SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1
Mã sinh viên :1653128009
Họ và tên sinh viên :HOÀNG PHƯƠNG NAM
Người hướng dẫn :QUÁCH THỊ SƠN
Sơn La, 3/2019
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
PHẦN I. MỞ ĐẦU........................................................................................ 2
1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2
2. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2
4. Cấu trúc báo cáo......................................................................................... 2
5. Kế hoạch thực hiện ..................................................................................... 3
PHẦN II. NỘI DUNG................................................................................... 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1 ..... 4
I. Giới thiệu về nhà máy thủy điện suối sập 1................................................... 4
1. Sơ lược về nhà máy thủy điện suối sập 1...................................................... 4
2. Cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy thủy điện suối sập 1.......................... 5
II. Các thông số và đặc trưng cơ bản của nhà máy thủy điện suối sập 1............. 6
1. Bảng thông số chính công trình thuỷ điện Suối Sập 1................................... 6
2. Các Thông Số Cơ Bản Trong Nhà máy thủy điện Suối Sập 1........................ 9
III. Tìm hiểu quy trình an toàn điện trong nhà máy......................................... 10
1. Khoảng cách an toàn khi công tác.............................................................. 10
2. Công nhân vận hành máy phát................................................................... 12
3. Phương pháp cấp cứu người bị điện giật .................................................... 12
3.1. Các bước tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện ............................................ 12
3.2. Phương pháp Hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực................. 13
CHƯƠNG II. SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1....................................................... 15
I. Sơ đồ nối điện và đánh số thiết bị nhà máy thủy điện suối sập 1.................. 15
1. Sơ đồ nối điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1..................................... 15
2. Đánh số các thiết bị trong nhà máy thủy điện suối sập 1............................. 16
II. Thông số các thiết bị chính trong nhà máy thủy điện suối sập 1.................. 17
1. Turbine .................................................................................................... 17
1.1. Khái niệm tua bin................................................................................... 17
1.2. Thông số tuabine.................................................................................... 17
2. Hệ thống Van chính.................................................................................. 18
3. Máy biến áp tự dùng................................................................................. 19
3.1. Khái niệm máy biến áp........................................................................... 19
3.2. Máy biến áp tự dùng TD61..................................................................... 19
3.3. Máy biến áp tự dùng TD31..................................................................... 20
4. Hệ thống điều tốc...................................................................................... 20
5. Hệ thống kích từ tổ máy............................................................................ 21
5.1. nhiệm vụ, chức năng của hệ thống kích từ............................................... 21
5.2. Thông số của hệ thống kích từ................................................................ 21
6. Hệ thống điện tự dùng AC-DC .................................................................. 23
7. Tủ hòa điện .............................................................................................. 24
III. Thông số hệ thống phụ trợ....................................................................... 24
1. Hệ thống dầu áp lực OPU.......................................................................... 24
1.1. Nhiệm vụ chức năng của hệ thống dầu áp lực OPU ................................. 24
1.2. Nhông sô của hệ thống dầu áp lực ( OPU ).............................................. 25
1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống dầu áp lực OPU. .................................. 25
2. Hệ thống dầu bôi trơn ( GLOP ) và hệ thống dầu nâng trục (JACKINH) ..... 26
2.1. Nguyên lý làm việc của ( GLOP ) và ( JACKINH ) ................................. 26
2.2. Thông số của hệ thống dầu bôi trơn ( GLOP ) và dầu nâng trục................ 27
( JACKING )................................................................................................ 27
3. Hệ thống nước làm mát tổ máy.................................................................. 28
3.1. Nguyên lý làm việc hệ thống nước làm mát............................................. 28
3.2. Thông số của hệ thống nước làm mát...................................................... 29
IV. Thông số của các máy cắt trong nhà nhà máy thủy điện suối sập 1............ 29
1.Thông số máy cắt tự dùng AT1, AT2, AT3................................................. 29
1.1. Nhiệm vụ chức năng của máy cắt AT1, AT2, AT3.................................. 29
1.2. Thông số máy cắt AT1, AT2, At3........................................................... 29
2. Máy cắt cáo áp 601/602, 631, 641.............................................................. 31
2.1.Máy cắt: MC641..................................................................................... 32
2.2. Máy cắt: MC601, MC602....................................................................... 32
2.3. Máy cắt: MC 631. .................................................................................. 32
V. Thông số trạm 110KV.............................................................................. 33
1. Nhiệm vụ của trạm 110KV........................................................................ 33
2. Thông số kỹ thuật máy biến dòng. TI171. .................................................. 34
3. Thông số kỷ thuật chống sét van. loại ZAQ-96-SM:(CS171,CS1T1)........... 34
4. Thông số kỹ thuật của máy biên áp chính T1.............................................. 34
5. Thông số kỹ thuật DCL 171-7:.................................................................. 35
6. Thông số kỹ thuật DCL171-76, DCL171-75. ............................................. 35
7. Thông số kỹ thuật máy cắt MC171. ........................................................... 35
CHƯƠNG III: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY THỦY
ĐIỆN SUỐI SẬP 1....................................................................................... 37
I. TÌM HIỂU VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN............................................................ 37
1. Chức năng nhiệm vụ của máy phát điện..................................................... 37
2. Phân loại máy phát.................................................................................... 37
2.1. Phân loại theo phương pháp làm mát ..................................................... 37
2.2. Phân loại theo phương pháp kích từ........................................................ 38
2.3. Phân loại theo hướng trục của máy phát.................................................. 38
2.4. Phân loại theo cách bố trí ổ trục.............................................................. 38
3. Cấu tạo..................................................................................................... 38
3.1.Roto....................................................................................................... 39
3.2. Stator..................................................................................................... 40
4. Nuyên lý làm việc của máy phát................................................................ 41
5. Thông số máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1....................... 42
5.1 Cấu tạo................................................................................................... 42
5.2 Thông số ................................................................................................ 42
II. VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI
SẬP 1.......................................................................................................... 43
1.Khởi động máy phát .................................................................................. 43
1.1 Những yêu cầu trước tiên khi khởi động máy phát.................................... 43
1.2. Các điều kiện để khởi động tổ máy......................................................... 44
1.3.Khởi động máy phát................................................................................ 44
1.3.1. Khởi động bằng tay............................................................................. 44
1.3.2. Khởi động tự động.............................................................................. 47
2. Các chế độ hòa máy phát vào lưới................................................................. 49
2.1. Chế độ hòa tự động................................................................................ 50
2.2. Chế độ hào bằng tay............................................................................... 50
3. Theo dõi, vận hành máy phát làm việc....................................................... 50
4. Dừng máy phát ......................................................................................... 52
4.1. Dừng máy phát bình thường................................................................... 52
4.2. Dừng máy phát khẩn cấp........................................................................ 53
III. Các sự cố thường gặp trong vận hành máy phát và cách khắc phục ........... 53
1. Bảo vệ so lệch máy phát điện tác động ngừng máy..................................... 53
2. Bảo vệ quá điện áp máy phát điện tác động ngừng máy.............................. 54
3. Bảo vệ quá I kém U của máy phát điện tác động ngừng máy...................... 54
4. Bảo vệ quá tải máy phát điện.................................................................... 55
5. Bảo vệ chạm đất Stator máy phát điện ...................................................... 55
6. Máy phát điện mất kích từ........................................................................ 56
7. Máy phát điện mất đồng bộ....................................................................... 56
8. Máy phát điện chạy thành động cơ............................................................ 56
9. Không tăng được điện áp máy phát điện ................................................... 57
10. Cháy máy phát điện ............................................................................... 57
11. Máy kêu và rung khác thường ................................................................ 58
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 59
I. KẾT LUẬN. ............................................................................................. 59
II. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 60
1
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của
trường cao đẳng. Trong thời gian thực tập sinh viên có điều kiện để tiếp xúc với
thực tế sản xuất,được trau rồi, bổ xung thêm kinh nghiệm và hệ thống lại những
kiến thức đã được tiếp thu ở trường trong những kỳ học qua.
Được phân công thực tập tại nhà máy thủy điện suối sập 1, trong thời gian
thực tập tại đây em đã tìm hiểu và nắm được những điều cơ bản về hoạt động
củanhà máy, từquátrìnhvận hành, sửachữacho tớiphân phối điện trong nhà máy.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại nhà máy, được sự quan tâm của
các cán bộ nhà máy và cô giáo hướng dẫn Quách Thị Sơn với đề tài nghiện cứu
“Vận hànhmáy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1” . Đến nay em
đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập theo đúng yêu cầu của nhà trường và khoa đề
ra. Trong thời gian thực tập tại nhà máy, do thời gian có hạn nên không tránh
khỏi những sai sót trong bài báo cáo này, rất mong được sự chỉ bảo của các thầy
cô giáo và cán bộ nhân viên trong nhà máy để bài báo cáo này của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Hoàng Phương Nam
2
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Đối tượng nghiên cứu
Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1
2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu về vị trí địa lý, quá trình xây dựng , cơ cấu tổ chức nhận sự, các
thông số của các thiết bị trong nhà máy thủy điện Suối Sập 1 và trạm biến áp
110KV của nhà máy.
Tìm hiểu và nghiên cứu về máy phát điện, quy trình vận hành máy phát
điện trong nhà máy thủy điện Suối Sập 1, các sự cố thường gặp khi vận hành
máy phát và cách sử lý.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
+ Phương pháp đọc tài liệu
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp
+ Phương pháp xây dựng giả thuyết
+ Phương pháp toán thống kê
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp phỏng vấn, điều tra
+ Phương pháp trắc nghiệm
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
4. Cấu trúc báo cáo
Báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung gồm 3 chương
Chương 1. tổng quan về nhà máy thủy điện Suối Sập 1
Chương 2. Sơ đồ nối điện chính và thông số các thiết bị trong nhà máy thủy
điện suối sập 1
Chương 3. Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1
3
5. Kế hoạch thực hiện
- Từ 13/2/2019 đến 17/2/2019 học quy trình an toàn điện
- Từ 18/2/2019 đến 24/2/2019 tìm hiểu vị trí địa lý, quá trình xây dựng, cơ
cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy thủy điện suối sập 1
- Từ 24/2/2019 đến 1/3/2019 tìm hiểu sơ đồ nối điện chính và thông số của
các thiết bị trong nhà máy thủy điện suối sập 1
- Từ 2/3/2019 đến 16/3/2019 tìm hiểu về máy phát điện,quy vận hành máy
phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1 và các sự cố thường gặp và cách sử
lý.
- Từ 17/3/2019 đến 23/3/2019 tổng kết quá trình thực tập chỉnh sửa và hoàn
thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp
4
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1
I. Giới thiệu về nhà máy thủy điện suối sập 1
1. Sơ lược về nhà máy thủy điện suối sập 1
Nhà máy Thủy điện Suối Sập 1 thuộc Xã Tà Xùa – Huyện Bắc Yên – Tỉnh
Sơn La. Nhằm khai thác tối ưu nguồn thủy năng trên dòng Suối Sập, đoạn có độ
dốc lớn 100.38 m, cách Thị trấn Bắc Yên 22 Km theo đường thi công công trình.
Nhà máy thủy điện Suối Sập 1 được xây dựng nhằm cung cấp điện cho Tỉnh Sơn
La và các vùng Tây bắc với sản lượng điện hàng năm khoảng 63.89 triệu KWh.
Công trình do Công Ty Xuân Thiện Ninh Bình đầu tư, xây dựng, vận hành và
sở hữu. nhà máy được khởi công từ năm 2009, khánh thành và vận hành vào 2011
Hình 1: Nhà máy thủy điện suối sập 1
Các thiết bị cơ khí thủy lực, thiết bị điện trong nhà máy, thiết bị bảo vệ đo
lường điều khiển, thiết bị phụ, máy biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời được
trang bị đồng bộ do nhà thầu Flovel Ltd cung cấp với hệ thống kiểm soát máy
tính, hệ thống tự động hoá cao.
Nhà máy có tổng công suất định mức là 21 MW, gồm 02 tổ máy. Đây là hai
tổ máy phát điện đồng bộ xoay chiều ba pha, trục ngang, tua bin kiểu vận hành
liên tục. Chiều quay máy phát cùng chiều quay Tuabin theo chiều kim đồng hồ
nhìn từ phía máy phát, gồm hệ thống kích từ, có hệ thống chống sét van, thiết bị
tiếp đất trung tính và các phụ kiện khác.
5
Dẫn nước vào Nhà máy Thủy điện Suối Sập 1 là tuyến đường hầm ngầm
chịu áp lực có vỏ bọc thép hoặc bê tông: Đoạn hầm dẫn chiều dài 1100m đường
kính trong 3600(mm), nối tiếp đường hầm là đường ống thép chịu áp lực chiều
dài 100m, đương kính trong 3000mm kết cấu vỏ hầm bê tông cốt thép và phun
bê tông, giếng đứng chiều cao120m, đường kính trong từ cao độ 548-560 là
2400mm, từ cao trình 560-578 là 6000mm
2. Cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy thủy điện suối sập 1
Nhà máy thủy điện suối sập 1 thuộc quyền sở hữu của công ty xuân thiện
ninh bình, được vận hành và quản lý bởi các công nhân của công ty. Cơ cấu tổ
chức nhânsựcủacông ty được phân công và làm việc theo từng cấp bậc như sau:
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Trưởng Phòng Kỹ Thuật
Tổ hành chínhTổ sửa chữaTổ vận hành
Trưởng ca
Trực chính
Trực phụ Tổ viên
Tổ phó
Tổ trưởng
Tổ viên
Tổ phó
Tổ trưởng
6
II. Các thông số và đặc trưng cơ bản của nhà máy thủy điện suối sập 1
1. Bảng thông số chính công trình thuỷ điện Suối Sập 1
STT Thông số Đơn vị Giá trị
Cấp công trình II
I Đặc trưng lưu vực
1 Diện tích lưu vực đến tuyến chọn Km2 225
2 Chiều dài sông chính Km 19.37
3 Lưu lượng trung bình nhiều năm (Qo) m3/s 8.58
4 Tổng lượng dòng chảy năm 106 m3 270.5
II Hồ chứa
1 Mực nước dâng bình thường MNDBT M 560
2 Mực nước chết MNC M 545
3 Mực nước lũ thiết kế (0.5%) M 566.06
4 Mực nước lũ kiểm tra (0.1%) M 567.41
5 Diện tích mặt hồ ở MNDBT Ha 431
6 Dung tích toàn bộ 103 m3 12091
7 Dung tích chết 103 m3 5630
8 Dung tích hữu ích 103 m3 6460
9 Hệ số điều tiết 0.024
III Lưu lượng và cột nước
1 Lưu lượng đảm bảo (Q85%) m3/s
2 Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy
(Qmax)
m3/s
22.47
2 Lưu lượng đỉnh lũ tần suất 0.5% m3/s 1346.1
3 Lưu lượng đỉnh lũ tần suất 0.1% m3/s 1794.9
4 Cột nước lớn nhất Hmax M 109.53
5 Cột nước tính toán Htt M 100.38
6 Cột nước nhỏ nhất Hmin M 92.33
7 Điện lượng bình quân nhiều năm Eo 106kWh 63.89
7
STT Thông số Đơn vị Giá trị
8 Số giờ sử dụng công suất lắp máy
HsdNlm
H 3276.56
IV Các hạng mục công trình chính
1 Đập dâng, đập tràn
Kết cấu đập dâng BTTL
Kết cấu đập tràn BTTL
Dạng điều tiết tràn Tự do
Cao trình đỉnh đập M 567.5
Cao trình đáy đập chỗ thấp nhất M 503.0
Chiều rộng tràn M 40.0
Cao trình ngưỡng tràn M 560
Kiểu ngưỡng tràn Ophixerop
Chiều cao lớn nhất mặt cắt đập không
tràn
M 59.0
Chiều cao lớn nhất mặt cắt đập tràn M 57.0
Lưu lượng xả thiết kế (0.5%) m3/s 1289.3
Lưu lượng xả kiểm tra (0.1%) m3/s 1662.3
Cao trình mũi phun M 35.0
2 Cống xả cát – trong thân đập dâng bờ phải
Cao trình ngưỡng vào M 521
Kích thước cửa vào (bxh) M 4x4
Kích thước thông thuỷ (bxh) M 2.5x2.5
3 Cửa lấy nước- trong thân đập dâng bờ phải
Cao trình ngưỡng vào M 523.5
Kích thước cửa vào (bxh) M 4x4.5
Kích thước thông thuỷ (bxh) M 3.0x3.0
Lưu lượng thiết kế m3/s 22.47
4 Đường ống bê tông
8
STT Thông số Đơn vị Giá trị
Tổng chiều dài M 67.0
Đường kính trong M 3.0
Độ dốc đáy ống % 25.9
5 Đường hầm dẫn nước
Tổng chiều dài M 1059.1
Đường kính trong M 3.0
Số đường ống rẽ nhánh vào nhà máy 02
Tổng chiều dài đường ống nhánh M 16.3
Đường kính trong đường ống rẽ
nhánh tại van tuabin
M
1.6
6 Nhà máy
Loại nhà máy Đường dẫn
Loại turbine Francis
Số tổ máy Tổ 02
Công suất lắp máy MW 21
Kích thước nhà máy BxL M 23.35x39.25
Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy Qmax m3/s 22.47
Cao trình lắp máy M 448.24
Cao trình sàn lắp máy M 462.0
V Các hạng mục công trình tạm
1 Cống dẫn dòng
Cao trình ngưỡng vào M 509.0
Kích thước cửa vào (bxh) M 4x4.4
Kích thước thông thuỷ (bxh) M 3x3.5
Lưu lượng thiết kế (10%) m3/s 47.7
2 Đê quai, tường chắn
Cao trình đỉnh đê quai TL M 514.5
Cao trình đỉnh đê quai HL M 509
9
STT Thông số Đơn vị Giá trị
VI Đường giao thông
1 Đường thi công Km 1.82
2 Đường vận hành Km 2.12
2. Các Thông Số Cơ Bản Trong Nhà máy thủy điện Suối Sập 1
STT Nội dung Số liệu Đơn vị
1. Máy phát điện
1.1 Thông số danh định mỗi tổ máy
Công suất danh định 13.125 MVA
Hệ số công suất 0.8
Công suất phát cực đại 10.5 MW
Công suất phát cực tiểu 2.188 MW
Số pha 3 Pha
Số cực cặp cực 5 Cặp cực
Tần số 50 Hz
Tốc độ quay 600 v/ph
Điện áp đầu cực máy phát 6.3 kV
Tỷ số ngắn mạch 1.01
1.2
Điện trở, điện kháng (tính tương đối
trên công suất và điện áp danh định)
Điện kháng đồng bộ dọc trục Xd 104.38 %
Điện kháng đồng bộ ngang trục Xq 60.61 %
Điện kháng quá độ dọc trục X’d 24.31 %
Điện kháng siêu quá độ dọc trục X"d 17.74 %
Điện kháng thứ tự nghịch X2 19.13 %
Điện kháng thứ tự không X0 75.93 %
Điện trở Stator cho mỗi pha (ở 25oC) 0.0125 Ω
Điện trở roto (ở 25oC) 0.863 Ω
1.3 Hằng số thời gian
10
STT Nội dung Số liệu Đơn vị
1. Máy phát điện
Hằng số thời gian hở mạch dọc trục
T’d0
0.0447 Sec
Hằng số thời gian siêu quá độ dọc
trục T"d0
6.67 Sec
1.4 Hằng số quán tính
GD2 30347.3
2
kgm3
2. Máy biến áp đầu cực
Công suất danh định 26.5 MVA
Điện áp danh định 6.3/121 kV
Số nấc máy biến áp 5 nấc
Tổ đấu dây Y/d11
Loại làm mát ONAF
Điện kháng ngắn mạch tại nấc máy
biến áp định mức
10.5 %
Tổn thất có tải 127.62 KW
Tổn thất không tải 16.36 KW
III. Tìm hiểu quy trình an toàn điện trong nhà máy
1. Khoảng cách an toàn khi công tác
- Trong thời gian bắt đầu thực tập sinh viên thực tập được học tập nội qui,
quy chế của nhà máy, tham gia kiểm tra an toàn lao động, khi đạt yêu cầu được
chia theo ca vận hành tìm hiểu chung về thiết bị nhà máy.
Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hay cắt điện hoàn toàn phải
thực hiện lần lượt các biện pháp kỹ thuật sau đây:
- Cắt điện và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa việc đóng điện nhầm
đến nơi làm việc như dùng khóa để khóa bộ truyền động dao cách ly, tháo cầu
chảy mạch thao tác, khóa van khí nén.
11
Tại nơi làm việc phải cắt điện những phần sau:
+ Những phần có điện, trên đó sẽ tiến hành công việc.
+ Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm
hoặc đến gần với khoảng cách sau đây:
0,7 m đối với điện áp từ 1KV đến 15KV.
1,0 m đối với điện áp đến 35KV.
1,5 m đối với điện áp đến 110KV.
2,5 m đối với điện áp đến 220KV.
4,5 m đối với điện áp đến 500KV.
+ Khi không thể cắt điện được người làm việc có khả năng vi phạm khoảng
cách quy định trên thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có
điện là:
0,35 m đối với điện áp đến 15KV.
0,06 m đối với điện áp đến 35KV.
1,50 m đối với điện áp đến 110KV.
2,50 m đối với điện áp đến 220KV.
4,50 m đối với điện áp đến 500KV.
Yêu cầu đặt rào chắn, cách thức đặt rào được xác định tùy theo điều kiện cụ
thể và tính chất công việc, do người chuẩn bị nơi làm việc và người chỉ huy trực
tiếp công việc chịu trách nhiệm.
- Treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở bộ truyền động
dao cách ly. Biển “Cấm mở van! Có người đang làm việc” ở van khí nén và nếu
cần thì đặt rào chắn.
- Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất. Kiểm tra không còn điện ở phần
thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành tiếp đất.
- Đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn về tiêu
chuẩn Việt Nam hiện hành. Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải đặt rào chắn,
cắt điện:
12
2. Công nhân vận hành máy phát
Công nhân trực ca vận hành phải mặc đồ bảo hộ. kiểm tra tất cả các thiết
bị phụ xong mới được khởi động tổ máy.
Việc kiểm tra theo dõi mayys phát đang vận hành do công nhân trực ca
vận hành đảm nhiệm. Người tập sự hoặc học sinh thực tập không tự ý làm bất cứ
việc gì khi không có sự giám sát của công nhân trực ca vận hành.
Xung quanh máy phát không được để bất cứ vật gì gây cản trở đến quá
trình vận hành các tổ máy
Kiểm tra chổi than khi máy đang chạy phải mang găng tay và cài cúc tay
áo lại cẩn thận, cấm dùng vật liệu dẫn điện hay dùng tay tiếp xúc với hai cực
tính khác nhau của cổ góp chổi than.
Khi máy đang chạy cấm làm việc trên mạch Stator của máy phát.
Khi làm việc ở mạch đo lường, bảo vệ đang mang điện cần phải áp dụng
các biện pháp an toàn như:
+ Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện ( TI ) và máy biến
điện áp (TU) cần phải có dây tiếp đất cố định
+ Cuộn thứ cấp của máy biến dòng điện không đuoccự để hở mạch
Khi tháo lắp bất kỳ một loại đồng hồ nào đều phải cắt điện rồi mới được
làm. Những đầu dây còn lại khi tháo lắp đồng hồ đi phải lấy băng dính cách điện
bọc kín lại. Nếu không cắt điện được thì phải có biện pháp an toàn tránh chập và
phải có hai người làm việc
3. Phương pháp cấp cứu người bị điện giật
3.1. Các bước tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Khi phát hiện người bị điện giật phải nhanh chóng tìm cách tách người bị
nạn ra khỏi nguồn điện bằng cách:
Ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, CB) hoặc rút phích cắm, cầu chì….
Lưu ý:
- Nếu trời tối thì phải chuẩn bị nguồn ánh sáng thay thế khi cắt nguồn điện;
- Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi
xuống.
13
Nếu không cắt được nguồn điện có thể sử dụng:
- Kìm cách điện, búa, rìu, dao ... cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt dây điện.
- Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…) tách dây điện ra khỏi người bị
nạn (chú ý người cấp cứu phải đứng trên vật cách điện).
Túm vào quần, áo khô của người bị nạn để kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện
(người cấp cứu phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách
điện hoặc quấn thêm vải khô, túi nilông và không được túm vào các bộ phận cơ
thể người bị nạn).
Sau khi đã tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện phải tuỳ vào các hiện
tượng sau đây để xử lý thích hợp:
Người bị nạn chưa mất trí giác
- Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh.
Sau đó mời y, bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi,
chăm sóc.
Người bị nạn đã mất trí giác:
- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh.
- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.
- Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu.
- Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên.
Mời y, bác sỹ đến hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi
chăm sóc.
Người bị nạn đã tắt thở
- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí;
- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.
Nếu lưỡi thụt vào thì phải kéo ra.
Tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay (theo nội dung trang sau), phải làm liên tục,
kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
3.2. Phương pháp Hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực
là phương pháp cứu chữa có hiệu quả nhất hiện nay
14
- Để người bị nạn nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong
miệng người bị nạn ra, đặt đầu người bị nạn hơi ngửa ra phía sau.
- Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên
ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn
nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng
1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường. Làm
như vậy khoảng 60 lần/phút.
- Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ 2 để hà hơi: Tốt nhất là
có miếng gạc hoặc khăn mùi soa đặt lên miệng người bị nạn, người cứu ngồi bên
cạnh đầu lấy một tay bịt mũi người bị nạn, tay kia giữ cho miệng người bị nạn
há ra hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng người bị
nạn mà thổi vào lồng ngực phồng lên (hoặc bịt miệng để thổi vào mũi người bị
nạn khi không thổi vào miệng được) hà hơi cho người bị nạn từ 14 đến 16
lần/phút.
Điều quan trọng là kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau. Cách phối hợp
đó là: cứ 1 lần thổi ngạt thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với
mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho
đến khi người bị nạn tự thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới
thôi.
Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: lần lượt thay đổi động
tác, cứ 2 đến 3 lần thổi ngạt thì lại chuyển sang 4 đến 6 lần ấn vào lồng ngực.
Nên nhớ rằng việc cấp cứu người bị điện giật là công việc khẩn cấp, càng
nhanh chóng càng tốt. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu. Chỉ được phép
cho là người bị nạn đã chết khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân.
15
CHƯƠNG II. SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1
I. Sơ đồ nối điện và đánh số thiết bị nhà máy thủy điện suối sập 1
1. Sơ đồ nối điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1
Hình 3: Sơ đồ nối điện nhà máy thủy điện suối sập 1
16
2. Đánh số các thiết bị trong nhà máy thủy điện suối sập 1
- Máy cắt: MC 171 là máy căt phía đường dây ( số 1 là thể hiện cấp điện
áp 110KV, số 7 là thể hiện phía đường dây,số 1 đằng sau là số thứ tự MC).
- Dao cách ly: DCL 171-7 là dao cách ly phía đường dây 110KV.
- Dao tiếp địa: DTĐ 171-76, DTĐ 171-75. ( DTĐ171-76 là dao tiếp địa
phía đường dây 110KV, DTĐ 171-75 là dao tiếp địa phía MC 171).
- Máy biến điện áp: TU171.
- Máy biến dòng: TI 171.
- Chống sét van: CS171, CS1T1. (CS171 chống sét bảo vệ đường dây
110KV, CS1T1 là chống sét bảo vệ MBA T1).
- Máy biến áp chính 26,5 MVA: MBA T1. (115KV 2x2,5% / 6,3 KV).
- Máy cắt: MC631 là máy cắt phía MBA T1 (số 6 thể hiện cấp điện áp
6kv, số 3 thể hiện phía MBA T1, số 1là số thứ tự MC).
- Dao tiếp địa: DTĐ 631-38, DTĐ 631-14(số -38 thể hiện phía MBA T1, số
-14 là thể hiện phía thanh cái C61).DTĐ 601-05, DTĐ 601-06 (dao tiếp
địa phía máy cắt đầu cựa máy phát).
- Máy biến dòng TI631.TI601, TI602,TI0H1, TI0H2 (số 3 thể hiện phía
MBA, số 0 thể hiện phía đầu cực máy phát, số 0H thể hiện trung tính của máy
phát).
- Thanh cái 6KV: C61.
- Máy cắt đầu cực máy phát: MC 601, MC 602 (số 6 thể hiện cấp điện áp
6kv,số 0 thể hiện phía đầu cực máy phát, số 1 và 2 thể hiện số thứ tự MC ).
- Máy cắt tự dùng: MC641 (máy căt tụ dung phía điện áp 6kv), MC AT1,
MC AT2, MC AT3 (máy căt tụ dùng 0.4KV).
- Máy biến điện áp: TU C61, TU 6H1A,TU 6H2A,TU 6H1B,TU
6H2B,TU 0H1,TU0H2.
- Chống sét: CS6H1, CS6H2
- Máy phát kích từ: TE1, TE2.(tổ máy H1 và H2).
-Hai tổ máy: H1, H2.
17
II. Thông số các thiết bị chính trong nhà máy thủy điện suối sập 1
1. Turbine
1.1. Khái niệm tua bin
Tuabin (Tua-bin, Tuốc-bin hoặc turbine) là một động cơ quay rút năng
lượng từ một luồng chất lỏng hoặc một luồng khí và biến đổi nó thành năng
lượng có ích.
Tuabin nước là một loại máy thủy lực, biến năng lược chất lỏng (thủy
năng) thành cơ năng trên trục quay của tuabin để quay máy phát điện hay các cơ
cấu máy khác
Hình 4: Tuabin thủy lực
1.2. Thông số tuabine
- Hãng chế tạo
- Kiểu
- Hướng quay
- Tốc độ định mức
- Tốc độ lồng tốc
- Lưu lượng xả định mức
FLOVEL- Ấn Độ
Francis – trục ngang
Cùng chiều kim đồng hồ
600 vòng/phút
900 vòng/phút
11.8 m3/s
18
- Công suất định mức (Pđm)
- Cao trình tâm tuabin
- Áp lực làm việc max
- Cột nước max
- Cột nước định mức
- Mực nước hạ lưu max
- Đường kính bánh xe công tác
10500kw
448.24m
11 bar
109.53 m
100.38 m
451.2 m
11800mm
2. Hệ thống Van chính
Van đĩa:
- Hãng chế tạo
- Đường kính trong
- Thời gian đóng
- Thời gian mở
- Số servo điều khiển
- Loại servo
- Áp lực nước làm việc
- Cao trình tâm van chính
Van bypass ( Van vòng) :
- Kiểu
- Áp lực nước làm việc
- Thời gian đóng mở
FLOVEL- ẤN ĐỘ
1700mm
60-80 s
60-80 s
1
Tác động một chiều
110- 125 bar
446.613 m
Kim phun
110-125 bar
3s
Hình5: Hệ thống van
19
3. Máy biến áp tự dùng
3.1. Khái niệm máy biến áp
Máy biến thế là thiết bị làm biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ mức
này sang mức khác tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng
với nhu cầu sử dụng và không làm thay đổi tần số của nó.
3.2. Máy biến áp tự dùng TD61
- Hãng
- Loại
- Công suất
- Số cuộn dây
- Số pha
- Tần số
- Điện áp danh định
+ Điện áp cao áp/ hạ áp
+ Dòng điện cao áp/ hạ áp
+ Sơ đồ véc tơ
- Kiểu làm mát
- Kiểu đổi nấc
AREVA - ẤN ĐỘ
MBA khô, đặt trong nhà
315 KVA
2
3
50Hz
6,3/0,4KV
28,87/454,7 A
Dyn – 11
ONAN
Không tải
Hình 6: Máy biến áp tự dung TD61
20
3.3. Máy biến áp tự dùng TD31
- Hãng
- Loại
- Công suất
- Số cuộn dây
- Số pha
- Tần số
- Điện áp danh định
+ Cuộn cao áp
+ Cuộn hạ áp
+ Sơ đồ véc tơ
- Kiểu làm mát
- Tổ đấu dây
AREVA - ẤN ĐỘ
Ngâm trong dầu, đặt ngoài trời
180 KVA
2
3
50Hz
35± 2x2,5% kV
0,4 kV
Dyn - 11
ONAN
Y/Δ
4. Hệ thống điều tốc
- Tên hệ thống điều tốc
- Kiểu
- Áp lực làm việc
- Loại dầu hoạt động
- Dòng điều khiển van tỉ lệ
- Điện áp vào
- Dòng điện vào
- Điện năng tiêu thụ
- Nguồn cấp cho sensor
- Thông số môi trường:
+ Nhiệt độ làm việc
+ Nhiệt độ bảo quản
+ Độ ẩm tương đối
- Bộ điều khiển
- Nguồn cấp bộ điều khiển
Fuzz – 9800
Điện – thủy lực
110 -125 bar
ISO VG 68
4 – 20 mA
90- 300 Ma
0,1 mA với nguồn 220v DC
25W
24VDC
0-50 OC
-10 – 60 oC
85% Không ngưng tụ
AMO-31
220 VDC
21
- Tín hiệu điều khiển vào/ra
- Kênh tín hiệu đầu vào/ra
Digital Inputs/ Digital Outpus
16 kênh
Hình 7: Tủ điều tốc
5. Hệ thống kích từ tổ máy
5.1. nhiệm vụ, chức năng của hệ thống kích từ
- Máy phát điện muốn phát ra được điện, ngoài việc phải có động cơ sơ cấp
kéo còn phải có dòng điện kích từ, dòng điện kích từ là dòng điện một chiều,
được đưa vào roto của máy phát để kích thích từ trường của roto máy phát.
- Hệ thống thiết bị tạo ra dòng điện một chiều này gọi chung là hệ thống kích
từ máy phát. Dòng điện kích từ máy phát ngoài việc tạo từ trường cho roto, còn
có thể dùng để điều chỉnh điện áp đầu cực máy phát duy trì ổn định và bằng với
giá trị điện áp định sẵn là rất quan trọng, hệ thống kích từ máy phát phải đảm
bảo điều này, ngoài ra dòng điện này còn điều chỉnh công suất vô công của máy
phát khi máy phát hòa lưới điện, mỗi tổ máy ro to máy phát được cung cấp một
hệ thống kíchtừ hoàn chỉnh kiểu điện tử kỹ thuật số, có thể được giám sát bởi hệ
thống SCADA tại phòng điều khiển trung tâm, bao gồm cả bộ điều chỉnh điện
áp tự động tốc độ cao.
5.2. Thông số của hệ thống kích từ
Bộ AVR
- Hãng sản xuất
- Kiểu kích từ
FLOVEL
Không chổi than
22
- Số pha
- Công suất
- Điện áp đầu vào
- Điện áp đầu ra
- Dòng điện đầu vào
- Dòng điện đầu ra
- Tần số
- Số cặp cực
- Mức độ bảo vệ
3 pha
116,97 KVA
104 VDC
302 VDC
270,4 A
11,12 A
60 Hz
12
IP42
Biến áp kích từ
- Hãng chế tạo
- Kiểu
- Công suất
- Điện áp sơ cấp
- Điện áp thứ cấp
- Số pha
- Tần số đầu vào
- Tổ đấu dây
- Kiểu làm mát
FLOVEL
Khô
9 kVA
6.3 ± 10% KV
240 ± 10% V
3 pha
50 Hz
YD5
Tự nhiên
Hình 8: Tủ kích từ
23
6. Hệ thống điện tự dùng AC-DC
Giàn bình ác quy 220VDC:
- Nhà sản xuất
- Kiểu bình
- Số lượng
- Dung lượng định mức
- Điện áp 1 bình
Chế độ nạp bình ác quy:
- Nạp cướng bức:
+ Điện áp nạp
+ Dòng nạp
+ Điện áp ra
- Nạp bổ xung:
+ Điện áp nạp
+ Dòng nạp
+ Điện áp ra
- Làm mát
MASS- TECH CONTROLS PVT.
LTD
Bình khô
108 bình
220 VDC- 300Ah
2,2VDC
400VAC±10% (360÷400VAC)
70A
240 VDC ± 1%
400VAC±10% (360÷400VAC)
70A
240 VDC ± 1%
Gió tự nhiên
Hình 9: dàn bình ác quy
24
7. Tủ hòa điện
- Hãng sản xuất
- Kiểu
- Nguồn cung cấp
- Tần số làm việc
- Điện áp làm việc định mức PT
- Các điện áp lựa chọn định mức đầu
vào
- Sai lệch tần số min/max
- Sai lệch điện áp min/max
- Diện áp hòa thanh cái chết
AREVA
MX3EG1A
220 VDC
50/60 Hz
110 VAC
24 VDC
0,02/0,5 Hz
1/30 V
20V
Hình 10: Tủ hòa
III. Thông số hệ thống phụ trợ
1. Hệ thống dầu áp lực OPU
1.1. Nhiệm vụ chức năng của hệ thống dầu áp lực OPU
- Đóng, nhả phanh.
- Đóng, mở van by-pass (van vòng hoặc van cân bằng áp lực).
- Đóng, mở van đĩa (van bướn).
- Đóng, mở cánh hướng.
-Bình tích năng đóng cánh hướng khi xảy ra sự cố mất điện tự dùng nhà máy.
25
1.2. Nhông sô của hệ thống dầu áp lực ( OPU )
- Hãng
- Loại dầu
- Dung tích bồn dầu áp lực
- Áp lực định mức
- Số lượng bơm
- Công suất bơm
- Tốc độ quay của bơm
- Mức độ bảo vệ
- Trọng lượng
- Kiểu bơm
ABB
ISO VG 68
350 lít
110 – 125 bar
2 ( 1 dự phòng, 1 làm việc )
11 KW ( 14,75 HP)
1450 vòng/phút
IP55
145 Kg
Bơm bánh răng
Hình 11: Hệ thống dầu áp lực OPU
1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống dầu áp lực OPU.
- Khi bộ điều tốc kỹ thuật số FU22-9800 tại tủ TAGP nhận tín hiệu áp lực
dầu JAC KINH ok, lệnh cho hệ thống OPU làm việc, khi bơm hệ thống làm
việc, dầu được bơm từ thùng dầu đi qua củ bơm, qua lọc dầu, được chích ra
những nhánh dầu nhỏ để lắp đặt đồng hồ báo áp lực, hệ thống dầu chia làm 2
đường dầu, 1 đường đi bơm dầu lên bình tích năng đạt áp lực 110-120bar dầu
quay ngược lai, để bình tích năng làm nhiệm vụ ổn định áp lực hệ thống và khi
xảy ra sự cố hệ thống điện tự dùng nhà máy, đường dầu còn lai đi về van phân
phối, trên van phân phối sẽ được chia ra nhiều nhánh làm việc khác nhau, mỗi
26
nhánh sẽ được lắp 2 van điện từ để đóng mở dầu, áp lực làm việc hệ thống OPU
là 110-120 bar.
- Khi áp lực hệ thống OPU trong quá trình làm việc, nếu áp lực xuống
thấp hơn 110bar, đồng hồ áp lực sẽ đóng tiếp điểm cho củ bơm làm việc, khi áp
lực đạt120bar, thì đồnghồ áp lực sẽmở tiếp điểm táchcủbơm không cho làm việc.
- Hệ thống OPU sẽ được lắp 2 van điện từ khẩn cấp, lắp cho hệ thống mở
cánh hướng và van đĩa, khi hệ thống OPU đang làm việc bị sự cố mất lưới, 2 van
khẩn cấp sẽ mở ra cho dầu quay về thùng, để van đĩa nhờ trọng lượng quả tạ để
đóng van, cánh hướng nhờ bình tích năng để đóng cánh hướng.
2. Hệ thống dầu bôi trơn ( GLOP ) và hệ thống dầu nâng trục (JACKINH)
2.1. Nguyên lý làm việc của ( GLOP ) và ( JACKINH )
- Bộ điều tốc điện tử FU22-9800 tại tủ ( TAGP ) nhận tín hiệu áp lực nước
làm mát ok, lệnh cho hệ thống ( GLOP ) làm việc, bơm dầu được bơm từ thùng
dầu lên qua củ bơm, được bơm lên hệ thống, qua bầu lọc, đi qua két nước làm
mát, áp lực dầu glop từ 8-9 bar, Được phân chia ra thành 2 đường dầu.(gối trước
và gối sau).
- Đường dầu gối trước đi qua đồng hồ báo lưu lượng tổng, được phân chia
làm 3 đường đầu, mỗi đường dầu có đồng hồ báo lưu lượng, áp lực riêng.
+ Bôi trơn bạc chặn phía turbine, lưu lượng dầu vào từ 20-21 lít/ phút, áp
lực 4 bar.
+ Bôi trơn bạc đỡ ổ trục, lưu lượng dầu vào từ 30-34 lít/ phút, áp lực 4 bar.
+ Bôi trơn bạc chặn phía máy phát, lưu lượng dầu vào từ 42-45 lít/ phút, áp
lực 4 bar.
(+) sau khi 3 đường dầu làm hết nhiệm vụ bôi trơn bề mặt các chi tiết, sẽ
được chảy xuống ổ trục chảy theo đường dầu hồi về thùng dầu.
- Đường dầu bôi trơn gối sau máy phát, lưu lượng dầu vào từ 11-12,5 lít/
phút, áp lực 0,8-1 bar, sau khi bôi trơn song bề mặt các chi tiết, dầu chảy xuống
ổ trục theo đường dầu hồi về thùng dầu.
* khi bộ điều tốc kỹ thuật số FU22-9800 tại tủ TAGP nhận tín hiệu áp lực
GLOP ok, lệnh hệ thống nâng trục làm việc, do trọng lượng của ro to nặng, trục
27
sẽ tì vào bạc đỡ, khi máy phát quay sẽ tạo ra ma sát sinh ra nhiệt làm giảm tuổi
thọ của bạc, khi chạy máy phát hệ thống nâng trục sẽ nâng trục ro to lên
0,30mm, để tạo khe hở bôi trơn ban đầu, khi máy phát quay điến tốc 35% tốc độ
định mức (250v/p) tự tạo được khe hở bôi trơn thì hệ thống nâng trục sẽ ngừng
hoạt động.
* Bơm 1 chiều của hệ thống GLOP và hệ thống dầu JACKINH hoạt động
khi mất nguồn tự dùng nhà máy.
2.2. Thông số của hệ thống dầu bôi trơn ( GLOP ) và dầu nâng trục
( JACKING )
Bồn dầu:
- Hãng
- Dung tích bồn dầu
- Loại dầu
LEONARDO-AUTOMATION
PVT.LTD
1015 lít
ISO VG 68
Bơm dầu
Bơm dầu AC:
- Số lượng
- Công suất
- Kiểu bơm
- Tốc độ
- Điện áp
- Lưu lượng qua bơm
+ Lưu lượng vào gối trước DE 1
+ Lưu lượng vào gối sau NDE
- Áp lực bơm dầu
- Áp lực qua thiết bị giảm áp
Bơm dầu DC:
- Số lượng
- Công suất
2 ( 1 bơm, 1 dự phòng )
3,7 kw ( 5HP )
Bơm bánh răng
1450 vòng/phút
400VAC
116,5 lít/phút
12-13 lít/phút
95-115 lít/phút
8-10 bar
5-6,5 bar
1
2,2kw
28
- Tốc độ
- Điện áp
- Kiểu bơm
- Lưu lượng
1450 vòng/phút
220 VDC
Bơm bánh răng
95,5 lít/phút
Hình 12: Hệ thống dầu áp lực GLOP
3. Hệ thống nước làm mát tổ máy
3.1. Nguyên lý làm việc hệ thống nước làm mát.
- Khi muốn hệ thống nước làm mát làm việc, ta mở van gạt đường trích lấy ra
từ đường ống áp lực của 2 tổ máy. Sau đó mở van tổng của hệ thống, nước sẽ đi
từ đường ống áp lực, qua các van, qua bầu lọc thô, áp lực hệ thống nước làm mát
từ 8-9,5 bar, đi qua van giảm được giảm áp qua van giảm áp, áp lực nước làm
mát làm việc từ 3-5 bar, sẽ được điều tiêt áp lực qua van điều tiết.
- Nước sang qua lọc tinh và được phân chia ra 2 tổ máy, nước làm mát sang
đến tổ máy H1 hoặc H2 được chia làm 2 đường, 1 đường đến két nước làm mát
dầu cho hệ thống GLOP, nước được xả ra hạ lưu nhà máy.
- Nhánh nước còn lại đi làm mát và bôi trơn cho vành chèn trục của turbine
không cho nước từ turbine chảy ra ngoài, lưu lượng làm việc của nước chèn trục
là 60-80 lít/ phút, áp lực là 1,5-3 bar.
29
3.2. Thông số của hệ thống nước làm mát
- Hãng sản xuất
- Nguồn dầu vào
+ Lọc thô nước làm mát
+ Lọc tinh nước làm mát
- Áp lực làm việc qua van giảm áp
- Áp lực đầu vào
- Làm mát cho hệ thống dầu Glop
- Làm mát chọ hệ thống chèn trục
+ Áp lực
+ Lưu lượng
FLOVEL
Trích từ đường ống áp lực
2 bầu lọc ( 1 làm việc 1 dự phòng )
2 bầu lọc ( 1 làm việc 1 dự phòng )
3,5- 5 bar
9-10 bar
2- 3,5 bar
2- 3,5 bar
85-100 lít/phút
Hình 13: Hệ thống nước làm mát
IV. Thông số của các máy cắt trong nhà nhà máy thủy điện suối sập 1
1.Thông số máy cắt tự dùng AT1, AT2, AT3
1.1. Nhiệm vụ chức năng của máy cắt AT1, AT2, AT3
- Dùng để đóng, cắt hệ thống điện điện tự dùng trong nhà máy thủy điện
suối sập 1
1.2. Thông số máy cắt AT1, AT2, At3
Máy cắt AT1:
- Dòng điện định mức: Iđm = 630 A
- Dòng cắt ngắn mạch định mức: INM =50 kA
- Bảo vệ quá dòng phía hạ áp, Rơ le P111:
30
+ Bảo vệ quá dòng điện pha có thời gian:
Giá trị tác động: Ip >>= 3,75 kA
Thời gian trễ: 3,0 giây
+ Bảo vệ quá dòng điện pha cắt nhanh:
Giá trị tác động: Ip >>= 7,5 kA
Thời gian trễ: 0,503 giây
+ bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian:
Giá trị tác động: I0 >>= 0,510 kA
Thời gian trễ: 0,501 giây
+ bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian:
Giá trị tác động: I0 >>= 2,510 kA
Thời gian trễ: 0,2 giây
- Bảo vệ điện áp:
+ Bảo vệ kém áp:
Giá trị tác động thứ cấp: 66,6 V
Giá trị tác đọng sơ cấp : 242,18 V
Máy cắt AT2:
- Dòng điện định mức: Iđm = 630 A
- Dòng cắt ngắn mạch định mức: INM =50 kA
- Bảo vệ quá dòng phía hạ áp MBA 35/0,4 KV, Rơ le P111:
+ Bảo vệ quá dòng điện pha có thời gian:
Giá trị tác động: Ip >>= 3,75 kA
Thời gian trễ: 3,014 giây
+ Bảo vệ quá dòng điện pha cắt nhanh:
Giá trị tác động: Ip >>= 7,5 kA
Thời gian trễ: 0,5 giây
+ bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian:
Giá trị tác động: I0 >>= 0,5 kA
Thời gian trễ: 0,5 giây
+ bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian:
31
Giá trị tác động: I0 >>= 2,5 kA
Thời gian trễ: 0,2 giây
Máy cắt AT3:
- Dòng điện định mức: Iđm = 630 A
- Dòng cắt ngắn mạch định mức: INM =50 kA
- Bảo vệ quá dòng phía hạ áp:
+ Bảo vệ quá dòng điện pha có thời gian:
Giá trị tác động: Ip >>= 1,88 kA
Thời gian trễ: 3,0 giây
+ Bảo vệ quá dòng điện pha cắt nhanh:
Giá trị tác động: Ip >>= 3,74 kA
Thời gian trễ: 0,5 giây
+ bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian:
Giá trị tác động: I0 >>= 0,2 kA
Thời gian trễ: 0,5 giây
+ bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian:
Giá trị tác động: I0 >>= 1,25 kA
Thời gian trễ: 0,2 giây
2. Máy cắtcáo áp 601/602, 631,641.
Hình 14: Máy cắt cao áp 601/602, 631, 641
32
2.1.Máy cắt: MC641.
Nhiệm vụ.
- Đóng, cắt nguồn điện cao áp cho MBA TD61.
Thông số kỹ thuật.
-Nhà chế tạo: IN DIA.
-Kiểu máy cắt chân không.
-Năm sản xuất: 2011.
-Dòng điện định mức: 1600 A.
-Điện áp định mức: 7,2 KV.
-Tần số 50 HZ.
2.2. Máy cắt: MC601, MC602.
Nhiệm vụ.
- Là máy cắt đầu cực máy phát.
- Dùng để đóng điện hòa đồng bộ cho tổ máy ( điều kiện để hòa đồng tần số,
đồng điện áp, đồng pha).
- Dùng để cắt điện tổ máy ra khỏi lưới (khi máy dừng giảm công suất xuống
2,1MW máy cắt tự động cắt tải).
- Do máy cắt được cài đặt khi tải giảm xuống 2,1MW là máy cắt cắt tải ra
khỏi lưới tránh hiện tượng công suất ngược.
Thông số kỹ thuật.
- Nhà chế tạo: IN DIA.
- Năm sản xuất: 2011.
- Kiểu máy căt: đồng bộ.
- Dòng định mức: 1600 A.
- Điện áp định mức: 7,2 KV.
2.3. Máy cắt: MC 631.
Nhiệm vụ.
- Là máy cắt phía máy máy biến áp T1.(cấp điện áp 6 KV).
- Dùng để đóng, cắt tải cho MBA T1.0,2 giây
33
Thông số kỹ thuật.
- Nhà chế tạo: IN DIA.
- Năm sản xuất: 2011.
- Kiểu máy cắt: chân không.
- Điện áp định mức: 7,2 KV.
- Dòng định mức: 3150 A.
- Tần số: 50 HZ.
V. Thông số trạm 110KV
1. Nhiệm vụ của trạm 110KV.
- Khi nhà máy phát điện và hòa đồng bộ ở thanh cái C61,điện áp 6,3KV đi
qua MC631, qua MBA T1 điện áp được tăng áp lên 110KV và được đẩy lên lưới
điện 110KV, điện áp qua MC171 đi đến 179 E17.6 trạm 220KV mai sơn.
- Điện áp lưới cao hoặc thấp, nhà máy muốn bám được lưới điện quốc gia thì
phải điều chỉnh điện áp kích từ của 2 tổ máy cho phù hợp với điện áp lưới.
- Khi nhà máy không phát điện, nhà máy sẽ nhận điện áp từ lưới 110KV, điện
áp được giảm áp qua MBA T1 xuống 6,3KV, về thanh cái C61 và qua MBA
TD61 giảm điện áp xuống 0,4KV để sử dụng tự dùng cho nhà máy.
Hình 15: Máy biến áp và trạm biến áp
34
2. Thông số kỹ thuật máy biến dòng. TI171.
- Nhà chế tạo: INDIA.
- Năm sản xuât: 2011.
- Điện áp định mức:123kv.
- Tỷ số biến: 80-160/1-1-1A.
-Số chế tạo: - BDĐ No1: OC3494/1/1/11.
- BDĐ No2: OC3494/1/3/11.
- BDĐ No3: OC3494/1/2/11.
- Cuộn dây: 1S1-1S2-1S3 2S1-2S2-2S3 3S1-3S2-3S3 4S1-4S2-4S3 5S1-5S2-
5S3.
Công suất : (VA) / 15 20 / /
Cấp chính xác: PS 0,2 0,2 PS PS
3. Thông số kỷ thuật chống sét van. loại ZAQ-96-SM:(CS171,CS1T1).
- Điện áp định mức ( KV): 96.
- Dòng điện định mức ( KA ): 10.
- Số chế tạo : CSV N01(A): 06 ; CSV N02(B):05 ;CSV N03(C):07.
- Nhà chế tạo: INDIA.
- Năm sản xuất: 2011.
4. Thông số kỹ thuật của máy biên áp chính T1
- Hãng
- Loại
- Kiểu
- Công suất
- Số cuộn dây
- Số pha
- Tần số
- Điện áp danh định
+ Cuộn cao áp
+ Dòng điện định mức cao/ hạ
AREVA - ẤN ĐỘ
Ngoài trời/ xoay chiều
Ngâm dầu
26.500 KVA
2
3
50Hz
115 ± 2x2,5% kV
133/2428,5A
35
+ Cuộn hạ áp
- Tổ đấu dây
- Kiểu làm mát
- Kiểu đổi nấc
- Tổn hao không tải
- Tổn hao có tải và Uđm
- Điện áp ngắn mạch
6,3kV
Y/Δ11
ONAN
Không tải
Po = 16,36 kW
Pt = 127,62 kW
10,5 %
5. Thông số kỹ thuật DCL 171-7:
- Kiểu DCL: S3C2T.
- Năm sản xuất: 2011.
- Nhà chế tạo: INDIA.
- Điện áp định mức: 123 (KV).
- Dũng điện định mức: 1800 (A).
- Số chế tạo: P1121000S.
-Loại dao cách ly: 3pha.
6. Thông số kỹ thuật DCL171-76, DCL171-75.
- Độ cao cho phép so với mặt nước biển: 1000 m.
- Nhiệt độ làm việc: từ -300C tới + 400C
- Tốc độ gió: 34m/s.
- Môi trường không có cháy nổ, hỏa hoạn và sự ăn mòn hoá học.
- Lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời.
7. Thông số kỹ thuật máy cắt MC171.
- Maý cắt SF6 kiểu GL321F1P
- Điện áp định mức 145Kv
- Dòng điện định mức 3150A
- Tần số định mức 50Hz
- Điện áp sét chịu được 650kVp
- Dòng điện ngắn mạch chịu được
- Thời gian cắt ngắn mạch 3s
36
- Dòng điện ngắn mạch chế tạo
- Dòng điện cắt định mức
- Áp lực khí SF6 định mức ở 200C 6.4bar
- Tổng khối lượng máy cắt
- Tiêu chuẩn IEC62271-100
- Năm sản xuất 2011
- Nhà chế tạo INDIA
- Điện áp định mức mạch đóng 220Vdc
- Điện áp định mức mạch cắt 220Vdc
- Điện áp định mức động cơ tích
năng
220VAC
- Điện áp dấy 220VAC, 50Hz
37
CHƯƠNG III: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1
I. TÌM HIỂU VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN
1. Chức năng nhiệm vụ của máy phát điện
- Máy phát điện nói chung là thiết bị có tác dụng biến đổi cơ năng thành
điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ
cấp có thể là tuabin nước, tua bin hơn, tuabin gió, động cơ đốt trong hoặc các
nguồn cơ năng khác.
- Máy phát điện có ba chức năng chính đó là phát điện, chỉnh lưu và hiệu
chỉnh điện áp.
Phát điện: Với hệ thống cấu trúc động cơ quay, truyền chuyển động quay
đến máy phát điện thông qua dây đai hình chữ V. Kết cấu Rotor của máy phát là
một nam châm điện tạo ra từ trường, từ đó tương tác lên dây quấn trong stator để
phát sinh ra điện.
Chỉnh lưu: Các thiết bị điện sẽ không sử dụng được trực tiếp dòng điện
xoay chiều tạo ra trong máy phát điện mà cần phải được chỉnh lưu thành dòng
điện một chiều. Nhờ bộ chỉnh lưu, dòng điện xoay chiều sẽ được điều chỉnh
thành dòng điện một chiều.
Hiệu chỉnh điện áp: Chức năng này thực hiện tiết chế điều chỉnh điện áp
sinh ra từ dòng điện của máy phát điện. Nhờ nó có thể đảm bảo được hiệu điện
thế của dòng điện đi đến các thiết bị sẽ luôn là một hằng số, ngay cả khi tốc độ
máy phát điện không đổi.
2. Phân loại máy phát
Các máy phát điện thủy lực thường dùng máy phát điện đồng bộ cực lồi
phân loại như sau:
2.1. Phân loạitheo phương pháp làm mát
- Trong vận hành việc làm mát cho máy phát điện phải trao đổi truyền dẫn
nhiệt của máy phát ra môi trường bên ngoài nhằm mục đích giảm nhiệt độ của
máy phát
38
- Làm mát bề mặt
- Làm mát bề mặt bằng không khí
- Làm mát bằng không khí H2
- Làm mát trực tiếp: Làm mát trực tiếp là phương phápp cho khí H² gió,
tuần hoàn trực tiếp bên trong ống dây dẫn hay đi qua đường ống có tiếp xúc với
dây dẫn điện.
2.2. Phân loại theo phương pháp kích từ
Các máy phát tuabin nước thường dùng hệ thống kích từ bằng nguồn điện
xoay chiều, dòng điện xoay chiều chỉnh lưu thành một chiều được đưa vào cuộn
dây kích thích máy phát bằng hệ thống chổi than và vành góp
2.3. Phân loại theo hướng trục của máy phát
Gồm 2 loại: Kiểu trục đừng và kiểu trục ngang
+ Trục Đứng: kiểu Rotor máy dựng thẳng đứng
+ Trục Ngang: Là kiểu roto máy phát nằm.
2.4. Phân loại theo cách bố trí ổ trục
Trục máy phát được đỡ bằng ổ trục.
- Đố với loại máy phát theo kiểu trục ngang thì ổ trục được bố trí cả về 2
phía của roto, hệ thống bôi trơn được bố trí ngay trên trục
- Đốivới máy kiểu đứng thì dùng đỡ kiểu treo và ổ đỡ kiểu ô lớn tốc độ thấp.
3. Cấu tạo
Máy phát điện xoay chiều 3 pha là một hệ thống gồm 3 dòng điện xoay
chiều có cùng biên độ cùng tần số, nhưng lệch pha nhau 2/3. Ba cuộn dây của
phần ứng đặt lệch nhau 1/3 vòng tròn trên stato.
Hình 16: Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha
39
Chú thích:
1- Vỏ máy phát
2- Bạc lót
3- Stato
4- Giá đỡ
5- Bộ chỉnh lưu
6- Bộ điều chỉnh điện
7- Vòng tiếp điện
8- Roto
 Phần cảm (ROTO) 1 nam châm điện (được nuôi bởi dao động 1 chiều) có
thể quay xung quanh trục cố định để tạo ra từ trường biến thiên.
 Phần ứng: (STATO): gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau về kích thước, số
vòng và được bố trí trên ṿòng tṛên lệch nhau1 góc 1200.
 Ngoài ra còn có các nắp, puli, cánh quạt và bộ chỉnh lưu.
3.1.Roto
Rôto được chế tạo đặc biệt để có sức bền cơ học cao, và có độ rung tối
thiểu không những ở chế độ định mức mà còn ở chế độ vượt mức
(920vòng/phút). rôto được chế tạo thành 2 bộ phận tách rời để có thể chuyên chở
dể dàng nhưng vẫn đảm bảo sức bền cơ học cao.
+ Trục chính và khung từ:
trục chính được chế tạo bằng 2 trục rỗng để thuận tiện cho việc chuyên chở,
hai trục này được két chặt với nhau bằng 12bulong ở mặt bích và chịu được mọi
ứng suất cơ học như một trục liền. các bulong này được làm bằng loại thép dai
đặc biệt, siết chặt đều.
Về phía turbine, trục có một mặt bích dùng để kết nối với bánh xe công tác.
Trục chính phía máy phát có 6 gân, hàn dọc theo chu vi trục. khung từ gồm có 3
phần, được gắn khít vào trục ở các gân này. Giữa các gân và khung từ có 3 rãnh
nằm đều xung quanh chu vi, các chêm được đóng bằng búa vào rãnh để chuyển
ngẫu lực giữa trục và khung sau khi khung từ được gắn khít vào trục.
+ Cực từ và cuộn dây rotor:
Cực từ được cấu tạo bằng các tấm thép từ dày 1,6mm ghép chồng để giảm
tổn thất do dòng điện Foucault.
Đầu cực có 6 rãnh tròn, mỗi rảnh có chứa một thanh đồng thau hàn ở mỗi
đầu vào thanh hình tạo thành cuộn cản. Các thanh hình L được gắn vào tấm thép
40
cuối để chống lại lực ly tâm và tản nhiệt dể dàng cho thanh cản.Tác dụng của
cuộn cản là tạo momen cản kéo rotor về tốc độ đồng bộ khi máy dao động, và
cải thiện điện áp bớt bất đối xứng hơn khi máy phát làm việc với tải không đối
xứng. Các cực từ và cuộn dây trên nó được bắt chặt vào khung theo các rãnh.
Mỗi cuộn dây rôtor gồm một bảng dây đồng tiết diện hình chử nhật, cách điện
giữa các vòng bằng khoáng vật có dạng sợi (amian) tẩm vecni, cách điện với đất
được thực hiện bằng các tấm mica. Khoảng giữa hai cực được chêm bởi hai
chêm hình V để giử cuộn dây không bị lỏng, giữa thanh chêm và cuộn dây được
lót bằng mica, trên và dưới cuộn dây củng được chêm bằng mica. một miếng
đệm lò xo được sử dụng để ép sát cuộn dây vào cực từ đề phòng cách điện cuộn
dây bị già cổi và bị tháo lỏng.
+ Quạt gió:
Quạt gió được chế tạo bằng thép cán, hàn dọc theo hướng trục và được gắn
vào khung từ. cánh quạt làm bằng cánh dập, cắt theo hình dạng định sẵn được
hàn vào đai đỡ ở khoảng cách đều. Nhiệm vụ cùa quạt là thổi gió luân chuyển
không ngừng trong máy
+ Vành trượt :
Vành trượt làm bằng thép tấm, có rãnh dạng hình tròn ốc được khắc trên bề mặt
để bụi than dễ dàng bắn ra ngoài. chổi than làm bằng graphit thiên nhiên loại tốt
có khả năng chịu được dòng lớn.
3.2. Stator
Dây quấn stator là dây quấn sóng hai lớp cấu tạo từ các cuộn dây nữa vòng.
Để giảm tổn hao do dòng điện xoáy, dây quấn gồm những tao dây tạo bởi những
sợi dây đồng bọc hai lớp cách điện thuỷ tinh. các tao dây được sắp xếp thành hai
hàng, mỗi hàng 20 tao hoán vị kiểu robel để phân bố từ trường đều tráng hiệu
ứng mặt ngoài. Dây dẫn nói trên được làm cứng bằng nhựa phenol rồi được
quấn lên nhiều vòng bằng mica và giấy kết hợp với nhựa tổng hợp có đặc tính
cách điện tốt. Ở mặt ngoài, dây dẩn được phủ một lớp bằng thuỷ tinh. sau khi
cho vào hút chân không để loại trừ hơi ẩm, dây dẩn được tẩm nhựa tổng hợp có
đặc tính cách điện tốt.
41
Cuộn dây stator được quấn kiểu gợn sóng gồm 126 rãnh nếu nhìn từ phía
kích thích, cuộn dây được quấn từ rãnh 1 đến rảnh 13.
Nếu nhìn từ phía turbine thì cuộn dây đi từ rãnh 1 đến rãnh 10. mỗi rãnh
một pha trong 1 bước cực là 3.1/2
Ta có: 3.1/2 x 3pha x 12 cực =126rãnh.
Cuộn dây máy phát được nối hình sao, trung tính của máy phát được nối
với máy biến áp trung tính trước khi nối đất.
Chất cách điện của dây dẫn thuộc loại F có thể chịu đựng độ tăng nhiệt tối
đa lâu dài là 750C nhiệt độ cho phép lớn nhất là 1300C.
Trong máy phát còn có 12 bộ cảm biến nhiệt độ được gắn trong các rãnh
quanh chu vi stator giữa hai cuộn dây trên và dưới trong đó 6 cuộn làm viậc và 6
cuộn dự phòng. các cảm biến nhiệt này sẻ cho biết nhiệt độ của cuộn dây, bộ chỉ
thị được đặt ở tủ điều khiển tại phòng điều hành. Tại gối đỡ trục máy củng có
các bộ dò tìm nhiệt độ.
4. Nuyên lý làm việc của máy phát
Dùng áp lực nước, làm quay turbine máy phát với tốc độ đồng bộ. đồng
thời đưa dòng điện kích thích từ vào dây quấn kích từ khi đó từ trường của phần
cảm cắt ngang các thanh dẫn làm cảm ứng sức điện động trên các dây quấn phía
tator. do từ trường phân bố trong các khe hở không khí biến thiên theo qui luật
hình sin nên sức điện động cảm ứng sinh ra củng biến thiên theo qui luật hình
sin. do 3 cuộn dây có cấu tạo giống nhau và đặt lệch nhau 1200 nen sức điện
động sinh ra sẻ là.
eA = Em.Sint
eB= Em.Sin(t – 1200 )
eC = Em.Sin(t – 2400 )
Trị hiệu dụng : E= 4,44.f .w1.Kdq.0
Trong đó :
 0 : Từ thông cực từ roto
 Kdq : Hệ số dây quấn <1
 w1 : Số vòng dây trên 1 pha
42
 f : Tần số
Khi máy có P đôi cực, tốc độ quay n thì tần số sinh ra f=P.n/60
Khi máy phát điện được nối với tải ,thì sẽ sinh ra dòng điện 3 pha chạy
trong máy tạo ra từ trường quay.
Hình 17: Nguyên lý dòng điện xoay chiều
5. Thông số máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1
5.1 Cấu tạo
Máy phát điện trong Nhà máy thuỷ điện Suối Sập I là máy phát điện thủy lực
đồng bộ xoay chiều ba pha, trục ngang có cấu tạo gồm Stato, Rôto, ổ trục có bệ
đỡ trước và sau, nắp đậy trước và sau tấm bệ, cánh gió, bộ làm mát không khí.
5.2 Thông số
 Máy phát :
- Kiểu máy phát
- Hãng chế tạo
- Công suất định mức (Pđm)
- Công suất biểu kiến (Pđm)
- Điện áp định mức (U)
- Dòng điện định mức (I)
- Sơ đồ nối dây
- Tần số
- Tốc độ quay định mức
- Tốc độ lồng tốc
Máy phát đồng bộ 3 pha, trục ngang
WEG-BRAZIN
10.5 MW
13.125 MVA
6.3 KV
1203 A
Nối Y
50 Hz
600rpm
900rpm
43
- Hệ số công suất
- Số cực rotor
- Số pha
 Máy phát kích thích :
- Kiểu kích từ
- Công suất (S)
- Điệp áp đầu vào (U)
- Điện áp đầu ra (U)
- Dòng điện đầu vào (I)
- Dòng điện đầu ra (I)
- Tần số (f)
- Số cặp cực
0.8
5
3
Không chổi than
116.97 KVA
104 VDC
302.81 VDC
11.12 VDC
270.4 VDC
60Hz
12
Hình 18: Máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sâp 1
II. VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
SUỐI SẬP 1
1.Khởi động máy phát
1.1 Những yêu cầu trước tiên khi khởi động máy phát
- Đảm bảo hệ thống nguồn 220V DC tốt và sẵn sàng làm việc.
- Đảm bảo hệ thống nguồn 400V AC tốt và sẵn sàng làm việc.
- Đảm bảo hệ thống áp lực dầu (OPU) không có sự cố gì và kiểm tra mực
dầu ở mức bình thường.
44
- Đảm bảo hệ thống nước làm mát đang hoạt động và mỗi vị trí van là theo
chỉ dẫn bình thường.
- Đảm bảo máy phát và máy biến áp chính hoạt động bình thường.
- Đảm bảo bộ lọc hệ thống nước làm mát đã được làm sạch.
- Đảm bảo máy điều tốc ở trạng thái tốt (đèn output 01 trên mặt bộ điều
tốc sang).
1.2. Các điều kiện để khởi động tổ máy
Đảm bảo các điều kiện khởi động dưới đâythỏa mãn trước khi khởi động máy:
- Lựa chọn chế độ điều khiển tổ máy tự động hoặc bằng tay
- Tất cả các phụ trợ như CW, OPU, JOS và LOS trong trạng thái ngừng
hoạt động.
- Van vòng đang đóng hoàn toàn.
- Van đĩa đang đóng hoàn toàn.
- Cánh hướng đang đóng hoàn toàn.
- Máy phát đang dừng.
- Rơ le cắt chính đã tác động (86TU).
- Phanh máy phát đã nhả.
- Máy cắt đầu cực đang mở.
- Tất cả các rơ le báo lỗi khẩn cấp và không khẩn cấp của máy phát / máy
biến áp đã được reset.
- Hệ thống AVR tổ máy trong trạng thái tốt và đảm bảo chế độ lựa chọn
theo chế độ tự động (AVR) hoặc chế độ bằng tay (FCR).
1.3.Khởi động máy phát
1.3.1. Khởi động bằng tay
Lựa chọn chế độ bằng tay (SW-2): Lựa chọn chế độ vận hành tua bin sử
dụng công tắc 2 vị trí (SW-2) từ bảng TAGP. Ở chế độ này ta xoay khóa lựa
chọn về vị trí manual để lựa chọn chế độ điều khiển tổ máy bằng tay.
Mở van bằng tay nước làm mát máy phát: Tại gian máy mở van nước đầu
vào của hệ thống nước làm mát (van tay), đảm bảo áp lực đầu vào từ 7- 8 kg/cm2
và áp lực sau van giảm áp từ 3,6- 4 kg/cm2, áp lực cho hệ thống nước chèn trục
45
từ 2- 3 kg/cm2, lưu lượng nước chèn trục từ 70- 85 l/p.Tại gian điều khiển hệ
thống nước làm mát sẽ BẬT từ công tắc-5 tại bảng TAGP và nhìn được vào hiển
thị tình trạng. Sau đó reset tín hiệu phản hồi nước làm mát thấp và lưu lượng
nước chèn trục thấp.
Hệ thống bôi trơn ổ trục máy phát (GLOP) BẬT: Hệ thống dầu GLOP
được bật từ khóa 2 vị trí SW-6 tại bảng TAGP và quan sát được trên bảng hiển
thị tình trạng làm việc của thiết bị đảm bảo:
- Lưu lượng dầu qua gối sau từ 11-12,5l/p.
- Lưu lượng dầu qua gối trước:
- Đường T1 từ 20- 21 l/p.
- Đường T2 từ 30- 34 l/p.
- Đường T3 từ 42- 45 l/p.
Sau khi tín hiệu phản hồi áp lực dầu GLOP và lưu lượng dầu cho ổ hướng
trước/sau máy phát đã đạt ta reset các tín hiệu đèn báo áp lực và lưu lượng dầu
glop thấp. Sau đó có thể khởi động hệ thống dầu JACKING để nâng roto máy
phát (Nếu bơm một chiều mà khởi động sau khi bật khóa lựa chọn khởi động hệ
thốngdầuGLOP/LOSthì phảikiểm tra lại việc cấp nguồn400 VAC cho hệ thống).
Hệ thống dầu kích (JOS) BẬT: Hệ thống dầu JACKING được bật từ khóa
2 vị trí SW-11 tại bảng TAGP và quan sát được trên bảng hiển thị tình trạng
làm việc của thiết bị. Sau khi tín hiệu phản hồi áp lực dầu JACKING đã đạt thì
có thể khởi động bơm dầu OPU.(Nếu bơm một chiều mà khởi động sau khi bật
khóa lựa chọn khởi động hệ thống dầu JACKING thì phải kiểm tra lại việc cấp
nguồn 400 VAC cho hệ thống).
Hệ thống dầu OPU BẬT: Hệ thống dầu OPU được khởi động từ khóa 2 vị
trí SW- 7 ta có thể quan sát được trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của thiết
bị, sau khi tín hiệu phản hồi của OPU BẬT và áp lực dầu điều khiển đã đạt, ta
có thể reset rơ le 86Z, 86X và rơ le cắt chính (86TU) của tua bin và reset lại tất
cả các lỗi tua bin trong bảng hiển thị.
46
RESET 86TU: Chỉ có thể reset được rơ le 86Z & 86X sau khi đã reset tất
các rơ le phụ trên tủ R1A và C1A. Sau đó mới có thể được rơ le 86TU tại bảng
TAGP.
Muốn reset được rơ le 86Y thì phải reset rơ le cắt chính (86TU) trước và tổ
máy sẽ sẵn sàng để khởi động.
Sử dụng phanh (SW-8): Khi hệ thống OPU đã đủ áp lực ta sẽ kích hoạt
phanh máy phát từ khóa SW- 8 trên tủ TAGP nhằm mục đích không cho máy
phát quay trước khi ta tác động mở cánh hướng, chỉ sau khi van đĩa đã mở hoàn
toàn và van vòng đã đóng lại thì mới reset phanh (nhả phanh) từ khóa SW- 8 và
đợi phản hồi phanh đã nhả trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của các thiết
bị ở TAGP ta mới có thể tác động mở cánh hướng.
Điều kiện khởi động đã thỏa mãn: Sau khi đã reset rơ le 86TU thì phải
quan sát xem điều kiện khởi động thỏa mãn hay chưa thỏa mãn trên bảng hiển
thị tình trạng làm việc của các thiết bị. Các điều kiện khởi động sau đây:
- Áp lực dầu điều khiển OPU tốt.
- Áp lực hệ thống dầu GLOP tốt.
- Lưu lượng DE/NDE máy phát bình thường.
- Lưu lượng nước làm mát bình thường
- Áp lực dầu JOS tốt.
- Van đĩa phải ở vị trí đóng hoàn toàn.
- Cánh hướng phải ở vị trí đóng hoàn toàn.
- Các máy cắt đầu cực 601, 602 phải đang mở.
- Reset lại rơ le lỗi tua bin.
Mở van vòng (PB- 6): Sau khi các điều kiện khởi động đã thỏa mãn, mở van
vòng bằng nút ấn (PB- 6) tại tủ TAGP và đợi cho áp lực nước đằng trước và sau
van đĩa cân bằng. Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi đã mở van vòng và áp lực
nước trước và sau van đĩa đã cân bằng trên bảng hiển thị tình trạng làm việc ta
thao tác mở van đĩa.
47
Mở van đĩa (PB-8): Ấn nút PB- 8 tại bảng TAGP để mở van đĩa, chỉ mở
van đĩasau khi đã nhận được tín hiệu phản hồi van vòng mở và áp lực nước đã
cân bằng.
Đóng van vòng (PB- 7): Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi van đĩađã mở
hoàn toàn, ta thao tác đóng van vòng bằng nút ấn PB- 7 tại tủ TAGP.
Nhả phanh (SW-8): Phanh máy phát sẽ được nhả bằng tay, sử dụng khóa 2
vị trí SW-8 tại tủ TAGP. Đảm bảo rằng phanh phải được nhả và đợi tín hiệu
phản hồi trên bảng hiển thị tình trạng làm việc tại TAGP.
Mở cánh hướng (PB- 10): Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi của van
vòng đóng, van đĩa đóng và phanh máy phát đã nhả, ấn nút PB- 10 tại tủ TAGP
để mở dần dần cánh hướng cho đến khi máy phát đạt số vòng định mức 600
vòng/ phút tương ứng với độ mở cánh hướng từ 10 – 17%.
Lưu ý: Số vòng quay định mức là 600 vòng/ phút.
Giới hạn mở cánh hướng là 0 – 100%.
Khi máy quay được 35% tốc độ định mức (khoảng 200- 250 vòng/
phút) thì sẽ đưa lệnh dừng hệ thống dầu JACKING.
Tại tốc độ 90% kích từ BẬT: Khi tốc độ máy phát đạt 90% tốc độ định
mức, thì trên bảng hiển thị tình trạng làm việc sẽ xuất hiện tín hiệu sẵn sằng cho
đóngkíchtừ. Việc bậtkíchtừđượcthực hiệnbằng cách ấn nút IPB-3 tại tủ kích từ.
Máy phát đã chạy không tải ổn định: Máy đã đạt được 600 vòng/phút và
kích từ đã làm việc ổn định thì sẵn sàng cho hòa đồng bộ theo chế độ bằng
tay.
1.3.2. Khởi động tự động
Lựa chọn chế độ tự động (SW-2): Lựa chọn chế độ làm việc của tua bin sử
dụng công tắc 2 vị trí (SW-2) từ tủ TAGP. Lựa chọn chế độ tự động cho việc
vận hành máy tự động.
Mở van bằng tay nước làm mát (Bằng tay): Phải mở van bằng tay nước
làm mát cho hệ thống CW.
ẤN NÚT KHỞI ĐỘNG TỰ ĐỘNG TRÊN TỦ TAGP
Sau khi ấn nút KHỞI ĐỘNG, thứ tự làm việc sẽ xảy ra như sau:
48
Nước làm mát máy phát BẬT (DO-10): Nhìn được hiển thị trạng thái. Sau
khi nhận tín hiệu phản hồi của áp lực hệ thống CW tốt (DI-10 tại bộ điều tốc),
Bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh khởi động hệ thống bơm dầu GLOP/ LOS (DO-11).
Hệ thống dầu bôi trơn ổ trục máyphát (GLOP/LOS)BẬT (DO-11):Có thể
nhìn trên màn hiển thị trạng thái. Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi áp lực hệ
thống dầu GLOP tốt (DI-11 tại bộ điều tốc), Bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh khởi
động hệ thống bơm dầu JACKING (DO-12).
Hệ thống dầu nâng trục (JOS) BẬT (DO-12): Có thể nhìn trên màn hiển
thị trạng thái. Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi áp lực hệ thống dầu
JACKING tốt (DI-12 tại bộ điều tốc), bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh khởi động hệ
thống bơm dầu OPU.
Hệ thống dầu thủy lực (OPU) BẬT (DO-13): Có thể nhìn trên màn hiển thị
trạng thái, sau khi nhận được tín hiệu phản hồi hệ thống OPU BẬT và áp lực của
hệ thống đã đạt, ta có thể reset các rơ le 86Z, 86X và rơ le cắt chính bảo vệ tua
bin (86TU) sau khi đã reset toàn bộ sự cố tua bin trên các cửa sổ thông báo.
RESET 86TU: Chỉ có thể reset các rơ le 86Z & 86X sau khi đã reset hết rơ
le phụ tại các tủ đo lường và bảo vệ máy phát. Sau đó mới có thể reset rơ le
86TU tại tủ TAGP.
Rơ le 86Y chỉ reset được sau khi đã reset rơ le cắt chính bảo vệ tua bin
(86TU) và tổ máy sẽ sẵn sàng để khởi động.
Sử dụng phanh (DO-7): Sau khi đã reset rơ le (86TU), thì bộ điều tốc sẽ
đưa ra lệnh kích hoạt phanh máy phát và sẽ đợi đến có tín hiệu phản hồi các điều
kiện khởi động đã thỏa mãn (DI-13), sau đó sẽ đưa ra lệnh mở van vòng.
Điều kiện tiền khởi động OK (DI-13): Sau khi reset rơ le 86TU, Phải quan
sát trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của các thiết bị xem các điều khiện
khởi động đã thỏa mãn hay chưa. Các điều kiện khởi động như sau:-
- Áp lực dầu điều khiển OPU tốt.
- Áp lực hệ thống GLOP tốt.
- Lưu lượng DE/NDE máy phát bình thường.
- Lưu lượng nước làm mát bình thường.
49
- Áp lực dầu JACKING tốt.
- Van đĩa phải đóng hoàn toàn.
- Cánh hướng ở vị trí đóng hoàn toàn.
- Máy cắt đầu cực 601, 602 đang mở.
- Reset rơ le bảo vệ tua bin (86TU).
Mở van vòng (DO-14): Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi các điều kiện
khởi động đã thỏa mãn (DI-13), bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh mở van thủy lực của
van vòng và đợi cho áp lực đằng trước và sau van đĩa cân bằng. Sau khi nhận
được tín hiệu phản hồi van vòng đã mở và áp lực nước đằng trước và sau van đĩa
đã cân bằng (DI- 14) thì bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh mở van đĩa.
Mở van đĩa (DO-15): Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi van đĩa đã mở
hoàn toàn (DI-15) bộ điều tốc sẽ đưa lệnh đóng van vòng.
Nhả phanh (DO-09): Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi van đĩa mở hoàn
toàn và van vòng đã đóng, bộ điều tốc sẽ đưa lệnh nhả phanh máy phát.
Mở cánh hướng (AI-1): Sau khi nhận được tín hiệu phanh máy phát đã nhả,
Bộ điều tốc sẽ đưa lệnh mở cánh hướng cho đến khi máy phát đạt số vòng định
mức 600 vòng/ phút tương ứng với độ mở cánh hướng từ 10 – 17%.
Chú ý: Tốc độ định mức là 600 vòng/phút.
Giới hạn mở cánh hướng là 0 – 100 %
Khi máy quay được 35% tốc độ định mức (khoảng 200- 250 vòng/ phút) thì
sẽ đưa lệnh dừng hệ thống dầu JACKING.
Tại tốc độ 90% kích từ BẬT: Khi tốc độ máy phát đạt 90% tốc độ định
mức, thì trên bảng hiển thị tình trạng làm việc sẽ xuất hiện tín hiệu sẵn sằng cho
đóng kích từ. Việc bật kích từ được thực hiện bằng cách ấn nút IPB-3 tại tủ kích
từ.
Máy phát đã chạy không tải ổn định: Máy đã đạt được 600 vòng/phút và
kích từ đã làm việc ổn định thì sẵn sàng cho hòa đồng bộ theo chế độ tự động
hoặc bằng tay.
2. Các chế độ hòa máy phát vào lưới
- Điểm hoà điện giữa nhà máy thuỷ điện Suối Sập I với Hệ thống điện
50
Quốc gia được quy định tại máy cắt 601; 602;. Có hai chế độ hoà sau:
2.1. Chế độ hòa tự động
Đây là chế độ làm việc chính của Tổ máy.
- Lựa chọn máy cắt hòa bằng khóa SS1trên tủ hòa đồng bộ.
- Xoay công tắc lựa chọn (AUTO/MANUAL ) ở trên tủ đồng bộ về chế độ
tự động (AUTO).
- Ấn nút START AUTO SYN.
- Reset rơ le hòa tự động (25A)
- Hệ thống sẽ tự động khởi động thiết bị đồng bộ và máy phát sẽ được đồng
bộ.
- Thiết bị tự động đồng bộ sẽ tự động dừng sau khi đóng máy cắt.
2.2. Chế độ hào bằng tay
- Lựa chọn máy cắt hòa bằng khóa SS1trên tủ hòa đồng bộ.
- Xoay công tắc lựa chọn (AUTO/MANAL ) ở trên tủ đồng bộ về chế độ
tự động (MANUAL).
- Bật công tắc cộtđồngbộ (SYNCHROSCOPE ON/OFF)về vị trí OFF.
- Điều chỉnh tốc độ (Tần số), điện áp so với tần số và điện áp của lưới điện thông
qua việc xoay núm(SPEED RAISE/LOWER), (VOLTAGE RAIES/LOWER) trên
tủ (SYN.PANEL) và việc đồng bộ hóa hệ thống bằng việc đóng máy cắt đầu cực máy
phát , khi đèn thông báo đồng bộ đạt yêu cầu sáng " Thông qua rơle kiểm tra đồng bộ "
và đồng hồ đồng bộ ở vị trí 12h (vạch 12).
- Lắc khoá điều khiển máy cắt (CB CONTROL) về vị trí CLOSE. Máy
phát sẽ được hòa điện vào lưới.
3. Theo dõi, vận hành máy phát làm việc
Khi máy làm việc bình thường, cần theo dõi các vấn đề sau:
- Điện áp máy phát cho phép biến đổi trong phạm vi  5% điện áp định
mức (6,3KV) Nếu cao hơn hay thấp hơn, ta phải điều chỉnh dòng kích từ để
giảm hoặc tăng điện áp. Nếu có nhiều máy làm việc song song, việc điều chỉnh
kích từ phải theo nguyên tắc là cos các máy xấp xỉ bằng nhau. Thoả mãn điều
kiện này sẽ tận dụng hết khả năng các máy, đồng thời tổn hao công suất cũng
51
nhỏ nhất.
- Tần số chung phải bằng định mức (bằng 50  0,5Hz), khi tần số lệch khỏi
định mức ta phải thay đổi mômen sơ cấp để đưa tần số về 50 Hz. Việc điều
chỉnh tần số cũng phải theo nguyên tắc bảo đảm cos các máy bằng nhau.
- Dòng điện và công suất máy phát không được quá định mức. Khi máy bị
quá công suất, cần sử lý để hạn chế tải, nếu không được thì cắt bớt tải.
- Nếu theo yêu cầu của Điều độ hệ thống thì có thể duy trì dòng điện quá tải
Stato trong thời gian cho phép quá tải sự cố đồng thời tăng cường theo dõi kiểm
tra tình trạng máy phát điện quá tải theo bảng sau:
Bội số Iqt/Iđm 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5
Thời gian quá tải
cho phép (phút)
60 6 4 3 2
- Nhiệt độ dây quấn, ổ hướng, bạc chặn, vành chèn trục, OPU, GLOP. Tất
cả các nhiệt độ này phải trong phạm vi cho phép theo bảng sau.
Tên
Bảo vệ cấp 1(0C)
(Tín hiệu cảnh báo)
Bảo vệ cấp 2(0C)
(Tín hiệu cắt)
-Nhiệt độ cuộndây STATO 100 110
-Nhiệt độ ổ hướng trước MF 60 70
-Nhiệt độ ổ hướng sau MF 60 70
-Nhiệt độ bạc chặn phía
Tuabin
60 70
-Nhiệt độ bạc chặn phía MF 65 70
- Nhiệt độ vành chèn trục 20 24
- Nhiệt độ dầu OPU 55 60
- Nhiệt độ dầu GLOP 45 55
- Dòng điện ba pha phải cân bằng, nếu chênh lệch, không được lệch quá
20% dòng định mức (1250A), lúc này dòng điện trong bất cứ pha nào cũng
không được phép quá tải.
- Ngoài ra, phải thường xuyên theo dõi độ rung, tiếng kêu, cách điện dây
52
quấn, tình trạng kích từ, các chỉ thị đo lường, điều khiển và tín hiệu bình thường
chính xác, phù hợp với trạng thái vận hành tổ máy.
- Thực hiện chuyển công suất giữa các máy phải đảm bảo nguyên tắc là tần
số (khi chuyển công suất tác dụng) hay điện áp (khi chuyển công suất phản
kháng) không dao động trong suốt quá trình chuyển. Vì thế, phải thao tác đồng
thời cả hai, giảm máy này đồng thời tăng máy kia. Người ta thường làm từng
động tác ngắn, sau mỗi thao tác, chờ cho các dụng cụ do ổn định mới làm tiếp
bước sau.
4. Dừng máy phát
Máy phát có thể được dừng ở các chế độ sau:
- Dừng máy bình thường.
- Dừng máy khẩn cấp.
4.1. Dừng máy phát bình thường
Chế độ này thường được thực hiện một cách dự định khi Tua bin được yêu
cầu dừng hoạt động để bảo dưỡng, dự phòng. Yêu cầu này được thực hiện bằng
việc ấn nút "AUTO STOP" ở trên tủ TAGP.
Sau khi ấn nút dừng, thứ tự dưới đây sẽ xảy ra:
- Tải trên máy sẽ giảm dần dần theo độ đóng cánh hướng.
- Khi công suất còn khoảng 1800KW thì bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh cắt máy
cắt đầu cực.
- Cánh hướng đóng liên tục về 0%.
- Kích từ sẽ tắt khi tốc độ máy phát giảm xuống 90% tốc độ định mức.
- Hệ thống dầu JACKING sẽ làm việc khi tốc độ máy phát giảm xuống
khoảng 35% tốc độ định mức đến khi máy dừng hoàn toàn.
- Ở tốc độ còn khoảng 25% tốc độ định mức, phanh sẽ được kích hoạt.
- Van đĩa đóng
- Phanh được nhả sau khi máy phát đã dừng hoàn toàn.
- Hệ thống OPU tự tắt sau khoảng 60 giây
- Hệ thống dầu JACKING tự tắt sau khoảng 120 giây.
- Hệ thống dầu GLOP tự tắt sau khoảng 180 giây.
53
- Sau khi hệ thống dầu GLOP tắt thì sau khoảng 60 giây nên khóa hệ thống
nước làm mát lại để tránh tắc bộ lọc nước làm mát khi máy dừng thời gian dài.
4.2. Dừng máy phát khẩn cấp
Dừng máy khẩn cấp chỉ được thực hiện khi nhân viên vận hành phát hiện
thấy sự cố gây nguy hại cho máy móc, thiết bị và người.
Tổ máy sẽ dừng tự động nếu ấn nút Emergency P/B, bảo vệ Tua bin (Rơle
86TU) hoặc thiết bị bảo vệ ( Rơle 86Z) tác động thì Máy phát sẽ tự động dừng,
chế độ này máy phát sẽ dừng theo trình tự.
- Máy cắt đầu cực 601,602 sẽ cắt.
- Cánh hướng sẽ đóng về 0%.
- Kích từ sẽ tắt khi tốc độ máy phát giảm xuống 90% tốc độ định mức.
- Hệ thống dầu JACKING sẽ làm việc khi tốc độ máy phát giảm xuống
- Sau khi máy đã dừng hoàn toàn thì:
- Hệ thống OPU tự tắt sau khoảng 60 giây
- Hệ thống dầu JACKING tự tắt sau khoảng 120 giây.
- Hệ thống dầu GLOP tự tắt sau khoảng 180 giây.
-Sau khi hệ thống dầu GLOP tắt thì sau khoảng 60 giây nên khóa hệ thống
nước làm mát lại để tránh tắc bộ lọc nước làm mát khi máy dừng thời gian dài
III. Các sự cố thường gặp trong vận hành máy phát và cách khắc phục
1. Bảo vệ so lệch máy phát điện tác động ngừng máy
Hiện tượng:
- Chuông còikêu.
- Nhảy máy cắt đầu cực máy phát, cắt KT và ngừng máy.
- Con bài bảo vệ so lệch rơi.
Nguyên nhân:
- Ngắn mạch giữa các pha trong vùng bảo vệ so lệch máy phát điện.
- Nếu trước thời điểm sự cố không có hiện tượng máy gầm, các đồng hồ điện
giao động mạnh thì có thể do bảo vệ tác động sai.
Xử lý:
- Theo dõigiám sát quá trình ngừng máy an toàn.
- Cắt hẳn các khoá điều khiển của máy cắt đã cắt, ghi lại các tín hiệu con bài rơi,
nâng các conbài tín hiệu.
54
- Kiểm tra máy cắt đã cắt, cắt dao cách ly đầu cực máy phát điện.
- Kiểm tra thiết bị trong buồng máy phát và các thiết bị trong phạm vi bảo vệ so
lệch máy phát, kiểm tra cách điện máy phát điện. Nếu có hiện tượng hoả hoạn
thì phải nhanh chóng chữa cháy.
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm rõ nguyên nhân thì phải báo
cáo Phó Giám đốc kỹ thuật để có biện pháp khắc phục sự cố.
- Nếu xác định rõ nguyên nhân do bảo vệ so lệch tác động sai, khi kiểm tra tổ
máy bình thường phải báo cáo Phó giám đốc kỹ thuật cho phép đưa tổ máy trở
lại vận hành.
2. Bảo vệ quá điện áp máy phát điện tác động ngừng máy
Hiện tượng:
- Chuông còikêu.
- Nhảy máy cắt đầu cực máy phát điện, cắt KT và máy ngừng.
- Con bài bảo vệ quá điện áp máy phát rơi.
- Máy có thể kêu khác thường do tăng tốc độ lớn hơn định mức.
Nguyên nhân:
- Do máy phát mất tải đột ngột, tăng tốc.
- Do hư hỏng bộ điều chỉnh điện áp.
Xử lý:
- Theo rõi giám sát quá trình ngừng máy an toàn.
- Cắt hẳn các khoá điều khiển của máy cắt đã cắt, ghi lại các tín hiệu con bài rơi,
nâng các conbài tín hiệu.
- Kiểm tra thiết bị điều chỉnh kích từ máy phát, tìm nguyên nhân và khắc phục.
3. Bảo vệ quá I kém U của máy phát điện tác động ngừng máy
Hiện tượng:
* Cấp 1 tác động:
- Chuông còikêu.
- Nhảy máy cắt đầu ra máy biến áp 110KV.
- Công suất phát của tổ máy giảm thấp
- Con bài Bảo vệ quá I kém U cấp 1 rơi.
* Cấp 2 tác động:
- Chuông còikêu.
- Nhảy các máy cắt trong khối, cắt KT và ngừng máy.
- Con bài Bảo vệ quá I kém U cấp 2 rơi.
Nguyên nhân:
- Do ngắn mạch ngoài phíacấp điện áp 110KV, 35KV, 0,4KV.
55
- Do ngắn mạch trong vùng bảo vệ của máy phát điện và mạch điện 10,5KV
nhưng bảo vệ khác không tác động.
Xử lý:
* Nếu cấp 1 tác động:
- Cắt hẳn khoá điều khiển máy cắt 110KV đã nhảy.
- Điều chỉnh duy trì tổ máy vận hành bìnhthường.
- Nếu kiểm tra bình thường có thể hoà tổ máy với lưới.
* Nếu cấp 2 tác động:
- Cắt hẳn các khoá điều khiển của các máy cắt trong khối nhảy.
- Theo rõi giám sát quá trình ngừng máy an toàn.
- Nếu xác định chắc chắn do ngắn mạch ngoài cho phép có thể khởi động lại
ngay tổ máy ở chế độ không tải.
- Nếu xác định rõ nguyên nhân do bảo vệ tác động sai, khi kiểm tra tổ máy bình
thường phải báo cáo Phó giám đốc kỹ thuật cho phép đưa tổ máy trở lại vận
hành.
4. Bảo vệ quá tải máy phát điện
Hiện tượng:
- Chuông kêu.
- Biển báo quá tải máy phát điện sáng.
- Dòng điện stator tăng quá định mức (1,2 Iđm).
Xử lý:
- Kiểm tra dòng điện 3 pha Stator. Nếu không cân bằng thì tìm nguyên nhân và
xử lý. Nếu dòng 3 pha cân bằng giảm công suất vô công và công suất hữu công,
duy trì dòng điện định mức máy phát điện.
- Nếu theo yêu cầu của điều độ hệ thống thì có thể duy trì dòng điện quá tải
Stato trong thời gian cho phép quá tải sự cố.
5. Bảo vệ chạm đất Stator máy phát điện
Hiện tượng:
- Chuông kêu.
- Biển báo chạm đất Stator và chạm đất xà 10,5KV sáng.
Nguyên nhân:
- Chạm đất trong mạch Stator máy phát điện.
- Chạm đất trong mạch điện áp MPĐ hoặc xà 10,5KV.
Xử lý:
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống 10,5KV của tổ máy.
56
- Kiểm tra phân đoạn sự cố bằng cách tách hệ thống 35KV và tự dùng nếu
không hết tín hiệu mới cắt máy cắt đầu cực máy phát điện. Sau 2 giờ không xử
lý được thì phải ngừng tổ máy.
6. Máy phát điện mất kích từ
Hiện tượng:
- Dòng kích từ độtngột giảm gần bằng không, công suất vô công chỉ âm, công
suất hữu công tăng.
- Máy phát điện có thể mất đồng bộ, dòng điện Stator tăng có thể dẫn đến quá tải
máy phát điện hoặc ngừng sự cố máy phát do bảo vệ quá dòng điện.
Nguyên nhân:
- Đứt mạch kích từ do đứt dây, đứt cáp hoặc do nhảy áptômát diệt từ.
- Do ngắn mạch cuộn dây Rôtormáy phát điện.
Xử lý:
- Trường hợp cắt nhầm áptômát diệt từ, có thể khôi phục lại bằng cách đóng lại
kích từ. Các trường hợp khác chưa rõ nguyên nhân đều phải ngừng máy, tìm
điểm đứt mạch, ngắn mạch và xử lý xong mới được chạy lại máy và hoà điện.
7. Máy phát điện mất đồng bộ
Hiện tượng:
- Máy phát điện có tiếng kêu và rung hoà nhịp với sự dao động của các đồng hồ
tần số, dòng điện, công suất, điện áp máy phát.
Nguyên nhân:
- Do mất ổn định của hệ thống điện sau sự cố.
- Do giảm hoặc mất kích từ máy phát điện.
Xử lý:
- Nhanh chóng tăng dòng điện kích từ máy phát, tăng điện áp máy phát điện đến
trị số định mức.
- Nếu không xử lý được mà máy vẫn mất đồng bộ thì phải tách máy phát điện
vận hành độc lập duy trì điện tự dùng cho nhà máy .
- Nếu mất kích từ thì xử lý theo phần f.
8. Máy phát điện chạy thành động cơ
Hiện tượng:
- Công suất hữu công, vô công giảm về âm.
- Dòng điện Stator, Rôto giảm thấp.
Nguyên nhân:
- Cánh hướng nước đóng hết.
57
- Cửa phai hạ nhanh rơi.
Xử lý:
- Duy trì tổ máy vận hành. Chú ý điều chỉnh thông số vận hành trong phạm vi
cho phép, đồng thời xác minh nguyên nhân để xử lý.
- Nếu do thao tác nhầm thì phải nhanh chóng mở lại cánh hướng nước và cửa
phai rơi nhanh, nâng công suất hữu công máy phát điện. Nếu do hỏng hóc trong
cơ cấu điều khiển của thiết bị điều tốc hoặc cửa phai rơi nhanh thì phải ngừng
máy để sửa chữa khắc phục.
9. Không tăng được điện áp máy phát điện
Hiện tượng:
- Sau khi khởi động đã đạt tốc độ mức, đóng mạch kíchtừ và nâng điện áp máy
phát, nhưng điện áp không lên.
Nguyên nhân:
- Từ dư Rôto máy phát không đủ, mất nguồn 1 chiều ác quy
- Đứt mạch kích thích
- Mất từ dư của máy kích thích phụ.
Xử lý:
- Nếu thao tác khởi kích bằng từ dư không được thì chuyển sang thao tác khởi
kích bằng nguồn điện ác quy 1 chiều. Kiểm tra nguồn 1 chiều ác quy.
- Nếu những thao tác khởi kích như trên không tăng được dòng kích từ thì
ngừng máy tìm điểm sự cố đứt mạch.
- Nếu mất từ dư, ngừng máy tiến hành nạp từ cho máy kích thích phụ.
10. Cháy máy phát điện
Hiện tượng:
- Nhiệt độ của các bộ phận máy phát điện đều vượt quá trị số cho phép.
- Máy phát điện có mùi khét và có khói.
- Các thông số vận hành có thể giao động.
Nguyên nhân:
- Do phóng điện cuộn dây máy phát điện.
Xử lý:
- Cắt máy cắt đầu cực máy phát điện, cắt mạch KT, cách ly tổ máy, duy trì tốc
độ quay định mức.
- Tiến hành chữa cháy máy phát điện bằng vòi nước cứu hoả chuyên dùng và
các phương tiện chữa cháy khác.
Đề tài: Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện, HAY
Đề tài: Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện, HAY
Đề tài: Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HAY
Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HAYLuận văn: Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HAY
Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trờiTìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
jackjohn45
 
Đề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNC
Đề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNCĐề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNC
Đề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNC
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Download: Giáo trình trang bị điện điện lạnh, 203 Trang!
 Download: Giáo trình trang bị điện điện lạnh, 203 Trang! Download: Giáo trình trang bị điện điện lạnh, 203 Trang!
Download: Giáo trình trang bị điện điện lạnh, 203 Trang!
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAYĐề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
Lê Gia
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAYLuận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơi
Đề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơiĐề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơi
Đề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế trạm biến áp 110/22kV cho khu công nghiệp, 9đ
Đề tài: Thiết kế trạm biến áp 110/22kV cho khu công nghiệp, 9đĐề tài: Thiết kế trạm biến áp 110/22kV cho khu công nghiệp, 9đ
Đề tài: Thiết kế trạm biến áp 110/22kV cho khu công nghiệp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khíĐề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế, lập trình nhà giữ xe tự động sử dụng PLC, HAY
Đề tài: Thiết kế, lập trình nhà giữ xe tự động sử dụng PLC, HAYĐề tài: Thiết kế, lập trình nhà giữ xe tự động sử dụng PLC, HAY
Đề tài: Thiết kế, lập trình nhà giữ xe tự động sử dụng PLC, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdfĐánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
Man_Ebook
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
Man_Ebook
 
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOTĐề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống tự động bơm và trộn liệu sử dụng PLC
Đề tài: Thiết kế hệ thống tự động bơm và trộn liệu sử dụng PLCĐề tài: Thiết kế hệ thống tự động bơm và trộn liệu sử dụng PLC
Đề tài: Thiết kế hệ thống tự động bơm và trộn liệu sử dụng PLC
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
GIÁO-TRÌNH-PLC-S7-1200-Mô-tả_Full.pdf
GIÁO-TRÌNH-PLC-S7-1200-Mô-tả_Full.pdfGIÁO-TRÌNH-PLC-S7-1200-Mô-tả_Full.pdf
GIÁO-TRÌNH-PLC-S7-1200-Mô-tả_Full.pdf
QucTNguyn27
 
Luận văn: Tính toán điều tiết hồ chứa tại Nhà máy thuỷ điện, HAY
Luận văn: Tính toán điều tiết hồ chứa tại Nhà máy thuỷ điện, HAYLuận văn: Tính toán điều tiết hồ chứa tại Nhà máy thuỷ điện, HAY
Luận văn: Tính toán điều tiết hồ chứa tại Nhà máy thuỷ điện, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
jackjohn45
 

What's hot (20)

Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HAY
Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HAYLuận văn: Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HAY
Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng, HAY
 
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trờiTìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
Tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời
 
Đề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNC
Đề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNCĐề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNC
Đề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNC
 
Download: Giáo trình trang bị điện điện lạnh, 203 Trang!
 Download: Giáo trình trang bị điện điện lạnh, 203 Trang! Download: Giáo trình trang bị điện điện lạnh, 203 Trang!
Download: Giáo trình trang bị điện điện lạnh, 203 Trang!
 
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAYĐề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
 
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
đồ áN phân loại sản phâm dùng plc s71200
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
 
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAYLuận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
 
Đề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơi
Đề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơiĐề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơi
Đề tài: Điều khiển giám sát mức nước và áp suất của nồi hơi
 
Đề tài: Thiết kế trạm biến áp 110/22kV cho khu công nghiệp, 9đ
Đề tài: Thiết kế trạm biến áp 110/22kV cho khu công nghiệp, 9đĐề tài: Thiết kế trạm biến áp 110/22kV cho khu công nghiệp, 9đ
Đề tài: Thiết kế trạm biến áp 110/22kV cho khu công nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khíĐề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí
 
Đề tài: Thiết kế, lập trình nhà giữ xe tự động sử dụng PLC, HAY
Đề tài: Thiết kế, lập trình nhà giữ xe tự động sử dụng PLC, HAYĐề tài: Thiết kế, lập trình nhà giữ xe tự động sử dụng PLC, HAY
Đề tài: Thiết kế, lập trình nhà giữ xe tự động sử dụng PLC, HAY
 
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdfĐánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
 
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOTĐề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống tự động bơm và trộn liệu sử dụng PLC
Đề tài: Thiết kế hệ thống tự động bơm và trộn liệu sử dụng PLCĐề tài: Thiết kế hệ thống tự động bơm và trộn liệu sử dụng PLC
Đề tài: Thiết kế hệ thống tự động bơm và trộn liệu sử dụng PLC
 
GIÁO-TRÌNH-PLC-S7-1200-Mô-tả_Full.pdf
GIÁO-TRÌNH-PLC-S7-1200-Mô-tả_Full.pdfGIÁO-TRÌNH-PLC-S7-1200-Mô-tả_Full.pdf
GIÁO-TRÌNH-PLC-S7-1200-Mô-tả_Full.pdf
 
Luận văn: Tính toán điều tiết hồ chứa tại Nhà máy thuỷ điện, HAY
Luận văn: Tính toán điều tiết hồ chứa tại Nhà máy thuỷ điện, HAYLuận văn: Tính toán điều tiết hồ chứa tại Nhà máy thuỷ điện, HAY
Luận văn: Tính toán điều tiết hồ chứa tại Nhà máy thuỷ điện, HAY
 
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
đồ áN cung cấp điện đề tài thiết kế cung câp điện cho phân xưởng sửa chữa thi...
 

Similar to Đề tài: Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện, HAY

Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
Man_Ebook
 
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
Man_Ebook
 
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.docĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN NGÀNH CAO THẾ-HÓA DẦU
GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN NGÀNH CAO THẾ-HÓA DẦU GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN NGÀNH CAO THẾ-HÓA DẦU
GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN NGÀNH CAO THẾ-HÓA DẦU
nataliej4
 
Đề tài: Xây dựng hệ điều khiển nhiệt độ lò sấy dầu nguyên liệu, HOT
Đề tài: Xây dựng hệ điều khiển nhiệt độ lò sấy dầu nguyên liệu, HOTĐề tài: Xây dựng hệ điều khiển nhiệt độ lò sấy dầu nguyên liệu, HOT
Đề tài: Xây dựng hệ điều khiển nhiệt độ lò sấy dầu nguyên liệu, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG K...
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG K...ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG K...
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG K...
nataliej4
 
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
nataliej4
 
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Datn le minh tuong 49 ddtfsf
Datn le minh tuong 49 ddtfsfDatn le minh tuong 49 ddtfsf
Datn le minh tuong 49 ddtfsf
Vô Tâm Vô Tội
 
Luận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCM
Luận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCMLuận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCM
Luận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: An toàn bức xạ trong sản xuất dược chất phóng xạ, 9đ
Luận văn: An toàn bức xạ trong sản xuất dược chất phóng xạ, 9đLuận văn: An toàn bức xạ trong sản xuất dược chất phóng xạ, 9đ
Luận văn: An toàn bức xạ trong sản xuất dược chất phóng xạ, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình chẩn đoán trên ô tô - Đỗ Quốc Ấm, Huỳnh Quốc Việt, Đinh Tấn Ngọc.pdf
Giáo trình chẩn đoán trên ô tô - Đỗ Quốc Ấm, Huỳnh Quốc Việt, Đinh Tấn Ngọc.pdfGiáo trình chẩn đoán trên ô tô - Đỗ Quốc Ấm, Huỳnh Quốc Việt, Đinh Tấn Ngọc.pdf
Giáo trình chẩn đoán trên ô tô - Đỗ Quốc Ấm, Huỳnh Quốc Việt, Đinh Tấn Ngọc.pdf
Man_Ebook
 
Đề thi mẫu môn Vật Lý trường Đại học Quốc tế năm 2019
Đề thi mẫu môn Vật Lý trường Đại học Quốc tế năm 2019Đề thi mẫu môn Vật Lý trường Đại học Quốc tế năm 2019
Đề thi mẫu môn Vật Lý trường Đại học Quốc tế năm 2019
giaoduc0123
 
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP
nataliej4
 
Giao trinh quan tri mang&thietbimang
Giao trinh quan tri mang&thietbimangGiao trinh quan tri mang&thietbimang
Giao trinh quan tri mang&thietbimangLe Ngoc Thanh
 
Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Cao Toa
 
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lướiĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
Man_Ebook
 
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Man_Ebook
 
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Man_Ebook
 
Luận Văn Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Màn Hình Lcd Monitor.doc
Luận Văn Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Màn Hình Lcd Monitor.docLuận Văn Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Màn Hình Lcd Monitor.doc
Luận Văn Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Màn Hình Lcd Monitor.doc
tcoco3199
 

Similar to Đề tài: Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện, HAY (20)

Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
 
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
Điều khiển dự báo thiết bị kho điện sử dụng trong hệ thống phát điện sức gió ...
 
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.docĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
ĐỒ ÁN - Xử lý nước thải nhà máy bia VBL Việt Nam.doc
 
GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN NGÀNH CAO THẾ-HÓA DẦU
GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN NGÀNH CAO THẾ-HÓA DẦU GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN NGÀNH CAO THẾ-HÓA DẦU
GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ THÍ NGHIỆM ĐIỆN NGÀNH CAO THẾ-HÓA DẦU
 
Đề tài: Xây dựng hệ điều khiển nhiệt độ lò sấy dầu nguyên liệu, HOT
Đề tài: Xây dựng hệ điều khiển nhiệt độ lò sấy dầu nguyên liệu, HOTĐề tài: Xây dựng hệ điều khiển nhiệt độ lò sấy dầu nguyên liệu, HOT
Đề tài: Xây dựng hệ điều khiển nhiệt độ lò sấy dầu nguyên liệu, HOT
 
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG K...
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG K...ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG K...
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG K...
 
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BỘ SVC CẢI TIẾN ĐỂ GIẢM ẢNH HƯỞNG CỬA LÒ HỒ QUANG ĐẾN ...
 
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
Nghiên Cứu Lọc Tích Cực Trong Mạng Điện Phân Phối Có Xét Đến Điều Kiện Điện Á...
 
Datn le minh tuong 49 ddtfsf
Datn le minh tuong 49 ddtfsfDatn le minh tuong 49 ddtfsf
Datn le minh tuong 49 ddtfsf
 
Luận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCM
Luận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCMLuận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCM
Luận văn: Kết hợp mô hình khí hậu toàn cầu CAM và khu vực RegCM
 
Luận văn: An toàn bức xạ trong sản xuất dược chất phóng xạ, 9đ
Luận văn: An toàn bức xạ trong sản xuất dược chất phóng xạ, 9đLuận văn: An toàn bức xạ trong sản xuất dược chất phóng xạ, 9đ
Luận văn: An toàn bức xạ trong sản xuất dược chất phóng xạ, 9đ
 
Giáo trình chẩn đoán trên ô tô - Đỗ Quốc Ấm, Huỳnh Quốc Việt, Đinh Tấn Ngọc.pdf
Giáo trình chẩn đoán trên ô tô - Đỗ Quốc Ấm, Huỳnh Quốc Việt, Đinh Tấn Ngọc.pdfGiáo trình chẩn đoán trên ô tô - Đỗ Quốc Ấm, Huỳnh Quốc Việt, Đinh Tấn Ngọc.pdf
Giáo trình chẩn đoán trên ô tô - Đỗ Quốc Ấm, Huỳnh Quốc Việt, Đinh Tấn Ngọc.pdf
 
Đề thi mẫu môn Vật Lý trường Đại học Quốc tế năm 2019
Đề thi mẫu môn Vật Lý trường Đại học Quốc tế năm 2019Đề thi mẫu môn Vật Lý trường Đại học Quốc tế năm 2019
Đề thi mẫu môn Vật Lý trường Đại học Quốc tế năm 2019
 
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP
 
Giao trinh quan tri mang&thietbimang
Giao trinh quan tri mang&thietbimangGiao trinh quan tri mang&thietbimang
Giao trinh quan tri mang&thietbimang
 
Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010
 
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lướiĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
ĐIều khiển công suất của hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới
 
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
 
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
Đánh giá chất lượng điện năng (sụt giảm điện áp) cho lưới điện phân phối huyệ...
 
Luận Văn Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Màn Hình Lcd Monitor.doc
Luận Văn Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Màn Hình Lcd Monitor.docLuận Văn Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Màn Hình Lcd Monitor.doc
Luận Văn Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Màn Hình Lcd Monitor.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 

Recently uploaded (11)

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 

Đề tài: Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện, HAY

  • 1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1 Mã sinh viên :1653128009 Họ và tên sinh viên :HOÀNG PHƯƠNG NAM Người hướng dẫn :QUÁCH THỊ SƠN Sơn La, 3/2019
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU........................................................................................ 2 1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2 2. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2 4. Cấu trúc báo cáo......................................................................................... 2 5. Kế hoạch thực hiện ..................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG................................................................................... 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1 ..... 4 I. Giới thiệu về nhà máy thủy điện suối sập 1................................................... 4 1. Sơ lược về nhà máy thủy điện suối sập 1...................................................... 4 2. Cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy thủy điện suối sập 1.......................... 5 II. Các thông số và đặc trưng cơ bản của nhà máy thủy điện suối sập 1............. 6 1. Bảng thông số chính công trình thuỷ điện Suối Sập 1................................... 6 2. Các Thông Số Cơ Bản Trong Nhà máy thủy điện Suối Sập 1........................ 9 III. Tìm hiểu quy trình an toàn điện trong nhà máy......................................... 10 1. Khoảng cách an toàn khi công tác.............................................................. 10 2. Công nhân vận hành máy phát................................................................... 12 3. Phương pháp cấp cứu người bị điện giật .................................................... 12 3.1. Các bước tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện ............................................ 12 3.2. Phương pháp Hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực................. 13 CHƯƠNG II. SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1....................................................... 15
  • 3. I. Sơ đồ nối điện và đánh số thiết bị nhà máy thủy điện suối sập 1.................. 15 1. Sơ đồ nối điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1..................................... 15 2. Đánh số các thiết bị trong nhà máy thủy điện suối sập 1............................. 16 II. Thông số các thiết bị chính trong nhà máy thủy điện suối sập 1.................. 17 1. Turbine .................................................................................................... 17 1.1. Khái niệm tua bin................................................................................... 17 1.2. Thông số tuabine.................................................................................... 17 2. Hệ thống Van chính.................................................................................. 18 3. Máy biến áp tự dùng................................................................................. 19 3.1. Khái niệm máy biến áp........................................................................... 19 3.2. Máy biến áp tự dùng TD61..................................................................... 19 3.3. Máy biến áp tự dùng TD31..................................................................... 20 4. Hệ thống điều tốc...................................................................................... 20 5. Hệ thống kích từ tổ máy............................................................................ 21 5.1. nhiệm vụ, chức năng của hệ thống kích từ............................................... 21 5.2. Thông số của hệ thống kích từ................................................................ 21 6. Hệ thống điện tự dùng AC-DC .................................................................. 23 7. Tủ hòa điện .............................................................................................. 24 III. Thông số hệ thống phụ trợ....................................................................... 24 1. Hệ thống dầu áp lực OPU.......................................................................... 24 1.1. Nhiệm vụ chức năng của hệ thống dầu áp lực OPU ................................. 24 1.2. Nhông sô của hệ thống dầu áp lực ( OPU ).............................................. 25 1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống dầu áp lực OPU. .................................. 25 2. Hệ thống dầu bôi trơn ( GLOP ) và hệ thống dầu nâng trục (JACKINH) ..... 26 2.1. Nguyên lý làm việc của ( GLOP ) và ( JACKINH ) ................................. 26 2.2. Thông số của hệ thống dầu bôi trơn ( GLOP ) và dầu nâng trục................ 27
  • 4. ( JACKING )................................................................................................ 27 3. Hệ thống nước làm mát tổ máy.................................................................. 28 3.1. Nguyên lý làm việc hệ thống nước làm mát............................................. 28 3.2. Thông số của hệ thống nước làm mát...................................................... 29 IV. Thông số của các máy cắt trong nhà nhà máy thủy điện suối sập 1............ 29 1.Thông số máy cắt tự dùng AT1, AT2, AT3................................................. 29 1.1. Nhiệm vụ chức năng của máy cắt AT1, AT2, AT3.................................. 29 1.2. Thông số máy cắt AT1, AT2, At3........................................................... 29 2. Máy cắt cáo áp 601/602, 631, 641.............................................................. 31 2.1.Máy cắt: MC641..................................................................................... 32 2.2. Máy cắt: MC601, MC602....................................................................... 32 2.3. Máy cắt: MC 631. .................................................................................. 32 V. Thông số trạm 110KV.............................................................................. 33 1. Nhiệm vụ của trạm 110KV........................................................................ 33 2. Thông số kỹ thuật máy biến dòng. TI171. .................................................. 34 3. Thông số kỷ thuật chống sét van. loại ZAQ-96-SM:(CS171,CS1T1)........... 34 4. Thông số kỹ thuật của máy biên áp chính T1.............................................. 34 5. Thông số kỹ thuật DCL 171-7:.................................................................. 35 6. Thông số kỹ thuật DCL171-76, DCL171-75. ............................................. 35 7. Thông số kỹ thuật máy cắt MC171. ........................................................... 35 CHƯƠNG III: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1....................................................................................... 37 I. TÌM HIỂU VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN............................................................ 37 1. Chức năng nhiệm vụ của máy phát điện..................................................... 37 2. Phân loại máy phát.................................................................................... 37
  • 5. 2.1. Phân loại theo phương pháp làm mát ..................................................... 37 2.2. Phân loại theo phương pháp kích từ........................................................ 38 2.3. Phân loại theo hướng trục của máy phát.................................................. 38 2.4. Phân loại theo cách bố trí ổ trục.............................................................. 38 3. Cấu tạo..................................................................................................... 38 3.1.Roto....................................................................................................... 39 3.2. Stator..................................................................................................... 40 4. Nuyên lý làm việc của máy phát................................................................ 41 5. Thông số máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1....................... 42 5.1 Cấu tạo................................................................................................... 42 5.2 Thông số ................................................................................................ 42 II. VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1.......................................................................................................... 43 1.Khởi động máy phát .................................................................................. 43 1.1 Những yêu cầu trước tiên khi khởi động máy phát.................................... 43 1.2. Các điều kiện để khởi động tổ máy......................................................... 44 1.3.Khởi động máy phát................................................................................ 44 1.3.1. Khởi động bằng tay............................................................................. 44 1.3.2. Khởi động tự động.............................................................................. 47 2. Các chế độ hòa máy phát vào lưới................................................................. 49 2.1. Chế độ hòa tự động................................................................................ 50 2.2. Chế độ hào bằng tay............................................................................... 50 3. Theo dõi, vận hành máy phát làm việc....................................................... 50 4. Dừng máy phát ......................................................................................... 52
  • 6. 4.1. Dừng máy phát bình thường................................................................... 52 4.2. Dừng máy phát khẩn cấp........................................................................ 53 III. Các sự cố thường gặp trong vận hành máy phát và cách khắc phục ........... 53 1. Bảo vệ so lệch máy phát điện tác động ngừng máy..................................... 53 2. Bảo vệ quá điện áp máy phát điện tác động ngừng máy.............................. 54 3. Bảo vệ quá I kém U của máy phát điện tác động ngừng máy...................... 54 4. Bảo vệ quá tải máy phát điện.................................................................... 55 5. Bảo vệ chạm đất Stator máy phát điện ...................................................... 55 6. Máy phát điện mất kích từ........................................................................ 56 7. Máy phát điện mất đồng bộ....................................................................... 56 8. Máy phát điện chạy thành động cơ............................................................ 56 9. Không tăng được điện áp máy phát điện ................................................... 57 10. Cháy máy phát điện ............................................................................... 57 11. Máy kêu và rung khác thường ................................................................ 58 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 59 I. KẾT LUẬN. ............................................................................................. 59 II. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 60
  • 7. 1 LỜI MỞ ĐẦU Thực tập là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng. Trong thời gian thực tập sinh viên có điều kiện để tiếp xúc với thực tế sản xuất,được trau rồi, bổ xung thêm kinh nghiệm và hệ thống lại những kiến thức đã được tiếp thu ở trường trong những kỳ học qua. Được phân công thực tập tại nhà máy thủy điện suối sập 1, trong thời gian thực tập tại đây em đã tìm hiểu và nắm được những điều cơ bản về hoạt động củanhà máy, từquátrìnhvận hành, sửachữacho tớiphân phối điện trong nhà máy. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại nhà máy, được sự quan tâm của các cán bộ nhà máy và cô giáo hướng dẫn Quách Thị Sơn với đề tài nghiện cứu “Vận hànhmáy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1” . Đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập theo đúng yêu cầu của nhà trường và khoa đề ra. Trong thời gian thực tập tại nhà máy, do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót trong bài báo cáo này, rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên trong nhà máy để bài báo cáo này của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn! SINH VIÊN THỰC HIỆN Hoàng Phương Nam
  • 8. 2 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Đối tượng nghiên cứu Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1 2. Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu về vị trí địa lý, quá trình xây dựng , cơ cấu tổ chức nhận sự, các thông số của các thiết bị trong nhà máy thủy điện Suối Sập 1 và trạm biến áp 110KV của nhà máy. Tìm hiểu và nghiên cứu về máy phát điện, quy trình vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện Suối Sập 1, các sự cố thường gặp khi vận hành máy phát và cách sử lý. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : + Phương pháp đọc tài liệu + Phương pháp phân tích - tổng hợp + Phương pháp xây dựng giả thuyết + Phương pháp toán thống kê - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : + Phương pháp quan sát + Phương pháp phỏng vấn, điều tra + Phương pháp trắc nghiệm + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 4. Cấu trúc báo cáo Báo cáo của em gồm 3 phần: Phần 1. Mở đầu Phần 2. Nội dung gồm 3 chương Chương 1. tổng quan về nhà máy thủy điện Suối Sập 1 Chương 2. Sơ đồ nối điện chính và thông số các thiết bị trong nhà máy thủy điện suối sập 1 Chương 3. Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1
  • 9. 3 5. Kế hoạch thực hiện - Từ 13/2/2019 đến 17/2/2019 học quy trình an toàn điện - Từ 18/2/2019 đến 24/2/2019 tìm hiểu vị trí địa lý, quá trình xây dựng, cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy thủy điện suối sập 1 - Từ 24/2/2019 đến 1/3/2019 tìm hiểu sơ đồ nối điện chính và thông số của các thiết bị trong nhà máy thủy điện suối sập 1 - Từ 2/3/2019 đến 16/3/2019 tìm hiểu về máy phát điện,quy vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1 và các sự cố thường gặp và cách sử lý. - Từ 17/3/2019 đến 23/3/2019 tổng kết quá trình thực tập chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp
  • 10. 4 PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1 I. Giới thiệu về nhà máy thủy điện suối sập 1 1. Sơ lược về nhà máy thủy điện suối sập 1 Nhà máy Thủy điện Suối Sập 1 thuộc Xã Tà Xùa – Huyện Bắc Yên – Tỉnh Sơn La. Nhằm khai thác tối ưu nguồn thủy năng trên dòng Suối Sập, đoạn có độ dốc lớn 100.38 m, cách Thị trấn Bắc Yên 22 Km theo đường thi công công trình. Nhà máy thủy điện Suối Sập 1 được xây dựng nhằm cung cấp điện cho Tỉnh Sơn La và các vùng Tây bắc với sản lượng điện hàng năm khoảng 63.89 triệu KWh. Công trình do Công Ty Xuân Thiện Ninh Bình đầu tư, xây dựng, vận hành và sở hữu. nhà máy được khởi công từ năm 2009, khánh thành và vận hành vào 2011 Hình 1: Nhà máy thủy điện suối sập 1 Các thiết bị cơ khí thủy lực, thiết bị điện trong nhà máy, thiết bị bảo vệ đo lường điều khiển, thiết bị phụ, máy biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời được trang bị đồng bộ do nhà thầu Flovel Ltd cung cấp với hệ thống kiểm soát máy tính, hệ thống tự động hoá cao. Nhà máy có tổng công suất định mức là 21 MW, gồm 02 tổ máy. Đây là hai tổ máy phát điện đồng bộ xoay chiều ba pha, trục ngang, tua bin kiểu vận hành liên tục. Chiều quay máy phát cùng chiều quay Tuabin theo chiều kim đồng hồ nhìn từ phía máy phát, gồm hệ thống kích từ, có hệ thống chống sét van, thiết bị tiếp đất trung tính và các phụ kiện khác.
  • 11. 5 Dẫn nước vào Nhà máy Thủy điện Suối Sập 1 là tuyến đường hầm ngầm chịu áp lực có vỏ bọc thép hoặc bê tông: Đoạn hầm dẫn chiều dài 1100m đường kính trong 3600(mm), nối tiếp đường hầm là đường ống thép chịu áp lực chiều dài 100m, đương kính trong 3000mm kết cấu vỏ hầm bê tông cốt thép và phun bê tông, giếng đứng chiều cao120m, đường kính trong từ cao độ 548-560 là 2400mm, từ cao trình 560-578 là 6000mm 2. Cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy thủy điện suối sập 1 Nhà máy thủy điện suối sập 1 thuộc quyền sở hữu của công ty xuân thiện ninh bình, được vận hành và quản lý bởi các công nhân của công ty. Cơ cấu tổ chức nhânsựcủacông ty được phân công và làm việc theo từng cấp bậc như sau: Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự Giám Đốc Phó Giám Đốc Trưởng Phòng Kỹ Thuật Tổ hành chínhTổ sửa chữaTổ vận hành Trưởng ca Trực chính Trực phụ Tổ viên Tổ phó Tổ trưởng Tổ viên Tổ phó Tổ trưởng
  • 12. 6 II. Các thông số và đặc trưng cơ bản của nhà máy thủy điện suối sập 1 1. Bảng thông số chính công trình thuỷ điện Suối Sập 1 STT Thông số Đơn vị Giá trị Cấp công trình II I Đặc trưng lưu vực 1 Diện tích lưu vực đến tuyến chọn Km2 225 2 Chiều dài sông chính Km 19.37 3 Lưu lượng trung bình nhiều năm (Qo) m3/s 8.58 4 Tổng lượng dòng chảy năm 106 m3 270.5 II Hồ chứa 1 Mực nước dâng bình thường MNDBT M 560 2 Mực nước chết MNC M 545 3 Mực nước lũ thiết kế (0.5%) M 566.06 4 Mực nước lũ kiểm tra (0.1%) M 567.41 5 Diện tích mặt hồ ở MNDBT Ha 431 6 Dung tích toàn bộ 103 m3 12091 7 Dung tích chết 103 m3 5630 8 Dung tích hữu ích 103 m3 6460 9 Hệ số điều tiết 0.024 III Lưu lượng và cột nước 1 Lưu lượng đảm bảo (Q85%) m3/s 2 Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy (Qmax) m3/s 22.47 2 Lưu lượng đỉnh lũ tần suất 0.5% m3/s 1346.1 3 Lưu lượng đỉnh lũ tần suất 0.1% m3/s 1794.9 4 Cột nước lớn nhất Hmax M 109.53 5 Cột nước tính toán Htt M 100.38 6 Cột nước nhỏ nhất Hmin M 92.33 7 Điện lượng bình quân nhiều năm Eo 106kWh 63.89
  • 13. 7 STT Thông số Đơn vị Giá trị 8 Số giờ sử dụng công suất lắp máy HsdNlm H 3276.56 IV Các hạng mục công trình chính 1 Đập dâng, đập tràn Kết cấu đập dâng BTTL Kết cấu đập tràn BTTL Dạng điều tiết tràn Tự do Cao trình đỉnh đập M 567.5 Cao trình đáy đập chỗ thấp nhất M 503.0 Chiều rộng tràn M 40.0 Cao trình ngưỡng tràn M 560 Kiểu ngưỡng tràn Ophixerop Chiều cao lớn nhất mặt cắt đập không tràn M 59.0 Chiều cao lớn nhất mặt cắt đập tràn M 57.0 Lưu lượng xả thiết kế (0.5%) m3/s 1289.3 Lưu lượng xả kiểm tra (0.1%) m3/s 1662.3 Cao trình mũi phun M 35.0 2 Cống xả cát – trong thân đập dâng bờ phải Cao trình ngưỡng vào M 521 Kích thước cửa vào (bxh) M 4x4 Kích thước thông thuỷ (bxh) M 2.5x2.5 3 Cửa lấy nước- trong thân đập dâng bờ phải Cao trình ngưỡng vào M 523.5 Kích thước cửa vào (bxh) M 4x4.5 Kích thước thông thuỷ (bxh) M 3.0x3.0 Lưu lượng thiết kế m3/s 22.47 4 Đường ống bê tông
  • 14. 8 STT Thông số Đơn vị Giá trị Tổng chiều dài M 67.0 Đường kính trong M 3.0 Độ dốc đáy ống % 25.9 5 Đường hầm dẫn nước Tổng chiều dài M 1059.1 Đường kính trong M 3.0 Số đường ống rẽ nhánh vào nhà máy 02 Tổng chiều dài đường ống nhánh M 16.3 Đường kính trong đường ống rẽ nhánh tại van tuabin M 1.6 6 Nhà máy Loại nhà máy Đường dẫn Loại turbine Francis Số tổ máy Tổ 02 Công suất lắp máy MW 21 Kích thước nhà máy BxL M 23.35x39.25 Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy Qmax m3/s 22.47 Cao trình lắp máy M 448.24 Cao trình sàn lắp máy M 462.0 V Các hạng mục công trình tạm 1 Cống dẫn dòng Cao trình ngưỡng vào M 509.0 Kích thước cửa vào (bxh) M 4x4.4 Kích thước thông thuỷ (bxh) M 3x3.5 Lưu lượng thiết kế (10%) m3/s 47.7 2 Đê quai, tường chắn Cao trình đỉnh đê quai TL M 514.5 Cao trình đỉnh đê quai HL M 509
  • 15. 9 STT Thông số Đơn vị Giá trị VI Đường giao thông 1 Đường thi công Km 1.82 2 Đường vận hành Km 2.12 2. Các Thông Số Cơ Bản Trong Nhà máy thủy điện Suối Sập 1 STT Nội dung Số liệu Đơn vị 1. Máy phát điện 1.1 Thông số danh định mỗi tổ máy Công suất danh định 13.125 MVA Hệ số công suất 0.8 Công suất phát cực đại 10.5 MW Công suất phát cực tiểu 2.188 MW Số pha 3 Pha Số cực cặp cực 5 Cặp cực Tần số 50 Hz Tốc độ quay 600 v/ph Điện áp đầu cực máy phát 6.3 kV Tỷ số ngắn mạch 1.01 1.2 Điện trở, điện kháng (tính tương đối trên công suất và điện áp danh định) Điện kháng đồng bộ dọc trục Xd 104.38 % Điện kháng đồng bộ ngang trục Xq 60.61 % Điện kháng quá độ dọc trục X’d 24.31 % Điện kháng siêu quá độ dọc trục X"d 17.74 % Điện kháng thứ tự nghịch X2 19.13 % Điện kháng thứ tự không X0 75.93 % Điện trở Stator cho mỗi pha (ở 25oC) 0.0125 Ω Điện trở roto (ở 25oC) 0.863 Ω 1.3 Hằng số thời gian
  • 16. 10 STT Nội dung Số liệu Đơn vị 1. Máy phát điện Hằng số thời gian hở mạch dọc trục T’d0 0.0447 Sec Hằng số thời gian siêu quá độ dọc trục T"d0 6.67 Sec 1.4 Hằng số quán tính GD2 30347.3 2 kgm3 2. Máy biến áp đầu cực Công suất danh định 26.5 MVA Điện áp danh định 6.3/121 kV Số nấc máy biến áp 5 nấc Tổ đấu dây Y/d11 Loại làm mát ONAF Điện kháng ngắn mạch tại nấc máy biến áp định mức 10.5 % Tổn thất có tải 127.62 KW Tổn thất không tải 16.36 KW III. Tìm hiểu quy trình an toàn điện trong nhà máy 1. Khoảng cách an toàn khi công tác - Trong thời gian bắt đầu thực tập sinh viên thực tập được học tập nội qui, quy chế của nhà máy, tham gia kiểm tra an toàn lao động, khi đạt yêu cầu được chia theo ca vận hành tìm hiểu chung về thiết bị nhà máy. Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hay cắt điện hoàn toàn phải thực hiện lần lượt các biện pháp kỹ thuật sau đây: - Cắt điện và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa việc đóng điện nhầm đến nơi làm việc như dùng khóa để khóa bộ truyền động dao cách ly, tháo cầu chảy mạch thao tác, khóa van khí nén.
  • 17. 11 Tại nơi làm việc phải cắt điện những phần sau: + Những phần có điện, trên đó sẽ tiến hành công việc. + Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần với khoảng cách sau đây: 0,7 m đối với điện áp từ 1KV đến 15KV. 1,0 m đối với điện áp đến 35KV. 1,5 m đối với điện áp đến 110KV. 2,5 m đối với điện áp đến 220KV. 4,5 m đối với điện áp đến 500KV. + Khi không thể cắt điện được người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách quy định trên thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện là: 0,35 m đối với điện áp đến 15KV. 0,06 m đối với điện áp đến 35KV. 1,50 m đối với điện áp đến 110KV. 2,50 m đối với điện áp đến 220KV. 4,50 m đối với điện áp đến 500KV. Yêu cầu đặt rào chắn, cách thức đặt rào được xác định tùy theo điều kiện cụ thể và tính chất công việc, do người chuẩn bị nơi làm việc và người chỉ huy trực tiếp công việc chịu trách nhiệm. - Treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở bộ truyền động dao cách ly. Biển “Cấm mở van! Có người đang làm việc” ở van khí nén và nếu cần thì đặt rào chắn. - Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất. Kiểm tra không còn điện ở phần thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành tiếp đất. - Đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn về tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải đặt rào chắn, cắt điện:
  • 18. 12 2. Công nhân vận hành máy phát Công nhân trực ca vận hành phải mặc đồ bảo hộ. kiểm tra tất cả các thiết bị phụ xong mới được khởi động tổ máy. Việc kiểm tra theo dõi mayys phát đang vận hành do công nhân trực ca vận hành đảm nhiệm. Người tập sự hoặc học sinh thực tập không tự ý làm bất cứ việc gì khi không có sự giám sát của công nhân trực ca vận hành. Xung quanh máy phát không được để bất cứ vật gì gây cản trở đến quá trình vận hành các tổ máy Kiểm tra chổi than khi máy đang chạy phải mang găng tay và cài cúc tay áo lại cẩn thận, cấm dùng vật liệu dẫn điện hay dùng tay tiếp xúc với hai cực tính khác nhau của cổ góp chổi than. Khi máy đang chạy cấm làm việc trên mạch Stator của máy phát. Khi làm việc ở mạch đo lường, bảo vệ đang mang điện cần phải áp dụng các biện pháp an toàn như: + Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện ( TI ) và máy biến điện áp (TU) cần phải có dây tiếp đất cố định + Cuộn thứ cấp của máy biến dòng điện không đuoccự để hở mạch Khi tháo lắp bất kỳ một loại đồng hồ nào đều phải cắt điện rồi mới được làm. Những đầu dây còn lại khi tháo lắp đồng hồ đi phải lấy băng dính cách điện bọc kín lại. Nếu không cắt điện được thì phải có biện pháp an toàn tránh chập và phải có hai người làm việc 3. Phương pháp cấp cứu người bị điện giật 3.1. Các bước tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện Khi phát hiện người bị điện giật phải nhanh chóng tìm cách tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện bằng cách: Ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, CB) hoặc rút phích cắm, cầu chì…. Lưu ý: - Nếu trời tối thì phải chuẩn bị nguồn ánh sáng thay thế khi cắt nguồn điện; - Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.
  • 19. 13 Nếu không cắt được nguồn điện có thể sử dụng: - Kìm cách điện, búa, rìu, dao ... cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt dây điện. - Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…) tách dây điện ra khỏi người bị nạn (chú ý người cấp cứu phải đứng trên vật cách điện). Túm vào quần, áo khô của người bị nạn để kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện (người cấp cứu phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách điện hoặc quấn thêm vải khô, túi nilông và không được túm vào các bộ phận cơ thể người bị nạn). Sau khi đã tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện phải tuỳ vào các hiện tượng sau đây để xử lý thích hợp: Người bị nạn chưa mất trí giác - Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó mời y, bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, chăm sóc. Người bị nạn đã mất trí giác: - Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh. - Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra. - Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu. - Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên. Mời y, bác sỹ đến hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc. Người bị nạn đã tắt thở - Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí; - Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra. Nếu lưỡi thụt vào thì phải kéo ra. Tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay (theo nội dung trang sau), phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi. 3.2. Phương pháp Hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực là phương pháp cứu chữa có hiệu quả nhất hiện nay
  • 20. 14 - Để người bị nạn nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra, đặt đầu người bị nạn hơi ngửa ra phía sau. - Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút. - Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ 2 để hà hơi: Tốt nhất là có miếng gạc hoặc khăn mùi soa đặt lên miệng người bị nạn, người cứu ngồi bên cạnh đầu lấy một tay bịt mũi người bị nạn, tay kia giữ cho miệng người bị nạn há ra hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng người bị nạn mà thổi vào lồng ngực phồng lên (hoặc bịt miệng để thổi vào mũi người bị nạn khi không thổi vào miệng được) hà hơi cho người bị nạn từ 14 đến 16 lần/phút. Điều quan trọng là kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau. Cách phối hợp đó là: cứ 1 lần thổi ngạt thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi. Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: lần lượt thay đổi động tác, cứ 2 đến 3 lần thổi ngạt thì lại chuyển sang 4 đến 6 lần ấn vào lồng ngực. Nên nhớ rằng việc cấp cứu người bị điện giật là công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu. Chỉ được phép cho là người bị nạn đã chết khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân.
  • 21. 15 CHƯƠNG II. SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1 I. Sơ đồ nối điện và đánh số thiết bị nhà máy thủy điện suối sập 1 1. Sơ đồ nối điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1 Hình 3: Sơ đồ nối điện nhà máy thủy điện suối sập 1
  • 22. 16 2. Đánh số các thiết bị trong nhà máy thủy điện suối sập 1 - Máy cắt: MC 171 là máy căt phía đường dây ( số 1 là thể hiện cấp điện áp 110KV, số 7 là thể hiện phía đường dây,số 1 đằng sau là số thứ tự MC). - Dao cách ly: DCL 171-7 là dao cách ly phía đường dây 110KV. - Dao tiếp địa: DTĐ 171-76, DTĐ 171-75. ( DTĐ171-76 là dao tiếp địa phía đường dây 110KV, DTĐ 171-75 là dao tiếp địa phía MC 171). - Máy biến điện áp: TU171. - Máy biến dòng: TI 171. - Chống sét van: CS171, CS1T1. (CS171 chống sét bảo vệ đường dây 110KV, CS1T1 là chống sét bảo vệ MBA T1). - Máy biến áp chính 26,5 MVA: MBA T1. (115KV 2x2,5% / 6,3 KV). - Máy cắt: MC631 là máy cắt phía MBA T1 (số 6 thể hiện cấp điện áp 6kv, số 3 thể hiện phía MBA T1, số 1là số thứ tự MC). - Dao tiếp địa: DTĐ 631-38, DTĐ 631-14(số -38 thể hiện phía MBA T1, số -14 là thể hiện phía thanh cái C61).DTĐ 601-05, DTĐ 601-06 (dao tiếp địa phía máy cắt đầu cựa máy phát). - Máy biến dòng TI631.TI601, TI602,TI0H1, TI0H2 (số 3 thể hiện phía MBA, số 0 thể hiện phía đầu cực máy phát, số 0H thể hiện trung tính của máy phát). - Thanh cái 6KV: C61. - Máy cắt đầu cực máy phát: MC 601, MC 602 (số 6 thể hiện cấp điện áp 6kv,số 0 thể hiện phía đầu cực máy phát, số 1 và 2 thể hiện số thứ tự MC ). - Máy cắt tự dùng: MC641 (máy căt tụ dung phía điện áp 6kv), MC AT1, MC AT2, MC AT3 (máy căt tụ dùng 0.4KV). - Máy biến điện áp: TU C61, TU 6H1A,TU 6H2A,TU 6H1B,TU 6H2B,TU 0H1,TU0H2. - Chống sét: CS6H1, CS6H2 - Máy phát kích từ: TE1, TE2.(tổ máy H1 và H2). -Hai tổ máy: H1, H2.
  • 23. 17 II. Thông số các thiết bị chính trong nhà máy thủy điện suối sập 1 1. Turbine 1.1. Khái niệm tua bin Tuabin (Tua-bin, Tuốc-bin hoặc turbine) là một động cơ quay rút năng lượng từ một luồng chất lỏng hoặc một luồng khí và biến đổi nó thành năng lượng có ích. Tuabin nước là một loại máy thủy lực, biến năng lược chất lỏng (thủy năng) thành cơ năng trên trục quay của tuabin để quay máy phát điện hay các cơ cấu máy khác Hình 4: Tuabin thủy lực 1.2. Thông số tuabine - Hãng chế tạo - Kiểu - Hướng quay - Tốc độ định mức - Tốc độ lồng tốc - Lưu lượng xả định mức FLOVEL- Ấn Độ Francis – trục ngang Cùng chiều kim đồng hồ 600 vòng/phút 900 vòng/phút 11.8 m3/s
  • 24. 18 - Công suất định mức (Pđm) - Cao trình tâm tuabin - Áp lực làm việc max - Cột nước max - Cột nước định mức - Mực nước hạ lưu max - Đường kính bánh xe công tác 10500kw 448.24m 11 bar 109.53 m 100.38 m 451.2 m 11800mm 2. Hệ thống Van chính Van đĩa: - Hãng chế tạo - Đường kính trong - Thời gian đóng - Thời gian mở - Số servo điều khiển - Loại servo - Áp lực nước làm việc - Cao trình tâm van chính Van bypass ( Van vòng) : - Kiểu - Áp lực nước làm việc - Thời gian đóng mở FLOVEL- ẤN ĐỘ 1700mm 60-80 s 60-80 s 1 Tác động một chiều 110- 125 bar 446.613 m Kim phun 110-125 bar 3s Hình5: Hệ thống van
  • 25. 19 3. Máy biến áp tự dùng 3.1. Khái niệm máy biến áp Máy biến thế là thiết bị làm biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ mức này sang mức khác tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng và không làm thay đổi tần số của nó. 3.2. Máy biến áp tự dùng TD61 - Hãng - Loại - Công suất - Số cuộn dây - Số pha - Tần số - Điện áp danh định + Điện áp cao áp/ hạ áp + Dòng điện cao áp/ hạ áp + Sơ đồ véc tơ - Kiểu làm mát - Kiểu đổi nấc AREVA - ẤN ĐỘ MBA khô, đặt trong nhà 315 KVA 2 3 50Hz 6,3/0,4KV 28,87/454,7 A Dyn – 11 ONAN Không tải Hình 6: Máy biến áp tự dung TD61
  • 26. 20 3.3. Máy biến áp tự dùng TD31 - Hãng - Loại - Công suất - Số cuộn dây - Số pha - Tần số - Điện áp danh định + Cuộn cao áp + Cuộn hạ áp + Sơ đồ véc tơ - Kiểu làm mát - Tổ đấu dây AREVA - ẤN ĐỘ Ngâm trong dầu, đặt ngoài trời 180 KVA 2 3 50Hz 35± 2x2,5% kV 0,4 kV Dyn - 11 ONAN Y/Δ 4. Hệ thống điều tốc - Tên hệ thống điều tốc - Kiểu - Áp lực làm việc - Loại dầu hoạt động - Dòng điều khiển van tỉ lệ - Điện áp vào - Dòng điện vào - Điện năng tiêu thụ - Nguồn cấp cho sensor - Thông số môi trường: + Nhiệt độ làm việc + Nhiệt độ bảo quản + Độ ẩm tương đối - Bộ điều khiển - Nguồn cấp bộ điều khiển Fuzz – 9800 Điện – thủy lực 110 -125 bar ISO VG 68 4 – 20 mA 90- 300 Ma 0,1 mA với nguồn 220v DC 25W 24VDC 0-50 OC -10 – 60 oC 85% Không ngưng tụ AMO-31 220 VDC
  • 27. 21 - Tín hiệu điều khiển vào/ra - Kênh tín hiệu đầu vào/ra Digital Inputs/ Digital Outpus 16 kênh Hình 7: Tủ điều tốc 5. Hệ thống kích từ tổ máy 5.1. nhiệm vụ, chức năng của hệ thống kích từ - Máy phát điện muốn phát ra được điện, ngoài việc phải có động cơ sơ cấp kéo còn phải có dòng điện kích từ, dòng điện kích từ là dòng điện một chiều, được đưa vào roto của máy phát để kích thích từ trường của roto máy phát. - Hệ thống thiết bị tạo ra dòng điện một chiều này gọi chung là hệ thống kích từ máy phát. Dòng điện kích từ máy phát ngoài việc tạo từ trường cho roto, còn có thể dùng để điều chỉnh điện áp đầu cực máy phát duy trì ổn định và bằng với giá trị điện áp định sẵn là rất quan trọng, hệ thống kích từ máy phát phải đảm bảo điều này, ngoài ra dòng điện này còn điều chỉnh công suất vô công của máy phát khi máy phát hòa lưới điện, mỗi tổ máy ro to máy phát được cung cấp một hệ thống kíchtừ hoàn chỉnh kiểu điện tử kỹ thuật số, có thể được giám sát bởi hệ thống SCADA tại phòng điều khiển trung tâm, bao gồm cả bộ điều chỉnh điện áp tự động tốc độ cao. 5.2. Thông số của hệ thống kích từ Bộ AVR - Hãng sản xuất - Kiểu kích từ FLOVEL Không chổi than
  • 28. 22 - Số pha - Công suất - Điện áp đầu vào - Điện áp đầu ra - Dòng điện đầu vào - Dòng điện đầu ra - Tần số - Số cặp cực - Mức độ bảo vệ 3 pha 116,97 KVA 104 VDC 302 VDC 270,4 A 11,12 A 60 Hz 12 IP42 Biến áp kích từ - Hãng chế tạo - Kiểu - Công suất - Điện áp sơ cấp - Điện áp thứ cấp - Số pha - Tần số đầu vào - Tổ đấu dây - Kiểu làm mát FLOVEL Khô 9 kVA 6.3 ± 10% KV 240 ± 10% V 3 pha 50 Hz YD5 Tự nhiên Hình 8: Tủ kích từ
  • 29. 23 6. Hệ thống điện tự dùng AC-DC Giàn bình ác quy 220VDC: - Nhà sản xuất - Kiểu bình - Số lượng - Dung lượng định mức - Điện áp 1 bình Chế độ nạp bình ác quy: - Nạp cướng bức: + Điện áp nạp + Dòng nạp + Điện áp ra - Nạp bổ xung: + Điện áp nạp + Dòng nạp + Điện áp ra - Làm mát MASS- TECH CONTROLS PVT. LTD Bình khô 108 bình 220 VDC- 300Ah 2,2VDC 400VAC±10% (360÷400VAC) 70A 240 VDC ± 1% 400VAC±10% (360÷400VAC) 70A 240 VDC ± 1% Gió tự nhiên Hình 9: dàn bình ác quy
  • 30. 24 7. Tủ hòa điện - Hãng sản xuất - Kiểu - Nguồn cung cấp - Tần số làm việc - Điện áp làm việc định mức PT - Các điện áp lựa chọn định mức đầu vào - Sai lệch tần số min/max - Sai lệch điện áp min/max - Diện áp hòa thanh cái chết AREVA MX3EG1A 220 VDC 50/60 Hz 110 VAC 24 VDC 0,02/0,5 Hz 1/30 V 20V Hình 10: Tủ hòa III. Thông số hệ thống phụ trợ 1. Hệ thống dầu áp lực OPU 1.1. Nhiệm vụ chức năng của hệ thống dầu áp lực OPU - Đóng, nhả phanh. - Đóng, mở van by-pass (van vòng hoặc van cân bằng áp lực). - Đóng, mở van đĩa (van bướn). - Đóng, mở cánh hướng. -Bình tích năng đóng cánh hướng khi xảy ra sự cố mất điện tự dùng nhà máy.
  • 31. 25 1.2. Nhông sô của hệ thống dầu áp lực ( OPU ) - Hãng - Loại dầu - Dung tích bồn dầu áp lực - Áp lực định mức - Số lượng bơm - Công suất bơm - Tốc độ quay của bơm - Mức độ bảo vệ - Trọng lượng - Kiểu bơm ABB ISO VG 68 350 lít 110 – 125 bar 2 ( 1 dự phòng, 1 làm việc ) 11 KW ( 14,75 HP) 1450 vòng/phút IP55 145 Kg Bơm bánh răng Hình 11: Hệ thống dầu áp lực OPU 1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống dầu áp lực OPU. - Khi bộ điều tốc kỹ thuật số FU22-9800 tại tủ TAGP nhận tín hiệu áp lực dầu JAC KINH ok, lệnh cho hệ thống OPU làm việc, khi bơm hệ thống làm việc, dầu được bơm từ thùng dầu đi qua củ bơm, qua lọc dầu, được chích ra những nhánh dầu nhỏ để lắp đặt đồng hồ báo áp lực, hệ thống dầu chia làm 2 đường dầu, 1 đường đi bơm dầu lên bình tích năng đạt áp lực 110-120bar dầu quay ngược lai, để bình tích năng làm nhiệm vụ ổn định áp lực hệ thống và khi xảy ra sự cố hệ thống điện tự dùng nhà máy, đường dầu còn lai đi về van phân phối, trên van phân phối sẽ được chia ra nhiều nhánh làm việc khác nhau, mỗi
  • 32. 26 nhánh sẽ được lắp 2 van điện từ để đóng mở dầu, áp lực làm việc hệ thống OPU là 110-120 bar. - Khi áp lực hệ thống OPU trong quá trình làm việc, nếu áp lực xuống thấp hơn 110bar, đồng hồ áp lực sẽ đóng tiếp điểm cho củ bơm làm việc, khi áp lực đạt120bar, thì đồnghồ áp lực sẽmở tiếp điểm táchcủbơm không cho làm việc. - Hệ thống OPU sẽ được lắp 2 van điện từ khẩn cấp, lắp cho hệ thống mở cánh hướng và van đĩa, khi hệ thống OPU đang làm việc bị sự cố mất lưới, 2 van khẩn cấp sẽ mở ra cho dầu quay về thùng, để van đĩa nhờ trọng lượng quả tạ để đóng van, cánh hướng nhờ bình tích năng để đóng cánh hướng. 2. Hệ thống dầu bôi trơn ( GLOP ) và hệ thống dầu nâng trục (JACKINH) 2.1. Nguyên lý làm việc của ( GLOP ) và ( JACKINH ) - Bộ điều tốc điện tử FU22-9800 tại tủ ( TAGP ) nhận tín hiệu áp lực nước làm mát ok, lệnh cho hệ thống ( GLOP ) làm việc, bơm dầu được bơm từ thùng dầu lên qua củ bơm, được bơm lên hệ thống, qua bầu lọc, đi qua két nước làm mát, áp lực dầu glop từ 8-9 bar, Được phân chia ra thành 2 đường dầu.(gối trước và gối sau). - Đường dầu gối trước đi qua đồng hồ báo lưu lượng tổng, được phân chia làm 3 đường đầu, mỗi đường dầu có đồng hồ báo lưu lượng, áp lực riêng. + Bôi trơn bạc chặn phía turbine, lưu lượng dầu vào từ 20-21 lít/ phút, áp lực 4 bar. + Bôi trơn bạc đỡ ổ trục, lưu lượng dầu vào từ 30-34 lít/ phút, áp lực 4 bar. + Bôi trơn bạc chặn phía máy phát, lưu lượng dầu vào từ 42-45 lít/ phút, áp lực 4 bar. (+) sau khi 3 đường dầu làm hết nhiệm vụ bôi trơn bề mặt các chi tiết, sẽ được chảy xuống ổ trục chảy theo đường dầu hồi về thùng dầu. - Đường dầu bôi trơn gối sau máy phát, lưu lượng dầu vào từ 11-12,5 lít/ phút, áp lực 0,8-1 bar, sau khi bôi trơn song bề mặt các chi tiết, dầu chảy xuống ổ trục theo đường dầu hồi về thùng dầu. * khi bộ điều tốc kỹ thuật số FU22-9800 tại tủ TAGP nhận tín hiệu áp lực GLOP ok, lệnh hệ thống nâng trục làm việc, do trọng lượng của ro to nặng, trục
  • 33. 27 sẽ tì vào bạc đỡ, khi máy phát quay sẽ tạo ra ma sát sinh ra nhiệt làm giảm tuổi thọ của bạc, khi chạy máy phát hệ thống nâng trục sẽ nâng trục ro to lên 0,30mm, để tạo khe hở bôi trơn ban đầu, khi máy phát quay điến tốc 35% tốc độ định mức (250v/p) tự tạo được khe hở bôi trơn thì hệ thống nâng trục sẽ ngừng hoạt động. * Bơm 1 chiều của hệ thống GLOP và hệ thống dầu JACKINH hoạt động khi mất nguồn tự dùng nhà máy. 2.2. Thông số của hệ thống dầu bôi trơn ( GLOP ) và dầu nâng trục ( JACKING ) Bồn dầu: - Hãng - Dung tích bồn dầu - Loại dầu LEONARDO-AUTOMATION PVT.LTD 1015 lít ISO VG 68 Bơm dầu Bơm dầu AC: - Số lượng - Công suất - Kiểu bơm - Tốc độ - Điện áp - Lưu lượng qua bơm + Lưu lượng vào gối trước DE 1 + Lưu lượng vào gối sau NDE - Áp lực bơm dầu - Áp lực qua thiết bị giảm áp Bơm dầu DC: - Số lượng - Công suất 2 ( 1 bơm, 1 dự phòng ) 3,7 kw ( 5HP ) Bơm bánh răng 1450 vòng/phút 400VAC 116,5 lít/phút 12-13 lít/phút 95-115 lít/phút 8-10 bar 5-6,5 bar 1 2,2kw
  • 34. 28 - Tốc độ - Điện áp - Kiểu bơm - Lưu lượng 1450 vòng/phút 220 VDC Bơm bánh răng 95,5 lít/phút Hình 12: Hệ thống dầu áp lực GLOP 3. Hệ thống nước làm mát tổ máy 3.1. Nguyên lý làm việc hệ thống nước làm mát. - Khi muốn hệ thống nước làm mát làm việc, ta mở van gạt đường trích lấy ra từ đường ống áp lực của 2 tổ máy. Sau đó mở van tổng của hệ thống, nước sẽ đi từ đường ống áp lực, qua các van, qua bầu lọc thô, áp lực hệ thống nước làm mát từ 8-9,5 bar, đi qua van giảm được giảm áp qua van giảm áp, áp lực nước làm mát làm việc từ 3-5 bar, sẽ được điều tiêt áp lực qua van điều tiết. - Nước sang qua lọc tinh và được phân chia ra 2 tổ máy, nước làm mát sang đến tổ máy H1 hoặc H2 được chia làm 2 đường, 1 đường đến két nước làm mát dầu cho hệ thống GLOP, nước được xả ra hạ lưu nhà máy. - Nhánh nước còn lại đi làm mát và bôi trơn cho vành chèn trục của turbine không cho nước từ turbine chảy ra ngoài, lưu lượng làm việc của nước chèn trục là 60-80 lít/ phút, áp lực là 1,5-3 bar.
  • 35. 29 3.2. Thông số của hệ thống nước làm mát - Hãng sản xuất - Nguồn dầu vào + Lọc thô nước làm mát + Lọc tinh nước làm mát - Áp lực làm việc qua van giảm áp - Áp lực đầu vào - Làm mát cho hệ thống dầu Glop - Làm mát chọ hệ thống chèn trục + Áp lực + Lưu lượng FLOVEL Trích từ đường ống áp lực 2 bầu lọc ( 1 làm việc 1 dự phòng ) 2 bầu lọc ( 1 làm việc 1 dự phòng ) 3,5- 5 bar 9-10 bar 2- 3,5 bar 2- 3,5 bar 85-100 lít/phút Hình 13: Hệ thống nước làm mát IV. Thông số của các máy cắt trong nhà nhà máy thủy điện suối sập 1 1.Thông số máy cắt tự dùng AT1, AT2, AT3 1.1. Nhiệm vụ chức năng của máy cắt AT1, AT2, AT3 - Dùng để đóng, cắt hệ thống điện điện tự dùng trong nhà máy thủy điện suối sập 1 1.2. Thông số máy cắt AT1, AT2, At3 Máy cắt AT1: - Dòng điện định mức: Iđm = 630 A - Dòng cắt ngắn mạch định mức: INM =50 kA - Bảo vệ quá dòng phía hạ áp, Rơ le P111:
  • 36. 30 + Bảo vệ quá dòng điện pha có thời gian: Giá trị tác động: Ip >>= 3,75 kA Thời gian trễ: 3,0 giây + Bảo vệ quá dòng điện pha cắt nhanh: Giá trị tác động: Ip >>= 7,5 kA Thời gian trễ: 0,503 giây + bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian: Giá trị tác động: I0 >>= 0,510 kA Thời gian trễ: 0,501 giây + bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian: Giá trị tác động: I0 >>= 2,510 kA Thời gian trễ: 0,2 giây - Bảo vệ điện áp: + Bảo vệ kém áp: Giá trị tác động thứ cấp: 66,6 V Giá trị tác đọng sơ cấp : 242,18 V Máy cắt AT2: - Dòng điện định mức: Iđm = 630 A - Dòng cắt ngắn mạch định mức: INM =50 kA - Bảo vệ quá dòng phía hạ áp MBA 35/0,4 KV, Rơ le P111: + Bảo vệ quá dòng điện pha có thời gian: Giá trị tác động: Ip >>= 3,75 kA Thời gian trễ: 3,014 giây + Bảo vệ quá dòng điện pha cắt nhanh: Giá trị tác động: Ip >>= 7,5 kA Thời gian trễ: 0,5 giây + bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian: Giá trị tác động: I0 >>= 0,5 kA Thời gian trễ: 0,5 giây + bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian:
  • 37. 31 Giá trị tác động: I0 >>= 2,5 kA Thời gian trễ: 0,2 giây Máy cắt AT3: - Dòng điện định mức: Iđm = 630 A - Dòng cắt ngắn mạch định mức: INM =50 kA - Bảo vệ quá dòng phía hạ áp: + Bảo vệ quá dòng điện pha có thời gian: Giá trị tác động: Ip >>= 1,88 kA Thời gian trễ: 3,0 giây + Bảo vệ quá dòng điện pha cắt nhanh: Giá trị tác động: Ip >>= 3,74 kA Thời gian trễ: 0,5 giây + bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian: Giá trị tác động: I0 >>= 0,2 kA Thời gian trễ: 0,5 giây + bảo vệ quá dòng điện chạm đất có thơi gian: Giá trị tác động: I0 >>= 1,25 kA Thời gian trễ: 0,2 giây 2. Máy cắtcáo áp 601/602, 631,641. Hình 14: Máy cắt cao áp 601/602, 631, 641
  • 38. 32 2.1.Máy cắt: MC641. Nhiệm vụ. - Đóng, cắt nguồn điện cao áp cho MBA TD61. Thông số kỹ thuật. -Nhà chế tạo: IN DIA. -Kiểu máy cắt chân không. -Năm sản xuất: 2011. -Dòng điện định mức: 1600 A. -Điện áp định mức: 7,2 KV. -Tần số 50 HZ. 2.2. Máy cắt: MC601, MC602. Nhiệm vụ. - Là máy cắt đầu cực máy phát. - Dùng để đóng điện hòa đồng bộ cho tổ máy ( điều kiện để hòa đồng tần số, đồng điện áp, đồng pha). - Dùng để cắt điện tổ máy ra khỏi lưới (khi máy dừng giảm công suất xuống 2,1MW máy cắt tự động cắt tải). - Do máy cắt được cài đặt khi tải giảm xuống 2,1MW là máy cắt cắt tải ra khỏi lưới tránh hiện tượng công suất ngược. Thông số kỹ thuật. - Nhà chế tạo: IN DIA. - Năm sản xuất: 2011. - Kiểu máy căt: đồng bộ. - Dòng định mức: 1600 A. - Điện áp định mức: 7,2 KV. 2.3. Máy cắt: MC 631. Nhiệm vụ. - Là máy cắt phía máy máy biến áp T1.(cấp điện áp 6 KV). - Dùng để đóng, cắt tải cho MBA T1.0,2 giây
  • 39. 33 Thông số kỹ thuật. - Nhà chế tạo: IN DIA. - Năm sản xuất: 2011. - Kiểu máy cắt: chân không. - Điện áp định mức: 7,2 KV. - Dòng định mức: 3150 A. - Tần số: 50 HZ. V. Thông số trạm 110KV 1. Nhiệm vụ của trạm 110KV. - Khi nhà máy phát điện và hòa đồng bộ ở thanh cái C61,điện áp 6,3KV đi qua MC631, qua MBA T1 điện áp được tăng áp lên 110KV và được đẩy lên lưới điện 110KV, điện áp qua MC171 đi đến 179 E17.6 trạm 220KV mai sơn. - Điện áp lưới cao hoặc thấp, nhà máy muốn bám được lưới điện quốc gia thì phải điều chỉnh điện áp kích từ của 2 tổ máy cho phù hợp với điện áp lưới. - Khi nhà máy không phát điện, nhà máy sẽ nhận điện áp từ lưới 110KV, điện áp được giảm áp qua MBA T1 xuống 6,3KV, về thanh cái C61 và qua MBA TD61 giảm điện áp xuống 0,4KV để sử dụng tự dùng cho nhà máy. Hình 15: Máy biến áp và trạm biến áp
  • 40. 34 2. Thông số kỹ thuật máy biến dòng. TI171. - Nhà chế tạo: INDIA. - Năm sản xuât: 2011. - Điện áp định mức:123kv. - Tỷ số biến: 80-160/1-1-1A. -Số chế tạo: - BDĐ No1: OC3494/1/1/11. - BDĐ No2: OC3494/1/3/11. - BDĐ No3: OC3494/1/2/11. - Cuộn dây: 1S1-1S2-1S3 2S1-2S2-2S3 3S1-3S2-3S3 4S1-4S2-4S3 5S1-5S2- 5S3. Công suất : (VA) / 15 20 / / Cấp chính xác: PS 0,2 0,2 PS PS 3. Thông số kỷ thuật chống sét van. loại ZAQ-96-SM:(CS171,CS1T1). - Điện áp định mức ( KV): 96. - Dòng điện định mức ( KA ): 10. - Số chế tạo : CSV N01(A): 06 ; CSV N02(B):05 ;CSV N03(C):07. - Nhà chế tạo: INDIA. - Năm sản xuất: 2011. 4. Thông số kỹ thuật của máy biên áp chính T1 - Hãng - Loại - Kiểu - Công suất - Số cuộn dây - Số pha - Tần số - Điện áp danh định + Cuộn cao áp + Dòng điện định mức cao/ hạ AREVA - ẤN ĐỘ Ngoài trời/ xoay chiều Ngâm dầu 26.500 KVA 2 3 50Hz 115 ± 2x2,5% kV 133/2428,5A
  • 41. 35 + Cuộn hạ áp - Tổ đấu dây - Kiểu làm mát - Kiểu đổi nấc - Tổn hao không tải - Tổn hao có tải và Uđm - Điện áp ngắn mạch 6,3kV Y/Δ11 ONAN Không tải Po = 16,36 kW Pt = 127,62 kW 10,5 % 5. Thông số kỹ thuật DCL 171-7: - Kiểu DCL: S3C2T. - Năm sản xuất: 2011. - Nhà chế tạo: INDIA. - Điện áp định mức: 123 (KV). - Dũng điện định mức: 1800 (A). - Số chế tạo: P1121000S. -Loại dao cách ly: 3pha. 6. Thông số kỹ thuật DCL171-76, DCL171-75. - Độ cao cho phép so với mặt nước biển: 1000 m. - Nhiệt độ làm việc: từ -300C tới + 400C - Tốc độ gió: 34m/s. - Môi trường không có cháy nổ, hỏa hoạn và sự ăn mòn hoá học. - Lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời. 7. Thông số kỹ thuật máy cắt MC171. - Maý cắt SF6 kiểu GL321F1P - Điện áp định mức 145Kv - Dòng điện định mức 3150A - Tần số định mức 50Hz - Điện áp sét chịu được 650kVp - Dòng điện ngắn mạch chịu được - Thời gian cắt ngắn mạch 3s
  • 42. 36 - Dòng điện ngắn mạch chế tạo - Dòng điện cắt định mức - Áp lực khí SF6 định mức ở 200C 6.4bar - Tổng khối lượng máy cắt - Tiêu chuẩn IEC62271-100 - Năm sản xuất 2011 - Nhà chế tạo INDIA - Điện áp định mức mạch đóng 220Vdc - Điện áp định mức mạch cắt 220Vdc - Điện áp định mức động cơ tích năng 220VAC - Điện áp dấy 220VAC, 50Hz
  • 43. 37 CHƯƠNG III: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1 I. TÌM HIỂU VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN 1. Chức năng nhiệm vụ của máy phát điện - Máy phát điện nói chung là thiết bị có tác dụng biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là tuabin nước, tua bin hơn, tuabin gió, động cơ đốt trong hoặc các nguồn cơ năng khác. - Máy phát điện có ba chức năng chính đó là phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp. Phát điện: Với hệ thống cấu trúc động cơ quay, truyền chuyển động quay đến máy phát điện thông qua dây đai hình chữ V. Kết cấu Rotor của máy phát là một nam châm điện tạo ra từ trường, từ đó tương tác lên dây quấn trong stator để phát sinh ra điện. Chỉnh lưu: Các thiết bị điện sẽ không sử dụng được trực tiếp dòng điện xoay chiều tạo ra trong máy phát điện mà cần phải được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều. Nhờ bộ chỉnh lưu, dòng điện xoay chiều sẽ được điều chỉnh thành dòng điện một chiều. Hiệu chỉnh điện áp: Chức năng này thực hiện tiết chế điều chỉnh điện áp sinh ra từ dòng điện của máy phát điện. Nhờ nó có thể đảm bảo được hiệu điện thế của dòng điện đi đến các thiết bị sẽ luôn là một hằng số, ngay cả khi tốc độ máy phát điện không đổi. 2. Phân loại máy phát Các máy phát điện thủy lực thường dùng máy phát điện đồng bộ cực lồi phân loại như sau: 2.1. Phân loạitheo phương pháp làm mát - Trong vận hành việc làm mát cho máy phát điện phải trao đổi truyền dẫn nhiệt của máy phát ra môi trường bên ngoài nhằm mục đích giảm nhiệt độ của máy phát
  • 44. 38 - Làm mát bề mặt - Làm mát bề mặt bằng không khí - Làm mát bằng không khí H2 - Làm mát trực tiếp: Làm mát trực tiếp là phương phápp cho khí H² gió, tuần hoàn trực tiếp bên trong ống dây dẫn hay đi qua đường ống có tiếp xúc với dây dẫn điện. 2.2. Phân loại theo phương pháp kích từ Các máy phát tuabin nước thường dùng hệ thống kích từ bằng nguồn điện xoay chiều, dòng điện xoay chiều chỉnh lưu thành một chiều được đưa vào cuộn dây kích thích máy phát bằng hệ thống chổi than và vành góp 2.3. Phân loại theo hướng trục của máy phát Gồm 2 loại: Kiểu trục đừng và kiểu trục ngang + Trục Đứng: kiểu Rotor máy dựng thẳng đứng + Trục Ngang: Là kiểu roto máy phát nằm. 2.4. Phân loại theo cách bố trí ổ trục Trục máy phát được đỡ bằng ổ trục. - Đố với loại máy phát theo kiểu trục ngang thì ổ trục được bố trí cả về 2 phía của roto, hệ thống bôi trơn được bố trí ngay trên trục - Đốivới máy kiểu đứng thì dùng đỡ kiểu treo và ổ đỡ kiểu ô lớn tốc độ thấp. 3. Cấu tạo Máy phát điện xoay chiều 3 pha là một hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều có cùng biên độ cùng tần số, nhưng lệch pha nhau 2/3. Ba cuộn dây của phần ứng đặt lệch nhau 1/3 vòng tròn trên stato. Hình 16: Cấu tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha
  • 45. 39 Chú thích: 1- Vỏ máy phát 2- Bạc lót 3- Stato 4- Giá đỡ 5- Bộ chỉnh lưu 6- Bộ điều chỉnh điện 7- Vòng tiếp điện 8- Roto  Phần cảm (ROTO) 1 nam châm điện (được nuôi bởi dao động 1 chiều) có thể quay xung quanh trục cố định để tạo ra từ trường biến thiên.  Phần ứng: (STATO): gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau về kích thước, số vòng và được bố trí trên ṿòng tṛên lệch nhau1 góc 1200.  Ngoài ra còn có các nắp, puli, cánh quạt và bộ chỉnh lưu. 3.1.Roto Rôto được chế tạo đặc biệt để có sức bền cơ học cao, và có độ rung tối thiểu không những ở chế độ định mức mà còn ở chế độ vượt mức (920vòng/phút). rôto được chế tạo thành 2 bộ phận tách rời để có thể chuyên chở dể dàng nhưng vẫn đảm bảo sức bền cơ học cao. + Trục chính và khung từ: trục chính được chế tạo bằng 2 trục rỗng để thuận tiện cho việc chuyên chở, hai trục này được két chặt với nhau bằng 12bulong ở mặt bích và chịu được mọi ứng suất cơ học như một trục liền. các bulong này được làm bằng loại thép dai đặc biệt, siết chặt đều. Về phía turbine, trục có một mặt bích dùng để kết nối với bánh xe công tác. Trục chính phía máy phát có 6 gân, hàn dọc theo chu vi trục. khung từ gồm có 3 phần, được gắn khít vào trục ở các gân này. Giữa các gân và khung từ có 3 rãnh nằm đều xung quanh chu vi, các chêm được đóng bằng búa vào rãnh để chuyển ngẫu lực giữa trục và khung sau khi khung từ được gắn khít vào trục. + Cực từ và cuộn dây rotor: Cực từ được cấu tạo bằng các tấm thép từ dày 1,6mm ghép chồng để giảm tổn thất do dòng điện Foucault. Đầu cực có 6 rãnh tròn, mỗi rảnh có chứa một thanh đồng thau hàn ở mỗi đầu vào thanh hình tạo thành cuộn cản. Các thanh hình L được gắn vào tấm thép
  • 46. 40 cuối để chống lại lực ly tâm và tản nhiệt dể dàng cho thanh cản.Tác dụng của cuộn cản là tạo momen cản kéo rotor về tốc độ đồng bộ khi máy dao động, và cải thiện điện áp bớt bất đối xứng hơn khi máy phát làm việc với tải không đối xứng. Các cực từ và cuộn dây trên nó được bắt chặt vào khung theo các rãnh. Mỗi cuộn dây rôtor gồm một bảng dây đồng tiết diện hình chử nhật, cách điện giữa các vòng bằng khoáng vật có dạng sợi (amian) tẩm vecni, cách điện với đất được thực hiện bằng các tấm mica. Khoảng giữa hai cực được chêm bởi hai chêm hình V để giử cuộn dây không bị lỏng, giữa thanh chêm và cuộn dây được lót bằng mica, trên và dưới cuộn dây củng được chêm bằng mica. một miếng đệm lò xo được sử dụng để ép sát cuộn dây vào cực từ đề phòng cách điện cuộn dây bị già cổi và bị tháo lỏng. + Quạt gió: Quạt gió được chế tạo bằng thép cán, hàn dọc theo hướng trục và được gắn vào khung từ. cánh quạt làm bằng cánh dập, cắt theo hình dạng định sẵn được hàn vào đai đỡ ở khoảng cách đều. Nhiệm vụ cùa quạt là thổi gió luân chuyển không ngừng trong máy + Vành trượt : Vành trượt làm bằng thép tấm, có rãnh dạng hình tròn ốc được khắc trên bề mặt để bụi than dễ dàng bắn ra ngoài. chổi than làm bằng graphit thiên nhiên loại tốt có khả năng chịu được dòng lớn. 3.2. Stator Dây quấn stator là dây quấn sóng hai lớp cấu tạo từ các cuộn dây nữa vòng. Để giảm tổn hao do dòng điện xoáy, dây quấn gồm những tao dây tạo bởi những sợi dây đồng bọc hai lớp cách điện thuỷ tinh. các tao dây được sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 20 tao hoán vị kiểu robel để phân bố từ trường đều tráng hiệu ứng mặt ngoài. Dây dẫn nói trên được làm cứng bằng nhựa phenol rồi được quấn lên nhiều vòng bằng mica và giấy kết hợp với nhựa tổng hợp có đặc tính cách điện tốt. Ở mặt ngoài, dây dẩn được phủ một lớp bằng thuỷ tinh. sau khi cho vào hút chân không để loại trừ hơi ẩm, dây dẩn được tẩm nhựa tổng hợp có đặc tính cách điện tốt.
  • 47. 41 Cuộn dây stator được quấn kiểu gợn sóng gồm 126 rãnh nếu nhìn từ phía kích thích, cuộn dây được quấn từ rãnh 1 đến rảnh 13. Nếu nhìn từ phía turbine thì cuộn dây đi từ rãnh 1 đến rãnh 10. mỗi rãnh một pha trong 1 bước cực là 3.1/2 Ta có: 3.1/2 x 3pha x 12 cực =126rãnh. Cuộn dây máy phát được nối hình sao, trung tính của máy phát được nối với máy biến áp trung tính trước khi nối đất. Chất cách điện của dây dẫn thuộc loại F có thể chịu đựng độ tăng nhiệt tối đa lâu dài là 750C nhiệt độ cho phép lớn nhất là 1300C. Trong máy phát còn có 12 bộ cảm biến nhiệt độ được gắn trong các rãnh quanh chu vi stator giữa hai cuộn dây trên và dưới trong đó 6 cuộn làm viậc và 6 cuộn dự phòng. các cảm biến nhiệt này sẻ cho biết nhiệt độ của cuộn dây, bộ chỉ thị được đặt ở tủ điều khiển tại phòng điều hành. Tại gối đỡ trục máy củng có các bộ dò tìm nhiệt độ. 4. Nuyên lý làm việc của máy phát Dùng áp lực nước, làm quay turbine máy phát với tốc độ đồng bộ. đồng thời đưa dòng điện kích thích từ vào dây quấn kích từ khi đó từ trường của phần cảm cắt ngang các thanh dẫn làm cảm ứng sức điện động trên các dây quấn phía tator. do từ trường phân bố trong các khe hở không khí biến thiên theo qui luật hình sin nên sức điện động cảm ứng sinh ra củng biến thiên theo qui luật hình sin. do 3 cuộn dây có cấu tạo giống nhau và đặt lệch nhau 1200 nen sức điện động sinh ra sẻ là. eA = Em.Sint eB= Em.Sin(t – 1200 ) eC = Em.Sin(t – 2400 ) Trị hiệu dụng : E= 4,44.f .w1.Kdq.0 Trong đó :  0 : Từ thông cực từ roto  Kdq : Hệ số dây quấn <1  w1 : Số vòng dây trên 1 pha
  • 48. 42  f : Tần số Khi máy có P đôi cực, tốc độ quay n thì tần số sinh ra f=P.n/60 Khi máy phát điện được nối với tải ,thì sẽ sinh ra dòng điện 3 pha chạy trong máy tạo ra từ trường quay. Hình 17: Nguyên lý dòng điện xoay chiều 5. Thông số máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1 5.1 Cấu tạo Máy phát điện trong Nhà máy thuỷ điện Suối Sập I là máy phát điện thủy lực đồng bộ xoay chiều ba pha, trục ngang có cấu tạo gồm Stato, Rôto, ổ trục có bệ đỡ trước và sau, nắp đậy trước và sau tấm bệ, cánh gió, bộ làm mát không khí. 5.2 Thông số  Máy phát : - Kiểu máy phát - Hãng chế tạo - Công suất định mức (Pđm) - Công suất biểu kiến (Pđm) - Điện áp định mức (U) - Dòng điện định mức (I) - Sơ đồ nối dây - Tần số - Tốc độ quay định mức - Tốc độ lồng tốc Máy phát đồng bộ 3 pha, trục ngang WEG-BRAZIN 10.5 MW 13.125 MVA 6.3 KV 1203 A Nối Y 50 Hz 600rpm 900rpm
  • 49. 43 - Hệ số công suất - Số cực rotor - Số pha  Máy phát kích thích : - Kiểu kích từ - Công suất (S) - Điệp áp đầu vào (U) - Điện áp đầu ra (U) - Dòng điện đầu vào (I) - Dòng điện đầu ra (I) - Tần số (f) - Số cặp cực 0.8 5 3 Không chổi than 116.97 KVA 104 VDC 302.81 VDC 11.12 VDC 270.4 VDC 60Hz 12 Hình 18: Máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sâp 1 II. VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1 1.Khởi động máy phát 1.1 Những yêu cầu trước tiên khi khởi động máy phát - Đảm bảo hệ thống nguồn 220V DC tốt và sẵn sàng làm việc. - Đảm bảo hệ thống nguồn 400V AC tốt và sẵn sàng làm việc. - Đảm bảo hệ thống áp lực dầu (OPU) không có sự cố gì và kiểm tra mực dầu ở mức bình thường.
  • 50. 44 - Đảm bảo hệ thống nước làm mát đang hoạt động và mỗi vị trí van là theo chỉ dẫn bình thường. - Đảm bảo máy phát và máy biến áp chính hoạt động bình thường. - Đảm bảo bộ lọc hệ thống nước làm mát đã được làm sạch. - Đảm bảo máy điều tốc ở trạng thái tốt (đèn output 01 trên mặt bộ điều tốc sang). 1.2. Các điều kiện để khởi động tổ máy Đảm bảo các điều kiện khởi động dưới đâythỏa mãn trước khi khởi động máy: - Lựa chọn chế độ điều khiển tổ máy tự động hoặc bằng tay - Tất cả các phụ trợ như CW, OPU, JOS và LOS trong trạng thái ngừng hoạt động. - Van vòng đang đóng hoàn toàn. - Van đĩa đang đóng hoàn toàn. - Cánh hướng đang đóng hoàn toàn. - Máy phát đang dừng. - Rơ le cắt chính đã tác động (86TU). - Phanh máy phát đã nhả. - Máy cắt đầu cực đang mở. - Tất cả các rơ le báo lỗi khẩn cấp và không khẩn cấp của máy phát / máy biến áp đã được reset. - Hệ thống AVR tổ máy trong trạng thái tốt và đảm bảo chế độ lựa chọn theo chế độ tự động (AVR) hoặc chế độ bằng tay (FCR). 1.3.Khởi động máy phát 1.3.1. Khởi động bằng tay Lựa chọn chế độ bằng tay (SW-2): Lựa chọn chế độ vận hành tua bin sử dụng công tắc 2 vị trí (SW-2) từ bảng TAGP. Ở chế độ này ta xoay khóa lựa chọn về vị trí manual để lựa chọn chế độ điều khiển tổ máy bằng tay. Mở van bằng tay nước làm mát máy phát: Tại gian máy mở van nước đầu vào của hệ thống nước làm mát (van tay), đảm bảo áp lực đầu vào từ 7- 8 kg/cm2 và áp lực sau van giảm áp từ 3,6- 4 kg/cm2, áp lực cho hệ thống nước chèn trục
  • 51. 45 từ 2- 3 kg/cm2, lưu lượng nước chèn trục từ 70- 85 l/p.Tại gian điều khiển hệ thống nước làm mát sẽ BẬT từ công tắc-5 tại bảng TAGP và nhìn được vào hiển thị tình trạng. Sau đó reset tín hiệu phản hồi nước làm mát thấp và lưu lượng nước chèn trục thấp. Hệ thống bôi trơn ổ trục máy phát (GLOP) BẬT: Hệ thống dầu GLOP được bật từ khóa 2 vị trí SW-6 tại bảng TAGP và quan sát được trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của thiết bị đảm bảo: - Lưu lượng dầu qua gối sau từ 11-12,5l/p. - Lưu lượng dầu qua gối trước: - Đường T1 từ 20- 21 l/p. - Đường T2 từ 30- 34 l/p. - Đường T3 từ 42- 45 l/p. Sau khi tín hiệu phản hồi áp lực dầu GLOP và lưu lượng dầu cho ổ hướng trước/sau máy phát đã đạt ta reset các tín hiệu đèn báo áp lực và lưu lượng dầu glop thấp. Sau đó có thể khởi động hệ thống dầu JACKING để nâng roto máy phát (Nếu bơm một chiều mà khởi động sau khi bật khóa lựa chọn khởi động hệ thốngdầuGLOP/LOSthì phảikiểm tra lại việc cấp nguồn400 VAC cho hệ thống). Hệ thống dầu kích (JOS) BẬT: Hệ thống dầu JACKING được bật từ khóa 2 vị trí SW-11 tại bảng TAGP và quan sát được trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của thiết bị. Sau khi tín hiệu phản hồi áp lực dầu JACKING đã đạt thì có thể khởi động bơm dầu OPU.(Nếu bơm một chiều mà khởi động sau khi bật khóa lựa chọn khởi động hệ thống dầu JACKING thì phải kiểm tra lại việc cấp nguồn 400 VAC cho hệ thống). Hệ thống dầu OPU BẬT: Hệ thống dầu OPU được khởi động từ khóa 2 vị trí SW- 7 ta có thể quan sát được trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của thiết bị, sau khi tín hiệu phản hồi của OPU BẬT và áp lực dầu điều khiển đã đạt, ta có thể reset rơ le 86Z, 86X và rơ le cắt chính (86TU) của tua bin và reset lại tất cả các lỗi tua bin trong bảng hiển thị.
  • 52. 46 RESET 86TU: Chỉ có thể reset được rơ le 86Z & 86X sau khi đã reset tất các rơ le phụ trên tủ R1A và C1A. Sau đó mới có thể được rơ le 86TU tại bảng TAGP. Muốn reset được rơ le 86Y thì phải reset rơ le cắt chính (86TU) trước và tổ máy sẽ sẵn sàng để khởi động. Sử dụng phanh (SW-8): Khi hệ thống OPU đã đủ áp lực ta sẽ kích hoạt phanh máy phát từ khóa SW- 8 trên tủ TAGP nhằm mục đích không cho máy phát quay trước khi ta tác động mở cánh hướng, chỉ sau khi van đĩa đã mở hoàn toàn và van vòng đã đóng lại thì mới reset phanh (nhả phanh) từ khóa SW- 8 và đợi phản hồi phanh đã nhả trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của các thiết bị ở TAGP ta mới có thể tác động mở cánh hướng. Điều kiện khởi động đã thỏa mãn: Sau khi đã reset rơ le 86TU thì phải quan sát xem điều kiện khởi động thỏa mãn hay chưa thỏa mãn trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của các thiết bị. Các điều kiện khởi động sau đây: - Áp lực dầu điều khiển OPU tốt. - Áp lực hệ thống dầu GLOP tốt. - Lưu lượng DE/NDE máy phát bình thường. - Lưu lượng nước làm mát bình thường - Áp lực dầu JOS tốt. - Van đĩa phải ở vị trí đóng hoàn toàn. - Cánh hướng phải ở vị trí đóng hoàn toàn. - Các máy cắt đầu cực 601, 602 phải đang mở. - Reset lại rơ le lỗi tua bin. Mở van vòng (PB- 6): Sau khi các điều kiện khởi động đã thỏa mãn, mở van vòng bằng nút ấn (PB- 6) tại tủ TAGP và đợi cho áp lực nước đằng trước và sau van đĩa cân bằng. Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi đã mở van vòng và áp lực nước trước và sau van đĩa đã cân bằng trên bảng hiển thị tình trạng làm việc ta thao tác mở van đĩa.
  • 53. 47 Mở van đĩa (PB-8): Ấn nút PB- 8 tại bảng TAGP để mở van đĩa, chỉ mở van đĩasau khi đã nhận được tín hiệu phản hồi van vòng mở và áp lực nước đã cân bằng. Đóng van vòng (PB- 7): Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi van đĩađã mở hoàn toàn, ta thao tác đóng van vòng bằng nút ấn PB- 7 tại tủ TAGP. Nhả phanh (SW-8): Phanh máy phát sẽ được nhả bằng tay, sử dụng khóa 2 vị trí SW-8 tại tủ TAGP. Đảm bảo rằng phanh phải được nhả và đợi tín hiệu phản hồi trên bảng hiển thị tình trạng làm việc tại TAGP. Mở cánh hướng (PB- 10): Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi của van vòng đóng, van đĩa đóng và phanh máy phát đã nhả, ấn nút PB- 10 tại tủ TAGP để mở dần dần cánh hướng cho đến khi máy phát đạt số vòng định mức 600 vòng/ phút tương ứng với độ mở cánh hướng từ 10 – 17%. Lưu ý: Số vòng quay định mức là 600 vòng/ phút. Giới hạn mở cánh hướng là 0 – 100%. Khi máy quay được 35% tốc độ định mức (khoảng 200- 250 vòng/ phút) thì sẽ đưa lệnh dừng hệ thống dầu JACKING. Tại tốc độ 90% kích từ BẬT: Khi tốc độ máy phát đạt 90% tốc độ định mức, thì trên bảng hiển thị tình trạng làm việc sẽ xuất hiện tín hiệu sẵn sằng cho đóngkíchtừ. Việc bậtkíchtừđượcthực hiệnbằng cách ấn nút IPB-3 tại tủ kích từ. Máy phát đã chạy không tải ổn định: Máy đã đạt được 600 vòng/phút và kích từ đã làm việc ổn định thì sẵn sàng cho hòa đồng bộ theo chế độ bằng tay. 1.3.2. Khởi động tự động Lựa chọn chế độ tự động (SW-2): Lựa chọn chế độ làm việc của tua bin sử dụng công tắc 2 vị trí (SW-2) từ tủ TAGP. Lựa chọn chế độ tự động cho việc vận hành máy tự động. Mở van bằng tay nước làm mát (Bằng tay): Phải mở van bằng tay nước làm mát cho hệ thống CW. ẤN NÚT KHỞI ĐỘNG TỰ ĐỘNG TRÊN TỦ TAGP Sau khi ấn nút KHỞI ĐỘNG, thứ tự làm việc sẽ xảy ra như sau:
  • 54. 48 Nước làm mát máy phát BẬT (DO-10): Nhìn được hiển thị trạng thái. Sau khi nhận tín hiệu phản hồi của áp lực hệ thống CW tốt (DI-10 tại bộ điều tốc), Bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh khởi động hệ thống bơm dầu GLOP/ LOS (DO-11). Hệ thống dầu bôi trơn ổ trục máyphát (GLOP/LOS)BẬT (DO-11):Có thể nhìn trên màn hiển thị trạng thái. Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi áp lực hệ thống dầu GLOP tốt (DI-11 tại bộ điều tốc), Bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh khởi động hệ thống bơm dầu JACKING (DO-12). Hệ thống dầu nâng trục (JOS) BẬT (DO-12): Có thể nhìn trên màn hiển thị trạng thái. Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi áp lực hệ thống dầu JACKING tốt (DI-12 tại bộ điều tốc), bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh khởi động hệ thống bơm dầu OPU. Hệ thống dầu thủy lực (OPU) BẬT (DO-13): Có thể nhìn trên màn hiển thị trạng thái, sau khi nhận được tín hiệu phản hồi hệ thống OPU BẬT và áp lực của hệ thống đã đạt, ta có thể reset các rơ le 86Z, 86X và rơ le cắt chính bảo vệ tua bin (86TU) sau khi đã reset toàn bộ sự cố tua bin trên các cửa sổ thông báo. RESET 86TU: Chỉ có thể reset các rơ le 86Z & 86X sau khi đã reset hết rơ le phụ tại các tủ đo lường và bảo vệ máy phát. Sau đó mới có thể reset rơ le 86TU tại tủ TAGP. Rơ le 86Y chỉ reset được sau khi đã reset rơ le cắt chính bảo vệ tua bin (86TU) và tổ máy sẽ sẵn sàng để khởi động. Sử dụng phanh (DO-7): Sau khi đã reset rơ le (86TU), thì bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh kích hoạt phanh máy phát và sẽ đợi đến có tín hiệu phản hồi các điều kiện khởi động đã thỏa mãn (DI-13), sau đó sẽ đưa ra lệnh mở van vòng. Điều kiện tiền khởi động OK (DI-13): Sau khi reset rơ le 86TU, Phải quan sát trên bảng hiển thị tình trạng làm việc của các thiết bị xem các điều khiện khởi động đã thỏa mãn hay chưa. Các điều kiện khởi động như sau:- - Áp lực dầu điều khiển OPU tốt. - Áp lực hệ thống GLOP tốt. - Lưu lượng DE/NDE máy phát bình thường. - Lưu lượng nước làm mát bình thường.
  • 55. 49 - Áp lực dầu JACKING tốt. - Van đĩa phải đóng hoàn toàn. - Cánh hướng ở vị trí đóng hoàn toàn. - Máy cắt đầu cực 601, 602 đang mở. - Reset rơ le bảo vệ tua bin (86TU). Mở van vòng (DO-14): Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi các điều kiện khởi động đã thỏa mãn (DI-13), bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh mở van thủy lực của van vòng và đợi cho áp lực đằng trước và sau van đĩa cân bằng. Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi van vòng đã mở và áp lực nước đằng trước và sau van đĩa đã cân bằng (DI- 14) thì bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh mở van đĩa. Mở van đĩa (DO-15): Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi van đĩa đã mở hoàn toàn (DI-15) bộ điều tốc sẽ đưa lệnh đóng van vòng. Nhả phanh (DO-09): Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi van đĩa mở hoàn toàn và van vòng đã đóng, bộ điều tốc sẽ đưa lệnh nhả phanh máy phát. Mở cánh hướng (AI-1): Sau khi nhận được tín hiệu phanh máy phát đã nhả, Bộ điều tốc sẽ đưa lệnh mở cánh hướng cho đến khi máy phát đạt số vòng định mức 600 vòng/ phút tương ứng với độ mở cánh hướng từ 10 – 17%. Chú ý: Tốc độ định mức là 600 vòng/phút. Giới hạn mở cánh hướng là 0 – 100 % Khi máy quay được 35% tốc độ định mức (khoảng 200- 250 vòng/ phút) thì sẽ đưa lệnh dừng hệ thống dầu JACKING. Tại tốc độ 90% kích từ BẬT: Khi tốc độ máy phát đạt 90% tốc độ định mức, thì trên bảng hiển thị tình trạng làm việc sẽ xuất hiện tín hiệu sẵn sằng cho đóng kích từ. Việc bật kích từ được thực hiện bằng cách ấn nút IPB-3 tại tủ kích từ. Máy phát đã chạy không tải ổn định: Máy đã đạt được 600 vòng/phút và kích từ đã làm việc ổn định thì sẵn sàng cho hòa đồng bộ theo chế độ tự động hoặc bằng tay. 2. Các chế độ hòa máy phát vào lưới - Điểm hoà điện giữa nhà máy thuỷ điện Suối Sập I với Hệ thống điện
  • 56. 50 Quốc gia được quy định tại máy cắt 601; 602;. Có hai chế độ hoà sau: 2.1. Chế độ hòa tự động Đây là chế độ làm việc chính của Tổ máy. - Lựa chọn máy cắt hòa bằng khóa SS1trên tủ hòa đồng bộ. - Xoay công tắc lựa chọn (AUTO/MANUAL ) ở trên tủ đồng bộ về chế độ tự động (AUTO). - Ấn nút START AUTO SYN. - Reset rơ le hòa tự động (25A) - Hệ thống sẽ tự động khởi động thiết bị đồng bộ và máy phát sẽ được đồng bộ. - Thiết bị tự động đồng bộ sẽ tự động dừng sau khi đóng máy cắt. 2.2. Chế độ hào bằng tay - Lựa chọn máy cắt hòa bằng khóa SS1trên tủ hòa đồng bộ. - Xoay công tắc lựa chọn (AUTO/MANAL ) ở trên tủ đồng bộ về chế độ tự động (MANUAL). - Bật công tắc cộtđồngbộ (SYNCHROSCOPE ON/OFF)về vị trí OFF. - Điều chỉnh tốc độ (Tần số), điện áp so với tần số và điện áp của lưới điện thông qua việc xoay núm(SPEED RAISE/LOWER), (VOLTAGE RAIES/LOWER) trên tủ (SYN.PANEL) và việc đồng bộ hóa hệ thống bằng việc đóng máy cắt đầu cực máy phát , khi đèn thông báo đồng bộ đạt yêu cầu sáng " Thông qua rơle kiểm tra đồng bộ " và đồng hồ đồng bộ ở vị trí 12h (vạch 12). - Lắc khoá điều khiển máy cắt (CB CONTROL) về vị trí CLOSE. Máy phát sẽ được hòa điện vào lưới. 3. Theo dõi, vận hành máy phát làm việc Khi máy làm việc bình thường, cần theo dõi các vấn đề sau: - Điện áp máy phát cho phép biến đổi trong phạm vi  5% điện áp định mức (6,3KV) Nếu cao hơn hay thấp hơn, ta phải điều chỉnh dòng kích từ để giảm hoặc tăng điện áp. Nếu có nhiều máy làm việc song song, việc điều chỉnh kích từ phải theo nguyên tắc là cos các máy xấp xỉ bằng nhau. Thoả mãn điều kiện này sẽ tận dụng hết khả năng các máy, đồng thời tổn hao công suất cũng
  • 57. 51 nhỏ nhất. - Tần số chung phải bằng định mức (bằng 50  0,5Hz), khi tần số lệch khỏi định mức ta phải thay đổi mômen sơ cấp để đưa tần số về 50 Hz. Việc điều chỉnh tần số cũng phải theo nguyên tắc bảo đảm cos các máy bằng nhau. - Dòng điện và công suất máy phát không được quá định mức. Khi máy bị quá công suất, cần sử lý để hạn chế tải, nếu không được thì cắt bớt tải. - Nếu theo yêu cầu của Điều độ hệ thống thì có thể duy trì dòng điện quá tải Stato trong thời gian cho phép quá tải sự cố đồng thời tăng cường theo dõi kiểm tra tình trạng máy phát điện quá tải theo bảng sau: Bội số Iqt/Iđm 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 Thời gian quá tải cho phép (phút) 60 6 4 3 2 - Nhiệt độ dây quấn, ổ hướng, bạc chặn, vành chèn trục, OPU, GLOP. Tất cả các nhiệt độ này phải trong phạm vi cho phép theo bảng sau. Tên Bảo vệ cấp 1(0C) (Tín hiệu cảnh báo) Bảo vệ cấp 2(0C) (Tín hiệu cắt) -Nhiệt độ cuộndây STATO 100 110 -Nhiệt độ ổ hướng trước MF 60 70 -Nhiệt độ ổ hướng sau MF 60 70 -Nhiệt độ bạc chặn phía Tuabin 60 70 -Nhiệt độ bạc chặn phía MF 65 70 - Nhiệt độ vành chèn trục 20 24 - Nhiệt độ dầu OPU 55 60 - Nhiệt độ dầu GLOP 45 55 - Dòng điện ba pha phải cân bằng, nếu chênh lệch, không được lệch quá 20% dòng định mức (1250A), lúc này dòng điện trong bất cứ pha nào cũng không được phép quá tải. - Ngoài ra, phải thường xuyên theo dõi độ rung, tiếng kêu, cách điện dây
  • 58. 52 quấn, tình trạng kích từ, các chỉ thị đo lường, điều khiển và tín hiệu bình thường chính xác, phù hợp với trạng thái vận hành tổ máy. - Thực hiện chuyển công suất giữa các máy phải đảm bảo nguyên tắc là tần số (khi chuyển công suất tác dụng) hay điện áp (khi chuyển công suất phản kháng) không dao động trong suốt quá trình chuyển. Vì thế, phải thao tác đồng thời cả hai, giảm máy này đồng thời tăng máy kia. Người ta thường làm từng động tác ngắn, sau mỗi thao tác, chờ cho các dụng cụ do ổn định mới làm tiếp bước sau. 4. Dừng máy phát Máy phát có thể được dừng ở các chế độ sau: - Dừng máy bình thường. - Dừng máy khẩn cấp. 4.1. Dừng máy phát bình thường Chế độ này thường được thực hiện một cách dự định khi Tua bin được yêu cầu dừng hoạt động để bảo dưỡng, dự phòng. Yêu cầu này được thực hiện bằng việc ấn nút "AUTO STOP" ở trên tủ TAGP. Sau khi ấn nút dừng, thứ tự dưới đây sẽ xảy ra: - Tải trên máy sẽ giảm dần dần theo độ đóng cánh hướng. - Khi công suất còn khoảng 1800KW thì bộ điều tốc sẽ đưa ra lệnh cắt máy cắt đầu cực. - Cánh hướng đóng liên tục về 0%. - Kích từ sẽ tắt khi tốc độ máy phát giảm xuống 90% tốc độ định mức. - Hệ thống dầu JACKING sẽ làm việc khi tốc độ máy phát giảm xuống khoảng 35% tốc độ định mức đến khi máy dừng hoàn toàn. - Ở tốc độ còn khoảng 25% tốc độ định mức, phanh sẽ được kích hoạt. - Van đĩa đóng - Phanh được nhả sau khi máy phát đã dừng hoàn toàn. - Hệ thống OPU tự tắt sau khoảng 60 giây - Hệ thống dầu JACKING tự tắt sau khoảng 120 giây. - Hệ thống dầu GLOP tự tắt sau khoảng 180 giây.
  • 59. 53 - Sau khi hệ thống dầu GLOP tắt thì sau khoảng 60 giây nên khóa hệ thống nước làm mát lại để tránh tắc bộ lọc nước làm mát khi máy dừng thời gian dài. 4.2. Dừng máy phát khẩn cấp Dừng máy khẩn cấp chỉ được thực hiện khi nhân viên vận hành phát hiện thấy sự cố gây nguy hại cho máy móc, thiết bị và người. Tổ máy sẽ dừng tự động nếu ấn nút Emergency P/B, bảo vệ Tua bin (Rơle 86TU) hoặc thiết bị bảo vệ ( Rơle 86Z) tác động thì Máy phát sẽ tự động dừng, chế độ này máy phát sẽ dừng theo trình tự. - Máy cắt đầu cực 601,602 sẽ cắt. - Cánh hướng sẽ đóng về 0%. - Kích từ sẽ tắt khi tốc độ máy phát giảm xuống 90% tốc độ định mức. - Hệ thống dầu JACKING sẽ làm việc khi tốc độ máy phát giảm xuống - Sau khi máy đã dừng hoàn toàn thì: - Hệ thống OPU tự tắt sau khoảng 60 giây - Hệ thống dầu JACKING tự tắt sau khoảng 120 giây. - Hệ thống dầu GLOP tự tắt sau khoảng 180 giây. -Sau khi hệ thống dầu GLOP tắt thì sau khoảng 60 giây nên khóa hệ thống nước làm mát lại để tránh tắc bộ lọc nước làm mát khi máy dừng thời gian dài III. Các sự cố thường gặp trong vận hành máy phát và cách khắc phục 1. Bảo vệ so lệch máy phát điện tác động ngừng máy Hiện tượng: - Chuông còikêu. - Nhảy máy cắt đầu cực máy phát, cắt KT và ngừng máy. - Con bài bảo vệ so lệch rơi. Nguyên nhân: - Ngắn mạch giữa các pha trong vùng bảo vệ so lệch máy phát điện. - Nếu trước thời điểm sự cố không có hiện tượng máy gầm, các đồng hồ điện giao động mạnh thì có thể do bảo vệ tác động sai. Xử lý: - Theo dõigiám sát quá trình ngừng máy an toàn. - Cắt hẳn các khoá điều khiển của máy cắt đã cắt, ghi lại các tín hiệu con bài rơi, nâng các conbài tín hiệu.
  • 60. 54 - Kiểm tra máy cắt đã cắt, cắt dao cách ly đầu cực máy phát điện. - Kiểm tra thiết bị trong buồng máy phát và các thiết bị trong phạm vi bảo vệ so lệch máy phát, kiểm tra cách điện máy phát điện. Nếu có hiện tượng hoả hoạn thì phải nhanh chóng chữa cháy. - Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm rõ nguyên nhân thì phải báo cáo Phó Giám đốc kỹ thuật để có biện pháp khắc phục sự cố. - Nếu xác định rõ nguyên nhân do bảo vệ so lệch tác động sai, khi kiểm tra tổ máy bình thường phải báo cáo Phó giám đốc kỹ thuật cho phép đưa tổ máy trở lại vận hành. 2. Bảo vệ quá điện áp máy phát điện tác động ngừng máy Hiện tượng: - Chuông còikêu. - Nhảy máy cắt đầu cực máy phát điện, cắt KT và máy ngừng. - Con bài bảo vệ quá điện áp máy phát rơi. - Máy có thể kêu khác thường do tăng tốc độ lớn hơn định mức. Nguyên nhân: - Do máy phát mất tải đột ngột, tăng tốc. - Do hư hỏng bộ điều chỉnh điện áp. Xử lý: - Theo rõi giám sát quá trình ngừng máy an toàn. - Cắt hẳn các khoá điều khiển của máy cắt đã cắt, ghi lại các tín hiệu con bài rơi, nâng các conbài tín hiệu. - Kiểm tra thiết bị điều chỉnh kích từ máy phát, tìm nguyên nhân và khắc phục. 3. Bảo vệ quá I kém U của máy phát điện tác động ngừng máy Hiện tượng: * Cấp 1 tác động: - Chuông còikêu. - Nhảy máy cắt đầu ra máy biến áp 110KV. - Công suất phát của tổ máy giảm thấp - Con bài Bảo vệ quá I kém U cấp 1 rơi. * Cấp 2 tác động: - Chuông còikêu. - Nhảy các máy cắt trong khối, cắt KT và ngừng máy. - Con bài Bảo vệ quá I kém U cấp 2 rơi. Nguyên nhân: - Do ngắn mạch ngoài phíacấp điện áp 110KV, 35KV, 0,4KV.
  • 61. 55 - Do ngắn mạch trong vùng bảo vệ của máy phát điện và mạch điện 10,5KV nhưng bảo vệ khác không tác động. Xử lý: * Nếu cấp 1 tác động: - Cắt hẳn khoá điều khiển máy cắt 110KV đã nhảy. - Điều chỉnh duy trì tổ máy vận hành bìnhthường. - Nếu kiểm tra bình thường có thể hoà tổ máy với lưới. * Nếu cấp 2 tác động: - Cắt hẳn các khoá điều khiển của các máy cắt trong khối nhảy. - Theo rõi giám sát quá trình ngừng máy an toàn. - Nếu xác định chắc chắn do ngắn mạch ngoài cho phép có thể khởi động lại ngay tổ máy ở chế độ không tải. - Nếu xác định rõ nguyên nhân do bảo vệ tác động sai, khi kiểm tra tổ máy bình thường phải báo cáo Phó giám đốc kỹ thuật cho phép đưa tổ máy trở lại vận hành. 4. Bảo vệ quá tải máy phát điện Hiện tượng: - Chuông kêu. - Biển báo quá tải máy phát điện sáng. - Dòng điện stator tăng quá định mức (1,2 Iđm). Xử lý: - Kiểm tra dòng điện 3 pha Stator. Nếu không cân bằng thì tìm nguyên nhân và xử lý. Nếu dòng 3 pha cân bằng giảm công suất vô công và công suất hữu công, duy trì dòng điện định mức máy phát điện. - Nếu theo yêu cầu của điều độ hệ thống thì có thể duy trì dòng điện quá tải Stato trong thời gian cho phép quá tải sự cố. 5. Bảo vệ chạm đất Stator máy phát điện Hiện tượng: - Chuông kêu. - Biển báo chạm đất Stator và chạm đất xà 10,5KV sáng. Nguyên nhân: - Chạm đất trong mạch Stator máy phát điện. - Chạm đất trong mạch điện áp MPĐ hoặc xà 10,5KV. Xử lý: - Kiểm tra toàn bộ hệ thống 10,5KV của tổ máy.
  • 62. 56 - Kiểm tra phân đoạn sự cố bằng cách tách hệ thống 35KV và tự dùng nếu không hết tín hiệu mới cắt máy cắt đầu cực máy phát điện. Sau 2 giờ không xử lý được thì phải ngừng tổ máy. 6. Máy phát điện mất kích từ Hiện tượng: - Dòng kích từ độtngột giảm gần bằng không, công suất vô công chỉ âm, công suất hữu công tăng. - Máy phát điện có thể mất đồng bộ, dòng điện Stator tăng có thể dẫn đến quá tải máy phát điện hoặc ngừng sự cố máy phát do bảo vệ quá dòng điện. Nguyên nhân: - Đứt mạch kích từ do đứt dây, đứt cáp hoặc do nhảy áptômát diệt từ. - Do ngắn mạch cuộn dây Rôtormáy phát điện. Xử lý: - Trường hợp cắt nhầm áptômát diệt từ, có thể khôi phục lại bằng cách đóng lại kích từ. Các trường hợp khác chưa rõ nguyên nhân đều phải ngừng máy, tìm điểm đứt mạch, ngắn mạch và xử lý xong mới được chạy lại máy và hoà điện. 7. Máy phát điện mất đồng bộ Hiện tượng: - Máy phát điện có tiếng kêu và rung hoà nhịp với sự dao động của các đồng hồ tần số, dòng điện, công suất, điện áp máy phát. Nguyên nhân: - Do mất ổn định của hệ thống điện sau sự cố. - Do giảm hoặc mất kích từ máy phát điện. Xử lý: - Nhanh chóng tăng dòng điện kích từ máy phát, tăng điện áp máy phát điện đến trị số định mức. - Nếu không xử lý được mà máy vẫn mất đồng bộ thì phải tách máy phát điện vận hành độc lập duy trì điện tự dùng cho nhà máy . - Nếu mất kích từ thì xử lý theo phần f. 8. Máy phát điện chạy thành động cơ Hiện tượng: - Công suất hữu công, vô công giảm về âm. - Dòng điện Stator, Rôto giảm thấp. Nguyên nhân: - Cánh hướng nước đóng hết.
  • 63. 57 - Cửa phai hạ nhanh rơi. Xử lý: - Duy trì tổ máy vận hành. Chú ý điều chỉnh thông số vận hành trong phạm vi cho phép, đồng thời xác minh nguyên nhân để xử lý. - Nếu do thao tác nhầm thì phải nhanh chóng mở lại cánh hướng nước và cửa phai rơi nhanh, nâng công suất hữu công máy phát điện. Nếu do hỏng hóc trong cơ cấu điều khiển của thiết bị điều tốc hoặc cửa phai rơi nhanh thì phải ngừng máy để sửa chữa khắc phục. 9. Không tăng được điện áp máy phát điện Hiện tượng: - Sau khi khởi động đã đạt tốc độ mức, đóng mạch kíchtừ và nâng điện áp máy phát, nhưng điện áp không lên. Nguyên nhân: - Từ dư Rôto máy phát không đủ, mất nguồn 1 chiều ác quy - Đứt mạch kích thích - Mất từ dư của máy kích thích phụ. Xử lý: - Nếu thao tác khởi kích bằng từ dư không được thì chuyển sang thao tác khởi kích bằng nguồn điện ác quy 1 chiều. Kiểm tra nguồn 1 chiều ác quy. - Nếu những thao tác khởi kích như trên không tăng được dòng kích từ thì ngừng máy tìm điểm sự cố đứt mạch. - Nếu mất từ dư, ngừng máy tiến hành nạp từ cho máy kích thích phụ. 10. Cháy máy phát điện Hiện tượng: - Nhiệt độ của các bộ phận máy phát điện đều vượt quá trị số cho phép. - Máy phát điện có mùi khét và có khói. - Các thông số vận hành có thể giao động. Nguyên nhân: - Do phóng điện cuộn dây máy phát điện. Xử lý: - Cắt máy cắt đầu cực máy phát điện, cắt mạch KT, cách ly tổ máy, duy trì tốc độ quay định mức. - Tiến hành chữa cháy máy phát điện bằng vòi nước cứu hoả chuyên dùng và các phương tiện chữa cháy khác.