SlideShare a Scribd company logo
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
NGUYỄN THỊ LOAN
KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HOÀNG MAI
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 834 03 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. ĐOÀN THỊ DUNG
HÀ NỘI, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinhdoanh của công ty cổ phần Tân Hoàng Mai” là công trình nghiên
cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đoàn Thị Dung.
Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số
liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả
Nguyễn Thị Loan
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập
thể cán bộ khoasauđạihọc, giảng viên trường Đạihọc CôngĐoàn đã truyền đạt
cho tôinhững kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tạitrường.
Xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, các phòng ban và cán bộ,
nhân viên phòng Kế toán Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi tìm hiểu và nghiên cứu thực tế tại đơn vị để hoàn thành
luận văn.
Đặc biệt, tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS.
Đoàn Thị Dung, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn “Kếtoán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanhtại Công ty Cổ phần
Tân Hoàng Mai”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do khả năng, kiến thức, kinh nghiệm
thực tế và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................2
3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................5
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5
6. Kết cấu của luận văn .................................................................................6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI...7
1.1. Những vấn đề chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh..........................................................................................................7
1.1.1. Những vấn đề chung về doanh thu........................................................7
1.1.2. Những vấn đề chung về chi phí..........................................................11
1.1.3. Những vấn đề chung về xác định kết quả kinh doanh..........................15
1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dƣới góc độ kế
toán tài chính ............................................................................................17
1.2.1. Nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chi phối đến kế toán doanh thu, chi phí
và kết quả kinh doanh.................................................................................17
1.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và thu nhập khác.....................................21
1.2.3. Kế toán chi phí..................................................................................26
1.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh..................................................36
1.3. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kêt quả kinh doanh tại doanh
nghiệp thƣơng mại trên góc độ kế toánquản trị.......................................38
1.3.1. Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị 38
1.3.2. Xây dựng dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ
cho yêu cầu quản trị....................................................................................39
1.3.3. Thông tin phục vụ yêu cầu quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh.........................................................................................................41
1.3.4. Phân tích thông tin kế toán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh phục vụ việc ra quyết định...................................................44
Tiểukếtchƣơng 1.....................................................................................46
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HOÀNG MAI............... 47
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần TânHoàng Mai................................47
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................47
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................47
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.................................53
2.1.4. Đặc điểm khách hàng.........................................................................55
2.1.5. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán......................................55
2.1.6. Hình thức ghi sổ kế toán....................................................................58
2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.............................................60
2.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
trên góc độ kế toán tài chính........................................................................60
2.2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai dưới góc độ kế toán quản trị.................81
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.....................................89
2.3.1. Những kết quả đạt được.....................................................................89
2.3.2. Những hạn chế tồn tại........................................................................91
Tiểukếtchƣơng 2.....................................................................................95
Chƣơng 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HOÀNG MAI.......................... 96
3.1. Định hƣớng phát triển của công ty trong giaiđoạn tới......................96
3.2. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi
phí và xác định kết quả kinh doanh..........................................................97
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.......................97
3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.................................................................97
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kếtquả kinh doanh...................................................................................98
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện dưới góc độ kế toán tài chính.............................98
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện dưới góc độ kế toán quản trị............................. 101
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp........................................................... 109
3.4.1. Về phía Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai......................................... 109
3.4.2. Về phía cơ quan Nhà Nước và các cơ quan chức năng....................... 113
Tiểukếtchƣơng 3................................................................................... 115
KẾT LUẬN.......................................................................................................................116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................118
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCTC Báo cáo tài chính
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT Bảo hiểm y tế
BVMT Bảo vệ môi trường
BB Biên bản
CP Chi phí
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
GTGT Giá trị gia tăng
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐTC Hoạt động tài chính
HĐ&TLHĐ Hợp đồng và thanh lý hợp đồng
KTTC Kế toán tài chính
KTQT Kế toán quản trị
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KQKD Kết quả kinh doanh
PNK Phiếu nhập kho
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
TK Tài khoản
TGNH Tiền gửi ngân hàng
TS Tài sản
XK Xuất khẩu
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2017-2019............ 49
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sựbộ phận kế toán................................................... 56
Bảng 2.3. Báo cáo chi tiết doanh thu tháng 6 năm 2019................................ 82
Bảng 2.4. Báo cáo phân tíchchi phí tháng 6 năm 2019................................. 83
Bảng 2.5: Báo cáo phân tích chi phí năm 2019............................................. 85
Bảng 2.6. Báo cáo bộ phận doanh nghiệp năm 2019..................................... 86
Bảng 3.1. Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt
động........................................................................................ 102
Bảng 3.2. Dự toán tiêu thụ ........................................................................ 103
Bảng 3.3. Dự kiến lịch thu tiền bán hàng ................................................... 103
Bảng 3.4. Dự toán chi phí bán hàng........................................................... 104
Bảng 3.5. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp......................................... 104
Bảng 3.6. Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh........................................... 105
Bảng 3.7. Báo cáo bộ phận........................................................................ 106
Bảng 3.8. Bảng đánh giá chấp nhận hay từ chối đơn hàng........................... 107
Bảng 3.9. Bảng định giá bán sản phẩm ...................................................... 108
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu quản lý của Công ty ........................................... 53
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty........................................... 57
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính..... 59
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển nghiệp vụ bán hàng.................................. 62
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ doanh thu............................................................ 66
Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ giá vốn hàng bán................................................. 71
Sơ đồ 2.7: Trình tự ghi sổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp..... 72
Sơ đồ 3.1: Mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính ................ 110
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển của nền kinh
tế xã hội. Xã hội càng phát triển thì kế toán càng trở nên quan trọng và trở
thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế nhà nước và doanh
nghiệp (DN). Trong bối cảnh hiện nay để tồn tại thì DN cần có chiến lược
kinh doanh, quản lý kinh doanh phù hợp. Bất kỳ một DN nào khi bước vào
môi trường kinh doanh thì đều chung một mục tiêu là lợi nhuận. Để có được
điều này. công tác kế toán có vai trò lớn trong việc quản lý và điều hành DN
trên cơ sở phân tích, phản ánh đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
dựa trên hai tiêu chí cơ bản là doanh thu và chi phí (CP). Thông tin về doanh
thu thu được và CP DN bỏ ra là rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
DN nên kết toán cần phải ghi chép một cách tỉ mỉ, chính xác, hạch toán đúng,
đủ và phù hợp. Do đó, tổ chức tốt kế toán doanh thu, CP để đảm bảo xác định
đúng kết quả kinh doanh của DN là yêu cầu cần thiết đối với mọi DN, ngày
càng phải hoàn thiện hơn cho phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ
quốc tế.
Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai được thành lập và phát triển theo mô
hình công ty cổ phần từ ngày 1 tháng 3 năm 2004, trụ sở chính tại số nhà 246,
đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà
Nội. Trải qua 10 năm hoạt động và phát triển, công ty đã trở thành đơn vị tiêu
biểu, uy tín trên thị trường trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng. Công ty
chuyên cung cấp các loại phụ gia xây dựng của tập đoàn Sika, Basf, các loại
vật tư, hoá chất ngành composite của các thương hiệu nổi tiếng như SHCP
của Singapore, Luxchem, HCP, Cray Valley của Malaysia, các loại sợi thủy
tinh của KCC Hàn Quốc. Đối với DN thương mại như Công ty Cổ phần Tân
Hoàng Mai thì vấn đề kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh
trở nên vô cùng quan trọng vì nếu DN nào thực hiện tốt công tác này sẽ giúp
2
DN tăng khả năng thu hồi vốn, kịp thời tổ chức quá trình kinh doanh tiếp theo
thì sẽ tồn tại và phát triển.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này Công ty Cổ phần Tân
Hoàng Mai đã đang từng bước hoàn thiện kế toán doanh thu, CP và xác định
kết quả kinh doanh. Tuy nhiên công tác này vẫn chưa thực sự hoàn thiện để
mang lại hiệu quả như kỳ vọng và vẫn còn những hạn chế nhất định. Đồng
thời, hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề kế
toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân
Hoàng Mai. Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn, sau quá trình tìm hiểu tại
công ty, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể nhận thấy rằng, các thông tin kế toán về CP, doanh thu, kết quả
kinh doanh luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sự chính xác, đầy đủ
và kịp thời của các thông tin này có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định
kinh doanh, đầu tư…của các đối tượng sử dụng thông tin trên thị trường. Đã
có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác kế toán về CP,
doanh thu, kết quả kinh doanh tại các DN, cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Quốc Dương năm 2015 tại Đại học
Thương mại với đề tài: “Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại
công ty cổ phần thế giới số Trần Anh”. Trong luận văn, tác giả nghiên cứu và
hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh
doanh. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng và đưa ra được những ưu
điểm, nhược điểm trong công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh
tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại
ở nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, CP, xác định kết quả kinh doanh
dưới giác độ kế toán tài chính (KTTC) mà chưa tìm hiểu sâu hơn dưới giác độ
kế toán quản trị (KTQT) khi đưa ra các quyết định quản trị DN [7].
3
Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Thu Hương năm 2016 tại Đại học
Lao động – xã hội với đề tài “Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh
tại Công ty cổ phần Công nghệ điều khiển và Tự động hóa”. Luận văn đã hệ
thống được những nội dung chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế liên quan
đến doanh thu, chi phí (CP), kết quả kinh doanh. Đồng thời, luận văn cũng chỉ
ra được những thành tự đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác kế
toán doanh thu, CP, xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị được nghiên cứu.
Từ đó, tác giải đưa ra những giải pháp khắc phục những mặt hạn chế còn tồn
tại nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh
doanh tại Công ty cổ phần Công nghệ điều khiển và Tự động hóa. Tuy nhiên,
cũng như những tác giả khác, kết quả nghiên cứu của luận văn mới chỉ dừng
lại ở nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh dưới giác
độ KTTC mà chưa tìm hiểu chi tiết hơn để quản lý từng đối tượng bán hàng,
nhằm phục vụ cho nhu cầu quản trị hiệu suất bán hàng [8].
Luận văn thạc sỹ của tác giả Trương Thị Mai năm 2015 tại Đại học
Thương mại với đề tài:“Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại
Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam”. Trong luận văn của
mình, tác giả hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, CP, kết
quả kinh doanh theo các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như quy định hiện
hành của Bộ Tài Chính. Trên cơ sở đó, tác giả áp dụng vào phân tích thực
trạng công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh tại Công ty liên
doanh TNHH Nippon Express Việt Nam. Tác giả đã xây dựng và làm nổi bật
được hệ thống báo cáo quản trị về doanh thu, CP bao gồm dự toán hoạt động
và phân tích theo mô hình lý thuyết ABC. Từ đó, tác giả đưa ra được những
giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác ghi nhận doanh thu, CP, kết quả
kinh doanh theo cả phương diện KTTC và KTQT, đảm bảo nguyên tắc phù
hợp trong kế toán cũng như nâng cao hiệu quả quản trị CP sản xuất tại công
ty. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả chưa tách biệt rõ ràng mục
tiêu của hai hoạt động KTTC và KTQT dẫn tới giải pháp nghiên cứu đưa ra
4
còn chưa chặt chẽ, hướng đến hoạt động KTTC nhiều hơn và thiếu cơ sở thực
tế về KTQT [10].
Luận văn thạc sỹ của tác giả Khuất Thu Hương năm 2017 tại Đạihọc Lao
Động – Xã Hội với đề tài: “Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại
Công ty TNHH Thương mạiHà Phát”. Luận văn đã khái quát được những nội
dung về mặt lý luận liên quan đến doanh thu, CP và xác định kết quả kinh
doanh của một DN thương mại, đồng thời luận văn cũng đưa ra những bất cập
trong thực tiễn quá trình hạch toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai và chỉ ra những giảipháp hoàn thiện. Kết quả
nghiên cứu cho thấy kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại công ty
có sự tách biệt giữa KTTC và KTQT trong đó có sự quan tâm nhất định đến
công tác KTQT. Tuy nhiên, KTQT tại đơn vị mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê
trung thực các số liệu phát sinh trong nội bộ công ty, báo cáo kết quả kinh
doanh chưa có sự phân loại tách biệt riêng đối với từng đối tượng hàng hóa và
thị trường tiêu thụ để phục vụ cho công tác quản lý hiệu quả bán hàng [9].
Như vậy, có thể thấy, các đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa được các nội
dung lý luận về kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh theo cả chuẩn
mưc kế toán quốc tế cũng như chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính
tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu lý luận cũng được dẫn chiếu và đi liền với
đánh giá quá trình áp dụng tại một số DN trong thực tiễn. Từ đó, các tác giả
đã có một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả
kinh doanh trong thực tiễn hoạt động của các đơn vị được nghiên cứu. Tuy
nhiên, hầu như các công trình nghiên cứu hiện nay có thiên hướng nhiều hơn
nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh dưới góc độ
KTTC mà chưa thực sự xem xét đầy đủ cả về góc độ KTQT. Do đó, đề tài
luận văn: “Kếtoán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại Công ty Cổ
phần Tân Hoàng Mai”nghiên cứu trên cả 2 phương diện KTTC và KTQT để
đưa ra giải pháp thiết thực nhất trong công tác kế toán doanh thu, CP và kết
quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu,
CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, tác giả cần đi vào giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản theo chuẩn mưc kế
toán quốc tế cũng như chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính về kế
toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại các DN.
Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn và phân tích đánh giá thực trạng công tác
kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng
Mai dưới góc độ KTTC và KTQT.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng, luận văn đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh trong DN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu kế toán doanh thu, CP và kết quả
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các nghiệp vụ phát sinh của kế toán
doanh thu, CP và kết quả kinh doanh trong niên độ kế toán năm 2019.
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh
doanhtại Côngty Cổ phầnTân Hoàng Mai dướigóc độ KTTC vàKTQT.
5. Phƣơng phápnghiêncứu
5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn thu thập những thông tin, tài liệu qua các tài liệu sách báo, tạp
chí, luận văn, trên các website, chính sách, chế độ, niêm giá thống kê và từ
6
các báo cáo tài chính, sổ sách hạch toán doanh thu, CP, kết chuyển kết quả
kinh doanh của Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai. Các thông tin thu thập
được sẽ thông qua sàng lọc lựa chọn, phân loại và sắp xếp một cách có hệ
thống. Tác giả đã sử dụng phần mềm EXCEL để phân tích, tính toán khoa học
số tuyệt đối, tỉ lệ phần trăm áp dụng hay không áp dụng ở từng nội dung, từng
phần tại phần thực trạng
5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
- Phương pháp này dùng để tìm hiểu, phân tích, so sánh số liệu qua sổ
sách, chứng từ kế toán nhằm đánh giá thực tế công tác kế toán tại công ty.
- Kết hợp nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế phương pháp hạch toán
kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh tại công ty, vận dụng
phương pháp so sánh đối chiếu mô hình, bảng biểu để đánh giá thực tế. Từ đó
rút ra những ưu điểm và hạn chế cần phải hoàn thiện.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh trong các DN thương mại
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANHNGHIỆP THƢƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh
1.1.1. Những vấn đề chung về doanh thu
1.1.1.1. Khái niệm doanh thu
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu doanh thu cung cấp cho các
đối tượng sử dụng thông tin cần thiết làm căn cứ đánh giá một cách khái quát
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
để từ đó ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Hiện có rất nhiều quan niệm về
doanh thu, có thể xem xét và ghi nhận những khoản được coi là doanh thu của
doanh nghiệp dưới dạng sự gia tăng của dòng vốn lưu động, có thể coi doanh
thu là lợi tức hay được xác định là các luồng tiền vào hoặc tiết kiệm luồng
tiền ra, hoặc là những lợi ích kinh tế tương lai dưới hình thức gia tăng giá trị
tài sản. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm và cách hiểu về doanh thu:
Khái quát theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu
nhập khác” (Ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2001 của BTC về việc ban hành và công bố bốn Chuẩn mực kế
toán Việt Nam) và theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực
chung” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) thì doanh thu được hiểu là tổng giá
trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở
hữu [1]. Như vậy, có thể hiểu bản chất của doanh thu là tổng giá trị được thực
hiện do việc bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của BTC
về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thì doanh thu được hiểu là lợi ích
8
kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần
đóng góp thêm của các cổ đông. doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ
bên thứ ba [2].
Đồng thời, liên quan đến doanh thu còn có các khoản giảm trừ doanh
thu gồm:
+ Chiết khấu thương mại: Là khoản DN bán giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với khối lượng lớn.
+ Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa
kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là doanh thu khối lượng hàng bán đã xác
định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Như vậy, qua các khái niệm trên, tác giả nhận thấy doanh thu chỉ bao
gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu
được, trong đó (i) các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích
kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi
là doanh thu (2) các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng
vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Theo đó, doanh thu của DN là
toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi
đã trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các hoạt
động tài chính, hoạt động khác của DN. Doanh thu được ghi nhận tại thời
điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác
định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã
thu tiền hay sẽ thu được tiền.
1.1.1.2. Phân loại doanh thu
Có rất nhiều cách phân loại doanh thu trong DN, mỗi cách phân loại lại
có những ưu điểm nhất định. Các cách phân loại doanh thu như sau[2]:
 Cách 1: Phân loại theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm: (1) doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, (2) doanh thu hoạt động tài
chính (3) Thu nhập khác.
9
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền doanh
nghiệp thu được và sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh
thu như sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả
các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giờ bán (nếu có).
- Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính là tổng
giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc
kinh doanh về vốn.
- Thu nhập khác: Thu nhập khác là các khoản thu nhập được tạo ra từ
các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp. Trong ba loại doanh thu trên, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ là bộ phận doanh thu lớn nhất và có tính chất quyết định đối với hoạt động
của doanh nghiệp thương mại.
 Cách 2: Phân loại doanh thu theo phương thức thanh toán tiền hàng
gồm có (1) doanh thu bán hàng thu tiền ngay, (2) doanh thu trả chậm và (3)
doanh thu bán hàng trả góp.
Với cách phân loại này sẽ giúp DN xây dựng dự toán về các khoản công
nợ và chi phí trong kỳ của DN. Ngoài ra cách phân loại này giúp cho việc
phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, là căn cứ quan trọng
để xác định mức dự phòng phải thu khó đòi.
 Cách 3: Phân loại doanh thu theo phương thức bán hàng gồm có (1)
doanh thu bán buôn, (2) doanh thu bán lẻ và (3) doanh thu gửi bán đại lý.
Với cách phân loại DT theo tiêu chí này sẽ giúp DN xác định được tổng
mức tiêu thụ hàng hóa của từng loại, từ đó hoạch định được mức luân chuyển
hàng hóa, xây dựng được mức dự trữ hàng hóa cần thiết, tránh được tình trạng ứ
đọng hoặc thiếu hàng gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình HĐKD của DN.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu[2]
Vấn đề quan trọng nhất của ghi nhận doanh thu là thời điểm ghi nhận
doanh thu và giá trị ghi nhận doanh thu. Các nguyên tắc kế toán (chủ yếu)
được áp dụng ghi nhận doanh thu:
10
-Nguyên tắc hiện thực: Theo nguyên tắc hiện thực, thời điểm để DT
được xác định phải thỏa mãn hai điều kiện: DT đạt được và có thể xác
định.Về cơ bản, doanh thu được coi là đạt được khi đơn vị kế toán hoàn thành
hoặc gần như hoàn thành những công việc cần phải thực hiện đối với sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng để nhận được lợi ích
kinh tế tương ứng với DT. DT thu được coi là có thể xác định khi thu được
tiền hàng hoặc có quyền pháp lý thu tiền tương ứng với sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ đã bán được. Theo nguyên tắc hiện thực, vào thời điểm hoạt động bán
sản phẩm (giao hàng – chuyển quyền sở hữu) cho khách hàng được thực hiện
là thời điểm ghi nhận DT. Việc ghi nhận DT ở những khâu trước đó đồng
nghĩa với việc phá vỡ nguyên tắc này.
- Nguyên tắc thận trọng: Không ghi nhận DT quá cao, vì mỗi một số liệu
của kế toán đều liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều phía khác
nhau, mà trong lĩnh vực kinh tế thì có nhiều trường hợp không thể lường
trước hết được từ đó đòi hỏi kế toán phải thận trọng. Nguyên tắc thận trọng
đòi hỏi DT và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế. Còn CP phải được ghi nhận khi có bằng
chứng có thể về khả năng phát sinh.
- Nguyên tắc phù hợp: Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản
CP tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. CP tương ứng với
doanh thu gồm CP của kỳ tạo ra doanh thu và CP của các kỳ trước hoặc CP
phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện:
+ DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
+ DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
+ Doanh thu được xác định tương đốichắc chắn
11
+ DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng,
cung cấp dịch vụ
+ Xác định được CP liên quan đến giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ
+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân
đối kế toán đối với giao dịch cung cấp dịch vụ
Từ những quan điểm trên, Tác giả nhận thấy doanh thu trong DN có
những đặc trưng cơ bản sau:
Doanh thu là tổng giá trịcác lợi ích kinh tế mà DN có đượctừ HĐKD trong kỳ.
Doanh thu làm tăng vốn hoặc giảm các khoản nợ và có thể làm thay đổi
vốn chủ sở hữu. Lượng hóa được giá trị các lợi ích kinh tế trên cơ sở các
bằng chứng đáng tin cậy.
Bản chất của doanh thu là khoản thu từ HĐKD. Việc nhận thức đúng
bản chất của doanh thu và xác định đúng đắn thời điểm ghi nhận doanh thu
giúp cho việc xác định đúng đắn lợi nhuận.
1.1.2. Những vấn đề chung về chi phí
1.1.2.1. Khái niệm chi phí
Theo chuẩn mực Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” định nghĩa về CP
như sau:
- CP là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản, hoặc phát
sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các
khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu [1].
- CP được nhìn nhận như những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với
hoạt động của DN bao gồm các CP phát sinh trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh thông thường của DN và các CP khác. Những CP này phát
sinh dưới dạng tiền, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy
móc, thiết bị, được kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng
chứng minh việc phát sinh của chúng [1].
12
Vậy CP hoạt động của DN được hiểu là toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các CP cần thiết khác mà DN đã chi ra trong quá
tình HĐKD, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Trong đó
các CP về giá vốn hàng bán, CP bán hàng và CP quản lý DN là CP chính trực
tiếp ảnh hưởng đến việc tạo ra doanh thu, ngoài ra còn có CP tài chính và CP
khác trong DN.
1.1.2.2. Phân loại chi phí
CP trong DN thương mại đa dạng và phức tạp, có những CP chỉ liên
quan đến một đối tượng, có những CP lại phát sinh liên quan đến nhiều đối
tượng khác nhau, vì thế để quản lý, theo dõi, phân tích kế toán phải nhóm các
CP thành từng nhóm. Tuỳ theo mục đích cung cấp thông tin mà kế toán lựa
chọn các tiêu chí để phân loại CP theo từng nhóm phù hợp. Với DN thương
mại, có thể kể đến một số cách phân loại điển hình như sau[2]:
Cách 1: Phân loại CP theo chức năng hoạt động trong DN thương mại
gồm (1) CP giá vốn hàng bán, (2) Chi phí bán hàng, (3) Chi phí quản lý DN.
- CP giá vốn hàng bán: Gồm giá mua hàng hóa và những CP liên quan
đến quá trình thu mua hàng hóa (CP vận chuyển, bốc dỡ bảo quản hàng hóa từ
nơi mua về đến kho của DN), các khoản hao hụt ngoài định mức phát sinh
trong quá trình thu mua hàng hóa,…
- CP bán hàng: CP bán hàng là những CP phát sinh trong quá trình bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm những CP về chào hàng, giới
thiệu, quảng cáo sản phẩm; CP phải trả cho nhân viên bán hàng; các CP liên
quan ðến việc bảo quản, ðóng gói, vận chuyển; CP khuyến mãi; bảo hành, CP
khấu hao các tài sản cố định có liên quan…
- CP quản lý DN: CP quản lý DN là những CP phát sinh trong họat ðộng
quản lý chung của DN như CP nhân viên bộ phận quản lý DN (lương, phụ
cấp, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…); CP vật liệu văn phòng,
công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý DN; tiền thuê
đất, thuế môn bài; các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi; các dịch vụ mua
13
ngoài (như điện, nước, điện thọai, fax, internet, bảo hiểm tài sản, CP phòng
cháy chữa cháy…) và các dịch vụ bằng tiền khác (như công tác phí, tiếp
khách, hội nghị...).
Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc phản ánh bản chất hoạt động
của DN thương mại từ khâu mua hàng – quản lý – bán hàng và thu tiền. Khi
phát sinh các khoản CP liên quan đến từng khâu cần phải áp dụng phương
pháp kế toán hợp lý để cung cấp các thông tin đáng tin cậy về CP của từng
thành phần trong giá bán, từng khâu trong quá trình mua hàng – quản lý – bán
hàng và thu tiền của doanh nghiệp thương mại, qua đó tối ưu hóa quá trình
này bằng cách tiết kiệm chi phí của từng khâu, từng thành phần.
Cách 2: Phân loại CP theo khả năng qui nạp CP vào các đối tượng chịu
phí. Theo cách phân loại này, CP kinh doanh được chia thành CP trực tiếp và
CP gián tiếp.
- CP trực tiếp là các CP chỉ liên quan trực tiếp tới một đối tượng chịu CP
như một loại sản phẩm, một dịch vụ hoặc một hoạt động, … tại một địa điểm
nhất định. CP này tùy thuộc vào xác định đối tượng tập hợp CP của các DN.
Nếu đối tượng tập hợp CP là loại sản phẩm, nhóm sản phẩm thì CP trực tiếp
là giá mua, CP vận chuyển, CP bao gói sản phẩm, nếu vận chuyển, bao gói
riêng cho nhóm hàng, loại hàng đó,..Nếu đối tượng tập hợp CP là các cửa
hàng, CP trực tiếp là các CP phát sinh tại cửa hàng như tiền thuê cửa hàng,
tiền điện, điện thoại, tiền thuê nhân viên bán hàng tại cửa hàng...
- CP gián tiếp là các CP có liên quan đến nhiều đối tượng chịu CP như
các loại sản phẩm khác nhau, các dịch vụ hoặc nhiều hoạt động, địa điểm
khác nhau. CP này không thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu
CP, vì thế được tập hợp chung và chỉ có thể xác định cho từng đối tượng
thông qua phương pháp phân bổ gián tiếp. Nếu đối tượng tập hợp CP là
nhóm hàng, ngành hàng CP gián tiếp là chi quảng cáo, chi vận chuyển
chung, chi lương chung...
14
Cách phân loại này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật kế toán. Khi phát sinh các
khoản CP gián tiếp cần phải áp dụng phương pháp phân bổ, kế toán cần lựa
chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để cung cấp các thông tin đáng tin cậy về CP
của từng loại hàng hóa, từng cửa hàng trong DN. Bên cạnh đó, việc phân loại
CP thành trực tiếp và gián tiếp còn có ý nghĩa trong việc xác định hiệu quả
hoạt động của các bộ phận hay việc tiết kiệm CP vì thường các CP trực tiếp
có thể xác định cách giảm thiểu được hoặc dễ dàng giảm thiểu được, còn CP
gián tiếp rất khó để tiết kiệm CP.
- Thời điểm và giá trị ghi nhận CP trên báo cáo tài chính (báo cáo kết
quả kinh doanh) phải tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng: CP phải được ghi
nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh CP. CP sản xuất kinh doanh và
CP khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh phải tuân thủ
nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và CP. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu
được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác
được xác định một cách gián tiếp thì các CP liên quan được ghi nhận trong
Báo cáo kết quả HĐKD trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. Một
khoản CP được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả HĐKD trong kỳ khi CP
đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau.
Từ các quan điểm khác nhau về CP, tác giả nhận thấy đặc trưng cơ bản
của CP trong DN là:
CP trong hoạt động của DN được xác định là những phí tổn về vật chất,
lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh của DN.
CP làm giảm lợi ích kinh tế của các DN thu được trong kỳ kế toán dưới
mọi hình thức khác nhau.
CP củaDNphảiđượcđolường bằngtiền trong một khoảng thời gianxácđịnh.
Độ lớn của CP phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: Khối lượng các yếu tố
sản xuấtđã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị sản xuất đã haophí.
15
1.1.3. Những vấn đề chung về xác định kết quả kinh doanh
Theo thông tư 200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
chính thì kết quả kinh doanh trong DN bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác[2].
Kết quả HĐKD: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn
hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, CP liên
quan đến HĐKD bất động sản đầu tư như: CP khấu hao, CP sửa chữa nâng
cấp, CP cho thuê hoạt động, CP thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư),
CP bán hàng và CP QLDN [2].
Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt
động tài chính với CP tài chính [2].
Kết quả hoạt động khác: Là chênh lệch giữa khoản thu nhập khác với CP
khác [2].
Nguyên tắc phù hợp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thể hiện sự phản
ánh đúng kết quả kinh doanh. Việc ghi nhận doanh thu và CP phải phù hợp
với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản CP
tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. CP tương ứng với doanh
thu gồm CP của kỳ tạo ra doanh thu và CP của các kỳ trước hoặc CP phải trả
nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Như vậy, CP được ghi nhận trong
kỳ là toàn bộ các khoản CP liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập
của kỳ đó không phụ thuộc khoản CP đó được chỉ ra trong kỳ nào. Quy định
hạch toán phù hợp giữa doanh thu và CP nhằm xác định và đánh giá đúng kết
quả kinh doanh của từng thời kỳ kế toán giúp cho các nhà quản trị có những
quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả[2].
Do đó, kết quả HĐKD là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường và các hoạt động tài chính, hoạt động khác của DN trong
một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Đây là chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xác
định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thu
16
nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả
bán hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ. Việc xác
định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh, thường
là cuối tháng, cuối quý, cuối năm, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu
cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
Sau một kì kế toán, doanh nghiệp cần xác định kết quả của hoạt động
kinh doanh trong kì với yêu cầu chính xác và kịp thời.
DT thuần về BH&CCDV = DT BH&CCDV - Các khoản giảm trừ DT [2]
Doanh thu thuần
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
= bán hàng và
cung cấp dịch vụ
- Giá vốn hàng bán [2]
LN thuần từ
HĐKD
= LN gộp + (DTTC - CPTC) - (CPBH + CPQLDN) [2]
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác [2]
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
LN thuần từ
=
HĐKD
+ Lợi nhuận khác [2]
Lợi nhuận kế toán sau thuế: Là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ thuế
TNDN hay nói cách khác đây chính là kết quả kinh doanh cuối cùng của DN.
Nếu lợi nhuận kế toán sau thuế < 0 (DN bị lỗ), nếu lợi nhuận sau thuế > 0
(DN kinh doanh có lãi).
Lợi nhuận kế toán sau thuế =
Lợi nhuận kế
-
toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN
[2]
Tóm lại, qua các khái niệm tác giả đề cập ở trên, theo quan điểm của tác
giả về kết quả sản xuất kinh doanh trong DN cơ bản như sau: “Kết quả hoạt
động sản xuấtkinh doanh là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các hoạt động của
DN trong một thời kỳ nhất định của DN”.
17
1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dƣới góc độ
kế toán tài chính
1.2.1. Nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chi phối đến kế toán doanh thu,
chi phí và kết quả kinhdoanh
1.2.1.1. Chuẩn mựckế toán số 01-Chuẩn mựcchung
Chuẩn mực chung quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế
toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC DN.
Các nguyên tắc cơ bản quy định trong chuẩn mực:
Cơ sở dồn tích: Theo đoạn 03 chuẩn mực số 01: “Mọi nghiệp vụ kinh
tế tài chính của DN liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu,
doanh thu, CP phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ
vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. BCTC
lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tn
tại và tương lai” [1].
h hnh tài chính của DN trong quá khứ, hiện
Hoạt động liên tục: Theo đoạn 04 chuẩn mực số 01, “BCTC phảiđược
lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục HĐKD
bình thường trong tương lai gần, nghĩa là DN không cóý định cũng nhưkhông
buộc phảingừng hoạtđộng hoặc phảithu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của
mình. Trường hợp thựctếkhácvới giả định liên tục thì BCTC phảilập trên một
cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC” [1].
Giá gốc: Theo đoạn 05 chuẩn mực số 01, tài sản phải được ghi nhận
theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương
đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời
điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có
quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể [1].
Phùhợp: Theo đoạn06chuẩn mực số 01 thì “việc ghinhận doanhthuvà
CP phảiphùhợp vớinhau. Khighinhận mộtkhoản doanhthu thìphảighinhận
một khoản CP tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó” [1]. CP
18
tương ứng với doanh thu gồm CP của kỳ tạo ra doanh thu và CP của kỳ trước
hoặc phảitrả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Nhất quán: Theo đoạn 07 chuẩn mực số 01 “các chính sách và phương
pháp kếtoán DN đã chọn được áp dụng thống nhấtítnhất trong một kỳ kế toán
năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì
phảigiải trình lý do và ảnh hưởng của sự thayđổi đó trong phần thuyết minh
BCTC” [1].
Thận trọng: Trong đoạn 08 chuẩn mức số 01,“thận trọng là việc xem
xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện
không chắc chắn” [1]. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: (i) Phải lập dự phòng
nhưng không lập quá lớn; (ii) Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và
khoản thu nhập; (iii) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả
và CP. Do đó, doanh thu và thu nhập chỉ ghi nhận khicó bằng chứng chắc chắn
về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn CP phải được ghi nhận khi có bằng
chứng về khả năng phát sinh CP.
Trọng yếu: Theo đoạn09 chuẩn mực số 01, “thông tin được coi là trọng
yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặcthiếu chính xác của thông tin đó
có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của
người sử dụng BCTC”. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của
thông tin hoặc các saisót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu
của thông tin phảiđược xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính [1].
1.2.1.2. Chuẩn mực kế toán số 14 –Doanh thu và thu nhập khác
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Theo đoạn 10 chuẩn mực số 14,
doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều
kiện sau [1]:
+ DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
+ DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
19
+ Doanh thu được xác định tương đốichắc chắn.
+ DN đãthu được hoặc sẽthu được lợi íchkinh tế từgiao dịch bánhàng.
+ Xác định được CP liên quanđến giao dịchbán hàng.
Đối với doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia:
Theo đoạn 24 của chuẩn mực số 14, doanh thu từ tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức,
lợi nhuận được chia của DN phảithỏa mãn đồng thờihai(2) điều kiện sau [1]:
+ Có khả năng thu được lợiích kinh tế từ các giao dịch đó.
+ Doanh thu được xác định tương đốichắc chắn.
Đối với thu nhập khác: thu nhập khác bao gồm có thu về thanh lý, nhượng
bán tài sản cố định; thu tiền phạt khách hàng do viphạm hợp đồng; thu tiền bảo
hiểm được bồithường; thu được các khoảnnợ phải thu đãxóa sổ tính vào CP kỳ
trước; khoản nợ phảitrả nay mất chủ được ghităng thu nhập; thu các khoản thuế
được giảm, được hoàn lại và các khoản thu khác.
1.2.1.3. Chuẩn mực kế toán số 02-Hàng tồn kho
Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc.
Kết quả kinh doanh muốn được chính xác và phản ánh một cách chính
xác thì phải xác định các yếu tố tham gia vào quá trình này. Trong đó yếu tố
giá gốc hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế toán kết quả kinh
doanh ở DN.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: CP mua, CP chế biến và các CP liên quan
trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện
tại[2]. Trong đó:
CP mua của hàng tồn kho bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, CP vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình mua hàng và các CP
liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ
(-) khỏi chi phí mua[2].
Kế toán hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp[2]:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh
20
+ Phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước
Ngoài ra một số chuẩn mực kế toán khác chiphốikế toán doanh thu, CP và
xác định kết quả kinh doanh trong DN như: Chuẩn mực kế toán số 03 -Tài sản
cố định hữu hình, Chuẩn mực kế toán số 04- Tài sản cố định vô hình, Chuẩn
mực kế toán số 21 -Trình bày BCTC...
1.2.1.4. Chuẩn mực kế toán số 17- chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận kế toán: Là Lợi nhuận lãi hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế
TNDN, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xác
định theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở tính thuế TNDN
phải nộp (hoặc thu hồiđược) [2].
Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
tạo ra các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và CP cho một kỳ
kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ
với CP thuế thu nhập của DN theo chế độ kế toán áp dụng. Các khoản chênh
lệch này được phân thành hai loại:
Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các
khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong BCĐKT và cơ sở tính thuế thu nhập
của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là[2]:
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN: Là các khoản chênh lệch tạm
thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải
trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là khoản chênh lệch tạm thời làm
phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN
trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải
trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
21
Chênh lệch vĩnh viễn: Là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế TNDN phát sinh từ các khoản thu, thu nhập khác, CP được ghi vào
lợi nhuận kế toán nhưng không được tính vào thu nhập, CP khi tính thuế thu
nhập chịu thuế TNDN. Hoặc ngược lại, các khoản doanh thu, thu nhập khác,
CP được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN nhưng không được tính vào lợi
nhuận kế toán.
CP thuế TNDN (hoặc thu nhập thuế TNDN): Là tổng CP thuế thu nhập
hiện hành và CP thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện
hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận lãi hoặc lỗ
của một kỳ.
Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập DN phải nộp (hoặc thu hồi
được)tínhtrênthunhập chịuthuế vàthuế suấtthuế TNDNcủanăm hiện hành[2].
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là khoản thuế TNDN sẽ phải nộp trong
tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm
hiện hành.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:Là thuế TNDN sẽ được hoàn lạitrong tương
lai tính trên các khoản: (i) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ, (ii) Giá trị được
khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng
(iii) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế
chưa sử dụng[2].
1.2.2. Kế toán doanhthu bán hàng và thu nhập khác
1.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ
 Chứng từ kế toán
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sử dụng các chứng
từ [2]:
+ Hợp đồngkinh tế, hợp đồngthươngmại, hóađơnGTGT (đốivớiDN tính
thuế GTGT theo PP khấu trừ), hóa đơn bán hàng (đối với DN tính thuế GTGT
theo PP trực tiếp), bảng thanh toán hàng đạilư, kư gửi, thẻ quầy hàng, …
22
+ Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,
ủy nhiệm chi, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng, …
+ Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại, …
 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán sử dụng
các TK sau [2]:
- TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Nội dung TK 511: TK này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ của DN trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán
hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong
cùng tập đoàn. Ngoài ra để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu kế toán sử
dụng TK 521.
- TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Nội dung TK 521: TK này dùng để phản ánh các khoản được điều
chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ,
gồm: CKTM, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. TK này không phản
ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải
nộp tính theo phương pháp trực tiếp. TK này có 03 TK cấp 2: TK 5211 -
CKTM, TK 5212 - Hàng bán bị trả lại, TK 5213 - Giảm giá hàng bán.
+ Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết
cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
+ Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là
tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do sản phẩm, hàng hóa
kém, mất phẩm chất hoặc không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng
kinh tế.
+ Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm,
hàng hóa kém, mất phẩm chất hoặc không đúng quy cách theo quy định trong
hợp đồng kinh tế.
- Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau[2]:
23
+ Khoản CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng
kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của
kỳ phát sinh;
+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước,
đến kỳ sau mới phát sinh CKTM, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại
thì DN được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
 Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ
sau phải giảm giá, phải CKTM, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát
hành BCTC, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau
ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên BCTC của kỳ lập
báo cáo (kỳ trước).
 Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải CKTM,
bị trả lại sau thời điểm phát hành BCTC thì DN ghi giảm doanh thu của kỳ
phát sinh (kỳ sau).
- Bên bán hàng thực hiện kế toán CKTM theo những nguyên tắc sau[2]:
+ Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện
khoản CKTM cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải
thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ CKTM) thì DN (bên
bán hàng) không sử dụng TK này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã
trừ CKTM (doanh thu thuần).
+ Kế toán phải theo dõi riêng khoản CKTM mà DN chi trả cho người
mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên
hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa
trừ CKTM (doanh thu gộp).
- Bên bán hàng thựchiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên
tắc sau [2]:
+ Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện
khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người
mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì DN
24
(bên bán hàng) không sử dụng TK này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá
đã giảm (doanh thu thuần).
+ Chỉ phản ánh vào TK này các khoản giảm trừ do được chấp thuận
giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn
(giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất...
- Đối với hàng bán bị trả lại: TK này dùng để phản ánh giá trị của số
sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam
kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng
chủng loại, quy cách.
Kế toán phải theo dõi chi tiết CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm,
hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang TK 511 -
"doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của
khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.
 Phương pháp kế toán [2]
Tài khoản511: Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ (Sơ đồ 1.1 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)
Tài khoản521: Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu (Sơ đồ
1.2 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)
1.2.2.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
 Chứng từ kế toán
Kế toán doanh thu HĐTC sử dụng các chừng từ như: phiếu thu, báo có,
giấy thông báo về cổ tức hoặc lợi nhuận được chia, các chứng từ nhận lãi
được hưởng, các chứng từ về mua bán ngoại tệ và mua bán chứng khoán…
 Tài khoản sử dụng
Kế toán doanh thu HĐTC sử dụng TK 515 – doanh thu hoạt động tài
chính(doanh thu HĐTC). TK này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền
bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu HĐTC khác của DN.
Khi sử dụng TK này cần tôn trọng một số quy định sau [2]:
25
- Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán,
doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, số lãi
về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu.
- Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoạitệ, doanh thu được
ghi nhận là số chênh lệch lãigiữa giá ngoạitệ bán ra và giá ngoạitệ mua vào.
- Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái
phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà DN mua lại khoản đầu tư này mới
được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận
được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư đó
thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
- Đối với khoản thu nhập từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty
con, công ty liên doanh, công ty liên kết, doanh thu được ghi nhận vào TK
515 là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc.
 Phương pháp kế toán [2]
Tài khoản 515: Trình tự kế toán doanh thu hoạt động tài chính (Sơ đồ
1.3 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)
1.2.2.3. Kế toán thu nhập khác
 Chứng từ kế toán
Kế toán thu nhập khác sử dụng một số chừng từ như [2]:
(1) Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Căn cứ vào hóa đơn GTGT,
chứng từ thanh toán (phiếu thu, giấy báo có...) kế toán phản ánh: Thu nhập
khác của DN theo giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu ra phải nộp
tương ứng, đồng thời phản ánh tiền mặt, TGNH theo tổng giá thanh toán nếu
thanh toán ngay, trường hợp chưa thanh toán thì tăng khoản phải thu khách
hàng theo tổng giá thanh toán.
(2) Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế: Căn cứ vào
Hợp đồng kinh tế, phiếu thu, giấy báo có…kế toán phản ánh thu nhập khác
của DN theo số bồi thường, đồng thời số dư tiền mặt, TGNH tăng tương ứng.
26
(3) Thu do DN được biếu tặng, viện trợ bằng hàng hóa, TSCĐ…:Căn cứ
chứng từ: BB bàn giao tài sản, kế toán phản ánh doanh thu, thu nhập khác của
DN theo giá do hội đồng đánh giá hoặc giá thị trường của TS nhận được,
đồng thời phản ánh hàng hóa, TS đưa vào sử dụng.
(4) Thu các khoản thu khó đòiđã xóa sổ, kế toán phản ánh tiền mặt, TGNH
tăng tương ứng vớisố tiền nhận về, đồng thờiphản ánh thu nhập khác tăng tương
ứng: Kế toán phản ánh các khoản phải trả người bán, phải trả khác giảm theo
số nợ không xác định chủ nợ, đồng thời phản ánh thu nhập khác của DN tăng
tương ứng.
(5) Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh thành
lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoặc đầu tư bằng hàng hóa, TSCĐ...
Trường hợp chênh lệch tăng DN có lợi, kế toán phản ánh giá gốc khoản đầu
tư tài chính của DN tăng tương ứng với giá trị ghi sổ của hàng hóa, giá trị còn
lại của TSCĐ, đồng thời phản ánh hàng hóa giảm theo giá trị ghi sổ, TSCĐ
giảm tương ứng về mặt nguyên giá ,giá trị hao mòn lũy kế, phần chênh lệch
tăng do hội đồng đánh giá lại TS kế toán phản ánh vào thu nhập khác
 Tài khoản sử dụng[2]
Tài khoản 711– Doanh thu khác
Tài khoản này dùng để ghi nhận các khoản doanh thu khác ngoài doanh
thu bán hàng, doanh thu thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu
được trợ cấp giá, doanh thu kinh doanh bất động sản như: doanh thu bán phế
liệu, vật liệu, nhượng bán công cụ dụng cụ, và các khoản doanh thu khác.
 Phương pháp kế toán
Tài khoản711:Trình tự kế toán thu nhập khác (Sơ đồ 1.4 Phụ lục I – Sơ
đồ kế toán)
1.2.3. Kế toán chi phí
1.2.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán
Trong doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán phản ánh giá trị xuất
kho của số hàng hóa đã bán được hoặc giá thành thực tế dịch vụ hoàn thành,
27
đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác
định kết quả kinh doanh trong kỳ.
 Chứng từ kế toán[2]
Kế toán giá vốn hàng bán sử dụng các chứng từ cơ bản sau: phiếu xuất
kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu nhập kho (trường hợp
hàng bán bị trả lại), phiếu kế toán và các chứng từ tự lập khác có liên quan.
+ Khi xuất kho hàng hóa bán cho khách hàng: Căn cứ vào phiếu xuất
kho, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán tăng trong kỳ theo giá xuất kho của
thành phẩm, hàng hóa, đồng thời phản ánh giá trị hàng hóa của DN giảm
tương ứng. Kế toán sử dụng tài khoản Giá vốn hàng bán để hạch toán.
+ Khi hàng hóa đã bán cho khách hàng bị trả lại căn cứ phiếu nhập kho,
hóa đơn GTGT, hợp đồng mua bán; kế toán phản ánh giá trị nhập kho trong
kỳ tăng theo giá vốn của hàng bị trả lại, đồng thời phản ánh giá vốn của hàng
giảm tương ứng.
 Tài khoản kế toán[2]
Kế toán giá vốn hàng bán sử dụng TK 632 – “ Giá vốn hàng bán”
+ Nội dung TK 632: TK này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành SX của sản phẩm xây lắp
(đối với DN xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, TK này còn dùng để phản ánh
các liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí
khấu hao; Chi phí sửa chữa; Chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo
phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); Chi phí
nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…
Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán
trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể
thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng
tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối
lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực
hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách
28
hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực
hiện hợp đồng.
- Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị
thiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
- Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính
ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có). phí
nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản
phẩm nhập kho, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi
các khoản bồi thường, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chưa được xác
định là tiêu thụ.
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản
thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán.
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy
định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng
theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều
chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
 Phương pháp kế toán[2]
Tài khoản 632: Trình tự kế toán giá hàng bán với doanh nghiệp thương
mại (Sơ đồ 1.5 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)
1.2.3.2. Kế toán chi phí tài chính
 Chứng từ kế toán
Kế toán Chi phí tài chính: Tùy thuộc vào khoản mục Chi phí tài chính
phát sinh mà các chứng từ được lập và sử dụng khác nhau như: phiếu chi, báo
nợ ngân hàng, các chứng từ gốc liên quan (thông báo tỷ giá hối đoái, chứng từ
về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ,…).
 Tài khoản sử dụng[2]
Để tập hợp và kết chuyển chi phí hoạt động tài chính xác định kết quả
kinh doanh kế toán sử dụng TK 635 – “Chi phí tài chính”.
29
- Nội dung Tk 635: TK này phản ánh những khoản CP hoạt động tài
chính là những hoạt động CP liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt
động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính DN. Chi phí
hoạt động tài chính bao gồm:
+ Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được
hưởng do thanh toán tiền trong thời gian được hưởng chiết khấu.
+ CP liên quan đến việc cho vay vốn, mua bán ngoại tệ (CP lãi vay vốn,
chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ)
+ Các khoản CP tài chính phát sinh trong kỳ; Trích lập bổ sung dự phòng
giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
(chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ
trước); Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn
thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ
hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết); Các khoản được ghi
giảm CP tài chính;
+ CP liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính; đầu tư liên doanh, đầu tư
liên kết, đầu tư vào công ty con, (CP nắm giữ, thanh lý, chuyển nhượng các
khoản đầu tư, các khoản lỗ trong đầu tư...), dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính...
+ Khi thu hồi, bán, chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,
dài hạn bị lỗ: Căn cứ hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán (phiếu thu, giấy
báo có), BB giao nhận TS, kế toán phản ánh giá gốc các khoản đầu tư tài
chính giảm đồng thời phản ánh tiền mặt, TGNH, hàng hóa, TSCĐ nhận về
theo giá bán. Trường hợp giá trị nhận về nhỏ hơn giá gốc của khoản đầu tư tài
chính bị lỗ, phần chênh lệch lỗ kế toán phản ánh vào CP hoạt động tài chính.
Cuối kỳ trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính niên độ báo cáo phần giá
trị dự kiến bị giảm giá của các khoản đầu tư tài chính để có nguồn tài chính
cần thiết bù đắp thiệt hại xảy ra trong năm kế hoạch (nếu giá thị trường các
đầu tư tài chính của DN hiện có thường xuyên bị giảm so với giá mua thực tế,
30
DN nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn). Căn cứ vào bảng trích lập
dự phòng, các chứng từ chứng minh sự giảm giá tài sản. Kế toán phản ánh CP
tài chính tăng theo mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, đồng
thời phản ánh dự phòng giảm giá đầu tư tăng tương ứng.
- Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí.
Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:
+ Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp;
+ Chi phí kinh doanh bất động sản;
+ Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác;
+ Chi phí khác.
 Phương pháp kếtoán[2]
Tài khoản635: Trình tự kế toán chi phí tài chính (Sơ đồ 1.8 Phụ lục I
– Sơ đồ kế toán)
1.2.3.3. Kế toán chi phí bán hàngvà chi phí quản lý doanh nghiệp
 Chứng từ kế toán[2]
Kế toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý DN tùy thuộc vào các
khoản mục Chi phí mà các chứng từ được lập và sử dụng khác nhau như:
bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính
và phân bổ khấu hao tài sản CĐ, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu
xuất kho, phiếu chi, báo nợ của ngân hàng,…
 Tài khoản sử dụng[2]
Kế toán chi phí bán hàng
CP bán hàng là toàn bộ các CP liên quan đến quá trình bán hàng hóa và
cung cấp dịch vụ bao gồm: CP nhân viên bán hàng, CP dụng cụ đồ dùng, CP
khấu hao TSCĐ, CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác. Để phản ánh chi
phí bán hàng phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định
kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 641 – “Chi phí bán hàng”.
31
- Nội dung TK 641: TK này dùng để phản ánh các CP thực tế phát sinh
trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm:
+ CP chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán
hàng, CP bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), CP bảo quản,
đóng gói, vận chuyển,...
+ CP tiền lương và các khoản phụ cấp của nhân viên bán hàng và các
khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành.
+ CP khấu hao TSCĐ: Định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ, kế toán phản ánh CP khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng theo số
tiền phân bổ vào CP bán hàng, phản ánh hao n TSCĐ tăng tương ứng.
+ CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền phục vụ cho quá trình bán hàng
như: tiền điện, nước, điện thoại...
Các khoản Chi phí bán hàng không được coi là Chi phí tính thuế thu
nhập DN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và
đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm Chi phí kế
toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập DN để làm tăng số thuế
thu nhập DN phải nộp.
Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí
nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua
ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý
từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm một số
nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài
khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp[2]
CP quản lý DN là toàn bộ CP liên quan đến HĐKD, quản lý hành chính
và một số khoản khác có tính chất chung toàn DN bao gồm: CP tiền lương,
phụ cấp, các khoản trích theo lương thuộc bộ phận quản lý DN, CP đồ dùng
văn phòng, CP khấu hao TSCĐ, thuế, phí, lệ phí, CP dự phòng như các khoản
dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả, CP dịch vụ mua ngoài phục vụ
32
chung toàn DN, CP khác bằng tiền. Thông qua các tài khoản chi tiết CP quản
lý DN. Để phản ánh tình hình tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh
nghiệp kế toán sử dụng TK 642 – “Chi phí quản lý DN”.
- Nội dung Tk 642: TK này phản ánh các Chi phí quản lý và điều hành
chung của toàn DN, bao gồm:
+ CP tiền lương, các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý DN và các
khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành.
+ CP khấu hao TSCĐ: Định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ, kế toán phản ánh CP khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý DN theo
số tiền phân bổ vào CP quản lý DN, đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ tăng
tương ứng.
+ CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác phục vụ cho quá trình quản
lý DN như tiền điện, nước, điện thoại, chi tiếp khách, công tác phí...
Các khoản Chi phí quản lý DN không được coi là Chi phí tính thuế thu
nhập DN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và
đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm Chi phí kế
toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập DN để làm tăng số thuế
thu nhập DN phải nộp.
Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy
định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản
642 có thể được mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi
phí thuộc chi phí quản lý ở DN. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý
DN vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"
 Phương pháp kế toán[2]
Tài khoản 641: Trình tự kế toán chi phí bán hàng (Sơ đồ 1.6 Phụ lục
I – Sơ đồ kế toán)
Tài khoản 642: Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (Sơ đồ
1.7 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)
33
1.2.3.4. Kế toán chi phíkhác
 Chứng từ kế toán[2]
Kế toán chi phí khác sửdụng một số chừng từ như:
(1) CP thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Căn cứ BB thanh lý TSCĐ, BB bàn giao tài sản.. kế toán phản ánh CP
khác theo GTCL của tài sản, hao mòn tài sản theo giá trị hao mòn lũy kế tài
sản, đồng thời phản ánh nguyên giá tài sản giảm tương ứng.
(2) Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế:
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, phiếu chi, giấy báo nợ.. kế toán phản ánh
CP khác của DN theo số tiền bồi thường, bị phạt thuế, truy nộp thuế.. đồng
thời phản ánh tiền mặt, TGNH theo số tiền nộp phạt hay số thuế phải nộp
ngân sách nhà nước tăng theo số tiền bị phạt thuế, khoản phải nộp khác tăng
theo số tiền truy nộp thuế.
(3) Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh thành
lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoặc đầu tư khác bằng hàng hóa, TSCĐ.
Trường hợp chênh lệch giảm, DN bị thiệt hại, kế toán phản ánh giá gốc
khoản đầu tư tài chính của DN tăng tương ứng với giá trị ghi sổ của hàng hóa,
GTCL của TSCĐ, đồng thời phản ánh giá trị hàng hóa giảm theo giá trị ghi
sổ, TSCĐ giảm tương ứng về mặt nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế nếu đầu
tư bằng TSCĐ, phần chênh lệch giảm do hội đồng đánh giá lại tài sản kế toán
phản ánh vào CP khác.
 Tài khoản sử dụng[2]
CP khác là các khoản CP của các hoạt động ngoài HĐKD tạo ra doanh
thu của DN bao gồm: CP thanh lý nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của
TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có), chênh lệch lỗ do đánh giá lại
hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu
tư dài hạn, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế,
các khoản chi khác. Để tập hợp và kết chuyển chi phí khác xác định kết quả
kinh doanh, kế toán sử dụng TK 811 – “ Chi phí khác”
34
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện
hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh
nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:
+ Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt
động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán
TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
+ Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi
phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
+ Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;
+ Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
+ Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn
vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài
hạn khác;
+ Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;
+ Các khoản chi phí khác.
Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy
định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng
theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều
chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
 Phương pháp kế toán[2]
Tài khoản 811: Trình tự kế toán chi phí khác (Sơ đồ 1.9 Phụ lục I –
Sơ đồ kế toán)
1.2.3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
 Chứng từ kế toán[2]
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp sử dụng tờ khai thuế thu
nhập DN để ghi nhận số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp vào CP thuế
TNDN. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế
cơ quan thuế thông báo phải nộp
 Tài khoản sử dụng[2]
35
Để tập hợp chi phí thuế TNDN và kết chuyển xác định kết quả kinh
doanh sử dụng TK 821 – “Chi phí thuế TNDN”
- TK này dùng để phản ánh CP thuế TNDN của DN bao gồm CP thuế
TNDN hiện hành và CP thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ
xác định kết quả HĐKD sau thuế của DN trong năm tài chính hiện hành. Chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh
nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:
+ Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
+ Hoàn nhập tàisản thuếthu nhập hoãn lại đã được ghinhậntừ các năm trước.
- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc:
+ Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm;
+ Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các
năm trước.
Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để
ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết
toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ
hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp
số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp
của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong
năm lớn hơn số phải nộp.
36
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp
được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của
năm phát hiện sai sót.
- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định
của Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và
các sai sót”.
- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả
kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán.
Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập
hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
- Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập
hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được
ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
- Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên
Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại” vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
 Phương pháp kế toán[2]
Tài khoản821: Trình tự kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
(Sơ đồ 1.10 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)
1.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
 Chứng từ kế toán[2]
Kế toán xác định KQKD sử dụng chủ yếu các chứng từ tự lập như: Bảng
tính kết quả HĐKD, kết quả khác; Tờ khai tạm tính thuế TNDN; Tờ khai
quyết toán thuế TNDN; Bảng xác định thuế TN hoãn lại phải trả,…
 Tài khoản sử dụng[2]
37
Kế toán KQKD sử dụng các TK chủ yếu sau:
- TK 911 - Xác định KQKD. TK này dùng để xác định và phản ánh kết
quả HĐKD và các hoạt động khác của DN trong một kỳ kế toán năm. TK này
phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả HĐKD của kỳ kế toán. Kết quả
HĐKD phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản
xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài
chính...). Trong từng loại HĐKD có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại
sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu
tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến
hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa
chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất
động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt
động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác
và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh
doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi
tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh
doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại hoạt động
kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành
hàng, từng loại dịch vụ.
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là
số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
 Phương pháp kếtoán[2]
Tài khoản 911: Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh (Sơ đồ
1.11 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022
Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022

More Related Content

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Tổng 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng – Hay Nhất Hiện ...
Tổng 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng – Hay Nhất Hiện ...Tổng 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng – Hay Nhất Hiện ...
Tổng 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng – Hay Nhất Hiện ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giám Sát Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân
Luận Văn Thạc Sĩ Giám Sát Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân DânLuận Văn Thạc Sĩ Giám Sát Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân
Luận Văn Thạc Sĩ Giám Sát Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quyền Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành Niên
Luận Văn Quyền Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành NiênLuận Văn Quyền Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành Niên
Luận Văn Quyền Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành Niên
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Múa Cơ Tu.
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Múa Cơ Tu.Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Múa Cơ Tu.
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Múa Cơ Tu.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...
Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...
Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở.
 
Tổng 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng – Hay Nhất Hiện ...
Tổng 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng – Hay Nhất Hiện ...Tổng 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng – Hay Nhất Hiện ...
Tổng 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Nguyên Rừng – Hay Nhất Hiện ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giám Sát Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân
Luận Văn Thạc Sĩ Giám Sát Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân DânLuận Văn Thạc Sĩ Giám Sát Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân
Luận Văn Thạc Sĩ Giám Sát Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân
 
Luận Văn Quyền Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành Niên
Luận Văn Quyền Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành NiênLuận Văn Quyền Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành Niên
Luận Văn Quyền Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo Là Người Chưa Thành Niên
 
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.
Luận Văn Pháp Luật Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí.
 
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
Luận Văn Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Múa Cơ Tu.
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Múa Cơ Tu.Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Múa Cơ Tu.
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Múa Cơ Tu.
 
Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...
Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...
Luận Văn Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Soát Trong Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Tìn...
 

Kế Toán Doanh Thu, CF Và XĐKQ Kinh Doanh Năm 2022

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN THỊ LOAN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HOÀNG MAI Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 834 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. ĐOÀN THỊ DUNG HÀ NỘI, NĂM 2022
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh của công ty cổ phần Tân Hoàng Mai” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đoàn Thị Dung. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả Nguyễn Thị Loan
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ khoasauđạihọc, giảng viên trường Đạihọc CôngĐoàn đã truyền đạt cho tôinhững kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tạitrường. Xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc, các phòng ban và cán bộ, nhân viên phòng Kế toán Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tìm hiểu và nghiên cứu thực tế tại đơn vị để hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Đoàn Thị Dung, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn “Kếtoán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanhtại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do khả năng, kiến thức, kinh nghiệm thực tế và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................2 3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................5 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5 6. Kết cấu của luận văn .................................................................................6 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI...7 1.1. Những vấn đề chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh..........................................................................................................7 1.1.1. Những vấn đề chung về doanh thu........................................................7 1.1.2. Những vấn đề chung về chi phí..........................................................11 1.1.3. Những vấn đề chung về xác định kết quả kinh doanh..........................15 1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dƣới góc độ kế toán tài chính ............................................................................................17 1.2.1. Nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chi phối đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.................................................................................17 1.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng và thu nhập khác.....................................21 1.2.3. Kế toán chi phí..................................................................................26 1.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh..................................................36 1.3. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kêt quả kinh doanh tại doanh nghiệp thƣơng mại trên góc độ kế toánquản trị.......................................38
  • 5. 1.3.1. Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị 38 1.3.2. Xây dựng dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho yêu cầu quản trị....................................................................................39 1.3.3. Thông tin phục vụ yêu cầu quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.........................................................................................................41 1.3.4. Phân tích thông tin kế toán quản trị doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh phục vụ việc ra quyết định...................................................44 Tiểukếtchƣơng 1.....................................................................................46 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HOÀNG MAI............... 47 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần TânHoàng Mai................................47 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................47 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................47 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.................................53 2.1.4. Đặc điểm khách hàng.........................................................................55 2.1.5. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán......................................55 2.1.6. Hình thức ghi sổ kế toán....................................................................58 2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.............................................60 2.2.1. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trên góc độ kế toán tài chính........................................................................60 2.2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai dưới góc độ kế toán quản trị.................81 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.....................................89 2.3.1. Những kết quả đạt được.....................................................................89 2.3.2. Những hạn chế tồn tại........................................................................91 Tiểukếtchƣơng 2.....................................................................................95
  • 6. Chƣơng 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HOÀNG MAI.......................... 96 3.1. Định hƣớng phát triển của công ty trong giaiđoạn tới......................96 3.2. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh..........................................................97 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.......................97 3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.................................................................97 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kếtquả kinh doanh...................................................................................98 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện dưới góc độ kế toán tài chính.............................98 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện dưới góc độ kế toán quản trị............................. 101 3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp........................................................... 109 3.4.1. Về phía Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai......................................... 109 3.4.2. Về phía cơ quan Nhà Nước và các cơ quan chức năng....................... 113 Tiểukếtchƣơng 3................................................................................... 115 KẾT LUẬN.......................................................................................................................116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................118 PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHYT Bảo hiểm y tế BVMT Bảo vệ môi trường BB Biên bản CP Chi phí DN Doanh nghiệp DT Doanh thu GTGT Giá trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTC Hoạt động tài chính HĐ&TLHĐ Hợp đồng và thanh lý hợp đồng KTTC Kế toán tài chính KTQT Kế toán quản trị KPCĐ Kinh phí công đoàn KQKD Kết quả kinh doanh PNK Phiếu nhập kho QLDN Quản lý doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TK Tài khoản TGNH Tiền gửi ngân hàng TS Tài sản XK Xuất khẩu
  • 8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2017-2019............ 49 Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sựbộ phận kế toán................................................... 56 Bảng 2.3. Báo cáo chi tiết doanh thu tháng 6 năm 2019................................ 82 Bảng 2.4. Báo cáo phân tíchchi phí tháng 6 năm 2019................................. 83 Bảng 2.5: Báo cáo phân tích chi phí năm 2019............................................. 85 Bảng 2.6. Báo cáo bộ phận doanh nghiệp năm 2019..................................... 86 Bảng 3.1. Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với khối lượng hoạt động........................................................................................ 102 Bảng 3.2. Dự toán tiêu thụ ........................................................................ 103 Bảng 3.3. Dự kiến lịch thu tiền bán hàng ................................................... 103 Bảng 3.4. Dự toán chi phí bán hàng........................................................... 104 Bảng 3.5. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp......................................... 104 Bảng 3.6. Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh........................................... 105 Bảng 3.7. Báo cáo bộ phận........................................................................ 106 Bảng 3.8. Bảng đánh giá chấp nhận hay từ chối đơn hàng........................... 107 Bảng 3.9. Bảng định giá bán sản phẩm ...................................................... 108 Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu quản lý của Công ty ........................................... 53 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty........................................... 57 Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính..... 59 Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển nghiệp vụ bán hàng.................................. 62 Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ doanh thu............................................................ 66 Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ giá vốn hàng bán................................................. 71 Sơ đồ 2.7: Trình tự ghi sổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp..... 72 Sơ đồ 3.1: Mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính ................ 110
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Xã hội càng phát triển thì kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế nhà nước và doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh hiện nay để tồn tại thì DN cần có chiến lược kinh doanh, quản lý kinh doanh phù hợp. Bất kỳ một DN nào khi bước vào môi trường kinh doanh thì đều chung một mục tiêu là lợi nhuận. Để có được điều này. công tác kế toán có vai trò lớn trong việc quản lý và điều hành DN trên cơ sở phân tích, phản ánh đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên hai tiêu chí cơ bản là doanh thu và chi phí (CP). Thông tin về doanh thu thu được và CP DN bỏ ra là rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của DN nên kết toán cần phải ghi chép một cách tỉ mỉ, chính xác, hạch toán đúng, đủ và phù hợp. Do đó, tổ chức tốt kế toán doanh thu, CP để đảm bảo xác định đúng kết quả kinh doanh của DN là yêu cầu cần thiết đối với mọi DN, ngày càng phải hoàn thiện hơn cho phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế. Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai được thành lập và phát triển theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1 tháng 3 năm 2004, trụ sở chính tại số nhà 246, đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Trải qua 10 năm hoạt động và phát triển, công ty đã trở thành đơn vị tiêu biểu, uy tín trên thị trường trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng. Công ty chuyên cung cấp các loại phụ gia xây dựng của tập đoàn Sika, Basf, các loại vật tư, hoá chất ngành composite của các thương hiệu nổi tiếng như SHCP của Singapore, Luxchem, HCP, Cray Valley của Malaysia, các loại sợi thủy tinh của KCC Hàn Quốc. Đối với DN thương mại như Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai thì vấn đề kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng vì nếu DN nào thực hiện tốt công tác này sẽ giúp
  • 10. 2 DN tăng khả năng thu hồi vốn, kịp thời tổ chức quá trình kinh doanh tiếp theo thì sẽ tồn tại và phát triển. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai đã đang từng bước hoàn thiện kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên công tác này vẫn chưa thực sự hoàn thiện để mang lại hiệu quả như kỳ vọng và vẫn còn những hạn chế nhất định. Đồng thời, hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai. Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn, sau quá trình tìm hiểu tại công ty, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có thể nhận thấy rằng, các thông tin kế toán về CP, doanh thu, kết quả kinh doanh luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sự chính xác, đầy đủ và kịp thời của các thông tin này có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định kinh doanh, đầu tư…của các đối tượng sử dụng thông tin trên thị trường. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác kế toán về CP, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các DN, cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau: Luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Quốc Dương năm 2015 tại Đại học Thương mại với đề tài: “Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh”. Trong luận văn, tác giả nghiên cứu và hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng và đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, CP, xác định kết quả kinh doanh dưới giác độ kế toán tài chính (KTTC) mà chưa tìm hiểu sâu hơn dưới giác độ kế toán quản trị (KTQT) khi đưa ra các quyết định quản trị DN [7].
  • 11. 3 Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Thu Hương năm 2016 tại Đại học Lao động – xã hội với đề tài “Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Công nghệ điều khiển và Tự động hóa”. Luận văn đã hệ thống được những nội dung chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế liên quan đến doanh thu, chi phí (CP), kết quả kinh doanh. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra được những thành tự đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác kế toán doanh thu, CP, xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị được nghiên cứu. Từ đó, tác giải đưa ra những giải pháp khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Công nghệ điều khiển và Tự động hóa. Tuy nhiên, cũng như những tác giả khác, kết quả nghiên cứu của luận văn mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh dưới giác độ KTTC mà chưa tìm hiểu chi tiết hơn để quản lý từng đối tượng bán hàng, nhằm phục vụ cho nhu cầu quản trị hiệu suất bán hàng [8]. Luận văn thạc sỹ của tác giả Trương Thị Mai năm 2015 tại Đại học Thương mại với đề tài:“Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam”. Trong luận văn của mình, tác giả hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh theo các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như quy định hiện hành của Bộ Tài Chính. Trên cơ sở đó, tác giả áp dụng vào phân tích thực trạng công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam. Tác giả đã xây dựng và làm nổi bật được hệ thống báo cáo quản trị về doanh thu, CP bao gồm dự toán hoạt động và phân tích theo mô hình lý thuyết ABC. Từ đó, tác giả đưa ra được những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác ghi nhận doanh thu, CP, kết quả kinh doanh theo cả phương diện KTTC và KTQT, đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán cũng như nâng cao hiệu quả quản trị CP sản xuất tại công ty. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả chưa tách biệt rõ ràng mục tiêu của hai hoạt động KTTC và KTQT dẫn tới giải pháp nghiên cứu đưa ra
  • 12. 4 còn chưa chặt chẽ, hướng đến hoạt động KTTC nhiều hơn và thiếu cơ sở thực tế về KTQT [10]. Luận văn thạc sỹ của tác giả Khuất Thu Hương năm 2017 tại Đạihọc Lao Động – Xã Hội với đề tài: “Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mạiHà Phát”. Luận văn đã khái quát được những nội dung về mặt lý luận liên quan đến doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh của một DN thương mại, đồng thời luận văn cũng đưa ra những bất cập trong thực tiễn quá trình hạch toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai và chỉ ra những giảipháp hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại công ty có sự tách biệt giữa KTTC và KTQT trong đó có sự quan tâm nhất định đến công tác KTQT. Tuy nhiên, KTQT tại đơn vị mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê trung thực các số liệu phát sinh trong nội bộ công ty, báo cáo kết quả kinh doanh chưa có sự phân loại tách biệt riêng đối với từng đối tượng hàng hóa và thị trường tiêu thụ để phục vụ cho công tác quản lý hiệu quả bán hàng [9]. Như vậy, có thể thấy, các đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa được các nội dung lý luận về kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh theo cả chuẩn mưc kế toán quốc tế cũng như chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu lý luận cũng được dẫn chiếu và đi liền với đánh giá quá trình áp dụng tại một số DN trong thực tiễn. Từ đó, các tác giả đã có một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh trong thực tiễn hoạt động của các đơn vị được nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu như các công trình nghiên cứu hiện nay có thiên hướng nhiều hơn nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh dưới góc độ KTTC mà chưa thực sự xem xét đầy đủ cả về góc độ KTQT. Do đó, đề tài luận văn: “Kếtoán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai”nghiên cứu trên cả 2 phương diện KTTC và KTQT để đưa ra giải pháp thiết thực nhất trong công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.
  • 13. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, tác giả cần đi vào giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản theo chuẩn mưc kế toán quốc tế cũng như chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính về kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại các DN. Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn và phân tích đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai dưới góc độ KTTC và KTQT. Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh trong DN. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn nghiên cứu kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các nghiệp vụ phát sinh của kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh trong niên độ kế toán năm 2019. Về nội dung: Luận văn nghiên cứu kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanhtại Côngty Cổ phầnTân Hoàng Mai dướigóc độ KTTC vàKTQT. 5. Phƣơng phápnghiêncứu 5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu Luận văn thu thập những thông tin, tài liệu qua các tài liệu sách báo, tạp chí, luận văn, trên các website, chính sách, chế độ, niêm giá thống kê và từ
  • 14. 6 các báo cáo tài chính, sổ sách hạch toán doanh thu, CP, kết chuyển kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai. Các thông tin thu thập được sẽ thông qua sàng lọc lựa chọn, phân loại và sắp xếp một cách có hệ thống. Tác giả đã sử dụng phần mềm EXCEL để phân tích, tính toán khoa học số tuyệt đối, tỉ lệ phần trăm áp dụng hay không áp dụng ở từng nội dung, từng phần tại phần thực trạng 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu - Phương pháp này dùng để tìm hiểu, phân tích, so sánh số liệu qua sổ sách, chứng từ kế toán nhằm đánh giá thực tế công tác kế toán tại công ty. - Kết hợp nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế phương pháp hạch toán kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh tại công ty, vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu mô hình, bảng biểu để đánh giá thực tế. Từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế cần phải hoàn thiện. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DN thương mại Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai
  • 15. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANHNGHIỆP THƢƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Những vấn đề chung về doanh thu 1.1.1.1. Khái niệm doanh thu Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu doanh thu cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin cần thiết làm căn cứ đánh giá một cách khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định để từ đó ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Hiện có rất nhiều quan niệm về doanh thu, có thể xem xét và ghi nhận những khoản được coi là doanh thu của doanh nghiệp dưới dạng sự gia tăng của dòng vốn lưu động, có thể coi doanh thu là lợi tức hay được xác định là các luồng tiền vào hoặc tiết kiệm luồng tiền ra, hoặc là những lợi ích kinh tế tương lai dưới hình thức gia tăng giá trị tài sản. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm và cách hiểu về doanh thu: Khái quát theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của BTC về việc ban hành và công bố bốn Chuẩn mực kế toán Việt Nam) và theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) thì doanh thu được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu [1]. Như vậy, có thể hiểu bản chất của doanh thu là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thì doanh thu được hiểu là lợi ích
  • 16. 8 kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba [2]. Đồng thời, liên quan đến doanh thu còn có các khoản giảm trừ doanh thu gồm: + Chiết khấu thương mại: Là khoản DN bán giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. + Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. + Giá trị hàng bán bị trả lại: Là doanh thu khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Như vậy, qua các khái niệm trên, tác giả nhận thấy doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được, trong đó (i) các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (2) các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Theo đó, doanh thu của DN là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các hoạt động tài chính, hoạt động khác của DN. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. 1.1.1.2. Phân loại doanh thu Có rất nhiều cách phân loại doanh thu trong DN, mỗi cách phân loại lại có những ưu điểm nhất định. Các cách phân loại doanh thu như sau[2]:  Cách 1: Phân loại theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: (1) doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, (2) doanh thu hoạt động tài chính (3) Thu nhập khác.
  • 17. 9 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được và sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giờ bán (nếu có). - Doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn. - Thu nhập khác: Thu nhập khác là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Trong ba loại doanh thu trên, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là bộ phận doanh thu lớn nhất và có tính chất quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp thương mại.  Cách 2: Phân loại doanh thu theo phương thức thanh toán tiền hàng gồm có (1) doanh thu bán hàng thu tiền ngay, (2) doanh thu trả chậm và (3) doanh thu bán hàng trả góp. Với cách phân loại này sẽ giúp DN xây dựng dự toán về các khoản công nợ và chi phí trong kỳ của DN. Ngoài ra cách phân loại này giúp cho việc phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng, là căn cứ quan trọng để xác định mức dự phòng phải thu khó đòi.  Cách 3: Phân loại doanh thu theo phương thức bán hàng gồm có (1) doanh thu bán buôn, (2) doanh thu bán lẻ và (3) doanh thu gửi bán đại lý. Với cách phân loại DT theo tiêu chí này sẽ giúp DN xác định được tổng mức tiêu thụ hàng hóa của từng loại, từ đó hoạch định được mức luân chuyển hàng hóa, xây dựng được mức dự trữ hàng hóa cần thiết, tránh được tình trạng ứ đọng hoặc thiếu hàng gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình HĐKD của DN. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu[2] Vấn đề quan trọng nhất của ghi nhận doanh thu là thời điểm ghi nhận doanh thu và giá trị ghi nhận doanh thu. Các nguyên tắc kế toán (chủ yếu) được áp dụng ghi nhận doanh thu:
  • 18. 10 -Nguyên tắc hiện thực: Theo nguyên tắc hiện thực, thời điểm để DT được xác định phải thỏa mãn hai điều kiện: DT đạt được và có thể xác định.Về cơ bản, doanh thu được coi là đạt được khi đơn vị kế toán hoàn thành hoặc gần như hoàn thành những công việc cần phải thực hiện đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng để nhận được lợi ích kinh tế tương ứng với DT. DT thu được coi là có thể xác định khi thu được tiền hàng hoặc có quyền pháp lý thu tiền tương ứng với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán được. Theo nguyên tắc hiện thực, vào thời điểm hoạt động bán sản phẩm (giao hàng – chuyển quyền sở hữu) cho khách hàng được thực hiện là thời điểm ghi nhận DT. Việc ghi nhận DT ở những khâu trước đó đồng nghĩa với việc phá vỡ nguyên tắc này. - Nguyên tắc thận trọng: Không ghi nhận DT quá cao, vì mỗi một số liệu của kế toán đều liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhiều phía khác nhau, mà trong lĩnh vực kinh tế thì có nhiều trường hợp không thể lường trước hết được từ đó đòi hỏi kế toán phải thận trọng. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi DT và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Còn CP phải được ghi nhận khi có bằng chứng có thể về khả năng phát sinh. - Nguyên tắc phù hợp: Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản CP tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. CP tương ứng với doanh thu gồm CP của kỳ tạo ra doanh thu và CP của các kỳ trước hoặc CP phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện: + DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua + DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa + Doanh thu được xác định tương đốichắc chắn
  • 19. 11 + DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ + Xác định được CP liên quan đến giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ + Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán đối với giao dịch cung cấp dịch vụ Từ những quan điểm trên, Tác giả nhận thấy doanh thu trong DN có những đặc trưng cơ bản sau: Doanh thu là tổng giá trịcác lợi ích kinh tế mà DN có đượctừ HĐKD trong kỳ. Doanh thu làm tăng vốn hoặc giảm các khoản nợ và có thể làm thay đổi vốn chủ sở hữu. Lượng hóa được giá trị các lợi ích kinh tế trên cơ sở các bằng chứng đáng tin cậy. Bản chất của doanh thu là khoản thu từ HĐKD. Việc nhận thức đúng bản chất của doanh thu và xác định đúng đắn thời điểm ghi nhận doanh thu giúp cho việc xác định đúng đắn lợi nhuận. 1.1.2. Những vấn đề chung về chi phí 1.1.2.1. Khái niệm chi phí Theo chuẩn mực Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” định nghĩa về CP như sau: - CP là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản, hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu [1]. - CP được nhìn nhận như những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của DN bao gồm các CP phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của DN và các CP khác. Những CP này phát sinh dưới dạng tiền, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị, được kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng [1].
  • 20. 12 Vậy CP hoạt động của DN được hiểu là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các CP cần thiết khác mà DN đã chi ra trong quá tình HĐKD, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định. Trong đó các CP về giá vốn hàng bán, CP bán hàng và CP quản lý DN là CP chính trực tiếp ảnh hưởng đến việc tạo ra doanh thu, ngoài ra còn có CP tài chính và CP khác trong DN. 1.1.2.2. Phân loại chi phí CP trong DN thương mại đa dạng và phức tạp, có những CP chỉ liên quan đến một đối tượng, có những CP lại phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, vì thế để quản lý, theo dõi, phân tích kế toán phải nhóm các CP thành từng nhóm. Tuỳ theo mục đích cung cấp thông tin mà kế toán lựa chọn các tiêu chí để phân loại CP theo từng nhóm phù hợp. Với DN thương mại, có thể kể đến một số cách phân loại điển hình như sau[2]: Cách 1: Phân loại CP theo chức năng hoạt động trong DN thương mại gồm (1) CP giá vốn hàng bán, (2) Chi phí bán hàng, (3) Chi phí quản lý DN. - CP giá vốn hàng bán: Gồm giá mua hàng hóa và những CP liên quan đến quá trình thu mua hàng hóa (CP vận chuyển, bốc dỡ bảo quản hàng hóa từ nơi mua về đến kho của DN), các khoản hao hụt ngoài định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa,… - CP bán hàng: CP bán hàng là những CP phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm những CP về chào hàng, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm; CP phải trả cho nhân viên bán hàng; các CP liên quan ðến việc bảo quản, ðóng gói, vận chuyển; CP khuyến mãi; bảo hành, CP khấu hao các tài sản cố định có liên quan… - CP quản lý DN: CP quản lý DN là những CP phát sinh trong họat ðộng quản lý chung của DN như CP nhân viên bộ phận quản lý DN (lương, phụ cấp, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…); CP vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý DN; tiền thuê đất, thuế môn bài; các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi; các dịch vụ mua
  • 21. 13 ngoài (như điện, nước, điện thọai, fax, internet, bảo hiểm tài sản, CP phòng cháy chữa cháy…) và các dịch vụ bằng tiền khác (như công tác phí, tiếp khách, hội nghị...). Cách phân loại này có ý nghĩa trong việc phản ánh bản chất hoạt động của DN thương mại từ khâu mua hàng – quản lý – bán hàng và thu tiền. Khi phát sinh các khoản CP liên quan đến từng khâu cần phải áp dụng phương pháp kế toán hợp lý để cung cấp các thông tin đáng tin cậy về CP của từng thành phần trong giá bán, từng khâu trong quá trình mua hàng – quản lý – bán hàng và thu tiền của doanh nghiệp thương mại, qua đó tối ưu hóa quá trình này bằng cách tiết kiệm chi phí của từng khâu, từng thành phần. Cách 2: Phân loại CP theo khả năng qui nạp CP vào các đối tượng chịu phí. Theo cách phân loại này, CP kinh doanh được chia thành CP trực tiếp và CP gián tiếp. - CP trực tiếp là các CP chỉ liên quan trực tiếp tới một đối tượng chịu CP như một loại sản phẩm, một dịch vụ hoặc một hoạt động, … tại một địa điểm nhất định. CP này tùy thuộc vào xác định đối tượng tập hợp CP của các DN. Nếu đối tượng tập hợp CP là loại sản phẩm, nhóm sản phẩm thì CP trực tiếp là giá mua, CP vận chuyển, CP bao gói sản phẩm, nếu vận chuyển, bao gói riêng cho nhóm hàng, loại hàng đó,..Nếu đối tượng tập hợp CP là các cửa hàng, CP trực tiếp là các CP phát sinh tại cửa hàng như tiền thuê cửa hàng, tiền điện, điện thoại, tiền thuê nhân viên bán hàng tại cửa hàng... - CP gián tiếp là các CP có liên quan đến nhiều đối tượng chịu CP như các loại sản phẩm khác nhau, các dịch vụ hoặc nhiều hoạt động, địa điểm khác nhau. CP này không thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu CP, vì thế được tập hợp chung và chỉ có thể xác định cho từng đối tượng thông qua phương pháp phân bổ gián tiếp. Nếu đối tượng tập hợp CP là nhóm hàng, ngành hàng CP gián tiếp là chi quảng cáo, chi vận chuyển chung, chi lương chung...
  • 22. 14 Cách phân loại này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật kế toán. Khi phát sinh các khoản CP gián tiếp cần phải áp dụng phương pháp phân bổ, kế toán cần lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để cung cấp các thông tin đáng tin cậy về CP của từng loại hàng hóa, từng cửa hàng trong DN. Bên cạnh đó, việc phân loại CP thành trực tiếp và gián tiếp còn có ý nghĩa trong việc xác định hiệu quả hoạt động của các bộ phận hay việc tiết kiệm CP vì thường các CP trực tiếp có thể xác định cách giảm thiểu được hoặc dễ dàng giảm thiểu được, còn CP gián tiếp rất khó để tiết kiệm CP. - Thời điểm và giá trị ghi nhận CP trên báo cáo tài chính (báo cáo kết quả kinh doanh) phải tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng: CP phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh CP. CP sản xuất kinh doanh và CP khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và CP. Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các CP liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả HĐKD trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ. Một khoản CP được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả HĐKD trong kỳ khi CP đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. Từ các quan điểm khác nhau về CP, tác giả nhận thấy đặc trưng cơ bản của CP trong DN là: CP trong hoạt động của DN được xác định là những phí tổn về vật chất, lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh của DN. CP làm giảm lợi ích kinh tế của các DN thu được trong kỳ kế toán dưới mọi hình thức khác nhau. CP củaDNphảiđượcđolường bằngtiền trong một khoảng thời gianxácđịnh. Độ lớn của CP phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: Khối lượng các yếu tố sản xuấtđã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị sản xuất đã haophí.
  • 23. 15 1.1.3. Những vấn đề chung về xác định kết quả kinh doanh Theo thông tư 200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì kết quả kinh doanh trong DN bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác[2]. Kết quả HĐKD: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, CP liên quan đến HĐKD bất động sản đầu tư như: CP khấu hao, CP sửa chữa nâng cấp, CP cho thuê hoạt động, CP thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), CP bán hàng và CP QLDN [2]. Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động tài chính với CP tài chính [2]. Kết quả hoạt động khác: Là chênh lệch giữa khoản thu nhập khác với CP khác [2]. Nguyên tắc phù hợp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh thể hiện sự phản ánh đúng kết quả kinh doanh. Việc ghi nhận doanh thu và CP phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản CP tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. CP tương ứng với doanh thu gồm CP của kỳ tạo ra doanh thu và CP của các kỳ trước hoặc CP phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Như vậy, CP được ghi nhận trong kỳ là toàn bộ các khoản CP liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kỳ đó không phụ thuộc khoản CP đó được chỉ ra trong kỳ nào. Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và CP nhằm xác định và đánh giá đúng kết quả kinh doanh của từng thời kỳ kế toán giúp cho các nhà quản trị có những quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả[2]. Do đó, kết quả HĐKD là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động tài chính, hoạt động khác của DN trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thu
  • 24. 16 nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ. Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Sau một kì kế toán, doanh nghiệp cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kì với yêu cầu chính xác và kịp thời. DT thuần về BH&CCDV = DT BH&CCDV - Các khoản giảm trừ DT [2] Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán [2] LN thuần từ HĐKD = LN gộp + (DTTC - CPTC) - (CPBH + CPQLDN) [2] Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác [2] Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế LN thuần từ = HĐKD + Lợi nhuận khác [2] Lợi nhuận kế toán sau thuế: Là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ thuế TNDN hay nói cách khác đây chính là kết quả kinh doanh cuối cùng của DN. Nếu lợi nhuận kế toán sau thuế < 0 (DN bị lỗ), nếu lợi nhuận sau thuế > 0 (DN kinh doanh có lãi). Lợi nhuận kế toán sau thuế = Lợi nhuận kế - toán trước thuế Chi phí thuế TNDN [2] Tóm lại, qua các khái niệm tác giả đề cập ở trên, theo quan điểm của tác giả về kết quả sản xuất kinh doanh trong DN cơ bản như sau: “Kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh là biểu hiện số tiền lãi hay lỗ từ các hoạt động của DN trong một thời kỳ nhất định của DN”.
  • 25. 17 1.2. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dƣới góc độ kế toán tài chính 1.2.1. Nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chi phối đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh 1.2.1.1. Chuẩn mựckế toán số 01-Chuẩn mựcchung Chuẩn mực chung quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC DN. Các nguyên tắc cơ bản quy định trong chuẩn mực: Cơ sở dồn tích: Theo đoạn 03 chuẩn mực số 01: “Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của DN liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, CP phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tn tại và tương lai” [1]. h hnh tài chính của DN trong quá khứ, hiện Hoạt động liên tục: Theo đoạn 04 chuẩn mực số 01, “BCTC phảiđược lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục HĐKD bình thường trong tương lai gần, nghĩa là DN không cóý định cũng nhưkhông buộc phảingừng hoạtđộng hoặc phảithu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thựctếkhácvới giả định liên tục thì BCTC phảilập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC” [1]. Giá gốc: Theo đoạn 05 chuẩn mực số 01, tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể [1]. Phùhợp: Theo đoạn06chuẩn mực số 01 thì “việc ghinhận doanhthuvà CP phảiphùhợp vớinhau. Khighinhận mộtkhoản doanhthu thìphảighinhận một khoản CP tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó” [1]. CP
  • 26. 18 tương ứng với doanh thu gồm CP của kỳ tạo ra doanh thu và CP của kỳ trước hoặc phảitrả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Nhất quán: Theo đoạn 07 chuẩn mực số 01 “các chính sách và phương pháp kếtoán DN đã chọn được áp dụng thống nhấtítnhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phảigiải trình lý do và ảnh hưởng của sự thayđổi đó trong phần thuyết minh BCTC” [1]. Thận trọng: Trong đoạn 08 chuẩn mức số 01,“thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn” [1]. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: (i) Phải lập dự phòng nhưng không lập quá lớn; (ii) Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và khoản thu nhập; (iii) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và CP. Do đó, doanh thu và thu nhập chỉ ghi nhận khicó bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn CP phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh CP. Trọng yếu: Theo đoạn09 chuẩn mực số 01, “thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặcthiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC”. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các saisót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phảiđược xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính [1]. 1.2.1.2. Chuẩn mực kế toán số 14 –Doanh thu và thu nhập khác Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Theo đoạn 10 chuẩn mực số 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau [1]: + DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. + DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
  • 27. 19 + Doanh thu được xác định tương đốichắc chắn. + DN đãthu được hoặc sẽthu được lợi íchkinh tế từgiao dịch bánhàng. + Xác định được CP liên quanđến giao dịchbán hàng. Đối với doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia: Theo đoạn 24 của chuẩn mực số 14, doanh thu từ tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức, lợi nhuận được chia của DN phảithỏa mãn đồng thờihai(2) điều kiện sau [1]: + Có khả năng thu được lợiích kinh tế từ các giao dịch đó. + Doanh thu được xác định tương đốichắc chắn. Đối với thu nhập khác: thu nhập khác bao gồm có thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; thu tiền phạt khách hàng do viphạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồithường; thu được các khoảnnợ phải thu đãxóa sổ tính vào CP kỳ trước; khoản nợ phảitrả nay mất chủ được ghităng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại và các khoản thu khác. 1.2.1.3. Chuẩn mực kế toán số 02-Hàng tồn kho Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc. Kết quả kinh doanh muốn được chính xác và phản ánh một cách chính xác thì phải xác định các yếu tố tham gia vào quá trình này. Trong đó yếu tố giá gốc hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế toán kết quả kinh doanh ở DN. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: CP mua, CP chế biến và các CP liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại[2]. Trong đó: CP mua của hàng tồn kho bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, CP vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình mua hàng và các CP liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua[2]. Kế toán hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp[2]: + Phương pháp tính theo giá đích danh
  • 28. 20 + Phương pháp bình quân gia quyền + Phương pháp nhập trước, xuất trước Ngoài ra một số chuẩn mực kế toán khác chiphốikế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh trong DN như: Chuẩn mực kế toán số 03 -Tài sản cố định hữu hình, Chuẩn mực kế toán số 04- Tài sản cố định vô hình, Chuẩn mực kế toán số 21 -Trình bày BCTC... 1.2.1.4. Chuẩn mực kế toán số 17- chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận kế toán: Là Lợi nhuận lãi hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế TNDN, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ, được xác định theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở tính thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồiđược) [2]. Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán tạo ra các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và CP cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với CP thuế thu nhập của DN theo chế độ kế toán áp dụng. Các khoản chênh lệch này được phân thành hai loại: Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong BCĐKT và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là[2]: Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế TNDN: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.
  • 29. 21 Chênh lệch vĩnh viễn: Là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế TNDN phát sinh từ các khoản thu, thu nhập khác, CP được ghi vào lợi nhuận kế toán nhưng không được tính vào thu nhập, CP khi tính thuế thu nhập chịu thuế TNDN. Hoặc ngược lại, các khoản doanh thu, thu nhập khác, CP được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN nhưng không được tính vào lợi nhuận kế toán. CP thuế TNDN (hoặc thu nhập thuế TNDN): Là tổng CP thuế thu nhập hiện hành và CP thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận lãi hoặc lỗ của một kỳ. Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập DN phải nộp (hoặc thu hồi được)tínhtrênthunhập chịuthuế vàthuế suấtthuế TNDNcủanăm hiện hành[2]. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là khoản thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại:Là thuế TNDN sẽ được hoàn lạitrong tương lai tính trên các khoản: (i) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ, (ii) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng (iii) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng[2]. 1.2.2. Kế toán doanhthu bán hàng và thu nhập khác 1.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ  Chứng từ kế toán Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sử dụng các chứng từ [2]: + Hợp đồngkinh tế, hợp đồngthươngmại, hóađơnGTGT (đốivớiDN tính thuế GTGT theo PP khấu trừ), hóa đơn bán hàng (đối với DN tính thuế GTGT theo PP trực tiếp), bảng thanh toán hàng đạilư, kư gửi, thẻ quầy hàng, …
  • 30. 22 + Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm chi, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng, … + Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại, …  Tài khoản sử dụng Để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán sử dụng các TK sau [2]: - TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Nội dung TK 511: TK này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn. Ngoài ra để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu kế toán sử dụng TK 521. - TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu Nội dung TK 521: TK này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: CKTM, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. TK này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp. TK này có 03 TK cấp 2: TK 5211 - CKTM, TK 5212 - Hàng bán bị trả lại, TK 5213 - Giảm giá hàng bán. + Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. + Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hoặc không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. + Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hoặc không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. - Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau[2]:
  • 31. 23 + Khoản CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh; + Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh CKTM, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì DN được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:  Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải CKTM, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành BCTC, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên BCTC của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).  Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải CKTM, bị trả lại sau thời điểm phát hành BCTC thì DN ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau). - Bên bán hàng thực hiện kế toán CKTM theo những nguyên tắc sau[2]: + Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản CKTM cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ CKTM) thì DN (bên bán hàng) không sử dụng TK này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CKTM (doanh thu thuần). + Kế toán phải theo dõi riêng khoản CKTM mà DN chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ CKTM (doanh thu gộp). - Bên bán hàng thựchiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau [2]: + Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì DN
  • 32. 24 (bên bán hàng) không sử dụng TK này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần). + Chỉ phản ánh vào TK này các khoản giảm trừ do được chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất... - Đối với hàng bán bị trả lại: TK này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Kế toán phải theo dõi chi tiết CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang TK 511 - "doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.  Phương pháp kế toán [2] Tài khoản511: Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Sơ đồ 1.1 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán) Tài khoản521: Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu (Sơ đồ 1.2 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán) 1.2.2.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính  Chứng từ kế toán Kế toán doanh thu HĐTC sử dụng các chừng từ như: phiếu thu, báo có, giấy thông báo về cổ tức hoặc lợi nhuận được chia, các chứng từ nhận lãi được hưởng, các chứng từ về mua bán ngoại tệ và mua bán chứng khoán…  Tài khoản sử dụng Kế toán doanh thu HĐTC sử dụng TK 515 – doanh thu hoạt động tài chính(doanh thu HĐTC). TK này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu HĐTC khác của DN. Khi sử dụng TK này cần tôn trọng một số quy định sau [2]:
  • 33. 25 - Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu. - Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoạitệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãigiữa giá ngoạitệ bán ra và giá ngoạitệ mua vào. - Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà DN mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó. - Đối với khoản thu nhập từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, doanh thu được ghi nhận vào TK 515 là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc.  Phương pháp kế toán [2] Tài khoản 515: Trình tự kế toán doanh thu hoạt động tài chính (Sơ đồ 1.3 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán) 1.2.2.3. Kế toán thu nhập khác  Chứng từ kế toán Kế toán thu nhập khác sử dụng một số chừng từ như [2]: (1) Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Căn cứ vào hóa đơn GTGT, chứng từ thanh toán (phiếu thu, giấy báo có...) kế toán phản ánh: Thu nhập khác của DN theo giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu ra phải nộp tương ứng, đồng thời phản ánh tiền mặt, TGNH theo tổng giá thanh toán nếu thanh toán ngay, trường hợp chưa thanh toán thì tăng khoản phải thu khách hàng theo tổng giá thanh toán. (2) Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế: Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế, phiếu thu, giấy báo có…kế toán phản ánh thu nhập khác của DN theo số bồi thường, đồng thời số dư tiền mặt, TGNH tăng tương ứng.
  • 34. 26 (3) Thu do DN được biếu tặng, viện trợ bằng hàng hóa, TSCĐ…:Căn cứ chứng từ: BB bàn giao tài sản, kế toán phản ánh doanh thu, thu nhập khác của DN theo giá do hội đồng đánh giá hoặc giá thị trường của TS nhận được, đồng thời phản ánh hàng hóa, TS đưa vào sử dụng. (4) Thu các khoản thu khó đòiđã xóa sổ, kế toán phản ánh tiền mặt, TGNH tăng tương ứng vớisố tiền nhận về, đồng thờiphản ánh thu nhập khác tăng tương ứng: Kế toán phản ánh các khoản phải trả người bán, phải trả khác giảm theo số nợ không xác định chủ nợ, đồng thời phản ánh thu nhập khác của DN tăng tương ứng. (5) Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoặc đầu tư bằng hàng hóa, TSCĐ... Trường hợp chênh lệch tăng DN có lợi, kế toán phản ánh giá gốc khoản đầu tư tài chính của DN tăng tương ứng với giá trị ghi sổ của hàng hóa, giá trị còn lại của TSCĐ, đồng thời phản ánh hàng hóa giảm theo giá trị ghi sổ, TSCĐ giảm tương ứng về mặt nguyên giá ,giá trị hao mòn lũy kế, phần chênh lệch tăng do hội đồng đánh giá lại TS kế toán phản ánh vào thu nhập khác  Tài khoản sử dụng[2] Tài khoản 711– Doanh thu khác Tài khoản này dùng để ghi nhận các khoản doanh thu khác ngoài doanh thu bán hàng, doanh thu thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp giá, doanh thu kinh doanh bất động sản như: doanh thu bán phế liệu, vật liệu, nhượng bán công cụ dụng cụ, và các khoản doanh thu khác.  Phương pháp kế toán Tài khoản711:Trình tự kế toán thu nhập khác (Sơ đồ 1.4 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán) 1.2.3. Kế toán chi phí 1.2.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán Trong doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán phản ánh giá trị xuất kho của số hàng hóa đã bán được hoặc giá thành thực tế dịch vụ hoàn thành,
  • 35. 27 đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.  Chứng từ kế toán[2] Kế toán giá vốn hàng bán sử dụng các chứng từ cơ bản sau: phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu nhập kho (trường hợp hàng bán bị trả lại), phiếu kế toán và các chứng từ tự lập khác có liên quan. + Khi xuất kho hàng hóa bán cho khách hàng: Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán tăng trong kỳ theo giá xuất kho của thành phẩm, hàng hóa, đồng thời phản ánh giá trị hàng hóa của DN giảm tương ứng. Kế toán sử dụng tài khoản Giá vốn hàng bán để hạch toán. + Khi hàng hóa đã bán cho khách hàng bị trả lại căn cứ phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, hợp đồng mua bán; kế toán phản ánh giá trị nhập kho trong kỳ tăng theo giá vốn của hàng bị trả lại, đồng thời phản ánh giá vốn của hàng giảm tương ứng.  Tài khoản kế toán[2] Kế toán giá vốn hàng bán sử dụng TK 632 – “ Giá vốn hàng bán” + Nội dung TK 632: TK này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành SX của sản phẩm xây lắp (đối với DN xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, TK này còn dùng để phản ánh các liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; Chi phí sửa chữa; Chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); Chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư… Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách
  • 36. 28 hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng. - Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán. - Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có). phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩm nhập kho, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chưa được xác định là tiêu thụ. - Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán. - Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.  Phương pháp kế toán[2] Tài khoản 632: Trình tự kế toán giá hàng bán với doanh nghiệp thương mại (Sơ đồ 1.5 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán) 1.2.3.2. Kế toán chi phí tài chính  Chứng từ kế toán Kế toán Chi phí tài chính: Tùy thuộc vào khoản mục Chi phí tài chính phát sinh mà các chứng từ được lập và sử dụng khác nhau như: phiếu chi, báo nợ ngân hàng, các chứng từ gốc liên quan (thông báo tỷ giá hối đoái, chứng từ về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ,…).  Tài khoản sử dụng[2] Để tập hợp và kết chuyển chi phí hoạt động tài chính xác định kết quả kinh doanh kế toán sử dụng TK 635 – “Chi phí tài chính”.
  • 37. 29 - Nội dung Tk 635: TK này phản ánh những khoản CP hoạt động tài chính là những hoạt động CP liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính DN. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: + Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng do thanh toán tiền trong thời gian được hưởng chiết khấu. + CP liên quan đến việc cho vay vốn, mua bán ngoại tệ (CP lãi vay vốn, chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ) + Các khoản CP tài chính phát sinh trong kỳ; Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước); Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết); Các khoản được ghi giảm CP tài chính; + CP liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính; đầu tư liên doanh, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con, (CP nắm giữ, thanh lý, chuyển nhượng các khoản đầu tư, các khoản lỗ trong đầu tư...), dự phòng giảm giá đầu tư tài chính... + Khi thu hồi, bán, chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn bị lỗ: Căn cứ hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán (phiếu thu, giấy báo có), BB giao nhận TS, kế toán phản ánh giá gốc các khoản đầu tư tài chính giảm đồng thời phản ánh tiền mặt, TGNH, hàng hóa, TSCĐ nhận về theo giá bán. Trường hợp giá trị nhận về nhỏ hơn giá gốc của khoản đầu tư tài chính bị lỗ, phần chênh lệch lỗ kế toán phản ánh vào CP hoạt động tài chính. Cuối kỳ trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính niên độ báo cáo phần giá trị dự kiến bị giảm giá của các khoản đầu tư tài chính để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp thiệt hại xảy ra trong năm kế hoạch (nếu giá thị trường các đầu tư tài chính của DN hiện có thường xuyên bị giảm so với giá mua thực tế,
  • 38. 30 DN nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn). Căn cứ vào bảng trích lập dự phòng, các chứng từ chứng minh sự giảm giá tài sản. Kế toán phản ánh CP tài chính tăng theo mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, đồng thời phản ánh dự phòng giảm giá đầu tư tăng tương ứng. - Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây: + Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; + Chi phí quản lý doanh nghiệp; + Chi phí kinh doanh bất động sản; + Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản; + Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác; + Chi phí khác.  Phương pháp kếtoán[2] Tài khoản635: Trình tự kế toán chi phí tài chính (Sơ đồ 1.8 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán) 1.2.3.3. Kế toán chi phí bán hàngvà chi phí quản lý doanh nghiệp  Chứng từ kế toán[2] Kế toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý DN tùy thuộc vào các khoản mục Chi phí mà các chứng từ được lập và sử dụng khác nhau như: bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản CĐ, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu chi, báo nợ của ngân hàng,…  Tài khoản sử dụng[2] Kế toán chi phí bán hàng CP bán hàng là toàn bộ các CP liên quan đến quá trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ bao gồm: CP nhân viên bán hàng, CP dụng cụ đồ dùng, CP khấu hao TSCĐ, CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác. Để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 641 – “Chi phí bán hàng”.
  • 39. 31 - Nội dung TK 641: TK này dùng để phản ánh các CP thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm: + CP chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, CP bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), CP bảo quản, đóng gói, vận chuyển,... + CP tiền lương và các khoản phụ cấp của nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành. + CP khấu hao TSCĐ: Định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán phản ánh CP khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng theo số tiền phân bổ vào CP bán hàng, phản ánh hao n TSCĐ tăng tương ứng. + CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền phục vụ cho quá trình bán hàng như: tiền điện, nước, điện thoại... Các khoản Chi phí bán hàng không được coi là Chi phí tính thuế thu nhập DN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm Chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập DN để làm tăng số thuế thu nhập DN phải nộp. Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp[2] CP quản lý DN là toàn bộ CP liên quan đến HĐKD, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn DN bao gồm: CP tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương thuộc bộ phận quản lý DN, CP đồ dùng văn phòng, CP khấu hao TSCĐ, thuế, phí, lệ phí, CP dự phòng như các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả, CP dịch vụ mua ngoài phục vụ
  • 40. 32 chung toàn DN, CP khác bằng tiền. Thông qua các tài khoản chi tiết CP quản lý DN. Để phản ánh tình hình tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642 – “Chi phí quản lý DN”. - Nội dung Tk 642: TK này phản ánh các Chi phí quản lý và điều hành chung của toàn DN, bao gồm: + CP tiền lương, các khoản phụ cấp của nhân viên quản lý DN và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành. + CP khấu hao TSCĐ: Định kỳ, căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán phản ánh CP khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý DN theo số tiền phân bổ vào CP quản lý DN, đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ tăng tương ứng. + CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác phục vụ cho quá trình quản lý DN như tiền điện, nước, điện thoại, chi tiếp khách, công tác phí... Các khoản Chi phí quản lý DN không được coi là Chi phí tính thuế thu nhập DN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm Chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập DN để làm tăng số thuế thu nhập DN phải nộp. Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở DN. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý DN vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh"  Phương pháp kế toán[2] Tài khoản 641: Trình tự kế toán chi phí bán hàng (Sơ đồ 1.6 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán) Tài khoản 642: Trình tự kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (Sơ đồ 1.7 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)
  • 41. 33 1.2.3.4. Kế toán chi phíkhác  Chứng từ kế toán[2] Kế toán chi phí khác sửdụng một số chừng từ như: (1) CP thanh lý, nhượng bán TSCĐ Căn cứ BB thanh lý TSCĐ, BB bàn giao tài sản.. kế toán phản ánh CP khác theo GTCL của tài sản, hao mòn tài sản theo giá trị hao mòn lũy kế tài sản, đồng thời phản ánh nguyên giá tài sản giảm tương ứng. (2) Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, phiếu chi, giấy báo nợ.. kế toán phản ánh CP khác của DN theo số tiền bồi thường, bị phạt thuế, truy nộp thuế.. đồng thời phản ánh tiền mặt, TGNH theo số tiền nộp phạt hay số thuế phải nộp ngân sách nhà nước tăng theo số tiền bị phạt thuế, khoản phải nộp khác tăng theo số tiền truy nộp thuế. (3) Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoặc đầu tư khác bằng hàng hóa, TSCĐ. Trường hợp chênh lệch giảm, DN bị thiệt hại, kế toán phản ánh giá gốc khoản đầu tư tài chính của DN tăng tương ứng với giá trị ghi sổ của hàng hóa, GTCL của TSCĐ, đồng thời phản ánh giá trị hàng hóa giảm theo giá trị ghi sổ, TSCĐ giảm tương ứng về mặt nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế nếu đầu tư bằng TSCĐ, phần chênh lệch giảm do hội đồng đánh giá lại tài sản kế toán phản ánh vào CP khác.  Tài khoản sử dụng[2] CP khác là các khoản CP của các hoạt động ngoài HĐKD tạo ra doanh thu của DN bao gồm: CP thanh lý nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có), chênh lệch lỗ do đánh giá lại hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các khoản chi khác. Để tập hợp và kết chuyển chi phí khác xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 811 – “ Chi phí khác”
  • 42. 34 Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: + Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; + Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; + Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; + Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); + Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; + Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; + Các khoản chi phí khác. Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp  Phương pháp kế toán[2] Tài khoản 811: Trình tự kế toán chi phí khác (Sơ đồ 1.9 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán) 1.2.3.5. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp  Chứng từ kế toán[2] Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp sử dụng tờ khai thuế thu nhập DN để ghi nhận số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp vào CP thuế TNDN. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế cơ quan thuế thông báo phải nộp  Tài khoản sử dụng[2]
  • 43. 35 Để tập hợp chi phí thuế TNDN và kết chuyển xác định kết quả kinh doanh sử dụng TK 821 – “Chi phí thuế TNDN” - TK này dùng để phản ánh CP thuế TNDN của DN bao gồm CP thuế TNDN hiện hành và CP thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả HĐKD sau thuế của DN trong năm tài chính hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc: + Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm; + Hoàn nhập tàisản thuếthu nhập hoãn lại đã được ghinhậntừ các năm trước. - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc: + Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm; + Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước. Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
  • 44. 36 - Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót. - Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”. - Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán. Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. - Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. - Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.  Phương pháp kế toán[2] Tài khoản821: Trình tự kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Sơ đồ 1.10 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán) 1.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh  Chứng từ kế toán[2] Kế toán xác định KQKD sử dụng chủ yếu các chứng từ tự lập như: Bảng tính kết quả HĐKD, kết quả khác; Tờ khai tạm tính thuế TNDN; Tờ khai quyết toán thuế TNDN; Bảng xác định thuế TN hoãn lại phải trả,…  Tài khoản sử dụng[2]
  • 45. 37 Kế toán KQKD sử dụng các TK chủ yếu sau: - TK 911 - Xác định KQKD. TK này dùng để xác định và phản ánh kết quả HĐKD và các hoạt động khác của DN trong một kỳ kế toán năm. TK này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả HĐKD của kỳ kế toán. Kết quả HĐKD phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại HĐKD có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ. - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.  Phương pháp kếtoán[2] Tài khoản 911: Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh (Sơ đồ 1.11 Phụ lục I – Sơ đồ kế toán)