SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG TIẾNG ANH,
TIẾNG ĐỨC VÀ CÁCH BIỂU ĐẠT
TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG TIẾNG ANH,
TIẾNG ĐỨC VÀ CÁCH BIỂU ĐẠT
TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÂM QUANG ĐÔNG
Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lâm Quang Đông, đã luôn
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học - Trường
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo môi trường
thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Bích Ngọc
1
M ỤC L ỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 4
2.Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 5
4.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
5.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 6
6.Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................... 7
1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................7
1.1.1. Đạitừvàđạitừnhânxưng......................................................................................7
1.1.2. Xưnghô.......................................................................................................................9
1.1.3. Một số vấn đề về lý thuyết lịch sự và vai giao tiếp trong ngôn ngữ...........12
1.2. Đại từ nhân xƣng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tƣơng
đƣơng trong tiếng Việt...........................................................................................15
1.2.1. ĐạitừnhânxưngtrongtiếngAnh........................................................................15
1.2.2. ĐạitừnhânxưngtrongtiếngĐức.......................................................................16
1.2.3. ĐạitừnhânxưngtrongtiếngViệtvàcácphươngtiệnxưnghôkhác...........20
Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................................28
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG TIẾNG
ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT ................29
2.1. Thực hiện chức năng ngữ pháp: quy chiếu các ngôi nhân xƣng............29
2.1.1. Đạitừnhânxưngngôithứnhất............................................................................29
2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai...................................................................34
2.1.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba....................................................................39
2.2. Thực hiện chức năng lịch sự..........................................................................47
2.2.1. Chức năng thể hiện tính lịch sự của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh.47
2.2.2.ChứcnăngthểhiệntínhlịchsựcủacácđạitừnhânxưngtrongtiếngĐức...48
2
2.2.3. ChứcnăngthểhiệntínhlịchsựcủacáctừxưnghôtrongtiếngViệt............49
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................................52
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH ĐẠI TỪ NHÂN
XƢNG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT QUA MỘT SỐ
BẢN DỊCH TIÊU BIỂU ...............................................................................54
3.1. Một số lý thuyết về chuyển dịch và khái niệm tƣơng đƣơng trong dịch
thuật .............................................................................................................................54
3.2. Phân tích cách chuyển dịch đại từ nhân xƣng trong tác phẩm tiếng Anh
và tiếng Đức sang tiếng Việt..................................................................................55
3.2.1.Đạitừnhânxưngtrongtácphẩm“Schneewittchen”(thuộcbộ“Grimms
Märchen”)vàbảndịchsangtiếngViệtcủadịchgiảHữuNgọc.................................57
3.2.2. Đạitừnhânxưngtrongtácphẩm“Thewildswans”(thuộcbộ“Andersen’s
FairyTales”)vàbảndịchsangtiếngViệtcủacácdịchgiả NguyễnVănHảivàVũ
MinhToàn.............................................................................................................................69
Tiểu kết chƣơng 3..........................................................................................76
KẾT LUẬN....................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................80
NGUỒN TƢ LIỆU ........................................................................................84
PHỤ LỤC.......................................................................................................85
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt.....................................................20
Bảng 2: Đại từ nhân xưng trong 3 ngôn ngữ ..................................................53
Bảng 3: Đại từ nhân xưng trong “Schneewittchen” và cách chuyển dịch sang
tiếng Việt.........................................................................................................58
Bảng 4: Đại từ nhân xưng trong “The wild swans” và cách chuyển dịch sang
tiếng Việt.........................................................................................................70
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con
người cũng như sự hợp tác trong công việc không chỉ bó hẹp trong phạm vi
đất nước Việt Nam mà còn mở rộng ra môi trường quốc tế. Tiếng Anh, một
trong những ngôn ngữ quốc tế đã và đang đóng vai trò là phương tiện giao
tiếp giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa, giữa các công ty, tổ chức quốc tế
và giữa các cộng đồng. Có thể nói rằng, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay,
tiếng Anh đã trở thành điều kiện tiên quyết để mỗi quốc gia hòa nhập vào đại
gia đình thế giới.
Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Đức cũng là một trong năm thứ tiếng quốc tế
được Liên hợp quốc công nhận. Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức xác lập
quan hệ ngoại giao từ năm 1975. Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO, mối quan hệ này càng được củng cố khăng khít và bền
chặt hơn. Tiếng Đức từ lâu cũng đã được đưa vào giảng dạy ở Việt Nam và
trong xu thế hội nhập hiện nay tiếng Đức ngày càng khẳng định được vai trò
của mình.
Đại từ nhân xưng là một chủ điểm ngữ pháp tuy nhỏ nhưng lại đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp ở bất kỳ ngôn ngữ nào, đặc biệt là
trong giao tiếp của người Việt. Người nước ngoài nào khi học tiếng Việt cũng
đều gặp khó khăn khi sử dụng các đại từ nhân xưng tiếng Việt trong giao tiếp.
Còn người Việt Nam khi học các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh và
tiếng Đức thì lại gặp khó khăn vì các đại từ nhân xưng trong những ngôn ngữ
này có tính chất biến hình hay biến đổi theo các cách khác nhau. Xuất phát từ
những điểm này chúng tôi muốn thực hiện nghiên cứu về hệ thống đại từ nhân
5
xưng trong hai ngôn ngữ phương Tây là tiếng Đức và tiếng Anh, đồng thời
xem xét những cách biểu đạt tương đương của các đại từ đó trong tiếng Việt.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là miêu tả và phân tích cách sử dụng
của các đại từ nhân xưng tiếng Anh, tiếng Đức trong các tình huống giao tiếp
cụ thể, đồng thời đối chiếu các đại từ đó với các từ xưng hô tương đương
trong tiếng Việt để thấy được những điểm tương đồng cũng như những điểm
khác biệt trong các ngôn ngữ này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đại từ nhân xưng trong tiếng
Anh, tiếng Đức và các từ xưng hô tương ứng trong tiếng Việt. Luận văn tập
trung khảo sát cách sử dụng đại từ nhân xưng trên cơ sở tư liệu từ các tác
phẩm văn học tiêu biểu viết bằng tiếng Anh và tiếng Đức đã được dịch sang
tiếng Việt, chủ yếu là truyện cổ tích và một số đoạn hội thoại giao tiếp trong
các ngôn ngữ này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ
pháp sau:
- Phương pháp miêu tả và phân tích: Miêu tả những đặc điểm của đại
từ nhân xưng trong các ngôn ngữ và phân tích cách sử dụng các đại
từ đó trong các tình huống khác nhau.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh liên ngôn ngữ, liên văn hóa
(tiếng Anh, tiếng Đức, và tiếng Việt) để tìm ra những nét tương
đồng và dị biệt giữa các đại từ nhân xưng trong các ngôn ngữ.
6
- Thủ pháp thống kê: tập hợp các số liệu, lập bảng, phân tích để rút ra
các kết quả nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm và giúp hiểu biết sâu sắc hơn cách sử
dụng đại từ nhân xưng tiếng Anh, tiếng Đức trong mối liên hệ với các ngôi,
các vai giao tiếp cũng như các cách xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt xét trên
bình diện ngôn ngữ và văn hóa.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần bổ sung cứ liệu văn hóa để đưa vào giảng dạy đối
chiếu văn hóa tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt như một ngoại ngữ liên
quan đến việc sử dụng đại từ nhân xưng và từ xưng hô.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm có ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Hoạt động của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức
và từ xưng hô trong tiếng Việt
Chƣơng 3: Một số vấn đề chuyển dịch đại từ nhân xưng tiếng Anh,
tiếng Đức sang tiếng Việt qua một số bản dịch tiêu biểu
7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Đại từ và đại từ nhân xưng
1.1.1.1. Đại từ
Đại từ là một từ loại được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm và
đã được nhiều sách ngữ pháp tiếng Việt thống nhất đặt tên.
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (2001: 148), Nguyễn Hữu Quỳnh
quan niệm: “Đại từ là những từ dùng để chỉ sự vật, để xưng hô, để thay thế
cho danh từ, động từ, tính từ và cụm từ trong câu.”
Tác giả Nguyễn Văn Thành trong cuốn “Tiếng Việt hiện đại” (2003:
115) định nghĩa: “Đại từ là những từ dùng để chỉ người, chỉ vật, chỉ ngôi thứ
thay cho các danh từ cụ thể và để chỉ định xác định các danh từ, các đại từ
nhân xưng làm cho chúng có tính xác định rõ ràng.”
“Đại từ là từ loại không gọi tên sự vật, hiện tượng… mà thay thế cho
chúng, chức năng của đại từ giống như chức năng của danh ngữ. Đối với tiếng
Việt, một số nhà ngôn ngữ học cho rằng đại từ là loại thực từ có thể tự mình
làm thành một danh ngữ, trong một số trường hợp có thể làm trung tâm của
một danh ngữ. Người ta có thể chia đại từ thành đại từ xác định và đại từ bất
định, đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, đại từ phản chỉ, đại
từ quan hệ, đại từ tương hỗ.” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, 2010: 175)
“Đại từ là từ loại không định danh sự vật đối tượng mà chỉ định chúng
trong một ngữ cảnh nhất định (như nó, tôi, này, ấy, nào…)” (Nguyễn Như Ý,
1998: 580)
“Đại từ là những từ dùng để thay thế cho danh từ / danh ngữ; tức là đại
từ không gọi tên các sự vật, hành động, mà “chỉ ra” chúng.” (Vũ Đức Nghiệu,
2009: 301)
8
Có thể thấy rằng, các quan niệm trên đều thống nhất ở chỗ coi đại từ là
những từ dùng để chỉ người, chỉ vật , chỉ sự vật. Đại từ có thể thay thế cho các
từ loại trong câu như danh từ, động từ, tính từ…. Trong các ngôn ngữ, số
lượng đại từ không nhiều như danh từ, vị từ; mà ngược lại, có thể nói là rất ít,
không đáng kể nếu so sánh với danh từ, vị từ. Tuy nhiên, các đại từ có những
vai trò, ý nghĩa và chức năng rất đa dạng. Căn cứ vào những tiêu chí về ý
nghĩa, chức năng… đó, các tiểu loại của đại từ đã được phân định như: đại từ
nhân xưng, đại từ chỉ định. (Đinh Văn Đức, 2001: 204)
1.1.1.2. Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng là đối tượng nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi
tách phần này ra làm một mục riêng và chỉ tập trung nghiên cứu vào kiểu loại
đại từ này.
Các nhà Việt ngữ như: Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Bùi Minh
Toán đều phân biệt đại từ nhân xưng đích thực và các danh từ, danh ngữ dùng
trong xưng hô.
Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995: 352) ghi rõ: “Đại từ nhân xưng
(còn gọi là đại từ xưng hô) là đại từ dùng để tự xưng (ngôi thứ nhất), để gọi
người đối thoại (ngôi thứ hai), để gọi người hay sự vật thứ ba (ngôi thứ ba).
Đại từ nhân xưng gồm số ít và số nhiều”.
Nguyễn Kim Thản (1997: 276) cho rằng: “Đại từ nhân xưng gồm
có: tao, ta, mày, mi, nó, hắn, y, chúng và những đại từ gốc là danh từ: tôi,
tớ, họ…”
Nguyễn Hữu Quỳnh (1994: 163) quan niệm: Đại từ xưng hô là đại từ
được dùng để xưng hô hoặc thay thế và trỏ người. Đại từ xưng hô trong tiếng
Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời,
mượn các danh từ biểu thị quan hệ thân thuộc hay quan hệ xã hội”.
9
Để thống nhất trong việc khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi xin đồng
ý với quan điểm của Diệp Quang Ban (2010: 127) về đại từ nhân xưng: đại
từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao
tiếp (được phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ hay tổ hợp thực từ
tương ứng).
Đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một
cách chung nhất ở cương vị ngôi trong ý nghĩa của đại từ. Vì vậy, có thể phân
biệt đại từ dùng ở một ngôi xác định và đại từ có thể dùng được ở nhiều ngôi
khác nhau.
Như vậy, đại từ nhân xưng đích thực được chia thành ba ngôi: Ngôi
thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba và phân chia theo số ít và số nhiều.
Việc xưng hô theo ngôi trong tiếng Việt có đặc điểm riêng là không
chỉ dùng nhân xưng từ, mà còn dùng các lớp từ khác làm từ chỉ ngôi (Diệp
Quang Ban, 2005: 519). Các đại từ nhân xưng của tiếng Việt ít có sắc thái
trung tính. Bên cạnh các đại từ nhân xưng chuyên dùng tiếng Việt còn sử
dụng một số lượng lớn các từ và ngữ khác để xưng hô.
1.1.2. Xưng hô
1.1.2.1. Quan niệm
Xưng hô là một hành động ngôn ngữ, được thực hiện trong giao tiếp ở
tất cả các cộng đồng người, các dân tộc trên thế giới. Mỗi một ngôn ngữ đều
có hệ thống từ xưng hô của riêng ngôn ngữ đó. Hệ thống từ xưng hô này
không chỉ thực hiện chức năng xưng, gọi mà còn thể hiện đặc điểm ngôn ngữ,
đặc trưng tâm lý, đặc trưng văn hóa của dân tộc mình.
Có rất nhiều cách hiểu về xưng hô. Trong những năm đầu thế kỷ XX,
khái niệm xưng hô được hiểu là “tiếng kêu gọi” hoặc hành động “kêu gọi lẫn
nhau”, “gọi nhau” (Bùi Thị Minh Yến, 1994: 31).
10
Sau này, trong một số từ điển tiếng Việt, xưng hô được định nghĩa là
hành động “tự xưng mình và gọi người khác là gì đó để biểu thị tính chất
của mối quan hệ với nhau” (Hoàng Phê, 1994: 1200), hoặc là hành động
“tự xưng mình và gọi người khác trong giao tiếp…” (Nguyễn Như Ý, 1998:
1152), là “việc gọi nhau trong lúc giao thiệp” (Nguyễn Lân, 2000: 1215).
Như vậy, có thể thấy rằng, khái niệm xưng hô trong phần lớn các từ điển là
hành động nói năng, có chức năng biểu thị thứ bậc hay vai vế của những
người tham gia giao tiếp.
Trong các công trình nghiên cứu về Việt ngữ của các nhà ngôn ngữ
học, khái niệm xưng hô được trình bày một cách đầy đủ và khoa học hơn.
Nguyễn Văn Chiến (1993: 64) cho rằng: “xưng hô là một hành vi ngôn ngữ
được thực hiện trong giao tiếp…” Phạm Ngọc Thưởng tách bạch hai yếu tố
“xưng” và “hô”, trong đó: “xưng là hành động người nói dùng một biểu
thức ngôn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình
đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình”, còn “hô là hành
động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong
lời nói” (Phạm Ngọc Thưởng, 1999: 12). Theo quan điểm này, xưng hô đã
được coi là một hành động, một hành vi ngôn ngữ có chức năng đưa người
nói và người nghe vào trong giao tiếp.
Các quan niệm nêu trên đều thống nhất ở chỗ coi xưng hô là hành
động tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất
của mối quan hệ. Xưng hô bao gồm hai yếu tố Xưng và Hô. Xưng ứng với
ngôi nhân xưng thứ nhất, hô ứng với ngôi nhân xưng thứ hai. Các phương
tiện nhân xưng ngôi thứ nhất là sự tự quy chiếu của người nói. Các phương
tiện nhân xưng ngôi thứ hai là sự quy chiếu đến người nghe. Chức năng
của xưng hô là chỉ thị người nói, người nghe trong một cuộc hội thoại.
11
1.1.2.2. Các phương tiện xưng hô
Phương tiện xưng hô là những đơn vị từ, ngữ dùng để xưng hô nhằm
chỉ vai người nói người nghe trong hoạt động giao tiếp. Phương tiện xưng hô
bao gồm đại từ nhân xưng và các phương tiện xưng hô khác. Về đại từ nhân
xưng chúng tôi đã trình bày trong phần 1.1.1.2, dưới đây chúng tôi chỉ trình
bày về các phương tiện xưng hô khác.
“Từ xưng hô là toàn bộ những đơn vị từ vựng để người nói tự xưng,
để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ người thứ ba vắng mặt trong cuộc
giao tiếp. Còn đại từ xưng hô là một từ loại, hay chính xác hơn là một bộ phận
của từ loại đại từ được dùng để xưng hô” (Nguyễn Thị Trung Thành, 2007: 2)
Theo quan điểm của các nhà Việt ngữ trước đây như Cao Xuân Hạo
(2001), Nguyễn Đức Thắng (2002) đều cho rằng: “Bên cạnh nhóm đại từ
nhân xưng đích thực dùng trong xưng hô, người Việt còn dùng các “đại từ
nhân xưng lâm thời” gồm các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề
nghiệp để xưng hô”. Diệp Quang Ban (2005: 288) nhấn mạnh: “Trong xưng
hô, chính lớp từ thứ hai tức danh từ chỉ quan hệ thân tộc cho thấy rõ nhất
nghĩa liên nhân của nhân xưng từ trong tiếng Việt.
Như vậy, trong giao tiếp, người Việt thường mượn các từ chỉ quan hệ
gia đình, nghề nghiệp, chức vụ, học hàm, học vị… để xưng gọi, đặc biệt là
các từ chỉ quan hệ gia đình chiếm số lượng lớn và xuất hiện trong nhiều môi
trường hoạt động của con người. Bởi vì, trong giao tiếp, người nói thường
hướng tới người đối thoại với hai thái độ: lịch sự hoặc không lịch sự gắn với
bốn kiểu sắc thái biểu cảm: trang trọng, trung hoà, thân mật, suồng sã và thô
tục, khinh thường. Mặt khác, trong giao tiếp, xưng hô thường thể hiện ở hai
phạm vi: Xưng hô trong gia tộc và xưng hô ngoài xã hội. Điểm đặc biệt trong
giao tiếp của người Việt là quan hệ giữa người và người trong gia tộc chuyển
thành quan hệ giữa người và người trong xưng hô ngoài xã hội. Trong giao
12
tiếp, những người tham gia giao tiếp cần phải thực hiện đúng vai giao tiếp của
mình. Ngoài ra, mỗi cá nhân đều phải tuân thủ những quy tắc giao tiếp đã
được xã hội chấp nhận như những chế định. Một trong những quy tắc và
chiến lược quan trọng luôn được chú ý trong giao tiếp là nhân tố lịch sự. Các
nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra cả một lý thuyết liên quan tới vấn đề này gọi là
lý thuyết lịch sự.
1.1.3. Một số vấn đề về lý thuyết lịch sự và vai giao tiếp trong ngôn ngữ
1.1.3.1. Lý thuyết lịch sự trong ngôn ngữ học
Lịch sự là một phạm trù gắn liền với lịch sử phát triển của các nền văn
hoá, trong đó phản ánh các nền nếp văn hoá của dân tộc. Mặt khác, lịch sự
cũng gắn với sự phát triển văn hoá của từng cá nhân. Như vậy, lịch sự được
thực hiện bởi từng cá nhân trong từng nền văn hoá cụ thể. Các chiến lược lịch
sự là những phương thức mà mỗi cá nhân ý thức được trong nền văn hoá của
mình và cố gắng thực hiện chúng, nhưng việc thực hiện các chiến lược lịch sự
phải được cộng đồng chấp nhận, tức là phải tuân theo các chế định xã hội. Do
đó một hành vi lịch sự ở nơi này lại có thể không phải là thích hợp với cách
quan niệm về lịch sự ở một miền đất khác. Mỗi dân tộc đều có những quan
niệm khác nhau về tính lịch sự trong giao tiếp.
Vấn đề lịch sự trong giao tiếp được các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan
tâm từ những năm 70 của thế kỷ XX. Kể từ đó tới nay, đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến những công trình của các tác
giả như Brown và Levinson, Kerbrat - Orecchioni, Leech, Grice.
Leech cho rằng các hoạt động giao tiếp phải tuân theo một quy tắc cơ
bản: “Hãy lịch sự”, đó chính là các nguyên tắc lịch sự (Principles of
Politeness). Nguyên tắc này không liên quan đến khái niệm thể diện mà liên
quan đến khái niệm cái mất và cái được (Leech, 1983: 132).
13
Theo Penelope Brown và Stephen Levinson, ý niệm về lịch sự bao giờ
cũng gắn liền với ý niệm về thể diện vốn có tính phổ quát trong nhân loại
(Brown P. and Levinson S., 1987). Ý niệm về thể diện thì bao giờ cũng gắn
liền với những niềm tin và những bảng giá trị nhất định. Các niềm tin và bảng
giá trị này thay đổi theo từng nền văn hoá, và trong mỗi nền văn hoá, thay đổi
theo từng giai đoạn lịch sử.
Như vậy, lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Phép
lịch sự thể hiện qua mối quan hệ liên nhân trong tương tác, làm cho cuộc
tưỡng tác xã hội được hài hoà, các cá nhân tham dự cảm thấy dễ chịu, thoải
mái và góp phần đưa cuộc tương tác đến thành công. Do đó, để có thể tiếp
xúc liên văn hoá, người học cần phải tìm hiểu, ngay từ đầu, các nguyên tắc
lịch sự của ngôn ngữ mà mình đang học.
1.1.3.2. Vai giao tiếp
Để có thể giao tiếp được với nhau, giữa những người tham gia giao
tiếp phải có một mối quan hệ qua lại nhất định, đó chính là quan hệ giao tiếp.
Quan hệ giao tiếp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ xã hội
chung, trên cơ sở cấu trúc của xã hội đó.
“Khi nói đến quan hệ giao tiếp là muốn nói đến mối quan hệ giữa các
thành viên tham gia một cuộc giao tiếp cụ thể. Là một “thực thể đa chức
năng”, mỗi một người có rất nhiều vai từ ở trong gia đình đến ra ngoài xã hội”
(Nguyễn Văn Khang, 1999: 199). Một người đàn ông ở trong gia đình là cha
trong quan hệ với con, là con trong quan hệ với cha, là chồng trong quan hệ
với vợ, là anh trong quan hệ với em… Ở ngoài xã hội, anh ta có thể là thủ
trưởng đối với nhân viên cấp dưới, nhưng lại là nhân viên trong quan hệ
với thủ trưởng cấp trên, là thầy giáo trong quan hệ với học sinh… Tất cả
14
những mối quan hệ đan xen ấy làm nên một mạng các quan hệ với rất
nhiều vai khác nhau.
Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, thực tế
được nói tới, hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm công
cụ. Trong giao tiếp, nhân vật giao tiếp luôn phải lựa chọn sẽ nói gì, nói như
thế nào và muốn có một sự lựa chọn đúng, người tham gia giao tiếp không
thể không tính đến mối quan hệ giữa bản thân với các thành viên tham gia
giao tiếp.
Các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng thuật ngữ vai giao tiếp để thể hiện
vị thế xã hội của nhân vật hội thoại. Có thể nói, vai giao tiếp là cơ sở mà các
nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện vị thế xã hội của mình
trong giao tiếp. Vị thế xã hội có thể phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác. Căn
cứ vào tuổi tác thì những người nhiều tuổi hơn ở bậc trên những người ít tuổi
hơn. Các cặp xưng hô trong tiếng Việt như: ông – cháu, chú – cháu, anh –
em, chị - em, bác – tôi… phản ánh sự khác biệt về tuổi tác của các nhân vật
giao tiếp.
Như vậy, “vai giao tiếp” là một khái niệm đặc biệt quan trọng trong
giao tiếp của người Việt. Nguyễn Văn Khang quy mối quan hệ giữa bản thân
người nói và các thành viên giao tiếp về hai mối quan hệ chính: quan hệ
quyền thế và quan hệ kết liên. Người nói phải xác định được vai của người
tham dự giao tiếp ở vào một quan hệ nào đó thì sẽ có sự lựa chọn phong cách
ngôn ngữ tương ứng để giao tiếp sao cho thoả đáng. Nếu vai của người giao
tiếp ở vào quan hệ quyền thế thì phải chọn phong cách ngôn ngữ tương đối
chính thức, còn khi vai của người giao tiếp ở vào quan hệ kết liên thì phong
cách ngôn ngữ có phần tuỳ tiện, thoải mái hơn.
15
1.2. Đại từ nhân xƣng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt
tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
1.2.1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh là một chủ điểm ngữ pháp thu hút
được sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngữ pháp học. Đại từ (pronoun) bắt
nguồn từ tiếng La-tinh “pro - nomen”, có nghĩa là “thay thế cho danh từ”. Kể
từ thế kỷ XVI khi lần đầu tiên thuật ngữ “đại từ nhân xưng” (personal
pronouns) xuất hiện, đã có rất nhiều quan niệm của các nhà ngôn ngữ về vấn
đề ngữ pháp này. Trong những định nghĩa về đại từ nhân xưng được đưa ra,
định nghĩa cho rằng đại từ nhân xưng “thay thế cho danh từ” hay “là từ thay
thế cho danh từ” được coi là những định nghĩa phổ biến nhất. Đại từ nhân
xưng còn được định nghĩa là “từ thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ”
(Leech và Svartvik 1975; Young 1984; Freeborn 1987; Crystal 1988;
Greenbaum 1991, McArthur 1992) (Dẫn theo Katie Wales, 1996: 5)
Từ điển Longman định nghĩa đại từ nhân xưng như sau: “Đó là một
hệ thống đại từ biểu thị một phạm trù ngữ pháp của ngôi, mà hệ thống các
từ này ở trong tiếng Anh được tạo bởi một loạt các hình thái từ đơn giản I,
you, we, he, she, it, they và các biến thể như me, mine, yours, him, his…”
(Richards, 1999: 459)
Các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh gồm có: I, you, he, she, it, they,
you (số nhiều).
Trong tiếng Anh không có sự phân biệt đại từ dựa vào mức độ thân
mật, trang trọng. Không có đại từ nhân xưng nào được sử dụng riêng biệt
trong các tình huống giao tiếp khác nhau như trong gia đình, giữa bạn bè hay
nơi làm việc… Đại từ “I”, “we” và “you” được sử dụng trong mọi tình huống
và cho mọi đối tượng:
16
- “Perhaps that‟s why I spend so much time at the gym.” (Richard
North Patterson, 2009: 19)
(Có lẽ đó là lý do vì sao tôi dành rất nhiều thời gian ở phòng tập.)
- “We‟re divorcing. It‟s really not her fault.” (Richard North
Patterson, 2009: 20)
(Chúng tôi ly dị. Thật sự là điều này không phải do lỗi của cô ấy.)
- “But if you take my voice, what have I left?” (Hans Christian
Andersen, 1993: 21)
“Nhưng nếu mụ lấy giọng hát của tôi thì tôi chẳng còn gì nữa ư?” (Bản
dịch tiếng Việt của Nguyễn Văn Hải và Vũ Minh Toàn, 2012)
Việc lựa chọn hình thức đại từ thích hợp để thay thế cho danh từ phụ
thuộc vào yếu tố số nhiều hay số ít, giống đực hay giống cái:
- Lan has come. She can help us lay the table. (Lan đến rồi. Cô ấy có
thể giúp chúng ta sắp xếp bàn ăn.) (“She” là đại từ thay thế cho danh từ
“Lan”, số ít, giống cái)
- The students are here. I have to tell them about the teatalk. (Sinh
viên đến rồi. Tôi phải nói với họ về buổi toạ đàm.) (“them” là đại từ thay thế
cho danh từ “the students”, số nhiều)
- Has Nam arrived? He will go with us to the conference. (Nam đến
chưa? Anh ấy sẽ cùng chúng ta đến dự hội thảo.) (“he” là đại từ thay thế cho
danh từ “Nam”, số ít, giống đực)
1.2.2. Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức
Từ điển Langenscheidt định nghĩa đại từ nhân xưng trong tiếng Đức
như sau: “Các đại từ thuộc lớp này có quan hệ đặc biệt với các danh từ khác.
Vì vậy chúng tôi xác định đại từ như “một từ được sử dụng thay cho danh từ
17
và đề cập đến cùng một người hay một vật như danh từ, ví dụ: anh ta, cô
ấy…” (Dieter Götz, Hünther Haensch, Hans Wellmann, 2003: 583)
“Đại từ nhân xưng là những từ dùng thay thế cho danh từ, và biểu thị
người, vật và sự vật.” (Götze/Hess-Lüttich 1999: 263)
Đại từ nhân xưng tiếng Đức có thể được phân chia theo nhiều cách
khác nhau như tiêu chí dụng học, tiêu chí ngữ pháp...Với tiêu chí dụng học,
đại từ nhân xưng được nhìn nhận dưới góc độ khả năng tham gia giao tiếp
thực tế trong hội thoại. Khi được phân loại theo tiêu chí ngữ pháp, đại từ nhân
xưng tiếng Đức được phân chia theo ngôi ngữ pháp, tức là theo ngôi thứ nhất
(I. Person), ngôi thứ hai (II. Person) và ngôi thứ ba (III.Person). Chúng tôi xin
lựa chọn cách phân loại này để trình bày trong phần phân loại đại từ nhân
xưng trong tiếng Đức.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất bao gồm các đại từ nhân xưng “ich”
và “wir” trong đó “ich” thay thế cho một người còn “wir” thay thế cho nhiều
người. Cả hai đại từ này đều được sử dụng cho người nói/người viết.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai gồm các đại từ “du”, “ihr” và “Sie”.
“Du” và “ihr” là dạng thức xưng hô thân mật, được sử dụng trước hết
là giữa những thành viên trong gia đình, hay giữa những người bạn với nhau,
những người trẻ tuổi. Ngoài ra, hai đại từ nhân xưng này cũng được sử dụng
giữa những người đồng nghiệp tại nơi làm việc, các tổ chức, xưng hô với trẻ
em… “du” được dùng với một người cụ thể, “ihr” dùng với nhiều người
(nhưng không bao giờ dùng cho người nói). “Ihr” trước đây cũng thường
được sử dụng khi nhà vua gọi các thần dân của mình.
- “Sie” (luôn luôn được viết hoa) là dạng thức lịch sự của đại từ nhân
xưng ngôi thứ 2 và được dùng cho cả số ít và số nhiều. Đại từ này được dùng
trong các tình huống giao tiếp trang trọng, giữa những người không thân quen
(thường là người lớn tuổi).
18
Ví dụ:
- Số ít: Herr Schulze, wir begrüβen Sie herzlich in unserer Schule.
- Số nhiều: Sehr geehrte Damen und Herren, wir begrüβen Sie in
unserer Werkstatt.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba gồm các đại từ “er”, “sie”, “es” (số ít) và
“sie” (số nhiều). Các đại từ này có những đặc điểm sau:
Về đặc điểm chức năng, các đại từ nhân xưng thuộc nhóm này có
chức năng thay thế cho người hay vật, sự việc được nhắc đến.
- sie (số nhiều) dùng để thay thế cho một danh từ số nhiều.
- er, sie, es dùng để thay thế cho một danh từ số ít. Để lựa chọn giữa
er, sie, es người ta dựa vào quy tắc giới tính ngữ pháp.
Đại từ “es” là một đại từ đặc biệt. “Er” và “sie” chỉ thay thế cho một từ,
“es”có thể thay thế cho một từ hoặc cả câu:
Ví dụ:
- Magst du das Handy? Ja, es ist wunderbar! (es thay thế cho một danh
từ) (Bạn có thích chiếc điện thoại đó không? Có, nó tuyệt lắm!)
- Ist sie schnell? Ja, sie ist es. (es thay thế cho cả câu) (Cô ấy có nhanh
nhẹn không? Có.)
Sự lựa chọn giữa “sie” và “er” là phụ thuộc vào giống của danh từ: sie
chỉ có thể được dùng để chỉ một danh từ thuộc giống cái và “er” dùng để chỉ
danh từ giống đực. “Es” thì vừa được dùng để chỉ danh từ giống trung, vừa có
thể dùng như một chủ ngữ giả:
Ví dụ:
- Sehen Sie die Jungen und Mädchen dort? Es sind meine
Studenten. (Anh có nhìn thấy những cậu bé và cô bé ở đằng
kia không? Đó là sinh viên của tôi.)
19
- Es regnet. (Trời mưa.)
- Es ist schon spät. (Đã muộn rồi.)
Trong tiếng Đức có sự chia động từ. Động từ được chia theo chủ ngữ,
tức là cho các ngôi nói trên khi xưng hô.
Việc chia động từ này hết sức quan trọng vì chủ ngữ (Subjekt) trong
tiếng Đức có thể hoán vị, không phải lúc nào cũng đứng ở vị trí thứ nhất. Để
nhận ra chủ ngữ người ta phải dựa vào dạng thức được chia của động từ
(konjugiertes Verb, Prädikat, vị ngữ).
Như vậy, trong tiếng Đức có 10 đại từ nhân xưng tương ứng với các
ngôi giao tiếp:
Số ít (Singular):
ich Ngôi thứ nhất
du, Sie Ngôi thứ hai
er, sie, es Ngôi thứ ba
(Ngôi thứ ba số ít được chia ra ba giống: giống đực, giống cái và
giống trung)
Số nhiều (Plural):
wir Ngôi thứ nhất
ihr, Sie Ngôi thứ hai
sie Ngôi thứ ba
20
1.2.3. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và các phương tiện xưng hô khác
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật tham gia giao tiếp
dùng ngôn ngữ để tạo lập quan hệ. Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt bao
gồm nhiều từ loại khác nhau nhằm đáp ứng tính đa dạng trong xưng hô và đạt
hiệu quả giao tiếp nhất định. Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt có thể phân
thành hai nhóm: nhóm đại từ nhân xưng đích thực và nhóm các phương tiện
xưng hô khác.
1.2.3.1. Đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng Việt
Diệp Quang Ban (2005) căn cứ vào vai nhân vật tham gia quá trình
giao tiếp cùng với sự phân biệt về số lượng nhân vật ở mỗi vai đó để chia đại
từ nhân xưng đích thực theo bảng phân loại sau:
Bảng 1: Đại từ nhân xƣng trong tiếng Việt
Nhân vật trong
giao tiếp
Nhân xƣng từ
Số đơn Số nhiều ngoại
trừ
Số nhiều bao
gộp
Ngƣời nói:
Ngôi thứ nhất
tôi, tao, tớ (ta),
mình
chúng tôi, chúng
tao, chúng tớ
(ngôi thứ nhất số
nhiều loại trừ)
chúng ta, ta,
chúng mình (ngôi
thứ nhất số nhiều
bao gộp)
Ngƣời nghe:
Ngôi thứ hai
mày, mi chúng mày, bay,
chúng bay
Ngƣời đƣợc nói
đến:
Ngôi thứ ba
nó, hắn, y chúng nó, chúng
21
Đại từ nhân xưng “tôi”, “chúng tôi” tương đối trung tính và ít dùng
trong hoàn cảnh xưng hô thân mật. Trong phong cách ngôn ngữ khoa học, để
tạo tính khách quan cho bài viết, tác giả công trình thường xưng “tôi”, “chúng
tôi”. Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Đại từ nhân xưng “tôi”, “chúng tôi” không
có sự hô ứng ở ngôi thứ hai và ngôi thứ ba và phải thay bằng các từ xưng hô:
ông, bà, anh, chị… (Đinh Trọng Lạc, 2004: 171).
Đôi khi trong một số ngữ cảnh giao tiếp nhất định, việc dùng đại từ
nhân xưng “tôi” để xưng còn mang tính nghiêm túc. Chẳng hạn, trong hội
nghị, đại biểu có thể xưng “tôi” gọi đồng chí. Xưng “tôi” trong một số trường
hợp cũng có thể thể hiện sự khẳng định của “cái tôi” cá nhân.
“Tôi” cũng được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày giữa những
người không quen biết, giữa bạn bè… và thể hiện quan hệ ít thân thiết, có
khoảng cách giữa những người giao tiếp.
- Chị làm ơn cho tôi hỏi bây giờ là mấy giờ rồi ạ?
- Anh/Chị có thể giúp tôi điền vào phiếu khảo sát này được không?
Nhưng khi người nói sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” với đối tượng có
quan hệ thân thiết với mình mà bình thường mình sử dụng đại từ nhân xưng
khác “tôi” thì đại từ “tôi” báo hiệu sự rạn nứt quan hệ thân thiết vốn có.
- Tôi muốn cậu làm rõ vấn đề đó.
- Tôi muốn chúng ta nói chuyện thẳng thắn với nhau.
Đại từ nhân xưng “tao” có đại từ hô ứng: “mày”, “mi” (ngôi thứ hai);
“hắn”, “nó” (ngôi thứ ba). Trong giao tiếp, việc sử dụng cặp hô ứng “tao –
mày, mi”; “tao – nó”; “tao – hắn” mang hai sắc thái: hoặc thân mật, suồng sã,
hoặc tỏ vẻ coi thường, khinh miệt.
22
Ví dụ:
- Tao hỏi mày, mày là cái thá gì mà dám đến tranh cướp… của
tao hử? (Nguyễn Minh Ngọc, 2012: 159)
Trong ví dụ trên, hai nhân vật giao tiếp là hai người phụ nữ đang tranh
cãi nhau, thay vì xưng “chị - em” như giao tiếp với sắc thái trung hòa hay thân
mật, người nói xưng “tao” và gọi người nghe là “mày”. Cặp từ xưng hô “tao –
mày” trong tình huống này thể hiện thái độ khinh ghét, thù hằn của người nói
đối với người nghe.
Tuỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp, cặp xưng hô “tao – mày” còn mang
sắc thái thân mật và thường được giới trẻ dùng để gọi nhau:
Ví dụ: “Tao nhớ mày lắm đó! Tuần này mày có về quê không?”
Đại từ nhân xưng “hắn” dùng để chỉ người, khi sử dụng thường mang
sắc thái không thân mật, có phần miệt thị. Từ “y” chỉ người nam (hiện nay ít
dùng; để chỉ người nữ trước đây cũng dùng từ “thị”, đối lập với “y”. Từ “nó”
chỉ người, vật được nhắc đến. “Nó” có thể dùng với sắc thái thân mật hoặc
khinh miệt, suồng sã. Trong ví dụ dưới đây, “nó” là đại từ được người chị
dùng để gọi người em với ý nghĩa thân mật:
- Nó nằm trong buồng ấy, chắc vừa ngủ. Ở bên này chị nấu cơm ăn
xong hãy về bên ấy. (Thanh Phúc, 2010: 13)
Trong khẩu ngữ, hiện tượng “nó” làm thành phần đồng ngữ của danh từ
là hiện tượng rất phổ biến:
- Tình cảnh tôi nó bó buộc lắm!
Đại từ “ta”, “chúng ta” bao gồm người nói và người nghe. “Chúng ta”
luôn luôn được xác định là số nhiều, còn “ta” có thể là số ít hoặc số nhiều.
23
“Ta” cũng được dùng để đại diện cho một tập thể, hoặc đặt mình ở vị thế bề
trên nói với bề dưới:
- Ta thương cảnh khổ của nhà ngươi. Vậy ta giúp nhà ngươi làm giàu.
(Nguyễn Thị Huế, 2014: 66)
Ngày nay, trong quan hệ bạn bè, khi giao tiếp, giới trẻ cũng sử dụng
đại từ “ta” để xưng thể hiện sự thân mật gần gũi mà không có ý tỏ thái độ
ngạo mạn:
- “Chiều nay ta đi xem phim đi!”
Đại từ nhân xưng “họ” là đại từ nhân xưng số nhiều, dùng cho người lớn và
tỏ thái độ bình thường. “Chúng”, “chúng nó” dùng để gọi trẻ em hoặc khi người
nói tự đặt mình ở cương vị cao hơn và tỏ vẻ coi thường hoặc miệt thị.
“Mình” có thể là đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ nhất, số ít với cách sử
dụng như đại từ “tôi” trong khẩu ngữ và trong thể nhật ký. “Mình” cũng có
thể được dùng để xưng hô giữa vợ và chồng. Lúc này, “mình” được dùng ở
ngôi thứ hai:
- “Bao giờ mình định nói chuyện với con?
Trên đây là cách sử dụng của các đại từ xưng hô đích thực trong tiếng
Việt. Để đạt hiệu quả giao tiếp thì người tham gia giao tiếp phải lựa chọn các
phương tiện xưng hô sao cho đạt được mục đích giao tiếp. Bên cạnh đó, việc
lựa chọn các phương tiện xưng hô không chỉ thể hiện nét đẹp văn hoá trong
ứng xử của người Việt, mà việc lựa chọn từ xưng hô sao cho đúng mực, hợp
chuẩn còn thể hiện tính lịch sự, chuẩn mực trong xưng hô. Điểm đặc biệt
trong tiếng Việt là các đại từ nhân xưng thường mang sắc thái biểu cảm, ít
mang sắc thái trung tính như tiếng Anh, tiếng Đức… Do vậy, trong giao tiếp
thay vì sử dụng các đại từ nhân xưng, người Việt có xu hướng sử dụng các
24
danh từ, danh ngữ làm phương tiện xưng hô. Bởi vì, việc sử dụng các danh từ,
danh ngữ làm phương tiện xưng hô không chỉ thể hiện tính lịch sự trong giao
tiếp mà còn phù hợp với nguyên tắc “xưng hô nâng bậc” hay “xưng khiêm hô
tôn” của người Việt.
1.2.3.2. Các phương tiện xưng hô khác trong tiếng Việt
a. Danh từ thân tộc
Danh từ thân tộc là một lớp từ đặc biệt trong tiếng Việt. Nguyễn Tài
Cẩn (1975: 141) đã viết: “Trong danh từ chỉ người, trước hết phải nói đến
những danh từ chỉ quan hệ thân thuộc. Số lượng những danh từ này khá
phong phú, phong phú hơn ở những tiếng như tiếng Nga, tiếng Pháp chẳng
hạn.” Sở dĩ như vậy là vì trong tiếng Việt:
- Có sự phân biệt bậc trên và bậc dưới: bác/chú, anh/em, chị/em.
- Có sự phân biệt bên nội và bên ngoại: bác, chú/cậu; cô/dì.
- Có sự phân biệt bên có quan hệ máu mủ với bên không có quan hệ
máu mủ: bác, chú, cậu/dượng; cô, dì/mợ, thím.
Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc là một nhóm từ thường có thể dùng với
hai ý nghĩa: dùng với ý nghĩa chính xác của chúng để xưng hô với các thành
viên trong gia đình, và dùng với ý nghĩa mở rộng để xưng hô ở ngoài xã hội
với những người vốn không có quan hệ thân thuộc gì với mình. Một trong
những phong cách giao tiếp ngôn ngữ của người Việt là giữ gìn tôn ti trật tự
trong giao tiếp. Do vậy, trong phạm vi gia đình, các danh từ thân tộc có sự
phân biệt về vai vế, tuổi tác giữa các thành viên. Ngoài ra, danh từ thân tộc
được dùng trong phạm vi gia đình cũng thể hiện sự phân biệt về giới tính, gia
hệ, quan hệ hôn nhân cũng như các mức độ tình cảm.
Các danh từ thân tộc không chỉ được sử dụng trong phạm vi gia đình
người Việt mà còn được sử dụng để giao tiếp ngoài xã hội. Trong đó các từ
25
thân tộc như: “ông, bà, cụ, anh, chị, em, chú, bác” được sử dụng thông dụng
nhất. Nếu như người Anh gặp nhau ngoài xã hội họ có thể chỉ xưng hô bằng
cặp đại từ “I – you”, người Đức xưng hô bằng cặp đại từ “Ich – Sie/du” thì
đối với người Việt, người nói lại cần nghĩ ngay xem người đang nói chuyện
với mình đáng tuổi ông/bà/chú/bác/cô/anh/chị để xưng hô cho phải phép, nếu
không sẽ là vi phạm quy tắc xưng hô của người Việt.
Trong tiếng Việt, xưng hô bằng các danh từ thân tộc là một trong
những tác nhân quan trọng để vun đắp, duy trì mối quan hệ tình cảm giữa các
nhân vật giao tiếp dựa trên quan hệ huyết thống. Mặt khác, việc dùng các
danh từ thân tộc trong giao tiếp xã hội phù hợp với ngữ cảnh, đối tượng giao
tiếp còn thể hiện chiến lược giao tiếp của người Việt.
Sử dụng danh từ thân tộc trong xưng hô là nét khác biệt nhất giữa tiếng
Anh, tiếng Đức và tiếng Việt vì trong tiếng Anh và tiếng Đức, từ chỉ thân tộc
hầu như không được sử dụng để xưng hô. Ngược lại, trong tiếng Việt, từ chỉ
thân tộc lại được sử dụng rất nhiều. Lấy ví dụ “uncle” trong tiếng Anh. Từ
này được dùng để chỉ anh, em của bố hoặc mẹ. Khi tìm từ tương đương trong
tiếng Việt, chúng tôi thấy rằng tiếng Việt cũng có một lớp từ diễn tả mối quan
hệ gia đình như thế, nhưng lại phức tạp hơn nhiều. Trong tiếng Việt, từ “bác”
để chỉ anh trai của bố hoặc mẹ, “chú” để chị em trai của bố hoặc mẹ. Tuy
nhiên, từ “bác” lại được dùng trong giao tiếp để gọi một người cùng trang lứa
với bố mẹ, ngay cả khi người đó không có quan hệ gì về huyết thống. Hoặc từ
“chú” có thể được dùng để gọi người nghe “Từ sáng đến giờ chú câu được
mấy con cá rồi?” “Bác cứ về đi rồi em bảo cháu mang sang cho bác”.
Người Việt xưng hô theo hai bên nội ngoại nhưng người Anh thì dùng
chung không phân biệt: ông nội, ông ngoại (grandfather); bà nội, bà ngoại
(grandmother); dì, cô (aunt); cậu, chú, bác (uncle)…
26
Trong tiếng Việt, các từ: con, cháu, em, cô, dì, chú, bác… được sử
dụng rộng rãi trong xưng hô nhưng trong tiếng Anh những từ tương đương
như aunt, uncle… lại không được dùng để xưng hô trực tiếp.
b. Tên riêng
Trong giao tiếp, ngoài cách xưng hô bằng đại từ hoặc danh từ thân tộc,
xưng hô bằng tên riêng cũng được sử dụng. Việc sử dụng cách hô gọi này cho
chúng ta thấy được mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Bởi vì, khi các
nhân vật giao tiếp sử dụng tên riêng để xưng hô thì ít nhất giữa họ phải có sự
quen biết từ trước. Hơn nữa, việc dùng tên riêng cũng thể hiện tính lịch sự
trong giao tiếp. Việc dùng tên riêng để gọi khi chưa xác định rõ vai giao tiếp
sẽ bị coi là bất lịch sự, đe dọa thể diện của người nghe.
Việc xưng hô bằng tên riêng được sử dụng khá rộng rãi trong giao tiếp
ở gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong phạm vi gia đình, cách xưng hô này
thể hiện được tình cảm trìu mến giữa các thành viên trong gia đình. Ví dụ
trong gia đình, có nhiều trường hợp vợ chồng, anh chị em hay bề trên gọi con
cháu bằng tên riêng, thậm chí có trường hợp con cháu gọi bề trên bằng tên
riêng kèm theo từ chỉ quan hệ. Còn ngoài xã hội, trong giao tiếp giữa những
người cùng lứa tuổi, bằng vai thì cách xưng hô bằng tên riêng có thể rút ngắn
khoảng cách giữa những người giao tiếp và đồng thời dễ tạo cảm giác bình
đẳng, thân thiện giữa họ.
c. Danh từ chức vị dùng trong xưng hô
Ngoài lớp danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vị cũng được dùng làm từ
xưng hô. Người Việt có thể dùng từ chỉ chức vụ hoặc cương vị xã hội thay
cho nhân xưng từ ngôi thứ hai:
Ví dụ: - Giám đốc cho gọi em ạ?
27
- Thưa giám đốc, giám đốc cho gọi em ạ?
- Thưa giám đốc, công ty bạn mời giám đốc đi dự tiệc ạ.
Chúng tôi xin nêu ra đây những danh từ chỉ chức vị thường gặp trong
giao tiếp của người Việt: thủ tướng, phó thủ tướng, tổng bí thư, bộ trưởng,
đại sứ, chủ tịch (nước), phó chủ tịch (nước), tổng giám đốc, phó tổng giám
đốc, thứ trưởng, tổng cục trưởng, cục trưởng, chánh án, viện trưởng, giáo
sư, tiến sĩ…
d. Một số từ ngữ khác
Ngoài các phương tiện xưng hô như đã nêu, người Việt còn sử
dụng một số từ, tổ hợp từ định vị không gian như “đây, đấy, đằng ấy,
đằng này”. Các từ này chỉ được dùng trong quan hệ thân hữu giữa những
nhân vật giao tiếp.
- Đằng ấy đi đâu mà về muộn thế?
- Mặc, đây không biết. (Đây tương đương với tôi, tớ)
28
1.3. Tiểu kết chƣơng 1
“Đại từ là một nhóm rất quan trọng ở trong ngôn ngữ, và thường là
một nhóm từ ít có hiện tượng vay mượn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Vì vậy đem hệ thống đại từ ra so sánh là một hiện tượng rất thú vị và rất có ý
nghĩa về mặt loại hình học.” (Nguyễn Văn Thành, 2003: 115)
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt có điểm
chung là đều được lựa chọn sử dụng tùy theo ngôi giao tiếp; dùng để “chỉ ra”
và thay thế cho các danh từ/ danh ngữ.
Trong tiếng Anh và tiếng Đức, đại từ nhân xưng biểu hiện sắc thái
trung tính, không thể hiện nhiều sắc thái văn hóa, tính tầng bậc tôn ti. Trong
tiếng Việt, các từ biểu hiện tương đương với đại từ nhân xưng trong tiếng
Anh và tiếng Đức không chỉ là đại từ nhân xưng mà còn là các danh từ xưng
hô. Các danh từ này còn được dùng nhiều hơn, phổ biến hơn các đại từ nhân
xưng đích thực. Các từ xưng hô phản ánh trực tiếp các mối quan hệ gia đình
thân thuộc và tính chất quan hệ xã hội, phản ánh trình độ nhận thức, thái độ
tình cảm của người nói với người nghe. Chính vì vậy các từ xưng hô rất đậm
sắc thái biểu cảm. Trong hoạt động giao tiếp, những nhân tố như nhân vật
giao tiếp; mục đích, nội dung giao tiếp; tình huống giao tiếp đều ít nhiều tác
động ảnh hưởng tới việc lựa chọn, sử dụng từ xưng hô.
29
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG
TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT
2.1. Thực hiện chức năng ngữ pháp: quy chiếu các ngôi nhân xƣng
2.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
2.1.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít
Như chúng tôi đã trình bày trong chương 1, đại từ nhân xưng ngôi
thứ nhất số ít dùng để chỉ và thay thế cho một người nói / người viết.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít trong tiếng Anh là đại từ “I”.
Đại từ này luôn được viết hoa khi ở vị trí chủ ngữ trong câu. Đặc điểm này
khác với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Ich” trong tiếng Đức và “Tôi” trong
tiếng Việt:
- Yesterday I met Lan and Nga in the park.
- Gestern habe ich Lan und Nga im Park getroffen.
- Hôm qua tôi gặp Lan và Nga trong công viên.
Trong tiếng Đức, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít là đại từ “ich”.
Đại từ này chỉ được viết hoa (Ich) khi nó đứng đầu câu.
Trong tiếng Việt, các từ xưng hô tương đương với “I” và “ich” bao
gồm “tôi”, “tao”, “ta”, “mình”… Tuy nhiên, việc lựa chọn các từ xưng hô đó
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các đại từ “tôi”, “tao” được những thành
viên có vị trí cao hơn trong gia đình sử dụng. “Tao” được sử dụng nhiều hơn
“tôi”, vì trong phạm vi gia đình, “tôi” mang tính chất xa cách và không thân
thiện. Trước đây, đại từ “ta” cũng được sử dụng để xưng hô trong gia đình,
đặc biệt là các gia đình quý tộc. Nay cách sử dụng đó không còn nữa. Trong
phạm vi gia đình, các thành viên xưng hô với nhau chủ yếu bằng các danh từ
thân tộc, quy tắc sử dụng các danh từ này phụ thuộc vào thứ bậc trong gia
30
đình, tuổi của các thành viên, thành viên tham gia giao tiếp là nam hay nữ…
Ví dụ, một người khi ở nhà sẽ là chồng (trong quan hệ với vợ), là cha (trong
quan hệ với con cái). Song với cha mẹ mình thì lại là con, với ông bà nội
ngoại lại là cháu, với bố mẹ vợ lại là con rể.
Khi mối quan hệ giữa những người giao tiếp không rõ ràng hoặc tình
huống giao tiếp là trung tính, từ biểu đạt tương đương với đại từ nhân xưng
“I” và “ich” trong tiếng Việt là “tôi”. Đại từ “tôi” mang tính chất trung lập và
lịch sự.
Ngoài ra, “I” hay “ich” có thể được biểu đạt bằng các đại từ nhân xưng
đích thực trong tiếng Việt như “ta, “tao”. Cả hai đại từ này đều thể hiện tính
“tự cao” của người nói khi tham gia giao tiếp, tuy nhiên vẫn có một vài khác
biệt nho nhỏ giữa cách sử dụng của hai đại từ này. “Ta” trong thời kỳ trước
đây là từ xưng hô của những người thuộc tầng lớp trên, qua đó thể hiện vị trí
của họ trong xã hội, ví dụ:
“Lạ thật! Kinh đô của ta ở đây cả ba đời, có bao giờ dòng suối đục ngầu
đâu, chắc hẳn có những buôn làng mới dựng ở phía trên ngọn nước đã làm
vẩn đục dòng suối của ta. Ta phải cho lính đi theo dòng suối triệt hạ ngay
buôn làng mới, và bắt tên chủ làng về đây hỏi tội.” (Bảo Tiên, 2013: 74)
“Tao” lại không được sử dụng trong tình huống trên. “Tao” mang tính
chất không trang trọng, do vậy đại từ này chỉ được sử dụng giữa những người
đã quen biết nhau khá rõ. Ngoài trường hợp đó ra, “tao” lại mang ý nghĩa
khác, đó là không lịch sự hay đe dọa:
“Da hätt ich Lust, mich schmutzig zu machen,” (Grimms Märchen,
Frau Holle)
“Tao mà lại có hứng làm việc ấy ư, làm cho bẩn người ra à!” (Bản
dịch của Hữu Ngọc, Bà chúa tuyết)
31
Ngoài các đại từ nhân xưng đích thực đã phân tích ở trên, từ xưng hô
tương đương với “I” và “ich” còn bao gồm một loạt các danh từ thân tộc trong
tiếng Việt.
Trong tiếng Anh và tiếng Đức, khi người con xưng hô với cha mẹ
mình, họ vẫn chỉ sử dụng đại từ nhân xưng “I” hay “ich”. Còn trong tiếng
Việt, từ xưng hô được sử dụng phổ biến nhất là “con”, có trường hợp sử dụng
là “em”. Ví dụ:
- Mẹ ơi, cuối tuần này con về mẹ nhé!
- Mợ để em chở mợ sang nhà cậu chơi nhé!
Trường hợp xưng hô ngoài xã hội, khi những người là bạn bè hay có
quan hệ thân thiết xưng hô với nhau, họ có thể dựa vào tuổi tác và mối quan
hệ để lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu người nói và người
nghe bằng tuổi nhau, người nói có thể xưng là “tớ / mình / đây / đằng này”,
nếu người nói ít tuổi hơn người nghe, người nói có thể xưng là “em”, còn khi
người nói nhiều tuổi hơn người nghe thì có thể xưng là “anh / chị”.
Tuy nhiên, nếu xét về mối quan hệ thân thiết trong gia đình, đặc biệt là
trong gia đình người Việt, người nghe có khi chỉ bằng tuổi con của người nói,
nhưng có khi người nói lại phải gọi người nghe bằng “chú” và xưng bằng
“cháu”, thậm chí gọi “bác/ông” xưng “cháu”. Đây là nét văn hoá đặc biệt
trong giao tiếp của gia đình Việt Nam.
2.1.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều
Khi có nhiều người cùng tham gia giao tiếp hay người nói muốn đại
diện cho một tập thể, người nói sẽ sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số
nhiều. Các đại từ này dùng để chỉ một nhóm người nói/ người viết.
32
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều trong tiếng Anh là đại
từ “we”.
Trong thời kỳ trước đây, “we” chủ yếu được sử dụng bởi những người
thuộc tầng lớp cao quý như vua, hoàng hậu, những người đứng đầu bộ tộc…
để xưng hô trong những dịp trang trọng.
“We” cũng được các phóng viên, tác giả của các bài viết sử dụng để
thể hiện quan điểm của nhóm tác giả trên các tờ báo, tạp chí, website.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều trong tiếng Đức là đại từ
“wir”, dùng để chỉ một nhóm người nói/ người viết.
Thông thường, từ biểu đạt tương đương của “we” và “wir” trong tiếng
Việt là “chúng tôi”, “chúng ta”. Tuy vậy, cách sử dụng của các đại từ này
cũng có điểm khác nhau:
“Chúng tôi” là để chỉ người nói ngôi thứ nhất số nhiều và không bao
gồm người nghe:
- We come from Stuttgart.
- Wir kommen aus Stuttgart.
- Chúng tôi đến từ thành phố Stuttgart.
“Chúng ta” để chỉ chính bản thân người nói và cả người nghe:
“Wie es aber draussen war, sprachen die drei Männerchen
untereinander: „Was sollen wir ihm schenken, weil es so artig und gut ist und
sein Brot mit uns geteilt hat?‟ (Grimms Märchen, Die drei Mannlein im
Walde)
“Khi cô đang quét tuyết ở sau nhà, ba người lùn nói chuyện với nhau:
„Cô ấy hiền lành và tốt bụng quá, chia bánh cho chúng ta ăn, giờ chúng ta
nên cho cô ấy cái gì nhỉ?” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Ba người lùn trong rừng)
33
Trong tiếng Việt, những người trẻ tuổi hay những người có quan hệ
thân thiết thường sử dụng những cụm từ như “chúng mình”, “bọn mình”,
“chúng tao”. Riêng từ “chúng tao”, nếu những người tham gia giao tiếp có
mối quan hệ thân thiết thì từ này mang nghĩa tốt, ngoài trường hợp như vậy,
nó mang nghĩa khiêu khích và không lịch sự.
Trong các tài liệu văn học cổ tiếng Đức, đại từ “wir” còn được giới quý
tộc như vua chúa dùng để xưng hô, thể hiện uy quyền của mình. Với cách sử
dụng này, trong tiếng Việt có hai đại từ nhân xưng tương ứng là “ta” và
“trẫm”.
“Trẫm” trước đây chỉ được nhà vua sử dụng. Từ này hiện nay đã là từ
cổ và không được sử dụng nữa. Chúng tôi xin dẫn ra dưới đây một ví dụ về từ
“trẫm” được dùng trong tác phẩm văn học:
“Trẫm rất cảm ơn nhà ngươi đã giúp trẫm trong việc xây dựng lớn này.
Trẫm cho nhà ngươi hòm ngọc này để thưởng công. Thế nhưng, tất cả những
điều tai nghe mắt thấy ở dưới này, ngươi không được nói cho bất kỳ một ai
biết.” (Nguyễn Thị Huế, 2014: 291)
“Ta” vừa có ý nghĩa chỉ cho một số người chung chung, ví dụ: “Nhìn
vào biểu đồ này ta sẽ thấy…” Ngoài ra, khi người nói sử dụng đại từ nhân
xưng “ta” là đã thể hiện sự “tự cao” của mình.
Trong khoa học, “wir” được sử dụng để chỉ một nhóm tác giả cùng phát
minh, sáng tạo hay nhận xét về một vấn đề nào đó:
Schweinegrippe, Vogelgrippe, Ebola und jetzt Marburg. Jeden Tag gibt
es neue Nachrichten über gefährliche Viren. Aber wie schlimm sind sie
wirklich? Wir haben eine Top-10 der gemeinsten Viren zusammengestellt.
(nguồn: DW, 12.10.14, 14h30)
34
(Cúm lợn, cúm gà, Ebola và giờ là Marburg. Mỗi ngày lại có những tin
tức mới về những loại vi rút nguy hiểm. Nhưng chúng thật sự nguy hiểm đến
mức nào? Chúng tôi thống kê ra đây 10 loại vi rút nguy hiểm nhất trên thế
giới.) (Phần tự dịch của tác giả luận văn)
Trong tiếng Việt, các từ tương đương được sử dụng là “chúng tôi”, “tác giả”:
“Với hướng tiếp cận này, qua những nguồn ngữ liệu cụ thể, chúng tôi
sẽ khảo sát những biểu hiện và diễn biến cụ thể của từ vựng từ thời tiếng Việt
cổ cho đến tiếng Việt ngày nay.” (Vũ Đức Nghiệu, 2011: 8)
Có thể thấy, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số nhiều trong tiếng Anh,
tiếng Đức và tiếng Việt đều dùng để đại diện hoặc thay thế cho một nhóm
người nói/ người viết . Tuy nhiên điểm khác biệt với đại từ nhân xưng trong
tiếng Việt là trong tiếng Anh và tiếng Đức các đại từ “we” và “wir” trước đây
từng dùng để chỉ riêng và thay thế cho các tầng lớp quy tộc như vua, chúa.
Trong tiếng Việt, các từ xưng hô tương đương với “we” và “wir” như “chúng
tôi”, “chúng tao”, “chúng ta”… được sử dụng tùy vào những hoàn cảnh giao
tiếp khác nhau (lịch sự, trang trọng/ suồng sã; bao gồm người nói/ không bao
gồm người nói…).
2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai
2.1.2.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít trong tiếng Anh là đại từ “you”.
Trong thời kỳ trung đại và cận đại, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số
ít là đại từ “thou”. Đại từ này thể hiện sự thân mật, suồng sã. Ngược lại, đại từ
“you” (số nhiều) lại là dạng thức lịch sự và trang trọng.
Ngôn ngữ thay đổi theo sự phát triển của kinh tế và xã hội. “You”
ngày càng được xem là thể hiện cho sự giao tiếp lịch sự. Đại từ này dần trở
35
thành đại từ chuẩn mực thể hiện ngôi thứ hai trong giao tiếp, cả số ít và số
nhiều. Đại từ này nhanh chóng được sử dụng bởi các tầng lớp trong xã hội và
các nhóm ngôn ngữ. (Ronald Carter và John Mc Rae, 2001)
“You” là dạng thức duy nhất để thể hiện ngôi thứ hai số ít, không
phân biệt người đang ở ngôi thứ hai đó là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, mối
quan hệ với người nói như thế nào.
Trong tiếng Đức, ngôi thứ hai số ít gồm có hai đại từ nhân xưng là
“du” và “Sie”.
Đại từ nhân xưng “du” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít, trước hết
được sử dụng trong phạm vi gia đình và những người thân thiết. Các thành
viên trong gia đình có thể gọi người đang giao tiếp với mình là “du” mà
không có sự phân biệt về tuổi tác hay thứ bậc của người nói/ người nghe.
Ngược lại, trong tiếng Việt, không có đại từ nhân xưng nào được sử
dụng chung để chỉ người đang giao tiếp với mình. Với trường hợp này, người
Việt sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ thân tộc để giao tiếp.
Để sử dụng đúng những từ ngữ xưng hô này, người ta phải đặc biệt chú
ý đến mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, nếu không sẽ dẫn
đến trường hợp hiểu lầm.
Trong tiếng Đức, đại từ nhân xưng “du” được sử dụng rộng rãi trong
phạm vi giao tiếp của những người trẻ tuổi và bạn bè. Với trường hợp này,
các từ biểu đạt tương đương trong tiếng Việt có thể là “cậu”, “ấy”, “bạn”,
“anh”, “em”, “đằng ấy”, “mày”… Riêng từ “mày” sẽ mang nghĩa thân mật,
suồng sã khi sử dụng giữa những người bạn, những người có quan hệ thân
thiết. Ngoài ra, “mày” có thể mang nghĩa thù hằn và khiêu khích:
36
“Es weinte, lief zur Stiefmutter und erzählte ihr das Unglück. Sie schalt
es aber so heftig und war so unbarmherzig, dass sie sprach: “Hast du die
Spule hinunterfallen lassen, so hol sie auch wieder herauf. (Grimms Märchen,
Frau Holle)
Cô khóc lóc chạy về kể chuyện không may ấy cho dì ghẻ nghe. Dì ghẻ
mắng cô thậm tệ, rồi nhẫn tâm bảo cô: “Mày đánh rơi ống sợi xuống đó thì
mày phải xuống đó mà mò nó lên!” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Bà chúa tuyết)
Không chỉ bạn bè hay những người thân quen sử dụng đại từ nhân xưng
“du” khi giao tiếp, mà cả những người yêu nhau cũng xưng hô với nhau bằng
“du”. Trong tiếng Việt, khi người con trai nói chuyện với người con gái, họ
có thể xưng hô với nhau bằng cặp từ “anh - em”. Và việc xưng anh / em trong
trường hợp này không phụ thuộc vào việc ai nhiều / ít tuổi hơn ai:
Đào đã đứng tựa người vào cột bương, cả thân người trên bị mái gianh
che tối, tiếng nói dịu đi như một hơi thở: “Anh Huân ạ, em muốn tâm sự với
anh một câu chuyện.” (Nguyễn Khải, 2000: 137)
Hai nhân vật trong đoạn trích này là Đào và Huân. Mặc dù Đào nhiều
tuổi hơn Huân, nhưng chị vẫn gọi Huân bằng “anh” và xưng mình là “em”.
Đại từ “Sie” – Dạng thức lịch sự
Nếu như trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng “you” là đại từ nhân xưng
duy nhất được sử dụng là ngôi thứ hai số ít trong giao tiếp cho dù là thân thiện
hay lịch sự thì trong tiếng Đức còn có một đại từ được dùng riêng để thể hiện
sự trang trọng và lịch sự của người nói khi gọi người đang giao tiếp với mình,
đó là đại từ nhân xưng “Sie”.
- Kommen Sie aus Deutschland? (Có phải anh đến từ nước Đức
không ạ?)
37
Đại từ nhân xưng “Sie” cũng được sử dụng thường xuyên trong giao
tiếp hàng ngày, đặc biệt là với người lớn tuổi hơn hoặc giữa hai người chưa
từng quen biết. Trong trường hợp này, từ biểu đạt tương đương trong tiếng
Việt thường là “anh” hay “chị”. Người Việt khi tham gia giao tiếp, nếu không
biết chắc người đang nói chuyện với mình nhiều hơn hay ít hơn tuổi của mình
thì thường lịch sự gọi người đó bằng “anh” hoặc “chị”.
Ich möchte ein Geschenk für meine Mutter kaufen. Können Sie mich
dieses Kleid sehen lassen? (Tôi muốn mua tặng cho mẹ tôi một món quà. Chị
có thể lấy cho tôi xem chiếc váy kia được không?)
Khi cần xưng hô trang trọng thì các từ xưng hô như “ông”, “bà”, “ngài”
sẽ được sử dụng.
DW (Kênh truyền hình và phát thanh Đức): Frau Ministerin, Sie sind
promovierte Mathematikerin. Was begeistert Sie so an der Mathematik?
(Thưa bà Bộ trưởng, là một tiến sỹ toán học, bà có thể chia sẻ cảm hứng khi
học môn toán được không ạ?)
(Trích bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đức Johanna Wanka, DW
– 12.10.2014, 15h00)
2.1.2.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều
Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, dạng số nhiều vẫn
được viết là “you”.
Như vậy, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít và số nhiều giống nhau về
mặt hình thức. Để tránh nhầm lẫn, một số phương ngữ đã khắc phục hiện
tượng này như sau: Ở vùng Nam Mỹ, để chỉ “you” với nghĩa số nhiều, người
ta dùng từ “y‟all” và “you‟uns”. Ở vương quốc cổ đại East Anglia có thấy
“you together”. Tại vùng Bắc Mỹ, Scotland, Ireland, Newzealand và Úc là từ
38
“youse”. Trong tiếng Anh Anh (British English) người ta còn thấy xuất hiện
“you lot” và trong tiếng Anh Mỹ (American English) là “you guys”.
Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều trong tiếng Đức gồm hai đại từ
là “ihr” và “Sie”.
Về đại từ “ihr” trong tiếng Đức:
Trong các tư liệu tiếng Đức cổ, đại từ nhân xưng “du” không được
miêu tả về mặt ngữ nghĩa. “Du” chỉ đơn giản là đại từ nhân xưng cổ nhất và
duy nhất dùng để chỉ ngôi thứ hai khi tham gia giao tiếp. Từ thế kỷ thứ XI cho
đến thế kỷ XV, trong hệ thống từ xưng hô của tiếng Đức có thấy xuất hiện hai
đại từ “du” và “ihr”. Đây là hai đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ hai, trong đó
“ihr” mang nghĩa lịch sự hơn. “Ihr” cũng được dùng để chỉ ngôi thứ hai số ít
và để gọi người đang giao tiếp với mình một cách trang trọng:
Der Bauer lächelte und sagte: “Ihr seid ein Graf oder Fürst oder gar ein
Herzog, vornehme Herren aber manchmal solch ein Gelüsten; Euer Wunsch
soll aber erfüllt werden.” (Grimms Märchen, Der Meisterdieb)
Bác nông dân mỉm cười nói: “Xem ra ngài là một bá tước hoặc hầu
tước, thậm chí có thể là một công tước. Những người quý phái như các ngài
đôi khi lại nổi hứng thế đấy. Được thôi, nguyện vọng của ngài sẽ được đáp
ứng!” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Vua trộm).
Hiện nay, “ihr” được dùng với nghĩa là đại từ nhân xưng dạng số nhiều
của “du”. Tương đương với đại từ này trong tiếng Việt có thể tìm thấy các từ
xưng hô “các bạn”, “các cậu”, “chúng mày”, “chúng bay”:
- Geht ihr in die Bibliothek?
- Các cậu đi thư viện đấy à?
39
Trong tiếng Đức, để gọi những người đang giao tiếp với mình một cách
lịch sự, người ta sử dụng đại từ “Sie” (luôn viết hoa và mang nghĩa số nhiều).
Đại từ này có hình thức giống hệt đại từ “Sie” (dạng thức lịch sự của ngôi thứ
hai số ít). “Sie” được sử dụng với những người nghe mà người nói mới gặp
lần đầu tiên, những người mà có mối quan hệ không thân thiết, hoặc với
những người nhiều tuổi hơn người nói.
Những từ xưng hô tương đương với “you” (số nhiều) và “Sie” (số
nhiều) trong tiếng Việt có thể tìm thấy là “các ông”, “các bà”, “ các anh”,
“các chị”…
- Sind Sie hier schon lange? Entschuldigung, ich habe ein bisschen
spät gekommen!
- Các anh đến đây lâu chưa? Xin lỗi tôi đến muộn một chút!
2.1.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba
Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba dùng để gọi người được nhắc đến
trong cuộc hội thoại.
2.1.3.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít
Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít gồm có 3 đại từ
là “he”, “she”, và “it”.
“He” được sử dụng khi nói về một người thuộc phái nam và “she”
được sử dụng khi nói về một người thuộc phái nữ:
- This is Jack. He‟s my brother.
- This is Angela. She‟s my sister.
Trong trường hợp người nói không chắc chắn người mình đang nhắc
đến là nam hay nữ, người nói sẽ sử dụng đại từ nhân xưng “they” để thay thế
cho danh từ đang được nói đến:
40
- You could go to a doctor. They might help you.
Đại từ nhân xưng “it” trong tiếng Anh được dùng để thay thế cho một
đồ vật, con vật hay sự việc được nhắc đến.
- That is my computer. It is almost 5 years old.
Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ về cách sử dụng đại từ nhân xưng
này. Đôi khi người nói sẽ gọi một con vật là “he” hoặc “she”, đặc biệt nếu con
vật đó là vật nuôi trong nhà, có tính cách thông minh, tình cảm. Tàu (ships)
hay một vài phương tiện bằng đường thủy (vessels) hoặc đường bộ khác,
thậm chí cả một số danh từ riêng là tên của các quốc gia cũng thường được
cho là thuộc giống cái và được nhắc đến trang trọng với đại từ “she”:
- This is our dog Rusty. He’s an Alsatian.(Đây là con chó Rusty của
tôi. Nó là giống chó chăn cừu Đức)
- The Titanic was a great ship but she sank on her first voyage.
(Titanic là một con tàu vĩ đại nhưng nó đã bị chìm trong chuyến đi đầu tiên.)
- How’s your new car? Terrific, she’s running beautifully. (Chiếc xe
mới của anh thế nào? Tuyệt, nó chạy thích lắm.)
- England is an island country and she is governed by a monarch.
(Anh là một quốc đảo và được cai trị bởi hoàng đế.)
Trong tiếng Anh, “it” cũng thường được dùng để giới thiệu một nhận xét:
- It is nice to have a holiday sometimes. (Thỉnh thoảng có một kỳ nghỉ
cũng thật thú vị.)
- It is important to dress well. (Mặc đẹp rất quan trọng.)
- It‟s difficult to find a job. (Thật khó để tìm được một việc làm.)
- Is it normal to see them together? (Họ có thường hay đi cùng nhau
không?)
- It didn‟t take long to walk here. (Đi bộ đến đây cũng không xa lắm.)
41
Đây là các trường hợp mà it không có quy chiếu, vô nhân xưng, là một
chủ ngữ giả (trống nghĩa – empty/dummy subject, expletive). Expletive it được
dùng khá nhiều trong các văn bản khoa học và các cấu trúc vô nhân xưng hoặc
bị động (khi tác thể thực hiện hành động khiếm diện hoặc không rõ ràng).
Người Anh cũng thường sử dụng “it” để nói về thời tiết, nhiệt độ, thời
gian và khoảng cách:
- It‟s raining. (Trời đang mưa.)
- It will probably be hot tomorrow. (Ngày mai có thể trời sẽ nóng.)
- Is it nine o‟clock yet? (Đã đến 9 giờ chưa?)
- It‟s 50 miles from here to Cambridge. (Từ đây đến Cambridge
khoảng 50 dặm.)
Trong tiếng Đức có 3 đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít là: er, sie, es.
Về đại từ “er” trong tiếng Đức:
Trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XVIII, đại từ
nhân xưng “Er” (viết hoa) được sử dụng như đại từ nhân xưng ngôi thứ hai,
qua đó thể hiện sự tôn trọng và lịch sự của người nói đối với người nghe.
Trong trường hợp này, “Sie” không được sử dụng. Đại từ “Sie” và “Er” phân
biệt nhau bởi mức độ thể hiện sự trang trọng và lịch sự. “Sie” được sử dụng
với mức tôn trọng và lịch sự cao hơn “Er” và thường được các thành viên
trong gia đình quý tộc sử dụng.
Trong tiếng Việt thì không có hai cách sử dụng như vậy. Người Việt
chủ yếu sử dụng các từ xưng hô thân tộc trong giao tiếp và đại từ nhân xưng
ngôi thứ ba thì sẽ không được thay thế bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai.
Do vậy, nếu tìm từ biểu đạt tương đương trong tiếng Việt thì có thể chỉ tìm
thấy danh từ thân tộc mà thôi.
42
Trong tiếng Đức, “er” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít và thay thế
cho danh từ giống đực. Các từ biểu đạt tương đương của “er” trong tiếng Việt
mang tâm trạng và cảm nghĩ của người nói. Đó có thể là sự tôn kính, trang
trọng, tình yêu, sự hờ hững hay sự ghét bỏ.
Từ “chàng” được sử dụng rất nhiều trong các cuộc hội thoại giữa hai
người yêu nhau, nhưng cách sử dụng này cũng đã rất cũ và thường thấy từ
này xuất hiện trong các tác phẩm văn học nhiều hơn.
Khi tìm từ biểu đạt tương đương với đại từ “er” trong tiếng Việt, có thể
thấy rất nhiều từ được sử dụng với các mục đích khác nhau.
Trong các tình huống trang trọng, khi cần thể hiện sự tôn kính đối
với người thuộc ngôi giao tiếp thứ ba, người Việt sẽ dùng từ “ông”,
“ngài” hay “anh”.
Trong giao tiếp hàng ngày còn có các cách biểu đạt khác. Đối với
người lớn tuổi, các từ như ông, bác, chú (ấy), lão có thể được sử dụng. Người
nói lựa chọn từ nào là phụ thuộc vào tuổi của người được nói đến và mối quan
hệ của người nói với người thuộc ngôi thứ ba số ít đó. Đối với những người
bằng tuổi nhau cũng như những người trẻ tuổi thì có thể tìm thấy các cách
xưng hô khác. Thuộc nhóm này là các từ như anh, anh ấy, cậu ta, cậu ấy, chị
ấy, thằng (+ tên), nó. Riêng hai cách xưng hô cuối cùng là thằng (+ tên) và
nó thì chỉ được dùng phổ biến khi gọi trẻ con hoặc những người rất thân thiết,
nếu không sẽ là không lịch sự.
Ngoài ra, trong tiếng Việt, khi nói về một người mà mình không có
cảm tình, người nói sẽ dùng từ hắn, gã.
Dem Wirte aber liessen seine Gedanken keine Ruhe, es fiel ihm ein,
dass in seiner Rumpelkammer ein altes Tischchen stände, das geradeso
aussah; das holte er ganz sachte herbei und vertauschte es mit dem
43
Wünschtischchen. (Grimms Märchen, Tischchen deck dich Goldesel und
Knüppel aus dem Sack).
Chủ quán trằn trọc mãi không sao ngủ được. Hắn chợt nhớ rằng trong
kho chứa đồ cũ của hắn có một cái bàn cũ giống hệt như cái bàn của chú thợ
mộc. Hắn liền rón rén đi lấy cái bàn đó rồi đánh tráo lấy chiếc bàn thần kia
(Bản dịch của Hữu Ngọc, Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi)
Về đại từ “sie”:
Trong tiếng Đức, “sie” thay thế cho một danh từ giống cái.
Trong các tình huống mà mối quan hệ giữa người nói và người được
nhắc đến cũng như cảm xúc của người nói không rõ ràng, thì đại từ nhân xưng
“sie” được dịch một cách chung chung là nó (đối với người trẻ tuổi), cô, cô
ấy, chị ấy, bà ấy…
- Hast du Lan getroffen? Gestern ist sie hier zweimal gewesen, um
dich zu sehen.
- Cậu đã gặp Lan chưa? Hôm qua cô ấy đến đây hai lần để gặp cậu.
“Sie” cũng có thể được dịch là “chị”, không chỉ trong các tác phẩm
văn học, mà ngay cả trong giao tiếp hữu lời và phi lời.
Trong tiếng Việt, có một số đại từ nhân xưng tương đương với “sie”
nhưng được dùng với nghĩa xấu khi nói về một ai đó: cô ta, bà ta, chị ta,
mụ, ả…
“Brüderchen nahm sein Schwesterchen an der Hand und sprach: “Seit
die Mutter tot ist, haben wir keine gute Stunde mehr. Die Stiefmutter schlägt
uns alle Tage, und wenn wir zu ihr kommen, stösst sie uns mit den Füssen
fort. Die harten Brotkrusten, die übrig bleiben sind unsere Speise, und dem
44
Hündlein unter dem Tisch geht‟s besser, dem wirft sie doch manchmal einen
guten Bissen zu. (Grimms Märchen, Brüderchen und Schwesterchen)
Anh cầm tay em gái dắt đi và thủ thỉ: “Từ ngày mẹ mất, anh em mình
không có lúc nào được vui sướng. Ngày nào mẹ ghẻ cũng đánh đập. Hễ đến
gặp bà ta cầu xin cái gì đó thì bà ta thượng cẳng chân hạ cẳng tay đuổi đi. Ăn
thì chỉ có mấy miếng bánh mỳ đầu thừa đuôi thẹo đã khô cứng. Con chó con
nằm dưới gầm bàn còn sướng hơn anh em mình, thỉnh thoảng còn được mẹ
ghẻ vứt cho vài miếng ngon.” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Anh trai và em gái)
So sánh các từ này trong nhóm thì các từ mụ, ả có ý nghĩa xấu hơn các
từ cô ta, bà ta, chị ta. Khi sử dụng các từ mụ, ả để nói về một người khác,
người Việt đã thể hiện rõ ý nghĩ xấu về người đó:
Da erchrak sie, denn sie wusste, dass der Spiegel keine Unwahrheit
sprach, und merkte, dass der Jäger sie betrogen hatte und Schneewittchen
noch am Leben war. Und da sann und sann sie aufs neue, wie sie es
umbringen wollte; denn so lange sie nicht die schönste war im ganzen Land,
liess ihr der Neid keine Ruhe. (Grimms Märchen, Schneewitchen)
Mụ giật mình vì biết rằng gương không bao giờ nói sai, người đi săn đã
lừa mụ và Bạch Tuyết còn sống. Mụ lại nghĩ cách hại Bạch Tuyết. Mụ đứng
ngồi không yên vì thấy mình chưa đẹp nhất nước. (Bản dịch của Hữu Ngọc,
Nàng Bạch Tuyết)
Về đại từ nhân xưng “es” trong tiếng Đức:
“Es” là đại từ nhân xưng thay thế cho danh từ giống trung. “Es” tuy
tương đương với đại từ “it” trong tiếng Anh nhưng phải được sử dụng đúng
trong trường hợp thay thế cho một danh từ trung tính, cho dù danh từ đó có là
danh từ chỉ đồ vật, khái niệm hay con người.
45
2.1.3.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều
Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều dùng để thay thế cho danh từ số
nhiều được nhắc đến trong cuộc hội thoại.
Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều là đại từ “they”.
- Do you hear anything about Hƣng and Thuỷ? (Bạn có tin tức gì về
Hưng và Thủy không?)
- Yeah, they are going to get married next month! (Có, tháng tới họ
làm đám cưới đấy!)
Từ “they” đã được dùng thay thế cho “Hưng and Thuỷ” ở câu trên. Câu
trả lời này nếu được viết đầy đủ phải là “Yeah, Hưng and Thuỷ are going to
get married next month!” Để tránh lặp lại, “they” đã được dùng để thay thế.
Trong tiếng Đức, ngôi thứ ba số nhiều “sie” dùng chung cho cả giống
cái, giống đực và giống trung. Đặc điểm này giống với cách sử dụng của đại
từ “they” của tiếng Anh.
Đại từ nhân xưng “sie” không chỉ được dùng trong phạm vi gia đình,
mà còn được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Với mỗi tình huống khác
nhau thì đại từ này lại được biểu đạt bằng những từ xưng hô khác nhau trong
tiếng Việt.
Trong ví dụ sau đây, “sie” có thể được dịch là “họ” trong tiếng Việt:
- Maja und Gottfried Matter wohnen in Brienz. Sie sind Landwirte und
arbeiten zusammen.
- Maja và Gottfried Matter sống ở Brienz. Họ là nông dân và làm việc
cùng nhau.
“Họ” rất ít khi được sử dụng để nói về người trong gia đình. Ví dụ sau
đây là một câu nói của một người con:
Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
46
- Plötzlich hörte ich Papa und Mama im Wohnzimmer reden. Sie
waren laut. Sie stritten.
Nếu lựa chọn từ biểu đạt tương đương với “sie” ở đây là “họ” thì cách
dịch này sẽ rất xa cách và không thể hiện được sự gắn kết giữa các thành viên
trong gia đình. Trong trường hợp này, khi dịch “sie” là “họ”, người đọc sẽ
cảm nhận là không có mối quan hệ nào thân thiết giữa người nói với những
người được nói đến trong câu.
Đột nhiên tôi nghe tiếng bố mẹ trong phòng khách. Họ đang cãi nhau.
Thay vì sử dụng từ chỉ ngôi thứ ba nói chung là “họ”, người Việt trong
tình huống này sẽ dịch trực tiếp là “bố mẹ”:
Đột nhiên tôi nghe tiếng bố mẹ trong phòng khách. Bố mẹ đang cãi nhau.
Trong các cuộc hội thoại giữa các bạn trẻ với nhau, đại từ nhân xưng
ngôi thứ ba số nhiều thường được dùng khá thân thiện và thoải mái, như
chúng nó, bọn nó. Các từ biểu đạt tương đương này chỉ được sử dụng giữa
những người có mối quan hệ thân thiết, khi những người đang được nói đến
bằng tuổi hoặc ít tuổi hơn người nói, nếu không nó sẽ mang nghĩa xấu và
không lịch sự.
Đại từ nhân xưng “chúng” cũng được dùng trong giao tiếp nếu những
người được chỉ định trẻ tuổi hơn hoặc có vị trí xã hội thấp hơn người nói. Đặc
biệt, “chúng” được dùng khi nói về trẻ con:
Ví dụ:
- Die Kinder spielen gerade im Park. Sie sind sehr fröhlich.
- Bọn trẻ đang chơi trong công viên. Chúng rất vui.
Trong tiếng Anh, khi lựa chọn đại từ nhân xưng để giao tiếp, người
nói chú ý đến việc xem đại từ nhân xưng đó thay thế cho danh từ số ít hay số
Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
47
nhiều, chú ý đến ngôi giao tiếp (là ngôi thứ nhất, thứ hai hay ngôi thứ ba),
xem xét người đó là nam hay nữ và cuối cùng là xem danh từ cần thay thế đó
đóng vai trò làm chủ ngữ, tân ngữ hay cụm danh từ sở hữu trong câu.
2.2. Thực hiện chức năng lịch sự
2.2.1.Chức năng thể hiện tính lịch sự của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh
Bắt đầu từ thế kỷ XX, theo Michael Haugh (2004), khái niệm lịch sự
trong tiếng Anh đi từ nghĩa thể hiện sự tôn kính với người ở vị thế cao hơn,
đến nghĩa thể hiện hành động đặt trong một xã hội bình đẳng. Trong tiếng
Anh hiện đại, khái niệm lịch sự gắn với khái niệm khiêm nhường hơn là thể
hiện sự khác biệt trên dưới của người giao tiếp.
Về chức năng thể hiện tính lịch sự của đại từ nhân xưng trong tiếng
Anh, chúng tôi xin trình bày về đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, chỉ người nghe
bởi trong giao tiếp bằng lời nói, chỉ có đại từ nhân xưng chỉ người nghe mới
thể hiện được tính lịch sự.
Để chỉ ngôi thứ hai trong giao tiếp, trong lịch sử phát triển của tiếng
Anh có xuất hiện các đại từ nhân xưng “thou”, “thee”, “ye”, “you”, và “Sir”.
Trong các tài liệu tiếng Anh cổ, “thou” và “thee” là đại từ nhân xưng ngôi thứ
hai số ít còn “ye” và “you” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều. (Katie
Wales, 1996: 14)
Vào thế kỷ thứ mười ba, người Anh sử dụng các đại từ “ye” và “you”
cho cả các danh từ số ít, thay vì sử dụng các đại từ “thou” và “thee” như
truyền thống. Mấu chốt để lý giải việc sử dụng như vậy là tính lịch sự. Khi
người nói gọi người nghe bằng đại từ “you” là thể hiện sự tôn trọng như đối
với một người thuộc tầng lớp xã hội ngang bằng hoặc cao hơn. Trong thời kỳ
Trung đại, “you” có xu hướng là lựa chọn ưa thích chủ yếu ở tầng lớp thượng
lưu hay trong những bối cảnh giao tiếp trang trọng. Vào thế kỷ XV, việc sử
6793854

More Related Content

Similar to Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt 6793854.pdf

Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng ViệtLuận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
nataliej4
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Garment Space Blog0
 
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việtLuận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
nataliej4
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAYLuận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt
Phát triển ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng ViệtPhát triển ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt
Phát triển ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
HanaTiti
 
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
HanaTiti
 
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việtCác từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việtCác từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
nataliej4
 

Similar to Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt 6793854.pdf (20)

Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng ViệtLuận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
 
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
 
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việtLuận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
 
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAYLuận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
 
Phát triển ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt
Phát triển ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng ViệtPhát triển ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt
Phát triển ngữ nghĩa của một số từ ngữ chỉ cảm giác trong tiếng Việt
 
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
 
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
Đối chiếu thành ngữ và tục ngữ liên quan đến nước giữa tiếng Hán và tiếng Việ...
 
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
[123doc] - doi-chieu-thanh-ngu-va-tuc-ngu-lien-quan-den-quot-nuoc-quot-giua-t...
 
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việtCác từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
 
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việtCác từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
 
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
jackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
jackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
jackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
jackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
jackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
jackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
jackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt 6793854.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ CÁCH BIỂU ĐẠT TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ CÁCH BIỂU ĐẠT TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÂM QUANG ĐÔNG Hà Nội - 2014
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lâm Quang Đông, đã luôn tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo môi trường thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc
  • 4. 1 M ỤC L ỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 4 2.Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 5 4.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 5.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 6 6.Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................... 7 1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................7 1.1.1. Đạitừvàđạitừnhânxưng......................................................................................7 1.1.2. Xưnghô.......................................................................................................................9 1.1.3. Một số vấn đề về lý thuyết lịch sự và vai giao tiếp trong ngôn ngữ...........12 1.2. Đại từ nhân xƣng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt...........................................................................................15 1.2.1. ĐạitừnhânxưngtrongtiếngAnh........................................................................15 1.2.2. ĐạitừnhânxưngtrongtiếngĐức.......................................................................16 1.2.3. ĐạitừnhânxưngtrongtiếngViệtvàcácphươngtiệnxưnghôkhác...........20 Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................................28 CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT ................29 2.1. Thực hiện chức năng ngữ pháp: quy chiếu các ngôi nhân xƣng............29 2.1.1. Đạitừnhânxưngngôithứnhất............................................................................29 2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai...................................................................34 2.1.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba....................................................................39 2.2. Thực hiện chức năng lịch sự..........................................................................47 2.2.1. Chức năng thể hiện tính lịch sự của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh.47 2.2.2.ChứcnăngthểhiệntínhlịchsựcủacácđạitừnhânxưngtrongtiếngĐức...48
  • 5. 2 2.2.3. ChứcnăngthểhiệntínhlịchsựcủacáctừxưnghôtrongtiếngViệt............49 Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................................52 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT QUA MỘT SỐ BẢN DỊCH TIÊU BIỂU ...............................................................................54 3.1. Một số lý thuyết về chuyển dịch và khái niệm tƣơng đƣơng trong dịch thuật .............................................................................................................................54 3.2. Phân tích cách chuyển dịch đại từ nhân xƣng trong tác phẩm tiếng Anh và tiếng Đức sang tiếng Việt..................................................................................55 3.2.1.Đạitừnhânxưngtrongtácphẩm“Schneewittchen”(thuộcbộ“Grimms Märchen”)vàbảndịchsangtiếngViệtcủadịchgiảHữuNgọc.................................57 3.2.2. Đạitừnhânxưngtrongtácphẩm“Thewildswans”(thuộcbộ“Andersen’s FairyTales”)vàbảndịchsangtiếngViệtcủacácdịchgiả NguyễnVănHảivàVũ MinhToàn.............................................................................................................................69 Tiểu kết chƣơng 3..........................................................................................76 KẾT LUẬN....................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................80 NGUỒN TƢ LIỆU ........................................................................................84 PHỤ LỤC.......................................................................................................85
  • 6. 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt.....................................................20 Bảng 2: Đại từ nhân xưng trong 3 ngôn ngữ ..................................................53 Bảng 3: Đại từ nhân xưng trong “Schneewittchen” và cách chuyển dịch sang tiếng Việt.........................................................................................................58 Bảng 4: Đại từ nhân xưng trong “The wild swans” và cách chuyển dịch sang tiếng Việt.........................................................................................................70
  • 7. 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con người cũng như sự hợp tác trong công việc không chỉ bó hẹp trong phạm vi đất nước Việt Nam mà còn mở rộng ra môi trường quốc tế. Tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ quốc tế đã và đang đóng vai trò là phương tiện giao tiếp giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa, giữa các công ty, tổ chức quốc tế và giữa các cộng đồng. Có thể nói rằng, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh đã trở thành điều kiện tiên quyết để mỗi quốc gia hòa nhập vào đại gia đình thế giới. Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Đức cũng là một trong năm thứ tiếng quốc tế được Liên hợp quốc công nhận. Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức xác lập quan hệ ngoại giao từ năm 1975. Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, mối quan hệ này càng được củng cố khăng khít và bền chặt hơn. Tiếng Đức từ lâu cũng đã được đưa vào giảng dạy ở Việt Nam và trong xu thế hội nhập hiện nay tiếng Đức ngày càng khẳng định được vai trò của mình. Đại từ nhân xưng là một chủ điểm ngữ pháp tuy nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp ở bất kỳ ngôn ngữ nào, đặc biệt là trong giao tiếp của người Việt. Người nước ngoài nào khi học tiếng Việt cũng đều gặp khó khăn khi sử dụng các đại từ nhân xưng tiếng Việt trong giao tiếp. Còn người Việt Nam khi học các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh và tiếng Đức thì lại gặp khó khăn vì các đại từ nhân xưng trong những ngôn ngữ này có tính chất biến hình hay biến đổi theo các cách khác nhau. Xuất phát từ những điểm này chúng tôi muốn thực hiện nghiên cứu về hệ thống đại từ nhân
  • 8. 5 xưng trong hai ngôn ngữ phương Tây là tiếng Đức và tiếng Anh, đồng thời xem xét những cách biểu đạt tương đương của các đại từ đó trong tiếng Việt. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là miêu tả và phân tích cách sử dụng của các đại từ nhân xưng tiếng Anh, tiếng Đức trong các tình huống giao tiếp cụ thể, đồng thời đối chiếu các đại từ đó với các từ xưng hô tương đương trong tiếng Việt để thấy được những điểm tương đồng cũng như những điểm khác biệt trong các ngôn ngữ này. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và các từ xưng hô tương ứng trong tiếng Việt. Luận văn tập trung khảo sát cách sử dụng đại từ nhân xưng trên cơ sở tư liệu từ các tác phẩm văn học tiêu biểu viết bằng tiếng Anh và tiếng Đức đã được dịch sang tiếng Việt, chủ yếu là truyện cổ tích và một số đoạn hội thoại giao tiếp trong các ngôn ngữ này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau: - Phương pháp miêu tả và phân tích: Miêu tả những đặc điểm của đại từ nhân xưng trong các ngôn ngữ và phân tích cách sử dụng các đại từ đó trong các tình huống khác nhau. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh liên ngôn ngữ, liên văn hóa (tiếng Anh, tiếng Đức, và tiếng Việt) để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa các đại từ nhân xưng trong các ngôn ngữ.
  • 9. 6 - Thủ pháp thống kê: tập hợp các số liệu, lập bảng, phân tích để rút ra các kết quả nghiên cứu. 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm và giúp hiểu biết sâu sắc hơn cách sử dụng đại từ nhân xưng tiếng Anh, tiếng Đức trong mối liên hệ với các ngôi, các vai giao tiếp cũng như các cách xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt xét trên bình diện ngôn ngữ và văn hóa. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần bổ sung cứ liệu văn hóa để đưa vào giảng dạy đối chiếu văn hóa tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt như một ngoại ngữ liên quan đến việc sử dụng đại từ nhân xưng và từ xưng hô. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Chƣơng 2: Hoạt động của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và từ xưng hô trong tiếng Việt Chƣơng 3: Một số vấn đề chuyển dịch đại từ nhân xưng tiếng Anh, tiếng Đức sang tiếng Việt qua một số bản dịch tiêu biểu
  • 10. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Đại từ và đại từ nhân xưng 1.1.1.1. Đại từ Đại từ là một từ loại được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm và đã được nhiều sách ngữ pháp tiếng Việt thống nhất đặt tên. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (2001: 148), Nguyễn Hữu Quỳnh quan niệm: “Đại từ là những từ dùng để chỉ sự vật, để xưng hô, để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ và cụm từ trong câu.” Tác giả Nguyễn Văn Thành trong cuốn “Tiếng Việt hiện đại” (2003: 115) định nghĩa: “Đại từ là những từ dùng để chỉ người, chỉ vật, chỉ ngôi thứ thay cho các danh từ cụ thể và để chỉ định xác định các danh từ, các đại từ nhân xưng làm cho chúng có tính xác định rõ ràng.” “Đại từ là từ loại không gọi tên sự vật, hiện tượng… mà thay thế cho chúng, chức năng của đại từ giống như chức năng của danh ngữ. Đối với tiếng Việt, một số nhà ngôn ngữ học cho rằng đại từ là loại thực từ có thể tự mình làm thành một danh ngữ, trong một số trường hợp có thể làm trung tâm của một danh ngữ. Người ta có thể chia đại từ thành đại từ xác định và đại từ bất định, đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, đại từ phản chỉ, đại từ quan hệ, đại từ tương hỗ.” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, 2010: 175) “Đại từ là từ loại không định danh sự vật đối tượng mà chỉ định chúng trong một ngữ cảnh nhất định (như nó, tôi, này, ấy, nào…)” (Nguyễn Như Ý, 1998: 580) “Đại từ là những từ dùng để thay thế cho danh từ / danh ngữ; tức là đại từ không gọi tên các sự vật, hành động, mà “chỉ ra” chúng.” (Vũ Đức Nghiệu, 2009: 301)
  • 11. 8 Có thể thấy rằng, các quan niệm trên đều thống nhất ở chỗ coi đại từ là những từ dùng để chỉ người, chỉ vật , chỉ sự vật. Đại từ có thể thay thế cho các từ loại trong câu như danh từ, động từ, tính từ…. Trong các ngôn ngữ, số lượng đại từ không nhiều như danh từ, vị từ; mà ngược lại, có thể nói là rất ít, không đáng kể nếu so sánh với danh từ, vị từ. Tuy nhiên, các đại từ có những vai trò, ý nghĩa và chức năng rất đa dạng. Căn cứ vào những tiêu chí về ý nghĩa, chức năng… đó, các tiểu loại của đại từ đã được phân định như: đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định. (Đinh Văn Đức, 2001: 204) 1.1.1.2. Đại từ nhân xưng Đại từ nhân xưng là đối tượng nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi tách phần này ra làm một mục riêng và chỉ tập trung nghiên cứu vào kiểu loại đại từ này. Các nhà Việt ngữ như: Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Bùi Minh Toán đều phân biệt đại từ nhân xưng đích thực và các danh từ, danh ngữ dùng trong xưng hô. Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995: 352) ghi rõ: “Đại từ nhân xưng (còn gọi là đại từ xưng hô) là đại từ dùng để tự xưng (ngôi thứ nhất), để gọi người đối thoại (ngôi thứ hai), để gọi người hay sự vật thứ ba (ngôi thứ ba). Đại từ nhân xưng gồm số ít và số nhiều”. Nguyễn Kim Thản (1997: 276) cho rằng: “Đại từ nhân xưng gồm có: tao, ta, mày, mi, nó, hắn, y, chúng và những đại từ gốc là danh từ: tôi, tớ, họ…” Nguyễn Hữu Quỳnh (1994: 163) quan niệm: Đại từ xưng hô là đại từ được dùng để xưng hô hoặc thay thế và trỏ người. Đại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm các đại từ chuyên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời, mượn các danh từ biểu thị quan hệ thân thuộc hay quan hệ xã hội”.
  • 12. 9 Để thống nhất trong việc khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi xin đồng ý với quan điểm của Diệp Quang Ban (2010: 127) về đại từ nhân xưng: đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (được phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ hay tổ hợp thực từ tương ứng). Đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một cách chung nhất ở cương vị ngôi trong ý nghĩa của đại từ. Vì vậy, có thể phân biệt đại từ dùng ở một ngôi xác định và đại từ có thể dùng được ở nhiều ngôi khác nhau. Như vậy, đại từ nhân xưng đích thực được chia thành ba ngôi: Ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba và phân chia theo số ít và số nhiều. Việc xưng hô theo ngôi trong tiếng Việt có đặc điểm riêng là không chỉ dùng nhân xưng từ, mà còn dùng các lớp từ khác làm từ chỉ ngôi (Diệp Quang Ban, 2005: 519). Các đại từ nhân xưng của tiếng Việt ít có sắc thái trung tính. Bên cạnh các đại từ nhân xưng chuyên dùng tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn các từ và ngữ khác để xưng hô. 1.1.2. Xưng hô 1.1.2.1. Quan niệm Xưng hô là một hành động ngôn ngữ, được thực hiện trong giao tiếp ở tất cả các cộng đồng người, các dân tộc trên thế giới. Mỗi một ngôn ngữ đều có hệ thống từ xưng hô của riêng ngôn ngữ đó. Hệ thống từ xưng hô này không chỉ thực hiện chức năng xưng, gọi mà còn thể hiện đặc điểm ngôn ngữ, đặc trưng tâm lý, đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. Có rất nhiều cách hiểu về xưng hô. Trong những năm đầu thế kỷ XX, khái niệm xưng hô được hiểu là “tiếng kêu gọi” hoặc hành động “kêu gọi lẫn nhau”, “gọi nhau” (Bùi Thị Minh Yến, 1994: 31).
  • 13. 10 Sau này, trong một số từ điển tiếng Việt, xưng hô được định nghĩa là hành động “tự xưng mình và gọi người khác là gì đó để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau” (Hoàng Phê, 1994: 1200), hoặc là hành động “tự xưng mình và gọi người khác trong giao tiếp…” (Nguyễn Như Ý, 1998: 1152), là “việc gọi nhau trong lúc giao thiệp” (Nguyễn Lân, 2000: 1215). Như vậy, có thể thấy rằng, khái niệm xưng hô trong phần lớn các từ điển là hành động nói năng, có chức năng biểu thị thứ bậc hay vai vế của những người tham gia giao tiếp. Trong các công trình nghiên cứu về Việt ngữ của các nhà ngôn ngữ học, khái niệm xưng hô được trình bày một cách đầy đủ và khoa học hơn. Nguyễn Văn Chiến (1993: 64) cho rằng: “xưng hô là một hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp…” Phạm Ngọc Thưởng tách bạch hai yếu tố “xưng” và “hô”, trong đó: “xưng là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình”, còn “hô là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người nghe vào trong lời nói” (Phạm Ngọc Thưởng, 1999: 12). Theo quan điểm này, xưng hô đã được coi là một hành động, một hành vi ngôn ngữ có chức năng đưa người nói và người nghe vào trong giao tiếp. Các quan niệm nêu trên đều thống nhất ở chỗ coi xưng hô là hành động tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ. Xưng hô bao gồm hai yếu tố Xưng và Hô. Xưng ứng với ngôi nhân xưng thứ nhất, hô ứng với ngôi nhân xưng thứ hai. Các phương tiện nhân xưng ngôi thứ nhất là sự tự quy chiếu của người nói. Các phương tiện nhân xưng ngôi thứ hai là sự quy chiếu đến người nghe. Chức năng của xưng hô là chỉ thị người nói, người nghe trong một cuộc hội thoại.
  • 14. 11 1.1.2.2. Các phương tiện xưng hô Phương tiện xưng hô là những đơn vị từ, ngữ dùng để xưng hô nhằm chỉ vai người nói người nghe trong hoạt động giao tiếp. Phương tiện xưng hô bao gồm đại từ nhân xưng và các phương tiện xưng hô khác. Về đại từ nhân xưng chúng tôi đã trình bày trong phần 1.1.1.2, dưới đây chúng tôi chỉ trình bày về các phương tiện xưng hô khác. “Từ xưng hô là toàn bộ những đơn vị từ vựng để người nói tự xưng, để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ người thứ ba vắng mặt trong cuộc giao tiếp. Còn đại từ xưng hô là một từ loại, hay chính xác hơn là một bộ phận của từ loại đại từ được dùng để xưng hô” (Nguyễn Thị Trung Thành, 2007: 2) Theo quan điểm của các nhà Việt ngữ trước đây như Cao Xuân Hạo (2001), Nguyễn Đức Thắng (2002) đều cho rằng: “Bên cạnh nhóm đại từ nhân xưng đích thực dùng trong xưng hô, người Việt còn dùng các “đại từ nhân xưng lâm thời” gồm các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp để xưng hô”. Diệp Quang Ban (2005: 288) nhấn mạnh: “Trong xưng hô, chính lớp từ thứ hai tức danh từ chỉ quan hệ thân tộc cho thấy rõ nhất nghĩa liên nhân của nhân xưng từ trong tiếng Việt. Như vậy, trong giao tiếp, người Việt thường mượn các từ chỉ quan hệ gia đình, nghề nghiệp, chức vụ, học hàm, học vị… để xưng gọi, đặc biệt là các từ chỉ quan hệ gia đình chiếm số lượng lớn và xuất hiện trong nhiều môi trường hoạt động của con người. Bởi vì, trong giao tiếp, người nói thường hướng tới người đối thoại với hai thái độ: lịch sự hoặc không lịch sự gắn với bốn kiểu sắc thái biểu cảm: trang trọng, trung hoà, thân mật, suồng sã và thô tục, khinh thường. Mặt khác, trong giao tiếp, xưng hô thường thể hiện ở hai phạm vi: Xưng hô trong gia tộc và xưng hô ngoài xã hội. Điểm đặc biệt trong giao tiếp của người Việt là quan hệ giữa người và người trong gia tộc chuyển thành quan hệ giữa người và người trong xưng hô ngoài xã hội. Trong giao
  • 15. 12 tiếp, những người tham gia giao tiếp cần phải thực hiện đúng vai giao tiếp của mình. Ngoài ra, mỗi cá nhân đều phải tuân thủ những quy tắc giao tiếp đã được xã hội chấp nhận như những chế định. Một trong những quy tắc và chiến lược quan trọng luôn được chú ý trong giao tiếp là nhân tố lịch sự. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra cả một lý thuyết liên quan tới vấn đề này gọi là lý thuyết lịch sự. 1.1.3. Một số vấn đề về lý thuyết lịch sự và vai giao tiếp trong ngôn ngữ 1.1.3.1. Lý thuyết lịch sự trong ngôn ngữ học Lịch sự là một phạm trù gắn liền với lịch sử phát triển của các nền văn hoá, trong đó phản ánh các nền nếp văn hoá của dân tộc. Mặt khác, lịch sự cũng gắn với sự phát triển văn hoá của từng cá nhân. Như vậy, lịch sự được thực hiện bởi từng cá nhân trong từng nền văn hoá cụ thể. Các chiến lược lịch sự là những phương thức mà mỗi cá nhân ý thức được trong nền văn hoá của mình và cố gắng thực hiện chúng, nhưng việc thực hiện các chiến lược lịch sự phải được cộng đồng chấp nhận, tức là phải tuân theo các chế định xã hội. Do đó một hành vi lịch sự ở nơi này lại có thể không phải là thích hợp với cách quan niệm về lịch sự ở một miền đất khác. Mỗi dân tộc đều có những quan niệm khác nhau về tính lịch sự trong giao tiếp. Vấn đề lịch sự trong giao tiếp được các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm từ những năm 70 của thế kỷ XX. Kể từ đó tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến những công trình của các tác giả như Brown và Levinson, Kerbrat - Orecchioni, Leech, Grice. Leech cho rằng các hoạt động giao tiếp phải tuân theo một quy tắc cơ bản: “Hãy lịch sự”, đó chính là các nguyên tắc lịch sự (Principles of Politeness). Nguyên tắc này không liên quan đến khái niệm thể diện mà liên quan đến khái niệm cái mất và cái được (Leech, 1983: 132).
  • 16. 13 Theo Penelope Brown và Stephen Levinson, ý niệm về lịch sự bao giờ cũng gắn liền với ý niệm về thể diện vốn có tính phổ quát trong nhân loại (Brown P. and Levinson S., 1987). Ý niệm về thể diện thì bao giờ cũng gắn liền với những niềm tin và những bảng giá trị nhất định. Các niềm tin và bảng giá trị này thay đổi theo từng nền văn hoá, và trong mỗi nền văn hoá, thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Như vậy, lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Phép lịch sự thể hiện qua mối quan hệ liên nhân trong tương tác, làm cho cuộc tưỡng tác xã hội được hài hoà, các cá nhân tham dự cảm thấy dễ chịu, thoải mái và góp phần đưa cuộc tương tác đến thành công. Do đó, để có thể tiếp xúc liên văn hoá, người học cần phải tìm hiểu, ngay từ đầu, các nguyên tắc lịch sự của ngôn ngữ mà mình đang học. 1.1.3.2. Vai giao tiếp Để có thể giao tiếp được với nhau, giữa những người tham gia giao tiếp phải có một mối quan hệ qua lại nhất định, đó chính là quan hệ giao tiếp. Quan hệ giao tiếp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ xã hội chung, trên cơ sở cấu trúc của xã hội đó. “Khi nói đến quan hệ giao tiếp là muốn nói đến mối quan hệ giữa các thành viên tham gia một cuộc giao tiếp cụ thể. Là một “thực thể đa chức năng”, mỗi một người có rất nhiều vai từ ở trong gia đình đến ra ngoài xã hội” (Nguyễn Văn Khang, 1999: 199). Một người đàn ông ở trong gia đình là cha trong quan hệ với con, là con trong quan hệ với cha, là chồng trong quan hệ với vợ, là anh trong quan hệ với em… Ở ngoài xã hội, anh ta có thể là thủ trưởng đối với nhân viên cấp dưới, nhưng lại là nhân viên trong quan hệ với thủ trưởng cấp trên, là thầy giáo trong quan hệ với học sinh… Tất cả
  • 17. 14 những mối quan hệ đan xen ấy làm nên một mạng các quan hệ với rất nhiều vai khác nhau. Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, thực tế được nói tới, hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm công cụ. Trong giao tiếp, nhân vật giao tiếp luôn phải lựa chọn sẽ nói gì, nói như thế nào và muốn có một sự lựa chọn đúng, người tham gia giao tiếp không thể không tính đến mối quan hệ giữa bản thân với các thành viên tham gia giao tiếp. Các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng thuật ngữ vai giao tiếp để thể hiện vị thế xã hội của nhân vật hội thoại. Có thể nói, vai giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện vị thế xã hội của mình trong giao tiếp. Vị thế xã hội có thể phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác. Căn cứ vào tuổi tác thì những người nhiều tuổi hơn ở bậc trên những người ít tuổi hơn. Các cặp xưng hô trong tiếng Việt như: ông – cháu, chú – cháu, anh – em, chị - em, bác – tôi… phản ánh sự khác biệt về tuổi tác của các nhân vật giao tiếp. Như vậy, “vai giao tiếp” là một khái niệm đặc biệt quan trọng trong giao tiếp của người Việt. Nguyễn Văn Khang quy mối quan hệ giữa bản thân người nói và các thành viên giao tiếp về hai mối quan hệ chính: quan hệ quyền thế và quan hệ kết liên. Người nói phải xác định được vai của người tham dự giao tiếp ở vào một quan hệ nào đó thì sẽ có sự lựa chọn phong cách ngôn ngữ tương ứng để giao tiếp sao cho thoả đáng. Nếu vai của người giao tiếp ở vào quan hệ quyền thế thì phải chọn phong cách ngôn ngữ tương đối chính thức, còn khi vai của người giao tiếp ở vào quan hệ kết liên thì phong cách ngôn ngữ có phần tuỳ tiện, thoải mái hơn.
  • 18. 15 1.2. Đại từ nhân xƣng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt 1.2.1. Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh là một chủ điểm ngữ pháp thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngữ pháp học. Đại từ (pronoun) bắt nguồn từ tiếng La-tinh “pro - nomen”, có nghĩa là “thay thế cho danh từ”. Kể từ thế kỷ XVI khi lần đầu tiên thuật ngữ “đại từ nhân xưng” (personal pronouns) xuất hiện, đã có rất nhiều quan niệm của các nhà ngôn ngữ về vấn đề ngữ pháp này. Trong những định nghĩa về đại từ nhân xưng được đưa ra, định nghĩa cho rằng đại từ nhân xưng “thay thế cho danh từ” hay “là từ thay thế cho danh từ” được coi là những định nghĩa phổ biến nhất. Đại từ nhân xưng còn được định nghĩa là “từ thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ” (Leech và Svartvik 1975; Young 1984; Freeborn 1987; Crystal 1988; Greenbaum 1991, McArthur 1992) (Dẫn theo Katie Wales, 1996: 5) Từ điển Longman định nghĩa đại từ nhân xưng như sau: “Đó là một hệ thống đại từ biểu thị một phạm trù ngữ pháp của ngôi, mà hệ thống các từ này ở trong tiếng Anh được tạo bởi một loạt các hình thái từ đơn giản I, you, we, he, she, it, they và các biến thể như me, mine, yours, him, his…” (Richards, 1999: 459) Các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh gồm có: I, you, he, she, it, they, you (số nhiều). Trong tiếng Anh không có sự phân biệt đại từ dựa vào mức độ thân mật, trang trọng. Không có đại từ nhân xưng nào được sử dụng riêng biệt trong các tình huống giao tiếp khác nhau như trong gia đình, giữa bạn bè hay nơi làm việc… Đại từ “I”, “we” và “you” được sử dụng trong mọi tình huống và cho mọi đối tượng:
  • 19. 16 - “Perhaps that‟s why I spend so much time at the gym.” (Richard North Patterson, 2009: 19) (Có lẽ đó là lý do vì sao tôi dành rất nhiều thời gian ở phòng tập.) - “We‟re divorcing. It‟s really not her fault.” (Richard North Patterson, 2009: 20) (Chúng tôi ly dị. Thật sự là điều này không phải do lỗi của cô ấy.) - “But if you take my voice, what have I left?” (Hans Christian Andersen, 1993: 21) “Nhưng nếu mụ lấy giọng hát của tôi thì tôi chẳng còn gì nữa ư?” (Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Văn Hải và Vũ Minh Toàn, 2012) Việc lựa chọn hình thức đại từ thích hợp để thay thế cho danh từ phụ thuộc vào yếu tố số nhiều hay số ít, giống đực hay giống cái: - Lan has come. She can help us lay the table. (Lan đến rồi. Cô ấy có thể giúp chúng ta sắp xếp bàn ăn.) (“She” là đại từ thay thế cho danh từ “Lan”, số ít, giống cái) - The students are here. I have to tell them about the teatalk. (Sinh viên đến rồi. Tôi phải nói với họ về buổi toạ đàm.) (“them” là đại từ thay thế cho danh từ “the students”, số nhiều) - Has Nam arrived? He will go with us to the conference. (Nam đến chưa? Anh ấy sẽ cùng chúng ta đến dự hội thảo.) (“he” là đại từ thay thế cho danh từ “Nam”, số ít, giống đực) 1.2.2. Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức Từ điển Langenscheidt định nghĩa đại từ nhân xưng trong tiếng Đức như sau: “Các đại từ thuộc lớp này có quan hệ đặc biệt với các danh từ khác. Vì vậy chúng tôi xác định đại từ như “một từ được sử dụng thay cho danh từ
  • 20. 17 và đề cập đến cùng một người hay một vật như danh từ, ví dụ: anh ta, cô ấy…” (Dieter Götz, Hünther Haensch, Hans Wellmann, 2003: 583) “Đại từ nhân xưng là những từ dùng thay thế cho danh từ, và biểu thị người, vật và sự vật.” (Götze/Hess-Lüttich 1999: 263) Đại từ nhân xưng tiếng Đức có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau như tiêu chí dụng học, tiêu chí ngữ pháp...Với tiêu chí dụng học, đại từ nhân xưng được nhìn nhận dưới góc độ khả năng tham gia giao tiếp thực tế trong hội thoại. Khi được phân loại theo tiêu chí ngữ pháp, đại từ nhân xưng tiếng Đức được phân chia theo ngôi ngữ pháp, tức là theo ngôi thứ nhất (I. Person), ngôi thứ hai (II. Person) và ngôi thứ ba (III.Person). Chúng tôi xin lựa chọn cách phân loại này để trình bày trong phần phân loại đại từ nhân xưng trong tiếng Đức. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất bao gồm các đại từ nhân xưng “ich” và “wir” trong đó “ich” thay thế cho một người còn “wir” thay thế cho nhiều người. Cả hai đại từ này đều được sử dụng cho người nói/người viết. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai gồm các đại từ “du”, “ihr” và “Sie”. “Du” và “ihr” là dạng thức xưng hô thân mật, được sử dụng trước hết là giữa những thành viên trong gia đình, hay giữa những người bạn với nhau, những người trẻ tuổi. Ngoài ra, hai đại từ nhân xưng này cũng được sử dụng giữa những người đồng nghiệp tại nơi làm việc, các tổ chức, xưng hô với trẻ em… “du” được dùng với một người cụ thể, “ihr” dùng với nhiều người (nhưng không bao giờ dùng cho người nói). “Ihr” trước đây cũng thường được sử dụng khi nhà vua gọi các thần dân của mình. - “Sie” (luôn luôn được viết hoa) là dạng thức lịch sự của đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 và được dùng cho cả số ít và số nhiều. Đại từ này được dùng trong các tình huống giao tiếp trang trọng, giữa những người không thân quen (thường là người lớn tuổi).
  • 21. 18 Ví dụ: - Số ít: Herr Schulze, wir begrüβen Sie herzlich in unserer Schule. - Số nhiều: Sehr geehrte Damen und Herren, wir begrüβen Sie in unserer Werkstatt. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba gồm các đại từ “er”, “sie”, “es” (số ít) và “sie” (số nhiều). Các đại từ này có những đặc điểm sau: Về đặc điểm chức năng, các đại từ nhân xưng thuộc nhóm này có chức năng thay thế cho người hay vật, sự việc được nhắc đến. - sie (số nhiều) dùng để thay thế cho một danh từ số nhiều. - er, sie, es dùng để thay thế cho một danh từ số ít. Để lựa chọn giữa er, sie, es người ta dựa vào quy tắc giới tính ngữ pháp. Đại từ “es” là một đại từ đặc biệt. “Er” và “sie” chỉ thay thế cho một từ, “es”có thể thay thế cho một từ hoặc cả câu: Ví dụ: - Magst du das Handy? Ja, es ist wunderbar! (es thay thế cho một danh từ) (Bạn có thích chiếc điện thoại đó không? Có, nó tuyệt lắm!) - Ist sie schnell? Ja, sie ist es. (es thay thế cho cả câu) (Cô ấy có nhanh nhẹn không? Có.) Sự lựa chọn giữa “sie” và “er” là phụ thuộc vào giống của danh từ: sie chỉ có thể được dùng để chỉ một danh từ thuộc giống cái và “er” dùng để chỉ danh từ giống đực. “Es” thì vừa được dùng để chỉ danh từ giống trung, vừa có thể dùng như một chủ ngữ giả: Ví dụ: - Sehen Sie die Jungen und Mädchen dort? Es sind meine Studenten. (Anh có nhìn thấy những cậu bé và cô bé ở đằng kia không? Đó là sinh viên của tôi.)
  • 22. 19 - Es regnet. (Trời mưa.) - Es ist schon spät. (Đã muộn rồi.) Trong tiếng Đức có sự chia động từ. Động từ được chia theo chủ ngữ, tức là cho các ngôi nói trên khi xưng hô. Việc chia động từ này hết sức quan trọng vì chủ ngữ (Subjekt) trong tiếng Đức có thể hoán vị, không phải lúc nào cũng đứng ở vị trí thứ nhất. Để nhận ra chủ ngữ người ta phải dựa vào dạng thức được chia của động từ (konjugiertes Verb, Prädikat, vị ngữ). Như vậy, trong tiếng Đức có 10 đại từ nhân xưng tương ứng với các ngôi giao tiếp: Số ít (Singular): ich Ngôi thứ nhất du, Sie Ngôi thứ hai er, sie, es Ngôi thứ ba (Ngôi thứ ba số ít được chia ra ba giống: giống đực, giống cái và giống trung) Số nhiều (Plural): wir Ngôi thứ nhất ihr, Sie Ngôi thứ hai sie Ngôi thứ ba
  • 23. 20 1.2.3. Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và các phương tiện xưng hô khác Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật tham gia giao tiếp dùng ngôn ngữ để tạo lập quan hệ. Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt bao gồm nhiều từ loại khác nhau nhằm đáp ứng tính đa dạng trong xưng hô và đạt hiệu quả giao tiếp nhất định. Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt có thể phân thành hai nhóm: nhóm đại từ nhân xưng đích thực và nhóm các phương tiện xưng hô khác. 1.2.3.1. Đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng Việt Diệp Quang Ban (2005) căn cứ vào vai nhân vật tham gia quá trình giao tiếp cùng với sự phân biệt về số lượng nhân vật ở mỗi vai đó để chia đại từ nhân xưng đích thực theo bảng phân loại sau: Bảng 1: Đại từ nhân xƣng trong tiếng Việt Nhân vật trong giao tiếp Nhân xƣng từ Số đơn Số nhiều ngoại trừ Số nhiều bao gộp Ngƣời nói: Ngôi thứ nhất tôi, tao, tớ (ta), mình chúng tôi, chúng tao, chúng tớ (ngôi thứ nhất số nhiều loại trừ) chúng ta, ta, chúng mình (ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp) Ngƣời nghe: Ngôi thứ hai mày, mi chúng mày, bay, chúng bay Ngƣời đƣợc nói đến: Ngôi thứ ba nó, hắn, y chúng nó, chúng
  • 24. 21 Đại từ nhân xưng “tôi”, “chúng tôi” tương đối trung tính và ít dùng trong hoàn cảnh xưng hô thân mật. Trong phong cách ngôn ngữ khoa học, để tạo tính khách quan cho bài viết, tác giả công trình thường xưng “tôi”, “chúng tôi”. Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Đại từ nhân xưng “tôi”, “chúng tôi” không có sự hô ứng ở ngôi thứ hai và ngôi thứ ba và phải thay bằng các từ xưng hô: ông, bà, anh, chị… (Đinh Trọng Lạc, 2004: 171). Đôi khi trong một số ngữ cảnh giao tiếp nhất định, việc dùng đại từ nhân xưng “tôi” để xưng còn mang tính nghiêm túc. Chẳng hạn, trong hội nghị, đại biểu có thể xưng “tôi” gọi đồng chí. Xưng “tôi” trong một số trường hợp cũng có thể thể hiện sự khẳng định của “cái tôi” cá nhân. “Tôi” cũng được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày giữa những người không quen biết, giữa bạn bè… và thể hiện quan hệ ít thân thiết, có khoảng cách giữa những người giao tiếp. - Chị làm ơn cho tôi hỏi bây giờ là mấy giờ rồi ạ? - Anh/Chị có thể giúp tôi điền vào phiếu khảo sát này được không? Nhưng khi người nói sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” với đối tượng có quan hệ thân thiết với mình mà bình thường mình sử dụng đại từ nhân xưng khác “tôi” thì đại từ “tôi” báo hiệu sự rạn nứt quan hệ thân thiết vốn có. - Tôi muốn cậu làm rõ vấn đề đó. - Tôi muốn chúng ta nói chuyện thẳng thắn với nhau. Đại từ nhân xưng “tao” có đại từ hô ứng: “mày”, “mi” (ngôi thứ hai); “hắn”, “nó” (ngôi thứ ba). Trong giao tiếp, việc sử dụng cặp hô ứng “tao – mày, mi”; “tao – nó”; “tao – hắn” mang hai sắc thái: hoặc thân mật, suồng sã, hoặc tỏ vẻ coi thường, khinh miệt.
  • 25. 22 Ví dụ: - Tao hỏi mày, mày là cái thá gì mà dám đến tranh cướp… của tao hử? (Nguyễn Minh Ngọc, 2012: 159) Trong ví dụ trên, hai nhân vật giao tiếp là hai người phụ nữ đang tranh cãi nhau, thay vì xưng “chị - em” như giao tiếp với sắc thái trung hòa hay thân mật, người nói xưng “tao” và gọi người nghe là “mày”. Cặp từ xưng hô “tao – mày” trong tình huống này thể hiện thái độ khinh ghét, thù hằn của người nói đối với người nghe. Tuỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp, cặp xưng hô “tao – mày” còn mang sắc thái thân mật và thường được giới trẻ dùng để gọi nhau: Ví dụ: “Tao nhớ mày lắm đó! Tuần này mày có về quê không?” Đại từ nhân xưng “hắn” dùng để chỉ người, khi sử dụng thường mang sắc thái không thân mật, có phần miệt thị. Từ “y” chỉ người nam (hiện nay ít dùng; để chỉ người nữ trước đây cũng dùng từ “thị”, đối lập với “y”. Từ “nó” chỉ người, vật được nhắc đến. “Nó” có thể dùng với sắc thái thân mật hoặc khinh miệt, suồng sã. Trong ví dụ dưới đây, “nó” là đại từ được người chị dùng để gọi người em với ý nghĩa thân mật: - Nó nằm trong buồng ấy, chắc vừa ngủ. Ở bên này chị nấu cơm ăn xong hãy về bên ấy. (Thanh Phúc, 2010: 13) Trong khẩu ngữ, hiện tượng “nó” làm thành phần đồng ngữ của danh từ là hiện tượng rất phổ biến: - Tình cảnh tôi nó bó buộc lắm! Đại từ “ta”, “chúng ta” bao gồm người nói và người nghe. “Chúng ta” luôn luôn được xác định là số nhiều, còn “ta” có thể là số ít hoặc số nhiều.
  • 26. 23 “Ta” cũng được dùng để đại diện cho một tập thể, hoặc đặt mình ở vị thế bề trên nói với bề dưới: - Ta thương cảnh khổ của nhà ngươi. Vậy ta giúp nhà ngươi làm giàu. (Nguyễn Thị Huế, 2014: 66) Ngày nay, trong quan hệ bạn bè, khi giao tiếp, giới trẻ cũng sử dụng đại từ “ta” để xưng thể hiện sự thân mật gần gũi mà không có ý tỏ thái độ ngạo mạn: - “Chiều nay ta đi xem phim đi!” Đại từ nhân xưng “họ” là đại từ nhân xưng số nhiều, dùng cho người lớn và tỏ thái độ bình thường. “Chúng”, “chúng nó” dùng để gọi trẻ em hoặc khi người nói tự đặt mình ở cương vị cao hơn và tỏ vẻ coi thường hoặc miệt thị. “Mình” có thể là đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ nhất, số ít với cách sử dụng như đại từ “tôi” trong khẩu ngữ và trong thể nhật ký. “Mình” cũng có thể được dùng để xưng hô giữa vợ và chồng. Lúc này, “mình” được dùng ở ngôi thứ hai: - “Bao giờ mình định nói chuyện với con? Trên đây là cách sử dụng của các đại từ xưng hô đích thực trong tiếng Việt. Để đạt hiệu quả giao tiếp thì người tham gia giao tiếp phải lựa chọn các phương tiện xưng hô sao cho đạt được mục đích giao tiếp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các phương tiện xưng hô không chỉ thể hiện nét đẹp văn hoá trong ứng xử của người Việt, mà việc lựa chọn từ xưng hô sao cho đúng mực, hợp chuẩn còn thể hiện tính lịch sự, chuẩn mực trong xưng hô. Điểm đặc biệt trong tiếng Việt là các đại từ nhân xưng thường mang sắc thái biểu cảm, ít mang sắc thái trung tính như tiếng Anh, tiếng Đức… Do vậy, trong giao tiếp thay vì sử dụng các đại từ nhân xưng, người Việt có xu hướng sử dụng các
  • 27. 24 danh từ, danh ngữ làm phương tiện xưng hô. Bởi vì, việc sử dụng các danh từ, danh ngữ làm phương tiện xưng hô không chỉ thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp mà còn phù hợp với nguyên tắc “xưng hô nâng bậc” hay “xưng khiêm hô tôn” của người Việt. 1.2.3.2. Các phương tiện xưng hô khác trong tiếng Việt a. Danh từ thân tộc Danh từ thân tộc là một lớp từ đặc biệt trong tiếng Việt. Nguyễn Tài Cẩn (1975: 141) đã viết: “Trong danh từ chỉ người, trước hết phải nói đến những danh từ chỉ quan hệ thân thuộc. Số lượng những danh từ này khá phong phú, phong phú hơn ở những tiếng như tiếng Nga, tiếng Pháp chẳng hạn.” Sở dĩ như vậy là vì trong tiếng Việt: - Có sự phân biệt bậc trên và bậc dưới: bác/chú, anh/em, chị/em. - Có sự phân biệt bên nội và bên ngoại: bác, chú/cậu; cô/dì. - Có sự phân biệt bên có quan hệ máu mủ với bên không có quan hệ máu mủ: bác, chú, cậu/dượng; cô, dì/mợ, thím. Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc là một nhóm từ thường có thể dùng với hai ý nghĩa: dùng với ý nghĩa chính xác của chúng để xưng hô với các thành viên trong gia đình, và dùng với ý nghĩa mở rộng để xưng hô ở ngoài xã hội với những người vốn không có quan hệ thân thuộc gì với mình. Một trong những phong cách giao tiếp ngôn ngữ của người Việt là giữ gìn tôn ti trật tự trong giao tiếp. Do vậy, trong phạm vi gia đình, các danh từ thân tộc có sự phân biệt về vai vế, tuổi tác giữa các thành viên. Ngoài ra, danh từ thân tộc được dùng trong phạm vi gia đình cũng thể hiện sự phân biệt về giới tính, gia hệ, quan hệ hôn nhân cũng như các mức độ tình cảm. Các danh từ thân tộc không chỉ được sử dụng trong phạm vi gia đình người Việt mà còn được sử dụng để giao tiếp ngoài xã hội. Trong đó các từ
  • 28. 25 thân tộc như: “ông, bà, cụ, anh, chị, em, chú, bác” được sử dụng thông dụng nhất. Nếu như người Anh gặp nhau ngoài xã hội họ có thể chỉ xưng hô bằng cặp đại từ “I – you”, người Đức xưng hô bằng cặp đại từ “Ich – Sie/du” thì đối với người Việt, người nói lại cần nghĩ ngay xem người đang nói chuyện với mình đáng tuổi ông/bà/chú/bác/cô/anh/chị để xưng hô cho phải phép, nếu không sẽ là vi phạm quy tắc xưng hô của người Việt. Trong tiếng Việt, xưng hô bằng các danh từ thân tộc là một trong những tác nhân quan trọng để vun đắp, duy trì mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp dựa trên quan hệ huyết thống. Mặt khác, việc dùng các danh từ thân tộc trong giao tiếp xã hội phù hợp với ngữ cảnh, đối tượng giao tiếp còn thể hiện chiến lược giao tiếp của người Việt. Sử dụng danh từ thân tộc trong xưng hô là nét khác biệt nhất giữa tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt vì trong tiếng Anh và tiếng Đức, từ chỉ thân tộc hầu như không được sử dụng để xưng hô. Ngược lại, trong tiếng Việt, từ chỉ thân tộc lại được sử dụng rất nhiều. Lấy ví dụ “uncle” trong tiếng Anh. Từ này được dùng để chỉ anh, em của bố hoặc mẹ. Khi tìm từ tương đương trong tiếng Việt, chúng tôi thấy rằng tiếng Việt cũng có một lớp từ diễn tả mối quan hệ gia đình như thế, nhưng lại phức tạp hơn nhiều. Trong tiếng Việt, từ “bác” để chỉ anh trai của bố hoặc mẹ, “chú” để chị em trai của bố hoặc mẹ. Tuy nhiên, từ “bác” lại được dùng trong giao tiếp để gọi một người cùng trang lứa với bố mẹ, ngay cả khi người đó không có quan hệ gì về huyết thống. Hoặc từ “chú” có thể được dùng để gọi người nghe “Từ sáng đến giờ chú câu được mấy con cá rồi?” “Bác cứ về đi rồi em bảo cháu mang sang cho bác”. Người Việt xưng hô theo hai bên nội ngoại nhưng người Anh thì dùng chung không phân biệt: ông nội, ông ngoại (grandfather); bà nội, bà ngoại (grandmother); dì, cô (aunt); cậu, chú, bác (uncle)…
  • 29. 26 Trong tiếng Việt, các từ: con, cháu, em, cô, dì, chú, bác… được sử dụng rộng rãi trong xưng hô nhưng trong tiếng Anh những từ tương đương như aunt, uncle… lại không được dùng để xưng hô trực tiếp. b. Tên riêng Trong giao tiếp, ngoài cách xưng hô bằng đại từ hoặc danh từ thân tộc, xưng hô bằng tên riêng cũng được sử dụng. Việc sử dụng cách hô gọi này cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Bởi vì, khi các nhân vật giao tiếp sử dụng tên riêng để xưng hô thì ít nhất giữa họ phải có sự quen biết từ trước. Hơn nữa, việc dùng tên riêng cũng thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp. Việc dùng tên riêng để gọi khi chưa xác định rõ vai giao tiếp sẽ bị coi là bất lịch sự, đe dọa thể diện của người nghe. Việc xưng hô bằng tên riêng được sử dụng khá rộng rãi trong giao tiếp ở gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong phạm vi gia đình, cách xưng hô này thể hiện được tình cảm trìu mến giữa các thành viên trong gia đình. Ví dụ trong gia đình, có nhiều trường hợp vợ chồng, anh chị em hay bề trên gọi con cháu bằng tên riêng, thậm chí có trường hợp con cháu gọi bề trên bằng tên riêng kèm theo từ chỉ quan hệ. Còn ngoài xã hội, trong giao tiếp giữa những người cùng lứa tuổi, bằng vai thì cách xưng hô bằng tên riêng có thể rút ngắn khoảng cách giữa những người giao tiếp và đồng thời dễ tạo cảm giác bình đẳng, thân thiện giữa họ. c. Danh từ chức vị dùng trong xưng hô Ngoài lớp danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vị cũng được dùng làm từ xưng hô. Người Việt có thể dùng từ chỉ chức vụ hoặc cương vị xã hội thay cho nhân xưng từ ngôi thứ hai: Ví dụ: - Giám đốc cho gọi em ạ?
  • 30. 27 - Thưa giám đốc, giám đốc cho gọi em ạ? - Thưa giám đốc, công ty bạn mời giám đốc đi dự tiệc ạ. Chúng tôi xin nêu ra đây những danh từ chỉ chức vị thường gặp trong giao tiếp của người Việt: thủ tướng, phó thủ tướng, tổng bí thư, bộ trưởng, đại sứ, chủ tịch (nước), phó chủ tịch (nước), tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, thứ trưởng, tổng cục trưởng, cục trưởng, chánh án, viện trưởng, giáo sư, tiến sĩ… d. Một số từ ngữ khác Ngoài các phương tiện xưng hô như đã nêu, người Việt còn sử dụng một số từ, tổ hợp từ định vị không gian như “đây, đấy, đằng ấy, đằng này”. Các từ này chỉ được dùng trong quan hệ thân hữu giữa những nhân vật giao tiếp. - Đằng ấy đi đâu mà về muộn thế? - Mặc, đây không biết. (Đây tương đương với tôi, tớ)
  • 31. 28 1.3. Tiểu kết chƣơng 1 “Đại từ là một nhóm rất quan trọng ở trong ngôn ngữ, và thường là một nhóm từ ít có hiện tượng vay mượn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Vì vậy đem hệ thống đại từ ra so sánh là một hiện tượng rất thú vị và rất có ý nghĩa về mặt loại hình học.” (Nguyễn Văn Thành, 2003: 115) Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt có điểm chung là đều được lựa chọn sử dụng tùy theo ngôi giao tiếp; dùng để “chỉ ra” và thay thế cho các danh từ/ danh ngữ. Trong tiếng Anh và tiếng Đức, đại từ nhân xưng biểu hiện sắc thái trung tính, không thể hiện nhiều sắc thái văn hóa, tính tầng bậc tôn ti. Trong tiếng Việt, các từ biểu hiện tương đương với đại từ nhân xưng trong tiếng Anh và tiếng Đức không chỉ là đại từ nhân xưng mà còn là các danh từ xưng hô. Các danh từ này còn được dùng nhiều hơn, phổ biến hơn các đại từ nhân xưng đích thực. Các từ xưng hô phản ánh trực tiếp các mối quan hệ gia đình thân thuộc và tính chất quan hệ xã hội, phản ánh trình độ nhận thức, thái độ tình cảm của người nói với người nghe. Chính vì vậy các từ xưng hô rất đậm sắc thái biểu cảm. Trong hoạt động giao tiếp, những nhân tố như nhân vật giao tiếp; mục đích, nội dung giao tiếp; tình huống giao tiếp đều ít nhiều tác động ảnh hưởng tới việc lựa chọn, sử dụng từ xưng hô.
  • 32. 29 CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI TỪ NHÂN XƢNG TRONG TIẾNG ANH, TIẾNG ĐỨC VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 2.1. Thực hiện chức năng ngữ pháp: quy chiếu các ngôi nhân xƣng 2.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất 2.1.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít Như chúng tôi đã trình bày trong chương 1, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít dùng để chỉ và thay thế cho một người nói / người viết. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít trong tiếng Anh là đại từ “I”. Đại từ này luôn được viết hoa khi ở vị trí chủ ngữ trong câu. Đặc điểm này khác với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “Ich” trong tiếng Đức và “Tôi” trong tiếng Việt: - Yesterday I met Lan and Nga in the park. - Gestern habe ich Lan und Nga im Park getroffen. - Hôm qua tôi gặp Lan và Nga trong công viên. Trong tiếng Đức, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít là đại từ “ich”. Đại từ này chỉ được viết hoa (Ich) khi nó đứng đầu câu. Trong tiếng Việt, các từ xưng hô tương đương với “I” và “ich” bao gồm “tôi”, “tao”, “ta”, “mình”… Tuy nhiên, việc lựa chọn các từ xưng hô đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các đại từ “tôi”, “tao” được những thành viên có vị trí cao hơn trong gia đình sử dụng. “Tao” được sử dụng nhiều hơn “tôi”, vì trong phạm vi gia đình, “tôi” mang tính chất xa cách và không thân thiện. Trước đây, đại từ “ta” cũng được sử dụng để xưng hô trong gia đình, đặc biệt là các gia đình quý tộc. Nay cách sử dụng đó không còn nữa. Trong phạm vi gia đình, các thành viên xưng hô với nhau chủ yếu bằng các danh từ thân tộc, quy tắc sử dụng các danh từ này phụ thuộc vào thứ bậc trong gia
  • 33. 30 đình, tuổi của các thành viên, thành viên tham gia giao tiếp là nam hay nữ… Ví dụ, một người khi ở nhà sẽ là chồng (trong quan hệ với vợ), là cha (trong quan hệ với con cái). Song với cha mẹ mình thì lại là con, với ông bà nội ngoại lại là cháu, với bố mẹ vợ lại là con rể. Khi mối quan hệ giữa những người giao tiếp không rõ ràng hoặc tình huống giao tiếp là trung tính, từ biểu đạt tương đương với đại từ nhân xưng “I” và “ich” trong tiếng Việt là “tôi”. Đại từ “tôi” mang tính chất trung lập và lịch sự. Ngoài ra, “I” hay “ich” có thể được biểu đạt bằng các đại từ nhân xưng đích thực trong tiếng Việt như “ta, “tao”. Cả hai đại từ này đều thể hiện tính “tự cao” của người nói khi tham gia giao tiếp, tuy nhiên vẫn có một vài khác biệt nho nhỏ giữa cách sử dụng của hai đại từ này. “Ta” trong thời kỳ trước đây là từ xưng hô của những người thuộc tầng lớp trên, qua đó thể hiện vị trí của họ trong xã hội, ví dụ: “Lạ thật! Kinh đô của ta ở đây cả ba đời, có bao giờ dòng suối đục ngầu đâu, chắc hẳn có những buôn làng mới dựng ở phía trên ngọn nước đã làm vẩn đục dòng suối của ta. Ta phải cho lính đi theo dòng suối triệt hạ ngay buôn làng mới, và bắt tên chủ làng về đây hỏi tội.” (Bảo Tiên, 2013: 74) “Tao” lại không được sử dụng trong tình huống trên. “Tao” mang tính chất không trang trọng, do vậy đại từ này chỉ được sử dụng giữa những người đã quen biết nhau khá rõ. Ngoài trường hợp đó ra, “tao” lại mang ý nghĩa khác, đó là không lịch sự hay đe dọa: “Da hätt ich Lust, mich schmutzig zu machen,” (Grimms Märchen, Frau Holle) “Tao mà lại có hứng làm việc ấy ư, làm cho bẩn người ra à!” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Bà chúa tuyết)
  • 34. 31 Ngoài các đại từ nhân xưng đích thực đã phân tích ở trên, từ xưng hô tương đương với “I” và “ich” còn bao gồm một loạt các danh từ thân tộc trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh và tiếng Đức, khi người con xưng hô với cha mẹ mình, họ vẫn chỉ sử dụng đại từ nhân xưng “I” hay “ich”. Còn trong tiếng Việt, từ xưng hô được sử dụng phổ biến nhất là “con”, có trường hợp sử dụng là “em”. Ví dụ: - Mẹ ơi, cuối tuần này con về mẹ nhé! - Mợ để em chở mợ sang nhà cậu chơi nhé! Trường hợp xưng hô ngoài xã hội, khi những người là bạn bè hay có quan hệ thân thiết xưng hô với nhau, họ có thể dựa vào tuổi tác và mối quan hệ để lựa chọn từ xưng hô cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu người nói và người nghe bằng tuổi nhau, người nói có thể xưng là “tớ / mình / đây / đằng này”, nếu người nói ít tuổi hơn người nghe, người nói có thể xưng là “em”, còn khi người nói nhiều tuổi hơn người nghe thì có thể xưng là “anh / chị”. Tuy nhiên, nếu xét về mối quan hệ thân thiết trong gia đình, đặc biệt là trong gia đình người Việt, người nghe có khi chỉ bằng tuổi con của người nói, nhưng có khi người nói lại phải gọi người nghe bằng “chú” và xưng bằng “cháu”, thậm chí gọi “bác/ông” xưng “cháu”. Đây là nét văn hoá đặc biệt trong giao tiếp của gia đình Việt Nam. 2.1.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều Khi có nhiều người cùng tham gia giao tiếp hay người nói muốn đại diện cho một tập thể, người nói sẽ sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều. Các đại từ này dùng để chỉ một nhóm người nói/ người viết.
  • 35. 32 Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều trong tiếng Anh là đại từ “we”. Trong thời kỳ trước đây, “we” chủ yếu được sử dụng bởi những người thuộc tầng lớp cao quý như vua, hoàng hậu, những người đứng đầu bộ tộc… để xưng hô trong những dịp trang trọng. “We” cũng được các phóng viên, tác giả của các bài viết sử dụng để thể hiện quan điểm của nhóm tác giả trên các tờ báo, tạp chí, website. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều trong tiếng Đức là đại từ “wir”, dùng để chỉ một nhóm người nói/ người viết. Thông thường, từ biểu đạt tương đương của “we” và “wir” trong tiếng Việt là “chúng tôi”, “chúng ta”. Tuy vậy, cách sử dụng của các đại từ này cũng có điểm khác nhau: “Chúng tôi” là để chỉ người nói ngôi thứ nhất số nhiều và không bao gồm người nghe: - We come from Stuttgart. - Wir kommen aus Stuttgart. - Chúng tôi đến từ thành phố Stuttgart. “Chúng ta” để chỉ chính bản thân người nói và cả người nghe: “Wie es aber draussen war, sprachen die drei Männerchen untereinander: „Was sollen wir ihm schenken, weil es so artig und gut ist und sein Brot mit uns geteilt hat?‟ (Grimms Märchen, Die drei Mannlein im Walde) “Khi cô đang quét tuyết ở sau nhà, ba người lùn nói chuyện với nhau: „Cô ấy hiền lành và tốt bụng quá, chia bánh cho chúng ta ăn, giờ chúng ta nên cho cô ấy cái gì nhỉ?” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Ba người lùn trong rừng)
  • 36. 33 Trong tiếng Việt, những người trẻ tuổi hay những người có quan hệ thân thiết thường sử dụng những cụm từ như “chúng mình”, “bọn mình”, “chúng tao”. Riêng từ “chúng tao”, nếu những người tham gia giao tiếp có mối quan hệ thân thiết thì từ này mang nghĩa tốt, ngoài trường hợp như vậy, nó mang nghĩa khiêu khích và không lịch sự. Trong các tài liệu văn học cổ tiếng Đức, đại từ “wir” còn được giới quý tộc như vua chúa dùng để xưng hô, thể hiện uy quyền của mình. Với cách sử dụng này, trong tiếng Việt có hai đại từ nhân xưng tương ứng là “ta” và “trẫm”. “Trẫm” trước đây chỉ được nhà vua sử dụng. Từ này hiện nay đã là từ cổ và không được sử dụng nữa. Chúng tôi xin dẫn ra dưới đây một ví dụ về từ “trẫm” được dùng trong tác phẩm văn học: “Trẫm rất cảm ơn nhà ngươi đã giúp trẫm trong việc xây dựng lớn này. Trẫm cho nhà ngươi hòm ngọc này để thưởng công. Thế nhưng, tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở dưới này, ngươi không được nói cho bất kỳ một ai biết.” (Nguyễn Thị Huế, 2014: 291) “Ta” vừa có ý nghĩa chỉ cho một số người chung chung, ví dụ: “Nhìn vào biểu đồ này ta sẽ thấy…” Ngoài ra, khi người nói sử dụng đại từ nhân xưng “ta” là đã thể hiện sự “tự cao” của mình. Trong khoa học, “wir” được sử dụng để chỉ một nhóm tác giả cùng phát minh, sáng tạo hay nhận xét về một vấn đề nào đó: Schweinegrippe, Vogelgrippe, Ebola und jetzt Marburg. Jeden Tag gibt es neue Nachrichten über gefährliche Viren. Aber wie schlimm sind sie wirklich? Wir haben eine Top-10 der gemeinsten Viren zusammengestellt. (nguồn: DW, 12.10.14, 14h30)
  • 37. 34 (Cúm lợn, cúm gà, Ebola và giờ là Marburg. Mỗi ngày lại có những tin tức mới về những loại vi rút nguy hiểm. Nhưng chúng thật sự nguy hiểm đến mức nào? Chúng tôi thống kê ra đây 10 loại vi rút nguy hiểm nhất trên thế giới.) (Phần tự dịch của tác giả luận văn) Trong tiếng Việt, các từ tương đương được sử dụng là “chúng tôi”, “tác giả”: “Với hướng tiếp cận này, qua những nguồn ngữ liệu cụ thể, chúng tôi sẽ khảo sát những biểu hiện và diễn biến cụ thể của từ vựng từ thời tiếng Việt cổ cho đến tiếng Việt ngày nay.” (Vũ Đức Nghiệu, 2011: 8) Có thể thấy, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số nhiều trong tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Việt đều dùng để đại diện hoặc thay thế cho một nhóm người nói/ người viết . Tuy nhiên điểm khác biệt với đại từ nhân xưng trong tiếng Việt là trong tiếng Anh và tiếng Đức các đại từ “we” và “wir” trước đây từng dùng để chỉ riêng và thay thế cho các tầng lớp quy tộc như vua, chúa. Trong tiếng Việt, các từ xưng hô tương đương với “we” và “wir” như “chúng tôi”, “chúng tao”, “chúng ta”… được sử dụng tùy vào những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau (lịch sự, trang trọng/ suồng sã; bao gồm người nói/ không bao gồm người nói…). 2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai 2.1.2.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít trong tiếng Anh là đại từ “you”. Trong thời kỳ trung đại và cận đại, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít là đại từ “thou”. Đại từ này thể hiện sự thân mật, suồng sã. Ngược lại, đại từ “you” (số nhiều) lại là dạng thức lịch sự và trang trọng. Ngôn ngữ thay đổi theo sự phát triển của kinh tế và xã hội. “You” ngày càng được xem là thể hiện cho sự giao tiếp lịch sự. Đại từ này dần trở
  • 38. 35 thành đại từ chuẩn mực thể hiện ngôi thứ hai trong giao tiếp, cả số ít và số nhiều. Đại từ này nhanh chóng được sử dụng bởi các tầng lớp trong xã hội và các nhóm ngôn ngữ. (Ronald Carter và John Mc Rae, 2001) “You” là dạng thức duy nhất để thể hiện ngôi thứ hai số ít, không phân biệt người đang ở ngôi thứ hai đó là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, mối quan hệ với người nói như thế nào. Trong tiếng Đức, ngôi thứ hai số ít gồm có hai đại từ nhân xưng là “du” và “Sie”. Đại từ nhân xưng “du” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít, trước hết được sử dụng trong phạm vi gia đình và những người thân thiết. Các thành viên trong gia đình có thể gọi người đang giao tiếp với mình là “du” mà không có sự phân biệt về tuổi tác hay thứ bậc của người nói/ người nghe. Ngược lại, trong tiếng Việt, không có đại từ nhân xưng nào được sử dụng chung để chỉ người đang giao tiếp với mình. Với trường hợp này, người Việt sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ thân tộc để giao tiếp. Để sử dụng đúng những từ ngữ xưng hô này, người ta phải đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, nếu không sẽ dẫn đến trường hợp hiểu lầm. Trong tiếng Đức, đại từ nhân xưng “du” được sử dụng rộng rãi trong phạm vi giao tiếp của những người trẻ tuổi và bạn bè. Với trường hợp này, các từ biểu đạt tương đương trong tiếng Việt có thể là “cậu”, “ấy”, “bạn”, “anh”, “em”, “đằng ấy”, “mày”… Riêng từ “mày” sẽ mang nghĩa thân mật, suồng sã khi sử dụng giữa những người bạn, những người có quan hệ thân thiết. Ngoài ra, “mày” có thể mang nghĩa thù hằn và khiêu khích:
  • 39. 36 “Es weinte, lief zur Stiefmutter und erzählte ihr das Unglück. Sie schalt es aber so heftig und war so unbarmherzig, dass sie sprach: “Hast du die Spule hinunterfallen lassen, so hol sie auch wieder herauf. (Grimms Märchen, Frau Holle) Cô khóc lóc chạy về kể chuyện không may ấy cho dì ghẻ nghe. Dì ghẻ mắng cô thậm tệ, rồi nhẫn tâm bảo cô: “Mày đánh rơi ống sợi xuống đó thì mày phải xuống đó mà mò nó lên!” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Bà chúa tuyết) Không chỉ bạn bè hay những người thân quen sử dụng đại từ nhân xưng “du” khi giao tiếp, mà cả những người yêu nhau cũng xưng hô với nhau bằng “du”. Trong tiếng Việt, khi người con trai nói chuyện với người con gái, họ có thể xưng hô với nhau bằng cặp từ “anh - em”. Và việc xưng anh / em trong trường hợp này không phụ thuộc vào việc ai nhiều / ít tuổi hơn ai: Đào đã đứng tựa người vào cột bương, cả thân người trên bị mái gianh che tối, tiếng nói dịu đi như một hơi thở: “Anh Huân ạ, em muốn tâm sự với anh một câu chuyện.” (Nguyễn Khải, 2000: 137) Hai nhân vật trong đoạn trích này là Đào và Huân. Mặc dù Đào nhiều tuổi hơn Huân, nhưng chị vẫn gọi Huân bằng “anh” và xưng mình là “em”. Đại từ “Sie” – Dạng thức lịch sự Nếu như trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng “you” là đại từ nhân xưng duy nhất được sử dụng là ngôi thứ hai số ít trong giao tiếp cho dù là thân thiện hay lịch sự thì trong tiếng Đức còn có một đại từ được dùng riêng để thể hiện sự trang trọng và lịch sự của người nói khi gọi người đang giao tiếp với mình, đó là đại từ nhân xưng “Sie”. - Kommen Sie aus Deutschland? (Có phải anh đến từ nước Đức không ạ?)
  • 40. 37 Đại từ nhân xưng “Sie” cũng được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là với người lớn tuổi hơn hoặc giữa hai người chưa từng quen biết. Trong trường hợp này, từ biểu đạt tương đương trong tiếng Việt thường là “anh” hay “chị”. Người Việt khi tham gia giao tiếp, nếu không biết chắc người đang nói chuyện với mình nhiều hơn hay ít hơn tuổi của mình thì thường lịch sự gọi người đó bằng “anh” hoặc “chị”. Ich möchte ein Geschenk für meine Mutter kaufen. Können Sie mich dieses Kleid sehen lassen? (Tôi muốn mua tặng cho mẹ tôi một món quà. Chị có thể lấy cho tôi xem chiếc váy kia được không?) Khi cần xưng hô trang trọng thì các từ xưng hô như “ông”, “bà”, “ngài” sẽ được sử dụng. DW (Kênh truyền hình và phát thanh Đức): Frau Ministerin, Sie sind promovierte Mathematikerin. Was begeistert Sie so an der Mathematik? (Thưa bà Bộ trưởng, là một tiến sỹ toán học, bà có thể chia sẻ cảm hứng khi học môn toán được không ạ?) (Trích bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đức Johanna Wanka, DW – 12.10.2014, 15h00) 2.1.2.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, dạng số nhiều vẫn được viết là “you”. Như vậy, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít và số nhiều giống nhau về mặt hình thức. Để tránh nhầm lẫn, một số phương ngữ đã khắc phục hiện tượng này như sau: Ở vùng Nam Mỹ, để chỉ “you” với nghĩa số nhiều, người ta dùng từ “y‟all” và “you‟uns”. Ở vương quốc cổ đại East Anglia có thấy “you together”. Tại vùng Bắc Mỹ, Scotland, Ireland, Newzealand và Úc là từ
  • 41. 38 “youse”. Trong tiếng Anh Anh (British English) người ta còn thấy xuất hiện “you lot” và trong tiếng Anh Mỹ (American English) là “you guys”. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều trong tiếng Đức gồm hai đại từ là “ihr” và “Sie”. Về đại từ “ihr” trong tiếng Đức: Trong các tư liệu tiếng Đức cổ, đại từ nhân xưng “du” không được miêu tả về mặt ngữ nghĩa. “Du” chỉ đơn giản là đại từ nhân xưng cổ nhất và duy nhất dùng để chỉ ngôi thứ hai khi tham gia giao tiếp. Từ thế kỷ thứ XI cho đến thế kỷ XV, trong hệ thống từ xưng hô của tiếng Đức có thấy xuất hiện hai đại từ “du” và “ihr”. Đây là hai đại từ nhân xưng chỉ ngôi thứ hai, trong đó “ihr” mang nghĩa lịch sự hơn. “Ihr” cũng được dùng để chỉ ngôi thứ hai số ít và để gọi người đang giao tiếp với mình một cách trang trọng: Der Bauer lächelte und sagte: “Ihr seid ein Graf oder Fürst oder gar ein Herzog, vornehme Herren aber manchmal solch ein Gelüsten; Euer Wunsch soll aber erfüllt werden.” (Grimms Märchen, Der Meisterdieb) Bác nông dân mỉm cười nói: “Xem ra ngài là một bá tước hoặc hầu tước, thậm chí có thể là một công tước. Những người quý phái như các ngài đôi khi lại nổi hứng thế đấy. Được thôi, nguyện vọng của ngài sẽ được đáp ứng!” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Vua trộm). Hiện nay, “ihr” được dùng với nghĩa là đại từ nhân xưng dạng số nhiều của “du”. Tương đương với đại từ này trong tiếng Việt có thể tìm thấy các từ xưng hô “các bạn”, “các cậu”, “chúng mày”, “chúng bay”: - Geht ihr in die Bibliothek? - Các cậu đi thư viện đấy à?
  • 42. 39 Trong tiếng Đức, để gọi những người đang giao tiếp với mình một cách lịch sự, người ta sử dụng đại từ “Sie” (luôn viết hoa và mang nghĩa số nhiều). Đại từ này có hình thức giống hệt đại từ “Sie” (dạng thức lịch sự của ngôi thứ hai số ít). “Sie” được sử dụng với những người nghe mà người nói mới gặp lần đầu tiên, những người mà có mối quan hệ không thân thiết, hoặc với những người nhiều tuổi hơn người nói. Những từ xưng hô tương đương với “you” (số nhiều) và “Sie” (số nhiều) trong tiếng Việt có thể tìm thấy là “các ông”, “các bà”, “ các anh”, “các chị”… - Sind Sie hier schon lange? Entschuldigung, ich habe ein bisschen spät gekommen! - Các anh đến đây lâu chưa? Xin lỗi tôi đến muộn một chút! 2.1.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba dùng để gọi người được nhắc đến trong cuộc hội thoại. 2.1.3.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít gồm có 3 đại từ là “he”, “she”, và “it”. “He” được sử dụng khi nói về một người thuộc phái nam và “she” được sử dụng khi nói về một người thuộc phái nữ: - This is Jack. He‟s my brother. - This is Angela. She‟s my sister. Trong trường hợp người nói không chắc chắn người mình đang nhắc đến là nam hay nữ, người nói sẽ sử dụng đại từ nhân xưng “they” để thay thế cho danh từ đang được nói đến:
  • 43. 40 - You could go to a doctor. They might help you. Đại từ nhân xưng “it” trong tiếng Anh được dùng để thay thế cho một đồ vật, con vật hay sự việc được nhắc đến. - That is my computer. It is almost 5 years old. Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ về cách sử dụng đại từ nhân xưng này. Đôi khi người nói sẽ gọi một con vật là “he” hoặc “she”, đặc biệt nếu con vật đó là vật nuôi trong nhà, có tính cách thông minh, tình cảm. Tàu (ships) hay một vài phương tiện bằng đường thủy (vessels) hoặc đường bộ khác, thậm chí cả một số danh từ riêng là tên của các quốc gia cũng thường được cho là thuộc giống cái và được nhắc đến trang trọng với đại từ “she”: - This is our dog Rusty. He’s an Alsatian.(Đây là con chó Rusty của tôi. Nó là giống chó chăn cừu Đức) - The Titanic was a great ship but she sank on her first voyage. (Titanic là một con tàu vĩ đại nhưng nó đã bị chìm trong chuyến đi đầu tiên.) - How’s your new car? Terrific, she’s running beautifully. (Chiếc xe mới của anh thế nào? Tuyệt, nó chạy thích lắm.) - England is an island country and she is governed by a monarch. (Anh là một quốc đảo và được cai trị bởi hoàng đế.) Trong tiếng Anh, “it” cũng thường được dùng để giới thiệu một nhận xét: - It is nice to have a holiday sometimes. (Thỉnh thoảng có một kỳ nghỉ cũng thật thú vị.) - It is important to dress well. (Mặc đẹp rất quan trọng.) - It‟s difficult to find a job. (Thật khó để tìm được một việc làm.) - Is it normal to see them together? (Họ có thường hay đi cùng nhau không?) - It didn‟t take long to walk here. (Đi bộ đến đây cũng không xa lắm.)
  • 44. 41 Đây là các trường hợp mà it không có quy chiếu, vô nhân xưng, là một chủ ngữ giả (trống nghĩa – empty/dummy subject, expletive). Expletive it được dùng khá nhiều trong các văn bản khoa học và các cấu trúc vô nhân xưng hoặc bị động (khi tác thể thực hiện hành động khiếm diện hoặc không rõ ràng). Người Anh cũng thường sử dụng “it” để nói về thời tiết, nhiệt độ, thời gian và khoảng cách: - It‟s raining. (Trời đang mưa.) - It will probably be hot tomorrow. (Ngày mai có thể trời sẽ nóng.) - Is it nine o‟clock yet? (Đã đến 9 giờ chưa?) - It‟s 50 miles from here to Cambridge. (Từ đây đến Cambridge khoảng 50 dặm.) Trong tiếng Đức có 3 đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít là: er, sie, es. Về đại từ “er” trong tiếng Đức: Trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XVIII, đại từ nhân xưng “Er” (viết hoa) được sử dụng như đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, qua đó thể hiện sự tôn trọng và lịch sự của người nói đối với người nghe. Trong trường hợp này, “Sie” không được sử dụng. Đại từ “Sie” và “Er” phân biệt nhau bởi mức độ thể hiện sự trang trọng và lịch sự. “Sie” được sử dụng với mức tôn trọng và lịch sự cao hơn “Er” và thường được các thành viên trong gia đình quý tộc sử dụng. Trong tiếng Việt thì không có hai cách sử dụng như vậy. Người Việt chủ yếu sử dụng các từ xưng hô thân tộc trong giao tiếp và đại từ nhân xưng ngôi thứ ba thì sẽ không được thay thế bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. Do vậy, nếu tìm từ biểu đạt tương đương trong tiếng Việt thì có thể chỉ tìm thấy danh từ thân tộc mà thôi.
  • 45. 42 Trong tiếng Đức, “er” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số ít và thay thế cho danh từ giống đực. Các từ biểu đạt tương đương của “er” trong tiếng Việt mang tâm trạng và cảm nghĩ của người nói. Đó có thể là sự tôn kính, trang trọng, tình yêu, sự hờ hững hay sự ghét bỏ. Từ “chàng” được sử dụng rất nhiều trong các cuộc hội thoại giữa hai người yêu nhau, nhưng cách sử dụng này cũng đã rất cũ và thường thấy từ này xuất hiện trong các tác phẩm văn học nhiều hơn. Khi tìm từ biểu đạt tương đương với đại từ “er” trong tiếng Việt, có thể thấy rất nhiều từ được sử dụng với các mục đích khác nhau. Trong các tình huống trang trọng, khi cần thể hiện sự tôn kính đối với người thuộc ngôi giao tiếp thứ ba, người Việt sẽ dùng từ “ông”, “ngài” hay “anh”. Trong giao tiếp hàng ngày còn có các cách biểu đạt khác. Đối với người lớn tuổi, các từ như ông, bác, chú (ấy), lão có thể được sử dụng. Người nói lựa chọn từ nào là phụ thuộc vào tuổi của người được nói đến và mối quan hệ của người nói với người thuộc ngôi thứ ba số ít đó. Đối với những người bằng tuổi nhau cũng như những người trẻ tuổi thì có thể tìm thấy các cách xưng hô khác. Thuộc nhóm này là các từ như anh, anh ấy, cậu ta, cậu ấy, chị ấy, thằng (+ tên), nó. Riêng hai cách xưng hô cuối cùng là thằng (+ tên) và nó thì chỉ được dùng phổ biến khi gọi trẻ con hoặc những người rất thân thiết, nếu không sẽ là không lịch sự. Ngoài ra, trong tiếng Việt, khi nói về một người mà mình không có cảm tình, người nói sẽ dùng từ hắn, gã. Dem Wirte aber liessen seine Gedanken keine Ruhe, es fiel ihm ein, dass in seiner Rumpelkammer ein altes Tischchen stände, das geradeso aussah; das holte er ganz sachte herbei und vertauschte es mit dem
  • 46. 43 Wünschtischchen. (Grimms Märchen, Tischchen deck dich Goldesel und Knüppel aus dem Sack). Chủ quán trằn trọc mãi không sao ngủ được. Hắn chợt nhớ rằng trong kho chứa đồ cũ của hắn có một cái bàn cũ giống hệt như cái bàn của chú thợ mộc. Hắn liền rón rén đi lấy cái bàn đó rồi đánh tráo lấy chiếc bàn thần kia (Bản dịch của Hữu Ngọc, Bàn ơi, trải khăn ra, sắp thức ăn đi) Về đại từ “sie”: Trong tiếng Đức, “sie” thay thế cho một danh từ giống cái. Trong các tình huống mà mối quan hệ giữa người nói và người được nhắc đến cũng như cảm xúc của người nói không rõ ràng, thì đại từ nhân xưng “sie” được dịch một cách chung chung là nó (đối với người trẻ tuổi), cô, cô ấy, chị ấy, bà ấy… - Hast du Lan getroffen? Gestern ist sie hier zweimal gewesen, um dich zu sehen. - Cậu đã gặp Lan chưa? Hôm qua cô ấy đến đây hai lần để gặp cậu. “Sie” cũng có thể được dịch là “chị”, không chỉ trong các tác phẩm văn học, mà ngay cả trong giao tiếp hữu lời và phi lời. Trong tiếng Việt, có một số đại từ nhân xưng tương đương với “sie” nhưng được dùng với nghĩa xấu khi nói về một ai đó: cô ta, bà ta, chị ta, mụ, ả… “Brüderchen nahm sein Schwesterchen an der Hand und sprach: “Seit die Mutter tot ist, haben wir keine gute Stunde mehr. Die Stiefmutter schlägt uns alle Tage, und wenn wir zu ihr kommen, stösst sie uns mit den Füssen fort. Die harten Brotkrusten, die übrig bleiben sind unsere Speise, und dem
  • 47. 44 Hündlein unter dem Tisch geht‟s besser, dem wirft sie doch manchmal einen guten Bissen zu. (Grimms Märchen, Brüderchen und Schwesterchen) Anh cầm tay em gái dắt đi và thủ thỉ: “Từ ngày mẹ mất, anh em mình không có lúc nào được vui sướng. Ngày nào mẹ ghẻ cũng đánh đập. Hễ đến gặp bà ta cầu xin cái gì đó thì bà ta thượng cẳng chân hạ cẳng tay đuổi đi. Ăn thì chỉ có mấy miếng bánh mỳ đầu thừa đuôi thẹo đã khô cứng. Con chó con nằm dưới gầm bàn còn sướng hơn anh em mình, thỉnh thoảng còn được mẹ ghẻ vứt cho vài miếng ngon.” (Bản dịch của Hữu Ngọc, Anh trai và em gái) So sánh các từ này trong nhóm thì các từ mụ, ả có ý nghĩa xấu hơn các từ cô ta, bà ta, chị ta. Khi sử dụng các từ mụ, ả để nói về một người khác, người Việt đã thể hiện rõ ý nghĩ xấu về người đó: Da erchrak sie, denn sie wusste, dass der Spiegel keine Unwahrheit sprach, und merkte, dass der Jäger sie betrogen hatte und Schneewittchen noch am Leben war. Und da sann und sann sie aufs neue, wie sie es umbringen wollte; denn so lange sie nicht die schönste war im ganzen Land, liess ihr der Neid keine Ruhe. (Grimms Märchen, Schneewitchen) Mụ giật mình vì biết rằng gương không bao giờ nói sai, người đi săn đã lừa mụ và Bạch Tuyết còn sống. Mụ lại nghĩ cách hại Bạch Tuyết. Mụ đứng ngồi không yên vì thấy mình chưa đẹp nhất nước. (Bản dịch của Hữu Ngọc, Nàng Bạch Tuyết) Về đại từ nhân xưng “es” trong tiếng Đức: “Es” là đại từ nhân xưng thay thế cho danh từ giống trung. “Es” tuy tương đương với đại từ “it” trong tiếng Anh nhưng phải được sử dụng đúng trong trường hợp thay thế cho một danh từ trung tính, cho dù danh từ đó có là danh từ chỉ đồ vật, khái niệm hay con người.
  • 48. 45 2.1.3.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều dùng để thay thế cho danh từ số nhiều được nhắc đến trong cuộc hội thoại. Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều là đại từ “they”. - Do you hear anything about Hƣng and Thuỷ? (Bạn có tin tức gì về Hưng và Thủy không?) - Yeah, they are going to get married next month! (Có, tháng tới họ làm đám cưới đấy!) Từ “they” đã được dùng thay thế cho “Hưng and Thuỷ” ở câu trên. Câu trả lời này nếu được viết đầy đủ phải là “Yeah, Hưng and Thuỷ are going to get married next month!” Để tránh lặp lại, “they” đã được dùng để thay thế. Trong tiếng Đức, ngôi thứ ba số nhiều “sie” dùng chung cho cả giống cái, giống đực và giống trung. Đặc điểm này giống với cách sử dụng của đại từ “they” của tiếng Anh. Đại từ nhân xưng “sie” không chỉ được dùng trong phạm vi gia đình, mà còn được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Với mỗi tình huống khác nhau thì đại từ này lại được biểu đạt bằng những từ xưng hô khác nhau trong tiếng Việt. Trong ví dụ sau đây, “sie” có thể được dịch là “họ” trong tiếng Việt: - Maja und Gottfried Matter wohnen in Brienz. Sie sind Landwirte und arbeiten zusammen. - Maja và Gottfried Matter sống ở Brienz. Họ là nông dân và làm việc cùng nhau. “Họ” rất ít khi được sử dụng để nói về người trong gia đình. Ví dụ sau đây là một câu nói của một người con: Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 49. 46 - Plötzlich hörte ich Papa und Mama im Wohnzimmer reden. Sie waren laut. Sie stritten. Nếu lựa chọn từ biểu đạt tương đương với “sie” ở đây là “họ” thì cách dịch này sẽ rất xa cách và không thể hiện được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp này, khi dịch “sie” là “họ”, người đọc sẽ cảm nhận là không có mối quan hệ nào thân thiết giữa người nói với những người được nói đến trong câu. Đột nhiên tôi nghe tiếng bố mẹ trong phòng khách. Họ đang cãi nhau. Thay vì sử dụng từ chỉ ngôi thứ ba nói chung là “họ”, người Việt trong tình huống này sẽ dịch trực tiếp là “bố mẹ”: Đột nhiên tôi nghe tiếng bố mẹ trong phòng khách. Bố mẹ đang cãi nhau. Trong các cuộc hội thoại giữa các bạn trẻ với nhau, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều thường được dùng khá thân thiện và thoải mái, như chúng nó, bọn nó. Các từ biểu đạt tương đương này chỉ được sử dụng giữa những người có mối quan hệ thân thiết, khi những người đang được nói đến bằng tuổi hoặc ít tuổi hơn người nói, nếu không nó sẽ mang nghĩa xấu và không lịch sự. Đại từ nhân xưng “chúng” cũng được dùng trong giao tiếp nếu những người được chỉ định trẻ tuổi hơn hoặc có vị trí xã hội thấp hơn người nói. Đặc biệt, “chúng” được dùng khi nói về trẻ con: Ví dụ: - Die Kinder spielen gerade im Park. Sie sind sehr fröhlich. - Bọn trẻ đang chơi trong công viên. Chúng rất vui. Trong tiếng Anh, khi lựa chọn đại từ nhân xưng để giao tiếp, người nói chú ý đến việc xem đại từ nhân xưng đó thay thế cho danh từ số ít hay số Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 50. 47 nhiều, chú ý đến ngôi giao tiếp (là ngôi thứ nhất, thứ hai hay ngôi thứ ba), xem xét người đó là nam hay nữ và cuối cùng là xem danh từ cần thay thế đó đóng vai trò làm chủ ngữ, tân ngữ hay cụm danh từ sở hữu trong câu. 2.2. Thực hiện chức năng lịch sự 2.2.1.Chức năng thể hiện tính lịch sự của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh Bắt đầu từ thế kỷ XX, theo Michael Haugh (2004), khái niệm lịch sự trong tiếng Anh đi từ nghĩa thể hiện sự tôn kính với người ở vị thế cao hơn, đến nghĩa thể hiện hành động đặt trong một xã hội bình đẳng. Trong tiếng Anh hiện đại, khái niệm lịch sự gắn với khái niệm khiêm nhường hơn là thể hiện sự khác biệt trên dưới của người giao tiếp. Về chức năng thể hiện tính lịch sự của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, chúng tôi xin trình bày về đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, chỉ người nghe bởi trong giao tiếp bằng lời nói, chỉ có đại từ nhân xưng chỉ người nghe mới thể hiện được tính lịch sự. Để chỉ ngôi thứ hai trong giao tiếp, trong lịch sử phát triển của tiếng Anh có xuất hiện các đại từ nhân xưng “thou”, “thee”, “ye”, “you”, và “Sir”. Trong các tài liệu tiếng Anh cổ, “thou” và “thee” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số ít còn “ye” và “you” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều. (Katie Wales, 1996: 14) Vào thế kỷ thứ mười ba, người Anh sử dụng các đại từ “ye” và “you” cho cả các danh từ số ít, thay vì sử dụng các đại từ “thou” và “thee” như truyền thống. Mấu chốt để lý giải việc sử dụng như vậy là tính lịch sự. Khi người nói gọi người nghe bằng đại từ “you” là thể hiện sự tôn trọng như đối với một người thuộc tầng lớp xã hội ngang bằng hoặc cao hơn. Trong thời kỳ Trung đại, “you” có xu hướng là lựa chọn ưa thích chủ yếu ở tầng lớp thượng lưu hay trong những bối cảnh giao tiếp trang trọng. Vào thế kỷ XV, việc sử 6793854