SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HIÊN
CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HIÊN
CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Hùng
HÀ NỘI - 2015
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn
cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ
trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh
x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña
luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú
c«ng tr×nh nµo kh¸c.
T¸c gi¶ luËn v¨n
NguyÔn ThÞ Hiªn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ THỂ ĐẶC
BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
8
1.1. Chủ thể của tội phạm 8
1.1.1. Khái niệm chủ thể của tội phạm 8
1.1.2. Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm 11
1.2. Chủ thể đặc biệt của tội phạm 20
1.2.1. Khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm 20
1.2.2. Những đặc điểm của chủ thể đặc biệt 21
Chương 2: CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM 1999. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC
QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT TỪ NĂM 2010 ĐÉN
NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH NÀY.
25
2.1. Các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình
sự Việt Nam 1999
25
2.1.1. Những đặc điểm về chức vụ, quyền hạn 25
2.1.2. Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ giữa tội phạm và
nạn nhân
34
2.1.3. Những đặc điểm về nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân 40
2.2. Các trường hợp liên quan đến vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm 42
2.2.1. Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự của chủ thể 42
2.2.2. Trường hợp thay đổi tội danh của chủ thể 43
2.2.3. Trường hợp dấu hiệu riêng là dấu hiệu định tội trong cấu
thành tội phạm
44
2.2.4. Nhân thân người phạm tội 44
2.3 Thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự về chủ thể
đặc biệt của tội phạm từ năm 2010 đến nay
47
2.3.1. Thực trạng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt 47
2.3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể
đặc biệt của tội phạm từ năm 2010 đến nay.
52
2.4 Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự về
chủ thể đặc biệt của tội phạm
62
2.4.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật
hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm
62
2.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm
64
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban
hành từ năm 1985, là công cụ sắc bén của Nhà nước trong quản lý xã hội,
phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và công
dân, góp phần có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trải qua 30 năm thi hành, Bộ luật hình sự có nhiều lần sửa đổi, bổ
sung (vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997, 1999 và 2009). Việc liên tục sửa
đổi, bổ sung nhằm giúp Bộ luật hình sự ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu
cầu thực tiễn, nhiều quan hệ xã hội mới nảy sinh trong đời sống xã hội cần
được các quy phạm pháp luật của Bộ luật hình sự điều chỉnh, nhiều quan hệ
xã hội có sự biến đổi đòi hỏi luật phải điều chỉnh cho phù hợp.
Một trong những nội dung quan trọng của luật hình sự đó là vấn đề
cấu thành tội phạm, việc xem xét cấu thành tội phạm giúp xác định một hành
vi do một chủ thể nào đó thực hiện có xâm hại khách thể được luật hình sự
bảo vệ hay không, quan hệ xã hội đó có chịu sự điều chỉnh của các quy phạm
pháp luật hình sự hay không, chủ thể thực hiện hành vi có phải chịu trách
nhiệm hình sự hay không… Việc xác định chính xác các yếu tố cấu thành tội
phạm giúp cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người đúng tội, không
bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội. Trong các yếu tố cấu
thành tội phạm, chủ thể của tội phạm là yếu tố có vai trò quan trọng, tuy
không phải là yếu tố đầu tiên được xem xét trong cấu thành tội phạm nhưng
lại là yếu tố có tính chất xuất phát điểm của các yếu tố khác. Không có con
người với tư cách là chủ thể của hành vi, chủ thể của hoạt động thì không có
2
hành vi nguy hiểm cho xã hội, không phải xem xét đến các yếu tố của mặt chủ
quan, không có khách thể nào bị hành vi nguy hiểm cho xã hội tác động đến.
Không có chủ thể của tội phạm thì cũng không diễn ra các hoạt động tố tụng
có liên quan. Chủ thể của tội phạm có những đặc điểm, dấu hiệu chung trên
cơ sở những quy định có tính bắt buộc của luật hình sự. Luật hình sự quy định
cụ thể những đặc điểm, dấu hiệu này mà chỉ khi thỏa mãn các dấu hiệu đó thì
một người mới phải chịu trách nhiệm hình sự, những chủ thể tội phạm thỏa
mãn những dấu hiệu chung này được gọi là chủ thể thường. Trong yếu tố chủ
thể của tội phạm, một nội dung quan trọng được Bộ luật hình sự quy định đó
là chủ thể đặc biệt của tội phạm.
Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên
đa dạng, phức tạp, nhiều quan hệ xã hội mới nảy sinh chưa có quy phạm pháp
luật điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa sâu, nhiều quan hệ xã hội cũ ngày một
biến đổi không ngừng. Theo đó, các quan hệ xã hội do ngành luật hình sự
điều chỉnh cũng liên tục thay đổi, tính chất các loại quan hệ được điều chỉnh
cũng theo chiều hướng đa dạng, có nhiều quan hệ xã hội có tính chất đặc biệt
mà chỉ có một số chủ thể nhất định có dấu hiệu riêng, dấu hiệu đặc biệt mới
có thể xâm hại được các loại quan hệ xã hội này, loại chủ thể đó được gọi là
chủ thể đặc biệt. Như vậy, chủ thể đặc biệt ngoài việc thỏa mãn những dấu
hiệu của chủ thể thường thì còn phải có các dấu hiệu riêng, đặc biệt khác.
Bộ luật hình sự hiện hành đã thể hiện có nhiều quy định về chủ thể
đặc biệt của tội phạm, phần lớn các quy định nằm trong các điều luật ở phần
các tội phạm, các quy định có thể trực tiếp đưa ra các dấu hiệu riêng trong cấu
thành cơ bản của tội phạm, hoặc có thể gián tiếp thể hiện qua việc mô tả tính
chất của loại tội phạm. Tuy nhiên, những quy định của Bộ luật hình sự về vấn
đề chủ thể đặc biệt còn chưa thống nhất, chưa cụ thể và rõ ràng, chặt chẽ,
nhiều quy định còn tạo ra cách hiểu khác nhau hoặc có những hướng dẫn
3
mang tính suy diễn. Điều này gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét
xử hoặc dẫn đến việc giải thích, áp dụng pháp luật không thống nhất, đồng bộ.
Khó khăn trong việc xác định chủ thể tội phạm gây ảnh hưởng đến việc giải
quyết vụ án, xử lý đúng người, đúng tội.
Thực tiễn cho thấy, những vụ án có liên quan đến chủ thể đặc biệt của
tội phạm diễn ra ngày càng nhiều, tính chất của hành vi phạm tội ngày càng
phức tạp và nguy hiểm, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng như các tội
phạm về chức vụ, tội phạm hiếp dâm… Những quy định của Bộ luật hình sự
về vấn đề chủ thể đặc biệt là căn cứ để giải quyết các vụ án có liên quan, điều
này đòi hỏi những quy định về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm phải ngày
càng đầy đủ, thống nhất, cụ thể, rõ ràng, việc nắm vững các quy định này giúp
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tránh được những vi phạm đáng tiếc xảy
ra, giải quyết vụ án nhanh gọn, chính xác, xử lý đúng người, đúng tội, đảm
bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
Xuất phát từ những lý do trên, việc tác giả chọn đề tài "Chủ thể đặc
biệt trong Luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ là vấn đề mang
tính cấp bách, thiết thực không những về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn
trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Chủ thể đặc biệt của tội phạm là một nội dung trong vấn đề chủ thể
của tội phạm trong luật hình sự, đây cũng là nội dung có chiều hướng ngày
càng phát triển theo sự phát triển của các quan hệ xã hội được Luật hình sự
điều chỉnh. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào trực tiếp
nghiên cứu nội dung này mà nó chỉ được đề cập đến là một phần trong những
nghiên cứu về vấn đề chủ thể của tội phạm, một số nghiên cứu lại đề cập đến
những nội dung có liên quan đến vấn đề chủ thể đặc biệt. Ở cấp độ chung có
Giáo trình Luật hình sự do PGS.TSKH.Lê Cảm chủ biên, Ở cấp độ luận văn
4
có luận văn thạc sĩ "Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam" của Lê
Đăng Doanh; các công trình nghiên cứu ở phạm vi nhỏ xem xét từng mặt, khía
cạnh của vấn đề như: "Bàn về vấn đề quy định pháp nhân là chủ thể của tội
phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam" của Phạm Xuân Khoa, "Bàn về chủ thể
của tội tham ô tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1999" của Trương Thị Hằng.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí Công an nhân
dân, Trật tự an toàn xã hội, Tòa án nhân dân, Dân chủ và pháp luật, Kiểm sát
như: "Nghiên cứu phạm vi chủ thể của tội phạm rửa tiền trong Luật hình sự
Việt Nam" của Nguyễn Ngọc Minh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, năm 2011,
tr. 9-14; "Chủ thể của tội phạm qua so sánh pháp luật hình sự nước ta với
pháp luật hình sự một số nước thuộc hệ thống châu Âu lục địa" của Hồ Sĩ
Sơn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, năm 2008, tr. 68-72; "Pháp nhân
có là chủ thể của tội phạm hay không" của Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học,
năm 1999, tr. 14-19; "Phạm vi chủ thể của tội phạm Bộ luật hình sự 1999 và
một số vấn đề trong công tác điều tra hình sự" của Bùi Kiên Điện, Tạp chí
Luật học, số 4, năm 2000, tr. 7-11; "Bàn về vấn đề quy định pháp nhân là chủ
thể trong Bộ luật hình sự Việt Nam" của Phạm Xuân Khoa, Tạp chí Kiểm sát,
số 4, năm 2013, tr. 13-15,23 cũng đề cập đến vấn đề này.
Các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến góc độ lý luận chung về
yếu tố chủ thể của tội phạm, nội dung chủ thể đặc biệt của tội phạm mới chỉ
được đề cập đến là một phần, một nội dung nhỏ, ở nhiều bài viết, nhiều công
trình phần chủ thể đặc biệt còn mang tính tham khảo, phần nghiên cứu cũng
chưa giải quyết được những hạn chế của Luật về vấn đề chủ thể đặc biệt của
tội phạm, các quy định về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm còn nằm rải
rác ở các quy định của luật, nhiều chỗ còn thể hiện gián tiếp, chưa có công
trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu, tổng hợp, có tính hệ thống về chủ
thể đặc biệt của tội phạm.
5
Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề "Chủ thể đặc biệt trong
luật hình sự Việt Nam" cần tiếp tục được nghiên cứu, để có những giải pháp
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật
trên thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của luật hình sự về
tội chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam 1999 và việc áp
dụng trên thực tiễn, từ đó luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các
quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm, cũng như đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này trên thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề: Khái niệm, đặc điểm của chủ thể
đặc biệt của tội phạm, các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm, các
nhóm chủ thể đặc biệt của tội phạm, các tội và nhóm tội có chủ thể đặc biệt,
những vấn đề có liên quan đến chủ thể đặc biệt của tội phạm;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự
về chủ thể đặc biệt của tội phạm, phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung
quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của nó;
- Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định
pháp luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm cũng như nâng cao khả
năng áp dụng trên thực tế.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan về chủ thể đặc
biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam 1999, nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng trong thực tiễn xét xử
6
của Tòa án và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị những
giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của
Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Đồng thời, quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp tổng hợp, phương pháp thực tiễn, phương pháp thống kê.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ
một luận văn thạc sĩ luật học về chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình
sự Việt Nam hiện hành, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực
tiễn thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm của chủ thể đặc biệt của tội phạm; các
dấu hiệu của chủ thể đặc biệt và các nhóm chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự,
các vấn đề có liên quan đến dấu hiệu đặc biệt của chủ thể của tội phạm, xem
xét mối quan hệ với chủ thể của tội phạm nói chung;
- Xem xét có hệ thống các quy định của luật hình sự về vấn đề chủ thể
đặc biệt của tội phạm;
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng các quy định của luật hình sự về
vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm; những tồn tại, hạn chế về lý luận và
thực tiễn áp dụng.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật hình
sự về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm, cũng như nâng cao hiệu quả áp
dụng trong thực tiễn.
6. Kết cấu của luận văn
7
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chủ thể đặc biệt của tội
phạm trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam 1999.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể
đặc biệt của tội phạm và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định này trên thực tiễn.
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT
CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM
1.1.1. Khái niệm chủ thể của tội phạm
Tội phạm là hành vi của con người có tính nguy hiểm cho xã hội, chủ
thể của tội phạm là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể
chủ thể của tội phạm còn có một số dấu hiệu đặc biệt do quy phạm pháp luật
hình sự tương ứng quy định)
Xuất phát từ nguyên tắc trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân,
mục đích của các biện pháp trách nhiệm hình sự là giáo dục, cải tạo những cá
nhân cụ thể đã thực hiện tội phạm, Luật hình sự Việt Nam không thừa nhận
pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Trường hợp người có chức vụ, quyền hạn
trong pháp nhân đã điều hành hoặc lợi dụng địa vị pháp lý của pháp nhân gây
thiệt hại cho xã hội thì trách nhiệm hình sự đặt ra với những cá nhân đó chứ
không phải cho pháp nhân. Hiện nay, một số nước phát triển trên thế giới đều
đã công nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm và quy định những vấn đề
pháp lý đối với vấn đề chủ thể của tội phạm là pháp nhân, ví dụ như Hoa Kỳ,
Điều 2.07 Bộ luật hình sự mẫu 1962 xác định:
Các tập đoàn (công ty), các hiệp hội đều có thể là những chủ
thể của tội phạm (trừ các tập đoàn và các hiệp hội được sáng lập với
tính chất là các cơ quan nhà nước hay được nhà nước sáng lập để
thực hiện những chương trình của nhà nước). Các tập đoàn và các
hiệp hội đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không thực
9
hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định họ phải thực hiện. Trách
nhiệm hình sự mà các tập đoàn và hiệp hội phải gánh chịu là vì ban
lãnh đạo hoặc người đại diện của tập đoàn và hiệp hội do sơ suất
trong hành vi của mình (thay mặt cho tập đoàn hoặc hiệp hội) mà đi
đến chỗ phạm tội [61].
Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp 1994 tại Điều 121.2 có quy định trừ
Nhà nước, các pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp
quy định trong luật về các tội phạm được thực hiện vì lợi ích của họ bởi các
cơ quan, đại diện của họ. Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trước đây, pháp
luật hình sự cũng không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Tuy
nhiên, trong Bộ luật hình sự mới nhất được thông qua tháng 3 năm 1997 đã có
các quy định pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm.
So với một số quốc gia khác mà ở đó pháp luật hình sự coi pháp nhân
là chủ thể của tội phạm thì nhịp độ phát triển kinh tế của nước ta chưa cao.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong số các tội phạm kinh tế có không
ít các tội phạm do pháp nhân thực hiện. Báo cáo của ngành thuế hàng năm
cho thấy, mỗi năm Nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế mà nguyên
nhân của tình trạng này là do các cơ sở sản xuất kinh doanh cả của quốc
doanh và ngoài quốc doanh trốn thuế. Báo cáo của ngành quản lí thị trường
cũng chỉ ra tình trạng kinh doanh trái phép, làm và buôn bán hàng giả, lưu
hành sản phẩm kém phẩm chất, vi phạm các quy định về quảng cáo v.v...
đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù vậy, việc xử lí về hình sự các
hành vi vi phạm kể trên rất khó vì luật hình sự nước ta không coi pháp nhân là
chủ thể của tội phạm.
Qua nghiên cứu tình hình tội phạm và thực tiễn hoạt động tố tụng hình
sự ở nước ta, cho thấy rằng đã đến lúc trong pháp luật hình sự của nước ta
phải có các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Trước đây, chúng
10
ta không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm bởi khi ấy chưa cần thiết
vì số các vi phạm pháp luật của pháp nhân đạt tới mức nguy hiểm như tội
phạm còn ít, chưa đáng kể, nhưng trong xu hướng phát triển gần đây, việc quy
định pháp nhân là chủ thể của tội phạm là cần thiết.
Động vật được con người sử dụng để gây thiệt hại cho xã hội thì
người quản lý hoặc sử dụng chúng phải chịu trách nhiệm, chủ thể của tội
phạm không thể là con vật.
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, đang sống. Người đã chết
không thể là chủ thể của tội phạm. Nhà nước không truy cứu trách nhiệm hình
sự với người đã chết mặc dù trước đó người này đã thực hiện hành vi gây
thiệt hại cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm. Một người sẽ trở
thành chủ thể của tội phạm nếu họ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi mà luật hình sự quy định. Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện để
chủ thể có lỗi. Năng lực trách nhiệm hình sự thể hiện ở năng lực nhận thức ý
nghĩa xã hội của hành vi mà người đó thực hiện và năng lực điều khiển hành
vi của mình theo những đòi hỏi và chuẩn mực xã hội. Một người nhận thức và
điều khiển được hành vi của mình thì mới có khả năng tiếp thu được những
biện pháp tác động mang tính giáo dục của xã hội, và nhà nước mới đặt vấn
đề giáo dục, cải tạo họ.
Năng lực nhận thức điều khiển hành vi của con người không thể có
ngay từ khi họ mới sinh ra, nó được hình thành từng bước theo thời gian trong
quá trình sống và hoạt động của chủ thể, khi chủ thể đạt tới độ tuổi nhất định.
Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là
hai điều kiện của chủ thể tội phạm, hai dấu hiệu bắt buộc của chủ thể tội
phạm. Tuy nhiên, ngoài hai dấu hiệu bắt buộc và phổ biến này của chủ thể,
một số tội phạm đòi hỏi chủ thể phải có những dấu hiệu bắt buộc khác, trường
hợp này được gọi là chủ thể đặc biệt.
11
Trong luật hình sự, cùng với khái niệm chủ thể của tội phạm còn có
khái niệm nhân thân người phạm tội. Đây là hai khái niệm gần gũi nhau
nhưng nội dung không đồng nhất. Chủ thể của tội phạm là tổng hợp những
dấu hiệu bắt buộc phải có thuộc về nhân thân người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội mà thiếu chúng thì không cấu thành tội phạm. Nhân thân
người phạm tội là tổng hợp tất cả những khía cạnh xã hội đặc trưng tạo thành
cá nhân, có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự. Từ
những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm về chủ thể tội phạm như sau:
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, là tội phạm khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực
trách nhiệm hình sự.
1.1.2. Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm
1.1.2.1. Năng lực trách nhiệm hình sự
a) Năng lực trách nhiệm hình sự
Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người ở thời điểm
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho
xã hội của hành vi mà mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó. Cùng
với sự phát triển thể chất, trí tuệ, sự giáo dục và tích lũy kinh nghiệm sống,
khi đạt đến độ tuổi nhất định, người ta mới nhận thức được đầy đủ các đòi hỏi
của chuẩn mực xã hội và điều khiển được hành vi của mình theo các chuẩn
mực đó. Quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhà nước chính thức thừa
nhận một người khi đạt đến độ tuổi ấy mới có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của một người có
thể bị giảm sút hoặc bị loại trừ hoàn toàn nếu hoạt động của cơ quan thần kinh
trung ương bị rối loạn do nguyên nhân bệnh tật.
Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định thế nào là có năng
lực trách nhiệm hình sự mà quy định tình trạng đối lập là không có năng lực
12
trách nhiệm hình sự. Một người coi là có năng lực trách nhiệm hình sự nếu
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đạt tới độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự và không thuộc những trường
hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự. Quy định độ tuổi bắt đầu chịu
trách nhiệm hình sự tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất để xác định trách nhiệm
hình sự, là sự xác nhận của nhà nước về phẩm chất tâm lý phổ biến ấy ở mỗi
người. Trong quá trình áp dụng luật hình sự, chỉ khi nào xuất hiện những căn
cứ nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự, các cơ quan có trách nhiệm mới
cần kiểm tra. Việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự không đòi hỏi bắt
buộc với từng trường hợp cụ thể.
b) Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở
trong trạng thái không nhận thức hoặc không điều khiển được hành vi của
mình do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần
là người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự là tình tiết loại trừ khả năng thừa nhận
một người là chủ thể của tội phạm mặc dù họ đã thực hiện hành vi về khách
quan gây thiệt hại cho xã hội, do đó hành vi mà người đó thực hiện không cấu
thành tội phạm.
Khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự quy định:
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này phải áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh [31].
Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng không có năng lực trách nhiệm
hình sự là do bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.
13
Do hoạt động thần kinh đã bị rối loạn, người thực hiện hành vi gây thiệt hại
cho xã hội mất khả năng nhận thức một cách đúng đắn về thế giới xung
quanh, không kiểm soát được các xử sự của mình để hướng các xử sự diễn ra
phù hợp với yêu cầu xã hội. Xử sự của người mắc bệnh tâm thần là kết quả
của tình trạng bệnh tật và tri giác sai lệch, hành vi nguy hiểm cho xã hội mà
người mắc bệnh tâm thần thực hiện là kết quả của sự tổn thương về lý trí và ý
chí cho nên gây thiệt hại cho xã hội trong tình trạng đó không bị coi là có lỗi
và không có cơ sở để lên án cũng như áp dụng hình phạt đối với họ.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được xác định dựa
trên hai dấu hiệu: dấu hiệu về y học và dấu hiệu về tâm lý.
1) Dấu hiệu y học
Dấu hiệu y học của người trong tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự là sự mắc bệnh tâm thần kinh niên hoặc rối loạn tâm thần tạm
thời hoặc một bênh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.
Bệnh tâm thần kinh niên có các dạng cụ thể khác nhau dẫn đến tình
trạng bệnh tật lâu dài, bệnh trạng liên tục. Rối loạn tâm thần tạm thời thể hiện
ở sự rối loạn xuất hiện đột ngột, diễn ra trong khoảng thời gian ngắn làm rối
loạn nhận thức, quên hoàn toàn hoặc từng phần các sự kiện đã diễn ra trong
thời gian xuất hiện bệnh. Tình trạng bệnh khác là tình trạng không liên quan
đến rối loạn tâm thần kinh niên hoặc tạm thời nhưng được coi là tương đương
như các tình trạng đó.
2) Dấu hiệu tâm lý
Dấu hiệu tâm lý của người trong tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự thể hiện: về lý trí, người đó không đánh giá được ý nghĩa xã
hội của hành vi của mình, không nhận thức được các yêu cầu xã hội liên quan
đến hành vi đã thực hiện trong khoảng thời gian thực hiện hành vi. Về ý chí,
người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự không có khả
14
năng điều chỉnh hành vi của mình. Năng lực điều khiển hành vi thể hiện hướng
dẫn hành vi diễn ra phù hợp với các chuẩn mực, yêu cầu của xã hội hoặc
ngược lại, hướng hành vi diễn ra trái với yêu cầu và lợi ích chung của xã hội.
Dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý là những điều kiện cần và đủ để xác
định một người ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
Dấu hiệu y học (mắc bệnh) có vai trò như là nguyên nhân và dấu hiệu tâm lý
(mất năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi) là hậu quả. Tuy
nhiên, không phải mọi trường hợp mắc bệnh tâm thần đã làm mất đi hoàn
toàn năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi. Có trường hợp
mắc bệnh tâm thần đã làm mất đi hoàn toàn năng lực nhận thức hoặc năng lực
điều khiển hành vi, cũng có trường hợp năng lực này chỉ mất đi từng giai
đoạn, không mang tính liên tục, và cũng có trường hợp mắc bệnh tâm thần
nhưng không làm mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi.
Khi xuất hiện căn cứ nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự ở một
người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, các cơ quan tiến hành tố
tụng phải xác định với sự giúp đỡ của giám định tâm thần tư pháp. Hoạt động
giám định tâm thần tư pháp đưa ra kết luận người thực hiện hành vi đó có mắc
bệnh không, tính chất, mức độ và ảnh hưởng của bệnh (trong trường hợp mắc
bệnh) đối với năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của họ như thế
nào, cũng như tình trạng bệnh tật khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội.
Thông thường một người mất năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của
hành vi thì cũng mất năng lực điều khiển hành vi. Song cũng có khi năng lực
nhận thức còn tồn tại nhưng không có năng lực điều khiển hành vi, không có
khả năng kiềm chế không thực hiện những hành vi trái với chuẩn mực xã hội
do bị mắc bệnh. Cả hai tình trạng này đều thuộc nội dung của tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự.
15
Trường hợp do mắc bệnh tâm thần, năng lực nhận thức hoặc năng lực
hành vi bị giảm sút nhưng không mất hoàn toàn, một người đã thực hiện tội
phạm trong tình trạng ấy thì được xác định là có năng lực trách nhiệm hình sự
hạn chế, có ảnh hưởng đến mức độ của lỗi, vì vậy luật hình sự xác định là một
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
1.1.2.2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Chủ thể của tội phạm phải là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự,
đủ tuổi do pháp luật hình sự quy định tại thời điểm thực hiện tội phạm để có
thể có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý
của hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều khiển được hành
vi ấy.
Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" [31].
Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm, những đặc điểm về tâm lý thể chất của người Việt
Nam và tham khảo luật hình sự các nước, đã quy định tuổi có năng lực trách
nhiệm hình sự đầy đủ. Một người khi thực hiện một tội phạm cố ý mà luật
hình sự quy định mức hình phạt cao nhất với tội đó đến 15 năm tù, nếu tròn
14 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Chưa đủ 14 tuổi được cho là chưa có
năng lực trách nhiệm hình sự, vì không có điều kiện để có lỗi nên không phải
chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người
từ tròn 16 tuổi trở lên được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ cho
nên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Tuy nhiên dưới 18 tuổi là
người chưa thành niên nên luật hình sự Việt Nam có những quy định riêng về
16
trách nhiệm hình sự với những người thực hiện tội phạm ở độ tuổi này tại
chương X của Bộ luật hình sự.
Trước đây, theo Điều 58 Bộ luật hình sự 1985, quy định người từ đủ
16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về
những tội phạm nghiêm trọng do cố ý. Điều đó cũng có nghĩa là những người
ở lứa tuổi trên không phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm ít
nghiêm trọng (cả cố ý và vô ý) và những tội phạm nghiêm trọng do vô ý.
Trong Bộ luật hình sự 1999, trách nhiệm hình sự của những người từ đủ 14
tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật
hình sự với nội dung họ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (không phụ thuộc nó được
thực hiện bởi lỗi cố ý hay vô ý). So sánh hai quy định này thì thấy luật hình
sự hiện hành đã mở rộng phạm vi áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội ở lứa tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16
tuổi. Sau khi Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực pháp luật, nếu một người từ đủ
14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thực hiện một tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng mặc dù với lỗi vô ý vẫn không được loại trừ trách nhiệm hình sự và họ
vẫn bị áp dụng hình phạt cao nhất tới 15 năm (nếu là tổng hợp hình phạt thay
vì 12 năm như quy định của Bộ luật hình sự 1985).
Độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong luật ở
các nước không giống nhau. Điều này được giải thích bởi những đặc thù về
chính sách hình sự, về đặc điểm tâm lý, thể chất của các dân tộc ở các quốc
gia khác nhau và yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở mỗi
nước có những đòi hỏi khác nhau.
1.1.2.3. Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội
17
Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội, tức là đã thực hiện bằng hành động (hoặc không hành động) hành vi gây
nên (hoặc đe dọa thực tế) gây nên thiệt hại đáng kể nhất định cho các quan hệ
xã hội (các lợi ích của con người, của xã hội hay của nhà nước) được pháp
luật hình sự bảo vệ.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu khách quan bắt buộc của tất
cả các cấu thành tội phạm và là dấu hiệu trung tâm trong cấu thành tội phạm.
Một người nếu chỉ có ý định, tư tưởng phạm tội nhưng không biểu hiện ra thế
giới khách quan bằng những hành vi cụ thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại cho xã hội thì không thể bị coi là tội phạm. Tội phạm trước hết phải là
hành vi của con người, không có hành vi thì không có tội phạm. Việc thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và mức độ thực hiện nó quyết định sự xuất
hiện hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mức độ của hậu quả cũng như quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Chỉ khi hành vi được thực hiện mới xuất
hiện những biểu hiện khách quan đi liền với hành vi như công cụ, phương
tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội... Hành vi tác động
vào đối tượng tác động của tội phạm làm thay đổi trạng thái bình thường của
đối tượng tác động, qua đó gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.
Con người là chủ thể có ý thức của xã hội, các hành vi hay xử sự của
con người, xét theo quan niệm của luật hình sự phải có sự tham gia của lý trí
và ý chí, tức là phải được chủ thể nhận thức và điều khiển. Những xử sự thể
hiện ra thế giới khách quan nhưng không được chủ thể nhận thức và điều
khiển hoặc tuy nhận thức nhưng không điều khiển được thì không có ý nghĩa
trong luật hình sự, không phải là hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm.
Vì vậy, những xử sự của con người thể hiện ra thế giới bên ngoài đã gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
nhưng do cưỡng bức thân thể, không phải là hoạt động ý chí của chủ thể thì
18
không phải là hành vi phạm tội. Xử sự trong trường hợp này là hậu quả của sự
tác động trực tiếp của sức mạnh từ bên ngoài đưa lại, không được chủ thể
nhận thức và điều khiển. Hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội được chủ thể
nhận thức và điều khiển chỉ coi là hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm
nếu có đầy đủ những đặc điểm của một hành vi phạm tội nào đó được quy
định trọng luật hình sự, tức là trái với luật hình sự.
1.1.2.4. Hành vi mà chủ thể tội phạm thực hiện phải bị luật hình sự cấm
Hành vi mà chủ thể tội phạm thực hiện phải bị luật hình sự cấm, bị
nhà làm luật coi là tội phạm, có nghĩa là hành vi ấy phải có đầy đủ các dấu
hiệu cấu thành tội phạm cụ thể được quy định tại điều luật tương ứng về tội
phạm hoàn thành trong phần riêng Bộ luật hình sự (nếu là tội phạm hoàn
thành) hoặc là hành vi chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng (hay tội đặc biệt
nghiêm trọng) hoặc là hành vi phạm tội chưa đạt được đề cập trong phần
chung nhưng tương ứng với tội phạm cụ thể nào đó được quy định trong Phần
riêng Bộ luật hình sự.
1.1.2.5. Chủ thể của tội phạm phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi
Chủ thể của tội phạm phải là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi
đã nêu, có thái độ tâm lý được thực hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối
với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và đối với hậu quả do
hành vi ấy gây nên.
Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
và đối với hậu quả của hành vi ấy gây ra cho xã hội thể hiện dưới dạng cố ý
hoặc vô ý, thái độ tâm lý của chủ thể với hành vi nguy hiểm cho xã hội không
phải sau sự kiện thực hiện hành vi mà trong quá trình thực hiện nó, đồng thời
với quá trình thực hiện hành vi. Thái độ tâm lý này là quá trình tâm lý diễn ra
trong ý thức của người phạm tội.
19
Điều kiện chủ quan có lỗi là của người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không thể nói đến lỗi của một
người không có năng lực trách nhiệm hình sự và chưa đạt đến độ tuổi nhất định.
Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
nếu đó là kết quả mà chủ thể tự lựa chọn và tự quyết định thực hiện, trong khi
họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và quyết định một xử
sự khác phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực xã hội. Bản chất của lỗi là sự
phủ định chủ quan của chủ thể đối với các lợi ích của xã hội, sự phủ định chủ
quan này của chủ thể được phản ánh qua việc thực hiện hành vi gây thiệt hại
cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, trước chủ thể tồn tại
khách quan nhiều cách thức xử sự, trong đó có ít nhất một cách xử sự phù hợp
lợi ích và yêu cầu của xã hội. Lỗi chỉ đặt ra khi một người có năng lực chủ
quan lựa chọn cách xử sự không phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nếu tồn tại
năng lực chủ quan để lựa chọn nhưng không tồn tại cách xử sự phù hợp với
lợi ích và yêu cầu của xã hội để lựa chọn hoặc ngược lại, tồn tại cách xử sự để
lựa chọn nhưng không có năng lực để tự lựa chọn và quyết định thì đều không
bị coi là có lỗi. Chính vì có năng lực tự lựa chọn, tự quyết định, đồng thời tồn
tại cách xử sự phù hợp với yêu cầu xã hội để chủ thể lựa chọn, nhưng người
đó đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, tức là lựa chọn cách xử sự
mà luật hình sự cấm hoặc không xử sự theo cách mà luật hình sự yêu cầu cho
nên nhà nước buộc người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự,
họ đã có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Các dấu hiệu nêu trên của chủ thể của tội phạm có mối quan hệ biện
chứng chặt chẽ với nhau, thể hiện ở chỗ: nếu như thiếu dù chỉ là một trong
năm dấu hiệu này, thì không một ai có thể bị coi là chủ thể của tội phạm và do
20
đó, cũng không phải là chủ thể của trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà
mình thực hiện.
Như vậy, hai dấu hiệu có tính pháp lý hình sự bắt buộc thuộc chủ thể
của tội phạm (năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự)
nói lên nhân thân người phạm tội cùng với ba dấu hiệu bắt buộc khác còn lại
cho phép khẳng định rằng, chủ thể của tội phạm bao gồm cả 4 loại người sau:
Người thực hiện tội phạm hoàn thành; người thực hiện tội phạm chưa hoàn
thành, người đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm và người mặc dù không
trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã sử dụng người mà theo quy
định của pháp luật hình sự không phải chịu trách nhiệm hình sự (người không có
năng lực trách nhiệm hình sự hoặc người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự) như là công cụ thực hiện tội phạm - mượn tay người khác để phạm tội.
1.2. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM
1.2.1. Khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm
Việc quy định chặt chẽ các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm trong
Luật hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hành vi phạm tội, xác
định chính xác chủ thể thực hiện tội phạm, nhưng để cá biệt hóa hành vi phạm
tội, Bộ luật Hình sự quy định chi tiết hơn nữa về chủ thể của tội phạm, đó là
xác định các dấu hiệu riêng biệt đối với một số loại chủ thể tội phạm.
Một số tội phạm được quy định trong luật hình sự có chủ thể của tội
phạm không phải là bất kỳ người nào thỏa mãn năm dấu hiệu nêu trên mà luật
quy định người thực hiện hành vi phạm tội phải có thêm một số đặc điểm (dấu
hiệu) khác có tính đặc thù. Những tội phạm mà luật hình sự quy định chủ thể
của tội phạm phải có thêm những dấu hiệu đặc thù ngoài những dấu hiệu
chung, phổ biến mà chủ thể của bất kỳ tội phạm nào cũng có được gọi là tội
phạm có chủ thể đặc biệt. Quy định chủ thể đặc biệt của tội phạm xuất phát từ
một thực tế là có những hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể được thực
hiện bởi những người có đặc điểm riêng biệt.
21
1.2.2. Những đặc điểm của chủ thể đặc biệt
Chủ thể đặc biệt là người mà ngoài các dấu hiệu bắt buộc chung có ở
bất kỳ người nào bị coi là chủ thể của tội phạm, cụ thể là năm dấu hiệu đã nêu
và phân tích ở trên thì còn phải có các dấu hiệu riêng bổ sung (liên quan đến
trách nhiệm, tính chất nghề nghiệp, quyền hạn, chức vụ, tuổi tác, giới tính...),
quy định này xuất phát từ sự khác nhau của khách thể bị xâm hại, tính chất
của hành vi gây thiệt hại, tính chất của lỗi, đặc điểm tâm sinh lý của người
thực hiện hành vi…, từ đó luật đưa ra các dấu hiệu, đặc điểm riêng cho cho
chủ thể của một số tội và loại tội phạm. Trên thực tế, một số khách thể hay
quan hệ xã hội chỉ có thể bị xâm hại bởi một chủ thể nhất định nào đó, hay
một hành vi được thực hiện chỉ có ở một người với đặc điềm nhất định, vì
thực tế cho thấy rằng các hành vi phạm tội này có đặc điểm riêng, chỉ những
chủ thể mang các dấu hiệu riêng biệt mới có thể thực hiện được hành vi mà bộ
luật Hình sự ghi nhận. Bộ luật hình sự năm 1999 có ghi nhận các khái niệm
độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12), khái niệm "người có chức vụ"
(Điều 277) và khái niệm "những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các
tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân" (Điều 315) để chỉ các
đặc điểm riêng biệt của các chủ thể đặc biệt mà nếu thiếu các đặc điểm này
chủ thể thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ không bị truy tố về các
tội danh mà theo luật quy định chủ thể phải có các dấu hiệu riêng này, nên
trong thực tiễn xét xử đã đưa ra tổng kết một số trường hợp như:
Đối với một số tội, khi không có dấu hiệu riêng bổ sung thì hoàn toàn
loại trừ trách nhiệm hình sự của chủ thể đối với tội danh này, nếu chủ thể
thiếu dấu hiệu này thì chủ thể có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi không có dấu hiệu riêng bổ sung của chủ thể đặc biệt thì tội danh
được thay đổi, nếu thiếu các dấu hiệu này thì tội danh được thay đổi, hành vi
của chủ thể sẽ không cấu thành tội đó mà sẽ cấu thành tội phạm khác. Điều
này có ý nghĩa trong vấn đề chịu trách nhiệm hình sự của chủ thể thực hiện
22
hành vi, xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội gì, trách nhiệm hình sự
đến đâu, mức hình phạt như thế nào, từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề nhân
thân của người thực hiện hành vi.
Chủ thể của tội phạm nhất thiết phải là người có các dấu hiệu riêng bổ
sung riêng mà các dấu hiệu đó được pháp luật hình sự quy định với tính chất
là các dấu hiệu định tội, bắt buộc, không thể thiếu của các cấu thành tội phạm
tương ứng.
Ngoài ra, trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội,
các dấu hiệu khác liên quan đến nhân thân người phạm tội (như những đặc
điểm về tâm sinh lý, ý thức xã hội, đạo đức...) cũng cần được cân nhắc, vì ở
một chừng mực nhất định chúng có ý nghĩa quan trọng để cá thể hóa trách
nhiệm hình sự và hình phạt đối với chủ thể của tội phạm.
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, những dấu hiệu của chủ
thể đặc biệt gồm những loại sau đây:
1) Những đặc điểm về chức vụ, quyền hạn, là đặc điểm của những chủ
thể khi thực hiện tội phạm phải là người có dấu hiệu liên quan đến chức vụ,
quyền hạn mới thực hiện được tội phạm.
2) Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ giữa tội phạm và nạn
nhân, là đặc điểm của chủ thể thực hiện tội phạm phải là người có đặc điểm
đặc biệt về tuổi hoặc về giới tính hoặc có quan hệ với nạn nhân mới thực hiện
được hành vi phạm tội và hành vi của họ mới cấu thành tội phạm.
3) Những đặc điểm về nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, là những
đặc điểm của chủ thể thực hiện tội phạm phải là quân nhân hoặc người có chế
độ như quân nhân mới thực hiện được hành vi tội phạm.
Những đặc điểm của chủ thể đặc biệt được quy định trong các điều luật
quy định tội phạm của Bộ luật hình sự có ý nghĩa là những dấu hiệu định tội (dấu
hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản) hoặc có thể là dấu hiệu định khung hình phạt.
23
Nếu trong trường hợp đồng phạm một tội mà luật hình sự quy định có
chủ thể đặc biệt thì ít nhất người thực hành (người trực tiếp thực hiện tội phạm)
phải thỏa mãn điều kiện của chủ thể đặc biệt, những người đồng phạm khác
không nhất thiết phải là chủ thể đặc biệt.
Có thể thấy, căn cứ vào khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm nêu
trên, thì các quy định về chủ thể đặc biệt của tội phạm chỉ là một phần nội
dung trong các quy định về chủ thể của tội phạm và chỉ là một phần nội dung
nhỏ trong các quy định của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên căn cứ vào các đặc
điểm của chủ thể đặc biệt được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự thì các điều
luật có liên quan đến quy định này lại khá nhiều và nằm rải rác ở nhiều
chương của bộ luật Hình sự, trong đó có nhiều điều luật quy định về các tội có
ảnh hưởng lớn đến xã hội hiện nay và có xu hướng ngày càng gia tăng, đang
thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội, như các tội phạm về chức vụ,
quyền hạn, các tội phạm có đặc điểm đặc biệt về độ tuổi, giới tính, quan hệ
giữa tội phạm và nạn nhân. Việc nghiên cứu làm rõ các quy định này, chỉ ra
những ưu điểm, hạn chế, những nguyên nhân của tồn tại có ý nghĩa quan
trọng trong hoạt động tố tụng và công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật.
24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
1. Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội, là tội phạm khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có
năng lực trách nhiệm hình sự.
2. Chủ thể của tội phạm có năm dấu hiệu gồm: Năng lực trách nhiệm
hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, là người đã thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội, hành vi mà chủ thể thực hiện phải bị luật hình sự cấm và chủ
thể tội phạm có lỗi khi thực hiện hành vi đó. Trong đó, dấu hiệu năng lực
trách nhiệm hình sự và dấu hiệu tuổi chịu trách nhiệm hình sự là hai dấu hiệu
có tính pháp lý hình sự bắt buộc.
3. Một số tội phạm được quy định trong luật hình sự có chủ thể của tội
phạm không phải là bất kỳ người nào thỏa mãn năm dấu hiệu nêu trên mà luật
quy định người thực hiện hành vi phạm tội phải có thêm một số đặc điểm
riêng biệt. Những tội phạm mà luật hình sự quy định chủ thể của tội phạm
phải có thêm những dấu hiệu đặc thù ngoài những dấu hiệu chung, phổ biến
mà chủ thể của bất kỳ tội phạm nào cũng có được gọi là tội phạm có chủ thể
đặc biệt. Đây là nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn trong các chương
tiếp theo.
25
Chương 2
CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM 1999. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHỦ
THỂ ĐẶC BIỆT TỪ NĂM 2010 ĐÉN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH NÀY.
2.1. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1999
2.1.1. Dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn
Trong Bộ luật hình sự, các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn
thực hiện không chỉ bao gồm các tội phạm quy định trong Chương XXI các
tội phạm về chức vụ mà còn bao gồm các tội phạm được quy định ở các
chương khác. Để xác định tội phạm được thực hiện có đặc điểm về chức vụ,
quyền hạn hay không cần hiểu rõ một số khái niệm, đó là thế nào là tội phạm
về chức vụ; thế nào là người có chức vụ, quyền hạn và thế nào là lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để phạm tội.
Điều 277 Bộ luật hình sự quy định: "Các tội phạm về chức vụ là
những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người
có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ" [31]. Như vậy, người làm
luật đã đưa ra 3 đặc điểm cơ bản của các tội phạm về chức vụ. Đó là:
Khách thể chính, thể hiện bản chất của các tội phạm về chức vụ là
hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Hành vi phạm tội trong các tội
phạm về chức vụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động của cơ
quan, tổ chức; làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức trước xã hội, trong con
mắt của công dân;
Tội phạm về chức vụ do người có chức vụ thực hiện. Vì vậy, muốn
xác định hành vi có cấu thành tội phạm về chức vụ hay không thì cần xác
định được rằng chủ thể phải là người có chức vụ;
Tội phạm được thực hiện trong khi thi hành công vụ.
26
Hiện nay, theo quan điểm của nhiều chuyên gia về pháp luật, khái niệm
người có chức vụ, quyền hạn nhìn từ góc độ pháp lý hình sự khác với người
có chức vụ, quyền hạn từ góc độ pháp lý hành chính do phạm vi điều chỉnh
của các ngành luật khác nhau. Trên thực tế, tình hình xã hội hiện nay đã có
nhiều sự chuyển biến, thay đổi trên các phương diện khác nhau, nhiều lĩnh
vực đã được xã hội hóa (những công việc trước đây chỉ có nhà nước đảm
trách giờ đã được giao cho nhân dân cùng làm). Do vậy, nhìn từ góc độ pháp
lý hình sự, khái niệm người có chức vụ, quyền hạn rộng hơn khi nhìn từ góc
độ pháp lý hành chính. Trong Bộ luật hình sự, các tội phạm về chức vụ là một
trong rất ít loại tội phạm mà khái niệm của nó được người làm luật xác định
bằng một điều luật riêng biệt, sở dĩ như vậy chính là do tính chất phức tạp của
các khái niệm đã nêu ở trên. Điều 277 Bộ luật hình sự 1999 đưa ra khái niệm
người có chức vụ như sau: "Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ" [31].
Theo khái niệm này, có rất nhiều căn cứ khác nhau để xác định một
người có chức vụ như do được bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do
một hình thức khác… Hình thức khác ở đây có thể hiểu là bất cứ hình thức
nào mà gắn những quyền năng nhất định của chủ thể với chức vụ mà họ có.
Như vậy, trong khái niệm này người có chức vụ có thể được hiểu một cách
ngắn gọn là người được giao thực hiện công vụ (mang tính chất hợp pháp) và
có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ đó. Chẳng hạn: Bác sĩ
được giao nhiệm vụ khám sức khỏe để tuyển dụng cán bộ, viên chức; thủ kho
được giao nhiệm vụ quản lý kho hàng của công ty, dân phòng đang đuổi bắt
tội phạm… Tất cả những người này đều được coi là người có chức vụ bởi vì
27
họ được giao thực hiện công vụ vì lợi ích chung của toàn xã hội và có những
quyền năng nhất định trong khi thi hành công vụ.
Để làm sáng tỏ khái niệm người có chức vụ cần làm sáng tỏ thế nào là
"công vụ". "Công vụ" từ trước tới nay đều hiểu theo nghĩa đó là những công
việc xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội chứ không xuất phát từ lợi ích
của riêng cá nhân nào. Nhưng cùng với xu thế phát triển của xã hội mà đã có
rất nhiều lĩnh vực đã được tư nhân hóa, cổ phần hóa, xã hội hóa như hoạt
động công chứng tư, bệnh viện tư, trường học tư… Vậy những người được
giao những nhiệm vụ như quản lý bệnh viện tư, phòng khám tư, hiệu trưởng
trường học tư, công chứng viên của các phòng công chứng tư nhân… có được
xem là người có chức vụ hay không, họ có được coi là người thực hiện công
vụ hay không? Hay trường hợp cầu thủ bóng đá của đội tuyển quốc gia nhận
tiền để cố tình đá thắng hoặc thua đội bạn thì phạm tội nhận hối lộ hay là tội
đánh bạc? Từ đó có thể thấy rằng nhiều lĩnh vực của xã hội mà trong đó hành
vi xử sự của cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân họ mà đã
ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng, cho nên cách hiểu về công vụ
không thể bó hẹp trong phạm vi những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động
công quyền mà nên hiểu ở phạm vi rộng hơn, đó là tất cả những hoạt động có
liên quan đến lợi ích của cộng đồng (cả tư quyền và công quyền).
Như vậy, khi nói đến thực hiện một công vụ tức là liên quan đến việc
chung, đến lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Để trở thành chủ thể của
tội phạm về chức vụ, một người được giao thực hiện công vụ chưa đủ mà phải
có quyền hạn nhất định khi thực hiện công vụ đó. Một người được coi là có
quyền hạn khi có quyền ra quyết định liên quan đến quyền và lợi ích của
người khác, vì vậy phải coi là người có chức vụ là những người sau đây:
Người đại diện chính quyền như đại diện các cơ quan hành chính nhà
nước, cán bộ công an, kiểm sát viên, thẩm phán...
28
Người thực hiện chức năng tổ chức, quản lý hành chính nhà nước ở
các cấp, các ngành...
Ngưởi tổ chức quản lý các tổ chức như lãnh đạo các tổ chức chính trị,
chính trị - xã hội, hiệu trưởng các trường học, giám đốc các bệnh viện...
Người thực hiện chức năng điều hành các tổ chức sản xuất hoặc quản
lý tài sản như giám đốc doanh nghiệp, thủ kho hàng hóa...
Người tuy chỉ hoạt động nghề nghiệp đơn thuần nhưng hoạt động của họ
liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (như giáo viên, bác sĩ...).
Những người có chức vụ trên đây chỉ trở thành chủ thể của tội phạm
khi họ đã lợi dụng chức vụ được giao để phạm tội. Chức vụ luôn gắn với
những quyền năng nhất định, người có chức vụ có quyền được quyết định
những công việc có liên quan đến lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy, chỉ
có thể coi một người lợi dụng chức vụ để phạm tội khi họ cố ý hoặc vô ý gây
thiệt hại đến lợi ích chung của cộng đồng… Trong khi thực hiện nhiệm vụ
được giao, nếu người đó không gây thiệt hại đến lợi ích chung của cộng đồng
mà lại gây thiệt hại đến lợi ích của mình thì không được coi là lợi dụng chức
vụ để phạm tội. Ví dụ như thủ quỹ và kế toán của công ty cấu kết với nhau
làm thâm hụt quỹ của công ty thì trường hợp này họ bị coi là đã lợi dụng chức
vụ để phạm tội. Nhưng nếu thủ quỹ và kế toán cùng nhau hùn vốn mua hàng
hóa bán kiếm lời nhưng bị lỗ thì những thiệt hại xảy ra họ phải gánh chịu và
hành vi của họ không bị coi là tội phạm.
Xác định thế nào là người có chức vụ và việc lợi dụng chức vụ để
phạm tội của người phạm tội là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong việc
xác định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quan tiến hành
tố tụng. Có thể nói, việc lợi dụng chức vụ để phạm tội là một tình tiết định
khung tăng nặng đồng thời còn được xác định là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự vì nó đã làm tăng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do
29
hành vi phạm tội. Đây là loại tội phạm dễ dàng gây hậu quả thiệt hại cho xã
hội do những người có chức vụ thực hiện nên có điều kiện để thực hiện tội
phạm mà những người khác không thể thực hiện được. Mặt khác, việc thực
hiện tội phạm của những người có chức vụ có thể gây ảnh hưởng xấu đến dư
luận xã hội, làm giảm uy tín của nhà nước, của tổ chức… đối với các tầng lớp
nhân dân, loại tội phạm này thông thường khó phát hiện, xử lý, tỷ lệ tội phạm
ẩn là khá cao.
Với vai trò là công cụ hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm, Bộ luật hình sự đã xây dựng được những quy định cụ thể làm cơ sở
pháp lý cho việc xác định tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
Khi xem xét các tội phạm về chức vụ ở phần này không xem xét các tội phạm
có yếu tố chức vụ trong nhóm tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân
nhân. Trong số các tội danh có yếu tố lợi dụng chức vụ để phạm tội, có những
tội phạm mà trong cấu thành tội phạm của nó đã chỉ rõ ở mặt khách quan của
tội phạm về chức vụ như các tội: Tội làm chết người khi thi hành công vụ
(điều 97), Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sứ khỏe của người khác khi
thi hành công vụ (Điều 107), Tội làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 127), Tội
xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 132), Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước (Điều 144), Tội đăng ký kết hôn
trái pháp luật (Điều 149), Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165), Tội lập quỹ trái phép (Điều 166),
Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169), Tội vi
phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170),
Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174), Tội vi phạm các quy
định về quản lý rừng (Điều 176), Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng
thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Điều 201), Tội đưa vào sử dụng
các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn (Điều 204), Tội
30
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 208),
Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an
toàn (Điều 210), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường thủy (Điều 212), Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông
đường thủy không đảm bảo an toàn (Điều 214), Tội vi phạm quy định điều
khiển tàu bay (Điều 216), Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường
không không bảo đảm an toàn (Điều 218), Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa
chữa, quản lý các công trình giao thông (Điều 220), Tội thiếu trách nhiệm trong
việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 234), Tội làm trái quy định
về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 261), Tội tham ô tài sản (Điều 278),
Tội nhận hối lộ (Điều 279), Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
(Điều 280), Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều
281), Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282), Tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283), Tội giả
mạo trong công tác (Điều 284), Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
(Điều 285), Tội đào nhiệm (Điều 288), Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người
không có tội (Điều 293), Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội
(Điều 294), Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295), Tội ra quyết định trái pháp
luật (Điều 296), Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297),
Tội bức cung (Điều 299), Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (Điều 300), Tội thiếu
trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn (Điều 301), Tội tha trái pháp luật người
đang bị giam, giữ (Điều 302), Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người
trái pháp luật (Điều 303), Tội không thi hành án (Điều 305), Tội cản trở việc thi
hành án (Điều 306), Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật
(Điều 307), Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản (Điều 310).
Còn các tội phạm khác tuy không chỉ rõ hành vi phạm tội do người có
chức vụ, quyền hạn thực hiện trong cấu thành tội phạm cơ bản nhưng khi
31
phân tích bản chất của hành vi phạm tội qua các yếu tố cấu thành tội phạm cụ
thể thì dấu hiệu này được xác định trong yếu tố chủ thể của tội phạm thể hiện
rằng chỉ những người có chức vụ, quyền hạn nhất định mới thực hiện được
các hành vi phạm tội này, như các tội: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp
luật (Điều 123), Tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 124), Tội xâm phạm
quyền bầu cử, ứng cử của công dân (Điều 126), Tội buộc người lao động, cán
bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128), Tội báo cáo sai trong quản
lý kinh tế (Điều 167), Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của
các tổ chức tín dụng (Điều 179), Tội điều động hoặc giao cho người không đủ
điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205), Tội điều
động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao
thông đường sắt (Điều 211), Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều
kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy (Điều 215), Tội điều
động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao
thông đường không (Điều 219), Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định
về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 222),
Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 223), Tội vi phạm quy định về quản
lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 234), Tội vi phạm quy định về
quản lý chất phóng xạ (Điều 237), Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy,
chất độc (Điều 239), Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện
(Điều 241), Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc
tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 286), Tội vô ý làm lộ bí mật công tác;
tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 287), Tội dùng nhục hình (Điều 298).
Ở nhiều tội khác, dấu hiệu chủ thể đặc biệt về chức vụ, quyền hạn tuy
không thể hiện ở cấu thành tội phạm cơ bản nhưng là dấu hiệu định khung
hình phạt. Chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị áp
32
dụng hình phạt ở các khung này trong trường hợp "Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn" khi chủ thể là người có dấu hiệu đặc biệt "có chức vụ, quyền hạn", thể
hiện ở các tội: Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122),
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123), Tội xâm phạm chỗ ở
của công dân (Điều 124), Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện
thoại, điện tín của người khác (Điều 125), Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền
ứng cử của công dân (Điều 126), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139),
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140), Tội sử dụng trái phép
tài sản (Điều 142), Tội buôn lậu (Điều 153), Tội vận chuyển trái phép hàng
hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154), Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm (Điều 155), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156), Tội
sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc
phòng bệnh (Điều 157), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để
chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật
nuôi (Điều 158), Tội đầu cơ (Điều 160), Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán
tem giả, vé giả (Điều 164), Tội hủy hoại rừng (Điều 189), Tội vi phạm quy
định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190), Tội sản xuất trái phép
chất ma túy (Điều 193), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền
chất dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 195),
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng
vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196), Tội chứa
chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198), Tội vi phạm quy định về
xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 229), Tội hợp pháp hóa tiền, tài
sản do phạm tội mà có (Điều 251).
Ở một số tội, chủ thể của tội phạm trong cấu thành tội phạm là chủ thể
thường, nhưng trên thực tiễn xét xử cho thấy, thực hiện những tội phạm này
thường là những chủ thể có dấu hiệu đặc biệt trong đó có dấu hiệu về chức vụ
33
quyền hạn, các tội phạm này trên thực tế thường là do người có chức vụ,
quyền hạn thực hiện. Vì vậy, trên thực tế cần xem xét kỹ khi xác định các yếu
tố cấu thành tội phạm để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội, xác định chính xác vai trò của các chủ thể trong các vụ đồng
phạm, như các tội: Tội tổ chức tảo hôn (Điều 148), Tội gây ô nhiễm không
khí (Điều 182), Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183), Tội gây ô nhiễm đất
(Điều 184), Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các
chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185), Tội làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186), Tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187).
Tuy nhiên, cần lưu ý ở một số tội phạm cụ thể, tình tiết định khung
"lợi dụng nghề nghiệp để phạm tội" dễ bị gây hiểu lầm cũng là "lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để phạm tội" bởi vì chức vụ, quyền hạn bao giờ cũng gắn với
một công việc cụ thể, một nghề nghiệp nhất định. Nhưng cần phải lưu ý rằng,
người lợi dụng nghề nghiệp để phạm tội chưa chắc đã là người có chức vụ mà
việc phạm tội này chỉ gắn với công việc mang tính chất chuyên môn của họ
như bác sĩ cố tình không cứu chữa bệnh nhân dẫn đến hậu quả nạn nhân chết
(điểm k, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự), hay bác sĩ lợi dụng nghề nghiệp
cố ý truyền HIV cho người khác (điểm d, khoản 2, Điều 118 Bộ luật hình sự).
Như vậy, người lợi dụng chức vụ để phạm tội phải là người có chức vụ, họ
được giao thực hiện một công việc liên quan đến lợi ích của cộng đồng và đã
sử dụng chức vụ được giao để thực hiện tội phạm. Cùng là người bác sĩ nêu
trên, nếu họ chỉ đơn thuần thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho mọi
người thì họ không được coi là người có chức vụ mà chỉ được coi là người có
nghề nghiệp, nhưng nếu họ được trưng dụng để thực hiện nhiệm vụ khám sức
khỏe tuyển dụng vào biên chế cho cán bộ nhân viên một công ty nào đó thì họ
34
lại trở thành người có chức vụ, người có quyền quyết định một vấn đề nào đó
liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng.
Nghiên cứu và làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hình sự có
liên quan đến "người có chức vụ" và "lợi dụng chức vụ để phạm tội" có ý
nghĩa quan trọng không chỉ về mặt nhận thức mà còn giúp các cơ quan tiến
hành tố tụng có cơ sở pháp lý để phòng ngừa và đấu tranh với các hành vi
phạm tội do người có chức vụ thực hiện. Trong khoa học luật hình sự, việc
thống kê các nhóm tội phạm, các loại tội phạm cụ thể có yếu tố lợi dụng chức
vụ để phạm tội trong Bộ luật hình sự là rất cần thiết cả về mặt lập pháp cũng
như áp dụng pháp luật, tránh được những sai lầm trong việc xác định tội danh
và quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
2.1.2. Dấu hiệu về tuổi, giới tính, quan hệ giữa tội phạm và nạn nhân
Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ giữa tội phạm và nạn nhân
của chủ thể tội phạm cũng là những dấu hiệu đặc biệt của chủ thể một số tội
phạm mà thiếu dấu hiệu này, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội mà dấu hiệu này mang
tính bắt buộc.
1) Tuổi chịu trách nhiệm hình sự mặc dù không được ghi nhận chính
thức dưới góc độ lập pháp là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm
trong Điều 8 Bộ luật hình sự, tuy nhiên, dấu hiệu này lại có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc làm sáng tỏ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Đây
cũng như là dấu hiệu không thể thiếu trong yếu tố chủ thể của tội phạm bên
cạnh dấu hiệu "năng lực trách nhiệm hình sự". Ngoài ra, độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự cũng là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với
quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 về "Tuổi chịu trách nhiệm hình sự" quy
định như sau: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
35
mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng" [31]. Như vậy, pháp luật hình sự Việt Nam quy định độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo hai mức: từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và
từ đủ 16 tuổi trở lên.
Trong Bộ luật hình sự 1999, có một số tội mà dấu hiệu độ tuổi là dấu
hiệu có ý nghĩa bắt buộc khi xem xét cấu thành tội phạm của các tội phạm này.
Khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự 1999 về Tội giao cấu với trẻ em và
Khoản 1 Điều 116 Bộ luật hình sự 1999 về Tội dâm ô đối với trẻ em đều ghi
nhận dấu hiệu độ tuổi là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc khi xem xét cấu thành
tội phạm của các tội này. Trong đó, Khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự Tội
giao cấu với trẻ em quy định "1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ
em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm" và
Khoản 1 Điều 116 Tội dâm ô đối với trẻ em quy định "1. Người nào đã thành
niên mà có hành vi dâm ô với trẻ em, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm".
Như vậy, chủ thể của các tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ những "người đã
thành niên" mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu với trẻ em,
Tội dâm ô với trẻ em. So sánh với quy định trong Bộ luật hình sự 1985, thì quy
định về Tội dâm ô với trẻ em trong Bộ luật hình sự 1999 đã có sự sửa đổi, bổ
sung. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1985, Tội dâm ô với trẻ em được quy
định tại Điều 202b thuộc mục B Chương VIII (các tội xâm phạm trật tự công
cộng), trong đó chỉ quy định "người nào có hành vi dâm ô", chủ thể của tội
phạm có thể là bất kỳ người nào, nhưng việc xác định Tội dâm ô với trẻ em
xâm phạm trật tự công cộng là không chính xác vì hành vi này xâm phạm đến
sự phát triển tình dục bình thường của trẻ em, xâm phạm đến danh dự, nhân
phẩm của con người nên Bộ luật hình sự 1999 đã đưa Tội dâm ô với trẻ em
vào chương xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người
36
và xác định chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là "người
đã thành niên", tức là phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội này đã thu hẹp hơn Điều 202b Bộ luật hình sự 1985.
Căn cứ vào nội dung Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 cho thấy có sự
chưa thống nhất giữa quy định của điều luật này với nội dung của quy định
trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 12
Bộ luật hình sự thì: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm..." [31]. Nhưng tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự về Tội
giao cấu với trẻ em và Khoản 1 Điều 116 Tội dâm ô với trẻ em đều quy định
người thực hiện hành vi phạm tội là "người đã thành niên"
Theo đó, nếu một người 17 tuổi mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi hay có hành vi dâm ô với trẻ em thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự vì khoản 1 Điều 115 và Khoản 1 điều 116 Bộ luật hình sự đều
quy định chủ thể phải là người "đã thành niên" nghĩa là đủ 18 tuổi. Trong khi
đó nếu theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự thì những người này lại phải
chịu trách nhiệm hình sự, vì các nhà làm luật đã quy định người từ đủ 16 tuổi
trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm nghĩa là bất kỳ tội
phạm nào được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự - trong
đó có cả tội giao cấu với trẻ em.
Thiết nghĩ, để pháp luật được hiểu và áp dụng một cách thống nhất,
đồng bộ thì tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự phải được sửa đổi, bổ sung
thành: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ trường hợp điều luật trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự có
quy định khác".
Ngoài ra, độ tuổi còn là dấu hiệu đặc biệt của chủ thể tội loạn luân,
pháp luật quy định chủ thể của tội này phải đạt từ đủ 16 tuổi trở lên.
37
Vấn đề độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một nội dung quan trọng
của Bộ luật hình sự, trong đó, việc xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
là dấu hiệu đặc biệt của chủ thể một số tội phạm có ý nghĩa trong việc xác
định tội danh, xác định hành vi phạm tội và tránh bỏ lọt tội phạm.
2) Bộ luật hình sự cũng quy định nhiều tội phạm mà trong đó giới tính
của chủ thể tội phạm là dấu hiệu mang tính bắt buộc, vì căn cứ vào tính chất
của các hành vi phạm tội về các khía cạnh như sinh học, tâm lý, các tội này
chỉ có thể được thực hiện bởi một loại giới tính nhất định, như các tội:
Tội hiếp dâm (Điều 111), người thực hiện hành vi phạm tội của tội
này chỉ có thể là nam giới, nữ giới chỉ có thể tham gia trong vụ đồng phạm
hiếp dâm với vai trò là người xúi giục, giúp sức hay tổ chức.
Tội cưỡng dâm (Điều 113), chủ thể của tội phạm chỉ có thế là nam
giới. Hiện nay vẫn có quan điểm cho rằng chủ thể của tội cưỡng dâm có thể là
nữ giới, trong thực tế có thể có nữ giới thực hiện hành vi được mô tả trong
điều 113 Bộ luật hình sự những đến nay chưa có văn bản chính thức nào
khẳng định chủ thể của tội này có thể là nữ giới.
Tội giết con mới đẻ (Điều 94), chủ thể của tội phạm chỉ có thể là nữ
giới, cụ thể là người mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày, do ảnh hưởng nặng
nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con
mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.
Việc xác định đặc điểm giới tính của chủ thể tội phạm một số tội trong
Bộ luật hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh và xác
định một người có thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không, xác
định một người có phải là chủ thể của tội phạm với các vai trò của người đồng
phạm hay không, do đó có phạm tội hay không, giúp việc thi hành pháp luật
chính xác, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
38
3) Đặc điểm về quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân cũng là dấu
hiệu đặc biệt của chủ thể một số tội phạm trong Bộ luật hình sự. Trong đó,
người phạm tội và nạn nhân có thể có mối quan hệ với nhau về gia đình, công
tác, tôn giáo hay kinh tế. Trong các mối quan hệ này, nạn nhân thường là
người bị phụ thuộc vào người phạm tội, dựa vào quan hệ này mà người phạm
tội dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội. Các tội phạm có chủ thể mang dấu
hiệu này thường rơi vào nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình,
một số nằm rải rác ở các nhóm tội phạm khác.
Quan hệ gia đình giữa người phạm tội và nạn nhân là dấu hiệu đặc
biệt của chủ thể các tội như:
Tội loạn luân (Điều 150), đôi trai gái phạm tội phải là người cùng
dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác
mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, ngoài ra chủ thể của tội phạm này phải đạt từ đủ
16 tuổi trở lên.
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,
người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151), ở tội này chủ thể tội phạm và nạn
nhân phải là người thân thích trong gia đình như: giữa cha mẹ và con cái; giữa
vợ chồng hoặc đối với người tuy không có quan hệ huyết thống nhưng có
công nuôi dưỡng mình... trong đó đối tượng bị xâm hại thường là người bị lệ
thuộc, đặc biệt là lệ thuộc về mặt kinh tế hoặc tư tưởng.
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152), chủ thể của
tội phạm là người phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại các điều 51,
52, 53 Luật hôn nhân và gia đình như giữa bố mẹ và con cái, giữa anh chị em
với nhau, ông bà nội ngoại và các cháu, giữa vợ và chồng, đồng thời chủ thể
phải là người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo
hướng dẫn tại Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình, đó là người
39
có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng
còn tài sản sau khi trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của
người đó.
Quan hệ giữa chủ thể tội phạm và nạn nhân về các mặt khác như kinh
tế, công tác, tôn giáo, xã hội hoặc quan hệ gia đình là dấu hiệu đặc biệt của
chủ thể ở một số tội khác như:
Tội bức tử (Điều 100), chủ thể của tội này là những người có quan hệ
lệ thuộc nhất định với nạn nhân. Trong đó, nạn nhân là người bị lệ thuộc vào
người phạm tội như lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, gia
đình, quan hệ công tác hay quan hệ tín ngưỡng…
Tội hành hạ người khác (Điều 110), chủ thể của tội này là người có
quan hệ lệ thuộc với nạn nhân, trong đó nạn nhân là người bị lệ thuộc. Quan
hệ lệ thuộc ở đây phát sinh do quan hệ công tác, tín ngưỡng hay quan hệ thầy
trò… Quan hệ lệ thuộc về gia đình hay quan hệ chỉ huy phục tùng trong các
lực lượng vũ trang không thuộc phạm vi quy định của điều luật này.
Ngoài ra, có tội phạm tuy không ghi nhận chủ thể tội phạm phải là
người có quan hệ với nạn nhân, nhưng trên thực tế người thực hiện tội phạm
thường là người có mối quan hệ có khả năng chi phối nạn nhân, buộc nạn
nhân phải lệ thuộc vào mình, nên thực tiễn xét xử cần lưu ý điều này, như tội
Xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130), chủ thể của tội phạm chủ
yếu là những người có quan hệ nhất định với phụ nữ về các mặt mà người phụ
nữ bị lệ thuộc như gia đình, tôn giáo hoặc có quyền hạn chi phối nhất định với
người phụ nữ.
Xem xét đặc điểm quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân có vai trò
quan trọng trong thực tiễn xét xử, tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm khi xem
xét không đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử
cho thấy để xác định được mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân, xác
40
định được nạn nhân có bị lệ thuộc vào người phạm tội hay không, nếu có thì
quan hệ ấy có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của
hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không là điều không dễ dàng, thực tế nhiều
khi rất khó để xác định được điều này.
2.1.3. Dấu hiệu về nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
Nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định trong các văn bản
pháp luật của nhà nước và của quân đội. Với tư cách là chủ thể của các mối
quan hệ xã hội, mỗi cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Sức
mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ quân đội phụ thuộc rất
nhiều vào việc hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi quân nhân. Sức
mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ quân đội không phải do
một mà là nhiều yếu tố hợp thành. Mỗi hành vi phạm tội không đồng thời
xâm hại tất cả các yếu tố hợp thành đó, không phải xâm hại toàn bộ các quan
hệ xã hội liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân,
mà chỉ xâm hại quan hệ xã hội nhất định.
Điều 315 chương XXIII Bộ luật hình sự quy định những người phải
chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân
nhân gồm: "Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung
huấn luyện, công dân được tập trung vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự
vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu" [31].
Như vậy, chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của
quân nhân là những người có đủ các dấu hiệu về chủ thể chung của tội phạm
(tức là có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định). Ngoài ra,
các chủ thể này còn có dấu hiệu riêng đặc biệt, đó là những người có nghĩa
vụ, trách nhiệm của quân nhân. Những người này có thể đang là quân nhân
phục vụ trong quân đội, hoặc có thể không phải quân nhân nhưng có nghĩa
vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định của các văn bản pháp luật của
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAYLuận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộLuận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
 
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAYLuận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộLuận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 

Similar to Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY

Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAYLuận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đĐề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOTDấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Nguyen Trang
 
Đề tài: Hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đề tài: Hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sảnĐề tài: Hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đề tài: Hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trướcThuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOTVấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt NamLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết ngườiĐịnh tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách, HAY
Luận văn: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách, HAYLuận văn: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách, HAY
Luận văn: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình SựKhóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOTĐề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY (20)

Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAYLuận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
Luận án: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự, HAY
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đĐề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
 
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOTDấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
 
Đề tài: Hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đề tài: Hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sảnĐề tài: Hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đề tài: Hình sự hóa trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
 
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trướcThuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
Thuê Viết TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ 1 - Cập nhật giá 5ph trước
 
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, HOT
 
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOTVấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt NamLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam
 
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết ngườiĐịnh tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
 
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
 
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách, HAY
Luận văn: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách, HAYLuận văn: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách, HAY
Luận văn: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội với tư cách, HAY
 
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình SựKhóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
Khóa Luận Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự
 
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOTĐề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Luận văn: Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HIÊN CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HIÊN CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Hùng HÀ NỘI - 2015
  • 3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ Hiªn
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 8 1.1. Chủ thể của tội phạm 8 1.1.1. Khái niệm chủ thể của tội phạm 8 1.1.2. Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm 11 1.2. Chủ thể đặc biệt của tội phạm 20 1.2.1. Khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm 20 1.2.2. Những đặc điểm của chủ thể đặc biệt 21 Chương 2: CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1999. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT TỪ NĂM 2010 ĐÉN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH NÀY. 25 2.1. Các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam 1999 25 2.1.1. Những đặc điểm về chức vụ, quyền hạn 25 2.1.2. Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ giữa tội phạm và nạn nhân 34 2.1.3. Những đặc điểm về nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân 40 2.2. Các trường hợp liên quan đến vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm 42 2.2.1. Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự của chủ thể 42
  • 5. 2.2.2. Trường hợp thay đổi tội danh của chủ thể 43 2.2.3. Trường hợp dấu hiệu riêng là dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm 44 2.2.4. Nhân thân người phạm tội 44 2.3 Thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm từ năm 2010 đến nay 47 2.3.1. Thực trạng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt 47 2.3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm từ năm 2010 đến nay. 52 2.4 Nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm 62 2.4.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm 62 2.4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm 64 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành từ năm 1985, là công cụ sắc bén của Nhà nước trong quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và công dân, góp phần có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trải qua 30 năm thi hành, Bộ luật hình sự có nhiều lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997, 1999 và 2009). Việc liên tục sửa đổi, bổ sung nhằm giúp Bộ luật hình sự ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nhiều quan hệ xã hội mới nảy sinh trong đời sống xã hội cần được các quy phạm pháp luật của Bộ luật hình sự điều chỉnh, nhiều quan hệ xã hội có sự biến đổi đòi hỏi luật phải điều chỉnh cho phù hợp. Một trong những nội dung quan trọng của luật hình sự đó là vấn đề cấu thành tội phạm, việc xem xét cấu thành tội phạm giúp xác định một hành vi do một chủ thể nào đó thực hiện có xâm hại khách thể được luật hình sự bảo vệ hay không, quan hệ xã hội đó có chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hình sự hay không, chủ thể thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không… Việc xác định chính xác các yếu tố cấu thành tội phạm giúp cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội. Trong các yếu tố cấu thành tội phạm, chủ thể của tội phạm là yếu tố có vai trò quan trọng, tuy không phải là yếu tố đầu tiên được xem xét trong cấu thành tội phạm nhưng lại là yếu tố có tính chất xuất phát điểm của các yếu tố khác. Không có con người với tư cách là chủ thể của hành vi, chủ thể của hoạt động thì không có
  • 7. 2 hành vi nguy hiểm cho xã hội, không phải xem xét đến các yếu tố của mặt chủ quan, không có khách thể nào bị hành vi nguy hiểm cho xã hội tác động đến. Không có chủ thể của tội phạm thì cũng không diễn ra các hoạt động tố tụng có liên quan. Chủ thể của tội phạm có những đặc điểm, dấu hiệu chung trên cơ sở những quy định có tính bắt buộc của luật hình sự. Luật hình sự quy định cụ thể những đặc điểm, dấu hiệu này mà chỉ khi thỏa mãn các dấu hiệu đó thì một người mới phải chịu trách nhiệm hình sự, những chủ thể tội phạm thỏa mãn những dấu hiệu chung này được gọi là chủ thể thường. Trong yếu tố chủ thể của tội phạm, một nội dung quan trọng được Bộ luật hình sự quy định đó là chủ thể đặc biệt của tội phạm. Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, nhiều quan hệ xã hội mới nảy sinh chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa sâu, nhiều quan hệ xã hội cũ ngày một biến đổi không ngừng. Theo đó, các quan hệ xã hội do ngành luật hình sự điều chỉnh cũng liên tục thay đổi, tính chất các loại quan hệ được điều chỉnh cũng theo chiều hướng đa dạng, có nhiều quan hệ xã hội có tính chất đặc biệt mà chỉ có một số chủ thể nhất định có dấu hiệu riêng, dấu hiệu đặc biệt mới có thể xâm hại được các loại quan hệ xã hội này, loại chủ thể đó được gọi là chủ thể đặc biệt. Như vậy, chủ thể đặc biệt ngoài việc thỏa mãn những dấu hiệu của chủ thể thường thì còn phải có các dấu hiệu riêng, đặc biệt khác. Bộ luật hình sự hiện hành đã thể hiện có nhiều quy định về chủ thể đặc biệt của tội phạm, phần lớn các quy định nằm trong các điều luật ở phần các tội phạm, các quy định có thể trực tiếp đưa ra các dấu hiệu riêng trong cấu thành cơ bản của tội phạm, hoặc có thể gián tiếp thể hiện qua việc mô tả tính chất của loại tội phạm. Tuy nhiên, những quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề chủ thể đặc biệt còn chưa thống nhất, chưa cụ thể và rõ ràng, chặt chẽ, nhiều quy định còn tạo ra cách hiểu khác nhau hoặc có những hướng dẫn
  • 8. 3 mang tính suy diễn. Điều này gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc dẫn đến việc giải thích, áp dụng pháp luật không thống nhất, đồng bộ. Khó khăn trong việc xác định chủ thể tội phạm gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, xử lý đúng người, đúng tội. Thực tiễn cho thấy, những vụ án có liên quan đến chủ thể đặc biệt của tội phạm diễn ra ngày càng nhiều, tính chất của hành vi phạm tội ngày càng phức tạp và nguy hiểm, mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng như các tội phạm về chức vụ, tội phạm hiếp dâm… Những quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề chủ thể đặc biệt là căn cứ để giải quyết các vụ án có liên quan, điều này đòi hỏi những quy định về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm phải ngày càng đầy đủ, thống nhất, cụ thể, rõ ràng, việc nắm vững các quy định này giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tránh được những vi phạm đáng tiếc xảy ra, giải quyết vụ án nhanh gọn, chính xác, xử lý đúng người, đúng tội, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Xuất phát từ những lý do trên, việc tác giả chọn đề tài "Chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ là vấn đề mang tính cấp bách, thiết thực không những về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Chủ thể đặc biệt của tội phạm là một nội dung trong vấn đề chủ thể của tội phạm trong luật hình sự, đây cũng là nội dung có chiều hướng ngày càng phát triển theo sự phát triển của các quan hệ xã hội được Luật hình sự điều chỉnh. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào trực tiếp nghiên cứu nội dung này mà nó chỉ được đề cập đến là một phần trong những nghiên cứu về vấn đề chủ thể của tội phạm, một số nghiên cứu lại đề cập đến những nội dung có liên quan đến vấn đề chủ thể đặc biệt. Ở cấp độ chung có Giáo trình Luật hình sự do PGS.TSKH.Lê Cảm chủ biên, Ở cấp độ luận văn
  • 9. 4 có luận văn thạc sĩ "Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam" của Lê Đăng Doanh; các công trình nghiên cứu ở phạm vi nhỏ xem xét từng mặt, khía cạnh của vấn đề như: "Bàn về vấn đề quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam" của Phạm Xuân Khoa, "Bàn về chủ thể của tội tham ô tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1999" của Trương Thị Hằng. Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí Công an nhân dân, Trật tự an toàn xã hội, Tòa án nhân dân, Dân chủ và pháp luật, Kiểm sát như: "Nghiên cứu phạm vi chủ thể của tội phạm rửa tiền trong Luật hình sự Việt Nam" của Nguyễn Ngọc Minh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, năm 2011, tr. 9-14; "Chủ thể của tội phạm qua so sánh pháp luật hình sự nước ta với pháp luật hình sự một số nước thuộc hệ thống châu Âu lục địa" của Hồ Sĩ Sơn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, năm 2008, tr. 68-72; "Pháp nhân có là chủ thể của tội phạm hay không" của Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học, năm 1999, tr. 14-19; "Phạm vi chủ thể của tội phạm Bộ luật hình sự 1999 và một số vấn đề trong công tác điều tra hình sự" của Bùi Kiên Điện, Tạp chí Luật học, số 4, năm 2000, tr. 7-11; "Bàn về vấn đề quy định pháp nhân là chủ thể trong Bộ luật hình sự Việt Nam" của Phạm Xuân Khoa, Tạp chí Kiểm sát, số 4, năm 2013, tr. 13-15,23 cũng đề cập đến vấn đề này. Các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến góc độ lý luận chung về yếu tố chủ thể của tội phạm, nội dung chủ thể đặc biệt của tội phạm mới chỉ được đề cập đến là một phần, một nội dung nhỏ, ở nhiều bài viết, nhiều công trình phần chủ thể đặc biệt còn mang tính tham khảo, phần nghiên cứu cũng chưa giải quyết được những hạn chế của Luật về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm, các quy định về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm còn nằm rải rác ở các quy định của luật, nhiều chỗ còn thể hiện gián tiếp, chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu, tổng hợp, có tính hệ thống về chủ thể đặc biệt của tội phạm.
  • 10. 5 Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề "Chủ thể đặc biệt trong luật hình sự Việt Nam" cần tiếp tục được nghiên cứu, để có những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật trên thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của luật hình sự về tội chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam 1999 và việc áp dụng trên thực tiễn, từ đó luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này trên thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề: Khái niệm, đặc điểm của chủ thể đặc biệt của tội phạm, các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm, các nhóm chủ thể đặc biệt của tội phạm, các tội và nhóm tội có chủ thể đặc biệt, những vấn đề có liên quan đến chủ thể đặc biệt của tội phạm; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm, phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân cơ bản của nó; - Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm cũng như nâng cao khả năng áp dụng trên thực tế. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề liên quan về chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng trong thực tiễn xét xử
  • 11. 6 của Tòa án và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. 4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Đồng thời, quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thực tiễn, phương pháp thống kê. 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam hiện hành, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn thể hiện ở các nội dung cơ bản sau: - Làm rõ khái niệm, đặc điểm của chủ thể đặc biệt của tội phạm; các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt và các nhóm chủ thể đặc biệt trong Luật hình sự, các vấn đề có liên quan đến dấu hiệu đặc biệt của chủ thể của tội phạm, xem xét mối quan hệ với chủ thể của tội phạm nói chung; - Xem xét có hệ thống các quy định của luật hình sự về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm; - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng các quy định của luật hình sự về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm; những tồn tại, hạn chế về lý luận và thực tiễn áp dụng. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật hình sự về vấn đề chủ thể đặc biệt của tội phạm, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. 6. Kết cấu của luận văn
  • 12. 7 Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Chủ thể đặc biệt của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam 1999. Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự về chủ thể đặc biệt của tội phạm và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trên thực tiễn.
  • 13. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM 1.1.1. Khái niệm chủ thể của tội phạm Tội phạm là hành vi của con người có tính nguy hiểm cho xã hội, chủ thể của tội phạm là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn có một số dấu hiệu đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định) Xuất phát từ nguyên tắc trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân, mục đích của các biện pháp trách nhiệm hình sự là giáo dục, cải tạo những cá nhân cụ thể đã thực hiện tội phạm, Luật hình sự Việt Nam không thừa nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong pháp nhân đã điều hành hoặc lợi dụng địa vị pháp lý của pháp nhân gây thiệt hại cho xã hội thì trách nhiệm hình sự đặt ra với những cá nhân đó chứ không phải cho pháp nhân. Hiện nay, một số nước phát triển trên thế giới đều đã công nhận pháp nhân là chủ thể của tội phạm và quy định những vấn đề pháp lý đối với vấn đề chủ thể của tội phạm là pháp nhân, ví dụ như Hoa Kỳ, Điều 2.07 Bộ luật hình sự mẫu 1962 xác định: Các tập đoàn (công ty), các hiệp hội đều có thể là những chủ thể của tội phạm (trừ các tập đoàn và các hiệp hội được sáng lập với tính chất là các cơ quan nhà nước hay được nhà nước sáng lập để thực hiện những chương trình của nhà nước). Các tập đoàn và các hiệp hội đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không thực
  • 14. 9 hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định họ phải thực hiện. Trách nhiệm hình sự mà các tập đoàn và hiệp hội phải gánh chịu là vì ban lãnh đạo hoặc người đại diện của tập đoàn và hiệp hội do sơ suất trong hành vi của mình (thay mặt cho tập đoàn hoặc hiệp hội) mà đi đến chỗ phạm tội [61]. Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp 1994 tại Điều 121.2 có quy định trừ Nhà nước, các pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp quy định trong luật về các tội phạm được thực hiện vì lợi ích của họ bởi các cơ quan, đại diện của họ. Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trước đây, pháp luật hình sự cũng không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự mới nhất được thông qua tháng 3 năm 1997 đã có các quy định pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm. So với một số quốc gia khác mà ở đó pháp luật hình sự coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm thì nhịp độ phát triển kinh tế của nước ta chưa cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong số các tội phạm kinh tế có không ít các tội phạm do pháp nhân thực hiện. Báo cáo của ngành thuế hàng năm cho thấy, mỗi năm Nhà nước thất thu hàng nghìn tỉ đồng tiền thuế mà nguyên nhân của tình trạng này là do các cơ sở sản xuất kinh doanh cả của quốc doanh và ngoài quốc doanh trốn thuế. Báo cáo của ngành quản lí thị trường cũng chỉ ra tình trạng kinh doanh trái phép, làm và buôn bán hàng giả, lưu hành sản phẩm kém phẩm chất, vi phạm các quy định về quảng cáo v.v... đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù vậy, việc xử lí về hình sự các hành vi vi phạm kể trên rất khó vì luật hình sự nước ta không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Qua nghiên cứu tình hình tội phạm và thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta, cho thấy rằng đã đến lúc trong pháp luật hình sự của nước ta phải có các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Trước đây, chúng
  • 15. 10 ta không quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm bởi khi ấy chưa cần thiết vì số các vi phạm pháp luật của pháp nhân đạt tới mức nguy hiểm như tội phạm còn ít, chưa đáng kể, nhưng trong xu hướng phát triển gần đây, việc quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm là cần thiết. Động vật được con người sử dụng để gây thiệt hại cho xã hội thì người quản lý hoặc sử dụng chúng phải chịu trách nhiệm, chủ thể của tội phạm không thể là con vật. Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, đang sống. Người đã chết không thể là chủ thể của tội phạm. Nhà nước không truy cứu trách nhiệm hình sự với người đã chết mặc dù trước đó người này đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm. Một người sẽ trở thành chủ thể của tội phạm nếu họ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi mà luật hình sự quy định. Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện để chủ thể có lỗi. Năng lực trách nhiệm hình sự thể hiện ở năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi mà người đó thực hiện và năng lực điều khiển hành vi của mình theo những đòi hỏi và chuẩn mực xã hội. Một người nhận thức và điều khiển được hành vi của mình thì mới có khả năng tiếp thu được những biện pháp tác động mang tính giáo dục của xã hội, và nhà nước mới đặt vấn đề giáo dục, cải tạo họ. Năng lực nhận thức điều khiển hành vi của con người không thể có ngay từ khi họ mới sinh ra, nó được hình thành từng bước theo thời gian trong quá trình sống và hoạt động của chủ thể, khi chủ thể đạt tới độ tuổi nhất định. Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là hai điều kiện của chủ thể tội phạm, hai dấu hiệu bắt buộc của chủ thể tội phạm. Tuy nhiên, ngoài hai dấu hiệu bắt buộc và phổ biến này của chủ thể, một số tội phạm đòi hỏi chủ thể phải có những dấu hiệu bắt buộc khác, trường hợp này được gọi là chủ thể đặc biệt.
  • 16. 11 Trong luật hình sự, cùng với khái niệm chủ thể của tội phạm còn có khái niệm nhân thân người phạm tội. Đây là hai khái niệm gần gũi nhau nhưng nội dung không đồng nhất. Chủ thể của tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu bắt buộc phải có thuộc về nhân thân người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà thiếu chúng thì không cấu thành tội phạm. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp tất cả những khía cạnh xã hội đặc trưng tạo thành cá nhân, có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự. Từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm về chủ thể tội phạm như sau: Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, là tội phạm khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. 1.1.2. Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm 1.1.2.1. Năng lực trách nhiệm hình sự a) Năng lực trách nhiệm hình sự Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó. Cùng với sự phát triển thể chất, trí tuệ, sự giáo dục và tích lũy kinh nghiệm sống, khi đạt đến độ tuổi nhất định, người ta mới nhận thức được đầy đủ các đòi hỏi của chuẩn mực xã hội và điều khiển được hành vi của mình theo các chuẩn mực đó. Quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhà nước chính thức thừa nhận một người khi đạt đến độ tuổi ấy mới có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của một người có thể bị giảm sút hoặc bị loại trừ hoàn toàn nếu hoạt động của cơ quan thần kinh trung ương bị rối loạn do nguyên nhân bệnh tật. Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định thế nào là có năng lực trách nhiệm hình sự mà quy định tình trạng đối lập là không có năng lực
  • 17. 12 trách nhiệm hình sự. Một người coi là có năng lực trách nhiệm hình sự nếu khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đạt tới độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự và không thuộc những trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự. Quy định độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự tạo ra cơ sở pháp lý thống nhất để xác định trách nhiệm hình sự, là sự xác nhận của nhà nước về phẩm chất tâm lý phổ biến ấy ở mỗi người. Trong quá trình áp dụng luật hình sự, chỉ khi nào xuất hiện những căn cứ nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự, các cơ quan có trách nhiệm mới cần kiểm tra. Việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự không đòi hỏi bắt buộc với từng trường hợp cụ thể. b) Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở trong trạng thái không nhận thức hoặc không điều khiển được hành vi của mình do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần là người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là tình tiết loại trừ khả năng thừa nhận một người là chủ thể của tội phạm mặc dù họ đã thực hiện hành vi về khách quan gây thiệt hại cho xã hội, do đó hành vi mà người đó thực hiện không cấu thành tội phạm. Khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình sự quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh [31]. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là do bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần.
  • 18. 13 Do hoạt động thần kinh đã bị rối loạn, người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội mất khả năng nhận thức một cách đúng đắn về thế giới xung quanh, không kiểm soát được các xử sự của mình để hướng các xử sự diễn ra phù hợp với yêu cầu xã hội. Xử sự của người mắc bệnh tâm thần là kết quả của tình trạng bệnh tật và tri giác sai lệch, hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người mắc bệnh tâm thần thực hiện là kết quả của sự tổn thương về lý trí và ý chí cho nên gây thiệt hại cho xã hội trong tình trạng đó không bị coi là có lỗi và không có cơ sở để lên án cũng như áp dụng hình phạt đối với họ. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được xác định dựa trên hai dấu hiệu: dấu hiệu về y học và dấu hiệu về tâm lý. 1) Dấu hiệu y học Dấu hiệu y học của người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là sự mắc bệnh tâm thần kinh niên hoặc rối loạn tâm thần tạm thời hoặc một bênh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần. Bệnh tâm thần kinh niên có các dạng cụ thể khác nhau dẫn đến tình trạng bệnh tật lâu dài, bệnh trạng liên tục. Rối loạn tâm thần tạm thời thể hiện ở sự rối loạn xuất hiện đột ngột, diễn ra trong khoảng thời gian ngắn làm rối loạn nhận thức, quên hoàn toàn hoặc từng phần các sự kiện đã diễn ra trong thời gian xuất hiện bệnh. Tình trạng bệnh khác là tình trạng không liên quan đến rối loạn tâm thần kinh niên hoặc tạm thời nhưng được coi là tương đương như các tình trạng đó. 2) Dấu hiệu tâm lý Dấu hiệu tâm lý của người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thể hiện: về lý trí, người đó không đánh giá được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình, không nhận thức được các yêu cầu xã hội liên quan đến hành vi đã thực hiện trong khoảng thời gian thực hiện hành vi. Về ý chí, người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự không có khả
  • 19. 14 năng điều chỉnh hành vi của mình. Năng lực điều khiển hành vi thể hiện hướng dẫn hành vi diễn ra phù hợp với các chuẩn mực, yêu cầu của xã hội hoặc ngược lại, hướng hành vi diễn ra trái với yêu cầu và lợi ích chung của xã hội. Dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý là những điều kiện cần và đủ để xác định một người ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Dấu hiệu y học (mắc bệnh) có vai trò như là nguyên nhân và dấu hiệu tâm lý (mất năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi) là hậu quả. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp mắc bệnh tâm thần đã làm mất đi hoàn toàn năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi. Có trường hợp mắc bệnh tâm thần đã làm mất đi hoàn toàn năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi, cũng có trường hợp năng lực này chỉ mất đi từng giai đoạn, không mang tính liên tục, và cũng có trường hợp mắc bệnh tâm thần nhưng không làm mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi. Khi xuất hiện căn cứ nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự ở một người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định với sự giúp đỡ của giám định tâm thần tư pháp. Hoạt động giám định tâm thần tư pháp đưa ra kết luận người thực hiện hành vi đó có mắc bệnh không, tính chất, mức độ và ảnh hưởng của bệnh (trong trường hợp mắc bệnh) đối với năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của họ như thế nào, cũng như tình trạng bệnh tật khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Thông thường một người mất năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi thì cũng mất năng lực điều khiển hành vi. Song cũng có khi năng lực nhận thức còn tồn tại nhưng không có năng lực điều khiển hành vi, không có khả năng kiềm chế không thực hiện những hành vi trái với chuẩn mực xã hội do bị mắc bệnh. Cả hai tình trạng này đều thuộc nội dung của tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
  • 20. 15 Trường hợp do mắc bệnh tâm thần, năng lực nhận thức hoặc năng lực hành vi bị giảm sút nhưng không mất hoàn toàn, một người đã thực hiện tội phạm trong tình trạng ấy thì được xác định là có năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế, có ảnh hưởng đến mức độ của lỗi, vì vậy luật hình sự xác định là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 1.1.2.2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự Chủ thể của tội phạm phải là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đủ tuổi do pháp luật hình sự quy định tại thời điểm thực hiện tội phạm để có thể có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Điều 12 Bộ luật hình sự quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" [31]. Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, những đặc điểm về tâm lý thể chất của người Việt Nam và tham khảo luật hình sự các nước, đã quy định tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Một người khi thực hiện một tội phạm cố ý mà luật hình sự quy định mức hình phạt cao nhất với tội đó đến 15 năm tù, nếu tròn 14 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Chưa đủ 14 tuổi được cho là chưa có năng lực trách nhiệm hình sự, vì không có điều kiện để có lỗi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người từ tròn 16 tuổi trở lên được coi là có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ cho nên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Tuy nhiên dưới 18 tuổi là người chưa thành niên nên luật hình sự Việt Nam có những quy định riêng về
  • 21. 16 trách nhiệm hình sự với những người thực hiện tội phạm ở độ tuổi này tại chương X của Bộ luật hình sự. Trước đây, theo Điều 58 Bộ luật hình sự 1985, quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý. Điều đó cũng có nghĩa là những người ở lứa tuổi trên không phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng (cả cố ý và vô ý) và những tội phạm nghiêm trọng do vô ý. Trong Bộ luật hình sự 1999, trách nhiệm hình sự của những người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự với nội dung họ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (không phụ thuộc nó được thực hiện bởi lỗi cố ý hay vô ý). So sánh hai quy định này thì thấy luật hình sự hiện hành đã mở rộng phạm vi áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở lứa tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi. Sau khi Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực pháp luật, nếu một người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thực hiện một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mặc dù với lỗi vô ý vẫn không được loại trừ trách nhiệm hình sự và họ vẫn bị áp dụng hình phạt cao nhất tới 15 năm (nếu là tổng hợp hình phạt thay vì 12 năm như quy định của Bộ luật hình sự 1985). Độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong luật ở các nước không giống nhau. Điều này được giải thích bởi những đặc thù về chính sách hình sự, về đặc điểm tâm lý, thể chất của các dân tộc ở các quốc gia khác nhau và yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở mỗi nước có những đòi hỏi khác nhau. 1.1.2.3. Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
  • 22. 17 Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, tức là đã thực hiện bằng hành động (hoặc không hành động) hành vi gây nên (hoặc đe dọa thực tế) gây nên thiệt hại đáng kể nhất định cho các quan hệ xã hội (các lợi ích của con người, của xã hội hay của nhà nước) được pháp luật hình sự bảo vệ. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu khách quan bắt buộc của tất cả các cấu thành tội phạm và là dấu hiệu trung tâm trong cấu thành tội phạm. Một người nếu chỉ có ý định, tư tưởng phạm tội nhưng không biểu hiện ra thế giới khách quan bằng những hành vi cụ thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội thì không thể bị coi là tội phạm. Tội phạm trước hết phải là hành vi của con người, không có hành vi thì không có tội phạm. Việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và mức độ thực hiện nó quyết định sự xuất hiện hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mức độ của hậu quả cũng như quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Chỉ khi hành vi được thực hiện mới xuất hiện những biểu hiện khách quan đi liền với hành vi như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội... Hành vi tác động vào đối tượng tác động của tội phạm làm thay đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động, qua đó gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Con người là chủ thể có ý thức của xã hội, các hành vi hay xử sự của con người, xét theo quan niệm của luật hình sự phải có sự tham gia của lý trí và ý chí, tức là phải được chủ thể nhận thức và điều khiển. Những xử sự thể hiện ra thế giới khách quan nhưng không được chủ thể nhận thức và điều khiển hoặc tuy nhận thức nhưng không điều khiển được thì không có ý nghĩa trong luật hình sự, không phải là hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm. Vì vậy, những xử sự của con người thể hiện ra thế giới bên ngoài đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng do cưỡng bức thân thể, không phải là hoạt động ý chí của chủ thể thì
  • 23. 18 không phải là hành vi phạm tội. Xử sự trong trường hợp này là hậu quả của sự tác động trực tiếp của sức mạnh từ bên ngoài đưa lại, không được chủ thể nhận thức và điều khiển. Hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội được chủ thể nhận thức và điều khiển chỉ coi là hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm nếu có đầy đủ những đặc điểm của một hành vi phạm tội nào đó được quy định trọng luật hình sự, tức là trái với luật hình sự. 1.1.2.4. Hành vi mà chủ thể tội phạm thực hiện phải bị luật hình sự cấm Hành vi mà chủ thể tội phạm thực hiện phải bị luật hình sự cấm, bị nhà làm luật coi là tội phạm, có nghĩa là hành vi ấy phải có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể được quy định tại điều luật tương ứng về tội phạm hoàn thành trong phần riêng Bộ luật hình sự (nếu là tội phạm hoàn thành) hoặc là hành vi chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng (hay tội đặc biệt nghiêm trọng) hoặc là hành vi phạm tội chưa đạt được đề cập trong phần chung nhưng tương ứng với tội phạm cụ thể nào đó được quy định trong Phần riêng Bộ luật hình sự. 1.1.2.5. Chủ thể của tội phạm phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi Chủ thể của tội phạm phải là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi đã nêu, có thái độ tâm lý được thực hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và đối với hậu quả do hành vi ấy gây nên. Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả của hành vi ấy gây ra cho xã hội thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý, thái độ tâm lý của chủ thể với hành vi nguy hiểm cho xã hội không phải sau sự kiện thực hiện hành vi mà trong quá trình thực hiện nó, đồng thời với quá trình thực hiện hành vi. Thái độ tâm lý này là quá trình tâm lý diễn ra trong ý thức của người phạm tội.
  • 24. 19 Điều kiện chủ quan có lỗi là của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không thể nói đến lỗi của một người không có năng lực trách nhiệm hình sự và chưa đạt đến độ tuổi nhất định. Một người bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu đó là kết quả mà chủ thể tự lựa chọn và tự quyết định thực hiện, trong khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực xã hội. Bản chất của lỗi là sự phủ định chủ quan của chủ thể đối với các lợi ích của xã hội, sự phủ định chủ quan này của chủ thể được phản ánh qua việc thực hiện hành vi gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, trước chủ thể tồn tại khách quan nhiều cách thức xử sự, trong đó có ít nhất một cách xử sự phù hợp lợi ích và yêu cầu của xã hội. Lỗi chỉ đặt ra khi một người có năng lực chủ quan lựa chọn cách xử sự không phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nếu tồn tại năng lực chủ quan để lựa chọn nhưng không tồn tại cách xử sự phù hợp với lợi ích và yêu cầu của xã hội để lựa chọn hoặc ngược lại, tồn tại cách xử sự để lựa chọn nhưng không có năng lực để tự lựa chọn và quyết định thì đều không bị coi là có lỗi. Chính vì có năng lực tự lựa chọn, tự quyết định, đồng thời tồn tại cách xử sự phù hợp với yêu cầu xã hội để chủ thể lựa chọn, nhưng người đó đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, tức là lựa chọn cách xử sự mà luật hình sự cấm hoặc không xử sự theo cách mà luật hình sự yêu cầu cho nên nhà nước buộc người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự, họ đã có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các dấu hiệu nêu trên của chủ thể của tội phạm có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, thể hiện ở chỗ: nếu như thiếu dù chỉ là một trong năm dấu hiệu này, thì không một ai có thể bị coi là chủ thể của tội phạm và do
  • 25. 20 đó, cũng không phải là chủ thể của trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà mình thực hiện. Như vậy, hai dấu hiệu có tính pháp lý hình sự bắt buộc thuộc chủ thể của tội phạm (năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự) nói lên nhân thân người phạm tội cùng với ba dấu hiệu bắt buộc khác còn lại cho phép khẳng định rằng, chủ thể của tội phạm bao gồm cả 4 loại người sau: Người thực hiện tội phạm hoàn thành; người thực hiện tội phạm chưa hoàn thành, người đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm và người mặc dù không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã sử dụng người mà theo quy định của pháp luật hình sự không phải chịu trách nhiệm hình sự (người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự) như là công cụ thực hiện tội phạm - mượn tay người khác để phạm tội. 1.2. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM 1.2.1. Khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm Việc quy định chặt chẽ các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm trong Luật hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hành vi phạm tội, xác định chính xác chủ thể thực hiện tội phạm, nhưng để cá biệt hóa hành vi phạm tội, Bộ luật Hình sự quy định chi tiết hơn nữa về chủ thể của tội phạm, đó là xác định các dấu hiệu riêng biệt đối với một số loại chủ thể tội phạm. Một số tội phạm được quy định trong luật hình sự có chủ thể của tội phạm không phải là bất kỳ người nào thỏa mãn năm dấu hiệu nêu trên mà luật quy định người thực hiện hành vi phạm tội phải có thêm một số đặc điểm (dấu hiệu) khác có tính đặc thù. Những tội phạm mà luật hình sự quy định chủ thể của tội phạm phải có thêm những dấu hiệu đặc thù ngoài những dấu hiệu chung, phổ biến mà chủ thể của bất kỳ tội phạm nào cũng có được gọi là tội phạm có chủ thể đặc biệt. Quy định chủ thể đặc biệt của tội phạm xuất phát từ một thực tế là có những hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể được thực hiện bởi những người có đặc điểm riêng biệt.
  • 26. 21 1.2.2. Những đặc điểm của chủ thể đặc biệt Chủ thể đặc biệt là người mà ngoài các dấu hiệu bắt buộc chung có ở bất kỳ người nào bị coi là chủ thể của tội phạm, cụ thể là năm dấu hiệu đã nêu và phân tích ở trên thì còn phải có các dấu hiệu riêng bổ sung (liên quan đến trách nhiệm, tính chất nghề nghiệp, quyền hạn, chức vụ, tuổi tác, giới tính...), quy định này xuất phát từ sự khác nhau của khách thể bị xâm hại, tính chất của hành vi gây thiệt hại, tính chất của lỗi, đặc điểm tâm sinh lý của người thực hiện hành vi…, từ đó luật đưa ra các dấu hiệu, đặc điểm riêng cho cho chủ thể của một số tội và loại tội phạm. Trên thực tế, một số khách thể hay quan hệ xã hội chỉ có thể bị xâm hại bởi một chủ thể nhất định nào đó, hay một hành vi được thực hiện chỉ có ở một người với đặc điềm nhất định, vì thực tế cho thấy rằng các hành vi phạm tội này có đặc điểm riêng, chỉ những chủ thể mang các dấu hiệu riêng biệt mới có thể thực hiện được hành vi mà bộ luật Hình sự ghi nhận. Bộ luật hình sự năm 1999 có ghi nhận các khái niệm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12), khái niệm "người có chức vụ" (Điều 277) và khái niệm "những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân" (Điều 315) để chỉ các đặc điểm riêng biệt của các chủ thể đặc biệt mà nếu thiếu các đặc điểm này chủ thể thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ không bị truy tố về các tội danh mà theo luật quy định chủ thể phải có các dấu hiệu riêng này, nên trong thực tiễn xét xử đã đưa ra tổng kết một số trường hợp như: Đối với một số tội, khi không có dấu hiệu riêng bổ sung thì hoàn toàn loại trừ trách nhiệm hình sự của chủ thể đối với tội danh này, nếu chủ thể thiếu dấu hiệu này thì chủ thể có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi không có dấu hiệu riêng bổ sung của chủ thể đặc biệt thì tội danh được thay đổi, nếu thiếu các dấu hiệu này thì tội danh được thay đổi, hành vi của chủ thể sẽ không cấu thành tội đó mà sẽ cấu thành tội phạm khác. Điều này có ý nghĩa trong vấn đề chịu trách nhiệm hình sự của chủ thể thực hiện
  • 27. 22 hành vi, xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội gì, trách nhiệm hình sự đến đâu, mức hình phạt như thế nào, từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề nhân thân của người thực hiện hành vi. Chủ thể của tội phạm nhất thiết phải là người có các dấu hiệu riêng bổ sung riêng mà các dấu hiệu đó được pháp luật hình sự quy định với tính chất là các dấu hiệu định tội, bắt buộc, không thể thiếu của các cấu thành tội phạm tương ứng. Ngoài ra, trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, các dấu hiệu khác liên quan đến nhân thân người phạm tội (như những đặc điểm về tâm sinh lý, ý thức xã hội, đạo đức...) cũng cần được cân nhắc, vì ở một chừng mực nhất định chúng có ý nghĩa quan trọng để cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với chủ thể của tội phạm. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, những dấu hiệu của chủ thể đặc biệt gồm những loại sau đây: 1) Những đặc điểm về chức vụ, quyền hạn, là đặc điểm của những chủ thể khi thực hiện tội phạm phải là người có dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn mới thực hiện được tội phạm. 2) Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ giữa tội phạm và nạn nhân, là đặc điểm của chủ thể thực hiện tội phạm phải là người có đặc điểm đặc biệt về tuổi hoặc về giới tính hoặc có quan hệ với nạn nhân mới thực hiện được hành vi phạm tội và hành vi của họ mới cấu thành tội phạm. 3) Những đặc điểm về nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, là những đặc điểm của chủ thể thực hiện tội phạm phải là quân nhân hoặc người có chế độ như quân nhân mới thực hiện được hành vi tội phạm. Những đặc điểm của chủ thể đặc biệt được quy định trong các điều luật quy định tội phạm của Bộ luật hình sự có ý nghĩa là những dấu hiệu định tội (dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản) hoặc có thể là dấu hiệu định khung hình phạt.
  • 28. 23 Nếu trong trường hợp đồng phạm một tội mà luật hình sự quy định có chủ thể đặc biệt thì ít nhất người thực hành (người trực tiếp thực hiện tội phạm) phải thỏa mãn điều kiện của chủ thể đặc biệt, những người đồng phạm khác không nhất thiết phải là chủ thể đặc biệt. Có thể thấy, căn cứ vào khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm nêu trên, thì các quy định về chủ thể đặc biệt của tội phạm chỉ là một phần nội dung trong các quy định về chủ thể của tội phạm và chỉ là một phần nội dung nhỏ trong các quy định của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên căn cứ vào các đặc điểm của chủ thể đặc biệt được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự thì các điều luật có liên quan đến quy định này lại khá nhiều và nằm rải rác ở nhiều chương của bộ luật Hình sự, trong đó có nhiều điều luật quy định về các tội có ảnh hưởng lớn đến xã hội hiện nay và có xu hướng ngày càng gia tăng, đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội, như các tội phạm về chức vụ, quyền hạn, các tội phạm có đặc điểm đặc biệt về độ tuổi, giới tính, quan hệ giữa tội phạm và nạn nhân. Việc nghiên cứu làm rõ các quy định này, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, những nguyên nhân của tồn tại có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng và công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật.
  • 29. 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 1. Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, là tội phạm khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. 2. Chủ thể của tội phạm có năm dấu hiệu gồm: Năng lực trách nhiệm hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi mà chủ thể thực hiện phải bị luật hình sự cấm và chủ thể tội phạm có lỗi khi thực hiện hành vi đó. Trong đó, dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và dấu hiệu tuổi chịu trách nhiệm hình sự là hai dấu hiệu có tính pháp lý hình sự bắt buộc. 3. Một số tội phạm được quy định trong luật hình sự có chủ thể của tội phạm không phải là bất kỳ người nào thỏa mãn năm dấu hiệu nêu trên mà luật quy định người thực hiện hành vi phạm tội phải có thêm một số đặc điểm riêng biệt. Những tội phạm mà luật hình sự quy định chủ thể của tội phạm phải có thêm những dấu hiệu đặc thù ngoài những dấu hiệu chung, phổ biến mà chủ thể của bất kỳ tội phạm nào cũng có được gọi là tội phạm có chủ thể đặc biệt. Đây là nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn trong các chương tiếp theo.
  • 30. 25 Chương 2 CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1999. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT TỪ NĂM 2010 ĐÉN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH NÀY. 2.1. CÁC DẤU HIỆU CỦA CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1999 2.1.1. Dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn Trong Bộ luật hình sự, các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không chỉ bao gồm các tội phạm quy định trong Chương XXI các tội phạm về chức vụ mà còn bao gồm các tội phạm được quy định ở các chương khác. Để xác định tội phạm được thực hiện có đặc điểm về chức vụ, quyền hạn hay không cần hiểu rõ một số khái niệm, đó là thế nào là tội phạm về chức vụ; thế nào là người có chức vụ, quyền hạn và thế nào là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Điều 277 Bộ luật hình sự quy định: "Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ" [31]. Như vậy, người làm luật đã đưa ra 3 đặc điểm cơ bản của các tội phạm về chức vụ. Đó là: Khách thể chính, thể hiện bản chất của các tội phạm về chức vụ là hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Hành vi phạm tội trong các tội phạm về chức vụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức; làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức trước xã hội, trong con mắt của công dân; Tội phạm về chức vụ do người có chức vụ thực hiện. Vì vậy, muốn xác định hành vi có cấu thành tội phạm về chức vụ hay không thì cần xác định được rằng chủ thể phải là người có chức vụ; Tội phạm được thực hiện trong khi thi hành công vụ.
  • 31. 26 Hiện nay, theo quan điểm của nhiều chuyên gia về pháp luật, khái niệm người có chức vụ, quyền hạn nhìn từ góc độ pháp lý hình sự khác với người có chức vụ, quyền hạn từ góc độ pháp lý hành chính do phạm vi điều chỉnh của các ngành luật khác nhau. Trên thực tế, tình hình xã hội hiện nay đã có nhiều sự chuyển biến, thay đổi trên các phương diện khác nhau, nhiều lĩnh vực đã được xã hội hóa (những công việc trước đây chỉ có nhà nước đảm trách giờ đã được giao cho nhân dân cùng làm). Do vậy, nhìn từ góc độ pháp lý hình sự, khái niệm người có chức vụ, quyền hạn rộng hơn khi nhìn từ góc độ pháp lý hành chính. Trong Bộ luật hình sự, các tội phạm về chức vụ là một trong rất ít loại tội phạm mà khái niệm của nó được người làm luật xác định bằng một điều luật riêng biệt, sở dĩ như vậy chính là do tính chất phức tạp của các khái niệm đã nêu ở trên. Điều 277 Bộ luật hình sự 1999 đưa ra khái niệm người có chức vụ như sau: "Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ" [31]. Theo khái niệm này, có rất nhiều căn cứ khác nhau để xác định một người có chức vụ như do được bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác… Hình thức khác ở đây có thể hiểu là bất cứ hình thức nào mà gắn những quyền năng nhất định của chủ thể với chức vụ mà họ có. Như vậy, trong khái niệm này người có chức vụ có thể được hiểu một cách ngắn gọn là người được giao thực hiện công vụ (mang tính chất hợp pháp) và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ đó. Chẳng hạn: Bác sĩ được giao nhiệm vụ khám sức khỏe để tuyển dụng cán bộ, viên chức; thủ kho được giao nhiệm vụ quản lý kho hàng của công ty, dân phòng đang đuổi bắt tội phạm… Tất cả những người này đều được coi là người có chức vụ bởi vì
  • 32. 27 họ được giao thực hiện công vụ vì lợi ích chung của toàn xã hội và có những quyền năng nhất định trong khi thi hành công vụ. Để làm sáng tỏ khái niệm người có chức vụ cần làm sáng tỏ thế nào là "công vụ". "Công vụ" từ trước tới nay đều hiểu theo nghĩa đó là những công việc xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội chứ không xuất phát từ lợi ích của riêng cá nhân nào. Nhưng cùng với xu thế phát triển của xã hội mà đã có rất nhiều lĩnh vực đã được tư nhân hóa, cổ phần hóa, xã hội hóa như hoạt động công chứng tư, bệnh viện tư, trường học tư… Vậy những người được giao những nhiệm vụ như quản lý bệnh viện tư, phòng khám tư, hiệu trưởng trường học tư, công chứng viên của các phòng công chứng tư nhân… có được xem là người có chức vụ hay không, họ có được coi là người thực hiện công vụ hay không? Hay trường hợp cầu thủ bóng đá của đội tuyển quốc gia nhận tiền để cố tình đá thắng hoặc thua đội bạn thì phạm tội nhận hối lộ hay là tội đánh bạc? Từ đó có thể thấy rằng nhiều lĩnh vực của xã hội mà trong đó hành vi xử sự của cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân họ mà đã ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng, cho nên cách hiểu về công vụ không thể bó hẹp trong phạm vi những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động công quyền mà nên hiểu ở phạm vi rộng hơn, đó là tất cả những hoạt động có liên quan đến lợi ích của cộng đồng (cả tư quyền và công quyền). Như vậy, khi nói đến thực hiện một công vụ tức là liên quan đến việc chung, đến lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Để trở thành chủ thể của tội phạm về chức vụ, một người được giao thực hiện công vụ chưa đủ mà phải có quyền hạn nhất định khi thực hiện công vụ đó. Một người được coi là có quyền hạn khi có quyền ra quyết định liên quan đến quyền và lợi ích của người khác, vì vậy phải coi là người có chức vụ là những người sau đây: Người đại diện chính quyền như đại diện các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công an, kiểm sát viên, thẩm phán...
  • 33. 28 Người thực hiện chức năng tổ chức, quản lý hành chính nhà nước ở các cấp, các ngành... Ngưởi tổ chức quản lý các tổ chức như lãnh đạo các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, hiệu trưởng các trường học, giám đốc các bệnh viện... Người thực hiện chức năng điều hành các tổ chức sản xuất hoặc quản lý tài sản như giám đốc doanh nghiệp, thủ kho hàng hóa... Người tuy chỉ hoạt động nghề nghiệp đơn thuần nhưng hoạt động của họ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (như giáo viên, bác sĩ...). Những người có chức vụ trên đây chỉ trở thành chủ thể của tội phạm khi họ đã lợi dụng chức vụ được giao để phạm tội. Chức vụ luôn gắn với những quyền năng nhất định, người có chức vụ có quyền được quyết định những công việc có liên quan đến lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy, chỉ có thể coi một người lợi dụng chức vụ để phạm tội khi họ cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại đến lợi ích chung của cộng đồng… Trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu người đó không gây thiệt hại đến lợi ích chung của cộng đồng mà lại gây thiệt hại đến lợi ích của mình thì không được coi là lợi dụng chức vụ để phạm tội. Ví dụ như thủ quỹ và kế toán của công ty cấu kết với nhau làm thâm hụt quỹ của công ty thì trường hợp này họ bị coi là đã lợi dụng chức vụ để phạm tội. Nhưng nếu thủ quỹ và kế toán cùng nhau hùn vốn mua hàng hóa bán kiếm lời nhưng bị lỗ thì những thiệt hại xảy ra họ phải gánh chịu và hành vi của họ không bị coi là tội phạm. Xác định thế nào là người có chức vụ và việc lợi dụng chức vụ để phạm tội của người phạm tội là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong việc xác định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể nói, việc lợi dụng chức vụ để phạm tội là một tình tiết định khung tăng nặng đồng thời còn được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự vì nó đã làm tăng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do
  • 34. 29 hành vi phạm tội. Đây là loại tội phạm dễ dàng gây hậu quả thiệt hại cho xã hội do những người có chức vụ thực hiện nên có điều kiện để thực hiện tội phạm mà những người khác không thể thực hiện được. Mặt khác, việc thực hiện tội phạm của những người có chức vụ có thể gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm giảm uy tín của nhà nước, của tổ chức… đối với các tầng lớp nhân dân, loại tội phạm này thông thường khó phát hiện, xử lý, tỷ lệ tội phạm ẩn là khá cao. Với vai trò là công cụ hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, Bộ luật hình sự đã xây dựng được những quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc xác định tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Khi xem xét các tội phạm về chức vụ ở phần này không xem xét các tội phạm có yếu tố chức vụ trong nhóm tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Trong số các tội danh có yếu tố lợi dụng chức vụ để phạm tội, có những tội phạm mà trong cấu thành tội phạm của nó đã chỉ rõ ở mặt khách quan của tội phạm về chức vụ như các tội: Tội làm chết người khi thi hành công vụ (điều 97), Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sứ khỏe của người khác khi thi hành công vụ (Điều 107), Tội làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 127), Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 132), Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước (Điều 144), Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149), Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165), Tội lập quỹ trái phép (Điều 166), Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169), Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170), Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174), Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (Điều 176), Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Điều 201), Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn (Điều 204), Tội
  • 35. 30 vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 208), Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn (Điều 210), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy (Điều 212), Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn (Điều 214), Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay (Điều 216), Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn (Điều 218), Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông (Điều 220), Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 234), Tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 261), Tội tham ô tài sản (Điều 278), Tội nhận hối lộ (Điều 279), Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280), Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281), Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282), Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283), Tội giả mạo trong công tác (Điều 284), Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285), Tội đào nhiệm (Điều 288), Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 293), Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 294), Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295), Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296), Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297), Tội bức cung (Điều 299), Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (Điều 300), Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn (Điều 301), Tội tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ (Điều 302), Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật (Điều 303), Tội không thi hành án (Điều 305), Tội cản trở việc thi hành án (Điều 306), Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật (Điều 307), Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản (Điều 310). Còn các tội phạm khác tuy không chỉ rõ hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong cấu thành tội phạm cơ bản nhưng khi
  • 36. 31 phân tích bản chất của hành vi phạm tội qua các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể thì dấu hiệu này được xác định trong yếu tố chủ thể của tội phạm thể hiện rằng chỉ những người có chức vụ, quyền hạn nhất định mới thực hiện được các hành vi phạm tội này, như các tội: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123), Tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 124), Tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân (Điều 126), Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128), Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167), Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Điều 179), Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ (Điều 205), Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt (Điều 211), Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy (Điều 215), Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không (Điều 219), Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 222), Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 223), Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 234), Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ (Điều 237), Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 239), Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện (Điều 241), Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 286), Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 287), Tội dùng nhục hình (Điều 298). Ở nhiều tội khác, dấu hiệu chủ thể đặc biệt về chức vụ, quyền hạn tuy không thể hiện ở cấu thành tội phạm cơ bản nhưng là dấu hiệu định khung hình phạt. Chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị áp
  • 37. 32 dụng hình phạt ở các khung này trong trường hợp "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn" khi chủ thể là người có dấu hiệu đặc biệt "có chức vụ, quyền hạn", thể hiện ở các tội: Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122), Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123), Tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 124), Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 125), Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (Điều 126), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140), Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142), Tội buôn lậu (Điều 153), Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154), Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158), Tội đầu cơ (Điều 160), Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả (Điều 164), Tội hủy hoại rừng (Điều 189), Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190), Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 195), Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196), Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198), Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 229), Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có (Điều 251). Ở một số tội, chủ thể của tội phạm trong cấu thành tội phạm là chủ thể thường, nhưng trên thực tiễn xét xử cho thấy, thực hiện những tội phạm này thường là những chủ thể có dấu hiệu đặc biệt trong đó có dấu hiệu về chức vụ
  • 38. 33 quyền hạn, các tội phạm này trên thực tế thường là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Vì vậy, trên thực tế cần xem xét kỹ khi xác định các yếu tố cấu thành tội phạm để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xác định chính xác vai trò của các chủ thể trong các vụ đồng phạm, như các tội: Tội tổ chức tảo hôn (Điều 148), Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182), Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183), Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184), Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185), Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186), Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187). Tuy nhiên, cần lưu ý ở một số tội phạm cụ thể, tình tiết định khung "lợi dụng nghề nghiệp để phạm tội" dễ bị gây hiểu lầm cũng là "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội" bởi vì chức vụ, quyền hạn bao giờ cũng gắn với một công việc cụ thể, một nghề nghiệp nhất định. Nhưng cần phải lưu ý rằng, người lợi dụng nghề nghiệp để phạm tội chưa chắc đã là người có chức vụ mà việc phạm tội này chỉ gắn với công việc mang tính chất chuyên môn của họ như bác sĩ cố tình không cứu chữa bệnh nhân dẫn đến hậu quả nạn nhân chết (điểm k, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự), hay bác sĩ lợi dụng nghề nghiệp cố ý truyền HIV cho người khác (điểm d, khoản 2, Điều 118 Bộ luật hình sự). Như vậy, người lợi dụng chức vụ để phạm tội phải là người có chức vụ, họ được giao thực hiện một công việc liên quan đến lợi ích của cộng đồng và đã sử dụng chức vụ được giao để thực hiện tội phạm. Cùng là người bác sĩ nêu trên, nếu họ chỉ đơn thuần thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho mọi người thì họ không được coi là người có chức vụ mà chỉ được coi là người có nghề nghiệp, nhưng nếu họ được trưng dụng để thực hiện nhiệm vụ khám sức khỏe tuyển dụng vào biên chế cho cán bộ nhân viên một công ty nào đó thì họ
  • 39. 34 lại trở thành người có chức vụ, người có quyền quyết định một vấn đề nào đó liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng. Nghiên cứu và làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến "người có chức vụ" và "lợi dụng chức vụ để phạm tội" có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt nhận thức mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý để phòng ngừa và đấu tranh với các hành vi phạm tội do người có chức vụ thực hiện. Trong khoa học luật hình sự, việc thống kê các nhóm tội phạm, các loại tội phạm cụ thể có yếu tố lợi dụng chức vụ để phạm tội trong Bộ luật hình sự là rất cần thiết cả về mặt lập pháp cũng như áp dụng pháp luật, tránh được những sai lầm trong việc xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội. 2.1.2. Dấu hiệu về tuổi, giới tính, quan hệ giữa tội phạm và nạn nhân Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ giữa tội phạm và nạn nhân của chủ thể tội phạm cũng là những dấu hiệu đặc biệt của chủ thể một số tội phạm mà thiếu dấu hiệu này, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội mà dấu hiệu này mang tính bắt buộc. 1) Tuổi chịu trách nhiệm hình sự mặc dù không được ghi nhận chính thức dưới góc độ lập pháp là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm trong Điều 8 Bộ luật hình sự, tuy nhiên, dấu hiệu này lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Đây cũng như là dấu hiệu không thể thiếu trong yếu tố chủ thể của tội phạm bên cạnh dấu hiệu "năng lực trách nhiệm hình sự". Ngoài ra, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự. Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 về "Tuổi chịu trách nhiệm hình sự" quy định như sau: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
  • 40. 35 mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" [31]. Như vậy, pháp luật hình sự Việt Nam quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo hai mức: từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong Bộ luật hình sự 1999, có một số tội mà dấu hiệu độ tuổi là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc khi xem xét cấu thành tội phạm của các tội phạm này. Khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự 1999 về Tội giao cấu với trẻ em và Khoản 1 Điều 116 Bộ luật hình sự 1999 về Tội dâm ô đối với trẻ em đều ghi nhận dấu hiệu độ tuổi là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc khi xem xét cấu thành tội phạm của các tội này. Trong đó, Khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự Tội giao cấu với trẻ em quy định "1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm" và Khoản 1 Điều 116 Tội dâm ô đối với trẻ em quy định "1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô với trẻ em, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm". Như vậy, chủ thể của các tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ những "người đã thành niên" mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu với trẻ em, Tội dâm ô với trẻ em. So sánh với quy định trong Bộ luật hình sự 1985, thì quy định về Tội dâm ô với trẻ em trong Bộ luật hình sự 1999 đã có sự sửa đổi, bổ sung. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1985, Tội dâm ô với trẻ em được quy định tại Điều 202b thuộc mục B Chương VIII (các tội xâm phạm trật tự công cộng), trong đó chỉ quy định "người nào có hành vi dâm ô", chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào, nhưng việc xác định Tội dâm ô với trẻ em xâm phạm trật tự công cộng là không chính xác vì hành vi này xâm phạm đến sự phát triển tình dục bình thường của trẻ em, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người nên Bộ luật hình sự 1999 đã đưa Tội dâm ô với trẻ em vào chương xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người
  • 41. 36 và xác định chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có thể là "người đã thành niên", tức là phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội này đã thu hẹp hơn Điều 202b Bộ luật hình sự 1985. Căn cứ vào nội dung Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 cho thấy có sự chưa thống nhất giữa quy định của điều luật này với nội dung của quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự thì: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm..." [31]. Nhưng tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự về Tội giao cấu với trẻ em và Khoản 1 Điều 116 Tội dâm ô với trẻ em đều quy định người thực hiện hành vi phạm tội là "người đã thành niên" Theo đó, nếu một người 17 tuổi mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hay có hành vi dâm ô với trẻ em thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì khoản 1 Điều 115 và Khoản 1 điều 116 Bộ luật hình sự đều quy định chủ thể phải là người "đã thành niên" nghĩa là đủ 18 tuổi. Trong khi đó nếu theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự thì những người này lại phải chịu trách nhiệm hình sự, vì các nhà làm luật đã quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm nghĩa là bất kỳ tội phạm nào được quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự - trong đó có cả tội giao cấu với trẻ em. Thiết nghĩ, để pháp luật được hiểu và áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ thì tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự phải được sửa đổi, bổ sung thành: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ trường hợp điều luật trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự có quy định khác". Ngoài ra, độ tuổi còn là dấu hiệu đặc biệt của chủ thể tội loạn luân, pháp luật quy định chủ thể của tội này phải đạt từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • 42. 37 Vấn đề độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một nội dung quan trọng của Bộ luật hình sự, trong đó, việc xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là dấu hiệu đặc biệt của chủ thể một số tội phạm có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, xác định hành vi phạm tội và tránh bỏ lọt tội phạm. 2) Bộ luật hình sự cũng quy định nhiều tội phạm mà trong đó giới tính của chủ thể tội phạm là dấu hiệu mang tính bắt buộc, vì căn cứ vào tính chất của các hành vi phạm tội về các khía cạnh như sinh học, tâm lý, các tội này chỉ có thể được thực hiện bởi một loại giới tính nhất định, như các tội: Tội hiếp dâm (Điều 111), người thực hiện hành vi phạm tội của tội này chỉ có thể là nam giới, nữ giới chỉ có thể tham gia trong vụ đồng phạm hiếp dâm với vai trò là người xúi giục, giúp sức hay tổ chức. Tội cưỡng dâm (Điều 113), chủ thể của tội phạm chỉ có thế là nam giới. Hiện nay vẫn có quan điểm cho rằng chủ thể của tội cưỡng dâm có thể là nữ giới, trong thực tế có thể có nữ giới thực hiện hành vi được mô tả trong điều 113 Bộ luật hình sự những đến nay chưa có văn bản chính thức nào khẳng định chủ thể của tội này có thể là nữ giới. Tội giết con mới đẻ (Điều 94), chủ thể của tội phạm chỉ có thể là nữ giới, cụ thể là người mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày, do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Việc xác định đặc điểm giới tính của chủ thể tội phạm một số tội trong Bộ luật hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh và xác định một người có thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không, xác định một người có phải là chủ thể của tội phạm với các vai trò của người đồng phạm hay không, do đó có phạm tội hay không, giúp việc thi hành pháp luật chính xác, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
  • 43. 38 3) Đặc điểm về quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân cũng là dấu hiệu đặc biệt của chủ thể một số tội phạm trong Bộ luật hình sự. Trong đó, người phạm tội và nạn nhân có thể có mối quan hệ với nhau về gia đình, công tác, tôn giáo hay kinh tế. Trong các mối quan hệ này, nạn nhân thường là người bị phụ thuộc vào người phạm tội, dựa vào quan hệ này mà người phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội. Các tội phạm có chủ thể mang dấu hiệu này thường rơi vào nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, một số nằm rải rác ở các nhóm tội phạm khác. Quan hệ gia đình giữa người phạm tội và nạn nhân là dấu hiệu đặc biệt của chủ thể các tội như: Tội loạn luân (Điều 150), đôi trai gái phạm tội phải là người cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, ngoài ra chủ thể của tội phạm này phải đạt từ đủ 16 tuổi trở lên. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151), ở tội này chủ thể tội phạm và nạn nhân phải là người thân thích trong gia đình như: giữa cha mẹ và con cái; giữa vợ chồng hoặc đối với người tuy không có quan hệ huyết thống nhưng có công nuôi dưỡng mình... trong đó đối tượng bị xâm hại thường là người bị lệ thuộc, đặc biệt là lệ thuộc về mặt kinh tế hoặc tư tưởng. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152), chủ thể của tội phạm là người phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại các điều 51, 52, 53 Luật hôn nhân và gia đình như giữa bố mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau, ông bà nội ngoại và các cháu, giữa vợ và chồng, đồng thời chủ thể phải là người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo hướng dẫn tại Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình, đó là người
  • 44. 39 có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó. Quan hệ giữa chủ thể tội phạm và nạn nhân về các mặt khác như kinh tế, công tác, tôn giáo, xã hội hoặc quan hệ gia đình là dấu hiệu đặc biệt của chủ thể ở một số tội khác như: Tội bức tử (Điều 100), chủ thể của tội này là những người có quan hệ lệ thuộc nhất định với nạn nhân. Trong đó, nạn nhân là người bị lệ thuộc vào người phạm tội như lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ công tác hay quan hệ tín ngưỡng… Tội hành hạ người khác (Điều 110), chủ thể của tội này là người có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân, trong đó nạn nhân là người bị lệ thuộc. Quan hệ lệ thuộc ở đây phát sinh do quan hệ công tác, tín ngưỡng hay quan hệ thầy trò… Quan hệ lệ thuộc về gia đình hay quan hệ chỉ huy phục tùng trong các lực lượng vũ trang không thuộc phạm vi quy định của điều luật này. Ngoài ra, có tội phạm tuy không ghi nhận chủ thể tội phạm phải là người có quan hệ với nạn nhân, nhưng trên thực tế người thực hiện tội phạm thường là người có mối quan hệ có khả năng chi phối nạn nhân, buộc nạn nhân phải lệ thuộc vào mình, nên thực tiễn xét xử cần lưu ý điều này, như tội Xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130), chủ thể của tội phạm chủ yếu là những người có quan hệ nhất định với phụ nữ về các mặt mà người phụ nữ bị lệ thuộc như gia đình, tôn giáo hoặc có quyền hạn chi phối nhất định với người phụ nữ. Xem xét đặc điểm quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân có vai trò quan trọng trong thực tiễn xét xử, tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm khi xem xét không đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy để xác định được mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân, xác
  • 45. 40 định được nạn nhân có bị lệ thuộc vào người phạm tội hay không, nếu có thì quan hệ ấy có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không là điều không dễ dàng, thực tế nhiều khi rất khó để xác định được điều này. 2.1.3. Dấu hiệu về nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân Nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước và của quân đội. Với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ quân đội phụ thuộc rất nhiều vào việc hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi quân nhân. Sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ quân đội không phải do một mà là nhiều yếu tố hợp thành. Mỗi hành vi phạm tội không đồng thời xâm hại tất cả các yếu tố hợp thành đó, không phải xâm hại toàn bộ các quan hệ xã hội liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, mà chỉ xâm hại quan hệ xã hội nhất định. Điều 315 chương XXIII Bộ luật hình sự quy định những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân gồm: "Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được tập trung vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu" [31]. Như vậy, chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những người có đủ các dấu hiệu về chủ thể chung của tội phạm (tức là có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định). Ngoài ra, các chủ thể này còn có dấu hiệu riêng đặc biệt, đó là những người có nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Những người này có thể đang là quân nhân phục vụ trong quân đội, hoặc có thể không phải quân nhân nhưng có nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định của các văn bản pháp luật của