SlideShare a Scribd company logo
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 1
Mục lục
Bảng thuật ngữ và từ viết tắt.........................................................................................4
Chương 1: Giới thiệu.....................................................................................................5
1.1 Mục đích của giáo trình....................................................................................5
1.2 Bức tranh tổng quan về BA..............................................................................5
1.2.1 Định nghĩa về BA? (what)..........................................................................5
1.2.2 Phân loại BA: .............................................................................................5
1.2.3 Công việc chính mà BA làm.......................................................................6
1.2.4 Tại sao cần có vị trí BA? (why)..................................................................6
1.2.5 Trong dự án, khi nào cần BA? (when)......................................................7
1.2.6 Ai được gọi là BA? (who)...........................................................................7
1.2.7 Ở đâu có vị trí BA? (where) và mức đãi ngộ ra sao?................................8
1.2.8 Vậy làm sao để trở thành BA? (how)........................................................8
1.2.9 Một ngày làm việc của BA.......................................................................10
1.2.10 Con đường phát triển nghề nghiệp BA................................................10
1.2.11 Chứng chỉ BA........................................................................................11
Chương 2: Nền tảng để bạn theo đuổi được BA.........................................................13
2.1 Điểm xuất phát.....................................................................................................13
2.2 Kiến thức nền tảng để theo đuổi BA.....................................................................14
2.2.1. Công nghệ thông tin ...................................................................................14
2.2.2. Nghiệp vụ....................................................................................................16
2.2.3. Giải pháp ....................................................................................................18
2.2 Bức tranh tư duy BA............................................................................................20
2.3 Phân loại công ty IT.............................................................................................21
2.4 Phân loại khách hàng ...........................................................................................22
Chương 3: Công cụ và tài nguyên học BA..................................................................24
3.1Tài nguyên học tập BA .........................................................................................24
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 2
3.1.1 Sách..............................................................................................................24
3.1.2 Blog ..............................................................................................................27
3.1.3 Khóa học offline thi chứng chỉ......................Error! Bookmark not defined.
3.2. Kỹ năng BA cần trang bị.....................................................................................28
3.3 Công cụ BA sử dụng............................................................................................30
Chương 4: Tiếng anh IT cho BA.................................................................................31
4.1 Từ vựng tiếng anh chuyên ngành CNTT ..............................................................31
4.2 Tiếng anh giao tiếp cho BA..................................................................................34
Chương 5: Kiến thức công nghệ thông tin cơ bản......................................................35
5.1 Kiến thức cơ bản về công ty IT ............................................................................35
5.1.1 Công nghệ thông tin là gì ............................................................................35
5.1.2 Sản phẩm mà CNTT làm ra là gì................................................................36
5.1.3 Loại hình công ty công nghệ thông tin .......................................................37
5.1.4 Quy trình phát triển sản phẩm CNTT trong các công ty IT.....................39
5.2 Hệ thống thông tin ...............................................................................................39
5.2.1 Khái niệm hệ thống thông tin .....................................................................39
5.2.2 Thành phần hệ thống tin.............................................................................39
5.2.3 Các đặc điểm của hệ thống .........................................................................39
5.2.4 Kiến trúc hệ thống thông tin.......................................................................40
5.2.5 Ứng dụng hệ thống thông tin ......................................................................41
5.3 Ứng dụng Web.....................................................................................................41
5.3.1 Khái niệm.....................................................................................................42
5.3.2 Vị trí trong lập trình ứng dụng web...........................................................42
5.3.3 Chu trình phát triển một ứng dụng web ....................................................42
5.3.4 Một số công nghệ web phổ biến..................................................................43
5.4 Ứng dụng di động ................................................................................................43
5.4.1 Khái niệm về phát triển ứng dụng di động ................................................44
5.4.2 Phân loại ứng dụng di động........................................................................44
5.4.3 Quy trình phát triển ứng dụng di động......................................................45
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 3
5.5 Phần mềm............................................................................................................46
5.5.1 Khái niệm về phần mềm .............................................................................46
5.5.2 Phân loại phần mềm....................................................................................46
5.5.3 Hình thức triển khai phần mềm phổ biến..................................................46
5.5.4 Liệu phần mềm có bị biến mất....................................................................47
Chương 6: Vận dụng kiến thức công nghệ trong công việc BA.................................48
6.1 Thế nào là giải pháp công nghệ thông tin .............................................................48
6.2 Các thông tin gì cần thu thập................................................................................48
6.3 Cách BA giao tiếp với đội ngũ phát triển..............................................................48
6.4 Học nghiệp vụ từ việc có kiến thức công nghệ thông tin ......................................49
6.5 Vận dụng kiến thức công nghệ trong các công việc liên quan...............................50
Chương 7: Tin học văn phòng cơ bản.........................................................................51
7.1 Sử dụng word, exel, powpoint cơ bản...................................................................51
7.2 Thể thức trình bày văn bản...................................................................................51
7.3 Học sử dụng một số công cụ tiện ích: Snipping tool, MS todo, …........................53
Chương 8: Một số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn BA ...............................................54
8.1 Tìm thông tin thực tập hay thử việc BA ở đâu......................................................54
8.2 Tìm JD ở những nguồn nào..................................................................................54
8.3 Cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn.........................................................................54
8.4 Những câu hỏi phỏng vấn BA thường gặp............................................................55
8.5 Một số kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn........................................................56
Chương 9: Tổng kết.....................................................................................................57
9.1 Tóm tắt lại những điểm quan trọng ......................................................................57
9.2 Hướng đi tiếp theo ...............................................................................................57
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 4
Bảng thuật ngữ và từ viết tắt
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 PM Project manager Quản trị dự án
2 DEV Developer Nhà phát triển
3 QA Quality assurance Đảm bảo chất
lượng
4 IT Information Techonogy Công nghệ thông
tin
5 CNTT Công nghệ thông
tin
6 URD User requriment document Tài liệu yêu cầu
người sử dụng
7 SRS
8 BD Basic design Tài liệu thiết kế
9 JD Job description Mô tả công việc
10 ECBA Entry Certificate in Business
Analysis
Chứng chỉ mới vào
nghề BA
11 CCBA Certificate of Capability in
Business Analysis
Chứng chỉ dành
cho người có ít
nhất 2 năm kinh
nghiệm
12 CBAP Certified Business Analysis
Professional
Chứng chỉ dành
cho người có ít
nhất 5 năm kinh
nghiệm
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 5
Chương 1: Giới thiệu
1.1Mục đích của giáo trình
➢ Giúp các bạn học viên hiểu được bức tranh tổng quan nhất của công việc BA
➢ Có một tài liệu đầy đủ nhất cho những người bước đi những bước chân đầu
tiên
➢ Khái quát hóa và hệ thống hóa tất cả những kiến thức cần thiết nhất cho bạn
nào thật sự theo đuổi công việc của một BA chuyên nghiệp
➢ Giúp các bạn không có điều kiện tham gia khóa học có một góc nhìn đầy đủ
và để góp phần giúp các bạn trả lời một câu hỏi quan trọng: “Tôi có thật sự
phù hợp với BA không”.
1.2Bức tranh tổng quan về BA
1.2.1 Định nghĩa về BA? (what)
❖ BA viết tắt là Business analyst
❖ Là người đưa ra giải pháp cho khách hàng. Giải pháp đó có thể là IT
hoặc Non – IT
❖ Là người đảm bảo đội phát triển hiểu đúng yêu cầu nghiệp vụ và phát
triển sản phẩm đúng với giải pháp mà BA đưa ra.
1.2.2 Phân loại BA:
Management Analyst: Chuyên viên tư vấn
❖ Là người đưa ra các đề xuất để cải thiện hiệu quả của tổ chức. Họ tư
vấn cho các nhà quản lý các cách có lợi cho tổ chức bằng việc giảm
chi phí và tăng doanh thu
System Analyst: Chuyên viên phân tích Hệ Thống
❖ Là người sử dụng phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn
đề kinh doanh thông qua sử dụng công nghệ thông tin
❖ Là người xác định những thay đổi cần thiết của tổ chức, thiết kế lại hệ
thống để thực hiện những thay đổi đó, đồng thời có nhiệm vụ đào tạo
bồi dưỡng tạo động lực cho người khác sử dụng hệ thống
Data Analyst: Chuyên gia phân tích dữ liệu
❖ Là người có nhiệm vụ thu thập thông tin rồi biểu thị kết quả đó bằng
biểu đồ, đồ thị, bảng biểu, báo cáo, hoặc dưới dạng sơ đồ. Sau đó thiết
lập một xu hướng trong tương lai có thể xảy ra bằng cách dựa vào
những con số đã thống kê trên
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 6
1.2.3 Công việc chính mà BA làm
❖ Giao tiếp với các bên liên quan và gợi ý, phân tích và xác nhận yêu
cầu đối với các thay đổi quy trình kinh doanh, hệ thống thông tin và
chính sách.
❖ Trình bày giải pháp cho khách hàng để giải quyết bài toán
❖ Xây dựng tài liệu đặc tả yêu cầu
❖ Truyền đạt yêu cầu với đội phát triển và hỗ trợ đội phát triển về hiểu
chuyên sâu nghiệp vụ và mong đợi thực sự của khách hàng.
❖ Là người quyết định trong các yêu cầu khách hàng đưa ra, đâu là yêu
cầu mà đội phát triển sẽ phụ trách giải quyết
❖ Hỗ trợ PM trong việc quản trị dự án
❖ Quản lý sự thay đổi yêu cầu
1.2.4 Tại sao cần có vị trí BA? (why)
❖ Vì xu hướng thị trường hiện nay đang chuyển biến, rất nhiều công ty
đang dần chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình sử dụng IT
trong phát triển kinh doanh, dẫn đến việc cần có một đội ngũ vừa am
hiểu về CNTT, nhưng cũng phải hiểu về nghiệp vụ để giúp họ biến
quy trình truyền thống sang quy trình sử dụng CNTT.
❖ Nếu không có BA thì dự án vẫn sẽ hoàn thành, tuy nhiên sẽ rất cực,
bởi vì sao:
o Việc giao tiếp với khách hàng sẽ rất khó, vì mỗi bên sẽ có
những tiếng nói và hiểu theo một hướng khác nhau.
o Thành viên trong nhóm không chuyên trách vào một công việc,
mà còn các công việc khác, thành ra sẽ không nắm rõ được chi
tiết và mức hệ thống hóa nhất có thể.
o Không có tài liệu chi tiết về nghiệp vụ, việc phát triển và thay
đổi yêu cầu sau này sẽ khiến đội phát triển tốn thời gian
o Khi bàn giao sản phẩm cho khách hàng, sẽ thiếu những tài liệu
đi kèm: tài liệu phân tích yêu cầu, tài liệu thiết kế hệ thống, …
o Tốn thời gian để hiểu được một nghiệp vụ và không hiểu bản
chất tại sao khách hàng lại làm thế, dẫn đến phát triển những
chức năng không thật sự làm khách hàng hài lòng.
❖ Việc có vị trí BA sẽ giúp giải quyết những vấn đề ở trên khi mà không
có vị trí BA. Ngoài ra, khi mà có vị trí BA trong công ty, công ty đó
sẽ có một quy trình làm việc cực kỳ liền mạch và rõ ràng.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 7
1.2.5 Trong dự án, khi nào cần BA? (when)
❖ Xuyên suốt dự án thì BA đều có mặt để tham gia, tuy nhiên không
phải lúc nào BA cũng là người thật sự làm mà chỉ đứng làm vai trò hỗ
trợ.
❖ Cụ thể như sau:
o Trước dự án (Presale) BA sẽ phụ trách những nhiệm vụ sau:
▪ Nghiên cứu và tìm hiểu yêu cầu của khách hàng
▪ Tư vấn giải pháp cho khách hàng
▪ Hỗ trợ đội sale chốt dự án với khách hàng
o Trong dự án (Project) BA sẽ đảm nhận công việc chính của
BA:
Trước khi Golive:
▪ Phân tích yêu cầu và tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ
của khách hàng
▪ Xây dựng tài liệu URD
▪ Xây dựng tài liệu SRD
▪ Xây dựng tài liệu BD
▪ Hỗ trợ kiểm thử chức năng
▪ Họp với khách hàng
▪ ….
Gần golive: BA sẽ phụ trách đi khảo sát hiện trạng lần
cuối, xem công tác chuẩn bị của khách hàng như nào, có
cần hiệu chỉnh gì không để kịp thời báo với đội phát triển
để hiệu chỉnh kịp thời.
Golive: BA sẽ kết hợp cùng với Tester làm công tác hỗ
trợ hướng dẫn người dùng sử dụng, đồng thời BA là
người tiếp nhận những yêu cầu phản hồi từ người sử
dụng cuối để làm những tài liệu cho việc thay đổi yêu
cầu đáp ứng kịp thời trong quá trình vận hành.
1.2.6 Ai được gọi là BA? (who)
❖ Những người đáp ứng đúng theo định nghĩa thì được gọi là BA
❖ Người mà tìm ra được vấn đề và đưa ra được giải pháp cho vấn đề đó
❖ Ngoài ra còn có một số tên gọi khác, nhưng họ vẫn được coi là một
BA, bởi vì họ sẽ đi chuyên sâu vào từng mảng nhỏ trong cả một mảng
lớn của BA, ví dụ như:
o Business architect: Kiến trúc doanh nghiệp
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 8
o Business system analyst: Phân tích hệ thống doanh nghiệp
o Data analyst: Phân tích dữ liệu
o Enterprise analyst: Phân tích doanh nghiệp
o Management consulant: Tư vấn quản lý
o Process analyst: Phân tích quy trình
o Product manager: Quản lý sản phẩm
o Product owner: Chủ sở hữu sản phẩm
o Requirement engineer: Kỹ sư yêu cầu
o System analyst: Phân tích hệ thống
o UX designer: Thiết kế trải nghiệm người dùng
1.2.7 Ở đâu có vị trí BA? (where) và mức đãi ngộ ra sao?
❖ Tổng quát: ở đâu có vấn đề thì ở đó sẽ có BA
❖ Cụ thể:
o Công ty IT: BA IT
o Công ty khác IT: BA là người hiểu nghiệp vụ, quy trình và từ
đó làm cầu nối giữa công ty của họ với các đơn vị IT
Một số công ty có tuyển vị trí BA như:
Hình 1: Công ty có vị trí BA
1.2.8 Vậy làm sao để trở thành BA? (how)
Có một số cách thông dụng sau để giúp bạn trở thành BA:
1. Học đại học chuyên ngành “Hệ thống thông tin” đối với các bạn theo
ngành CNTT hoặc ngành “Hệ thống thông tin quản lý” đối với các
trường không phải CNTT (Ví dụ: Học viện ngân hàng)
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 9
2. Tham gia vào cộng đồng Business analyst trên facebook, mục đích để:
a. Đọc những bài viết chia sẻ của những người đi trước để hiểu
được BA là gì, rồi những thắc mắc của các bạn lúc bắt đầu theo
đuổi BA
b. Vào nhóm để có thể làm quen với những anh chị có kinh
nghiệm, để nhắn tin học hỏi thêm từ họ, hay là đôi khi tham gia
các buổi chia sẻ từ họ
c. Là nơi bạn theo dõi những tin tuyển dụng BA, xem có những
công ty nào tuyển BA và JD (Mô tả công việc) ra sao để cố
gắng trau dồi những kiến thức và yêu cầu trong JD đó
3. Đọc blog về BA, một số blog hay mà BA nên đọc và theo dõi:
a. Thinhnotes: Blog này chia sẻ rất nhiều kiến thức và kinh
nghiệm thực tế cho những bạn mới bắt đầu và đã đi làm thời
gian đầu về BA
b. Batimes: Blog tập trung nhiều kiến thức hay về BA, tuy nhiên
viết bằng tiếng anh, nên mọi người có thể rèn thêm được tiếng
anh cho mình.
c. Toithusuclamba.vn: Trang web do cá nhân mình lập ra để phần
nào cung cấp thêm kênh thông tin để các bạn tiện tra cứu, tìm
hiểu về BA.
4. Tham gia học trung tâm BA
a. Ưu điểm: Có giáo trình đầy đủ, giảng viên nhiều năm kinh
nghiệm, môi trường để học viên có thể học tập và rèn luyện
b. Nhược điểm: Học phí hơi max, giáo trình tuân theo BABOK
cho nên kiến thức hơi hàn lâm và khó hiểu cho các bạn mới.
5. Tham gia khóa học online BA: Đăng ký một vài khóa học như trên
Udemy về BA, tuy nhiên cũng dừng lại ở mức lý thuyết, hơi khó hiểu
và khó áp dụng.
6. Tham gia học tại lớp của các anh chị đi trước tự mở
a. Ưu điểm:
• Học phí rẻ hơn so với trung tâm
• Được học những kiến thức thực tế từ chính kinh nghiệm
của họ
• Được trải nghiệm những trường hợp hay gặp sau này khi
đi làm trong môi trường công sở
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 10
• Chính bản thân họ cũng xuất phát điểm như các bạn mới,
nên họ hiểu và biết làm sao để giúp các bạn học và tiếp
thu một cách dễ hiểu nhất.
b. Nhược điểm:
• Kiến thức đôi khi chủ quan từ góc nhìn của họ
• Không có nhiều kỉ luật nội quy khi tham gia học tại trung
tâm
• Không có hệ thống bài tập về nhà chuyên nghiệp như các
trung tâm
Vậy đâu là cách tốt nhất để bạn theo đuổi BA?
➢ Nếu bạn trẻ nào thật sự muốn đầu tư một cách bài bản thì nên học đại học
chuyên ngành về “Hệ thống thông tin” hoặc “Hệ thống thông tin quản lý”.
➢ Còn đối với những người chuyển ngành, thì hãy tham gia một khóa học thực
tế BA và xin vào làm tại các công ty để trải nghiệm thật nhiều các công việc
của BA. Đương nhiên vẫn cần kết hợp với khả năng tự học nữa nha, chứ đi
học mà không tự học, không chăm chỉ làm bài tập thì cũng không giúp ích
bạn tiến tới làm BA được đâu.
1.2.9 Một ngày làm việc của BA
Với một BA họ thường đến công ty làm những việc sau:
✓ Check mail
✓ Họp trao đổi với đội phát triển
✓ Tiếp tục hoặc làm mới những tài liệu mà họ cần làm
✓ Họp hoặc trao đổi với khách hàng
✓ Hỗ trợ đội ngũ phát triển để trả lời về nghiệp vụ hoặc tính năng ghi
trong tài liệu
✓ Check xem đội phát triển đã code đúng yêu cầu hay chưa
✓ Báo cáo tình trạng dự án đến với giám đốc công nghệ
1.2.10 Con đường phát triển nghề nghiệp BA
Có một số con đường phổ biến sau khi bạn theo đuổi BA. Tuy nhiên, bạn
cần trả lời rõ một số câu hỏi sau:
1. Bạn đang ở đâu?
2. Bạn muốn đến đâu?
3. Bạn thấy mình có điểm gì phù hợp để đến được đó?
Một số con đường phổ biển cho các bạn theo BA có thể phát triển:
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 11
➢ Tester -> QA -> BA -> PM -> Tư vấn giải pháp
➢ Dev -> Teamlead -> BA -> Tư vấn giải pháp
➢ Sale -> Presale -> BA -> Tư vấn giải pháp
➢ 0 -> Tự học -> Thực tập BA -> Thử việc BA -> Chính thức BA ->
Teamlead BA -> Tư vấn giải pháp
➢ 0 -> Học trung tâm -> Thực tập BA -> Thử việc BA -> Chính thức
BA -> Teamlead BA -> Tư vấn giải pháp
➢ Triển khai -> BA -> PM -> PO -> COO.
➢ UI/UX -> BA -> PO.
➢ Kế toán/thương mại điện tử/ … nói chung là các bạn, anh/chị đang
làm việc liên quan đến nghiệp vụ -> BA -> PO -> COE (người am
hiểu sâu về lĩnh vực).
➢ Và có thể có thêm nhiều con đường khác, nhưng điều quan trọng là
các bạn cần biết mình đang muốn gì và so với thực trạng thì đang
thiếu gì. Từ đó lập cho bản thân bạn một con đường phù hợp.
1.2.11Chứng chỉ BA
❖ ECBA: Dành cho BA mới vào nghề, không đòi hỏi kinh nghiệm
nhiều, chỉ cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
o Đủ 21 PD: Học 21 giờ theo giáo trình BABOK v3 trong 4 năm
gần nhất
o Tham gia khóa học BA online hoặc offline có xác nhận của đơn
vị tổ chức
✓ Giá trị nhận được khi đạt chứng chỉ này:
o Chứng minh bạn đã có kiến thức về cách tiếp cận, các kỹ thuật
để tự tin bước vào BA
o Hiểu đúng các vùng kiến thức trong BABOK để tự tin giao tiếp
với các bạn đồng nghiệp
o Mở ra nhiều cơ hội tuyển dụng với nhà tuyển dụng lớn
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 12
❖ CCBA: Dành cho BA có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên, chỉ cần đáp
ứng một số yêu cầu sau:
o Đủ 21 PD: Học 21 giờ theo giáo trình BABOK v3 với bất kỳ
đơn vị nào
o Tích lũy đủ tối thiểu 3,750 giờ kinh nghiệm thực hành BA theo
vùng kiến thức BABOK trong 7 năm gần nhất.
o Tối thiểu 900 giờ trong mỗi 2 trong 6 vùng kiến thức hoặc tối
thiểu 500 giờ trong mỗi 4 trong 6 vùng kiến thức.
✓ Giá trị nhận được khi đạt chứng chỉ này:
o Được xác thực đủ kiến thức để làm BA
o Hiểu đúng các vùng kiến thức trong BABOK để tự tin giao tiếp
với các bạn đồng nghiệp
o Chứng minh được kiến thức thực tế của bản thân dựa trên sự
xác nhận của IIBA đánh giá.
o Mở ra nhiều cơ hội tuyển dụng với nhà tuyển dụng lớn
❖ CBAP: Dành cho BA có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên, đòi hỏi người
có kinh nghiệm thực tế và kiến thức cao:
o Tối thiểu 35 PD: Học 21 giờ theo giáo trình BABOK v3 với bất
kỳ đơn vị nào
o Tích lũy đủ tối thiểu 7,500 giờ kinh nghiệm thực hành BA theo
vùng kiến thức BABOK trong 10 năm gần nhất.
o Tối thiểu 900 giờ trong mỗi 2 trong 6 vùng kiến thức hoặc tối
thiểu 500 giờ trong mỗi 4 trong 6 vùng kiến thức.
o Cần có xác thực từ 2 quản lý trước đây
o Tuân thủ những quy tắc ứng xử của CBAP
✓ Giá trị nhận được khi đạt chứng chỉ này:
o Thể hiện bạn là một chuyên gia BA với kinh nghiệm và kiến
thực thực tế cao
o Chứng minh được kiến thức thực tế của bản thân dựa trên sự
xác nhận của IIBA đánh giá.
o Mở ra nhiều cơ hội tuyển dụng với nhà tuyển dụng lớn
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 13
Chương 2: Nền tảng để bạn theo đuổi được BA
2.1 Điểm xuất phát
❖ Điểm xuất phát là câu hỏi đầu tiên bạn cần biết mình đang ở đâu để
bạn biết được mình đang có gì và cần chuẩn bị những gì. Có một số
điểm xuất phát phổ biến như sau:
o Bạn học Công Nghệ Thông Tin và trong quá trình học tập, bạn
được các anh chị đi trước nói cho là hãy làm BA nếu như bạn
không biết code, vậy là bạn bắt đầu đi tìm hiểu xem BA là gì và
dần dần bạn bị cuốn theo nó
o Bạn đi làm lập trình được một thời gian, và trong quá trình suy
nghĩ về con đường phát triển sự nghiệp lâu dài của mình và bạn
cũng nhận thấy tính cách của mình khá phù hợp với việc BA,
vậy là bạn theo đuổi nó
o Hay là bạn đang làm nhân viên một công ty nào đó, bạn chán
nản với công việc hiện tại và bạn bắt đầu đi tìm cái gọi là đam
mê của mình, rồi bạn tìm trên mạng hay nhờ bạn bè chỉ ra có
một công việc BA có khả năng phù hợp
o Hay là đơn giản, bạn chỉ muốn biết thử, học thử xem BA là cái
gì mà dạo này lắm công ty tuyển dụng, lắm khách hàng cần gặp
BA như thế.
Có rất nhiều điểm xuất phát của mỗi người, và khi ở mỗi điểm xuất phát đó,
sẽ tạo cho bạn một cái tâm thế khác nhau, cũng như bản thân các bạn ít nhiều cũng
có cái gì đó để sẵn sàng cuộc hành chính chinh phục BA.
Có nhiều nơi họ bảo, bạn muốn theo BA thì bạn phải có nghiệp vụ, bạn phải biết
về IT, …
Rất nhiều cái họ bảo bạn cần phải chuẩn bị, tuy nhiên lại có rất ít người bảo bạn,
hãy xem bản thân bạn đang có gì để có thể giúp bạn đạt được mong muốn theo
đuổi BA.
Ví dụ, khi bạn đang làm nhân viên cho một ngân hàng, thì ít ra là bạn đang có kiến
thức nghiệp vụ về ngân hàng rồi, việc của bạn là học cách tư duy của BA, công cụ
BA sử dụng, rồi tìm một nơi công ty để xin thử việc BA.
Khi chuyển đổi một công việc hoặc là làm một công việc mới, điều chúng ta cần
biết là hãy trả lời câu hỏi: “Bản thân chúng ta đang có gì và chúng ta đang cần
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 14
trang bị thêm những gì”. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin chinh phục hơn rất nhiều, thay
vì bị người khác dẫn dắt một cách bị động.
2.2 Kiến thức nền tảng để theo đuổi BA
Kiến thức nền tảng là những kiến thức quan trọng, là cái móng để bạn có thể
bồi đắp lên những đỉnh cao trong sự nghiệp theo đuổi BA.
Có nhiều người thích theo kiểu ăn “nhanh”, muốn một phát là BA, mà
không cần quan tâm những kiến thức nền tảng này.
Câu hỏi đặt ra, vậy họ có làm được BA không? Có, nhưng rất ít người lên
được mức cao, họ chỉ quanh quanh với việc là làm Document, ghi chép lại yêu cầu
và truyền đạt lại cho các bên liên quan, tuy nhiên họ khó có thể đưa ra được một
giải pháp hữu ích cho khách hàng. Vì điều khách hàng thực sự cần một BA, chính
là ngoài việc hiểu nghiệp vụ của họ, họ cần BA tư vấn giải pháp giúp họ, biến quy
trình nghiệp vụ của họ được tin học hóa bằng công nghệ thông tin.
Dưới đây là một kiến thức nền tảng để bạn có thể theo đuổi BA:
2.2.1. Công nghệ thông tin
a. Tại sao BA cần phải biết công nghệ thông tin
➢ Bạn đang tham gia vào một công ty IT, nếu một người vào công ty IT
mà hỏi gì về CNTT cũng không biết thì khách hàng sẽ đánh giá không
cao về bạn.
➢ Nếu bạn không làm BA cho một công ty IT, vậy thì bạn không cần
biết, tuy nhiên nó sẽ là một thiệt thòi rất lớn. Vì sớm muộn, bạn cũng
phải gặp đội phát triển IT của đối tác công ty IT để trao đổi về vấn đề
thực sự công ty bạn cần giải quyết. Lúc đó bạn không hiểu IT, thì rất
khó có thể đưa ra một yêu cầu đúng nhất với giải pháp bạn đang nghĩ
trong đầu.
➢ Lý do nữa là do đa phần BA khi làm việc với các bên, nhất là đội với
đội phát triển, nếu không nói bằng ngôn ngữ của họ hiểu, thì họ sẽ rất
khó code được đúng yêu cầu mà khách hàng đặt ra cho bạn
➢ Chưa kể, khi tham gia vào buổi họp dự án với đội phát triển, bạn sẽ
gặp rất nhiều các thuật ngữ IT, sẽ khiến bạn bị khó hiểu, dẫn đến bạn
có thể làm sai một số yêu cầu do giám đốc nêu cho bạn
b. Những kiến thức công nghệ thông tin nào BA cần biết
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 15
Kiến thức công nghệ thông tin thì rất nhiều và nó được chia thành từng lĩnh
vực, mỗi lĩnh vực sẽ có những mảng chuyên sâu khác nhau. Tùy theo mảng
bạn làm thì sẽ có những kiến thức mà bạn cần trang bị, tuy nhiên có một số
kiến thức chung nhất mà bất cứ ai làm BA IT cũng nên trang bị:
1. Kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính: cách sử dụng máy tính,
cách tải phần mềm, hiểu biết cần nâng cấp gì cho máy tính, …
2. Kiến thức về tin học văn phòng:
a. Word: giúp bạn xây dựng tài liệu
b. Exel: bảng tính đa năng mà BA sử dụng rất nhiều
c. Powpoint: giúp bạn làm slide thuyết trình những giải
pháp cho khách hàng và đội phát triển
d. Visio: công cụ vẽ mô hình hóa, ví dụ như UML
3. Kiến thức về công nghệ phần mềm: giúp bạn hiểu được phần
mềm là gì, quy trình phát triển phần mềm ra sao, rồi có những
giai đoạn nào trong việc phát triển một phần mềm, …
4. Phân tích và thiết kế hệ thống: giúp bạn có kiến thức về hệ
thống, cách phân tích, thiết kế hệ thống bằng UML, một số mô
hình phổ biến hay thấy trong JD chính là Usecase, ERD,
Activity diagram, ... xuất phát từ môn này mà ra.
5. Quản lý dự án: giúp bạn hiểu được công việc quản lý dự án là
gì, đây chính là những việc mà một PM trong công ty IT làm.
6. Lập trình web: giúp bạn hiểu được cách cơ bản để thiết kế và
xây dựng một ứng dụng web, các từ khóa, công việc của lập
trình web là gì, để từ đó, bạn biết cách để trao đổi với đội ngũ
phát triển ứng dụng web, …
7. Lập trình ứng dụng di động: giúp bạn hiểu được cách cơ bản để
thiết kế và xây dựng một ứng dụng di động, các từ khóa, công
việc của lập trình di động là gì, để từ đó, bạn biết cách để trao
đổi với đội ngũ phát triển ứng dụng di động, …
8. Thiết kế giao diện ứng dụng: chính là việc bạn có kiến thức về
giao diện, các thành phần nào phổ biến trên ứng dụng. Biết
cách như nào là đẹp, như nào là xấu, để giúp bạn phát triển kỹ
năng UX/UI.
9. Cơ sở dữ liệu: giúp bạn hiểu được dữ liệu là gì, có những loại
dữ liệu nào, …
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 16
10.Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Ví dụ như Mysql, Sql server, …bạn
sẽ học cách sử dụng cơ bản, cũng như biết viết những câu lệnh
SQL trong quá trình tham gia vào dự án.
11.Chưa kể, một số BA hiện tại đang tham gia vào các dự án ứng
dụng công nghệ mới như Machine learning, Big data, AI, Block
chain, thì các bạn cũng cần trang bị nhiều các kiến thức sâu về
xác suất thuật kê, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, …
Về kiến thức IT, thì luôn luôn cập nhật cái mới, và việc của BA cũng cần phải
bắt kịp được những xu thế mới đó, để có thể đưa ra giải pháp vừa hiệu quả, lại
thiết thực cho khách hàng.
c. Một vài ví dụ để cho thấy sự hữu ích nếu BA biết công nghệ thông tin
Ví dụ 1: Khi tham gia họp với khách hàng, khách hàng hỏi BA, không
biết bây giờ đang có những ứng dụng mới nào nhỉ?
Nếu BA biết thì trả lời và tư vấn xem liệu công nghệ mới đó, ứng
dụng vào giải phẩm của khách hàng được hay không.
Ví dụ 2: Cũng trong buổi họp đưa ra yêu cầu mới, khách hàng bổ sung
một tính năng mới, khách hàng hỏi BA liệu có làm được không?
Nếu BA không biết và hiểu về công nghệ, thì sẽ trả lời là có, điều này
sẽ dẫn đến rủi ro cho đội phát triển, vì tính năng khách hàng đưa, đang
bị phi logic, không thể code được.
d. Nếu BA am hiểu công nghệ thông tin thì sao
Có thể thấy một vài ví dụ trên, nếu BA hiểu về công nghệ, thì đây là một
điểm cộng rất lớn, mặc dù xuất phát điểm của các bạn mới theo BA thì sẽ
chưa thấy dùng nhiều công nghệ trong công việc, tuy nhiên khi các lên mức
BA cao hơn, yếu tố công nghệ ngày càng thể hiện một vai trò cực kỳ quan
trọng khi bạn theo đuổi BA, bởi vì giải pháp bạn đưa ra là giải pháp IT, nếu
chính bạn còn không hiểu IT, thì rõ ràng rủi ro cho dự án là rất cao.
2.2.2. Nghiệp vụ
a. Nghiệp vụ là gì
Nghiệp vụ là cách thực hiện, tiến hành một công việc có tính chất chuyên
môn nhất định
Ví dụ về nghiệp vụ đăng ký tín chỉ học ở Đại học sẽ gồm các bước sau:
Bước 1: Vào trang đăng ký học trực tuyến
Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu được nhà trường cấp
Bước 3: Chọn “Đăng ký môn học” từ màn hình trang chủ
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 17
Bước 4: Chọn môn học đăng ký, chọn thời gian học
Bước 5: Nhấn lưu đăng ký học
b. Tại sao BA cần phải hiểu nghiệp vụ
Nghiệp vụ là linh hồn của công việc BA, nếu không am hiểu nghiệp vụ, bạn
khó có thể:
➢ Hiểu khách hàng đang đề cập đến bài toán gì
➢ Khó trao đổi yêu cầu của khách hàng đến đội phát triển
➢ Không thể tin học hóa được nghiệp vụ đó bằng CNTT
Có một điều chắc chắn, khi làm BA, bạn thậm chí còn hiểu nghiệp vụ hơn cả
những khách hàng của bạn. Vì bạn là hiểu được các bức tranh nghiệp vụ của tổ
chức đó, bạn biết cách lắp ghép nó lại với nhau để thành một quy trình liên
thông.
c. Có những loại nghiệp vụ nào phổ biến
Một số nghiệp vụ phổ biến đi theo các lĩnh vực phổ biến như:
❖ Ngân hàng
❖ Y tế
❖ Giáo dục
❖ Tài chính
❖ Chính phủ
❖ Thương mại điện tử
❖ Giao thông vận tải
❖ …
d. Một vài ví dụ để cho thấy sự hữu ích nếu BA hiểu nghiệp vụ
Ví dụ 1: Khi sếp bạn yêu cầu đến gặp một khách hàng A để lấy yêu cầu về
việc khách hàng này đang muốn xây dựng một hệ thống học trực tuyến trong
lĩnh vực giáo dục.
Nếu bạn không tìm hiểu hoặc biết trước về nghiệp vụ của việc học trực
tuyến, thì làm sao đến gặp khách hàng để lấy yêu cầu và hiểu được họ nói gì.
Ví dụ 2: Bạn mới vào thử việc một công ty IT, bạn được giao làm BA cho
một dự án đang có của công ty. Dự án này lại làm đúng về nghiệp vụ sửa
chữa bảo dưỡng tại gara ô tô mà hồi sinh viên bạn có dịp đi làm thêm tại một
Gara ô tô, do vậy bạn dễ dàng theo được và bắt kịp được dự án. Sếp của bạn
rất khen về việc bạn hiểu và hòa nhập dự án nhanh đến thế.
e. Làm cách nào để BA học một nghiệp vụ mới
Có một số cách sau để bạn có thể học được nghiệp vụ mới
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 18
1. Học hỏi từ khách hàng trong việc những buổi họp traning về nghiệp vụ
2. Đi thực tế tại đơn vị khách hàng dự tính triển khai sản phẩm để xem được
thực tế nghiệp vụ đó diễn ra như nào
3. Học hỏi từ một sản phẩm đi trước, tìm hiểu xem mình có thể tận dụng
được gì
4. Với các bạn mới chuyển việc sang công ty khác, thì học hỏi từ đồng
nghiệp, hoặc là gặp PM, CTO để nhờ họ chỉ ra
5. Nếu có nghiệp vụ mới tinh, trên thị trường chưa có đơn vị nào triển khai,
thì bạn buộc phải vận dụng những gì từ kinh nghiệm mình đã có, và học
bằng cách thử nghiệm.
2.2.3. Giải pháp
a. Giải pháp là gì
Giải pháp chính là cách thức để giải quyết bài toán nào đó mà khách hàng
đưa ra cho bạn.
Giải pháp BA đưa ra có thể là IT hoặc không phải là CNTT.
b. Làm sao để BA đưa ra được giải pháp
BA phải có kiến thức về công nghệ thông tin + am hiểu về nghiệp vụ thì mới
đưa ra được giải pháp CNTT cho khách hàng.
c. Có những loại giải pháp nào phổ biến mà BA có thể đưa ra giải quyết
Giải pháp phổ biến mà BA hay đưa ra cho khách hàng, nó đứng ở nhiều giai
đoạn
o Giai đoạn trước dự án: Đó có thể là giải pháp xây dựng một hệ thống,
xây dựng một ứng dụng web hay là xây dựng một ứng dụng mobile.
Điều này phụ thuộc vào vấn đề và ngữ cảnh mà công ty đang gặp phải
thì BA sẽ đưa ra giải pháp
o Giai đoạn trong dự án: Chính là khi nghe khách hàng trình bày về
nghiệp vụ, BA có thể đưa ra giải pháp cho việc tin học hóa nghiệp vụ
đó, hay là khi khách hàng có yêu cầu về mặt giao diện chưa hợp lý,
BA cùng khách hàng đưa ra giải pháp cho vấn đề đó,…
o Giai đoạn gần Golive: BA sẽ cùng với khách hàng nghiên cứu giải
pháp cho việc đào tạo người sử dụng, cách thức giải quyết vấn đề khi
quá trình đang golive ra sao, …
Giải pháp BA đưa ra sẽ rất linh động, tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm
thực tế của BA thì sẽ đưa ra cách giải quyết cho khách hàng.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 19
Với những bạn mới theo BA, thì đa phần giải pháp các bạn đưa ra không
phải là do ý kiến của các bạn, mà đó là sự góp ý từ đội phát triển, góp ý hay
chỉ đạo từ giám đốc quản lý dự án.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 20
2.2 Bức tranh tư duy BA
Hình 2: Tư duy BA
Câu hỏi: Bạn hãy tự ghép các đỉnh để tạo thành câu văn có nghĩa?
Câu trả lời của bạn là gì, nó sẽ định hình cách bạn giải quyết bài toán của khách
hàng ra sao.
Đáp án:
Khi có sự thay đổi trong một bối cảnh nào đó thì BA sẽ là người xác định những
cái cần để để ra giải pháp nhằm mang lại giá trị cho các bên liên quan.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 21
2.3 Phân loại công ty IT
Trên thị trường hiện nay, xuất hiện một số loại công ty phổ biến sau:
❖ Product: Công ty tự tạo ra sản phẩm IT để kinh doanh
o Với BA tham gia vào công ty Product, thì sẽ thiên hướng chuyên môn
hóa vào một mảng nào đó, ngoài công việc chính là phân tích yêu cầu
– Yêu cầu ở đây là do phòng giám đốc đưa ra, thì BA còn có việc là đi
nghiên cứu thị trường, xem xét sản phẩm đối thủ, phân tích và đưa ra
những tính năng mới để đề xuất lên ban giám đốc.
❖ Outsource: Công ty đi thực hiện thuê dự án IT cho khách hàng
o Với BA tham gia vào công ty Outsource, thì BA sẽ làm việc với
khách hàng – Người đầu tư dự án, còn người dùng thực sự - EndUser
không phải họ trực tiếp tham gia.
o Tham gia công ty Outsource thì BA sẽ có cơ hội được va vấp nhiều
tập khách hàng, nhiều nghiệp vụ và được học hỏi những công nghệ
mới nhất.
Cần lưu ý chung khi tham gia loại công ty trên, hãy tư duy như là người
dùng sản phẩm để hiểu xem thật sự là họ cần những chức năng, thao tác
dùng ra sao.
Xu thế chung ở Việt Nam bây giờ là các công ty đang chuyển dần sang làm
cả Product dưới dạng mô hình Saas – Software as a service: Phần mềm như
một dịch vụ và triển khai cho khách hàng.
Vậy câu hỏi: BA nên tham gia vào loại hình công ty nào?
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 22
Câu trả lời: Mỗi loại hình sẽ mang đến công việc, cũng như sự hiểu biết của
các bạn khi tham gia vào BA.
Tuy nhiên, với những bạn mới tiếp xúc và đi làm BA, thì nên theo công ty
Outsource, vì ở đây các bạn có cơ hội trải qua nhiều công việc, nhiều dự án
với những nghiệp vụ và công nghệ khác nhau, giúp bạn có cái nhìn tổng
quan nhất trong ngành IT. Và quan trọng, bạn được tham gia xuyên suốt dự
án từ đầu đến cuối, còn đối với dạng công ty Product, bạn cũng có thể tham
gia dự án từ đầu đến cuối, nhưng đó là đối với vị trí BA lâu năm rồi.
2.4 Phân loại khách hàng
Tùy theo từng loại khách hàng mà có những đặc thù khác nhau:
❖ Nhà nước: Thường dự án giấy tờ nhiều, làm dự án phải tuân theo những quy
định, nghị định của Văn Phòng Chính Phủ hoặc Bộ Công Nghệ Thông Tin
và Truyền Thông, hoặc theo từng nghị định của Cơ Quan làm dự án.
❖ Tập đoàn: Có nhiều công ty con, và thường phải hiểu từng nghiệp vụ trong
các công ty, nghiên cứu để tích hợp thành một hệ thống, chưa kể có nhiều
cấp bậc, quy trình xử lý chồng chéo với nhau.
❖ Công ty: Thường chia thành các phòng ban, mỗi phòng ban đóng góp những
ý kiến để tạo nên sản phẩm. BA cần làm việc với các phòng để có thể đáp
ứng được yêu cầu hài hòa từ các phòng trong công ty đó.
❖ Cá nhân: Thường đưa yêu cầu do thấy một trang web hay ứng dụng nào đó
có trên thị trường và thuê một công ty hay cá nhân để làm cho mình.
Một số loại dịch vụ mà khách hàng thường đưa yêu cầu:
❖ New: Xây dựng mới hệ thống, việc của BA là làm việc từ đầu dự án với các
công việc như khảo sát, thu thập yêu cầu, phân tích nghiệp vụ, tài liệu đặc
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 23
tả,… những dự án như này thì BA sẽ theo từ đầu dự án, rất có lợi cho các
công đoạn về sau.
❖ Upgrade: Nâng cấp từ một hệ thống đã có sẵn, việc của BA là tìm hiểu xem
hiện trạng hệ thống khách hàng có gì, và cần nâng cấp gì, và khi nâng cấp có
ảnh hưởng như nào, …
❖ Maintance: Bảo trì hệ thống là việc khách hàng muốn thuê một đơn vị IT
bảo trì, cũng như kiểm tra xem trạng thái hoạt động của hệ thống của mình
có sao không. Những dự án như này thì BA thường sẽ xin các thông tin liên
quan đến hệ thống cần bảo trì như: hệ thống nào cần bảo trì, địa bảo trì ra
sao, hình thức bảo trì thống nhất với khách hàng ra sao, …
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 24
Chương 3: Công cụ và tài nguyên học BA
3.1Tài nguyên học tập BA
3.1.1 Sách
1. A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK Guide)
Đây là tài liệu cho Business Analyst “kinh điển” do IIBA – học viện về Business
Analyst lớn nhất trên thế giới tổng hợp và phát hành. Cuốn sách mang đến cho bạn
hầu hết những gì cần thiết để trở thành một Business Analyst.
Các chủ đề quan trọng trong sách:
• Những nguyên tắc chung trong nghề BA
• Quản lý Requirement và cách truyền thông tin
• Phân tích doanh nghiệp
• Đánh giá và kiểm định giải pháp
Nội dung cuốn sách đã được hiệu đính thông qua đánh giá của các học viên tại IIBA,
các cuộc điều tra của cộng đồng BA tại đây và tham vấn với các chuyên gia BA.
Trong vòng chưa đầy 5 năm, BABOK Guide đã được công nhận toàn cầu là “tiêu
chuẩn” của các tài liệu cho Business Analyst, được hơn 200.000 bản được tải về từ
trang web của IIBA.
Bạn có thể mua sách hoặc đăng ký thành viên, trả phí tại website của IIBA và được
gửi về ebook.
2. Business Analysis For Dummies
Cuốn sách này có thể xem là phiên bản “thu nhỏ” của Babok Guide và được viết
theo phong cách dễ hiểu hơn. Do đó, sách phù hợp với những bạn mới bắt đầu vào
nghề và không muốn đọc những từ ngữ quá chuyên ngành hay các chủ đề quá phức
tạp.
Tuy nhiên, dù bạn là người đã có kinh nghiệm với nghề BA rồi thì cuốn sách vẫn có
ích cho bạn vì nó cung cấp cho bạn những công cụ, kỹ thuật, thủ thuật trong quản lý
dự án đã được nhiều chuyên gia BA thực hiện thành công.
Một số chủ đề nổi bật:
• Làm sao gây ảnh hưởng trong team.
• Những công cụ, kỹ thuật, tài liệu cho BA sử dụng trong công việc hằng
ngày.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 25
• Các case study về cách làm BA từ các vị trí khác.
3. The Business Analyst’s Handbook
Mặc dù BA là một ngành rất cần thiết hiện nay nhưng chưa có cuốn sách nào tổng
hợp cho bạn cái nhìn toàn diện về công việc này. Cuốn sách “The Business Analyst’s
Handbook” sẽ giải quyết rắc rối này.
Sách không chỉ mang đến cho bạn tổng quan về nghề mà còn tổng hợp các công cụ,
bảng biểu, checklist, template để bạn sử dụng trong công việc hằng ngày.
Dù bạn là BA mới vào nghề hay đã có kinh nghiệm thì cuốn cẩm nang này đều rất
cần thiết. Các chủ đề nổi bật trong sách gồm:
• Tổng quan về nghề BA
• Hướng dẫn chi tiết về các cuộc họp (rất chi tiết)
• BA Toolkit bao gồm các template, tool, checklist
Các công cụ, bảng biểu, checklist, template mà BA hay sử dụng sẽ được đề cập đến
trong cuốn sách này.
4. Requirements gathering for the new business Analyst: The Simplified
Beginners Guide to Business Systems Analysis
Cuốn sách này sẽ là tài liệu cho Business Analyst mới chuyển từ các vị trí khác trong
team Project sang. Tác giả sẽ cung cấp cho bạn những công cụ và kỹ thuật mà bạn
cần phải sở hữu và sử dụng thành thạo để đi từ Newbie đến Super BA trong một thời
gian ngắn.
Nội dung sách gồm có:
• Vai trò của BA trong một dự án
• Hệ thống Phân tích và thiết kế kỹ thuật
• Kỹ thuật thu thập và phân tích Requirement
• Cách làm các tài liệu phân tích.
Bạn sẽ xác định được rõ ràng nhiệm vụ, vai trò của mình trong team, cách giao tiếp
hiệu quả với người nào, vị trị nào để đạt được mục đích của dự án, cũng như tạo ra
được các tài liệu có ích, dễ hiểu phục vụ team.
Cuốn sách này sẽ là tài liệu cho Business Analyst mới chuyển từ các vị trí khác
trong team Project sang.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 26
5. Business Analyst’s Mentor Book: With Best Practice Business Analysis
Techniques and Software Requirements Management Tips
Tác giả của cuốn sách này là Emrah Yayici – cũng là đồng tác giả của những cuốn
sách do IIBA phát hành. Sách phù hợp với cả những ai mới bắt đầu theo nghề BA
lẫn những ai đã có kinh nghiệm. Đặc biệt, cuốn tài liệu cho Business Analyst này
được viết theo dạng hỏi đáp, với từng case study cụ thể và kinh nghiệm thực tế của
tác giả nên khá dễ hiểu.
Nội dung của sách xoay quanh các vấn đề sau:
• Các kỹ thuật và công cụ cho BA
• Agile và Waterfall
• Quản lý Requirement, khủng hoảng
• Testing và Automation Testing
• Thiết kế giao diện người dùng
Cuốn sách phù hợp với cả những ai mới bắt đầu theo nghề BA lẫn những ai đã có
kinh nghiệm.
6. BCS Business Analysis
Là cuốn sách do tổ chức BCS – The Chartered Institute for IT phát hành. Cuốn sách
là tài liệu tuyệt vời dành cho BA, sánh ngang với BABOK Guide, thậm chí vượt trội
hơn về nghiên cứu học thuật. Tuy nhiên cuốn sách chưa bằng BABOK khi những
case thực hành còn hạn chế.
Một số vấn đề tiêu biểu:
• Tổng quan về Business Analysis
• Các công cụ phân tích, nghiên cứu, tài liệu hóa…
• Quản lý requirements
• Đưa ra giải pháp
Cuốn sách này là tài liệu tuyệt vời dành cho BA.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 27
3.1.2 Blog
1. Modern Analyst: Với 2 mảng nổi bật là về nội dung và cộng đồng, tại đây,
chỉ với những từ khoá tiếng Anh thông dụng mà bạn thường nghĩ đến,
chẳng hạn như “Business Analyst forum”, “blog”, “webinar”, “tool”,… là
bạn đều có thể tìm thấy tại đây.
2. BA Times: Là đối tác của IIBA, BA Times Bao gồm cả 1 kho tài liệu tiếng
Anh mà bạn có thể tải xuống miễn phí và tham khảo chúng bất kể bạn đang
nơi đâu. Không những thế, BA times còn luôn cập nhật các thông tin hội
thảo sắp diễn ra và 1 loạt bài báo từ nhiều chuyên gia trong nghề (việc tham
gia các hội thảo cũng giúp bạn tích luỹ số giờ Phát triển chuyên nghiệp –
Professional Development, PD)
3. Bridging the Gap: Nếu bạn là một BA vừa chập chững bước vào nghề, thì
bạn nên dừng chân tại trang này. Với một chuỗi các bài viết là những lời
khuyên thiết thực từ các chuyên gia, đồng thời còn có những tình huống
thực tế, chắc rằng bạn sẽ trưởng thành trong nghề hơn khi tham khảo những
bài viết này.
4. BAMentor: Một trang web đào tạo trực tuyến về Business Analyst và cũng
là 1 trong những đối tác của học việc quốc tế IIBA, nếu bạn là một BA
bước vào nghề đã lâu và có ý định lấy chứng chỉ CCBA hay CBAP,… thì
những bài hướng dẫn ứng dụng về CCBA hoặc CBAP trên trang này sẽ
cực kỳ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, về tài liệu tại BAMentor thì hầu hết là
không được tải xuống miễn phí.
5. Adrian Reed’s Blog: Tuy là blog cá nhân nhưng những bài viết từ Adrian
khá sâu sắc, thú vị và hấp dẫn. Đa phần những bài viết của ông thường nói
về Phân tích nghiệp vụ (Bussiness Analysis) và Quản lý thay đổi (Change
Management).
6. Seilevel: Với các bài viết chia sẻ thực tế từ những Business Analyst, họ
chia sẻ về công việc và những gì họ học được trong quá trình làm việc, lời
khuyên từ các bài viết sẽ là nguồn kinh nghiệm hữu ích để bạn có thể áp
dụng ngay vào công việc của mình.
7. TECHWELLTM: Khi ghé thăm trang web này, có lẽ bạn sẽ khá thú vị với
phong cách thiết kế và các bài viết đặc sắc trải rộng các ngành thuộc lĩnh
vực Công nghệ thông tin. Các chuyên gia tại TechWell sẽ giúp kiến thức
của bạn luôn được cập nhật một cách mới nhất về Phát triển phần mềm
(Software Development), Kiểm thử (Testing), Phân tích nghiệp vụ
(Business Analysis), Quản lý dự án (Project Management),…
8. Practical Analyst: Đây là trang blog cá nhân được làm chủ bởi Jonathan
Babcock – một chuyên gia về Business Analysis, tối ưu hoá quy trình và
các giải pháp chuyển giao. Trang blog này được xem như là một công cụ
để ông có thể chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cũng như là một
phương tiện để ông tương tác với các chuyên gia về giải pháp chuyển giao
trên toàn cầu.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 28
9. Managing Requirements Website từ Ludwig Consulting Services – Trang
web này cung cấp rất nhiều thông tin, tài liệu, công cụ… với các hướng
dẫn đầy đủ cho việc quản lý requirements.
10.EBG Consulting Blog được điều hành bởi Ellen Gottesdiener, nơi bạn có
thể tìm thấy rất nhiều bài viết hữu ích về yêu cầu nghiệp vụ (Requirements),
Phân tích nghiệp vụ (Business Analysis), Phát triển sản phẩm (Product
Development) và các cách thức cộng tác (Collaboration).
11.The Enfocus Solutions Blog là một blog hữu ích về Business Analysis và
Requirements Management với các bài viết, tài liệu và những bài luyện tập
hiệu quả.
12.The BA Coach được thực hiện bởi Yamo, một BA đam mê và giàu kinh
nghiệm, cung cấp những nội dung bổ ích, phù hợp và đầy cảm hứng.
13.BAwiki: có thể xem là WikiPedia đành cho BA.
14.Practical Requirements Management blog được điều hành bởi một nhóm
các BA từ Accompa, một công ty phần mềm ở Santa Clara, California. Họ
chia sẻ suy nghĩ về cách các công ty có thể cải thiện quy trình quản lý yêu
cầu và xây dựng sản phẩm.
Website & Blog (Tiếng Việt)
1. Thịnh Note: Blog cá nhân của anh Nguyễn Hoàng Phú Thịnh, một BA với
tuổi nghề còn khá trẻ. Có lẽ vì vậy mà những bài viết của anh được một số
BA có kinh nghiệm đánh giá chưa “tới”. Tuy nhiên cũng nhờ đó mà chúng
gần gũi và dễ tiếp cận hơn đối với các bạn sinh viên mới hoặc còn chưa ra
trường hoặc những người đang tìm hiểu về Business Analyst.
2. Toithusuclamba.vn: Trang web do chính mình – admin của group Tôi thử
sức làm BA. Mình hi vọng có thêm một địa chỉ uy tín để m.n cập nhật, tìm
hiểu về nghề BA.
3.2. Kỹ năng BA cần trang bị
Kỹ năng tin học văn phòng
Trong đó việc sử dụng thành thạo bộ công cụ Office như Word, Exel, Powpoint là
điều rất cần thiết để có thể tạo lên những tài liệu chuyên nghiệp cho khách hàng và
đội phát triển dự án. Ngoài ra về thể thức trình bày văn bản cũng là điều mà BA cần
lưu ý khi trình bày, làm sao cho ngắn gọn, rõ nghĩa và trình bày một cách trực quan
dễ hiểu.
Kỹ năng sử dụng công cụ
Công cụ là một kỹ năng khá là quan trọng nhưng lại không có mấy ai dậy, việc biết
sử dụng các phím tắt, kỹ năng sử dụng công cụ tốt sẽ giúp tăng năng suất công việc
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 29
lên rất nhiều. Đặc biệt nó tạo nên cảm giác chuyên nghiệp trước mặt khách hàng.
Tuy nhiên, nên nhớ đừng lạm dụng công cụ quá, mà hãy xem mục đích của bạn
muốn làm gì, và từ đó tìm ra được công cụ hiệu quả nhất.
Kĩ năng giao tiếp (Communication Skills):
Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo và khả năng giao tiếp bằng văn bản là kỹ năng thiết
yếu đầu tiên trong sự nghiệp của một BA.
Trong đó Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông giờ bắt buộc với tất cả những ai tham
gia dự án CNTT, vì không chỉ trong giao tiếp, tiếng anh giúp các bạn tìm hiểu tài
liệu và nghiên cứu một cách đầy đủ kiến thức nhất.
Tùy theo dự án ở nước nào, mà BA cũng cần trang bị thêm ngoại ngữ ở dự án
mình được cử đi onsite.
Kĩ năng công nghệ (Technical Skills):
Kiểm tra phần mềm và thiết kế hệ thống kinh doanh cũng là những kỹ năng phân
tích kỹ thuật quan trọng. Để đạt được sự tôn trọng và tạo ra một cảm giác tự tin
giữa Công nghệ thông tin và người sử dụng nghiệp vụ cuối cùng đòi hỏi một BA
cần phải có sự tự tin về kinh doanh và công nghệ, và chứng tỏ một khả năng kỹ
thuật mạnh mẽ.
Kĩ năng phân tích (Analytical Skills):
Kỹ năng phân tích xuất sắc để nhu cầu kinh doanh của khách hàng được hiểu đúng
và truyển đạt chính xác vào các ứng dụng. Để xác định quá trình xử lý để khắc
phục vấn đề kinh doanh.
Kĩ năng xử lí vấn đề (Problem Solving Skills):
BA luôn gắn với những vấn đề thay đổi trong dự án mà họ thực hiện với khách
hàng, do đó việc tìm ra cách giải quyết nhanh chóng là một lợi thế và quan trọng
dẫn đến sự thành bại của một dự án.
Kỹ năng ra quyết định (Decision-Making Skills):
Là một người đưa ra các hướng giải quyết thích hợp khi làm việc với khách hàng,
một BA nên có sự đánh giá tốt, tiếp nhận thông tin đầu vào từ các bên tham gia để
đưa ra hướng giải quyết.
Kỹ năng quản lý (Managerial Skills):
Lập kế hoạch phạm vi dự án, chỉ đạo nhân viên, xử lý yêu cầu thay đổi, dự báo
ngân sách và giữ tất cả mọi người trong dự án trong vòng ràng buộc thời gian quy
định chỉ là một số trong những kỹ năng quản lý mà một BA nên có.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 30
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục (Negotiation and Persuasion Skills):
Khi cạnh tranh cho các khách hàng thì khả năng thuyết phục dường như là không
thể thiếu để dành được dự án và để duy trì các mối quan hệ trong một tổ chức và
với các đối tác bên ngoài đòi hỏi một BA phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục
mạnh mẽ.
3.3 Công cụ BA sử dụng
Một số công cụ BA hay sử dụng, tùy theo mục đích mà BA cần giải quyết một vấn
đề nào đó, cụ thể như sau:
❖ Với trình bày văn bản: Word
❖ Nhiều trang văn bản: Excel
❖ Làm silde thuyết trình: Powpoint
❖ Vẽ mô hình: Visio, Draw.io, …
❖ Quản lý dự án: Project, Jira, …
❖ Quản lý task công việc: MS todo, Trello, …
❖ Trao đổi nhóm: Skype, Zalo, Tele, Viber, …
❖ Gửi/nhận mail: Outlook or Gmail
❖ Ghi chú nhanh: Sticky note
❖ Chụp ảnh màn hình: Snipping tool
❖ Vẽ sơ đồ tư duy: Mindmap manager
❖ Trình duyệt web phổ biến: Chorme, firefox, coccoc, …
❖ Quay video màn hình: Camtasia
❖ Vẽ giao diện UI/UX: Adobe Xd, Figma, Sketch, …
❖ Lưu tài liệu: Trello, Confluence
❖ Hỗ trợ tải tài liệu: IDM
❖ Công cụ toàn diện cho BA: Visual paradigm
❖ Thiết kế và truy vấn CSDL: SQL server
❖ Kết nối tới nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau: Navicate
❖ Dùng để đọc code từ đội phát triển: Visual studio code hoặc Nopad ++
❖ Công cụ vẽ UML online: draw.io, …
Rất nhiều công cụ mà BA cần phối hợp sử dụng, tùy theo tài liệu BA làm là gì, và
mục đích dùng để làm gì.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 31
Cách học công cụ nhanh nhất, là học từ các anh chị đi trước, nhất là các thao tác
hay sử dụng trong công việc. Cái này mình phải chủ động hỏi, chứ ít người chỉ cho
các bạn.
Chương 4: Tiếng anh IT cho BA
4.1 Từ vựng tiếng anh chuyên ngành CNTT
Tập hợp danh sách những từ vựng tiếng anh công nghệ thông dụng nhất:
STT Tiếng Anh Viết tắt Tiếng Việt
1 Code
2 Data Dữ liệu
3 Database Cơ sở dữ liệu
4 Database Administrator DBA Người quản trị cơ sở dữ
liệu
5 Stakeholders Các bên liên quan
6 End User Người dùng cuối
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 32
7 User Người dùng
8 Customer Khách hàng
9 Information system IS Hệ thống thông tin
10 Information techonogy Công nghệ thông tin
11 Project manager PM Quản trị dự án
12 Solution architect SA Kiến trúc sư giải pháp
13 User requriment document URD Tài liệu yêu cầu người
dùng
14 Entity relationship diagram ERD Mô hình thực thể liên kết
15 Document Doc Tài liệu
16 Develop Phát triển
17 Development Dev Nhà phát triển
18 Web Web
19 Application App ứng dụng
20 Chief technology officer CTO Giám đốc công nghệ
21 Customer service CS Chăm sóc khách hàng
22 Want Muốn
23 Need Cần
24 Context Bối cảnh
25 Lifecycle Vòng đời
26 True T Đúng
27 False F Sai
28 If Nếu
29 Business Nghiệp vụ
30 Problem Vấn đề
31 Link Đường dẫn
32 Application Programming
Interface
API Giao diện lập trình ứng
dụng
33 Requriment REQ Yêu cầu
34 Information Thông tin
35 Knowledge Tri thức
36 Wisdom Trí tuệ
37 Basic Cơ bản
38 Mention Đề cập
39 Group Nhóm
40 Team Đội
41 Trend Xu hướng
42 New Mới
43 Office Văn phòng
44 Back - Office BO Bộ phận hành chính
45 Create Tạo mới
46 Read Đọc
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 33
47 Update Cập nhật
48 Delete Xóa
49 Flag Cờ
50 Plan Kế hoạch
51 Deadline Thời hạn
52 Time Giờ
53 Timeline Dòng thời gian
54 Identification ID Định danh
55 Name Tên
56 Algorithm Thuật toán
57 Programming language Ngôn ngữ lập trình
58 Operating system OS Hệ điều hành
59 Object Đối tượng
60 Software Phần mềm
61 Security Bảo mật
62 Quality Chất lượng
63 Cloud Đám mây
64 Mouse Chuột
65 Keyboard Bàn phím
66 Deep learning DL Học sâu
67 Machine learning ML Học máy
68 Artificial Intelligence AI Trí tuệ nhân tạo
69 Big data Dữ liệu lớn
70 Service Dịch vụ
71 Framework Khung
72 Library Thư viện
73 Function Chức năng
74 Design Thiết kế
75 User Interface UI Giao diện người dùng
76 User Experience UX Trải nghiệm người dùng
77 Push Đẩy
78 Pull Kéo
79 Section Phiên/ Phần
80 Header Tiêu đề
81 Footer Chân trang
82 Banner Banner
83 Data center DC Trung tâm dữ liệu
84 Home Trang chủ
85 Shutdown Tắt máy
86 Restart Khởi động lại
87 Test case TC Kịch bản
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 34
88 User Acceptance Testing UAT Kiểm thử chấp nhận người
dùng
89 Deploy Triển khai
90 Roll back Quay lại bước gần nhất
91 Done Xong
92 Complete Hoàn thành
93 Not found Không tìm thấy
94 Meeting Cuộc họp
95 Meeting note Nội dung cuộc họp
96 Message Thông điệp
97 Layout Bố cục
98 Attack Tấn công
99 Send Gửi
100 Recieve Nhận
101 200 Mã thành công
102 404 Mã không tìm thấy
103 Multi language Đa ngôn ngữ
104 Show Hiển thị
105 Task Công việc cần làm
106 And Và
107 Or Hoặc
108 Not Không
4.2 Tiếng anh giao tiếp cho BA
Trong công việc, khi làm những dự án với người nước ngoài thì BA cần phải phát
triển 4 kỹ năng tiếng anh cơ bản:
➢ Nghe
➢ Nói
➢ Đọc
➢ Viết
Riêng làm BA cho các công ty nước ngoài hoặc các công ty ở Việt Nam làm các
sản phẩm cho thị trường nước ngoài, thì tiếng anh giao tiếp giỏi là điều không thể
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 35
thiếu. Đây cũng là nguyên nhân lớn khiến mọi người khó làm BA cho nước ngoài,
vì tiếng anh của BA đa phần bị hạn chế.
Vậy có cách nào để cải thiện tiếng anh cho BA không?
Câu trả lời là có, tuy nhiên nó không hề dễ thực hiện chút nào, sau đây là một số
cách giúp bạn nâng cao khả năng tiếng anh cho BA:
1. Học và nắm vững 3000 từ vựng tiếng anh thông dụng
2. Học và hiểu những đoạn hội thoại tiếng anh thông dụng
3. Học từ vựng nghiệp vụ trong dự án đang làm cho khách hàng
4. Lên các trang tìm việc để đọc những yêu cầu dự án bằng tiếng anh,
một số trang có thể kể đến như:
a. https://www.freelancer.com/
b. https://www.upwork.com/
5. Học các khóa học BA bằng tiếng anh để luyện khả năng nghe và nâng
cao trình độ tiếng anh BA.
6. Xin vào các dự án bằng tiếng anh, để có thể trao đổi mail hoặc chat
skype với khách nước ngoài.
Chương 5: Kiến thức công nghệ thông tin cơ bản
5.1 Kiến thức cơ bản về công ty IT
5.1.1 Công nghệ thông tin là gì
➢ Định nghĩa chung: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa
học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy
tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội (Theo NQCP 49/CP).
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 36
➢ Định nghĩa đơn giản: Công nghệ thông tin là việc áp dụng những công nghệ
để thu thập, khai thác và sử dụng thông tin trong đời sống con người.
Một số chuyên ngành phổ biến trong ngành CNTT:
1. Khoa học máy tính: Thường nghiên cứu chuyên sâu về máy tính, dành
cho những bạn đam mê nghiên cứu hay theo con đường giảng dậy tại
giảng đường sau khi học xong.
2. Kỹ thuật máy tính: Thường nghiên cứu về các giải thuật, phương pháp
lập trình trên máy tính, dành cho những người theo hướng chuyên gia kỹ
sư lập trình.
3. Hệ thống thông tin: Chuyên ngành này là phù hợp cho các bạn theo đuổi
BA, vì vừa học kiến thức về công nghệ, lại học cách áp dụng công nghệ
bằng việc xây dựng những hệ thống cho doanh nghiệp.
4. Mạng máy tính truyền thông: Dành cho các bạn theo con đường mạng,
thiết kế về mặt cơ sở hạ tầng cho hệ thống trong doanh nghiệp.
5. Kỹ thuật phần mềm: Dành cho bạn nào theo con đường lập trình ra các
ứng dụng, hệ thống.
6. An toàn thông tin: Dành cho việc bạn nào đam mê làm hacker. Trong đó
gồm hacker mũ trắng và hacker mũ đen.
5.1.2 Sản phẩm mà CNTT làm ra là gì
Với công nghệ thông tin, sản phẩm làm ra sẽ là không giới hạn, mỗi sản phẩm sẽ
đáp ứng giải quyết một bài toán nào đó. Bài toán đó có thể từ đơn giản khi bạn học
trong nhà trường, cho đến các bài toán dành cho cá nhân, dành cho doanh nghiệp
hay dành cho Quốc Gia.
Tuy nhiên, chung quy lại sẽ có một số sản phẩm đầu ra mà CNTT có thể làm ra:
Về phần mềm:
➢ Đó chính là xây dựng các phần mềm
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 37
➢ Đó chính là xây dựng các ứng dụng web
➢ Đó chính là xây dựng các ứng dụng di đông
➢ Đó chính là xây dựng các ứng dụng IOT
➢ Đó chính là xây dựng các hệ thống
➢ Hay chính là xây dựng ra các tool hỗ trợ
➢ Hay là chính dựng ra các tiện ích chạy trên trình duyệt
➢ ….
Về phần cứng:
➢ Đó có thể là làm ra các thiết bị thông minh: như điện thoại thông minh, đồng
hồ thông minh, laptop, máy vi tính, …
➢ Hay là sáng tạo ra những con robot
➢ Hay là tạo ra những dây chuyền làm việc tự động
➢ Hay là tạo ra những chiếc xe ô tô biết bay
➢ Hay là những tên lửa hành trình, …
Đó, có rất nhiều nhứng ứng dụng mà CNTT mang tới cho cuộc sống con người
chúng ta. Tuy nhiên, để có thể hiểu hết được hay là tận mắt tiếp xúc được những
sản phẩm, công nghệ đó, thì còn tùy thuộc vào cái tầm của chúng ta, những người
mang cho mình sứ mệnh đi tìm ra giải pháp.
Khi càng lên cao, càng vào các tập đoàn công nghệ lớn, cái tầm của BA cũng lớn
dần theo, khi đó BA sẽ có những ý tưởng và sự sáng tạo để có thể áp dụng những
công nghệ mới nhất mang vào những sản phẩm, giải pháp cho khách hàng.
Vì vậy mà hiểu CNTT là một đòn bẩy rất lớn cho các bạn đi theo con đường chinh
phục BA.
5.1.3 Loại hình công ty công nghệ thông tin
Một số loại hình công ty mà các bạn BA cần biết để xác định tìm cho mình một nơi
để cống hiến và rèn luyện công việc BA
Loại hình 1: Công ty startup
Loại hình 2: Công ty tư nhân mới thành lập
Loại hình 3: Công ty lâu năm
Loại hình 4: Công ty nước ngoài
Loại hình 5: Công ty trong nước nhưng làm dự án cho nước ngoài
Loại hình 6: Tập đoàn công nghệ
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 38
Loại hình 7: Công ty các ngành khác không phải CNTT
Với mỗi loại hình thì sẽ đi kèm với những dự án, quy trình làm việc của các loại
hình đó khác nhau.
Đa số các bạn mới theo BA sẽ bị phân vân khi đặt ra câu hỏi:
Câu hỏi 1: Sinh viên mới ra trường thì nên vào công ty lớn hay công ty nhỏ?
Câu trả lời: Nếu trước đó, trong thời sinh viên bạn đã đi làm ở các công ty nhỏ, và
bạn đã biết mình đi chuyên sâu ở mảng nào, thì ra trường hãy tự tin apply vào các
công ty lớn.
Còn nếu bạn chưa va vấp đâu, thì bạn nên vào công ty nhỏ, tại sao ư, dưới đây là
một số lý do để thuyết phục bạn:
✓ Vào công ty nhỏ, bạn sẽ được va vấp nhiều việc
✓ Vào công ty nhỏ, nó không quá khắt khe về kỷ luật, bạn sẽ được tự
do sáng tạo
✓ Vào công ty nhỏ, cơ hội bạn được thử làm vị trí quản lý sẽ dễ hơn
công ty lớn
✓ Vào công ty nhỏ, bạn sẽ được làm nhiều dự án với những nghiệp
vụ và công nghệ khác nhau
✓ Vào công ty nhỏ, tập khách hàng lúc đầu bạn gặp sẽ không quá
khắt khe với bạn, quy trình làm việc đơn giản, bạn dễ dàng phát
triển kỹ năng làm việc với khách hàng.
Câu hỏi 2: Với BA ít kinh nghiệm, nên vào công ty loại nào để vừa học hỏi lại có
thể nhanh làm được việc?
Câu trả lời: Với BA có ít kinh nghiệm, thì các bạn dễ dàng được vào công ty loại 1,
2, 3. Tuy nhiên có một số vấn đề khi bạn tham gia, đó là nếu may mắn, thì gặp
được người lead có kiến thức BA vững chắc, sẽ dẫn dắt các bạn đi đúng hướng và
lên được kinh nghiệm khi làm BA.
Còn đối với các loại công ty còn lại, thì đa phần họ đều tuyển người có ít nhất 1
năm kinh nghiệm trở lên cộng với tiếng anh tốt thì họ mới nhất. Bởi vì không chỉ
bạn vào đó làm BA, mà đồng thời bạn còn làm gương mặt đại diện cho công ty
nữa.
Vì vậy, các bạn mới theo BA, nên xác định cho mình một lộ trình trong công việc,
không phải các bạn cứ muốn vào công ty to để làm BA là làm được. Các bạn cần
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 39
chuẩn bị rất nhiều những điều kiện để có thể tự tin gia nhập đội ngũ BA ở các công
ty loại đó.
5.1.4 Quy trình phát triển sản phẩm CNTT trong các công ty IT
Hiện nay có 2 quy trình phát triển sản phẩm phổ biến trong các công ty IT:
Thác nước (Waterfall): Mô hình thực hiện tuần tự từng bước, xong bước này
thì mới đến bước kia.
Quy trình này thường nặng về tài liệu
Agile: Nguyên lý phát triển phần mềm theo hướng vòng lặp, vẫn thực hiện
đủ các bước trong quy trình phát triển phần mềm, tuy nhiên sẽ lặp lại khi
nào khách hàng cảm thấy hài lòng nhất thì thôi.
Nguyên lý này thường đề cao về giao tiếp.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề quy trình phát triển thì tôi sẽ đề cập sâu hơn trong
chương “Quy trình phát triển phần mềm” ở những phần sau của tài liệu này.
5.2 Hệ thống thông tin
5.2.1 Khái niệm hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một tập hợp và kết hợp của phần cứng, phần mềm và các hệ
mạng truyền thông được xây dựng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ
các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức.
5.2.2 Thành phần hệ thống tin
Gồm các thành phần chính sau:
❖ Phần cứng
❖ Phần mềm
❖ Các hệ mạng
❖ Dữ liệu
❖ Con người trong hệ thống thông tin
Để mô hình hóa hệ thống cho đội ngũ phát triển dễ hiểu, BA thường sử dụng UML
để mô tả.
Về cách vẽ mô hình UML ra sao, sẽ được đề cập ở những phần sau của tài liệu.
5.2.3 Các đặc điểm của hệ thống
o Thành phần
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 40
o Liên hệ giữa các thành phần
o Ranh giới
o Mục đích
o Môi trường
o Giao diện
o Đầu vào
o Đầu ra
o Ràng buộc
5.2.4 Kiến trúc hệ thống thông tin
Trong đó:
Infra chính là cơ sở hạ tầng để hệ thống có thể hoạt động, ví dụ như hệ thống
máy chủ, hệ thống mạng, các thiết bị phần cứng như laptop, desktop, máy in,
….
Data: Chính là nơi lưu trữ dữ liệu tập trung của toàn hệ thống
Integrated: Nơi tích hợp với các hệ thống khác
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 41
App: Nơi xây dựng những ứng dụng để sử dụng trong hệ thống
Channel: Các kênh giao tiếp của người sử dụng với hệ thống, người dùng có
thể giao tiếp thông qua website, ứng dụng di động, thiết bị PWA, Kiosk, …
Hệ thống giám sát: Phụ trách nhiệm vụ giám sát hoạt động của người dùng
trong hệ thống, đồng thời thu thập những thông tin mà người sử dụng thao
tác trong hệ thống, để làm công việc xây dựng những tính năng hay đáp ứng
mong đợi của người sử dụng
Hệ thống bảo mật: Phụ trách việc đảm bảo an toàn cho hệ thống, tránh việc
bị kẻ xấu tấn công gây gián đoạn hay mất tài nguyên của hệ thống. Hệ thống
sẽ làm ba việc chính bao gồm:
o Giám sát: Giám sát những hành vi trong hoặc ngoài hệ thống để có
những cảnh báo kịp thời đến người phụ trách.
o Phòng thủ: Hệ thống đưa ra những cách để chống lại những cuộc tấn
công từ kẻ xấu.
o Giả lập: Hệ thống tự giả lập ra các kịch bản tấn công để tránh những
kiểu tấn công mới mà hệ thống trước đó chưa gặp phải.
5.2.5 Ứng dụng hệ thống thông tin
✓ Chính phủ điện tử
✓ Giáo dục điện tử
✓ Thương mại điện tử
✓ Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
✓ Hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP
✓ Hệ quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp HRM
✓ Hệ thống cho các cơ quan, hành chính nhà nước
✓ Hệ thống quản lý tập chung cho các tập đoàn, …
✓ Và nhiều lĩnh vực khác, …
5.3 Ứng dụng Web
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 42
5.3.1 Khái niệm
Ứng dụng web, về bản chất chính là việc xây dựng phần mềm thay vì chạy trên
máy tính, thì chúng ta sẽ xây dựng và triển khai trên trình duyệt web
5.3.2 Vị trí trong lập trình ứng dụng web
Có một số vị trí phổ biến trong lập trình ứng dụng web:
1. CTO: là giám đốc dự án, người sẽ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật cho toàn
bộ dự án ứng dụng web
2. PM: là quản trị dự án, người sẽ chịu trách nhiệm về chi phí, thời gian, nguồn
lực cho dự án
3. BA: là chuyên viên phân tích nghiệp vụ, người chịu trách nhiệm chính làm
việc với khách hàng để phân tích nghiệp vụ và đặc tả yêu cầu của khách
hàng về truyền đạt lại cho đội ngũ phát triển.
4. Designer: Người thiết kế giao diện dựa trên bản đặc tả nghiệp vụ của BA
5. Tester: Người kiếm thử ứng dụng dựa trên tài liệu đặc tả của BA
6. Dev frontend: Người thực hiện cắt giao diện từ bản thiết kế của design
7. Dev backend:
a. Backend xây dựng cơ sở dữ liệu: Người chịu trách nhiệm cho việc
thiết kế cơ sở dữ liệu
b. Backend viết code logic: Người xây dựng chức năng cho phía
frontend
8. CS: Người chăm sóc khách hàng
5.3.3 Chu trình phát triển một ứng dụng web
Dưới đây là một chu trình phát triển một ứng dụng web phổ biến tại các công ty
1. Thu thập yêu cầu
2. Phân tích yêu cầu
3. Đặc tả yêu cầu
4. Thiết kế hệ thống
5. Lập trình
6. Kiểm thử
7. Triển khai
8. Bảo trì và nâng cấp
Trong đó BA hoàn toàn có thể làm công việc từ 1 cho đến 4, còn các việc từ 5 cho
đến 8, BA không trực tiếp tham gia vào làm, nhưng sẽ ở vai trò là hỗ trợ.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 43
5.3.4 Một số công nghệ web phổ biến
Hiện nay CNTT đang rất phát triển, và nổi lên rất nhiều các công nghệ mới, mà
người ta gọi đó là Công nghệ 4.0. Nổi lên tiêu biếu như là:
➢ Trí tuệ nhân tạo (AI)
➢ Dữ liệu lớn (Big data)
➢ Học máy (Machine learning)
➢ Tự động hóa (Robot)
➢ Kết nối vạn vật (IOT)
➢ …
Câu hỏi đặt ra: Có phải những công nghệ kia bây giờ mới có, hay là nó có từ trước
đó rồi?
Câu trả lời: Những công nghệ đó, đã có từ trước đây rồi, tuy nhiên đến thời điểm
hiện tại thì nó mới hội tủ những điều kiện để phát triển mạnh mẽ.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của những công nghệ này?
Và tại sao BA cần phải hiểu bản chất xuất phát của những công nghệ này? Bởi vì
việc hiểu bản chất những công nghệ này, cũng như biết được tại sao giờ chúng mới
phát triển mạnh chính là chìa khóa để các bạn trả lời cho khách hàng một câu hỏi
quan trọng: Chúng tôi muốn áp dụng những công nghệ mới nhất hiện nay, liệu có
được không?
Dưới đây là một số lý do lý giải cho việc các công nghệ 4.0 phát triển:
✓ Thứ nhất chính là việc phát triển mạnh mẽ của mạng lưới internet, chi phí
sử dụng internet không còn đắt như trước
✓ Sự phát triển mạnh của thiết bị di động
✓ Phần cứng không còn đắt như trước đây
✓ Sự phát triển của nhiều ứng dụng như mạng xã hội, các dịch vụ giải trí trực
tuyến, …
✓ Kiến thức sử dụng thiết bị công nghệ ngày càng dễ hiểu
✓ Cơ sở hạ tầng như mạng 3G, 4G, 5G phát triển
✓ …
5.4 Ứng dụng di động
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 44
5.4.1 Khái niệm về phát triển ứng dụng di động
Phát triển ứng dụng di động là việc xây dựng những phần mềm trên các thiết bị
phần cứng di động.
5.4.2 Phân loại ứng dụng di động
Có ba loại ứng dụng di động phổ biến hiện nay:
1. Native (ứng dụng gốc): Phát triển ứng dụng theo từng hệ điều hành di động
Ví dụ lập trình ứng dụng di động android, lập trình ứng dụng IOS
Ưu điểm:
✓ Hiệu năng tốt
✓ Truy cập các phần cứng như: camera, GPS, thiết bị thu âm, cảm biến,
… và có thể truy cập đến các quyền local như: sao chép, tạo, ghi, đọc
tệp tin (trên bộ nhớ của mobile), các thông tin danh bạ, thông tin cá
nhân, thực hiện cuộc gọi, nhắn tin, … nói cách khác là tận dụng được
phần cứng nhất có thể
✓ Ở chế độ chạy offline tốt vì sử dụng cơ chế đọc cache trước đó ở lần
cuối cùng mà người dùng truy cập online
Nhược điểm:
- Một ứng dụng chỉ chạy trên một điều hành nhất định
- Với mỗi hệ điều hành phải viết riêng code cho hệ điều hành đó
- Việc bảo trì, bảo hành, nâng cấp khó và phức tạp
- Phụ thuộc vào phiên bản hệ điều hành của các thiết bị, khiến các thiết
bị phiên bản hệ điều hành cũ không cài đặt được.
2. Mobile web app (ứng dụng web): Là ứng dụng chạy trên nền web, được viết
bằng ngôn ngữ web như HTML5, CSS3, JS. Về cơ bản là website giống
giao diện app, nhưng nội dung được load lên từ web
Ưu điểm:
✓ Có thể chạy trên tất cả trình duyệt của mobile hỗ trợ phiên bản HTML
và Javascript
✓ Không cần cài đặt trên máy
✓ Thuận lợi cho các nhà phát triển
✓ Với một phiên bản duy nhất cho tất cả, giảm chi phí cho thời gian
phát triển, bảo trì hay nâng cấp sau này
✓ Ngôn ngữ lập trình phổ dụng, hầu hết lập trình đều biết
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 45
✓ Không giới hạn môi trường lập trình
✓ Ứng dụng không cần build lại
✓ Cập nhật phiên bản sẽ ngay lập tức và trong suốt với người dùng
✓ Tốt cho SEO
✓ Dể dàng quảng bá
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào trình duyệt, nền tảng, loại máy
- Hiệu năng không tốt như dạng navtive
- Rất ít tận dụng được phần cứng của thiết bị
- Luôn chạy online (cần có mạng)
- Khi mạng chậm thì việc sử dụng cũng bị ảnh hưởng
3. Hybird app (ứng dụng lai): Hybrid App là ứng dụng kết hợp những ưu điểm
của cả Mobile Web App và Native App. Theo đó, các phần cơ bản của ứng
dụng vẫn viết bằng ngôn ngữ web, nhưng được đặt trong native container,
nên vẫn có thể dưa lên kho tải.
Ưu điểm:
✓ Kết hợp điểm mạnh của native app và mobile app và khai thác được
trải nghiệm cao nhất của nền tảng
Một số Framework nổi tiếng xây dựng loại này là: Reacnative hoặc Flutter
5.4.3 Quy trình phát triển ứng dụng di động
Về cơ bản giống với việc phát triển ứng dụng web
Xu hướng hiện nay đa phần các công ty đều viết web dưới dạng API. Nếu muốn
xây dựng ứng dụng di động thì chỉ cần ghép API là được.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 46
5.5 Phần mềm
5.5.1 Khái niệm về phần mềm
Phần mềm (Software) có thể hiểu là một tập hợp các tập tin có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau, đảm bảo thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng nào đó trên thiết bị điện
tử. Các tập tin này có thể bao gồm: các file mã nguồn viết bằng một hoặc nhiều
ngôn ngữ lập trình, các file dữ liệu (thư viện), các file hướng dẫn.
5.5.2 Phân loại phần mềm
Theo phương thức hoạt động
▪ Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính nói riêng và các thiết bị
điện tử nói chung. Ví dụ: hệ điều hành máy tính Windows, Linux, Unix; Các
trình điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS. Hệ điều hành di
dộng iOS, Android, …
▪ Phần mềm ứng dụng: Các phần mềm văn phòng (Microsoft Office,
OpenOffice), trò chơi điện tử (game), các công cụ & tiện ích khác, …
▪ Phần mềm dịch mã (trình dịch) gồm trình biên dịch và trình thông dịch, cụ
thể là chúng dịch các câu lệnh từ mã nguồn của ngôn ngữ lập trình sang
dạng ngôn ngữ máy sao cho thiết bị thực thi có thể hiểu được.
▪ Nền tảng ứng dụng: như ASP.NET – nền tảng ứng dụng web của
Microsoft, cái này hỗ trợ việc tạo ra các ứng dụng web, dịch vụ web (web
service).
Theo khả năng hay quyền hạn can thiệp vào mã nguồn
▪ Phần mềm mã nguồn đóng (closed source software): Là phần mềm mà mã
nguồn của nó không được công bố. Để sử dụng phần mềm nguồn đóng phải
được cấp bản quyền (mua, tặng là tùy).
▪ Phần mềm mã nguồn mở (open source software): Là phần mềm mà mã
nguồn của nó được công bố rộng rãi, công khai và cho phép mọi người tiếp
tục phát triển phần mềm đó. Thường thì loại phần mềm này miễn phí.
5.5.3 Hình thức triển khai phần mềm phổ biến
Có một số hình thức triển khai phần mềm phổ biến như sau:
o Triển khai dưới dạng đóng gói phần mềm
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 47
o Triển khai trên cloud và cho phép người dùng tải xuống từ đám mây. Ví dụ:
office 365
o Triển khai dưới dạng cho thuê dịch vụ, như mô hình SASS – Software as a
Service
o Triển khai dưới dạng bán theo key, ví dụ bạn tải phần mềm
MindMapManager thì ở phần active key, bạn phải điền key từ nhà sản xuất
thì mới sử dụng được.
5.5.4 Liệu phần mềm có bị biến mất
Câu trả lời là không, chỉ có hình thức triển khai là thay đổi.
Thay vì giờ phải cài đặt trên từng máy thì sẽ triển khai phần mềm chạy trên web,
người ta gọi là ứng dụng web.
Ngoài ra, với một số đơn vị cần sự bảo mật và đặc thù riêng, thì họ vẫn triển khai
dưới dạng phần mềm truyền thống.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 48
Chương 6: Vận dụng kiến thức công nghệ trong công việc BA
6.1 Thế nào là giải pháp công nghệ thông tin
Giải pháp công nghệ thông tin là việc giải quyết vấn đề bằng công nghệ thông tin.
Có hai cách áp dụng giải pháp là trực tiếp hoặc gián tiếp.
Lưu ý: Không phải vấn đề cũng giải quyết được bằng 100% công nghệ thông tin
mà về bản chất công nghệ thông tin cũng chỉ là công cụ hỗ trợ con người giải
quyết một bài toán cụ thể nào đó.
6.2 Các thông tin gì cần thu thập
Một số thông tin BA cần thu thập trong quá trình đưa ra giải pháp:
✓ Hiểu doanh nghiệp làm gì và cách hoạt động
✓ Xác định cách cải thiện quy trình kinh doanh hiện tại
✓ Xác định các bước hoặc nhiệm vụ để hỗ trợ việc triển khai các tính
năng mới
✓ Phân tích tác động của việc triển khai các tính năng mới
✓ Cách thức triển khai các tính năng mới
6.3 Cách BA giao tiếp với đội ngũ phát triển
Có một số cách thông dụng mà BA dùng để giao tiếp với đội phát triển:
❖ Giao tiếp thông qua tài liệu: Chính là các tài liệu BA cần làm trong công
việc của mình, mục đích là để đội phát triển có một căn cứ chính xác để làm,
vì tài liệu để dưới dạng văn bản có sự rõ ràng và chắc chắn hơn.
Nhiều bạn mới làm BA sẽ nghĩ việc làm tài liệu rất chán, đôi khi hơi thừa, vì
các bạn đưa ra lý do là yêu cầu này dễ mà, cần gì phải viết trong tài liệu, cứ
kêu cả đội vào họp nói vài ba phút là xong.
Nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng việc giao tiếp thông qua tài liệu có một số ưu
điểm sau:
✓ Viết dưới dạng văn bản, hình thức bố cục rõ ràng, thông tin logic, dễ
hiểu
✓ Tài liệu đã được review bởi khách hàng, giám đốc dự án, cho nên đội
phát triển yên tâm làm
✓ Tránh việc BA phải đi gặp từng người để truyền đạt yêu cầu bằng
miệng
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 49
✓ Hạn chế việc tam sao thất bản yêu cầu, ngay cả của chính BA, vì có
BA dám đảm bảo, hôm nay nói thế này, mai cũng nói được y như hôm
nay không?
✓ Làm tài liệu để còn hỗ trợ các bộ phận khác, ví dụ cho PM tính toán
chi phí, nguồn lực hay cho đội sale tính thêm tiền cho khách hàng, …
 Việc làm tài liệu lúc đầu bạn sẽ thấy rất cực, tuy nhiên trong quá trình về
sau, bạn này rất nhàn.
❖ Giao tiếp bằng lời nói: Đây là hình thức rất hay gặp và phổ biến, vì tính
nhanh gọn bằng hình thức giao tiếp này.Tuy nhiên, nó chỉ tỏ ra hiệu quả khi
mang tính chất là giải thích thêm hoặc làm cho đội phát triển hiểu rõ hơn
những gì trong tài liệu BA viết ra. Chứ nhiều khi, BA hay giao tiếp những
thông tin chưa được khách hàng đồng ý, thành ra gây loạn cho đội phát triển,
cũng khá là nguy hiểm.
❖ Giao tiếp bằng cách vẽ hình mô tả: Hình thức giao tiếp này thường gặp trong
quá trình họp kickoff, hay những buổi họp với đội phát triển, khi mà vấn đề
BA nêu ra nó quá khó hiểu, thì BA sẽ dùng bút lông vẽ trên bảng để mô
phỏng và giải thích cho đội phát triển hiểu.
❖ Họp đội dự án
o Họp định kỳ: Thường sẽ có những mốc dự án cần họp cả team, lúc
này BA sẽ đứng ra họp dự án để review và truyền đạt những yêu cầu
mới cho đội phát triển.
o Họp nhanh: Khi BA cảm thấy đội phát triển đang hiểu sai nghiệp vụ,
thì BA sẽ nhắn cho thành viên trong đội phát triển họp nhanh để đưa
ra điều chỉnh kịp thời. Hoặc đôi khi, chính thành viên trong đội phát
triển khi code gặp một vài vướng mắc, sẽ đưa ra yêu cầu họp nhanh
với BA.
Ngoài ra, việc BA họp nhanh với PM hay CTO là rất thường xuyên,
để có những đánh giá về yêu cầu mới khách hàng đưa, cũng như là kế
hoạch xuyên suốt trong dự án để BA nắm được và triển khai kịp thời.
6.4 Học nghiệp vụ từ việc có kiến thức công nghệ thông tin
Việc có kiến thức công nghệ giúp bạn hiểu nhanh nghiệp vụ được thực hiện bằng
công nghệ rất nhiều, vì hiện giờ đa số các nghiệp vụ đã và đang được triển khai
dưới dạng phần mềm hay ứng dụng đưa lên trang mạng internet.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 50
Bạn có thể tìm kiếm và thao tác dưới dạng các dịch vụ dùng thử, để từ đó bạn có
thể học hỏi được nghiệp vụ, đồng thời hiểu thêm về những tính năng trong toàn bộ
các bước để thực hiện nghiệp vụ đó.
Ví dụ: Bạn có thể hiểu được nghiệp vụ đăng ký học trực tuyến bằng chính việc bạn
đăng ký môn học khi hồi còn học trên giảng đường.
6.5 Vận dụng kiến thức công nghệ trong các công việc liên quan
Việc BA có kiến thức công nghệ sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong công việc sau này,
lấy một vài cách bạn có thể nâng cao năng suất công việc như sau:
Nếu bạn biết lập trình, bạn sẽ tạo những ứng dụng mô tả chức năng dưới
dạng prototype để khách hàng trải nghiệm thử, như thế bạn sẽ thu được yêu
cầu một cách rõ ràng và đúng với khách hàng nhất
Hay là khách hàng muốn làm một trang web A giống trang web B, bạn có
thể dùng code để thay đổi ngay trên giao diện B để giống yêu cầu mà khách
hàng đang muốn làm trang A.
Bạn xây dựng được những biểu đồ UML sát với kỹ thuật hơn, vì UML là
ngôn ngữ mô hình hóa hệ thống, nếu bạn không có kiến thức về IT, rất khó
để xây dựng đúng và đủ để cho đội phát triển hiểu được.
Nếu bạn có kiến thức về CNTT, trong quá trình phân tích yêu cầu, bạn sẽ
biết được yêu cầu nào sẽ tin học hóa được
Hoặc là bạn có thể viết các câu lệnh SQL để thực hiện truy vấn trong việc
kiểm thử xem hệ thống có chạy đúng nghiệp vụ hay không
….
Nói chung làm BA mà không biết hoặc hiểu biết ít về CNTT, bạn sẽ rất thiệt và
khó có thể lên được các vị trí cao hơn nữa trong CNTT.
Nền tảng kiến thức BA
BA HUY 51
Chương 7: Tin học văn phòng cơ bản
7.1 Sử dụng word, exel, powpoint cơ bản
Trong phạm vi của tài liệu này, tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề chính khi sử dụng
các công cụ này:
✓ Hiểu được cách sử dụng phần mềm: Bạn cần phải hiểu xem word, exel,
powpoint sử dụng như nào, đây là những kiến thức cơ bản nhất bạn nên học
trước
✓ Tham khảo template mẫu để làm theo, mục đích để bạn có những cái chuẩn
để dựa vào đó mà làm
✓ Học cách sử dụng các phím tắt cơ bản theo từng phần mềm
✓ Học cách sử dụng các thủ thuật phần mềm. Có hai cách để học thủ thuật này:
o Học từ chính các file tài liệu của Sếp hay đồng nghiệp
o Học từ các bài chia sẻ trên mạng
7.2 Thể thức trình bày văn bản
Sau khi biết sử dụng và trình bày văn bản trên các phần mềm Microsoft, việc bạn
cần học và học rất nhiều đó chính là về thể thức trình bày văn bản.
Hiểu thể thức văn bản như nào cho dễ hiểu?
Câu trả lời: Hiểu một cách đơn giản, thể thức văn bản là cách bạn trình bày văn
bản sao cho đẹp và đúng với ngữ pháp.
Một số lỗi hay gặp khi các bạn trình bày văn bản:
▪ Chỉ viết tắt khi thật sự cần thiết
▪ Hạn chế sử dụng tiếng nước ngoài, trừ khi không có từ tiếng Việt thay thế
▪ Viết đủ ý rồi mới chấm câu, sử dụng dấu phẩy khi câu có nhiều ý
▪ Chi đoạn và cách dòng nếu viết dài.
▪ Tra từ điển tiếng Việt nếu chưa chắc chắn.
▪ Đặt thừa, thiếu khoảng trống trước dấu câu. Ví dụ: Ai ?, “ Kệ tôi ”, …
o Cần nắm một số nguyên tắc cơ bản sau để giải quyết việc đó:
▪ Các dấu phân cách câu, phân cách ý (phẩy, chấm, chấm lửng,
chấm hỏi, hai chấm) đứng liền sát với nội dung phía trước và có
khoảng trống với nội dung tiếp theo.
▪ Khi sử dụng các dấu ngoặc, nội dung cần liền sát với cả ngoặc
mở và ngoặc đóng
Giao trinh nen tang BA_BaHuy_adminToithusuclamba v1.0.pdf
Giao trinh nen tang BA_BaHuy_adminToithusuclamba v1.0.pdf
Giao trinh nen tang BA_BaHuy_adminToithusuclamba v1.0.pdf
Giao trinh nen tang BA_BaHuy_adminToithusuclamba v1.0.pdf
Giao trinh nen tang BA_BaHuy_adminToithusuclamba v1.0.pdf
Giao trinh nen tang BA_BaHuy_adminToithusuclamba v1.0.pdf
Giao trinh nen tang BA_BaHuy_adminToithusuclamba v1.0.pdf

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...hoainhan1501
 
Đề tài: Hệ thống quản lý ký túc xá đại học, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý ký túc xá đại học, HAYĐề tài: Hệ thống quản lý ký túc xá đại học, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý ký túc xá đại học, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập làm website bằng Joomla
Báo cáo thực tập làm website bằng JoomlaBáo cáo thực tập làm website bằng Joomla
Báo cáo thực tập làm website bằng Joomla
Thảo Trần
 
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồBáo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồzDollz Lovez
 
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải PhòngĐề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng hệ thống quản lý dự án công ty cp tư vấn việt hà
Xây dựng hệ thống quản lý dự án công ty cp tư vấn việt hà Xây dựng hệ thống quản lý dự án công ty cp tư vấn việt hà
Xây dựng hệ thống quản lý dự án công ty cp tư vấn việt hà Nang Thu
 
Giới thiệu về Blockchain - công nghệ phía sau Bitcoin
Giới thiệu về Blockchain - công nghệ phía sau Bitcoin Giới thiệu về Blockchain - công nghệ phía sau Bitcoin
Giới thiệu về Blockchain - công nghệ phía sau Bitcoin
Nguyen Thanh
 
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTTBáo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Vu Tran
 
Luận văn: Xây dựng website cho công ty truyền thông, HOT
Luận văn: Xây dựng website cho công ty truyền thông, HOTLuận văn: Xây dựng website cho công ty truyền thông, HOT
Luận văn: Xây dựng website cho công ty truyền thông, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đồ Án Tốt Nghiệp công Nghệ Thông Tin.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp công Nghệ Thông Tin.docĐồ Án Tốt Nghiệp công Nghệ Thông Tin.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp công Nghệ Thông Tin.doc
sividocz
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạngBáo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
jackjohn45
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tử
vinhthanhdbk
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
Duc Dinh
 
Giáo trình Quản trị mạng
Giáo trình Quản trị mạngGiáo trình Quản trị mạng
Giáo trình Quản trị mạngTran Tien
 
Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Du Lịch
Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Du LịchPhân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Du Lịch
Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Du Lịch
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa Luận Công Nghệ Truyền Thông: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
Khóa Luận Công Nghệ Truyền Thông: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyếnKhóa Luận Công Nghệ Truyền Thông: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
Khóa Luận Công Nghệ Truyền Thông: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAYĐề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Xây dựng website giới thiệu sản phẩm phần mềm, HAY
Đề tài: Xây dựng website giới thiệu sản phẩm phần mềm, HAYĐề tài: Xây dựng website giới thiệu sản phẩm phần mềm, HAY
Đề tài: Xây dựng website giới thiệu sản phẩm phần mềm, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
Báo Cáo Cuối Ký Thực Tập Tốt Nghiệp Xậy Dựng Web Bán Hàng Trực Tuyến bằng Ope...
 
Đề tài: Hệ thống quản lý ký túc xá đại học, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý ký túc xá đại học, HAYĐề tài: Hệ thống quản lý ký túc xá đại học, HAY
Đề tài: Hệ thống quản lý ký túc xá đại học, HAY
 
Báo cáo thực tập làm website bằng Joomla
Báo cáo thực tập làm website bằng JoomlaBáo cáo thực tập làm website bằng Joomla
Báo cáo thực tập làm website bằng Joomla
 
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồBáo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
 
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải PhòngĐề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ điểm danh sinh viên trường ĐH Hải Phòng
 
Xây dựng hệ thống quản lý dự án công ty cp tư vấn việt hà
Xây dựng hệ thống quản lý dự án công ty cp tư vấn việt hà Xây dựng hệ thống quản lý dự án công ty cp tư vấn việt hà
Xây dựng hệ thống quản lý dự án công ty cp tư vấn việt hà
 
Giới thiệu về Blockchain - công nghệ phía sau Bitcoin
Giới thiệu về Blockchain - công nghệ phía sau Bitcoin Giới thiệu về Blockchain - công nghệ phía sau Bitcoin
Giới thiệu về Blockchain - công nghệ phía sau Bitcoin
 
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTTBáo cáo thực tập Athena - CNTT
Báo cáo thực tập Athena - CNTT
 
Luận văn: Xây dựng website cho công ty truyền thông, HOT
Luận văn: Xây dựng website cho công ty truyền thông, HOTLuận văn: Xây dựng website cho công ty truyền thông, HOT
Luận văn: Xây dựng website cho công ty truyền thông, HOT
 
Đồ Án Tốt Nghiệp công Nghệ Thông Tin.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp công Nghệ Thông Tin.docĐồ Án Tốt Nghiệp công Nghệ Thông Tin.doc
Đồ Án Tốt Nghiệp công Nghệ Thông Tin.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạngBáo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tử
 
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
Báo cáo thực tập công ty TNHH Thành nghĩa khoa Hệ thống thông tin kinh tế & T...
 
Giáo trình Quản trị mạng
Giáo trình Quản trị mạngGiáo trình Quản trị mạng
Giáo trình Quản trị mạng
 
Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Du Lịch
Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Du LịchPhân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Du Lịch
Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự tại Công ty Du Lịch
 
Khóa Luận Công Nghệ Truyền Thông: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
Khóa Luận Công Nghệ Truyền Thông: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyếnKhóa Luận Công Nghệ Truyền Thông: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
Khóa Luận Công Nghệ Truyền Thông: Xây dựng website nộp đồ án trực tuyến
 
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAYĐề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
Đề tài: Xây dựng website bán hàng trực tuyến, HAY
 
Đề tài: Xây dựng website giới thiệu sản phẩm phần mềm, HAY
Đề tài: Xây dựng website giới thiệu sản phẩm phần mềm, HAYĐề tài: Xây dựng website giới thiệu sản phẩm phần mềm, HAY
Đề tài: Xây dựng website giới thiệu sản phẩm phần mềm, HAY
 

Similar to Giao trinh nen tang BA_BaHuy_adminToithusuclamba v1.0.pdf

So tay huong dan dao tao tot
So tay huong dan dao tao totSo tay huong dan dao tao tot
So tay huong dan dao tao tot
Nguyen Kien
 
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
39 giao trinh chuyen de ky thuat lap trinh
39 giao trinh chuyen de ky thuat lap trinh39 giao trinh chuyen de ky thuat lap trinh
39 giao trinh chuyen de ky thuat lap trinh
Lvcham Le van Cham
 
Giao trinh c_can_ban
Giao trinh c_can_banGiao trinh c_can_ban
Giao trinh c_can_banHuy Feng
 
Giáo trình C căn bản.
Giáo trình C căn bản.Giáo trình C căn bản.
Giáo trình C căn bản.
Van-Duyet Le
 
Giáo trình C cơ bản
Giáo trình C cơ bảnGiáo trình C cơ bản
Giáo trình C cơ bản
dtrhung_vtbk
 
Giao trinh c can ban
Giao trinh c can banGiao trinh c can ban
Giao trinh c can ban
Tiến Quang Phan
 
Giáo trình Microsoft Office Powerpoint 2010 (tiếng Việt)
Giáo trình Microsoft Office Powerpoint 2010 (tiếng Việt)Giáo trình Microsoft Office Powerpoint 2010 (tiếng Việt)
Giáo trình Microsoft Office Powerpoint 2010 (tiếng Việt)Huynh Bao Thien
 
Huongdansudungmspowerpoint 131202172739-phpapp02
Huongdansudungmspowerpoint 131202172739-phpapp02Huongdansudungmspowerpoint 131202172739-phpapp02
Huongdansudungmspowerpoint 131202172739-phpapp02Linh Tinh Trần
 
Luận Văn Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Luận Văn  Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện VốnLuận Văn  Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Luận Văn Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...Nguyễn Công Huy
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...giomaudich
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống ICTU
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống ICTUGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống ICTU
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống ICTU
Ngô Doãn Tình
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo trình PP nghiên cứu.pdf
Giáo trình PP nghiên cứu.pdfGiáo trình PP nghiên cứu.pdf
Giáo trình PP nghiên cứu.pdf
AnhTai16
 
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcGiáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Công Nguyễn
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Phan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinPhan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tin
Huy Lee
 

Similar to Giao trinh nen tang BA_BaHuy_adminToithusuclamba v1.0.pdf (20)

So tay huong dan dao tao tot
So tay huong dan dao tao totSo tay huong dan dao tao tot
So tay huong dan dao tao tot
 
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
 
39 giao trinh chuyen de ky thuat lap trinh
39 giao trinh chuyen de ky thuat lap trinh39 giao trinh chuyen de ky thuat lap trinh
39 giao trinh chuyen de ky thuat lap trinh
 
Giao trinh c_can_ban
Giao trinh c_can_banGiao trinh c_can_ban
Giao trinh c_can_ban
 
Giáo trình C căn bản.
Giáo trình C căn bản.Giáo trình C căn bản.
Giáo trình C căn bản.
 
Hn aptech giao_trinh_c_can_ban
Hn aptech giao_trinh_c_can_banHn aptech giao_trinh_c_can_ban
Hn aptech giao_trinh_c_can_ban
 
Giáo trình C cơ bản
Giáo trình C cơ bảnGiáo trình C cơ bản
Giáo trình C cơ bản
 
Giao trinh c can ban
Giao trinh c can banGiao trinh c can ban
Giao trinh c can ban
 
Giáo trình Microsoft Office Powerpoint 2010 (tiếng Việt)
Giáo trình Microsoft Office Powerpoint 2010 (tiếng Việt)Giáo trình Microsoft Office Powerpoint 2010 (tiếng Việt)
Giáo trình Microsoft Office Powerpoint 2010 (tiếng Việt)
 
Huongdansudungmspowerpoint 131202172739-phpapp02
Huongdansudungmspowerpoint 131202172739-phpapp02Huongdansudungmspowerpoint 131202172739-phpapp02
Huongdansudungmspowerpoint 131202172739-phpapp02
 
Luận Văn Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Luận Văn  Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện VốnLuận Văn  Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Luận Văn Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
 
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
KL-LUU TRAN DUC- DH5KD-XAY DUNG KE HOACH UNG DUNG E-MARKETING CHO NGANH HANG ...
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống ICTU
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống ICTUGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống ICTU
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống ICTU
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
 
Giáo trình PP nghiên cứu.pdf
Giáo trình PP nghiên cứu.pdfGiáo trình PP nghiên cứu.pdf
Giáo trình PP nghiên cứu.pdf
 
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcGiáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
 
Phan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinPhan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tin
 

Giao trinh nen tang BA_BaHuy_adminToithusuclamba v1.0.pdf

  • 1. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 1 Mục lục Bảng thuật ngữ và từ viết tắt.........................................................................................4 Chương 1: Giới thiệu.....................................................................................................5 1.1 Mục đích của giáo trình....................................................................................5 1.2 Bức tranh tổng quan về BA..............................................................................5 1.2.1 Định nghĩa về BA? (what)..........................................................................5 1.2.2 Phân loại BA: .............................................................................................5 1.2.3 Công việc chính mà BA làm.......................................................................6 1.2.4 Tại sao cần có vị trí BA? (why)..................................................................6 1.2.5 Trong dự án, khi nào cần BA? (when)......................................................7 1.2.6 Ai được gọi là BA? (who)...........................................................................7 1.2.7 Ở đâu có vị trí BA? (where) và mức đãi ngộ ra sao?................................8 1.2.8 Vậy làm sao để trở thành BA? (how)........................................................8 1.2.9 Một ngày làm việc của BA.......................................................................10 1.2.10 Con đường phát triển nghề nghiệp BA................................................10 1.2.11 Chứng chỉ BA........................................................................................11 Chương 2: Nền tảng để bạn theo đuổi được BA.........................................................13 2.1 Điểm xuất phát.....................................................................................................13 2.2 Kiến thức nền tảng để theo đuổi BA.....................................................................14 2.2.1. Công nghệ thông tin ...................................................................................14 2.2.2. Nghiệp vụ....................................................................................................16 2.2.3. Giải pháp ....................................................................................................18 2.2 Bức tranh tư duy BA............................................................................................20 2.3 Phân loại công ty IT.............................................................................................21 2.4 Phân loại khách hàng ...........................................................................................22 Chương 3: Công cụ và tài nguyên học BA..................................................................24 3.1Tài nguyên học tập BA .........................................................................................24
  • 2. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 2 3.1.1 Sách..............................................................................................................24 3.1.2 Blog ..............................................................................................................27 3.1.3 Khóa học offline thi chứng chỉ......................Error! Bookmark not defined. 3.2. Kỹ năng BA cần trang bị.....................................................................................28 3.3 Công cụ BA sử dụng............................................................................................30 Chương 4: Tiếng anh IT cho BA.................................................................................31 4.1 Từ vựng tiếng anh chuyên ngành CNTT ..............................................................31 4.2 Tiếng anh giao tiếp cho BA..................................................................................34 Chương 5: Kiến thức công nghệ thông tin cơ bản......................................................35 5.1 Kiến thức cơ bản về công ty IT ............................................................................35 5.1.1 Công nghệ thông tin là gì ............................................................................35 5.1.2 Sản phẩm mà CNTT làm ra là gì................................................................36 5.1.3 Loại hình công ty công nghệ thông tin .......................................................37 5.1.4 Quy trình phát triển sản phẩm CNTT trong các công ty IT.....................39 5.2 Hệ thống thông tin ...............................................................................................39 5.2.1 Khái niệm hệ thống thông tin .....................................................................39 5.2.2 Thành phần hệ thống tin.............................................................................39 5.2.3 Các đặc điểm của hệ thống .........................................................................39 5.2.4 Kiến trúc hệ thống thông tin.......................................................................40 5.2.5 Ứng dụng hệ thống thông tin ......................................................................41 5.3 Ứng dụng Web.....................................................................................................41 5.3.1 Khái niệm.....................................................................................................42 5.3.2 Vị trí trong lập trình ứng dụng web...........................................................42 5.3.3 Chu trình phát triển một ứng dụng web ....................................................42 5.3.4 Một số công nghệ web phổ biến..................................................................43 5.4 Ứng dụng di động ................................................................................................43 5.4.1 Khái niệm về phát triển ứng dụng di động ................................................44 5.4.2 Phân loại ứng dụng di động........................................................................44 5.4.3 Quy trình phát triển ứng dụng di động......................................................45
  • 3. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 3 5.5 Phần mềm............................................................................................................46 5.5.1 Khái niệm về phần mềm .............................................................................46 5.5.2 Phân loại phần mềm....................................................................................46 5.5.3 Hình thức triển khai phần mềm phổ biến..................................................46 5.5.4 Liệu phần mềm có bị biến mất....................................................................47 Chương 6: Vận dụng kiến thức công nghệ trong công việc BA.................................48 6.1 Thế nào là giải pháp công nghệ thông tin .............................................................48 6.2 Các thông tin gì cần thu thập................................................................................48 6.3 Cách BA giao tiếp với đội ngũ phát triển..............................................................48 6.4 Học nghiệp vụ từ việc có kiến thức công nghệ thông tin ......................................49 6.5 Vận dụng kiến thức công nghệ trong các công việc liên quan...............................50 Chương 7: Tin học văn phòng cơ bản.........................................................................51 7.1 Sử dụng word, exel, powpoint cơ bản...................................................................51 7.2 Thể thức trình bày văn bản...................................................................................51 7.3 Học sử dụng một số công cụ tiện ích: Snipping tool, MS todo, …........................53 Chương 8: Một số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn BA ...............................................54 8.1 Tìm thông tin thực tập hay thử việc BA ở đâu......................................................54 8.2 Tìm JD ở những nguồn nào..................................................................................54 8.3 Cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn.........................................................................54 8.4 Những câu hỏi phỏng vấn BA thường gặp............................................................55 8.5 Một số kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn........................................................56 Chương 9: Tổng kết.....................................................................................................57 9.1 Tóm tắt lại những điểm quan trọng ......................................................................57 9.2 Hướng đi tiếp theo ...............................................................................................57
  • 4. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 4 Bảng thuật ngữ và từ viết tắt STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 PM Project manager Quản trị dự án 2 DEV Developer Nhà phát triển 3 QA Quality assurance Đảm bảo chất lượng 4 IT Information Techonogy Công nghệ thông tin 5 CNTT Công nghệ thông tin 6 URD User requriment document Tài liệu yêu cầu người sử dụng 7 SRS 8 BD Basic design Tài liệu thiết kế 9 JD Job description Mô tả công việc 10 ECBA Entry Certificate in Business Analysis Chứng chỉ mới vào nghề BA 11 CCBA Certificate of Capability in Business Analysis Chứng chỉ dành cho người có ít nhất 2 năm kinh nghiệm 12 CBAP Certified Business Analysis Professional Chứng chỉ dành cho người có ít nhất 5 năm kinh nghiệm
  • 5. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 5 Chương 1: Giới thiệu 1.1Mục đích của giáo trình ➢ Giúp các bạn học viên hiểu được bức tranh tổng quan nhất của công việc BA ➢ Có một tài liệu đầy đủ nhất cho những người bước đi những bước chân đầu tiên ➢ Khái quát hóa và hệ thống hóa tất cả những kiến thức cần thiết nhất cho bạn nào thật sự theo đuổi công việc của một BA chuyên nghiệp ➢ Giúp các bạn không có điều kiện tham gia khóa học có một góc nhìn đầy đủ và để góp phần giúp các bạn trả lời một câu hỏi quan trọng: “Tôi có thật sự phù hợp với BA không”. 1.2Bức tranh tổng quan về BA 1.2.1 Định nghĩa về BA? (what) ❖ BA viết tắt là Business analyst ❖ Là người đưa ra giải pháp cho khách hàng. Giải pháp đó có thể là IT hoặc Non – IT ❖ Là người đảm bảo đội phát triển hiểu đúng yêu cầu nghiệp vụ và phát triển sản phẩm đúng với giải pháp mà BA đưa ra. 1.2.2 Phân loại BA: Management Analyst: Chuyên viên tư vấn ❖ Là người đưa ra các đề xuất để cải thiện hiệu quả của tổ chức. Họ tư vấn cho các nhà quản lý các cách có lợi cho tổ chức bằng việc giảm chi phí và tăng doanh thu System Analyst: Chuyên viên phân tích Hệ Thống ❖ Là người sử dụng phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh thông qua sử dụng công nghệ thông tin ❖ Là người xác định những thay đổi cần thiết của tổ chức, thiết kế lại hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, đồng thời có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng tạo động lực cho người khác sử dụng hệ thống Data Analyst: Chuyên gia phân tích dữ liệu ❖ Là người có nhiệm vụ thu thập thông tin rồi biểu thị kết quả đó bằng biểu đồ, đồ thị, bảng biểu, báo cáo, hoặc dưới dạng sơ đồ. Sau đó thiết lập một xu hướng trong tương lai có thể xảy ra bằng cách dựa vào những con số đã thống kê trên
  • 6. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 6 1.2.3 Công việc chính mà BA làm ❖ Giao tiếp với các bên liên quan và gợi ý, phân tích và xác nhận yêu cầu đối với các thay đổi quy trình kinh doanh, hệ thống thông tin và chính sách. ❖ Trình bày giải pháp cho khách hàng để giải quyết bài toán ❖ Xây dựng tài liệu đặc tả yêu cầu ❖ Truyền đạt yêu cầu với đội phát triển và hỗ trợ đội phát triển về hiểu chuyên sâu nghiệp vụ và mong đợi thực sự của khách hàng. ❖ Là người quyết định trong các yêu cầu khách hàng đưa ra, đâu là yêu cầu mà đội phát triển sẽ phụ trách giải quyết ❖ Hỗ trợ PM trong việc quản trị dự án ❖ Quản lý sự thay đổi yêu cầu 1.2.4 Tại sao cần có vị trí BA? (why) ❖ Vì xu hướng thị trường hiện nay đang chuyển biến, rất nhiều công ty đang dần chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình sử dụng IT trong phát triển kinh doanh, dẫn đến việc cần có một đội ngũ vừa am hiểu về CNTT, nhưng cũng phải hiểu về nghiệp vụ để giúp họ biến quy trình truyền thống sang quy trình sử dụng CNTT. ❖ Nếu không có BA thì dự án vẫn sẽ hoàn thành, tuy nhiên sẽ rất cực, bởi vì sao: o Việc giao tiếp với khách hàng sẽ rất khó, vì mỗi bên sẽ có những tiếng nói và hiểu theo một hướng khác nhau. o Thành viên trong nhóm không chuyên trách vào một công việc, mà còn các công việc khác, thành ra sẽ không nắm rõ được chi tiết và mức hệ thống hóa nhất có thể. o Không có tài liệu chi tiết về nghiệp vụ, việc phát triển và thay đổi yêu cầu sau này sẽ khiến đội phát triển tốn thời gian o Khi bàn giao sản phẩm cho khách hàng, sẽ thiếu những tài liệu đi kèm: tài liệu phân tích yêu cầu, tài liệu thiết kế hệ thống, … o Tốn thời gian để hiểu được một nghiệp vụ và không hiểu bản chất tại sao khách hàng lại làm thế, dẫn đến phát triển những chức năng không thật sự làm khách hàng hài lòng. ❖ Việc có vị trí BA sẽ giúp giải quyết những vấn đề ở trên khi mà không có vị trí BA. Ngoài ra, khi mà có vị trí BA trong công ty, công ty đó sẽ có một quy trình làm việc cực kỳ liền mạch và rõ ràng.
  • 7. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 7 1.2.5 Trong dự án, khi nào cần BA? (when) ❖ Xuyên suốt dự án thì BA đều có mặt để tham gia, tuy nhiên không phải lúc nào BA cũng là người thật sự làm mà chỉ đứng làm vai trò hỗ trợ. ❖ Cụ thể như sau: o Trước dự án (Presale) BA sẽ phụ trách những nhiệm vụ sau: ▪ Nghiên cứu và tìm hiểu yêu cầu của khách hàng ▪ Tư vấn giải pháp cho khách hàng ▪ Hỗ trợ đội sale chốt dự án với khách hàng o Trong dự án (Project) BA sẽ đảm nhận công việc chính của BA: Trước khi Golive: ▪ Phân tích yêu cầu và tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ của khách hàng ▪ Xây dựng tài liệu URD ▪ Xây dựng tài liệu SRD ▪ Xây dựng tài liệu BD ▪ Hỗ trợ kiểm thử chức năng ▪ Họp với khách hàng ▪ …. Gần golive: BA sẽ phụ trách đi khảo sát hiện trạng lần cuối, xem công tác chuẩn bị của khách hàng như nào, có cần hiệu chỉnh gì không để kịp thời báo với đội phát triển để hiệu chỉnh kịp thời. Golive: BA sẽ kết hợp cùng với Tester làm công tác hỗ trợ hướng dẫn người dùng sử dụng, đồng thời BA là người tiếp nhận những yêu cầu phản hồi từ người sử dụng cuối để làm những tài liệu cho việc thay đổi yêu cầu đáp ứng kịp thời trong quá trình vận hành. 1.2.6 Ai được gọi là BA? (who) ❖ Những người đáp ứng đúng theo định nghĩa thì được gọi là BA ❖ Người mà tìm ra được vấn đề và đưa ra được giải pháp cho vấn đề đó ❖ Ngoài ra còn có một số tên gọi khác, nhưng họ vẫn được coi là một BA, bởi vì họ sẽ đi chuyên sâu vào từng mảng nhỏ trong cả một mảng lớn của BA, ví dụ như: o Business architect: Kiến trúc doanh nghiệp
  • 8. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 8 o Business system analyst: Phân tích hệ thống doanh nghiệp o Data analyst: Phân tích dữ liệu o Enterprise analyst: Phân tích doanh nghiệp o Management consulant: Tư vấn quản lý o Process analyst: Phân tích quy trình o Product manager: Quản lý sản phẩm o Product owner: Chủ sở hữu sản phẩm o Requirement engineer: Kỹ sư yêu cầu o System analyst: Phân tích hệ thống o UX designer: Thiết kế trải nghiệm người dùng 1.2.7 Ở đâu có vị trí BA? (where) và mức đãi ngộ ra sao? ❖ Tổng quát: ở đâu có vấn đề thì ở đó sẽ có BA ❖ Cụ thể: o Công ty IT: BA IT o Công ty khác IT: BA là người hiểu nghiệp vụ, quy trình và từ đó làm cầu nối giữa công ty của họ với các đơn vị IT Một số công ty có tuyển vị trí BA như: Hình 1: Công ty có vị trí BA 1.2.8 Vậy làm sao để trở thành BA? (how) Có một số cách thông dụng sau để giúp bạn trở thành BA: 1. Học đại học chuyên ngành “Hệ thống thông tin” đối với các bạn theo ngành CNTT hoặc ngành “Hệ thống thông tin quản lý” đối với các trường không phải CNTT (Ví dụ: Học viện ngân hàng)
  • 9. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 9 2. Tham gia vào cộng đồng Business analyst trên facebook, mục đích để: a. Đọc những bài viết chia sẻ của những người đi trước để hiểu được BA là gì, rồi những thắc mắc của các bạn lúc bắt đầu theo đuổi BA b. Vào nhóm để có thể làm quen với những anh chị có kinh nghiệm, để nhắn tin học hỏi thêm từ họ, hay là đôi khi tham gia các buổi chia sẻ từ họ c. Là nơi bạn theo dõi những tin tuyển dụng BA, xem có những công ty nào tuyển BA và JD (Mô tả công việc) ra sao để cố gắng trau dồi những kiến thức và yêu cầu trong JD đó 3. Đọc blog về BA, một số blog hay mà BA nên đọc và theo dõi: a. Thinhnotes: Blog này chia sẻ rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho những bạn mới bắt đầu và đã đi làm thời gian đầu về BA b. Batimes: Blog tập trung nhiều kiến thức hay về BA, tuy nhiên viết bằng tiếng anh, nên mọi người có thể rèn thêm được tiếng anh cho mình. c. Toithusuclamba.vn: Trang web do cá nhân mình lập ra để phần nào cung cấp thêm kênh thông tin để các bạn tiện tra cứu, tìm hiểu về BA. 4. Tham gia học trung tâm BA a. Ưu điểm: Có giáo trình đầy đủ, giảng viên nhiều năm kinh nghiệm, môi trường để học viên có thể học tập và rèn luyện b. Nhược điểm: Học phí hơi max, giáo trình tuân theo BABOK cho nên kiến thức hơi hàn lâm và khó hiểu cho các bạn mới. 5. Tham gia khóa học online BA: Đăng ký một vài khóa học như trên Udemy về BA, tuy nhiên cũng dừng lại ở mức lý thuyết, hơi khó hiểu và khó áp dụng. 6. Tham gia học tại lớp của các anh chị đi trước tự mở a. Ưu điểm: • Học phí rẻ hơn so với trung tâm • Được học những kiến thức thực tế từ chính kinh nghiệm của họ • Được trải nghiệm những trường hợp hay gặp sau này khi đi làm trong môi trường công sở
  • 10. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 10 • Chính bản thân họ cũng xuất phát điểm như các bạn mới, nên họ hiểu và biết làm sao để giúp các bạn học và tiếp thu một cách dễ hiểu nhất. b. Nhược điểm: • Kiến thức đôi khi chủ quan từ góc nhìn của họ • Không có nhiều kỉ luật nội quy khi tham gia học tại trung tâm • Không có hệ thống bài tập về nhà chuyên nghiệp như các trung tâm Vậy đâu là cách tốt nhất để bạn theo đuổi BA? ➢ Nếu bạn trẻ nào thật sự muốn đầu tư một cách bài bản thì nên học đại học chuyên ngành về “Hệ thống thông tin” hoặc “Hệ thống thông tin quản lý”. ➢ Còn đối với những người chuyển ngành, thì hãy tham gia một khóa học thực tế BA và xin vào làm tại các công ty để trải nghiệm thật nhiều các công việc của BA. Đương nhiên vẫn cần kết hợp với khả năng tự học nữa nha, chứ đi học mà không tự học, không chăm chỉ làm bài tập thì cũng không giúp ích bạn tiến tới làm BA được đâu. 1.2.9 Một ngày làm việc của BA Với một BA họ thường đến công ty làm những việc sau: ✓ Check mail ✓ Họp trao đổi với đội phát triển ✓ Tiếp tục hoặc làm mới những tài liệu mà họ cần làm ✓ Họp hoặc trao đổi với khách hàng ✓ Hỗ trợ đội ngũ phát triển để trả lời về nghiệp vụ hoặc tính năng ghi trong tài liệu ✓ Check xem đội phát triển đã code đúng yêu cầu hay chưa ✓ Báo cáo tình trạng dự án đến với giám đốc công nghệ 1.2.10 Con đường phát triển nghề nghiệp BA Có một số con đường phổ biến sau khi bạn theo đuổi BA. Tuy nhiên, bạn cần trả lời rõ một số câu hỏi sau: 1. Bạn đang ở đâu? 2. Bạn muốn đến đâu? 3. Bạn thấy mình có điểm gì phù hợp để đến được đó? Một số con đường phổ biển cho các bạn theo BA có thể phát triển:
  • 11. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 11 ➢ Tester -> QA -> BA -> PM -> Tư vấn giải pháp ➢ Dev -> Teamlead -> BA -> Tư vấn giải pháp ➢ Sale -> Presale -> BA -> Tư vấn giải pháp ➢ 0 -> Tự học -> Thực tập BA -> Thử việc BA -> Chính thức BA -> Teamlead BA -> Tư vấn giải pháp ➢ 0 -> Học trung tâm -> Thực tập BA -> Thử việc BA -> Chính thức BA -> Teamlead BA -> Tư vấn giải pháp ➢ Triển khai -> BA -> PM -> PO -> COO. ➢ UI/UX -> BA -> PO. ➢ Kế toán/thương mại điện tử/ … nói chung là các bạn, anh/chị đang làm việc liên quan đến nghiệp vụ -> BA -> PO -> COE (người am hiểu sâu về lĩnh vực). ➢ Và có thể có thêm nhiều con đường khác, nhưng điều quan trọng là các bạn cần biết mình đang muốn gì và so với thực trạng thì đang thiếu gì. Từ đó lập cho bản thân bạn một con đường phù hợp. 1.2.11Chứng chỉ BA ❖ ECBA: Dành cho BA mới vào nghề, không đòi hỏi kinh nghiệm nhiều, chỉ cần đáp ứng một số yêu cầu sau: o Đủ 21 PD: Học 21 giờ theo giáo trình BABOK v3 trong 4 năm gần nhất o Tham gia khóa học BA online hoặc offline có xác nhận của đơn vị tổ chức ✓ Giá trị nhận được khi đạt chứng chỉ này: o Chứng minh bạn đã có kiến thức về cách tiếp cận, các kỹ thuật để tự tin bước vào BA o Hiểu đúng các vùng kiến thức trong BABOK để tự tin giao tiếp với các bạn đồng nghiệp o Mở ra nhiều cơ hội tuyển dụng với nhà tuyển dụng lớn
  • 12. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 12 ❖ CCBA: Dành cho BA có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên, chỉ cần đáp ứng một số yêu cầu sau: o Đủ 21 PD: Học 21 giờ theo giáo trình BABOK v3 với bất kỳ đơn vị nào o Tích lũy đủ tối thiểu 3,750 giờ kinh nghiệm thực hành BA theo vùng kiến thức BABOK trong 7 năm gần nhất. o Tối thiểu 900 giờ trong mỗi 2 trong 6 vùng kiến thức hoặc tối thiểu 500 giờ trong mỗi 4 trong 6 vùng kiến thức. ✓ Giá trị nhận được khi đạt chứng chỉ này: o Được xác thực đủ kiến thức để làm BA o Hiểu đúng các vùng kiến thức trong BABOK để tự tin giao tiếp với các bạn đồng nghiệp o Chứng minh được kiến thức thực tế của bản thân dựa trên sự xác nhận của IIBA đánh giá. o Mở ra nhiều cơ hội tuyển dụng với nhà tuyển dụng lớn ❖ CBAP: Dành cho BA có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên, đòi hỏi người có kinh nghiệm thực tế và kiến thức cao: o Tối thiểu 35 PD: Học 21 giờ theo giáo trình BABOK v3 với bất kỳ đơn vị nào o Tích lũy đủ tối thiểu 7,500 giờ kinh nghiệm thực hành BA theo vùng kiến thức BABOK trong 10 năm gần nhất. o Tối thiểu 900 giờ trong mỗi 2 trong 6 vùng kiến thức hoặc tối thiểu 500 giờ trong mỗi 4 trong 6 vùng kiến thức. o Cần có xác thực từ 2 quản lý trước đây o Tuân thủ những quy tắc ứng xử của CBAP ✓ Giá trị nhận được khi đạt chứng chỉ này: o Thể hiện bạn là một chuyên gia BA với kinh nghiệm và kiến thực thực tế cao o Chứng minh được kiến thức thực tế của bản thân dựa trên sự xác nhận của IIBA đánh giá. o Mở ra nhiều cơ hội tuyển dụng với nhà tuyển dụng lớn
  • 13. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 13 Chương 2: Nền tảng để bạn theo đuổi được BA 2.1 Điểm xuất phát ❖ Điểm xuất phát là câu hỏi đầu tiên bạn cần biết mình đang ở đâu để bạn biết được mình đang có gì và cần chuẩn bị những gì. Có một số điểm xuất phát phổ biến như sau: o Bạn học Công Nghệ Thông Tin và trong quá trình học tập, bạn được các anh chị đi trước nói cho là hãy làm BA nếu như bạn không biết code, vậy là bạn bắt đầu đi tìm hiểu xem BA là gì và dần dần bạn bị cuốn theo nó o Bạn đi làm lập trình được một thời gian, và trong quá trình suy nghĩ về con đường phát triển sự nghiệp lâu dài của mình và bạn cũng nhận thấy tính cách của mình khá phù hợp với việc BA, vậy là bạn theo đuổi nó o Hay là bạn đang làm nhân viên một công ty nào đó, bạn chán nản với công việc hiện tại và bạn bắt đầu đi tìm cái gọi là đam mê của mình, rồi bạn tìm trên mạng hay nhờ bạn bè chỉ ra có một công việc BA có khả năng phù hợp o Hay là đơn giản, bạn chỉ muốn biết thử, học thử xem BA là cái gì mà dạo này lắm công ty tuyển dụng, lắm khách hàng cần gặp BA như thế. Có rất nhiều điểm xuất phát của mỗi người, và khi ở mỗi điểm xuất phát đó, sẽ tạo cho bạn một cái tâm thế khác nhau, cũng như bản thân các bạn ít nhiều cũng có cái gì đó để sẵn sàng cuộc hành chính chinh phục BA. Có nhiều nơi họ bảo, bạn muốn theo BA thì bạn phải có nghiệp vụ, bạn phải biết về IT, … Rất nhiều cái họ bảo bạn cần phải chuẩn bị, tuy nhiên lại có rất ít người bảo bạn, hãy xem bản thân bạn đang có gì để có thể giúp bạn đạt được mong muốn theo đuổi BA. Ví dụ, khi bạn đang làm nhân viên cho một ngân hàng, thì ít ra là bạn đang có kiến thức nghiệp vụ về ngân hàng rồi, việc của bạn là học cách tư duy của BA, công cụ BA sử dụng, rồi tìm một nơi công ty để xin thử việc BA. Khi chuyển đổi một công việc hoặc là làm một công việc mới, điều chúng ta cần biết là hãy trả lời câu hỏi: “Bản thân chúng ta đang có gì và chúng ta đang cần
  • 14. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 14 trang bị thêm những gì”. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin chinh phục hơn rất nhiều, thay vì bị người khác dẫn dắt một cách bị động. 2.2 Kiến thức nền tảng để theo đuổi BA Kiến thức nền tảng là những kiến thức quan trọng, là cái móng để bạn có thể bồi đắp lên những đỉnh cao trong sự nghiệp theo đuổi BA. Có nhiều người thích theo kiểu ăn “nhanh”, muốn một phát là BA, mà không cần quan tâm những kiến thức nền tảng này. Câu hỏi đặt ra, vậy họ có làm được BA không? Có, nhưng rất ít người lên được mức cao, họ chỉ quanh quanh với việc là làm Document, ghi chép lại yêu cầu và truyền đạt lại cho các bên liên quan, tuy nhiên họ khó có thể đưa ra được một giải pháp hữu ích cho khách hàng. Vì điều khách hàng thực sự cần một BA, chính là ngoài việc hiểu nghiệp vụ của họ, họ cần BA tư vấn giải pháp giúp họ, biến quy trình nghiệp vụ của họ được tin học hóa bằng công nghệ thông tin. Dưới đây là một kiến thức nền tảng để bạn có thể theo đuổi BA: 2.2.1. Công nghệ thông tin a. Tại sao BA cần phải biết công nghệ thông tin ➢ Bạn đang tham gia vào một công ty IT, nếu một người vào công ty IT mà hỏi gì về CNTT cũng không biết thì khách hàng sẽ đánh giá không cao về bạn. ➢ Nếu bạn không làm BA cho một công ty IT, vậy thì bạn không cần biết, tuy nhiên nó sẽ là một thiệt thòi rất lớn. Vì sớm muộn, bạn cũng phải gặp đội phát triển IT của đối tác công ty IT để trao đổi về vấn đề thực sự công ty bạn cần giải quyết. Lúc đó bạn không hiểu IT, thì rất khó có thể đưa ra một yêu cầu đúng nhất với giải pháp bạn đang nghĩ trong đầu. ➢ Lý do nữa là do đa phần BA khi làm việc với các bên, nhất là đội với đội phát triển, nếu không nói bằng ngôn ngữ của họ hiểu, thì họ sẽ rất khó code được đúng yêu cầu mà khách hàng đặt ra cho bạn ➢ Chưa kể, khi tham gia vào buổi họp dự án với đội phát triển, bạn sẽ gặp rất nhiều các thuật ngữ IT, sẽ khiến bạn bị khó hiểu, dẫn đến bạn có thể làm sai một số yêu cầu do giám đốc nêu cho bạn b. Những kiến thức công nghệ thông tin nào BA cần biết
  • 15. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 15 Kiến thức công nghệ thông tin thì rất nhiều và nó được chia thành từng lĩnh vực, mỗi lĩnh vực sẽ có những mảng chuyên sâu khác nhau. Tùy theo mảng bạn làm thì sẽ có những kiến thức mà bạn cần trang bị, tuy nhiên có một số kiến thức chung nhất mà bất cứ ai làm BA IT cũng nên trang bị: 1. Kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính: cách sử dụng máy tính, cách tải phần mềm, hiểu biết cần nâng cấp gì cho máy tính, … 2. Kiến thức về tin học văn phòng: a. Word: giúp bạn xây dựng tài liệu b. Exel: bảng tính đa năng mà BA sử dụng rất nhiều c. Powpoint: giúp bạn làm slide thuyết trình những giải pháp cho khách hàng và đội phát triển d. Visio: công cụ vẽ mô hình hóa, ví dụ như UML 3. Kiến thức về công nghệ phần mềm: giúp bạn hiểu được phần mềm là gì, quy trình phát triển phần mềm ra sao, rồi có những giai đoạn nào trong việc phát triển một phần mềm, … 4. Phân tích và thiết kế hệ thống: giúp bạn có kiến thức về hệ thống, cách phân tích, thiết kế hệ thống bằng UML, một số mô hình phổ biến hay thấy trong JD chính là Usecase, ERD, Activity diagram, ... xuất phát từ môn này mà ra. 5. Quản lý dự án: giúp bạn hiểu được công việc quản lý dự án là gì, đây chính là những việc mà một PM trong công ty IT làm. 6. Lập trình web: giúp bạn hiểu được cách cơ bản để thiết kế và xây dựng một ứng dụng web, các từ khóa, công việc của lập trình web là gì, để từ đó, bạn biết cách để trao đổi với đội ngũ phát triển ứng dụng web, … 7. Lập trình ứng dụng di động: giúp bạn hiểu được cách cơ bản để thiết kế và xây dựng một ứng dụng di động, các từ khóa, công việc của lập trình di động là gì, để từ đó, bạn biết cách để trao đổi với đội ngũ phát triển ứng dụng di động, … 8. Thiết kế giao diện ứng dụng: chính là việc bạn có kiến thức về giao diện, các thành phần nào phổ biến trên ứng dụng. Biết cách như nào là đẹp, như nào là xấu, để giúp bạn phát triển kỹ năng UX/UI. 9. Cơ sở dữ liệu: giúp bạn hiểu được dữ liệu là gì, có những loại dữ liệu nào, …
  • 16. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 16 10.Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Ví dụ như Mysql, Sql server, …bạn sẽ học cách sử dụng cơ bản, cũng như biết viết những câu lệnh SQL trong quá trình tham gia vào dự án. 11.Chưa kể, một số BA hiện tại đang tham gia vào các dự án ứng dụng công nghệ mới như Machine learning, Big data, AI, Block chain, thì các bạn cũng cần trang bị nhiều các kiến thức sâu về xác suất thuật kê, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, … Về kiến thức IT, thì luôn luôn cập nhật cái mới, và việc của BA cũng cần phải bắt kịp được những xu thế mới đó, để có thể đưa ra giải pháp vừa hiệu quả, lại thiết thực cho khách hàng. c. Một vài ví dụ để cho thấy sự hữu ích nếu BA biết công nghệ thông tin Ví dụ 1: Khi tham gia họp với khách hàng, khách hàng hỏi BA, không biết bây giờ đang có những ứng dụng mới nào nhỉ? Nếu BA biết thì trả lời và tư vấn xem liệu công nghệ mới đó, ứng dụng vào giải phẩm của khách hàng được hay không. Ví dụ 2: Cũng trong buổi họp đưa ra yêu cầu mới, khách hàng bổ sung một tính năng mới, khách hàng hỏi BA liệu có làm được không? Nếu BA không biết và hiểu về công nghệ, thì sẽ trả lời là có, điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho đội phát triển, vì tính năng khách hàng đưa, đang bị phi logic, không thể code được. d. Nếu BA am hiểu công nghệ thông tin thì sao Có thể thấy một vài ví dụ trên, nếu BA hiểu về công nghệ, thì đây là một điểm cộng rất lớn, mặc dù xuất phát điểm của các bạn mới theo BA thì sẽ chưa thấy dùng nhiều công nghệ trong công việc, tuy nhiên khi các lên mức BA cao hơn, yếu tố công nghệ ngày càng thể hiện một vai trò cực kỳ quan trọng khi bạn theo đuổi BA, bởi vì giải pháp bạn đưa ra là giải pháp IT, nếu chính bạn còn không hiểu IT, thì rõ ràng rủi ro cho dự án là rất cao. 2.2.2. Nghiệp vụ a. Nghiệp vụ là gì Nghiệp vụ là cách thực hiện, tiến hành một công việc có tính chất chuyên môn nhất định Ví dụ về nghiệp vụ đăng ký tín chỉ học ở Đại học sẽ gồm các bước sau: Bước 1: Vào trang đăng ký học trực tuyến Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu được nhà trường cấp Bước 3: Chọn “Đăng ký môn học” từ màn hình trang chủ
  • 17. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 17 Bước 4: Chọn môn học đăng ký, chọn thời gian học Bước 5: Nhấn lưu đăng ký học b. Tại sao BA cần phải hiểu nghiệp vụ Nghiệp vụ là linh hồn của công việc BA, nếu không am hiểu nghiệp vụ, bạn khó có thể: ➢ Hiểu khách hàng đang đề cập đến bài toán gì ➢ Khó trao đổi yêu cầu của khách hàng đến đội phát triển ➢ Không thể tin học hóa được nghiệp vụ đó bằng CNTT Có một điều chắc chắn, khi làm BA, bạn thậm chí còn hiểu nghiệp vụ hơn cả những khách hàng của bạn. Vì bạn là hiểu được các bức tranh nghiệp vụ của tổ chức đó, bạn biết cách lắp ghép nó lại với nhau để thành một quy trình liên thông. c. Có những loại nghiệp vụ nào phổ biến Một số nghiệp vụ phổ biến đi theo các lĩnh vực phổ biến như: ❖ Ngân hàng ❖ Y tế ❖ Giáo dục ❖ Tài chính ❖ Chính phủ ❖ Thương mại điện tử ❖ Giao thông vận tải ❖ … d. Một vài ví dụ để cho thấy sự hữu ích nếu BA hiểu nghiệp vụ Ví dụ 1: Khi sếp bạn yêu cầu đến gặp một khách hàng A để lấy yêu cầu về việc khách hàng này đang muốn xây dựng một hệ thống học trực tuyến trong lĩnh vực giáo dục. Nếu bạn không tìm hiểu hoặc biết trước về nghiệp vụ của việc học trực tuyến, thì làm sao đến gặp khách hàng để lấy yêu cầu và hiểu được họ nói gì. Ví dụ 2: Bạn mới vào thử việc một công ty IT, bạn được giao làm BA cho một dự án đang có của công ty. Dự án này lại làm đúng về nghiệp vụ sửa chữa bảo dưỡng tại gara ô tô mà hồi sinh viên bạn có dịp đi làm thêm tại một Gara ô tô, do vậy bạn dễ dàng theo được và bắt kịp được dự án. Sếp của bạn rất khen về việc bạn hiểu và hòa nhập dự án nhanh đến thế. e. Làm cách nào để BA học một nghiệp vụ mới Có một số cách sau để bạn có thể học được nghiệp vụ mới
  • 18. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 18 1. Học hỏi từ khách hàng trong việc những buổi họp traning về nghiệp vụ 2. Đi thực tế tại đơn vị khách hàng dự tính triển khai sản phẩm để xem được thực tế nghiệp vụ đó diễn ra như nào 3. Học hỏi từ một sản phẩm đi trước, tìm hiểu xem mình có thể tận dụng được gì 4. Với các bạn mới chuyển việc sang công ty khác, thì học hỏi từ đồng nghiệp, hoặc là gặp PM, CTO để nhờ họ chỉ ra 5. Nếu có nghiệp vụ mới tinh, trên thị trường chưa có đơn vị nào triển khai, thì bạn buộc phải vận dụng những gì từ kinh nghiệm mình đã có, và học bằng cách thử nghiệm. 2.2.3. Giải pháp a. Giải pháp là gì Giải pháp chính là cách thức để giải quyết bài toán nào đó mà khách hàng đưa ra cho bạn. Giải pháp BA đưa ra có thể là IT hoặc không phải là CNTT. b. Làm sao để BA đưa ra được giải pháp BA phải có kiến thức về công nghệ thông tin + am hiểu về nghiệp vụ thì mới đưa ra được giải pháp CNTT cho khách hàng. c. Có những loại giải pháp nào phổ biến mà BA có thể đưa ra giải quyết Giải pháp phổ biến mà BA hay đưa ra cho khách hàng, nó đứng ở nhiều giai đoạn o Giai đoạn trước dự án: Đó có thể là giải pháp xây dựng một hệ thống, xây dựng một ứng dụng web hay là xây dựng một ứng dụng mobile. Điều này phụ thuộc vào vấn đề và ngữ cảnh mà công ty đang gặp phải thì BA sẽ đưa ra giải pháp o Giai đoạn trong dự án: Chính là khi nghe khách hàng trình bày về nghiệp vụ, BA có thể đưa ra giải pháp cho việc tin học hóa nghiệp vụ đó, hay là khi khách hàng có yêu cầu về mặt giao diện chưa hợp lý, BA cùng khách hàng đưa ra giải pháp cho vấn đề đó,… o Giai đoạn gần Golive: BA sẽ cùng với khách hàng nghiên cứu giải pháp cho việc đào tạo người sử dụng, cách thức giải quyết vấn đề khi quá trình đang golive ra sao, … Giải pháp BA đưa ra sẽ rất linh động, tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm thực tế của BA thì sẽ đưa ra cách giải quyết cho khách hàng.
  • 19. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 19 Với những bạn mới theo BA, thì đa phần giải pháp các bạn đưa ra không phải là do ý kiến của các bạn, mà đó là sự góp ý từ đội phát triển, góp ý hay chỉ đạo từ giám đốc quản lý dự án.
  • 20. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 20 2.2 Bức tranh tư duy BA Hình 2: Tư duy BA Câu hỏi: Bạn hãy tự ghép các đỉnh để tạo thành câu văn có nghĩa? Câu trả lời của bạn là gì, nó sẽ định hình cách bạn giải quyết bài toán của khách hàng ra sao. Đáp án: Khi có sự thay đổi trong một bối cảnh nào đó thì BA sẽ là người xác định những cái cần để để ra giải pháp nhằm mang lại giá trị cho các bên liên quan.
  • 21. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 21 2.3 Phân loại công ty IT Trên thị trường hiện nay, xuất hiện một số loại công ty phổ biến sau: ❖ Product: Công ty tự tạo ra sản phẩm IT để kinh doanh o Với BA tham gia vào công ty Product, thì sẽ thiên hướng chuyên môn hóa vào một mảng nào đó, ngoài công việc chính là phân tích yêu cầu – Yêu cầu ở đây là do phòng giám đốc đưa ra, thì BA còn có việc là đi nghiên cứu thị trường, xem xét sản phẩm đối thủ, phân tích và đưa ra những tính năng mới để đề xuất lên ban giám đốc. ❖ Outsource: Công ty đi thực hiện thuê dự án IT cho khách hàng o Với BA tham gia vào công ty Outsource, thì BA sẽ làm việc với khách hàng – Người đầu tư dự án, còn người dùng thực sự - EndUser không phải họ trực tiếp tham gia. o Tham gia công ty Outsource thì BA sẽ có cơ hội được va vấp nhiều tập khách hàng, nhiều nghiệp vụ và được học hỏi những công nghệ mới nhất. Cần lưu ý chung khi tham gia loại công ty trên, hãy tư duy như là người dùng sản phẩm để hiểu xem thật sự là họ cần những chức năng, thao tác dùng ra sao. Xu thế chung ở Việt Nam bây giờ là các công ty đang chuyển dần sang làm cả Product dưới dạng mô hình Saas – Software as a service: Phần mềm như một dịch vụ và triển khai cho khách hàng. Vậy câu hỏi: BA nên tham gia vào loại hình công ty nào?
  • 22. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 22 Câu trả lời: Mỗi loại hình sẽ mang đến công việc, cũng như sự hiểu biết của các bạn khi tham gia vào BA. Tuy nhiên, với những bạn mới tiếp xúc và đi làm BA, thì nên theo công ty Outsource, vì ở đây các bạn có cơ hội trải qua nhiều công việc, nhiều dự án với những nghiệp vụ và công nghệ khác nhau, giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất trong ngành IT. Và quan trọng, bạn được tham gia xuyên suốt dự án từ đầu đến cuối, còn đối với dạng công ty Product, bạn cũng có thể tham gia dự án từ đầu đến cuối, nhưng đó là đối với vị trí BA lâu năm rồi. 2.4 Phân loại khách hàng Tùy theo từng loại khách hàng mà có những đặc thù khác nhau: ❖ Nhà nước: Thường dự án giấy tờ nhiều, làm dự án phải tuân theo những quy định, nghị định của Văn Phòng Chính Phủ hoặc Bộ Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông, hoặc theo từng nghị định của Cơ Quan làm dự án. ❖ Tập đoàn: Có nhiều công ty con, và thường phải hiểu từng nghiệp vụ trong các công ty, nghiên cứu để tích hợp thành một hệ thống, chưa kể có nhiều cấp bậc, quy trình xử lý chồng chéo với nhau. ❖ Công ty: Thường chia thành các phòng ban, mỗi phòng ban đóng góp những ý kiến để tạo nên sản phẩm. BA cần làm việc với các phòng để có thể đáp ứng được yêu cầu hài hòa từ các phòng trong công ty đó. ❖ Cá nhân: Thường đưa yêu cầu do thấy một trang web hay ứng dụng nào đó có trên thị trường và thuê một công ty hay cá nhân để làm cho mình. Một số loại dịch vụ mà khách hàng thường đưa yêu cầu: ❖ New: Xây dựng mới hệ thống, việc của BA là làm việc từ đầu dự án với các công việc như khảo sát, thu thập yêu cầu, phân tích nghiệp vụ, tài liệu đặc
  • 23. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 23 tả,… những dự án như này thì BA sẽ theo từ đầu dự án, rất có lợi cho các công đoạn về sau. ❖ Upgrade: Nâng cấp từ một hệ thống đã có sẵn, việc của BA là tìm hiểu xem hiện trạng hệ thống khách hàng có gì, và cần nâng cấp gì, và khi nâng cấp có ảnh hưởng như nào, … ❖ Maintance: Bảo trì hệ thống là việc khách hàng muốn thuê một đơn vị IT bảo trì, cũng như kiểm tra xem trạng thái hoạt động của hệ thống của mình có sao không. Những dự án như này thì BA thường sẽ xin các thông tin liên quan đến hệ thống cần bảo trì như: hệ thống nào cần bảo trì, địa bảo trì ra sao, hình thức bảo trì thống nhất với khách hàng ra sao, …
  • 24. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 24 Chương 3: Công cụ và tài nguyên học BA 3.1Tài nguyên học tập BA 3.1.1 Sách 1. A Guide to the Business Analysis Body of Knowledge (BABOK Guide) Đây là tài liệu cho Business Analyst “kinh điển” do IIBA – học viện về Business Analyst lớn nhất trên thế giới tổng hợp và phát hành. Cuốn sách mang đến cho bạn hầu hết những gì cần thiết để trở thành một Business Analyst. Các chủ đề quan trọng trong sách: • Những nguyên tắc chung trong nghề BA • Quản lý Requirement và cách truyền thông tin • Phân tích doanh nghiệp • Đánh giá và kiểm định giải pháp Nội dung cuốn sách đã được hiệu đính thông qua đánh giá của các học viên tại IIBA, các cuộc điều tra của cộng đồng BA tại đây và tham vấn với các chuyên gia BA. Trong vòng chưa đầy 5 năm, BABOK Guide đã được công nhận toàn cầu là “tiêu chuẩn” của các tài liệu cho Business Analyst, được hơn 200.000 bản được tải về từ trang web của IIBA. Bạn có thể mua sách hoặc đăng ký thành viên, trả phí tại website của IIBA và được gửi về ebook. 2. Business Analysis For Dummies Cuốn sách này có thể xem là phiên bản “thu nhỏ” của Babok Guide và được viết theo phong cách dễ hiểu hơn. Do đó, sách phù hợp với những bạn mới bắt đầu vào nghề và không muốn đọc những từ ngữ quá chuyên ngành hay các chủ đề quá phức tạp. Tuy nhiên, dù bạn là người đã có kinh nghiệm với nghề BA rồi thì cuốn sách vẫn có ích cho bạn vì nó cung cấp cho bạn những công cụ, kỹ thuật, thủ thuật trong quản lý dự án đã được nhiều chuyên gia BA thực hiện thành công. Một số chủ đề nổi bật: • Làm sao gây ảnh hưởng trong team. • Những công cụ, kỹ thuật, tài liệu cho BA sử dụng trong công việc hằng ngày.
  • 25. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 25 • Các case study về cách làm BA từ các vị trí khác. 3. The Business Analyst’s Handbook Mặc dù BA là một ngành rất cần thiết hiện nay nhưng chưa có cuốn sách nào tổng hợp cho bạn cái nhìn toàn diện về công việc này. Cuốn sách “The Business Analyst’s Handbook” sẽ giải quyết rắc rối này. Sách không chỉ mang đến cho bạn tổng quan về nghề mà còn tổng hợp các công cụ, bảng biểu, checklist, template để bạn sử dụng trong công việc hằng ngày. Dù bạn là BA mới vào nghề hay đã có kinh nghiệm thì cuốn cẩm nang này đều rất cần thiết. Các chủ đề nổi bật trong sách gồm: • Tổng quan về nghề BA • Hướng dẫn chi tiết về các cuộc họp (rất chi tiết) • BA Toolkit bao gồm các template, tool, checklist Các công cụ, bảng biểu, checklist, template mà BA hay sử dụng sẽ được đề cập đến trong cuốn sách này. 4. Requirements gathering for the new business Analyst: The Simplified Beginners Guide to Business Systems Analysis Cuốn sách này sẽ là tài liệu cho Business Analyst mới chuyển từ các vị trí khác trong team Project sang. Tác giả sẽ cung cấp cho bạn những công cụ và kỹ thuật mà bạn cần phải sở hữu và sử dụng thành thạo để đi từ Newbie đến Super BA trong một thời gian ngắn. Nội dung sách gồm có: • Vai trò của BA trong một dự án • Hệ thống Phân tích và thiết kế kỹ thuật • Kỹ thuật thu thập và phân tích Requirement • Cách làm các tài liệu phân tích. Bạn sẽ xác định được rõ ràng nhiệm vụ, vai trò của mình trong team, cách giao tiếp hiệu quả với người nào, vị trị nào để đạt được mục đích của dự án, cũng như tạo ra được các tài liệu có ích, dễ hiểu phục vụ team. Cuốn sách này sẽ là tài liệu cho Business Analyst mới chuyển từ các vị trí khác trong team Project sang.
  • 26. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 26 5. Business Analyst’s Mentor Book: With Best Practice Business Analysis Techniques and Software Requirements Management Tips Tác giả của cuốn sách này là Emrah Yayici – cũng là đồng tác giả của những cuốn sách do IIBA phát hành. Sách phù hợp với cả những ai mới bắt đầu theo nghề BA lẫn những ai đã có kinh nghiệm. Đặc biệt, cuốn tài liệu cho Business Analyst này được viết theo dạng hỏi đáp, với từng case study cụ thể và kinh nghiệm thực tế của tác giả nên khá dễ hiểu. Nội dung của sách xoay quanh các vấn đề sau: • Các kỹ thuật và công cụ cho BA • Agile và Waterfall • Quản lý Requirement, khủng hoảng • Testing và Automation Testing • Thiết kế giao diện người dùng Cuốn sách phù hợp với cả những ai mới bắt đầu theo nghề BA lẫn những ai đã có kinh nghiệm. 6. BCS Business Analysis Là cuốn sách do tổ chức BCS – The Chartered Institute for IT phát hành. Cuốn sách là tài liệu tuyệt vời dành cho BA, sánh ngang với BABOK Guide, thậm chí vượt trội hơn về nghiên cứu học thuật. Tuy nhiên cuốn sách chưa bằng BABOK khi những case thực hành còn hạn chế. Một số vấn đề tiêu biểu: • Tổng quan về Business Analysis • Các công cụ phân tích, nghiên cứu, tài liệu hóa… • Quản lý requirements • Đưa ra giải pháp Cuốn sách này là tài liệu tuyệt vời dành cho BA.
  • 27. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 27 3.1.2 Blog 1. Modern Analyst: Với 2 mảng nổi bật là về nội dung và cộng đồng, tại đây, chỉ với những từ khoá tiếng Anh thông dụng mà bạn thường nghĩ đến, chẳng hạn như “Business Analyst forum”, “blog”, “webinar”, “tool”,… là bạn đều có thể tìm thấy tại đây. 2. BA Times: Là đối tác của IIBA, BA Times Bao gồm cả 1 kho tài liệu tiếng Anh mà bạn có thể tải xuống miễn phí và tham khảo chúng bất kể bạn đang nơi đâu. Không những thế, BA times còn luôn cập nhật các thông tin hội thảo sắp diễn ra và 1 loạt bài báo từ nhiều chuyên gia trong nghề (việc tham gia các hội thảo cũng giúp bạn tích luỹ số giờ Phát triển chuyên nghiệp – Professional Development, PD) 3. Bridging the Gap: Nếu bạn là một BA vừa chập chững bước vào nghề, thì bạn nên dừng chân tại trang này. Với một chuỗi các bài viết là những lời khuyên thiết thực từ các chuyên gia, đồng thời còn có những tình huống thực tế, chắc rằng bạn sẽ trưởng thành trong nghề hơn khi tham khảo những bài viết này. 4. BAMentor: Một trang web đào tạo trực tuyến về Business Analyst và cũng là 1 trong những đối tác của học việc quốc tế IIBA, nếu bạn là một BA bước vào nghề đã lâu và có ý định lấy chứng chỉ CCBA hay CBAP,… thì những bài hướng dẫn ứng dụng về CCBA hoặc CBAP trên trang này sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, về tài liệu tại BAMentor thì hầu hết là không được tải xuống miễn phí. 5. Adrian Reed’s Blog: Tuy là blog cá nhân nhưng những bài viết từ Adrian khá sâu sắc, thú vị và hấp dẫn. Đa phần những bài viết của ông thường nói về Phân tích nghiệp vụ (Bussiness Analysis) và Quản lý thay đổi (Change Management). 6. Seilevel: Với các bài viết chia sẻ thực tế từ những Business Analyst, họ chia sẻ về công việc và những gì họ học được trong quá trình làm việc, lời khuyên từ các bài viết sẽ là nguồn kinh nghiệm hữu ích để bạn có thể áp dụng ngay vào công việc của mình. 7. TECHWELLTM: Khi ghé thăm trang web này, có lẽ bạn sẽ khá thú vị với phong cách thiết kế và các bài viết đặc sắc trải rộng các ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin. Các chuyên gia tại TechWell sẽ giúp kiến thức của bạn luôn được cập nhật một cách mới nhất về Phát triển phần mềm (Software Development), Kiểm thử (Testing), Phân tích nghiệp vụ (Business Analysis), Quản lý dự án (Project Management),… 8. Practical Analyst: Đây là trang blog cá nhân được làm chủ bởi Jonathan Babcock – một chuyên gia về Business Analysis, tối ưu hoá quy trình và các giải pháp chuyển giao. Trang blog này được xem như là một công cụ để ông có thể chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cũng như là một phương tiện để ông tương tác với các chuyên gia về giải pháp chuyển giao trên toàn cầu.
  • 28. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 28 9. Managing Requirements Website từ Ludwig Consulting Services – Trang web này cung cấp rất nhiều thông tin, tài liệu, công cụ… với các hướng dẫn đầy đủ cho việc quản lý requirements. 10.EBG Consulting Blog được điều hành bởi Ellen Gottesdiener, nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều bài viết hữu ích về yêu cầu nghiệp vụ (Requirements), Phân tích nghiệp vụ (Business Analysis), Phát triển sản phẩm (Product Development) và các cách thức cộng tác (Collaboration). 11.The Enfocus Solutions Blog là một blog hữu ích về Business Analysis và Requirements Management với các bài viết, tài liệu và những bài luyện tập hiệu quả. 12.The BA Coach được thực hiện bởi Yamo, một BA đam mê và giàu kinh nghiệm, cung cấp những nội dung bổ ích, phù hợp và đầy cảm hứng. 13.BAwiki: có thể xem là WikiPedia đành cho BA. 14.Practical Requirements Management blog được điều hành bởi một nhóm các BA từ Accompa, một công ty phần mềm ở Santa Clara, California. Họ chia sẻ suy nghĩ về cách các công ty có thể cải thiện quy trình quản lý yêu cầu và xây dựng sản phẩm. Website & Blog (Tiếng Việt) 1. Thịnh Note: Blog cá nhân của anh Nguyễn Hoàng Phú Thịnh, một BA với tuổi nghề còn khá trẻ. Có lẽ vì vậy mà những bài viết của anh được một số BA có kinh nghiệm đánh giá chưa “tới”. Tuy nhiên cũng nhờ đó mà chúng gần gũi và dễ tiếp cận hơn đối với các bạn sinh viên mới hoặc còn chưa ra trường hoặc những người đang tìm hiểu về Business Analyst. 2. Toithusuclamba.vn: Trang web do chính mình – admin của group Tôi thử sức làm BA. Mình hi vọng có thêm một địa chỉ uy tín để m.n cập nhật, tìm hiểu về nghề BA. 3.2. Kỹ năng BA cần trang bị Kỹ năng tin học văn phòng Trong đó việc sử dụng thành thạo bộ công cụ Office như Word, Exel, Powpoint là điều rất cần thiết để có thể tạo lên những tài liệu chuyên nghiệp cho khách hàng và đội phát triển dự án. Ngoài ra về thể thức trình bày văn bản cũng là điều mà BA cần lưu ý khi trình bày, làm sao cho ngắn gọn, rõ nghĩa và trình bày một cách trực quan dễ hiểu. Kỹ năng sử dụng công cụ Công cụ là một kỹ năng khá là quan trọng nhưng lại không có mấy ai dậy, việc biết sử dụng các phím tắt, kỹ năng sử dụng công cụ tốt sẽ giúp tăng năng suất công việc
  • 29. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 29 lên rất nhiều. Đặc biệt nó tạo nên cảm giác chuyên nghiệp trước mặt khách hàng. Tuy nhiên, nên nhớ đừng lạm dụng công cụ quá, mà hãy xem mục đích của bạn muốn làm gì, và từ đó tìm ra được công cụ hiệu quả nhất. Kĩ năng giao tiếp (Communication Skills): Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo và khả năng giao tiếp bằng văn bản là kỹ năng thiết yếu đầu tiên trong sự nghiệp của một BA. Trong đó Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông giờ bắt buộc với tất cả những ai tham gia dự án CNTT, vì không chỉ trong giao tiếp, tiếng anh giúp các bạn tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu một cách đầy đủ kiến thức nhất. Tùy theo dự án ở nước nào, mà BA cũng cần trang bị thêm ngoại ngữ ở dự án mình được cử đi onsite. Kĩ năng công nghệ (Technical Skills): Kiểm tra phần mềm và thiết kế hệ thống kinh doanh cũng là những kỹ năng phân tích kỹ thuật quan trọng. Để đạt được sự tôn trọng và tạo ra một cảm giác tự tin giữa Công nghệ thông tin và người sử dụng nghiệp vụ cuối cùng đòi hỏi một BA cần phải có sự tự tin về kinh doanh và công nghệ, và chứng tỏ một khả năng kỹ thuật mạnh mẽ. Kĩ năng phân tích (Analytical Skills): Kỹ năng phân tích xuất sắc để nhu cầu kinh doanh của khách hàng được hiểu đúng và truyển đạt chính xác vào các ứng dụng. Để xác định quá trình xử lý để khắc phục vấn đề kinh doanh. Kĩ năng xử lí vấn đề (Problem Solving Skills): BA luôn gắn với những vấn đề thay đổi trong dự án mà họ thực hiện với khách hàng, do đó việc tìm ra cách giải quyết nhanh chóng là một lợi thế và quan trọng dẫn đến sự thành bại của một dự án. Kỹ năng ra quyết định (Decision-Making Skills): Là một người đưa ra các hướng giải quyết thích hợp khi làm việc với khách hàng, một BA nên có sự đánh giá tốt, tiếp nhận thông tin đầu vào từ các bên tham gia để đưa ra hướng giải quyết. Kỹ năng quản lý (Managerial Skills): Lập kế hoạch phạm vi dự án, chỉ đạo nhân viên, xử lý yêu cầu thay đổi, dự báo ngân sách và giữ tất cả mọi người trong dự án trong vòng ràng buộc thời gian quy định chỉ là một số trong những kỹ năng quản lý mà một BA nên có.
  • 30. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 30 Kỹ năng đàm phán và thuyết phục (Negotiation and Persuasion Skills): Khi cạnh tranh cho các khách hàng thì khả năng thuyết phục dường như là không thể thiếu để dành được dự án và để duy trì các mối quan hệ trong một tổ chức và với các đối tác bên ngoài đòi hỏi một BA phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục mạnh mẽ. 3.3 Công cụ BA sử dụng Một số công cụ BA hay sử dụng, tùy theo mục đích mà BA cần giải quyết một vấn đề nào đó, cụ thể như sau: ❖ Với trình bày văn bản: Word ❖ Nhiều trang văn bản: Excel ❖ Làm silde thuyết trình: Powpoint ❖ Vẽ mô hình: Visio, Draw.io, … ❖ Quản lý dự án: Project, Jira, … ❖ Quản lý task công việc: MS todo, Trello, … ❖ Trao đổi nhóm: Skype, Zalo, Tele, Viber, … ❖ Gửi/nhận mail: Outlook or Gmail ❖ Ghi chú nhanh: Sticky note ❖ Chụp ảnh màn hình: Snipping tool ❖ Vẽ sơ đồ tư duy: Mindmap manager ❖ Trình duyệt web phổ biến: Chorme, firefox, coccoc, … ❖ Quay video màn hình: Camtasia ❖ Vẽ giao diện UI/UX: Adobe Xd, Figma, Sketch, … ❖ Lưu tài liệu: Trello, Confluence ❖ Hỗ trợ tải tài liệu: IDM ❖ Công cụ toàn diện cho BA: Visual paradigm ❖ Thiết kế và truy vấn CSDL: SQL server ❖ Kết nối tới nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau: Navicate ❖ Dùng để đọc code từ đội phát triển: Visual studio code hoặc Nopad ++ ❖ Công cụ vẽ UML online: draw.io, … Rất nhiều công cụ mà BA cần phối hợp sử dụng, tùy theo tài liệu BA làm là gì, và mục đích dùng để làm gì.
  • 31. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 31 Cách học công cụ nhanh nhất, là học từ các anh chị đi trước, nhất là các thao tác hay sử dụng trong công việc. Cái này mình phải chủ động hỏi, chứ ít người chỉ cho các bạn. Chương 4: Tiếng anh IT cho BA 4.1 Từ vựng tiếng anh chuyên ngành CNTT Tập hợp danh sách những từ vựng tiếng anh công nghệ thông dụng nhất: STT Tiếng Anh Viết tắt Tiếng Việt 1 Code 2 Data Dữ liệu 3 Database Cơ sở dữ liệu 4 Database Administrator DBA Người quản trị cơ sở dữ liệu 5 Stakeholders Các bên liên quan 6 End User Người dùng cuối
  • 32. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 32 7 User Người dùng 8 Customer Khách hàng 9 Information system IS Hệ thống thông tin 10 Information techonogy Công nghệ thông tin 11 Project manager PM Quản trị dự án 12 Solution architect SA Kiến trúc sư giải pháp 13 User requriment document URD Tài liệu yêu cầu người dùng 14 Entity relationship diagram ERD Mô hình thực thể liên kết 15 Document Doc Tài liệu 16 Develop Phát triển 17 Development Dev Nhà phát triển 18 Web Web 19 Application App ứng dụng 20 Chief technology officer CTO Giám đốc công nghệ 21 Customer service CS Chăm sóc khách hàng 22 Want Muốn 23 Need Cần 24 Context Bối cảnh 25 Lifecycle Vòng đời 26 True T Đúng 27 False F Sai 28 If Nếu 29 Business Nghiệp vụ 30 Problem Vấn đề 31 Link Đường dẫn 32 Application Programming Interface API Giao diện lập trình ứng dụng 33 Requriment REQ Yêu cầu 34 Information Thông tin 35 Knowledge Tri thức 36 Wisdom Trí tuệ 37 Basic Cơ bản 38 Mention Đề cập 39 Group Nhóm 40 Team Đội 41 Trend Xu hướng 42 New Mới 43 Office Văn phòng 44 Back - Office BO Bộ phận hành chính 45 Create Tạo mới 46 Read Đọc
  • 33. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 33 47 Update Cập nhật 48 Delete Xóa 49 Flag Cờ 50 Plan Kế hoạch 51 Deadline Thời hạn 52 Time Giờ 53 Timeline Dòng thời gian 54 Identification ID Định danh 55 Name Tên 56 Algorithm Thuật toán 57 Programming language Ngôn ngữ lập trình 58 Operating system OS Hệ điều hành 59 Object Đối tượng 60 Software Phần mềm 61 Security Bảo mật 62 Quality Chất lượng 63 Cloud Đám mây 64 Mouse Chuột 65 Keyboard Bàn phím 66 Deep learning DL Học sâu 67 Machine learning ML Học máy 68 Artificial Intelligence AI Trí tuệ nhân tạo 69 Big data Dữ liệu lớn 70 Service Dịch vụ 71 Framework Khung 72 Library Thư viện 73 Function Chức năng 74 Design Thiết kế 75 User Interface UI Giao diện người dùng 76 User Experience UX Trải nghiệm người dùng 77 Push Đẩy 78 Pull Kéo 79 Section Phiên/ Phần 80 Header Tiêu đề 81 Footer Chân trang 82 Banner Banner 83 Data center DC Trung tâm dữ liệu 84 Home Trang chủ 85 Shutdown Tắt máy 86 Restart Khởi động lại 87 Test case TC Kịch bản
  • 34. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 34 88 User Acceptance Testing UAT Kiểm thử chấp nhận người dùng 89 Deploy Triển khai 90 Roll back Quay lại bước gần nhất 91 Done Xong 92 Complete Hoàn thành 93 Not found Không tìm thấy 94 Meeting Cuộc họp 95 Meeting note Nội dung cuộc họp 96 Message Thông điệp 97 Layout Bố cục 98 Attack Tấn công 99 Send Gửi 100 Recieve Nhận 101 200 Mã thành công 102 404 Mã không tìm thấy 103 Multi language Đa ngôn ngữ 104 Show Hiển thị 105 Task Công việc cần làm 106 And Và 107 Or Hoặc 108 Not Không 4.2 Tiếng anh giao tiếp cho BA Trong công việc, khi làm những dự án với người nước ngoài thì BA cần phải phát triển 4 kỹ năng tiếng anh cơ bản: ➢ Nghe ➢ Nói ➢ Đọc ➢ Viết Riêng làm BA cho các công ty nước ngoài hoặc các công ty ở Việt Nam làm các sản phẩm cho thị trường nước ngoài, thì tiếng anh giao tiếp giỏi là điều không thể
  • 35. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 35 thiếu. Đây cũng là nguyên nhân lớn khiến mọi người khó làm BA cho nước ngoài, vì tiếng anh của BA đa phần bị hạn chế. Vậy có cách nào để cải thiện tiếng anh cho BA không? Câu trả lời là có, tuy nhiên nó không hề dễ thực hiện chút nào, sau đây là một số cách giúp bạn nâng cao khả năng tiếng anh cho BA: 1. Học và nắm vững 3000 từ vựng tiếng anh thông dụng 2. Học và hiểu những đoạn hội thoại tiếng anh thông dụng 3. Học từ vựng nghiệp vụ trong dự án đang làm cho khách hàng 4. Lên các trang tìm việc để đọc những yêu cầu dự án bằng tiếng anh, một số trang có thể kể đến như: a. https://www.freelancer.com/ b. https://www.upwork.com/ 5. Học các khóa học BA bằng tiếng anh để luyện khả năng nghe và nâng cao trình độ tiếng anh BA. 6. Xin vào các dự án bằng tiếng anh, để có thể trao đổi mail hoặc chat skype với khách nước ngoài. Chương 5: Kiến thức công nghệ thông tin cơ bản 5.1 Kiến thức cơ bản về công ty IT 5.1.1 Công nghệ thông tin là gì ➢ Định nghĩa chung: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội (Theo NQCP 49/CP).
  • 36. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 36 ➢ Định nghĩa đơn giản: Công nghệ thông tin là việc áp dụng những công nghệ để thu thập, khai thác và sử dụng thông tin trong đời sống con người. Một số chuyên ngành phổ biến trong ngành CNTT: 1. Khoa học máy tính: Thường nghiên cứu chuyên sâu về máy tính, dành cho những bạn đam mê nghiên cứu hay theo con đường giảng dậy tại giảng đường sau khi học xong. 2. Kỹ thuật máy tính: Thường nghiên cứu về các giải thuật, phương pháp lập trình trên máy tính, dành cho những người theo hướng chuyên gia kỹ sư lập trình. 3. Hệ thống thông tin: Chuyên ngành này là phù hợp cho các bạn theo đuổi BA, vì vừa học kiến thức về công nghệ, lại học cách áp dụng công nghệ bằng việc xây dựng những hệ thống cho doanh nghiệp. 4. Mạng máy tính truyền thông: Dành cho các bạn theo con đường mạng, thiết kế về mặt cơ sở hạ tầng cho hệ thống trong doanh nghiệp. 5. Kỹ thuật phần mềm: Dành cho bạn nào theo con đường lập trình ra các ứng dụng, hệ thống. 6. An toàn thông tin: Dành cho việc bạn nào đam mê làm hacker. Trong đó gồm hacker mũ trắng và hacker mũ đen. 5.1.2 Sản phẩm mà CNTT làm ra là gì Với công nghệ thông tin, sản phẩm làm ra sẽ là không giới hạn, mỗi sản phẩm sẽ đáp ứng giải quyết một bài toán nào đó. Bài toán đó có thể từ đơn giản khi bạn học trong nhà trường, cho đến các bài toán dành cho cá nhân, dành cho doanh nghiệp hay dành cho Quốc Gia. Tuy nhiên, chung quy lại sẽ có một số sản phẩm đầu ra mà CNTT có thể làm ra: Về phần mềm: ➢ Đó chính là xây dựng các phần mềm
  • 37. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 37 ➢ Đó chính là xây dựng các ứng dụng web ➢ Đó chính là xây dựng các ứng dụng di đông ➢ Đó chính là xây dựng các ứng dụng IOT ➢ Đó chính là xây dựng các hệ thống ➢ Hay chính là xây dựng ra các tool hỗ trợ ➢ Hay là chính dựng ra các tiện ích chạy trên trình duyệt ➢ …. Về phần cứng: ➢ Đó có thể là làm ra các thiết bị thông minh: như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, laptop, máy vi tính, … ➢ Hay là sáng tạo ra những con robot ➢ Hay là tạo ra những dây chuyền làm việc tự động ➢ Hay là tạo ra những chiếc xe ô tô biết bay ➢ Hay là những tên lửa hành trình, … Đó, có rất nhiều nhứng ứng dụng mà CNTT mang tới cho cuộc sống con người chúng ta. Tuy nhiên, để có thể hiểu hết được hay là tận mắt tiếp xúc được những sản phẩm, công nghệ đó, thì còn tùy thuộc vào cái tầm của chúng ta, những người mang cho mình sứ mệnh đi tìm ra giải pháp. Khi càng lên cao, càng vào các tập đoàn công nghệ lớn, cái tầm của BA cũng lớn dần theo, khi đó BA sẽ có những ý tưởng và sự sáng tạo để có thể áp dụng những công nghệ mới nhất mang vào những sản phẩm, giải pháp cho khách hàng. Vì vậy mà hiểu CNTT là một đòn bẩy rất lớn cho các bạn đi theo con đường chinh phục BA. 5.1.3 Loại hình công ty công nghệ thông tin Một số loại hình công ty mà các bạn BA cần biết để xác định tìm cho mình một nơi để cống hiến và rèn luyện công việc BA Loại hình 1: Công ty startup Loại hình 2: Công ty tư nhân mới thành lập Loại hình 3: Công ty lâu năm Loại hình 4: Công ty nước ngoài Loại hình 5: Công ty trong nước nhưng làm dự án cho nước ngoài Loại hình 6: Tập đoàn công nghệ
  • 38. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 38 Loại hình 7: Công ty các ngành khác không phải CNTT Với mỗi loại hình thì sẽ đi kèm với những dự án, quy trình làm việc của các loại hình đó khác nhau. Đa số các bạn mới theo BA sẽ bị phân vân khi đặt ra câu hỏi: Câu hỏi 1: Sinh viên mới ra trường thì nên vào công ty lớn hay công ty nhỏ? Câu trả lời: Nếu trước đó, trong thời sinh viên bạn đã đi làm ở các công ty nhỏ, và bạn đã biết mình đi chuyên sâu ở mảng nào, thì ra trường hãy tự tin apply vào các công ty lớn. Còn nếu bạn chưa va vấp đâu, thì bạn nên vào công ty nhỏ, tại sao ư, dưới đây là một số lý do để thuyết phục bạn: ✓ Vào công ty nhỏ, bạn sẽ được va vấp nhiều việc ✓ Vào công ty nhỏ, nó không quá khắt khe về kỷ luật, bạn sẽ được tự do sáng tạo ✓ Vào công ty nhỏ, cơ hội bạn được thử làm vị trí quản lý sẽ dễ hơn công ty lớn ✓ Vào công ty nhỏ, bạn sẽ được làm nhiều dự án với những nghiệp vụ và công nghệ khác nhau ✓ Vào công ty nhỏ, tập khách hàng lúc đầu bạn gặp sẽ không quá khắt khe với bạn, quy trình làm việc đơn giản, bạn dễ dàng phát triển kỹ năng làm việc với khách hàng. Câu hỏi 2: Với BA ít kinh nghiệm, nên vào công ty loại nào để vừa học hỏi lại có thể nhanh làm được việc? Câu trả lời: Với BA có ít kinh nghiệm, thì các bạn dễ dàng được vào công ty loại 1, 2, 3. Tuy nhiên có một số vấn đề khi bạn tham gia, đó là nếu may mắn, thì gặp được người lead có kiến thức BA vững chắc, sẽ dẫn dắt các bạn đi đúng hướng và lên được kinh nghiệm khi làm BA. Còn đối với các loại công ty còn lại, thì đa phần họ đều tuyển người có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trở lên cộng với tiếng anh tốt thì họ mới nhất. Bởi vì không chỉ bạn vào đó làm BA, mà đồng thời bạn còn làm gương mặt đại diện cho công ty nữa. Vì vậy, các bạn mới theo BA, nên xác định cho mình một lộ trình trong công việc, không phải các bạn cứ muốn vào công ty to để làm BA là làm được. Các bạn cần
  • 39. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 39 chuẩn bị rất nhiều những điều kiện để có thể tự tin gia nhập đội ngũ BA ở các công ty loại đó. 5.1.4 Quy trình phát triển sản phẩm CNTT trong các công ty IT Hiện nay có 2 quy trình phát triển sản phẩm phổ biến trong các công ty IT: Thác nước (Waterfall): Mô hình thực hiện tuần tự từng bước, xong bước này thì mới đến bước kia. Quy trình này thường nặng về tài liệu Agile: Nguyên lý phát triển phần mềm theo hướng vòng lặp, vẫn thực hiện đủ các bước trong quy trình phát triển phần mềm, tuy nhiên sẽ lặp lại khi nào khách hàng cảm thấy hài lòng nhất thì thôi. Nguyên lý này thường đề cao về giao tiếp. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề quy trình phát triển thì tôi sẽ đề cập sâu hơn trong chương “Quy trình phát triển phần mềm” ở những phần sau của tài liệu này. 5.2 Hệ thống thông tin 5.2.1 Khái niệm hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một tập hợp và kết hợp của phần cứng, phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức. 5.2.2 Thành phần hệ thống tin Gồm các thành phần chính sau: ❖ Phần cứng ❖ Phần mềm ❖ Các hệ mạng ❖ Dữ liệu ❖ Con người trong hệ thống thông tin Để mô hình hóa hệ thống cho đội ngũ phát triển dễ hiểu, BA thường sử dụng UML để mô tả. Về cách vẽ mô hình UML ra sao, sẽ được đề cập ở những phần sau của tài liệu. 5.2.3 Các đặc điểm của hệ thống o Thành phần
  • 40. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 40 o Liên hệ giữa các thành phần o Ranh giới o Mục đích o Môi trường o Giao diện o Đầu vào o Đầu ra o Ràng buộc 5.2.4 Kiến trúc hệ thống thông tin Trong đó: Infra chính là cơ sở hạ tầng để hệ thống có thể hoạt động, ví dụ như hệ thống máy chủ, hệ thống mạng, các thiết bị phần cứng như laptop, desktop, máy in, …. Data: Chính là nơi lưu trữ dữ liệu tập trung của toàn hệ thống Integrated: Nơi tích hợp với các hệ thống khác
  • 41. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 41 App: Nơi xây dựng những ứng dụng để sử dụng trong hệ thống Channel: Các kênh giao tiếp của người sử dụng với hệ thống, người dùng có thể giao tiếp thông qua website, ứng dụng di động, thiết bị PWA, Kiosk, … Hệ thống giám sát: Phụ trách nhiệm vụ giám sát hoạt động của người dùng trong hệ thống, đồng thời thu thập những thông tin mà người sử dụng thao tác trong hệ thống, để làm công việc xây dựng những tính năng hay đáp ứng mong đợi của người sử dụng Hệ thống bảo mật: Phụ trách việc đảm bảo an toàn cho hệ thống, tránh việc bị kẻ xấu tấn công gây gián đoạn hay mất tài nguyên của hệ thống. Hệ thống sẽ làm ba việc chính bao gồm: o Giám sát: Giám sát những hành vi trong hoặc ngoài hệ thống để có những cảnh báo kịp thời đến người phụ trách. o Phòng thủ: Hệ thống đưa ra những cách để chống lại những cuộc tấn công từ kẻ xấu. o Giả lập: Hệ thống tự giả lập ra các kịch bản tấn công để tránh những kiểu tấn công mới mà hệ thống trước đó chưa gặp phải. 5.2.5 Ứng dụng hệ thống thông tin ✓ Chính phủ điện tử ✓ Giáo dục điện tử ✓ Thương mại điện tử ✓ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ✓ Hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP ✓ Hệ quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp HRM ✓ Hệ thống cho các cơ quan, hành chính nhà nước ✓ Hệ thống quản lý tập chung cho các tập đoàn, … ✓ Và nhiều lĩnh vực khác, … 5.3 Ứng dụng Web
  • 42. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 42 5.3.1 Khái niệm Ứng dụng web, về bản chất chính là việc xây dựng phần mềm thay vì chạy trên máy tính, thì chúng ta sẽ xây dựng và triển khai trên trình duyệt web 5.3.2 Vị trí trong lập trình ứng dụng web Có một số vị trí phổ biến trong lập trình ứng dụng web: 1. CTO: là giám đốc dự án, người sẽ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật cho toàn bộ dự án ứng dụng web 2. PM: là quản trị dự án, người sẽ chịu trách nhiệm về chi phí, thời gian, nguồn lực cho dự án 3. BA: là chuyên viên phân tích nghiệp vụ, người chịu trách nhiệm chính làm việc với khách hàng để phân tích nghiệp vụ và đặc tả yêu cầu của khách hàng về truyền đạt lại cho đội ngũ phát triển. 4. Designer: Người thiết kế giao diện dựa trên bản đặc tả nghiệp vụ của BA 5. Tester: Người kiếm thử ứng dụng dựa trên tài liệu đặc tả của BA 6. Dev frontend: Người thực hiện cắt giao diện từ bản thiết kế của design 7. Dev backend: a. Backend xây dựng cơ sở dữ liệu: Người chịu trách nhiệm cho việc thiết kế cơ sở dữ liệu b. Backend viết code logic: Người xây dựng chức năng cho phía frontend 8. CS: Người chăm sóc khách hàng 5.3.3 Chu trình phát triển một ứng dụng web Dưới đây là một chu trình phát triển một ứng dụng web phổ biến tại các công ty 1. Thu thập yêu cầu 2. Phân tích yêu cầu 3. Đặc tả yêu cầu 4. Thiết kế hệ thống 5. Lập trình 6. Kiểm thử 7. Triển khai 8. Bảo trì và nâng cấp Trong đó BA hoàn toàn có thể làm công việc từ 1 cho đến 4, còn các việc từ 5 cho đến 8, BA không trực tiếp tham gia vào làm, nhưng sẽ ở vai trò là hỗ trợ.
  • 43. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 43 5.3.4 Một số công nghệ web phổ biến Hiện nay CNTT đang rất phát triển, và nổi lên rất nhiều các công nghệ mới, mà người ta gọi đó là Công nghệ 4.0. Nổi lên tiêu biếu như là: ➢ Trí tuệ nhân tạo (AI) ➢ Dữ liệu lớn (Big data) ➢ Học máy (Machine learning) ➢ Tự động hóa (Robot) ➢ Kết nối vạn vật (IOT) ➢ … Câu hỏi đặt ra: Có phải những công nghệ kia bây giờ mới có, hay là nó có từ trước đó rồi? Câu trả lời: Những công nghệ đó, đã có từ trước đây rồi, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì nó mới hội tủ những điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của những công nghệ này? Và tại sao BA cần phải hiểu bản chất xuất phát của những công nghệ này? Bởi vì việc hiểu bản chất những công nghệ này, cũng như biết được tại sao giờ chúng mới phát triển mạnh chính là chìa khóa để các bạn trả lời cho khách hàng một câu hỏi quan trọng: Chúng tôi muốn áp dụng những công nghệ mới nhất hiện nay, liệu có được không? Dưới đây là một số lý do lý giải cho việc các công nghệ 4.0 phát triển: ✓ Thứ nhất chính là việc phát triển mạnh mẽ của mạng lưới internet, chi phí sử dụng internet không còn đắt như trước ✓ Sự phát triển mạnh của thiết bị di động ✓ Phần cứng không còn đắt như trước đây ✓ Sự phát triển của nhiều ứng dụng như mạng xã hội, các dịch vụ giải trí trực tuyến, … ✓ Kiến thức sử dụng thiết bị công nghệ ngày càng dễ hiểu ✓ Cơ sở hạ tầng như mạng 3G, 4G, 5G phát triển ✓ … 5.4 Ứng dụng di động
  • 44. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 44 5.4.1 Khái niệm về phát triển ứng dụng di động Phát triển ứng dụng di động là việc xây dựng những phần mềm trên các thiết bị phần cứng di động. 5.4.2 Phân loại ứng dụng di động Có ba loại ứng dụng di động phổ biến hiện nay: 1. Native (ứng dụng gốc): Phát triển ứng dụng theo từng hệ điều hành di động Ví dụ lập trình ứng dụng di động android, lập trình ứng dụng IOS Ưu điểm: ✓ Hiệu năng tốt ✓ Truy cập các phần cứng như: camera, GPS, thiết bị thu âm, cảm biến, … và có thể truy cập đến các quyền local như: sao chép, tạo, ghi, đọc tệp tin (trên bộ nhớ của mobile), các thông tin danh bạ, thông tin cá nhân, thực hiện cuộc gọi, nhắn tin, … nói cách khác là tận dụng được phần cứng nhất có thể ✓ Ở chế độ chạy offline tốt vì sử dụng cơ chế đọc cache trước đó ở lần cuối cùng mà người dùng truy cập online Nhược điểm: - Một ứng dụng chỉ chạy trên một điều hành nhất định - Với mỗi hệ điều hành phải viết riêng code cho hệ điều hành đó - Việc bảo trì, bảo hành, nâng cấp khó và phức tạp - Phụ thuộc vào phiên bản hệ điều hành của các thiết bị, khiến các thiết bị phiên bản hệ điều hành cũ không cài đặt được. 2. Mobile web app (ứng dụng web): Là ứng dụng chạy trên nền web, được viết bằng ngôn ngữ web như HTML5, CSS3, JS. Về cơ bản là website giống giao diện app, nhưng nội dung được load lên từ web Ưu điểm: ✓ Có thể chạy trên tất cả trình duyệt của mobile hỗ trợ phiên bản HTML và Javascript ✓ Không cần cài đặt trên máy ✓ Thuận lợi cho các nhà phát triển ✓ Với một phiên bản duy nhất cho tất cả, giảm chi phí cho thời gian phát triển, bảo trì hay nâng cấp sau này ✓ Ngôn ngữ lập trình phổ dụng, hầu hết lập trình đều biết
  • 45. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 45 ✓ Không giới hạn môi trường lập trình ✓ Ứng dụng không cần build lại ✓ Cập nhật phiên bản sẽ ngay lập tức và trong suốt với người dùng ✓ Tốt cho SEO ✓ Dể dàng quảng bá Nhược điểm: - Phụ thuộc vào trình duyệt, nền tảng, loại máy - Hiệu năng không tốt như dạng navtive - Rất ít tận dụng được phần cứng của thiết bị - Luôn chạy online (cần có mạng) - Khi mạng chậm thì việc sử dụng cũng bị ảnh hưởng 3. Hybird app (ứng dụng lai): Hybrid App là ứng dụng kết hợp những ưu điểm của cả Mobile Web App và Native App. Theo đó, các phần cơ bản của ứng dụng vẫn viết bằng ngôn ngữ web, nhưng được đặt trong native container, nên vẫn có thể dưa lên kho tải. Ưu điểm: ✓ Kết hợp điểm mạnh của native app và mobile app và khai thác được trải nghiệm cao nhất của nền tảng Một số Framework nổi tiếng xây dựng loại này là: Reacnative hoặc Flutter 5.4.3 Quy trình phát triển ứng dụng di động Về cơ bản giống với việc phát triển ứng dụng web Xu hướng hiện nay đa phần các công ty đều viết web dưới dạng API. Nếu muốn xây dựng ứng dụng di động thì chỉ cần ghép API là được.
  • 46. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 46 5.5 Phần mềm 5.5.1 Khái niệm về phần mềm Phần mềm (Software) có thể hiểu là một tập hợp các tập tin có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng nào đó trên thiết bị điện tử. Các tập tin này có thể bao gồm: các file mã nguồn viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, các file dữ liệu (thư viện), các file hướng dẫn. 5.5.2 Phân loại phần mềm Theo phương thức hoạt động ▪ Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung. Ví dụ: hệ điều hành máy tính Windows, Linux, Unix; Các trình điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS. Hệ điều hành di dộng iOS, Android, … ▪ Phần mềm ứng dụng: Các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, OpenOffice), trò chơi điện tử (game), các công cụ & tiện ích khác, … ▪ Phần mềm dịch mã (trình dịch) gồm trình biên dịch và trình thông dịch, cụ thể là chúng dịch các câu lệnh từ mã nguồn của ngôn ngữ lập trình sang dạng ngôn ngữ máy sao cho thiết bị thực thi có thể hiểu được. ▪ Nền tảng ứng dụng: như ASP.NET – nền tảng ứng dụng web của Microsoft, cái này hỗ trợ việc tạo ra các ứng dụng web, dịch vụ web (web service). Theo khả năng hay quyền hạn can thiệp vào mã nguồn ▪ Phần mềm mã nguồn đóng (closed source software): Là phần mềm mà mã nguồn của nó không được công bố. Để sử dụng phần mềm nguồn đóng phải được cấp bản quyền (mua, tặng là tùy). ▪ Phần mềm mã nguồn mở (open source software): Là phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi, công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó. Thường thì loại phần mềm này miễn phí. 5.5.3 Hình thức triển khai phần mềm phổ biến Có một số hình thức triển khai phần mềm phổ biến như sau: o Triển khai dưới dạng đóng gói phần mềm
  • 47. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 47 o Triển khai trên cloud và cho phép người dùng tải xuống từ đám mây. Ví dụ: office 365 o Triển khai dưới dạng cho thuê dịch vụ, như mô hình SASS – Software as a Service o Triển khai dưới dạng bán theo key, ví dụ bạn tải phần mềm MindMapManager thì ở phần active key, bạn phải điền key từ nhà sản xuất thì mới sử dụng được. 5.5.4 Liệu phần mềm có bị biến mất Câu trả lời là không, chỉ có hình thức triển khai là thay đổi. Thay vì giờ phải cài đặt trên từng máy thì sẽ triển khai phần mềm chạy trên web, người ta gọi là ứng dụng web. Ngoài ra, với một số đơn vị cần sự bảo mật và đặc thù riêng, thì họ vẫn triển khai dưới dạng phần mềm truyền thống.
  • 48. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 48 Chương 6: Vận dụng kiến thức công nghệ trong công việc BA 6.1 Thế nào là giải pháp công nghệ thông tin Giải pháp công nghệ thông tin là việc giải quyết vấn đề bằng công nghệ thông tin. Có hai cách áp dụng giải pháp là trực tiếp hoặc gián tiếp. Lưu ý: Không phải vấn đề cũng giải quyết được bằng 100% công nghệ thông tin mà về bản chất công nghệ thông tin cũng chỉ là công cụ hỗ trợ con người giải quyết một bài toán cụ thể nào đó. 6.2 Các thông tin gì cần thu thập Một số thông tin BA cần thu thập trong quá trình đưa ra giải pháp: ✓ Hiểu doanh nghiệp làm gì và cách hoạt động ✓ Xác định cách cải thiện quy trình kinh doanh hiện tại ✓ Xác định các bước hoặc nhiệm vụ để hỗ trợ việc triển khai các tính năng mới ✓ Phân tích tác động của việc triển khai các tính năng mới ✓ Cách thức triển khai các tính năng mới 6.3 Cách BA giao tiếp với đội ngũ phát triển Có một số cách thông dụng mà BA dùng để giao tiếp với đội phát triển: ❖ Giao tiếp thông qua tài liệu: Chính là các tài liệu BA cần làm trong công việc của mình, mục đích là để đội phát triển có một căn cứ chính xác để làm, vì tài liệu để dưới dạng văn bản có sự rõ ràng và chắc chắn hơn. Nhiều bạn mới làm BA sẽ nghĩ việc làm tài liệu rất chán, đôi khi hơi thừa, vì các bạn đưa ra lý do là yêu cầu này dễ mà, cần gì phải viết trong tài liệu, cứ kêu cả đội vào họp nói vài ba phút là xong. Nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng việc giao tiếp thông qua tài liệu có một số ưu điểm sau: ✓ Viết dưới dạng văn bản, hình thức bố cục rõ ràng, thông tin logic, dễ hiểu ✓ Tài liệu đã được review bởi khách hàng, giám đốc dự án, cho nên đội phát triển yên tâm làm ✓ Tránh việc BA phải đi gặp từng người để truyền đạt yêu cầu bằng miệng
  • 49. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 49 ✓ Hạn chế việc tam sao thất bản yêu cầu, ngay cả của chính BA, vì có BA dám đảm bảo, hôm nay nói thế này, mai cũng nói được y như hôm nay không? ✓ Làm tài liệu để còn hỗ trợ các bộ phận khác, ví dụ cho PM tính toán chi phí, nguồn lực hay cho đội sale tính thêm tiền cho khách hàng, …  Việc làm tài liệu lúc đầu bạn sẽ thấy rất cực, tuy nhiên trong quá trình về sau, bạn này rất nhàn. ❖ Giao tiếp bằng lời nói: Đây là hình thức rất hay gặp và phổ biến, vì tính nhanh gọn bằng hình thức giao tiếp này.Tuy nhiên, nó chỉ tỏ ra hiệu quả khi mang tính chất là giải thích thêm hoặc làm cho đội phát triển hiểu rõ hơn những gì trong tài liệu BA viết ra. Chứ nhiều khi, BA hay giao tiếp những thông tin chưa được khách hàng đồng ý, thành ra gây loạn cho đội phát triển, cũng khá là nguy hiểm. ❖ Giao tiếp bằng cách vẽ hình mô tả: Hình thức giao tiếp này thường gặp trong quá trình họp kickoff, hay những buổi họp với đội phát triển, khi mà vấn đề BA nêu ra nó quá khó hiểu, thì BA sẽ dùng bút lông vẽ trên bảng để mô phỏng và giải thích cho đội phát triển hiểu. ❖ Họp đội dự án o Họp định kỳ: Thường sẽ có những mốc dự án cần họp cả team, lúc này BA sẽ đứng ra họp dự án để review và truyền đạt những yêu cầu mới cho đội phát triển. o Họp nhanh: Khi BA cảm thấy đội phát triển đang hiểu sai nghiệp vụ, thì BA sẽ nhắn cho thành viên trong đội phát triển họp nhanh để đưa ra điều chỉnh kịp thời. Hoặc đôi khi, chính thành viên trong đội phát triển khi code gặp một vài vướng mắc, sẽ đưa ra yêu cầu họp nhanh với BA. Ngoài ra, việc BA họp nhanh với PM hay CTO là rất thường xuyên, để có những đánh giá về yêu cầu mới khách hàng đưa, cũng như là kế hoạch xuyên suốt trong dự án để BA nắm được và triển khai kịp thời. 6.4 Học nghiệp vụ từ việc có kiến thức công nghệ thông tin Việc có kiến thức công nghệ giúp bạn hiểu nhanh nghiệp vụ được thực hiện bằng công nghệ rất nhiều, vì hiện giờ đa số các nghiệp vụ đã và đang được triển khai dưới dạng phần mềm hay ứng dụng đưa lên trang mạng internet.
  • 50. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 50 Bạn có thể tìm kiếm và thao tác dưới dạng các dịch vụ dùng thử, để từ đó bạn có thể học hỏi được nghiệp vụ, đồng thời hiểu thêm về những tính năng trong toàn bộ các bước để thực hiện nghiệp vụ đó. Ví dụ: Bạn có thể hiểu được nghiệp vụ đăng ký học trực tuyến bằng chính việc bạn đăng ký môn học khi hồi còn học trên giảng đường. 6.5 Vận dụng kiến thức công nghệ trong các công việc liên quan Việc BA có kiến thức công nghệ sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong công việc sau này, lấy một vài cách bạn có thể nâng cao năng suất công việc như sau: Nếu bạn biết lập trình, bạn sẽ tạo những ứng dụng mô tả chức năng dưới dạng prototype để khách hàng trải nghiệm thử, như thế bạn sẽ thu được yêu cầu một cách rõ ràng và đúng với khách hàng nhất Hay là khách hàng muốn làm một trang web A giống trang web B, bạn có thể dùng code để thay đổi ngay trên giao diện B để giống yêu cầu mà khách hàng đang muốn làm trang A. Bạn xây dựng được những biểu đồ UML sát với kỹ thuật hơn, vì UML là ngôn ngữ mô hình hóa hệ thống, nếu bạn không có kiến thức về IT, rất khó để xây dựng đúng và đủ để cho đội phát triển hiểu được. Nếu bạn có kiến thức về CNTT, trong quá trình phân tích yêu cầu, bạn sẽ biết được yêu cầu nào sẽ tin học hóa được Hoặc là bạn có thể viết các câu lệnh SQL để thực hiện truy vấn trong việc kiểm thử xem hệ thống có chạy đúng nghiệp vụ hay không …. Nói chung làm BA mà không biết hoặc hiểu biết ít về CNTT, bạn sẽ rất thiệt và khó có thể lên được các vị trí cao hơn nữa trong CNTT.
  • 51. Nền tảng kiến thức BA BA HUY 51 Chương 7: Tin học văn phòng cơ bản 7.1 Sử dụng word, exel, powpoint cơ bản Trong phạm vi của tài liệu này, tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề chính khi sử dụng các công cụ này: ✓ Hiểu được cách sử dụng phần mềm: Bạn cần phải hiểu xem word, exel, powpoint sử dụng như nào, đây là những kiến thức cơ bản nhất bạn nên học trước ✓ Tham khảo template mẫu để làm theo, mục đích để bạn có những cái chuẩn để dựa vào đó mà làm ✓ Học cách sử dụng các phím tắt cơ bản theo từng phần mềm ✓ Học cách sử dụng các thủ thuật phần mềm. Có hai cách để học thủ thuật này: o Học từ chính các file tài liệu của Sếp hay đồng nghiệp o Học từ các bài chia sẻ trên mạng 7.2 Thể thức trình bày văn bản Sau khi biết sử dụng và trình bày văn bản trên các phần mềm Microsoft, việc bạn cần học và học rất nhiều đó chính là về thể thức trình bày văn bản. Hiểu thể thức văn bản như nào cho dễ hiểu? Câu trả lời: Hiểu một cách đơn giản, thể thức văn bản là cách bạn trình bày văn bản sao cho đẹp và đúng với ngữ pháp. Một số lỗi hay gặp khi các bạn trình bày văn bản: ▪ Chỉ viết tắt khi thật sự cần thiết ▪ Hạn chế sử dụng tiếng nước ngoài, trừ khi không có từ tiếng Việt thay thế ▪ Viết đủ ý rồi mới chấm câu, sử dụng dấu phẩy khi câu có nhiều ý ▪ Chi đoạn và cách dòng nếu viết dài. ▪ Tra từ điển tiếng Việt nếu chưa chắc chắn. ▪ Đặt thừa, thiếu khoảng trống trước dấu câu. Ví dụ: Ai ?, “ Kệ tôi ”, … o Cần nắm một số nguyên tắc cơ bản sau để giải quyết việc đó: ▪ Các dấu phân cách câu, phân cách ý (phẩy, chấm, chấm lửng, chấm hỏi, hai chấm) đứng liền sát với nội dung phía trước và có khoảng trống với nội dung tiếp theo. ▪ Khi sử dụng các dấu ngoặc, nội dung cần liền sát với cả ngoặc mở và ngoặc đóng