SlideShare a Scribd company logo
Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán
1
Chương 1
MÔI TRƢỜNG KẾ TOÁN
***********
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN MỸ
1.1.1 Khái niệm kế toán
Liên đoàn quốc tế về kế toán đã có định nghĩa cơ bản về kế toán: “Kế toán là
nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp và đánh giá các loại hoạt động kinh tế thông
qua chỉ tiêu tiền tệ và dựa trên các nguyên tắc cơ bản tiêu chuẩn có tính hệ thống”.
Theo hiệp hội AAA (American Accounting Association – Hiệp hội kế toán
Mỹ): “Kế toán là quá trình nhận biết, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế cho phép
người sử dụng thông tin đánh giá và đưa ra quyết định kinh doanh”.
1.1.2. Mục đích của kế toán
Nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kinh tế, xã hội
và diễn đạt được khả năng, trách nhiệm và cương vị quản lý.
Nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả tổ chức và
lãnh đạo.
1.1.3. Đặc điểm cơ bản của kế toán Mỹ
a) Đơn vị tiền tệ sử dụng
Đơn vị tiền tệ sử dụng là USD ($).
Cách viết đơn vị tiền tệ: 1,000 USD.
b) Hệ thống tài khoản kế toán
- Khái niệm:
Tài khoản là phương pháp phân loại đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế.
- Hệ thống tài khoản kế toán:
Là tài khoản bằng chữ
Gồm 5 loại tài khoản sau: TK phản ánh Tài sản; TK phản ánh Nợ phải trả;
TK phản ánh Vốn chủ sở hữu; TK phản ánh Doanh thu; TK phản ánh Chi phí.
+ Tài khoản tạm thời: Tài khoản tạm thời là những tài khoản không có số dư cuối
kỳ, do vào mỗi cuối kỳ kế toán thực hiện bút toán khoá sổ.Trong đó Tài khoản doanh
thu, chi phí, rút vốn, xác định kết quả là những tài khoản tạm thời.
Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán
2
+ Tài khoản thường xuyên: Tài khoản thường xuyên là những tài khoản mà số dư
cuối kỳ của nó sẽ được giữ lại làm số dư cho đầu kỳ sau. Trong đó nhóm Tài khoản tài
sản, tài khoản phản ánh nợ phải trả, Tài khoản vốn là tài khoản thường xuyên.
+ Kết cấu tài khoản Tài sản
+ Kết cấu tài khoản Nguồn vốn
+ Kết cấu tài khoản trung gian
+ Kết cấu tài khoản Rút vốn chủ sở hữu
c) Kỳ kế toán
Kỳ kế toán không cố định theo năm dương lịch. Thông thường thời điểm kết thúc
một niên độ kế toán được chọn là lúc không đúng thời vụ hay việc buôn bán, kinh doanh ế ẩm
nhằm mục đích kiểm tra dễ dàng.
d) Đối tượng kế toán
Kế toán Mỹ phân chia các đối tượng kế toán thành 3 loại sau:
Tài sản
xxx
xxx
Nguồn vốn
xxx
xxx
XĐKQKD
Chi phí
Doanh thuChi phí
Doanh thu
Rút vốn
Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán
3
+ Tài sản: Là những thứ có giá trị mà doanh nghiệp đang có quyền sở hữu. Tài sản
cũng được coi là nguồn lực của doanh nghiệp. Các tài sản cógiá trị bởi chúng có thể được sử
dụng hoặc đổi chúng để lấy hàng hóa khác phục vụ cho mục đích kinh doanh tại doanh
nghiệp. Một tổ chức có thể nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau. Một số tài sản có hình thái
vật chất cụ thể như tiền mặt, vật dụng, nhà cửa, phương tiện vận tải… Nhưng ngược lại cũng
có một số tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng chúng cũng mang lại những lợi ích
cho doanh nghiệp, ví dụ như đặc quyền (là quyền được chính phủ liên bang cho phép sản xuất
một mặt hàng nào đó) hay các khoản phải thu (là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được do
bán chịu hang hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho đơn vị hoặc cá nhân khác). Tất cả các tài sản
trên được tài trợ, hình thành từ hai nguồn đó là nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
+ Nợ phải trả: Là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong thời gian ngắn
hạn hoặc dài hạn. Khoản nợ này phát sinh trong quá trình doanh nghiệp mua chịu tài sản hoặc
vay mượn từ ngân hàng để mua tài sản. Chẳng hạn: Khoản phải trả, lương phải trả…
+ Vốn chủ sở hữu: Là phần hùn vốn trong đơn vị được sở hữu hoàn toàn bởi các nhà
chủ sở hữu. Nói cách khác, nguồn vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải
trả.
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả
Ba đối tượng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong phương trình kế toán sau:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
e) Hệ thống sổ kế toán
Kế toán Mỹ áp dụng hình thức “Nhật ký chung”.
Sổ kế toán bao gồm Sổ “Nhật ký Chung”, “Sổ Cái” và các sổ kế toán chi tiết khác
1.2. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.2.1. Kế toán quản trị
Kế toán quản trị: Là loại kế toán cung cấp thông tin cho quản lý trong quá trình điều
hành hoạt động của doanh nghiệp (thông tin là cơ sở cho các quyết định kinh doanh hàng
ngày và cho các kế hoạch tương lai của tổ chức). Để đạt mục tiêu, công tác quản trị doanh
nghiệp đòi hỏi rất nhiều thông tin. Một loại thông tin được đặt ra chủ yếu do yêu cầu của lập
kế hoạch và kiểm tra hoạt động hàng ngày của Công ty. Đó là những thông tin giúp công tác
quản trị biết được những gì đang xảy ra ngay thời điểm hiện tại cũng như để nắm chắc công
việc kinh doanh đang hoạt động trôi chảy tiến tới mục tiêu như thế nào. Loại thông tin thứ hai
chủ yếu cần thiết cho quản trị trong việc lập ra các kế hoạch dài hạn.
Những thông tin này được dùng để xây dựng nên những chiến lược tổng quát và để ra
các quyết định đặc biệt có tác động then chốt đối với Công ty.
Nói chung kế toán quản trị giải quyết 3 chức năng:
Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán
4
1.Chọn lọc và ghi chép số liệu.
2.Phân tích số liệu
3.Lập báo cáo dùng cho quản trị.
1.2.2. Kế toán tài chính
Kế toán tài chính: Là loại kế toán cung cấp thông tin cho những người ra quyết định ở
bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin kế toán tài chính cung cấp thường ở dạng báo cáo tóm tắt
gọi là báo cáo tài chính gồm:
- Báo cáo thu nhập: Là báo cáo cho những thông tin về khả năng sinh lời trong hoạt
động của Công ty.
- Bảng cân đối kế toán: Cung cấp thông tin về tài sản Công Ty có được bao gồm cả
nguồn hình thành của những tài sản này.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cho biết tài sản của Công Ty thay đổi như thế nào trong
một thời kỳ nhất định.Thông tin báo cáo tài chính được trình bày theo cùng một kiểu qua các
năm. Điều này giúp cho nhà quản trị có thể tin cậy vào báo cáo
Nói chung, kế toán tài chính giải quyết 3 chức năng:
1.3. NGHÀNH NGHỀ KẾ TOÁN VÀ NHỮNG LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN
Hàng ngàn các nhà kế toán Mỹ đang thực hiện những đóng góp quan trọng đối với
những hệ thống kinh tế xã hội. Có 4 lĩnh vực mà ở đó một kế toán chuyên nghiệp có thể khai
thác dịch vụ của anh ta. Đó là kế toán tư nhân, kế toán Công, kế toán nhà nước và đào tạo kế
toán. Dưới đây ta sẽ lần lượt làm rõ từng lĩnh vực xung quanh mục đích giới thiệu bản chất và
ý nghĩa của kế toán.
CHỌN LỌC VÀ GHI
CHÉP SỐ LIỆU
Để cung cấp thông tin về
hoạt động quá khứ và hiện
tại của công ty
BÁO CÁO CHO
NHỮNG NGƯỜI RA QUYẾT
ĐỊNH Ở NGOÀI CÔNG TY
1. Báo cáo thu nhập
2. Bảng cân đối kế toán
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
PHÂN
TÍCH
SỐ
LIỆU
CHỌN LỌC VÀ GHI
CHÉP SỐ LIỆU
Để cung cấp thông tin về
hoạt động quá khứ và hiện
tại của công ty
BÁO CÁO CHO QUẢN TRỊ
Trong việc lập kế hoạch và
kiểm tra hoạt động hàng ngày
của Công ty
PHÂN
TÍCH
SỐ
LIỆU
BÁO CÁO CHO QUẢN TRỊ
Trong việc xây dựng kế hoạch
dài hạn
Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán
5
1.3.1. Kế toán tƣ nhân (Private accounting)
Các kế toán viên làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân thuộc về khu vực kinh tế tư
nhân. Họ thực hiện một số công việc khác nhau bao gồm công việc của:
1. Người quản lý
2. Người ghi chép sổ sách
3. Kế toán chi phí
4. Kiểm toán viên nội bộ
5. Chuyên viên thuế và những công tác khác như lập ngân sách.
- Người quản lý là trưởng phòng kế toán của Công ty. Công việc là giám sát mọi hoạt
động kế toán của tổ chức. Thường thì đây là người có chức vụ cao của Công Ty
- Vai trò của người ghi sổ kế toán và nhân viên kế toán thường bị bỏ quên:
Công việc của người ghi sổ kế toán là ghi chép và xử lý số liệu. Phần lớn công việc của họ thể
hiện ở việc xử lý số liệu. Thật ra phần lớn những gì một người ghi sổ thực hiện ở một
Công ty nhỏ thường được làm bằng máy điện toán và những loại máy khác ở các
tổ chức lớn hơn. Nếu đối chiếu có thể thấy công việc của một chuyên viên kế toán rộng
hơn nhiều. Công việc kế toán liên quan đến việc xác định những số liệu nào là cần thiết, ghi
chép, xác định, xử lý những số liệu ấy ra sao, xác định những báo cáo sẽ được lập thế nào và
làm gì để cung cấp thông tin cho người ra quyết định.
- Một số chuyên viên kế toán là kế toán chi phí: Họ chọn lọc, xử lý và phản ánh
thông tin về chi phí sản xuất sản phẩm. Thông tin tập hợp từ kế toán chi phí cho
phép hoàn thành những dự đoán về chi phí sản xuất và giá bán hàng hóa của Công Ty.
- Kiểm toán viên nội bộ (ở những công ty lớn). Công việc của họ là kiểm tra
và đánh giá hoạt động nội bộ bộ máy kế toán của Công Ty. Những kiểm toán viên này nghiên
cứu ghi chép kế toán và đề xuất những điểm cần sửa đổi. Đồng thời họ xác định những vấn đề
chính sách và yêu cầu quản lýđể từ đó hỗ trợ cho quá trình quản lý.
- Chuyên viên thuế: Là người được giao việc chuẩn bị bản khai nộp thuế của
Công ty. Anh ta cũng góp ý về hậu quả thuế của những phương án khác nhau mà ban quản trị
đang xem xét.
- Dự trù ngân sách: N gân sách đơn giản nhằm giúp chỉ đạo quản lý. Nó là mục
tiêu được xây dựng để quản lý có so sánh với kết quả thực tế.
1.3.2. Kế toán công (Public Accounting)
Mọi quốc gia điều chỉnh hoạt động của một số nghề nghiệp theo quyền lợi chung,
những nghề này bao gồm y, dược, luật và kế toán công Những người được cấp bằng hành
nghề kế toán công được gọi là chuyên viên kế toán công được cấp giấy phép (CPA – Certiffed
Public Accountans).
Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán
6
Nói chung công việc của CPA không phải làm thuê cho doanh nghiệp. Anh ta làm việc
thay cho Công Ty kế toán công, nơi thu lệ phí của doanh nghiệp để thực hiện nhiều dịch vụ
khác nhau cho doanh nghiệp.
Có lẽ dịch vụ quan trọng nhất được chuyên viên kế toán thực hiện là kiểm toán. Mỗi
năm, hầu như mọi Công Ty kinh doanh cả vừa và nhỏ đều thuê một CPA để làm công việc
này. Kiểm toán đơn giản là thẩm tra, nghiên cứu các quyết toán và báo cáo tài chính do Công
Ty, xác định xem báo cáo tài chính có đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với công chúng
(trong đó các nhà đầu tư, tín dung) hay không, để họ có thể tin cậy vào thông tin. Trong quá
trình kiểm toán, hệ thống sổ sách kế toán của Công Ty được CPA phân tích cẩn thận và đưa ra
những đề xuất để thực hiện công tác quản lý.
Tất nhiên không phải CPA nào cũng tham gia vào hoạt động kế toán công. Một số làm
việc cho các doanh nghiệp, một số khác làm giáo viên, một số làm cho các tổ chức phi chính
phủ.
1.3.3. Kế toán nhà nƣớc (Government Accounting)
Là lĩnh vực kế toán trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận của chính
phủ.
- IRS (International Revernue Service): Là cơ quan kiểm tra báo cáo tài chính liên quan
đến việc nộp thuế của các tổ chức và cá nhân.
Họ giúp chính phủ thực thi luật thuế và kiểm tra thuế thu nhập. Họ còn thiết kế và điều
động các bộ máy kế toán cung cấp cho chính phủ những báo cáo để sử dụng ra các quy định
mang tính nhà nước.
- SEC (Securities and Exchange Commission): Ủy ban chứng khoán quốc gia, quản lý,
kiểm soát hoạt động liên quan đến chứng khoán và hối đoái.
1.3.4. Đào tạo kế toán
Có các cơ hội thuận lợi đối với kế toán viên trong lĩnh vực đào tạo. Các trường dạy nghề
và đại học có các kế toán viên có trình độ cao giúp họ nghiên cứu tất cả các khía cạnh của kế
toán.
1.4. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
1.4.1. Nguyên tắc giá phí (Cost principle)
Một trong những thí dụ điển hình về nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là
nguyên tắc giá phí. Tài sản của doanh nghiệp được ghi theo giá phí tức giá mua và các chi phí
liên quan (còn gọi giá gốc hay giá lịch sử). Vào thời điểm thụ đắc giá phí thể hiện giá trị của
tài sản thay cho các loại giá khác như hiện giá, thị giá, giá thay thế... tạo được tin tưởng cho
người sử dụng thông tin do có thể chứng minh được tính chuẩn xác thông qua các chứng cứ
có giá trị pháp lý.
Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán
7
1.4.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu (Revenue Regconition principle)
Trên cơ sở quan điểm dồn tích (Accrual Basis), các khoản doanh thu được ghi nhận vào
thời điểm phát sinh, tức thời điểm mà quá trình sản sinh doanh thu được cơ bản hoàn thành và
có thể biểu hiện qua các chứng cứ khách quan (chứng từ kế toán). Vào cuối niên độ kế toán
ghi nhận không những nghiệp vụ đã thu tiền mà cả các nghiệp vụ sẽ thu cam kết trong niên
độ.
1.4.3. Nguyên tắc tƣơng xứng (Matching principle)
Kết hợp tương xứng chi phí và doanh thu, hay nói cách khác, chi phí và doanh thu được
quy nạp vào thời kỳ phát sinh tương xứng. Chi phí cần được ghi nhận trên báo cáo thu nhập
vào cùng kỳ kế toán với doanh thu sản sinh tương ứng với các chi phí đó
1.4.4. Nguyên tắc thông tin đầy đủ (Full- Disclosure Principle)
Nguyên tắc này phù hợp với tiêu chuẩn "trung thực" (True and fair view) mà các báo cáo
tài chính cần hội đủ trong việc phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài
chính cần thể hiện đầy đủ các thông tin thích hợp, có ích giúp cho người sử dụng phán đoán
chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mọi thông tin quan trọng đủ để tác động
đến việc đánh giá của đối tượng sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cần
phải ghi nhận.
1.4.5. Nguyên tắc trọng yếu (Materiality Principle)
Thuật ngữ trọng yếu mô tả tính chất có ý nghĩa của thông tin thể hiện trên báo cáo kế
toán đối với những người đưa ra quyết định. Một yếu tố thông tin được xếp vào loại trọng yếu
khi sự thiếu sót hoặc thiếu chính xác trong việc ghi nhận có thể tạo ảnh hưởng và làm biến đổi
các quyết định của người sử dụng nó.
1.4.6. Nguyên tắc thận trọng (Conservatism Principle)
Thận trọng về mặt kế toán có nghĩa khi lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần chọn
phương pháp hạch toán sao cho càng ít đánh giá tài sản và thu nhập cao hơn thực tế càng tốt,
tất nhiên điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ định giá tài sản và thu nhập thấp hơn
thực tế. Với việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong quản trị doanh nghiệp, tất cả các khoản
lãi chưa thực hiện không được ghi nhận trong khi đối với khoản lỗ dự kiến xảy ra cần lập
khoản dự phòng tương ứng.
1.4.7. Nguyên tắc nhất quán (Consistency Principle)
Nguyên tắc hàm ý sử dụng nhất quán các phương pháp đánh giá và ghi nhận các nghiệp
vụ từ niên độ này sang niên độ khác nhằm đảm bảo khả năng có thể so sánh các báo cáo tài
chính của các kỳ khác nhau. Từ đó phát sinh yêu cầu cần lý giải mọi thay đổi phương pháp sử
dụng và đo lường tác động của những thay đổi đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
8
Chương 2
MÔ HÌNH KẾ TOÁN CƠ BẢN
2.1. KẾ TOÁN – MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN (ACCOUNTING AS A INFORMATION
SYSTEM).
2.1.1. Kế toán (Accounting)
Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp và giải thích các nghiệp vụ tác động
đến tình hình tài chính của tổ chức kinh doanh bằng thước đo tiền tệ, nhằm cung cấp thông tin
về tình hình và kết quả hoạt động của tổ chức, làm cơ sở cho việc ra các quyết định kinh tế
liên quan đến mục tiêu quản lý và đánh giá tổ chức.
2.1.2. Tổ chức kinh doanh (Business Organization).
Có 3 loại hình sở hữu:
 Kinh doanh cá thể (Sole Proprietorship) có một chủ sở hữu, tự điều
hành tổ chức, được hưởng toàn bộ thu nhập kinh doanh, chịu trách
nhiệm thanh toán mọi khoản nợ của tổ chức, thời gian hoạt động của
tổ chức phụ thuộc vào chủ sở hữu.
 Tổ chức hợp danh (Partnership) giống kinh doanh cá thể về hầu hết
các phương diện, chỉ khác là có hai hoặc nhiều chủ sở hữu, phân chia
lãi hoặc lỗ theo thỏa thuận trước, khi cần, có thể huy động tài sản cá
nhân của người góp vốn để trả nợ cho tổ chức - có thể một hoặc nhiều
người góp vốn có trách nhiệm hữu hạn, nhưng ít nhất phải có một
người đứng ra chịu trách nhiệm vô hạn - khi có sự thay đổi trong
thành phần người góp vốn, tổ chức xem như giải thể và phải thành lập
tổ chức mới.
 Doanh nghiệp cổ phần (Corporation) tổ chức kinh doanh độc lập với
các chủ sở hữu về mặt luật pháp. Các cổ đông không trực tiếp điều
hành công ty mà bầu ra hội đồng quản trị để đại diện, chịu trách nhiệm
hữu hạn - rủi ro mà họ gánh chịu chỉ hạn chế trong vốn cổ phần đã
góp, có thể bán cổ phần cho người khác mà không ảnh hưởng đến hoạt
động của công ty - công ty không phải giải thể.
2.1.3. Tình hình tài chính (Financial Position)
Tình hình tài chánh của tổ chức kinh doanh thể hiện qua tài sản và nguồn hình thành tài
sản của doanh nghiệp tại một thời điểm, theo phương trình kế toán (Accounting Equation):
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
9
(Assets = Liabilities + Owner’s equity)
 Tài sản (Assets): tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có giá
trị, và có giá phí có thể tính được như: Tiền (Cash), Khoản phải thu
(Accounts Receivable), Vật dụng (Supplies), Thiết bị (Equipment),
Nhà (Building), Đất (Land), Bằng phát minh sáng chế (Patent), Nhãn
hiệu thương mại (Trademark) ...
 Nợ phải trả (Liabilities): nợ phát sinh do tổ chức kinh doanh vay nợ
hoặc mua chịu tài sản như: Vay (Loans Payable), Khoản phải trả
(Accounts Payable), Lương phải trả (Wages Payable), Thuế phải nộp
(Taxes Payable) ...
 Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity): phần tài sản còn lại (Net Assets)
của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.1.4. Vai trò của kế toán
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính
(Financial Statement).
2.1.4.1. Thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính: Có 4 báo cáo chủ yếu, liệt kê
theo trình tự lập như sau:
 Báo cáo thu nhập (Income Statement) phản ảnh kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp trong kỳ kế toán:
Thu nhập thuần (Lỗ thuần) = Doanh thu – Chi phí
(Net income [net loss] = Revenues – Expenses)
 Báo cáo vốn chủ sở hữu (Statement of Owner’s Equity) phản ảnh sự
thay đổi của vốn chủ sở hữu trong kỳ kế toán:
Có 4 loại nghiệp vụ ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu:
– 2 loại nghiệp vụ tăng: đầu tư vốn của chủ sở hữu, và doanh thu của doanh nghiệp.
– 2 loại nghiệp vụ làm giảm: rút vốn của chủ sở hữu, và chi phí của doanh nghiệp.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
10
Doanh thu > Chi phí: kết quả là thu nhập thuần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu < Chi phí: kết quả là lỗ thuần làm giảm vốn chủ sở hữu.
 Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) phản ảnh tình hình tài chính
của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of Cash Flows) phản ảnh tình
hình tăng giảm tiền tệ trong kỳ kế toán:
Tiền tệ tăng giảm trong kỳ phân tích theo 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài
chính.
Tại Việt Nam.
Hệ thống báo cáo tài chánh bao gồm:
Mẫu số B 01 – DN: Bảng cân đối kế toán
Mẫu số B 01 – DN: Kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu số B 01 – DN: Lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số B 01 – DN: Thuyết minh báo cáo tài chính
Do nhà nước quy định mẫu biểu thống nhất và sử dụng chung cho các loại hình
doanh nghiệp.
Được lập bắt buộc theo định kỳ hàng quý.
2.1.4.2. Ngƣời sử dụng thông tin kế toán (The User of Accounting Information)
Có 3 nhóm:
 Nhà quản trị doanh nghiệp (Manager) sử dụng thông tin kế toán để
đưa ra các quyết định điều hành hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
 Người có lợi ích trực tiếp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
(Users with a Direct Financial Interest):
Nhà đầu tư hiện tại và tương lai (Present or Potential Investor): sử dụng thông tin kế
toán để quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp, đánh giá việc quản trị doanh
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
11
nghiệp, phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Chủ nợ hiện tại và tương lai (Present or Potential Creditors): sử
dụng thông tin kế toán để quyết định cho tổ chức kinh doanh vay vốn,
bán chịu tài sản cho doanh nghiệp.
 Người có lợi ích gián tiếp với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp (Users with an Indirect Financial Interest):
Cơ quan thuế (Tax Authorities).
Các đối tượng sử dụng khác: Ủy ban chứng khoán (Securities and Exchange
Commission), Kế hoạch gia kinh tế (Economic Planners) ...
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
12
2.1.5. Ví dụ minh họa.
Xem xét ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế đến tình hình tài chính của một tổ chức kinh
doanh qua ví dụ dưới đây. Kết quả phân tích giúp cho việc lập các báo cáo tài chính minh họa
cho vai trò cung cấp thông tin của kế toán.
2.1.5.1. Ảnh hƣởng của nghiệp vụ kinh tế.
Giả sử Johnson Smith mở một văn phòng dịch vụ môi giới mua bán bất động sản có tên
là Smith Realty vào ngày 1 tháng 12. Trong tháng 12 hoạt động của Smith Realty thể hiện qua
các nghiệp vụ sau:
1. Chủ sở hữu đầu tư vốn bằng tiền: Johnson Smith mở một tài khoản ở ngân hàng với
tên của doanh nghiệp là Smith Realty và chuyển vào $50,000 để bắt đầu hoạt động.
2. Mua tài sản trả tiền ngay: Smith Realty mua một khu đất có một căn nhà để làm văn
phòng, đã trả tiền đất $10,000 và tiền nhà $25,000.
3. Mua chịu tài sản, phát sinh nợ phải trả: Smith Realty mua chịu một số vật dụng văn
phòng $500.
4. Trả nợ phải trả bằng tiền: Smith Realty trả bớt $200 cho người bán ở nghiệp vụ 3.
5. Doanh thu thu tiền ngay: Smith Realty được hưởng doanh thu dưới hình thức hoa
hồng qua dịch vụ môi giới bán một bất động sản cho khách hàng, dịch vụ hoàn thành
và được khách hàng trả toàn bộ hoa hồng bằng tiền $1,500.
6. Doanh thu chưa thu tiền, phát sinh nợ phải thu: Smith Realty môi giới bán một bất
động sản khác, dịch vụ đã hoàn thành và được khách hàng chấp thuận hoa hồng
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
13
$2,000 nhưng hẹn trả tiền sau.
7. Thu nợ phải thu bằng tiền: Smith Realty thu được $1,000 hoa hồng ở nghiệp vụ 6 do
khách hàng trả.
8. Chi phí trả tiền ngay: Smith Realty trả $1,000 tiền thuê thiết bị văn phòng và $400
tiền lương cho nhân viên.
9. Chi phí chưa trả tiền, phát sinh nợ phải trả: Smith Realty nhận được hóa đơn $300 về
chi phí tiện ích (điện nước ...) mà Smith Realty đã sử dụng trong tháng 12, nhưng
chưa trả tiền.
10. Chủ sở hữu rút vốn: Johnson Smith chuyển $600 từ tài khoản Smith Realty sang tài
khoản cá nhân.
Ảnh hưởng các nghiệp vụ kinh tế trên phương trình kế toán
2.1.5.2.. Các báo cáo tài chính:
 Hình thức trình bày:
- Tiêu đề: gồm 3 dòng.
Tên tổ chức.
Tên báo cáo.
Thời kỳ hoặc thời điểm báo cáo.
- Các dấu hiệu được sử dụng:
Dấu $ ghi ở con số đầu tiên trong từng cột số liệu, và ở con số kết quả
sau khi thực hiện một phép tính.
Việt Nam. Đơnvị tính (đồng) nằm trên phần tiêu đề, số liệu trong báo cáo không ghi dấu “đ”
Dấu gạch đơn ____ sử dụng khi thực hiện một phép tính để ngăn cách cột số liệu
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
14
dùng để tính toán với con số kết quả.
Dấu gạch ngang kép biểu thị cho con số kết quả tổng hợp cuối cùng.
 Cách lập:
Lấy các số liệu doanh thu, chi phí trong cột vốn của chủ sở hữu để lập báo cáo thu
nhập.
Lấy các số liệu còn lại trong cột vốn của chủ sở hữu: đầu tư vốn, rút vốn, và chỉ
tiêu thu nhập thuần trên báo cáo thu nhập để lập báo cáo vốn chủ sở hữu.
Lấy số liệu trên dòng số dư để lập bảng cân đối kế toán.
Lấy chỉ tiêu thu nhập thuần trên báo cáo thu nhập, đầu tư vốn và rút vốn trên báo
cáo vốn chủ sở hữu … để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Smith Realty
Báo cáo lợi tức
Cho tháng kết thúc vào ngày 31.12.20xx
Doanh thu
Hoa hồng $3,500
Chi phí
Chi phí thuê thiết bị $1,000
Chi phí lương 400
Chi phí tiện ích 300
Tổng chi phí 1,700
Thu nhập thuần $1,800
Smith Realty
Income Statement
For the Month Ended December 31, 20xx
Revenues
Commission Earned $3,500
Expenses
Equipment Rental Expense $1,000
Wages Expense 400
Utility Expense 300
Total Expenses 1,700
Net income $1,800
Smith Realty
Báo cáo vốn chủ sở hữu
Cho tháng kết thúc vào ngày 31.12.20xx
Vốn của Johnson Smith ngày 1 tháng 12 $0
Cộng: Đầu tư vốn của Johnson Smith $50,000
Thu nhập thuần trong tháng 1,800 51,800
Tạm cộng $51,800
Trừ: Rút vốn của Johnson Smith 600
Vốn của Johnson Smith ngày 31 tháng 12, 20xx $51,200
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
15
Smith Realty
Statement of Owner’s Equity
For the Month Ended December 31,20xx
Johnson Smith, Capital, December 1, 20xx $0
Add: Investments by Johnson Smith $50,000
Net Income for the Month 1,800 51,800
Subtotal $51,800
Less: Withdrawals by Johnson Smith 600
Johnson Smith, Capital, December 31, 20xx $51,200
Smith Realty
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm 20xx
Tài sản Nợ phải trả
Tiền $15,300 Khoản phải trả $600
Khoản phải thu 1,000
Vật dụng 500 Vốn chủ sở hữu
Đất 10,000 Vốn của Johnson Smith 51,200
Nhà 25,000
Tổng cộng tài sản $51,800 Tổng cộng nợ phải trả và $51,800
vốn chủ sở hữu
Smith Realty
Balance Sheet
December 31, 20xx
Assets Liabilities
Cash $15,300 Accounts Payable $600
Accounts Receivable 1,000
Supplies 500 Owner’ s Equity
Land 10,000 Johnson Smith, Capital 51,200
Building 25,000
Total Assets $51,800 Total Liabilities and $51,800
Owner’s Equity
Smith Realty
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Cho tháng kết thúc vào ngày 31.12.20xx
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập thuần $1,800
Các khoản doanh thu và chi phí không liên quan đến tiền có
trong thu nhập
Tăng trong các khoản Phải thu khách hàng $ (1,000)
Tăng trong khoản Vật dụng (500)
Tăng trong Khoản phải trả 600 (900)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh $900
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Mua đất $ (10,000)
Mua nhà (25,000)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (35,000)
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Đầu tư vốn của Johnson Smith $50,000
Rút vốn của Johnson Smith (600)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 49,400
Tiền tệ tăng thuần (giảmthuần) $15,300
Tiền đầu năm 0
Tiền cuối năm $15,300
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
16
Smith Realty
Statement of Cash Flows
For the Month Ended December 31, 20xx
Cash Flows from Operating Activities
Net income $1,800
Non cash Expenses and Revenues Included in
Income
Increase in Accounts Receivable $ (1,000)
Increase in Supplies (500)
Increase in Accounts Payable 600 (900)
Net Cash Flows from Operating Activities $900
Cash Flows from Investing Activities
Purchase of Land $ (10,000)
Purchase of Building (25,000)
Net Cash Flows from Investing Activities (35,000)
Cash Flows from Finacing Activities
Investment by Johnson Smith $50,000
Withdrawals by Johnson Smith (600)
Net Cash Flows from Financing Activities 49,400
Net Increase (Decrease) in Cash $15,300
Cash at Beginning of Year 0
Cash at End of Year $15,300
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
17
2.2. HỆ THỐNG KẾ TOÁN KÉP (THE DOUBLE-ENTRY SYSTEM).
2.2.1. Tài khoản (Accounts).
Sau khi thu thập một khối lượng lớn các dữ liệu dùng để đo lường các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, cần phải có phương pháp lưu trữ số liệu để có thể phân loại và tổng hợp số liệu
thành các chỉ tiêu phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính. Phương pháp lưu trữ này chính
là các tài khoản. Mỗi một tài khoản là một đơn vị lưu trữ cho một loại số liệu kế toán riêng
biệt, tổng hợp tình hình tăng giảm và hiện có của từng khoản mục thuộc phương trình kế toán,
trong đó các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu được trình bày trên bảng cân đối
kế toán, các khoản mục doanh thu, chi phí được trình bày trên báo cáo thu nhập.
Trong hệ thống kế toán thủ công mỗi tài khoản được theo dõi trên một trang sổ (hoặc
một tờ phiếu), các trang sổ (hoặc các tờ phiếu) được đặt chung với nhau trong một cuốn sổ
(hoặc trong một hồ sơ) được gọi là sổ Cái.
Hệ thống tài khoản (Chart of Accounts) Để dễ dàng tìm kiếm và xác định các tài khoản
trong Sổ cái kế toán thường đánh số các tài khoản này. Danh mục số hiệu cùng với tên các tài
khoản gọi là hệ thống tài khoản. Mỗi một tổ chức kinh doanh tự xây dựng một hệ thống tài
khoản phù hợp với nhu cầu và đặc điểm về qui mô, tính chất hoạt động kinh doanh của mình.
Việt Nam. Hệ thống tài khoản do nhà nước quy định thống nhất và được sử dụng chung
cho các loại hình doanh nghiệp.
Dưới đây là hệ thống tài khoản của một doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ:
Hệ thống tài khoản của một doanh nghiệp
Tài sản Nợ phải trả
Tiền 111 Thương phiếu phải trả 211
Thương phiếu phải thu 112 Khoản phải trả 212
Khoản phải thu 113 Doanh thu được ứng trước 213
Doanh thu phải thu 114 Lương phải trả 214
Vật dụng mỹ thuật 115 Vay 221
Vật dụng văn phòng 116 Vốn chủ sở hữu
Tiền thuê trả trước 117 Vốn của Jones Murphy 311
Bảo hiểm trả trước 118 Rút vốn của Jones Murphy 312
Đất 141 Xác định kết quả 313
Nhà 142 Doanh thu
Khấu hao lũy kế, nhà 143 Doanh thu quảng cáo 411
Thiết bị mỹ thuật 144 Doanh thu mỹ thuật 412
Khấu hao lũy kế, thiết bị mỹ thuật 145 Chi phí
Thiết bị văn phòng 146 Chi phí lương văn phòng 511
Khấu hao lũy kế, thiết bị văn
phòng
147 Chi phí tiện ích 512
Chi phí điện thoại 513
Chi phí thuê 514
Chi phí bảo hiểm 515
Chi phí vật dụng mỹ thuật 516
Chi phí vật dụng văn phòng 517
Chi phí khấu hao nhà 518
Chi phí khấu hao thiết bị mỹ thuật 519
Chi phí khấu hao thiết bị văn phòng 520
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
18
Chart of Accounts for a Small Business
Assets Liabilities
Cash 111 Notes Payable 211
Notes Receivable 112 Accounts Payable 212
Accounts Receivable 113 Unearned Art Fees 213
Fees Receivable 114 Wages Payable 214
Art Supplies 115 Mortgage Payable 221
Office Supplies 116 Owner’s Equity
Prepaid Rent 117 Jones Murphy, Capital 311
Prepaid Insurance 118 Jones Murphy, Withdrawals 312
Land 141 Income Summary 313
Building 142 Revenues
Accumulated Depreciation,
Building
143 Advertising Fees Earned 411
Art Equipment 144 Art Fees Earned 412
Accumulated Depreciation, Art
Equipment
145
Expenses
Office Equipment 146 Office Wages Expenses 511
Accumulated Depreciation, Office
Equipment
147 Utility Expenses 512
Telephone Expenses 513
Rent Expenses 514
Insurance Expenses 515
Art Supplies Expenses 516
Office Supplies Expenses 517
Depreciation Expenses, Building 518
Depreciation Expenses, Art
Equipment
519
Depreciation Expenses, Office
Equipment
520
Tại Việt Nam.
Tài khoản phản ảnh tài sản phân thành 2 loại riêng biệt: tài sản lưu động và tài sản cố
định.
Tài khoản xác định kết quả hình thành một loại tài khoản riêng không nằm chung trong
loại tài khoản vốn chủ sở hữu.
2.2.2. Ghi kép:
Được trình bày lần đầu tiên vào năm 1494 trong một cuốn sách toán của Fra Luca
Pacioli dựa theo nguyên tắc lưỡng diện, mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào ít
nhất hai tài khoản: một tài khoản ghi Nợ, một tài khoản ghi Có, với số tiền ghi Nợ bằng số
tiền ghi Có, và nhờ cách ghi như vậy mà hệ thống luôn luôn cân bằng.
Tài khoản chữ T:
Tên tài khoản
Bên trái: bên Nợ
(Debit Side)
Bên phải: bên Có
(Credit Side)
Tên tài khoản cho biết khoản mục mà tài khoản lưu trữ số liệu.
Hai bên của tài khoản dùng để ghi tình hình tăng giảm của khoản mục: bút toán ghi vào
bên trái gọi là bút toán ghi Nợ tạo thành số phát sinh Nợ, bút toán ghi vào bên phải gọi là bút
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
19
toán ghi Có tạo thành số phát sinh Có.
Số dư (Balance) của tài khoản là chênh lệch giữa tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát
sinh Có: nếu tổng số phát sinh Nợ > tổng số phát sinh Có thì tài khoản có số dư Nợ, nếu tổng
số phát sinh Có > tổng số phát sinh Nợ thì tài khoản có số dư Có.
Ví dụ tài khoản Tiền của tổ chức Smith Realty:
Tiền
(1) 50,000 (2) 35,000
(5) 1,500 (4) 200
(7) 1,000 (8) 1,000
(9) 400
(11) 600
52,500 37,200
Số dư 15,300
Từ phương trình kế toán và yêu cầu Nợ, Có phải bằng nhau, ta có nguyên tắc ghi tăng
giảm trên các tài khoản như sau: Nếu một tài khoản ghi Nợ làm tăng tài sản thì phải sử dụng
một khoản ghi Có để làm tăng nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu, và ngược lại. Chú ý doanh
thu làm tăng vốn chủ sở hữu, chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu.
Nguyên tắc ghi giảm trên tài khoản
Tài sản
=
Nợ phải trả
+
Vốn chủ sở hữu
Tăng giảm Giảm Tăng Giảm Tăng
+   +  +
Chi phí Doanh thu
Tăng Giảm
+  Giảm Tăng
Rút vốn  +
Tăng Giảm
+ 
Ví dụ ghi kép nghiệp vụ 1 của tổ chức Smith Realty:
Johnson Smith đầu tƣ $50,000 để bắt đầu hoạt động.
Phân tích ảnh hưởng của nghiệp vụ: tài sản tăng và vốn chủ sở hữu tăng.
Áp dụng nguyên tắc ghi tăng giảm trên tài khoản: tài sản tăng ghi Nợ và vốn chủ sở hữu
tăng ghi Có.
Bút toán: Tài sản tăng ghi Nợ tài khoản Tiền, vốn chủ sở hữu tăng ghi Có tài khoản Vốn
của Johnson Smith.
Tiền (Cash)............................................................ 50,000
Vốn của Johnson Smith (JS, Capital) 50,000
2.2.3. Ví dụ.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại tổ chức quảng cáo Jones Murphy trong tháng 1:
Ngày 1.1: Jones Murphy đầu tƣ $10,000 để bắt đầu hoạt động.
Tiền (Cash)............................................................ 10,000
Vốn của Jones Murphy (JM, Capital)............... 10,000
Ngày 2.1: Thuê một văn phòng trả trƣớc 2 tháng tiền thuê $800.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
20
Tiền thuê trả trước (Prepaid Rent) ........................ 800
Tiền (Cash)........................................................ 800
Ngày 3.1: Đặt mua vật dụng mỹ thuật $1,800 và vật dụng văn phòng $800.
(Không có bút toán bởi vì nghiệp vụ kinh tế chưa phát sinh)
Ngày 4.1: Mua thiết bị mỹ thuật đã trả tiền $4,200.
Thiết bị mỹ thuật (Art Equipment) ........................ 4,200
Tiền (Cash)........................................................ 4,200
Ngày 5.1: Mua thiết bị văn phòng giá $3,000 đã trả $1,500 còn nợ ngƣời bán
$1,500.
Thiết bị văn phòng (Office Equipment)................. 3,000
Tiền (Cash)........................................................ 1,500
Khoản phải trả (Accounts Payable)................... 1,500
Ngày 6.1: Mua chịu vật dụng mỹ thuật $1,800 và vật dụng văn phòng $800.
Vật dụng mỹ thuật (Art Supplies).......................... 1,800
Vật dụng văn phòng (Office Supplies)................... 800
Khoản phải trả (Accounts Payable)................... 2,600
Ngày 8.1: Trả $480 cho phí bảo hiểm 1 năm có hiệu lực từ tháng 1.1.
Bảo hiểm trả trước (Prepaid Insurance) ............... 480
Tiền (Cash)........................................................ 480
Ngày 9.1: Trả $1,000 trong tổng số nợ về vật dụng mua chịu.
Khoản phải trả (Accounts Payable)....................... 1,000
Tiền (Cash)........................................................ 1,000
Ngày 10.1: Thực hiện một dịch vụ quảng cáo cho khách hàng đã hoàn thành, nhận
đƣợc tiền công $1,400.
Tiền (Cash)............................................................ 1,400
Doanh thu quảng cáo (Advertising Fees
Earned).............................................................. 1,400
Ngày 12.1: Trả lƣơng 2 tuần cho thƣ ký $600
Chi phí lương văn phòng (Office Wages
Expense) ................................................................ 600
Tiền (Cash)........................................................ 600
Ngày 15.1: Nhận trƣớc $1,000 tiền công về một dịch vụ mỹ thuật sẽ thực hiện cho
khách hàng.
Tiền (Cash)............................................................ 1,000
Doanh thu được ứng trước (Unearned Art
Fees).................................................................. 1,000
Ngày 19.1: Hoàn thành một dịch vụ quảng cáo cho khách hàng đã lập hóa đơn
$2,800 nhƣng chƣa thu đƣợc tiền.
Khoản phải thu (Accounts Receivable).................. 2,800
Doanh thu quảng cáo (Advertising Fees
Earned).............................................................. 2,800
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
21
Ngày 25.1: Jones Murphy rút $1,400 từ tổ chức để chi tiêu cho cá nhân.
Rút vốn của Jones Murphy (JM, Withdrawals)..... 1,400
Tiền (Cash)........................................................ 1,400
Ngày 26.1: Trả lƣơng 2 tuần cho thƣ ký $600.
Chi phí lương văn phòng (Office Wages
Expense) ................................................................ 600
Tiền (Cash)........................................................
600
Ngày 29.1: Nhận và thanh toán hóa đơn tiện ích $100.
Chi phí tiện ích (Utility Expense).......................... 100
Tiền (Cash)........................................................
100
Ngày 30.1: Nhận nhƣng chƣa thanh toán hóa đơn điện thoại $70.
Chi phí điện thoại (Telephone Expense)................ 70
Khoản phải trả (Accounts Payable)................... 70
Sơ đồ tài khoản chữ T
Tài sản
Tiền =
Nợ phải trả
Khoản phải trả +
Vốn chủ sở hữu
Vốn của Jones Murphy
T1. 1 10,000 T1.2 800 T1.9 1,000 T1.5 1,500 T1.1 10,000
10 1,400 4 4,200 6 2,600 Rút vốn của Jones Murphy
15 1,000 5 1,500 30 70 T1.25 1,400
8 480 1,000 4,170 Doanh thu quảng cáo
9 1,000 SD 3,170 T1.10 1,400
12 600 Doanh thu được 19 2,800
25 1,400 ứng trước SD 4,200
26 600 T1.15 1,000 Chi phí lương văn phòng
29 100 T1.12 600
12,400 10,680 26 600
SỐ DƯ 1,720 SD 1,200
Khoản phải thu Chi phí tiện ích
T1.19 2,800 T1.29 100
Vật dụng mỹ thuật Chi phí điện thoại
T1.6 1,800 T1.30 70
Vật dụng văn phòng
T1.6 800
Tiền thuê trả trước
T1.2 800
Bảo hiểm trả trước
T1.8 480
Thiết bị mỹ thuật
T1.4 4,200
Thiết bị văn phòng
T1.5 3,000
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
22
Summary Illustrative Account and Transaction for Jones Murphy Advertising Agency
Assets
Cash =
Liabilities
Accounts Payable +
Owner’s Equity
Jones Murphy, Capital
Jan. 1 10,000 Jan.2800 Jan.9 1,000 Jan.5 1,500 Jan.110,000
10 1,400 4 4,200 6 2,600 Jones Murphy, Withdrawals
15 1,000 5 1,500 30 70 Jan.25 1,400
8 480 1,000 4,170 Advertising Fees Earned
9 1,000 Bal 3,170 Jan.10 1,400
12 600 Unearned Art Fees 19 2,800
25 1,400 Jan.15 1,000 Bal 4,200
26 600 Office Wages Expense
29 100 Jan.12 600
12,400 10,680 26 600
Bal 1,720 Bal 1,200
Accounts Receivable Utility Expense
Jan.19 2,800 Jan.29 100
Art Supplies Telephone Expense
Jan.6 1,800 Jan.30 70
Office Supplies
Jan.6800
Prepaid Rent
Jan.2 800
Prepaid Insurance
Jan.8480
Art Equipment
Jan.44,200
Office Equipment
Jan.5 3,000
2.2.4. Qui trình ghi sổ.
Trong ví du, ghi kép các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào tài khoản chữ T. Trong thực tế,
tài khoản được trình bày theo dạng cột, và các tài khoản được tập hợp trong sổ Cái. Để tránh
nhầm lẫn, các nghiệp vụ kinh tế trước khi được ghi vào các tài khoản trong sổ Cái, được ghi
vào sổ nhật ký, sau đó mới được chuyển vào sổ Cái.
Qui trình ghi sổ
Việt Nam. Quy trình ghi sổ phụ thuộc vào hình thức sổ do doanh nghiệp tùy chọn một trong
các hình thức sổ được quy định:
Nhật ký - sổ Cái
Nhật ký chung
Chứng từ ghi sổ
Nhật ký chứng từ
2.2.4.1. Sổ nhật ký: Có 2 loại sổ nhật ký là sổ nhật ký chung và nhật ký đặc biệt
dưới đây trình bày loại đơn giản nhất là sổ nhật ký chung.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
23
Sổ nhật ký chung
Ngày Diễn giải Đối
chiếu
Nợ Có
20xx
Tháng 1 6 Vật dụng mỹ thuật 1,800
Vật dụng văn phòng 800
Khoản phải trả 2,600
Mua chịu vật dụng mỹ thuật
và vật dụng văn phòng
8 Bảo hiểm trả trước 480
Tiền 480
Trả trước phí bảo hiểm1 năm
General Journal
Date Description
Post
Ref.
Debit Credit
20xx
Jan. 6 Art Supplies 1,800
Office Supplies 800
Accounts Payable 2,600
Purchase of art and
office supplies on credit
8 Prepaid Insurance 480
Cash 480
Paid one-year life insurance
premium
Cách ghi:
Cột ngày (Date): ghi năm, tháng trên cột nhỏ bên trái, ghi ngày trên cột nhỏ bên phải,
các nghiệp vụ kinh tế trên cùng trang sổ không phải ghi lại năm, tháng.
Cột diễn giải (Description): ghi tên các tài khoản liên quan, tên tài khoản Nợ trước, tên
tài khoản Có sau, và ghi tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế.
Cột đối chiếu (Post Reference): ghi số hiệu tài khoản trong sổ Cái khi chuyển bút toán từ
sổ nhật ký vào sổ Cái.
Cột Nợ (Debit): ghi số tiền ghi Nợ.
Cột Có (Credit): ghi số tiền ghi Có.
2.2.4.2. Sổ Cái:
Sổ Cái
Khoản phải trả Số hiệu tài khoản: 212
Ngày Mục Đối chiếu Nợ Có
Số dư
Nợ Có
20xx
Tháng 1 5 J1 1,500 1,500
6 J1 2,600 4,100
9 J2 1.000 3,100
30 J2 70 3,170
General ledger
Accounts Payable Account No. 212
Date Item Post Reference Debit Credit
Balance
Debit Credit
20xx
Jan 5 J1 1,500 1,500
6 J1 2,600 4,100
9 J2 1,000 3,100
30 J2 70 3,170
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
24
Cách ghi:
Cột ngày (Date): giống như cách ghi trên sổ nhật ký.
Cột mục (Item): ghi các bút toán điều chỉnh (Adjusting Entry), bút toán khóa sổ
(Closing Entry), bút toán đảo (Reversing Entry).
Cột đối chiếu (Post Reference): ghi số trang của sổ nhật ký phản ảnh bút toán (trên sổ
Cái chỉ ghi số liệu liên quan đến khoản mục, không thể hiện đối ứng tài
khoản) .
Cột Nợ (Debit): ghi số tiền ghi Nợ.
Cột Có (Credit): ghi số tiền ghi Có.
Cột số dư (Balance): ghi số dư sau mỗi bút toán.
Việt Nam.
Trên sổ Cái thể hiện quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do nghiệp vụ gây ra (qua đó có
thể xác định nội dung của nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh), để ghi các định khoản phức tạp
nhiều Nợ - nhiều Có phải phân tích thành các định khoản giản đơn.
Trên sổ Cái không thiết kế cột số dư, không rút số dư sau mỗi nghiệp vụ, chỉ rút số dư
cuối kỳ.
2.2.4.3. Mối quan hệ giữa sổ nhật ký và sổ Cái:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được ghi vào sổ nhật ký, định kỳ được chuyển
vào sổ Cái, theo trình tự sau:
 Chuyển bút toán ghi Nợ trên sổ nhật ký:
1. Tìm trang sổ Cái tài khoản ghi Nợ.
2. Ghi vào cột ngày trên sổ Cái: thời gian phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
3. Ghi vào cột đối chiếu trên sổ Cái: số trang của sổ nhật ký phản ảnh bút toán.
4. Ghi vào cột Nợ trên sổ Cái: số tiền ghi Nợ trong bút toán.
5. Ghi vào cột đối chiếu trên sổ nhật ký: số hiệu tài khoản vừa được chuyển sổ.
 Chuyển bút toán ghi Có trên sổ nhật ký:
1. Tìm trang sổ Cái tài khoản ghi Có.
2. Ghi vào cột ngày trên sổ Cái: thời gian phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
3. Ghi vào cột đối chiếu trên sổ Cái: số trang của sổ nhật ký phản ảnh bút toán.
4. Ghi vào cột Có trên sổ Cái: số tiền ghi Có trong bút toán.
5. Ghi vào cột đối chiếu trên sổ nhật ký: số hiệu tài khoản vừa được chuyển sổ.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
25
Sổ nhật ký chung
Trang 2
Ngày Diễn giải
Đối chiếu khi
chuyển sổ
Nợ Có
20xx
Tháng 1 30 Chi phí điện thoại 513 70
Khoản phải trả 212 70
Nhận hóa đơn điện
thoại
Sổ Cái
Chi phí điện thoại Số hiệu tài khoản: 513
Ngày Mục
Đối chiếu khi
chuyển sổ
Nợ Có
Số dư
Nợ Có
20xx
Tháng 1 30 J2 70 70
Sổ Cái
Khoản phải trả Số hiệu tài khoản: 212
Ngày Mục
Đối chiếu khi
chuyển sổ
Nợ Có
Số dư
Nợ Có
20xx
Tháng 1 5 J1 1,500 1,500
6 J1 2,600 4,100
9 J2 1.000 3,100
30 J2 70 3,170
General Journal
Page 2
Date Description Post Reference Debit Credit
20xx
Jan 30 Telephone Expense 513 70
Accounts Payable 212 70
Received bill for
telephone expense
General Ledger
Telephone expense Account No. 513
Date Item Post Reference Debit Credit
Balance
Debit Credit
20xx
Jan 30 J2 70 70
General Ledger
Accounts Payable Account No. 212
Date Item Post Reference Debit Credit
Balance
Debit Credit
20xx
Jan 5 J1 1,500 1,500
6 J1 2,600 4,100
9 J2 1,000 3,100
30 J2 70 3,170
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
26
2.2.5. Bảng cân đối thử (Trial Balance).
Theo hệ thống kế toán kép ta có:
Tổng các số dư Nợ = Tổng các số dư Có
Để kiểm tra, lập bảng cân đối thử. Cách lập:
1. Xác định số dư của các tài khoản trong sổ Cái.
2. Liệt kê các tài khoản và số dư của các tài khoản: các số dư Nợ trên một cột, các số dư
Có trên một cột.
3. Cộng cột các số dư Nợ.
4. Cộng cột các số dư Có.
5. So sánh tổng các số dư Nợ với tổng các số dư Có.
Tổ chức quảng cáo Jones Murphy
Bảng cân đối thử
Ngày 31 tháng 1 năm 20xx
Tiền $1,720
Khoản phải thu 2,800
Vật dụng mỹ thuật 1,800
Vật dụng văn phòng 800
Tiền thuê trả trước 800
Bảo hiểm trả trước 480
Thiết bị mỹ thuật 4,200
Thiết bị văn phòng 3,000
Khoản phải trả $3,170
Doanh thu được ứng trước 1,000
Vốn của Jones Murphy 10,000
Rút vốn của Jones Murphy 1,400
Doanh thu quảng cáo 4,200
Chi phí lương văn phòng 1,200
Chi phí tiện ích 100
Chi phí điện thoại 70
$18,370 $18,370
Việt Nam. Lập Bảng đối chiếu số phát sinh (đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số
dư cuối kỳ)
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
27
Jones Murphy Advertising Agency
Trial Balance
January 31, 20xx
Cash $1,720
Accounts Receivable 2,800
Art Supplies 1,800
Office Supplies 800
Prepaid Rent 800
Prepaid Insurance 480
Art Equipment 4,200
Office Equipment 3,000
Accounts Payable $3,170
Unearned Art Fees 1,000
Jones Murphy, Capital 10,000
Jones Murphy, Withdrawals 1,400
Advertising Fees Earned 4,200
Office Wages Expense 1,200
Utility Expense 100
Telephone Expense 70
$18,370 $18,370
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
28
2.3. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH – CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH.
2.3.1. Các khái niệm và nguyên tắc chung liên quan đến xác định kết quả kinh doanh.
Kết quả kinh doanh:
Thu nhập thuần (lỗ thuần) = Doanh thu – Chi phí
Doanh thu: toàn bộ giá bán (chưa tính thuế) hàng hóa dịch vụ đã cung cấp cho khách
hàng trong kỳ kế toán, gồm cả bán thu tiền ngay và bán chịu.
Chi phí: giá vốn hàng hóa - dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng trong kỳ kế toán để tạo
ra doanh thu; chi phí bán hàng; và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cần nhắc lại một số khái niệm và nguyên tắc có liên quan đến việc xác định kết quả.
 Khái niệm kỳ kế toán: báo cáo thu nhập phản ảnh kết quả kinh doanh
trong một thời kỳ, thời kỳ báo cáo gọi là kỳ kế toán. Kỳ kế toán được
tính theo thời gian: tháng, quí năm. Kỳ kế toán tính theo năm (12
tháng) gọi là niên độ kế toán hoặc năm tài chính (Fiscal Year), có thể
tính theo năm dương lịch, hoặc năm kinh doanh thường được kết thúc
vào thời điểm có mức độ hoạt động kinh doanh thấp nhất trong năm.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kế toán giả định là hoạt
động liên tục, để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kế
toán chia thời gian hoạt động của doanh nghiệp thành những thời kỳ
bằng nhau nhằm để đánh giá, so sánh kết quả giữa các thời kỳ, vì vậy
cần phải tính doanh thu và chi phí trong từng thời kỳ riêng biệt
 TạiViệt Nam. Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch
 Khái niệm hoạt động liên tục: kế toán giả thiết hoạt động của doanh
nghiệp là liên tục vô thời hạn, để trên cơ sở đó ghi nhận tài sản của
doanh nghiệp theo giá thực tế hình thành tài sản, không ghi chép theo
giá thị trường vì giá thị trường thường xuyên thay đổi, và vì doanh
nghiệp đầu tư tài sản là để phục vụ cho hoạt động kinh doanh liên tục,
chứ không phải để bán, trừ khi có bằng chứng chắc chắn về sự giải thể
hoặc phá sản của doanh nghiệp, kế toán phải báo cáo tài sản của doanh
nghiệp theo giá thị trường - giá bán có thể thu được. Do vậy chi phí sử
dụng tài sản cũng được tính theo giá thực tế hình thành tài sản.
 Nguyên tắc tương xứng: doanh thu phải được tính vào kỳ kế toán mà
hàng hóa được bán ra hoặc dịch vụ được hoàn thành, và chi phí phải
được tính vào kỳ kế toán mà nó được sử dụng để tạo ra doanh thu.
 Nguyên tắc nhất quán: kế toán cần phải áp dụng các phương pháp
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
29
tính toán, các thủ tục kế toán một cách nhất quán từ kỳ kế toán này
sang kỳ kế toán khác để có thể so sánh và hiểu được các báo cáo tài
chính. Nếu có sự thay đổi về phương pháp tính toán phải giải thích
trên báo cáo tài chính cho người đọc hiểu.
 Nguyên tắc khách quan: số liệu kế toán cần phải có bằng chứng
khách quan để có thể kiểm chứng được, vì vậy các nghiệp vụ kinh tế
phải được chứng minh bằng chứng từ kế toán.
2.3.2. Qui trình điều chỉnh.
Vào cuối kỳ kế toán, sau khi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã được ghi
sổ, một số tài khoản tài sản, nợ phải trả có số dư chưa phản ánh đúng tình hình thực tế của
khoản mục mà nó phản ánh, vì vậy cần thực hiện một số bút toán điều chỉnh để tính đúng số
dư của các tài khoản này và qua đó tính đúng doanh thu, chi phí của kỳ kế toán. Bút toán điều
chỉnh liên quan đến một tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán (tài sản, nợ phải trả) và một tài
khoản thuộc báo cáo thu nhập (doanh thu, chi phí). Các bút toán điều chỉnh dùng để điều
chỉnh các khoản chi đã trả trước, các khoản thu đã thu trước cần phân bổ dần vào chi phí,
doanh thu của nhiều kỳ và các khoản chi phải trả, các khoản thu phải thu cần tính trước vào
chi phí, doanh thu trong kỳ.
2.3.2.1. Chi phí cần phân bổ dần vào chi phí của nhiều kỳ.
1. Các khoản trả trƣớc: khi chi tiền để trả trước hình thành một khoản mục tài sản, tài
sản này sẽ được tiêu dùng hoặc bị tiêu hao dần cho đến hết; khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị
tiêu hao, giá trị của nó sẽ trở thành một khoản mục chi phí.
 Tiền thuê trả trước:
Ngày 2.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy thuê một văn phòng trả trước hai tháng tiền
thuê $800.
Đến ngày 31.1, sau một tháng sử dụng tiền thuê trả trước giảm $400 trở thành chi phí
tháng 1, và chỉ còn lại $400.
Để phản ảnh đúng số dư Nợ của tài khoản Tiền thuê trả trước và tính đúng chi phí của
tháng 1 cần thực hiện bút toán điều chỉnh sau:
Nợ Có Tiền thuê trả trước Chi phí thuê
Chi phí thuê 400 T1.2 800 T1.31 400 T1.31 400
Tiền thuê trả trước 400
 Bảo hiểm trả trước:
Ngày 8.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy trả trước $480 phí bảo hiểm một năm tính
từ tháng 1.
Đến ngày 31.1, sau một tháng của thời hạn bảo hiểm, bảo hiểm trả trước giảm $40 trở
thành chi phí tháng 1, chỉ còn lại $440.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
30
Để phản ánh đúng số dư Nợ của tài khoản Bảo hiểm trả trước và tính đúng chi phí của
tháng 1 cần thực hiện bút toán điều chỉnh sau:
Nợ Có Bảo hiểm trả trước Chi phí bảo hiểm
Chi phí bảo hiểm 40 T1.8 480 T1.31 40 T1.31 40
Bảo hiểmtrả trước 40
2. Vật liệu:
Ngày 6.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy mua chịu vật dụng mỹ thuật $1,800 và vật
dụng văn phòng $800.
Đến ngày 31.1, sau một tháng sử dụng, kiểm kê vật dụng mỹ thuật còn tồn $1,300, vật
dụng văn phòng còn tồn $600 như vậy vật dụng mỹ thuật đã sử dụng $500 trở thành chi phí
tháng 1 chỉ còn lại $1,300, vật dụng văn phòng đã sử dụng $200 trở thành chi phí tháng 1 chỉ
còn lại $600.
Để phản ánh đúng số dư Nợ của các tài khoản Vật dụng và tính đúng chi phí của tháng
1 cần thực hiện các bút toán điều chỉnh sau:
Nợ Có Vật dụng mỹ thuật Chi phí VDMT
Chi phí VDMT 500 T1.6 1,800 T1.31 500 T1.31 500
Vật dụng mỹ thuật 500
Nợ Có Vật dụng văn phòng Chi phí VDVP
Chi phí VDVP 200 T1.6 800 T1.31 200 T1.31 200
Vật dụng văn phòng 200
3. Khấu hao tài sản cố định:
Các tài sản có thời gian sử dụng lâu dài vào hoạt động kinh doanh được gọi là tài sản cố
định. Tất cả tài sản cố định trừ đất đai, cuối cùng sẽ hư hỏng hoặc không sử dụng được nữa,
do đó giá trị của chúng cần phải được chuyển thành chi phí trong suốt quá trình sử dụng. Quá
trình phân bổ dần giá trị của tài sản cố định vào chi phí được gọi là khấu hao tài sản cố định.
Ngày 4.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy mua thiết bị mỹ thuật $4,200.
Ngày 5.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy mua thiết bị văn phòng $3,000.
Giả sử 2 loại thiết bị đều có thời gian sử dụng ước tính là 5 năm (60 tháng). Đến ngày
31.1, sau một tháng sử dụng
Khấu hao thiết bị mỹ thuật $4,200 : 60 tháng = $70/tháng
Khấu hao thiết bị văn phòng $3,000 : 60 tháng = $50/tháng
Như vậy thiết bị mỹ thuật có giá trị hao mòn do sử dụng $70 trở thành chi phí tháng 1,
giá trị còn lại $4,130 và thiết bị văn phòng có giá trị hao mòn do sử dụng $50 trở thành chi
phí tháng 1, giá trị còn lại $2,950.
Để phản ánh đúng số dư Nợ của các tài khoản Thiết bị và tính đúng chi phí của tháng 1
cần thực hiện các bút toán điều chỉnh sau:
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
31
Thiết bị mỹ thuật
T1.4 4,200
Nợ Có Khấu hao lũy kế TBMT Chiphíkhấu hao TBMT
CP khấu hao TBMT 70 T1.31 70 T1.31 70
KH lũy kếTBMT 70
Thiết bị văn phòng
T1.4 3,000
Nợ Có Khấu hao lũy kế TBVP Chiphíkhấu hao TBVP
CP khấu hao TBVP 50 T1.31 50 T1.31 50
KH lũy kếTBVP 50
Tài khoản Khấu hao lũy kế là tài khoản điều chỉnh cho tài khoản Tài sản cố định, số dư
của tài khoản điều chỉnh được trừ ra khỏi số dư của tài khoản Tài sản cố định trên báo cáo.
Tài khoản điều chỉnh được sử dụng vì 2 lý do: nó xác nhận khấu hao là một sự ước tính, và
giúp cho việc duy trì được giá trị ban đầu của tài sản cố định.
Trích một phần của bảng cân đối kế toán
Tổ chức quảng cáo Jones Murphy
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 1 năm 20xx
Tài sản cố định
Thiết bị mỹ thuật $4,200
Trừ khấu hao lũy kế TBMT 70 $4,130
Thiết bị văn phòng $3,000
Trừ khấu hao lũy kế TBVP 50 2,950
Tổng cộng tài sản cố định $7,080
Plant and Equipment Section of Balance Sheet
Jones Murphy Advertising Agency
Partial Balance Sheet
January 31, 20xx
Plant and Equipment
Art Equipment $4,200
Less Accumulated Depreciation 70 $4,130
Office Equipment $3,000
Less Accumulated Depreciation 50 2,950
Total Plant and Equipment $7,080
2.3.2.2. Doanh thu đƣợc ứng trƣớc cần phân bổ vào doanh thu của nhiều kỳ.
Doanh thu được ứng trước là khoản tiền nhận được trước khi giao hàng hoặc hoàn thành
dịch vụ cho khách hàng, là một khoản nợ phải trả tương ứng với nghĩa vụ phải giao hàng hoặc
hoàn thành dịch vụ sau đó.
Ngày 15.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy nhận trước $1,000 tiền công về một dịch
vụ trang trí mỹ thuật.
Đến ngày 31.1, giả sử tổ chức đã thực hiện được 40% khối lượng dịch vụ trị giá $400,
doanh thu được ứng trước giảm $400 trở thành doanh thu tháng 1, và chỉ còn lại $600.
Để phản ánh đúng số dư Nợ của tài khoản Doanh thu được ứng trước và tính đúng
doanh thu của tháng 1 cần thực hiện bút toán điều chỉnh sau:
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
32
Nợ Có Doanh thu mỹ thuật Doanhthu đượcứngtrước
Doanhthu đượcứngtrước 400 T1.31 400 T1.31 400 T1.15 1,000
Doanh thu mỹ thuật 400
2.3.2.3. Doanh thu phải tính trƣớc vào doanh thu trong kỳ.
Vào cuối kỳ kế toán, một số khoản doanh thu đã phát sinh nhưng chưa được ghi chép,
đó là doanh thu của hàng hóa đã giao hoặc dịch vụ đã hoàn thành nhưng kế toán chưa có căn
cứ để ghi do chưa thu tiền, chưa lập hóa đơn, các khoản doanh thu này cần phải được tính
trước vào doanh thu trong kỳ kế toán.
Giả sử tổ chức quảng cáo Jones Murphy đồng ý thực hiện một loạt quảng cáo cho khách
hàng, và quảng cáo đầu tiên đã được thực hiện trong ngày 31.1, tiền công $200 cho lần quảng
cáo này chưa được ghi vào doanh thu của tháng 1, cần thực hiện bút toán điều chỉnh:
Nợ Có Doanh thu quảng cáo Doanhthu phảithu
Doanhthu phảithu 200 T1.10 1,400
Doanh thu quảng cáo 200 T1.19 2,800
T1.31 200 T1.31 200
2.3.2.4. Chi phí phải tính trƣớc vào chi phí trong kỳ.
Vào cuối kỳ kế toán, một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa được ghi chép, vì kế
toán chưa có căn cứ để ghi, do chưa chi tiền, các khoản chi phí này cần phải được tính trước
vào chi phí trong kỳ kế toán.
Giả sử lịch Tháng 1: CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31
Tháng 2: 1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
Cách trả lương cho nhân viên thư ký: sau 2 tuần, 5 ngày làm việc/tuần, thư ký nhận
được $600 vào cuối các ngày 12, 26 tháng 1.
Tiền lương nhân viên thư ký 3 ngày 29, 30, 31 được tính: ($600 : 10)  3 = $180 là chi
phí tháng 1 chưa được ghi chép vì chưa đến kỳ hạn trả (ngày 9 tháng 2), cần thực hiện bút
toán điều chỉnh:
Nợ Có Lương phải trả Chiphí lương vănphòng
Chiphí lương vănphòng 180 T1.12 600
Lươngphảitrả 180 T1.26 600
T1.31 180 T1.31 180
Kết thúc qui trình điều chỉnh gồm 4 loại điều chỉnh nêu trên, các bút toán điều chỉnh
được ghi vào sổ nhật ký, sau đó được chuyển vào sổ Cái, kế toán căn cứ vào các số liệu trên
sổ Cái lập bảng cân đối thử sau điều chỉnh để kiểm tra số liệu kế toán, số liệu sau khi kiểm tra
sẽ được dùng để lập báo cáo tài chính.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
33
2.4. HOÀN TẤT CHU TRÌNH KẾ TOÁN.
2.4.1. Chu trình kế toán.
Một chu trình kế toán bao gồm các bước công việc sau:
1. Phân tích và lập các bút toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các chứng từ gốc.
2. Ghi các bút toán vào sổ nhật ký.
3. Định kỳ chuyển các bút toán trên sổ nhật ký vào sổ Cái.
4. Cuối kỳ lập các bút toán điều chỉnh, sau đó ghi vào sổ nhật ký và chuyển vào sổ Cái.
5. Lập các báo cáo tài chính từ số liệu trên sổ Cái.
Trong thực tế, để hạn chế sai lầm khi thực hiện các bút toán điều chỉnh, và chuẩn bị số
liệu cho việc lập các báo cáo tài chính kế toán thực hiện bước 4 bằng cách lập bảng tính nháp.
2.4.2. Bảng tính nháp (Work Sheet).
2.4.2.1 Khái niệm.
Bảng tính nháp là một công cụ của kế toán dùng để tổng hợp và kiểm tra tính chính
xác của số liệu đồng thời nhằm hạn chế các sai sót khi lập bút toán điều chỉnh và tạo thuận lợi
trong việc lập báo cáo tài chính.
2.4.2.2 Các bƣớc lập.
1. Lấy số dư các tài khoản trên sổ Cái ghi vào cột cân đối thử sau đó cộng các cột và
kiểm tra tính cân bằng.
2. Ghi các bút toán điều chỉnh vào cột điều chỉnh, sau đó cộng các cột và kiểm tra tính
cân bằng. Lưu ý: nếu các bút toán điều chỉnh liên quan đến các tài khoản chưa có tên
trên phần cân đối thử thì mở thêm các tài khoản này ở bên dưới trong cột tên tài
khoản. Mỗi bút toán điều chỉnh được ký hiệu bằng cùng một chữ cái (a, b, c,…) ở cả
hai bên Nợ, Có để đối chiếu.
3. Lấy số liệu trên hai cột cân đối thử và điều chỉnh để tính số dư mới của các tài khoản
và ghi vào cột cân đối thử sau điều chỉnh, sau đó cộng các cột và kiểm tra tính cân
bằng. Lưu ý: chỉ có những tài khoản có liên quan đến các bút toán điều chỉnh mới có
số dư thay đổi.
Chuyển số liệu từ cột cân đối thử sau điều chỉnh vào các cột báo cáo thu nhập và
bảng cân đối kế toán: số dư của các tài khoản doanh thu và chi phí chuyển vào cột
báo cáo thu nhập, số dư của các tài khoản tài sản, nợ phải trả, và vốn chủ sở hữu
chuyển vào cột bảng cân đối kế toán.
4. Cộng số liệu các cột báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán để tính thu nhập thuần
(lỗ thuần).
Trên cột báo cáo thu nhập:
Tổng bên Có (doanh thu) > Tổng bên Nợ (chi phí): kết quả là thu nhập thuần (ghi
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
34
bên Nợ).
Tổng bên Có (doanh thu) < Tổng bên Nợ (chi phí): kết quả là lỗ (ghi bên Có).
Tổng bên Nợ (tài sản) > Tổng bên Có (nợ phải trả + vốn chủ sở hữu): kết quả là thu
nhập thuần (ghi bên Có).
Tổng bên Nợ (tài sản) < Tổng bên Có (nợ phải trả + vốn chủ sở hữu): kết quả là lỗ
(ghi bên Nợ).
2.4.2.3 Công dụng.
Bảng tính nháp được dùng để:
 Lập các báo cáo tài chính:
Sử dụng toàn bộ số liệu cột báo cáo thu nhập để lập bảng báo cáo thu nhập.
Sử dụng các số liệu vốn và rút vốn của chủ sở hữu trên cột cân đối kế toán, kết hợp với
chỉ tiêu thu nhập thuần (lỗ thuần) trên bảng báo cáo thu nhập để lập bảng báo cáo vốn chủ sở
hữu.
Sử dụng các số liệu còn lại trên cột cân đối kế toán để lập bảng cân đối kế toán.
Bảng tính nháp
Tổ chức quảng cáo Jones Murphy
Bảng tính nháp
Cho tháng kết thúc vào ngày 31.1.20xx
Têntài khoản
Cân đối thử Điều chỉnh
Cân đối thử đã
điều chỉnh
Báo cáo
thu nhập
Bảng cân đối kế
toán
Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có
Tiền 1,720 1,720 1,720
Khoản phải thu 2,800 2,800 2,800
Vật dụngmỹthuật 1,800 (C) 500 1,300 1,300
Vật dụngvăn phòng 800 (d) 200 600 600
Tiềnthuêtrảtrước 800 (a) 400 400 400
Bảo hiểm trả trước 480 (b) 40 440 440
Thiết bị mỹthuật 4,200 4,200 4,200
Khấuhao lũy kế TBMT (e) 70 70 70
Thiết bị văn phòng 3,000 3,000 3,000
Khấuhao lũy kế TBVP (f) 50 50 50
Khoản phải trả 3,170 3,170 3,170
Doanh thu được ứng trước 1,000 (g) 400 600 600
Vốn của J M 10,000 10,000 10,000
Rút vốn của JM 1,400 1,400 1,400
Doanh thu quảng cáo 4,200 (h) 200 4,400 4,400
Chi phí lươngvăn phòng 1,200 (i) 180 1,380 1.380
Chi phítiện ích 100 100 100
Chi phí điệnthoại 70 70 70
18,370 18,370
Chi phíthuê (a) 400 400 400
Chi phí bảo hiểm (b) 40 40 40
Chi phí vật dụng MT (c) 500 500 500
Chi phí vật dụng VP (d) 200 200 200
Chi phí khấuhao TBMT (e) 70 70 70
Chi phí khấuhao TBVP (f) 50 50 50
Doanh thu mỹ thuật (g) 400 400 400
Doanh thu phảithu (h) 200 200 200
Lương phảitrả (i) 180 180 180
2,040 2,040 18,870 18,870 2,810 4,800 16,060 14,070
Thunhậpthuần (lỗthuần) 1,990 1,990
4,800 4,800 16,060 16,060
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
35
Work Sheet
Jones Murphy advertising Agency
Work Sheet
For the Month EndedJanuary 31, 20xx
Account Name
Trial Balance Adjustment
Adjustment Trial
Balance
Income
Statement
Balance Sheet
Debit Credit Debit Credit Debit Credit Debit Credit Debit Credit
Cash 1,720 1,720 1,720
Accounts Receivable 2,800 2,800 2,800
Art Supplies 1,800 (c) 500 1,300 1,300
Office Supplies 800 (d) 200 600 600
Prepaid Rent 800 (a) 400 400 400
Prepaid Insurance 480 (b) 40 440 440
Art Equipment 4,200 4,200 4,200
Accumulated Depreciation,AE (e) 70 70 70
Office Equipment 3,000 3,000 3,000
Accumulated Depreciation,OE (f) 50 50 50
Accounts Payable 3,170 3,170 3,170
Unearned Art Fees 1,000 (g) 400 600 600
Jones Murphy, Capital 10,000 10,000 10,000
Jones Murphy, Withdrawals 1,400 1,400 1,400
Advertising Fees Earned 4,200 (h) 200 4,400 4,400
Office Wages Expense 1,200 (i) 180 1,380 1,380
Utility Expense 100 100 100
Telephone Expense 70 70 70
18,370 18,370
Rent Expense (a) 400 400 400
Insurance Expense (b) 40 40 40
Art Supplies Expense (c) 500 500 500
Office Supplies Expense (d) 200 200 200
Depreciation Expense,AE (e) 70 70 70
Depreciation Expense,OE (f) 50 50 50
Art Fees Earned (g) 400 400 400
Fees Receivable (h) 200 200 200
Wages Payable (i) 180 180 180
2,040 2,040 18,870 18,870 2,810 4,800 16,060 14,070
Net income (Net loss) 1,990 1,990
4,800 4,800 16,060 16,060
Tổ chức quảng cáo Jones Murphy
Báo cáo lợi tức
Cho tháng kết thúc vào ngày 31.1.20xx
Doanh thu
Doanh thu quảng cáo $4,400
Doanh thu mỹ thuật 400
Tổng doanh thu $4,800
Chi phí
Chi phí lương văn phòng $1,380
Chi phí tiện ích 100
Chi phí điện thoại 70
Chi phí thuê 400
Chi phí bảo hiểm 40
Chi phí vật dụng mỹ thuật 500
Chi phí vật dụng văn phòng 200
Chi phí khấu hao, thiết bị mỹ thuật 70
Chi phí khấu hao, thiết bị văn phòng 50
Tổng chi phí 2,810
Thu nhập thuần $1,990
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
36
Jones Murphy advertising Agency
Income Statement
For the Month Ended January 31, 20xx
Revenues
Advertising Fees Earned $4,400
Art Fees Earned 400
Total Revenues $4,800
Expenses
Office Wages Expenses $1,380
Utility Expenses 100
Telephone Expenses 70
Rent Expenses 400
Insurance Expenses 40
Art Supplies Expenses 500
Office Supplies Expenses 200
Depreciation Expenses, Art Equipment 70
Depreciation Expenses, Office Equipment 50
Total Revenues 2,810
Net Income $1,990
Tổ chức quảng cáo Jones Murphy
Báo cáo vốn chủ sở hữu
Cho tháng kết thúc vào ngày 31.1.20xx
Vốn của Jones Murphy ngày 1 tháng 1 $0
Cộng: Đầu tư vốn của Jones Murphy $10,000
Thu nhập thuần trong tháng 1,990 11,990
Tạm cộng: $11,990
Trừ: Rút vốn của Jones Murphy 1,400
Vốn của Jones Murphy ngày 31 tháng 1 $10,590
Jones Murphy Advertising Agency
Statement of Owner’s Equity
For the Month Ended January 31, 20xx
Jones Murphy, Capital, January 31, 20xx $0
Add: Investment by Jones Murphy $10,000
Net Income 1,990 11,990
Subtotal: $11,990
Less: Withdrawals 1,400
Jones Murphy, Capital, January 31, 20xx $10,590
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
37
Tổ chức quảng cáo Jones Murphy
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 1 năm 20xx
Tài sản
Tiền $1,720
Khoản phải thu 2,800
Doanh thu phải thu 200
Vật dụng mỹ thuật 1,300
Vật dụng văn phòng 600
Tiền thuê trả trước 400
Bảo hiểm trả trước 440
Thiết bị mỹ thuật $4,200
Trừ khấu hao lũy kế 70 4,130
Thiết bị văn phòng $3,000
Trừ khấu hao lũy kế 50 2,950
Tổng cộng tài sản $14,540
Nợ phải trả
Khoản phải trả $3,170
Doanh thu được ứng trước 600
Lương phải trả 180
Tổng cộng nợ phải trả $3,950
Vốn chủ sở hữu
Vốn của Jones Murphy $10,590
Tổng cộng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu $14,540
Jones Murphy Advertising Agency
Balance Sheet
January 31, 20xx
Assets
Cash $1,720
Accounts Receivable 2,800
Fees Receivable 200
Art Supplies 1,300
Office Supplies 600
Pepaid Rent 400
Pepaid Insurance 440
Art Equipment $4,200
Less: Accumulated Depreciation 70 4,130
Office Equipment $3,000
Less: Accumulated Depreciation 50 2,950
Total Assets $14,540
Liabilities
Accounts Payable $3,170
Unearned Art Fees 600
Wages Payable 180
Total Liabilities $3,950
Owner’s Equity
Jones Murphy, Capital, January 31, 20xx 10,590
Total Liabilities and Owner’s Equity $14,540
 Ghi các bút toán điều chỉnh (Adjusting Entries).
Sử dụng toàn bộ số liệu cột điều chỉnh để ghi các bút toán điều chỉnh vào sổ nhật ký, sau
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
38
đó chuyển vào sổ Cái.
 Ghi các bút toán khóa sổ (Closing Entries).
Sử dụng toàn bộ số liệu cột báo cáo thu nhập và số liệu rút vốn của chủ sở hữu trên cột
cân đối kế toán để ghi các bút toán khóa sổ vào sổ nhật ký, sau đó chuyển vào sổ Cái, theo
trình tự sau:
1. Khóa sổ các tài khoản Doanh thu: kết chuyển các số dư Có từ các tài khoản Doanh
thu sang tài khoản Xác định kết quả.
2. Khóa sổ các tài khoản Chi phí: kết chuyển số dư Nợ từ các tài khoản Chi phí sang tài
khoản Xác định kết quả.
3. Khóa sổ tài khoản Xác định kết quả: kết chuyển số dư từ tài khoản Xác định kết quả
sang tài khoản Vốn chủ sở hữu.
4. Khóa sổ tài khoản Rút vốn: kết chuyển số dư Nợ từ tài khoản Rút vốn sang tài khoản
Vốn chủ sở hữu.
 Ghi các bút toán đảo (Reversing Entries).
Được thực hiện (không bắt buộc) đối với các bút toán điều chỉnh thuộc loại điều chỉnh
doanh thu dồn tích và chi phí dồn tích vào ngày đầu kỳ kế toán tiếp theo, nhằm đơn giản hóa
việc ghi chép các nghiệp vụ tính trước khi thực tế phát sinh.
5. Bút toán điều chỉnh tính trước doanh thu quảng cáo phải thu:
Nợ Có Doanh thu quảng cáo Doanhthu phảithu
Doanhthu phảithu 200 T1.10 1,400
Doanh thu quảng cáo 200 T1.19 2,800
T1.31 200 T1.31 200
SD 4,400 SD 200
Bút toán khóa sổ tài khoản Doanh thu quảng cáo:
Nợ Có Xác định kết quả Doanhthu quảng cáo
Doanhthu quảng cáo 4,400 T1.31 4,400 T1.31 4,400 T1.10 1,400
Xácđịnh kết quả 4,400 T1.19 2,800
T1.31 200
SD 0
Bút toán đảo việc tính trước doanh thu quảng cáo phải thu:
Nợ Có Doanh thu phải thu Doanhthu quảng cáo
Doanhthu quảng cáo 200 SD 200
Doanh thu phải thu 200 T2.1 200 T2.1 200
SỐ DƯ 0 SD 200
6. Bút toán điều chỉnh tính trước chi phí lương văn phòng phải trả:
Nợ Có Lương phải trả Chiphí lương vănphòng
Chiphí lương VP 180 T1.12 600
Lương phải trả 180 T1.26 600
T1.31 180 T1.13 180
SD 180 SD 1,380
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
39
Bút toán khóa sổ tài khoản Chi phí lương văn phòng:
Nợ Có Chi phí lương văn phòng Xác định kết quả
Xác định kết quả 1,380 T1.12 600 T1.31 1,380 T1.31 1,380
Chi phí lương VP 1,380 T1.26 600
T1.31 180
SD 0
Bút toán đảo tính trước chi phí lương văn phòng phải trả:
Nợ Có Chi phí lương văn phòng Lươngphảitrả
Lươngphảitrả 180 SD 180
Chiphí lương VP 180 T2.1 180 T2.1 180
SD 180 SD 0
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
40
BÀI TẬP CHƢƠNG 2
Bài tập 1: Tình hình tài chính .
Căn cứ vào số liệu trong bảng sau tại doanh nghiệp A để thực hiện các yêu cầu
Tài sản Nợ phải trả
Ngày 01/01/98 $160,000 $100,000
Ngày 31/12/98 $200,000 $122,000
Yêu cầu: Xác định lợi tức kinh doanh trong năm biết rằng:
1. Chủ doanh nghiệp không đầu tư thêm cũng không rút vốn trong năm.
2. Chủ doanh nghiệp đầu tư thêm $50,000 và cũng đã rút vốn $20,000 trong năm.
Bài tập 2: Thông tin kế toán qua các báo cáo tài chính
Căn cứ vào các dữ liệu sau hãy lập các báo cáo tài chính (báo cáo lợi tức, báo cáo vốn chủ sở
hữu, bảng cân đối kế toán) vào ngày 31/03/99 của Công ty dịch vụ tư vấn ABC do ông David
làm chủ sở hữu. Số dư của các tài khoản ngày 31/03/99
- Tiền $17,400
- Nhà xưởng $102,000
- Các khoản phải thu $ 12,400
- Thiết bị văn phòng $20,000
- Vật dụng $2,000
- Các khoản phải trả $45,600
- Chi phí lương $4,600
- Doanh thu tư vấn $15,800
- Chi phí vật dụng $2,000
- David, rút vốn $ 6,400
- Chi phí tiện ích $1,200
Biết rằng ngày 01/03/99 ông David đã đầu tư $74,600 để bắt đầu thành lập công ty và
trong tháng 3 ông David đã đầu tư thêm $32,000.
Bài tập 3: Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Công ty dịch vụ photocopy F & C bắt đầu hoạt động vào tháng 4/2000, có các nghiệp vụ kinh
tế xãy ra trong tháng 5/2000 như sau:
Ngày 3. Freshman chuyển $5,000 từ tài khoản tiền gửi cá nhân sang tài khoản cửa hàng
mang tên F&C.
Ngày 5. Trả tiền thuê nhà tháng 5, $150.
Ngày 8. Mua chịu 1 máy photocopy $2,500.
Ngày 12. Mua giấy và mực máy photocopy $350 đã thanh toán bằng tiền.
Ngày 15. Thu $120 tiền công photocopy.
Ngày 23. Thanh toán $1,000 khoản nợ mua máy photocopy ngày 8.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
41
Ngày 25. Trả tiền điện nước tháng 5, $25.
Ngày 27. Freshman rút $500 sử dụng cho việc chi tiêu các nhân.
Ngày 29. Lập hoá đơn tính tiền công photocopy cho khách hàng trị giá $280.
Ngày 30. Trả lương tháng 5 cho nhân viên $100.
Yêu cầu:
 Sắp xếp các khoản mục Tiền(Cash), Các khoản phải thu (Accounts Receivable), Vật
dụng (Supplies), Máy photocopy (Photocopier), Các khoản phải trả (Accounts
payable), Vốn, F&C (F&C, Capital), vào phương trình kế toán.
 Thể hiện sự ảnh hưởng cuả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến các khoản mục trong
phương trình kế toán bằng cách thể hiện số dư mới của các khoản mục sau mỗi
nghiệp vụ và xác định loại của các nghiệp vụ ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu.
Bài tập 4: Tài khoản
Hãy xác định các tài khoản sau thuộc loại tài khoản nào ( Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở
hữu, doanh thu, chi phí):
1. Vật dụng văn phòng (Office Supplies). 6. Các khoản phải thu (AccountsReceivable
2. Rút vốn (Withdrawals). 7. Tiền thuê nhà trả trước (Prepaid Rent)
3.Đất đai (Land) 8. Thương phiếu phải trả (Notes Payable)
4.Doanh thu dịch vụ (Service Revenue) 9. Doanh thu nhận trước (Unearned Revenue)
5.Cp bảo hiểm trả trước (Prepaid Insurance) 10. Chi phí quảng cáo (Advertising expense)
Bài tập 5: Hệ thống tài khoản-Ghi sổ kép-Qui trình ghi sổ
Anh Peter Young mở một Trường đào tạo tin học văn phòng PEY, trong tháng đầu tiên hoạt
động phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:
Ngày 1, Bắt đầu hoạt động Peter Young chuyển vào tài khoản ngân hàng mang tên
Nhà trường $20,000 từ tài khoản cá nhân của mình.
Ngày 2, mua chịu 10 máy vi tính trị giá $5,000
Ngày 4, mua một số vật dụng văn phòng trị giá $1,000 bằng tiền.
Ngày 5, trả tiền thuê nhà 1 năm $1,200 ( hợp đồng có hiệu lực từ 1/3/99)
Ngày 8, tuyển 3 nhân viên làm việc tiền công $100/ tháng/ nhân viên
Ngày 7, nhận đơn xin học của 12 học viên theo khóa học tin học văn phòng cấp tốc 15
ngày. Sẽ lập hóa đơn học phí gửi các học viên ($50/học viên) vào ngày nhập học.
Ngày 10, thanh toán tiền công quảng cáo $30.
Ngày 15, lên hóa đơn cho các học viên đăng ký ngày 7 trị giá $600
Ngày 22, trả khoản nợ mua máy vi tính ngày 2
Ngày 25, nhận tiền thanh toán học phí của các học viên
Ngày 30, thanh toán lương nhân viên tháng 3.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
42
Yêu cầu:
1. Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ Nhật ký chung.
2. Thiết lập hệ thống tài khoản của Trường. ( Theo gợi ý: Loại 1: Tài sản; Loại 2: Nợ phải
trả; Loại 3: Vốn chủ sở hữu; Loại 4: Doanh Thu; Loại 5: Chi phí ).
3. Phản ánh các nghiệp vụ vào tài khoản chữ T.
4. Lập bảng cân đối thử.
Bài tập 6: Các bút toán sửa sai
Bảng cân đối thử cuả Dịch vụ sửa chửa ô tô GW như sau
Dịch vụ sửa chửa ô tô GW
Bảng cân đối thử
Ngày 31/12/98
Tiền $5,450
Các khoản phải thu 720
Vật dụng 260
Bảo hiểm trả trước 400
Thiết bị 4,600
Các khoản phải trả $5,350
GW, Vốn 4,700
GW, Rút vốn 220
Doanh thu 990
Chi phí lương 190
Chi phí thuê nhà 120
Chi phí quảng cáo 60
Chi phí điện nước 220
Tổng cộng $12,020 $11,260
Có một số sai lầm được phát hiện như sau:
1. Mua vật dụng $200 ghi Nợ TK Thiết bị và Có TK Tiền .
2. Việc thanh toán $960 cho khoản mua chịu ghi Nợ TK Tiền và Có TK các khoản
phải trả $690.
3. TK Rút vốn số dư nợ lại ghi bên có cuả BCĐ thử.
4. Một khoản rút vốn $200 chưa được ghi nhận.
5. Chi phí thuê nhà $120 là tiền thuê nhà của 2 tháng kế toán đã ghi Nợ TK Chi phí
thuê nhà và Có TK Tiền $120.
6. Chi phí điện nước có số dư trong Sổ cái là $20.
7. Một khoản doanh thu $500 đã thu tiền ghi nhầm Nợ TK Các khoản phải thu và Có
TK GW, Vốn.
Yêu cầu: Lập các bút toán điều chỉnh sai sót và Lập Bảng cân đối thử mới.
Bài tập 7: Các bút toán điều chỉnh
Vào ngày 31/12/98, cuối năm tài chính hiện hành, kế toán viên có những dữ liệu cần
thiết sau cho các bút toán điều chỉnh tại Công ty quảng cáo Yellow Pages.
1. Tài khoản vật dụng văn phòng có số dư đầu kỳ là $2,670, hàng mua trong kỳ là
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
43
$4,867. Kiểm kê cuối năm cho thấy vật dụng tồn kho $3,698.
2. Công ty làm việc 6 ngày 1 tuần và việc thanh toán lương cho công nhân được qui định là
ngày thứ bảy hàng tuần ( ngày 2/1/99), mức lương cố định hàng tuần là $12,440.
3. Một hợp đồng doanh thu quảng cáo 1 năm được ký vào ngày 1/10/98 trị giá $3,600,
dự tính sẽ lên hoá đơn vào mỗi 6 tháng.
4. Dữ liệu về tài sản cố định tại công ty
Tài khoản Nguyên giá
Nhà xưởng $ 240,000
Thiết bị $ 48,000
Các tài sản này đều được mua trước năm tài chính hiện hành và thời gian sử dụng ước
tính là 12 năm ( không có giá trị phế thải ).
5. Tài khoản bảo hiểm trả trước được diễn giải:
Số dư đầu kỳ: $960 ( số dư còn lại chưa hết hạn của hợp đồng bảo hiểm 1 năm )
Số phát sinh nợ: Ngày 1/4/98 : $3,840 hợp đồng bảo hiểm mới 1 năm
Ngày 1/10/98: $5,472 hợp đồng bảo hiểm 3 năm.
6. Một thương phiếu phải thu trị giá $5,000, kỳ hạn 90 ngày, lãi suất 9%/năm, khách
hàng ký ngày 1/12/98.
Yêu cầu : Lập các bút toán điều chỉnh theo các dữ liệu trên.
Bài tập 8: Bảng tính nháp và các bút toán điều chỉnh
Tại 1 công ty giới thiệu việc làm Hunter thành lập vào ngày 1/7/20XX, sau 6 tháng hoạt
động vào ngày 31/12/1999 bảng cân đối thử của công ty Hunter như sau
Công ty Hunter
Bảng cân đối thử
Ngày 30 tháng 12 năm 20XX
Tiền (Cash) $1,226
Các khoản phải thu (Accounts Receivable) 2,200
Tiền thuê nhà trả trước ( Prepaid Rent) 3,600
Vật dụng văn phòng (Office Suppies) 824
Thiết bị văn phòng (Office Equipment) 7,500
Khấu hao lũy kế ( Accumuated Depreciation) $625
Các khoản phải trả (Accounts payable) 5,715
Doanh thu nhận trước (Unearned Revenue) 3,692
Vốn, Hunter (Hunter, Capital) 18,000
Rút vốn, Hunter (Hunter, Withdrawals) 10,400
Doanh thu dịch vụ (Service revenue) 14,240
Chi phí điện thoại, fax (Tel & fax expense) 2,020
Chi phí lương nhân viên (Salaries expense) 5,000
Chi phí tiện ích (Utility expense) 8,877
Chi phí khấu hao (Depreciation expense) 625
Tổng cộng (Total) 42,272 42,272
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
44
Yêu cầu:
1. Lập bảng nháp với những thông tin như sau:
a. Tiền thuê nhà trả trước được trả khi tổ chức bắt đầu hoạt động với thời hạn 1 năm.
b. Vật dụng văn phòng tồn kho chưa sử dụng là $86
c. Khấu hao thiết bị văn phòng tháng 12 chưa tính là $125
d. Dịch vụ đã hoàn thành cho đến ngày 31/12 trong số khách hàng ứng trước là $2,712
và chưa lên hóa đơn là $750.
e. Tiền lương tháng 12/20XX phải thanh toán cho nhân viên là $1,000
2. Lập các báo cáo tài chính của công ty Hunter.
3. Thưc hiện các bút toán khóa sổ và các bút toán đảo.
Bài tập 9: Hoàn tất chu kỳ kế toán
Tại 1 công ty dịch vụ cho thuê xe Carrent có bảng cân đối sau khi đã điều chỉnh như sau
Công ty Carrent
Bảng cân đối thử
Ngày 31 tháng 03 năm 20XX
Tiền (Cash) $1,020
Các khoản phải thu (Accounts Receivable) 1,830
Bảo hiểm trả trước ( Prepaid Insurance) 297
Vật dụng văn phòng (Office Suppies) 57
Xe (Car) 48,888
Khấu hao lũy kế ( Accumuated Depreciation) $ 5,250
Các khoản phải trả (Accounts payable) 862
Doanh thu nhận trước (Unearned Revenue) 413
Vốn, Hwang (Hwang, Capital) 23,267
Rút vốn, Hwang (Hwang, Withdrawals) 9.000
Doanh thu cho thuê (Rent revenue) 40,488
Chi phí điện thoại, fax (Tel & fax expense) 330
Chi phí lương nhân viên (Salaries expense) 5,962
Chi phí bảo hiểm (Insurance expense) 946
Chi phí tiện ích (Utility expense) 450
Chi phí khấu hao (Depreciation expense) 1,500
Tổng cộng (Total) 70,280 70,280
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo thu nhập, báo cáo vốn chủ sở hữu và bảng cân đối kế toán ngày
31/03/20XX.
2. Thực hiện các bút toán khóa sổ .
Bài tập 10: Cơ sở sửa chửa ô- tô Micheline trong tháng hoạt động đầu tiên phát sinh các
nghiệp vụ như sau:
Tháng 4 /2010
Ngày 1, Ông Guy chủ cơ sở chuyển $20,000 vào tài khoản Cơ sở Micheline để bắt
đầu hoạt động.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
45
Ngày 1, trả tiền thuê nhà 3 tháng $1,500
Ngày 2, thanh toán hợp đồng bảo hiểm 1 năm $144
Ngày 5, mua chịu thiết bị sửa chữa của công ty Renault $6,000. Điều kiện thanh toán
trả ngay $600, số còn lại trả trong vòng 5 tháng, lần trả đầu tiên là ngày 5 tháng 6 năm 2010.
Ngày 6, tuyển 5 nhân viên với mức lương $100/ tháng/1 nhân viên. Hợp đồng lao
động ký kết tiền lương sẽ được thanh toán vào ngày 5 của mỗi tháng sau.
Ngày 9, mua chịu vật tư sửa chữa của công ty Renault $ 1,600
Ngày 12, thu tiền công sửa chữa $1,500
Ngày 15, thanh toán cho công ty Renault số tiền mua chịu vật tư sửa chữa ngày 9
Ngày 16, nhận $ 900 hợp đồng bảo trì 3 tháng ( hợp đồng có hiệu lực từ ngày
16/04/2010)
Ngày 20, chuyển hoá đơn số G001 tiền công sửa chữa xe ô-tô cho khách hàng trị giá
$700
Ngày 25, Ông Guy rút $5,000 từ tài khoản cơ sở để sử dụng cho mục đích cá nhân.
Ngày 27, khách hàng thanh toán hoá đơn G001
Ngày 28, thanh toán tiền quảng cáo $240
Ngày 29, nhận hoá đơn tiền điện nước tháng 4 $60
Ngày 30, các chi phí linh tinh đã chi tiền tập hợp trong tháng là $8
Yêu cầu:
1. Phản ánh các nghiệp vụ vào Sổ nhật ký chung.
2. Mở các tài khoản sau: Tiền (111), Các khoản phải thu(113), Tiền thuê nhà trả trước (115),
Bảo hiểm trả trước (117), Vật tư sửa chửa (119), Thiết bị sửa chữa(144), Hao mòn thiết bị
sửa chữa (145), Các khoản phải trả (212), Doanh thu nhận trước (215), Guy, Vốn (311),
Guy, Rút vốn (312), Tóm tắt lợi tức (313), Doanh thu sửa chửa (411), Doanh thu bảo trì
(412), Chi phí thuê nhà (511), Chi phí điện nước (512), Chi phí bảo hiểm (513), Chi phí vật
tư sửa chửa (514), Chi phí khấu hao thiết bị sửa chửa (515), Chi phí quảng cáo (516), Chi
phí linh tinh (517)
3. Chuyển các bút toán nhật ký vào các tài khoản trong Sổ cái.
4. Lập bảng cân đối thử .
5. Lập bảng nháp và thực hiện các bút toán điều chỉnh trên bảng nháp. Sử dụng các dữ liệu
gợi ý sau:
a. Điều chỉnh chi phí thuê nhà.
b. Điều chỉnh chi phí bảo hiểm.
c. Thiết bị sửa chửa với thời gian hữu dụng dự kiến là 5 năm không có giá trị phế thải,
thực hiện phân bổ chi phí khấu hao bằng nhau qua các năm.
Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản
46
d. Điều chỉnh lương nhân viên tháng 4/2010.
e. Vật tư sửa chữa kiểm kê tồn kho ngày 30/04/2010 là $1,400.
f. Doanh thu hợp đồng bảo trì nhận trước hết hạn ½ tháng.
g. Lập các bút toán khóa sổ
h. Lập bảng cân đối thử sau khi khóa sổ.
Bài tập 11: Bài tập tình huống
Robert có 1 cửa hàng photocopy bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng 8 năm 20XX với
tài sản là 1 máy photocopy trị giá $2,000 và số tiền vốn $500. Tài sản này có từ số tiền dành
dụm của Robert và số tiền $800 mượn của 1 người bạn. Ngày 30 tháng 9 năm 20XX, Robert
trở lại trường đại học để bắt đầu năm học thứ 2 của mình. Không có bất kỳ 1 ghi chép kế toán
nào trong suốt thời gian cửa hàng hoạt động, nhưng Robert lại muốn biết kết quả kinh doanh
như thế nào. Các thông tin mà Robert có thể cung cấp được vào ngày 30/09/20XX chỉ là:
a. Số tiền mà khách hàng còn nợ ( sẽ thu vào tháng 10/20XX) là $125.
b. Nợ tiền mua giấy photo của cửa hàng X là $70 sẽ trả sau.
c. Một số giấy photo sử dụng không hết đã được bán và thu tiền với giá $20.
d. Máy photocopy đã bán lại cho Công ty Xerox trị giá $1,800 ( Công ty sẽ thanh toán
vào ngày 30/10/20XX).
e. Số tiền hiện còn lại ngày 30/09/20XX là $645
f. Trong quá trình hoạt động đã trả nợ người bạn được $500. Đồng thời Robert cũng
cho biết trong 2 tháng vừa qua anh ta đã không đầu tư thêm cũng như không sử
dụng tiền cho mục đích riêng của mình.
Yêu cầu:
Anh (chị) có thể giúp Robert biết được kết quả hoạt động trong 2 tháng vừa qua ?
Kế toán Mỹ Chương 3: Kế toán trong công ty thương mại
47
Chương 3
KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY THƢƠNG MẠI
ACCOUNTING FOR MERCHANDISING CONCERN
3.1 TỔNG QUAN.
Công ty thương mại là loại hình công ty tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán
hàng hóa.
Kết quả hoạt động của công ty thương mại được xác định bởi 3 yếu tố:
Doanh thu bán hàng (Revenues from Sales).
Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold).
Chi phí hoạt động (Operating Expenses).
Điều này được thể hiện qua báo cáo thu nhập sau đây (Xem trang bên) :
Trong đó :
 Doanh thu bán hàng trừ (-) Giá vốn hàng bán bằng (=) Lãi gộp bán hàng (Gross
Margin from Sales).
 Lãi gộp bán hàng trừ (-) Chi phí hoạt động (Operating Expenses) bằng (=) Thu nhập
thuần (Net Income).
Công ty AFP
Báo cáo thu nhập
Cho tháng kết thúc vào ngày 31.12.20xx
Doanh thu bán hàng
Doanh thu gộp $246,000
Trừ: Hàng bán bị trả lại và giảmgía hàng bán $3,000
Chiết khấu bán hàng 4,000 7,000
Doanh thu thuần $239,000
Gía vốn hàng bán
Hàng tồn kho đầu kỳ $50,000
Mua hàng $120,000
Trừ: Hàng mua trả lại và giảmgía
hàng mua
$5,000
Chiết khấu mua hàng 2,000 7,000
$113,000
Chi phí vận chuyển hàng mua 5,000
Hàng mua thuần 118,000
Hàng dự trữ chờ bán 168,000
Trừ: Hàng tồn kho cuối kỳ 48,000
Gía vốn hàng bán 120,000
Lãi gộp $119,000
Chi phí hoạt động
Chi phí bán hang 40,000
Chi phí quản lý 30,000
Tổng chi phí hoạt động 70,000
Thu nhập thuần $49,000
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy
KetoanMy

More Related Content

What's hot

Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toánChuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
dlmonline24h
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Ác Quỷ Lộng Hành
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vnVân Võ
 
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Trung tâm đào tạo kế toán hà nội
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuSnow Ball
 
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đQuy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
nataliej4
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Sống Động
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Nguyen Minh Chung Neu
 
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOTGiáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Tuấn Anh
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệpĐề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công tyKế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
luanvantrust
 
Bài tập hệ thống thông tin kế toán
Bài tập hệ thống thông tin kế toánBài tập hệ thống thông tin kế toán
Bài tập hệ thống thông tin kế toán
Công ty kế toán hà nội
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểmKế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toánChuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
Chuong 4 các công cụ mô tả HTTT kế toán
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
 
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thu
 
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đQuy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
 
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án) Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
Bộ đề thi trắc nghiệm môn Kiểm toán (có đáp án)
 
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
 
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng, 9đ
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
 
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOTGiáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
 
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty xây dựng, HAY, 9đ
 
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệpĐề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
Đề tài: Kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành Lâm nghiệp
 
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
 
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công tyKế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
 
Bài tập hệ thống thông tin kế toán
Bài tập hệ thống thông tin kế toánBài tập hệ thống thông tin kế toán
Bài tập hệ thống thông tin kế toán
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểmKế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu rất hay, đạt 9 điểm
 

Viewers also liked

C37 thuật ngữ kế toán anh - việt
C37   thuật ngữ kế toán anh - việtC37   thuật ngữ kế toán anh - việt
C37 thuật ngữ kế toán anh - việt
Tâm Phúc Hồ
 
Giáo trình kế toán mỹ
Giáo trình kế toán mỹGiáo trình kế toán mỹ
Giáo trình kế toán mỹbookboomingslide
 
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anhHệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
Dịch vụ làm báo cáo tài chính
 
2012 ke-toan-can-ban
2012 ke-toan-can-ban2012 ke-toan-can-ban
2012 ke-toan-can-ban
Nhất Trà Phan
 
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹChuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Ngốc Nghếch
 
Tiếng anh chuyên ngành kế toán tài chính wapa club
Tiếng anh chuyên ngành kế toán  tài chính wapa clubTiếng anh chuyên ngành kế toán  tài chính wapa club
Tiếng anh chuyên ngành kế toán tài chính wapa club
Huyền Poohie
 
English of accounting
English of accountingEnglish of accounting
English of accounting
ruamau
 
4000 thuat ngu kinh te
4000 thuat ngu kinh te4000 thuat ngu kinh te
4000 thuat ngu kinh te
congtoan
 
Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bản
Cường Sol
 
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàngTừ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàngThanh Cao
 
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toánChuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
dlmonline24h
 
Một Số Thuật Ngữ Kinh Tế
Một Số Thuật Ngữ Kinh TếMột Số Thuật Ngữ Kinh Tế
Một Số Thuật Ngữ Kinh Tếxeroxk
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Trung tâm đào tạo kế toán hà nội
 
Mau bao-cao-tai-chinh-bang-tieng-anh
Mau bao-cao-tai-chinh-bang-tieng-anhMau bao-cao-tai-chinh-bang-tieng-anh
Mau bao-cao-tai-chinh-bang-tieng-anh
Dịch vụ làm báo cáo tài chính
 

Viewers also liked (14)

C37 thuật ngữ kế toán anh - việt
C37   thuật ngữ kế toán anh - việtC37   thuật ngữ kế toán anh - việt
C37 thuật ngữ kế toán anh - việt
 
Giáo trình kế toán mỹ
Giáo trình kế toán mỹGiáo trình kế toán mỹ
Giáo trình kế toán mỹ
 
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anhHệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
 
2012 ke-toan-can-ban
2012 ke-toan-can-ban2012 ke-toan-can-ban
2012 ke-toan-can-ban
 
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹChuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
 
Tiếng anh chuyên ngành kế toán tài chính wapa club
Tiếng anh chuyên ngành kế toán  tài chính wapa clubTiếng anh chuyên ngành kế toán  tài chính wapa club
Tiếng anh chuyên ngành kế toán tài chính wapa club
 
English of accounting
English of accountingEnglish of accounting
English of accounting
 
4000 thuat ngu kinh te
4000 thuat ngu kinh te4000 thuat ngu kinh te
4000 thuat ngu kinh te
 
Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bản
 
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàngTừ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng
 
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toánChuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
Chuong 2 tổ chức dữ liệu trong HTTT kế toán
 
Một Số Thuật Ngữ Kinh Tế
Một Số Thuật Ngữ Kinh TếMột Số Thuật Ngữ Kinh Tế
Một Số Thuật Ngữ Kinh Tế
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Mau bao-cao-tai-chinh-bang-tieng-anh
Mau bao-cao-tai-chinh-bang-tieng-anhMau bao-cao-tai-chinh-bang-tieng-anh
Mau bao-cao-tai-chinh-bang-tieng-anh
 

Similar to KetoanMy

bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
 bai-giảng-kế-toan-quốc-tế bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
Long Nguyen
 
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
PhmTriuAn
 
Chuong 1 Tong quan ve ke toan.ppt
Chuong 1 Tong quan ve ke toan.pptChuong 1 Tong quan ve ke toan.ppt
Chuong 1 Tong quan ve ke toan.ppt
ThnhLTin6
 
Nguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toánNguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toán
Minh Hoàng Hà
 
04 acc202 bai 1_v2.0013107222
04 acc202 bai 1_v2.001310722204 acc202 bai 1_v2.0013107222
04 acc202 bai 1_v2.0013107222
Yen Dang
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionAn Tố
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàLan Te
 
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017 Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
bctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfbctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfLuanvan84
 
NLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuongNLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuongLong Tran Huy
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài ChínhCơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Liễu Bờm
 
1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-new1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-newdolandanang
 
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docxCơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia ĐịnhCơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
ssuser499fca
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 

Similar to KetoanMy (20)

bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
 bai-giảng-kế-toan-quốc-tế bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
 
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
 
Chuong 1 Tong quan ve ke toan.ppt
Chuong 1 Tong quan ve ke toan.pptChuong 1 Tong quan ve ke toan.ppt
Chuong 1 Tong quan ve ke toan.ppt
 
Nguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toánNguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toán
 
04 acc202 bai 1_v2.0013107222
04 acc202 bai 1_v2.001310722204 acc202 bai 1_v2.0013107222
04 acc202 bai 1_v2.0013107222
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
 
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
 
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017 Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
 
bctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfbctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdf
 
NLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuongNLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuong
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài ChínhCơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
 
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
 
1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-new1. nguyen ly_ke_toan-new
1. nguyen ly_ke_toan-new
 
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docxCơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia ĐịnhCơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Gia Định
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
AnhNguyenLeTram
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (7)

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 

KetoanMy

  • 1. Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán 1 Chương 1 MÔI TRƢỜNG KẾ TOÁN *********** 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN MỸ 1.1.1 Khái niệm kế toán Liên đoàn quốc tế về kế toán đã có định nghĩa cơ bản về kế toán: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp và đánh giá các loại hoạt động kinh tế thông qua chỉ tiêu tiền tệ và dựa trên các nguyên tắc cơ bản tiêu chuẩn có tính hệ thống”. Theo hiệp hội AAA (American Accounting Association – Hiệp hội kế toán Mỹ): “Kế toán là quá trình nhận biết, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế cho phép người sử dụng thông tin đánh giá và đưa ra quyết định kinh doanh”. 1.1.2. Mục đích của kế toán Nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kinh tế, xã hội và diễn đạt được khả năng, trách nhiệm và cương vị quản lý. Nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả tổ chức và lãnh đạo. 1.1.3. Đặc điểm cơ bản của kế toán Mỹ a) Đơn vị tiền tệ sử dụng Đơn vị tiền tệ sử dụng là USD ($). Cách viết đơn vị tiền tệ: 1,000 USD. b) Hệ thống tài khoản kế toán - Khái niệm: Tài khoản là phương pháp phân loại đối tượng kế toán theo nội dung kinh tế. - Hệ thống tài khoản kế toán: Là tài khoản bằng chữ Gồm 5 loại tài khoản sau: TK phản ánh Tài sản; TK phản ánh Nợ phải trả; TK phản ánh Vốn chủ sở hữu; TK phản ánh Doanh thu; TK phản ánh Chi phí. + Tài khoản tạm thời: Tài khoản tạm thời là những tài khoản không có số dư cuối kỳ, do vào mỗi cuối kỳ kế toán thực hiện bút toán khoá sổ.Trong đó Tài khoản doanh thu, chi phí, rút vốn, xác định kết quả là những tài khoản tạm thời.
  • 2. Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán 2 + Tài khoản thường xuyên: Tài khoản thường xuyên là những tài khoản mà số dư cuối kỳ của nó sẽ được giữ lại làm số dư cho đầu kỳ sau. Trong đó nhóm Tài khoản tài sản, tài khoản phản ánh nợ phải trả, Tài khoản vốn là tài khoản thường xuyên. + Kết cấu tài khoản Tài sản + Kết cấu tài khoản Nguồn vốn + Kết cấu tài khoản trung gian + Kết cấu tài khoản Rút vốn chủ sở hữu c) Kỳ kế toán Kỳ kế toán không cố định theo năm dương lịch. Thông thường thời điểm kết thúc một niên độ kế toán được chọn là lúc không đúng thời vụ hay việc buôn bán, kinh doanh ế ẩm nhằm mục đích kiểm tra dễ dàng. d) Đối tượng kế toán Kế toán Mỹ phân chia các đối tượng kế toán thành 3 loại sau: Tài sản xxx xxx Nguồn vốn xxx xxx XĐKQKD Chi phí Doanh thuChi phí Doanh thu Rút vốn
  • 3. Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán 3 + Tài sản: Là những thứ có giá trị mà doanh nghiệp đang có quyền sở hữu. Tài sản cũng được coi là nguồn lực của doanh nghiệp. Các tài sản cógiá trị bởi chúng có thể được sử dụng hoặc đổi chúng để lấy hàng hóa khác phục vụ cho mục đích kinh doanh tại doanh nghiệp. Một tổ chức có thể nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau. Một số tài sản có hình thái vật chất cụ thể như tiền mặt, vật dụng, nhà cửa, phương tiện vận tải… Nhưng ngược lại cũng có một số tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng chúng cũng mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp, ví dụ như đặc quyền (là quyền được chính phủ liên bang cho phép sản xuất một mặt hàng nào đó) hay các khoản phải thu (là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được do bán chịu hang hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho đơn vị hoặc cá nhân khác). Tất cả các tài sản trên được tài trợ, hình thành từ hai nguồn đó là nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. + Nợ phải trả: Là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. Khoản nợ này phát sinh trong quá trình doanh nghiệp mua chịu tài sản hoặc vay mượn từ ngân hàng để mua tài sản. Chẳng hạn: Khoản phải trả, lương phải trả… + Vốn chủ sở hữu: Là phần hùn vốn trong đơn vị được sở hữu hoàn toàn bởi các nhà chủ sở hữu. Nói cách khác, nguồn vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả Ba đối tượng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong phương trình kế toán sau: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu e) Hệ thống sổ kế toán Kế toán Mỹ áp dụng hình thức “Nhật ký chung”. Sổ kế toán bao gồm Sổ “Nhật ký Chung”, “Sổ Cái” và các sổ kế toán chi tiết khác 1.2. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.2.1. Kế toán quản trị Kế toán quản trị: Là loại kế toán cung cấp thông tin cho quản lý trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp (thông tin là cơ sở cho các quyết định kinh doanh hàng ngày và cho các kế hoạch tương lai của tổ chức). Để đạt mục tiêu, công tác quản trị doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều thông tin. Một loại thông tin được đặt ra chủ yếu do yêu cầu của lập kế hoạch và kiểm tra hoạt động hàng ngày của Công ty. Đó là những thông tin giúp công tác quản trị biết được những gì đang xảy ra ngay thời điểm hiện tại cũng như để nắm chắc công việc kinh doanh đang hoạt động trôi chảy tiến tới mục tiêu như thế nào. Loại thông tin thứ hai chủ yếu cần thiết cho quản trị trong việc lập ra các kế hoạch dài hạn. Những thông tin này được dùng để xây dựng nên những chiến lược tổng quát và để ra các quyết định đặc biệt có tác động then chốt đối với Công ty. Nói chung kế toán quản trị giải quyết 3 chức năng:
  • 4. Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán 4 1.Chọn lọc và ghi chép số liệu. 2.Phân tích số liệu 3.Lập báo cáo dùng cho quản trị. 1.2.2. Kế toán tài chính Kế toán tài chính: Là loại kế toán cung cấp thông tin cho những người ra quyết định ở bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin kế toán tài chính cung cấp thường ở dạng báo cáo tóm tắt gọi là báo cáo tài chính gồm: - Báo cáo thu nhập: Là báo cáo cho những thông tin về khả năng sinh lời trong hoạt động của Công ty. - Bảng cân đối kế toán: Cung cấp thông tin về tài sản Công Ty có được bao gồm cả nguồn hình thành của những tài sản này. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cho biết tài sản của Công Ty thay đổi như thế nào trong một thời kỳ nhất định.Thông tin báo cáo tài chính được trình bày theo cùng một kiểu qua các năm. Điều này giúp cho nhà quản trị có thể tin cậy vào báo cáo Nói chung, kế toán tài chính giải quyết 3 chức năng: 1.3. NGHÀNH NGHỀ KẾ TOÁN VÀ NHỮNG LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN Hàng ngàn các nhà kế toán Mỹ đang thực hiện những đóng góp quan trọng đối với những hệ thống kinh tế xã hội. Có 4 lĩnh vực mà ở đó một kế toán chuyên nghiệp có thể khai thác dịch vụ của anh ta. Đó là kế toán tư nhân, kế toán Công, kế toán nhà nước và đào tạo kế toán. Dưới đây ta sẽ lần lượt làm rõ từng lĩnh vực xung quanh mục đích giới thiệu bản chất và ý nghĩa của kế toán. CHỌN LỌC VÀ GHI CHÉP SỐ LIỆU Để cung cấp thông tin về hoạt động quá khứ và hiện tại của công ty BÁO CÁO CHO NHỮNG NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH Ở NGOÀI CÔNG TY 1. Báo cáo thu nhập 2. Bảng cân đối kế toán 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CHỌN LỌC VÀ GHI CHÉP SỐ LIỆU Để cung cấp thông tin về hoạt động quá khứ và hiện tại của công ty BÁO CÁO CHO QUẢN TRỊ Trong việc lập kế hoạch và kiểm tra hoạt động hàng ngày của Công ty PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BÁO CÁO CHO QUẢN TRỊ Trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn
  • 5. Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán 5 1.3.1. Kế toán tƣ nhân (Private accounting) Các kế toán viên làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân thuộc về khu vực kinh tế tư nhân. Họ thực hiện một số công việc khác nhau bao gồm công việc của: 1. Người quản lý 2. Người ghi chép sổ sách 3. Kế toán chi phí 4. Kiểm toán viên nội bộ 5. Chuyên viên thuế và những công tác khác như lập ngân sách. - Người quản lý là trưởng phòng kế toán của Công ty. Công việc là giám sát mọi hoạt động kế toán của tổ chức. Thường thì đây là người có chức vụ cao của Công Ty - Vai trò của người ghi sổ kế toán và nhân viên kế toán thường bị bỏ quên: Công việc của người ghi sổ kế toán là ghi chép và xử lý số liệu. Phần lớn công việc của họ thể hiện ở việc xử lý số liệu. Thật ra phần lớn những gì một người ghi sổ thực hiện ở một Công ty nhỏ thường được làm bằng máy điện toán và những loại máy khác ở các tổ chức lớn hơn. Nếu đối chiếu có thể thấy công việc của một chuyên viên kế toán rộng hơn nhiều. Công việc kế toán liên quan đến việc xác định những số liệu nào là cần thiết, ghi chép, xác định, xử lý những số liệu ấy ra sao, xác định những báo cáo sẽ được lập thế nào và làm gì để cung cấp thông tin cho người ra quyết định. - Một số chuyên viên kế toán là kế toán chi phí: Họ chọn lọc, xử lý và phản ánh thông tin về chi phí sản xuất sản phẩm. Thông tin tập hợp từ kế toán chi phí cho phép hoàn thành những dự đoán về chi phí sản xuất và giá bán hàng hóa của Công Ty. - Kiểm toán viên nội bộ (ở những công ty lớn). Công việc của họ là kiểm tra và đánh giá hoạt động nội bộ bộ máy kế toán của Công Ty. Những kiểm toán viên này nghiên cứu ghi chép kế toán và đề xuất những điểm cần sửa đổi. Đồng thời họ xác định những vấn đề chính sách và yêu cầu quản lýđể từ đó hỗ trợ cho quá trình quản lý. - Chuyên viên thuế: Là người được giao việc chuẩn bị bản khai nộp thuế của Công ty. Anh ta cũng góp ý về hậu quả thuế của những phương án khác nhau mà ban quản trị đang xem xét. - Dự trù ngân sách: N gân sách đơn giản nhằm giúp chỉ đạo quản lý. Nó là mục tiêu được xây dựng để quản lý có so sánh với kết quả thực tế. 1.3.2. Kế toán công (Public Accounting) Mọi quốc gia điều chỉnh hoạt động của một số nghề nghiệp theo quyền lợi chung, những nghề này bao gồm y, dược, luật và kế toán công Những người được cấp bằng hành nghề kế toán công được gọi là chuyên viên kế toán công được cấp giấy phép (CPA – Certiffed Public Accountans).
  • 6. Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán 6 Nói chung công việc của CPA không phải làm thuê cho doanh nghiệp. Anh ta làm việc thay cho Công Ty kế toán công, nơi thu lệ phí của doanh nghiệp để thực hiện nhiều dịch vụ khác nhau cho doanh nghiệp. Có lẽ dịch vụ quan trọng nhất được chuyên viên kế toán thực hiện là kiểm toán. Mỗi năm, hầu như mọi Công Ty kinh doanh cả vừa và nhỏ đều thuê một CPA để làm công việc này. Kiểm toán đơn giản là thẩm tra, nghiên cứu các quyết toán và báo cáo tài chính do Công Ty, xác định xem báo cáo tài chính có đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với công chúng (trong đó các nhà đầu tư, tín dung) hay không, để họ có thể tin cậy vào thông tin. Trong quá trình kiểm toán, hệ thống sổ sách kế toán của Công Ty được CPA phân tích cẩn thận và đưa ra những đề xuất để thực hiện công tác quản lý. Tất nhiên không phải CPA nào cũng tham gia vào hoạt động kế toán công. Một số làm việc cho các doanh nghiệp, một số khác làm giáo viên, một số làm cho các tổ chức phi chính phủ. 1.3.3. Kế toán nhà nƣớc (Government Accounting) Là lĩnh vực kế toán trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận của chính phủ. - IRS (International Revernue Service): Là cơ quan kiểm tra báo cáo tài chính liên quan đến việc nộp thuế của các tổ chức và cá nhân. Họ giúp chính phủ thực thi luật thuế và kiểm tra thuế thu nhập. Họ còn thiết kế và điều động các bộ máy kế toán cung cấp cho chính phủ những báo cáo để sử dụng ra các quy định mang tính nhà nước. - SEC (Securities and Exchange Commission): Ủy ban chứng khoán quốc gia, quản lý, kiểm soát hoạt động liên quan đến chứng khoán và hối đoái. 1.3.4. Đào tạo kế toán Có các cơ hội thuận lợi đối với kế toán viên trong lĩnh vực đào tạo. Các trường dạy nghề và đại học có các kế toán viên có trình độ cao giúp họ nghiên cứu tất cả các khía cạnh của kế toán. 1.4. CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 1.4.1. Nguyên tắc giá phí (Cost principle) Một trong những thí dụ điển hình về nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là nguyên tắc giá phí. Tài sản của doanh nghiệp được ghi theo giá phí tức giá mua và các chi phí liên quan (còn gọi giá gốc hay giá lịch sử). Vào thời điểm thụ đắc giá phí thể hiện giá trị của tài sản thay cho các loại giá khác như hiện giá, thị giá, giá thay thế... tạo được tin tưởng cho người sử dụng thông tin do có thể chứng minh được tính chuẩn xác thông qua các chứng cứ có giá trị pháp lý.
  • 7. Kế toán Mỹ Chương 1:Môi trường kế toán 7 1.4.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu (Revenue Regconition principle) Trên cơ sở quan điểm dồn tích (Accrual Basis), các khoản doanh thu được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, tức thời điểm mà quá trình sản sinh doanh thu được cơ bản hoàn thành và có thể biểu hiện qua các chứng cứ khách quan (chứng từ kế toán). Vào cuối niên độ kế toán ghi nhận không những nghiệp vụ đã thu tiền mà cả các nghiệp vụ sẽ thu cam kết trong niên độ. 1.4.3. Nguyên tắc tƣơng xứng (Matching principle) Kết hợp tương xứng chi phí và doanh thu, hay nói cách khác, chi phí và doanh thu được quy nạp vào thời kỳ phát sinh tương xứng. Chi phí cần được ghi nhận trên báo cáo thu nhập vào cùng kỳ kế toán với doanh thu sản sinh tương ứng với các chi phí đó 1.4.4. Nguyên tắc thông tin đầy đủ (Full- Disclosure Principle) Nguyên tắc này phù hợp với tiêu chuẩn "trung thực" (True and fair view) mà các báo cáo tài chính cần hội đủ trong việc phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cần thể hiện đầy đủ các thông tin thích hợp, có ích giúp cho người sử dụng phán đoán chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mọi thông tin quan trọng đủ để tác động đến việc đánh giá của đối tượng sử dụng thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phải ghi nhận. 1.4.5. Nguyên tắc trọng yếu (Materiality Principle) Thuật ngữ trọng yếu mô tả tính chất có ý nghĩa của thông tin thể hiện trên báo cáo kế toán đối với những người đưa ra quyết định. Một yếu tố thông tin được xếp vào loại trọng yếu khi sự thiếu sót hoặc thiếu chính xác trong việc ghi nhận có thể tạo ảnh hưởng và làm biến đổi các quyết định của người sử dụng nó. 1.4.6. Nguyên tắc thận trọng (Conservatism Principle) Thận trọng về mặt kế toán có nghĩa khi lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần chọn phương pháp hạch toán sao cho càng ít đánh giá tài sản và thu nhập cao hơn thực tế càng tốt, tất nhiên điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ định giá tài sản và thu nhập thấp hơn thực tế. Với việc áp dụng nguyên tắc thận trọng trong quản trị doanh nghiệp, tất cả các khoản lãi chưa thực hiện không được ghi nhận trong khi đối với khoản lỗ dự kiến xảy ra cần lập khoản dự phòng tương ứng. 1.4.7. Nguyên tắc nhất quán (Consistency Principle) Nguyên tắc hàm ý sử dụng nhất quán các phương pháp đánh giá và ghi nhận các nghiệp vụ từ niên độ này sang niên độ khác nhằm đảm bảo khả năng có thể so sánh các báo cáo tài chính của các kỳ khác nhau. Từ đó phát sinh yêu cầu cần lý giải mọi thay đổi phương pháp sử dụng và đo lường tác động của những thay đổi đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • 8. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 8 Chương 2 MÔ HÌNH KẾ TOÁN CƠ BẢN 2.1. KẾ TOÁN – MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN (ACCOUNTING AS A INFORMATION SYSTEM). 2.1.1. Kế toán (Accounting) Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp và giải thích các nghiệp vụ tác động đến tình hình tài chính của tổ chức kinh doanh bằng thước đo tiền tệ, nhằm cung cấp thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của tổ chức, làm cơ sở cho việc ra các quyết định kinh tế liên quan đến mục tiêu quản lý và đánh giá tổ chức. 2.1.2. Tổ chức kinh doanh (Business Organization). Có 3 loại hình sở hữu:  Kinh doanh cá thể (Sole Proprietorship) có một chủ sở hữu, tự điều hành tổ chức, được hưởng toàn bộ thu nhập kinh doanh, chịu trách nhiệm thanh toán mọi khoản nợ của tổ chức, thời gian hoạt động của tổ chức phụ thuộc vào chủ sở hữu.  Tổ chức hợp danh (Partnership) giống kinh doanh cá thể về hầu hết các phương diện, chỉ khác là có hai hoặc nhiều chủ sở hữu, phân chia lãi hoặc lỗ theo thỏa thuận trước, khi cần, có thể huy động tài sản cá nhân của người góp vốn để trả nợ cho tổ chức - có thể một hoặc nhiều người góp vốn có trách nhiệm hữu hạn, nhưng ít nhất phải có một người đứng ra chịu trách nhiệm vô hạn - khi có sự thay đổi trong thành phần người góp vốn, tổ chức xem như giải thể và phải thành lập tổ chức mới.  Doanh nghiệp cổ phần (Corporation) tổ chức kinh doanh độc lập với các chủ sở hữu về mặt luật pháp. Các cổ đông không trực tiếp điều hành công ty mà bầu ra hội đồng quản trị để đại diện, chịu trách nhiệm hữu hạn - rủi ro mà họ gánh chịu chỉ hạn chế trong vốn cổ phần đã góp, có thể bán cổ phần cho người khác mà không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty - công ty không phải giải thể. 2.1.3. Tình hình tài chính (Financial Position) Tình hình tài chánh của tổ chức kinh doanh thể hiện qua tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm, theo phương trình kế toán (Accounting Equation): Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
  • 9. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 9 (Assets = Liabilities + Owner’s equity)  Tài sản (Assets): tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có giá trị, và có giá phí có thể tính được như: Tiền (Cash), Khoản phải thu (Accounts Receivable), Vật dụng (Supplies), Thiết bị (Equipment), Nhà (Building), Đất (Land), Bằng phát minh sáng chế (Patent), Nhãn hiệu thương mại (Trademark) ...  Nợ phải trả (Liabilities): nợ phát sinh do tổ chức kinh doanh vay nợ hoặc mua chịu tài sản như: Vay (Loans Payable), Khoản phải trả (Accounts Payable), Lương phải trả (Wages Payable), Thuế phải nộp (Taxes Payable) ...  Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity): phần tài sản còn lại (Net Assets) của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả: Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.4. Vai trò của kế toán Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính (Financial Statement). 2.1.4.1. Thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính: Có 4 báo cáo chủ yếu, liệt kê theo trình tự lập như sau:  Báo cáo thu nhập (Income Statement) phản ảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán: Thu nhập thuần (Lỗ thuần) = Doanh thu – Chi phí (Net income [net loss] = Revenues – Expenses)  Báo cáo vốn chủ sở hữu (Statement of Owner’s Equity) phản ảnh sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong kỳ kế toán: Có 4 loại nghiệp vụ ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu: – 2 loại nghiệp vụ tăng: đầu tư vốn của chủ sở hữu, và doanh thu của doanh nghiệp. – 2 loại nghiệp vụ làm giảm: rút vốn của chủ sở hữu, và chi phí của doanh nghiệp.
  • 10. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 10 Doanh thu > Chi phí: kết quả là thu nhập thuần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu < Chi phí: kết quả là lỗ thuần làm giảm vốn chủ sở hữu.  Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of Cash Flows) phản ảnh tình hình tăng giảm tiền tệ trong kỳ kế toán: Tiền tệ tăng giảm trong kỳ phân tích theo 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. Tại Việt Nam. Hệ thống báo cáo tài chánh bao gồm: Mẫu số B 01 – DN: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN: Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 01 – DN: Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 01 – DN: Thuyết minh báo cáo tài chính Do nhà nước quy định mẫu biểu thống nhất và sử dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Được lập bắt buộc theo định kỳ hàng quý. 2.1.4.2. Ngƣời sử dụng thông tin kế toán (The User of Accounting Information) Có 3 nhóm:  Nhà quản trị doanh nghiệp (Manager) sử dụng thông tin kế toán để đưa ra các quyết định điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Người có lợi ích trực tiếp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Users with a Direct Financial Interest): Nhà đầu tư hiện tại và tương lai (Present or Potential Investor): sử dụng thông tin kế toán để quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp, đánh giá việc quản trị doanh
  • 11. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 11 nghiệp, phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Chủ nợ hiện tại và tương lai (Present or Potential Creditors): sử dụng thông tin kế toán để quyết định cho tổ chức kinh doanh vay vốn, bán chịu tài sản cho doanh nghiệp.  Người có lợi ích gián tiếp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Users with an Indirect Financial Interest): Cơ quan thuế (Tax Authorities). Các đối tượng sử dụng khác: Ủy ban chứng khoán (Securities and Exchange Commission), Kế hoạch gia kinh tế (Economic Planners) ...
  • 12. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 12 2.1.5. Ví dụ minh họa. Xem xét ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế đến tình hình tài chính của một tổ chức kinh doanh qua ví dụ dưới đây. Kết quả phân tích giúp cho việc lập các báo cáo tài chính minh họa cho vai trò cung cấp thông tin của kế toán. 2.1.5.1. Ảnh hƣởng của nghiệp vụ kinh tế. Giả sử Johnson Smith mở một văn phòng dịch vụ môi giới mua bán bất động sản có tên là Smith Realty vào ngày 1 tháng 12. Trong tháng 12 hoạt động của Smith Realty thể hiện qua các nghiệp vụ sau: 1. Chủ sở hữu đầu tư vốn bằng tiền: Johnson Smith mở một tài khoản ở ngân hàng với tên của doanh nghiệp là Smith Realty và chuyển vào $50,000 để bắt đầu hoạt động. 2. Mua tài sản trả tiền ngay: Smith Realty mua một khu đất có một căn nhà để làm văn phòng, đã trả tiền đất $10,000 và tiền nhà $25,000. 3. Mua chịu tài sản, phát sinh nợ phải trả: Smith Realty mua chịu một số vật dụng văn phòng $500. 4. Trả nợ phải trả bằng tiền: Smith Realty trả bớt $200 cho người bán ở nghiệp vụ 3. 5. Doanh thu thu tiền ngay: Smith Realty được hưởng doanh thu dưới hình thức hoa hồng qua dịch vụ môi giới bán một bất động sản cho khách hàng, dịch vụ hoàn thành và được khách hàng trả toàn bộ hoa hồng bằng tiền $1,500. 6. Doanh thu chưa thu tiền, phát sinh nợ phải thu: Smith Realty môi giới bán một bất động sản khác, dịch vụ đã hoàn thành và được khách hàng chấp thuận hoa hồng
  • 13. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 13 $2,000 nhưng hẹn trả tiền sau. 7. Thu nợ phải thu bằng tiền: Smith Realty thu được $1,000 hoa hồng ở nghiệp vụ 6 do khách hàng trả. 8. Chi phí trả tiền ngay: Smith Realty trả $1,000 tiền thuê thiết bị văn phòng và $400 tiền lương cho nhân viên. 9. Chi phí chưa trả tiền, phát sinh nợ phải trả: Smith Realty nhận được hóa đơn $300 về chi phí tiện ích (điện nước ...) mà Smith Realty đã sử dụng trong tháng 12, nhưng chưa trả tiền. 10. Chủ sở hữu rút vốn: Johnson Smith chuyển $600 từ tài khoản Smith Realty sang tài khoản cá nhân. Ảnh hưởng các nghiệp vụ kinh tế trên phương trình kế toán 2.1.5.2.. Các báo cáo tài chính:  Hình thức trình bày: - Tiêu đề: gồm 3 dòng. Tên tổ chức. Tên báo cáo. Thời kỳ hoặc thời điểm báo cáo. - Các dấu hiệu được sử dụng: Dấu $ ghi ở con số đầu tiên trong từng cột số liệu, và ở con số kết quả sau khi thực hiện một phép tính. Việt Nam. Đơnvị tính (đồng) nằm trên phần tiêu đề, số liệu trong báo cáo không ghi dấu “đ” Dấu gạch đơn ____ sử dụng khi thực hiện một phép tính để ngăn cách cột số liệu
  • 14. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 14 dùng để tính toán với con số kết quả. Dấu gạch ngang kép biểu thị cho con số kết quả tổng hợp cuối cùng.  Cách lập: Lấy các số liệu doanh thu, chi phí trong cột vốn của chủ sở hữu để lập báo cáo thu nhập. Lấy các số liệu còn lại trong cột vốn của chủ sở hữu: đầu tư vốn, rút vốn, và chỉ tiêu thu nhập thuần trên báo cáo thu nhập để lập báo cáo vốn chủ sở hữu. Lấy số liệu trên dòng số dư để lập bảng cân đối kế toán. Lấy chỉ tiêu thu nhập thuần trên báo cáo thu nhập, đầu tư vốn và rút vốn trên báo cáo vốn chủ sở hữu … để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Smith Realty Báo cáo lợi tức Cho tháng kết thúc vào ngày 31.12.20xx Doanh thu Hoa hồng $3,500 Chi phí Chi phí thuê thiết bị $1,000 Chi phí lương 400 Chi phí tiện ích 300 Tổng chi phí 1,700 Thu nhập thuần $1,800 Smith Realty Income Statement For the Month Ended December 31, 20xx Revenues Commission Earned $3,500 Expenses Equipment Rental Expense $1,000 Wages Expense 400 Utility Expense 300 Total Expenses 1,700 Net income $1,800 Smith Realty Báo cáo vốn chủ sở hữu Cho tháng kết thúc vào ngày 31.12.20xx Vốn của Johnson Smith ngày 1 tháng 12 $0 Cộng: Đầu tư vốn của Johnson Smith $50,000 Thu nhập thuần trong tháng 1,800 51,800 Tạm cộng $51,800 Trừ: Rút vốn của Johnson Smith 600 Vốn của Johnson Smith ngày 31 tháng 12, 20xx $51,200
  • 15. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 15 Smith Realty Statement of Owner’s Equity For the Month Ended December 31,20xx Johnson Smith, Capital, December 1, 20xx $0 Add: Investments by Johnson Smith $50,000 Net Income for the Month 1,800 51,800 Subtotal $51,800 Less: Withdrawals by Johnson Smith 600 Johnson Smith, Capital, December 31, 20xx $51,200 Smith Realty Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 20xx Tài sản Nợ phải trả Tiền $15,300 Khoản phải trả $600 Khoản phải thu 1,000 Vật dụng 500 Vốn chủ sở hữu Đất 10,000 Vốn của Johnson Smith 51,200 Nhà 25,000 Tổng cộng tài sản $51,800 Tổng cộng nợ phải trả và $51,800 vốn chủ sở hữu Smith Realty Balance Sheet December 31, 20xx Assets Liabilities Cash $15,300 Accounts Payable $600 Accounts Receivable 1,000 Supplies 500 Owner’ s Equity Land 10,000 Johnson Smith, Capital 51,200 Building 25,000 Total Assets $51,800 Total Liabilities and $51,800 Owner’s Equity Smith Realty Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Cho tháng kết thúc vào ngày 31.12.20xx Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Thu nhập thuần $1,800 Các khoản doanh thu và chi phí không liên quan đến tiền có trong thu nhập Tăng trong các khoản Phải thu khách hàng $ (1,000) Tăng trong khoản Vật dụng (500) Tăng trong Khoản phải trả 600 (900) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh $900 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Mua đất $ (10,000) Mua nhà (25,000) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (35,000) Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Đầu tư vốn của Johnson Smith $50,000 Rút vốn của Johnson Smith (600) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 49,400 Tiền tệ tăng thuần (giảmthuần) $15,300 Tiền đầu năm 0 Tiền cuối năm $15,300
  • 16. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 16 Smith Realty Statement of Cash Flows For the Month Ended December 31, 20xx Cash Flows from Operating Activities Net income $1,800 Non cash Expenses and Revenues Included in Income Increase in Accounts Receivable $ (1,000) Increase in Supplies (500) Increase in Accounts Payable 600 (900) Net Cash Flows from Operating Activities $900 Cash Flows from Investing Activities Purchase of Land $ (10,000) Purchase of Building (25,000) Net Cash Flows from Investing Activities (35,000) Cash Flows from Finacing Activities Investment by Johnson Smith $50,000 Withdrawals by Johnson Smith (600) Net Cash Flows from Financing Activities 49,400 Net Increase (Decrease) in Cash $15,300 Cash at Beginning of Year 0 Cash at End of Year $15,300
  • 17. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 17 2.2. HỆ THỐNG KẾ TOÁN KÉP (THE DOUBLE-ENTRY SYSTEM). 2.2.1. Tài khoản (Accounts). Sau khi thu thập một khối lượng lớn các dữ liệu dùng để đo lường các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cần phải có phương pháp lưu trữ số liệu để có thể phân loại và tổng hợp số liệu thành các chỉ tiêu phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính. Phương pháp lưu trữ này chính là các tài khoản. Mỗi một tài khoản là một đơn vị lưu trữ cho một loại số liệu kế toán riêng biệt, tổng hợp tình hình tăng giảm và hiện có của từng khoản mục thuộc phương trình kế toán, trong đó các khoản mục tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu được trình bày trên bảng cân đối kế toán, các khoản mục doanh thu, chi phí được trình bày trên báo cáo thu nhập. Trong hệ thống kế toán thủ công mỗi tài khoản được theo dõi trên một trang sổ (hoặc một tờ phiếu), các trang sổ (hoặc các tờ phiếu) được đặt chung với nhau trong một cuốn sổ (hoặc trong một hồ sơ) được gọi là sổ Cái. Hệ thống tài khoản (Chart of Accounts) Để dễ dàng tìm kiếm và xác định các tài khoản trong Sổ cái kế toán thường đánh số các tài khoản này. Danh mục số hiệu cùng với tên các tài khoản gọi là hệ thống tài khoản. Mỗi một tổ chức kinh doanh tự xây dựng một hệ thống tài khoản phù hợp với nhu cầu và đặc điểm về qui mô, tính chất hoạt động kinh doanh của mình. Việt Nam. Hệ thống tài khoản do nhà nước quy định thống nhất và được sử dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là hệ thống tài khoản của một doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ: Hệ thống tài khoản của một doanh nghiệp Tài sản Nợ phải trả Tiền 111 Thương phiếu phải trả 211 Thương phiếu phải thu 112 Khoản phải trả 212 Khoản phải thu 113 Doanh thu được ứng trước 213 Doanh thu phải thu 114 Lương phải trả 214 Vật dụng mỹ thuật 115 Vay 221 Vật dụng văn phòng 116 Vốn chủ sở hữu Tiền thuê trả trước 117 Vốn của Jones Murphy 311 Bảo hiểm trả trước 118 Rút vốn của Jones Murphy 312 Đất 141 Xác định kết quả 313 Nhà 142 Doanh thu Khấu hao lũy kế, nhà 143 Doanh thu quảng cáo 411 Thiết bị mỹ thuật 144 Doanh thu mỹ thuật 412 Khấu hao lũy kế, thiết bị mỹ thuật 145 Chi phí Thiết bị văn phòng 146 Chi phí lương văn phòng 511 Khấu hao lũy kế, thiết bị văn phòng 147 Chi phí tiện ích 512 Chi phí điện thoại 513 Chi phí thuê 514 Chi phí bảo hiểm 515 Chi phí vật dụng mỹ thuật 516 Chi phí vật dụng văn phòng 517 Chi phí khấu hao nhà 518 Chi phí khấu hao thiết bị mỹ thuật 519 Chi phí khấu hao thiết bị văn phòng 520
  • 18. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 18 Chart of Accounts for a Small Business Assets Liabilities Cash 111 Notes Payable 211 Notes Receivable 112 Accounts Payable 212 Accounts Receivable 113 Unearned Art Fees 213 Fees Receivable 114 Wages Payable 214 Art Supplies 115 Mortgage Payable 221 Office Supplies 116 Owner’s Equity Prepaid Rent 117 Jones Murphy, Capital 311 Prepaid Insurance 118 Jones Murphy, Withdrawals 312 Land 141 Income Summary 313 Building 142 Revenues Accumulated Depreciation, Building 143 Advertising Fees Earned 411 Art Equipment 144 Art Fees Earned 412 Accumulated Depreciation, Art Equipment 145 Expenses Office Equipment 146 Office Wages Expenses 511 Accumulated Depreciation, Office Equipment 147 Utility Expenses 512 Telephone Expenses 513 Rent Expenses 514 Insurance Expenses 515 Art Supplies Expenses 516 Office Supplies Expenses 517 Depreciation Expenses, Building 518 Depreciation Expenses, Art Equipment 519 Depreciation Expenses, Office Equipment 520 Tại Việt Nam. Tài khoản phản ảnh tài sản phân thành 2 loại riêng biệt: tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài khoản xác định kết quả hình thành một loại tài khoản riêng không nằm chung trong loại tài khoản vốn chủ sở hữu. 2.2.2. Ghi kép: Được trình bày lần đầu tiên vào năm 1494 trong một cuốn sách toán của Fra Luca Pacioli dựa theo nguyên tắc lưỡng diện, mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào ít nhất hai tài khoản: một tài khoản ghi Nợ, một tài khoản ghi Có, với số tiền ghi Nợ bằng số tiền ghi Có, và nhờ cách ghi như vậy mà hệ thống luôn luôn cân bằng. Tài khoản chữ T: Tên tài khoản Bên trái: bên Nợ (Debit Side) Bên phải: bên Có (Credit Side) Tên tài khoản cho biết khoản mục mà tài khoản lưu trữ số liệu. Hai bên của tài khoản dùng để ghi tình hình tăng giảm của khoản mục: bút toán ghi vào bên trái gọi là bút toán ghi Nợ tạo thành số phát sinh Nợ, bút toán ghi vào bên phải gọi là bút
  • 19. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 19 toán ghi Có tạo thành số phát sinh Có. Số dư (Balance) của tài khoản là chênh lệch giữa tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có: nếu tổng số phát sinh Nợ > tổng số phát sinh Có thì tài khoản có số dư Nợ, nếu tổng số phát sinh Có > tổng số phát sinh Nợ thì tài khoản có số dư Có. Ví dụ tài khoản Tiền của tổ chức Smith Realty: Tiền (1) 50,000 (2) 35,000 (5) 1,500 (4) 200 (7) 1,000 (8) 1,000 (9) 400 (11) 600 52,500 37,200 Số dư 15,300 Từ phương trình kế toán và yêu cầu Nợ, Có phải bằng nhau, ta có nguyên tắc ghi tăng giảm trên các tài khoản như sau: Nếu một tài khoản ghi Nợ làm tăng tài sản thì phải sử dụng một khoản ghi Có để làm tăng nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu, và ngược lại. Chú ý doanh thu làm tăng vốn chủ sở hữu, chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu. Nguyên tắc ghi giảm trên tài khoản Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tăng giảm Giảm Tăng Giảm Tăng +   +  + Chi phí Doanh thu Tăng Giảm +  Giảm Tăng Rút vốn  + Tăng Giảm +  Ví dụ ghi kép nghiệp vụ 1 của tổ chức Smith Realty: Johnson Smith đầu tƣ $50,000 để bắt đầu hoạt động. Phân tích ảnh hưởng của nghiệp vụ: tài sản tăng và vốn chủ sở hữu tăng. Áp dụng nguyên tắc ghi tăng giảm trên tài khoản: tài sản tăng ghi Nợ và vốn chủ sở hữu tăng ghi Có. Bút toán: Tài sản tăng ghi Nợ tài khoản Tiền, vốn chủ sở hữu tăng ghi Có tài khoản Vốn của Johnson Smith. Tiền (Cash)............................................................ 50,000 Vốn của Johnson Smith (JS, Capital) 50,000 2.2.3. Ví dụ. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại tổ chức quảng cáo Jones Murphy trong tháng 1: Ngày 1.1: Jones Murphy đầu tƣ $10,000 để bắt đầu hoạt động. Tiền (Cash)............................................................ 10,000 Vốn của Jones Murphy (JM, Capital)............... 10,000 Ngày 2.1: Thuê một văn phòng trả trƣớc 2 tháng tiền thuê $800.
  • 20. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 20 Tiền thuê trả trước (Prepaid Rent) ........................ 800 Tiền (Cash)........................................................ 800 Ngày 3.1: Đặt mua vật dụng mỹ thuật $1,800 và vật dụng văn phòng $800. (Không có bút toán bởi vì nghiệp vụ kinh tế chưa phát sinh) Ngày 4.1: Mua thiết bị mỹ thuật đã trả tiền $4,200. Thiết bị mỹ thuật (Art Equipment) ........................ 4,200 Tiền (Cash)........................................................ 4,200 Ngày 5.1: Mua thiết bị văn phòng giá $3,000 đã trả $1,500 còn nợ ngƣời bán $1,500. Thiết bị văn phòng (Office Equipment)................. 3,000 Tiền (Cash)........................................................ 1,500 Khoản phải trả (Accounts Payable)................... 1,500 Ngày 6.1: Mua chịu vật dụng mỹ thuật $1,800 và vật dụng văn phòng $800. Vật dụng mỹ thuật (Art Supplies).......................... 1,800 Vật dụng văn phòng (Office Supplies)................... 800 Khoản phải trả (Accounts Payable)................... 2,600 Ngày 8.1: Trả $480 cho phí bảo hiểm 1 năm có hiệu lực từ tháng 1.1. Bảo hiểm trả trước (Prepaid Insurance) ............... 480 Tiền (Cash)........................................................ 480 Ngày 9.1: Trả $1,000 trong tổng số nợ về vật dụng mua chịu. Khoản phải trả (Accounts Payable)....................... 1,000 Tiền (Cash)........................................................ 1,000 Ngày 10.1: Thực hiện một dịch vụ quảng cáo cho khách hàng đã hoàn thành, nhận đƣợc tiền công $1,400. Tiền (Cash)............................................................ 1,400 Doanh thu quảng cáo (Advertising Fees Earned).............................................................. 1,400 Ngày 12.1: Trả lƣơng 2 tuần cho thƣ ký $600 Chi phí lương văn phòng (Office Wages Expense) ................................................................ 600 Tiền (Cash)........................................................ 600 Ngày 15.1: Nhận trƣớc $1,000 tiền công về một dịch vụ mỹ thuật sẽ thực hiện cho khách hàng. Tiền (Cash)............................................................ 1,000 Doanh thu được ứng trước (Unearned Art Fees).................................................................. 1,000 Ngày 19.1: Hoàn thành một dịch vụ quảng cáo cho khách hàng đã lập hóa đơn $2,800 nhƣng chƣa thu đƣợc tiền. Khoản phải thu (Accounts Receivable).................. 2,800 Doanh thu quảng cáo (Advertising Fees Earned).............................................................. 2,800
  • 21. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 21 Ngày 25.1: Jones Murphy rút $1,400 từ tổ chức để chi tiêu cho cá nhân. Rút vốn của Jones Murphy (JM, Withdrawals)..... 1,400 Tiền (Cash)........................................................ 1,400 Ngày 26.1: Trả lƣơng 2 tuần cho thƣ ký $600. Chi phí lương văn phòng (Office Wages Expense) ................................................................ 600 Tiền (Cash)........................................................ 600 Ngày 29.1: Nhận và thanh toán hóa đơn tiện ích $100. Chi phí tiện ích (Utility Expense).......................... 100 Tiền (Cash)........................................................ 100 Ngày 30.1: Nhận nhƣng chƣa thanh toán hóa đơn điện thoại $70. Chi phí điện thoại (Telephone Expense)................ 70 Khoản phải trả (Accounts Payable)................... 70 Sơ đồ tài khoản chữ T Tài sản Tiền = Nợ phải trả Khoản phải trả + Vốn chủ sở hữu Vốn của Jones Murphy T1. 1 10,000 T1.2 800 T1.9 1,000 T1.5 1,500 T1.1 10,000 10 1,400 4 4,200 6 2,600 Rút vốn của Jones Murphy 15 1,000 5 1,500 30 70 T1.25 1,400 8 480 1,000 4,170 Doanh thu quảng cáo 9 1,000 SD 3,170 T1.10 1,400 12 600 Doanh thu được 19 2,800 25 1,400 ứng trước SD 4,200 26 600 T1.15 1,000 Chi phí lương văn phòng 29 100 T1.12 600 12,400 10,680 26 600 SỐ DƯ 1,720 SD 1,200 Khoản phải thu Chi phí tiện ích T1.19 2,800 T1.29 100 Vật dụng mỹ thuật Chi phí điện thoại T1.6 1,800 T1.30 70 Vật dụng văn phòng T1.6 800 Tiền thuê trả trước T1.2 800 Bảo hiểm trả trước T1.8 480 Thiết bị mỹ thuật T1.4 4,200 Thiết bị văn phòng T1.5 3,000
  • 22. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 22 Summary Illustrative Account and Transaction for Jones Murphy Advertising Agency Assets Cash = Liabilities Accounts Payable + Owner’s Equity Jones Murphy, Capital Jan. 1 10,000 Jan.2800 Jan.9 1,000 Jan.5 1,500 Jan.110,000 10 1,400 4 4,200 6 2,600 Jones Murphy, Withdrawals 15 1,000 5 1,500 30 70 Jan.25 1,400 8 480 1,000 4,170 Advertising Fees Earned 9 1,000 Bal 3,170 Jan.10 1,400 12 600 Unearned Art Fees 19 2,800 25 1,400 Jan.15 1,000 Bal 4,200 26 600 Office Wages Expense 29 100 Jan.12 600 12,400 10,680 26 600 Bal 1,720 Bal 1,200 Accounts Receivable Utility Expense Jan.19 2,800 Jan.29 100 Art Supplies Telephone Expense Jan.6 1,800 Jan.30 70 Office Supplies Jan.6800 Prepaid Rent Jan.2 800 Prepaid Insurance Jan.8480 Art Equipment Jan.44,200 Office Equipment Jan.5 3,000 2.2.4. Qui trình ghi sổ. Trong ví du, ghi kép các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào tài khoản chữ T. Trong thực tế, tài khoản được trình bày theo dạng cột, và các tài khoản được tập hợp trong sổ Cái. Để tránh nhầm lẫn, các nghiệp vụ kinh tế trước khi được ghi vào các tài khoản trong sổ Cái, được ghi vào sổ nhật ký, sau đó mới được chuyển vào sổ Cái. Qui trình ghi sổ Việt Nam. Quy trình ghi sổ phụ thuộc vào hình thức sổ do doanh nghiệp tùy chọn một trong các hình thức sổ được quy định: Nhật ký - sổ Cái Nhật ký chung Chứng từ ghi sổ Nhật ký chứng từ 2.2.4.1. Sổ nhật ký: Có 2 loại sổ nhật ký là sổ nhật ký chung và nhật ký đặc biệt dưới đây trình bày loại đơn giản nhất là sổ nhật ký chung.
  • 23. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 23 Sổ nhật ký chung Ngày Diễn giải Đối chiếu Nợ Có 20xx Tháng 1 6 Vật dụng mỹ thuật 1,800 Vật dụng văn phòng 800 Khoản phải trả 2,600 Mua chịu vật dụng mỹ thuật và vật dụng văn phòng 8 Bảo hiểm trả trước 480 Tiền 480 Trả trước phí bảo hiểm1 năm General Journal Date Description Post Ref. Debit Credit 20xx Jan. 6 Art Supplies 1,800 Office Supplies 800 Accounts Payable 2,600 Purchase of art and office supplies on credit 8 Prepaid Insurance 480 Cash 480 Paid one-year life insurance premium Cách ghi: Cột ngày (Date): ghi năm, tháng trên cột nhỏ bên trái, ghi ngày trên cột nhỏ bên phải, các nghiệp vụ kinh tế trên cùng trang sổ không phải ghi lại năm, tháng. Cột diễn giải (Description): ghi tên các tài khoản liên quan, tên tài khoản Nợ trước, tên tài khoản Có sau, và ghi tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế. Cột đối chiếu (Post Reference): ghi số hiệu tài khoản trong sổ Cái khi chuyển bút toán từ sổ nhật ký vào sổ Cái. Cột Nợ (Debit): ghi số tiền ghi Nợ. Cột Có (Credit): ghi số tiền ghi Có. 2.2.4.2. Sổ Cái: Sổ Cái Khoản phải trả Số hiệu tài khoản: 212 Ngày Mục Đối chiếu Nợ Có Số dư Nợ Có 20xx Tháng 1 5 J1 1,500 1,500 6 J1 2,600 4,100 9 J2 1.000 3,100 30 J2 70 3,170 General ledger Accounts Payable Account No. 212 Date Item Post Reference Debit Credit Balance Debit Credit 20xx Jan 5 J1 1,500 1,500 6 J1 2,600 4,100 9 J2 1,000 3,100 30 J2 70 3,170
  • 24. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 24 Cách ghi: Cột ngày (Date): giống như cách ghi trên sổ nhật ký. Cột mục (Item): ghi các bút toán điều chỉnh (Adjusting Entry), bút toán khóa sổ (Closing Entry), bút toán đảo (Reversing Entry). Cột đối chiếu (Post Reference): ghi số trang của sổ nhật ký phản ảnh bút toán (trên sổ Cái chỉ ghi số liệu liên quan đến khoản mục, không thể hiện đối ứng tài khoản) . Cột Nợ (Debit): ghi số tiền ghi Nợ. Cột Có (Credit): ghi số tiền ghi Có. Cột số dư (Balance): ghi số dư sau mỗi bút toán. Việt Nam. Trên sổ Cái thể hiện quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do nghiệp vụ gây ra (qua đó có thể xác định nội dung của nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh), để ghi các định khoản phức tạp nhiều Nợ - nhiều Có phải phân tích thành các định khoản giản đơn. Trên sổ Cái không thiết kế cột số dư, không rút số dư sau mỗi nghiệp vụ, chỉ rút số dư cuối kỳ. 2.2.4.3. Mối quan hệ giữa sổ nhật ký và sổ Cái: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày được ghi vào sổ nhật ký, định kỳ được chuyển vào sổ Cái, theo trình tự sau:  Chuyển bút toán ghi Nợ trên sổ nhật ký: 1. Tìm trang sổ Cái tài khoản ghi Nợ. 2. Ghi vào cột ngày trên sổ Cái: thời gian phát sinh nghiệp vụ kinh tế. 3. Ghi vào cột đối chiếu trên sổ Cái: số trang của sổ nhật ký phản ảnh bút toán. 4. Ghi vào cột Nợ trên sổ Cái: số tiền ghi Nợ trong bút toán. 5. Ghi vào cột đối chiếu trên sổ nhật ký: số hiệu tài khoản vừa được chuyển sổ.  Chuyển bút toán ghi Có trên sổ nhật ký: 1. Tìm trang sổ Cái tài khoản ghi Có. 2. Ghi vào cột ngày trên sổ Cái: thời gian phát sinh nghiệp vụ kinh tế. 3. Ghi vào cột đối chiếu trên sổ Cái: số trang của sổ nhật ký phản ảnh bút toán. 4. Ghi vào cột Có trên sổ Cái: số tiền ghi Có trong bút toán. 5. Ghi vào cột đối chiếu trên sổ nhật ký: số hiệu tài khoản vừa được chuyển sổ.
  • 25. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 25 Sổ nhật ký chung Trang 2 Ngày Diễn giải Đối chiếu khi chuyển sổ Nợ Có 20xx Tháng 1 30 Chi phí điện thoại 513 70 Khoản phải trả 212 70 Nhận hóa đơn điện thoại Sổ Cái Chi phí điện thoại Số hiệu tài khoản: 513 Ngày Mục Đối chiếu khi chuyển sổ Nợ Có Số dư Nợ Có 20xx Tháng 1 30 J2 70 70 Sổ Cái Khoản phải trả Số hiệu tài khoản: 212 Ngày Mục Đối chiếu khi chuyển sổ Nợ Có Số dư Nợ Có 20xx Tháng 1 5 J1 1,500 1,500 6 J1 2,600 4,100 9 J2 1.000 3,100 30 J2 70 3,170 General Journal Page 2 Date Description Post Reference Debit Credit 20xx Jan 30 Telephone Expense 513 70 Accounts Payable 212 70 Received bill for telephone expense General Ledger Telephone expense Account No. 513 Date Item Post Reference Debit Credit Balance Debit Credit 20xx Jan 30 J2 70 70 General Ledger Accounts Payable Account No. 212 Date Item Post Reference Debit Credit Balance Debit Credit 20xx Jan 5 J1 1,500 1,500 6 J1 2,600 4,100 9 J2 1,000 3,100 30 J2 70 3,170
  • 26. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 26 2.2.5. Bảng cân đối thử (Trial Balance). Theo hệ thống kế toán kép ta có: Tổng các số dư Nợ = Tổng các số dư Có Để kiểm tra, lập bảng cân đối thử. Cách lập: 1. Xác định số dư của các tài khoản trong sổ Cái. 2. Liệt kê các tài khoản và số dư của các tài khoản: các số dư Nợ trên một cột, các số dư Có trên một cột. 3. Cộng cột các số dư Nợ. 4. Cộng cột các số dư Có. 5. So sánh tổng các số dư Nợ với tổng các số dư Có. Tổ chức quảng cáo Jones Murphy Bảng cân đối thử Ngày 31 tháng 1 năm 20xx Tiền $1,720 Khoản phải thu 2,800 Vật dụng mỹ thuật 1,800 Vật dụng văn phòng 800 Tiền thuê trả trước 800 Bảo hiểm trả trước 480 Thiết bị mỹ thuật 4,200 Thiết bị văn phòng 3,000 Khoản phải trả $3,170 Doanh thu được ứng trước 1,000 Vốn của Jones Murphy 10,000 Rút vốn của Jones Murphy 1,400 Doanh thu quảng cáo 4,200 Chi phí lương văn phòng 1,200 Chi phí tiện ích 100 Chi phí điện thoại 70 $18,370 $18,370 Việt Nam. Lập Bảng đối chiếu số phát sinh (đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ)
  • 27. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 27 Jones Murphy Advertising Agency Trial Balance January 31, 20xx Cash $1,720 Accounts Receivable 2,800 Art Supplies 1,800 Office Supplies 800 Prepaid Rent 800 Prepaid Insurance 480 Art Equipment 4,200 Office Equipment 3,000 Accounts Payable $3,170 Unearned Art Fees 1,000 Jones Murphy, Capital 10,000 Jones Murphy, Withdrawals 1,400 Advertising Fees Earned 4,200 Office Wages Expense 1,200 Utility Expense 100 Telephone Expense 70 $18,370 $18,370
  • 28. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 28 2.3. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH – CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH. 2.3.1. Các khái niệm và nguyên tắc chung liên quan đến xác định kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh: Thu nhập thuần (lỗ thuần) = Doanh thu – Chi phí Doanh thu: toàn bộ giá bán (chưa tính thuế) hàng hóa dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng trong kỳ kế toán, gồm cả bán thu tiền ngay và bán chịu. Chi phí: giá vốn hàng hóa - dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng trong kỳ kế toán để tạo ra doanh thu; chi phí bán hàng; và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cần nhắc lại một số khái niệm và nguyên tắc có liên quan đến việc xác định kết quả.  Khái niệm kỳ kế toán: báo cáo thu nhập phản ảnh kết quả kinh doanh trong một thời kỳ, thời kỳ báo cáo gọi là kỳ kế toán. Kỳ kế toán được tính theo thời gian: tháng, quí năm. Kỳ kế toán tính theo năm (12 tháng) gọi là niên độ kế toán hoặc năm tài chính (Fiscal Year), có thể tính theo năm dương lịch, hoặc năm kinh doanh thường được kết thúc vào thời điểm có mức độ hoạt động kinh doanh thấp nhất trong năm. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kế toán giả định là hoạt động liên tục, để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kế toán chia thời gian hoạt động của doanh nghiệp thành những thời kỳ bằng nhau nhằm để đánh giá, so sánh kết quả giữa các thời kỳ, vì vậy cần phải tính doanh thu và chi phí trong từng thời kỳ riêng biệt  TạiViệt Nam. Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch  Khái niệm hoạt động liên tục: kế toán giả thiết hoạt động của doanh nghiệp là liên tục vô thời hạn, để trên cơ sở đó ghi nhận tài sản của doanh nghiệp theo giá thực tế hình thành tài sản, không ghi chép theo giá thị trường vì giá thị trường thường xuyên thay đổi, và vì doanh nghiệp đầu tư tài sản là để phục vụ cho hoạt động kinh doanh liên tục, chứ không phải để bán, trừ khi có bằng chứng chắc chắn về sự giải thể hoặc phá sản của doanh nghiệp, kế toán phải báo cáo tài sản của doanh nghiệp theo giá thị trường - giá bán có thể thu được. Do vậy chi phí sử dụng tài sản cũng được tính theo giá thực tế hình thành tài sản.  Nguyên tắc tương xứng: doanh thu phải được tính vào kỳ kế toán mà hàng hóa được bán ra hoặc dịch vụ được hoàn thành, và chi phí phải được tính vào kỳ kế toán mà nó được sử dụng để tạo ra doanh thu.  Nguyên tắc nhất quán: kế toán cần phải áp dụng các phương pháp
  • 29. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 29 tính toán, các thủ tục kế toán một cách nhất quán từ kỳ kế toán này sang kỳ kế toán khác để có thể so sánh và hiểu được các báo cáo tài chính. Nếu có sự thay đổi về phương pháp tính toán phải giải thích trên báo cáo tài chính cho người đọc hiểu.  Nguyên tắc khách quan: số liệu kế toán cần phải có bằng chứng khách quan để có thể kiểm chứng được, vì vậy các nghiệp vụ kinh tế phải được chứng minh bằng chứng từ kế toán. 2.3.2. Qui trình điều chỉnh. Vào cuối kỳ kế toán, sau khi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã được ghi sổ, một số tài khoản tài sản, nợ phải trả có số dư chưa phản ánh đúng tình hình thực tế của khoản mục mà nó phản ánh, vì vậy cần thực hiện một số bút toán điều chỉnh để tính đúng số dư của các tài khoản này và qua đó tính đúng doanh thu, chi phí của kỳ kế toán. Bút toán điều chỉnh liên quan đến một tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán (tài sản, nợ phải trả) và một tài khoản thuộc báo cáo thu nhập (doanh thu, chi phí). Các bút toán điều chỉnh dùng để điều chỉnh các khoản chi đã trả trước, các khoản thu đã thu trước cần phân bổ dần vào chi phí, doanh thu của nhiều kỳ và các khoản chi phải trả, các khoản thu phải thu cần tính trước vào chi phí, doanh thu trong kỳ. 2.3.2.1. Chi phí cần phân bổ dần vào chi phí của nhiều kỳ. 1. Các khoản trả trƣớc: khi chi tiền để trả trước hình thành một khoản mục tài sản, tài sản này sẽ được tiêu dùng hoặc bị tiêu hao dần cho đến hết; khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hao, giá trị của nó sẽ trở thành một khoản mục chi phí.  Tiền thuê trả trước: Ngày 2.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy thuê một văn phòng trả trước hai tháng tiền thuê $800. Đến ngày 31.1, sau một tháng sử dụng tiền thuê trả trước giảm $400 trở thành chi phí tháng 1, và chỉ còn lại $400. Để phản ảnh đúng số dư Nợ của tài khoản Tiền thuê trả trước và tính đúng chi phí của tháng 1 cần thực hiện bút toán điều chỉnh sau: Nợ Có Tiền thuê trả trước Chi phí thuê Chi phí thuê 400 T1.2 800 T1.31 400 T1.31 400 Tiền thuê trả trước 400  Bảo hiểm trả trước: Ngày 8.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy trả trước $480 phí bảo hiểm một năm tính từ tháng 1. Đến ngày 31.1, sau một tháng của thời hạn bảo hiểm, bảo hiểm trả trước giảm $40 trở thành chi phí tháng 1, chỉ còn lại $440.
  • 30. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 30 Để phản ánh đúng số dư Nợ của tài khoản Bảo hiểm trả trước và tính đúng chi phí của tháng 1 cần thực hiện bút toán điều chỉnh sau: Nợ Có Bảo hiểm trả trước Chi phí bảo hiểm Chi phí bảo hiểm 40 T1.8 480 T1.31 40 T1.31 40 Bảo hiểmtrả trước 40 2. Vật liệu: Ngày 6.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy mua chịu vật dụng mỹ thuật $1,800 và vật dụng văn phòng $800. Đến ngày 31.1, sau một tháng sử dụng, kiểm kê vật dụng mỹ thuật còn tồn $1,300, vật dụng văn phòng còn tồn $600 như vậy vật dụng mỹ thuật đã sử dụng $500 trở thành chi phí tháng 1 chỉ còn lại $1,300, vật dụng văn phòng đã sử dụng $200 trở thành chi phí tháng 1 chỉ còn lại $600. Để phản ánh đúng số dư Nợ của các tài khoản Vật dụng và tính đúng chi phí của tháng 1 cần thực hiện các bút toán điều chỉnh sau: Nợ Có Vật dụng mỹ thuật Chi phí VDMT Chi phí VDMT 500 T1.6 1,800 T1.31 500 T1.31 500 Vật dụng mỹ thuật 500 Nợ Có Vật dụng văn phòng Chi phí VDVP Chi phí VDVP 200 T1.6 800 T1.31 200 T1.31 200 Vật dụng văn phòng 200 3. Khấu hao tài sản cố định: Các tài sản có thời gian sử dụng lâu dài vào hoạt động kinh doanh được gọi là tài sản cố định. Tất cả tài sản cố định trừ đất đai, cuối cùng sẽ hư hỏng hoặc không sử dụng được nữa, do đó giá trị của chúng cần phải được chuyển thành chi phí trong suốt quá trình sử dụng. Quá trình phân bổ dần giá trị của tài sản cố định vào chi phí được gọi là khấu hao tài sản cố định. Ngày 4.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy mua thiết bị mỹ thuật $4,200. Ngày 5.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy mua thiết bị văn phòng $3,000. Giả sử 2 loại thiết bị đều có thời gian sử dụng ước tính là 5 năm (60 tháng). Đến ngày 31.1, sau một tháng sử dụng Khấu hao thiết bị mỹ thuật $4,200 : 60 tháng = $70/tháng Khấu hao thiết bị văn phòng $3,000 : 60 tháng = $50/tháng Như vậy thiết bị mỹ thuật có giá trị hao mòn do sử dụng $70 trở thành chi phí tháng 1, giá trị còn lại $4,130 và thiết bị văn phòng có giá trị hao mòn do sử dụng $50 trở thành chi phí tháng 1, giá trị còn lại $2,950. Để phản ánh đúng số dư Nợ của các tài khoản Thiết bị và tính đúng chi phí của tháng 1 cần thực hiện các bút toán điều chỉnh sau:
  • 31. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 31 Thiết bị mỹ thuật T1.4 4,200 Nợ Có Khấu hao lũy kế TBMT Chiphíkhấu hao TBMT CP khấu hao TBMT 70 T1.31 70 T1.31 70 KH lũy kếTBMT 70 Thiết bị văn phòng T1.4 3,000 Nợ Có Khấu hao lũy kế TBVP Chiphíkhấu hao TBVP CP khấu hao TBVP 50 T1.31 50 T1.31 50 KH lũy kếTBVP 50 Tài khoản Khấu hao lũy kế là tài khoản điều chỉnh cho tài khoản Tài sản cố định, số dư của tài khoản điều chỉnh được trừ ra khỏi số dư của tài khoản Tài sản cố định trên báo cáo. Tài khoản điều chỉnh được sử dụng vì 2 lý do: nó xác nhận khấu hao là một sự ước tính, và giúp cho việc duy trì được giá trị ban đầu của tài sản cố định. Trích một phần của bảng cân đối kế toán Tổ chức quảng cáo Jones Murphy Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 1 năm 20xx Tài sản cố định Thiết bị mỹ thuật $4,200 Trừ khấu hao lũy kế TBMT 70 $4,130 Thiết bị văn phòng $3,000 Trừ khấu hao lũy kế TBVP 50 2,950 Tổng cộng tài sản cố định $7,080 Plant and Equipment Section of Balance Sheet Jones Murphy Advertising Agency Partial Balance Sheet January 31, 20xx Plant and Equipment Art Equipment $4,200 Less Accumulated Depreciation 70 $4,130 Office Equipment $3,000 Less Accumulated Depreciation 50 2,950 Total Plant and Equipment $7,080 2.3.2.2. Doanh thu đƣợc ứng trƣớc cần phân bổ vào doanh thu của nhiều kỳ. Doanh thu được ứng trước là khoản tiền nhận được trước khi giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ cho khách hàng, là một khoản nợ phải trả tương ứng với nghĩa vụ phải giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ sau đó. Ngày 15.1: Tổ chức quảng cáo Jones Murphy nhận trước $1,000 tiền công về một dịch vụ trang trí mỹ thuật. Đến ngày 31.1, giả sử tổ chức đã thực hiện được 40% khối lượng dịch vụ trị giá $400, doanh thu được ứng trước giảm $400 trở thành doanh thu tháng 1, và chỉ còn lại $600. Để phản ánh đúng số dư Nợ của tài khoản Doanh thu được ứng trước và tính đúng doanh thu của tháng 1 cần thực hiện bút toán điều chỉnh sau:
  • 32. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 32 Nợ Có Doanh thu mỹ thuật Doanhthu đượcứngtrước Doanhthu đượcứngtrước 400 T1.31 400 T1.31 400 T1.15 1,000 Doanh thu mỹ thuật 400 2.3.2.3. Doanh thu phải tính trƣớc vào doanh thu trong kỳ. Vào cuối kỳ kế toán, một số khoản doanh thu đã phát sinh nhưng chưa được ghi chép, đó là doanh thu của hàng hóa đã giao hoặc dịch vụ đã hoàn thành nhưng kế toán chưa có căn cứ để ghi do chưa thu tiền, chưa lập hóa đơn, các khoản doanh thu này cần phải được tính trước vào doanh thu trong kỳ kế toán. Giả sử tổ chức quảng cáo Jones Murphy đồng ý thực hiện một loạt quảng cáo cho khách hàng, và quảng cáo đầu tiên đã được thực hiện trong ngày 31.1, tiền công $200 cho lần quảng cáo này chưa được ghi vào doanh thu của tháng 1, cần thực hiện bút toán điều chỉnh: Nợ Có Doanh thu quảng cáo Doanhthu phảithu Doanhthu phảithu 200 T1.10 1,400 Doanh thu quảng cáo 200 T1.19 2,800 T1.31 200 T1.31 200 2.3.2.4. Chi phí phải tính trƣớc vào chi phí trong kỳ. Vào cuối kỳ kế toán, một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa được ghi chép, vì kế toán chưa có căn cứ để ghi, do chưa chi tiền, các khoản chi phí này cần phải được tính trước vào chi phí trong kỳ kế toán. Giả sử lịch Tháng 1: CN T2 T3 T4 T5 T6 T7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng 2: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Cách trả lương cho nhân viên thư ký: sau 2 tuần, 5 ngày làm việc/tuần, thư ký nhận được $600 vào cuối các ngày 12, 26 tháng 1. Tiền lương nhân viên thư ký 3 ngày 29, 30, 31 được tính: ($600 : 10)  3 = $180 là chi phí tháng 1 chưa được ghi chép vì chưa đến kỳ hạn trả (ngày 9 tháng 2), cần thực hiện bút toán điều chỉnh: Nợ Có Lương phải trả Chiphí lương vănphòng Chiphí lương vănphòng 180 T1.12 600 Lươngphảitrả 180 T1.26 600 T1.31 180 T1.31 180 Kết thúc qui trình điều chỉnh gồm 4 loại điều chỉnh nêu trên, các bút toán điều chỉnh được ghi vào sổ nhật ký, sau đó được chuyển vào sổ Cái, kế toán căn cứ vào các số liệu trên sổ Cái lập bảng cân đối thử sau điều chỉnh để kiểm tra số liệu kế toán, số liệu sau khi kiểm tra sẽ được dùng để lập báo cáo tài chính.
  • 33. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 33 2.4. HOÀN TẤT CHU TRÌNH KẾ TOÁN. 2.4.1. Chu trình kế toán. Một chu trình kế toán bao gồm các bước công việc sau: 1. Phân tích và lập các bút toán cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các chứng từ gốc. 2. Ghi các bút toán vào sổ nhật ký. 3. Định kỳ chuyển các bút toán trên sổ nhật ký vào sổ Cái. 4. Cuối kỳ lập các bút toán điều chỉnh, sau đó ghi vào sổ nhật ký và chuyển vào sổ Cái. 5. Lập các báo cáo tài chính từ số liệu trên sổ Cái. Trong thực tế, để hạn chế sai lầm khi thực hiện các bút toán điều chỉnh, và chuẩn bị số liệu cho việc lập các báo cáo tài chính kế toán thực hiện bước 4 bằng cách lập bảng tính nháp. 2.4.2. Bảng tính nháp (Work Sheet). 2.4.2.1 Khái niệm. Bảng tính nháp là một công cụ của kế toán dùng để tổng hợp và kiểm tra tính chính xác của số liệu đồng thời nhằm hạn chế các sai sót khi lập bút toán điều chỉnh và tạo thuận lợi trong việc lập báo cáo tài chính. 2.4.2.2 Các bƣớc lập. 1. Lấy số dư các tài khoản trên sổ Cái ghi vào cột cân đối thử sau đó cộng các cột và kiểm tra tính cân bằng. 2. Ghi các bút toán điều chỉnh vào cột điều chỉnh, sau đó cộng các cột và kiểm tra tính cân bằng. Lưu ý: nếu các bút toán điều chỉnh liên quan đến các tài khoản chưa có tên trên phần cân đối thử thì mở thêm các tài khoản này ở bên dưới trong cột tên tài khoản. Mỗi bút toán điều chỉnh được ký hiệu bằng cùng một chữ cái (a, b, c,…) ở cả hai bên Nợ, Có để đối chiếu. 3. Lấy số liệu trên hai cột cân đối thử và điều chỉnh để tính số dư mới của các tài khoản và ghi vào cột cân đối thử sau điều chỉnh, sau đó cộng các cột và kiểm tra tính cân bằng. Lưu ý: chỉ có những tài khoản có liên quan đến các bút toán điều chỉnh mới có số dư thay đổi. Chuyển số liệu từ cột cân đối thử sau điều chỉnh vào các cột báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán: số dư của các tài khoản doanh thu và chi phí chuyển vào cột báo cáo thu nhập, số dư của các tài khoản tài sản, nợ phải trả, và vốn chủ sở hữu chuyển vào cột bảng cân đối kế toán. 4. Cộng số liệu các cột báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán để tính thu nhập thuần (lỗ thuần). Trên cột báo cáo thu nhập: Tổng bên Có (doanh thu) > Tổng bên Nợ (chi phí): kết quả là thu nhập thuần (ghi
  • 34. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 34 bên Nợ). Tổng bên Có (doanh thu) < Tổng bên Nợ (chi phí): kết quả là lỗ (ghi bên Có). Tổng bên Nợ (tài sản) > Tổng bên Có (nợ phải trả + vốn chủ sở hữu): kết quả là thu nhập thuần (ghi bên Có). Tổng bên Nợ (tài sản) < Tổng bên Có (nợ phải trả + vốn chủ sở hữu): kết quả là lỗ (ghi bên Nợ). 2.4.2.3 Công dụng. Bảng tính nháp được dùng để:  Lập các báo cáo tài chính: Sử dụng toàn bộ số liệu cột báo cáo thu nhập để lập bảng báo cáo thu nhập. Sử dụng các số liệu vốn và rút vốn của chủ sở hữu trên cột cân đối kế toán, kết hợp với chỉ tiêu thu nhập thuần (lỗ thuần) trên bảng báo cáo thu nhập để lập bảng báo cáo vốn chủ sở hữu. Sử dụng các số liệu còn lại trên cột cân đối kế toán để lập bảng cân đối kế toán. Bảng tính nháp Tổ chức quảng cáo Jones Murphy Bảng tính nháp Cho tháng kết thúc vào ngày 31.1.20xx Têntài khoản Cân đối thử Điều chỉnh Cân đối thử đã điều chỉnh Báo cáo thu nhập Bảng cân đối kế toán Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có Tiền 1,720 1,720 1,720 Khoản phải thu 2,800 2,800 2,800 Vật dụngmỹthuật 1,800 (C) 500 1,300 1,300 Vật dụngvăn phòng 800 (d) 200 600 600 Tiềnthuêtrảtrước 800 (a) 400 400 400 Bảo hiểm trả trước 480 (b) 40 440 440 Thiết bị mỹthuật 4,200 4,200 4,200 Khấuhao lũy kế TBMT (e) 70 70 70 Thiết bị văn phòng 3,000 3,000 3,000 Khấuhao lũy kế TBVP (f) 50 50 50 Khoản phải trả 3,170 3,170 3,170 Doanh thu được ứng trước 1,000 (g) 400 600 600 Vốn của J M 10,000 10,000 10,000 Rút vốn của JM 1,400 1,400 1,400 Doanh thu quảng cáo 4,200 (h) 200 4,400 4,400 Chi phí lươngvăn phòng 1,200 (i) 180 1,380 1.380 Chi phítiện ích 100 100 100 Chi phí điệnthoại 70 70 70 18,370 18,370 Chi phíthuê (a) 400 400 400 Chi phí bảo hiểm (b) 40 40 40 Chi phí vật dụng MT (c) 500 500 500 Chi phí vật dụng VP (d) 200 200 200 Chi phí khấuhao TBMT (e) 70 70 70 Chi phí khấuhao TBVP (f) 50 50 50 Doanh thu mỹ thuật (g) 400 400 400 Doanh thu phảithu (h) 200 200 200 Lương phảitrả (i) 180 180 180 2,040 2,040 18,870 18,870 2,810 4,800 16,060 14,070 Thunhậpthuần (lỗthuần) 1,990 1,990 4,800 4,800 16,060 16,060
  • 35. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 35 Work Sheet Jones Murphy advertising Agency Work Sheet For the Month EndedJanuary 31, 20xx Account Name Trial Balance Adjustment Adjustment Trial Balance Income Statement Balance Sheet Debit Credit Debit Credit Debit Credit Debit Credit Debit Credit Cash 1,720 1,720 1,720 Accounts Receivable 2,800 2,800 2,800 Art Supplies 1,800 (c) 500 1,300 1,300 Office Supplies 800 (d) 200 600 600 Prepaid Rent 800 (a) 400 400 400 Prepaid Insurance 480 (b) 40 440 440 Art Equipment 4,200 4,200 4,200 Accumulated Depreciation,AE (e) 70 70 70 Office Equipment 3,000 3,000 3,000 Accumulated Depreciation,OE (f) 50 50 50 Accounts Payable 3,170 3,170 3,170 Unearned Art Fees 1,000 (g) 400 600 600 Jones Murphy, Capital 10,000 10,000 10,000 Jones Murphy, Withdrawals 1,400 1,400 1,400 Advertising Fees Earned 4,200 (h) 200 4,400 4,400 Office Wages Expense 1,200 (i) 180 1,380 1,380 Utility Expense 100 100 100 Telephone Expense 70 70 70 18,370 18,370 Rent Expense (a) 400 400 400 Insurance Expense (b) 40 40 40 Art Supplies Expense (c) 500 500 500 Office Supplies Expense (d) 200 200 200 Depreciation Expense,AE (e) 70 70 70 Depreciation Expense,OE (f) 50 50 50 Art Fees Earned (g) 400 400 400 Fees Receivable (h) 200 200 200 Wages Payable (i) 180 180 180 2,040 2,040 18,870 18,870 2,810 4,800 16,060 14,070 Net income (Net loss) 1,990 1,990 4,800 4,800 16,060 16,060 Tổ chức quảng cáo Jones Murphy Báo cáo lợi tức Cho tháng kết thúc vào ngày 31.1.20xx Doanh thu Doanh thu quảng cáo $4,400 Doanh thu mỹ thuật 400 Tổng doanh thu $4,800 Chi phí Chi phí lương văn phòng $1,380 Chi phí tiện ích 100 Chi phí điện thoại 70 Chi phí thuê 400 Chi phí bảo hiểm 40 Chi phí vật dụng mỹ thuật 500 Chi phí vật dụng văn phòng 200 Chi phí khấu hao, thiết bị mỹ thuật 70 Chi phí khấu hao, thiết bị văn phòng 50 Tổng chi phí 2,810 Thu nhập thuần $1,990
  • 36. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 36 Jones Murphy advertising Agency Income Statement For the Month Ended January 31, 20xx Revenues Advertising Fees Earned $4,400 Art Fees Earned 400 Total Revenues $4,800 Expenses Office Wages Expenses $1,380 Utility Expenses 100 Telephone Expenses 70 Rent Expenses 400 Insurance Expenses 40 Art Supplies Expenses 500 Office Supplies Expenses 200 Depreciation Expenses, Art Equipment 70 Depreciation Expenses, Office Equipment 50 Total Revenues 2,810 Net Income $1,990 Tổ chức quảng cáo Jones Murphy Báo cáo vốn chủ sở hữu Cho tháng kết thúc vào ngày 31.1.20xx Vốn của Jones Murphy ngày 1 tháng 1 $0 Cộng: Đầu tư vốn của Jones Murphy $10,000 Thu nhập thuần trong tháng 1,990 11,990 Tạm cộng: $11,990 Trừ: Rút vốn của Jones Murphy 1,400 Vốn của Jones Murphy ngày 31 tháng 1 $10,590 Jones Murphy Advertising Agency Statement of Owner’s Equity For the Month Ended January 31, 20xx Jones Murphy, Capital, January 31, 20xx $0 Add: Investment by Jones Murphy $10,000 Net Income 1,990 11,990 Subtotal: $11,990 Less: Withdrawals 1,400 Jones Murphy, Capital, January 31, 20xx $10,590
  • 37. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 37 Tổ chức quảng cáo Jones Murphy Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 1 năm 20xx Tài sản Tiền $1,720 Khoản phải thu 2,800 Doanh thu phải thu 200 Vật dụng mỹ thuật 1,300 Vật dụng văn phòng 600 Tiền thuê trả trước 400 Bảo hiểm trả trước 440 Thiết bị mỹ thuật $4,200 Trừ khấu hao lũy kế 70 4,130 Thiết bị văn phòng $3,000 Trừ khấu hao lũy kế 50 2,950 Tổng cộng tài sản $14,540 Nợ phải trả Khoản phải trả $3,170 Doanh thu được ứng trước 600 Lương phải trả 180 Tổng cộng nợ phải trả $3,950 Vốn chủ sở hữu Vốn của Jones Murphy $10,590 Tổng cộng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu $14,540 Jones Murphy Advertising Agency Balance Sheet January 31, 20xx Assets Cash $1,720 Accounts Receivable 2,800 Fees Receivable 200 Art Supplies 1,300 Office Supplies 600 Pepaid Rent 400 Pepaid Insurance 440 Art Equipment $4,200 Less: Accumulated Depreciation 70 4,130 Office Equipment $3,000 Less: Accumulated Depreciation 50 2,950 Total Assets $14,540 Liabilities Accounts Payable $3,170 Unearned Art Fees 600 Wages Payable 180 Total Liabilities $3,950 Owner’s Equity Jones Murphy, Capital, January 31, 20xx 10,590 Total Liabilities and Owner’s Equity $14,540  Ghi các bút toán điều chỉnh (Adjusting Entries). Sử dụng toàn bộ số liệu cột điều chỉnh để ghi các bút toán điều chỉnh vào sổ nhật ký, sau
  • 38. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 38 đó chuyển vào sổ Cái.  Ghi các bút toán khóa sổ (Closing Entries). Sử dụng toàn bộ số liệu cột báo cáo thu nhập và số liệu rút vốn của chủ sở hữu trên cột cân đối kế toán để ghi các bút toán khóa sổ vào sổ nhật ký, sau đó chuyển vào sổ Cái, theo trình tự sau: 1. Khóa sổ các tài khoản Doanh thu: kết chuyển các số dư Có từ các tài khoản Doanh thu sang tài khoản Xác định kết quả. 2. Khóa sổ các tài khoản Chi phí: kết chuyển số dư Nợ từ các tài khoản Chi phí sang tài khoản Xác định kết quả. 3. Khóa sổ tài khoản Xác định kết quả: kết chuyển số dư từ tài khoản Xác định kết quả sang tài khoản Vốn chủ sở hữu. 4. Khóa sổ tài khoản Rút vốn: kết chuyển số dư Nợ từ tài khoản Rút vốn sang tài khoản Vốn chủ sở hữu.  Ghi các bút toán đảo (Reversing Entries). Được thực hiện (không bắt buộc) đối với các bút toán điều chỉnh thuộc loại điều chỉnh doanh thu dồn tích và chi phí dồn tích vào ngày đầu kỳ kế toán tiếp theo, nhằm đơn giản hóa việc ghi chép các nghiệp vụ tính trước khi thực tế phát sinh. 5. Bút toán điều chỉnh tính trước doanh thu quảng cáo phải thu: Nợ Có Doanh thu quảng cáo Doanhthu phảithu Doanhthu phảithu 200 T1.10 1,400 Doanh thu quảng cáo 200 T1.19 2,800 T1.31 200 T1.31 200 SD 4,400 SD 200 Bút toán khóa sổ tài khoản Doanh thu quảng cáo: Nợ Có Xác định kết quả Doanhthu quảng cáo Doanhthu quảng cáo 4,400 T1.31 4,400 T1.31 4,400 T1.10 1,400 Xácđịnh kết quả 4,400 T1.19 2,800 T1.31 200 SD 0 Bút toán đảo việc tính trước doanh thu quảng cáo phải thu: Nợ Có Doanh thu phải thu Doanhthu quảng cáo Doanhthu quảng cáo 200 SD 200 Doanh thu phải thu 200 T2.1 200 T2.1 200 SỐ DƯ 0 SD 200 6. Bút toán điều chỉnh tính trước chi phí lương văn phòng phải trả: Nợ Có Lương phải trả Chiphí lương vănphòng Chiphí lương VP 180 T1.12 600 Lương phải trả 180 T1.26 600 T1.31 180 T1.13 180 SD 180 SD 1,380
  • 39. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 39 Bút toán khóa sổ tài khoản Chi phí lương văn phòng: Nợ Có Chi phí lương văn phòng Xác định kết quả Xác định kết quả 1,380 T1.12 600 T1.31 1,380 T1.31 1,380 Chi phí lương VP 1,380 T1.26 600 T1.31 180 SD 0 Bút toán đảo tính trước chi phí lương văn phòng phải trả: Nợ Có Chi phí lương văn phòng Lươngphảitrả Lươngphảitrả 180 SD 180 Chiphí lương VP 180 T2.1 180 T2.1 180 SD 180 SD 0
  • 40. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 40 BÀI TẬP CHƢƠNG 2 Bài tập 1: Tình hình tài chính . Căn cứ vào số liệu trong bảng sau tại doanh nghiệp A để thực hiện các yêu cầu Tài sản Nợ phải trả Ngày 01/01/98 $160,000 $100,000 Ngày 31/12/98 $200,000 $122,000 Yêu cầu: Xác định lợi tức kinh doanh trong năm biết rằng: 1. Chủ doanh nghiệp không đầu tư thêm cũng không rút vốn trong năm. 2. Chủ doanh nghiệp đầu tư thêm $50,000 và cũng đã rút vốn $20,000 trong năm. Bài tập 2: Thông tin kế toán qua các báo cáo tài chính Căn cứ vào các dữ liệu sau hãy lập các báo cáo tài chính (báo cáo lợi tức, báo cáo vốn chủ sở hữu, bảng cân đối kế toán) vào ngày 31/03/99 của Công ty dịch vụ tư vấn ABC do ông David làm chủ sở hữu. Số dư của các tài khoản ngày 31/03/99 - Tiền $17,400 - Nhà xưởng $102,000 - Các khoản phải thu $ 12,400 - Thiết bị văn phòng $20,000 - Vật dụng $2,000 - Các khoản phải trả $45,600 - Chi phí lương $4,600 - Doanh thu tư vấn $15,800 - Chi phí vật dụng $2,000 - David, rút vốn $ 6,400 - Chi phí tiện ích $1,200 Biết rằng ngày 01/03/99 ông David đã đầu tư $74,600 để bắt đầu thành lập công ty và trong tháng 3 ông David đã đầu tư thêm $32,000. Bài tập 3: Ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Công ty dịch vụ photocopy F & C bắt đầu hoạt động vào tháng 4/2000, có các nghiệp vụ kinh tế xãy ra trong tháng 5/2000 như sau: Ngày 3. Freshman chuyển $5,000 từ tài khoản tiền gửi cá nhân sang tài khoản cửa hàng mang tên F&C. Ngày 5. Trả tiền thuê nhà tháng 5, $150. Ngày 8. Mua chịu 1 máy photocopy $2,500. Ngày 12. Mua giấy và mực máy photocopy $350 đã thanh toán bằng tiền. Ngày 15. Thu $120 tiền công photocopy. Ngày 23. Thanh toán $1,000 khoản nợ mua máy photocopy ngày 8.
  • 41. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 41 Ngày 25. Trả tiền điện nước tháng 5, $25. Ngày 27. Freshman rút $500 sử dụng cho việc chi tiêu các nhân. Ngày 29. Lập hoá đơn tính tiền công photocopy cho khách hàng trị giá $280. Ngày 30. Trả lương tháng 5 cho nhân viên $100. Yêu cầu:  Sắp xếp các khoản mục Tiền(Cash), Các khoản phải thu (Accounts Receivable), Vật dụng (Supplies), Máy photocopy (Photocopier), Các khoản phải trả (Accounts payable), Vốn, F&C (F&C, Capital), vào phương trình kế toán.  Thể hiện sự ảnh hưởng cuả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến các khoản mục trong phương trình kế toán bằng cách thể hiện số dư mới của các khoản mục sau mỗi nghiệp vụ và xác định loại của các nghiệp vụ ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu. Bài tập 4: Tài khoản Hãy xác định các tài khoản sau thuộc loại tài khoản nào ( Tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí): 1. Vật dụng văn phòng (Office Supplies). 6. Các khoản phải thu (AccountsReceivable 2. Rút vốn (Withdrawals). 7. Tiền thuê nhà trả trước (Prepaid Rent) 3.Đất đai (Land) 8. Thương phiếu phải trả (Notes Payable) 4.Doanh thu dịch vụ (Service Revenue) 9. Doanh thu nhận trước (Unearned Revenue) 5.Cp bảo hiểm trả trước (Prepaid Insurance) 10. Chi phí quảng cáo (Advertising expense) Bài tập 5: Hệ thống tài khoản-Ghi sổ kép-Qui trình ghi sổ Anh Peter Young mở một Trường đào tạo tin học văn phòng PEY, trong tháng đầu tiên hoạt động phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau: Ngày 1, Bắt đầu hoạt động Peter Young chuyển vào tài khoản ngân hàng mang tên Nhà trường $20,000 từ tài khoản cá nhân của mình. Ngày 2, mua chịu 10 máy vi tính trị giá $5,000 Ngày 4, mua một số vật dụng văn phòng trị giá $1,000 bằng tiền. Ngày 5, trả tiền thuê nhà 1 năm $1,200 ( hợp đồng có hiệu lực từ 1/3/99) Ngày 8, tuyển 3 nhân viên làm việc tiền công $100/ tháng/ nhân viên Ngày 7, nhận đơn xin học của 12 học viên theo khóa học tin học văn phòng cấp tốc 15 ngày. Sẽ lập hóa đơn học phí gửi các học viên ($50/học viên) vào ngày nhập học. Ngày 10, thanh toán tiền công quảng cáo $30. Ngày 15, lên hóa đơn cho các học viên đăng ký ngày 7 trị giá $600 Ngày 22, trả khoản nợ mua máy vi tính ngày 2 Ngày 25, nhận tiền thanh toán học phí của các học viên Ngày 30, thanh toán lương nhân viên tháng 3.
  • 42. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 42 Yêu cầu: 1. Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ Nhật ký chung. 2. Thiết lập hệ thống tài khoản của Trường. ( Theo gợi ý: Loại 1: Tài sản; Loại 2: Nợ phải trả; Loại 3: Vốn chủ sở hữu; Loại 4: Doanh Thu; Loại 5: Chi phí ). 3. Phản ánh các nghiệp vụ vào tài khoản chữ T. 4. Lập bảng cân đối thử. Bài tập 6: Các bút toán sửa sai Bảng cân đối thử cuả Dịch vụ sửa chửa ô tô GW như sau Dịch vụ sửa chửa ô tô GW Bảng cân đối thử Ngày 31/12/98 Tiền $5,450 Các khoản phải thu 720 Vật dụng 260 Bảo hiểm trả trước 400 Thiết bị 4,600 Các khoản phải trả $5,350 GW, Vốn 4,700 GW, Rút vốn 220 Doanh thu 990 Chi phí lương 190 Chi phí thuê nhà 120 Chi phí quảng cáo 60 Chi phí điện nước 220 Tổng cộng $12,020 $11,260 Có một số sai lầm được phát hiện như sau: 1. Mua vật dụng $200 ghi Nợ TK Thiết bị và Có TK Tiền . 2. Việc thanh toán $960 cho khoản mua chịu ghi Nợ TK Tiền và Có TK các khoản phải trả $690. 3. TK Rút vốn số dư nợ lại ghi bên có cuả BCĐ thử. 4. Một khoản rút vốn $200 chưa được ghi nhận. 5. Chi phí thuê nhà $120 là tiền thuê nhà của 2 tháng kế toán đã ghi Nợ TK Chi phí thuê nhà và Có TK Tiền $120. 6. Chi phí điện nước có số dư trong Sổ cái là $20. 7. Một khoản doanh thu $500 đã thu tiền ghi nhầm Nợ TK Các khoản phải thu và Có TK GW, Vốn. Yêu cầu: Lập các bút toán điều chỉnh sai sót và Lập Bảng cân đối thử mới. Bài tập 7: Các bút toán điều chỉnh Vào ngày 31/12/98, cuối năm tài chính hiện hành, kế toán viên có những dữ liệu cần thiết sau cho các bút toán điều chỉnh tại Công ty quảng cáo Yellow Pages. 1. Tài khoản vật dụng văn phòng có số dư đầu kỳ là $2,670, hàng mua trong kỳ là
  • 43. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 43 $4,867. Kiểm kê cuối năm cho thấy vật dụng tồn kho $3,698. 2. Công ty làm việc 6 ngày 1 tuần và việc thanh toán lương cho công nhân được qui định là ngày thứ bảy hàng tuần ( ngày 2/1/99), mức lương cố định hàng tuần là $12,440. 3. Một hợp đồng doanh thu quảng cáo 1 năm được ký vào ngày 1/10/98 trị giá $3,600, dự tính sẽ lên hoá đơn vào mỗi 6 tháng. 4. Dữ liệu về tài sản cố định tại công ty Tài khoản Nguyên giá Nhà xưởng $ 240,000 Thiết bị $ 48,000 Các tài sản này đều được mua trước năm tài chính hiện hành và thời gian sử dụng ước tính là 12 năm ( không có giá trị phế thải ). 5. Tài khoản bảo hiểm trả trước được diễn giải: Số dư đầu kỳ: $960 ( số dư còn lại chưa hết hạn của hợp đồng bảo hiểm 1 năm ) Số phát sinh nợ: Ngày 1/4/98 : $3,840 hợp đồng bảo hiểm mới 1 năm Ngày 1/10/98: $5,472 hợp đồng bảo hiểm 3 năm. 6. Một thương phiếu phải thu trị giá $5,000, kỳ hạn 90 ngày, lãi suất 9%/năm, khách hàng ký ngày 1/12/98. Yêu cầu : Lập các bút toán điều chỉnh theo các dữ liệu trên. Bài tập 8: Bảng tính nháp và các bút toán điều chỉnh Tại 1 công ty giới thiệu việc làm Hunter thành lập vào ngày 1/7/20XX, sau 6 tháng hoạt động vào ngày 31/12/1999 bảng cân đối thử của công ty Hunter như sau Công ty Hunter Bảng cân đối thử Ngày 30 tháng 12 năm 20XX Tiền (Cash) $1,226 Các khoản phải thu (Accounts Receivable) 2,200 Tiền thuê nhà trả trước ( Prepaid Rent) 3,600 Vật dụng văn phòng (Office Suppies) 824 Thiết bị văn phòng (Office Equipment) 7,500 Khấu hao lũy kế ( Accumuated Depreciation) $625 Các khoản phải trả (Accounts payable) 5,715 Doanh thu nhận trước (Unearned Revenue) 3,692 Vốn, Hunter (Hunter, Capital) 18,000 Rút vốn, Hunter (Hunter, Withdrawals) 10,400 Doanh thu dịch vụ (Service revenue) 14,240 Chi phí điện thoại, fax (Tel & fax expense) 2,020 Chi phí lương nhân viên (Salaries expense) 5,000 Chi phí tiện ích (Utility expense) 8,877 Chi phí khấu hao (Depreciation expense) 625 Tổng cộng (Total) 42,272 42,272
  • 44. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 44 Yêu cầu: 1. Lập bảng nháp với những thông tin như sau: a. Tiền thuê nhà trả trước được trả khi tổ chức bắt đầu hoạt động với thời hạn 1 năm. b. Vật dụng văn phòng tồn kho chưa sử dụng là $86 c. Khấu hao thiết bị văn phòng tháng 12 chưa tính là $125 d. Dịch vụ đã hoàn thành cho đến ngày 31/12 trong số khách hàng ứng trước là $2,712 và chưa lên hóa đơn là $750. e. Tiền lương tháng 12/20XX phải thanh toán cho nhân viên là $1,000 2. Lập các báo cáo tài chính của công ty Hunter. 3. Thưc hiện các bút toán khóa sổ và các bút toán đảo. Bài tập 9: Hoàn tất chu kỳ kế toán Tại 1 công ty dịch vụ cho thuê xe Carrent có bảng cân đối sau khi đã điều chỉnh như sau Công ty Carrent Bảng cân đối thử Ngày 31 tháng 03 năm 20XX Tiền (Cash) $1,020 Các khoản phải thu (Accounts Receivable) 1,830 Bảo hiểm trả trước ( Prepaid Insurance) 297 Vật dụng văn phòng (Office Suppies) 57 Xe (Car) 48,888 Khấu hao lũy kế ( Accumuated Depreciation) $ 5,250 Các khoản phải trả (Accounts payable) 862 Doanh thu nhận trước (Unearned Revenue) 413 Vốn, Hwang (Hwang, Capital) 23,267 Rút vốn, Hwang (Hwang, Withdrawals) 9.000 Doanh thu cho thuê (Rent revenue) 40,488 Chi phí điện thoại, fax (Tel & fax expense) 330 Chi phí lương nhân viên (Salaries expense) 5,962 Chi phí bảo hiểm (Insurance expense) 946 Chi phí tiện ích (Utility expense) 450 Chi phí khấu hao (Depreciation expense) 1,500 Tổng cộng (Total) 70,280 70,280 Yêu cầu: 1. Lập báo cáo thu nhập, báo cáo vốn chủ sở hữu và bảng cân đối kế toán ngày 31/03/20XX. 2. Thực hiện các bút toán khóa sổ . Bài tập 10: Cơ sở sửa chửa ô- tô Micheline trong tháng hoạt động đầu tiên phát sinh các nghiệp vụ như sau: Tháng 4 /2010 Ngày 1, Ông Guy chủ cơ sở chuyển $20,000 vào tài khoản Cơ sở Micheline để bắt đầu hoạt động.
  • 45. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 45 Ngày 1, trả tiền thuê nhà 3 tháng $1,500 Ngày 2, thanh toán hợp đồng bảo hiểm 1 năm $144 Ngày 5, mua chịu thiết bị sửa chữa của công ty Renault $6,000. Điều kiện thanh toán trả ngay $600, số còn lại trả trong vòng 5 tháng, lần trả đầu tiên là ngày 5 tháng 6 năm 2010. Ngày 6, tuyển 5 nhân viên với mức lương $100/ tháng/1 nhân viên. Hợp đồng lao động ký kết tiền lương sẽ được thanh toán vào ngày 5 của mỗi tháng sau. Ngày 9, mua chịu vật tư sửa chữa của công ty Renault $ 1,600 Ngày 12, thu tiền công sửa chữa $1,500 Ngày 15, thanh toán cho công ty Renault số tiền mua chịu vật tư sửa chữa ngày 9 Ngày 16, nhận $ 900 hợp đồng bảo trì 3 tháng ( hợp đồng có hiệu lực từ ngày 16/04/2010) Ngày 20, chuyển hoá đơn số G001 tiền công sửa chữa xe ô-tô cho khách hàng trị giá $700 Ngày 25, Ông Guy rút $5,000 từ tài khoản cơ sở để sử dụng cho mục đích cá nhân. Ngày 27, khách hàng thanh toán hoá đơn G001 Ngày 28, thanh toán tiền quảng cáo $240 Ngày 29, nhận hoá đơn tiền điện nước tháng 4 $60 Ngày 30, các chi phí linh tinh đã chi tiền tập hợp trong tháng là $8 Yêu cầu: 1. Phản ánh các nghiệp vụ vào Sổ nhật ký chung. 2. Mở các tài khoản sau: Tiền (111), Các khoản phải thu(113), Tiền thuê nhà trả trước (115), Bảo hiểm trả trước (117), Vật tư sửa chửa (119), Thiết bị sửa chữa(144), Hao mòn thiết bị sửa chữa (145), Các khoản phải trả (212), Doanh thu nhận trước (215), Guy, Vốn (311), Guy, Rút vốn (312), Tóm tắt lợi tức (313), Doanh thu sửa chửa (411), Doanh thu bảo trì (412), Chi phí thuê nhà (511), Chi phí điện nước (512), Chi phí bảo hiểm (513), Chi phí vật tư sửa chửa (514), Chi phí khấu hao thiết bị sửa chửa (515), Chi phí quảng cáo (516), Chi phí linh tinh (517) 3. Chuyển các bút toán nhật ký vào các tài khoản trong Sổ cái. 4. Lập bảng cân đối thử . 5. Lập bảng nháp và thực hiện các bút toán điều chỉnh trên bảng nháp. Sử dụng các dữ liệu gợi ý sau: a. Điều chỉnh chi phí thuê nhà. b. Điều chỉnh chi phí bảo hiểm. c. Thiết bị sửa chửa với thời gian hữu dụng dự kiến là 5 năm không có giá trị phế thải, thực hiện phân bổ chi phí khấu hao bằng nhau qua các năm.
  • 46. Kế toán Mỹ Chương 2:Mô hình kế toán cơ bản 46 d. Điều chỉnh lương nhân viên tháng 4/2010. e. Vật tư sửa chữa kiểm kê tồn kho ngày 30/04/2010 là $1,400. f. Doanh thu hợp đồng bảo trì nhận trước hết hạn ½ tháng. g. Lập các bút toán khóa sổ h. Lập bảng cân đối thử sau khi khóa sổ. Bài tập 11: Bài tập tình huống Robert có 1 cửa hàng photocopy bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng 8 năm 20XX với tài sản là 1 máy photocopy trị giá $2,000 và số tiền vốn $500. Tài sản này có từ số tiền dành dụm của Robert và số tiền $800 mượn của 1 người bạn. Ngày 30 tháng 9 năm 20XX, Robert trở lại trường đại học để bắt đầu năm học thứ 2 của mình. Không có bất kỳ 1 ghi chép kế toán nào trong suốt thời gian cửa hàng hoạt động, nhưng Robert lại muốn biết kết quả kinh doanh như thế nào. Các thông tin mà Robert có thể cung cấp được vào ngày 30/09/20XX chỉ là: a. Số tiền mà khách hàng còn nợ ( sẽ thu vào tháng 10/20XX) là $125. b. Nợ tiền mua giấy photo của cửa hàng X là $70 sẽ trả sau. c. Một số giấy photo sử dụng không hết đã được bán và thu tiền với giá $20. d. Máy photocopy đã bán lại cho Công ty Xerox trị giá $1,800 ( Công ty sẽ thanh toán vào ngày 30/10/20XX). e. Số tiền hiện còn lại ngày 30/09/20XX là $645 f. Trong quá trình hoạt động đã trả nợ người bạn được $500. Đồng thời Robert cũng cho biết trong 2 tháng vừa qua anh ta đã không đầu tư thêm cũng như không sử dụng tiền cho mục đích riêng của mình. Yêu cầu: Anh (chị) có thể giúp Robert biết được kết quả hoạt động trong 2 tháng vừa qua ?
  • 47. Kế toán Mỹ Chương 3: Kế toán trong công ty thương mại 47 Chương 3 KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY THƢƠNG MẠI ACCOUNTING FOR MERCHANDISING CONCERN 3.1 TỔNG QUAN. Công ty thương mại là loại hình công ty tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán hàng hóa. Kết quả hoạt động của công ty thương mại được xác định bởi 3 yếu tố: Doanh thu bán hàng (Revenues from Sales). Giá vốn hàng bán (Cost of Goods Sold). Chi phí hoạt động (Operating Expenses). Điều này được thể hiện qua báo cáo thu nhập sau đây (Xem trang bên) : Trong đó :  Doanh thu bán hàng trừ (-) Giá vốn hàng bán bằng (=) Lãi gộp bán hàng (Gross Margin from Sales).  Lãi gộp bán hàng trừ (-) Chi phí hoạt động (Operating Expenses) bằng (=) Thu nhập thuần (Net Income). Công ty AFP Báo cáo thu nhập Cho tháng kết thúc vào ngày 31.12.20xx Doanh thu bán hàng Doanh thu gộp $246,000 Trừ: Hàng bán bị trả lại và giảmgía hàng bán $3,000 Chiết khấu bán hàng 4,000 7,000 Doanh thu thuần $239,000 Gía vốn hàng bán Hàng tồn kho đầu kỳ $50,000 Mua hàng $120,000 Trừ: Hàng mua trả lại và giảmgía hàng mua $5,000 Chiết khấu mua hàng 2,000 7,000 $113,000 Chi phí vận chuyển hàng mua 5,000 Hàng mua thuần 118,000 Hàng dự trữ chờ bán 168,000 Trừ: Hàng tồn kho cuối kỳ 48,000 Gía vốn hàng bán 120,000 Lãi gộp $119,000 Chi phí hoạt động Chi phí bán hang 40,000 Chi phí quản lý 30,000 Tổng chi phí hoạt động 70,000 Thu nhập thuần $49,000