SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
ĐẶNG VINH DỰ
NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG
TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC
HUẾ - NĂM 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
ĐẶNG VINH DỰ
NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG
TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 62.31.03.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN MẠNH
2. TS. Đại đức LÊ QUANG TƢ
HUẾ - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Huế, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Đặng Vinh Dự
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Lịch sử,
trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn
thành luận án này.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi đến PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và
TS. Đại đức Lê Quang Tư, những người đã giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá
trình thực hiện luận án, cho tôi nhiều lời khuyên và kinh nghiệm quý báu để
tôi hoàn tất chương trình theo đúng yêu cầu đặt ra.
Xin tỏ lòng tri ân đến quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni cùng
quý bác tại các chùa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ,
hỗ trợ tôi trong quá trình điền dã, thu thập tư liệu thực hiện luận án.
Trên hành trình ấy, tôi đã may mắn có được sự giúp đỡ không mệt mỏi
của nhiều thầy cô giáo và bạn bè về mặt tư liệu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến
NNC. Nguyễn Hữu Thông, NNC. Nguyễn Đắc Xuân, NNC. Lê Quang Thái,
PGS.TS. Phan Thanh Bình vì những ý kiến, góp ý chân tình và quý báu. Xin
chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, thầy Cao Huy Hóa, NNC.
Trần Đình Sơn, NCS. Nguyễn Phước Bảo Đàn, ThS. Lê Thọ Quốc đã giúp đỡ
tôi về mặt tư liệu và hình ảnh. Xin được tri ân sự hỗ trợ về mặt văn bản của
NCS. Lê Thị Thúy Hằng.
Tôi sẽ không thể thực hiện được luận án nếu không có sự cảm thông,
giúp đỡ vô điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần của bố, vợ, con gái và người
thân trong gia đình, những người luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm cho tôi sức
mạnh vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận án không thể tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Kính mong Quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp tiếp
tục góp ý để luận án ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DÙNG TRONG LUẬN ÁN
BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hué (Những ngƣời bạn Cố đô Huế)
GS. Giáo sƣ
PGS. Phó giáo sƣ
PL Phụ lục
PL. Phật lịch
NPĐ Niệm Phật đƣờng
Nxb Nhà xuất bản
Sđd Sách đã dẫn
TCN Trƣớc Công nguyên
Tp. Thành phố
TS. Tiến sĩ
ThS. Thạc sĩ
Tr. Trang
Tx. Thị xã
UBND Ủy ban Nhân dân
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc)
DANH MỤC PHỤ LỤC
STT NỘI DUNG
PL 1 Một số thuật ngữ chuyên môn dùng trong luận án
PL 2 Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo
2.1 Phật Dƣợc Sƣ
2.2 Phật A Di Đà
2.3 Phật Ca Diếp
2.4 Văn Thù Sƣ Lợi Bồ Tát
2.5 Phổ Hiền Bồ Tát
2.6 Đại Thế Chí Bồ Tát
2.7 Ba mƣơi ba hình tƣợng Quán Thế Âm
2.8 Bát bộ Kim Cang
2.9 Thập nhị Thần Tƣớng
2.10 Ba mƣơi hai tƣớng tốt và tám mƣơi vẻ đẹp của Đức Phật
2.11 Cây bồ đề
2.12 Pháp luân
2.13 Bát bửu Phật giáo
2.14 Đài tọa
2.15 Bối quang
2.16 Các loại bục trong Phật giáo
2.17 Hƣơng
2.18 Mộc bản
PL 3 Các dạng thức ngôn ngữ biểu tƣợng khác
3.1 Lƣỡng long triều nhật (nguyệt, chữ Vạn, pháp luân)
3.2 Cửu long hội ngộ
3.3 Phƣợng hoàng
PL 4 Danh mục các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc xếp hạng di tích
PL 5 Danh mục các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu, điền dã
DANH MỤC TRANH ẢNH MINH HỌA
STT NỘI DUNG
PL 6 Các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế
6.1 Các ngôi chùa cổ qua tranh ảnh, đồ sứ ký kiểu
6.1.1 Đệ tứ cảnh Thiên Mụ Chung Thanh
6.1.2 Đệ cửu cảnh Vân Sơn Thắng Tích
6.1.3 Đệ thập thất cảnh Giác Hoàng Phạm Ngữ
6.1.4
Chùa Vinh Hòa (Núi Linh Thái – Cửa biển Tƣ Dung) trên đồ sứ
ký kiểu thời chúa Nguyễn Phúc Chu
6.2 Các ngôi chùa đƣợc xếp hạng di tích
6.2.1
Chùa Giác Lƣơng đƣợc xếp hạng di tích quốc gia về giá trị kiến
trúc, nghệ thuật năm 1992
6.2.2
Chùa Thanh Quang cùng với Văn Thánh và đình làng Thủy
Dƣơng đƣợc xếp hạng di tích quốc gia về giá trị kiến trúc, nghệ
thuật năm 1999
6.2.3
Chùa Thủ Lễ đƣợc xếp hạng di tích cấp tỉnh về giá trị kiến trúc,
nghệ thuật năm 2012
6.2.4
Chùa Cảnh Phƣớc đƣợc xếp hạng di tích cấp tỉnh về giá trị kiến
trúc, nghệ thuật năm 2016
6.3 Các ngôi danh lam cổ tự và Niệm Phật đƣờng
6.3.1 Chùa Viên Thông đƣợc ngài Liễu Quán lập năm 1695
6.3.2 Chùa Sùng An
6.3.3 Chùa Từ Hiếu
6.3.4
Niệm Phật đƣờng Lại Ân đƣợc xây dựng trên nền cũ chùa Sùng
Hóa
PL 7 Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế
7.1 Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo
7.1.1 và
7.1.2
Hình tƣợng Đức Phật tại chùa Thiền Tôn và chùa Tra Am
7.1.3 Hình tƣợng Đức Phật tại chùa Bồ Điền
7.1.4 Hình tƣợng Đức Phật tại chùa Ba La Mật
7.1.5 Hình tƣợng Phật Di Lặc tại chùa Thiên Mụ
7.1.6
Hình tƣợng Quán Thế Âm Bồ Tát đƣợc tôn trí phía trƣớc chùa
Thiện Khánh
7.1.7 Hình tƣợng Vi Đà Thiên Tôn tại chùa Thuyền Lâm
7.1.8 Hình tƣợng Vi Đà Thiên Tôn trên tam quan chùa Trúc Lâm
7.1.9 Thập điện Diêm Vƣơng tại chùa Quốc Ân
7.1.10 Thập bát La Hán bằng tre thếp vàng (1896) tại chùa Thánh Duyên
7.1.11 Khám thờ Tam Thế Phật tại chùa Thiên Mụ
7.1.12
Khám thờ chân dung, long vị Tổ sƣ Nguyên Thiều và liệt Tổ tại chùa
Quốc Ân
7.1.13 và
7.1.14
Trống chùa Đông Thuyền, chuông chùa (1815) Thiên Mụ
7.1.15 và
7.1.16
Chiếc trống cổ có niên đại Cảnh Hƣng thứ 28 (1767) tại chùa
Thiên Lƣơng và trang trí trên đại hồng chung thời Tây Sơn (1791)
tại chùa La Chữ
7.1.17 và
7.1.18
Bình Trung Quán Khánh (1677) tại chùa Thiên Mụ và khánh đá
chùa Từ Hiếu
7.1.19 Y bát (chùa Tây Thiên)
7.1.20 Tam quan chùa Thiên Mụ những năm đầu thế kỷ XX
7.1.21 Tam quan chùa Thiên Mụ năm 2010
7.1.22 Tam quan chùa Diệu Viên
7.1.23
Biểu tƣợng hoa sen đƣợc dùng trong trang trí tại chùa Diệu Đức
hiện nay
7.2
Ngôn ngữ biểu tƣợng có yếu tố Nho giáo, Lão giáo, văn hóa
Champa và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam
7.2.1 Hình tƣợng Ngọc Hoàng Thƣợng Đế tại chùa Cảnh Phƣớc
7.2.2 Hình tƣợng Ngọc Hoàng Thƣợng Đế tại chùa Ba Đồn
7.2.3 và
7.2.4
Hình tƣợng Quan Thánh Đế Quân tại chùa Quốc Ân và chùa Hội
Thƣợng
7.2.5 và
7.2.6
Tƣợng Phật tại chùa Thành Trung và chùa Ƣu Điềm dƣới dạng
“cốt Chăm bì Việt”
7.2.7 Hình tƣợng Thiên Y A Na tại chùa Vạn Phƣớc
7.2.8 Hình tƣợng Thiên Y A Na tại chùa Thuyền Lâm
PL 8
Đặc trƣng và việc bảo tồn ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở
Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay
8.1
Lễ dâng cúng hoa quả lên Đức Phật năm 1792-1793 của cƣ dân
Thuận Quảng
8.2 “Thời kinh sáng” tại khuôn hội Phật giáo Thuận Hóa
8.3 Rồng trên trần Đại Hùng bảo điện chùa Diệu Đế
8.4 Lƣỡng long triều hổ phù đội chữ Vạn tại chùa Báo Quốc
8.5 Rồng trên Phổ Thành tự chung tại chùa Hà Trung
8.6 Long mã khảm sành sứ tại chùa Giác Lƣơng
8.7 Long mã khảm sành sứ tại chùa Kim Tiên
8.8 Khảm sành sứ tại Đại Hùng bửu điện chùa Linh Quang
8.9 Kinh văn khảm sành sứ trên nóc chánh điện chùa Từ Đàm
8.10 Kinh văn đƣợc dùng để trang trí tại Đại Hùng bửu điện chùa Từ Hiếu
8.11 Trang trí “ô hộc – thi kệ” tại Đại Hùng bảo điện chùa Thánh Duyên
8.12
Sau phong trào chấn hƣng Phật giáo (đầu thế kỷ 20), điện Phật các
ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc đơn giản tối đa (Gian giữa Đại
Hùng bảo điện chùa Từ Đàm chỉ thờ mỗi hình tƣợng Đức Phật)
8.13 và
8.14
Tƣợng Kim Cang tại chùa Diệu Đế năm 2010 và 2012
8.15 Án thờ Quan Thánh Đế Quân tại chùa Thiền Tôn
8.16 Đại Hùng bảo điện chùa Tƣờng Vân ngày nay
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
4. Nguồn tƣ liệu ......................................................................................................4
5. Đóng góp của luận án .........................................................................................5
6. Bố cục của luận án..............................................................................................6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƢƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................7
1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài ..............................................................15
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................26
1.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ...................................................................29
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................36
CHƢƠNG 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG
TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ.....................................................38
2.1. Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo.....................................................................39
2.2. Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa có yếu tố Nho giáo, Lão giáo,
văn hóa Champa và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam.............................................63
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................74
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG
TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ.....................................................75
3.1. Không gian văn hóa tạo nên ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa
ở Thừa Thiên Huế.................................................................................................75
3.2. Các đặc điểm cơ bản......................................................................................84
3.3. Các giá trị cơ bản .........................................................................................100
Tiểu kết chƣơng 3 ...............................................................................................109
CHƢƠNG 4. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ ĐỊNH HƢỚNG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ
TRỊ NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ
HIỆN NAY..............................................................................................................110
4.1. Các hình thức biến đổi của ngôn ngữ biểu tƣợng........................................111
4.2. Nguyên nhân của sự biến đổi ngôn ngữ biểu tƣợng ...................................115
4.3. Hệ quả của sự biến đổi ngôn ngữ biểu tƣợng .............................................123
4.4. Định hƣớng bảo tồn, phát huy các giá trị của ngôn ngữ biểu tƣợng ...........126
Tiểu kết chƣơng 4.............................................................................................133
KẾT LUẬN.............................................................................................................134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................139
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo hiện diện ở Thừa Thiên Huế có thể chƣa xác định đƣợc thời điểm cụ
thể vì khi mảnh đất này là một phần của quốc gia Đại Việt (1307), đạo từ bi đã tồn tại
trong đời sống tín ngƣỡng của cộng đồng cƣ dân Chăm vốn sinh sống nơi đây. Cũng
chính vì vậy lúc Thuận Hóa – Phú Xuân trở thành thủ phủ rồi kinh đô của một xứ, một
quốc gia, đạo Phật đã tạo đƣợc sự ảnh hƣởng rộng lớn, lan tỏa và gắn chặt vào đời
sống tinh thần của ngƣời dân Thừa Thiên Huế. Tƣ chất thiền môn phảng phất trong
nếp sinh hoạt hằng ngày, lời ăn, tiếng nói, quan niệm tâm linh… của ngƣời dân và
cũng tạo đƣợc sự ảnh hƣởng đến các lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật, hội họa, âm
nhạc, điêu khắc. “Dù là những Phật tử đã làm lễ quy y, thọ giới hay chỉ là những
lương dân bình thường, niềm tín mộ đạo Phật vẫn có trong tiềm thức” [153, tr.16].
Trong chuỗi giá trị ấy, sự tác động rõ ràng nhất chính là hình ảnh những ngôi
chùa. Chùa hiện diện trong đời sống cƣ dân làng quê, hòa mình vào cảnh vật núi đồi,
“chùa gắn vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa
tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế” [153, tr.8]. Cùng với ngôi chùa là các biểu
tƣợng gắn liền với nó tạo nên sự tĩnh tại, an nhiên lan tỏa vào cộng đồng, đem lại sức
sống và niềm tin cho con ngƣời trƣớc giông bão. Hình ảnh Đức Phật, Bồ Tát giúp
ngƣời dân an tâm trƣớc sóng gió cuộc đời. Bƣớc qua mỗi cổng tam quan, tín đồ,
khách hành hƣơng cảm thấy nhẹ mình khi bỏ lại đằng sau những muộn phiền phàm
tục. Giá trị của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa rất khó định hình, nhƣng thực
tế, nó hiện diện trong từng không gian của ngôi tự, dù đó là chùa công hay chùa làng,
Niệm Phật đƣờng hay chùa tổ. Bởi lẽ, ngôn ngữ biểu tƣợng là triết lý, là lời dạy của
Đức Phật về cuộc sống, nhân sinh quan ẩn hiện qua những hình ảnh, tƣợng thờ. Ngôn
ngữ biểu tƣợng của ngôi chùa nơi đây cũng hàm ẩn cách nhìn của ngƣời dân bản xứ
qua nhãn quan đạo Phật để tạo nên phong cách, đặc trƣng vùng miền.
Ngôn ngữ biểu tƣợng “là ngôn ngữ mang tính toàn cầu duy nhất mà con người
từng biết. Nó là ngôn ngữ được sử dụng trong những câu chuyện thần thoại đã có
5000 năm tuổi và trong những giấc mơ của con người hiện đại. Cho dù ở Ấn Độ hay
Trung Quốc, ở New York hoặc Paris, ngôn ngữ biểu tượng đều giống nhau” [44,
2
tr.164]. Bên cạnh việc phản ánh triết lý, nhân sinh quan của đạo Phật, thể hiện dấu ấn
của Phật giáo Thừa Thiên Huế trên các phƣơng diện mỹ thuật, hội họa, kiến trúc…
ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế còn khắc họa rõ nét sắc thái
văn hóa đặc trƣng của tiểu vùng văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế.
Đó là sự giao thoa giữa văn hóa Champa và văn hóa Phật giáo, văn hóa – mỹ thuật
thời Nguyễn và văn hóa Phật giáo, văn hóa dân gian và văn hóa Phật giáo hay cách
biểu hiện của mô hình Tam giáo đồng nguyên (Nho, Phật, Lão)… trong các biểu
tƣợng đƣợc phối thờ, trang trí… Ngoài ra, sự thống nhất về ngôn ngữ biểu tƣợng tại
các Niệm Phật đƣờng cũng là một nét riêng đáng lƣu ý, phản ánh quan điểm về thời
kỳ chấn hƣng Phật giáo ở Thừa Thiên Huế đầu thế kỷ XX.
Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế có tầm quan trọng nhƣ
vậy, nhƣng trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay giá trị của nó tại các ngôi
chùa ở Thừa Thiên Huế đang bị biến dạng, thay đổi theo xu hƣớng tiện nghi, đơn điệu,
đồng nhất, tô điểm màu sắc sặc sỡ hơn là ý nghĩa tâm linh, sâu lắng của triết lý nhà
Phật. Bởi vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế
là rất cần thiết để giữ gìn, bảo tồn vốn sắc thái văn hóa đặc trƣng, một thành tố cấu
thành giá trị của “tiểu vùng” văn hóa Thừa Thiên Huế.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở
Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế”,
luận án mong muốn đạt đƣợc những mục đích sau đây:
Thứ nhất, luận án khảo sát tổng thể, phân loại các dạng thức, motif biểu tƣợng.
Từ đó, luận án lý giải nguồn gốc và ý nghĩa của các biểu tƣợng đƣợc sử dụng trong
kiến trúc, hội họa, điêu khắc, đồ tƣợng, pháp khí, trang phục tại các ngôi chùa.
Thứ hai, mô thức hoá các motif đƣợc dùng và xa hơn là chỉ ra dấu ấn sự giao thoa,
quyện hoà giữa văn hoá Phật giáo với văn hoá cung đình, văn hóa Champa, văn hóa dân
gian Việt Nam trên vùng đất Thuận Hóa, Phú Xuân xƣa và Thừa Thiên Huế ngày nay.
Thứ ba, luận án góp thêm tƣ liệu về nghiên cứu biểu tƣợng tại các ngôi chùa Phật
giáo ở tiểu vùng văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế cho chuyên ngành
dân tộc học/nhân học. Cùng với mục đích đó, luận án cung cấp những cứ liệu khoa học
3
về kiến trúc, motif trang trí, biểu tƣợng nhằm phục vụ cho việc trùng tu, phục hồi các
biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án tìm hiểu, nghiên cứu, phân loại và đối
sánh các biểu tƣợng tại các dạng chùa qua đó tìm ra những đặc trƣng, ý nghĩa, giá trị về
cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt.
Luận án đồng thời cũng đặt những biểu tƣợng ấy trong không gian văn hóa của
vùng đất, xem xét nó trong chiều đồng đại và lịch đại để thấy rõ hơn giá trị, sự giao
thoa và tính tiếp biến văn hóa của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa
Thiên Huế.
Ngoài ra, luận án còn xem xét ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa
Thiên Huế trong bối cảnh hiện nay để thấy đƣợc sự biến đổi về mặt hình thức, nội dung
và giá trị biểu đạt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ngôn ngữ biểu tƣợng tại năm dạng chùa: chùa làng, tổ
đình, chùa công, Niệm Phật đƣờng và các dạng chùa còn lại1
. Tuy vậy, để đạt đƣợc
các mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận án tập trung vào những biểu tƣợng ở dạng
vật thể hiện diện phổ biến và tiêu biểu trên kiến trúc, tƣợng thờ, pháp khí, pháp
phục… Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các chùa Phật giáo theo hệ phái Nam tông xuất
hiện khá muộn ở Thừa Thiên Huế (cuối những năm 1950) [46, tr.15] nên luận án
xin không đề cập đến trong công trình nghiên cứu này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về không gian nghiên cứu
Luận án chọn “các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế” tức là chọn các ngôi chùa thuộc
phạm vi địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Tuy nhiên, luận án tập trung khảo sát
những ngôi chùa tiêu biểu trong 5 dạng chùa đƣợc nêu trên. Cụ thể với chùa làng có:
Thành Trung, Ƣu Điềm, Thanh Quang, Hà Trung, Sùng An [PL 6.3.2], Bồ Điền, Hạ
Lang, Cảnh Phƣớc…; tổ đình gồm: Thiền Tôn, Từ Đàm, Quốc Ân, Viên Thông [PL
6.3.1], Tƣờng Vân, Từ Hiếu [PL 6.3.3], Thuyền Lâm, Tây Thiên…; chùa công gồm:
Thiên Mụ, Thánh Duyên, Diệu Đế, Linh Quang…; Niệm Phật đƣờng gồm: Dƣơng
1
Năm dạng chùa này đƣợc trình bày cụ thể ở mục 1.4.4.2. Các dạng chùa cơ bản ở Chƣơng 1.
4
Biều, Hội Thƣợng, Bác Vọng Tây, Lại Ân [PL 6.3.4]… Và các dạng chùa còn lại gồm:
Viên Giác, Trúc Lâm, Từ Ân, Vạn Phƣớc, Tra Am, Ba La Mật, Diệu Đức, Diệu Viên,
Thiên Hòa, Tịnh Giác…
3.2.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Mục tiêu của luận án đặt ra là tìm hiểu những nét đặc trƣng của ngôn ngữ biểu
tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Do vậy, thời gian nghiên cứu tập trung chính
từ năm 1601 khi chùa Thiên Mụ đƣợc trùng hƣng kéo dài đến những năm 1950 khi mô
hình Niệm Phật đƣờng định hình đƣợc khuôn mẫu cơ bản. Trên cơ sở đó, thời gian
nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa đƣợc xác định trong
những năm gần đây, dƣới tác động của quá trình đổi mới, xu thế bê tông hóa phá bỏ
những mô thức truyền thống của kiến trúc gỗ, tƣợng thờ, biểu tƣợng trang trí tại các ngôi
chùa ở Thừa Thiên Huế.
4. Nguồn tƣ liệu
4.1. Tƣ liệu thành văn
Để hoàn thành luận án, trước tiên chúng tôi sử dụng các công trình nghiên cứu
khoa học ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Với nội dung về lý thuyết biểu tƣợng, ngôn ngữ
biểu tƣợng, nhân học biểu tƣợng, nhân học tôn giáo nên các tài liệu nghiên cứu của các
nhà nhân học nhƣ Leslie A. White, C.Geertz, V.Turner, R.Firth… và các công trình biên
khảo, bài viết khoa học của tác giả trong nƣớc đƣợc chúng tôi tham khảo, trích dẫn để lý
giải vấn đề luận án đặt ra. Ngoài ra, nội dung ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo là sự tổng
hợp và so sánh của các nguồn tƣ liệu đa ngành, đa lĩnh vực từ khảo cổ học, dân tộc
học/nhân học, mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc, lịch sử, tôn giáo, của các tác giả trong và
ngoài nƣớc. Từ những công trình của Meher McArthur, R. Fisher, Mạc Chấn Lƣơng…
đến Hà Văn Tấn, Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền, Đinh Hồng Hải, Nguyễn Tuệ Chân,
Lý Lƣợc Tam - Huỳnh Ngọc Trảng... Bên cạnh đó, với nội dung trực tiếp đƣợc đề cập là
ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế nên những công trình nghiên
cứu tiêu biểu của tác giả Nguyễn Hữu Thông, Thích Hải Ấn - Hà Xuân Liêm… đƣợc
chúng tôi quan tâm tham khảo cùng với các bộ từ điển từ chuyên ngành biểu tƣợng hay
chuyên sâu về Phật giáo.
Thứ hai, luận án sử dụng nguồn tƣ liệu chính thống của triều Nguyễn và các công
trình địa chí, biên khảo của các tác giả xƣa và nay viết về thời kỳ này. Khâm định Đại
Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục... hay Ô Châu cận lục
5
(Dƣơng Văn An), Nam Triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Thần kinh
nhị thập cảnh (vua Thiệu Trị), Châu Bản Triều Nguyễn – Tư liệu Phật giáo qua các triều
đại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945 (Lý Kim Hoa)… đƣợc
chúng tôi khai thác trong việc dựng nên bức tranh làm nền khi nghiên cứu biểu tƣợng.
Thứ ba, luận án của các tác giả nghiên cứu trong cùng vấn đề hoặc liên quan
đến vấn đề biểu tƣợng, Phật giáo, chùa ở Thừa Thiên Huế nhƣ Trần Lâm Biền,
Nguyễn Văn Hậu, Đinh Hồng Hải, Nguyễn Thị Thanh Mai, Tạ Quốc Khánh,
Nguyễn Duy Phƣơng… đƣợc chúng tôi tham khảo khi nghiên cứu.
Thứ tư, các bài viết trên các tạp chí khoa học, hội thảo, website chuyên ngành.
Từ các tạp chí Những người bạn Cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hué –
BAVH), tạp chí Huế Xưa & Nay, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, tạp chí Liễu
Quán, tạp chí Văn hóa Phật giáo Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo… hay các
hội thảo có chủ đề về mỹ nghệ thuật kiến trúc lịch sử văn hóa nói chung và văn hóa
Huế, văn hóa Phật giáo nói riêng, website chuyên ngành văn hóa, Phật học… đều
đƣợc chúng tôi chắt lọc, khảo cứu khi thực hiện luận án.
4.2. Tƣ liệu điền dã
Đây là những tƣ liệu bằng hình ảnh về các chùa đƣợc nghiên cứu nói chung và
mảng biểu tƣợng nói riêng. Bên cạnh đó là tƣ liệu âm thanh các cuộc phỏng vấn tăng, ni
các chùa trong quá trình điền dã cũng nhƣ các nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Hữu Thông,
Nguyễn Đắc Xuân, Dƣơng Phƣớc Thu, Trần Đình Sơn... Ngoài ra, những tƣ liệu phim
về biểu tƣợng Phật giáo nói chung và biểu tƣợng tại các công trình di tích, chùa ở Việt
Nam và Thừa Thiên Huế cũng đƣợc chúng tôi đối sánh trong quá trình nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt khoa học
Với việc kế thừa những thành quả của các tác giả đi trƣớc trong cùng vấn đề
nghiên cứu và trên cơ sở các lý thuyết của dân tộc học/nhân học, văn hóa học, tôn giáo
học về biểu tƣợng, luận án Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế
có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể nhƣ sau:
- Luận án giải mã ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế
nhằm minh chứng, bổ sung thêm cho các lý thuyết trong nhân học biểu tượng, nhân
học tôn giáo và các lý thuyết liên quan với trƣờng hợp nghiên cứu biểu tƣợng ở một
cộng đồng văn hóa cụ thể.
6
- Bên cạnh đó, luận án góp phần làm rõ hơn, phong phú hơn đặc trƣng văn hóa
Thừa Thiên Huế trong sự giao thoa giữa văn hóa cung đình và văn hóa Phật giáo; sự
giao thoa giữa văn hóa dân gian, văn hóa làng với văn hóa Phật giáo; sự hòa quyện
giữa tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên và văn hóa Phật giáo; sự kết hợp “Tam giáo đồng
nguyên” trong các biểu tƣợng Nho, Phật, Lão. Đồng thời, khẳng định đặc trƣng của
ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế.
5.2. Về mặt thực tiễn
Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc tập hợp, lý giải
một cách hệ thống và mang tính khoa học. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm
cứ liệu trong quá trình trùng tu, tôn tạo các ngôi chùa, đặc biệt về mặt trang trí, biểu
tƣợng thực chất hơn, tránh rơi vào sự kệch cỡm, đua đòi của thị hiếu tôn sùng sức
mạnh đồng tiền khi cố gắng phá bỏ cái cũ để xây dựng cái mới càng to càng hoành
tráng đang phổ biến hiện nay.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và
Phụ lục (65 trang), nội dung của luận án bao gồm 4 chƣơng (127 trang).
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và
khái quát về địa bàn nghiên cứu (31 trang)
Chƣơng 2. Những biểu hiện của ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở
Thừa Thiên Huế (37 trang).
Chƣơng 3. Đặc điểm và giá trị của ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở
Thừa Thiên Huế (35 trang)
Chƣơng 4. Sự biến đổi và định hướng bảo tồn, phát huy giá trị ngôn ngữ biểu
tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế hiện nay (24 trang)
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƢƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về lý thuyết liên quan đến đề tài
Vấn đề lý thuyết về biểu tƣợng và liên quan đến biểu tƣợng nhận đƣợc sự quan
tâm của các tác giả ngoài nƣớc ở những khoảng thời gian khác nhau. Giai đoạn trƣớc
năm 1975, Emile Durkheim, Max Weber, Bronislaw Malinowski, Claude Lévi-Strauss,
Leslie A. White, Raymond Firth, Clifford Geertz, Roland Barthes hay Victor Turner…
thông qua các công trình nghiên cứu của mình đã luận giải về khái niệm biểu tƣợng,
ngôn ngữ biểu tƣợng, sự liên hệ giữa kí hiệu học và khoa học nghiên cứu biểu tƣợng
trên nền tảng cấu trúc luận hay qua nhân học biểu tƣợng và nhân học tôn giáo... Đáng
chú ý, nếu Leslie A. White đề cao vai trò của biểu tƣợng nhƣ một thành tố của văn hóa
trong công trình The Science of Culture: A study of man and civilization (1949) thì C.
Geertz, R. Firth và đặc biệt V. Turner lại nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc độ nhân học.
Trong khi V. Turner tỉ mỉ với kỹ thuật diễn giải các biểu tƣợng, chỉ ra cách thức đi sâu lý
giải biểu tƣợng từ biểu tƣợng “ám chỉ” cho đến biểu tƣợng “cô đọng” trong The Forest
of Symbols: Aspects of Ndembu (1967) thì Symbols public and private (1973) của R.
Firth vừa có cách nhìn tổng quan đến cụ thể khi nhắc đến đối tƣợng này. Ông cho rằng
“các nhà nhân học được trang bị để giải thích ý nghĩa của các biểu tượng trong các nền
văn hóa mà họ đang nghiên cứu, và để sử dụng những lý giải như những phương tiện
trung gian để hiểu xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội” [160, tr.25].
Bên cạnh đó, hƣớng tiếp cận liên ngành khi nghiên cứu biểu tƣợng cũng đƣợc
chú ý mà tiêu biểu là việc sử dụng cấu trúc luận trong ngôn ngữ học và kí hiệu học.
Vốn đƣợc sáng lập bởi nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ - Ferdinand de Saussure (1857 -
1913), cấu trúc luận đƣợc phát triển bởi nhiều tác giả ở các chuyên ngành khác nhƣ
Roland Barthes (1973) hay L.T.Hjelmslev, Iu.M Lotman. Theo cấu trúc này, biểu
tƣợng đƣợc giải mã với những tầng nghĩa nhất định, dễ khám phá. Có thể nói chính lý
thuyết của các tác giả trong giai đoạn này đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu biểu
tƣợng chuyên sâu trong giai đoạn sau năm 1975 mà đỉnh cao là thập niên 1980 khi
8
nhân học biểu tƣợng đƣợc xem nhƣ chìa khóa giải mã biểu tƣợng, thành tố cấu thành
văn hóa của các dân tộc.
Sau năm 1975, lý thuyết biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu
tƣợng trong tôn giáo tiếp tục nhận đƣợc quan tâm và lý giải của các học giả ngoài
nƣớc. Bên cạnh đó, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện những công trình biên dịch và các
luận án liên quan đến các lý thuyết nêu trên.
Với mảng lý thuyết biểu tƣợng và ngôn ngữ biểu tƣợng, các tác giả nƣớc ngoài trên
nền tảng đã đƣợc định hình tiếp tục luận bàn về nội dung của hai thuật ngữ này đặc biệt
là ngôn ngữ biểu tƣợng. Nếu Edmund Leach quan niệm đối với nhân học, “ngôn ngữ là
một phần của văn hóa, chứ không phải là một đối tượng nghiên cứu tự thân” [76, tr.217]
thì Erich Fromm xem ngôn ngữ biểu tƣợng là loại hình tiếng nói xuyên thời gian và
không gian. Đa số các nghiên cứu đều thống nhất ngôn ngữ biểu tƣợng là một thành tố
của đời sống văn hóa và xã hội loài ngƣời, tìm hiểu về ngôn ngữ biểu tƣợng cũng là một
hƣớng đi tìm về với văn hóa của nhân loại. Tuy vậy, nghiên cứu biểu tƣợng với nền tảng
lý thuyết diễn giải biểu tượng từ vị trí đƣợc xem là chìa khóa mở ra những hƣớng đi mới
cho khoa học xã hội nhân văn lý giải các thành tố văn hóa lại trở nên vô định do tính chất
rộng lớn, biến thiên của biểu tƣợng. Đã có những hƣớng đi mới trong tiếp cận biểu tƣợng
nhƣng diễn giải biểu tượng vẫn là hƣớng đi khả dĩ nhất.
Trong giai đoạn này, hƣớng tiếp cận biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng thông qua
lý thuyết của nhân học biểu tƣợng và nhân học tôn giáo có những thành quả đáng lƣu
tâm. Các tác giả trong nhân học biểu tƣợng đặt vấn đề xem biểu tƣợng là một thành tố
của văn hóa nhƣ David Schneider hay tiếp tục diễn giải biểu tƣợng nhƣ C. Geertz thì
trong nhân học tôn giáo, biểu tƣợng đƣợc nghiên cứu khá chuyên biệt nhƣ là một thực
thể của tôn giáo. Nếu trƣớc đó, C.Geertz đã xem tôn giáo là tập hợp của hệ thống biểu
tƣợng thì E. Fromm cũng khẳng định “tôn giáo đã diễn đạt bằng loại ngôn ngữ khác
với loại ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống đời thường, nghĩa là chúng
diễn đạt bằng ngôn ngữ biểu trưng” [44, tr.164]. Những nghiên cứu của E.E. Evans-
Pritchard, Mary Douglas, Victor Tuner, Clifford Geertz, Robert N. Bellah, Talal Asad,
Charles F. Keyes… đều hƣớng đến việc lý giải biểu tƣợng, đặc biệt là biểu tƣợng
thiêng trong tôn giáo. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các lý thuyết nghiên cứu trong
chuyên ngành này đa phần xuất phát từ tôn giáo phƣơng Tây nên trong một thời gian
dài việc vận dụng để giải quyết biểu tƣợng ở các tôn giáo không phải phƣơng Tây có
9
nhiều khó khăn. Đi liền với thực tế ấy, biểu tƣợng trong văn hóa Phật giáo hẳn nhiên
vẫn chƣa thể có một lý thuyết tƣơng đối để giải quyết một cách thuyết phục.
Ở Việt Nam, dẫu vẫn biết “Dân tộc học là Nhân học ở các nền khoa học của các
quốc gia nói tiếng Anglo-Xacxông và trái lại, Nhân học là Dân tộc học ở các quốc gia
còn lại” [75] nhƣng do sự ra đời muộn của ngành Nhân học nên các lý thuyết nghiên
cứu biểu tƣợng hay biểu tƣợng tôn giáo lại càng muộn hơn. Mãi đến đầu những năm
2000 đi cùng với các công trình biên dịch về lý thuyết của các tác giả nƣớc ngoài đƣợc
công bố thì vấn đề lý thuyết nghiên cứu biểu tƣợng mới xuất hiện trong các luận án của
các tác giả Việt Nam nhƣ luận án của Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đinh
Hồng Hải... Đáng chú ý là luận án Ngôn ngữ biểu tượng trong đời sống văn hóa của
người Cơtu (2011) của Đinh Hồng Hải đã thể hiện tính mới (trong bối cảnh của Việt
Nam) về lý thuyết và phƣơng pháp luận nghiên cứu dƣới góc nhìn nhân học biểu tƣợng
và lý thuyết biến đổi văn hóa trong khung lý thuyết tiến hóa đa tuyến để tìm hiểu văn
hóa tộc ngƣời Cơtu.
Các tác phẩm dịch trong giai đoạn này cũng là những bổ sung quý giá về lý
thuyết cho việc nghiên cứu biểu tƣợng vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đi đầu có thể
kể đến các công trình của tập thể nhƣ Trƣờng viết văn Nguyễn Du (Hà Nội), Hội khoa
học Lịch sử Việt Nam, cá nhân Đinh Hồng Hải… đã tập hợp và biên dịch về lý thuyết
biểu tƣợng, nhân học biểu tƣợng, nhân học tôn giáo của các tác giả Charles F. Keyes,
Emile Durkheim, Max Weber, Claude Lévi-Strauss, Victor Turner, Clifford Geertz…
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu ngôn ngữ biểu tượng Phật giáo
Để lý giải ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo theo đúng khung lý thuyết về ngôn ngữ
biểu tƣợng thì chƣa có công trình nào đề cập cụ thể. Vấn đề này chỉ đƣợc giải quyết
thông qua các chuyên ngành kiến trúc, hội họa, điêu khắc… Từ những nghiên cứu ấy,
ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo đƣợc khắc họa tuy không chính thống nhƣng khá đầy đủ.
Trong thời kỳ trƣớc năm 1975, các nghiên cứu ở dạng tổng quan, miêu tả sự
phát triển của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản đến từ các tác giả
ngoài nƣớc. Burgess. J (1915), M. Anesaki (1915), J.Ph.Vogel (1936)… chú tâm
đến sự phát triển của các phong cách mỹ thuật và điêu khắc Phật giáo tại Ấn Độ
(giai đoạn sớm ở Ấn Độ, điêu khắc Gandhara, Mauryan đến Shunga, Andhra,
Kushan…) cũng nhƣ các trƣờng phái Amaravati, Gupta... hay Nhật Bản. Đôi lúc
xuất hiện một vài công trình dạng chuyên sâu nhƣ: The Swastika (1894) của
10
Thomas Wilson nghiên cứu về chữ Vạn; The dragon in China and Japan (1913)
của M.W.De Visser miêu tả diễn trình từ hình tƣợng Naga trong Phật giáo đến sự
phát triển hình tƣợng rồng trong các nền văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản; The
Chinese Dragon (1923) của L.Newton Hayes nhắc đến các hình dạng khác nhau của
con rồng Trung Hoa hay kiến thức tổng quan dạng từ điển nhƣ A dictionary of
Symbols (1971) của J.E.Cirlot cũng đề cập đến những nội dung khác nhau của biểu
tƣợng trong đó có các biểu tƣợng Phật giáo.
Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo đƣợc nghiên cứu chi tiết hơn từ năm 1975 đến
nay thông qua nhiều lĩnh vực của các tác giả ngoài nƣớc cũng nhƣ trong nƣớc. Tuy
không trực diện đề cập đến mảng đề tài ngôn ngữ biểu tƣợng nhƣng các công trình
nghiên cứu cũng đã khảo tả những nội hàm khác nhau từ tổng quan đến cụ thể nghệ
thuật Phật giáo. Với các tác giả nƣớc ngoài, những công trình tổng quan mô tả tiến
trình phát triển nghệ thuật Phật giáo qua các nền văn hóa phƣơng Đông của Robert
E. Fisher (2002), Meher McArthur (2005), Sherman E. Lee (2007), M.K.O’Riley
(2005)… hay dấu ấn Trung Hoa trong nghệ thuật Phật giáo qua tranh tƣợng, pháp
khí… của Tiêu Mặc (2002), Nghiệp Lộ Hoa - Trƣơng Đức Bảo - Từ Hữu Vũ
(2001), Mạc Chấn Lƣơng (2009)… đã phần nào khắc họa đƣợc bức tranh về nghệ
thuật Phật giáo nói chung và đồ tƣợng Phật giáo nói riêng.
Chi tiết hơn, các công trình, bài viết của các tác giả trong nƣớc đề cập sâu hơn
nghệ thuật Phật giáo tại Việt Nam nói chung và hệ thống đồ tƣợng Phật giáo nói riêng
tại các ngôi chùa Việt. Nếu Lý Lƣợc Tam, Huỳnh Ngọc Trảng tỉ mỉ trong Tượng
Phật Trung Quốc (1996) thì Nguyễn Tuệ Chân có những góc nhìn khá đặc biệt về
nghệ thuật Phật giáo trong các công trình biên dịch của mình. Phật tƣợng trong các
ngôi chùa Việt và những đổi thay ở từng chánh điện, vùng đất mà ngôi chùa hiện hữu
đƣợc khảo cứu qua các nghiên cứu của Trần Lâm Biền (1996), Chu Quang Trứ
(2001, 2016), Chu Minh Khôi (2015).
Trong hệ thống đồ tƣợng Phật giáo, chƣ Phật, Bồ Tát, La Hán… đƣợc nghiên cứu
với nhiều góc độ trong các công trình từ tổng quan đến chi tiết của các tác giả nhƣ Lệ
Nhƣ Thích Trung Hậu (2008), Phấn Tảo Y Lang (2014), Đinh Hồng Hải (2015)… Tập
trung nhất, hình tƣợng Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ Tát Quán Thế Âm nhận đƣợc sự
quan tâm lớn của nhiều tác giả nhƣ Chun-fang Yu (2001), J.C.Holt (1993), Nancy
Wilson Ross (2005), Gilles Béguin (2010), Hoàng Phong (2011), Nguyễn Thanh
11
Chƣơng (2010), Thích Thông Huệ (2005), Chu Nhạc Trại (2010)… Nếu hình tƣợng
Đức Bổn Sƣ đã đƣợc định hình nhƣ N.W. Ross nhận định: “Trên phần lớn của thế giới
phương Đông, hình ảnh Đức Phật cũng tương đương với hình ảnh của Chúa Kitô ở
phương Tây, nhưng lại được trình bày một cách đa dạng hơn rất nhiều” [108, tr.141]
thì hình tƣợng Bồ Tát Quán Thế Âm mang phong cách đặc trƣng của văn hóa Việt
đƣợc khắc họa một cách rất riêng. Các nghiên cứu về Bồ Tát Quán Thế Âm đều nhấn
mạnh đến sự hòa nhập giữa đức từ bi trong Phật giáo với văn hóa nông nghiệp trọng nữ
của Việt Nam nhƣ các nghiên cứu của Trang Thanh Hiền (2005) và (2011), Đoàn Thị
Mỹ Hƣơng (2014), Nguyễn Hữu Thông - Nguyễn Phƣớc Bảo Đàn (2015)…
Pháp khí, pháp phục và các dạng biểu tƣợng khác nhƣ hoa sen, chữ Vạn, tháp
Phật, tháp mộ, khám Phật, chuông, khánh, trống, bát… cũng là những đối tƣợng đƣợc
quan tâm trong các công trình nghiên cứu của Lama Anagarika Govinda (1996), David
& Michiko Young (2007), Tuệ Chân (2008), Trần Quang Đức (2013), Nguyễn Duy
Hinh (2013), Trịnh Bách (2014), Chu Quang Trứ (2001, 2016), Thích Tín Nghĩa
(2016), Thích Nhật Từ (2016)... Những nghiên cứu này bƣớc đầu đề cập đến ngôn ngữ
biểu tƣợng trong Phật giáo, khắc họa chi tiết các thành tố cơ bản của đối tƣợng nghiên
cứu dƣới góc độ nghệ thuật, hội họa, điêu khắc.
Bên cạnh các nghiên cứu về đồ tƣợng, pháp khí, trang phục… Phật giáo thì
những nghiên cứu về các biểu tƣợng có nguồn gốc Nho giáo, Lão giáo, tín ngƣỡng dân
gian nhƣ hình tƣợng Ngọc Hoàng, Quan Thánh Đế Quân, Thiên Y A Na, tứ linh, long
mã, con dơi, cá, bát bửu… đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả nhƣ Ngô Đức Thịnh
(2009), Nguyễn Hữu Thông (2001), Nguyễn Thái Hòa (2013), Đinh Hồng Hải (2015),
Trần Đình Sơn (2016)… Tiêu biểu trong các nghiên cứu đó là hình tƣợng con rồng.
Nếu Thái Dịch An (2003), Nguyễn Ngọc Thơ (2016)… khắc họa cẩn thận hình ảnh
con rồng Trung Hoa thì Bùi Thị Thanh Mai (2007) nhắc đến biểu tƣợng rồng trong văn
hóa Ấn Độ và Đông Nam Á, Nguyễn Hữu Thông (1999), Nguyễn Tài Cẩn (2003), Vũ
Văn Luân (2005), Đinh Hồng Hải (2015)… nghiên cứu các văn bản về rồng, sự thể
hiện hình tƣợng rồng trong văn hóa, mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Cuối cùng, các
nghiên cứu của Nhƣ Đức (2003), Hà Xuân Liêm (2003) đề cập đến mối liên hệ giữa
rồng và văn hóa Phật giáo, mỹ thuật Phật giáo Việt Nam.
Cũng đề cập đến các chủ đề trên là những nghiên cứu dƣới dạng từ điển tra
cứu về biểu tƣợng từ tổng hợp đến chuyên sâu Phật học của các tác giả James Hall
12
(1996), Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (2002), Phân viện nghiên cứu Phật học
thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2004), Thích Nguyên Tâm (2013). Đáng chú ý
là bộ Từ điển Phật học Huệ Quang gồm 7 tập với 6244 trang do Thích Minh Cảnh
chủ biên dựa trên tài liệu của bộ Phật Quang Đại Từ Điển do Tì – kheo – ni Từ Di
chủ biên, cung cấp chi tiết hệ biểu tƣợng đƣợc sử dụng tại các ngôi chùa nói riêng
và giải thích các từ chuyên môn Phật học nói chung.
1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi
chùa ở Thừa Thiên Huế
Trong nội dung này thời kỳ trƣớc 1975, các bộ chính sử của triều Nguyễn nhƣ Đại
Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí… hay các tác
giả trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc viết về phong tục, tập quán vùng Thuận Hóa nhƣ Lê
Quý Đôn, Dƣơng Văn An, Thích Đại Sán, Nguyễn Khoa Chiêm, C.Borri, J.Barrow tuy
không nhắc đến ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa nhƣng kết cấu của kiến trúc, quy
mô của chùa hay các tƣ liệu về Phật giáo vùng đất đƣợc nhắc đến. Đó là cơ sở để xác
minh nguồn gốc lịch đại của biểu tƣợng trong quá trình chúng tôi nghiên cứu.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về mỹ thuật Huế của Leopold Cadière, tổng biên tập
của tạp chí BAVH là những tƣ liệu có giá trị trong việc tìm hiểu ngôn ngữ biểu tƣợng tại
các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Các nghiên cứu của ông khái quát mỹ thuật ở Huế và
những kiểu thức trang trí Huế đƣợc đăng trong tập VI quyển A năm 1919 (BAVH).
Chuyên đề dành trọn 345 trang công phu lý giải, khắc hoạ về các biểu tƣợng từ hoa văn,
con vật, cây lá... cung cấp cho giới nghiên cứu những tƣ liệu quý về biểu tƣợng, mỹ thuật
vùng đất Kinh kỳ xƣa. Cũng trong tạp chí BAVH những nghiên cứu của Louis Sogny
(1928) nói về ngôi tháp mộ tổ Liễu Quán hay nghiên cứu của L.Cadière về tháp mộ của
các vị tăng ni ở các ngôi chùa xứ Huế rất đáng lƣu tâm.
Sau năm 1975, các nghiên cứu về mỹ thuật Thừa Thiên Huế nói chung và ngôi
chùa ở Thừa Thiên Huế nói riêng xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, những nghiên cứu
chuyên sâu về ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa vẫn chỉ tản mát dƣới dạng các
bài viết. Trƣớc tiên, trong số các công trình đƣợc đề cập đến mỹ thuật Huế đáng chú
ý là các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Thông và nhóm cộng sự: Mỹ thuật thời
Nguyễn trên đất Huế (1992), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng
trang trí (2001), Mỹ thuật thời chúa Nguyễn – Dẫn liệu từ di sản lăng mộ (2014).
Các công trình này cung cấp cho giới nghiên cứu những góc nhìn cụ thể, chân xác về
13
mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Thừa Thiên Huế, về biểu tƣợng trang trí trên các công
trình kiến trúc, về mỹ thuật thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn, về nguồn gốc và sự
tiếp biến của các biểu tƣợng. Qua những tài liệu này luận án xác định đƣợc những đặc
trƣng cơ bản của mỹ thuật Huế - mỹ thuật thời Nguyễn từ đó có những bƣớc đi phù
hợp trong việc xác định đặc trƣng riêng của biểu tƣợng trong ngôn ngữ trang trí tại
các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế.
Ở một góc độ khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự giao lƣu và tiếp biến của
văn hóa Champa và văn hóa Phật giáo tại các ngôi chùa, đặc biệt là hệ thống chùa
làng. Các nghiên cứu của Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, các cá
nhân Trần Kỳ Phƣơng (2003), Lê Đình Phụng (2003), Nguyễn Xuân Hoa (2006)…
đề cập nội dung trên.
Bên cạnh đó, các công trình khảo cứu, bài viết về ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế từ
tổng quan đến chi tiết rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là các nghiên cứu tổng quan
nhƣ Lịch sử Phật giáo xứ Huế của Thích Hải Ấn – Hà Xuân Liêm (2001) hay về hệ
thống chùa nhƣ Danh lam xứ Huế của Trần Đại Vinh – Nguyễn Hữu Thông – Lê Văn
Sách (1993), Những ngôi chùa Huế (2000) và Những ngôi chùa tháp Phật giáo ở Huế
(2007) của Hà Xuân Liêm, luận án Chùa sắc tứ xứ Huế của Tạ Quốc Khánh (2012) hoặc
một ngôi chùa cụ thể nhƣ Chùa Thiên Mụ của Hà Xuân Liêm (2001), Kiến trúc chùa
Thiên Mụ (2000) của Hà Xuân Dƣơng.
Ngoài ra, mảng trang trí ô hộc, kiến trúc, tƣợng thờ tại các ngôi chùa ở Thừa
Thiên Huế là đối tƣợng nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều tác giả trong các hội thảo,
tạp chí. Các khảo cứu bƣớc đầu làm rõ đƣợc giá trị đặc trƣng của các ngôi chùa ở
Thừa Thiên Huế. Tiêu biểu là các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thông và nhóm
nghiên cứu trẻ (2010), Trần Đức Anh Sơn (2008), Lê Thọ Quốc (2009), Thích Hải
Ấn – Thích Minh Chính (2016).
Trong truyền thống chung của Phật giáo, các pháp khí đƣợc sử dụng tại các ngôi
chùa ở Thừa Thiên Huế chủ yếu thuộc bộ gõ gồm chuông, trống, mõ, tang, linh, khánh
dẫn. Đây là những khí cụ để thực hành pháp nhạc nhƣng những pháp khí này cũng là hệ
thống biểu tƣợng mà cấu trúc ý nghĩa của chúng có các mối liên hệ với nhau. Trong
Nhạc lễ Phật giáo xứ Huế (2008), Nguyễn Hữu Thông và nhóm tác giả đã khẳng định
rằng: “mỗi loại pháp khí được nhìn nhận không chỉ là phương tiện hành trì mà còn cô
đọng nhiều ý nghĩa tôn giáo, nghệ thuật âm thanh và mỹ thuật tạo hình” [130, tr.85].
14
Trang phục Phật giáo Thừa Thiên Huế, đặc biệt là lễ phục, không nằm ngoài những
motif, kiểu dáng trang phục Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Việt Nam. Cùng với Thích
Nhật Từ, Trịnh Bách, Lê Thọ Quốc nhấn mạnh điều này trong nghiên cứu Tìm hiểu lễ
phục tu sĩ Phật giáo Bắc tông ở Huế (2005): “Lễ phục tu sĩ của Phật giáo Bắc tông ở
Huế đã kế thừa truyền thống lễ phục Phật giáo nói chung và lễ phục Phật giáo Việt Nam
nói riêng cũng như vai trò quan trọng của lễ phục mà mỗi tu sĩ đang gìn giữ, phát huy
những giá trị văn hóa, hoà mình vào trong dòng chảy văn hóa Việt Nam” [99].
1.1.4. Những kết quả luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã công
bố và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục lý giải
1.1.4.1. Những kết quả luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã công bố
Các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn, bài viết đã công bố là những tƣ
liệu quý giá giúp chúng tôi có cơ sở khoa học cũng nhƣ tƣ liệu khi thực hiện luận án
này. Với sự đa dạng về lĩnh vực và nội dung là một thuận lợi cho luận án trong việc
đối sánh tƣ liệu nhƣng cũng là thách thức trong quá trình xử lý. Tựu trung lại, luận
án của chúng tôi kế thừa các nghiên cứu đã công bố trên những phƣơng diện sau:
- Thứ nhất, vấn đề lý thuyết biểu tƣợng và ngôn ngữ biểu tƣợng. Trên cơ sở
những nghiên cứu đã công bố của các tác giả, đặc biệt là các tác giả ngoài nƣớc chúng
tôi có điểm tựa về lý thuyết để thực hiện luận án trên nền tảng hƣớng tiếp cận lý thuyết
của nhân học biểu tƣợng, nhân học hình ảnh, nhân học tôn giáo. Có thể nói, việc kế
thừa và sử dụng những lý thuyết này đã đảm bảo cho vấn đề nghiên cứu có tính khoa
học cũng nhƣ lý luận.
- Thứ hai là các thành quả trong nghiên cứu biểu tƣợng, mỹ thuật Phật giáo.
Phải nhấn mạnh rằng, sự đa dạng trong các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc cũng
nhƣ trong nƣớc là cơ sở vững chắc cho chúng tôi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, việc
kế thừa những thành quả này cũng đòi hỏi sự gia công, chắt lọc vì đa số đều là các
nghiên cứu ở ngành gần hoặc ít liên quan đến mảng dân tộc học/nhân học.
- Thứ ba là các thành quả trong nghiên cứu văn hóa Thừa Thiên Huế nói
chung và ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế nói riêng. Trên thực tế các công trình nghiên
cứu đã công bố hoặc ít, hoặc tản mát khi đề cập đến ngôn ngữ biểu tƣợng tại các
ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, các kết quả là rõ ràng, cụ thể và mang tính
khoa học. Đó cũng là cơ sở giúp luận án có thêm cứ liệu khi lý giải vấn đề.
15
Tuy vậy, nhƣ chúng tôi đã đề cập, nội dung nghiên cứu của luận án vốn chƣa
đƣợc đề cập đến trƣớc đây. Bên cạnh đó, sự kết nối của các tƣ liệu đôi lúc cần nhìn
nhận thật tỉ mỉ. Đó cũng là thách thức và vấn đề đặt ra mà luận án giải quyết.
1.1.4.2. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục lý giải
Với những luận giải về lịch sử nghiên cứu vấn đề nhƣ trên, luận án Ngôn ngữ
biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Luận án áp dụng những lý thuyết trong nhân học biểu tƣợng, nhân học tôn
giáo vào trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể của văn hóa Phật giáo Thừa Thiên Huế. Hệ
thống hóa các biểu tƣợng có tính tiêu biểu, phổ biến ở các ngôi chùa trên địa bàn
Thừa Thiên Huế.
- Luận án giải mã các biểu tƣợng Phật giáo trong xu hƣớng của lịch đại nhƣng so
sánh chúng, đặt chúng trong khung cảnh đồng đại để giải quyết vấn đề. Từ những kết
quả ấy, luận án tổng hợp, phân tích và lý giải vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, luận án
chỉ ra sự giao thoa giữa văn hóa – mỹ thuật thời Nguyễn và văn hóa Phật giáo, văn hóa
dân gian và văn hóa Phật giáo, văn hóa Champa và văn hóa Phật giáo, tín ngƣỡng thờ
cúng tổ tiên của ngƣời Việt với niềm tin trong Phật giáo thông qua ngôn ngữ biểu
tƣợng tại các mô hình chùa.
- Luận án chỉ ra những đặc trƣng của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở
Thừa Thiên Huế và những giá trị mà ngôn ngữ này mang lại trong tổng quan chung
của văn hóa vùng đất.
1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Biểu tƣợng
Biểu tƣợng, theo cách hiểu thông thƣờng, là “những gì nổi bật trong bối cảnh xã
hội đương thời, được lưu hành rộng rãi theo quan điểm về tính tượng trưng và công
khai… để mô tả về những đồ vật, những con người, những hành động, những mối quan
hệ và các mối quan tâm của công chúng” [51, tr.163]. Đó có thể là vật hữu hình hoặc
vô hình gắn liền với từng quốc gia, dân tộc, nền văn hóa. Đôi lúc biểu tƣợng đƣợc dùng
để chỉ bất cứ thứ gì làm dấu hiệu để nhận biết một điều hoặc một ngƣời khác hay gắn
với điều gì đó có thể đƣợc diễn đạt bằng cách quanh co, bóng gió mà không thể nào
biểu đạt trực tiếp và theo nghĩa đen đƣợc [161, tr.91]. Cũng chính vì vậy, đôi khi biểu
tƣợng gắn liền với sự mơ hồ và khó xác định.
16
Tuy nhiên, nói nhƣ vậy không có nghĩa biểu tƣợng là khái niệm của sự mông
lung và trừu tƣợng mà rất cụ thể. Nếu văn hóa là nền tảng của mỗi quốc gia, dân tộc thì
biểu tƣợng đƣợc xem là thành tố cơ bản tạo nên văn hóa. Claude Lévi-Strauss cho rằng
mọi nền văn hóa đều có thể đƣợc xem nhƣ một tập hợp các hệ thống biểu tƣợng [26,
tr.XXIII] và L.A.White cũng tán đồng quan điểm trên: “Biểu tượng là đơn vị nền tảng
của mọi cách ứng xử và văn minh con người. Mọi ứng xử của con người đều bắt nguồn
từ việc sử dụng biểu tượng. Biểu tượng làm biến đổi tổ tiên vượn người của chúng ta
thành người và làm cho họ mang những đặc trưng nhân tính” [167, tr.22]. Bên cạnh
đó, nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo nhƣ C. Geertz, Robert N. Bellah cũng cho rằng tôn
giáo là tập hợp của một hệ thống biểu tƣợng [161, tr.90], [61, tr.276].
Thuật ngữ “biểu tƣợng” (symbol) có nhiều định nghĩa và lý giải. Có ý kiến cho
rằng nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, symballein có nghĩa là nối lại với nhau [155, tr.25].
Ban đầu, từ symballein dùng để chỉ dấu hiệu để nhận biết một vật đƣợc cắt làm đôi, hai
ngƣời mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, ngƣời cho vay và ngƣời đi vay, hai kẻ hành
hƣơng, hai ngƣời sắp chia tay nhau lâu dài. Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ
nhận ra mối dây thân tình xƣa, món nợ cũ, tình bạn ngày trƣớc... dù trƣớc đó họ chƣa hề
gặp nhau. Theo Từ điển biểu tƣợng (Dictionary of Symbols) của C.G.Liungman thì
những gì đƣợc gọi là biểu tƣợng khi nó đƣợc một nhóm ngƣời đồng ý rằng nó có nhiều
hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó [164, tr.25]. Trong tiếng Hán, biểu (表)
có nghĩa là “dấu hiệu, vẻ bên ngoài, cái dễ nhận biết” [89, tr.53] và tƣợng (像) là “cái
tượng, hình tượng” [89, tr.741]. Trong tiếng Việt, biểu tƣợng là một từ gốc Hán đƣợc
dùng khá trừu tƣợng. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản do Hoàng
Phê chủ biên, biểu tƣợng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là: “hình ảnh tượng trưng”, nghĩa
thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn
giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [94, tr.66-
67]. Trong thực tế, biểu tƣợng bao gồm các dạng thức hình ảnh đƣợc thể hiện trong thể
tĩnh cũng nhƣ thể động, cái hữu hình cũng nhƣ cái vô hình. Biểu tƣợng có tính đa nghĩa
nhƣng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu hình (visible sign) và biểu ý
(idea) [49, tr.16-17]. Hiện nay, một hiện tƣợng khá phổ biến trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam là các thuật ngữ biểu trƣng, ký hiệu, phù hiệu, huy hiệu, huy chƣơng, cờ, biểu
tƣợng... thƣờng đƣợc dùng với một phổ giao thoa về ngữ nghĩa, có nhiều trùng hợp về
khái niệm.
17
Tóm lại, theo chúng tôi không có một khái niệm tuyệt đối về biểu tƣợng. Chỉ có
thể hiểu biểu tƣợng là những giá trị vật chất lẫn tinh thần mà con ngƣời tri nhận trong
quá trình lao động và giá trị ấy đƣợc cả cộng đồng biết đến, tin theo. Cũng chính vì
vậy, biểu tƣợng là công cụ hiệu quả để các cá nhân, các nhóm, các dân tộc thấu hiểu
lẫn nhau đến cƣờng độ cao nhất và tầm cỡ sâu sắc nhất. Biểu tƣợng ngoài những giá trị
tự thân còn đƣợc xem là một hình thức ngôn ngữ xuyên thời gian và xuyên văn hóa.
Biểu tƣợng cũng có thể đƣợc xem là một loại hình nằm trong nghệ thuật thị giác
(visual art) tác động vào thị giác giúp con ngƣời cảm nhận, nảy sinh tình cảm yêu
thƣơng, sợ hãi, kính trọng, ngƣỡng vọng, tôn sùng.
1.2.1.2. Ngôn ngữ biểu tƣợng
Khái niệm ngôn ngữ (trong cụm từ ngôn ngữ biểu tƣợng) đôi lúc chỉ là đối tƣợng
nghiên cứu của ngôn ngữ học. Trong Từ điển Tiếng Việt thuật ngữ ngôn ngữ đƣợc giải
nghĩa là: “Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những
người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” và “hệ
thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo”[94, tr.688]. Nhƣng trong
thực tế nhƣ Edmund Leach nhận định rằng đối với nhà nhân học, ngôn ngữ là một phần
của văn hóa, chứ không phải là một đối tƣợng nghiên cứu tự thân. Vì hầu hết các vấn đề
của nhà nhân học liên quan đến việc giao tiếp của con ngƣời. Ngôn ngữ là một phƣơng
tiện nhƣng những hành vi thông thƣờng cũng là phƣơng tiện giao tiếp… [76, tr.217].
Về cơ bản, khái niệm ngôn ngữ biểu tƣợng đƣợc dùng ở nhiều lĩnh vực trong đó
có khoa học tự nhiên và khoa học máy tính với các lý giải khác nhau2
. Trong lĩnh vực
khoa học xã hội, có thể hiểu “ngôn ngữ biểu tượng là loại ngôn ngữ mang tính tượng
trưng được chuyên môn hóa ở mức độ cao. Loại ngôn ngữ này sử dụng các biểu tượng
và ý nghĩa của chúng để giải mã các ngôn ngữ thông thường” [51, tr.26] và ở một khía
cạnh khác có thể hiểu ngôn ngữ về bản chất cũng là những biểu tƣợng [40, tr.27]. Trong
khi ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho phép con ngƣời giao tiếp với nhau bằng khả năng
tri nhận trực tiếp của các giác quan thì ngôn ngữ biểu tƣợng cho phép con ngƣời ở nhiều
nền văn minh khác nhau, nhiều vùng văn hóa khác nhau, thậm chí ở nhiều thời gian và
không gian khác nhau hiểu đƣợc nhau nhờ vào đặc tính căn bản của nó là thông tin và
giao tiếp thông qua hệ thống kí hiệu. Trong xã hội hiện đại, ngôn ngữ biểu tƣợng giúp
2
http://www.dictionary.com/browse/symbolic-language;
http://www.businessdictionary.com/definition/symbolic-language.html;
http://www.merriam-webster.com/dictionary/symbolic%20language. Ngày truy cập 12.6.2016
18
con ngƣời giao tiếp và hòa nhập với nhau mà không nhất thiết phải nói chung một thứ
tiếng [51, tr.8-9].
Đối với dân tộc học/nhân học, đặc biệt là nhân học biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu
tƣợng là một phần hết sức quan trọng trong các ngôn ngữ biểu hiện của văn hóa. Bởi vì
không có bộ phận này thì các sản phẩm do con ngƣời tạo ra chỉ là những sự vật và hiện
tƣợng vô nghĩa. Vì vậy, việc sử dụng các biểu tƣợng trong đời sống nhƣ một loại ngôn
ngữ đặc thù của văn hóa đã đƣợc con ngƣời thực hiện từ lâu. Tóm lại, ngôn ngữ biểu
tƣợng là một loại ngôn ngữ phổ biến, tiếng nói phổ biến bởi vì nó không cần thông qua
trung gian của các ngôn ngữ nói hay viết mọi ngƣời vẫn có thể hiểu đƣợc nó. Thuật
ngữ ngôn ngữ biểu tƣợng trong luận án này có thể hiểu theo luận giải ở trên.
1.2.1.3. Chùa
Chúng ta có nhiều cách hiểu về khái niệm và thời gian xuất hiện từ “chùa”. Theo
tác giả Lê Nguyễn Lƣu thì “từ CHÙA hẳn là âm cổ đại củachữ 寺 du nhập vào nước ta
thời Bắc thuộc và được dùng quen, song song với âm Hán Việt TỰ phát sinh thời Đường
– Tống” [85, tr.373]. Nhƣng tác giả Trần Lâm Biền lại cho rằng dƣới thời Bắc thuộc, vào
đầu thế kỷ III, kiến trúc Phật giáo đƣợc Khƣơng Tăng Hội gọi là “Miếu đƣờng” (Bài tựa
kinh Pháp cảnh); cũng có khi gọi “Tông Miếu” (Lục độ tập kinh). Ngôn từ chùa (tự)
chƣa thấy xuất hiện [8, tr.26]. Thực tế thì chƣa có một tƣ liệu nào xác định đƣợc danh
xƣng chùa xuất hiện từ bao giờ và nếu có cũng chỉ là giả thuyết mà thôi. Bên cạnh đó,
nếu nhƣ Lê Nguyễn Lƣu ƣớc đoán rằng từ chùa là từ đƣợc du nhập từ bên ngoài vào
nƣớc ta thì tác giả Hà Văn Tấn trong công trình Chùa Việt Nam lại đƣa ra giả thuyết:
“Chùa là một từ Việt Nam mà nguồn gốc của nó chưa được làm sáng tỏ” [119, tr.16]. Dù
chƣa thống nhất trong mốc thời gian và cách gọi danh xƣng chùa nhƣng giới nghiên cứu
ở Việt Nam đều thừa nhận đến thời kỳ hƣng thịnh của Phật giáo dƣới thời Lý, từ chùa đã
đƣợc sử dụng rộng rãi và những ngôi chùa nổi tiếng đƣợc chia ra làm ba loại đó là đại
danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam [119, tr.35], [8, tr.28], [5, tr.46].
Bên cạnh đó, dù theo quan điểm của tác giả Hà Văn Tấn thì “từ chùa ít có khả
năng có mối liên hệ từ nguyên với từ tự (寺)” [119, tr.16] nhƣng do sự ảnh hƣởng rộng
rãi về giáo pháp (Thiền tông) lẫn ngôn ngữ (Tiếng Hán) nên từ tự (寺) vẫn đƣợc công
nhận là chùa. Về nguồn gốc của tự (寺) có nhiều kiến giải tuy khác nhau nhƣng đều
chung một giả thuyết chữ tự (寺) xuất hiện dƣới thời Hán Minh Đế (57 - 75) qua sự tích
tổ sƣ Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đến cƣ trú ở Hồng Lô tự. Năm sau vua xây chùa Bạch
19
Mã để tôn trí kinh Phật và danh xƣng tự xuất hiện ở Trung Quốc từ đó cùng với sƣ tăng
[45, tr.1468], [19, tr.4959], [84, tr.17], [53, tr.75-76]. Ngoài ra, liên quan đến công trình
kiến trúc Phật giáo này còn có các tên gọi khác nhƣ chùa chiền, tự viện, tùng lâm, già
lam, đạo tràng, am… Có thể thấy rằng danh xƣng chùa có nhiều cách gọi liên quan tùy
theo quy mô lớn nhỏ của loại hình kiến trúc này. Trƣớc đây, chùa hay tự là cách gọi phổ
biến trong dân gian cũng nhƣ tƣ liệu của triều đình. Chùa tồn tại trong các làng xóm
đƣợc gọi là chùa làng, “đất vua chùa làng phong cảnh Bụt”. Những ngôi chùa đƣợc triều
đình quản lý, hoàng gia xây dựng có thêm chức nhƣ tăng cang đƣợc gọi là quốc tự hay
chùa quan. Chùa hay tự luôn đứng sau tên riêng khi nhắc đến loại hình kiến trúc Phật
giáo này trên các văn bản. Nhƣng khi đứng một mình, thông thƣờng chúng ta sử dụng
ngôi chùa thay cho chùa vì hai khái niệm này tƣơng đồng nhau và đều mang nghĩa khái
quát chỉ về công trình kiến trúc Phật giáo. Cũng vì vậy, thuật ngữ ngôi chùa trong luận
án này cũng chính là chùa.
1.2.2. Các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu biểu tượng
Bản chất của biểu tƣợng là khó xác định và để giải mã biểu tƣợng cần sự từng
trải, kinh nghiệm vốn có của mỗi cá nhân cũng nhƣ trình độ nhận thức của từng ngƣời,
thói quen, phong tục, tập quán của các nền văn hoá trong từng cộng đồng dân tộc khác
nhau. Bên cạnh sự am hiểu, đặt biểu tƣợng vào đúng không gian và thời gian còn cần
thêm những lý thuyết phù hợp cho quá trình nghiên cứu. Trên thực tế, công việc nghiên
cứu biểu tƣợng thƣờng đan lồng với các chuyên ngành khoa học đã có trƣớc nhƣ toán
học, triết học, lịch sử, xã hội học… Cụ thể và chuyên sâu hơn có ký hiệu học, ngôn ngữ
học, nhân học tôn giáo, nhân học biểu tƣợng dựa trên nền của cấu trúc luận… cũng nhƣ
các hƣớng tiếp cận mới của Alfred Gell [51, tr.42-48].
Tuy nhiên, vấn đề xác định một khung lý thuyết trong nghiên cứu biểu tƣợng
đang tạo ra nhiều tranh luận. Tác giả Đinh Hồng Hải đề xuất trong bối cảnh hiện nay
(khi chƣa có một khung lý thuyết nào tốt hơn) thì cấu trúc luận chính là một khung lý
thuyết phù hợp nhất. Bởi lẽ, cấu trúc luận không chỉ là thành tố quan trọng trong
ngôn ngữ học, ký hiệu học mà còn là một trong những lý thuyết chính yếu của nhân
học [51, tr.459]. Vì vậy, nó có thể kết nối các khoa học chuyên ngành khác nhau
trong cùng một hệ thống lý thuyết dành cho khoa học nghiên cứu về biểu tƣợng. Trên
cơ sở tiếp thu những lý thuyết có liên quan và nội dung cụ thể của đề tài, luận án tập
trung đề cập các khung lý thuyết tạo nền tảng để giải quyết vấn đề.
20
1.2.2.1. Cấu trúc luận
Cấu trúc luận đƣợc sáng lập bởi nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ - Ferdinand de
Saussure (1857 - 1913). Ban đầu nó đƣợc sử dụng trong phạm vi ngôn ngữ học nhƣng
cùng với sự phát triển của kí hiệu học, cấu trúc luận đã mở rộng tầm ảnh hƣởng đến các
ngành khoa học xã hội khác [51, tr.17-18]. Mô hình cấu trúc luận nhƣ sau:
Kí hiệu
(Sign) =
Cái biểu đạt (Signifier)
Cái đƣợc biểu đạt (Signified)
Mô hình trên đƣợc Roland Barthes dùng để lý giải huyền thoại bằng sơ đồ sau:
MYTH
Language
1. Signifier 2. Signified
3. Sign
I. SIGNIFIER
II.SIGNIFIED
III.SIGN
(Nguồn: [158, tr.113])
Roland Barthes đã phát triển mô hình cấu trúc của kí hiệu, cái biểu đạt và cái
đƣợc biểu đạt ở mức độ cao hơn, tiêu biểu là sơ đồ cú pháp kí hiệu học hàm nghĩa3
.
Theo đó, kí hiệu (sign) đƣợc hình thành từ cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu
đạt (signified) ban đầu lại kết hợp với nhau bằng mô thức của cái biểu đạt (signfier)
và cái được biểu đạt (signfied) cao hơn tạo nên các kí hiệu mới. Mô hình này không
chỉ đƣợc áp dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ, kí hiệu mà còn rất hiệu quả trong việc
giải mã các biểu tƣợng.
1.2.2.2. Nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc nhìn kí hiệu học
Theo Ferdinand de Saussure, ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa vật làm biểu
tượng với thế giới ý nghĩa làm nên giá trị của biểu tƣợng cũng nhƣ đời sống của các
kí hiệu trong lòng sinh hoạt xã hội gọi là kí hiệu học (semiotics hoặc semiology) [49,
tr.28]. Với kí hiệu học, biểu tƣợng đƣợc xem nhƣ một dạng kí hiệu đặc biệt mang
nhiều nghĩa nhất. Tuy nhiên, có hai cách hiểu thông dụng, đó là “biểu tượng được xác
định như là một kí hiệu, mà ý nghĩa của nó là một kí hiệu thuộc loại khác hay thuộc
ngôn ngữ khác” và “biểu tượng như là sự biểu đạt kí hiệu cho một bản chất phi kí
hiệu cao nhất và trừu tượng” [81, tr.218].
3
Sẽ đƣợc đề cập cụ thể ở mục 1.2.2.2. Nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc nhìn kí hiệu học
21
Tiếp cận ký hiệu học nghiên cứu biểu tƣợng cũng chính là muốn tìm thấy
đƣợc bản chất của hệ thống ngôn ngữ kí hiệu đặc thù này. Có nhiều tác giả đề cập
đến vấn đề này, tiêu biểu là sơ đồ cú pháp kí hiệu học hàm nghĩa của R. Barthes4
:
A
A
CBĐ:
Sự biểu thị (HT)
CĐBĐ:
Sự biểu đạt (ND)
B
B
CBĐ:
Sự hàm nghĩa
(HT)
CĐBĐ:
Sự hàm nghĩa
(ND)
Trong đó, CBĐ: Cái biểu đạt, nhƣ cái dùng để biểu thị (một đồ vật, hình
ảnh…), hiện tƣợng…; HT: Hình thức; CĐBĐ: Cái được biểu đạt, nhƣ những giá trị,
quan niệm, ý nghĩa…; ND: Nội dung.
A: Kí hiệu học biểu thị (Semeiotic denotative) - Ngôn ngữ thông thường
B: Kí hiệu học hàm nghĩa (Semeiotic connotative) - Siêu ngôn ngữ.
Dựa trên sơ đồ cú pháp kí hiệu học hàm nghĩa của R. Barthes, tác giả Nguyễn
Văn Hậu đã chuyển thành sơ đồ giải thích sau:
A
A
Hình thức sự biểu thị
Sự vật, hiện tƣợng,
cái dùng biểu thị
Nội dung sự biểu thị
ý nghĩa, ý tƣởng,
quan niệm v.v..
B
B
Hình thức sự hàm nghĩa
(Ngôn ngữ thông thƣờng)
Nội dung sự hàm nghĩa
(Ngôn ngữ tƣợng trƣng)
Siêu kí hiệu - ngôn ngữ biểu tƣợng
A: Kí hiệu học biểu thị (Semeiotic denotative) - Ngôn ngữ thông thường.
B: Kí hiệu học hàm nghĩa (Semeiotic connotative) - Ngôn ngữ biểu tượng.
Trên nền tảng tiếp cận kí hiệu học nghiên cứu biểu tƣợng cùng sự phân tích hệ
thống siêu kí hiệu của R.Barthes, Nguyễn Văn Hậu cho thấy biểu tƣợng bao giờ cũng
là những ký hiệu hai mặt: cái biểu đạt là những hình thức tồn tại dƣới dạng các sự
vật, hiện tƣợng trong thế giới thực tại; cái được biểu đạt là phần nội dung với những
giá trị, chuẩn mực xã hội. Chúng tạo nên thế giới ý nghĩa, đƣợc “tƣợng trƣng hóa” trở
thành hệ thống ngôn ngữ biểu tượng. Hệ thống kí hiệu học biểu thị (A) và hệ thống kí
hiệu học hàm nghĩa (B) tạo nên hệ thống “kép”, tức là “hệ thống trong hệ thống” - hệ
4
R.Barthes đã tiếp thu khái niệm kí hiệu học biểu thị và kí hiệu học hàm nghĩa của L.T.Hjelmslev vào sơ đồ
trên.
22
thống ngôn ngữ biểu tượng [54, tr.26-27]. Với khung của sơ đồ này, Ngôn ngữ biểu
tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc giải mã một cách cô đúc nhất. Ví dụ:
A
A
Hình thức sự biểu thị
Hình tƣợng Hoa sen
Nội dung sự biểu thị
Loài hoa sống dƣới bùn
có hƣơng thơm
B
B
Ngôn ngữ thông thƣờng
Loài hoa tinh khiết
Ngôn ngữ tƣợng trƣng
“Gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn”
Ngôn ngữ biểu tƣợng
BIỂU TƢỢNG THANH CAO
1.2.2.3. Nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc nhìn nhân học biểu tƣợng
Nhân học biểu tƣợng là một ngành nghiên cứu quan trọng của nhân học văn hóa xã
hội (Dân tộc học). Đây là trào lƣu lý luận tìm hiểu ý nghĩa trong đời sống xã hội loài
ngƣời, bằng cách nào chúng ta tri nhận và diễn giải những gì diễn ra xung quanh và bằng
cách nào chúng ta sáng tạo và sẻ chia với thế giới hoặc hệ thống ý nghĩa văn hóa. Bách
khoa thƣ nhân học văn hóa và xã hội (The Routledge Encyclopedia of Social and
Cultural Anthropology) khẳng định nhân học biểu tƣợng đề cập đến văn hóa nhƣ một
thực thể có tính độc lập tƣơng đối, là một hệ thống ý nghĩa mà qua đó các nhà dân tộc
học/nhân học muốn tạo ra để giải mã và diễn dịch các biểu tƣợng và các nghi lễ trọng
tâm [156, tr.676]. Văn hóa dân gian: Bách khoa thƣ về các tín ngƣỡng, phong tục,
chuyện kể, âm nhạc và nghệ thuật (Folklore: An encyclopedia of beliefs, customs,
tales, music, and art):
Nhân học biểu tƣợng là khoa học nghiên cứu về các biểu hiện tự nhiên của
các biểu tƣợng đƣợc sử dụng ở các nền văn hóa khác nhau, các nghi lễ,
trình diễn, và trong đời sống hằng ngày, nơi mà ý nghĩa đầy đủ có nhiều
hơn các biểu hiện thành văn. Mỗi biểu tƣợng có hai thành phần – là những
thực thể nhìn thấy và phần còn lại là ý nghĩa biểu hiện của nó. Nhân học
biểu tƣợng diễn giải các biểu tƣợng trong ngữ cảnh của tiến trình xã hội và
đời sống văn hóa [155, tr.25].
Từ những định nghĩa trên có thể thấy rằng biểu tƣợng là đối tƣợng nghiên cứu
chính của nhân học biểu tƣợng bên cạnh ẩn dụ, ngôn ngữ, nghi lễ, ma thuật, vũ trụ luận
23
và thần thoại 5, 6
[51, tr.38-40] và diễn giải là phƣơng pháp đƣợc dùng để tiếp cận vấn
đề. Clifford Geertz và Victor Turner đƣợc xem là hai nhà nhân học hàng đầu nghiên
cứu về biểu tƣợng theo lối diễn giải. Nguyên tắc chính của diễn giải đó là chúng ta chỉ
có thể hiểu đƣợc ý nghĩa, nội dung của sự vật, hành động khi đặt nó trong môi trƣờng,
thế giới quan nơi nó xuất phát chứ không có một cái chung cho tất cả xã hội loài ngƣời.
Vì vậy, ngƣời ta nhìn các sự kiện xã hội nhƣ là một văn bản cần giải mã, thông qua
việc dựng lại ý nghĩa của các yếu tố khác nhau, là cái mà ngƣời thực hiện hành động
hoặc tham gia vào các sự kiện xã hội gán cho nó.
Khi nghiên cứu theo chủ đề biểu tƣợng, các tác giả (David Schneider, Clifford
Geertz) đã xem văn hóa là hệ thống biểu tƣợng và ý nghĩa đƣợc truyền lại theo thời
gian, trong đó biểu tƣợng là phƣơng tiện trung gian biểu thị ý nghĩa nội dung về vật
thể, hành vi, sự kiện, tính chất và quan hệ. Biểu tƣợng có thể đƣợc biểu hiện ở dạng
ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ. Mối quan hệ giữa vật thể và cái nó biểu tƣợng là do xã
hội quy định [37, tr.187]. Bên cạnh đó, Raymond Firth đã nhấn mạnh, nhân học
biểu tƣợng luôn có những hƣớng đi riêng trong nghiên cứu để khẳng định vị trí của
mình khi tiếp cận đối tƣợng:
Về bản chất nhƣ tôi nhận thấy, cách tiếp cận theo hƣớng nhân học mang
tính so sánh, quan sát, chức năng luận, trung lập tƣơng đối. Nó liên kết
và giải thích về các sự kiện thông qua biểu tƣợng luận với các cấu trúc xã
hội và các sự kiện xã hội trong những điều kiện cụ thể. Vƣợt qua phạm
vi rộng lớn của những trƣờng hợp cụ thể, các nhà nhân học đã quan sát
xem những biểu tƣợng gì đƣợc con ngƣời sử dụng thực sự, họ nói gì về
những biểu tƣợng ấy, trong tình huống nào những biểu tƣợng sẽ bộc lộ ra
và sự phản ứng với chúng [160, tr.25].
5
Tác giả Đinh Hồng Hải qua việc tham khảo tài tài liệu giảng dạy của khoa Nhân học, Học viện Công nghệ
Massachusetts – MIT (Mã môn học: 21A.212), Nhân học biểu tƣợng bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu: 1. Ẩn
dụ và biểu hiện khác của ngôn ngữ; 2. Chất liệu thô của biểu tƣợng luận, đặc biệt là động vật và cơ thể con
ngƣời; 3. Vũ trụ luận và hệ thống biểu tƣợng phức hợp; 4. Nghi lễ, bao gồm cả điều trị và ma thuật mang tính
biểu tƣợng; 4. Miêu thuật và đời sống; 6. Thần/huyền thoại học đã đƣa ra nhận định trên [51, tr.38].
6
Các đối tƣợng nghiên cứu này trùng lặp với một chuyên ngành xuất hiện trƣớc đó khoảng một trăm năm,
ký hiệu học. “Điều đó cho thấy kí hiệu học và nhân học biểu tượng tuy là những lĩnh vực nghiên cứu khác
nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là nghiên cứu văn hóa và hệ thống ý nghĩa của nó thông qua ngôn
ngữ biểu tượng. Đây là những phương pháp tiếp cận khác nhau (giữa ký hiệu học và nhân học biểu tượng)
với những cách tiếp cận phương pháp khác nhau nhưng vẫn chỉ để giải quyết một vấn đề chung đó là nghiên
cứu ý nghĩa của các biểu tượng” [51, tr.40].
24
1.2.2.4. Nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc nhìn nhân học hình ảnh
Trong hệ thống lý thuyết nghiên cứu, nhân học hình ảnh (visual anthropology)
chƣa từng đƣợc tích hợp hoàn toàn vào dòng chảy chính của dân tộc học/nhân học.
Các lý thuyết về giao tiếp bằng hình tƣợng hay hình ảnh tác động đến thị giác vẫn
chƣa đƣợc quan tâm để trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhân học hình ảnh là chuyên
ngành nghiên cứu bao trùm lên các khía cạnh của văn hóa, là sự tiếp nối từ niềm tin
rằng văn hóa đƣợc thể hiện thông qua các biểu tƣợng cụ thể, gắn với các cử chỉ,
nghi thức, nghi lễ.
Về khái niệm, nhân học hình ảnh quan tâm đến truyền thông hình ảnh nhƣ loại
truyền tải tri thức nhân học và các nghiên cứu văn hóa thông qua sự biểu hiện của
hình ảnh, biểu tƣợng [165]. Trong phạm vi nghiên cứu biểu tƣợng, nhân học hình
ảnh cho phép nhà nghiên cứu sử dụng các công nghệ nghe nhìn để ghi lại một loại
dữ liệu theo sự phân tích và trình bày của họ. Vì vậy, nếu biểu tƣợng là một loại
hình trong nghệ thuật thị giác thì chính biểu tƣợng đang là đối tƣợng cụ thể của
nhân học hình ảnh.
Luận án Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế tham khảo lý
thuyết và phƣơng thức nghiên cứu của nhân học hình ảnh để giải mã các biểu tƣợng tại
các ngôi chùa, lý giải việc sử dụng các hình thức của nghệ thuật tác động vào thị giác
làm ngƣời chiêm bái, tín đồ cảm nhận, yêu thƣơng, sùng kính đối tƣợng đang chiêm bái.
1.2.2.5. Nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc nhìn nhân học tôn giáo
Tôn giáo lâu nay đƣợc hiểu theo khung lý thuyết phƣơng Tây. Nó là một hệ
thống tƣ tƣởng, giáo lý bằng văn bản, mà những ngƣời có đức tin theo, còn những
thực hành tôn giáo, niềm tin, nghi lễ dân gian không có hệ thống các nguyên tắc và tổ
chức chặt chẽ bị coi là tín ngƣỡng đứng hàng thứ yếu. Từ đó, khám phá biểu tƣợng
trong tôn giáo cũng đƣợc đặt theo hệ quy chiếu này. Tuy nhiên, đối với dân tộc
học/nhân học, những hệ thống giáo lý lại không phải là trọng tâm nghiên cứu, mà
thực hành tôn giáo, ý nghĩa tôn giáo trong đời sống tâm linh, những vấn đề văn hóa
xã hội của các sinh hoạt tôn giáo mới là sự quan tâm hàng đầu. Đây chính là yếu tố
giúp nhân học tôn giáo là chuyên ngành có thể “xâm nhập và giải mã” các biểu tƣợng
tôn giáo phƣơng Đông, biểu tƣợng trong văn hóa Phật giáo là một điển hình tiêu biểu.
Dƣới góc nhìn dân tộc học/nhân học, biểu tƣợng trong tôn giáo không bao giờ chỉ
đơn thuần là siêu hình. Đối với tất cả chúng ta thì hình mẫu, phƣơng tiện và các vật dụng
25
thờ cúng đều đầy ắp tính trang nghiêm và sự lan tỏa đạo lý rộng khắp. Sự linh thiêng
hàm chứa mọi nơi đều có ý nghĩa về bổn phận của nó: đó không chỉ là sự sùng bái mà
còn là nhu cầu tự thân; nó không chỉ mang lại sự đồng thuận trí tuệ mà còn củng cố sự
tận tụy về phƣơng diện tình cảm. Dù nó đƣợc công thức hóa thành mana, Brahma, hay
Tam vị nhất thể, thì qua đó nó cũng là sự thiết lập khoảng cách hơn là sự trần tục vốn
đƣợc cân nhắc bằng một ẩn ý sâu xa đối với định hƣớng về phẩm hạnh của con ngƣời.
Dù không siêu hình nhƣng tôn giáo cũng không bao giờ chỉ đơn thuần là bản nội quy.
Nguồn gốc sức mạnh đạo đức của nó đƣợc hình thành từ những gì nằm ở lòng trung
thành đƣợc thể hiện qua bản chất tự nhiên trong thực tế. Sự “cƣỡng bức” mạnh mẽ buộc
phải vƣợt ra khỏi thực tế thông thƣờng đó chính là cách mà tôn giáo tạo nền cho những
yêu cầu chi tiết nhất của hành động con ngƣời trong các bối cảnh chung nhất đối với sự
tồn tại của loài ngƣời [161, tr.126].
Nhân học tôn giáo nghiên cứu biểu tƣợng trong tôn giáo dƣới chiều kích của cả
thời gian và không gian, đặc biệt phân tích sắc thái tôn giáo đặc trƣng của từng tộc ngƣời,
từng cộng đồng cƣ dân chứ không phải tôn giáo nói chung. Nói cách khác, nhân học tôn
giáo nghiên cứu bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội, nơi thời điểm tôn giáo xuất hiện trong
những cộng đồng tộc ngƣời cụ thể, nghiên cứu vì sao cộng đồng cƣ dân này chấp nhận
một tôn giáo nào đó trong khi các cộng đồng cƣ dân khác không chấp nhận… Để giải
thích tôn giáo, ngƣời ta tiếp cận nhân học văn hóa vì nhân học thấy nguồn gốc của tôn
giáo trong “bản tính con ngƣời”, bản tính này vốn có ở cá nhân và đƣợc hình thành nhờ
một tổ hợp những nhu cầu vật chất và tinh thần hay trong một phức hợp văn hóa xác
định [37, tr.195-197].
Mục tiêu của nhân học tôn giáo nhắm đến là làm sáng tỏ biểu tƣợng trong tôn
giáo, các hiện tƣợng tôn giáo thông qua hệ thống phƣơng pháp luận đa dạng của nhân
học văn hóa và “quyền lực của ý nghĩa cho phép con người đương đầu với những hoàn
cảnh của sự tồn tại của họ được thiết lập như thế nào để họ tiếp thu những ý nghĩa đó
trong việc xác định phương hướng cho mình trong thế giới” [61, tr.14]. Các nhà nhân
học tôn giáo nhƣ Geertz hay Asad, Keyes đã đƣa ra những nghị trình cơ bản cho
nghiên cứu tôn giáo. Cụ thể: 1) Cần nghiên cứu những hoàn cảnh cụ thể7
làm khơi dậy
trong ít ra là một số lƣợng ngƣời đáng kể những “mối quan tâm cơ bản”. 2). Cần xem
7
Tính phổ quát nhất của hoàn cảnh cụ thể ở đây là cái chết.
26
xét những nguồn quyền lực của thông điệp tôn giáo. 3). Sự tập trung vào các phƣơng
pháp8
có tính nguyên tắc [61, tr.21-25].
Tóm lại, có nhiều hƣớng tiếp cận để giải mã các biểu tƣợng, biểu tƣợng trong
tôn giáo nhƣ đối tƣợng của luận án. Tuy nhiên, với mục đích và yêu cầu cụ thể, luận
án sử dụng hƣớng tiếp cận lý thuyết trong nhân học biểu tượng, nhân học tôn giáo
để lý giải vấn đề. Trên nền tảng ấy, Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa
Thiên Huế đƣợc nghiên cứu và phân tích qua việc đặt biểu tƣợng vào đúng bối cảnh
văn hóa nơi nó tồn tại; đặc điểm lịch sử, kinh tế, xã hội… tác động đến sự tiếp nhận,
tồn tại và biến đổi của ngôn ngữ biểu tƣợng cũng nhƣ tâm lý và phƣơng cách tiếp nhận
biểu tƣợng của cộng đồng cƣ dân Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án tiếp cận và
giải quyết vấn đề thông qua các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
1.3.1. Phương pháp điền dã dân tộc học
Đây là phƣơng pháp đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành bại
của luận án. Đối tƣợng của đề tài là biểu tƣợng tại các ngôi chùa nên việc điền dã để
quan sát, nghiên cứu, đo chụp là yếu tố tiên quyết và bắt buộc. Thực tế với sự tồn tại
của hàng trăm ngôi chùa trên địa bàn Thừa Thiên Huế cũng chính là sự tồn tại của hàng
trăm, hàng ngàn biểu tƣợng cần đƣợc lý giải. Tuy nhiên, với yêu cầu và mục đích của
luận án, chúng tôi chọn lối điền dã theo diện điểm trên nền tảng các mô hình: mô hình
chùa làng, mô hình tổ đình, mô hình chùa công, mô hình Niệm Phật đƣờng, mô hình
các dạng chùa còn lại. Luận án đã: (i) tiến hành quan sát tổng thể về các điểm nghiên
cứu một cách có chủ ý, nhằm thu thập thông tin và nhận định chung về vị thế của các
ngôi chùa. Phƣơng pháp này thực hiện quan sát để miêu tả, ghi chép dân tộc học. (ii)
Tiến hành ghi chép, chụp, vẽ các biểu tƣợng trang trí, motif, hệ màu sắc tại các công
trình kiến trúc, pháp khí, pháp phục, tƣợng thờ… trên các chất liệu vải, giấy, xi –
măng, đồng, gỗ… (iii) Tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà nghiên cứu, hòa
thƣợng, thƣợng tọa, tăng ni… theo các nội dung đã đƣợc chuẩn bị để thu thập thông tin
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. (iiii) Tiến hành phƣơng pháp quan sát tham
dự tại các nghi lễ cúng cầu an, quá đƣờng, cầu siêu, cúng thí thực… tại các chùa để
hiểu sâu hơn về sự tác động của ngôn ngữ biểu tƣợng trong các nghi lễ, vai trò và ý
8
Các nghi lễ tôn giáo.
27
nghĩa của biểu tƣợng trong không gian thiêng cũng nhƣ tâm thức của ngƣời dân, tín đồ
khi ở vào khung cảnh đó.
1.3.2. Phương pháp thu thập, xác minh tư liệu thành văn
Song song với phƣơng pháp điền dã dân tộc học, luận án tiến hành thu thập, xác
minh tƣ liệu thành văn. Đây là phƣơng pháp quan trọng trong việc xác định ngôn ngữ
biểu tƣợng. Vì hƣớng tiếp cận của đề tài dựa trên nền tảng của phƣơng pháp diễn giải
trong nhân học biểu tƣợng nên để không lạc giữa “khu rừng” biểu tƣợng đòi hỏi quá
trình thu thập tƣ liệu phải cụ thể và chuẩn xác. Có những biểu tƣợng đƣợc lý giải qua các
truyền thuyết, thần thoại nhƣng cũng có những biểu tƣợng phải căn cứ vào kinh sách, tƣ
liệu cổ, tƣ liệu nƣớc ngoài, tƣ liệu hạn chế hay tƣ liệu lƣu hành nội bộ. Phƣơng pháp thu
thập vì vậy không thể dàn trải mà phải có trọng điểm, đúng hƣớng. Thực tế diễn ra hiện
nay là qua thời gian, các chùa thƣờng đƣợc trùng tu, phục dựng, thậm chí đƣợc làm lại
mới nên ngôn ngữ biểu tƣợng đã bị thay đổi, biến dạng hoặc bổ sung. Do vậy, tƣ liệu
thành văn trong trƣờng hợp này đóng vai trò quan trọng để xác minh tính chính xác cũng
nhƣ sự thay đổi của biểu tƣợng. Bên cạnh đó, tƣ liệu thành văn cũng đƣợc đối sánh thông
qua việc phỏng vấn để truy nguyên nguồn gốc nhằm lý giải, đặt biểu tƣợng vào đúng
hoàn cảnh, không gian và thời gian mà nó tồn tại.
1.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ quá trình điền dã và thu thập tƣ liệu thành văn, trên nền tảng của tƣ duy logic
biện chứng, tƣ duy lịch sử và hƣớng tiếp cận lý thuyết của nhân học biểu tƣợng, nhân
học tôn giáo, luận án tiến hành lý giải và phân tích các biểu tƣợng. Phân tích tổng hợp
từ nội bộ các tƣ liệu của quá trình điền dã cũng nhƣ tƣ liệu thành văn. Tất nhiên, với
hàng trăm ngôi chùa trong đối tƣợng cần đƣợc điền dã thì khối lƣợng tƣ liệu thu thập sẽ
là hàng nghìn, thậm chí hàng vạn. Nhƣ vậy, quá trình xác minh và phân tích cần một
khoảng thời gian rất dài. Trong hoàn cảnh này, luận án đã lƣợc bỏ dần những tƣ liệu
không cần thiết dựa trên việc kế thừa các kết quả đã đƣợc ghi nhận của các tác giả đi
trƣớc trong cùng vấn đề để quá trình tiến hành phân tích, tổng hợp đơn giản hơn. Sự “đi
tắt đón đầu” này cũng là cần thiết trong bối cảnh có rất nhiều nghiên cứu về Phật giáo ở
Thừa Thiên Huế nói chung, ngôi chùa Thừa Thiên Huế nói riêng cũng nhƣ mảng biểu
tƣợng đã đƣợc ghi nhận.
28
1.3.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh đối chiếu là phƣơng pháp cần thiết vì qua quá trình này những giả
thuyết liên quan đến đề tài đƣợc xác định đúng sai và mục tiêu của đề tài đƣợc làm
sáng tỏ. So sánh đối chiếu không chỉ từ nguồn tƣ liệu điền dã với tƣ liệu thành văn mà
còn trong nội bộ các tƣ liệu điền dã và nội bộ các tƣ liệu thành văn bởi vì có nhiều
phiên bản khác nhau cùng lý giải một nội dung. Ngoài ra, tƣ liệu thành văn viết về một
pho tƣợng, pháp khí, pháp phục thƣờng có nhiều dị bản vì thế công việc so sánh và đối
chiếu càng phải đƣợc tiến hành cẩn trọng hơn. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu còn đặt
biểu tƣợng vào đúng không gian và thời gian cụ thể, đúng bối cảnh xã hội để tìm ra ý
nghĩa và nội dung phù hợp. Và trên lát cắt đồng đại đó, ngôn ngữ biểu tƣợng đƣợc tìm
thấy, nét đặc trƣng của biểu tƣợng đƣợc phát hiện. Phƣơng pháp này phù hợp và cần
thiết với đối tƣợng nghiên cứu là biểu tƣợng khi chúng cần một cách nhìn lịch sử và cụ
thể. Đồng thời, nó cũng phù hợp với yêu cầu mà hƣớng tiếp cận lý thuyết của chuyên
ngành nhân học biểu tƣợng chỉ ra đó là đặt biểu tƣợng vào đúng hoàn cảnh, không
gian, thời gian và bối cảnh xã hội cụ thể để nghiên cứu, tìm hiểu.
1.3.5. Phương pháp liên ngành
Với đối tƣợng là ngôn ngữ biểu tƣợng liên quan đến Phật giáo nên những thao
tác liên ngành là công cụ “đủ” cho thành công của luận án. Trong phạm vi của luận án,
chúng tôi đề cập đến các phƣơng pháp logic, phƣơng pháp lịch sử cũng nhƣ các thao
tác trong mô hình cấu trúc luận hàm nghĩa và cách thức diễn giải của nhân học biểu
tƣợng. Vốn dĩ trong lý thuyết nghiên cứu biểu tƣợng đã nhắc đến các phƣơng pháp
trong mô hình cấu trúc luận hàm nghĩa để tránh đƣa biểu tƣợng đến sự mơ hồ và vô
tận. Trong luận án này, chúng tôi kế thừa những phƣơng án ấy. Bên cạnh đó, là một đề
tài thuộc chuyên ngành xã hội nhân văn, chọn đối tƣợng là biểu tƣợng tại các ngôi chùa
trong một khoảng không gian rộng và thời gian nghiên cứu đối tƣợng trải dài trên 400
năm vì vậy dựa trên quan điểm lịch sử luận án đặt biểu tƣợng vào đúng không gian và
thời gian cụ thể, xem xét biểu tƣợng trong từng hoàn cảnh cụ thể để tìm ra ý nghĩa của
chúng. Với khung nghiên cứu ấy, chúng tôi cũng tham khảo và vận dụng phƣơng pháp
nghiên cứu của Daniel Overmyer, đề xuất năm 1998 trong lĩnh vực khoa học nhân văn
là THF (Text, History & Field Work), tức là phối hợp sử dụng các văn bản, sử liệu kèm
theo với việc khảo sát thực tế. Đồng thời, công cụ của phƣơng pháp logic giúp sâu
chuỗi và tìm ra đƣợc ý nghĩa cơ bản nhất của biểu tƣợng.
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY
Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
CSVHVN. C1
CSVHVN. C1CSVHVN. C1
CSVHVN. C1
Huỳnh Thái
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ẩm thực 3 miền - powerpoint template
Ẩm thực 3 miền - powerpoint templateẨm thực 3 miền - powerpoint template
Ẩm thực 3 miền - powerpoint template
mrtomlearning
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcLuận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
Hoang Nguyen
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạmLuận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
Huỳnh Thái
 
Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01
Việt Anh Trần Nguyễn
 

What's hot (20)

Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
 
CSVHVN. C1
CSVHVN. C1CSVHVN. C1
CSVHVN. C1
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Ẩm thực 3 miền - powerpoint template
Ẩm thực 3 miền - powerpoint templateẨm thực 3 miền - powerpoint template
Ẩm thực 3 miền - powerpoint template
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên PhúcLuận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
Luận Văn Thạc Sĩ văn hóa về Quản lý lễ hội Làng Duyên Phúc
 
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đĐề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
Đề tài: Phát huy giá trị văn hóa nhà dài của người Êđê, HAY, 9đ
 
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
Luận án: Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích chùa Đậu huyện Thường Tín, Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạmLuận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
 
CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1CSVHVN C.2 Bài 1
CSVHVN C.2 Bài 1
 
Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01
 

Similar to Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt NamLuận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên 6795645.pdf
Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên 6795645.pdfTang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên 6795645.pdf
Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên 6795645.pdf
NuioKila
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
NuioKila
 
HÀNH LỄ CÁC NGHI THỨC HÀNH LỄ 8150091
HÀNH LỄ CÁC NGHI THỨC HÀNH LỄ 8150091HÀNH LỄ CÁC NGHI THỨC HÀNH LỄ 8150091
HÀNH LỄ CÁC NGHI THỨC HÀNH LỄ 8150091
nataliej4
 
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đLuận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng YênĐền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú ThọLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt NamLuận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
jackjohn45
 
Thang 10.2011 mail (1)
Thang 10.2011 mail  (1)Thang 10.2011 mail  (1)
Thang 10.2011 mail (1)
CÔNG TY TRANG SỨC EM VÀ TÔI
 
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
Chau Duong
 
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya) Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
nataliej4
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY (20)

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt NamLuận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
Luận án: Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam
 
Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên 6795645.pdf
Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên 6795645.pdfTang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên 6795645.pdf
Tang ma của người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên 6795645.pdf
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
HÀNH LỄ CÁC NGHI THỨC HÀNH LỄ 8150091
HÀNH LỄ CÁC NGHI THỨC HÀNH LỄ 8150091HÀNH LỄ CÁC NGHI THỨC HÀNH LỄ 8150091
HÀNH LỄ CÁC NGHI THỨC HÀNH LỄ 8150091
 
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đLuận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
Luận văn: Lễ Hằng Thuận trong cưới hỏi ở TPHCM hiện nay, 9đ
 
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng YênĐền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
 
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
Luận án: Các đàn miếu đại tự triều Nguyễn ở Huế (1802-1945)
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú ThọLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
 
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền TiênLuận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
Luận văn : Quá trình phục dựng di tích và lễ Hội Đền Tiên
 
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt NamLuận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
 
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
Di tích chùa châu lâm phường thụy khuê quận tây hồ thành phố hà nội 8543743
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Thang 10.2011 mail (1)
Thang 10.2011 mail  (1)Thang 10.2011 mail  (1)
Thang 10.2011 mail (1)
 
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
Cac ton giao dia phuong khai sinh tai an giang co vai tro doi voi su phat tri...
 
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya) Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
Giáo Án Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (14)

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

Luận án: Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Huế, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẶNG VINH DỰ NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC HUẾ - NĂM 2017
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẶNG VINH DỰ NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 62.31.03.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN MẠNH 2. TS. Đại đức LÊ QUANG TƢ HUẾ - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, ngày tháng năm 2017 Tác giả Đặng Vinh Dự
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này. Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin được gửi đến PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Đại đức Lê Quang Tư, những người đã giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án, cho tôi nhiều lời khuyên và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn tất chương trình theo đúng yêu cầu đặt ra. Xin tỏ lòng tri ân đến quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức tăng ni cùng quý bác tại các chùa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình điền dã, thu thập tư liệu thực hiện luận án. Trên hành trình ấy, tôi đã may mắn có được sự giúp đỡ không mệt mỏi của nhiều thầy cô giáo và bạn bè về mặt tư liệu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến NNC. Nguyễn Hữu Thông, NNC. Nguyễn Đắc Xuân, NNC. Lê Quang Thái, PGS.TS. Phan Thanh Bình vì những ý kiến, góp ý chân tình và quý báu. Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, thầy Cao Huy Hóa, NNC. Trần Đình Sơn, NCS. Nguyễn Phước Bảo Đàn, ThS. Lê Thọ Quốc đã giúp đỡ tôi về mặt tư liệu và hình ảnh. Xin được tri ân sự hỗ trợ về mặt văn bản của NCS. Lê Thị Thúy Hằng. Tôi sẽ không thể thực hiện được luận án nếu không có sự cảm thông, giúp đỡ vô điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần của bố, vợ, con gái và người thân trong gia đình, những người luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm cho tôi sức mạnh vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận án. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận án không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong Quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp tiếp tục góp ý để luận án ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN BAVH Bulletin des Amis du Vieux Hué (Những ngƣời bạn Cố đô Huế) GS. Giáo sƣ PGS. Phó giáo sƣ PL Phụ lục PL. Phật lịch NPĐ Niệm Phật đƣờng Nxb Nhà xuất bản Sđd Sách đã dẫn TCN Trƣớc Công nguyên Tp. Thành phố TS. Tiến sĩ ThS. Thạc sĩ Tr. Trang Tx. Thị xã UBND Ủy ban Nhân dân UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc)
  • 6. DANH MỤC PHỤ LỤC STT NỘI DUNG PL 1 Một số thuật ngữ chuyên môn dùng trong luận án PL 2 Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo 2.1 Phật Dƣợc Sƣ 2.2 Phật A Di Đà 2.3 Phật Ca Diếp 2.4 Văn Thù Sƣ Lợi Bồ Tát 2.5 Phổ Hiền Bồ Tát 2.6 Đại Thế Chí Bồ Tát 2.7 Ba mƣơi ba hình tƣợng Quán Thế Âm 2.8 Bát bộ Kim Cang 2.9 Thập nhị Thần Tƣớng 2.10 Ba mƣơi hai tƣớng tốt và tám mƣơi vẻ đẹp của Đức Phật 2.11 Cây bồ đề 2.12 Pháp luân 2.13 Bát bửu Phật giáo 2.14 Đài tọa 2.15 Bối quang 2.16 Các loại bục trong Phật giáo 2.17 Hƣơng 2.18 Mộc bản PL 3 Các dạng thức ngôn ngữ biểu tƣợng khác 3.1 Lƣỡng long triều nhật (nguyệt, chữ Vạn, pháp luân) 3.2 Cửu long hội ngộ 3.3 Phƣợng hoàng PL 4 Danh mục các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc xếp hạng di tích PL 5 Danh mục các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu, điền dã
  • 7. DANH MỤC TRANH ẢNH MINH HỌA STT NỘI DUNG PL 6 Các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế 6.1 Các ngôi chùa cổ qua tranh ảnh, đồ sứ ký kiểu 6.1.1 Đệ tứ cảnh Thiên Mụ Chung Thanh 6.1.2 Đệ cửu cảnh Vân Sơn Thắng Tích 6.1.3 Đệ thập thất cảnh Giác Hoàng Phạm Ngữ 6.1.4 Chùa Vinh Hòa (Núi Linh Thái – Cửa biển Tƣ Dung) trên đồ sứ ký kiểu thời chúa Nguyễn Phúc Chu 6.2 Các ngôi chùa đƣợc xếp hạng di tích 6.2.1 Chùa Giác Lƣơng đƣợc xếp hạng di tích quốc gia về giá trị kiến trúc, nghệ thuật năm 1992 6.2.2 Chùa Thanh Quang cùng với Văn Thánh và đình làng Thủy Dƣơng đƣợc xếp hạng di tích quốc gia về giá trị kiến trúc, nghệ thuật năm 1999 6.2.3 Chùa Thủ Lễ đƣợc xếp hạng di tích cấp tỉnh về giá trị kiến trúc, nghệ thuật năm 2012 6.2.4 Chùa Cảnh Phƣớc đƣợc xếp hạng di tích cấp tỉnh về giá trị kiến trúc, nghệ thuật năm 2016 6.3 Các ngôi danh lam cổ tự và Niệm Phật đƣờng 6.3.1 Chùa Viên Thông đƣợc ngài Liễu Quán lập năm 1695 6.3.2 Chùa Sùng An 6.3.3 Chùa Từ Hiếu 6.3.4 Niệm Phật đƣờng Lại Ân đƣợc xây dựng trên nền cũ chùa Sùng Hóa PL 7 Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế 7.1 Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo 7.1.1 và 7.1.2 Hình tƣợng Đức Phật tại chùa Thiền Tôn và chùa Tra Am 7.1.3 Hình tƣợng Đức Phật tại chùa Bồ Điền 7.1.4 Hình tƣợng Đức Phật tại chùa Ba La Mật 7.1.5 Hình tƣợng Phật Di Lặc tại chùa Thiên Mụ 7.1.6 Hình tƣợng Quán Thế Âm Bồ Tát đƣợc tôn trí phía trƣớc chùa Thiện Khánh 7.1.7 Hình tƣợng Vi Đà Thiên Tôn tại chùa Thuyền Lâm 7.1.8 Hình tƣợng Vi Đà Thiên Tôn trên tam quan chùa Trúc Lâm
  • 8. 7.1.9 Thập điện Diêm Vƣơng tại chùa Quốc Ân 7.1.10 Thập bát La Hán bằng tre thếp vàng (1896) tại chùa Thánh Duyên 7.1.11 Khám thờ Tam Thế Phật tại chùa Thiên Mụ 7.1.12 Khám thờ chân dung, long vị Tổ sƣ Nguyên Thiều và liệt Tổ tại chùa Quốc Ân 7.1.13 và 7.1.14 Trống chùa Đông Thuyền, chuông chùa (1815) Thiên Mụ 7.1.15 và 7.1.16 Chiếc trống cổ có niên đại Cảnh Hƣng thứ 28 (1767) tại chùa Thiên Lƣơng và trang trí trên đại hồng chung thời Tây Sơn (1791) tại chùa La Chữ 7.1.17 và 7.1.18 Bình Trung Quán Khánh (1677) tại chùa Thiên Mụ và khánh đá chùa Từ Hiếu 7.1.19 Y bát (chùa Tây Thiên) 7.1.20 Tam quan chùa Thiên Mụ những năm đầu thế kỷ XX 7.1.21 Tam quan chùa Thiên Mụ năm 2010 7.1.22 Tam quan chùa Diệu Viên 7.1.23 Biểu tƣợng hoa sen đƣợc dùng trong trang trí tại chùa Diệu Đức hiện nay 7.2 Ngôn ngữ biểu tƣợng có yếu tố Nho giáo, Lão giáo, văn hóa Champa và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam 7.2.1 Hình tƣợng Ngọc Hoàng Thƣợng Đế tại chùa Cảnh Phƣớc 7.2.2 Hình tƣợng Ngọc Hoàng Thƣợng Đế tại chùa Ba Đồn 7.2.3 và 7.2.4 Hình tƣợng Quan Thánh Đế Quân tại chùa Quốc Ân và chùa Hội Thƣợng 7.2.5 và 7.2.6 Tƣợng Phật tại chùa Thành Trung và chùa Ƣu Điềm dƣới dạng “cốt Chăm bì Việt” 7.2.7 Hình tƣợng Thiên Y A Na tại chùa Vạn Phƣớc 7.2.8 Hình tƣợng Thiên Y A Na tại chùa Thuyền Lâm PL 8 Đặc trƣng và việc bảo tồn ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay 8.1 Lễ dâng cúng hoa quả lên Đức Phật năm 1792-1793 của cƣ dân Thuận Quảng 8.2 “Thời kinh sáng” tại khuôn hội Phật giáo Thuận Hóa 8.3 Rồng trên trần Đại Hùng bảo điện chùa Diệu Đế 8.4 Lƣỡng long triều hổ phù đội chữ Vạn tại chùa Báo Quốc 8.5 Rồng trên Phổ Thành tự chung tại chùa Hà Trung 8.6 Long mã khảm sành sứ tại chùa Giác Lƣơng
  • 9. 8.7 Long mã khảm sành sứ tại chùa Kim Tiên 8.8 Khảm sành sứ tại Đại Hùng bửu điện chùa Linh Quang 8.9 Kinh văn khảm sành sứ trên nóc chánh điện chùa Từ Đàm 8.10 Kinh văn đƣợc dùng để trang trí tại Đại Hùng bửu điện chùa Từ Hiếu 8.11 Trang trí “ô hộc – thi kệ” tại Đại Hùng bảo điện chùa Thánh Duyên 8.12 Sau phong trào chấn hƣng Phật giáo (đầu thế kỷ 20), điện Phật các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc đơn giản tối đa (Gian giữa Đại Hùng bảo điện chùa Từ Đàm chỉ thờ mỗi hình tƣợng Đức Phật) 8.13 và 8.14 Tƣợng Kim Cang tại chùa Diệu Đế năm 2010 và 2012 8.15 Án thờ Quan Thánh Đế Quân tại chùa Thiền Tôn 8.16 Đại Hùng bảo điện chùa Tƣờng Vân ngày nay
  • 10. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 4. Nguồn tƣ liệu ......................................................................................................4 5. Đóng góp của luận án .........................................................................................5 6. Bố cục của luận án..............................................................................................6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........................7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................7 1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài ..............................................................15 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................26 1.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ...................................................................29 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................36 CHƢƠNG 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ.....................................................38 2.1. Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo.....................................................................39 2.2. Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa có yếu tố Nho giáo, Lão giáo, văn hóa Champa và tín ngƣỡng dân gian Việt Nam.............................................63 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................74 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ.....................................................75 3.1. Không gian văn hóa tạo nên ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế.................................................................................................75 3.2. Các đặc điểm cơ bản......................................................................................84 3.3. Các giá trị cơ bản .........................................................................................100 Tiểu kết chƣơng 3 ...............................................................................................109 CHƢƠNG 4. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ ĐỊNH HƢỚNG BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGÔN NGỮ BIỂU TƢỢNG TẠI CÁC NGÔI CHÙA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY..............................................................................................................110 4.1. Các hình thức biến đổi của ngôn ngữ biểu tƣợng........................................111
  • 11. 4.2. Nguyên nhân của sự biến đổi ngôn ngữ biểu tƣợng ...................................115 4.3. Hệ quả của sự biến đổi ngôn ngữ biểu tƣợng .............................................123 4.4. Định hƣớng bảo tồn, phát huy các giá trị của ngôn ngữ biểu tƣợng ...........126 Tiểu kết chƣơng 4.............................................................................................133 KẾT LUẬN.............................................................................................................134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................................................................138 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................139 PHỤ LỤC
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo hiện diện ở Thừa Thiên Huế có thể chƣa xác định đƣợc thời điểm cụ thể vì khi mảnh đất này là một phần của quốc gia Đại Việt (1307), đạo từ bi đã tồn tại trong đời sống tín ngƣỡng của cộng đồng cƣ dân Chăm vốn sinh sống nơi đây. Cũng chính vì vậy lúc Thuận Hóa – Phú Xuân trở thành thủ phủ rồi kinh đô của một xứ, một quốc gia, đạo Phật đã tạo đƣợc sự ảnh hƣởng rộng lớn, lan tỏa và gắn chặt vào đời sống tinh thần của ngƣời dân Thừa Thiên Huế. Tƣ chất thiền môn phảng phất trong nếp sinh hoạt hằng ngày, lời ăn, tiếng nói, quan niệm tâm linh… của ngƣời dân và cũng tạo đƣợc sự ảnh hƣởng đến các lĩnh vực kiến trúc, nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, điêu khắc. “Dù là những Phật tử đã làm lễ quy y, thọ giới hay chỉ là những lương dân bình thường, niềm tín mộ đạo Phật vẫn có trong tiềm thức” [153, tr.16]. Trong chuỗi giá trị ấy, sự tác động rõ ràng nhất chính là hình ảnh những ngôi chùa. Chùa hiện diện trong đời sống cƣ dân làng quê, hòa mình vào cảnh vật núi đồi, “chùa gắn vào tổng thể kiến trúc Huế trọn vẹn, hài hòa như chính đạo Phật đã hòa tan vào lòng đời, lòng người xứ Huế” [153, tr.8]. Cùng với ngôi chùa là các biểu tƣợng gắn liền với nó tạo nên sự tĩnh tại, an nhiên lan tỏa vào cộng đồng, đem lại sức sống và niềm tin cho con ngƣời trƣớc giông bão. Hình ảnh Đức Phật, Bồ Tát giúp ngƣời dân an tâm trƣớc sóng gió cuộc đời. Bƣớc qua mỗi cổng tam quan, tín đồ, khách hành hƣơng cảm thấy nhẹ mình khi bỏ lại đằng sau những muộn phiền phàm tục. Giá trị của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa rất khó định hình, nhƣng thực tế, nó hiện diện trong từng không gian của ngôi tự, dù đó là chùa công hay chùa làng, Niệm Phật đƣờng hay chùa tổ. Bởi lẽ, ngôn ngữ biểu tƣợng là triết lý, là lời dạy của Đức Phật về cuộc sống, nhân sinh quan ẩn hiện qua những hình ảnh, tƣợng thờ. Ngôn ngữ biểu tƣợng của ngôi chùa nơi đây cũng hàm ẩn cách nhìn của ngƣời dân bản xứ qua nhãn quan đạo Phật để tạo nên phong cách, đặc trƣng vùng miền. Ngôn ngữ biểu tƣợng “là ngôn ngữ mang tính toàn cầu duy nhất mà con người từng biết. Nó là ngôn ngữ được sử dụng trong những câu chuyện thần thoại đã có 5000 năm tuổi và trong những giấc mơ của con người hiện đại. Cho dù ở Ấn Độ hay Trung Quốc, ở New York hoặc Paris, ngôn ngữ biểu tượng đều giống nhau” [44,
  • 13. 2 tr.164]. Bên cạnh việc phản ánh triết lý, nhân sinh quan của đạo Phật, thể hiện dấu ấn của Phật giáo Thừa Thiên Huế trên các phƣơng diện mỹ thuật, hội họa, kiến trúc… ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế còn khắc họa rõ nét sắc thái văn hóa đặc trƣng của tiểu vùng văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế. Đó là sự giao thoa giữa văn hóa Champa và văn hóa Phật giáo, văn hóa – mỹ thuật thời Nguyễn và văn hóa Phật giáo, văn hóa dân gian và văn hóa Phật giáo hay cách biểu hiện của mô hình Tam giáo đồng nguyên (Nho, Phật, Lão)… trong các biểu tƣợng đƣợc phối thờ, trang trí… Ngoài ra, sự thống nhất về ngôn ngữ biểu tƣợng tại các Niệm Phật đƣờng cũng là một nét riêng đáng lƣu ý, phản ánh quan điểm về thời kỳ chấn hƣng Phật giáo ở Thừa Thiên Huế đầu thế kỷ XX. Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế có tầm quan trọng nhƣ vậy, nhƣng trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay giá trị của nó tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đang bị biến dạng, thay đổi theo xu hƣớng tiện nghi, đơn điệu, đồng nhất, tô điểm màu sắc sặc sỡ hơn là ý nghĩa tâm linh, sâu lắng của triết lý nhà Phật. Bởi vậy, nghiên cứu về ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế là rất cần thiết để giữ gìn, bảo tồn vốn sắc thái văn hóa đặc trƣng, một thành tố cấu thành giá trị của “tiểu vùng” văn hóa Thừa Thiên Huế. Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài “Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế”, luận án mong muốn đạt đƣợc những mục đích sau đây: Thứ nhất, luận án khảo sát tổng thể, phân loại các dạng thức, motif biểu tƣợng. Từ đó, luận án lý giải nguồn gốc và ý nghĩa của các biểu tƣợng đƣợc sử dụng trong kiến trúc, hội họa, điêu khắc, đồ tƣợng, pháp khí, trang phục tại các ngôi chùa. Thứ hai, mô thức hoá các motif đƣợc dùng và xa hơn là chỉ ra dấu ấn sự giao thoa, quyện hoà giữa văn hoá Phật giáo với văn hoá cung đình, văn hóa Champa, văn hóa dân gian Việt Nam trên vùng đất Thuận Hóa, Phú Xuân xƣa và Thừa Thiên Huế ngày nay. Thứ ba, luận án góp thêm tƣ liệu về nghiên cứu biểu tƣợng tại các ngôi chùa Phật giáo ở tiểu vùng văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế cho chuyên ngành dân tộc học/nhân học. Cùng với mục đích đó, luận án cung cấp những cứ liệu khoa học
  • 14. 3 về kiến trúc, motif trang trí, biểu tƣợng nhằm phục vụ cho việc trùng tu, phục hồi các biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, luận án tìm hiểu, nghiên cứu, phân loại và đối sánh các biểu tƣợng tại các dạng chùa qua đó tìm ra những đặc trƣng, ý nghĩa, giá trị về cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt. Luận án đồng thời cũng đặt những biểu tƣợng ấy trong không gian văn hóa của vùng đất, xem xét nó trong chiều đồng đại và lịch đại để thấy rõ hơn giá trị, sự giao thoa và tính tiếp biến văn hóa của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, luận án còn xem xét ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hiện nay để thấy đƣợc sự biến đổi về mặt hình thức, nội dung và giá trị biểu đạt. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu ngôn ngữ biểu tƣợng tại năm dạng chùa: chùa làng, tổ đình, chùa công, Niệm Phật đƣờng và các dạng chùa còn lại1 . Tuy vậy, để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận án tập trung vào những biểu tƣợng ở dạng vật thể hiện diện phổ biến và tiêu biểu trên kiến trúc, tƣợng thờ, pháp khí, pháp phục… Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các chùa Phật giáo theo hệ phái Nam tông xuất hiện khá muộn ở Thừa Thiên Huế (cuối những năm 1950) [46, tr.15] nên luận án xin không đề cập đến trong công trình nghiên cứu này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Giới hạn về không gian nghiên cứu Luận án chọn “các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế” tức là chọn các ngôi chùa thuộc phạm vi địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Tuy nhiên, luận án tập trung khảo sát những ngôi chùa tiêu biểu trong 5 dạng chùa đƣợc nêu trên. Cụ thể với chùa làng có: Thành Trung, Ƣu Điềm, Thanh Quang, Hà Trung, Sùng An [PL 6.3.2], Bồ Điền, Hạ Lang, Cảnh Phƣớc…; tổ đình gồm: Thiền Tôn, Từ Đàm, Quốc Ân, Viên Thông [PL 6.3.1], Tƣờng Vân, Từ Hiếu [PL 6.3.3], Thuyền Lâm, Tây Thiên…; chùa công gồm: Thiên Mụ, Thánh Duyên, Diệu Đế, Linh Quang…; Niệm Phật đƣờng gồm: Dƣơng 1 Năm dạng chùa này đƣợc trình bày cụ thể ở mục 1.4.4.2. Các dạng chùa cơ bản ở Chƣơng 1.
  • 15. 4 Biều, Hội Thƣợng, Bác Vọng Tây, Lại Ân [PL 6.3.4]… Và các dạng chùa còn lại gồm: Viên Giác, Trúc Lâm, Từ Ân, Vạn Phƣớc, Tra Am, Ba La Mật, Diệu Đức, Diệu Viên, Thiên Hòa, Tịnh Giác… 3.2.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu Mục tiêu của luận án đặt ra là tìm hiểu những nét đặc trƣng của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Do vậy, thời gian nghiên cứu tập trung chính từ năm 1601 khi chùa Thiên Mụ đƣợc trùng hƣng kéo dài đến những năm 1950 khi mô hình Niệm Phật đƣờng định hình đƣợc khuôn mẫu cơ bản. Trên cơ sở đó, thời gian nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa đƣợc xác định trong những năm gần đây, dƣới tác động của quá trình đổi mới, xu thế bê tông hóa phá bỏ những mô thức truyền thống của kiến trúc gỗ, tƣợng thờ, biểu tƣợng trang trí tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. 4. Nguồn tƣ liệu 4.1. Tƣ liệu thành văn Để hoàn thành luận án, trước tiên chúng tôi sử dụng các công trình nghiên cứu khoa học ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Với nội dung về lý thuyết biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng, nhân học biểu tƣợng, nhân học tôn giáo nên các tài liệu nghiên cứu của các nhà nhân học nhƣ Leslie A. White, C.Geertz, V.Turner, R.Firth… và các công trình biên khảo, bài viết khoa học của tác giả trong nƣớc đƣợc chúng tôi tham khảo, trích dẫn để lý giải vấn đề luận án đặt ra. Ngoài ra, nội dung ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo là sự tổng hợp và so sánh của các nguồn tƣ liệu đa ngành, đa lĩnh vực từ khảo cổ học, dân tộc học/nhân học, mỹ thuật, kiến trúc, điêu khắc, lịch sử, tôn giáo, của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Từ những công trình của Meher McArthur, R. Fisher, Mạc Chấn Lƣơng… đến Hà Văn Tấn, Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền, Đinh Hồng Hải, Nguyễn Tuệ Chân, Lý Lƣợc Tam - Huỳnh Ngọc Trảng... Bên cạnh đó, với nội dung trực tiếp đƣợc đề cập là ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế nên những công trình nghiên cứu tiêu biểu của tác giả Nguyễn Hữu Thông, Thích Hải Ấn - Hà Xuân Liêm… đƣợc chúng tôi quan tâm tham khảo cùng với các bộ từ điển từ chuyên ngành biểu tƣợng hay chuyên sâu về Phật giáo. Thứ hai, luận án sử dụng nguồn tƣ liệu chính thống của triều Nguyễn và các công trình địa chí, biên khảo của các tác giả xƣa và nay viết về thời kỳ này. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục... hay Ô Châu cận lục
  • 16. 5 (Dƣơng Văn An), Nam Triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Thần kinh nhị thập cảnh (vua Thiệu Trị), Châu Bản Triều Nguyễn – Tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945 (Lý Kim Hoa)… đƣợc chúng tôi khai thác trong việc dựng nên bức tranh làm nền khi nghiên cứu biểu tƣợng. Thứ ba, luận án của các tác giả nghiên cứu trong cùng vấn đề hoặc liên quan đến vấn đề biểu tƣợng, Phật giáo, chùa ở Thừa Thiên Huế nhƣ Trần Lâm Biền, Nguyễn Văn Hậu, Đinh Hồng Hải, Nguyễn Thị Thanh Mai, Tạ Quốc Khánh, Nguyễn Duy Phƣơng… đƣợc chúng tôi tham khảo khi nghiên cứu. Thứ tư, các bài viết trên các tạp chí khoa học, hội thảo, website chuyên ngành. Từ các tạp chí Những người bạn Cố đô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hué – BAVH), tạp chí Huế Xưa & Nay, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, tạp chí Liễu Quán, tạp chí Văn hóa Phật giáo Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo… hay các hội thảo có chủ đề về mỹ nghệ thuật kiến trúc lịch sử văn hóa nói chung và văn hóa Huế, văn hóa Phật giáo nói riêng, website chuyên ngành văn hóa, Phật học… đều đƣợc chúng tôi chắt lọc, khảo cứu khi thực hiện luận án. 4.2. Tƣ liệu điền dã Đây là những tƣ liệu bằng hình ảnh về các chùa đƣợc nghiên cứu nói chung và mảng biểu tƣợng nói riêng. Bên cạnh đó là tƣ liệu âm thanh các cuộc phỏng vấn tăng, ni các chùa trong quá trình điền dã cũng nhƣ các nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Đắc Xuân, Dƣơng Phƣớc Thu, Trần Đình Sơn... Ngoài ra, những tƣ liệu phim về biểu tƣợng Phật giáo nói chung và biểu tƣợng tại các công trình di tích, chùa ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế cũng đƣợc chúng tôi đối sánh trong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt khoa học Với việc kế thừa những thành quả của các tác giả đi trƣớc trong cùng vấn đề nghiên cứu và trên cơ sở các lý thuyết của dân tộc học/nhân học, văn hóa học, tôn giáo học về biểu tƣợng, luận án Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể nhƣ sau: - Luận án giải mã ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế nhằm minh chứng, bổ sung thêm cho các lý thuyết trong nhân học biểu tượng, nhân học tôn giáo và các lý thuyết liên quan với trƣờng hợp nghiên cứu biểu tƣợng ở một cộng đồng văn hóa cụ thể.
  • 17. 6 - Bên cạnh đó, luận án góp phần làm rõ hơn, phong phú hơn đặc trƣng văn hóa Thừa Thiên Huế trong sự giao thoa giữa văn hóa cung đình và văn hóa Phật giáo; sự giao thoa giữa văn hóa dân gian, văn hóa làng với văn hóa Phật giáo; sự hòa quyện giữa tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên và văn hóa Phật giáo; sự kết hợp “Tam giáo đồng nguyên” trong các biểu tƣợng Nho, Phật, Lão. Đồng thời, khẳng định đặc trƣng của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. 5.2. Về mặt thực tiễn Ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc tập hợp, lý giải một cách hệ thống và mang tính khoa học. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cứ liệu trong quá trình trùng tu, tôn tạo các ngôi chùa, đặc biệt về mặt trang trí, biểu tƣợng thực chất hơn, tránh rơi vào sự kệch cỡm, đua đòi của thị hiếu tôn sùng sức mạnh đồng tiền khi cố gắng phá bỏ cái cũ để xây dựng cái mới càng to càng hoành tráng đang phổ biến hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (65 trang), nội dung của luận án bao gồm 4 chƣơng (127 trang). Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và khái quát về địa bàn nghiên cứu (31 trang) Chƣơng 2. Những biểu hiện của ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế (37 trang). Chƣơng 3. Đặc điểm và giá trị của ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế (35 trang) Chƣơng 4. Sự biến đổi và định hướng bảo tồn, phát huy giá trị ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế hiện nay (24 trang)
  • 18. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về lý thuyết liên quan đến đề tài Vấn đề lý thuyết về biểu tƣợng và liên quan đến biểu tƣợng nhận đƣợc sự quan tâm của các tác giả ngoài nƣớc ở những khoảng thời gian khác nhau. Giai đoạn trƣớc năm 1975, Emile Durkheim, Max Weber, Bronislaw Malinowski, Claude Lévi-Strauss, Leslie A. White, Raymond Firth, Clifford Geertz, Roland Barthes hay Victor Turner… thông qua các công trình nghiên cứu của mình đã luận giải về khái niệm biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng, sự liên hệ giữa kí hiệu học và khoa học nghiên cứu biểu tƣợng trên nền tảng cấu trúc luận hay qua nhân học biểu tƣợng và nhân học tôn giáo... Đáng chú ý, nếu Leslie A. White đề cao vai trò của biểu tƣợng nhƣ một thành tố của văn hóa trong công trình The Science of Culture: A study of man and civilization (1949) thì C. Geertz, R. Firth và đặc biệt V. Turner lại nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc độ nhân học. Trong khi V. Turner tỉ mỉ với kỹ thuật diễn giải các biểu tƣợng, chỉ ra cách thức đi sâu lý giải biểu tƣợng từ biểu tƣợng “ám chỉ” cho đến biểu tƣợng “cô đọng” trong The Forest of Symbols: Aspects of Ndembu (1967) thì Symbols public and private (1973) của R. Firth vừa có cách nhìn tổng quan đến cụ thể khi nhắc đến đối tƣợng này. Ông cho rằng “các nhà nhân học được trang bị để giải thích ý nghĩa của các biểu tượng trong các nền văn hóa mà họ đang nghiên cứu, và để sử dụng những lý giải như những phương tiện trung gian để hiểu xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội” [160, tr.25]. Bên cạnh đó, hƣớng tiếp cận liên ngành khi nghiên cứu biểu tƣợng cũng đƣợc chú ý mà tiêu biểu là việc sử dụng cấu trúc luận trong ngôn ngữ học và kí hiệu học. Vốn đƣợc sáng lập bởi nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ - Ferdinand de Saussure (1857 - 1913), cấu trúc luận đƣợc phát triển bởi nhiều tác giả ở các chuyên ngành khác nhƣ Roland Barthes (1973) hay L.T.Hjelmslev, Iu.M Lotman. Theo cấu trúc này, biểu tƣợng đƣợc giải mã với những tầng nghĩa nhất định, dễ khám phá. Có thể nói chính lý thuyết của các tác giả trong giai đoạn này đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu biểu tƣợng chuyên sâu trong giai đoạn sau năm 1975 mà đỉnh cao là thập niên 1980 khi
  • 19. 8 nhân học biểu tƣợng đƣợc xem nhƣ chìa khóa giải mã biểu tƣợng, thành tố cấu thành văn hóa của các dân tộc. Sau năm 1975, lý thuyết biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng trong tôn giáo tiếp tục nhận đƣợc quan tâm và lý giải của các học giả ngoài nƣớc. Bên cạnh đó, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện những công trình biên dịch và các luận án liên quan đến các lý thuyết nêu trên. Với mảng lý thuyết biểu tƣợng và ngôn ngữ biểu tƣợng, các tác giả nƣớc ngoài trên nền tảng đã đƣợc định hình tiếp tục luận bàn về nội dung của hai thuật ngữ này đặc biệt là ngôn ngữ biểu tƣợng. Nếu Edmund Leach quan niệm đối với nhân học, “ngôn ngữ là một phần của văn hóa, chứ không phải là một đối tượng nghiên cứu tự thân” [76, tr.217] thì Erich Fromm xem ngôn ngữ biểu tƣợng là loại hình tiếng nói xuyên thời gian và không gian. Đa số các nghiên cứu đều thống nhất ngôn ngữ biểu tƣợng là một thành tố của đời sống văn hóa và xã hội loài ngƣời, tìm hiểu về ngôn ngữ biểu tƣợng cũng là một hƣớng đi tìm về với văn hóa của nhân loại. Tuy vậy, nghiên cứu biểu tƣợng với nền tảng lý thuyết diễn giải biểu tượng từ vị trí đƣợc xem là chìa khóa mở ra những hƣớng đi mới cho khoa học xã hội nhân văn lý giải các thành tố văn hóa lại trở nên vô định do tính chất rộng lớn, biến thiên của biểu tƣợng. Đã có những hƣớng đi mới trong tiếp cận biểu tƣợng nhƣng diễn giải biểu tượng vẫn là hƣớng đi khả dĩ nhất. Trong giai đoạn này, hƣớng tiếp cận biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng thông qua lý thuyết của nhân học biểu tƣợng và nhân học tôn giáo có những thành quả đáng lƣu tâm. Các tác giả trong nhân học biểu tƣợng đặt vấn đề xem biểu tƣợng là một thành tố của văn hóa nhƣ David Schneider hay tiếp tục diễn giải biểu tƣợng nhƣ C. Geertz thì trong nhân học tôn giáo, biểu tƣợng đƣợc nghiên cứu khá chuyên biệt nhƣ là một thực thể của tôn giáo. Nếu trƣớc đó, C.Geertz đã xem tôn giáo là tập hợp của hệ thống biểu tƣợng thì E. Fromm cũng khẳng định “tôn giáo đã diễn đạt bằng loại ngôn ngữ khác với loại ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống đời thường, nghĩa là chúng diễn đạt bằng ngôn ngữ biểu trưng” [44, tr.164]. Những nghiên cứu của E.E. Evans- Pritchard, Mary Douglas, Victor Tuner, Clifford Geertz, Robert N. Bellah, Talal Asad, Charles F. Keyes… đều hƣớng đến việc lý giải biểu tƣợng, đặc biệt là biểu tƣợng thiêng trong tôn giáo. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các lý thuyết nghiên cứu trong chuyên ngành này đa phần xuất phát từ tôn giáo phƣơng Tây nên trong một thời gian dài việc vận dụng để giải quyết biểu tƣợng ở các tôn giáo không phải phƣơng Tây có
  • 20. 9 nhiều khó khăn. Đi liền với thực tế ấy, biểu tƣợng trong văn hóa Phật giáo hẳn nhiên vẫn chƣa thể có một lý thuyết tƣơng đối để giải quyết một cách thuyết phục. Ở Việt Nam, dẫu vẫn biết “Dân tộc học là Nhân học ở các nền khoa học của các quốc gia nói tiếng Anglo-Xacxông và trái lại, Nhân học là Dân tộc học ở các quốc gia còn lại” [75] nhƣng do sự ra đời muộn của ngành Nhân học nên các lý thuyết nghiên cứu biểu tƣợng hay biểu tƣợng tôn giáo lại càng muộn hơn. Mãi đến đầu những năm 2000 đi cùng với các công trình biên dịch về lý thuyết của các tác giả nƣớc ngoài đƣợc công bố thì vấn đề lý thuyết nghiên cứu biểu tƣợng mới xuất hiện trong các luận án của các tác giả Việt Nam nhƣ luận án của Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đinh Hồng Hải... Đáng chú ý là luận án Ngôn ngữ biểu tượng trong đời sống văn hóa của người Cơtu (2011) của Đinh Hồng Hải đã thể hiện tính mới (trong bối cảnh của Việt Nam) về lý thuyết và phƣơng pháp luận nghiên cứu dƣới góc nhìn nhân học biểu tƣợng và lý thuyết biến đổi văn hóa trong khung lý thuyết tiến hóa đa tuyến để tìm hiểu văn hóa tộc ngƣời Cơtu. Các tác phẩm dịch trong giai đoạn này cũng là những bổ sung quý giá về lý thuyết cho việc nghiên cứu biểu tƣợng vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đi đầu có thể kể đến các công trình của tập thể nhƣ Trƣờng viết văn Nguyễn Du (Hà Nội), Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, cá nhân Đinh Hồng Hải… đã tập hợp và biên dịch về lý thuyết biểu tƣợng, nhân học biểu tƣợng, nhân học tôn giáo của các tác giả Charles F. Keyes, Emile Durkheim, Max Weber, Claude Lévi-Strauss, Victor Turner, Clifford Geertz… 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu ngôn ngữ biểu tượng Phật giáo Để lý giải ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo theo đúng khung lý thuyết về ngôn ngữ biểu tƣợng thì chƣa có công trình nào đề cập cụ thể. Vấn đề này chỉ đƣợc giải quyết thông qua các chuyên ngành kiến trúc, hội họa, điêu khắc… Từ những nghiên cứu ấy, ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo đƣợc khắc họa tuy không chính thống nhƣng khá đầy đủ. Trong thời kỳ trƣớc năm 1975, các nghiên cứu ở dạng tổng quan, miêu tả sự phát triển của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản đến từ các tác giả ngoài nƣớc. Burgess. J (1915), M. Anesaki (1915), J.Ph.Vogel (1936)… chú tâm đến sự phát triển của các phong cách mỹ thuật và điêu khắc Phật giáo tại Ấn Độ (giai đoạn sớm ở Ấn Độ, điêu khắc Gandhara, Mauryan đến Shunga, Andhra, Kushan…) cũng nhƣ các trƣờng phái Amaravati, Gupta... hay Nhật Bản. Đôi lúc xuất hiện một vài công trình dạng chuyên sâu nhƣ: The Swastika (1894) của
  • 21. 10 Thomas Wilson nghiên cứu về chữ Vạn; The dragon in China and Japan (1913) của M.W.De Visser miêu tả diễn trình từ hình tƣợng Naga trong Phật giáo đến sự phát triển hình tƣợng rồng trong các nền văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản; The Chinese Dragon (1923) của L.Newton Hayes nhắc đến các hình dạng khác nhau của con rồng Trung Hoa hay kiến thức tổng quan dạng từ điển nhƣ A dictionary of Symbols (1971) của J.E.Cirlot cũng đề cập đến những nội dung khác nhau của biểu tƣợng trong đó có các biểu tƣợng Phật giáo. Ngôn ngữ biểu tƣợng Phật giáo đƣợc nghiên cứu chi tiết hơn từ năm 1975 đến nay thông qua nhiều lĩnh vực của các tác giả ngoài nƣớc cũng nhƣ trong nƣớc. Tuy không trực diện đề cập đến mảng đề tài ngôn ngữ biểu tƣợng nhƣng các công trình nghiên cứu cũng đã khảo tả những nội hàm khác nhau từ tổng quan đến cụ thể nghệ thuật Phật giáo. Với các tác giả nƣớc ngoài, những công trình tổng quan mô tả tiến trình phát triển nghệ thuật Phật giáo qua các nền văn hóa phƣơng Đông của Robert E. Fisher (2002), Meher McArthur (2005), Sherman E. Lee (2007), M.K.O’Riley (2005)… hay dấu ấn Trung Hoa trong nghệ thuật Phật giáo qua tranh tƣợng, pháp khí… của Tiêu Mặc (2002), Nghiệp Lộ Hoa - Trƣơng Đức Bảo - Từ Hữu Vũ (2001), Mạc Chấn Lƣơng (2009)… đã phần nào khắc họa đƣợc bức tranh về nghệ thuật Phật giáo nói chung và đồ tƣợng Phật giáo nói riêng. Chi tiết hơn, các công trình, bài viết của các tác giả trong nƣớc đề cập sâu hơn nghệ thuật Phật giáo tại Việt Nam nói chung và hệ thống đồ tƣợng Phật giáo nói riêng tại các ngôi chùa Việt. Nếu Lý Lƣợc Tam, Huỳnh Ngọc Trảng tỉ mỉ trong Tượng Phật Trung Quốc (1996) thì Nguyễn Tuệ Chân có những góc nhìn khá đặc biệt về nghệ thuật Phật giáo trong các công trình biên dịch của mình. Phật tƣợng trong các ngôi chùa Việt và những đổi thay ở từng chánh điện, vùng đất mà ngôi chùa hiện hữu đƣợc khảo cứu qua các nghiên cứu của Trần Lâm Biền (1996), Chu Quang Trứ (2001, 2016), Chu Minh Khôi (2015). Trong hệ thống đồ tƣợng Phật giáo, chƣ Phật, Bồ Tát, La Hán… đƣợc nghiên cứu với nhiều góc độ trong các công trình từ tổng quan đến chi tiết của các tác giả nhƣ Lệ Nhƣ Thích Trung Hậu (2008), Phấn Tảo Y Lang (2014), Đinh Hồng Hải (2015)… Tập trung nhất, hình tƣợng Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ Tát Quán Thế Âm nhận đƣợc sự quan tâm lớn của nhiều tác giả nhƣ Chun-fang Yu (2001), J.C.Holt (1993), Nancy Wilson Ross (2005), Gilles Béguin (2010), Hoàng Phong (2011), Nguyễn Thanh
  • 22. 11 Chƣơng (2010), Thích Thông Huệ (2005), Chu Nhạc Trại (2010)… Nếu hình tƣợng Đức Bổn Sƣ đã đƣợc định hình nhƣ N.W. Ross nhận định: “Trên phần lớn của thế giới phương Đông, hình ảnh Đức Phật cũng tương đương với hình ảnh của Chúa Kitô ở phương Tây, nhưng lại được trình bày một cách đa dạng hơn rất nhiều” [108, tr.141] thì hình tƣợng Bồ Tát Quán Thế Âm mang phong cách đặc trƣng của văn hóa Việt đƣợc khắc họa một cách rất riêng. Các nghiên cứu về Bồ Tát Quán Thế Âm đều nhấn mạnh đến sự hòa nhập giữa đức từ bi trong Phật giáo với văn hóa nông nghiệp trọng nữ của Việt Nam nhƣ các nghiên cứu của Trang Thanh Hiền (2005) và (2011), Đoàn Thị Mỹ Hƣơng (2014), Nguyễn Hữu Thông - Nguyễn Phƣớc Bảo Đàn (2015)… Pháp khí, pháp phục và các dạng biểu tƣợng khác nhƣ hoa sen, chữ Vạn, tháp Phật, tháp mộ, khám Phật, chuông, khánh, trống, bát… cũng là những đối tƣợng đƣợc quan tâm trong các công trình nghiên cứu của Lama Anagarika Govinda (1996), David & Michiko Young (2007), Tuệ Chân (2008), Trần Quang Đức (2013), Nguyễn Duy Hinh (2013), Trịnh Bách (2014), Chu Quang Trứ (2001, 2016), Thích Tín Nghĩa (2016), Thích Nhật Từ (2016)... Những nghiên cứu này bƣớc đầu đề cập đến ngôn ngữ biểu tƣợng trong Phật giáo, khắc họa chi tiết các thành tố cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu dƣới góc độ nghệ thuật, hội họa, điêu khắc. Bên cạnh các nghiên cứu về đồ tƣợng, pháp khí, trang phục… Phật giáo thì những nghiên cứu về các biểu tƣợng có nguồn gốc Nho giáo, Lão giáo, tín ngƣỡng dân gian nhƣ hình tƣợng Ngọc Hoàng, Quan Thánh Đế Quân, Thiên Y A Na, tứ linh, long mã, con dơi, cá, bát bửu… đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả nhƣ Ngô Đức Thịnh (2009), Nguyễn Hữu Thông (2001), Nguyễn Thái Hòa (2013), Đinh Hồng Hải (2015), Trần Đình Sơn (2016)… Tiêu biểu trong các nghiên cứu đó là hình tƣợng con rồng. Nếu Thái Dịch An (2003), Nguyễn Ngọc Thơ (2016)… khắc họa cẩn thận hình ảnh con rồng Trung Hoa thì Bùi Thị Thanh Mai (2007) nhắc đến biểu tƣợng rồng trong văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á, Nguyễn Hữu Thông (1999), Nguyễn Tài Cẩn (2003), Vũ Văn Luân (2005), Đinh Hồng Hải (2015)… nghiên cứu các văn bản về rồng, sự thể hiện hình tƣợng rồng trong văn hóa, mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Cuối cùng, các nghiên cứu của Nhƣ Đức (2003), Hà Xuân Liêm (2003) đề cập đến mối liên hệ giữa rồng và văn hóa Phật giáo, mỹ thuật Phật giáo Việt Nam. Cũng đề cập đến các chủ đề trên là những nghiên cứu dƣới dạng từ điển tra cứu về biểu tƣợng từ tổng hợp đến chuyên sâu Phật học của các tác giả James Hall
  • 23. 12 (1996), Jean Chevalier và Alain Gheerbrant (2002), Phân viện nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2004), Thích Nguyên Tâm (2013). Đáng chú ý là bộ Từ điển Phật học Huệ Quang gồm 7 tập với 6244 trang do Thích Minh Cảnh chủ biên dựa trên tài liệu của bộ Phật Quang Đại Từ Điển do Tì – kheo – ni Từ Di chủ biên, cung cấp chi tiết hệ biểu tƣợng đƣợc sử dụng tại các ngôi chùa nói riêng và giải thích các từ chuyên môn Phật học nói chung. 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế Trong nội dung này thời kỳ trƣớc 1975, các bộ chính sử của triều Nguyễn nhƣ Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí… hay các tác giả trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc viết về phong tục, tập quán vùng Thuận Hóa nhƣ Lê Quý Đôn, Dƣơng Văn An, Thích Đại Sán, Nguyễn Khoa Chiêm, C.Borri, J.Barrow tuy không nhắc đến ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa nhƣng kết cấu của kiến trúc, quy mô của chùa hay các tƣ liệu về Phật giáo vùng đất đƣợc nhắc đến. Đó là cơ sở để xác minh nguồn gốc lịch đại của biểu tƣợng trong quá trình chúng tôi nghiên cứu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về mỹ thuật Huế của Leopold Cadière, tổng biên tập của tạp chí BAVH là những tƣ liệu có giá trị trong việc tìm hiểu ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Các nghiên cứu của ông khái quát mỹ thuật ở Huế và những kiểu thức trang trí Huế đƣợc đăng trong tập VI quyển A năm 1919 (BAVH). Chuyên đề dành trọn 345 trang công phu lý giải, khắc hoạ về các biểu tƣợng từ hoa văn, con vật, cây lá... cung cấp cho giới nghiên cứu những tƣ liệu quý về biểu tƣợng, mỹ thuật vùng đất Kinh kỳ xƣa. Cũng trong tạp chí BAVH những nghiên cứu của Louis Sogny (1928) nói về ngôi tháp mộ tổ Liễu Quán hay nghiên cứu của L.Cadière về tháp mộ của các vị tăng ni ở các ngôi chùa xứ Huế rất đáng lƣu tâm. Sau năm 1975, các nghiên cứu về mỹ thuật Thừa Thiên Huế nói chung và ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế nói riêng xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa vẫn chỉ tản mát dƣới dạng các bài viết. Trƣớc tiên, trong số các công trình đƣợc đề cập đến mỹ thuật Huế đáng chú ý là các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Thông và nhóm cộng sự: Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế (1992), Mỹ thuật Huế nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí (2001), Mỹ thuật thời chúa Nguyễn – Dẫn liệu từ di sản lăng mộ (2014). Các công trình này cung cấp cho giới nghiên cứu những góc nhìn cụ thể, chân xác về
  • 24. 13 mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Thừa Thiên Huế, về biểu tƣợng trang trí trên các công trình kiến trúc, về mỹ thuật thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn, về nguồn gốc và sự tiếp biến của các biểu tƣợng. Qua những tài liệu này luận án xác định đƣợc những đặc trƣng cơ bản của mỹ thuật Huế - mỹ thuật thời Nguyễn từ đó có những bƣớc đi phù hợp trong việc xác định đặc trƣng riêng của biểu tƣợng trong ngôn ngữ trang trí tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Ở một góc độ khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự giao lƣu và tiếp biến của văn hóa Champa và văn hóa Phật giáo tại các ngôi chùa, đặc biệt là hệ thống chùa làng. Các nghiên cứu của Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, các cá nhân Trần Kỳ Phƣơng (2003), Lê Đình Phụng (2003), Nguyễn Xuân Hoa (2006)… đề cập nội dung trên. Bên cạnh đó, các công trình khảo cứu, bài viết về ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế từ tổng quan đến chi tiết rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là các nghiên cứu tổng quan nhƣ Lịch sử Phật giáo xứ Huế của Thích Hải Ấn – Hà Xuân Liêm (2001) hay về hệ thống chùa nhƣ Danh lam xứ Huế của Trần Đại Vinh – Nguyễn Hữu Thông – Lê Văn Sách (1993), Những ngôi chùa Huế (2000) và Những ngôi chùa tháp Phật giáo ở Huế (2007) của Hà Xuân Liêm, luận án Chùa sắc tứ xứ Huế của Tạ Quốc Khánh (2012) hoặc một ngôi chùa cụ thể nhƣ Chùa Thiên Mụ của Hà Xuân Liêm (2001), Kiến trúc chùa Thiên Mụ (2000) của Hà Xuân Dƣơng. Ngoài ra, mảng trang trí ô hộc, kiến trúc, tƣợng thờ tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế là đối tƣợng nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều tác giả trong các hội thảo, tạp chí. Các khảo cứu bƣớc đầu làm rõ đƣợc giá trị đặc trƣng của các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Tiêu biểu là các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thông và nhóm nghiên cứu trẻ (2010), Trần Đức Anh Sơn (2008), Lê Thọ Quốc (2009), Thích Hải Ấn – Thích Minh Chính (2016). Trong truyền thống chung của Phật giáo, các pháp khí đƣợc sử dụng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế chủ yếu thuộc bộ gõ gồm chuông, trống, mõ, tang, linh, khánh dẫn. Đây là những khí cụ để thực hành pháp nhạc nhƣng những pháp khí này cũng là hệ thống biểu tƣợng mà cấu trúc ý nghĩa của chúng có các mối liên hệ với nhau. Trong Nhạc lễ Phật giáo xứ Huế (2008), Nguyễn Hữu Thông và nhóm tác giả đã khẳng định rằng: “mỗi loại pháp khí được nhìn nhận không chỉ là phương tiện hành trì mà còn cô đọng nhiều ý nghĩa tôn giáo, nghệ thuật âm thanh và mỹ thuật tạo hình” [130, tr.85].
  • 25. 14 Trang phục Phật giáo Thừa Thiên Huế, đặc biệt là lễ phục, không nằm ngoài những motif, kiểu dáng trang phục Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Việt Nam. Cùng với Thích Nhật Từ, Trịnh Bách, Lê Thọ Quốc nhấn mạnh điều này trong nghiên cứu Tìm hiểu lễ phục tu sĩ Phật giáo Bắc tông ở Huế (2005): “Lễ phục tu sĩ của Phật giáo Bắc tông ở Huế đã kế thừa truyền thống lễ phục Phật giáo nói chung và lễ phục Phật giáo Việt Nam nói riêng cũng như vai trò quan trọng của lễ phục mà mỗi tu sĩ đang gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa, hoà mình vào trong dòng chảy văn hóa Việt Nam” [99]. 1.1.4. Những kết quả luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã công bố và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục lý giải 1.1.4.1. Những kết quả luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã công bố Các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn, bài viết đã công bố là những tƣ liệu quý giá giúp chúng tôi có cơ sở khoa học cũng nhƣ tƣ liệu khi thực hiện luận án này. Với sự đa dạng về lĩnh vực và nội dung là một thuận lợi cho luận án trong việc đối sánh tƣ liệu nhƣng cũng là thách thức trong quá trình xử lý. Tựu trung lại, luận án của chúng tôi kế thừa các nghiên cứu đã công bố trên những phƣơng diện sau: - Thứ nhất, vấn đề lý thuyết biểu tƣợng và ngôn ngữ biểu tƣợng. Trên cơ sở những nghiên cứu đã công bố của các tác giả, đặc biệt là các tác giả ngoài nƣớc chúng tôi có điểm tựa về lý thuyết để thực hiện luận án trên nền tảng hƣớng tiếp cận lý thuyết của nhân học biểu tƣợng, nhân học hình ảnh, nhân học tôn giáo. Có thể nói, việc kế thừa và sử dụng những lý thuyết này đã đảm bảo cho vấn đề nghiên cứu có tính khoa học cũng nhƣ lý luận. - Thứ hai là các thành quả trong nghiên cứu biểu tƣợng, mỹ thuật Phật giáo. Phải nhấn mạnh rằng, sự đa dạng trong các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc cũng nhƣ trong nƣớc là cơ sở vững chắc cho chúng tôi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, việc kế thừa những thành quả này cũng đòi hỏi sự gia công, chắt lọc vì đa số đều là các nghiên cứu ở ngành gần hoặc ít liên quan đến mảng dân tộc học/nhân học. - Thứ ba là các thành quả trong nghiên cứu văn hóa Thừa Thiên Huế nói chung và ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế nói riêng. Trên thực tế các công trình nghiên cứu đã công bố hoặc ít, hoặc tản mát khi đề cập đến ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, các kết quả là rõ ràng, cụ thể và mang tính khoa học. Đó cũng là cơ sở giúp luận án có thêm cứ liệu khi lý giải vấn đề.
  • 26. 15 Tuy vậy, nhƣ chúng tôi đã đề cập, nội dung nghiên cứu của luận án vốn chƣa đƣợc đề cập đến trƣớc đây. Bên cạnh đó, sự kết nối của các tƣ liệu đôi lúc cần nhìn nhận thật tỉ mỉ. Đó cũng là thách thức và vấn đề đặt ra mà luận án giải quyết. 1.1.4.2. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục lý giải Với những luận giải về lịch sử nghiên cứu vấn đề nhƣ trên, luận án Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Luận án áp dụng những lý thuyết trong nhân học biểu tƣợng, nhân học tôn giáo vào trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể của văn hóa Phật giáo Thừa Thiên Huế. Hệ thống hóa các biểu tƣợng có tính tiêu biểu, phổ biến ở các ngôi chùa trên địa bàn Thừa Thiên Huế. - Luận án giải mã các biểu tƣợng Phật giáo trong xu hƣớng của lịch đại nhƣng so sánh chúng, đặt chúng trong khung cảnh đồng đại để giải quyết vấn đề. Từ những kết quả ấy, luận án tổng hợp, phân tích và lý giải vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, luận án chỉ ra sự giao thoa giữa văn hóa – mỹ thuật thời Nguyễn và văn hóa Phật giáo, văn hóa dân gian và văn hóa Phật giáo, văn hóa Champa và văn hóa Phật giáo, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt với niềm tin trong Phật giáo thông qua ngôn ngữ biểu tƣợng tại các mô hình chùa. - Luận án chỉ ra những đặc trƣng của ngôn ngữ biểu tƣợng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế và những giá trị mà ngôn ngữ này mang lại trong tổng quan chung của văn hóa vùng đất. 1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài 1.2.1. Các khái niệm 1.2.1.1. Biểu tƣợng Biểu tƣợng, theo cách hiểu thông thƣờng, là “những gì nổi bật trong bối cảnh xã hội đương thời, được lưu hành rộng rãi theo quan điểm về tính tượng trưng và công khai… để mô tả về những đồ vật, những con người, những hành động, những mối quan hệ và các mối quan tâm của công chúng” [51, tr.163]. Đó có thể là vật hữu hình hoặc vô hình gắn liền với từng quốc gia, dân tộc, nền văn hóa. Đôi lúc biểu tƣợng đƣợc dùng để chỉ bất cứ thứ gì làm dấu hiệu để nhận biết một điều hoặc một ngƣời khác hay gắn với điều gì đó có thể đƣợc diễn đạt bằng cách quanh co, bóng gió mà không thể nào biểu đạt trực tiếp và theo nghĩa đen đƣợc [161, tr.91]. Cũng chính vì vậy, đôi khi biểu tƣợng gắn liền với sự mơ hồ và khó xác định.
  • 27. 16 Tuy nhiên, nói nhƣ vậy không có nghĩa biểu tƣợng là khái niệm của sự mông lung và trừu tƣợng mà rất cụ thể. Nếu văn hóa là nền tảng của mỗi quốc gia, dân tộc thì biểu tƣợng đƣợc xem là thành tố cơ bản tạo nên văn hóa. Claude Lévi-Strauss cho rằng mọi nền văn hóa đều có thể đƣợc xem nhƣ một tập hợp các hệ thống biểu tƣợng [26, tr.XXIII] và L.A.White cũng tán đồng quan điểm trên: “Biểu tượng là đơn vị nền tảng của mọi cách ứng xử và văn minh con người. Mọi ứng xử của con người đều bắt nguồn từ việc sử dụng biểu tượng. Biểu tượng làm biến đổi tổ tiên vượn người của chúng ta thành người và làm cho họ mang những đặc trưng nhân tính” [167, tr.22]. Bên cạnh đó, nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo nhƣ C. Geertz, Robert N. Bellah cũng cho rằng tôn giáo là tập hợp của một hệ thống biểu tƣợng [161, tr.90], [61, tr.276]. Thuật ngữ “biểu tƣợng” (symbol) có nhiều định nghĩa và lý giải. Có ý kiến cho rằng nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, symballein có nghĩa là nối lại với nhau [155, tr.25]. Ban đầu, từ symballein dùng để chỉ dấu hiệu để nhận biết một vật đƣợc cắt làm đôi, hai ngƣời mỗi bên giữ một phần, chủ và khách, ngƣời cho vay và ngƣời đi vay, hai kẻ hành hƣơng, hai ngƣời sắp chia tay nhau lâu dài. Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây thân tình xƣa, món nợ cũ, tình bạn ngày trƣớc... dù trƣớc đó họ chƣa hề gặp nhau. Theo Từ điển biểu tƣợng (Dictionary of Symbols) của C.G.Liungman thì những gì đƣợc gọi là biểu tƣợng khi nó đƣợc một nhóm ngƣời đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó [164, tr.25]. Trong tiếng Hán, biểu (表) có nghĩa là “dấu hiệu, vẻ bên ngoài, cái dễ nhận biết” [89, tr.53] và tƣợng (像) là “cái tượng, hình tượng” [89, tr.741]. Trong tiếng Việt, biểu tƣợng là một từ gốc Hán đƣợc dùng khá trừu tƣợng. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản do Hoàng Phê chủ biên, biểu tƣợng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là: “hình ảnh tượng trưng”, nghĩa thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [94, tr.66- 67]. Trong thực tế, biểu tƣợng bao gồm các dạng thức hình ảnh đƣợc thể hiện trong thể tĩnh cũng nhƣ thể động, cái hữu hình cũng nhƣ cái vô hình. Biểu tƣợng có tính đa nghĩa nhƣng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu hình (visible sign) và biểu ý (idea) [49, tr.16-17]. Hiện nay, một hiện tƣợng khá phổ biến trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam là các thuật ngữ biểu trƣng, ký hiệu, phù hiệu, huy hiệu, huy chƣơng, cờ, biểu tƣợng... thƣờng đƣợc dùng với một phổ giao thoa về ngữ nghĩa, có nhiều trùng hợp về khái niệm.
  • 28. 17 Tóm lại, theo chúng tôi không có một khái niệm tuyệt đối về biểu tƣợng. Chỉ có thể hiểu biểu tƣợng là những giá trị vật chất lẫn tinh thần mà con ngƣời tri nhận trong quá trình lao động và giá trị ấy đƣợc cả cộng đồng biết đến, tin theo. Cũng chính vì vậy, biểu tƣợng là công cụ hiệu quả để các cá nhân, các nhóm, các dân tộc thấu hiểu lẫn nhau đến cƣờng độ cao nhất và tầm cỡ sâu sắc nhất. Biểu tƣợng ngoài những giá trị tự thân còn đƣợc xem là một hình thức ngôn ngữ xuyên thời gian và xuyên văn hóa. Biểu tƣợng cũng có thể đƣợc xem là một loại hình nằm trong nghệ thuật thị giác (visual art) tác động vào thị giác giúp con ngƣời cảm nhận, nảy sinh tình cảm yêu thƣơng, sợ hãi, kính trọng, ngƣỡng vọng, tôn sùng. 1.2.1.2. Ngôn ngữ biểu tƣợng Khái niệm ngôn ngữ (trong cụm từ ngôn ngữ biểu tƣợng) đôi lúc chỉ là đối tƣợng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Trong Từ điển Tiếng Việt thuật ngữ ngôn ngữ đƣợc giải nghĩa là: “Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” và “hệ thống kí hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo”[94, tr.688]. Nhƣng trong thực tế nhƣ Edmund Leach nhận định rằng đối với nhà nhân học, ngôn ngữ là một phần của văn hóa, chứ không phải là một đối tƣợng nghiên cứu tự thân. Vì hầu hết các vấn đề của nhà nhân học liên quan đến việc giao tiếp của con ngƣời. Ngôn ngữ là một phƣơng tiện nhƣng những hành vi thông thƣờng cũng là phƣơng tiện giao tiếp… [76, tr.217]. Về cơ bản, khái niệm ngôn ngữ biểu tƣợng đƣợc dùng ở nhiều lĩnh vực trong đó có khoa học tự nhiên và khoa học máy tính với các lý giải khác nhau2 . Trong lĩnh vực khoa học xã hội, có thể hiểu “ngôn ngữ biểu tượng là loại ngôn ngữ mang tính tượng trưng được chuyên môn hóa ở mức độ cao. Loại ngôn ngữ này sử dụng các biểu tượng và ý nghĩa của chúng để giải mã các ngôn ngữ thông thường” [51, tr.26] và ở một khía cạnh khác có thể hiểu ngôn ngữ về bản chất cũng là những biểu tƣợng [40, tr.27]. Trong khi ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho phép con ngƣời giao tiếp với nhau bằng khả năng tri nhận trực tiếp của các giác quan thì ngôn ngữ biểu tƣợng cho phép con ngƣời ở nhiều nền văn minh khác nhau, nhiều vùng văn hóa khác nhau, thậm chí ở nhiều thời gian và không gian khác nhau hiểu đƣợc nhau nhờ vào đặc tính căn bản của nó là thông tin và giao tiếp thông qua hệ thống kí hiệu. Trong xã hội hiện đại, ngôn ngữ biểu tƣợng giúp 2 http://www.dictionary.com/browse/symbolic-language; http://www.businessdictionary.com/definition/symbolic-language.html; http://www.merriam-webster.com/dictionary/symbolic%20language. Ngày truy cập 12.6.2016
  • 29. 18 con ngƣời giao tiếp và hòa nhập với nhau mà không nhất thiết phải nói chung một thứ tiếng [51, tr.8-9]. Đối với dân tộc học/nhân học, đặc biệt là nhân học biểu tƣợng, ngôn ngữ biểu tƣợng là một phần hết sức quan trọng trong các ngôn ngữ biểu hiện của văn hóa. Bởi vì không có bộ phận này thì các sản phẩm do con ngƣời tạo ra chỉ là những sự vật và hiện tƣợng vô nghĩa. Vì vậy, việc sử dụng các biểu tƣợng trong đời sống nhƣ một loại ngôn ngữ đặc thù của văn hóa đã đƣợc con ngƣời thực hiện từ lâu. Tóm lại, ngôn ngữ biểu tƣợng là một loại ngôn ngữ phổ biến, tiếng nói phổ biến bởi vì nó không cần thông qua trung gian của các ngôn ngữ nói hay viết mọi ngƣời vẫn có thể hiểu đƣợc nó. Thuật ngữ ngôn ngữ biểu tƣợng trong luận án này có thể hiểu theo luận giải ở trên. 1.2.1.3. Chùa Chúng ta có nhiều cách hiểu về khái niệm và thời gian xuất hiện từ “chùa”. Theo tác giả Lê Nguyễn Lƣu thì “từ CHÙA hẳn là âm cổ đại củachữ 寺 du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc và được dùng quen, song song với âm Hán Việt TỰ phát sinh thời Đường – Tống” [85, tr.373]. Nhƣng tác giả Trần Lâm Biền lại cho rằng dƣới thời Bắc thuộc, vào đầu thế kỷ III, kiến trúc Phật giáo đƣợc Khƣơng Tăng Hội gọi là “Miếu đƣờng” (Bài tựa kinh Pháp cảnh); cũng có khi gọi “Tông Miếu” (Lục độ tập kinh). Ngôn từ chùa (tự) chƣa thấy xuất hiện [8, tr.26]. Thực tế thì chƣa có một tƣ liệu nào xác định đƣợc danh xƣng chùa xuất hiện từ bao giờ và nếu có cũng chỉ là giả thuyết mà thôi. Bên cạnh đó, nếu nhƣ Lê Nguyễn Lƣu ƣớc đoán rằng từ chùa là từ đƣợc du nhập từ bên ngoài vào nƣớc ta thì tác giả Hà Văn Tấn trong công trình Chùa Việt Nam lại đƣa ra giả thuyết: “Chùa là một từ Việt Nam mà nguồn gốc của nó chưa được làm sáng tỏ” [119, tr.16]. Dù chƣa thống nhất trong mốc thời gian và cách gọi danh xƣng chùa nhƣng giới nghiên cứu ở Việt Nam đều thừa nhận đến thời kỳ hƣng thịnh của Phật giáo dƣới thời Lý, từ chùa đã đƣợc sử dụng rộng rãi và những ngôi chùa nổi tiếng đƣợc chia ra làm ba loại đó là đại danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam [119, tr.35], [8, tr.28], [5, tr.46]. Bên cạnh đó, dù theo quan điểm của tác giả Hà Văn Tấn thì “từ chùa ít có khả năng có mối liên hệ từ nguyên với từ tự (寺)” [119, tr.16] nhƣng do sự ảnh hƣởng rộng rãi về giáo pháp (Thiền tông) lẫn ngôn ngữ (Tiếng Hán) nên từ tự (寺) vẫn đƣợc công nhận là chùa. Về nguồn gốc của tự (寺) có nhiều kiến giải tuy khác nhau nhƣng đều chung một giả thuyết chữ tự (寺) xuất hiện dƣới thời Hán Minh Đế (57 - 75) qua sự tích tổ sƣ Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đến cƣ trú ở Hồng Lô tự. Năm sau vua xây chùa Bạch
  • 30. 19 Mã để tôn trí kinh Phật và danh xƣng tự xuất hiện ở Trung Quốc từ đó cùng với sƣ tăng [45, tr.1468], [19, tr.4959], [84, tr.17], [53, tr.75-76]. Ngoài ra, liên quan đến công trình kiến trúc Phật giáo này còn có các tên gọi khác nhƣ chùa chiền, tự viện, tùng lâm, già lam, đạo tràng, am… Có thể thấy rằng danh xƣng chùa có nhiều cách gọi liên quan tùy theo quy mô lớn nhỏ của loại hình kiến trúc này. Trƣớc đây, chùa hay tự là cách gọi phổ biến trong dân gian cũng nhƣ tƣ liệu của triều đình. Chùa tồn tại trong các làng xóm đƣợc gọi là chùa làng, “đất vua chùa làng phong cảnh Bụt”. Những ngôi chùa đƣợc triều đình quản lý, hoàng gia xây dựng có thêm chức nhƣ tăng cang đƣợc gọi là quốc tự hay chùa quan. Chùa hay tự luôn đứng sau tên riêng khi nhắc đến loại hình kiến trúc Phật giáo này trên các văn bản. Nhƣng khi đứng một mình, thông thƣờng chúng ta sử dụng ngôi chùa thay cho chùa vì hai khái niệm này tƣơng đồng nhau và đều mang nghĩa khái quát chỉ về công trình kiến trúc Phật giáo. Cũng vì vậy, thuật ngữ ngôi chùa trong luận án này cũng chính là chùa. 1.2.2. Các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu biểu tượng Bản chất của biểu tƣợng là khó xác định và để giải mã biểu tƣợng cần sự từng trải, kinh nghiệm vốn có của mỗi cá nhân cũng nhƣ trình độ nhận thức của từng ngƣời, thói quen, phong tục, tập quán của các nền văn hoá trong từng cộng đồng dân tộc khác nhau. Bên cạnh sự am hiểu, đặt biểu tƣợng vào đúng không gian và thời gian còn cần thêm những lý thuyết phù hợp cho quá trình nghiên cứu. Trên thực tế, công việc nghiên cứu biểu tƣợng thƣờng đan lồng với các chuyên ngành khoa học đã có trƣớc nhƣ toán học, triết học, lịch sử, xã hội học… Cụ thể và chuyên sâu hơn có ký hiệu học, ngôn ngữ học, nhân học tôn giáo, nhân học biểu tƣợng dựa trên nền của cấu trúc luận… cũng nhƣ các hƣớng tiếp cận mới của Alfred Gell [51, tr.42-48]. Tuy nhiên, vấn đề xác định một khung lý thuyết trong nghiên cứu biểu tƣợng đang tạo ra nhiều tranh luận. Tác giả Đinh Hồng Hải đề xuất trong bối cảnh hiện nay (khi chƣa có một khung lý thuyết nào tốt hơn) thì cấu trúc luận chính là một khung lý thuyết phù hợp nhất. Bởi lẽ, cấu trúc luận không chỉ là thành tố quan trọng trong ngôn ngữ học, ký hiệu học mà còn là một trong những lý thuyết chính yếu của nhân học [51, tr.459]. Vì vậy, nó có thể kết nối các khoa học chuyên ngành khác nhau trong cùng một hệ thống lý thuyết dành cho khoa học nghiên cứu về biểu tƣợng. Trên cơ sở tiếp thu những lý thuyết có liên quan và nội dung cụ thể của đề tài, luận án tập trung đề cập các khung lý thuyết tạo nền tảng để giải quyết vấn đề.
  • 31. 20 1.2.2.1. Cấu trúc luận Cấu trúc luận đƣợc sáng lập bởi nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ - Ferdinand de Saussure (1857 - 1913). Ban đầu nó đƣợc sử dụng trong phạm vi ngôn ngữ học nhƣng cùng với sự phát triển của kí hiệu học, cấu trúc luận đã mở rộng tầm ảnh hƣởng đến các ngành khoa học xã hội khác [51, tr.17-18]. Mô hình cấu trúc luận nhƣ sau: Kí hiệu (Sign) = Cái biểu đạt (Signifier) Cái đƣợc biểu đạt (Signified) Mô hình trên đƣợc Roland Barthes dùng để lý giải huyền thoại bằng sơ đồ sau: MYTH Language 1. Signifier 2. Signified 3. Sign I. SIGNIFIER II.SIGNIFIED III.SIGN (Nguồn: [158, tr.113]) Roland Barthes đã phát triển mô hình cấu trúc của kí hiệu, cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt ở mức độ cao hơn, tiêu biểu là sơ đồ cú pháp kí hiệu học hàm nghĩa3 . Theo đó, kí hiệu (sign) đƣợc hình thành từ cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified) ban đầu lại kết hợp với nhau bằng mô thức của cái biểu đạt (signfier) và cái được biểu đạt (signfied) cao hơn tạo nên các kí hiệu mới. Mô hình này không chỉ đƣợc áp dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ, kí hiệu mà còn rất hiệu quả trong việc giải mã các biểu tƣợng. 1.2.2.2. Nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc nhìn kí hiệu học Theo Ferdinand de Saussure, ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa vật làm biểu tượng với thế giới ý nghĩa làm nên giá trị của biểu tƣợng cũng nhƣ đời sống của các kí hiệu trong lòng sinh hoạt xã hội gọi là kí hiệu học (semiotics hoặc semiology) [49, tr.28]. Với kí hiệu học, biểu tƣợng đƣợc xem nhƣ một dạng kí hiệu đặc biệt mang nhiều nghĩa nhất. Tuy nhiên, có hai cách hiểu thông dụng, đó là “biểu tượng được xác định như là một kí hiệu, mà ý nghĩa của nó là một kí hiệu thuộc loại khác hay thuộc ngôn ngữ khác” và “biểu tượng như là sự biểu đạt kí hiệu cho một bản chất phi kí hiệu cao nhất và trừu tượng” [81, tr.218]. 3 Sẽ đƣợc đề cập cụ thể ở mục 1.2.2.2. Nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc nhìn kí hiệu học
  • 32. 21 Tiếp cận ký hiệu học nghiên cứu biểu tƣợng cũng chính là muốn tìm thấy đƣợc bản chất của hệ thống ngôn ngữ kí hiệu đặc thù này. Có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu là sơ đồ cú pháp kí hiệu học hàm nghĩa của R. Barthes4 : A A CBĐ: Sự biểu thị (HT) CĐBĐ: Sự biểu đạt (ND) B B CBĐ: Sự hàm nghĩa (HT) CĐBĐ: Sự hàm nghĩa (ND) Trong đó, CBĐ: Cái biểu đạt, nhƣ cái dùng để biểu thị (một đồ vật, hình ảnh…), hiện tƣợng…; HT: Hình thức; CĐBĐ: Cái được biểu đạt, nhƣ những giá trị, quan niệm, ý nghĩa…; ND: Nội dung. A: Kí hiệu học biểu thị (Semeiotic denotative) - Ngôn ngữ thông thường B: Kí hiệu học hàm nghĩa (Semeiotic connotative) - Siêu ngôn ngữ. Dựa trên sơ đồ cú pháp kí hiệu học hàm nghĩa của R. Barthes, tác giả Nguyễn Văn Hậu đã chuyển thành sơ đồ giải thích sau: A A Hình thức sự biểu thị Sự vật, hiện tƣợng, cái dùng biểu thị Nội dung sự biểu thị ý nghĩa, ý tƣởng, quan niệm v.v.. B B Hình thức sự hàm nghĩa (Ngôn ngữ thông thƣờng) Nội dung sự hàm nghĩa (Ngôn ngữ tƣợng trƣng) Siêu kí hiệu - ngôn ngữ biểu tƣợng A: Kí hiệu học biểu thị (Semeiotic denotative) - Ngôn ngữ thông thường. B: Kí hiệu học hàm nghĩa (Semeiotic connotative) - Ngôn ngữ biểu tượng. Trên nền tảng tiếp cận kí hiệu học nghiên cứu biểu tƣợng cùng sự phân tích hệ thống siêu kí hiệu của R.Barthes, Nguyễn Văn Hậu cho thấy biểu tƣợng bao giờ cũng là những ký hiệu hai mặt: cái biểu đạt là những hình thức tồn tại dƣới dạng các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới thực tại; cái được biểu đạt là phần nội dung với những giá trị, chuẩn mực xã hội. Chúng tạo nên thế giới ý nghĩa, đƣợc “tƣợng trƣng hóa” trở thành hệ thống ngôn ngữ biểu tượng. Hệ thống kí hiệu học biểu thị (A) và hệ thống kí hiệu học hàm nghĩa (B) tạo nên hệ thống “kép”, tức là “hệ thống trong hệ thống” - hệ 4 R.Barthes đã tiếp thu khái niệm kí hiệu học biểu thị và kí hiệu học hàm nghĩa của L.T.Hjelmslev vào sơ đồ trên.
  • 33. 22 thống ngôn ngữ biểu tượng [54, tr.26-27]. Với khung của sơ đồ này, Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc giải mã một cách cô đúc nhất. Ví dụ: A A Hình thức sự biểu thị Hình tƣợng Hoa sen Nội dung sự biểu thị Loài hoa sống dƣới bùn có hƣơng thơm B B Ngôn ngữ thông thƣờng Loài hoa tinh khiết Ngôn ngữ tƣợng trƣng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” Ngôn ngữ biểu tƣợng BIỂU TƢỢNG THANH CAO 1.2.2.3. Nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc nhìn nhân học biểu tƣợng Nhân học biểu tƣợng là một ngành nghiên cứu quan trọng của nhân học văn hóa xã hội (Dân tộc học). Đây là trào lƣu lý luận tìm hiểu ý nghĩa trong đời sống xã hội loài ngƣời, bằng cách nào chúng ta tri nhận và diễn giải những gì diễn ra xung quanh và bằng cách nào chúng ta sáng tạo và sẻ chia với thế giới hoặc hệ thống ý nghĩa văn hóa. Bách khoa thƣ nhân học văn hóa và xã hội (The Routledge Encyclopedia of Social and Cultural Anthropology) khẳng định nhân học biểu tƣợng đề cập đến văn hóa nhƣ một thực thể có tính độc lập tƣơng đối, là một hệ thống ý nghĩa mà qua đó các nhà dân tộc học/nhân học muốn tạo ra để giải mã và diễn dịch các biểu tƣợng và các nghi lễ trọng tâm [156, tr.676]. Văn hóa dân gian: Bách khoa thƣ về các tín ngƣỡng, phong tục, chuyện kể, âm nhạc và nghệ thuật (Folklore: An encyclopedia of beliefs, customs, tales, music, and art): Nhân học biểu tƣợng là khoa học nghiên cứu về các biểu hiện tự nhiên của các biểu tƣợng đƣợc sử dụng ở các nền văn hóa khác nhau, các nghi lễ, trình diễn, và trong đời sống hằng ngày, nơi mà ý nghĩa đầy đủ có nhiều hơn các biểu hiện thành văn. Mỗi biểu tƣợng có hai thành phần – là những thực thể nhìn thấy và phần còn lại là ý nghĩa biểu hiện của nó. Nhân học biểu tƣợng diễn giải các biểu tƣợng trong ngữ cảnh của tiến trình xã hội và đời sống văn hóa [155, tr.25]. Từ những định nghĩa trên có thể thấy rằng biểu tƣợng là đối tƣợng nghiên cứu chính của nhân học biểu tƣợng bên cạnh ẩn dụ, ngôn ngữ, nghi lễ, ma thuật, vũ trụ luận
  • 34. 23 và thần thoại 5, 6 [51, tr.38-40] và diễn giải là phƣơng pháp đƣợc dùng để tiếp cận vấn đề. Clifford Geertz và Victor Turner đƣợc xem là hai nhà nhân học hàng đầu nghiên cứu về biểu tƣợng theo lối diễn giải. Nguyên tắc chính của diễn giải đó là chúng ta chỉ có thể hiểu đƣợc ý nghĩa, nội dung của sự vật, hành động khi đặt nó trong môi trƣờng, thế giới quan nơi nó xuất phát chứ không có một cái chung cho tất cả xã hội loài ngƣời. Vì vậy, ngƣời ta nhìn các sự kiện xã hội nhƣ là một văn bản cần giải mã, thông qua việc dựng lại ý nghĩa của các yếu tố khác nhau, là cái mà ngƣời thực hiện hành động hoặc tham gia vào các sự kiện xã hội gán cho nó. Khi nghiên cứu theo chủ đề biểu tƣợng, các tác giả (David Schneider, Clifford Geertz) đã xem văn hóa là hệ thống biểu tƣợng và ý nghĩa đƣợc truyền lại theo thời gian, trong đó biểu tƣợng là phƣơng tiện trung gian biểu thị ý nghĩa nội dung về vật thể, hành vi, sự kiện, tính chất và quan hệ. Biểu tƣợng có thể đƣợc biểu hiện ở dạng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ. Mối quan hệ giữa vật thể và cái nó biểu tƣợng là do xã hội quy định [37, tr.187]. Bên cạnh đó, Raymond Firth đã nhấn mạnh, nhân học biểu tƣợng luôn có những hƣớng đi riêng trong nghiên cứu để khẳng định vị trí của mình khi tiếp cận đối tƣợng: Về bản chất nhƣ tôi nhận thấy, cách tiếp cận theo hƣớng nhân học mang tính so sánh, quan sát, chức năng luận, trung lập tƣơng đối. Nó liên kết và giải thích về các sự kiện thông qua biểu tƣợng luận với các cấu trúc xã hội và các sự kiện xã hội trong những điều kiện cụ thể. Vƣợt qua phạm vi rộng lớn của những trƣờng hợp cụ thể, các nhà nhân học đã quan sát xem những biểu tƣợng gì đƣợc con ngƣời sử dụng thực sự, họ nói gì về những biểu tƣợng ấy, trong tình huống nào những biểu tƣợng sẽ bộc lộ ra và sự phản ứng với chúng [160, tr.25]. 5 Tác giả Đinh Hồng Hải qua việc tham khảo tài tài liệu giảng dạy của khoa Nhân học, Học viện Công nghệ Massachusetts – MIT (Mã môn học: 21A.212), Nhân học biểu tƣợng bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu: 1. Ẩn dụ và biểu hiện khác của ngôn ngữ; 2. Chất liệu thô của biểu tƣợng luận, đặc biệt là động vật và cơ thể con ngƣời; 3. Vũ trụ luận và hệ thống biểu tƣợng phức hợp; 4. Nghi lễ, bao gồm cả điều trị và ma thuật mang tính biểu tƣợng; 4. Miêu thuật và đời sống; 6. Thần/huyền thoại học đã đƣa ra nhận định trên [51, tr.38]. 6 Các đối tƣợng nghiên cứu này trùng lặp với một chuyên ngành xuất hiện trƣớc đó khoảng một trăm năm, ký hiệu học. “Điều đó cho thấy kí hiệu học và nhân học biểu tượng tuy là những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là nghiên cứu văn hóa và hệ thống ý nghĩa của nó thông qua ngôn ngữ biểu tượng. Đây là những phương pháp tiếp cận khác nhau (giữa ký hiệu học và nhân học biểu tượng) với những cách tiếp cận phương pháp khác nhau nhưng vẫn chỉ để giải quyết một vấn đề chung đó là nghiên cứu ý nghĩa của các biểu tượng” [51, tr.40].
  • 35. 24 1.2.2.4. Nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc nhìn nhân học hình ảnh Trong hệ thống lý thuyết nghiên cứu, nhân học hình ảnh (visual anthropology) chƣa từng đƣợc tích hợp hoàn toàn vào dòng chảy chính của dân tộc học/nhân học. Các lý thuyết về giao tiếp bằng hình tƣợng hay hình ảnh tác động đến thị giác vẫn chƣa đƣợc quan tâm để trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhân học hình ảnh là chuyên ngành nghiên cứu bao trùm lên các khía cạnh của văn hóa, là sự tiếp nối từ niềm tin rằng văn hóa đƣợc thể hiện thông qua các biểu tƣợng cụ thể, gắn với các cử chỉ, nghi thức, nghi lễ. Về khái niệm, nhân học hình ảnh quan tâm đến truyền thông hình ảnh nhƣ loại truyền tải tri thức nhân học và các nghiên cứu văn hóa thông qua sự biểu hiện của hình ảnh, biểu tƣợng [165]. Trong phạm vi nghiên cứu biểu tƣợng, nhân học hình ảnh cho phép nhà nghiên cứu sử dụng các công nghệ nghe nhìn để ghi lại một loại dữ liệu theo sự phân tích và trình bày của họ. Vì vậy, nếu biểu tƣợng là một loại hình trong nghệ thuật thị giác thì chính biểu tƣợng đang là đối tƣợng cụ thể của nhân học hình ảnh. Luận án Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế tham khảo lý thuyết và phƣơng thức nghiên cứu của nhân học hình ảnh để giải mã các biểu tƣợng tại các ngôi chùa, lý giải việc sử dụng các hình thức của nghệ thuật tác động vào thị giác làm ngƣời chiêm bái, tín đồ cảm nhận, yêu thƣơng, sùng kính đối tƣợng đang chiêm bái. 1.2.2.5. Nghiên cứu biểu tƣợng dƣới góc nhìn nhân học tôn giáo Tôn giáo lâu nay đƣợc hiểu theo khung lý thuyết phƣơng Tây. Nó là một hệ thống tƣ tƣởng, giáo lý bằng văn bản, mà những ngƣời có đức tin theo, còn những thực hành tôn giáo, niềm tin, nghi lễ dân gian không có hệ thống các nguyên tắc và tổ chức chặt chẽ bị coi là tín ngƣỡng đứng hàng thứ yếu. Từ đó, khám phá biểu tƣợng trong tôn giáo cũng đƣợc đặt theo hệ quy chiếu này. Tuy nhiên, đối với dân tộc học/nhân học, những hệ thống giáo lý lại không phải là trọng tâm nghiên cứu, mà thực hành tôn giáo, ý nghĩa tôn giáo trong đời sống tâm linh, những vấn đề văn hóa xã hội của các sinh hoạt tôn giáo mới là sự quan tâm hàng đầu. Đây chính là yếu tố giúp nhân học tôn giáo là chuyên ngành có thể “xâm nhập và giải mã” các biểu tƣợng tôn giáo phƣơng Đông, biểu tƣợng trong văn hóa Phật giáo là một điển hình tiêu biểu. Dƣới góc nhìn dân tộc học/nhân học, biểu tƣợng trong tôn giáo không bao giờ chỉ đơn thuần là siêu hình. Đối với tất cả chúng ta thì hình mẫu, phƣơng tiện và các vật dụng
  • 36. 25 thờ cúng đều đầy ắp tính trang nghiêm và sự lan tỏa đạo lý rộng khắp. Sự linh thiêng hàm chứa mọi nơi đều có ý nghĩa về bổn phận của nó: đó không chỉ là sự sùng bái mà còn là nhu cầu tự thân; nó không chỉ mang lại sự đồng thuận trí tuệ mà còn củng cố sự tận tụy về phƣơng diện tình cảm. Dù nó đƣợc công thức hóa thành mana, Brahma, hay Tam vị nhất thể, thì qua đó nó cũng là sự thiết lập khoảng cách hơn là sự trần tục vốn đƣợc cân nhắc bằng một ẩn ý sâu xa đối với định hƣớng về phẩm hạnh của con ngƣời. Dù không siêu hình nhƣng tôn giáo cũng không bao giờ chỉ đơn thuần là bản nội quy. Nguồn gốc sức mạnh đạo đức của nó đƣợc hình thành từ những gì nằm ở lòng trung thành đƣợc thể hiện qua bản chất tự nhiên trong thực tế. Sự “cƣỡng bức” mạnh mẽ buộc phải vƣợt ra khỏi thực tế thông thƣờng đó chính là cách mà tôn giáo tạo nền cho những yêu cầu chi tiết nhất của hành động con ngƣời trong các bối cảnh chung nhất đối với sự tồn tại của loài ngƣời [161, tr.126]. Nhân học tôn giáo nghiên cứu biểu tƣợng trong tôn giáo dƣới chiều kích của cả thời gian và không gian, đặc biệt phân tích sắc thái tôn giáo đặc trƣng của từng tộc ngƣời, từng cộng đồng cƣ dân chứ không phải tôn giáo nói chung. Nói cách khác, nhân học tôn giáo nghiên cứu bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội, nơi thời điểm tôn giáo xuất hiện trong những cộng đồng tộc ngƣời cụ thể, nghiên cứu vì sao cộng đồng cƣ dân này chấp nhận một tôn giáo nào đó trong khi các cộng đồng cƣ dân khác không chấp nhận… Để giải thích tôn giáo, ngƣời ta tiếp cận nhân học văn hóa vì nhân học thấy nguồn gốc của tôn giáo trong “bản tính con ngƣời”, bản tính này vốn có ở cá nhân và đƣợc hình thành nhờ một tổ hợp những nhu cầu vật chất và tinh thần hay trong một phức hợp văn hóa xác định [37, tr.195-197]. Mục tiêu của nhân học tôn giáo nhắm đến là làm sáng tỏ biểu tƣợng trong tôn giáo, các hiện tƣợng tôn giáo thông qua hệ thống phƣơng pháp luận đa dạng của nhân học văn hóa và “quyền lực của ý nghĩa cho phép con người đương đầu với những hoàn cảnh của sự tồn tại của họ được thiết lập như thế nào để họ tiếp thu những ý nghĩa đó trong việc xác định phương hướng cho mình trong thế giới” [61, tr.14]. Các nhà nhân học tôn giáo nhƣ Geertz hay Asad, Keyes đã đƣa ra những nghị trình cơ bản cho nghiên cứu tôn giáo. Cụ thể: 1) Cần nghiên cứu những hoàn cảnh cụ thể7 làm khơi dậy trong ít ra là một số lƣợng ngƣời đáng kể những “mối quan tâm cơ bản”. 2). Cần xem 7 Tính phổ quát nhất của hoàn cảnh cụ thể ở đây là cái chết.
  • 37. 26 xét những nguồn quyền lực của thông điệp tôn giáo. 3). Sự tập trung vào các phƣơng pháp8 có tính nguyên tắc [61, tr.21-25]. Tóm lại, có nhiều hƣớng tiếp cận để giải mã các biểu tƣợng, biểu tƣợng trong tôn giáo nhƣ đối tƣợng của luận án. Tuy nhiên, với mục đích và yêu cầu cụ thể, luận án sử dụng hƣớng tiếp cận lý thuyết trong nhân học biểu tượng, nhân học tôn giáo để lý giải vấn đề. Trên nền tảng ấy, Ngôn ngữ biểu tượng tại các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế đƣợc nghiên cứu và phân tích qua việc đặt biểu tƣợng vào đúng bối cảnh văn hóa nơi nó tồn tại; đặc điểm lịch sử, kinh tế, xã hội… tác động đến sự tiếp nhận, tồn tại và biến đổi của ngôn ngữ biểu tƣợng cũng nhƣ tâm lý và phƣơng cách tiếp nhận biểu tƣợng của cộng đồng cƣ dân Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế. 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án tiếp cận và giải quyết vấn đề thông qua các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 1.3.1. Phương pháp điền dã dân tộc học Đây là phƣơng pháp đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của luận án. Đối tƣợng của đề tài là biểu tƣợng tại các ngôi chùa nên việc điền dã để quan sát, nghiên cứu, đo chụp là yếu tố tiên quyết và bắt buộc. Thực tế với sự tồn tại của hàng trăm ngôi chùa trên địa bàn Thừa Thiên Huế cũng chính là sự tồn tại của hàng trăm, hàng ngàn biểu tƣợng cần đƣợc lý giải. Tuy nhiên, với yêu cầu và mục đích của luận án, chúng tôi chọn lối điền dã theo diện điểm trên nền tảng các mô hình: mô hình chùa làng, mô hình tổ đình, mô hình chùa công, mô hình Niệm Phật đƣờng, mô hình các dạng chùa còn lại. Luận án đã: (i) tiến hành quan sát tổng thể về các điểm nghiên cứu một cách có chủ ý, nhằm thu thập thông tin và nhận định chung về vị thế của các ngôi chùa. Phƣơng pháp này thực hiện quan sát để miêu tả, ghi chép dân tộc học. (ii) Tiến hành ghi chép, chụp, vẽ các biểu tƣợng trang trí, motif, hệ màu sắc tại các công trình kiến trúc, pháp khí, pháp phục, tƣợng thờ… trên các chất liệu vải, giấy, xi – măng, đồng, gỗ… (iii) Tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà nghiên cứu, hòa thƣợng, thƣợng tọa, tăng ni… theo các nội dung đã đƣợc chuẩn bị để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. (iiii) Tiến hành phƣơng pháp quan sát tham dự tại các nghi lễ cúng cầu an, quá đƣờng, cầu siêu, cúng thí thực… tại các chùa để hiểu sâu hơn về sự tác động của ngôn ngữ biểu tƣợng trong các nghi lễ, vai trò và ý 8 Các nghi lễ tôn giáo.
  • 38. 27 nghĩa của biểu tƣợng trong không gian thiêng cũng nhƣ tâm thức của ngƣời dân, tín đồ khi ở vào khung cảnh đó. 1.3.2. Phương pháp thu thập, xác minh tư liệu thành văn Song song với phƣơng pháp điền dã dân tộc học, luận án tiến hành thu thập, xác minh tƣ liệu thành văn. Đây là phƣơng pháp quan trọng trong việc xác định ngôn ngữ biểu tƣợng. Vì hƣớng tiếp cận của đề tài dựa trên nền tảng của phƣơng pháp diễn giải trong nhân học biểu tƣợng nên để không lạc giữa “khu rừng” biểu tƣợng đòi hỏi quá trình thu thập tƣ liệu phải cụ thể và chuẩn xác. Có những biểu tƣợng đƣợc lý giải qua các truyền thuyết, thần thoại nhƣng cũng có những biểu tƣợng phải căn cứ vào kinh sách, tƣ liệu cổ, tƣ liệu nƣớc ngoài, tƣ liệu hạn chế hay tƣ liệu lƣu hành nội bộ. Phƣơng pháp thu thập vì vậy không thể dàn trải mà phải có trọng điểm, đúng hƣớng. Thực tế diễn ra hiện nay là qua thời gian, các chùa thƣờng đƣợc trùng tu, phục dựng, thậm chí đƣợc làm lại mới nên ngôn ngữ biểu tƣợng đã bị thay đổi, biến dạng hoặc bổ sung. Do vậy, tƣ liệu thành văn trong trƣờng hợp này đóng vai trò quan trọng để xác minh tính chính xác cũng nhƣ sự thay đổi của biểu tƣợng. Bên cạnh đó, tƣ liệu thành văn cũng đƣợc đối sánh thông qua việc phỏng vấn để truy nguyên nguồn gốc nhằm lý giải, đặt biểu tƣợng vào đúng hoàn cảnh, không gian và thời gian mà nó tồn tại. 1.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Từ quá trình điền dã và thu thập tƣ liệu thành văn, trên nền tảng của tƣ duy logic biện chứng, tƣ duy lịch sử và hƣớng tiếp cận lý thuyết của nhân học biểu tƣợng, nhân học tôn giáo, luận án tiến hành lý giải và phân tích các biểu tƣợng. Phân tích tổng hợp từ nội bộ các tƣ liệu của quá trình điền dã cũng nhƣ tƣ liệu thành văn. Tất nhiên, với hàng trăm ngôi chùa trong đối tƣợng cần đƣợc điền dã thì khối lƣợng tƣ liệu thu thập sẽ là hàng nghìn, thậm chí hàng vạn. Nhƣ vậy, quá trình xác minh và phân tích cần một khoảng thời gian rất dài. Trong hoàn cảnh này, luận án đã lƣợc bỏ dần những tƣ liệu không cần thiết dựa trên việc kế thừa các kết quả đã đƣợc ghi nhận của các tác giả đi trƣớc trong cùng vấn đề để quá trình tiến hành phân tích, tổng hợp đơn giản hơn. Sự “đi tắt đón đầu” này cũng là cần thiết trong bối cảnh có rất nhiều nghiên cứu về Phật giáo ở Thừa Thiên Huế nói chung, ngôi chùa Thừa Thiên Huế nói riêng cũng nhƣ mảng biểu tƣợng đã đƣợc ghi nhận.
  • 39. 28 1.3.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu So sánh đối chiếu là phƣơng pháp cần thiết vì qua quá trình này những giả thuyết liên quan đến đề tài đƣợc xác định đúng sai và mục tiêu của đề tài đƣợc làm sáng tỏ. So sánh đối chiếu không chỉ từ nguồn tƣ liệu điền dã với tƣ liệu thành văn mà còn trong nội bộ các tƣ liệu điền dã và nội bộ các tƣ liệu thành văn bởi vì có nhiều phiên bản khác nhau cùng lý giải một nội dung. Ngoài ra, tƣ liệu thành văn viết về một pho tƣợng, pháp khí, pháp phục thƣờng có nhiều dị bản vì thế công việc so sánh và đối chiếu càng phải đƣợc tiến hành cẩn trọng hơn. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu còn đặt biểu tƣợng vào đúng không gian và thời gian cụ thể, đúng bối cảnh xã hội để tìm ra ý nghĩa và nội dung phù hợp. Và trên lát cắt đồng đại đó, ngôn ngữ biểu tƣợng đƣợc tìm thấy, nét đặc trƣng của biểu tƣợng đƣợc phát hiện. Phƣơng pháp này phù hợp và cần thiết với đối tƣợng nghiên cứu là biểu tƣợng khi chúng cần một cách nhìn lịch sử và cụ thể. Đồng thời, nó cũng phù hợp với yêu cầu mà hƣớng tiếp cận lý thuyết của chuyên ngành nhân học biểu tƣợng chỉ ra đó là đặt biểu tƣợng vào đúng hoàn cảnh, không gian, thời gian và bối cảnh xã hội cụ thể để nghiên cứu, tìm hiểu. 1.3.5. Phương pháp liên ngành Với đối tƣợng là ngôn ngữ biểu tƣợng liên quan đến Phật giáo nên những thao tác liên ngành là công cụ “đủ” cho thành công của luận án. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi đề cập đến các phƣơng pháp logic, phƣơng pháp lịch sử cũng nhƣ các thao tác trong mô hình cấu trúc luận hàm nghĩa và cách thức diễn giải của nhân học biểu tƣợng. Vốn dĩ trong lý thuyết nghiên cứu biểu tƣợng đã nhắc đến các phƣơng pháp trong mô hình cấu trúc luận hàm nghĩa để tránh đƣa biểu tƣợng đến sự mơ hồ và vô tận. Trong luận án này, chúng tôi kế thừa những phƣơng án ấy. Bên cạnh đó, là một đề tài thuộc chuyên ngành xã hội nhân văn, chọn đối tƣợng là biểu tƣợng tại các ngôi chùa trong một khoảng không gian rộng và thời gian nghiên cứu đối tƣợng trải dài trên 400 năm vì vậy dựa trên quan điểm lịch sử luận án đặt biểu tƣợng vào đúng không gian và thời gian cụ thể, xem xét biểu tƣợng trong từng hoàn cảnh cụ thể để tìm ra ý nghĩa của chúng. Với khung nghiên cứu ấy, chúng tôi cũng tham khảo và vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu của Daniel Overmyer, đề xuất năm 1998 trong lĩnh vực khoa học nhân văn là THF (Text, History & Field Work), tức là phối hợp sử dụng các văn bản, sử liệu kèm theo với việc khảo sát thực tế. Đồng thời, công cụ của phƣơng pháp logic giúp sâu chuỗi và tìm ra đƣợc ý nghĩa cơ bản nhất của biểu tƣợng.