV Đăk Mil – Đăk Nông 137 Hình 5.6 Mô phỏng đường dây 110kV Đăk Mil – Đăk Nông 140 Hình 5.7 Sơ đồ ứng dụng ANFIS dùng cho định vị sự cố 141 Hình 5.8 Sơ đồ đường dây 220kV Hoà Khánh - Huế 145 Hình 5.9 Mô phỏng đường dây 220kV Hoà Khánh - Huế 148
  • 16. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, cùng với sự phát triển của hệ thống điện đã hình thành những cấu trúc lưới có qui mô lớn và phức tạp. Phần lớn việc mất điện của khách hàng bắt nguồn từ các sự cố lưới điện truyền tải do có độ dài lớn, vận hành lâu năm trong môi trường và vị trí địa lý khác nhau, đặc biệt đối với các khu vực đồi núi hiểm trở có xác suất sự cố là khá cao. Tất cả những sự cố gây hầu hết đều gây ảnh hưởng đến các thông số vận hành, có thể làm tan rã hệ thống và gây ra thiệt hại rất lớn về kinh tế. Đứng trước thực tế đó, để đạt được hiệu quả trong kinh doanh thì công tác quản lý vận hành ngành điện luôn hướng vào việc củng cố, duy trì yếu tố ổn định và tin cậy, cho nên trách nhiệm chỉ huy vận hành, xử lý sự cố, đảm bảo chất lượng điện năng ngày càng nặng nề và được coi trọng. Trong đó, việc cảnh báo và xử lý sự cố là một nhiệm vụ còn khó khăn, đòi hỏi đơn vị quản lý phải mất nhiều công sức và thời gian để phát hiện chính xác dạng sự cố, vị trí điểm chạm chập và có các biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời. Cho đến nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật số, các thiết bị RLBV hiện đại nên việc phân loại sự cố đã tương đối tin cậy. Vấn đề còn lại cần giải quyết là làm sao để định vị sự cố ngày càng tốt hơn. Định vị sự cố với độ chính xác cao sẽ giúp cho nhân viên vận hành nhanh chóng tìm ra điểm sự cố để làm các biện pháp sửa chữa, khôi phục lưới kịp thời, giảm thời gian mất điện, giảm chi phí và phàn nàn của khách hàng. Trong bối cảnh của HTĐ Việt Nam, điều này lại càng thể hiện rõ nét hơn. EVN sử dụng hệ thống Scada, hệ thống tự động hóa trạm biến áp, RLBV và bộ ghi sự cố để để thu thập thông tin giá trị điện áp, dòng điện, tình trạng làm việc của thiết bị tại các đầu đường dây của TBA, NMĐ nhằm xử lý và cô lập sự cố, tránh lan tràn sang các phần tử còn lại đang vận hành. Tuy nhiên, thuật toán phân loại và định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường trên nguyên tắc tổng trở tại một đầu đường dây được sử dụng khá phổ biến trên các RLBV tại các TBA, hiện nay vẫn làm việc độc
  • 17. 2 lập vì chưa đầy đủ kênh truyền thông tin nên kết quả chưa đảm bảo độ chính xác. Ví dụ tại TBA A và B sử dụng hai RLBV cho đường dây tải điện như trình bày trên hình 1. Phương pháp định vị điểm sự cố sử dụng dữ liệu đo tại một đầu đường dây có cấp chính xác bị ảnh hưởng bởi các thông số như điện trở sự cố, góc sự cố, nguồn cung cấp từ hai phía… nên kết quả tính toán có sai số khá lớn so với số liệu thực tế [61], [76], [78], [82]. Hình 1: Sự cố trên đường dây Bên cạnh đó, công tác truy tìm nguyên nhân sự cố trên đường dây còn thực hiện thủ công theo quy định hiện hành nên chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian xử lý sự cố và chưa phù hợp vì tốn nhiều tiền của và công sức, phụ thuộc nhiều vào trình độ xử lý sự cố của điều độ viên cũng như thời gian triển khai lực lượng đi xử lý sự cố. Mặc dầu các đơn vị quản lý vận hành đường dây thường xây dựng quy trình truy tìm sự cố bằng cách xác định ngăn lộ sự cố, giá trị dòng điện, điện áp, kiểu sự cố, vị trí điểm sự cố và nguyên nhân xảy ra sự cố để lưu vào cơ sở dữ liệu, làm cơ sở để dễ dàng xác định được sự cố xảy ra tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, công việc này sẽ làm mất nhiều thời gian thực nghiệm. Cùng với quá trình phát triển công nghệ, bài toán lắp đặt thêm hệ thống xác định vị trí sự cố áp dụng công nghệ truyền sóng và thành phần tần số cao có thể trực tuyến giám sát và xác định khoảng cách điểm sự cố từ 2 điểm đầu và cuối đường dây, với độ chính xác cao, sai số nhỏ cũng cần được xem xét và cân nhắc vì sẽ làm tăng chi phí đầu tư thiết bị.
  • 18. 3 Có thể nói rằng, việc phân loại và định vị sự cố sao cho chính xác và nhanh chóng luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý cũng như nghiên cứu. Trong thập niên vừa qua, phương pháp phân loại và định vị sự cố bằng Fuzzy Logic, Wavelet, ANN, ANFIS có nhiều ưu điểm và cấp chính xác cao, không cần phải bỏ ra nhiều chi phí để mua thêm thiết bị, nhưng việc áp dụng phương pháp này vẫn còn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách đầy đủ để triển khai ứng dụng. Vì vậy, trong định hướng phát triển của ngành điện, việc ứng dụng những công nghệ mới, thông minh vào thực tiễn sản xuất là vấn đề cần phải đầu tư nghiên cứu. Tóm lại, nghiên cứu phân loại dạng sự cố và đặc biệt là vấn đề định vị điểm sự cố trên lưới điện truyền tải mang tính cấp thiết cả về lý thuyết cũng như thực tiễn. Do đó luận án: “Nghiên cứu các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện” được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề nêu trên. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Để tìm lời giải cho bài toán xác định chính xác dạng sự cố và vị trí điểm sự cố lưới điện, phần lớn nội dung được nghiên cứu và triển khai trong luận án được xuất phát từ sự phát triển công nghệ RLBV và lý thuyết toán học từ đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh các phương pháp sử dụng phân tích Fourier để đo tín hiệu cơ bản như dòng điện, điện áp, thời gian, tần số của quá trình quá độ khi xảy ra sự cố, một hướng phát triển nữa của các nghiên cứu là về các thuật toán xử lý tín hiệu cao cấp để phân tích các tín hiệu đo lường nhằm đưa ra được kết quả ước lượng vị trí sự cố với độ chính xác cao hơn các phương pháp xử lý tín hiệu kinh điển. Mục đích chính của luận án là: - Hệ thống hóa các phương pháp, công trình nghiên cứu đã được công bố trong lĩnh vực xác định sự cố trong lưới truyền tải điện cao áp. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính làm việc của rơle và phép tính khoảng cách đến điểm sự cố như sóng hài, điện trở sự cố, sai số BI, sai số BU, và thông số đường dây.
  • 19. 4 - Đánh giá các phương pháp định vị sự cố của hãng sản xuất rơle sử dụng phổ biến tại Việt Nam cho sơ đồ đường dây truyền tải sử dụng dữ liệu đo dòng điện, điện áp tại một, hai hoặc ba phía của đường dây. - Nghiên cứu sử dụng Fuzzy, Wavelet cho bài toán phân loại dạng sự cố lưới điện. - Nghiên cứu tìm hiểu bản chất và những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo để từ đó xây dựng qui trình huấn luyện, thử nghiệm ANN, ANFIS trong việc phân loại và định vị sự cố lưới điện. - Trình bày kết quả mô phỏng trong Matlab Simulink minh chứng tính chính xác và tin cậy của các phương pháp định vị sự cố. Bên cạnh đó, các phương pháp này cũng được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn qua việc khảo sát cho HTĐ Miền trung để chứng minh tính đúng đắn của phương pháp đề xuất. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm. Việc nghiên cứu lý thuyết, luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu kỹ thuật, thuật toán của các hãng sản xuất rơle kỹ thuật số sử dụng phổ biến tại Việt Nam, cũng như các kết quả công trình nghiên cứu của các tác giả đã công bố trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án. Về nghiên cứu thực nghiệm, luận án thực hiện thu thập, xử lý thống kê các số liệu sự cố của các TBA và NMĐ tại Việt Nam, đồng thời xây dựng các thuật toán ứng dụng phương pháp “thông minh” kết hợp với mô phỏng trên máy tính để phân loại và định vị sự cố. So sánh và đánh giá kết quả với kiểm tra thực nghiệm thí điểm trên đường dây truyền tải điện cao áp 110kV và 220kV. Từ đó kết luận tính ưu việt của phương pháp đề xuất. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: là nghiên cứu các phương pháp phân loại và định vị sự cố trong lĩnh vực bảo vệ rơle kỹ thuật số của các hãng sản xuất ABB, AREVA, SEL, SIEMEN, TOSHIBA…tại các TBA và NMĐ, hệ thống Scada đến các phương pháp thông minh như Fuzzy, Wavelet, ANN và ANFIS.
  • 20. 5 Phạm vi nghiên cứu: là tập trung vào nghiên cứu đường dây truyền tải điện cao áp 110-220 kV của hệ thống điện Việt Nam. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Đề tài thuộc dạng nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng, mặc dù rơle kỹ thuật số đã được đưa vào vận hành trong hệ thống điện từ nhiều năm qua nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành một cách có hệ thống cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm trong lĩnh vực phân loại dạng sự cố và đặc biệt là định vị sự cố. 5.1 Ý nghĩa khoa học: Xuất phát từ thực tế sản xuất, việc truy tìm sự cố trên đường dây tải điện phải thực hiện thủ công, tốn nhiều thời gian và công sức lao động. Việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp thông minh sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp thu thập trên RLBV để phân loại và định vị sự cố sẽ tăng độ chính xác, nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian truy tìm điểm sự cố và giảm tối đa chi phí. Đây là một hướng phát triển cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Trong quá trình thực hiện, việc phân tích và đánh giá các phương pháp xử lý sự cố sử dụng trong rơle kỹ thuật số là cơ sở ban đầu để đi tìm lời giải của bài toán phân loại và định vị sự cố. Luận án đã cụ thể hoá phương pháp phân tích thành phần thứ tự về mối quan hệ góc lệch và tỷ số độ lớn giữa dòng điện thứ tự thuận, thứ tự nghịch và thứ tự không khi xảy ra sự cố, nhằm ứng dụng vào việc xây dựng các luật mờ cho bài toán phân loại sự cố. Trên cơ sở đó, thực hiện kiểm tra cho mô hình đường dây 220kV A Vương – Hoà Khánh. Cũng với mô hình đường dây 220kV này, tác giả xây dựng phương pháp phân loại sự cố dựa trên phân tích DWT của tín hiệu dòng điện (Ia, Ib, Ic và Io) kết hợp với thuật toán so sánh giá trị độ lớn dòng điện và ngưỡng dòng sự cố. Bên cạnh đó, tác giả đã nghiên cứu phương pháp phân loại sự cố sử dụng ANN (với thuật toán chọn số nơron lớp ẩn tối ưu), hoặc ANFIS (với cấu trúc 4 dữ liệu đầu vào và một đầu ra) cho 10 dạng sự cố khác nhau (AN, BN, CN, AB, BC, AC, ABN, BCN, ACN, và ABC).
  • 21. 6 Ngoài ra, những nguyên nhân sự cố từ các năm trước được thống kê và cập nhập vào máy tính trên bảng Excel của các đơn vị truyền tải và lưới điện cao thế là cơ sở để ANN, ANFIS tính toán vị trí sự cố tương tự có thể xảy ra trong tương lai một cách hiệu quả, chính xác và tiện ích sử dụng. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn: Những vấn đề đã nghiên cứu và kết quả thu được trong luận án có thể ứng dụng trong công tác thiết kế, quản lý vận hành, định hướng chiến lược đầu tư xây dựng lưới điện. a. Trong công tác thiết kế, quản lý vận hành: Áp dụng phương pháp đề xuất từng bước trong công tác thiết kế, hợp lý hoá sản xuất vận hành sẽ nâng cao hiệu quả tìm kiếm sự cố, giảm hiện tượng chồng chéo nhiệm vụ, các quyết định được đưa ra kịp thời và hiệu quả kinh doanh được nâng cao. Luận án đã góp phần giải quyết nhanh một khối lượng lớn công việc phân loại và định vị điểm sự cố theo yêu cầu của ngành điện. Ngoài ra, đề tài cung cấp kiến thức trợ giúp trong công tác vận hành cho những người sử dụng rơle nhằm nâng cao độ sẵn sàng cung cấp điện, nâng cao hiệu quả sử dụng rơle. b. Định hướng đầu tư ngành điện: Từ những kết quả đạt được, luận án kiến nghị những kinh nghiệm mà EVN có thể lưu ý khi tiến hành lựa chọn phương án đầu tư thiết bị cho dự án mới cũng như dự án cải tạo. Đồng thời, luận án còn là cơ sở để tác giả nêu lên một số gợi ý, góp phần cho việc cải thiện hệ thống định vị sự cố cho đường dây 110kV và 220kV bằng cách sử dụng hệ thống thông tin duy nhất trong cả ngành tại Trung tâm điều độ. Ngoài ra, luận án làm cơ sở để tiến tới xây dựng qui trình xử lý sự cố cho nhiều chủng loại đường dây tải điện trong điều kiện Việt Nam. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Bố cục luận án gồm có: phần mở đầu, 5 chương nội dung, phần kết luận, danh mục các công trình công bố và danh mục các tài liệu tham khảo.
  • 22. 7 Chương 1: Trình bày tổng quan các hướng nghiên cứu trong việc phân loại dạng sự cố và định vị sự cố trên lưới điện truyền tải ở trong nước và thế giới (trên quan điểm quản lý vận hành, sử dụng tín hiệu đo lường tần số lưới, phương pháp truyền sóng, hệ thống thông minh, phương pháp lai) để thấy những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa chúng cũng như chỉ ra những hạn chế, ưu điểm của các phương pháp này về mức độ lý thuyết và thực tiễn khi ứng dụng trên lưới điện. Các đóng góp chính của luận án được trình bày trong chương 2, 3, 4 và 5. Chương 2: Trình bày các đặc điểm chính và những vấn đề cần quan tâm trong hệ thống bảo vệ rơle của hệ thống điện, thông qua việc xem xét các ảnh hưởng của thiết bị đo BU, BI, thông số đường dây, sóng hài, và điện trở sự cố. Các vấn đề được xem xét và giải pháp khắc phục đề xuất sẽ tạo điều kiện cho việc thu thập dữ liệu đầu vào của bài toán phân loại và định vị sự cố được chính xác hơn. Chương 3: Thực hiện phân tích, đánh giá các phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp đo lường tại một, hai, ba đầu đường dây và lựa chọn phần mềm chuyên dụng thu thập, phân tích bản ghi sự cố trên rơle bảo vệ của các hãng sản xuất rơle đang được ứng dụng trên đường dây có cấp điện áp từ 110kV đến 220kV tại Việt Nam. Dựa trên tài liệu và kết quả sai số đánh giá của các phương pháp, chương 3 cũng đề xuất sử dụng phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường không đồng bộ từ hai đầu đường dây sẽ linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế hệ thống điện Việt Nam. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp sự cố trên rơle tại một đầu đường dây dùng làm đầu vào cho phương pháp thông minh nhằm cải thiện cấp chính xác kết quả phép tính khoảng cách sự cố cho lưới điện thực tế. Chương 4: Trình bày phương pháp phân loại dạng sự cố bằng Fuzzy logic, Wavelet, ANN, ANFIS và sau đó phân tích, đánh giá kết quả thu được. Từ đó, đề xuất sử dụng phương pháp Wavelet có kết quả chính xác để phân loại sự cố; chọn thông số dòng điện và điện áp sự cố cung cấp đầu vào cho ANN, ANFIS để định vị điểm sự cố trên đường dây.
  • 23. 8 Chương 5: Trình bày việc xây dựng mô hình ANN, ANFIS dùng để định vị điểm sự cố đường dây. So sánh kết quả đạt được của hai phương pháp đồng thời đề xuất chọn phương pháp định vị sự cố sử dụng ANFIS để kiểm chứng tại đường dây điển hình 110kV Đăk Mil – Đăk Nông và 220kV Hoà Khánh - Huế. Kết quả cho thấy, phương pháp sử dụng ANFIS có thể áp dụng được không chỉ đối với đường dây truyền tải điện cao áp mà còn cho phép áp dụng được đối với các đường dây khác có trên hệ thống. Công cụ Matlab simulink đã được sử dụng để xây dựng mô hình kiểm chứng các đề xuất trong chương 4 và chương 5. Cuối cùng, phần kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án: trình bày tóm tắt các kết quả đạt được của luận án và nêu ra hướng phát triển tiếp theo của đề tài cũng như nghiên cứu dự kiến sẽ thực hiện trong tương lai.
  • 24. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI VÀ ĐỊNH VỊ SỰ CỐ 1.1 MỞ ĐẦU Theo các số liệu thống kê về sự cố trong hệ thống lưới truyền tải (hình 1.1) cho thấy đường dây truyền tải có xác suất sự cố chiếm tỷ trọng khá lớn là 80-90%, còn lại xảy ra trên thiết bị điện tại các trạm biến áp (TBA). Trong đó, đối với đường dây trên không vận hành với điện áp > 6kV, sự cố thoáng qua chiếm tỷ lệ 65-70%, còn lại 30-35% là sự cố vĩnh cửu, đối với đường dây có điện áp càng cao thì % sự cố thoáng qua càng lớn [7]. Hình 1.1: Sự cố trên đường dây tải điện Sự cố thoáng qua chủ yếu do quá điện áp khí quyển gây ra phóng điện cách điện đường dây, còn các nguyên nhân khác thường do sự dao động của dây dẫn gây ra phóng điện hoặc cây trong hành lang mọc quá nhanh, cây ngoài hành lang đổ chạm đường dây đi qua khu vực đồi núi hiểm trở trong mùa mưa bão, độ võng khoảng vượt xuống thấp do đường dây cũ luôn vận hành quá tải trong mùa nóng…. Trong trường hợp khu vực có khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, thì sự cố thoáng qua tập trung chủ yếu vào sự cố cách điện đường dây vì chất lượng cách điện sản xuất trong nước chưa thích hợp với điều kiện khí hậu ở một số địa điểm ở Việt Nam nên khi có sương muối, bụi bẩn bám dính trên bề mặt cách điện dễ gây ra
  • 25. 10 phóng điện. Ngoài ra, hiện tượng tụt khí SF6 xảy ra ở hầu hết các máy cắt (MC) do thiết bị này chưa được nhiệt đới hoá đúng mức (hình 1.2). Hình 1.2a: Sự cố do cành cây chạm vào đường dây Hình 1.2b: Sự cố cháy pha B của MBA AT2 tại TBA 500kV Đà Nẵng Đối với sự cố vĩnh cửu, nguyên nhân thường do thiết bị, trong đó: Sự cố cách điện chiếm tỷ lệ 36-38%, sự cố máy biến áp (MBA) 10-12%, MC 3-5%, chống sét van 6-8%, biến dòng và biến điện áp 2-3%, còn lại do các nguyên nhân khác [11]. Để đáp ứng nhu cầu xử lý sự cố lưới điện nhanh chóng và chính xác, các đơn vị quản lý vận hành và các nhà kỹ thuật đã bắt tay vào nghiên cứu những công nghệ, giải pháp có thể phát hiện hiệu quả vị trí điểm sự cố trên đường dây truyền tải, nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu được thời gian xác định vị trí sự cố và đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Phân tích các phương pháp phân loại và định vị sự cố (được trình bày chi tiết trong mục 1.2) cho thấy độ chính xác kết quả đo vị trí điểm sự cố tuỳ thuộc vào bản chất của từng phương pháp. 1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tại Việt Nam việc nghiên cứu ứng dụng phân loại và định vị điểm sự cố lưới điện truyền tải chưa nhiều, mới chỉ có một vài bài báo có tính chất giới thiệu khái quát và ứng dụng một vài phần mềm tại TBA tự động hoá, chưa đi sâu vào xây dựng thuật toán cho một bài toán cụ thể. Để hoà nhập cùng với sự phát triển chung của thế giới trong lĩnh vực, việc nghiên cứu hệ thống bị định vị sự cố (Fault Locating System - FLS) nói chung và nghiên cứu ứng dụng vào lưới điện tại Việt
  • 26. 11 Nam là cần thiết và đang là thời điểm thích hợp để triển khai, khai thác tiềm năng của một công cụ tính toán mạnh cho các bài toán khoa học kỹ thuật. Hình 1.3: Các hướng nghiên cứu kỹ thuật phân loại và định vị sự cố Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân tích phân loại dạng sự cố và phát hiện vị trí điểm sự cố trên đường dây truyền tải, đặc biệt phát triển mạnh trong vài thập kỷ gần đây và trở thành điểm nóng của nhiều tranh luận khoa học theo nhiều hướng, có thể phân loại thành 01 giải pháp kỹ thuật quản lý vận hành và 04 hướng nghiên cứu chính (phân tích tín hiệu ở tần số lưới, phân tích tín hiệu cao tần, hệ thống thông minh, và phương pháp lai) được trình bày sơ lược trên hình 1.3. Mỗi hướng sẽ được trình bày theo các mục riêng, nhằm giải quyết vấn đề đặc thù có PHÂN LOẠI VÀ ĐỊNH VỊ SỰ CỐ PHƯƠNG PHÁP LAI QUẢN LÝ VẬN HÀNH Thiết bị đóng, cắt và phân đoạn Bộ tự động đóng lặp lại Thiết bị chỉ báo sự cố Phân tích sóng hài Phương pháp truyền sóng Biến đổi wavelet Biến đổi wavelet packet PHÂN TÍCH TÍN HIỆU CAO TẦN Phương pháp sử dụng tín hiệu đo từ nhiều phía Phương pháp sử dụng tín hiệu đo hai đầu đường dây Phương pháp sử dụng tín hiệu đo một đầu đường dây PHÂN TÍCH TÍN HIỆU TẦN SỐ LƯỚI Hệ mờ Hệ chuyên gia Mạng nơron nhân tạo HỆ THỐNG THÔNG MINH
  • 27. 12 cấp chính xác phụ thuộc vào mô hình đường dây, khả năng thu thập dữ liệu và bản chất của phương pháp đó [61], [81], [85]. 1.2.1. Giải pháp dựa trên kỹ thuật quản lý vận hành 1.2.1.1 Nội dung của giải pháp Việc xác định sự cố thông dụng hiện nay căn cứ vào sự điều hành theo kinh nghiệm của điều độ các cấp (quốc gia, vùng và điện lực) và sự chấp hành thao tác của nhân viên vận hành cấp dưới (trực ca tại các TBA, NMĐ). Cơ sở xử lý sự cố căn cứ theo quy trình điều độ Hệ thống điện Quốc gia, quy trình xử lý sự cố các điện lực và TBA cụ thể. Khi có sự cố trên lưới, nhân viên vận hành khu vực báo cáo và nhận lệnh thao tác từ điều độ viên để tiến hành cô lập điểm sự cố và giao cho đơn vị sửa chữa kiểm tra, xử lý [4], [5]. 1.2.1.2 Các kỹ thuật chính đã được tiến hành Khi có sự cố trên đường dây máy cắt hai đầu đường dây (hoặc đầu nguồn) cắt, điều độ viên hoặc nhân viên quản lý vận hành căn cứ vào tác động của thiết bị bảo vệ, tình trạng thiết bị liên quan, bảng đèn tín hiệu tại TBA, thông tin phát hiện sự cố từ người dân hoặc khách hàng sử dụng điện để có phương án xử lý phù hợp. Với trường hợp chưa xác định được ngay điểm sự cố thì phải thực hiện tìm kiếm sự cố thủ công (đội quản lý đường dây rải quân băng qua rừng, lội suối, đi đến từng vị trí cột trên toàn tuyến bị sự cố để kiểm tra bằng mắt thường và tìm điểm sự cố). Tại Việt Nam, việc quản lý và vận hành đường dây truyền tải và xử lý sự cố như trên dẫn đến yêu cầu sửa chữa nhiều và tốn kém chi phí. Cho nên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lên kế hoạch hiện đại hoá các hệ thống điều khiển, giám sát của cả hệ thống điện bằng hệ thống giám sát điều khiển và thu thập xử lý dữ liệu (Supervisory Control And Data Acquisition – SCADA) nhằm thu thập dữ liệu và điều khiển các TBA từ xa. Trong giải pháp điều khiển phân tán (hình 1.4) có sẵn hệ thống truyền thông ở cấp dưới (bus xử lý, bus trường) và ở cấp trên (Ethernet) thì trọng tâm của việc xây dựng hệ SCADA là lựa chọn công cụ phần mềm thiết kế giao diện và tích hợp hệ thống sử dụng chuẩn IEC61850 cho phép
  • 28. 13 nhân viên vận hành sử dụng hệ thống máy tính thay thế cho hệ thống điều khiển bằng các tủ bảng vặn khoá truyền thống [14]. Hình 1.4: Cấu trúc hệ thống tự động hoá trạm dựa trên truyền thông IEC 61850 Hình 1.5: Tương tác các miền của lưới điện thông minh Hơn nữa, để tiến tới một hệ thống điện thông minh (hình 1.5) thực hiện liên kết thông minh hai chiều giữa người tiêu dùng và nguồn điện, cần hiện đại hoá cả
  • 29. 14 lưới truyền tải và phân phối theo hướng nâng cấp và cập nhật hệ thống điện hiện có ở công nghệ đo lường, điều khiển và bảo vệ kỹ thuật số với hệ thống truyền thông hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu về độ tin cậy, an toàn, chất lượng điện, tiết kiệm năng lượng [46]. Từ các công nghệ mới, cho phép các hệ thống điều khiển, giám sát và bảo vệ trên diện rộng phối hợp với nhau như là các giải pháp hiệu quả. Điểm mấu chốt của giải pháp này là khả năng ứng dụng các thiết bị điều khiển nhanh và mạnh, hệ thống truyền thông, và các thuật toán thông minh hay nói cách khác đây là một “hệ thống điều khiển và bảo vệ trên diện rộng đích thực” [24]. 1.2.1.3 Nhận xét và đánh giá: Giải pháp kỹ thuật này đã và đang được EVN triển khai ứng dụng tại Việt Nam. Ta nhận thấy rằng, để truy tìm sự cố vẫn còn chủ yếu dựa vào công tác kiểm tra thủ công theo quy định hiện hành, chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian xử lý sự cố và chưa phù hợp [15]. Bên cạnh đó, EVN đã và đang ứng dụng hệ thống SCADA tại Trung tâm điều độ. Đây là một hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu cùng với các chức năng tích hợp của hệ thống quản lý lưới điện và hệ thống đo đếm điện năng tiêu thụ tự động từ xa theo thời gian thực trên màn hình máy tính. Chức năng của hệ thống sẽ giúp cho các kỹ thuật viên có khả năng điều hành, quan sát và quản lý toàn bộ hoạt động của tất cả các thiết bị trong hệ thống điện (HTĐ). Nếu hệ thống được khai thác hiệu quả với đầy đủ chức năng thì việc điều hành lưới điện trở nên đơn giản hơn, đáp ứng kịp thời, chính xác yêu cầu trong vận hành lưới điện như: phân tích hệ thống, giảm nhiều công sức xử lý sự cố và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.2 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích tín hiệu ở tần số lưới 1.2.2.1 Nội dung của phương pháp Khoảng cách sự cố từ thanh cái đến điểm sự cố được tính toán theo phương pháp tổng trở sự cố ở tần số lưới thông qua giá trị đo lường dòng điện và điện áp của một, hoặc hai và ba đầu đường dây (sử dụng kênh truyền thông tin và thiết bị
  • 30. 15 động bộ thời gian) được đo bằng thiết bị như biến dòng (BI), biến điện áp (BU), role bảo vệ (RLBV) hoặc bộ đo lường đồng bộ góc pha (Phasor Measurement Unit – PMU) đặt trên mỗi đầu đường dây. Các số liệu đo được sử dụng để phân tích thành phần thứ tự, xác định kiểu sự cố, pha sự cố và kết hợp phương trình toán học nhằm ước tính vị trí điểm sự cố [61], [85]. 1.2.2.2 Các nghiên cứu chính đã được tiến hành Phương pháp điện kháng đơn giản được đưa vào sử dụng đầu tiên cho hệ thống đường dây truyền tải điện đồng nhất được minh hoạ như hình 1.6, giả sử có sự cố tại điểm F, giá trị điện trở sự cố RF và dòng điện phụ tải không đáng kể [69]. Hình 1.6: Sơ đồ một sợi hệ thống điện đồng nhất Điện áp đo trên rơle tại đầu A của đường dây truyền tải ở tần số định mức là: UA = m.ZL.IA + RF.IF (1.1) Trong đó: m : Khoảng cách từ rơle đến điểm sự cố [km]. ZL : Tổng trở thứ tự thuận của đường dây được bảo vệ [Ω/km]. IA, IB: Dòng điện sự cố đo lường trên rơle đặt tại A và B [A]. RF : Điện trở sự cố [Ω]. IF = IA + IB: Dòng điện tại điểm sự cố [A]. IB (1 – m) IA m A B F ZL Rơle Rơle UB ZA ZB RF IF UA mZL (1-m)ZL IA IB
  • 31. 16 Từ công thức (1.1) ta có 4 tham số chưa biết là: m, góc pha và giá trị dòng sự cố IF, điện trở sự cố RF. Bằng cách thực hiện phép chia hai vế phương trình cho IA, ta có: Tổng trở sự cố đo tại A: A F F L A A FA I I R mZ I U Z    Lấy thành phần ảo của hai vế phương trình và giả sử ngắn mạch trực tiếp: L A F F m L m A A m mX I I R I mZ I I U I    ) ( ) ( ) ( Suy ra khoảng cách điểm sự cố: L A A m X I U I m        (1.2) Công thức (1.2) tính toán khoảng cách điểm sự cố dựa trên tổng trở thứ tự thuận và phụ thuộc vào dạng sự cố của lưới điện. Bảng 1.1 liệt kê công thức tính toán tổng trở để xác định vị trí sự cố cho các dạng sự cố khác nhau. Giả sử có sự cố pha A chạm đất, ta có UA = Ua và IA = Ia + k.3.I0. Bảng 1.1: Công thức tính tổng trở sự cố Kiểu sự cố Tổng trở thứ tự thuận [mZL=] AN ) . 3 . ( 0 I k I U a a  BN ) . 3 . ( 0 I k I U b b  CN ) . 3 . ( 0 I k I U c c  AB hoặc ABN ab ab I U BC hoặc BCN bc bc I U AC hoặc ACN ac ac I U ABC ab ab I U , bc bc I U , ac ac I U Trong đó: - k = (Z0L – Z1L)/3Z1L - Z0L là tổng trở thứ tự không đường dây. - I0 là dòng điện thứ tự không.
  • 32. 17 Như vậy, sai số tính toán vị trí sự cố bằng 0 nếu góc pha F A I I    hoặc RF = 0. Do đó, phương pháp trở kháng đơn giản, đủ chính xác cho nhiều ứng dụng bảo vệ rơle. Tuy nhiên, sai số sẽ tăng lên nếu ứng dụng cho hệ thống có nguồn cung cấp từ 2 hoặc 3 phía bởi vì IB ≠ 0 và B A I I    , RF ≠ 0, tổng trở tải và góc tổng trở khác nhau ( L B A Z Z Z      ). Dẫn đến A F I I có thể mang tính cảm hoặc dung. Từ năm 1950 đến nay, có thêm nhiều thuật toán mới được đề xuất với nhiều ưu điểm mới khắc phục được nhược điểm này. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này phải kể đến công trình của các tác giả như Eriksson et al [76] sử dụng một mô hình lưới điện có nguồn cung cấp từ hai phía được đưa vào tính toán. Trở kháng nguồn và dòng điện phụ tải trước sự cố được sử dụng để bù điện kháng sự cố. Trong các thử nghiệm thực tế sự cố pha-pha và pha-đất, sai số vị trí sự cố tính toán nằm trong khoảng 3% chiều dài đường dây. Richards và Tan [100] sử dụng dữ liệu đo điện áp và dòng điện trên đường dây truyền tải có chiều dài 100 dặm để tính toán giá trị vị trí sự cố và điện trở sự cố (RF). Tại vị trí 50 dặm, sự cố một pha chạm đất có sai số 1% đối với RF < 30 Ω, và 6% khi RF = 100Ω. Sachdev và Agarwal [78] đưa ra phương pháp tính sử dụng điện áp và dòng điện thứ tự thuận. Kết quả mô phỏng định vị sự cố cho độ chính xác nhỏ hơn 5% chiều dài đường dây. Năm 2004, J. Izykowski, E. Rosolowski, và M. Mohan Saha đề xuất phương pháp ước lượng vị trí sự cố cho các đường dây truyền tải song song bằng cách sử dụng các điện áp và dòng điện đo ở một đầu đường dây [63]. Trong đó, các tác giả đã nêu nội dung cơ bản cho tính toán vị trí sự cố và không sử dụng thành phần thứ tự không nên không bị ảnh hưởng bởi trở kháng nguồn hoặc điện trở sự cố. Bên cạnh hướng tiếp cận đo dữ liệu tại một đầu đường dây, các công trình nghiên cứu của Jiang, Brahma, Girgis, Lee, Liao và Izykowski sử dụng dữ liệu đo lường dòng điện, điện áp đồng bộ hoặc không đồng bộ hai đầu hoặc ba đầu đường dây đường dây (hình 1.7) cho kết quả chính xác cao hơn một đầu đường dây khi điều kiện làm việc của hệ thống thay đổi, không cần biết thông số đường dây và cho phép xác định được điện trở sự cố [51].
  • 33. 18 Hình 1.7: Định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo lường tại hai đầu đường dây Năm 1997, hai nhà nghiên cứu Hong và Colwell đã giới thiệu phương pháp tự động xác định kiểu sự cố hai đầu đường dây và tính toán vị trí sự cố đường dây dựa trên dữ liệu vận hành thời gian thực hoặc bản ghi off line phù hợp cho hệ thống truyền tải điện [56]. Tại đây, dữ liệu trước và tại thời điểm sự cố được sử dụng trên rơle bảo vệ, phần mềm lọc các thành phần tần số cơ bản sử dụng biến đổi Fourier nhanh. Việc xác định vị trí sự cố được giải quyết hoàn toàn bằng mô hình lưới ba pha và sử dụng 15 công thức để tìm vị trí sự cố. Sự cố pha chạm đất được tính toán bằng mô hình thành phần thứ tự nghịch, ảnh hưởng của hệ số tương hỗ đường dây, kết hợp thuật toán hai đầu đường dây với kỹ thuật công nghệ thông tin truyền thông và kỹ thuật toán học tiên tiến để xác định vị trí sự cố đường dây truyền tải. Năm 2007, tác giả Maja Knezev xây dựng thuật toán lựa chọn phương pháp định vị sự cố tối ưu dựa trên các thuật toán định vị sự cố của các nghiên cứu trước đó về định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo tại một đầu, hai và ba đầu đường dây cho từng trường hợp cụ thể [82]. Ngoài ra, phương pháp định vị sự cố dựa trên các bộ PMU đã được đề xuất bởi các tác giả Jiang et al (2000); Chen et al (2002); Yu et al. (2002); Lin et al (2002), Saini et al (2012) và F. V. Lopes (2013) với sơ đồ cấu trúc mô tả ở hình 1.8. PMU có chức năng đo lường các đại lượng phức gồm độ lớn và góc pha của điện áp, dòng điện tại hai đầu đường dây trong cùng một thời gian được đồng bộ bằng GPS và truyền dữ liệu này đến bộ tập hợp dữ liệu (Phasor Date Concentrator –
  • 34. 19 PDC). Chức năng đặc trưng của PDC là tập hợp dữ liệu từ PMU, sắp xếp theo thời gian và tạo ra một bảng ghi các dữ liệu đo lường một cách đồng thời trong HTĐ theo thời gian thực, sau đó dữ liệu từ PDC được truyền về trung tâm điều khiển để phân tích, giám sát, điều khiển và sử dụng 4 phương pháp định vị sự cố cho đường dây 230kV có chiều dài 300km [48]. Nhờ hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System – GPS) đảm bảo mức độ chính xác và đồng bộ của các mẫu với sai số thời gian đồng bộ nhỏ hơn 1µs và sai số tuyệt đối góc pha nhỏ hơn 0.10 [69]. Hình 1.8a: Cấu trúc PMU thu thập dữ liệu dòng điện, điện áp Hình 1.8b: Định vị sự cố sử dụng PMU Công trình nghiên cứu khác của Brahma (2006) đề xuất phương pháp mới để xác định vị trí sự cố trên đường dây truyền tải có nguồn cung cấp từ nhiều phía bằng cách sử dụng dòng điện và điện áp đo lường đồng bộ từ tất cả các đầu đường dây bằng PMU. Các thành phần thứ tự thuận của dạng sóng trước, tại thời điểm sự cố và tổng trở thứ tự thuận được sử dụng để tạo thành ma trận tổng trở thanh cái thứ Hệ thống điện U, I tại TBA B Mạch điều khiển tín hiệu Thu thập dữ liệu phasor Bộ chuyển đổi A/D U, I tại TBA A Thanh cái B Thanh cái A PMU Thành phần thứ tự Định vị sự cố Phương pháp II và IV Phương pháp I và III
  • 35. 20 tự thuận. Khó khăn áp dụng kỹ thuật này là PMU không được lắp đặt tại tất cả các đầu đường dây. Cho nên, để có thể định vị sự cố cho toàn bộ lưới điện cần phải xét đến bài toán tối ưu cho chi phí và số lượng tối thiểu PMU lắp đặt dựa trên lưới điện được đề xuất bởi Burnett et al (1994), Lien et al (2006), Wang et al (2007), S.Geramian et al (2008), K.Mazlumi et al (2008), và S.El Safty et al (2008) bằng phương pháp thuật toán di truyền. Cấp chính xác của thuật toán đề xuất không phụ thuộc vào các kiểu sự cố, điện trở sự cố và được thử nghiệm trên lưới điện truyền tải 230kV gồm 41 thanh cái tại Tehran [66], [67], [102], [103]. Trong thực tế, thông số đường dây được tính toán bằng tay hoặc phần mềm để sử dụng trong công thức tính toán vị trí sự cố. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của môi trường và điều kiện vận hành nên dẫn đến thông số tính toán sai khác so với các thông số đường dây thực tế. Do đó, các tác giả Lin et al (2004); Brahma and Girgis, (2004); Yu et al (2002); Jiang et al (2000) và F. Chunju et al (2007) đã đề xuất sử dụng giá trị dòng điện và điện áp đường dây đo được bằng PMU, để tính toán thông số đường dây trực tuyến như tổng trở đường dây, điện dung đường dây. Sau đó đưa vào công thức tính toán điểm sự cố với độ chính xác cao cho mô hình đường dây đơn, đường dây song song cũng như đường dây có nguồn cung cấp từ ba phía [47], [77]. Thuật toán tiến hành theo hai bước: đầu tiên là xác định đường dây bị sự cố và sau đó là tính toán vị trí sự cố trên đường dây. Kết quả mô phỏng bằng EMTP, cũng như thử nghiệm bằng dữ liệu thực tế cho thấy cấp chính xác định vị sự cố không ảnh hưởng bởi các hệ số như chế độ vận hành, điện trở sự cố, kiểu sự cố, tải trước sự cố và khoảng cách sự cố. Ngày nay, hướng nghiên cứu dựa trên phân tích tín hiệu ở tần số cơ bản đã và đang được các hãng sản xuất BVRL nổi tiếng như ABB, SIEMENS, SEL, AREVA, GE, TOSHIBA… ứng dụng trên thiết bị của mình nhằm phục vụ công tác phân loại và định vị điểm sự cố. Tuy nhiên, cấp chính xác dòng điện đo lường phụ thuộc vào cấp chính xác của BI sử dụng. Đặc biệt là trong trường hợp BI bị bão hoà do dòng ngắn mạch có giá trị lớn làm cho dạng sóng dòng điện nhị thứ bị méo dạng dẫn đến
  • 36. 21 dòng nhị thứ của BI không hiển thị chính xác giá trị dòng nhất thứ. Do đó, BVRL hiển thị sai giá trị khoảng cách sự cố. Vì vậy các nhà nghiên cứu và hãng sản xuất thiết bị đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục chế độ BI bị từ hoá. Vào năm 2004, M. Saha, J. Izykowski, E. Rosolowski sử dụng thuật toán sử dụng giá trị điện áp của hai đầu đường dây và dòng điện tại đầu BI không bị bão hoà. Tuy nhiên giải thuật này không phải luôn luôn đúng vì có thể BI tại đầu đường dây đặt FLS bị bão hoà [79]. Do đó, các tác giả C. de Morais Pereira, và L. Zanetta Jr (2004) đã đưa ra giải pháp cho phép sử dụng điện áp một đầu đường dây tại thời điểm sự cố và giá trị dòng điện trước thời điểm sự cố (khi BI chưa bị bão hoà) nhằm giảm thiểu sai số định vị sự cố gây ra bởi từ hoá BI [36]. Hơn nữa, tác giả Abdullah Assuhaimi Mohd Zin (2009) phát triển thuật toán bù dòng điện cho RLBV khoảng cách khi xảy ra hiện tượng bão hoà BI [25]. Theo hướng giải quyết khác, các nhà nghiên cứu Brahma SM, Girgis AA (2004) đề xuất phương pháp định vị sự cố chỉ sử dụng tín hiệu điện áp đo lường đồng bộ tại hai đầu đường dây nên không bị ảnh hưởng bởi sai số BI [35]. Hãng ABB, AREVA đề xuất sử dụng thiết bị BI không truyền thống (Non Conventional Instrument Transformer - NCIT) để loại trừ hiện tượng bão hoà [39]. 1.2.2.3 Nhận xét và đánh giá Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp đo tại một đầu đường dây trong hướng nghiên cứu này có ưu điểm là phù hợp với hầu hết điều kiện lưới điện và công nghệ sản xuất rơle bảo vệ hiện nay nên đang được áp dụng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, do công thức được xây dựng trên mô hình lưới điện đồng nhất nên phương pháp có nhược điểm là cấp chính xác bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Ảnh hưởng hỗn hợp của dòng điện phụ tải và điện trở sự cố, giá trị này có thể cao khi sự cố chạm đất; Độ chính xác của thông số đường dây cài đặt trên rơle; Sai số đo lường.... Phương pháp định vị sự cố sử dụng dữ liệu đo từ hai hoặc ba đầu đường dây cho kết quả chính xác hơn phương pháp tổng trở dựa trên tín hiệu đo tại một đầu đường dây [16]; Hạn chế của phương pháp này là chi phí đầu tư thiết bị cao, tín
  • 37. 22 hiệu đo nhiều và cần được thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên, trong tương lai gần, khi thiết bị điều khiển, giám sát từ xa SCADA đã và đang được lắp đặt trong hệ thống điện phát huy đầy đủ chức năng thì việc áp dụng phương pháp này sẽ hiệu quả hơn nhờ khả năng mạnh trong chia sẻ thông tin. 1.2.3 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích tín hiệu cao tần 1.2.3.1 Nội dung của phương pháp Hình 1.9: Hệ thống định vị sự cố bằng sóng truyền Hệ thống định vị sự cố bằng sóng truyền là một công nghệ tiên tiến, kinh tế, đã được các đơn vị như QUALITROL của Anh, NIPPON, KINKEI của Nhật Bản, ISA của Italia và SEL của Mỹ ứng dụng cho hệ thống lưới điện trung áp và đặc biệt sử dụng cho tất cả các ngăn lộ của hệ thống lưới điện truyền tải tại các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nam Phi, Scotland, và Canada. Một hệ thống định vị sự cố bằng sóng truyền hoàn chỉnh sử dụng nguyên lý đo lường dạng sóng tại hai đầu đường dây (phương pháp kiểu D) bao gồm các thiết bị: Bộ định vị sự cố (Khối thu nhận sóng truyền từ BI hoặc BU, Khối xử lý dữ liệu); Khối định vị thời gian GPS; Phần mềm dùng cho máy chủ và hệ thống truyền thông thông tin (hình 1.9). Khi xảy ra sự cố trên đường dây, các tín hiệu dòng hoặc áp của pha bị sự cố sẽ đạt tới giá trị ngưỡng. Các bộ định vị sự cố đặt tại hai đầu đường dây sẽ gửi tín hiệu về máy tính chủ. Máy tính chủ sử dụng phần mềm phân tích sóng truyền để lựa chọn các dữ liệu MC Mạng truyền thông Khối thu nhận sóng truyền Khối xử lý dữ liệu Khối thu tín hiệu GPS F B A Khối thu tín hiệu GPS GPS Khối thu nhận sóng truyền Khối xử lý dữ liệu Máy tính chủ Bộ định vị sự cố A Bộ định vị sự cố B MC
  • 38. 23 cần thiết từ dạng sóng tín hiệu dòng hoặc tín hiệu áp với tần số lấy mẫu là 1MHz, 2MHz, 10MHz, 200MHz…. nhằm xử lý phân tích, và tự động tính toán đưa ra giá trị khoảng cách đến điểm sự cố [15]. Ngoài ra, các hãng sản xuất cũng bổ sung thêm phương pháp kiểu A và E để hỗ trợ thêm cho việc đo khoảng cách điểm sự cố. Phương pháp kiểu D: thực hiện đo lường sóng truyền cả hai đầu đường dây. Sóng tạo ra tạo từ điểm sự cố chạy về hai phía TBA A và B ngược nhau trong vài ms. Do đó cần phải sử dụng hai bộ định vị sự cố được đồng bộ tín hiệu GPS ở cả hai đầu đường dây như trên hình 1.10. Hình 1.10: Bộ định vị sự cố loại D Bộ định vị xác định thời gian lệch nhau khi sóng truyền đến TBA A và B để tính toán khoảng cách sự cố theo công thức [74]: 2 ) ( v t t l m B A     (1.3) Trong đó: tA, tB: thời gian sóng đầu tiên của điểm sự cố truyền đến bộ định vị A, B[s]. l : chiều dài đường dây. v : vận tốc truyền sóng [m/s]. Phương pháp kiểu A: xác định khoảng cách vị trí sự cố bằng việc phân tích sóng truyền sự cố tại một đầu đường dây (hình 1.11). Khoảng cách sự cố được tính theo công thức [3], [85]: v t t m    2 1 3 (1.4) Trong đó: t1: thời gian sóng đầu tiên của điểm sự cố truyền đến Bộ ghi kiểu A [s]. B A l m tB tA F Điểm sự cố
  • 39. 24 t3: thời gian sóng phản hồi đầu tiên từ điểm sự cố truyền đến Bộ ghi kiểu A [s]. v: vận tốc truyền sóng [m/s]. Hình 1.11: Bộ định vị sự cố loại A Sai số của loại A phụ thuộc vào thời gian sự cố, điện trở sự cố, và nhận dạng sóng thích hợp. Điều này sẽ được khắc phục khi sử dụng bộ định vị loại D. Phương pháp kiểu E: là thực hiện đo lường sóng truyền tại một đầu đường dây (hình 1.12) khi MC đóng vào đường dây không mang điện. Hình 1.12: Bộ định vị sự cố loại E Thời gian giữa các xung tạo ra từ MC đóng và sóng phản xạ từ điểm ngắn mạch, hoặc đứt dây được sử dụng để tính khoảng cách sự cố theo công thức sau [41]: v t t m    2 1 2 (1.5) Trong đó: t1: thời gian sóng tạo ra khi đóng MC. t2: thời gian sóng phản hồi đến TBA. v: vận tốc truyền sóng [m/s]. Điểm sự cố F A B t[µs] t1 t2 t2 t1 A B F Sóng truyền từ điểm sự cố t[µs] t3 t2 t1
  • 40. 25 1.2.3.2 Các nghiên cứu chính đã được tiến hành Năm 1999, Bo Z.Q, Weller G, và Redfern M.A trình bày phương pháp phân biệt sóng phản xạ từ các điểm sự cố và thanh cái từ xa. Sự cố được phát hiện bằng các tín hiệu điện áp cao có tần số từ 1 đến 10MHz. Phương pháp này loại trừ được ảnh hưởng của nấc phân áp [34]. Đến năm 2001, Zeng Xiangjun và các đồng nghiệp trình bày định vị sự cố bằng phương pháp truyền sóng sử dụng hai cảm biến sóng truyền dòng điện, điện áp và tín hiệu đồng bộ thời gian GPS cho lưới điện siêu cao áp và mang lại hiệu quả chi phí [130]. Vị trí sự cố được tính toán từ thời gian nhận sóng truyền tại mỗi trạm có đặt bộ định vị sự cố. Tiếp đó, Krzysztof Glik, Désiré Dauphin Rasolomampionona, và Ryszard Kowalik (2012) mô tả thuật toán truyền sóng để nhận dạng và định vị sự cố dựa trên biến đổi wavelet cho đường dây cao áp [74]. Vào năm 2012, K. Kunadumrongrath and A. Ngaopitakkul tiếp tục phát triển kỹ thuật sử dụng biến đổi wavelet rời rạc (Discrete Wavelet Transform - DWT) bằng họ Wavelet Daubechies 4 (db4) để phân tích tín hiệu cao tần trong việc định vị sự cố trên đường dây đơn [65]. Các nhà nghiên cứu A. Borghetti, S. Corsi, C. A. Nucci, M. Paolone và L. Peretto et al đã đề xuất phương pháp sử dụng biến đổi wavelet liên tục (Continuous Wavelet transform - CWT) cho việc phân tích quá độ điện áp do sự cố đường dây. Mối tương quan tồn tại giữa các tần số điển hình của các tín hiệu chuyển đổi CWT và đường dẫn cụ thể trong lưới bao phủ bởi sóng truyền sự cố. Tuy nhiên, phương pháp có cấp chính xác kết quả tính toán vị trí sự cố thấp khi làm việc với dải tần thấp hơn 200Hz [19]. Vào năm 1998, Qin Jian Chen cùng các đồng nghiệp trình bày nguyên lý định vị sự cố mới dựa trên phương pháp hai đầu đường dây của sóng truyền bằng cách sử dụng biến đổi CWT [96]. Do sự suy giảm và biến dạng của sóng truyền trên đường dây truyền tải nên CWT được sử dụng để có độ phân giải tốt hơn nhiều để định vị sự cố thoáng qua, thời gian đến có thể xác định bằng điểm đặc trưng của sóng
  • 41. 26 truyền tách ra bởi CWT với thông số co giãn tối ưu, và tốc độ truyền phụ thuộc vào cấu hình đường dây và thông số giãn nở tối ưu. Tương tự, công trình nghiên cứu của S.Sajedi, F.Khalifeh, Z.Khalifeh, T.Karimi (2011) đề xuất phương pháp định vị sự cố đường dây sử dụng sóng truyền hai đầu đường dây bằng CWT trong miền thời gian [106]. Bên cạnh đó, Abdelsalam Elhaffar, Matti Lehtonen (2008), đã thực hiện phương pháp mới dựa trên đặc tính của sóng truyền để kiểm tra vấn đề của định vị sự cố sử dụng tín hiệu dòng truyền sóng tại một đầu đường dây hoặc nhiều đầu [20]. Cũng như biến đổi Fourier, Wavelets là một công cụ thuần tuý toán học, nó cung cấp các phương pháp xử lý tín hiệu trong miền thời gian. So với biến đổi Fourier truyền thống, biến đổi Wavelets có nhiều ưu điểm hơn, có kết quả chính xác trong việc giải nén tín hiệu sóng truyền từ đo đạc thực tế. Phương pháp tối ưu được phát triển để chọn dạng sóng tốt nhất từ các sóng mẹ riêng. Sóng mẹ tối ưu được lựa chọn và sử dụng để phân tích các tín hiệu sự cố tại mức chi tiết khác nhau. Mức chi tiết tốt nhất mang các đặc tính sự cố được chọn theo năng lượng của nó. Từ dữ liệu đường dây và lưới điện, tốc độ sóng truyền được tính tại mỗi đầu sử dụng sóng mẹ tối ưu ở các mức chi tiết khác nhau. Độ chính xác định vị sự cố phụ thuộc vào mức chi tiết sóng thích hợp cũng như tốc độ truyền. Trong bài báo “Bảo vệ khoảng cách sử dụng kỹ thuật sóng truyền” của các tác giả P.A. Crossly và P.G. McLaren mô tả kỹ thuật xử lý tín hiệu khác nhau, bao gồm sự tương quan chéo giữa sóng truyền đến và truyền đi dọc theo đường dây. Trong phương pháp đo dữ liệu 1 đầu đường dây, tín hiệu quá độ sự cố được phản ánh từ điểm sự cố đến các thiết bị rơle, liên quan chặt chẽ với thời gian tồn tại sự cố (bằng hai lần thời gian truyền của quá độ đến vị trí sự cố). Thời gian này có thể được sử dụng để tìm khoảng cách sự cố đến vị trí đặt rơle [93]. Việc định vị sự cố tại một đầu đường dây sử dụng gói wavelet (wavelet packets) được phát triển bởi nhóm tác giả Yan F, Chen Z, Liang Z, Kong Y, Li P (2002) [127]. Kỹ thuật này cho phép trình bày thông tin với tần số cao hơn so với phép biến đổi wavelet. Các tín hiệu hỗn hợp được tạo ra khi xuất hiện sự cố. Kỹ
  • 42. 27 thuật này dựa trên nội dung tần số cao sử dụng gói wavelet. Đầu tiên dò tìm sự cố bằng cách so sánh năng lượng tại chỗ trong ma trận với ngưỡng nhất định. Thứ hai là tìm điểm sự cố theo thuyết tương đối tối đa của sóng phản xạ. Dựa vào phát hiện sóng truyền do sự cố tạo ra và một số sóng phản xạ từ điểm gián đoạn và sự cố. Phân tích Wavelet packets sử dụng để phân ly các tín hiệu sự cố cao tần bằng một ma trận năng lượng tương ứng. Các đường dây sự cố được xác định bằng cách so sánh năng lượng tại ma trận và ngưỡng đặt. Đoạn dây bị sự cố được xác định, khoảng thời gian của hai sóng phản xạ liên quan đến điểm sự cố được tìm thấy từ đó xác định được điểm sự cố. 1.2.3.3 Nhận xét và đánh giá Phương pháp phân tích tín hiệu cao tần không bị ảnh hưởng bởi yếu tố điện trở sự cố, tải trước thời điểm sự cố và thông số nguồn nên có cấp chính xác so với vị trí sự cố thực tế là 0.1% [3]. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm việc không chính xác do các yếu tố làm ảnh hưởng đến sai số của phương pháp này đó là: khi sự cố xảy ra gần vị trí lắp đặt bộ định vị sự cố (gây ra nhiều sóng phản xạ giữa vị trí sự cố và vị trí đặt bộ định vị); sai số đồng bộ thiết bị hai đầu đường dây (loại D) thường bằng ± 1µs hay 150m; xác định không chính xác vận tốc truyền sóng trên đường dây cao áp; hoặc sai số liên quan đến việc phát hiện sóng truyền. Mặc dù phương pháp có độ chính xác cao nhưng chi phí đầu tư tốn kém hơn phương pháp đo trở kháng do lắp đặt thiết bị GPS, máy dò sự cố thoáng qua, phần mềm... Do đó, việc lựa chọn được nhà chế tạo có khả năng đảm bảo đủ độ tin cậy, đủ độ chính xác, ổn định trong nhiều dạng sự cố là vấn đề rất quan trọng, vì khi đó công nghệ mới thật sự mang lại hiệu quả kinh tế. Trong điều kiện đất nước còn hạn hẹp về tài chính, nhất thiết phải qua sử dụng thử nghiệm công nghệ của các hãng thì chúng ta mới có thể đánh giá chính xác các ưu nhược điểm, hiệu quả đầu tư [15]. 1.2.4 Hướng nghiên cứu dựa trên kỹ thuật hệ thống thông minh 1.2.4.1 Nội dung của phương pháp Ngày nay, các phương pháp thông minh dựa vào mô phỏng hoạt động của hệ thần kinh sinh học để giải quyết các bài toán thực tế phức tạp và nó cũng đảm bảo
  • 43. 28 đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của bài toán trong môi trường thông số hệ thống điện thay đổi, không chắc chắn và không chính xác như tổng trở nguồn, điện trở sự cố.... Cơ sở của các phương pháp này dựa trên các kỹ thuật tính toán và lập luận logic truyền thống bằng cách kết hợp qua lại nhiều phương pháp cơ bản: Hệ chuyên gia (Expert System - ES), mạng nơ ron (Artificial Neural Networks - ANN) và Logic mờ (Fuzzy Logic - FL). ES hoạt động thay cho chuyên gia người và bao gồm hai thành phần chính: cơ chế suy diễn và cơ sở tri thức. Cơ sở tri thức thường thể hiện dưới dạng các luật. Phổ biến có dạng IF – THEN, IF – THEN – ELSE, hay các logic mệnh đề OR, AND, NOT. Cơ chế suy diễn là phần giải thuật và điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống, nó thực hiện việc suy diễn dựa trên những những tri thức của hệ thống cơ sở tri thức để đưa ra kết luận. Hệ chuyên gia thực hiện suy luận bằng cách tìm các luật để khớp phần giả thiết của luật với thông tin có trong bộ nhớ, khi phát hiện thấy khớp, kết luận của luật này là thông tin mới [10]. ES là phương pháp tìm kiếm biến giúp cho việc giải quyết bài toán tối ưu. FL tập trung vào việc xử lý các tính toán gần đúng và không chính xác. Ứng dụng FL trong nhận dạng sự cố lưới điện làm cho thiết bị bảo vệ trở nên thông minh hơn do được lập trình làm việc tự động dựa trên tập hợp các qui tắc dưới dạng IF..THEN [8]. Hình 1.13: Phân loại mô hình mạng ANN Mô hình mạng ANN Mạng truyền thẳng Một lớp Nhiều lớp Radial Basic Function (RBF) Mạng phản hồi/hồi qui Competitive networks Kohonen’ s SOM Hopfield network ART models
  • 44. 29 ANN là phương pháp mô hình hoá tập trung các bài toán phi tuyến. Được phát minh nhờ việc phân tích các tế bào thần kinh sinh vật, mạng ANN là một cấu trúc gồm 3 lớp: (1) lớp nơron nhập, là nơi nhận thông tin tức là giá trị của biến độc lập và chuyển vào mạng. (2) lớp ẩn, là nơi tiếp nhận thông tin đã dược tích hợp hay còn gọi là tổng trọng hoá, lớp nơ ron này chỉ liên hệ với các nơ ron trong lớp xuất nhập và chỉ có người thiết kế biết được lớp này. (3) lớp nơ ron xuất, là nơi nhận tổng trọng hoá của nút ẩn, mỗi nút nơ ron trong lớp xuất tương ứng một biến phụ thuộc. Khi tiến hành tính toán người thiết kế phải lựa chọn tham số đầu vào, đồng thời sử dụng các số liệu thực nghiệm để huấn luyện mạng. Để tìm ra cấu trúc tốt nhất, phương pháp “thử và sai” được sử dụng trong mô hình. Cấu trúc tối ưu được xác định bằng việc làm thay đổi số nơ ron trong lớp ẩn. Quá trình huấn luyện sẽ dừng lại khi sai số giữa giá trị mong muốn và giá trị tính toán nhỏ nhất. Do đó, ANN là phương pháp hiệu chỉnh sửa đổi tham số sao cho phù hợp với bài toán cần giải quyết, nó giúp cho hệ thống có khả năng học và nhận biết (hình 1.13) [30]. Hình 1.14: Kiến trúc mạng ANFIS Hệ thống nơ ron mờ thích nghi (Adaptive Neuro Fuzzy Inference System - ANFIS) cho trên hình 1.14 là mô hình mờ “sugeno” đặt trong sơ đồ hệ thích nghi để thuận lợi cho quá trình huấn luyện và thích nghi. Nhiệm vụ của thuật toán luyện là làm hài hoà các tham số để đầu ra của ANFIS phù hợp với số liệu luyện. Thuật toán này được gọi là thuật lai bao gồm việc giảm dốc và dự báo bình phương nhỏ nhất Mờ hoá Suy diễn mờ Giải mờ Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 5 Lớp 4
  • 45. 30 với phương pháp các tham số nguyên tắc được cập nhập đệ qui cho tới khi đạt được sai số cho phép [73]. 1.2.4.2 Các nghiên cứu chính đã được tiến hành Trong vài thập niên trước, hệ thống thông minh đã được sử dụng để giải quyết các vấn đề như sử dụng hệ chuyên gia (Horowitz and Phadke, l995, Couly and Jorge, 1998), logic mờ (Wang and Keerthipala, 1998), mạng nơron (Sídhu et al., 1995, Dalstejn and Kulícke, 1995).... Tuy nhiên, việc ứng dụng trong mạng điện lớn và phức tạp vẫn chưa được giải quyết triệt để vì yêu cầu xử lý số lượng lớn thông tin với tốc độ và tính chính xác cao [56]. Theo Kezunovic M và Y. Liao (2001) đề xuất sử dụng ES bằng cách kết hợp dữ liệu đo với dữ liệu sự cố trong quá khứ [71]. Các dạng sự cố và vị trí sự cố được ghi lại vào cơ sở dữ liệu khi có sự cố xẩy ra trên lưới. Trong tương lai nếu có sự cố xảy ra với dạng sóng điện áp ghi nhận được đem so sánh với tất cả các dạng sóng trong cơ sở dữ liệu để có được dạng sự cố và vị trí sự cố. Tuy nhiên, phương pháp này không làm việc đúng nếu sự cố thực tế không xảy ra tại điểm cụ thể hoặc không được ghi lại trong cơ sở dữ liệu. Gần đây mạng nơron nhân tạo được sử dụng để xác định vị trí sự cố và đã đạt được tầm quan trọng đáng kể từ khi Sobajic and Pao sử dụng ANN để dự báo thời gian loại trừ sự cố. Việc sử dụng rộng rãi ANN bắt đầu từ cuối năm 1980, đầu năm 1990, mang lại kết quả cao trong việc phát hiện sự cố, phân loại và định vị điểm sự cố. Đa phần các nghiên cứu sử dụng mạng MPL, RBF, PNN.... Nghiên cứu của Dalstain et al (1995); Kezunovic et al (1996); Sanaye-Pasand et al (2006); Jain et al (2006); Coury et al (2002) sử dụng ANN để nhận dạng sự cố đường dây truyền tải và phân biệt sự cố có hồ quang hay không có hồ quang. Một kỹ thuật khác dùng để phát hiện và định vị sự cố tốc độ cao sử dụng ANN được đề xuất bởi Rikalo, Sobajic và Kezunovic. Kỹ thuật định vị sự cố một đầu đường dây sử dụng ANN được nghiên cứu rộng rãi bởi Chen và Maun trong khi S. K. Kapuduwage sử dụng mạng nơ ron cho đường dây có tụ bù dọc [104]. Để ANN đáp ứng được các dạng sóng dòng điện và điện áp tại các thời điểm khác nhau, mạng phản hồi ngược Elman
  • 46. 31 dùng để phát hiện hướng sự cố trên đường dây tải điện được đề xuất bởi Sanaye- Pasand et al (1998), Sanaye-Pasand et al (1999). Các mạng ANN làm việc với sự cố diễn ra không được rõ ràng vì vậy nó không có độ tin cậy cao. Do đó khái niệm phân cụm dữ liệu được phát triển nhằm giảm số lượng dữ liệu cùng loại trong quá trình học của mạng lan truyền thẳng nhiều lớp của Kezunovic et al (1995) [107]. Theo tác giả Tahar Bouthiba (2004) sử dụng ANN để phát hiện sự cố và định vị điểm sự cố cho đường dây truyền tải siêu cao áp sử dụng dữ liệu đo tại 1 đầu đường dây (hình 1.15) [118]. Phương pháp đề xuất bộ dò sự cố và định vị sự cố được huấn luyện bằng các dữ liệu có sẵn từ mô hình hệ thống điện với các dạng sự cố và điểm sự cố, điện trở sự cố, góc lệch nguồn, dữ liệu điện áp nguồn khác nhau. Ngoài ra, Khosravi, A.Llobet, J.A (2007) đã phát triển một bộ phát hiện sự cố và mô hình hoá khi tình trạng các thiết bị hiện hành không chắc chắn. Theo phương pháp được đề xuất, một cảnh báo sự cố khởi tạo khi có sự không thống nhất giữa các hành vi cả hệ thống và mô hình xuất hiện. Sau đó, hành vi cả hệ thống bị sự cố được mô phỏng bằng cách sử dụng ANFIS. Mô hình được xác định có thể dùng cho thao tác khoanh vùng sự cố [72]. Hình 1.15: Kiến trúc mạng ANN cho định vị sự cố
  • 47. 32 Ramadoni Syahputra (2013) đề xuất phương pháp định vị sự cố trên đường dây 500kV, sử dụng dữ liệu dòng điện, điện áp đo lường không đồng bộ từ hai đầu đường dây, làm đầu vào huấn luyện mạng ANFIS trong Matlab. Các dữ liệu mô phỏng sự cố ngắn mạch trên đường dây (với điện trở sự cố 0Ω, 10Ω, 50Ω, 100Ω) được thực hiện bằng phần mềm EDSA. Kết quả đầu ra sự cố một pha chạm đất có sai số từ 0.0027% đến 0.2962% [98]. 1.2.4.3Nhận xét và đánh giá Phương pháp sử dụng hệ thống thông minh là hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu nhận dạng và định vị sự cố lưới điện. Trong nhiều trường hợp, con người chỉ cần dựa vào kinh nghiệm (hay ý kiến chuyên gia) vẫn có thể điều khiển được đối tượng, cho dù đối tượng có thông số kỹ thuật không đúng hoặc thường xuyên bị thay đổi ngẫu nhiên và do đó mô hình toán học của đối tượng điều khiển không chính xác như yêu cầu kỹ thuật đề ra, nhưng giải quyết được vấn đề trước mắt là đảm bảo được về mặt định tính các chỉ tiêu chất lượng cho trước. Vì vậy, ưu điểm của phương pháp này là khắc phục được nhược điểm của các phương pháp truyền thống khi không cần thiết biết rõ mối quan hệ chính xác giữa tham số bị biến đổi trong quá trình sự cố, nhờ đó sự thiếu hiểu biết về quá trình phức tạp của sự cố nên khắc phục được một phần [1]. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là luôn cần bộ số liệu thực có sẵn dùng để huấn luyện mạng, trong khi sự cố trên lưới xảy ra khá ít, dẫn đến việc áp dụng trong thực tế sẽ khó khăn. Để nâng cao hiệu quả phân loại và định vị sự cố, các nghiên cứu kết hợp những ưu điểm của: ES– FL, ANN – FL, ES – ANN, và ES – ANN – FL đang là hướng phát triển của các phân tích trong tương lai nhằm đạt độ chính xác cao hơn. 1.2.5 Hướng nghiên cứu dựa trên phương pháp lai 1.2.5.1 Nội dung của phương pháp Hầu hết các phương pháp xác định vị trí sự cố đều dựa trên việc xây dựng một thuật toán. Một số nghiên cứu sử dụng nhiều hơn một thuật toán để đạt được ước lượng chính xác hơn khoảng cách sự cố.
  • 48. 33 1.2.5.2 Các nghiên cứu chính đã được tiến hành Tiềm năng ứng dụng biến đổi wavelet đã và đang mở rộng về nguyên lý từ việc kết hợp hệ mờ và biến đổi wavelet của tín hiệu dòng điện cung cấp thông tin để nhận dạng sự cố được đề xuất bởi Youssef et al (2004); Reddy et al (20060; Reddy et al (2007); Pradhan et al (2004), điều này làm cho các bước giải quyết vấn đề bằng hệ mờ được thực hiện đơn giản hơn thay vì sử dụng các thuật toán phức tạp. Tiếp đến là một số giải pháp cải tiến vấn đề nhận dạng sự cố chính xác bằng biến đổi wavelet kết hợp với rơle kỹ thuật số cho đường dây tải điện được đề xuất bởi Zhang et al (2007), Valsan et al (2009), Da silva et al (2010) [88]. Ngoài ra, S. Ekici và S. Yildirim (2008) trình bày biến đổi WT kết hợp với mạng nơron ANN để xác định vị trí sự cố trên đường dây truyền tải (hình 1.7) [101]. Thuật toán được phát triển như là một kỹ thuật sử dụng cả điện áp và dòng điện tần số lưới của đầu đường dây đối diện. Mô phỏng sự cố thực hiện bằng chương trình quá trình quá độ điện từ, điện cơ và hệ thống điều khiển trong hệ thống điện nhiều pha (ATP). Một chu kỳ dạng sóng bao gồm thông tin trước và tại thời điểm sự cố được phân tích. DWT sử dụng để tái chế dữ liệu này và sử dụng để huấn luyện, kiểm tra ANN. Hình 1.17: Định vị sự cố sử dụng biến đổi wavelet kết hợp ANN Môdun xử lý tín hiệu bằng DWT làm giảm đáng kể tín hiệu đầu vào cho ANN trong việc nhận dạng sự cố, được đề xuất bởi Martin et al (2003). Nhà nghiên cứu Chunju cùng các đồng nghiệp đề xuất phương pháp định vị sự cố dựa trên ANFIS và Wavelet để đo lường sự cố thoáng qua và trạng thái ổn định. Tuy phương pháp A Biến đổi wavelet ANN (nhận dạng sự cố) Thuật toán định vị sự cố Khoảng cách sự cố Tín hiệu dòng điện, điện áp Biến đổi tín hiệu B F
  • 49. 34 này không bị ảnh hưởng bởi điện trở sự cố, dòng tải nhưng tốn nhiều thời gian để huấn luyện và tính toán ngoại suy để định vị sự cố. Theo hướng tiếp cận khác, nhà nghiên cứu K.H. Kim và các đồng nghiệp đã trình bày một thuật toán định vị vị trí sử dụng ANN – FL cho hệ thống đường dây truyền tải kết hợp với cáp điện ngầm [3]. Das et al so sánh phương pháp Fourier Transform với phương pháp biến đổi wavelet để phát hiện và phân loại sự cố trên đường dây truyền tải [113]. 1.2.5.3 Nhận xét và đánh giá Bốn hướng nghiên cứu được trình bày tại mục 1.2.1 đến 1.2.4 sử dụng các phương pháp, thuật toán riêng, và có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong việc nhận dạng và định vị sự cố. Vì vậy, phương pháp lai cho phép phối hợp hai hay nhiều phương pháp khác nhau một cách mềm dẻo, linh hoạt, sử dụng ưu điểm của chúng, từ đó sẽ mang lại những kết quả tính toán đảm bảo độ chính xác và thời gian xử lý trong việc phân loại và định vị sự cố. 1.3 KẾT LUẬN Căn cứ vào nội dung trình bày trong chương 1 về tổng quan các phương pháp định vị sự cố đã được nghiên cứu để tìm lời giải cho bài toán xác định chính xác vị trí điểm sự cố lưới điện, có thể đưa ra một số nhận xét dưới đây: Phần lớn các phương pháp được nghiên cứu và triển khai khá công phu bằng công cụ lý thuyết toán học phức tạp. Nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật quản lý vận hành một cách có hệ thống bắt đầu từ những nằm cuối thế kỷ 19, nhưng cũng phát triển hết sức chậm chạp. Trong vòng 10 năm trở lại đây, đặc biệt từ khi sự kiện tiêu chuẩn IEC 61850 ra đời, việc nghiên cứu về phân loại và định vị sự cố đã có những bước tiến quan trọng trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên, việc xác định vị trí và nguyên nhân sự cố dựa trên kinh nghiệm của con người và thông tin trạng thái các MC trong vùng bị sự cố là chưa hiệu quả, tốn nhiều thời gian và tăng nguy cơ đe doạ đến sự vận hành ổn định của hệ thống điện truyền tải. Cho nên, để đạt được mục tiêu về chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng nghiêm ngặt trên đường dây truyền tải điện, các đơn vị quản lý vận hành luôn trang bị, cải tiến và hoàn thiện bộ ghi sự cố hoặc hệ thống RLBV lắp đặt tại