SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Download to read offline
HỌC VÕ LỢI HAY HẠI ?
                             VÕ HIẾU NGHĨA
                                26-04-2011


       Lúc tôi mười một tuổi tức là hồi lớp 4, tôi thường bị bạn dùng vũ lực để ăn
hiếp, lúc thì phải nhường cây viết chì, khi thì phải cho “copier”- chép bài làm
tóan... Mình ức lắm mà không làm gì được. Một hôm mình mua được quyển sách
dạy võ JUJITSU bằng tiếng Pháp (1951) có hình ảnh. Mình vội đọc chăm chú rồi
lại thử thực hành nữa. Thế là một hôm, mình nhớ rất rõ là tại góc đường Foucault-
Nguyễn Phi Khanh và Paul Bert-Trần Quang Khải, anh bạn tên Đinh, người
thường hiếp đáp mình, dùng tay mặt, đánh vào mặt mình một quả đấm, nhưng
mình né kịp, bàn tay phải của mình nắm lấy cườm tay bạn đang đấm vào mặt mình,
mình quét chân phải mình ra sau, tay trái của mình nắm lấy cùi chõ tay mặt của
bạn, đẩy theo vòng cung mạnh xuống phía trước-phải của mình. Mặt bạn va phải
nền đường tức thì. Và may mắn là từ đó về sau, mình không còn phải bị ăn hiếp gì
nữa (Tức cười là chuyện xưa đã 60 năm mà mình hãy còn nhớ rất rõ như là mới
xảy ra đây vậy).

       Vậy ngoài ý nghĩa tự vệ, việc học võ nghệ còn giúp cho con người mình có
tự tin hơn (confiance en soi). Và đó mới là điều rất đáng quí.

       Mãi hơn 6 năm sau, mình và các bạn bè lớp “Seconde” gồm Bằng, Hoài, và
Cang cùng đi luyện tập võ Judo tại võ trường của Watanabe ở đường Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Cang đã là đai đen rồi (năm 1960 đã vô khu, tới năm 1975 năm về dạy cho
mình bài học “Cây kim sợi chỉ của dân cũng không được quyền lấy”, nhờ vậy mà
mình mất hết cả gia tài, nhà cửa, xe cộ và trường tư), Bằng (sau là bác sĩ giải phẩu
thẩm mỹ tại đường Bolsa), Hoài (sau là
trung tá Hãi quân di tản qua ở California và
đã lên cùng thiên đàng với Lý Bạch), mình
thì mới tập tõm vài ba ngón đòn Soei Nage,
Uki Goshi, De Ashi Barai, Osoto Gari... .
       Năm đó, Geesink người Hòa Lan đã
thắng võ sư Nhật bản bằng đòn UCHI
MATA. Cang rất giỏi về đòn này, chỉ vẽ
cho Bằng, về sau nhờ đòn này mà Bằng đều
thắng trong các cuộc thi đấu ở các võ
                                         1
đường khác nhau, như Phan Đình Phùng (Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc), Quang Trung (ở
đường Phạm Đăng Hưng của Thượng tọa Thích Tâm Giác), JudoNam Phú Nhuận
(ở đường Phan Đăng Lưu bây giờ, của bạn võ sư Nguyễn Bình, bạn học lớp Triết
của mình, và hiện là giám đốc nhiều võ đường tại Mỹ và trên thế giới). Thế võ
UCHI MATA này dành cho những người cao to, dùng đùi háng mình đá cao lên
vào đùi háng kẻ địch, một tay nắm cổ áo, một tay nắm tay áo đối phương, xoay
người đá chân vào giữa hai chân đối phương và ném hắn bay qua hông, hất cho đối
thủ lộn nhào ra phía trước.
“Đòn hông U-chi-ma-ta ( UChi Mata ):
Xoay người chêm hông vào người địch, kéo địch sát vào sao cho bụng của địch ở
trên hông của ta, hai tay ta kéo địch thật mạnh vào người của ta nhưng kéo tay trái
mạnh hơn để buộc địch phải nghiêng mình, đông thời cùng lúc ta luồn chân trái
của ta về sau lưng vào ngay giữa hai chân của địch hất lên vào háng của địch cùng
một lúc với hai tay kéo mạnh quật địch bay qua hông của ta về phía trước.”
Đòn này thường rất đẹp mắt, và cú té rất đúng đòn và thường được tính một điểm
chẵn chòi (Pon).

Lịch Sử Judo Việt Nam
      Năm 1945 sau khi quân đội Nhật thắng Pháp tại Việt Nam, cũng như tinh
thần võ sĩ đạo Nhật vang danh trên thế giới, môn võ Nhật, lúc bấy giờ, là môn Nhu
Đạo (Judo) và môn Nhu Thuật (Jiu-Jitsu) rất được quần chúng Việt Nam ngưỡng
mộ.

      Những vị giáo sư người Nhật đầu tiên đến giảng dạy môn võ Nhật tại Việt
Nam như: giáo sư Zonka, giáo sư Nakazono, giáo sư Watanabe, giáo sư Ishikawa,
giáo sư Ishida, giáo sư Choji Suzuki, và ba giáo sư người Pháp Henri Buchet,
Conginie, Tarquiny. Các giáo sư Nhu đạo người Việt Nam lần lượt hồi hương từ
ngoại quốc như các vị giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, giáo sư Phạm Lợi, giáo sư Thái
Thúc Tuấn, Thái Thúc Thuần, giáo sư Đặng Thông Trị, Đặng Thông Phong, và
giáo sư thượng tọa Thích Tâm Giác.

      Tại quốc nội, trên bước đầu sơ sinh của môn Nhu đạo, một số giáo sư nhu
đạo người Việt Nam đầu tiên được đào tạo đáng kể đến như giáo sư Phạm Đăng
Cao, giáo sư Phan Văn Quan, giáo sư Nguyễn Văn Chơi ,giáo sư Vương Quang
Ba, giáo sư bác sĩ Nguyễn Anh Tài, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Trần Xuân
Kim, và giáo sư Trần Xuân Kính. Tất cả những vị giáo sư này đều là những vị góp
công đầu tiên trong việc khai sinh phong trào nhu đạo (judo) nói riêng và các môn
võ Nhật nói chung tại Việt Nam.



                                        2
Trong những vị giáo sư Nhu đạo người Việt Nam hồi hương từ ngoại quốc,
đáng kể nhất là giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, ông trở về nước từ đầu năm 1948, sau bảy
năm du học tại Nhật Bản (từ 1941 đến 1947). Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc sinh 1923 tại
Sài Gòn, tử nạn ngày 01/03/1965 tại Sài Gòn. Năm 1935, bắt đầu học võ Thiếu
Lâm với vị thầy Trung Hoa (vị này là bạn của thân phụ của ông). Năm 1941, du
học Nhật Bản bắt đầu học võ Không Thủ Đạo (Karate-do) với giáo sư Zenkoshan
thuộc võ phái Shotokan. Năm 1943, đồng thời theo học Nhu Đạo (judo) tại trường
Kodokan. Sau đó ông theo học môn kiếm đạo (Kendo) và Hiệp khí đạo (Aikido)
tại trường Yosheikan. Vào thời đó, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt đầu tiên tốt
nghiệp các bộ môn võ Nhật Judo, Karate-do, kendo và Aikido tại Nhật Bản. Đầu
năm 1950, ông mở phòng dạy võ Nhu đạo tại vận động trường Phan Đình Phùng,
Sài Gòn. Năm 1956, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc đã xuất bản quyển “Nhu đạo tạp
phương”.

Cuối năm 1955, đại diện Nhu đạo Việt Nam tham dự cuộc tranh giải Vô Địch Nhu
Đạo Đông Nam Á tại Nam Vang, với phái đoàn lực sĩ Nhu Đạo Việt Nam trong đó
có giáo sư Hồ Cẩm Ngạc và giáo sư Phạm Lợi (mới hồi hương được 2 ngày) được
đề cử tham dự.

       Cũng vào cuối năm 1955, giáo sư Phạm Lợi từ Pháp hồi hương sau mười
sáu năm bôn ba hải ngoại. Giáo sư Phạm Lợi sinh ngày 17/7/1922 tại tỉnh Quảng
Nam. Lúc 14 tuổi bắt đầu theo học võ Việt Nam. Đến năm 1939 ông vào quân đội
Pháp để tham dự đệ nhị thế chiến. Năm 1940, ông bỏ Pháp sang Đức được vào học
trường võ bị Schutt-Staffel. Nơi đây ông bắt đầu học Nhu Đạo với giáo sư Nhật
Karashi, một giáo sư huấn luyện nhu đạo của trường võ bị này. Năm 1948 ông tiếp
tục học Nhu đạo với giáo sư Nhật Hirano, một môn đệ của giáo sư Karashi. Năm
1951 ông tham dự giải vô địch Nhu đạo quốc tế tại Tây Ban Nha. Năm 1952 ông
tham gia vào ban huấn luyện Nhu đạo cho quân đội Thụy Sĩ. Năm 1953 ông đại
diện cho liên hiệp Pháp và thắng giải vô địch Nhu đạo quốc tế tại Hà Lan ở hạng
bán trung. Đầu năm 1955 ông trở về Paris (Pháp) để dạy Nhu đạo tại Reuilly
Sporting Club và Judo St. Gobain. Sau khi về Việt Nam năm 1956 ông thành lập
Lực Lượng Thanh Niên Nhu đạo và mở các lớp dạy Nhu đạo tại các trường trung
học công lập Gia Long, Petrus Ký, Đại học Xá... Đồng thời ông đã xuất bản quyển
Kỹ Thuật Nhu Đạo. Ông được giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Công Dân vụ vào năm
1964. Sau một thời gian ngắn, ông xin từ chức để trở về sống một cuộc đời thanh
bần của vị giáo sư Nhu đạo. Năm 1964, ông thành lập Tổng Đoàn Thanh Niên Tiền
Đạo Việt Nam. Giáo sư Phạm Lợi đã đào tạo được rất nhiều môn sinh và một số
đông giáo sư, huấn luyện viên đai đen Nhu đạo trên toàn quốc. Những môn đệ đai
đen Nhu đạo đáng kể của ông như giáo sư Lê Văn Luyện, giáo sư Nguyễn Bình,
giáo sư Chiêm huỳnh Văn, giáo sư Nguyễn Văn Tòng, giáo sư Trần Hữu Lý, giáo
                                       3
sư Trần Hữu Lễ, giáo sư Lê Thái Bình và giáo sư Nguyễn Bá Tùng, ... Sau cùng
vào năm 1983 giáo sư Phạm Lợi đã qua đời sau những cơn bệnh trầm trọng hậu
quả những tháng năm đau khổ ngục tù.

       Năm 1958 giáo sư Thái Thúc Thuần từ Pháp hồi hương sau mười một năm
du học về kỹ thuật vô tuyến điện. Giáo sư Thái Thúc Thuần sinh ngày 28/3/1925
tại Huế. Năm 1947 tại Pháp, ông bắt đầu học Nhu đạo với người Pháp Berreti,và
sau đó với giáo sư Nhật Kawashi. Đến năm 1949 ông tốt nghiệp đai đen Nhu đạo
với giáo sư Oda người Nhật sống tại Paris (Pháp). Rồi sau đó ông được chấm đậu
thắng lên đai đen đệ nhị đẳng. Năm 1958 sau khi về nước, ông bắt đầu mở ngay
một phòng tập Nhu đạo Alpha tại Sài Gòn. (Ông Thái Thúc Thuần là chú của Bà
Thái Ly Ly, là chị dâu vợ mình). Mãi đến năm 1963 phòng tập Nhu đạo Alpha
được di chuyển xuống đường Bùi Chu Sài Gòn. Năm 1964 ông sang Nhật Bản thi
đậu lên đai đen đệ tam đẳng Nhu đạo tại trường Judo Kodokan. Năm 1964 – 1965
ông được tín nhiệm đắc cử chức chủ tịch Tổng Cục Nhu đạo Việt Nam. Trong thời
gian làm chủ tịch, ông đã tích cực tranh thủ với các tổng cuộc Nhu đạo thuộc các
nước ở Âu Châu để cho tổng cuộc Nhu đạo Việt Nam được chánh thức gia nhập
vào tổng cuộc Nhu đạo quốc tế (Féderation International de Judo) .


      Thượng tọa Thích Tâm Giác, một vị giáo sư Nhu đạo từ Nhật trở về Việt
Nam. Năm 1964 Thượng tọa Thích Tâm Giác bắt đầu thành lập viện Nhu đạo
Quang Trung (đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, Sài Gòn). Nơi đây đã thu hút
rất mạnh một số đông đảo thanh thiếu niến, con em các gia đình phật tử theo luyện
tập Nhu đạo. Thượng tọa Thích Tâm Giác đã đào tạo rất nhiều đai đen Nhu đạo
Việt Nam có năng khiếu vào thời đó. Thượng tọa Thích Tâm Giác qua đời năm
1971 tại Sài Gòn về bệnh ung thư bướu não bộ, sau một thời gian điều trị bất thành
tại Nhật Bản.

Huyền thoại về một thầy võ miền Tây
TTCN - Trong làng judo VN có một huyền thoại về
một chàng trai chỉ mới 19 tuổi đã cùng các sư huynh kế
thừa võ đường nhu đạo đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh
với khát vọng truyền đến lớp trẻ tinh thần thượng võ.
1. Năm 1935, mối tình nồng thắm giữa anh thợ chạm
khắc đồ gỗ Nguyễn Văn Điền với cô Lưu Thị Mạnh bán
trái cây ở chợ Ninh Kiều, Cần Thơ đã cho ra đời một bé
                                                       Thầy võ Nguyễn Văn Chơi (mặc võ
trai và được đặt một cái tên mộc mạc - Nguyễn Văn      phục đứng đầu) tại Giải judo quốc tế
Chơi. Nhà nghèo, lại nhỏ con nên chú bé Chơi thường lần 6-1998
                                              4
bị bọn trẻ cùng xóm ăn hiếp. Và ngay trong tiềm thức của chú bé thuở bấy giờ đã
manh nha mong muốn học võ để tự bảo vệ mình và những người cô thế.
Năm 15 tuổi, đang học đệ tam ở Trường Collège Cần Thơ (sau là trường Phan
Thanh Giản, nay là Trường THPT Châu Văn Liêm), mỗi chiều tan học Chơi lại
cùng đám bạn say mê đứng trước dinh tỉnh trưởng (nay là UBND TP Cần Thơ)
xem giáo sư huyền đai nhị đẳng Pierre Phạm Đăng Cao - một người Pháp gốc
Việt đang làm tỉnh trưởng Cần Thơ - đứng lớp dạy judo cho một số công chức và
cảnh sát người Việt. Chú say sưa nhìn những võ sinh vóc dáng nhỏ con nhưng
trong tích tắc bằng những đòn thế đơn giản đã quật ngã được những đối thủ to khỏe
hơn mình nhiều.
Một lần bắt gặp ánh mắt say mê đầy ngưỡng mộ của Chơi và các bạn trẻ, võ sư
Cao đã cho cả nhóm được vào học miễn phí. Nhà không có tiền may võ phục, Chơi
lấy bao bột mì giặt sạch rồi đem đi may. Cứ khoảng một tuần, chú lại phải nhờ
người vá vì vải khá mỏng nên bị rách trong khi tập.
Những ngày tháng luyện tập với những cú bị quật ngã trên “thảm” cỏ khô phủ bao
bố, hoặc đang đạp xe nhanh bất thình lình nghe tiếng còi của thầy, võ sinh phải
quăng xe nhào lộn mấy vòng trên nền ximăng. Những chấn thương, những vết bầm
dập... Cứ thế lớp judo đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh vơi dần từ 60 học viên sau chỉ
còn lại không đầy 20 người, trong đó có Chơi, chú bé nhỏ con nhưng mê học và lì
đòn.
Có khiếu, chịu khó khổ luyện lại được sư phụ chỉ dạy tận tình, trong bốn năm Chơi
đã trở thành một cao thủ ở tuổi 19. Nhưng điều khiến người dân trong vùng nể nhất
là tuyệt kỹ “cải tử hoàn sinh” bằng môn y võ sửa khớp, dây chằng, nối xương...
Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, thầy Cao phải trở về Pháp và giao lại
võ đường cho ba đệ tử xuất sắc nhất của mình: Phan Văn Quan, Lưu Trọng Kiệt,
Nguyễn Văn Chơi. Vừa tiếp nhiệm thì võ đường bị thu hồi (không được dạy judo
tại dinh tỉnh trưởng), thế là Chơi cùng với hai sư huynh nay đi mượn phòng học
trường này, mốt đi hỏi mượn phòng trường khác để duy
trì tinh thần võ học.
2. Năm 1956, sau khi tốt nghiệp trung học, Nguyễn Văn
Chơi xin làm giáo viên Trường nam tiểu học Cần Thơ.
Lúc này sư huynh Quan lên Sài Gòn, Kiệt đi lính và thế
là chàng thanh niên chỉ mới 21 tuổi đã vừa dạy học vừa
một mình gồng gánh võ đường với cả trăm võ sinh. Để
có tiền thuê chỗ trọ, Chơi cùng các võ sinh đi biểu diễn
                                                          Thầy võ Nguyễn Văn Chơi (thứ năm từ phải
võ thuật để gây quĩ. Chơi tự sáng tác kịch bản xoay       sang) trong đại hội Liên đoàn Judo VN lần
quanh nội dung một thanh niên biết võ judo đã ra tay      2

hành hiệp khi thấy cảnh bất bình như kẻ ỷ mạnh hiếp người cô thế hoặc bắt bọn
trộm cướp..., xen vào đó là những tiết mục đấu võ và văn nghệ... Tiền bán vé được
dùng mướn nhà, sắm võ phục.
                                                5
Để quảng bá võ học, Chơi tìm cách khuếch trương các chi nhánh võ đường khắp
miền Tây. Ở mỗi tỉnh, Chơi đều thành lập võ đường rồi giao cho những đệ tử xuất
sắc quản lý. Các võ đường này tồn tại chủ yếu dựa vào những buổi biểu diễn võ
thuật. Chỉ trong một thời gian ngắn, Chơi đã “phủ” judo khắp miền Tây. Năm
1965, miền Nam thành lập Tổng cục Nhu đạo VN và qua kỳ sát hạch đầu tiên, võ
sư Chơi chính thức được công nhận huyền đai đệ nhị đẳng. (Internet)

** Võ sư Nguyễn Văn Chơi và Võ Hiếu Nghĩa
Anh Chơi có phụ trách môn thể dục thể thao cho trường Phan Thanh Giản và Đoàn
Thị Điểm. Vì trong giới võ nghệ nên anh Chơi đều mời mình ngồi vào bàn giám
khảo các thí sinh thi lên đai. Anh Bằng lúc đó là bác sĩ quân y ở Cần thơ, cũng đều
tới tham gia. Nhà anh Chơi ở gần nhà mình trong khu văn hóa Cần thơ.
Hiện thầy võ Nguyễn Văn Chơi (huyền đai bát đẳng) đang là chủ tịch Hội Judo TP
Cần Thơ, ủy viên BCH Liên đoàn Judo VN. Tháng 12-1995, thầy võ Nguyễn Văn
Chơi đã được Liên đoàn Judo châu Á tặng huy chương vàng và bằng khen vì “đã
có công lao với phong trào judo Đông Nam Á”. Năm 1999, được Ủy ban TDTT VN
tặng “Huy chương vì sự nghiệp TDTT”.

Đại võ sư Văn Bình - Nguyên giám đốc võ đường Ohdokwan Việt Nam
Giáo Sư Nguyễn Bình ,tức Grandmaster Văn Bình là một huyền đai tiên phong của
Taekwon-Do Việt Nam. Ông sinh năm 1936 ,con của Nguyễn Đức Kiền. Ông học
võ lúc 5 tuổi(1941) với thân phụ - đồng thời là học trò nhỏ tuổi nhất và sau cùng
của cụ Cử Tốn (vị cử nhân võ cuối cùng thời nhà Nguyễn) (cụ Cử là sư phụ của
thân phụ ông).
Năm 1952, ông theo học Judo(nhu đạo) ở Hà Nội rồi tiếp tục học với các giáo sư
Yvert ở Đà Lạt và Giáo sư Lonka, giáo sư Ishida và giáo sư Phạm Lợi ở Sài Gòn.
Năm 1961, ông theo học Aikido (hiệp khí đạo) và Judo với giáo sư Nakazono.
Năm 1962, ông học khoá Taekwon-Do đầu tiên ở Việt Nam. Ông mở võ đường
Judonam tại Phú Nhuận cho đến năm 1965 đổi tên thành Oh-Do-Kwan nằm tại 2
địa điểm.
1/ Oh-Do-Kwan xa lộ nằm tại đường Phan Thanh Giản nối dài (nay là Điện Biên
Phủ F15 Bình Thạnh).
2/Oh-Do-Kwan Sài Gòn nằm tại đường Trần Hưng Đạo Quận 1.

Ông đã đào tạo trên 60.000 môn sinh từ Ohdokwan trong các môn Judo,Aikido và
Taekwon-Do. Biến cố 1975, ông cùng gia đình qua Mỹ, cư ngụ tại Houston_Texas.
Tại mỹ số môn sinh do ông đào tạo trên 10.000 người. Hiện nay nhiều Giám Đốc
võ đường lớn trên thế giới xuất thân từ Oh-Do-KwanViệt Nam.



                                        6
Hiện nay, Giáo Sư Nguyễn Bình là đương kim Chủ Tịch Tổng Cục Taekwon-do
Mỹ (ITF-USA). Chủ Tịch khối khảo thí các huyền đai cao đẳng(7,8 và 9 đẳng) của
tổng cục ITF Quốc Tế.
Ông đang là Giám Đốc các võ đường: VĂN BÌNH SEFL DEFENSE
ACADEMY Mỹ và các võ đường trực thuộc trên thế giới.

Giáo Sư Nguyễn Bình (Grandmaster Văn Bình):
Huyền đai Cửu đẳng Taekwon-do
Huyền đai Thất đẳng Judo
Huyền đai Ngũ đẳng Aikido

** Võ sư Nguyễn Bình và Võ Hiếu Nghĩa
Anh học cùng lớp Triết học với mình (Tú Tài 2- năm 1958), đều là học trò của
Giáo sư Nguyễn Văn Linh, tiến sĩ văn chương Pháp (Phân biệt với GS Linh –Anh
văn). Tất cả học trò đều rất yêu mến Thầy Linh, anh Bình đã tặng thầy một bộ đồ
học Judo, cũng như thầy Linh đã đặt tên tây cho Nghĩa là Cậu Tư Rabelais.
Sau này, Nghĩa, Bằng và Hoài đều có đến tập chơi và thi đấu tại võ đường
Judonam ở Phú Nhuận của anh Nguyễn Bình.

                                  Hiệp Khí Đạo (Aikido)

      Môn võ xuất xứ từ Nhật, nhiều tài liệu lịch sử cho thấy môn Hiệp Khí
Đạo lần đầu tiên được truyền dạy tại Sài gòn do Võ sư Hồ Cẩm Ngạc từ
Nhật về, tuy nhiên Aikido chính thức được ra mắt và phát triển mạnh tại
Sài gòn từ năm 1958 khi Võ sư Đặng Thông Trị (và em là GS Đặng Thông
Phong), một người Việt từ Pháp về với đẳng cấp huyền đai II đẳng lập nên
đạo đường Tenshinkai - Tức là Thiên Tâm (nay là CLB Aikido Đa Kao, số
94 đường Điện Biên Phủ, Q1). Aikido được xem là môn võ thầm lặng nhất
dù môn này được từng bước phát triển đi nhiều tỉnh, thành phố lớn tại Việt
Nam nhưng do tính đặc thù không thi đấu đối kháng nên Aikido chưa thể
hoàn toàn phá triển mạnh mà chỉ thu hút những người thật sự yêu thích.

Aikido Tenshinkai
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Aikido Tenshinkai [1] là tên gọi của tổng cục Aikido tại Việt Nam do tổ sư Ueshiba Morihei đặt cho vào năm
1968. Tổng cuộc Aikido Tenshinkai do ông Đặng Thông Phong sáng lập và chịu trách nhiệm Chủ tịch điều
hành cho đến nay.


                                                      7
Ten, shin và kai là các từ tiếng Nhật mà phiên âm Hán-Việt của chúng lần lượt là thiên, tâm và hội. Cả
cụm từ Tenshinkai có nghĩa trong tiếng Việt là "Tổ chức của những tấm lòng cao cả".

Aikido bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam từ năm 1958. Từ đó cho đến nay, sự phát triển của Aikido ở Việt
Nam trải qua ba giai đoạn: 1958-1964, 1964-1975, 1975-nay.



Giai đoạn 1958-1964

Đây là giai đoạn Aikido du nhập vào Việt Nam nhờ công lao của ông Đặng Thông Trị. Ngoài Đặng Thông Trị,
Aikido còn được giới thiệu vào Việt Nam bởi võ sư Judo Hồ Cẩm Ngạc, tuy nhiên ông chú trọng vào sự phát
triển toàn diện các môn vỏ của xứ Anh Đào, đại thể chia ra làm sáu nhánh
là Sumo, Jujutsu, Aikido, Judo, Karatedo, Kendo và các loại binh khí trong Kobudo... và đã đào tạo được nhiều
môn đệ, môn đồ huyền đai cao đẳng kế thừa, mở đầu giai đoạn khai phá.Judo no naraikata, Khảo cứu về các
môn võ của xứ Anh Đào .

Đặng Thông Trị sinh ngày 17 tháng 11 năm 1928. Thuở thiếu thời, theo lời khuyên của một người thân trong
gia đình, ông đã bắt đầu tập luyện các môn Thiếu Lâm quyền và quyền Anh. Năm 1949, ông bắt đầu làm quen
với môn Judo và sau đó là Aikido trong thời gian ở Pháp. Năm 1958, khi trở về Việt Nam, ông lần đầu tiên giới
thiệu bộ môn Aikido đến với dân chúng tại Phòng tập Hàn Bái Đường, một võ đường do võ sư Vũ Bá
Oai thành lập đầu những năm 1950, và sau đó thêm một số nơi khác. Năm 1960, Hội Hiệp Khí Nhu Đạo được
thành lập.
Gần cuối năm 1960, Nakazano Mutsuro, đai đen lục đẳng Aikikai từ Nhật bản qua Việt Nam để hỗ trợ ông
Đặng Thông Trị trong việc phát triển Aikido tại Việt Nam đến tận giữa năm 1962. Giữa năm 1963, Võ sư Abe
Tadashi đến Việt Nam và lưu lại Sài Gòn khoảng hơn 2 tháng và mở các lớp dạy tại Đạo đường Trung ương.
Cả hai võ sư Nakazano và Abe đều là thầy của ông Đặng Thông Trị trong thời gian ông du học tại Pháp.

Giai đoạn 1964-1975

Đặng Thông Phong, em trai của Đặng Thông Trị sinh ngày 10 tháng 2 năm 1935. Ông học Aikido từ Đặng
Thông Trị vào khoảng năm 1958 và sau đó từ Nakazono Mutsuro. Cuối năm 1964, ông Trị giao Đạo đường
Trung ương cho ông Phong phụ trách, và 3 tháng sau ông quyết đinh giao toàn quyền cho ông Phong phụ
trách Hiệp Khí Nhu Đạo Việt Nam. Đây là giai đoạn mở đầu cho sự phát triển Aikido Việt Nam.

Đặng Thông Phong đã mở nhiều lớp Aikido mới để quảng bá rộng rãi hơn trong quần chúng. Từ đó số môn
sinh ngày càng gia tăng đặc biệt trong các giới sinh viên, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, và giới văn nghệ sĩ. Ý niệm về
Aikido, một bộ môn võ thuật tự vệ, tự luyện ý chí với triết lý hòa bình hướng về một cuộc sống thanh cao, lành
mạnh đã thu hút sự chú tâm của rất nhiều người, nhiều giới trong xã hội.

Trên đà phát triển như thế, ông mở nhiều lớp đào tạo cán bộ mà với đai đên nhị đẳng vào năm 1964, ông cho
rằng ở cấp bậc này khó có đủ uy tín để lãnh đạo môn phái. Ông quyết tâm sang Nhật, đến Hombu Dojo, cái


                                                       8
nôi của Aikido thế giới, để bổ túc thêm phần kỹ thuật cũng như để thi lên tam đẳng tại đây. Đến cuối năm
1967, ông thực hiện được hoài bão mà ông đã từng ấp ủ. Tại Hombu Dojo thời gian đó, Ueshiba Morihei vẫn
còn ra sân dạy vào mỗi buổi sáng, đồng thời luôn luôn có sự hiện diện của Ueshiba Kisshomaru, sau này là Đệ
nhị Chưởng môn Aikido. Đặng Thông Phong có cơ hội thụ giáo cả hai cao thủ này. Trước khi về nước,
ông đã dự thi lên tam đẳng tại cái nôi Aikido thế giới. Ngay khi trở về Việt Nam, ông liền soạn thảo bản Nội
Quy để thành lập Tổng cuộc Aikido Tenshinkai.

Đầu tháng giêng năm 1968, Đặng Thông Phong nhận được văn bằng tam đẳng từ Aikikai và một ủy
nhiệm thư do Tổ sư Ueshiba Morihei đồng ký chính thức ủy quyền cho ông phát triển Aikido trên toàn
lãnh thổ Việt Nam trong Tinh Thần Thương Yêu và Hòa Bình.

Tên Tenshinkai là do Tổ sư đặt cho chi bộ Aikido Việt Nam vào thời kỳ Đặng Thông Trị còn tại quê nhà, nhưng
chính ông Phong là người được chính Tổ sư Morihei Ueshiba ủy nhiệm để phát triển Aikido trên toàn lãnh thổ
Việt Nam. Aikido Tenshinkai được công nhận là thành viên của Tổng đàn Aikido thế giới.

Đầu tháng 2 năm 1968, Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng hòa ban hành một quyết định cho phép Tổng cuộc Aikido
Tenshinkai chánh thức hoạt động.

Trong vòng 10 năm từ tháng 10 năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, một số võ đường đã được hình thành dưới
sự chỉ đạo của Tổng cuộc Aikido Tenshinkai và đi vào nề nếp.

Ông Phong rời khỏi Việt Nam để sum họp với gia đình tại Hoa Kỳ vào năm 1985.



** Võ sư Đặng Thông Phong và Võ Hiếu Nghĩa
       May mắn làm sao, Nghĩa tôi lại cũng đã từng học chung lớp với võ sư Phong
hồi Trung học. Môn Hiệp khí đạo là một môn võ tự vệ hoàn toàn, không có tính
đối kháng, tức là hai bên đánh lộn với nhau, mà môn này chỉ dùng thế thủ là chánh,
rồi mượn lực (Tá lực: phép tác động một lực nhỏ kết hợp với mượn lực đối phương
để dịch chuyển lực và hướng công kích của đối phương đi chỗ khác, phép Tá lực
rất phổ biến trong các môn võ có tính “nhu” như Thái Cực, Võ Đang Miên chưởng
hay Aikido của Nhật.) của đối thủ, cùng hướng đánh tới, áp dụng vào lực ly tâm
của việc xoay vòng tròn, mà triệt hạ đối thủ. Rất hay, rất đẹp mắt, không tốn hơi
hao sức mà vẫn dành được thắng lợi.
       Tôi thường ví môn võ này như loại rượu Cointreau hay Dubonnet..., rất ngon
ngọt rất thơm mà vẫn làm chao đảo con người. Nhiều người vẫn nói đó là rượu
dành cho đàn bà. Đúng vậy, dịu dàng nhưng lại áp đảo lúc nào không hay. Giống
như truyện “She stoops to conquer” của Charles Dickens : Nàng quì xuống để chế
ngự bạn vậy.
       Nghĩa cũng theo học môn võ này một thời gian với người vừa là bạn học văn
vừa là thầy dạy võ.

                                                       9
Một may mắn khác là khoảng năm 1983, tôi lại có dịp gặp anh. Lúc này anh
vừa ở tù (học tập cải tạo) mới về, tâm sự rất nhiều điều. Sau đó anh lại mời tôi tới
dự và giám khảo buổi thi lên đai của các võ sinh của anh. Sau đó thì anh đi định cư
tại Hoa kỳ.

THAY LỜI KẾT

Tấm huy chương đầu tiên của judo Việt Nam tại giải châu Á.
      Judo Việt Nam trong thời gian qua đã có được bước tiến lớn trên thảm đấu
khu vực Đông Nam Á. Tại giải Vô địch châu Á 2011 vừa diễn ra tại Abu Dhabi
(Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) vừa qua, “Nữ hoàng Judo Đông Nam Á” Văn
Ngọc Tú đã làm thay đổi lịch sử Judo Việt Nam…

Vô địch trên mọi thảm đấu với Uchimata
Năm 2002 là cột mốc quan trọng của cô võ sĩ Bến Tre này khi giành được 4 HCV
trong năm tại các giải ĐBSCL, giải trẻ toàn quốc, Cúp các CLB mạnh toàn quốc và
Đại hội TDTT lần thứ 4. Tháng 2-2003, Ngọc Tú chính
thức được khoác áo đội DTQG, những chuyến tập huấn
trong và ngoài nước (Trung Quốc, Nhật Bản) đã giúp Tú
hoàn thiện khả năng kỹ, chiến thuật của mình hơn, đặc
biệt là hai đòn sở trường Moroté (hốt chân) và
uchimata (hốt cả 2 chân đối phương) được “mài giũa”
thật sắc bén, và đó chính là “tuyệt chiêu” giúp cô lên
ngôi SEA Games 22 sau khi liên tục vượt qua nhiều đối
thủ mạnh của khu vực bằng điểm Ippon.

Kỷ lục gia judo Việt Nam mơ đỉnh Olympic
Với ngôi vô địch giành được trên thảm đấu SEA Games
25 tại Lào, Văn Ngọc Tú chính thức đi vào lịch sử Judo Việt Nam với danh hiệu
“võ sĩ giàu thành tích nhất” với 4 tấm HCV liên tiếp từ SEA Games 22 đến 25. Và
cuối năm nay tại Indonesia, Ngọc Tú hoàn toàn có thể xác lập thêm kỷ lục mới.
Không những thế, cũng chính Ngọc Tú là người mang về tấm huy chương đầu tiên
ở giải Trẻ châu Á 2005 và 2007. Nhưng với chính tấm HCĐ vừa giành được tại
giải VĐ châu Á 2011 vừa qua (nhớ châu á gồm có nước Nhật tổ sư, Hàn và Trung
quốc đều rất giỏi từ trước đến nay), Ngọc Tú không chỉ đi vào lịch sử Judo Việt
Nam, mà còn mở ra cho bộ môn này một bước ngoặt mới: tự tin chinh phục thảm
đấu châu lục và thế giới.

                                                  VÕ HIẾU NGHĨA
                                                    26-04-2011

                                         10

More Related Content

Similar to Học võ lợi hay hại

Chồn fennec
Chồn fennecChồn fennec
Chồn fennecScout
 
Tìm hiểu về Vovinam - Việt Võ Đạo
Tìm hiểu về Vovinam - Việt Võ ĐạoTìm hiểu về Vovinam - Việt Võ Đạo
Tìm hiểu về Vovinam - Việt Võ ĐạoHạ Uyên Trần Thị
 
Giáo sư trần văn tấn
Giáo sư trần văn tấnGiáo sư trần văn tấn
Giáo sư trần văn tấnVo Hieu Nghia
 
Nghe thuat hoa binh
Nghe thuat hoa binhNghe thuat hoa binh
Nghe thuat hoa binhPhan Book
 
Fukuzawa yukichi khuyến học
Fukuzawa yukichi khuyến họcFukuzawa yukichi khuyến học
Fukuzawa yukichi khuyến họcDat Le
 
Lịch-sử-đảng.pptx
Lịch-sử-đảng.pptxLịch-sử-đảng.pptx
Lịch-sử-đảng.pptxHTrnThu1669
 
BÀI GIẢNG VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
BÀI GIẢNG VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO BÀI GIẢNG VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
BÀI GIẢNG VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO nataliej4
 

Similar to Học võ lợi hay hại (9)

Chồn fennec
Chồn fennecChồn fennec
Chồn fennec
 
Tìm hiểu về Vovinam - Việt Võ Đạo
Tìm hiểu về Vovinam - Việt Võ ĐạoTìm hiểu về Vovinam - Việt Võ Đạo
Tìm hiểu về Vovinam - Việt Võ Đạo
 
Luanngu
LuannguLuanngu
Luanngu
 
Giáo sư trần văn tấn
Giáo sư trần văn tấnGiáo sư trần văn tấn
Giáo sư trần văn tấn
 
Nghe thuat hoa binh
Nghe thuat hoa binhNghe thuat hoa binh
Nghe thuat hoa binh
 
Fukuzawa yukichi khuyến học
Fukuzawa yukichi khuyến họcFukuzawa yukichi khuyến học
Fukuzawa yukichi khuyến học
 
Lịch-sử-đảng.pptx
Lịch-sử-đảng.pptxLịch-sử-đảng.pptx
Lịch-sử-đảng.pptx
 
BÀI GIẢNG VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
BÀI GIẢNG VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO BÀI GIẢNG VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
BÀI GIẢNG VÕ VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
 
HA .pptx
HA .pptxHA .pptx
HA .pptx
 

More from Vo Hieu Nghia

Từ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessoleTừ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessoleVo Hieu Nghia
 
Gộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩaGộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩaVo Hieu Nghia
 
Tuần lễ vui vẻ bb copy
Tuần lễ vui vẻ bb   copyTuần lễ vui vẻ bb   copy
Tuần lễ vui vẻ bb copyVo Hieu Nghia
 
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hônKỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hônVo Hieu Nghia
 
Bùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNBùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNVo Hieu Nghia
 
Phuong's birthday VHN
  Phuong's birthday VHN  Phuong's birthday VHN
Phuong's birthday VHNVo Hieu Nghia
 
1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHNVo Hieu Nghia
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHNVo Hieu Nghia
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNVo Hieu Nghia
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHNVo Hieu Nghia
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHNVo Hieu Nghia
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHNVo Hieu Nghia
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNVo Hieu Nghia
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHNVo Hieu Nghia
 

More from Vo Hieu Nghia (20)

Từ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessoleTừ đập vào mắt mình là dessole
Từ đập vào mắt mình là dessole
 
Gộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩaGộp lại các ổ đĩa
Gộp lại các ổ đĩa
 
Tuần lễ vui vẻ bb copy
Tuần lễ vui vẻ bb   copyTuần lễ vui vẻ bb   copy
Tuần lễ vui vẻ bb copy
 
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hônKỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
Kỷ niệm 49 năm lễ kết hôn
 
FIFO 2015 VHN
FIFO 2015 VHNFIFO 2015 VHN
FIFO 2015 VHN
 
Bùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNBùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHN
 
Phuong's birthday VHN
  Phuong's birthday VHN  Phuong's birthday VHN
Phuong's birthday VHN
 
Huu Duyen VHN
Huu Duyen VHNHuu Duyen VHN
Huu Duyen VHN
 
Đặt tên con VHN
Đặt tên con VHNĐặt tên con VHN
Đặt tên con VHN
 
Phương nam vhn
Phương nam vhnPhương nam vhn
Phương nam vhn
 
1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHN
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHN
 
Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
Nobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhnNobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhn
 

Học võ lợi hay hại

  • 1. HỌC VÕ LỢI HAY HẠI ? VÕ HIẾU NGHĨA 26-04-2011 Lúc tôi mười một tuổi tức là hồi lớp 4, tôi thường bị bạn dùng vũ lực để ăn hiếp, lúc thì phải nhường cây viết chì, khi thì phải cho “copier”- chép bài làm tóan... Mình ức lắm mà không làm gì được. Một hôm mình mua được quyển sách dạy võ JUJITSU bằng tiếng Pháp (1951) có hình ảnh. Mình vội đọc chăm chú rồi lại thử thực hành nữa. Thế là một hôm, mình nhớ rất rõ là tại góc đường Foucault- Nguyễn Phi Khanh và Paul Bert-Trần Quang Khải, anh bạn tên Đinh, người thường hiếp đáp mình, dùng tay mặt, đánh vào mặt mình một quả đấm, nhưng mình né kịp, bàn tay phải của mình nắm lấy cườm tay bạn đang đấm vào mặt mình, mình quét chân phải mình ra sau, tay trái của mình nắm lấy cùi chõ tay mặt của bạn, đẩy theo vòng cung mạnh xuống phía trước-phải của mình. Mặt bạn va phải nền đường tức thì. Và may mắn là từ đó về sau, mình không còn phải bị ăn hiếp gì nữa (Tức cười là chuyện xưa đã 60 năm mà mình hãy còn nhớ rất rõ như là mới xảy ra đây vậy). Vậy ngoài ý nghĩa tự vệ, việc học võ nghệ còn giúp cho con người mình có tự tin hơn (confiance en soi). Và đó mới là điều rất đáng quí. Mãi hơn 6 năm sau, mình và các bạn bè lớp “Seconde” gồm Bằng, Hoài, và Cang cùng đi luyện tập võ Judo tại võ trường của Watanabe ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cang đã là đai đen rồi (năm 1960 đã vô khu, tới năm 1975 năm về dạy cho mình bài học “Cây kim sợi chỉ của dân cũng không được quyền lấy”, nhờ vậy mà mình mất hết cả gia tài, nhà cửa, xe cộ và trường tư), Bằng (sau là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ tại đường Bolsa), Hoài (sau là trung tá Hãi quân di tản qua ở California và đã lên cùng thiên đàng với Lý Bạch), mình thì mới tập tõm vài ba ngón đòn Soei Nage, Uki Goshi, De Ashi Barai, Osoto Gari... . Năm đó, Geesink người Hòa Lan đã thắng võ sư Nhật bản bằng đòn UCHI MATA. Cang rất giỏi về đòn này, chỉ vẽ cho Bằng, về sau nhờ đòn này mà Bằng đều thắng trong các cuộc thi đấu ở các võ 1
  • 2. đường khác nhau, như Phan Đình Phùng (Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc), Quang Trung (ở đường Phạm Đăng Hưng của Thượng tọa Thích Tâm Giác), JudoNam Phú Nhuận (ở đường Phan Đăng Lưu bây giờ, của bạn võ sư Nguyễn Bình, bạn học lớp Triết của mình, và hiện là giám đốc nhiều võ đường tại Mỹ và trên thế giới). Thế võ UCHI MATA này dành cho những người cao to, dùng đùi háng mình đá cao lên vào đùi háng kẻ địch, một tay nắm cổ áo, một tay nắm tay áo đối phương, xoay người đá chân vào giữa hai chân đối phương và ném hắn bay qua hông, hất cho đối thủ lộn nhào ra phía trước. “Đòn hông U-chi-ma-ta ( UChi Mata ): Xoay người chêm hông vào người địch, kéo địch sát vào sao cho bụng của địch ở trên hông của ta, hai tay ta kéo địch thật mạnh vào người của ta nhưng kéo tay trái mạnh hơn để buộc địch phải nghiêng mình, đông thời cùng lúc ta luồn chân trái của ta về sau lưng vào ngay giữa hai chân của địch hất lên vào háng của địch cùng một lúc với hai tay kéo mạnh quật địch bay qua hông của ta về phía trước.” Đòn này thường rất đẹp mắt, và cú té rất đúng đòn và thường được tính một điểm chẵn chòi (Pon). Lịch Sử Judo Việt Nam Năm 1945 sau khi quân đội Nhật thắng Pháp tại Việt Nam, cũng như tinh thần võ sĩ đạo Nhật vang danh trên thế giới, môn võ Nhật, lúc bấy giờ, là môn Nhu Đạo (Judo) và môn Nhu Thuật (Jiu-Jitsu) rất được quần chúng Việt Nam ngưỡng mộ. Những vị giáo sư người Nhật đầu tiên đến giảng dạy môn võ Nhật tại Việt Nam như: giáo sư Zonka, giáo sư Nakazono, giáo sư Watanabe, giáo sư Ishikawa, giáo sư Ishida, giáo sư Choji Suzuki, và ba giáo sư người Pháp Henri Buchet, Conginie, Tarquiny. Các giáo sư Nhu đạo người Việt Nam lần lượt hồi hương từ ngoại quốc như các vị giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, giáo sư Phạm Lợi, giáo sư Thái Thúc Tuấn, Thái Thúc Thuần, giáo sư Đặng Thông Trị, Đặng Thông Phong, và giáo sư thượng tọa Thích Tâm Giác. Tại quốc nội, trên bước đầu sơ sinh của môn Nhu đạo, một số giáo sư nhu đạo người Việt Nam đầu tiên được đào tạo đáng kể đến như giáo sư Phạm Đăng Cao, giáo sư Phan Văn Quan, giáo sư Nguyễn Văn Chơi ,giáo sư Vương Quang Ba, giáo sư bác sĩ Nguyễn Anh Tài, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Trần Xuân Kim, và giáo sư Trần Xuân Kính. Tất cả những vị giáo sư này đều là những vị góp công đầu tiên trong việc khai sinh phong trào nhu đạo (judo) nói riêng và các môn võ Nhật nói chung tại Việt Nam. 2
  • 3. Trong những vị giáo sư Nhu đạo người Việt Nam hồi hương từ ngoại quốc, đáng kể nhất là giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, ông trở về nước từ đầu năm 1948, sau bảy năm du học tại Nhật Bản (từ 1941 đến 1947). Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc sinh 1923 tại Sài Gòn, tử nạn ngày 01/03/1965 tại Sài Gòn. Năm 1935, bắt đầu học võ Thiếu Lâm với vị thầy Trung Hoa (vị này là bạn của thân phụ của ông). Năm 1941, du học Nhật Bản bắt đầu học võ Không Thủ Đạo (Karate-do) với giáo sư Zenkoshan thuộc võ phái Shotokan. Năm 1943, đồng thời theo học Nhu Đạo (judo) tại trường Kodokan. Sau đó ông theo học môn kiếm đạo (Kendo) và Hiệp khí đạo (Aikido) tại trường Yosheikan. Vào thời đó, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt đầu tiên tốt nghiệp các bộ môn võ Nhật Judo, Karate-do, kendo và Aikido tại Nhật Bản. Đầu năm 1950, ông mở phòng dạy võ Nhu đạo tại vận động trường Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Năm 1956, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc đã xuất bản quyển “Nhu đạo tạp phương”. Cuối năm 1955, đại diện Nhu đạo Việt Nam tham dự cuộc tranh giải Vô Địch Nhu Đạo Đông Nam Á tại Nam Vang, với phái đoàn lực sĩ Nhu Đạo Việt Nam trong đó có giáo sư Hồ Cẩm Ngạc và giáo sư Phạm Lợi (mới hồi hương được 2 ngày) được đề cử tham dự. Cũng vào cuối năm 1955, giáo sư Phạm Lợi từ Pháp hồi hương sau mười sáu năm bôn ba hải ngoại. Giáo sư Phạm Lợi sinh ngày 17/7/1922 tại tỉnh Quảng Nam. Lúc 14 tuổi bắt đầu theo học võ Việt Nam. Đến năm 1939 ông vào quân đội Pháp để tham dự đệ nhị thế chiến. Năm 1940, ông bỏ Pháp sang Đức được vào học trường võ bị Schutt-Staffel. Nơi đây ông bắt đầu học Nhu Đạo với giáo sư Nhật Karashi, một giáo sư huấn luyện nhu đạo của trường võ bị này. Năm 1948 ông tiếp tục học Nhu đạo với giáo sư Nhật Hirano, một môn đệ của giáo sư Karashi. Năm 1951 ông tham dự giải vô địch Nhu đạo quốc tế tại Tây Ban Nha. Năm 1952 ông tham gia vào ban huấn luyện Nhu đạo cho quân đội Thụy Sĩ. Năm 1953 ông đại diện cho liên hiệp Pháp và thắng giải vô địch Nhu đạo quốc tế tại Hà Lan ở hạng bán trung. Đầu năm 1955 ông trở về Paris (Pháp) để dạy Nhu đạo tại Reuilly Sporting Club và Judo St. Gobain. Sau khi về Việt Nam năm 1956 ông thành lập Lực Lượng Thanh Niên Nhu đạo và mở các lớp dạy Nhu đạo tại các trường trung học công lập Gia Long, Petrus Ký, Đại học Xá... Đồng thời ông đã xuất bản quyển Kỹ Thuật Nhu Đạo. Ông được giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Công Dân vụ vào năm 1964. Sau một thời gian ngắn, ông xin từ chức để trở về sống một cuộc đời thanh bần của vị giáo sư Nhu đạo. Năm 1964, ông thành lập Tổng Đoàn Thanh Niên Tiền Đạo Việt Nam. Giáo sư Phạm Lợi đã đào tạo được rất nhiều môn sinh và một số đông giáo sư, huấn luyện viên đai đen Nhu đạo trên toàn quốc. Những môn đệ đai đen Nhu đạo đáng kể của ông như giáo sư Lê Văn Luyện, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Chiêm huỳnh Văn, giáo sư Nguyễn Văn Tòng, giáo sư Trần Hữu Lý, giáo 3
  • 4. sư Trần Hữu Lễ, giáo sư Lê Thái Bình và giáo sư Nguyễn Bá Tùng, ... Sau cùng vào năm 1983 giáo sư Phạm Lợi đã qua đời sau những cơn bệnh trầm trọng hậu quả những tháng năm đau khổ ngục tù. Năm 1958 giáo sư Thái Thúc Thuần từ Pháp hồi hương sau mười một năm du học về kỹ thuật vô tuyến điện. Giáo sư Thái Thúc Thuần sinh ngày 28/3/1925 tại Huế. Năm 1947 tại Pháp, ông bắt đầu học Nhu đạo với người Pháp Berreti,và sau đó với giáo sư Nhật Kawashi. Đến năm 1949 ông tốt nghiệp đai đen Nhu đạo với giáo sư Oda người Nhật sống tại Paris (Pháp). Rồi sau đó ông được chấm đậu thắng lên đai đen đệ nhị đẳng. Năm 1958 sau khi về nước, ông bắt đầu mở ngay một phòng tập Nhu đạo Alpha tại Sài Gòn. (Ông Thái Thúc Thuần là chú của Bà Thái Ly Ly, là chị dâu vợ mình). Mãi đến năm 1963 phòng tập Nhu đạo Alpha được di chuyển xuống đường Bùi Chu Sài Gòn. Năm 1964 ông sang Nhật Bản thi đậu lên đai đen đệ tam đẳng Nhu đạo tại trường Judo Kodokan. Năm 1964 – 1965 ông được tín nhiệm đắc cử chức chủ tịch Tổng Cục Nhu đạo Việt Nam. Trong thời gian làm chủ tịch, ông đã tích cực tranh thủ với các tổng cuộc Nhu đạo thuộc các nước ở Âu Châu để cho tổng cuộc Nhu đạo Việt Nam được chánh thức gia nhập vào tổng cuộc Nhu đạo quốc tế (Féderation International de Judo) . Thượng tọa Thích Tâm Giác, một vị giáo sư Nhu đạo từ Nhật trở về Việt Nam. Năm 1964 Thượng tọa Thích Tâm Giác bắt đầu thành lập viện Nhu đạo Quang Trung (đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, Sài Gòn). Nơi đây đã thu hút rất mạnh một số đông đảo thanh thiếu niến, con em các gia đình phật tử theo luyện tập Nhu đạo. Thượng tọa Thích Tâm Giác đã đào tạo rất nhiều đai đen Nhu đạo Việt Nam có năng khiếu vào thời đó. Thượng tọa Thích Tâm Giác qua đời năm 1971 tại Sài Gòn về bệnh ung thư bướu não bộ, sau một thời gian điều trị bất thành tại Nhật Bản. Huyền thoại về một thầy võ miền Tây TTCN - Trong làng judo VN có một huyền thoại về một chàng trai chỉ mới 19 tuổi đã cùng các sư huynh kế thừa võ đường nhu đạo đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh với khát vọng truyền đến lớp trẻ tinh thần thượng võ. 1. Năm 1935, mối tình nồng thắm giữa anh thợ chạm khắc đồ gỗ Nguyễn Văn Điền với cô Lưu Thị Mạnh bán trái cây ở chợ Ninh Kiều, Cần Thơ đã cho ra đời một bé Thầy võ Nguyễn Văn Chơi (mặc võ trai và được đặt một cái tên mộc mạc - Nguyễn Văn phục đứng đầu) tại Giải judo quốc tế Chơi. Nhà nghèo, lại nhỏ con nên chú bé Chơi thường lần 6-1998 4
  • 5. bị bọn trẻ cùng xóm ăn hiếp. Và ngay trong tiềm thức của chú bé thuở bấy giờ đã manh nha mong muốn học võ để tự bảo vệ mình và những người cô thế. Năm 15 tuổi, đang học đệ tam ở Trường Collège Cần Thơ (sau là trường Phan Thanh Giản, nay là Trường THPT Châu Văn Liêm), mỗi chiều tan học Chơi lại cùng đám bạn say mê đứng trước dinh tỉnh trưởng (nay là UBND TP Cần Thơ) xem giáo sư huyền đai nhị đẳng Pierre Phạm Đăng Cao - một người Pháp gốc Việt đang làm tỉnh trưởng Cần Thơ - đứng lớp dạy judo cho một số công chức và cảnh sát người Việt. Chú say sưa nhìn những võ sinh vóc dáng nhỏ con nhưng trong tích tắc bằng những đòn thế đơn giản đã quật ngã được những đối thủ to khỏe hơn mình nhiều. Một lần bắt gặp ánh mắt say mê đầy ngưỡng mộ của Chơi và các bạn trẻ, võ sư Cao đã cho cả nhóm được vào học miễn phí. Nhà không có tiền may võ phục, Chơi lấy bao bột mì giặt sạch rồi đem đi may. Cứ khoảng một tuần, chú lại phải nhờ người vá vì vải khá mỏng nên bị rách trong khi tập. Những ngày tháng luyện tập với những cú bị quật ngã trên “thảm” cỏ khô phủ bao bố, hoặc đang đạp xe nhanh bất thình lình nghe tiếng còi của thầy, võ sinh phải quăng xe nhào lộn mấy vòng trên nền ximăng. Những chấn thương, những vết bầm dập... Cứ thế lớp judo đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh vơi dần từ 60 học viên sau chỉ còn lại không đầy 20 người, trong đó có Chơi, chú bé nhỏ con nhưng mê học và lì đòn. Có khiếu, chịu khó khổ luyện lại được sư phụ chỉ dạy tận tình, trong bốn năm Chơi đã trở thành một cao thủ ở tuổi 19. Nhưng điều khiến người dân trong vùng nể nhất là tuyệt kỹ “cải tử hoàn sinh” bằng môn y võ sửa khớp, dây chằng, nối xương... Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, thầy Cao phải trở về Pháp và giao lại võ đường cho ba đệ tử xuất sắc nhất của mình: Phan Văn Quan, Lưu Trọng Kiệt, Nguyễn Văn Chơi. Vừa tiếp nhiệm thì võ đường bị thu hồi (không được dạy judo tại dinh tỉnh trưởng), thế là Chơi cùng với hai sư huynh nay đi mượn phòng học trường này, mốt đi hỏi mượn phòng trường khác để duy trì tinh thần võ học. 2. Năm 1956, sau khi tốt nghiệp trung học, Nguyễn Văn Chơi xin làm giáo viên Trường nam tiểu học Cần Thơ. Lúc này sư huynh Quan lên Sài Gòn, Kiệt đi lính và thế là chàng thanh niên chỉ mới 21 tuổi đã vừa dạy học vừa một mình gồng gánh võ đường với cả trăm võ sinh. Để có tiền thuê chỗ trọ, Chơi cùng các võ sinh đi biểu diễn Thầy võ Nguyễn Văn Chơi (thứ năm từ phải võ thuật để gây quĩ. Chơi tự sáng tác kịch bản xoay sang) trong đại hội Liên đoàn Judo VN lần quanh nội dung một thanh niên biết võ judo đã ra tay 2 hành hiệp khi thấy cảnh bất bình như kẻ ỷ mạnh hiếp người cô thế hoặc bắt bọn trộm cướp..., xen vào đó là những tiết mục đấu võ và văn nghệ... Tiền bán vé được dùng mướn nhà, sắm võ phục. 5
  • 6. Để quảng bá võ học, Chơi tìm cách khuếch trương các chi nhánh võ đường khắp miền Tây. Ở mỗi tỉnh, Chơi đều thành lập võ đường rồi giao cho những đệ tử xuất sắc quản lý. Các võ đường này tồn tại chủ yếu dựa vào những buổi biểu diễn võ thuật. Chỉ trong một thời gian ngắn, Chơi đã “phủ” judo khắp miền Tây. Năm 1965, miền Nam thành lập Tổng cục Nhu đạo VN và qua kỳ sát hạch đầu tiên, võ sư Chơi chính thức được công nhận huyền đai đệ nhị đẳng. (Internet) ** Võ sư Nguyễn Văn Chơi và Võ Hiếu Nghĩa Anh Chơi có phụ trách môn thể dục thể thao cho trường Phan Thanh Giản và Đoàn Thị Điểm. Vì trong giới võ nghệ nên anh Chơi đều mời mình ngồi vào bàn giám khảo các thí sinh thi lên đai. Anh Bằng lúc đó là bác sĩ quân y ở Cần thơ, cũng đều tới tham gia. Nhà anh Chơi ở gần nhà mình trong khu văn hóa Cần thơ. Hiện thầy võ Nguyễn Văn Chơi (huyền đai bát đẳng) đang là chủ tịch Hội Judo TP Cần Thơ, ủy viên BCH Liên đoàn Judo VN. Tháng 12-1995, thầy võ Nguyễn Văn Chơi đã được Liên đoàn Judo châu Á tặng huy chương vàng và bằng khen vì “đã có công lao với phong trào judo Đông Nam Á”. Năm 1999, được Ủy ban TDTT VN tặng “Huy chương vì sự nghiệp TDTT”. Đại võ sư Văn Bình - Nguyên giám đốc võ đường Ohdokwan Việt Nam Giáo Sư Nguyễn Bình ,tức Grandmaster Văn Bình là một huyền đai tiên phong của Taekwon-Do Việt Nam. Ông sinh năm 1936 ,con của Nguyễn Đức Kiền. Ông học võ lúc 5 tuổi(1941) với thân phụ - đồng thời là học trò nhỏ tuổi nhất và sau cùng của cụ Cử Tốn (vị cử nhân võ cuối cùng thời nhà Nguyễn) (cụ Cử là sư phụ của thân phụ ông). Năm 1952, ông theo học Judo(nhu đạo) ở Hà Nội rồi tiếp tục học với các giáo sư Yvert ở Đà Lạt và Giáo sư Lonka, giáo sư Ishida và giáo sư Phạm Lợi ở Sài Gòn. Năm 1961, ông theo học Aikido (hiệp khí đạo) và Judo với giáo sư Nakazono. Năm 1962, ông học khoá Taekwon-Do đầu tiên ở Việt Nam. Ông mở võ đường Judonam tại Phú Nhuận cho đến năm 1965 đổi tên thành Oh-Do-Kwan nằm tại 2 địa điểm. 1/ Oh-Do-Kwan xa lộ nằm tại đường Phan Thanh Giản nối dài (nay là Điện Biên Phủ F15 Bình Thạnh). 2/Oh-Do-Kwan Sài Gòn nằm tại đường Trần Hưng Đạo Quận 1. Ông đã đào tạo trên 60.000 môn sinh từ Ohdokwan trong các môn Judo,Aikido và Taekwon-Do. Biến cố 1975, ông cùng gia đình qua Mỹ, cư ngụ tại Houston_Texas. Tại mỹ số môn sinh do ông đào tạo trên 10.000 người. Hiện nay nhiều Giám Đốc võ đường lớn trên thế giới xuất thân từ Oh-Do-KwanViệt Nam. 6
  • 7. Hiện nay, Giáo Sư Nguyễn Bình là đương kim Chủ Tịch Tổng Cục Taekwon-do Mỹ (ITF-USA). Chủ Tịch khối khảo thí các huyền đai cao đẳng(7,8 và 9 đẳng) của tổng cục ITF Quốc Tế. Ông đang là Giám Đốc các võ đường: VĂN BÌNH SEFL DEFENSE ACADEMY Mỹ và các võ đường trực thuộc trên thế giới. Giáo Sư Nguyễn Bình (Grandmaster Văn Bình): Huyền đai Cửu đẳng Taekwon-do Huyền đai Thất đẳng Judo Huyền đai Ngũ đẳng Aikido ** Võ sư Nguyễn Bình và Võ Hiếu Nghĩa Anh học cùng lớp Triết học với mình (Tú Tài 2- năm 1958), đều là học trò của Giáo sư Nguyễn Văn Linh, tiến sĩ văn chương Pháp (Phân biệt với GS Linh –Anh văn). Tất cả học trò đều rất yêu mến Thầy Linh, anh Bình đã tặng thầy một bộ đồ học Judo, cũng như thầy Linh đã đặt tên tây cho Nghĩa là Cậu Tư Rabelais. Sau này, Nghĩa, Bằng và Hoài đều có đến tập chơi và thi đấu tại võ đường Judonam ở Phú Nhuận của anh Nguyễn Bình. Hiệp Khí Đạo (Aikido) Môn võ xuất xứ từ Nhật, nhiều tài liệu lịch sử cho thấy môn Hiệp Khí Đạo lần đầu tiên được truyền dạy tại Sài gòn do Võ sư Hồ Cẩm Ngạc từ Nhật về, tuy nhiên Aikido chính thức được ra mắt và phát triển mạnh tại Sài gòn từ năm 1958 khi Võ sư Đặng Thông Trị (và em là GS Đặng Thông Phong), một người Việt từ Pháp về với đẳng cấp huyền đai II đẳng lập nên đạo đường Tenshinkai - Tức là Thiên Tâm (nay là CLB Aikido Đa Kao, số 94 đường Điện Biên Phủ, Q1). Aikido được xem là môn võ thầm lặng nhất dù môn này được từng bước phát triển đi nhiều tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam nhưng do tính đặc thù không thi đấu đối kháng nên Aikido chưa thể hoàn toàn phá triển mạnh mà chỉ thu hút những người thật sự yêu thích. Aikido Tenshinkai Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Aikido Tenshinkai [1] là tên gọi của tổng cục Aikido tại Việt Nam do tổ sư Ueshiba Morihei đặt cho vào năm 1968. Tổng cuộc Aikido Tenshinkai do ông Đặng Thông Phong sáng lập và chịu trách nhiệm Chủ tịch điều hành cho đến nay. 7
  • 8. Ten, shin và kai là các từ tiếng Nhật mà phiên âm Hán-Việt của chúng lần lượt là thiên, tâm và hội. Cả cụm từ Tenshinkai có nghĩa trong tiếng Việt là "Tổ chức của những tấm lòng cao cả". Aikido bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam từ năm 1958. Từ đó cho đến nay, sự phát triển của Aikido ở Việt Nam trải qua ba giai đoạn: 1958-1964, 1964-1975, 1975-nay. Giai đoạn 1958-1964 Đây là giai đoạn Aikido du nhập vào Việt Nam nhờ công lao của ông Đặng Thông Trị. Ngoài Đặng Thông Trị, Aikido còn được giới thiệu vào Việt Nam bởi võ sư Judo Hồ Cẩm Ngạc, tuy nhiên ông chú trọng vào sự phát triển toàn diện các môn vỏ của xứ Anh Đào, đại thể chia ra làm sáu nhánh là Sumo, Jujutsu, Aikido, Judo, Karatedo, Kendo và các loại binh khí trong Kobudo... và đã đào tạo được nhiều môn đệ, môn đồ huyền đai cao đẳng kế thừa, mở đầu giai đoạn khai phá.Judo no naraikata, Khảo cứu về các môn võ của xứ Anh Đào . Đặng Thông Trị sinh ngày 17 tháng 11 năm 1928. Thuở thiếu thời, theo lời khuyên của một người thân trong gia đình, ông đã bắt đầu tập luyện các môn Thiếu Lâm quyền và quyền Anh. Năm 1949, ông bắt đầu làm quen với môn Judo và sau đó là Aikido trong thời gian ở Pháp. Năm 1958, khi trở về Việt Nam, ông lần đầu tiên giới thiệu bộ môn Aikido đến với dân chúng tại Phòng tập Hàn Bái Đường, một võ đường do võ sư Vũ Bá Oai thành lập đầu những năm 1950, và sau đó thêm một số nơi khác. Năm 1960, Hội Hiệp Khí Nhu Đạo được thành lập. Gần cuối năm 1960, Nakazano Mutsuro, đai đen lục đẳng Aikikai từ Nhật bản qua Việt Nam để hỗ trợ ông Đặng Thông Trị trong việc phát triển Aikido tại Việt Nam đến tận giữa năm 1962. Giữa năm 1963, Võ sư Abe Tadashi đến Việt Nam và lưu lại Sài Gòn khoảng hơn 2 tháng và mở các lớp dạy tại Đạo đường Trung ương. Cả hai võ sư Nakazano và Abe đều là thầy của ông Đặng Thông Trị trong thời gian ông du học tại Pháp. Giai đoạn 1964-1975 Đặng Thông Phong, em trai của Đặng Thông Trị sinh ngày 10 tháng 2 năm 1935. Ông học Aikido từ Đặng Thông Trị vào khoảng năm 1958 và sau đó từ Nakazono Mutsuro. Cuối năm 1964, ông Trị giao Đạo đường Trung ương cho ông Phong phụ trách, và 3 tháng sau ông quyết đinh giao toàn quyền cho ông Phong phụ trách Hiệp Khí Nhu Đạo Việt Nam. Đây là giai đoạn mở đầu cho sự phát triển Aikido Việt Nam. Đặng Thông Phong đã mở nhiều lớp Aikido mới để quảng bá rộng rãi hơn trong quần chúng. Từ đó số môn sinh ngày càng gia tăng đặc biệt trong các giới sinh viên, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, và giới văn nghệ sĩ. Ý niệm về Aikido, một bộ môn võ thuật tự vệ, tự luyện ý chí với triết lý hòa bình hướng về một cuộc sống thanh cao, lành mạnh đã thu hút sự chú tâm của rất nhiều người, nhiều giới trong xã hội. Trên đà phát triển như thế, ông mở nhiều lớp đào tạo cán bộ mà với đai đên nhị đẳng vào năm 1964, ông cho rằng ở cấp bậc này khó có đủ uy tín để lãnh đạo môn phái. Ông quyết tâm sang Nhật, đến Hombu Dojo, cái 8
  • 9. nôi của Aikido thế giới, để bổ túc thêm phần kỹ thuật cũng như để thi lên tam đẳng tại đây. Đến cuối năm 1967, ông thực hiện được hoài bão mà ông đã từng ấp ủ. Tại Hombu Dojo thời gian đó, Ueshiba Morihei vẫn còn ra sân dạy vào mỗi buổi sáng, đồng thời luôn luôn có sự hiện diện của Ueshiba Kisshomaru, sau này là Đệ nhị Chưởng môn Aikido. Đặng Thông Phong có cơ hội thụ giáo cả hai cao thủ này. Trước khi về nước, ông đã dự thi lên tam đẳng tại cái nôi Aikido thế giới. Ngay khi trở về Việt Nam, ông liền soạn thảo bản Nội Quy để thành lập Tổng cuộc Aikido Tenshinkai. Đầu tháng giêng năm 1968, Đặng Thông Phong nhận được văn bằng tam đẳng từ Aikikai và một ủy nhiệm thư do Tổ sư Ueshiba Morihei đồng ký chính thức ủy quyền cho ông phát triển Aikido trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong Tinh Thần Thương Yêu và Hòa Bình. Tên Tenshinkai là do Tổ sư đặt cho chi bộ Aikido Việt Nam vào thời kỳ Đặng Thông Trị còn tại quê nhà, nhưng chính ông Phong là người được chính Tổ sư Morihei Ueshiba ủy nhiệm để phát triển Aikido trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Aikido Tenshinkai được công nhận là thành viên của Tổng đàn Aikido thế giới. Đầu tháng 2 năm 1968, Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng hòa ban hành một quyết định cho phép Tổng cuộc Aikido Tenshinkai chánh thức hoạt động. Trong vòng 10 năm từ tháng 10 năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, một số võ đường đã được hình thành dưới sự chỉ đạo của Tổng cuộc Aikido Tenshinkai và đi vào nề nếp. Ông Phong rời khỏi Việt Nam để sum họp với gia đình tại Hoa Kỳ vào năm 1985. ** Võ sư Đặng Thông Phong và Võ Hiếu Nghĩa May mắn làm sao, Nghĩa tôi lại cũng đã từng học chung lớp với võ sư Phong hồi Trung học. Môn Hiệp khí đạo là một môn võ tự vệ hoàn toàn, không có tính đối kháng, tức là hai bên đánh lộn với nhau, mà môn này chỉ dùng thế thủ là chánh, rồi mượn lực (Tá lực: phép tác động một lực nhỏ kết hợp với mượn lực đối phương để dịch chuyển lực và hướng công kích của đối phương đi chỗ khác, phép Tá lực rất phổ biến trong các môn võ có tính “nhu” như Thái Cực, Võ Đang Miên chưởng hay Aikido của Nhật.) của đối thủ, cùng hướng đánh tới, áp dụng vào lực ly tâm của việc xoay vòng tròn, mà triệt hạ đối thủ. Rất hay, rất đẹp mắt, không tốn hơi hao sức mà vẫn dành được thắng lợi. Tôi thường ví môn võ này như loại rượu Cointreau hay Dubonnet..., rất ngon ngọt rất thơm mà vẫn làm chao đảo con người. Nhiều người vẫn nói đó là rượu dành cho đàn bà. Đúng vậy, dịu dàng nhưng lại áp đảo lúc nào không hay. Giống như truyện “She stoops to conquer” của Charles Dickens : Nàng quì xuống để chế ngự bạn vậy. Nghĩa cũng theo học môn võ này một thời gian với người vừa là bạn học văn vừa là thầy dạy võ. 9
  • 10. Một may mắn khác là khoảng năm 1983, tôi lại có dịp gặp anh. Lúc này anh vừa ở tù (học tập cải tạo) mới về, tâm sự rất nhiều điều. Sau đó anh lại mời tôi tới dự và giám khảo buổi thi lên đai của các võ sinh của anh. Sau đó thì anh đi định cư tại Hoa kỳ. THAY LỜI KẾT Tấm huy chương đầu tiên của judo Việt Nam tại giải châu Á. Judo Việt Nam trong thời gian qua đã có được bước tiến lớn trên thảm đấu khu vực Đông Nam Á. Tại giải Vô địch châu Á 2011 vừa diễn ra tại Abu Dhabi (Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) vừa qua, “Nữ hoàng Judo Đông Nam Á” Văn Ngọc Tú đã làm thay đổi lịch sử Judo Việt Nam… Vô địch trên mọi thảm đấu với Uchimata Năm 2002 là cột mốc quan trọng của cô võ sĩ Bến Tre này khi giành được 4 HCV trong năm tại các giải ĐBSCL, giải trẻ toàn quốc, Cúp các CLB mạnh toàn quốc và Đại hội TDTT lần thứ 4. Tháng 2-2003, Ngọc Tú chính thức được khoác áo đội DTQG, những chuyến tập huấn trong và ngoài nước (Trung Quốc, Nhật Bản) đã giúp Tú hoàn thiện khả năng kỹ, chiến thuật của mình hơn, đặc biệt là hai đòn sở trường Moroté (hốt chân) và uchimata (hốt cả 2 chân đối phương) được “mài giũa” thật sắc bén, và đó chính là “tuyệt chiêu” giúp cô lên ngôi SEA Games 22 sau khi liên tục vượt qua nhiều đối thủ mạnh của khu vực bằng điểm Ippon. Kỷ lục gia judo Việt Nam mơ đỉnh Olympic Với ngôi vô địch giành được trên thảm đấu SEA Games 25 tại Lào, Văn Ngọc Tú chính thức đi vào lịch sử Judo Việt Nam với danh hiệu “võ sĩ giàu thành tích nhất” với 4 tấm HCV liên tiếp từ SEA Games 22 đến 25. Và cuối năm nay tại Indonesia, Ngọc Tú hoàn toàn có thể xác lập thêm kỷ lục mới. Không những thế, cũng chính Ngọc Tú là người mang về tấm huy chương đầu tiên ở giải Trẻ châu Á 2005 và 2007. Nhưng với chính tấm HCĐ vừa giành được tại giải VĐ châu Á 2011 vừa qua (nhớ châu á gồm có nước Nhật tổ sư, Hàn và Trung quốc đều rất giỏi từ trước đến nay), Ngọc Tú không chỉ đi vào lịch sử Judo Việt Nam, mà còn mở ra cho bộ môn này một bước ngoặt mới: tự tin chinh phục thảm đấu châu lục và thế giới. VÕ HIẾU NGHĨA 26-04-2011 10